MỘT YẾU TỐ KHÔNG THỂ BỎ LỠ KHI DIỄN GIẢI KINH CAO ĐÀI . * Từ Chơn

Mở đầu
Mỗi tín đồ Cao Đài đều biết cúng tứ thời nghĩa là thực hiện thể pháp thông qua việc tụng (đọc lớn tiếng) các bài kinh theo qui định của Hội Thánh, tốt nhất là đọc trên nền nhạc cổ truyền miền Nam của dân tộc. Theo ước lượng của tôi, 90% tín đồ là thuộc lòng các bài kinh, nhưng tỉ lệ phần trăm tín đồ thực sự hiểu rõ li các bài kinh thì thấp hơn thế nhiều.
Tóm lại, phần đông chúng ta đọc theo thói quen và theo niềm tin vào Hội Thánh. Mặc dù nhiều vị tiền bối khuyến khích chúng ta “đọc kinh phải cầu lý”, nhưng việc này khá là khó khăn vì những lý do sau đây.
Thứ nhất, đa phần các bài kinh viết pha trộn từ ngữ Hán Việt và Việt Nam, đặc biệt các bài kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thích Giáo, Tiên Giáo và Nho Giáo là hoàn toàn bằng từ ngữ Hán Việt. Nhưng có lẽ nên nói thêm một chút về sự khác biệt giữa tiếng Việt (có người còn gọi là thuần Việt) và Hán Việt. Từ ngữ Việt là của người Việt Nam, hiện giờ ghi bằng mẫu tự Latin, tức là loại chữ viết mà chúng ta đang sử dụng. Thí dụ như ‘nhà của tôi’. Một điều dễ thấy là người Việt chúng ta hiểu ngay lập tức đó là gì. Còn Hán Việt là dùng chữ viết của người Trung Hoa nhưng lại đọc thành âm Việt Nam. Thí dụ, người Việt Nam xưa viết thế này  夫人 và đọc là ‘phu nhân’, trong khi người Hoa cũng viết như thế nhưng phát âm là ‘fu rịn’. Những từ này ngày nay được ghi lại bằng mẫu tự Latin và được dùng rất nhiều trong tiếng Việt. Một số có thể hiểu được ngay, một số thì cần phải dịch lại. Thí dụ, ‘Ngọc Hoàng Thượng Đế’ thì chúng ta biết ngay là Vị Vua tối cao trên trời, nhưng ‘diệu diệu’ hay ‘nguy nguy’ thì cần phải dịch ra tiếng Việt là ‘ở rất xa’ và ‘rất to lớn’ mới hiểu được.
Thứ hai, có nhiều từ ngữ Hán Việt dịch ra tiếng Việt rồi vẫn không hiểu được vì có hàm ý dính dáng đến triết lý phương Đông hoặc một truyện cổ, thường là bên Trung Hoa. Ví dụ, ‘thị không thị sắc’ nếu dịch tiếng Việt ‘là không là có’ thì cũng chưa hiểu được, mà phải giải thích thêm đây là viết tắt của câu “Sắc tức thị không, không tức thị sắc…” trong Bát Nhã Tâm Kinh của Phật Giáo. Và có lẽ cần phải nói thêm về triết lý Phật Giáo Đại Thừa nữa. Hay ví dụ như ‘Tử khí đông lai quảng truyền Đạo Đức’ dịch ra là ‘Làn hơi màu tím từ hướng đông bay tới dạy đạo’ thì cũng chưa hiểu được mà phải kể thêm câu chuyện về ngài Doãn Hỉ. Ngài Doãn Hỉ làm quan giữ cửa ải ở Trung Hoa, một hôm nhìn thấy đám mây màu tím từ hướng đông bay tới. Do được báo mộng từ trước ngài đoán là sắp có bậc thánh nhân xuất hiện, nên ngồi chờ trước cửa. Đến khi thấy Đức Lão Tử tướng diện phi phàm, cưỡi trâu xanh từ hướng đông tới, ngài biết đây là thánh nhân, nên ra quỳ bên đường tha thiết xin học đạo. Đức Lão Tử ở lại nhà ngài, viết quyển Đạo Đức Kinh giao lại cho ngài rồi tiếp tục đi. Quyển sách này sau đó được truyền đi và trở thành kinh điển căn bản của Đạo Lão.
Do vậy, muốn hiểu những bài kinh Cao Đài, nhất là những bài nêu trên cần phải có ba yếu tố: biết chữ Hán Việt, biết giáo lý Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Nho và hiểu một số điển cố Trung Hoa cổ. Có người nói rằng học hết những điều đó phải vào Đại Học Văn Khoa  và cần rất nhiều thời gian trong khi hiện tại nhiều tín đồ phải kiếm sống hàng ngày, không đủ điều kiện làm như vậy. Dù như thế nhưng họ vẫn muốn học đạo để kiếp này không học xong thì cũng có chút ít trong bụng, chờ kiếp sau học tiếp.
May mắn thay, có nhiều bậc trí thức biết rõ điều này nên đã ra công dịch, giải thích những bài kinh Cao Đài. Công quả quí giá đó đem lại lợi ích lớn lao cho người học đạo. Có thể kể ra một vài vị theo thứ tự thời gian như Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng - Đức Nguyên, Hiền Tài Nguyễn Văn Mới - Từ Huệ, Hiền Tài Quách Văn Hoà - Thiên Vân và một số vị nữa mà tôi chỉ nghe nói chứ chưa được hân hạnh đọc tác phẩm. Nay nhờ có mạng internet mà sách của những vị nói trên được lưu giữ cho thế hệ sau nghiên cứu, phát triển thêm. Sách của quý vị Hiền Tài nêu trên rất khả tín và đều có thể tìm đọc ở trang web sau đây:
Đọc qua những tác phẩm này, tôi có nhận xét sơ bộ như sau. Trước hết, quý tác giả đã dày công tra cứu tự điển và nêu được ý nghĩa cơ bản ban đầu giúp cho người mới học đạo những bước tiên khởi của quá trình tu tập. Từ cơ bản này, có thể dễ dàng tiến lên những bậc tu học cao hơn. Tất cả những tín đồ Cao Đài hiện nay và cả trong tương lai sẽ vô cùng biết ơn chư vị Hiền Tài đó.
Tuy nhiên, nếu đọc kỹ thì còn một vấn đề mà hầu như mọi người chưa quan tâm đúng mức. Đó là bài kinh gốc chữ Hán viết theo lối văn biền ngẫu nhưng khi chuyển thành Hán Việt thì cấu trúc này đã không còn nữa. Hệ quả là khi chuyển ngữ thành tiếng Việt có một vài chỗ không chuyển được hết ý chính ban đầu.
Vậy để tận tường căn nguyên, trước hết xin nói về văn biền ngẫu. Biền là hai con ngựa chạy sánh đôi. Ngẫu là một đôi. Đây là thể văn cổ của người Trung Hoa thường dùng những cặp câu đối với nhau. Điều quan trọng là “đối” không chỉ có nghĩa là đối nghịch hay trái nghĩa mà hai từ, hai cụm từ hoặc hai câu “đối nhau” còn có thể là đồng nghĩa hoặc bổ sung cho nhau v.v… Cái chính là ngoài ý nghĩa của từng câu ra có khi lại phát sinh nghĩa tổng hợp thứ ba và đó mới là ý chính của tác giả. Thể loại văn biền ngẫu có nguồn gốc từ triết lý Âm Dương của Trung Hoa cổ đại và hiện vẫn còn ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá Trung Hoa và Việt Nam
Truy nguyên
Vậy bây giờ xin mời quý đồng đạo cùng phân tích một bài kinh mà mọi tín đồ đều đọc trong một thời cúng để xem khi bỏ qua cấu trúc văn biền ngẫu thì điều gì xảy ra. Xin đề nghị bài kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế. Theo quý vị Hiền Tài soạn giả nêu trên, Kinh Ngọc Hoàng Thượng Ðế còn gọi là Ngọc Hoàng Thiên Tôn Bửu Cáo hay Ngọc Hoàng Bửu Cáo, do Ðại Tiên Lữ Đồng Tân trong Bát Tiên (tám vị Tiên trong truyền thuyết Trung Hoa), giáng cơ ban cho ở bên Trung Hoa, vào năm thứ 17 đời vua Ðức Tông nhà Thanh, niên hiệu Quang Tự, ngày 1-9-Tân Mão (3-10-1891). Sau đó kinh truyền đến Việt Nam. Nhưng truyền cho ai và vì sao được dùng trong Đạo Cao Đài thì không nghe đề cập, chỉ thấy nói có bản gốc chữ Hán trong quyển “Tứ Thời Nhựt Tụng Kinh” in năm 1928 của hai vị Ðầu Sư Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt và trong quyển “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Kinh” của Bà Nữ Ðầu Sư Lâm Hương Thanh. Bản gốc này được in ra như sau.
,
.
,
.
,
.
, .
, 使 .
, ,
, .
, ,
, .
, ,
, .
, ,
, .
,
.
,
.
, .
, .
, ,
, .
,
.
Sau đó Hội Thánh Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh cho chuyển ngữ sang tiếng Hán Việt và in trong quyển Kinh Thiên Đạo Thế Đạo. Bản in ban đầu có nhiều dấu gạch nối giữa hai từ vì tiếng Việt thời đó phải viết như vậy. Đến nay (2021) thì thói quen này dần dần bị mất đi bởi viết như thế rất mất thời gian mà ý nghĩa chẳng thay đổi gì. Cho nên kinh văn ngày nay không có các dấu gạch nối nữa. Bản in bây giờ trông như thế này:
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ
Đại La Thiên Đế,
Thái Cực Thánh Hoàng.
Hóa dục quần sanh,
Thống ngự vạn vật.
Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết”,
Nguy nguy Bạch Ngọc Kinh”.
Nhợc thiệt, nhợc h,
Bất ngôn nhi mặc tuyên ًại hَa.
Thị không, thị sắc,
Vô vi nhi dịch sử quần linh.
Thời thừa Lục long,
Du hành bất tức,
Khي phân Tứ tợng,
Hoلt truyền vô biên.
Càn kiện cao minh,
Vạn loại thiện لc tất kiến,
Huyền phạm quảng ًại,
Nhứt toلn họa phớc lập phân.
Thợng chởng Tam thập lục Thiên,
Tam Thiên Thế giلi.
Hạ ốc Thất thập nhị ذịa,
Tứ ذại Bộ Châu
Tiên Thiên Hậu Thiên ,
Tịnh dục ذại Từ Phụ.
Kim ngỡng, cổ ngỡng,
Phổ tế Tổng Phلp Tông.
Nãi Nhựt, Nguyệt, Tinh, Thần chi Quân,
Vi Thánh, Thần, Tiên, Phật chi Chủ.
Trạm tịch chơn Đạo,
Khôi mịch tôn nghiêm.
Biến hóa vô cùng,
Lũ truyền Bửu Kinh dĩ giác thế,
Linh oai mạc trắc,
Thường thi Thần giáo dĩ lợi sanh.
Hồng oai, hồng từ,
Vô cực, vô thượng.
Đại Thánh, Đại Nguyện, Đại Tạo, Đại Bi.
Huyền Khung Cao Thượng Đế,
Ngọc Hoàng tích phước hựu tội,
Đại Thiên Tôn.
Từ lúc mở đạo đến nay đã 96 năm trôi qua, toàn thể tín đồ Cao Đài chỉ biết tụng đọc bản kinh tiếng Hán Việt này. Khi mới nhìn qua hai bản in, rõ ràng có thể có vài nhận xét.
Thứ nhất, ở bản gọi là “gốc chữ Hán”, câu chữ viết theo hàng ngang, từ trái qua phải, có dấu chấm và phẩy theo lối viết chữ Latin. Theo các vị Hiền Tài dịch giả thì văn bản này đã có từ năm 1891. Tuy nhiên, theo sách vở, thời đó người Hán viết chữ hàng dọc, từ phải qua trái và không có dấu chấm hay phẩy. Lối viết hàng ngang chỉ có sau Cách Mạng Trung Hoa năm Tân Hợi 1911, lúc văn hoá Tây Phương tràn vào Trung Hoa. Vậy thì bản này không thể gọi là chính gốc được mà thực tế đã bị chuyển đổi sang kiểu phương Tây. Có điều, tuy đã mất cấu trúc hàng dọc, nhưng vẫn còn giữ theo thể văn biền ngẫu, tức là từng đôi hai câu đối với nhau, trừ ba câu cuối.
Thứ hai, bản tiếng Việt đã ngắt câu khác với bản chữ Hán, ngoại trừ 5 đôi câu còn giữ đúng theo kiểu văn biền ngẫu, số câu còn lại đã bị ngắt xuống hàng theo một cách khác hẳn và không còn giữ tính chất “đối” nữa. Không rõ có phải trình bày như thế cho dễ sắp chữ in ấn hay dễ đọc theo nhịp Nam Xuân & Nam Ai khi tụng kinh hay không. Dù sao cách trình bày này đã bỏ qua đặc trưng đối của văn biền ngẫu vốn được trình bày trong bản chữ Hán.
Những câu còn giữ cách trình bày kiểu biền ngẫu thì có thể nhìn thấy những cặp từ ngữ đối nhau rất chỉnh. Ví dụ như: 
"Đại La Thiên Đế
Thái Cực Thánh Hoàng. 
Đại La (lưới lớn) là danh từ nói về chiều rộng, đối với Thái Cực (cao tột đỉnh) là danh từ nói về chiều cao. Thiên Đế (Vua Trời), danh từ đối với Thánh Hoàng (Vua cõi thiêng liêng), cũng là danh từ.
"Hoá dục quần sanh
Thống ngự vạn vật"
Hoá dục (sinh ra và nuôi dưỡng) là động từ, đối với thống ngự (cai trị tất cả) cũng là động từ. Quần sanh (tất cả các sinh vật) là danh từ làm tân ngữ, đối với vạn vật (tất cả các vật thể) cũng là danh từ làm tân ngữ.
Trái lại, những cặp câu khác rõ ràng đã mất đi tính chất đối này. Ví dụ như
"Nhược thiệt nhược hư,
Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hoá."
Nhìn hai câu này, nội số lượng từ cũng đã chẳng bằng nhau, nói chi đến đối nhau.
Điều chỉnh
Vì vậy, để cho đúng tinh thần văn biền ngẫu, đề nghị văn bản nói trên chỉnh lại như sau:
"Đại La Thiên Đế.
Thái Cực Thánh Hoàng.
Hoá dục quần sanh.
Thống ngự vạn vật.
Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết.
Nguy nguy Bạch Ngọc Kinh.
Nhược thiệt nhược hư bất ngôn nhi mặc tuyên đại hoá.
Thị không thị sắc vô vi nhi dịch sử quần linh.
Thời thừa lục long du hành bất tức.
Khí phân tứ tượng hoát truyền vô biên.
Càn kiện cao minh vạn loại thiện ác tất kiến.
Huyền phạm quảng đại nhất toán họa phước lập phân.
Thượng chưởng tam thập lục thiên tam thiên thế giới.
Hạ ốc thất thập nhị địa tứ đại bộ châu.
Tiên thiên hậu thiên tịnh dục Đại Từ Phụ.
Kim ngưỡng cổ ngưỡng phổ tế Tổng Pháp Tông.
Nãi nhựt nguyệt tinh thần chi quân.
Vi Thánh Thần Tiên Phật chi chủ.
Trạm tịch chơn đạo.
Khôi mịch tôn nghiêm.
Biến hóa vô cùng lũ truyền bửu kinh dĩ giác thế.
Linh oai mạc trắc thường thi thần giáo dĩ lợi sanh
Hồng oai hồng từ vô cực vô thượng.
Đại thánh đại nguyện đại tạo đại bi
Huyền khung cao Thượng Đế Ngọc Hoàng.
Tích phước hựu tội Đại Thiên Tôn
Trong bản chỉnh lại này, chỉ cần biết đôi chút về từ Hán Việt cũng thấy đặc trưng “đối” của văn biền ngẫu. Thêm một điều nữa, dấu chấm câu cũng phải đổi lại. Không có dấu phẩy ở giữa câu và cuối mỗi câu sẽ có dấu chấm. Người Trung Hoa xưa không cần dấu chấm, phẩy vì họ dựa theo tính cách đối nhau để biết khi nào là hết một câu.
Một số điểm mới
Bây giờ khi chuyển ngữ sang tiếng Việt thì ngoài ý nghĩa của các từ ra, cần phải quan tâm đến vấn đề đối nhau của các từ ngữ nữa. Nếu dựa trên cơ bản cặp câu đối với nhau, khi dịch sang tiếng Việt chúng ta sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề mà trước đây quý vị dịch giả gặp phải.
Xin lấy thí dụ trong đôi câu này:
Nhược thiệt nhược hư bất ngôn nhi mặc tuyên đại hoá.
Thị không thị sắc vô vi nhi dịch sử quần linh.
Trong câu trên, khi tra tự điển Hán Việt thì được: Bất: Không. Ngôn: Lời nói. Bất ngôn: Không lời nói. Nhi: Mà. Mặc: Yên lặng. Tuyên: Bày tỏ cho người khác biết. Ðại: Lớn. Hóa: Biến đổi. Ðại hóa: Cuộc biến hóa lớn.
Do đó ‘Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hoá’ thường vẫn được dịch ra là ‘Không nói ra mà cứ yên lặng tỏ bày cuộc biến đổi rộng lớn trong khắp càn khôn vũ trụ’. (Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng - Đức Nguyên).
Hay ‘Không nói gì, trong sự tĩnh lặng mà vận hành sinh hoá’. (Hiền Tài Quách Văn Hoà - Thiên Vân).
Vấn đề nổi lên ở đây nằm ở từ “đại hoá”. Nếu dịch ra là “biến đổi lớn” thì có hai vấn đề khó lý giải. Vấn đề một, vì động từ đứng trước là “tuyên” nghĩa là nói cho rõ ra, vậy dịch ra là “nói rõ ra sự biến đổi lớn” thì thực sự tối nghĩa. Lúc đó hai câu dịch sẽ thành:
Hoặc có thật hoặc tưởng tượng Ngài không nói gì nhưng nói ra sự biến đổi lớn.
Là không là có Ngài không làm gì nhưng sai khiến tất cả các linh hồn.
Vấn đề hai, nếu dựa vào quy luật đối, dịch như thế thì mặc tuyên đại hoá (nói ra biến đổi lớn) sẽ không đối chỉnh với dịch sử quần linh (sai khiến mọi linh hồn).
Để giải quyết chỗ này, tôi đã tra tự điển Hán Nôm. May nhờ có tự điển online nên có thể tra hai ba quyển một lúc, chứ nếu như ngày xưa thì không biết bao giờ mới xong. Kết quả như sau. Giống như mọi ngôn ngữ, một từ Hán Việt cũng có nhiều nghĩa và phải dựa vào loại từ hoặc ngữ cảnh để hiểu. Thí dụ từ ‘tuyên’ có tất cả là 9 nét nghĩa, và tôi chọn 3 nghĩa này: truyền rộng ra, ban lệnh vua, nói rõ. Từ ‘đại’  có 14 nét nghĩa và có hai nghĩa gần nhất: lớn, nhiều. Từ ‘hoá’ có 11 nghĩa và có ba nghĩa dùng được: biến đổi, sinh thành muôn vật, dạy dỗ.
Bây giờ hãy áp dụng qui tắc đối của văn biền ngẫu. Do biết trước là từng cụm từ phải đối nhau, chúng ta sẽ chọn những ý nghĩa đối nhau để dịch sang ngôn ngữ khác. Kết quả cuối cùng là:
Hoặc có thật hoặc tưởng tượng Ngài không nói gì nhưng ban lệnh  tới tất cả mọi vật.
Là không là có Ngài không làm gì nhưng sai khiến tất cả các linh hồn.
Hai câu này bây giờ xem như đã đối chỉnh rồi vậy.
Vậy bản dịch toàn bài kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế sẽ gồm 13 đôi câu đối rất chỉnh như sau:
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ
Vua Trời uy quyền rộng khắp.
Vua Trời quyền lực tối cao.
Ngài sinh ra, nuôi dưỡng mọi sinh vật.
Ngài cai trị mọi chủng loài;
Cổng vào Cõi Trời bằng vàng ròng ở rất xa.
Kinh Thành bằng ngọc trắng rất lớn lao.
Hoặc có thật hoặc tưởng tượng Ngài không nói gì nhưng ban lệnh  cho tất cả mọi vật.
Là không là có Ngài không làm gì nhưng sai khiến tất cả các linh hồn.
Thời gian cưỡi sáu rồng di chuyển không ngừng nghỉ.
Khí chia ra thành bốn phần truyền đi không có giới hạn.
Ngài mạnh mẽ, sáng suốt nhìn thấy mọi hành động thiện ác.
Ngài sâu sắc, rộng rãi dùng một phép tính phân rõ hoạ phước.
Trên cao Ngài nắm quyền ba mươi sáu tầng trời và ba ngàn thế giới.
Dưới thấp Ngài coi sóc bảy mươi hai quả đất và bốn vùng đất lớn.
 
Ngài là người cha hiền nuôi dưỡng muôn loài đồng đều cả trước khi lẫn sau khi lập thành trời đất.
Ngài là người đứng đầu mọi tôn giáo cứu giúp tất cả mọi người và được thờ phượng từ xưa đến nay.
Ngài là vua của mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao và các thần linh.
Ngài là chủ của Thánh Thần Tiên Phật.
Đạo hết sức sâu xa.
Đạo to lớn đáng kính.
Ngài biến hóa vô cùng, nhiều lần truyền lại kinh sách để cứu đời. Ngài linh thiêng vô song, thường mở đạo dạy dỗ loài người.
Ngài có uy quyền tột bực nhưng cũng thương chúng sanh vô cùng.
Ngài có tất cả những đức tính thiêng liêng cao cả.
Ngài là Ngọc Hoàng Thượng Đế huyền diệu, lớn lao, tối cao.
Ngài là Đại Thiên Tôn luôn ban phước và tha tội cho muôn loài.
Kết luận.
Dĩ nhiên là bản dịch này chỉ mới là bản dịch thô, nghĩa là dịch nghĩa đen. Còn phải giải thích thêm những ẩn ý bên trong nữa thì mới gọi là nói được ý nghĩa cơ bản. Đến đây chỉ mới là bước đầu trong việc học đạo, những ý nghĩa đó sẽ còn theo đuổi chúng ta, những người học đạo, có khi suốt cả cuộc đời. Khoảng cách từ chỗ hiểu những nghĩa lý cơ bản này cho đến khi đắc đạo là không xác định được. Có khi chỉ trong một chớp mắt, có khi kéo dài đến muôn kiếp. Hơn nữa, còn tuỳ theo công quả mình đã làm được ít hay nhiều nữa.
Sở dĩ tôi thấy cần đề nghị thêm chi tiết này là vì: Thứ nhất, nguyên tắc đầu tiên của Đạo Cao Đài là qui nguyên, nghĩa là phải tìm hiểu đến cái gốc của mọi sự việc, do đó phải hiểu lời kinh cho tới nơi.  Không hiểu hay hiểu mù mờ mà vẫn tụng kinh thì chẳng có ý nghĩa gì. Thứ hai, đạo bây giờ đã ra nước ngoài. Rồi người ta sẽ tìm đến học đạo. Vì vậy là tín đồ, tôi phải học cho nhiều để hiểu cho kỹ, sẵn sàng giải thích cho họ. Nên nhớ là họ có trình độ cao hơn chúng ta gấp nhiều lần, không dễ mà giải nghĩa xằng bậy với họ đâu.
* Từ Chơn
Sài Gòn 20/11/2021
References
- Giải Nghĩa Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo - Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng - Đức Nguyên.
-Chú Giải Kinh Cúng Tứ Thời - Hiền Tài Quách Văn Hoà - Thiên Vân.
- Giải Nghĩa Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo - Hiền Tài Nguyễn Văn Mới - Từ Huệ.
- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo - Hội Thánh Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh.

- Tự Điển Hán Việt - Thiều Chửu 1942. Trần Văn Chánh 1999. Nguyễn Quốc Hùng 1975. (online)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét