TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN KHOA SÀI GÒN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
SVTS TRẦN VĂN RẠNG
LỊCH SỬ
ĐẠO CAO ĐÀI VỀ GIÁO LÝ
ĐẠI ĐẠO NĂM THỨ - 50.
1975
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN KHOA
SÀI GÒN
Không tán thành cũng như
không phản đối những ý kiến được phát biểu trong tập luận văn này. Những ý kiến
đó, tác giả luận văn hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Giáo sư bảo trợ
luận văn
Tiến Sĩ Châu Long
Tòa Thánh Tây Ninh
Đền thờ Phật Mẫu
tạm
PHẦN PHÁT ĐOAN
CHƯƠNG I
XÃ HỘI MIỀN NAM
KHI CAO ĐÀI GIÁO XUẤT HIỆN
1.
Miền Nam là đất thuộc địa Pháp
Muốn hiểu rõ
Đạo Cao Đài, ta hãy đặt nền Tân tôn giáo này vào hoàn cảnh đất nước khi đạo
khai. Theo hoà ước Patenôtre 1884 thì người Pháp không có quyền can thiệp vào
việc nội trị của nước Việt Nam, nhưng đại diện Pháp luôn luôn tìm cách lấn
quyền Triều đình Huế. Sau đạo dụ năm 1925 thì vua Việt Nam không còn một chút
thực quyền, chỉ còn giữ việc tế tự trời đất và lăng miếu. Trong nước mọi việc
đều do người Pháp quyết định. viên Toàn quyền là chúa tể nắm tất cả quyền hành.
Toàn quyền do
sắc lệnh của Tổng thống Pháp bổ nhậm đóng ở Hà Nội điều khiển guống máy chính
trị, xã hội, tài chánh, kinh tế cả Liên bang Đông Dương. Phụ việc có Tổng thư
ký hay Phó toàn quyền, Tổng giám đốc các nha chuyên môn, Tổng tư lệnh và Tư
lệnh Hải quan.
Bắc Kỳ và
Trung Kỳ là hai xứ bảo hộ, riêng Nam Kỳ là đất thuộc địa do Pháp trực tiếp cai
trị. Từ năm 1862 đến 1879 võ quan phụ trách nền hành chánh. Sau năm 1879, văn
quan thay thế. Phủ Thống đốc Nam Kỳ đặt tại Saigon, do Viên Thống đốc cầm đầu,
phụ việc có Phó thống đốc, Giám đốc các sở chuyên môn.
Hai Hội Đồng
Tư Vấn là Hội Đồng Tư Mật và Hội Đồng Quản Hạt như ông Lê Văn Trung là Nghị
viên Hội đồng này. Nam Kỳ được chia làm 20 tỉnh trừ đô thành Saigon, Chợ Lớn.
Đứng đầu mỗi tỉnh là viên Tham Biện Pháp và Phó Tham biện, chủ sự các phòng
chuyên môn và công chức Việt Pháp.
Tỉnh chia ra
quận do một Quận trưởng người Pháp cai trị, một ít quận do Đốc phủ Việt Nam phụ
trách như quận Phú Quốc do quan phủ Ngô Văn Chiêu trông coi. Tổng thì có cai
tổng, làng có ban Hội tề, đứng đầu là Hương cả đến Hương chủ, Hương trưởng.
(Nguyễn Thế Anh, Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ - Saigon 1970)
2 . Các
tầng lớp xã hội
Với chính sách
chia để trị này, những vị vua yêu nước đều bị truất phế hoặc bị đày ra khỏi đất
nước như vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Giai cấp xã hội cũng bị đảo lộn,
trật tự mới được sắp xếp.
a)
Giới trí thức: thì gồm có nhóm chống Pháp thành lập các Mặt
trận hoặc đảng như Đảng Lập Hiến hoạt động mạnh trong vụ bầu cử Hội đồng thuộc
địa (Conseil colonial) thành lập năm 1925 do Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long
(một tín hữu Cao Đài) lãnh đạo. Đảng thanh niên xuất hiện ở Saigon vào tháng 3
năm 1926 phản đối việc Pháp bắt giam Nguyễn An Ninh và dự đám tang cụ Phan Chu
Trinh. Đảng Phục Việt ra đời ngày 14-7-1925 xin ân xá cho cụ Phan Bội Châu.
Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập năm 1926 do Nhượng Thống và Nguyễn Thái Học
gây cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái - Năm 1925 Nguyễn Ái Quốc lập Thanh Niên Cách
Mạng Đồng Chí Hội chống Pháp. Chính những cuộc nổi dậy này ảnh hưởng nhiều đến
việc thành lập quân đội Cao Đài và Việt Nam Phục Quốc Hội.
Nhóm
thỏa hiệp do Pháp đào tạo từ các trường thuộc địa, phải
lẳng lặng nghe lời họ để được vinh thân phì da, họ sống cách biệt với dân chúng
như Hoàng Cao Khải, Trần Bá Lộc. Trong Đạo Cao Đài thì có quan phủ Vương Quan
Kỳ, quan phủ Ngô Văn Chiêu, hai ông này rất mến Đạo, thương dân, nhưng vẫn sợ
Pháp dòm ngó.
b)
Giới trưởng giả và điền chủ: toàn là đại phú gia, họ có
ruộng cò bay thẳng cánh, thường sống ở tỉnh, lâu lâu mới về làng thâu lúa thóc.
Có kẻ ác nhưng cũng có người hiền như bà Lâm Ngọc Thanh là đại diện điền chủ ở
Vũng Liêm, đã giúp phần lớn trong việc tạo tác các thánh thất.
c)
Giới trung lưu gồm có trung nông, tiểu thương, công tư chức.
Các thành phần này theo Đạo Cao Đài đông nhất và cũng là những đệ tử đầu tiên
của nền tân tôn giáo. Họ làm việc cho chính phủ bảo hộ làm công chức như quí
ông Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Lê Văn Trung v.v... và làm việc cho các xí
nghiệp tư như Cao Quỳnh Diêu. Tuy họ làm việc với người Pháp, nhưng đa số đều
bất mãn vì hoàn cảnh nước nhà bị đô hộ. Ngày tháng chỉ còn biết làm bạn với cây
cỏ hoặc người khuất mặt, hoặc tham gia cách mạng. Nhờ vậy mà việc xây bàn
(table tournante) được thịnh hành trong thời đó.
d)
Giới cần lao gồm có thợ thuyền và nông dân, đời sống của họ
thật cơ cực, sống trong các túp lều xiêu vẹo. Con cái họ thiếu ăn, thiếu mặc và
lẽ đương nhiên là thất học. Kịp khi Đạo Cao Đài khai mở là nguồn cứu tinh của
họ nên xin nhập môn rất đông. Bởi thế ta không lấy làm lạ, tận trong thôn quê
sằn dã đều có Thánh thất.
3. Văn
hoá thời Pháp thuộc
a) Ảnh
hưởng văn học Tây phương bỏ Hán học, chính quyền Pháp mở trường Pháp
Việt. Số người theo Tây học tăng nhanh vì thấy chữ quốc ngữ vừa dễ học, vừa đủ
khả năng diễn đạt tư tưởng. Chính ông Trương Văn Tràng (sau là Tiếp Pháp Chơn
Quân), thuở nhỏ theo học chữ Hán sau bỏ vào trường Việt Pháp.
Tuy vậy, quốc
văn còn trong thời kỳ phôi thai. Nhóm Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí cố
gắng làm cho được trơn tru, nhưng đến thời Tự lực Văn Đoàn mới được như ngày
nay. Chính vì thế mà lời văn, từ ngữ trong thánh ngôn, kinh sách đạo thời khai
đạo cũng chịu ảnh hưởng đó.
b) Thơ
cổ vẫn được duy trì điều này là một sự hiển nhiên trong các văn
phẩm đại đạo. Nhóm thơ mới như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư không trấn áp được thơ cổ
của Tản Đà, Á Nam, Đông Hồ, Thuần Đức (Bảo Pháp Chơn Quân ) là một thi sĩ đương
thời chuyên về thơ luật.
c) Âm
nhạc cổ vẫn còn địa vị, tuy bị âm nhạc cải cách của
giới trẻ lấn át. Hát bội, cải lương, hát chèo, chầu văn cúng tế vẫn được lưu
hành. Tuy cổ nhạc Việt Nam bị hạn hẹp trong nhịp, điệu, thể thức trình bày phức
tạp, nhưng Cao Đài giáo dùng làm âm nhạc chánh. Chèo thuyền là hình thức hát
bội pha hát chèo rất hợp với quan cảm của người Việt Nam. Ông Cao Quỳnh Diêu
(sau là Bảo Văn Pháp Quân) rất rành về cổ bản, đã chỉ vẽ cho các nhạc công Bộ
Lễ.
d)
Kiến trúc ảnh hưởng nhiều Tây phương. Năm 1924 chính quyền
Pháp cho mở trường Cao Đẳng Mỹ thuật truyền bá bộ môn hội hoạ, điêu khắcToà
Thánh Tây Ninh là một sự tổng hợp mỹ thuật Đông phương và Tây phương. Một công
trình vĩ đại tiêu biểu cho nghệ thuật Việt Nam trong buổi giao thời. (Lê Thành
Khôi, le Việt Nam, Histoire et civilisation, Paris Les Editions du Mimut 1955)
e)
Phong tục thay đổi, những giá trị cố hữu của
dân tộc Việt Nam bị các tư tưởng mới như tự do cá nhân, nam nữ bình quyền đàn
áp. Quyền của cha mẹ bị suy giảm, Thanh niên nam nữ tìm cách thoát ly gia đình.
Cách phục sức từ thành đến tỉnh cũng thay đổi. Đàn ông cắt tóc, phụ nữ ăn vận
theo lối mới. Các lễ nghi hôn nhân, tế tự được tiết giảm.
Các tôn giáo
Phật, Lão, Nho độc tôn từ các triều Lê, Lý, Trần đến triều Gia Long thêm Đạo
Thiên chúa bành trướng mau lẹ, dù bị tàn sát và cấm theo đạo. Có lẽ dựa vào đó,
nhà văn hoá Hồ Hữu Tường, trong loạt bài trầm tư đã nghĩ rằng mảnh đất duy nhứt
có thể thực hiện được nền văn hoá tổng hợp chính là Việt Nam. Nền văn hoá
truyền thống của ta khác biệt với mọi nền văn hoá trên thế giới, tinh thần tam
giáo trở thành ý thức hệ cho dân tộc, thêm vào ý thức hệ văn minh khoa học của
Thiên Chúa giáo. Do đó người ta hy vọng nền văn hoá Việt Nam là một nền móng
cho thời kỳ phục hưng tôn giáo của toàn thế giới. Muốn được điều đó, Việt Nam
phải là một quốc gia độc lập, thống nhất để có đủ thời gian phục hưng cơ sở văn
hoá, mà hiện nay ba điều kiện để thành công, thiên thời, địa lợi, nhân hoà chưa
có đủ, chỉ có thiên thời là Đấng Thượng Đế đã cho khai mở một nền tân tôn giáo
năm 1926 qui tam giáo, hiệp ngũ chi.
CHƯƠNG II
SỰ XUẤT HIỆN ĐẠO CAO ĐÀI
1 . Sự thành lập Tòa Thánh Tây Ninh
Bắt đầu từ ngày 12-11-1926
(1 tháng 10 Bính Dần) cuộc truyền đạo ở lục tỉnh phải tạm ngưng vì các chức sắc
đều phải quy tụ về Từ Lâm Tự (một ngôi chùa do vị sư trụ trì là Hòa Thượng Như
Nhãn tình nguyện hiến cho đạo) để chuẩn bị ngày khánh thành chùa nầy, đồng thời
cũng là ngày khai đạo đầu tiên. Từ việc trang hoàng đến việc đón tiếp quan
khách đều được Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng cơ giáng cơ chỉ dẫn từng chi tiết
cho các chức sắc.
Đêm 18-11-1926 (14 rạng 15
tháng 10 năm Bính Dần) là đêm lễ chính thức với sự tham dự của quan khách khắp
nơi. Ông Lê Văn Trung được ủy thác thay mặt toàn đạo để mời các quan khách Pháp
Việt. Số người tham dự thật đông đảo và hội thánh đã tiếp đón họ hết sức niềm
nở, chu đáo. Tuy nhiên vì số người quá đông nên buổi cầu cơ bớt thanh tịnh và
kém phần trang nghiêm. Vì thế bọn tà quái mới đại náo đàn cơ. Bọn chúng đã nhập
vào ông Lê Thế Vĩnh tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh và nhập vào cô Vương Thanh
Chi (con gái ông Vương Quang Kỳ) xưng là Phật Bà Quan Âm. Hai người trên đây đã
tiến đến bắt tay nhau rồi nhảy múa khiến cho không khí buổi đàn hết sức náo
loạn. Nhiều người hầu đàn đã sợ hãi và lần lượt bỏ ra về.
Nhân cuộc biến loạn đó,
những tín đồ phật giáo đã từng bỏ tiền ra xây Từ Lâm Tự làm áp lực với Hòa
Thượng Như Nhãn để đòi chùa lại. Thấy thế, Đức Lý Thái Bạch giáng cơ ra lịnh
cho Hội Thánh phải tìm một địa điểm mới để lập thánh địa.
Các chức sắc đều tuân lịnh
Đức Lý nhưng phân vân không biết chọn lựa nơi nào vì tỉnh Tây Ninh quá rộng.
Thấy Hội Thánh chưa định được địa điểm, Đức Chí Tôn liền giáng cơ cho biết Ngài
đã quyết định chọn Long Thành làm thánh địa.
Sau đó, nhờ sự mách bảo
của Đức Lý Thái Bạch, Hội Thánh đã mua được khu rừng rộng 96 mẫu tây của ông
Aspar với giá 25.000$.
Mua đất xong rồi lại còn
một vấn đề khổ nhọc nữa là khai phá khu rừng này vì lúc bấy giờ nơi đó còn rừng
rậm, cây to, đầy thú dữ. Tuy nhiên tinh thần của các tín đồ rất cao nên khi Hội
Thánh vừa ban hành lịnh khai phá rừng thì số người tham dự làm công quả đó rất
đông và nhiều nhất là các đạo hữu người miên. Chẳng bao lâu khu đất dành riêng
để cất Tòa Thánh đã được dọn dẹp khang trang và Đền Thánh tạm cùng vài văn
phòng cần thiết đều cất xong.
Đến ngày 23-3-1927 Hội
Thánh trả chùa lại cho Hòa Thượng Như Nhãn và dời về làng Long Thành.
2 . Sự phân chia chi phái
Theo ông Gabriel Gobron
thì có 11 chi phái sau đây:
- Minh chơn lý, chủ trưởng
Nguyễn Văn Ca ở Mỹ Tho
- Ban chỉnh đạo, chủ
trưởng Nguyễn Ngọc Tương ở Bến Tre
- Tiên thiên, chủ trưởng
Lê Kim Tỵ ở Phú Nhuận
- Thông thiên đài, chủ
trưởng Quách Văn Nghĩa, Lê Quang Hộ ở Gò Công
- Liên hòa tông phái, chủ
trưởng Nguyễn Phan Long, Trần Văn Quế ở Sài Gòn
- Minh chơn đạo hay Công
đồng hội giáo, chủ trưởng Cao Triều Phát ở Bạc Liêu
- Trung hòa học phái, chủ
trưởng Trương Kế An ở Thủ Dầu Một
- Tây tông vô cực, chủ
trưởng Nguyễn Bửu Tài ở Bến Tre
- Tuyệt cốc, chủ trưởng
Nhuận và Ruộng ở Tây Ninh
- Chiếu minh đàn, chủ
trưởng Tư Quỳnh ở Cái Khế, Cần Thơ
- Nữ trung hòa phái, chủ
trưởng Ngọc Nhiên Hương, Lê Ngọc Trinh ở Sài Gòn
3 . Hội Thánh Cao Đài
a) Hiệp Thiên Đài
Hiệp Thiên Đài có hai
nhiệm vụ là nhiệm vụ thiêng liêng và nhiệm vụ phàm trần.
- Nhiệm vụ thiêng liêng:
là nơi để Giáo Tông đến thông công cùng Đức Chí Tôn và chư thần, thánh, tiên,
phật. Hiệp Thiên Đài cũng là nơi Đức Chí Tôn và các đấng thiêng liêng giáng cơ
ban hành thánh ngôn hoặc luật pháp đạo. Hiệp Thiên Đài tượng trưng cho hồn của
đạo.
- Nhiệm vụ phàm trần: là
truyền bá, giữ gìn tất cả giáo pháp luật lệ của đạo mà Bát Quái Đài truyền ra
hầu tránh tình trạng sửa cải chơn truyền khiến chánh giáo ra phàm giáo. Với
nhiệm vụ nhiệm vụ vô cùng hệ trọng này nên Hiệp Thiên Đài phải vô tư trong hành
đạo.
Hiệp Thiên Đài đặt dưới
quyền chưởng quản của Hộ Pháp kiêm chưởng quản chi Pháp. Tả có Thượng Sanh
chưởng quản chi Thế, hữu có Thượng Phẩm chưởng quản chi Đạo. Dưới ba phẩm này
có 12 phẩm nữa gọi là Thập Nhị Thời Quân được phân đẳng cấp như sau:
Thượng Phẩm Hộ
Pháp Thượng Sanh
Bảo Đạo Bảo Pháp Bảo Thế
Hiến Đạo Hiến Pháp Hiến Thế
Khai Đạo Khai Pháp Khai Thế
Tiếp Đạo Tiếp Pháp Tiếp Thế
Đạo Cao Đài là một tôn
giáo mới, hiện đại nên cơ chế tổ chức có đủ các ban khảo cứu về các ngành để
thích ứng với thời đại văn minh.
Vì lẽ đó, trong Tân Luật
Pháp Chánh Truyền (Paris Gasnier 1952, trang 99) có ghi: “Ngoài ra Pháp Chánh Truyền
dưới quyền Hộ Pháp thì còn Bảo Văn Pháp Quân (Arts et Belle Lettres) trước Thầy
phong đỡ làm Tiếp Lễ Nhạc Quân, nay đã vào chánh vị đặng chỉnh đốn lễ nhạc lại
cho hoàn toàn.
Bảo Sanh Quân (Assistance
publique) Thầy đang phong đỡ làm Tiếp Y Quân đặng tới ngày thành đạo.
Bảo Học Quân
(Enseignement) và nhiều chức sắc khác nữa Thầy chưa lập”.
“À part ces Grands diqnitaires dont les attributions
sont déterminés par le Maitre suprême, il existe d’autre member du Hiêp Thiên
Đai quisont placés ous l’ aurité du Hô Phap, tels que le conservateur des Arts
et Belles Lettres, le protecteur de l’Assistance publique, le protecteur de
l’Enseignement et d’autres académiciens dont Hô Phap attend encore la venue” (Constitution
Religieuse du Caođaisme, Paris, Dervy 1953, page 146)
Trong khóa Hạnh Đường năm
Nhâm Tý (1972) huấn luyện Giáo Hữu, bài số 05/Luật pháp do đạo huynh Chưởng Ấn
giảng, xác định Thập Nhị Bảo Quân (Les douze Académiciens techniques) tức Hàn
Lâm Viện Cao Đài gồm 12 chức phẩm (thuộc chi Thế Hiệp Thiên Đài):
Bảo Sanh Quân coi việc cứu
tế, từ thiện, tương tế.
Bảo Cô Quân bảo vệ người
cô thế, cô nhi, quả phụ, tàn tật.
Bảo Văn Pháp Quân coi về
văn hóa nghệ thuật.
Bảo Học Quân coi về học
thuật.
Bảo Y Quân coi về y tế xã hội.
Bảo Huyền Linh Quân hướng
dẫn thiền định tu chơn.
Bảo Thiên Văn Quân coi về
vũ trụ học, lịch đạo.
Bảo Địa Lý Quân coi về
phong thủy, địa chất.
Bảo Sĩ Quân coi về kẻ sĩ,
trí thức, nhân sĩ.
10 . Bảo Nông Quân coi về nông nghiệp.
11 . Bảo Công Quân coi về hoạt động công ích, kỹ
thuật, khoa học.
12 . Bảo Thương Quân coi về kinh tế, xã hội
b) Cửu Trùng Đài
Cửu Trùng Đài là một đài
có chín cấp cao thấp khác nhau. Đài nầy là cơ quan hành pháp của đại đạo.
Chức sắc Cửu Trùng Đài nam
phái gồm: Giáo Tông, Chưởng Pháp, Đầu Sư, Phối Sư, Giáo Sư, Giáo Hữu, Lễ Sanh,
Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự, Đạo Hữu.
Chức sắc Cửu Trùng Đài nữ
phái không có phẩm Giáo Tông và Chưởng Pháp, chỉ từ Đầu Sư đổ xuống đến Đạo
Hữu.
Cửu Trùng Đài có nhiệm vụ
giáo hóa, phổ truyền nền đạo khắp mọi nơi.
c) Các cơ quan đặc
biệt
- Hội Thánh Phước Thiện là
một tổ chức xã hội của Đạo Cao Đài với mục đích cứu giúp những kẻ nghèo khó,
nuôi dưỡng người già nua, dưỡng dục trẻ thơ côi cút, bảo bọc những kẻ tật
nguyền, cô độc. Người làm công việc phước thiện phải có tình thương yêu rộng lớn,
bất vụ lợi, có đức tính nhẫn nại.
Hội Thánh Phước Thiện trực
thuộc Hiệp Thiên Đài, dưới quyền chưởng quản của chi Đạo.
Hội Thánh Phước Thiện gồm 12 cấp gọi là thập nhị đẳng cấp thiêng
liêng: Phật tử, Tiên tử, Thánh nhơn, Hiền nhơn, Chơn nhơn, Đạo nhơn, Chí thiện,
Giáo thiện, Hành thiện, Thính thiện, Tân dân, Minh đức.
- Ban Thế Đạo là cơ quan
vừa giúp đời (Thế) vừa giúp đạo (Đạo). Ban Thế Đạo thu nhận và đón tiếp tất cả
những nhân tài, trí thức đầy đủ khả năng, nhiệt tâm giúp có đạo nhưng chưa hoàn
toàn phế đời hành đạo.
d) Cơ quan hành
chánh địa phương
Châu Thành Thánh
Địa
- Chức sắc Cửu
Trùng Đài: Ngoại ô thánh địa của Tòa Thánh Tây Ninh gồm 18 phận đạo đặt dưới quyền cai
trị của một vị Khâm Thành (thường là phẩm Giáo Sư) và dưới vị nầy có 3 vị Phó Khâm
Thành (thường là phẩm Giáo Hữu). Mỗi vị coi 6 phận đạo. Ba vị đó là: Phó Khâm
Thành Bắc, Phó Khâm Thành Nam, Phó Khâm Thành trung ương. Để phụ tá các vị nầy
có một Quản văn phòng, một bí thư và nhiều phụ trách.
Mỗi phận đạo có vị Đầu
phận đứng đầu (thường là Giáo Hữu hoặc Lễ Sanh) và dưới là Quản văn phòng
(thường là Lễ Sanh).
Phận đạo lại chia làm
nhiều hương đạo, mỗi hương đạo do vị Đầu hương cai trị và coi sóc 108 nóc gia.
Vị đầu hương thường là Chánh Trị Sự.
- Chức sắc Hiệp
Thiên Đài: Vị đại diện bộ Pháp Chánh ở thánh địa gọi là Pháp Chánh Thánh Địa. Dưới
vị nầy có 3 vị Pháp Chánh miền đặt bên cạnh 3 vị Phó Khâm Thành.
- Chức sắc Phước
Thiện cao nhất là vị Quản châu thành. Dưới là 3 vị Quản châu thành. Chức sắc
Phước Thiện đứng đầu phận là Quản phận. Tổ chức phước thiện ở mỗi hương đạo là
Bàn Cai Quản.
Các Trấn Đạo
Ngoài thánh địa ra, tổ
chức hành chánh địa phương của đạo Cao Đài gồm có trấn đạo, châu đạo, tộc đạo,
hương đạo.
Trấn đạo chia làm nhiều
châu (mỗi châu tương ứng với một tỉnh của quốc gia). Châu chia làm nhiều tộc
(tộc tương ứng với một quận) mỗi tộc có nhiều hương (hương tương ứng với một
xã).
Đứng đầu trấn đạo là ông
Khâm Trấn (Cửu Trùng Đài) và ông Quản trấn (Phước Thiện).
Đứng đầu châu đạo là ông
Khâm Châu (Cửu Trùng Đài) và ông Quản châu (Phước Thiện).
Đứng đầu tộc đạo là ông
Đầu Tộc (Cửu Trùng Đài) và ông Quản tộc (Phước Thiện).
Đứng đầu hương đạo là một
Bàn Trị Sự (Cửu Trùng Đài) và Bàn Cai Quản (Phước Thiện). Riêng Bộ Pháp Chánh
thì có một vị Sĩ Tải Pháp Chánh coi từng vùng (mỗi vùng gồm 2, 3 tỉnh) và vị
Luật Sự Pháp Chánh trông coi từng tỉnh.
Thánh tượng Thiên
Nhãn theo Đức Ngô Văn Chiêu
PHẦN THỨ NHỨT
THỜI KỲ KHAI ĐẠO
CHƯƠNG I
THIÊN NHÃN XUẤT HIỆN LẦN ĐẦU
Ông Ngô Văn Chiêu (1)
trấn nhậm ở Hà Tiên được ít lâu thì được lệnh đổi đi Phú Quốc (26-10-1920).
Phú Quốc là một hải đảo có
nhiều danh lam thắng tích, nổi tiếng nhất là chùa Sùng Hưng, chùa Quảng Tế,
chùa Quan Âm. Ba cảnh chùa sau này thật xứng đáng là một danh lam bậc nhất của
hải đảo mà du khách đến viếng thăm một lần chắc không thể nào quên được. Cả ba
chùa đều ở trên núi Dương Công. Chùa Sùng Hưng ở dưới, chùa Quảng Tế ở giữa và
chùa Quan Âm ở trên cùng. Chùa Sùng Hưng là ngôi chùa do hai chùa Sùng Nghĩa Tự
và Hưng Nhân Tự trước kia được sửa lại làm một mà thành. Chùa Quảng Tế kiến
trúc thật đẹp, có vẻ cổ kính nhưng chùa Quan Âm lại hơn về phong cảnh u tịch.
“Chùa cất trên tuyệt đỉnh, trước mặt thì có núi cao
bình án, sau lưng thì có biển rộng hoành triều, rất được thế non thế nước.
Tường đá rào tre quanh co, các thứ nhàn hoa cổ thụ, u ảo thanh tĩnh vô cùng”.(2)
Chính ngôi chùa Quan Âm
này là nơi ông Chiêu thường lui tới để cầu tiên sau khi đến trấn nhậm tại quận
Dương Đông thuộc hải đảo Phú Quốc. Tuy đàn cầu tiên ở chùa Quan Âm đã có từ
trước khi ông Chiêu đến đây nhưng việc cầu tiên ở đàn này thường rất khó khăn,
trong năm ba lần cầu chỉ được một hai lần tiên giáng. Từ khi ông Chiêu đến tham
dự thì việc cầu tiên trở nên dễ dàng . Mọi người vừa ngạc nhiên vừa vui mừng về
hiện tượng này. Ai nấy đều thầm cám ơn ông Chiêu vì có lẽ nhờ sự hiện diện của
ông mà chư tiên giáng cơ gần như thường xuyên. Về sau một vị tiên ông nhận ông
Chiêu làm đệ tử và thường giáng cơ dạy đạo cho ông. Tuân lời tiên ông (3)
vào ngày 8-2-1921 (mồng một tết Tân Dậu) ông Chiêu khởi sự ăn chay trường. Tuy
nhiên, những bí truyền của tiên ông được ông tuyệt đối giữ bí mật theo đúng lời
dặn của người. Thắm thoát ông Chiêu đi vào đường đạo đã 3 năm và thường được
tiên ông khen là có đạo hạnh cao. Để ban đặc ân cho ông và để nung chí ông gắng
công tiếp tục tu hành, dần dần tiên ông cho thấy vài hiện tượng huyền bí.
Một chiều kia, vào khoảng
cuối tháng giêng âm lịch năm Giáp Tý (1924), trong lúc đang ngồi hóng mát nơi
ven biển, bỗng nhiên ông thấy một cảnh thật đẹp hiện ra trên biển cả nơi chổ
trời nước giáp nhau. Cảnh đó vừa khuất lại hiện ra một cảnh khác. Ông ngồi ngắm
một cách mê say và mãi mười lăm phút sau, cảnh thần tiên ấy mới biến mất. Sau
này trong một đàn cơ, tiên ông cho biết đó là cảnh bồng lai. Từ đó, ông hết
lòng tin tưởng tiên ông và quyết chí lập bàn thờ để phụng người, nhưng suy
nghiệm mãi vẫn chưa tìm ra được hình ảnh gì để thờ phượng. Một buổi sáng, trong
khi ông ngồi trên chiếc võng sau dinh quận Dương Đông, bỗng nhiên ông thấy xuất
hiện trước mặt con mắt thật lớn, hào quang chói ngời như mặt trời. Ông sợ hãi
vô cùng vội nhắm mắt lại, không dám nhìn lâu. Một lúc lâu sau khi ông mở mắt ra
thì con mắt vẫn chưa biến mất mà lại có phần chói ngời hơn nữa. Bỗng nhiên, ông
chợt hiểu rằng tiên ông cho ông hình tượng để thờ phượng. Ông vội vàng quỳ
xuống chấp tay khấn nguyện và cảm tạ tiên ông, con mắt liền tự nhiên lu dần rồi
biến mất.
Ít lâu sau, chưa kịp vẽ
hình tượng để thờ thì ông lại thấy con mắt xuất hiện lần thứ hai. Do đó, ông
vội vẽ ngay con mắt (tức Thiên nhãn) để thờ phượng, không dám chậm trễ nữa. Từ
đấy, ông không còn thấy con mắt xuất hiện lần nào nữa cả (4).
Sau khi ông Chiêu thờ
phượng Thiên nhãn rồi thì tiên ông mới xưng danh tánh là “Cao Đài Tiên Ông Đại
Bồ Tát Ma Ha Tát” và chỉ dạy ông phải kêu Người bằng “Thầy” chứ không được phép
dùng danh xưng nào khác. Mọi lời khuyên của tiên ông đều được ông Chiêu nhất
nhất tuân theo.
Thắm thoát ông phục vụ ở
Phú Quốc đã gần 4 năm. Đến ngày 30-4-1924, ông được lịnh đổi về Saigon.
CHÚ THÍCH CHƯƠNG I
(1) Ngô Văn Chiêu
sanh ngày 28-2-1978 (mùng 7 tháng giêng năm Mậu Dần) trong một căn nhà lá nằm ở
sau ngôi chùa thờ ông Quan Đế tại quận Bình Tây tỉnh Chợ Lớn. Thân phụ là Ngô
Văn Xuân và thân mẫu là Lâm Thị Quý.
Tương truyền lúc
ông mới sinh ra, ông không chịu bú sữa mẹ mà chỉ uống nước gạo thôi. Sau đó,
ông được một người cô ở Mỹ Tho đem về nuôi dưỡng. Ông sống với người cô này đến
năm 12 tuổi thì được vào ở nội trú trong trường rồi sau đó lại được học bổng
nhà nước cho lên học ở trường Chasseloup-Laubat Saigon. Đến năm 21 tuổi, ông
đậu bằng thành chung và ra làm quan.
Đầu tiên, ông được
bổ làm việc ở sở Tân Đáo (23-3-1899). Đến năm 1902 vì mẹ bị bịnh nên ông đến
một đàn tiên của chi Minh Thiện ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) để xin thuốc. Ông
bắt đầu làm quen với việc hầu đàn thỉnh tiên từ đạo đó. Tuy nhiên, cuộc đời ông
cũng bình thường chưa có gì đặc biệt cả. Đến năm 1909, ông đổi về làm việc ở
Tân An và đến năm 1917, tuy thi đậu tri huyện nhưng ông vẫn tiếp tục làm việc ở
Tân An cho đến cuối năm 1919, sau khi thân mẫu từ trần, ông được lịnh đổi đi Hà
Tiên.
(2) Đông Hồ, Thăm
đảo Phú Quốc, Nam phong số 124, Decembre 1927, tr.545.
(3) Tiên ông đã
giáng cơ dạy ông như sau: “Chiêu tam niên trường trai” (Chiêu phải ăn chay
trường ba năm).
Theo Lịch sử quan
phủ Ngô Văn Chiêu, sđd, tr.13.
(4) Lịch sử quan phủ
Ngô Văn Chiêu, sđd, tr.14.
Đức Ngô Minh Chiêu
Thiên Nhãn xuất
hiện trong vũ trụ
CHƯƠNG II
THIÊN NHÃN XUẤT HIỆN TRONG VŨ TRỤ
I . ĐẠO CAO ĐÀI THỜ ĐỨC TIN NHÂN LOẠI
1 . Thiên nhãn xuất hiện trong vũ trụ 1996
Nếu đọc giả là người đầu
tiên đọc sách Cao Đài, lại đọc phải quyển sách này thì thật là khó, vì sách này
chỉ nhắc nhớ, để gợi mở. Sách lại không chú thích dong dài, bởi lẽ đã giải
nghĩa rõ ở các sách khác cùng tác giả.
Đến thời điểm này mà nhiều
đọc giả còn lầm lẫn giữa đạo Phật và đạo Cao Đài. Có người còn cho đạo Cao Đài
không đại đồng vì không thờ Hồi giáo và Bà La Môn giáo.
Hãy khảo sát Bát Quái Đài
Đền Thánh, ta sẽ thấy dưới linh vị J.Christ có long vị Nourn Dinh, đó là vị
thánh Hồi giáo (Theo Larousse Universel Paris, 1923). Còn Tam Thế Phật trên nóc
Bát Quái Đài là ba vị thần Bà La Môn (Hindu). Trên nóc Hiệp Thiên Đài, người ta
tưởng lầm là chữ Vạn Phật giáo nhưng thực ra đó là dấu hiệu cổ của đạo Bà La
Môn mà đạo Cao Đài gọi là chữ “Nhật kép” theo cách gọi của bà Võ Tắc Thiên.
Mặt khác, ông Ngô Văn
Chiêu nhờ huệ nhãn đã thấy Thiên Nhãn hiển hiện trong không gian từ 1920, mãi
đến năm 1925, các ông Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư nhờ ngọa thụy miên pháp thấy
được Thiên Nhãn.
Dù vậy, hơn hai triệu tín
đồ thiết kế thiên bàn thờ đức tin nhân loại, không tránh khỏi lời dèm pha mê
tín, nhưng nhân sanh vẫn trung thành lời dạy của Đức Chí Tôn:
" Một nước
nhỏ nhoi trong vạn quốc
Mai sau làm chủ
mới lạ kỳ."
Đó là ước mong người dân
của nước bị trị, có người cho là không tưởng, chẳng thể nào qui tam giáo hiệp
ngũ chi hay quốc đạo được, lý tưởng đại đồng xa vời. Tuy nhiên, lời nguyện cầu
của các tín hữu được Thượng đế ban ân “Nơi
lòng Thầy ngự động Thầy hay” để niềm tin đến cho nhân loại: “Thiên hạ thái
bình”.
Số là năm 1996, cơ quan
hàng không và không gian Hoa Kỳ NASA đã chụp hình một ngôi sao qua ống kính
viễn vọng tên là NEBULA HOURGLASS. Các học giả cho đây là “Con mắt Thượng đế” (1) nhìn xuống trần gian mà ông Ngô
Văn Chiêu nhờ huệ nhãn thấy từ năm 1920.
(Tìm Thiên nhãn này trên
Internet www/hiddenmeangs.com, rồi tìm đến trang tiêu đề Hourglass Nebula hay
Supernova 1987A, hiện có hơn ba mươi vạn người nhìn thấy Thiên nhãn, một thực
thể trong vũ trụ, chớ không phải một thứ mê tín vô căn cứ).
Hourglass Nebula có dạng
giống như những vòng tròn đỏ rực như lửa, xếp thành hai nhóm theo chiều đứng và
cắt nhau theo các tuyến hình cánh cung, tạo nên một không gian giới hạn bởi các
hình cánh cung mà bên trong là một hình tượng rực rỡ của một con mắt có đủ lòng
đen, con ngươi và đuôi mắt mà các nhà khoa học gọi là con mắt vũ trụ (The
Celestial eye) tức Thiên nhãn theo giáo lý Cao Đài.
Theo tài liệu của cơ quan
NASA một số nhà nghiên cứu tôn giáo đặt ra sự liên hệ đến Thánh Kinh Mathieu
đoạn 6 câu 22 viết: “Con mắt là đèn của
thân thể. Nếu mắt ngươi sáng sủa thì thân thể ngươi sẽ được xán lạn”. Trong
thánh ngôn, Đức Cao Đài dạy:
“Nhãn thị chủ tâm
Lưỡng quang chủ
tể”
Hiện nay, những ai muốn
nhìn thấy thiên nhãn vũ trụ này phải nhìn qua viễn vọng kính không gian Hubble
(ta nhìn thấy qua mạng Internet đã dẫn trước).
Tuy nhiên, khoa học gia
G.Sonneborn của cơ quan Nasa ở Greenbelt, Maryland tiên đoán: “Hiện tại các tia sáng phát xuất của ngôi
sao này không thể thấy được, nhưng nó đang bắt đầu sáng rực với sự phát xuất
của tia hồng quang tuyến. Sự va chạm cực kỳ mạnh mẽ của các tia này có thể cho
địa cầu (68) chúng ta thấy Thiên nhãn này với con mắt thường vào năm 2005” .
Tắt một lời, Đức Chí Tôn
đã dùng huyền diệu cho nhân loại thấy Thiên nhãn trong vũ trụ để cho con người
biết Thượng Đế trên trời cao là có thật, chớ không phải hàng giáo lãnh Cao Đài
tưởng tượng tạo ra.
Sau lời tiên đoán của nhà
khoa học G.Sonneborn, nhân loại sẽ thấy Thiên nhãn bằng mắt trần vào năm 2005.
Thật vậy, báo công an Tp.HCM loan báo kính Hubble chụp được hình Thiên nhãn vào
ngày 15-12-2004. Tháng sau, tại vườn Linh Đức Lập (tỉnh Long An là nơi giáng
sinh ông Phạm Công Tắc, là phước địa của ông Ngô Văn Chiêu), Thiên nhãn nhìn
xuống trần gian để cứu khổ, cứu nạn nhân sanh bị bệnh trầm kha, chỉ cần một
luồng sáng thiêng liêng len quanh thân thể là được giải bịnh. Nhờ sự huyền diệu
đó, khách thập phương đến vườn Linh Đức Lập rất đông. Nhờ đó số tín đồ Cao Đài
tăng lên đáng kể.
Sự xuất hiện Thiên nhãn
trong vũ trụ là một hiện tượng huyền bí để xác định:
1 . Một nền tân tôn giáo của nhân loại đã ra đời “Có một giáo lý mới mẻ đủ khả năng kềm chế
nhân loại trong sự thương xót chúng sanh” (Thánh ngôn ngày 01-10-1926)
2 . Báo hiệu ngày phán xét hội Long Hoa sẽ đến, không
sớm tu thì không còn dịp nào nữa “Chính
mình Thầy đến dạy dỗ các con mà không giao chánh giáo cho tay phàm nữa”.
Bổn nguyên của đạo Cao Đài
là duy nhất Thần với biểu tượng Thiên nhãn. Còn những cách thể hiện bày biện
bên ngoài Thiên nhãn chỉ là sự biểu lộ lòng tôn kính đối với hàng giáo lãnh của
các tôn giáo đã có từ trước mà thôi.
3 . Tóm lược thiên cơ chuyển hóa (Tu hành đắc đạo)
Thầy dạy vẽ Thiên nhãn
trên sao Bắc Đẩu vì Bắc Đẩu là một trung tâm vũ trụ nơi thầy ngự. Thầy là đại
vũ trụ (đại linh quang), nhân sanh là tiểu vũ trụ (tiểu linh quang) xuống trần
đầu thai gọi là điểm linh quang (Thầy là các con…).
Khi đứa bé ra đời (do khí
huyết phụ mẫu) được điểm linh quang nhập vào nê hườn cung (Bá Hội) có sức nóng
nên làm đứa trẻ khóc ré lên. Từ đó đứa trẻ có hiểu biết.
Thầy Mẹ mới dạy nó đường
thiên đạo tu chơn đại đồng, vị tha học làm người minh triết. Cha mẹ sanh dạy tu
thân vị kỷ của con đường thế đạo là làm lành lánh dữ.
Nên sự thương yêu phân
hai: tu chơn và tu kỉ. Tu kỉ dễ hơn nên nhiều người theo nhưng đắc đạo thì ít.
Khi “nghe chuông thoát tục” mà không “mở cờ tuyệt sinh” được vì bị tầng điện
ly ngăn trở bởi tu chưa thành mà ta thường nói là do Kim Quang Sứ ngăn đường.
Khoa học chứng minh tầng điện ly (Heavy Side) bao quanh trái đất cao từ 200-300 km (chính tầng này phản hồi làn sóng giúp ta nghe
được radio). Phi thuyền tiên thánh có tầng số dao động cao nên ra khỏi tầng
điện ly dễ dàng.
Còn tu chơn là theo con
đường thiêng liêng hằng sống và luyện đạo theo “Trường dưỡng tinh khí thần” (2), khi đắc đạo vượt qua
tầng điện ly dễ như thánh tiên vì “chơn
hồn vịnh níu chơn linh” để được “mau
như điển chiếu, nhẹ thành bóng mây” là đắc đạo rồi.
Linh hồn là điểm linh
quang (hạt ánh sáng) không có chân tay mặt mũi chi hết (những thứ đó là của cha
mẹ sanh) khi chết thì xác thân thoái trầm. Linh hồn được lên cõi thiêng liêng
hằng sống nhưng Bạch Ngọc Kinh xét thấy còn mang tội lỗi thì phải đầu kiếp lại
cõi trần để bồi công lập đức. Đó là luân hồi theo đạo Cao Đài (chuyển luân định
phẩm cao thăng) là vậy.
II . VŨ
TRỤ QUAN ĐẠO CAO ĐÀI
Đạo Cao Đài phát sinh và
phát triển trong thời đại khoa học tiến bộ, nên nghi lễ thờ cúng cũng rất khác
xưa. Đức Cao Đài dạy thờ Ngài như sau:
“Thầy
giao cho con (Bính) làm một trái Càn Khôn. Một trái như trái đất tròn quay. Bề
kinh tâm ba thước, ba tấc, vì là cơ mầu nhiệm tạo hóa trong ấy, mà sơn màu xanh
da trời. Cung Bắc Đẩu và tinh tú vẽ trên Càn Khôn ấy.
“Thầy kể tam thập lục thiên, tứ đại bộ châu ở không
không trên không khí, còn lại thất thập nhị địa và tam thiên thế giới đều là
tinh tú. Tính lại 3072 ngôi sao, phải vẽ lên đó cho đủ. Con (Bính) dở sách
thiên văn Tây ra coi mà bắt chước.
Tại ngôi Bắc Đẩu, con phải vẽ hai cái bánh lái (Thất
Tinh) cho đủ và sao Bắc Đẩu cho rõ ràng. Trên vì sao Bắc Đẩu vẽ con mắt Thầy
(Thiên nhãn). Đáng lẽ trái ấy phải bằng chai, đúc bên trong ngọn đèn (thái cực)
thường sáng. Ấy là lời cầu nguyện (thiên hạ thái bình) rất quí báu cho cả nhơn
loại càn khôn thế giới đó” (Đàn đêm 12-08 Bính Dần, ngày 17-09-1926).
Thật vậy, Đức Chí Tôn dạy
ta thờ đức tin nhân loại. Xét kỹ, quả càn khôn không chỉ là trái đất mà gồm cả
thiên cầu. Các tinh tú nói trên xa gần khác nhau, nhưng trong đêm mắt ta nhìn
như ghi trên một hình cầu màu xanh to lớn (do hiệu quả của phép phối cảnh). Đó
là thiên cầu, vì nước Việt Nam (gần xích đạo) nên thấy sao Bắc Đẩu nằm ngang
trên đường chân trời (tức ngang tầm mắt) chớ không phải thiên nhãn vẽ trên
đường xích đạo.
Vậy Càn Khôn là gì ? Càn Khôn là đạo, là thái cực.
Lý giải đơn giản hơn.
Càn là trời, là vua, là
cha, là chồng, là đầu, là cứng, là lãnh đạo, là vàng, là băng, là đỏ thắm, là thiên thể…
Khôn là đất, là nhân dân,
là vợ, là mẹ, là mềm, là sắc vàng, là văn, là bụng…
Càn khôn là âm dương trong
trời đất. Nói rằng âm dương chỉ là một cũng được vì âm dương là hai động lực
căn bản tạo thành vũ trụ.
Đức Cao Đài đã dạy: “Đạo Thầy không chi lạ, không ngoài hai lẽ
âm (khôn) dương (càn)”.
Về quan niệm vũ trụ, Thầy
dạy: “Khí hư vô sinh một mình Thầy, Thầy
là thái cực… Thầy phân thái cực ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ
tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng”. (TNHT quyển II, trang 62).
Khi thái cực động thì sinh
ra dương, khi tĩnh thì sinh ra âm, một động một tĩnh làm cơ bản cho nhau. Đến
lúc dương biến, âm hợp thì thủy, hỏa, mộc, kim, thổ sinh ra. Ngũ hành nếu xếp
đặt thuận hợp với nhau thì bốn mùa tạo thành sẽ vận hành đều đặng.
Quả Càn Khôn đường kính
3,3m lý giải theo toán học thì biến hóa khôn lường, ẩn tàng triết lý sâu xa
(xem Lý giải quả Càn Khôn cùng người viết).
3-3 = 0 biểu tượng hư vô
(trời đất chưa phân)
3:3 = 1 biểu tượng thái
cực (ngôi Đức Chí Tôn) quả cầu số 1
3x3 = 9 biểu tượng thái
dương (mặt trời)
3+3 = 6 biểu tượng thái âm
(mặt trăng)
Chỉ có hai con số 3 mà gom
cả lý thuyết về vũ trụ, nếu không là Đức Chí Tôn thì không ai có thể viết nổi.
Thánh ngôn viết: “Thầy kể tam thập lục thiên, tứ đại bộ châu
ở không không trên không khí…”.
Trong vũ trụ có nhiều thái
dương hệ, thiên hà, tinh tú, định tinh, hành tinh… gom lại lấy ý mà hiểu:
1 . Thất thập nhị địa
Bảy mươi hai quả cầu trong
thái dương hệ, địa cầu ta đang ở là số 68. Đức Chí Tôn dạy: “Bực đế vương nơi địa cầu 68 chưa bằng một
người thường nơi địa cầu 67” . Như vậy số địa cầu càng
nhỏ thì càng thanh cao (Thiểu tắc đắc, đa tắc hoặc).
Theo thần học đạo Cao Đài
thì:
- Quả cầu 72: U minh (đen
tối) địa
- Quả cầu 71: Kim thạch
(sắt đá)
- Quả cầu 70: Thảo mộc
(cây cỏ)
- Quả cầu 69: Thú cầm (thú
chim)
- Quả cầu 68: Nhân sanh,
có con người ở, có 5 châu, 5 biển, có nhiều sắc dân đều là con của thượng đế
(thượng đế hằng hữu, xem Đại Đạo giáo lý và triết lý, cùng người viết).
- Quả cầu 67: Thần Thông
Nhơn, con người minh triết giỏi hơn người ở địa cầu 68.
- Quả cầu 66: Thánh nhân
- Quả cầu 65: Tiên cung
- Quả cầu 64: Phật xứ
- Quả cầu 63: Bát Quái Đài
2 . Tứ đại bộ châu
Ở thái dương hệ khác gồm
có Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Bắc Cưu Lưu
Châu. Họ giỏi hơn ta và điều khiển ta. Họ tinh thông minh triết nên có thể vào
tam thiên thế giới hay tam thập lục thiên mà tu thành chánh quả.
Xem thế, 72 quả cầu lơ
lửng trong không gian, không có thập điện diêm vương trong lòng đất.
3. Tam thiên thế
giới
Trong luật tam thể, Đức
Cao Thượng Phẩm giáng dạy: “Mấy em thử
phân loại tam thiên thế giới và thất thập nhị địa coi thử ?”
Bạch: Tam thiên thế giới
là ở từng trên bao phủ, còn thất thập nhị địa ví như bàn cờ ở dưới.
Đức Cao Thượng Phẩm viết: “Phải vậy đó, tam thiên thế giới là ngôi vị,
còn thất thập nhị địa là trường thi công quả”.
4 . Tam thập lục thiên
Trong bài thuyết đạo, Đức
Hộ Pháp nhắc lại lời dạy của Đức Chí Tôn: “Thái
cực sanh lưỡng nghi tức tam thiên vị tức ba ngôi trời. Dưới ba ngôi ấy có tam
thập tam thiên (33 từng trời) cộng với ba ngôi trên là tam thập lục thiên.
“Tại sao Bắc Đẩu con vẽ hai bánh lái cho đủ…dở sách
thiên văn Tây ra mà coi”.
Tôn giáo Cao Đài thuận
khoa học nên Đức Cao Đài dạy đồ sách Tây. Chòm sao đại hùng tinh hay thất tinh
Bắc Đẩu ở cách xa ta 140 triệu năm ánh sáng, thật ra chòm sao này có tới 126
ngôi sao mà mỗi vì sao lại cách xa hàng trăm năm ánh sáng. Sao Bắc Đẩu nằm trên
đuôi tiểu hùng tinh, được bao quanh bằng sao Thiên Long, Thiên Hậu…(Theo Le
Manuel de l’écl aireur, Edition Delachaux Paris VII, pages 504, 505).
Theo bài thánh ngôn trên,
vũ trụ quan của Đạo Cao Đài gồm 2 phần: vô hình và hữu hình.
Phần vô hình gồm tam thập
lục thiên, tứ đại bộ châu trên thượng tầng không gian.
Phần hữu hình gồm thất
thập nhị địa (72 quả cầu) và tam thiên thế giới (3000 thế giới) cộng chung 3072
tinh cầu (hành tinh, định tinh, vệ tinh…) đều là những ngôi sao.
Trong tam thiên thế giới
và thất thập nhị địa các tinh cầu nhẹ nhàng thì ở trên, còn các quả cầu nặng nề
thì ở bên dưới. Càng lên cao thì càng thanh trong, càng xuống thấp thì càng
trọng trược.
Trong thất thập nhị địa,
các quả cầu được đánh số từ 1 đến 72, số 1 nhẹ nhứt, số 72 nặng nhứt. Bốn quả
cầu cuối trọng trượt hơn địa cầu 68 mà ta đang sống. Tuy nhiên, địa cầu 68 cũng
có phần trượt nhiều, gọi là cõi ta bà nên phải tu mới đắc quả được.
III. NHÂN SINH QUAN ĐẠO CAO ĐÀI
Giáo lý đạo Cao Đài xác
nhận rằng con người có mặt ở trần gian là nhờ tu luyện nhiều năm để chuyển
kiếp, từ thảo mộc thành người vượn (Homo Sapiens) đến con người hiện đại.
Chuyển luân định
phẩm cao thăng
Hư vô bát quái trị
thần qui nguyên
* Kinh Phật Mẫu
Cao Đài
Đức Chí Tôn dạy vào đêm
rằm tháng 9 năm Bính Dần như sau:
“Khai thiên địa vốn nơi
Thầy, sanh tiên phật cũng Thầy. Thầy đã nói một chơn thần mà biến hóa càn khôn
thế giới và cả nhơn loại.
Thầy là chư phật, chư phật là thầy
Các con là chư phật, chư phật là các con
Có Thầy mới có các con, có các con mới có chư thần,
thánh, tiên, phật.
Thầy khai bát quái mà tác thành càn khôn thế giới nên
mới gọi là pháp. Pháp mới sanh càn
khôn, vạn vật có con người nên gọi là tăng. Thầy là phật (trên các phật) chủ cả
pháp và tăng lập thành các đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng thầy” (TNHT
Q1, trang 32).
Đức Chí Tôn lại dạy về sự
sống và sự chết:
“Các con đã sanh ra tại thế này, ở tại thế này. Thầy
hỏi: Các con chết rồi, các con đi đâu ?
Cả kiếp luân hồi thay đổi từ nơi vật chất mà ra thảo
mộc, từ thảo mộc đến thú cầm, loài người phải chịu chuyển kiếp ngàn năm, muôn
muôn lần mới đến địa vị nhân phẩm. Nhân phẩm nơi thế này chia ra phẩm giá mỗi
hạng. Bậc đế vương nơi địa cầu (68), chưa vào đặng bậc chót của địa cầu 67.
Trong địa cầu 67 nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy. Cái quí trọng của
mỗi địa cầu càng tăng thêm hoài cho tới đệ nhứt cầu, tam thiên thế giới, qua
khỏi tam thiên thế giới thì mới đến tứ đại bộ châu. Qua tứ đại bộ châu mới vào
đặng tam thập lục thiên. Vào tam thập lục thiên rồi phải chuyển kiếp tu hành
nữa, mới đặng lên đến Bạch Ngọc Kinh” (TNHT Q1, trang 71).
Theo hai bài thánh ngôn
trên, tất cả chơn linh trong càn khôn vũ trụ gọi là vạn linh và được chia làm
tám bậc cao thấp cao thấp khác nhau gọi là bát hồn:
1) Kim thạch hồn, 2) Thảo
mộc hồn, 3) Thú cầm hồn, 4) Nhơn hồn, 5) Thần hồn, 6) Thánh hồn, 7) Tiên hồn,
8) Phật hồn.
Trong Luật tam thể, Đức
Cao Thượng Phẩm giảng giải về sự tiến hóa của bát hồn như sau:
Sau một chuyển, các chất
khí liên hiệp với tế bào tụ lại, biến thành vạn vật. Chất khí chưa hình thành
chỉ là cục lửa bị khí dương quang đốt cháy, nhờ Diêu Trì Cung thâu thập nhị địa
chi mà biến khí dương quang và chất khí thành ngũ hành. Nhờ đó, đất, nước, sắt,
đá và lửa nảy sanh trước tiên. Đó là kim thạch hồn.
Sau một chuyển nữa các
loại kim thạch tiêu ra chất khí rồi liên hiệp với các tế bào lại mà tạo thành
cây cỏ. Đó là thảo mộc hồn.
Sau một chuyển nữa, các
cây cỏ phân tế bào mà liên đới với ngũ hành tạo nên bách thú. Trong đó phần ở
trên khô gọi là cầm thú, còn phần ở dưới nước gọi là thủy ngư. Đó là thú cầm
hồn.
Sau một chuyển nữa, trong
loài cầm thú bước vào cơ tấn hóa, tạo nên thỉ tổ loài người là La Hầu, tức là
người khỉ.
La Hầu lần lần sanh hóa là
nhờ điểm linh quang của Chí Tôn mà lần đến thành người. Đó là nhơn hồn.
Nhơn hồn nào được trọn
trung trọn hiếu thì bước vào thần vị.
" Biết được chơn chánh, trọn đạo nhân luân tức là
vào thánh vị. Đến thánh hồn trau dồi thông suốt phần thế đạo. Trong phần thế
đạo tu tạo được bí pháp mà bước qua thể pháp thiên đạo, tức là tiên vị. Khi lập
được thể pháp thiên đạo suy tầm nên bí pháp thiên đạo, tức là đắc pháp, ấy là
phật vị”.
Đức Cao Thượng Phẩm xác
nhận loài người hiện đại là do loài người vượn (Homo Sapiens) tiến hóa thành
người phù hợp với khoa khảo cổ học.
Theo thần học Cao Đài,
nhơn loại được chia làm 3 hạng người: 1) Hóa nhơn, 2) Nguyên nhơn, 3) Quỉ nhơn.
Hóa nhơn tiến hóa từ loài
thú cầm, lúc đầu tính khí còn khù khờ nên thô lỗ, hình dáng còn thô kệch, xấu
xí, chưa đủ khôn ngoan để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp. Họ là nhóm người
nguyên thủy còn ăn lông, ở hang động.
Vì thế đức thượng đế mới
cho các nguyên nhân khôn ngoan giáng trần khai hóa các hóa nhân.
Nguyên nhơn được sanh ra
từ thuở khai thiên. Các hồn nguyên nhân xuống trần nhập vào bào thai của các nữ
hóa nhơn mà sanh ra nguyên nhơn.
Các nguyên nhơn này giữ
được thiên tính, trí não thông minh sáng suốt, đứng lên giáo dục hóa nhơn thoát
đời dã man, xây dựng xã hội tiến bộ.
Theo giáo lý Cao Đài có
100 ức nguyên nhơn xuống trần tản mạn khắp địa cầu. Đã có 8 ức nguyên nhơn giữ
được bổn tánh thiên lương, giúp đời làm xong nhiệm vụ đã trở về thiên đình, còn
lại 92 ức bị nhiễm ô uế nên còn trầm luân nơi cõi ta bà.
Quỉ là ám chỉ những kẻ ác
độc, đầy thú tính hung dữ nên bị đọa vào hàng quỉ vị. Khi đầu kiếp nơi cõi trần
phải tu luyện và làm công quả, đó là quỉ nhơn (mặt người mà dạ thú).
Tóm lại, nhơn loại hiện
hữu trên địa cầu 68 có 2 nguồn gốc phát sinh.
a) Từ thú cầm tiến hóa
thành người đó là hóa nhơn. Họ vốn là người nguyên thủy, thỉ tổ của loài người.
b) Từ thiên đình giáng
sanh làm người cõi trần để học hỏi, tiến hóa. Họ là những nguyên nhơn, còn lại
trần gian 9.200.000 người. Số đó nhỏ so với 7 tỉ nhơn loại hiện nay.
Con người ta dù có đạo hay
không, Đức Chí Tôn đều ban 3 thể: thể xác, linh hồn và chơn thần.
1 . Thể xác: Đệ nhứt xác
thân (xác phàm)
Xác phàm do tinh cha huyết
mẹ tao nên, đươc nuôi dưỡng bằng sữa và thực phẩm. Khi già các tế bào không còn
hoạt động được thì chết. Thể xác thoái trầm thối rữa biến thành đất cát nên đạo
gọi là giả thân, xác thân tạm mượn cõi trần. (Đám ma gọi cho đúng là đám tang).
2 . Chơn thần: Đệ nhị xác
thân (thân thiêng liêng)
Trong TNHT Q1, trang 6 Đức
Chí Tôn dạy:
“Chơn thần là gì ? Là nhị xác thân (Périsprit) là xác
thân thiêng liêng. Khi còn ở nơi xác thân thì rất khó xuất riêng ra đặng.
Chơn thần ấy của các thánh, tiên, phật là huyền diệu
vô cùng, bất tiêu bất diệt. Bậc chơn tu khi còn xác phàm nơi mình, lúc đắc đạo
có thể xuất ra trước lúc chết mà vân du thiên ngoại. Chơn thần ấy mới đặng phép
đến trước mặt Thầy”.
“Mỗi kẻ phàm
dưới thế này đều có 2 xác phàm: một phàm gọi là Corporel, còn một thiêng liêng
gọi là Spirituel. Cái thiêng liêng do cái phàm mà ra nên gọi nó là bán hữu
hình, nên có thể thấy đặng mà có thể cũng không thấy đặng…” (TNHT Q1, trang
29)
Con người đứng
phẩm tối linh
Nửa người nửa phật
nơi mình anh nhi.
*
Kinh
tam thánh
Trong luật tam thể, bà Bát
Nương dạy: “Nơi ao Diêu Trì có một đài
phát hiện âm quang, đài ấy thâu lằng sanh quang của ngôi thái cực, rồi đem
dương quang hiệp với âm quang mà tạo nên chơn thần cho mọi vạn linh trong càn
khôn vũ trụ”, như kinh phật mẫu dạy:
Hiệp âm dương hữu
hạp biến sanh
Càn khôn sản xuất
hữu hình
Một mai thể xác chết đi,
chơn thần và linh hồn xuất ra khỏi thể xác mà trở về cõi thiêng liêng.
Chơn thần liên hệ và điều
khiển thể xác bằng 7 dòng điện tử nên nó tạo ra 7 dây oan nghiệt. Vì thế, Đức
Chí Tôn ban phép đoạn căn, cắt đứt 7 dây oan nghiệt để thể xác không còn níu
kéo chơn thần.
3 . Chơn linh: linh hồn,
điểm linh quang
Đức Chí Tôn dạy (TNHT Q1,
trang 102) rằng: “Thầy đã nói ra, nơi
thân phàm của mỗi đứa Thầy đều cho một chơn linh gìn giữ cái chơn mạng sinh
tồn.
Thầy tưởng chẳng cần nói, các con cũng hiểu rõ rằng:
Đấng chơn linh ấy vốn vô tư, mà lại đặng phép giao thông cùng cả chư thần,
thánh, tiên, phật và các đấng trọn lành nơi Ngọc Hư Cung, nhứt nhứt điều lành
và việc dữ đều ghi chép không sai đặng dâng vào tòa phán xét. Bởi vậy, một mảy
không qua, dữ lành đều có trả. Lại nữa, cái chơn linh ấy có tánh thánh nơi
mình, đã chẳng phải gìn giữ các con mà thôi, mà còn dạy dỗ các con, thường nghe
đời gọi lộn là lương tâm, là đó”. (TNHT Q2, trang 66).
“Các
con đừng vì tư lợi mà làm mất nhơn cách thì rất uổng các điểm linh quang của
Thầy đặt để vào xác thân của các con lắm”. (TNHT Q1, trang 102)
Mỗi người có đủ 3 hồn:
sanh hồn, giác hồn, linh hồn. Linh hồn là quan trọng hơn cả vì nhờ nó mà ta
phân biệt con người với cầm thú.
Chơn linh hay linh hồn ở
trong chơn thần. Chơn thần ở trong xác phàm, in khuôn xác phàm. Khi chơn linh,
chơn thần xuất ra khỏi thể xác thì tim ngừng đập, thể xác đã chết. Lúc ấy, chơn
linh và chơn thần trở về cựu ngôi, trở thành một bậc nơi cõi thiêng liêng.
“Nếu kẻ không tu chưa làm đủ bổn phận làm người, khi
hồn rời khỏi xác cứ theo đẳng cấp gần lên trên mà luân hồi lại nữa, thì biết
chừng nào hội hiệp cùng Thầy.
Nên Thầy cho quyền rộng rãi khắp nơi cả nhơn loại càn
khôn thế giới, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng. Mà hại
thay ! Mắt Thầy chưa đặng hữu hạnh hoan lạc thấy đặng kẻ ấy. Vậy Thầy dặn: Đạo
ở lòng các con nên quí trọng lắm vậy”. (TNHT Q1, trang 75)
Đạo Cao Đài “đại ân xá”
nên đóng cửa địa ngục, mở tầng thiên, “vô địa ngục, vô quỉ quan” mà phổ độ
chúng sanh. Những hồn có tội đưa đến cõi âm quang được Thất Nương Diêu Trì Cung
giáo hóa các nữ tội, còn Địa Tạng giáo hóa nam tội đồ để được tiêu diêu.
“Nói cho cùng, nếu trọn kiếp dầu gây lắm tội tình, vào
phút chót biết ăn năn tự hối, cầu khẩn Chí Tôn độ rỗi thì cũng lánh khỏi cửa âm
quang, lại còn hưởng đặng nhiều ân huệ của Chí Tôn, do các chơn hồn tự hối tự
độ hay nhờ con cái cầu rỗi”. (TNHT Q2, trang 92).
Bà Thất Nương giảng giải
về cõi âm quang như vầy:
“Âm quang là nơi thần linh học gọi là trường đình của
chư hồn giải thể hay nhập thể. Đại Từ Phụ định nơi ấy là Tịnh Tâm Xá, nghĩa là
nơi chư hồn đến xét mình coi trong kiếp sanh có bao nhiêu điều phước tội.
Nếu trọn kiếp dù gây lắm tội tình mà phút chót biết ăn
năn tự hối cầu khẩn Chí Tôn độ rỗi thì cũng lánh xa cõi âm quang” (TNHT Q2, trang
92)
Tắt một lời, khi Đức Chí
Tôn đến khai đạo (1926) thì đại ân xá, đóng cửa địa ngục, giải phóng hết tội
hồn đi đầu kiếp với cõi trần để làm công quả trả nợ đời, chớ không bị thập điện
diêm vương hành tội như rao truyền của Ngũ Chi Minh Đạo. Trong lòng đất không
hề có ngưu đầu mã diện trị tội các cô hồn một cách gớm ghiếc.
Nguồn gốc con người là
người vượn, được thượng đế ban cho điểm linh quang nên khi chết xác thối trầm,
linh hồn (hay điểm linh quang) lại trở về nơi cõi thiêng liêng. Vậy cuộc sống
con người có 2 giai đoạn nối tiếp nhau.
Thoạt đầu con người sống
nơi cõi thiêng liêng được an nhàn tự tại. Nhưng vì nhu cầu học hỏi để tiến hóa
nên du học xuống phàm gian.
Linh hồn đó nhập vào bà mẹ
mang thai mà thành người phàm. Trần gian là trường thi công thọ khổ để giải khổ
và thoát khổ, trở về ngôi vị cũ, chấm dứt chuyến du học.
Đó là quan điểm mới mẻ của
đạo Cao Đài. Đời sống nơi cõi thiêng liêng là để an dưỡng, đặt kế hoạch cho
chuyến du học đến các quả cầu khác. Đời sống nơi các tinh cầu là để làm việc,
học hỏi kinh nghiệm để tiến lên thành người minh triết.
Tóm lại, nhân sinh quan
đạo Cao Đài là một triết lý tiến bộ mà từ trước đến nay nhiều nhà triết lý,
khoa học gia hết lời tranh cãi.
Nguồn gốc con người từ
loài vượn (Homo Sapiens) tiến hóa, giác ngộ thông minh là nhờ điểm linh quang
của thượng đế (Thầy là các con), xuống trần học hỏi trở thành tiên phật (các
con là Thầy) cuối cùng bằng trời.
" Tu hành là học làm trời
Chớ đâu kiếp kiếp
làm người thế gian."
Điều đó chứng tỏ con người
có linh hồn (điểm linh quang) bất tiêu bất diệt, dẫn đến hiện tượng cơ bút, các
đấng thông linh qua chơn thần các đồng tử mà giáo dục con người. Chơn thần là
điểm nổi bật trong giáo lý của đạo Cao Đài, nhờ đó giải thích các hiện tượng từ
vật chất đến tinh thần, từ hữu hình đến vô hình. Nên nhớ, con người thiêng
liêng vốn vô hình chỉ có 2 thể: linh hồn và chơn thần tồn tại vì xác thân đã
thối trầm.
Theo giáo lý Cao Đài, con
người chết rồi thì vĩnh du tiên cảnh (bất cứ ai) về trình diện Đức Chí Tôn và
Phật Mẫu xem xét tội phước. Trong kiếp sống làm nhiều tội thì phải đầu kiếp lại
cõi trần, lấy công chuộc tội. Đến khi làm được toàn việc tốt đẹp, xứng đáng là
một tiểu thượng đế (tiểu linh quang, tiểu vũ trụ) thì được hội hiệp cùng Đức
Chí Tôn và chư tiên phật.
CHÚ THÍCH CHƯƠNG
II
(1) Con mắt của
thượng đế: có một tôn giáo đã từng vẽ con mắt để làm biểu tượng cho thượng đế.
Và điều đó đã được khoa học xác minh bằng một bức ảnh của viễn vọng kính Hubble
chụp được vào ngày 15.12.2004. Trong ảnh này, hình con mắt hiện ra rõ ràng “như
ban ngày” dù cho ngoan cố đến mấy cũng không thể cãi được. Chẳng biết đây là sự
ngẫu nhiên trùng hợp hay đã được thiên cơ báo trước ? Và nếu đã được báo trước
thì báo trong hoàn cảnh nào, chi tiết ra sao ? Chuyện này xin nhường lại cho
các bậc cao minh phân xử. (Báo CA TpHCM số 146, ngày 25.12.2004)
(2) Thiên tượng
quẻ ly được Đức Hộ Pháp ban cho hành giả tu chơn. Thiên tượng hình vuông, cạnh
12 ly, mỗi gạch quẻ 2 ly. Chính giữa có gắn hạt chai biểu trưng cho đồng tử
(con ngươi).
Vật liệu bằng kim
loại, khoen đeo ở trên chỉ vòng vô vi, dây đeo 6 tấc bằng kim loại hay chỉ.
Ý nghĩa: thiên
nhãn là quẻ Ly, dây đeo 6 tấc ám chỉ lục tự Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Chỉ
đeo 5 màu tượng trưng cho ngũ hành gọi là dây niệt do chữ phạn Nirvana
(Niệt-va-na) tức Niết Bàn.
CHƯƠNG III
TỜ KHAI TỊCH ĐẠO
I . 12 ĐỆ TỬ ĐẦU TIÊN
Vào 30 tết (12-2-1926),
theo lịnh Đức Chí Tôn, các môn đệ đầu tiên đi thăm và chúc tết gia đình các đạo
hữu. Đêm đó, ông Ngô Minh Chiêu làm pháp đàn, phò loan là hai ông Cao Quỳnh Cư
và Phạm Công Tắc. Mỗi ông đều được Đức Chí Tôn cho một bài thi tứ tuyệt mà bài
của ông Lê Văn Trung là lời tiên tri về cơ phổ độ sẽ phát triển.
" Đã thấy ven
mây lố mặt dương
Cùng nhau xúm xít
dẫn lên đường
Đạo cao phó có tay
cao độ
Gần gũi sau ra vạn
dặm trường."
Sau đó, các ông vội trở về
nhà ông Lê Văn Trung để lập đàn giao thừa. Đức Chí Tôn phân nhiệm các môn đệ
như sau: “Trung, Kỳ, Hoài ba con phải lo
thay mặt Chiêu mà đi độ người, nghe và tuân theo…” “Đắc, con phải hiệp vào đặng
giúp đỡ Trung. Nghe và tuân theo”. “Đức, Hậu tập cơ. Sau theo mấy anh con độ
người. Nghe và tuân theo”.
Vào mùng 9 tháng giêng năm
Bính Dần (Chủ nhật 21-2-1926), các ông thiết lễ vía Đức Chí Tôn lần đầu tiên
tại nhà ông Vương Quan Kỳ. Đức Cao Đài giáng dạy:
Bửu tòa thơ thới
trổ thêm hoa
Mấy nhánh rồi sau
cũng một nhà
Chung hiệp ráng
vun nền đạo đức
Bền lòng son sắt đến cùng Ta.
Ông Chiêu xin Đức Chí Tôn
điểm danh các vị cao đồ. Cơ liền gõ:
CHIÊU KỲ TRUNG độ
dẫn HOÀI sanh,
BẢN đạo khai SANG
QUÍ GIẢNG thành;
HẬU ĐỨC TẮC CƯ
thiên địa cảnh
HƯỜN MINH MÂN đáo
thủ đài danh.
(Mười hai chữ lớn trong ba
câu trên là tên của mười hai người môn đệ trước hết của Đức Ngọc Hoàng Thượng
Đế, còn ba chữ xiêng lớn trong câu chót là tên ba vị hầu đàn, còn tên Sang có
hai người là Võ Văn Sang và Cao Hoài Sang).
II . TỜ
KHAI TỊCH ĐẠO
Sài gòn, ngày 7 tháng 10
năm 1926
Thưa ông Thống đốc,
Những người ký tên dưới
đây hân hạnh trình báo cho ông biết những điều sau: ở Đông Dương, từ xưa đến
nay đã có tam giáo (Phật, Lão, Khổng). Tổ tiên chúng tôi đã tu theo giáo lý tam
giáo và sống hạnh phúc nhờ nghiêm nhặt noi theo những lời dạy làm lành của giáo
chủ tam giáo. Ngày xưa, con người sống vô tư đến mức có thể ngủ không cần đóng
cửa và chẳng tham lượm của rơi ngoài đường. (“Gia vô bế hộ, lộ bất thập di” là câu nói đã được ghi trong sử sách
của chúng tôi).
Than ôi! Thời đại tốt đẹp
đó không còn nữa bởi những lý do dưới đây:
Tín đồ của các tôn giáo
tìm cách chia rẽ nhau, trong khi vạn giáo đều có chung một mục đích là làm lành
lánh dữ, thờ kính đấng tạo hóa.
1 . Họ lại canh cải chánh truyền làm sai lạc các giáo
lý thiêng liêng quý báu.
2 . Sự ganh đua theo bả vinh hoa, phú quí, lòng tham
vọng của loài người, tất cả là những nguyên nhân chính của những bất đồng tư
tưởng hiện nay. Người Việt Nam bây giờ đã từ bỏ mỹ tục và truyền thống ngày
xưa.
Thấy tình cảnh đau lòng
đó, một nhóm người Việt Nam bao gồm những người có nhiệt tình với truyền thống
và mộ tu hành đã nghiên cứu canh tân tất cả các tôn giáo này lại làm một thành
đạo Cao Đài hay là Đại Đạo. Tiêu ngữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có nghĩa là kỳ ba
đại ân xá, tên này do Đức Chí Tôn ban cho và Ngài đã giáng trần phò hộ cho
những người ký tên dưới đây thành lập nền tân tôn giáo này.
Đức Chí Tôn ngự đến với
danh xưng Ngọc Hoàng Thượng Đế tức Cao Đài hay “Đấng Tối Cao, Thượng Đế Toàn Năng”.
Qua cặp đồng tử phò loan,
Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế truyền cho những người ký tên dưới đây các thánh giáo
cốt để truyền bá tôn chỉ tam giáo thời xưa.
Nền giáo lý mới sẽ dạy cho
nhân sanh những điều sau:
1 . Luân lý cao thượng của Đức Khổng Phu Tử
2 . Đạo đức của Phật giáo và Lão giáo là làm lành
lánh dữ, thương yêu nhân loại, sống hòa thuận, xa lánh mọi sự chia rẽ và chiến
tranh.
Chúng tôi hân hạnh gởi kèm
theo cho ông xét:
- Một vài đoạn trích lục
trong tập “Thánh ngôn” của Đức Ngọc
Hoàng Thượng Đế, những lời dạy quý báu hơn tất cả mọi điều hiện hữu trên thế
gian này.
- Một vài đoạn trong quyển
kinh cầu nguyện mà Đức Thượng Đế đã dạy chúng tôi.
Những người ký tên dưới
đây theo đuổi mục đích đưa loài người trở lại thời xa xưa hòa bình và hòa hợp.
Nhờ đó, con người sẽ hướng tới một thời đại mới hạnh phúc khôn cùng. Nhân danh
đa số những người Việt Nam đã tán đồng hoàn toàn những nghiên cứu này, có kèm
danh sách đính kèm, những người có tên dưới đây hân hạnh tuyên bố cho ông hay
rằng chúng tôi sẽ phổ truyền cho toàn thể loài người giáo lý thiêng liêng này.
Tin tưởng trước rằng nền tân tôn giáo này sẽ mang tới cho mọi chúng ta hòa bình
và hòa hiệp, những người ký tên dưới đây yêu cầu ông hãy chánh thức tiếp nhân
tuyên ngôn (lập đạo) của chúng tôi.
Thưa ông Thống đốc, xin
ông ghi nhận những cảm tình trân trọng và chân thành của chúng tôi.
Danh sách (28) môn đệ ký
tên tờ khai tịch đạo
1 . Bà Lâm Ngọc Thanh, nghiệp chủ Vũng Liêm.
2 . Ông Lê Văn Trung cựu Thượng Nghị viên, ngũ đẳng
Bắc Đẩu Bội Tinh, Chợ Lớn.
3 . Ông Lê Văn Lịch, thầy tu làng Long An, Chợ Lớn.
4 . Ông Trần Đạo Quang, thầy tu làng Hạnh Thông Tây,
Gia Định.
5 . Ông Nguyễn Ngọc Tương, tri phủ, chủ quận Cần
Giuộc.
6 . Ông Nguyễn Ngọc Thơ, nghiệp chủ, Sài Gòn.
7 . Ông Lê Bá Trang, đốc phủ sứ, Chợ Lớn.
8 . Ông Vương Quan Kỳ, tri phủ sở thuế thân, Sài Gòn.
9 . Ông Nguyễn Văn Kinh, thầy tu Bình Lý thôn, Gia
Định.
10 . Ngô Tường Vân, thông phán sở tạo tác, Sài Gòn.
11 . Ông Nguyễn Văn Đạt, nghiệp chủ, Sài Gòn.
12 . Ông Ngô Văn Kim, điền chủ, Cần Giuộc.
13 . Ông Đoàn Văn Bản, đốc học Cầu Kho, Sài Gòn.
14 . Ông Lê Văn Giảng, thơ ký kế toán, Sài Gòn.
15 . Ông Huỳnh Văn Giỏi, thông phán sở Tân đáo, Sài
Gòn.
16 . Ông Nguyễn Văn Tường, thơ ký sở tuần cảnh, Sài
Gòn.
17 . Ông Cao Quỳnh Cư, thơ ký sở thương chánh, Sài
Gòn.
18 . Ông Phạm Công Tắc, thơ ký sở thương chánh, Sài
Gòn.
19 . Ông Cao Hoài Sang, thơ ký sở thương chánh, Sài
Gòn.
20 . Ông Nguyễn Trung Hậu, đốc học tư thục Đa Kao.
21 . Ông Trương Hữu Đức, thơ ký sở hỏa xa, Sài Gòn.
22 . Ông Huỳnh Trung Tuất, nghiệp chủ, Sài Gòn.
23 . Ông Nguyễn Văn Chức, cai tổng, Chợ Lớn.
24 . Ông Lại Văn Hành, hương cả, Chợ Lớn.
25 . Ông Nguyễn Văn Trò, giáo viên, Sài Gòn.
26 . Ông Nguyễn Văn Hương, giáo viên, Đa Kao.
27 . Ông Võ Văn Kinh, giáo tập, Cần Giuộc.
28 . Ông Phạm Văn Tỷ, giáo tập, Cần Giuộc.”
Quả Càn Khôn lúc
còn ở chùa Gò Kén (Từ Lâm Tự)
PHẦN THỨ HAI
ĐẠI LỄ KHAI ĐẠO
CHƯƠNG I
HAI TIẾNG CAO ĐÀI
I . TUYÊN NGÔN KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CAO ĐÀI
Sở dĩ, ngày 14 tháng 10
năm Bính Dần gọi là ngày khai đạo, vì ngay từ đêm mở đạo, Đức Cao Đài đã
chính thức lần đầu tiên ban cho đôi câu liễn lập giáo.
Cao thượng Chí Tôn đại đạo
hòa bình dân chủ mục Đài tiền sùng bái tam kỳ cộng hưởng tự do quyền. Chữ “Mục”-“目” nằm trong chữ “Đạo”-“道” tức đạo
quyền (là cách nói kiểu hoán dụ) đương đầu với cường quyền thuộc địa Pháp.
Sự ra đời của đạo Cao Đài đáp ứng nhu cầu tâm linh
của quần chúng Nam Kỳ thời bấy giờ vì ý thức hệ cũ đã mất sinh lực. Việc xây dựng
tôn giáo mới (Cao Đài) trên nền tảng truyền thống nước ta và Việt hóa các luồng
tư tưởng Đông-Tây là việc làm mới mẻ không tránh khỏi những điều thách đố.
Trong quyển Miền Nam đầu thế kỷ XX Sơn Nam đã viết “Xây dựng một nếp sống tinh thần khá ấm áp,
bình đẳng lấy tình yêu huynh đệ làm trọng, sống chết có nhau, giữ trung can
nghĩa khí, khó khăn, hiếu động. Đúng là nếp sống tinh thần kết tinh đạo Phật,
Lão, Khổng”. Đó là tinh thần đạo Cao Đài hôm nay.
Sơn Nam lại tiếp “Khổng Tử là vị thánh mà dân gian ít ai biết, nếu biết thì chẳng được
trọng vọng cho lắm”.
Còn “Phật
giáo ít có điều kiện ăn sâu vào đời sống tinh thần của đại đa số nông dân”.
(Đinh Văn Hạnh, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa của người Việt ở nam bộ, NXB Trẻ, 1999).
Về đạo Lão, trong “Tiếp cận với đồng bằng sông Cửu Long”, Sơn Nam lại viết “Trong nhân gian, không nghe ai nói đích
danh đạo Lão. Không có trường phái nào rõ rệt, chỉ gọi nôm na là tu tiên”.
Nhờ đạo Cao Đài đã làm sống dậy tam giáo.
Vì thế, Đức Phạm Hộ Pháp đã viết trong “Rapport adressé par le Sacerdoce Caodaique
à M. Le Président de la commission d’enquête dansles territoires d’Outre Mer”
(Sài gòn Tín Đức Thư Xã 1937) như sau “Đa
số chán ngán với tôn giáo cổ truyền…Nhiều cuộc chống đối nổ ra giữa Lão giáo,
Khổng giáo và giáo sĩ đạo Thiên Chúa đến lưu huyết…Cần thiết tạo ra một nơi (!)
di dưỡng tinh thần mới phù hợp với tâm đức của dân Việt”.
Trước đó trong Tờ khai tịch đạo (7-10-1926), tiền bối
Lê Văn Trung gởi lên thống đốc Nam Kỳ Le Fol với lời lẽ đầy khí phách.
“Nhân
danh đông đảo những người Việt Nam hân hạnh tuyên bố cho ông biết là chúng tôi
sẽ truyền bá cho toàn thể nhân loại giáo lý thiêng liêng…”
“…Những
người ký tên dưới đây yêu cầu ông hãy chính thức chấp nhận tuyên ngôn của chúng
tôi.”
Tại sao đạo Cao Đài lập ra ở Nam Kỳ mà không ở nơi nào khác ? Ta trở lại
câu liễn tuyên ngôn sẽ rõ (dịch ra quốc ngữ):
Nền đại đạo của Chí Tôn rất cao thượng đem đến hòa bình, dân chủ đạo (đạo
là thánh đức)
Đạo kỳ ba trước đức Cao Đài sùng bái sẽ được cộng hưởng quyền tự do Bốn
tiêu chí mà Đức Chí Tôn đưa ra: hòa bình, dân chủ, cộng hưởng, tự do rất phù hợp
với nhu cầu tâm linh của nhân dân Nam Kỳ lúc bấy giờ vì họ đang bị áp bức, mất
tự do dân chủ.
1 . Hòa bình
Dân miền nam vốn từ bắc, trung di cư vào vùng đất mới. Thạch Phương trong “Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ” đã viết
“Dừng chân trên vùng đất mới, cộng đồng lưu dân dần dần vươn tới một tầm nhìn,
một cách nghĩ khoáng đạt và năng động hơn. Hiện thực bày ra trước mắt người
nông dân rộng mở hơn. Tầm mắt không còn bị lũy tre làng và bờ đê che chắn nữa”.
Tấm lòng họ bình thản hòa hoãn hơn. Cây ngọt trái lành, đồng xanh vườn rộng
bao la nên tình cảm an bình nảy nở thương yêu mọi người, không phân biệt Việt,
Hoa, Khmer.
Tờ Lục tỉnh Tân Văn (số 5 trang 3, 4) tác giả Tây Hiên (bút danh của ngài
Lê Văn Trung) đã viết “phải rõ nghĩa đồng bào và làm sao cho mọi người có ý tưởng
như nhau, tin nhau thì việc gì cũng dễ…mọi việc mới chóng thành”. Đó là điều kiện
để thành lập tôn giáo mới, đa tôn giáo, đa sắc tộc.
2 . Dân chủ
Nhân dân miền Nam chân chất càng về phương nam chừng nào thì tính thuần hậu
càng phát triển chừng ấy. Thạch Phương lại viết “Càng đi về phương nam chất phong kiến nhạt dần, thay vào đó là tinh thần
dân chủ, bình đẳng thể hiện ngay trong đời sống cộng đồng thôn xã cũng như
trong đời thường của mỗi gia đình”.
Tình nghĩa tương liên gắn bó đó là nguồn gốc sâu xa của tính dân chủ bình đẳng
của người Nam Kỳ. Chính người Nam Kỳ đã hòa hợp đồng điệu trong tổ chức đạo Cao
Đài chỉ có anh lớn, em nhỏ (hiền huynh, hiền đệ), còn áo mão phẩm trật chức sắc
là để chầu lễ Đức Chí Tôn và các đấng, sau lễ là cuộc sống hòa đồng bình đẳng
trong sinh hoạt xã hội.
3 . Cộng hưởng
Nhà người miền nam không có lũy tre che chắn hay bờ đê làm rào phân cách.
Các hiên nhà đều có lu nước mát cho bất cứ ai, có nơi còn đào giếng thí làm của
chung.
Trong “Gia Định Thành Thông Chí”,
Trịnh Hoài Đức viết về phong tục ở Nam Kỳ “có
khách đến nhà đầu tiên gia chủ dâng trầu cau, sau đó dâng cơm bánh, tiếp đãi trọng
hậu không kể người thân sơ, quen lạ tông tích ở đâu đều thâu nạp khoản đãi”.
Thế nên đạo Cao Đài chỉ thành lập vài năm thánh thất được xây dựng khắp Nam
Kỳ, đó là nhờ sự đóng góp tự nguyện của các đạo hữu và các nhà hảo tâm có thiện
cảm với đạo Cao Đài.
4. Tự do
Thích tự do mới tha phương cầu thực, về phương nam lập nghiệp. “Nơi đất mới (phương Nam) rộng rãi, con người
không cần sự bon chen như nơi đất hẹp người đông. Họ sống rộng rãi cởi mở và
hào hiệp hơn. Sự gò bó cứng ngắc, hẹp hòi được họ cởi bỏ để sáng tạo ra một
phong cách sống tự do, phóng khoáng hơn” (Đinh Văn Hạnh, sách đã dẫn). Có lẽ
vì thế mà họ dễ dàng chấp nhận đạo Cao Đài, một tôn giáo mở thờ cả tam giáo ngũ
chi.
Họ bị đàn áp dưới hai tầng áp bức phong kiến và thực dân. Trong khi đó Đức
Cao Đài phán “Đạo khai là ách nước hầu
mãn”. Đạo đã mở gông xiềng áp bức cho họ, họ được giải thoát, trách làm sao
họ không theo đạo Cao Đài để được cứu rỗi.
Bà Werner trong chuyên khảo “Pleasant
politics and religious sectarianism: Peasand anh priest in the Cao Dai in Viet
Nam” đã viết: “Đạo Cao Đài là phong
trào quần chúng rộng lớn xuất hiện đầu tiên ở Nam Kỳ…Vào khoảng năm 1930 có từ
năm trăm ngàn đến một triệu nông dân theo đạo, trong lúc tổng số dân Nam Kỳ là
từ bốn triệu đến bốn triệu rưỡi (trang 4-15).
Trong Histore et
philosophie du Caodaisme”, G.Gobron dẫn theo
G.Abadie cho rằng vào năm 1932 số tín đồ Cao Đài ở Nam Kỳ lên tới hơn một triệu
trong lúc số dân Nam Kỳ lúc bấy giờ là ba triệu rưỡi.
Tóm lại, bốn tiêu chí mà Đức Chí Tôn ban ra đã hợp hoàn cảnh, đã hợp lòng
người, tình lý vẹn vẽ đôi đường. Với chủ truong tín ngưỡng hòa đồng bao dung
nhân dân Nam Kỳ không thấy bất cứ điều gì ngăn trở, hoàn toàn tự do, hoàn toàn
dân chủ và cộng hưởng chung thành quả mà đạo đạt được.
Để vỗ về khoảng trống tâm linh, người dân Nam Kỳ đã tìm thấy cái phao cứu nạn
ở đạo Cao Đài, xây dựng cái mới trên nền truyền thống cũ, mới mẽ mà gần gũi,
huyền bí mà thân quen, đơn giản ở tín đồ nhưng ràng buộc ở giáo hội để chức sắc
đủ tư cách dìu dẫn nhơn sanh trên đường thánh đức.
Bốn tiêu chí: bình đẳng, dân chủ, tự do và chung hưởng đã gợi mở cho mọi
người Nam Kỳ hớn hở đến với đạo Tam Kỳ (tên gọi lúc đạo mới mở).
Bản tuyên ngôn khai đạo của Đức Cao Đài đã phản ánh đúng thực trạng đất Nam
Kỳ vào thời đầu khai đạo (1926-1932) là chỗ dựa tinh thần của toàn đạo và là
cái phao cứu hộ cho người Nam Kỳ lúc bấy giờ.
II . CHỮ “MỤC” LÀ MẬT NGỮ
TU CHƠN
Vào ngày 25 tháng 2 năm 1926, Đức Cao Đài dạy về việc thờ Thiên Nhãn như
sau:
Nhãn thị chủ tâm
Lưỡng quang chủ tể
Quang thị thần
Thần thị thiên
Thiên giả, ngã giả.
Trong chữ “nhãn” (眼) hàm chứa chữ “mục” (目). Chín tháng sau (tháng 11 năm
1926), Đức Chí Tôn cho hiển thị chữ “mục”
trong câu liễn ngày khai đạo (đã dẫn).
Thầy đã dùng phép hoán dụ chữ “mục”
rất cô đọng sử dụng như một mật ngữ giúp nhơn sanh đường vào lý sống đạo đức tu
chơn “tả mục thần quang”, “thiên khai huỳnh
đạo”.
Đồng đạo đi vào ra cử thánh thất đều thấy chữ “mục” mà không nghĩ là chữ “đạo”,
nếu bỏ “con mắt” thì không còn đạo nữa. Chữ “mục” là một mật ngữ tu chơn, vào
chùa là phải nghĩ ngay thiên nhãn Thầy. Từ mồng 8 tháng 4 năm 1926 cơ đã dạy: “Muốn trọn câu phổ độ…phải bày bửu pháp (tu
chơn) ra”. Vì lúc hội chức sắc thành lập Tân Luật, Đức Chí Tôn dạy: “Khởi đầu lập luật gọi là tịnh thất luật”.
Thấy chữ “mục” là thấy đạo nhưng
chưa am tường cái đích của đạo là tu chơn. Vì chữ “mục” hàm chứa bát
quái. Bát quái là cái đích sẽ dẫn ta đến giải thoát.
1 . Chữ “mục” hàm chứa bát quái
Theo “Trung y nhãn khoa giải nghĩa”
mắt con người được chia thành 8 khuếch. Mỗi khuếch là một vùng tượng trưng cho
một quẻ.
- Thiên khuếch gồm lòng trắng ở hai bên phải trái của lòng đen, thuộc phổi,
tượng Càn.
- Địa khuếch gồm mi trên và mi dưới thuộc tỳ và bao tử, tượng Khôn.
- Thủy khuếch gồm đồng tử thuộc thận, tượng Khảm.
- Hỏa khuếch gồm hai khóe mắt thuộc tim và mạng môn, thuộc Ly.
- Lôi khuếch gồm lòng trắng phía trên lòng đen thuộc ruột non, tượng Chấn.
- Sơn khuếch gồm vòng giáp đồng tử à lòng đen thuộc mật, tượng Cấn.
- Phong khuếch: lòng đen thuộc gan, tượng Tốn.
- Trạch khuếch: lòng trắng phía dưới lòng đen, thuộc bàng quan, tượng Đoài.
Đối với ngũ tạng (ngũ hành) mắt chia thành 5 vùng hợp với các điều trên. Mi
mắt thuộc Tỳ - Thổ, hai khóe mắt thuộc Tâm – Hỏa, lòng trắng thuộc Phế - Kim,
lòng đen thuộc Can – Mộc, đồng tử thuộc Thận – Thủy.
2 . Cái đích dẫn đến tu chơn
Trong mỗi người đều có bát quái ở mắt và các cơ quan sau:
- Gan tượng Tốn vì gan và Tốn đều thuộc Mộc, gan hóa Phong, Tốn tạo gió.
- Phổi tượng Càn vì phổi và Càn đều thuộc Kim, phổi chứa khí trời mà Càn là
trời.
- Tâm tượng Ly vì tim và Ly đều thuộc hỏa, tim phát xuất thần minh mà Ly là
sáng.
- Thận tượng Khảm vì thân và Khảm đều thuộc thủy, thận là cơ quan trọng yếu
mà Khảm là hiểm yếu.
- Tỳ tượng Khôn vì cùng thuộc thổ, tỳ tạo ra cốc khí mà Khôn tác thành vật.
- Mật tượng Chấn vì cùng thuộc Mộc, mật xuất phát quyết đoán mà Chấn là sấm
động.
- Vị tượng Cấn vì cùng thuộc Thổ, bao tử chứa thức ăn, mà Cấn là núi chứa
quặng mỏ.
- Ruột già tượng Đoài vì cùng thuộc kim, ruột già chứa phẩn mà Đoài là đầm
lầy chứa bùn lầy.
Theo luật cộng thông của học thuyết “thiên nhân hợp nhất”, thái cực tương
đương với đơn điền (dưới rốn ba thốn) là trọng tâm sanh mạng, nơi hội tụ năng
lượng và chuyển hóa. Luồng khí năng lượng ấy, hành giả luyện khí gọi là đơn
(thuốc).
Lưỡng nghi phân thân thể con người trên dưới trước sau, phải trái thành ba
phương vị vật thể từ tính sinh mạng lớn: đứng thẳng, dọc ngang lập thành hệ tọa
độ ba chiều của nhân thể, năng lượng cơ thể con người theo đó vận hành không ngừng
nghỉ.
Tứ tượng chỉ các mặt nhân thể. Tất cả mặt từ rốn trở lên tiếp với trời, mặt
từ rốn trở xuống liền với đất, theo tiên thiên bát quái lấy 2 quẻ càn khôn trên
dưới biểu thị trời đất, chiều ngang trái phải Khảm Ly biểu thị nước lửa. Trước
sau là chiều dọc với 2 quẻ Cấn Đoài biểu thị núi đầm thông khí. Trong ngoài là
Chấn Tốn biểu tượng sấm gió nỗi lo toan.
Sanh mạng con người có 3 điểm: Tinh, Khí, Thần. Tinh là hình thể sanh mạng.
Khí là năng lượng sanh mạng vận động. Thần là cơ cấu điều tiết khiến cho âm
dương trong người được thăng bằng.
Thế nên, Đức Chí Tôn chủ yếu dạy luyện khí. Luyện khí chủ yếu là điều thần,
giữ gìn bên trong thân thể là điều quan trọng nhất. Thần là cái ngự trị hoạt động
sống khử trừ hết thảy tạp niệm “tâm viên
ý mã” mà giữ ý tâm tại đơn điền (dưới rốn ba thốn) nên luyện khí, còn gọi
là luyện đơn.
Đơn điền là cái đỉnh (vạc có ba chân biểu thị tam bửu) giống như nửa cái nồi,
nên cổ thư có câu: “Nửa cái nồi nấu Càn
Khôn, một hạt gạo (đơn) bao trời đất” (Bán liên oa chử càn khôn, nhất lạp mễ
bao thiên địa).
Tinh, khí, thần là thuốc luyện đơn trong cái đỉnh đó. Hành giả làm thế nào
đổ được tam bửu vào đỉnh. Tinh – mặt trời là động lực đầu tiên của vạn vật sinh
trưởng nên Chu dịch biểu tượng bằng quẻ Ly, y học gọi là tâm hỏa, là nguồn gốc
của thần, người xưa ví như gái đẹp.
Tinh – mặt trăng là thể để vạn vật dựa vào nên Chu dịch biểu tượng bằng quẻ
Khảm, y học gọi là thận thủy, là nguồn gốc của tinh, người xưa ví như đứa trẻ.
Thận thủy theo can mộc, thăng lên về bên trái. Tâm hỏa theo phế kim hạ xuống về
bên phải, gặp nhau ở tỳ ngay chính giữa. Tỳ thổ là đất mẹ của vạn vật nên người
xưa ví như bà hoàng. Đứa trẻ, người con gái đẹp lấy bà hoàng làm môi giới, biểu
tượng thủy hỏa giao nhau, hai quẻ Khảm (trên) Ly (dưới) gọi là ký tế, đưa tam bửu
vào đỉnh.
Thuốc tam bửu sau khi vào đỉnh, trước dùng võ hỏa nấu tức dùng ý niệm đưa
hơi thở từ từ vào đơn điền (ruộng thuốc). Kế đó dùng văn hỏa ôn dưỡng theo âm
khơi mạch vào đơn điền, mạch nhâm vừa mở thì các mạch khác cũng đều mở, khí đến
vĩ lư qua giáp tích lên ngọc chẩm tới nê hoàn (xem “Trường dưỡng tinh khí thần”
– cùng người viết).
Khi luyện thở mặt hướng về sau bắc đẩu, vì sao bắc đẩu là cái gậy chỉ huy
thiên thể vận hành. Cơ thể con người cũng ứng với sao bắc đẩu nên lấy sao đó
làm thần. Muốn ý niệm tập trung thì ý phải nương theo hơi thở. Nếu để ý vu vơ sản
sinh thì tâm hỏa thịnh, còn để ý niệm phân tán thì thận thủy hàn. Lúc đó, hành
giả nên ngưng luyện đơn. Theo bà Bát Nương dạy tịnh luyện của cơ phổ độ rất tiến
bộ rộng rãi “Phải tìm cho được cái tịnh
trong cái động” và “Muốn tịnh luyện lúc nào cũng được” (Thượng Phẩm Cao Quỳnh
Cư và luật tam thể, trang 168).
3 . Trời – người hiệp nhất
Theo thuyết “Thiên nhơn hiệp nhứt” con người là một hình ảnh thu nhỏ của
càn khôn vũ trụ. Quan hệ giữa thiên nhiên và con người có tính chất đồng dạng
và hợp nhất. Thế nên, ta chỉ cần quan sát bầu trời với những vì sao mà khi một
trẻ sơ sinh mới ra đời đã chịu ảnh hưởng sâu xa nên có thể qua tinh tú đoán biết
được số phận và tương lai của con người là vậy.
Trong Kinh Dịch, lý thuyết ngũ hành tương quan với nhân thể từ đi đứng, cử
chỉ, lời nói, gương mặt, họp sọ…đều chứa đựng các thông tin của quá khứ, hiện tại
và tương lai.
Trong nhân tướng học, khuôn mặt là yếu tố quan trọng nhất. Khuôn mặt con
người sánh như bầu trời mà mặt trời là nhãn cầu trái, mặt trăng là nhãn cầu phải
(tức lưỡng quang chủ tể), các vì sao là những nốt ruồi và lông mày tượng trưng
cho mây.
Năm bộ phận trên khuôn mặt tương ứng với ngũ hành: 1) Trán và lông mày là hỏa
thuộc tâm. 2) Đôi mắt là mộc thuộc can. 3) Hai mũi là kim thuộc phế. 4) Cái miệng
là thổ thuộc tỳ. 5) Hai tai là thủy thuộc thận. Còn kích thước hình dáng của họp
sọ nói lên tri thức của một người.
Khuôn mặt của một người tác thành 5 loại: tròn, vuông, xoan, tam giác, chữ
nhật và tương ứng với một số tính các nhất định.
Dưới đây là so sánh hình thái giữa trời và người:
Học thuyết luyện khí của Đạo Cao Đài và Kinh Dịch trùng hợp nhau nếu không
nói là một. Luyện chơn nhứt khí của đạo là hợp lại nguyên khí trong người và
huyền khí ngoài trời làm một dẫn xuống biển khí (khí hải) dưới rốn ba thốn. Các
đạo sĩ gọi chổ này là đơn điền (ruộng đơn thuốc) nên luyện khí còn gọi là luyện
đơn.
Bụng là trọng tâm thân thể của con người, là nơi hội tụ chơn khí nên người
ta coi bụng là thái cực vì nơi đó tiếp cận với thần kinh xương cùn và nhóm thần
kinh khoang bụng. Thế nên khi luyện khí lấy khí mặt trời làm động lực đầu tiên,
dịch lý biểu tượng bằng quẻ Ly. Ly (con mắt) là tâm hỏa, là nguồn gốc của thần
chỉ cần hợp với tinh cơ thể nữa thì tinh, khí, thần gom về một mối mà đạt đạo
bước vào hàng phẩm thánh thể.
Chức sắc hàng thánh thể phải có thánh tính để độ đời, làm nước vinh đạo
sáng hầu xây dựng tình huynh đệ đại đồng.
Ngắn gọn, Đức Chí Tôn ban cho toàn đạo thiên nhãn, thiên mục. Đức Hộ Pháp
ban thiên tượng quẻ Ly (con mắt) làm phù hiệu cho chư tín hữu đeo (như thánh
giá bên Thiên Chúa).
CHƯƠNG II
ĐÊM HỘI YẾN DIÊU TRÌ
CUNG ĐẦU TIÊN
Ngài Cao Quỳnh Cư mời hai ngài Phạm Công Tắc và Cao
Hoài Sang qua nhà mình xây bàn mời cô Đoàn Ngọc Quế về dạy làm thi. Nhân tiện
ba ngài hỏi cô Quế về việc thượng giới, cô tiết lộ đôi điều khiến các ngài càng
thêm mê học hỏi. Rồi cô gọi ngài Cao Quỳnh Cư là trưởng ca, ngài Phạm Công Tắc
là nhị ca, ngài Cao Hoài Sang là tam ca, cô là tứ muội.
Đến ngày 3-8-1925 (15-7 Ất Sửu), thiết đàn xây bàn các ngài được cô Đoàn Ngọc
Quế báo tin có một đấng đến tiếp xúc với ba ngài.
Thi
Ớt cay cay ớt gẫm mà cay,
Muối mặn ba năm muối mặn dai.
Túng lúi đi chơi nên tấp lại,
Ăn bòn chẳng chịu tấp theo ai.
* A-Ă-Â
Ngài Phạm Công Tắc nghe thi lạ lùng có ý hơi khó chịu, liền đó đấng này cho
thêm bài thi:
Thi
Đời hiếp lẫn nhau nỡ chẳng thương,
Thương đời nên mới đến đem đường.
Đường dài vó ngựa tua bền sức,
Sức yếu lòng người khó để gương.
Gương đạo noi theo đường Thuấn đế,
Đế dân vẹn giữ lối Văn Vương.
Vương hầu lê thứ ai là chí,
Chí quyết làm cho thế khác thường.
* A-Ă-Â
Ngài Cao Quỳnh Cư hỏi đấng A-Ă-Â mấy tuổi, tên họ là gì. Ông gõ bàn hoài
không ngừng. Ngài Phạm Công Tắc hỏi ông ở đâu thì được cho bài thi:
Thi
Tròi trọi mình không mới thiệt bần,
Một nhành sen trắng náu nương thân.
Ở nhà mượn đám mây xanh kịt,
Đỡ gót nhờ con hạc trắng ngần.
Bố hóa người đời gây mối đạo,
Gia ân đồ đệ dựng nền nhân.
Chừng nào đất dậy trời thay xác,
Chư phật, thánh, tiên xuống ở trần.
Đến ngày 18-8-1925 (1-8 Ất Sửu), cô Đoàn Ngọc Quế giáng bàn, các ngài hỏi rằng:
“Em còn có chị em nào nữa biết làm thi,
xin cầu khẩn đến dạy ba anh em Qua làm thi”. Cô Đoàn Ngọc Quế trả lời: “Có chị Hớn Liên Bạch, Lục nương với Nhứt
nương làm thi hay lắm”. Và cô lại thêm: “Ba anh muốn cầu thì ngày đó ba anh
phải ăn chay, cầu mới được” (Những lời đối thoại trên đây đều trích trong sách “Đạo sử xây bàn” của bà Đầu sư Hương Hiếu).
Ba ngài vâng ý cô Đoàn Ngọc Quế , ngày cầu, ba ngài đều ăn chay.
Đến ngày 25-8-1925 (8-8 Ất Sửu), Đấng A-Ă-Â giáng dạy ba ngài vào rằm tháng
8 năm đó thiết tiệc chay thỉnh Đức Diêu Trì Kim Mẫu và chư vị Cửu nương đến dự.
Đến ngày 14-8 âm lịch thì Đức Nhàn Âm Đạo Trưởng giáng cho thơ mời các ngài họa.
Thi
Rừng tòng ngày tháng thú quen chừng,
Nhướng mắt dòm coi thế chuyển luân.
Rượu cúc một bầu trăng gió hứng,
Non sông dạo khắp lối đêm xuân.
Bài họa của ngài Phạm Công Tắc như vầy:
Họa vận
Cuộc thế lầm than đã quá chừng,
Ai là những bậc vẹn thường luân ?
Thiều quang nhặt thúc không chờ đợi,
Tế thế an bang phỉ kiếp xuân.
Đến ngày 1-9-1925 (15.8 Ất Sửu) tại nhà ngài Cao Quỳnh Cư, số 134 Bourdais
(nay là đường Calmette, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh) giữa nhà lập bàn hương án, chưng
các hoa thơm và xông trầm trọn ngày. Các ngài mặc quốc phục quỳ trước hương án
cầu nguyện các Tiên nương dự tiệc. Lễ bái xong các ngài cũng ngồi vào bàn tiệc.
Bà Nguyễn Thị Hiếu (tức bà nữ Đầu sư Hương Hiếu) gắp đồ ăn để vào chén cho 9 vị
và trên bàn thờ Đức Phật Mẫu. Đó là thể pháp tượng trưng cho bí pháp của đạo
Cao Đài, mà hàng năm về sau đến ngày tháng này đều tổ chức lễ Hội Yến Diêu Trì
Cung do hiệp thiên đài chủ trì.
Sau đó các ngài xây bàn, đấng A-Ă-Â giáng cho bài thi và Đức Phật Mẫu cùng
Cửu vị Tiên nương mỗi vị đều giáng cho một bài mà ngày nay hàng năm thài để hiến
lễ (Xem Công đức Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Nữ Phật – Trần Văn Rạng).
* Phật Mẫu
Cửu kiếp Hiên Viên thọ sắc thiên
Thiên thiên cửu phẩm đắc cao huyền
Huyền hư tác thế thần tiên nữ
Nữ hảo thiện căn đoạt cửu thiên.
* Nhứt nương
Hoa thu ủ như màu thẹn nguyệt
Giữa thu ba e tuyết đông về
Non sông trải cánh tiên lòe
Mượn câu thi hứng vui đề chào nhau.
* Nhị nương
Cẩm tú văn chương hà khách đạo ?
Thi thần tửu thánh vấn thùy nhân ?
Tuy mang lấy tiếng hồng quần
Cảnh tiên còn mến cõi trần anh thư.
* Tam nương
Tuyến đức năng hành đạo
Quảng trí đắc cao quyền.
Biển mê lắc lẻo con thuyền,
Chở che khách tục cửu tuyền ngăn sông.
* Tứ nương
Gấm lót ngõ chưa vừa gót ngọc,
Vàng treo nhà ít học không ưa.
Đợi trang nho sĩ tài vừa,
Đằng giao khởi phụng chẳng ngừa tiên thi.
Ngũ nương
Liễu yểu điệu còn ghen nét đẹp
Tuyết trong ngần khó phép so thân
Hiu hiu nhẹ gót phong trần
Đài sen mấy lượt gió thần đưa hương.
* Lục nương
Huệ ngào ngạt đưa hơi vò diệu,
Đứng tài ba chẳng thiếu tư phong
Nương mây như thả cánh hồng,
Tiêu diêu phất phướn cõi tòng đưa tiên.
* Thất nương
Lễ bái thường hành tâm đạo khởi
Nhân từ tái thế tử vô ưu.
Ngày xuân gọi thế hảo cừu,
Trăm duyên phước tục khó bù buồn tiên.
* Bát nương
Hồ Hớn hoa sen trắng nở ngày
Càng gần hương đẹp lại càng say.
Trêu trăng hằng thói dấu mày,
Cợt mây tranh chức phật đài thêm hoa.
* Cửu nương
Khiết sạch duyên trần vẹn giữ,
Bạc Liêu ngôi cũ còn lời.
Chính chuyên buồn chẳng trọn đời,
Thương người noi đạo, phật trời cũng thương.
Nhờ mười bài thi trên mà ta biết tên, phong cách và việc làm của Đức Phật Mẫu
và Cửu vị Tiên nương (Xem Công đức Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Nữ Phật-cùng tác giả).
Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung ngày rằm tháng 8 là ngày các con nhớ ơn báo hiếu Đức
Mẹ, biểu tượng cho nguồn sống (vườn đào là sự trường tồn) và nguồn vui (ngày lễ
anh em tứ phương về sum họp). Ngày 16-8 al là ngày Đức Mẹ đãi yến các con (giờ
phát quà cho nhi đồng tại Trai đường).
Đức Phạm Hộ Pháp giải rõ (15-8 Kỷ Sửu) như sau: “Cổ pháp định cho các chơn hồn về nơi Diêu Trì Cung hưởng được hội yến
bàn đào, uống được tiên tửu, mới nhập vô cảnh thiêng liêng hằng sống”.
Khi tái cầu, cô Lục nương (tức Jeanne d’Arc) giáng cho thêm bài (Xem Đại Đạo
sử cương, quyển 1) và mời ngài làm thi liên ngâm. Bà xướng:
1 . Liên ngâm I
Trót đã đa mang cái nợ đời,
Gánh đời nặng lắm khách trần ơi.
Lục nương
Oằn vai thần đạo non sông vác,
Chịu kiếp trần ai gió bụi vùi.
Cao Quỳnh Cư
Thương hải tang điền xem lắm lúc,
Công danh phú quý nhắm trò chơi.
Phạm Công Tắc
Ở đời mới hẳn rằng đời khó,
Khó một đôi năm dễ khó đời.
Cao Hoài Sang
2 . Liên ngâm II
Ở thế sao chê tiếng thế buồn,
Buồn vui hai lẽ lấy chi đong.
Lục nương
Cân đai tuế nguyệt trêu hồn bướm,
Tên tuổi phong ba lắm bụi hồng.
Cao Quỳnh Cư
Chiếc bách dập dồn dòng bích thủy,
Phồn hoa mờ mịt giấc huỳnh lương.
Phạm Công Tắc
Bờ dương chờ đặng phong trần rảnh,
Quảy gánh thơ đờn dạo bốn phương.
Cao Hoài Sang
(Đạo sử xây bàn Tây Ninh 1967, trang 16)
Thu
Im lìm cây cỏ vẫn in màu,
Mờ mịt vườn xuân điểm sắc thu.
Gió dậy xao trời mây cuốn ngọc,
Sương lồng ướt đất liễu đeo châu.
Ngựa vàng ruỗi vó thoi đưa sáng,
Thơ ngọc trao gương đậm vẽ làu.
Non nước đìu hiu xuân vắng chúa,
Nhìn quê cảnh úa giục cơn sầu.
* Lục nương
Nhờ tình thân mật đó, Lục nương cho biết cô Đoàn Ngọc Quế là Thất nương
Diêu Trì Cung.
Đêm 14-9-1925 (29-8 Ất Sửu) khi xây bàn, Đấng A-Ă-Â giáng, ba vị hỏi sao
lâu quá không đến. Ngài đáp rằng vì tiết lộ thiên cơ cho ba vị nên bị Ngọc Hư bắt
tội. Ba ngài phải lập hương án giữa trời để chịu tội thay cho Đấng A-Ă-Â. Đến
ngày rằm tháng 9 năm đó Đấng A-Ă-Â giáng cho một bài thi.
Thi
Một tòa thiên các ngọc làu làu,
Liền bắc cầu qua nhấp nhóa sao.
Vạn trượng then cài ngăn bắc đẩu,
Muôn trùng nhịp khảm hiệp nam tào.
Chư thần lóa mắt màu thường đổi
Liệt thánh kinh tâm phép vẫn cao
Đời đổi chớp giăng đoanh đỡ nổi
Vững bền muôn kiếp chẳng hề xao.
CHƯƠNG III
TIÊU NGỮ ĐẠI ĐẠO TAM
KỲ PHỔ ĐỘ
Đêm 31-12-1925 (15-11 Ất Sửu) đấng A-Ă-Â giáng dạy:
“Ba con thương Thầy lắm
há ?
Con thấy đặng sự hạ
mình của A-Ă-Â như thế nào chưa ? Con có
thấu đáo cái quyền năng của Thầy chưa ? Người quyền thế lớn nhất như vậy có thể
hạ mình bằng A-Ă-Â chăng ?
A-Ă-Â là Thầy.
Thầy đến với các con
thế ấy, con thương Thầy không ?
Cao Quỳnh Cư bạch: Thấy
nhơn sanh chưa rõ sự huyền diệu của Thầy, họ nói phạm thượng, ba con binh vực
Thầy, ba con cãi vả với họ.
Thầy biết…Cười…
Sự nhỏ nhẹ của Thất
Nương đó, con bằng mảy mún gì chưa ? Học hỏi sự nhỏ nhẹ ấy.
Sự cao kỳ của Lục
Nương, con có đặng mảy mún gì chưa ? Học hỏi sự cao kỳ ấy.
Sự nhân đức của Nhứt
Nương, con có chút đỉnh gì chưa ? Phải học sự nhân đức của Nhứt nương.
Tình nghĩa yêu mến của
con có bằng Bát Nương không ? Phải học.
Sự kính nhường, ba
con bằng Cửu Nương chăng ? Phải học.
Phải học tình nhân
ái, trung tín, cứu giúp. Ba con có đặng như Cửu Thiên Nương Nương (tức Đức Phật
Mẫu) chăng ? Phải học gương.
Hạ ngươn tận diệt, Thầy
sai thần, thánh, tiên, phật và chính mình Thầy, vì thương chúng sanh cũng hạ
mình đến với các con, mượn việc xây bàn đùa giỡn với các con để các con vui mà
học đạo, hầu khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cứu vớt chúng sanh”.
Tuyên ngữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đến nay mới được khải chúng. Năm 1920, đấng
Thượng Đế đến dạy đạo ngài Ngô Văn Chiêu ở Phú Quốc chỉ xưng là Cao Đài Ngọc Đế,
nhiều người lầm tưởng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ phát xuất từ Phú Quốc.
Trong “Đại đạo căn nguyên” của
Nguyễn Bảo Pháp xác định rõ ràng: “Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ phát nguyên tại Sài Gòn. Trước kỳ khai đạo, Thượng Đế đã truyền lệnh
cho chư thần, thánh, tiên, phật giáng cơ nhiều chỗ đặng cảnh tỉnh nhơn tâm,
cùng để lời tiên tri rằng đại đạo hoằng khai. Như đàn tại Miễu Nổi (Bến
Cát, Gò Vấp, Gia Định) đêm 17.6 năm Quí Hợi (30-7-1923) Tào Quốc Cựu đại tiên
giáng cơ dạy như vầy:
“Khá ráng luyện đạo kẻo
uổng, vì đạo là món báu trong trời nên mới gặp đạo mở kỳ ba. Hữu duyên đắc ngộ
Tam Kỳ độ”.
Đàn tại Đất Hộ (chùa Ngọc Hoàng Đa Kao), đêm 22-7 Quí Hợi (2-10-1923) Huê
Quang Đại Đế giáng cơ như vầy:
HUÊ phát Tam Kỳ đạo dĩ khai
QUANG minh từ hướng thượng tam tài
ĐẠI phước kim đơn thần đắc ngộ
ĐẾ quân giáng hạ nhữ vô tai
Xem thế, “Tam Kỳ Phổ Độ” lập giữa
chợ Sài Gòn. Đó là lối tu chợ hay tu tâm. Tu giữa chợ mới gọi là “đại ẩn ẩn thành thị” hay “Nhứt tu thị,
nhị tu sơn”. Cách tu, lối tu theo thời cuộc mà biến đổi cho phù hợp với đời. Thời
còn ăn lông ở lỗ, hang núi là nơi ở thiên nhiên nên con người chọn lối tu núi tức
tu tiên (Đức Ngô Minh Chiêu hành đạo vô vi ở núi Phú Quốc). Khi con người biết
quần tụ cất nhà để ở thì nảy ra lối tu chùa. Người sanh đẻ càng ngày càng đông
giành giựt nhau từ miếng ăn manh áo. Khổng Tử kêu gọi con người phải giữ bát điều
mục, sinh ra lối tu tề của nho giáo. Xã hội ngày càng tiến bộ, chỗ nào cũng có
người, chỗ nào cũng có chợ thì có lối tu chợ tức tu tâm (Đạo Tâm). Xét qua quá
trình các phương pháp tu từ tu núi, tu chùa, tu tề, tu chợ, chắc chắn tu chợ là
lối tu khổ luyện nhất.
Những điều vừa trình bày trên không thể nào nói cơ phổ độ thoát thai từ bên
vô vi. Và cũng không thể nói: “Một thánh
thất (tức Trước Lý Minh Đài, nhà của Chưởng nghiêm pháp quân Nguyễn Phát Trước)
thuộc phần phổ độ để các môn đệ bên vô vi ngửa thánh ý truyền bí pháp lại cho
hàng đệ tử thiện căn” (Đồng Tân, Lịch sử đạo Cao Đài, Sài Gòn, Cao Hiên
1972, trang 113). Vì chính thánh thất này khai sinh quyển Đại thừa chơn giáo
(1936), sau khi Đức Ngô Minh Chiêu qui vị ba năm. Thế thường người ta phân biệt
vô vi, phổ độ là hai mà quên lời dạy của Đức Chí Tôn “Cùng nhau một đạo tức cùng Cha”. Chẳng lẽ vô vi mà không phổ độ,
phổ độ theo kiểu vô vi chớ ! Còn phổ độ chẳng lẽ không tịnh luyện nhưng phần phổ
độ chúng sanh theo tuyên ngữ “đại ân xá”
vượt trội hơn mà thôi.
Vô vi và phổ độ song hành như lẽ trời đất phải có dương âm: “Thầy lập bát quái (có quả càn khôn ở trên)
mà tác thành càn khôn thế giới” (Lý giải quả càn khôn, Trần Văn Rạng). Có
âm dương mới sanh sanh hóa hóa, nhờ đó mà đạo mới truyền tới thất ức niên đặng.
Đức Cao Đài Tiên Ông (biểu tượng phần dương) dìu dẫn Đức Ngô Minh Chiêu thờ
thiên nhãn. Đức Phật Mẫu và Cửu Nương (biểu tượng phần âm) độ dẫn nhóm Cao, Phạm
vào đạo. Điều đó là một tiên triệu quá hiển nhiên. Nói theo Dịch lý, trong âm
có dương và trong dương có âm. Khi gọi là dương vì dương trỗi hơn âm và khi gọi
là âm vì âm nhiều hơn dương có thế thôi. Nói rõ hơn, khi gọi là vô vi vì lo vô
vi nhiều hơn phổ độ và khi gọi là phổ độ vì lo việc hoằng đạo nhiều hơn tịnh
luyện, chớ không phải không có tịnh luyện.
Đạo Cao Đài là bao la đại đồng, nếu không thấy được đại đồng mà chỉ thấy tiểu
dị thì làm sao gọi là đại đạo. Đạo đã truyền bao nhiêu thập niên mà người đạo lẽ
nào chưa thông lý tưởng đại đồng ?
Các ngài lúc bấy giờ chưa rõ mối đạo lớn là thế nào và giáo lý ra sao hay lấy
giáo lý các tôn giáo đã có.
Thế nên đêm 2-1-1926 (18-11 Ất Sửu), Đấng Cao Đài Thượng Đế giáng dạy:
“Cư, Tắc hai con đừng
lấy làm việc chơi nhé. Thầy dặn hai con một điều: nhứt nhứt phải đợi lịnh Thầy,
chẳng nên lấy ý tứ riêng mà phán đoán nghe.
Phận sự hai con,
trách nhiệm hai con Thầy đã định trước, song ngày giờ chưa đến, phải tuân lời
Thầy nghe. Từ đây Thầy khởi sự dạy đạo”.
Ngày 2-1-1926 là ngày lịch sử trong khoảng đời tâm linh của ngài Phạm Công
Tắc và Cao Quỳnh Cư, vì từ đây Đức Chí Tôn mới thật sự dạy đạo cho các ngài. Vì
vậy các ngài gặp điều gì khó khăn thì triệu thỉnh các đấng thiêng liêng. Đêm
mùng 4 tháng đó, Đức Chí Tôn giáng cơ quở rằng:
“Thầy đã nói A-Ă-Â là
Thầy, Diêu Trì Cung là cung Diêu Trì, các thánh đều có quả đó là những đấng Thầy
lựa sai đến dạy dỗ mấy con, đừng triệu thường vì mỗi vị đều có phận sự riêng.
Chư tiên và chư thánh
đều có quả, song đừng triệu về mà chơi, kỳ dư có điều gì học hỏi”.
Đến ngày 9-1-1926 (25-11 Ất Sửu), Đấng Cao Đài Thượng Đế giáng dạy các ngài
Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc đến đường Quai Testard-Chợ Lớn (bây giờ là đường Châu Văn Liêm) độ ông Lê Văn
Trung, ngài Phạm Công Tắc có vẻ không bằng lòng vì:
“Buổi nọ, ông Lê Văn Trung đang làm Thượng nghị viên, hội đồng thượng nghị
viện thời Pháp lớn lắm. Ông là người Nam duy nhất làm đến bậc đó thôi. Ông là
người quá sức đời, tôi và đức Cao Thượng Phẩm (tức ông Cao Quỳnh Cư) không hạp
chút nào. Tôi kỵ hơn hết, nhứt định không làm điều đó được. Một ông quan trong
thời mất nước không thể tả hết.
Khi chúng tôi ôm cái cơ đến nhà ngài đặng Đức Chí Tôn độ. Mục đích của
chúng tôi là Đức Chí Tôn bảo đâu làm đó vậy thôi. Khi vô tới nhà chúng tôi thú
thật với ngài rằng: Chúng tôi được lịnh Đức Chí Tôn đến nhà anh phò loan cho Đức
Chí Tôn dạy đạo.
Ông biết Đấng đó hơn chúng tôi vì vào khoảng tháng 5 Ất Sửu (tháng 6-1925)
tại Chợ Gạo (Chợ Lớn) nơi nhà Nguyễn Bá Vân có thiết đàn thỉnh tiên, ông Nguyễn
Hữu Đắc có đưa ông Lê Văn Trung đến hầu đàn nhiều lần. Khi Đức Lý độ ông Trung
ngộ đạo thì mắt ông sáng lên. Đàn Chợ Gạo từ đó bị bế. Nghĩa là dù ai có cầu
các đấng vẫn không giáng.
Lo sắp đặt bàn ghế, sửa soạn buổi phò loan rồi bắt ông nhập môn.
Trong nhà có một người con nuôi tên là Thạnh còn nhỏ độ 12 tuổi. Hai cha
con kiếm được cơ đâu không biết, vái rồi cầu cơ. Khi phò loan thằng nhỏ ngủ,
ông thì thức. Cơ chạy hoài. Ông hỏi thì Đức Chí Tôn trả lời, chỉ có hai người
biết với nhau mà thôi. Từ đó ông mới tin có Đức Chí Tôn”. (Theo bài thuyết đạo
đêm Giáp Ngọ của Đức Phạm Hộ Pháp).
Thật ra nội dung của đàn cơ là Đức Cao Đài cho ngài Lê Văn Trung biết,
chính ngài đã truyền lịnh cho Đức Lý độ dẫn ông nơi đàn Chợ Gạo. Đức Chí Tôn dặn
rằng: “Trung nhứt tâm nghe con. Sống cũng
nơi Thầy và thác cũng nơi Thầy. Con lấy sự sáng của con mà suy lấy” (Theo Đại
Đạo Căn Nguyên của Nguyễn Bảo Pháp, 1930).
Từ lúc chấm dứt việc xây bàn thay vào phò cơ thì hai ngài Cao Quỳnh Cư và
Phạm Công Tắc làm đồng tử nên tất cả những bài từ trước của các đấng giáng cho
đều do cặp cơ nguyên thủy này viết ra. Vì vậy ngài Cao Hoài Sang thấy mình hơi
thừa, rồi lần lần ít chịu đi hầu đàn. Các ngài mới xin Đấng Cao Đài để lời dạy
bảo. Đấng Cao Đài Thượng Đế giáng rằng: “Nó
thật thà, vả lại nó còn mang xác phàm. Ai dưới thế này đặng trọn vẹn, các con
chỉ cho Thầy coi ?”.
Các ngài đã thọ làm môn đệ Đấng Cao Đài đã lâu nhưng chưa thờ vì chưa biết
cách thức thờ thế nào nên mới xin dạy cách thức để thờ thì Đấng Cao Đài Thượng
Đế dạy: “Đến Chiêu xem cách thức nó thờ
Thầy, bảo nó hiệp một với các con”.
Vâng lệnh Đấng Cao Đài, các ngài Lê Văn Trung, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc
đến nhà ông Ngô Văn Chiêu ở số 110 đường Bonnard (nay là đường Lê Lợi, Tp. Hồ
Chí Minh) để quan sát cách thờ. Ngài Ngô Văn Chiêu thờ Thầy rất kỹ, tận trên
cao và ngay chính giữa nhà thật kín đáo. Có ai đến chơi nhà, khó mà biết được
vì ông là người rất dè dặt, không phải là bạn tu thì không bao giờ chỉ dẫn.
Vào năm 1921 lúc làm chủ quận Phú Quốc, một buổi sáng lối 8 giờ, Đức Chí
Tôn đã hiện con mắt (thiên nhãn) nhiều lần và dạy ngài cách thờ. Năm 1924, ngài
đổi về Sài Gòn thì cũng tiếp tục thờ Thầy (thiên nhãn) và tu đơn như trước. Kịp
đến khi Đức Chí Tôn chuyển cơ phổ độ cho nhóm ngài Phạm Công Tắc thì các ngài đến
đây để xem cách thờ phượng về truyền bá trong đạo hữu.
Vì ngài Lê Văn Trung rộng rãi, ngày 15-12 Ất Sửu, ngài thượng thánh tượng
thiên nhãn có mời các ông Ngô Văn Chiêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài
Sang, Nguyễn Trung Hậu, Vương Quan Kỳ, Đoàn Văn Bản, Nguyễn Văn Hoài, Trương Hữu
Đức, Võ Văn Sang, Lê Văn Giảng, Lý Trọng Quý, Lê Thế Vĩnh…Đấng Cao Đài giáng cơ
dạy: “Thầy vui thấy các con thuận hòa cùng nhau. Thầy muốn các con như vậy
hoài. Ấy là lễ hiến cho Thầy rất trang trọng.
Chẳng quản đồng tông mới một nhà
Cùng nhau một đạo tức cùng cha
Nghĩa nhân đành gửi thân trăm tuổi
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ hòa.
Cao Đài Tiên Ông
CHƯƠNG IV
THAM THIÊN LƯỠNG ĐỊA
I . NGŨ PHẦN PHÁP THÂN HƯƠNG
Trong chiếc lư hương trên thiên bàn luôn luôn có năm cây hương xếp thành
hai hàng. Hàng trong có ba cây tượng trưng tam tài (thiên, địa, nhơn), hàng
ngoài có hai cây. Đủ năm cây tượng trưng cho ngũ khí, cũng tượng trưng cho ngũ
phần pháp thân hương (giới hương, định hương, huệ hương, tri kiến hương, giải
thoát hương).
Trong phép tu luyện, người tu hành không dễ gì mà tiến thẳng đến giai đoạn
siêu phàm nhập thánh đó mà phải qua năm giai đoạn tùy theo công đức mình nhiều
hay ít: giới, định, huệ, tri kiến và giải thoát. Cứ qua một giai đoạn tu tập
trên đây thì con người sẽ có một thứ hương thơm riêng. Nghĩa là năm sự thơm
lành hợp lại tạo nên pháp thân.
Vì thế năm thứ hương ấy quí nhất, quí hơn bất cứ loại hương nào bằng vật chất
mà nhơn sanh cúng dâng lên Đức Chí Tôn.
II . THAM THIÊN LƯỠNG ĐỊA
Trên thiên bàn còn có ba ly rượu, tách nước trà và tách nước trắng tượng
trưng nguyên lý tham thiên lưỡng địa.
Một ly nước trắng và một ly nước trà (1+1=2), số 2 là số lưỡng địa nên phải
cúng đủ ba ly rượu (số 3 là số tham thiên).
Như ta đã biết, số dương là những số lẻ 1, 3, 5, 7, 9 và số âm là những số
chẵn 2, 4, 6, 8, 10. Trong các số trên thì số 9 = 1+3+5 là do toàn số lẻ
(dương) cộng lại mà thành nên số 9 được gọi là số thuần dương hay lão dương tức
số trời (thiên) và số 6 = 2+4 là do toàn số chẵn (âm) cộng lại mà thành nên số
6 được gọi là số thuần âm hay lão âm tức là số đất (địa).
Ngoài ra số trời 9 = 3x3 tức là gấp ba lần ba nên số 3 được gọi là số tham
thiên (ngang với trời) còn số đất 6 = 2x3 tức là hai lần ba nên số 2 gọi là lưỡng
địa (hai lần mà thành đất). Do đó hai số 2 và 3 gọi là số tham thiên lưỡng địa.
Số 2 và số 3 hợp lại tạo thành số 5 là số của hành thổ. Thiệu Khang Tiết nói rằng:
“Thổ giả âm dương, lão thiếu, mộc, hỏa, kim, thủy xung khí chi, sở kết dã” (Thổ
là nơi mà âm dương, tứ tượng (lão thiếu là lão dương, lão âm, thiếu dương, thiếu
âm) cùng các hành mộc, hỏa, kim, thủy kết hợp tất cả với nhau tạo thành khí hư
vô.
Như vậy thổ (số 5) là nơi chứa khí hư vô (tức đạo) và đầy đủ cả âm dương,
ngũ hành.
Lại nữa, hai số tham thiên lưỡng địa là đầu mối của việc lập quẻ, chế ra
hào. Thuyết quái truyện viết rằng: “Tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số, quan biến ư
âm dương nhi lập quái, phát huy ư cương nhu nhi sinh hào” nghĩa là: dựa vào hai
số tham thiên (số 3) lưỡng địa (số 2) để quan sát sự biến hóa của âm dương mà lập
quẻ, phát huy được cứng mềm mà sinh ra các hào.
Vậy đã có hai rồi thì phải có ba cho đúng luật tham thiên lưỡng địa vậy.
Gần đây, nguyên lý 3, 2 (tham thiên, lưỡng địa) đó đã được đem áp dụng vào
khoa vật lý học nguyên tử. Nguyên là có hai nhà bác học người trung hoa là Lý
Chính Đạo (Lee Tsung Dao) và Dương Chấn Ninh (Yang Chen Ninh) đã đem thí nghiệm
và chúng minh được rằng khi một hạt nguyên tử nổ thì sẽ phóng ra những ly tử âm
và ly tử dương dài không đồng đều nhau, tia ly tử dương bao giờ cũng dài 3 đơn
vị và tia ly tử âm dài 2 đơn vị nghĩa là theo đúng luật 3/2 của hai số tham thiên
lưỡng địa. Nhờ cuộc thí nghiệm và chứng minh thành công này, hai nhà vật lý trẻ
tuổi đã được giải thưởng Nobel về vật lý học năm 1957.
Bảo Ba, một triết gia Trung Hoa đã giải thích về hai chữ tham (tham thiên)
và lưỡng (lưỡng địa) như sau: “Có thể lìa
nhau được là tam (ba), không thể lìa nhau được là tham (ba). Có thể lìa nhau được
là nhị (hai), không thể lìa nhau được là lưỡng (hai)”. Nguyễn Hữu Lương,
Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông Phương, trang 152).
Tóm lại, việc chưng bày ba ly rượu cùng hai tách nước trên thiên bàn thật
là đúng theo nguyên lý tham thiên lưỡng địa của dịch học vậy.
Ngoài ra tham thiên còn thể hiện qua ba bửu tháp của Hộ Pháp, Thượng Phẩm,
Thượng Sanh và lưỡng địa thể hiện hai tháp phía sau là Ca Bảo Đạo, Trương Hiến
Pháp.
1 . Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.
Đức Ngài sanh vào tiết Đoan ngọ (5.5) năm Canh Dần (21.6.1890) bên bờ sông
Vàm Cỏ Tây, làng Bình Lập, tỉnh Tân An (nay là Long An).
Đức Ngài là con thứ tám trong gia đình, thân phụ là Phạm Công Thiện và thân
mẫu là La Thị Đường.
Thuở thiếu thời ngài Phạm Công Tắc là một thiếu niên khỏe mạnh, tư chất
thông minh đĩnh ngộ. Có điều lạ vì sanh nhằm ngày Khuất Nguyên trầm mình xuống
sông Mịch La, cũng là ngày Lưu Thần, Nguyễn Triệu nhập thiên thai nên thỉnh thoảng
ngài ngủ thiếp đi như người chết, khiến cả nhà lo âu, bà cụ cố buồn rầu sợ ngài
mệnh bạc.
Năm 1896, Ngài cắp sách đến trường tiểu học, có lúc học chữ nho rồi sau học
trường Chasseloup-Laubat (nay là trường Jean-Jacques Rouasseau, đường Hồng Thập
Tự, Sài Gòn).
Ngài cũng tham gia phong trào Đông Du do hai ông Gilbert Chiếu (Trần Chánh
Chiếu) và Dương Khắc Ninh nhưng không xuất dương qua Nhật được do phong trào bị
mật thám Pháp phát hiện. Ngoài ra, Ngài tham gia viết các báo như: Công luận,
La Cloche fêlée (Chuông rè) của Nguyễn An Ninh, La voielibre…(Tiếng nói tự do),
Nông cổ Mín đàm, Lục tỉnh tân văn.
Năm 1910 Ngài vào làm thơ ký sở thương chánh Sài Gòn. Năm sau 21 tuổi, Ngài
vâng lệnh mẫu thân lập gia đình với bà Nguyễn Thị Nhiều, hạ sanh được tám người
con, nhưng còn hai cô Phạm Hồ Cầm và Phạm Hương Tranh.
Vào năm Ất Sửu (1925) để tìm hiểu huyền vi và bi mật thiêng liêng, Đức Ngài
cùng quý ông Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Cao Quỳnh Diêu…họp nhau xây bàn tại
nhà ông Sang gần chợ Thái Bình. Vong linh đầu tiên nhập bàn là cụ Cao Quỳnh
Tuân thân sinh của Ngài Cư. Trong các chơn linh đó có một vị xưng là A-Ă-Â.
Ngày 25-4-1926 (14-3 Bính Dần) tại nhà Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, Ngài
thọ thiên ân Hộ Pháp, chưởng quản Hiệp Thiên Đài.
Công nghiệp lớn lao của Đức Ngài là xây dựng tòa thánh. Đặt viên gạch đầu
tiên năm 1933, qua năm 1936 mới khởi công xây cất, đến năm 1941 công cuộc kiến
trúc bên ngoài vừa hoàn thành nhưng chưa kịp trang hoàng thì Đức Ngài bị lưu
đày. Năm 1946, Đức Ngài trở về nước tiếp tục sửa sang. Năm 1954 thì hoàn tất và
lễ khánh thành tổ chức vào đầu tháng giêng năm Ất Mùi (1955).
Đức Ngài hết lòng xây dựng nghiệp đạo, đem phương sách hay lo cho nhơn
sanh. Vào đầu tháng 8 năm Ất Mùi (1955), vị Tổng Tư Lịnh quân đội Cao Đài khi
được quốc gia hóa ra lệnh thành lập ban thanh trừng, bắt đạo hữu giam cầm, cầm
lỏng Đức Ngài tại Hộ Pháp Đường. Để tránh cảnh đồng đạo tương tàn nên Đức Ngài
tự lưu vong sang đất Cao Miên.
Mặt dầu nơi đất khách nhưng Đức Ngài vẫn âu lo cho nghiệp đạo, cho quê
hương đất nước nên Ngài ngọa bịnh không lâu, quy thiên vào mùng 10 tháng 4 Kỷ Hợi
(17-5-1959) hưởng thọ 70 tuổi.
2 . Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư.
Đức Ngài tên Cao Quỳnh Cư sanh năm 1887 tại làng Hiệp Ninh, tổng Hàm Ninh
Thượng, tỉnh Tây Ninh trong một gia đình thế phiệt nho phong. Đức Ngài là bào đệ
của Ngài Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu và bạn đời là Nữ Đầu Sư Hương Hiếu. Đạo
hạnh nhu hòa và ngôn từ chúng ái.
Đức Ngài đang làm sở tạo tác tại Sài Gòn thì Đức Chí Tôn khai đạo, Ngài liền
phế đời hành đạo. Ngài cùng với quý ông Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang xây bàn
buổi đạo phôi thai.
Ngày 15-8 Ất Sửu (1-9-1925) Hội Yến Diêu Trì Cung đầu tiên tại nhà Ngài số
134 Bourdais (nay là Calmette, Sài Gòn).
Đến ngày 25-4-1926 (15-3 Bính Dần) Ngài thọ thiêng phong Thượng Phẩm cùng
lượt với Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Thượng Sanh Cao Hoài Sang, Đầu Sư Thượng Trung
Nhựt, Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt…
Tuy hành đạo ngắn ngủi có 4 năm công nghiệp nhưng Đức Ngài đáng nêu vào đạo
sử cho người sau noi dấu.
Nhà Đức Ngài là nơi phát tích xây bàn để tiếp nhận những thiên điệp đầu
tiên của Bạch Ngọc Kinh. Thế nên vào đêm 25-12-1925 Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
phán rằng: “Nhà này (nhà Ngài) sẽ đầy ơn
Ta, giờ ngày gần đến đợi lịnh. Ta sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính mến Ta
hơn nữa”.
Đức Ngài phế thân hành đạo trước nhứt và vững niềm tin hơn cả. Kiểu mẫu áo
mão đầu tiên làm tại nhà Đức Ngài do bà nữ Đầu Sư Hương Hiếu (bạn đời của Ngài
cắt may).
Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung cũng nhập môn theo đạo tại nhà Ngài vào
11-1-1926.
Đức Chí Tôn mượn đôi tay Ngài chấp nhang để trục thần của Ngài Phạm Công Tắc
ra để chơn linh Hộ Pháp nhập vào đêm 13-5 Bính Dần tại nhà Lê Văn Trung.
Ngài cất tòa thánh tạm đầu tiên bằng tranh, di cốt Phật Tổ và an vị nơi Đại
Đồng Xã.
Đức Ngài quy thiên ngày 1-3 Kỷ Tỵ (1929) tại Thảo Xá Hiền Cung, thọ 42 tuổi,
đắc vị kim tiên. Ngươn linh của Ngài là Hớn Chung Ly trong bát tiên.
3 . Đức Thượng Sanh
Cao Hoài Sang.
Đức Thượng Sanh quí danh là Cao Hoài Sang, sanh ngày 11-9-1900 tại xã Thái
Bình, tỉnh Tây Ninh. Thân sinh là cụ Cao Hoài Ân, thân mẫu là bà Hồ Hương Lự (nữ
Đầu Sư). Đức Ngài là con út trong gia đình có ba anh em. Người anh cả là Tiếp Đạo
Cao Đức Trọng, chị là Giáo Sư Cao Hương Cường.
Sau khi thi đỗ bằng thành chung, Đức Ngài làm việc tại sở thương chánh (tức
quan thuế Sài Gòn) cho đến chức tham tá thương chánh rồi hồi hưu. Thuở thanh
niên, Ngài lập gia đình hạ sinh 9 người con. Trong thời gian làm viên chức,
Ngài còn là một nhạc sĩ tài hoa của trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn. Ngươn linh
của Ngài là Lữ Đồng Tân thổi tiêu, một người thích tiêu dao với thiên nhiên.
Suốt quãng đời làm viên chức, Đức Ngài nổi tiếng thanh liêm dù làm ngành
quan thuế có nhiều cám dỗ.
Vào hạ tuần tháng 7 năm 1925 Đức Ngài cùng các ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công
Tắc họp nhau xây bàn, tìm hiểu cõi vô hình, lần hồi Ngài ngộ đạo và được thọ
phong Thượng Sanh vào ngày 25-4-1926 cùng với quý ông kể trên.
Đức Ngài được Hội Thánh mời cầm giềng mối đạo từ năm 1957 sau khi Đức Hộ
Pháp lưu vong sang Nam Vang.
Trong 14 năm cầm quyền đạo, Đức Ngài vững tay chèo chống thuyền đạo lướt
qua nhiều cơn khảo đảo.
µNgày 18-1 Tân Hợi (13-2-1971) tại Hạnh Đường, Hội Thánh đãi tiệc chư chức
sắc, chức việc và nhơn viên công quả, Đức Thượng Sanh đến dự và ban huấn từ có
đoạn: “Chúng ta phải đồng tâm nhứt trí tiếp lực giữ thanh danh của Tòa Thánh
Tây Ninh, uy quyền của Hội Thánh và nhân cách phi thường của người tu thì dù gặp
khó khăn cũng sẽ lướt qua để xây dựng cho nền Đại Đạo một tương lai sáng lạng
và tươi đẹp hơn”. Đây được xem như lời di ngôn của Đức Ngài.
Vì lo cho nền đạo nên Đức Ngài ngọa bệnh rồi quy thiên ngày 26-3 Tân Hợi
(21-4-1971) hồi 17 giờ để lại niềm tiếc thương vô hạn cho Hội Thánh và toàn đạo.
4 . Bảo Đạo Ca Minh
Chương.
Ngài Bảo Đạo quí danh Ca Minh Chương sanh năm Giáp Tý (1864) tại làng Mỹ Lộc,
tổng Phước Điền Trung, quận Cần Giuộc (Chợ Lớn), nay thuộc tỉnh Gò Công.
Ngài trưởng thành trong một gia đình thuần phong nho giáo nên hấp thụ được
tinh thần đạo đức. Bản tính Ngài ôn hòa khiêm cung được tiếng là người con chí
hiếu. Thêm vào lòng quảng đại thương đời, dân trong làng đề bạt Ngài làm hương
bộ. Với chức vụ này trong thời Pháp thuộc rất khó hành sự nhưng Ngài chẳng quản
gian nan binh vực quyền lợi dân, chống áp chế và các sắc thuế bóp nghẹt dân
sinh. Song thế lực của bọn thực dân quá lớn, bọn xu phụ quyền thế quá đông,
Ngài chán chê cảnh quan trường vinh nhục, cáo quan về làm giáo viên tại làng Mỹ
Lộc, thanh bần để đào tạo tương lai dân tộc.
Với thời gian rãnh rỗi và tự do khoáng đạt của một nhà giáo, ngài theo đạo
Minh Sư, một trong Ngũ Chi Minh Đạo (Minh Sư, Minh Thiện, Minh Đường, Minh Tân,
Minh Lý) trường trai giữ hạnh tu thân, vui cảnh nâu sòng gần như chuẩn bị cho mạng
lịnh thiên phong mai hậu.
Năm Bính Dần (1926), Đức Chí Tôn khai nền đại đạo, Ngài liền nhập môn cầu đạo
và được thiên phong chức Bảo Đạo Chơn Quân trong thập nhị thời quân. Ngài phế đời
hành đạo, lu gia cắt ái phò cơ truyền bá đạo. Nhờ thiên tánh ôn hòa thuần
lương, dân chúng yêu mến kính nể nên theo đạo rất đông, chẳng mấy chốc khắp miền
thôn quê hẻo lánh quê Ngài đều hiểu tôn chỉ đạo Cao Đài.
Ngài còn mở trường Huyện Lộc và Bà Rịa (nay là Phước Tuy) cho trẻ em có nơi
học hành vì thời Pháp thuộc, việc học rất hạn chế.
Vì quá miệt mài với trách nhiệm thiêng liêng, cộng vì tuổi cao sức yếu, vừa
hành đạo được 3 năm thì Ngài đăng tiên ngày 19-10 Đinh Mão (1927) tại quê nhà,
hưởng thọ 75 tuổi. Đám tang Ngài được cử hành theo lễ đạo rất trọng thể, bửu
tháp xây tại làng Mỹ Lộc. Sau Hội Thánh rước xác Ngài về cải táng trên phần đất
dành cho Hiệp Thiên Đài, nơi ngã tư Ao Hồ.
Dù đã trở về nơi thiêng liêng hằng sống với lòng khoan dung đại độ của bậc
chơn quân, Ngài đã giáng cơ nhường quyền hữu hình cho vị Hiền Tài Hồ Tấn Khoa với
chức vị Bảo Đạo.
5 . Hiến Pháp Trương Hữu Đức
Ngài Hiến Pháp tên thật là Trương Hữu Đức sanh ngày mùng 2 tháng 2 năm Canh
Dần (1890) tại làng Hiệp Hòa (Chợ Lớn) con ông Trương Văn Tựu (thiên phong Giáo
Sư phái Ngọc) và bà Lê Thị Nhụy.
Ngài làm việc ở sở hỏa xa Sài Gòn, sau bị buộc sang làm thông dịch viên cho
sở mật thám Nam Kỳ. Đến năm 1952, Ngài về nghỉ hưu ở Hiệp Hòa.
Năm 1925, Ngài sang nhà ông Cao Quỳnh Cư quan sát các ông Phạm Công Tắc,
Cao Hoài Sang và Cao Quỳnh Cư xây bàn. Ngài hoài nghi nên về tập làm thử thì
vong linh người anh nhập bàn cho hai vị thuốc trị lành bệnh hậu của Ngài trên
20 năm qua. Ngài lại bắt chước Đức Phạm Hộ Pháp chấp bút chỉ được cho thi một lần
duy nhứt.
Minh Đức mừng nay đã gặp Thầy
Chẳng còn ao ước cái không hay
Mừng cầu Âu, Á càng thêm mặt
Mừng cậu côn đồ đã chịu chay.
Ngày khai đạo (15-10 Bính Dần) Ngài đắc phong Hiến Pháp hợp cùng Bảo Pháp
là cặp cơ truyền đạo. Lắm lúc phải đi suốt đêm, có đêm Ngài phải lên tận chùa
Gò Kén để chấp cơ cho nhơn sanh nhập môn cầu đạo.
Ngài cũng nhờ ơn trên bố hóa mà trị được các bệnh phù thủng, dịch tả, cảm…huyền
diệu trị bệnh bằng nhân điện chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu và chấm dứt huyền
diệu đó năm 1927 khi có lệnh ngưng cơ bút.
Khi còn làm việc ở sở mật thám Nam Kỳ Ngài đã cứu đạo ra khỏi sự hiểu lầm
trầm trọng. Vốn là Đức Cao Thượng Phẩm ban hành bản “Cáo phó chúng sanh”, ngoài bìa có đề: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà
không có chứa chữ Hán nên Nha tổng giám đốc sở mật thám Hà Nội dịch là “Đạo lớn cứu vớt ba kỳ”. Ngài phải dịch
là “Đạo lớn mở lần thứ ba”.
Năm 1955, khi quốc gia hóa quân đội Cao Đài, Ngài mới trở về tòa thánh làm
việc. Năm 1956 Ngài cùng với Ngài Bảo Thế thay mặt Hội Thánh ký thỏa ước Bính
Thân, cam kết đạo không làm chính trị.
Mặc dù Ngài không nhận đại diện cho phong trào Hòa Bình Chung Sống nhưng vẫn
bị chánh quyền cấm trú 2 năm tại Sài Gòn.
Năm 1962 Ngài về tòa thánh nhận chức vụ chưởng quản bộ pháp chánh, trưởng
ban kiểm duyệt, ban đạo sử rồi quyền chưởng quản Hiệp Thiên Đài, sau đó lên thực
thụ.
Thời trưởng ban đạo sử, theo thánh giáo của Đức Hộ Pháp (1969) Ngài chỉ đạo
Hiền Tài Trần Văn Rạng soạn quyển Đại Đạo Sử Cương, quyển sử đầu tiên được in ấn
trong đạo Cao Đài.
Thời chưởng quản HTĐ, Ngài tiếp tục xây dựng cơ sở đạo, phò cơ với ngài
Khai Đạo phong 3 vị Bảo Quân và 3 vị Phối Sư. Vì tuổi già sức yếu, Ngài quy
thiên năm 1976, hưởng thọ 86 tuổi.
CHƯƠNG V
BÁT TIÊN GIÁNG TRẦN LẬP
ĐẠO
Việc chi trên cõi tuần hoàn này cũng do thiên thơ định sẵn. Lúc mới thâu
môn đệ đầu tiên, Đức Chí Tôn đã dùng huyền diệu cho Ngài Ngô Minh Chiêu thấy cảnh
bồng lai để ham đạo mà trọn tu làm người nhân chứng thứ nhứt trong đạo. Chính cảnh
bồng lai báo hiệu cho bát tiên lâm phàm lập đạo cứu đời.
Vào đêm 17-6 Quí Hợi (30-7-1923) tại Miếu Nổi, Tào Quốc Cựu giáng cơ khuyên
tu như sau:
“Chư nhu có phước có duyên nên mới gặp đạo ở kỳ thứ ba. Hữu duyên đắc ngộ
Tam Kỳ độ. Tiên thánh đều lâm phàm mà độ kẻ nguyên nhân” (Đại Đạo Căn Nguyên,
năm 1930)
Miếu Nổi nằm trên cồn đất độ trăm thước ở giữa sông Bến Cát, một nhánh của
sông Bình Lợi (Gia Định).
Theo sách Tư Nguyên và Quảng Sự Loại, bát tiên là những người phàm tu thành
tiên. Kể thứ tự như sau:
1 . Lý Thiết Quả
2 . Chung Ly Quyền
3 . Lữ Động Tân
4 . Trương Quả Lão
5 . Lam Thể Hòa
6 . Hà Tiên Cô
7 . Hàn Trương Tử
8 . Tào Quốc Cửu Trong
kỳ ba giáo đạo này, bát tiên giáng trần phổ độ chúng sanh với thi phàm xác thịt
là:
1 . Lê Văn Trung
2 . Cao Quỳnh Cư
3 . Cao Hoài Sang
4 . Ca Minh Chương
5 . Lâm Quang Bính
6 . Huỳnh Hương Hồ
7 . Vương Quan Kỳ
8 . Ngô Văn Chiêu
1 . Lý Thiết Quả
Người đất Giáp, sinh đời nhà Tùy, tên là Hồng Thủy, tiểu tự Thiết Quả (hay
Quẩy). Người khôi ngô, tu luyện ở Nham Động. Trước khi đi học với Lão Tử, Thiết
Quả dặn đệ tử: “Xác ta ở đây, hồn ta đi
trong 7 ngày. Sau thời gian đó ta không về thì hủy xác”. Mới 6 ngày, mẹ
bị đau, người học trò vội hủy xác Thầy. Lý Thiết Quả xong việc trở về , không
thấy xác, nên nhập vào tử thi của một kẻ hành khất. Do đó, Lý Thiết Quả có chân
què, vẻ mặt và thân hình xấu xí, tay cầm bầu rượu.
Ông Lê Văn Trung (1876 - 1934) có ngươn linh của Lý Thiết Quả. Hai vị nầy
có điểm giống nhau là cứu độ người. Người Chợ Lớn sinh ra trong một gia đình
Nho phong. Ông rất thông minh năm 17 tuổi đã được bổ vào ngạch Thư ký Soái phủ
Sài Gòn. Năm 1906, ông đắc cử Hội Đồng Quản Hạt. Năm 1911, ông đề xướng trường
Nữ Học Đường, được Bắc Đẩu Hội Tinh.
Được Đức Cao Thượng Phẩm phổ độ, ngày 6-10-1925, ông từ chức Nghị viên để
phế đời hành đạo. Ngày 23-4-1925 đắc phong Đầu Sư, thánh danh Thượng Trung Nhựt.
Ngày 03-10 Canh Ngọ Đức Lý Giáo Tông ban cho Ngài chức Quyền Giáo Tông hữu hình
(1930).
Sau cơn bịnh nhẹ, Ngài vĩnh du Tiên cảnh vào ngày 13-10 Giáp Tuất
(19-11-1934), liên đài được xây tháp phía sau Bát Quái Đài Toà Thánh. Tính từ
ngày Khai Đạo (19-11-1926) tại Gò Kén đến ngày Đức Ngài qui tiên đúng 8 năm
không thừa không thiếu 1 ngày. Điều ấy đúng vào con số Bát Tiên mà Ngài là người
đứng đầu và trên cả chúng sanh.
Đức Phạm Hộ Pháp đề thơ (1949) như vầy:
Bầu linh, gậy sắt quảy du Nam,
Nương bóng Từ Bi đến cõi phàm…
Bảy bạn, ai còn nơi cõi thế,
Đông du xin nhắc chuyện ông Lam.
2 . Chung Ly Quyền
Chung Ly Quyền, tự Vân Phòng, người đất Hàm Dương, làm tướng đời Hớn, nên
còn gọi là Hớn Chung Ly. Chung Ly râu dài, mặt sáng, mình cao tám thước nên được
vua Hớn phong làm Nguyên soái đi đánh quân Phiên. Lý Thiết Quả thấy Chung Ly
ham chinh chiến nên khiến cho thất trận chạy lạc vào núi gặp đệ tử ông Đông
Huê. Ông ấy mời cơm chay rồi nói:
“Công danh như bọt nước,
phú quý như đèn trước gió. Thừa dịp này, tướng quân nên đi tu, ham chi phú quí”.
Chung Ly hỏi: “Luyện phép chi được sống
lâu ?”.
Đông Huê đáp: “Trống lòng là đừng lo
chi cả, đặc bụng là không ham mê sắc dục lo gì không trường thọ”.
Chung Ly Quyền xin thọ giáo. Sau gặp Chính Dương Chơn Nhơn truyền thêm phép
Tiên và đắc đạo. Tay cầm cây Long tu phiến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét