LỊCH SỬ ĐẠO CAO ĐÀI VỀ GIÁO LÝ (1925 - 1955) - 4 / 7 ( HT. TRẦN VĂN RẠNG )


Nghĩ vì Đạo hữu nầy lấy chức Phối Sư của ĐĐTKPĐ ban cho mà hành đạo rồi làm ra nhiều chuyện rối loạn hại cho nền đạo, nên nay cần phải cho nhơn sanh và tín đồ rõ, lại cũng là một phương ngừa Phối Sư Thái Ca Thanh khỏi thêm tội nữa mà phải nặng hình phạt về phần thiêng liêng, cho nên:

NGHỊ ĐỊNH

Điều thứ nhứt: Ngưng chức Phối Sư Thái Ca Thanh kể từ ngày ký tên lời nghị nầy đến hạn 3 năm, đo theo án Tòa Tam Giáo đã định hôm kỳ rằm tháng 7 năm nay.

Điều thứ hai: Kể từ ngày nay, Thái Ca Thanh không đặng quyền hành đạo theo chức Phối Sư nữa.
Điều thứ ba: Quản Lý Lại Viện và chủ tỉnh Đạo Mỹ Tho lãnh thi hành lời nghị nầy, phải sao lục ra mà dán trong các Thánh Thất của ĐĐTKPĐ và cho cả trong đạo hay.
Tòa Thánh Tây Ninh,
ngày 25–8–1932 (24–7 Nhâm Thân)
NGỌC TRANG THANH

3 . Diêu Trì Cung giáng cho thi (ngày 15-8 Nhâm Thân 1932)

DIÊU TRÌ KIM MẪU

Diêu độ phàm phu chiếu ánh linh,
Trì Thiên Mẫu thích thị thâm tình.
Kim quang độ tận phàm chơn phách,
Mẫu địa chưởng an phục Thánh hình.

Nhứt nương:
HOA huỳnh nở trời thơm mấy dặm,
Lần xem thu lần ngắm qua đông.
Sông mai lạc lối dặm hồng,
Đề thơ cậy lá ngô đồng rơi tin.

Nhị nương:
CẨM phong nhụy đào thơ nở bóng,
Vẻ trân cam lồng lộng mùi thơm.
Kìa nghe tiếng hạc bay hôm,
Giải sầu gởi bóng khuyên hồn chơi tiên,

Tam nương:
TUYẾN đẹp vẻ thêu bông nổi mặt,
Đoạt kinh luân nặng thắt túi thơ.
Kìa ai nhớ lúc khua tơ,
Tài ba có biết đã nhờ ở ai ?

Tứ nương:
GẤM hiền trước vì vài câu nói,
Dựa người nhơn chẳng mỏi đường xa.
Ngừa loan phải gọi phòng hòa,
Trường hồng đã tạo mấy nhà tài văn.

Ngũ nương:
LIỄU dựa bến lá cành dã dượi,
Hỏi buồn chi nên phải xơ rơ
Trăng khuya dựa cửa đương chờ,
Tiếng kêu tinh mộng bấy giờ mới trao.

Lục nương:
HUỆ phong nguyệt nhập vào nhung thắm,
Điệu phong ba đã lậm màu trần.
Xưa từng làm tướng cầm quân,
Nay quen thói khách hồng quần phấn son.

Thất nương:
LỄ kính bái chị em thương tưởng,
Nhớ nhau không cân lượng dễ sầu.
Dường như biển thảm không cầu,
Kẻ thì cuối bãi, người đầu gành khơi.

Bát nương:
HỚN hở hỏi ai là mắc cở,
Dựa bên mình còn nợ tiền khiên.
Tìm thành toan bỏ cửa chiền,
Cũng vì bị nạn ông tiền ghét tiên.

Cửu nương:
KHIẾT tinh thần đẹp phong hình bóng.
Trọn hình soi phải lóng nước trong.
Gương xưa vì chút tình nồng,
Không ai biết vợ gọi chồng chi chi.

4 . Lập ban cai quản thánh thất (ngày 16-9 Nhâm Thân 1932)
Theo châu tri số 49 ngày 22–2–1932 (âl 27–1 Nhâm Thân) qui định việc thành lập ở mỗi thánh thất các Ban Cai Quản nữ phái biệt lập hẳn với Ban Cai Quản nam phái.

Bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Thanh nhận thấy có điều bất tiện, khó làm việc đạo, nên ra châu tri số 75 ngày 15–10–1932 (âl 16–9 Nhâm Thân) kêu gọi sự hợp tác 2 Ban Cai Quản nam phái và nữ phái:
“Tôi được biết có một thánh thất ở tỉnh Bến Tre lập một Bàn Cai Quản như vầy thiệt là giản tiện quá: nam nữ đồng một lòng chung ỉo việc Đạo với nhau, trên thuận dưới hòa, không một lời xích mích.
Bàn Cai Quản thánh thất ấy như vầy:
Hội Trưởng:. . . . . . . . . . . . . .Nguyễn Văn X
Phó Hội Trưởng:. . . . . . . . . Trần Thị V
Từ Hàn:. . . . . . . . . . . . . . . . . Lê Văn C
Phó Từ Hàn:. . . . . . . . . . . . . Mai Văn L
Thủ bổn:. . . . . . . . . . . . . . . . . Trần Thị M
Phó Thủ bổn:. . . . . . . . . . . . . Nguyễn Thị L

Hội viên (lo về Nông và Công vụ): Nguyễn Văn A, Trần Văn M, Lê Vần N, Đỗ Thị Q, Đào Thị K, Bùi Thị S.
Hội viên (lo về Lương vụ và Phòng Trù): Phạm Văn M, Trần Th| N, Đỗ Thị B, Lê Văn R, Nguyễn Văn E, Lê Thị T.
Xem trong Bàn Cai Quản này thì cũng có một vị bên phái nữ tư cách đắc cử Phó Hội Trưởng vằ một vị được tín nhiệm làm chánh thủ bổn, còn phần đông bên nữ thì lại đắc cử vào Nông Công Lương vụ và Phòng Trù, vậy mới giúp phận sự của nữ phái lập đại công trong Bàn Cai Quản và cũng một cớ chỉ rõ rằng nam nữ đồng quyền
 Vậy tôi xin chư hiền muội Đầu Tỉnh Đạo nữ phái hiệp với Đầu Tỉnh Đạo nam phái, lập Bàn Cai Quản cho có thể nam nữ hiệp nhau như trên đây trong Thánh Thất nào chưa có lập.

5 . Bà Đoàn Thị Điểm giáng cơ cho Nữ Trung Tùng Phận (ngày 26-2 Quí Dậu 1933)

ĐOÀN THỊ ĐIỂM
Tiền trào nữ sĩ
Đức Quyền Giáo Tông hỏi:
- Có phải bà viết ra quyển Chinh Phụ Ngâm chăng ?
- Phải. Tùng Thất Nương.
Đức Quyền Giáo Tông hỏi tiếp:
- Sao trong quyển “Quốc Văn Trích Diễm” ghi bà họ Nguyễn?
- Chánh tông Đoàn, cải tông Nguyễn.
Đức Quyền Giáo Tông nói: Anh em tôi rất mừng bà và sẵn đây xin bà cho thi đặng dạy Nữ phái.
- Xin nghe: NỮ TRUNG TÙNG PHẬN.
Dụng văn hóa trau tria nữ phách,
Lấy kinh luân thúc thách quần hồng.
Gươm thư giúp sức gươm hùng,
Điểm tô nghiệp cả con Rồng cháu Tiên.
Bởi rẻ rúng thuyền quyên thiếu học,
Dầu chí thân tơ tóc cũng khi.
Tinh thần cao thấp nhờ thi,
Dục tài nữ sĩ sánh bì cùng nam.
Chinh phụ trước treo nên giá quí,
Áng văn làm nhuệ khí cầu vinh.
Thêm duyên chước quí giao tình,
Mỹ ngôn nương ý gia đình an vui.
Nấu kinh sử ra mùi son phấn,
Cầm bút nghiên đặng thắm má đào.
Quần xoa đỡ ngọn binh đao,
Xây hình thục nữ giặm màu nước non.
Xin phò loan kỳ sau tiếp. * THĂNG.

6 . Nhóm Hội Vạn Linh ngày 11-6-1933 là sái phép (ngày 18-5 Quí Dậu 1933)

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ bát niên)
Tòa Thánh, ngày 10-6-1933

KÍNH CÁO

Hội Thánh cho hay rằng: buổi kêu nhóm ngày 11–6–1933 là sái phép. Xin chư chức sắc và chư đạo hữu lưỡng phái đừng vội tin, đừng nhóm hội mà phải lầm mưu kẻ muốn giục loạn đặng diệt đạo.
Ai tự quyền nhóm hội thì Hội Thánh sẽ chiếu y theo châu tri số 2 của 3 vị Chánh Phối Sư mà thi hành. Chức sắc nào hay là Phái viên nào chưa đặng châu tri kịp, về lỡ thì phải vô Hạnh Đường hay là Nội Chánh nghe việc.

Nay kính.
Thái CPS                      Thượng CPS                           Ngọc CPS
Phạm Tấn Đãi    Thái Văn Thâu                 Trần Duy Nghĩa

Y PHÊ:
               Hộ Pháp                                                        Quyền Giáo Tông
               Phạm Công Tắc                                                Thượng Trung Nhựt

7 . Quyền Đầu Sư Ngọc Trang Thanh tổ chức “Hội Vạn Linh” (ngày 19-5 Quí Dậu 1933)
Hiện diện trong Hội Vạn Linh nầy gồm có:
- 4 vị Hội viên của Thượng Hội gồm: Quyền Đầu Sư Ngọc Trang Thanh, 3 vị Quyền Chưởng Pháp: Bảo Pháp, Bảo Thế, Hiến Đạo.
- Các chức sắc thiên phong Cửu Trùng Đài:
Phẩm Giáo Sư: Ngọc Kinh Thanh, Thượng Lai Thanh, Thượng Thình Thanh, Thái Minh Thanh.
Phẩm Giáo Hữu gồm quí ông: Ngợi, Hiển, Lợi, Đối, Thêm, Thành, Bảy, Học, Giáp, Dành, Đàng Huỳnh, Tri, Bộ, Họa, Môn.
Còn nhiều vị Giáo Hữu, Lễ Sanh, Đầu Họ Đạo, chủ thánh thất, chức việc nữa nhưng không mặc đạo phục nên đứng theo hàng vạn linh.
Các phóng viên nhà báo đến tham dự gồm có:
- Ông Vabois (báo Coumer de Saigon).
- Ông Boncivini (báo Opinion)
- Trạng sư Diệp Văn Kỳ và Nguyễn Thế Phương (báo Công Luận)
- Ông Nguyễn Phan Long (báo Đuốc Nhà Nam).
Bắt đầu, ông Quyền Ngọc Đầu Sư Ngọc Trang Thanh trình bày lý do khai hội và yêu cầu đại hội cử ra một ban ủy viên điều khiển Đại hội, gồm 4 vị:
- Nghị Trưởng: ông Nguyễn Phan Long.
- Phó Nghị trưởng: ông Trương Duy Toản.
- Từ hàn: Giáo Hữu Tuyết Tân Thanh.
- Phó Từ hàn: Chánh Trị Sự Phạm Văn Long.

Ban nầy thay mặt cho cả 3 Hội kêu là Hội Vạn Linh, được quyền đối phó cùng quyền hành Chí Tôn. (!)
Nội dung của cuộc Hội Vạn Linh nầy cũng giống như nội dung của phiên họp 6 vị chức sắc cao cấp ngày 14–6–1933, là để vạch lỗi của Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung và dùng số đông áp đảo để lật đổ, truất phế Đức Ngài.

Hai ông: Nghị trưởng Nguyễn Phan Long và Nghị phó Trương Duy Toản không phải là chức sắc của Tòa Thánh Tây Ninh. Ông Nguyễn Phan Long vào dự Hội với tư cách là phóng viên nhà báo, chớ không phải là một chức sắc nên ông mặc âu phục: quần sọc áo cụt tay. Thế mà khi Giáo Sư Ngọc Kinh Thanh đề nghị ông làm Chủ tọa (Nghị trưởng) thì ông lại không từ chối.
Giữa bửu điện Tòa Thánh có một ông mặc âu phục (quần sọc áo cụt tay) ngồi chễnh chệ làm chủ tọa thì thật không còn cái thể thống của đạo, làm cho nhiều người rất bất mãn mà không thèm nói ra, vì cho đây là trường hợp quỉ lộng.
Luật pháp của Đạo Cao Đài không có hội nào gọi là “Hội Vạn Linh”, chỉ có trường hợp 3 Hội Lập Quyền Vạn Lỉnh.

Ba Hội nầy họp riêng rẽ từ thấp lên cao, mỗi Hội đều có Nội Luật riêng, qui định Nghị trưởng là ai, Hội viên là ai, không có việc bầu cử Nghị trưởng và không có việc họp chung một lượt ba Hội. Ba Hội đó từ thấp lên cao là:
- Thứ nhứt là Hội Nhơn Sanh có Thượng Chánh Phối Sư là Nghị trưởng, Nữ Chánh Phối Sư là Phó Nghị trưởng.
- Thứ nhì là Hội Thánh có Thái Chánh Phối Sư là Nghị trưởng, Nữ Chánh Phối Sư là Phó Nghị trưởng.
- Thứ ba là Thượng Hội có tất cả 11 vị, Đức Giáo Tông làm Nghị trưởng, Đức Hộ Pháp làm Phó Nghị trưởng.
Luật pháp của đạo qui định rất rõ ràng, không thể hiểu cách khác hay lầm lộn được.

8 . Cách tuyển chọn Hội Viên và Phái Viên Hội Nhơn Sanh (ngày 14-10 Quí Dậu 1933)

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ cửu niên)
Tòa Thánh Tây Ninh
Văn phòng
Nội Chánh
Số: 15

CHÂU TRI
Hội Nhơn Sanh Thường niên
Thái, Thượng, Ngọc Chánh Phối Sư gởi cho:
Chư Đầu Tỉnh Đạo, Đầu Họ Đạo, Đầu Quận Đạo,
Chư Chức việc và chư đạo hữu lưỡng phái.
Kính chư Hiền huynh, Hiền tỷ,

Hội Thánh ấn hành dưới đây bổn Đạo Nghị Định thứ 20, đại để sắp đặt cách tuyển chọn Hội viên và Phái viên Hội Nhơn Sanh nam nữ, mong rằng chư Hiền huynh Hiền tỷ lưu tâm ban hành tức cấp hầu cho kịp ngày rằm tháng 10 đến đây có nhóm Hội Nhơn Sanh thường niên.

ĐẠO NGHỊ ĐỊNH thứ 20

Chiếu y PCT ban quyền hành cho Giáo Tông và Hộ Pháp, ƒ
Chiếu theo thánh giáo của Đức Lý Giáo Tông và Đạo Nghị Định thứ nhì của Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp, giao quyền Giáo Tông phần xác cho Thượng Trung Nhựt,
Chiếu theo Đạo Nghị Định thứ tư, điều thứ 4 của Đức Lý Giáo Tông ban quyền Chủ tọa Hội Nhơn Sanh cho Thượng Chánh Phối Sư,
Chiếu theo Thánh giáo của Đức Chí Tôn ngày 10–12–1930 về Quyền Chí Tôn và Quyền Vạn Linh,
Chiếu theo Nội Luật Hội Nhơn Sanh,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều thứ nhứt: Lễ Sanh, Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự, tuy là được trọn quyền dự Hội Nhơn Sanh, nhưng nếu không trường trai giữ giới thì mất quyền ấy.
Điều thứ nhì: Tín đồ trường trai giữ giới ít nữa trên 2 năm mới đặng quyền dự cử và công cử Phái viên Hội Nhơn Sanh.
Điều thứ ba: Các vị đặng dự cử và công cử vào Hội Nhơn Sanh phải có giấy kiết chứng của Đầu Quận, Đầu Họ và Đầu Tỉnh Đạo sở tại khai quả quyết rằng có trường trai giữ giới trên 2 năm mới đặng tờ cấp bằng cũa Hội Thánh ban cho quyền dự cử và công cử.
Điều thứ tư: Những người đã đặng quyền hành ấy rồi mà ngã đạo, nghĩa là phạm ngũ giới cấm và thực nhục, đã có bằng chứng của Đầu Quận, Đầu Họ và Đầu Tỉnh Đạo sở tại trừng trị thì tự nhiên mất quyền ấy.
Điều thứ năm: Luật dự cử và công cử phải tuân y theo Nội Luật Hội Nhơn Sanh mà thi hành.
Điều thứ sáu: Ba Chánh Phối Sư lãnh thi hành Đạo Nghị Định nầy.

Làm tại TTTN, ngày 14–10 Quí Dậu (1–12–1933).
Hộ Pháp                                                           Quyền Giáo Tông
Phạm Công Tắc                                                Thượng Trung Nhựt

1 . Về điều thứ nhứt: Chiếu y Đạo Nghị Định thứ 20 đã nói trên thì từ nay, các Lễ Sanh, Chánh Phó Trị Sự và Thông Sự muốn được quyền Hội viên dự Hội Nhơn Sanh thì phải trường trai giữ giới mới có quyền dự nhóm.
2 . Về điều thứ nhì: Trong hạng tín đồ, muốn được quyền Phái viên dự Hội Nhơn Sanh, phải có đủ trường trai giữ giới từ 2 năm đổ lên mới có quyền dự cử và công cử. Cách sắp đặt việc công cử Phái viên và dự cử Phái viên như vầy:
Mỗi Họ Đạo đủ số 500 tín đồ nam đã trường trai giữ giới mới đặng công cử 1 tín đồ nam làm Phái viên thay mặt; Họ Đạo lớn, số tín đồ nam từ 501 tới 1000 nam mà đủ trường trai giữ giới thì được công cử 2 Phái viên thay mặt, kỳ dư mỗi số 1000 tín đồ trường trai giữ giới thì cứ công cử thêm lên 1 Phái viên và không được quá số nhứt định, nhiều hơn hế là 5 Phái viên trong mỗi Họ.
3 . Về điều thứ ba: Người nào đặng quyền dự cử Phái viên Hội Nhơn Sanh hay là người có quyền công cử Phái viên ấy, phải có giấy kiết chứng của Đầu Quận, Đầu Họ và Đầu Tỉnh Đạo sở tại và đã có dâng về Hội Thánh. Giấy kiết chứng ấy phải có đủ chứng chắc rằng mấy người dự cử hay là công cử có đủ trường trai giữ giới từ 2 năm đổ lên mới đặng.
Trước ngày công cử Phái viên Hội Nhơn Sanh, những người đặng quyền dự cử hay là người đặng quyền công cử phải có giấy cấp bằng của Hội Thánh ban cho mới đặng quyền ấy.
Hội viên hay là Phái viên Hội Nhơn Sanh phải có giấy chứng của Hội Thánh mới đặng quyền dự nhóm hội.

Nay kính.
Thái CPS                      Thượng CPS               Ngọc CPS
      Phạm Tấn Đãi            Thái Văn Thâu           Trần Duy Nghĩa

Đồng ý kiến
Nữ Chánh Phối Sư Hương Thanh

9 . Khai trừ tất cả kẻ nào vi phạm kỷ luật của Hội Thánh (ngày 27-10 Quí Dậu 1933)

CHƯỞNG DẠO NGUYỆT TÂM hay VICTOR HUGO

Xin chào Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp thân mến, Chào các bạn trong Hội Thánh Ngoại Giáo.
Cao Tiếp Đạo, Hiền hữu vui lòng mời Phục Thành ra khỏi nơi đây. Chẳng có lý do nào để sống bằng cách tước đoạt tất cả sự che chở cùa Thiêng liêng.
- Biện pháp cưỡng chế không quá khắc nghiệt, phải không ?
Hộ Pháp: - Ngài nói về Phục Thành ?
- Phải.
Hộ Pháp: - Bần đạo xin Ngài thương xót nó.
- Nhưng, nhiều lần nó không tuân lịnh của Bần đạo.
Tiếp Đạo: - Tôi xin Ngài vui lòng tìm cách cứu độ nó.
Thượng Bảy Thanh: Khóc và van xin tha thứ.
– Trong khi chờ đợi, nó bị cách chức, Bần đạo không muốn trông thấy nó nữa. Xin chư Hiền hữu hãy tuân lịnh.

Hiền hữu Quyền Giáo Tông, Bần đạo xin báo trước cùng Hiền hữu, trước sự hiện diện của Đức Hộ Pháp: Phán quyết của Ngọc Hư Cung lên án khai trừ khỏi thiên đường tất cả những người nào vi phạm kỷ luật của Hội Thánh.

Bần đạo là người đầu tiên thi hành tức khắc quyết định trên. Tất cả những người dưới quyền Bần đạo phải được chánh thức cảnh cáo kể từ ngày hôm nay và những ước muốn của Bần đạo phải được thông báo cho tất cả những chức sắc của Hội Thánh Ngoại Giáo, cả nam phái và nữ phái.
- Tiếp Đạo hiền hữu lập Thánh lịnh về việc nầy.
Từ Huệ, thầy của chúng ta đặc biệt cảm động quyết định can đảm của hiền hữu. Bần đạo ban khen hiền hữu cũng như những vị thánh của Bạch Vân Động. Phải, đã đến lúc mà mọi người phải hành động cho danh dự của đoàn thể thiêng liêng của chúng ta. Hiền hữu đã thực sự chậm trễ, hãy lấy lại khoảng thời gian mà Hiền hữu đã để mất. (Từ Huệ là đạo hiệu của GH Tuy)

Phong Chí, hãy can đảm trong nhiệm vụ. Người ta không được gì cả trong sự thoái thác. Hãy trung thành với các vị lãnh đạo. Bằng giá đó, Hiền hữu sẽ được hân hoan thân thiết.
Hội Thánh Ngoại Giáo sẽ nhận được dưới một ít dấu tích của sự ban ơn huệ thiêng liêng. Tạm biệt.

10 . Tờ giao quyền
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ cửu niên)
Tòa Thánh, ngày 29-1-1934
Tờ giao quyền
Số: 24
Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt
Kính cùng Đức Hộ Pháp, Chưởng quản HTĐ, Tòa Thánh.
Kính Hiền hữu,
Vì có sự hiểu lầm mạng lịnh của tôi đã ký ngày 27–12– 1933, nên tôi tưởng cần phải giải rõ cách thi hành mạng lịnh ấy như sau nầy, xin Hiền hữu truyền lại cho 3 vị Quyền Đầu Sư và Nữ Chánh Phối Sư biết:
1 . Tôi đã nhứt định an dưỡng một ít lâu thì cả trách nhậm Quyền Giáo Tông tôi đều tạm giao cho Hiền hữu. Vậy từ đây, Hiền hữu đã cầm trọn 2 quyền đạo nơi tay, thì việc chi cũng do nơi Hiền hữu tự quyền định liệu, rồi ban mạng lịnh cho toàn đạo tuân cứ.
2 . Tôi vui lòng để cho nhị vị Quyền Đầu Sư Thượng Tương Thanh và Ngọc Trang Thanh tái thủ phận sự, nghĩa là được trở vào địa vị Quyền Đầu Sư mà hành chánh theo luật đạo. Về việc tùng quyền thì tức nhiên từ đấy duy có tùng lịnh của Hiền hữu mà thôi. Nay kính.
Quyền Giáo Tông
Ký tên: Thượng Trung Nhựt
11 . Lục Nương giáng cơ dạy chuyển cho Hiệp Thiên Đài cầm quyền đạo (ngày 29-12 Quí Dậu 1933)
Phần đầu của bài thánh ngôn, Bát Nương nhắc lại lúc lập pháp ĐĐTKPĐ, Ngọc Hư Cung định giao cho HTĐ cầm số mạng của nhơn sanh, lập thành chánh giáo, nhưng Đức Chí Tôn lại trở pháp, giao cho CTĐ cầm quyền lập đạo.

Phần tiếp theo là Lục Nương cho biết:
Ngọc Hư Cung lo chuyển pháp trở lại, cả thiên thơ hủy phá, sửa cải pháp chơn truyền, truất quyền của Cửu Trùng Đài, giao cho Hiệp Thiên Đài cầm quyền nền Đạo.
Tạo sao Cửu Trùng Đài bị truất quyền như thế ?

Do bài thi sau đây (có lẽ của Bát Nương) nói với Đức Hộ Pháp:
Bắt ấn trừ yêu đã tới kỳ,
Ngọc Hư định sửa mối thiên thi.
Cửu Trùng không kế an thiên hạ,
Phải để Hiệp Thiên đứng trị vì.
Thành pháp dìu đời qua nẻo khổ,
Nên công giúp thế lánh cơn nguy.
Quyền hành từ đấy về tay nắm,
Phải sửa cho nên đáng thế thì.

* Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn trước đây giáng cơ ở Kim Biên (thánh địa Bạch Vân ở Nam Vang) cũng đã có báo trước việc nầy, nhưng chưa chánh thức, là các chức sắc Cửu Trùng Đài lo tranh quyền đoạt vị, tố cáo lẫn nhau làm cho nội bộ chia rẽ trầm trọng, khiến một số chức sắc bất mãn, rút lui khỏi Tòa Thánh Tây Ninh để về địa phương lập chi phái, điển hình là quí ông chức sắc ở Thánh Thất Cầu Kho như Giáo Sư Vương Quan Kỳ, Giáo Sư Thượng Bản Thanh, Giáo Hữu Minh lập ra chi phái Cầu Kho, kế đến là ông Phối Sư Thái Ca Thanh rút về Thánh Thất Cầu Vỹ (Mỹ Tho) nơi quê nhà của ông để lập chi phái Minh Chơn Lý; Ngài Chưởng Pháp Trần Đạo Quang cũng rút lui, hợp tác với Ngài Phối Sư Thái Ca Thanh; còn Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt thi rút về Vĩnh Nguyên Tự,...

Các chức sắc cao cấp Cửu Trùng Đài đã làm hư nền đạo, nay Ngọc Hư Cung muốn chỉnh đốn lại thì phải truất quyền của Cửu Trùng Đài, giao cho Hiệp Thiên Đài cầm quyền nền đạo.
Đức Quyền Giáo Tông đã được Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn báo cho biết trước, nên giờ đây Đức Ngài cáo lão, giao cho Đức Hộ Pháp và 3 vị Quyền Đầu Sư cùng với Nữ Chánh Phối Sư lo chỉnh đốn nền đạo. Cho nên mới có Tờ Nghị Hòa ngày 11–11– Quí Dậu như đã chép ở trên.

Việc Đức Hộ Pháp nắm quyền chưởng quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng sau khi Đức Quyền Giáo Tông qui thiên là do lịnh của Ngọc Hư Cung chớ không phải do Đức Hộ Pháp tham vọng chiếm đoạt quyền hành của CTĐ.

Nhiều kẻ xấu miệng của chi phái còn xuyên tạc là Đức Hộ Pháp âm mưu giết chết Đức Quyền Giáo Tông để chiếm đoạt tất cả quyền hành về tay mình !

Tất cả công việc điều hành Đạo Cao Đài đều do Đức Chí Tôn và các Đấng nơi Ngọc Hư Cung quyết định, không một người nào ở mặt thế nầy định đoạt được cả. Đạo Cao Đài huyền điệu và tồn tại đến thất ức niên là do nơi đó.

12 . Tiếp Dẫn Đạo Nhơn hối tiếc chuyện bất hòa

NỐI TIẾP NIỀM ĐAU

Theo sự khảo cứu của hiền huynh Lê Văn Bảy, chúng tôi rút ra được vài lời chỉ dẫn về những vị bất phục tùng, những người anh thù địch, than ôi !
Ông Phủ Chiêu, khi không thắng nổi sự thử thách mà ông bị bắt buộc nhận chịu, đấng thiêng liêng tự xưng Cao Đài yêu cầu các vị phò loan di tìm ông Lê Văn Trung, Nghị viên của Hội Đồng chánh phủ, để ông nhận chức Đầu Sư phái Thượng. Đạo Cao Đài đã được khai sanh.
Nhưng ông Phủ Chiêu, trước khi tách riêng ra, ông đã thành lập ở thành phố Cần Thơ một chi phái dựa vào Đấng Cao Đài và thần linh học, xây dựng một Đền thờ mà nơi đó ông có vài trăm tín đồ. Ông Phủ Chiêu mất năm 1932 và từ đó đoàn thể tôn giáo nầy phát triển.

Sau khi Ngài Lê Văn Trung tạo lập một thánh thất Cao Đài tại Chợ Lớn, những tín đồ ở Sài Gòn lập nên một thánh thất tại Cầu Kho. Nhưng sau một thời gian, những tín đồ Cao Đài tại Cầu Kho lại tự tách riêng ra khỏi Tòa Thánh để lập thành một chi phái thứ nhì bất phục tùng. Vài cố gắng truyền đạo ở Trung Kỳ (1930–1932) với sự giúp đỡ của Ngài Chưởng Pháp phái Ngọc. Thế lực của những kẻ bất phục tùng gom lại chỉ vài trăm người ở Sài Gòn và cũng bằng chừng ấy ở Trung Kỳ.

Năm 1934, Cầu Kho trở thành trung tâm của một chi phái khác, có thể gọi bằng tiếng Pháp là “Union de toutes ỉes sectes Caodaistes” (Hiệp nhứt các chi phái Cao Đài), ông Nguyễn Phan Long làm Chủ tịch. Ông Long là Cựu Nghị viên Hội Đồng Thuộc địa, hiện nay là ký giả của báo La Dépêche tại Sài Gòn. Tòa Thánh Tây Ninh (TTTN) trách cứ những người bất phục tùng nầy vì họ theo chủ nghĩa xu thời chánh trị, nên đã từ chối tất cả những cuộc giảng hòa.
Năm 1930, một chi phái khác: Minh Chơn Lý do ông Nguyễn Vãn Ca lập ra ở Mỹ Tho. Ông Ca là Quận trưởng hành chánh ngoại hạng, tự xưng là Chưởng Pháp, sau khi hành đạo tại TTTN từ năm 1927 đến 1930, với chức vụ: Chủ trưởng Chức sắc và Chưởng quản Nam Tông đạo. Năm 1930, ông Ca ở Mỹ Tho trong một Thánh Thất được xây dựng do tài sản riêng của ông mà ông đặt tên là “Tòa Thánh Trung Ương”. Được sự giúp đỡ của ông Krautheimer, Thống đốc Nam Kỳ, ông Ca chuyên chú vào công việc truyền đạo, thâu nhận nhiều tín đồ, nhứt là trong vùng Tây Nam Kỳ. Nhờ người em khá trẻ của ông (rất được ông Krautheimer yêu mến), kẻ đối nghịch kịch liệt của Ngài Lê Vãn Trung, mà Tòa Thánh Trung Ương chiêu mộ.

Một cách cá nhân, tôi (tác giả) có mối liên hệ anh em với ông Ca, ở thời kỳ mà tôi không muốn mọi người can thiệp vào những bàn cãi nầy, biết rất rõ tất cả sự chia rẽ tôn giáo, tất cả những khoe khoang, những cái hư vinh, tất cả cái vô giá trị của chi phái và tiểu chi phái, có trong Đạo Cao Đài và không phải không có lý do ! Sự khinh thường sâu sắc của nhà cầm quyền, có giá trị chỉ thấy trong sự lan tràn vô nghĩa lòng kiêu căng mà sự biểu lộ chắc chắn của đám người bịp bợm hay tham vọng.

Lúc đó tôi không biết sự ganh đua giữa Ngài Trung và ông Ca đã lên cao trong thời gian trước đây khá xa: “Vào năm 1895, ông Nguyễn Văn Ca học lớp năm thứ năm trường trung học Adran, tại Sài Gòn, trong lúc đó ông Lê Văn Trung, ít hơn ông Ca 5 tuổi, học lớp năm thứ ba trường Trung học Chasseloup-Laubat, cũng tại Sài Gòn.
“Trường Trung học Ađran, được điều khiển bởi các huynh Công giáo và được chánh phủ trợ cấp, lúc đó bị bãi bỏ. Người ta tổ chức một kỳ thi chung cho các học sinh lớp năm thứ tư và thứ năm của trường Adran với các học sinh lớp năm thứ ba của trường Chasseloup-Laubat (trường nầy chỉ được lập ra từ 3 năm nay). Lê Văn Trung đậu hạng nhì, trong lúc đó học sinh ở lại lớp là Nguyễn Văn Ca chỉ đậu hạng sáu. Cả hai ông cũng như nhiều thí sinh thi đậu khác được bổ nhiệm làm Thơ Ký cho chánh phủ Nam Kỳ.
“Ông Lê Vãn Trung nổi tiếng là tinh nghịch và ông Nguyễn Văn Ca thì hay cau có và thù vặt. Ông Trung rất được cấp trên yêu mến, nên được thăng tiến nhanh.
“Năm 1906, ông Trung được bầu làm Nghị viên Hội Đồng Thuộc địa và vài năm sau, ông đạt danh hiệu mong muốn nhứt là Nghị viên Hội Đồng Chánh Phủ (một nhân sĩ hạng nhứt Việt Nam), địa vị nầy trở nên trống bởi cái chết của Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương ở Chợ Lớn (Ông Đỗ Hữu Phương là quan chức cao cấp nhứt của Nam Kỳ), trong lúc đó, ông Ca tiếp tục làm nghề Thơ Ký tầm thường.
“Năm 1926, hai cựu học sinh trung học lại gặp nhau trong nền tân tôn giáo. Ông Trung trở thành Đầu Sư Thượng Trung Nhựt và ông Ca chỉ được phẩm Phối Sư Thái Ca Thanh, ở địa vị thuộc cấp của ông Trung.

Nhưng ông Trung tinh nghịch thuở trước nay thì khôn khéo hơn và trở nên một chức sắc gương mẫu. Ông tỏ ra rất tôn trọng Thái Ca Thanh và đối đãi với ông Ca như người anh lớn tuổi hơn. Để chứng tỏ thiện cảm của mình đối với Thái Ca Thanh, ông Trung tín nhiệm giao phó cho ông Ca điều khiển Hội Thánh và bổ nhiệm ông làm chủ tọa Hội Thánh mặc dầu phẩm trật của ông Ca không được dành cho những chức vụ cao như vậy.
“Cái vẻ bề ngoài của hai vị làm cho người ta tưởng rằng, Thượng Trung Nhựt và Thái Ca Thanh sẽ cùng nhau đi qua những ngày cuối của cuộc đời tại Tòa Thánh và từ đây sống với nhau trong tình huynh đệ không thể phân ly.
“Tuy vậy, cuối năm 1930, vâng sắc lịnh của Đức Giáo Tông, qui định các chức sắc từ phẩm Phối Sư trở lên phải ở hẳn tại Tòa Thánh. Ông Thái Ca Thanh đến lúc nầy vẫn đi lên xuống như con thoi giữa Tây Ninh và gia đình ở quê nhà tại Mỹ Tho. Ông Ca yêu cầu Ngài Thượng Trung Nhựt cho phép ông trở về gia đình trong 15 ngày để thu xếp việc nhà một lần cho tất cả, để rồi có thể tiếp tục trở lại Tòa Thánh và ở hoàn toàn cố định nơi đó.
“Vậy là ông Ca đã tự ý từ bỏ các bạn tốt.
“Nhưng lạ lùng thay số phận của Thái Ca Thanh !
“Mặc dầu có lời hứa chánh thức là ông không dừng lại ở thánh thất bất phục tùng Cầu Kho (Sài Gòn), khốn khổ thay ông bị lôi kéo bởi những người cầm đầu chi phái Cầu Kho và ông không có can đảm chống lại. Ông Ca ở lại Cầu Kho trong vài tuần, nơi đó ông bị thay đổi hoàn toàn.
“Phần khác, không nghi ngờ gì nữa, ông Ca được cố vấn sái quấy bởi những người bất phục tùng tại Cầu Kho, nhứt là bởi Cựu Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang, ông nầy tổ chức chống lại Ngài Thượng Trung Nhựt, và phần khác, ông Ca có nhiều sự buồn phiền trong gia đình (vợ và các con của ông không chịu theo Đạo Cao Đài, làm cho ông rất khổ sở), ông Ca không trở về Tòa Thánh nữa.”

Lúc ấy ông Ca lập chi phái Minh Chơn Lý và ông xem Tây Ninh là chi phái dối trá và là tác phẩm của ma quỉ ! Chúng tôi xin kể thêm:
“Các thần linh tinh quái ban cho thánh thất của Thái Ca Thanh cái tên là: Tòa Thánh Trung Ương. Bởi cơ bút của những đồng tử ấy, Cựu Chưởng Pháp Trần Đạo Quang được cất nhắc lên làm Đại diện của Đức Giáo Tông Vô Vi Lý Thái Bạch, phẩm tước thuần túy là danh dự hàm, nhưng thực tế thì Ngài Trần Đạo Quang dùng làm bù nhìn cho ông Ca, ông Ca mới là lãnh chúa, người chủ duy nhứt.

Ông Thái Ca Thanh được chỉ định là Đầu Sư Thái Ca Nhựt. Ngài Lê Văn Trung mang thánh danh là Thượng Trung Nhựt: Thượng (phái Tiên), Trung (tên), Nhựt (mặt trời), Thánh danh ấy có nghĩa là: đạo đức của Ngài được so sánh với ánh sáng rực rỡ của mặt trời. Ông Thái Ca Thanh tưởng rằng, khi được chỉ định làm Đầu Sư thì đổi chữ Thanh phía sau thành chữ Nhựt. Ngài Lê Văn Trung tự thấy mất cái danh hiệu Đầu Sư của Ngài và mất luôn Thánh danh Nhựt (mặt trời).

Ước vọng của ông Ca được tràn đầy vì nó không còn chịu đựng tình trạng thấp kém thể hiện đối với Thượng Trung Nhựt mà mặc cho tất cả, cái tên Lê Văn Trung vẫn còn trong trí não của ông Ca, là địch thủ may mắn năm 1895 và là nhân sĩ hạng nhứt trong hạnh phúc phi thường.

Chỉ có những kẻ phàm tục sống xa các trung tâm tôn giáo, tỏ ra ngạc nhiên về bài đọc nầy. Những thánh thất, tịnh thất, những giáo hội và phái tu khác, những người tu đạo và những người thế tục, những hệ thống chức sắc mà với những sự ganh đua và thù hận bi thảm.
Lúc ấy, Mỹ Tho rõ ràng là được nâng đỡ bởi những đồng minh cao cấp trong chánh quyền, mưu toan phá hủy Tây Ninh đúng vào lúc có những cơn biến động của cộng sản: ông Krautheimer luôn luôn không chịu ảnh hưởng, cũng không hành động, vì xem ông Lê Văn Trung là Nghị viên của Hội Đồng chánh phủ…..

Sự thịnh vượng ấy rất ngắn ngủi, hơn thế nữa. Từ năm 1936, Mỹ Tho không còn biết những thành công lớn của thời trước và những đổi thay tận gốc rễ có tính cách mạng của Đạo Cao Đài, bởi hận thù Tây Ninh, không chỉ là một kỷ niệm lịch sử.
Tôi khổ tâm khi viết ra các việc nầy. Cá nhân tôi với ông Ca chỉ có các liên lạc thân ái tuyệt vời. Nhưng tôi thử viết lịch sử, điều đó rất khó khăn đối với tất cả mọi người, lịch sử của một tôn giáo với những khó nhọc và say mê buổi khởi đầu.

Một chi phái khác du nhập từ Trung hoa (Minh Đường), thành thạo về Yoga, lợi dụng sự khao khát những điều kỳ diệu và thần bí của người Việt Nam:
“Trong một đàn cơ, THẦY (Đức Chí Tôn) biết được ông Trần Đạo Quang còn ham danh lợi và muốn lập một nhóm gồm nhiều người phe mình để dự bị việc phân chi lập phái, nên THẦY nói với ông bằng các câu nầy:
“Đạo Quang, hãy biết rõ rằng, THẤY xem người nào tìm cách gây chia rẽ là kẻ thù của THẦY”
“Đó là một lời cảnh cáo !
“Để làm cho tất cả con cái của Đức Chí Tôn thấy rõ rằng, đạo đức không ở trong một thân hình đẹp hay trong bộ râu rậm, hay trên một dáng ngoài đáng kính, THẦY ra lịnh làm 7 cái ngai cho các chức vụ Giáo Tông, Chưởng Pháp và Đầu Sư để đặt trong Tòa Thánh Tây Ninh, ngay sau chánh điện và hướng mặt ra các chức sắc và tín đồ.
“Vào một ngày nhứt định cho lễ khánh thành, Ngài Trần Đạo Quang và các vị Chưởng Pháp và Đầu Sư khác, lên ngồi trên những cái ngai nầy để tham dự một đại lễ. Những chức sắc và tín đồ phía trước đều quì xuống hưởng mặt lên các ngai nầy. Những vị Chưởng Pháp và Đầu Sư khác lên ngồi trên ngai một cách yên ổn, về phần Ngài Trần Đạo Quang thì khó nhọc lắm mới ngồi được trên ngai của ông, thì một lực vô hình đẩy ông té xuống đất: ông không xứng đáng với phẩm vị của ông. Lúc ấy, những người dự lễ xét đoán dược cái giá trị đạo đức thực sự của Ngài Chưởng Pháp Trần Đạo Quang.
“Không thể tạo ra một phương kế nào nơi Tòa Thánh, mà nơi đó ông phải cư trú luôn luôn cho đến khi thoát xác và là nơi mà sự tu luyện Yoga không được chấp nhận, Ngài Trần Đạo Quang liền bỏ đi. Trước tiên ông liên kết với thánh thất Cầu Kho vào năm 1928 và sau đó năm 1930 ông đến với người chiếm đoạt Thái Ca Nhựt, để sang năm sau ông đến Giồng Bướm (Rạch Giá) để xây dựng một Thánh Thất mà ông là chủ từ đấy.”

Như phần trên chúng ta đã thấy, người ta phải nghĩ rằng, đó là những lời tố cáo độc ác nhứt.
Bài khảo cứu của hiền huynh Lê Văn Bảy rất nghiêm khắc đối với vị Giáo Tông của chi phái Bến Tre, bạn thân của ông Pagès mà ông nầy nhận được nhiều báo cáo bí mật của Bến Tre.
Nhưng ở đây, chúng tôi không muốn lợi dụng tất cả tài liệu mà chúng tôi có được dưới mắt. Bao nhiêu đó có giá trị ném dầu vào lửa. Khốn khổ thay cho cái yếu đuối của con người. Nếu những tâm hồn của người tu còn đó, làm thế nào để ngạc nhiên thấy rằng, những người tà giáo và kẻ phàm tục đến đó tàn hại nhau một cách có định kỳ ? Chúng tôi chỉ thuật lại cái lịch sử rất đau lòng ấy trong đoạn sau đây (Những lời than phiền, mục số 3, 4, 5):
3. Tiếp theo những cuộc vận động của những ông Juda mới, cuộc thông mưu với một viên chức trẻ đã chỉ ở trên, tỉnh trưởng Tây Ninh đã ra lịnh chánh thức cho các thân hào nhân sĩ trong làng Long Thành (nơi đặt Tòa Thánh) hoàn toàn từ chối giúp đỡ những vị điều khiển Tòa Thánh khi họ yêu cầu và chỉ can thiệp khi có đổ máu, để rồi có thể nghiêm trị những người điều khiển Tòa Thánh và đóng cửa đền thờ, cả trường hợp những người nầy hay đồng đạo của họ là nạn nhân.

4 . Từ Tòa Thánh đi ra vài trăm thước là một nơi gọi là Thái Bình Thánh Địa (một làng hòa bình nơi thánh địa), với diện tích 80 mẫu rừng, được khai khẩn bởi sự chăm sóc của Hội Thánh, Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt tạo lập một ngôi làng kiểu mẫu, nơi đây chỉ chấp nhận những gia đình tín đồ Cao Đài mà tất cả người trong gia đình đều ăn chay trường hoàn toàn, có đời sống lương thiện và tập quán tốt và nhứt là những tín đồ đức hạnh, biết phục tùng luật pháp của giáo hội. Đó là một thị trấn với hơn 500 nhà có hơn 2000 người (nam và nữ) cư trú, không kể trẻ con, trong đó xây dựng một cái chợ chi bán toàn thực phẩm chay, không một miếng thịt, không một miếng cá, cũng không cả nước mắm.
Những người trong ngôi làng nầy là một hiện hữu chơn thật, thực sự hòa bình và hạnh phúc, không biết kẻ thù, cũng không biết kẻ đối nghịch, luôn luôn đi cúng và dùng thời giờ nhàn rỗi để trau luyện đức tánh.

Ông Thượng Tương Thanh, lúc ấy đại diện Đạo Cao Đài bên cạnh chánh quyền, tự đặt bắt buộc phá hoại cái chợ nầy. Tỉnh Tây Ninh liền cất một cái chợ công cộng trên một mảnh đất công, cách nơi ấy chừng vài trăm thước, nơi đây, các thực phẩm ăn mặn được bày bán đầy đủ.
Với sự giúp đỡ của chánh quyền, Thượng Tương Thanh và Ngọc Trang Thanh thúc giục những cư dân trong làng kiểu mẫu nổi lên chống lại quyền hành của Giáo Tông. Lợi dụng việc đứng tên làm chủ miếng đất cất chợ, Thượng Tương Thanh cất lên tại miếng đất ấy, với sự tán thành của chánh quyền, một cái nhà liên hiệp dành cho những người nổi loạn đến nơi đó để tạo ra những rốì loạn khác, chửi mắng Đức Quyền Giáo Tông và những chức sắc khác, tìm cách làm hại tất cả những người nào còn mến mộ Ngài Thượng Trung Nhựt. Người ta đi đến Tòa Thánh để giục loạn nơi đó.

Kể từ lúc đó, ngôi làng kiểu mẫu trở thành một nơi tiêu khiển phàm tục, những sòng bạc được lập ra và hoạt động thường xuyên bởi đủ các hạng người. Tòa Thánh không thể kiểm soát được và có rất nhiều người ăn chay thuở trước trở thành người ăn mặn một cách đau khổ !
Những người chơn thật phải rời bỏ làng nầy và đi đến ở trên những mảnh đất khác chung quanh Tòa Thánh hay trở về xứ sở của họ. Chẳng bao lâu sau, những kẻ chống đối bị lôi cuốn vào cuộc sống phóng đãng, trụy lạc, sự vô đạo còn đi xa hơn nữa, xa khỏi đất thánh. Một số người trong bọn họ từ bỏ tôn giáo hay tập hợp vào một chi phái chống đối khác. Hiện nay, nơỉ ấy chỉ còn chừng 30 nhà và các tín đồ nhìn ngôi làng ấy từ thời phồn thịnh, không thể cầm giọt lệ trước một khung cảnh điêu tàn.

Như thế, ngôi làng kiểu mẫu đã bị tàn phá mà cố Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đã lắm nhọc nhằn tạo lập ra và làm cho nó phồn thịnh. Ngài Thượng Trung Nhựt lập ra ở Tòa Thánh những tiểu thủ công nghiệp để dạy nghề các tu sĩ và con cái của họ, nhứt là các trẻ mồ côi, có một cái nghề để cho chúng mưu sinh một cách lương thiện.

Thượng Tương Thanh đã nhận lãnh sứ mạng phá tan tất cả công trình của Thượng Trung Nhựt và tìm kiếm các lý do cho cái hiệu quả đó. Ông Tương giảng đạo cho những người mới đến rằng, muốn đạt đến cuộc sống của một tu sĩ thật sự, chỉ cần tụng kinh từ sáng đến chiều mà không cần làm việc như người thế tục và người ta có thể nên bắt chước các nhà sư khất thực của Cao Miên hoặc Thái Lan.
Có nhiều tu sĩ công quả làm nghề trồng rau trong khu vực Thánh địa. Dưới cái cớ là hiệu quả thấp, không lợi nhiều, tiền nhân công mắc hơn các sản phẩm thu hoạch, nên ông Thượng Tương Thanh cho ngưng lại tất cả các nghề nầy và gởi trả tất cả tu sĩ làm vườn về gia đình của họ.
Sự bãi bỏ các nghề thủ công và ngưng lại các nghề trồng trọt có hai mục đích:
- Thứ nhứt là vâng theo lịnh của chánh quyền.
- Thứ nhì là làm nãn lòng tất cả tín đồ Cao Đài ở tại Tòa Thánh để cho họ trở về nhà của họ, bởi vì phần lớn những người nầy đều tiếp tục ái mộ Ngài Thượng Trung Nhựt và họ tôn sùng Ngài như Thượng Đế, mặc cho tất cả những xác tín, những áp lực và đe dọa.

5 . Vài tín đồ ở chung quanh Tòa Thánh không thể trả tiền thuế kịp thời, họ bị bắt và bị kiện trước tòa án vi cảnh. Tòa kết án, họ bị phạt tù và phạt tiền.
Người chịu trách nhiệm dân sự về tiền phạt vạ là Ngài Thượng Trung Nhựt, thay vì là Ngài Thượng Tương Thanh đại diện tôn giáo lúc ấy bên cạnh chánh quyền.

Để phản kháng bản án bất công, Ngài Thượng Trung Nhựt không trả các món tiền phạt ấy và Ngài để cho họ bắt bỏ tù Ngài với tấm huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh của Ngài !!
 Trong sự mong muốn làm nhục Ngài Thượng Trung Nhựt, ông Vilmont tỉnh trưởng Tây Ninh đã không dùng một nghi thức nào để tước bỏ tấm huy chương nầy.
Người ta không có một sự tôn trọng nào đối với Ngài Lê Văn Trung, một nhân sĩ bậc nhứt của Việt Nam, cũng không tôn trọng tấm huy chương cao quí nhứt của nước Pháp mà dưới con mắt của Ngài Lê Văn Trung, nó không có một giá trị nào hết.

Ngay khi ra khỏi khám đường, Ngài Lê Văn Trung liền viết một văn thơ gởi Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp để hoàn trả tấm huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh (một sự kiện lịch sử rất quan trọng). Để phản đối sự bất công nầy và sự chửỉ mắng vào nhân phẩm của người Anh Cả cao cấp đáng kính, tất cả tín đồ Cao Đài nam nữ và nhi đồng trú ngụ nơi Tòa Thánh và vùng phụ cận chung quanh, làm một cuộc tuyệt thực phản kháng kéo dài 48 giờ, đây là khoảng thời gian bị bắt bỏ tù của Ngài Thượng Trung Nhựt và chính Ngài cũng bằng lòng tuyệt thực trong tù, chỉ uống một ly nước mát mỗi ngày. Đó là sự phẫn nộ toàn thể.
Trong tủ sắt của người thủ bổn của Tòa Thánh, để bảo toàn những tài liệu của đạo, được ông Lê Bá Trang (Ngọc Trang Thanh) giao lại, để dẫn chứng những lời oán trách chống lại Ngài Thượng Trung Nhựt, ông Lê Vãn Bảy (Giáo Sư Thượng Bảy Thanh) lúc đó là chánh Từ Hàn của Thượng Hội, bị ông Lê Bá Trang theo đuổi và lừa gạt.

Ông Trang đòi hỏi, nói rằng những giấy tờ nầy là của riêng ông, ông đòi Lê Văn Bảy trả lại cho ông vì Lê Văn Bảy giữ những giấy tờ nầy không hợp pháp, trong lúc ông vắng mặt tại Tòa Thánh. Một giấy đòi triệu tập gởi ông Lê Văn Bảy nhưng ông Bảy không nhận.

Người ta lợi dụng việc nầy để chống lại ông Lê Văn Bảy bằng một trát đòi. Ông Bảy ở Nam Vang, phải mướn một chiếc xe hơi để tự vận chuyển về Tây Ninh, dưới sự hộ tống của một nhân viên an ninh. Ông Bảy bị còng hai tay và được chở đi trong một chiếc xe có mui thông thường để chở người bị bắt. Nhưng với sự can thiệp của trạng sư Lortat-Jacob, người binh vực Đạo Cao Đài, đã phản kháng cách xử trí đó và bảo đảm với quan tòa rằng, ông Bảy là người rất được kính trọng tại Cao Miên.

Dù rằng các tài liệu được tìm thấy một cách chắc chắn niêm phong nguyên vẹn trong tủ sắt của Tòa Thánh, nhưng vị quan tòa Tây Ninh vẫn gởi ông Lê Văn Bảy đến chỗ trắc lượng và chụp hình, tất cả giống như đối với một kẻ cướp đường. Sự oán than được sắp hạng sau đó, nhưng vì khinh thường công lý, quan tòa trả lại cho Lê Bá Trang những giấy tờ đáng ra phải thuộc quyền sở hữu của Đạo.

Chúng ta đã ở vào thời buổi của sự ngược đãi khởi phát chống lại tất cả những người nào ái mộ Quyền Giáo Tông, trong lúc đó, Nguyễn Ngọc Tương và Lê Bá Trang cùng những người phe cánh của họ cho đó là điều cấm kỵ.

Tuy luật pháp tôn giáo cấm các tín đồ kiện cáo những vụ án dân sự, nhưng các chức sắc lớn thì tự cho phép mình khởi tố về tội nhẹ những chức sắc khác đối với một vụ việc thuộc tôn giáo. Những tài liệu tôn giáo là thuộc sở hữu của Hội Thánh, chớ không phải của cá nhân Giáo Tông hay của một tín đồ nào, trong mọi trường hợp.

Ông Lê Bá Trang muốn sử dụng những thứ đó vào cuộc vận động báo chí để chống lại Ngài Thượng Trung Nhựt, để làm mất danh dự của Thượng Trung Nhựt. Những mưu toan làm ra là để chiếm đoạt ngôi vị Giáo Tông của Thượng Trung Nhựt tại TTTN vì lợi ích cho chi phái Bến Tre, làm hiện ra những sự thỏa mãn khá đau khổ và những kẻ đồng mưu. Những phương thức áp dụng thật quỉ quái.

Thời kỳ tiếp theo sau cái chết của Ngài Lê Văn Trung chịu nhiều đau khổ.
Đây là kết luận của hiền huynh Lê Văn Bảy:
“Hiện nay, tiếp theo những lời phê bình chỉ trích, bao nhiêu thân hữu và người ủng hộ ông Nguyễn Ngọc Tương, không gọi ông là Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương nữa, mà gọi đơn giản là Anh Cả. Thời gian vừa qua, ông Tương ký tên vào các văn thư và các châu tri với phẩm cấp Đầu Sư Thượng Tương Thanh.

Từ năm 1938, ông tự giam mình trong căn phòng ở lầu một của thánh thất Bến Tre, chỉ ăn một bữa cơm mỗi ngày vào giờ Ngọ (ăn ngọ), tu luyện Yoga và đắm mình vào thần linh học: năng lực thông công bởi sự hiệp nhập. Đáng thương hại thay ! Ông tưởng rằng, chơn linh Đức Lý Thái Bạch hiệp nhập vào ông để làm những điều kỳ diệu !

Từ năm 1932, ông Tương có những sự nghi ngờ về khả năng thông công của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc (người lãnh đạo hiện nay), nhưng từ năm 1935, ông tin tưởng hoàn toàn vào vào khả năng thông công của một mục đồng trẻ tuổi có tên là “Cho”, đồng tử ứng khẩu.
Sự trừng phạt chính xác: Người ta bị trừng phạt bởi những gì mà người ta phạm tội, Ông Tương muốn giam hãm Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, và bây giờ tới phiên ông bị giam hãm: Công lý hằng cửu !

Chi phái “Thiên sứ Đại Đạo” đếm được những Nguyên soái và những Nữ chiến sĩ. (Nhóm Tuyệt Cốc). Chắc chắn không ? Có những người trong chi phái nầy viết ra trong tờ giấy nào đó các lời khiêu khích, dù rằng có những cây kiếm bằng gỗ mà họ mang theo và họ nhớ lại họ là những chiến sĩ Trung Hoa cổ trong tiền kiếp của họ. Những đền thờ kỳ quái của họ có những cái tháp giống như những pháo đài bằng gỗ. Chi phái Tuyệt Cốc gồm những người tà giáo mà họ tưởng rằng, muốn trở thành Phật thì cần phải cữ ăn ngũ cốc: gạo, bắp, đậu nành, đậu, mè.

Năm 1932, một nhóm chừng 12 người (gồm nam, nữ, nhi đồng) ở tại TTTN trong một cái nhà gọi là nhà tịnh (chỗ thiền định) được tạo lập bởi sự coi sóc duy nhứt của ông Thượng Tương Thanh, được dành cho những người nào muốn thực hành thiền định và tu luyện Yoga.
Đó là sở thích của ông Tương. Nhà tịnh nầy tiếp giáp với một ngôi nhà khác cũng của ông Tương mà nơi đây ông rất thích đắm mình vào thần bí và tà đạo. Những người nầy đều nhịn ăn ngũ cốc và chỉ nuôi sống bằng rau cải. Đàn ông, đàn bà và trẻ con đều cạo đầu trọc và mặc áo thầy chùa nhưng bằng vải đen. Họ thường tụng kinh phật giáo.
Vào lúc đó, họ đều lên đồng vào mỗi buổi chiều và đôi khi kéo dài suốt đêm, đến cả ngày mai. Ban ngày họ không làm gì cả hay gần như vậy.

Ông Tương xem những người nầy như là những tu sĩ thực sự và ông đặt họ dưới sự che chở của ông. Trong lúc đó, họ đốt nhiều lần ngôi nhà mà họ ở và trò chuyện, bởi tà đạo của họ.
Những sự rối loạn như thế làm cho Đức Quyền Giáo Tông tự thấy bắt buộc phải làm cho họ rút lui khỏi Tòa Thánh. Họ đi cất một ngôi chùa trên miếng đất kế cận đất của Tòa Thánh. Như thế đó là do ông Tương, một trong các đối tượng bất đồng ý kiến, chống lại Quyền Giáo Tông.
Trưởng nhóm Tuyệt Cốc ấy tên là Điền tự xưng là Nguyên soái, ông nầy bị bắt 3 lần đưa vào nhà thương điên Biên Hòa, nơi đây sau vài ngày quan sát, người ta thả ông ra vì thấy ông là một người điên vô hại.

Cuối năm 1932, vào một đêm, tất cả nhóm Tuyệt Cốc đi đến Tòa Thánh, mưu tính lên ngồi trên những cái ngai của Giáo Tông, Chưởng Pháp và Đầu Sư, vì họ nói rằng họ đã đắc đạo thành phật sống.

Hiện nay, nhóm của họ chỉ còn chừng 30 người (gồm nam, nữ và nhi đồng) và họ tiếp tục đời sống tà đạo. Thỉnh thoảng họ tạo ra một câu chuyện làm trò cười cho quần chúng và Tòa Thánh Tây Ninh phải chịu khốn khổ vì người ta xem họ là những tín đồ Cao Đài.


Đức Hộ Pháp hành pháp dâng hoa, bắt ấn Thượng Ngươn

PHẦN THỨ SÁU
ĐỨC HỘ PHÁP CHƯỞNG QUẢN
NHỊ HỮU HÌNH ĐÀI

CHƯƠNG I
ĐỨC HỘ PHÁP CHƯỞNG QUẢN
NHỊ HỮU HÌNH ĐÀI

1 . Ông Lê Văn Trung trả Bắc Đẩu Bội Tinh (ngày 19-1 Giáp Tuất 1934)
Tây Ninh, ngày 4 tháng 3 năm 1934.

Kính gởi Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp, Thủ đô Ba-lê.
Thưa Tổng Thống,
Tôi hân hạnh hoàn trả vào đôi tay của Ngài với lòng tôn kính, cái huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh mà nước Pháp đã ban cho tôi do Sắc lịnh ngày 18–5–1912.
Là một công chức được yêu mến và khen ngợi trong 12 năm, tiếp theo là làm Hội viên Hội Đồng Quản Hạt trong 8 năm, cuối cùng làm Nghị viên Hội Đồng Soái Phủ Đông Dương trong 12 năm, cả thảy là 32 năm làm việc trung thành với nước Pháp, nên nước Pháp mới ban cho tôi phần thưởng cao quí như thế.

Sau đời sống công chức của tôi, tôi chuẩn bị sống hết tuổi già trong một nơi vắng vẻ nào đó của đất Nam Kỳ. Khi bỗng năm 1926, tôi được Đấng Vô hình gọi đến giao cho phận sự qui nhứt tất cả các nền tôn giáo hiện hữu, để gieo rắc giữa các dân tộc, lòng thương yêu điều thiện và thương yêu chúng sanh, sự thực hành đức hạnh, học tập thương yêu công lý và sự an phận: tiết lộ cho nhơn loại biết về quả báo, tất cả để thanh khiết hóa linh hồn.

Từ 8 năm nay, tôi hoàn toàn chú tâm vào công cuộc kết tình huynh đệ của các chủng tộc loài người, tin chắc rằng nền tân tôn giáo thiết lập được một trong những yếu tố mạnh mẽ và cần thiết để thực hiện một sự hợp tác chân thành của tất cả các dân tộc, của một nền hoà bình thế giới lâu dài.

Đạo Cao Đài hôm nay có hơn một triệu tín đồ, gồm phần lớn là người Việt Nam, kế đó là người Pháp, người Miên, người thiểu số và Hoa kiều.
Có lẽ Chánh quyền thuộc địa không hiểu chúng tôi chăng ? Phải chăng Đạo Cao Đài luôn luôn bị áp bức một cách bất công ? Với những kêu ca và thỉnh nguyện của chúng tôi, họ trả lời bằng những hành động chuyên chế và sự ngược đãi tôn giáo.

Ngay thời buổi nầy, họ đang làm đủ cách để hãm hại người đứng đầu của Tân Giáo Hội trong danh vọng của họ. Trong nhiều tài liệu, tôi xin trích ra đây những đoạn điển hình trong một cái thơ mà tôi đã viết mới đây gởi cho ông Vilmont, tỉnh trưởng tỉnh Tây Ninh, Nam Kỳ.
“Thuộc về những chỉ thị mới đây của Ngài, tôi rất muốn biết đến bao giờ các qui tắc mới về sự thờ cúng mới được áp dụng.

Về phần những sự việc mà Ngài đã ám chỉ trong văn thư của Ngài, tôi mạn phép xin Ngài chú ý rằng, nếu Ngài xét đến những thỉnh nguyện và quyền lợi của tôi, nếu không là chủ của Hội Thánh Đạo Cao Đài, ít ra cũng là chủ của thánh thất Long Thành (Tây Ninh) thì những vụ lộn xộn nầy không bao giờ xảy ra.
Hơn nữa, Ngài biết rằng những vụ lộn xộn mà Ngài đã báo hiệu, nó không xuất phát từ chúng tôi.

Cuộc họp ngày 24 tháng 11 năm ngoái, được Ngài cho phép, tại thánh thất của chúng tôi, với những người xa lạ đối với tôn giáo chúng tôi, và mặc dầu văn thư của tôi số 394 ngày 22–11–1933 là một thách đố thật sự, nếu không, một điều sĩ nhục ném, một cách vô cớ, vào mặt của một công bộc già nua và trung thành của nước Pháp đã được đeo huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh.”

Thật là khó khăn mới nhận định được những sự việc lúc đó, mà tất cả những cố gắng và nhiệt tâm của tôi, quả thật đã phụng sự cho lợi ích chung của hai đân tộc, nghĩa là với sự hòa hợp tốt đẹp và thành thật, hai sắc dân được kêu gọi bởi ý chí mạnh mẽ muốn sống trong cộng đồng đời sống và quyền lợi.
Đương nhiên, những thỉnh nguyện ấy bị xếp lại, không trả lời, trái lại, những sự ngược đãi lại càng thêm nữa.
Mới đây, ngày 22 tháng 2 vừa qua, bởi 34 người đồng đạo của tôi thiếu thuế nhà nước, mà tôi bị bắt bỏ tù, cái lý do hoàn toàn giả dối. Cái Bắc Đẩu Bội Tinh của tôi, ở vào năm bình minh của tuổi 60, đã bị ném vào tù, tuyệt đối không có một hình thức nào qui định bởi pháp luật, được tuân thủ.

Tôi bị giam 2 ngày rưỡi trong một phòng giam nhỏ tại khám đường Tây Ninh với cái huy chương đeo trên mình và cái thẻ Bắc Đẩu Bội Tinh.
Như thế, dưới con mắt nhà cầm quyền thuộc địa, cái Bắc Đẩu Bội Tinh chẳng có nghĩa lý gì cả, một sự ô nhục có thể đạt tới. Tất cả lầm lỗi đó, phải chăng do nước Pháp không nên trao cái dấu hiệu danh dự ấy cho một người bổn xứ khốn khổ ?

Tôi thực hiện cái cử chỉ ấy với sự luyến tiếc cay đắng, nhưng tôi không thích mang cái huy chương ấy nữa, vì nó bị nhà cầm quyền thuộc địa không một chút tôn trọng, và nó cũng không trở thành một bằng chứng rõ ràng của lòng ái mộ của tôi đối với nước Pháp.
Tuy nhiên, tín tưỏng vào công lý của nước Pháp hiền hòa và độ lượng mà tôi hằng yêu mến, tôi sẽ theo đuổi đến cùng phận sự của tôi, không hờn giận, không hận thù, hy vọng một ngày nào đó, họ sẽ biết rõ những lầm lỗi đã vấp phạm và trả lại công lý cho một tôn giáo mà nó không có ý muốn nào khác hơn là đem lại cho thế giới một nền hòa bình và hòa hợp.
Kính xin Tổng Thống nhận nơi đây lòng tôn kính sâu xa của tôi.
LÊ VĂN TRUNG
- Lê văn Trung, Quyền Giáo Tông của Phật giáo canh tân, hay Đạo Cao Đài.
- Cựu Nghị viên Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ
- Cựu Nghị viên Thượng Nghị Viện Đông Dương. Long Thành, Tây Ninh, Nam Kỳ.

Giấy đính kèm:
- Một chứng thư của Cục Trưởng Cục Bắc Đẩu Bội Tinh.
2 . Ông Nguyễn Ngọc Tương dùng bạo lực chiếm Tòa Thánh (ngày 20-1 Giáp Tuất 1934)
Vào ngày 15–1 Giáp Tuất, sau khi cúng đại lễ Thượng nguơn xong, Đức Quyền Giáo Tông nhận được giấy báo cho biết: Ngày 20–1 Giáp Tuất, ông Nguyễn Ngọc Tương và phái đoàn của ông sẽ về Tòa Thánh, đuổi Đức Quyền Giáo Tông ra khỏi Tòa Thánh và ông sẽ đăng điện lên ngôi Giáo Tông.
Đức Quyền Giáo Tông lấy làm lo lắng, liền đến cho Đức Hộ Pháp hay và nhờ Đức Hộ Pháp liệu cách bảo vệ Tòa Thánh cho được an toàn.
Đức Hộ Pháp nói:
- Xin Anh Cả yên tâm để mặc em lo liệu. Đức Quyền Giáo Tông an tâm ra về. Đức Hộ Pháp liền ra lịnh cho thủ bổn Phạm Môn là ông Nguyễn Văn Gia khẩn cấp kêu hết anh em chủ sở và Đạo sở nam nữ nơi các Sở Phạm Môn, phải có mặt tại Tòa Thánh trước 5 giờ sáng ngày 20 tháng giêng năm Giáp Tuất để Đức Ngài dạy việc. Mỗi Sở chỉ chừa lại 1 người giữ nhà mà thôi.

Vừa rạng chơn trời ngày 20–1 Giáp Tuất (1934), cả anh em lớn nhỏ nơi các Sở Phạm Môn tụ tập đủ mặt tại Hiệp Thiên Đài. Đức Hộ Pháp giao cho ông Giáo Sư Thượng Minh Thanh trách nhiệm điều động thống nhứt. Ông Giáo Sư Minh liền ra lịnh cho các anh em Phạm Môn chia nhau ra giữ các cửa ra vào Nội Ô Tòa Thánh, không cho người lạ xâm nhập.

Đúng ngày đã định, khoảng 7 giờ sáng ngày 20–1 Giáp Tuất (dl 5–3–1934), nhóm người của ông Nguyễn Ngọc Tương từ Sài Gòn kéo lên Tòa Thánh rất đông, vừa đến cửa Hòa Viện (cửa số 1) thì ngừng lại rồi phân ra: một nhóm kéo vào cửa số 1, còn một nhóm thì kéo đến cửa số 2, đồng xông vào Nội Ô. Những người giữ cửa được lịnh của vị làm đầu bảo ngăn lại, không cho vô và nói rằng: Các hiền huynh nán đợi chúng tôi vào báo cáo với Đức Quyền Giáo Tông và đợi có lịnh của Anh Cả cho mời các hiền huynh sẽ vô cũng không muộn.

Nhưng nhóm người nầy không chịu chờ đợi, mà vẫn ngang nhiên tông cửa xông đại vào. Những người giữ cửa cố ngăn lại, khiến nên kẻ ngoài lấn vào, người trong xô ra. Cuộc xô lấn ồn ào như vậy khá lâu, rồi rốt cuộc lại bên ngoài dùng võ lực để giành phần thắng, diễn tiến mãi đến 9 giờ mới kết thúc là nhóm người của ông Tương cam đành thất bại, đồng thui thủi trở về mà trên vẻ mặt của mỗi người đều đầy khí sắc căm hờn giận dữ.
Bọn họ chấp nhận thất bại hôm nay, nhưng họ quyết trả thù bằng cách sẽ nhờ bàn tay nhà cầm quyền Pháp tỉnh Tây Ninh khủng bố những người công quả của Phạm Môn.
Ngày hôm sau, Đức Quyền Giáo Tông làm một bữa tiệc tại Giáo Tông Đường mờì Đức Hộ Pháp và tất cả các công quả Phạm Môn đến dự tiệc khoản đãi.
Trước khi nhập tiệc, Đức Quyền Giáo Tông nói:
- Lúc trước, Đức Hộ Pháp mở Phạm Môn, có một phần chức sắc lớn trong Hội Thánh đánh đổ, chớ ít ai nhìn nhận là đúng. Hễ ai nói sao thì Qua nghe vậy, chớ thật ra Qua cũng không biết Đức Hộ Pháp mở Phạm Môn có ích lợi gì. Đến hôm nay, Qua mới biết, nhờ có mấy em dám hy sinh để bảo tồn nghiệp đạo.
Cũng trong bữa tiệc nầy, Đức Quyền Giáo Tông ngỏ ý yêu cầu Đức Hộ Pháp cho Hội Thánh Cửu Trùng Đài mượn một số người Phạm Môn để bổ đi các tỉnh trấn an tinh thần bổn đạo đang rất hoang mang. Đức Hộ Pháp hứa chịu.
Trong biến cố vừa qua, nhóm người của ông Nguyễn Ngọc Tương thất bại cay đắng, nên mối thù nung nấu khiến ông Tương trả thù bằng cách vu cáo những người Phạm Môn làm cách mạng chống Pháp, để cho nhà cầm quyền Pháp tỉnh Tây Ninh bắt bớ giam cầm, tra khảo những người Phạm Môn chết đi sống lại.

Ông Tương tin chắc rằng, nhóm của ông sẽ chiếm được Tòa Thánh một cách dễ dàng, bởi vì ông nhận thấy Tòa Thánh lâu nay không được phòng thủ, chỉ có chừng mười Bảo Thể gác cửa Tòa Thánh và các dinh thự.
Cho nên lúc trước nhóm Tư Mắt kéo về đây dễ dàng và dùng bạo lực xô đuổi Đức Cao Thượng Phẩm phải rời khỏi Tòa Thánh; gần đây là kỳ Hội Vạn Linh, 3 Chánh Phối Sư cấm không cho hội vì sái phép đạo, nhưng Hội Thánh không có lực lượng bảo vệ đủ mạnh để thi hành luật lịnh của Hội Thánh và buộc các tín đồ phải tuân hành các luật lịnh nầy, nên họ vẫn ngang nhiên bẻ khóa, mở cửa Tòa Thánh để vào hội; rồi sau đó lại có nhóm Tịch Cốc vào Tòa Thánh quậy phá, lại còn hăm đốt Tòa Thánh mà cũng không có ai ngăn cản được.
Ngày nay, ông Tương vẫn tưởng như thế, ông chắc chắn thành công nên viết giấy báo ngày giờ ông kéo đến, tỏ ra là một người anh hùng. Ông không ngờ rằng Đức Hô Pháp đã lập Phạm Môn từ mấy năm nay, sau khi Đức Hộ Pháp và Đức Cao Thượng Phẩm bị đàn áp bởi bạo lực của nhóm Tư Mắt.

Ông Tương thảm bại vì các công quả Phạm Môn kiên quyết giữ gìn Tòa Thánh, không cho kẻ phản đạo xâm nhập làm chuyện bất chánh. Ông không ngờ Phạm Môn có thừa sức mạnh và lòng trung kiên để bảo vệ đạo pháp, chống lại những kẻ phản đạo có mưu toan bất chánh, dùng bạo lực chiếm đoạt Tòa Thánh với những tham vọng ngông cuồng.

Do đó ông Tương rất oán hận Đức Hộ Pháp và những người Phạm Môn. Cho nên sau vụ nầy ông Tương mật báo với Tỉnh Trưởng Tây Ninh, vu cáo những người Phạm Môn làm cách mạng chống Pháp, và cho Phạm Môn là chi phái do Đức Hộ Pháp lập ra để khuynh đảo Tòa Thánh. Tỉnh Trưởng Tây Ninh ra lịnh bắt một số vị Phạm Môn giam vào khám Tây Ninh, tra khảo tàn ác chết đi sống lại, buộc khai cho ĐQGT và ĐHP lập Phạm Môn để chống Pháp. Các vị Phạm Môn thà chết chớ không chịu khai quấy như vậy, nên cuối cùng chúng phải thả ra, có người đi về nhà không nổi và phải mang tật suốt đời.

Ông Tương đã lợi dụng uy tín và thế lực mạnh mẽ của ông với Pháp, vì ông là người theo Pháp triệt để từ lâu nay, để chống lại Đức Hộ Pháp và Đức Quyền Giáo Tông, thỏa mãn mộng bá quyền của ông. Sau đó, chánh quyền Pháp tỉnh Tây Ninh ra lịnh đóng cữa và giải tán các cơ sở Phạm Môn.

Khi đã rút về Bến Tre lập Ban Chỉnh Đạo, ông Tương vẫn còn oán hận, viết nhiều châu tri đặt điều nói xấu Phạm Môn rất nặng nề, làm cho bổn đạo nơi Bến Tre lầm tưởng. Lòng thù hận nầy có lẽ ông Tương ôm ấp mãi tới năm 1941.

3 . Ông Trần Văn Thoàn giáng cơ và 6 vị Phạm Môn bị bỏ tù tại khám Tây Ninh (ngày 29-1 Giáp Tuất 1934)
Lối 10 ngày sau biến cố 20–1 Giáp Tuất, thất bại trong việc đem bộ hạ lên đánh chiếm Tòa Thánh Tây Ninh, ông Nguyễn Ngọc Tương vu cáo với Chánh Tham Biện tỉnh Tây Ninh, nên họ ra lịnh vào Tòa Thánh bắt các công quả Phạm Môn đem ra giam tại khám đường Tây Ninh, lính công an buộc tội vu vơ như đánh đuổi tín đồ chi phái không cho vào Tòa Thánh bái lễ, nhứt là buộc phải khai cho Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp lập Phạm Môn để âm mưu chống Pháp, nhưng những người Phạm Môn nhứt định thà chết chớ không chịu khai quấy như vậy, nên bị công an Pháp tra tấn rất tàn nhẫn. Lối 20 ngày sau thì mới được lần lưột thả về, vì không có bằng cớ buộc tội, nhưng giữ lại 6 người Phạm Môn mà nó cho là cầm đầu những người kia.

Phần 6 vị Phạm Môn còn lại bị công an Pháp dùng cực hình tra tấn, nhưng 6 vị nầy cương quyết không chịu khai như bọn họ hướng dẫn và cuối cùng họ phải thả 6 người nầy ra vì không lý do buộc tội. Khi thả về, có người đi không được.
Khi 6 vị công quả Phạm Môn về thì vào trình diện với Đức Hộ Pháp và Đức Quyền Giáo Tông, tối hôm ấy lập đàn cơ tại Giáo Tông Đường, ông thần Võ Văn Thoàn về nói chuyện.

4 . Pierre Pasquier bị thiêu vì âm mưu diệt đạo
PASQUIER: Pierre Pasquier, Toàn Quyền Đông Dương từ năm 1928 đến 1934. Ông quyết tâm tiêu diệt Đạo Cao Đài, nên làm giả nhiều hồ sơ đem về Pháp, để chứng minh với chánh phủ Pháp là Đạo Cao Đài làm chánh trị chống Pháp. Pasquier đi máy bay về Paris, đến Marseille, còn đang bay trên bầu trời, bỗng nhiên phi cơ phát cháy nổ tung. Pasquier cùng với gia đình và toàn bộ hồ sơ ngụy tạo đều bị cháy ra tro.
Đó là vì Pasquier phạm thiên điều nên bị chư thần diệt thác, linh hồn bị đọa vào phong đô.
Hai năm sau, Pasquier được phép giáng cơ để xưng tội cùng Hội Thánh. Bài giáng cơ chép ra như sau:
Tòa Thánh, ngày 18–8–1936 (âl 2–7 Bính Tý)
PIERRE PASQUIER

Tôi nói tiếng An Nam.
Tôi đã cầm đặng một cuốn sách Nho, học thông đạo lý. Cái tư tưởng của tôi buổi nọ, nó thiên về bên Khổng giáo chớ không phải hướng qua bên Phật đạo. Tôi càng suy xét thì lại lấy làm lạ vì cớ nào tôi lại dùng nhà Thiền toan phá Đạo Cao Đài buổi nọ. Quái dị thay !
Tôi đã dám xưng mình là vãn sĩ nho phong, kinh truyện, văn chương trước mắt mà lại chịu thiệt thòi sai sót, chẳng hiểu đặng rằng Nho giáo chuyển luân tạo dựng toàn cầu Tân thế. Sự lạc lầm ấy do đâu mà có ?

Ôi ! Quan trường ! Ôi nha lại ! vì mi mà làm cho ta phải đui mắt, linh hồn phạm tội nghịch ý Chí Tôn. Thiên điều tàn sát. Hận thay ngôi vị đế vương là đao kiếm trừ mạng linh hồn mà chớ. Gớm thay ! Ghê thay !
THI
Vương bá bửu ngôi thị ngục hình,
Thiên lao như thử tấc công khanh.
Đồ thân phát phối cầm dân mạng,
Y phục đai cân thị tử thành.
* THĂNG

5 . Đức Cao Thượng Phẩm khuyên Cao Quỳnh Diêu trở về Tòa Thánh (ngày 15-7 Giáp Tuất 1934)
Ngài Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu ngã theo hai Ngài Quyền Đầu Sư Thượng Tương Thanh và Ngọc Trang Thanh, chống lại Đức Quyền Giáo Tông và Đức Hộ Pháp.
Đức Cao Thượng Phẩm thấy vậy sợ Ngài Diêu bị tội cùng Ngọc Hư Cung, nên giáng cơ khuyên nhủ.
Hôm sau, ngày 16–7 Giáp Tuất (dl 25–8–1934), Đức Thái Thượng Đạo Tổ cũng giáng cơ khuyên nhủ Ngài Diêu thức tỉnh. Nhờ vậy Ngài trở về lập công nơi TTTN. Đây là một điều may mắn vô cùng cho Ngài Diêu.

6 . Nội luật Thánh Thất (ngày 15-7 Giáp Tuất 1934)

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ cửu niên)

CHÂU TRI

Tòa Thánh, ngày 15-7 Giáp Tuất (24-8-1934)
THÁI, THƯỢNG, NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ

Kính cùng chư vị Đầu Tỉnh Đạo, Đầu Họ Đạo, Đầu Quận Đạo và chư đạo hữu lưỡng phái.
Chư Hiền huynh và chư Hiền tỷ,
Việc hành chánh nơi các thánh thất đã có chỉ rõ trong Nội Luật Thánh Thất, ban hành từ ngày 1–7–1933.
Hội Thánh xin nhắc lại cho chư chức việc và chư đạo hữu các thánh thất biết rằng, chi chi cũng phải do nơi Đầu Quận hay Đầu Họ và Đầu Tỉnh Đạo sở tại xem xét trước và phê chuẩn rồi mới được thi hành.
Từ đây, việc thâu xuất tại thánh thất, những việc tạo tác và những số lương thực như lúa, dừa, tương, vv... của chư đạo hữu hỷ cúng đều phải có Đầu Tỉnh Đạo phê chuẩn. Chư vị chủ thánh thất không được tự quyền nhứt định số lương thực phải để tại Thánh Thất bao nhiêu, hộ về Tòa Thánh bao nhiêu, phải công đồng chư Chức việc lại đặng quyết định trước rồi lập vi bằng đệ lên cho Đầu Tỉnh đạo phê chuẩn rồi thi hành liền, chớ chẳng nên bê trễ.

Nay kính.
Thái CPS                         Thượng CPS                        Ngọc CPS
Khai Đạo HTĐ   Khai Thế HTĐ                      Khai Pháp HTĐ
Phạm Tấn Đãi       Thái Văn Thâu                      Trần Duy Nghĩa

7 . Đức Lý và Đức Hộ Pháp định quyết chi phái là tả đạo bàng môn (ngày 16-7 Giáp Tuất 1934)

CAO THƯỢNG PHẨM

Bần đạo chào Đức Quyền Giáo Tông, Hộ Pháp, Thượng Sanh, Cao Tiếp Đạo và Lê Tiếp Thế.
Xin mời Thái, Thượng, Ngọc Chánh Phối Sư và Nữ Chánh Phối Sư nhập nội.
Bần đạo chào chư vị đạo hữu và đạo tỷ.
Thưa cùng Đức Quyền Giáo Tông, xin Ngài làm ơn nhắc nhở giùm chư vị Chánh Phối Sư phải nhặt gìn phận sự.
Xin chỉnh đàn cho nghiêm đặng tiếp rước Lý Giáo Tông.
Bần đạo khuyên cả Hội Thánh nam nữ đừng ai tư mật mà làm cho người phát nộ thì rủi cho Hội Thánh lắm nghe.
Cao Tiếp Đạo, em ráng nâng loan có Qua trợ lực. *Thăng.

TÁI CẦU:
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
LÝ THÁI BẠCH
Chào chư Hiền hữu và Hiền muội.
Quyền Giáo Tông bạch: …………………………………
Ừ, Lão còn cầm quyền ngày nào thì Lão quyết trừ diệt những kẻ tà tâm cho tận tuyệt.
Lão nói thật, nền chánh giáo của Chí Tôn phải ra thiệt tướng, bằng chẳng vậy, thà Lão thối bước lui chơn, hơn thấy thánh thể của Người phải ra ô trược.
Ngọc Chánh Phối Sư, mỗi Đạo Nghị Định của Lão viết ra phải chính mình hiền hữu đọc lại cho toàn chức sắc thiên phong có mặt tại đây nghe rõ.

ĐẠO NGHI ĐỊNH THỨ BẢY
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Chiếu y PCT ban quyền hành cho Giáo Tông và Hộ Pháp,
Chiếu y Đạo Nghị Định số 2 ban quyền Giáo Tông phần xác cho Thượng Trung Nhựt,
Chiếu y Đạo Nghị Định số ba và số bốn ban quyền hành cho Hội Thánh Cửu Trùng Đài nam nữ lưỡng phái,
Chiếu y Đạo Nghị Định số năm định cho chức sắc cầm quyền hành chánh thiệt thọ,
Chiếu y mật chỉ Chí Tôn,

NGHỊ ĐỊNH

Điều thứ nhứt: Cả chức sắc nam nữ Cửu Trùng Đài đã trọn hiến thân cho đạo buổi sơ khai đẳng đẳng đồng thăng nhứt cấp, trừ ra:
Một là người nào hiến thân cho đạo sau ngày rằm tháng 10 năm Canh Ngọ.
Hai là người không trọn tuân luật pháp, không trọn giữ phận sự của mình
Ba là người cầm quyền hành chánh chẳng toàn công,
Bốn là người nghịch chơn truyền chánh giáo, gầy tả đạo bàng môn,
Năm là mới thọ ân phong thưởng.

Điều thứ hai: Cả chức sắc thiên phong Hội Thánh Ngoại Giáo tùng quyền Chưởng Đạo Nguyệt Tâm đã đủ ân phong công nghiệp, chẳng đặng thăng cấp.

Điều thứ ba: Những người đã có công nhưng đắc tội cùng Hội Thánh thì phải giao nạp cho Hiệp Thiên Đài, chừng nào Tòa Tam Giáo Hiệp Thiên cho trắng án thì đặng thăng đẳng cấp như chức sắc thiên phong hữu công cùng đạo.

Điều thứ tư: Quyền Giáo Tông và cả chức sắc thiên phong Hội Thánh Nhị Hữu Hình Đài phải thi hành Đạo Nghị Định nầy.

Điều thứ năm: Bát cả sớ cầu phong thưởng.
Làm tại Tòa Thánh Tây Ninh, ngày 15 tháng 7 năm Giáp Tuất.
ký tên:
HỘ PHÁP                                            GIÁO TÔNG
Phạm Công Tắc                                    Lý Thái Bạch

ĐẠO NGHỊ ĐỊNH THỨ TÁM

*   *   *

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Chiếu y Pháp Chánh Truyền cửu Trùng Đài và HTĐ,
Chiếu y các thánh giáo của Chí Tôn,
Nghĩ vì đạo duy có một,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều thứ nhứt: Những chi phái nào do bởi ĐĐTKPĐ làm gốc lập thành mà không do nơi mạng lịnh Hội Thánh thì cả chúng sanh chẳng đặng nhìn nhận là của Chí Tôn và phải định quyết là bàng môn tả đạo.
Điều thứ nhì: Các tôn giáo xin nhập môn vào mối chơn truyền phải có đủ Quyền Vạn Linh và Quyền Chí Tôn công nhận.

Lập tại Tòa Thánh Tây Ninh, ngày 15 tháng 7 năm Giáp Tuất.
ký tên:
HỘ PHÁP                                                        GIÁO TÔNG
Phạm Công Tắc                                                Lý Thái Bạch

Thượng Trung Nhựt, hiền hữu phải để ý rằng quyền hành của hiền hữu riêng với phần của Lão, nên Đạo Nghị Định phải lập riêng ra nghe.
*   *   *
Kể từ ngày Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp lập Đạo Nghị Định thứ 8 thì chức sắc bất mãn với Hội Thánh không còn dám tách ra lập chi phái nữa, bởi vì Đạo Nghị Định thứ 8 nầy là thiên điều, mà hễ phạm vào thiên điều thì phải bị tiêu diệt, không thể nào tránh khỏi.
Cho nên, những Chi phái của Đạo Cao Đài đã lập ra từ trước đến nay, nếu không tự giác qui hiệp về Tòa Thánh Tây Ninh thì dần dần rồi đây sẽ suy tàn và mất hẳn.
Chúng ta nhớ 4 câu thơ tiên tri cữa Đức Chí Tôn:
Đạo Thầy nhiều nhánh các con coi,
Nhánh có trái bông, nhánh cụt còi.
Rốt cuộc cành khô cùng lá héo,
Còn gì tươi tốt để con coi !

Nhờ Đạo Nghị Định thứ 8, từ đây về sau, Đạo Cao Đài không còn nảy sinh chi phái, trở thành một nền Đại Đạo có được 4 cái duy nhứt:
- Một hệ thống giáo lý duy nhứt,
- Một hệ thống luật pháp duy nhứt,
- Một Hội Thánh duy nhứt,
- Một Tòa Thánh duy nhứt là Tòa Thánh Tây Ninh.

8 . Nguyễn Du giáng cơ (ngày 21-7 Giáp Tuất 1934)

NGUYỄN DU
Thưa chào quí vị.
Tệ sĩ hằng nghe cảm mộ và cũng là người một hội một thuyền, nên bạo gan đến chung cùng bàn luận.
Thanh Tâm Tài Nhân đời hằng ít có, đắc thời thì cần nhiếp chánh hóa dân, thất thế nắm văn chương tô điểm tục.
Thưa cùng quí Ngài,
Giọt huyết lệ của Tệ sĩ đổ tại bổn Kiều, chẳng khác chi câu văn ai oán của mấy Ngài nơi: Nữ Trung Tùng Phận.
Khối đa sầu có thể nhắc sầu,
Tâm ái quốc rộng thương phục quốc.
Cười... Tệ sĩ không muốn viết.
THI
Dặm hồng không ngán trận phong ba,
Đồ ngọc mong tô đẹp nước nhà.
Mượn bóng hồng nhan lau nét hận,
Cậy đường phong nguyệt trổi hơi hòa
Khóc than thổ võ thanh lâu khách,
Thúc giục quan nha cậy mụ bà.
Dời đổi triều đình Từ Hải chí,
Chấn hưng văn hiến tiếng diêu ca.

Có nhiều câu chưa đoạt ý nhưng quên văn pháp rất nhiều không trọn phù ba như trước, dạ câu thi thườnglàm mới hay, bỏ lâu ra lụt. THĂNG.

9 . Đức Quyền Giáo Tông quy thiên (ngày 13-10 Giáp Tuất 1934)

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ thập niên)
Tòa Thánh Tây Ninh
Văn phòng
Nội Chánh
Số: 16

CHÂU TRI

Cho chư Đầu Tỉnh Đạo, Đầu Họ Đạo, Đầu Quận Đạo, chư chức việc và chư đạo hữu lưỡng phái.
Kính chư Hiền huynh và chư Hiền tỷ,
Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ rất đau đớn mà cho chư Hiền huynh, Hiền tỷ hay tín buồn rằng: Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đã qui tiên tại Giáo Tông Đường (Tòa Thánh Tây Ninh) ngày 13–10 Giáp Tuất (dl 19–11–1934) hồi 3 giờ chiều, người hưởng thọ đặng 59 tuổi.
Lễ tống chung định tới ngày 26–10 Giáp Tuất, đúng 9 giờ sớm mai, nhằm ngày chúa nhựt 2–12-1934. Cuộc lễ nầy là tang chung cho toàn đạo, vậy nên Hội Thánh sau khi hội nghị, định cho cả chức sắc Cửu Trùng Đài có tùng luật Hội Thánh, nghĩa là từ Giáo Hữu trỡ lên, kể từ nay cho tới ngày an táng, được về Tòa Thánh mà viếng liên đài Đức QGT và thành tâm tang phục cho người; còn ai về không được thì phải hiệp nhau nơi Thánh Thất sở tại mà cầu nguyện và tang chế, y như lệ tang phục Hội Thánh định sau nầy:
1 . Chức sắc từ Giáo Hữu trở lên, bịt khăn tang mà thôicho tới ngày mãn phục là một năm.
2 . Từ Lễ Sanh đến tín đồ thì tùy ý, nghĩa là vị nào thành tâm thương tiếc Đức Quyền Giáo Tông thì tùy tâm, hoặc bịt khăn tang, hoặc dùng để một miếng vải tang bề ngang chừng 3 phân buộc nơi tay trái, cùng tang phục cho hạng nầy để tự lòng thương tưởng của mọi người, Hội Thánh không nhứt định.
Hội Thánh xin để lời cần yếu hơn hết là kể từ nay, nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mới khuyết một vị Đại Đức như Đức Quyền Giáo Tông, sở dĩ Hội Thánh bố cáo cùng toàn đạo rõ, xin tạm ngừng các việc vui trong 3 tháng để thành tâm chia buồn cùng Hội Thánh.
Nay kính.
Làm tại Tòa Thánh Tây Ninh, ngày 13–10 Giáp Tuất
(19–11–1934)
Thái CPS                      Thượng CPS                           Ngọc CPS
Khai Đạo HTĐ    Khai Thế HTĐ                     Khai Pháp HTĐ
Phạm Tấn Đãi       Thái Văn Thâu                      Trần Duy Nghĩa

Nữ Chánh Phối Sư
Hương Thanh

*  *  *
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ thập niên)
Tòa Thánh Tây Ninh
V.P. Nội Chánh
Số: 17
CHÂU TRI

Cho chư Đầu Tỉnh Đạo, Đầu Họ Đạo, Đầu Quận Đạo, chư chức việc và chư đạo hữu lưỡng phái.
Kính cùng chư Hiền Huynh và chư Hiền tỷ,
ừ nay cho đến ngày an táng phần xác của Đức Quyền Giáo Tông như kịp ngày giờ, thì mỗi thánh thất phải may một lá cờ tang, bề ngang 1 thước 2 (1m20), bề dài 2 thước (2m), treo trước cửa thánh thất. Cờ toàn bằng vải trắng, có chạy bìa bằng vải đen bề khổ 1 tấc (0m10).
Mỗi đêm phải tụng kinh tam bửu và dộng u minh.
Đến ngày an táng, nghĩa là ngày 26 tháng 10 tới đây, đúng 9 giờ ban mai, phải làm lễ tại thánh thất cho những vị nào không về Tòa Thánh được đến cầu nguyện.

Tòa Thánh, ngày 20–10 Giáp Tuất (dl 26–11–1934).
Thái CPS                      Thượng CPS                           Ngọc CPS
Khai Đạo HTĐ Khai Thế HTĐ                        Khai Pháp HTĐ
Phạm Tấn Đãi    Thái Văn Thâu                         Trần Duy Nghĩa

Bài thài hiến lễ ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG:
Càn khôn quen thú phước Linh Tiêu,
Thấy khổ trần gian nghịch thánh điều.
Mượn xác phàm riêu cây phất chủ,
Nương cơ tạo xủ phướn tiêu diêu.
Bầu linh khổ hải đưa thiêu cạn,
Gậy sắt nhơn sanh chống dắt dìu.
Muôn dặm cửa tiên chờ bước tục,
Cỡi lau trở gót ruột trăm chiều.

10 . Buộc chức sắc phế đời hành đạo (ngày 8-11 Giáp Tuất 1934)

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ thập niên)
Tòa Thánh Tây Ninh
Văn phòng
Phạm Hộ Pháp

ĐẠO NGHỊ ĐỊNH THỨ 38

Chiếu y PCT ban quyền hành cho Giáo Tông và Hộ Pháp,
Chiếu y Đạo Nghị Định thứ 5 ngày mùng 3–10 Canh Ngọ (1930) của Đức Lý Giáo Tông buộc cả chức sắc đã thọ phong phải phế đời hành đạo.
Chiếu y Đạo Nghị Định thứ 6 của Đức Lý Giáo Tông và Phạm Hộ Pháp lập tờ ước hẹn, phải điều đình hiến pháp sửa trị Đài mình cho hiệp Pháp Chánh Truyền,
Nghĩ vì về phần CTĐ thì Ngọc Chánh Phối Sư đã lập đủ phương ban hành Đạo Nghị Định thứ 5 nói trên đây và về phần HTĐ thì Bần đạo đã lắm phen thối thúc.
Chiếu y theo mấy bức thơ sau nầy: Thơ số 1 đề ngày 4–12–1932 và Thơ số 15 đề ngày 2–8–1934.

NGHỊ ĐỊNH

Điều thứ nhứt: Cả Chức sắc CTĐ và HTĐ kể từ ngày ban hành Đạo Nghị Định nầy phải phế đời hành đạo.
Điều thứ hai: Những vị nào dầu đã thọ phong nơi cơ phong thánh mà từ khi khai đạo đến nay không hành đạo, đều bị sa thải.
Điều thứ ba: Những vị nào đã có công hành đạo mà chẳng trọn công, phải tức cấp về Tòa Thánh cho Hội Thánh định tội và đem vào chánh vị, bằng chẳng, quá kỳ 3 tháng thì bị sa thải.
Điều thứ tư: Những vị nào đã thọ phong và Hội Thánh đã công nhận mà không hành đạo thì chẳng đặng xưng phẩm tước và mặc thiên phục vào chầu lễ tại Tòa Thánh và các thánh thất của Đại Đạo.
Điều thứ năm: Những vị không cầm quyền hành chánh thì không quyền dự Hội Thánh và mọi trí ý chi hay đã dâng cho Hội Thánh cũng không đặng thâu dụng.
Điều thứ sáu: Hội Thánh phải ra lịnh cho Lại Viện CTĐ làm sổ những Chức sắc cầm quyền hành chánh mà tuyên bố cho cả toàn đạo đều biết.
Điều thứ bảy: Lê Tiếp Thế thế quyền Đầu Sư, Cao Tiếp Đạo Chủ Trưởng HTNG, 3 Chánh Phối Sư nam và Nữ Chánh Phối Sư phải thi hành Đạo Nghị Định nầy.
Lập tại Tòa Thánh ngày mùng 8–11 Giáp Tuất
(14–12–1934)
HỘ PHÁP
Chưởng Quản nhị hữu hình Đài Hiệp Thiên và Cữu Trùng
Ký tên:
PHẠM CÔNG TẮC

*  *  *

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ thập niên)
Tòa Thánh Tây Ninh
Văn phòng
Phạm Hộ Pháp
ĐẠO NGHỊ ĐỊNH THỨ 39

Chiếu y Pháp Chánh Truyền và Tân Luật,
Do theo Châu Tri số 7 ngày 22–6 Giáp Tuất (2–8–1934) của 3 Chánh Phối Sư,
Nghĩ vì gặp hồi khuẩn bách tiền tài, nhơn sanh đồ thán, nên Hội Thánh chẳng nên tăng khổ của tín đồ thêm nữa

NGHỊ ĐỊNH

Điều thứ nhứt: Cấm cả chức sắc trong đạo kể từ Chánh Phó Trị Sự đổ lên chẳng đặng phép thâu tiền của ai hết.
Điều thứ hai: Những người hảo tâm hỷ cúng thì duy có mấy Đầu Tỉnh Đạo mới đặng phép thâu, nhưng phải có biên lai răng cưa giao hồi cho người hỷ cúng đó, còn chánh bổn phải trình cho Hội Thánh khi thâu nhập tiền ấy vào Hộ Viện.
Điều thứ ba: Tiền Quan Hôn Tang Tế gọi là tiền nhơn đạo thì cả chức sắc nhỏ, Chánh Phó Trị Sự được phép thâu, nhưng phải trình chánh bổn biên lai cho Đầu Tỉnh Đạo công nhận.
Điều thứ tư: Những chức sắc thiên phong nào đã quá quyền thâu của nhơn sanh, có đủ bằng cớ thi Hội Thánh phải buộc tội trước mặt luật đời là người lường gạt nhơn sanh đặng thủ lợi.
Điều thứ năm: Chẳng ai đặng phép buộc tín đồ phải cúng, duy để tự do cho những người từ tâm phước thiện hỷ cúng mà thôi. Kiểu biên lai phải như vầy:
“Tôi có thâu của đạo hữu………… số tiền là …………(bao nhiêu) đã có tâm phước thiện hỷ cúng đặng (cất Tòa Thánh, hoặc sở phước thiện, hoặc hành hương, v.v…”
Mọi việc đều phải trích ra minh bạch đặng cho Hộ Viện đem vào sổ chánh, y theo lòng của tín đồ sở định và để nhập vào phần dự định mỗi khoản.
Hộ Viện sẽ do theo đó mà lập thông qui những tiền của đã thâu mà dán tại thánh thất sở tại đặng cho người thiện tâm hỷ cúng số tiền ấy biết đã vào tay Hội Thánh.
Điều thứ sáu: Lê Tiếp Thế, Cao Tiếp Đạo Chủ trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo, 3 Nam Chánh Phối Sư và Nữ Chánh Phối Sư lãnh thi hành Đạo Nghị Định nầy.

Lập tại Tòa Thánh ngày mùng 8–11 Giáp Tuất
(14–12–1934)
HỘ PHÁP

Chưởng Quản nhị hữu hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
Ký tên
PHẠM CÔNG TẮC

11 . Toàn quyền Pháp cho phép đạo Cao Đài phổ thông Bắc Kỳ (ngày 9-11 Giáp Tuất 1934)
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ thập niên)
Tòa Thánh Tây Ninh
VP. Nội Chánh
Số: 20

CHÂU TRI

Nữ Chánh Phối Sư và Thái, Thượng, Ngọc Chánh Phối Sư
Kính cùng chư Chức sắc Thiên phong nam nữ, chư chức việc và chư Đạo hữu lưỡng phái.
Kính chư Hiền huynh và chư Hiền tỷ,
Hội Thánh ĐĐTKPĐ rất hân hạnh cho chư Hiền huynh và chư Hiền tỷ hay tin mừng rằng, mới đây, Quan Toàn Quyền Đông Pháp có ký Nghị Định cho Đại Đạo được tự do phổ thông nơi xứ Bắc Kỳ.
Vậy, chư Hiền huynh và chư Hiền tỷ cho chư đạo hữu lưỡng phái hay đặng cám ơn và ghi nhớ ân đức của Ngài.
Nay kính.
Tòa Thánh, ngày 15–12–1934 (9–11 Giáp Tuất)

Thái CPS                      Thượng CPS                           Ngọc CPS
Khai Đạo HTĐ Khai Thế HTĐ                        Khai Pháp HTĐ
Phạm Tấn Đãi    Thái Văn Thâu                         Trần Duy Nghĩa

Nữ Chánh Phối Sư
Hương Thanh

*   *   *

CÔNG CUỘC TRUYỀN ĐẠO CAO ĐÀI NƠI BẮC VIỆT

Đầu năm Giáp Tuất (1934), Hội Thánh bổ một vị chức sắc đầu tiên đi truyền đạo nơi Bắc Việt  là ông Giáo Hữu Thượng Tuất Thanh (Nguyễn Văn Tuất).
Giáo Hữu Tuất là người miền Bắc, quê quán tại Nam Định, ông di cư vào Nam để lập nghiệp, gặp thời kỳ Đức Chí Tôn Khai Đạo, ông nhập môn vào Đạo Cao Đài ở Tây Ninh, đắc phong Lễ Sanh, sau được thăng Giáo Hữu.

Khi ông Giáo Hữu Tuất lãnh lịnh Hội Thánh ra Bắc truyền đạo, ông đến Hà Nội chưa đầy 1 tháng thì chẳng may Ông bị bịnh nặng và qui liễu. Ông được an táng tại Nghĩa trang Hợp Thiên tỉnh lỵ Hà Đông.

Hội Thánh truy phong ông Giáo Hữu Thượng Tuất Thanh làm Đầu Địa Phận Đạo Vô Vi Bắc Việt. Do đó, ông thường giáng cơ giúp ý kiến cho các chức sắc sau nầy hành đạo tại Bắc Việt để điều đình tốt đẹp nền đạo tại đây và thường báo trước những điều khó khăn sắp xảy đến để chức sắc dự bị kịp thời đối phó.

Hội Thánh tìm kiếm một vị chức sắc gốc miền Bắc khác để bổ đi truyền đạo Bắc Việt, nhưng không có ai, nên bổ ông Giáo Hữu Thượng Chữ Thanh (Đặng Trung Chữ) ra Bắc Việt truyền đạo. Ông Chữ là người miền Nam, nên khi ra Bắc rất bỡ ngỡ, không thông hiểu tâm lý và tục lệ của người Bắc nên rất khó hoạt động. Ông tạm ngụ tại nhà một người quen ở ngõ Tức Mạc, phố Ga Hàng cỏ. Trong lúc đó, mật thám Pháp tại Hà Nội theo dõi ông rất gắt, đề phòng ông ra Bắc hoạt động chánh trị chống Pháp. Ông Chữ lại không quen khí hậu lạnh lẽo, hơn nửa năm mà không làm được việc gì trong việc truyền giáo, nên viết thơ về Hội Thánh TTTN xin trở về Nam.

Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh lần nầy cử một phái đoàn truyền giáo ra Bắc Việt, gồm 4 vị: Giáo Hữu Thượng Ngoạn Thanh, Lễ Sanh Thượng Điểm Thanh, Chánh Trị Sự Thạch, Phó Trị Sự Phòng.
Khi đặt chân đến Bắc Việt, phái đoàn liền tìm cách bắt liên lạc với những người miền Nam trong “Hội Tương Tế Nam Kỳ” để nhờ giúp đỡ. Hội nầy có trụ sở tại phố Thi Sách, hội do những công chức ở Nam Kỳ đổi ra Bắc lập nên để giúp đỡ lẫn nhau, nên không có nhiều hội viên.

Phái đoàn truyền giáo Cao Đài trình bày rõ mục đích truyền giáo của mình, được các hội viên của Hội Tương tế Nam Kỳ hưởng ứng và giúp đỡ. Ba vị Hội viên: Mai Văn Biên, Mai Văn Nghĩa, Hồ Trọng Tuấn,, sau khi biết Đạo Cao Đài liền xin nhập môn vào đạo, mặc dầu 3 ông đương là công chức của Pháp, nhưng các ông không sợ bị Pháp sa thải. Mội vài hội viên khác cũng noi theo 3 ông Biên, Nghĩa, Tuấn nhập môn vào đạo. Do đó, Hội Tương Tế Nam Kỳ tại Hà Nội trở thành chỗ dựa tốt đẹp của phái đoàn truyền giáo Cao Đài tại Bắc Việt.
Phái đoàn và các vị tân tín đồ bàn bạc đi đến quyết định thành lập một thánh thất đầu tiên tại Hà Nội để làm cơ sở truyền giáo. Hai ông Biên và Nghĩa lãnh nhiệm vụ đi tìm nhà, 2 ông thuê được một căn nhà nhỏ tại phố Harmand, để lập nên tại đây một thánh thất và văn phòng làm việc cho phái đoàn truyền giáo. Đây là thánh thất đầu tiên của Đạo Cao Đài tại Hà Nội, được thiết lập vào đầu năm 1934.

Ông Mai Văn Nghĩa lo vận động xin giấy phép lập thánh thất và lễ khai đạo tại thánh thất. Quí vị khác thì lo lập thiên bàn, sắm chuông, trống, mõ, tập lễ sĩ dâng lễ và đồng nhi tụng kinh. Công việc chuẩn bị gần 3 tháng mới xong. Phái đoàn truyền giáo quyết định ngày mùng 1–3 Giáp Tuất (dl 14–4–1934) làm lễ khai thánh thất “Harmanđ” tại Hà Nội.
Đúng giờ Tý ngày 1–3 Giáp Tuất, tiếng trống và tiếng chuông từ thánh thất vang lên giữa Hà Nội, thu hút được nhiều người đến xem buổi lễ khai thánh thất Cao Đài. Họ ngạc nhiên thấy áo mão của các chức sắc Cao Đài giống như những quan đại thần trong triều vua thời xưa, còn tín đồ thì mặc toàn màu trắng rất tinh khiết, các lễ sĩ mặc áo lễ và đội mão rất trang nghiêm, xướng những câu văn nho nghe rất hay, nhứt là các đồng nhi tụng kinh giọng trầm bổng những câu kinh bằng tiếng Việt dễ hiểu theo điệu nhạc cổ truyền tấu lên bởi những nhạc cụ cổ truyền Việt Nam. Họ đồng nhìn nhận cùng nhau, Đạo Cao Đài nầy đúng là đạo của người VN chúng ta.

Buổi lễ khai thánh thất nầy của Đạo Cao Đài gây được tiếng vang lớn, tốt đẹp trong các giới ở Hà Nội, nên sau đó, nhiều người đến thánh thất tìm hiểu về nghi lễ và giáo lý của Đạo Cao Đài, để rồi họ xin nhập môn vào đạo. Số người nhập môn càng lúc càng đông khiến cho chánh quyền Pháp rất ngạc nhiên và nghi kỵ, nên họ cho mật thám theo dõi rất gắt và tìm cách ngăn trở sự truyền bá của Đạo Cao Đài tại Hà Nội.

12 . Hội Thánh đồng ý Đức Hộ Pháp cầm quyền nhị hữu hình đài (ngày 10-11 Giáp Tuất 1934)

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ thập niên)
Tòa Thánh Tây Ninh
Văn phòng
Nội Chánh
Số: 21

CHÂU TRI

THÁI, THƯỢNG, NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ

Kính cùng chư chức sắc thiên phong nam nữ chư chức việc và chư đạo hữu lưỡng phái.
Kính chư Hiền huynh và chư Hiền tỷ,

Hội Thánh xin cho toàn đạo hay rằng: Chiếu theo tờ Vi bằng kỳ nhóm Hội Thánh HTĐ và CTĐ tại Tòa Thánh ngày 26–10 Giáp Tuất (dl 2–12–1934) thì quyền hành Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài đều giao cho Đức Hộ Pháp cầm, ấy là tuân theo thể pháp định cho Hộ Pháp phải kiêm quyền hành Giáo Tông khi Giáo Tông qui vị, cũng như Giáo Tông phải kiêm quyền hành Hộ Pháp khi Hộ Pháp qui vị.

Giữa Đại hội, Đức Hộ Pháp có tỏ ý cho Hội Thánh biết rằng: Ngài muốn lập một Ban Phụ Chánh để giúp Ngài, trong Ban Phụ Chánh có đủ chức sắc HTĐ và CTĐ nam nữ. Sau nầy sẽ có đạo Nghị Định nói về ban nầy.

Sự xây trở trong nền chánh trị của đạo chẳng qua là vì Thiên thơ tiền định, đến lúc Chí Tôn chuyển thế thì tức nhiên phải có chuyển pháp, điều ấy nếu ráng kiếm hiểu thì cũng không chi lạ.
Hội Thánh chỉ ước mong cho chư Hiền huynh và chư Hiền tỷ biết rằng dầu HTĐ hay CTĐ đều là người của Hội Thánh, còn sự hiệp nhứt của nhị đài là phương thuốc hay đương thời, xin chư Hiền huynh và chư Hiền tỷ ráng tận tâm đôi lúc nữa thì sẽ thấy điều vui mừng chung trước mắt và hiểu rõ Thiên ỷ của Đức Chí Tôn buổi nầy.
Rất mong thay. Nay kính.
Tòa Thánh, ngày 16–12–1934 (10–11 Giáp Tuất).
Thái CPS                      Thượng CPS                           Ngọc CPS
Khai Đạo HTĐ Khai Thế HTĐ                        Khai Pháp HTĐ
Phạm Tấn Đãi    Thái Văn Thâu                         Trần Duy Nghĩa

13 . Đức Hộ Pháp lập tòa Hiệp Thiên Đài (ngày 21-11 Giáp Tuất 1934)

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ thập niên)
Tòa Thánh Tây Ninh
Văn phòng
Phạm Hộ Pháp

ĐẠO NGHỊ ĐỊNH THỨ 40

Chiếu y PCT ban quyền hành cho Giáo Tông và Hộ Pháp,
Chiếu theo thể lệ hành pháp nơi Tòa Hiệp Thiên Đài,

NGHỊ ĐỊNH

Điều thứ nhứt: Nơi Tòa Hiệp Thiên Đài có những chức sắc làm phận sự như sau nầy:
Hộ Pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chủ Tọa.
Hiến Pháp Trương Hữu Đức. . . . . . . . . . . . . . Nghị án.
Tiếp Pháp Trương Văn Tràng. . . . . . . . . . . . . Nghị án.
Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh. . . . . . . . . . . . . . . dâng biểu buộc tội.
Tiếp Đạo Cao Đức Trọng. . . . . . . . . . . . . . . . . Trạng sư
Hiến Thế Nguyễn Văn Mạnh. . . . . . . . . . . . . Lục Sự.

Tả Phan Quân Giáo và 1 Giáo Hữu cầm cờ biểu hiệu Hiệp Thiên Đài.
Điều thứ hai: Giao phận sự điều tra các vụ sẽ đệ ra Tòa Hiệp Thiên Đài cho Bảo Thế Lê Thiện Phước.
Điều thứ ba: Vị Chủ Tọa sẽ định ngày nhóm Tòa Hiệp Thiên Đài và ban lịnh mời các chức sắc trên đây dự nhóm.
Điều thứ tư: Đặt Hiến Thế Nguyễn Văn Mạnh thủ lãnh Văn phòng HTĐ và thi hành Đạo Nghị Định nầy.
Lập tại Tòa Thánh ngày mùng 27–12–1934
(21–11 Giáp Tuất)
HỘ PHÁP
Chưởng Quản nhị hữu hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng
Ký tên:
PHẠM CÔNG TẮC

14 . Đức Hộ Pháp đòi sổ bộ, đất đai thánh địa và ông Tương trả lời (ngày 5-12 Giáp Tuất 1934)
Ngày 6–11 Giáp Tuất (dl 12–12–1934), Đức Hộ Pháp viết một cái thơ gởi cho ông Thượng Tương Thanh đòi ông Tương giao trả cho Tòa Thánh Tây Ninh các giấy tờ, bộ sổ đất đai nơi Thánh địa do ông Tương chấp chưởng trước đây.

Ngày 5–12 Giáp Tuất (dl 9–1–1935), ông Thượng Tương Thanh viết thơ trả lời, chép ra như sau đây:
Bến Tre, ngày 9–1–1935
Kính Đức Hộ Pháp, Tôi có được bức thơ của Ngài đề ngày 12–12–1934 và một bổn nghị định xin tôi giao các đất thánh địa cho một ban của Ngài đặt lên và tự mình Ngài tọa chủ, nói rõ tức là giao cho Ngài làm chủ vậy.

Lúc nầy là lúc có thể hội hiệp cho đạo được hòa bình, nhơn sanh được yên ổn mà tu hành, sao Ngài lại muốn gây thêm chuyện bất bình cho nhơn sanh nữa ?
Anh Cả qui rồi, Ngài là Hộ Pháp lại quyền luôn Giáo Tông, rồi Ngài còn đòi làm chủ các thánh địa nữa. Trong đạo nghe nói thêm buồn lòng thối chí nữa, Ngài có tưởng tới đó không ?
Khi mua miếng đất cất Tòa Thánh Tây Ninh bây giờ đây, Đức Lý Giáo Tông chọn tôi đứng bộ làm chủ. Anh Cả muốn cho lưỡng phái làm chủ nên đem thêm tên chị Nữ Chánh Phối Sư vô đứng chung với tôi. Vì vậy nên phần chị thì dễ, muốn giao cho ai cũng được, còn phần tôi lại khó, nếu không có mạng lịnh của Đức Lý thì tôi không dám giao cho ai hết.
Vả lại tôi đứng bộ giùm cho đạo, tức là cho nhơn sanh, vì tiền của nhơn sanh mua sắm. Muốn làm chi cũng phải do nơi ý kiến của nhơn sanh nữa.

Vậy ngày mùng 8 tháng giêng tới đây, nhơn ngày vía Đức Chí Tôn có Hội Nhơn Sanh, tôi sẽ tỏ sự Ngài muốn đó. Như nhơn sanh thuận tình hết thảy thì Ngài sẽ được thỏa nguyện một phần, còn phần của Đức Lý, tôi về Tòa Thánh hiệp với Ngài cầu huyền cơ mà nghe dạy được chăng ?
Xin Ngài trả lời cho tôi biết. Nay kính.
THƯỢNG TƯƠNG THANH

CHƯƠNG II

LUẬT LỆ CHUNG CỦA CÁC HỘI
LUẬT LỆ CHUNG
CÁC HỘI QUYỀN VẠN LINH

Khi nhóm hội, chư Nghị viên tuân y điều lệ sau đây:
Điều thứ nhứt: Lễ trước lúc mở Hội.
Khi Nghị Trưởng vào Hội lại ghế Chủ Tọa thì cả thảy Nghị viên phải đứng dậy thủ lễ với người chờ người ngồi rồi mới ngồi sau.
Khi cả thảy ngồi xuống thì Nghị Trưởng đứng dậy trước, rồi cả thảy đứng dậy sau và giữ vẻ nghiêm trang, đoạn tay bắt Ấn Tý lấy dấu và mật niệm năm câu chú và cầu khẩn Đức Chí Tôn bố trí chung, rồi cả hội đọc Kinh Nhập Hội.
Khi đọc rồi niệm câu chú của Đại Từ Phụ, đoạn chờ cho Nghị Trưởng ngồi rồi thì Nghị viên mới ngồi xuống sau.
Điều thứ nhì: Mở Hội
Khi đâu đó ngồi xong xả êm tịnh thì Nghị Trưởng rung một tiếng chuông cho chư Nghị viên nghe đặng lẳng lặng, rồi Nghị Trưởng mở Hội, bảo Từ Hàn đọc tờ Vi bằng nhóm kỳ trước. Thoảng như cả Nghị viên có đọe tờ Vi bằng ấy rồi thì Nghị Trưởng hỏi Nghị viên tờ Vi bằng ấy đặt ra có y theo lời đã bàn định chăng, và cả Nghị viên đều công nhận hết chăng ?
Nếu có điều chi mà cả Hội định phải sửa đổi vì không y theo lời đã bàn định thì Nghị Trưởng cho lịnh Từ Hàn lập tức sửa lại liền và cho biết luôn sự kết quả các lời bàn định trong tờ Vi bằng ấy. Kế đó, đem các vấn đề trong chương trình bữa nhóm mà bàn định.
Điều thứ ba: Phận sự Nghị Trưởng.
Trong hội nhóm, Nghị Trưởng hay là Chủ Tọa đem các vấn đề sắp đặt có thứ tự trong chương trình cho Nghị viên bàn luận. Nghị viên không đặng bàn tính việc gì khác hơn là vấn đề đương tranh luận cho tới vấn đề “Tạp vụ”.
Nghị Trưởng khi xướng đề ra nói rành rẽ cho chư Nghị viên thông hiểu, rồi để cho Nghị viên tự do bàn luận, chẳng nên cãi lẫy điều chi với Nghị viên và chờ khi bàn cãi rồi thì kết luận những ý kiến của chư Nghị viên và cho hiểu rõ mà công nhận hay hủy bỏ.
Điều thứ tư: Phận sự Phó Nghị Trưởng.
Phó Nghị Trưởng giúp Nghị Trưởng về việc ban hành các lời bàn định, trước khi mời nhóm hội, chung trí với Nghị Trưởng lập chương trình và khi Nghị Trưởng vắng mặt vì bận việc, hoặc phải hành đạo phương xa, hoặc bị đau ốm thì Phó Nghị Trưởng đủ quyền thay thế.
Điều thứ năm: Phận sự Từ Hàn.
Từ Hàn giúp Nghị Trưởng lập chương trình, thiệp mời, lập Vi bằng và lo các giấy tờ trong Văn phòng Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng.
Khi hội nhóm, lúc Nghị viên bàn tính, thì chăm chỉ biên các lời bàn tính, rồi chừng bãi Hội, lập Vi bằng và tờ sao lục các lời bàn tính. Từ Hàn được chọn lựa người phụ sự đặng giúp mình trong việc giấy tờ.
Điều thứ sáu: Cách bỏ thăm.
Việc bỏ thăm có hai cách:
- Khi việc cần yếu trọng hệ thì phải bỏ thăm kín.
- Khi việc thường thì bỏ thăm giơ tay.
Những việc chi bàn tính, nếu được phân nửa số thăm của cả Nghị viên hiện diện, thêm một lá nữa thì việc ấy được công nhận. Thoảng như số thăm đồng nhau, Nghị Trưởng bỏ thăm bên nào thì lời bàn tính ấy được công nhận.
Nếu 3/5 Nghị viên hiện diện xin bỏ thăm kín thì Nghị Trưởng cho lịnh y theo.
Điều thứ bảy: Số Nghị viên
a) Kỳ nhóm lệ: Dầu số Nghị viên hiện diện bao nhiêu, Hội cũng cứ nhóm và lời bàn định cũng có giá trị như khi nhóm đều đủ vậy.
b) Kỳ nhóm ngoại lệ: Số Nghị viên phải được phân nữa cái số chung và thêm một vị nữa. Nếu chẳng đủ số định trên thì Nghị Trưởng đình lại và cho Quyền Chí Tôn hay, hoặc là hủy bỏ quyền hội, hay là trừng trị cách nào tùy ý, còn Hội cũng cứ việc hội như số hội viên đều đủ.
Điều thứ tám: Những việc Nghị viên muốn đem ra Hội.
Nghị viên nào muốn xin canh cải, thêm bớt, hủy bỏ điều chi trong Luật Đạo hoặc nơi khác, xin hạch hỏi kích trách tại giữa Hội thì phải gởi tờ xin trước ngày nhóm y theo hạn lệ đã định trong Nội Luật mỗi Hội nhóm.
Điều thứ chín: Quyền bàn tính.
Mỗi Nghị viên được quyền nói thong thả, xong phải giữ lễ nghĩa, giữ hạnh khiêm cung, lấy lời tao nhã êm thuận, chẳng nên nóng nảy và lớn tiếng làm cho mất vẻ ôn hòa của Hội. Mỗi khi muốn nói, phải đưa tay xin phép, rồi chờ Nghị Trưởng phân theo thứ tự cho phép mới được nói.
Trong một vấn đề đem ra bàn luận, thì Nghị viên được phép nói 3 lần, mỗi lần chẳng đặng quá 5 phút.
Nghị viên nào có xin trước, y theo điều thứ tám đã buộc, thì được quyền đem việc mình muốn xin sửa cải, hoặc mình muốn tra vấn, ra nói một lần trong nửa giờ; khi phải minh triết thêm nữa, thì được nói thêm hai lần nữa, mỗi lần 10 phút đồng hồ. Khi hai hoặc nhiều Nghị viên đưa tay lên một lượt xin phép nói thì Nghị Trưởng định cho người chức lớn, hoặc như đồng chức nhau thì người tuổi tác lớn nói trước, rồi kế cho đến hết người xin một lượt.
Điều thứ mười: Buổi nhóm.
Mỗi buổi nhóm không nên quá 4 giờ đồng hồ. Chư Nghị viên phải đến cho đúng giờ nhóm, chớ nên vô cớ mà bê trễ. Như Nghị Trưởng định nhóm giờ nào, khi quá giờ ấy 15 phút đồng hồ mới mở hội, không kể số Nghị viên nhiều ít.
Thoảng như Nghị Trưởng vắng mặt hoặc đến trễ thì Phó Nghị Trưởng thay thế. Một Nghị viên chức lớn, hoặc cũ hơn hết, hoặc tuổi tác lớn hơn hết, ngồi ghế Phó Nghị Trưởng. Chừng Nghị Trưởng đến thì ngồi chỗ Nghị viên.
Còn như Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng vắng mặt, hoặc đến trễ, thì hai Nghị viên chức lớn, hoặc lâu cũ hơn hết, ngồi Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng, chừng Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng đến thì ngồi chỗ Nghị viên.
Nếu vô cớ mà không đến nhóm hội thì phải bị phần phạt có định trong các Nội Luật.
Điều thứ mười một: Tư cách Nghị viên.
Nghị viên, nếu là chức sắc hay chức việc thì phải mặc thiên phục hoặc đạo phục, còn tín đồ thì phải mặc y phục thường cho trang hoàng sạch sẽ, phải bạch y theo hàng Phái viên của Hội Thánh ban cho.
Cả Nghị viên đều phải thủ lễ nghĩa chung với nhau, ngồi trên ghế mình phải ngay thẳng, không nên dựa nghiêng dựa ngửa, hoặc xếp bằng, hoặc co chân lên, vén ống quần mà gãi, không nên hút thuốc, ăn trầu, phải ngồi một chỗ chờ đến khi Hội giải tán. Trước khi giải tán thì Nghị Trưởng và Nghị viên đồng đứng dậy như trước khi nhập Hội và tụng Kinh Xuất Hội, đoạn lấy dấu niệm câu chú của Đại Từ Phụ, xá 3 xá, rồi lui ra cho có hàng ngũ thứ tự.
Đương nhóm mà vị nào có việc phải ra ngoài thì phải xin phép Nghị Trưởng, xong rồi phải vô liền.
Nếu vị nào làm mất cách lịch sự của Hội thì Nghị Trưởng rung chuông, xin vị ấy giữ phép lịch sự.
Khi Nghị viên đương nói mà nổi giận, làm điều vô lễ thì Nghị Trưởng rung chuông ngăn lại để khuyên giải.
Nếu chẳng khứng nghe thì Nghị Trưởng hỏi ý kiến của cả Nghị viên khác, như phần đông đồng ý kiến thì Nghị Trưởng mời ra khỏi Hội. Thoảng như cường ngạnh thì Nghị Trưởng rung chuông, ngưng bàn tính chừng 5 phút trở lại, đệ vị ấy ra ban nội trị, chừng yên rồi thì rung chuông nhóm lại.
Khi một Nghị viên đương bàn luận thì người khác ngồi nghe chẳng nên xen vô làm đứt đoạn. Nghị Trưởng sẽ rung chuông chỉ trách người làm mất phép lịch sự ấy.
Nghị Trưởng, khi thấy Nghị viên nào tỏ sắc giận dỗi xin phép nói đặng cố ý tỏ nét giận của mình ra thì được quyền không cho phép nói.
Điều thứ mười hai: Hỏi ý kiến Nghị viên.
Khi có điều chi phải hỏi ý kiến từ Nghị viên, Nghị Trưởng phải hỏi trước hết vị nào nhỏ chức hơn hoặc khi đồng chức, thì vị nào nhỏ tuổi hơn hết, cứ như vậy cho đến Phó Nghị Trưởng.
Điều thứ mười ba: Đại Hội tại Tòa Thánh: Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh.
Hai Hội nầy nhóm tại nhà nhóm trong Tòa Thánh.
Lễ Khai mạc:
Trước giờ mở Hội thì Nghị Trưởng phái vài Nghị viên đi rước Giáo Tông và Hộ Pháp đến dự lễ.
Khi nhị vị Đại Thiên phong nầy đến thì Lễ Viện cho lịnh nhạc trổi tiếp mừng: Chánh, Phó Nghị Trưởng, Chức sắc HTĐ và Nội Chánh nam nữ ra tại cửa đón rước, cả Nghị viên đồng đứng dậy, chờ cho nhị vị an tọa mới ngồi sau.
Giáo Tông ngồi ghế Chủ Tọa, bên tay mặt thì Hộ Pháp, bên tay trái thì Nghị Trưởng.
Giáo Tông đọc bài diễn văn khai Hội, Hộ Pháp chú giải những luật pháp mà Hội không hiểu rõ. Kế đó, Nghị Trưởng đọc bài diễn văn về chương trình buổi nhóm.
Khi nhị vị Đại Thiên phong về, Chánh, Phó Nghị Trưởng và chức sắc đồng đưa ra đến cửa, còn Nghị viên cũng đứng dậy như khi hai vị Đại Thiên phong đến.
“Ty Cảnh Sát Tuần phòng” ở ngoài hầu giữ.
Lúc nhóm Hội Nhơn Sanh thì một Lễ Sanh phái Ngọc lãnh cai quản ty ấy, mặc thiên phục, buộc dây sắc lịnh tam sắc đạo của HTĐ ban cho trong lúc hội nhóm. Khi Hội giải tán thì đem nạp lại cho HTĐ.
Lúc nhóm Hội Thánh thì một Giáo Hữu phái Ngọc cai quản ty ấy, mặc thiên phục, buộc dây sắc lịnh tam sắc đạo của HTĐ ban cho trong lúc hội nhóm. Khi Hội giải tán thì đem nạp lại cho HTĐ. (mỗi 2 giờ đồng hồ đổi phiên canh).
Điều thứ mười bốn: Ban ủy Viên Ngánh.
Khi Nghị Trưởng và cả thảy đều trở về chỗ ngồi yên rồi thì chọn cử bốn Ban ủy Viên Ngánh:
1 . Phái Thái                                                     2 . Phái Thượng
3 . Phái Ngọc                                                   4 . Phái Nữ
đặng chia các việc đã đem vào chương trình hầu bàn tính ít người cho dễ dàng thấu đáo mọi việc. Mỗi Ban ủy Viên Ngánh có chừng 5 hoặc 7 Nghị viên: 1 Nghị trưởng, 1 Phúc sự viên và mấy vị kia làm Nghị viên.
Mỗi khi bàn định điều chỉ rồi thì phúc sự viên tóm tắt lại, lập một tờ phúc để đệ ra Đại Hội nghị quyết.
Chư Nghị viên của ban ủy viên Ngánh khi nhóm thì mặc đạo phục dùng hằng ngày.
Điều thứ mười lăm:
Hội Nhơn Sanh thường xuyên và Hội Thánh thường xuyên cũng nhóm tại nhà nhóm, nhưng không có lễ nhạc rước đưa Giáo Tông và Hộ Pháp, vì 2 vị nầy không cần đến nhóm hội.
Ty cảnh sát tuần phòng cũng canh giữ, nhưng không mặc thiên phục và đạo phục với dây sắc Lịnh.
Home               1 ]   [ 2 ]   [ 3 ]   [ 4 ]   [ 5 ]   [  6  ]  [ 7 ]  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét