6 . CƠ THỬ THÁCH & GẠN
ĐỤC KHƠI TRONG (1975-20…)
Đạo Cao Đài trở thành một tôn giáo lớn có khoảng năm triệu tín đồ đang hoạt
động tích cực tại Việt nam và trên khắp thế giới. Cơ sở Trung ương đặt ở tỉnh
Tây-ninh gọi là Tòa Thánh Tây-ninh. Từ một khu rừng rậm hoang vu chỉ có 96 mẫu,
sau đó nhờ mua thêm và khai khẩn, đến nay đã rộng 20.363 mẫu.
Về mặt tôn giáo,
nơi đây đã trở thành một Thánh địa với đô thị đông đúc trù phú, chia thành 18
Phận Đạo.
Tôn giáo Cao Đài có một hệ thống tổ chức hành chánh Đạo khá chặt chẽ, từ
Trung-ương đến địa-phương gồm có 5 cấp, chia ra Trấn-Đao (gồm có nhiều tỉnh),
Châu Đạo (tỉnh),Tộc Đạo hay Họ Đạo (quận, huyện), Hương Đạo (Xã). Để truyền
giáo các nước thì trước đây có Hội Thánh
Ngoại-Giáo (Mission Étrangère) đặt tại Phnom-Penh (Cambodge). Vì nhìn thấy sự tổ
chức chặt chẽ nầy, mà từ khi được thành lập, các chính quyền đều lo ngại Cao
Đài là một tổ chức chính trị, mưu đồ lập một quốc gia trong một quốc gia! Sau sự
áp bức của thực dân Pháp, từ năm Ất Mùi (1955) cho đến nay, Đạo Cao Đài Tòa
Thánh Tây Ninh tiếp tục trải qua những cơn thử thách nặng nề. Niềm ưu tư đè nặng
lên trái tim của những tín đồ trung kiên bởi “ khoa thi dường như kéo dài vô tận”.
8 . 6 . Ất Mão ( 16.7.1975) Chính quyền đóng cửa ra
vô vùng Nội ô Tòa Thánh. Sau đó, do có phái đoàn quốc tế đến tham quan nên cho
mở cửa lại.
23. 4 . Bính Thìn ( 21. 5.1976) Nguyễn văn Phú và Trương Ngọc Anh, đại diện Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc khám
xét văn phòng Ban Đao sử. Sau đó, đến 29.11.1976, Ty Công an tỉnh Tây Ninh khám
xét Ban Đạo sử lần hai, Ban Thế Đạo, Y viện Phước Thiện, Thư viện.
20 . 7 . 1977 ( 5.6 Đinh Tỵ) Trương Ngọc Anh thay mặt chính quyền Tỉnh Tây Ninh hỏi mượn
trụ sở Ban Thế Đạo, Viện Đại học Cao Đài, văn phòng Khâm Thành Thánh địa, cùng
văn phòng các cơ quan khác ở ngoại ô.
14.1.1978 ( 8.1 Mậu Ngọ) chánh quyền ra lịnh
đổi giờ cúng lễ Vía Đức Chí Tôn từ thời Tý ( 12 giờ khuya) thành giờ Ngọ và chỉ
cho người nào được phép cư ngụ trong Nội ô mới được đi cúng.
9.3.1978 ( 1.2 Mậu Ngọ) chính quyền khám
xét Đền Thánh, buộc mở cứa hầm dưới Bát Quái Đài và khám xét các nơi thờ phượng
tôn nghiêm khác. Sau đó, chính quyền ra lịnh tịch thu tài sản của Đạo: tất cả
xe cộ, điện thoại, máy đánh chữ, máy quay ronéo, hồ sơ, tài liệu…kế đến là tịch
thu dinh thự, đất đai, cơ sở sản xuất
Từ 1.11 đến 4.11.1978 ( Mùng 1.10 đến 4.10. Mậu
Ngọ) chức sắc các cấp phải tập trung lại để học tập cái gọi là “ Bản án Cao
Đài”, sau đó viết bài “ thu họach”.
20.11.1978 ( 20.10 Mậu Ngọ) 124 Chức sắc,
Chức việc và tín đồ bị mời đi học tập tại Bến Kéo.
12.2.1979 ( 16.1 Kỷ Mùi) Hội Thánh ban
hành thông tri số 001/HT/TT xin được trích đăng như sau: “…Vậy, Hội Thánh thông
tư cho Chức sắc, Chức việc và toàn Đạo được rõ…
· Về đường lối hành Đạo: Hội Thánh kêu gọi tất cả hãy vì quyền lợi tối cao
của dân tộc Việt Nam, vì đại nghiệp Thiêng liêng của Đạo mà hướng theo tiếng gọi
của Hội Thánh, quyết tâm gột rửa mọi nhận thức sai lầm, suy nghỉ nông nổi đối với
sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, do một số người cầm đầu trong Đạo trước đây
đã gieo rắc… Hãy nhìn thẳng lên ngọn cờ độc lập chính nghĩa của dân tộc mà đặt
vững lòng tin với sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt
nam…, để mãi mãi xứng đáng một thành viên trung thành trong Mặt Trận Tổ Quốc Việt
Nam...?
· Điều chỉnh cơ cấu hành Đạo gọn nhẹ: Hội Thánh thành lập một tổ chức hành
Đạo gọi là Hội Đồng Chưởng Quản hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Hội Đồng gồm
có:
- 1 Chưởng Quản, 1 Phó Chưởng Quản
- 1 Từ Hàng, 1 Phó Từ Hàng
- 8 Hội viên…
1.3.1979 ( 4.2 Kỷ Mùi): một Đạo lịnh giải thể toàn bộ các cơ cấu tổ
chức Chính Trị Đạo, từ trung ương đến địa phương do chư vị sau đây thay mặt Hội
Thánh ký:
- Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa.
- Thượng Đầu Sư Thượng Sáng Thanh.
- Ngọc Đầu Sư Ngọc Nhượn Thanh
Nhận định:
Đạo Cao Đài ra đời đã đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt Nam. Tuy có sẵn
những tín ngưỡng bản địa, những tôn giáo cổ truyền như Nho giáo, Lão giáo, Phật
giáo, Thiên Chúa giáo nhưng trong tâm hồn của người Việt, nhất là những người
dân sống trên vùng đất Nam Kỳ vẫn có nỗi trống vắng của một nhu cầu tâm linh
chưa trọn vẹn và họ mơ ước có một sắc thái tâm linh nào đó mới mẽ, sâu sắc mà
không giáo điều. Sự ra đời của Đạo Cao Đài đã đáp ứng điều mơ ước đó:
- Đạo Cao
Đài tổng hợp giáo lý của các nền tôn giáo lớn
- Đạo Cao
Đài có tinh thần nhất nguyên, đại đồng, bình đẳng vì cùng nhìn nhau là anh em,
tất cả đều là con của Thượng Đế.
- Đạo Cao
Đài có triết lý sâu sắc về vũ trụ và nhân sinh.
- Đạo Cao Đài có tinh thần xã hội, quan tâm đến đời sống của mọi người và
tinh thần cộng đồng bền chặt. Từ tổ chức Phước thiện, người tín đồ có Viện
Dưỡng Lão, Viện Cô Nhi, trường
học, nhà thương thí, sở dạy nghề…đến tổ chức Ban Tri sự là cấp hành chánh thấp
nhất ở hương, ấp để lo cúng Liên Gia, Quan hôn tang tế hay hòa giải khi có xích mích.
- Kinh lễ, giáo lý của Đạo Cao Đài dùng tiếng Việt nên dễ nhớ, dễ hiểu.
- Giáo dục thế hệ trẻ biết giữ gìn di sản văn hóa dân tộc, đền thờ Miếu
Đình, Tông Đường; biết kính trọng Tổ Tiên, hiếu thảo với Cha Mẹ, sống một cuộc
đời lành mạnh và có ý nghĩa.
Chính vì thế, chỉ trong thời gian ngắn số tín
đồ đã lên đến hơn hai triệu người. Các tín đồ Cao Đài đều tự hào nói rằng: Đạo
Cao Đài là tôn giáo của Việt Nam. Sự gắn bó Đạo Pháp và dân tộc là điều được
coi trọng trong tâm thức của người tín đồ.
Đức Chí Tôn đã dạy từ khi mới lập Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ: " Chánh trị với Đạo chẳng
buổi nào tương hiệp cùng nhau…" Thật vậy, chánh
trị vốn của người phàm, được tạo ra từ thuở có xã hội loài người tới nay thành
một quốc sách, đủ mưu đồ, đủ thứ xảo thuật, dám dùng mọi biện pháp để biện minh
cho chủ đích. Đạo thì trái ngược hẳn, phải chơn thật, minh chánh, công bình và
bác " phép lạ, sự mặc khải, sự Linh
Thiêng " đã có từ các tôn giáo nguyên thủy và không ai dám cho đó là
mê tín dị đoan. Đời sống là một thế giới đa dạng và con người có vô vàn câu hỏi
từ thế giới hữu hình đến thế giới vô hình. Ngày nào còn con người, ngày đó còn
tôn giáo vì đó là sức mạnh nội tâm, chiều cạnh tâm linh của con người; nếu sống
chỉ biết có vật chất và khoa học thì thật là một thiếu sót lớn lao.
Dù ý phàm không hiểu nỗi ý
Trời, muốn hay không muốn, dù bị phá hoại đủ kiểu thì “Cái gì của Chúa phải trả lại cho Chúa”. Thánh ý của Đức Chí Tôn sẽ
đặt Thánh-địa Cao-Đài trở thành một nơi Quốc-tế-hóa như Thánh địa Vatican (Ý)
của Giáo hội Thiên Chúa giáo La-mã, một Thánh Thị vô phòng thủ và không chịu sự
thúc phược của bất cứ một quyền lực đời nào. Một số người nhận định Đạo Cao Đài
chỉ là một phong trào xã hội bộc phát, sẽ mất đi khi xã hội phát triển, những
thế hệ sau sẽ không còn ai biết đến Cao Đài! Hiện nay, hệ thống hành-chánh-đạo
chỉ còn có hai cấp là Tòa Thánh Tây Ninh và hương xã. Từ vật chất đến tổ chức
của Đạo tuy bị thu hẹp ở trong nước, nhưng sau biến cố 1975, trong số làn sóng
người Việt Nam di tản có những tín hữu mang theo niềm tin và giáo lý Cao Đài
truyền bá khắp nơi. Hội Đồng Chưởng Quản ở Tây Ninh không quản lý số tín đồ
nước ngoài, nhưng có Cơ quan Truyền giáo Hải ngoại lo việc truyền giáo và liên
giao với các tôn giáo bạn. Tổ chức này đã được cơ quan Liên Hiệp Quốc thừa-nhận
và đã cử đại diện tham gia các hội nghị quốc tế về tôn giáo. Ngoài ra, còn có
các Thánh Thất, các Hội Tín Hữu Cao Đài ở Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Bỉ,
Úc Đại Lợi, Nhật Bản …
Trong thế giới phẳng hiện
nay, mọi người dễ dàng tìm hiểu và chia sẻ thông tin với nhau. Vì thế, mọi sự
không có gì bưng bít được. Làm ngược lại trào lưu tiến hóa của nhân loại là làm
chậm bước tiến hóa của chính mình. Xã hội nào càng có nhiều người biết lo tu
hành, xã hội đó càng ổn định và ít tệ nạn xã hội. Hãy biết quý trọng hồng ân
của Đức Thượng Đế đã dành cho dân tộc Việt Nam khi Khai Đạo tại một nước nhỏ bé
nghèo khổ này. Đó mới thực sự là khôn ngoan và sáng suốt của người lãnh đạo.
Hảo Nam bang ! Hảo Nam bang !
Tiểu quốc tảo khai Hội Niết Bàn.
Hạnh ngộ Cao Đài truyền Đại Đạo,
Hảo phùng Ngọc Đế ngự trần gian.
Đức Phạm Hộ Pháp nói rằng: chúng ta mới chỉ là
những người cắm hoa tiêu mà thôi. Tôn giáo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ còn trường tồn đến
thất ức niên (700.000 năm).
TRIẾT LÝ ĐẠO CAO ĐÀI
Vũ trụ quan và nhân sinh quan của Đạo Cao
Đài dựa trên nguyên lý VẠN VẬT ĐỒNG NHỨT THỂ. Càn
khôn vũ trụ và chúng sanh đều từ Đức Thượng Đế sanh hóa tạo ra và theo quy luật
“Sanh, Thành, Hoại, Diệt”, tất cả rồi
sẽ trở về hiệp nhứt cùng Thượng Đế. Thật vậy, theo nghiên cứu của các nhà khoa
học và theo lời dạy của các Đấng Thiêng liêng, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều
điểm tương đồng phù hợp với nguyên lý này.
CHƯƠNG I
VŨ TRỤ QUAN
Vũ trụ quan là một hệ thống tư tưởng trình
bày về sự hình thành của vũ trụ, và những biến đổi của nó.Theo Vũ trụ quan của
Đạo Cao Đài thì Vũ trụ hiện hữu của chúng ta có hai phần: phần Hữu hình
thấy được và phần Vô hình không thấy được.
TIẾT 1: PHẦN
HỮU HÌNH CỦA VŨ TRỤ
I . VŨ
TRỤ & TÔN GIÁO
Trong Đạo Cao Đài,
sự hình hành Vũ trụ được Đức Chí Tôn giảng dạy ngắn gọn trong các đoạn Thánh
Ngôn sau:
“Thầy đã nói với
các con rằng : Khi chưa có chi trong Càn khôn Thế giới thì Khí Hư Vô sanh ra có
một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực. Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng
Nghi phân ra Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng, mới
lập ra Càn khôn Thế giới. Thầy lại phân Tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là : Vật
chất, Thảo mộc, Côn trùng, Thú cầm, gọi là chúng sanh.”
(TNHT hợp
nhứt, B 140)
“ Nếu không có
Thầy thì không có chi trong Càn khôn Thế giới nầy, mà nếu không
có Hư Vô chi Khí
thì không có Thầy.” (TNHT 1-2 hợp nhứt, B 22)
“Đứng
bực Đế vương nơi trái địa cầu nầy chưa đặng vào bực chót của địa cầu 67. Trong
địa cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy, cái quí trọng của mỗi địa
cầu càng tăng thêm hoài, cho tới đệ nhứt cầu, Tam Thiên Thế Giới, qua khỏi Tam
Thiên Thế Giới thì mới đến Tứ Đại Bộ Châu, qua Tứ Đại Bộ Châu mới vào đặng Tam
Thập Lục Thiên, vào Tam Thập Lục Thiên rồi phải chuyển kiếp tu hành nữa mới
đặng lên đến Bạch Ngọc Kinh, là nơi Đạo Phật gọi là Niết Bàn đó vậy.”
A .
HƯ VÔ CHI KHÍ
Thời nguyên thủy, cả
không gian có một chất khí Hồng Mông hỗn độn, mờ mờ mịt mịt, hiện hữu mà không
biết được nguồn gốc có từ hồi nào và do đâu. Khí ấy được gọi là Hư Vô chi Khí.
Khí Hư Vô ấy còn được gọi bằng nhiều danh từ khác nữa: Khí Hồng Mông, Khí Vô
Vi, Khí Tiên Thiên, Khí Hạo Nhiên.
Phật giáo gọi Khí Hư Vô là Chơn Như.
Lão giáo gọi khí ấy là Đạo.
Nho giáo gọi khí ấy là Vô Cực.
B .
THÁI CỰC
Khí Hư Vô lần
lần ngưng kết, đông tụ lại với nhau lâu đời nhiều kiếp, chừng đúng ngày giờ thì
nổ ra một tiếng lớn rúng động cả không gian, sanh ra một khối Đại Linh Quang
phát ra hào quang chiếu diệu. Khối Đại Linh Quang ấy là Đại Hồn của Đấng Thượng
Đế, trọn lành trọn tốt, toàn tri toàn năng, tuyệt diệu tuyệt huyền, biến hóa vô
cùng, nắm trọn quyền hành tạo hóa. Vũ trụ từ đây mới bắt đầu có ngôi Thái Cực,
đấng Sáng tạo, tuyệt đối, duy nhất.
A. LƯỠNG NGHI- TỨ TƯỢNG- BÁT QUÁI
Ngôi Thái Cực phân
định ra Lưỡng Nghi : Nghi Âm và Nghi Dương. Hai Nghi ấy chính là Khí Dương
quang và Khí Âm quang, là hai khối năng lượng vĩ đại vô cùng vô tận mang hai
tánh chất đối nghịch nhau, nhưng lại có ái lực với nhau. Đấng Thượng Đế chưởng
quản khí Dương quang, còn khí Âm quang chưa có ai chưởng quản, vì lúc bấy giờ
chỉ có duy nhứt một Đấng Thượng Đế được hóa sanh ra trước tiên mà thôi. Ngài
liền hóa thân ra Đức Phật Mẫu và giao cho Đức Phật Mẫu chưởng quản khí Âm
quang.Vũ trụ từ đây bắt đầu có hai khí: Dương quang và Âm quang do hai Đấng đầu
tiên chưởng quản là Đức Thượng Đế và Đức Phật Mẫu. (Đức Phật Mẫu chỉ là một hóa
thân của Đức Thượng Đế).
Hai khí Dương quang
và Âm quang xoay chuyển không ngừng, đun đẩy cho rộng lớn thêm ra mãi để tạo
thành Tứ Tượng. Tứ Tượng là bốn tượng : Thái Dương, Thái Âm, Thiếu Dương, Thiếu
Âm. Tứ Tượng tiếp tục xoay chuyển, càng rộng ra thì tốc độ xoay chuyển càng
lớn, tạo thành Bát Quái. Bát Quái tiếp tục xoay chuyển, càng rộng thêm ra, tốc
độ quay càng lúc càng lớn, để rồi đun đẩy va chạm nhau, phát sanh nhiệt độ rất
lớn, tạo nên Càn Khôn vũ trụ và sau khoảng thời gian rất dài mới tạo nên vạn
vật.
II . VŨ
TRỤ & KHOA HỌC
Vũ trụ của chúng ta đã bắt đầu như thế
nào? Các tiến bộ khoa học đã làm thay đổi một cách căn bản quan niệm về nguồn
gốc của chúng ta. Lịch sử về nguồn gốc chúng ta trải dài khoảng 14 tỉ năm,
trong một không gian rộng lớn mênh mông – bán kính của vũ trụ quan sát được
khoảng 14 tỉ năm ánh sáng ( vận tốc của ánh sáng là 300.000 km/giây).
A . VŨ TRỤ KHÔNG CÒN VĨNH HẰNG & BẤT BIẾN.
Ngày nay, chúng ta biết rằng nó được sinh
ra trong một vụ nổ kinh hoàng có tên là Big Bang. Trái cầu lửa tỏa rộng ra,
rồi từ nhiệt độ cao kinh khủng nguội dần tạo nên khối vật chất gọi là vũ
trụ mà ta biết. Hàng tỷ tỷ các phân tử nguội đi, xoay cuộn lại nhau theo lực
hút và tạo thành các tinh tú, các hành tinh. Nó đã sinh ra hàng trăm tỉ Thiên
Hà, mỗi Thiên Hà chứa hàng trăm tỉ mặt trời. Bị cuốn đi bởi sự giãn nở
của vũ trụ, chúng có khuynh hướng chạy ra xa nhau, nhưng bị giữ lại
bởi định luật hấp dẫn.
A . HẰNG HÀ SA SỐ
Một trong hàng trăm tỉ Thiên Hà này có tên
là Ngân Hà. Trong
dãy Ngân hà, có một ngôi sao mang tên Mặt Trời và một mang tên địa cầu của
chúng ta. Dải Ngân hà chứa vài trăm tỉ ngôi sao. Nó có dạng một đĩa rất mỏng,
đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng và dày khoảng 1000 năm ánh sáng.
Từ khi sinh ra cách đây 4,55 tỉ năm, mặt
trời đã thực hiện được 20 vòng quay quanh tâm của Ngân Hà, mỗi vòng mất 220
triệu năm. Thành phần hóa học của các ngôi sao và các Thiên hà hầu như không
đổi: đó là khoảng 1 phần 4 là Heli, 3 phần 4 là Hydro về khối lượng. Điều này
phản ánh một nguồn gốc chung nào đó: chúng phải được sinh ra trong những khoảnh
khắc đầu tiên của vũ trụ. Chính các ngôi sao, bằng lò luyện nguyên tử của
chúng, đã tạo ra các nguyên tố cần thiết cho sự sống. Những thí nghiệm hóa sinh
đã khẳng định những phân tử hữu cơ- mầm mống của sự sống trên Trái đất cũng
được hình thành từ những phân tử hữu cơ có trong vũ trụ. Suy ra, có thể có sinh
vật ngoài vũ trụ!
B. HỆ
MẶT TRỜI ( solar system) hay THÁI DƯƠNG HỆ:
Gồm 1
ngôi sao là Mặt Trời cùng 9 hành tinh chính với 156 vệ tinh đã biết của chúng;
ngoài ra, còn có các tiểu hành tinh, sao chổi và các thiên thạch. Theo Kepler,
quỹ đạo của các hành tinh không phải hình tròn mà có hình bầu dục (elip).
Chuyển động của các hành tinh không đều mà tăng tốc khi tiến gần mặt trời và
giảm tốc khi xa mặt trời. Galileo nghiên cứu chuyển động của các vật thể trên
trái đất và tin rằng vạn vật phải được chi phối bởi cùng một số định luật tự
nhiên. Tiếp nối, Isaac Newton đã tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn giúp chúng ta
giải thích chuyển động của các vật thể, cái gì giữ các hành tinh trên quỹ đạo
mà không rơi, vì sao Mặt Trăng là nguyên nhân gây nên thủy triều trên trái
đất….Công cuộc nghiên cứu đã giúp các nhà khoa học đi đến kết luận là các
chuyển động ở mặt đất và trên trời đều được quyết định bởi những định luật toán
học chặt chẽ và chính xác.
Số phận
của vũ trụ phụ thuộc vào hai lực đối lập: lực của vụ nổ khởi thủy làm cho vũ
trụ giãn nở và lực hấp dẫn của vật chất chống lại sự giãn nở. Các
thiên hà, ngôi sao, chúng ta đều được sinh ra từ các vật chất thông thường như
Proton, Neutron và Electron. Nhưng chúng chỉ chiếm một phần rất nhỏ ( 0,5% tổng
lượng vật chất của vũ trụ). Như vậy còn có rất nhiều vật chất tối, không phát
ra bất cứ thứ ánh sáng nào. Bàn chất của năng lượng tối này hiện vẫn còn là
điều bí ẩn. Thật vậy, sau vụ nổ đầu tiên, vũ trụ còn chìm trong bóng tối… Mãi
đến gần 1 tỉ năm sau, các phôi Thiên hà phát sáng ở tâm của chúng và bắt đầu
khoan thủng bóng tối bằng các tia sáng do chúng phát ra. Nhưng chỉ 2% vật chất
( ở những nơi đậm đặc nhất )của vũ trụ phát sáng, 98% còn lại còn ở trong
bóng tối. Những ngôi sao đầu tiên rất nặng (gấp 100 đến 1000 lần khối
lượng của Mặt Trời) và rất nóng ( gấp 17 lần nhiệt độ của bề mặt Mặt Trời) vì
được cấu tạo từ các đám mây nguyên tử Hydro và Heli. Khoảng 6 triệu năm sau,
các ngôi sao nhẹ hơn ( 100 đến 200 lần khối lượng Mặt Trời) được tạo thành. Lực
hấp dẫn hợp nhất 2 phôi Thiên hà. Mỗi một sự hợp nhất đó sẽ cho ra đời những
ngôi sao mới.
Các
ngôi sao nặng của thế hệ thứ nhất khi chết sẽ co lại thành các lỗ đen có
lực hút rất mạnh. tất cả các vật ở gần xung quanh đều bị cuốn hút vào trong như
rơi vào trong một vực thẳm không đáy vậy. Trong dãy Ngân hà có một lỗ đen
nặng gấp 3 triệu lần khối lượng Mặt trời
CÁC SỐ LIỆU CHUNG VỀ THÁI DƯƠNG HỆ
Thái
Dương Hệ của chúng ta chỉ là một “ gia đình thường thường bậc trung” trong đại
gia đình vũ trụ. Tìm hiểu các thành viên của hệ Mặt trời này sẽ cho ta một nhận
thức về các thiên thể. Theo thứ tự từ gần đến xa Mặt Trời, ta có:
1 . MẶT
TRỜI: Đây là một quả cầu khí có đường kính lớn gấp 100 lần
đường kính trái đất ( độ 700.000
km ), và có khối lượng gấp 300.000 lần Trái
đất; thành phần hóa học chủ yếu là khí Hydro (92,19% số nguyên tử) và khí Heli
(7,8 % số nguyên tử). Bề mặt Mặt trời chuyển động ngùn ngụt lửa, được đốt nóng
tới 5500 độ C nhờ nhiệt lượng của lò luyện hạt nhân ở trung tâm (nhiệt độ trung
tâm khoảng 15 triệu độ C). Ngôi sao của sự sống này mỗi giây phát ra một lượng
năng tương đương với 100 tỉ quả bom nguyên tử. Sở dĩ các đại họa không xảy ra
cho Trái đất vì thể tích Trái đất rất nhỏ, chỉ nhận khoảng 1 phần
của 1 tỉ khối năng lượng này. Sự sống còn của chúng ta phụ thuộc vào sự sống
còn của Mặt Trời.
Nhưng
nếu không có đủ chất đốt cung cấp, ngọn lửa hạt nhân ở trung tâm sẽ tắt, lục
bức xạ sẽ không còn có thể đương đầu với lực hấp dẫn được nữa, Mặt trời sẽ co
lại và khi đó sẽ là tận thế thực sự.
2 . THỦY
TINH (Mercury): đây là hành tinh gần mặt Trời nhất và quay nhanh nhất
trên quỷ đạo, không có khí quyển.
3 . KIM
TINH (Venus), thường gọi là sao Hôm và sao Mai, sao Thái Bạch (tên Hán
Việt). Đây là hành tinh gần trái đất nhất, có kích thước tương đương nhưng có
khí quyển 100 lần đặc hơn Trái đất ( 96,5% khí carbonic và 3,5% khí Nitơ).Khí
quyển của Kim tinh để cho ánh sáng mặt trời đi qua nhưng không cho quay ngược
trở lại nên nhiệt độ ở đây rất cao (460 độ C). Kim tinh xoay quanh trục chậm
nhất và là 1 trong 2 hành tinh xoay ngược chiều với Mặt Trời (Kim tinh mọc ở
đàng tây và lặn ở đàng đông ). Trên đây có những dãy núi dài hàng trăm km và
dấu hiệu phun trào của những núi lửa mới (chưa tới 500 triệu năm).
4 . TRÁI
ĐẤT (Earth) là hành tinh duy nhất có nước trên bề mặt nên còn gọi là
hành tinh xanh. Trái đất có bán kính trung bình 6371km, có từ trường vì nhân
cấu tạo bởi sắt và niken. Khí quyển chứa 78% Nitơ, 21% Oxy, một lượng rất nhỏ
Agon, khí carbonic. Trái đất có 1 vệ tinh lớn là Mặt trăng. Mặt trăng giữ vai
trò quan trọng vì giúp trục quay của Trái đất ổn định, cho phép sự sống xuất
hiện trên hành tinh chúng ta, đồng thời làm các đại dương dâng sóng và gây ra
các đợt thủy triều. Chỉ ở Trái đất, nước mới ở thể lỏng. Đó là vì quỹ đạo của
Trái đất nằm chính xác ở khoảng cách thích hợp so với Mặt Trời: khoảng cách đến
Mặt Trời từ 147 đến 152 triệu km. Nếu xa hơn 15 triệu KM nữa, trái đất trở
thành băng đá, còn gần hơn 15 triệu km, nước sẽ ở thể hơi làm cho Trái đất nóng
lên thành hỏa ngục, khiến sự sống không thể xuất hiện. Thật vậy, trái đất là 1
hành tinh sống động. Trong lòng nó thì sôi sục, còn bề mặt thì không ngừng thay
đổi theo thời gian. Cách đây 200 triệu năm, có 1 siêu lục địa gồm tất cả các
lục địa hiện nay ghép lại. Siêu lục địa này sau đó vở thành nhiều mảnh (10?).
Các mảng lục địa này rời xa nhau tạo nên các đáy biển mới, ngược lại nếu chúng
đụng nhau sẽ tạo nên những trận động đất kinh hoàng.
5 . HỎA
TINH ( Mars) thường được gọi là hành tinh đỏ vì bụi oxit sắt màu
đỏ bị gió cuốn lên khiến bầu trời có màu hồng, không có từ trường. Khí quyển
rất giống với khí quyển của Kim tinh. Hỏa tinh có bán kính bằng ½ bán kính Trái
đất và có khối lượng nhỏ hơn 9 lần. Những núi lửa lớn nhất của hệ Mặt Trời đều
nằm trên Hỏa tinh.Yếu tố chính khiến người ta nghĩ trên Hỏa tinh đã từng có sự
sống là sự hiện diện của nước chảy trên bề mặt của nó trong quá khứ. Ngày của
Hỏa tinh kéo dài 24,6 giờ nhưng năm của Hỏa tinh kéo dài đến 687 ngày. Trục
quay của Hỏa tinh nghiêng 24 độ về phía Mặt trời nên có các mùa như trái đất,
tuy nhiên nhiệt độ trung bình rất lạnh (âm -63 độ). Lên đó thì trọng lượng ta
chỉ còn có 1 phần 3 vì Hỏa tinh có lực hấp dẫn yếu.
6 . MỘC
TINH (Jupiter), còn gọi là Tuế Tinh vì có chu kỳ quay xấp xỉ 12 năm.
Đây là hành tinh lớn nhất và nặng nhất trong hệ Mặt Trời, có thể tích gấp 1400
lần trái đất và lớn gấp 318 lần về khối lượng; từ trường mạnh gấp 12 lần
trái đất. Vì ở xa Mặt trời nên nhiệt độ rất thấp; khí quyển dầy đặc và chu kỳ
tự quay rất nhanh (10 giờ) nên mây mù kéo dài thành từng dãi song song với xích
đạo, lớp sáng lớp tối.
7 . THỔ
TINH (Saturn), nổi tiếng vì có vành đai sáng gồm 7 vành đai chính và có
từ trường mạnh gấp 500 lần trái đất. Trong các vệ tinh thì Titan là mặt trăng
lớn nhất của Thổ tinh và có bầu khí quyển dầy. Người ta cho rằng nó có thể chứa
sự sống nguyên thủy.
8 .
THIÊN VƯƠNG TINH (Uranus), xoay ngược từ đông sang tây, khí
quyển gồm Hydro (85%), Heli (12%),Mêtan(3%). Mây mêtan bị gió thổi hấp thu các
tia sáng phản chiếu làm hành tinh có màu xanh ngọc; từ trường mạnh gần bằng
Trái đất.
9 . DIÊM
VƯƠNG TINH (Pluto), hánh tinh ngoài cùng của hệ Mặt trời có
chu kỳ quay 1 vòng quanh Mặt trời kéo dài đến 248 năm. khối lượng của nó chỉ
bằng 1/2000 khối lượng Trái đất nên sau này người ta coi nó như 1 tiểu
hành tinh
Chuyển
động quanh các hành tinh còn có các vệ tinh- các Mặt trăng. Trái đất có 1 mặt
trăng (Mộc tinh có đến 16 Mặt trăng). Mặt trăng với ánh sáng dịu mát là nguồn
cảm hứng vô tận của bao thi nhân thực ra chỉ là một thiên thể lạnh lẽo, khô
cằn, không có không khí. Mặt trăng chuyển động quanh mình và quanh trái đất
trọn 1 vòng mất 27,32 ngày đêm. Lực hút của Mặt trăng nhỏ hơn nhiều so
với Trái đất nên nếu con người lên đó sẽ dễ dàng nâng cao vật nặng hàng tạ hoặc
nhảy qua ngôi nhà lầu vài tầng. Theo lời dạy của Đức Hộ Pháp, Mặt trăng hay
Nguyệt cầu là nơi dừng chân của các vị trong Bạch Vân động trước khi xuống thế
gian. Thần thoại đã mệnh danh Nguyệt cầu là Bạch Vân Ðộng (Quảng Hàn Cung). Cơ
giáng bên Âu châu, mệnh danh là Loge Blanche (Bạch
Ðộng).
* * *
TIẾT
2: ĐỊA VỊ ĐỊA CẦU CHÚNG TA
Vũ trụ
hữu hình, theo lời dạy lúc lập quả Càn khôn để thờ, phần chúng ta có thể hiểu
được gồm có: Tam thiên Thế giới (3000 Thế giới ) và Thất thập nhị Địa (72 Địa
cầu).Vũ trụ nầy được tượng trưng bằng Trái Càn Khôn thờ nơi Bát Quái Đài của
Tòa Thánh Tây Ninh, mà Đức Thượng Đế dạy Ngài Giáo Sư Thái Bính Thanh làm,
trong bài Thánh Ngôn sau đây :
“Bính !
Thầy giao cho con lo một Trái Càn Khôn, con hiểu nghĩa gì không ? Cười . . .
Một trái như Trái Đất tròn quay, hiểu không ? Bề kính tâm 3
thước 3 tấc, nghe con, lớn quá, mà phải vậy mới đặng, vì là cơ mầu nhiệm Tạo
Hóa trong ấy, sơn màu xanh da trời, cung Bắc Đẩu và Tinh tú vẽ lên Càn khôn ấy.
Thầy kể
Tam thập lục Thiên, Tứ Đại Bộ Châu ở không không trên không khí, tức là không
phải Tinh tú, còn lại Thất thập nhị Địa và Tam thiên Thế giới đều là Tinh tú.
Tính lại 3072 ngôi sao. Con phải biểu vẽ lên đó cho đủ.
Con giở sách Thiên văn tây ra coi mà bắt chước. Tại ngôi Bắc Đẩu, con phải vẽ
hai cái bánh lái cho đủ và sao Bắc Đẩu cho rõ ràng. Trên vì sao Bắc Đẩu,
vẽ Con Mắt Thầy, hiểu chăng?Đáng lẽ trái ấy phải bằng chai, đút trong một
ngọn đèn cho nó thường sáng. Ấy là lời cầu nguyện rất quí báu cho cả nhơn loại
Càn khôn Thế giới đó, nhưng mà làm chẳng kịp thì con tùy tiện làm thế nào cho
kịp Đại Hội, nghe à !” (TNHT 1-2 hợp nhứt, B 33)
Các Địa
cầu trong dãy Thất thập nhị Địa được đánh số từ 1 đến 72, số 1 thì thanh nhẹ
nhứt và số 72 thì nặng trược nhứt. Địa cầu của nhơn loại chúng ta là Địa cầu số
68. Càng đi lên thì càng tiến hóa hơn.
“Đứng
bực Đế Vương nơi trái Địa cầu 68 nầy, chưa đặng vào bực chót của Địa cầu 67.
Trong Địa cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy. Cái quí trọng của
mỗi Địa cầu càng tăng thêm hoài, cho tới Đệ nhứt cầu (Địa cầu số
1), Tam thiên thế giới . . . ” (TNHT. I. 74)
* * *
TIẾT
3: PHẦN VÔ HÌNH CỦA VŨ TRỤ
Sự xoay
chuyển của Tam thiên thế giới và Thất thập nhị Địa luôn luôn được điều hòa,
không ngừng nghỉ, không bao giờ va chạm nhau. Có được như thế là do sự điều
khiển của các Đấng thiêng liêng vô hình. Để điều khiển các sự vận chuyển của
các tinh cầu và Địa cầu, cũng như điều khiển cuộc tiến hóa của cả Càn khôn, Đức
Thượng Đế phải lập ra một guồng máy vô hình điều khiển theo các quy luật, có
các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật để giúp cho Đức Thượng Đế. Phần Vô hình
không thể thấy được mà chúng ta biết được là do Đức Thượng Đế giảng dạy qua Cơ
bút, gồm:
I . TAM
THẬP LỤC THIÊN:
là 36
từng Trời, thuộc về Vũ trụ vô hình. Đây là phần cao nhất, tinh khiết nhứt,
thanh nhẹ nhứt.Trong một bài thuyết đạo, Đức Hộ Pháp thuật lại lời Đức Chí Tôn
dạy về Vũ trụ quan của Đạo Cao Đài như sau:
- Thái
Cực sanh Lưỡng Nghi tức là Tam Thiên Vị.
- Dưới
ba ngôi ấy có Tam thập tam Thiên (33 từng Trời), cộng với 3 ngôi trên là 36
từng Trời nên gọi là Tam thập lục Thiên. Trong mỗi từng, Thầy chia chơn linh,
có một vị Thiên Đế chưởng quản. Chỗ Thầy ngự là Bạch Ngọc Kinh toàn ngọc trắng,
rộng cao vòi vọi, ngoài có Huỳnh Kim Khuyết, là cửa ngõ bằng vàng cực kỳ mỹ lệ.
- Dưới
36 từng Trời, còn có một từng nữa gọi là Cảnh Niết Bàn.
- Chín
từng nữa gọi là Cửu Thiên Khai Hóa, tức là chín phương Trời, cộng với Niết Bàn
là mười, gọi là Thập phương chư Phật. Gọi chín phương Trời, mười phương Phật là
do đó.
Tóm
lại: tất cả các từng Trời đều là phần vô hình của Càn Khôn Vũ Trụ.Trong 33 từng
Trời kế tiếp có từng Hư Vô Thiên do đức Phật Nhiên Đăng chưởng quản và Ngọc Hư
Cung là nơi Đức Chí Tôn điều hành tất cả hoạt động trong Càn Khôn Vũ trụ.
Đức Phật Di Lặc chưởng quản từng Hỗn ngươn Thiên và Hội ngươn
Thiên. Dưới Tam thập lục Thiên là Niết Bàn Cảnh, là cõi
của chư Phật ngự. Đây chính là cõi Cực Lạc Thế giới, có Lôi Âm Tự do Đức Phật A
Di Đà chưởng quản.
- Dưới
Niết Bàn Cảnh là Cửu Trùng Thiên, tức là 9 từng Trời, mà từng Trời
thứ 9 gọi là Tạo Hóa Thiên có Diêu Trì Cung, do Đức Phật Mẫu
chưởng quản. Theo Di Lạc Chơn Kinh, dưới tầng Tạo Hóa Thiên có:
· Phi Tưởng Thiên, do
Đức Từ Hàng Bồ Tát chưởng quản.
· Hạo Nhiên Thiên do Đức
Chuẩn Đề, Đức Phổ Hiền Bồ Tát chưởng quản..vv.
II .
TỨ ĐẠI BỘ CHÂU:
Có 2 Tứ
Đại Bộ Châu:
-
Tứ Đại Bộ Châu cai quản Tam thiên thế giới, gọi là Tứ Đại Bộ Châu Thượng.
-
Tứ Đại Bộ Châu cai quản Thất thập nhị Địa, gọi là Tứ Đại Bộ Châu Hạ, gồm :
* Bắc Cù Lư
Châu.
* Nam Thiệm
Bộ Châu
* Tây Ngưu Hóa
Châu
* Đông Thắng Thần Châu
Địa cầu
68 của nhơn loại chúng ta ở trong Nam Thiệm Bộ Châu.
* * *
TIẾT 4: LUẬN VỀ VŨ TRỤ
I. VŨ TRỤ CÓ VÔ THỈ VÔ CHUNG?
Vô thỉ
hay Vô thủy là không có chỗ bắt đầu, tức là không có nguồn gốc. Vô chung là
không có chỗ tận cùng. Vũ trụ là một thực thể nên cũng phải nằm trong định luật:
thành, trụ, hoại, không, giống y như các thực thể khác. Hễ có sanh thành ắt
phải có lúc hoại diệt trở về không, để rồi sau đó được tái tạo trở lại, rồi sau
một thời gian thì bị hủy diệt, và cứ thế tiếp diễn mãi trên con đường tiến hóa
vô cùng tận. Nhưng trong khoảng thời gian từ lúc sanh thành cho đến lúc bị hoại
diệt, lâu hay mau là tùy theo thực thể. Đối với một Vũ trụ thì khoảng thời gian
ấy rất dài, có thể đến hằng tỷ năm, khó có thể tưởng tượng nổi, nên có
nhiều người cho rằng Vũ trụ nầy là Vô thỉ Vô chung. Thật ra, như trong phần
trình bày trên, Vũ trụ có khởi đầu, và mức khởi đầu đó là Đấng Thượng Đế, tức
là ngôi Thái Cực, bởi vì chính Đấng Thượng Đế ấy đã tạo hóa ra Càn khôn vũ trụ
và vạn vật hiện hữu.
Ai sanh
ra Thượng Đế? Đáp: Khí Hư Vô sanh ra Thượng Đế.
Đến
đây, sự tìm hiểu của chúng ta phải dừng lại, vì nếu tiếp tục hỏi nữa thì không
có cách nào giải đáp được.Chúng ta, cả Vũ trụ của chúng ta đang đi trên con
đường tiến hóa, tiến hóa mãi cho đến vô tận vô biên. Sự tiến hóa được xem như
trên đường thẳng chứ không phải chúng ta đi trên đường tròn (không có điểm đầu
tiên và không có điểm cuối cùng). Tóm lại, Vũ trụ quan của Đạo Cao Đài
quan niệm rằng Vũ trụ không phải là Vô thỉ, vì nó có khởi đầu. Điểm khởi đầu đó
là Đấng Thượng Đế, vì Đấng ấy đã tạo dựng ra Càn khôn Vũ trụ và vạn vật. Vũ trụ
cũng không phải là Vô chung (không có mức cuối cùng), vì theo qui luật “
Sinh, thành, hoại, diệt”, Vũ trụ có lúc tự hủy diệt ( từng phần), để rồi sau đó
được tái tạo, khởi đầu hình thành một Vũ trụ mới tiến hóa hơn, và cứ thế tiếp
diễn mãi trên con đường Tiến hóa vô cùng tận.
II . VŨ
TRỤ & KHOA HUYỀN BÍ HỌC
Thái
Dương hệ là một chòm hành tinh xây chung quanh một mặt trời, lấy mặt trời đó
làm trung tâm và thâu hút ánh sáng, sự sống và khí lực của mặt trời đó.
Đó là một trường tấn hóa bao la, bát ngát do một vị Chúa tể điều khiển. Ngài
sanh ra chất dĩ thái của vũ trụ hay là chất Nguơn khí, Ngài đem sự sống của
Ngài thấm nhuần nó và Ngài lấy nó làm ra thể xác của Ngài. Ngài cho tuôn ra một
nguồn khí lực lưu thông khắp cả hệ thống cũng như máu huyết của Ngài để bảo tồn
sanh mạng của muôn loài vạn vật.
Khoa
Pháp môn dạy rằng mỗi Thái Dương Hệ đều được chưởng quản bởi một Đức Thái Dương
Thượng Đế (Logos d’un système solaire). Còn Đấng Chí Tôn sanh hóa hết thảy các
Đức Thái Dương Thượng Đế, người ta gọi là Ông Trời, Đấng Tạo Hóa hay là Thái
Cực Thánh Hoàng. Ấy là Đấng không sanh mà có, Pháp lực vô biên, Toàn năng, Toàn
thiện, trí con người không tưởng tượng nỗi.
A . BA
NGÔI CỦA ĐẤNG TẠO HÓA
Khoa
Triết học bí truyền dạy: khi Đấng Tạo Hóa muốn sanh hóa vũ trụ thì Ngài chia
làm ba ngôi.
* Ngôi thứ nhứt: Brahma hay
Đức Chúa Cha ( Dieu le Père ), Đấng Sáng Tạo.
* Ngôi thứ nhì: Vishnou hay
Đức Chúa Con ( Dieu le Fils ), Đấng Bảo tồn.
* Ngôi thứ ba: Shiva hay
Đức Chúa Thánh Thần ( Dieu le Saint- Esprit), Đấng Hủy Diệt.
Nhà Thần bí học Hébreux gọi ba ngôi là: Chochmah, Binah và Kether.
Người Thông Thiên Học gọi là: Ngôi thứ Nhứt (Premier Logos), Ngôi thứ
Nhì (Deuxième Logos) và Ngôi thứ Ba (Troisième Logos), vì dùng theo danh từ xưa
của người Hy lạp là “Le Verbe” (Ngôi Lời) để ám chỉ Đức Thượng Đế đã hiện ra.
Mỗi bầu hành tinh đều có một bài học cho mỗi loài. Vì vậy cho nên 7 loài
phải ở trên mỗi hành tinh trong một thời gian theo Thiên ý đã định để học hỏi
và kinh nghiệm. Đi giáp một vòng 7 bầu thì gọi là hết một cuộc tuần huờn (une
ronde). Hết 7 cuộc tuần huờn thì có sự thay hình đổi dạng. Tại sao phải có sự
thay hình đổi dạng? Bởi vì linh hồn thuộc về tinh thần, còn xác thân thuộc về
vật chất. Tinh thần và vật chất vẫn đi đôi với nhau luôn luôn. Không có tinh
thần thì vật chất phải chết, còn không có vật chất thì tinh thần không thể hiện
ra được. Hễ tinh thần tiến hóa thì vật chất phải tiến hóa. Hình dạng nào mà
chịu không nổi với sự phát triển của tinh thần thì bị tinh thần thảy bỏ đặng
lấy hình dạng khác tốt đẹp hơn và cân xứng hơn. Vì thế luôn luôn có sự thay
hình đổi dạng. Sự Luân hồi của con người cũng do lẽ trên đây mà ra. Hết cuộc
tuần huờn thứ 7, dãy Trái đất nầy tan rã. Dãy Trái đất mình ở bây giờ đây là
dãy thứ tư. Dãy thứ nhứt và dãy thứ nhì tan rã đã lâu, dãy thứ ba gọi là dãy
Nguyệt tinh (chaîne lunaire) vì nó để lại di tích là mặt trăng bây giờ.
B . GIẢI
THÍCH CUỘC SÁNG TẠO CỦA TRỜI ĐẤT
Theo triết lý Đạo Cao Đài thì đầu tiên trong Vũ Trụ chỉ có Khí Hư
Vô. Khí Hư Vô là Khí có sẵn trong Trời Đất cùng với Lý là huyền năng vô
biên nên không có danh từ nào để gọi cho đúng và Đức Lão Tử tạm dùng chữ TAO
(Đạo) để đặt tên. Khí Hư Vô tượng trưng là vòng tròn, giống như tượng trưng của
cái trứng, giữa vòng tròn lại có một điểm ở giữa tức là Thái Cực. Trong
lúc TỊNH, thì Thái Cực là Một, nhưng khi ĐỘNG lại chia Vô Cực ra hai phần
Dương và Âm. Tất cả mọi vật trong Trời Đất đều từ Âm và Dương mà được
sanh hóa ra. Muốn hoá sanh các nguyên tử khác thì phải có sự va chạm. Sự nổ đầu
tiên là sự phân Thái Cực ra Thái Dương và Thái Âm. Theo khoa học, gọi là BIG
BANG hay vụ nổ nguyên tử đầu tiên trong Vũ Trụ như trái bom nổ dây chuyền và
Đấng Thái Cực từ vầng lửa vĩ đại xẹt ra, nhân loại gọi Ngài là Đấng Sáng Tạo hay
Đức Chí Tôn hay Đức Thượng Đế.
Ngài phân Ngài ra Lưỡng Nghi và từ Lưỡng Nghi sanh ra Tứ Tượng, Tứ Tượng
sanh ra Bát Quái, 16,32,64 ... Quái và vạn vật trong Càn Khôn Thế giới. Những
gì biến dịch trong giai đoạn đầu tiên gọi là Tiên Thiên, được diễn tả trong
Tiên Thiên Bát Quái. Những gì được hoá sanh và có sự sống thuộc Hậu Thiên được
diễn tả trong Hậu Thiên Bát Quái.
Các định luật phối hợp các nguyên tử của Ngũ Khí tạo thành 7 cõi
khác nhau. Về mặt bản thể, cõi là một trạng thái tâm thức (state of conscience)
chứ không phải là một vị trí ( locality).
CHƯƠNG II
NHÂN SINH QUAN
Nhân sinh quan
là hệ thống tư tưởng triết học xem xét về nguồn gốc của con người, sự sống sự
chết, mục đích và ý nghĩa của đời sống con người. Nhân sinh quan của Đạo Cao
Đài thuộc về triết học Duy Linh Duy Nhất, vượt lên trên triết học Duy Tâm và
Duy Vật, đồng thời dung hợp được hai quan niệm nầy. Nhân sinh quan của Đạo Cao
Đài sẽ giải đáp một cách minh bạch các vấn đề sau đây :
- Nguồn gốc của loài người. Con người từ đâu tới?
- Con người có Linh hồn không? Sau khi chết, linh hồn xuất ra đi
đâu?
- Con người đầu thai xuống cõi trần để làm gì ?
- Quỉ vương là ai? Thiên đàng và Địa ngục?
TIẾT 1: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI & LUẬT TIẾN HÓA
I . NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
Ba phần tư bề mặt
của hành tinh chúng ta được bao phủ bởi nước. Nước đóng vai trò rất quan trọng
trong sự phát triển của sự sống trên Trái đất. Do khả năng hòa tan mạnh nên
nước của các đại dương đã hòa tan rất nhiều phân tử, nơi kết hợp tuyệt vời của
các tế bào. Cách đây khoảng 800 triệu năm, sự sống đã chuyển từ giai đoạn đơn
bào sang giai đoạn đa bào trong các đại dương nguyên thủy.
Giáo lý Đạo Cao Đài
xác nhận rằng sinh vật có sự sống đầu tiên bắt đầu từ vật chất; vật chất kết
hợp thành đất đá; đất đá theo thời gian sinh ra thảo mộc; thảo mộc theo thời
gian tiến lên động vật; động vật tiến hóa từ lớp nhỏ nhất đến lớp cao nhất; và
loài người nguyên thủy có được là từ sự tiến hoá của loài khỉ vượn, dã nhân
thuộc lớp động vật cao cấp mà thành. Điều nầy được chứng minh bằng định luật
Tiến hóa của chúng sanh và của Bát hồn.
II .
LUẬT TIẾN HÓA
Chúng sanh bao gồm
các loài sanh vật, tức là các loài vật có sự sống được sanh ra trên mặt Địa cầu
nầy, gồm: Vật chất, Kim thạch, Thảo mộc, Thú cầm và Nhơn loại.
- Loài Kim thạch có
sự sống chưa thể hiện rõ rệt, nó chỉ là sự liên kết của các tế bào tạo thành
tinh thể rắn chắc. Loài kim thạch hoàn toàn không có tri giác.
- Loài Thảo mộc,
được Thượng Đế ban cho một điểm nguyên hồn để làm Sanh hồn, tạo nên
sự sống. Điểm nguyên hồn nầy được Đấng Thượng Đế rút ra từ khối Đại hồn (Đại
Linh Quang) của Ngài. Loài Thảo mộc chỉ có sự sống mà chưa có tri giác. Chúng
có chung một hồn khóm. Như thế, chúng đã có chút ít tri giác nhưng rất thô sơ,
gần như chỉ là những phản xạ tự nhiên.
- Tiến lên là loài Động vật,
được Thượng Đế ban thêm cho một điểm nguyên hồn nữa để làm Giác
hồn, tạo ra sự hiểu biết, như đau đớn biết la, sợ hãi biết chạy trốn,
biết đi tìm thức ăn thích hợp, biết tìm chỗ ẩn trú an toàn, biết nuôi con, có
chút ít trí nhớ nhưng rất sơ sài. Khi giới thú vật đã đến trình độ cao hơn hết thì mỗi tiểu bộ
chót của hồn khóm chỉ nuôi có một con thú mà thôi; đến lúc cuối cùng nó sẵn
sàng tiếp đón “Sự sống Thiêng liêng”. Đây là sự sanh hóa Linh hồn con người và
từ đó sự tấn hóa về trí thức của bản ngã khởi sự.
- Tiến lên đến phẩm
Nhơn loại, nhờ có linh hồn, con người có được sự suy nghĩ, phán đoán biết hướng
đời sống đến một mục đích nào đó và có tánh linh.
Trong số gần 7 tỉ
con người, không một ai trong số chúng ta giống hoàn toàn với một người khác.
Không chỉ hành trang di truyền khác nhau mà thế giới nội tâm của chúng ta cũng
biến thiên vô tận, muôn màu muôn vẻ. Các công trình nghiên cứu khoa học đã
chứng minh nguồn gốc của sự sống gắn bó chặt chẽ với nguồn gốc của vũ trụ.Thế
mới kính phục bàn tay sáng tạo tuyệt vời của Đức Thượng Đế là dường nào!
Tất cả chơn linh trong Càn khôn vũ trụ,
gọi là Vạn linh, được chia làm 8 bực tiến hóa cao thấp khác nhau, gọi là Bát
hồn hay Bát phẩm Chơn hồn, kể từ thấp lên cao:
1 . Kim thạch
hồn.
5 . Thần hồn.
2 . Thảo mộc
hồn.
6 . Thánh hồn.
3 . Thú cầm
hồn.
7 . Tiên hồn.
4 . Nhơn
hồn.
8 . Phật hồn.
Sự Tiến hóa trong giai đoạn đầu từ Kim thạch
hồn lên Nhơn hồn là sự Tiến hóa tự
nhiên, do sự
thúc đẩy của Luật Tiến hóa, không có sự nhảy cấp và cũng không có sự thoái cấp.
Sự Tiến hóa trong giai đoạn tiếp theo của Nhơn hồn là do sự
tu luyện của Nhơn hồn, có thể tiến rất nhanh và có thể thoái bộ. Khi tiến hóa
đến Phật hồn rồi cũng chưa phải là đến mức cao nhất của nấc thang tiến hóa.
Phật hồn còn phải tiếp tục tu luyện để tiến lên mức tối cao là Thiên hồn, tức
Đại hồn của Thượng Đế.
Tới đây là đi
giáp một chu trình tiến hóa của Bát hồn, bởi vì Bát hồn xuất phát từ Đại hồn (
Đại Linh Quang), đi giáp một vòng tiến hóa, trở về hiệp nhập vào Đại hồn.
Luật tiến
hóa của Bát hồn
(1) Sự
Tiến hóa trong giai đoạn đầu từ Kim thạch hồn lên Nhơn hồn là sự Tiến hóa tự
nhiên, do sự thúc đẩy của Luật Tiến hóa
(2) Sự Tiến
hóa trong giai đoạn tiếp theo của Nhơn hồn là do sự tu luyện.
III . LỜI GIẢNG VỀ NGUỒN GỐC & SỰ TIẾN HÓA
Đức Hộ Pháp
giảng: Bần Ðạo đã vấn nạn Ðức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn một vấn đề khó
giải… Bần Ðạo hỏi nguyên căn của Ðức Chí Tôn và quyền năng của Người, thì Ðức
Chưởng Ðạo có tả một bài văn chữ Pháp dịch ra Quốc Ngữ; nhưng chính Ðức Nguyệt
Tâm cũng đã thú thật rằng: Không biết nguyên do của Chí Tôn là thể nào, chỉ
biết quyền năng vô đối của Người mà thôi. Nay thuyết về vấn đề ấy, Bần Ðạo chỉ
nói: Ðấng Chí Linh hằng hữu ấy là Ðức Chí Tôn, là Cha cả chơn linh vạn vật mà
nhứt là chúng ta đây đã biết với một cách thâm thúy khối linh ấy thế nào hơn
hết. Biết bao nhiêu Ðấng, biết bao nhiêu người từ xưa đến nay thường tự xét, tự
hỏi, vì cớ nào ta có một cái linh tâm cao trọng hơn cả vạn vật? Tìm tòi với
chẳng biết bao nhiêu sự khôn ngoan hiểu biết, và cũng vì tại nơi ấy mà buổi nào
loài người cũng chẳng hề quên Ðạo. Nhìn biết và hiểu hay không hiểu, dầu muốn
từ chối hay không, chúng ta cũng tự xét có vật tối linh trong thân thể ta, mà
vật ấy là gì, từ trước đến giờ loài người tìm kiếm mãi nguyên do của nó.
Tiếp khai các
nền Tôn Giáo hiện hữu, không một nền Tôn Giáo nào nói mực thước và có một chơn
lý cao siêu hơn là Phật Giáo, nhưng cũng chưa giải rõ. Ta chẳng cần tìm đâu xa
xuôi làm chi, chúng ta thấy hiểu con người có tâm linh chúng ta có quan sát cả
chơn lý của Phật Giáo từ buổi sơ khai, nên chúng ta dám nói chắc rằng: Chúng ta
có một Tôn Giáo mà Tôn Giáo ấy là Chúa Tể các nền Tôn Giáo khác, vì bởi nó là
nguyên căn của Tôn Giáo và chính nó là một Tôn Giáo tự hữu, từ buổi Trời Ðất
biến sanh đã có. Cái khối chơn linh ấy là Cha của các chơn linh, Cha của nhứt
điểm linh quang. Làm sao chúng ta hiểu linh quang ấy, vì ta xét từ trước Ðức
Chí Tôn dùng cái thanh khí ấy mà tạo ra loài người với đất, do thanh khí ấy mà
biến thành vạn vật. Loài người đến nay nhờ tấn hóa mà khôn ngoan, cũng như vạn
vật nhờ tấn hóa mà được toàn năng toàn tri vậy. Các nhà triết học luận bàn đã
nhiều, nhưng xét ra cũng chưa hiểu rõ cái nguyên căn ấy.
Phật Giáo nói: Cái khối linh ấy phân tánh của mình ban bố ra cả vạn vật,
khối linh ấy trước khi phân tánh thì gọi là Brama là Phật, đến khi phân tánh
rồi thì Ðấng thứ nhì Shiva chủ về Pháp. Ðức Chí Linh cầm quyền
năng biến chuyển chớ không cầm quyền năng tạo đoan. Pháp vận hành mà sanh khí
nên ta thấy mênh mông trước mắt ta ấy là Khí, vậy Khí là gì? Khí là khối sanh
quang vạn vật nhờ thở khí ấy mà sống, cho nên chữ Khí là sự sống của vạn
vật, do Khí là Pháp biến tướng ra vạn vật. Nên
Ðấng thứ nhì chưởng quản cái sanh khí thường gọi là "2è Logos" thuộc
Âm ấy là Phật Mẫu chưởng quản cả cơ quan tạo đoan nầy vậy. Như chúng ta thấy cơ
quan sanh hóa vạn vật và loài người là do âm dương phối hợp mà biến tướng, Phật
chiết tánh biến ra Pháp là Ngôi thứ nhì thuộc Âm, là Phật Mẫu, nhưng chúng ta
không biết cái bí mật ấy là khí âm dương phối hiệp biến hình, mà Phật Mẫu dùng
gì để tạo nên cơ quan hữu vi nầy? Vì bởi Phật Mẫu dùng khối sanh quang có năng
lực vận hành trong không khí, chúng ta không thể thấy được.
Khí biến ra hữu tướng là nước, lửa, gió, rồi nước, lửa, gió
vận hành biến ra vạn vật, đi từ Hổn ngươn khí, Hư vô khí đến Huyền ảnh khí rồi
mới biến ra vạn vật, tức là Huyền ảnh khí biến ra nhơn hình vậy. Khí mà khoa
học gọi là Nguyên tử khí (Atome). Nguyên
tử khí có năng lực vô biên mà loài người đã đoạt được để dùng, chớ không biết
nguyên căn và nguyên tánh của nó đi đến mức nào. Kể từ ngày loài người tìm được
nguyên tử chất và dùng được cái Nguyên tử khí ấy là cái khí sanh của vũ trụ, mà
họ có biết đâu một ngày kia phàm thế sẽ nương nhờ Nguyên tử khí ấy mà qui
nguyên Thánh Thể. Thử hỏi Ðức Chí Tôn cho nhơn loại đoạt Nguyên tử khí ấy để
làm chi? Chúng ta cũng nên tìm hiểu cái huyền vi bí mật ấy, mà dầu cho Ðạo Giáo
nào cũng vẫn còn đương mơ tưởng để kiếm hiểu. Ngày hôm nay Nguyên tử khí dùng
để giết người, thì biết đâu sau nầy nó sẽ là phương cứu tử hườn sanh cho người,
và nó sẽ đem loài người đến địa vị trường sanh bất tử.
Vì bởi Nguyên
tử khí là căn nguyên sự sống của vạn loại, nếu nó đã làm chết được thì nó cũng
sẽ làm sống được. Cái khí ấy sanh trước hết là nước, lửa, gió vận hành tạo ra
hữu hình là vạn vật, vì cớ mà con người đối với vũ trụ hình ảnh thế
nào thì tạo đoan cũng thế ấy, nên mới lấy Càn Khôn làm Ðại Thiên Ðịa và lấy con
người mà làm Tiểu Thiên Ðịa… ( Thuyết Đạo Q1)
“Ðại Từ Phụ là
Cha cả Vạn Linh, chúng ta là con cái của Ngài, không phải chỉ hưởng phần hữu
hình tại thế mà thôi, Ngài lại còn dành một phần quí trọng hơn là nhứt điểm
linh quang, nhờ đó mà từ vật chất tiến đến thú cầm nhơn loại, mới tiến đến Phật
vị mà ngang phẩm cùng Ngài. Ðức Từ Phụ là
Phật, Ngài muốn cho con cái cũng thành Phật đặng đạt quyền năng bí mật như
Ngài, rồi lập ra một Càn Khôn Thế Giới khác.Luật thiên nhiên một ông Cha
tạo nghiệp, thì con theo nghiệp Cha mà tạo ra sự nghiệp khác nữa...
TIẾT 2: CÂY SỰ
SỐNG & PHÂN LOẠI CON NGƯỜI
I . CÂY SỰ SỐNG
Mỗi người
trong chúng ta đều có 2 cha mẹ, 4 ông bà, 8 cụ cố, và cứ như thế tăng lên…Mỗi
thế hệ trung bình cách nhau 25 năm và nếu tính ngược 2000 năm về trước thì số
tổ tiên của chúng ta sẽ lên đến triệu tỉ tỉ. Rõ ràng đây là con số không chấp
nhận được; chứng tỏ trong quá khứ, vào một thời điểm nhất định những dòng phả
hệ của chúng ta phải gặp nhau. Như vậy, khi lần ngược về quá khứ xa mới thấy
chúng ta đều là anh em xa gần của nhau. Bởi vì dân số giảm dần khi ngược về cội
nguồn nên kết luận tất yếu rút ra là tất cả những người có măt trên
trái đất hôm nay đều xuất thân từ một tổ tiên chung. Đáng ngạc nhiên hơn là
khi giải mã bộ gen người và các loài sinh vật khác, kết quả cho thấy sự hội tụ
các cây phả hệ về một cây duy nhất không chỉ liên quan đến con người, mà còn
liên quan tới tất cả loài sinh vật khác. Thật vậy, bằng chứng thuyết phục nhất
về sự tồn tại của một tổ tiên chung là tính phổ quát của mã được sử dụng bởi
tất cả các cơ thể sống để truyền những thông tin di truyền, đó là mã được ghi
trong chuỗi xoắn kép của các phân tử AND. Tóm lại, ngành sinh học phân tử nói với chúng ta một cách rõ ràng rằng: tất cả các
cơ thể sống trên Trái đất- con người, con vật, côn trùng, cỏ cây- hết thảy đều
xuất thân từ cùng một Tổ tiên. ( Trích “Nguồn gốc” của Trịnh Xuân
Thuận )
II . CÓ MẤY HẠNG NGƯỜI
Theo Cao Đài
giáo, nhơn loại được chia làm ba loại người, căn cứ vào nguồn gốc của linh hồn:
đó là Nguyên nhơn, Hóa nhơn, Quỉ nhơn.
■ Nguyên
nhơn là những người mà linh hồn được sanh ra từ lúc Khai
Thiên.
■ Hóa
nhơn là những người mà linh hồn do sự tiến hóa từ loài
thú cầm đi lên.
A . NGUYÊN NHƠN ( Man of original soul )
Nguyên nhơn là người mà chơn linh
được Đức Chí Tôn sanh ra từ lúc Khai Thiên, tức là lúc mới tạo dựng Trời Đất,
những linh hồn nầy rất trong sạch vì chưa nhiễm bụi trần. Ngài Khai Pháp Trần
Duy Nghĩa, trong bài giải thích Thuyền Bát Nhã, có một đoạn nói về 100 ức
Nguyên nhơn đầu kiếp xuống trần như sau: "Đức Diêu Trì Kim Mẫu vâng lịnh
Đức Thượng Đế nhóm ngự triều, đại hội nơi Kim Bàn, phòng định cho 100 ức Nguyên
nhơn xuống trần. Đức Diêu Trì Kim Mẫu ban cho mỗi vị một cái túi gọi là
Vạn Bửu Nang, trong đó có 8 món báu là: HIẾU, ĐỂ, TRUNG, TÍN, LỄ, NGHĨA, LIÊM,
SĨ.
Bên khối đối lập có Kim Quang Sứ,
thấy Đức Phật Mẫu cho chơn linh xuống trần thì ông cũng xuống trần với sự trợ
lực của:
KIM là tiền, MỘC
là sắc đẹp,THỦY là rượu, HỎA là sự nóng giận,
THỔ là nha phiến.
B . HÓA NHƠN ( Man of impure soul )
Hóa nhơn là những người do sự tiến
hóa của vật loại lên đến phẩm nhơn loại mà thành. Họ bắt đầu đi từ Kim Thạch,
tiến hóa dần lên Thảo mộc, rồi lên Thú cầm, rồi sau rốt tiến hóa lên phẩm
Người. Phần lớn nhơn loại đều là Hóa nhân. Nguyên nhơn và Hóa nhơn khác nhau ở
điểm nào?
- Nguyên nhơn có linh hồn từ lúc
Khai Thiên, có sẵn ngôi vị nơi cõi thiêng liêng, trực tiếp đi từ cõi thiêng
liêng giáng sanh xuống cõi phàm trần, nên Nguyên nhân rất khôn ngoan sáng suốt,
có nhiệm vụ hướng dẫn nhơn sanh (tức là hướng dẫn các Hóa nhân) tiến hóa trên
đường đạo đức và văn minh, lập được nhiều công quả hầu được trở về ngôi vị cũ
và gia tăng phẩm vị nơi cõi thiêng liêng.
- Hóa nhân là do Thú cầm tiến hóa đi
lên phẩm Người nên còn ít nhiều thú tánh. Nhờ Đức Chí Tôn ban cho một điểm linh
hồn nên dần dần được khôn ngoan, tiến hóa, sau rất nhiều kiếp nếu giác ngộ tu
hành thì cũng đắc đạo, đạt được ngôi vị cao trọng nơi cõi thiêng liêng.
Quỉ nhơn là quỉ hồn đầu kiếp lên làm
người nơi cõi trần. Đó là linh hồn của các Nguyên nhơn, Hóa nhân phạm tội đại
ác hoặc phạm Thiên điều bị đọa vào quỉ vị. Các quỉ hồn đều chịu dưới quyền của
Quỉ vương sai khiến. Quỉ vương cho các quỉ hồn đầu kiếp làm người đặng tạo
thành các bài học về chướng ngại, thử thách cho các Nguyên nhơn và Hóa nhơn học
hỏi, đồng thời khảo dữ dội để phân Thánh lọc phàm.
Theo lời dạy trong Chú giải Pháp
Chánh Truyền: "Nhơn
loại có Hóa nhân, Quỉ nhân và Nguyên nhân; ấy là có phân đẳng cấp. Nếu Thầy
dùng huyền diệu thiêng liêng mà làm cho nhơn loại cả thảy đều thấy đặng cơ mầu
nhiệm của Đạo, đồng đặng đắc kiếp thì phẩm vị thiêng liêng cũng không còn trật
tự.
Trong chúng sanh có: Nguyên sanh,
Hóa sanh, và Quỉ sanh. Nguyên sanh là gốc từ khai Thiên đã có. Hóa sanh là khai
Thiên rồi mới biến hóa ra. Quỉ sanh là hai phẩm kia phạm Thiên điều bị sa đọa.
Tỷ như Nguyên nhơn, là khai Thiên rồi thì đã có chơn linh ấy, còn Hóa nhơn là
chơn linh vật loại đoạt đến phẩm vị nhơn loại, còn Quỉ nhơn là hai chơn linh
kia xu hướng ác hành mà bị đọa đày vào Quỉ vị.”
Trong thời kỳ Đại Ân Xá nầy của Đức
Chí Tôn, dầu Nguyên nhân, Hóa nhân hay Quỉ nhân, nếu biết lo tu hành, lập công
bồi đức thì đều đắc đạo:
III . NHỮNG GIỐNG DÂN
TRÊN ĐỊA CẦU.
Nhơn loại trên mỗi hành tinh trên
dãy Trái đất mình chia ra 7 giống. Mỗi giống chia ra 7 nhánh lớn. Mỗi nhánh lớn
chia ra 7 nhánh nhỏ nữa. Nhơn loại đi qua bầu hành tinh nào thì xác thân phải
làm bằng chất khí của bầu hành tinh đó.Trái đất mình làm bằng đất cát, nên con
người mới có xác thịt nầy. Ngày nào nhơn loại qua bầu thứ sáu làm bằng chất
Thanh khí thì xác thân cũng phải làm bằng chất Thanh khí vậy v..v...
* Giống thứ
ba gọi là giống Lemuria (Lémuriens). Ấy là tổ tiên giống da đen bây giờ. Ban sơ có
một con mắt ở chính giữa trán, sau hai con mắt sanh ra ở hai bên, con mắt ở
chính giữa thụt vô trong thành ra hạch trán hay là tùng quả tuyến (glande
pinéale). Người ta tưởng lầm là các giống dân tộc ban đầu thì dã man rồi sau
lần hồi mới văn minh tiến bộ. Sự thật thì mỗi khi giống dân tộc nào mới sanh ra
thì luôn luôn Đức Bàn cổ của giống dân đó cho những vị thánh nhơn xuống đầu
thai đặng dạy dỗ đạo đức và mở mang trí hóa về đủ các phương diện.
* Giống thứ tư là giống Atlantis: tổ
tiên giống da vàng, da đỏ bây giờ. Giống thứ tư có 7 nhánh. Trong 7
nhánh duy có nhánh thứ ba Toltec đáng cho ta chú ý hơn hết. Hình thù vậm vỡ,
cao lớn, da thịt cứng hơn đá Nhờ Tiên Thánh dạy dỗ cho nên giống Tôn-téc cực
điểm văn minh, thế kỷ 20 nầy có chỗ vẫn chưa sánh kịp. Các giống dân
Trung quốc, Nhật, Mông cổ, các chủng tộc xa xưa ở Nam Mỹ thuộc nhóm này.
* Giống thứ
năm là giống Aryens sanh ra đã một triệu năm rồi. Ấy là tổ tiên người
da trắng bây giờ. Giống thứ năm cũng có 7 nhánh. Trong đó, nhánh thứ sáu
sẽ mở được trực giác, thần nhãn, giàu lòng bác ái, diệt được tánh ích kỷ chia
rẽ, làm việc với tinh thần tổng hợp và thật hiện được câu Huynh đệ, Đại đồng.
Nhánh thứ bảy sẽ tiến hóa hơn nhánh thứ sáu.
Trong Cao Đài
giáo, Đức Hộ Pháp gọi tên hai nhánh sáu, bảy là giống dân Thần Thông nhơn và
giống dân Chí Linh.
***
TIẾT 3: QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI
Người ta
thường nói rằng con người có một linh hồn. Kết quả của sự nghiên cứu đã hoán
chuyển và cho biết
CON NGƯỜI LÀ MỘT LINH HỒN CÓ MỘT THỂ XÁC.
Có ba chân lý
tất yếu và bất biến, giản dị và vĩ đại nhưng có lúc bị bỏ quên vì không có
tiếng nói nào để tuyên bố chúng:
- Linh hồn con
người thì bất diệt, trường tồn và tương lai của nó là tương lai của một điều mà
sự phát triển và sự huy hoàng không có giới hạn.
- Nguồn gốc
của sự sống ngự ở trong ta và ngoài ta. Nó không thể được thấy, nghe hay cảm
xúc, mà chỉ được nhận thức bởi người nào muốn có sự cảm nhận.
- Một cách
tuyệt đối, mỗi người đối với tự mình là người ban ra sự vinh quang và sự
tăm tối, người trọng tài về sự thưởng phạt của chính mình.
Nói một cách
thông thường, con người là bất tử, và con người gặt hái những gì nó đã gieo.
Tất cả đều được điều khiển dưới quyền của một hệ thống nhất định, dưới sự kiểm
soát của một chỉ huy thông minh và hoạt động dưới những định luật bất di bất
dịch. Con người có một vị trí trong hệ thống đó và sống dưới các luật đó. Nếu
nó hiểu các luật đó và hợp tác với chúng, nó sẽ tiến bộ mau chóng và sẽ hạnh
phúc. Nếu nó không nắm được tầm quan trọng của chúng và cố ý hay vô tình vi
phạm các luật ấy, nó sẽ đau khổ và tự làm chậm trễ sự tiến bộ của chính mình.
Trong đời sống, thể xác phải chịu nhiều thay đổi liên tục. Người ta phải cung
cấp cho nó lương thực để tiêu hóa, không khí để nó thở và sinh lực để nó hấp
thụ.
Trong xác thể
hồng trần này có bảy trung tâm sinh lực:
1 - ở phần chót xương sống
2 - ở tùng thái dương nằm
gần rún
3 - ở lá
lách
4 - ở trên trái tim
5 - ở cuống họng 6
- ở giữa hai chơn mày
7 - ở đỉnh đầu.
Con đường tiến
hóa phát triển bằng cách giáng xuống nhập vào vật chất trọng trược và trở
lên mang theo kết quả của những kinh nghiệm mà con người đã thực hiện. Con
người còn phải trải qua nhiều kiếp sống như thế nữa trước mặt. Mỗi một
kiếp sống có thể coi như một ngày đến lớp học. Chơn linh khoác vào mình chiếc
áo xác thịt và đến trường của thế giới vật chất đặng học một số bài. Trọn đời sống
hồng trần này, nó học được hết các bài hoặc nó không học được gì cả, hoặc nó
chỉ học được một phần nào đó. Nó sẽ lột bỏ chiếc áo xác thịt và trở về
nhà. Khi bắt đầu kiếp sống mới, nó tiếp tục bài học của nó đúng vào chỗ đã
ngừng lại hôm qua. Rồi, khi được trang bị đầy đủ kiến thức, nó ra khỏi
trường và trở về đời sống thực của nó ở các cõi cao; các kiếp sống trước chỉ là
những bước chuẩn bị. Ở trường học này không có học trò thi rớt. Tất cả đều đến
đích một cách chắc chắn.
Vấn đề là thời
gian cần để tự hoàn thiện và chuẩn bị các cuộc thi cao hơn nhanh hay chậm tùy
thuộc hoàn toàn vào nó. Con người sử dụng phàm nhơn để phục vụ sự phát triển
của Chơn Linh. Cho nên khi phải chọn giữa hai con đường, chúng ta sẽ tự
hỏi: đường nào làm lợi cho phàm nhơn tôi nhất và đường nào giúp cho sự tiến bộ
của Chơn Linh tôi nhất. Lần lần con người không chỉ biết nhận vào mà còn
biết ban ra. Tới chừng đó, con người mới học đủ bài học của Ðấng Christ.
Ðó là kết cuộc huy hoàng của việc hi sinh sự sống mình để làm nhẹ bớt đau khổ
của đồng loại. Ở giai đoạn tiến hóa này, chúng ta sẽ thấy rõ rằng: tất cả cái
gì hướng về sự hợp nhất và về tâm linh phù hợp với kế hoạch của Thượng Ðế, đều
hữu ích cho chúng ta; còn cái gì hướng về sự chia rẽ và về vật chất đều không
tốt.
Trong những tư
tưởng và tình cảm thật xấu, cái trội nhất là lòng ích kỷ. Trái lại, trong các
tư tưởng và tình cảm tốt, cái trội nhất là lòng vị tha.
Ðó là chỉ dẫn
quí nhất cho sự sống mà chúng ta phải theo. Người nào muốn hợp tác với Thượng
Ðế phải tránh xa những gì thuộc về quyền lợi và sự vui thích cá nhân, dành tất
cả cố gắng để thực hiện ý muốn của Thượng Ðế bằng cách làm việc cho điều thiện
và cho hạnh phúc của kẻ khác.
Có 3 bước
ngoặc vĩ đại trong cuộc tiến hóa của con người:
· bước thứ nhất là lúc
con người tự cá thể hóa, từ bỏ loài cầm thú, thụ đắc thượng trí để thành người.
· bước thứ nhì là cái mà
người Thiên chúa giáo gọi là sự cải hóa, tin Chúa; Ấn độ giáo gọi là đắc sự
phân biện; còn người Phật giáo gọi là mở tâm.
· bước thứ ba là bước to
lớn hơn cả, vì người đã đắc đạo. Từ đây, người đạo đồ không giây phút nào
quên phụng sự Thiên ý. Người tiến đến trình độ này được Thiên chúa giáo gọi là
người được tuyển lựa, được cứu rỗi; Phật giáo gọi là người nhập lưu. Đây được
gọi là bậc siêu nhân loại.
Sự tiến hóa
của con người có hai chiều:
- Chu
kỳ Nhất bổn tán vạn thù: từ số MỘT là từ cái lớn ( Đại Linh Quang) phân chia
hay nẩy nở thêm, đi thuận chiều là đi xuống hay từ thanh xuống trược.
- Chu
kỳ vạn thù qui nhất bổn: Con người hay Tiểu linh quang của Đức Thượng Đế nếu
biết lo tu hành sẽ được hiệp nhứt với Trời làm MỘT trở lại. Sự trở về của
linh hồn theo con đường nghịch chuyển, tức từ trược tiến lên thanh.
Tóm lại, quan
niệm về đời sống của người tu hoàn toàn khác với quan niệm của người thường. Muốn
đắc Đạo, phải chết Đời mới sống Đạo. Ðiều này có nghĩa: người tu
không sống theo tiền bạc, danh vọng và quyền thế; không bị những thú vui
trần tục quyến rũ. Mục đích của những người này là tận tâm với nhân loại bằng
sự hi sinh quên mình vì lý tưởng. Con đường Đạo này rất khó theo. Những
người đi con đường ấy thường sẽ bị đồng loại không hiểu, bị nói xấu, vu khống
đủ điều, việc làm bị vong ân bội nghĩa và mặc dù kết quả chắc chắn, nhưng không
ai đoán được thời gian bao lâu mới đạt được.Thời gian để con người tiến đến sự
hoàn thiện thì vô tận; nhưng được hoàn thiện sớm chừng nào thì càng hữu ích và
càng hạnh phúc chừng nấy.
Người chết là chết phần thể xác, còn phần Linh hồn thì siêu thăng. Với
quan niệm đó, Đạo Cao Đài không chủ trương tu phải tìm nơi hẻo lánh, trốn tránh
việc đời. Tu là cứu rỗi linh hồn nhưng ngoài việc tu tâm dưỡng tánh còn phải
biết lập công quả bằng cách phụng sự chúng sanh để thể hiện lòng từ ái và chuộc
lỗi do những nghiệp xấu đã gây ra ở kiếp này hay từ những kiếp trước. Vì vậy,
Đạo Cao Đài chủ trương nhập thế và trong khi nhập thế phải lo tu thân, giữ Tâm
công chánh, hành xử đúng đạo thánh hiền. Sau giai đoạn lập công, lập đức, lập
ngôn người đệ tử mới nghĩ đến việc xuất thế, tịnh luyện.
Chánh Kiến Cư Sĩ
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét