Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Sinh Lộ Cho Nhân Loại - 2 /3 (Chánh Kiến Cư Sĩ)


Bổn kinh nhật tụng do ngài Thái Thơ Thanh ấn tống, in tại nhà in Xưa và Nay năm 1926  gồm có các bài trên (trừ Kinh cầu siêu và bài xưng tụng công đức). Đến 1927, bà Hương Thanh in lần nhì tại nhà in Union mới có thêm bài Kinh Ngũ nguyện vì bài này được các Đấng cho vào cuối năm Bính Dần. 

Ngày 16 . 7. Bính Dần ( 23.8.1926 ): độ Hòa thượng Như Nhãn

THÍCH CA MÂU NI PHẬT tá danh CAO ĐÀI TIÊN ÔNG
Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Giáo đạo Nam Phương.
Như Nhãn hiền đồ, nghe dạy:
Vốn từ Đạo bị bế lại thì phần nhiều hữu công tu mà thành thì ít thành, Ta rất yêu thương. Hiền đồ có lòng giữ gìn Phật tông Chánh pháp, cái địa vị cao thượng của Ta ban cho hiền đồ từ thử là cốt để đợi cho tới ngày khởi định lập pháp Tam Kỳ Phổ Độ, cho hiền đồ có đủ quyền thế mà hành pháp với Ta.

Thiên cơ khó lậu, nếu tỏ tường chơn pháp của Lôi Âm Tự và Bạch Ngọc Kinh ra thì chưa ắt ngày nào Đạo đặng mở, Tam giáo qui nhứt. Hiền đồ cũng hằng trông mong cho Đạo đặng vậy. Thánh đạo Gia Tô lập đạo sau hết mà Thánh quyền cao thượng là chừng nào? Tiếc cho Tiên đạo, Phật đạo là mối Đại đạo đã khai từ mới tạo Thiên lập Địa. Mỗi sự chi cũng hữu chung hữu thỉ, cái tận tất là đến cái cuối cùng, mà hễ cuối cùng chẳng dứt thì phải qui nguyên lại trước nên gọi là tuần hoàn. Ngày nay là buổi tuần hoàn Đại Đạo, Thiên Địa hoằng khai, Ta trông công hiền đồ mà lập thành cho nước Nam làm chủ nền Chơn đạo của Ta…

Hòa thượng Như Nhãn, trước đây là thầy của ông Nguyễn ngọc Thơ và bà Lâm thị Hương, bằng lòng vào Đạo. Hòa Thượng Như Nhản ( Nguyễn văn Tường pháp danh Từ Phong )  hiến Từ Lâm Tự cho Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ làm Thánh Thất ( Thánh Thất Gò Kén tỉnh Tây Ninh). Đây là một ngôi chùa Phật-giáo thuộc phái Đạo Thiền, do Ngài Hòa-Thượng Như-Nhãn làm trụ-trì, đứng ra lạc-quyên xây cất chưa hoàn-thành, chỉ mới vỏn-vẹn có ngôi chánh điện. Ngài Như Nhãn và một số đồ đệ của Ngài nhập-môn vào Đạo Cao-Đài, nên hiến cho Đạo làm cơ-sở đầu-tiên của Tôn-giáo Cao-Đài.

Trong ba tháng nền Đạo đặt cơ-sở Trung-ương tại đây, Đức Chí-Tôn đã giáng-cơ lập Pháp Chánh-truyền (Hiến-pháp của Đạo), tấn-phong Giáo-phẩm thành-lập Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài, Hiệp-Thiên-Đài để làm Thánh-thể của Ngài tại thế, và dạy Hội-Thánh lập Tân-luật để dâng lên Thiêng-liêng phê-chuẩn.

Ngày 5.8. Bính Dần ( 11.9.1926 ) Lập Ðồng nhi để tụng kinh khi cúng Thầy
Thầy dạy hai bà Trần thị Lựu và Nguyễn thị Hiếu tập cho 36 đồng nhi nữ; các ông Cư, Tắc, Sang, Phú dạy 36 đồng nhi nam cách đọc kinh khi cúng.

Ngày 11 . 8 Bính Dần ( 17-9-1926 )
Đức Chí Tôn dạy Giáo Hữu Thượng Kiệt Thanh (Nguyễn Văn Kiệt) làm 7 cái ngai; Giáo Sư Thái Bính Thanh làm Trái Càn Khôn có vẽ Thiên Nhãn để thờ.

Ngày 12.8. Bính Dần ( 18.9.1926 ): Tam Kỳ Phổ Độ là Quốc Đạo
"Thầy lại qui Tam giáo, Lập Tân Luật, trong Rằm tháng Mười có đại hội cả Tam giáo nơi Thánh Thất. Các con hay à ! Sự tế tự sửa theo Tam Kỳ Phổ Ðộ cũng nơi ấy mà xuất hiện ra, rõ à ! Thầy nhập ba chi lại làm một là chủ ý qui tụ các con trong đạo Thầy lại một nhà, Thầy làm Cha chưởng quản, hiểu à!Từ đây trong nước Nam duy có một Ðạo chơn thật là Ðạo Thầy, Thầy đã đến lập cho các con, gọi là QUỐC ĐẠO, hiểu à !”

23 . 8 Bính Dần ( 29.9.1926 ) : lập Tờ Khai Đạo.
Đức Chí Tôn ra lịnh cho Ngài Đầu Sư Lê Văn Trung, cùng với ông Cư và ông Lịch họp các môn đệ tại nhà ông Nguyễn Văn Tường ở hẽm 237bis đường Galliéni (nay là đường Trần Hưng Đạo) để lập Tờ Khai Đạo gởi lên nhà cầm quyền Pháp.

Có mặt tất cả 247 vị nhưng khi ký vào Tờ Khai Đạo thì chỉ ký tên 245 vị, còn 2 vị chưa kịp ký. Tờ Khai Đạo nầy không phải là Đơn xin Khai Đạo, mà là Tuyên ngôn chánh thức thành lập Đạo Cao Đài.  Sau khi Ngài Lê văn Trung viết xong Tờ Khai Đạo bằng tiếng Pháp, vài ngày sau, lập đàn tại nhà Ngài Cư, Ngài Trung dâng Tờ Khai Đạo lên Đức Chí Tôn duyệt xét. Đức Chí Tôn biểu Ngài Cao Quỳnh Diêu đọc tên từ người trong danh sách, khi cơ gỏ tên tín đồ nào thì đưa tên ấy đứng vào TỜ KHAI ĐẠO tổng cộng có 28 vị được điểm danh.

Về nội dung, Đức Chí Tôn phê rằng: Mấy con không nói một điều gì đến Thầy hết, nhưng thôi, cứ gửi đi. Thầy dặn con Trung, nội thứ năm tuần tới phải đến Le Fol mà khai cho kịp nghe.

Ngày 1 . 9 Bính Dần ( 7.10.1926 ) : Nạp Tờ Khai Đạo.
Ngài Lê Văn Trung vâng lịnh Đức Chí Tôn, đến dinh Thống Đốc Nam Kỳ nạp Tờ Khai Đạo cho Thống Đốc Nam Kỳ Le Fol, được Le Fol vui vẻ tiếp nhận văn kiện  nhưng không cam kết công nhận chính thức mối Đạo. Đây là một tờ tuyên-ngôn khai-sáng một Tôn-giáo mới lấy tên là là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
Ngay những giới-chức cầm quyền người Pháp cũng xem đây là một tờ Tuyên-ngôn, vì chỉ đính-kèm một bản sao các Thánh-ngôn của Thượng-Đế dạy liên-quan đến việc lập Đạo, bản sao Kinh-nguyện, và một tờ Đạo-tịch mà thôi.
"Le 7 Octobre 1926, le Gouverneur de la Cochichine recoit la Déclaration Officielle de la Fondation du Caodaisme. Prudent il se contente d’en prendre acte, sans toute fois s’engager formellement à reconnaitre" Gustave Meillon .

7 . 9 Bính Dần ( 13.10.1926 ): Phổ cáo chúng sanh.
Ngài Cư biên soạn và dâng tập “Phổ Cáo Chúng Sanh“ lên Đức Chí Tôn duyệt xét, được chấp thuận và cho phép ấn hành.

18-9-Bính Dần ( 24.10.1926 ): Đức Chí Tôn giải thích về cách thờ phượng:
Vì Tân luật chưa ra nên Thầy phải giải, đã có Thánh Tượng Thầy thì cốt Ngọc Hoàng còn để lại chẳng nghĩa chi hết. Thầy nói cho các con con rõ, vì cớ nào trước từ Nhứt Tổ chí Lục Tổ thì Thầy ngồi trước; vì trước là lớn phải vậy.

Khai thiên địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy. Thầy đã nói một chơn thần mà biến hoá càn khôn thế giới và cả nhân loại. Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy. Các con là chư Phật, chư Phật là các con. Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật..Nên Thầy khai bát quái mà tạo càn khôn thế giới nên mới gọi là Tăng. Thầy là Phật của Pháp và Tăng lập thành các Đạo, mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy. Thầy lập Phật giáo vừa khi khai Thiên lập Địa nên Phật giáo là trước, kế Tiên giáo, rồi mới tới Nho giáo. Nay Hạ ngươn ngươn hầu mãn, phải phục lại như buổi đầu, nên phải phản tiền vi hậu. Tỉ như Tam giáo qui nhứt thì : Nho là trước, Lão là giữa, Thích là chót. Nên Thầy phải ngồi sau chư Phật, Tiên, Thánh mà đưa chúng nó lại Vô vi chi khí, chính là Niết bàn đó vậy. "

 23 . 9 . Bính Dần ( 29.10.1926 ) Ðức Chí Tôn trao quyền cho Ðức Lý Thái Bạch làm Giáo Tông.
Đức Chí Tôn giao cho Ðức Lý Thái Bạch là Nhứt Trấn Oai Nghiêm kiêm Giáo Tông Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ và dạy rằng:
“ Vậy từ đây, quyền thưởng phạt đã giao vào tay Lý Thái Bạch. Các con liệu mình mà cầu rỗi nơi người. Thầy dạy dỗ, các con không nghe, đợi có hình phạt thì các con chịu lấy.”

Từ tháng 9 đến mùng 9.10 Bính Dần: phổ độ lục tỉnh.
Khai Ðạo xong rồi, các chức sắc lo việc phổ độ, truyền giáo miền Lục Tỉnh.
- Quí ông Lê Văn Trung, Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Ðạo Quang, lo phổ độ các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Ðốc, Hà Tiên, Rạch Giá. Ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc phò loan.
- Quí ông Lê Văn Lịch, Nguyễn Ngọc Tương, Yết Ma Luật lo phổ độ trong mấy hạt: Chợ Lớn, Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre.

Ông Nguyễn Trung Hậu và ông Trương Hữu Ðức phò loan.
- Quí ông Lê Bá Trang, Vương Quan Kỳ, Yết Ma Nhung lo phổ độ trong mấy hạt: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Gia Ðịnh, Biên Hòa, Bà Rịa, Sa Ðéc.

Ông Cao Quỳnh Diêu và ông Cao Hoài Sang phò loan.
- Ông Nguyễn Văn Tương và ông Nguyễn Văn Kinh là người rõ thông đạo lý, đi khắp nơi giảng Ðạo để độ rỗi người quen.

Kết quả cuộc truyền giáo, chỉ có hơn một tháng mà có mấy vạn người nhập môn cầu Ðạo. Mùng 10 tháng 10 là ngày tạm ngưng việc phổ độ, để lo sắp đặt lễ khánh thành Thánh Thất ở Từ Lâm Tự (Gò Kén, Tây Ninh).

12 . 10 Bính Dần ( 16.11.1926 )
Đức Chí Tôn dạy lập Lễ Khai Đạo nơi Thánh Thất Gò Kén trong 3 ngày: 14, 15 và 16.10 Bính Dần. Đức Chí Tôn phong thưởng 3 vị Trang, Tương, Thơ lên làm Chánh Phối Sư ba phái.

14 . 10 Bính Dần ( 18.11.1926 ): lập Tịch Đạo Nữ phái
Đức Chí Tôn lập Tịch đạo nữ phái:
"HƯƠNG TÂM NHỨT PHIẾN CẬN CÀN KHÔN,
HUỆ ĐỨC TU CHƠN ĐỘ DẪN HỒN.
NHỨT NIỆM QUAN ÂM THÙY BẢO MẠNG,
THIÊN NIÊN ĐẲNG PHÁI THỦ SANH TỒN”.

Tạm dịch:
Một tấm lòng thành hiểu Đạo sẽ gần được Trời Đất.
Đức sáng của người chánh tu  độ được linh hồn.
Một lòng niệm Quan Âm, tính mạng được bảo vệ.
Vĩnh cửu ngàn năm Nữ phái vẫn tồn tại

và phong:
- Bà Lâm Thị Thanh:  Giáo Sư Hương Thanh.
- Bà Ca Thị Thế:  Giáo Hữu Hương Thế.

Đạo dưới thời Lý Giáo Tông thì Nam lấy chữ THANH, Nữ lấy chữ HƯƠNG làm tịch. Đến đời Giáo Tông kế thì Nam sẽ lấy chữ ÐẠO, Nữ lấy chữ TÂM.

Trong tịch-đạo Thanh Hương này, phái Nam lấy chữ Thanh còn phái  Nữ lấy chữ Hương đặt vào tên tộc của mỗi chức-sắc, sẽ trở thành Thánh-danh.

Ví dụ: Hương Hiếu là thánh danh của bà Nguyễn thị Hiếu.
Còn Nam phái thì  sắc phái đặt trước, kế đến là tên tộc, sau cùng là tịch-đạo Thanh.
Ví-dụ: Dương văn Thế , đắc phong phái Thái,
Thánh-danh sẽ là Thái Thế Thanh.

Riêng trong thời khai Đạo, có ba vị Đầu-Sư có Thánh-danh mang chữ: NHỰT, NGUYỆT, TINH, là Tam bửu của trời:
- Thượng Đầu-Sư                      Thượng Trung   NHỰT            ( Lê văn Trung)
- Ngọc Đầu-Sư                          Ngọc  Lịch        NGUYỆT     ( Lê văn Lịch )
- Thái Đầu-Sư                            Thái Minh          TINH           ( Thiện Minh)

Khi nào hết Tịch Đạo thì Đấng Chí Tôn sẽ giáng cơ cho Tịch Đạo khác. Lớn nhỏ, trước sau nhờ chữ Tịch Đạo này mà phân biệt. Đấng Chí Tôn lại giải:
"Có kẻ hỏi: Thí dụ như đời Giáo Tông thì Tịch Đạo của chư Đạo hữu Nam Nữ đời trước, dù chức sắc hay tín đồ cũng vậy, có buộc phải thay đổi Tịch Đạo hay không? Ta nói: không, vì chính mình Giáo Tông kế vị cũng phải giữ Tịch Đạo trước. Kỳ dư những tín đồ của đời Ngài độ rồi, tức là chi tộc của Ngài mới đặng thay đổi mà thôi. Còn những chức sắc cùng là tín đồ của Giáo Tông đời trước còn sót lại thì thuộc về chi tộc của Giáo Tông ấy không đặng phép thay đổi Tịch Đạo.

Tỷ như có Tân Giáo Tông sẽ lên kế vị cho Lý Giáo Tông thì cả tín đồ nam nữ mới nhập môn đều phải lấy Tịch Đạo TÂM.

Dù trong hàng tín đồ ấy sẽ có một chơn linh xứng đáng địa vị Chánh Phối Sư, mà Thầy giáng cơ phong chức đi nữa thì cũng phải chịu Tịch Đạo TÂM như các tín đồ khác. Còn chức sắc và tín đồ trong đời Lý Giáo Tông còn lại thì giữ Tịch Đạo THANH  HƯƠNG  không đặng thay đổi."

15. 10. Bính Dần ( 19.11.1926 ) cử hành Ðại Lễ KHAI ÐẠO ( Khai Tịch Ðạo ) tại Thánh Thất Gò Kén ( Từ Lâm Tự, Tây Ninh)
Đêm nay giờ Tý, rằm tháng mười Bính Dần khởi  Đại Lễ.

LỄ KHAI ĐẠO, ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Buổi lễ này đánh dấu kết thúc giai đoạn Đức Thượng Đế giáng trần dùng cơ bút để độ dẫn chư chức sắc Tiền khai từ hạnh đức đến hiểu biết biểu tượng và nghi lễ thờ phượng; pháp môn, tôn chỉ và triết lý cho nền tôn giáo mới. Ý nghĩa buổi đại lễ là chính thức ra mắt việc khai sáng mối Đạo Trời trước nhân sanh.

Buổi  lễ được tổ chức rất long trọng trong ba ngày 18-19-20/1926. với sự hiện diện của Toàn Quyền Ðông Dương, Thống Ðốc Nam Kỳ và nhiều viên chức cao cấp Pháp, Việt Nam được mời tham dự.  Ông Lê Văn Trung thay mặt cho Hội Thánh tiếp đãi khách một cách ân cần trọng hậu. Ngoài cúng phẩm ra thì không thâu tiền bạc của ai cả. Những ngày đầu khai đạo trên 20.000 người xin nhập môn cầu Ðạo.

 “Khi Đức Chí Tôn đến với chúng tôi, Đức Chí-Tôn mở ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ chớ không phải mở Đạo Cao-Đài” và cũng nhờ dịch-bản có kèm theo chữ Hán làm bằng chứng, nếu không thì do sự  nhầm-lẫn của người Pháp, họ sẵn-sàng làm khó dễ, diệt Đạo từ khi còn trong thời kỳ trứng nước …” ( Lời của Đức Hộ Pháp)

Hình-thức chữ Hán   .

Sau đây là danh sách và ngày tháng các vị Chức sắc được Thiên phong trước khi khai Đạo chính thức.
Hòa thượng Như Nhãn đòi chùa lại.
Vài ngày sau buổi lễ Khai Minh Đại Đạo, Hòa thượng Như Nhãn đòi chùa lại do áp lực từ phía đệ tử- những người đã đóng góp tiền bạc cho chùa; và từ phía chánh quyền Pháp ở Tây Ninh xúi giục do thấy buổi lễ Khai Đạo đông đảo ngoài sức tưởng tượng của họ, và cuối cùng do bản thân Hòa thượng đã không giữ vững đức tin.

Ngài Đầu sư Thượng Trung Nhựt yêu cầu cho thời hạn 3 tháng, đến rằm tháng giêng Đinh Mão sẽ di dời. Hội Thánh chưa mua kịp đất thì Hòa thượng đưa đơn nơi tòa án tỉnh Tây Ninh để yêu cầu trục xuất.

16 . 10 Bính Dần ( 20 . 11 . 1926 )  lập Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài.
 “Thầy định-quyết cho Người ( Giáo-Tông ) có quyền dạy-dỗ mà thôi, song quyền-hành có rộng thêm đôi chút là dạy-dỗ trọn cả đường Đạo và đường đời. Nghĩ cũng chẳng chi làm lạ, vì cả Chức-sắc Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài của Thầy lập, phải tùy theo tôn-chỉ Đạo, nghĩa là xu-hướng về phần giáo-dục mà thôi. Thầy đã xưng là Thầy đặng dạy-dỗ, còn tên của Chức-sắc đủ chỉ rõ-ràng phận-sự giáo-hóa, là chánh vai của mỗi người, như Giáo-hữu, Giáo-sư, Phối-sư, Đầu-sư, Giáo-Tông…Xem rõ lại thì tên mỗi vị chẳng mất chữ “Giáo” hay chữ “Sư”. Cơ Đạo từ cổ chí kim vẫn vậy, lại hiệp lời này “Thiên mạng chi vị tánh, suất tánh chi vị Đạo, tu Đạo chi vị giáo”. Thầy chỉ cậy Hội-Thánh Thầy đã đến lập, thay quyền cho Thầy  mà dạy-dỗ cả con cái của Thầy, nghĩa là chúng-sanh đặng lành, ấy là phận-sự cần nhứt của Hội-Thánh đó” (PCT)

26 . 10 Bính Dần ( 30.11.1926 ): Từ Giáo hữu trở lên phải do hai Ngài Cư, Tắc
Đức Lý dạy: Bần đạo dặn Cư, Tắc rằng chọn Lễ sanh mấy cặp kia chọn đặng, duy từ chức Giáo hữu trở lên thì tại nơi cặp cơ Phong Thánh của nhị vị Hiền hữu mà thôi.

2.11. Bính Dần ( 6.12.1926 ):
Nghe Thầy dạy: Khởi đầu lập luật tu gọi là  Tịnh Thất Luật, lập luật trị gọi là  Đạo- pháp Luật, lập luật đời gọi là  Thế -Luật

13.12 Bính Dần ( 16.1.1927 ): lập Tân luật
Tân Luật lập xong, ba Chánh Phối Sư thay mặt Hội Thánh, đủ 6 bàn tay cầm bộ luật dâng lên ba Đầu Sư, ba  Đầu Sư cũng đủ 6 bàn tay tiếp luật rồi dâng lên ba Chưởng Pháp, ba Chưởng Pháp tiếp luật dâng lên Đức Lý Giáo Tông, đặt tại tượng của Ngài. Ngày hôm sau, Đức Lý mượn hai vị Đầu Sư lên đại điện cầm bộ luật nơi tượng của Ngài, đem giao cho Hộ Pháp.

Đạo lịch 2 - Năm Đinh Mão (1927)

01.1 Đinh Mão ( 2.2.1927 ) Đức Lý Giáo Tông lập Pháp Chánh Truyền nữ phái Cửu Trùng Đài.
Kiểm điểm một năm truyền đạo, độ được 40. 000 tín đồ.

14.1 Đinh Mão ( 15.2.1927 ): Cơ phong thánh nữ phái lần thứ nhứt gồm có 38 vị

PHỐI SƯ
Lâm Ngọc Thanh,
Lê thị Ngân ( thường gọi là cô sáu Minh Đường)

GIÁO SƯ
Bùi thị Giàu                     ( bà Phủ Tương)
Trịnh thị Huệ                   ( bà thân Ngài Cao Quỳnh Cư )
Nguyễn thị Hiếu  ( bạn đời Ngài Cao Quỳnh Cư )
Đãi thị Huệ                     ( bạn đời Ngài Lê văn Trung )
Huỳnh thị Hồ                  ( ái nữ của bà Lâm Ngọc Thanh )
Lê thị Lộc                       ( cô của ông Phủ Tương)
Huỳnh Khiếu Chênh, Đào thị Bốn

GIÁO HỮU
Trần  thị Chọn                            ( thân mẫu Ngài Lê Thế Vĩnh )
Nguyễn thị Hương                      ( ái nữ Ngài Nguyễn Ngọc Thơ )
Nguyễn  thị Huyền                      ( ái nữ Ngài Nguyễn văn Tương )
Trần thị Lựu                               ( bạn đời Ngài Cao Quỳnh Diêu )
Nguyễn thị Nhiều                        ( bạn đời Ngài Phạm Công Tắc )
Trương thị Tròn                          ( bạn đời ông Trần văn Tạ )
Ca thị Thế                                  ( ái nữ Ngài Ca Minh Chương )
Lâm thị Tiếng                             ( ái nữ Ông Lâm Quang Bính)….

12 . 1 Đinh Mão  ( 13.2.1927 ) Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài.
- Phong chức cho Thập nhị Thời Quân.
18 . 1. Đinh Mão ( 19.2.1927 ) trả Từ Lâm Tự, lập Tòa Thánh tại làng Long Thành,Tây Ninh
Hội Thánh đã được cơ bút Thiêng liêng cùa Đức Lý hướng dẫn, đến tìm mua lại một khu đất 96 mẫu, còn rừng rậm hoang vu, của một người Pháp tại làng Long Thành. Tại đây, Hội Thánh và những tín đồ buổi đầu đã xây cất Đền Thánh và các dinh thự để làm cơ quan Trung ương của tôn giáo Cao Đài, truyền bá mối Đạo Trời trên khắp thế-gian. Ðức Lý Thái Bạch giáng cơ tại Thánh Thất Gò Kén dạy Ngài Thượng Ðầu Sư Lê văn Trung ( Thượng Trung Nhựt ) rằng :
" …Lão nhứt định trả lại chùa nầy. Song, trước khi trả, phải cất Thánh Thất cho xong y như  lời dạy. Chư đạo hữu phải hiệp sức nhau đặng lập  thành Tòa Thánh. Chi chi cũng ở tại Tây Ninh này mà thôi, vì là Thánh Địa, vả lại phong thổ thuận cho nhiều nước ngoại quốc đến đây học Đạo. ”

Đến ngày 19 . 1 . Đinh Mão ( 20.2.1927) Đức Chí Tôn cũng định quyết:
Chi chi cũng tại Tây Ninh đây mà thôi.

23 . 1 Đinh Mão ( 24.2.1927 ): Thánh địa có Lục Long phò ấn
Hội Thánh xem đất xong, tối lại cầu Đức Lý. Đức Lý khen, nói đất ấy là Thánh địa: Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấy là Thánh địa: sâu hơn 300 thước, như con sông giữa trung tim đất giáp lại trúng giữa 6 nguồn làm như 6 con rồng đoanh nhau, nguồn nước ấy trúng ngay đỉnh núi, gọi là Lục Long phò ấn.

27 . 1 Đinh Mão ( 28.2.1927 )
Đức Lý Giáo Tông dạy kích thước xây cất Tòa Thánh, và phải mua Bàu Cà Na để làm Động Đình Hồ. Đức Chí Tôn giáng dạy:
" Cả chư Thần Thánh Tiên Phật đều để mắt xem các con đua nhau trên đường Đạo, các con liệu lấy mà giữ mình. Thầy để một lời này cho các con yên dạ, dầu cho ai có quyền phép tiêu diệt Càn Khôn đi nữa, cũng khó ngăn được Đạo Thầy. Như ai buộc các con đóng cửa chùa thì cứ tuân mạng. Đợi chừng nào các sắc con cái Thầy đến mở cửa sẽ hay."

5 . 2 . Đinh Mão ( 8.3.1927 ) : Đạo là Đạo, còn chính trị là chính trị
Tại Từ Lâm Tự, Ðức Chí Tôn giáng cơ dạy  Thánh Lịnh :
"Thầy tưởng các con đã hiểu vì cớ nào Chính Phủ Lang-sa nghi ngờ như vậy. Vì các con chẳng tỏ ra rõ ràng rằng Đạo là Đạo, còn chính trị là chính trị. Các con chỉ vì Đạo làm phận sự của các con. Các con cũng chỉ biết Đạo mà thôi. Các con cũng nên bạo gan mà nói trước mặt vạn quốc cùng chính phủ rằng các con là người Đạo biết giúp đỡ nhơn sanh, dạy dỗ nhơn sanh, chớ chẳng biết chính trị là gì. Dầu ai buộc các con cam đoan thì Thầy tưởng các con cũng không ái ngại. Trong Đạo duy có một điều làm cho chánh phủ không vừa lòng là mỗi nước muốn cho phân cách nhau mà đạo lại hiệp thì các con cũng nên làm ơn nói với người Lang-sa rằng nhờ Đạo mà các sắc dân đặng yêu mến nhau; phải lấy sự yêu mến mà buộc tình người thì quyền hành kia mới bền vững ..."

Ngài Thượng Trung Nhựt vâng theo Thánh Lịnh đến Thống Ðốc Nam Kỳ gặp Blanchard de La Brosse để kêu nài sự bắt bớ, và cho in bố cáo cùng chư đạo hữu .

7 . 2 . Đinh Mão ( 10.3.1927 ): người nhập Đạo phải minh thệ.
Tân luật đã ban hành, những môn đệ mới phải lập thệ mà nhập Đạo. Như ngày nay về sau không cơ bút thì cứ theo Luật mà hành sự đến ngày Thầy định đoạt sẽ hay.

13 . 2 . Đinh Mão (16.3.1927 ) di chuyển cốt tượng Phật Thích Ca
Vào lúc 6 giờ chiều, khởi thỉnh cốt tượng Phật Thích Ca đi từ Gò Kén về đến đất mới ở Long Thành đúng 2 giờ sáng, do Tín hữu Cao Ðài Miên Quốc phụ trách .

20.2. Đinh Mão (23.3.1927 ) Hội Thánh rời khỏi chùa Từ Lâm Tự về vùng đất mới mua, làng Long Thành, quận Phú Khương, tỉnh Tây Ninh .
Chức sắc Thiên Phong cùng toàn đạo khởi nghiệp công quả phá rừng xây dựng Tòa Thánh lập Thánh Ðịa, dưới sự quản lý của Ngài Cao Quỳnh Cư. Ngài Chánh Phối Sư Nguyễn Ngọc Thơ ( Thái Thơ Thanh ) phụ trách tiếp tế lương thực và nhu yếu phẩm. Hằng vạn tín đồ Cao Ðài thi đua làm công quả không phân biệt mầu da và ngôn ngữ. Nền chánh trị thuộc địa bởi Pháp Quốc nhận thấy Ðạo Cao Ðài đem tín ngưỡng truyền bá chân lý Công bình, dân chủ, tự do cho dân tộc Việt Nam tạo một môi trường giác ngộ mới nên bắt đầu dùng những biện pháp khủng bố và nghiêm cấm đạo Cao Ðài ở khắp nơi.

12. 4 Đinh Mão ( 12.5.1927 ) Văn hào Victor Hugo giáng cơ xưng là Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn.
Ngài cho biết nay nhận sắc chỉ của Ngọc Hư Cung đến làm Chưởng Giáo cho nhơn loại buổi Hạ nguơn nầy, tạo lập Hội Thánh Ngoại Giáo ( Mission Étrangère ) và ký " THIÊN NHƠN HÒA ƯỚC” cùng với Ngài Tôn Trung Sơn và Ngài Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cùng ngày này, Đức Chí Tôn ban chức Phối Sư Phái Thái cho ông Đốc Phủ Nguyễn văn Ca.

16 . 5 Đinh Mão ( 15.6.1927 ) Ðức Chí Tôn  ngưng cơ bút phổ độ.
Trong thời-kỳ tiền khai Đạo Cao-Đài, Thương-Đế đã giáng-linh dùng cơ bút thâu nhận lương-sanh lập thành Thánh-thể của Ngài tại trần gian tức là Hội thánh. Đến 15 tháng 06 năm 1927, Đức Chí Tôn ban lịnh không dùng cơ bút để thâu nhận tín đồ nữa, mà công việc phổ độ chúng sanh giao lại cho Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ căn-cứ vào Pháp Chánh Truyền,Tân Luật và Thánh ngôn, Thánh giáo. Chỉ  duy trì cơ bút tại Tòa Thánh Tây Ninh do Đức Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh và Thập nhị Thời Quân phò cơ trong những trường-hợp đặc-biệt có liên-quan đến Đạo-pháp mà Hội-Thánh không thể giải-quyết được mà thôi.
" Từ nền Ðạo khai sáng đặng gieo truyền mối Thánh giáo đến nay thì phần nhiều môn đệ đã trọn tất thành mà dìu dắt sanh linh và đấp vun mối Ðạo Trời. Ấy là những đứa Thầy đã tin cậy đặng gia công dọn lối chông gai để mở trống nẻo thiêng liêng, dẫn lần nhân sanh khỏi sông mê, bến khổ. Cuối kỳ tháng 6 Âl thì Thầy  ngưng hết cơ bút truyền Ðạo. Các con phải lấy hết chí thành để un đúc bấy lâu mà lần hồi lập cho hoàn toàn mối Ðạo. Này là mấy lời đinh ninh sau rốt khá lưu tâm. Ai vạy tà nấy có phần riêng, cứ giữ nẻo thường đường ngay bước đến thẳng thiêng liêng, chờ ngày hội hiệp cùng Thấy. Ấy là điều quí báu đó ! "

29 . 6 Đinh Mão  ( 27.7.1927 ): lập HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO
Ngài Phạm Công Tắc làm việc ở sở Thương Chánh, Sàigòn. Đến cuối tháng 3 Đinh Mão là hết hạn nghỉ phép 6 tháng. Chính quyền không muốn Ngài ở Sàigòn nên đổi lên Nam Vang. Ngài tạm trú tại nhà ông Cao Đức Trọng, kế bên là nhà ông Trần Quang Vinh. Đến ngày 29.6 Đinh Mão( 27.7.1927) Đức Chí Tôn mới phong chức sắc đầu tiên tại Nam vang:
" Bảy, Lắm, Sự, Thầy phong cho ba con chức Giáo Hữu.
Chữ, Vinh, Của, Thầy phong cho ba con chức Lễ Sanh."

Đức Hộ Pháp lập Cơ quan Truyền giáo Hãi ngoại, thường gọi là Hội Thánh Ngoại Giáo của Cao Đài ( Mission Étrangère du Caodaisme), cử Giáo Hữu Thượng Bảy Thanh làm Chủ Trưởng, trụ sở đặt tại Nam Vang, thủ đô của nước Cam Bốt, dưới quyền chưởng quản của Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn.

30 . 10 . Đinh Mão (23.11.1927 ) phát hành Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
TNHT. in lần thứ nhứt, nội dung là những lời vàng ngọc do Ðức CAO ÐÀI THƯỢNG ĐẾ và các chư Thần, Thánh, Tiên, Phật dạy nhân loại từ ngày 24/12/1925 đến 15/10/1927; và sau in thêm cuốn thứ hai gồm những bài dạy đến ngày 13/11/1935 ( toàn bộ hai cuốn ).

Ngày phát hành, Ðức Hộ Pháp dạy :
 " Quyển Thiên Thơ của Ðức Chí Tôn để lại thế gian nầy, Ngài giao cho con cái của Ngài gìn giữ mà làm của báu không gì bằng, tức là Quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. Những lời dạy vàng ngọc của Thầy Thượng Ðế đã được ghi vào bộ Thiên Thơ. Chúng ta phải thận trọng tôn kính và nghiêm chỉnh tuân theo mới tròn hiếu Ðạo."

Đạo lịch 3 - Năm Mậu Thìn (1928)

26 . 2 . Mậu Thìn ( 15.4.1928 )
Đức Cao Thượng Phẩm bị bịnh nặng, Đức Chí Tôn giao cho Đầu sư Thượng Trung Nhựt chưởng quản Toà Thánh. Từ trước, Ngài Thượng Đầu Sư tuy là chức sắc cao cấp bên Cửu Trùng Đài nhưng phải phổ độ khắp lục tỉnh. Còn Đức Hộ Pháp lo mở Đạo ở Kim Biên ( Nam Vang), Ngài Ngọc Lịch Nguyệt đi lập các Tịnh Thất ở các nơi. Tại Toà Thánh chỉ có Đức Cao Thượng Phẩm và Giáo sư Thái Bính Thanh lo việc xây dựng Toà Thánh tạm .

Đạo lịch 4 - Năm Kỷ Tỵ (1929)

1 . 3 Kỷ Tỵ  ( 10.4.1929 )  Đức Cao Thượng Phẩm mất.
Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư đăng Tiên, lúc 11 giờ trưa. Ngài thọ 42 tuổi.
Bài thơ Ngài cho được dùng làm bài thài hiến lễ:
" Ngoảnh lại mà  đau cảnh đoạn tràng,
Cõi Thiên mừng đặng dứt dây oan.
Nợ trần đã phủi lòng son sắt,
Ngôi vị nay vinh nghĩa đá vàng.
Cởi tấm chơn thành lòa nhựt nguyệt,
Phơi gan chí sĩ nhuộm giang san.
Bốn mươi hai tuổi sanh chưa phỉ,
Để mắt xanh coi nước khải hoàn ".

8 . 3 Kỷ Tỵ  ( 17.4.1929 )
Đức Lý Giáo Tông thăng bà Phối Sư Hương Thanh lên phẩm Nữ Chánh Phối Sư.

15 . 5 Kỷ Tỵ  (  21. 6. 1929 )
Đức Chí Tôn duyệt và chấp thuận cuốn “ Nghi Tiết Đại Đàn và Tiểu Đàn” và ba bài Dâng Tam Bửu mới do Tiếp Lễ Nhạc Quân Cao Quỳnh Diêu đặt ra để thống nhất về nghi lễ của Đạo, nhưng đến ngày 17.6.Canh Ngọ (12.7.1930), Ngài Thượng Đầu Sư mới ban hành.
“…Đạo là chánh lý mà chánh lý thì có một, nên cách hành lễ của Đạo phải y nhau như một mà thôi. Ai canh cải bày biện coi cho huê mỹ thì tội trọng. Từ đây, nếu còn đạo hữu nào không biết hành lễ thì lỗi về Giáo Hữu, Lễ Sanh, Chánh Phó Trị Sự và Thông sự.”

Đạo lịch 5 - Năm Canh Ngọ (1930)

17 . 1 . 1930 Hội Thánh Ngoại Giáo thuộc Tòa Thánh Tây Ninh khởi công xây cất:
Văn phòng HTNG được xây cất trên một diện tích bề dài 200 thước, bề rộng 100 thước do ông Groslier người Pháp bán lại cho Lễ sanh Thượng Vinh Thanh 400 đồng. Lễ sanh Thượng Vinh Thanh hiến lại cho Hội Thánh Ngoại Giáo làm Thánh Thất, cách chợ Nam Vang một cây số, mãi đến 21-23/5/1937 mới làm lễ khánh thành và kỹ niệm ngày Victor Hugo đăng Tiên.
Thánh Thất tọa lạc tại số 226 Phlauv Preak Bat  Norodom, Phnom-Penh.3

3 . 10 . Canh Ngọ ( 22.11.1930): Đầu Sư Thượng Trung Nhựt được phong Quyền Giáo Tông:
Ðức Lý Giáo Tông hiệp với Đức Phạm Hộ Pháp ban hành 6 Ðạo Nghị Ðịnh để chỉnh đốn nền Đạo. Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt được Đức Lý Giáo Tông chính thức ban quyền hành thay mặt cho Ngài mà thi hành các phận sự Giáo Tông về phần xác, còn phần thiêng liêng Đức Lý giữ.

27/11/1930. Tòa Thánh ra châu tri số 61 lập sổ bộ toàn đạo trên 350.000 tín hữu và 105 Thánh Thất toàn quốc, xây dựng hạ tầng cơ sở, tổ chức hành chánh đạo…28/11/1930 Ðức Lý Giáo Tông giáng lịnh ban hành Thập hình, tức là phạm Pháp Chánh Truyền và Ðạo Nghị Ðịnh.

29/11/1930 Khai giảng khóa Hạnh Ðường đầu tiên đào tạo Giáo hữu và Lễ sanh, mỗi khóa 20 vị thời gian 15 ngày.

02 . 10 . Canh Ngọ ( 21.11.1930 ): giao quyền Thượng Phẩm cho Đức Hộ Pháp
 “Qua vâng mạng Thầy đến truyền quyền Thượng Phẩm cho em…Những chức sắc nào chẳng thọ phong nơi cơ phong Thánh thì chẳng bảo hộ”

03 . 10  Canh Ngọ ( 22.11.1930 ): Đức Lý Giáo Tông hiệp với Đức Phạm Hộ Pháp lập 6 Đạo Nghị Định để chỉnh đốn nền Đạo

Đức Lý Giáo Tông hiệp cùng Đức Phạm Hộ Pháp lập 6  Đạo Nghị Định, từ  Đạo Nghị Định 1 đến 6. Đặc biệt, trong Đạo Nghị Định 2, Đức Lý ban cho Đầu Sư Thượng Trung Nhựt cầm quyền Giáo Tông tại thế.
Ban quyền hành cho Thượng Đầu Sư thay mặt cho Lão mà thi hành các phận sự Giáo Tông về phần xác, còn phần Thiêng liêng có Lão”

08.10 Canh Ngọ ( 27.11.1930 ) Tòa Thánh ra châu tri số 61 lập sổ bộ toàn đạo trên 350.000 tín hữu và 105 Thánh Thất toàn quốc.
Xây dựng hạ tầng cơ sở, tổ chức hành chánh đạo, lập Nông, Công, Lương, Thương, Phòng trù, Văn hóa, Xã hội, Bệnh viện, Khoa học, Kỹ Thuật, Mỹ thuật, Giáo dục, Âm nhạc, Hạnh đường, Nhà in, Ðài phát thanh và phố xá Thánh Ðịa rộng trên 246 mẫu đất.

10.10 Canh Ngọ ( 29.11.1930 ): Khai giảng khóa Hạnh Ðường đầu tiên
Dành riêng cho Giáo hữu và Lễ sanh theo học, mỗi khóa 20 vị, thời gian 15 ngày.

05.11 Canh Ngọ ( 24.12. 1930 ): Đức Lý tái thủ quyền hành.
Trước đây, Đức Lý vì không thi hành quyền Giáo Tông được nên xin với Đức Chí Tôn được từ chức. Nguyên do có vài Chức sắc muốn thành lập chi phái, không tùng mạng lịnh của Hội Thánh Tây Ninh. Đó là các ông Nguyễn văn Chính, Vương Quang Kỳ, Nguyễn văn Ca. Đức Lý muốn trục xuất nhưng bị Đức Chí Tôn cản vì lòng từ bi muốn kêu gọi các vị ấy hồi tâm. Sau một thời gian, không thấy ai trở về nên Đức Chí Tôn phải triệu Đức Lý trở lại cầm quyền Giáo Tông để xử trị những chức sắc không tuân theo luật pháp Đạo.

30.11 Canh Ngọ ( 18.12.1930 )
Đức Lý Giáo Tông ban cho Thập Hình để Tòa Đạo xử phạt Chức sắc và Đạo hữu vi phạm luật pháp của Đạo ( Pháp Chánh Truyền, các Đạo nghị định )

Đạo lịch 6 - Năm Tân Mùi (1931)

28.2. Tân Mùi ( 15.4.1931 ) Lễ đặt viên đá xây Ðền Thánh chính thức
Đền Thánh xây bằng xi măng cốt sắt, dưới sự trông coi của Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc.

0 1.3.Tân Mùi ( 18.4.1931 ):  châu tri 15 nhắc nhở chức sắc.
Đức Quyền Giáo Tông ra châu tri nhắc nhở: nhiều chức sắc Thiên phong tự tôn, tự đại, chấp bút cầu cơ, rồi in Thánh ngôn, kinh sám không màng không do Hội Thánh. Như quyển Tu Chơn thiệp quyết, Thánh giáo chơn truyền, Thánh ngôn về chánh tà yếu lý cũng lấy danh là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đề ngoài bìa cho chư Đạo hữu lưỡng phái và nhơn sanh tưởng lầm của Đại Đạo Tam Kỳ làm ra…

04 . 10 . Tân Mùi ( 13.11.1931 ) Ngài Godwin. gửi thư cho Ngài Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt ( Lê văn Trung )
Ký tên GODWIN
Thánh Cha và Trưởng Lão của Giáo Hội  Église Gnostique Ðức Quốc
Grand Maitre de l'Ordre des Chevaliers de la Rose mystique.
Ðịa chỉ: H . GodwinStuermer Tuets (Grenzmard) Allemagne

15.10.Tân Mùi ( 24.11.1931 ): Đại hội nhơn sanh lần thứ nhất
Chánh Phối sư Thượng Tương Thanh trình bày Đạo sự, cho biết số tín đồ có ghi trong sổ bộ là 350.000 người, cất được 62 Thánh Thất và 42 Thánh Thất lập nơi nhà của Đạo hữu hiến cúng, tổng cộng là 105 Thánh thất ở Nam kỳ.…Hội Thánh mua được 96 mẫu để làm Thánh địa cất Tòa Thánh và các viện, một sở kế cận 50 mẫu để cho Đạo hữu cất nhà ở và lập nghĩa địa,…một sở ruộng 100 mẫu tại Bến Sỏi, Tây Ninh để làm của chung trong Đạo.

26 . 10 . Tân Mùi ( 5.12.1931 ): Châu tri 35 qui định 7 Đại lễ:
· Vía Đức Chí Tôn ……..                                                         mùng 9 tháng giêng Âm lịch.
· Vía Đức Thích Ca…….                                                          mùng 8 tháng 4 Âm lịch
· Vía Đức Thái Thượng Lão Tổ…….                            14 tháng 2 Âm lịch.
· Vía Đức Chúa Jésus Christ giáng sanh….                                25.12 Dương lịch
· Vía Đức Văn Xương Đế Quân Khổng Phu Tử chuyển kiếp…27.8 Âl
· Vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu…..                                               15.8 Âm lịch
· Kỷ niệm lễ Khai Đạo…… ………..                            15.10 Âm lịch.

Đạo lịch 7 - Năm Nhâm Thân (1932)

13.3 Nhâm Thân  (  18.4.1932 ): Ngài Ngô văn Chiêu qui liễu
Ngài Ngô Văn Chiêu qui liễu khi ngồi xe du lịch qua phà Cần Thơ, định đi về Tân An. Năm đó, Ngài 55 tuổi. Đám tang của Ngài tổ chức rất long trọng tại Cần Thơ.

18.5 Nhâm Thân  ( 21.6.1932 ) Kinh Tán tụng công đức Diêu Trì Kim Mẫu
Ngài Bảo Văn Pháp Quân theo lịnh của Đức Hộ Pháp, viết bài Kinh “Tán Tụng Công Đức Diêu Trì Kim Mẫu” lấy ý từ bài thi của Phật Mẫu “ Từ Hỗn độn, Chí Tôn hạ chỉ,..”

28.11 Nhâm Thân ( 25.12.1932 ): họp Thượng hội tại Tòa Thánh sắp đặt việc Đạo
Quyền Ngọc Đầu sư Ngọc Trang Thanh đọc thơ của Đức Quyền Giáo Tông gửi cho 4 Chánh Phối sư và đề nghị phân quyền để tránh bất hòa. Các chức sắc Đại Thiên Phong cầu hỏi Đức Lý và được dạy: muốn cho đủ chức sắc bây giờ thì chưa tiện vì nhơn cách chưa một ai được gia tăng phẩm vị…Sau đó Đức Quyền Giáo Tông mời hết chư Thiên phong đặng bàn luận và quyết định như sau:
- Quyền Giáo Tông không còn quyền Thượng Đầu sư.
- Ba ngôi Chưởng Pháp thì do các vị Hiệp Thiên Đài thay thế.
- Ba vị Quyền Đầu sư Thượng Tương Thanh, Ngọc Trang Thanh và Thái Thơ Thanh ở địa vị Đầu sư mà thôi.
- Ba chức Chánh Phối sư chưa có ai thì Quyền Giáo Tông phải lo chọn gấp,…Hiện có một vị đã được Đức Chí Tôn phong rồi là Phối sư Thượng Hóa Thanh.

Ngày 29.12.1932: có người Việt nam đến thì Đạo mới thành
Đức Lý Giáo Tông dạy: Thiên ý đã định vậy, bất kỳ nơi nào, hễ có dấu chơn người Việt Nam đến thì Đạo mới thành được.

Đạo lịch 8 - Năm Quí Dậu (1933)

Vào đầu năm Quí Dậu, bổ nhiệm vị chức sắc đầu tiên ra truyền Đạo tại miền Bắc Việt nam. Đó là Giáo hữu Thượng Tuất Thanh ( Nguyễn văn Tuất).

28 . 2 Nhâm Thân ( 4.3.1932 )
Ông Ernest Outrey là luật sư tòa án Sàigon trực tiếp can thiệp chính phủ Ðông Dương và chính phủ Pháp Quốc, được quyền tự do truyền bá tín ngưỡng Ðạo Cao Ðài ở khắp nơi.

4 . 2 Nhâm Thân ( 10.3.1932 ) Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ truyền vào nước Pháp.
Những nhà trí thức yêu mến tinh thần đại đồng, chân lý Từ Bi Bác Ái Công Bình như: Luật sư Tozza tòa thượng thẩm Paris khởi đầu mở ra một trang sử mới của Đạo Cao Ðài tại Pháp, ông qui tụ và diễn thuyết soi sáng chân lý ánh Đạo Cao Ðài.

Ông Charles Bellan và ông Abadi de Lestrac nhập môn cầu đạo được Thiên phong chức Giáo hữu. Những tín đồ Cao Ðài ở phương Tây đem tất cả lòng thành kính, phụng sự Thượng Ðế và xin Tòa Thánh Tây Ninh thành lập Hội Thánh Ngoại Giáo tại Paris để hoạt động tín hữu Cao Ðài Âu Châu. Ngoài ra, có những tờ báo dành nhiều cột lớn chuyên đề về tín ngưỡng đạo Cao Ðài như sau: La Presse Indochinoise, La Libre Opinion,  Progrès Civique, Droits de l'Homme,  Revue Spirite,  L'Au-de là.

26 . 2 Quí Dậu  ( 21.3.1933 ): Bà Đoàn Thị Điểm viết quyển Nữ Trung Tùng Phận.
Đức Hộ Pháp và Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh phò loan. Về sau, Ngài Cao Tiếp Đạo, thay Ngài Tiếp Thế  phò  loan  cùng  Đức Hộ Pháp để    viết  tiếp phần  Học Đạo

20 . 9  Quí Dậu  ( 7. 11. 1933 ) :    quái mượn danh Cao Đài
Đức Hộ Pháp thắc mắc không biết tại sao khắp nơi đều có cơ bút, mà mỗi lần đều xưng danh Thầy? Đức Chí Tôn dạy:  Duy có ngôi của Thầy chúng nó không dám dựa, chớ danh Đạo Thầy nó có phép dùng, nên dặn rằng: đừng nghe Cao Đài nơi này, Cao Đài nơi khác, mà tin cho ra thất thệ. Đến đỗi hồn ma Chiêu chúng nó cũng còn lợi dụng lừa gạt các con thay, thì còn danh ai mà từ bỏ.

1 . 10 Quí Dậu  ( 18.11.1933 ): một tín đồ đắc Thánh
Ông Phạm Văn Màng, Cai sở Bàu Sen thuộc Phạm Môn, mất tại Sở Quảng nghệ do bịnh nặng, thọ 46 tuổi. Thần Hoàng làng Long Thành báo cho biết ông Màng đắc Thánh vị, gọi là Phối Thánh Phạm Văn Màng.

27 . 10 Quí Dậu ( 14.12.1933 ) Khai trừ khỏi Thượng giới kẻ nào vi phạm luật Hội Thánh
Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm hay Victor Hugo cho biết: phán quyết của Ngọc Hư Cung lên án khai trừ khỏi Thiên Đường tất cả những người nào vi phạm kỷ luật của Hội Thánh.

29 . 12 Quí Dậu  ( 12.2.1933 ): Hiệp Thiên Đài cầm quyền Đạo
- Bát Quái Đài là linh hồn.
- Cửu Trùng Đài là xác thịt.
- HiệpThiên Đài là chơn-thần.

 “Hồn đặng tương-hiệp cùng xác phải nhờ chơn-thần. Chơn-thần lại là bán hữu-hình tiếp vô-vi mà hiệp cùng hình thể, cũng như Đạo tiếp Thánh-Đức của các Đấng thiêng-liêng mà rưới chan cho nhơn-loại”.

Bát Nương và Lục Nương giáng cơ báo cho biết Ngọc Hư Cung trở Pháp, truất quyền của Cửu Trùng Đài, giao cho Hiệp Thiên Đài cầm quyền nền Đạo, bởi vì:
“Cửu Trùng không kế an thiên hạ,
Phải để Hiệp Thiên đứng trị vì.”

 Đức Quyền Giáo Tông biết rằng nhiệm vụ của Đức Ngài sắp chấm dứt.

Đạo lịch năm 9 - Năm Giáp Tuất (1934)

16.7 Giáp Tuất  ( 25.8.1934 ): Đạo Nghị Định 7 & 8
Đức Lý Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp hợp nhau lập thành hai Đạo Nghị Định 7 và 8. Theo Đạo Nghị Định 8:
 “Những Chi phái nào do bởi Đại ĐạoTam Kỳ Phổ Độ làm gốc lập thành mà không do nơi mạng lịnh của Hội Thánh thì cả chúng sanh chẳng đặng nhìn nhận là của Chí Tôn và phải định quyết là Bàng môn Tả đạo.”

13.10 Giáp Tuất  ( 19.11.1934 ): Đức Quyền Giáo Tông đăng Tiên
Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung đăng Tiên tại Giáo Tông Đường, thọ được 59 tuổi. Bài thài hiến lễ Ngài như sau:
Càn khôn quen thú phước Linh Tiêu,
Thấy khổ trần gian nghịch Thánh điều.
Mượn xác phàm riêu cây Phất chủ,
Nương cơ tạo xủ phướn Tiêu Diêu.
Bầu linh khổ hải đưa thiêu cạn,
Gậy sắt nhơn sanh chóng dắt dìu.
Muôn dặm cửa Tiên chờ bước tục,
Cõi lau trở gót ruột trăm chìều

Tính từ ngày 14-10 Bính-Dần ( dl 19.11.1926) là ngày vào Đạo đến ngày mất 13-10 Giáp-Tuất (19.11.1934): tám năm tròn.
- Ông Gabriel Gobron người Pháp là một nhà giáo kiêm nhà văn. Ông đắc phong Tiếp Dẫn Đạo Nhơn, được cử làm đại diện của Đạo Cao Đài tại Châu Âu.
Các hội nghị mà Ông đã tham dự gồm:
· Hội nghị quốc tế về Thần Linh Học Barcelone 1934
· Hội nghị Tôn giáo thế giới ở London    1936
· Hội nghị Thần Linh Học thế giới ở Glasgow    1937
· Hội nghị  thế giới về tín ngưỡng ở Paris 1939 

21 . 11 Giáp Tuất ( 27.12.1934 ) Toàn Quyền Mr. Réné Robin thay mặt chính phủ Pháp Quốc ban hành quyền tự do tín ngưỡng cho Ðạo Cao Ðài.
Bãi bỏ hẳn chế độ bắt buộc phải xin phép xây cất Thánh Thất mới và nơi nhận quyền tự do nầy tại Tòa Thánh Tây Ninh. Báo chí khắp nơi trong và ngoài nước Việt Nam loan tin, ca ngợi tinh thần công bình tín ngưỡng của chính phủ Pháp Quốc tuy vẫn còn  trói buộc, không được phổ truyền như ý muốn của Đạo Cao Ðài:
 " Chỉ có dân chúng thuộc địa ở Nam Kỳ và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Ðà Nẳng mới được hưởng quyền tự do tín ngưỡng. Trái lại dân chúng đặt dưới quyền bảo hộ của Pháp như ở Bắc Việt, Trung Việt, Ai Lao và Cao Miên thì người dân không được hưởng quyền tự do nói trên”.
Nhựt báo La Tribune Indochinoise ( Diễn Ðàn Ðông Dương )

Đạo lịch 10 - Năm Ất Hợi (1935)

16 . 2 Ất Hợi  ( 20 . 3 . 1935 ) lập thêm phẩm chức sắc dưới Thập Nhị Thời Quân
Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo) vâng lịnh Đức Chí Tôn giáng cơ lập 7 phẩm Chức sắc Hiệp Thiên Đài từ Sĩ Tải đến Tiếp Dẫn Đạo Nhơn, dưới Thập nhị Thời Quân, để giúp chư  vị Thời Quân cầm quyền Tư  Pháp của Đạo.

23 . 7. Ất Hợi   ( 21 . 8 . 1935 ): ban cho Kinh Tận Độ
Tại Thánh Thất Kim Biên (Cam Bốt), Đức Phật Mẫu, Cửu vị Tiên Nương Diêu Trì Cung, Đức Quan Âm Bồ Tát, Đức Phật Thích Ca, Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng cơ ban cho Kinh Tận Độ (Tân Kinh), từ ngày 23.7 đến mùng 4 tháng 8 Ất Hợi mới chấm dứt.

13 . 10 Ất Hợi ( 8.11.1935 ):  Đức Phạm Hộ Pháp chưởng quản Nhị Hữu hình đài
Ngày lễ cúng giỗ của Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung được thiết lập vào ngày 8-11-1935, đồng thời Đại Hội Nhơn Sanh gồm tất cả nhơn sanh và Hội Thánh nhóm họp tại Toà Thánh Tây Ninh vào ngày 8,9,10 tháng 11 năm đó, có hàng vạn tín đồ các nơi về tham dự. Toàn Đại Hội đã đồng thanh tín nhiệm Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc cầm quyền thống nhất Chánh Trị Đạo cho đến ngày có Đầu sư chánh vị.

Tờ của Hội Nhơn Sanh đã biểu quyết như sau:
"Nghị viên nam nữ Hội Nhơn Sanh nhóm Đại Hội thường niên tại Toà Thánh ngày 17 tháng 10 Ất Hợi, đồng lòng bỏ thăm tín nhiệm chánh sách độc tài của Đức Hộ Pháp và xin đem hết tâm trí giúp Ngài đoạt thành sở vọng, đưa cả chúng sanh đi tận trên con đường Thánh Đức của Đức Chí Tôn. Thoảng như phải dụng hết khổ tâm để làm màu cho Thiên thơ thì chúng tôi cũng đều vui lòng hiến thân cho nền Chánh giáo, đặng Hội Thánh cầm vững quyền hành và nhặt giữ pháp luật” ( Ban Đạo Sử : Tài liệu lưu trữ)

Tờ của Hội Thánh ghi như sau : " Nghị viên nam nữ Hội Thánh nhóm Đại Hội bất thường tại Toà Thánh ngày 18 tháng 10 Ất Hợi, sau khi nghe Đức Hộ Pháp giải bày về tình hình hiện thời của Đạo, đồng lòng bỏ thăm tín nhiệm chánh sách độc tài của Ngài, hầu  giúp Ngài có đủ quyền hành giữ nghiêm Pháp luật của Đạo ”.
Đó là quyền Vạn Linh, một giải pháp tình thế. Tạm thời, Đức Lý giao Quyền Giáo Tông hữu hình cho Đức Hộ Pháp.Thế là, từ đó (1935), Đức Phạm Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài, Hiệp Thiên và Cửu Trùng để lo xây dựng Chánh Pháp và Đạo sự đặng bảo tồn chơn truyền dìu dắt con cái Đức Chí Tôn trên đường Thánh Đức.

Đạo lịch 11 - Năm Bính Tý (1936)

1 . 11 Bính Tý  (14.2.1936) Đức Hộ Pháp tiếp nối  việc xây cất Tòa Thánh.
Đức Ngài huy động 500 công quả hiến thân Phạm Môn làm lực lượng công thợ nồng cốt. Các Đầu Họ Phước Thiện trong 21 tỉnh Nam phần VN lo lương thực chở về Tòa Thánh. Các Khâm Châu và Đầu Tộc Đạo lo quyên góp tiền bạc của bổn đạo đưa về mua vật liệu xây dựng. Đức Hộ Pháp nói: Chỉ cần mỗi Đạo hữu góp 1 đồng thì Hội Thánh đủ tiền cất Tòa Thánh và nhứt định kỳ nầy thành công.

Đạo lịch 13 - Năm Mậu Dần (1938)

7. 3 Quí Dậu ( 1.4. 1933 ) ba vị Thời Quân cầm quyền Chánh Phối sư.
- Vị Khai Pháp Trần Duy Nghĩa giữ quyền      Ngọc Chánh Phối sư.
- Vị Khai Đạo Phạm Tấn Đãi      giữ quyền     Thái Chánh Phối sư.
- Vị Khai Thế  Thái văn Thâu     giữ quyền     Thượng Chánh Phối sư.

Chiếu y Đạo nghị định thứ 2,3,4 của Đức Lý Giáo Tông thì mỗi việc chi thuộc quyền chánh trị đều giao cho Chánh Phối sư như quyền giao tiếp cùng chính phủ, phổ độ giáo dục nhơn sanh, xem xét các nơi chăm nom đạo hữu, quyền trị chức sắc về phần Đạo và Đời, quyền chủ trưởng Hội Thánh và Hội Nhơn sanh…

16 . 1 Mậu Dần  (  16 . 2 . 1938 ) Lập Đạo luật Chánh trị Đạo
Hội Thánh lập Đạo Luật năm Mậu Dần, Đức Hộ Pháp phê chuẩn, và giao trở lại cho Hội Thánh ban hành. Bộ Ðạo Luật chính thức ban hành nền Chánh Trị Ðạo gồm có 4 cơ quan : Hành Chánh, Phước Thiện, Tòa Ðạo và Phổ Tế. (Tòa Đạo sau được đổi tên là Pháp Chánh)

19 . 10. Mậu Dần  ( 10 . 12 . 1938 ): lập Cơ quan Phước Thiện
Đức Phạm Hộ Pháp hợp với Đức  Lý Giáo Tông lập Đạo Nghị Định số 48 thành lập Cơ Quan Phước Thiện.
Đạo lịch 14 - Năm Kỷ Mão (1939)

18 . 9 Kỷ Mão ( 30.9.1939 )
Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Gabriel Gobron đại diện Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Toà Thánh Tây Ninh. Tham dự Ðại Hội nghị quốc tế về Tôn giáo tại Paris France.

Đạo lịch 16 - Năm Tân Tỵ (1941)

4 . 6 Tân Tỵ  ( 28 .6 . 1941 )
Đúng 8 giờ sáng, lính mật thám Pháp vào Tòa Thánh bắt Đức Hộ Pháp giải về Sàigòn, giam vào Khám lớn. Ngày 17.6 Tân Tỵ  (11.7.1941), lính mật thám Pháp lại vào Tòa Thánh bắt thêm 4 vị Chức sắc nữa là Phối Sư Ngọc Trọng Thanh, Giáo Sư Thái Gấm Thanh, Giáo Sư Thái Phấn Thanh, Sĩ Tải Đỗ Quang Hiển; đồng thời ở Sài Gòn, chúng đến bắt Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa.

Ngày 4.6 nhuần Tân Tỵ ( 27.7.1941), nhà cầm quyền Pháp đưa Đức Phạm Hộ Pháp và 5 vị Chức sắc lưu đày sang đảo Madagascar ở Phi Châu…

Đạo lịch 21 – Năm Bính Tuất ( 1946)

26 . 7  Bính Tuất ( 22.8.1946 )
Sau 5 năm, 2 tháng bị đồ lưu nơi hãi ngoại, Đức Hộ Pháp được trở về Việt Nam.

1 . 12 đến 15.2.Bính Tuất ( 1946 ): Hội nghị Nhơn sanh và Phước Thiện
Khai Hội Nhơn Sanh và Phước Thiện, vừa thông báo chính thức cho toàn thể con cái Đức Chí Tôn hay rằng Đức Hộ Pháp tái thủ quyền Vạn Linh khuyên toàn Đạo chung hiệp xây dựng tổ đình và chơn truyền Đại Đạo.

15/12/1946 Ðại Hội Phước Thiện khai mạc, Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc truyền dạy rằng:
"Hội Thánh có 2 cơ quan Hành Chánh và Phước Thiện thường tương khắc nhau, song chưa tìm được chơn lý hòa nhau. Ngày nào chưa hòa nhau là còn thất sách, bất lực thì không thi thố phận sự cho ra thiệt tướng được. Ấy vậy, mấy em phải ráng sức định tâm, lấy tinh thần vi chủ, nêu gương cho mấy em sau này đi theo. Nếu khối phàm còn trong óc mấy em thì không bao giờ đạt mục đích tối cao tối trọng ”.

Ngày 27.12.Bính Tuất ( 18.1.1947) Lễ rước quả càn khôn an vị Toà Thánh
Quả Càn Khôn được Thánh giáo chỉ vẽ từ lâu, nhưng chưa thực hiện được như Thánh ý. Đến 18/1/1947, lễ rước Quả Càn Khôn an vị tại Ðền Thánh, Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc thuyết giảng rằng:
"Ngày nay đã dời Quả Càn Khôn về Ðền Thánh. Ðức CHÍ TÔN đã ngự nơi ngai của Ngài. Chúng ta nên mừng cho nhân loại được ảnh hưởng nơi Ðền Thánh này mà tiến hóa. Ðền Thánh kể từ đây, không cón ai xem nó là vôi, cát, xi măng nữa, mà là một khối đức tin của toàn con cái Ðức CHÍ TÔN đã dựng nên hình vậy. Nhờ những bàn tay khéo léo của mấy em, mấy con thợ hồ, thợ mộc đã chịu đói rách cực khổ hơn 10 năm trường mới tạo nên. Từ đây mọi sắc dân nào có đủ đức tin nơi Chí Tôn là chúa tể vạn loại thì dầu nơi phương trời náo, họ sẽ hướng về Ðền Thánh mà cầu nguyện hằng ngày hằng giờ để mong hưởng phước lành của Ngài. Ðền Thánh làm xong, nền đạo đã vững vàng chúng ta sẽ đem hạnh phúc lại cho thiên hạ trong buổi chuyển thế này ”.

Đạo lịch 22 – Năm Đinh Hợi ( 1947)

Ngày 6.1 Đinh Hợi ( 27.1.1947 ): đúng 9 giờ, Đức Phạm Hộ Pháp làm lễ trấn thần Đền Thánh.
Toà Thánh khởi công năm 1933, bị ngưng trệ vì ảnh hưởng lủng củng nội bộ. Năm 1936, Đức Ngài ra lệnh khởi công tạo tác lại. 27.7.1941 Đức Hộ Pháp bị đày sang Madagascar. Đến 22.8.1946 Đức Hộ Pháp được trở về VN sau hơn 5 năm bị lưu đày. Sau đó, Ngài ra lịnh tiếp tục xây cất Tòa Thánh. Ngày 3 tháng giêng năm Đinh Hợi, các công thợ làm lễ bàn giao Đền Thánh cất xong cho Hội Thánh.

27/1/1947   Ðức Hộ Pháp Phạm công Tắc chủ lễ Trấn Thần Tòa Thánh vào lúc 9 giờ.
Đến 11 giờ cùng ngày: lễ An Vị Ðền thờ Phật Mẫu ( Báo Ân Từ ). Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc dạy rằng:
"Từ đây chúng ta rất hân hạnh thờ Phật Mẫu tại Báo Ân Từ. Mới mở đạo, Bần đạo biết công nghiệp của Phật Mẫu thế nào. Ngài và Cửu Vị Nữ Phật dìu dắt con cái của Ðức Chí Tôn từ ban sơ đến ngày đem chúng ta giao cho Thầy. Ngày mở đạo, vì cái tình cảm ấy, các vị Ðại Thiên Phong xin thờ Phật Mẫu ở Ðền Thánh. Phật Mẫu cho biết quyền của Chí Tôn là Chúa, còn Phật Mẫu là tôi, mà tôi thì làm sao ngang hàng với Chúa. Chúng ta thấy Phật Mẫu cung kính Chí Tôn đến dường ấy ".
14 giờ  cùng ngày: khánh thành văn phòng Hiệp Thiên Ðài .

Ngày 14.01 Đinh Hợi ( 4.2.1947 ): Đức Hộ Pháp giảng PHƯƠNG LUYỆN KỶ đặng vào con đường thứ ba Đại Đạo, con đường tu chơn.

Đạo lịch 23 –  Năm Mậu Tý ( 1948)
12.8.1948 Ngài Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn Gabriel Gobron đại diện Toà Thánh Tây Ninh dự hội nghị quốc tế Tâm Linh Học tại Lausanne ( Thụy Sĩ ) lần thứ ba.Ông Henri Reynault tuyên bố như sau:" Không hội viên nào ở đây biết đạo Cao Ðài. Tất cả chúng ta phải tìm hiểu đạo Cao Ðài vì lý tưởng thống nhứt dung hợp các Tôn giáo của nó có thể đem lại hòa bình tại thế gian, đó cũng chính là mục đích mà chúng ta đang theo đuổi hôm nay ”.

Đạo lịch 24 –  Năm  Kỷ Sửu ( 1949)

26 . 3 . 1949. Tòa Thánh Tây Ninh đề cử ngài Phối Sư Thượng Vinh Thanh ( Trần quang Vinh ) đại diện Cao Ðài dự hội nghị Tâm Linh Học quốc tế tại Ý Ðại Lợi.

10 . 4 . 1949. Lễ lục tuần của Ðức Hộ Pháp Phạm công Tắc, có mười một Ðại Sứ các quốc gia Âu Á đến Tòa Thánh Tây Ninh chúc mừng thọ tại Hộ Pháp Ðường và nhận Ðiện Văn chúc mừng 60 quốc gia trên thế giới gửi đến cùng ngày.

19 . 4 . 1949. Tòa Thánh Tây Ninh đón rước Chi Phái Tiên Thiên trở về nguồn đạo.

 Ðức Hộ Pháp Phạm công Tắc ban Thánh lịnh số 380 dạy rằng: " Bần đạo đã ân xá cho toàn cả chi phái, bất cứ là ai, nếu nhập môn lại và vâng y luật pháp Tòa Thánh sẽ là tín đồ chính thức của Ðạo Cao Ðài ".

Đạo lịch 25 –  Năm Canh Dần ( 1950)

Ngày 12.2. Canh Dần ( 29.3.1950 ): Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đến Miên Quốc
Ngài trao đổi tình hình của hai Quốc gia, tín ngưỡng, cũng như Việt kiều đang sinh sống trên Miên Quốc. Vua và toàn dân Vương Quốc Miên đón tiếp Ðức Hộ Pháp Phạm công Tắc theo nghi lễ Tôn giáo của Hoàng Gia.

Ngày 15.2. Canh Dần ( 1.4.1950 ):  trấn thần Tịnh Thất và Trí Huệ Cung
Ngoài Thánh Thất ra, Cao Đài giáo còn có Tịnh Thất để cho những tín đồ cần tĩnh dưỡng tiếp điển với các Đấng. Ngày 15 tháng 12 Canh Dần (1950), Đức Hộ Pháp đã trấn pháp Trí Huệ Cung, trong có Thiên Hỉ Động, là ngôi Tịnh Thất đầu tiên đúng theo kiểu mẫu của nền Đại Đạo do Đức Hộ Pháp chỉ vẻ xây cất. Trí Huệ Cung là Tịnh Thất của Nữ phái, còn Nam phái thì có Vạn Pháp Cung, trong có Nhơn Hoà Động ở  dưới chân núi Điện Bà. Ngoài ra, còn có tịnh thất  Trí Giác Cung trong có Địa Linh Động. Trí Huệ và Trí Giác Cung đều ở xã Trường Hòa, cách Tòa Thánh độ 10km.

Đạo lịch 26 –  Năm Tân Mão ( 1951)

Ngày 27 . 4 . 1951.
Hội Thánh Ngọai Giáo, Thánh Thất Kim Biên chánh thức lập Bộ Ðạo có trên 73.164 Ðạo Hữu.

Ngày 1.5.Tân Mão ( 5.6.1951 ):
Ðức Hộ Pháp ban phép lành và trấn thần  chợ Long Hoa, Tây Ninh . Chợ được xây cất kiểu mẫu đặc biệt theo Bát Quái    

Đạo lịch 28 – Năm  Quý Tỵ ( 1953)

Ngày 16.11.Nhâm Thìn ( 1.1.1953 )
Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh tổng kết trước Nhơn Sanh toàn Ðạo, nay phổ độ trên 1.5OO.000 Tín Ðồ.

Ngày 29.4.Quý Tỵ ( 10.6.1953 ): Lễ đăng điện Xá Lợi Phật.
Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc thuyết giảng rằng: "Phật Thích Ca là người như ta, có xác thân như ta, sống chết như ta, chớ không phải là người thần thoại. Nhưng cái cao siêu về tâm hồn của Ngài là tiền căn thiêng liêng của Ngài đã lên tới Phật vị. Trước kia Đức Phật Thích Ca đã thành Phật đặng, thì chúng ta cũng thành Phật đặng. Bần đạo mong mỏi cả con cái Ðức Chí Tôn cố gắng học như Ngài”

Ngày  26.12.Quý Tỵ ( 30.12.1953 ): Ðức Lý Giáo Tông cho phép Thành lập BAN THẾ ĐẠO
Hội Thánh thành lập Ban Thế Ðạo nhằm mục đích mở rộng trường công quả tiếp đón những bậc nhân tài có khả năng phụng sự cho Ðạo mà không thể phế đời hành Ðạo. Ban Thế Ðạo là là dây nối cho Ðạo đời tương đắc. Nhiệm vụ của Ban Thế Ðạo là độ Ðời nâng Ðạo, hành sự trực tiếp với Cửu Trùng Ðài về mặt chuyên môn trong xã hội và trực thuộc Chi Thế Hiệp Thiên Ðài về mặt chơn truyền và luật Pháp. Ban Thế Ðạo gồm có bốn phẩm ( từ dưới lên trên ): Hiền Tài, Quốc Sĩ, Ðại Phu, Phu Tử.

Ban Thế Đạo thuộc Chi Thế Hiệp Thiên Ðài và Đức Hộ Pháp duyệt qua qui điều ngày 13/3/1956.
Đạo lịch 29 – Năm  Giáp Ngọ ( 1954)

Chánh quyền Pháp Quốc chính thức mời Ðức Hộ Pháp đến Pháp.
Chánh phủ Pháp Quốc và Tổng Thống René Coty, Thủ Tướng Laniel, Phó Thủ Tướng Paul Renaud cùng các Thượng nghị sĩ và chính giới tiếp đón Ngài theo nghi lễ thượng khách, sự tiếp kiến Đức Ngài mở ra một lịch sử mới cho Việt Nam. Ðức Ngài mở cuộc hợp báo tại Paris cho báo giới và ký giả phóng vấn về Tôn giáo Cao Ðài.

22 . 1 . Giáp Ngọ ( 24.2.1954) Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa đăng Tiên.
Ngày  2-3-1954, trong buổi lễ di Liên đài của Ngài Khai Pháp nhập bửu tháp. Đức Hộ Pháp có phát biểu để tưởng niệm và tuyên dương công nghiệp của Ngài Khai Pháp, xin trích ra một đoạn sau đây:" Đức Khai Pháp Chơn Quân, cả toàn Thánh Thể và con cái Đức Chí Tôn đều hiểu là ai? Trong 12 vị Chơn Quân của 12 con Giáp là cơ huyền bí tạo Càn Khôn Vũ Trụ thế nào, có lẽ cả tinh thần của toàn thể con cái Đức Chí Tôn hiểu thấu. Bần đạo lại thêm một điều trọng hệ hơn hết, người không phải xa lạ với nhơn loại nơi mặt Địa cầu nầy, người đã cùng làm bạn với nhơn loại và chịu khổ cùng nhơn loại. Ngài là một bậc yếu nhân đã giúp Đức Chí Tôn tạo dựng một nền văn minh hiện tại… Ngài tái kiếp, sứ mạng của Ngài không chi khác hơn là làm thế nào cho nền văn minh ấy chung hiệp các nền văn minh tối cổ trên mặt Địa cầu nầy, làm cho thiên hạ thống nhứt về tâm hồn, thống nhứt về đạo đức. . . .

Theo lời Đức Phạm Hộ Pháp, chúng ta hiểu rằng, Ngài Trần Duy Nghĩa là Thánh Pièrre (Phê-rô) chiết chơn linh giáng phàm để làm tướng soái cho Đức Chí Tôn khai Đạo. Thánh Pièrre là một trong số 12 môn đồ của Đức Chúa Jésus, là người mà Đức Chúa Jésus tin cậy, đặt nền tảng của Hội Thánh truyền giáo của Ngài.

30.12.1954: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Tòa Thánh Tây Ninh lập bộ đạo có trên 2.500.OOO Tín đồ trên toàn nước Việt Nam và 120.000 Tín đồ của Hội Thánh Ngọai Giáo khắp nơi trên thế giới.

Đạo lịch 29 – Năm  Ất Mùi ( 1955)

Ngày 6 đến 16.1 Ất Mùi (1955 ): Lễ khánh thành Toà Thánh Tây Ninh
Cuộc lễ kéo dài đến 10 ngày, từ ngày 29.1.1955 đến 8.2.1955. Số người dự lễ lên đến hơn một triệu và số người đến xem lễ và quan sát lên đến non triệu người. Đúng 24 giờ, Đức Ngài cắt dây băng mở cửa Đền Thánh và khởi hành Đại lễ. Hôm sau là lễ khánh thành Đền thờ Phật Mẫu ( Báo Ân Từ).

30. 12.1955. Ngài Bảo Sanh Quân  Lê văn Hoạch tham dự Hội nghị tại Atamis,  Nhật Bản. Có một giáo sĩ Nhật phát biểu như sau:
" Tôn giáo, từ xưa đến nay, mắc ba chứng bịnh trầm kha là: tự tôn tự đại, và độc thiện kỳ thân, không chịu tham gia các cuộc hội thảo chung. Nếu không sớm sửa chữa, sẽ suy yếu và tự diệt. Thế giới đang mắc phải đám cháy to lớn, nếu Tôn giáo cứ tiếp tục hoạt động riêng rẻ thì chỉ là một gáo nước, còn hợp lại sẽ trở thành một khối nước khổng lồ để cứu nhơn sanh và chúng ta khuyên Cao Ðài Giáo tiếp tục sứ mạng của họ ".

Đạo lịch 31 – Năm Bính Thân ( 1956)

5 . 1 . Bính Thân ( 16.2.1956 ): Đức Phạm Hộ Pháp lưu vong sang Campuchia
Vào đầu tháng 8 năm Ất Mùi, Nguyễn Thành Phương, vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội Cao Đài, sau khi được chính phủ quốc gia hóa đã theo lịnh chánh quyền lập Ban Thanh trừng, bắt nhiều đạo hữu giam cầm. Một số thiếu nữ trong Đạo bị câu lưu mấy tháng và ép buộc phải khai nhiều điều khiếm nhã cho Đức Ngài. Đức Ngài bị giam lỏng tại Hộ Pháp Đường, xung quanh có quân đội võ trang canh phòng từ 20.8.Ất Mùi (1955). Vì quá buồn lo cho vận nước bị chia đôi, cho cảnh đồng đạo tương tàn, Đức Hộ Pháp cùng vài vị chức sắc rời Thánh địa lúc 3 giờ khuya ngày mùng 5 tháng1 Bính Thân (1956) đi sang Miên quốc. Đức Hộ Pháp có ra tuyên ngôn về việc này:
“ Bần đạo buộc mình phải xuất ngoại đăng bảo thủ tự do cá nhân của Bần đạo, hầu đem ra một giải pháp mới mẻ có thể thống nhất hoàng đồ  chủng tộc với phương pháp Hòa bình và Chung sống”

17 . 01 Bính Thân ( 28-2-1956 ): Thỏa ước Bính Thân.
Đại diện Hội Thánh Cao Đài và Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ký thỏa ước Bính Thân nhằm xác nhận chủ quyền của Đạo và tách rời chánh trị ra khỏi Đạo Cao Đài.

Ngày 1.10.Bính Thân ( 8.11.1956): Thư khuyên nhủ của Đức Hộ Pháp viết từ Nam Vang ( trích đăng)
 “Bần Đạo tự lưu đày qua Miên quốc vì muốn tránh cho giống dòng dân tộc Việt Nam khỏi cái cảnh của giống dân Do Thái trước đây bị tiêu diệt mất nước…Bần Đạo cấm không có một vị chức sắc nào đủ quyền sửa đổi luật lệ của Đạo Cao Đài…Hãy chờ đến ngày nào có một Hội thánh đầy đủ uy quyền hiệp cùng Nhơn sanh cầu nài xin Chí Tôn sửa đổi mới hợp pháp. Bằng không, cả con cái Đức Chí Tôn bất tuân không thi hành việc sửa đổi của một người hay một nhóm nào đó. Bần đạo ước vọng cả con cái Đức Chí Tôn khôn ngoan giữ Đạo như thế đó đặng bảo tồn mối Đạo Cao Đài đến thất ức niên không ra phàm giáo...Bần đạo thấy một điều rất ngộ nghĩnh: Đức Đại Từ Phụ muốn đem con cái của Người  về ngôi vị bằng cách ở nơi mặt thế này phải chịu đựng nhiều đau khổ, chịu nhục nhã đó vậy…"

Đạo lịch 34 – Năm Kỷ Hợi ( 1959)

Ngày 10.4.Kỷ Hợi ( 17.5.1959 ): Đức Hộ Pháp Triều Thiên .
Trong 2 lần xây dựng 2 Đền thờ vĩ đại để trả hiếu cho Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu, Đức Hộ Pháp đều gặp những thử thách lớn lao:
- Khi Tòa Thánh Tây Ninh xây sắp xong thì chính quyền Pháp bắt Ngài đày đi Madagascar ( 1941) hơn 5 năm.
- Khi cất Đền Thờ tại Nam Vang sắp xong, chỉ còn lợp ngói, lót nền thì chánh quyền Cam Bốt cấm đoán không cho tiếp tục và làm khó dễ đủ điều. Điều này đã ảnh hưởng lên sức khỏe của Ngài.

Đức Ngài quy thiên vào lúc 13giờ 30 phút, ngày mùng 10-4 Kỷ Hợi (17-5- 1959) tại bịnh viện Calmette, Nam Vang, hưởng thọ 70 tuổi. Ngài mất vào ngày rước Thánh lễ Pentecôte. Lễ an táng được tổ chức tại Thánh Thất Kim Biên ( Nam Vang). Sự linh ứng về cuộc triều Thiên của Đức Hộ Pháp không chỉ được người Cao Đài cảm nhận, mà những người có năng khiếu ngoại cảm cũng nhận thấy. Một thí dụ cụ thể là trên tạp chí Le Lien des Cercles d"Etudes số 4 tháng 5-6 năm 1959, nữ đồng tử Sarah Barthel tại Paris, Pháp có viết bài chứng nghiệm:

… Một tiếng nói trên không trung, nói với tôi: "Sở dĩ đạo đức đưa tới một đời sống hạnh phúc là vì đạo đức là một tình thương yêu cao cả. Tình yêu này chỉ là một với tình yêu cả nhân loại lẫn vũ trụ.” Tiếng nói ấy thoát ra ngoài vật thể và nó ở khắp nơi trên thế giới địa hoàn, để cho các tâm hồn yên lặng và mở rộng đều có thể nghe được. Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc vừa quy Thiên ngày 17.5.1959 hồi 13giờ 30 phút (giờ Cao Miên). Đúng giờ đã định, những vị Thiên thần cầm lọng vàng tới đón rước Ngài, và các hung thần bị xua đuổi ra xa tít…Những Đấng đã liễu đạo, lớp mặc thiên phục đỏ, lớp thiên phục xanh dương, lớp nữa, thiên phục vàng, và cũng còn hàng ngàn và hàng ngàn mặc thiên phục trắng tiếp rước Ngài. Tiếng nói của Đấng Thượng Đế, tiếng nói trong tâm mỗi người, dầu ở thiên giới, địa giới hay trung giới, đã phán: "Trong bốn màu hiệp lại thành một. Con đã xuống thế, hạ mình một cách cao cả… Hộ Pháp Phạm Công Tắc, con hãy trở về trong lòng Ta và góp phần trong lời Thánh huấn của Ta.”

Ngày 17.5.1959, trong toàn địa giới, trung giới, yên tịnh hay phiêu lãng, tất cả những người nam nữ trong đại cơ quan đồng tử đều được nhìn thấy và nghe rõ tất cả những sự việc mà tôi ghi chép y như trên”.
Ký tên: Nữ Đồng tử Sarah Barthel - Paris Xème
(Trích trong quyển "Hình ảnh Đức Hộ Pháp Quy Thiên", biên soạn bởi Lê Minh Cảnh và Nguyễn Văn Hảo xuất bản năm 1967) Bài thi để thài trong lễ kỷ niệm ngày mất của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc như sau:
"Trót đã bao năm ở xứ người
Đem thân đổi lấy phút vui tươi.
Ngờ đâu vạn sự do Thiên định,
Tuổi đã bảy mươi cũng đủ rồi.
Nhớ tiếc sức phàm thừa chống chỏi,
Buồn nhìn cội Đạo luống chơi vơi.
Rồi đây ai đến cầm chơn pháp,
Tô điểm non sông Đạo lẫn Đời."

Đức Ngài lưu vong sang Cam bốt ngày 16.2.1956, qui Thiên ngày 17.5.1959. Thời gian sống nơi đất người là 3 năm 3 tháng. Đức Ngài gần như là môn đệ yêu ái nhứt của Đức Chí Tôn trong Tam Kỳ Phổ Độ. Từ 37 tuổi, thể xác Phạm Công Tắc được Hộ Pháp giáng linh và kể từ đó, Đức Ngài đã xả thân hành Đạo cho đến ngày trở về Thiêng liêng vị.

Nhận xét:
SỰ HUYỀN DIỆU CỦA NỀN ĐẠI ĐẠO

- Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư,       tuổi Mậu TÝ (số 1)   nắm chi ĐẠO.
- Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang,        tuổi Tân  SỬU (số 2) nắm chi THẾ.
- Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc,              tuổi Canh DẦN (số 3)          nắm chi PHÁP.

Chính ba vị Tướng-soái của Chí-Tôn đã có đủ yếu-tố để khởi-đoan cho mối Đạo Trời: Phải chăng tất cả đều có một sự sắp xếp huyền diệu? Ngoài ra, tuổi của 12 vị Thời Quân tương ứng với 12 con giáp: chúng ta thấy thêm một sự sắp xếp tế vi của Đấng Tạo Hóa...
Phụ lục 1
THỎA ƯỚC BÍNH THÂN (1956)
Sau các cuộc hội đàm ngày 22, 26 và 28 tháng 2 năm 1956, Đại diện Chánh Phủ VNCH và các đại diện Đạo Cao Đài Tây Ninh đồng đi đến sự thỏa thuận hoàn toàn các điểm sau đây:    

I . Đạo Cao Đài Tây Ninh được tự do truyền bá và được tự do hội họp cúng kiếng theo phép Đạo trong khắp nước VN.

Đạo Cao Đài Tây Ninh do các Chức sắc cao cấp trong Đạo đại diện và dìu dắt trong lúc vắng mặt Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, nhìn nhận chỉ biết hành đạo mà thôi, không làm chánh trị trên toàn lãnh thổ VN và về mặt pháp lý, chịu hệ thống luật lệ hiện hành của Chánh phủ VNCH do Ngô Tổng Thống lãnh đạo.

II . Những phần đất nào của Đạo Cao Đài ở Tây Ninh đã làm chủ vĩnh viễn bằng cách hoặc khẩn, hoặc mua, hoặc hưởng của cho, thì Đạo Cao Đài đặng toàn quyền sử dụng.

Những đất quốc gia nào trong vùng Tây Ninh, khi trước là rừng cấm hay đất hoang, đã được tín đồ Cao Đài khai phá và được trong Đạo Cao Đài phân chia theo cách tiểu sản, sẽ được hợp thức hóa đúng theo tinh thần chương trình cải cách điền địa của Chánh phủ đang thi hành bằng cách sẽ cấp phát bằng khoán vĩnh viễn đúng theo thủ tục và thể lệ hiện hành cho mỗi người, để cho các tín đồ đóng thuế mỗi năm cho Chánh phủ theo số đất mình sẽ làm chủ.Trong thời hạn không quá 3 tháng kể từ ngày Thỏa Ước nầy được chấp thuận, Ông Tỉnh Trưởng Tây Ninh và đại diện Cao Đài phải khởi sự hợp thức hóa sự cấp đất và phát bằng khoán vĩnh viễn cho  người choán đất.

III . Trong 6 làng: Long Thành, Hiệp Ninh, Cẩm Giang, Trường Hòa, Phước Hội, Ninh Thạnh, bao trùm 13 Phận đạo hiện hữu, Đạo Cao Đài được cử ra 2 hay là 3 tín đồ tùy theo chỗ để đại diện Đạo và cộng tác với mỗi Ban Hội Đồng Hương chính.

IV. Trừ tiền hỷ cúng của tín đồ, Đạo Cao Đài bãi bỏ những thuế có thâu thuở giờ, hoặc trên đất Đạo làm chủ, hoặc trên đất quốc gia, còn trong vùng ảnh hưởng của Đạo. Những Chợ hiện hữu trong vùng Đạo thuộc 6 làng kể trên do Đạo Cao Đài tạo ra, dầu trên đất Đạo cũng là nguồn lợi của quốc gia và chỉ có quốc gia mới được phép sắp đặt, sử dụng và hưởng huê lợi. Dầu vậy, Chánh phủ cũng bằng lòng để Đạo Cao Đài thâu những chợ nầy trong khoảng 4 năm liên tiếp (1956, 1957, 1958, 1959) bằng cách đóng góp cho làng sở tại một số tiền mỗi tháng :
- Năm đầu bằng 1 phần 5 số thâu góp hằng tháng.
- Năm thứ 2 bằng 1 phần 4 số thâu góp hằng tháng.
- Năm thứ 3 bằng 1 phần 3 số thâu góp hằng tháng.
- Năm thứ 4 bằng 1 phần 3 số thâu góp hằng tháng.

Số tiền thâu góp chợ mỗi ngày hay mỗi tháng do bên Đạo và Ông Tỉnh trưởng Tây Ninh thỏa thuận nhất định một năm 2 lần, trong tháng 6 và tháng 12 dương lịch.
     Về phần Chợ Long Hoa, Đạo Cao Đài đang cất, Hành Chánh tỉnh đảm nhận tiếp tục theo bản đồ đã có. Những tổn phí của Đạo Cao Đài đã xuất phát tới ngày nay, Hành Chánh tỉnh chịu trả lại, sau khi được đôi bên xác nhận tánh cách chi phí và số tiền. Số tiền nầy được trả phân kỳ không quá 4 năm, mỗi năm đóng một lần nhằm trong tháng 4 dương lịch.

V . Trật tự an ninh trong 13 Phận đạo theo tổ chức hiện thời của Đạo sẽ đặt dưới hệ thống của Ban Hội Đồng Hương chính của 6 làng nói trên. Các Ban nầy hành sự với những toán, từ 20 đến 30 người "Dân Vệ", gốc người tín đồ Cao Đài, được Ông Tỉnh Trưởng chọn với sự đề cử của Ban Hội Đồng Hương chính. Những toán Dân Vệ nầy được võ trang và trả lương theo thể lệ hiện hành. Hành Chánh tỉnh cấp súng, công nho làng trả lương.

VI . Cơ Thánh Vệ hiện hữu chỉ có phận sự về nghi lễ, giữ vẻ tôn nghiêm cho Đạo trong các cuộc hành lễ lớn nhỏ trong Nội Ô. Số người có thể lên không quá 160 người do Đạo Cao Đài hoàn toàn chọn lựa và trả lương (nếu không phải làm công quả). Người trong cơ Thánh Vệ có thể có võ trang nhưng phải xin phép sắm và giữ súng theo luật lệ hiện hành. Súng ống đạn dược do Đạo Cao Đài đài thọ. Trong Nội Ô, các lực lượng quân sự và cảnh sát quốc gia không được xâm nhập, trừ khi phải can thiệp hoặc để thi hành phận sự theo luật lệ hiện hành hoặc để đem trật tự an ninh lại, hoặc vì xảy ra thường tội hay trọng tội.

VII . Được miễn thuế (đủ các sắc) theo thể lệ hiện hành :
- Những Tu viện, Trường học cùng Dưỡng đường của Đạo Cao Đài Tây Ninh cất ra hoặc trên đất Đạo hoặc trên đất quốc gia.
- Những đất trên đó có những bất động sản nói trên. Hiện hữu những bất động sản có tên trong bản đính theo đây, được miễn thuế.

VIII . Các công trình của Đạo Cao Đài về mặt xã hội, y tế, mở mang hay tu bổ kiều lộ trong vùng Đạo, sau khi giao cho Hành chánh Tỉnh Tây Ninh đảm nhận, thì sẽ được tiếp tục tiến hành với sự hợp tác của các Chức sắc chuyên môn của Đạo Cao Đài.

Làm tại Tây Ninh, ngày 28 tháng 2 năm 1956.
ĐẠI DIỆN CHÁNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA
(ký tên)
Nguyễn Ngọc Thơ

HIỆP THIÊN ĐÀI:         Bảo Thế           (ký tên)   Lê Thiện Phước
                          Tiếp Pháp        (ký tên)   Trương văn Tràng
                                    Hiến Pháp          (ký tên)   Trương Hữu Đức
                                    Tiếp Đạo           (ký tên)   Cao Đức Trọng

CỬU TRÙNG ĐÀI:  Thái Chánh Phối Sư                     (ký tên)  Thái Bộ Thanh
                                 Thượng Chánh Phối Sư     (ký tên)   Thượng Sáng Thanh
                                   Ngọc Chánh Phối Sư                  (ký tên)   Thượng Tước Thanh

PHƯỚC THIỆN:       Chơn Nhơn                                 (ký tên)    Trịnh Phong Cương
                                   Đạo Nhơn                                  (ký tên)    Nguyễn văn Phú
                                   Đạo Nhơn                                  (ký tên)    Trần văn Lợi
                                   Đạo Nhơn                                  (ký tên)    Đỗ văn Viên

Số 337-BNV/VP CHUẨN Y
Sàigòn, ngày 1 tháng 3 dl 1956.
BỘ TRƯỞNG NỘI VỤ (ấn ký) Bùi văn Thinh

CHƯƠNG III
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Lịch sử phát triển của Cao Đài Giáo có thể tạm chia thành nhiều thời kỳ như sau:

1. THỜI KHAI PHÁP (1920-1926):
Hai chữ Khai Pháp có ý nghĩa là khai chánh pháp, Đức Chí Tôn quy tụ và dạy dỗ những tông đồ đầu tiên để lập cơ phổ độ. Chọn niên đại này vì đến ngày 18-11-1926 (14-10-Bính Dần) thì Khai Đạo tại Gò Kén.

2. THỜI ÐẠO PHÁP ( 1926-1929):
bắt đầu từ ngày Khai Đạo đến cuối đời Đức Cao Thượng Phẩm. Gọi "Thời Đạo Pháp" là vì trong thời này, cơ sở nền tảng của Đạo được lập nên như ban hành Tân luật, Pháp Chánh Truyền. Theo Thánh ngôn, Đức Chí Tôn ra lệnh cuối tháng 6-1927 thì bế cơ, không được cầu cơ tự do như  trước, chỉ còn cầu cơ tại Cung Đạo, Tòa Thánh Tây Ninh.

3. THỜI CHÁNH PHÁP ( 1929-1956):
là thời kỳ do Đức Quyền Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp chưởng quản, chấn chỉnh cơ cấu của Đạo đúng theo Pháp Chánh Truyền. Thời  kỳ này được chia làm 4 giai đoạn:
· 1929 - 1934: Đức Quyền Giáo Tông cầm quyền nền Đạo.
· 1935 -1941: Đức Hộ Pháp chưởng quản nhị hữu hình Đài đến khi bị lưu đày sang đảo Madagascar, Phi Châu.
·1942 -1946: Giáo sư Trần Quang Vinh vâng lịnh  Đức Lý Giáo Tông lập quân đội Cao Đài để bảo vệ nền Đạo và đòi thả Đức Hộ Pháp. Đức Hộ Pháp trở về sau 5 năm, 2 tháng bị lưu đày.
· 1947 -1956: Đức Hộ Pháp tiếp tục lãnh đạo. Trong thời gian này, Tòa Thánh được tiếp tục xây cất và khánh thành.

4. THỜI THẾ PHÁP ( 1957-1971):
do Đức Thượng Sanh chưởng quản.

5. THỜI HIẾN PHÁP (1957-1975):
do Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức chưởng  quản. Sau đó lần lượt là các vị Thời Quân khác.
Home                      1 ]  2 ]  3 ] 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét