Khổng-tử nói rằng: “Tam quân khả đoạt Suý dã, xất-phu bất khả đoạt trí dã”
Luận-ngữ: Tử-hãn IV. Nghĩa là có thể bắt được Tướng suý trong đám ba quân, mà
không thể cướp được cái trí của đứa thất-phu. Ở đời chẳng gì mạnh mà to bằng
cái Trí, chẳng gì giàu-có hơn cái Trí. Người biết luyện cái Trí có thể tự khắc
kỷ, đó là bậc Đại tướng đại-tài mạnh mẽ như Trời-đất, giàu có hơn bốn bể.
Đạo Cao-Đài chỉ một câu là
đủ: “Ngũ nguyện Thánh-Thất an ninh” tức nhiên chính mình phải tự an cái tâm của
mình, làm Chủ cái tánh của mình.
1 - Trong khi Cúng Tứ thời tụng niệm qua những bài
Kinh Tam giáo:
- Về Phật giáo Tâm Kinh Thờ
Đức Thích Ca nhưng kinh xưng tụng Đức Nhiên Đăng, cũng như bên nhà Thiền Tăng đồ
thờ Thích Ca mà niệm Di Đà. Xưng tụng Đức Nhiên Đăng là xưng tụng cái đức khai
nguyên, vị Phật đầu tiên ven đường mở ngõ dọn nền. Còn thờ Đức Thích Ca là thờ
cái công lập nên ngôi nhà Phật Giáo, đó là cái lý hữu thỉ hữu chung mới là
Trung đạo sẽ thành Đại Đạo.
- Về Tiên Giáo Tâm Kinh xiển
dương oai linh Thái Thượng, niệm danh cũng Thái Thượng, nhưng cúng đàn ngày
sinh của Lão Tử, cũng như thờ Đức Quan Âm Thị Kính, mà cúng đàn ngày của Đức
Quan Âm Diệu Thiện.
- Về Thánh Giáo Tâm Kinh
xưng tụng Đức Văn Tuyên. Cũng vậy, nhưng niệm danh Khổng Thánh là vị Hưng Nho.
Cúng đàn cũng ngày của Khổng Thánh.
Đây là ba Tôn giáo buổi Nhị
Kỳ, vị Giáo Chủ cõi ta bà làm cái lý trung hòa, nên Đức Thích Ca thuyết kinh Di
Đà, vị Phật buổi Nhứt Kỳ, đắc lịnh phổ truyền giáo pháp. Đến Tam Kỳ Đức Thích
Ca còn thuyết Di Lạc Chơn Kinh đó là lễ bàn giao cơ tận độ chúng sinh cho Cao
Đài ở thời kỳ Đức Di Lạc. Bởi Sơ hội Long Hoa Đức Nhiên Đăng Chưởng giáo Thanh
Vương Đại Hội. Nhị hội Long Hoa Đức Di Đà Chưởng Giáo Hồng Vương Đại Hội. Tam hội
Long Hoa Đức Di Lạc Chưởng Giáo Bạch Vương Đại Hội. Đức Di Lạc: vị Cổ-Phật thứ
ba đứng ra cứu đời, vâng mệnh Trời đến để lập lại thời Thượng Nguơn Thánh Đức.
2 - TINH KHÍ THẦN VÀ PHÁP ĐỊNH VỊ CÀN KHÔN
1/ - Cúng Đại Đàn:
Chỉ có nơi Tòa Thánh mới
được cúng, còn các Thánh Thất, thì cúng Tiểu Đàn. Ở tư gia cúng thường mà thôi.
Vậy chúng ta phải năng đến
Tòa Thánh hoặc các Thánh Thất cúng Đàn để được dâng Tam Bửu lên Đức Chí Tôn.
Theo Tân Luật qui định,
người Đạo mỗi tháng phải đến Thánh Thất hiến lễ trong hai ngày Sóc Vọng. Điều nầy,
chúng ta cũng không còn chối cải gì mà không làm cho hết bổn phận, vì một tháng
chỉ có hai ngày mà thôi.
2/ - Đàn thường:
Đạo Cao-Đài quan trọng ở sự
cúng Tứ Thời
Đức Hộ-Pháp giảng qua Lời
Thuyết Đạo rằng: “Bần-Đạo tưởng thấy trong trí cần phải buộc cả thảy Đi cúng”
Đi cúng tức là Cúng Tứ Thời vậy.
Về việc Cúng Tứ Thời:
Tân Luật: Điều thứ hai
mươi qui định Chức sắc giữ Thánh Thất mỗi ngày phải làm Tiểu Lễ bốn lần theo Tứ
Thời: Tý, Mẹo, Ngọ, Dậu. Mỗi thời phải cúng đúng 12 giờ khuya, 6 giờ sáng, 12
giờ trưa, 6 giờ chiều. Ở tư gia, dầu cúng một thời nào trong Tứ Thời cũng phải
giữ đúng theo những giờ đã qui định trên đây mà hành lễ.
Một ngày có 24 giờ, chia
làm hai thời điểm: ngày và đêm ấy là Âm Dương. Mỗi một thời điểm là 12 giờ, tượng
là Thập Nhị Thời Thần, mỗi thời có 2 tiếng đồng hồ, chia làm bốn khoảnh-khắc:
- Thời Tý: từ 11 giờ (đêm)
đến 1giờ khuya.
- Thời Mẹo: từ 5 giờ
(sáng) đến 7 giờ sáng.
- Thời Ngọ: từ 11 giờ
(trưa) đến 1 giờ trưa.
- Thời Dậu: từ 5 giờ (chiều)
đến 7 giờ tối.
Thời Tý cúng đúng 12 giờ
(khuya) là chính giữa của thời, là trung hòa chi Đạo. Có nghĩa rằng: Trung là
cái gốc lớn của thiên hạ, hòa là cái đạt Đạo của thiên hạ. Cùng cực cả trung và
hòa, thì Trời Đất định vị, vạn vật hóa dục. Tiên Nho có câu: "Trung giả
dã, thiên hạ chi đại bản dã, hòa giả dã, thiên hạ chi đạt Đạo dã. Chí trung
hòa, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên”.
Đây là cái giờ giáp giới,
ngày cũ hết, ngày mới bắt đầu, nên 12 giờ đêm của 30 tháng 12 (chạp) gọi là giờ
giao thừa.
Còn lại ba thời: Mẹo, Ngọ,
Dậu cũng cúng đúng chính giữa thời như vậy, tức là 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, 6
giờ chiều
Sở dĩ phải cúng đúng vào
các giờ qui định trên là vì Đạo Cao-Đài lấy hai chữ chính trung làm cơ bản,
nghĩa là chánh Tý, chánh Ngọ, chánh Mẹo, chánh Dậu vậy
Đức Chí Tôn phân định thời
Tý, Ngọ cúng rượu. Mẹo, Dậu cúng trà là một ý nghĩa huyền bí cao siêu để cho
con cái của Ngài được hưởng Bí-pháp vô vi là một đặc ân vô giá của Ngài ban cho
đó vậy.
* Thời Tý: Là thời cực Âm
sanh Dương, là thời Ngươn Khí của Đức Chí Tôn phát khởi, do nhứt điểm Dương sanh
chi thủy, vận chuyển Càn Khôn hóa sanh vạn loại, nên dạy hiến rượu là mượn cả
khí phách, năng lực của toàn Môn-đệ giúp hay cho phần điển lực của Đức Chí Tôn.
Hiến lễ Đức Chí-Tôn giờ nầy, chúng ta hưởng khí sanh quang của Đức Chí Tôn làm
cho khí phách của chúng ta được mạnh mẽ, trí não sáng suốt.
Theo Dịch-lý là quẻ Phục (Địa Lôi Phục) tức nhiên quẻ trên là Khôn vi
Địa, dưới là Chấn vi Lôi. Đọc là Địa Lôi Phục. Có một Dương chịu dưới 5 Âm.
Dương bắt đầu tiến dần lên. Gọi là Dương tiến, tất nhiên Âm phải thoái, hay
cũng nói là Âm tuyệt Dương sinh
* Thời Ngọ: Là thời Ngươn
Khí của Đức Chí Tôn đến buổi cực thạnh, đầy đủ ánh Dương quang, soi thấu cả nguồn
sanh khí của toàn thể vạn loại, tức là cực Dương sanh Âm, là nguồn tịnh dưỡng
Ngươn Khí, nên dạy hiến rượu. Hiến lễ Đức Chí Tôn giờ nầy, chúng ta được hưởng
khí sanh quang của Đức Chí-Tôn, hàm dưỡng khí phách của chúng ta được an tịnh.
Thế nên dạy hiến rượu cũng như Thời Tý vậy.
Dịch-lý ứng vào quẻ Cấu (Thiên-phong Cấu) tức nhiên quẻ trên là Càn
vi Thiên, quẻ dưới là Tốn vi Phong, đọc là Thiên Phong Cấu. Quẻ này có một Âm
dưới 5 Dương, tức là thời Dương tiêu Âm trưởng, nghĩa là Âm lần lần lấn Dương
ra ngoài.
* Thời Mẹo: Là thời Ngươn
Thần của Đức Chí Tôn sau những giờ định tĩnh mà phát khởi biến hóa, sanh trưởng
muôn loài, do Âm Dương vãng lai giao thới, gọi rằng Thủy Hỏa ký tế, vạn loại hữu
sanh, nên dạy hiến trà dùng Âm Dương thủy là mượn cả linh-hồn yên tĩnh điều hòa
của chư Môn-đệ giúp hay cho phần Bí-pháp của Đức Chí-Tôn. Hiến lễ Đức Chí-Tôn
giờ nầy, chúng ta hưởng được Thần lực của Đức Chí Tôn mà làm cho Chơn Thần của
chúng ta được tráng kiện.
Dịch-lý ứng vào quẻ Đại-Tráng (Lôi Thiên Đại-Tráng) tức nhiên quẻ trên là
Chấn vi Lôi, quẻ dưới là Càn vi Thiên, đọc là Lôi Thiên Đại-Tráng. Quẻ này 4
Dương ở dưới đã lấn dần hào âm ra ngoài, đó là thời Dương tiến Âm thoái, hay là
Dương thạnh Âm suy.
* Thời Dậu: Là thời Ngươn
Thần của Đức Chí Tôn giáng hạ và tịnh dưỡng, cũng do Âm Dương vãng lai giao thới,
Thủy Hỏa ký tế, vạn loại toại sanh, nên dạy hiến trà. Dùng Âm-Dương-thủy cũng
như thời Mẹo vậy. Hiến lễ Đức Chí-Tôn giờ nầy, chúng ta được hàm dưỡng Chơn Thần
an tịnh.
Dịch-lý ứng vào quẻ
Quan (Phong Địa Quan). Tức nhiên quẻ
trên là Tốn vi Phong, quẻ dưới là Khôn vi Địa, đọc là Phong Địa Quan (có khi đọc
là Quán). Tất nhiên quẻ này là quẻ đảo ngược của quẻ Đại-tráng, có nghĩa là quẻ
này có 4 Âm đã lấn hai Dương ra ngoài là thời của Âm trưởng thì Dương tiêu.
Thánh-ý của Đức Chí-Tôn mượn
cả khí phách, năng lực và tánh chất điều-hòa của chư Môn đệ mỗi ngày trong bốn
thời Cúng đều phải đến trước mặt Thầy đặng Cầu nguyện và Xét mình.
Việc dâng Tam Bửu lên Đức
Chí Tôn là một điều hết sức quan trọng. Chỉ cúng lễ Đại Đàn và Tiểu Đàn mới được
trọn dâng Tam Bửu mà thôi.
3 - Giá trị của việc Cúng Tứ thời
Có khi nào ta nghĩ rằng tại
sao phải cúng Đức Chí Tôn và Phật-Mẫu mỗi thời, mỗi ngày không? Giá trị của sự
Cúng kính ra làm sao? Và khi nào được nghỉ Cúng?
Thuở Đức Hộ-Pháp còn sanh
tiền Ngài cũng lo ngại cho loài người vì sự văn-minh tuyệt đỉnh bị “giục thúc bởi
phương sống vật chất, họ tìm hạnh phúc trong cái sống vật hình, vì cớ Đạo-giáo
mất quyền”.
Ngài vấn nạn Đức Lý
Giáo-Tông:
“Đương thế kỷ hai mươi này
văn-minh cực điểm đã đi quá cao rồi, đem đạo-đức tinh thần làm thuyết cứu thế sợ
chẳng có kết quả. Tôi công nhận rằng trước hai ngàn năm có lẽ nhơn loại còn bảo
thủ được khối thiên lương, biết xu-hướng đạo-đức; tinh thần đạo-đức buổi ấy dường
như gặp một mảnh ruộng có nhiều phân nên hột giống mới mọc đặng, còn thế-kỷ hai
mươi này là thời-kỳ văn-minh vật chất, nếu đem đạo-đức ra làm môi giới cứu vãn
tình thế cho đời e vô hiệu quả.
Đức Lý Ngài than, nói quyết
đoán rằng:
- Theo lẽ Hiền-hữu nói
nhơn loại ngày giờ này không cần đạo-đức có phải?
Bần-Đạo trả lời:
- Thật vậy! Nhơn-loại buổi
này không cần đạo-đức, chỉ tìm hạnh phúc nơi văn-minh khoa học cũng có thể được
chứ?
Ngài cười:
- Văn-minh khoa-học chỉ
nuôi phần xác thịt mà thôi, con phần linh hồn chắc-chắn họ sẽ đói!
Bần-Đạo vấn nạn tiếp:
- Tại sao Ngài nói linh-hồn
đói? Linh-hồn có ăn sao mà đói?
- Phải! Phải có vật-thực đặng
bảo dưỡng nó như thi hài vậy, nếu không vật thực nó sẽ tiều-tụy rồi chết mà chớ!
Bần Đạo lại hỏi:
- Đạo-đức tìm nơi đâu mà
có đặng?
- Tức nhiên tìm nơi cửa
Thiêng-liêng hằng sống mới có, mà tìm nơi cửa Thiêng-liêng hằng sống tức là cửa
Đạo. Buổi ăn của linh-hồn là buổi ta vô Đền thờ cúng đấy! Ta không thấy mùi của
nó tức chưa hưởng được, tưởng vô Đền thờ là bị luật buộc, không dè mỗi phen đi
cúng tức là cho linh-hồn ăn vậy! Bần Đạo tưởng thấy trong trí cần phải bắt buộc
cả thảy đi cúng. Vì trong thâm tâm Bần Đạo định mấy người chưa biết mùi của nó,
cũng như kẻ nhà quê đưa cho gói bánh ăn chẳng được, rồi khi đã biết mùi rồi bán
cả áo quần mà mua ăn”. (TĐ II/152).
Vì tính cách trọng-yếu đó
mà Đức Phật Quan-Âm nhắc nhở rằng:
4 - Phải năng cúng kiến:
“Lễ bái thường hành tâm Đạo
khởi” tức nhiên ở nền Đạo Cao-Đài việc trọng-yếu là cúng Tứ Thời, giá trị Cúng
Tứ Thời được Phật Bà Quan Âm dạy (TNII/89).
Các em phải lo cúng kiếng
thường:
1 - Một là tập cho chơn-thần
được gần-gũi với các Đấng thiêng liêng cho đặng sáng lạng.
2 - Hai là cầu khẩn với Đức
Đại Từ Bi tha thứ tội tình cho các em và cả chúng sanh.
3 - Ba là có tế-lễ thì tâm
phải có cảm, cảm rồi mới ứng, ứng là lẽ tự-nhiên.
4 - Bốn là tâm có cảm thì
lòng Bác-Ái mới mở rộng mà nhứt là khiếu lương tri, lương-năng của các em cũng
nhờ đó mà lần hồi thành ra mẫn huệ. Các em nhớ à!”
Đúng như câu “Lễ bái thường
hành tâm Đạo khởi”.
Đức Hộ Pháp xác nhận về
giá trị của việc cúng kính
“Không có một điều gì mà
Chí-Tôn định trong chơn-giáo của Ngài dầu Bí-pháp, dầu Thể-pháp mà vô ích đâu!
Đấng ấy là Đấng tưng-tiu con cái của Ngài lắm! Thoảng có điều gì không cần ích
mà con cái của Ngài nói rằng “không muốn” Ngài cũng bỏ nữa đa! Từ ngày khai Đạo:
Kinh kệ, Lễ bái, sự chi sắp đặt về đạo-đức cũng chính Đức Chí-Tôn tạo thành,
không phải do các Đấng khác. Ngài buộc mình làm là có cần yếu, hữu ích chi chi
đó Ngài mới buộc, vì cớ nên thời-giờ này thấy Bần-Đạo bó buộc nghiêm-khắc quá,
có lẽ có kẻ biếng-nhác cũng phàn nàn lén lút.
“Ngày cuối cùng các Bạn gặp
mặt Bần-Đạo nơi Thiêng-liêng, Bần-Đạo sẽ hỏi các Bạn coi khi còn ở thế Bần-Đạo
buộc cả thảy đi cúng là có tội hay có công? Công hay tội ngày giờ ấy sẽ có tấn-tuồng
tâm-lý ngộ nghĩnh với nhau vô cùng tận. Chừng đó mới biết lẽ nên hư.
Ngày nay, giờ phút này Bần
Đạo đứng tại giảng đài này để khuyên nhủ, còn biếng nhác quá, xác thịt đã hư rồi,
đến linh-hồn phải coi chừng cho lắm, kẻo ngày kia ăn năn quá muộn”. (TĐII/153)
Người Đạo Cao-Đài buộc phải
cúng kiếng thường để làm làm gì?
- Phải chăng để thấm nhuần
cái lẽ mầu-nhiệm mà mỗi lời trong Kinh, cũng như mỗi câu, mỗi chữ có một giá-trị
triết-lý vô cùng sâu kín. Những điều sâu kín nhiệm mầu duy tâm ta hiểu tới đâu
thì thấm tới đó chứ không bao giờ tới chỗ tột cùng cho được.
Ví như: Một đồng nhi mới
biết đọc Kinh cũng đọc thuộc câu: “Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp” nhưng chỉ
thuộc lòng như vậy thôi. Khi trình độ hiểu biết khá hơn sẽ thấy rằng câu ấy là
do câu Đạo do tâm hợp 道由心合 Hiểu hơn chút nữa thấy rằng
cả câu ấy nói rằng Đạo được kết hợp bởi hai lý Âm Dương “Nhứt Âm nhứt Dương chi
vị Đạo” cho nên Đạo là do chữ TÍN và THÀNH. Tín là Tin tức nhiên người Đạo trước
hết phải có Đức Tin và lòng Chí-thành. Đức tin từ ở con người mà có tượng quẻ
Ly là trong rỗng ngoài đặc, còn Thành là do trời thuộc quẻ Khảm trong đặc ngoài
rỗng…
Như vậy Đạo thì mênh mông
như biển cả, may mà mình nếm được chút hương vị của nước biển để phân biệt với
nước sông hay nước của hồ ao mà thôi, nào ai uống cạn biển Đông bao giờ!
5 - Sự hiến lễ của Tôn Giáo Cao Đài:
- Hoa tượng trưng cho Tinh,
- Rượu tượng trưng cho
Khí,
- Trà thì tượng trưng cho Thần.
Nếu như một người kia tìm
Đạo, người ta thấy mình dâng ba món cúng phẩm mà mình gọi là ba báu, rồi người
ta để mắt thấy Bông, Rượu, Trà người ta để dấu hỏi, ba món ấy báu lắm hay sao?
Báu ấy là báu gì?
Đức Hộ-Pháp nói:
“Bần Đạo đã giảng ba cái
đó tượng trưng cho báu vật của ta là:
- Thứ nhứt thân phàm xác
thịt của chúng ta đây, thuộc về Tinh, Bông tượng trưng xác thịt.
- Thứ nhì là trí não của
ta, khôn ngoan hơn vạn vật gọi là Khí, Rượu tượng trưng cho trí não.
- Thứ ba Trà tượng trưng
cho linh hồn của chúng ta là cái hằng sống thiêng liêng của chúng ta, nó mới gọi
là ba cái báu. Thật ra chúng ta suy nghĩ coi không có gì quí hơn xác thịt ta,
trí óc ta và linh hồn ta hơn hết.
Giờ phút này Đức Chí Tôn đến
biểu chúng ta dâng Tam Bửu: Bông, Rượu, Trà; tưởng đâu là gì, thiên hạ nói báu
gì đâu ba món ấy gọi là báu. Ai ngờ ba món báu ta dâng cho Ngài là báu vật, bởi
vì Ngài là Chúa của ta, Ngài tạo sinh ta, Ngài là Cha của ta về phần hồn và phần
xác, Ngài đòi ba món quyền sở hữu của Ngài cho ta, lấy ba món báu của ta đó vậy”.
Giờ phút này:
* Lễ dâng rượu phải đúng
Ngọ và Tý bởi hai thời đó nguơn khí của trời đất hưng vượng,
* Dâng Trà phải thời Mẹo
và thời Dậu bởi hai giờ đó nguơn thần của trời đất hưng vượng.
6 - Pháp giới tạo đoan
Trong cơ khởi thủy, pháp
giới tạo đoan, Càn Khôn đã định vị, Đức Chí Tôn mới giao quyền cho Phật Mẫu quản
khí Hư Vô. Hư là hư linh, Vô là vô cực, bởi nguyên nhân đó mà chúng sanh niệm
danh Đức Diêu Trì Kim Mẫu
“Nam-mô Diêu-Trì Kim-Mẫu
Vô cực Thiên Tôn” với hai chữ “Thiên Tôn” là vậy.
Ngôi Vô Cực ở Đức Phật Mẫu
là pháp giới phát xuất Khí Hư vô biến tạo Chơn thần cho chúng sanh trong khối Vạn
Linh nhờ phối hợp Âm Dương mới đủ Tinh. Khí. Thần như trời đất, đúng như câu
“Thiên địa vạn vật đồng nhất thể” 天地萬物同一體.
Riêng sự bái lễ Đức Phật Mẫu
không lấy dấu Phật-Pháp-Tăng nhưng thể hiện trong câu niệm:
- “Nam mô Diêu Trì Kim Mẫu”
là Phật
- Nam mô Cửu Vị Tiên Nương
là Pháp.
- Nam mô Bạch Vân Động Chư
Thánh là Tăng. Ngọc Hư là Thiên điều, còn Cung Diêu Trì là pháp giới, do nguyên
lý đó nên Tôn giáo Cao Đài đem luật áp dụng ở mặt điều hành về pháp cốt yếu để
giữ thăng bằng cho cơ đạo. Dầu Tín đồ dĩ chí Thiên phong muốn tạo công lập vị
phải đi trong khuôn luật Cửu Trùng Đài, còn Hiệp Thiên Đài lẽ đương nhiên là
pháp định vị.
Đời lập Pháp Viện Tối Cao
để chủ lấy luật, với đạo lại khác, có Phật rồi mới có Pháp. Do đó ngôi luật của
Đức Chí Tôn nắm quyền Phật chủ cả Pháp và Tăng. Người tu biết tùng khuôn luật của
đạo do sự tìm tàng đạt được chơn lý là đắc Pháp, rồi gắng trau dồi thân tâm, trụ
được chơn tánh là đắc Phật, lúc nhập định xuất thần được gần gũi với các đấng để
học hỏi gọi là đắc Duyên, nhờ đó mở đươc con mắt giữa nơi trán là cái cửa của
tâm linh. Với cái nhìn quán thông căn cơ của mình chỗ bản lai diện mục là đắc Vị.
Như vậy Trời Đất cũng có
Tinh-Khí-Thần. Bởi ánh Thái Cực nảy sanh Thái Bạch là nguơn Tinh, nên buổi Tam
Kỳ Đức Lý Đại Tiên kiêm nhiệm Giáo Tông, cầm quyền chuyển thế vừa sửa trị vừa định
vị cho Thánh thể của Đức Chí Tôn. Trong nguơn bảo tồn dầu ở chơn trời gốc bể
cũng có Bàn trị sự là Hội Thánh Em thay hình thể cơ tận độ của Thầy là vậy.
Đạo tượng lý Thái-cực do
cung Càn biến xuất dưới một vạch ngang hai vạch chỏi lên thành hình tam giác, mọi
vật thể cực lớn từ hữu hình lẫn vô hình chẳng lọt ra ngoài, còn cực nhỏ ví như
hạt nguyên tử cũng khó ẩn được bên trong. Với cái không không là Vô cực, giữa
Thái cực và Vô cực Đức Thái Thượng và Đức Hộ Pháp là đầu mối trung hòa lưỡng cực,
nhờ đó mà tạo thành khối điển lực sanh quang cho Càn Khôn Thế Giới. Vì thế mà
Tôn giáo vẫn quí ba ngôi báu của trời đất, gọi là Tam tài: Thiên Địa Nhân.
Người tu theo Phật hằng niệm
Phật-Pháp-Tăng:
- Tâm ta biết thọ giáo là qui y Phật,
- Tánh biết giữ giới là qui y Pháp,
- Thân biết hành theo chơn truyền là qui y Tăng.
Triết lý của Đức Chí Tôn đối
với con người từ thể xác đến linh hồn, thì Phật là tượng lý, Pháp là định vị,
Tăng là phát huy chơn tướng của Đạo nhờ đó mà xây dựng nên nền chánh giáo phổ
truyền.
Giữa Tiên Thiên và Hậu Thiên:
- Tăng là Tinh, phần sanh
hóa,
- Pháp là Khí lý trưởng dưỡng,
- Phật là Thần cơ an định.
Đối với người tu hằng niệm
Phật-Pháp-Tăng coi như hằng kỉnh vậy, hễ kỉnh Phật thì xá vô, kỉnh Pháp thì xá
ra, kỉnh Tăng thì xá ngang tức mỗi người chúng ta tạo nơi đàn nội một pháp Tứ
Tượng nhứt Âm, nhứt Dương của trời đất, nhờ đó mà biến sanh vạn vật.
- Xá Tăng là xá cái nguyên
lý về cơ sáng tạo ở cõi vô hình trước kia, cũng như ở mặt hữu vi, nhờ sự khởi
thỉ mới có chỗ để cho chúng ta sùng bái, tức nhiên phải kỉnh Tăng, trước cũng
như sau: vô thì chào, ra thì kiếu, chớ không phải xá đối tượng giữa nam và nữ.
Còn luận về phật pháp, từ
vô thỉ đến khởi thỉ, Tăng là nguyên lý phát khởi Càn Khôn đó là cơ mầu nhơn đạo
của Đức Chí Tôn, vừa phân hóa vừa phân quyền định vị mỗi vật thể, mỗi chơn hồn
với bản năng sanh tồn tự hữu, nhờ Tăng mà phát huy cơ tạo đoan cùng chân lý Đạo,
nên người tu đắc Pháp rồi mới đắc Phật.
Khi xá chí trán kỉnh
Thiên, chí đơn điền kỉnh Địa, chí ngực kỉnh Nhân. Nhân tức tâm, tâm tức thiên,
thiên giả ngã dả, còn xá với phép định vị là Thiên-Địa-Nhân. Ý nghĩa lạy tiêu
biểu lý phục nguyên Thiên-Nhân-Địa, thấy rõ con người chúng ta là pháp trung
hòa giữa Thiên và Địa, nên khởi lạy trước đem cái điểm dương của Thiên vào Tâm.
Chừng ngất dậy đem cái điểm âm của địa lên, tức hệ thống dương của bản tâm đã đắc
nhứt hình thành pháp Tứ Tượng ở con người, cũng như nơi đàn nội, lúc ngất lên để
lạy tiếp thể hiện Địa Nhân-Thiên của mỗi Thừa trong chín phẩm với pháp Dục Tấn
là Địa- Nhân-Thiên.
C - Tam ngôi: Phật - Pháp -Tăng
Người Tín hữu Cao-Đài phải
biết tất cả các nghi thức từ đơn giản đến phức tạp
Như đã biết trong con người
có ba món báu đó là TINH. KHÍ .THẦN được gọi là Tam bửu.
Tam bửu ấy người tu phải
làm cho hiệp mới gọi là Đắc Đạo.
Người tín hữu Cao-Đài mỗi
phen vào đảnh lễ Đức Chí Tôn, trước hết phải Xá ba xá: tức là Kỉnh Thiên, kỉnh
Địa, kỉnh Nhân. Đoạn quì xuống lấy dấu và niệm; câu niệm Phật, Pháp, Tăng gọi
là điểm Tam-qui, tức là:
- Nam-mô Phật.
- Nam-mô Pháp.
- Nam-mô Tăng.
Đó là ý-nghĩa của Tam ngôi, nhưng Tam ngôi này không bao
giờ phân lìa, ấy chứng tỏ sự hiệp Tam bửu
trong Đạo-pháp.
Kỉnh Phật hay các Đấng đều xá ba xá là bởi chúng ta ngưỡng vọng cái lý Tam Tài.
Kỉnh Pháp xá có một, với chân lý vạn pháp qui nhứt.
Kỉnh Tăng cũng xá một, bởi nhứt thiết chúng sanh nhứt điểm linh.
Ở Cơ Tạo đoan có Phật Pháp rồi mới có Tăng. Dầu những đấng thay trời lập
giáo cũng không ngoài chân lý đó. Khổng Thánh dạy chúng sanh tu thân giữ điều
nhân với phép tồn tâm, Thái Thượng dạy lập đức để tu mệnh làm phương dưỡng tánh. Thích Ca dạy về linh hồn có luân hồi quả báo. Trong Tam
Giáo, Phật là Thần, Tiên là Khí, Thánh là Tinh, bởi cớ Khổng Tử chiêm bao gặp
Lão Tử rủ bay lên không trung, nhưng cố gắng mà vẫn quá chậm chừng gặp núi non
hiểm trở lo sợ, Lão Tử mới nói đó là tư tưởng chớ chẳng có chi, cứ bình tĩnh tự
nhiên bay qua thì được. Khi đó Khổng Tử nhìn thấy đôi cánh mình nhỏ lần, chỉ
còn ba cọng lông còi, nghe hỏi nặng nề nên hạ cánh trở về cùng mặt đất, tất
nhiên đạo Thánh thể hiện phần Tinh của con người.
Con người phải đủ Tinh Khí
Thần. Đó là triết lý của Tam Giáo. Trong con người chúng ta phải có đủ ba Tôn giáo:
- Phật là linh hồn,
- Tiên là chơn thần,
- Thánh là xác thân.
Tôn giáo Cao Đài đã biểu
tượng cho cơ qui nhứt của Đức Chí Tôn trong sự hiến lễ: Hoa thể hiện cho nguơn
Tinh, Rượu thể hiện cho nguơn Khí, Trà thể hiện cho nguơn Thần. Trà có chung nước
trắng tượng lý âm dương
Rượu là Khí sao lại ba chung?
Ba chung cùng một nguyên
lý: con người ở giữa so với trời đất thể hiện cơ định vị là ba nguơn Khí của
Thiên Địa-Nhơn. Hay nói khác đi là Tam tài đó vậy. Về tượng lý khởi thủy của cơ
tạo đoan Càn Khôn Vũ Trụ, ngôi Thái Cực Đức Chí Tôn phát xuất ba nguơn Khí:
1 - Thái Thượng 2- Nguơn
Thỉ 3- Hộ Pháp.
Luận đến vô thỉ là ba
nguơn khí của Phật Pháp Tăng ở ba ngôi: Đạo sanh nhứt, Nhứt sanh Nhị, Nhị sanh
Tam, Tam sanh vạn vật
Loài người là phẩm tối
linh để đại diện cho chúng sanh, nên trong giờ hiến lễ, coi như nguơn Khí của Vạn
linh được hiệp cùng Đấng Chí-linh. Nguơn Vô Thỉ khởi điểm có tượng lý, có định
vị bằng pháp số Nhứt là Thái Cực, nhì là Lưỡng-Nghi kế đến là Tam Tài. Vì vậy
mà Đạo Cao Đài rất chú trọng lễ Dâng Tam Bửu.
Đức Hộ-Pháp nói:
“Trọng giá của TAM-BỬU mà
CHÍ-TÔN ưa chuộng để dâng Đại Lễ cho Ngài là nguyên-nhân chấm dứt cái hoạ tranh
thù đã gây nên trường oan-nghiệt cho toàn thế-giới “
D - Lạy khi dâng Tam Bửu:
Tại sao Hành Chánh, Phước
Thiện hai bên thực hiện nghi lễ cúng Đàn dâng Tam Bửu cho Đức Chí Tôn cùng Đức
Phật Mẫu, sự bái lễ thấy không giống nhau?
Trước kia Đức Hộ Pháp đã dạy
Lễ viện nơi Đền Thánh cũng như Báo Ân Từ đều bái lễ như nhau khi dâng Tam Bửu.
Về sau, Chức sắc đàn anh có thỉnh ý Hội Thánh xin sửa đổi về cách lạy, có khác ở
pháp số.
Đầu năm Đinh Hợi (1947)
ông Giáo sư Ngọc Ninh Thanh người thâm Nho-học được bổ nhiệm nắm quyền Thượng
Thống Lễ Viện Cửu Trùng Đài, mới đề nghị cùng Hội Thánh về cách bái lễ khi dâng
Tam Bửu như sau:
- Trường hợp dâng một Bửu
thì lạy ba lạy (mỗi lạy bốn gật), còn dâng đủ ba Bửu thì mỗi Bửu lạy một lạy, mỗi
lạy bốn gật, để khi dâng một Bửu hay ba Bửu thì cũng giữ đủ mười hai lạy cho
đúng số 12 của Thầy, đề nghị này được Hội Thánh đồng ý ra Châu tri ban hành
nhưng tài liệu đó đã bị thất lạc.
Tương tự, ngày 18-8 Mậu-Dần
(Dl 10-10-38) Hội Thánh ra Châu Tri số 61, do ba vị cầm quyền Chánh Phối Sư ký,
là:
1 - Giáo sư Thái Phấn Thanh.
2 - Giáo sư Thượng Chữ Thanh.
3 - Phối sư Ngọc Trọng Thanh.
Trong đó điều 5 qui định về
lạy từ Bàn Trị Sự đổ xuống như sau:
“Chánh Trị Sự đổ xuống Tín
đồ lạy bốn lạy”.
Như vậy kể như mất hết hai
phẩm Nhơn Thần (Bàn Trị Sự) và Địa Thần (Tín đồ giữ đủ trai giới 10 ngày đổ
lên) trong Cửu phẩm Thần Tiên, theo Thánh-ngôn của Thầy đã dạy:
“Lạy Thần, Thánh ba lạy, lạy
vong phàm bốn lạy”.
Vong phàm là thân nhân
chúng ta chưa biết Đạo hoặc những Tín đồ bị Hội Thánh trục xuất, hay không giữ
đủ trai giới v.v... Cả hai Châu Tri đều được Đức Hộ Pháp phê chuẩn. Nhưng thiết
nghĩ do Đức Ngài vẫn trọng cái chủ quyền của Hội-Thánh là hình thể Đức Chí-Tôn
nên chấp thuận vì đủ ba ấn ký.
Kể hai văn bản đó có đủ
quyền Chí Linh, nếu có quyền Vạn linh cầu xin thì quyền Chí Linh sẽ cứu xét cho
lại. Bởi vị Chánh Trị Sự là Đầu Sư Em, Phó Trị Sự là Giáo Tông Em, Thông Sự là
Hộ Pháp Em. Xem đó là vong phàm thì làm sao điều hành phận sự của Hội Thánh Em
đặng, vì hai phẩm chót của Hạ thừa chức việc là Thần của người, Tín đồ là thần
của đất phải cúng triêu tịch không điện Tam bửu chớ nơi bàn linh có đủ để biểu
tượng: Tinh Khí Thần cho người tu. Với lý đạo có Tinh Khí mà thiếu Thần mất cơ
an định. Có Thần mà không Tinh Khí khó huờn được Đệ Nhị xác thân. Về phép tu phải
hiệp Tam bửu mới đắc vị.
Thế nên lạy Tam tài thể hiện
nguyên lý của ba ngôi:
- Trời có Nhựt . Nguyệt .
Tinh.
- Đất có Thủy . Hỏa .
Phong.
- Người có Tinh . Khí . Thần.
Ý nghĩa là vậy.
Trường hợp trong thời Cúng
thường ngày, nếu hiến lễ Thầy một Bửu thì lạy ba lạy, còn ba Bửu thì lạy mỗi Bửu
một lạy để giữ đươc con số 12 của lý Khai Thiên như Ông Giáo sư Ngọc Ninh Thanh
hướng dẫn. Nhưng như thế sẽ mất con số biến dịch của đạo pháp về Tam Thập Lục
Thiên, kể dâng Tam Bửu mỗi bửu 3 lạy, mỗi lạy 4 gật cộng thành 12 mỗi lần lạy.
Như vậy tính chung ba lần là 36, tổng hai chữ số là 9, đó để làm con số định vị
của ngôi Dương. Từ khởi thỉ đến chung kết phải giữ đúng lý số của cơ huyền nhiệm,
nên sự hành lễ của Tôn-Giáo Cao-Đài biểu tượng pháp giới tạo đoan có liên quan
cùng pháp giới chúng sanh trong Tứ thời hành lễ.
Khi Cúng Tứ thời: về niệm
danh Đức Cao Đài trong bốn bài: Niệm hương, Ngọc Hoàng Kinh, dâng một Bửu, Ngũ
nguyện, mỗi bài lạy ba lạy, mỗi lạy 4 gật, tổng số là : 4 (bài) x 3 (lạy) x 4
(gật) = 48, tổng hai chữ số là 12, con số Khai Thiên. Như vậy, khởi thỉ bằng
bài Niệm hương 3 lạy, 4 gật (12), chung kết cũng con số 12 thì mới đúng pháp.
Danh Thầy có 12 chữ, mỗi lạy 4 gật thành 48 chữ, tổng hai chữ số cũng 12.
Về Lễ Cúng Đại Đàn, niệm danh Thầy trong 7 lần
1 - Bài Kinh Niệm hương.
2 - Bài Ngọc Hoàng Kinh
3 - 4 - 5 - Dâng Tam Bửu:
(Dâng Hoa, Trà, Rượu)
6 - Thượng sớ
7 - Bài Ngũ nguyện
Mỗi lần lạy 3 lạy, mỗi lạy
4 gật, tổng số là: 7 lần
3 (lạy) x 4 (gật) =
(7x3x4) = 84 tổng hai chữ số vẫn là 12 (8+4) đó là con số Nhứt bổn tán vạn thù,
Vạn thù qui nhứt bổn, mới là lý số của đạo pháp biến dịch, chớ dâng đủ Tam Bửu
mà mỗi Bửu có 4 lạy (kể cả lạy và gật) thì mất hết 24 lạy chỉ còn có 60 lạy, tức
nhiên con số chung kết không trở lại chỗ khởi thỉ là số 12.
Trong Tứ Thời Xưng Tụng
Tam Giáo Tâm Kinh, khi dứt mỗi bài kinh, lạy 3 lạy, mỗi lạy 3 gật. Lạy mỗi vị 9
lạy (kể cả lạy và gật), ba bài kinh có 27 lạy, cộng hai chữ số là 9. Danh mỗi vị
trong Tam Giáo gồm 12 chữ. Mỗi lạy 3 gật, mỗi lần niệm 12 chữ, ba lần niệm 36
chữ, 3 với 6 là 9, đó là pháp định vị cho 3 ngôi Tinh-Khí-Thần. Phật là Thần,
Tiên là Khí, Thánh là Tinh.
Khi cúng Tứ thời nơi Báo Ân Từ, về niệm danh Đức Diêu Trì Kim Mẫu trong 5 bài: Niệm hương, Phật Mẫu Chơn
Kinh, Tán Tụng Công Đức DTKM, Dâng một Bửu, Ngũ nguyện, mỗi bài lạy ba lạy, mỗi
lạy 3 gật, tổng số là : 5 (bài) x 3 (lạy) x 3 (gật) = 45, tổng hai chữ số là 9,
biểu tượng cho Cửu Thiên Khai Hóa.
* Muốn tận độ chúng sanh,
cúng Tứ Thời ta nhớ niệm danh của Đại Từ Phụ 12 chữ (Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại
Bồ Tát Ma Ha Tát) Tam Giáo cũng niệm danh mỗi vị 12 chữ. Kể như Thầy đã nắm trọn
Phật-Pháp-Tăng vào tay ở câu niệm.
- Cao Đài tượng trưng Nho giáo.
- Tiên Ông tượng trưng Lão giáo.
- Đại Bồ Tát Ma-Ha-Tát tượng trưng Thích-giáo.
Hai chữ “Nam mô” là một
triết lý quan yếu đối với trời đất cùng vạn vật, đó là Âm Dương nhị khí vậy.
Thuở hỗn độn Hồng Mông
trong pháp sơ tạo, Đạo khởi thỉ Trời Đất nên chữ được niệm đầu tất cả các Thánh
Danh là “Nam vô” 南 無 đọc trại là Nam mô. Phương Nam thuộc Bính Đinh, Hỏa là lửa Thái-Cực ở lý
nhứt nguyên biến cung Càn thành ba vạch.. Vô là chỗ tách rời hình Khôn lục đoạn
với khoảng không đó là vòng Vô Cực nơi phát xuất sanh quang cho Vũ Trụ.
CHƯƠNG IV
I - BAN NHẠC (Nơi Đền-Thánh)
Trong các buổi Đại Lễ ban
Nhạc thường ở trên Nghinh-Phong-Đài và được một vị Chức-sắc trong Bộ Nhạc đứng ở
giảng-đài Nữ-phái điều khiển, ban Nhạc được chia làm hai nhóm: nhóm Văn ban và
nhóm Võ ban. Nhóm Văn ban gồm các loại đàn và nhóm Võ ban gồm các loại trống
cùng các nhạc khí khác. Dưới đây là nhạc-khí của hai nhóm văn ban, võ ban.
- Nhóm Văn ban:
Nhạc khí căn bản của Văn
ban là cây Đàn Cò mà bất cứ một buổi cúng tế nào, dù Đại Lễ, Tiểu Lễ hay cúng
thời, đều bắt buộc phải có. Còn các nhạc-khí sau đây nếu có đủ thì càng làm cho
buổi lễ trang-nghiêm hơn, nếu thiếu một hai loại cũng không sao, như: đàn
tranh, đàn kìm, đàn tỳ bà, đàn gáo, đàn sến, đàn tam, đàn độc huyền, ống sáo và
ống tiêu.
Như vậy tất cả các thứ đàn
đều xếp vào Văn ban.
Nguyên-nhân của sự sắp xếp
này là vì các bản Nhạc thường có niêm thức, có lớp lang mà Nhạc-sĩ muốn đàn phải
tấu cho đúng niêm-thức, đúng nhịp mới được. Các tiếng đàn khi tấu lên đều ăn khớp
nhau, các âm thanh hòa lẫn nhau chứ không hề đối chọi hoặc tương phản nhau.
Chúng ta hãy thử quan sát từng loại đàn một.
Thánh-ý Đức Hộ Pháp dạy Chức-sắc
Bộ Nhạc dụng DIÊU CẦM làm biểu hiệu gắn lên áo mão từ phẩm Nhạc sĩ đến Nhạc sư.
A - Nhóm Văn ban
1 - Huyền sử cây DIÊU CẦM (Hay là Đàn Cầm)
Đàn Cầm:
Đức Hộ-Pháp tường thuật
huyền sử cây DIÊU CẦM là môn nhạc khí thời Thái cổ.
Đức vua Phục-Hy ngày xưa sống
trong đạo luật thiên nhiên, luôn luôn chú ý đến những hiện tượng của ngày đêm
trong Trời đất. Bởi lẽ ấy nên Ngài tìm thấy linh khí của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,
Thổ rơi động trên cây Ngô đồng do chim Phượng, chim Hoàng từ bốn phương trở về
nghỉ cánh.
Phượng-Hoàng là chúa tể
loài phi cầm, ăn thì ăn hột trúc, uống thì uống suối ngọt, đậu thì đậu cây Ngô
đồng.
Đức vua Phục-Hy biết cây
Ngô đồng là loại cây rất quý, đoạt được linh khí của tạo hóa.
Ngài sai người đến đốn đi,
chọn ba đoạn án theo thể Tam tài: Thiên, Địa, Nhơn.
- Đoạn trên gõ tiếng kêu
vô cùng thanh thoát nhưng quá nhẹ,
- Đoạn dưới tiếng kêu chát
đục lại quá nặng,
- Đoạn giữa thì vừa trong,
vừa đục, vừa nhẹ lại vừa nặng.
Đức vua Phục-Hy cho dầm nước
72 ngày đêm. Vớt lên phơi sương nắng 36 ngày đêm, đoạn đem gát lên chỗ mát mẻ rồi
chọn ngày lành truyền lịnh cho thợ khéo là Lưu Tử-Kỳ chế thành nhạc khí dùng
trong các cuộc hòa tấu nơi Diêu-Trì-Cung nên có tên gọi là DIÊU CẦM.
DIÊU CẦM dài 3 thước 6 tấc
6 phân, án một vòng chu niên 366 ngày, mặt trước rộng 8 tấc án theo bát tiết: Lập
xuân, Xuân phân, Lập hạ, Hạ chí, Lập thu, Thu phân, Lập đông, Đông chí.
Mặt sau rộng 4 tấc án Tứ
thời : Xuân, Hạ, Thu, Đông. Dày 2 tấc án Âm Dương, Lưỡng-nghi. Đầu Kim đồng,
hông Ngọc Nữ, hồ rồng, ao phụng, trục ngọc, phím vàng.
12 tháng: cung theo 12
tháng, một phím chót cung vào tháng nhuận.
Đàn có năm dây, ngoài cung
theo Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Trong cung có Ngũ âm:
Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ.
Lưu-Tử-Anh nối nghiệp (tổ
tiên Lưu Tử Kỳ) trước tác bản Nam Phong.
Vua Thuấn dĩ đức khải
DIÊU-CẦM, hát bản Nam Phong cảm hóa thiên hạ đặng thái bình, thạnh vượng.
Đến cuối nhà Thương, Châu
Văn-Vương bị cầm tù nơi Dữu-Lý. Bá-Ấp-Khảo nhớ cha thêm một dây dạo lên nghe não
nùng ai oán đặt tên là dây Văn.
Đến Châu-Võ-Vương phạt Trụ,
Võ-Vương thêm một dây dạo lên nghe hùng tráng gọi là dây Vũ.
Như vậy bấy giờ: Cung cả
thảy là bảy dây: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ, Văn, Võ.
Định ước thuở xưa có sáu
điều không nên đàn :
1 . Trời lạnh giá
2 . Trời oi bức
3 . Khi gió to
4 . Khi mưa to
5 . Khi sấm sét
6 . Trời đông tuyết đông
Bảy điều kỵ không nên đàn
:
1 . Gặp đám tang
2 . Lòng không bình tĩnh
3 . Thân hình không trong
sạch
4 . Áo quần không tề chỉnh
5 . Không đốt hương
6 . Không vọng ân đức tiền nhân
7 . Không gặp tri âm.
Có tám thanh âm trác tuyệt:
Thanh, Trì, U, Nhã, Bi, Tráng, Du, Dương.
Khi xưa đàn đến chỗ nhập
điệu sức cảm hóa cọp nghe không rống, vượn nghe quên hú, thật là một loại Nhạc-khí
vô cùng diệu nhã.
Theo thời xưa hễ ai học đến
tuyệt kỹ đều hiểu biết cái giá trị của DIÊU CẦM.
Giải lý:
Ngâm khúc gỗ ở chỗ nước chảy
xiết trong 72 ngày:
Đây là số tương ứng với sự
phân chia trong năm. Theo lịch Hán Nôm, một năm chia ra làm 24 khí, hay là “Biến
hướng vị của Hoàng-Đạo” Mỗi khí có 15 ngày và chia làm ba Hậu (thời-kỳ). Như vậy
là 72 Hậu trong một năm..
Ông Phục-Hi.đặt tên cây
đàn này là Diêu-Cầm hay là Ghi-Ta Bích-Ngọc. Cây đàn dài 3 thước 6 tấc 6 phân.
Tương-ứng với 366 độ của bầu trời. Trong Cầm thảo thì con số đó chỉ 366 ngày
trong năm.
Thước để đo là thước để kiến
thiết, không hiểu nó có tương ứng với thước dùng bây giờ không? Thước hiện nay
gọi là thước Ta chỉ bằng 0m40, có 10 tấc và chia ra mười phân.
Chiều rộng đo 8 tấc, tương
ứng cho 4 mùa
Độ dày để chỉ hai nguyên tắc:
Thiên và Địa.
Các trục bằng ngọc và các
phím bằng vàng có 12 cái đó tương ứng với các tháng trong năm. Một phiếm thứ 13
chỉ tháng nhuận trong năm nhuận.
Có 5 dây, đó con số
Ngũ-hành và đồng thời là số của 5 âm phù chính: Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, Vũ.
Sau, Bá-Ấp-Khảo con của
Văn-Vương thời Châu, có thêm dây thứ sáu gọi là Văn-huyền (dây Văn).
Cuối cùng, thời Võ-Vương,
ông này lại thêm dây thứ bảy gọi là Võ-huyền (dây Võ). Như vậy là 7 dây cả thảy,
gọi là: Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, Vũ, Văn, Võ.
Các dây Văn và Võ tương ứng
với Thiếu Cung và Thiếu Thương. Như vậy gọi chung 7 dây: Cung, Thương, Giốc,
Chuỷ, Vũ, Thiếu Cung và Thiếu Thương, tương ứng với các Âm-phù bây giờ: Hò, xự,
Xang, Xê, Cống, Liu, U.
Nhạc Âm chỉ có 7 Âm-phù: Do, Ré, Mi, Fa, Sol, La,
Si. Cũng là tương-ứng với nhạc An-nam: Họ, Xự,
Xừ, Xàng, Xê, Cống, Phàng.
Cây Đàn Cầm cũng có nhiều
tên: Cây Đàn của Vua Tuyên-Vương thời Châu gọi là “Hưởng phong” và nhiều tên
khác nữa, như Xuân-phong, Lục-Ỷ, Tiên-vi…
Người ta bảo trong số người
chơi ĐÀN CẦM xuất sắc có Bá-Ấp-Khảo, Đức Khổng-Tử, Du Bá-Nha, Tư-Mã Tương-Như…
2 - Đàn Sắc:
Trong cuốn “Đế-Vương Thế kỷ”
cây Đàn Sắc là do Bào-Hy sáng chế. Đàn dài 7 thước 2 tấc và có 25 dây.
Tam-Lễ-đồ thì ghi là Đàn Sắc
dài 8 thước 1 tấc và có 23 dây. Nhưng ngày nay nhạc cụ thường dùng là 19 dây.
Dù bao nhiêu dây đi nữa cũng đếu lấy theo lý Dịch mà biến hoá. Nếu là 25 dây,
thì dây giữa màu vàng và gọi là Quân quyền (Dây của Vua) và các dây khác màu đỏ.
Các dây Đàn Cầm và Đàn Sắc
đều bằng tơ, do đó người ta dùng ngôn-ngữ để gọi các dây của nhạc cụ là “Tơ đồng”
có nghĩa là dây tơ và gỗ là Ngô đồng.
Đàn Cầm và Đàn Sắc thường
là một cặp Âm Dương hay là lời chúc đôi vợ chồng mới cưới. Rằng:
SẮC-CẦM mừng kết nghĩa lương duyên,
HẢO-HIỆP ba sinh vẹn ước nguyện.
LOAN-PHỤNG sum vầy tơ tóc trọn,
3 - Đàn tranh (Thập lục Huyền Cầm)
Nhạc trong cửa Đạo
Cao-Đài:
Đàn tranh cũng còn có tên
là Thập-lục Huyền-cầm vì đàn này có 16 dây. Các dây này bằng đồng, đồng thau
hay đồng thép, nhưng dài ngắn khác nhau, căng dùn thẳng không đều vì tùy theo
nhu cầu âm thanh.
Đàn tranh có một đầu nhỏ,
một đầu lớn. Đầu nhỏ cao 20 phân 50 và đầu lớn cao 09 phân, dài độ 95 phân, rộng
13 phân, trông rất gọn gàng, đẹp đẽ.
Đàn Tranh hình hộp dài.
Khung đàn hình thang có chiều dài 110-120 cm . Đầu lớn rộng khoảng 25 -30 cm là đầu có lỗ và con chắn
để mắc dây. Đầu nhỏ rộmg khoảng 15-20 cm gắn 16 khoá lên dây chéo
qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ Ngô đồng dày khoảng 0,05cm uốn hình vòm.
Ngựa đàn còn gọi là con Nhạn, nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển
để điều chỉnh âm thanh. Dây đàn làm bằng kim loại với các cỡ dây khác nhau. Khi
biểu diễn: nghệ-sĩ thường đeo 3 móng vào ngón cái, trỏ, giữa để gẩy. Móng gẩy
làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi-mồi.
Âm sắc Đàn Tranh trong trẻo,
sáng sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui tươi, trong sáng. Đàn Tranh ít thích hợp
với những tính cách trầm hùng, khoẻ mạnh. Tầm âm Đàn Tranh rộng 3 quãng 8, từ
Dô lên Dô3.
Đàn Tranh thường được sử dụng
để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc Tài Tử,
phường Bát Âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
Đàn tranh có thân tròn và
đáy thùng phẳng, đáy của thùng đàn có ba lỗ hình dáng khác nhau: một lỗ hình
bán nguyệt để máng dây đàn, một lỗ hình chữ nhật là nơi âm thanh phát ra và một
lỗ hình tròn để treo dây đàn. Trên thân dài (tức mặt đàn) khoảng giữa cây đàn,
có mười sáu miếng gỗ hình dáng giống mười sáu con nhạn (có người gọi là con ngựa)
đang bay, mỗi con nhạn có máng một sợi dây đàn và phát ra âm thanh riêng. Các
con nhạn này có thể di chuyển tới lui để cho dây đàn căng hay dùn mà tạo ra những
hơi nhạc khác nhau như hơi Bắc, hơi Nam, hơi Oán. Điểm đặc biệt của Đàn Tranh
là tiếng đàn phát ra thanh tao, trong lành, thanh thoát dịu như tơ và êm như
nhung. Tiếng Đàn có đủ âm thanh trầm-bổng. Lúc lên thật bổng, lúc xuống thật trầm,
lúc nhấn như mềm-mại, ngọt ngào làm cảm động tê tái lòng người, có lúc tiếng
đàn giống như tiếng thì-thầm êm-ái của giai nhân, có lúc dường như tiếng suối
chảy róc rách trong rừng sâu.
Nguyễn-Võ trong bài thơ về
“Đàn Tranh” nêu lên nhạc cụ này có 6 thước để chỉ sáu nhạc điệu của nguyên tắc
Dương (lục Luật) và có 12 dây tương ứng với 12 tháng hay 4 mùa trong năm; nó
còn có 3 tấc chiều cao, để tưởng đến 3 vị cao nhất: Trời, Đất, Người (Tam tài).
“Phong lục thống” ghi:
“Đàn tranh phát ra một Âm-thanh riêng biệt cho nước Tần mà người ta cho là sáng
tạo ở Mông Điềm”.
Nhưng Phó-Tử không đồng
ý-kiến. Ông phản đối như sau.
Cây “Đàn tranh” phần đầu
dòm lên để tượng trưng cho vòm trời, đáy là đất. Ở giữa rỗng để chỉ 6 hướng: Bắc,
Nam, Đông, Tây, Thiên đỉnh (trên) và Thiên để (dưới) tức là Lục hiệp; 12 dây với
12 phím là số tháng trong năm. Đây là một sáng tạo đầy thông minh và duệ trí.
Mông Điềm là đề tài của một triều suy đồi (Thời Tần) không thể có một sáng tạo
như vậy được”.
Dưới thời Tần, còn có nhiều
sáng tạo Âm nhạc khác nữa. Còn việc thịnh suy của một triều đại là do định mệnh
cả về phần của Vua lẫn phần của dân. Dầu Mông Điềm có khôn khéo nhưng triều đại
không thể kéo dài hơn quá triều Nhị thế.
Cây Đàn Tranh mà chúng ta
xử dụng ngày nay có 16 dây và dây đồng, nên người ta gọi là Thập lục Huyền cầm
(16 dây). Dù người ta không biết Nhạc cụ này sáng chế vào thời kỳ nào, nhưng
cũng có thể tin chắc là một sự biến chế của “Đàn Sắc”dưới thời Thanh, vì dưới
triều đại Trung Hoa ấy, người ta có nhiều cải tổ lớn về Nghi lễ và Âm nhạc.
Các Nhạc công xưa có tiếng
về “Đàn tranh” là Tần-Tố-Nữ, Triệu Nữ, Lý Thanh-Thanh, Sử Tùng, Lý Tùng châu”.
(Trích “Những người bạn Cố đô Huế” Tập IV.tr.94)
Thật ra:
Bất cứ thời đại nào cũng
có luôn có người thông thái ra giúp nước. Chính cái chỗ nước loạn mới có Đấng
Minh quân cần đến để vỗ an thiên hạ. Cũng như Việt-Nam đến chỗ tận cùng đau khổ:
Ngàn năm nộ-lệ Tàu, trăm năm nô lệ Tây, 30 năm nội chiến từ ngày. Dân Việt-Nam
mới được một nền Đại-Đạo, mới được hưởng một ân huệ đặc biệt của Đức Chí-Tôn
như ngày nay.
ĐỘC TẤU ĐÀN TRANH
Hay dạo đàn cảm tác của bà BÁT NƯƠNG
Gượng khải năm âm giải tấm lòng,
Nhắn đưa gió ái đến thu song.
Gióng dây lìa nhạn sầu nghiêng ngửa,
Dở ngón rơi loan thảm chập chồng.
Lầu Phụng mơ-màng nghe quyển địch,
Cung Tần văng vẳng lóng tơ đồng.
Chia đôi bóng nguyệt còn phân nửa,
Gối lạnh thương ai luống não nồng.
Bát-Nương Diêu-trì-Cung
(21-2-1929)
HỌA VẬN
Năm âm mượn bực tỏ tơ lòng,
Đàn
“Bắc” ra “ Ai” Oán dội song.
Tiếng
thảm làm cơm tràn quá chén,
Hơi sầu dồn gối chất nên chồng.
Tranh Tần ghẹo khóc người cung lãnh,
Tỳ Hớn khêu đau khách ải đồng.
Nhạn lạc lìa cung đành lỗi nhịp,
Cậy lằn phong nguyệt nhắc duyên nồng.
ĐỨC HỘ PHÁP
HỌA VẬN
Trổi giọng thinh âm tỏ nỗi lòng,
Tựa màn ánh nguyệt vặc dòm song.
Cung đàn rỉ rả thưa rồi nhặt,
Dạng khách nhớ nhung chất lại chồng.
Nhấn ngón dường khêu lời hải thệ,
Búng dây như thúc dải tâm đồng.
Nỗi tình nỗi hiếu vai oằn oại,
Giọt lệ rưới lau tâm nghĩa nồng.
Mỹ Ngọc Bảo Văn Pháp Quân
HỌA VẬN
Một mối sầu tư bận tấc lòng,
Cậy đờn dập thảm dựa đơn song.
Trông tình sông Ngự dây loan đứt,
Đợi ngọc cầu Lam tuổi nguyệt chồng.
Gởi nhớ nhờ mây trao bức hẹn,
Hòa thương cậy gió nhắn câu đồng.
Xa duyên chinh nhạn đành ngưng ngón,
Chén ái đêm đông phảng phất nồng.
4 - Đàn Tỳ-Bà:
Tỳ Bà tên gọi một nhạc cụ
dây gẩy của người Việt. Nhiều tài liệu đã cho biết, Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung
Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhật Bản với tên gọi BiWa.
Người ta chế tác Tỳ Bà bằng
gỗ Ngô Đồng. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt
đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây
gọi là ngựa đàn. Đầu đàn (hoặc thủ đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ, khi là
hình chữ thọ, khi là hình con dơi. Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây.
Toàn bộ chiều dài của thân
đàn có số đo từ 94-100 cm . Phần cần đàn có gắn 4 miếng
ngà voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím chính làm bằng tre hoặc gỗ
gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau. Thuở xưa dây đàn se bằng tơ tằm rồi
đem vuốt sáp ong cho mịn, ngày nay người ta thay dây tơ bằng dây nilon. Đàn có
4 dây lên theo 2 quãng 4, mỗi quãng 4 cách nhau một quãng 2: Đồ - Fa - Sol -
Đô1 hoặc Sol -Đô1 - Rê1 - Sol1. Khi chơi đàn nghệ nhân gẩy đàn bằng miếng đồi mồi
hoặc miếng nhựa.
Ở Việt Nam đàn Tỳ Bà có mặt
trong các dàn nhạc: Nhã nhạc, Thi nhạc của cung đình, Thiền nhạc của Phật giáo,
ban Nhạc tài tử, Phường bát âm, Dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
Mặc dù đàn Tỳ Bà có xuất xứ
từ các nước khác, nhưng qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa và trở
thành cây đàn của Việt Nam, thể hiện sâu sắc, đậm đà những bản nhạc mang phong
cách của dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực khí nhạc.
Thích danh ghi: Đàn Tỳ-Bà
sáng chế tại thời Hồ (Mông-Cổ). Đây là cây Đàn để tiêu-khiển lúc cưỡi ngựa và
hành trình. Gảy dây từ dưới lên trên gọi là “Tỳ” và từ trên xuống gọi là “Bà”.
Từ đó đàn có tên là TỲ-BÀ.
Trong thơ Thuý-Kiều, người
ta gặp câu này:
- “Trong nghệ-thuật cao
quí, nàng giỏi Hồ Cầm” chính là Đàn Tỳ-Bà.
Thích-Trí-Tượng Nhạc Lục
có chép rằng:
“Đàn Tỳ-Bà sáng chế do Đỗ-Chi
đời Tần xây thành quách lớn là Vạn lý Trường thành.Thấy những người dân lao động
mệt nhọc. Đỗ Chi sáng chế Nhạc cụ này để tiêu-khiển.
Ngày xưa ở xứ Tề có hai
người bạn thân thiết tên là Quản-Trọng và Bảo-Thúc-Nha. Trong thời nội chiến
làm cho thất vọng với thời kỳ đó. Quản Trọng giúp chúa cũ qua lánh nạn bên xứ Lỗ,
còn Bảo-Thúc-Nha giúp Chúa trẻ
Tiểu-Bạch qua ẩn bên xứ Lữ.
Sau này, Tiểu-Bạch trở về
nước và lên ngôi, đó là vua Hoàng-Công. Thúc-Nha tâu với vua nên dùng Quản Trọng.
Nhưng có thể nước Lỗ không trả Quản-Trọng do Ông này có tài nên Đại-sư bày ra một
cớ: Ông tâu với Vua Lỗ là Hoàng-Công không có ý dùng Quản-Trọng và muốn tự tay
giết Ông để trả thù về mũi tên mà ông này và người em cũ đã bắn khi tranh chấp
ngôi báu.
Quản-Trọng bị nhốt vào chiếc
xe và chở về xứ Tề. Trên đường đi quản Trọng sợ vua Lỗ biết được mưu mẹo này và
thay đổi ý-kiến. Cho nên Vua Lỗ được tin dân phàn-nàn đã hiểu rõ, nếu Quản-Trọng
được Vua Tề dùng thì sẽ thắng thế.
Quản-Trọng nghĩ ra một kế:
Ông sáng tác ra những bài hát vui và cho những người tuỳ tùng ca hát. Họ hát
như vậy thì quên mệt mà đi rất nhanh. Nhờ vậy mà họ chóng qua khỏi biên giới nước
Lỗ trước khi vua nước này cho quân đuổi bắt ông. Từ đó, người ta noi theo gương
của Ông là khi làm nhiều việc mệt nhọc thì hát lên để quên đi mệt nhọc.
Về kích thước của Đàn Tỳ-Bà
xưa dài 3 thước 5 tấc để tượng trưng cho ba đấng thiêng và Ngũ-hành, 4 dây là
chỉ bốn mùa.
Cũng có chép rằng: Người
ta đẵn gỗ cây ngô đồng đả làm Đàn Tỳ-bà. Thân đàn thì như con rùa, cổ thì cổ Phụng.
Đàn Tỳ-Bà dưới thời Nguyên
bằng gỗ với cái đầu cúi xuống, cổ dài bốn và 4 trục, cổ có gắn các phím, mặt bằng
rất rộng và có 4 dây. Đúng theo cây Đàn Tỳ-Bà mà chúng ta đàn ngày nay.
Trịnh-Hỉ-Tử nhà đường có
biếu Hoàng-Đế một cây Đàn Tỳ-Bà 7 dây.
(Trích “những người bạn Cố
đô Huế. Tập Vi-Tr. 96)
Đàn Tỳ-Bà có tất cả 4 dây
bằng tơ. Đàn Tỳ-Bà đặc biệt ở chỗ cần và thùng đàn dính liền nhau thành một khối.
Thùng đàn chính là cần đàn phình rộng ra và cần đàn chính là thùng đàn tóp nhỏ
lại, vì thế nên không thể phân biệt giới hạn giữa cần đàn và thùng đàn. Ta chỉ
có thể đo bề dài tổng cộng của cây đàn vào khoảng từ 95 đến 97 phân và rộng khoảng
23 phân đến 25 phân.
Đàn có tất cả mười phím và
ba trục lên dây.
Thùng đàn tương tự thùng
đàn Mandoline nhưng nhỏ hơn và mặt đàn hình bầu dục, tròn một đầu, còn đầu kia
thon nhỏ lại tạo thành cần đàn.
Trên mặt đàn còn có một
con ngựa nhỏ gắn dây đàn vào.
Hỏi tại sao trên đầu đàn
khi thì chạm hình con dơi?
Con dơi là một loại Chim
không ra chim, thú không ra thú. Truyền thuyết cho rằng: Khi chim muông hội-họp
nhau thì Dơi cũng có mặt, nói tôi thuộc loài chim muông. Khi thú họp lại thì
Dơi cũng có mặt nói rằng: Tôi đây là thú cũng đi bằng chân. Nhưng khi cả muông
và Thú cùng họp chung một lúc thì không ai nhìn cho Dơi ở vào bên nào cả!
Tức nhiên Dơi là một con vật
lạ lùng: vừa có cánh để bay, vừa có chân để đi, đặc biệt là ngủ thì treo hai
chân trên cành mà ngủ, tức là lộn đầu xuống đất. Tiền nhân cho rằng Dơi là tượng
cho lớp người bất trung, bất chính. Cho nên khi người ta làm đàn Tỳ-Bà cốt ý lấy
tiếng nhạc để cảm hóa người đời:
Nhạc làm cho người không
Trung biến thành Trung. Nhạc cũng có sức cảm hóa, làm cho người không chính trở
thành chính. Cái vi diệu của Nhạc là vậy.
Có bài Thơ:
Bồ-Đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm TỲ-BÀ mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?
Đàn Nhị còn có tên gọi
khác là Cò Líu, Cò Lòn hoặc Nhị Líu, Nhị Lòn, là nhạc khí dây, chỉ kéo Cung vĩ.
Theo tài liệu khảo cổ đã
phát hiện ở chùa Vạn Phúc (Phật Tích - Thanh Sơn - Hà Bắc) có khắc chạm một dàn
nhạc ở bệ đá kê chân cột chùa Phật Tích, với những nhạc cụ có xuất xứ từ ấn Độ
và Trung Hoa. Dàn nhạc đó gồm 10 Nhạc-công ăn mặc giống như người Chăm và chơi
các loại nhạc cụ trong đó có một nhạc cụ gần giống như Đàn Hồ 2 dây và là tiền
thân của cây đàn Nhị bây giờ.
Căn cứ vào đó người ta đã
ước đoán Đàn Nhị có thể du nhập vào Việt Nam theo con đường của người Chăm và
cũng có thể du nhập theo con đường Trung Hoa tùy theo từng thời gian địa điểm
khác nhau. (Theo lịch sử âm nhạc của giáo sư Trần Văn Khê và Văn Thương).
Đàn Cò là một nhạc khí gồm
có năm phần: cần đàn, thùng đàn (tức ống đàn hay gọi là bát nhị), thủ đàn, ngựa
đàn và dây đàn.
Đàn Nhị làm bằng gỗ gụ hay
trắc. Bầu cộng hưởng gọi là bát nhị:
Cần đàn tròn không có
phím, đầu dưới cắm xuyên qua bầu đàn, đầu trên gọi là Thủ đàn. Cần đàn dài từ
71 đến 75 phân, có đường kính độ 01 phân 50; một đầu cần cắm vào thùng đàn. Hai
trục ấy dài khoảng 16 phân và cách đều nhau khoảng 06 phân.
Thùng đàn hay Bát nhị là
hình ống rỗng lòng, dài khoảng 13,8 cm , một đầu bịt da trăn hay
da kỳ đà còn gọi là Thùng đàn được làm bằng gỗ, hơi cao ở giữa.
Mặt thùng đàn được bịt da
trăn hoặc da trâu, có đường kính độ 05 phân 50. Riêng cái loa không bịt gì cả,
có đường kính độ 07 phân 50. Lớp gỗ để làm thùng đàn dày độ 04 phân. Bề dài của
thùng đàn tức khoảng cách giữa mặt đàn và cái loa độ 13 phân. Trên mặt thùng
đàn có đặt một con ngựa nhỏ để căng hai sợi dây đàn: sợi lớn, sợi nhỏ, cả hai sợi
đều bằng tơ, được buộc từ trục chạy dài xuống mặt thùng đàn gác trên con ngựa
và luồn qua cái suốt. Cái suốt (còn gọi là cái khuyết) là cái vòng tròn bằng đồng
hay bằng tơ đặt giữa cần đàn, có thể di chuyển lên xuống dễ dàng khi muốn lên
dây cao thấp. Lúc lên dây, bao giờ sợi dây lớn cũng dùn còn sợi giây nhỏ sẽ thẳng
Thủ đàn hình đầu con cò,
có gắn hai trục gỗ tròn để lên dây, có khi trục đàn được chạm khắc cầu kỳ.
Ngựa đàn làm bằng tre hay
gỗ dài 1 cm đặt khoảng giữa mặt da.
Khuyết đàn còn gọi là “Cữ
đàn” là một sợi tơ xe néo vào 2 dây đàn. Cữ đàn có tác dụng điều chỉnh độ cao
thấp của âm thanh. Khi đưa cữ đàn xuống là làm ngắn quãng dây phát âm, đàn có
giọng cao. Khi đẩy cữ đàn lên, làm dài quãng dây phát âm, đàn có giọng trầm.
Cung vĩ làm bằng tre, hoặc
gỗ được uốn cong hình cánh cung, người ta mắc vĩ như dây cung. Vĩ đàn đặt giữa
hai dây, khi đàn vĩ cọ xát vào dây phát ra âm thanh.
Đàn Nhị có 2 dây bằng tơ
xe, gần đây đã thay bằng dây kim khí, được lên theo quãng 5 đúng. Ví dụ muốn
đánh những bài Bắc (có chất vui) tương ứng với hai âm G1-D2, bài Nam (chất buồn)
F1-C2, bài Chèo C1 - G1...
Đàn Nhị thường tham gia trong
dàn Nhã Nhạc, phường Bát Âm, ban nhạc Tài Tử, ban nhạc Chầu Văn, dàn nhạc sân
khấu Tuồng, Chèo...
Ngày nay nhiều Nhạc-sĩ đã
sáng tác các tác phẩm cho cây Đàn Nhị. Nhờ những tác phẩm ấy, Đàn Nhị đang dần
trở thành cây đàn độc tấu có chất lượng nghệ thuật cao.
Ngoài ra, trên cây đàn cò
còn một thanh tre (hoặc thanh tầm vong) hình cánh cung mà sợi dây cung (gọi là
bã đàn) làm bằng dây gân hay lông đuôi ngựa (mã vĩ). Mã vĩ được chà trên nhựa
thông trược rồi đặt giữa hai sợi tơ trên. Muốn phát ra âm thanh, ta chỉ cần cầm
thanh tre đưa qua lại để mã vĩ chạm vào hai sợi dây thì nghe tiếng ò e. Âm
thanh phát ra êm-ái hay chát-chúa là tùy theo nghệ thuật chơi đàn của nhạc-công.
Những nhạc công mới tập
bao giờ âm-thanh phát ra cũng chát-chúa xé tai.
Những nhạc công tài hoa có
thể diễn tả đủ giọng vui, buồn, êm ái, hòa nhã.
Âm thanh của đàn cò hơi giống
âm thanh của vĩ cầm Tây Phương nhưng thanh hơn.
Tóm lại: Đàn Nhị hay còn gọi
Đàn Cò, vì nếu các người buôn bán không có thể đàn, phân biệt rõ-ràng các âm
phù “Thồn tang” và kéo với một cung đàn làm cho rung cái dây và luôn luôn có giọng:
CÒ, KE. Từ đó có tên “Cò”. Nhưng người Việt-Nam chúng ta vốn có những tình cảm
chơi vơi, nhẹ-nhàng mà thanh thoát, qua bài Ca-dao:
“Con Cò là cò bay lả,
lả bay la. Bay qua, qua ruộng lúa, bay về là về Đồng xanh. Tình tính tang…là
tang tính tính…Có nàng rằng…là Cô nàng ơi. Rằng có biết..là biết
cho chăng…Rằng có biết là biết cho chăng?
Thì chắc rằng đây tiếng
Đàn Cò có những âm thanh dìu-dặt, du-dương, nhẹ nhàng và thanh thoát dường ấy.
6 - Đàn Gáo:
Một loại đàn cũng giống
như Đàn cò mà thay đổi vật dụng: thay thùng đàn bằng một cái gáo dừa.
Nhạc cụ này, gốc từ Mãn
Châu. Người ta có thể tìm lại dáng của Đàn Nhị (Đàn Cò) cũ mà ngày nay người
Trung-Hoa đàn. Muốn làm đàn này, người ta lấy một cái gáo dừa, khoan thủng hai
lỗ thông qua nhau, người ta đặt trong một thanh, như muốn làm gáo và bọc miệng
bằng một bong bóng trâu hay mảnh da trâu, một miếng gỗ dẹt, xoi hai lỗ để đặt
hai trục và người ta kéo hai dây trên một giá bằng gỗ đặt trên mảnh da căng,
qua một gút giữa cần.
Cái cung làm bằng lông
đuôi ngựa tráng trên nhựa thông gắn trên miệng của gáo ở phía dưới cần và ngâm
trong nhựa ấy khi cọ xát biến thành bột làm cho nhầy các lông đuôi của cung và
rung các dây.
Có nhiều “Đàn Nhị” làm bằng
một ống tre thay bằng một gáo dừa.
Các loại cần của Nhạc-cụ
Trung-Hoa luôn luôn ngắn, cho nên tiếng phát ra nghe sắc quá.
Ở chúng ta, cây cần làm bằng
gỗ “Trúc” hay “Ngà” bọc da trăn hay kỳ-đà và muốn tiếng êm dịu người ta kéo cần
dài thêm.
Đàn gáo là cây đàn mà
thùng đàn làm bằng gáo dừa được cưa phân nửa nên mặt đàn không có hình dáng nhất
định và được bịt bằng da trăn. Mặt đàn bề ngang dài hơn bề dọc, bề ngang đo được
13 phân, bề dọc 11 phân.
Trên mặt đàn có gắn một
con ngựa nhỏ cao 07 phân 7 nằm khoảng giữa mặt đàn.
Cần đàn bằng gỗ trắc dài
60 phân (có loại dài 70 phân) ngang 01 phân 5, có hai trục để vặn lên dây và
dài khoảng 15 phân. Trên cần có cái suốt (còn gọi là cái khuyết) có thể di-chuyển
lên xuống tuỳ theo giọng cao thấp. Đàn cũng có một cây cung tức mã vĩ giống như
mã vĩ của cây Đàn Nhị (Đàn cò).
Cách sử dụng đàn gáo cũng
như đàn cò nhưng tiếng ấm hơn.
Xem như đây là một cặp Âm
Dương:
- Đờn Cò tiếng trong và nhẹ,
thanh-thoát thuộc Dương.
7 - Đàn kìm (còn gọi Nguyệt cầm hay là Đàn Nguyệt)
Đàn Nguyệt là nhạc cụ họ
dây chi gẩy của người Việt, đàn còn có các tên gọi khác: Đàn Kìm, Vọng Nguyệt Cầm
hoặc Quân Tử Cầm.
Mặt đàn hình tròn đường
kính 30 cm bằng gỗ nhẹ, xốp. Trên mặt
đàn có gắn một bộ phận để mắc dây, gọi là Thú.
Thành đàn mỏng làm bằng gỗ
cứng, cao khoảng 6 cm , đáy bịt gỗ, không có lỗ
thoát âm. Cần đàn dài khoảng 100 cm có gắn 10 phím theo thang
5 âm (7 phím gắn ở cần đàn, 3 phím gắn ở mặt đàn). Thủ đàn lắp 4 trục lên dây
nhưng chỉ mắc 2 dây bằng tơ xe (nay đã thay bằng dây nilon).
Hai dây Đàn nguyệt lên
cách nhau một quãng 5 đúng: Fa - Đô1; Sol - Rê1 hoặc quãng 4 đúng G - C1 ; D1 -
G1 Ngày xưa nhạc công gẩy đàn bằng móng tay, ngày nay bằng miếng gẩy nhựa hoặc
đồi mồi.
Đàn Nguyệt thường được sử
dụng đệm cho Hát Văn, Ca Huế, Ca Tài Tử, nhạc Bát Âm, Nhạc Lễ, và dàn nhạc sân
khấu truyền thống.
Ngày nay Đàn Nguyệt đã được
các nhạc sĩ sáng tác thêm nhiều tác phẩm để độc tấu .
... Nhạc cụ tên “Nguyệt”
vì cái thùng nó tròn như mặt trăng rằm. Nó được gọi là “Nguyệt cầm” và chính
Nguyễn Hàm thời Tần đã sáng chế ra.
Thùng của đờn có đường
kính 0m35 và dày 0m07, nó có 8 phiếm và 4 dây lên trên hai giọng, giống như
“Đàn Nhật” nhưng đến nay người ta chỉ để có hai dây.
Trong Nhạc Việt Nam người
ta chỉ dùng 5 nhạc cụ dây: Tranh, Nguyệt, Tỳ, Nhị và Tam mà người ta gọi là năm
loại xuất sắc nhứt (Ngũ tuyệt) nên người ta khúc Nhạc năm phần An-Nam. Thế nên
ai mà chơi thạo cả năm Nhạc-cụ ấy là xuất sắc.
Đàn kìm còn là Đàn nguyệt
hay Nguyệt-cầm gồm hai phần, thùng đàn và cần đàn.
Thùng đàn: Nói chung có
hai mặt đều nhau, tròn như mặt trăng (nên gọi là đàn nguyệt), có đường kính độ
35 phân 50. Khoảng cách của hai mặt này tức bề dày của thùng độ 06 phân.
Cần đàn dài độ 67 phân, có
hình dáng không giống nhau. Phần trên nhỏ, bề ngang độ 02 phân và phần dưới lớn
hơn số đo này một chút.
Gỗ để làm thùng đàn và cần
đàn khác nhau: Thùng đàn làm bằng cây Ngô đồng và cần đàn làm bằng cây Trắc. Đầu
cần hơi uốn cong về phía sau, mỗi bên có một trục dài 12 phân . Dưới hai trục
có mãnh gỗ nhỏ, cao độ 03 phân 30, rộng độ 2 phân 20 và có hai khe cách nhau độ
01 phân 10. Miếng gỗ này cũng làm bằng cây trắc hoặc cây gõ và có hình dáng giống
con dơi. Trên mặt thùng đàn, gần chỗ dưới cùng, có gắn miếng gỗ nhỏ gọi là ngựa
đàn, bề ngang 10 phân 50 và bề cao 01 phân 50. Con ngựa đàn này có hai lỗ nhỏ để
hai sợi dây đàn chui qua. Hai sợi dây đàn được thả dài từ trục xuyên qua hai
khe của con dơi rồi nằm vắt trên các phím và cuối cùng chui qua hai lỗ của con
ngựa.
Cần đàn có tất cả tám phím
nằm rải rác từ con dơi đến thùng đàn. Phím cuối cùng tức phím thứ tám nằm hẳn
trên thùng đàn. Các phím cách khoảng nhau không đều, càng xuống gần thùng đàn
chừng nào thì các phím càng gần nhau chừng đó:
- Phím thứ hai cách phím
thứ nhất độ 10 phân
- Phím thứ ba cách phím thứ
hai độ 06 phân
- Phím thứ tư cách phím thứ
ba độ 05 phân 50
- Phím thứ năm cách phím
thứ tư độ 06 phân
- Phím thứ sáu cách phím
thứ năm độ 04 phân
- Phím thứ bảy cách phím
thứ sáu độ 04 phân
- Phím thứ tám cách phím
thứ bảy độ 03 phân
Chiều cao các phím cũng
không đều nhau:
. Phím thứ nhất cao 03
phân (bề ngang 03 phân)
. Đến phím thứ tám cao 01
phân 50 (bề ngang 05 phân).
8 - Đàn Bầu (Độc Huyền Cầm)
Tiếng đàn Thanh-Tâm.
Gọi là Đàn độc huyền Vì
đàn này có một dây nên người ta gọi là đàn độc-huyền hay Độc-Huyền-Cầm. Đàn
Độc-huyền lại có tên là
Đàn Bầu vì loa đàn làm bằng quả bầu khô cưa bớt phần tròn phía dưới (ngày nay, ở
một vài nơi người ta dùng cái gáo dừa để làm loa đàn thay thế quả bầu, hoặc bằng
gỗ cốt để tạo dáng).
Đàn Bầu có tên chữ là Độc
Huyền Cầm:
Là nhạc cụ họ dây chi gẩy
của dân tộc Việt. Đàn bầu có hai loại:
- Một loại làm đàn bằng
thân tre.
- Một loại làm đàn bằng hộp
gỗ.
Đàn thân tre: là đàn của
những người hát Xẩm. Thân đàn làm bằng 1 đoạn tre hoặc bương dài khoảng 120 cm , đường kính 12 cm .
Mặt đàn là chỗ đã được lóc
đi một phần cật thích hợp trên đoạn tre hoặc bương.
Đàn hộp gỗ: là loại đàn cải
tiến sau này, dùng cho các nghệ-sĩ chuyên nghiệp. Đàn hộp gỗ có nhiều hình
dáng, kích thước khác nhau. Loại phổ biến nhất là loại hình thang có chiều dài
khoảng 115 cm . Đầu lớn rộng 10 cm , cao 9 cm , đầu nhỏ rộng 8 cm , cao 7 cm . Mặt đàn cong làm bằng loại
gỗ nhẹ, xốp như gỗ Ngô Đồng, gỗ Vông. Đáy đàn phẳng cũng làm bằng gỗ nhẹ, xốp
có lỗ thoát âm. Thành đàn làm bằng một loại gỗ cứng như gỗ Trắc, Mun.
Về hình dáng và chất liệu
của hộp cộng hưởng (tức thân đàn) của hai loại đàn có khác nhau, nhưng về cấu tạo,
hai đàn hoàn toàn giống nhau.
Dây đàn có chiều dài chạy
suốt thân đàn. Thuở xưa dây đàn làm bằng tơ tằm se thành sợi, về sau thay bằng
dây sắt (kim-loại).
Nhìn chung: Thùng đàn rỗng,
hình chữ nhật, có đầu lớn đầu nhỏ. Đầu lớn cao từ 14 đến 16 phân, rộng từ 12 đến
16 phân, còn đầu nhỏ cao từ 10 đến 11 phân và rộng từ 8 đến 10 phân .
Đàn độc huyền dài từ 80
phân đến 1 thước (có đàn dài đến 1 thước 20) làm bằng loại gỗ dày từ hai đến bốn
ly (tức 0m,002 đến 0m,004), mặt đàn làm bằng cây Ngô đồng còn mặt kia (tức đáy
đàn) bằng gỗ trắc. Trên mặt đàn ở một đầu, có cắm một thanh tre uốn cong (Có thể
dùng sừng trâu vót mỏng) dài 50 phân (đôi khi dài 60 phân, đôi khi chỉ dài 15
phân thôi) .
Chính cái loa đàn được gắn
trên thanh tre này. Ở đầu kia của thùng đàn có một thanh gỗ gắn xuyên qua hông
của thùng để cột dây đàn.
Đàn độc huyền không có
phím mà không có ngựa, chỉ có một dây bằng thép hay bằng đồng, được cột từ
thanh tre xuyên qua mặt đàn và quấn vào thanh gỗ, nơi mà dây đàn xuyên qua mặt
thùng có gắn một đồng tiền, một đồng xu hay một miếng xương, miếng ngà có khoét
lỗ tròn ở giữa, mục đích để mặt đàn khỏi toét ra.
Bầu đàn làm bằng 1/2 vỏ quả
bầu nậm (lấy đoạn núm thắt cổ bồng). Bầu đàn lồng vào giữa vòi đàn nơi buộc dây
đàn. Bầu đàn có tác dụng tăng thêm âm lượng cho đàn. Ngày nay người ta tiện bầu
đàn bằng gỗ và chỉ có tác dụng tạo dáng mà thôi.
Trục lên dây làm bằng tre
(ở đàn tre) hoặc bằng gỗ (ở đàn gỗ). Trục lên dây nằm ở cạnh trong sát phía dưới
thân đàn. Dây đàn luồn qua một lỗ nhỏ ở mặt đàn rồi sâu vào trục lên dây. Phía
trước lỗ nhỏ có một ngựa đàn đỡ dây đàn (Xưa không dùng ngựa mà chỉ dùng đồng
xu, còn nếu dùng đồng xu thì không dùng ngựa đờn)
Âm hưởng của Đàn Bầu nhỏ
chỉ thích hợp với không gian yên tĩnh. Thưở xưa Đàn Bầu là nhạc cụ của những
người hát rong (hát Xẩm). Về sau này Đàn Bầu đã tham gia trong các dàn nhạc
Chèo, Tài Tử, Ngâm Thơ, tốp nhạc, nhóm nhạc và độc tấu. Có rất nhiều tác phẩm đã
sáng tác riêng cho Đàn Bầu độc tấu.
Trong số những cây đàn một
dây của các nước trên thế giới như đàn Tuntina của ấn Độ, Đàn Cung ở vùng Đông
Phi, đàn Tushuen Kin (độc huyền cầm) của Trung Quốc.
Khi sử dụng đàn độc huyền,
người ta dùng một miếng tre có đầu lớn đầu nhỏ để khảy và nhấn cái thanh tre để
tạo ra những âm thanh khác nhau.
Không có cây đàn một dây
nào phát ra cả một hệ thống âm bồi vừa có tính phổ cập, vừa có tính nghệ thuật
cao như cây Đàn Bầu của Việt Nam
Đàn độc huyền đặc biệt ở
chỗ mặc dù chỉ có một dây nhưng đàn được đủ mọi giọng đủ mọi bản nhạc.
Nguồn gốc Đàn bầu:
Thật ra Đàn một dây gọi là
“Đàn Bầu”. Nhạc cụ hình cái bầu vì cái cần có nối một hình bầu để làm chỗ phát
âm.
Nhạc cụ này, gốc ở Bắc-kỳ,
nó được đưa vào Huế vào niên hiệu Thánh-Thái năm thứ 8 (1896) do một nhóm đi
hát rong, mù, từ Bắc vào, tên là hát xoan, hát Xẩm. Lúc đầu, người ta chỉ chơi
nhạc cụ này để hòa tấu với các bài hát gọi là Xoan hay Xẩm và họ không hát các
điệu của Huế.
Sau này không biết vị
Tài-tử nào lại xếp Nhạc cụ này với 5 nhạc cụ thường hay dùng ở Huế.
Ngày nay, “Độc huyền” rất
nhiều, đến tận các góc xa xôi nhất của các làng xóm, đi đâu cũng nghe “độc huyền”
vì nhạc cụ này rất thô sơ, dễ làm và rẻ tiền. Với ba miếng ván dài độ 0m90,
rông 0m15, người ta làm một cái thùng, ở mỗi đầu của thùng đặt một cái trục và
buộc vào đó một sợi dây đồng, cột vào cái cần và đầu kia là một cái bầu, với một
cây nhọn bằng tre, gảy rung dây.
Tư thế của nghệ-sĩ khác
ngày trước và nay:
Ngày trước, khi mà nhạc cụ
từ Bắc kỳ mới đưa vào, nghệ sĩ đặt nhạc cụ bên phải và ngồi nhẹ trên chiếc chiếu,
chân trái đặt trên nhạc cụ để giữ, chân phải xếp lại như thế nào để cho đầu gối
ấn vào ngực và bắt đầu gảy dây với đầu nhọn của miếng trúc từ trên xuống dưới.
Ngày nay, tư thế của nghệ-sĩ
đều hơn. Nhạc cụ đặt trước người đàn ngồi, xếp bằng và chân phải đặt trên nhạc
cụ để giữ, khi chơi lại đưa từ dưới lên trên dây.
Tóm lại: Tuỳ môi trường
thích hợp, miễn nghệ-sĩ cảm thấy thoải mái để đưa khúc nhạc lòng hòa với tất cả
mọi thứ nhạc cụ trong một dàn nhạc là thành công.
9 - Đờn đáy: (Đờn Guitare Ta của các Nữ ca-sĩ Bắc-kỳ) Đờn Nhà trò.
“Đàn nhà trò” thường gọi
là “Đờn đáy”. Thùng vuông, cần dài 1m20, nó có 4 dây, mà người ta gảy bằng một
mảnh tre. Hình dạng gần giống như “Cầm nạm”.Có thể là một mẫu rút nhỏ của “Cầm
nạm”.
Nhạc cụ này dành riêng để
đệm hát cho nhà trò (Ả đào miền Bắc).
Ngày nay, có nhiều nhà ở
Nghệ-An và Hà-Tĩnh là tay xuất sắc về “Đờn đáy” vì các nhà trò đều gốc ở hai Tỉnh
ấy.
Ở Hà-Tĩnh có vị cựu phẩm Đạm
là người đứng đầu các đồng nghiệp vùng ấy. Trước ông có Cửu Xướng và Cửu Ninh đều
là người giỏi “Đờn đáy”.
Truyền thuyết lịch sử về
nhạc cụ này như sau:
“Đờn đáy” là do sáng chế của
Lý-Thiết-Quả, một trong tám vị Bất tử cổ điển. Là một trong Bát Tiên, là ngươn
linh của Đức Quyền Giáo-Tông Lê-Văn-Trung)
Ngày xưa có hai vợ chồng,
đạo đức tốt, nhưng nghèo nàn. Kế sinh nhai bằng nghề đốt than rừng. Một hôm, họ
gặp một ông Lão, tặng cho một cây đàn dây và khuyên nên chơi đàn sẽ được
sung-sướng. Lúc về, hai vợ chồng tập chơi đàn nhưng không được. Họ trở lại tìm
ông Lão và ông này nói sẽ đến dạy cho họ hằng ngày. Khi họ đã chơi được đàn và
hát giỏi thì Ông Lão biến mất.
Trong lúc đó lại là ngày
sinh nhật của Vua Hán-Võ Đế. Hai vợ chồng đến để hát và chơi Nhạc. Đông-Phương
Sóc lúc ấy có mặt tại đó. Ông để ý nghe và rất ngạc nhiên khi gặp các điệu nhạc
quen thuộc. Khi hỏi vị Thầy nào dạy điệu nhạc ấy, hai vợ chồng miêu tả lại hình
dáng ông Lão. Đông-Phương-Sóc thình lình nhớ lại đó là nhạc điệu của giới người
Bất tử và do Lý-Thiết-Quả soạn. Vì vậy ở làng Cổ-Đạm (gốc của các nhà trò) huyện
Nghi-xuân, tỉnh Hà tĩnh. Khi các nhà trò cúng lễ, họ cầu nguyện linh hồn của
vua Võ-Đế thời Hán của Đông-Phương-Sóc và của Lý Thiết-Quả.
Tục truyền Đông-Phương-Sóc
là người Bất tử trong giới linh thiêng. Ông là Thượng-thư của Vua Hán-Võ-Đế
10 - Đàn sến.
Đàn sến có hình dáng giống
đàn kìm, giống y nhau làm bằng cây Ngô đồng. Nhưng mặt đàn không tròn như đàn kìm
mà hình cánh hoa, có 6 cánh tất cả, với đường kính độ 28 phân. Đàn cũng có hai
mặt
Bề dài của thùng đàn tức
khoảng cách giữa hai mặt đàn ngắn hơn đàn Kìm. Thùng đàn làm bằng gỗ mít, nhưng
cần bằng gỗ trắc, hình dáng không đều, trên nhỏ, (độ 01 phân 5) dưới lớn ( độ 3
phân) và dài khoảng 62 phân. Cần có một đầu gắn dính vào thùng đàn, đầu kia
không có uốn cong ra sau nhưng có khắc hình con dơi xòe cánh.
Đàn thường có ba trục (một
bên hai trục, một bên một trục) nhưng có đàn lại chỉ có hai trục thôi (mỗi bên
một trục). Mỗi trục dài 12 phân, đàn có tất cả 13 phím bằng tre (có loại 16
phím) nhưng chiều cao và chiều ngang của mỗi phím không đều nhau.
- Phím thứ nhất cao 01
phân 05 chiều cao 01 phân 8
- Phím thứ mười ba cao 01
phân 8 và chiều cao 03 phân, khoảng cách giữa các phím cũng không đều nhau như
. Phím thứ hai cách phím
thứ nhất 05 phân
. Phím thứ ba cách phím thứ
hai 05 phân
. Phím thứ tư cách phím thứ
ba 4 phân 5
. Phím thứ năm cách phím
thứ tư 04 phân
. Phím thứ sáu cách phím
thứ năm 03 phân 50
. Phím thứ bảy cách phím
thứ sáu 03 phân
. Phím thứ tám cách phím
thứ bảy 03 phân
. Phím thứ chín cách phím
thứ tám 02 phân 50
. Phím thứ mười cách phím
thứ chín 02 phân 30
. Phím thứ mười một cách
phím thứ mười 02 phân
. Phím thứ mười hai cách
phím thứ mười một 02 phân
. Phím thứ mười ba cách
phím thứ mười hai 02 phân
. Phím thứ mười bốn cách
phím thứ mười ba 02 phân
Trong mười ba phím trên thì
mười hai phím nằm trên cần đàn còn phím cuối nằm trên mặt đàn: Ngoài phím thứ mười
ba ra, trên mặt đàn còn có một con ngựa cao 01 phân và bề ngang 07 phân 5, đàn
thường có hai dây (có loại có 03 dây) cách khoảng nhau độ 01 phân 50. Dù cho
đàn có 03 dây chăng nữa nhưng khi sử dụng chỉ dùng hai dây thôi. Giống như đàn
kìm.
11 - Đàn Tam:
Đàn Tam gồm có một cần đàn
và thùng đàn. Cần đàn không có chiều dài nhất định, có loại dài 75 phân, có loại
dài đến một thước hay một thước rưỡi. Đàn có hai mặt như nhau không vuông không
tròn, được bịt da trăn hay da rắn. Khoảng cách giữa hai mặt này tức là bề dày
thùng đàn độ 05 phân. Mặt đàn cũng có một con ngựa để căng dây và trên cần cũng
có chiếc khuyết (hay suốt) bằng ngà (hoặc bằng xương) Đàn có ba dây nên gọi là
Đàn Tam nhưng đặc biệt là không có phím. Ba dây này được cột từ các trục xuyên
qua ba lỗ trên suốt rồi thả dài xuống mặt đàn để máng trên con ngựa. Khi sử dụng,
người ta dùng một miếng que bằng sừng đồi-mồi hay bằng ngà dài khoảng 20 phân
và rộng 08 phân để khảy.
12 - Đàn Guitare hay Lục huyền cầm
Lục-Huyền-Cầm tức cây đàn
Guitare (Tây-Ban Cầm) là một loại đàn do người Tây-Ban-Nha chế ra, giữa thắt lại.
Phần hẹp bề ngang 28 phân, phần rộng bề ngang 38 phân và phần thắt lại bề ngang
độ 25 phân. Chiều dài của thùng đàn khoảng 45 phân.
Cần đàn dài 49 phân nhưng
bề ngang không đều, phần hẹp nhất đo được 04 phân và phần rộng nhất đo được 06
phân. Đàn có tất cả 17 phím hoặc 18 phím. Ngay chỗ thắt lại của thùng đàn có
khoét cái lỗ hình tròn hoặc bán nguyệt để âm thanh thoát ra. Trên phần rộng của
thùng đàn có một con ngựa để sợi dây đàn vắt ngang qua (con ngựa cao 01 phân
50) và gắn dính vào miếng thiếc ở cuối thùng đàn. Đàn có 6 trục để lên dây. Đàn
Guitare có tiếng thanh như đàn tranh khi đàn ở bực cao.
B - NHÓM VÕ BAN
Nhóm võ ban gồm các loại
trống (trống nhạc: văn võ, trống cái, trống con, trống chiến) các loại kèn (kèn
mộc, kèn chàng, kèn thau) các loại bạc (bạc xà, bạc nhỏ), mõ (mõ gỗ, mõ sừng
trâu) đầu đường và bồng.
Nhóm võ ban hay võ lược còn
gọi là đồ ngang vì những Nhạc-khí của nhóm này hoàn-toàn khác biệt nhau, mỗi thứ
có một phận sự riêng biệt mà âm-thanh phát ra lại đối nhau nữa. Người sử dụng
những thứ này phải tùy cơ ứng biến thì mới đúng phép, mới ăn rập nhau được.
1 - Trống cơm:
Trống cơm là loại trống
hình thon, dài và có hai mặt trống đều nhau, đường kính từ 15 đến 16 phân, được
bịt bằng da trâu hoặc da bò. Người ta dùng hai sợi dây bò cột chung quanh hai mặt
trống để niền chặc lớp da bịt trống lại rồi dùng thêm những sợi dây bò để siết
chặt hai sợi dây trên lại với nhau. Thân trống bằng gỗ mít, dài độ 45 phân (có
trống dài đến 60 phân), trống có cái quay để đeo vào cổ. Khi sử dụng, trống được
để nằm ngang trước bụng và Nhạc-công dùng hai bàn tay để vỗ vào mặt trống. Điểm
đặc biệt là trước khi sử dụng, hai mặt trống được người ta phết bánh sữa, bánh
in, cơm nếp, cơm nguội hay ruột bánh bao để âm-thanh phát ra được ấm, nghe tiếng
“vôn” tiếng “tền”. Nếu không có những loại trên, người ta có thể phết bất cứ loại
bột nào miễn là dẽo và dính lại được vào mặt trống
2 - Trống cái (H.9)
Trống cái chỉ có một mặt,
đường kính từ 12 phân đến 22 phân và cũng bịt bằng da trâu. Thân trống bằng gỗ
mít, ruột rỗng, không có đáy, bề dài từ 05 phân đến 07 phân và có ba chân, mỗi
chân cao ba phân.
3 - Trống nhạc (H.10)
Trống nhạc gồm hai cái bằng
nhau: một cái Văn và một cái Võ. Mặt trống đường kính vào khoảng 42 phân, bịt bằng
da trâu và có hai mặt giống nhau. Trên mặt trống có vẽ vòng tròn nửa đen nửa trắng
(Âm Dương). Thân trống bằng gỗ mít, cao 20 phân, cả hai trống đều được để trên
cái giá có ba chân. Muốn sử dụng trống phải có hai cây roi trống: một cây Văn
và một cây Võ. Cây roi trống Văn ở bên tả và cây roi trống Võ ở bên hữu. Trong
hai cái trống Nhạc thì cái trống phát ra tiếng “tán” là Võ và cái trống phát ra
tiếng “Tồn” là Văn.
TÁN có nghĩa là giải tán sự
bạo tàn, loạn lạc nên trống này được gọi là trống Võ.
TỒN có nghĩa là gìn giữ, bảo
tồn vẻ đẹp hay sự điều hòa nên trống ấy được gọi là trống Văn.
Khi dùng hai roi đổ xuống
cái trống Võ được gọi là Chiêu Võ (trong Đạo Cao-Đài gọi là đổ giót)
Khi dùng hai roi đổ xuống
trống Văn gọi là Khiêu Văn (trong Đạo Cao-Đài gọi là đổ giót) .
Khi dùng hai roi để cạnh
cái trống Võ gọi là thuyết Võ ( trong Đạo Cao Đài gọi là ran tang)
Khi dùng hai roi để cạnh
cái trống Văn được gọi là Hành Văn (Trong Đạo Cao Đài gọi là ran tang).
Khi dùng hai roi nhịp
ngoài vành trống Võ được gọi là Thâu Võ (trong Đạo Cao Đài gọi là rắc cắc)
Khi dùng hai roi nhịp
ngoài vành trống Văn được gọi là Nạp Văn (trong Đạo Cao Đài gọi là rắc cắc)
Khi dùng một roi dằn mặt
trống, một roi nhịp trống Võ được gọi là Phế Võ (trong Đạo Cao Đài gọi là tịch
tịch).
Khi dùng một roi dằn mặt
trống, một roi nhịp trống văn được gọi là Yểm Văn (Đạo Cao Đài gọi là tịch tịch)
4 - Trống chiến (H.11)
Trống chiến tương tự như
trống Nhạc nhưng hơi lớn hơn, có đường kính 45 phân và cao khoảng 35 phân. Thân
trống cũng bằng gỗ mít. Trống được đặt trên một cái giá ba chân bằng gỗ.
5 - Bồng (H.12)
Bồng chỉ có một mặt. Mặt bồng
hình tròn, đường kính khoảng 12 phân, được bịt bằng da trâu hoặc da rắn. Thân bồng
bằng gỗ mít, dài độ 35 phân và phía giữa thắt lại và phần đáy nở rộng ra. Chung
quanh mặt bồng được niền chặc bởi sợi dây mây hoặc dây bò. Dọc theo thân bồng
cũng có những sợi dây mây hoặc dây bò để nối liền sợi dây cột quanh mặt bồng hoặc
đáy bồng.
6 - Kèn:
Kèn là một Nhạc khí mà âm
thanh phát ra do hơi thổi vào. Kèn gồm có ba phần: Phần loa thường được gọi là
bát kèn, phần thân thường được gọi là suốt kèn và phần trên cũng là miệng kèn
(tức là nơi để thổi) thường được gọi là “giọng”. Trong Đại-Lễ có ba loại kèn được
dùng đó là kèn thau, kèn chàng, kèn mộc.
Kèn thau (H.13) còn gọi là
kèn tiểu. Kèn thau có cái bát làm bằng đồng dài 07 phân và có đường kính 10
phân. Suốt kèn bằng gỗ trắc dài 19 và có 08 lỗ (một lỗ sau với 7 lỗ trước) như
“kèn chàng”, “giọng”. Kèn thau làm bằng thau chứ không phải bằng đồng như “giọng”
kèn chàng có chiều dài 07 phân. Cách thổi cũng giống như kèn trên.
Kèn chàng (H.14) có cái
bát kèn bằng gỗ mít, đường kính khoảng 5 đến 6 phân và dài 12 phân. Suốt kèn bằng
gỗ trắc, dài độ 21 phân và có tám lỗ, phía trước bảy lỗ phía sau một lỗ “Giọng”
làm bằng đồng dài độ 05 phân. Khi thổi phải gắn miếng dăm (còn gọi là cái lưỡi
gà làm bằng sậy) vào giọng kèn mới thổi được.
Kèn mộc (H.15) còn gọi là
kèn trung, có bát dài 24 phân, đường kính 11 phân và bằng gỗ mít. Suốt kèn cũng
bằng gỗ trắc và có tám lỗ ( bảy lỗ trước một lỗ sau) như hai loại kèn trên
nhưng dài 30 phân “Giọng” kèn cũng bằng thau hoặc đồng như hai loại trên nhưng
có chiều dài 08 phân. Muốn thổi phải lắp lưỡi gà vào như hai kèn trên.
7 - Ống tiêu:
Ống tiêu bằng đồng thổi dọc
dài 63 phân và có 6 lỗ thổi (trước 5 lỗ sau một lỗ) cùng hai lỗ thông hơi. Đường
kính của ống tiêu vào khoảng 2,5 phân.
8 - Ống sáo:
Ống sáo bằng trúc dài 60
phân và được thổi ngang. Ống sáo có 7 lỗ phía trước (6 lỗ để bấm ngón, 1 lỗ thổi)
và có thêm hai lỗ phía sau để thông hơi. Đường kính của ống sáo nhỏ hơn ống
tiêu chỉ độ 1,5 phân đến 2 phân.
9 - Bạc (H.16)
Bạc có hai loại :
Bạc xòa (chập chõa) và bạc
nhỏ
Bạc xà: là hai miếng thau hay đồng bằng nhau có
đường kính 34 phân (có loại 40 phân). Hai miếng thau này gồm ba phần.
Một cái vành ngoài cùng rộng 5 phân
Vành kế hơi cao hơn rộng 09 phân
Cuối cùng ở giữa có một
cái núm tròn cao 02 phân và đường kính 06 phân
Bạc nhỏ: giống y bạc xà
nhưng nhỏ hơn, đường kính chỉ đo được 11 phân.
10 - Tum: Tum có 2 loại (H.17, 18)
Tum lớn: Tum là một miếng
thau hoặc miếng đồng, đường kính 20 phân và có một cái vành bề cao 03 phân
Tum nhỏ (còn gọi là cái đẩu)
tum nhỏ cũng giống như tum lớn là một miếng thau (hoặc đồng hay đồng pha gang)
có đường kính 09 phân và cái vành cao 1,3 phân.
Mõ: cũng có 2 loại:
Mõ sừng trâu: mõ là một sừng
trâu được cưa ra
Mõ gỗ dài 20 phân, bề
ngang 6,5 phân và cao 3 phân, mõ có một cái khe dài 15 phân và bề ngang 9 ly .
11 - Đầu đường (trong Đạo gọi là đồ đường) còn gọi là đồng la (H.20)
Đầu đường là một miếng thau hoặc đồng tròn có
đường kính 35 phân, chung quanh có một cái vành cao 5 phân. Đầu đường được treo
trên một cái giá bằng gỗ.
12
- Nhịp sanh còn gọi là phách (H.9)
Là hai miếng gỗ trắc dài 16 phân ngang 3 phân
và cao khoảng 1 phân. Nhịp sanh dùng để đánh vào đầu đường hoặc để nhịp khi đàn
hát.(Trích Lễ Nhạc- lễ Vía Đức Chí-Tôn)
Cuộc
đời của ông Bảo-văn pháp Quân
Vài nét về cuộc đời của Bảo Văn pháp Quân với
nghệ-thuật ÂM-NHẠC ĐẠI-ĐẠO.
Bảo Văn Pháp Quân có nhiệm vụ gìn giữ, sắp đặt,
phát huy nghệ thuật, văn chương và Lễ Nhạc. Đó là vị Tướng Lễ mà nhiệm vụ đặc biệt được Đức Chí Tôn giao phó là sắp đặt việc Lễ
và Nhạc trong Đạo Cao Đài.
Năm 1927, Ngài Cao Quỳnh
Diêu được Đức Chí Tôn phong làm Tiếp Lễ Nhạc Quân và đến năm 1930 thì thăng lên
làm Bảo Văn Pháp Quân.
Khoảng tháng 5 năm 1926 (Bính-Dần) Đức Chí Tôn
dạy thành lập 6 Đàn cơ Phổ-độ, trong đó có một Đàn ở
Chợ Lớn, tại nhà Ông Cựu Thượng Nghị Viên Lê Văn Trung, Ngài Trung và Ngài Đốc
Phủ Lê Bá Trang thay phiên nhau chứng đàn. Phò loan là hai Ông Cao Hoài Sang và
Cao Quỳnh Diêu.
Ngày mùng 6-8 Bính-Dần (dl 12-9-1926) Đức Chí
Tôn giáng dạy riêng Ngài Cao Quỳnh Diêu (hiệu Mỹ Ngọc) sau đó cho Xuất Bộ Tinh
Quân Cao Quỳnh Tuân, thân phụ của Ông Diêu và ông Cư giáng cơ dạy tiếp.
Phò loan: Sang - Diêu.
THẦY
Mừng mấy con! Mỹ Ngọc! Từ đây việc nhà con an ổn, dầu điều chi nhớ để ý rằng
có Thầy bên con.
Đặng một việc chi chớ vội mừng, thất một việc
chi chớ vội buồn, vì sự buồn vui và sự buồn tủi thường pha lẫn kế cận nhau, còn sự gì phải đến cho con, ấy là tại nó phải vậy,
chớ cượng cầu mà nghịch Thánh ý Thầy.
Hãy xem dò theo đây mà day trở trong bước đường Đạo:
THI
Mối Đạo từ đây ráng vẹn gìn,
Tu
là khổ hạnh khá đinh ninh.
Lòng
thành một tấm Trời soi xét,
Gương rạng nghìn thu nguyệt chiếu minh.
Gai
gốc lần đường công trước gắng,
Thảnh
thơi có lúc buổi sau dành.
Vòng
trần chìm nổi từ đây dứt,
Công
quả tua bền độ chúng sinh.
Thầy sẽ cho Xuất Bộ Tinh Quân đến nhập cơ.
THĂNG.
Tái cầu:
CAO QUỲNH TUÂN
Mừng mấy con và mấy cháu,
Diêu! Từ đây Thầy (1) lấy làm vui mà thấy con đặng
để bước vào đường Thánh Đạo. Vậy hãy ráng tu hạnh hầu phục hồi cựu vị.
Thầy rất vui mà thấy Cư và con đã đem tấm nhiệt thành cứu độ nhơn sanh khỏi dòng khổ hải. Ấy cũng số phần rất
may mắn của lịnh Ngọc-Hoàng đã định cho con và Cư, Tắc, Sang.
Vậy thầy có mấy lời thiết
yếu cùng con sau đây:
THI
Cựu vị ngày xưa đã có rồi,
Đường về chớ bỏ há con ôi!
Công
trình chớ nệ xây nền Đạo,
Phước
mỏng đâu hay bởi tứ Trời.
Đức
trước hưởng rồi tua trả đức,
Ngôi sau gìn ắt đặng an ngôi.
Từ đây son sắt vì sanh chúng,
Cảnh
tịnh mai sau cũng đặng ngồi.
Thầy đã an lòng cho con và Cư, còn ĐỨC, AN, THÂN, thì có lịnh Thượng Đế định phần cho
chúng nó. LƯỢNG từ đây phải ở nơi Lôi Âm Tự mà chầu Phật Như Lai và nghe lịnh,
chừng có lịnh Thượng Đế đòi sai trấn thì nó sẽ về cùng con đặng. Thầy kiếu mấy
con. THĂNG.
GHI CHÚ:
Chữ Thầy trước là Đức
Chí-Tôn
(1) Chữ Thầy sau này là
Cha (Vì các Ngài gọi Cha là Thầy)
Diêu: Cao Quỳnh Diêu, tức
Mỹ Ngọc.
Cư: Cao Quỳnh Cư ( Ông Cao
Quỳnh-Diêu là Anh thứ ba, là anh ruột của ông Cao-Quỳnh Cư)
Tắc: Phạm Công Tắc. Sang:
Cao Hoài Sang.
Đức: Cao Quỳnh Đức, con thứ
hai của Ngài Cao Quỳnh Diêu.
An: Cao Quỳnh An, con của
Ngài Cao Quỳnh Cư, mất bên Pháp.
Thân: là Huệ Chương, con của
Ngài Cao Quỳnh Diêu.
Lượng: Cao Quỳnh Lượng,
con của Ngài Cao Quỳnh Diêu, đã chết.
Năm Đinh Mão (1927) Ngài Cao Quỳnh Diêu thọ
phong Tiếp Lễ Nhạc Quân, có phận sự sắp đặt Lễ nghi và âm nhạc trong việc cúng
tế trong Đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét