Đàn đêm 17.09.1926, Đức Chí Tôn nhấn mạnh: “Dầu
không Thiên phong, hễ gắng tâm thiện niệm thì địa vị cũng đạí hồi đặng”. Đức
Chí Tôn lại dạy một việc thực tế mà tín đồ nào cũng có thể thực hiện được là:
“Con hiểu bổn nguyên Thánh chất của Thầy... Tuỳ sức
mỗi đứa lo lập (cho mình) một Tịnh Thất”.
Khởi tiên, ông Cao Quỳnh Cư đã lập cho mình mộtTịnh
Thất tại tư
gia ở xã Thái Hiệp Thạnh (nay là Thị xã Tây Ninh) được bà Thất
Nương đặt tên là Thảo Xá Hiền Cung.
Thứ hai, ông Nguyễn Phát Trước vâng lịnh Đức Quyền
Giáo Tông cất Trước Lý Minh Đài ở trên thờ, dưới làm nhà để ở. Chính nơi đây,
Đức Chí Tôn đến dạy về bí pháp Tịnh luyện trước tiên (1935).
Thứ ba là Bạch Vân Am do Đầu Sư Thái Thơ Thanh lập
ở Phú Lâm.
Thứ tư là Hộ Pháp Tịnh Đường được anh em Trường Qui
Thiện xây trong phần đất Địa Linh Động cho Đức Hộ Pháp về tịnh dưỡng.
Thứ năm là Minh Thiện đàn ở nhà tiêng của ông Đinh
Công Trứ tại Phú Mỹ, thu nhận nhiều hành giả.
Thứ sáu là Đông Nghĩa Đường ở tư gia của ông Lê Văn
Trung (Phước thiện) nhằm nhận bớt số đạo hữu bên Minh Thiện đàn.
Thứ bảy là Bạch Vân quán ở nhà riêng của ông Trần
Vân Đằng, nơi đây nhận được phần thực hành của Pháp Môn tịnh luyện.
Thứ tám là Dưỡng Sinh quán tại nhà riêng của ông
Đào Vân Long ở Sydney (úc).
Thứ chín là Dưỡng Thần quán ở nhà riêng của ông Lý
Vân Hà ở Texas Mỹ.
Kể từ khi Đạo Lịnh 01 (1979) ban hành thì số Tịnh
Thất không tên tại tư gia tăng lên rất nhanh, khó thống kê hết.
Đức Thanh Sơn Đạo sĩ thay mặt Bạch Vân Động các
Đâng tuyên bố:
“Lưu truyền, hậu thế một DÒNG THlỀN”.
(Tam Thánh Bạch Vân
Động, in 1971, tr. 104).
Thật ra, trong Chương I
và II, ta thấy rõ Đức Chí Tôn dạy Đức Hộ Pháp học thiền và Đức Phật Mâu đã ban
cho Ngài VẸN TOÀN PHÁP MÔN. Cho dù Đức Ngài qui Thiên nhưng vẫn giáng cơ ban thực
hành TRƯỜNG DƯỠNG TINH KHÍ THAN cho các môn đệ, ta sẽ thấy trong Chương III
này, đánh dâu một bước ngoặt lớn trong DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ.
TIẾT 2
BẠCH VÂN ĐỘNG - BẠCH VÂN AM
1 . Bạch Vân Động:
Bạch Vân Động là nơi ở các vị Tiên
mà Động chủ là Thanh Sơn Đạo Sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đức Hộ Pháp giải về Bạch Vân Động như vầy:
“Theo kinh Phật địa cầu hiện ta đang ở nay là kiếp
thứ nhì. Sau bảy lần biến hoá, mỗi kỳ 61 triệu năm, vị chi 427 triệu năm, địa
cầu đã chết một lần, di hài 7 kiếp trước cồn lại là Nguyệt cầu. Xưa nay người
ta vẫn coi Nguyệt cầu là nơi dừng chân của Thần Thánh trước khi xuống trần gian
đầu thai. Các vị đó phải ở lại Nguyệt cầu một ít lâu để liên lạc vđí địa cầu để
hiểu cuộc sống ở thế gian.
Theo thần thoại gọi Nguyệt cầu là Bạch Vân Động
(Quảng Hàn Cung là cung lạnh) khộng sự sông. Bên Châu Âu mệnh danh là Loge
Blanche.
Giáo chủ của Bạch Vân Động là Bạch Vân Hoà Thượng,
miêu duệ của Từ Hàng Đạo Nhơn, dòng dõi Đức Phật Quan Âm. Bạch Vân Hoà Thượng
đã hai lần giáng trần ở Pháp: 1. Hồng
Y Giáo Chủ Richelieu, 2. Quận công La Roche Foucault. Ở Việt Nam Ngài giáng
trần là Trạng Trình”.
Trong Đạo Cao Đài các vị Tiên Thánh của Bạch Vân Động lãnh lịnh giáng trần
để Đức Chí Tôn lập thành Hội Thánh làm hình thể của Ngài tạì thế mà hoằng dương chánh pháp.
Tam Thánh Bạch Vân Động giáng trần vào hai thời
kỳ:Tam Thánh tiền khai có trước khi Đạo Cao Đài ra đời để giáo dân qui thiện
hướng dần về nẻo đạo. Còn Tam Thánh hoằng khai, thời kỳ mở đạo để hoằng dương
chánh giáo.
Điều đó khẳng định, Đạo Cao Đài chọn đất nước Việt
Nam làm nôi ươm mầm “Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc” để thực hiện tiêu ngữ:
“Quốc Đạo kim triêu thành Đại Đạo”.
Tam Thánh tiền khai gồm có: Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Trãi và Nguyễn Du là Danh nhân Văn hoá Thế giới. Những danh nhân đó tuy
sống khác thời đại nhưng đều có chung một quan niệm về chữ Tâm như sau:
- Nguyễn Trãi: “Lấy
đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường
bạo”
(Bình Ngô Đại Cáo)
- Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Cổ lai quốc dĩ dân vi bản
Đắc
quốc ưng tri tại đắc dân”.
(Cảm hứng)
- Nguyễn Du: “Thiện
căn ở tại lòng ta,
Chữ
Tâm kia mới bằng ba chữ tài ”
(Kiều).
Để Đạo Cao Đài trở nên Đại Đồng, hai cụ Nguyễn Trãi
(Thánh danh Côn Sơn Thượng Sĩ), Nguyễn Du (Thánh danh Hồng Sơn Liệp Hộ) đã phải
nhường cho hậu kiếp của minh là Tôn Trung Sơn và Victor Hugo hiện diện trong
Tam Thánh để thu phục nhơn tâm và cãi hoá lòng người, thể hiện bước phổ độ kế
tiếp là tận độ chúng sanh mà thực thi Đại Đồng nhơn loại ([6]).
2 . Bạch Vân Am:
Trong “Bi ký quán Trung Tân”, cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm
đã viết: “Mùa thu năm Mậu Dần (1542) ta bỏ quan chức về nghỉ ở quê nhà, mời các
cụ già đi dạo chơi bến Trung Tân. Ngắm nhìn phía đông là biển, ngó về phía tây
là Kính (Thày), phía nam xa xa là ngòi Liêm Khê, thấy các làng Trung Am Bích
động tiếp giáp nhau, phía bắc nhìn thấy sông Tuyết Giang, chợ Hàn, đò Nhật phải
trái vây bọc. Ta ngoảnh lại bảo các cụ trong làng rằng: những gì mà trước đây
ông đang sửa sang xây dựng chưa bằng nơi thắng địa này”. Thế nên cụ chọn nơi
đây xây BẠCH VÂN AM để tu luyện và viết sách như Bạch Vân Am tập, Bạch Vân quốc
ngữ thi.
Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) đạo hiệu là Bạch
Vân Cư sĩ, làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương. Cụ đỗ Trạng Nguyên, tước
Trình Quốc Công nên người đời gọi cụ là Trạng Trình.
Cụ là cây đại thụ văn hoá dân tộc thế kỷ XVI là nhà
Nho nhưng ảnh hưởng Phật Lão (Tam Giáo).
Thanh
nhàn ấy ắt là Tiên khách,
Được thú ta đà có thú ta.
(Bạch
Vân quốc ngữ thi, bài 31).
Thấy cơ doanh mãn cho hay chớ
Phải đạo trung thường, mựa có qua.
(Bạch
Vân quốc ngữ thi, bài 17).
Yêu đời phận dầu tự tại
Lành dữ khen chê cũng mặc ai.
(Bạch
Vân quốc ngữ thi, bài 12)
Song hiên ngỏ cửa ngồi xem sách,
Tự tại ngày qua mấy kẻ bằng?
(Bạch
Vân quốc ngữ thi, bài 66).
Cụ tu tiên tại Bạch Vân
Am vừa dạy đời, dạy học trò và dạy cách sông trường sinh:
DƯỠNG SINH THI
Tích
khí, tồn tinh, cánh dưỡng thần,
Thiểu
tư, quả dục, vật lao thân.
Thực
thôi bán bảo, vô kiêm vị
Tửu
chỉ tam phân mạc quá tầng
Mỗi
bả hí ngôn, đa thủ tếu,
Thường
hàm lạc ý, mạc sinh xân.
Nhiệt
viêm biển trá đô hưu vấn?
Nhiệm
ngã tiêu dao quá bách xuân.
Dịch thơ:
THƠ DƯỠNG SINH
Giữ
khí gìn tinh lại dưỡng thần,
Ít
lo, it muốn, ít lao thân.
Cơm
nên vừa bụng đCừig nhiều vị,
Rượu
chỉ vài phân chớ quá tầng.
Miệng
cứ câu đùa vui miệng mãi,
Bụng
thường nghĩ tốt bụng lâng lâng,
Nhiệt
thành biển trá thôi đừng hỏi
Để
tớ tiêu dao đến tuổi trăm.
Đức Thanh Sơn Đạo sĩ có nhiều để tử Bạch Vân Động ở
khắp nơi. Những lúc u nhàn Ngài còn thiền định và mạnh dạn tuyên bố để lại cho
nhơn sanh một DÒNG THIEN dù đã về Tiên cảnh.
Thanh
Sơn Đạo sĩ,
Khi
đến Đàn, Bần Đạo đặng thi, khen đó.
Nghe
Bần Đạo khuyên:
Đã
từng vào bút lại ra nghiên,
Chí
khí nam nhi gắng giữ bền.
Phong
Võ tuy qua chưa định tánh,
Vân
Đài nhắm lại có đề tên.
Trần
ai vùng vẫy nên tay mắt
Đài
các tiêu dao chước biến quyền.
Đủ
trí đủ tài tua vẹn đức,
Lưu
truyền hậu thế một DÒNG THIỀN
Ý nói, lúc giáng đàn, Đức Thanh Sơn mới thấy bài
thi của Tiếp Đạo Cao Đức Trọng để trên áng thư Ngài hoạ liền và khuyên nhủ:
Đủ
trí đủ tài tua vẹn đức,
Lưu
truyền hậu thế một dòng thiền.
Ngay từ tháng 6,1927, Đức Thanh Sơn Đạo sĩ khuyên
các ông Thời Quân chung công sức xây dựng một dòng Thiền nên phải vẹn gìn đạo
đức cho chúng sanh noi theo. Khởi đầu Đức Chí Tôn dạy hàng giáo lãnh thiền, rồi
Đức Phạm Hộ Pháp ban hành “Phương phấp luyện kỷ”, nhưng phải viết rõ: Đạo Cao
Đài dù chi phái vẫn chưa có pháp môn thực hành luyện tinh khí thần. Mãi đến
khi, Đức Thanh Sơn Đạo sĩ mở Bạch Vân Quán (1969) các Đấng mới giáng đàn dạy
lần lần các bí pháp, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng về Thiền đơn trong nền
Đạo Cao Đài.
3 . Bạch Vân Quán:
Việc cầu cơ chấp bút học hỏi là một hiện tượng khá
phổ biến trong vùng Thánh Địa Cao Đài Tây Ninh, nhất là trong các cơ quan Đạo.
Đoàn Hướng Đạo Sinh Cao Đài có cặp cơ: Bạch Pháp - Bạch Minh, danh hiệu Đại Đạo
Thanh Niên Hội do cầu cư mà ra, Luật Tam Thể do chức sắc Hiệp Thiên Đài cấp dưới
cầu cơ học hỏi mà hình thành và trong Ban Thế Đạo có nhóm Nguyễn Long Thành...,
a . Đường đến tầng Thánh Ý:
Nguyễn Long Thành (1942 - 1998) người cần Giuộc
(Chợ Lớn) tốt nghiệp Đại học Sư phạm ban Anh Văn, dạy trường Trung học Tây
Ninh. Tuy làm việc đời nhưng ông trường trai diệt dục (không lấy vợ).
Năm 1969, ông về quê nghỉ hè, một người bạn làm đơn
xin Hiền Tài thay ông, nên khi tấn phong ông không đến nhận Thánh Lịnh, nhưng
vẫn sinh hoạt với anh em như một Hiền Tài.
Sỡ dĩ ông có hành vi như vậy là vì ông là một đồng
tử được ơn Trên dạy tu chơn, chấp bút, tịnh luyện, viết sách, dạy học để sống.
Cuối năm 1969, ông và Hiền Tài Rạng được Hiền Tài
Quản Văn Phồng Ban Thế Đạo trao một phong thư trong đó có bài thi:
BÁO
trọng thiền tâm đạt lý thông
HUYỀN
hư Thành giữ trọn trong lòng.
LINH
thiêng bến giác dìu sanh chúng
QUÂN
ngộ tu chơn về cõi Bồng.
HP.
Cuối năm 1975, ông đi học tập về bị bịnh liệt nằm
một chỗ. Không còn dạy học, ông có nhiều thì giờ tịnh luyện, được nhiều người
theo học đạo và xin làm đệ tử.
Năm 1998, sau cơn bạo bịnh trầm kha kéo dài. Ông
qui Thiên thoát xác ngày 19.04-Â1 MD, để lại niềm thương tiếc cho các đệ tử.
Các đệ tử lập nhà thờ ông bên bờ Thanh Trúc. Ông
còn chuyển các đệ tử đến tiếp tục học đạo với VĐ, bạn đạo sinh thời của ông.
Ngày 25.04 - Mậu Dần, Bạch Long Nguyễn Long Thành
giáng bút:
“Chào bạn,
Mình thoát cảnh trần ai nhẹ nhàng làm sao, không
còn rằng buộc gì vào thân. Mình về Hiệp Thiên Đài trình Sư Phụ. Đức Ngài bảo
mình giữ Huyền Linh Đài, đón rước những hành giả tu chơn đắc đạo.
Khi nhận giữ Huyền Linh Đài, Ngài Bảo Văn Pháp Quân
nói rằng: “Thành đã mặc nhiên nhận chức Bảo Huyền Linh Quân”. Bây giờ minh vui
mừng lắm, không còn bị thúc phược bất cứ ai. Thật là cảnh Thần Tiên mình hằng
mơ ước.
Còn xác phàm còn lo, giải thoát thì hết lo. Ngày
trước bạn và minh bị bạn bè tế sống, cười, sống chết như nhiên đâu có gì sợ.
Sống chết như việc thay áo, mặc vào cái áo mới làm nhiệm vụ mới ở nơi tốt hơn,
không phải là điều mơ ước sao?”.
Lúc bịnh liệt giường, Bạch Long thi thoảng giảng
đạo cho các đệ tử. Họ dùng máy thu thanh ghi vào băng rồi sao chép lại in thành
tập “Bí Pháp”, xin trích một số bài tiêu biểu. Ông Thành thuyết rằng:
“Qua quen một người bạn tính tình dị hợm lắm, nhưng
người đó có căn lành, nên được Đức Chí Tôn đến mở khiếu tâm linh. Nhờ đó người
bạn này đã học hỏi trực tiếp lý đạo với quyền năng thiêng liêng của Đức Chí Tôn
và chư Thần Thánh Tiên Phật. Trong một buổi học về huyền lính mặc khải, người
dó đạt lên Đức Chí Tôn những ý kiến về bí pháp.
- Dạ thưa Thầy, khi xưa Thầy giáng cơ dạy đạo cho
mấy anh con, Thầy kêu mấy người học giỏi mả quở rầy:
Đổi
thử máy Trời coi có được
Thì
ta đổi tội dữ ra lành. ( TNHT1 IN 1950, tr 91)
- Thưa Thầy, con không phải là người học giỏi. Con
dốt lắm, con biết thân phận của con là người dốt, nên lời quở trách ấy con hiểu
không phải rầy con, xin Thầy cho phép con biện minh cho mấy anh con.
Thầy đã sinh ra con người và ban cho người một tánh
linh. Con người dùng tánh tinh này để sáng tạo thêm những điều mới mẻ cần thiết
cho sự sinh tồn và phát triển của mình, thì việc thay đổi máy Trời, con thấy
con người có thể làm được. Chẳng hạn, Thầy sinh con người có hai chân đứng trên
mặt đất mà con người nay bay lên không gian được.
Vậy, Thầy nói rằng đổi máy trời được thì Thầy sẽ
đổi tôi dữ ra lành? Điều đó Thầy đã ban cho chúng con khả năng biến đổi sự sống
này.
Ngài từ bi cười và bảo rằng:
- Con người còn có khả năng làm thêm được điều kỳ
diệu hơn thế nữa... Nhưng Thầy định cho con người không đổi được, đó là Ký ức
Thiêng Liêng của Chơn Thần, nghĩa là con đã làm điều gì thì con sẽ nhớ lại điều
đó không thể nhớ một điều khác được...
Máy Trời vi diệu mà chơn lình của Thầy đã chiết ra
đặt trong thân thể con, nó sẽ ghi nhớ tất cả mọi việc mà con đã làm đã nghĩ,
thì chỗ này không thay đổi được. Loài người có thể tự lừa dối mình bằng cách
cho rằng khi thân xác này chết đi thì không còn gì nữa hết, không có gì tội
đâu, nhưng chỗ ký ức này không đổi được. Lẽ công bằng Thầy đã định nếu làm được
điều lành, thì khi chơn thần hồi tưởng lại sẽ thấy niềm vui, còn nghịch lại khi
con người làm điều ác, lúc chơn thần nhớ lại sẽ thấy đau khổ. Không ai xử tội
mấy con, chính chơn thần mấy con xét xử lấy mình. Thăng hay đọa là do chỗ nhớ
mầu nhiệm này.
Con người đã tự lừa dối minh cho rằng chết là hết,
nên mới dám làm những điều tà vạy trước mắt Thầy...
Hai tiếng máy trời mà Thầy đã nói là không đổi được
do ở chỗ nhớ này. Mấy con phải biết sợ mà cẩn thận thì con đường tu mới có thể
tinh tấn đặng.
Quyền năng sáng tạo của con người chế biến ra những
máy móc tối tân để phục vụ cho đời sống con người là chánh lý, vì Đức Chí Tôn
đã ban cho cho con người một tánh linh, thì con người sử dụng tánh linh đó để
bảo tồn sự sống. Điều ấy hợp với lẽ Đạo hợp với Thiên cơ, nhưng lòng tự phụ
kiêu căng cho đến nỗi Đức Chí Tôn phải quở rầy:
Đổi
thử máy Trời coi có đưực,
Thì
ta đổi tội dữ ra lành.
Trên đây là lời cảnh cáo đối với con cái Ngài trên
toàn mặt địa cầu, chớ không riêng cho người theo Đạo Cao Đài học Đạo bằng cơ
bút hồi đó đâu”.
Dưới đây là bài cuối trong tập Bí Pháp của ông
Nguyễn Long Thành tựa là: “Tầng Thánh Ý”.
“Kỳ trước Qua đã đề cập đến Tầng Thánh Ý luôn luôn
ngự trên tầng ý thức bình thường của con người và nó đóng vai trò một nguồn cảm
hứng thiêng liêng trong những sinh hoạt về phần Đạo và phần đời...
Các tôn giáo đều chỉ truyền cho tín đồ của mình
những thường pháp để nâng cao tâm thức đến tức có thể sống được với tầng Thánh
ý này. Các phương pháp ấy đều dựa trên nguyên lý là phải trở về với sự yên tĩnh
trong tâm hồn của mình. Đời sống nội tâm của người tín đồ khi đạt đến đỉnh cao
Thánh thiện thì vẫn là một khôi tư tưởng thuần nhất và nó rất đơn giản gồm
những điểm chính sau đây:
Sự minh triết tức là sự sáng suốt, khôn ngoan thánh
thiện. Lồng từ ái vô biên là sự thương yêu bao la đối với chúng sanh. Đức từ bi
hỉ xả vô lượng, tha thứ cho những oan nghiệt đã ràng buộc tinh thần con người
vào chỗ tối tăm. Sự công bình chánh trực một mải lông không sai sót để cho chơn
thần của con người ý thức đặng, hiểu đặng. Tai sao có cảnh khổ trong đời sống
của từng cá nhơn và cộng đồng...?
Con người dù có phủ nhận tâm linh của các chơn linh
đã đạt pháp và hiện làm việc trong thế giới vô hình thì nguồn Thánh Ý ấy vẫn
tiếp tục ban rải cho loài người...
Các tu sĩ trong những cố gắng để thánh hoá tư tưởng
mình, không phải một sớm một chiều mà có thể loại bỏ được hết những nét phàm
tục đã ăn sâu trong tâm hồn từ bấy lâu. Thành thử tánh kiêu căng, tự phụ khoe
khoang chẳng hạn hay xen lẫn vào trong những giây phút hứng khởi được tầng
Thánh Ý này bố hoá cho một nguồn năng lượng sống cao hơn trí tuệ của mình.
Những nét phàm tục của ý tư tưởng cũ thường mạo nhận danh nghĩa của Thánh ý và
lừa dối chính lý trí của mình và cuối cùng những sinh hoạt tu hành vẫn còn lẩn
quẩn trong vòng trần tục cao cấp.
Qua giảng cho mấy em đề tài này là để nhắc nhở khi
người tu đạt pháp thành công, dầu cho xác phàm này chó chôn vùi dưới lòng đất
thì quyền năng của tư tưởng trong chơn thần mình vẫn tiếp tục làm công việc
thúc đẩy cơ tấn hoá của nhơn loại, đó là một vai trò cao cả thiêng liêng.
Con đường hằng sống ấy vẫn mở ra trước mắt mấy em,
đạt thủ được hay không là do chính lòng thành khẩn và nghị lực của mình trong
suốt kiếp sanh.
Trong Đạo Cao Đài vẫn có những bậc đạt đến Chí
Thánh, dầu hình thức tôn giáo có lúc thạnh lúc suy cũng như lịch sử của đời vẫn
phải trải qua những cơn khủng hoảng về kinh tế, tài chính, chính trị cực kỳ
nguy hiểm nhưng cũng nhờ tầng Thánh ý này ngự trị và chế giảm bớt những oan
nghiệt, tội tình mà chung cuộc lại thì nhơn loại vẫn một ngày một tiến bộ...
Qua cầu mong mấy em thực hành được Thánh ý của Đức
Chí Tôn đã truyền dạy từ trước”.
(NLT, Bí Pháp in 2001, tr. 52-56).
b . Căp cơ truyền Bí Pháp
Tỉnh Luyện:
Đêm mồng 9.01 - Tân Hợi, các Đấng khởi sự dạy Bí
pháp Tịnh Luyện.
“Hộ Pháp,
Chào chư hiền.
Hôm nay là vía Đức Chí Tôn, Bần Đạo khởi đầu giảng
dạy về Bí Pháp Tịnh luyện. Trước kia, Bần Đạo đã ban hành “Phương pháp tập
dưỡng sinh”, kế là “Phương pháp luyện kỷ, Trị Tâm”, rất ít môn đệ chịu luyện.
Khi Bần Đạo vào tịnh luyện ở Trí Huệ Cung, có người xin cùng tịnh. Bần Đạo mới
đưa ra thuyết Tam Lập khó, nên từ đó số môn đệ tịnh luyện ngày càng thưa.
Nay Bần Đạo quyết định ban hành phương pháp tịnh
luyện đơn giản hơn có người hướng dẫn gọi chung là DÒNG THIÊN PHỔ ĐỘ.
Với sự thông minh và kiến thức của chư hiền, Bần
Đạo chỉ giảng đại thể, khi thực hành gặp trở ngại thì hỏi chư Tiên.
Dòng Thiền Phổ Độ chủ yếu là luyện Tinh Khí Thần để
vào hàng Thánh, nhưng muôn đến đó phải qua các giai đoạn sau:
1 . Sơ TỊNH luyện Chơn Nhứt Khí:
Chủ yếu là luyện thở hít khí trời đem nuôi cơ thể,
nên cuối cùng hơi thở gom về Khí Hải. Khởi đầu tập thở bằng bụng: hít vào thở
ra, nghỉ với nhịp độ bình thường, với tư thế ngồi kiết già, tập trung tư tưởng
và lưỡi bịt khít hai hàm răng. Hãy nói thầm câu này trong não:
“Thầy là các con đó, các con là Thầy vậy”, giúp
tinh thần quen dần việc tập trung tư tưỏng.
Khởi động: Tập trung tư tưởng hít Thiên khí qua lỗ
mũi xuống rốn chuyển vận khí trước khi sanh (TiênThiên Khí) ở Mạng Môn và khí
sau sanh (Hậu Thiên Khí) ở Thần Khuyết tích tụ ở Đơn Điền thành Chơn Nhứt khí.
Rồi thở ra cho tán khí toàn thân, bụng thót vào
thong thả, đoạn đưa khí về Khí Hải, để bụng im. Rồi tiếp tục thở hơi kế.
Tập một ngày 4 lần, mỗì lần 30 phút trong ba tháng.
Rằm Thượng Nguơn tiếp.
Thăng”.
“Hôm nay Rằm Thượng Nguơn, Bần Đạo dạy tiếp Bí Pháp
Luyện Tinh Khí Thần.
Trước hết, chư hiền luyện ba món báu: Tinh Khí Thần
riêng, rồi sau mới qui Tam Bửu. Đây là phần luyện đạo chánh của Dòng Thiền Phổ
Độ.
LUYỆN
TINH
Luyện Tinh chia làm hai thời kỳ:
1 . Mượn hơi thỏ:
- Hít vào từ từ và tưởng tượng khí vào đầy bụng
dưới, ngưng thở.
- Khí tích tụ tại đơn điền, nén khí tại đây rồi thở
ra từ từ, tưởng tượng từ Đơn Điền (huyệt Quan Nguyên) lan toả ra cả vùng bụng
là hết một nhịp.
2 . Thở tư nhiên:
Chư hiền tập trung tư tưởng và quán tưởng một viên
thuốc bằng hột đậu ở Quan Nguyên xoay tròn theo ngược chiều kim đồng hồ 600
vòng và thuận chiều kìm đồng hồ 600 vòng là đạt.
Luyện tinh mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 30 phút liền
trong ba tháng.
LUYỆN
KHÍ
Mỗi chu kỳ là 24 nhịp thở, gồm hai thời kỳ:
1. Mượn hời thỏ:
- Hít vào dẫn khí từ Ngân Giao xuống Khí Hải ngưng
thở, để khí toả ra quanh rốn, nghỉ thở toàn thân thoải mái.
- Thở tự nhiên:
Chư hiền tưởng tượng viên thuốc xoay quanh rốn theo
chiều kim đồng hồ và ngược lại cả thảy 1.200 vòng.
Luyện khí mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 30 phút, liền
trong ba tháng.
LUYỆN
THẦN
Cách luyện Thần giông như luyện Khí.
1 . Mươn hơi thỏ:
- Hít vào từ Nhơn trung lên Bá Hội, ngưng thở, tập
trung sức mạnh ở đó rồi thả lỏng, dẫn khí xuống Nhơn trung.
- Thở ra Khí thoát từ Nhơn Trung, nghỉ thở.
2 . Tu Khí:
Vận Khí hai bên Thái Dương, Ân đường và sau gáy tụ
về Bá Hội (Nê hoàn cung) rồi cho Khí toả khắp vùng đầu.
Kế đó, hoán tưởng huờn đơn xoay qua xoay lại cho đủ
1200 vòng như luyện Khí.
Mỗi ngày tập 4 lần, mỗi lần 30 phút, trong 3 tháng.
QUI
TAM BỬU
Qui Tam Bửu là gom Tinh Khí Thần tụ về Nê Hoàn
cung.
1 . Phương pháp công phu:
- Hít sâu kéo Khí từ Ân đường xuống Quan nguyên
(Tinh) rồi vận Khí lên Khí Hải (Khí) theo mạch Đới qua Mạng Môn lên Bá Hội
(Thần) nén khí tại đây rồi xuống Đơn Điền.
- Ngậm miệng lại cho hai mạch Nhâm đốc giao nhau.
Nước miếng sẽ chảy ra gọi là Ngọc dịch huờn đơn. Nước miếng đó chính là Tinh,
Tinh hoá Khí, Khí Hoá Thần, nhờ đó mà Pháp Luân thường chuyển.
- Thở ra êm nhẹ và tưởng tượng Khí lan ra vùng bụng
dưới, rồi tiếp tục hít vào, công phu tiếp.
2 . Ý nghĩa công phu:
Công phu đạt thành thì phát huệ, có trực giác, dẹp
bỏ hết ước muốn.
Ngày nào đó, chư hiền tự nhiên thấy thần khí điểm
linh quang sáng là tức ngộ đạo.
Chư hiền cố gắng tập luyên cho đạt thành chánh
quả”.
Thăng”.
(Thánh ngôn B VQ, từ trang
14 - 18)
LUYỆN
THẦN HUỜN HƯ
PHẢN
BỔN HUỜN NGUYÊN
“Hộ Pháp Chào chư hiền,
Hôm nay rằm Trung Nguơn, Bần Đạo dạy tiếp về Bí
Pháp.
Muốn luyện Thần huờn hư, hành giả phải thuần thuộc:
- Cách luyện thở
- Biết qui Tam Bửu
- Quân bình âm dương, tức luyện Tiểu chu thiên.
- Gom ngũ hành tức luyện Đại chu thiên, vận khí ở
hai kinh âm kinh dương ỏ tay và chơn.
- Rồi luyện Tam Hoa tụ đỉnh.
TAM
HOA TỤ ĐỈNH
Mỗi người trên mạch Đốc có ba huyệt hoa:
- Vĩ Lư tại huyệt Trường cường.
- Tỳ Lư tại huyệt Đại Chuỳ.
- Ngọc Lư tại huyệt Phong Phủ.
Bắt đầu hít sâu nhẹ và dài, dẫn Khí từ Thừa Tương
xuống Đơn điền ngưng thở rồi qua mạch Đới đến Vĩ Lư nén khí, đưa khí lên Tì Lư
nén khí, đoạn đến Ngọc Lư nén khí xong, đưa lên Bá Hội nén khí, rồi dẫn khí từ
mạch Nhâm về Đơn điền. Thở ra cho khí toả nhẹ ở Đơn điền, dứt một nhịp thở.
Nếu Tam hoa khai thì cơ thể khoẻ mạnh, trí tuệ sáng
và trực giác tốt.
LUYỆN THẦN
Luyện Thần huờn hư phải trường trai để Thần hoà vào
hư vô mà thoát khỏi mọi ràng buộc nhơn gian.
- Luvện nôi đan bằng cách tụ khí toàn thân vào Nê
Huờn cung, nổi lên vòng vô vi to bằng hạt đậu xoay tròn theo chiều kim đồng hồ.
Đó là PHẢN BỔN HƯỜN NGUYÊN (về nguồn) phải cho vòng
vô vi xoay 1200 vòng để vận nguyên khí thông suốt nội tạng.
- Luyên Thần huờn hư:
Ä Quán não hư không bằng cách biến tất cả suy nghĩ
thành hư vô, không còn điều chi ẩn chứa trong lòng.
Ä Quán Thần vào Hư vô cho thần kinh trung ương
ngưng động. Thần trở nên vắng lặng mà mở oát cửa Thiên Môn (Nê hườn cung) mà
vân du Thiên ngoại.
Luyện đến khi nào thành thì thôi.
Bần Đạo ban ơn chư hiền.
Thăng”.
DANH
HIỆU VÀ XÂY THÁP
“Hộ Pháp
Chào chư hiền.
Hôm nay là ngày Hạ nguơn Khai Đạo, Bần Đạo kết luận
về danh hiệu của tịnh luyện. Danh hiệu này không phải phẩm tước chức sắc mà chỉ
là cấp độ thiền định, tránh việc mới cũ ngang nhau.
- Hành giả luyện Chơn nhứt khí vì tuổi cao mà giải
thoát đạt danh hiệu Chí Thần, xây pháp lục giác một tầng vì 6 chữ lục tự Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
- Hành giả luyện Tam Bửu khi qua đời đạt vị Chí
Thánh (xây tháp hai tầng).
- Hành giả luyện Thần huờn hư, dù chưa vân da Thiên
ngoại mà qui vị nửa đường cũng đạt vị Chí Tiên, xây tháp đáy tháp trùm lên đầu
và tim gọi là thế CÀN KHÔN. Tháp là dương, xác nằm là âm tạo thành một góc 90°
(9 + 0 = 9), Chín là Cửu Thiên, 0 là Hư vô. Phần còn lại làm vòng thành của
tháp.
Hãy lập một Phước Địa cho các hành giả.,
Thăng.”
Về danh từ hành giả, Đức Thanh Sơn đạo sĩ giải
thích như vầy (Đàn đêm 15.08 - Canh Tuất - 1970):
“Hành giả là người đi tu chưa xuống tóc, không phế
đời (vừa làm, vừa tu) mà sống như người tu.
Hành giả sống thanh thân, bỏ mọi thứ xa lạ bên
ngoài, cầu sống nội tâm. Vẫn tiếp xúc với người đời, thiên nhiên, không ép thân
khổ hạnh mà có bữa cơm yên lặng, đọc sách ngủ nhiều, chết giả, không tiếc của,
bỏ qua khi bị xúc phạm, tha thứ, chấp nhận những điều không thể đổi thay được,
sống ẩn dật, nghe tiếng nội tâm để sửa đổi tính tình.
Song hiên ngõ vắng ngồi xem sách,
Tự tại ngày qua mấy kẻ bằng??
THIÊN
TƯỢNG QUẺ LY
Đàn đêm 15.04 - Nhâm Tý (1972)
“Hộ Pháp: Mừng chư hiền
Hôm nay, Bần Đạo vui mừng ban cho toàn Đạo quẻ
THIÊN TƯỢNG QUẺ LY để làm biểu hiệu, trước là các hành giả, kế đến là gia đình
Đại Đạo.
Sau khi làm lễ truyền Tâm Pháp, ban Đạo hiệu, rồi
Ban Biểu hiệu THIÊN TƯỢNG QUẺ LY.
Quẻ Ly ☲ là con mắt thuộc hoả nằm phương Bắc.
1 . Mô tả:
Thiên Tượng Quẻ Ly hình vuông, cạnh 12 ly, mỗi gạch
quẻ 2 ly. Chính giữa có gắn hột chai, biểu tượng cho đồng tử (con ngươi).
- Vật liệu: Kim loại
- Khoen đeo: Chỉ vòng vô vi
- Dây đeo: dài 6 tấc bằng kim loại hay chỉ.
2 . Ỷ nghĩa:
- Thiên Nhãn là Quẻ Ly
Dây đeo 6 tấc chỉ lục tự: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nên
tháp hành giả xây 6 cạnh. Dây đeo gọi là dây Niệt do chữ Phạn Nirvana
(Niệt-va-na) tức Niết Bàn.
Từ nay có món báu cố gìn giữ.
Ban ơn chúng sanh -
Thăng”.
*
* *
CHIẾT
KHẢM ĐIỀN LY
LUYỆN
TIỂU CHU THIÊN VÀ ĐẠI CHƯ THIÊN
Nguyệt Tâm Chơn Nhơn:
Chào chư đạo hữu.
Đêm nay, Vía của Bần Đạo (22.05.1972) rộng đường
giáng đàn. Thay mặt Đức Hộ Pháp, Bần Đạo giảng về chiết Khảm điều Ly.
Trong Kỳ Ba Phổ Độ, Ly Khảm thay mặt Càn Khôn tức
anh chị thay cha mẹ dạy dồ các em về mặt giáo lý.
Về mặt đạo lý phải theo y lý: Ly hoả thuộc Tâm Hoả,
Khảm thuỷ thuộc Thận thuỷ (trái), còn Thận hoả bên phải:
- Luyên Tiểu Chu Thiên là gián tiếp điều hoà Tâm
Thận.
+ Luyện Mạch Nhâm (âm) dẫn khí từ huvệt Thừa Tương
xuống Hội âm, thở ra dẫn khí theo mạch Nhâm từ Hội âm lên Thừa Tương.
+ Luyện Mạch Đốc (dương) dẫn khí từ Trường Cường
theo mạch Đốc lên Bá Hội tới Nhơn Trung, thở ra dẫn khí từ Nhơn trung xuống
Trường cường. Cuối cùng cho khí chuyển thành vòng qua Đới mạch.
- Luyên Đai Chu Thiên (kinh Mạch) là gián tiếp điều
hoà Tâm Thận.
+ Hít vào theo vòng kinh âm: dẫn khí theo mặt trong
của hai bàn chơn lên bẹn, lên tiếp hai bên đường bụng tới ngực, rồi lan ra hai
nách dọc theo mặt trong của hai tay và hai bàn tay.
+ Thở ra theo vòng kinh dương: dẫn khí theo mặt
ngoài của hai bàn tay lên mặt và đầu, tiếp xuống theo hướng mạch Đốc dọc theo
sống lưng rồi lan ra mặt ngoài của hai chơn tới hai bàn chơn.
Rồi đặt hai bàn tay vào sau lưng vùng thận, các
ngón tay ân mạnh vào Mạng Môn là luyện Thái Cực làm vượng chơn thuỷ (Thận
trái), chơn hoả (Thận phải) để điều hoà phủ tạng.
Mạng Môn là khí Tiên Thiên nên thở thận (bằng cách
xoa bóp) là luyện Đơn điền sau (Yoga gọi là luân xa 3), giúp cho Tâm Thận giao
nhau, tức là lấy vạch dương của Thận Thuỷ điền vào chỗ vạch âm của Tâm hoả, rồi
lấy vạch âm của Tâm hoả điền vào chỗ vạch dương của Khảm thuỷ.
Cuối cùng Ly Khảm biến thành Càn Khôn, luyện Đạo đã
thành, bịnh hoạn dứt căn.
Thăng”.
Sau 6 năm (1969 - 1974) theo Chân Sư học đạo, do
tình hình trong nước biến đổi, nên Bạch Long xin đúc kết quá trình học hỏi. Đêm
01.10- Giáp Dần, Đức Hộ Pháp dạy:
“Hộ Pháp
Mừng chư hiền đồ.
Nguyễn Long Thành bạch:
- Gần sáu năm theo Sư Phụ học đạo bí truyền cắc đệ
tử đúc kết hai tập sách nhỏ dâng lên Sư Phụ để trên Thiên Bàn.
- Bần Đạo đã duyệt qua. Nhìn chung mỗi nôn đệ mới
nắm được nửa phần, cần nghiên cứu và trau dồi thêm hơn.
+ Tập “Quan niệm Tu chơn” của Nguyễn Long Thành còn
trong tinh trạng định nghĩa và phân loại mây đường tu, chưa đi sâu vào Bí Pháp.
+ Tập “Trường dưỡng Tinh Khí Thần” của TVR chỉ khái
niềm về luyện đạo, phải có bài chỉ thực hành rõ ràng hơn.
Bần Đạo giao cho đệ tử “Chú giải Tịnh Thất” mà lúc
sinh tiền Bần Đạo chưa kịp làm (làm xong dâng lên Đức Cao Thương Phẩm duyệt).
Chư hiền ráng cố gắng vì Đạo.
Thăng”.
Đức Chí Tôn đã dạy: “Bày Bửu pháp ra” (Tịnh luyện),
Đức Phật Mẫu ban “toàn vẹn Pháp môn Tịnh luyện”. Sau đó, Đức Hộ Pháp chỉ định
cặp cơ NTL - TVR là Cơ Bí Pháp. Sau 6 năm học hỏi, Đức Hộ Pháp cho phép mở Pháp
Môn Tịnh Luyện.
c . Khai Pháp Môn Tịnh Luyện
:
Đạo lịnh 01 năm Kỷ Mùi (1979) giải thể Hành chánh
Đạo, chức sắc, công quả về nhà tu tại gia.
Đạo pháp trường lưu, nay dòng chảy bị ngăn, muốn
“trường lưu” mỗi dòng chảy phải tự tìm đường thoát ra đại dương. Cơ đạo bắt đầu
dị hình biến tướng dễ bị kẻ ngoài lôi cuốn theo đường tà giáo.
Các bà các cô theo bà Thanh Hải Vô Thượng Sư cho đó
là hình thức mới của Đạo Cao Đài. Các ông theo sách Lương Sĩ Hằng cho ông này
tiếp sức Đạo Cao Đài. Người bỏ theo phái Chiếu Minh thì nói Toà Thánh Tây Ninh
không có pháp môn tịnh luyện cho rằng vô vi và phổ độ riêng rẻ vì chưa hiểu nền
Chánh giáo của Đức Chí Tôn chỉ có một mà thôi. Có người bỏ Cao Đài theo Đạo
Phật cho là Phật cao nhứt vì Đức Cao Đài chỉ là một. Tiên Ông trong trường học
năm lớp: Nhơn, Thần, Thánh, Tiên, Phật. Ai nói như thế là chưa thông đạt giáo
lý Cao Đài do Hạnh đường bị bế từ lâu, mặc ai hiểu sai, không ai có trách nhiệm
đính chánh. Chưa kể trong vòng Thánh Địa nảy mầm mê tín dị đoan, đủ thứ đạo ra
đời nháy theo Cao Đài. Quả thật, cơn khảo lớn mà Ngài Trương Hiến Pháp đã dự
đoán. Nhận lấy Kẻ Sĩ Cao Đài, cố gắng sức mình vượt khó, VĐ, VK gởi phẩm Hiền
Tài lên Hiệp Thiên Đài, theo truyền thống thiền, mà Đức Hộ Pháp dạy, gây phong
trào tu đơn tại tư gia.
Đêm 01.07.1992, Đức Hộ Pháp giáng đàn dạy:
“Hộ Pháp
Chào hiền đồ.
VĐ bạch:
- Hiền Tài TTS dạy học ở Mõ Công, anh biết đệ tử
theo đường Tu Chơn, anh xuống nhà nhiều lần và năn nỉ được coi tài liệu mà để
tử ghi chép được qua những đêm học hỏi với Đức Ngài.
Bần Đạo dạy rồi: “Cân Thần”... Thầy giáo thi chắc
không “phi phàm bất truyền”. TTS tha thiết muốn dọc đạo, lại là Hiền Tài, cho
học qua “Chơn Nhứt Khí” thì luyện “Tinh Khí Thần”, nghe à:
Nếu là Giáo Hữu xin luyện đạo, thì cho luyện nhanh
qua Sơ Tịnh, Trung Tịnh, thì cho luyện “Tam Hoa tụ Đỉnh” rồi Thần Huờn hư”, nhớ
đa.
Nhắc lại, cho TTS mượn tài liệu TRƯỜNG DƯỠNG TINH
KHÍ THẦN.
Thăng”.
Chính TTS là người đầu tiên đọc bản Thánh Ngôn do
Đức Hộ Pháp giáng dạy. Sau đó, anh đưa cho Hiền Tài NTD đánh máy, rồi chỉnh
sửa. Kế được Vân Anh đánh vi tính, nhưng không có cơ duyên nên bất thành, Bạch
Liên nhận làm công việc khó khăn này trong thời gian ngắn nhất. Đó là bản làm
phụ bản trong sách này.
Đến đêm 14.11 - Quí Mùi Đức Hộ Pháp giáng dạy:
“Hộ Pháp
Chào hiền đồ
Bần Đạo đã dắt hiền đồ vào con đường Bí pháp khá
xa, đã đủ hành trang phổ hoá chúng sanh. Từ 1969 chấp nhận cặp cơ Bí
Pháp N LT - TVR vì Bần Đạo đoán định được tương lai
rất khó khăn. Bần Đạo chỉ còn liên lạc được thế gian qua chư-hiền mà thôi.
Năm 1979, hành chánh đạo bị giải thể. Bần Đạo đau
lòng lắm, muốn mở ngay lối thoát tu tịnh, nhưng không ai làm. Nay thời cuộc cỡi
mở, hiền đồ hãy lựa thế mà KHAI PHÁP MÔN TINH LUYỆN. Lòng nhiệt huyết của thời
thanh niên đâu rồi, xốc lên quyết tâm làm cho kỳ được nhiệm vụ mà Bần Đạo giao
phó.
Bần Đạo chuyển khách trần đến hỗ trợ. Mọi việc chi
chi sẽ có Bần Đạo giúp sức.
Bần Đạo ban ơn.
Thăng”.
Vâng lịnh dạy của Đức
Hộ Pháp, ngày 20.12 - Quí Mùi, tại Bạch Vân Quán, VĐ họp chư môn đệ làm Lễ Khai
Pháp Môn Tịnh Luyện, được khai đàn rất trang nghiêm dưới sự hiện diện quí khách
mời:
- Chức sắc Hội Đồng Chưởng quản:
Ä Giáo sư Thái Nhồn Thanh
Ä Lễ Sanh Thượng Thân Thanh
- Chức sắc Hội Thánh trước:
Ä Giáo sư Ngọc Hiển Thanh
Ä Lễ sanh Thượng Đức Thanh.
Các hành giả: Bạch Mai, Vân Đằng, Vân Mai, Trần Thu
Hà, Lê Bích Sơn, Trương Thị Chi, Vân Kim...
Khởi đầu lễ, TPVĐ thỉnh chữ Khí nơi bàn Vi Hộ Pháp
để giữa Tam cấp thứ ba trước Thiên Bàn. Đoạn trấn thần Tịnh Thất tại tư gia
theo lời dạy của Đức Hộ Pháp ngày mồng 9.02 - Nhâm Tý (1972).
“Sau thời cúng, vị hành pháp, tay mặt cầm 9 cây
nhang, trụ thần rồi đưa nhang ngay Thiên Nhãn cầu nguyện Thầy Mẹ. Đoạn nhìn nơi
chữ Khí vẽ bùa Tam Thanh (hay Diệu Quang Tam Thanh).
Từ trái xổ qua phải tượng trưng Long Tu Phiến. Từ
phải xổ qua trái tượng trứng Phất Chủ. Từ trên xổ xuống là cây Kim Tiên, nhá
điển khí xuống Nê Hườn cung chạy qua Ân đường mở Huệ Quang Khiếu.
Kế tiếp khoanh ba vòng vô vi ngược chiều kim đồng
hồ tượng trưng TamThiên và kết thúc bằng ba vòng nhỏ phía dưđi tượng trưng chi
Tinh Khí Thần”.
Sau đó là Lễ truyền tâm pháp cho Hành giả Nguyễn
Thị Mười. Hành giả lấy dấu Các Đấng và niệm: “Cúi xin Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẩu
cho con vào hàng tu chơn đạt thành chánh quả”. Lạy tạ ơn. TPVĐ Ban đạo hiệu
Bạch Mai và đeo Thiên Tượng Quẻ Ly. Hành giả lạy tạ. Phần nghi lễ chấm dứt. Sau
đó khách mờí và các hành giả dự tiệc chay thân mật.
Đến 2005, công bố DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ trên Tạp chí
Xưa Nay số 250 tháng 12.2005, xuất bản tại Hà Nội. Năm 2006, BVQ chính thức
thông báo Hội Đồng Chưởng Quản duyệt Pháp Môn Dòng Thiền Phổ Độ vào ngày 20.01
- Bính Tuất (19.02.2006).
d . Hành Hương Pháp Thông-.
Bạch Vân Quán nhất trí, các hành giả đi Hành Hương
Pháp Thông để Pháp Môn được thông linh khắp nơi vùng Thánh Địa, trong nước, Tây
Trúc (Ân Độ), ra Bắc.
Như đoán định được ý muốn của nhơn sanh, nhân ngày
triều thiên năm Giáp Thân. Đức Hộ Pháp giáng dạy. “Đã 30 năm qua nền Đạo vẫn
trì chậm, không tiết cách tháo gở những khó khăn, cũng không xây dựng gì thêm.
Chức sắc chỉ biết vun quén, bồi đắp cho riêng mình,
mặc nhơn sanh đói khổ, ngồi chờ việc như những tên thư lại phong kiến. Phủ
đường thì im ỉm đóng cửa, không muốn ai đến chiêm ngưỡng. Trách chi những gì
của Đạo để lại dần dần mất đi mà không ai chịu trách nhiệm.
Cái bàn sanh ra mỗi Đạo Cao Đài, quí biết dường nào
mà không ai bảo quản. Cái Ngọc Cơ buổi đầu mà ông Phán Tý tặng Đạo mối ăn hư
nát, cố tìm cách cứu vãn. Gặp cơ cuối cùng phải lo chớ ai lo? Ráng mà làm cho
tròn một kiếp sanh”.
Thật vậy, nhờ Đức Ngài chuyển Bạch Liên, Minh
Phương và nhiều tín hữu khác đã làm xong một cái tủ vuông có 6 mặt kiếng 5 ly,
được Hội Đồng ra giấy cám ơn số 92/HĐCQ-VT như sau:
“Vào ngày 22.07 - Giáp Thân (2004) các hảo tâm hiến
Nữ Đầu Sư Đường một cái tủ vuông 6 mặt kiếng để bảo quản cổ tích XÂY BÀN và
NGỌC CƠ”.
Và để mặt kiếng tròn trên chiếc bàn tròn BA CHÂN
đặt trong tủ kiếng lục giác tại Thảo Xá Hiền Cung. Bàn này được dùng xây bàn
trước tiên tại nhà Đức Cao Thượng Sanh.
Trên báo Tây Ninh ra ngày 03.06.2004 (15.06 - Canh
Tuất) báo Hồng Hạc về vườn Trí Huệ, VĐ cũng đến nơi xem hư thực. Sau đó xía Sư
Phụ giải thích.
“Bần Đạo nhắc lại, khi xây Đoạn Trần Kiều thợ hồ
đắp con hạc bay về Trí Huệ cung mà đầu quay lại. Bần Đạo giảng rằng: “Con hạc
chở Thánh lâm phàm”.
“Nay đến thời kỳ, Hồng Hạc chở người tu đắc đạo
“phàm qui Thánh” và thức tỉnh những kẻ nào không tu làm sao qua cổng Trời...
Nay Bần Đạo cho mở đường tu tắt mà không lo tịnh luyện, sau này còn trách được
ai. Hồng Hạc chỉ rưđc người chân tu đạt đạo. Báo cho nhơn sanh biết điều đó”.
Cũng năm nằy, Vân Long theo các đoàn du lịch đi Hà
Nội, Hội An, Nam Bộ... Khi đến Hà Nội, anh tách khỏi đi thăm Thánh Thất Hà Nội,
rồi qua Thánh Thất Hà Tây mới xây cất. Chuyến khác anh đi hành hương ở Huế, đặc
biệt nhất là Thánh Thất Hội An, gần như bị bỏ rơi. Khi anh đến chỉ gặp một học
sinh định đóng cửa chùa. Em định bước ra thì nghe văng vẳng “có người đến
thăm”, thì Vân Long bước vào chùa. Xung quanh người ta xây dựng nhà cao tầng bị
lấn đất và lấn lối mà không ai lên tiếng? Trách nhiệm về ai?
Vân Long; về Nam thăm nhiều dí tích lịch sử Đạo,
đặc biệt ỉà đi Bạc Liêu thăm mộ cửu Nương. Trời thì tối, mẵ thì nhiều, Vân
Long đì lạc đường, coi như tuyệt vọng. Bỗng xuất
hiện ba đứa trẻ. Chúng hỏi Vân Long tìm ai? Nghe nói tìm mộ cô Tiên, chúng nói:
“Mới gặp cô Tiên, mộ cô ở bên kia”. Nhờ đó mà Vân Long (vốn là Kim Đồng) tìm
được mộ Cô Cửu Nương.
Năm 2005, Thiên Cơ chuvển Bạch Liên hành hương Tây
Trúc (Ân Độ). Cô đến tham quan Bồ Đề đạo tràng, cây bồ để ở đây dưới nắng thiêu
45 độ mà lá vẫn đeo cây, đến Vườn Lộc Uyển Sarnath nơi.Phật giảng kinh Chuyển
Pháp Luân. Hôm sau đến thăm đền Kali Mother of Goddess Ở Calcutta, có tượng đá
hình Huệ Nhãn (Con mắt thứ ba, xem hình). Bạch Liên xúc động thấy như được chấp
cánh, liền thấy 12 hồng hạc đáp xuống cánh đồng trước mặt, đánh dấu một chuyến
hành hương huyền diệu.
Năm 2006, Bạch Liên lên Bắc hành hương về đất Bạch
Vân Am thăm Quốc Công từ (Hải Dương), chấm dứt các cuộc Hành Hương Pháp Thông.
Tóm lại, ngày từ đầu (04.1926), Đức Chí Tôn đã xác
nhận: Phổ độ và tịnh luyện trong Đạo Cao Đài song hành, giống như cặp song sinh
âm dương trong Kinh Dịch. Phổ độ phát triển mạnh thì Tịnhluyện yếu và ngược
lại, âm thịnh thì dương suy, cả hai phần nằm trong chánh thể Đại Đạo. Trong
giáo pháp chơn truyền của Đạo Cao Đài không có sự phân chia làm hai bao giờ. Vì
thế Hội Thánh Cao Đài đã thi hành trọn vẹn cả hai chức năng đó.
Sư Phụ đã về, đệ tử xin đúc kết và dâng lên tường
trình mọi lẽ để Sư Phụ thẩm xét. (Đặt sách trên bàn Hộ Pháp từ 12 - 15 tháng 2,
Đinh Hợi - April 2007).
Nhân đây, các đệ tử có làm tập thơ “THÂY ĐẰ VÊ”,
xin chép một bài:
THẦY ĐÃ VỀ
Toà
Thánh Thầv về ngự cựu ngôi,
Thuận
lòng đồng đạo khắp nơi nơi.
Ngũ
châu Hộ Pháp dìu sanh chúng,
Tứ
Hải Tôn Sư theo ý Trời,
Cứu
thế Thiên Quân lo lắm việc,
Độ
nhân Ngự Mã giúp bao người.
Luyện
Tinh hoá Khí huờn Thần tỉnh,
Toà
Thánh Thầy về ngự cựu ngôi.
VÂN ĐẰNG
PHỤ
TRANG THƠ
LỄ
KHÁNH THÀNH
NGÔI
HỘ PHÁP TỊNH ĐƯỜNG
(19.04 - Đinh Hợi 2007)
LỄ
hành, mười chín tháng tư ta,
KHÁNH
hạ loan tin khắp Đạo nhà,
THÀNH
quán năng tu am tịnh luyện,
NGỒI
thờ phảng phất cảnh Long Hoa.
HỘ
trì sanh chúng theo chơn lý
PHÁP
chuyển quần linh hường thái hoà.
TỊNH
thất giúp người tâm thiện niệm
ĐƯỜNG
Tiên cỗi Phật ngự liên toà.
VÂN ĐẰNG
VỊNH SÁCH
TRƯỜNG DƯỠNG TINH KHÍ THẦN
Thực
hành Trường Dưỡng Khí Thần Tinh,
Quyển
sách ỉởì hay khéo lập trình.
Dần
giải phân rành môn luyện thở,
Dắt
dìu chỉ rõ cách nghe nhìn.
Công
phu tu tịnh vải niên khoá,
Đạt
pháp hào quang chiếu thượng đình.
Đọc
dễ nhưng làm thì rất khó.
Khó
mà quyết chí sẽ Hằng Sinh.
Năm Khai Pháp Môn 2003.
HƯNG HUYỀN
BÀI HOẠ I
MỪNG LỄ KHÁNH THÀNH
HỘ PHÁP TỊNH ĐƯỜNG
Tháng Tư mười chín đúng ngày ta,
Đồng Đạo MỪNG vui khắp mọi nhà.
Kiến tạo KHẢNH an cơ giải thoát,
Phương
tu THANH tựu khối tinh hoa.
Huyền
linh HỘ độ tam huê tụ
Khai
lập PHÁP môn nhứt khí hoà.
Nhật
nhật TỊNH tâm hầu định tánh
Thiện
cấn ĐƯỜNG nội hiệp Thiên toà.
DIỆU THÔNG
BÀI HOẠ II
LỄ
tiết tháng tư mười chín ta,
KHÁNH
an hoàn tất đẹp khuôn nhà.
THÀNH
nơi tu viện Cung Thần huệ
NGÔI
vị Tổn Sư Bồng Đảo hoa.
HỘ
độ tông đồ trau hạnh đức
PHÁP
truyền đệ tử luyện tãm hoà.
TỊNH
am học phép khai năng khiếu
ĐƯỜNG
Đạo tầm chơn đạt Thánh Tòa.
PHAN TRẦN
BÀI HOẠ HI
Chín
Trời mười Phật cũng là Ta,
Tháng
bổn mồng mười trở lại Nhà.
Cảnh
cũ Thiên cung ngàn sắc thái,
Đường
xưa Bạch Ngọc nở muôn hoa.
Thầy
về cảnh Phật hằng an lạc
Con
ở trần gian giữ thuận hoà.
Kính
lạy Tôn Sư cồng bố hoá
Nguơn
linh nhẹ bước cõi Thiên toà.
VÂN HÀ
KHÁNH THÀNH HỘ PHÁP
TỊNH ĐƯỜNG TRÍ GIÁC
KHÁNH
hạ ngày mười chín tháng tư
THÀNH
tâm tưởng nhớ Đức Tôn Sư.
HỘ
trì khai ngộ an Thần chất
PHÁP giải thoát mê đọc Thánh thư.
TỊNH Thất tín đồ vào cửa Phạm,
ĐƯỜNG Tiên chức sắc đạt Chơn Như.
TRÍ thông phẩm hạnh công viên mãn
GIÁC thế tu chơn được thiện từ.
LƯƠNG MINH
HỒNG HẠC VỀ TRÍ HUỆ CUNG
Vườn
Trí Huệ cung diễm phúc thay,
Hạc
hổng bay mất bỗng về đây.
Mười
hai chiều đứng màu trăng trắng
Sải
cánh mười hai đầu đỏ gay.
Chun
đúc phận người thân khoẻ mạnh,
Điểm
tô cơ Đạo mạch tươi đầy.
Vẳng
nghe trong gió chim trời lạ.
Hạc
vẫn chực chờ tung cánh bay.
VK
BÀI HAI
Xây
cung Trí Huệ thuận cơ Trời,
Tịnh
Thất luyện Thần danh khắp nơi
Pháp
Chánh an dân đời hiệp đạo,
Khai
Chơn lập luật đạo hoà đời.
Vạch
đường chân lý qua bờ ngạn
Dẫn
lối nhân sanh thoát bể khơi
Hồng
hạc trở về vòng luật định,
Chở
người đạt vị ngự cao ngôi.
NGỌC LÂM SƠN
(Cựu sinh TRƯỜNG QUI THIỆN)
PHỤ
BẢN I
CHÚ
GIẢI TỊNH THẤT
DẪN
NHẬP
Tịnh thất là nhà thanh tịnh để cho các tín đồ vào
mà tu luyện,
Muốn vào nhà Tịnh thất phải tuân những điều lệ như
sau này:
Chú giải: Từ ngữ tín đồ, xác nhận rằng các chức sắc
muôn nhập tịnh phải bỏ chức phẩm, như Đức Hộ Pháp nói khi nhập tịnh Trí Huệ
Cung; “Giải chức Hộ Pháp chỉ là bạn tu mà thôi” (Trí Huệ Cung, trang 50). Trong
quyển “giáo lý” được lời phê của Đức Hộ Pháp có viết về Tịnh Thất như vầy:
“Hàng tín đồ này là bậc Thượng thừa xong xuôi tất cả bổn phận làm người, mới
đặng nhập Tịnh thất”. Như vậy, người tín đồ muốn vào nhà tịnh phải tiệm tu qua
Hạ thừa, Trung thừa rồi mới tới Thượng thừa được. Bậc Thường thừa, Thượng căn,
Thượng trí được nhập Tịnh thất vào ngày đại tịnh.
ĐIÊU
THỨ NHỨT: Trong hàng tín đồ, ai đã xử tròn nhơn đạo và giữ trai giới từ sáu tháng
sắp lên thì được xin vào Tịnh thất mà nhập định.
Chú giải: Theo qui định trên, hàng tín đồ đề cập đó
ở vào bậc Trung thừa tu luyện theo trung tịnh vì chỉ mới giữ trai giới 6 tháng
trở lên “Đã xử tròn nhơn đạo” tức phải giữ đúng thế luật.
Đọc lại Chương II, điều thứ 13 của Tân Luật.
Trong hàng hạ thừa, ai giữ trai kỳ từ mười ngày sắp
lên được thọ truyền bửu pháp, vào Tịnh thất có người chỉ luyện đạo.
Chú giải: Đây mới là bậc Hạ thừa luyện đạo theo sơ
tịnh. Như vậy tu theo Tam thừa vô vi trì dưới lên trên là: Hạ thừa, Trung thừa
và Thượng thừa.
ĐIÊU
THỨ HAI: Phải có một người đạo đức hơn mình tiến dẫn và một người đạo hữu bảo hộ.
Chú giải: Hàng tín đồ Thượng thừa (Thượng căn,
Thượng trí) muốn vào nhập Tịnh thất phải có một tu sĩ tuổi thiền cao hơn mình
tiến dẫn và một người bảo trợ là anh, em hay con cháu bảo đảm cung cấp phẩm vật
và lo đời sống cho tịnh viên suốt thời kỳ tu tịnh. Thế nên, buổi lễ nhập Tịnh
thất tuy đơn sơ nhưng phải tôn nghiêm có đủ mặt ba người đó: chủ tịnh, tu sĩ
tiến dẫn và người bảo trợ, Thiếu một trong ba người đó, buổi lễ phải đình lại.
ĐIÊU
THỨ BA: cấm không được đặng thơ tín vãng lai với người ngoài, trừ ra thân nhân,
song phải có Tịnh chủ xem trước.
Chú giải: Tu sĩ tịnh luyện là tu chơn, phế trần
luyện đạo nên Tịnh chủ phải kiểm soát thơ tín, các bưu kiện gởi cho tu sĩ ngừa
những đồ dùng xa xỉ trái với luật đạo.
Vì theo điều thứ 21, phần thế Luật của bộ Tân Luật
có ghi như vầy;
Người bổn đạo ăn mặc phải cần kiệm, tuy phận tuỳ
duyên nên dùng đồ vải áo bô và giảm bớt hàng tơ lụa.
ĐIỀU
THỨ TƯ: cấm người ngoài không được vào nhà tịnh, chẳng luận là viên quan, chức
sắc cùng thân tộc tín dồ.
Chú giải: Quyển giáo lý của Trương Tiếp Pháp viết:
“Tịnh thất là một giáo đường thâm nghiêm. Tín đồ vào đó đặng an thần dưỡng tri,
tu luyện tánh mạng đến công viên quả mãn”. Như vậy, tịnh thất là nơi dành riêng
cho các tịnh viên phế trần luyện đạo. Do đó, người ngoài không nên bước vào đó
tham quan như ở các Thánh Thất, Đền Thờ.
Nơi Tịnh thất thờ duy nhứt Thiên Nhãn Thầy và chữ
Khí mà thôi. Trước Tịnh thất treo ba vòng vồ vi tam thanh, không có chuồng
trống mỡ chi hết.
ĐIỀU
THỨ NĂM: Cấm không được chuyện vãn với người ngoài trừ ra cha mẹ và con cháu đến
thăm, song củng phải có phép người Tịnh chủ.
Bên cạnh Tịnh thất còn có Tịnh xá là nhà ở của các
tịnh viên. Nơi đây con cháu đến thăm viếng và uỷ lạo được, song phải xin phép
trước để tránh trùng giờ tịnh luyện. “Câm không được chuyện vãn với người ngoài
vì sđ thấu lậu phương pháp toạ tịnh ra ngoàífkẻ hám vọng luyện sai mà nguy hại.
Tuyệt đối cấm truyền Tân Pháp ra ngoài.
ĐIỀU
THỨ SÁU: Nhập Tịnh thất rồi phải tuyệt trầu thuốc và không được ăn vặt chi ngoài
mấy bữa cơm.
Chú giải: Tịnh viên không những phải kiêng trầu,
thuốc, rượu mà thôi, còn phải trường trai diệt dục giữ ngũ giới cấm theo chương
bôn, điều thứ 21 của Tân Luật.
ĐIỀU
THỨ BẢY: Phải giữ cho chơn thần an tịnh, đừng xao xuyến lương tâm. Phải thuận hoà
không được tiếng lớn, phải siêng năng giúp tích cho nhau, dìu dắt nhau trong
đường đạo.
Chú giải: Muốn “Chơn thản an tịnh” phải “nhất tâm
bất loạn phá vọng tồn chơn” và luyện phép vô niệm. Đó là định của thiền.
Muốn: “Tâm không xao xuyến” thì phải phá chấp.
Không châp thì mọi sự điều yên.
Muốn “thuận hoà nhau” thì không xen, không nói
chuyện về người khác, Tuyệt đối không bàn việc thời sự chính trị vì trái với
luật của người tu chơn.
“Không được tiếng lớn” vì nhà tịnh (yên lặng), ít
nói chừng nào tốt chừng ấy. Nổi nhiều tâm xao xuyến nhiều, chơn thần sẽ tản
mạn. Tuyệt đối không nói chuyện trong Tịnh thất.
“Siêng năng giúp ích cho nhau”, trồng hoa màu phụ,
ngũ cốc và để nâng cao bữa ăn có nhiều rau xanh.
“Dìu dắt nhau trong đường đạo” theo khẩu hiệu “Khẩu
khẩu tương truyền, tâm tâm tương thọ”, nên cần giúp đỡ nhau về cách luyện đạo.
ĐIÊU
THỨ TÁM: Phải tuân mạng lịnh của một Tịnh chủ, phải y theo giờ khắc sẽ định mà
hành công phu tu luyện.
Chú giải: Ban thường vụ Tịnh Thât gồm ba người:
- Chủ tinh: Chủ toạ các phiên họp, chịu trách nhiệm
trước Hội Thánh. Khuyên nhủ và kiểm soát mọi sinh hoạt của tịnh viên. Hướng dẫn
các tịnh viên luyện đạo.
- Phổ Chủ tinh: thay mặt cho chủ tịnh khi vị này
vắng mặt, kiêm thủ bổn.
- Từ hàn: Biên phép và giữ sổ sách của Tịnh thất
kiêm lo đời sống.
CÔNG
PHU TỊNH LUYỆN
- Sơ tịnh: Dành cho hàng Hạ thừa còn sống lẫn lộn
với đời. Tịnh tập thể mỗi tháng 2 lần vào giờ dậu ngày mồng một và ngày rằmnơi
Điện Thờ Phật Mẩu. Kỳ dư tịnh ở nhà. Thầy dạy “mỗi đứa lo lập một (tiểu) Tịnh
Thất” là ý ấy.
- Trung tịnh: Dành cho hàng Trung thừa vẫn còn ở
nhà, vào giờ dậu, mỗi ngày phải đến Điện Thờ Phật Mầu mà tịnh luyện trong 2
giờ. Tu sĩ làm ăn bình thường và làm nghĩa vụ công dân như sơ thiền.
- Đại tịnh: Dành cho hàng Thượng thừa, phế trần
luyện đạo phải đủ tứ thời, nhập Tịnh Thất tu luyện cho đến lúc giải thoát.
PHỤ
BẢN II
TRƯỜNG
DƯỠNG TINH KHÍ THẦN
THỰC
HÀNH
I . SƠ TỊNH (Hạ thừa)
LUYỆN
CHƠN KHÍ
Ngay từ năm đầu khai đạo, Đức Chí Tôn chỉ dạy luyện
KHÍ. Vì luyện Khí là luyện Đạo Trường Sanh. Vạn vật hiện hữu đều phát sinh từ
Khí, tuỳ thuộc vào khí để có sự sống.
A . Khởi đầu ta tập thở bằng bụng, có ba giai đoạn:
hít vào, thở ra, nghỉ, chiêu số 5-5-5, với nhịp độ binh thường là 12 - 15 lần
mỗi phút.
Tư thế ngồi kiết già, tập trung tư tưởng và lưỡi
bịt kín hai hàm răng.
Tập liền 3 tháng như vậy.
B . Sau đó thở đếm hơi, hít vô và thở ra bằng nhau,
đều 5 tiếng đếm nhịp điệu nhẹ nhàng, gọi là sổ tức.
Mỗi tuần tăng số đếm lên 10-20, hơi thở phải nhẹ
nhàng, không ngắt quãng.
Mỗi ngày tập 4 lần vào giờ Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Mỗi lần
30 phút.
Tập liền trong 3 tháng.
C . Tiếp theo, là Quán tức, tập thở có công án bằng cách tập trung tư tưởng.
Hãy nói câu này trong não:
“THẦY
LÀ CÁC CON ĐÓ, CÁC CON LÀ THẦY VẬY”, đủ 10 tiếng.
Phương pháp này giúp tinh thần quen dần việc tập
trung tư tưởng.
Tập liền trong 3 tháng (không tạp ý).
D . Rồi đến Chỉ tức,
thở chia ba thờikỳ: hít vào, nghỉ và thở ra với chiêu số ban đầu là 5-5-5 .
Lúc ngưng thở giữ khí ở
Đan điền 5 số đếm. Khi thở ra đếm nhẩm từ 1 - 5 vừa lúc đưa hơi thở đến huyệt
Ân dường.
Thời gian tập cũng ba tháng.
E . Sau hết là Duyên tức, nương theo hơi thở tự
nhiên.
Có 3 thời kỳ: hít vào, thở ra và nghỉ với chiêu số:
4-1-5, nghĩa là hít vào đếm được 4 tiếng là thở ra ngay, rồi nghỉ là 5 tiếng
tại huyệt Cưu vĩ (dưới ức). Trong Duyên tức, thở lúc nào cũng nhẹ nhàng, trạng
thái tự động, sẽ không còn chú ý đến luyện thở nữa, dùng luyện giai đoạn Thượng
thừa sau.
Phương pháp luyện Chân khí có 4 thời kỳ hít vào,
nghỉ, thở ra, nghỉ.
- Tập trung tư tưởng hít Thiên khí, Địa khí vào khí
hải.
- Vừa đếm 5 số vừa vận chuyển khí trước khi sanh
(Tiên thiên khí) ở Mệnh Môn và Khí sau sanh (Hâu thiên khí) ỏ Thần khuyết tích
tụ ở Đan điền rồi nghỉ.
- Đếm 20 số (để bụng im) rồi thở ra cho tán khí
toàn thân (bụng thót vào thong thả), đoạn đưa khí về Khí hải.
- Đếm 10 số (để bụng im), rồi lại tiếp nhịp 2,3-
Tập ngày 4 lần mỗi lần 30 phút trong 3 tháng.
II . TRUNG TỊNH (TRUNG THỪA)
LUYỆN
TINH KHÍ THẦN
A . LUYỆN TINH
Luyện Tinh thở theo chiêu thức 1-4-2 tức 10-20-40
tiếng đếm, chia làm hai thời kỳ:
1. Mượn hơi thở:
- Hít vào: Hít vào từ từ và tưởng tượng khí vào đầy
bụng dưới (tại Quan Nguyên), đếm 10 tiếng.
- Ngưng thở: Khi khí đã tích tụ tại vùng Hạ Đan
điền (Quan Nguyên), hãy tưởng tượng sức mạnh toàn thân tập trung vào đây, đếm
tới 40 tiếng thì buông lỏng cơ thể.
- Thở ra: Thở ra từ từ, hãy tưởng tượng vùng Quan
Nguyên lan toả ra cả vùng bụng, đếm đủ 20 là hết một nhịp.
2 . Thở tự nhiên (Duyên tức):
Hãy tập trung tư tưởng và quán tưởng một huờn đơn
(viên thuốc) bằng hạt đậu đen ở Quan Nguyên xoay vòng tròn theo chiều ngưực
chiều kim đồng hồ 600 vòng và thuận chiều kim đồng hồ (chiều âm) cùng xoay vồng
tròn 600 vòng là đạt.
Luyện tinh mỗi ngày 4 lần: Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu.
Mỗi lần trong 30 phút.
Tâp liên tục trong 3
tháng.
B . LUYỆN KHÍ
Luyện Khí theo 4 thời
kỳ với công thức: 1-4-2-2.
Mỗi chư kỳ là 24 nhịp
thở, gồm hai bước:
1. Mượn hơi thở:
- Hít vào: Dẫn khí từ An đường xuống Đan điền khí
(vùng huyệt Thần khuyết (rốn) và Khí hải.
- Ngưng thở:
Tưởng tượng tập trung sức mạnh toàn thân vào vùng
này vừa đến 40 tiếng, vừa để khí toả ra toàn vùng.
- Thở ra: Từ từ thở ra, đồng thời tưởng tượng toả
khí ra quanh rốn.
- Nghỉ thở:
Thời gian nghỉ thở bằng thời gian thở ra là 20
tiếng đếm. Toàn thân nghỉ thoải mái, là dứt một nhịp thở, rồi tiếp tục cho đủ
24 nhịp.
2 . Thở tự nhiên (Duyên tức):
Thở tự nhiên vừa tưởng tượng một hột huờn đơn xoay
quanh tại rốn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại thời gian chung là 1200 vòng.
C . LUYỆN THẦN
Phương pháp luyện Thần gần giống như luyện Khí,
theo công thức 1-4-2-2, trải qua hai thời kỳ:
1 . Mượn hơi thở:
- Hít vào: Dan khí từ Nhân trung lên Bá Hội.
- Ngưng thở: Tưởng tượng sức mạnh toàn thân đều tập
trung ở Bá Hội, đếm gần hết 40 tiếng rồi thả lỏng cơ thể, dẫn khí xuống Nhân
trung.
- Thở ra: Thư giãn, cho khí thoát ra từ huyệt Nhân
Trung
- Nghỉ thở toàn thân:
2 . Tụ khí:
Vận khí từ hai bên Thái dương, sau gáy và trước
phía trán tụ về Bá Hội, chuyển vận hết sức mạnh gom vào đây rồi buông lỏng cho
khí toả ra khắp vùng đầu.
Sau đó quán tưởng huờn đơn xoay qua rồi xoay lại
cho đủ 1200 vòng, như luyện khí.
Mỗi ngày tập 4 lần, mỗi lần 30 phút, suốt trong 3
tháng.
Nên nhớ trong ngũ tạng đều có thần lai vãng. Phải
hợp nhất Tinh, Khí, Thần mới sống lâu được.
D .
QUY TAM BỬU
Qui Tam Bửu là gom Tinh, Khí, Thần tụ tại Nê Hoàn
Cung (Bá Hội, Thiên Môn) theo công thức 1-4-2, thở tự nhiên, nhẹ nhàng.
1. Phương pháp công phu:
- Hít vào: Sâu và dài kéo từ Ân đường xuống Quan
Nguyên.
- Ngưng thở: Tập trung sức nén khí ở Quan Nguyên
(Tinh) rồi vận khí lên Khí hải (Khí) theo mạch Đới qua Mệnh Môn lên Bá Hội, nén
khí tại đây rồi xuống Đan điền, vừa đến đủ 40 tiếng.
Nhớ ngậm miệng lại, lưỡi bịt kín hai hàm răng làm
như vậy giúp cho mạch Nhâm và mạch Đốc giao nhau, tà khí khỏi chen vào. Nước
miếng sẽ chảy ra gọi là quỳnh tương cam lộ.
Hãy nuốt từng ngụm một, gọi là ngọc dịch huờn đơn.
Nước miếng đó chính là Tinh, Tinh hoá Khí, Khí hoá Thần. Nhờ đó, Khí trong
người không thất thoát ra ngoài mà luôn luôn được pháp luân thường chuyển.
- Thở ra: Từ từ êm nhẹ thở ra và tưởng tựợng khí
lan ra ở vùng bụng dưới, rồi tiếp tục hít vào, công phu tiếp...
2 . Ý nghĩa công phu:
Công phu thành đạt thì phát huệ, sáng suốt...
Giúp hành giả có sức khoẻ không ốm đau, có trí nhớ,
có nghị lực, có trực giác và làm chủ bản thân.
Dẹp bỏ hết mọi ước muôn, giữ cái tâm thanh tịnh.
Rồi một ngày nào đó mà ta không biết trước được, tự nhiên thần khí của ta sáng
bừng lên cảm thấy chân lý. Đó là lúc điểm sáng linh quang bật cháy toả quanh
thân ta, ân chứng ngộ Đạo.
Nếu chưa thành thì tiếp tục tu luyện. Mỗi ngày 4
lần: Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Mỗi lần 30 phút. Không cần theo phương pháp nào khác
III . ĐẠI TỊNH (THƯỢNG THỪA)
LUYỆN
THẦN HUỜN HƯ
A . LUYỆN TIỂU CHU THIÊN:
Muốn luyện Thần Huờn Hư trước hết phải thuần thuộc
các phương pháp sau đây;
- Các cách luyện thở.
- Phải thuộc Qui Tam Bửu.
- Quân bình âm dương (Luyện Tiểu chu thiên)
- Gom Ngũ hành (Luyện Đại chu thiên).
- Luyện Tam Hoa tụ đỉnh.
Luyện Tiểu chu thiên là luyện cho khí âm dương điều
hoà. Ngồi kết già làm sao 3 huyệt Bá hội, Khí hải và Quan nguyên nằm cùng trên
đường thẳng với trục Bá hội, Hội âm.
1. Giai đoạn 1:
+ Luyện mạch Nhâm:
- Hít vào: Dẫn khí từ huyệt Thừa tương xuống Hội
Âm.
- Thở ra: Theo mạch Nhâm dẫn khí ngược lại từ Hội
âm về Thừa tương.
+ Luyện mạch Đốc:
- Hít vào: Dần khí từ Trường Cường theo mạch Đốc
(Cột sống) lên Bá Hội tới Nhân trung.
- Thở ra: Dan khí trở lại từ Nhân trung xuống
Trường cường.
2 . Giai đoạn 2:
+ Luyện vồng âm dương theo chiều thuận.
Từ Thừa tương xuống Hội âm lên Trường cường tới
Nhân trung. Phải tập trung tư tưởng cho khí chuyển thành vòng (‘lò —10).
+ Luyện vòng âm dương theo chiều nghịch.
- Hít vào: Vận khí từ Hội âm đi ngược lên Thừa
tương, đếm đủ 10.
- Thở ra: Vận khí từ Thừa tương lên Bá hội xuống
Trường cường qua Hội âm rồi về Đan điền. Vận khí xoay vòng nơi rốn không cho
thoát ra ngoài.
3 . Ý nghĩa:
Luyện vòng âm dương tác động vào Tinh, Khí, Thần để
Tinh biến thành Khí, Khí thành Thần.
Chỉ cần đặt lưỡi vào huyệt Ngân giao là nối liền 2
luồng âm dương của hai mạch Nhâm Đốc tự vận hành.
Tiểu chu thiên làm cho âm dương thanh khiết, quân
bình chông rối loạn chức năng của tạng phủ.
B . LUYỆN ĐẠI CHU THIÊN
Muốn luyện vòng Đại chu thiên phải vận khí thành
thuộc theo hai nhóm kinh âm và kinh dương ở tay và chơn.
1. Giai đoạn 1:
+ Vòng tay:
- Hít vào: Dần khí theo mặt ngoài của hai bàn tay
lên hai bả vai tới mặt qua đỉnh đầu xuống ngực, đã qua các Thủ dương kinh.
- Thở ra: Dần khí từ ngực lan ra hai nách xuống bên
trong của hai tay và hai bàn tay (Thủ âm kinh).
+ Vòng chân:
Hít vào: Dần khí từ hai bàn chân dọc theo mặt trong
của hai chân rồi lên bẹn, dọc hai bên vụng lên ngực và mặt, đã qua các Túc âm
kinh. Thở ra dẫn khí từ đầu xuống cột sống theo mặt ngoài của hai chân và hai
bàn chân (Túc Dương kinh).
2 . Giai đoạn 2: Dân khí các kinh âm dương theo một vòng kín.
- Hít vào theo vòng kinh âm: Dẫn khí theo mặt trong
của hai bàn chân lên hai bẹn, lên tiếp hai bên đường bụng tới ngực, rồi lan ra
hai nách dọc theo mặt trong của hai tay và hai bàn tay.
- Thở ra theo vòng kinh dương: Dẫn khí theo mặt
ngoài của hai bàn tay lên mặt và đầu, tiếp xuống theo hướng mạch Đốc dọc theo
sống lưng rồi lan ra mặt ngoài của hay chân tới hai bàn chân.
3 . Giai đoạn 3:
- Hít vào: Thâu hút khi vô hai bàn chân.
- Ngưng thở: Dần khí từ hai bàn chân lên mặt trong
của hai bàn chân tứi huyệt Hội âm thuộc Túc âm kinh. Rồi từ HỘI âm theo mạch
Đốc lên Đại chuỳ. Tại đây ỉan ra hai bên nách theo mặt trong của hai tay xuống
lòng bàn tay thuộc Thủ âm kinh.
Đầu các ngón tay lên mu bàn tay, theo mặt ngoài của
hai tay lên hai bả vai đến huyệt Đại chuỳ thuộc Thủ dương kinh. Từ đó theo mạch
Đốc lên đầu qua mạch Nhâm xuống Hội âm. Từ đây lan ra hai bên phía sau đùi,theo
mặt ngoài của hai chân xuống hai bàn chân tới các ngón chân thuộc Túc dương
kinh.
- Thở ra: Thâu khí từ chân trở về Đan điền.
4 . Ý nghĩa:
- Luyện vòng Đại chu thiên là vận khí lên toàn thể
kinh mạch tác động vào các tạng phủ, làm quân bình Ngũ hành.
- Thâu hút Thiên Địa khí, tăng cường chức năng các
tạng phủ.
Đạo Tâm Tâm Đạo phát sanh,
TAM HOA tụ đĩnh, NGỮ HẦNH triều nguơn.
C . LUYỆN TAM HOA TỤ ĐỈNH
Trong mỗi người, có ba
vị trí quan trọng trên mạch Đốc gọi là Tam Hoa:
* Vĩ lư (lư là cái chỏm,
đỉnh) tại huyệt Trường cường,
* Tỳ lư tại huyệt Đại chuỳ.
* Ngọc Lư tại huyệt Phong
phủ.
1 . Cách luyện: Ngồi kiết già hai bàn tay ngửa chồng lên nhau. Thở nhẹ nhàng,
theo công thức 10-40-20.
- Hít vào: Thở sâu, nhẹ, êm, đều và dài. Tưởng
tượng dẫn khí từ Thừa tương xuống Đan điền.
- Ngưng thở: Đưa khí từ Đan điền ở mạch Nhâm qua
mạch Đới, đến Trường cường (mạch Đốc), nén khí tại đây. Rồi đưa khí lên Đại
chuỳ tức Tỳ lư, nén khí tại đây, đoạn đưa khí lên Phong phủ tức Ngọc lư, cho tụ
khí nén một thôi, rồi đưa khí lên Bá hội nén một thôi, đoạn dẫn khí theo mạch
Nhâm về Đan điền, trong thời gian là 40 số điếm.
- Thở ra: Từ từ êm, nhẹ, chậm mà dài đều tưởng
tưựng khí lan ra từ Đan điền, với 20 số đếm. Chấm dứt một nhịp thở, liền hít
vào ngay cho đủ một chu kỳ là 24 nhịp thở.
2 . Ý nghĩa:
Nếu Tam Hoa khai thì cơ thể khoẻ mạnh, da hồng hào,
trí tuệ sáng, có nhiều trực giác lốt.
Hai phương pháp này tập khi nào đạt thì thôi.
D . LUYỆN THẦN HUỜN HƯ
Luyện Thần huờn hư là Thần hoà vào hư vô thoát khỏi
mọi việc ràng buộc của trần thế.
1 . Điều kiện công phu:
- Phải trường trai để tránh tẩu hoả nhập ma.
- Phải đạt huệ Qui Tam Bửu
- Quán tưởng câu: “Thầy là các con, các con là
Thầy”.
- Có nội lực tốt và thuần thuộc thở Duyên tức (thở
lự nhiên theo thiền).
- Có Trí hữu sư chỉ dẫn.
2 . Hai bước luyện đạo:
Luyện Thần nhằm mở Nê Huờn Cung (Bá hội) đối chiêu
tuyền Tùng để mở con mắt thứ ba ở Ân đường. Tuyến Tùng nằm ở mấu não trên giống
như trái thông (tùng). Vị trí tuyến Tùng tương đồng với vị rrí Huệ Nhãn (Ân
đường).
- Luyện nội đan: Tụ khí toàn thân vào Bá hội, tưởng
tượng Thiên khí vào Nê huờn cung nổi lên vòng Vô Vi to bằng hạt đậu xoay tròn
theo theu kim đồng hồ.
Đó là “Phản bổn huờn nguyên” (Về nguồn). Nhớ lấy ý
điều khiển cho vòng vô vi xoay 120 vòng rồi đạt đến 1200 vòng.
Phép nội đan nhằm dưỡng khí tụ thần, vận nguyên khí
thông suốt nội tạng.
* Luyện Thần huờn hư:
* Quán não hư không:
Biến tất cả suy nghĩ của cảm tình thành hư vô,
.không còn điều chi ẩn chứa trong lòng, để vòng vô vi tự chuyển động,
* Quán Thần vào hư vô:
Thần kinh trung ương ngưng động, Thần trở nên vắng
lặng hoàn toàn mà tự mở các cửa Thiên môn, không còn việc gì tác động vào được
nữa vì hồn đã vân du Thiên ngoại.
Luyện đến khi nào đạt thì thôi.
“Chơn Thần (nó) phải có bổn nguyên Chí Thánh, Chí
Tiên, Chí Phật mới xuất ra Thánh, Tiên, Phật”.
(Đàn đêm 17.07.1926)
3 . Danh hiệu chung cho tu tịnh:
Đức Chí Tôn đã dạy: “Dầu khôngThiên Phong, hễ gắng
tâm thiện niệm thì địa vị cũng đạt hồi đặng”. Đó là địa vị mà Đức Chí Tôn đã
dạy ở trên: Chí Thánh, Chí Tiên...
- Hành giả luyện Chơn Nhứt Khí vì tuổi sức yếu, khi
giải thoát được đạt Chí Thần.
- Hành giả luyện Tam Bửu rủi mệnh một cũng đạt Chí
Thánh, cho tròn câu tận độ.
- Hành giả luyện Thần huờn hư, dù chưa vân du Thiên
ngoại mà qui vị nửa đường cũng đạt vị Chí Tiên, “cho trọn câu phổ độ” theo lời
dạy của Chí Tôn.
IV . XẢ TỊNH
CHƯNG
CHO CÁC BUỔI TỊNH LUYỆN
Ngay sau khi tịnh luyện, các hành giả phải làm các
động tác sau đây:
Muốn xả tịnh thì hai bàn tay phải chà sát vào nhau
cho nóng gọi là âm dương ký tế, rồi chà từ mặt lên trán ra sau ót, đoạn vuốt
hai bên lỗ tai, hai cánh tay rồi hai bàn tay tập trung trên rốn chà mạnh gom
khí xuống huyệt Đan điền (ruộng thuốc), đoạn đưa hai bàn tay xuống hai ống
chân.
Sau cùng, hai bàn chân tự chà sát vào nhau, rồi
đứng lên đi lại bình thường.
PHỤ BẢN NÀY đính theo TỊNH THẤT CHÚ GIẢI
Đã được Đức Cao Thượng Phẩm duyệt y đêm 13.06 - Quí
Dậu tại THẢO XÁ HlỀN CUNG
NIÊN
BIỂU
DÒNG
THlỀN PHỔ ĐỘ
Niên biểu
Biến Cố Đạo Sự
■ Thu Mậu Dần (1542)
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm lập
Bạch Vân Am ở Trung
Tân, Hải Dương.
■ 01.12 - Đinh Sửu (14.11.1926)
Đức Chí Tôn dạy Đức Hộ Pháp “Tịnh là vô nhứt vật”.
■ 23.01.1926
Đức Chí Tôn dạy: Thánh Tiên Phật đạo vốn như nhà.
■ 28.01.1926
Đức Chí Tôn dạy: Tiên Phật nơi mình chẳng xa.
■ 26.02 - Bính Dần
Đức Chí Tôn dạy: “Phải bày Bửu Pháp
(08.04.1926)
Tịnh Luyện”.
■ 20.11 - Bính Dần
Lập Tân Luật trong đó có Luật Tịnh Thất.
■12.06- Mậu Thìn
Đức Cao Thượng Phẩm lập Thảo Xá Hiền Cung (Tịnh
thất tại tư gia).
■ 1928
Đức Phật Mau dạy Lập Thảo Đường Minh Thiện Đàn.
■ 1929
Đồng Nghĩa đường ở Phú Mỹ
■ 1931
Lập Thánh Địa Bạch Vân (Bạch Vân Đường ỏ Nam Vang).
■ Ngày 03.06.1932
Đức Quyền Giáo Tông tĩnh tâm tại Giáo Tông đường
trong ba tháng.
■ 14.08- Ất Hợi
(1935)
Đức Chí Tôn dạy Thiền định (tập thể) tại Trước Lý
Minh Đài Phú Thọ.
■ Tháng 09.1939
Đầu Sư Thái Thơ Thanh lập Bạch Vân Am ở Phú Lâm,
Chợ Lớn.
■ 1947
Trường Qui Thiện lập Hộ
Pháp Tịnh Đường.
■ Cuối 12 - Đinh Hợi
Lập Trí Huệ Cung
■ 28.07 - Canh Dần Đức
Cao Thượng Phẩm ban Luật Tam Thể.
■ 14.12 - Canh Dần
Đức Hộ Pháp trân pháp
Thiên Hỉ Động.
■ 07.01 - Tân Mão
(1951)
Đức Phật Mẫu ban cho
Đức Hộ Pháp: Vẹn toàn Pháp Môn.
■ 16.01 - Tân Mão
(1951)
Đức Hộ Pháp vào Trí Huệ
Cung tịnh luyện trong ba tháng
■ 28.01 - Nhâm Thìn
(1952)
Bà Bát Nương dạy: Tịnh
trong cái động... muốn tịnh lúc nào cũng được.
■ 28.10 -
Giáp Ngọ
(1954)
Xây dựng Vạn Pháp Cung tại Sân Đình.
■ 05.12 - Giáp Ngọ (1954)
Thành lập Trí Giác Cung - Địa Lình Động.
■ 10.04- Kỷ Dậu
Đức Thanh Sơn' Đạo sĩ cho lập Bạch
(26.05.1969)
Vân Quán trong nước thay Bạch Vân Đường ở Nam Vang
đã bị bế.
TỦ SÁCH DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ
1. Trường Dưỡng Tinh Khí Thần.
2. Thơ Thiền
3. Lịch sử Dòng Thiền Phổ Độ
4. Đạo Tâm luận.
5. Tràng Hạt dịch Lý
6. Thơ Trầm Hương
7. Những Phương thuốc bổ Trường Xuân
8. Thánh Ngôn Bạch Vân Quán.
9. Tịnh Thất tại tư qia
10. Tĩnh tâm Thiện Niệm
Lưu Ý:
Chúng tôi sưu tầm tài liệu này là để tiện lợi cho
việc nghiên cứu và học đạo của quí đọc giả - đạo hữu, đạo tâm.
I
Bản Quyền của quyển sách này là hoàn toàn thuộc về
tác gỉả / soạn giả.
[1] Phổ Độ
(bằng cách) Thiền giáo Công truyền, gợi tắt là:
DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ.
[2] Xem Văn hóa Giáo dục Đạo Cao Dài, cùng người viết
[3] Vi tố là nguyên tổ rất nhỏ, chỉ tế bào.
[4] Lục cũn: Mắt, tai, lưỡi, mũi, thân, ý
[5] Thất tình: hỉ, nộ, ái ố, ai lạc, cụ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét