Lý Giải Quả Càn Khôn - Bát Quái Cao Đài - 2 / 2 (Hiền Tài Trần Văn Rạng)


Quả thật, Đạo Cao Đài là Tôn giáo của thời hiện đại, tổng hợp văn hóa Đông Tây. Thế kỷ XXI là thế kỷ văn hóa, kỷ nguyên của những phát minh kỳ diệu, kỷ nguyên nối liền các quốc gia dân tộc, kỷ nguyên chung sống hòa bình hòa hợp mà Đức Cao Đài gọi là "Càn Khôn dĩ tận thức, hòa bình yên tịnh", chống mọi xung đột sắc tộc và kỳ thị tôn giáo vì hiểu ra nhân loại cùng đấng cha chung, hàn gắn mọi tệ nạn xã hội vì nền kinh tế phát triển cao đưa đến khủng hoảng đạo đức. Chẳng hạn nước Mỹ bạo lực đang hoành hành, ở Anh.
chấp nhận nữ sinh đi học được mang thai hoặc dẫn con theo. Sự băng hoại xã hội vào Hạ nguơn chưa thời kỳ nào bằng.

Văn hóa bao gồm khoa học tự nhiên (mà Bảo Sanh quân là tiêu biểu) và khoa học xã hội (mà Bảo Văn Pháp Quân là tiêu biểu). Văn hóa là sản phẩm tinh thần (nên tôn giáo cũng nằm trong phạm trù văn hóa) bắt nguồn từ đời sống xã hội, nên văn hóa dân tộc trong thời đại thông tin điện toán chắc chắn sẽ giao lưu với văn hóa nhân loại. Đó là lúc "Nam phong thử nhựt biến nhơn phong".

Chức năng của văn hóa (vốn là vẻ đẹp) là khám phá cái sai, cái ác để lượt lấy cái đung cái thiện hầu đạt chân, thiện, mỹ. Thế nên văn hóa tạo điều kiện cho con người từ thô lỗ, cổ xưa tiến đến văn minh tiến bộ. Vì thế, Đạo Cao Đài chỉ lấy tiến bộ hiểu biết làm nền tảng chớ không cần lấy mê hoặc chúng sanh làm lợi khí.

Văn hóa cao thì tuổi thọ cũng cao. Bà Hồ Hương Lự đại thọ biểu tượng đức tranh bền lâu trong Dịch Lý. Các nhà nhân chủng học định rằng : Các nước tiên tiến có trên 60 tuổi thọ trên đầu người, còn các nước đang phát triển dưới 50 tuổi thọ đầu người.

Xét về Quốc Đạo Nam Phong trong lịch sử nước nhà qua các triều đại đều có sự hiện diện các Tiên Thánh của Đạo Cao Đài cứu đời và uốn nắn con người giữ vẹn nếp Nam Phong.

Trong cuộc khởi nghĩa giành độc lập đầu tiên của Hai Bà Trưng thì hai nữ tướng Hoàng Thiều Hoa và Hồ Đề vốn là Nhứt Nương và Bát Nương ở Diêu Trì Cung. Đến thời Lê bà Liễu Hạnh hiển Thánh nhiều lần hiện thân giúp đồng bào. Bà vốn là Ngũ Nương DTC và bà Lê Ngọc Gấm (hậu thân là nữ sĩ Đoàn Thị Điểm) đã làm cho nền văn hóa nước ta khởi sắc. Người dẫn đường cho chúa Nguyễn Hoàng lập nghiệp ở phương Nam là Tam Nương DTC và các Chúa Nguyễn hậu duệ là Cửu Nương DTC. Bà Lục Nương Hồ Thị Huê còn ban cho Vua Minh Mạng đứa con nối dòng. Chính bà Thất Nương đã hộ trì vẻ đẹp của Hòn Ngọc Viễn Đông. Nhất là nhờ đề cao Tam giáo đồng nguyên mà các triều Đại Lý, Trần, Lê có nền văn hóa hưng thịnh vào bậc nhứt.
Đức Phạm Hộ Pháp đã từng giảng đạo : "Chúng ta thử coi nền quốc đạo của chúng ta sẽ trở nên nền Tôn giáo của toàn cầu được chăng và phong hóa của chúng ta có thể thay thế cho cả nhơn loại này chăng ? Bần đạo quả quyết rằng nó phải như vậy đó".

* NAM BẮC CÔNG RỒI RA NGOẠI QUỐC
Từ đây nòi giống chẳng chia ba
Thầy hiệp các con lại một nhà
Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc
Chủ quyền chơn đạo một mình ta.

Đây là lời tiên tri cũng như lời dạy bảo các môn đồ của Đức Cao Đà. Nếu ta lấy chiều Nam Bắc nước Việt Nam làm ranh âm dương trong Thái Cực đồ, rồi vẽ vòng tròn bao quanh gồm cả đảo Hải Nam (Trung Quốc) và Biển Hồ của Camphuchia. Ta có được hình sau :
Đó là Việt Nam Thái Cực Đồ. Bên phải là đất (Hải Nam) trong nước như âm trong dương. Bên trái là nước (biển hồ) trong đất như dương trong âm.

Đức Cao Đài dạy "Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc". Thật vậy, năm 1927 Đức Nguyệt Tâm lập Hội Thánh ngoại giáo (Mission Étrangère) ở Campuchia sau đó Giáo sư Thượng Bảy Thanh được lịnh truyền đạo ở Vân Nam (Trung Quốc). Thế là "ra ngoại quốc" rồi. Unesco thống kê : Việt Nam là một trong 34 nước có nền văn hóa lớn.

Thật vậy, xã hội Việt Nam có luật lệ, có lễ giáo, có kỷ cương. Nếp sống văn minh nông nghiệo là sắc thái truyền thống của văn hóa dân tộc. Xã hội đề cao : tiên học lễ, hậu học văn, nhân nghĩa là chữ tín, cần kiệm, liêm chính. Đức Chí Tôn dạy lấy lễ nhạc dân tộc làm nhạc lễ tế tự Ngài và các đấng. Vì theo lễ ký : nhạc gây xúc động trong lòng. Lễ gây xúc động bên ngoài. Cùng tột của nhạc là hòa, cùng tột của lễ là thuận. Trong ngoài hòa thuận, hữu vô, nói theo Dịch Ký đó là âm dương, Càn Khôn, tâm vật hình hành thì thế giới an lành, hưng thịnh.

Tóm lại, với chủ trương qui Tam giáo, Hiệp Ngũ Chi, thống hợp các nền văn hóa nhân loại là một tuyên ngôn chính thống phù hợp với thời kỳ hiện đại đưa đất nước tiến lên và vượt trội trong tương lai :
Một nước nhỏ nhoi trong vạn quốc
Mai sau làm chủ mới là kỳ !

4/ - Phạm trù Càn Khôn

Dịch Hệ từ viết : "Cương nhu tương dịch, duy biến sở thích". Trong Thái Cực, âm dương bên nhau đương nhiên có sự trao đổi lẫn nhau. Âm hút dương, dương hút âm để thể hiện sự quân bình của vũ trụ. Trong Hậu Thiên Bát Quái chẳng hạn : Khí dương của Càn hút khí âm Khôn đoạt khí dương, Càn để biến thành các quẻ Tốn, Ly, Đoài. Đó là luật nhị khí giao cảm, hóa sinh vạn vật. Mọi sự việc trên đời đều có cặp mâu thuẫn đối đãi mang tính tất nhiên và phổ biến như âm dương.
Bàn về quan niệm vũ trụ, Dịch Hệ thượng viết : "Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái". Thánh ngôn của Đạo Cao Đài cũng dạy : "Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh ra Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng" (TNHT quyển II, trang 62). Hai ý trên nhứt định có cùng một gốc.

Trong Dịch Hệ thượng, Đức Khổng Thánh lưu ý : từ chất co giãn vô hình. Thái Cực chia ra hai Nghi là Aâm dương rồi biến hóa ra Tứ Tượng thành Bát Quái. Bát Quái biểu tượng cho vạn vật. Thế thì, vũ trụ được hình thành từ vô thỉ đến vô chung, từ vô hình qua hữu hình với quá trình biến hóa đi lên của nó. Quả thật "vũ trụ có những mãnh lực bí mật lớn lao đã hợp nhất lại và vô số hình thể sống động của nó đã đảm bảo sự liên tục cho chúng". (Les grands forces mystérieuses de la Nature étaient désormais unifiées Les imnomsbrables formes vivantes affirmaient leur enchainement (RENÉJUDRE, Les Nouvelles Enigmes de Funivers, Paris 1951, trg 14)

Vì thế Kinh dịch mới nói "sinh rồi lại sinh thì gọi là Dịch". Cái gì sinh ? Chu Hy lý giải : "Âm sinh Dương, Dương sinh Âm, kỳ biến vô cùng (CHU HY, Chu Dịch Bản Nghĩa, Hệ Từ Thượng, Chương VI.). Đức Chí Tôn cũng dạy "Đạo Thầy không chi lạ, không ngoài hai lẽ Âm Dương". Tắt một lời, quan niệm vũ trụ theo phương Đông, trời đất, vạn vật chịu ảnh hưởng của hai yếu tố căn bản là Âm Dương, biến hóa luôn luôn, chảy quanh khắp nơi, khắp chốn một cách vô thường. Đó là Đạo, Đạo vốn không có hình, nhưng ở đâu cũng có Đạo, thiếu Đạo thì không có sự vật nào tồn tại được.

Theo Soothll : "Trong vũ trụ đều là Âm hay Dương. Trời, ánh sáng, khí nóng, đàn ông, cha, sức mạnh, sự sống là Dương, Đất, bóng tối, hơi lạnh, đàn bà, mẹ, sức yếu, sự chết là Âm" (Tout est Yin ou yang dans la Nature. Le Ciel, la lumière, la chaleur, I'homme, le père, la force, lavie sont Yang. La terre, I'obscurité, le froid, la femme, la mère, la faiblesse, la mort sont Yin (W.E.SOOTHILL. Les trois religions de la Chine. Paris 1946, trg 161.)

Âm Dương là Thái Cực, là Đạo vì "nhất âm nhất dương chi vi Đạo". Trước Thái Cực còn có khoảng trốn không gọi là vô cực. Thánh Ngôn dạy : "Khí Hư Vô sinh một Thầy, Thầy là Thái Cực". Từ vô cực qua Thái Cực, Thái Cực phân cực âm dương, âm dương sinh ngũ hành mà tạo thành vạn vật. Châu Liên Khê viết trong Thái Cực đồ thuyết như sau :
"Vô cực mà là Thái Cực. Thái Cực động thì sinh Dương, động cực thì tĩnh, tĩnh thì sinh Âm, tĩnh cực lại động, một động một tĩnh cùng làm căn bản cho nhau. Rồi khi đã phân chia ra âm dương thì Lưỡng Nghi thành tập. Đến lúc dương biến, âm hợp thì Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ sinh ra. Năm khí đó nếu được xếp đặt thuận hợp với nhau thì bốn mùa sẽ vận hành đều đặn.

Ngũ hành nếu hợp nhất thì thành âm dương. Aâm và Dương nếu hợp nhất thì thành Thái Cực. Thái Cực có gốc Vô Cực, Ngũ hành sinh hóa đều có tính chất duy nhất. Cái chân không của Vô Cực cái tính chất của Âm Dương và Ngũ Hành, tất cả phối hợp một cách kỳ diệu và kết tụ lại với nhau. Thế rồi, Đạo Càn làm thành trai, Đạo Khôn làm thành gái, hai khí giao cảm mà sinh ra muôn vật, muôn vật sinh rồi lại sinh, sinh sinh mãi mãi và biến hóa vô cùng" (TRẦN THÚC LƯỢNG, LÝ TÂM TRANG, Tống Nguyên học án, Tập I, quyển 9 trang 131)

Thật vậy, "Trong lịch sử, có lẽ không có gì chính xác hơn việc biến dịch. Vật đổi thay. Người đổi thay. Đất đổi thay. Phong tục, quan niệm tư tưởng đổi thay" và Tôn giáo cũng đổi thay cho phù hợp với sự tiến hóa của nhân loại (Perhaps nothing is more certain in history than change. Animals change. Men change. The Earth changes customs, opinions and ideas change (PLANTTN an DRUMMOND M.J Our worl through the ages, New York 1959, trang 6)

Về nhân sinh quan, sự hình thành con người cũng do sự giao thoa của âm dương mà hóa thành, nên trong mỗi con người đều có gien âm dương. Chu Hy quả quyết rằng "Người người đều có một Thái Cực, vật vật cũng đều có một Thái Cực" (Nhân nhân các hữu nhất Thái Cực, vật vật các hữu nhất Thái Cực (CHU HY, Ngữ loại.). Chu Hy còn viết thêm : "Thái Cực tự nó bao gồm cái lý động tịnh, chớ không thể lấy trạng thái động tịnh mà phân thể dụng. Bởi vì, tịnh là thể của Thái Cực, còn động là dụng của Thái Cực" (TRẦN THÚC LƯỢNG, LÝ TÂM TRANG, Tống Nguyên học án, Tập Ii, quyển 44 trang 505). Nếu ta coi động tịnh là hai trường hợp khác nhau của Thái Cực thì "Âm Dương chỉ là một khí. Khí âm lưu hành tức khí dương, khí dương ngưng tụ tức là khí âm. Thực chẳng có chuyện hai vật chống đối nhau bao giờ" (TRẦN THÚC LƯỢNG, sđđ, trang 505).

Thật vậy, luật "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" của âm dương trong Kinh Dịch rất tâm đắc. Theo G.Lakhousky trong thuyết "Dao động tế bào" (Oscillation cellulaire), mỗi vật đều phát ra một luồng sóng đặc biệt : có cảm mới có ứng, có tương đồng mới có thể giao cảm. Đó là nguồn gốc cơ bút và cách trị bệnh bằng nhân điện trong Đạo Cao Đài buổi đầu.

Cẵp Âm Dương giống như cặp Ác Thiện, tuy thấy như mâu thuẫn, nhưng chẳng bao giờ rời nhau. Khi ta gọi là dương vì phần dương lấn phần âm. Khi gọi là âm vì phần âm lấn phần dương. Thế nên, người tu phải biết vượt lên trên Thiện Ác, Thị phi mới thanh thoát. Nếu còn bị ràng buộc trong giả tướng của hiện tượng giới thì chưa có thể giác ngộ vào cõi Phật. Nên nhớ, "Những kẻ đại gian ác là những kẻ đại Thánh Thiện (Les grands pécheurs seront de grands Saints). Madeleline trước khi thành Thánh là người đàn bà sa đọa, Thánh Augustin thuở nhỏ cũng là kẻ nhiều lầm lỗi, còn Thập Bát La Hán nguyên là những kẻ trộm cưới giết người. Trong "Con đường thiêng liêng hằng sống", Đức Hộ Pháp xác nhận "quỷ vương là phần trượt của Thượng Đế" (Satan est la doublure de Dieu). Xem thế, Thần hay Quỉ ở tại bản thân của mỗi chúng ta. Hồ Cư Nhân cũng nói : "Thần của mộc, hỏa sinh vật ở hướng Đông nam. Quỉ của kim, thủy diệu vật ở hướng Tây Bắc" (HỒ CƯ NHÂN, Dịch Tượng Sao, quyển I, trang 2). Nói một cách khác "U uẩn hay rõ ràng, sống hay chết, quỉ cũng như Thần, tất cả đều là biến tướng của âm dương" (CHU HY, Dịch Hệ Thượng, Chương IV). Như thế, quỉ thần không xa ta. Thiên Đàng hay Địa Ngục đều nằm trong tâm của mọi người. Tránh hạng người "Thân Công Báo" (đâm bị thóc, thọc bị gạo) họ là kẻ mở cửa ma giới trần gian đó. Họ gây xáo trộn trong mỗi con người : hữu vi (xác), vô vi (hồn) lìa nhau. Đạo đời không còn tương đắc, Âm (xác) Dương (hồn) rời rã…

Hãy nghe Pháp Chánh Truyền giải thích về ĐAÏO ĐỜI TƯƠNG ĐẮC. "Hội Thánh có hai phần tại thế. Phần hữu hình là Cửu Trùng Đài, tức là Đời, nghĩa là xác; một phần bán hữu hình là Hiệp Thiên Đài là chơn thần, nghĩa là nửa Đời, nửa Đạo, còn phần vô vi là Bát Quái tức là hồn, ấy là Đạo". Rõ ràng PCT phân giải Đạo là Bát Quái Đài, còn Cửu Trùng Đài là Đời (nhân sanh của Đạo), chớ không phải Đời là chỉ người ngoại đạo. Chẳng hạn Thế Đạo là Đời của Đạo, chỉ những người Đạo còn sống lẫn lộn với Đời. Đọc tiếp PCT ta sẽ thấy rõ hơn : "Thầy là chúa tể của sự vô vi, ắt Bát Quái Đài của Hồn. Hồn hiệp với xác bởi chơn thần. Aáy vậy chơn thần là trung gian của Hồn và Xác. Xác nhờ Hồn mà nên, thì Cửu Trùng Đài cũng phải nhờ Hiệp Thiên Đài mới mong đạt Đạo", nói cách khác, nếu muốn cho sự vô vi (Đạo) và sự hữu hình (Đời) đặng TƯƠNG ĐẮC thì cả hai ông chúa (Đạo, Đời) phải liên hiệp với nhau" (Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Paris 1952, trang 87)

Chúng ta phải làm như thế nào như Lord Acton nói : "Tôn giáo la cái chìa khóa của lịch sử". (La religion est la clé de I'historie (CHRISTOPHER DAWSON, La religion et la formtion de la civilisation occidentale, Paris 153, trang 9.). Bởi lẽ, "Nếu không có Tôn giáo thì lịch sử hẳn hoang lương tiêu điều, cuộc đời hẳn cũng giảm sinh thú. Ngoài tính chất thẩm mỹ, tôn giáo còn có một ảnh hưởng quan trọng đối với nền văn minh nhân loại" (NGUYỄN HỮU LƯƠNG, sđđ, trang 58.)(6)

CHƯƠNG III

TƯƠNG QUAN GIỮA

KINH DỊCH VÀ ĐẠO CAO ĐÀI

Thầy Khai Bát Quái (Cao Đài) mà
tác thành CÀN KHÔN thế giái . TNHTL-tr48

Hoàng Việt Châu viết : "Học Dịch là học về Trời". (Phù học Dịch, học Thiên dã) và nói : "Đạo sinh Trời,Trời sinh Đất, Đất sinh vạn vật. Thái Cực chỉ là một âm một dương". (Đạo sinh Thiên, Thiên sinh Địa, Địa sinh vạn vật. Thái Cực nhất âm nhất dương dã). Lại nói "Vạn vật qui về Đất, Đất qui về Trời, Trời qui về Đạo, âm dương chỉ là Thái Cực" (Vạn vật qui Địa, Địa qui Thiên, Tiên qui Đạo, âm dương nhất Thái Cực dã) (THIỆU UNG, SĐĐ, quyển VII thượng, trang 23).
Theo quan niệm của Thiệu Tử thì Đạo Dịch tức Đạo sinh thành. "Sinh là tính của trời, thành là hình của đất. Sinh mà thành, thành mà sinh. Đó là Đạo Dịch". (Sinh dã, tính Thiên dã, thành dã, hình địa dã. Sinh nhi thành, thành nhi sinh. Dịch chi Đạo dã) (THIỆU UNG, SĐĐ, trang 23). Theo Trần Thuần trong "Bắc Khê ngữ lục" thì "Đạo vốn lưu hành trong khoảng Trời Đất, không nơi nào là không có, không vật nào là không có". Trời do Đạo mà sinh, Đất do Đạo mà thành. Trời, Đất, người, vật tuy khác nhau, nhưng đối với Đạo thì chung một mà thôi.

Phần Thoán truyện (quẻ Hằng) trong Kinh Dịch có câu "Cái Đạo của Trời Đất trường cửu, chẳng bao giờ hết" (Thiên Địa chi Đạo hằng, cửu nhi bất dĩ dã). Trình Y Xuyên thêm : "Trời nếu chuyên về một mặt thì gọi là Đạo, nếu phân ra mà nói : về hình thể là Trời, về chủ tể gọi là Đế, về công dụng gọi là Quỉ, về diệu dụng gọi là Thần, về tính thì gọi là Càn". (Thiên chuyên ngôn chi tắc Đạo dã, phân nhi ngôn chi dĩ hình thể vị chi Thiên, dĩ chủ tể vị chi Đế, dĩ công dụng vị chi Quỉ, dĩ diệu dụng vị chi Thần, dĩ tính vị chi Càn) (LÝ QUÁ, Tây Khê Dịch thuyết, quyển I, quẻ Càn)

Xem thế, Thần học của Đạo Cao Đài về ý nghĩa thờ tự nằm trong Kinh Dịch. Hệ Từ Thượng, Chương XII đã viết : "Hình nhi thượng gọi là Đạo, hình nhi hạ gọi là Khí". Hình nhi thượng thuộc Tiên Thiên Bát Quái, còn hình nhi hạ thuộc Hậu Thiên Bát Quái vì các động lực nhạc lễ tạo thành Khí là ngũ hành. Còn Trung Thiên Bát Quái được long mã tãi trên nóc Cửu Trùng Đài (tức Nhơn) nói lên sự đứng giữa trung hòa giữa Tiên Thiên Bát Quái (tức Thiên) và Hậu Thiên Bát Quái (tức Địa).

"Từ thế kỷ XXVII (TTL), thiên văn Trung Quốc phản ánh một nền triết lý siêu hình rất đặc biệt, phảng phất tính chất Tôn giáo". (Dès le 27è siècle, I'astronomic chinoise reflète une métaphysique très remarquable affectant un caractère religieux) (Léopold De Saussrure, Les origines de l'astronomie chinoise. Paris 1930, trang156). Mãi đến đầu thế kỷ XX STL, Đạo Cao Đài mới thể hiện tính chất Tôn giáo đó, làm cho nó trở thành Đạo, mang đậm triết lý và màu sắc phương Đông.

Thật vậy, "Kinh Dịch trong truyền thống Trung Quốc có một địa vị tương đương với địa vị của quyển Kinh Thánh / Bible trong truyền thuyết Cơ Đốc Giáo phương Tây hay cuốn Kinh Thánh Coran trong truyền thuyết Hồi giáo. Đó là một tác phẩm (Dịch) được coi như một Thánh Kinh mà ảnh hưởng của nó đã được biểu chứng trong những luồng tư tưởng lớn của Trung Quốc : Khổng Giáo, Lão Giáo và mãi về sau hàng bao thế kỷ vẫn còn là đầu đề suy luận của những tư tưởng gia trứ danh Trung Quốc". (Le Yiking ou livre des multations possède dans la tradi - tions chinois une place comparable à celle de la Bible dans la tradition occidentale chritienne ou du koran dans la tradition de l'islam. C'est un ouveage considéré comme sacré don't l'influence se constate dans les grands courants de la pansée chinoise : le cofucianisme et le taois me, et qui ne cesse, au cours de siècle, de faire 'objet des flexions et des commentaires des plus remarquables esprites de l'Empire du Milieu) (Xem "Đại Đạo giáo lý và triết lý" cùng người viết).

1/ - Thầy Khai Bát Quái

Đức Chí Tôn đã dạy : "Khi chưa có Trời Đất thì Khí Hư Vô sanh có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực. Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, Tứ Tượng sanh ra Bát Quái biến hóa vô cùng mà lập ra Càn Khôn thế giái" (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển TNHT, quyển II, trang 62) . "Nếu không có Thầy thì không có chi trong Càn Khôn thế giới" (TNHT, quyển I, trang 31)
Thái Cực là Nhất nguyên lưỡng cực (principe polarisé) đồ hình là ; Lưỡng Nghi là âm ( ), dương ( ); Tứ Tượng là Thái Dương (=), Thái Âm (= =), Thiếu Dương ( ), Thiếu Âm ( ) và Bát Quái là Càn ( ), Khảm ( ) Cấn ( ) Chấn ( ), Tốn ( ), Ly ( ), Khôn ( ), Đoài ( )

Bát Quái có tám đức : Càn thì mạnh vì Càn có 3 vạch đều dương nên cương. Khôn thì thuận vì Khôn có 3 vạch đều là âm nên nhu. Chấn thì động vì Chấn 1 dương ở dưới, 2 âm ở trên (Dịch tính từ dưới lên trên, nghĩa hào 1 ở dưới, hào 3 ở trên). Đức Khổng Tử nói : "Chấn là dấy lên, dấy lên thì động". Tốn thì vào vì Tốn 1 âm ở dưới, 2 dương ở trên, không phải thế mà âm chống dương. Phu Tử nói : "Tốn là khuất phục, phục thì vào". Khảm thì hãm vì Khảm 1 dương mất ngôi kẹt giữa 2 âm nên bị hãm. Ly thì sáng vì Ly 1 âm được vị, giúp 2 dương nên sáng. Cấn <i> thì ngừng vì Cấn có 1 dương ở trên, 2 âm ở dưới vâng theo nên ngay chính, tĩnh chỉ. Đoài thì vui vì Đoài 1 âm ở trên, 2 dương ở dưới tiếp sức, tính của nó hòa hoãn mà vui thích.

Tại Bát Quái Đài Đền Thánh, thiết trí một Thiên Bàn hình tám cạnh, trên đặt quả Càn Khôn, ngang quả Càn Khôn vẽ một Thiên Nhãn tức con MẮT TRÁI MỞ RỘNG. Đó là Thái Cực, trong con mắt có 2 phần : trắng biểu tượng cho dương, đen biểu tượng cho âm. Âm Dương hiệp nhứt trong Thái Cực gọi là ĐẠO. Nên nhớ, Thầy dạy vẽ Thiên Nhãn trên cung Bắc Đẩu, thực tế ta vẽ ngang giữa Thiên Xích Đạo (chớ không phải Địa Xích Đạo) vì người Miền Nam thấy sao Bắc Đẩu ngang tầm mắt (Xem "Đại Đạo giáo lý và triết lý" cùng người viết) (3). Bát Quái trong Thiên Nhãn phù hợp với 8 quẻ của Trung Thiê BQ.

Trên Thiên Bàn, hình tám cạnh ấy có vạch tám quẻ Bát Quái. Theo hướng Đông Tây (phương vị Đền Thánh) là quẻ Chấn Đoài, theo hướng Bắc Nam là quẻ Ly Khảm. Hai quẻ Cấn Tốn xếp hai bên trái phải của quẻ Chấn (trong Bát Quái Đài nhìn ra); còn hai quẻ Càn Khôn thất vị phải đứng hai bên quẻ Đoài (Các Thánh Thất không cùng phương vị với Tòa Thánh là Bát Quái Đài, mà không vẽ 8 quẻ, nếu vẽ sai pháp (xem lại TL,PCT, Paris 1952, trang 71))

Thánh giáo dạy : Khí âm cướp một phần chơn dương của ngôi Càn, Càn ( ) mới hóa ra Ly ( ), Ly là Thái dương mặt Nhựt, Khôn ( ) đặng chơn dương thành Khảm ( ), Khảm là Thái Âm mặt Nguyệt. Càn mất một hào dương mà lẫn phần âm vào nên bị khí âm trầm xuống làm Càn lìa ngôi mà Khôn thất vị". Càn Khôn về cung, lục tử thế vì tức Kỳ Ba phổ độ thay Chí Tôn bằng hình ảnh Hội Thánh. Hội Thánh gồm 6 phẩm : đứng đầu là anh cả Giáo Tông, tới C Pháp, ĐSư, PS,GS,GH. Chính vì Càn Khôn thất vị nên Ly Khảm thế ngôi. Do đó, Đức Chí Tôn mới khai đệ tam Bát Quái. Vì Thầy đã mở đạo Tam Kỳ qui Tam giáo khai đạo Hạ nguơn, Ký Đệ Tam hòa ước, lý đương nhiên, "Thầy khai Bát Quái (Cao Đài) mà tác thành Càn Khôn thế giái". (TNHT quyển I, trang 48)

Thầy chỉ sơ con đường Trung Đạo Đạo Trung Hòa Thánh Giáo phát minh Trung là nguồn cội Nhơn sanh, Không chinh không đảo, chung quanh (Tám quẻ) qui về (Thái Cực) BQ Cao Đài hay Trung Thiên Bát Quái bố trí theo hệ thống tương liên : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài mà ngôi tứ chính là Khảm, Ly, Chấn, Đoài.

Càn lui về Tây Nam vì trời cao đã định ngôi, Khôn lui về Tây Bắc vì đất thấp đã định vị. Thế nên, Tốn là Trưởng Nữ phải thay mẹ làm việc (hành đạo) và Chấn là Trưởng nam phải về phương Đông gánh vác mọi việc (đại sự). Vậy hai trai gái đầu phải hợp lực nhau mà hành đạo.

Theo thứ tự hệ thống tương liên trên, tám quẻ trong Trung Thiên Bát Quái xoay theo chiều dương (chiều ngược kim đồng hồ theo Dịch Lý). Trong khi đó, cùng thứ tự trên như vậy, Hậu Thiên Bát Quái xếp theo chiều âm (chiều thuận kim đồng hồ) . Nhờ chiều dương của Trung Thiên Bát Quái mà Thầy đã đem khí dương sinh sưởi ấm cho vạn loài.

Trở lại lời dạy của Đức Chí Tôn : "Khí Hư Vô Sanh có một Thầy và ngôi Thầy là Thái Cực". "Đến như Vô cực mà Thái Cực, đó là nói lúc âm dương còn hỗn độn chưa phân chia, tức là lúc có tượng của Thái Cực. Nếu suy tới trước nữa, lúc chưa phân âm dương thì cái lý tuy là chí cực, nhưng cái tượng vẫn còn trong trạng thái Hư Vô. Cho nên ta nói Thái Cực bắt nguồn từ Vô cực. Đó là việc trước lúc còn hỗn độn. Đến khi dương động bốc lên, âm tịnh động xuống thì Trời Đất an, Lưỡng Nghi phân chia xong. Khi tính chất của mọi dương ngưng đọng lại làm thành mặt trăng, thì Tứ Tượng hiển hiện ra. Do đó, khí dương lưu lộ mà thành gió (Tốn), sấm (Chấn), khí âm kết tụ lại thành ra núi (Cấn), đầm (Đoài). Bát Quái lúc đó định ngôi". (Chí sở vị Vô Cực nhi Thái Cực giả, cái âm dương hỗn độn vị phân chi thời, tức Thái Cực chi tượng giả. Kỳ chi chí vị hữu âm dương chi tiền, kỳ lý tuy vi chí cực, kỳ tượng thượng tại hư vô, cố viết : Thái Cực bản Vô Cực dã. Thử thị hỗn độn dĩ tiền chi sự. Cạp chí dương động nhi thượng phù, âm tĩnh nhi hạ ngưng, tắc Thiên thành Địa ninh, nhi Lưỡng Nghi phán yên. Chúng dương chi tinh ngưng nhi vi Nhật, chúng âm chi tính ngưng nhi vi Nguyệt, tắc Tứ Tượng trình yên. Do thử nhi dương khí chi lưu lộ giả vi phong, lôi, âm khí chi kiết tụ giả vi sơn, trạch, tắc Bát Quái định yên) (HỒ CƯ NHÂN, sđđ)

Kinh Dịch trong Hệ Từ Truyện viết : "Dịch có Thái cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái". Còn Thiệu Tử nói : "Một chia làm hai, hai chia làm bốn, bốn chia làm tám. Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Từ Càn đến Khôn đều được những quẻ chưa sanh, nếu suy ngược lại thì có thể sánh với bốn mùa. Thứ tự 64 quẻ phỏng theo đó". (Thiệu Tử viết : nhất phân vi vị, nhị phân vi tứ, tứ phân vi bát dã. Càn nhất, Đoài nhị, Ly tam, Chấn tứ, Tốn ngũ, Khảm lục, Cấn thất, Khôn bát. Tự Càn Khôn giai đắc vị sinh chi quái, nhược nghịch suy, tứ thời chi tỉ dã. Hậu lục thập tứ quái thứ tự phỏng thử) (CHU HY, Chu Dịch Bản nghĩa, trg 7)

Tóm lại, đầu cuối vốn chỉ có một mà biến hóa vốn lẽ sống của loài người. Thế nên, từ Thái Cực, người xưa dùng một vạch (-) để chia Lưỡng Nghi , hai vạch để phân Tứ Tượng , chia đôi nữa thành Bát Quái mà sanh hóa vô cùng

2/ - Bát Quái Cao Đài Duy Nhân

Nhằm có sự nhất quán trong công trình kiến tạo vũ trụ và vạn vật, đồng thời giúp cho Tiên Thiên BQ và Hậu Thiên BQ tương quan mật thiết, Thầy khai Trung Thiên BQ). Chữ "Trung" trong Trung Thiên BQ như Thánh Giáo dạy : Không có ý nghĩa về thời gian mà chỉ có ý niệm về Trung Dung, Trung Hòa đứng giữa Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái.

Bảng Can chi

"Trung Hòa là tính tự nhiên của Trời Đất, Trung dung là đức hạnh của con người. Trung là giữa, không thiên về bên nào, Dung là thường. Trung Dung là đem cái Đạo Trung mà làm lẽ sống hằng ngày" (TRUNG DUNG, Chương I)

Kinh Dịch giải như thế nào về Đạo Trung Dung ? Ví dụ quẻ Thuần Càn ( ) có sáu vạch (mỗi vạch gọi là 1 hào)

- THƯỢNG - 6 + Những hào 1,3,5 thuộc dương
- NGŨ - 5 + Những hào 2,4,6 thuộc âm
- TỨ - 4 + Hào 1 cảm ứng với hào 4
- TAM - 3 + Hào 3 cảm ứng với hào 6
- NHỊ - 2 + Hào 2 cảm ứng với hào 5
- SƠ - 1 + Hào 2,5 là Trung, nhưng Trung có chính và bất chính.

Ví dụ : quẻ ký tế số 63 chỉ sự đã thành, Ly ( ) dưới, Khảm ( ) trên.
Hào 5 gọi là Trung chính vì đúng vị trí (hào dương ở dương quái)
Hào 2 gọi là Trung chính vì đúng vị trí (hào âm ở âm quái)

Ví dụ : quẻ vị tế số 64 chỉ việc chưa xong, Khảm dưới, Ly trên.
Hào 5 gọi là Trung bất chính vì không đúng vị trí (hào âm ở dương quái)
Hào 2 gọi là Trung bất chính vì không đúng vị trí (hào dương mà ở âm quái)

Xem thế, đứng giữa chưa hẳn là Trung dung. Trung Dung phải ở vị trí thích hợp với mối quan hệ của mình trong tập thể.

Đạo Trung dung là lẽ tự nhiên trong sự biến hóa của Trời Đất, vạn vật, có trước sau, trên dưới, không thái quá mà cũng không bất cập, lấy đạo đức làm nền tảng "Trung Dung là lý tưởng đại đồng trong triết học Khổng giáo" (TRẦN QUANG THUẬN, Tư tưởng chính trị trong Triết học Khổng Giáo, Sàigòn 1961, trang 195)

Trung Thiên Bát Quái của Đạo Cao Đài, phương vị 4 hướng chính gần giống như Hậu Thiên Bát Quái vì cùng phát sau khi Trời Đất định ngôi. Trục Chấn - Đoài (hướng Đông - Tây) y nhau, nhưng trục Ly - Khảm của Hậu Thiên BQ là Nam - Bắc, còn Trung Thiên BQ là Bắc - Nam. Bởi lẽ, người xưa coi phương Nam là phương cao quý nhất, ngược lại, Đạo Cao Đài coi phương Bắc là phương sùng kính nhất, ngôi vị Bắc Đẩu, nơi ngự của Đứa Chí Tôn.
"Cao như Bắc Khuyết nhân chiêm ngưỡng"
Âm nghi, dương nghi trong Tiên Thiên BQ có lẫn trong âm có dương, trong dương có âm. Trái hẳn Trung Thiên BQ, trong Lưỡng Nghi đều thuần âm hoặc thuần dương.

CÀN (cha), Khảm (Trung Nam), Cấn (Thiếu Nam), Chấn (Trưởng Nam).
KHÔN (mẹ), Đoài (Thiếu nữ), Ly (Trung nữ), Tốn (Trưởng nữ).

Tại sao xếp quẻ Ly ở phương Bắc mà không xếp quẻ Càn hay quẻ Khảm ? Bởi vì :
- Tiên Thiên BQ chủ nhất Càn - Đạo vi Thái Cực giả thị (Đạo là Thái Cực đó vậy).
- Trung Thiên BQ chủ nhất Ly - Tâm vi Thái Cực giả thị (Tim cũng là Thái Cực).

Vì Tâm thuộc Hỏa mà Ly cũng thuộc Hỏa. Quẻ Ly trên áo Giáo Tông đặt trên tim mà Ly lại là CON MẮT. Thế nên, Đức Chí Tôn dạy : "Nhãn thị chủ tâm" là vậy.

Vả lại "Tâm tức Đạo, Đạo là Trời. Biết Tâm ắt biết Đạo, biết Trời' (Tâm tức Đạo, Đạo tức Thiên. Tri Tâm tức tri Đạo, tri Thiên) (ĐÀO TRINH NHẤT, Vương Dương Minh, trang 131).

Mặt khác, "Đức Khổng Tử sau khi làm chương Bát Quái, rõ ràng đưa Ly làm cương lĩnh cho muôn đời, chứng tỏ các bậc Thánh có đức, có vị từ xưa đều được ở ngôi Ly, chỉ cần một quẻ Ly cũng đủ làm nên một học phái cho ngàn đời, chẳng còn nghi ngờ gì nữa". (Khổng Tử thủy tác Bát Quái chương lậu, minh minh đề xuất Ly lai, dĩ vi thiên cổ cương lĩnh, hiện thiên cổ hữu đức vi chi Thánh Nhơn câu đắc lưu vu Ly, nhi Ly chi nhất quái cụ vi thiên cổ học mạch, vô nghi hỉ) (HỒ CƯ NHÂN, Dịch tượng sao, quyển I, trang 33).

Thế thì, tạo hóa đã phó thác Vũ Trụ cho Ly thì Ly phải giữ ngôi Chí Tôn ở phương Bắc. Khảm giúp Ly nên giữ trục ở Nam. Ly Khảm thay thế Càn Khôn thì Càn Khôn phải dời di chỗ khác. Do đó, Ly tiến tới thay thế Càn để Càn lui về Tây Nam.

Tám quẻ còn biểu tượng cho các cơ quan trong cơ thể như sau : Càn là đầu, Khôn là bụng, Chấn là chân, Tốn là đùi, Cấn là tay, Đoài là miệng, Khảm là tai, Ly là mắt (phương vị Bát Quái trên áp đại phục của Giáo Tông hơi khác) vậy Ly là Mắt mà mắt là Thiên Nhãn. Thiên Nhãn phải vẽ trên cung Bắc Đẩu, nên phải đặt quẻ Ly ở phương Bắc mà không thể đặt quẻ nào khác được.

Khác hơn các quẻ khác, các hào trong quẻ Ly đều đắc chính. Trái lại các hào trong quẻ Khảm đều bất chính. Do đó, Ly Khảm thể hiện rõ sự phân cực của âm dương. Ly Khảm đều có tính cô tụ vào giữa gọi là TINH. Hễ có tinh khí thì có tinh huyết, có tinh dương thì có tinh âm.

Quẻ Ly có khí tinh âm kết tụ ở giữa và tỏa khí dương sáng chói ra ngoài để nuôi dưỡng các hành tinh, thường gọi là tinh tú. Cái tinh âm đen ở giữa ấy đạo học gọi là HUYỀN KHUNG hay tinh huyền, khoa học gọi là "lỗ đen".

Theo Dịch Lý "âm tiêu dương thẳng" và "âm cực sinh dương" nên tinh tú và tinh huyền có mối chuyển hóa hổ tương qua lại với nhau : một âm một dương, một đen một sáng, một tĩnh một động… cứ mãi vận hành. Ta thấy tinh tú phát ra ánh sáng, còn tinh huyền là cái lỗ đen thu năng lượng. Lỗ đen càng lớn mạnh thì tinh sao càng chết lạnh (theo luật bảo toàn năng lượng). Lỗ đen tụ hội đến cực độ thì đột biến nổ lớn, phóng thích năng lượng tạo thành những tinh vân, kết thành tinh tú, vạn vật theo dịch "vạn vật xuất hồ chấn". Rồi các tinh tú lại chết lạnh thành lỗ đen. Lỗ đen kết tụ lại nổ… Thế nên vũ trụ có lúc co giãn không ngừng nhưng không qua khỏi tầm thúc phược huyền khung sơ khai (lỗ đen ban đầu).

Trước đạo khai trên 15 năm, nhà cách mạng gốc đạo sĩ TRẦN CAO VÂN (1866-1916) đã cầu Kinh Minh sư trong có câu : "Con cầu Phật Tổ Như Lai, con cầu cho thấu Cao Đài Tiên Ông" và đã nghiên cứu về Trung Thiên Dịch (Cụ HT Kháng là Q. Chủ tịch nước VN Dân Chủ Cộng Hòa năm 1946), ông bỏ dở công việc vì bị Pháp bắt rồi bị giết, khiến cụ Huỳnh Thúc Kháng phải than :
Văn (vương) sau, Phục (Hi) trước vẫn Kinh (dịch) này.
Riêng giữa TRUNG THIÊN đứng một đây.
Học thuyết đem bầu tâm huyết nhuộm,

Trời Nam, Dịch mới tiếc không Thầy :
Giáo lý Cao Đài tổng hợp Tiên Thiên và Hậu Thiên BQ để đưa ra triết lý nhập thế của con người dấn thân.
Trong 64 quẻ của Kinh Dịch chỉ có hai quẻ tượng trưng cho linh thú. Đó là quẻ Càn 1/64 biểu tượng con RỒNG và quẻ Tiệm 53/64 biểu tượng con chim HỒNG (Sếu mồng đỏ), hình ảnh về con người. Càn chồng lên Khôn mới sanh ra quẻ Tiệm (Tốn trên Cấn dưới), tức âm dương tương hợp mới sanh ra con người.

Khi quẻ Càn di chuyển chồng lên quẻ Khôn thì quẻ Tốn cũng di chuyển chồng lên quẻ Cấn mà sinh ra quẻ Tiệm.

Trong Kinh Dịch, phần Hạ Kinh nức nở từng hào của quẻ Tiệm như sau :
"Xét 4 hào ở giữa quẻ, từ hào 2 đến hào 5, hào nào cũng đắc chính (nghĩa là hào âm ở vị trí âm và hào dương ở vị trí dương). Cho nên Thoán Từ khuyên giữ vững đạo trung chính như những hào đó thì tốt".

Kinh Dịch giảng ý nghĩa từng hào của quẻ Tiệm :
Hào 1 : Chim Hồng tiến đến bờ nước
- 2 : Chim Hồng tiến đến phiến đá to
- 3 : Chim Hồng tiến đến đất bằng
- 4 : Chim Hồng bay lên cây, may tìm được cành ngay mà đậu.
- 5 : Chim Hồng lên gò cao
- 6 : Chim Hồng bay bổng lên mây.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê cho rằng :
"Trong 64 quẻ, không có quẻ nào mà hào trên cùng ( ? ) cho ta cảm tưỡng nhẹ nhàng khoan khoái như quẻ này. Thật là phơi phới cùng cánh chim Hồng bay bổng tuyệt vời".
Đại Tượng truyện trong Kinh Dịch cho rằng quẻ Tiệm nói riêng về con người : "Người quân tử nên theo tượng quẻ này mà tu thân, tiến dần cho được thành người hiền, rồi thành bậc Thánh để cải thiện phong tục cho dân".

Thật không có quẻ nào hợp với phương tu Đại Đạo bằng quẻ này. Giáo lý Cao Đài dạy : lo tròn Nhơn Đạo mới bước qua đường Thiên Đạo tu thành bậc Thánh mà giáo thiện nhân sanh.

Nhà Dịch học Dương Từ Hồ cũng viết : "Dịch là chính mình, chớ chẳng phải làm gì khác… Lấy Dịch làm cuộc biến hóa của Trời Đất mà chẳng lấy Dịch làm cuộc biến hóa cho mình thì chẳng thể tốt được".

Chính việc thờ quẻ Càn Khôn (Càn trên Khôn dưới) mà vận chuyển chồng lên Cấn sanh ra quẻ Tiệm. Quẻ Tiệm chỉ con người mà Đạo Khai năm Dần là năm của con người (Nhân sanh ư dần), lấy Bính Dần (1926) làm năm đầu lịch Đại Đạo, giống như Võ Vương (thay lịch nhà Hạ) lấy năm Bính Dần (1134 trước Tây Lịch) làm năm đầu nhà Châu tức lịch Can Chi.

3/ - Tương quan giữa
Bát Quái và giáo phẩm

Đạo Cao Đài là nhất nguyên lưỡng cực (principe polarisé) một mà hai : Đó là Càn (cha), Khôn (mẹ). Nếu chia bằng đều thì Khôn ắt lấy Càn làm chủ. Hai mà bốn mà tám : đó là Càn Khôn với lục tử (6 con) : Ly, Khảm, Chấn, Cấn, Tốn, Đoài. Nếu lại bình quân nữa thì lục tử ắt tôn cha mẹ làm chủ. Càn Khôn giáp giới Đoài nên liệt ở phương Tây, do xuất ở Chấn phân nửa thuộc dương nên trưởng nam, trưởng nữ hành việc thay thế cha mẹ (Giáo Tông, Đầu sư thay quyền Thầy) mà giáo hóa nhơn sanh. Khảm, Ly là nơi qua lại của Càn Khôn nên toàn thể gia đình giao cho Khảm Ly, còn Chấn Đoài là cửa ra vào của Tạo Hóa. Khi xuất ở Chấn (trưởng nam) hoạt động tiến lên, Đoài (Thiếu nam) ở lại sau. Trưởng nam ra để hành Đạo, trưởng nữ (Tốn) vào để giúp, mục đích đều gặp Ly. Khi nhập ở Đoài, Khôn (mẹ) dùng đạo tàng ẩn mà vào trước. Càn (cha) lấy đạo chỉ huy mà vào sau, cùng về Khảm (trung nam) nên cả thảy đều vào. Bởi lẽ, Càn Khôn thất vị (So với Tiên Thiên BQ) nên phải dùng lục tử (6 con) hành đạo, nhưng Càn Khôn vẫn làm chủ và điều khiển sáu con theo tôn chỉ và mục đích đại đồng nhân loại.
Theo Thiệu Tử : "Càn Khôn tung mà lục tử hoành, đó là Thể của Dịch. Chấn Đoài hoành mà lục tử tung, đó là Dụng của Dịch "Trung Thiên Bát Quái trung hòa Thể dụng là nhất nguyên". Tiên Thiên, Hậu Thiên BQ là vô gián vì Hà Đồ hay Lạc Thư đều lấy số Một của Thượng đế làm cơ bản sinh hóa" (BẢO BA, Chu dịch nguyên chỉ, quyển 7, trang 39.).

Thuyết quái truyện nói : "Càn là Trời nên gọi là Cha. Khôn là đất nên gọi là Mẹ. Chấn là một lần cầu, được trai nên gọi trưởng nam. Tốn một lần cầu được gái nên gọi trưởng nữ. Khảm hai lần cầu được trai nên gọi thiếu nam. Đoài ba lần cầu được gái nên gọi thiếu nữ". (Càn thiên dã, cố xưng hồ phụ. Khôn địa dã, cố xưng hồ mẫu. Chấn nhất sách nhi đắt nam, cố vị chi trưởng nam, cố vị chi trung nam. Ly tái sách nhi đắc nữ, cố vị chi trung nữ. Cấn tam sách nhi đắt nam, cố vị chi thiếu nam. Đoài tam sách nhi đắc nữ, cố vị chi thiếu nữ) (BẢO BA sđđ, trang 44).

Càn Khôn là nguồn gốc Kinh dịch sinh được 6 quái : 3 âm, 3 dương. Đức Đại Từ Phụ, Đại Từ Mẫu cũng tạo hình 6 con mà "Giáo Tông là anh cả", "Giáo sư là anh ruột lo cho các em" (TÂN LUẬT, trang 3 và 5)

"Trong Thánh Thể của Đức Chí Tôn, từ Giáo Hữu, Giáo Sư , Phối Sư, Đầu Sư, Chưởng Pháp, duy lên tới Giáo Tông mới được quyền là Anh cả mà thôi" (ĐHP. TĐ ngày 15/4/Quý Tỵ - 1953). Đó là 6 con của Đức Chí Tôn.

Thế nên, phải thay hệ thống Bát Quái Tiên Thiên từ chỗ phản ánh các hiện tượng tự nhiên thành mô hình xã hội. Đó là gia đình 2 cha mẹ và 6 con. Hai ngôi Bắc Nam nhường cho Ly Khảm, tức cặp Trung nữ, Trung nam, cặp duy nhất vừa có sức mạnh của tuổi trẻ và trí tuệ của tuổi già. Theo lối tư duy của người phương nam : Ly vốn là quẻ dương về mặt tự nhiên (Tiên Thiên), khi chuyển sang xã hội (Trung Thiên) nó chuyển thành quẻ âm, nằm ở hướng Bắc lạnh, ứng với Trung nữ. Còn Khảm vốn là quẻ âm về mặt tự nhiên, khi chuyển sang mặt xã hội nó chuyển thành quẻ dương, nằm ở phương Nam nóng (gần xích đạo), ứng với Trung Nam, phù hợp với Bát Quái Cao Đài.

Tóm lại, Càn Khôn thất vị trong thời kỳ Hạ Nguơn nên lục tử thừa hành. Trưởng Nam (Cấn), Trưởng Nữ (Tốn) tức Giáo Tông, Hộ Pháp… đã làm xong nhiệm vụ của mình trong lời khai nguyên Đại Đạo. Tiếp nối Trung Nam (Khảm) Trung Nữ (Ly), cặp duy nhất vừa có sức mạnh tuổi trẻ, vừa có trí tuệ của tuổi già hành đạo cho phù hợp với thời đại liên hành tinh. Vì lẽ, "chẳng lấy Kinh Dịch làm cuộc biến hóa cho mình thì chẳng tốt hơn được".

4/ - Tương quan giữa
Kinh Dịch và Giáo Lý Cao Đài

Dị biệt lớn giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên BQ là không giống nhau về ngôi vị, âm dương, vì thế cũng đổi chiều và đường ranh cũng đổi. Dương nghỉ ở Tiên Thiên BQ gồm : Càn, Đoài, Ly, Chấn, Âm nghi : Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Trong khi đó, ở Hậu Thiên BQ, Dương nghi gồm : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Âm nghi : Tốn, Ly, Khảm, Đoài. Đường ranh Lưỡng nghi cũng khác : Tiên Thiên BQ chạy dọc Bắc Nam, còn Hậu Thiên BQ xuyên qua Đông Tây (xem hình trang 10).

Hà Đồ (TTBQ) vận hành sang trái tương sinh, còn Lạc Thư (HTBQ) rẻ sang phải tương khắc theo luật Ngũ Hành. Sự mâu thuẫn này chính là do sự khác biệt giữa các số. Hà Đồ gồm có 10 số, tổng số từ 1 đến 10 (1+2+3+4+5+6+7+8+9+10) là 55. Lạc Thư gồm 9 số, tổng số từ 1 đến 9 (1+2+3+4+5+6+7+8+9) là 45. Tương sinh ngụ trong tương khắc, tương khắc ngụ trong tương sinh. Mâu thuẫn mà thống nhất thì mâu thuẫn đó không đâu bằng Hà Lạc và thống nhất cũng không đâu bằng Đồ Thư. Nhờ Hà Đồ, Phục Hi lập Tiên Thiên BQ diễn tả vũ trụ đã hình thành. Thế nên, Hà Lạc chỉ là hai công trình xây dựng vũ trụ quan liên tục thời trời đất còn hồng mong đến khi định hình. Do vậy, có Tiên Thiên BQ mà không có Hậu Thiên BQ thì quan niệm về vũ trụ chưa toàn diện. Có Hà Đồ mà không có Lạc Thư thì Thể và Dụng không kiêm ích. Cái Thể của Tiên Thiên thì âm dương tương hàm (ngậm lấy nhau). Cái dụng của Hậu Thiên thì âm dương hữu biệt mà giúp[ nhau về cứu cánh. Thế nên, Hà Đồ, Lạc Thư không phải hai đồ, nếu đạt hiểu được cái thâm sâu của nó.

Tiên Thiên BQ cứ trên âm dương mà lập quẻ. Hậu Thiên BQ cứ trên ngũ hành mà trù định. Âm dương là vô vi, ngũ hành là hữu vi. Có hình phải có bóng. Do đó âm dương, ngũ hành cũng chỉ là một (xem hình 1, trang 80). Chỉ khác nhau về biến hóa sinh thành. Âm Dương sinh thì ngũ hành thành để tạo lập vạn vật. Ta thấy mặt trời, mặt trăng tạo ra sáng tối, đêm ngày, nóng lạnh, năm tháng… Tất cả chỉ là hình thái của âm dương dùng để biểu thị ngũ hành, năm yếu tố cơ bản kiến tạo vạn vật.

Như vậy, theo Kinh Dịch, Tiên Thiên BQ là hình nhi thượng giả vị chi Đạo là vô vi tức Trời và Hậu Thiên BQ là hình như hạ giả vị chi khí là hữu hình tức vạn vật. Chính Long Mã tải Trung Thiên BQ Đồ và Lạc Thiên thư nơi Nghinh Phong Đài trên Cửu Trùng Đài tức Ngôi Trung hòa giữa Tiên Thiên BQ và Hậu Thiên BQ, nói cách khác, Trung Thiên BQ trung gian làm cầu nối giữa Trời Đất vạn vật làm hữu vi và vô vi không còn xung khắc. Vì lẽ đó, Đạo Tâm, nhơn tâm không phải là hai tâm, nếu đạt lý đạo.

Long mã tãi Trung Thiên BQ chạy về hướng Tây quay đầu về hướng Đông vì "Đạo phát ư đông, di ư Tây, phản hồi Đông". Bởi lẽ đó, phương Tây cho rằng "Ánh sáng từ phương Đông đến" vì Châu Á là nơi phát xuất nhiều Tôn giáo như Bái Vật giáo, Ấn Độ giáo, Phật Giáo, Do Thái giáo, Ky Tô giáo… Và Đầu thế kỷ này là Cao Đài giáo. Văn minh nhân loại chuyển theo không thời gian từ thời tứ tượng, nghĩa là từ Đông sang Tây. Thế nên, khi Đạo Cao Đài chủ trương "Nam phong thhử nhựt biến nhơn phong" không có nghĩa là lội ngược thời gian sống với cái cổ xưa mà thực sự ước mơ dọn đường cho một cuộc BÌNH MINH THÁNH ĐỨC (theo kiểu thời đường đại chớ không kiểu thời cổ đại), sau cơn ác mộng dài sâu xé của loài người.

Chu kỳ văn minh nhân loại vần xoay theo chu kỳ Tứ Tượng : Thiếu dương (vào mùa xuân), Thái dương (Hạ), Thiếu âm (Thu), Thái âm (Đông), hễ Đông mãn thì Xuân sang (hình 5 trang 86), dương khí khởi đầu ở cung Tý (thủy) tức Thiên khai ư Tý, 12 giờ đêm, thuộc Thiếu dương số 1, ứng vào quẻ Phục , Dương khí lên đến cực độ ở cung Tị thuộc quẻ Càn thì bắt đầu suy. Dương cực âm sinh ! Đến cung Ngọ (số 7 dương cực) thì nhất âm sinh, ứng vào quẻ Cấn ( là gặp gỡ). Dương khí đến cung Dậu số 9 thì tận. Nói cách khác, số 1 là Thái Cực, số 3 gần nhất và số 7,9 xa nhất đối với Thái Cực (xem hình 5, tr 86).

Trong sách "Thái Huyền", Dương Hùng có viết : "Tiết Đông chí (khởi ở cung Tý) là cái tượng GẦN NHẤT với Đạo. Dương khí đang tiến, hưng mà chưa đầy nên mới gọi là GẦN ĐẠO. Tiết Hạ chí (khởi ở cung Ngọ là cái tượng XA ĐẠO, tiến gần đến chỗ cùng rồi trở lại).

Dịch Thuyết quái viết : "Đế xuất ở Chấn (Đông), mừng vui ở Đoài (Tây). (Đề xuất hồ Chấn, duyệt ngôn hồ Đoài). Điều đó giúp ta khẳng định : Tòa Thánh chọn đúng phương về địa lý và Bát Quái. Đạo phát khởi ở Phương Đông (tức Chấn) đem sự yên vui ở Tây (tức Đoài). Mặt khác, "Học Dịch là học về Trời. Trời đâu có chia làm sau làm trước, thế sao lại chia ra Tiên Thiên, Hậu Thiên ?" (THIỆU UNG, sđđ, quyển 7, trang 13)(1). Trung Thiên BQ chủ yếu về Đạo Nhân, đứng giữa Thiên và Địa trong Tam Tài. Tiên Thiên đồ là Đạo Trời, Hậu Thiên đồ là Đạo Đất và Trung Thiên đồ là Đạo Người. (xem hình 4, trang 86). "Ở Trời là âm dương, ở Đất là cương nhu, ở người là nhơn nghĩa, gom Tam Tài lại mà gấp đôi vạch lên, nên Dịch có 6 vạch thì thành quẻ". (Tại Thiên vị âm dương, tại Địa vị Cương nhu, tại Nhân vị Nhơn nghĩa, Kiệm Tam Tài nhi lưỡng kỳ hoạch, cố Dịch lục hoạch nhi thành quái) (TRẦN TỔ NIỆM, sđđ, quyển 6, trang 2)

Nhìn lên mặt tiền Tòa Thánh hai chữ NHÂN NGHĨA bằng chữ Nho hiện ra chủ thuyết giáo dân của Đạo Cao Đài quá rõ. Tắt một lời, Trung Thiên BQ đồ như mối Đạo tam Kỳ phát khai là để trung hòa giữa Tiên Thiên BQ và Hậu Thiên BQ, giữa các nần Đạo xem như khác nhau trên hoàn vũ mà thật ra "Bách trí nhi vạn lự, đồng qui nhi thù đồ" cùng về một mối.

Mặt khác, người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng, nhất là giới nông dân. Người ta cảm thấy trời, đất và người có một sợi dây vô hình thiêng liêng ràng buộc lấy nhau, khó tác rời ra được. Thiên nhiên ruộng vườn đã góp phần lớn vào cuộc sống của họ. Vũ trụ với nhơn sanh hầu như không có ranh giới : Họ tin trời với người vốn là một, cùng một gốc chớ không thể hai, theo quan niệm "Trời người hợp nhất" (Thiên Nhân ợp nhất). "Thầy là các con, các con là Thầy" trong giáo lý của Đạo Cao Đài. "Mọi vật, mọi việc đều biến dịch theo định luật của vũ trụ, nhưng diễn tiến bất ly tâm mà luôn luôn tìm đường quay về gốc hoặc quay về với Đạo". (NGUYỄN HỮU LƯƠNG, sđđ, quyển 6, trang 2)

Ý tưởng đó thể hiện rõ trên bức bích họa Tam Thánh tại Tịnh Tâm điện của Đền Thánh. Đó là "Thiên Nhơn hòa ước" ký giữa Trời và Người mà nội dung là "Thiên Thượng Thiên Hạ, Công Bình, Bác Ái". Sự hợp nhất ấy qua trung gian các đồng tử để thực hiện một thế giới Đại Đồng Huynh Đệ. Thật ra, "chỉ có kẻ chí thành trong thiên hạ mới có thể thấu được thiên mệnh, thấu được mệnh Trời thì mới hiểu rõ được tính người, mà hiểu rõ tính người mới có thể hiểu tính vật, hiểu tính vật mới giúp được việc hóa dục của Trời Đất, giúp được việc hóa dục của Trời Đất thì mới có thể tham dự sánh cùng Trời Đất" (TIỀN MỤC, Tứ thư thích nghĩa, quyển II, trang 59)

Thế nên, giới nông dân không phân biệt họ với thiên nhiên vì "Trời Đất muôn loài cùng một thể". (Le Ciel, 1a Terre et l'Homme constituent les trois composants de l'univers fncièrement UN) (Helmuth de GLASENAPP, Les cing grandes religions du monde, Paris 1954, tr176). Họ không thể xa cái Đạo Tam Tài. Cho nên, "Sáng được nghe Đạo, dù chiều chết cũng cam lòng". (Triệu Văn Đạo, tịch tử khả hỉ - Khổng Tử).

Tóm lại, "Trời do Đạo mà sanh, Đất do Đạo mà thành. Trời Đất, Người tuy khác biệt nhưng đối với Đạo thì chung Một mà thôi". (Thiệu Tử, quan vật nội thiên). Thật vậy, Thiên Nhơn hiệp nhứt hoặc "Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể" đối với phương Đông được coi như chân lý tất yếu" (NGUYỄN HỮU LƯƠNG, sđđd, trg 275)

Sự tương quan giữa Kinh Dịch và giáo lý của Đạo Cao Đài bàn bạc khắp nơi trong Thánh Ngôn, Kinh điển, Kiến trúc… chẳng hạn, bài "Ngọc Hoàng Kinh" không lý giải bằng Kinh Dịch thì khó lấy sách gì thích nghĩa được, như đã trình bày "Lục Long" ở một đoạn trước.

Ngoài ra, những danh từ Cửu Trùng Thiên, Cửu Trùng Đài trong Đạo rút từ số 9 của Lạc Thư. Người xưa đem ứng số 9 số trong 9 cung của Lạc Thư mà chia vòm trời thành 9 vùng gọi là Cửu Thiên, Cửu Trùng (chín tầng). Theo Từ Nguyên định nghĩa Cửu Trùng là Trời và cho biết thêm : "Thời Thanh sơ, Dương Mã Nặc trước tách sách Thiên Vấn lộ nói Cửu Trùng là Trời".

Phép HOÁN ĐÀN trong Đại lễ thời Tý biểu tượng pháp luân thường chuyển âm dương khí hóa để vạn vật sinh thành theo Dịch lý : "Sinh sinh chi vị Dịch".

Lễ Tứ Thời : Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu dâng Tam Bửu là hiến cả hình hài, trí não và tinh thần lên Đại Từ Phụ, Đại Từ Mẫu. Thời Tý là thời cực âm sanh dương, nguơn khí của Đức Chí Tôn phát khởi. Thời Ngọ là nguơn khí của Đức Chí Tôn cực thịnh, đủ dương quang bủa khắp vũ trụ. Thời cực dương của Thái Dương. Thời Dậu là nguơn thần Đức Chí Tôn giáng hạ, âm dương giao thoa, thủy hỏa ký tế. Thời Mẹo là nguơn thần của Đức Chí Tôn phát khởi biến hóa, vạn loại hữu sanh.

Lễ Tứ tiết : Xuân, Hạ, Thu, Đông là 4 mùa nhớ ơn Cha Mẹ và tiền bối. Mùa Xuân mồng 9 tháng giêng Vía Đức Chí Tôn, Đại Từ Phụ của toàn sanh chúng. Mùa Thu, Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung ngày 15-08 hằng năm, nhớ công ơn Phật Mẫu, Đức Mẹ hiền từ. Hoa cúc vàng : các bậc làm mẹ dâng lên Đức Đại Từ Mẫu để tỏ lòng hiếu kỉnh. Hoa cúc trắng : các con dâng mẹ còn sống để tỏ ân sâu, nghĩa nặng cưu mang. Mùa Hạ, Vía Đức Hộ Pháp mồng 10-4 (và 5-5 Âm lịch), ghi công những bậc tiền bối thời tiền khai Đại Đạo. Mùa Đông, Lễ Hạ Nguơn Khai Đạo Cao Đài vào ngày 15-10-âm lịch tôn vinh Đức Chí Tôn và Thần, Thánh, Tiên, Phật giáng trần giáo đạo và cầu cho "Thiên hạ thái bình".

5/ - Luật hữu hạp biến sanh

Trong Kinh Phật Mẫu có đoạn viết :
Hiệp âm dương hữu hạp biến sanh,
Càn Khôn sản xuất hữu hình
Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh.

Càn Khôn là âm dương, là Trời Đất. Thiên Địa sinh thành, ngũ hành biến hóa. Dương động, âm tịnh nên Dương lúc nào cũng tác động mạnh mẽ khắp vũ trụ để gây ra mầm sinh, còn âm lặng lẽ hóa thành những cái gì mà dương đã biến sanh. Quá trình sinh thành trải qua hai giai đoạn :
1/ - Từ số 1 đến số 5 (theo Hà Đồ) thuộc Âm Dương nên VÔ HÌNH.
2/ - Từ số 6 đến số 10 thuộc Ngũ Hành nên HỮU HÌNH ( -> Xem hình )
Theo Dịch lý, năm số lẽ 1,3,5,7,9 gọi là cơ thuộc dương chỉ Trời (vô hình), năm số chẵn 2,4,6,8,10 gọi là ngẫu thuộc âm chỉ Đất (hữu hình). Do đó, ta thấy :
Trời 1 sinh thủy. Đất 6 thành nước, Đất 2 sinh hỏa; Trời 7 thành lửa; Trời 3 sinh mộc, đất 8 thành gỗ; đất 4 sinh kim, Trời 9 thành vàng, Trời 5 sinh thổ, Đất 10 thành đất.

Theo luật hữu hạp (cứ vào Hà Đồ) : 1 đi với 6,2 với 7,3 với 8,4 với 9,5 với 10 (xem trang 86 hình 2) có vị trí cố định như vậy, nên Ngũ hành cũng có phương nhất định : Đông là Mộc mùa Xuân, Nam là Hỏa mùa Hạ, Tây là Kim mùa Thu, Bắc là Thủy mùa Đông, Trung Ương là Thổ (xem hình 5). Trong Ngũ Hành thì mỗi hành đều hàng âm dương. Chẳng hạn, hướng Bắc có Dương thủy và âm thủy vì nước thì có nước cứng nước mềm. Nước cứng có lẫn Cali, Magnésie trọng trược nên thuộc âm, nước mềm nhẹ thuộc dương như nước giếng (xem trang 86, hình 3)

"Phân vật lúc sơ sinh có hình nước. Nước là thể có trước nhất của mọi vật hữu sinh. Một năm: 12 tháng, một ngày : 12 giờ… hết thảy đều nảy mầm ở Tý (12 giờ đêm). Tý là ngôi của nước. Nước sinh ở dương, thành ở âm.

Khi khí động thì dương sinh ra (thể hơi). Khi khí tụ và tịnh thì biến thành nước. Vậy nói : Trời 1 biến sinh thủy, Đất 6 hòa thành nước. Đó là lấy lúc đầu sinh Thủy thì 1 đến khi thành nước thì 6" (HỒ CƯ NHÂN, Dịch tương sao, quyển I, trang 8)

Như thế, ta có thể tóm tắt thứ tự sinh thành (xem lại hình 1) như sau : Trời Đất sinh thành nước trước nhất, rồi tới lửa, gỗ, vàng, đất. Hết một chu kỳ từ số 1 đến số 10 thì Ngũ hành : Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ hình thành. Tuy Âm dương sinh Ngũ hành, nhưng nhờ Ngũ hành, Âm dương mới biến sanh hình thể vạn vật được. "Càn Khôn sản xuất hữu hình" là vậy đó.

"Có người cho 1,2,3,4,5 là số sinh của Ngũ hành; 6,7,8,9,10 là số thành của Ngũ hành" (PHƯƠNG DỰC TÔN, Tung Sơn độc châu Dịch Ký, quyển I, trang 2). Họ Phương lại thêm" 1 hợp với 5 thành 6,2 hợp với 5 là 7,3 hợp với 5 là 8, 4 hợp với 5 là 9, 5 hợp với 5 là 10, 1 và 6 là Tủy, 2 và 7 là Hỏa, 3 và 8 là Mộc, 4 và 9 là Kim, 5 và 10 là Thổ, 10 tức 5+5 vậy" (PHƯƠNG DỰC TÔN, sđđ, trang 3)

Ta thấy lý luận của họ Phương là thực hiện bài toán cộng 5 trong Hà Đồ (xem hình 4, trang 86). Họ Phương lại viết : "1,3,5,7,9 đó là 5 số Trời, 2,4,6,8,10 đó là 5 số Đất. Năm vị tương đắc đều hữu hạp. Ấy là Trời Đất đều không lìa số 5. số Trời 1 biến sinh Thủy, số đất 6 hóa thành nước, đó là 5 cộng 1 thành 6. Số Đất 2 biến thành Hỏa, số Trời 7 hóa thành lửa, đó là 5 cộng 2 thành 7. Số Trời 3 biến sinh mộc, số 8 hóa thành gỗ, đó là 5 cộng 3 thành 8. Số Đất 4 biến thành Kim, số Trời 9 hóa thành vàng, đó là 5 cộng 4 thành 9. Số Trời 5 biến sinh Thổ, số Đất 10 hóa thành đất, đó 5 cộng 5 thành 10" (PHƯƠNG DỰC TÔN, sđđ, quyển 17, trang 19)

Họ Phương đã chứng minh Âm Dương (Vô hình) sinh ra Ngũ hành (hữu hình) và hành khiển Ngũ hành biến hóa vô cùng mà tạo thành vạn vật.

"Hỏa, Mộc dụng việc thì vật sinh, cho nên nói : Tinh, Khí làm vật. Kim, Thủy dụng việc thì vật biến, cho nên nói : du hồn làm biến. Du hồn là quỉ, nơi trở về của vật khi tiêu diệt. Tinh, Khí, Thần chỗ tin của vật khi sinh ra. Thần của Mộc, Hỏa sinh vật ở hướng Đông Nam. Quỉ của Kim, Thủy diệt vật ở hướng Tây Bắc. Tình trạng của hai trường hợp này giống như tình trạng của Xuân Hạ sinh ra vật, Thu Đông thì diệt vật" (3 ?). ( -> Xem hình ).

Trong Kinh Dịch, Tiên Thánh không dùng nghĩa thông thương, quỉ thần thực ra có ý nghĩa khoa học, triết học cao hơn; Quỉ Thần tượng trưng cái biến thể của hai khí Âm Dương lưu hành trong vũ trụ.

Về ăn chay, theo truyền thống văn hóa nông nghiệp, cơ cấu bữa ăn người Việt thiên về thực vật. Tục ngữ có câu "Đói ăn rau, đau uống thuốc" hay "ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống".

Trong bữa ăn đặc thù là rau muống và dưa cà. "Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương"… Đức Thánh Gióng nhờ ăn cà mà trở thành người to lớn. Các loại gia vị như hành, gừng, ớt, tỏi, rau răm, rau húng, tía tô, lá lốp… vừa là rau vừa là phương thuốc trị bệnh.

Theo Dịch lý, thức ăn của loài người như mọi vật trong vũ trụ đều chịu sự chi phối của hai đông lực đối nghịch là âm dương. Âm có tính chất ly tâm, giản nở, phân tán… Dương ngược lại có tính hướng tâm, co rút, tích tụ…

Chính George Ohsawa cứ vào đặc tính đó của Dịch Lý đã đề xuất việc ăn uống chú trọng nhiều đến ngũ cốc, gạo lức, rau đậu ngoài thiên nhiên, nhằm tái lập quân bình âm dương trong cơ thể con người mà giữ gìn sức khoẻ và phòng bệnh. Đạo Cao Đài từ lúc lập giáo, Đức Cao Đài đã buộc tín đồ phải ăn chay, hợp với truyền thống dùng ngũ cốc của dân tộc Việt Nam.

Về thiền định, đi đứng nằm ngồi đều thiền được, không buộc ép xác. Thiền định của Đạo Cao Đài là vô sư, vô ngã theo câu "Đạo Hư Vô, Sư Hư Vô", vượt lên trên mọi nền văn hóa và Tôn giáo, bất cứ Tôn giáo nào cũng thấy Đấng Chí Tôn của mình trong khi thiền. Thiền Cao Đài là đỉnh cao về đạo vươn tới thế giới đại đồng.

Nếu Đạo Đức Kinh là bộ Kinh Dịch không có quẻ, nhưng có Cửu chuyển đơn thành (9x9=81 chương) thì bộ Kinh Dịch có 64 quẻ mà quẻ thứ 63 là Ký tế nghĩa là đã xong, nhưng đến quẻ thứ 64 lại là vị tế (hỏa trên, thủy dưới) tức chưa xong. Theo Thần học Cao Đài, loài người cần tiến hóa mãi từ khoáng chất, thảo mộc, thú cầm rồi thành người nhưng chưa xong mà phải tiến lên đỉnh cao của nó là ngôi vị Tiên Phật. Ta thấy, Đức Chí Tôn lập hình thể của Ngài tại thế là Giáo Tông, Hộ Pháp đã xong, lại tạo cái chưa xong, để cho các đệ tử Ngô Minh Chiêu, Thượng Trung Nhựt tu lên cao hơn.

   PHẬT MẪU CHƠN KINH có câu :
Thập Thiên can bao hàm vạn tượng
Tùng ĐỊA CHI hóa trưởng Càn Khôn

Theo thuyết Nhị Trung (hai số giữa) trong "hoàng Cực Tiên Thiên Tạo Hóa đồ" thì Trời lấy số 5 làm số giữa gấp đôi thành 10, 10 là số thập can. Đất lấy số 6 làm số giữa, gấp đôi 6 lên thành 12, 12 là số của Địa chi.

Hệ CAN gồm 10 yếu tố : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Hệ CHI gồm 12 yếu tố : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi gồm 6 cặp âm dương do ngũ hành biến hóa vì hành thổ chứa dương thổ và âm thổ cộng với 4 hành thủy, hỏa, mộc, kim mà thành 6. Số 6 chẵn là số âm nên gọi là Thập nhị Địa chi. Xem hình trang

Hệ can và hệ chi có thể dùng riêng như hệ đếm 10 và 12. Trong Đạo hệ chi phổ biến hơn để chỉ : Thập nhị Khai thiên, Thập nhị thời quân, Thập nhị Bảo quân…

Phối hợp hệ can chi có hệ đếm ngày, tháng, năm, gồm 60 đơn vị với các tên gọi như Giáp Tý, Ất Sửu, Quí Hợi… Gọi là hệ can chi hay lục giáp. Cứ 60 năm gọi là một hội. Họi đầu tiên bắt đầu thứ tư sau Tây lịch và hội Hiện Kim bắt đầu năm 1984. Từ đầu Tây lịch đến nay có 33 hội.

Trong Đạo Cao Đài dùng năm âm lịch, dương lịch song hành, có khi sơ xuất chỉ viết một loại năm, cách tìm năm mất như sau :
1/- Cách đổi năm dương lịch sang năm can chi
C = d (D-3) : 60

Trong công thức này : C là tên năm Can Chi (xem bảng), D là năm dương lịch, d là số dư của phép chia. Ví dụ muốn biết tên Can Chi của năm 1995, ta có : d (1995-3) : 60 = 12. Tra bảng thấy 12 là mã số của năm Ất Hợi (xem trang )

2/ - Cách đổi năm Can Chi sang năm dương lịch :
D = C + 3 + (h ) x 60

Trong công thức này : D là năm dương lịch, C là m4 số năm Can Chi, h là số hội đã qua. Bất kỳ năm nào cùng hội với năm tìm, lấy năm đó chia cho 60 sẽ tìm được h. ví dụ muốn đổi năm Bính Ngọ (mã số 43) ra năm dương lịch. Ta lấy 1973 chia 60 được h = 32 (bỏ số dư) rồi ghi các số vào công thức : 43+3+ (32x60) = 1966. Vậy Bính Ngọ là năm 1966.

Để áp dụng vào việc tìm các mối quan hệ giữa người ứng với các can chi, ta áp dụng quy luật tương sinh tương khắc theo luật "tam hợp" và "tứ xung" (xem hình).

Hệ thống 12 chi còn xác định các thành phần của các bộ phận trên cơ thể.

Những điều trên lý giải lời nói của cổ nhân : chín phương Trời ứng với số 9 Lạc Thư, số 9 là số lẻ thuộc dương, mười phương Phật ứng với số 10 Hà Đồ và mười hai phương Đất, số 12 là số chẵn thuộc âm, theo Dịch Lý. Lời nói trên cũng phù hợp với câu kinh "Khai Thiên Địa vạn vật chi tiên". Chớ không ai nói 12 tầng trời bao giờ (vì 12 là số âm) mà chỉ nói (chín tầng Trời Đất…)

Tóm lại, Giáo lý Cao Đài đặt trên nền tảng Kinh Dịch không thể nghi ngờ gì nữa. Quả Càn Khôn được biểu tượng bằng một Thiên Cầu trùm lên địa cầu, âm trong dương. Quả Càn Khôn đường kính 3 thước, 3 tấc, ba phân (3+3+3=9) là CHÍN, số cửu thiên khai hóa.

Thánh ngôn dạy chư đạo hữu phụng tự Phục Hy, vị Thánh Nhứt Kỳ Phổ Độ, sáng tạo ra Tiên Thiên Bát Quái, thờ Đức Khổng Tử, vị thánh Nhị Kỳ Phổ Độn, san định Kinh Dịch và tôn kính Đức Thanh Sơn đạo trưởng, vị Thánh trong Tam Kỳ Phổ Độ, người Thầy của Dịch Lý, vị sư phó của Bạch Vân Động.

Tất cả ba vị ấy cấu thành tư tưởng và giáo lý Cao Đài. Song trên hết vẫn là Đức Chí Tôn thống ngự trên Quả Càn Khôn. Tám quẻ trong Thiên Nhãn rất phù hợp với phương Bát Quái Cao Đài. Đầu mắt hướng về Bắc ngay quẻ Ly mà Ly là con Mắt. Phía trên lòng đen thuộc quẻ Chấn (hướng Đông), phía dưới lòng đen thuộc quẻ Đoài (hướng Tây)… (xem lại hình ở trang 25). Những điều đó chỉ có Đức Cao Đài mới sắp xếp được : THIÊN NHÃN - QUẢ CÀN KHÔN - BÁT QUÁI - BÁT PHƯƠNG (Địa lý) phù hợp với vũ trụ quan và nhân sinh quan. Từ đó đặt ra mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người : "Thuận Thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong".

Về mặt thực tiễn, nhà triết y học Nhật Bản là Sakuravawa Nyoichi đã xây dựng một hệ thống khoa học thực nghiệm tên là "Vô song nguyên lý" hay "Nguyên lý thống nhất trật tự vũ trụ". Qua đó, ông nêu lên 12 định lý âm dương biện chứng của thế giới tương đối mà áp dụng vào cuộc sống con người.

Tóm lại, hình tượng quả Càn Khôn, Đức Cao Đài đã dạy các môn đồ về khoa học tâm linh : Trời người hiệp nhất qua cơ bút và thiền học, khoa học thực tiễn qua Trung Thiên Bát Quái chỉ ra con đường Trung Đạo, không nghiêng về duy tâm hay duy vật. Bởi lẽ, thế giới là một thực tiễn toàn vẹn không thể ly cách, trong tâm có vật, trong vật có tâm. Nếu ta tách vật ra khỏi tâm thì làm sao biết được vật, bởi vì sự tồn tại là do ý thức, chớ không có sự tồn tại nào nằm ngoài ý thức. Ngược lại, tách tâm ra khỏi vật thì khó giải thích được tâm từ đâu mà có, còn nói tâm do vật sinh ra thì hóa ra cái không đẻ ra cái có. Tâm và vật hay sinh thể và khoáng thể đã tiềm tàng trong vũ trụ, nhận thức như vậy cho ta giải thích vì sao chủ thể nhận thức được khách thể vì cả hai thể là đồng chất, đồng thể.

Nhờ có quan niệm "tâm vật bình hành" đúng đắn nên phù hợp với lòng người, đưa nhân loại đến cảnh Đại Đồng Huynh đệ mà đạo thọ truyền tới THẤT ỨC NIÊN.

Đức Chí Tôn giảng dạy : "Khi chưa có Trời Đất thì khí Hư Vô sanh có Một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, quyển 2, trang 62) "Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng biến ra Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng mà tạo lâp Càn Khôn thế giái" (TNHT2, trang 62).

Ta dùng Chu Dịch để lý giải lời Thánh Ngôn trên. Hệ Từ Thượng viết : "Dịch dử thiên địa chuẩn (Kinh Dịch lấy trời đất làm chuẩn) Trời là Thái Cực.

Tự quái viết : "Hữu thiên địa nhiên hậu hữu vạn vật" (có trời đất rồi sau mới có muôn vật).

Thánh giáo dạy : "Khí Hư Vô sinh Một Thầy. Thầy là Thái Cực". Chu Đôn Hy cho rằng "Vô Cực Nhi Thái Cực" (Vô Cực mà Thái Cực). Vô cực không hình mà Thái Cực là thể có hình. Mọi thứ đều từ cái không đến có, nên có câu "hữu sinh ư vô" (cái có sinh từ cái không).

Về mặt dụng "Thái Cực nguyên Khí hàm tam vi nhất" (nguyên khí Thái Cực gom ba làm một). Đức Chí Tôn gom ba ngôi A,Ă,Â.

Thánh Ngôn dạy : "Thái Cực sinh Lưỡng Nghi". Lưỡng Nghi là âm dương hai biểu tượng trong đạo học, đời sống và khoa học.

Chu Dịch cho rằng muôn vật đều có âm dương sản sinh, nên Hệ Từ Thượng viết : "Nhất âm nhất dương chi vi đạo" (Một âm một dương gọi là Đạo).

Hay "Cương nhu tương thôi nhi sinh biến hóa" (cứng (dương) mềm (âm) đòn đẩy nhau mà sinh ra biến hóa).

Âm dương là biểu tượng hai tính chất khẳng định và phủ định biến hóa hổ tương, dương cực đại sinh âm, âm cực đại sinh dương, đó là quy luật căn bản về âm dương.

Trong thiên nhiên, trăng tròn thì lại khuyết, bốn mùa nóng lạnh thay nhau. Con người có sống phải có chết. Trong khoa học, điện lực có dòng điện chính (dương) dòng điện phụ (âm), số học có số chẵn (âm) số lẻ (dương), phép nhị tiến trong tinh học ngày nay dòng số 0 và 1 cũng là số chẵn và số lẽ.

Qui luật âm dương, vì thế bất luận ở lãnh vực nào : tự nhiên, con người hay tư tưởng luôn luôn tồn tại.

Thánh Ngôn dạy : "Tứ Tượng sanh Bát Quái, "Tứ Tượng" là bốn mùa, là bốn quẻ chính Khảm, Ly, Chấn, Đoài (đã lý giải ở trước).

Bát Quái là khái quát tự nhiên của vũ trụ Hệ Từ Hạ, chương II viết :
"Ngày xưa họ Bào Hy (Phục Hy) cai trị thiên hạ, ngẩn (mặt) lên xem các hiện tượng trên trời, cúi xuống xem các phép tắc dưới đất… gần thì lấy ở thân, xa thì lấy ở vật, nhờ thế làm ra Bát Quái".

Tám quẻ của Bát Quái do hai hào âm dương hợp lại và biến hóa mà thành. Hệ Từ Thượng, chương XI viết :

"Dịch hữu Thái Cực thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái" (Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh ra Bát Quái).

Thánh Ngôn dạy: "Bát Quái biến hóa vô cùng". Từ tám quẻ ban đầu, xếp chồng lên nhau, chuyển đổi từng đôi một thành 64 quẻ mang nhiều nội dung phong phú.

Thiệu Ung lý giải bằng hai số chẵn lẻ biến đổi. Thái Cực là duy nhứt, chia tác thành một âm, một dương tức một chẵn mà biến hóa vô cùng.

"Nhất biến nhi nhị, nhị biến nhi tứ, tam biến nhi bát quái thành hỉ. Tứ biến nhi thập lục, ngũ ngũ biến nhi tam thập nhị, lục biến nhi lục thấp tứ bị lử" (Một lần biến thành hai, hai lần biến thành bốn, ba lần biến thành tám quẻ. Bốn lần biến thành mười sáu, năm lần biến thành ba mươi hai, sáu lần biến là đủ sáu mươi tư quẻ. Thiệu Ung quan vật ngoại thiên). Quả thật, Chu Dịch là quyển đầu của các kinh (quần kinh thủ) bao trùm cả giáo lý, tư tưởng của Đạo Cao Đài.

Cái tư tưởng lớn nhất là "Trung Dung Khổng Thánh chỉ rành" là kinh nhựt tụng của người Đạo.

"Trung giả vô quá vô bất cập chi danh dã. Dung bình thường dã" (Trung là không quá bất cập. Dung là bình thường - Luận ngữ, Tập chú).

"Trung dung giả, bất thiên bất ỷ, vô quá vô bất cập" (Đạo Trung Dung không thiên không lệch, không quá, không bất cập - Trung Dung chương cú).

Đạo Trung Dung đó, Chu Dịch gọi là trung hành. Quẻ Ích, lời hào thứ 4, âm nói :

"Trung hành, cáo công tòng, lợi dụng vi y thiên quốc" (Đạo trung báo với bậc công theo, lợi dụng đạo trung nương tựa mà dời đô).

Quẻ Quải, lời hào thứ 5, dương viết : "Hiền lục quải quải, trung hành vô cữu" (như rau sam mà quả quyết, giữ đạo trung không có lỗi).

Trung hành của Chu Dịch và đạo Trung Dung của Khổng Tử đều dạy "phải giữ đạo trung ở trong lòng" (các thiết trung vu nãi tâm) để tu dưỡng tâm tính đề cao nhân cách, nhờ đó mà coi trọng tinh thần và bản tánh của người khác.

Trung Dung là đức tốt cực điểm, lâu nay ít ai đạt được (Trung Dung chi vi đức dã, kỳ chí thỉ hồ. Dân tiến cửu hỉ - Luật ngữ, Ung dã).


2 - Trung Thiên Bát Quái Cao-Đài Xếp Trên Lạc Thơ
CHÚ THÍCH :
1 . Quẻ Ly (con mắt) nằm trên cung 3 (Tam Kỳ)
2 . Càn 6, Khôn 8 thất vị
3 . Ly 3, Khảm 7 làm chủ phải tu để chiết Khảm điền Ly

3 . Âm dương vận hành (giống phép Hoán Đàn)
theo Lạc Thư
- Số trời tròn (lẻ) : 1,3,7,9
- Số đất vuông (chẵn) : 2,4,6,8

- Một là Trời, Hai là Đất, Ba là Người

4 . Phân biệt âm dương (Lưỡng Nghi)

5 . Ý nghĩa tám quẻ chính

6 . Minh họa quẻ Ly (Thiên Nhãn) 3 hào

7 . Minh họa tương quan Ngũ quái 5 quẻ với Ngũ hành
8 . Minh Họa Tứ Tượng có hai hào
9 . Minh họa quẻ Càn Khôn 6 hào
10 . Minh họa quẻ D8ịa Thiên Hỏa có 9 Hào
Khi quẻ CÀN di chuyển chồng lên quẻ KHÔN thì quẻ TỐN cũng di chuyển chồng lên quẻ CẤN mà sinh ra quẻ TIỆM.



CHƯƠNG IV

MƯỜI HAI QUẺ CỦA ĐẠO DỊCH

Bát Quái biến hóa vô cùng (TNHT 2, tr.62)
Bát Quái là văn tự đầu tiên Quốc học khái luận, Đài Bắc 1958


Ngoài những lãnh vực văn hóa đã viết ở trước, Bát Quái và các trùng quái còn bàn về chính trị kinh tế, xã hội, bói toán…
Hoàng Đế, Nghiêu Thuấn rủ xiêm y mà thiên trị đó là nhờ lấy tượng ở quẻ Càn, quẻ Khôn (Hoàng Đế, Nghiêu Thuấn thùy y thường nhi thiên hạ trị, cái thủ chư Càn khôn - Phan Kế Bính - Nam Hải dị nhân liệt truyện)

Một phương diện khác nữa rất đặc biệt là Phục Hy "lấy Bát Quái tương trùng để bói xem kiết hung họa phúc" (Dĩ Bát Quái tương trùng vi cát hung họa phúc chi chiêm). Đó là chủ điểm của chương này.

Trong Bát Quái trung thiên, bốn quẻ chính là Càn, Khôn, Ly, Khảm, ta trùng quái hoán vị trên dưới sinh ra 12 quẻ kép à : Thái, Bỉ, Ký Tế, Vị Tế, Đồng nhận, Đại hữu, Trung, Nhu, Tấn, Minh Di, Sư, Tỵ. Khôn Càn là Thượng Nguơn Thánh Đức, còn Ly Khảm Hạ Nguơn mạt kiếp. Loài người phải tu luyện để chiết đường Khảm, điền vào âm Ly mới qui hồi cựu vị.

1. - Khôn trên Càn dưới là quẻ THÁI

Kinh Dịch viết : Thái Tiểu vãng, đại lai, cát hanh (Quẻ Thái nhỏ đi, lớn lại, lành tốt hanh thông)
Chu Dịch bản nghĩa giải : Thái là hanh thông, là quẻ trời đất thông nhau, hai khí âm dương thông nhau, nên gọi là Thái, quẻ ứng vào tháng Giêng. Nhỏ là âm, lớn là Dương, tức Khôn đi ở ngoài, Càn đến ở trong. Hào sáu đi ở ngôi Tư, hào chín lại ở ngôi Ba. Người được quẻ này có đức cương dương tốt lành và hanh thông.

Lời Thoán nói rằng : quẻ thái nhỏ đi lớn lại, tốt lành và hanh thông, trời đất giao nhau mà vạn vật hanh thông, trên dưới giao nhau mà chí giống nhau. Trong dương mà ngoài âm, trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân. Đạo quân tử lớn lên thì đạo tiểu nhân tiêu đi vậy.

Lời Tượng nói rằng : Trời Đất giao nhau là quẻ Thái, Vua coi theo mà sử nên Đạo của Trời Đất, giúp mọi sự phải để đỡ đần sanh chúng.

2 . Càn trên Khôn dưới là quẻ Bĩ

Kinh Dịch viết : Bĩ chi phi nhân. Bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai của người quân tử, lớn đi, nhỏ lại).
Chu Dịch bản nghĩa giải : Bĩ là bế tắc, tức là quẻ tháng bảy, trái với quẻ Thái. Cho nên nói là "Phi nhân", nghĩa là không phảo đạo người. Lời chiêm đoán của nó không lợi về đường chánh đạo quân tử.

Bởi lẽ, Càn ở ngoài, Khôn ở trong, nó lại do quẻ Tiệm mà lại, nên hào thứ chín ở vào ngôi Tư, hào Sáu ở vào ngôi Ba. Người ta nghi ngờ ba chữ "chi phi nhân" là thừa vì nó ở hào Sáu Ba của quẻ Tỵ (coi dưới) mà ra.

Lời Thoán nói rằng : Bĩ đó, chẳng phải đạo người, chẳng lợi cho sự chính bền của người quân tử, lớn đi, nhỏ lại thì trời đất không thông nhau nên vạn vật không thông, trên dưới không thông nhau nên thiên hạ không có nước. Trong âm mà ngoài dương, trong mềm mà ngoài cứng, trong bọn tiểu nhân mà ngoài người quân tử. Aáy là đạo tiểu nhân lớn lên nên đạo người quân tử tiêu đi.

Lời Tượng nói rằng : Trời Đất không thông nhau là eủ Bĩ, người quân tử coi đó để dè chừng đức hạnh, lánh nạn, không thể vẽ vang bằng lợi lộc.

3 . Càn trên Ly dưới là quẻ ĐỒNG NHÂN

Kinh Dịch viết : Đồng nhân vu dã, hanh lợi, thiệp đại xuyên, lợi quân tử trinh (cùng người ở đồng, hanh thông, lợi về sự sang sông lớn, lợi cho sự chính bền của người quân tử).
Chu Dịch bản nghĩa giải : Ly có vạch như âm mắt ở giữa hai vạch dương, nên đức là văn minh, là mắt, tượng là lửa, là điện, là mặt trời. Đồng nhân là chung cùng với mọi người. Ly gặp quẻ Càn, lửa lên cùng với trời.

Hào Sáu Hai được ngôi ở trên ứng với hào Sáu Năm. Trong quẻ chỉ có một hào âm mà cùng chung với các hào dương, nên gọi chung cùng với mọi người. Ý nói vậy xa mà không riêng tư chỉ có đạo hanh, lấy đức mạnh mà đi, nên có thể sang sông. Đồng nhân là quẻ trong văn minh, ngoài cương kiện. Hào Sáu Hai trung chính mà có vẻ ứng, ấy là Đạo người quân tử. Người được quẻ này thì hanh thông có thể vượt qua nơi hiểm yếu. Còn người mà mình cùng chung phải hợp với đạo quân tử thì mới có lợi.

Lời Thoán nói rằng : Quẻ Đồng Nhân, mềm được ngôi, được chỗ giữa mà ứng với Càn nên gọi là đồng nhân.

4 . Càn dưới Ly trên là quẻ ĐẠI HỮU

Kinh Dịch viết : Đại hữu nguyên hanh (Quẻ Đại hữu cả lớn hanh thông).
Chu Dịch bản nghĩa giải : Đại hữu là sự "có lớn". Ly ở trên Càn tức lửa ở trên trời, không gì không soi rọi. Lại nữa, hào Sáu Năm là hào âm ở ngôi tôn, được chỗ giữa mà năm hào dương ứng theo nó, nên gọi là "có lớn". Càn mạnh, Ly sáng, ở ngôi tôn mà ứng với trời nên có cơ hanh thông. Người được quẻ này có đức ấy thì rất tốt và hanh thông.

Lời Thoán nói rằng : Quẻ Đại hữu chỉ kẻ mềm được ngôi tôn cả giữa mà trên dưới ứng nhau gọi là Đại hữu. Đức cứng mạnh mà văn vẻ sáng láng, ứng nhau với trời mà đi là đíng thời, nên cả lớn hanh thông.

Lời Tượng nói rằng : lửa ở trên trời là quẻ Đại hữu. Người quân tử coi đó mà ngăn ngừa kẻ ác, biểu dương người thiện, thuận theo mệnh tốt của trời.

5 . Càn dưới Khảm trên là quẻ NHU

Kinh dịch viết : Nhu hữu quang, hanh, trinh, cát, lợi thiệp đại xuyên (quẻ Nhu có đức tin sáng lạng hanh thông, chính bền tốt. Lợi sang sông lớn).
Chu Dịch bản nghĩa giải : Nhu là đợi. Quẻ Càn mạnh, Khảm hiểm, sức mạnh gặp chỗ hiểm mà không vội vàng, tiến để mắc vào chỗ hiểm đó. Ấy là cái nghĩa chờ đợi.

Quẻ này hào Chín Năm là thể Khảm bên trong đã đầy, lại có nhiều tính dương cương trung chính mà ở ngôi Tôn, tức cái tượng "có đức tin được ngôi chính". Khảm là nước ở phía trước, Càn là mạnh kế tới sau, ấy là cái tượng "sắp sang sông lớn mà chưa tiến lên một cách khinh thường".

Thế nên, người được quẻ này, nếu có điều chờ đợi mà tự mình sẵn đức tin thì sẽ sáng láng hanh thông, nếu được chính bền thì tốt và lợi về việc sang sông lớn. Chính bền thì không có gì là không tốt, mà sự sang sông càng quý ở chỗ chờ đợi. Ấy là, không vì lòng ham muốn mau chống mà phạm vào chỗ hiểm nạn.

Lời Thoán nói rằng : Nhu tức là đợi, chỗ hiểm ở trước vậy. Cứng mạnh mà không bị hãm, nghĩa là không thể khốn cùng.

6 . Càn trên Khảm dưới là quẻ TỤNG

Kinh Dịch viết : Tụng hữu phu chất dịch, trung cát, chung hung, lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên (Kiện tụng có thật bị lấp, phải sợ, vừa phải : tốt; theo đuổi đến chót : xấu; lợi về sự thấy người lớn, không lợi về sự sang sông lớn)
Chu Dịch bản nghĩa giải : Kiện tụng là tranh biện. Trên Càn dưới Khảm, Càn thì cứng, Khảm thì mềm. Người trên dùng điều cứng để chế kẻ dưới, kẻ dưới dùng sự hiểm để dòm người trên.

Quẻ này, hào Chín Hai giữa đặc mà không có kẻ ứng cùng mình nên thêm lo. Vả lại, theo quái biến, nó từ quẻ Độn mà hại, tức kẻ cứng đến ở hào Hai mà nhắm vào giữa thể dưới, có sự thật bị lấp che, biết sợ mà hợp với lẽ vừa phải. Hào chín trên quá cứng ở cuối sự kiện, có tượng theo đuổi việc đến cùng. Hào Chín Năm cứng mạnh, trung chính ở giữa ngôi tôn, có tượng người lớn, lấy tư cách dương cương cỡi lên chỗ hiểm, ấy là sự đầy đặc xéo vào chỗ hãm, có tượng không lợi về sự sang sông lớn. Thế nên, người được quẻ này chắc có sự tranh tụng và tùy theo thế của mình ăn ở mà biến thành lành hay dữ.

Lời Thoán nói rằng : Quẻ Tụng trên cứng dưới hiểm, hiểm mà mạnh là quẻ Tụng.

Lời Tượng nói rằng : Trời với nước đi trái nhai là quẻ Tụng, người quân tử coi đó mà dấy việc mưu tính lúc đầu.
7 . Khôn trên Khảm dưới là quẻ SƯ

Kinh Dịch viết : Sư trinh trượng nhân cát, vô cữu. (Quân chinh, bậc trượng nhân tốt, không lỗi).
Chu Dịch bản nghĩa giải : Sư là quần chúng, dưới Khảm trên Khôn. Khảm hiểm mà Khôn thuận. Khảm là nước, Khôn là đất, thời xưa ngụ hình ở nông, che cái rất hiểm ở chỗ lớn thuận, dấu cái không lường trong chỗ rất tĩnh.

Trong quẻ, chỉ hào Chín Hai là hào dương ở giữa quẻ dưới là tượng làm tướng. Trên dưới năm hào âm đều phải thuận ma theo, là tượng làm quân binh. Hào Chín Hai lấy tư cách dương cương ở dưới làm việc. Hào Sáu Năm là hạng mềm yếu ở trên mà dùng người, tức cái tượng vua sai tướng ra quân, nên quẻ này gọi là sư. Cái đạo dùng quân, lợi về đường chính đáng, nên dùng người lão thành mới tốt mà không có lỗi. Đó là lời răn người được quẻ này.

Lời Thoán nói rằng : Sư là nhiều người, trinh là chính, khiến được nhiều người chính đính, thì có thể làm nên nghiệp vương bá.

Lời Tượng nói rằng : Trong đất có nước là quẻ Sư. Người quân tử xem đó mà dung dân, nuôi chúng.
8 . Khôn dưới Khảm trên là quẻ TỊ

Kinh Dịch viết : Tị cát nguyên phệ nguyên, vĩnh, trinh, vô cữu. Bất minh phương lai, hậu phu hung (Liền nhau tốt, trung nguyên việc bói, khởi đầu lớn, lâu dài, chính bền, không lỗi. Chẳng an mới lại, sau trễ tượng phu, hung).
Chu Dịch bản nghĩa giải : Tị là gần nhau liền nhau. Hào Chín Năm lấy dương cương ở giữa quẻ trên mà được chỗ chính. Năm hào âm ở trên và dưới đều gần lại mà cái tượng một người võ về muôn nước, bốn bể trông lên một người.

Người được quẻ này sẽ được người thân theo bám mình. Nếu có đức cả lành, dài lâu, chính bền thì mới để cho người khác theo về mà không có lỗi. Còn người chưa gần có điều không ổn mà sắp sửa theo về thì người này giao kết chặt chẽ, còn kẻ kia đi lại đã muộn khiến có sự hung. Những ai muốn gần với người thì nên lấy đó mà tính ngược lại.

Lời Thoán nói rằng : Tỵ là tốt, tị là giáo lại. Người dưới thuận theo, truy nguyên việc bói, đầu cả, lâu dài, chính bền, không lỗi, vì cứng ở giữa, không an mới lại, trên dưới ứng nhau, sau trượng phu, hung vì đạo cùng.

Lời Tượng nói rằng : Trên đất có nước là quẻ Tị. Đấng Tiên Vương coi đó mà dựng nước, thân cận chư hầu.
9 . Khôn dưới Ly trên là quẻ TẤN

Kinh Dịch viết : Tấn, Khang hầu dung tích mã phồn tứ, trú nhật tam tiếp (quẻ tấn, tước hầu yên dùng cho ngựa giậm nhiều, ban ngày ba lần tiếp)
Chu Dịch bản nghĩa giải : Tấn là tiến lên, tước hầu yên là tước làm an được nước. Ngựa cho giậm nhiều, ban ngày ba lần tiếp nối, nghĩa là chịu nhiều ơn lớn, được thân mật kính lễ một cách rõ ràng.

Quẻ này trên Ly dưới Khôn, có tượng mặt trời mọc trên đất. Bốn hào xuôi thuận bám vào nơi cả sáng sủa, du từ quẻ Quan biến lại, thành hào Sáu Bốn mềm yếu mà tiến lên cho tới hào Năm.
Người được quẻ này có ba điều ấy thì cũng có sự yên ấy.

Lời Thoán nói rằng : Tấn là tiến. Sáng soi trên đất mà bám vào nơi sáng lớn, mềm tiến mà đi lên. Cho nên, tước hầu yên dùng cho ngựa giậm nhiều, ban ngày ba lần tiếp nối.

Lời tượng nói rằng : Lửa ở trên đất là quẻ Tấn, người quân tử coi đó mà tự hành động cho rõ đức sáng của mình.

10 . Khôn trên Ly dưới là quẻ MINH DI

Kinh Dịch viết : Minh di lợi gian trinh (Quẻ Minh di lợi về khó nhọc trinh chính)
Chu Dịch bản nghĩa giải : Di là đau. Quẻ này Ly dưới, Khôn trên, mặt trời vào trong đất, tức cái tượng sáng mà bị đau, nên gọi là Minh di.

Sáu hào trên quẻ này chủ sự tối mà hào Sáu Năm ở gần nó. Vì vậy, người được quẻ này, lợi về điều khó nhọc để giữ sự chính mà tự che sự sáng của mình.

Lời Thoán nói rằng : Sáng chiếu vào trong đất là quẻ Minh di.
Lời Tượng nói rằng : Sáng vào trong đất. Người quân tử coi đó để trị dân chúng, dùng tối mà được sáng.

11 . Khảm trên Ly dưới là quẻ KÝ TẾ

Kinh Dịch viết : Ký tế hanh, tiểu lợi trinh sơ cát, chung loạn (quẻ Ký tế hanh thông, nhở lợi về chính bền, đầu tốt, chót loạn).
Chu Dịch bản nghĩa giải : Đã xong thì việc đã nên. Ký tên là quẻ nước lửa giao nhau, thứ nào đều dùng thứ nấy. Ngôi sáu hào đều được chính đính nên "đã sang". Chữ "banh nhỏ" nên đổi thành "nhỏ hanh".

Quẻ này, lời chiêm đoán của sáu hào đều có ý răn đe, làm được thì nên.

Lời Thoán nói rằng : Quẻ Ký tế hanh tức cái nhỏ hanh thông. Lời Tượng nói rằng : Nước ở trên lửa là quẻ Ký tế. Người quân tử coi đó để suy nghĩ lo lắng mà ngăn ngừa.

12 . Ly trên Khảm dưới là quẻ VỊ TẾ

Kinh Dịch viết : Vị tế hanh, tiểu hồ hất tế, nhu kỳ vĩ, vô du lợi (quẻ vị tế hanh, con cáo nhỏ hầu sang, ướt đuôi, không lợi).
Chu Dịch bản nghĩa giải : Quẻ vị tế nói lúc việc chưa thành. Nước lửa chẳng giao nhau, chẳng hổ tương nhau. Sáu hào trong quẻ đều mất ngôi, nên "chưa xong", hầu sang (sắp xong) mà ướt đuôi là chưa xong.
Người được quẻ này không có lợi gì.

Lời Thoán nói rằng : Quẻ Vị tế hanh, mềm được ở giữa. Cáo nhỏ hầu sang, ướt đuôi không lợi, mà chẳng nối chót được. Tuy chẳng đăng ngôi nhưng cứng mềm ứng với nhau.

Lời tựa nói rằng : Lửa ở trên nước, là quẻ Vị tế. Người quân tử coi đó mà cẩn thận và phân biệt các sự vật.

Mười hai quẻ chia làm ba bậc : thượng, trung, hạ. Thượng gồm có 5 quẻ : Thái, Đồng nhân, Đại hữu, Tấn và Ký tế. Trung cũng gồm có 5 quẻ : Nhu, Tụng, Sư, Tị, Minh di. Hạ gồm có 2 quẻ : Bĩ và Vị tế.
Ai được quẻ thượng thì thảnh thơi, quẻ trung thì cẩn thận và quẻ hạ phải e dè chỗ hiểm.

Lời giải văn tự cổ xưa, sâu kín cần đọc đi đọc lại để hiểu ý nghĩa uyên thâm trong đó. Muốn cầu được quẻ, ta dùng tràng hạt Dịch lý để chiêm đoán (xem mục 14 ở sau), bấm đúng số nào thì chọn số đó làm quẻ rồi đọc lời giải quẻ mà tìm ra tốt xấu, thuận nghịch.

13 . Thời kỳ mạt kiếp sanh tượng tàng
(từ hai quẻ Bĩ vàTụng)

Vào đêm rằm tháng 8 năm Ất Sửu (1925), ở Phú Quốc, Đức Quan Thánh và Lý Bạch giáng cơ tiên tri về thời cuộc từ 1925 về sau :
"QUAN mà hiểu rộng LÝ cao quyền,
THÁNH Phật phân rành THÁI độ duyên.
ĐẾ sắc nêu cao nguồn BẠCH tự,
GIÁNG lâm đàn nội, GIÁNG qui nguyên.

"Lão vâng lịnh Tam Giáo tòa lâm đoàn để đôi lời tiên tri, lẽ tuần hoàn chuyển đổi…
"Chúng sanh khá nhớ : " Cao vi càn, càn vi Thiên. Đài Khảm, Khảm vi thủy tức là quẻ Thiên thủy tụng, thì chạy đâu cho khỏi số trời định binh lửa bốn phương. Những kẻ không tu đành cam số phận…".
"Năm Ất Sửu (1925) để lời Lão phán,
Qua Bính Dần (1926) đặng rạng cơ mầu,
Lập thành nguồn đại Á châu
Đắp xây nền móng sùng Ân đời đời.
Nên thấy rõ đạo Trời chánh giáo,
Cảnh Tây Ninh đào tạo Thánh Tòa.
Lập thành cơ đạo chia ba,
Tiền, trung với hậu cũng là đồng môn.
Nắm cơ quan bảo tồn sanh chúng,
Dựng lên rồi chia trúng mười hai.
Trên tường thiên lý dăm dài,
Lập thành Đại Đạo Cao Đài độ dân.
Năm Mậu Dần sắp gần binh cách,
Ấy là điều tai ách nhơn sanh.
Bốn năm dân chủ tung hoành,
Tây Ninh thừa thế lập thành cơ binh.
Để bảo hộ chúng sinh bổn đạo,
Dân Xã lo đào tạo quan quân.
Quốc gia nổi dậy tưng bừng.
Tân Dân thành lập lẫy lừng quốc dân,
Nền độc lập lần lần ra mặt.
Vĩnh Thụy lầm tưởng thật chi hành,
Đến ngày hội cả nhơn sanh.
Kỳ ba súng nổ lập thành quốc gia,
Để phát động sơn hà thống nhứt.
Hiệp Tam Giang nổ lực tấn công,
Bảo Sanh Nhơn nghĩa Đại Đồng.
Hòa bình thế giới ở trong đạo Trời,
Chớ lầm tưởng quyền đời sức mạnh.
Dễ lướt qua luật chánh thiêng liêng,
Hậu sau ra đứng trước tiền,
Do Tòa Tam Giác lịnh truyền thường răn.
Đức Di Lạc cầm cân cứu thế,
Hội Long Hoa tên để phong Thần.
Thượng nguơn đời lập Tân Dân,
Dựng nền dân quốc, xa lần chủ quân.
Quâ hương hiện cảnh xuân thơ thới,
Đạo nhà Nam vạn đại lưu truyền.
Gia vô bế hộ êm đềm,
Phật, Tiên, Thánh, Thần giáng miền trần gian.
Đạo gom trọn nhơn gian vũ trụ,
Gieo giống lành làm chủ năm châu.
Từ đây khắp cả hoàn cầu,
Âu ca lạc nghiệp dưới bầu trời chung.

* Bài tứ tuyệt trên hiện rõ sự mầu nhiệm của cơ bút. Nếu đọc khoán thủ ta thấy : Quan Thánh Đế Quân giáng, khoán tâm ta lại thấy : Lý Thái Bạch giáng và sau 2 chữ Thánh Đế ta thấy 2 chữa Phật Sắc tức Phật Bà Quan Âm. Bài này tiên tri Tam Trấn thay mặt Tam giáo dạy Đạo kỳ ba.
*Bài song thất lục bát tiên tri, Đạo Cao Đài lập trước nhất ở Tiền Giang rồi Hậu Giang và sẽ phân chia 12 chi phái. Đạo lập quân đội và Hòa Hảo lập Dân xã Đảng. Sau đó, Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm lừa gạt truất phế. Trải qua ba cuộc đảo chánh mới lật đổ được Ngô triều.

Đến cuối thế kỷ này "phân tiền vi hậu", Đức Di Lạc Vương Phật ra đời lập Hội Long Hoa để tuyển ngôi vị Phật, dựng đời Thượng Ngươn Thánh Đức, Đức Di Lạc là bậc Minh Vương hiền triết thông kim đạt cổ tạo cảnh thái bình "gia vô bế hệ".

Lúc đó, đạo nắm trọn huyền vi vũ trụ và !! Đất dậy, trời thay xác, chư Phật, Tiên, Thánh xuống ở trần". Nhân loại lạc nghiệp âu ca, chung bầu trời : "Đại Đồng thế giới".

Đây là bài thi độc nhứt vô nhị do Tam Trấn giáng chung Đức Lý Thái Bạch và Quan Thánh chủ động ban ý tưởng còn Phật Quan Âm chứng lễ đàn.

14 . Luật lưỡng phân, lưỡng hợp (từ 2 quẻ Ký tế, Vị tế)

a/ - Phân giải lưỡng nghi : theo Chu Hy, nhân sinh vạn vật đều có một thái cực. Thái cực phân ra lưỡng nghi là âm dương.
Âm Dương là hai yếu tố tương phản nhau như nam và nữ, sáng và tối, ngày và đêm… Nhờ sự tương phản mà âm dương đùn đẩy biến hóa vô cùng.

Tuy bản chất đối nghịch nhau, trong cái này lại có cái kia như trong dương thịnh (Thái Dương) thì có chút âm (Thiếu âm) và ngược lại.

Thật ra cả hai yếu tố âm dương luôn luôn hòa lẫn nhau và đóng vai trò quan trọng trong sự sinh thành của vạn vật. Âm trưởng thìdương tiêu, dương trường thì âm tiêu. Âm tăng lên đến chỗ cực thịnh thì dương sẽ phát sinh và âm sẽ phải thoái đầu, và ngược lại. Đó luật lưỡng phân, lưỡng hợp.

b/ - Tràng hạt Dịch lý hay xâu chuỗi tự pháp :

Đức Thanh Sơn Đạo sĩ, tổ sư Dịch lý của Đạo Cao Đài dạy làm chuỗi tràng hạt Dịch lý, có 64 hột phân làm hai. Một đoạn 62 hi (6+2=8) biểu tượng Bát Quái. Đoạn kế 2 hội biểu tượng Lưỡng Nghi (âm dương) đồng thời chỉ quẻ Ký tế số 63 và Vị tế số 64.

Khi dương trưởng thì 2 hội âm dương ngang vai trái và khi âm trưởng thì mang 2 hột âm dương ngang vai phải, vào giờ cầu nguyện hay tiếp điển hay tịnh luyện.

Trong trời đất, khí dương tăng trưởng từ giờ Tý đến giờ Tỵ vào tháng 11 đến tháng 4 âm lịch, từ tiết Đông Chí đến tiết Lập Hạ. Một dương sanh tử quẻ Phục rồi cực thịnh ở quẻ Càn. Còn khí âm tăng trưởng từ giờ Ngọ đến giờ Hợi vào tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, từ tiết Hạ Chí đến tiết Lập Đông. Một âm sanh từ quẻ Cấn rồi cực thịnh ở quẻ Khôn có 6 âm.

Muốn như ý nguyện, người tu phải dựa vào các mốc thời gian đó. Trong ngày phải thiết lễ vào thời Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Trong năm vào các tiết Đông Chí, Hạ Chí, Xuân Phân và Thu Phân.

Vào thời Tý và Đông Chí có một dương sanh nên tấn dương hỏa. Vào thời Ngọ và Hạ Chí có một âm sanh nên thối âm phù. Còn thời Mẹo, Dậu, Xuân phân, Thu phân thì mộc dục để bảo dưỡng khí dương.

Dưới đây là 2 biểu đồ âm tiêu dương trưởng và dương tiêu âm trưởng.

*Âm tiêu dương trưởng :

Muốn hỏi việc ở cõi vô hình thì tùy thuộc vào sự di động của hai hạt âm dương, chỉ có người trong cuộc mời thông linh được.

Trong Kinh Dịch quẻ chót tức quẻ thứ sáu mươi bốn là quẻ Hỏa Thủy Vị tế nghĩa là chưa xong. Theo Bát Quái Cao Đài, Hỏa Thủy Vị tế là quẻ Càn chồng lên quẻ Khôn và quẻ Ly chồng lên quẻ Khảm biểu tượng của sự chưa xong. Vì theo Bà Bát Nương dạy con người phải tu luyện để biến hóa từ Kim Thạch, thảo mộc, cầm thú rồi mới thành người.

Khi đã thành người chỉ là tạm xong còn phải tu sửa để thành Thần, Thánh, Tiên, Phật mới gọi là Thủy Hỏa Ký tế. Lúc đó Càn Khôn (Bĩ) trở thành Khôn - Càn (Thái) và Ly - Khảm biến thành Khảm Ly mà người ta gọi là Chiết Khảm điền Ly (lấy quẻ dương của Khảm điền vào chỗ quẻ âm của Ly để thành quẻ Càn) biểu tượng cho sự thanh khiết đạt thành chánh quả.

Người tín hữu Cao Đài trước là tu thân sửa mình trục bỏ cái âm, những điều xấu ác để trở thành thuần dương thánh thiện. Nếu mọi tín hữu đều tu luyện theo tôn chỉ của Đại Đạo là góp phần to lớn chuyển đổi vận Bĩ của thế giới thành vận Thái, đã thực hiện xong lời nguyện thứ tư cũng là lời nguyện to lớn nhất của Đạo Cao Đài.
Tứ nguyện thiên hạ thái bình.
                                                                                                          Vía Đức Chí Tôn lần thứ 48
TVR
  Home         1 ]  [ 2 ]
Tài Liệu Tham Khảo:
BẢO BA - Chu Dịch nguyên chỉ - Thương vụ ấn thư quán - Thượng Hải.
BỬU CẦM - Tìm hiểu Kinh Dịch, Sàigòn 1957.
CHU HY - Chu Dịch bản nghĩa (Kinh Dịch tạp chú), Hương Cảng.
DUMONT - L.Homo Hierarchicus : The caste Systau and its Implications Chicago 1970
ĐÀO TRINH NHẤT - Vương Dương Minh, Sai gon, Tân Việt
ĐỖ ĐÌNH TUÂN, Dịch học nhập môn, Sàigòn 1973
GLASENAPP Helmuthde - Les cing Grands religions du Monde - Paris, Payot 1954.
HARLEZ CHARLES de Le liver des mutations (Yi.king) Paris 1959.
JASPERS Karl - Triết học nhập môn (Lê Tôn Nghiêm dịch) Huế 1958.
KINH THƯ - Thẩm Quỳnh dịch, Sài gòn 1965.
LÃO TỬ - Đạo Đức Kinh (Nguyễn Duy Cần dịch), NXBVH 1992.
LÊ VĂN QUÁN - Chu Dịch Vũ Truị Quan - Hà Nội 1975.
LIỄU DI TRỪNG - Trung Quốc Văn Hóa sử. Đài Bắc 1948
LUẬN NGỮ - Lê Phục Thiện dịch, Sài gòn 1962
LÝ QUÁ - Tây Khê Dịch thuyết, Thương vụ ấn thư quán Thượng Hải.
LƯƠNG KIM ĐỊNH - Triết Đông chuyên biệt. Sài Gòn 1962
NGÔ TẤT TỐ - Kinh Dịch, TP.HCM 1991
NGÔ QUẾ SÂM - Chu Dịch tượng thuận - Thượng Hải
NGUYỄN DUY TINH - Kinh Chu Dịch (dịch bản nghĩa) Sài Gòn 1968
NGUYỄN MẠNH BẢO - Dịch Kinh tân khảo. Sài gòn 1958
NGUYỄN HỮU LƯƠNG - Kinh Dịch với vũ trụ quan đông phương, Sài gòn 1971 - TP.HCM 1992
NGUYỄN HIẾN LÊ - Kinh Dịch NXB Văn học 1992
PLATT Nathaniel & DRUMMON Muriel Jean - Our word Through the ages. New York 1959
PHAN BỘI CHÂU - Chu Dịch, Sài gòn khai trí.
PHAÏM CÔNG TẮC - Lời thuyết Đạo, quyển I, II, III, IV, V
PHƯƠNG THỰC TÔN - Trung sơn độc châu Dịch kí, Thượng Hải.
SAUSSURE Léopold - Les origines de l'astronomie chinoise, Paris 1930
SUDRE René - Les nouvelles énigmes de l'uni-ver, Paris 1951
SOOTHILL W.E - Lestrois religions de la Chine, Paris 1946
TÂN LUẬT, PHÁP CHÁNH TRUYỀN - Bản in ở Paris, Gasnier 1952
TIỀN MỤC - Tứ thư thích nghĩa. Đài Bắc 1955
THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN - Quyển I 1964, quyển II 1963
THU GIANG NGUYỄN DUY CẦN - Trang tử tinh hoa,
Chu dịch huyền giải. TP.HCM 1992
THIỆU UNG - Hoàng cực kinh tế, Thượng Hải
TRANG TỬ - Nam Hoa kinh, Sài gòn 1970
TRẦN ĐÌNH HỰU - Nho giáo đã thành vấn đề như thế nào với nước VIỆT NAM ngày nay
- Văn hóa và Đời sống tạp chí táng 11 - 1992.
TRẦN QUANG THUẬN - Tư tưởng chính trị trong triết học Khổng Giáo, Sài Gòn, Thư lâm 1961
TRẦN TRỌNG KIM - Nho giáo Sài Gòn, Tân Việt in lần thứ tư.
TRẦN THÚC LƯỢNG và Lý Tâm Trang - Tống Nguyên học án, Trung Hoa
TRẦN VĂN RẠNG - Đại Đạo sử cương I, II, III,
Tìm hiểu Cổ Pháp Đạo Cao Đài
TRẦN TỔ NIỆM - Dịch Dụng Tứ Khố Toàn thư trân bản. Thượng Hải
TRANG TỬ - Nam Hoa Kinh (Thu Giang dịch). Sài gòn 1962
TRUNG DUNG - Phan Khoang dịch, Mai Lĩnh 1944
WEBER Charles - La phifosophie Moderne, Paris 1954

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét