Tam Thánh Bạch Vân Động - 2 / 3 (Hiền Tài Trần văn Rạng)


Trong vũ trụ, chính Đức Cao Đài đã tạo ra vô số tinh cầu và dùng quyền lực của riêng Ngài sinh ra vạn vật và con người. Con người đó có điển linh quang Ngài ban cho nên có tính thánh thiện và luôn luôn mong quay về ngôi vị cũ, nơi cõi thiêng liêng hằng sống. Về thời gian, giáo lý Cao Đài xác nhận có 3 nguơn : Thượng nguơn hay nguơn Thánh Đức, Trung nguơn hay nguơn tranh đấu và Hạ nguơn hay nguơn Mạt kiếp còn gọi là nguơn Tái tạo
để trở lại nguơn Thánh Đức. Thời gian trong mỗi tiểu thiên địa (con người) là một kiếp. Kiếp ấy dài hay ngắn do quyết định của Bạch Ngọc Kinh (công nhận con người có số mạng nhưng cũng cãi số mạng được do công quả tu hành). Do quan niệm con người có xác thân, chơn thần và linh hồn. Xác thân khi chết thì hư hoại, chơn thần mới chuyển kiếp thăng vị, còn linh hồn vốn là điển linh quang của Đức Chí Tôn nên trọn lành, trọn tốt hướng dẫn chơn thần lên phẩm cao thăng. Đây là chỗ khác với các tôn giáo cũ : cho rằng linh hồn chịu luật quả báo luân hồi, đúng ra là chơn thần phần vô hình giống hình tướng xác thân.

Thần học Cao Đài nhìn nhận có những tinh cầu tuyệt cao trong không gian phù hợp với sự tiến bộ của các Đấng thiêng liêng thượng đẳng ở cõi thiêng liêng hằng sống, nơi sống chung cho nhân loại tu hành đắc quả. Cõi thiêng liêng hằng sống còn có Ngọc Hư Cung nơi ngự của Đức Cao Đài và Bạch Ngọc Kinh, Kinh đô hành giáo của chư Phật, Tiên … Đạo Cao Đài cũng nhìn nhận có các tầng vô hình khác thấp hơn, có thể chia làm 3 hạng :
- Thượng đẳng thiêng liêng : chư Phật, tiên, Thánh.
- Trung đẳng thiêng liêng : chư Thần.
- Hạ đẳng thiêng liêng : chơn thần của bát hồn tập trung nơi Trường Đình (sau khi chết) từ đó tùy theo tu nhơn tích đức, cãi số mạng xấu ra tốt mà tiến lên Trung đẳng hay Thượng đẳng thiêng liêng.
Về thế giới nhân loại (quan niệm nhơn sinh), Thần học Cao Đài xác nhận là tùy theo sự tiến bộ và phong hóa của mỗi nước mà canh cải cho phù hợp với sinh hoạt, tập quán địa phương. Riêng về giáo lý thì phải y theo Pháp Chánh Truyền và Thánh Ngôn buổi đầu.

Như thế, bất cứ sắc dân nào, bất cứ chế độ nào, người tín đồ Cao Đài cũng là người công dân lương thiện, giáo lý Cao Đài cũng không hề phản khắc lại phong hóa truyền thống của dân tộc nào.

Kinh điển tế tự buổi đầu của Đạo Cao Đài, nó chỉ phản ánh địa phương Việt Nam, cúng lạy chỉ là hình thức bề ngoài, quan trọng của tôn giáo là sự giác ngộ tâm linh, nên kinh điển tế tự buổi đầu không phải là bức tường ngăn Đạo Cao Đài truyền bá ra nước ngoài, Pháp chánh truyền, Thánh ngôn đã được nhiều người dịch ra tiếng nước ngoài và đã được nhiều giới trí thức Tây Phương hoan nghinh xin theo Đạo. Việc tế lễ Đức Cao Đài và Phật, Tiên … theo luật không gì trở ngại. Riêng kinh Tứ thời, ta giữ sắc thái địa phương xuất phát với 2 giọng nam xuân (tức Majeur) và nam ai (tức Mineur) nhưng phổ nhạc bằng Solfèze (tân nhạc). Lẽ đương nhiên, kinh điển chỉ chú trọng tinh thần nội dung của tiếng nước theo Đạo, chứ không theo tiếng Việt Nam. Phần nghi lễ thuộc hình thức dễ dàng vượt qua. Lẽ khác, khi theo Đạo người nước ngoài đâu chuộng hình thức mà họ nghiên cứu tôn chỉ của tôn giáo ấy có phù hợp với tiến bộ loài người không, giáo lý ấy có phản khoa học hay nó là động lực thúc đẩy khoa học thăng tiến, Thần học của tôn giáo ấy hợp lẽ với quan niệm nhân sinh không … Tôn giáo nào cũng phải qua các màn lọc trên để vĩnh tồn. Đạo Cao Đài đã vượt qua những thử thách đó (?)

Tóm lại, Đạo Cao Đài là một nền tân tôn giáo có tầm vóc to lớn phát sinh trong thời đại nguyên tử phù hợp với ước vọng của mọi sắc dân trên thế giới.

3 . Tôn Trung Sơn
(1866-1925)

Tôn Trung Sơn tên thật là Tôn Văn, tự Dật Tiên người Quảng Đông. Ông đỗ bác sĩ y khoa. Sau cuộc vận động Duy Tân nước Trung Hoa thất bại, năm 1894 ông lập Trung Hưng Hội ở Honolulu (Hạ Uy Di) lấy dân tộc, dân sinh, dân quyền làm chủ nghĩa Tam Dân.
Năm 1894 Tôn Văn gởi một bức thơ lên vị Đại Thần Lý Hồng Chương để yêu cầu cải cách nước Trung Hoa nhưng họ Lý từ chối. Từ đó, Tôn Văn bỏ ý tưởng cải cách, chuyển sang làm cách mạng.

Tháng 11 năm 1894 Tôn Văn sang Honolulu thành lập một tổ chức cách mạng đầu tiên lấy tiên là Trung Hưng Hội, với cương lịnh là lật đổ nhà Mãn Thanh, khôi phục lại nước Trung Hoa và thành lập Chánh phủ Dân chủ.

Tháng 2 năm 1895 Tôn Văn trở về Hồng Kông để thành lập Tổng Bộ Trung Hưng Hội chuẩn bị kế hoạch khởi nghĩa tại Quảng Châu. Có kẻ làm phản, kế hoạch bại lộ, hơn 70 người bị bắt và bị giết chết, Tôn Văn trốn sang Nhật trở lại đạo Hawaii, lại qua Mỹ rồi sang nước Anh.

Tháng 10 năm 1896,Tôn Văn từ một khách sạn ở Luân Đôn đi ra để gặp thầy giáp Kantlei, người quen ở Đại học Y khoa Hồng Kông, nhưng bị người của Sứ quán Mãn Thanh tại Luân Đôn bắt giữ Tôn Văn may mắn được một người Anh đang làm công nhân trong sứ quán Mãn Thanh chuyển dùm một bức thơ đến thầy Kantlei. Kantlei liền đến cơ quan cảnh sát Anh nhờ can thiệp để thả Tôn Văn ra, nhưng không được nên Kantlei nhờ báo chí làm rùm lên. Ngày hôm sau trên các tờ báo lớn tại Luân Đôn đều có đăng tin : “Hành động bắt người trái phép của Sứ quán Trung quốc”. Những người Anh ủng hộ Cách mạng Trung quốc kéo đến biểu tình, bao vây Sứ quán Trung quốc, đòi thả Tôn Văn. Cuối cùng, Sứ quán Trung quốc phải thả Tôn Văn ra.

Năm 1897 Tôn Văn rời Luân Đôn sang Nhựt để tuyên truyền về Trung Hung Hội trong hàng ngũ Hoa kiều.

Tháng 10 năm 1898 Tôn Văn gặp Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, đang bôn tẩu tại Nhựt sau thất bại chính biến Mậu Tuất, Tôn Văn mời hai ông hợp tác với Trung Hưng Hội việc không thành. Năm 1900, dưới ảnh hưởng của Phong trào Nông dân Nghĩa Hoà Đoàn, Tôn Văn trở về nước phát động cuộc khởi nghĩa của Trung Hưng Hội ở Huệ Châu vào ngày 8-10-1900. Không thành công, ông phải lánh nạn qua Nhật lần thứ hai rồi qua đão Hawaii, Việt Nam, Thái Lan và Mỹ.

Ngày 20-8-1905 tại Tokyo Nhựt bổn,Tôn Văn hợp nhất Trung Hưng Hội với các Chánh đảng khác có cùng mục đích như Quang Phục Hội , Hoa Hưng Hội thành lập một đảng thống nhứt lấy tên là Trung quốc Đồng Minh Hội, do Tôn Văn làm Tổng lý, nhằm : “Lật đổ Mãn Thanh, khôi phục nước Trung Hoa, thành lập nước Trung Hoa dân quốc”

Tháng 11 năm 1905, trên tờ Dân Báo, Cơ quan Ngôn luận của Đồng Minh Hội, Tôn Văn phê phán gay gắt chủ trương cải lương của 2 ông Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. Ông kêu gọi phải tiến hành cách mạng vũ trang và ông đưa ra chủ nghĩa Tam Dân là Dân tộc, Dân quyền, Dân sinh.

Dân tộc : Nước Trung Hoa độc lập, Năm dân tộc : Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng trong nước Trung Hoa phải được bình đẳng.

Dân quyền : Nước Trung Hoa là nước dân chủ, có Quốc hội do dân trực tiếp bầu ra, nắm quyền lập pháp. Người dân có quyền ứng cử và bầu cử, quyền sáng chế, quyền phúc quyết và quyền bãi miễn.

Dân sinh : Mọi người dân đều sống bình đẳng trong xã hội. nguyên tắc cơ bản là bình quần địa quyền và tiết chế tư bản, để đi đến mục đích là giải phóng kinh tế, để toàn dân được hưởng mọi lợi ích.

Từ năm 1906 đến 1911, Tôn Văn phát động tất cả 10 cuộc khởi nghĩa ở Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, An Huy, Triết Giang. Những cuộc khởi nghĩa trên tuy thất bại, nhưng đã làm cho nhà Mãn Thanh suy yếu và giúp tinh thần cách mạng của nhân dân Trung Hoa lên cao.

Cuộc khởi nghĩa tại Vũ Xương ngày 10-10-1911 (năm Tân Hợi) tức Cách mạng Tân Hợi, dưới sự lãnh đạo của Tôn Văn và Đồng Minh Hội, đạt được thắng lợi và lan rộng ra toàn quốc.

Tôn Văn đang ở Mỹ, nhận được tin Cách mạng thành công, ông tiến hành các hoạt động ngoại giao với các nước Âu Mỹ để cắt đứt quan hệ với nhà Mãn Thanh.

Cuối tháng 12 năm 1911, Tôn Văn từ Âu Châu trở về Trung quốc. Trong hội nghị Đại biểu 17 tỉnh độc lập họp ở Nam Kinh bầu Tôn Văn làm Tổng thống lâm thời.

Ngày 1-1-1912 Tôn Văn nhậm chức Tổng thống tại Nam Kinh và thành lập Chánh phủ Trung Hoa Dân Quốc.

Tổng thống lâm thời Tôn Văn tuyên bố một loạt các pháp lệnh cải cách nước Trung Hoa.

Ngày 11-3-1912 ông công bố Ước Pháp Lâm thời của nước Trung Hoa Dân Quốc, coi như là Hiến pháp tạm thời của nước Trung Hoa Dân Quốc. Tôn Văn cho vẽ lá cờ của nước Trung Hoa Dân Quốc, gọi là cờ “Thanh niên Bạch Nhật mãn địa hồng” (Trời xanh, Mặt trời trắng, đầy đất đỏ).

Do áp lực của các thế lực bảo thủ trong nước, cộng với sự yếu kém của Đảng cách mạng, Tôn Văn buộc phải chấp nhận các điều kiện của Viên Thế Khải là nhường chức Tổng thống cho Viên sau khi vua Phổ Nghi thoái vị (12-2-1912).

Tháng 8 năm 1912 Tôn Văn cải tổ Trung quốc Đồng Minh Hội thành Quốc Dân Đảng và kết hôn với bà Tống Khánh Linh (25-10-1915).

Năm 1916 Viên Thế Khải phản lại triều Mãn Thanh tự lập làm vua, xưng là Đế tại Bắc Kinh.

Các tướng quân phiệt nắm quyền quân đội, các vị Tỉnh trưởng nổi lên chống đối quyết liệt đế chế Viên Thế Khải ưu uất mà chết.

Trong thời gian đó, Tôn Văn vẫn lãnh đạo Chánh phủ Quân sự ở Quảng Đông (1917-1918) và làm Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc.

Trong bản tuyên ngôn của Quốc Dân Đảng vào tháng giêng năm 1923. Ông tuyên bố sẽ dựa vào quần chúng để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Ông chủ trương xây dựng Quảng Châu thành đại bản doanh cách mạng.

Tháng 8 năm 1923, Ông cử Đoàn đại biểu do Tưởng Giới Thạch cầm đầu sang Liên Xô nghiên cứu chánh trị xây dựng đảng và cách tổ chức Hồng Quân Liên Xô.

Tháng giêng năm 1924, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ nhất của Quốc Dân Đảng nhóm họp tại Quảng Châu. Tại diễn đàn Đại hội, Tôn Văn tuyên bố 3 chánh sách lớn của Quốc Dân Đảng : Liên Nga, Liên Cộng, Ủng hộ Công Nông. Trong bản tuyên ngôn,Tôn Văn giải thích chủ nghĩa Tam Dân mới : Phản đế, Phản phong, Tiết chế Đại tư bản. Nó trở thành cương lĩnh chung cho Mặt trận Thống nhứt Quốc Cộng hợp tác chống Nhựt.

Tháng 5 năm 1924,Tôn Văn cho lập Trường Võ Bị Hoàng Phố ở Quảng Châu, tức là trường Trung Quốc Quốc Dân Đảng Lục Quân Quan Học Hiệu và Tưởng Giới Thạch được cử làm hiệu trưởng trường này.

Tháng 10 năm 1924 phía Bắc Trung Hoa, Lưu Vĩnh Tường và Trương Tác Lâm đánh thắng Ngô Bội Phu, buộc Tào Côn từ chức Tổng thống. Hai ông hiệp cùng Đoàn Kỳ Thuỵ đánh điện mời Tôn Văn lên Bắc Kinh để bàn việc thống nhứt Nam Bắc.

Tôn Văn về Bắc Kinh, không bao lâu thì bị bịnh nan y và mất ngày 12-3-1925 (âl 18-2-Aát Sửu) hưởng thọ 60 tuổi.

Ông di chúc lại như sau :
- Đảng viên Quốc Dân Đảng phải cố gắng cách mạng
- Triệu tập Quốc Dân Hội Nghị
- Phế trừ các điều ước bất bình đẳng đối với ngoại quốc.
Sau 14 năm làm cách mạng, kể từ năm 1911 đến năm ông mất 1925, Tôn Văn đã đạt được 2 thắng lợi lớn.

- Lật đổ được triều đình nhà Mãn Thanh
- Thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc với chế độ Dân Chủ Cộng Hoà.
Đám tang của Tôn Văn được tổ chức với nghi lễ quốc táng, có hàng chục vạn người đưa tiễn ông đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Năm 1929, di hài của Tôn Văn được chuyển về an táng tại núi Tử Kim ở Nam Kinh.

Ông hiển Thánh và giáng cơ xưng là Tôn Trung Sơn, một trong ba vị Thánh ở Bạch Vân Động. Ông thường giáng cơ dạy Đạo và khuyên nhủ dẫn dắt nhiều người nên giữ đạo hạnh như ông Phong Chí.

“Này Phong Chí ! Ai đời tu gì mà như kẻ tục vậy, biểu sao không bị quở . Cười, nếu không có chị thì anh chắc bị bôi tên trong sổ Thiên Thơ rồi ! ( Đàn đêm 7-9-1927)
“Phong Chí ! Anh cứ vậy hoài. Chưa đến đây mà em đã biết anh có chuyện …..cứ cầu Chí Tôn thường thì đắc nguyện. Đừng đến nơi nào chẳng có lịnh Thầy.

Đưa Lý Giáo Tông đến, anh phải cầu khấn Ngài.
Tái cầu, Đức Lý giáng :
“Phong Chí ! Đạo hữu biết tội chăng ? Đạo hữu đã trường trai, Thánh đức đã có mà còn chưa chịu bỏ những việc phàm. Bần đạo dung cho đó, chớ có tái phạm” (Đàn đêm 10-7-1928)

Phò loan : Hộ Pháp
Tiếp Đạo
Đàn cơ tại Hộ Pháp Đường
Ngày17-10-Bính Tý (dl 30-12-1936)

TÔN TRUNG SƠN CHƠN NHƠN
Bần tăng chào quí vị. Cười . . .
Anh Phong Chí đứng chớ. Làm bộ hoài !
Theo ý bần tăng tưởng thì buổi nầy chưa phải hợp thế thời cho Đạo phổ thông Trung quốc, vì 2 lẽ :

Một là Chánh phủ Pháp với Đông Dương nầy chẳng phải thật tâm trọng Đạo, cố ý giúp dùm, mà thật sự thì chờ Đạo xuất dương nơi Trung Hoa, đặng mai phục ẩn binh toan phương hãm hại.

Anh Phong Chí nè ! Anh chưa bước chân đến nước Tàu mà tên anh đã treo nhỏng nhảnh nơi Phòng Mật Thám Tsien Tries, ấy là đội anh qua đặng ghim vào bằng cớ tụ họp thông tư ngoại quốc vì quốc sự, chớ chẳng vì Đạo. Các cớ ấy chúng sẽ làm thế nào cho quả quyết hiển nhiên đặng toan diệt Đạo nơi đây cho đặng.

Hai nữa là vì Thiên thơ đã định cho Huê Nhựt hiệp chủng. Hại nỗi lại là tay có trọng trách nơi phần tạo Tân Thế giới cho Đức Chí Tôn, nên Ngọc Hư bảo trọng không cho diệt chủng, duy chịu nạn diệt quốc mà thôi …

            Bần tăng cho bài thi :
Chém nước chưa ai nắm bửu đao
Có phong trần mới định anh hào
Thường mưu trối kệ đời toan tính
Cái nghiệp thương đời phải chịu đau
                                                           THĂNG

CHƯƠNG IV

THÁNH GIÁO

CỦA ĐỨC THANH SƠN ĐẠO TRƯỞNG

1 . Văn thơ của Thanh Sơn Đạo Sĩ

Toà Thánh, ngày ….tháng 7 năm Tân Vị
(Le 12 September 1931)
Phò loan : Đức Hộ Pháp và Bảo Văn Pháp Quân
Hầu bút : Sĩ tải Phạm Văn Ngọ

THANH SƠN ĐẠO SĨ
Chào chư Tiên Phong
Xin quyền Giáo Tông bình thân

Cười … Chư Thiên Phong cũng đã nghe danh Richelieu há ! Bần đạo khi tái kiếp đặng chuyển chánh trị Pháp triều, lúc ấy cải danh đại sĩ của bần đạo ngày nay chưa phai lợt.

Hỏi thử chánh trị Thái Tây coi có phải đã thọ hưởng chánh sách của bần đạo mà lập thành toàn cường liệt quốc ngày nay chăng ? Bần đạo nói rằng, ngoài chánh sách của bần đạo thì chưa thể có phương nào hay hơn mà lập liệt quốc cho đặng. Phép phục thuộc địa, tuy là nước Romain đã có trước thì mặc dầu, chớ kỳ trung nay đoạt đặng mà làm cho cả vạn quốc Thái -Tây đặng đại danh cũng do nơi bần đạo. Chánh sách trị thuộc địa là làm cho các sắc dân còn thiếu kem văn minh đặng đoạt gương mà vào hàng cộng hoà vạn quốc. Nước chẳng đồng văn hoá, chẳng phương nhập cảnh hoà bình, đem văn hoá văn minh làm biểu hiện mà pha cùng văn hoá các sắc dân hèn hạ, đặng nâng đỡ cho văn hoá của sắc dân ấy có đến văn minh, hầu sáp nhập vào hàng văn minh cả thảy thì toàn cầu đặng văn minh chẳng còn sắc dân nào đè nén nhau đặng. Không đèn nén nhau đặng thì phải hoà nhau, hoà nhau đặng thì đại động thế giới.

Trái lại nếu thâu thuộc địa mà còn ép bức dân tình, giục các sắc dân ấy vào cảnh đê hèn thì không mong chi đồng thể cả. Không đồng thể thì là nghịch nhau, nghịch nhau thì loạn lạc, loạn lạc thì khó hoà bình thế giới.

Cái nền chính trị thật cao minh thì nên để cho các sắc dân đều tự chủ. Còn sự an lập quốc thể thì dùng phương nào cho dân thuộc địa chịu dễ dàng, đừng dùng quyền áp bức. Nước Đại Pháp cũng còn giữ chánh sách ấy mà làm lý thuyết,còn thực hành thì lại trái hẳn, chỉ cũng tại ham muốn chosự tiến hoá mở mang thuộc địa may chóng mà làm cho dân thuộc địa tha nha thiết nhỉ, và tại nơi tham tàn của đám ô lại tham quan làm hư chánh sách cao thượng ấy đi. Bần đạo rất tiếc.

Ghi chú : Đức Hồng Y Richelieu thuộc dòng quý phái, tên thật Amand Jean Du Plessis, Hồng Y De Richelieu, sanh năm 1585 ở Paris, quy vị năm 1642 là một trong chánh khách Pháp, năm 1606 Ngài thọ phong giám mục thị trấn Lugon, rồi đắc cử dân biểu phái Công Giáo ở hội nghị toàn quốc năm 1614. Năm 1617, Ngài lìa xứ với hoàng hậu Marie de Médicis (vợ Henri IV) năm 1622 Hồng Y De Luynes gọi Ngài về và năm 1624 Ngài được thâu nhận vào hội đồng Hoàng gia, nhanh chóng Ngài lãnh đạo hội đồng này.

Đàn cơ tại Thánh địa Bạch Vân Kim Biên
Ngày 26 tháng 10 Quý Dậu (15-2-1933)
Phò loan : Đức Hộ Pháp và Ngài Cao Tiếp Đạo
Hầu đàn : Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt
Giáo sư Thượng Bảy Thanh

THANH SƠN ĐẠO SĨ

Thầy ngậm ngùi nhớ buổi các con hạ trần, giúp đỡ Ngọc Hư thì Lý Đại Huynh, còn Cực Lạc thì Hộ Pháp chuyển thế. Thầy chán hiểu rằng phận sự khó khăn quá sức các con nên khi ấy không cho Trưởng Ca (Là Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn ) của các con giáng trần, để ở thiêng liêng nắm quyền hành chính. Thầy chẳng trách nào sự oai nghiêm của nó, nếu các con hiểu thấu thì mới biết rằng trách nhiệm của nó nặng nề yếu trọng, cầm mối thiên cơ mặt thế xây chuyển cho thuận với thiên điều không phải dễ,vì cớ mà Ngọc Hư ban quyền thiêng liêng vĩ đại, tùng phục mạng lịnh Lý Giáo Tông và Hộ Pháp đặng bảo tồn chánh giáo. Thầy (Thầy là Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ xưng hô với chư môn đệ Bạch Vân Động) lại ngăn cản các con chẳng đặng.

Khi lãnh lịnh Ngọc Hư các con quá lời quyết định, thề chuyển tân thế, lập Tân Dân. Thề ấy kiếp này Thầy rất nên sợ sệt. Thầy chỉ cầu nó thương tưởng các con nghĩ tình bằng hữu trên ngàn kiếp đăng bảo bọc đỡ nâng, gọi ơn muôn một cùng Thầy.

Thầy cũng nhìn rằng nó cố tâm giữ hứa, song nhiều phen nó đem bằng chứng nói tệ các con, Thầy khẩn cầu khoan dung lắm lúc. Thầy rất đau lòng đôi phen chịu luỵ gánh tội các con, nhưng các con cứ lần bần gây thêm ra nữa. Lúc sau này nó dâng sớ vào Ngọc Hư xin truất bỏ nhiều đứa ra khỏi Thánh Thể Chí Tôn. Thầy đau lòng quá đỗi, hễ bỏ ra khỏi Hội Thánh thì tội chuyển kiếp luân hồi. Thầy chạy đôn đáo, khẩn đảo Ngọc Hư đình đãi ít lâu cho các con chuộc tội.

Phục Thành (Đạo hiểu của giáo hữu Thượng Hoà Thanh do Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ cho ) là đứa thứ nhì trong số. Vậy Thầy xin các con nếu biết thương Thầy rán trao tâm luyện tánh, đủ Thánh đức đạo tầm hầu làm xong phận sự đặng sum hiệp Thầy trò kẻo Thầy nhẫn nhớ trông mòn mỏi .

Bần đạo xin để lời cám ơn Chư Đại Thiên Phong, để lời cố cập cả chư đồ của Bần đạo. Đa tạ hậu tình. THĂNG

Ông giáo hữu Đặng Hoà Thanh bị Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn trục xuất ra khỏi Đàn cơ đêm 27-10-Quý Dậu (14-12-1933)

Xin ghi luôn theo đây bài Thánh giáo của Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ cho ông giáo hữu Thượng Hoà Thanh.
Toà Thánh, ngày 8 tháng 8 năm Tân Vì
( Le 15-9-1931)

THANH SƠN ĐẠO SĨ

Hĩ chư Đại Thiên Phong và chư Đạo hữu nam nữ
Xin Quyền Giáo Tông bình thân, đa tạ, đa tạ !
Thầy mừng hai con Phong Chí và Từ Huệ (Phong Chí là đạo hiệu của ông giáo sư Thượng Bảy Thanh, Từ Huệ là đạo hiệu của ông giáo hữu Thượng Tuy Thanh )
Hoà ! con ngày nay đã định vị. Thầy cũng lắm phen cầu khẩn Ngọc Hư. Cái thâm tình của Thầy còn rơi dấu tại Thanh Hoá (là nơi cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm từng học với ông bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Lúc sinh thời 18 tuổi, còn am Bạch Vân của Ngài ở tỉnh Hải Phòng là nơi sinh quán. ), anh em Bạch Vân Động của con lắm đứa còn nương đất Bắc, chẳng nỡ lìa vì còn dấu tích của Thầy buộc ràng chúng nó nơi ấy. Vậy Thầy cậy con để hết tâm trí, gieo nguồn Thánh giáo nơi ấy mà cứu nạn cho quê hương. Con đã rõ Thầy thương mến Bắc địa của mình dường nào thì con cũng thể lòng yêu mến dường ấy. Thầy lại cậy con để lòng lo sùng tu Bạch Vân Động hữu vi của Thầy lại, vì là một nơi Thầy lựa chọn rất xứng đáng cho ngày hội hiệp các con.

Thầy cho hai câu liễn và nhắc Thánh danh con. Cười..
Phục Thế tại Nhơn Hoà
Thành Cô tùng địa lợi
Lấy hai chữ đầu đó thì biết danh con. Nội gia đình con Thầy giúp đỡ không chi phòng ngại. Còn truyền giáo tuy coi khó, nhưng khó ấy là phép làm để cho con. Cười …

Cái lập thệ của Bạch Vân rất hệ trọng, con khá nghĩ đến mà gắng công. Nếu cả các con không tròn phận sự thì Thầy cũng phải mất ngôi mà tái kiếp. Khó viết quá ! - THĂNG

Hộ Pháp Đường, mồng 1 tháng 10 năm Aát Hợi
(dl 26-11-1935)

BẠCH VÂN ĐỘNG THANH SƠN ĐẠO SĨ

Bần Đạo chào chư thiên phong và các con Bạch Vân Động.
Kiếu lỗi cùng chư Đại đức, cho phép Bần Đạo chuyện vãng với chư môn đệ của Bần Đạo một lát kẻo đã lâu cách biệt tội nghiệp chúng nó.

                        Các con nghe Thầy :
Nắm chặt khuôn linh sửa nết trần
Nên hư để phó mặc Hồng Quân
Chòm mây bạc cũ là Tâm chí
Khối tuyết trong xưa ấy trí thần
Đường đột đôi phen gầy thế cuộc
Oàn ào lắm lúc độ nguyên nhân
Đã hay căn nghiệp là tên độc
Mà cũng liên hoa thoát tục trần.

Các con nhớ lời Thầy căn dặn rằng, may duyên đặng gặp Chơn Quân tại thế, nương bát nhã độ sanh thì công nghiệp ấy có ảnh hưởng vinh diệu cho Bạch Vân Động lắm. Ngày nào mà Thầy thấy các con mang áo vinh quang mà chầu tại Bạch Ngọc Kinh cả thảy là ngày ước vọng của chúng ta đã thoả mãn.

Thầy đã nói rằng cơ chuyển thế là do luật vô biên ái tình sanh sản, con đường ái tình ấy các con vẫn thường lui tới, ngày mong mỏi là ngày các con trải khối ái tình ấy đầy dẫy nhơn tâm mới mong hoà bình đại đồng thế giới.

Ôi ! Thầy đứng đây thấy trong năm châu chư môn đệ hỡi còn lặn lội trong biển khổ sông mê nên đau đớn. Thầy chỉnh sợ có bấy nhiêu mà không muốn thường giáng trần, vì mỗi phen đều mỗi giọt lệ tuông vào nơi tục lự. Các con nhớ cái thảm của Thầy đặng lấy nó làm dây hàn tâm gìn Thánh đức nghe !

Ông Cao Đức Trọng lúc bấy giờ mới nhập môn vào Đạo chưa có phẩm tước gì, sau này mới đắc phong Tiếp Đạo H.T.Đ cảm khái mấy bài thi của Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ trong thập thủ liên huờn , xin trích ra bài thứ sáu mà ông đã hoạ nguyên vận :

Thanh Sơn Đạo Sĩ :
Xa thơ hầu ngã nước nhà nghiêng
Ai giữ phong cương đặng vững bền
Đấp luỹ Cổ Loa chưa thấy mặt
Lấp Hồ Hoàn Kiếm bấy nhiêu tên
Thăng Long bao thuở nung hùng khí
Gia Định tự nhiên chấp ấn quyền
Sông núi dật dờ chờ tạo khách
Hoá sông nên Đạo, núi nên Thiền
Hoạ Nguyên Vận
Kính Thanh Sơn Đạo Sĩ ,
Nước nhà điên đảo mấy lần nghiêng
Giận lũ cầu vinh chí chẳng bền
Dạ sắt không người cơn gió lửa
Gan đồng thiếu kẻ lúc mưa tên
Xót nền xã tắc trung nương khách
Phá gánh giang san nịnh dựa quyền
Dâu bể thôi đành chờ máy tạo
Cồn xây vực thẳm hoạ khi thiền.
                                                                                  9 Juin 1927
                                                                                  Cao Đức Trọng

Thanh Sơn,
Khi đến bần đạo đặng thi, Khen đó !
Nghe bần đạo khuyên :
Đã từ vào bút lại ra nghiên
Chí khí nam nhi gắng giữ bền
Phong Võ tuy qua chưa định tánh
Vân Đài nhắm lại có đề tên.
Trần ai vùng vẫy nên tay mắt
Đài Các tiêu tao chước biến quyền
Đủ trí đủ tài tua vẹn đức
Lưu truyền hậu thế một dòng thiền.
                                                           Trạng Trình

Báo Ân Đường (Nam Vang) đêm 13-8
Phò loan : Giám Đạo Lợi Bính Thân (17-9-1956)
Hữu Phan Quân Thoại
Thanh Sơn Đạo Sĩ
Bần Đạo xin chào Hộ Pháp , Bảo Đạo và chư hiền nam nữ.
Thắm thoát nền Đại Đạo khai nơi Tần Quốc đã 30 năm. Ngày ấy chính Chí Tôn sai Hộ Pháp đến để gieo hột Thánh cốc. Từ ấy những nay các tay chấp chánh Đạo quyền nơi này không tỏ bồi thêm, trái lại làm cho phân chia tâm lý. Cớ ấy do chỗ ham quyền trọng vị. Các chức sắc thiên phong lãnh thiên mạng nơi mình không làm xong phận. Ngôi thì ham, quyền thì muốn mà hành động cho xứng lại không. Thử hỏi họ Vưng Thiên mạng đến để làm gì kia chớ ?

Họ phải cho xứng phận là anh thầy, để gần gũi nhơn sanh, chia việc đau, an ủi điều khổ.

Hôm nay, Hộ Pháp đã đến thì cả chức sắc Thiên phong phải rán thiệt thi quyền của mình, hư thì bỏ, nên thì để, rửa ráy Thánh thể Đức Chí Tôn cho nên hình. Vậy khá liệu lấy.
Có Quyền Giáo Tông đến. - THĂNG

TÁI CẦU :
Phò loan : Hộ Pháp - Bảo Đạo
THƯỢNG TRUNG NHỰT
Khi nãy, Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ có ý khuyên mấy em gắng công hành đạo, chính qua cũng nhìn nhận mấy em thiếu kém công nghiệp cùng Đạo. Mấy em nam nữ đã thấy rõ vì thế nào mà Chưởng Đạo Nguyệt Tâm đã từ bỏ chức vụ mà mấy em từ thử hay chăng ?

Mấy em nhớ lại coi, từ khi Phong Chí (Giáo sư Thượng Bảy Thanh) nắm quyền đến nay, sự nghiệp Đạo đã hư hoại thế nào ? Thì cũng do nơi bội phản Hộ Pháp và anh em giành quyền mà sanh ra rối loạn.

Qua nói thiệt cùng mấy em rằng, vì hổ thẹn ấy mà Chưởng Đạo từ chức và huỷ bỏ Hội Thánh Ngoại Giáo.

Các em đã hiểu rõ điều ấy. Qua chỉ thương Thanh Sơn mang tiếng phụ phàng, lỗi tình cùng Hộ Pháp. Qua đã nhiều phen cầu xin Nguyệt Tâm Chơn Nhơn tha thứ, nhưng Ngài quyết hẳn, vì cớ là chúng đã mạo danh Bạch Vân Động đặng chia phe phân phái lập quyền đời của họ.

Các em có biết chăng, Đấng đã mang trọn ân của Hộ Pháp là Bạch Vân Hoà Thượng, tức là Đức Thanh Sơn, vì khi lãnh lịnh Ngọc Hư thì người đã hứa rằng : Hộ Pháp trọn quyền sử dụng các Chơn linh Bạch Vân Động. Hôm nay lời hứa ấy đã thất.

Qua nhường cơ lại cho Đức Thanh Sơn Chơn Nhơn.
Mấy em sẽ hưởng đặng một điều quí báu. - THĂNG

TÁI CẦU :
THANH SƠN CHƠN NHƠN

Bần đạo trở lại là vì lời kêu nài của Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt

Chư Thiên Phong đủ hiểu rõ rằng : Mạng số Việt Nam nó liên quan mật thiết cùng kiếp sanh của Bần đạo là thế nào, và vì lẽ gì mà Bần Đạo phải giao trọn quyền điều khiển Bạch Vân Động cho Hộ Pháp.

Bảo Đạo ! Thì Bần Đạo cũng đồng tâm bịnh với Hiền hữu. Cười ….Bảo Đạo nghe :

THI
Hoành sơn phân nước trót đôi lần,
Khí số bấy chừ dứt Nguyễn quân
Lời sấm đoán văn khi thật quả
Tiên tri toán số gẫm không lầm
Aân dân buồn thiếu trang hiền sĩ
Bảo quốc vui nhờ đức Thánh quân
Suy thạnh nước nhà do trị loạn,
Cũng như Đôngmãn tới hồi Xuân

Đọc lại rồi kiếm nghĩa đặng hiểu
Bần đạo sẽ tái giáng đặng hiệp ý cùng nhau. - THĂNG

Đức Phạm Hộ Pháp giải thích về Bạch Vân Động như sau :
“Xưa nay nguời ta vẫn coi Nguyệt cầu (mặt trăng) là nơi dừng chân của những vị Thánh, Thần, trước khi xuống trần giới (Địa cầu) đầu thai. Các vị đó phải ở lại Nguyệt cầu ít lâu để liên lạc với Địa cầu, để quen lần với đời sống ở thế gian này.

Từ cổ, Thần thoại đã mệnh danh nguyệt cầu là Bạch Vân Động (Quảng Hàn Cung). Cơ giáng ở Âu Châu, mệnh danh là LOGE BLANCHE (Bạch Động).

Giáo chủ của Bạch Vân Động là Bạch Vân Hoà Thượng miêu duệ của Từ Hàn Đạo Nhơn, dòng dõi Đức Phật Quan Âm.

Bạch Vân Hoà Thượng đã 2 lần giáng trần ở Pháp : Một lần là Hồng Y Giáo Chủ Richelieu, một lần là Quận Công LA Roche Foucault.

Ở VN, Ngài giáng trần là Trình Quốc Công, Nguyễn Bỉnh Khiêm, tức gọi là Trạng Trình”

Sau đây là nguyên văn thập thủ liên huờn của Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ chia làm hai đoạn : 5 bài trước giáng cơ vào năm 1925, năm bài sau giáng cơ năm 1927, có ba vị nữ Tiên Diêu Trì Cung về khen tặng :
THẤT NƯƠNG
Chào mấy anh - em xin tặng Thanh Sơn
Hay Thanh Sơn, giỏi Thanh Sơn
Trung nghĩa về Tiên cũng ngậm hờn
Cẩm Tú thêu oan thành khí giới
Văn chương khảo tội hoá côn huờn
Tiếng chuông tỉnh thế ba kỳ thức
Hơi trống truy hồn bá tánh khôn
Trị loạn sấn tay nâng vạc ngã
Anh linh muôn kiếp nước Nam dồn
                                                           (13 Juin 1927)

BÁT NƯƠNG
Em chào mấy anh - Em cũng xin tặng :
Tài Thanh Sơn, trí Thanh Sơn
Câu văn tuyệt bút vẽ nên hờn
Giục lòng chí sĩ chưa vừa sức
Múa búa thần tiên đủ chấp quờn
Dệt thảm lê dân trời cám cảnh
Khêu sầu xã tắc đất kinh hồn
Nắn nhồi trí tuệ thành binh khí
Rèn chất anh thư đắp lũy dồn
                                                           (14 Juin 1927)

LỤC NƯƠNG
Em xin tặng Thanh Sơn
Trung Thanh Sơn, nghĩa Thanh Sơn
Bởi tại đâu ân oán nuốt hờn.
Nát mật khó xem nhà vắng chủ
Bầm gan há chịu nước không quờn.
Câu văn ái chủng gầy binh khí
Tiếng sấm ưu hương định quốc hồn.
Lập chí ôn nhu là đắp luỹ
Nung lòng đạo đức ấy xây dồn.
(15 Juin 1927)

THẬP THỦ LIÊN HUỜN
Của Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ

1 - Âm dương tuy cách cũng trời chung
Thấy trái nên đây mới tỏ cùng
Thắc dạ thuyền xưa không đậu bến
Đau lòng hạc cũ chẳng về tùng.
Cúi đầu đành chịu thân trăm tuổi
Ngước mặt ngơ trông bậc chín trùng
Mạnh yếu há ngồi cam chịu vậy
Hay chi cá chậu với chim lồng.

2 - Chim lồng bao thuở lại non xanh
Mỏi mắt trông vơi chốn thoát mình
Dựng nước chẳng ai tài tướng được
Liều mình thiếu kẻ đấng hùng anh
Vầy thuyền chi sợ cơn giông tố
Hiệp chủng còn hơn cuộc chiến tranh
Thìn dạ chờ Chầu về Hiệp phố
Nơi mình sự nghiệp mới tan tành,

3 - Tan lành nhớ đến gánh giang san
Lòn cúi thương dân lắm buộc ràng
Phú quí mồi câu con hạc cánh
Đỉnh chung gió thổi đám mây tan
Đợi thờ toan mượn cần câu Lữ
Dựng nghiệp tua che mặt lưới Thang
Ly loạn gặp đời, đời muốn chán
Công danh phủi sạch hưởng thanh nhàn

4 - Thanh nhàn ngày tháng lại Tiên gia
Trị loạn hằng xem thế nước nhà
Bễ hoãn dập dồn thương bấy trẻ
Thành sầu chất ngất thẳm cho già
Bạc đầu non chịu lằn sương nhuộm
Nhăn mặt nước chờ trận gió qua,
Thân ái mối dây tua nắm chặt
Chích chiu ấy cũng một bầy gà

5 - Bầy gà mất mẹ kiếm bơ vơ
Yếu đuối biết ai để cậy nhờ
Nắng hạn trông mưa trông mỏi mắt
Đắng cay mộ nước mộ lòng chờ
Ngoài khua tiếng giặc, trong khua nịnh,
Võ thiếu binh nhung, quốc thiếu cờ
Trí chúa tôi hiền không gặp chúa
Nào người gánh nỗi mối xa thơ

6 - Xa thơ hầu ngã nước nhà nghiêng
Ai giữ phong cương đặng vững bền
Đắp luỹ Cổ Loa chưa thấy mặt
Lấp hồ Hoàn Kiếm bấy nhiêu tên
Thăng Long bao thuở nâng hùng khí
Gia Định từ nhiên chấp ấn quyền
Sông núi dật dờ chờ tạo khách
Hoá sông nên Đạo, núi nên thuyền

7 - Nên thuyền thì trước lập nên dân
Chín bệ xem qua chẳng trí quân
Ích nước xủ tay khoe đẹp áo
Lợi nhà vổ bụng hưởng tròn thân
Nam Giao vắng vẽ đường cung kiếm
Văn Miếu khô khan ngọn bút thần
Danh vọng ru hồn quên thỗ võ
Thẹn nòi bộc lại, mộ đai cân

8 - Đai cân đã có vẻ chi chưa ?
Hay phận tù lao kiếp sống thừa
Đạp đất gập ghềnh chân trẻ dại
Ngừa thời điên đảo trí già xưa
Ngôi hang thương kẻ mang da chó
Ngự điện ghét quân đội lốt lừa
Cái nhục giống nòi kia chẳng rửa
Xoi hang mạch nước ý chưa vừa

9 - Chưa vừa mộng mị với Tây tà
Vụ xác vong hồn dựa phách ma
Tiêu huỷ thân cây lằn lửa táp
Tan tành hình nộm trận giông qua,
Rước voi phá mã đào Lăng miếu
Thả rắn xua ong nhiễu điện toà
Đổ luỵ hỏi người sao chẳng nhớ
Ngọn rau tấc đất nước nhà ta

10 - Nước nhà ta có tiếng anh phong
Vẻ đẹp trời đông sắc Lạc Hồng
Nam Hải trổ nhiều trang Thánh đức
Giao Châu sanh lắm bực thư hùng
Tính trung lửa thét thành Bình Định
Khí liệt gươm đề tỉnh Quảng Đông
Văn hiến bốn ngàn năm có sẵn
Chi cần dị chủng đến dâng công

2 . Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hán vận :

DƯỠNG SINH THI
Tích khí, tồn tinh, cánh dưỡng thần,
Thiểu tư, quả dục, vật lao thân
Thực thôi bán bão, vô kiêm vị
Tửu chỉ tam phân, mạc quá tần
Mỗi bả hí ngôn, đa thủ tiếu
Thường hàm lạc ý, mạc sinh xân
Nhiệt viêm, biến trá, đô hưu vấn
Nhiệm ngã tiêu dao quá bách xuân

Dịch :
Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị
Rượu chỉ vài phân, chớ quá từng
Miệng cứ câu đùa vui miệng mãi
Bụng thường nghĩ tốt bụng lâng lâng
Nhiệt thành, biến trá, thôi đừng hỏi
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm

CẢM HỨNG
Thái hoà vũ trụ bất Ngu, Chu
Hỗ chiến giao tranh tiếu lưỡng thù
Xuyên huyết sơn hài tuỳ xứ hữu
Uyên ngư tùng trước vị thuỳ khu
Trùng hưng dĩ bốc độ giang mã
Hậu hoạn ưng phòng nhập thất khu
Thế sự đáo đầu lưu thuyết trước
Tuý ngâm trạch bạn nhậm nhàn du

Dịch :
Non sông nào phải buổi bình thời
Thù đánh nhau chi khéo nực cười !
Cá vực, chim rừng ai khiến đuổi ?
Núi xương, sông huyết thảm đầy vơi
Ngựa phi chắc có hồi quay cổ
Thú dữ nên phòng lúc cắn người
Ngán ngẫm việc đời chi nói nữa
Bên đầm say hát nhởn nhơ chơi !
                                   Phan Kế Bính dịch
                                               Nam Hải dị nhân liệt truyện
                                                           (Imprimerie Tonkinoise, Hanoi)

NGỤ Ý
Danh toại công thành hưu hĩ hưu
Đẳng, nhàn thế cố nhất hư châu
Phong lai giang quán lương nghi hạ
Nguyệt đáo thư lâu minh chứng thu
Hồng nhật đông thăng tri đại hải
Bạch vân tây vọng thị thần châu
Khê sơn diệc túc cung ngô lạc
Nhẫn phụ tiền minh vạn lý âu

* Ứng về sau nhà Lê khôi phục được nước
* Ứng về sau nhà Trịnh lại giữ quyền nhà Lê

CƯƠNG THƯỜNG TỔNG QUÁT
Trời phú tính (*) ở mình ta
Đạo cả cương thường năm mấy ba (**)
Tôi hết ngay chầu chực chúa
Con hằng thảo kinh thờ cha.
Anh em mựa nỡ điều hơn thiệt
Bầu bạn cho hay nết thực thà
Nghĩa vợ chồng xem rất trọng
Ở đầu phong hoá (***) phép chung nhà


(*) Trời phú tính : Sách trung dung : "Thiên mệnh chi vi tính" (cái mà trời phú cho gọi là tính). Tục ngữ cũng có câu : "Cha mẹ sinh con trời sinh tính".

(**) Cương là cái giường lưới tức cái dân chính của lưới, từ đó móc các sợi làm mắt lưới. Tam cương : vua (là giường của )tôi , cha (là giường của) con, chồng (là giường của )vợ. Ngũ thường : năm đức tính con người cần phải có : nhân (thương người), lễ (phép tắc trong sự ăn ở), nghĩa (lẽ phải), trí (sự sáng suốt), tín (giữ đúng lời nói)

(***) Ở đầu phong hoá xưa coi tình nghĩa vợ chồng là mối đầu của phong hoá là cơ sở của xã hội

RĂN ĐẦY TỚ THỜ CHỦ
Đạo làm đầy tớ ở cho ngay
May tơ hào cũng chẳng tây (*)
Chữ “thận cần”(**) đâu dám trễ
Niềm “ưu ái” (***) chút nào khuây ?
Vàng bền há lại lửa còn sợ ?(****)
Cỏ cứng chi cho gió được lay ?
Một tiết miễn thâu(*****) vừng nhật nguyệt
Biết chăng hay chăng, mặc lòng thầy (******)

(*) Dù một chút nhỏ cũng không vì mình
(**) cẩn thận và siêng năng
(***) Ưu ái là nhiệm vụ kẽ sĩ phu
(****) Há lại lửa còn sợ : há lại còn sợ lửa
(*****) thấu suốt
(******) Thầy là sư (đối với trò) là chủ (đối với tớ) là vua (đối với bầy tôi)

CON THỜ CHA MẸ
Ngẫm đạo làm con ở rất nan (*)
Ở cho lọn đạo mới là ngoan
Hay khi “ôn sảnh”(**) bề cung dưỡng(***)
Siêng thuở “thần hôn”(****) việc hỏi han
Dầu giận hờn, càng kính thuận
Vâng sai khiến, dám phàn nàn ?
Chữ rằng : “Chưa dễ đền ơn nặng”
Lọ nỗi riêng tây theo thế gian ?

(*) Nan : khó khăn
(**) Ôn sảnh : do chữ "đông ôn, hạ sảnh" bổn phận kẻ làm con chăm sóc cha mẹ
(***) Cung dưỡng : tìm thức ăn nuôi mẹ
(****) Thần hôn : do chữ "hôn định, thần tỉnh" tối sớm bổn phận kẻ làm con chăm sóc cha mẹ

KHUYÊN ANH EM CHỚ GIÀNH LẪN NHAU
Cùng đội sinh thần một cửa ra
Anh em trời đã thực cho ta
Giúp nàn, chống rẻ cùng nương cậy (*)
Biết kính, hay yêu miễn thuận hoà
Xui giục chớ tin lời vợ
Yêu thương sá thấy lòng cha (**)
Chân tay gẫm lại ai hơn nữa
Tranh cạnh làm chi, lỗi phép nhà ?

(*) Giúp nàn : giúp đỡ nhau trong lúc nghèo. Chống rẻ : chống kẻ khinh thường anh em mình
(**) Yêu thương sá thấy lòng cha : Khi anh em có chuyện xính mích nên nghĩ đến tấm lòng cha yêu thương tất cả mà thuận hoà với nhau

KHUYÊN CHỒNG ĐỐI VỚI VỢ
Sau ngày đã kể vợ tao khang(*)
Xin xót (**) cùng nhau hỡi thế thường
Lỗi nhỏ (***) thứ cho đừng sá giận
Tình thân nghĩ đến cũng nên thương
Chi tuồng bòn của, no liền phụ
Mảng nỗi chê già, ghét lại ruồng
Kìa kẻ sốt giàu … (****)
Chẳng hay nghãi cả để đầu giường (*****)

 (*) Tao khang : do câu "Tao khang chi thê bất hạ đường" (hán thư) chỉ người vợ lấy mình lúc còn hàn vi
(**) Xót : thương xót nhau
(***) Thứ : tha thứ
(****) Kẻ : ở đây là tác giả dẫn điển Ngô Khởi người thời Chiến quốc vì nóng lòng ham giàu sang nên đã nhẫn tâm giết vợ
(*****) Đầu giường : dịch chữ "cương". Do câu "hữu phu phụ nhi hậu hữu phụ tử, hữu phụ tử nhi hậu hữu quân thần", nghĩa là có vợ chồng mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi.

KHUYÊN NÀNG DÂU THỜ CHA MẸ CHỒNG
Cha mẹ chồng biết kính thờ
Nàng dâu miễn đấy vẹn sau xưa (*)
Việc làm theo thói nhà quen chuộng
Nết ở chiều người tính sở ưa (**)
Yêu nề càng gìn lễ phép
Giận hờn cũng chớ thẩn thơ
Mắng thương (***) người phải dùng khoan nhặt (****)
Ta giữ cho hay thì mới vừa

 (*) Khuyên nàng dâu biết kính thờ cha mẹ chồng thì mới làm trọn nghĩa trước sau
(**) Đạo làm dâu phải tuỳ theo sự ưa thích của cha mẹ chồng
(***) Mắng thương : những lời dạy bảo chân tình xuất phát từ lòng thương yêu của cha mẹ
(****) thong thả và chặt chẽ

KHUYÊN ĐỐI XỬ VỚI BẦU BẠN
Làm người dầu đã bạn cùng ai
Chữ tín tua nhìn chẳng chút sai (*)
Đừng có nồng chi rồi lại lạt
Nếu mà thắm lắm ắt liền phai (**)
Chợ hàng, miễn chớ tuồng chơi họp (***)
Rượu bạc, xin thôi sức ép nài
Sác ắt sơ (****) hằng cần đấy
Yêu nhau nghĩa ấy mới bền dai

 (*) Tín là giữ đúng lời hứa, lời hẹn với bạn
(**) người xưa nhắc :"Quân tử chi giao tạm nhược thuỷ" (tình bạn bè của người quân tử thanh đạm như nước)
(***) Làm bạn với nhau, đừng rũ nhau nhau ăn uống nay chợ mai hàng
(****) Sát ắt sơ : theo lời của Khổng tử :"bằng hữu sác tư sơ hĩ" ý nói đối với bầu bạn, nếu mình can ngăn luôn tất sẽ bị bạn xa lánh (Luận ngữ)

KHUYÊN ĐỐI XỬ VỚI HỌ HÀNG
Dòng dõi suy ra cũng một nhà
Xem ai hơn nữa họ hàng ta ?
Đỡ đần đành cậy vây cánh
Gửi thác (*) càng tin ruột rà
Chẳng bỏ được nào, sao chẳng biết ?
Nên gần cho lắm, há nên xa ?
Cùng nhau bầu bí yêu thương lấy (**)
Chớ nỡ xem bằng khác tới qua (***)

 (*) Gửi thác : dịch tức ký thác
(**) Ca dao : "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
(***) họ hàng là phải thương yêu đùm bọc nhau, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, chớ coi như khách vãng lai

KHUYÊN ĐỐI XỬ VỚI HÀNG XÓM
Nghiệp cha ông…
Ai là cho khỏi chốn gia hương ?
Miễn thay (*) hằng giữ bề lương thiện
Dầu vậy, đừng nồng …
Cậy thế chớ bề hiếp chóc
Ra ơn sá miễn (**) yêu thương
Vắt tay xin nghĩ về sau với :
Lành giữ muôn đời, tiếng để làng

(*) khuyên thay
(**) Sá miễn : khuyên nên

RĂN NGƯỜI CÓ LÒNG THAM
Tượng trời (*) âu đã quá đồng cân
Định cho ai, ắt có phần
Muốn vô nhai (**) khôn lẽ được
Ơn phi phận (***) khá đều phân
Đủ no hay vậy xin thong thả
Sạo sục (****) làm chi, luống nhọc nhằn !
Nếu tham hơn thì phải thiệt
Hãy ghi lời ấy để mà răn

(*) Tượng trời : đồng tiền được đúc theo tượng trời, ắt cũng cân bằng
(**) Muốn vô nhai : Bụng quá tham, không biết thế nào là bờ
(***) Ơn phi phận : ơn vốn không phải mình đáng được hưởng
(****) Sạo sục : nôn nóng, bồn chồn

RĂN NGƯỜI HAM MÊ SẮC ĐẸP
Cẩn (*) cho hay, chẳng phải chơi
Sắc xem dường sóng, dễ xiêu người (**)
Lửa rơm nếu chửa ngăn lòng tục (***)
Giường mối đâu còn biết lẽ trời (***)
Có chồng con bao xiết nỗi
Hay bùa thuốc ấy thói đời (****)
Kham hiền (*****) luận ác “dâm vi thủ” (******)
Cẩn cho hay, chẳng phải chơi

 (*) Cẩn : giữ gìn, đề phòng
(**) Thơ cổ : " Sắc bất ba đào, dị nịch nhân" Sắc chẳng có sóng mà dễ khiến làm đắm người (Lý Niên Diên -Đường) cũng có câu "Nhất tiểu khuynh nhân thành, tái tiểu khuynh nhân quốc" (Người đẹp cười lần nhất làm nghiêng thành, cười lần hai làm nghiêng nước).
(***) Khi gần sắc đẹp nếu chẳng giữ mình, để cho lòng tục lôi kéo đến chỗ "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" và lúc đó, sẽ quên hết lẽ trời.
(****) để làm người khác say mê, người ta có thể dùng "bùa thuốc"
(*****) Kham hiền : đáng khen là hiền
(******) Luận ác dâm vi thủ : theo Nho giáo luận về tội ác thì dâm ô là đứng đầu. Người xưa có câu "Bách ác, dâm vi thủ; vạn thiện, hiếu vi tiên" Trăm điều ác, dâm là đầu, vạn điều lành, hiếu đứng trước.

RĂN NGƯỜI HAM MÊ CỜ BAÏC
Anh em cùng mặt chẳng cùng lòng
Cờ bạc ai là ở có sòng (*)
Cười nói tuy rằng vui miệng vậy
Lật lừa toan…
Xoay vần, nhà chủ (**) đều vơ cả
Gian lận, con kim (***) cũng sạch không
Nghề ấy xưa nay…
Có giàu sao được (****) hãy còn mong ?

 (*) Sòng : thẳng thắn
(**) Nhà mở sòng chứa cờ bạc
(***) người có tiền, tức la øngười đánh bạc
(****) Có giàu sao được : tục ngữ có câu : "Cờ bạc là bác thằng bần"

RĂN NGƯỜI KIỆN CÁO GIAN GIẢO
Một mình ăn mặc hết bao nhiêu
Gây làm chi bấy, hỡi điêu !
Kiếm chước tạo thêu (*) không hoá có
Tìm điều đặt bỏ (**) ít nên nhiều
Phải chăng rối lý khôn bề đoán (***)
Kiện cáo xui người (****) đến nỗi xiêu (*****)
Phép nước ví dù còn tránh được
Tội trời khôn thể tránh đâu nào

 (*) Thêu : thêu dệt cho thành sự thật
(**) Đặt bỏ : bịa đặt điều này, vứt bỏ điều khác, có ít nói nhiều
(***) làm cho lẽ phải, lẽ trái khó mà xét đoán
(****) xúi giục người
(*****) xiêu cửa, xiêu nhà

RĂN NGƯỜI CẬY MÌNH SANG MÀ KIÊU NGAÏO
Dầu sang trọng cũng là trời (*)
Ta có chi kiêu với ai ?
Rất đỗi thánh xưa còn tốn nhượng (**)
Lọ loại thường nọ há rông rài ?
Chớ điều cậy thế mình khinh rẻ
Đến lúc thua cơ nó mỉa mai
Cẩn đấy, một ngày càng một giữ
Thói kiêu giũ sạch mới ra người

 (*) Cũng là trời : do trời định
(**) Tốn nhượng : nhún nhường

RĂN NGƯỜI CẬY MÌNH GIÀU MÀ COI THƯỜNG NGƯỜI NGHÈO
Kẻ khó thường làm ích kẻ giàu
Ở thì phải ngẫm, biết nhường nhau
Bán kia, chẳng nỡ mua cho rẻ
Vay nọ, xin đừng lãi lấy đau
Bớt nỗi sai đời làm độc khố (*)
Thôi thì đã trả hãy cơ cầu (**)
Nặng lòng nhân nghĩa, hay thương khó
Giàu ấy hầu toan mới được lâu (***)

 (*) Khi khách đến đòi nợ thì giơ đủ mánh khoé độc ác, nào giết gà, đánh chó để ăn. Khi họ ra về con nợ còn phải có phẩm vật tiển đưa
(**) Hãy cơ cầu : hãy còn cơ cầu ác nghiệt
(***) Người đời khi đã giàu có muốn được bền thì phải có lòng nhân nghĩa

RĂN KHÔNG NÊN TIN NHẢM TÌM ĐẤT TỐT
Phúc địa chi cho kẻ cưỡng cầu (*)
Được chăng run rủi bởi cơ mầu
Ở lành, chẳng rắp hay nên gặp (**)
Nẻo dữ, tuy tìm lại phải âu
Quí Nộ phân kim (***) ai khéo bấy.
Cao Biền (****) ưa thuỷ phép sai đâu
Ngẫm xem dám …
Phúc địa chi cho kẽ cưỡng cầu ?

(*) Cưỡng cầu : cầu mong gượng gạo
(**) Chẳng rắp hay nên gặp : chẳng tìm mà lại gặp
(***) Phân kim gọi là phân kim vị kim đứng đầu ngũ hành. Tìm phương vị là để đặt huyệt đúng hướng.
(****) Cao Biền : quan đô hộ đời Đường kiêm mấy thầy phù thuỷ xảo nguyệt

VÔ ĐỀ

1

Rất nhân sinh bảy tám mươi (*)
Làm chi lận đận nhọc lòng người ?
Một am (**) phong nguyệt, tớ vui tớ
Hai chữ công danh, ngươi mặc ngươi
Xa mã cửa …
Cá tôm bữa miếng mọi mùi tươi
Sang khó miễn yên đòi phận
Rất nhân sinh bảy tám mươi

 (*) Viết thoát ý câu "nhân sinh thất thập cổ lai hy" Đời người ta sống đến 70 tuổi thì xưa nay kể hiếm
(**) Một am : am Bạch Vân

2

Lợi danh từng biết chốn xôn xao,
Dấu cũ đành mong nối họ Sào (*)
Đèo núi vỗ tay cười khúc khích
Rặng thông vắt cẳng (**) hát nghêu ngao
Đòi nơi phong nguyệt vui thay đấy !
Dầu phận công hầu bận (***) được nao ?
Hãy so xem người thế tục
Aâu ta cũng đã kể làm cao

 (*) Họ Sào : tức Sào P hủ một cao sĩ đời Đường Nghiêu ẩn ở núi Cơ Sơn, dùng câu làm nhà như một cái ổ nên gọi là Sào Phủ (sào là cái ổ)
(**) Vắt cẳng : ngồi vắt chân chữ ngũ
(***) Bận : bận bịu

3

Phú quý lòng, phú quý danh (*)
Thân hoà tự tại, thú hoà thanh
Tiền sen (**) tích để bao nhiêu thúng
Vàng cúc (***) đâm bông biết mấy giành (****)
Ngoài cửa mận đào là khách khứa
Trong nhà cam quýt ấy tôi mình
Ai xem, ai chẳng hay là chớ (*****)
Lại một ta khen ta hữu tình

 (*) giàu về đạo đức hơn là sang trọng về địa vị
(**) Lá sen lúc mới nở tròn như đồng tiền
(***) vàng như hoa cúc
(****) rổ nhỏ đan bằng tre
(*****) Ai biết hay chẳng biết cũng thế thôi

4

Người gồng gánh kẻ lầm than
Ta biết so ta (*) kể thực nhàn
Đường lợi há theo thị tinh ? (**)
Cảnh thanh chiếm hết giang san
Ngắm chơi đã trải miền thôn dã
Hóng mát từng vui chốn thạch bàn (***)
Một cỏ hoa đều đủ được
Rất vời thong thả cõi trần gian

 (*) Ta biết so ta : so ta với người gồng gánh, kẻ lầm than
(**) Thị tỉnh : có nghĩa là thành thị, đô thị
(***) Thạch bàn : phiến đá phẳng dùng điển Khương Tử Nha câu cá ở Thạch Bàn

3. Sấm Trạng Trình
Người Trung Hoa phục tài Trạng Trình Việt Nam nên đã có lời ca tụng “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” : Nước Nam về khoa Lý học có ông Trình Tuyền.
Tương truyền những sự việc sau đây đã ứng nghiệm đúng theo lời sấm truyền của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

1 . Tiên Tri về Nhà Tây Sơn dấy nghiệp :
“Chân cung xuất nhật
Đoài cung vẩn tinh”
                        Nghĩa là :
Mặt trời xuất hiện ở phương Đông
Sao sa ở phương Tây.

Theo Bát Quái có tám quẻ là : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Chấn ở phương Đông. Theo kinh Dịch cung Chấn chỉ về người trên. Yù nói người anh cả của họ Nguyễn Tây Sơn là Nguyễn Nhạc sẽ dấy nghiệp. Sao sa ở phương Tây ý nói nhà Tây Sơn xuất hiện.

                        Sáu câu :
“Bao giờ trúc mọc qua sông
Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây
Đoài cung một sớm đổi thay
Chấn cung sao cũng sa ngày chẳng còn
Đầu cha lộn xuống chân con
Mười bốn năm tròn hết số thì thôi”

Sáu câu nầy ứng vào việc Tôn Sĩ Nghị đem quân Thanh sang cướp nước Nam. Khi đến Thăng Long,Sĩ Nghị cho quân sĩ lập một chiếc cầu nối bằng tre ngang sông Hồng. Sau khi dẹp được giặc Thanh. Nguyễn Huệ xưng là Quang Trung Hoàng Đế (hai câu 1-2)

Nhờ tài ngoại giao của Ngô Thời Nhiệm Quang Trung được vua nhà Thanh là Càn Long phong chức An Nam Quốc Vương.

Sau hai năm ở ngôi vua, Hoàng đế Quang Trung mất. Đoài cung câu 3 có nghĩa là phương Tây. Theo Kinh Dịch, cung Đoài là kẻ dưới, ý nói người em là Nguyễn Huệ mất. Năm sau, Nguyễn Nhạc vì tức vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản, con của Quang Trung) chiếm thành Qui Nhơn nên thổ huyết mà thác (Chấn cung câu 4 ám chỉ Nguyễn Nhạc, người anh của nhà Tây Sơn). Câu 5 chỉ tên vua Quang Trung và vua Cảnh Thịnh. Chiết tự chữ “Quang” của vua Quang Trung gồm chữ “Tiều” ở trên mà chữ “Cảnh” của vua Cảnh Thịnh lại có chữ “Tiều” ở dưới. Thế nên mới nói : Đầu cha lộn xuống chân con. Câu 6 nói nhà Nguyễn Tây Sơn chỉ làm vua được 14 năm.

2 . Tiên Tri về việc Phong hầu cho dân làng vĩnh lại
“Bao giờ ngựa đá qua sông
Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng”
Nghĩa là :
Khi nào ngựa đá qua sông được thì dân làng Vĩnh Lại đều được phong hầu.

Khi vua Lê Chiêu Thống lánh nạn Tây Sơn trốn qua làng Vĩnh Lãi dân chúng ủng hộ nhà vua chống lại Tây Sơn, vua Lê sẵn ấn tín đem theo mình liên phong tước hầu cho người cầm đất dân làng. Tin truyền ra dân chúng tranh nhau xin vua phong tước hầu cho mình. Sợ dân chúng sinh lòng phản trắc, nhà vua liền phong tước hầu cho tất cả dân làng.

Nhiều người cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm nhờ nghiên cứu những điều bí ẩn trong bộ sách Thái Ất Thần Kinh mà thông suốt mọi việc quá khứ vị lai.


3 . Tiên tri về tương lại của Nhà Nguyễn :
“Phụ nguyên chính thống hẳn hoi
Tin dê lại mắc phải mồi đàn dê”
Ý nói nhà Nguyễn mới là dòng dõi chính thống. Vua Gia Long nhờ sự trợ giúp của người Pháp để diệt nhà Tây Sơn. Nhưng nhà Nguyễn cũng mất chủ quyền về tay người Pháp. Chữ “dê” dịch nghĩa Hán là “dương” ám chỉ người Tây Dương.

         Bốn câu :
“Để loài bạch quỷ Nam xâm
Làm cho trăm họ khổ trăm lưu ly
Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy
Gia đình một ở ba đi dần dần”
Hai câu đầu chỉ việc thôn tính của người Pháp ở Việt Nam làm cho dân chúng khốn khổ “Bạch quỷ Nam xâm” làm nhân dân cực khổ điêu đứng vì cảnh chia lìa.

Hai câu kế, vì chống lại sự xâm lăng của Pháp, ba vị vua của nhà Nguyễn là Hàm Nghi (bị đày sang Algérie), Thành Thái và Duy Tân (bị đày sang đảo Réunion) chỉ còn một mình Khải Định ở lại làm vua ứng nghiệm vào câu: “Gia đình một ở ba đi dần dần”.


4 . Tiên tri những cuộc khởi nghĩa kháng Pháp
Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây”
Sau ngày Pháp thôn tính Việt Nam các phong trào Cần Vương trong nước và Văn Thân đều nổi dậy khắp nơi.

         Bốn câu :
Tan tác KIẾN kiều AN đất nước
Xác xơ CỔ thị sạch AM mây
LÂM giang nổi sóng mùa THAO cát
HƯNG địa tràn dâng HOÁ nước đầy.

Ứng vào cuộc khởi nghĩa Việt Nam Quốc Dân Đảng kháng Pháp tại Kiến An, Cổ Am, Lâm Thao và Hưng Hoá. Thật là cảnh đất nước xác xơ như cành cổ thụ cắn trụi. Sóng gió, cát bụi nổi lên mịt trời hoà cùng máu của các chiến sĩ gục ngã để giành lại chủ quyền độc lập. Câu “Đồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua” chỉ phong trào tranh đấu chống thực dân Pháp ở Đô Lương, Hóc Môn, Nghệ An và Thái Nguyên.

5 . Tiên tri toàn quyền Pasquier tử nạn máy bay
Hai câu :
“Giữa năm hai bảy mười ba
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây”
Tám gà : Hán văn là Bát kê. Đúng vào năm âm lịch nhuần hai tháng bảy, mười ba tháng, Toàn quyền Đông Dương Pasquier mãn nhiệm trở về Pháp, dọc đường máy bay bị nạn, Pasquier bị chết cháy giữa không trung đúng vào câu “Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây”

Sau đây là Cảm đề và Sấm ký của Trạng Trình
CẢM ĐỀ :
Thanh nhàn vô sự là tiên
Năm hồ phong nguyệt ruỗi thuyền buông chơi
Cơ tạo hoá
Phép đổi dời
Đầu non mây khói toả
Mặt nước cánh buồm trôi
Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh trời
Tuổi già thua kém bạn
Văn chương gởi lại đời
Dở hay nên tự lòng người cả
Bút nghiên soi hoa chép mấy lời
Bí truyền cho con cháu
Dành hậu thế xem chơi

SẤM KÝ :
Nước Nam từ họ Hồng Bàng
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi vần
Tự Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao lần ngôi nước đổi thay
Núi sông thiên định đặt bày.
Đồ thư một quyển xem nay mới rành
Hoà đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Đông Á nhật xuất
Dị mộc tái sinh.
Chấn cung xuất nhật
Đoài cung vẫn tinh
Phụ nguyên chi thống
Đế phế vi đinh
Thập niên dư chiến
Thiên hạ cửu bình
Lời thần trước đã ứng linh
Hậu lai phải đoán cho mình mới tường
Hoà đao mộc hồi dương sống lại
Bắc Nam thời thế đại nhiễu nhương
Hà thời biện lại vi vương,
Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn
Lê tồn Trịnh tại
Trịnh bại Lê vong
Bao giờ ngựa đá sang sông
Thì dân Vĩnh Lại Quận Công cả làng
Hà thời thạch mã độ giang
Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu
Chim bàng cất cánh về đâu?
Chết tại trên đầu hai chữ Quận Công
Bao giờ trúc mọc qua sông
Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây
Đoài cung một sớm đổi thay
Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn
Đầu cha lộn xuống thân con
Mười bốn năm tròn hết số thì thôi
Phụ nguyên chính thống hẳn hoi
Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê
Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu
Gà kia vỗ cánh trập trùng bay
Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
Aên no ủn ỉn lợn kêu ngàu
Nói cho hay khảm cung ong dậy
Chí anh hào biết đấy mới ngoan
Chữ rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà giữ được mới nên anh tài
Ra tay điều đỉnh hộ mai
Bấy giờ mới rõ là người an dân
Lọ là phải nhọc kéo quân
Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về
Phá điền than đến đàn dê
Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng
Dê đi dê lại tuồn luồn
Đàn đi nó cũng một môn phù trì
Thương những kẻ nam nhi chí cả
Chớ vội sang tất tả chạy rong
Học cho biết chữ cát hung
Biết phương hướng đứng chớ đừng lầm chi
Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ nhi ngộ tưởng gì đợi mong
Kìa những kẻ vội lòng phú quí
Xem trong mình một tí đều không
Ví dù có gặp ngư ông
Lưới giăng đâu dễ nên công mà hòng
Khuyên những đứng thời trung quân tử
Lòng trung nghiã nên giữ cho mình
Âm dương cơ ngẫu hộ sinh
Thái nhâm, thái ất mình cho hay
Chớ vật vờ quen loài ong kiến
Hư vô bàn miệng tiếng nói không
“Ô hô thế sự tự bình bồng,
Nam Bắc hà thời thiết lộ không
Hồ ẩn sơn trung mao tân bạch
Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc
Ngưu xuất Lam điền nhật chính Đông
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong”
Ngõ may gặp hội mây rồng
Công danh rạng rỡ chép trong vân đài
Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà vững đặt ai hay tỏ tường ?
So mấy lề đè tàng kim quỹ
Kề sau này ngu bỉ được coi
Đôi phen đất lở cát bồi
Đó đây ông kiến dậy trời quỷ ma
Ba con đổi lấy một cha
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền
Mão, Thìn, Tý, Ngọ bất yên
Đợi tam tứ ngũ lai niên cũng gần
Hoành sơn nhất đái
Vạn đại dung thân
Đến thời thiên hạ vô quân.
Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành
Gà kêu cho khỉ dậy nhanh
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung
Thiên sinh hữu nhất anh hùng
Cứu dân độ thế trừ hung diệt tà
Thái Nguyên cận Bắc đường xa
Ai mà tìm thấy mới là thần minh
Uy nghi dung mạo khác hình
Thác cư một góc kim tinh phương Đoài
Cùng nhau khuya sớm chăn nuôi
Chờ cơ mới sẽ ra đời cứu dân
Binh thư mấy quyển kinh luân
Thiên văn, địa lý, nhân dân phép mầu
Xem ý trời ngỏ hầu khải thánh
Dốc sinh ra điều chỉnh hộ mai
Song thiên nhật nguyệt sáng soi
Thánh nhân chẳng biết thì coi cho tường
Thông minh kim cổ khác thường
Thuấn Nghêu là trí, Cao Quang là tài
Đấng hiên ngang nào ai biết trước
Tài thao lược yêm bác vũ văn
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ hung hăng với người
Chưa từng thấy nay đời sự lạ
Chốc lại mòng gá vạ cho dân
Muốn bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình
Đã ngu dại Hoàn, Linh đời Hán
Lại đua nhau quần thán đồ lê
Chức nầy quyền nọ say mê
Làm cho thiên hạ khôn bề tựa nương
Kẻ thì phải thuở hung hoang
Kẻ thì bận của bóng toan khốn mình
Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trức đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Trường an
Nực cuời những kẻ bàng quan
Cờ tan lại muốn toan đường chống xe
Lại còn áo mũ xum xoe
Còn ra xe ngựa màu mè khoe khoang
Ghê thay thau lẫn với vàng
Vàng kia thử lửa càng cao giá vàng
Thành ra tuyết tán mây tan
Bấy giờ mới sáng rõ ràng nơi nơi
Can qua việc nước tơi bời
Trên thuận ý trời, dưới đẹp lòng dân
Oai phong khấp quỷ kinh thần
Nhân nghĩa xa gần bách tính ngợi ca
Rừng xanh núi đỏ bao la
Đông tàn Tây bại sang gà mới yên
Sửu, Dần thiên hạ đảo điên
Ngay nay thiên số vận niên rành rành
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tậu
Thân Dậu niên lai kiến thái bình
Sự đời tính đã phân minh
Thanh nhàn mới kể chuyện mình trước sau
Đầu thu gà gáy xôn xao
Mặt trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long
Chó kêu ầm ỉ mùa Đông
Cha con Nguyễn lại bế bồng nhau đi
Lợi kêu tình thế lâm nguy
Quỷ vương chết giữa đường đi trên trời
Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi
Trâu cày ngốc lại chào đời trước ta
Hùm gầm khắp nẻo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời
Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
Chín con rồng lộn khắp nơi
Nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu
Lời truyền để lại bấy nhiêu
Phương Đoài giặc đã đến chiều bại vong
Hậu sinh thuộc lấy làm lòng
Đến khi ngộ biến đường trong giữ mình
Đầu can vô tướng ra binh
Aát là trăn họ thái bình âu ca
Thân Kinh Thái Aát suy ra
Để danh con cháu đem ra nghiệm bàn
Ngay thường xem thấy quyển vàng
Của riêng bảo ngọc để tàng xem chơi
Bởi Thái Aát thấy lạ đời
Aáy thuở sấm trời vô giá thập phân
Kể từ đời Lạc Long Quân
Đắp đổi xoay vần đến lúc thất gian
Mỗi đời có một tội ngoan
Giúp chung nhà nước dân an thái bình
Phú quí hồng trần mộng
Bần cùng bạch phát sinh
Hoa thôn đa khuyển phệ
Mục giả giục nhân canh
Bắc hữu Kim thành tráng
Nam hữu Ngọc bích thành
Phân phân tùng bách khởi
Nhiễu nhiễu xuất Đông chinh
Bảo giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Rồi đây mới biết thánh minh
Mừng đời được lúc hiển vinh reo hò
Nhị Hà một dải quanh co
Chính thực chốn ấy đế đô hoàng bào
Khắp hoà thiên hạ nao nao,
Cá gặp mưa rào có thích cùng chăng ?
Nói đến độ thầy tăng ra mở nước
Đám quỷ kia xuôi ngược đến đâu ?
Bấy lâu những cậy phép mầu
Bây giờ phép ấy để lâu không hào
Cũng có kẻ non trèo biển lội,
Lánh mình vào ở nội Ngô, Tề
Có thầy Nhân Thập đi về
Tả hữu phù trì,cây cỏ thành binh
Những người phụ giúp thánh minh
Quân tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai
Phùng thời nay hội thái lai,
Can qua chiến trận để người thưởng công,
Trẻ già được biết sư lòng
Ghi làm một bản để hòng dở xem
Đời này những Thánh cùng Tiên
Sinh những người hiền trị nước an dân

….
Nầy những lúc thánh nhân chưa lại
Chó còn nằm đầu khải cuối thu
Khuyên ai sớm biết khuông phù
Giúp cho thiên hạ Đường, Ngu ngõ hầu
Cơ tạo hoá phép mầu khôn tỏ
Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao
Thấy Sấm từ đây chép vào
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa

NEXT / Tiếp theo / Chương V : Thánh Giáo Của Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn

CHƯƠNG IV

THÁNH GIÁO

CỦA ĐỨC THANH SƠN ĐẠO TRƯỞNG

1 . Văn thơ của Thanh Sơn Đạo Sĩ
Toà Thánh, ngày ….tháng 7 năm Tân Vị
(Le 12 September 1931)
Phò loan : Đức Hộ Pháp và Bảo Văn Pháp Quân
Hầu bút : Sĩ tải Phạm Văn Ngọ

THANH SƠN ĐẠO SĨ
Chào chư Tiên Phong
Xin quyền Giáo Tông bình thân

Cười … Chư Thiên Phong cũng đã nghe danh Richelieu há ! Bần đạo khi tái kiếp đặng chuyển chánh trị Pháp triều, lúc ấy cải danh đại sĩ của bần đạo ngày nay chưa phai lợt.

Hỏi thử chánh trị Thái Tây coi có phải đã thọ hưởng chánh sách của bần đạo mà lập thành toàn cường liệt quốc ngày nay chăng ? Bần đạo nói rằng, ngoài chánh sách của bần đạo thì chưa thể có phương nào hay hơn mà lập liệt quốc cho đặng. Phép phục thuộc địa, tuy là nước Romain đã có trước thì mặc dầu, chớ kỳ trung nay đoạt đặng mà làm cho cả vạn quốc Thái -Tây đặng đại danh cũng do nơi bần đạo. Chánh sách trị thuộc địa là làm cho các sắc dân còn thiếu kem văn minh đặng đoạt gương mà vào hàng cộng hoà vạn quốc. Nước chẳng đồng văn hoá, chẳng phương nhập cảnh hoà bình, đem văn hoá văn minh làm biểu hiện mà pha cùng văn hoá các sắc dân hèn hạ, đặng nâng đỡ cho văn hoá của sắc dân ấy có đến văn minh, hầu sáp nhập vào hàng văn minh cả thảy thì toàn cầu đặng văn minh chẳng còn sắc dân nào đè nén nhau đặng. Không đèn nén nhau đặng thì phải hoà nhau, hoà nhau đặng thì đại động thế giới.

Trái lại nếu thâu thuộc địa mà còn ép bức dân tình, giục các sắc dân ấy vào cảnh đê hèn thì không mong chi đồng thể cả. Không đồng thể thì là nghịch nhau, nghịch nhau thì loạn lạc, loạn lạc thì khó hoà bình thế giới.

Cái nền chính trị thật cao minh thì nên để cho các sắc dân đều tự chủ. Còn sự an lập quốc thể thì dùng phương nào cho dân thuộc địa chịu dễ dàng, đừng dùng quyền áp bức. Nước Đại Pháp cũng còn giữ chánh sách ấy mà làm lý thuyết,còn thực hành thì lại trái hẳn, chỉ cũng tại ham muốn chosự tiến hoá mở mang thuộc địa may chóng mà làm cho dân thuộc địa tha nha thiết nhỉ, và tại nơi tham tàn của đám ô lại tham quan làm hư chánh sách cao thượng ấy đi. Bần đạo rất tiếc.

Ghi chú : Đức Hồng Y Richelieu thuộc dòng quý phái, tên thật Amand Jean Du Plessis, Hồng Y De Richelieu, sanh năm 1585 ở Paris, quy vị năm 1642 là một trong chánh khách Pháp, năm 1606 Ngài thọ phong giám mục thị trấn Lugon, rồi đắc cử dân biểu phái Công Giáo ở hội nghị toàn quốc năm 1614. Năm 1617, Ngài lìa xứ với hoàng hậu Marie de Médicis (vợ Henri IV) năm 1622 Hồng Y De Luynes gọi Ngài về và năm 1624 Ngài được thâu nhận vào hội đồng Hoàng gia, nhanh chóng Ngài lãnh đạo hội đồng này.

Đàn cơ tại Thánh địa Bạch Vân Kim Biên
Ngày 26 tháng 10 Quý Dậu (15-2-1933)
Phò loan : Đức Hộ Pháp và Ngài Cao Tiếp Đạo
Hầu đàn : Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt
Giáo sư Thượng Bảy Thanh

THANH SƠN ĐẠO SĨ
……
Thầy ngậm ngùi nhớ buổi các con hạ trần, giúp đỡ Ngọc Hư thì Lý Đại Huynh, còn Cực Lạc thì Hộ Pháp chuyển thế. Thầy chán hiểu rằng phận sự khó khăn quá sức các con nên khi ấy không cho Trưởng Ca (Là Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn ) của các con giáng trần, để ở thiêng liêng nắm quyền hành chính. Thầy chẳng trách nào sự oai nghiêm của nó, nếu các con hiểu thấu thì mới biết rằng trách nhiệm của nó nặng nề yếu trọng, cầm mối thiên cơ mặt thế xây chuyển cho thuận với thiên điều không phải dễ,vì cớ mà Ngọc Hư ban quyền thiêng liêng vĩ đại, tùng phục mạng lịnh Lý Giáo Tông và Hộ Pháp đặng bảo tồn chánh giáo. Thầy (Thầy là Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ xưng hô với chư môn đệ Bạch Vân Động) lại ngăn cản các con chẳng đặng.

Khi lãnh lịnh Ngọc Hư các con quá lời quyết định, thề chuyển tân thế, lập Tân Dân. Thề ấy kiếp này Thầy rất nên sợ sệt. Thầy chỉ cầu nó thương tưởng các con nghĩ tình bằng hữu trên ngàn kiếp đăng bảo bọc đỡ nâng, gọi ơn muôn một cùng Thầy.

Thầy cũng nhìn rằng nó cố tâm giữ hứa, song nhiều phen nó đem bằng chứng nói tệ các con, Thầy khẩn cầu khoan dung lắm lúc. Thầy rất đau lòng đôi phen chịu luỵ gánh tội các con, nhưng các con cứ lần bần gây thêm ra nữa. Lúc sau này nó dâng sớ vào Ngọc Hư xin truất bỏ nhiều đứa ra khỏi Thánh Thể Chí Tôn. Thầy đau lòng quá đỗi, hễ bỏ ra khỏi Hội Thánh thì tội chuyển kiếp luân hồi. Thầy chạy đôn đáo, khẩn đảo Ngọc Hư đình đãi ít lâu cho các con chuộc tội.

Phục Thành (Đạo hiểu của giáo hữu Thượng Hoà Thanh do Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ cho ) là đứa thứ nhì trong số. Vậy Thầy xin các con nếu biết thương Thầy rán trao tâm luyện tánh, đủ Thánh đức đạo tầm hầu làm xong phận sự đặng sum hiệp Thầy trò kẻo Thầy nhẫn nhớ trông mòn mỏi .

Bần đạo xin để lời cám ơn Chư Đại Thiên Phong, để lời cố cập cả chư đồ của Bần đạo. Đa tạ hậu tình. THĂNG

Ông giáo hữu Đặng Hoà Thanh bị Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn trục xuất ra khỏi Đàn cơ đêm 27-10-Quý Dậu (14-12-1933)

Xin ghi luôn theo đây bài Thánh giáo của Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ cho ông giáo hữu Thượng Hoà Thanh.

Toà Thánh, ngày 8 tháng 8 năm Tân Vì
( Le 15-9-1931)

THANH SƠN ĐẠO SĨ

Hĩ chư Đại Thiên Phong và chư Đạo hữu nam nữ;
Xin Quyền Giáo Tông bình thân, đa tạ, đa tạ !
Thầy mừng hai con Phong Chí và Từ Huệ (Phong Chí là đạo hiệu của ông giáo sư Thượng Bảy Thanh, Từ Huệ là đạo hiệu của ông giáo hữu Thượng Tuy Thanh )
Hoà ! con ngày nay đã định vị. Thầy cũng lắm phen cầu khẩn Ngọc Hư. Cái thâm tình của Thầy còn rơi dấu tại Thanh Hoá (là nơi cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm từng học với ông bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Lúc sinh thời 18 tuổi, còn am Bạch Vân của Ngài ở tỉnh Hải Phòng là nơi sinh quán. ), anh em Bạch Vân Động của con lắm đứa còn nương đất Bắc, chẳng nỡ lìa vì còn dấu tích của Thầy buộc ràng chúng nó nơi ấy. Vậy Thầy cậy con để hết tâm trí, gieo nguồn Thánh giáo nơi ấy mà cứu nạn cho quê hương. Con đã rõ Thầy thương mến Bắc địa của mình dường nào thì con cũng thể lòng yêu mến dường ấy. Thầy lại cậy con để lòng lo sùng tu Bạch Vân Động hữu vi của Thầy lại, vì là một nơi Thầy lựa chọn rất xứng đáng cho ngày hội hiệp các con.

Thầy cho hai câu liễn và nhắc Thánh danh con. Cười..
Phục Thế tại Nhơn Hoà
Thành Cô tùng địa lợi
Lấy hai chữ đầu đó thì biết danh con. Nội gia đình con Thầy giúp đỡ không chi phòng ngại. Còn truyền giáo tuy coi khó, nhưng khó ấy là phép làm để cho con. Cười …

Cái lập thệ của Bạch Vân rất hệ trọng, con khá nghĩ đến mà gắng công. Nếu cả các con không tròn phận sự thì Thầy cũng phải mất ngôi mà tái kiếp. Khó viết quá ! - THĂNG

Hộ Pháp Đường, mồng 1 tháng 10 năm Ất Hợi
(dl 26-11-1935)

BẠCH VÂN ĐỘNG THANH SƠN ĐẠO SĨ

Bần Đạo chào chư thiên phong và các con Bạch Vân Động.
Kiếu lỗi cùng chư Đại đức, cho phép Bần Đạo chuyện vãng với chư môn đệ của Bần Đạo một lát kẻo đã lâu cách biệt tội nghiệp chúng nó.

                        Các con nghe Thầy :
Nắm chặt khuôn linh sửa nết trần
Nên hư để phó mặc Hồng Quân
Chòm mây bạc cũ là Tâm chí
Khối tuyết trong xưa ấy trí thần
Đường đột đôi phen gầy thế cuộc
Oàn ào lắm lúc độ nguyên nhân
Đã hay căn nghiệp là tên độc
Mà cũng liên hoa thoát tục trần.

Các con nhớ lời Thầy căn dặn rằng, may duyên đặng gặp Chơn Quân tại thế, nương bát nhã độ sanh thì công nghiệp ấy có ảnh hưởng vinh diệu cho Bạch Vân Động lắm. Ngày nào mà Thầy thấy các con mang áo vinh quang mà chầu tại Bạch Ngọc Kinh cả thảy là ngày ước vọng của chúng ta đã thoả mãn.

Thầy đã nói rằng cơ chuyển thế là do luật vô biên ái tình sanh sản, con đường ái tình ấy các con vẫn thường lui tới, ngày mong mỏi là ngày các con trải khối ái tình ấy đầy dẫy nhơn tâm mới mong hoà bình đại đồng thế giới.

Ôi ! Thầy đứng đây thấy trong năm châu chư môn đệ hỡi còn lặn lội trong biển khổ sông mê nên đau đớn. Thầy chỉnh sợ có bấy nhiêu mà không muốn thường giáng trần, vì mỗi phen đều mỗi giọt lệ tuông vào nơi tục lự. Các con nhớ cái thảm của Thầy đặng lấy nó làm dây hàn tâm gìn Thánh đức nghe !

Ông Cao Đức Trọng lúc bấy giờ mới nhập môn vào Đạo chưa có phẩm tước gì, sau này mới đắc phong Tiếp Đạo H.T.Đ cảm khái mấy bài thi của Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ trong thập thủ liên huờn , xin trích ra bài thứ sáu mà ông đã hoạ nguyên vận :

            Thanh Sơn Đạo Sĩ :
Xa thơ hầu ngã nước nhà nghiêng
Ai giữ phong cương đặng vững bền
Đấp luỹ Cổ Loa chưa thấy mặt
Lấp Hồ Hoàn Kiếm bấy nhiêu tên
Thăng Long bao thuở nung hùng khí
Gia Định tự nhiên chấp ấn quyền
Sông núi dật dờ chờ tạo khách
Hoá sông nên Đạo, núi nên Thiền
Hoạ Nguyên Vận
Kính Thanh Sơn Đạo Sĩ ,
Nước nhà điên đảo mấy lần nghiêng
Giận lũ cầu vinh chí chẳng bền
Dạ sắt không người cơn gió lửa
Gan đồng thiếu kẻ lúc mưa tên
Xót nền xã tắc trung nương khách
Phá gánh giang san nịnh dựa quyền
Dâu bể thôi đành chờ máy tạo
Cồn xây vực thẳm hoạ khi thiền.
                                                                                  9 Juin 1927
                                                                                   Cao Đức Trọng
Thanh Sơn,
Khi đến bần đạo đặng thi, Khen đó !
Nghe bần đạo khuyên :
Đã từ vào bút lại ra nghiên
Chí khí nam nhi gắng giữ bền
Phong Võ tuy qua chưa định tánh
Vân Đài nhắm lại có đề tên.
Trần ai vùng vẫy nên tay mắt
Đài Các tiêu tao chước biến quyền
Đủ trí đủ tài tua vẹn đức
Lưu truyền hậu thế một dòng thiền.
                                                                       Trạng Trình

Báo Ân Đường (Nam Vang) đêm 13-8
Phò loan : Giám Đạo Lợi Bính Thân (17-9-1956)
Hữu Phan Quân Thoại
Thanh Sơn Đạo Sĩ

Bần Đạo xin chào Hộ Pháp , Bảo Đạo và chư hiền nam nữ
Thắm thoát nền Đại Đạo khai nơi Tần Quốc đã 30 năm. Ngày ấy chính Chí Tôn sai Hộ Pháp đến để gieo hột Thánh cốc. Từ ấy những nay các tay chấp chánh Đạo quyền nơi này không tỏ bồi thêm, trái lại làm cho phân chia tâm lý. Cớ ấy do chỗ ham quyền trọng vị. Các chức sắc thiên phong lãnh thiên mạng nơi mình không làm xong phận. Ngôi thì ham, quyền thì muốn mà hành động cho xứng lại không. Thử hỏi họ Vưng Thiên mạng đến để làm gì kia chớ ?

Họ phải cho xứng phận là anh thầy, để gần gũi nhơn sanh, chia việc đau, an ủi điều khổ.

Hôm nay, Hộ Pháp đã đến thì cả chức sắc Thiên phong phải rán thiệt thi quyền của mình, hư thì bỏ, nên thì để, rửa ráy Thánh thể Đức Chí Tôn cho nên hình. Vậy khá liệu lấy.
Có Quyền Giáo Tông đến. - THĂNG

TÁI CẦU :
Phò loan : Hộ Pháp - Bảo Đạo
THƯỢNG TRUNG NHỰT
Khi nãy, Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ có ý khuyên mấy em gắng công hành đạo, chính qua cũng nhìn nhận mấy em thiếu kém công nghiệp cùng Đạo. Mấy em nam nữ đã thấy rõ vì thế nào mà Chưởng Đạo Nguyệt Tâm đã từ bỏ chức vụ mà mấy em từ thử hay chăng ?

Mấy em nhớ lại coi, từ khi Phong Chí (Giáo sư Thượng Bảy Thanh) nắm quyền đến nay, sự nghiệp Đạo đã hư hoại thế nào ? Thì cũng do nơi bội phản Hộ Pháp và anh em giành quyền mà sanh ra rối loạn.

Qua nói thiệt cùng mấy em rằng, vì hổ thẹn ấy mà Chưởng Đạo từ chức và huỷ bỏ Hội Thánh Ngoại Giáo.

Các em đã hiểu rõ điều ấy. Qua chỉ thương Thanh Sơn mang tiếng phụ phàng, lỗi tình cùng Hộ Pháp. Qua đã nhiều phen cầu xin Nguyệt Tâm Chơn Nhơn tha thứ, nhưng Ngài quyết hẳn, vì cớ là chúng đã mạo danh Bạch Vân Động đặng chia phe phân phái lập quyền đời của họ.

Các em có biết chăng, Đấng đã mang trọn ân của Hộ Pháp là Bạch Vân Hoà Thượng, tức là Đức Thanh Sơn, vì khi lãnh lịnh Ngọc Hư thì người đã hứa rằng : Hộ Pháp trọn quyền sử dụng các Chơn linh Bạch Vân Động. Hôm nay lời hứa ấy đã thất.

Qua nhường cơ lại cho Đức Thanh Sơn Chơn Nhơn.
Mấy em sẽ hưởng đặng một điều quí báu. - THĂNG

TÁI CẦU :
THANH SƠN CHƠN NHƠN

Bần đạo trở lại là vì lời kêu nài của Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt

Chư Thiên Phong đủ hiểu rõ rằng : Mạng số Việt Nam nó liên quan mật thiết cùng kiếp sanh của Bần đạo là thế nào, và vì lẽ gì mà Bần Đạo phải giao trọn quyền điều khiển Bạch Vân Động cho Hộ Pháp.

Bảo Đạo ! Thì Bần Đạo cũng đồng tâm bịnh với Hiền hữu. Cười ….Bảo Đạo nghe :

THI
Hoành sơn phân nước trót đôi lần,
Khí số bấy chừ dứt Nguyễn quân
Lời sấm đoán văn khi thật quả
Tiên tri toán số gẫm không lầm
Aân dân buồn thiếu trang hiền sĩ
Bảo quốc vui nhờ đức Thánh quân
Suy thạnh nước nhà do trị loạn,
Cũng như Đôngmãn tới hồi Xuân

Đọc lại rồi kiếm nghĩa đặng hiểu
Bần đạo sẽ tái giáng đặng hiệp ý cùng nhau. - THĂNG

Đức Phạm Hộ Pháp giải thích về Bạch Vân Động như sau :
“Xưa nay nguời ta vẫn coi Nguyệt cầu (mặt trăng) là nơi dừng chân của những vị Thánh, Thần, trước khi xuống trần giới (Địa cầu) đầu thai. Các vị đó phải ở lại Nguyệt cầu ít lâu để liên lạc với Địa cầu, để quen lần với đời sống ở thế gian này.

Từ cổ, Thần thoại đã mệnh danh nguyệt cầu là Bạch Vân Động (Quảng Hàn Cung). Cơ giáng ở Âu Châu, mệnh danh là LOGE BLANCHE (Bạch Động).

Giáo chủ của Bạch Vân Động là Bạch Vân Hoà Thượng miêu duệ của Từ Hàn Đạo Nhơn, dòng dõi Đức Phật Quan Âm.

Bạch Vân Hoà Thượng đã 2 lần giáng trần ở Pháp : Một lần là Hồng Y Giáo Chủ Richelieu, một lần là Quận Công LA Roche Foucault.

Ở VN, Ngài giáng trần là Trình Quốc Công, Nguyễn Bỉnh Khiêm, tức gọi là Trạng Trình”

Sau đây là nguyên văn thập thủ liên huờn của Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ chia làm hai đoạn : 5 bài trước giáng cơ vào năm 1925, năm bài sau giáng cơ năm 1927, có ba vị nữ Tiên Diêu Trì Cung về khen tặng :

THẤT NƯƠNG
Chào mấy anh - em xin tặng Thanh Sơn
Hay Thanh Sơn, giỏi Thanh Sơn
Trung nghĩa về Tiên cũng ngậm hờn
Cẩm Tú thêu oan thành khí giới
Văn chương khảo tội hoá côn huờn
Tiếng chuông tỉnh thế ba kỳ thức
Hơi trống truy hồn bá tánh khôn
Trị loạn sấn tay nâng vạc ngã
Anh linh muôn kiếp nước Nam dồn
                                               (13 Juin 1927)

BÁT NƯƠNG
Em chào mấy anh - Em cũng xin tặng :
Tài Thanh Sơn, trí Thanh Sơn
Câu văn tuyệt bút vẽ nên hờn
Giục lòng chí sĩ chưa vừa sức
Múa búa thần tiên đủ chấp quờn
Dệt thảm lê dân trời cám cảnh
Khêu sầu xã tắc đất kinh hồn
Nắn nhồi trí tuệ thành binh khí
Rèn chất anh thư đắp lũy dồn
                                               (14 Juin 1927)

LỤC NƯƠNG
Em xin tặng Thanh Sơn
Trung Thanh Sơn, nghĩa Thanh Sơn
Bởi tại đâu ân oán nuốt hờn.
Nát mật khó xem nhà vắng chủ
Bầm gan há chịu nước không quờn.
Câu văn ái chủng gầy binh khí
Tiếng sấm ưu hương định quốc hồn.
Lập chí ôn nhu là đắp luỹ
Nung lòng đạo đức ấy xây dồn.
                                               (15 Juin 1927)

THẬP THỦ LIÊN HUỜN
Của Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ
1 - Âm dương tuy cách cũng trời chung
Thấy trái nên đây mới tỏ cùng
Thắc dạ thuyền xưa không đậu bến
Đau lòng hạc cũ chẳng về tùng.
Cúi đầu đành chịu thân trăm tuổi
Ngước mặt ngơ trông bậc chín trùng
Mạnh yếu há ngồi cam chịu vậy
Hay chi cá chậu với chim lồng.

2 - Chim lồng bao thuở lại non xanh
Mỏi mắt trông vơi chốn thoát mình
Dựng nước chẳng ai tài tướng được
Liều mình thiếu kẻ đấng hùng anh
Vầy thuyền chi sợ cơn giông tố
Hiệp chủng còn hơn cuộc chiến tranh
Thìn dạ chờ Chầu về Hiệp phố
Nơi mình sự nghiệp mới tan tành,

3 - Tan lành nhớ đến gánh giang san
Lòn cúi thương dân lắm buộc ràng
Phú quí mồi câu con hạc cánh
Đỉnh chung gió thổi đám mây tan
Đợi thờ toan mượn cần câu Lữ
Dựng nghiệp tua che mặt lưới Thang
Ly loạn gặp đời, đời muốn chán
Công danh phủi sạch hưởng thanh nhàn

4 - Thanh nhàn ngày tháng lại Tiên gia
Trị loạn hằng xem thế nước nhà
Bễ hoãn dập dồn thương bấy trẻ
Thành sầu chất ngất thẳm cho già
Bạc đầu non chịu lằn sương nhuộm
Nhăn mặt nước chờ trận gió qua,
Thân ái mối dây tua nắm chặt
Chích chiu ấy cũng một bầy gà

5 - Bầy gà mất mẹ kiếm bơ vơ
Yếu đuối biết ai để cậy nhờ
Nắng hạn trông mưa trông mỏi mắt
Đắng cay mộ nước mộ lòng chờ
Ngoài khua tiếng giặc, trong khua nịnh,
Võ thiếu binh nhung, quốc thiếu cờ
Trí chúa tôi hiền không gặp chúa
Nào người gánh nỗi mối xa thơ

6 - Xa thơ hầu ngã nước nhà nghiêng
Ai giữ phong cương đặng vững bền
Đắp luỹ Cổ Loa chưa thấy mặt
Lấp hồ Hoàn Kiếm bấy nhiêu tên
Thăng Long bao thuở nâng hùng khí
Gia Định từ nhiên chấp ấn quyền
Sông núi dật dờ chờ tạo khách
Hoá sông nên Đạo, núi nên thuyền

7 - Nên thuyền thì trước lập nên dân
Chín bệ xem qua chẳng trí quân
Ích nước xủ tay khoe đẹp áo
Lợi nhà vổ bụng hưởng tròn thân
Nam Giao vắng vẽ đường cung kiếm
Văn Miếu khô khan ngọn bút thần
Danh vọng ru hồn quên thỗ võ
Thẹn nòi bộc lại, mộ đai cân

8 - Đai cân đã có vẻ chi chưa ?
Hay phận tù lao kiếp sống thừa
Đạp đất gập ghềnh chân trẻ dại
Ngừa thời điên đảo trí già xưa
Ngôi hang thương kẻ mang da chó
Ngự điện ghét quân đội lốt lừa
Cái nhục giống nòi kia chẳng rửa
Xoi hang mạch nước ý chưa vừa

9 - Chưa vừa mộng mị với Tây tà
Vụ xác vong hồn dựa phách ma
Tiêu huỷ thân cây lằn lửa táp
Tan tành hình nộm trận giông qua,
Rước voi phá mã đào Lăng miếu
Thả rắn xua ong nhiễu điện toà
Đổ luỵ hỏi người sao chẳng nhớ
Ngọn rau tấc đất nước nhà ta

10 - Nước nhà ta có tiếng anh phong
Vẻ đẹp trời đông sắc Lạc Hồng
Nam Hải trổ nhiều trang Thánh đức
Giao Châu sanh lắm bực thư hùng
Tính trung lửa thét thành Bình Định
Khí liệt gươm đề tỉnh Quảng Đông
Văn hiến bốn ngàn năm có sẵn
Chi cần dị chủng đến dâng công

2. Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hán vận :

DƯỠNG SINH THI
Tích khí, tồn tinh, cánh dưỡng thần,
Thiểu tư, quả dục, vật lao thân
Thực thôi bán bão, vô kiêm vị
Tửu chỉ tam phân, mạc quá tần
Mỗi bả hí ngôn, đa thủ tiếu
Thường hàm lạc ý, mạc sinh xân
Nhiệt viêm, biến trá, đô hưu vấn
Nhiệm ngã tiêu dao quá bách xuân

                        Dịch :
Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị
Rượu chỉ vài phân, chớ quá từng
Miệng cứ câu đùa vui miệng mãi
Bụng thường nghĩ tốt bụng lâng lâng
Nhiệt thành, biến trá, thôi đừng hỏi
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm

CẢM HỨNG
Thái hoà vũ trụ bất Ngu, Chu
Hỗ chiến giao tranh tiếu lưỡng thù
Xuyên huyết sơn hài tuỳ xứ hữu
Uyên ngư tùng trước vị thuỳ khu
Trùng hưng dĩ bốc độ giang mã
Hậu hoạn ưng phòng nhập thất khu
Thế sự đáo đầu lưu thuyết trước
Tuý ngâm trạch bạn nhậm nhàn du

                        Dịch :
Non sông nào phải buổi bình thời
Thù đánh nhau chi khéo nực cười !
Cá vực, chim rừng ai khiến đuổi ?
Núi xương, sông huyết thảm đầy vơi
Ngựa phi chắc có hồi quay cổ
Thú dữ nên phòng lúc cắn người
Ngán ngẫm việc đời chi nói nữa
Bên đầm say hát nhởn nhơ chơi !
                                               Phan Kế Bính dịch
                                                             Nam Hải dị nhân liệt truyện
                                                                       (Imprimerie Tonkinoise, Hanoi)

NGỤ Ý
Danh toại công thành hưu hĩ hưu
Đẳng, nhàn thế cố nhất hư châu
Phong lai giang quán lương nghi hạ
Nguyệt đáo thư lâu minh chứng thu
Hồng nhật đông thăng tri đại hải
Bạch vân tây vọng thị thần châu
Khê sơn diệc túc cung ngô lạc
Nhẫn phụ tiền minh vạn lý âu

* Ứng về sau nhà Lê khôi phục được nước
* * Ứng về sau nhà Trịnh lại giữ quyền nhà Lê

CƯƠNG THƯỜNG TỔNG QUÁT
Trời phú tính (*) ở mình ta
Đạo cả cương thường năm mấy ba (**)
Tôi hết ngay chầu chực chúa
Con hằng thảo kinh thờ cha.
Anh em mựa nỡ điều hơn thiệt
Bầu bạn cho hay nết thực thà
Nghĩa vợ chồng xem rất trọng
Ở đầu phong hoá (***) phép chung nhà

(*) Trời phú tính : Sách trung dung : "Thiên mệnh chi vi tính" (cái mà trời phú cho gọi là tính). Tục ngữ cũng có câu : "Cha mẹ sinh con trời sinh tính".
(**) Cương là cái giường lưới tức cái dân chính của lưới, từ đó móc các sợi làm mắt lưới. Tam cương : vua (là giường của )tôi , cha (là giường của) con, chồng (là giường của )vợ. Ngũ thường : năm đức tính con người cần phải có : nhân (thương người), lễ (phép tắc trong sự ăn ở), nghĩa (lẽ phải), trí (sự sáng suốt), tín (giữ đúng lời nói)
(***) Ở đầu phong hoá xưa coi tình nghĩa vợ chồng là mối đầu của phong hoá là cơ sở của xã hội

RĂN ĐẦY TỚ THỜ CHỦ
Đạo làm đầy tớ ở cho ngay
May tơ hào cũng chẳng tây (*)
Chữ “thận cần”(**) đâu dám trễ
Niềm “ưu ái” (***) chút nào khuây ?
Vàng bền há lại lửa còn sợ ?(****)
Cỏ cứng chi cho gió được lay ?
Một tiết miễn thâu(*****) vừng nhật nguyệt
Biết chăng hay chăng, mặc lòng thầy (******)

 (*) Dù một chút nhỏ cũng không vì mình
(**) cẩn thận và siêng năng
(***) Ưu ái là nhiệm vụ kẽ sĩ phu
(****) Há lại lửa còn sợ : há lại còn sợ lửa
(*****) thấu suốt
(******) Thầy là sư (đối với trò) là chủ (đối với tớ) là vua (đối với bầy tôi)

CON THỜ CHA MẸ
Ngẫm đạo làm con ở rất nan (*)
Ở cho lọn đạo mới là ngoan
Hay khi “ôn sảnh”(**) bề cung dưỡng(***)
Siêng thuở “thần hôn”(****) việc hỏi han
Dầu giận hờn, càng kính thuận
Vâng sai khiến, dám phàn nàn ?
Chữ rằng : “Chưa dễ đền ơn nặng”
Lọ nỗi riêng tây theo thế gian ?
 (*) Nan : khó khăn
(**) Ôn sảnh : do chữ "đông ôn, hạ sảnh" bổn phận kẻ làm con chăm sóc cha mẹ
(***) Cung dưỡng : tìm thức ăn nuôi mẹ
(****) Thần hôn : do chữ "hôn định, thần tỉnh" tối sớm bổn phận kẻ làm con chăm sóc cha mẹ

KHUYÊN ANH EM CHỚ GIÀNH LẪN NHAU
Cùng đội sinh thần một cửa ra
Anh em trời đã thực cho ta
Giúp nàn, chống rẻ cùng nương cậy (*)
Biết kính, hay yêu miễn thuận hoà
Xui giục chớ tin lời vợ
Yêu thương sá thấy lòng cha (**)
Chân tay gẫm lại ai hơn nữa
Tranh cạnh làm chi, lỗi phép nhà ?

 (*) Giúp nàn : giúp đỡ nhau trong lúc nghèo. Chống rẻ : chống kẻ khinh thường anh em mình
(**) Yêu thương sá thấy lòng cha : Khi anh em có chuyện xính mích nên nghĩ đến tấm lòng cha yêu thương tất cả mà thuận hoà với nhau

KHUYÊN CHỒNG ĐỐI VỚI VỢ
Sau ngày đã kể vợ tao khang(*)
Xin xót (**) cùng nhau hỡi thế thường
Lỗi nhỏ (***) thứ cho đừng sá giận
Tình thân nghĩ đến cũng nên thương
Chi tuồng bòn của, no liền phụ
Mảng nỗi chê già, ghét lại ruồng
Kìa kẻ sốt giàu … (****)
Chẳng hay nghãi cả để đầu giường (*****)

(*) Tao khang : do câu "Tao khang chi thê bất hạ đường" (hán thư) chỉ người vợ lấy mình lúc còn hàn vi
(**) Xót : thương xót nhau
(***) Thứ : tha thứ
(****) Kẻ : ở đây là tác giả dẫn điển Ngô Khởi người thời Chiến quốc vì nóng lòng ham giàu sang nên đã nhẫn tâm giết vợ
(*****) Đầu giường : dịch chữ "cương". Do câu "hữu phu phụ nhi hậu hữu phụ tử, hữu phụ tử nhi hậu hữu quân thần", nghĩa là có vợ chồng mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi.

KHUYÊN NÀNG DÂU THỜ CHA MẸ CHỒNG
Cha mẹ chồng biết kính thờ
Nàng dâu miễn đấy vẹn sau xưa (*)
Việc làm theo thói nhà quen chuộng
Nết ở chiều người tính sở ưa (**)
Yêu nề càng gìn lễ phép
Giận hờn cũng chớ thẩn thơ
Mắng thương (***) người phải dùng khoan nhặt (****)
Ta giữ cho hay thì mới vừa

(*) Khuyên nàng dâu biết kính thờ cha mẹ chồng thì mới làm trọn nghĩa trước sau
(**) Đạo làm dâu phải tuỳ theo sự ưa thích của cha mẹ chồng
(***) Mắng thương : những lời dạy bảo chân tình xuất phát từ lòng thương yêu của cha mẹ
(****) thong thả và chặt chẽ

KHUYÊN ĐỐI XỬ VỚI BẦU BẠN
Làm người dầu đã bạn cùng ai
Chữ tín tua nhìn chẳng chút sai (*)
Đừng có nồng chi rồi lại lạt
Nếu mà thắm lắm ắt liền phai (**)
Chợ hàng, miễn chớ tuồng chơi họp (***)
Rượu bạc, xin thôi sức ép nài
Sác ắt sơ (****) hằng cần đấy
Yêu nhau nghĩa ấy mới bền dai

 (*) Tín là giữ đúng lời hứa, lời hẹn với bạn
(**) người xưa nhắc :"Quân tử chi giao tạm nhược thuỷ" (tình bạn bè của người quân tử thanh đạm như nước)
(***) Làm bạn với nhau, đừng rũ nhau nhau ăn uống nay chợ mai hàng
(****) Sát ắt sơ : theo lời của Khổng tử :"bằng hữu sác tư sơ hĩ" ý nói đối với bầu bạn, nếu mình can ngăn luôn tất sẽ bị bạn xa lánh (Luận ngữ)

KHUYÊN ĐỐI XỬ VỚI HỌ HÀNG
Dòng dõi suy ra cũng một nhà
Xem ai hơn nữa họ hàng ta ?
Đỡ đần đành cậy vây cánh
Gửi thác (*) càng tin ruột rà
Chẳng bỏ được nào, sao chẳng biết ?
Nên gần cho lắm, há nên xa ?
Cùng nhau bầu bí yêu thương lấy (**)
Chớ nỡ xem bằng khác tới qua (***)

 (*) Gửi thác : dịch tức ký thác
(**) Ca dao : "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
(***) họ hàng là phải thương yêu đùm bọc nhau, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, chớ coi như khách vãng lai

KHUYÊN ĐỐI XỬ VỚI HÀNG XÓM
Nghiệp cha ông…
Ai là cho khỏi chốn gia hương ?
Miễn thay (*) hằng giữ bề lương thiện
Dầu vậy, đừng nồng …
Cậy thế chớ bề hiếp chóc
Ra ơn sá miễn (**) yêu thương
Vắt tay xin nghĩ về sau với :
Lành giữ muôn đời, tiếng để làng

(*) khuyên thay
(**) Sá miễn : khuyên nên
RĂN NGƯỜI CÓ LÒNG THAM
Tượng trời (*) âu đã quá đồng cân
Định cho ai, ắt có phần
Muốn vô nhai (**) khôn lẽ được
Ơn phi phận (***) khá đều phân
Đủ no hay vậy xin thong thả
Sạo sục (****) làm chi, luống nhọc nhằn !
Nếu tham hơn thì phải thiệt
Hãy ghi lời ấy để mà răn

 (*) Tượng trời : đồng tiền được đúc theo tượng trời, ắt cũng cân bằng
(**) Muốn vô nhai : Bụng quá tham, không biết thế nào là bờ
(***) Ơn phi phận : ơn vốn không phải mình đáng được hưởng
(****) Sạo sục : nôn nóng, bồn chồn

RĂN NGƯỜI HAM MÊ SẮC ĐẸP
Cẩn (*) cho hay, chẳng phải chơi
Sắc xem dường sóng, dễ xiêu người (**)
Lửa rơm nếu chửa ngăn lòng tục (***)
Giường mối đâu còn biết lẽ trời (***)
Có chồng con bao xiết nỗi
Hay bùa thuốc ấy thói đời (****)
Kham hiền (*****) luận ác “dâm vi thủ” (******)
Cẩn cho hay, chẳng phải chơi
(*) Cẩn : giữ gìn, đề phòng
(**) Thơ cổ : " Sắc bất ba đào, dị nịch nhân" Sắc chẳng có sóng mà dễ khiến làm đắm người (Lý Niên Diên -Đường) cũng có câu "Nhất tiểu khuynh nhân thành, tái tiểu khuynh nhân quốc" (Người đẹp cười lần nhất làm nghiêng thành, cười lần hai làm nghiêng nước).
(***) Khi gần sắc đẹp nếu chẳng giữ mình, để cho lòng tục lôi kéo đến chỗ "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" và lúc đó, sẽ quên hết lẽ trời.
(****) để làm người khác say mê, người ta có thể dùng "bùa thuốc"
(*****) Kham hiền : đáng khen là hiền
(******) Luận ác dâm vi thủ : theo Nho giáo luận về tội ác thì dâm ô là đứng đầu. Người xưa có câu "Bách ác, dâm vi thủ; vạn thiện, hiếu vi tiên" Trăm điều ác, dâm là đầu, vạn điều lành, hiếu đứng trước.

RĂN NGƯỜI HAM MÊ CỜ BẠC
Anh em cùng mặt chẳng cùng lòng
Cờ bạc ai là ở có sòng (*)
Cười nói tuy rằng vui miệng vậy
Lật lừa toan…
Xoay vần, nhà chủ (**) đều vơ cả
Gian lận, con kim (***) cũng sạch không
Nghề ấy xưa nay…
Có giàu sao được (****) hãy còn mong ?

 (*) Sòng : thẳng thắn
(**) Nhà mở sòng chứa cờ bạc
(***) người có tiền, tức la øngười đánh bạc
(****) Có giàu sao được : tục ngữ có câu : "Cờ bạc là bác thằng bần"

RĂN NGƯỜI KIỆN CÁO GIAN GIẢO
Một mình ăn mặc hết bao nhiêu
Gây làm chi bấy, hỡi điêu !
Kiếm chước tạo thêu (*) không hoá có
Tìm điều đặt bỏ (**) ít nên nhiều
Phải chăng rối lý khôn bề đoán (***)
Kiện cáo xui người (****) đến nỗi xiêu (*****)
Phép nước ví dù còn tránh được
Tội trời khôn thể tránh đâu nào

(*) Thêu : thêu dệt cho thành sự thật
(**) Đặt bỏ : bịa đặt điều này, vứt bỏ điều khác, có ít nói nhiều
(***) làm cho lẽ phải, lẽ trái khó mà xét đoán
(****) xúi giục người
(*****) xiêu cửa, xiêu nhà

RĂN NGƯỜI CẬY MÌNH SANG MÀ KIÊU NGẠO
Dầu sang trọng cũng là trời (*)
Ta có chi kiêu với ai ?
Rất đỗi thánh xưa còn tốn nhượng (**)
Lọ loại thường nọ há rông rài ?
Chớ điều cậy thế mình khinh rẻ
Đến lúc thua cơ nó mỉa mai
Cẩn đấy, một ngày càng một giữ
Thói kiêu giũ sạch mới ra người

 (*) Cũng là trời : do trời định
(**) Tốn nhượng : nhún nhường

RĂN NGƯỜI CẬY MÌNH GIÀU MÀ COI THƯỜNG NGƯỜI NGHÈO
Kẻ khó thường làm ích kẻ giàu
Ở thì phải ngẫm, biết nhường nhau
Bán kia, chẳng nỡ mua cho rẻ
Vay nọ, xin đừng lãi lấy đau
Bớt nỗi sai đời làm độc khố (*)
Thôi thì đã trả hãy cơ cầu (**)
Nặng lòng nhân nghĩa, hay thương khó
Giàu ấy hầu toan mới được lâu (***)

 (*) Khi khách đến đòi nợ thì giơ đủ mánh khoé độc ác, nào giết gà, đánh chó để ăn. Khi họ ra về con nợ còn phải có phẩm vật tiển đưa
(**) Hãy cơ cầu : hãy còn cơ cầu ác nghiệt
(***) Người đời khi đã giàu có muốn được bền thì phải có lòng nhân nghĩa

RĂN KHÔNG NÊN TIN NHẢM TÌM ĐẤT TỐT
Phúc địa chi cho kẻ cưỡng cầu (*)
Được chăng run rủi bởi cơ mầu
Ở lành, chẳng rắp hay nên gặp (**)
Nẻo dữ, tuy tìm lại phải âu
Quí Nộ phân kim (***) ai khéo bấy.
Cao Biền (****) ưa thuỷ phép sai đâu
Ngẫm xem dám …
Phúc địa chi cho kẽ cưỡng cầu ?

 (*) Cưỡng cầu : cầu mong gượng gạo
(**) Chẳng rắp hay nên gặp : chẳng tìm mà lại gặp
(***) Phân kim gọi là phân kim vị kim đứng đầu ngũ hành. Tìm phương vị là để đặt huyệt đúng hướng.
(****) Cao Biền : quan đô hộ đời Đường kiêm mấy thầy phù thuỷ xảo nguyệt

VÔ ĐỀ

1

Rất nhân sinh bảy tám mươi (*)
Làm chi lận đận nhọc lòng người ?
Một am (**) phong nguyệt, tớ vui tớ
Hai chữ công danh, ngươi mặc ngươi
Xa mã cửa …
Cá tôm bữa miếng mọi mùi tươi
Sang khó miễn yên đòi phận
Rất nhân sinh bảy tám mươi

 (*) Viết thoát ý câu "nhân sinh thất thập cổ lai hy" Đời người ta sống đến 70 tuổi thì xưa nay kể hiếm
(**) Một am : am Bạch Vân

2

Lợi danh từng biết chốn xôn xao,
Dấu cũ đành mong nối họ Sào (*)
Đèo núi vỗ tay cười khúc khích
Rặng thông vắt cẳng (**) hát nghêu ngao
Đòi nơi phong nguyệt vui thay đấy !
Dầu phận công hầu bận (***) được nao ?
Hãy so xem người thế tục
Aâu ta cũng đã kể làm cao

(*) Họ Sào : tức Sào P hủ một cao sĩ đời Đường Nghiêu ẩn ở núi Cơ Sơn, dùng câu làm nhà như một cái ổ nên gọi là Sào Phủ (sào là cái ổ)
(**) Vắt cẳng : ngồi vắt chân chữ ngũ
(***) Bận : bận bịu
3

Phú quý lòng, phú quý danh (*)
Thân hoà tự tại, thú hoà thanh
Tiền sen (**) tích để bao nhiêu thúng
Vàng cúc (***) đâm bông biết mấy giành (****)
Ngoài cửa mận đào là khách khứa
Trong nhà cam quýt ấy tôi mình
Ai xem, ai chẳng hay là chớ (*****)
Lại một ta khen ta hữu tình

 (*) giàu về đạo đức hơn là sang trọng về địa vị
(**) Lá sen lúc mới nở tròn như đồng tiền
(***) vàng như hoa cúc
(****) rổ nhỏ đan bằng tre
(*****) Ai biết hay chẳng biết cũng thế thôi

4

Người gồng gánh kẻ lầm than
Ta biết so ta (*) kể thực nhàn
Đường lợi há theo thị tinh ? (**)
Cảnh thanh chiếm hết giang san
Ngắm chơi đã trải miền thôn dã
Hóng mát từng vui chốn thạch bàn (***)
Một cỏ hoa đều đủ được
Rất vời thong thả cõi trần gian

 (*) Ta biết so ta : so ta với người gồng gánh, kẻ lầm than
(**) Thị tỉnh : có nghĩa là thành thị, đô thị
(***) Thạch bàn : phiến đá phẳng dùng điển Khương Tử Nha câu cá ở Thạch Bàn

3 . Sấm Trạng Trình
Người Trung Hoa phục tài Trạng Trình Việt Nam nên đã có lời ca tụng “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” : Nước Nam về khoa Lý học có ông Trình Tuyền.
Tương truyền những sự việc sau đây đã ứng nghiệm đúng theo lời sấm truyền của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

1 . Tiên Tri về Nhà Tây Sơn dấy nghiệp :
“Chân cung xuất nhật
Đoài cung vẩn tinh”
                        Nghĩa là :
Mặt trời xuất hiện ở phương Đông
Sao sa ở phương Tây.
    Home       1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét