Tam Thánh Bạch Vân Động - 3 / 3 (Hiền Tài Trần văn Rạng)


Theo Bát Quái có tám quẻ là : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Chấn ở phương Đông. Theo kinh Dịch cung Chấn chỉ về người trên. Yù nói người anh cả của họ Nguyễn Tây Sơn là Nguyễn Nhạc sẽ dấy nghiệp. Sao sa ở phương Tây ý nói nhà Tây Sơn xuất hiện.

Sáu câu :
“Bao giờ trúc mọc qua sông
Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây
Đoài cung một sớm đổi thay

Chấn cung sao cũng sa ngày chẳng còn
Đầu cha lộn xuống chân con
Mười bốn năm tròn hết số thì thôi”

Sáu câu nầy ứng vào việc Tôn Sĩ Nghị đem quân Thanh sang cướp nước Nam. Khi đến Thăng Long,Sĩ Nghị cho quân sĩ lập một chiếc cầu nối bằng tre ngang sông Hồng. Sau khi dẹp được giặc Thanh. Nguyễn Huệ xưng là Quang Trung Hoàng Đế (hai câu 1-2)

Nhờ tài ngoại giao của Ngô Thời Nhiệm Quang Trung được vua nhà Thanh là Càn Long phong chức An Nam Quốc Vương.
Sau hai năm ở ngôi vua, Hoàng đế Quang Trung mất. Đoài cung câu 3 có nghĩa là phương Tây. Theo Kinh Dịch, cung Đoài là kẻ dưới, ý nói người em là Nguyễn Huệ mất. Năm sau, Nguyễn Nhạc vì tức vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản, con của Quang Trung) chiếm thành Qui Nhơn nên thổ huyết mà thác (Chấn cung câu 4 ám chỉ Nguyễn Nhạc, người anh của nhà Tây Sơn). Câu 5 chỉ tên vua Quang Trung và vua Cảnh Thịnh. Chiết tự chữ “Quang” của vua Quang Trung gồm chữ “Tiều” ở trên mà chữ “Cảnh” của vua Cảnh Thịnh lại có chữ “Tiều” ở dưới. Thế nên mới nói : Đầu cha lộn xuống chân con. Câu 6 nói nhà Nguyễn Tây Sơn chỉ làm vua được 14 năm.

2 . Tiên Tri về việc Phong hầu cho dân làng vĩnh lại
“Bao giờ ngựa đá qua sông
Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng”
Nghĩa là :
Khi nào ngựa đá qua sông được thì dân làng Vĩnh Lại đều được phong hầu.

Khi vua Lê Chiêu Thống lánh nạn Tây Sơn trốn qua làng Vĩnh Lãi dân chúng ủng hộ nhà vua chống lại Tây Sơn, vua Lê sẵn ấn tín đem theo mình liên phong tước hầu cho người cầm đất dân làng. Tin truyền ra dân chúng tranh nhau xin vua phong tước hầu cho mình. Sợ dân chúng sinh lòng phản trắc, nhà vua liền phong tước hầu cho tất cả dân làng.

Nhiều người cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm nhờ nghiên cứu những điều bí ẩn trong bộ sách Thái Ất Thần Kinh mà thông suốt mọi việc quá khứ vị lai.

3 . Tiên tri về tương lại của Nhà Nguyễn :
“Phụ nguyên chính thống hẳn hoi
Tin dê lại mắc phải mồi đàn dê”
Ý nói nhà Nguyễn mới là dòng dõi chính thống. Vua Gia Long nhờ sự trợ giúp của người Pháp để diệt nhà Tây Sơn. Nhưng nhà Nguyễn cũng mất chủ quyền về tay người Pháp. Chữ “dê” dịch nghĩa Hán là “dương” ám chỉ người Tây Dương.

            Bốn câu :
“Để loài bạch quỷ Nam xâm
Làm cho trăm họ khổ trăm lưu ly
Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy
Gia đình một ở ba đi dần dần”

Hai câu đầu chỉ việc thôn tính của người Pháp ở Việt Nam làm cho dân chúng khốn khổ “Bạch quỷ Nam xâm” làm nhân dân cực khổ điêu đứng vì cảnh chia lìa.

Hai câu kế, vì chống lại sự xâm lăng của Pháp, ba vị vua của nhà Nguyễn là Hàm Nghi (bị đày sang Algérie), Thành Thái và Duy Tân (bị đày sang đảo Réunion) chỉ còn một mình Khải Định ở lại làm vua ứng nghiệm vào câu: “Gia đình một ở ba đi dần dần”.

4 . Tiên tri những cuộc khởi nghĩa kháng Pháp
Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây”
Sau ngày Pháp thôn tính Việt Nam các phong trào Cần Vương trong nước và Văn Thân đều nổi dậy khắp nơi.
                        Bốn câu :
Tan tác KIẾN kiều AN đất nước
Xác xơ CỔ thị sạch AM mây
LÂM giang nổi sóng mùa THAO cát
HƯNG địa tràn dâng HOÁ nước đầy.
Ứng vào cuộc khởi nghĩa Việt Nam Quốc Dân Đảng kháng Pháp tại Kiến An, Cổ Am, Lâm Thao và Hưng Hoá. Thật là cảnh đất nước xác xơ như cành cổ thụ cắn trụi. Sóng gió, cát bụi nổi lên mịt trời hoà cùng máu của các chiến sĩ gục ngã để giành lại chủ quyền độc lập. Câu “Đồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua” chỉ phong trào tranh đấu chống thực dân Pháp ở Đô Lương, Hóc Môn, Nghệ An và Thái Nguyên.


5 . Tiên tri toàn quyền Pasquier tử nạn máy bay
Hai câu :
“Giữa năm hai bảy mười ba
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây”
Tám gà : Hán văn là Bát kê. Đúng vào năm âm lịch nhuần hai tháng bảy, mười ba tháng, Toàn quyền Đông Dương Pasquier mãn nhiệm trở về Pháp, dọc đường máy bay bị nạn, Pasquier bị chết cháy giữa không trung đúng vào câu “Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây”
Sau đây là Cảm đề và Sấm ký của Trạng Trình

CẢM ĐỀ :
Thanh nhàn vô sự là tiên
Năm hồ phong nguyệt ruỗi thuyền buông chơi
Cơ tạo hoá
Phép đổi dời
Đầu non mây khói toả
Mặt nước cánh buồm trôi
Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh trời
Tuổi già thua kém bạn
Văn chương gởi lại đời
Dở hay nên tự lòng người cả
Bút nghiên soi hoa chép mấy lời
Bí truyền cho con cháu
Dành hậu thế xem chơi

SẤM KÝ :
Nước Nam từ họ Hồng Bàng
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi vần
Tự Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao lần ngôi nước đổi thay
Núi sông thiên định đặt bày.
Đồ thư một quyển xem nay mới rành
Hoà đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Đông Á nhật xuất
Dị mộc tái sinh.
Chấn cung xuất nhật
Đoài cung vẫn tinh
Phụ nguyên chi thống
Đế phế vi đinh
Thập niên dư chiến
Thiên hạ cửu bình
Lời thần trước đã ứng linh
Hậu lai phải đoán cho mình mới tường
Hoà đao mộc hồi dương sống lại
Bắc Nam thời thế đại nhiễu nhương
Hà thời biện lại vi vương,
Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn
Lê tồn Trịnh tại
Trịnh bại Lê vong
Bao giờ ngựa đá sang sông
Thì dân Vĩnh Lại Quận Công cả làng
Hà thời thạch mã độ giang
Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu
Chim bàng cất cánh về đâu?
Chết tại trên đầu hai chữ Quận Công
Bao giờ trúc mọc qua sông
Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây
Đoài cung một sớm đổi thay
Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn
Đầu cha lộn xuống thân con
Mười bốn năm tròn hết số thì thôi
Phụ nguyên chính thống hẳn hoi
Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê
Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu
Gà kia vỗ cánh trập trùng bay
Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
Aên no ủn ỉn lợn kêu ngàu
Nói cho hay khảm cung ong dậy
Chí anh hào biết đấy mới ngoan
Chữ rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà giữ được mới nên anh tài
Ra tay điều đỉnh hộ mai
Bấy giờ mới rõ là người an dân
Lọ là phải nhọc kéo quân
Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về
Phá điền than đến đàn dê
Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng
Dê đi dê lại tuồn luồn
Đàn đi nó cũng một môn phù trì
Thương những kẻ nam nhi chí cả
Chớ vội sang tất tả chạy rong
Học cho biết chữ cát hung
Biết phương hướng đứng chớ đừng lầm chi
Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ nhi ngộ tưởng gì đợi mong
Kìa những kẻ vội lòng phú quí
Xem trong mình một tí đều không
Ví dù có gặp ngư ông
Lưới giăng đâu dễ nên công mà hòng
Khuyên những đứng thời trung quân tử
Lòng trung nghiã nên giữ cho mình
Âm dương cơ ngẫu hộ sinh
Thái nhâm, thái ất mình cho hay
Chớ vật vờ quen loài ong kiến
Hư vô bàn miệng tiếng nói không
“Ô hô thế sự tự bình bồng,
Nam Bắc hà thời thiết lộ không
Hồ ẩn sơn trung mao tân bạch
Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc
Ngưu xuất Lam điền nhật chính Đông
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong”
Ngõ may gặp hội mây rồng
Công danh rạng rỡ chép trong vân đài
Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà vững đặt ai hay tỏ tường ?
So mấy lề đè tàng kim quỹ
Kề sau này ngu bỉ được coi
Đôi phen đất lở cát bồi
Đó đây ông kiến dậy trời quỷ ma
Ba con đổi lấy một cha
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền
Mão, Thìn, Tý, Ngọ bất yên
Đợi tam tứ ngũ lai niên cũng gần
Hoành sơn nhất đái
Vạn đại dung thân
Đến thời thiên hạ vô quân.
Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành
Gà kêu cho khỉ dậy nhanh
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung
Thiên sinh hữu nhất anh hùng
Cứu dân độ thế trừ hung diệt tà
Thái Nguyên cận Bắc đường xa
Ai mà tìm thấy mới là thần minh
Uy nghi dung mạo khác hình
Thác cư một góc kim tinh phương Đoài
Cùng nhau khuya sớm chăn nuôi
Chờ cơ mới sẽ ra đời cứu dân
Binh thư mấy quyển kinh luân
Thiên văn, địa lý, nhân dân phép mầu
Xem ý trời ngỏ hầu khải thánh
Dốc sinh ra điều chỉnh hộ mai
Song thiên nhật nguyệt sáng soi
Thánh nhân chẳng biết thì coi cho tường
Thông minh kim cổ khác thường
Thuấn Nghêu là trí, Cao Quang là tài
Đấng hiên ngang nào ai biết trước
Tài thao lược yêm bác vũ văn
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ hung hăng với người
Chưa từng thấy nay đời sự lạ
Chốc lại mòng gá vạ cho dân
Muốn bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình
Đã ngu dại Hoàn, Linh đời Hán
Lại đua nhau quần thán đồ lê
Chức nầy quyền nọ say mê
Làm cho thiên hạ khôn bề tựa nương
Kẻ thì phải thuở hung hoang
Kẻ thì bận của bóng toan khốn mình
Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trức đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Trường an
Nực cuời những kẻ bàng quan
Cờ tan lại muốn toan đường chống xe
Lại còn áo mũ xum xoe
Còn ra xe ngựa màu mè khoe khoang
Ghê thay thau lẫn với vàng
Vàng kia thử lửa càng cao giá vàng
Thành ra tuyết tán mây tan
Bấy giờ mới sáng rõ ràng nơi nơi
Can qua việc nước tơi bời
Trên thuận ý trời, dưới đẹp lòng dân
Oai phong khấp quỷ kinh thần
Nhân nghĩa xa gần bách tính ngợi ca
Rừng xanh núi đỏ bao la
Đông tàn Tây bại sang gà mới yên
Sửu, Dần thiên hạ đảo điên
Ngay nay thiên số vận niên rành rành
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tậu
Thân Dậu niên lai kiến thái bình
Sự đời tính đã phân minh
Thanh nhàn mới kể chuyện mình trước sau
Đầu thu gà gáy xôn xao
Mặt trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long
Chó kêu ầm ỉ mùa Đông
Cha con Nguyễn lại bế bồng nhau đi
Lợi kêu tình thế lâm nguy
Quỷ vương chết giữa đường đi trên trời
Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi
Trâu cày ngốc lại chào đời trước ta
Hùm gầm khắp nẻo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời
Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
Chín con rồng lộn khắp nơi
Nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu
Lời truyền để lại bấy nhiêu
Phương Đoài giặc đã đến chiều bại vong
Hậu sinh thuộc lấy làm lòng
Đến khi ngộ biến đường trong giữ mình
Đầu can vô tướng ra binh
Aát là trăn họ thái bình âu ca
Thân Kinh Thái Aát suy ra
Để danh con cháu đem ra nghiệm bàn
Ngay thường xem thấy quyển vàng
Của riêng bảo ngọc để tàng xem chơi
Bởi Thái Aát thấy lạ đời
Aáy thuở sấm trời vô giá thập phân
Kể từ đời Lạc Long Quân
Đắp đổi xoay vần đến lúc thất gian
Mỗi đời có một tội ngoan
Giúp chung nhà nước dân an thái bình
Phú quí hồng trần mộng
Bần cùng bạch phát sinh
Hoa thôn đa khuyển phệ
Mục giả giục nhân canh
Bắc hữu Kim thành tráng
Nam hữu Ngọc bích thành
Phân phân tùng bách khởi
Nhiễu nhiễu xuất Đông chinh
Bảo giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Rồi đây mới biết thánh minh
Mừng đời được lúc hiển vinh reo hò
Nhị Hà một dải quanh co
Chính thực chốn ấy đế đô hoàng bào
Khắp hoà thiên hạ nao nao,
Cá gặp mưa rào có thích cùng chăng ?
Nói đến độ thầy tăng ra mở nước
Đám quỷ kia xuôi ngược đến đâu ?
Bấy lâu những cậy phép mầu
Bây giờ phép ấy để lâu không hào
Cũng có kẻ non trèo biển lội,
Lánh mình vào ở nội Ngô, Tề
Có thầy Nhân Thập đi về
Tả hữu phù trì,cây cỏ thành binh
Những người phụ giúp thánh minh
Quân tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai
Phùng thời nay hội thái lai,
Can qua chiến trận để người thưởng công,
Trẻ già được biết sư lòng
Ghi làm một bản để hòng dở xem
Đời này những Thánh cùng Tiên
Sinh những người hiền trị nước an dân
Nầy những lúc thánh nhân chưa lại
Chó còn nằm đầu khải cuối thu
Khuyên ai sớm biết khuông phù
Giúp cho thiên hạ Đường, Ngu ngõ hầu
Cơ tạo hoá phép mầu khôn tỏ
Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao
Thấy Sấm từ đây chép vào
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa

CHƯƠNG V

THÁNH GIÁO

CỦA ĐỨC NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN

1. Nguyệt Tâm Chơn Nhơn ban kinh
Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn đã giáng cơ ban cho Đạo sáu bài kinh Thiên Đạo và Thế Đạo như sau:
         Kinh Tam Thánh
         Kinh cầu hồn khi hấp hối
         Kinh khi đã chết rồi
         Kinh tẩm liệm
         Kinh đưa linh cửu
         Kinh hôn phối
Xin xem nguyên văn trong Kinh Thiên Đạo- Thế Đạo

2 . Văn thơ Nguyệt Tâm Chơn Nhơn
Thánh Thất Kiêm Biên, ngày 14 tháng 2 Nhâm Thân
Nguyệt Tâm Chơn Nhơn
Bần Đạo chào Quyền Giáo Tông, Hộ Pháp, Tiếp Đạo và Hội Thánh Ngoại Giáo.

Nam nữ Thiên phong xin nghe : nước Thiên Đường thì ít kẻ, cửa Địa ngục vẫn nhiều người, chưa từng thấy hạng nhơn sanh nào mà tự trong thân hình, chẳng hữu ích chi cho cả cơ Tạo mà đoạt vị Thần, Thánh, Tiên, Phật. Ngôi vị Thiêng liêng chẳng phải do nơi sự cầu may mà đoạt đặng.

Bần Đạo khi đắc lịnh làm Chưởng Đạo lập Hội Thánh giáo đạo tha phương, thì tùng lòng bác ái của Chí Tôn mở rộng thế cho nhơn sanh dâng công đổi vị, Bần Đạo chẳng kể là nguyên nhân, hoá nhân hay quỉ nhân, ví biết lập công thì thành Đạo, Bần Đạo để cho mỗi người tự do định phận lại tuỳ thế khó khăn mà gầy thành công quả; ấy vậy, nếu lấy phép công bình thì tự nhiên, nên thì thâu, hư thì bỏ. Bần Đạo đã chấn thấy kẻ bất lực rất nhiều. Vậy Bần Đạo để lịnh cho mỗi vị Thiên phong xét mình khai tội cùng Giáo Tông và Hộ Pháp, rồi sau mới định rõ đều thưởng phạt. - THĂNG

Giáo Tông Đường, đêm 13-4-Đinh Hợi (1948)
Bạch Vân Động Chưởng Đạo
Chào chư chức sắc Hiệp Thiên, Cửu Trùng
Bần Đạo kính lời cảm tạ Hộ Pháp cùng Hội Thánh có lòng nhớ đến mà tổ chức lễ kỷ niệm của Bần Đạo long trọng. nơi Kiêm Biên cơ Đạo phải chịu một thời điêu tàn rồi sẽ đến giờ chấn hưng lại. Bởi dân Tần còn lắm nỗi tai ương, điều ấy đã tiên tri không thể nào tránh đặng. Phận sự của Bần Đạo lãnh lịnh ngoại giáo là trong chư quốc, chẳng phải một nước Tần mà thôi.

H.T. mọi hành động của con có các Đấng vô hình tiên liệu, dầu đi đến nước nào cũng có đệ tử Bạch Vân ở nước ấy, nói chi nước Pháp hay là Trung Hoa. Con cứ tiến hành thì đắc thẳng.

Bần Đạo tỏ lời cảm tạ cuộc lễ và tỏ sự vui vẻ của nước Việt Nam đã được nổi danh cùng lân bang. Nhất là Cao Đài được lừng tiếng tung hô từ năm 1946, đến nay các nước đều để ý đến.

Hiện giờ sự tín nhiệm Đạo Cao Đài đối với các Đảng phái được phần chú ý hơn. Vậy mọi hành trình chỉ dùng sự chân thật là thắng hết.

Bần đạo cám ơn chư vị có đủ lòng bác ái kết chặt mối tương thân cùng bạn đồng chủng của Bần đạo. Ấy cũng là lòng từ bi của Chí Tôn muốn vậy mới tròn câu phổ độ toàn nhân loại mà lập thành một mối Đại Đồng Tôn Giáo. - THĂNG .

Hội Thánh Ngoại Giáo tại Toà Thánh
Đêm 23-6-Kỷ Sửu (14-10-1949)
Nguyệt Tâm Chơn Nhơn
Chào chư chức sắc Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng .

Mấy lúc qua, Hội Thánh Ngoại Giáo ngưng trệ vì thiên thơ tiền định. Các vị lãnh lịnh Hội Thánh đã thi hành nguyện vọng, xét ra cũng theo lối xưa là bất đồng tâm, bất tựu lý cùng nhau nên kẻ vầy người khác, cuộc tiến hành không căn bản, giảm quyền Hội Thánh Ngoại Giáo. Đức Hộ Pháp đã tiên liệu có ngày, Ngài sẽ đến phục hưng nơi ấy. Hiện tình khó khăn là bởi thời cuộc biến chuyển, cần gìn cho còn danh thế là đủ, để các Đấng sắp đặt phương châm định thành vẻ vang hậu cận. Xin khuyên vị Tân Chủ Trưởng cần phải bền lòng sẽ thấy nhiều kết quả từ từ đến.

Việc làm có khó mới có công, hành Đạo có chuyển biến mới tiến triển tinh thần đạo đức là một bài học hay cho các bậc bền chí đạt nguyện, có chi mà lo ngại. Cứ an tâm.

Nhớ về trước các Đấng đã tiên tri rồi “Thương thảm cho nòi giống nhà Tần”. Vì vậy mà các hành tàng của Đạo phải chịu định phận thuận với thiên thơ. Nói ít chư hiền khá để tâm suy gẫm mà tuỳ phương lo lắng trọn bổn phận mình.

Bần đạo căn dặn chư hiền gắng thêm công quả, lập đức cho dày chẳng vì lẻ mọn của đời người mà phế vong đại sự. - THĂNG .

Giáo Tông Đường, Đêm 13-4-Đinh Hợi (1948)
Bạch Vân Động Chưởng Đạo
Chào chư vị Chức sắc Hiệp Thiên, Cửu Trùng.
Bần đạo kính lời cảm tạ Hộ Pháp cùng Hội Thánh có lòng nhớ đến tổ chức cuộc lễ kỷ niệm của Bần đạo long trọng. Nơi địa phận Kiêm Biên có Đạo phải chịu một thời điêu tàn rồi sẽ đến giờ chấn hưng lại. Bởi dân Tần còn lắm nỗi tai ương, điều ấy đã tiên tri không thế nào tránh đặng. Phận sự của Bần đạo lãnh lịnh ngoại giáo nay đã đến lớp tuồngnên phải lo ám trợ.

H.T mọi hành trình của con có các Đấng vô hình tiên liệu dầu đi đến nước nào cũng có đệ tử Bạch Vân ở nước ấy, nói chi nước Pháp hay là Trung Hoa, con cứ tiến hành thì đắc thắng

Bần đạo tỏ lời cảm tạ cuộc lễ và tổ sự vui vẻ của nước Việt Nam đã được nổi danh cùng lân bang. Nhứt là Cao Đài được lừng tiếng tung hô từ năm 1946 đến nay các nước đều để ý đến.

Hiện giờ sự tín nhiệm Cao Đài đối với các Đảng phái được phần chú ý hơn. Vậy mọi hành trình dùng sự chân thật là thắng hết. Họ thất bại là vì thiếu sự thật, nên nhớ một điều ấy là đủ thắng giặc tinh thần.

Bần đạo cám ơn chư vị có đủ lòng bác ái kết chặt mối tương thân cùng bạn đồng chủng của Bần đạo ấy cũng là lòng từ bi của Chí Tôn muốn vậy mới tròn câu phổ độ toàn nhơn loại mà lập thành một mối Đại Đồng tôn giáo. - THĂNG .

Saint- Siège de Tay Ninh (Hộ Pháp Đường) le 23-7-1937
(16 è jour du 6è mois de l’année Đinh Sửu)
Médiums :
Hộ Pháp & Tiếp Đạo

Présents à la séance :
G.S Thượng Chữ Thanh
Et quelques dignitaires
De la Mission Etrangère

NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN OU VICTOR HUGO
Bonjour Hộ Pháp et mes chers amis
Cao Tiếp Đạo j’ai à vous parler personnel- lement au sujet de Charles
(Il s’agit du Giáo sư Thượng Chữ Thanh ou Charles Hugo)

Vous êtes idéaliste. Il suffit de vous dire que toute autorité qui mérite son nom doit être respectée de gré ou de force. L’avenir de la mission Etrangère nous réserve encore beaucoup de surprises au poin de vue sacrifices. Sachez bien que Charles a été désigné par moi pour réaliser un plan très complexe. L’honneur de tous les Missionnaires est placé au premier plan. Il dépend d’une réelle énergie dans les paroles et dans les actes pour mettre chacun à la hauteur de sa tâche. Le Corps entier est imbu de toutes sortes se corrup-tions, aussi bien chez les hommes que chez les femmes, par d’effroyables procédés. Or, un assainissement radical est absolument nécessaire. Donc, la désignation de Charles est murement con-cue, je reconnais qu’il n’a pas tout fait pour réussir. Il y a vraiment des défaillances, mais les résultats obtenus sont aussi assez élogieux.

Je vous serais donc infiniment reconnaissant de l’ai-der puissament dans sa tâche pour aplanir les difficultés qui peuvent se produire dans l’accomplissement du dessein de Dieu.

Cao Tiếp Đạo répond : Je vous obéis. Je m’entendrai avec Sa Sainteté pour aider Charles
Merci . - A DIEU .

THƠ CỦA NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN

1

Đã ở nước Tần xứ sở xa
Phải coi thời thế liệu phương nhà
Trí cao hằng giữ đường gay trở
Mưu khéo toan lo lẽ thuận hoà
Níu mối kinh luân đâu cũng phận
Gìn lòng đạo đức há than già
Trên đầu đã sẵn Thầy nâng đỡ
Bơn bớt đừng lời hỏi thiết tha
                                                           NTCN, 25-7-1927

2
Lễ là hạnh mến của Thần Tiên
Khá giữ lễ nghi cứ vậy bền
Trước mặt phàm xem tuy chẳng thấy
Chín tầng lộng lộng phép Bề Trên.
                                                           Dặn Phong Chí đêm 9-8-1927

3
Phải biết nhứt tâm đối với Trời
Dầu cho kín mặt khó trông nơi
Dẫu quyền Tạo Hoá đời chưa thấy
Lộng lộng tâm kia níu chất đời
                                               Dạy Đông Y Võ Văn Sự đàn 18-8-1927

4
Mộc tặc, phòng phong tuyết bạch đầu
Trần bì, thục địa ám minh châu
Đào căn, chỉ thiệt hồng hoa kiến
Nhãn nhục, xuyên tâm hoả lựu sầu
Quân tử, mạch môn, cam thảo thuận
Kỳ nam, viễn chí, khổ qua mâu
Hồ giao, lộc giác, y căn thủ
Trạch tả, càn cương thiếu khách hầu
                                                           Trách Ông Sự đàn 20-8-1927

5
Hữu tài vô đạo bất vi nhân
Tạo thị xuyên âm thị mịch thần
Hám lợi vô mưu hà kế đắc
Chỉ tri nhứt nhựt độ vinh thân
NTCN báo tin Chí Tôn xá tội Ô. Sự
                                                                       Đàn 28-8-1927


6
Phụng đến bờ dương trổi tiếng kêu
Gió mê vừa lạc lạnh phòng tiêu
Đỡ nâng vạc cả nhờ Chung Thị
Gánh nỗi ngôi thiên tưởng Tiểu Kiều
Mở mắt hồng nhan hờn đức kém
Rạng mày thục nữ giận tài nhiều
Bóng trăng khuất núi trời hầu tối
Liệu thử phương hay trở bóng thiều.
                                                           Đàn 22-9-1927

7
Trần thế luôn gây náo nhiệt trường
Lánh nguy nguồn Đạo vẹn tìm phương
Vùi sầu nay gắng chung vai gánh
Hưởng phước sau may hiệp bước đường
Cay đắng lần soi gương trí tuệ
Chia phôi chờ trãi lối tang thương
Dặn mình tua chặt trong gang tấc
Sau trước lòng son giữ đặng thường
                                                           Đàn 9-4-1928

8
Vinh hiển tuy chưa toại thửa nguyền
Phép nhà vẹn giữ cũng nên duyên
Thảo ngay lòng nhớ lâu truyền hiếu
Chánh trực xa nghe giỏi tấc thiền
Dặn gió chờ ngay đài các đến
Trường danh có lúc đề nêu tên
Coi mình khá giữ mình cho vẹn
Cái đạo trượng phu thế mới bền
Ban cho Hiển Trung tháng 6-28
Và câu đối làm Đạo Hiệu :
HIỂN tổ vinh tông khả dĩ trượng phu chi Đạo
TRUNG quân ái quốc thị tri thần tử chi tâm

9
Mặt nhựt rạng nhờ trời thanh bạch
Cõi trần nay nhờ khách đức dày
Mùi thơm sen Phật cao bay
Từ bên Đông Á phô bày Tây Aâu
Nước hằng sống nửa đầu thế sự
Chuyển chơn linh đối dữ ra lành
Vạn bang dẹp cuộc chiến tranh
Lập cơ thoát khổ độ sanh muôn loài
Kể vì mị đoái hoài giả đạo
Kẻ hay tin quái giáo gây trò
Nguyên nhân lỡ bước ai lo
Dẫn đường Cực Lạc đưa đò mê tân
Khách mở ngõ thiền lâm cho chóng
Các ngươn linh trông ngóng bấy lâu
Biết thân lại đợi ai cầu
Lục Nương tiếp :Cầm gươm thần huệ xây lầu tuyệt oan
(Lục Nương DTC tức bà Jeanne d’Arc )
Giục thế sự an nhàn lấy phận
Lửa thiên cơ khỏi vấn vương oan
Để chân vào chốn Niết Bàn
Thoát vòng luân chuyển mong đàng thiện duyên…
                                               Đàn 16-2-Tân Vị (1-1932)


Vào ngày 20 tháng 4 năm 1930, Đức Hộ Pháp chấp bút, Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng cơ dạy về quyền lực của Đấng tạo ra Càn Khôn và Vạn vật.

Nguyên văn tiếng Pháp trong HISTOIRE ET PHILOSOPHIE DU CAODAISME dưới đây là bản dịch của Đức Hộ Pháp.

Đức Hộ Pháp hỏi :
Nhờ Ngài cho biết về do lai Đức Chí Tôn và quyền hành Người tạo ra Càn Khôn cùng vạn vật.

Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn đáp :
Hiểu cho đặng huyền vi khó nổi
Tra khuông hồng tỏ mối không minh
Theo tôi nghĩ thế giới mình
Ngoài ra còn có lắm hình Càn Khôn
Nhiều thế khác biệt phân lớn nhỏ
Sinh tồn loài vật nhỏ y nhau
Một ngôi nào đó lên cao
Về thần hồn với về loài chúng sinh
Cũng có lúc giống mình y hệt
Tiến hoá nâng khí phách nên hiền
Mây trời đẹp vẻ thiên nhiên
Vật loài đều hưởng trọn quyền Chí Linh
Các quả cầu thái bình yên tịnh
Cả chúng sanh dốt tánh can qua
Tương đối dứt, tuyệt đối ra
Chơn hồn tranh đấu về khoa tánh lành
Sanh chi cũng quang minh cách trí
Quyền linh hồn chủ quỉ phàm tâm
Thế hèn luật cũng không cần
Tương thân chỉ cậy nhờ phần đức tin
Cái chết bị tâm linh đánh bại
Sống chết dường trái phải không phân
Thương sanh truyền khắp xa gần
Hồn và người vốn Thánh Thần hiển nhiên
Như thế giới Càn Khôn ta có
Sanh hoạt này quả có nên nhiều
Địa cầu chừng đặng cao siêu
Các Ngài rõ giá những điều phân phô
                                                                                 
                        Đức Hộ Pháp :
                        Chừng nào địa cầu nầy hưởng đặng điều ấy ?

                        Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn :
Thần linh dụng tiếng giúp Ngài hiểu
Cho tỏ tường phẩm hiệu dường bao
Qua luyện tôi, Thánh chất vào
Còn lâu nữa mới lâm trào Phật Tiên
Muốn biết đặng căn nguyên từ pháp
Ở cùng người hoặc đạt hiểu người
Chẳng hồn nào quyết định bồi
Thích Ca thì cũng để lời phỏng ngôn
Chớ coi trọng lời tôn bày tỏ
Tôi thuật lời tưởng ngỡ chơn linh
Tỉ như lúc trước chí linh
Có sanh ở một cành hình Càn Khôn
Người cũng đấng phẩm hồn hậu bổ
Vật nên người, người trở nên hiền
Lần hồi lên phẩm thiêng liêng
Khai thiên người mới đạt quyền chí linh
Đã chịu lắm sinh sinh tử tử
Đủ quyền linh làm chủ trí khôn
Lại thay thâu phục chơn hồn
Đặng làm thần độ vĩnh tồn triều nghi
Đài thiên cảnh vừa khi đặng lớn
Dắt triều đình vào chốn không trung
Đức Hộ Pháp :
Vậy khi ấy Người đã có Thiên cung riêng của Người rồi hay sao ?

Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn :
Phải, mỗi đứa riêng trong cảnh giái
Cửa chúng ta tạo lại linh hồn
Hồn người do bởi giác hồn
Tạo nên cảnh giới cộng làm chánh cung
Trong các Đấng lòng trung vẫn ít
Phần đông do kẻ nghịch oan khiên
Tu chơn bỏ máy diệu huyền
Thì ta mở lối cảnh thiên quỉ vào
Quỉ vương hỏi nơi nào mà đến
Cứ tầm chân dừng tiến giả truyền
Chắc do trong đám triều thiên
Chí linh khó sửa chờ truyền chánh tâm
Ta hằng bị tình thân phản nghịch
Đố kị cùng vui thích hại ta
Hộ Pháp tay Ngài tê quá thay là
Đêm mai tôi tiếp nói qua chuyện này
                                                           10 giờ đêm 21-11-1930

Lại tiếp chuyện khai thiên tôi nhận
Cùng kính phương học vấn của Ngài
Chí Tôn tới chốn Dạ đài
Bình an phẳng lặng không loài động sanh
Trong thứ không danh mây nước
Vật chất sinh ngũ ước vô chừng
Hào quang bao phủ mây vàng
Vật không biến hoá, thú ngừng không sanh

            Đức Hộ Pháp :
         Thưa có phải là hình nước trong Sấm truyền Đạo Thánh đã nói đó không ?

            Đức Nguyệt Tâm :
Phải, thứ khí kêu tên thuỷ khí
Đông đặc nhiều xem kỹ đứng đầu
Rằng trời, mặt nước ngự chầu
Thì nên phải hiểu cao sâu thế này
Chơn thần người dẫy đầy áng sáng
Lấy dương quang ấp đảng vô năng
Sinh làn hoả khí bao giăng
Âm dương tương khắc nổ làn thiên thanh
Thái cực nổ với hình nguyên thuỷ
Hai quyền năng dục khí hoá cơ
Vật tiêu hoá khí, khí nhơ
Tiêu thành nguyên khí đến giờ sanh quang
Khí sanh quang ấy toàn linh cảm
Định linh hồn sống chết nơi tay
Dị thường sanh hoá rất hay
Sau nầy tôi cũng thấy hoài huyền linh
Vật chi do tài tình sư phụ
Ta không phương hiểu thấu cho cùng
Lửa Thái cực lớn vô cùng
Dẫy cùng thế giới muôn trùng hoả tinh
Phân phát hoá nên hình phải tuyệt,
Cùng Càn Khôn rải riết không ngằn
Hoả tinh lớn hoá nhựt quang.
Nhựt tinh nguội lạnh cả tràng thế gian
Nơi nào ánh dương quang chiếu diệu
Vạn vật gồm đại tiểu đều thông
Chí linh tánh đức bao trùm
Hữu sanh ai cũng dự cùng nhứt linh
Các ngươn khí ánh linh chiếu thấu
Khí trược ngưng, thứ xấu trạch hình
Thổ mộc, thú,nhơn, vạn linh
Bán thanh sanh khí, thanh thành hạo nhiên
Khối linh cảm ban truyền vạn loại
Tuỳ theo hàng phẩm lại vừa chừng
Hồn linh sang hưởng hồng ân
Còn bên thể phách về phần sanh quang
Ngài đã rõ hành tàng sót lại
Tới đây tôi đành phải ngưng văn

Đức Hộ Pháp :
Sự hung ác và sự vô ích của loài người, loài vật và thảo mộc, các đức tánh của vật loại khó lấy trí khôn người là mức khen cho đặng.

Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn
Không vô ích dữ hiền mặt thế
Sống phải toan tìm kế nuôi thân
Chí Tôn con cái đều cân,
Lòng thương kia phải dành phần lợi sanh
Cho tấn hoá Người hành đau thảm
Người phải cho mô phạm bảo thân
Dưới đời mấy mặt hiền nhân
Với ta gọi dữ họ cần ích riêng
Sao đăng tiếng Thánh Hiền các Đấng
Sử nhơn gian bằng chứng chép ghi
Đấu tranh mạnh yếu thường khi
Xem ra thấy mạnh cũng thì phần hơn
Lẽ mạnh yếu thiệt hơn chiến đấu
Năng trí mưu cơ xảo nên hay
Cảnh phàm tương đối là đây
Dữ vô dụng ấy là lời bia danh
Nơi hoàn vũ cá sanh có chỗ
Các trời kia lớp ngõ học đường
Càn khôn thế giới là trường
Chư hồn đến học cho thường mới hay
Kẻ nào những bỏ bài trốn mãi
Không đặng lên học lại bài xưa
Các hồn ai cũng mến ưa
Sách thiêng liêng đọc mấy tờ vĩnh sanh
Ai cũng ước công thành danh toại
Phải nhiều thời, nhiều phép, nhiều kinh
Vật hèn tối phẩm, tối linh
Con đường đi biết mấy nghìn thời gian
Chung cuộc hiểu hành tàng ta đã
Sau mới tường căn quả Chí Linh
Biệt phân đẳng cấp tánh tình
Là phương dành để cho mình sánh cân
Trong học thức Ngài cần quãng đại
Phân tánh người nơi cái tài ba
Đem người phàm tách cho ra
Ngoài vòng Thánh chất chánh tà phân minh,
Lấy gương tốt để dành Hội Thánh ,
Năng dạy khuyên các cánh bất trung.
Đừng nên ghét kẻ gian hùng,
Coi phần hồn trọng độ giùm là hay
Cứ thương mãi giúp cho nhân loại
Chơn lý kia cạn giải đôi lời
Từ bi, bác ái, và Trời.

         Đức Hộ Pháp :
         Hễ làm cha thì làm cha, còn làm thầy thì làm thầy cớ sao Đại Từ Phụ lại xưng Thầy rất ư khó hiểu ?

         Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn :
Người cũng vốn cha Thầy luôn Một
Cả chơn linh hài cốt nơi Người .
Nuôi mình dùng vật xanh tươi
Tạo hồn lấy phép tột rồi Chí Linh
Nơi người vốn quang minh cách trí
Tấn hoá hồn phép quí không ngưng.
Vật hèn trước mặt thành trần,
Hồn hèn Người lại dành phần Phật Tiên
Luật thương yêu quyền là công chánh
Gần thiện căn xa lánh phàm tâm
Làm cha nuôi sống âm thầm,
Làm Thầy lại nhượng phẩm Thần ngôi Tiên.

3 . Thơ của Victor Hugo
STELLA
Je m’étais endormi la nuit près de la grève
Un vent fraism’eveilla, je sortis de mon rêve,
J’ouvris les yeux, je vis l’étoile du matin
Elle resplendissait au fond du ciel loitain
Dans une blancheur molle, infinie et charmante
A quilon s’enfuyait emportant la tourmente
L’astre éclatant changeait la nuée en duvet
C’était une clarté qui pensait, qui vivait;
Elle apaisait l’écueil où la vague déferle;
On croyait voir une âme à travers une perle
Il faisait nuit encor, l’ombre régnait en vain,

Le ciel s’illuminait d’un sourire divin
La lueur argentait le haut du mât qui penche;
Le navire était noir, mais la voile était blanche;
Des goelands debout sur un escarpement ,
Attentifs, contemplaient l’étoile gravement
Comme un oiseau céleste et fait d’une étincelle.
L’océan qui ressemnle au peuple allait vers elle,
Et, rugissant tout bas, la regardait briller.
Et semblait avoir peur de la faire envoler.
Un ineffable amour emplissait l’étendue.
L’herbe verte à mes pieds frissonnait éperdue,
Les oiseaux se parlaient dans les nids; une fleur
Qui s’éveillait me dit : c’est l’étoile ma soeur.
Et pendant qu’à longs plis l’ombre levait son voile
J’entendis une voix qui venait de I’étoile
Et qui disait : - Je suis l’astre qui vient d’abord
Je suis celle qu’on croit dans la tombe et qui sort
J’ai lui sur le Sina, j ai lui sur le Taygète
Je suis le caillou d’ or et de feu que Dieu jette
Comme avec une fronde, au front noir de la nuit
Je suis ce qui renait quand un monde est détruit
O nations ! je suis la Poésie ardente
J’ai brillé sur Moise et j’ ai brillé sur Dante
Le lion océan est amoureux de moi
J’arrive , Levez-vous, vertu, courage, foi !
Penseurs, esprits, montez sur la tour, sentinelles
Paupìeres, ouvreg-vous, allumeg-vou, prunelles
Terre, émeus le sillon, vie, éveille le bruit ,
Debout, vous qui dormez !-car celui qui me suit ,
Car celui qui m’envoie en avant la première,
        
         C’est l’ange Liberté, c’est le géant Lumière. Jersey, 31 aout 1853

VÌ SAO SÁNG
Đêm qua ta ngủ bên ghềnh
Một cơn gió thoảng làm tan giấc nồng
Ngẩng nhìn trong khoảng mênh mông,
Sao Mai lấp lánh hiện trong sương mơ,
Gió bấc thổi cơ hồ bão tố.
Aùnh sao ngời rạng rỡ mây tuông,
Aùnh sao linh động vô cùng.
Đánh tan hiểm hoạ chận ngừng phong ba
Ngọc trong suốt hồn hoa một điểm
Trời còn đêm mà tối dường tan
Nụ cười nở nét cao sang
Bạc như dội ánh ngọn buồm nghiêng nghiêng
Thuyền đen thẫm buồm lên trắng xoá,
Đàn chim khuya lặng ngắm bên triền.
Ngắm nhìn trong khoảng vô biên,
Sao như thần điểu trong đêm sáng ngời.
Trùng dương từ khắp nơi viễn xứ.
Đều tiến về coi tỏ bóng sao.
Nhẹ gầm sợ tiếng sóng trào,
Sao kia vụt biến khôn nào lại trông.
Đức bác ái khắp trong muôn vật
Từ cỏ xanh chuyển gót chân ta.
Tổ êm chim cũng thiết tha.
Thầm thì to nhỏ chan hoà niềm vui
Đoá hoa tỉnh giấc mai kể le,å
Và tâm tình “sao ấy chị ta”.
Khi đêm cuốn bức rèm hoa
Tai nghe vọng tự phương xa đưa về
Sao nhắn nhủ : Ta muôn thu trước
Mà loài người tưởng thác đã lâu
Hiện về từ đáy mồ sâu,
Đã từng soi sáng thuở nào Si-na.
Về Thánh địa giữa đêm tăm tối,
Lúc suy vi ta lại hiện ra.
Lửa thần, vàng rắc chói loà,
Ta : thơ hùng tráng, hỡi này Thế nhân !
Từng soi bóng Môi (Moise) Đăng (Dante) muôn thuở
Biển oai hùng cũng phải nể vì
Ta đã tới ! Hãy đứng lên !
Hãy đem dũng cảm , lòng tin đặt vào
Hỡi bao những bậc vĩ nhân
Thapo Đời hãy thử nghiêng mình mà coi
Mở bừng sáng chiếu ngời nhãn lực
Lòng đất rung chuyển mạnh nhịp đời
Đứng lên ! tỉnh dậy đi thôi
Ta đây sứ giả vâng lời hiện ra
Báo tin trước gần xa Chúa ngự
Đức Chí Tôn, nguồn sáng bao la
Là nguồn hạnh phúc tự do
                                                                                              ĐĐNS

UNITÉ

Par-dessus l’horizon aux collines brunies,
Le soleil, cette fleur des splendeurs infinies ,
Se penchait sur la terre à l’heure du couchant;
Une humble marguerite, éclose au bord d’un cham,
Sur un mur gris, croulant parmi l’avoine folle
Blanche, épanouissait sa candide auréole;
Et la petite fleur , par-dessus le vieux mur,
Regardait fixement dans l’éternel azur
Le grand astre épanchant sa lumière immortelle
Et moi, j’ai des rayous aussi ! lui disait-elle.
                                                                                  Granville, juillet 1830

            Dịch bài UNITÉ
CHỈ MỘT
Chân trời xa lộng bóng triền đồi
Bất tận chói chang hoa mặt trời
Nghiêng chiếu trần gian giờ cúi lặn
Ven đồng cúc dại nở gương soi

Tường lam đỗ giữa lúa hoang điên
Nở trắng trinh nguyên ánh hiển vinh
Hoa nhỏ vươn cao trên vách cũ
Ngắm nhìn bầu vĩnh cửu thiên thanh
Mặt trời luôn toả hào quang xuống
“Hoa nhủ trong tôi có ánh linh”
                                   Vân Đằng dịch

Ý thơ : Trời và hoa “Vạn vật đồng nhất thể”, thể và dụng : “nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất”. Thế nên bất cứ đâu cũng có đạo, bất cứ giờ nào cũng có thơ, chỉ cần cái tâm hoà vào vũ trụ.

CHƯƠNG VI

NHẬN ĐỊNH VỀ DANH NHÂN

CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU

1 . Về Nguyễn Trãi :
A / Quan niệm về lòng nhân ái :
Nguyễn Trãi đấu tranh để giải phóng dân tộc cũng là để đạt được sự thương yêu nhau giữa con người với con nguời, là sự quý trọng nhau, dân chủ và côngbằng. Để chống xâm lược, Nguyễn Trãi đề cao chính nghĩa để tập hợp nhân dân. Đó là hợp quy luật và hợp lòng người. Do đó mà có sức mạnh.
Ông nói:
“Dựng gậy làm cờ, bốn phương dân cày tập hợp
Rượu hoà nước, dưới trên đều một bụng cha con
Rút cục, lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn,
Lấy chí nhân mà thay cường bạo”.

(Bình Ngô Đại Cáo- Nguyễn Trãi toàn tập, tr.79, NXB KHXH, H 1996)

Nguyễn Trãi đã nhận thức được hai mặt đối lập của chiến tranh, nhận thức được mâu thuẫn trong chiến tranh, một mâu thuẫn vô cùng gay gắt. Đó là :
Ít địch nhiều
Yếu đánh mạnh
Và tìm cách thống nhất hai mặt đối lập đó, biết cách giải quyết mâu thuẫn.
Cách thứ nhất bằng sức mạnh chính trị, tinh thần, bằng ý thức độc lập, tự do của toàn dân,
“Xét như nước Đại Việt ta,
Thật là một nước văn hiến
Cõi bờ sông núi đã riêng
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc lác nhau
Mà hào kiệt không bao giờ thiếu”
(Bình Ngô Đại Cáo, sđd, tr. 77)
“Khi bão mới hay là cỏ cứng
Thuở nghèo thì biết có tôi hiền”
(Quốc Âm Thi Tập, sđd , tr. 40)

Sau sức mạnh chính trị tinh thần, Nguyễn Trãi mới nói đến tài thao lược :
“Ta đã tuyển quân, chọn hiểm để bẽ gãy mũi dùi (bẽ gãy tiền phong) Lại điều kỵ binh đón đường cắt lương thực”
“Giặc cùng đường kiệt sức,chờ chết bó tay
Ta mưu phạt đánh vào lòng, không chiến và cũng thắng (không đánh mà tự khuất)”
(Sđd , tr. 80)

“Được thời có thể, thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn
Mất thời không thể, thì mạnh hoá ra yếu, yếu lại thành nguy”
(Quân trung từ mệnh tập, sđd, tr. 132)

Ông thấy ham mặt đối lập của sự vật, thấy mâu thuẫn của sự vật, thấy sự vật là có vận động, biến hoá và con người phải đấu tranh để thích nghi với sự vật. Ông nói :
“ Yếu đánh mạnh hay đánh bất ngờ
Ít địch nhiều thường dùng mai phục”
(Bình Ngô Đại Cáo, sđd tr. 79)
Nguyễn Trãi còn thấy mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan và có tư tưởng thích nghi với khách quan nên ông đã có tính năng động của chủ quan, tính quyết định của khách quan trong mối quan hệ với khách quan. Ông nói :
“Khi Linh Sơn lương cạn mấy tuần
Lúc khôi luyện quân không một lữ
Bởi trời muốn thử ta để trao trách nhiệm
Nên ta cùng quyết chí để vượt gian nan”
(Bình Ngô Đại Cáo, sđd. Tr. 85)
Đã do trời mà biết thời
Lại có chí để công thành”
(Phú núi Chí Linh, sđd, tr. 85)

Chữ “trời” này của Nguyễn Trãi có thể là trời và cũng có thể là hoàn cảnh khách quan, là thời thế .

Và :
“Kể ra thời có khi thịnh khi suy, thế có kẻ mạnh kẻ yếu, cũng là lẽ trời lòng người thuận hay nghịch hướng theo hay trái ngược”
(Quân trung từ mệnh, sđd. Tr. 157)

Qua những tư tưởng này của Nguyễn Trãi có thể nói ông đã bước một chân sang địa hạt duy vật;
Nguyễn Trãi là một nhà tư tưởng vĩ đại của dân tộc ta;

Ngày giỗ ông con cháu đời đời biết ơn, tưởng nhớ Cụ và mãi mãi học tập Cụ, gìn giữ văn hoá Việt Nam .
(Theo tạp chí Xưa& Nay)

B / Quốc âm thi tập
Trong “Ức Trai Thi Tập” thì “Quốc Âm Thi Tập” là sản vật quý nơi di sản Nguyễn Trãi để lại
Nguyễn Trãi thi hào, danh nhân văn hoá, nhà chính trị quân sự, ngoại giao lỗi lạc. Bên những điều ghi nhận thoả đáng đó, trong ý thức tôi, hình ảnh ông-một nhà chínhtrị, một trung thần của triều Lê vẫn gây ấn tượng mạnh mẽ hơn cả. “Quốc Âm Thi Tập” xuyên suốt 254 bài thơ, thắp lên tấm lòng của một trung thần trung thành với triều đình với công cuộc kiến quốc của nhà Lê.

Hiển nhiên, cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Trãi gắn liền với sự hưng thịnh của nhà Lê nhất là với vị vua đầu tiên khai lập triều đại này : Lê Thái Tổ mãi mãi tên tuổi Nguyễn Trãi xối qua thời gian vẫn là tấm lòng của một trung thần.

Ông làm thơ, là thơ của một hiền triết buổi chưa gặp chúa để thờ, và khi về ở ẩn (thôi làm quan).

Không là tuyên ngôn nhưng “Quốc Âm Thi Tập” đã tỏ rõ điều này :
“Càng một ngày càng ngặt đến xương
Ắt vì số mệnh, ắt văn chương”
Văn chương chưa bao giờ là mục đích và sự nghiệp của nhà chính trị Nguyễn Trãi. Mục đích của sự nghiệp đời ông là kinh bang tế thế. Dù khi lâm vào cảnh bi quan nhất, không được mang tài đức để phụng sự non sông, trong ông vẫn ngùn ngụt ngọn lửa của khát vọng dựng xây xã tắc :
“Những vì chúa thánh ân đời trị
Há kể thân nhàn tiếc tuổi tàn”
Quốc Âm Thi Tập là thơ của người ở ẩn, cảnh sắc là cảnh sắc ở ẩn “Giũ bao nhiêu bụi bụi lầm/ Giơ tay áo đến tùng lâm” “Am trúc hiên mai ngày tháng qua”. Nhưng, nỗi niềm trong thơ lại của người ôm mộng việc dân, việc nước. “Bát cơm xơ nhờ ơn xã tắc/ gian lều cỏ đội đức Đường Ngu” “Cối lạnh hồn thanh chăng khứng hoá/ Aâu còn nợ chúa cùng cha”, “Quân thân chưa báo lòng cánh cánh/ Tình phụ cơm trôi áo cha”, “BỤI MỘT TẤC LÒNG ƯU ÁI CŨ/ ĐÊM NGÀY CUỒN CUỘN NƯỚC TRIỀU ĐÔNG”

Hầu như cuộn chảy xoáy xiết, suốt “Quốc Âm Thi Tập” dồn dập dâng dậy tấm lòng của một con người không một phút ngưng nghỉ, hướng về xã tắc với niềm khắc khoải chưa thấu thoả, dội lên vầng sáng của một khối ý chí hừng hực khát vọng hiến dâng sức mình vào đại sự nước nhà.
“Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn
Dương như ta đà phí sở nguyền”
Ý chí của một tấm lòng chưa thoả nguyện cập đến thân phận KHUẤT NGUYÊN như một niềm tương ngộ “Ngâm sách thằng chài trong thuở ấy/ Tiếng trào dậy khắp Thương Lang”, “Thương Lang mới khẳm một thuyền câu; “Ca khúc Thương Lang biết trọc thành”..

Thơ ông khi vận đến KHUẤT NGUYÊN nguyện chia sẻ nỗi niềm trắc ẩn của mình.

Tôi bắt gặp bóng dáng thi nhân của Nguyễn Trãi, ở những nơi cảm phiền này. Nỗi lòng phiền muộn của ông được cất giữ quá sâu kín, nó chỉ kịp thoát ra đôi chỗ thẳng hoặc trong khối lượng 254 bài thơ “Quốc Âm Thi Tập”. Còn lại ngự trị và khắc dụng trong ông là tấm lòng mang vời vợi khát vọng của con người luôn hướng công nghiệp của xã tắc. Chính điều này phổ lên thơ Nguyễn Trãi sự bề thế của triết lý một thế giới quan sâu rộng.

Sở dĩ hậu thế biến đến ông như một thi hào, bởi tấm lòng cũng như khối tình của ông gắn với non sông xã tắc quá lớn lao sâu đậm, đến đỗi khi ông mượn thơ để tỏ lòng và gửi cùng nỗi niềm của mình, tự điều đó đã lan toả thành thứ ánh sáng kỳ diệu khởi phát từ một tâm hồn vạm vỡ trầm kết.

Văn chương đối với ông chưa bao giờ là mục đích, là sự nghiệp. Nhưng, văn chương cũng không phải là xa lạ “Một thân lẩn quất đường khoa mục/ Hai chữ mơ màng việc quốc gia”, “Thừa chỉ ai rằng thời khó ngặt/ Túi thơ chứa hết mọi giang san”

Thơ ông trùng khít với khối tâm sự của một tấm lòng trung quân ái quốc. Tâm sự của ông vượt qua thế sự, vượt qua cái triều đại mà ông hằng canh cánh bên lòng. Vầng sáng của nó toả đến hậu thế, là ánh sáng vằng vặc của một khối tình gắn chặt với non sông xã tắc.
(Theo Dương Kiều Minh)

2 . Nguyễn Bỉnh Khiêm
A/ Quan điểm mỹ học :
Chúng ta được thấy ở Nguyễn Bỉnh Khiêm mọi tư duy triết học cũng như mọi tư duy hình tượng của ông qua thơ văn đều lấy con người làm trung tâm. Ông ước mơ cảnh thái bình cho nhân dân, ông đau lòng nhìn nhân tình thế thái đổi thay, xa rời đạo lý cũng vì con người. Về mặt mỹ học, đó là lý tưởng cao nhất, lý tưởng nhân văn mà mọi nhà hiền triết, mọi nhà cách mạng chân chính đều tự trao cho mình trách nhiệm phải đấu tranh thực hiện. Sống trong thời kỳ đen tối của lịch sử dân tộc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dành cả cuộc đời mình vào việc giáo dục con người theo lý tưởng thẩm mỹ ấy. Qua thơ văn ông đã gửi lòng ưu ái và những lời khuyên răn đến mọi tầng lớp người, từ vua chúa đến thứ dân, chỉ mong những lời thơ, câu văn ấy có thể giúp cho người đời trở về cuộc sống thiện. Theo ông, cái đẹp cao cả không tách rời với cái thiện (ở lành, làm lành) và cái thiện ấy phải xây dựng trên cơ sở của sự thật đang diễn ra trong cuộc đời. Không từ cái chân thiết thực ấy, cái đẹp cũng chỉ là những lời nói suông, những ước mơ hão.
Vì vậy, trong thơ văn của ông, nổi hằn lên rõ nét con người của xã hội đương thời, sự tha hoá con người trong quan hệ lẫn nhau, đồng thời ông cũng nêu lên những nét đẹp của con người có đạo lý .

Đối với một nho sĩ có bề dày học vấn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, quan niệm như trên về cái đẹp gắn liền với cái thiện và cái chân, lấy con người làm trung tâm, quả là một hiện tượng hiếm có. Thậm chí có những tư tưởng rất gắn với chúng ta hôm nay, ví dụ đối tượng của ông trong thơ và nhạc không phải là con người chung chung mà là con người lao động, người dân cày, chài lưới bình thường. Sở dĩ ông vượt lên người đồng thời với quan điểm bình dân ấy là do bản lĩnh độc lập về nhận thức tư tưởng của ông và cũng do tác động của hiện thực đời sống của đất nước vào thế giới quan, nhân sinh quan của ông. Người thầy học uyên bác Lương Đắc Bằng đã hết lòng truyền dạy cho ông về dịch lý cả Hán nho, cả Tống nho,Tống nho có nhiều phái : Chu Đôn Hy, Anh em họ Trình, Chu Hy, Thiệu Ung …. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm là cả một sự chọn đường sao cho thích hợp với nhân cách của mình và có ích cho đời. Nhiều nhà nghiên cứu còn phân vân chưa biết Nguyễn Bỉnh Khiêm chịu ảnh hưởng của phái nào trong Tống nho (Giáo sư Phan Văn Các), giáo sư Bùi Văn Nguyên có nhắc tới Thiệu Ưng nhưng chưa có thái độ khẳng định trên cơ sở khoa học đang còn tìm hiểu. Bình sinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất coi trọng thực tiễn, âu đó cũng là thái độ của các nhà trí thức chân chính của dân tộc. Chính Hồ Quí Ly một trí thức lớn của ta từng nói về Tống nho như sau: “Trình, Chu đều học giỏi, nhưng cả hai đều không biết gì về thực tế, chỉ biết ăn cắp văn của tiền nhân..”

Hồ Quí Ly đã mạnh dạn đề cao yếu tố thực tiễn trong vấn đề triết học Tống nho. Nguyễn Bỉnh Khiêm tỏ rõ gần với Thiệu Ung hơn là với các bậc thầy khác trong lý học. Hai bậc hiền giả này giống nhau ở hoàn cảnh sống, ở cung cách xử thế. Cả hai đều sống nghèo và cùng hoà đời mình trong đời sống của dânchúng. Thiệu Ung là một viên quan nhỏ, nhà thanh bần, có lúc sống lang thang trong tầng lớp nghèo hèn, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng xuất thân như vậy, chỉ trừ tám năm làm quan sau khi đỗ trạng nguyên. Khi lui về Trung Am, ông lại trở về với môi trường quen thuộc của mình, giữa các bô lão các lão nông, láng giềng thôn xóm nghìn đời. Gia tộc Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là một thế gia vọng tộc, cha và ông nội của Nguyễn Bỉnh Khiêm được phong tước công là do lệ truy phong và thế tập của triều đình sau khi ông được phong Trình quốc công lúc mất (bản thân các vị nói trên cũng chỉ là những người bình thường). Do cuộc sống riêng mình và hiện thực chiến tranh, Nguyễn Bỉnh Khiêm rõ ràng đã định hướng tư tưởng cho mình là đứng về phía nhân dân, đứng về phía hoà bình và nhân ái. Ông đã chủ động xử lý những huấn điều của đạo Khổng một cách hợp lý,chỉ giữ tinh hoa tích cực là khuynh hướng triết học nhập thế, lấy chữ nhân và chữ gốc dân làm chuẩn. Về lý học, ông không theo Thái Aát thần kinh mang tính Đạo giáo với khuynh huớng lánh đời và vị kỷ của Đường Hùng, mà nghiêng về quan vật (trên cơ sở quan sát sự vật) của Thiệu Ung, Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp tục nền học của Tống nho với bản lĩnh độc lập của mình.

Nguyễn Bỉnh Khiêm quan tâm nhiều nhất đến văn chương và âm nhạc. Nói về văn chương chúng ta thấy ông hay dùng chữ : cái bả văn chương, cái luỵ văn chương như những câu sau đây : Bình sinh vô hạn, văn chương ngộ (trong cuộc sống vô hạn, phạm phải cái lầm làm văn chương) - Trung Tân ngụ ý 3.

Văn chương đa ngộ chung vi luỵ (lầm vướng cái bả văn chương nên phải luỵ) - Lão cuồng. Sinh bình danh bả văn chương ngộ (Sống ở đời, trót lầm phải cái bả văn chương)-Trung Tân quán ngụ hứng -16

Nhưng không nên vì những lẽ ấy mà nghĩ rằng Nguyễn Bỉnh Kiêm chê trách đổ tội cho văn chương đã làm cho mình chịu luỵ. Hai chữ văn chương ở đây nên được hiểu là từ chương khoa cử, phương tiện dẫn đến công danh, điều mà ông phải đắng cay trải qua tám năm tham chính dưới triều nhà Mạc. Cho đến lúc cáo quan về nghỉ rồi, cái nợ công danh vẫn còn đeo đẳng mãi vì triều đình vẫn đến quấy rầy ông, lúc thì hỏi han ý kiến, lúc thì yêu cầu đi tảo phạt theo quân, những việc ông không hề muốn làm.

Ngâm tình vô hạn trục vân yên (Thú ngâm thơ không bờ bến, có khi cao hứng vượt lên tới làn mây khói- Tự thán).

Thơ nhạc có tác dụng đem lại cho đời sống sự thuận hoà, bình yên.

Người khuyên ta luyện đàn thơ
Tính tình hoà hợp, tâm tư thanh bình
Ta rằng : học giỏi, đàn tinh
Đàn xưa nước Lỗ âm thanh còn truyền
(Bài ca khuyến học-dịch)
Văn thơ là nơi gởi gắm tâm tình giải sầu u uất, giúp cho tâm hồn thanh thản :
Bất ý miệng ngâm câu quốc ngữ
Giải phiền tay chuốc chén quỳnh xuân
         (Thơ nôm, bài 93)
Say mùi đạo, trà ba chén
Tả lòng phiền, thơ tám câu (tả : rửa)
         (Thơ nôm, bài 122)

Không những thơ có hiệu lực thanh lọc mình như ở những câu thơ trên đây mà thơ còn có khả năng gợi lên những ước mơ lành mạnh, tạo cho con người một niềm hy vọng :
Sách văn chương đọc đời Nghiêu Thuấn
Phúc thanh bình nhớ chúa Vũ Thanh
Nghiêu,Thuấn, Vũ, Thanh là những ông vua minh triết đã đem lại cho nhân dân một cuộc sống thái bình, hạnh phúc.

Thơ là một vũ khí, một phương tiện đào tạo những trang anh hùng có ích cho đời
Tác thành khuê trác tại văn chương
(Xây người tuấn kiệt lấy văn chương)
Nghĩ về văn chương nghệ thuật, Nguyễn Bỉnh Khiêm thường nói đến thơ và nhạc, hai loại hình gần gũi và có tác dụng giống nhau. Trong thực tiễn sáng tác, chúng ta cũng thấy thơ và nhạc có vai trò hỗ trợ cho nhau về nhiều mặt. Bài hát có giá trị thường là bài thơ hay. Bài thơ đã đi vào lòng người và được người ta nhớ là bài thơ giàu nhạc tính. Trong nhiều bài thơ của ông, Hán cũng như Nôm, chúng ta thường gặp thơ và nhạc cùng đi với nhau như trong Bài ca khuyến học nói trên, hoặc như bài thơ thứ 120 sau đây

Lẻ tẻ bên giang bảy tám nhà
Thư nhàn từng thấy bạn ngâm nga
Thơ nên, ngồi đợi vầng đan quế
Rượu chúc, hoa lầm ngõ hạnh hoa
Lục ỷ tiếng thanh đêm tựa ngọc
Lan châu chèo vỗ nước bằng là
Ít nhiều ngày tháng qua thì chớ
Tiêu sái ta thìn vẹn chí ta
Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng lòng với cuộc sống đạm bạc của mình, thú vui ấy không có gì cầu kỳ, chỉ cần bảy tám nhà ven sông, có bạn thơ cùng ngâm ngợi với nhau. Làm thơ khi chờ trăng lên, đêm thanh tựa bên người ngọc nghe tiếng đàn lục ỷ (Lục ỷ là chiếc đàn của Tư Mã Tương Như ngày xưa, người nổi tiếng tài hoa và đa tình).

Chỉ cần chừng ấy, ông cũng đã thấy cuộc sống thanh nhàn hợp ý rồi.
Thanh phong minh nguyệt tuý ngâm biêu .
(Ngụ hứng bài 5)

Đối với ông, thơ nhạc là cầu nối giữa tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên , có mối đồng cảm sâu sắc và thường xuyên.

Uống rượu ngâm thơ, gió trong, trăng sáng luôn là bạn bên mình .
Đoản địch thanh phong nhàn xứ lộng
Cô phàm minh nguyệt tuý trung qui
(Khi rỗi, thừa hứng có gió mát, lấy sáo ngắn thổi chơi Khi say, lúc đêm có trăng, gương cánh buồm một mình về bến- Vấn ngư giả)
Non nước có mầu lòng khách chứa
Trúc mai làm bạn hứng thơ nồng (Thơ nôm bài 33)
Sống trong sự hài hoà với thiên nhiên, không chỉ có gió trăng khích lệ con người làm thơ và đàn hát, mà chính thiên nhiên cũng có tâm hồn đồng điệu. Có lẽ đó cũng là phong thái của những con người lớn. Hạnh phúc biết bao khi được đọc những câu thơ :
Côn Sơn có khe
Tiếng nước chảy rì rầm
Ta lấy làm đàn cầm ….(Nguyễn Trãi)
. . . . .

Tâm hồn chúng ta hoà quyện với cái bao la của thiên nhiên, con người được nâng lên đến sự trong sáng và thiên nhiên cũng trở thành một thành viên trong cuộc đời chung của con người. Các Mác có một câu nói rất hay : “Thiên nhiên như là một phần vô cơ của con người”. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã dành cho con người niềm hạnh phúc chan hoà ấy khi ông viết:
Dắng dỏi bên tai cầm suối
dập dìu trước mặt tán sen … (Thơ Nôm bài 123)
Lánh trần, náu đến chốn sơn lâm
Lá thông đàn tiếng trúc cầm (Thơ Nôm bài 135)

Nhưng không phải tiếng đàn hát của bất cứ ai cũng đem đến cho ông sự sảng khoái. Trong thái độ sống gần dân, ông thích nghe tiếng hát của những người lao động trên sông. Bạch Vân Am hàng ngày vẫn thấy thuyền chài qua lại quán Trung Tân cũng được xây dựng ngay trên bến sông, nên ông quen nghe tiếng ca ngư phủ :
Giang quán đăng lâm nhất hướng tà
Thừa nhàn bá tửu, thính ngư ca…
(Buổi chiều, mặt trời xế bóng, ta lân la đến quán bên sông)
Rảnh rang, tay cầm chén rượu, tai nhe tiếng hát người thuyền chài-Ngụ hứng, bài 1)

Trái lại, tiếng đàn hát thâu đêm trên lầu son gác tía của nhà quyền qúi chỉ làm ông không vui,vì nó quấy phá giấc ngủ của ông :
Ký ngôn tử các hồng lâu khách
Mạc ba sinh ca quát tuý miên
(Ngụ hứng, bài 2 )
(Nhắn lời cho những người ở gác tía lầu hồng kia
Đừng có khua đàn hát mà làm náo động giấc ngủ say của ta)

Không những thế, ông còn nhắc đến tác hại của sự say mê đàn hát, đắm đuối của những kẻ giàu sang trong thanh sắc :
…Còn luỵ trường ca biến bể sầu
(Thơ nôm, bài 103)
Trong bài “Thạch khánh ký” còn ghi lại ở chùa Trang Hoa (Vĩnh Bảo) Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cho biết rõ quan điểm của ông về nguyên lý âm nhạc, nguyên lý ấy cũng xuất phát từ quan điểm lấy dân làm gốc. Ông viết “Ôi trong nhạc bát âm thì tiếng khánh đá là âm chủ, thuộc cung Ggiốc, rất khó hoạ…Trong nhạc cổ có năm cung : cung, thương, giốc, chuỷ, vũ, thì cung giốc giọng trầm ở giữa, làm nền cho thanh âm”. Vị trí trung tâm tiêu biểu cho lẽ phải, cho đạo lý làm người, cho phẩm chất của kẻ sĩ quân tử. Cung giốc là nền, là gốc, có ý nghĩa lấy dân làm cơ bản cho âm nhạc. Chúng ta thấy ở đây tư tưởng quán xuyến cả cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm như ông từng đã tuyên bố trong Văn bia quán Trung Tân.

Theo ông, nội dung của âm nhạc là hướng đến sự hài hoà, ổn định, lấy điều thiện để xây dựng quan hệ giữa con người với nhau. Trong đoạn kết bài Thạch khánh lý, ông viết :

“Ta muốn nói rằng : bậc thánh nhân muốn lấy việc thiện để giáo dục đạo đức, muốn lấy âm thanh để hài hoà lòng người. Cho nên chế ra nhạc khí cũng chỉ có ý nghĩa đó thôi. Ôi ! hài hoà là chủ đích của âm nhạc, làm việc thiện là cái gốc của giáo hoá. Một khi khánh đá treo lên thì tiếng của nó vang dội không cùng…”

Đọc tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm để tìm hiểu quan niệm của ông về lý tưởng thẩm mỹ, chúng ta thấy được một điều nhất quán : đó là tính thiện, cơ sở đã tạo nên những tác phẩm văn chương nghệ thuật mang đậm tình người đó là cái đẹp gắn bó với cuộc sống. Văn chương nghệ thuật chỉ có giá trị khi nói lên được ước mơ hạnh phúc của con người
(Tạp chí Diễn Đàn Văn Nghệ VN)

B / Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà văn hoá lớn :
(Trích diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 500 năm, năm sinh danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm, tổ chức tại Trung tâm Văn Miếu Hà Nội)
“ Cũng như Nguyễn Trãi và các nhà nho nhập thế khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm mang nặng tư tưởng trung quân, luôn luôn canh cánh trong lòng trách nhiệm báo đền ơn nước và lý tưởng “Trị quốc, bình thiên hạ”

Ngoài những suy nghĩ mang tính chất quy phạm, bề tôi phải tận trung kẻ sĩ phải hành đạo, lập công danh…Nguyễn Bỉnh Khiêm còn tỏ ra là một con người đầy bản lĩnh, đầy tự tin. Ông đã cho phép mình không gắn chặt tất cả số phận, tài năng với một tập đoàn phong kiến nào mà tự đứng tách ra và thường đứng cao hơm mọi lực lượng, mọi phe phái, mọi sự đối đầu. Tất cả những ảo tưởng chính trị, quyền lực, những bã mồi phú quý vinh hoa không dễ gì chuyển lay một con người như ông. Rõ ràng sự vào đời muộn màng đã là điều kiện để khẳng định một tính cách đã thành bền vững, một quan niệm xử thế và một phương châm sống không dễ chuyển lay, không dễ bị bó buộc, biến cải theo một khuôn mẫu quan phương nào. Điều đó có cái căn nguyên ở việc mấy chục năm đọc sách, nghiền ngẫm cái lý của trời đã đất, của sự hưng suy, những kinh nghiệm dày dặn của cuộc sống, những quan sát, phản xét về thế tình. Với trí thức uyên bác, vốn sống phong phú và ở cái tuổi 45, giữa độ “tứ thập nhị bất hoặc” và “ngũ thập tri thiên mệnh”, Nguyễn Bỉnh Khiêm trong khi tham gia chính trường đã trở thành nhà tư tưởng, nhà hiền triết có uy vọng lớn trong giới trí thức và trong nhân dân. Các vua Mạc cũng như các tập đoàn phong kiến khác đã không thể tuỳ ý sai khiến được ông, thì đành phải lợi dụng uy tín của ông, thậm chí nương bóng vào ông để thực hiện những ý đồ của mình. Bằng cớ là Nguyễn Bỉnh Khiêm với đức độ của người thầy học đã khuyến dụ được Nguyễn Quyện học trò mình bỏ Lê-Trịnh về với nhà Mạc (1557). Đó là việc có thực, nhưng còn một loạt truyền thuyết khác, như việc ông khuyên Phùng Khắc Khoan về với Lê-Trịnh, hướng đạo cho Nguyễn Hoàng “Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân” mách nước cho chúa Trịnh “Năm nay mất mùa, lấy giống lúa cũ mà ngâm mạ” “ Giữ chùa thờ phật thì được ăn sản”, cũng như đã báo trước cho Mạc Mậu Hợp thấy : “Vận nhà Lê đã đến hồi tái tạo” do đó “ Sau này quốc gia hữu sự thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng có thể kéo dài thêm mấy đời” …Trong số những điều kể trên, sự việc nào là xác thực và thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thể hiện thái độ ủng hộ của ông đối với một tập đoàn nào đấy, hay chỉ do các thế lực chính trị muốn mượn cái “uy lực” và “trí tuệ” của ông để gây niềm tin cho thiên hạ, ngày nay chưa dễ khẳng định được. Dù sao, tất cả những huyền thoại được truyền tụng trên cũng có một cái lối sự thực.

Nguyễn Bỉnh Khiêm mất ngày 18 tháng 11 năm Ất Dậu tính ra dương lịch là ngày 17 tháng giêng năm 1586 thọ 95 tuổi, ông có những cống hiến hết sức lớn lao cho trí thức và văn hoá Đại Việt. Sau khi ông qua đời, các sử gia phong kiến, học trò đã đánh giá cao đức độ của ông : “Chí ông muốn mọi vật đều được sống dẫu hèn mọn như kẻ tàn tật, mù loà cũng dạy cho nghề hát, nghề bói để kiếm ăn” ông sửa chữa lại chùa thờ Phật, thường dắt sư già đi chơi, có lúc thả chiếc thuyền nhỏ ra biển Đồ Sơn xem đánh cá, ông chống gậy đi dép trèo khắp các núi Yên Sơn, Ngoạ Vân, Kính Chủ, Đồ Sơn. Đến đâu thích ý thì ngâm vịnh, hoặc nhẩn nha đi lại suốt ngà. Mỗi khi gặp bóng cây xanh rợp, tiếng chim theo múa hát thì đắc ý, vui thích. Họ đồng cảm sâu sắc về những giá trị nghệ thuật của thơ văn ông : “Đọc qua văn ông, dù nghìn năm còn tưởng như trăng trong gió mát” Họ khâm phục trước sự uyên thâm về triết học dịch lý của ông Trình Tuyền Hầu, đủ thấy người Nam hay người Trung Quốc đều ngưỡng mộ ông như vậy.

Ôn lại những trang đời và những phương diện chính tạo nên cốt cách, bản lĩnh con người Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta càng hiểu rõ hơn những đóng góp lớn lao của ông đối với kho tàng lịch sử tư tưởng văn hoá dân tộc. Với tư cách một chứng nhân của thời đại, Nguyễn Bỉnh Khiêm không những là một người đã có công đóng góp, tác động, và chi phối phần nào đối với xu thế phát triển của xã hội Việt Nam trong thế kỷ XVI,mà điều đáng nói hơn là cái di sản văn hoá ông để lại, cũng như phẩm cách cao khiết của ông đã trở thành mẫu hình trong lòng nhiều lớp người hậu thế, là cả một giá trị mở, một hệ thống mở, để ngày nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu, luận bàn. Dường như càng qua thời gian thì những giá trị văn hoá đó càng toả hào quang, càng ánh xạ nhiều sắc màu mà cho đến nay ta vẫn chưa thể bao quát hết, càng chưa thể phát hiện và phát huy được đầy đủ. Và như thế, kỷ niệm 500 năm ngày sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm lần này chúng ta có thêm một dịp nghiên cứu sâu sắc hơn giá trị tư tưởng và thơ văn ông, kể cả việc lý giải mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm với vương triều Mạc, việc khảo sát tác phẩm từ gốc độ tư duy triết học, việc vận dụng những yếu tố của khoa học dự báo để xác định đối tượng được gọi là “Sấm Trạng Trình” lý giải cho quần chúng nhân dân hiểu rõ hơn những huyền thoại đã định hình trong tầm thức dân gian, tồn tại từ xứ Đông-Hải Phòng đến việc tôn thờ Trạng Trình bên cạnh một đại văn hào Pháp Victor Hugo, một Tôn Trung Sơn thời cận đại Trung Quốc ở tận tỉnh Tây Ninh gần biên giới phía Tây Nam của đất nước.

Để đi tới hạnh phúc, văn minh kịp với bước tiến hoá của thời đại, một thời đại trong đó bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc kết hợp với tinh hoa văn hoá nhân loại được xem là nền tảng, là nhân tố điều tiết đích thực cho sự phát triển, chắc chắn di sản văn hoá tinh thần của Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ được kế thừa và phát huy mạnh mẽ, nhằm biến điều ước mong tâm niệm của ông : “Ngoài chưng phận ấy, cầu chi nửa? Còn một cầu xem thuở thái bình” thành hiện thực trên nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. “

C / Nghĩ về khả năng dự báo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
(Trích bài đăng trên tạp chí Kiến Trúc Phổ Thông số 16)
Dự báo, tiên tri dự đoán những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai, đó là vấn đề được người đời sau truyền tụng ở tài năng của nhà văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những tập sấm ký của Trạng Trình được xuất bản trước . . . đã ghi lại những điều tiên đoán, nhưng nhiều khi không phải là đích thực của ông, mà là những việc thêm thắt về sau, dựa vào danh tiếng của ông mà hư tạo nên. Vậy, tài năng tiên đoán của Nguyễn Bỉnh Khiêm là như thế nào, hư thực đến đâu và sao ông lại có tài năng ấy, đó là những vấn đề đang được nghiên cứu, chưa có ai khẳng định được suy luận của mình là chính xác.

Chúng ta đều biết rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm am hiểu sâu sắc Kinh Dịch, tinh thông Thái Ất Thần Kinh của Dương Hùng đời Hán, chuyên sâu quan điểm duy vật (quan sát sự vật) và tác phẩm Hoàng Cực Kinh Thế của Thiệu Ung thời Bắc Tống, qua sự truyền dạy của người thầy uyên bác là Bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Tinh thần cốt lõi của các học thuyết nói trên là xây dựng những định lý của sự sinh thành và phát triển vũ trụ, Kinh Dịch dần dần ở các giai đoạn sau đi vào nhiều lĩnh vực : Lý học, Số học, tượng số học, thể hiện đầu tiên bằng những số hiệu trong Bát Quái Đồ của Phục Hy (năm 2850 tr. CN) từ Thái Cực (thể thống nhất đầu tiên) đến chia hai (lưỡng nghi) rồi chia bốn (tứ tượng) và tiếp tục mãi mãi, lập thành những hào quẻ vô cùng biến hoá để nói lên mọi hiện tượng, từ trời đất đến nhân sinh. Khởi phát là một ký hiệu học thô sơ, nhưng về sau nhiều kẻ đã lợi dụng, phủ lên một tính chất hoang đường, huyền hoặc. Chúng ta cần phân biệt giá trị khoa học của dịch lý và những luận điểm dị đoan để giữ lại tinh tuý của một nền học thuật hết sức sâu xa mà khoa học hiện đại đang tiếp tục khai thác.

Điều rõ ràng là Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi lý số và ông từng áp dụng kiến thức về mặt này để phát biểu ý kiến của mình đối với thời thế, mang tính dự báo khá chính xác … Những ý kiến tiên đoán đều đã được chứng minh trong lịch sử, cho thấy khả năng nhìn trước của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khả năng ấy xuất phát từ việc tinh thông lý học của ông, từ kinh nghiệm cuộc sống, sự nắm chắc tình hình và tương quan lực lượng của các thế lực cát cứ lúc bấy giờ. Sự thông tuệ của ông đã cho phép ông suy nghiệm và đoán trước những việc xảy ra trong nước, trên cơ sở thực tiển. Nếu nghĩ rằng đó chỉ là kết quả của việc bói toán mang tính thần bí thì chúng ta sẽ phạm sai lầm và đánh giá thấp nhà văn hoá lớn của chúng ta. Trước đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có vế đối : “Lý học thâm uyên Trình tiên giác” cũng đã nói rõ sự tiên giác của Nguyễn Bỉnh Khiêm là do ông uyên thâm về lý học, cộng với cuộc đời gần một thế kỷ của ông.

Trước . . . nhiều nhà xuất bản đã ra sách, hoặc một số báo chí đã đăng những Sấm ký của Trạng Trình, đề cập đến những sự kiện lịch sử sau Nguyễn Bỉnh Khiêm gần hai trăm năm. Bài thơ song thất lục bát dài dòng ấy lại kết thúc bằng hai câu 4 chữ : Lê tồn Trịnh bại, Lê bại Trịnh vong…. chưa có chứng cứ gì khẳng định bài ấy là của Nguyễn Bỉnh Khiêm cả. Cũng hai câu thơ lục bát thuộc Sấm Trạng Trình :
Bao giờ Tiên Lãng chia đôi
Sông Hàn lại nối thì tôi lại về
Được giảng giải bằng thực trạng của huyện Tiên Lãnh đã khơi lại con sông đào đã chảy trên đất huyện, và năm 1985 sông Hàn đuợc bắc cầu phao trùng với dịp kỷ niệm 400 năm ngày mất của nhà thơ lớn. Hai câu lục bát ấy hình như chỉ mới được nghe gần đây, có thể cho phép chúng ta nghĩ rằng đó là một sáng tác dân gian mới có. Vả lại, xét về quá trình hình thành thể loại văn học của nước ta, thì thời kỳ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa có thể thơ lục bát, cho nên chúng ta có thể khẳng định rằng những Sấm truyền viết bằng thể thơ lục bát không thể là của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Cũng có trường hợp cần được nghiên cứu kỹ lưỡng mới có thể đi đến kết luận một cách khoa học được. Ví dụ : Trong một cuốn sách của nhà xuất bản Đại La in năm 1948 về Sấm ký Trạng Trình có bài thơ chữ Hán bốn câu, có dáng dấp như một bài kệ :
Cửu cửu kiền côn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An
Càn khôn đã định rằng chín lần chín 81 năm vào tiết thanh minh sức địch đã tàn. Đến đầu năm dê và đuôi ngựa (1954) tám vạn lính cụ Hồ tiến vào kinh đô (AB 444, AB 355 thư viện Viễn đông Bác cổ Hà Nội). Sự việc dự đoán từ lâu trước khi trở thành hiện thực, đặt cho chúng ta cần suy nghĩ đối với khả năng tính toán của dịch lý…

…. Qua những việc trên, chúng ta có thể hiểu thêm Nguyễn Bỉnh Khiêm về phương diện dự báo. Với một vốn tích luỹ học vấn uyên tâm, một vốn sống cả cuộc đời trong một thời thế đầy biến động mà ông là người trong cuộc ông lại nắm được quy luật biện chứng về hoá sinh, sinh hoá của dịch lý kết hợp với thực tiển tình hình, nên khả năng dự đoán bước đi của thời cuộc là có thể được. Tuy vậy, mọi phát triển khoa học, nhất là những dự đoán tương lai, vẫn có thể được điều chỉnh với sự phát sinh những sự kiện mới của xã hội loài người, những phát minh mới về khoa học kỹ thuật.

Hiện nay trên thế giới có một học thuyết mới, đó là Tương lai học (Futurologie). Tương lai học cũng đã có những cống hiến nghiêm chỉnh về bước phát triển của xã hội dựa trên cơ sở thực tiễn mà dự đoán trước. Các nhà tương lai học không phải là những nhà thần bí, công việc của họ là kết quả của trí tuệ, của ý thức, chứ không phải từ vô thức dù vô thức là một lĩnh vực cần được tiếp tục nghiên cứu. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta tin rằng ông có căn cứ hiểu biết khi đưa ra những điều dự báo.

D / Những ý tưởng văn hoá hòa bình của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm để có hoà bình thì mọi người phải nỗ lực. Ông ca ngợi lao động và gợi mở cho mọi người đến với tự nhiên vì ở đó mọi người đều lao động và sẽ đối xử tốt với nhau. Ở đó dù là vua chúa hay người nông dân đều hít hơi thở khoáng đạt của tự nhiên, đều ngắm trăng lồng cổ thụ, đều thả hồn vào tám hướng tranh treo. Tự nhiên là của chung, ở đó là hồn của núi sông, con người sẽ thoả chí yêu quê hương đất nước mà không có lực lượng xã hội nào kìm trói được.

Khát khao đến với tự nhiên là khát khao vì ý tưởng hoà bình lâu dài của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhiều người nói rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đi trốn trong tự nhiên,đã ở ẩn trong tự nhiên, đã thực hiện triết lý nhàn trong tự nhiên. Đúng là trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết rất nhiều chữ nhàn ( An nhàn ngã thị đại trung tiên - an nhàn ta là tiên trên đời). Nhưng mà không một nhà nghiên cứu nào về Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm nhận được Nguyễn Bỉnh Khiêm sống an nhàn, thanh nhàn. Ông đã lao động đến say mê, ông đã trăn trở đến nhức nhối. Hầu như ngày nào ông cũng bận bịu. Ông lo cho muôn dân, ông gắng sức rèn luyện học trò. Văn phẩm của ông để lại cho đời hàng nghìn bài trong Bạch vân am thi tập và Bạch vân quốc ngữ thi tập. Triết thuyết của ông gửi vào muôn trùng sông núi và ăn sâu vào ý thức xã hội. Sao lại nói rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn hạ được ? Trong bài tế Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đinh Thời Trung đã viết rằng : “Tiên sinh không bao giở mất bóng thu dương sáng mãi…Tiên sinh là núi Thái Sơn. Đạo Tiên sinh còn muôn thuở”.

Chữ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó chặt chẽ với lý tưởng hoà bình của ông. Các nhà thơ lớn, các nhà tư tưởng xuất sắc ở phương Đông thường lấy thiên nhiên để thể hiện tình cảm cao thượng, phong cách ung dung tĩnh tại của mình, Lão Tử, Trang Tử đã khuyên con người lấy chữ tâm, điều thiện mà hoà mình vào tự nhiên. Triết học của Lão Tử gắn với sự khoan dung, chất phác và hoà bình. Hoà nhập với thiên nhiên là hoà nhập với đất trời và khí thiêng liêng sông núi, khát vọng của nhân dân. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người vừa theo quan điểm xích tử chi tâm của Đạo giáo vừa tòng “thi ngôn chí” của Nho giáo. Trong bài tựa cuốn Bạch vân am thi tập Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói rõ quan điểm thẩm mỹ và đạo đức của mình trong ý tưởng này. Ông “thích cái đẹp của sơn thuỷ, vui cái mỹ lệ của hoa, trúc, mượn sự việc mà tự thuật”. Thích cái đẹp của tự nhiên, gắn đạo đức người quân tử với cây tùng, cây bách đó là lý tưởng chung về cái thiện, cái mỹ. Lý tưởngnày là cơ sở của một nền hoà bình lâu dài.

Chất người Nguyễn Bỉnh Khiêm, tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm toát lên một chủ nghĩa nhân văn sâu rộng. Nối kết các mâu thuẫn dằng xé, hướng sự vận động của các mâu thuẫn ấy đến đối thoại các giá trị đó là biện chứng tích cực trong tư tưởng hoà bình của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đất nước năm phe, bảy phái, phái nào cũng đến hỏi ý kiến ông. Nhân dân muôn ngàn thống khổ khác nhau, người nào cũng muốn được ông mách bảo. Để thực hiện được điều ấy,học rộng tài cao là không thể đủ.Ở đây phải có cả một tấm lòng bao la, hiểu đời không cùng, thương người vô hạn. Các hoạt động nhân đạo ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là cơ sở tập hợp được khát vọng hoà bình của thế kỷ XVI

Người ta truyền tụng nhiều về các dự báo của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với thời cuộc. Người ta nhớ tới các lời khuyên bảo ngắn gọn đầy thuyết phục của ông về vận mệnh tương lại của một triều đại. Các lời “sấm truyền” của Trạng Trình quả thật đã sống nhiều thế kỷ trong dân gian hướng tới một nền hoà bình bền vững.

Vì đâu mà một số tư tưởng quan trọng của Trạng Trình có sức sống lâu bền trong đời sống xã hội? Trước hết là lý tưởng hoà bình lâu dài của ông rồi đến sự thông tuệ của Trạng Trình đối với tri thức cao nhất mà phương Đông đã đạt được vào thế kỷ XVI. Sau nữa, cách nhìn sự vật và thời thế của ông không tĩnh tại. Ông coi thế gian luôn biến đổi “thoi nhật nguyệt đưa thoăn thoắt”. Nhìn sự vận động, sự phát triển trong các mối giây liên hệ, cùng với lý tưởnghoà bình và sự thông đạt tri thức thời đại,bằng mẫn cảm tuyệt vời, Nguyễn Bỉnh Khiêm bắt gặp hướng phát triển rất xa của một logic vận động đến hoàn thiện. Yù tưởng về thiện-ác là trục c hính xoay quanh các dự báo về một nền hoà bình lâu dài của ông. Ông tin rằng cái thiện, cái mỹ là khuynh hướng tất yếu của sự phát triển. Cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, đó là “đạo trời lồng lộng chẳng hề sai”. Yù tưởng cái thiện thắng cái ác, cái đẹp thắng cái xấu là một ý tưởng nhân văn cao đẹp. Tất cả các nhà văn hoá lớn ở phương Đông tuy mỗi người mỗi vẻ nhưng không aithiếu khát vọng về cái thiện và cái mỹ. Đó là khát vọng chung để nhân loại gặp gỡ và hiểu biết nhau. Mỗi người đều sống cho tốt, ăn ở cho đẹp, mọi hoạt động sáng tạo đều lấy cái tốt và cái đẹp làm điểm đạt tới thì xã hội sẽ tràn ngập tình yêu và ánh sáng thiên hạ sẽ chung hưởng thái bình .

Trên cơ sở doanh hư, cơ ngẫu, tiêu trưởng, lý số, phân tích xã hội trong sự vận động và nhìn thấu suốt tận cùng cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái mỹ với cái ác và cái xấu, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ ra thế đất, thế nước và biện chứng của một nền hoà bình bền vững dài lâu.

Trong nhà văn hoá lớn Nguyễn Bỉnh Khiêm có một điều rất kỳ lạ, đầu óc ông minh mẫn cho đến khi ngừng suy nghĩ. Ông sống gần tròn một thế kỷ. Gần một trăm năm không thấy có một dấu hiệu gì về sự “lẩn thẩn”, “lẩm cẩm”. Ông yêu đời, yêu người, yêu học trò, yêu làng xóm, quê hương, yêu tổ quốc và yêu nhân dân đến tận hơi thở cuối cùng. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí có chép rằng “Lòng Trạng không một lúc nào quên đời”. (Văn học Nghệ thuật số 218)
* * *

Cái nam phong được hai vị Thánh tiên tri. Côn Sơn Thượng Sĩ Nguyễn Trãi trong Ức trai thi tập (quyển 6) đã viết : “Tương truyền vua nước ta dòng dõi vua Viêm Đế (Thần Nông). Vua Đế Minh đi tuần phú đến Hải Nam gặp con gái bà Vụ Tiên lấy làm vợ sinh ra Lộc Tục, vua phong Lộc Tục làm chủ nước Việt Nam” còn Thanh Sơn Đạo Sĩ (Nguyễn Bỉnh Khiêm) có viết tập thơ Việt Nam sơn hà hải cương thưởng vịnh (vịnh về non sông đất nước Việt Nam) Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ biểu tượng Nam phong toàn vẹn.

Mặt khác, sự xuất hiện Đạo Cao Đài với tư tưởng tiến bộ cách mạng làm lay chuyển các giá trị truyền thống, tuyên ngôn xã hội bình đẳng, nam nữ bình quyền, chống việc tế lễ bằng súc vật của thầy pháp, thầy bùa đề cao giá trị đời sống nội tâm lòng chay lạc; quyết liệt chống tinh thần Đại Hán Nho gia chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến mà Hồ Đề (Bát Nương DTC là đại biểu), chống cả thực dân Pháp “Trăm họ than van nòi bộc lại, Ba Kỳ uất ức phép Tây tà” và cả quyết “một nước nhỏ nhoi….mai sau làm chủ….”. Bởi lẽ, Đạo Cao Đài gieo trong tâm người mầm giác ngộ và mạc khải nhân loại là anh em, bình đẳng thương yêu.

3 . Về Victor Hugo
A/ Victor Hugo ở Việt Nam
Không phải vì người Pháp kính trọng thái quá một trong những tinh hoa lỗi lạc nhất của dân tộc mình nên trong suốt năm nay được gọi là là năm Victor Hugo (1802-1885) để kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông, họ sẽ tổ chức nhiều hoạt động mang ý nghĩa văn hoá và văn học về V.Hugo cùng những di sản tinh thần của ông mà từ hơn một thế kỷ nay tên tuổi và tác phẩm của ông đã trở thành tài sản vô giá của toàn nhân loại.
Ở Việt Nam, do có những xung đột lịch sử với phương Tây nói chung và Pháp nói riêng, trong thời kỳ cận-hiện đại mà người Việt có dịp tiếp xúc với nền văn hoá trong đó có văn học của họ.

Trong thực tế, có thể là còn sớm hơn, song về mặt văn bản thì ngay từ năm 1913 đã có không ít trí thức “Tây học” Việt Nam biết đến Hugo có lẽ qua thiên tiểu thuyết Những người khốn khổ của ông.

Có lẽ V.Hugo là một trong số ít các nhà văn học nước ngoài được giới thiệu nhiều ở Việt Nam hầu hết các tác phẩm chủ yếu và quan trọng của Hugo đều đã được xuất bản dưới mọi hình thức mà số lần ấn hành cũng khá nhiều với số lượng tương đối lớn.

Hiện tượng tác phẩm của Hugo được phổ biến rộng rãi ở nước ta từ các cấp học đường đến đông đảo quần chúng và giới thiệu nghiên cứu văn học, có thể nói là một hiệu ứng kép : một mặt, nó phản ánh sự ham hiểu biết những thế giới bên ngoài và nguyện vọng cách tân của người Việt vốn tiềm ẩn từ lâu, nhưng cho đến tận cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX mới có điều kiện bộc lộ: mặt khác, nó cũng chứng tỏ những tác phẩm của Hugo, dù ở thể loại nào chăng nữa, cũng đều đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhiều tầng lớp độc giả. Vì những lẽ đó, tác phẩm đặc biệt là tiểu thuyết của Hugo trong nhiều năm nay luôn ở trong tư thế được tái bản.

Ở một xứ mà số người đọc sách thường xuyên vốn đã không đông đảo lắm, và hình như có xu hướng ngày càng giảm như ở nước ta mà tác phẩm của Hugo luôn được xuất bản như vậy, có thể coi là hiếm có, chỉ riêng Những người khốn khổ thiên tiểu thuyết tiêu biểu của Hugo và của các nhà văn lãng mạn Pháp thể kỷ XIX được in thành sách tới 12 lần vào nhiều thời điểm với những tên gọi na ná nhau của nhiều dịch giả và nhóm dịch thuật, cũng đủ nói lên tác phẩm của V.Hugo đã ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người đọc nước ta sâu sắc đến chừng nào.

Không chỉ ảnh hưởng đến người đọc, tác phẩm của Hugo còn tác động đến tư duy sáng tác của nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Ngoài Ngọn cỏ gió đùa (1926)- một truyện dài của Hồ Biểu Chánh (1885-1958) được mô phỏng theo Những người khốn khổ , người yêu văn học còn có thể bắt gặp đâu đó trong không ít tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại những bóng dáng, hơn hướng những hình tượng văn hoạc của V.Hugo mặc dù đề tài nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật cũng như lý thưởng thẩm mỹ và phương pháp sáng tác của các nhà văn nước ta khác xa V.Hugo

Các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại, và cả bạn đọc bình thường không mấy khó khăn để có thể nhận thấy ở các nhà văn như Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Trọng Phụng …. những luồng cảm xúc,những ám ảnh về thân phận con người, tiếp nhận được từ tiểu thuyết hoặc kịch của V.Hugo.

Những ấn tượng, hơn hết là những nhân vật điển hình của V.Hugo còn ánh xạ trực tiếp đến tư duy hình tượng đầy cảm tính của các nhà thơ theo trào lưu lãng mạn hoặc theo khuynh hướng lãng mạn cách mạng Việt Nam như Xuân Diệu, Nguyễn Xuân Sanh, Thế Lữ, Vũ Đình Liên …Tố Hữu, Tế Hanh …một “chú bé loắt choắt” (Lượm) trong thơ Tố Hữu, một con hổ nằm dài trong cũi sắt (Nhớ rừng) trong thơ Thế Lữ, một ông đồ xưa (Ông đồ) của Vũ Đình Liên…đều khiến người ta liên tưởng đến những hình tượng nhân vật của V.Hugo hoặc bút pháp lãng mạn tuyệt trần của ông.

Thời gian ngày một lùi xa cái ngày thi hào V.Hugo được an táng trong điện Panthéon thì người ta càng nhận thức được tầm vóc lớn lao và chiều sâu của những tác phẩm mà ông gửi lại cho hậu thế .

Ở Việt Nam, có thể nói mà không sợ lỡ lời rằng : Victor Hugo là một trong số rất ít các tác giả văn học nước ngoài còn được các thế hệ người đọc kế tiếp nhau đọc đi đọc lại không biết chán, không bao giờ chán ! Người ta nhận thấy Victor Hugo-một thiên tài trác việt và được tôn thờ. (Tạp chí sách số 5)

B / Victor Hugo trở về Pháp sau 19 năm lưu vong
Năm 1869, chế độ Napoléon III muốn sụp đổ. Từ khi lên ngôi Hoàng đế, muốn có uy tín, ông ta theo gót Napoléon I đem quân tấn công các nước khác như Nga (chiến tranh Crimée), Áo (chiến tranh Ý) nhưng ông bất tài nên chỉ hao binh hổn tướng. Tới khi Pháp đại bại ở Mexique thất bại về ngoại giao ở Aâu, thì dân chúng bất bình, tờ tuần báo La Lanterne bắt đầu công kích, mỗi số in trăm ngàn bản, bán hết veo. Các ký giả cũ của tờ l’Evénement (phần đông là con và bạn của Hugo) bèn cho ra tờ Le Rappel cũng đối lập, cũng được nhân chúng hoan nghênh. Hugo ở Guet-nesey hay tin đó mừng lắm, biết rằng cuộc đời lưu vong của mình sắp hết.
Ông rời đảo, tới Lausanne (Thuỵ Sĩ) dự một hội nghị Hoà bình của Châu Aâu. Trên đường xe lửa, dân chúng hoan hô ông : “Vạn tuế Hugo ! Vạn tuế chế độ Cộng hoà” Ông đọc một diễn văn hô hào “Các công dân Liên Bang Châu Aâu” giọng rất gay gắt, chẳng có chút gì là “hoà bình” cả “Chúng ta muốn gì? Muốn hoà bình…mà điều kiện đầu tiên của hoà bình là giải thoát. Muốn giải thoát thì nhất định phải có một cuộc cách mạng, và hỡi ôi có lẽ phải có một chiến tranh nữa, chiến tranh cuối cùng..”.

Một tháng sau, Napoléon III lại ban lệnh ân xá nửa, Ông đáp lại :
“Trong kịch Cromwell có câu này :
Thôi, tôi tha cho ông đấy-Tên bạo chúa kia có quyền gì mà tha ?”

Khi trở về, ông ghé thăm cảnh cũ ở sông Rhin .
Năm sau 1870, Bismark, vua Phổ, gây hấn với Pháp, Hugo rất khó xử : Pháp mà thắng thì ngai vàng của Napoléon III càng vững thêm, Phổ mà thắng thì cả dân tộc Pháp bị nhục. Có nên về chiến đấu với Phổ không? Ông bảo Juliette thu xếp hành lý cứ về Bruxelles rồi sẽ hay.

Ngày mùng chín tháng tám, Pháp thua luôn ba trận. Ngày 15 , ông xuống tàu, ngày 19 tới Bruxelles, lại sứ quán Pháp xin giấy thông hành để về nước xung vào đạo Vệ quốc quân.

Nhưng biến cố dồn dập mau quá: ngày mùng ba tháng chín, Napoléon III đầu hàng, hôm sau Đệ tam Cộng Hoà được thành lập, ngày mùng năm, Victor Hugo lại ga xe lửa Bruelles giọng run run vì xúc động, bảo bán cho một vé đi Paris. Ông nhìn đồng hồ rồi nói với Jules Claretie, một văn sĩ đi theo ông : “Mười chín năm qua tôi mong đợi phút này đây”. Hai người con của ông, một người bạn và Juliette cùng lên xe với ông và Claretie. Tới biên giới, thấy quân lính Pháp rút lui, mệt nhọc chán nản, ông hô lớn : “Nước Pháp muôn năm! Quân đội Pháp muôn năm!” mà nước mắt chảy ròng. Họ ngơ ngác nhìn ông già râu bạc phơ đó mà không biết là ai.

Chín giờ rưỡi xe lửa tới Paris, một đám đông vĩ đại ra đón ông ở ga. Người ta hoan hô “Victor Hugo muôn năm !” có người ngâm thơ Les Chatiments Quần chúng muốn đưa ông lại Đô sảnh. Ông la lớn : “Không các bạn ! Tôi về không phải chống mà để ủng hộ Chính phủ tạm thời!”

Đúng như ông đã nói : “Đồi Calvaire ở đầu đường mà hào quang cũng ở đó”
Nhưng chỉ là hào quang cho ông, chứ không phải cho dân tộc Pháp.

LẠI HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ

Mới về được ít bữa, mới viết bài kêu gọi người Đức nên ngưng chiến đi, nếu không thì “tôi, lão rồi,cũng sẽ tay không ra chiến đấu với các người” thì Paris đã bị bao vây…

Trong nhiều rạp hát, người ta ngâm thơ Le Chatiments dùng tiền bán vé đúc được ba khẩu đại bác, một khẩu đặt tên là Victor Hugo.

Không thể tiếp tục chiến đấu được nữa.
Phải bầu cử một Quốc Hội rồi thương thuyết với Phổ. Hugo ra ứng cử ở quận Seine và trúng cử. Nhưng Quốc hội không có chủ trương Cộng hoà như ông, Quốc dân không ưa bọn Bonaparte chịu trách nhiệm về sự đại bại đó; họ cũng chưa muốn theo Đảng Cộng Hoà nên họ bầu cho phái Quân chủ để cầu hoà. Hữu phái thắng thế, đưa Thiers lên nắm quyền hành pháp, Gambetta, Louis Blanc, Clémenceau bầu Hugo làm Chủ tịch tả phái. Ông hoạt động rất hăng nhưng hữu phái vẫn thắng.

Ngày 28 tháng hai 1871, Thiers xin Quốc hội phê chuẩn một “hiệp ước ghê tởm” : cắt hai tỉnh Alsace và Lorraine cho Phổ, chịu bồi thường một số tiền rất nặng. Vậy là hai đế chế của Napoléon I và Nepoléon III đều kết thúc một cách nhục nhã và tai hại cho dân tộc Pháp.

Hugo phản kháng, Ông bảo : “Lấy được chứ không phải là làm chủ được…Xâm chiếm chỉ là thái độ cướp bóc, thế thôi, Alsace và Lorraine vẫn muốn thuộc về Pháp,dù sao cũng mặc hai tỉnh đó sẽ còn là của Pháp vì Pháp là Cộng hoà là Văn minh ..”

Ít lâu sau, ông ra khỏi Quốc hội vì không thể ở trong một cơ quan mà ông khinh được. Khi ông khép mạnh cửa Quốc hội, ông cũng tiếc rằng chương trình của ông : “Bỏ tội tử hình, cải thiện tư pháp, dự bị thành lập liên bang Châu Aâu, giáo dục miễn phí và cưỡng bách, tăng quyền lợi của phụ nữ…” chưa thực hiện gì cả chương trình đó tới nay vẫn chưa thực hiện được hết.
NGHỆ THUẬT LÀM ÔNG

Ra khỏi Quốc hội rồi, ông lại sống đời của người cầm bút, sáng tác hai truyện : L’Année terrible và Quatre vingt treize đều bất hủ.

Và vẫn làm thơ tặng người đẹp : nàng Sarah Bernhardt một đào hát, trẻ, yểu điệu, mắt to,tiếng rất trong; cô Judith Gautier, con gái của Théophile Gautier, hoa hậu thời đó, tóc đen nhánh, da trắng và hơi hồng hồng, có một vẻ đẹp bí ẩn; rồi cả chục ả nữa, đặc biệt là một chị hầu phòng của ông tên là Blanche, ông gọi là Alba.

Juliette gần bảy mươi tuổi mà còn ghen với Blanche, doạ ả rằng nếu Hugo mà chết trong tay ả thì ả sẽ bị tuỳ mọt gông, cho ả một số tiền, cưới một anh chồng cho ả nữa và bắt ả phải đi nơi khác. Ả miễn cưởng vâng lời, nhưng vẫn thường lại nhà Hugo nhìn lén ông mà chính ông cũng còn tiếc ả.

Hồi này, ông ít tới Hàn Lâm Viện mà sau hai mươi lăm năm vắng mặt, trong viện cũng ít ai biết ông. Bảy mươi hai tuổi, ăn vẫn khoẻ, leo bốn cầu thang mà không mệt. Các ban chính trị như Louis Blanc, Jules Simon, Gambetta, Clémenceau lại rủ ông hoạt động nữa. Đầu năm 1876 ông được bầu vào Thượng Nghị viện, làm được một việc là hô hào bất tín nhiệm tổng thống Mac Mahon khiến Mac Mahon phải từ chức.

Năm 1877, tập thơ L’Art d’être Grand-père ra đời. Con trai con gái người đã chết, người ở xa, nên ông rất quyến luyến hai đứa cháu ngoại Georges và Jeanne, chơi với chúng, kể chuyện cho chúng nghe, vẻ chân dung của chúng. Những lời ngây thơ của chúng được ông đặt thành thơ.

Độc giả rất hoan nghênh những cảm xúc giản dị, êm đềm, tươi mát đó, những tiếng ríu rít của trẻ, những nụ cười của ông lão đó, những mái tóc đen nhánh và bạc phơ kề nhau đó. Từ trước các thi sĩ chỉ ca tụng người đẹp, lần đầu tiên Hugo ca tụng em bé và nhờ ông mà tuổi thơ xuất hiện trong văn nghệ. Chỉ sau vài ngày tập thơ đã được tái bản

TOLSTOL VÀ HUGO SAO MÀ GIỐNG NHAU THẾ

Lạ lùng ! Con người đó sao mà có nhiều nét Tolstol thế. Rất thọ, cường tráng phi thường, lúc nào cũng thèm khát đàn bà, đôi khi cũng biết vậy là xấu xa, tự sỉ vả mình thậm tệ là “nhớp nhúa như con vật”
“Tôi có cảm tưởng tôi sắp thành một thứ chó má ghê tởm nhưng rồi cũng không tự nén nổi lòng”. Có lần ông phí sức quá sắp nguy tới tánh mạng, các bác sĩ khuyên ông phải xa đàn bà đi, ông đáp một cách rất ngây thơ “Nhưng đáng lý hoá công phải báo trước cho tôi chứ !”

Hoá công đã cảnh cáo bao nhiêu lần, nhưng qua cơn nguy rồi thì tính nào tật nấy. Trong nhật ký ngày nào cũng ghi : 500 quan trợ cấp - 300 quan : việc thiện - tiếp theo là những địa danh : Crimée, Star-Month, thực ra chỉ người. Toàn là những số tiền cho gái cả. Vì khi Blanche bị đuổi đi rồi thì cả chục ả khác thay chân liền. Thật là một con quỉ !

Mà Juliette sao cũng giống bà Tolstoi thế : thực tận tâm với ông, còng lưng chép bản thảo cho ông đến bạc đầu thì không phàn nàn, trái lại rất thích thú, mà ngoài bảy mươi vẫn còn ghen kinh khủng, cũng lục túi áo, ngăn kéo của ông, đọc nhật ký của ông. Bà không doạ uống thuốc độc, nhảy xuống giếng như bà Tolstoi, nhưng cũng khóc lóc, nghiến răng, nhảy lên đông đỏng, doạ bỏ đi và ông lại phải vỗ về.

Hình như văn nghệ sĩ sáng tác mạnh nhờ một thứ hạch nội tiết nào đó rất cường thịnh, mà những hạch này cũng làm cho tính dục của họ cuồng loạn. Tolstoi, Hugo, Dumas-cha đều như vậy, Balzac cũng gần như vậy…Nhưng luật đó chỉ đúng với phương Tây mà không đúng với phương Đông (ít nhất là phương Đông thời cổ) chăng ? Đời của Tô Đông Pha chẳng hạn trái ngược hẳn đời của Hugo, của Tolstoi, họ Tô cũng là nghệ sĩ bậc nhất của nhân loại, cũng viết rất nhiều mà có cái đạo cốt ai cũng mến phục, trong nhà tuyệt nhiên không có những bi hài kịch như gia đình Tolstoi, Hugo.

Văn thơ của phương Tây nhiều khi như mặt biển trong cơn dông, văn thơ của phương Đông luôn luôn như mặt hồ thu. Thi sĩ phương Đông không ưa tả biển, không biết tả biển, nhưng tả những thanh phong minh nguyệt thì thật là thần bút. Do bản tính của họ hay do một hệ thống triết lý, một nền văn minh?

Thôi hoạt động chính trị, Hugo càng được dân chúng trọng vọng, khắp Châu Aâu đều ngưỡng mộ ông. Tolstoi đọc chương tả trận Waterloo trong Những kẻ khốn nạn nên thêm hứng mà tả trận Austerlitz.

Hoàng đế Brésil, Don Pedro, qua Paris lấy tư cách một độc giả lại thăm ông, Hugo nói “Tôi xin giới thiệu các cháu với Hoàng thượng”. Don Pedro đáp : “Ở đây chỉ có mỗi một Hoàng thượng là Victor Hugo”.

Năm 1882, ngày lễ bát tuần của Hugo được cử hành như một quốc khánh. Người ta dựng một khải hoàn môn ở đại lộ Eylau. Dân chúng Paris diễn qua trước nhà thi sĩ, Thủ tướng Jules Ferry đại diện chính quyền tới chúc thọ ông, có đại diện khắp các tỉnh nữa. Học sinh các trường trong nước mà bị phạt, đều được tha hết. Hugo đứng giữa, hai cháu Georges và Jeanne hai bên, từ trên bao lơn đáp lại lời chào của một đoàn sáu trăm ngàn người ngưỡng mộ ông. Đại lộ Eylau được mang tên mới: Đại lộ Hugo và gởi thư cho ông, người ta đề : Ông Victor Hugo ở đại lộ của ông.

Tuần sau ông tới Thượng Nghị Viện, cả viện đứng dậy vỗ tay. Ông không bận lễ phục vàng son mà chỉ bận một bộ vải đen như một người thợ mộc hay thợ nề, làm nổi bật thêm mớ tóc như tuyết.

Năm sau, 1883Jeliette bị ung thư bao tử, không ăn uống được gì, nhưng nửa đêm hễ nghe tiếng ông ho là thức dậy, pha thuốc cho ông liền. Bà tắt nghỉ tháng năm năm đó, thọ bảy mươi bảy tuổi. Ông không tục huyền với bà nhưng mấy năm về sau, bạn bè con cháu ai cũng coi bà là vợ chính thức của ông. Ba tháng trước khi bà mất ông tặng bà một tấm hình của ông với hàng chữ : “Năm chục năm yêu nhau, không còn cuộc hôn nhân nào đẹp hơn nữa”.

Bà đã được ông dắt vào lịch sữ. Ngày nay đọc bài thơ bất hủ Tristesse d’Olympio (Olympio là tên ông dùng trong thơ để tự gọi mình, cũng như tên Childe Harold của Byron, Stello của Vigny, Fortunio và Fantasio của Musset, Lélla của George Sand…Olympio là chữ Olympe tên một dãy núi ở Hi-Lạp chỗ các vị thần ngự trị theo truyền thuyết Hi-Lap) nổi danh ngang với bài Le Lac của Lamartine ai cũng nhớ lại mối tình của ông bà:

Que peu de temps suffit pour changer toutes choses !
…………………………………………………….
Chưa bao lâu mà mọi sự đã thay đổi!
Từ khi bà mất, ông mỗi ngày một thêm lẫn, mụ Blanche tìm cách tiếp xúc với ông nữa, gởi thư cho ông, nhưng ông không còn nhớ mụ. Mụ tới nhà thì người nhà đuổi đi. Mấy năm trước, chồng của mụ, một tên vô lại bắt được những thư từ ông gởi cho mụ từ xưa, doạ làm rùm beng lên, người thân của ông phải mua lại hết những thư đó.

Bây giờ thì ông chỉ nghĩ tới ngày từ giã cõi trần. Năm 1831 ông đã lập di chúc : “Tặng bốn chục ngàn quan cho người nghèo, liệm ông trong cỗ quan tài của hạng người nghèo, bản thảo tặng thư viện Quốc gia ở Paris mà ông mong sau sẽ thành Thư viện của Liên bang Châu Aâu”. Những tài liệu đó hiện nay được trân tàng tại “Nhà Victor Hugo” ở Paris.

Những lúc tỉnh táo ông vẫn làm thơ. Câu thơ cuối cùng của ông là :
C’est ici le combat du jour et de la nait
(Đây là cuộc chiến đấu của ánh sáng và bóng tối)
Tháng năm năm 1885, ông sưng phổi và mất ngày 22 thọ 83 tuổi. Vừa hay tin cả Thượng viện lẫn Hạ viện ngưng họp để tang ông. Dân Pháp làm quốc táng cho ông : quan tài sẽ đặt ở dưới khải hoàn môn và di hài sẽ được đưa vào đền Panthéon, nơi chôn những danh nhân có công lớn với dân tộc.

Đêm 31 tháng đó, toàn dân Paris thức để dự đám. Mười hai thi sĩ trẻ chấp phất đi hai bên.

Tới khi linh cữu đưa từ Khải hoàn môn tới điện Panthéon thì hai triệu người đi theo quan tài. Suốt hai bên đường cắm đầy những cột đeo những biển sơn tên của tác phẩm : Les Misérables, Les Feuilles d’ Automne, Les Con-templations, Quatre vingt treize. Giữa ban ngày, đèn phố cũng thắm và phủ tấm sa đen. Lần đầu tiên dân tộc Pháp đưa một thi sĩ vào yên giấc ngàn thu bên cạnh những quốc vương và danh tướng của họ. Thực xứng đáng; chưa có một thi sĩ Pháp nào nguồn thơ dào dạt, phong phú, mạnh mẽ như ông,làm chủ được Pháp ngữ như ông diễn được những tình cảm chung của nhân loại như ông : tình yêu nước, tình thương người nghèo, tình yêu con nít, tình yêu cảnh đẹp và người đẹp, tình khoan hồng đại độ, tình quí trọng người khuất, đặc biệt là các vị anh hùng …
(Nguyễn Hiến Lê, các cuộc đời ngoại hạng, Sài gòn 1969)

CHƯƠNG KẾT

TAM THÁNH

BIỂU TRƯNG CAO ĐÀI QUỐC ĐẠO

Qua các chương trước ta đã nghiên cứu về tiểu sử của Tam Thánh, cuộc đời ngoại hạng của chư Tam Thánh và những sinh hoạt nơi cõi thiêng liêng của chư vị
Tam Thánh đã thay mặt loài người ký đệ tam hoà ước đại ân xá kỳ ba bằng bút lông (vũ hịch) báo hiệu sự khẩn thiết, mau tu kẻo trễ kỳ.

“Thầy đến lập trong nước các con một nền chánh đạo, đủ tư cách độ rỗi chúng sanh (TNHT1, Tr.77)”

“Mở một mối Đạo chẳng phải là sự thường mà sanh nhằm đời đặng gặp một mối Đạo chẳng phải dễ” (TNHT1, tr.63)

“Thì đây trong nước Nam duy chỉ có một Đạo chơn thật là Đạo Thầy đến lập cho các con gọi là Quốc Đạo (TTHT1, tr.43)

1 . Thiên nhơn hoà ước
Thiên nhơn hoà ước là bản hoà ước ký giữa Trời và Người.
Kể từ loài người phát sinh và hình thành trên trái đất đến nay giữa Trời và Người đã ba lần ký Thiên nhơn hoà ước, tương ứng với ba thời kỳ phổ độ nhân loại.
- Đệ nhất Thiên nhơn hoà ước ký giữa Trời và Thiên sứ Moise.
- Đệ nhị Thiên nhơn hoà ước ký giữa Trời và Chúa Jésus Christ.
- Đệ tam Thiên nhơn hoà ước ký giữa Trời và Tam Thánh Bạch Vân Động

a) Đệ nhất Thiên nhơn hoà ước :
Khi loài người xuất hiện thời hoang sơ, Đức Chí Tôn phái 100 ức nguyên nhân giáng trần để khai hoá chúng sanh có nếp sống đạo đức chân thật.

Vì lòng thương xót chúng sanh nên Đức Chí Tôn mở ra Nhứt kỳ phổ độ lập Đạo Thánh nơi nước Do Thái do Thánh Moise làm thiên sứ và công bố 10 điều răn. Đó là đệ nhứt Thiên nhơn hoà ước mà Đức Chúa Trời đã ban cho Thánh Moise trên đỉnh núi Sinai.

Thánh Moise giải thích, nếu ai giữ đúng Mười điều răn sẽ được Đức Chúa Trời ban cho tước phẩm và rước về Thiên đàng. Mười điều răn này được chép vào Kinh Thánh của Đạo Do Thái, về sau người ta gọi là Cựu ước đối với Tân ước của Nhị kỳ phổ độ.

Với đệ nhất Thiên nhơn hoà ước chỉ hoá dân được sáu ức nguyên nhân lên thiên đàng, còn lại để cho hai kỳ phổ độ sau :

b) Đệ nhị Thiên nhơn hoà ước :
Các tôn giáo mà Đức Chí Tôn mở ra trong Nhứt kỳ phổ độ bị loài người cải sửa làm cho bao người tu luyện không đạt thành chánh quả.

Vì lòng đại từ đại bi, Đức Chí Tôn lại lập ra nhiều tôn giáo như Thiên Chúa giáo ở Trung Đông rồi chuyển sang Châu Aâu, Phật giáo ở Ấn Độ rồi chuyển sang Châu Á, Lão giáo và Khổng giáo ở Trung Hoa , Thần giáo ở Hi Lạp, Ai Cập, Nhật Bản; Hồi Giáo ở các nước Ả Rập.

Thời kỳ các nguyên nhân bị nhiễm trần nặng nề nên Đức Chí Tôn ban Đệ nhị Thiên nhơn hoà ước cho Đức Jésus Christ công bố. Đó là bản Tân ước để phân biệt với bản Cựu ước của Nhứt kỳ phổ độ.

Đây là thời kỳ Thượng mưu thượng lực dùng sức lực mưu mẹo của mình để tước đoạt của cải kẻ khác, xa rời đường đạo đức, nên Nhị kỳ phổ độ chỉ cứu rỗi được hai ức nguyên nhân mà thôi.

c) Đệ tam Thiên nhơn hoà ước :
Con người ta trong thời Nhị kỳ phổ độ tu nhiều mà thành thì ít nên nhân sanh kêu than “Phật giả vô ngôn” nên Đức Chí Tôn quyết dùng diệu cơ bút mở Tam kỳ phổ độ mà đối thoại với nhân loại.
Đức Chí Tôn mở lòng đại độ ký với Tam Thánh Bạch Vân Động bản Đệ tam Thiên nhơn hoà ước mở ra thời kỳ Thượng Đức tức Thượng ngươn Thánh Đức.

Bản Đệ tam Thiên nhơn hoà ước được Tam Thánh công bố bằng hai thứ tiếng
- Chữ Hán cũng là chữ Việt nho , chữ của các nước đồng văn hoá Nhật Bản, Hàn Quốc
- Chữ Pháp cùng mẫu tự chữ quốc ngữ VN, mẫu chữ của các nước Châu Aâu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương ….

Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ viết các chữ Việt nho (phiên âm) là :
THIÊN THƯỢNG THIÊN HAÏ BÁC ÁI CÔNG BÌNH

Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn viết chữ Pháp là
DIEU et HUMANITÉ AMOUR et JUSTICE

Như vậy, Đệ tam Thiên nhơn hoà ước chỉ bao gồm 4 chữ
BÁC ÁI . . . . . . CÔNG BÌNH
AMOUR . . . . . . JUSTICE
Đạo hữu (bạn đạo) nào thực hiện tròn vẹn bốn chữ Bác Aùi-Công Bình thì Đức Chí Tôn sẽ rước về cõi Thiêng liêng hằng sống. “nên Thầy cho một quyền rộng rãi cho cả nhơn loại Càn khôn thế giới, nếu biết ngộ kiếp một đời tu đủ trở về cùng Thầy đặng”

“Thầy đến độ rỗi các con, vậy đắc đạo cùng chăng là tại nơi các con muốn cùng chẳng muốn. Nếu chẳng đi đến trường thầy lập mà đạt thủ địa vị mình thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc đạo bao giờ” (TNHT)

Đức Hộ Pháp giảng đạo về bác ái (thương yêu) và công bình (công chánh) như sau :
“Các liệt cường ký với nhau khoản nầy khoản nọ, khoản kia đủ thứ, ký không biết bao nhiêu khoản, với Đức Chí Tôn chỉ có 2 khoản thôi :

1/ LUẬT : Thương yêu. Ngài định luật cho chúng ta là Thương yêu, không phải thương yêu nhơn loại mà thôi mà còn phải thương yêu toàn cả Vạn linh nữa.

2/ QUYỀN : Ngài chỉ định là Quyền Công Chánh
Từ thử, ta chưa thấy Hoà ước nào đơn sơ như thế”
( Trích trong thuyết đạo của Đức Hộ Pháp, quyển 2 tr.168)

“Đức Chí Tôn Ngài đến, do tay Ngài ký một Hoà ước với một sắc dân nô lệ, sắc dân hèn mọn, đặng Ngài nài nỉ xin cho đặng 2 điều trọng yếu làm cho nhơn loại sống tồn tại là : Luật Thương yêu và Quyền công chánh.

Ngài đã ký, Ngài đã hứa với Thánh thể của Ngài, tức nhiên là cả quốc dân nầy đặng tạo ra hình ảnh Luật thương yêu. Nếu toàn cả quốc dân VN lấy Quyền Công Chánh làm thành tướng ra, rồi Ngài sẽ lấy tướng diện của nó Ngài làm môn thuốc cứu sanh mạng của nhơn loại đó vậy”.

“Ngài đã ký kết với nhơn loại bản Hoà ước thứ ba.

Hai hoà ước kỳ trước, nhơn loại đã phản bội, không giữ sở tín của mình, vì cớ cho nên phải thất Đạo, nhơn loại đi trong con đường diệt vong, tương tranh tương sát nhau.

Vì lòng bác ái từ bi, Đức Chí Tôn đến ký Hoà ước thứ ba nữa để trong Luật điều. Chúng ta thấy các Đấng Thiêng liêng chỉ tấm tượng Tam Thánh biểu nhơn loại tín ngưỡng :Thiên thượng thiên hạ, về Luật có Bác ái, Pháp có Công bình, ngoài ra dầu luật pháp muôn ngàn hình tướng, Hội Thánh Đạo Cao Đài dìu dẫn tâm lý nhơn sanh, chỉ dẫn họ vô mặt luật tối cao là Luật Bác ái và vô một nền Chơn pháp tối trọng là Pháp công bình.

Luật pháp của Đạo Cao Đài, ngoài Luật Bác ái và Pháp công bình, tất cả điều khác đều là phương pháp lấy giả tạo chơn mà thôi” (Thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp).

Nội dung của Đệ tam Thiên nhơn hoà ước gồm 4 chữ rất đơn sơ, nhưng muốn thực hiện trọn vẹn 4 chữ đó không phải là điều dễ dàng, mà cũng không phải quá khó khăn để không thể thực hiện được.

Có lòng Bác ái mới rõ lẽ Công bình. Muốn có lòng bác ái, phải có lòng nhân, phải biết bố thí. Sự bố thí làm cho ta có cảm xúc tinh thần trước những nỗi đau khổ của nhơn sanh. Từ đó, chúng ta mới thể hiện được tình thương yêu trên muôn loài vạn vật, tức là Bác ái vậy, và nhờ đó, chúng ta mới biết rõ được lẽ Công bình của Tạo hoá.

Nói một cách khác, muốn thực hiện Bác ái và Công bình thì chúng ta phải làm công quả phụng sự chúng sanh. Nói như thế tức là việc làm công quả phụng sự chúng sanh là hình thức tốt nhất để thực thi Bác ái và Công bình,tức là thực thi Đệ tam Thiên nhơn hoà ước vậy. Mà thực thi được Đệ tam Thiên nhơn hoà ước là đắc đạo và được Đức Chí Tôn rước về Bạch Ngọc Kinh.

Bởi lẽ đó mà Đức Chí Tôn nhiều lần dạy bảo và khuyên nhủ nhơn sanh phải lo làm công quả.

“Thầy đến độ rỗi các con là lập thành một trường công đức cho các con nên đạo. Vậy đắc đạo cùng chăng là tại nơi các con muốn cùng chẳng muốn. Nếu chẳng đi đến trường Thầy lập mà đoạt thủ địa vị mình thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc đạo bao giờ” (TNHT)

“Vì vậy mà Thầy hằng nói cùng các con rằng : Một Trường thi Công quả, các con muốn đến đặng nơi Cực Lạc thì phải đi tại cửa nầy mà thôi” (TNHT)

Tắt một lời, 92 ức nguyên nhân còn lại muốn được cứu rỗi phải nhập môn theo Đạo Tam Kỳ. Đến Hội Long Hoa Đức Di Lạc đem thuyền Bát Nhã rước về Bạch Ngọc Kinh mà qui hồi cựu vị.

2 . Truyện ký Tam Thánh
Bên cạnh bức bích hoạ Tam Thánh, có bản chú thích bằng năm thứ tiếng : tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh và tiếng Đức.
Nguyên văn như vầy :
“Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri danh tiếng ở đời Mạc Lê, thi đậu Trạng nguyên tước vị là Trình Quốc Công, tục gọi là Trạng Trình, giáng cơ tự xưng là Thanh Sơn Đạo Sĩ tức là sư phó của Bạch Vân Động (Le Maitre de la Loche Blanche)
Cụ Victor Hugo nhà thi gia trứ danh của Pháp quốc, giáng cơ tự xưng là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, tức là đệ tử của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động.

Cụ Tôn Dật Tiên, đại cách mạng gia nước Trung Hoa, nhũ danh là Tôn Văn, giáng cơ tự xưng là Trung Sơn Chơn Nhơn, tức là đệ tử cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động.

Ba vị Thánh nhơn trên đây là Thiên sứ đắc lịnh làm Hướng đạo cho nhơn loại để thực hành Đệ tam Thiên nhơn hoà ước”

3 . Lai lịch bức bích hoạ Tam Thánh
Dưới đây là bài tường thuật của Luật Sự Võ Quang Tâm (Tốc ký viên) về buổi lễ Đức Phạm Hộ Pháp trấn thần bức bích hoạ Tam Thánh hoà ước.
“Cuộc lễ rước tượng Tam Thánh ký Hoà ước khởi hành vào lúc 8 giờ sáng ngày 10-7-Mậu Tý (dl 11-8-1948).

Hiện diện : Chư chức sắc HTĐ, CTĐ, Phước Thiện, Chức việc, Đạo hữu nam nữ, Chư thượng Hạ Sĩ quan tham dự.

Đúng giờ, Lễ Viện và Dàn Nhạc đến Hộ Pháp Đường rước Đức Hộ Pháp qua văn phòng Quốc Sự vụ vì nơi đây là nơi khởi đầu cuộc rước tượng ảnh.

Lộ trình, trước hết hai hàng Đồng nhi nam nữ, kế Bảo thể cầm đồ Lỗ bộ đi hai bên Dàn nhạc, có 4 Lễ sĩ mặc áo phái Ngọc (áo tràng đỏ), 2 vị cầm lọng, 2 vị cầm tàn, hầu hai bên bàn đưa tượng ảnh, có 4 vị Lễ sanh thuộc Hội Thánh Ngoại Giáo khiêng đi.

Bức tượng Tam Thánh này do vị Hiền tài Lê Minh Tòng vâng lịnh Đức Hộ Pháp truyền hoạ, khuôn khổ : 2m80 x 1m90 = 5,32 m2 = 5+3+2 = 10.

Hình tượng bằng người thường, Đức Thanh Sơn cầm bút lông mèo, Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn cầm bút lông ngỗng, và ĐứcTôn Sơn cầm nghiên mực.

Hai Đấng đang viết trên bia đá những chữ :
Hán văn : THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ- BÁC ÁI CÔNG BÌNH
Pháp Văn : DIEU et HUMANTITÉ-AMOUR et JUSTICE
Đi tiếp bàn đưa có Đức Hộ Pháp mặc Tiểu phục vàng, đội Tam quang mạo, kế đó là Ngài Bảo Thế, Khai Đạo mặc Tiểu phục trắng, đội Tam quang mạo, kế tiếp là Chức sắc HTĐ, CTĐ, Phước Thiện, Chức việc, Sĩ quan, Đạo hữu và trên 200 học sinh Đạo Đức Học Đường đi sau rốt.

Đến Đền Thánh, đi vào cửa hông phía Đông, tiến lên Cung Đạo, day mặt tượng ảnh vào Bát Quái Đài, Bảo thể cầm đồ Lỗ bộ đứng hầu hai bên.

Trước hết, Đức Hộ Pháp xông tay vào lư hương và áp vào mặt 3 lần, rồi Ngài bước xuống cầm lư hương xông tượng ảnh 3 lần để khử trược. Xong rồi, Đức Hộ Pháp lấy nước Âm Dương hoà lại, rải lên tượng ảnh 3 cái, bắt đầu từ Đức Thanh Sơn đến Đức Nguyệt Tâm, rồi đến Đức Trung Sơn.

Rồi Đức Hộ Pháp lấy 9 cây nhang trấn thần Tam Thánh : Đức Thanh Sơn trước, Đức Nguyệt Tâm kế đó, và sau rốt là Đức Tôn Trung Sơn

Đồng nhi đứng trên lầu HTĐ đọc kinh xưng tụng công đức. Khi dứt kinh, Đức Hộ Pháp giải rằng :

“Trấn Thần 3 vị Thánh rất khó, vì phải kêu chơn linh họ đến nhập vào tượng ảnh, mà muốn chơn linh họ đến, phải thấu đáo cả căn kiếp của họ mới đặng. Còn 9 cây nhanh dùng để trấn thần là 9 cái thang bắc lên Cửu Trùng Thiên cho các chơn linh nương theo đó. Chẳng biết họ ở từng Trời thứ mấy, mình cứ đưa lên đủ, họ gặp họ tới ngay, quan hệ là trước khi trấn thần, phải xem lại coi có tắt cây nhanh nào không. Thảng như họ ở từng thứ 7 mà cây nhang thứ 6 rủi tắt đi, thành ra bị cách khoảng, họ không thể tới được.”

Đức Đức Hộ Pháp trấn thần tượng ảnh Tam Thánh xong, cả nhân viên tùng sự lui theo cửa hông trở ra, vòng ra cửa trước, đi vào HTĐ, thỉnh Thánh tượng đặt lên vách tường, ngó mặt ra trước cửa Đền Thánh.

         Đức Hộ Pháp giải thích :
         1 . Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn
         2 . Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ
         3 . Đức Tôn Trung Sơn
là đại diện của Hội Thánh Ngoại Giáo, các Ngài là những Thiên mạng truyền giáo Ngoại quốc (Missionnaires étrangers) cho nên tượng ảnh để ở Hiệp Thiên Đài, day mặt ra ngoài cho thiên hạ đều thấy mà hưởng ứng theo tiếng gọi thiêng liêng của các Ngài.

Cả 3 vị Thánh đều mặc cổ phục. Cái nghiên mực trên tay Đức Tôn Trung Sơn có hào quang chiếu diệu, tượng trưng sự rực rỡ của nền văn minh tối cổ Trung Hoa.

Cái khuôn xi măng đúc trên vách HTĐ, từ ngày tạo tác Tổ đình, là để dành ngày nay đặt tượng ảnh Tam Thánh lên đó. Trước kia, Bần đạo cũng không hiểu để làm gì, chỉ biết tạo theo lịnh của Đức Lý Giáo Tông.

Ngày nay thời cuộc biến thiên,vị Hiền tài Lê Minh Tòng ở Hải đảo trở về đây, Đức Lý truyền lịnh cho vẽ tượng ảnh nầy, mới hiểu rằng : Đức Lý chờ người mà Ngài cần dùng đến.

Trước tượng ảnh không có bàn thờ chi hết vì chơn linh đã nhập vào đó như người sống vậy.

Kể từ ngày 10-7-Mậu Tý (dl 19-8-1948) tượng ảnh Tam Thánh đã đặt lên vách tường Hiệp Thiên Đài, là biểu hiện cho chủ nghĩa Đại Đồng của Đạo Cao Đài, mở đầu một giai đoạn tiếp dẫn chúng sanh Vạn quốc vào cửa Đại Đạo, mà cũng là ngày khởi đoan sự bành trướng ngoại giáo
         Cuộc lễ bế mạc lúc 9 giờ cùng ngày”

         4 . Cao Đài Quốc Đạo
Nhìn bức bích hoạ Tam Thánh, chúng ta thấy toát lên năm đề cương khiết lãnh của Đạo : tôn chỉ (vạn giáo qui nhứt bổn), mục đích (đại đồng nhân loại), tuyên ngôn (chỉ một đấng cha chung), triết lý (trời người hợp nhất), giáo lý (bác ái công bình).
Đạo Cao Đài chủ trương Tam Giáo qui nguyên nên trải qua nhiều giai đoạn : Thiên Khai huỳnh đạo (Lão), Phật giáo chấn hưng, Nho tông chuyển thế. Không có nghĩa là Đạo Cao Đài lấy nguyên thể tam giáo ráp vào thành đạo mình mà chỉ thừa kế có sáng tạo, phát huy rồi tổng hợp thành một tôn giáo mới rõ ràng.

Tuy chủ trương Nho Tông chuyển thế, nhưng trong Hạnh Đường, trường huấn luyện chức sắc đi hành đạo lại thờ Đức Mạnh Tử với tôn chỉ “Dân vi quí xã tắc thứ chí, quân vi khinh”. Trong khi Khổng giáo khư khư “Trung thần bất sự nhị quân” Khổng Tử còn khẳng định “Khắc kỷ phục lễ duy nhân”, trong khi đó Nguyễn Du lại quả quyết “Thiện căn ở tại lòng ta”. Những điều đó nói lên Đạo Cao Đài lấy dân làm gốc và tính thiện vốn ở trong lòng mọi người.

Đạo Cao Đài chủ trương Tam Giáo qui nguyên là tiếp nối Tam Giáo Đồng Nguyên của các thời đại Đinh,Lý, Trần, Lê mà tổ tiên ta dày công xây dựng riêng cho đất nước mình một giáo lý tổnghoà tinh thần từ ba đạo : Phật, Nho, Lão mà tạo thành văn hoá Việt Nho, theo nguyên lý An Vi mà trong đó hành vi con người đều bị chi phối bởi nội tại, chớ không phải do những tác nhân từ bên ngoài điều khiển (theo tạp chí Văn hoá nghệ thuật).

Thật vậy, Tam Thánh đã sống và đi vào lòng dân ta. Đại thần Nguyễn Trãi một nhà văn hoá lỗi lạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà tiên tri thần toán, Nguyễn Du nhà thơ xuất chúng với Truyện Kiều. Trong thân thể họ đã kết tinh những phong hoá nhà Nam. Nguyễn Bỉnh Khiêm biết đau cái nỗi đau của người dân (ảnh hưởng Phật giáo), nên hạch tội bọn tham quan rồi lui về ở ẩn (ảnh hưởng Lão Trang) sâu đậm nhất là theo cách xử thế Nho phong.

Trong truyện Kiều của Nguyễn Du trải rộng hình ảnh Tam giáo, Kim Trọng, Vương Quan đi học rồi ra làm quan là biểu tượng Nho giáo. Kiều luôn luôn bị Đạm Tiên ám ảnh (Đạm Tiên là Tiên Cô). Khi lâm nguy, Kiều được vãi Giác Duyên (Phật) cứu hộ. Như vậy, Tam Nguyễn thể hiện đủ Tam Giáo mà Tam vị là danh nhân thế giới, họ mang cái Nam phong đi vào nhân loại, mở đường cho Đạo Cao Đài tiếp bước nhân rộng và phát triển thành : “Nam phong thử nhựt biến Nhơn phong”. Cái phong hoá nhà Nam hôm nay sẽ biến thành thuần phong của nhân loại ngày mai. Những điều ấy tiệm tiến không có gì lớn và quá đáng, không có gì cản trở để không thể thực thi được.
Tắt một lời
(lập ý theo Tam đoạn luận)
Tam Giáo đồng nguyên là quốc đạo
Cao Đài qui nguyên Tam giáo
Vậy Cao Đài là quốc Đạo.
Và Đức Chí Tôn đã giáng dạy: “Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc” là lý đương nhiên

CHUNG
    Home       1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét