Lời Dẫn
Tam Thánh ở Bạch Vân Động. Điều
đó khẳng định Đạo Cao Đài chọn mảnh đất Việt Nam làm nôi, ươm mầm “Nam Bắc rồi cùng
ra ngoại quốc” để thực hiện tiêu ngữ “Quốc Đạo kim triêu thành Đại Đạo”.
Tam
Nguyễn : Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du thuở sinh thời dù sống khác
thời đại, nhưng các danh nhân đều có chung một quan niệm về chữ NHÂN như sau :
“ Lấy đại nghĩa để thắng
hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường
bạo “
(Bình
Ngô Đại Cáo)
- Nguyễn Bỉnh Khiêm :
Cổ lai quốc dĩ dân vi bản
Đắc quốc ưng tri tại đắc
dân
(Cảm Hứng)
(Xưa nay nước lấy dân làm gốc,
Được
nước biết là chỗ được dân)
- Nguyễn Du :
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
(Kiều)
Đạo Nhân hay Nhân Đạo đó là
phong hoá truyền thống của Dân tộc Việt Nam mà Đạo Cao Đài gọi là Nam Phong.
Trong những thế kỷ tới, khoa học kỹ thuật phát minh nhanh chóng kỳ diệu. Người ta chạy theo
vật chất quên việc trau giồi đạo đức. Con người bước dần đến chỗ bạo lực sa
đoạ. Đó là lúc “Nam phong thử nhựt biến nhơn phong”, đem phong hoá đạo đức của
ta giúp nhân loại trở lại cuộc đời hiền lương chơn chất mà Đạo Cao Đài gọi là
Đời Thánh Đức .
Muốn
được vậy, hai cụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du đã phải nhường cho hậu kiếp của mình
là Tôn Trung Sơn và Victor Hugo hiện diện trong Tam Thánh để thu phục nhơn tâm
và cãi hoá lòng người, thể hiện bước phổ độ kế tiếp là thực thi Đại Đồng Nhân
loại.
-
Thanh Sơn Đạo Sĩ là Sư phó (Le Maêtre) Bạch Vân Động
-
Nguyệt Tâm chơn nhơn là Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại giáo (La Mission
E’trangère).
-
Tôn Trung Sơn đắc lịnh giáo đạo Châu á : Tiểu Á, Trung Á, Nam Á, Đông Á, Đông
Nam Á…
Sự
cứu rỗi của Đạo Cao Đài đặt trên nền tảng THƯƠNG YÊU và CÔNG CHÁNH đã thể hiện
trong tuyên ngôn : AMOUR ET JUSTICE trên bức bích hoạ Tam Thánh và Đức Cao Đài
đã phán truyền. “Thầy cấm các con từ đây, nếu không đủ sức thương yêu nhau thì
chẳng đặng ghét nhau, nghe à!” (Thánh ngôn Hiệp tuyển,quyển nhì,trang 69).
Tóm
lại, tìm hiểu TAM THÁNH BẠCH VÂN ĐỘNG là tìm hiểu tôn chỉ, mục đích, triết lý
và giáo lý của Đạo Cao Đài.
Tam Tê Anh, ngày 26-5-1971
HT. TRẦN VĂN RAÏNG
CHƯƠNG I
BẠCH VÂN ĐỘNG
1 - Tam Thánh giáng trần :
Trong
BI KÝ QUÁN TRUNG TÂN, cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết : “Mùa thu năm Nhâm Dần
(1584) ta bỏ quan chức về nghỉ ở quê nhà, mời các cụ già đi dạo chơi bến Trung
Tân (tỉnh Hải Phòng). Ngắm nhìn phía đông là biển, ngó về phía Tây là Kinh
(Thày), phí Nam xa xa ngòi Liêm Khê, thấy các làng Trung Am, Bích Động tiếp
giáp nhau, phía Bắc nhìn thấy sông Tuyết Giang, chợ Hàn, đò Nhật phải trái vây
bọc. Ta ngoảnh lại bảo các cụ trong làng rằng : “những gì mà trước đây các
ôngsửa sang xây dựng chưa bằng nơi thắng địa này”. Thế nên, cụ chọn nơi đây xây
Bạch Vân Am để tu luyện và viết sách (Bạch Vân Am tập, Bạch Vân Quốc ngữ thi)
Khi
đăng Tiên, cụ về Bạch Vân Động (La Loge Blanche) ở Thượng giới cùng với đại
danh nhân Nguyễn Trãi (thiên tài lỗi lạc về tư tưởng,chính trị, quân sự, ngoại
giao) và đại thi hào Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều. Ba ông họp lại gọi là Tam
Thánh Bạch Động. Đó là Quảng Hàn Cung trên Nguyệt cầu.
Theo
thần học, để chuẩn bị cho việc khai mở Đạo Cao Đài, Ngọc Hư Cung lịnh cho các
ông giáng trần phổ độ chúng dân theo Đạo mới “Những Đấng ở Bạch Vân Động đã
xuống trần rải rác khắp các dân tộc. Họ bắt đầu làm nhiệm vụ Phổ Độ. Rồi đây
chư hiền sẽ thấy đời lũ lượt tìm Đạo” ( NTCN giáng cơ ngày 27-7-Kỷ Sửu). Nguyễn
Trãi (1380-1441) hoá thân đầu thai làm Tôn Dật Tiên (1866-1925) để giải phóng
đất nước Trung Hoa khỏi nạn quân phiệt. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) hoá thân
thành Hồng Y Richelieu (1696-1785) để hoằng hoá nhân dân Pháp. Đại thi hào
Nguyễn Du (1765-1820) giáng linh ngự thể nhập hồn vào Victor Hugo (1802-1885)
để đưa nhân dân Pháp theo chế độ Cộng hoà từ bỏ chế độ phong kiến.
Sau
khi nhiệm vụ hồng trần hoàn tất, các ông trở về Bạch Vân Động lãnh nhiệm vụ mới
trong nền Đạo Cao Đài.
-
Nguyễn Bỉnh Khiêm thánh danh Thanh Sơn Đạo Sĩ
-
Victor Hugo thánh danh Nguyệt Tâm Chơn Nhơn
-
Tôn Dật Tiên thánh danh Tôn Trung Sơn
2 . Vị thế tam thánh
Bước
vào cửa chánh Đền Thánh để vào nội Điện, du khách bịmột tấm vách chắn ngang
trên đó có bích họa Tam Thánh. Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ đứng bên phải cầm bút lông
viết bốn chữ Hán : Bác ái, Công bình. Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn đứng bên trái
cầm lông chim viết ba chữ Pháp : Amour et Justice. Phía sau, Đức Tôn Trung Sơn
cầm nghiêng mực.
Khi
thấy bức bích hoạ này, một nhà sử học đã nhận định : “Việc tôn thờ cụ Trạng
Trình có Victor Hugo và Tôn Dật Tiên “hầu hạ” có thể coi như là một biểu hiện
của tinh thần vị quốc trong lãnh vực tôn giáo” (Tạ Chí Đại Trường “Vị trí của
Đại Việt trong lịch sử Việt Nam “ Sài Gòn, Tập san Sử địa số 4-1996, trang
90.).
Thật
ra, bức bích hoạ trên biểu thị sự HỢP TÁC QUỐC TẾ và ĐOÀN KẾT các dân tộc . Các
vị thay mặt loài người ký Thiên Nhơn Hoà Ước mà nội dung chính là THƯƠNGYÊU VÀ
CÔNG CHÁNH. Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ là sư phó (le Maitre) của Bạch Vân Động. Mỗi
vị có một nhiệm vụ riêng. Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ coi việc giáo đạo trong nước.
Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn lãnh nhiệm vụ Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo (La
Mission Etrangère du CaoDaisme). Còn Đức Tôn Trung Sơn làm mối dây liên lạc hài
hoà giữa trong nước và ngoài nước.
Nội
dung bản Thiên Nhơn Hoà Ước gồm có 5 đề cương khiết lãnh, đại để như sau :
1 -
Tôn chỉ : Vạn giáo qui nhất bổn. Trong đó, TSĐS đại biểu Lão giáo, NTCN đại
biểu Thánh giáo, TTS đại biểu Phật giáo (vì tiền kiếp là Nguyễn Trãi). Tuy biểu
tượng tam giáo nhưng bao hàm vạn giáo vì ba tôn giáo ấy trên Thiên Bàn xếp hàng
ngang nên còn chấm lửng đến vô tận dẫn tới Đại Đồng Tôn giáo.
2 -
Mục đích : Đại Đồng Nhân loại. Trong đó TSĐS là người Việt Nam, NTCN là người
Pháp, TTS là người Trung Hoa. Tuy ba sắc dân mà biểu trưng cả nhân loại.
3 -
Tuyên ngôn : Nhân loại cùng chung một Đấng cha chung. Hiện tượng hoá thân đã
nói trên : lúc đầu là người Việt Nam, nhưng khi chuyển kiếp có thể là người
Pháp, người Trung Hoa ..v..v..Do đó, trước ta ở Aán Độ theo Aán Giáo, khi đầu
thai sang Isarel ta sẽ theo Do Thái giáo. Thế thì, ta thay đổi, tôn giáo thay
đổi, nhưng Đức Thượng Đế chỉ có một mà thôi.
4 -
Triết lý : Trời người hiệp nhứt. Trong bản hoà ước có 4 chữ Thiên Thượng, Thên
Hạ (Dieu et Humanité). “Thiên Nhơn vốn hợp nhất rồi, bất tất phải nói hợp”
(Trình Hiệu). Trong Đạo Cao Đài, Trời Người hợp nhất qua trung gian Đồng tử (Médium)
tức phò cơ, chấp bút.
5 -
Giáo lý : Trong bản hoà ước ghi rõ : bác ái, công bình, thương yêu và công
chánh. Loài người chỉ cần thực hiện hai chữ Thương yêu là sẽ thấy ĐẠI ĐỒNG
HUYNH ĐỆ.
Đức
TSĐS dạy chư tín đồ chữ TRUNG, Ngài viết trong Bi Ký Quán Trung Tân như vầy :
“Trung nghĩa là chính giữa, giữ tròn được tính thiện là trung; Tân là bến, biết
chỗ đáng đậu là đúng bến”.
Đức
NTCN dạy chư tín đồ ba chữ KHÔNG PHÂN BIỆT hoá nhân, quỉ nhân, mọi người đều
được phổ độ. Không kỳ thị chủng tộc, không kỳ thị tôn giáo, không phân biệt
giai cấp. Nói tắt, người tu phải giữ cái Tâm VÔ NGÃ NHI HÀNH.
Có
thể nói, Tam Thánh đại diện loài người ký hoà ước với trời bao hàm gần đủ chủ
thuyết của Đạo Cao Đài.
3 . Lễ Tam Thánh
Theo
Tân Luật, phần Thế luật , điều thứ 22 ghi :“Đứa con nít khi được một tháng sắp
lên, phải đem đến Thánh Thất sở tại mà xin làm Lễ Tắm Thánh”. Lễ này được cử
hành vào ngày sóc vọng tại Đền Thánh hay Thánh Thất. Sau khi đảnh lễ Đức Chí
Tôn, Đồng nhi đọc kinh Tắm Thánh xong thì vị chức sắc hành lễ làm phép xối nước
Thánh Maha lên đầu đức bé, nên người ta gọi là lễ Tắm Thánh.
Mục
đích của phép Tắm Thánh là :
-
Trình lên Đức Chí Tôn và các Đấng công nhận đứa trẻ là con nhà Đạo, xin được hộ
trì :
-
Tẩy trược Chơn Thần để đức bé được sáng dạ, học hành mau tấn tới.
Kinh
Tắm Thánh của Đức NTCN giáng cho thể hiện rõ về nhân sinh quan của Đạo Cao Đài.
Con người đứng phẩm tối
linh,
Nửa người nửa Phật nơi
mình anh nhi.
Đại từ phụ từ bi tạo hoá,
Tượng mảnh hình giống cả
Càn Khôn.
Đức
Cao Đại chỉ ban Thánh Danh một lần cho các chức sắc rút từ tịch đạo Thanh
Hương, chính Ngài lại trao quyền tối thượng đó để Tam Thánh ban Đạo hiệu cho
mọi tín đồ, từ sau khi làm lễ Tắm Thánh và cả chức sắc nữa. Xem thế, vai trò
của Tam Thánh là cao trọng đến mực nào.
4 . Nơi thờ Tam Thánh :
Trước
thờ tạm Tam Thánh ở nhà Hội Thánh Ngoại Giáo (hay nhà Hội Vạn Linh). Khi cất
đền thờ Phật Mẫu xong sẽ tạc tượng Tam Thánh trên đỉnh cao Hư Vô Bát Quái tức
trên đỉnh lầu Tạo Hoá Thiên, vì khi làm lễ tại đền Phật Mẫu chư tín hữu mới niệm
danh : “Nam mô Bạch Vân Động Tam Thánh”
Tấm
bích hoạ nơi Tịnh Tâm Điện ở Đền Thánh không phải là ngôi thờ mà là nơi Tam
Thánh ký hoà ước và giang tay đón rước nhân loại vào cửa Đạo Tam Kỳ
Tóm
lại, đã là Toà Thánh, Thánh Thất phải nêu lên bản Tuyên Ngôn của Đạo Cao Đài
trước mặt nhơn sanh làm kinh nhật tụng. Đó là Đệ Tam Hoà Ước : TRỜI NGƯỜI HỢP
NHẤT bao hàm đầy đủ tôn chỉ, mục đích, triết lý, giáo lý của nền Tân Tôn Giáo.
Đức
Hộ Pháp đã trả lời phát thanh Pháp Á : “Tâm linh không Tổ quốc, không phân biệt
màu da, tôn giáo, đất nước. Tất cả người Cao Đài không bao giờ nghĩ đến những
dị đồng về chủng tộc đang chia rẻ nhân loại …. Các Đấng ấy (Tam Thánh) là người
đi trước nhất truyền bá nền Tân Đạo” (Đại Đạo nguyệt san, bộ mới số 4 ngày
20/6/1953)
CHƯƠNG II
TAM THÁNH TIỀN KHAI
Như
đã viết ở trước, khi Đạo chưa khai thì Ngọc Hư Cung đã phái Tam Thánh giáng
trần hun đúc tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên cho dân Đại Việt.
1 - Nguyễn Trãi
(1380-1442)
Nguyễn
Trãi ( 1380-1442) hiệu Ức Trai sinh tại Thăng Long, sau dời về làng Nhị Khê (Hà
Tây). Ông đỗ thái học sinh năm 1400. Ông là một sĩ phu yêu nước, một nhà bác
học uyên thâm. Sau khi chống giặc Minh thất bại, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị
bắt và ông cũng bị giam lỏng ở Đông Quan.
Ông
đỗ Thái học sinh dưới thời Hồ Quý Ly lúc 21 tuổi. Ông vâng theo lời dạy bảo của
cha,ông trở về quyết tâm trả nợ nước, thù nhà.
Sau
đó, hay tin đất Lam Sơn có Lê Lợi khởi binh chống giặc Minh, Nguyễn Trãi tìm
vào xin yết kiến và dâng kế bình Ngô.Lê Lợi biết tài ông, liền dùng làm Quân
sư. Suốt 10 năm kháng Minh, ông luôn ở cạnh Bình Định Vương tổ chức mọi việc về
quân sự và chính trị, cùng coi việc từ mệnh, mọi giấy tờ giao thiệp với quân
Minh và các hịch văn truyền ra dân chúng đều do tay ông soạn thảo.
Nước
nhà đại định, ông vâng lệnh Bình Định Vương viết nên bài “Bình Ngô Đại Cáo”.
Tác
phẩm Bình Ngô Đại Cáo là bản tổng kết về lịch sử và con người Việt có ý chí độc
lập, tinh thần nhân đạo, một thiên anh hùng ca tuyệt vời, một bức tranh thiên
tài, sinh động và trung thực về hình ảnh của một dân tộc anh hùng.
Sau
ngày Lê Lợi lên ngôi vua, Nguyễn Trãi đuợc phong tước Quan Phục Hầu, được cải
sang họ nhà vua và giữ chức Nhập nội Hành khiển.
Sau
khi vua Thái Tổ mất (1433) con là Thái Tôn còn nhỏ, mọi việc đều ở trong tay
quan phụ chính Lê Sát thường cậy quyền làm nhiều điều trái phép nước. Về sau,
tuy Thái Tôn đã giết bỏ Lê Sát, nhưng vua thì còn ít tuổi mà tính tình lại nhu
nhược và đam mê tửu sắc nên Nguyễn Trãi buồn chán xin cáo quan ( 1439) về ở ẩn
tại núi Côn Sơn (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
Vào
năm Nhâm Tuất (1442) vua Lê Thái Tôn nhân đi duyệt binh ở Chí Linh ghé thăm
Nguyễn Trãi tại Côn Sơn. Tại đây thấy người tì thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn
Thị Lộ có nhan sắc lộng lẫy và tài văn chương, nhà vua lấy làm ưng ý, liền
triệu về cung cho làm Lễ nghi Học sĩ hầu hạ bên vua. Khi trở về đến vườn Lệ Chi
(Bắc Ninh) vua Thái Tôn nhuốm bệnh bất thình lình rồi mất.
Bấy
giờ ở trong Triều có người vốn không ưa Nguyễn Trãi, gặp dịp này liền gán cho
ông tội thí vua và đem tru di cả tam tộc.
Oan
khiên ấy, 22 năm sau vua Lê Thánh Tôn mới cởi mở cho ông. Nhờ đó ông được truy
phục chức tước cũ, con cháu ông được lục dụng cho ra làm quan và được cấp tư
điền dùng vào việc phụng tự dòng họ.
Tác
phẩm của Nguyễn Trãi : Quân trung từ mệnh tập (những thư từ ông vâng lệnh Bình
Định Vương giao thiệp với nhà Minh); Bình Ngô Đại Cáo (báo cáo công 10 năm
kháng Minh sau ngày bình định); Quốc Âm thi tập. Ngoài ra, còn có bài “Côn Sơn
ca” (bằng chữ Hán) và bài “Tâm sự” (bằng chữ quốc âm) ông làm ra khi lui về ở
ẩn tại núi Côn Sơn. Tư tưởng nhân nghĩa của ông ảnh hưởng Nho giáo, tiêu biểu
cho nền văn hoá dân tộc thời ấy. Những con người “có tấm lòng như sao Khuê” đó
luôn luôn bị bọn quyền thần ghen ghét. Ông bất bình tố cáo bọn tham quan rồi
lui về sống ẩn dật ở Côn Sơn (Chí Linh, Hải Hưng).
Một
trăm năm trước, khi Nguyễn Trải vị khai quốc công thần về Côn Sơn. Nơi đó thiền
sư Huyền Quang, một trong ba vị tổ phái Trúc Lâm đắc đạo và viên tịch tại đây.
Từ Côn Sơn nhìn qua dãy Phượng Hoàng bên trái có mộ danh nhân Chu Văn An, xa
hơn chút nữa là Kiếp Bạc nơi thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
Mùa
xuân 1433, ông dựng ngôi nhà nhỏ mà “thanh bần lạc đạo” phía trên Thạch bàn.
Trên tảng đá ấy, ông thường ngã lưng nhìn mây trắng bay (Bạch Vân) và đối thoại
cùng mây. “Ai vô tâm; người và mây trắng?” (Ức Trai thi tập , bài 59). Cuộc đối
thoại trong im lặng đạt tời cái tĩnh của Đạo Tiên với “án sách, cây đèn hai bạn
cũ”, năm tháng cuối đời Nguyễn Trãi viết bài Côn Sơn Ca (xem trong thơ Thiền)
đượm màu thiền. Chùa Côn Sơn thờ Phật A Di Đà, Trúc Lâm Tổ và tượng Nguyễn
Trãi. Cuối thế kỷ XV vua Lê Thánh Tôn đến thăm Côn Sơn nhớ Nguyễn Trãi nên tức
cảnh :
Tịch cổ lâu đài cảnh trí
kỳ
Cổ nhân trầm tích dã y hy.
(Đất Phật lâu dài cảnh đẹp
thay
Nguời xưa dấu vết vẫn còn
đây).
Như
thế, trong người danh nhân Nguyễn Trãi kết tinh đủ tam giáo : Nho, Lão, Phật và
có thánh danh là Côn Sơn Thượng Sĩ.
2 . Nguyễn Bỉnh Khiêm
( 1491-1585)
Theo
bài giảng Đạo của Đức Phạm Hộ Pháp, tiền kiếp Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là
Bạch Vân Hoà Thượng dòng dõi Đức Quan Thế Âm và hậu kiếp là Hồng y Richelicu
(1585-1642) làm bộ trưởng dưới thời Louis XIII của nước Pháp.
Ông
Nguyễn Bỉnh Khiêm đạo hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, người làng Trung Am huyện Vĩnh
Lại. Tiên tổ ngày xưa tu nhân tích đức đã nhiều (nay không thể khảo cứu được),
chỉ biết từ đời cụ Tổ được tập phong Thiếu Bảo Tư Quận Công, mỹ từ là Văn Tĩnh,
cụ Bà được phong Chính Phu Nhân Phạm Thị Trinh Huệ, nguyên trước các cụ lập gia
cư ở nơi có núi sông bao bọc, hợp với kiểu đất Cao Biền.
Phụ
thân được tặng phong Thái Bảo Nghiêm Quận Công, mỹ tự là Văn Định, đạo hiệu là
Cù Xuyên Tiên Sinh, nguyên người học rộng tài cao, lại có đức tốt, được sung
chức Thái Học Sinh.
Thân
mẫu họ Nhữ, được phong Từ Thục Phu Nhân, nguyên người ở Ân Tử Hạ,thuộc huyện
Tiên Minh, là con gái quan Hộ Bộ Thượng Thư Nhữ Văn Lan.
Bà
vốn là người thông minh, học rộng văn hay, lại tinh cả môn tướng số, ngay thời
Hồng Đức mà bà đã tính được rằng : Vận mệnh nhà Lê chỉ sau 40 năm nũa thì sẽ
suy đồi. Vì có một chí hướng phò vua giúp nước của bậc trượng phu, muốn chọn
một người vừa ý mới chịu kết duyên,nên đã chờ ngót 20 năm trời, khi gặp ông Văn
Định có tướng sinh được quí tử nên bà mới lấy.
Nhưng
lại gặp một trang thiếu niên trong lúc sang bến đò Hàn thuộc con sông Tuyết
Giang, thì bà ngạc nhiên than rằng : Lúc trẻ chẳng gặp, ngày nay tới đây làm gì
!
Những
người theo hầu không hiểu ra sao, cầm roi đánh đuổi thiếu niên ấy đi, rồi sau
Bà hỏi lại tánh danh, mới biết người ấy là Mạc Đăng Dung, khiến bà phải sanh
lòng hối hận đến mấy năm trời.
Tiên
sinh sanh vào năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491), lúc sơ sanh, vóc
người có vẽ hùng vĩ, khi chưa đầy năm đã biết nói. Một hôm, vào buổi sáng sớm,
Văn Định đang bế cậu ở trên tay, bỗng thấy cậu nói ngay lên rằng : “Mặt trời
mọc ở phương Đông” Ông lấy làm lạ ! Rồi năm lên 4 thì Phu nhân dạy cậu học kinh
truyện, hễ dạy đến đâu là cậu thuộc lòng đến đó, và thơ quốc âm cậu đã nhớ được
đến mấy chục bài.
Lại
một hôm Bà đi vắng. Ông ở nhà bày trò kéo dâu đùa với lũ trẻ, nhân đọc bỡn một
câu rằng : “Nguyệt treo cung, Nguyệt treo cung” rồi ông muốn đọc tiếp câu nữa
nhưng chưa nghĩ kịp thì cậu đứng lên đọc luôn ngay rằng : “Vén tay Tiên, nhẫn
nhẫn rung”.
Ông
thấy cậu mẫn tiệp như vậy thì có ý mừng thầm, đợi khi bà về thuật lại cho nghe.
Bà lấy làm bất mãn nói với ông rằng : Nguyệt là tượng bề tôi, cớ sao ông lại
dạy con mình như thế ?
Ông
cả thẹn xin lỗi, nhưng Bà vẫn không nguôi giận bỏ về ở bên cha mẹ đẻ, cách ít
lâu thì mất.
Lại
có truyền ngôn rằng : Lúc ông còn để chỏm, cùng với lũ trẻ ra tắm ở bến đò Hàn,
khi ấy có chú thuyền buôn người Tàu nhìn thấy tướng mạo của ông, chú bảo với
mọi người rằng, cậu bé này có tướng rất quí, chỉ hiềm một nỗi là da hơi thô, về
sau chỉ làm đến Trạng nguyên Tể tướng mà thôi. Vì thế nên ai cũng đoán chắc
rằng, ông sẽ là bậc tể phụ của quốc gia sau này.
Như
ông lúc còn niên thiếu, học vấn sở đắc ngay tự gia đình, đến khi lớn tuổi, nghe
nói có quan Bảng Nhãn Lương Đắc Bằng, nổi tiếng văn chương quán thế, ông bèn
tìm đến để xin nhập học.
Lương
Công là người làng Hội Trào, thuộc huyện Hoằng Hoá, lúc Ngài phụng mệnh sang sứ
nhà Minh, có học được phép Thái Aát Thần Kinh của người cùng họ, tức là dòng
dõi của Lương Nhữ Hốt (ông Hốt trứơc hàng nhà Minh, được phong tước là Lãnh
Lăng Vương). Lương Công rất tinh thông về lẽ huyền vi, đem truyền lại cho ông,
đến khi Ngài bị ốm nặng lại đem con là Lương Hữu Khánh ký thác với ông, ông
chăm sóc dạy dỗ chẳng khác con mình, sau nầy ông Khánh cũng được thành đạt.
Những
năm Quang Thiệu (1516-1526) gặp lúc loạn lạc, ông về ẩn cư dạy học trò,lấy Đạo
làm vui, chẳng cầu danh tiếng, nhưng sang đến thời đầu niên hiệu Thống Nguyên
(tức Lê Hoàng Đệ Thung) thì Trịnh Tuy và Mạc Đăng Dung cũng đều có ý hiếp chế
Thiên tử để sai khiến chư hầu, hai bên gây cuộc nội chiến, khiến trong nước
chịu cảnh lầm than, lúc ấy ông có cảm hứng một bài thơ rằng :
Thái hoà vũ trụ bất Ngu
Chu,
Hỗ chiến giao tranh tiếu
lưỡng thù
Xuyên huyết sơn hài tuỳ xứ
hữu
Uyên ngư tùng trước vị
thuỳ khu
Trung hưng dĩ bốc độ giang
mã
Hậu đoạn ưng phòng nhập
thất khu
Thế sự đáo đầu hưu
thuyết trước
Tuý ngâm trạch bạn nhậm
nhàn du
Dịch :
Thái hoà chẳng thấy
cảnh Ngu Chu
Hai phái thù hằn chém
giết nhau
Nhuộm máu phơi xương đà khắp chốn
Xua chà đuổi sẽ vị ai đâu
?
Trùng hưng duỗi ngựa qua
sông trước,
Hậu hoạn phòng beo tiến
cửa sau
Ngán nỗi việc đời thôi phó
mặc
Say rồi dạo suốt hát vài
câu.
Sở
dĩ có bài thơ trên vì ông biết rõ nhà Lê sẽ được trung hưng, dẫu rằng ngày nay
tạm phải tìm kế an thân, nhưng rồi sau đây tất nhiên sẽ lại khôi phục được
nước, mà câu : Beo tiến cửa sau, chỉ là nói kín đó thôi.
Quả
nhiên về sau, nhà Lê trung hưng, bốn phương trở lại yên tịnh, bấy giờ bạn hữu
đều khuyên ông ra làm quan, đến năm 44 tuổi ông mới chịu ra ứng thí, khoa hương
thi ấy, ông đỗ đầu, rồi năm sau, tức là năm thứ 6 đời nhà Mạc (1535) lại ra
tỉnh thì được đỗ thứ nhứt, khi vào đình đối, lại đỗ Tấn Sĩ đệ nhất danh, được
bổ chức Đông Các Hiệu Thư, trong thời Thái Tông nhà Mạc, ông có làm 2 bài thơ
“Xuân thiên ngự tửu” đều được hạng ưu, rồi lại thăng chức Hữu Thị Lang Hình Bộ,
sau thời gian ngắn lại thăng chức Tả Thị Lang, kiêm chức Đông Các Đại Học Sĩ .
Trong
8 năm ở triều, ông có dâng sớ hạch tội 18 kẻ nịnh thần, xin đem chém để làm
gương, bởi vì bổn tâm của ông chỉ muốn làm trăm họ đều được an vui, những người
tàn tật mù loà cũng cho họ được có nghề ca hát, bói toán, nhưng rồi gặp phải
con rễ tên là Phạm Dao ỷ thế lộng hành, vì sợ liên luỵ đến mình nên ông cáo
quan xin về trí sĩ.
Thế
là giữa năm Quảng Hoà thứ 2 (1542) ông mới 52 tuổi đã xin trí sĩ, treo mũ về
làng, dựng Am Bạch Vân ở phía tả chỗ làng ông ở và vẫn lấy hiệu là Bạch Vân Cư
Sĩ. Khi ấy ông có bắc 2 chiếc cầu Nghinh Phong và Tràng Xuân để khi hóng mát,
dựng một ngôi quán gọi là Trung Tân ở bến Tuyến giang, có bia để ghi sự thực.
Ngoài
ra, ông còn tu bổ chùa chiền, có lúc cùng các lão tăng đàm luận, có khi thả một
con thuyền dạo chơi Kim Hải, Úc Hải để xem đánh cá. Còn chỗ danh sơn thắng
cảnh, như núi An Tử, Ngoạ Vân, Kính Chủ, Đồ Sơn, nơi nào ông cũng chống gậy
trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh, quên cả sớm chiều; mỗi khi thấy chỗ rừng cây
chim đổi giọng ca thì ông hớn hở tự đắc, quả là một vị Lục địa Thần Tiên.
Nhưng
trong thời gian dưỡng lão ở chốn gia hương, tuy rằng không dự quốc thính, thế
mà học Mạc vẫn phải kính trọng như một ông thầy, những việc trọng đại thường
sai sứ giả về hỏi, có khi lại đón lên kinh thành để hỏi, ông đều ung dung chỉ
dẫn, nhờ đó bổ ích rất nhiều. Xong rồi, ông lại trở về am cũ, họ Mạc ân cần giữ
lại cũng chẳng được, về sau phải liệt vào hạng nhứt công thần, phong tước là
Trình Tuyền Hầu, dần dần thăng lên Lại Bộ Thượng Thư Thái Phó Trình Quốc Công.
Ông bà nhị đại cũng được phong ấm, 3 người thê thiếp với 7 người con cũng theo
thứ tự phong hàm.
Thế
rồi đến năm Cảnh lịch thứ 3 thời nhà Mạc (tức Mạc Phúc Nguyên 1550), Thư Quốc
Công, người xã Khoa Hoạch huyện Thanh Oai tên là Nguyễn Thiến, con là Quyện và
Mỗi về hàng Quốc triều, ông có làm một bài thơ gởi cho Thiến có những câu rằng
:
“Cố ngã tồn cô duy nghĩa
tại,
Tri quân xử biến khởi tâm
cam”
Dịch :
Ta giúp mồ côi vì trọng
nghĩa,
Ông khi xử biến há cam
lòng.
Lại có câu rằng :
“Khí vận nhất chu ly phục
hợp,
Trường giang đâu có hạn
đông nam
Thiến
xem thơ, trong lòng cảm thất bứt rứt, còn Quyện cũng là tướng tài, luôn luôn
lập được chiến công. Phúc Nguyên lấy làm lo ngại hỏi kế nơi ông thì ông thưa
rằng : Cha Quyện với thần là chỗ bạn thân từ trước, và đã ở trong nhà thần,
hiện nay được ra trấn thủ Thiên Trường, ở vào tình thế bán tín bán nghi, nay
muốn dùng kế bắt lại, thực chẳng khác chi thò tay vào túi để lấy một vật gì mà
thôi.
Rồi
ông xin với Mạc Phúc Nguyên trao cho 100 tráng sĩ, sai đi phục sẵn ở bên bắc
ngạn. Ông gởi thơ cho Quyện, hẹn sang bên thuyền nâng chén rượu nhạt kể lại
tình xưa, rồi nhân lúc đã quá say, phục binh nổi dậy bắt cóc đem về nam ngạn.
Oâng mới đem ân nghĩa quốc gia để khuyên nhủ. Quyện cảm động khóc nức nở, ông
bèn dẫn về qui thuận họ Mạc, rồi sau trở thành một viên danh tướng, nhờ đó nhà
Mạc duy trì thêm được mấy chục năm nữa.
Trong
thời gian ấy, Đức Thế Tổ (Trịnh Kiểm) đã lấy nghĩa binh, thanh thế vang khắp xa
gần, đánh nhau mấy trận ở cửa Thần Phù, Khiêm Vương Mạc Kính Điển đại bại, Thế
Tổ thừa cơ tiến binh theo đường Tây Sơn ra đánh Kinh Bắc, khiến cho trong ngoài
nơm nớp lo sợ, ông hiến kế sách hư hư thực thực, họ Mạc theo đó thi hành, bấy
giờ trong cõi mới tạm ổn định.
Mạc
Mậu Hợp, năm Diên Thành thứ 8 (1585) tức năm Ất Dậu tháng 11 thì ông lâm bệnh.
Mậu Hợp sai sứ đến vấn an và hỏi về quốc sự. Ông chỉ trả lời rằng : “Tha nhựt
quốc hữu sự cố, Cao Bằng tuy tiểu khả duyên sổ thế”. Nghĩa là : Sau nầy quốc
gia hữu sự thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng giữ thêm được mấy đời.
Quả
nhiên, cách 7 năm sau thì họ Mạc mất, rồi các chúa nhà Mạc như Càn Thống, Long
Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương, rút lui lên giữ Cao Bằng được 70 năm, nghĩa là sau
3,4 đời thì mới hoàn toàn bị diệt, coi đó thì lời nói của ông dự đoán chẳng sai
tí nào.
Nhưng
rồi trong tháng ấy, giữa ngày 28 thì ông tạ thế, hưởng thọ 95 tuổi, học trò suy
tôn hiệu là “Tuyết Giang Đại Phu”, phần mộ ở trên một cái gò đất trong làng.
Năm
Thuận Bình thứ 8 (1556), Lê Trung Tông mất, không có hoàng nam nối ngôi. Thế Tổ
(Trịnh Kiểm) do dự không biết lập ai, hỏi Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan cũng
không quyết định nổi, nên mới phải sai gia nhân ngầm đem lễ vật đến tận Hải
Dương để hỏi, ông không trả lời mà chỉ quay lại bảo các gia nhân rằng : “Vụ nầy
lúa không được mấy, chỉ tại thóc giống không tốt, vậy các ngươi phải đi tìm
giống cũ để mà gieo mạ”. Nói xong, ông lại lên xe ra chùa, sai các chú tiểu
quét dọn đốt hương, ngoài ra không hề đá động gì đến chuyện khác, bởi vì ông đã
hơi tỏ cho biết cái thâm ý là: Cứ việc thờ Phật thì được ăn oản.
Rồi
Trạng Phùng thấy thế vội vàng về báo, Thế Tổ hiểu ngay, bèn đón Anh Tông (Lê
Duy Bang ) về lập, tình thế trong nước mới được ổn định.
Trong
thời gian ấy, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng là con Chiêu Huân Tinh Vương, đương
lúc ở trong tình thế nguy ngập vì sợ không thoát khỏi tay Trịnh Kiểm, thân mẫu
của người vốn dòng họ Phạm đã được tôn là Thánh Mẫu, nguyên quán ở làng Phạm Xá
thuộc huyện Tứ Kỳ, với ông là chỗ đồng hương, nên thường bí mật sai người về
làng nhờ ông chỉ giúp cho con trai bà một đường sống. Sứ giả đặt gói bạc nén ở
trước mặt ông rồi bái lạy lia lịa.
Ông
thấy sứ giả năn nỉ mãi, nhưng không vẫn không nói gì, rồi đứng phắt lên, tay
cầm chiếc gậy, thủng thỉnh ra lối vườn sau, là nơi có hơn 10 tảng đá xanh xếp
thành một dãy núi giả (non bộ) quanh co, trước núi lúc ấy có những đàn kiến
dương men theo tảng đá leo lên,ông ngắm nghía chúng một lát rồi mỉm cười đọc
một câu : “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân”, nghĩa là : “Một dãy Hoàng sơn
có thể dung thân được”.
Sứ
giả hiểu ý trở về thuật lại với Nguyễn Hoàng, Hoàng bèn xin vào trấn thủ Quảng
nam, đến nay hùng cứ cả một vùng đó.
Nói
về môn sinh của ông, thực sự không biết bao nhiêu mà kể, nhưng nói riêng về
những người có tiếng tăm lừng lẫy thì có : Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh,
Nguyễn Dữ và Trương Thì Cử, đều đã nhờ ơn truyền thụ số học từng đi đến chỗ
uyên thâm và sau đều là bậc danh thần trong thời Trung hưng.
Nhắc
lại khi Phùng Khắc Khoan còn theo học Bạch Vân Tiên Sinh, lúc thành tài rồi, bỗng
có một đêm Tiên sinh đến chỗ nhà trọ của Khoan, Tiên Sinh gõ cửa bảo rằng: Gà
gáy rồi đấy, sao anh chưa dậy nấu ăn mà còn nằm ỳ ở đó.
Khắc
Khoan hiểu rõ ý thầy nên vội thu xếp lẻn vào vùng Thanh Hoá, nhưng lại ẩn cư
với ông Nguyễn Dữ, chớ chưa chịu ra làm quan. Trong thời gian nhàn rỗi ấy,
Nguyễn Dữ có soạn ra bộ Truyện Kỳ Mạn Lục được ông phủ chính rất nhiều, cho nên
mới thành một cuốn Thiên cổ kỳ bút. Coi đó, ta thấy việc đào tạo nhân tài để
giúp cho bổn triều lúc ấy, phần lớn là nhờ ở Tiên Sinh vậy.
Còn
nói về cá nhân của Tiên Sinh, ta thấy Tiên Sinh là người có lòng khoáng đạt, tư
chất cao siêu, xử sự hồn nhiên, không hề có chút cạnh góc, ai hỏi thì nói,
không hỏi thì thôi, mà đã nói ra câu gì , thực là bất di bất dịch, dẫu rằng ở
nơi thôn dã vui cảnh cúc tùng, hơn 40 năm mà lòng vẫn không quên nước, tấc dạ
ưu thời mẫn thế thường thấy chan chứa trong các vần thơ, văn chương viết rất tự
nhiên, không cần điêu luyện, giản dị mà rất lưu loát, thanh đạm mà nhiều ý vị,
câu nào cũng có quan hệ đến sự dạy đời.
Riêng
về thơ phú quốc ngữ, Tiên sinh soạn cũng rất nhiều, trước đã xếp thành một tập
gọi tên là Bạch Vân Thi Tập, tất cả đến hơn ngàn bài, ngày nay sót lại độ hơn
một trăm, và một thiên Trung Tân Quán Phú,còn thi thì thất lạc hết cả. Nhưng
xem đại lược cũng toàn những thể gió mát trăng thanh,dẫu ngàn năm sau vẫn còn
có thể tưởng tượng thấy vậy. Thử coi những câu :
Cao khiết thuỳ vi thiên hạ
sĩ ?
An nhàn ngã thị địa trung Tiên
Nghĩa là :
Cao sạch ai làm thiên
hạ sĩ ?
Thanh nhàn ta cũng địa
trung Tiên.
Đó là mấy câu Tiên sinh tự thuật chí hướng của mình thì đủ
rõ.
Nói về gia đình Tiên sinh có 3 thê thiếp, bà Chánh thất họ Dương hiệu Từ Ý, quê ở Hải
Dương,
cũng thuộc bổn huyện, nguyên là ái nữ của quan Hình Bộ Tả Thị Lang Dương Đắc Nhan. Thứ
phu nhân họ Nguyễn hiệu là Nhu Tĩnh. Á Phu nhân học Nguyễn hiệu Vi Tĩnh. Con
cái cộng 12 người, 7 trai 5 gái. Con trưởng hiệu là Hàn Giang Cư Sĩ, được tập
ấm hàm Trung Trinh Đại Phu, rồi sau làm đến Phó Hiến. Con thứ 2 hiệu là Tuý Am
Tiên Sinh, phong hàm Triều Liệt Đại Phu,tước Quảng Nghĩa Hầu. Con thứ 3 phong
hàm Hiển Cung Đại Phu, tước Xuyên Nghĩa Bá, con thứ 4 là Thuần Phu, phong hàm
Hoằng Nghị Đại Phu, tước Quảng Đô Hầu, con thứ 5 là Thuần Đức, tước Bá Thứ Hầu,
con thứ 6 là Thuần Chính tước Thắng Nghĩa Hầu. Tất cả mấy người con đều có lập
được quân công.
Rồi
sau Hàn Giang sinh Thiết Đức, Thiết Đức sinh Đạo Tấn, Đạo Tấn sinh Đạo Thông,
Đạo Thông sinh Đăng Doanh, Đăng Doanh sinh Thì Đương. Lúc ấy Thì Đương đã có 65
tuổi, sinh được 3 người con trai, đều là cháu 8 đời của Tiên sinh vậy.
Năm
Vĩnh Hựu nguyên niên (tức là năm Ất Mão 1735) người trong làng nhớ tới thịnh
đức của Tiên sinh, có dựng 2 toà miếu ngay ở nền nhà của Tiên sinh ngày trước,
rồi người hàng Tổng vì nhớ ơn đức cũng đến Xuân Thu hằng năm tế tự Tiên sinh;
còn người trong họ là các ông Nguyễn Hữu Lý, vì sợ sau nầy gia phả sẽ bị thất
lạc, nên có nhờ ta soạn một bài tựa. Ta đây sinh sản ở đất Hồng Châu, đối với
Tiên sinh ngày trước dẫu là đồng hương, nhưng nay cách đã 190 năm rồi thì còn
biết đâu mà nói..
Nhưng
ta nhận thấy Kỳ Lân, Phượng Hoàng đâu phải là vật thường thấy ở trong vũ trụ,
tất nhiên nó phải ra chơi ở vườn nhà Đường và núi nhà Chu thì nó mới là điềm
tốt.
Còn
như Tiên sinh, sẵn có tư chất thông tuệ, thêm vào Đạo học Thánh hiền, vì thử
đắc thời để mà thi thố sở học, chắc sẽ tạo ra cảnh trị bình, thay đổi phong tục
phù bạc thành ra lễ nghĩa văn minh. Thế mà trái lại, một người có đức đủ phò tá
vương, lại sinh ra giữa thời bá giả, thành ra sở học trở nên vô dụng, thực đáng
tiếc thay !.
Tuy
nhiên, đời dùng thì làm, đời bỏ thì ẩn. Đối với Tiên sinh, dù chẳng đắc dụng
cũng có hề chi.
Ta
rất hâm mộ Tiên sinh về chỗ đó. Thử coi sinh trưởng trên đất nhà Mạc, khi thử
ra làm quan để hành sở học, thì cũng muốn bắt chước Đức Khổng Phu Tử vào yết
kiết Công Sơn Phất Nhiễu, rồi khi biết rằng không thể giúp được thì vội bỏ đi,
lại muốn theo trí sáng của Trương Lương để hỏi thăm Xích Tùng Tử.
Nay
đọc những văn chương còn lại, khác chi nghe thấy những tiếng ném ngọc gieo
vàng, rực rỡ như mây năm sắc, sáng sửa như vừng thái dương,mà cái phong vị tắm
sông Nghi, hóng mát cầu Vũ Du của ông Tăng Điểm ngày trước, và cái phong thú
yêu sen, hái lan của tiên nho ngày xưa, hình như ta được nhìn thấy Tiên sinh và
Ta được bái kiến ở trong Giáng Trướng.
Bởi
vì Tiên sinh chẳng những chỉ tinh thâm một môn Lý học, biết rõ dĩ vãng cũng như
tương lai, mà sự thực thì trăm đời sau cũng chưa thấy có ai hơn được vậy.
Ôi
! ở trong thiên hạ, các bậc quân vương, các vị hiền giả, hỏi có thiếu chi,nhưng
chỉ có lúc sống thì được phú quí vinh hoa, còn sau khi mất thì những cái đó lại
cũng mai một đi với thời gian, hỏi còn ai nhắc nữa ?
Còn
như Tiên sinh, nói về thế hệ đã truyền đến 7,8 đời, gần thì sĩ phu dân thứ
ngưỡng vọng như bóng sao Đẩu trên trời, dẫu cách ngàn năm cũng còn tưởng tượng
như một buổi sớm. Xa thì sứ giả Thanh triều tên Chu Xán, nói đến nhân vật Lĩnh
Nam cũng đã có câu : “An Nam Lý học hữu Trình Tuyền”, tức là công nhận về môn
Lý học của nước An-Nam chỉ có Trình Tuyền là người số một, rồi chép vào sách
truyền lại bên Tàu.
Như
thế, đủ thấy Tiên sinh quả là một người rất mực của nước ta về thời trước đây.
Công Dư Tiệp Ký
(Tô
Nam dịch)
3 . Nguyễn Du
(1765-1820)
Nguyễn
Du tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà
Tĩnh. Về gia thế đời thứ sáu sau Nguyễn Nhiệm có Nguyễn Huệ đậu đồng tiến sĩ và
em là Nguyễn Nghiễm tức thân phụ Nguyễn Du đậu nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến
chức Đại tư đồ, phong tước Xuân quận công.
Anh
đầu Nguyễn Du là Nguyễn Khản đậu đồng tiến sĩ, làm quan đến chức Tham tụng, cùng
ở một triều với thân phụ. Anh thứ hai là Nguyễn Điều trúng tam trường thi Hội,
làm quan đến chức Trấn thủ Hưng hoá, phong tước Điền Nhạc hầu, anh thứ ba là
Nguyễn Dao trúng tứ trường thi Hương, chịu chức Hồng lô tự Tự thừa, anh thứ tư
là Nguyễn Luyện trúng tam trường thi Hương, anh thứ năm là Nguyễn trước trúng
tứ trường thi Hương, anh thứ sáu là Nguyễn Nễ trúng tứ trường thi Hương, một
nhà đều là khoa giáp xuất thân,cùng làm quan ở triều Lê cả. Câu ca dao “ Bao
giờ ngàn Hống hết cây, sông Rum hết nước họ này hết quan” là chỉ họ Nguyễn Tiên
điền làm quan vậy.
Dòng
họ Nguyễn Du không những nổi tiếng về khoa hoạn mà lại còn chiếm bậc đàn anh
trong văn học giới. Nguyễn Nghiễm còn để lại những tập Quân Trung liên vịnh,
Xuân đình tạp vịnh, và quyển Việt sử bị lâm, lại là sở trường quốc văn ở đương
thời, từng làm bài phú ứng chế Khổng tử mộng Chu công, nay còn truyền tụng.
Nguyễn Nể còn để lại Quê hiên giáp ất tập và Hoà trình hậu tập cũng sở trường
về quốc văn. Cháu Nguyễn Du là Nguyễn Thiện có tập thơ Đông phú và Nguyễn Đạm
có tập thơ Quan hải, tập thơ Minh quyên đều là tay văn hào đương thời. Danh sĩ
trong nước bấy giờ truyền có năm người lỗi lạc, đời gọi là An Nam ngũ tuyệt mà
họ Nguyễn Tiên điền có đến hai người là Nguyễn Du và Nguyễn Đạm rồi.
Gia
thế Nguyễn Du lại còn được đời sùng trọng về lòng trung thành nữa. Tổ tiên thuở
xưa theo Mạc thì đến khi Mạc mất mà vẫn còn mưu khôi phục cho đến cả nhà tuẫn
tiết mới cam; bây giờ thời Lê thì sau khi Lê vong. Nguyễn Khản, Nguyễn Điều,
Nguyễn Luyện, Nguyễn Du mấy anh em đều khởi nghĩa cần vương cho đến cháu là
Nguyễn Đạm suốt đời Tây Sơn sang đời Nguyễn nhất định không chịu ra làm quan,
kiên trinh giữ tiết cho trọn với chúa cũ.
Về
bên ngoại, mẹ Nguyễn Du là Trần Thị Thản, con gái quan Câu kê họ Trần ở làng
Hoa thiền huyện Đông ngạn xứ Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). Nhờ ảnh hưởng của
mẹ, ông đã thừa thụ được cái tính dịu dàng, nhã nhặn và phong lưu của xứ Kinh
Bắc, mà nhở ảnh hưởng của cha, ông đã hưởng chịu được hào khí của đất Hồng Lam,
hùng lâm của người xứ Nghệ, cùng là lòng tiết nghĩa, khiếu văn chương, do gia
phong truyền xuống trải bao nhiêu đời.
Trong
thiên tài của Nguyễn Du, ta còn nhận thấy dấu vết đài các ỷ lệ của hàon cảnh
quí phái giữa Kinh đô là nơi Nguyễn Du sinh trưởng suốt buổi thiếu niên. Nhưng
bao nhiêu yếu tố kể đó cũng chưa đủ gây thành cái nhân cách dồi dào phức tạp và
mâu thuẫn của ông, nếu ta không kể đến cái tánh bi thương, cái bi thương chủ
nghĩa mà ta có thể xem là yếu tố quan trọng nhất trong cấu tạo tinh thần của
tác giả Đoạn trường tân thanh. Bi quan chủ nghĩa ấy khiến ông xu hướng về phật
giáo là phản ảnh của thời thế vậy.
-
Nguyễn Du sanh năm 1765, hiệu Cảnh hưng năm thứ 26 là chính lúc ở Bắc, vì tệ
chính của các chúa Trịnh Giang, Trịnh Doanh và Trịnh Sâm, giặc giã đương nổi tứ
tung. Các đám giặc Ngân già, Ninh xá, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương thì đã
tan, nhưng bọn Hoàng Công Chất nổi lên từ năm 1739 còn đương cướp phá ở miền
Hưng hoá và Thanh Hoá, bọn Lê Duy mật nổi lên từ năm 1738 còn đương đóng giữ
miền Trấn ninh, thường xuống đánh phá đất Nghệ Tĩnh. Việc giặc giã mới dẹp yên
thì năm 1774, Nguyễn Du 9 tuổi ,lại có cuộc đánh Nguyễn ở miền Nam, thân phụ
ông phải cùng đi đánh với Việp công làm Hiệp tán quân cơ. Trong khi quân Bắc
đương chiếm cứ Thuận hoá để cầm cự với quân Tây Sơn thì Thăng Long lại xảy ra
nạn Kiêu binh. Năm 1882, loạn quân giết Hoàng Đình Bảo, phá nhà quan Tham tụng
Nguyễn Khản là anh cả Nguyễn Du và nhà quan Quyền phủ sự Dương Phương, cùng là
giết quan Thủ hiệu Nguyễn Triêm ở trước cửa phủ chúa.
Bấy
giờ Nguyễn Khản và Nguyễn Điều là hai anh của Nguyễn Du chạy lên Tây Sơn để gọi
quân các trấn về trừ Kiêu binh mà không xong. Trong khi ấy thì quân Tây Sơn đã
đánh được Phú Xuân, thừa thắng kéo luôn ra Bắc, chúa Trịnh Khải không cậy vào
Kiêu binh được phải chạy trốn rồi tự tử. Nguyễn Khản lại chạy lên Sơn Tây và
Hưng hoá cùng em là Điều lo việc cần vương. Nhưng sau khi Bắc bình vương tôn
vua Lê rồi rút quân về Nam, thế lực họ Trịnh lại do tay Trịnh Bồng khôi phục.
Vua Lê nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh đánh Trịnh, nhưng Bắc bình vương nghe tin Chỉnh
chuyên quyền ở Bắc sai Vũ Văn Nhậm ra giết, nghe tin Nhậm chuyên quyền lại tự
ra giết, rồi vì vua Lê cầu cứu với Trung Hoa, Bắc Bình Vương bèn bỏ Lê mà xưng
đế trước khi đánh tan quân Tôn Sĩ Nghị.
Bọn
tôi cũ nhà Lê, một phần thì chạy theo vua Chiêu Tống sang Tàu để lo khôi phục,
một phần thì vì danh lợi hoặc vì thế bức phải qui phục nhà Tây Sơn, một phần
nữa thì lẩn lút ở nhà quê mà nuôi chí khí để chờ cơ hội.
-
Nguyễn Du buổi ấy, nhân tập chức của cha nuôi, đương làm Chánh thủ hiệu ở hiệu
quân Hùng hậu ở Thái nguyên, nghe tin vua Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu (năm Kỷ
Dậu-1789) toan theo ngự giá nhưng không kịp bèn về quê vợ ở làng Hải An huyện
Quỳnh Côi xứ Sơn Nam (bây giờ là tỉnh Thái Bình). Ông cùng anh vợ là Đoàn
Nguyễn Tuấn củ hợp hào mục để mưu đồ khôi phục nhà Lê, nhưng chung quy thất bại
bèn phải về quê nhà ở Tiên điền, thấy sức mình mong manh, không thể làm nổi
việc phục quốc, ông muốn bắt chước Trương Tử Phòng mượn tay Lưu Bang diệt nhà
Tần để trả thù cho chúa, toan kiếm đường vào Gia Định giúp chúa Nguyễn
Aùnh,nhưng việc tiết lộ, ông bị trấn tướng của Tây Sơn là Thận Quận Công bắt
giam. May Thận Quận Công quen biết với anh ruột ông là Nguyễn Nễ lại mến tài
ông nên chỉ giam vài tháng rồi tha. Bấy giờ ông thấy mình không làm được người
nghĩa sĩ đem thân hy sinh cho chúa (Hán mạt nhất thời vô nghĩa sĩ),thì cũng
quyết làm kẻ ngoan dân để giữ trọn tiết trung trinh (Chu sơ tam kỷ hữu ngoan
dân). Ông chỉ lấy sơn thuỷ làm vui hoặc đi săn muông, hoặc đi câu cá, tuỳ hứng
ngâm vịnh để khuây khoả u hoài, tự hiệu là Hồng Sơn lạp hộ và Nam Hải điếu đồ
Nhưng
thời thế đã xoay, nhà Tây Sơn thất bại mà chúa Nguyễn Aùnh thống nhất được Bắc
Nam. Tháng sáu năm Nhâm Tuất (1802) vua Gia Long ra Bắc sau khi khôi phục Phú
Xuân xuống chiếu trưng triệu những người dòng dõi cựu thần nhà Lê, Nguyễn Du
cũng bị triệu ở trong số ấy. Ông dẫu biết nhà thế nhà Lê không thể nào vãn hồi
được nữa mà thiên hạ dĩ nhiên đã thu về họ Nguyễn rồi, nhưng lòng trung ái của
ông chỉ biết có vua Lê nên quyết từ chối, không chịu ra thờ vua khác. Song
trong đám di thần nhà Lê,ông là người bị triều đình mới để ý hơn cả , vì cả nhà
ông đều đã dự cuộc cần vương, mà chính ông cũng đã hai lần lo việc khôi
phục,cho nên dẫu ông từ chối để yên phận ngoan dân,mà triều đình vẫn cố nài ép.
Sau ông thấy thế không trốn được, nếu cứ khăng khăng cố chấp thì e không khỏi
luỵ mình, vả chăng nhà Nguyễn lấy lại thiên hạ ờ Tây Sơn chớ không thù gì với
vua Lê, cho nên cuối cùng ông phải ra. Tháng tám năm đầu hiệu Gia Long (1802)
ông được bổ tri huyện Phù Dung trấn Sơn Nam (bây giờ là Hưng Yên). Tháng 11 năm
ấy ông được thăng Tri phủ Thường Tín. Mùa thu năm Gia Long thứ ba,ông cáo bệnh
về quê, được hơn một tháng thì bị triệu về Kinh. Tháng giêng năm sau được thăng
hàm Đông Các Học Sĩ và phong tước Du Đức Hầu. Tháng tư năm Gia Long thứ tám,
ông được bổ chức Cai bộ dinh Quảng Bình. Tại nhiệm bốn năm, chính sách rất là
giản dị, dĩ dân đều yêu mến lắm. Tháng chín năm thứ mười một, ông lại xin nghỉ
về quê, đến tháng chạp lại bị triệu về Kinh,rồi tháng giêng năm sau thăng hàm
Cần chánh điện Học sĩ, và được cử làm Chánh sứ đi tuế cống Thanh triều. Tháng
tư năm thứ mười ba trở về nước, được nghỉ sáu tháng ở quê, rồi năm sau ông được
thăng chức Lễ bộ Hữu Tham tri. Năm đầu hiệu Minh Mạng (1820) vua Thánh tổ mới lê
ngôi, ngự bút đặc phái ông làm Chánh sứ sang Trung quốc cầu phong, chưa kịp đi
thì cảm bệnh mất tại Kinh ngày mồng 10 tháng 8 năm Canh Thìn, tức ngày 16 tháng
9 năm 1820 hưởng thọ 56 tuổi.
Nguyễn
Du sinh trưởng ở thời loạn lạc, lại gặp cảnh nước . . . nhà . . . mà lòng trung
nghĩa cô đơn không thể nào vãn hồi được thời thế, đành phải ôm mối dầu uất mà
chôn tên giấu tiếng ở quê nhà. Cả một tập thơ Thanh hiên là đầy những nguồn cơn
bực tức. Người bất đắc chí ấy có thể vui lòng nhận bổng lộc của triều đình mới
được không ? dẫu trong gia phổ họ Nguyễn không nói rõ tâm sự của Nguyễn Du ở
lúc này, thì ta cũng có thể theo những điều sách Chính biên liệt truyện chép
một cách vô tình mà biết rằng ông làm quan hay bị người trên đè nén, không được
thoả chí, cho nên thường buồn rầu luôn. Đối với vua thì mỗi khi yết kiến ra vẽ
sợ sệt, nhưng không biết nói năng gì. Có khi vua đã trách rằng: “Nhà nước dùng
người,cứ kẻ hiền tài là dùng, chứ không phân biệt Nam Bắc. Ngươi với Ngô vị, đã
được ơn tri ngộ làm quan đến bực Á Khanh, biết việc gì thì phải nói để hết chức
trách của mình, sao lại cứ rụt rè sợ hãi, chỉ vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện
thôi ?”. Thực ra Nguyễn Du không phải là người buồn vì quan trên đè nén, không
phải là người sợ hãi rụt rè, mà chỉ là người dẫu ở Triều đình mà chi nhất định
không thay đổi cái thái độ ngoan dân đã quyết. Nhưng tâm sự ấy khó ngỏ cùng
đời,cho nên Nguyễn Du thường có sắc bực tức buồn rầu, thậm chí có khi ông phải
sợ rằng dẫu đời sau cũng chưa chắc có người hiểu thấu được lòng mình.
Bất
tri tam bách dư niên hậu
Thiên
hà hà nhân khóc Tố như ?
Sống
bất đắc dĩ, sống không lý tưởng, không hy vọng, không tín ngưỡng, ông vẫn cho
là cái sống thừa, nặng nhọc, cho nên khi mắc bệnh nặng ông nhất định không chịu
uống thuốc, chỉ chờ chết cho xong. Lúc lâm chung ông bảo người nhà sờ tay chân,
họ nói đã lạnh cả rồi thì ông chỉ nói : “được, được” rồi tắt thở, không hề trối
lại điều gì,thế là ông đã đem theo xuống mồ cái tâm sự u uất. (theo Đào Duy
Anh).
Nguyễn
Du sáng tác cả chữ Hán lẫn chữ Nôm :
-
1)Hán văn : Thanh hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục ;
-
2) Chữ Nôm : Văn chiêu hồn hay Văn tế thập loại chúng sinh, Thác lời trai
phường nón, Sinh tế trường lưu nhị nữ, truyện Kiều.
Truyện
Kiều là tác phẩm kiệt xuất của Tố Như, mô tả xã hội phong kiến mục nát cuối
thời Lê đầu Nguyễn. Xã hội truyện Kiều đầy dẫy những : “đầu trâu mặt ngựa”. Bọn
chúng chỉ biết vơ vét “ Sạch dàng sanh vét cho đầy túi tham”
Nguyễn
Du đã đứng về phía nhân dân lên án các thế lực bạo tạn, nên truyện Kiều là một
bản cáo trạng lên án chế độ phong kiến. Truyện Kiều là đỉnh cao của nền thơ ca
nước ta, mở ra một giai đoạn mới của ngôn ngữ học.
Với
tính hiện thực sinh động, với tinh thần nhân đạo bao la. Truyện Kiều đã phản
ảnh trái tim đầy nhân ái và tấm lòng cao thượng của Tố Như tiên sinh.
Trong
truyện Kiều trải rộng hình ảnh của Tam giáo. Kim Trọng, Vương Quan đi học rồi
ra làm quan biểu trưng Nho giáo. Kiều luôn luôn bị Đạm Tiên ám ảnh (Đạm Tiên là
Tiên cô). Khi lâm nguy đến tánh mạng thì Kiều được vãi Giác Duyên (Phật) cứu
hộ. Thế nên, trong truyện Kiều thể hiện đủ Nho, Lão, Phật. Nguyễn Du có thánh
danh là Hồng Sơn Liệp Hộ.
Tóm
lại, Tam Thánh được lịnh thiêng liêng hoằng hoá nhân sanh trong thời đạo chưa
khai là Tam Nguyên:
Nguyễn
Trãi : thánh danh là Côn Sơn Thượng Sĩ- ngươn linh của Tôn Trung Sơn
Nguyễn
Bỉnh Khiêm : thánh danh là Thanh Sơn Đạo Sĩ - ngươn linh của Hồng Y Richelieu
Nguyễn
Du : thánh danh là Hồng Sơn Liệp Hộ -ngươn linh của đại văn hào Pháp là Victor
Hugo dùng huyền diệu giáng linh ngự thể.
* * *
BÀI BIA KỶ NIỆM
TIÊN ĐIỀN NGUYỄN TIÊN SINH
Tiếng
nào đã làm được văn không phải là tiếng tầm thường, người nào đã hay về văn
cũng không phải là người tầm thường, đất nào đã có người hay văn lại không phải
là đất tầm thường.
Tiếng
ta phần nhiều căn cứ ở chữ Tàu, tư tưởng cũng hấp thụ ở văn Tàu, song vẫn tự có
một thể tài riêng, một tinh thần riêng; xem những ca dao ngạn ngữ truyền đến
ngày nay nhiều câu thật thà mộc mạc mà ý vị sâu xa, chắc rằng cái mầm mống văn
ta đã nẩy nở từ thời kỳ tối cổ. Đến đời Trần, ông Nguyễn Thuyên, ông Nguyễn Sĩ
cố đem lối thi phú làmbằng tiếng nôm, văn ta một ngày một thịnh, dù học hiệu
chưa giảng, khoa cử chưa dùng, song hán học thịnh bao nhiêu thì cái kho văn
liệu của tiếng ta càng giàu bấy nhiêu, cho nên các bậc tiền bối thâm về hán
học, như ông Tiều ẩn, ông Ức Trai, ông Bạch Vân am, ông La Sơn đều nổi tiếng về
quốc văn cả. Nay thử kể qua những tập văn nôm cũ, chất phát như Trê Cóc, nghiêm
chỉnh như Trinh thử, tâm lý như Cung oán, diễm lệ như Hoa tiên, đều là cái lịch
sữ rực rỡ vẻ vang của văn chương tiếng Việt. Ai bảo rằng một dãi đất con con ở
dưới ánh sáng lập loè sao Dực Chuẩn, lại không đủ tinh hoa tinh tú để chung dục
được bao nhiêu Lý, Đỗ, Hàn, Tô hay sao?
Song
xét cho kỹ, quốc văn tự Lê về trước thì chất thắng, tự Lê về sau thì văn thắng
tìmmột nhà chiết trung cả chất văn, để làm tiêu biểu cho hậu học, thì Tiên điền
Nguyễn tiên sinh là bậc đệ nhất vậy.
Tiên
sinh huý là Du, tự là Tố Như, hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ,sinh năm Aát Dậu niên
hiệu Cảnh Hưng thứ 26 (1765) mất ngày mồng mười tháng tám năm đầu tiên hiệu
Minh Mạng (1820) con thứ bảy ông Hoàng giáp Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, người
làng Tiên điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An. Tiên sinh vốn thiên bẩm cao, hậu
về tình, hào về khí, hùng về tài,lại bác thâm về học vấn, ma chiết về cảnh ngộ,
nên văn chương dung hoà, thấu lý nhập thần, không kể những tập viết bằng chữ
Hán như Bắc hành thi tập, Nam trung tạp ngâm, Thanh niên tiền hậu tập, còn ngâm
vịnh trứ thuật bằng quốc âm cũng nhiều, mà thứ nhất là tập Đoạn trường tân thanh
(tức là truyện Kiều) thực là một cuốn văn kiệt tác trước sau chưa có bao giờ.
Hội
ta nghĩ rằng : Hán văn đã một ngày một lùi để nhường cái địa vị chính đáng cho
quốc văn, thì quốc văn tất có cái tương lai rất quan hệ, rất mật thiết với nước
ta, mà một bậc sở trường về quốc văn không ai bằng tiên sinh, giá trị quốc văn
tôn lên cũng nhờ ngọn bút tiên sinh, nay quốc dân đương cổ vũ về quốc văn, há
lại quên một bậc đã có công với quốc văn hay sao ? Đã hay những bậc huân nghiệp
đời trước, không phải một mình tiên sinh, song hội ta sùng bái tiên sinh,chủ ý
chuyên trọng về quốc văn, mong sau này quốc văn có một ngày hưng thịnh, mà cả
tư tưởng học thuật đều bởi đó đằng tiến mãi lên, vậy thì một bậc đã có công to
với quốc văn tức là có công to với nước vậy.
Tiên
sinh lúc lâm chung có khẩu chiếm một câu rằng: “Bất tri tam bách dư niên
hậu,thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”, dẫu danh nhân tâm sự giãi với giang sơn, lời
đồng khốc để đợi người thức giả, song nay vì tiếng vì đất mà nhớ đến người, thì
bài bia này dù không dám đương được chữ “khấp “ cũng gọi là chữ “truyện” hay
chữ “ký” để thay một nén hương chung của quốc dân vậy.
Mình rằng :
Đất đục, trời trong, hoà
tan làm mực
Nước biếc, non xanh, tả
nên đầy bức
Đã sẵn tài tình, quản gì
phong sắc ?
Hồn vẫn đi về, cảo thơm
sực nức
Kiếm gác bên đền, gió mưa
vẫn sắc
Bút tựa mặt hồ, trăng sao
vằng vặc
Cảnh ấy bia này, nghìn thu
dằng dặc.
Ngày
rằm tháng hai năm Kỷ Tỵ niên hiệu Bảo Đại thứ tư Hội Khai trí Tiến Đức cẩn chi
Canh
Tuất khoa Phó bảng Ưu Thiên Bùi Kỷ bái thảo.
* * *
VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH
(Trích)
Tiết tháng bảy mưa dầm dồi
giạt
Lọt hơi sương lạnh ngắt
xương khô
Não người thay ! bấy chiều
thu !
Ngàn lau khóm bạc, giếng
khô dòng vàng
Đường bạch dương bóng
chiều man mác,
Ngọn đường lê lác đác mưa
sa.
Lòng nào lòng chẳng
thiết tha ?
Cõi dương còn thế, nữa
là cõi âm.
Trong trường dạ, tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất,
u minh.
Thương thay thập loại
chúng sinh !
Phách đơn hồn chiếc lênh
đênh quê người.
Hương khói đã không nơi
nương tựa,
Phận mồ côi lần lữa đêm
đen.
Còn chi
ai khá ai hèn,
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu !
Tiết đầu thu dựng đàn giải thoát
Nước tịnh đàn rưới
hạt dương chi.
Muôn nhờ Phật lục từ bi
Giải oan cứu khổ hồn về
Tây phương
. . . . . . .
Mấy thu chịu nhiều bề thảm
thiết,
Dạ héo khô gió rét căm
căm.
Dãi dầu biết mấy muôn năm,
Khóc than dưới đất, ăn nằm
trong sương.
Nghe gà gáy tìm đường lánh
ẩn,
Tắt mặt trời lẩn thẩn tìm
ra.
Lôi thôi ẵm trẻ dắt già,
Có khôn thiêng hỡi, lại mà
nghe kinh.
Nhờ phép Phật siêu sinh
tĩnh độ,
Phóng hào quang cứu khổ độ
u.
Khắp trong tứ đại bộ
chu,
Não phiền quét sạch,
oán thù rửa xong.
Đạo vô thượng thần
thông quảng đại,
Chuyển pháp luân tam
giới thập phương
Nhơn nhơn Tiêu diện đại
vương,
Linh kỳ một lá dẫn
đường chúng sinh,
Nhờ phép Phật uy linh
dõng mãnh,
Trong giấc mê khua tỉnh
chiêm bao.
Mười loài, là những loài nào ?
Gái trai già trẻ đều vào
nghe kinh.
Kiếp phù sinh như hình như
ảnh,
Có chữ rằng “vạn cảnh giai
không”
Ai ai lấy Phật làm lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi
trong luân hồi.
Đàn chẩn tế theo lời Phật
giáo
Vật có gì : lưng cháo nén
hương,
Gọi là mảnh áo thoi vàng
Giúp cho làm của ăn đàng
siêu thiên
Ai tới đó dưới trên ngồi
lại
Lấy chút lòng, chớ ngại
bao nhiêu
Phép thiêng biến ít ra
nhiều,
Trên nhờ Tôn giả chia đều
chúng sinh.
Phật hữu tình từ bi tế độ,
Chớ ngại rằng có có không
không.
Nam vô Phật, nam vô Pháp,
nam vô Tăng
Nam vô nhất thiết siêu
thăng thượng đài
Nguyễn
Du
CHƯƠNG III
TIỂU SỬ TAM THÁNH
Tam
Thánh vốn là những danh nhân thế giới, nên có nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu
viết về tiểu sử của các vị rất đầy đủ. Các tiểu sử dưới đây viết theo quan điểm
của người đệ tử Cao Đài.
1.
Thanh Sơn Đạo Sĩ :
Nguyễn
Bỉnh Khiêm (1491-1583) hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, sanh vào cuối đời Lê Thánh Tôn,
được người đời tặng là Trạng Trình, suy tôi là Tuyết Giang Phu Tử. Khi thoát
xác, ông hiển Thánh là Diệu Võ Tiên Ông Thanh Sơn Đạo Sĩ. Sư phó Bạch Vân Động,
Sư thà thầy giáo (Le Maitre) chớ không phải là trưởng phó. Hai chữ Hán này rất
khác nhau.
Thuở
nhỏ thông minh đĩnh ngộ, mới lên bốn, ông đã thông Kinh Truyện. Một thuật sĩ
tiên đoán tướng số về ông rằng : “Cậu bé này có tướng làm vua, tiếc là da dày
quá, chỉ làm trạng nguyên là cùng”.
Vì
biết nhà Mạc không bền vững, ông lần lựa tới năm 44 tuổi (1534) mới đi thi
Hương và năm sau đỗ Trạng Nguyên. Ông làm quan được 3 năm, dâng sớ hạch tội 18
người lộng quyền. Năm 1542 cáo quan, ông về ở ẩn nơi am Bạch Vân thuộc tỉnh Hải
Dương.
Nhờ
theo học với Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, ông được truyền pháp thuật trong bộ Thái
Ất Thần Kinh của Đạo sĩ Triệu Nga đời Tống nên ông rất trung kiên, thấy trước
mọi việc.
Năm
1540 ông tiên tri giúp họ Mạc dời lên đất Cao Bằng : “Đất Cao Bằng tuy nhỏ
nhưng giữ được phúc vài đời”
Năm
1556 Lê Trung Tôn mất, Trịnh Kiểm muốn soán ngôi mới sai người đến hỏi ý kiến,
ông ngoảnh mặt và bảo người nhà rằng : “Năm nay mất mùa, thóc giống không tốt,
chúng bây nên tìm giống cũ mà gieo mạ”. Trịnh Kiểm hiểu ý, tôn Duy Bang lên
ngôi vua.
Đến
thời Trịnh Tùng muốn bội phần nhà Lê, Trạng Trình khuyên “Giữ chùa Phật thì mới
có oản mà ăn” khiến họ Trịnh từ bỏ ý manh tâm. Khi Nguyễn Hoàng bị Trịnh Kiểm
ức hiếp, cũng đến hỏi ý kiến, ông dạy “Hoàng Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”
nên năm 1558 Nguyễn Hoàng xin anh rễ vào trấn đất Thuận Hoá.
Ông
là “cây đại thọ rợp bóng suốt thế kỷ XVI” suốt đời vì nước vì dân và tinh thông
lý học nhất nước ta với Sấm Trạng Trình. Ông xuất thân từ hòng họ văn hiến, cha
là nho sĩ Nguyễn Văn Định, mẹ là nhà tiên tri Nhữ Thị Thục, vợ là con gái tả
thị lang Dương Đắc Ngạn, nếu kể cả thầy học là bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Ông là
người giàu lòng nhân ái rất thương người : “Chiến tranh liên tiếp liền nhau,
hoả loạn đến cùng cực” (Thượng loạn) và một đời lo cho nước “Lão Lai vị ngải
tiên ưu chí : già lão không nguôi niềm lo trước” (Tự thuật) Nguyễn Trãi và ông
đã trùng lập lên nhau về lòng yêu nước thương dân. Ngoài năm mươi tuổi, ông từ
quan về ở ẩn Bạch Vân Am và ngồi thuyền dạo chơi :
Triều hải liên chu ngư giả
thuỳ
Sinh nhau nhất lạp nhất
soa y
(Nước triều lên xuống dạo
thuyền câu
Một nón một tơi nào biết
đâu).
Nguyễn
Bỉnh Khiêm cho rằng : “Lòng người là bất tử. Lẽ trời không bao giờ mất. Đó là
đầu mối của đạo nhân, là tột đỉnh của lẽ trị bình “ (cảm hứng tam bách cú).
Chính vì thế, Đức Thanh Sơn đề cao bốn chữ “Bác ái công bằng, nơi tấm bích hoạ,
ông tiêu biểu cho nhân cách người Việt Nam tập trung trong người thuyết Tam
giáo đồng gnuyên. Ông đau nỗi đau của người dân (ảnh hưởng Phật giáo) nên hạch
tội tham quan rồi lui về ở ẩn (ảnh hưởng Lão Trang) sâu đậm nhất theo thuật xử
thế của Nho phong.
Trong
bài Bia Quán Trung Tân, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã giải thích chữ trung gồmý niệm của
sách TRUNG DUNG : “Trung đã giả, thiên hạ chi đại bán dã” (Chữ Trung ấy là cái
gốc lớn của thiên hạ vậy). Trong thời đại mà con người náo loan, chạy theo danh
lợi, ông kêu gọi mọi người bình tĩnh phải biết dừng lại, không thiên lệch bên
nào. Đó chính là dừng ở chỗ chí thiện.
Tâm
sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm là “vui sau, lo trước” như tậm sự Nguyễn Trãi trước
kia. Cụ hy vọng qua thơ văn của mình khiến người đời biết lấy chữ Trung làm bến
chính (Trung tân). Cụ lại không lo gì cho mình nên tâm hồn thanh thản nhàn hạ.
Chữ Nhàn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là Nhàn tâm chớ không phải là không làm gì
cả. Nhàn là an đạo, không bon chen danh lợi, chớ không trốn trách nhiệm với
đời. Thế nên, nhàn của cụ là sống an nhiên, bình dị, không mê công danh phú
quí.
Để
hợp với lẽ Đạo, cụ viết hàng trăm bài thơ vịnh trời đất, sự vật, cây cối, cầm
thú, nhà cửa, hàng xóm .v..v hợp thành bức tranh về phong cảnh thiên nhiên.
Nhất là thơ chữ Hán mang đậm màu sắc “văn dĩ tái Đạo”.
Việc
giúp dân, giúp nước thuở sinh thời của cụ không được như ý nguyện, nên khi về
cõi trên, tấm lòng son sắt ưu thời mẫn thế của cụ luôn vẫn được thể hiện. Đức
Thanh Sơn Đạo Sĩ đã chê bọn vua quan triều Nguyễn bỏ mặc nước cho giặc giày
xéo.
Nam Giao vắng vẻ đường cung
kiếm
Văn Miếu khô khan ngọn bút
thần
Danh vọng ru hồn quên thổ
võ,
Thẹn nòi bộc lại mộ đai
cân.
(Thập
thủ liên huờn, vế 7)
Tóm
lại, nhân cách của Thanh Sơn Đạo Sĩ tiêu biểu cho Nam phong. Cái phong hoá mà
Đạo Cao Đài đề cao để đạt tới chân thiện mỹ nhằm thi đua với văn minh cơ giới.
“Nguyễn
Bỉnh Khiêm xứng đáng được coi như một trong những người đã góp phần không nhỏ
vào quá trình xây dựng phẩm chất Việt Nam, tâm hồn Việt Nam (NBK, NXB Văn Học,
tr. 44).
2 . Nguyệt Tâm Chơn Nhơn
(1802-1885)
Nguyệt
Tâm Chơn Nhơn là nhà đại văn hoà Victor Hugo Pháp Quốc, sanh ở Besancon. Ông có
ước vọng cho mình là vua của Kinh đô ánh sáng (Paris). Năm 14 tuổi đã nổi danh
là thần đồng thơ ca, 18 tuổi ông đã ra làm báo Conservateur littéraire (Bảo
thủ) vừa là nhà vua thiên tài, vừa là nhà chánh trị lỗi lạc nước Pháp.
“Đức
Victor Hugo tự xưng là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn là một Đấng thiêng liêng tại Quảng
Hàn Cung.
Khi
tái kiếp, Ngài sanh tại thành Besancon, Pháp quốc , nhằm ngày 26-2-1802. Ngài
từ trần tại Paris ngày 22-5-1885, hưởng thọ được 83 tuổi.
Từ
buổi Đạo khai nơi Tần quốc, thì Ngài giáng cơ với danh hiệu là Chưởng Đạo
Nguyệt Tâm, Chưởng quyền Hội Thánh Ngoại Giáo.
Ngài
là một nhà thi sĩ trứ danh của nước Pháp trong thế kỷ 19. lúc còn thiếu thời,
Ngài thường châu lưu ở nước Ý, ở nước Tây Ban Nha, kế trở về Paris. Khi lên 10
tuổi thì Ngài đã sẵn có tài thi văn, đến lúc trưởng thành thì những văn từ thi
phú của Ngài đều là những tác phẩm lỗi lạc, tình tứ cao thâm, nên trong trường
đời, Ngài đã nổi danh là thi bá, đứng đầu các bậc kỳ nhân trong thời buổi ấy.
Lần hồi tên tuổi của Ngài đã nên danh nơi Hàn Lâm Viện và Ngài trở nên một đại
công thần danh dự của Pháp triều buổi ấy.
Đến
sau cuộc Cách mạng 1848 tại nước Pháp, Ngài đắc cử vào Hạ nghị viện để bảo tồn
nền chánh trị và luật pháp trong nước. Lúc Ngài lãnh trách nhiệm trọng yếu ấy,
Ngài đã lắm phen trổ tài hùng biện mà binh vực quyền lợi cho dân Pháp với những
lẽ công chánh, nhứt là sự tự do. Nước Pháp trong buổi ấy chưa yên, nên cách 3
năm sau, ngày 2/12/1851 lại có cuộc nội biến. Ngài phải buộc lòng từ giã Paris
ra ngoại quốc, mãi đến năm 1870 ngày 4-9 Ngài mới trở lại trường chánh trị. Lúc
đó Ngài đặng 68 tuổi . Từ ấy đến sau, Ngài đem hết nhiệt tâm mà chuyên lo cần
mẫn vì nước vì dân cho đến ngày qui vị.
Trong
kiếp sanh của Ngài rất vinh diệu cho nước Pháp, ngoài những chuyện thi văn kiệt
tác đối với quê hương dân tộc Pháp. Ngài còn để dấu trong trường chánh trị một
danh thể bất hủ.
Vì
vậy mà khi Ngài qui vị, đám táng Ngài rất long trọng, quan cữu và linh vị đặng
hưởng đặc ân của nước Pháp để vào Công Thần Miếu (Panthéon). Aáy vậy, thật là
một vĩ nhân và một đại công thần nước Pháp đó vậy.
Bần
đạo cũng nên cho toàn đạo hiểu rồi đừng lầm tưởng chúng ta ngày nay đương tôn
sùng lễ bái kỷ niệm một vị vĩ nhân công thần của Pháp như trên đã nói, đó là
tôn sùng người Pháp.
Nghĩ
vì Ngài cũng có công trình khai đạo từ sơ khai, thọ mạng lịnh Đức Chí Tôn lãnh
quyền Chưởng Đạo cầm đầu Hội Thánh Ngoại Giáo, Ngài thường giáng cơ giáo hoá và
phong Thánh cho chư Chức sắc Ngoại giáo, huống chi chúng ta ngày nay cả thảy
đều đặng hiểu biết tiền kiếp của Ngài trước kia, tái kiếp nước Pháp thì Ngài đã
có một kiếp sanh tại nước Việt Nam là Đức Nguyễn Du, là một nhà thi sĩ, tác
phẩm truyện Kim Vân Kiều mà ngày nay cả thế giới đều nhận bản tác phẩm ấy là vô
giá, nhứt là chúng ta, dân tộc VN, càng vinh hạnh hơn hết” (Vía Đức NTCN đêm
22-5-1949)
Thật
vậy khi trở về nhà ở Feuillantines, Victor học với thầy cũ và đọc rất nhiều
sách của J.J Rousseau, Diderot, Voltaire…rồi lại tự tập làm thơ. Làm xong lại
ngâm lên, nghe không êm tai thì sửa, dò dẫm như thế, ông đã tìm được những qui
tắc của một loại thơ 12 chân (Alexandrin)
Năm
1814 cha của ông trở về Pháp, đưa các con vào học ở một tư thục đường Saint
Marguerite.
Năm
1816 ông theo học tại trường Trung học Louis Le Grand cùng với anh Eugène.
Chương trình học rất nặng từ sáng đến chiều, khi rảnh thì làm thơ lúc ấy.
Cuối
năm 1817 ông in một tập thơ đầu tiên : Poésies diverses gồm mấy ngàn câu thơ và
vở hài kịch, một vở hài kịch một thiên anh hùng ca.
Hàn
Lâm Viện Pháp mở một cuộc thi về thơ với đề tài : “Cái vui của sự học trong mọi
hoàn cảnh của đời người”.
Ông
làm xong một bài thơ (334 câu) nhờ thầy giám thị đưa học sinh đi chơi về phía
Hàn Lâm Viện, trong lúc các bạn đang đứng ngắm lâu đài, ông cùng thầy giám thị
chạy vào Hàn Lâm Viên nộp bài dự thi.
Tác
phẩm dự thi của ông xếp hạng 9 và viên thư ký của Viện Hàn Lâm ghi rằng: Nên
khuyến khích thi sĩ trẻ tuổi nầy nếu quả thực mới 15 tuổi.
Tuy
không được giải thưởng, nhưng các báo ở Paris đều viết bài khen ông là thần
đồng .
Ít
lâu sau, ông viết được một truyện trung bình đặt tên là Buozargal kể về cuộc
nổi loạn ở Saint Dominique. Kỹ thuật viết đã có vẻ già dặn không kém những
truyện hay nhất của Mérimée.
Tháng
2 năm 1818 hai ông bài Léopold và Sophie ly thân nhau, Abel đã đi làm còn
Eugène và Victor được cha trợ cấp để học môn luật. Bà cho 2 anh em được tự do
vì tin rằng con mình không thể hư và chắc chắn sẽ nổi danh.
Thi
đàn Académie des Jeux floraux ở Toulouse tổ chức một cuộc thi về thơ với đầu đề
là : “Dựng lại tượng vua Henri IV”.
Ông
làm một bài dự thi bằng thể thơ 12 chân xem lẫn 8 chân kỹ thuật cao và cân đối.
Bài thơ được chấm giải nhất, thắng Lamartine, lúc đó hơn ông đến 10 tuổi.
Victor
gặp lại cô bạn gái thuở ấu thơ tên là Adèle Foucher rất đẹp. Họ yêu nhau ngay,
nhưng mẹ của Victor Hugo không đồng ý cho Victor cưới Adèle, nên 2 gia đình
tuyệt giao nhau. Để quên đau khổ, Victor vùi đầu vào nghiên cứu sách vở rồi
viết và viết.
Tháng
12 năm 1819 , Victor cùng với 2 anh quyết định cho ra tờ tuần báo Văn nghệ
Conservateur littéraire.
Abel
viết được ít bài, Eugène góp được vài bài thơ còn bao nhiêu Victor lãnh hết.
Ông viết đủ thứ đề tài văn học như : Văn, Thơ, Kịch, Truyện ngắn, phê bình,
giới thiệu. Ông làm việc rất thận trọng, tra cứu tài liệu kỹ lưỡng và suy nghĩa
chính xác. Tờ báo số được 16 tháng, Victor viết được 112 bài báo, 22 bài thơ,
ký 10 bút hiệu khác nhau.
Hơn
một năm cật lực làm việc để xây dựng tờ báo, tuy không đem lại cho gia đình một
nguồn lợi nào đáng kể, chỉ đem đến choVictor cái lợi lớn về tinh thần. Victor
có dịp suy nghĩ về mọi vấn đề : Văn nghệ, chính trị, tôn giáo và tình yêu,
Victor luyện tập được cây bút của mình, tăng lòng tự tin. Một cái lợi nữa là
Victor có được một số bạn văn nghệ sĩ đang nổi tiếng lúc bấy giờ ủng hộ.
Victor tìm đến người yêu cũ là
Adèle Foucher. Ba anh em bây giờ rất nghèo, Victor xin cha cho cưới Adèle. Ông
không cản nhưng khuyên cậu hãy đợi đến lúc làm có tiền.
Năm
1922, Victor Hugo xuất bản tập thơ ODES (đoản thi) được trả tác quyền là 750
quan. Kế đó, triều đình Pháp cấp cho ông một khoản tiền là 1200 quan mỗi năm để
nâng đỡ tài năng.
Được
nhiều tiền, chàng Victor cử hành lễ cưới Adèle tại nhà thờ Saint Sulpice ngày
22-10-1822, lúc đó Victor Hugo mới 20 tuổi.
Sau
đêm tân hôn vui vẻ, hôm sau anh của Victor nổi điên, đập phá lung tung. Trong
nhà ai cũng nghĩ rằng Eugène trước đây thầm yêu Adèle nên bây giờ thất vọng hoá
điên. Victor phải đưa anh về ở chung với cha tại Blois, rồi sau đó đưa Eugène
vào nhà thương điên.
Năm
1823, Victor xuất bản tập truyện HAN D’ISLANDE gồm 4 quyển, tả những cảnh rùng
rợn tàn ác lẫn cuộc tình của một đôi nam nữ yêu nhau cuồng nhiệt. Trí tưởng
tượng của Victor thật phong phú ghê gớm làm cho độc giả phải say mê cuồng
nhiệt.
Victor
Hugo lại được Bộ trưởng Nội vụ Chánh phủ cấp cho 2000 quan mỗi năm,nhập với ân
cấp cũ của triều đình là 1200 quan, tổng cộng là 3200 quan mỗi năm thêm vào tác
quyền của các tập thơ và truyện được 3000 quan nữa. Lúc đó, Victor Hugo có cuộc
sống phong lưu.
Năm
1824 mướn nhà riêng tại đường Vaugriard, vợ Victor Hugo sanh được một bé gái
đặt tên là Léopoldine Hugo.
Năm
1825, Victor được ân tứ Bắc Đẩu Bội Tinh, cùng một lượt với Lamartine. Dòng
Bourbon đang làm vua nước Pháp, đối với Victor Hugo như vậy là ân hậu, nhưng Victor
lại ngưỡng mộ Bonaparte hơn. Victor vẫn làm thơ theo đặt hàng của triều đình :
bài ODE SUR SACRE DE CHARLES X tả buổi lễ gia miện của vua Charles X với lời
thơ thật trang trọng và hoa mỹ, nhà vua rất thích, nên ân tứ cho tác giả 2000
quan và cho phép vào yết kiến vua.
Nghệ
thuật làm thơ của Victor cũng tăng tiến, Ông sáng tác ra những thể điệu mới : 2
chân xen lẫn 5 chân hoặc 10 chân, dùng nhiều chữ thích hợp để tạo nhạc trong
thơ.
Victor
Hugo xuất bản tập thơ : ODES et BALLADES ( Đoản ca và tục dao) Lamartine thân
mật góp ý : Đừng lập dị, đó chỉ là trò tiểu xảo . Saint Beuve một nhà phê bình,
viết trên tờ báo Globe một bài phân tích tỉ mỉ thơ của Victor Hugo, khen là thơ
hay, tuy tác giả có tài nhưng lại khuyên là đừng nên kênh kiệu.
Victor
say mê viết, ông dự định viết một kịch về Cromwell, Ông tìm tài liệu trong cả
100 quyển sách , rồi từ tháng 8 năm 1826, ông bắt đầu xây dựng kịch. Viết kịch
CROMWELL xong, ông đọc cho các bạn thân nghe theo cách đương thời. Các bạn nhận
xét : Kịch vừa bi vừa hài, kỹ thuật mới, ý tứ bạo.
Victor
liền viết một bài tựa cho vở kịch để bênh vực. Bài tựa này rất dài, được xem là
một bản tuyên ngôn khai sanh một trường phái mới trong văn học Pháp : Đó là
trường phái lãng mạn (Romantisme) mà Victor Hugo là người lãnh đạo.
Trong bộ ba : Lamartine, Alfred de Vigny, Victor Hugo, thì Victor nhỏ nhứt
nhưng
lại uy tín nhất.
Tiếp
theo, Victor Hugo cho ra đời tập thơ LES ORIENTALES tả cảnh những nước phương
Đông của Âu Châu như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tập
thơ này rất hợp thời, vì lúc đó Hy Lạp đang chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ để giành
độc lập. Tập thơ này linh động, phong phú về hình thức lẫn nội dung. Những đoạn
viết rất hùng hồn như tiếng kèn thúc quân, nhưng đoạn tả cảnh thật đẹp và nên
thơ.
Victor
chưa bao giờ đến những nước phương Đông ấy toàn là chuyện tưởng tượng mà thôi,
nhưng lại rất hấp dẫn. Sức tưởng tượng của Victor Hugo thật kinh khủng.
Kịch
bản Cromwell không được diễn, Victor Hugo viết tiếp kịch MARION DE LORME lấy
trong lịch sữ đời vua Louis XIII về một kỹ nữ được cải hoá nhờ một tình yêu
trong sạch của một thanh niên. Kịch nầy cũng bị kiểm duyệt.
Không
nản chí, Victor soạn tiếp một bi kịch lấy tên là HERMANI (1830) :Một thiếu nữ
đẹp là nàng Donasol có tới 3 người đàn ông theo đuổi, một ông lão, một ông vua,
và một thanh niên bị đày tên Hermani. Nàng chỉ yêu Hermani. Hai người sống hoàn
toàn với nhau trong một đêm rồi họ cùng tự tử để giữ cho mối tình chung thuỷ.
Kịch nầy được phép diễn. Khán giả vừa ủng hộ vừa chống đối làm cho náo động hí
trường.
Nhà
xuất bản Mane trả cho Victor 5000 quan để được in kịch. Báo chí lúc đó cũng phê
bình sôi nổi, khen chê có đủ, chỉ lợi cho ông bầu rạp hát và tác giả.
Victior
Hugo ký hợp đồng với nhà xuất bản Gosselin để giao tiểu thuyết NOTRE DAME DE
PARIS (Nhà thờ Đức Bà Ba Lê). Ông mới soạn xong tài liệu nhưng chưa viết vì bận
viết kịch Hermani.
Victor
Hugo quyết tâm hoàn thành tác phẩm đúng hạn hợp đồng. Ông chuẩn bị đầy đủ giấy
mực, rồi khoá kín cửa nhứt định không ra khỏi nhà để dành thời giờ hoàn toàn
tác phẩm. Truyện đượcviết theo chủ đề là : Con người đều có số mạng an bày. Số
mạng bám chặt con người như con diều hâu quắp lấy con gà, hay con nhện ôm lấy
con ruồi. Truyện tả lại đời sống cơ cực của giới dân nghèo dưới triều vua Louis
XI của nước Pháp. Trong đám người đó, có cô Esméralda sống bằng nghề phù thuỷ,
bói toán. Cô còn trẻ, rất đẹp và ngây thơ, trong sạch, được nhiều người yêu
mến. Cô bị ông Phó Giám Mục tên là Claude Frollo ở trong Nhà thờ Đức Bà Paris
yêu thầm nhớ trộm. Vị Phó Giám Mục nầy lòng còn phàm tục, nên cho người bắt cóc
cô Esméralda. Anh gù lưng, vừa câm vừa điếc tên là Quasimodo kéo chuông nhà
thờ, thấy vậy mới cứu cô và đem giấu kín trong giáo đường. Sau đó cô Esméralda
bị bắt và bị đem ra xét xử. Cô bị thương nặng, sắp chết, thì Quasimodo lại hiện
ra cứu thoát cô lần thứ nhì và đem giấu vào một nơi kín. Thời gian sau người ta
mới tìm được xác của cô Esméralda nằm trong tay của xác Quasimodo chết khô bên
cạnh.
Tiểu
thuyết này chỉ rõ rằng Nhơn hư chớ Đạo không hư. Truyện gần như xảy ra trong
bối cảnh Nhà thờ Đức Bà Ba Lê được mô tả rất tỉ mỉ, linh động và xác thực.
Victor Hugo vẫn dùng kỹ thuật sở trường của mình là đưa ra những cái tương phẩn
giữa Thánh tâm và dục vọng cuồng loạn của một tu sĩ như Claude Frollo, tương
phản giữa hình dáng xấu xí và tâm hồn cao quí của Quasimodo, tương phản giữa
tánh tình ngây thơ trong trắng và số phận đen tối của cô Esméralda.
Tác
phẩm NOTRE DAME DE PARIS được độc giả mọi giới đọc say mê và hoan nghinh.
Trong
gia đình, Victor Hugo rất đau buồn vì vợ là Adèle lại lén lút thư từ qua lại
với Saint Breuve là bạn của Victor Hugo, nhưng vì Victor là thủ lãnh của trường
phái lãng mạn nên phải giữ thái độ im lặng.
Nhờ đó năm 1831 tập thơ FEUILLES
D’ AUTOMNE ra đời. Chính Saint Breuve cũng nhìn nhận tập thơ nầy quá hay.
Nghệ thuật của Victor Hugo đã nhờ sự đau khổ tôi luyện thêm già dặn, hết bồng
bột cuồng nhiệt mà đăm chiêu sầu muộn của người già.
Victor
Hugo trở lại viết kịch để mau có tiền nuôi gia đình đông con đã lớn rồi. Năm
1832 ông viết bi kịch lịch sử : LE ROI S’AMUSE (Ông vua ăn chơi) tả lại đời
sống truỵ lạc của vua Fran cois I. Kịch bản nầy bị cấm.
Năm
1833, Victor Hugo viết tiếp kịch : LUCRÈCE BORGIA, nội dung nói lên tình mẫu tử
của bà quí tộc Lucrècre Botgia đối với đứa con riêng của bà, mặc dầu đứa con
riêng nầy là Đại uý Gennaro luôn luôn oán ghét và khinh bỉ bà.
Trong
thời gian diễn vở kịch nầy, Victor Hugo gặp một mối tình thứ 2 cô đào Juliette
Drouet. Tài năng của nàng thì dở nhưng nhan sắc của nàng rất quyến rũ. Nàng là
một kỹ nữ qua tay nhiều người đàn ông giàu có, nhưng nàng luôn luôn ao ước gặp
một người thực sự yêu nàng để nàng sống một đời còn lại được lương thiện để dạy
dỗ đứa con gái yêu quí của nàng.
Victor
Hugo và Juliette gặp nhau thì yêu nhau ngay. Nàng quyết định hy sinh và chịu
đựng để xây dựng cuộc đời với Victor Hugo. Bây giờ thì Victor cảm thấy sung
sướng. Ông không còn yêu Adèle tha thiết như thuở ban đầu, Adèle cứ sống cuộc
đời của Adèle với các bạn tâm tình là Saint Breuve, và Théophile Gautier. Còn
Victor Hugo thì sống cuộc đời riêng mình cùng với người tình Juliette. Những
thổn thức trong Feuilles d’automne (Lá thu) đã dứt để bắt qua những tiếng hát
hoàng hôn : LES CHANTS du CRÉPUSCULE (1835). Điệu thơ trong tác phẩm này rất
cảm động.
Năm
1836, Victor Hugo ứng cử vào Hàn Lâm Viện nhưng lại thua phiếu một nhà soạn
kịch Mercier Dupaty. Kỳ bầu cử sau ông lại rớt.
Trong
lúc này, Victor viết vở kịch RUY BLAS (1838).
Năm
1839, hai vị trong Viện Hàn Lâm qua đời. Victor lại bị rớt 2 lần nữa. Tất cả là
4 lần. Lần nào hai bậc thiên tài Chateaubriand và Lamartine cũng ủng hộ và bỏ
thăm cho Victor Hugo.
Mãi
đến năm 1841, Victor mới thắng cử và được vào Hàn Lâm Viện.
Năm
1843, ông viết kịch LES BURGRAVES. Kịch tả tâm trạng của hai anh em ruột cùng
yêu một cô gái đẹp, rồi sanh thù oán nhau. Kịch nầy rất hay có nhiều đoạn rất
bi hùng tráng, nhưng khán giả không hoan nghinh vì họ đã chán hí khúc, họ muốn
trở về với bi kịch cổ điển.
Victor
Hugo buồn rầu vì kịch thất bại và đau buồn hơn khi hay tin con gái lớn và chàng
rể tắm biển cùng bị chết đuối (1843).
Nỗi
buồn này được ghi lại trong tập thơ bất hủ LES CONTEMPLATIONS (trầm tư).
Năm
1848 cách mạng Pháp lại bùng nổ lật đổ vua Louis Philippe và thành lập chế độ
cộng hoà. Victor Hugo ủng hộ chính phủ cộng hoà . Ông cùng với Lamartine và
Louis Napoléon Bonaparte được bầu vào Quốc hội Lập hiến để soạn thảo Hiến pháp.
Louis
Napoléon Bonaparte được dân ủng hộ nồng nhiệt và đã đắc cử Tổng thống của Chánh
phủ cộng hoà.
Victor
Hugo truớc ủng hộ Louis Napoléon Bonaparte, nhưng thấy Napoléon lo củng cố địa
vị chớ không mở rộng tự do dân chủ. Victor chán nản và trở lại chống Napoléon
dữ dội.
Ngày
2-12-1851 Victor Hugo đang làm việc thì có người tới báo tin đảo chánh, Louis
Bonaparte giải tán Quốc hội, tự mình lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Napoléon
III.
Victor
Hugo đi tìm các bạn, tập hợp, hô hào tranh đấu, viết tuyên ngôn, tổ chức biểu
tình lật đổ Napoléon III. Nhưng dân chúng Pháp đã chán nản cảnh hỗn loạn đổ
máu. Các bạn lần lượt bị bắt, còn Victor Hugo thì nhờ Juliette làm giấy tờ giả
mạo trốn qua được Bruxelles (Bỉ) sống lưu vong, chỉ có Juliette đi theo ông,
nhưng Victor Hugo bảo nàng phải mướn nhà ở riêng gần nơi đó.
Ông
vẫn sáng tác và hô hào chống lại Napoléon III đồng thời ông viết tập HISTOIRE
D’ UN CRIME (Lịch sử một tội ác) để kể tội Napoléon III, nhưng bỏ dở, rồi viết
tập sách trào phúng tựa đề NAPOLÉON, LE PETIT (Napoléon, thằng bé con) để mạt
sát Napoléon III.
Vì
bất đồng chính kiến với Napoléon III, ông phải lưu vong sang Bỉ, rồi qua đảo
Jersey (1852) thuộc Anh. Năm 1853, bà Delphine de Girardin ra thăm ông và bày
cầu cơ lúc đó đang thịnh hành ở Pháp và Châu Âu. Năm đêm đầu không tin nên ông
không tham dự thi cơ không giáng. Sau ông tò mò đến xem chơi thì cơ lên liền.
Bà Girardin hỏi : - Ai đó ?
Vong
linh liền đáp : - Léopoldine đây ! ( Léopoldine là con gái lớn của Hugo đã chết
đuối), ông rất thương yêu nàng nầy, nên ông cảm động, hỏi Léopoldine hết chuyện
này đến chuyện khác. Liên tiếp trong một năm, họ ham mê cầu cơ. Đủ các thần
linh giáng đàm đạo với Hugo, từ Molière, Shakespeare, Dante, Racine cả Mahomet,
Jésus Chirst, Platon. Người, loài vật, rồi tới các vật trừu tượng cũng hiện
xuống. Tất cả đều biết làm thơ Pháp và giọng thơ lại phảng phất như giọng Hugo.
Khi một đồng tử người Anh thay đồng tử Vacquenie ngời cơ thì thần linh giáng
bằng tiếng Anh bỏ tiếng Pháp. Bởi lẽ các chơn linh dạy tư tưởng chớ không dạy
lời nói, mà lời nói hay chữ viết là do đồng tử lãnh hội được ý trên mà viết ra.
V.Hugo
rất tin tưởng, cho đồng tử Vacquerie chụp một bức hình với tư thế xuất thần.
Ông ghi hàng chữ bên dưới tấm hình : “Victor Hugo nghe tiếng gọi của Thượng Đế”
(Nguyễn Hiến Lê, các cuộc đời ngoại hạng, Saigon, Bạn trẻ 1969, tr. 90-95) .
Từ
đó, bà Hugo và ông thường lo lắng cho người nghèo, cứ mỗi tuần, vào thứ hai,
ông dọn một bữa ngon cho 40 trẻ em nghèo trong đảo.
Năm
1869, ông rời đảo, tới Lausanne (Thuỵ Sĩ) dự một Hội nghị hoà bình Châu Âu.
Trên đường xe lửa về nước, dân chúng hoan hô ông : “Vạn tuế Hugo ! Vạn tuế chế
độ Cộng hoà”
Đến
năm 1885, ông sưng phổi qua đời. Cả Thượng viện và Hạ viện Pháp để tang ông.
Nhân dân Pháp làm quốc tang, đêm 31, toàn dân Paris thức để dự đám. Mười hai
thi sĩ trẻ chấp phát đi hai bên. Từ khải hoàn môn tới Điện Panthéon, hai triệu
người đi theo quan tài. Suốt hai
bên đường cắm đầy những biển sơn tên các tác phẩm của ông như Les Misérables,
Les Feuilles d’ Automme, Les Contemplations, Quatre vingt treize …
Trong
kỳ ba phổ độ này, Victor Hugo giáng xưng là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, một trong ba
Tam Thánh Bạch Vân Động. Trong một đàn cơ khác ở Thánh Thất Kim Biên (Phnom
Pênh), Ngài dạy :
“Bần
đạo, khi đắc lịnh làm Chưởng Đạo lập Hội Thánh giáo đạo tha phương thì tuỳ lòng
bác ái của Đức Chí Tôn, mở rộng cửa thế cho nhơn sanh dâng công đổi vị. Bần đạo
chẳng kể nguyên nhơn, hoá nhơn hay quỉ nhơn, hễ biết lập công thì thành đạo”.
Hội
Thánh Ngoại Giáo là cơ quan truyền giáo ra ngoại quốc, thành lập vào trung tuần
tháng 5 năm 1927. Cơ sở đặt tại đường Lalande Calan (Phnom Pênh) dưới sự dìu
dắt tinh thần của Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn làm Chưởng Đạo và dưới sự bảo hộ hữu
hình của Đức Phạm Hộ Pháp.
Dưới
Đức CHưởng đạo có Ban truyền giáo Hải ngoại gồm có :
- Jean de la Fontaine (
1621-1695) thi sĩ Pháp, sinh ở Chateau Thierry. Thơ ngụ ngôn ( Fables) của ông
mang tính chất luân lý khuyên răn đời. Ông giáng cơ tại Toà Thánh đêm 25-8-1934
có câu : “Notre Maitre (Tức Maitre de la Loge Blanche là Thanh Sơn Đạo Sĩ) vient
d’ avoir un entretien intime avec la Pape sur votre avenir apatolique. II a
lavé un échec sur votre avancement”. Ông phụ trách phổ độ dân chúng Âu Châu.
-
Aristide Briand (1862-1932) nhà chính trị Pháp, sinh ở Nantes, từng làm Bộ
trưởng ngoại giao Pháp. Ông giáng cơ tại Toà Thánh đêm 29-8-1934 có câu :
“Soyez fidèles à votre tâche, elle est complexe mais non irréalisable……Je
demande à collabo-rer sporotuellement avec vous, c’est continuer mes dessins
pacifiques.” Ông phụ trách phổ độ dân chúng Châu Phi.
-
William Shakespeare (1564-1616) nhà Đại thi hào Anh quốc sinh ở
Stratford-sur-Avon. Ông được dân chúng thế giới hoan nghinh tài kiệt liệt. Ông
giáng cơ đêm 19-12-1935 có cho bài thi mà 4 câu chót là :
“Oh!
Humain, je te plains et souffre
Sans
pouvoir arrêter ta marche vers le gouffre.
Le
sort de sadome et Gomorrhe en athée,
Tu
l’as donc bel et bien mérité”
(Les
Messages Spirites, Tây Ninh 1962, tr. 108)
Ông
phổ độ dân chúng Anh và các nước trong Liên Hiệp Anh.
-
Pearl Buck : Tiểu thuyết gia Hoa Kỳ, sinh ở Hillsboro năm 1892, tác giả nhiều
sách về Trung Hoa. Năm 1938, bà được giải thưởng Nobel với tác phẩm THE LIVING
REDD ( Nỗi buồn nhược tiểu).
Bà
phụ trách phổ độ dân Châu Mỹ
-
Léon Tolstoi (1828-1910) Tiểu thuyết gia .người Nga, sinh ở Iasnaia Poliana,
nổi tiếng về quyển Chiến Tranh và Hoà Bình, Anna Karénina, Ông phụ trách phổ độ
dân Âu Á (Nguyễn Hiến Lê, bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, Sàigòn 1971 , tr. 145)
-
Tôn Trung Sơn (xem tiểu sử ở sau) phụ trách phổ độ Châu Á. Như thế, Hội Thánh
Ngoại Giáo dưới sự dìu dẫn của Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn về mặt tinh thần đã
được phân cấp các Đấng đầy đủ nhằm xoay chuyển lòng người cho thuận lợi việc
phổ độ sau này.
Những
Thánh giáo của Đức NTCN giáng cơ bằng Pháp Văn được in trong LES MESSAGES, Tây
Ninh 1962. Trong quyển này nơi trang 77, đàn đêm 21-5-1933, Đức NTCN đưa ra
quan điểm, cũng có thể gọi là lời tiên tri về nền Đại Đạo. Xin trích đoạn như
sau :
. .
. . . . . .
6 - Dans leurs seules forces brutales,
7 - Le cinglant démenti leur vient enfin de la civilisation Orientale.
Mettons
-nous au-desseu de notre tâche,
Le
monde nous regarde avec présiomption
Parce
qu’ll compte son salut dans notre religion,
Jestons
un coup d’ oeil dans toutes politiques,
12 - Nous voyons que toutes convergent au Pacifique
Le
nationalisme sera vertuellement vaincu
Les
races se confondront, Les frontières détruites
15 - L’Humanité sera UNE, Dieu est venu.
Pour
la sauver de la destruction fortuite,
17 - Par sa science, elle s’ entre-tue.
TẠM
DỊCH
Họ
chỉ dựa vào sức mạnh tàn ác
7 -
Mà văn minh Đông Phương phủ nhận nghiệm khắc
Hãy
vượt lên vì sứ mạng của ta
Thiên
hạ ngắm nhìn với dự đoán xa
Vì
họ chờ đạo ta cứu rỗi.
Đưa
mắt xem các nền chính trị nói,
12 -
Tất cả tập chú về Thái Bình Dương
Chủ
nghĩa quốc gia dần bị phai tàn
Các
chủng tộc hội nhập không biên giới
15 -
Nhân loại chỉ Một vì Chí Tôn đã tới
Cứu
sanh linh bị tiêu diệt bất ngờ
17 -
Nhờ khoa học họ tàn sát vô bờ.
Câu
7 và 12 : Đông Phương phủ nhận bạo lực và thế giới hướng về Thái Bình Dương
Câu
10 : Thế giới chờ Đạo cứu rỗi
Câu
13-14 : Thế giới không còn biên giới : thời Đại Đồng
Câu
15 : Nhân loại chỉ thờ một Đấng Chí Tôn
Về
quan điểm thứ nhất. James Burnham
cho rằng : “Nền văn minh Tây Phương có thể tan vụn vì vũ khí nguyên tử” (Notre
civilisation Occidental est spicialement vulnérable aux armes atomiques (James
Burnham, pour la domination mondiale, Calman-Levy 1955James Burnham, pour la
domination mondiale, Calman-Levy 1955) . Thế nên người Tây Phương Âu Mỹ hiện
đã tìm ở Đông Phương Châu Á. Và họ
đã xin từ chức Chủ tịch Triết học lạicho người Đông Phương (Ashley
Montagu, l’Homme à travers les âges, Paris VI 1946, tr.62)
Triết
gia Pháp cũng đã kêu gọi đồng bào ông hãy quay về tôn thờ triết học phương
Đông….mà Việt Nam là nơi tập trung “Luồng tư tưởng lớn Ấn Độ nằm trong Bà La
Môn và Phật giáo, luồng tư tưởng lớn Trung Hoa nằm trong Khổng giáo và Lão
giáo. Điểm đặc biệt nhất là cả hai luồng tư tưởng lớn này đều hướng về Nam, tập
trung nơi đây thăng hoa và phát triển đến cao độ, khiến nước này có cái thế
vươn mình xa rộng khắp Đông Nam Á (Nguyễn Hữu Lương , Kinh Dịch với vũ trụ quan
Đông Phương Sg 1971).
Các
mục 2, 3, 4 còn lại phù hợp với mục đích, tôn chỉ của Đạo Cao Đài, thời gian sẽ
thể hiện dần.
Ngoài
nhiệm vụ Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo, Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn còn giáng cơ
tại Toà Thánh đêm 16-2-Aát Hội (20-3-1935) thành lập chức sắc Hiệp Thiên Đài từ
Sĩ Tải đến Tiếp Dẫn Đạo Nhơn như sau :
“Thưa
Hộ Pháp, Bần Đạo để lời chia vui cùng Ngài. Nhờ có Thánh chỉ của Chí Tôn, nên
mới rộng đường xuất Thánh. Theo sự hiểu biết của Bần Đạo như vầy : “Sĩ Tải là
Sécrétaire Archiviste lên phẩm Truyền Trạng là Greffier rồi thăng lên phẩm Thừa
Sử là Commissaire de la Justice (G. Gobron trong Histoire et Phylosophie du
Caodaisme đã dịch : Truyền Trạng là Enquêteur và Thừa Sử là Historien )
“ Giám Đạo là Inspecteur lên
phẩm Cải Trạng là Avocat, rồi lên Chưởng Ấn là Chancelier.
“Chưởng
Ấn phải lên đại vị Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Instructeur mà đắc phong phổ thông một
nước rồi mới vào chánh vị”
Cũng
năm đó, ngài ban kinh tận độ, gồm các bài : Kinh cầu hồn khi hấp hối, kinh khi
đã chết rồi, kinh Tam Thánh, kinh Giải oan, kinh đưa linh cữu. Đồng thời chỉnh
văn 10 bài kinh thể song thất lục bát của Đức Hộ Pháp viết.
Tóm
lại, Đức NTCN đóng vai trò quan trọng nền Tân tôn giáo mà Đức Hộ Pháp gọi Ngài
là Giáo Hoàng, Chưởng Đạo Ngoại Giáo. Đức NTCN đã tóm lược quan điểm về Đạo như
vầy :
“Đức
Chí Tôn đã mở Đạo ở Việt Nam với mục đích cải thiện tình huynh đệ thế giới bị
đổ vỡ vì bạo lực, vì sức mạnh vũ khí do tham vọng của kẻ tàn bạo …
“Thế
giới sẽ khổ vô ngần do thế chiến thứ ba. Ngày đó, sự Thương Yêu sẽ là con đường
duy nhất để cứu rỗi nhân loại và Đạo Cao Đài sẽ thực hiện được mục đích Tổng
Hợp “ (Đàn đêm 10-4-1954)
Phnom Pênh, le 19 Janvier 1935 (23 heures 45)
(2 è séance- Petit appareil)
Médium
Hộ Pháp Phạm Công Tắc
Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh
---
Mêmes assistants
qu’à la lère séance
VICTOR HUGO
Pardon, je ne pouvais continuer
la séance de tout à l’heure parce que Jeanne (II s’agit de Jeanne d’ Arc ) est
venue avec Sisowath (Sisowath, défunt Roi du Cambodge ) et ce dernier a voulu
avoir la parole.
Je fais donc mes vers :
Que signifie la vérité d’ou
émane la justice,
La vertu spirituelle non
entachée de vice
Dieu n’est qu’entité de la pure
bonté
Quand le sentiment humain
possède sa divinité
Il le témoigne par l’amour des
êtres faibles
Que sa conscience lui ordonne de
délivrer des ténèbres.
La vie n’est rien qu’un souffle
qui vivifie
Et donne un renouveau à la
conscience endormie
Le plus noble ideal qu’on doive
concevoir
Est de sacrifier l’âme et non la
recevoir
Mes chers compatriotes, vous
êtes maitres de millions de vies.
Vous êtes dans la bonne voie,
Maitre Lortat-Jacob
Au revoir
BÀI THÀI HIẾN LỄ
ĐỨC NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN
Nguyệt rạng đông thiên đã sáng soi
Tâm linh chiếu thấu bốn phương trời
Chơn truyền cứu thế xa tai
ách
Nhơn đạo tuần huờn độ khắp
nơi
(Giọng
Nam Xuân)
Bạch Vân Động đèn hồng
chói toả
Thanh Sơn đài Diệu Võ Tiên
ông.
Bấy lâu tu luyện dài công
Đắc thành chánh quả độ trong Tam kỳ
Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên tri ẩn dạng
Trình Quốc Công là Trạng nhà Nam
Sớm khuya ở chốn thanh
am
Tu tâm luyện tánh chẳng
ham mến trần
Tầm chơn lý ngõ gần
Tiên Thánh
Học vô vi đặng lánh
phàm gian
Thú vui hai chữ thanh
nhàn
Thung dung tự toại
chẳng màng đai cân
Dạy đệ tử ân cần mối
đạo
Truyền phép mầu Chưởng
Đạo Nguyệt Tâm
Ân ban trần thế giáng
lâm
Victor là họ tên nhằm Huy-gô
Nhà văn sĩ bày phô lẽ chánh
Nắm kinh luân mang gánh cơ đồ,
Nhà nhà có phúc hồng phô
Cũng nhờ kinh sách HUYGÔ
dạy truyền
Đầu vọng bái tiền hiền
Chưởng Đạo,
Chứng lễ thành lòng thảo
chúng sanh
Ban ơn nhỏ phước dân lành
Vun trồng cây đạo trổ
nhành đơm bông
Từ Bính Dần bóng hồng phổ
độ
Chói càn khôn cứu khổ nhơn
sanh
Nhờ ơn các đấng trọn lành
Giáng cơ chỉ bảo mối manh
Đạo trời
Năm Đinh mão phổ thông Tần
quốc
Đức Nguyệt Tâm đắc nhứt
chỉ truyền
Lập thành Hội Thánh Kiêm
Biên
Mở mang đạo cả ban truyền
ngoại giao
Ơn giáo hoà đồng bào Kiều
Việt,
Đức từ bi chi xiết gội
nhuần
Giờ nay đạo hữu vui mừng
Tự do tín ngưỡng nhờ ơn
Đức Ngài
Lễ kỷ niệm phô bày nghiêm
chỉnh
Dâng tất thành cung kính
Thánh linh
Mong nhờ lượng cả thinh thinh
Thi ân bố đức háo sanh
giúp đời.
HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO
Để
phổ thông nền chơn đạo ra nước ngoài, một số trí thức Cao Đài nghĩ đến phương
tiện báo chí. Trong giai đoạn đầu chỉ xem một ít bài vào báo hàng ngày như tờ
Eùcho Annamite (1920-1940) của Nguyễn Phan Long (đắc phong Giáo sư). Năm 1928
Nguyễn Thế Phương chủ trương tờ L’Action Indochine ở Sài gòn, cơ quan ngôn luận
chuyên biệt phổ biến giáo lý và nghi thức tu học theo Đạo Cao Đài, khuyên răn
mọi tín đồ phải sống liêm khiết, đơn giản, giữ thể xác, tinh thần và đạo đức
cho trong sạch.
Tháng
7-1930 ông Nguyễn Văn Ca (đắc phong Phối Sư) sáng lập tờ Revue Caodaiste do Bảo
Pháp Nguyễn Trung Hậu làm chủ bút, báo quán đặt tại Thánh Thất Cầu Kho (nay ở
đường Nguyễn Cư Trinh, Sài Gòn). Tạp chí này xuất bản mỗi tháng một lần toàn
bằng Pháp ngữ để phổ thông nền chơn giáo.
Việc
truyền đạo bằng báo chí có kết quả nhất định, nếu lồng vào báo thương mại thì
bị chìm trong bể tin tức, nếu làm báo chuyên nghiệp thì bị thiếu tài chánh để
sinh tồn. Trong lời phi lộ, tờ số 1, xuất bản tháng 7-1930 có viết : “từ lâu
Đạo Cao Đài dự định cho một tờ báo hoặc bằng Tiếng Việt hoặc bằng tiếng Pháp để
trình bày tôn chỉ của mình và bênh vực quyền tự do tín ngưỡng. Vì thiếu cơ qian
ngôn luận như thế mà 1 số người lưu ý đến vấn đề tôn giáo không khỏi thắc mắc,
có thể gây những điều xuyên tạc bịa đặt, khăn khăn phán cho Đạo Cao Đài một mục
đích khác, không phải của Đạo”.
Tờ
tạp chí mà chúng tôi cấp hiến cho các độc giả phương Tây cũng như Việt Nam sẽ
trả lời cho hai nhu cầu thiết yếu :
1/ -
Chỉ rõ Đạo Cao Đài dưới nét thực của nó.
2/ - Phá tan được chừng nào hay chừng nấy bầu không
khí khinh khi và ngờ vực bao trùm Đạo Cao Đài từ trước tới nay (Depuis
longtemps, le Caodaisme devait publiec un organe rédigé soit en Annamite, soit
en francais pour I’exposé de la doetrine et la défense de sa foi. Hrésulte de
labsence d’telorgane … questions religieuses et d’expose de ce fait à
desunsinuation, voirè à des accusations quis’obstinent à lui prêter un autre
but que celui quil poursuit vélơitablanent.
La
Revue quenous présentons aujoudhui, tant au public enropéen qu’aux Annamites de
cultnre francaise r’epond done à un double besoin :
1/ - Montrer le Caodaisme sous son vraijonr
2/ - Dissiper autant que faire se pent, l’atmesphèra
de méfiance et de suspicion don’t il est jusqu’ici devolppé.
Căn
cứ theo địa chỉ gửi báo thì tờ báo này được lưu hành hầu hết trên thế giới như
Châu Âu (Pháp, Đức, Ý, Anh, Thụy Sĩ …) Châu Mỹ (Hoa Kỳ, Canada) và Châu Phi.
Nhờ
đó, mà ở Đức lúc bấy giờ có đạo Eglise Gnostique d’Allemague đã viết thư qua
Việt Nam xin hiệp nhứt với Đạo Cao Đài.
Nhiều
báo bằng tiếng Pháp trích đăng bài của tờ La Revue Caodaisme như Saigon
Dimanche, xuất bản ngày 16/10/1932 đã viết : “Trong những bài báo những buổi
diễn thuyết các nhà lãnh đạo Cao Đài dự định thiết lập Thánh Thất Cao Đài để
hoạt động với một số tín hữu, Châu Âu … các nhà truyền giáo Đạo Cao Đài sẽ mở
rộng hoạt động của mình ra khắp thế giới.
Báo
La Presse Indochinoise ra ngày 23/10/1932 viết về Đạo Cao Đài như sau: “Đạo Cao
Đài có thể đảm bảo sự thành công của mình trong các vùng Germanie và những vùng
Hồi giáo …. Và Đạo Cao Đài đã chậm rãi đi tới. Rồi đây, họ sẽ đi đến thủ đô
Paris dựng lên Thánh Thất Cao Đài”.
Không
những báo chí ở Đông Dương cổ vũ cho Đạo Cao Đài mà ngay cả trên đất Pháp cũng
rất sôi nổi. Tờ La libre Opinion ra ngày 8/11/1931 viết : “Trong lúc toàn thế
giới đang lan tràn một làn sóng thù hằn, thì ở phương Đông xa xăm, ai biết Đạo
Cao Đài lại ra đời đúng lúc”.
Báo
Progrès Gvique ra ngày 19/12/1931 cũng viết: “Người ta không thể chối cãi rằng
Đạo Cao Đài làm sống lại cái quyền hạn tới thiêng liêng của tất cả mọi người,
những tư tưởng của họ rất quãng đại, không những vô hạn mà rất nhân từ”.
Những
báo chí buổi đầu đã góp phần quan trọng trong việc làm sáng tỏ tôn chỉ, mục
đích của nền tân tôn giáo.
Ngay
năm sau khi khai đạo ở Gò Kén (1926) vào trung tuần tháng 5-1927, cơ quan truyền
giáo ra nước ngoài tức Hội Thánh ngoại giáo (Mission étrangèra) đặt trụ sở tại
đường Lanlande Lalan (Phnom Pênh). Đây là phần chuyển pháp thiêng liêng tích
cực nhất trong việc truyền bá bằng báo chí.
Hội
Thánh ngoại giáo dưới sự chỉ đạo của Đức Nguyệt Tâm chơn nhơn tức đại văn hóa
nước Pháp Victor Hugo và dưới sự bảo hộ hữu hình của Đức Phạm Hộ Pháp. Vào đàn
đêm 20/3/1932 tại Thánh Thất Kiên Liên, Đức Nguyệt Tâm chơn nhơn dạy : “Bần đạo
khi đắc lịnh làm chưởng đạo lập Hội Thánh ngoại giáo , giáo đạo tha phương, thì
tùy lòng bác ái của Đức Chí Tôn, mở rộng cửa thế cho nhơn sanh dâng công đổi
vị. Bần đạo chẳng kể nguyên nhân, hóa nhân hay quỉ nhân, hễ biết lập công thì
thành Đạo”. (Xin xem Les messages
Spirites (Thánh giáo dạy đạo nước ngoài) Tây Ninh 1962)
Hội Thánh ngoại giáo vừa tròn
một năm, số tín đồ tăng lên mười ngàn người. Trong đó, nhiều vị được thăng cấp
chủ trưởng Hội Thánh ngoại giáo
như Giáo sư Thượng Bảy Thanh (1927-1937), Cao Tiếp Đạo, Giáo sư Hương Phụng,
Giáo sư Thượng Chữ Thanh. về sau có hai vị được bổ từ Tòa Thánh Tây Ninh. Tại
Tòa Thánh Tây Ninh cũng có thiết lập một tòa Hội Thánh ngoại giáo (còn gọi nhà
Vạn Linh) đối diện với Đầu Sư Đường.
1/ - Truyền Đạo tại Campuchia :
Ngay
từ ngày mới lập Đạo, người Khmer từ xứ Campuchia không quản ngại xa xôi đã đến
cầu đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh và ở lại làm công quả. Họ mang theo cả gạo, thức
ăn, khi nào hết lương thực mới trở về xứ.
Ngày
2/6/1927, sở tuần cảnh Pháp báo cáo với nhà đương cuộc là có 5.000 người Khmer
đến lễ bái trước chánh điện Tòa Thánh Tây Ninh và trước pho tượng Đức Phật
Thích Ca cưỡi ngựa tầm đạo trời Đại đồng xã. Khi số người tăng lên 30 ngàn thì
Bộ trưởng tôn giáo ra thông tư ngày 23/5/1927 trong có khoản như sau : “Giáo lý
nhà Phật mà dân Khmer đã thấm nhuần đang dẫn đến chơn thiện và liêm khiết.
Ngoài ra không một tôn giáo phái nào khác đến choán chỗ trên các địa phương của
ta”.
Tháng
sau, các sư sải Campuchia được chỉ thị rõ ràng là họ có bổn phận đẩy lui giáo
lý Cao Đài trái nghịch Hiến pháp vương quốc, trái với những điều giới răn Phật
Tổ và các tác phong của hàng Phật tử.
Đến
ngày 22-12-1927, sắc lịnh của vua Campuchia lên án Đạo Cao Đài và định hình
phạt đối với người Cao Miên nào nhập môn theo Đạo Cao Đài. Việc lẽ rằng, theo
điều 15 của Hòa ước bảo hộ (11-8-1963) và những sắc lịnh của nhà vua (ngày
21-11-1903) ngày 6-8-1919 và 31-12-1925). Thêm vào các điều 149, 213 và 214 của
bộ luật Campuchia thì chỉ có Phật giáo và Thiên Chúa giáo mới được hành lễ tự do tại xứ Campuchia mà thôi.
Vì
lẽ đó, người Khmer bớt theo Đạo. Các vị chức sắc bèn chú trọng đến Việt kiều và
Hoa kiều mà việc truyền Đạo không bị gián đoạn. Để an lòng chính quyền bảo hộ
Pháp, các vị chức sắc và đạo hữu Cao Đài đã làm tờ cam kết như sau:
“Chúng
tôi đồng ký tên dưới đây, chức sắc và thiện nam tín nữ cư trú tại xứ Cao Miên
đồng ý với nhau cam kết với chính quyền Pháp và chính phủ Cao Miên rằng :
“Chúng tôi nguyên sinh hoạt theo đời sống đạo đức thuần túy, trọn tuân luật
pháp chơn truyền Đại Đạo Cao Đài với tôn chỉ qui nguyên Tam giáo, hiệp nhứt Ngũ
chi, hầu đem nhơn loại đến đại đồng đặng hưởng hòa bình hạnh phúc. Chúng tôi
xin cam kết với chính phủ là không bao giờ làm rối rắm cuộc trị an. Nếu chúng
tôi thất hứa thì cam chịu tội tử hình”.
Dù
vậy, vẫn bị công an theo dõi nên việc truyền giáo hết sức thận trọng khéo léo,
bằng cách thiết đàn tại tư gia và truyền bá giáo lý đạo trong các dịp quan,
hôn, tang, tế.
Về
sau, Khâm sứ bảo hộ Vương quốc Campuchia thương lượng với Thống đốc Nam Kỳ và
nhà vua, cả ba đồng thỏa thuận khoan hồng cho Đạo Cao Đài hành giáo nơi đất
Campuchia nhưng không được truyền đạo và không được cất thêm Thánh Thất.
Đức
Quyền Giáo Tông nhân cơ hội đó, ban bố sự tự do tín ngưỡng cho các tín hữu và
thông báo với các chánh tham biện, chủ tỉnh các nơi để tường. Giáo sư Thượng
Bảy Thanh bắt đầu vận động cất một Thánh Thất lớn để làm cơ sở của trung tâm
truyền giáo tại xứ chùa tháp. Số người theo đạo tăng lên, các hương chức giúp
đỡ phương tiện. Vì thế, chính phủ bảo hộ lại bãi bỏ chính sách khoan hồng, bắt
buộc phải thi hành những điều ngăn cấm của Vương quốc.
Ngày
4-7-1930, Khâm sứ bảo hộ Pháp chỉ thị cho các chủ tỉnh là thủ tiêu cho đến khi
có lệnh mới những biện pháp khoan hồng mà chính phủ và hoàng gia Campuchia đã
ban cho Đạo Cao Đài từ trước. Như vậy, kể từ đó trở đi, bất luận các tổ chức lễ
bái dưới hình thức nào đều bị ngăn cấm. Ai không tuân hành phải trục xuất ra
khỏi xứ Campuchia.
Hậu
quả của chỉ thị này là các vụ bắt bớ đạo hữu, đập phá nơi thờ phượng. Các buổi
hành lễ dù có xin phép vẫn bị đàn áp. Giáo sư Thượng Bảy Thanh, chủ trưởng cơ
quan truyền giáo đệ đơn xin phép cúng rằm tại Thánh Thất (8-9-1930) nhưng vẫn
bị ngăn cấm và bị bắt câu lưu. Sau hai ngày bị giam ông mới được giấy thông báo
nhà cầm quyền bác đơn xin phép.
Trải
bao cơn sóng gió, chức sắc truyền giáo vẫn một lòng kiên trì gieo truyền mối
đạo. Vững lòng hơn nhờ nhiều người Pháp như luật sư Jacob và Lascaux, nhất là
các nhà văn Gabriel Gobron giúp đỡ can thiệp với Hội nhân quyền và các yếu nhân
chính trị tại nước Pháp.
Ngày
3-9-1931 tờ la Grippe số 36 và các số kế tiếp bêu xấu thái độ của viên Khâm sứ
Campuchia là đe dọa ông Lê Văn Bảy bằng câu “Không có vấn đề đối xử hòa bình
với người Đạo Cao Đài” và thẳng tay lên án các viên chức thuộc địa. Tờ báo này
còn đả kích việc thành lập tổ chức “Kiêm Biên Phật giáo nghiên cứu viện” do
nghị định ngày 25-1-1930 của toàn quyền Pierre Pasquier (Toàn quyền P.Pasquier
cấm đạo, xem TRẦN VĂN RAÏNG , Đại Đại Sử
cương (quyển II). Tây Ninh 1971, tr.44-45) có mục đích phổ biến Phật giáo tiểu
thừa trong khắp xứ Ai lao à Campuchia. Báo này tố ngay là P.Pasquier có tham
vọng làm giáo chủ Phật giáo để chống lại Giáo tông Lê Văn Trung người đang cầm
quyền Đạo Cao Đài.
Do
sự can thiệp của toàn quyền P.Pasquier, người Campuchia không nhập môn theo đạo
nữa, chỉ còn Hoa kiều và Việt kiều mà thôi. Đến năm 1951, Hội thánh ngoại giáo
lập bộ đạo thì con số tín đồ là 73.167 người, chỉ có 8.210 người Khmer , còn
lại là Hoa kiều và Việt Kiều. Đến năm 1956, Đức Hộ Pháp lưu vong sang Campuchia
việc truyền giáo được tiếp tục.
2/ - Truyền giáo tại Trung
Hoa :
Năm 1937, ông Lê Văn Bảy được bổ đi truyền giáo tại Trung Hoa. Ông đến tỉnh
Vân Nam và lập văn
phòng tại Vân Nam phủ. Ông
chỉ hành đạo ở đây có một năm rồi tử về Tòa Thánh.
Năm 1948, Đức Phạm Hộ Pháp có sang Hương cảng và đặt một số cơ sở ở đây.
Cũng nên thêm rằng Hiền tài Mã Nguyên Lương, người Trung Hoa,
tướng của quân đội quốc dân Đảng sống lưu vong sau khi Mao Trạch Đông nắm chính
quyền ở Hoa lục (1949). Ông ở tại ngoại ô Tòa Thánh, đã dịch xong Chánh Pháp
truyền và có ý định sẽ trở lại Trung Quốc quốc truyền đạo. Chẳng may, tuổi già
sức yếu, ông mất 1972.
3/ - Truyền giáo tại nước Pháp :
Năm
1931, chính phủ bảo hộ tại Campuchia phái ông Trần Hiển Trung sang Paris công
tác. Nhân đó, ông có dịp tiếp xúc và gây thiện cảm với nhiều chính khách như
các tổng trưởng Albert Sanaut, Marius Moutet, các tổng thư ký Henri Guernut,
Emile Kahn, Hội nhân quyền, nhất là vợ chồng nhà văn Gabriel Gobron. Oâng
G.Gobron sau đắc vị tiếp dẫn Đạo nhân. nhờ vậy, các vụ rắc rối ở Nam Kỳ và
Vương Quốc Campuchia được giải quyết ổn thỏa.
Năm
1954, Đức Phạm Hộ Pháp có sang Pháp thuyết lượng về chánh tỉnh VN và viếng mộ
phần đại văn hào Victor Hugo tức Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn tại điện Panthéon.
Năm trước, Hội Thánh đã ban cho Lễ sanh Thượng Minh Thanh ở tại Balê chức chủ
trưởng “Hải ngoại Cao Đài truyền giáo hội”.
Báo
Pháp cũng ca ngợi Đạo Cao Đài có lý tưởng hợp nhất các tôn giáo để đem lại hòa
bình trên thế giới.
Tiếp
dẫn Đạo chơn nhơn Gabriel Gobron đã đại diện Hội Thánh tham dự các Hội nghị sau
:
- Hội
nghị quốc tế về thần học tại Barcelone (Tây Ban Nha) năm 1934.
- Hội
nghị quốc tế về Tân giáo tại Luân Đôn (Anh quốc) năm 1936.
- Hội
nghị quốc tế về Thần học tại Glasgour (Anh quốc) năm 1937.
- Hội
nghị quốc tế về tôn giáo tại Paris (Pháp) năm 1939.
Sau
đó, ông qua đời, ông Henri Regnault đại diện Cao Đài giáo tại Pháp quốc thay
mặt Hội Thánh Cao Đài dự các hội nghị sau :
- Hội
nghị quốc tế về Thần học tại lausane (Thụy Sĩ) năm 1948.
- Hội
nghị quốc tế về Thần học ở Haywards Henth năm 1950.
- Hội
nghị quốc tế về tôn giáo ở Stockholm (Thụy Điển) năm 1951.
- Hội
nghị quốc tế tôn giáo ở Bruxelle (Bỉ) năm 1951.
Trong
Hội nghị ở Bruxelle được báo chí ghi nhận : Đạo Cao Đài có thái độ rất khoan
hòa rộng rãi đối với các tôn giáo khác, tôn trọng tín ngưỡng của mọi người, cũng
như tôn trọng chơn lý mà nguồn gốc từ Đức Chí Tôn vô biên, vô tận, tối cao tối
thượng. Nếu ta tổng hợp tôn giáo với khoa học, triết học, tâm lý học và nghệ
thuật để tiêu biểu các thần linh thì Đạo Cao Đài có khả năng giúp chúng ta đến
mục tiêu đó.
4/ - Truyền giáo tại Nhật Bản :
Năm
1935 ông Isao Deguchi, giáo chủ Đạo Đại Bản Nhật có liên lạc với Đầu sư Thái
Thơ Thanh tìm hiểu về Đạo Cao Đài.
Năm
1954, Đức Phạm Hộ Pháp sang Nhật rước tro kỳ ngoại hầu cường để và truyền đạo,
có phong cho ông Naga-Fuchi người Nhật, Lễ sanh phái Thái. Năm 1972, Đạo Đại
Bản Nhật mời Hội Thánh Cao Đài sang Nhật thuyết giáo về Đạo Cao Đài, sau đó một
phái đoàn Đạo Đại Bản có sang tìm hiểu đạo lý tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Năm
1955, Hội nghị tôn giáo ở Atamis (Nhật), một giáo sĩ Nhật phát biểu : “Tôn giáo
từ xưa đến nay, mắc ba chứng bịnh trầm kha là tự tôn tự đại, tự mãn tự túc và
độc thiện kỳ thân, không chịu tham gia các cuộc hội thảo chung. Nếu không sớm
sửa chữa, sẽ suy yếu và tự diệt. Thế giới đang mắc phải đám cháy to lớn, nếu
tôn giáo cứ tiếp tục hoạt động riêng rẽ thì chỉ là 1 gáo nước, còn hợp lại sẽ
trở thành một khối nước khổng lồ để cứu nhơn sanh và chúng ta khuyên Cao Đài
giáo tiếp tục sứ mạng của họ.”
5/ - Truyền Đạo tại các nước khác :
Ở
Thái Lan, Ai Lao, Ấn Độ và nhiều nơi khác đều có truyền đạo nhưng thiếu nuôi
dưỡng hoặc ảnh hưởng hoàn cảnh bên ngoài nên không bành trướng được.
Chẳng
hại, vào những năm 1936, 1937, nhà thần bí triết học Đức có liên lạc thư từ với
Tòa Thánh Tây Ninh, xin tài liệu về Đạo Cao Đài để tham khảo. Hậu quả của việc
đó là năm 1940-1941 Đạo Cao Đài bị nghi ngờ là có liên lạc với Đức quốc xã nên
các chức sắc đại Thiên phong bị bắt. (Các Thánh Thất Cao Đài trên nóc có đắp
chữ vạn theo chiều đứng và tỉnh . . . (ngược chiều kim đồng hồ). Chữ vạn của
quốc xã Đức nằm theo dấu nhơn và động (cùng chiều kim đồng hồ). Pháp dựa vào
chữ vạn để đàn áp Đạo Cao Đài đó là một sự nhầm lẫn.)
Từ
năm 1961, tạp chí National geograpic số tháng 10, có đăng bài biên khảo của
Peter White phân tách về giáo lý Đạo Cao Đài. Đồng thời bác sĩ Quinter Lyon
thuộc đại học đường Missisipi cũng viết bài “The great religion” để làm tài
liệu tham khảo cho trường.
Năm
1962, ông Arthur Moor gửi thư đến Tòa Thánh Tây Ninh xin tài liệu về Đạo, trong
đó ghi nhận về việc cầu cơ đang phổ phát. Cùng năm đó, bác sĩ H.B.Cyran ở
Bollant cũng gởi thơ xin tài liệu tham khảo về nền Tân tôn giáo.
Năm
1970, trong tập san nghiên cứu về Đông phương của trường đại học Luân Đôn (Anh
quốc), giáo sư R.B.Smith liên tiếp trong 2 tập 2 và 3 (quyển 33) ông viết :
Khai dẫn về Đạo Cao Đài (phần I viết về nguồn gốc và lịch sử), phần 2 viết về
tín ngưỡng và tổ chức giáo hội.
Ngoài
ra, nhiều sinh viên Tiến sĩ, Cao học từ nhiều nước, nhiều nơi trên thế giới như
: Đức, Pháp, Mỹ … đều đến tận Tòa Thánh Tây Ninh hoặc gởi thơ xin tài liệu giáo
lý để làm luận án tốt nghiệp.
Nhìn
chung, trong thời gian tương đối ngắn, Đạo Cao Đài được phổ biến khắp năm châu,
tuy nó chưa phát triển đúng tầm vóc mong muốn của Hội Thánh, do nhiều nguyên
nhân bên trong như bên ngoài.
Song
với niềm tin vô đối, người tín đồ Cao Đài nào cũng thấy được Đạo mình sẽ thành
theo ước vọng chung của nhân loại.
Đọc
qua các chương trên, độc giả nhận rõ mục đích tối cao tối thượng của người tín
đồ Cao Đài là MỘT TÔN GIÁO ĐẠI ĐỒNG, phổ giáo mọi sắc dân. Nền Tân tôn giáo Cao
Đài có một quan niệm đúng đắn về vũ trụ.
Giáo
lý Cao Đài nhìn nhận một Đấng tối cao, độc nhất, vô nhị, tạo nên càn khôn vũ
trụ và muôn loài vạn vật. Đấng ấy là Đức Cao Đài hay Đức Chí Tôn mà Trung Quốc
gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tây Phương gọi là Đức Chúa Trời …
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét