Trong cửa Đạo, chúng ta phải trau tria tinh thần hơn
hình thức. Câu " Chùa rách Phật vàng" hiểu về nghĩa chánh là : ngôi
chùa ấy tuy bề ngoài không tốt đẹp, nhưng bên trong đượm nồng cái không khí từ bi,
đạo đức và Đức Phật đã bố hoá cho vị tu trụ trì được được cái tâm tư hoàn toàn
thoát tục, tha thiết với nhiệm vụ cứu khổ chúng sanh.
Hiểu rộng hơn nữa, câu ấy nói về con người bề ngoài
tuy đơn giản,mộc mạc nhưng
có tâm linh thanh khiết, trí não cao siêu. Đó là
tinh thần lấn vật chất vậy.
Đức Hộ Pháp khi còn tại thế đã thường nhắc nhở cho
Đạo hữu phải giữ cho nguyên vẹn cái tinh thần tốt đẹp của phong hoá nước nhà,
cái tinh ba của nền triết lý trong Đạo Nhơn luân trót bốn ngàn năm do tổ tiên
lưu lại.
Đức Ngài nói : Vì xu hướng Việt Nam theo văn minh
vật chất, chuộng cái tinh xảo bề ngoài của ngoại chủng nên ngày nay phong hoá
suy đồi, cang thường đảo ngược. Chủ nghĩa duy vật đã thâm nhập vào nãocân của
dòng giống Lạc Hồng khiến cho quốc tuý điêu tàn, nền NHÂN xiêu ngả và chính vì
để cứu vãn tình trạng nguy hại đó mà Đức Chí Tôn giáng lập Đạo Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ.
Thánh ý của Đức Chí Tôn là muốn cho chúng ta phục
hồi cái phong hoá cổ truyền của nhà Nam mà Người cho là quý báu nhứt trên mặt
địa cầu. Cái phong hoá tốt đẹp đó đã bị bôi dơ, bị chà đạo : nào tình phụ tử,
nào nghĩa phu thê, tình huynh đệ, mỗi mỗi đều mất hẳn tính cách thiêng liêng
của nó. Trên xử dưới, dưới dối trên, người ta đều đóng vai tuồng như trên sân
khấu, toàn là màu mè và giả dối.
Đức Chí Tôn dạy chúng ta lấy NHO TÔNG chuyển thế
đặng xây dựng lại nền phong hoá ưu tú của nước nhà hầu tạo lập một nền văn hoá
tương lai cho toàn thể quốc gia trên thế giới. Vì vậy Đại Từ Phụ mới có câu :
"Nam phong thử nhựt biến Nhơn phong".
Thành thử về mặt Đạo, trong việc bồi công chúng ta
chẳng nên quên việc lập đức. Bồi công là phần hữu hình, lập đức là phần vô vi,
hữu hình và vô vi phải tương xứng người tu sĩ mới thu thập kết quả trên đường
lập vị.
Hôm nay trong việc xây dựng ngôi thờ Đức Phật Mẫu,
Hội Thánh vui thấy tình cảm đoàn kết của quý bạn Đạo nơi đây được chặt chẽ. Cái
tình đoàn kết đó chẳng nên có giới hạn trong khuôn khổ địa phương. Nó phải được
lan rộng cùng khắp trong Châu Thành Thánh Địa. Đó là điều trước tiên,vì sau nầy
nó phải được thực hiện trên toàn cõi Việt Nam và trong đại gia đình bao la của
con cái Đức Chí Tôn tại thế.
Ngoài sự đoàn kết, quý bạn còn phải tôn trọng trật
tự và kỷ luật theo chơn truyền Đại Đạo.
Đức Chí Tôn lập nên Thánh thể của Người cốt để giữ
gìn cái kỷ luật ấy được trường tồn mãi. Nó là khuôn vàng thước ngọc để cho
chúng ta tùng theo cho khỏi sai bước lạc đường, nền Đại Đạo mới lưu truyền đến
thất ức niên trên võ trụ, xin chư đạo hữu lưu lý.
Dự buổi lễ An Vị Đức Phật Mẫu hôm nay, tôi ước mong
sao cho tinh thần đạo đức của chư Đạo hữu nam nữ nơi đây được càng ngày thêm
tiến triển".
5 . Lễ khánh thành
Nhà Thuyền Bát Nhã
Trung ương
Đức Phật Tổ dùng tinh ba Tam muội mà tạo thành
thuyền Bát Nhã. Các chơn linh đều nương thuyền Bát Nhã mà về Cực Lạc.
Các nhơn viên, về tâm linh do Đức Di Lạc, cai quản
gồm Tổng Lái, Tổng Mũi, Tổng Thương, Tổng Khậu và 12 bá trạo ( chèo thuyền).
Tổng lái : biểu tượng Bát Quái Đài, là chơn linh
của Hắc Sát Tinh, về bí pháp là chơn khí của Hộ Pháp.
Tổng mũi : biểu tượng Hiệp Thiên Đài, là chơn linh
của Bạch Hổ Tinh, về bí pháp là chơn khí của Thượng Phẩm.
Tổng thương : biểu tượng Cửu Trùng Đài là chơn linh
của Huỳnh Long Tinh, về bí pháp là chơn khí của Thượng Sanh
Tổng khạâu : biểu tượng Nhơn sanh nên hiển hiện đủ
lục dục, thất tình. 12 bá trạo : biểu tượng Thập Nhị Địa Chi là Tý, Sửu, Dần,
Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Đức Chí Tôn vì đức bảo sanh, nên sai tam vị thần :
Tổng lái, Tổng mũi và Tổng thương xuống trần giữ vững con thuyền Bát Nhã rước
các chơn hồn về nguyên.
Về bí pháp : Đức Di Lạc cai quản nhà thuyền đặng độ
dẫn 92 ức nguyên nhân tu luyện để trở về hội ngộ với Đức Tôn.
Về thể pháp : Đức Hộ Pháp vâng lịnh Đức Phật Mẫu
tạo thuyền Bát Nhã độ người qua sông mê trong kinh phật có 4 câu :
Trung
khổ hải độ thuyền Bát Nhã
Phước
Từ Bi giải quả trừ căn
Hườn
hồn chuyển đoạ vi thăng
Cửu
tiên hồn phục Kim Bàn chưởng âm.
Nhà thuyền Bát Nhã có 2 ban : Ban kéo thuyền và Ban
chèo thuyền. Ban chèo thuyền gồm có chèo hầu (tại Khách Đình hay Phật Mẫu ) và
chèo đưa. Thật ra, việc chèo thuyền ảnh hưởng văn hoá truyền thống ở miền
Trung. Người ta gọi là Hò Bá Trạo hay Hò Đưa Linh ( ông Nam Hải), cũng đủ các
nhân vật như chèo thuyền trong Đạo.
Nhà thuyền Bát Nhã đã xây cất từ năm 1927 ở góc
đường Cao Thượng Phẩm và Oai Linh Tiên. Sau đó được xây cất lại bằng những vật
liệu nặng.
Vào ngày 22 tháng 3 năm Đinh Mùi ( dl 1-5-1967) Đức
Cao Thượng Sanh đến dự lễ khánh thành nhà thuyền Bát Nhã Trung Ương và ban huấn
từ như sau :
" Hôm nay, tôi hân hạnh đến dự buổi lễ Khánh
Thành nhà thuyền Bát Nhã Trung Ương, được chứng kiến một công tác cần thiết mà
Hội Thánh Phước Thiện đã hoàn thành để cho Ban Nhà Thuyền Toà Thánh được có một
ngôi nhà kiên cố đặng giữ gìn các thuyền Bát Nhã và cho nhân viên nhà thuyền có
nơi trú ngụ xứng đáng .
Thời cuộc đương lúc khó khăn, nền tài chánh eo hẹp
mà Hội Thánh Phước Thiện đã cố gắng thành công trong việc kiến tạo nói trên thì
thật là một công trình đáng khen ngợi.
Để tâm lo cho ích lợi chung, không quản cần cù mệt
nhọc, quyết chí tìm phương cứu khổ giúp đời và biết quên mình để cho bao nhiêu
người được hưởng sự vui vẻ, đó là chí hướng của bậc hoài bão chủ nghĩa thương
đời.
Cái chí hướng cao quí đó đúng là chí hướng của
người chức sắc Phước Thiện vậy.
Đạo còn biết bao nhiêu điều cần phải thực hiện để
hoàn thành sứ mạng đối với nhơn sanh,nhứt là Hội Thánh Phước Thiện là tượng
trưng hình ảnh của Đức Chí Tôn tại thế đặng cứu khổ cho con cái Đức Ngài thì
cái trách nhiệm thật quan trọng và nặng nhọc thế nào.
Nhưng lấy sự thành công trong một việc mà phỏng
đoán và hy vọng trong bao nhiêu việc khác thì tưởng lại bước đường tuy khó khăn
song cũng không đến nỗi không thể đi đến nơi đến chốn. Một việc đã thành đạt
thì trăm việc khác cũng có thể thành đạt, nhà thuyền Bát Nhã đã cất xong thì
bao nhiêu công tác khác cũng có thể thành tựu được…
Điều cốt yếu là phải nuôi chí thành cho vững chắc
trong não cân đã phát hiện cái ý niệm tạo nên công nghiệp để giúp Đạo, cứu đời
thì cứ giữ mãi cái ý niệm đó và cương quyết không khi nào để cho lay chuyển,
một tháng làm không rồi thì hai tháng, một năm không rồi thì hai năm và dẫu tới
mười năm cũng phải đeo đuổi theo mãi cho tới khi hoàn thành mới chịu.
Tôi nhận thấy Hội Thánh Phước Thiện có nhiều thiện
chí xây dựng, nhứt là vị chưởng quản Phước Thiện từ mấy năm nay đã gắng sức
thực hành công tác từ thiện để giúp ích cho người già cả và cho Đạo hữu trong
lúc ương yếu bịnh hoạn.
Với tinh thần phục vụ đó, tôi tin chắc Hội Thánh
Phước Thiện sẽ tiến tới sự thành lập các cơ sở kinh tế hầu có phương tiện cứu
khổ nhơn sanh nhứt là trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc nầy.
Trở lại việc hoàn thành nhà thuyền Bát Nhã, tôi có
lời khuyến khích toàn thể nhơn viên nhà thuyền rán tận tuỵ với phận sự, nhứt là
chẳng nên có mặc cảm là công việc mình quá thấp hèn đối với các công việc khác.
Trong việc Đạo, mỗi người đều có trách vụ riêng, và
mỗi trách vụ đều có sự cần ích riêng biệt.
Không thể nói phận sự nầy cao quí, phận sự kia hạ
tiện, vì cả thảy công việc đều hướng về chủ đích phụng sự cho Đạo và cho nhơn
sanh.
Sự công dụng của các cơ cấu trong Đạo đều khác
nhau, nhưng tất cả các cơ cấu đều có sự liên quan mật thiết với nhau cũng y như
những bộ phận trong một động cơ nếu thiếu một món nào, dầu là một cái khoen hay
một đinh ốc nhỏ thì động cơ phải bị tê liệt.
Bửu Tháp Đức Thượng Sanh
Sự sanh hoạt trong cửa Đạo cũng chẳng khác chi sự
sanh hoạt ngoài mặt đời, kẻ rành về nghề này, người chuyên môn về nghề khác, có
nghề đòi hỏi sự lao tâm, cần nơi sự lao lực. Lao tâm hay lao lực, miễn nghề
nghiệp tinh xảo thì người hành nghề luôn luôn được phần thưởng xứng đáng, vì
vậy có câu : " Nhứt nghệ tinh, nhứt thân vinh" thật là đúng như vậy.
Nhưng Đạo khác hẳn với Đời là người đời dùng sự lao
tâm hay lao lực để đổi lấy món tiền thù lao và sự ban thưởng bằng vật chất, còn
người Đạo thì tình nguyện đem công quả để đổi lấy sự ban thưởng thiêng liêng
chung cuộc.
Mấy em nhơn viên nhà thuyền đã ra công phục vụ mà
không so hơn thiệt, cứ làm việc âm thầm, không cầu cạnh, không đòi hỏi, lấy chủ
nghĩa vị tha làm chủ đích, chính là mấy em dành phúc quả cho mình đó.
Phần thưởng về hữu hình có khi không tương xứng với
âm đức và công nghiệp, nhưng ân huệ thiêng liêng thì chắn hẳn là không thể mất
mát được.
Dự buổi lễ Khánh Thành Nhà Thuyền Bát Nhã hôm nay
tôi để lời chia vui với Hội Thánh Phước Thiện và mong ước quý chức sắc Phước
Thiện hiệp đồng tâm chí để xây dựng nhiều cơ sở khác hầu có đủ phương tiện thật
hành nhiệm vụ cao quí của cơ quan cứu khổ trong cửa Đại Đạo".
6 . Lễ khánh thành học đường
Bộ Nhạc
Nhạc lễ đóng một vai tròn hết sức quan trọng trong
đời sống tôn giáo Cao Đài.
Nhạc lễ là hàng đầu phải giữ gìn bản sắc văn hoá
đặc biệt của tế lễ trời đất và nhân sanh. Bộ nhạc có từ khi có đạo. ngày 25
tháng 10 Mậu Thân (dl 14-12-1968) chỉ là lễ khánh thành ngôi trường nhạc lễ với
ximăng cốt sắt.
Đức Thượng Sanh đến dự lễ tại trường (trước Bắc Tông
Đạo) và ban huấn từ như sau :
"Hôm nay, tôi lấy làm hân hạnh đến Chủ toạ
buổi lễ khánh thành ngôi Học đường của Bộ Nhạc Trung Ương.
Nghĩ đến công cuộc kiến tạo mà Bộ Nhạc Trung Ương
phải tự túc để hoàn thành, tôi ý thức đến nỗi khó khăn cũng như sự nỗ lực của
toàn thể Chức sắc Bộ nhạc đã đồng tâm nhứt trí mới đi đến thành công mỹ mãn.
Nhơn danh Hội Thánh Hiệp Thiên Đài, tôi xin để lời
khen ngợi vị Chưởng quản Bộ Nhạc Trung Ương và tất cả Chức sắc Bộ Nhạc.
Đáng lẽ Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Hội Thánh Phước
Thiện phải chia nhau đài thọ số phí tổn kiến tạo cơ sở cần thiết cho Bộ Nhạc,
vì Nhạc là Lễ là hai môn phục vụ cho Đạo, chung cả Hành Chánh và Phước Thiện.
Ở trong tình trạng phải tự túc, Chức sắc Bộ Nhạc
cam lòng hy sinh đa thiểu tuỳ theo sức mình, ngoài ra còn nhờ sự đóng góp của
các nhà hảo tâm trong Đạo, cuộc kiến thiết mới được hoàn thất như chúng ta đã
thấy.
Cho hay " Hữu chí cánh thành", sở nguyện
và cuơng quyết của Chư Chức sắc Bộ Nhạc đã nung đúc thành khối kiên tâm cứng
rắn thì dù khó khăn bao nhiêu cũng có thể san bằng để đi tới chỗ cứu cánh. Vì
đó Nho học có câu : "Thế thượng vô nan sự, nhơn tâm tự bất kiên" có
nghĩa trên đời không có việc nào khó, chỉ tại người không bền lòng.
Học đường của Bộ Nhạc đã hoàn thành đó là một công
quả đáng ghi của Chức sắc Bộ Nhạc.
Giờ đây vị Chưởng Quản và Chức sắc Bộ Nhạc phải
gắng công đào luyện đàn em cho thành tài, đồng thời trau luyện Nghệ Thuật mình
cho đến chỗ tận thiện, tận mỹ, trước để phụng sự nền Đạo sau để nâng cao phẩm
giá của âm nhạc là môn nhạc rất trọng yếu của Khổng giáo.
Khi mới khai sáng nền Đạo, Đức Chí Tôn rất chú
trọng đến Nhạc và Lễ,vì cái hay của Lễ là giữ trật tự bên ngoài cái hay của
Nhạc là tạo sự điều hoà để kềm chế tâm tình bên trong cho khỏi vọng niệm. Lễ và
Nhạc cùng họp nhau và nếu giữ đúng nề nếp thì đàn cúng mới nghiêm chỉnh, được
bao trùm một bầu không khí huyền diệu, Thiêng liêng khiến cho chúng ta cảm
tưởng là có Đức Chí Tôn và Chư Tiên Phật giáng ngự để ban ơn cho toàn Đạo.
Trái lại nếu Lễ không nghiêm, Nhạc không hoà thì
đàn cúng có cái trạng thái hỗn loạn khiến cho người đến Lễ bái có một tâm trạng
xao xuyến, tinh thần bất định. Đó là một sự thất Lễ đối với các Đấng Thiêng
Liêng và như vậy Đức Chí Tôn không khi nào giáng Đàn, tà quái có thể thừa dịp
xung nhập gân nên điều rắc rối.
Trong nhiều Đàn cúng lúc ban sơ, Chức sắc thường bị
Đức Chí Tôn giáng cơ quở trách vì Đàn không nghiêm, Lễ Nhạc còn khuyết điểm.
Trong năm Aát Tỵ (1965) Đức Hộ Pháp cũng có giáng
cơ tại Đền Thánh dạy Chức sắc Bộ Nhạc nên trau luyện Nhạc điệu vì Nghệ thuật
còn kém. Sự kém cỏi , có lẽ một phần Nhạc sĩ thiếu tập dượt, hoặc có thụ huấn
mà chưa nhuần nhã. Tôi ước mong mỗi Chức sắc Bộ Nhạc nên lưu tâm để tự mình
trau luyện cho đúng mức độ Nghệ Thuật.
Thưởng thức một bài đờn hay như nghe một bài thi
sắc sảo, một câu đờn tao nhã có điêu luyện như một câu thi tuyệt bút có mãnh
lực gợi cảm làm cho xúc động tâm hồn.
Vì vậy, thời xưa các Đấng Đế Vương dùng Nhạc để cảm
hoá lòng người trong Đạo trị dân. Vì Nhạc có thể khiến dân trở nên thuần hậu và
có thể di phong dịch tục.
Nhạc là món ăn tinh thần đứng đầu trong bốn thú
phong lưu của Thánh hiền thời xưa là Cầm,Kỳ, Thi, Hoạ và các bậc Thánh hiền đã
dùng Nhạc để đạt đến lý tưởng cao siêu, giúp ích cho sự kinh bang tế thế, xây
dựng nước nhà.
Vì Nhạc có cái thế lực quan trọng như vậy nên Đức
Khổng Tử soạn ra bộ Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc. Về sau
Ngài làmra bộ sách Xuân Thu,nhập với năm bộ sách trước gọi là Lục Kinh.
Sau khi Đức Khổng Tử mất, kế nhà Tần có việc đối
sách thì những Kinh ấy bị thiêu huỷ hoặc thất lạc ít nhiều.
Nhứt là Kinh Nhạc thì mất gần hết, chỉ còn lại có
một thiên, sau đem nhập vào Bộ Lễ Ký đặt tên là Thiên Nhạc Ký. Thành thử trong
sáu bộ kinh chỉ còn lại có Ngũ Kinh là Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ
và Kinh Xuân Thu.
Tính của Đức Khổng Tử hay ưa thích đàn và hát. Lúc
Ngài ở nước Tề ham học Nhạc Thiều, trong ba tháng say mê cho đến đổi ăn không
biết mùi vị.
Ngài nói : Ta chẳng ngờ học Nhạc vui đến được như
thế ( Bất đồ vi Nhạc chi chí ư tư giả).
Khi Ngài châu lưu khắp thiên hạ thì bên mình không
khi nào rời cây đàn Ngũ Huyền Cầm.
Quan niện của Ngài là tiếng đàn thanh nhã có thể
nâng cao tinh thần và trụ vững tâm trí siêu nhân của người quân tử. Lúc Ngài bị
vây giữa nước Tần và Sái, bảy ngày không nấu ăn, chỉ ăn rau luộc suông, các đệ
tử như Tử Lộ, Nhan Hồi, Tử Cống ...v…v…….. đều băn khoăn lo sợ cho Ngài, nhưng
Ngài vẫn ung dung ngồi đàn hát.
Chúng ta thấy rõ Thánh nhơn trọng dụng Âm nhạc như
vậy vì Âm Nhạc làmột bộ môn văn hoá cao đến tuyệt độ và Nhạc Thiều có cái mạnh
lực huyền bí, cao siêu giúp dân trị nước, cải hoá xã hội.
Du Bá Nha đập nát Diêu Cầm thề không đờn nữa, vì
người bạn tri âm là Chung Tử Kỳ đã mất thì không ai còn biết nghe tiếng đờn của
mình.
Khổng Minh Gia Cát mượn tiếng đờn mà lui giặc Tư Mã
Ý.
Trương Tử Phong nhờ có giọng tiêu ai oán mà trong
một đêm giải tán tám ngàn đệ tử của Sở Bá Vương tại Cửu Lý San để cho Lưu Ban
diệt được kẻ thù chung của thiên hạ, lập nên cơ nghiệp nhà Hớn hơn bốn trăm
năm.
Công dụng của Nhạc Thiều thời xưa thì cao thượng
vậy. Ngày nay người ta dùng Âm Nhạc là công cụ cho chủ nghĩa con buôn trên sân
khấu, khiến nên nhà nhạc sĩ vì kế sinh nhai phải bán rẻ tài nghệ làm cho cái
giá trị của Quốc nhạc phải bị hạ thấp đến cực điểm.
Trong cửa Đại Đạo, chúng ta phải nâng đỡ ngành Âm
Nhạc, phải bảo tồn Âm Điệu cổ truyền để lưu lại cho Đất Nước tinh hoa của một
Nghệ Thuật thuần tuý, mặc dù cái tinh hoa ấy nay chỉ còn phưởng phát chút dư
hương do sự phế cựu hoán tân của giới Nhạc Sĩ trong nước.
Đi ngược lại với trào lưu thoái bộ đó,chúng ta
không nên coi thường môn Âm Nhạc và phải cố tâm gìn giữ cái chơn giá trị của
nó.
Dù Nhạc Lễ hay Nhạc Điệu Tài Tử cổ truyền, mỗi môn
đều có cái hay riêng đặc biệt. Nếu học Nhạc dù là môn nào, phải cố gắng học đến
cùng cực uyên thâm,năng luyện tập trau giồi để càng ngày càng thêm tiến triển
mới đáng gọi là biết yêu Nghệ Thuật. Từ đây Bộ Nhạc Trung Ương đã có ngôi học
đường làm nơi đào tạo nhơn tài, Chức sắc đàn anh trong Bộ Nhạc phải ra công dìu
dắt các Nhạc Sĩ thế nào cho khỏi mang tiếng là "Hữu danh vô thực" .
Với sự mong ước nói trên, tôi xin cầu chúc Vị
Chưởng Quản và Chức sắc Bộ Nhạc thành công mỹ mãn để phục vụ cho Nghệ Thuật và
cho nền Đại Đạo".
7 . Lễ khánh thành
Cơ Quan Phát Thanh Phổ
Thông Giáo Lý
Cơ quan phát thanh phổ
thông giáo lý thành lập năm 1967 việc xây cất cơ sở đến ngày 16-01-Kỷ Dậu (dl 4-3-1969)
gần ba năm mới làm lễ khánh thành.
Đức Cao Thượng Sanh đến
dự lễ và ban huấn từ như sau:
" Đến chủ toạ buổi lễ khánh thành hôm nay, tôi
không giấu được niềm hân hoan khi chứng kiến một công trình xây dựng đồ sộ được
thực hiện để dùng làm văn phòng cho cơ quan phát thanh phổ thông giáo lý Đại
Đạo. cơ quan này thành lập từ đầu tháng 5 năm Đinh Mùi (1967).
Lúc ban sơ Cơ quan phải tạm mượn vài căn phòng Hiệp
Thiên Đài làm nơi thu thanh và tập dượt văn nghệ, vì chỗ chật hẹp thiếu tiện
nghi nên công việc của cơ quan không thể phát triển theo ý muốn,nhờ sự tận tâm
hoạt động của Ngài Khai Đạo Hiệp Thiên Đài, kiêm Giám đốc cơ quan. Nhờ sự hưởng
ứng của những bạn đạo giàu lòng háo nghĩa, ra tay trợ giúp về mặt tài chánh mà
ngày nay Hội Thánh được có một ngôi biệt thự cao đẹp để làm cơ sở vĩnh viễncho
Đài Phát Thanh tiếng nói của Đại Đạo.
Lễ đặt viên gạch đầu tiên xây cất tại cơ sở nầy
khởi hành vào ngày 17 tháng 11 năm Đinh Mùi (dl.18-12-1967) công cuộc kiến tạo
tiếp đến cuối năm Đinh Mùi thì một phần quan trọng đã được xây dựng. Nhưng qua
đầu năm Mậu Thân lại bị nạn chiến tranh làm cho sụp đổ thành thử phải khởi công
xây cất lại. Tài chánh eo hẹp mà lại gặp trườnghợp phải chịu thêm một khoản tổn
phí quan trọng, đó là điều khó khăn gần như nan giải. Nhưng Ban giám đốc với ý
chí cương quyết đã cố gắng xoay chuyển cho có đủ tài chánh để bắt đầu tái kiến
thiết, không vì cuộc thử thách vừa qua mà phải chịu thúc thủ vô sách.
Hôm nay, Văn phòng Cơ quan Phát thanh đã hoàn thành
mỹ mãn, với sự trang trí các máy móc và dụng cụ cần thiết Ban Giám Đốc Cơ quan
đã lập được một đại công trong khi thi hành nhiệm vụ, mà các vị ân nhân đã hy
sinh về phần tài chánh cũng góp một phần công quả xứng đáng trong cuộc xây dựng
đại nghiệp chung của nền Đạo.
Ngoài ra, để giúp về mặt tinh thần cho Cơ quan Phát
thanh. Các bạn Đạo Nhạc sĩ và Ca sĩ đã sẵn lòng đem hết khả năng và thiện chí
hiến dâng công quả từ buổi ban sơ đến nay, giúp cho phần văn nghệ của mỗi buổi phát
thanh được hào hứng. Nhờ đó, các thính giả tri âm ở bốn phương có dịp thưởng
thức một thể điệu âm nhạc thuần tuý của Ban văn nghệ Toà Thánh Tây Ninh. Như
vậy Hội Thánh thật hân hạnh được sự ủng hộ triệt để của bổn Đạo về mọi phương
diện, kẻ đem công, người giúp của, chia sớt nỗi âu lo, đắp bồi chỗ thiếu thốn.
Cho nên công việc dầu khó khăn thế nào cũng có thể đi đến một cứu cánh tốt đẹp.
Chí nhiệt thành và lòng háo nghĩa của con cái Đức Chí Tôn đã được chứng tỏ đúng
lúc cần yếu, đó chính là một tinh thần đoàn kết và tương trợ thật cao cả, mà đó
cũng là cái năng lực hữu hiệu do quyền thiêng liêng đã mầu nhiệm dành sẵn cho
Thánh thể hữu hình của Đại Từ Phụ tại thế. Cái tinh thần đó, có thể nói bất
diệt cũng như cái năng lực đó vẫn trường tồn và luôn luôn chực sẵn để phụng sự
cho chánh nghĩa, trợ giúp cho lẽ công ứng tiếng hy sinh hữu sự.
Hội Thánh rất may mắn được có một hậu thuẫn tận
tâm, trung thành như vậy mới có thể thực thi sứ mạng Thể Thiên Hành Hoá, đem
đạo cứu đời, dìu dắt nhơn sanh nâng cao giá trị nền Chánh giáo. Công cuộc kiến
tạo đã thành đạt, những bạn đạo đã giúp về vật chất cũng như về tinh thần và có
mặt trong buổi lễ hôm nay chắn hẳn cũng lấy làm hân hoan khi nhìn thấy kết quả
hữu hình mà trong đó mình có đóng góp một phần tô điểm và xây dựng. Để lưu niệm
về sau, Ban Giám Đốc Cơ Quan Phát Thanh cũng nên lập một sổ vàng ghi tên quý vị
hảo tâm trong Đạo cũng như ngoài Đời đã góp sức tạo nên ngôi biệt thự này.
Nhơn dịp lễ Khánh Thành hôm nay, tôi xin nhắc lại,
là Chức sắc Hội Thánh đã đi đến một giai đoạn mới, là giai đoạn thực hành giáo
lý Đại Đạo. Thật vậy, Giáo Lý đã được Cơ Quan Phát Thanh phổ truyền sâu rộng từ
quốc nội đến hải ngoại mà tiếng nói đó là tiếng nói của Hội Thánh. Lẽ dĩ nhiên
là Chức sắc Hội Thánh phải tích cực thi hành theo giáo lý trước khi phổ biến nó
đi khắp nơi để giáo hoá tín hữu và truyền bá Đạo Trời. Nếu tất cả Chức sắc trọn
tùng giáo lý và tu tâm luyện tánh và xử kỷ tiếp vật, nhơn sanh trong cửa Đạo
được hưởng hoàn toàn hạnh phúc và vùng Thánh Địa này là một cõi thiên đàng tại
thế vậy".
8 . Lễ khai giảng
khoá huấn luyện chức
việc Ban Trị Sự
Trong Đạo Cao Đài Hội
Thánh Cửu Trùng Đài có hai tầng : Hội Thánh anh gồm chức sắc từ Lễ sanh trở
lên. Hội Thánh em gồm chức việc Ban Trị Sự. Đây là hạ tầng của cơ sở quan trọng của
Đạo. Trải qua nhiều biến cố, hàng chức sắc bị khảo đảo, bị lưu đày. Ban Trị Sự
một lòng trung thành bám trụ giữ Đạo hữu. Họ là những người bình dân tôn thờ
Đức Chí Tôn, Phật Mẫu, họ vững tin rằng : "tại người làmsai chớ đạo không
sai".
Ngày mồng 4 tháng 6 năm Canh Tuất (dl. 8-7-1970)
Đức Cao Thượng Sanh đến dự lễ khai giảng khoá huấn luyện chức việc Ban Trị Sự
Châu Thành Thánh Địa tại Hạnh Đường và ban huấn từ như sau :
" Hội Thánh hằng để ý chăm nom dìu dắt quý vị,
Chức sẳn giảng viên không nài khó nhọc ra công chỉ dẫn, dạy dỗ đàn em cho đủ
tài, đủ hạnh hầu phục vụ đắc lực nhơn sanh trên đường tu hành thì quý vị nên
gắng lo trau giồi trí thức cho được minh mẫn sáng suốt để ngày sau có thể lập
vị xứng đáng cho mình trong cửa Đại Đạo.
Thiết tưởng dầu trong giới nào, từ cổ chí kim ai
cũng lấy sự học tập làm phương pháp đào tạo nhân tài, nhứt là trong các tôn
giáo, sự học hỏi lại càng cần thiết cho người tu sĩ do câu : " Tự giác nhi
giác tha" . Phải đủ sáng suốt mới có thể dìu đường cho kẻ khác, nếu mình
không sáng suốt hoặc thông hiểu một cách mù mờ, tức nhiên tránh không khỏi sự
lạc đường sai hướng và trên bước lầm lạc của mình, mình sẽ kéo theo cả một đoàn
người do mình làm hướng đạo.
Đức Chí Tôn có dạy : " Dầu làm Vua, làm Thầy,
làm Công nghệ, làm Đạo sĩ cũng cần phải có cái chí lớn mới thành tựu đặng"
Chúng ta nên quan niệm rằng trước khi lập chí,
chúng ta cần phải lo học hỏi để trở nên sáng suốt tức là đem cái trí não ra
khỏi vòng mê tối vậy.
Hội Thánh hằng để tâm lo lắng, muốn cho quý vị trở
nên những nhơn vật xứng đáng đối với mặt Đạo cũng như mặt Đời, vì quý vị là
những cộng sự viên cần yếu của Hội Thánh, đại diện cho Hội Thánh nơi địa phận
mình trấn nhậm, tuy ở vào địa vị hạ cấp của guồng máy Hành Chánh Đạo, nhưng quý
vị có nhiệm vụ trọng yếu không kém gì các Chức sắc cao cấp của Hội Thánh. Hơn
nữa, quý vị là những người thân cận hằng ngày với tín đồ, hoà mình với nhơn
sanh chia vui sớt nhọc với Bổn Đạo trong mọi trường hợp thì quý vị chẳng nên
khinh thường cái trách vụ cao đẹp của mình.
Cũng như ngoài mặt Đời, nền tảng chính trị của quốc
gia ở ấp, xã,trong Đạo Cao Đài nền tảng Hành Chánh Đạo ở nơi ấp và Hương Đạo,
rồi kế đến Tộc Đạo hay là Phận Đạo.
Mặc dù ở vào hạ tầng cơ sở, nhưng nếu trong ấp hoặc
Hương Đạo có điều xáo trộn trên dưới thiếu sự điều hoà, tín hữu có điều bất
mãn, nhơn tâm ly tán, mất hẳn tình đoàn kết tương thần thì ở nơi cấp trên Hội
Thánh cũng chịu ảnh hưởng không ít hay khó giữ uy tín đối với mặt Đời và Bổn
Đạo.
Bởi thế đem thắng lợi vẻ vang về cho Đạo hay làm
cho Đạo thất bại, mang tai tiếng cũng đều do nơi hành vi của quý vị.
Đã mang danh là Hội Thánh em , quý vị nên thận
trọng giữ gìn tư cách đứng đắn, làm cho người đời kính nể, người Đạo tin cậy,
đối đãi với toàn thể tín hữu nơi địa phận mình như tình huynh đệ trong gia đình,
đem tình thương chan rưới khắp cả Bổn Đạo, giúp đỡ, nương nhờ lẫn nhau, thực
hành câu " Nhứt gia hữu sự bá gia ưu".
Được như vậy dù cuộc đời chua cay bi đát đến mức
nào, quý vị cũng không đến nỗi lâm vào cảnh khó khăn nan giải.
Điều cần nhứt là phải trọn hiếu với Đức Chí Tôn Đại
Từ Phụ,giữ trọn trung thành với Hội Thánh, ngoài ra gắng công học hỏi, noi
gương Thánh trước Hiền xưa mà rèn luyện đức tốt tánh lành. Tiền tài,châu báu có
nhiều giá trị ở đời,nhưng đức tốt tánh lành có giá trị hơn nữa, tiền tài châu
báu có thể bị chúng cướp giựt chớ đức tốt tánh lành không thể nào mất được và
khi xác thân ta trở về với cát bụi, những đức tốt tánh lành sẽ theo linh hồn ta
để nâng cao địa vị ta nơi cõi Thiêng liêng, Đức Chí Tôn có cho bài thi dạy rằng
:
Được
vàng chớ khá gọi là may
Vàng
hết tội kia chất dẫy nay
Bỏ
đức bỏ nhân bao kiếp đọa
Khuyên
con giữ Đạo đến cùng Thầy
Phân biệt được lẽ cao thấp giữa tinh thần và vật
chất, quý vị nên quí trọng cái thiên chức ấy.
Muốn làm tròn thiên chức ấy, quý vị nên thực thi
mấy điều sau đây ;
1 / Thực hành trọn vẹn Tứ đại Điều qui ấn định nơi
chương V Tân Luật.
2 / Phải giữ dạ vô tư mà cư xử với Bổn Đạo, không
vì ai giàu mà trọng đãi, ai nghèo mà khinh khi.
3 / Chỉ thi hành những việc do Hội Thánh ra lịnh
bằng văn kiện chính thức, không nên chia phe phân nhóm làmmất sự đoàn kết thân
mật trong Bổn Đạo và gây sự khó khăn cho Hội Thánh.
4 / Nếu có điều khó khăn không giải quyết được phải
thỉnh giáo bề trên, không nên phán định sơ suất.
5 / Trong trường hợp nào cũng phải giữ uy tín của
mình và nâng cao uy quyền của Hội Thánh
Nếu quý vị tuân hành đúng theo lề lối ghi trên đây,
tôi tin chắc quý vị sẽ thành công mỹ mãn và sẽ được người Đạo cũng như người
Đời kính phục".
CHƯƠNG IX
SỨ MẠNG LÀM XONG
1 . Bữa tiệc cuối cùng
Ngày 18-1-Tân Hợi ( 13-2-1971), tại Hạnh Đường (đối
diện với Giáo Tông Đường ), Hội Thánh đãi tiệc chư Chức sắc, Chức việc và nhơn
viên công quả. Đức Thượng Sanh đến dự và ban huấn từ :
"Năm Canh Tuất chấm dứt, gieo cho dân tộc Việt
Nam biết bao nhiêu thảm hoạ đau buồn…
Trong khi chào xuân mới, người đạo Cao Đài hy vọng
và cầu nguyện Đức Chí Tôn mở lượng từ bi xoay trở thế cuộc, ban ân huệ cho dân
tộc Việt Thường chóng thoát nạn chiến tranh, sớmvui hưởng đời thanh bình vĩnh
cửu. Được vậy, người sứ mạng thể thiên hành hoá mới có cơ tận tâm lo dìu dắt
nhơn sanh trên đường giải thoát.
Trong buổi tiệc uỷ lạo này,sự hiện diện đông đủ
toàn thể Chức sắc cao cấp và nhơn viên công quả, chứng tỏ mối dây thân ái đã
thắt chặt tình huynh đệ thiêng liêng giữa con cái Đức Chí Tôn. Hôm nay, đoàn tụ
trong bầu êm ấm vui tươi dưới mái gia đình Đại Đạo. Sự đoàn kết chặt chẽ này
tiêu biểu một sức mạnh phi thường có thể dời non lấp biển. Nếu những quả tim
của tất cả bạn Đạo đều cùng đập một nhịp yêu thương và cương quyết làm tròn
nhiệm vụ. Chúng ta cố gắng giữ gìn cái sức mạnh tinh thần đó còn nguyên vẹn mãi
mãi,để làm nền tảng kiên cố cho cơ quan phổ độ trường tồn đến thất ức niên…
Phần đông chức sắc có đức tin vững chắc, có quan
niệm rõ rệt về sứ mạng thiêng liêng của mình nên nhứt quyết không để cho ai chi
phối. Mặc dầu giọng kèn tiếng huyễn vận luôn to nhỏ bên tai để chực lôi cuốn
theo đường bất hảo…
Hội Thánh quyết giữ vững lập trường tôn giáo thuần
tuý, không ra ngoài phạm vi đạo đức, vượt mình lên cao hơn những nghị luận của
thế gian, nên phải vướng vào cuộc phiêu lưu chính trị. Nhờ vậy thanh danh Toà
Thánh Tây Ninh được nâng cao. Hội Thánh nắm vững những luật pháp chơn truyền
điều khiến bước đạo được điều hoà êm ấm…
Được nuôi dưỡng trong tình thương Đức Chí Tôn, Chức
sắc Thiên phong là bậc Thánh Hiền trong cửa Đạo. Hễ muốn làm bậc Thánh Hiền thì
phải có chức sắc thanh cao, tánh tình phong nhã, phải trau dồi tâm trí cho bậc
phi thường, bậc phi thường không sân, si, hỉ, nộ như kẻ phàm phu, phải đi ngược
với thế tình, tức là trọng tinh thần khinh vật chất, ham nhơn nghĩa, lánh tà
vạy, bỏ thói kiêu sa, bỏ lòng tự ái. Đó là giữ đúng đức siêu nhiên của một phần
tử trong hàng Thánh Thể Đức Chí Tôn….
Chúng ta phải đồng tâm nhất trí tiếp lực giữ thanh
danh của Toà Thánh Tây Ninh, uy quyền của Hội Thánh và nhân cách phi phàm cua
người tu thì gặp bao nhiêu khó khăn cũng sẽ lướt qua để xây dựng cho nền Đại
Đạo một tương lai xán lạn và tươi đẹp hơn" ( TT 22, ra ngày 20-2-1971)
… Đây coi như bản di ngôn dài nhứt ( trên chỉ lược
trích) của Đức Thượng Sanh, nói lên tâm huyết về lập trường cố hữu của ngài là
phi chính trị, thuần đạo đức. Đâu ai ngờ buổi tiệc niên này là buổi họp mặt
cuối cùng của ngài với chức sắc, công thợ và tín đồ.
2 . Hội Thánh báo tang
Ngày 27 tháng 3 Tân Hợi ( DL. 22-4-1971) Hội Thánh
báo tang như sau :
" Hội Thánh lấy làm cảm xúc thông tri cho toàn
thể Chức sắc, Chức việc và đạo hữu nam nữ trong toàn quốc hay tin buồn : Đức
Thượng Sanh Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài vừa quy thiên hồi 17 giờ ngày 26 tháng 3
Tân Hợi, liên đài quàn tại Giáo Tông Đường Toà Thánh. Lễ tang sẽ cử hành trong
9 ngày theo chương trình ấn định kể từ ngày 27 tháng 3 Tân Hợi cho đến ngày 6
tháng 4 Tân Hợi ( 30 tháng 4 năm 1971) sẽ nhập Bửu Tháp.
Đây là tang chung cho Hội Thánh và toàn Đạo. để tỏ
lòng tri ân ái kính vô biên, nồng nàn mến tiếc Đức Thượng Sanh, một bậc tiền
bối đại ân nhân đã dày công khai sáng nền Đại Đạo, để tạo hạnh phúc cho nhơn
sanh, trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ.
Hội Thánh quyết định cho tất cả Thánh Thất, Điện
Thờ Phật Mẫu cùng các văn phòng của Đạo tại địa phương cũng như tại Toà Thánh
và các tư gia tín hữu nơi Châu Thành Thánh Địa phải treo Đạo kỳ rũ. Toàn Đạo
nên chay lạc tịnh tâm " Di Lạc Chơn Kinh" suốt trong những ngày Thánh
lễ để cầu nguyện Ơn Trên, Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng
ban hồng ân cho Chơn Linh Đức Ngài được cao thăng Thiên vị".
HỘI
THÁNH
Sau khi đài phát thanh Sài Gòn phát tin " Cáo
phó" nêu trên loan khắp miền Nam, ở các Châu Tộc Đạo, chức sắc, đạo hữu lũ
lượt đi về Toà Thánh Tây Ninh thọ tang Đức Cao Thượng Sanh. Ai không về được
thì tổ chức thọ tang tại chỗ. Từ miền Trung đến miền Nam đều tổ chức thọ tang
trọng thể. Chính quyền địa phương đến điếu tang. Đặc biệt nhất là tại Tỉnh Thừa
Thiên, phái đoàn của Bà Từ Cung đã đến Thánh Thất sở quan, hiến lễ một mâm quả
phẩm và số tiền mặt hai nghìn đồng ( rất lớn đối với thời bấy giờ) ( TT 31, ra
ngày 27-7-1971, tr.17. Bà Từ Cung được thăng Phối sư)
Đây là đám tang lớn nhất từ trước đến nay không
phải vì số ngày lễ lâu ( vì theo nghi lễ, Chức sắc cùng phẩm thì cùng số ngày
tang) mà to lớn vì số người tham dự rất đông. Đến nỗi phóng viên báo DÂN MỚI
cho đây là một " Quốc tang" ( Dân Mới số 58 , ngày 5-5-1971) . Uy tín
Đạo thực sự đã được nâng cao hơn bao giờ hết.
Đám tang Đức Cao Thượng Sanh còn là dịp cho các nhà
lãnh đạo miền Nam hoà thuận. Trong ngày liên đài nhập Bửu Tháp, ta thấy tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu, tướng Dương Văn Minh, tướng Nguyễn Cao Kỳ … họ im lặng
đi bên nhau. Thường ngày họ vốn là đối nghịch nhau.
Các chính khách, các thân hữu với Toà Thánh đều có
mặt đông đủ. Đây cũng là dịp cho những ai lầm lỗi với Đạo,với Đức Hộ Pháp, quay
về. Ta không lấy làm lạ khi thấy những bộ mặt bở ngỡ vì lầm lỗi cũng âm thần
đưa đám như tướng Nguyễn Thành Phương, tướng Nguyễn Văn Thành ..v..v..Họ đeo
băng tang để tỏ lòng ăn năn hối tiếc.
3 . Đức Cao Thượng Sanh giáng cơ
Ngày hôm sau qui thiên,
Đức Cao Thượng Sanh giáng cơ tại Cung Đạo Đền Thánh lúc 20 giờ đêm 27 tháng 3
năm Tân Hợi.
THƯỢNG SANH
Chào mừng chư Chức sắc Thiên
phong.
Chư đạo hữu nam nữ
Bần Đạo lấy làm vui sướng được thoát nơi phiền luỵ
cái kiếp sanh con người, chỉ có giải thoát là quí hơn hết.
Hôm nay, Bần Đạo đến thoả mãn sự yêu cầu của qúi
vị, Bần Đạo không có gì hay hơn là bài thi đã cho lúc Bần Đạo tái thủ phận sự,
nhưng xin sửa hai câu đầu như vầy :
Từ
lúc đưa tay nắm Đạo quyền,
Nguyện
đem thi thố tấm trung kiên
Kỳ dư đều để y như cũ.
Bần Đạo còn rất nhiều Đạo sự, không tiện ở lâu, xin
kiếu.
Thăng.
Bài thơ mà Đức ngài làm vào tháng 7-1970 hai câu
đầu đề như thế này:
Hội
Thánh mời giao nắm Đạo quyền
Mười
ba năm một dạ trung kiên
Rõ ràng Đức Ngài biết mình chỉ giúp Đạo hơn 13 năm
mà thôi. Và bài thơ trọn vẹn để dâng hiến lễ Ngài hàng năm là :
Từ
lúc đưa tay nắm Đạo quyền,
Nguyện
đem thi thố tấm trung kiên.
Độ
đời quyết lánh vòng danh lợi,
Trau
chí tìm noi bậc Thánh hiền.
Từ ái làm nền an thổ võ
Đức ân dụng phép tạo nhơn duyên,
Những mong huệ trạch trên nhuần gội,
SỨ MẠNG LÀM XONG giữ trọn nguyền.
Kể từ ngày mùng 9 tháng
Giêng năm Bính Dần (1926) Đức Chí Tôn đã nhận 12 đệ tử đầu tiên của Đạo Cao Đài
( Xin xem " 12 đệ tử đầu tiên của Đạo Cao Đài" cùng người viết. Đức
Thượng Sanh xác nhận : " Qua được điểm Đạo vô vi"),thì giai đoạn đầu
đó do Đức Ngô Minh Chiêu dìu dẫn. Từ ngày khai Đạo (18.11.1926), cơ phổ độ do
Đức Cao Thượng Phẩm, Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung , Đức Phạm Hộ Pháp và Đức
Cao Thượng Sanh ( 1957-1971) lãnh đạo. Tất cả là 5 vị ( số 5 là số tham thiên
lưỡng địa), nền Đạo tính vừa đủ 45 năm gồm 9 số mà tổng số từ 1 đến 9
(1+2+3+4+5+6+7+8+9) là 45. Mồng 9 lại là ngày Vía Đức Chí Tôn ( Pythagore viết
: " Neuf est le Nombre parfait en tant que carré le trois qu'est le
trinité de l'harmonie complète" (Chín là số hoàn hảo,là bình phương của ba,tam hợp hài hoà trọn vẹn). Theo Kinh
Dịch số 9 là số Lão Dương về Tây, thời các Thánh Thần ( règne du Saint Esprit)
trị vì đã chấm dứt. Khoa tượng số học Tây phương cũng nóivề sự huyền bí của con
số chín trong cái chết của Jésus Christ : …"Notons également qu'après sa
résurrection le Christ apparut 9 fois aux disciples et aux apôtres") , đem
nhân 9 với số 5 ( 5 vị Cao đồ tiền khai Đại Đạo), ( 9 x 5) vẫn là 45. Điều ấy
có huyền diệu gì không ?
Thế thường mỗi khi có Hà Lạc xuất hiện thì có Thánh
nhân ra đời. Khi không thấy Hà Đồ xuất hiện. Đức Khổng Tử than : " Phượng
điểu bất chi, Hà bất xuất đồ, ngô dĩ hỉ phù" ( Chim Phượng không tới, bức
đồ chẳng hiện trên sông Hà, ta hết hy vọng rồi). May thay ! Kỳ ba phổ độ này ta
thấy Long mã tải Trung Thiên Bát Quái ( Xin xem "Ngôi thờ Đức Chí
Tôn", cùng người viết.) trên có Lạc Thiên Thư xuất hiện là điềm lành cho
toàn thể nhân loại ( Trên tay Đức Lý cầm quyển Thiên thơ, Đức Hộ Pháp gọi
"Thiên Thơ" là "Thánh ngôn" đó. ( TĐ ngày 6-8-Tân Mão -
1951) )
Thời khai nguyên Đại Đạo, theo Dịch lý là thời Thái
Dương gồm 5 vị :
1 . Ngô Minh Chiêu : (từ tháng 2 đến tháng 11-1926) dìu dẫn 9 tháng. Số 9 là
số Cửu Trù( hay Cửu Thiên Khai Hoá) của Hà Đồ. Số 9 là số đặc biệt của Chí Tôn.
2 . Cao Quỳnh Cư : ( 1926-1929) xây dựng nghiệp Đạo 4 năm là số Tứ Tượng
trong Kinh Dịch hay Tứ Thời ( Ngọ, Dậu, Tý, Mẹo trong bốn thời dâng lễ Đức Chí Tôn).
3 . Lê Văn Trung : (1929-1934) chưởng quản Đạo sự trong 5 năm, số 5 là số
Tham Thiên (3), Lưỡng Địa (2).
4 . Phạm Công Tắc : (1935-1956) 21 năm trừ gần 1 năm an trí Di Linh, Sơn La
và 5 năm hơn bị đày ở Madagascar còn lại 15 năm. số 15 là số sinh thành của Hà
Đồ. " Số Trời 5 hợp cùng số Đất 10 ở Trung ương mà sinh Thổ" ( Thiên
ngũ dử Địa thập hợp ư Trung nhi sinh Thổ. PHƯƠNG DỰC TÔN, Tung Sơn độc châu
Dịch lý quyển 1, trang 3) tức là 15.
5 . Cao Hoài Sang : (1957-1971) cầm quyền Đạo trong 14 năm ( hay hơn 13 năm
cũng vậy) báo hiệu cho thời Thái Dương của các Cao Đồ chấm dứt (12 giờ trưa là
cực dương của Thái dương tính theo Tứ thời), bước sanh 13 hay 14 giờ là bắt đầu
thời Thiếu âm (vì cực dương sinh âm) của Thập Nhị Thời Quân mà khởi đầu là Thời
Quân Hiến Pháp.
Đức Cao Thượng Sanh thay mặt các vị Cao đồ chấm dứt
thời khai nguyên Đại Đạo bằng câu :
" SỨ MẠNG LÀM XONG giữ trọn nguyền"
4 . Tuyên dương công nghiệp
Đức Cao Thượng Sanh
Có rất nhiều điếu văn tuyên dương đời hành Đạo của
Đức Thượng Sanh. Ta có thể kể : Điếu văn của Hội Thánh Cửu Trùng Đài Nam phái,
điếu văn của Hội Thánh Cửu Trùng Đài nữ phái, điếu văn của Hội Thánh Phước
Thiện, điếu văn của Hội Thánh Hàm Phong và các ban bộ…
Điếu văn của các tôn giáo bạn có : văn tế của Minh
Thiện Đạo, Diêu Trì Phái ( Sài gòn), Giáo Hội Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương
..v…v..
Dưới đây là bản tuyên dương công nghiệp của Hội
Thánh Hiệp Thiên Đài :
" Nhơn cuộc lễ này, tôi ( Trương Hiến Pháp)
xin tuyên dương công nghiệp của Đức Cao Thượng Sanh về cả hai phương diện Đạo
lẫn Đời.
Về mặt Đời : Nói đến ông ai ai trong giới công chức
và đồng bào tại thủ đô đều hiểu rõ thanh danh của ông là một công chức đúng mực
thanh liêm ( Xem thêm " Thượng Sanh Cao Hoài Sang" cùng người viết )
Là một chí sĩ thương dân, yêu nước, ông thường giao
du với hai ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công tắc. Cả 3 ông là nhạc sĩ lừng danh
trong giới âm nhạc tại thủ đô Sài gòn. Hai ông Cư và Sang được coi như các bậc
thầy. Sau khi ông Cư đăng tiên, ông Sang được coi như bậc "Hậu Tổ".
Ban Âm Nhạc Đạo Cao Đài đã nhờ Ngài chấn chỉnh rành mạch thêm…Mất Đức Ngài ,
giới âm nhạc trong toàn quốc nói chung và trong Đạo Cao Đài nói riêng, đã mất
một nhạc sư cự phách. Đáng tiếc thay.
Về mặt Đạo : Ngày rằm tháng 3 Bính Dần ông Cao Hoài
Sang đắc phong Thượng Sanh một lượt với Đức Hộ Pháp và Đức Cao Thượng Phẩm. Từ
đây, về mặt hữu hình chưởng quản tối cao của Hội Thánh H.T.Đ không còn nữa.
Từ khi trở về tái thủ phận sự nơi Toà Thánh Đức
Thượng Sanh đã tìm đủ mọi phương pháp để đem lại sự điều hoà trong cửa Đạo,để
toàn Đạo được hưởng thái bình hạnh phúc.
Những tưởng Đức Ngài đến với sứ mạng Thiêng liêng
để hoàn thành cơ nghiệp Đạo, thì chắc Ngài phải được sống lâu với Bổn Đạo để
tồn tại với Đại nghiệp Đạo đến cùng. Nào ngờ đâu, ta muốn vậy, mà trời đâu cho
vậy.
Đã đành rằng chúng ta phải thương tiếc một Đấng
lãnh tụ anh minh như Đức Thượng Sanh. Thương tiếc bao nhiêu thì phải noi gương
của Đức Ngài bấy nhiêu để gặt hái được một phần công quả hữu ích cho Đạo và
chúng sanh nhờ ! Đó là sự đền đáp công ơn của bậc tiền bối đã dày công xây
dựng, lưu lại một sự nghiệp vĩ đại cho chúng ta thừa hưởng.
Vậy chúng ta hãy đứng lên và đồng tâm hiệp lực tiếp
tục xây đấp nền Đạo cao thêm mãi để khỏi phụ ơn của tiền nhân chúng ta…" (
Tuần báo Dân mới số 58, 1971)
Để bổ sung cho phần công nghiệp Đời ở trên, chúng
tôi xin trích lời cảm tưởng của ông Nguyễn Văn Thinh, Giám đốc Trường quốc gia
Âm Nhạc Sài gòn, đọc trước khi hoà tấu cổ nhạc hiến lễ tại Cửu Trùng Thiên,
nhân ngày Đại tường của Đức Cao Thượng Sanh lúc 20 giờ ngày 15 tháng 10 Nhâm Tý
( DL. 20-11-1972) nơi Đại Đồng xã.
" Đại diện nhóm thân hữu và tài tử quốc nhạc
cổ truyền Đô Thành đến kính bái phủ phục nơi tôn nghiêm uy nghi này nhân lễ Đại
Tường. Tôi tự nhận là một vinh hạnh tột bực trong đời tôi.
Vinh hạnh nhờ đượchầu hết anh em lớn nhỏ trong giới
tài tử tri ân đặt trọn lòng tin tưởng nơi tôi để nói lên nỗi lòng chơn thành
của mình,của giới tài tử tri âm đối với Đức Thượng Sanh, người đã có công rất
lớn với ngành mỹ thuật cổ truyền nước nhà
Nhờ Đức Ngài khuyến khích, và chẳng nệ công khó
nhọc sáng tác để phổ biến truyền bá trong đại chúng hâm mộ cổ nhạc. Những ca
phẩm đặc sắc về phương diện văn chương, nên đã cứu vãn và quân bình được một
tình thế suy kém gần sụp đổ của nền nhạc cổ truyền trước sức lấn áp ồ ạt lôi
cuốn của một loại nhạc ngoại lai.
Thật vậy, nếu Đức Ngài đã chẳng quan tâm lưu ý đến
tiền đồ quốc nhạc thì chỉ trong vòng đôi ba mươi năm là cùng, môn mỹ thuật ca
nhạc điệu thính phòng thuần tuý Việt Nam của giới tài tử chắc chắn sẽ biến mất
trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
Do vậy, để cụ thể hoà lòng tri âm đó và với trọng
tâm nêu cao thiên tánh cùng công trình xây dựng trong quá khứ của Đức Thượng
Sanh là bậc nhơn tài của đất nước, bậc hiền sĩ ôn hoà thuần chính. Đức cao
trọng vọng hiếm có, một đồng môn phái cùng Đức Ngài và được duyên giao hảo hạnh
ngộ với Đức Ngài trên 40 năm, đã soạn lời phổ vào nhạc phẩm Ngũ đối hạ. Nội
dung bài ca gồm 5 đoạn gọi là Ngũ đối liên tiếp và tuần tự điều đạt sự trạng :
Kim bằng, tri âm, tao nhơn, gia đình, đạo đức liên quan đến Đức Ngài, sẽ được
tấu trình hiến dâng lễ nhạc. Thân hữu cũng xin trình bày kế tiếp bản Ngũ đối ai
để tưởng niệm Đức Thượng Sanh.
Phần chót lễ vọng bái Đức Thượng Sanh được hoàn tất
bằng một lớp diễn xuất ca nhạc kịch phỏng soạn nhờ cảm hứng bài ca Văn Thiên
Tường tựa " Hạng Võ biệt Ngu Cơ" của Đức Ngài sáng tác từ lâu".
( TT số 65 ra ngày 30-11-1972, tr.9-10)
THẬP
NHỊ BẢO QUÂN & PHỤ TRANG
1.
Qui Điều và Nội Luật Ban Thế Đạo
2 - THẬP NHỊ BẢO QUÂN
(Thuộc chi thế HTĐ)
CHƯƠNG
I
QUÁ
TRÌNH THÀNH LẬP THẬP NHỊ BẢO QUÂN
1 / Thập Nhị Bảo Quân :
Đạo Cao Đài là một tôn giáo mới, hiện đại nên cơ
chế tổ chức có đủ các ban khảo cứu về các ngành để thích ứng với thời đại văn
minh.
Vì lẽ đó, trong Tân Luật Pháp Chánh Truyền (Paris
Gasnier 1952, trang 99) có ghi : “Ngoài ra Pháp Chánh Truyền dưới quyền Hộ PHáp
thì còn Bảo Văn Pháp Quân (Arts et Belles Lettres) trước Thầy phong đỡ làm Tiếp
Lễ Nhạc Quân, nay đã vào chánh vị đặng chỉnh đốn lễ nhạc lại cho hoàn toàn.
Bảo Sanh Quân (Assistance publique) Thầy đang phong
đỡ làm Tiếp Y Quân đặng tới ngày thành đạo.
Bảo Học Quân (Enseignement) và nhiều chức sắc khác
nữa Thầy chưa lập”.
“À part ces Grands dignitaires dont les
attributions sont déterminés par le Maitre suprême, il existe d’autre member du
Hiep Thien Dai quisont placés sous l’autorité du Ho Phap, tels que le
conservateur des Arts et Belles Lettres, le protecteur de l’Assistance
publique, le protecteur de l’Enseiqnement et d’autres académiciens dont Ho Phap
attend encore la venue” (Constitution Religieuse du Caodaisme, Paris, Dervy
1953, page 146)
Trong khoá Hạnh Đường năm Nhâm Tý (1972) huấn luyện
giáo hữu, bài số 05/Luật pháp do Đại huynh Chưởng Aán giảng, xác định Thập Nhị
Bảo Quân (Les douze Académiciens techniques) tức Hàn Lâm Viện Cao Đài gồm 12
chức phẩm: v 1. Bảo Sanh Quân coi việc cứu tế, từ thiện, tương tế
2 . Bảo Cô Quân bảo vệ người cô thế, cô nhi, quả phụ, tàn tật
3 . Bảo Văn Pháp Quân coi về văn hoá nghệ thuật
4 . Bảo Học Quân coi về học thuật
5 . Bảo Y Quân coi về y tế xã
hội
6 . Bảo Huyền Linh Quân : hướng dẫn thiền định tu chơn
7 . Bảo Thiên Văn Quân coi về vũ trụ học, lịch đạo
8 . Bảo Địa Lý Quân coi về phong thuỷ, địa chất
9 . Bảo Sĩ Quân coi về kẻ sĩ, trí thức, nhân sĩ
10 . Bảo Nông Quân coi về nông nghiệp
11 . Bảo Công Quân coi về hoạt động công ích, kỹ thuật, khoa học
12 . Bảo Thương Quân coi về kinh tế, xã hội
2 / Hội Đồng Bảo Quân :
Vào tháng 10 năm 1935, Đức Hộ Pháp ra lệnh cho Bảo
Cô Quân lập bản Điều lệ của Hội Đồng Bảo Quân
Điều
1 : Nay thành lập tại Toà Thánh Tây Ninh một Hội Đồng Bảo Quân (hay Hàn Lâm
Viện Cao Đài) trực thuộc chi thế Hiệp Thiên Đài.
Điều
2 : Hội Đồng Bảo Quân có chức năng :
1 . Sưu tầm và thu thập tất cả những sự kiện có
liên quan đến Đạo Cao Đài
2 . Chăm sóc, bảo tồn và bảo tàng các di tích đạo
sử bảo vệ các văn bia, sách cổ
3 . Truyền đạt cho chúng sanh các kiến thức về khoa
học hiện đại bằng khảo cứu, bằng dịch thuật hay tóm tắt các sách hữu dụng của
Âu Tây.
4 . Tạo lập các thư viện tại Toà Thánh và ở các
châu tộc đạo
5 . Biên soạn chuyên san về các đề tài khoa học,
văn học, mỹ thuật có liên quan đến Đạo Cao Đài
6 . Giao lưu với tất cả các hội trí thức trong nước cũng như trên thế giới để
tiếp cận với các tri thức mới
Điều
3 : Hội Đồng Bảo Quân gồm 12 người do cơ bút phong và được Hội Thánh ban
hành đạo lịnh đối phẩm với Phối Sư bên CTĐ hoặc :
1 - Những trí thức có bằng tiến sĩ còn thạc sĩ có
công trình nghiên cứu được công nhận và qua cuộc bỏ thăm của các Bảo Quân hoặc
các Phối Sư.
2 - Các vị Phối Sư hoặc phẩm tương đương có thể ứng
cử làm Bảo Quân nhưng phải qua cuộc bỏ thăm của các Bảo Quân hoặc các Phối Sư
tại chức và được Hội Thánh ban hành Đạo lịnh chấp thuận.
Điều
4 : Tất cả các Bảo Quân đều mặc Đạo phục Hiệp Thiên Đài vì thuộc chi thế
Hiệp Thiên Đài và đồng quyền nhau
Điều
5 : Trong các văn bản khảo cứu, cấm không được bàn đến chính trị, thảo luận
đả kích Chính phủ hoặc đời tư công dân.
TN tháng 10-1935
Bảo Cô Quân Đ. V. Giáo
Việc phong Bảo Quân gặp nhiều khó khăn, thế nên
15-12 Đinh Hợi (25-1-1948) Đức Hộ Pháp ký thánh lịnh thành lập Khảo cứu vụ để nghiên
cứu về giáo lý triết lý, đạo pháp và hệ thống hoá tư tưởng CĐ.
Điều kiện tham dự thành viên dễ dàng nên Khảo cứu
vụ thu hút được nhiều thành phần ưu tú trong Đạo và tồn tại lâu dài.
CHƯƠNG
II
ĐẠO
PHỤC VÀ SẮC PHONG
1/
Đạo phục :
Trong Pháp Chánh Truyền chú giải đã ghi rõ Đạo phục
của Bảo Văn Pháp Quân như sau :
Bộ Đại phục của Bảo Văn Pháp Quân toàn bằng hàng
trắng đầu đội nhựt nguyệt mão như các chức sắc Hiệp Thiên Đài song hai bên ngay
chính giữa có kết một bông sen năm cánh. Trên mỗi bông sen thêu Thiên Nhãn
thầy. Ngay đường giữa mão cũng kết một bông sen nhưng khỏi thêu Thiên Nhãn. Cả
thảy là ba bông sen trên mão.
Lưng đai Bạch Tuyết Thần Quân bằng hàng trắng bề
dài ba thước, ba tấc, ba phân; bề ngắn ba tấc, ba phân, ba ly buộc mối chừa ra
trước thế nào đủ thắt một bông sen năm cánh.
Chân đi giày vô ưu cũng bằng hàng trắng, trước mũi
mỗi chiếc cũng có một bông sen nhỏ hơn một thí.
Chỉ có Bảo Văn Pháp Quân qui vị tại Toà Thánh nên
xác được quàn trong liên đài và xây tháp thấp hơn Thời Quân ba tấc.
Bộ đại phục của Bảo Sanh Quân toàn bằng hàng trắng.
Đầu đội nhựt nguyệt mão giống như các chức sắc Hiệp Thiên Đài. Ngay giữa mão từ
bìa lên bốn phân thêu một Thiên Nhãn, hai bên mão thêu hai Thiên Nhãn nữa, cả
thảy là ba. Vòng theo vành mão cột một sợi dây Tiên Thằng, bề ngang tám phân,
bề dài hai thước, buộc thế nào chừa Thiên Nhãn ngay giữa mão ra, cho hai mối
thòng xuống hai bên vai.
Lưng đai song quang Thần Thông, nghĩa là một đường
lụa trắng, kết hai bên hông hai vòng vô vi.
Chân đi giày vô ưu cũng bằng hàng trắng.
Trên đây là hai đại phục tiêu biểu, 10 vị Bảo Quân
còn lại, vị nào thuộc nhóm khoa học xã hội thì mặc sắc phục theo Bảo Văn Pháp
Quân, vị nào thuộc nhóm khoa học tự nhiên thì mặc sắc phục theo Bảo Sanh Quân.
Tuy nhiên theo đàn đêm 15-11-Tân Hợi (1-1-1972) thì
tiểu phục của các Bảo Quân sửa lại chỉ còn một Thiên Nhãn như Hộ Đàn Pháp Quân
và thuộc chi thế Hiệp Thiên Đài.
2 / Sắc phong :
Thập Nhị Bảo Quân tổ chức chuyên môn nhiều khác
biệt nên việc sắc phong cũng không đồng loạt như Thập Nhị Thời Quân mà tuỳ
thời, tuỳ hoàn cảnh cứ mỗi đợt 3 vị.
Năm 1930 sắc phong đợt 1 gồm có :
1 . Văn sĩ Cao Quỳnh Diêu đắc phong Bảo Văn Pháp Quân
2 . Bác sĩ Lê Văn Hoạch đắc phong Bảo Sanh Quân
3 . Luật sư Dương Văn Giáo đắc phong Bảo Cô Quân
Năm 1972 sắc phong đợt 2 gồm có :
1 . Bác sĩ Trương Kế An đắc phong Bảo Y Quân
2 . Luật sư Nguyễn Văn Lộc đắc phong Bảo Học Quân
3 . Kỹ sư Đặng Văn Dắn đắc phong Bảo Nông Quân.
Đàn tại Cung Đạo đêm rằm tháng 11 Tân Hợi, có đoạn
viết :
* Ngài Hiến Đạo bạch : cầu xin Đức Ngài (Đức Hộ
Pháp) chỉ giáo về việc đối phẩm và Tiểu phục của chư vị Bảo Quân.
- Đối phẩm Phối Sư
- Tiểu phục sửa lại còn một Thiên Nhãn như Hộ Đàn.
* Ngài Hiến Đạo bạch : Xin Đức Ngài chỉ định chư vị
Bảo Quân đứng cúng chỗ nào ?
- Bảo Quân đứng hai bên tả hữu, dưới cấp bực (Thời
Quân) của Hiệp Thiên Đài, nếu như chỉ có một thì đứng bên Chi thế.
* * *
Đàn đêm mồng 4 tháng 7 Kỷ Dậu (16.8.1969) tại Giáo
Tông Đường, Đức Hộ Pháp giáng cơ, Đức Thượng Sanh bạch :
- Hội Thánh Cửu Trùng Đài còn thiếu chức sắc cao
cấp đầy đủ khả năng điều khiển nên guồng máy hành chánh Đạo không tiến triển
khả quan.
- Đức Lý có thảo luận với Bần Đạo về việc tuyển
chọn chức sắc cao cấp Cửu Trùng Đài thì nên tìm nhân tài trong hoặc ngoài Ban
Thế Đạo sẵn lòng tình nguyện hiến thân phục vụ cho Đạo thì các bạn nên mời về
tham khảo ý kiến. Nếu được, Đức Lý đặc cách ân phong quyền tước để phụng sự có
hiệu lực hơn.
Đức Thượng Sanh bạch : “Tiểu đệ và các bạn Hiệp
Thiên Đài sẽ cố gắng thực hành theo lời chỉ giáo của Đức Ngài” (Thế Đạo đặc san
1969, trang 12)
Để thực hiện thánh giáo của Đức Hộ Pháp, ngày
29.9.Kỷ Dậu (8.11.1969) Đức Thượng Sanh gởi cho Ban Thế Đạo một thánh thơ,
trong đó có đoạn viết :
“Để áp dụng giải pháp nói trên, tôi xin hiền hữu
(tức Cải Trạng đặc cánh Ban Thế Đạo) nhân một phiên nhóm thường lệ của chức sắc
Ban Thế Đạo, đem lời dạy của Đức Hộ Pháp đọc cho chư vị Hiền Tài nghe và nói
Hội Thánh HTĐ muốn nâng đỡ những vị có thiện chí phục vụ cho Đạo vào hàng Thánh
thể của Đức Chí Tôn. Nếu có những bạn muốn tình nguyện tiến thân xây dựng tương
lai cho Đạo và lập vị cho mình thì xin ghi tên. Hiền hữu sẽ lập vi bằng phiên
họp gửi lên cho tôi liệu định.
Theo lời dạy của Đức Hộ Pháp có lẽ Đức Lý Đại Tiên
sẽ tuỳ theo tài đức và khả năng của những vị tình nguyện phục vụ mà ân phong từ
phẩm Giáo hữu lên tới phẩm Phối Sư” (Thế Đạo, đặc san 1970, trang 4)
Sau Thánh thơ đó, Hiền tài tình nguyện hiến thân
phục vụ Đạo sự rất đông, có hai vị được ân phong Phối Sư.
Trong đó có 3 vị Hiền tài được 3 bài thi tứ tuyệt
cầu tại Giáo Tông Đường đêm 17.10.Kỷ Dậu (26.11.1969)
Bài 1
Bảo
trọng thiền tâm đạt lý không
Huyền
hư Thành giữ trọn trong lòng
Linh
thiêng bến giác dìu sanh chúng
Quân
ngộ tu chơn về cõi Bồng
Bài 2
Bảo
sanh giữ vững mối chơn truyền
Công
khó hoạ nên Tam Thánh hiền
Quân
để đời sau noi bút tích
Lê
Minh Tòng đạt vị thiêng liêng
Bài 3
Bảo
trạng sử cương Rạng chủ biên
Sĩ
nhân tâm đạo hữu căn duyên
Quân
năng trước tác danh lưu thế
Cung
đạo bái sư thọ sắc thiên
GTĐường 17.10.Kỷ
Dậu
(26.11.1969)
3 . VĂN TẾ ĐỨC CAO THƯỢNG
SANH
Kính thưa Hội Thánh Hiệp Thiên
Cửu Trùng và Phước Thiện
Kính chư chức sắc chức việc và toàn đạo nam nữ
Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang Chưởng Quản Hội Thánh
Hiệp Thiên Đài Toà Thánh Tây Ninh đã qui thiên hồi 17g ngày 26 tháng 2 Tân Hợi (21-4-1971)
hưởng thọ 71 tuổi.
Tin buồn này làm chấn động cả các giới trong toàn
quốc nói chung và toàn Đạo Cao Đài nói riêng .
Thánh thể của Đức Ngài đang quàn tại Toà Thánh Tây
Ninh chờ đến ngày mùng 6 tháng 4 Tân Hợi, nhằm 30.4.1971 Dl sẽ cung nghinh Liên
Đài kỵ Long Mã di chuyển theo lộ trình trong châu vi Toà Thánh và sau khi Đại
diện các Hội Thánh đọc ai điếu xong,lễ cung nghinh Liên Đài nhập Bửu Tháp sẽ cử
hành y theo chương trình của Hội Thánh đã lập mà toàn Đạo đều hiểu biết.
Nhơn cuộc lễ này tôi xin tuyên dương công nghiệp
của Đức Ngài về cả hai phương diện Đạo và Đời .
Về mặt Đời : ông Cao Hoài Sang (tên họ của Đức
Ngài) sanh ngày mùng 1 tháng 9 năm 1900 (dl) tại Thái Bình (Tây Ninh) con của
ông Cao Hoài Ân giúp việc Toà án và bà Nguyễn Thị Lự khi trưởng thành và thi
đậu bằng Thành Chung trường Trung học Chasseloup Laubat. Ông đã vào giúp việc
Sở Thương Chánh Saigon cho đến khi gặp Đạo.
Là một nhà Chí sĩ thương dân yêu nước. Ông thường
giao du cùng các bạn đồng chi khác như : hai ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc
chẳng hạn, cả ba ông lại là nhạc sĩ lừng danh trong giới âm nhạc tại Thủ đô
Saigon. Hai ông Cư và Sang được coi như các bậc Thầy trong giờ này,sau khi ông
Cư đăng tiên rồi thì ông Sang được coi như bậc Hậu Tố” Ban âm nhạc Đạo Cao Đài
đã nhờ Đức Ngài chấn chỉnh rành mạch thêm, nhứt là trong điệu Cổ nhạc và Đức
Ngài là nhà điêu luyện rành nghề. Mất Đức Ngài giới Âm nhạc trong toàn quốc nói
chung và trong Đạo Cao Đài nói riêng đã mất một Nhạc sư cự phách, đáng tiếc
thay !
Về mặt Đạo : Đến năm Ất Sửu (1925) là lúc phong
trào Xây Bàn “hay sai ma”cũng vậy đang thạnh hành tại Thủ đô Saigon. Ông hiệp
cùng hai ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc mỗi đêm đến chơi tại nhà ông Cao
Quỳnh Cư tức Cao Thượng Phẩm để thoả mãn tính hiếu kỳ của mình bằng cách Xây
bàn để tiếp xúc với những người khuất mặt ở Thế giới bên kia (hồn linh)!
Một đêm nọ vào lúc tháng 7 năm 1925 ông Cao Quỳnh
Cư đến nhà ông Cao Hoài Sang chơi lại gặp lại ông Phạm Công Tắc cũng ở gần nhà.
Ông Sang, ba ông mới hiệp nhau xây bàn chơi.
Bất ngờ cuộc chơi này hướng dẫn 3 ông đến chỗ lập
được kỳ công trong việc khai sáng Đạo Trời, tức là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà
chúng ta đang sùng bái đây
Đêm 24 tháng Chạp 1925 (dl nhơn dịp lễ Giáng sinh
tại nhà ông Cao Quỳnh Cư có mặt cả 3 ông dự, Đức Chí Tôn giáng với danh hiệu A
Ă Â cho một bài thi như vầy :
“Muôn
kiếp có Ta nắm chủ quyền
Vui
lòng tu niệm hưởng ân Thiên
Đạo
mầu rưới khắp nơi trần thế
Ngàn
tuổi muôn tên giữ trọn biên”
Đức Chí Tôn dạy thêm : “Đêm nay phải vui mừng vì
chính ngày nay. Ta xuống trần dạy Đạo bên Thái Tây (Europe).
“Ta rất vui lòng mà đặng thấy đệ tử kính mến Ta như
vầy
Nhà nầy sẽ đầy ơn Ta
Giờ ngày gần đến, đợi lịnh nơi Ta
Ta sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính ta mến Ta hơn nữa. “
Sau đó ít lâu, Đức Chí Tôn cho bài thi sau này lấy tiên những người có mặt tại Đàn
cơ, trong đó có tên ông Sang (tức Đức Thượng Sanh)
Chiêu,
Kỳ, Trung độ dẫn Hoài Sang
Bản
đạo khai Sang Quí Giảng thành
Hậu
Đức Tắc Cư thiên địa cảnh
Hườn
Minh Mân đáo thủ đài danh!
12 chữ lớn trong ba câu trên là tên của 12 Môn đệ
đầu tiên của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Sở dĩ phải xem đoạn Đạo sử này vào cuộc đời của Đức
Thượng Sanh là vì ông còn đang giúp việc trong công sở nhà nước phải mà ông vẫn
nghe theo tiếng gọi thiêng liêng cứ mỗi đêm hiệp cùng các bạn Đạo đi chấp cơ
truyền bá Đạo Trời ở khắp nơi mặc dù nhà cầm quyền Pháp rất để ý đến Đạo Cao
Đài lúc sơ khởi.
Ngày 15 tháng 3 năm Bính Dần, ông Cao Hoài Sang đắc
phong Thượng Sanh một lượt với Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và Đức Thượng Phẩm Cao
Quỳnh Cư.
Đêm 14 rạng rằm tháng 3 năm Bính Dần (1926) sau khi
lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài, Đức Chí Tôn giáng dạy như vầy :
“Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự, cầm quyền thiêng
liêng mối Đạo, hễ Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài vẫn còn”.
“Thầy đã nói Ngũ Chi Đại Đạo lại qui phàm vì khi
trước Thầy giao Chánh giáo cho tày phàm, càng ngày càng xa Thánh giáo mà lập ra
phàm giáo, nên Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ các con mà thôi,
chớ không chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa”.
Đức Thượng Sanh đã quy thiên, tuy đã trở về với ngôi vị cả nhưng Ngài đã gieo vào lòng mỗi tín hữu Cao Đài một niềm
cảm xúc vô biên, luyến lưu một vị giáo lãnh tài ba, dẫn lối đưa đường cho sanh chúng, thương tiếc một bậc Thượng
hiền đáng mến cho toàn thể nhân loại.
4 . VĂN TẾ
Của Ngài Đầu Sư Chưởng Quản Cửu Trùng Đài Nam Phái thay mặt Hội Thánh Cửu
Trùng Đài đọc trước Liên đài Đức Thượng Sanh tại Bửu Tháp hồi ngày mùng 6 tháng
4 năm Tân Hợi (Dl 30.4.1971)
Kính Hội Thánh Lưỡng Đài : Hiệp Thiên, Cửu Trùng, Phước Thiện
Kính quý Đại diện Tôn giáo
Kính quý Ngoại giao Đoàn
Kính quý Quan, quý Khách
Kính quý Chức sắc, Chức việc, Đạo hữu lưỡng phái.
Kính tang gia hiếu quyến
Kính quý Liệt vị
Hôm nay, ngày mùng 6 tháng 4 Tân Hợi (30.4.1961)
Thánh Lễ liên đài Đức Thượng Sanh nhập Bửu Tháp được cử hành vô cùng trang
nghiêm, trọng thể.
Nhân danh Đầu Sư Chưởng Quản Cửu Trùng Đài Nam Phái
thay mặt Hội Thánh Cửu Trùng Đài tôi xin nghiêng mình bái kính trước Liên đài
Đức Ngài và có đôi hàng thành tâm ai điếu chia buồn cùng tang quyến và để tiễn
đưa Đức Ngài qui hồi Tiên Cảnh.
Hởi ôi ! !
Biển Phật mưa tuông !
Non Tiên gió thoảng !
Cuộc dương thế sanh sánh, hoá hoá
Kiếp trần gian hiệp hiệp, tan tan
Đò Tạo Hoá rước đưa người quá vội
Ôi ! Cảnh biệt ly chi xiết nỗi sầu tư,
Tình đồng đạo biết bao niềm thống thiết
Nhớ Linh xưa
Đức Thượng Sanh thế danh Cao Hoài Sang, gia đình nề
nếp, tánh đức hiền lương lòng công bình trên dưới ngợi khen, tâm chánh trực thi
nhân đều sùng kính.
Khi gặp buổi sanh linh đồ thán, cảnh nước nhà điêu
đứng khuynh nguy, lòng Đức Ngài cương quyết chọn đường đi, theo nẻo Đạo, quên
thế đời vật chất
Với thiên tính thiên lương, ôn hoà, đức độ .
- Lòng thương Đời như bể rộng, ái vật tợ sông sâu,
nuôi chí lớn nguyện bắt cầu cứu nhân độ thế.
- Đêm ít ngủ, ngày chẳng buồn ăn, những tìm phương
cứu nước, giúp dân, lòng mong mỏi giải nàn Sanh chúng.
- Hoài bão lớn, lý tưởng cao siêu, nhưng ngặt nỗi
không cơ thực hiện.
- Nổi đau cắt ruột
- Niềm ái rạt rào
Bóng thời gian chớp nhoáng qua mau
- Tâm sự vẫn ủ màu chua xót
Năm Ất Sửu (1925) hiệp cùng Đức Hộ Pháp và Đức
Thượng Phẩm chung lập Đàn cơ, quyết cầu Tiên học hỏi đường tu, hầu cứu vớt Nhơn
Sanh qua bờ Bỉ Nhạn.
Việc làm tuy không dễ, nhưng xuất phát bởi chí
thành, nên đã trùng hợp với thiên ý thuận với thiên cơ, Đức Chí Tôn liền giao
phó trọng trách hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, lo cứu vớt 92 ức nguyên nhân
qui hồi cựu vị
Thế rồi, trong các Đàn Cơ kế tiếp, Đức Ngài được
Thiên Phong phẩm Thược Sanh, Chưởng quản Chi Thế Hiệp Thiên Đài, chấp cơ Phổ độ
chúng sanh, rồi mãi đến năm Đinh Dậu (1957) Đức Ngài được Hội Thánh mời về cầm
giềng mối Đạo, Đức Ngài đã đem hết chí nhiệt thành gìn giữ Đại nghiệp, một phút
chẳng lãng xao, lòng quyết dù tròn thiên mạng. Trải qua bao cảnh biến thiên,
Quốc gia gặp hồi gió lốc, Đức Ngài đã lèo lái thuyền từ một cách vững càng và
bảo toàn được con cái Đức Chí Tôn qua những hồi gian truân thử thách. Đức khiêm
tốn của Đức Ngài sáng ngời như Nhựt nguyệt, khi thành công không tự mãn, lúc
trở ngại chẳng sờn lòng, một mực chí kiến tâm trước sau như nhứt.
- Vì Đạo Thầy hiến trọn thân tâm
- Dù thịt nát xương tan chẳng ngại
- Mười lăm năm lận đận lao đao
- Chịu trăm đắng ngàn cay không đổi
- Lời thị phi gác bỏ ngoài tai
- Tiếng phải trái không màng bày giải
Từ đây nơi cửa Đạo tuy vắng bóng Đức Ngài, nhưng
bước Đạo nguyện xin có Thánh tay Ngài dìu dắt, chiết thuyền từ thuận gió lướt
giòng khơi, nền Đại Đạo sớm hoằng khai khắp trong bốn bể.
Giờ đây !
- Mây phủ trăng lờ, sao sa đêm tối
- Kinh Bạch Ngọc Ngài về chốn cũ
- Giấc chiêm bao vắng bóng ngàn năm
- Chốn hồng trần Đồng Đạo còn đây
- Sầu ly biệt chia lòng
trăm mối
- Đường biên Đạo xin
Đức Ngài chỉ lối
- Dìu đàn em vững bước, trọn niềm tin
- Lo lập Đức hồi công để trở về ngôi vị cũ
Thật trước cảnh này, âm dương lưởng lộ, Tiên Tục
đôi đường, nảo nùng thay Toàn Đạo thở than, thống thiết bấy tín đồ tang chế.
- Người tuy mất, nhưng phương danh không mất.
- Xác dù tan nhưng chí cả không tan
- Máy Đạo còn, Đại Đạo vẫn còn
- Xin bảo hộ cơ nghiệp nầy bền vững
- Nguyện lĩnh hồn an bước Tiên du
Chầu Đế Khuyết nghìn thu toại hưởng
Hởi ôi ! thương thay ! Tiếc thay !
Hiển linh chứng chiếu !
Chưởng quản Hội Thánh Cửu
Trùng Đài Nam Phái
Đầu sư
Thượng Sáng Thanh
5 . HUẤN TỪ CỦA ĐỨC THƯỢNG
SANH
Nhân ngày ĐH Chức sắc Hiền tài Ban Thế Đạo bầu cử
Ban Quản Nhiệm Trung Ương
Kính Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện
Chư quí Hiền tài Ban Thế Đạo
Hôm nay đại hội Ban Thế Đạo đã bầu xong Ban Quản
Nhiệm trung ương đầu tiên, chư quí Hiền tài đã lấy công tâm để chọn cử những
người xứng đáng ra gánh vác trọng trách điều hành công việc của Ban Thế Đạo.
Chư quí vị đã được sự tín nhiệm của các bạn Chức
sắc Ban Thế Đạo, đó là một sự đáng mừng, đáng mừng là vị sự tín nhiệm đó căn cứ
vào khả năng và tài đức của quí vị.
Quí vị chịu lãnh trọng trách của Đại hội giao phó,
tức là đã tự biết mình đủ sức làm tròn nhiệm vụ theo như ý mong mỏi của các bạn
trong Ban Thế Đạo.
Phương chi, quí vị có đủ tài, lại có thiện chí để
phụng sự cho Đạo và cho Đời, thì sự biểu quyết của Đại hội Ban Thế Đạo hôm nay
là một sự chọn lựa đúng chỗ và thắng lợi của quí vị là một dịp cho quí vị thi
thố sức học và sở trường để nâng cao phẩm giá của Ban Thế Đạo và làm rạng danh
cho các bạn Hiền tài.
Đó là điều quan trọng mà quí vị nên để ý, là vận
hội đã đến kịp lúc cho mình nắm vào ta con đường lập vị đã vạch sẵn và sở
nguyện lấy Đạo nâng cao đời sống tinh thần đã thoả mãn thì còn có dịo nào may
mắn hơn nữa ?
Đức Khổng Phu Tử có nói : “Đừng lo mình không có
tước vị, chỉ lo có tài đức để đứng vào vị trí ấy,đừng lo không ai biết mình,
mei64n mình được giỏi đủ cho người ta biết đến “ (bất hoạn vô vị,hoạn sở dĩ
lập, bất hoạn mạc kỷ tri, cầu vi khả tri giã).
Hôm nay, Ban Quản Nhiệm Trung ương đã được bầu cử
xong, quí vị vừa đắc cử chỉ còn có tuyển chọn các nhơn viên khác trong Ban này
rồi thì bắt tay vào công việc.
Toàn đạo đều trông mong công quả của Ban Quản Nhiệm
Trung ương, chư vị Hiền tài chờ đợi góp ý kiến xây dựng, nhứt là Hội Thánh mong
mỏi Ban Thế Đạo ra thiệt tướng để nhờ sự giúp sức tô điểm tô nghiệp Đạo.
Thế thì bao nhiêu hy vọng, bao nhiêu mong ước đều
hướng về Ban Quản Nhiệm Trung ương. Quí vị lãnh đạo Ban Quản Nhiệm nên thận
trọng, nên làm thế nào cho cái hy vọng đó không đến nỗi hoá thành thất vọng.
Quí vị phải đi đến mức thành công, Ban Thế Đạo phải
có một vai tuồng quan trọng trong thời kỳ chuyển thế này, chớ không phải chỉ có
cái danh suông và những lời nói suông được.
Nhưng quí vị nên ý thức xưa nay trong mọi việc
không có sự thành công nào được thực hiện nếu người trong cuộc thiếu sự bền chí
và không phí dụng một công trình khó nhọc tới ta. Người muốn lập thân hành đạo
phải dám hy dinh phải tận tuỵ với số mạng, ham nghĩa bỏ lợi, dĩ công phế tư. Đó
là những điều cần yếu giúp cho chúng ta san bằng những khó khăn để đi đến thành
quả tốt đẹp.
Chiếm lấy một địa vị để mưu cầu danh lợi cá nhân
hoặc để có dịp phô trương tên tuổi, lên mặt với thiên hạ, đó là chuyện quá
thông thường ngoài mặt đời, chúng ta không cần phải suy luận nhiều.
Trong Đạo thì khác hẳn,chúng ta đã có sẵn tôn chỉ
giải khổ lâm nguy để làm nền tảng dìu dắt sanh linh lánh vòng nguyệt chướng thì
người quyết cùng với Đạo. Khi đảm nhận một địa vị không phải là để thụ hưởng
một danh vọng hoặc một quyền lợi nào mà chỉ tự buộc vào mình một mối lo âu, một
sự cực nhọc mà phải vùi thân với sự cực nhọc đó cho tới ngày làm xong nhiệm vụ.
Muốn làm xong nhiệm vụ cần phải rèn luyện một tinh
thần cao đẹp và một ý chí cứng rắn thể theo yêu cầu “Quân tử tuân Đạo nhi hành”
của Khổng Giáo.
Trong việc tu luyện ý chí, có 4 điều nên thực hành
:
- Thấy việc nghĩa nhứt định làm
- Tha thiết với hoài bão của mình
- Tìm mọi biện pháp để thực hiện
- Bền tâm thực hiện cho được hoài bão đó không quản
gian lao khó nhọc.
Thành thử có điều mình không làm, nhưng đã quyết
làm mà chưa làm hoàn tất thì không chịu bỏ dở. Người ta ra công một lần mà
thành việc, mình dầu phải ra công 10 lần cũng phải đeo đuổi mãi cho đến khi
thành đạt mới chịu thôi.
Các bậc hiền thời xưa đều là những nhơn vật xuất
thân trong hạng bình dân áo vải nhưng nhờ có kinh luân xuất chúng và ý chí
cương quyết mà tạo nên thời thế, giúp ích cho giang sơn lưu lại danh thơm cho
đời sau ca tụng. Trong giai đoạn hiện tại, với khuynh hướng “Suy hiền cử năng”,
Hội Thánh mở rộng trường thi công quả tuyển chọn nhơn tài, trước là quyết cầu
hiền giúp nên cho Đạo, sau là tạo cơ hội thuận tiện cho những bậc nguyên nhân
lập vị xứng đáng hầu tránh vòng đoạ lạc, đợi lúc qui hồi nguyên bổn nơi Thiêng
liêng.
Ước mong Ban Quản Nhiệm Trung Ương thành công mỹ
mãn để đem thắng lợi về cho nền Đại Đạo, Hội Thánh cầu nguyện cho Đức Chí Tôn
ban ơn cho toàn thể các bạn Hiền tài Ban Thế Đạo.
Nay kính.
Toà Thánh, ngày 24 tháng 3
Mậu Thân
(dl 21-4-1968)
Thượng Sanh
Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài
(Ấn ký)
6. HUẤN TỪ
Lễ tân phong hiền tài tại Đền Thánh ngày mùng 8
tháng 2 canh tuất (dl 25.03.1970)
Kính Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước
Thiện.
- Quý quan khách
- Chư chức sắc và đạo hữu nam nữ
- Quí Hiền tài Ban Thế Đạo
Trước hết nhơn danh Chưởng quản Hiệp Thiên Đài, tôi
xin để lời chào quí quan khách và toàn thể chức sắc Ban Thế Đạo, trong đó có
quí vị Hiền tài mới được chấp nhận trong niên khoá Kỷ Dậu và hôm nay hiện diện
trong buổi lễ tấn phong, cũng là buổi lễ để quí vị trình diễn với Hội Thánh
đăng thọ lãnh phẩm vị Hiền tài.
Thưa quí vị,
Nho học có câu : “Lập thân hành đạo dương danh ư
hậu thế dỉ hiển phụ mẫu, hiếu chi chung dã” có nghĩa : lập thân hành đạo để
tiếnglại đời sau, làm cho rạng chói danh thơm đến cha mẹ, đó là trọn đạo hiếu
vậy.
Hai chữ hành đạo đây nói về đạo làm người bao hàm
các bổn phận đối với gia đình, đối với xã hội và đối với quê hương đất nước.
Sanh ra nơi trần thế, người hữu học có công thập
niên đăng hoả, thì ai cũng muốn chen vào trường học, mong chiếm bản vàng hầu
lập nên sự nghiệp vẻ vang làm đẹp mặt nở mày cho cha mẹ.
Quí vị Tân Hiền Tài đã có chí hướng như trên là
phần đông đã có địa vị xứng đáng ngoài mặt đời, được kê vào hàng trí thức của
xã hội.
Tuy nhiên, làm cho tròn bổn phận làm người tức là
nhơnđạo,chẳng phải là một việc dễ, ai cũng có thể làm được.
Theo trào lưu tiến bộ của văn minh vật chất hiện
tại nhứt là trước hiểm hoạ của làng sóng vô thân quá khích, con người dù là
hạng trí thức, dễ bị lôi cuốn vào cảnh bê tha truỵ lạc, hoặc bị đưa đẩy vào
dòng lợi danh đen tối, làm tôi tớ cho thế lực kim tiền, bán rẻ lương tâm, không
còn kẻ nghĩa nhân và lẽ phải nữa.
Chủ nghĩa duy vật đã lan tràn khắp trên đất nước và
đầu độc hết chín phần mười dân tộc Việt Nam, nên luận lý cổ truyền đã đổ vỡ,
người ta đã vứt bỏ hết mọi căn bản đạo đức và họ đã chơi với luân lạc trong đêm
dài mờ mịt, chỉ vì đời sống của họ thiếu hẳn quân bình giữa vật chất và tinh
thần, tức là thiếu luồng điện hoà hợp, thiếu cái biết trí tri của tâm linh hay
là ánh sáng dẫn đến trực giác.
Mặc dù quí vị có học thức hay được sinh trưởng
trong gia đình đạo đức thuần tuý mà quí vị không tu thân khắc kỷ thì trên bước đời
chông gai hiểm trở, quí vị không thể tránh khỏi những cạm bẫy do thất tình lục
dục luôn luôn đặt dưới chơn quí vị.
Nho giáo dạy rằng : “Mục đích của loài người là tu
thân theo tiếng gọi của lương tâm, tiến tới hoàn thiện để kết hợp với Thượng Đế
và giáo hoá người khạc được hoàn thiện như mình. Vì vậy từ bậc vua chúa cho đến
thứ dân, ai cũng lấy sự sửa mình làm gốc (Tự thiên tử dỉ chí ư thứ dân, nhứt
thị giai dỉ tu thân vi bản).
Không thực hành cái định luật này, con người chỉ là
con người của vật chất, quá tầm thường sanh ra để gây rối cho gia đình và cho
xã hội.
Thế nào gọi là tu thân ? Tu thân là đem trật tự lại trong con người, sửa
ngay ngắn lại những gì chênh lệch, chấn chỉnh lại những gì gian tà, đổi ra
thành thật những gì giả dối.
Để hoàn thành những công việc đó, Đức Khổng Tử khuyên phải triệt để thực
hiện tuần tự những điều mục : Thành ý, Chánh tâm, Tu thân, Tề gia, Trị quốc
Bình thiên hạ.
Quí vị may duyên sanh nhằm thời trên đất nước được có nền Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ do Đấng Chí Tôn Thượng Đế khai sáng với tôn chỉ tận độ chúnh sanh, cứu
vớt 92 ức nguyên nhân đoạ trần thoát vòng khổ hải.
Mở rộng trường thi công quả để tiếp đón nhơn tài, Hội Thánh chỉ mong ước cho quí vị
thấm nhuần đạo đức, lập chí tu thân, trước là do tròn bổn phận làm người, sau nữa có thể thi
thố tài năng giúp Đời trợ Đạo tuỳ theo địa vị và hoàn cảnh của mỗi người.
Một đấng Hiền tài là một nhơn vật có phẩm giá đặc
biệt, đầy đủ đức độ và chân tài.
Cái tài là do sự học mà có, cái đức thì do lập chí
tu thân, theo đạo thánh hiền mà được.
Nên có tài mà không có đức thì cũng như đoá hoa có
sắc mà không hương, cái tài đó cũng không phải là tài hữu dụng.
Thời xưa, Nho học sấp những bậc hiền nhân vào hạng
người quân tử, tức là hạng người có đức hạnh tôn quí, trọng nghĩa ái nhân.
Những ông Hiền được đời kính nể mến phục vì những
đấng ấy có tư tưởng cao siêu, hành vi xuất chúng, lúc nào cũng cứ ngay thẳng mà
làm điều lành,điều phải không vì tư tâm tư lợi mà hại đạo lý, Giàu sang không
thể nào cho đáng được cái lòng của mình, nghèo hèn không thể làm cho đổi được
cái chí của mình, uy quyền võ lực không thể làm cho khuất được cái khí của mình
(Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, Uy võ bất năng khuất).
Lúc nào bậc Hiền nhân cũng không tự dối với mình và
đối với thiên hạ, cho nên ngưỡng lên không xấu với Trời, cúi xuống không hẹn
với người, cùng khổ không mất nghĩa, hiển đạt không lìa Đạo (Ngưỡng bát quý ư
thiên, phủ bất tạc ư nhân; cùng bất thất nghĩa, đạt bất ly đạo).
Khi đắc vận một đấng minh quân thỉnh cầu ra giúp
nước thì đem cái ân rãi khắp muôn dân, làm cho nhà an nước trị. Nếu không gặp
thời thì thà chịu mai một, sống đời ẩn dật, vui thủ lâm tuyền bạn với gió
trăng, thi gan cùng tuế nguyệt, chớ không màn đến danh lợi đen tối.
Vì vậy, chúng ta mới được thưởng thức những câu thơ
xưa bất hủ, như :
Triền
cao hang thẩm, hiền mai tích
Suối
lặng khe êm, khách chịu nhàn.
Hoặc :
Nghêu
ngao vui thú yên hà
Mai là bạn cũ hạc là người quen
Các bậc Hiền thời xưa được có cái tiết tháo như vậy
là nhờ biết phân biệt cái tước của Trời cho và cái tước của người cho.
Nhân nghĩa, trung tín, vui làm điều lành không mỏi
là cái tước của Trời cho, tức là thiên tước, công danh đại phu là cái tước của
người cho, tức là nhơn tước.
Người xưa lo sửa cái thiện tước thì cái nhơn tước
theo sau và được bền bĩ. Người đời nay chỉ loè mình có cái thiên tước để cầu
lấy cái nhơn tước, khi đã được cái nhơn tước rồi thì dẹp bỏ cái thiên tước
không nói đến nữa. Như thế thì thật là quá nông nổi, vì rốt cuộc thành ra mất
hết, cái nhơn tước cũng không giữ được bao lâu!
Thưa quí vị,
Mở rộng cửa Ban Thế Đạo, Hội Thánh Hiệp Thiên Đài
do theo nhả ý của Đức Hộ Pháp, ban phẩm Hiền tài cho những bậc hữu học để khích
lệ hạng trí thức nhập vào trường công quả hầu có dịp tiên đức tu nhân theo chí
hướng của mình
Mặc dù còn vướng bận vai tuồng thế sự, hoặc là sinh
viên còn ở trong ngưỡng cửa Đại học, quí vị đã có sẵn tinh thần đạo đức, nên có
nguyện vọng bước lên địa vị Hiền tài để đem khả năng phục vụ cho nền chánh
giáo.
Giờ này nguyện vọng của quí vị đã được thoả mãn, lẽ
dĩ nhiên Hội Thánh có phận sự dìu dắt và giúp sức quí vị thực hành nhiệm vụ đối
với Đạo mỗi khi cần đến.
Thật ra, sự giúp Đạo của quí vị không có tánh cách
bắt buộc, Hội Thánh để cho qúi vị thư thả liệu định, tuỳ cơ hội, tuỳ dịp may mà
thực hành.
Điều cần thiết là từ đây quí vị đã chánh thức là
Chức sắc Ban Thế Đạo Toà Thánh Tây Ninh, quí vị nên để công học đạo, trau dồi
hạnh đức, tu luyện tánh tình để có thể tiêu biểu cho cái chân giá trị của phẩm
vị Hiền tài, và để khi gặp cơn bất trắc, quí vị có đủ sáng suốt mà đối phó với
mọi trường hợp, nhứt là gìn giữ thân danh được toàn vẹn.
Là chức sắc Hiệp Thiên Đài, chúng tôi cần có thật
nhiều bậc nhơn tài để làm bạn đồng chí, giúp sức với chúng tôi trong công việc
thức tỉnh nhơn tâm quay về với thiên lương và đạo đức.
Chư quí vị là những bạn đồng chí đó, chính quí vị
là những gạch nối liền làm cho Đạo Đời tương đức, tạo cảnh thuận tiện cho Chức
sắc Hành chánh Đạo nêu cao ngọn cờ cứu khổ khắp trên đất nước.
Nếu quí vị thành công, quí vị sẽ tạo nên một sự
nghiệp tinh thần quí báu, có thể đưa quí vị tới địa vị xứng đáng trong cửa Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Đó là điều mong ước của Hội Thánh.
Nhơn buổi lễ tân phong hôm nay, đại diện Hội Thánh
Hiệp Thiên Đài, tôi xin để lời mừng cho quí vị tân Hiền tài và cầu chúc cho
toàn thể Chức sắc nam nữ Ban Thế Đạo được hưởng hồng ân của Đức Chí Tôn, Đức
Phật Mẫu
Nam Mô Cao Đài Tiên Oâng
Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
Toà Thánh, ngày mùng 8
tháng 2 Canh Tuất
(dl 15.3.1970)
Thượng Sanh
Chưởng quản Hiệp Thiên Đài
(ấn ký)
7 . PHƯƠNG PHÁP TU THÂN
VỚI
THUYẾT TAM LẬP
Theo Kinh Dịch và Trung Dung thì Trời là Đấng cao
trọng nhứt, sinh ra quần linh vạn vật, biến hoá âm dương mà tạo thành võ trụ.
Đó là Đấng hoàn hảo tột bực rất thiêng liêng, vô hình ảnh nhưng hành động không
ngừng, tự diễn xuất bằng những hiện tượng, bành trướng rất sâu xa, huyền diệu,
cao thâm sáng suốt, nâng đỡ và chở che cho muôn loài vật.
Thật không hiện mà rõ, không động mà biến hoá vô
cùng, không làm mà nên việc.nhờ đó bốn mùa thay đổi, muôn vật sanh sản, võ trụ
trường tồn .
Đấng hoàn hảo đó là Trời, là Đấng Thượng Đế Đức
Khổng Tử nói rằng Đấng Thượng Đế ngự trị trong thân tâm của mọi người dưới hình
thức lương tâm. Đạo làm người là nơi theo Trời tức là tâm linh đó, Tôn giáo là
phương pháp thi hành Đạo đó, tức là : Thiên mạng chi, vị tính, suất tính chi vị
Đạo, tu Đạo chi vị Giáo.
Hiển mối tương quan giữa Trời và người trong tâm
hồn, Ngài liền thấy ý nghĩa và mục đích của đời người.
Mục đích ấy là tu thân, nghe theo tiếng của lương
tâm tiến tới hoàn thiện để kết hợp với Trời và giáo hoá người khác trở nên hoàn
thiện như mình.
Vì vậy việc tu thân rất cần thiết cho mỗi người
sống trong xã hội.
Sách Đại Học có nói : “Tự nhiên tử dĩ chí ư thứ dân
nhứt thi giai dĩ tu thân vi bản”, nghĩa là từ bậc vua chúa cho đến thứ dân ai
cũng phải lấy sự sửa mình làm gốc.
Trong việc tu thân,sách Đại Họcvạch ra bốn công tác
rõ rệt là : chính tâm, thành ý, cách vật, trí tri. Muốn tự sửa mình trước phải
giữ lòng dạ cho ngay thẳng, muốn giữ lòng dạ ngay thẳng trước phải luyện ý mình
thành thật, muốn cho ý mình thành thật, trước phải có kiến thức chu đáo, và
muốn có kiến thức chu đáo phải học và tìm biết suốt tới chỗ huyên thâm của sự
vật.
Khi đã trí tri và cách vật, khi đã có ý thành và
tâm chánh tức là đã xúc tiến đến việc tu thân. Thân đã tu nhiên hậu mới có thể
tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Vậy sự tu thân chẳng những là cần thiết cho đời
mình mà còn rất quan hệ đến việc tấn hoá của quốc gia và xã hội.
Hai chữ “tu thân” không phải chỉ có một ý nghĩa
tiêu cực là sửa trị nết xấu mà là bao hàm một chương trình rộng rãi trau dồi
tài đức. Tu thân cũng không phải chỉ có một quan niệm hoàn toàn về cá nhân, vì
phép tắc đối với mình tức là “xử kỷ” phải luôn luôn đi kèm với phép tắc đối với
người việc tức là “tiến vật”.
Muốn được hoàn hảo trong việc xử lý và tiến vật,
con người cần phải thực hành phép tam lập, tức là Lập Đức, Lập Công và Lập
Ngôn.
Sao gọi là Lập Đức :
Thể theo triết học Nho giáo, Đạo Trời gồm có bốn
đức là Nguyên, Hạnh, Lợi, Trinh,tức là bốn lý pháp mầu nhiệm làm cho cơ sinh
hoá vạn vật được điều hoà và thành tựu với tất cả những tốt đẹp thuần tuý thiên
nhiên.
Đạo người cũng có bốn đức là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí
cũng có công dụng và đặc tính y như bốn đức Nguyên, Hạnh, Lợi, Trinh của Đấng
Tạo Hoá.
ĐỨC
NHÂN : Bởi cái đức lớn của Trời là sự sinh thì đạo làm người phải theo đạo Trời
mà bồi dưỡng sự sinh.
Cái đức làm cho ta yêu người, yêu vật, muốn cho vạn
vật các đắc kỳ sở đó là Đức Nhân vậy.
Cái lòng yêu đó biểu lộ tự nhiên theo tiếng gọi của
lương tâm, không có miễn cưỡng chút nào mà cũng không do ai xúi giục.
Chữ nhân đem ra ứng dụng vào đời sống thì nó gồm
tất cả nghĩa vụ làm người, nên thầy Mạnh Tử nói nhân là đạo làm người vậy.
Thực hành chữ nhân tức là áp dụng Thiên lý vào đời
sống thực tế.
Muốn làm điều nhân, người ta phải giữ lòng ngay
thẳng, chẳng cho tư dục xen vào tâm, để cho nguồn Thiên lý ở trong tâm ung dung
phát triển rồi ta cứ theo tiếng nói thiêng liêng đó mà làm cho hết sức mình.
Theo tình cảm, trước hết ta phải thượng những người
thân cận như là cha, mẹ, anh, em và người trong gia tộc. Thứ nữa ta phải nới
rộng tình thương tới cả nhân loại, vì đức nhân là tiêu chuẩn của lòng từ ái và
tính vị tha, không thể khép vào một chỗ chật hẹp được.
Thầy Mạnh Tử có quan niệm là lòng nhân ái ví như
cái hoa của đời sống, sự sinh tồn thiết thực là tình thương tràn trề sung mãn.
Nếu lòng nhân ái không được nở nang đầy đủ thì nó như cái hoa héo trước khi nở.
Tóm lại người có lòng nhân phải trang nghiêm, phải
có ý chí bền bĩ, không làm cho ai điều mình không muốn người làm cho mình, khiêm
nhượng, khoan hồng, cần mẫn, quảng đại, thi ân huệ cho người, thương yêu mọi
người và mong cải tạo xã hội. Ngoài ra phải biết xét mình, biết so sánh mình
với người, phải noi theo những phong tục tập quán tốt, những lễ nghi đương
thời.
Xưa Đức Khổng Tử vì khiêm tốn mà nói rằng : ta đâu
dám sánh mình với bậc Thánh, bậc Nhân (Nhược Thánh dữ nhân tắc ngô khởi cảm)
ĐỨC
NGHĨA : Đức Nghĩa là cử chỉ tác động theo đạo lý, theo lòng nhân nâng cao giá
trị con người. Giúp đỡ người nghèo đói, cứu vớt một kẻ té sông, chia sớt thống
khổ của người già cả tật bệnh, đó là làm điều nghĩa.
Con người ai cũng có cái tánh yêu điều nghĩa, song
không làm được điều nghĩa là tại cái lợi làm hỏng vậy. Người quân tử vẫn chủ
tâm lấy cái nghĩa làm trọng hơn cái lợi. Theo các bậc hiền triết Nho giáo, nếu
biết kiến lòng háo nghĩa thắng được lòng dục lợi thì thành ra điều hay, mà để
lòng dục lợi đè được lòng háo nghĩa thì thành ra điều dở. Và nghĩa thắng được
lợi thì đời trị, lợi đè được nghĩa là đời loạn (Nghĩa thắng lợi giã di trị thế,
lợi khắc nghĩa giã di loạn thế).
Cho nên Nho học khuyên : “Tiên nghĩa nhi hậu lợi”
tức là phải làm nghĩa trước rồi sau sẽ cầu lợi, đó là điều chính đáng vậy.
ĐỨC
LỄ : Chữ Lễ chẳng phải để dùng để nói về việc thờ phụng, cúng tế theo tôn
giáo. Lễ cũng nói gồm cả những qui cũ mà phong tục và tập quán của nhơn quần xã
hội đã thừa nhận như Quan, Hôn, Tang, Tế,…Lễ cũng dùng để khiến sự hành vi của
người ta cho có chừng mực và hợp với đạo lý, và nếu không có lễ thì mọi việc
trên đời đều hỏng vì rối loạn.
Cho nên Đức Khổng Tử dạy bảo Thầy Nhan Uyên rằng :
Không phải lễ thì chớ trông, không phải lễ thì chớ nghe, không phải lễ thì chớ
nói, không phải lễ thì chớ làm (Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật
ngôn, phi lễ vật động).
Ngoài ra lễ còn có hiệu lực định lẽ phải trái, tình
thân sư và trật tự trên dưới cho phân minh. Trong xã hội có vua tôi, thầy trò,
cha con, chồng vợ, có người thân kẻ sơ, có việc phải việc trái, cho nên phải có
lễ để phân biệt tôn ti, khiến người ta biết cư xử với nhau cho phải đạo, phân
ra trật tự làm cho vạn vật không có điều chi hồ đồ hổn độn.
Lễ để ngừa sự loạn sinh ra cũng như bờ đê giữ cho
nước không đến được. Người giàu sang biết lễ thì không bạo ngược, kiêu căng;
người bần tiện biết lễ thì không nản chí, không làm bậy. Bậc vua chúa biết lễ
thì mới biết cách trị nước an dân.
Bởi vậy các đấng đế vương đời trước sở dĩ trị được
thiên hạ là vì hiểu rõ thi dục của người ta, nên mới đặt ra lễ và nghĩa để phân
biệt được cái lợi, cái hại, để trị thất tình, là hỉ, nộ, ái, cụ, ái, ố, dục và
sửa thập nghĩa là phụ từ, tử hiếu, huynh lương, đệ đễ, phu nghĩa, phụ thính,
trưởng huệ, ấu thuân, quân nhân, thần trung, đem sự hoà thuận, chuộng sự nhân
nhượng, bỏ sự tranh cướp.
Trên thế gian con người chỉ biết được cái đã có
rồi, không biết được cái sắp có. Lẽ ra, để can ngăn trước việc chưa xảy ra,
pháp luật là để trị việc đã có rồi.
Bởi vậy thánh Nhân chỉ trọng lễ chứ không trọng
hình.
ĐỨC
TRÍ : Trí là một đức tính giúp chúng ta phân biệt điều làm lẻ dữ, điều chánh
lẻ tà.
Người trí khôn luôn theo đường đạo đức, tránh kẻ
vạy tà, gần người lương thiện để nâng cao giá trị mình trên đường xử kỷ tiếp
vật.
Đề cập đến cách luyện trí, Đức Khổng Tử dạy ba điều
:
1 / Luyện trí bằng cách học hỏi người đời nay
2 / Bằng cách khảo cổ (học theo gương thánh hiền
thời xưa)
3 / Bằng cách trầm tư mặc tưởng để định trí an
thần, tìm cho ra chơn lý.
Nhờ có học hỏi con người mới được trí minh mẫn,
thấy xa hiểu rộng. Trong sự học hỏi phải có chí thành, cương quyết, không vì
thấy khó mà bỏ dở nữa chừng.
Có điều mình chẳng học, nhưng đạ học mà chẳng thành
công thì không thôi; có điều mình chẳng hỏi nhưng hỏi mà không thông suốt thì
không bao giờ chịu, có điều mình chẳng suy nghĩ, nhưng suy nghĩ mà không vỡ lẽ
thì suy nghĩ mãi.
Có bền chí như vậy sự học mới có kết quả khả quan.
Trí được sáng suốt, mình mới tự biết mình và biết
người.
Nếu làm người mà mình không tự biết mình thì thật
lấy làm thương hại Biết người biết ta tức là bậc trí giả, không khi nào thất
bại trên đường đời cũng như đường đạo.
Thầy Mạnh Tử nói : Cái kết quả chánh đại của đức
Trí là sự thực hành rất kiên cố đức Nhân và đức Nghĩa. Vì vậy đức Trí và lòng
nhơn ái là hai kho quí báu của người hoàn thiện, là hai đức tính không rời
nhau,vì không thể có cái này mà không có cái kia.
Tóm lại, biết được tác dụng của bốn đức căn bản của
đạo làm người rồi, chúng ta theo đó mà tập luyện cho hết sức mình. Làm cho nhập
tâm hầu áp dụng vào đời sống hằng ngày của mình
Nho giáo cho rằng người quân tử cần hợp đủ những
đức Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí. Người nào còn thiếu kém về việc thực hành một điều
này hay một điều khác trong bốn đức tính căn bản đó thì không xứng đáng là
người học Đạo và biết Đạo.
LẬP
CÔNG
Lập công là một phương pháp cần thiết trong việc tu
kỹ xử thế của con người.
Phép lập công gồm có hai mặt là : Sức khoẻ đầy đủ
và tinh thần cứng rắn, đủ nghị lực điều khiển nhục thân tuân hành mạng lệnh của
trí não.
Muốn kiện toàn sức khoẻ, phải giữ vệ sinh cho thân
mình, phải ăn uống có điều độ, tránh xa tửu sắc làm cho thân thể con người phải
tiều tuỵ.
Phải tận lực đánh đổ tật biếng nhác. Làm việc pảhi
siêng năng nhóm lẹ; việc nào đã làm phải làm hết sức chu đáo.
Ở tại gia đình phải gắng sức lập công thì gia đình
mới khỏi thiếu thốn,tức thực túc y, con cái được bảo dưỡng đầy đủ.
Ra gánh vác việc xã hội, tuỳ theo địa vị, phải rán
lập công cho đúng với nhiệm vụ mình đã nhận lãnh, hoặc y theo lời cam kết của
mình.
Chẳng nên thấy sự khó khăn mà bỏ dở nửa chừng hoặc
ham lợi nhiều mà làm việc cẩu thả, khiến công chuyện bất thành rồi đổ thừa cho
điều này lẽ nọ.
Làm như vậy thì thất tín với mình, thất tín với
thiên hạ, không còn ai dám tin dùng mình nữa và cả đời mình phải gánh chịu hậu
quả, không trông gì làm nên sự nghiệp được.
Khi nhận vào cửa đạo, quyết tu hành, phụng sự cho
đạo và cho chúng sanh thì sự lập công là đầu mối việc. Phải lập công rồi sau
mới hưởng quả, nên gọi là công quả.
Công quả trong cửa đạo chia ra hai phần là : Công
quả nội và Công quả ngoại.
CÔNG
QUẢ NỘI : Là phương pháp làm cho mình sáng suốt, hiểu thông rành mạch đạo lý,
không còn chỗ nào ngờ vực hầu trau giồi tâm tánh để trở nên người đạo đức hoàn
toàn. Phải để công phu học hỏi rồi thực hành tức là áp dụng điều hiểu biết vào
đời sống tinh thần,dìu đường cho kẻ khác cũng trở nên sáng suốt như mình. Đó là
giác tự nhi giấc tha.
CÔNG
QUẢ NGOẠI : Là phụng sự cho Đạo và cho chúng sanh là tuỳ theo địa vị và khả năng của
mình, ra công xây dựng cho Đạo và giúp ích cho người đạo cũng như người đời,
làm cho ai cũng hưỡng được cái công quả của mình.
Sự sanh hoạt trong cửa Đạo cũng chẳng khác chi sự
sanh hoạt ngoài mặt đời : Kẻ rành về nghề nầy, người chuyên môn về việc khác.
Có nghề đòi hỏi sự lao lực, có việc cần nơi sự lao tâm. Lập công quả bằng sự
lao tâm hay lao lực đều có giá trị như nhau và hướng về chủ đích phụng sự cho
Đạo và cho chúng sanh.
Trong cửa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, người tu sĩ nhờ
nơi cửa công quả mà lập vị xứng đáng cho mình và hưởng ân huệ thiêng liêng ngày
chung cuộc.
LẬP
NGÔN
Lập ngôn là trau chuốt lời nói thanh nhã, chơn
thật, hiền lành, tỏ ra mình là người có học hay có thấm nhuần đạo đức.
Muốn thực hành phép lập ngôn, chúng ta phải làm chủ
khẩu khí, phải suy nghĩ kỹ trước khi thốt lời thì lời nói mới đoan trang, có
mực thước.
Vả lại người ta thường do lời nói để tìm biết tâm
chí và trình độ tấn hoá của mình, chúng ta nên cẩn thận, vì một khi thốt lời
rồi thì khó lấy lại được.
Về mặt đạo, lời nói chẳng lành, bất công hoặc có ác
ý, làm cho mình mang nghiện quả (Karma). Nghiện quả đó gọi là khẩu nghiệp, dầu
là nói suông cũng đồng tội như mình có làm việc ở quấy.
Đức Chí Tôn có dạy rằng : “Các con phải cẩn ngôn
cẩn hạnh. Thà các con làm tội mà chịu tội cho đành, hơn là các con chỉ nói mà
phải mang trọng hình đồng thể”.
Vậy người tu sĩ cần áp dụng triệt để những điều răn
cấm sau đây :
- Cấm vọng ngữ tức là nói dối
- Cấm lưỡng thiệt, tức là đem chuyện người này
thuật lại với kẻ nọ làm cho hai bên xích mích với nhau.
- Cấm ác khẩu, tức là nói lời hung dữ
- Cấm ý ngữ tức dùng lời xảo trá để gạc gẫm người
sa vào tội lỗi.
Đức Khổng Tử có nói : “Đạo thính nhi đồ thuyết đức
chi khá dĩ”, nghĩa là nghe chuyện đầu đường nói lại ở cuối đường là tự bỏ cái
đức tốt của mình vậy.
Trong xã hội, người ta vì lời nói mà sanh ra việc
bất bình, có khi gây ra thù oán có thể đánh giết nhau.
Trong gia đình, vì lời nói mà có khi can thường tan
vỡ, cốt nhục chia lìa.
Trong việc trị nước, các vị vua chúa thời xưa thường nghe lời sàm tấu
của đám nịnh thần mà quốc gia phải khuynh nguy, cơ đồ nghiêng ngửa. Vì đó có
câu : Nhất ngôn khả dĩ hưng bang, nhất ngôn khả dĩ tán bang.
Lời nói có tầm quan trọng như thế, người đời cũng
như người tu sĩ nên cẩn hạnh cẩn ngôn cho lắm.
Nói tóm lại, người quyết chí tu thân, nếu thực hành
được phép Tam lập và Lập đức, Lập công và Lập ngôn thì sẽ trở nên hoàn thiện và
đáng là một bậc đại hiền trong thiên hạ vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét