Nếu Đức Chí-Tôn chiết chơn linh giáng thế như các vì
Giáo chủ trước thì phải tá mẫu đầu thai, mang phàm thể hữu vi, lại nữa là Đạo
khai trong nước Việt-Nam thì phải thọ sanh hình hài người Nam Việt thì có thể
nào chuyển ba mối Đạo khắp Ngũ châu và toàn cầu thế giới đặng. Lại nữa các dân
tộc trong Vạn quốc không thể hiệp đồng sự Tín ngưỡng làm một thì khó mà
độ tận chúng sanh, cho nên Đức Chí-Tôn giáng bằng Huyền diệu Cơ Bút đặng làm cho các nước để trọn đức tin rằng một Đấng Chí-linh giáng thế cứu đời qui tụ cả khối tinh thần của nhơn loại duy nhất. Chỉ rõ bằng cớ như kỳ các Tôn giáo tại Luân đôn thì các nước đều công nhận Đạo Cao-Đài là chơn thật có thể qui nguyên Đại-Đồng Tôn giáo và tại Toà Nội các năm 1933 Hạ Nghị Viện có 424 vị thân sĩ cùng đồng bỏ thăm toàn công nhận Đạo Cao-Đài.
độ tận chúng sanh, cho nên Đức Chí-Tôn giáng bằng Huyền diệu Cơ Bút đặng làm cho các nước để trọn đức tin rằng một Đấng Chí-linh giáng thế cứu đời qui tụ cả khối tinh thần của nhơn loại duy nhất. Chỉ rõ bằng cớ như kỳ các Tôn giáo tại Luân đôn thì các nước đều công nhận Đạo Cao-Đài là chơn thật có thể qui nguyên Đại-Đồng Tôn giáo và tại Toà Nội các năm 1933 Hạ Nghị Viện có 424 vị thân sĩ cùng đồng bỏ thăm toàn công nhận Đạo Cao-Đài.
Đức Chí-Tôn chẳng giáng bằng xác thân mà lại dụng tánh đức lương sanh lập
quyền Hội-Thánh thay hình thể hữu vi cho Đức Chí-Tôn, thay thế và lập Vạn linh
đối phó cùng quyền Chí linh, ấy là cơ mầu nhiệm cứu vớt quần sanh giải thoát khỏi
chốn sông mê bể khổ.
Kỳ Hạ nguơn này dầu chúng sanh có tàn bạo hung ác thế nào cũng không làm hại
xác thân của Đức Chí-Tôn như các vì Giáo chủ buổi trước vậy.
Bởi quyền Vạn linh có đủ nghị lực tinh thần lập khuôn viên Luật pháp xây
chuyển cơ Đạo và cơ Đời cho thuận theo lẽ tuần hoàn của tạo hoá. Đức Chí-Tôn
khai Đạo kỳ ba này giáng bằng Huyền diệu Cơ Bút là do nơi Thiên thơ tiền định
chuyển Đạo vô vi hiệp Tam giáo Ngũ chi làm một” (ĐHP: 1-7 Mậu-Dần – 1938)
2 - Nước Nam có một CHỦ mà thôi: là Thầy.
Thầy dạy: ngày 21-8-Bính Dần ( Thứ hai, 27-9-1926)
“Các con. Thầy dặn các con, từ đây
ai nói chi tùy ý, cứ nghe một Thầy thì
khỏi lầm lạc.
Con TRUNG cứ lo khai Đạo, món binh khí tà quái vì đó mà tiêu diệt. Nước Nam
có một chủ mà thôi:là Thầy. Từ trước vì nhiều Đạo trong nước mà chẳng một Đạo
nào chơn chánh, làm mạnh quốc dân, nên
nước phải yếu, dân phải hèn. Dân tộc các con duy biết làm tớ chớ chưa biết làm
Chủ. Thầy vì thất lẽ công bình thiêng liêng ấy mới giáng trần lập Đạo tại Nam
phương, tức là thay mặt Càn Khôn Thế giới mà qui chánh truyền
nhơn loại.
Trong mối Đạo Thầy đã lập thì hằng nói tiên tri rằng: Ngày kia có một nước
đương trong vòng nô lệ, vì Ta mà làm Chủ nhơn loại, các con hiểu à !”
Đừng nghe, vì nếu chẳng vậy, ngôi Giáo Tông chẳng ai dám ngồi. Tất cả sáu
ngôi kia, hễ các con đến dựa thì quỉ giết chết, nghe à !
Lập Nhơn phẩm làm Thiên phẩm chẳng dễ chi mà không dùng huyền diệu.
Còn Nhạc Lễ là phép nhà Nam, Thầy muốn giữ gìn sao cho trọn vẹn, các con hiểu
?
Các con hơi nào nghe lời thế sự, một điều nào cũng chưa quyết đoán cho cùng
phải quấy.
- Khi Thích Ca truyền Đạo, dân Brahma cho là Bàng môn vì khác Thánh giáo Phật đạo.
- Khi Lão Tử truyền Đạo thì đời cho là phép mê hoặc.
- Khi Chúa Jésus truyền Đạo thì nhà Israel gọi là cải
Chánh đạo, đến đỗi bắt giết.
Các con muốn vừa lòng Thiên hạ thì là giỏi hơn Thầy rồi. Thầy khuyên đừng
nao núng, các con ngó Thầy trước, các con coi bước Thầy đi trước, các con cứ đi
theo sau Thầy là đủ. Cười !”
3 - LẬP PHÁP CHÁNH TRUYỀN CỬU TRÙNG ĐÀI
Pháp Chánh Truyền của Đạo Cao Đài là thành văn Hiến pháp Thiêng Liêng, do Đức
Chí-Tôn giáng cơ lập thành sau ngày Khai Đạo (là 15-10-Bính Dần) một ngày
Qua ngày 16-10-Bính Dần (dl 20-11-1926) Đức Chí Tôn giáng Cơ lập Pháp Chánh
Truyền tại Thánh Thất Gò Kén (Từ Lâm Tự) Tây Ninh.
Trước tiên là lập Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài phân định
rõ phẩm cấp và chức năng của mỗi phẩm từ Giáo Tông đến Lễ Sanh. Mỗi phẩm đều có
chữ GIÁO hay chữ SƯ. Đến phẩm Đầu Sư là Thầy của các Thầy; nghĩa là từ Giáo Hữu
trở lên mới đứng vào hàng Chức Sắc, Thánh
Thể của Chí-Tôn.
Phẩm Lễ Sanh chưa được vào hàng Chức sắc, chỉ là người có hạnh đức dùng vào
việc lễ nghi. Ngày xưa dùng phẩm Lễ sanh này là người dâng Lễ (nay đổi ra là Lễ
Sĩ)
Tôn chỉ của Đại Đạo Tam Kỳ là Phổ Độ, thế nên quyền Chí Tôn hữu hình tại thế
là khi nào Giáo Tông hiệp cùng Hộ-Pháp
làm một.Từ khi Đức Lý Giáo Tông hiệp với Đức Hộ-Pháp mới lập thêm Bàn Trị sự gọi
là Hội Thánh Em, do vậy mà phẩm Lễ Sanh mới được nâng lên hàng Chức sắc, có
trách nhiệm thuyên bổ, đảm trách vụ đặc sứ, sau này Cai quản Tộc Đạo nên còn là
Đầu-Tộc Đạo.
Hội-Thánh Cửu Trùng Đài là cơ quan Hành pháp, nắm quyền hành-chánh-đạo, phổ
thông chơn đạo đến khắp chúng sanh, nên Luật ghi: nếu có vị nào nói rằng không
thông lý Đạo thì Chức việc Bàn Trị Sự phải chịu trách nhiệm thiếu giáo hoá mà cấp
lãnh đạo là Lễ Sanh và Giáo Hữu (Đầu Tộc đạo, Khâm Châu Đạo).
Ấy phần Thế Đạo tượng trưng xác thể của Chí-Tôn.
4 - LẬP PHÁP CHÁNH TRUYỀN HIỆP-THIÊN-ĐÀI:
Hiệp-Thiên-Đài là nơi Thầy ngự cầm quyền Thiêng liêng mối Đạo. Đạo còn thì
Hiệp-Thiên-Đài còn. Hiệp Thiên Đài là Chơn thần trung gian giữa xác và hồn. Cửu
Trùng Đài muốn thông công cùng Bát Quái Đài, phải nhờ Hiệp-Thiên-Đài làm trung
gian, ấy là nơi của Giáo Tông đến để thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất
Thập Nhị Địa cầu mà cầu siêu-rỗi cho nhơn loại. Thế nên Pháp Chánh Hiệp-Thiên-Đài
phải lập riêng, đó là cơ quan TƯ PHÁP, bảo thủ chơn truyền.
Ngày 12-01-Đinh Mão (dl 13-02-1927) Đức Chí Tôn giáng Cơ lập Pháp Chánh
Truyền Hiệp-Thiên-Đài. Từ đây Hiệp-Thiên-Đài dưới quyền Chưởng Quản của Hộ
Pháp,Tả có Thượng Sanh, hữu có Thượng Phẩm. Thầy lại chọn Thập nhị Thời Quân
chia làm ba Chi: Pháp,Đạo, Thế
5 - LẬP PHÁP CHÁNH TRUYỀN NỮ PHÁI:
Qua tháng Giêng năm Đinh Mão. Đức Lý dạy:
Trước khi bàn đến việc lập Pháp-Chánh-Truyền Nữ phái, nên nói qua lý-do vì
sao Đức Chí-Tôn không lập mà để cho Đức Lý đứng ra lập ?
(Trích y Thánh-ngôn của Giáo-Tông Lý
Thái-Bạch)
“Hội Thánh nghe Lão ban sắc phục Nữ phái:
PCT: Nữ-phái phải tùng Đầu-sư Nữ-phái, songĐầu sư lại phải
tùng quyền của Giáo-Tông và Chưởng Pháp.
CG: Hội-Thánh Nữ-phái phải tùng quyền Đầu-sư Nữ-phái, song cả thảy đều phải
tùng quyền Giáo-Tông và Chưởng-Pháp. Nữ-Đầu-sư quyền như Nam-phái, song điều
đình bên Nữ-phái mà thôi, chẳng đặng xen lộn qua Nam, cũng như Nam chẳng đặng
xen lộn qua Nữ. Mỗi điều chi thuộc về Nữ-phái thì Giáo-Tông và Hộ-Pháp chỉ do
nơi Nữ-Đầu-sư.
PCT: “Đầu sư Nữ phái chịu công cử theo luật Hội Thánh ban hành, theo luật Hội-Thánh
phân xử đường Đời và đường Đạo”.
Chú-giải: Đầu Sư Nữ-phái phải tuân y Tân-Luật của Hội Thánh về đường Đạo và
đường Đời, phải chịu dưới quyền Hội-Thánh xử trị cũng như Nam-phái vậy, dầu cho
sự công cử lên các phẩm vị cũng phải tùng y như luật Hội Thánh ban hành; nhứt
nhứt y quyền Nam-phái, không điều chi cải sửa, dầu cho sự hành chánh cũng vậy.
Quyền hành sự cũng về nơi Chánh Phối-sư. Đầu-sư không đặng phép lấn quyền; hễ lấn
quyền thì phạm Pháp Chánh Truyền, cũng như Đầu sư Nam-phái vậy.
PCT: Đầu-sư Nữ-phái mặc một bộ Đạo phục y như Đạo phục Đầu sư Nam phái, phải đội một
Ni-Kim-Cô như các Vãi Chùa, toàn hàng trắng, áo chín dải có thêu bông sen. Trên
Kim Cô có choàng từ đầu tới gót. Đội Mão Phương Thiên, trên chót Phương Thiên
ngay đầu tóc có Thiên Nhãn Thầy bao quanh một vòng Minh Khí, đi giày vô ưu màu
trắng, trên chót có đề chữ “Hương” nghe à!”.
Chú Gỉai: Đầu-sư Nữ phái mặc một bộ Đạo phục toàn là hàng trắng có thêu
bông sen, y như Đạo phục Đầu sư Nam phái, áo chín dải, đội một cái Ni-kim-cô;
nghĩa là cái Ni kim Cô bằng hàng trắng, y như của các vãi chùa, có thêu bông
sen, bao quanh đầu một cái Kim-Cô bằng vàng. Trên Ni-kim-cô ấy phải choàng một
cái Mão Phương Thiên, nghĩa là: cái choàng bằng hàng cho thiêt mỏng, trên chót
thêm một cái Mũ bằng vàng chụp trọn đầu tóc, chính giữa ngay trước mặt có chạm
Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh Khí. Cái choàng của Mão Phương Thiên
phải cho thiệt dài, ba thước ba tấc ba phân, vì mỗi phen lên ngự trên Ngai; thì
phải có hai vị Lễ Sanh Nữ phái theo sau, nâng đỡ chẳng cho phết dưới đất, chơn
đi giày vô ưu toàn bằng hàng trắng, trên chót mũi giày có chữ “HƯƠNG” là Tịch Đạo.”
Nhận thấy qua ba thời điểm lập Pháp Chánh Truyền:
* Ngày 16-10-Bính Dần (dl:20-11-1926) lập
Pháp Chánh
Truyền Cửu Trùng Đài.Cửu Trùng Đài tượng quẻ Khảm ☵ (xem Dịch Lý Cao Đài I cùng Soạn giả
có giải rõ)
- Ngày 12-01-Đinh Mão (dl: 13-02-1927) lập Pháp Chánh
Truyền Hiệp-Thiên-Đài. Hiệp Thiên Đài tượng quẻ Ly ☲
- Tháng 1 năm Đinh Mão lập Pháp Chánh Truyền Nữ-phái
Vậy là đủ Âm Dương rồi. Bấy giờ lập PCT Nữ phái nữa là hoàn thành con số 3
là Tam Tài: Thiên, Địa, Nhân.
“Như vậy số 3 gọi là Tam, mà Tam là Càn khôn vũ trụ định thể. Số 3 là con số
thiêng-liêng tạo-đoan vạn-vật là vậy”.
Thấy ra con “SỐ 3” này là con số huyền diệu,
là con số căn bản nhất.
Hơn nữa: Thầy lập PCT Cửu Trùng Đài trước rồi mới lập PCT Hiệp Thiên Đài
sau, tức là mở Thể pháp trước, mở Bí pháp sau. Tất cả đều đi vào nhất quán.
Lý Đạo nhiệm mầu là thế !
Pháp Chánh Truyền tức là cơ quan truyền Chánh Pháp thì do quyền năng của
Thượng Đế giáng Cơ lập thành. Song song với thời gian này Đức Chí-Tôn dạy nhơn
sanh lập Luật để tu, tức là Tân Luật. Như vậy thì Tân Luật này uyển chuyển hơn,
tức là có thể thay đổi tùy theo trình độ tiến hóa của nhơn sanh.
Nếu Tân Luật là Âm, thì Pháp Chánh Truyền là Dương. Âm Dương tương hiệp thì
từ đó mới biến hóa và mãi mãi trường tồn. Đạo Cao Đài thất ức niên là bởi
đó. Lại nữa
- LẬP HỘI-THÁNH
Hội Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ gồm ba Đài: Hiệp-Thiên, Cửu Trùng và Bát Quái.
“Thể Ðạo của Chí Tôn cũng phải nương theo chữ HÒA mới toan thành lập, Chí
Tôn định thành Hội Thánh, đặng thay thế hình thể của Người, thì cũng tùng theo
phép Tạo Hóa cá nhân mà gây nên ảnh tượng:
- Cửu Trùng Ðài là thi hài, ấy là TINH.
- Hiệp Thiên Ðài
là chơn thần, ấy
là KHÍ.
- Bát Quái Ðài là linh hồn, ấy là THẦN.
Nếu cả ba mà không tương hiệp, thì khó mong thành Ðạo cho đặng. Nếu có một
quyền hành nào tại thế nầy mà làm cho thân thể Chí Tôn phải chia phui manh mún
ra đặng, thì là Ðạo ta là giả Ðạo, tất nó phải tiêu diệt trong một lúc ngắn ngủi
chi đây.
Còn như quả là Chí Tôn vì thương yêu con cái của Người, chính mình đến lập
Ðạo đặng giải thoát cho chúng sanh, thì những mưu chước của tà quyền ngăn cản
bước Ðạo của Thầy khó mong nghịch mạng với Chí Tôn, ắt là không mong bền vững”
(PCT).
Hai Đài Hiệp-Thiên và Cửu Trùng thuộc hữu vi, dưới quyền Chưởng quản của
Giáo-Tông và Hộ-Pháp. Âm Dương tương đắc, tương điều hòa nhau. Riêng Bát Quái
Đài thuộc vô vi, dưới quyền Đức Chí-Tôn Chưởng Quản, gồm các Đấng Trọn lành (biểu
tượng phần trên nóc Tòa Thánh từ Tam Thế Phật đến tượng Đức Di Lạc Vương Phật
trên nóc Phi Tưởng Đài) cũng hoàn thành số 3 tam tài
A - Hội-Thánh Cửu Trùng Đài
Lần nầy Thầy chọn đến: Nhứt Phật, Tam Tiên, Tam Thập Lục Thánh, Thất Thập
Nhị hiền, Tam Thiên Đồ Đệ.
Thầy dạy: “Giáo-Tông là Anh Cả các con” (PCT)
Chú giải: “Giáo Tông thay mặt cho Thầy, đặng bảo tồn chơn Ðạo của Thầy tại
thế, thì Anh Cả nhơn sanh đặng dìu dắt các con cái của Thầy, dầu lớn tuổi hay
là nhỏ tuổi, quyền Thiêng Liêng đã định vậy.
Tuy trong Hội Thánh có chia ra hai phần hữu hình là: “Cửu Trùng Ðài” và “Hiệp
Thiên Ðài” mà nơi Hiệp Thiên Ðài, dầu cho Hộ Pháp cũng phải là em của Giáo
Tông, song Hộ Pháp phải nhỏ về phần hữu hình đã nói trên đây, chớ phần Thiêng
Liêng thì đồng vị.”
Thầy mở Đạo kỳ này chọn: nhứt Phật, Tam Tiên, đó là hàng Tiên-vị. Cái siêu
tuyệt của Đạo Cao-Đài ở chỗ là quyền Giáo Tông so với Giáo Hoàng của Tòa Thánh
Vatican (La Mã) nhưng nhơn sanh chỉ xem Ngài là “Anh Cả”. Tiếng Anh Cả này tức
là “Quyền Huynh thế ngôn” hay là “Quyền Huynh thế phụ” mà thôi. Nghĩa là nền Đại
Đạo này là một đại gia đình Tôn giáo. Chữ Huynh 兄 là ANH tự nó đã nói lên: Anh là người chỉ dùng miệng (khẩu 口) để khuyên dạy em mà thôi, chứ không được đánh đập hành hạ. Bởi “Giáo-Tông
là Anh Cả các con”. Suốt hệ thống tổ chức
Cửu Trùng Đài có tính nhất quán như thế:
1 - Hội-Thánh Cửu Trùng Đài Nam phái gồm:
- 1 Phẩm Giáo Tông (Nhứt Phật) Lãnh đạo tối cao toàn Đạo có phận-sự dìu dắt
Đạo-hữu trong đường Đạo và đường Đời. Pháp Chánh Truyền qui định:
“Giáo-Tông là Anh Cả các con. Có quyền
thay mặt cho Thầy mà dìu-dắt các con trong đường Đạo và đường Đời. Nó có quyền
về phần xác chớ không có quyền về phần hồn. Nó đặng phép thông-công cùng Tam thập
lục Thiên, Tam thiên thế-giái, Lục thập thất Địa cầu và Thập điện Diêm-cung đặng
cầu rỗi cho các con” (PCT)
- 3 Chưởng Pháp (Tam Tiên) Lãnh nhiệm vụ nghiên cứu Luật Pháp Đạo trước khi
ban hành cho toàn Đạo.
- 3 Đầu Sư (Tam Tiên): Cầm quyền Chánh Trị Đạo ban hành Luật Pháp Đạo.
- 36 Phối Sư (Tam Thập lục Thánh): Mỗi phái 12 vị. Trong số này có 3 vị
Chánh Phối Sư làm đầu, dưới quyền
ba vị Đầu Sư cai trị Đạo.
- 72 Giáo Sư (Thất thập nhị Hiền): Mỗi phái 24 vị. Có phận sự dạy dỗ Đạo Hữu trong đường Đạo và
đường Đời. Được quyền dâng sớ cầu nài về Luật Lệ làm hại Nhơn Sanh hay là cầu
xin chế giảm Luật lệ ấy.
- 3.000 Giáo Hữu (Tam thiên Đồ đệ): Chia đều mỗi phái 1.000, chẳng nên tăng
thêm hay là giảm bớt. Lãnh phận sự phổ thông Chơn Đạo.
- Lễ Sanh: Không hạn định số. Lễ Sanh là người có hạnh kiểm tốt, được quyền
đi khai đàn cho mỗi Tín Đồ.
Nam Phái chia làm 3 phái: Phái Thái (màu vàng), Phái Thượng (màu xanh da trời),
Phái Ngọc (màu đỏ). Như vậy các bậc phẩm gồm có: Lễ Sanh, Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối
Sư, Đầu Sư, Chưởng Pháp với các con số chia đều nhau, lấy số 3 làm ước số. Trừ
Giáo Tông có một.mà thôi. Tức nhiên dù hiện tại hay mãi mãi về sau cũng vậy:
GIÁO TÔNG CHỈ CÓ MỘT.
Vì là người thay mặt cho Đức Chí-Tôn, chữ
“thay mặt” phải là một người chứ không thể nhiều người được ?. Ông Trời
chỉ có một, người thay mặt chỉ có một. Không thể nào có ông Trời nơi này, ông
Trời nơi khác. Cũng như mặt Trời chỉ có MỘT mà thôi vậy.
Tuy nhiên lý đạo cao siêu mầu nhiệm quá !
Cửu-Trùng-Đài là cơ-quan giáo-hóa nhơn sanh, là môi-trường học-hỏi, tiến-hóa
theo ba bực, mỗi bực có ba phẩm-cấp. Như trên đã nói là hàng Tiên-vị tượng-trưng
bằng 7 cái Ngai, mà Ngai của Giáo-Tông ở giữa, đặt trên hết và lớn hơn hết. Các
phẩm cấp lần-lượt là Tiên-vị, Thánh vị rồi đến Thần-vị.Vậy trường Đại-Đạo theo
như Đức Hộ-Pháp dạy:
- “Thể-pháp của Đạo Cao-Đài là một trường công quả của chúng ta, trường
công-quả ấy để cho chúng ta lập đức, lập công, lập ngôn.
- Bí-pháp chơn-truyền của Đức Chí-Tôn tức nhiên cơ-quan huyền-bí để cho con
cái của Ngài giải-thoát.”
2 - Trường hợp ngoại lệ:
- Thực tế ngôi Giáo Tông có ba:
Hình vẽ sau đây biểu hiện rõ 7 phẩm tước của hàng Tiên vị, Giáo Tông vẫn làm Chủ Cửu Trùng Đài. Đồ hình có 7 vòng tròn nhỏ có đường kính bằng nhau. Một vòng giữa định cái tâm, 6 vòng xoay chung quanh là vai trò của mỗi vị gọi là "Các hữu thái cực". Pháp chánh Truyền qui định ngôi Giáo Tông chỉ có một, nhưng thực tế có ba:
- Ban đầu Đức Chí-Tôn định phong phẩm Giáo Tông cho Ông Ngô văn Chiêu,
nhưng trong 10 ngày ông không vượt qua được sự thử thách của Quỉ khảo, nên rớt,
ông lập Chi phái Chiếu Minh Vô vi rồi đến Chiếu Minh Tam Thanh...
- Đối với nền Đại Đạo hiện giờ
thì Đức Lê văn Trung là Quyền Giáo Tông để điều hành Hội-Thánh Cửu Trùng
Đài hữu hình (Quyền tức là chưa chánh vị).
- Đức Lý Đại Tiên Trưởng Thái Bạch Kim Tinh giờ này kiêm thêm chức Giáo
Tông Đại-Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tức là Giáo Tông vô vi.
Xem như ba vị Giáo-Tông đứng vào ba đỉnh của Tam giác nội tiếp trong vòng
tròn giữa, là hình ảnh của KHÍ mà ba ly rượu trên Thiên bàn (6-7-8) làm biểu tượng.
Vậy: - Đức Lý tượng cho Thần (số 8).
- Đức Quyền Giáo Tông tượng cho Khí (số 7)
- Ngài Ngô văn Chiêu tượng cho Tinh (Ngài tượng cho số 6 như nói trên, tức
là còn chịu ảnh hưởng của Lục dục, do đó Ngài không thắng nỗi Tà quái khảo.
Sau Ngài lập phái Chiếu Minh và khi Ngài
qui thì liệm xác hài trong tháp hình Lục giác) (số 6)
Đức Quyền Giáo Tông đăng Tiên nhập bửu tháp hình Bát giác. Tuy số 7 tượng
Thất tình nhưng Ngài đã biến nó thành Thất bửu, tức là thăng hoa vào hàng Tiên
vị.
3 - Hành tàng của các Giáo-Tông:
Pháp chánh Truyền dạy: “Giáo Tông chỉ có một” nhưng thực tế thì có đến ba
Giáo Tông:
1/ - Ông Ngô văn Chiêu:
Đức Hộ-Pháp xác nhận:
“Đi thâu Thập-Nhị Thời-quân rồi, Đức
Chí Tôn mới mở Đạo. Chừng đó Ngài mới chỉ cho chúng tôi biết rằng có một người
thờ Ngài là ông Ngô-văn-Chiêu, tức nhiên Đức Chí-Tôn muốn thâu Ông làm
Giáo-Tông đầu tiên đó. Có một điều lạ-lùng suy-nghĩ không ra nguyên-cớ là Đức
Chí-Tôn biểu Bà Nữ Chánh Phối-Sư Hương-Hiếu may sắc-phục Giáo-Tông cho Người, kỳ
hạn trong mười ngày Người sẽ được lên làm Giáo Tông. Trong thời-gian mười ngày,
chỉ có mười ngày mà thôi ! Chúng tôi không hiểu nguyên-cớ nào Ông Ngô văn Chiêu
không hưởng được điạ vị ấy. Ông Ngô-văn Chiêu là một vị Phủ, Đốc Phủ-sứ buổi nọ,
ở tại Hà-Tiên, do nơi Cơ bút, Đức Chí Tôn đến với Ngài và thâu Ngài làm Môn-Đệ
đầu tiên hết, là Người được Đức Chí Tôn xưng là “CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI-BỒ-TÁT
MA-HA-TÁT”.
Đàn Ngày 25-6-Bính Dần (dl:
3-8-1926) có giải rõ:
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ viết CAO ĐÀI Giáo Đạo Nam Phương.
“Chư môn đệ nghe dạy:
Vốn từ trước trong Thiên thơ Tam Kỳ Phổ Độ nầy, nền Chánh giáo phải có: Nhứt
Phật, Tam Tiên, Tam thập lục Thánh, Thất thập nhị Hiền, Tam thiên đồ đệ, Chưởng
quản thâu Tam giáo hiệp nhứt.
CHIÊU, thiệt là Nhứt Phật đó. Vậy, trước ngày định lập Thiên phong đặng tôn
chức Giáo Tông cho nó, thì Chúa Quỉ sai Tam thập lục động địa giái kêu nài với
Ta rằng: Cựu phẩm nó chẳng xứng ngôi ấy và kiện rằng Nó chẳng nhứt tâm thờ phượng
TA. Ta có cãi lẽ, Quan Thánh Đế và Quan Âm giúp lời, Ta nhứt định phong chức
Giáo Tông cho nó. Chúa Quỉ xin lịnh Ta mà khảo nó và phải để cho Tam thập lục động
hành xác nó. Ta không nỡ nên cho khảo mà không cho hành xác.
Rủi thay ! Đau đớn thay ! Buổi khảo nó phải bị Tà quái
áp chế nên phải mất ngôi, song Ta cũng còn thương yêu chẳng nỡ, nhưng mà có mặt chư Thần, Thánh, Tiên, Phật thì khó bề bào chữa đặng.
Đại lụy! Ta phải dùng quyền Chí Tôn mà tha thứ, song
buộc nó phải Tịnh thất.
Ta vừa muốn tha nó, lại bị Tam thập lục động khảo nữa
thì mới liệu sao? Ta phải giáng cơ biểu nó.
Con Thơ! con phải tuân nơi lịnh Thầy đã dạy khi Thầy giáng cơ mà thôi, còn
mọi sự khác thì đừng nghe. Kẻ bị tù còn có thế rỗi
ai chăng?
Chư Môn đệ khá nghe lịnh dạy, từ đây, ai còn phạm đến
thì Thầy buộc trục xuất cho khỏi rối loạn nền Đạo của Thầy.” Thầy thăng.
(Trích trong tập Thánh Ngôn chép tay của Ngài Đầu Sư
Thái Thơ Thanh, trang 237)
Ngày 9-1 Bính-Dần (dl 21-2-1926 )
Đức Chí-Tôn giáng Cơ ban cho Ông Chiêu bài thơ:
Bao năm dạy-dỗ quá dày
công (1) .
Lời hứa năm xưa gắng giữ
lòng.
Siêu đọa đôi đường tua chọn
lấy.
Lơi chơn một bước sẽ hoàn
không!
Cao Đài
(1) có bản chép “Ba năm” thì hợp với thời gian trường trai mà Thầy đến dạy
dỗ ông.
2/ - Đức Lý Giáo Tông ban “Quyền Giáo Tông” cho Ngài Thượng Trung Nhựt
Theo Đạo Nghị Định thứ hai. Điều thứ nhứt:
“Ban quyền hành cho Thượng Đầu Sư
thay mặt cho Lão mà thi hành các phận sự Giáo-Tông về phần xác, còn phần Thiêng
Liêng có Lão.
Làm tại Toà Thánh Tây Ninh, ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh Ngọ. Ký tên Hộ-Pháp
Phạm Công Tắc và Giáo Tông Lý Thái Bạch”.
Đức Hộ Pháp xác nhận:
“Từ khi Đức Chí-Tôn đến độ Đức Quyền
Giáo Tông rồi mới xuất-hiện Hội-Thánh Cửu Trùng-Đài đó vậy. Sự vinh-dự này
chính Đức Quyền Giáo-Tông đã được hưởng một cách xứng đáng. Bởi vì chính mình Đức
Chí-Tôn đến thâu Ngài, biểu Ngài lập thành Hội-Thánh. Ngài đi đến đâu Hộ-Pháp
cùng Đức Cao Thượng-Phẩm theo phò-loan để Đức Chí-Tôn thâu Môn-đệ, thâu được
bao nhiêu thì giao cho Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt giáo hóa, chính do
nơi Ngài cầu-khẩn Đức Chí-Tôn thâu Môn đệ, Ngài luôn luôn đi các nơi để Phổ-độ
chúng-sanh, nhứt là trước ngày mở Đạo, Đức Chí-Tôn sai hết các Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài
tức Thập-Nhị Thời Quân đi phò-loan cùng
hết, không có chỗ nào không có Cơ Bút. Người thì xuống miền Tây, người đi
miền Trung, đi cùng hết.
Thâu Môn-đệ xong, Thầy dạy chúng tôi về Tây Ninh mở Đạo. Với hai bàn tay trắng
không có
một miếng đất cắm dùi làm sao mở Đạo !”
Khi Đức quyền Giáo-tông qui Tiên, Ngài ngậm ngùi:
- “Vì sao Ðức Thượng-Ðế không chọn người nào khác, lại đem mối Ðạo lớn lao
mà trao lại cho Người lúc ban sơ ? Mà những người có công tu luyện theo Ðạo
này, Ðạo khác cũng chẳng hiếm gì, mà sao Ðấng Chí-Tôn không dùng ai trước ? Có
ai dám nói Ðấng Chí-Tôn dùng lầm ! Vậy thì, Tôn-chỉ của Ðại-Ðạo đã biểu lộ ra
rõ-ràng, bí quyết đoạt Ðạo chẳng phải do một mặt yểm thế để tịnh dưỡng tinh thần,
mà lại phải lịch-lãm nhơn sự và phải siêu quần xuất chúng, rồi lấy đạo đức mà cứu
vớt nhơn quần. xã hội, phải tùy sở nhu của chúng sanh mà lập phương phổ hóa,
thì cái công tu luyện kia mới bổ ích cho. Vì vậy mà Anh Cả chúng tôi mới đắc dụng
trong Ðại-Ðạo Tam Kỳ Phổ-Ðộ.
Anh Cả chúng tôi là người gồm có nhiều điều kiện hạp với tân thời, mà cũng
không nghịch với phong hóa cũ. Vậy nên, Ðấng Chí-Tôn mới dùng Người để làm mô
phạm cho anh em Ðạo Hữu và cho Đời thấy rõ một phần chơn lý trong Tôn chỉ Ðại-Ðạo.
Theo thời đại khoa học đương nỗ lực phát dương này, nếu đem cái thuyết Duy tâm cực đoan mà phổ hóa
chúng sanh không khỏi bĩ-lậu, còn nếu chuyên một mặt Duy vật mà tiến hành thì
xã hội phải có ngày tiêu diệt về nạn cạnh tranh phấn đấu. Vậy phải chiết trung
hai thuyết mà dung hòa thì đời mới đặng vừa tấn hóa theo văn minh khoa học, vừa
duy trì đặng tâm hồn đạo đức. Nhờ hiểu ý nghĩa cao thâm như vậy mà Anh Cả chúng
tôi không vì hoàn cảnh mà phải quá ư thiên
lệch về một mặt nào.
Chúng tôi còn nhớ lời tuyên bố rất thành thật của Anh Cả chúng tôi như vầy:
“Ngày nào nhơn sanh còn khốn khổ, thì chưa phải ngày Anh tọa hưởng an nhàn. Dầu
Anh đắc quả mà qui Tiên đặng sớm, Anh cũng nguyện tái kiếp để độ tận chúng
sanh”.
3/ - Thầy giao Đức Lý Thái Bạch kiêm nhiệm Giáo Tông Đại-Đạo:
Từ khi Thầy định ban chức Giáo Tông cho Ngài Ngô văn Chiêu, thì Quỉ Vương
xin thử thách ông Chiêu. Ông Chiêu không vượt qua nỗi các thử thách này nên
đành chịu mất ngôi Giáo Tông. Kể từ đó ngôi Giáo Tông để trống. Nay cần phải có phẩm vị Giáo Tông để
điều hành nền Đạo nên Đức Chí Tôn giao quyền cho Đức Lý Thái Bạch, Nhứt Trấn
Oai Nghiêm kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, để điều khiển nền Đạo này. Do
Thánh ngôn sau đây:
Ðại Ðàn Chợ Lớn [tại Nhà Ngài Lê văn Trung]
Ngày 23-9-Bính Dần (dl: 29-10-1926)
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ viết
CAO ÐÀI
Giáo Đạo Nam phương
Hỉ chư Môn đệ, chư Nhu, chư Ái nữ. Các con nghe:
“Thầy buộc phải nói rõ cho các con đừng
lầm mà trách Thầy. Cha hiền chả biết hành hạ con cái bao giờ. Thầy đã đến mà
dìu dắt từ đứa thì lẽ nào lại đành lòng xô đuổi. Thầy thấy các con bị phép thử
thất Ba Trấn lập thành thì đã hiểu nhiều đứa bị hành. Thầy ngậm đau nuốt thảm
ngồi nhìn. Thầy chẳng để thử thất, Ba Trấn trách Thầy vì yêu mến quá lẽ mà làm
mất hết công bình, nhứt là Lý Thái Bạch kêu nài hơn hết.
Dầu Quan Âm và Quan Thánh xin cũng chẳng đặng. Nhứt là buổi thử thất ấy, lại
nhằm ngày khai Thánh Thất thì các con đủ hiểu
là hại dường nào, song phải dằn lòng
chịu vậy. Các con ngã thì tại nơi Thầy. Nếu Thầy biết các con nhẹ tính thì thế
nào cũng chẳng chịu. Lại để lời tiên tri mà dặn trước, nào dè Thánh Ngôn các con không đọc, lời Thầy nói cũng như
không, mới ra tội lỗi các con phạm thượng thế ấy.
Vậy từ đây, quyền thưởng phạt đã giao vào tay Lý Thái Bạch. Các con liệu
mình mà cầu rỗi nơi Người. Thầy dạy dỗ, các con không nghe, đợi có hình phạt
thì các con chịu lấy.
(Ð.Q... thượng sớ). Cười.!...
Ð.Q: Cả môn đệ Thầy duy có biết một chớ không biết hai. Kẻ nào cưu tâm chia
phe phân phái là đứa thù nghịch của Thầy. Con hiểu à!
Tái cầu:
LÝ THÁI BẠCH
Hỉ chư Đạo hữu. Thiên phong bình thân.
Từ đây Thầy đã giao quyền thưởng phạt về nơi tay Bần Đạo. Vậy các Đạo hữu
khá hết lòng lo lắng vun đắp nền Đạo cho vững vàng, hiệp ý với Thiên cơ mà bước
lần lên địa vị cao thượng, chớ sụt sè ôm thói mờ hồ thì đã uổng công trình cực
nhọc từ bấy lâu nay, lại thêm chẳng đặng
theo Thánh ý của Thầy, là bậc Chí Tôn
đã hết sức nhọc nhằn cùng sanh chúng.
Mở một mối Đạo chẳng phải là sự thường tình, mà sanh nhằm đời đặng gặp một
mối Đạo cũng chẳng phải dễ. Muốn lập thành tất phải có điều nghiêm chánh thưởng
phạt. Có thưởng mới giục lòng kẻ có công, có phạt mới răn đặng lòng tà vạy.
Thưởng phạt tuy chẳng phải hữu hình, nhưng là một sự mừng vui, chưa có bậc
cao thượng ở thế nào bằng và một sự buồn bã nào sánh đặng. Dầu có ăn năn hối hận
mấy kiếp, ngày giờ cũng đã qua rồi. Ngôi Cực Lạc vẫn có người choán hết. Phần
nhiều các Đạo hữu dày công mà xây đắp nền Đạo, nhưng sự ham muốn còn bôn chôn
theo tình thế. Công đã nhiều mà bước tới nữa, dường như ngán bước, gặp sự gay
go đã mỏn lòng. Than thay! Tiếc thay!
Ðặng bậc Chí Tôn cầm quyền thế giới dìu dắt, rửa lỗi, mà chẳng bươn chải
cho kịp thì, để đua nhau nghĩ tính về miếng đỉnh chung, nếu Thầy chẳng Đại từ Đại
bi thì công quả đã chảy theo dòng nước.
Từ đây Bần Đạo phải để ý dìu dắt bước đường cho các Đạo Hữu, phải gắng công thêm nữa cho hiệp với cơ Trời. Ai hữu phước thì địa vị
đặng cao thêm, ai vô phần thì bị đọa Tam pháp. Phước phần cũng khó lựa người, rủi
rủi may may đừng trách nơi Bần Đạo.
Bần Đạo xin chào các Đạo hữu. Bần Đạo kiếu”.
Xem thế:
Từ nay: ngày 29-10-1926, Ðức Chí Tôn giao quyền thưởng phạt Chức sắc cho Ðức
Lý Thái Bạch, Nhứt Trấn Oai Nghiêm kiêm Giáo Tông Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Phép thử thất Ba Trấn lập thành, tức là Cách thử thất do Tam Trấn Oai
Nghiêm lập ra để chọn lọc Chức sắc làm cho giá trị thêm cao. Thử thất là bày ra
cuộc thi khả năng đạo đức, thử xem ai chịu nỗi thì đậu, ai không chịu nỗi thì rớt..Ba
Trấn là Tam Trấn gồm: Lý Thái Bạch, Quan Âm Bồ Tát, Quan Thánh Ðế Quân.
Ð.Q. là Ngài Trần Ðạo Quang, Quyền Thượng Chưởng Pháp. Sau rồi Ngài cũng bỏ
Đạo lập Chi Phái.
Ðọa Tam Pháp là nếu “tội phạm Thiên điều” thì bị đọa Tam đồ bất năng thoát
tục. Nếu phạm các tội nặng khác như thập ác, ngũ nghịch thì bị đọa vào ba đường
khổ trong Lục đạo luân hồi. Ba đường khổ nầy theo Phật giáo là: Ðịa ngục, Ngạ
quỉ, Súc sanh.
Nhân sanh niệm danh Ngài là:“Nam Mô Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông Đại-Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ”.
Như vậy Giáo Tông có 3 người tức nhiên hiệp đủ TINH- KHÍ –THẦN rồi.
- Ông Ngô văn Chiêu là TINH.
- Ông Lê văn Trung thuộc về KHÍ.
- Đức Lý thuộc về THẦN.
“Ba mà một, một mà ba là vậy”.
4 - Đức Quyền Giáo-Tông
thi-hành
Thể-pháp Đại-Đạo
Nơi Cửu-Trùng-Đài “Thầy định-quyết cho Người (Giáo-Tông) có quyền dạy-dỗ mà
thôi, song quyền-hành có rộng thêm đôi chút là dạy-dỗ trọn cả đường Đạo và đường
Đời. Nghĩ cũng chẳng chi làm lạ, vì cả Chức-sắc Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài của Thầy
lập, phải tùy theo tôn chỉ Đạo, nghĩa là xu-hướng về phần giáo-dục mà thôi. Thầy
đã xưng là Thầy đặng dạy-dỗ, còn tên của Chức-sắc đủ chỉ rõ-ràng phận-sự
giáo-hóa, là chánh vai của mỗi người, như Giáo Hữu, Giáo-Sư, Phối-Sư, Đầu sư,
Giáo Tông…Xem rõ lại thì tên mỗi vị chẳng mất chữ “Giáo” hay chữ “Sư”. Cơ Đạo từ
cổ chí kim vẫn vậy, lại hiệp lời này “Thiên mạng chi vị tánh, suất tánh chi vị
Đạo, tu Đạo chi vị giáo”. Thầy chỉ cậy Hội Thánh Thầy đã đến lập, thay quyền
cho Thầy mà dạy-dỗ cả con cái của Thầy, nghĩa là chúng sanh đặng lành, ấy là phận-sự
cần nhứt của Hội-Thánh đó” (PCT)
Thế nên, trong buổi Đại-Đạo Tam Kỳ Phổ Độ này:
Đức Quyền Giáo-Tông có bổn-phận “Cầm mối Thiên-Thơ lo cứu chúng”.
Quyển Thiên-Thơ Ngài đã nắm trọn vào tay.
Vạn sự khởi đầu nan là thế! Nhưng sự kiên-nhẫn đã giúp các Ngài thành công
là thế ! Sau cùng, Ngài đã lập vị một cách vẻ-vang, một cách xứng đáng, tám năm
tròn, không dư không thiếu một ngày. Phải chăng Ngài đã thực hiện trọn hai
Bát-Quái vào tay mà dìu-dắt nhơn-sanh trên con đường hành-thiện?
Hằng năm toàn Đạo đều ghi nhớ ngày 13-10 âm lịch là ngày qui Thiên của Đức
Ngài. Nếu tính:
Từ ngày 14-10 Bính-Dần dl 19-11-1.926 là ngày nhập vào Đại-Đạo Tam-Kỳ này,
Ngài hành Đạo suốt đến:
Ngày qui 13-10 Giáp-Tuất dl 19-11-1.934
Tính ra là tám năm tròn không dư không thiếu một ngày.
Đức Hộ-Pháp thường nhắc-nhớ đến:
“Cái ngôi của Ngài đã tạo dựng, cái
ngôi Giáo Tông-Đường của Ngài ngồi trên ấy, đầu tiên hết cái ngôi ấy nó sẽ để
nơi đất nước Việt-Nam này một cái báu-vật quí-giá vô cùng. Từ thử tới giờ chưa
hề có. Bần-Đạo ngó qua Vatican, cái Ngai của Đức Giáo-Hoàng Saint Pierre thế
nào, thì nay Bần-Đạo có lẽ nói và có thể mơ-ước rằng cái ngôi của Thượng-Trung-Nhựt
lưu lại nơi thế này nó sẽ trở nên thế ấy.”
Về Đạo phục thì “Nơi mão Ðại phục của Ðức Giáo Tông thì lại có ba Cổ Pháp
khác nữa, nghĩa là:
- Long Tu Phiến. - Thư Hùng Kiếm - Phất Chủ.
Ấy là Cổ Pháp của Thượng Phẩm cùng Thượng Sanh.
Ba ấn phải có trên mỗi luật mới đặng thi hành”.
- Thái Chưởng Pháp thì bình Bát Vu,
- Thượng Chưởng Pháp thì cây Phất Chủ,
- Ngọc Chưởng Pháp thì bộ Xuân Thu .
Hiệp một gọi là Cổ Pháp. Ba cái Cổ Pháp ấy vốn của Hộ Pháp hằng kỉnh trọng.
Nơi mão Tiểu phục của Người phải có ba Cổ Pháp ấy.
Thầy dạy: “Chưởng Pháp cũng là Giáo Tông, mà còn trọng hệ hơn, là vì người
thay mặt cho Hộ Pháp nơi Cửu Trùng Ðài”.Phải nói rằng sự tuyệt diệu về chánh trị
của Đạo theo Tân Luật và Pháp Chánh Truyền quá cao siêu. Âm Dương luôn hòa quyện
vào nhau như mắc lưới, ấy Lưới Trời: Pháp luật Thiên điều không còn một kẽ hở !
Tóm lại: Ðây là lời Thánh giáo của Thầy đã dạy Hộ Pháp khi Người hỏi Thầy về
quyền của Giáo Tông.
Hộ Pháp hỏi:
“Thưa Thầy theo như luật lệ Thánh Giáo Gia Tô Thầy truyền tại thế, thì Thầy
cho Giáo Tông trọn quyền về phần hồn và phần xác; Người nhờ nương quyền hành
cao trọng đó, Ðạo Thánh mới có thế lực hữu hình như vậy. Ðến ngày nay, Thầy giảm
quyền Giáo Tông của mấy con về phần hồn đi, thì con sợ e cho Người không đủ quyền
lực mà độ rỗi chúng sanh chăng ?"
Thầy đáp: "Cười! Ấy là một điều lầm lạc của Thầy, vì nặng mang phàm thể
mà ra. Thầy cho một người phàm đồng quyền cùng Thầy về phần hồn thì nó lên ngai
Thầy mà ngồi, lại nắm quyền hành CHÍ TÔN ấy, đặng buộc nhơn sanh phải chịu lòn
cúi trong vòng tôi tớ của xác thịt hơn nữa. Cái quyền hành quí hóa ấy, Thầy tưởng
vì thương mà cho các con, nào dè nó là một cây gươm hai lưỡi để giục loạn cho
các con.
Nay Thầy đến chẳng phải lấy nó lại, mà Thầy chỉ đến làm cho tiêu diệt cái hại
của nó; nếu muốn trừ cái hại ấy thì chẳng chi hay hơn là chia đôi nó ra, không
cho một người nhứt thống.
Kẻ nào đã nắm trọn phần hữu hình và phần Thiêng Liêng, thì là độc chiếm quyền
chánh trị và luật lệ, mà hễ độc chiếm quyền chánh trị và luật lệ vào tay, thì
nhơn sanh chẳng phương nào thoát khỏi vòng áp chế.
4 - Người Nữ rất nhiều quyền lợi: là Chức sắc cũng như bình quyền, bình đẳng
trong cửa Đạo
* Là Chức sắc: Nữ phái không chia phái và có Đạo phục màu trắng. Quyền hành
Nữ Chức sắc Cửu Trùng-Đài cũng y như Nam Phái, song chỉ trông coi phái Nữ mà
thôi. Chức Sắc Nữ Phái khởi từ phẩm Đầu Sư trở xuống Lễ Sanh, quyền hành y như
Nam. Nhưng tất cả tùng lịnh của Giáo Tông và Hộ-Pháp.Về Nữ chức sắc thì số lượng
vô hạn định. Riêng về Nữ Đầu sư (1 vị) Nữ chánh Phối sư (1vị)
Đây là một trường hợp hi hữu từ xưa đến giờ là Nữ phái được tham dự vào việc
tu hành: bình đẳng, bình quyền với Nam phái. Nhưng khi hành sự thì Nam chánh, Nữ
phó, trong một trật tự nghiêm trang. Chính đây là thể hiện “Cơ Đại Ân Xá của
Chí-Tôn” mà Thầy đã cho biết:
"Trên Bạch Ngọc Kinh có đủ Nam và Nữ, các con chớ lầm tưởng là phân biệt.
Có các Ðấng Nữ Tiên, Nữ Phật còn lớn quyền thế hơn Nam nhiều.”
Hỏi: Vì sao từ xưa Nữ phái không được tu hành, không được học hỏi có trí thức,
không được tiếp xúc với bên ngoài, thậm chí muốn tu phải cải Nam trang, vậy thì
làm sao có được “các Ðấng Nữ Tiên, Nữ Phật còn lớn quyền thế hơn Nam nhiều” ?
- Ấy là nhờ huấn ngôn của Mẹ đã truyền dạy từ lúc còn thơ: Nữ công, nữ hạnh,
tức là Tứ đức Tam tùng; ngay từ bé người con gái đã được rèn luyện trong cái
khuôn sáo Nho phong đẹp đẽ ấy, dù
không tu mà đã
thực sự tu sửa tánh tình, tu tâm dưỡng tánh. Ra lễ vào phép đoan trang. Cái nền
luân lý tốt đẹp ấy theo suốt cuộc đời người con gái, cho đến khi làm vợ, làm mẹ,
làm dâu thì đã quá thuần thục rồi. Tức nhiên người Nữ đã tu Nhơn đạo một cách rất
mực, chính chắn, đoan trang Vậy khi thoát xác lìa đời thì gần ngôi Tiên phẩm Phật,
ấy là xem như đã bước qua tu Thiên Đạo rồi vậy. Đúng với câu: “Dục tu Thiên đạo,
tiên tu Nhơn đạo. Nhơn đạo bất tu Thiên đạo viễn hỉ !”
Hiện nay: các bậc phẩm của Nữ phái bao gồm: Lễ Sanh, Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối
Sư, Đầu Sư (không có phẩm Chưởng Pháp và Giáo Tông).
“Xem rõ lại thì Pháp Chánh Truyền truất quyền Nữ Phái không cho lên địa vị
Chưởng Pháp và Giáo Tông.
Hộ Pháp để lời phân phiền cùng Thầy như vầy:
- “Thưa Thầy, Thầy đã nói con cũng đồng con, Nam Nữ vốn như nhau mà Thầy
truất quyền của Nữ Phái không cho lên địa vị Chưởng Pháp và Giáo Tông, thì con
e mất lẽ công bình chăng?
Thầy dạy: Thiên Ðịa hữu Âm Dương, Dương thạnh tắc sanh, Âm thạnh tắc tử. Cả
Càn Khôn Thế Giái nhờ Dương thạnh mới bền vững; cả chúng sanh sống bởi Dương
quang, ngày nào mà Dương quang đã tuyệt, Âm khí lẫy lừng, ấy là ngày Càn Khôn
Thế Giái phải chịu trong hắc ám, mà bị tiêu diệt. Nam ấy Dương, Nữ ấy Âm, nếu
Thầy cho Nữ Phái cầm quyền Giáo Tông làm chủ nền Ðạo thì là Thầy cho Âm thắng
Dương, nền Ðạo ắt bị tiêu tàn ám muội.
Hộ Pháp lại kêu nài nữa rằng: Thầy truất quyền Giáo Tông Nữ Phái thì đã
đành, song quyền Chưởng Pháp thì tưởng dầu ban cho cũng chẳng hại.
Thầy dạy: "Chưởng Pháp cũng là Giáo Tông, mà còn trọng hệ hơn, là vì
người thay mặt cho Hộ Pháp nơi Cửu Trùng Ðài. Thầy đã chẳng cho ngồi địa vị
Giáo Tông, thì lẽ nào cho ngồi địa vị Hộ Pháp con ! Bởi chịu phận rủi sanh, nên
cam phận thiệt thòi, lẽ Thiên Cơ đã định, Thầy chỉ cậy con để dạ thương yêu
binh vực thay Thầy kẻo tội nghiệp!”
* Vinh diệu của người NỮ PHÁI:
Tuy nhiên người Nữ-phái nếu biết làm trách nhiệm của mình cho xứng phận là
dạy dỗ con cái cho nên người, thì sau này con nên danh phận, khi về Thiêng
liêng thì hình ảnh của Mẹ sẽ là hình ảnh của Đức Phật Mẫu đó. Đức Hộ-Pháp nói về “Huyền-bí vô biên của Phật-Mẫu”:
“Bần-Đạo nói sơ lược huyền-năng thế nào, mà khi chúng ta vào kiến diện
Ngài, ta ngó trên mặt Ngài ta thấy mặt Bà Mẹ ta, sanh ta, đương như buổi sống,
đương lo buổi trở về, Bần-Đạo tưởng ngó thấy Bà Mẹ sanh Bần Đạo, tưởng cả thảy
cũng đều ngó thấy người Mẹ của họ vậy. Nếu lấy theo cái trí học tưởng-tượng
không biết con mắt Thiêng-Liêng có chiếu hình Mẹ ta chiếu diệu ra không? Hay là
huyền-diệu vô biên của Phật-Mẫu cho chúng ta thấy như vậy. Bà Mẹ hình hài chúng
ta đây, là nhơn-viên của Đức Phật-Mẫu bên phái Nữ đó.
Phái Nữ rán để tâm nghe điều ấy, là nhân-viên mật thiết của Đức Phật-Mẫu,
trước khi đã để tại thế-gian này một hình-hài vào lòng mình sản-xuất, tức nhiên
là Phật Mẫu đã giao quyền năng Tạo Đoan trong tay mình đó vậy.
Chẳng cần nói cái vinh-diệu của người đàn bà khi người con ấy nên người, biết
dục tấn trên con đường Thiêng Liêng Hằng-Sống. Mình về tại Cung Diêu-Trì dòm
lên thấy tượng ảnh của mình, không vinh-diệu nào bằng, cái vinh-diệu ấy, có điều
trọng hệ là dầu Nam, Nữ cũng vậy rán giữ một điều này: coi chừng đừng thất hiếu
với cha mẹ. Ngày mình ngó thấy hình ảnh của Đức Phật-Mẫu thì thấy người Mẹ nhơn
từ, hiền-hậu vô cùng, hạnh-phúc mình được hưởng đó, còn trái ngược lụng lại nếu
ta thất hiếu, ta dòm vào hình ảnh của Phật-Mẫu, ta thấy nét mặt nghiêm-nghị và
lãnh đạm, chúng ta sẽ hết sức đau khổ đó”
* Đạo vợ chồng: tương kính như tân.
Một điều tuyệt diệu là chỉ Đạo Cao Đài ngày nay mới có là: Thầy đã cho Nam
Nữ bình quyền, không cần đòi hỏi, xuống đường biểu tình hay hô hào chi cả. Luật
của Đạo Cao-Đài là vợ chồng phải biết tôn trọng nhau: “tương kính như tân” tức
nhiên là xem nhau như khách.
Đức Hộ Pháp nhắc nhở qua Con đường Hằng Sống:
“Đạo vợ chồng ở trên thế gian này
chúng ta nên cẩn thận để ngày kia về đến Bát-Quái-Đài khỏi thất lỗi với vợ, nếu
người vợ đối tròn bổn-phận với mình thì họ được hóa Nam, chừng ấy là người bạn
mật thiết với chúng ta; thoảng như chúng ta làm sai với Bạn chúng ta, thì ngày
kia Bạn ta trách ta rằng: Tôi xuống trần chung sống với Bạn, những cảnh khổ Bạn
không dìu dắt tôi, Bạn còn hân hủi tôi nữa, câu trách ấy ta phải chịu không thể
gì trả lời được. Vì cớ cho nên Phật-Giáo cho Nữ đồng quyền Nam, Bần-Đạo nói quả
quyết rằng: Chừng nào chúng ta thấy nơi mặt thế này đoàn em Nữ phái mình biết sợ,
kiêng nể Pháp Luật thì nó cũng như Nam vậy. Nếu bạc đãi nó, hủy bỏ nó không
dìu-dắt đồng sống nhau, ngày giờ đến Bát Quái-Đài nó hóa Nam dòm lại nó là người
Bạn quí nhứt của mình, cũng chịu đau khổ trọn kiếp sanh, chúng ta tưởng lấy làm
đau đớn không giúp được, trái lại còn khi rẻ gớm ghiết. Chúng ta đến sẽ thấy chỗ
đó không còn Nam Nữ nữa. Hư-Linh kia quả quyết rằng: Có nhiều bạn Nam ta quen
biết, đầu kiếp Nữ tại thế-gian này, không biết là bao nhiêu, nhiều lắm.”
* Đặc biệt là tự vận thác vì tình,
là một đại tội:
“Là những người trước kia đã có tình
thương yêu với nhau mà những khi có sự trắc trở nhơn tình nên họ bị quả kiếp mà
họ phải tự sát lấy họ. Người đàn bà nào tự vận hay người đàn ông nào tự sát, rồi
người nào có thiệt lòng thương yêu chơn thật ấy, trước đã xuống Uổng-Tử Thành để
đầu kiếp mà trở lại căn quả, vì không trọn căn số của mình còn niên kỷ bao
nhiêu cũng phải trở lại đầu kiếp. Vừa đến tuổi cập kê Nam Nữ đôi bên vừa có
tình-dục đã phát động ra thì là chết, làm cho chết, dầu hai đàng đứng trước mặt
nhau cũng không khi nào làm chồng vợ với nhau đặng. Chừng ấy người trọn lòng
thương yêu chơn thật thì Đức Phật-Mẫu siêu độ cầu rỗi với Đức Chí Tôn đem vào cảnh
Thiêng-Liêng Hằng Sống, còn người nào không biết tình thương, thương bằng tình
giả dối xảo trá phải đầu kiếp trao lại từ người.”
* Tam Cang Ngũ thường- Tam Tùng Tứ đức
trong nguơn hội Cao-Đài có nên giữ lại
không ?
Nếu giữ lại có bị xem là hủ lậu không ? Tại sao?
Đây là tất cả giềng mối nhân-luân đạo trọng của dân-tộc Á-Đông luôn có nền-nếp văn minh tinh-thần bất khuất, dù ngày nay lượn sóng văn-minh vật-chất có lôi cuốn nhân-lọai vào cơn xáo-trộn kinh-hòang! Chắc-chắn những cái gì hay đẹp truyền thống không bao giờ mất được.Chính Đức Chí-Tôn đến để lập lại cán cân công bình ấy để được sống lại thuần-phong mỹ tục cho Việt-Nam làm khởi điểm mà cũng làm gương cho cả nhân-loại; tức là làm người thật xứng đáng với đạo làm người!
Đức Chí-Tôn đã quyết-định cho:
"Quốc Đạo kim triêu
thành Đại-Đạo.
"Nam-phong thử nhựt
biến Nhơn-phong".
Vì lẽ đó nên Đức
Hộ-Pháp quả-quyết:
“Tân-luật Đức
Chí-Tôn cốt-yếu muốn cho ta làm, đặng ta bảo-vệ Tam cang Ngũ thường của nhân-lọai.
Nói về phương Đông này dầu cho luận tới các quốc-gia, xã-hội đến đâu đi nữa, họ
tự trọng, họ văn-minh thế nào họ chưa ra khỏi đường lối ấy,
niêm-luật ấy bao giờ. Nếu họ ra khỏi là muốn tự bỏ cả xã-hội của họ, thì họ sẽ
thành cái gì chớ không thành xã-hội !"
“Trong Tân-luật ấy Đức Chí-Tôn định
cho Ngũ giới-cấm, Tứ đại điều-qui và trong ấy cốt-yếu bảo-vệ Tam cang Ngũ thường
cho tòan thể con cái của Ngài. Thật ra cái Thiên-luật của Ngài mà Ngài đã để
trong tâm não con cái của Ngài”.
Thánh-ngôn: Đàn tại An-hóa, ngày 19-12 Bính-Dần (dl: 22-1-1927). Thầy dạy:
"Chư Ái-Nữ. Thầy vì Tam-Kỳ Phổ-Ðộ chẳng phân cao thấp, sang hèn, Thầy
chỉ khuyên một điều là Ðạo hạnh các con phải giữ hàng ngày cho nhằm phương pháp
Nhơn đạo, tức là Tứ-Ðức đó vậy, các con hiểu à! Nền nhơn luân của con nhà
Nam-Việt chẳng lầm, mà tại các con hay nhiễm thường tình mà hư hoại, nên chi Thầy
phải nhắc lại cho các con đừng lầm nữa, nghe các con !
Nam phái vào. Các con nghe cho rõ, thường ngày các con trông thấy những điều
trái tai gai mắt, các con có biết vì tại sao chăng? Như kẻ làm quan ỷ quyền ức
hiếp dân lành, đứa ngu nghịch cha phản bạn, làm rối luân thường, các con có biết
vì tại sao chăng?... Tại vô Ðạo...”
Đàn cơ tại Phước-Long-Tự, 1 Mars 1927
Thầy có dạy như vầy: “Chúng nó lại tưởng rằng:
kiếp người là kiếp sống chỉ có giây giờ rồi tiêu mất, nên tìm những chước
sâu kế độc cho đặng của nhiều, no lòng sướng dạ, trối kệ luân hồi. Thầy hỏi: Vậy
chớ cái trí khôn của con người biết thương ghét, vui buồn mà toàn nhơn loại đều
có, khi rốt cuộc thì trí khôn ấy đi đâu ? Không lẽ cái trí khôn ngoan dường ấy
mà cũng mất đi đặng sao các con ? Thầy hỏi như vậy đặng cho các con mỗi đứa về
suy nghĩ mà trả lời cho mình. Hễ trả lời phù hạp thì dễ biết Ðạo, còn ngu xuẩn
thì cũng huờn ngu xuẩn...
Thầy dạy Nữ-Phái biết trọng Tam Tùng, Tứ Ðức, Nam-Phái Tam-Cang Ngũ-Thường.
Hễ Nhơn-đạo thành thì phù hạp Thiên-đạo, nghe !”
Những lời giảng dạy trên chắc chắn rằng đã có những kết quả thỏa đáng mà từ
xưa đến giờ cái qui luật này khiến nhân sanh hoang mang. Nhất là phía Nữ phái rất
ngán, nếu chưa nói là “chán ghét”. Phải thật lòng mà nói không chán ghét sao được,
vì Nữ phái chịu một áp lực quá khắt khe, đến độ bị hành hạ, áp bức quá đỗi, gần
như biến thành nô lệ, bị lợi dụng đủ điều– đây chỉ nói chung chung- chứ cũng
còn một số ngoại lệ, là tốt đẹp, hạnh phúc.
Chính Đạo Nho đã có câu: “Nhất Âm, nhất Dương chi vị Đạo” tức là dù triết
lý nhân sinh hay vũ trụ cũng vậy: chỉ một Âm, một Dương mà cấu tạo thành, mới
đúng nghĩa của Đạo.
Hãy xem: Mặt trời (chữ nhật 日) chỉ có một, mặt trăng (chữ nguyệt 月) chỉ có một, kết hợp hai ánh sáng này lại thành ra chữ Minh 明 Nghĩa lý rõ rệt như vậy, mà các nhà làm Luật ngày xưa chỉ độc quyền là
Nam, cho nên các ông muốn bảo thủ, muốn lợi cho riêng mình mà sẵn sàng đàn áp Nữ
phái. Hỏi những thành kiến này do ai bày ra, mà chính đó là những luật tồn tại
đến bao ngàn năm rồi ? “Nhứt nam viết hữu thập nữ viết vô” (một trai cũng xem
là có, mười gái cũng kể như không) hoặc “Nữ sanh ngoại tộc” (ca dao đã thành
hình: Con gái là con người ta. Con dâu mới thật mẹ cha mua về). Hơn thế nữa
câu “Trai năm thê bảy thiếp. Gái chính
chuyên một chồng”.Thật là bọn hủ nho đã bôi lọ cái nền văn hóa Nho phong tốt đẹp,
cái nền văn minh tinh thần cao đẹp mà chính các bậc Tiền Thánh tiền Hiền đã dày
công xây dựng, giờ đây chỉ vì “Sự đam mê” mà bôi xóa đi những gì tốt đẹp để di
hận đến ngày nay. Hậu quả là Nữ giới chịu dốt nát, bị lợi dụng, thậm chí bán nô
lệ, nạn mãi dâm…Hỡi những người kém đạo đức, chính các người đã gây nên những
lý do làm lệch lạc đi cái khuôn luật tốt lành này, chính các người đã bẻ méo vo
tròn cái Thiên luật ngàn đời của Đức Chí-Tôn. Ngày nay chính ĐẤNG ấy đã đến ban
cho đầy đủ tất cả, Ngài đã cầm vững cán Cân Công bình Tạo hóa.
Khởi điểm là Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung thực hiện trước nhất, trong
chương trình mở trường Nữ học mà nhà báo Diệp văn Kỳ viết:
“Tôi muốn nói về việc lập Nữ Học Ðường:
“Ðương giữa buổi mà sự giáo dục của
con trai, đàn ông, hãy còn phôi thai, cậu nào đậu được bằng cấp Thành chung là
đã tự Thánh, tự Thần, xách đi cùng Lục tỉnh đặng kiếm vợ giàu; đương giữa buổi
mà những anh chàng du học đem về được cái bằng cấp Tú Tài, thì đã hô lớn lên một
cách rất vinh diệu, tự đắc rằng mình quên hết tiếng An Nam; đương giữa buổi mà
khắp cả cha mẹ trong nước đều công nhận rằng: Cho con gái có nhiều ít học thức
là một mối hại lớn cho gia đình, cho xã hội; đương giữa buổi như thế mà đứng ra
đề xướng Nữ học, xin lập trường Nữ học để dạy bên gái bằng như bên trai, có phải
là một việc quá bạo gan chăng ? Những người đề xướng có phải là những bực tiên
kiến chăng ?
Bạo gan thật, tiên kiến thật, vì Chánh phủ lúc bấy giờ, như tuồng cũng cho
việc ấy là một việc chưa hợp thời, lại trái với phong tục cũ kỹ của An-Nam, nên
chi tuy là không ngăn cấm, song cũng chẳng chịu xuất công nho ra làm chi phí,
mà chỉ để cho những người xướng xuất mở cuộc lạc quyên, góp của công chúng, cất
lên được mấy tòa nhà đồ sộ mà chúng ta còn thấy ở đường Le Grand de la Liraye;
tòa nhà ấy đã đào tạo ra biết bao nhiêu nhơn tài trong Nữ giới. Vậy mà nếu ai
chịu khó lật cuốn sổ lạc quyên năm nọ ra xem, thì sẽ thấy ở dưới mấy lời tuyên bố
có tên của ông Lê Văn Trung là người khởi xướng đứng kế phương danh Bà cụ Tổng-Ðốc
Ðỗ-Hữu. Trong một cái phạm vi chánh trị eo hẹp, dưới chế độ chẳng phải khinh
thường mà đã làm được những việc tôi vừa nhắc lại trên đây, thời tuy nó chưa phải
là những sự nghiệp của anh hùng, vĩ nhơn, song thế cũng đủ gọi rằng khỏi mang
tiếng “quì quì, dạ dạ” là cái danh hiệu của phần đông trong mấy ông Hội Ðồng, từ
xưa đến nay, ở xứ này. Ðó là sự nghiệp”
Trở lại vấn đề “Tam cang Ngũ thường, Tam Tùng Tứ đức” này hỏi bắt nguồn từ
đâu ? Nếu quả thật xuất phát từ văn hóa Nho phong thì nó sẽ bất diệt cũng là tất
nhiên. Bởi Đạo Cao-Đài ngày nay lấy Nho-Tông để Chuyển thế. Tức là nó bắt nguồn
từ các Quẻ Dịch mà ra vậy. Hãy xem: Tính chất Âm Dương của quẻ:
Điều đáng chú-ý là quẻ có quẻ ÂM, có quẻ DƯƠNG.
Gọi là Quẻ khi có đủ ba Hào ấy là một quẻ đơn. Ví như:
Hào có hào Âm, hào Dương.
Hai quẻ Càn Khôn là quẻ chủ trong 8 quẻ (gọi là Bát-Quái) tượng trưng cha,
mẹ. Còn lại là 6 con, 3 nam (Dương), 3 nữ (Âm).
* Gọi là Quẻ Âm là quẻ trong đó chỉ có 1 hào Âm, như:
* Gọi Quẻ Dương là quẻ chỉ có một
hào Dương, như:
Sở dĩ gọi là Trưởng là vì hào dưới cùng là gốc, biến hóa sau hết trong ba
hào (trưởng nữ, trưởng nam)
Gọi là Trung vì hào này biến-hóa ở giai-đọan thứ nhì (trung nữ, trung nam)
Gọi là Thiếu vì hào này biến-hóa trước nhất, nên còn trẻ nhất (thiếu nữ,
thiếu nam).
Nhận định:
Gọi là hào Dương vì chỉ có một vạch
liền.
Gọi là hào Âm vì hào này là một vạch đứt.
Là: Chấn, Khảm, Cấn.
Đây là lý-do vì sao Thánh-nhân dạy trai Tam cang Ngũ thường, Gái Tam tùng Tứ
đức, là khởi điểm từ nguyên nhân Lý DỊCH này đây.
3 - Tam Cang Ngũ Thường khởi từ lý Dịch:
* Bởi những quẻ tượng Dương thì mỗi quẻ có 3 hào và 5 vạch; tức nhiên Dương
tượng cho Nam-Phái, mỗi quẻ có ba hào không bao giờ thay đổi, lấy tính-chất vững
bền đó làm qui-luật, giềng mối gọi là Tam Cang. Các quẻ Dương dù ở hình thức
nào cũng vẫn có 5 vạch. Sự cố định ấy lấy làm thường-đạo cho Nam làm Ngũ thường
là vậy. Thế nên, Nam thì lấy Tam cang Ngũ thường làm giềng mối.
* Những quẻ tượng Âm thì mỗi quẻ có 3 hào
4 vạch:
Cũng tương-tự như trên: quẻ Âm tượng cho Nữ giới, mỗi quẻ đơn Âm cũng chỉ
có ba hào không đổi, lấy làm tính-chất căn-bản cho phái-nữ là đạo Tam Tùng, quẻ
Âm vẫn luôn luôn có 4 vạch, với tính cách vững-chắc như vậy dùng làm Tứ Đức cho
giới nữ-lưu. Thế nên lấy đạo nhơn luân làm trọng thì Nữ giữ lấy Tam Tùng Tứ đức.
Vậy bất cứ hình thức nào trong cửa Đại-Đạo mà Đức Thượng Đế đặt định ra cũng đều có nguyên
cớ. Nhưng phương thức áp dụng chắc chắn rằng phải đi vào khuôn viên: BÁC ÁI,
CÔNG BÌNH, THƯƠNG YÊU.
Ngày nay những điều lệ này đã thành LUẬT và chính TAM THÁNH đã ký Hòa ước với
Đức Chí-Tôn thành văn bản đó là: "Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa ước" vậy.
CỬU TRÙNG ĐÀI:
CƠ QUAN QUẢN TRỊ CÀN KHÔN
THẾ GIỚI
Cửu Trùng Đài: Cơ quan quản trị Càn khôn thế giới.
*Tìm về 4 vị Chưởng pháp đầu tiên:
1 - Thái chưởng Pháp.
2 - Thượng Chưởng Pháp: Lão sư Nguyễn văn Tương.
3 - Ngọc Chưởng Pháp: Thái Lão sư Trần văn Thụ.
4 - Ngọc Chưởng Pháp: Thái Lão sư Trần đạo Quang.
*Tìm về 4 Đầu sư đầu tiên:
1 - ĐS. Ngọc Lịch Nguyệt.
2 - Thái Đầu sư: Thái Nương Tinh.
3 - Thượng Đầu sư: Thượng Trung Nhựt.
4 - Thái Đầu sư Thái Minh Tinh.
Ngôi vị Giáo Tông nếu vẽ bằng hình sẽ thấy:
Vòng tròn tượng-trưng cho cơ-quan Cửu Trùng-Đài.
Tâm 0 là ngôi-vị Giáo-Tông (giữa vòng tròn).
Dưới quyền Giáo-Tông, hàng Tiên vị có hai con số 3: tượng tam Âm tam Dương.
Tam Âm tam Dương là gì?
Như đã nói Tam âm tam Dương sẽ vẽ nên hình sao sáu cánh, tức là do hai hình
tam giác đều gát chồng lên nhau, đặt nghịch chiều mà thành. Biểu tượng bằng 3
ngôi Chưởng-Pháp và 3 ngôi Đầu-sư:
- 3 ngôi Chưởng-pháp (là người của Hiệp Thiên Đài, tượng Dương) đỉnh tam giác quay lên.
- 3 ngôi Đầu-sư (Chức-sắc Cửu-Trùng-Đài, tượng cơ Âm) đỉnh tam giác quay xuống dưới.
Tức là trong Âm có Dương; âm dương tương hiệp, tương đắc, tương-hòa. Từ đó
mới biến hằng hà sa số.
Mỗi phẩm có ba phái, trừ ngôi Giáo-Tông chỉ có 1 và Ngài mặc sắc phục trắng.
(Hình ảnh Ngài khi mặc phẩm-phục xanh là còn ở ngôi vị Thượng Đầu-sư, là phẩm
được thọ phong trước. Sau đó Ngài mới được ân-phong thêm một phẩm mới nữa là
Quyền Giáo-Tông tức là Giáo Tông chưa vào chánh vị. Giáo-Tông mặc phẩm-phục trắng
Trên hình vẽ làm biểu-tượng cho thấy:
- Chữ A, tượng ngôi Thượng Chưởng-Pháp.
- Chữ B, tượng ngôi Thái Chưởng-Pháp.
Như vậy, ngôi Chưởng-Pháp thuộc về Đạo, nên đỉnh Tam-giác quay lên trên.
Ba ngôi Đầu-sư là Đời trong Đạo nên đỉnh tam giác quay xuống phía dưới, do
đó:
- A’ là tượng cho ngôi Thượng Đầu-sư.
- B’ là tượng cho ngôi Thái Đầu-sư.
- C’ là tượng cho ngôi Ngọc Đầu-sư.
Ba phái: Thái, Thượng, Ngọc tức là đại diện cho Tam-giáo Phật, Tiên, Thánh
trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ..
- Chưởng-Pháp thế quyền cho Hộ-Pháp nơi Cửu Trùng-Đài thuộc về Đạo.
- Đầu-sư đặng quyền thay mặt cho Giáo-Tông và Hộ-Pháp trước mặt nhơn-sanh
thuộc về Đời trong Đạo.
Hai hình tam-giác này là tam-giác đều nội tiếp trong trong vòng tròn, gát
chồng lên nhau, tượng trưng lý Âm Dương,
Đạo Đời tương-đắc. Đây là hình ảnh “Một Trời”
Thầy dạy: “Ðạo Thầy tức là các con, các con tức là Thầy” không ngoài ý
nghĩa Vạn linh hiệp Chí linh.
Quyền Trời là Chí linh, toàn cả nhơn loại và vạn vật ấy là Vạn linh. Thế
nên Vạn linh đối quyền Chí Linh. Qua hình vẽ, hai tam giác đặt thuận nghịch đã
nói lên lý Đạo nhiệm mầu ấy là: Trời người đồng trị: Người trị xác, trời trị hồn.
Ấy cũng là một Đại Ân xá trong cửa Đạo Cao-Đài ngày nay, nên lúc nào “Mắt Trời”cũng
luôn luôn soi xét đến mọi hành tàng của người mà luôn giúp đỡ và bố hóa.
- Bởi Đạo lúc nào cũng lấy trung, chánh làm điểm yếu-trọng, mà ba phái theo
thứ tự thì (Thái chỉ về Phật, bên trái; Thượng chỉ về Tiên ở giữa; Ngọc chỉ về
Thánh, bên phải: nhìn đối diện). Nếu làm lệch đi Chơn truyền thì gọi là loạn
pháp rồi dẫn theo là loạn Đạo, sau hết là thất pháp và kẻ làm thất pháp bị thất
đạo. Mỗi hình tam-giác được thành hình là do 1 sanh ba, 3 sanh vạn-vật, thuộc về
cơ-quan Chưởng Quản; do đó mà ngôi Giáo Tông ở vào tâm của vòng tròn, mà vòng
tròn chỉ Càn Khôn vũ trụ, cho nên Cửu-Trùng Đài là cơ-quan quản trị Càn Khôn
Vũ-trụ thuộc về Trời là vậy. Mỗi phẩm có
3 ngôi mà “pháp-luật Tam giáo tuy phân biệt nhau, song trước mặt Thầy vẫn coi
như một.” Vốn cũng đồng quyền, đồng đẳng nhau. Thế nên ba cạnh của Tam giác
cũng chỉ vào Tam giáo: Phật-Tiên- Thánh, nên dưới mắt Thầy, Tam giáo đồng
nguyên là vậy.
Số 3 là hình ảnh của Tam-giác đều có ba cạnh bằng nhau và ba góc bằng nhau,
bằng 600. Tam giác đều nội tiếp trong vòng tròn và đồng tâm với vòng tròn. Đặc
biệt là ba đường phân giác gặp nhau ở tâm của vòng tròn, mà Đạo Cao-Đài biểu tượng
bằng “Thiên Nhãn Thầy”. Thầy cũng dạy rằng: Nếu đến ngã ba không biết đường đi
nữa thì đứng đó chờ Thầy. Phải chăng thời buổi này nhơn sanh đang chơi vơi, lạc
lỏng không biết sẽ đi đường nào? Phải bước tới? Bước lui hay bước ngang ? – Mà
thực ra phải đứng tại ngã ba; tức là nhìn vào tâm của Tam giác này tức là phải
nhớ câu “Thầy khuyên các con nên nhớ hoài rằng: Thầy của các con là Ông Thầy Trời,
nên biết một Ổng mà thôi thì đủ, nghe à!”.
Biết một ổng chính là “Trung với Đạo, hiếu với Chí-Tôn và Phật Mẫu”.Là lúc
nào cũng phải nhớ lời Đức Hộ Pháp dạy về phương luyện kỷ đặng vào con đường thứ
ba Đại-Đạo (xem câu 5, câu sau cùng trong tập sách) Tổng quát hơn thì Tam giác này do hình ảnh của
quẻ CÀN ☰ KHÔN ☷ dựng lên mà thành. Là cánh cửa của Đạo Dịch luôn mở rộng.
Huyền vi của Đạo là luôn có Âm Dương, sáng tối đi liền nhau không bao giờ dứt.
Hai lý này để hỗ trợ nhau Dù Pháp Chánh
Truyền qui định phần Tiên-vị cho Cửu Trùng Đài là ngoài ngôi Giáo Tông ra, còn
lại thì mỗi phẩm có ba vị, là: 3 Chưởng-Pháp, 3 Đầu-Sư (Dịch gọi là Tam Âm tam
Dương) Nhưng thực tế mỗi phẩm lại có 4 vị (tức là 4 Chưởng-Pháp, 4 Đầu Sư)
1 - Thái ChưởngPháp Nguyễn-văn-Tường (1864-1939) Tức là Hòa-Thượng Như Nhãn,
được phong Thái Chưởng Pháp ngày 24-7-Bính Dần. Về sau bỏ Đạo.
2 - Thượng Chưởng-Pháp Nguyễn-văn Tương (1897-1927) được phong Thượng Chưởng
Pháp ngày 24-7-Bính Dần
* Ngọc Chưởng-Pháp có hai vị:
3 - Ngọc Chưởng Pháp Trần-văn-Thụ (1857-1927) phái Minh sư, được phong Chưởng
Pháp ngày 10-9-Bính Dần.
4 - Ngọc Chưởng Pháp Trần-Đạo-Quang
(1870-1946). Về sau cũng bỏ Đạo.
- Hiện tại có 4 Đầu-sư:
- Thái Đầu-Sư có hai vị:
1 - Hòa Thượng Thiện Minh, Thiên phong Đầu sư phái Thái, Thánh danh là
Thái-Minh-Tinh, ngày 13-10-Bính Dần (mất năm 1927) sau bị Đức Lý ngưng quyền,
chức.
2 - Thái-Nương-Tinh (1870-1929)
3 - Thượng Đầu-sư Thượng-Trung-Nhựt (1876-1934) thế danh Lê-văn-Trung.
Thiên phong Đầu Sư phái Thượng, ngày 12-03-Bính Dần (dl 23-04-1926)
4 - Ngọc Đầu-sư Ngọc-Lịch-Nguyệt (1890-1947) Thế danh Lê-văn-Lịch. Thiên
phong Đầu Sư phái Ngọc, ngày 13-10-Bính Dần (Sau lập Chi phái)
Số 4 thuộc Âm phải có mặt (đó là tứ Âm tứ Dương)
Tức nhiên là chỉ “Một đất” mà bài thơ Đức Chí-Tôn đã cho thật là ứng hợp.
“Một Trời, một đất, một nhà riêng”
Đức Lý dạy: “Chư Chưởng Pháp, Đầu Sư phải sắm ấn tín theo Tam Kỳ Phổ Độ: Tỷ
như mấy vị Chưởng Pháp thì ấn lớn hơn ấn của Đầu Sư một thí, phải làm tròn như con
dấu thường, để chung quanh vòng ngoài chữ
Lang sa: 3è AMNISTIE DE DIEU EN ORIENT, vòng trong để chung quanh chữ Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, bằng chữ Nho: 大 道 三 期 普 渡
- Phái Thiền thì khắc ngay giữa một cái hình Bình BÁT VU, Đạo thì cây PHẤT CHỦ, Nho thì Bộ XUÂN THU.- Ấn của Đầu Sư cũng in vậy,
song chính giữa để chữ Thái 太 Thượng上 Ngọc 玉 (chữ Nho) đem vào Tòa Luật đời cầu chứng cho khỏi mạo nhận. Khá làm các
điều ấy, sau Lão dạy thêm nữa”. THĂNG.(ĐS. II. 222)
5 - Tại sao lại có con số 4 này ?
Xem ra: con số 3 ở trên là con số Thiên định, nhưng khi hành sự thì đây là
sự biến dịch bởi con người, dù biến đổi thế nào cũng trong vòng luật định mà
thôi. Vì vậy hình vuông ứng với cơ Âm. Điều này cũng cho ta thấy rằng: Trong hình
ngôi sao, thực-tế là sáu cánh, nhưng có tâm ở giữa, cộng chung là 7 điểm.
Đồ hình tiếp theo có hai hình vuông họp lại tuy có 8 góc mà có 1 tâm, thành
ra 9 điểm. Đây cũng trở lại số 7, số 9 tức là nằm trong lý “thất phản cửu hoàn”
vậy (7+9=16) là hình thành nên hai Bát Quái Cao Đài. Ấy là Bát Quái Đồ Thiên và
Bát Quái Hư vô (sẽ bàn sau).
Số 7 này là ứng với 7 khiếu dương ở trên mặt. Thêm hai khiếu Âm ở hạ bộ
thành ra 9 khiếu. Đây cũng là định luật “thất phản cửu hoàn” ở con người. Thế
nên vạn vật đồng nhất thể là như thế.
Cũng như đã chứng minh Tòa Thánh có bảy chữ SƠN 山 Nhìn ra phía Đại Đồng xã có Cửu Trùng Thiên, đó cũng là mang con số “Thất
phản Cửu hoàn” vậy.
Pháp-Chánh-Truyền dạy:
“Giáo-Tông thay mặt cho Thầy mà dìu-dắt các con trong đường Đạo và đường Đời.
Có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn.”
Do vậy mà chữ “phần xác
và phần hồn” là chỉ về Đời trong Đạo, là Thiên Đạo đó vậy. Hay nói khác đi là
Thể pháp và Bí pháp của Thiên Đạo đã ứng với hai hình ảnh Âm Dương trên đây:
Chính phần hành của Giáo-Tông phải đảm trách.
Thời tiền khai Đại-Đạo Thầy cũng có ban cho Ngài Lê văn Trung bài thơ ứng với
những lời lẽ trên, đồng thời là ban quyền hành cho Ngài đó vậy.
THI
Một Trời, một Đất, một nhà
riêng,
Dạy dỗ nhơn sanh đặng dạ
hiền.
Cầm mối Thiên Thơ lo cứu
chúng,
Đạo người vẹn vẻ mới thành
Tiên.
(Xem Dịch Lý Cao Đài I cùng Soạn giả, có giải đầy đủ)
6 - Bát-Quái thành hình:
Bây giờ hai hình tam-giác và hai hình vuông phối hợp vào nhau sẽ thành hình
thứ 3, là một hình toàn diện, đó là Bát-Quái Đồ Thiên mà ngày nay chính Đức Chí
Tôn sử dụng trong Đạo Cao-Đài, mà chỉ riêng Đạo Cao Đài mới dùng Bát-Quái này,
nên cũng còn gọi là Bát Quái Cao Đài. Người nắm Bát-Quái này vào tay chính là
Giáo Tông. Hình thứ 3 cũng ứng vào chữ “Một nhà riêng” trong câu thơ “Một Trời,
Một đất, Một nhà riêng.”
Do vậy mà câu thơ này đã nói lên đầy-đủ cho một BÁT-QUÁI thành hình. Khi đã có một Bát-Quái toàn diện
như vậy, chúng ta có quyền đặt tên các quẻ vào các góc cạnh tương-ứng, ta sẽ được
hình dưới đây là do lời dạy của Thầy khi Thánh-ý Chí-Tôn dạy sắp 7 cái ngai:
Thầy dạy:
“Tòa-Thánh day mặt ngay hướng Tây là
chánh cung Đoài ấy là Cung Đạo. Bên mặt Thầy là cung KHÔN, bên trái Thầy là
cung CÀN. Đáng lẽ phải để 7 cái ngai của phái Nam bên trái Thầy là cung Càn mới
phải, song chúng nó vì thể Nhơn-đạo cho đủ Ngũ chi nên Thầy buộc phải để Cung Đạo
là cung Đoài cho đủ số”.
7 - Đây: Bát-Quái Đồ Thiên hay Bát-Quái Cao-Đài
Nhìn vào Bát-Quái dưới đây, tức nhiên các Cung được xác-định qua trục đứng
là Đông Tây, trục nằm là hướng Nam Bắc, tức là hướng của Đền Thánh Toà-Thánh
Tây Ninh hiện giờ:
Đoài ☱ chánh Tây (cung Đạo, ở chính giữa và là mặt tiền của Đền-Thánh).
Càn☰ Tây Nam (trong Đền nhìn ra bên tay trái của Thầy)
Khôn ☷ Tây Bắc (trong Đền nhìn ra bên phải của Thầy) Khi ba Cung đã được định hướng
rồi thì những Cung còn lại của Bát-Quái Đồ Thiên cứ
theo thứ tự của Bát Quái Hậu-Thiên mà xếp các quẻ còn
lại vào vị-trí.
CÀN là hướng khởi ở Tây Nam
(thay vì Tây Bắc của Bát-Quái Hậu-thiên).
Như vậy, Bát-Quái mà Giáo-Tông làm chủ đây là Bát-Quái Đồ-Thiên, chỉ riêng
Đạo Cao-Đài mới có; đó là tổng hợp của hai khối Âm Dương hợp lại, tức là
âm-dương hỗn-hợp trong cơ sanh biến của Vạn-linh. Vậy là kỳ khai Đại-Đạo này
Ngài đã đặt Ly lên Khảm và đặt Khảm lên Ly để tất cả thành quẻ CÀN ☰ Gọi là "Chiết Khảm điền Ly phản vị CÀN"
Đồ hình dưới đây là kết quả của hai hình tam giác và hai hình vuông phối hợp
vào nhau mà thành, cũng chính do Đức Giáo-Tông làm chủ ứng với chữ “Một nhà
riêng” ấy. Như vậy câu thơ trên mà Đức Chí-Tôn ban cho Ngài trong buổi đầu
chính là phân định quyền hành cho Ngài rồi. Làm sao mà có tên các quẻ đặt vào đồ
hình ?
Trước đây đã có Bát quái Tiên Thiên (Bí pháp) và Hậu Thiên (Thể pháp),
chính đó là của Thế Đạo, mà các tiền Thánh đã tìm ra cho nhân loại hằng 6.000
năm nay rồi. Giờ đây Đức Chí-Tôn đến ban cho nhân loại hai Bát Quái nữa, tức là
mở ra con đường Thiên Đạo cũng có Thể Pháp và Bí pháp. Chính Bát quái Đồ Thiên
mà chúng ta sắp nói tới đây là Thể pháp của Thiên Đạo. Còn một Bát Quái Hư vô
là Bí Pháp Thiên đạo (sẽ bàn sau hoặc xin xem quyển I Dịch lý Cao-Đài cùng soạn
giả)
Hân hạnh cho dân tộc Việt Nam được đón nhận trước nhất. Cũng vì sự xướng xuất
ra Bát Quái này mà Cụ Trần Cao Vân phải
bị án tử hình qua đề tài “Trung Thiên Dịch – Trung Thiên đạo”.
Đây, Bát Quái Đồ Thiên lấy theo thứ tự quẻ của Hậu Thiên là “nhứt Khảm, Nhì
Khôn, tam Chấn, Tứ Tốn, ngũ trung, lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, Cửu Ly”, nhưng
với Bát Quái Hậu thiên thì các quẻ xếp trên vòng tròn, thuận chiều với kim đồng
hồ; Riêng Bát Quái Cao Đài xếp nghịch chiều với kim đồng hồ. Tại sao vậy ?
Vì thời gian qua là nhân loại hướng về Thế đạo để làm nên nền văn minh vật
chất, hay còn gọi là văn minh hóa học. Bát quái Hậu Thiên thuận chiều kim đồng
hồ, giống như nước xuôi dòng đổ ra biển cả, nếu cứ thế thì biết bao giờ mới trở
lại quê xưa vị cũ ? Nay là thời Thượng nguơn tứ chuyển, tức là cơ qui nhứt, thế
nên Bát Quái phải chuyển nghịch chiều với kim đồng hồ, tức là Đức Thượng Đế mở
cho nhân loại một nền văn minh tinh thần, là con đường Thiên đạo, các quẻ được
định vị theo các phương hướng sau đây:
Vì vậy người tu theo Đạo Cao Đài cần nhất là phải đủ Tam Lập là lập đức, lập
công, lập ngôn, tức nhiên là Thầy mở ra con đường phụng sự:
Đức Chí Tôn ngày giờ này đến lập Đạo muốn phụng sự cho cả toàn nhơn sanh mặt
địa cầu 68 này, Ngài phải làm thế nào? Ngài cũng phải mượn loài người phụng sự
cho Ngài. Ngài phải dùng loài người đặng làm Thánh Thể cho Ngài là lập triều
chính của Ngài.
Chúng ta ngó thấy Đức Chí Tôn đến lập Đạo, lập Đạo phải lập Hội Thánh đặng
phụng sự cho Vạn Linh trên mặt địa cầu 68 này. Chúng ta ngó thấy cái quyền rồi,
ban cho cái quyền luật định phụng sự, vì phụng sự ấy mới làm chúa như con ong
kia, con mối kia, vì phụng sự mới làm chúa. Ông Vua cũng vì phụng sự cho dân mới
làm Vua, bây giờ Đức Chí Tôn vì phụng sự cho Vạn Linh mới làm Trời. Ngài phải lập
Hội Thánh tức nhiên Ngài lập Thánh Thể của Ngài. Triều chính tức nhiên Thánh Thể
của Ngài chớ không có gì lạ. Muốn cho Hội Thánh cầm quyền thống trị đặng phụng
sự cho Vạn Linh, Ngài phải lập triều chính, triều chính là ngôi Thần, Tiên,
Thánh, Phật đó vậy. Ngài lập Thánh Thể cũng như thế ấy; vì cớ cho nên chúng ta
ngó thấy Thánh Thể Đức Chí Tôn tức nhiên Hội Thánh có đủ các phẩm Thần, Thánh,
Tiên, Phật tại thế này.
Tìm về Tiểu sử của bốn Chưởng Pháp,
4 Đầu sư.
1 . Thái Chưởng Pháp
Hòa Thượng Như Nhãn, thế danh là Nguyễn Văn Tường, sanh năm 1864, con của
ông Nguyễn Văn Bầu và bà Ðoàn Diệu Hoa, quê quán ở Ðức Hòa (Long An), đi tu từ
năm 17 tuổi, qui y với Hòa Thượng Thích Trí Lượng (Minh Ðạt) trụ trì ở chùa Thiền
Lâm Cổ Tự (xóm Chùa, tỉnh Tây Ninh) thọ Pháp danh là Thích Từ Phong.
Nguyên vào năm Mậu Tý (1888), tại vùng Phú Lâm Chợ Lớn, (đường Bà Kế, khu vực
Chợ Gạo, nay là Bến Phú Lâm, Quận 6), bà Hồ Thị Lộc có xây một ngôi chùa lớn, đặt
tên là Chùa Giác Hải, bà giao cho ông Thủ Tọa Nguyễn Minh Sự coi sóc. Ông Sự mất
năm 1908.
Sư Thích Từ Phong về đây kế nghiệp, trụ trì Chùa Giác Hải. Năm 1912, Ngài
Thích Từ Phong giữ chức Yết Ma và năm 1924, Ngài được phong chức Hòa Thượng,
nên các Phật tử tại vùng nầy thường gọi Ngài là Hòa Thượng Giác Hải. Trong lúc
trụ trì ở chùa Giác Hải, Hòa Thượng Giác Hải có quyên góp tiền bạc trong bổn đạo
để mua đất và lập một cảnh chùa tại vùng Gò Kén, Tây Ninh, lấy tên là Từ Lâm Tự
(sau đổi lại là Thiền Lâm Tự). Chùa được xây dựng trên một khu đất gò rộng 4 mẫu,
dựa quốc lộ Sài Gòn Tây Ninh, cách quốc lộ khoảng 200 mét và cách thị xã Tây
Ninh chừng 5 cây số, phía trước cất chùa, phía sau làm nghĩa địa. Trong số bổn
đạo đóng góp tiền mua đất và xây chùa Từ Lâm ở Gò Kén, ông bà Huyện Nguyễn Ngọc
Thơ và Lâm Ngọc Thanh đóng góp tiền bạc nhiều hơn cả. Chùa mới vừa xây dựng
xong phần chánh, chưa trang trí, chưa làm đường lớn từ quốc lộ vào chùa. Lúc đó
là vào năm 1925.
Vào giữa năm Bính Dần (1926), ông bà Nguyễn Ngọc Thơ được Ðức Chí Tôn thâu
làm Môn đệ, nhập vào Ðạo Cao Ðài. Hai ông bà cũng muốn Ðức Chí Tôn thâu phục
Hòa Thượng Như Nhãn, nên ông bà thuyết phục Hòa Thượng đến dự một đàn cơ cầu Ðức
Chí Tôn tại nhà Ngài Nguyễn Ngọc Thơ ở Tân Ðịnh. Ðức Chí Tôn giáng cơ thâu phục
được Hòa Thượng Như Nhãn.
Giữa tháng 7 năm Bính Dần (1926), Hòa Thượng Như Nhãn được Ðức Chí Tôn thâu
làm Môn đệ. Sau đó, do sự yêu cầu của ông bà Thơ, Hòa Thượng Như Nhãn hiến chùa
Từ Lâm (Gò Kén) cho Ðạo Cao Ðài dùng làm Thánh Thất tổ chức Lễ Khai Ðạo.(Có lẽ
trong thời gian xây dựng chùa Từ Lâm ở Gò Kén, Hòa thượng Giác Hải lấy hiệu là
Như Nhãn).
Ngày 29-7-Bính Dần (dl: 5-9-1926), Hòa Thượng Như Nhãn được Ðức Chí Tôn
giáng cơ ân phong là: Quảng Pháp Thiền Sư Thích Ðạo Chuyển Luật Lịnh Diêu Ðạo
Sĩ: Chưởng Pháp phái Thái.
Ngày 15-10-Bính Dần (dl: 11-11-1926), Ðại Lễ Khai Ðạo Cao Ðài được tổ chức
long trọng tại Thánh Thất Từ Lâm Tự (Gò Kén, Tây Ninh), có hằng vạn Tín đồ Cao
Ðài dự lễ, số quan khách người đời đến dự rất đông.
Ðêm 14 rạng 15 tháng 10 âm-lịch, tổ chức đàn cơ trong Thánh Thất, Ngài Ðầu
Sư Ngọc Lịch Nguyệt trấn pháp sót một cửa, nên thừa dịp nầy, quỉ nhập vào đàn,
một quỉ nhập vào ông Lê Thế Vĩnh xưng là
Tề Thiên Ðại Thánh, một quỉ khác nhập vào cô Vương Thanh Chi xưng là Lê Sơn
Thánh Mẫu, nói năng lộn xộn, rồi nắm tay nhau nhảy múa, khiến cho nhiều người mới
vào Ðạo Cao Ðài mất đức tin. Hòa Thượng Như Nhãn cũng bị mất đức tin luôn. Mặc
khác, số đệ tử của Hòa Thượng Như Nhãn yêu cầu Ngài bỏ Ðạo Cao Ðài và đòi chùa
lại. Hòa Thượng Như Nhãn nghe theo và quyết định đòi chùa Từ Lâm, không hiến
cho Ðạo Cao Ðài nữa, hẹn trong 3 tháng Ðạo Cao Ðài phải dời đi.
Ngày 19-11-Bính Dần, Hòa Thượng Như Nhãn bị thiêng liêng phạt làm cho đau nặng.
Ngày 01-12-Bính Dần, Ðức Chí Tôn giáng cơ quở phái Thái và Hòa Thượng Như
Nhãn, tỏ ý muốn phế bỏ phái Thái. Ðức Phổ Hiền Bồ Tát cầu xin Chí Tôn tha thứ
phái Thái và đừng truất bỏ phái Thái (phái Phật).
Ðức Lý Giáo Tông giáng cơ trục xuất Hòa Thượng Như Nhãn ra khỏi Ðạo Cao
Ðài.
Tháng 2 năm Ðinh Mão, Ðức Lý Giáo Tông quyết định trả chùa Từ Lâm cho Hòa
Thượng Như Nhãn và chỉ dẫn Hội Thánh tìm mua được 96 mẫu đất tại làng Long
Thành (Tây Ninh) để dời các cơ sở của Ðạo về nơi đây, lập thành Tòa Thánh Trung
ương của Ðạo Cao Ðài.
Hòa Thượng Như Nhãn qui liễu vào ngày 5-12-Mậu Dần (dl: 24-1-1939) hưởng thọ
75 tuổi. Tháp của Ngài được xây ngay trước chùa Từ Lâm Tự (nay là Thiền Lâm Tự)
Gò Kén (Tây Ninh)
Trên bia mộ có đề chữ Hán, dịch ra như sau đây: Ngài là Ðại Lão Hòa Thượng
Thiền Tông Lâm Tế đời thứ 39. Ngày sanh: 15-3-Giáp Tý (1864). Ngày qui: 5-12-Mậu
Dần (1939), thọ 75 tuổi. Tháp của Hòa Thượng Như Nhãn xây ở chính giữa, hai
tháp hai bên là của hai vị - Hoà Thượng Minh Ðạt, thầy của Ngài Như Nhãn - Hòa
Thượng Hồng Tằng, học trò của Ngài Như Nhãn.
Thầy có dạy riêng Hoà Thượng Như Nhãn; Chùa Giác Hải, Sài gòn.
Ngày 21-9-1926 (âl 15-8-Bính Dần)
THÍCH CA MÂU NI PHẬT viết
CAO ÐÀI TIÊN ÔNG ÐẠI BỒ
TÁT MA HA TÁT
chuyển Phật giáo Nam
phương
“Như Nhãn, con nghe Thầy: Khi giáng trần Chí Tôn Phật Tổ, Thầy duy đặng có
bốn Môn đệ, chúng nó đều chối Thầy. Khi giáng lập Đạo Tiên, Thầy có một trò là
Nguơn Thỉ. Khi lập Đạo Thánh thì đặng mười hai môn đệ, song đến khi bị bắt và
hành hình thì chúng nó đều trốn hết, lại còn bán xác Thầy nữa. Còn nay, Thầy đã
sắm sẵn Môn đệ cho con cũng đã nhiều, con đừng thối chí.
Thầy thường than rằng: Ðạo phát trễ một ngày là một ngày hại nhơn sanh, nên
Thầy nôn nóng nhưng Thiên cơ chẳng nghịch đặng. Ma quỉ hằng phá Chánh mà giữ
Tà, chư Tiên Phật trước chưa hề tránh khỏi. Còn cái địa vị cao trọng, nó làm
cho nhơn tâm ganh gổ. Con phải lấy Phật tâm con mà dòm ngó đám sanh linh bị phạt,
luân hồi chưa dứt, thì tưởng đến Thầy mà cam chịu nhục nhã, lòng từ bi có vậy mới
xứng đáng là tôi con Thầy.
Nếu Thầy dùng quyền pháp Chí Tôn thì mất lẽ công bình thiêng liêng Tạo hóa.
Con cứ lo lập Luật, để công phổ độ cho chư Đạo hữu con hưởng chút ít.
…Như Nhãn, con nhớ lời tiên tri của Thầy, đọc Thánh Ngôn lại. Thăng.”
Thứ ba, 4-1-1927 (âl 1-12-Bính Dần).
Trung bạch về sự Giác Hải và Thánh Thất.
-“Thầy chẳng qua yêu mến đạo Thiền, quyết gom tóm các con lại làm một nên
giữ ThánhThất đến ngày nay, đặng qui tụ các em con đến cho đủ mặt. Như Thiên Cơ phải
y như lời xin của Phổ Hiền Bồ Tát
thì chẳng ép lòng bỏ chết phái ấy. Thầy sẽ coi ngày Như Nhãn đòi Thánh Thất lại
thế nào, rồi mới trả.”
Đức Lý dạy: Ngày 19-2-1927 (âl 18-1-Đinh Mão).
“Chẳng vì Thánh Thất, Như Nhãn phản ngôn mà trễ phổ thông Thánh giáo. Cười…Đã
hiểu đời còn mê muội, chẳng phân đặng chơn giả thế nào, thảm thay !
Có một điều đáng trách là một phái yêu dấu của Chí Tôn (phái Thái) dám cả
gan nghịch Thiên mà phải đọa trầm luân muôn kiếp, xét đến công tu, khó
ngăn giọt lụy. Chí Tôn đau đớn bấy nhiêu, Lão càng giận
bấy nhiêu. Biết bao phen, Lão cầm viết toan bôi xóa cho rồi trọn phái oan nghiệt
mà Chí Tôn nằn nằn xin Lão để cho Người gia công độ rỗi. Ngày nay, Lão nhứt định
trả lại chùa nầy. Song, trước khi trả, phải cất Thánh Thất cho xong y như lời dạy.
Chư Đạo hữu phải hiệp sức nhau đặng lập thành Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây
Ninh nầy mà thôi, vì là Thánh Địa,
vả lại phong
thổ thuận cho nhiều nước ngoại quốc
đến đây học Đạo. Lão muốn nơi khác mà Chí Tôn không chịu”
2 . Thượng Chưởng Pháp
Ngài Nguyễn Văn Tương sanh năm Kỷ Mão (1879) tại làng Hữu Ðạo, quận Cai Lậy,
tỉnh Mỹ Tho, con của ông Nguyễn Văn Tỵ và bà Cao Thị Huề.
Nhờ có học thức, Ngài được cử làm Hương Bộ trong làng, nên người ta gọi
Ngài là ông Bộ Tương. Khoảng năm 30 tuổi, Ngài Nguyễn Văn Tương tu theo Ðạo
Minh Sư, thọ giáo với Thái Lão Sư Trần Ðạo Quang. Ngài Nguyễn Văn Tương theo
Thái Lão Sư Trần Ðạo Quang về hành đạo nơi chùa Linh Quang Tự ở làng Hạnh Thông
Tây, Gò Vấp, Gia Ðịnh. Ngài tu đến bậc Lão Sư. Ngài Nguyễn Văn Tương được Ðức
Chí Tôn thâu làm Môn đệ trước Thái Lão Sư Trần Ðạo Quang. Do đó, Ngài Tương
cùng với đệ tử của Ngài là Nguyễn Văn Kinh xin với Thái Lão Sư Trần Ðạo Quang lập
đàn cơ tại Linh Quang Tự - Gò Vấp để Ðức Chí Tôn độ Thái Lão Sư, và được kết quả
tốt đẹp.
Trong Phổ Cáo Chúng Sanh có ghi một đoạn như sau "Có hai Ðạo hữu: Tương,
Kinh, vẫn trước khi nhập môn thì đã thọ nghĩa thầy trò cùng vị Lão thành pháp
danh là Ðạo Quang nơi chùa Minh Ðường (Hạnh Thông Tây).
Nhằm ngày 21 tháng 8 năm Bính Dần, Đức Ngọc Hoàng Thượng Ðế giáng cơ tại
chùa ấy dạy việc, luôn dịp có để lời rằng: “Tương, Kinh, hai con phải lạy Ðạo
Quang trước mặt Thầy, rồi từ đây gọi là Anh mà thôi, còn Thầy duy có một Thầy”.
Ngày 24-7-Bính Dần (dl: 31-8-1926), Ðức Chí Tôn ân phong cho Ngài Nguyễn
Văn Tương là: Thuyết Pháp Ðạo Sư Chưởng Quản Oai Linh Ðạo Sĩ- Chưởng Pháp phái
Thượng.
Ngài Nguyễn Văn Tương có người vợ là Bà Võ Thị Tước (1880-1947) và con gái
thứ hai là Nguyễn Thị Quyền (1900-1987) cũng đều tùng giáo Cao Ðài. Trong kỳ
phong Thánh Nữ phái lần đầu tiên vào ngày 14-1-Ðinh
Mão
(dl:15-2-1927) Ðức Chí Tôn ân phong:
- Bà Võ Thị Tước: Lễ Sanh.
- Cô Nguyễn Thị Quyền: Giáo Hữu.
(Trích Ðạo Sử Q.2 của Nữ Ðầu Sư Hương Hiếu, tr.218)
Ngày 5-11-Bính Dần (dl: 11-12-1926), Ngài Chưởng Pháp Nguyễn Văn Tương thọ bệnh và đăng Tiên,
chỉ hưởng được 48 tuổi tại tư gia ở làng Hữu Ðạo. Các Chức sắc cao cấp của Ðạo
Cao Ðài đến làm lễ tang cho Ngài rất long trọng. Lúc đó, mới khai Đạo được khoảng
20 ngày, còn tạm tại Chùa Gò Kén, nên thi hài được an táng nơi quê nhà là làng
Hữu Ðạo (gần Chợ Thuộc Nhiêu) quận Cai Lậy, Mỹ Tho. Sau những năm chiến tranh,
ngôi mộ của Ngài hoàn toàn bị hư hại. Năm 1997, nhân dịp Thanh Minh, một vài vị
Ðạo tâm tìm tòi biết được vị trí ngôi mộ của Ngài, nên kết hợp với người cháu nội
của Ngài là ông Nguyễn Văn Bá, xây dựng lại trên nền mộ cũ một cái tháp nhỏ cao
3 thước 6 tấc.
(Chúng ta lưu ý trong các Chức sắc
cao cấp của Ðạo Cao Ðài thuở đầu tiên có 2 vị tên TƯƠNG: - một là Thượng Chưởng
Pháp Nguyễn Văn Tương, - hai là Thượng Chánh Phối Sư Nguyễn Ngọc Tương, sau được
thăng phẩm Quyền Thượng Ðầu Sư, và sau đó tách khỏi Hội Thánh Tòa-Thánh
Tây-Ninh để lập ra Ban Chỉnh Ðạo ở Bến Tre và trở thành Giáo Tông chi phái Bến
Tre. Ngay sau khi Ngài Chưởng Pháp Nguyễn Văn Tương đăng Tiên, ngày 7-11-Bính Dần,
Ðức Chí Tôn giáng cơ dạy hai Ngài Ðầu Sư Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt:
“Thầy, các con. Trung, Lịch! Hai con
phải dụng Ðại lễ mà an táng cho Tương nghe. Thầy ngặt một lẽ chẳng thế nào đem
Tương vào Tam thập lục Thiên, phải để nó đợi nơi Ðông Ðại Bộ Châu mà chờ Tòa
Tam Giáo phát lạc. Thầy có để lời cho Thái Bạch Kim Tinh cầu rỗi, nhưng Người
giận Tương không công quả, dâng Bộ Công Thiên thơ ra trống trải lắm, tại nơi Tòa
mới cãi chối nỗi gì. Người nhứt định không dự đến. Các con nghe à!
Vậy trong hịch văn Sớ tấu, các con phải thượng nơi Tòa Tam Giáo mà cầu rỗi
cho nó thiệt hết lòng, rồi Thầy sẽ rỗi cho nó. Các con hiểu.
Lịch bạch Thầy về sự Ðại lễ . . . . . . .
- Không con! .Ðại lễ là làm theo một lễ với sự an táng bậc Thái Lão nghe !
. ." (trích trong Ðạo Sử II tr. 86)
Ngay Tết Ðinh Mão, ngày 1-1-Ðinh Mão (dl 1-2-1927), Ngài Chưởng Pháp Nguyễn
Văn Tương giáng cơ:
Thượng Chưởng Pháp TƯƠNG
"Hỷ chư Ðạo hữu, chư
Ðạo muội.
Mừng ... Mừng ... Mừng ...
Vui ... Vui ... Vui ...
Ðại phước cho cả nhơn sanh, đại hạnh cho Ðịa cầu 68 nầy! Em còn phải công
quả phổ độ mới vào đặng Tam thập lục Thiên, nhờ Ðại Từ Phụ cứu độ Em, khuyên nhủ
cùng chư Huynh khá coi Thiên vị mình là trọng, vì là của quí báu vô giá, còn sụt
sè đường Ðạo, xin nhớ lấy danh Em cự chống cùng tà ma quỉ mị cám dỗ. Tương đây,
công cán chẳng chi mà còn đặng địa vị nầy, huống lựa là mấy anh độ rỗi toàn cả
Cửu nhị Nguyên nhơn thì phẩm cựu sẽ đặng trổi thêm thế nào ! Xét lấy đủ vui
lòng hành đạo." (TNHT. I. tr 92).
3 . Ngọc Chưởng Pháp
Ngài Trần Văn Thụ sanh năm Ðinh Tỵ (1857), tại làng Ðức Hưng, tổng Dương Hòa
Hạ, tỉnh Gia Ðịnh.
Thuở nhỏ Ngài học chữ Nho, lớn lên làm nghề dạy học. Năm Ðinh Mùi (1907),
Ngài đến chùa Vĩnh Nguyên Tự tại làng Long An, quận Cần Giuộc, thọ giáo với
Thái Lão Sư Lê Ðạo Long, thế danh là Lê Văn Tiểng (1843-1913) để học Ðạo Minh Sư.
Ngài được Sư phụ Lê Ðạo Long thâu nhận và ban cho pháp danh là Trần Ðạo Minh.
Ngài là đệ tử lớn nhứt trong các đệ tử của Thái Lão Sư Lê Ðạo Long nơi Vĩnh
Nguyên Tự. Ðến năm Bính Dần (1926), tức là sau khi Thái Lão Sư Lê Ðạo Long liễu
đạo 12 năm, Thái Lão Sư giáng cơ cho biết là Ngài đã đắc quả Như Ý Ðạo Thoàn Chơn
Nhơn, và khuyên các đệ tử nay tùng giáo theo Ðức Cao Ðài Ngọc Ðế.
Các đệ tử vâng theo lời Ngài và do đó, Vĩnh Nguyên Tự trở thành cơ quan của
Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ thuở đầu tiên và sau nầy trở thành Thánh Thất của Ðạo Cao
Ðài gọi là Thánh Thất Vĩnh Nguyên Tự.
Ngài Trần Ðạo Minh lúc đó đã tu lên đến bực Thái Lão Sư và con trai Ngài Lê
Ðạo Long là Lê Văn Lịch tu tới bực Dẫn Ân, đạo hiệu Lê Xương Tịnh, cùng các đệ
tử khác tại Vĩnh Nguyên Tự, đều vâng lịnh Ðức Như Ý Ðạo Thoàn Chơn Nhơn, tùng giáo
Ðấng Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế.
- Ngài Trần Văn Thụ (pháp danh Trần Ðạo Minh) được Ðức Chí Tôn giáng cơ ân
phong là: Nho Tông Chưởng Giáo Tuyên Ðạo Thiền Sư Ðại Ðức Ðại Hòa Ðạo Sĩ: Chưởng
Pháp phái Ngọc, trong đàn cơ tại Vĩnh Nguyên Tự đêm mùng 10-9-Bính Dần (dl: 16-10-1926).
Kể từ khi Ngài Trần Văn Thụ thọ phong Ngọc Chưởng Pháp, Ngài vâng lịnh Ðức
Chí Tôn, cùng với các vị Chức sắc Thiên phong khác lo đi hành đạo, phổ độ nhơn
sanh. Khi làm lễ Khai Ðạo tại Thánh Thất tạm ở Chùa Từ Lâm Tự (Gò Kén, Tây
Ninh), ngày 15-10-Bính Dần (1926) thì Ngài Ngọc Chưởng Pháp thường xuyên hành đạo
tại đó, để cùng quí Chức sắc cao cấp khác soạn thảo Tân Luật theo lịnh dạy của Ðức
Chí Tôn.
Qua năm sau, tức là năm Ðinh Mão (1927), Ngài Ngọc Chưởng Pháp lâm bịnh,
Ngài trở về nhà an dưỡng tại làng Trường Bình, quận Cần Giuộc. Sau đó Ngài đăng
Tiên vào ngày 14-5-Ðinh Mão (dl: 13-6-1927), hưởng thọ 71 tuổi. Tất cả các
Ngài: Ðầu Sư Thượng Trung Nhựt, Ðầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt, Chánh Phối Sư Thái Thơ
Thanh, Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh, Phối Sư Thái Ca Thanh, cùng nhiều Chức
sắc khác đến thọ tang và phúng điếu. Bởi cơ Ðạo còn sơ khai, đang tạm ở Từ Lâm
Tự, nên gia đình Ngài Ngọc Chưởng Pháp Trần Văn Thụ đưa linh cữu của Ngài an
táng nơi quê nhà ở làng Thới Hiệp, cạnh ngôi chùa cũ của Ngài, nay là Ấp 1 Xã
Hiệp Phước, quận Nhà Bè. Năm 1996 (Bính Tý), Ban Cai Quản Thánh Thất Vĩnh
Nguyên Tự đã lấy cốt của Ngài Ngọc Chưởng Pháp đem cải táng về đất phía sau
Vĩnh Nguyên Tự, nằm cạnh ngôi mộ của Ngài Thái Lão Sư Lê Ðạo Long. Di ảnh của
Ngài Ngọc Chưởng Pháp được thờ nơi Hậu Ðiện Vĩnh Nguyên Tự, cùng với di ảnh của
Ðức Như Ý Ðạo Thoàn Chơn Nhơn và của Ngài Ðầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt. Ðức Ngọc Chưởng
Pháp thường giáng cơ dạy đạo tại Vĩnh Nguyên Tự, xưng hiệu là: Thiết Quang Chơn
Nhơn. Trong quyển sách ÐẠO NGUYÊN CHÁNH NGHĨA do Vĩnh Nguyên Tự in năm 1939, có
in hình Ðức Ngọc Chưởng Pháp Trần Văn Thụ, đề là: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. Ngọc
Chưởng Pháp Trần Ðạo Minh
Thiết Quang Chơn Nhơn, Ngọc Chiếu, với hai câu liễn đặt ở hai bên ảnh là:
- CHƯỞNG khai Nho phái Tam Kỳ Ðạo,
- PHÁP hóa Thiền Tông Tứ giáo truyền
4 . Ngọc Chưởng Pháp
Ngài Trần Ðạo Quang, thế danh là Trần Văn Quang (có tài liệu chép là Trần
Thanh Nhàn) sanh ngày 10-11-Canh Ngọ (dl: 31-12-1870) tại Ban Dầy, quận Cai Lậy,
tỉnh Mỹ Tho. Ngài là con trai duy nhứt của ông Trần Chí Hiếu và bà Dương Mỹ Hậu.
Hai ông bà làm nghề nông và tu theo đạo Minh Sư, tông Phổ Tế. Ngài có lòng mộ đạo
từ nhỏ. Năm 12 tuổi, Ngài noi theo cha mẹ, tu theo đạo Minh Sư. Năm 16 tuổi,
Ngài bắt đầu ăn chay trường. Thái Lão Sư Trần Ðạo Cửu nhận làm thầy đứng ra
khai thị cho Ngài. Năm 21 tuổi, Ngài xuất gia tu hành, bắt đầu tu Nhứt Thừa: Nhứt
bộ rồi Nhị bộ và Tam bộ, sau tiến lên tu Nhị Thừa qua bốn bậc: Thiên Ân, Chứng
Ân, Dẫn Ân, Bảo Ân; rồi Ngài tiếp tục tu lên Tam Thừa, qua hai bậc: Ðảnh Hàng,
lấy đạo hiệu Trần Vận Quang. Thập Ðịa là Thái Lão Sư: lấy đạo hiệu là Trần Ðạo
Quang. Năm nầy Ngài được 45 tuổi.
Thái Lão Sư Trần Ðạo Quang được sự tín nhiệm của 12 vị Lão Sư Tông Phổ Tế đạo
Minh Sư ở Việt Nam, nên Ngài về trụ trì chùa Linh Quang Tự là Tổ đình của Tông
Phổ Tế ở Việt Nam..Tổ Sư của Tông Phổ Tế đạo Minh Sư bên Tàu là Thái Lão Sư Trần
Ðạo Khánh dự định phong cho Ngài Trần Ðạo Quang làm "Việt Nam Ðệ Nhứt Tổ"
của Tông Phổ Tế đạo Minh Sư ở Việt Nam. (Tài liệu của Huệ Nhẫn)
Trong lúc đó thì Lão Sư Nguyễn Văn Tương và Nguyễn Văn Kinh đã được Ðức Chí
Tôn độ theo Ðạo Cao Ðài, nên hai Ngài xin lập đàn cơ tại Linh Quang Tự để Ðức
Chí Tôn độ Ngài Thái Lão Sư Trần Ðạo Quang luôn thể và Ngài Trần Ðạo Quang được
Ðức Chí Tôn độ nên bằng lòng qui hiệp vào Ðạo Cao Ðài.
Khi Ngài Thượng Chưởng Pháp Nguyễn Văn Tương đăng Tiên tại làng Hữu Ðạo quận
Cai Lậy thì khoảng hơn một tháng sau, Ðức Chí Tôn phong Ngài Trần Ðạo Quang làm
Quyền Thượng Chưởng Pháp ngày 12-12-Bính Dần (dl: 15-1-1927). (Theo Ðạo Sử của
Bà NÐS Hương Hiếu Q.2 trang 172 và 192)
Phải chăng vì Ngài Thượng Chưởng Pháp Tương qui Thiên sớm, nên phải phong
Ngài Trần Ðạo Quang làm Quyền Thượng Chưởng Pháp để dâng Luật lên cho có đủ số
chăng ? Rồi sau đó mới ân phong Ngọc Chưởng Pháp. Khi Ngài Ngọc Chưởng Pháp Trần Văn Thụ đăng
Tiên ngày 14-5-Ðinh Mão, thì sau đó ít lâu, Ðức Chí Tôn ân phong Ngài Trần Ðạo
Quang làm Ngọc Chưởng Pháp chánh vị. Nhưng Ngài vẫn xuất ra lập Chi phái. Ấy là
từ trong cơ Ðạo phân chia ra mới gọi là Chi phái Cao-Đài.
Năm 1931 Phối Sư Thái Ca Thanh rút khỏi Tòa Thánh Tây Ninh về Mỹ Tho lập
phái Minh Chơn Lý, Ngài Ngọc Chưởng Pháp hợp tác với Minh Chơn Lý, sau đó thấy
ông Ca và ông Phùng sửa đổi hết cách thờ phượng, nên Ngài rút khỏi Minh Chơn Lý,
xuống Bạc Liêu hợp với ông Cao Triều Phát mở ra phái Minh Chơn Ðạo năm 1935.
Năm 1937, Ngài Ngọc Chưởng ra hành đạo ở Ðà Nẵng. Lúc đi ra Trung, Ngài Ngọc
Chưởng Pháp không có giấy thuế thân, nên Ngài lấy giấy thuế thân của người
trong làng tên là Hà Văn Thuần để xin làm căn cước thì mới được phép ra Trung.
Cho nên khi hành đạo ở Ðà Nẵng Ngài lấy tên là Hà Văn Thuần. Ngài ủng hộ bổn đạo
nơi đây xây dựng được Thánh Thất Trung Thành, để làm cơ sở hoạt động của Cơ
Quan Truyền Giáo Trung Việt.
Ngày 17-2-Bính Tuất (dl: 20-3-1946), Ngài Ngọc Chưởng Pháp Trần Ðạo Quang
qui thiên tại chùa Linh Quang Tự ở Gò Vấp, Gia Ðịnh, hưởng thọ 77 tuổi. Thi hài
của Ngài được an táng tại nghĩa trang Minh Sư gần Linh Quang Tự. Sau nầy, do
nhu cầu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhứt, Linh Quang Tự và nghĩa trang đều bị giải
tỏa, bổn đạo cải táng Ngài về phần đất ở phía sau Thánh Tịnh Minh Kiến Ðài vào
ngày 15-8-Kỷ Mùi (1956) thuộc xã Thông Tây Hội, cũng thuộc quận Gò Vấp.
* * *
Tiểu sử bốn vị Nam Đầu Sư đầu tiên
Trong năm Khai Đạo, Đức Chí Tôn Thiên phong ba vị sau đây vào phẩm Đầu Sư đầu
tiên của Đạo Cao Đài, đặc biệt lấy ba chữ Tam Bửu của trời ban cho Cửu Trùng
Đài. Ngoài ra thì tất cả đều lấy chữ tịch đạo là “Thanh”
■ Đầu Sư phái Ngọc: Ngài Lê Văn Lịch, Thánh danh là Ngọc Lịch Nguyệt.
■ Đầu Sư phái Thượng: Ngài Lê Văn Trung, Thánh danh Thượng Trung Nhựt, sau
được thăng Quyền Giáo Tông.
■ Đầu Sư phái Thái: Hòa Thượng Thiện Minh, Thánh danh là Thái Minh Tinh.
Ngài Thiện Minh là học trò của Hòa Thượng Như Nhãn, được Thiên phong ngày
13-10-Bính Dần, nhưng Ngài không hành Đạo, nên ngày 12-12-Bính Dần (dl
15-1-1927), Đức Lý Giáo Tông cất chức Thái Đầu Sư của Ngài Thiện Minh.
Cũng trong ngày nầy: 12-12-Bính Dần, Đức Chí Tôn phong Ngài Dương Văn Nương
chức Thái Đầu Sư, Thánh danh Thái Nương Tinh. Ngài Thái Nương Tinh cũng không
hành đạo.
Ngọc Lịch Nguyệt là Thánh danh của Ngài Lê Văn Lịch, khi Đức Chí Tôn phong
Ngài làm Đầu Sư phái Ngọc. Ngài Ngọc Lịch Nguyệt, cùng một lượt với Ngài Ðầu Sư
Thượng Trung Nhựt, trong cuộc Thiên phong đầu tiên tại nhà Ngài Lê Văn Trung ở
Chợ Lớn, vào đêm 12-3-Bính Dần (dl: 23-4-1926). Đạo hiệu là Thạch Ẩn Tử, sanh
ngày mùng 1 tháng 9 năm Canh Dần (dl: 14-10-1890) tại làng Long An, quận Cần
Giuộc, tỉnh Chợ Lớn. Thân sinh của Ngài là Cụ Lê Văn Tiểng, tu theo Đạo Minh Sư
đến bực Thái Lão Sư, hiệu Lê Đạo Long, là người sáng lập ngôi chùa Vĩnh Nguyên
Tự ở Cần Giuộc. Cụ Tiểng tu đắc đạo, sau khi qui liễu, đắc quả Như Ý Đạo Thoàn
Chơn Nhơn. Cụ có lời di chúc: “Lập Vĩnh Nguyên Tự để sau nầy có Thập nhị Khai
Thiên đến mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.”
Thân mẫu của Ngài Lê Văn Lịch là Cụ Bà Trần Thị Đắc. Ở đây có sự liên hệ
gia đình với Ngài Trần Văn Thụ (Ngọc Chưởng Pháp). Ngài Trần văn Thụ có người
con gái quí danh là Trần Thị Khá, được gả cho Ngài Lê Văn Lịch. Ông Bà Lê Văn Lịch
hạ sanh một người con gái là Cô Lê Ngọc Trang, Đạo hiệu Bạch Tuyết.
Ngài Lê Văn Lịch thọ nhận từ phụ thân bí thuật huyền môn của Đạo Lão (Tiên
giáo) và Y thuật. Sau khi nhập môn vào Đạo Cao Đài, Ngài không dùng bí thuật
huyền môn nữa, chỉ truyền lại cho con gái Lê Ngọc Trang về Y học cổ truyền.
Đầu năm Bính Dần 1926, quí Ngài Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc được lịnh Cơ
Bút dạy xuống Vĩnh Nguyên Tự lập đàn cầu cơ, Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn (Cụ
Lê Văn Tiểng, đạo hiệu Lê Đạo Long, thân sinh của Ngài Lịch) giáng cơ dạy Ngài
Lịch, lúc bấy giờ đã tu tới bực Dẫn Ân (Minh Đường), phải hiệp với quí Ngài Cư,
Tắc để mở Đạo Cao Đài.
Trong thời gian nầy, Ngài Đốc phủ Nguyễn Ngọc Tương đang làm Chủ quận Cần
Giuộc đã gia nhập Đạo Cao Đài, nên cũng khuyên Ngài Lê Văn Lịch nhập môn vào Đạo.
Đêm 12-3-Bính Dần (dl: 23-4-1926), Ngài Lê Văn Lịch được Đức Chí Tôn giáng cơ
ân phong Ngọc Đầu Sư, Thánh danh Ngọc Lịch Nguyệt, cùng một lượt với Ngài Đầu
Sư Thượng Trung Nhựt, trong cuộc Lễ Thiên phong đầu tiên tổ chức tại nhà Ngài
Lê Văn Trung ở Chợ Lớn. Trong Thánh ngôn, Đức Chí Tôn có giáng cơ dạy Ngài Ngọc
Lịch Nguyệt như sau:
TNHT. I.14: "CAO ĐÀI. Lịch ! Con nghe Phật Như Lai nói chưa ? Tam Kỳ
Phổ Độ là gì ? Là phổ độ lần thứ ba. Sao gọi là phổ độ ? Phổ độ nghĩa là gì?
- Phổ là bày ra,
độ là cứu chúng sanh.
Muốn trọn hai chữ
Phổ độ, phải làm thế nào?
Chúng sanh là
gì?
- Chúng sanh là
toàn cả nhơn loại, chớ không phải là lựa chọn
một phần người, như ý phàm các con tính rối.
Muốn trọn hai chữ
Phổ độ, phải làm thế nào? Thầy hỏi? Phải bày bửu pháp chớ không đặng giấu nữa.
Con phải luyện lại cho thành, nội trong tháng năm nầy về theo Trung đi truyền đạo.
Nghe và tuân theo...
Phải mặc y phục
như Trung, mà màu hồng."
TNHT. I. 22:
"Thích Ca Như Lai thị Ngã, dục cứu chúng sanh, tá danh Cao Đài Đại Bồ
Tát. Nhữ tri hồ?
Hữu Ngã đồ Thái Đầu Sư tại thử, nhĩ vô thức luyện đạo, Ngã phái Ngọc Đầu Sư
chỉ giáo thọ bửu pháp.Tam thập tứ vị chúng sơn bất tri Chơn lý luyện thành. Ngã
vi Chủ khảo giáo hóa. Khả tuân Ngã mạng.
Nhữ đẳng tu thọ pháp, tu thọ pháp. Khâm tai!"
Diễn nôm:
Thích Ca Như Lai là Thầy (Ta), muốn cứu chúng sanh, mượn danh Cao Đài Đại Bồ
Tát. Con biết không? Có học trò của Thầy là Thái Đầu Sư tại đây, nó không biết
luyện đạo. Thầy phái Ngọc Đầu Sư chỉ giáo thọ bửu pháp. 34 vị tăng không biết
Chơn lý luyện thành. Thầy là Chủ khảo giáo hóa. Khá tuân lịnh Thầy. Các con tu
thọ pháp, tu thọ pháp. Kính vậy thay!
Những ngày đầu Khai Đạo, Ngài Ngọc Lịch Nguyệt đóng vai trò quan trọng
không kém Ngài Thượng Trung Nhựt. Ngài được lịnh Đức Chí Tôn sưu tập 3 bài Kinh
Tam giáo trong Kinh Tam Thánh Đại Động để làm Kinh của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
Ngài cùng với Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt phụng soạn và ban hành quyển "TỨ
THỜI NHỰT TỤNG KINH", trong đó các bài Kinh Nhựt Tụng của Đạo Cao Đài được
viết bằng chữ Nho, chữ Nôm và chữ quốc ngữ, cùng là giải thích ý nghĩa tổng
quát của mỗi câu kinh, có phần phụ thêm giải về Nghi tiết phụng thờ của Đạo Cao
Đài, in và ban hành vào năm Mậu Thìn (1928).
Khi hai Ông Nguyễn Ngọc Tương và Lê Bá Trang rút khỏi Tòa Thánh Tây Ninh lập
Ban Chỉnh Đạo ở Bến Tre, thì Ngài Ngọc Lịch Nguyệt cũng rời Tòa Thánh,
trở về Vĩnh Nguyên Tự tu hành theo lối “độc thiện kỳ thân”.
Năm 1943, trong công cuộc nhà cầm quyền Pháp khủng bố Đạo Cao Đài, Ngài bị
họ bắt đày đi Côn Đảo, đến năm 1945 Ngài mới được trả tự do trở về. Ngài Đầu Sư
Ngọc Lịch Nguyệt bị sát hại trong cuộc chiến chống Pháp xâm lược của phong trào
Việt Minh, Ngài qui thiên tại Chợ Lớn ngày 2-9-Đinh Hợi (dl: 15-10-1947) thọ 58
tuổi. Mộ của Ngài đặt tại phần đất phía sau Vĩnh Nguyên Tự, gần mộ của thân phụ
Ngài là Cụ Lê Văn Tiểng.
Ngài Ngọc Lịch Nguyệt thỉnh thoảng có giáng cơ tại đàn cơ ở Vĩnh Nguyên Tự.
Ngày 7-1-Ất Tỵ (1965), Ngài Ngọc Lịch Nguyệt giáng cơ, xin trích lục ra sau
đây:
THI:
NGỌC chiếu khai xuân đã vẹn
tròn,
LỊCH trình quí giá đáng
vàng son.
NGUYỆT lai sẽ rõ cơ mầu
nhiệm,
Mừng thấy đệ huynh chí chẳng
mòn.
Hỡi chư Hiền đệ, Hiền muội!
THI
Bần Đạo thấy khắp trong
huynh đệ,
Gối đã dùn, chẳng nệ mỏi
xương.
Bạc màu tóc đã điểm sương,
Mà không nệ nhọc trên đường
quả công.
Thiệt quí giá phúc hồng hiếm
có,
Bước dặm trường đi đó đi
đây.
Phổ thông giáo lý Đạo Thầy,
Thiêng liêng nương đó giải
bày thiệt hơn.
Dầu nóng bức chẳng sờn cực
nhọc,
Dẫu ngày đêm lăn lóc phụng
hành.
Hiệp hòa lớn nhỏ em anh,
Rày đây mai đó chẳng canh
cải lời.
Bần Đạo thấy nghĩ thôi quá
tiếc!
Mảnh thân phàm bị diệt
tiêu tan.
Lấy đâu làm một con thoàn,
Để cùng huynh đệ một đàng
thi đua.
Còn ở tục dễ thừa hành đạo,
Nương cõi đời giả, tạo cái
Chân.
Có nhiều phương tiện xa gần,
Để mà khuyến thiện dìu
nhân trở về.
Như Bần Đạo lỡ bề thoát tục,
Cõi vô hình mấy lúc tiếc
thương.
Tùng chung Tiên Phật một
đường,
Muốn dìu sanh chúng phải
nương cơ huyền.
Vì lẽ đó lời khuyên hơn
thiệt,
Để đệ huynh nghiệm biết gần
xa.
Ráng mà khắc kỷ xông pha,
Ráng mà giữ tánh để ra
giúp đời.
Đừng bê trễ than ôi uổng bấy!
Đời mỏi mòn chẳng phải còn
xa.
Trước tiên gìn giữ chữ
HÒA,
Tuy rằng số ít mà ra muôn
phần.
Đến chùa, Thất, rửa lần tội
lỗi,
Nghe kệ kinh tắm gội linh
hồn.
Mau chân mà tiến bước dồn,
Quả đầy công đủ bảo tồn
nguyên căn.
THI
Căn lành gìn giữ chớ buông
lơi,
Dù mấy năm qua cũng một đời.
Mải miết mặc, ăn cùng chỗ ở,
Hơi tàn vạn sự thảy buông
trôi.
Ngài Thái Nương Tinh, thế danh là Dương Văn Nương, làm Tri Huyện Hàm tại
Sa-Đéc, sanh năm Canh Ngọ (1870) tại Sa-đéc và mất ngày 25-10-Kỷ Tỵ (dl
25-11-1929) tại Sa-đéc, hưởng thọ 60 tuổi.
Mộ của Ngài hiện ở phần đất dành làm nghĩa trang gia đình của hai họ Dương
và Phạm, tại đường Đinh Tiên Hoàng (Tạ Thu Thâu cũ), Thị xã Sa-đéc, cách chợ chừng
hơn 1000 thước.
Được biết, trước kia, mộ của Ngài ở Chợ Cồn xã Tân Qui Đông, Sa-đéc, bên bờ
sông Tiền Giang. Vì bờ sông bị đất lở, nên con cháu trong gia đình cải táng về
đây ngày 21-8-1959. Kế bên mộ của Ngài là mộ của Bà Huyện Dương Văn Nương, nhũ
danh Nguyễn Thị Quế (1876-1951) cũng được cải táng về đây ngày 24-4-1960.
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ]
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét