Khảo Cứu Vụ II. Chương Trình Học Đạo Cấp Trung Đẳng - 3 / 3 (Nữ Soạn giả Nguyên Thủy)

Sau đây là Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn liên quan đến quí Ngài: Đầu Sư Thái Minh Tinh, Đầu Sư Thái Nương Tinh và Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh. (Trích trong Đạo Sử quyển II của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu, trang 172 và 177).
Ngày 12-12-Bính Dần (dl 15-1-1927)
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ viết CAO ĐÀI
GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG
Các con: Nhị Chưởng Pháp, Nhị Đầu Sư tọa vị.
Đạo Quang ! Con phải quyền Chưởng Pháp.
Nương! Thầy dặn con, con chẳng hề nghe đến. Thầy muốn bỏ, song vì cựu vị nên chẳng đành. Từ đây phải lo Đạo nghe. Thầy phong cho con chức Thái Đầu Sư. Phải hành Đạo mà hiệp sức phổ độ phái Thái. Thái Minh Tinh bị Thái Bạch cách chức...

 Ngày 14-12-Bính Dần (dl 17-1-1927).
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ viết CAO ĐÀI
GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG

Thơ! con đừng lo lắng về chơn thần con lắm vậy nghe! Nhiều phen Thầy nghe con vái, nhưng mà ngày chưa đến, nên Thầy chưa nói, ngày nay Thầy tỏ thiệt cho con hiểu. Con là một chơn linh cùng Quan Âm Bồ Tát, con đã hiểu rồi, vậy từ đây phải biết mình trân trọng mà trau giồi tánh hạnh nghe. Thầy chẳng nói căn cội của Nương, e con giận. Vậy Thầy nói luôn để cho anh em nhìn nhau, thương yêu nhau. Nó là Văn Thù Bồ Tát tái thế, nghe à! Nó lập ngôi vị cho con, nó đi một đường với con mà hành Đạo cho tới ngày hai con đắc quả đặng trở về cùng Thầy.”

3 - Thượng Đầu Sư Thượng Trung Nhựt:
Thế danh Lê Văn Trung  (1876- 1934)
Ngày 11-3-Bính Dần (dl: 22-4-1926) Đức Chí Tôn phong Ngài Lê văn Trung làm Đầu Sư phái Thượng, Thánh danh Thượng Trung Nhựt.

Ngày 03-10-Canh Ngọ (dl: 22-11-1930) Đức Lý Giáo Tông giáng cơ hiệp với Đức Phạm Hộ Pháp ra Đạo Nghị Định thứ hai, ban Quyền Giáo Tông hữu hình tại thế cho Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, còn quyền Giáo Tông thiêng liêng vẫn do Đức Lý nắm giữ. Kể từ ngày đó, Hội Thánh gọi Ngài là Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung. Như vậy, bấy giờ trong Đạo Cao Đài, quyền hành của Đức Giáo Tông và Đức Hộ Pháp có hai phần: phần hữu hình và phần vô hình.

Đức Lý Giáo Tông nhường phân nửa quyền hành Giáo Tông cho Ngài Lê Văn Trung điều khiển phần hữu hình, còn quyền hành Giáo Tông thiêng liêng vẫn do Đức Lý nắm giữ. Khi Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung đăng Tiên, Đức Lý đem nửa quyền hành Giáo Tông hữu hình ấy giao cho Đức Hộ Pháp, nên Đức Phạm Hộ Pháp lúc đó làm “Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài” Hiệp Thiên và Cửu Trùng. Ngài Lê Văn Trung là một trong 12 Môn đệ đầu tiên của Đức Chí Tôn, đã có đại công khai mở, xây dựng và truyền bá Đạo Cao Đài. Khi còn ở ngoài đời, Ngài là một nhân vật chánh trị nổi tiếng binh vực quyền lợi cho dân chúng, làm đến chức Nghị Viên Hội Đồng Thượng Nghị Viện Đông Dương. Để ghi nhớ công nghiệp lớn lao của Ngài, ngôi trường Trung Học do Hội Thánh lập ra ở gần Cửa số 7 ngoại-ô Tòa-Thánh được đặt tên là Trường Trung Học Lê Văn Trung; còn con đường cặp hông Giáo Tông Đường trong Nội Ô Tòa Thánh được Hội Thánh đặt tên là đường Thượng Trung Nhựt.

Đây là Tiểu Sử của Đức Quyền Giáo Tông:
Ngài Lê Văn Trung sanh năm Bính Tý (1876) tại làng Phước Lâm tổng Phước Điền Trung (Chợ Lớn).Thuở Ngài được 3 tuổi thì thân phụ là ông Lê Văn Thanh (1845-1878) đau bịnh từ trần, thân mẫu là bà Văn Thị Xuân (1849- 1912) lúc đó mới 30 tuổi, cư tang thờ chồng, thủ phận ở vậy nuôi con cho đến ngày khôn lớn. Ngài Lê Văn Trung lớn lên có hình dáng đẹp đẽ, cân đối, tánh tình hòa nhã nhưng rất cương quyết, phụng sự mẫu thân rất có hiếu, cư xử tốt đẹp với bà con anh em, Ngài rất ái mộ Nho học. Ngài thi vào học tại trường Lycée Chasseloup Laubat -SàiGòn và tốt nghiệp trường nầy vào năm 1894, lúc đó Ngài được 19 tuổi. (Tuổi tây là 18 tuổi).

Cũng trong năm nầy, ngày 14-7-1894, Ngài Lê Văn Trung được thâu nhận vào làm Thơ Ký tại Dinh Thống Đốc Nam Kỳ. Ngài làm việc Thơ Ký cho đến năm 1906, tổng cộng được 12 năm. Sau đó, Ngài xin thôi việc và được chấp thuận ngày 6-3-1906. Ngài Lê Văn Trung ra ứng cử và được dân chúng bầu vào Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ (Conseil Colonial de Cochinchine) đại diện cho các tỉnh: Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Gò Công, Tây Ninh, được liên tiếp 2 khóa, tổng cộng 8 năm. (Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ có 10 Hội Viên người Pháp và 6 Hội Viên người Việt. Hội-Viên người Việt do đại diện các Hương chức Nam Kỳ bầu lên). Lúc làm Hội Viên Hội Đồng Quản Hạt, mỗi khi nhóm họp nơi Soái Phủ Nam Kỳ, Ngài Lê Văn Trung thẳng thắng bàn cãi những sự ích nước lợi dân. Ngài rất lưu tâm đến việc mở mang các trường dạy học và công việc thương mãi. Trong những sự bàn cãi, đôi khi làm trái ý quan trên, nhưng Ngài vẫn thẳng thắng vì nhiệm vụ đại biểu của dân, chẳng đoái đến phận mình bị thiệt thòi, cho nên, xa gần, quan dân đều ngợi khen Ngài là người khẳng khái cương trực. Điển hình là vụ Lục Hạng điền, Chánh phủ Pháp phân 6 hạng ruộng để đánh thuế. Ông Outrey, quyền Thống Đốc Nam Kỳ dự thảo luật thuế về Lục Hạng điền, trình ra cho Hội Đồng Quản Hạt thừa nhận để đem ra áp dụng thi hành. Ngài Lê Văn Trung cùng với ông Diệp Văn Cương, Hội Đồng Quản Hạt Bến Tre đứng ra làm đầu 6 vị Hội Đồng Quản Hạt người Việt, đồng phản kháng dự thảo luật nói trên, nhưng khi biểu quyết, số thăm của Hội Đồng người Việt chỉ có 6, còn  người Pháp thì 10, nên bị thua thăm và như thế thì dự luật được thông qua với đa số 10/6. Dù thua thăm, nhưng 6 ông cương quyết chống lại luật thuế Lục Hạng điền, nên tất cả 6 ông đều gởi đơn từ chức để phản đối. Dưới thời Pháp thuộc mà 6 ông làm được một việc như thế phải kể là một hành động táo bạo và rất can đảm. Từ chức xong, 6 ông đều ứng cử trở lại, năm ông được tái đắc cử, chỉ có ông Hội Đồng Hoài là bị thất cử, do ông Bùi Quang Chiêu theo phe ông Outrey phá. Nhờ vụ Lục Hạng điền mà tiếng tăm và uy tín của Ngài Lê Văn Trung lên rất cao, khiến cho người Pháp rất chú ý Ngài, chẳng dám xem thường.

Năm 1911, Ngài Lê Văn Trung đề xuất một việc làm rất mới mẻ tại Sài Gòn, nơi đang chịu sự thống trị nặng nề của Pháp, là việc xây dựng một Nữ Học Đường để giáo dục con gái, thực hiện Nam Nữ bình quyền. Chánh phủ Pháp ngoài mặt không dám phản đối, nhưng không ủng hộ việc mở mang dân trí nầy. Ngài Lê Văn Trung vận động với bà Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương và một số trí thức ủng hộ, quyên góp tiền bạc, xây dựng được một ngôi trường Nữ đầu tiên tại Sài Gòn, gọi là Collège des Jeunes filles (có tên là Trướng Áo Tím) về sau đặt tên là Trường Nữ Trung Học Gia Long. Hiện nay, trường nầy vẫn còn tấm bia kỷ niệm ghi tên hai vị sáng lập là bà Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương và Hội Đồng Quản Hạt Lê Văn Trung.

Ngày 18-5-1912, Ngài Lê Văn Trung được Chánh phủ Pháp thưởng cho Bắc Đẩu Bội Tinh Đệ Ngũ Đẳng (Chevalier de la Légion d'Honneur).

Mấy năm đó, Ngài có mở cửa hàng Hạnh Hoa Thôn, giúp đỡ người Việt Nam bổn xứ có nề nếp hưởng nhờ bề thạnh lợi, sanh ý ngày càng phấn chấn, dần dần nên cuộc đại thương, không nhượng ngoại quốc.

Ngày 10-12-1914, Ngài Lê Văn Trung được Pháp cử lên làm Nghị viên Hội Đồng Soái Phủ Đông Dương (Conseil du Gouvernement de l'Indochine), thường gọi là Hội Đồng Thượng Nghị Viện Đông Dương. Nhà cầm quyền Pháp mở hội Thượng Nghị Viện tại Bắc Kỳ, Ngài đi với Nguyên Soái Gourbeil ra bàn việc nước. Quan Thống Soái Bắc Kỳ, Trung Kỳ, với quan Đại Thần An Nam là ông Hoàng Cao Khải, ông Trương Như Cường, đều ngợi khen Ngài là người có khoa ngôn ngữ và rất lễ nghĩa.

Em của Ngài Lê Văn Trung là Lê Văn Diêu, thuở trước làm Giáo Thọ chữ Pháp, sau được ban chức Huyện Hàm, tánh tình hiếu thuận, nối theo đường hướng của Ngài, mà gầy dựng được cuộc buôn bán phát đạt.

Phu nhân của Ngài Lê Văn Trung là bà Đãi thị Huệ, cũng người tỉnh Chợ Lớn, hiền đức, trọng nghĩa, siêng năng buôn bán, lại khéo bề nội trợ tề gia, giúp thêm tiếng tốt cho Ngài. (Sau nầy, bà Đãi Thị Huệ nhập môn vào Đạo Cao Đài, được Đức Chí Tôn phong chức Nữ Giáo Sư, Thánh danh Hương Huệ, trong kỳ Phong Thánh Nữ phái kỳ I ngày 14-1-Đinh Mão, dl 15-2-1927, tại Chùa Gò Kén.
Thi rằng:
Ra tài Quản Hạt bấy thu chầy,
Quan chuộng dân yêu hội hiệp vầy.
Lòng dạ thẳng ngay, gương vặc vặc,
Tiếng tăm khen ngợi, tiết hây hây.
Thương trường mở cuộc buồm xuôi gió,
Thượng Viện gặp thời chí lướt mây.
Nhờ đức thung huyên vun quén sẵn,
Lộc Trời ơn nước, phước gồm may.

(Viết theo tài liệu trong quyển Điếu Cổ Hạ Kim Thi Tập của ông Nguyễn Liên Phong soạn, Sài Gòn, năm 1915)

Kể từ năm 1920 trở đi, công việc kinh doanh của Ngài Trung gặp khó khăn, đến cuối năm 1924 thì bế tắc, hoàn toàn bị lỗ lã. Ngài đau buồn, sanh ra hút thuốc phiện và sau đó, thị lực của đôi mắt yếu đi rất nhiều, chỉ thấy mọi vật lờ mờ. Người bà con với Ngài là ông Hội Đồng Nguyễn Hữu Đắc, tu theo Minh Lý, thường vào hầu đàn nơi Chợ Gạo. Nguyên mấy tháng trước đây, tại nhà ông Nguyễn Bá Vạn ở ngã ba Bà Kế thuộc Chợ Gạo, Chợ Lớn, nay là Bến Phú Lâm, Quận 6 Chợ Lớn, có lập một đàn thỉnh Tiên rất linh hiển, thường cho thuốc trị bịnh rất hay. Ông Đắc hướng dẫn ông Trung đến hầu đàn nầy. Tại đây, Đức Lý Thái Bạch giáng khuyên Ngài Lê Văn Trung nên tỉnh giấc mộng trần mà lo việc tu hành. Ngài Lê Văn Trung tỉnh ngộ, bắt đầu ăn chay, bỏ hút thuốc phiện và lần lần đôi mắt của Ngài hết lòa, sáng trở lại. Sau khi đàn Chợ Gạo độ được Ngài Lê văn Trung rồi thì chư Tiên dạy bế, làm cho nhiều người hầu đàn ngạc nhiên, không rõ cớ chi.

Tóm lược tài liệu của Ban Đạo Sử:
- Ngày 23-11-Ất Sửu (dl 7-1-1926)  Đức Cao Đài Thượng Đế dạy quí ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc đem Đại Ngọc cơ đến nhà ông Lê văn Trung ở Chợ Lớn cho Đức Chí Tôn dạy việc. Quí ông ngần ngại nhưng không dám cải lịnh. Khi đến nhà ông Trung, quí ông trình bày tự sự. Ông Trung vui vẻ chấp thuận và cùng nhau thiết lập đàn cơ. Trong lúc chuẩn bị cầu cơ, nhiều phép lạ hiện ra. Trong đàn cơ nầy, Đức Thượng Đế dạy ông Trung phải hiệp với hai ông Cư và Tắc lo việc mở Đạo.

Đức Cao-Đài Thượng Đế dạy:
"Trung! Nhứt tâm nghe con. Sống cũng nơi Thầy, thác cũng nơi Thầy, thành cũng nơi Thầy mà đọa cũng nơi Thầy. Con lấy sự sáng mắt  của con mà suy lấy.
Một Trời một Đất một nhà riêng,
Dạy dỗ nhơn sanh đặng dạ hiền.
Cầm mối Thiên thơ lo cứu chúng,
Đạo người vẹn vẻ mới thành Tiên.

Từ đây, ông Trung được Đức Chí Tôn thâu làm Môn đệ. Ông vâng Thánh ý, thu xếp việc nhà, xả thân hành đạo cho đến ngày cỗi xác trần về với Hư vô..

- Ngày 27-11-Ất Sửu (dl 11-1-1926) ông Lê Văn Trung đến viếng ba ông: Cư, Tắc, Sang. Bốn ông hiệp lại cầu cơ. Đức Chí Tôn giáng dạy ông Trung nhiều việc.

- Ngày 14-12-Ất Sửu (dl 27-1-1926), quí ông bạch hỏi Đức Thượng Đế về cách thờ phượng. Đức Thượng Đế dạy các ông đến gặp ông Đốc Phủ Ngô Văn Chiêu để xem cách thức, vì ông Chiêu đã được Đức Thượng Đế dạy đạo từ lâu và bảo xem ông Chiêu là Anh Cả.

- Ngày 15-12-Ất Sửu (dl 28-1-1926), cuộc họp mặt và dự tiệc do ông Lê Văn Trung tổ chức gồm 12 vị môn đệ đầu tiên của Đức Chí Tôn và 14 vị khác đã có hầu đàn cơ nhiều lần nhưng chưa được chính thức nhận làm môn đệ.

- Ngày 17-12-Ất Sửu (dl 30-1-1926), ông Lê Văn Trung thượng tượng thờ Thầy rất trọng thể. Đức Thượng Đế giáng cơ dạy và chỉ cách đặt vị trí thờ Đức Quan Thánh, Đức Quan Âm Bồ Tát và Đức Lý Thái Bạch.

- Đêm 12-3-Bính Dần (dl 23-4-1926), Đức Chí Tôn sắp đặt cuộc Thiên phong tại nhà Ngài Lê Văn Trung ở Chợ Lớn, ân phong cho Ngài là Thượng Đầu Sư, Thánh danh Thượng Trung Nhựt, cùng một lượt với Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt.

Sau đây cũng đã thể hiện được tinh thần “Tam Hội lập quyền” ngay buổi đầu:
- Ngày 23-8-Bính Dần (dl 29-9-1926) Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt vâng theo Thánh ý của Đức Chí Tôn, hiệp cùng chư Chức sắc Thiên phong và chư Đạo hữu, tổng cộng 247 người, họp tại nhà ông Nguyễn Văn Tường ở đường Galiéni, nay là đường Trần Hưng Đạo, quận 1 Sài Gòn, để thảo ra TỜ KHAI ĐẠO, chờ Đức Chí Tôn xem xét trước mới gởi lên Chánh phủ Pháp: Xem như đây là cuộc Đại Hội nhơn sanh

- Ngày 1-9-Bính Dần (dl 7-10-1926), Ngài Đầu Sư.
Thượng Trung Nhựt đích thân đem TỜ KHAI ĐẠO đến gởi cho quan Thống Đốc Nam Kỳ Le Fol, được ông vui vẻ tiếp nhận. Ông khen rằng vì chữ “Thiện”lo cho nhơn sanh.

Trong đơn chỉ có 28 người đại diện, là  những người có danh vị, sau là những Chức sắc: đây Đại hội Hội Thánh.

- Chính sự quyết định thời gian gởi đơn lên cho Thống Đốc Nam Kỳ Le Fol và chỉnh sửa của Thầy là quyền quyết định tối thượng:  đây là Thượng Hội vậy.
- Ngày 15-10-Bính Dần (dl 19-11-1926), ngày rằm Hạ nguơn năm Bính Dần, Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt hiệp cùng Đức Hộ Pháp và chư Chức sắc Đại Thiên phong, vâng lịnh Đức Chí Tôn mượn chùa Từ Lâm Tự ở Gò Kén Tây Ninh làm Thánh Thất tạm để tổ chức Đại lễ Khai Đạo Cao Đài, đủ các quan chức các cấp của Chánh quyền Pháp thời đó và đại diện các Tôn giáo khác đến dự.

- Ngày 3-10-Canh Ngọ (dl 22-11-1930) Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt được Đức Lý Giáo Tông giáng cơ ban Quyền Giáo Tông hữu hình, do Đạo Nghị Định thứ 2

Nguyên văn Đạo Nghị Định thứ nhì:
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ ngũ niên)

Chiếu theo Pháp Chánh Truyền ban quyền hành cho Giáo Tông và Hộ Pháp,
Nghĩ vì chư Chức sắc Thiên phong có quyền đặc biệt ngoài luật đã định, còn quyền hành Hội Thánh nữa.
Nghĩ vì thiếu luật Hội Thánh nên quyền hành chánh chẳng đặng vẹn toàn,

NGHỊ ĐỊNH

Điều thứ nhứt: Ban quyền hành cho Thượng Đầu Sư thay mặt cho Lão mà thi hành các phận sự Giáo Tông về phần xác, còn phần thiêng liêng có Lão.

Điều thứ nhì: Chức sắc Cửu Trùng Đài, duy bậc Chánh Phối Sư phải tùng quyền mà hành chánh về phần Chánh trị của Đạo, song đặng thế mặt cho Đầu Sư, đương buổi Người cầm quyền Giáo Tông của Lão.

Điều thứ ba: Mọi việc chi thuộc về quyền Chánh trị đều giao cho Chánh Phối Sư.

Điều thứ tư: Chánh Phối Sư đặng trọn quyền thông công cùng Chánh phủ và nhơn sanh, nhưng buộc phải có Hội viên Nhơn sanh và Hội Thánh chăm nom cơ hành động.

Điều thứ năm: Nghị Định nầy sẽ ban hành vào ngày 15-10-Canh Ngọ.
Làm tại Tòa Thánh Tây Ninh ngày 03-10-Canh Ngọ.
GIÁO TÔNG              HỘ PHÁP
Lý Thái Bạch          Phạm công Tắc

Một số ít Chức sắc Thiên phong sanh lòng đố kỵ Đức Quyền Giáo Tông, nên tìm đủ cách để công kích và buộc tội Ngài. Nào thiết lập Hội Vạn Linh để kết án Ngài, viết Tờ Châu Tri để mạ lỵ, xúi giục tín đồ đem nhiều việc phi lý kiện Ngài nơi Tòa Án tỉnh Tây Ninh, đồng thời vu cáo Ngài làm cách mạng chống Chánh quyền Pháp. Không ngày nào mà Đức Quyền Giáo Tông không bị các viên Thẩm phán Tòa Án đòi ra hỏi cung.

Đang lúc bị khủng bố nguy nan như thế, Đức Ngài vẫn điềm tỉnh đối phó, một mặt hiệp với Bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Thanh lo sắp đặt Nữ phái trong Đạo.

Đức Ngài nói: “Lúc trước tôi đã giúp bà Cụ Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương lập trường Nữ học, bây giờ tôi hiệp với Bà Nữ Chánh Phối Sư tổ chức các Nữ Viện, cũng đồng một nghĩa. Tôi chỉ ao ước cho Nam Nữ bất bình đẳng ở ngoài Đời chẳng còn trong Đạo nữa.”

Kết cuộc các vụ thưa kiện Đức Ngài ở Tòa Án tỉnh Tây Ninh, họ kết tội Ngài: trường hợp công quả đánh xe bò ban đêm không thắp đèn hiệu, bò thiếu dây buộc ách, 34 người Đạo công quả thiếu thuế, họ phạt Ngài 2 ngày tù.

Thật là khôi hài đối với một vị Cựu Thượng Nghị viên thưởng thọ Bắc Đẩu Bội Tinh của Chánh phủ Pháp. Họ biết Ngài vô tội, nhưng cũng cố buộc tội để làm nhục Ngài

Bọn lính sen đầm đem hai án tòa vào Giáo Tông Đường đặng bắt Ngài ra ngồi tù ở khám đường Tây Ninh. Ngài chậm rãi khăn áo chỉnh tề, mang Bắc Đẩu Bội Tinh vào, rồi đi theo sai nha. Đó là buổi sáng ngày mùng 7-Giêng-Giáp Tuất (dl: 20-2-1934), trước lễ Vía Đức Chí Tôn hai ngày. Đức Ngài ngồi tù tại khám đường Tây Ninh hai ngày rưỡi mới được thả về.

Sau khi cúng vía Đức Chí Tôn và lễ rằm Thượng nguơn xong, Đức Ngài liền viết một văn thư đề ngày 4-3-1934 (âl 19-1-Giáp Tuất), gởi cho Chánh phủ Pháp giao trả Bắc Đẩu Bội Tinh, vì nó không còn ý nghĩa gì nữa. Bức văn thư nầy viết bằng Pháp ngữ, trong đó có nhiều chi tiết lịch sử quan trọng, xin ghi  lại nguyên văn ra đây và có bài dịch ra Việt văn.

THƠ CỦA ÐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG
Gởi cho Giám Quốc Pháp trả Bắc Đẩu Bội Tinh
Bản phiên dịch Việt văn.
Thưa Ông,
Tôi xin hoàn lại nơi tay ông cái Médaille điều của Chánh-phủ Pháp ban thưởng cho Tôi hồi năm 1912.

Ra làm việc quan trong 12 năm, ai ai cũng đều mến yêu và khen ngợi, làm Hội đồng Quản Hạt trong 8 năm, lại có chưn trong ban Hội đồng Thượng Thơ Ðông Dương được 12 năm cả thảy là 32 năm trời. Tôi lấy lòng trung thành lo việc cho Quốc Pháp nên mới có một cái vinh diệu xứng đáng như thế.

Nhiệm vụ của Tôi đối với đời đã mãn hạn, Tôi sắp sửa về nghỉ an dưỡng lão. Bỗng chốc Ðức Chí Tôn gọi Tôi ra gánh vác nền Ðạo-đức để dung hợp cái Giáo lý với thế gian, hầu gieo khắp trên võ trụ, sự ham muốn điều qui thiện và lòng yêu thương đồng loại, sự nhiệt thành đạo đức đặng cho loài người biết công lý và quả báo tương lai. Trót 8 năm nay, Tôi nhiệt tâm mưu kết sự Thương-yêu tình nhân loại trong các chủng tộc, vì Tôi đây nhận chắc Giáo lý tân khai nầy để làm tài liệu cho chúng sanh bước lên Hòa-bình Thế-giới. Ðạo Cao-Ðài ngày nay tính ra trên một triệu Tín đồ, phần nhiều là người Việt-Nam, còn bao nhiêu người Langsa, người Cao-Miên, người Lào, người Sơn-cước và người Tàu; có lẽ Chánh phủ thuộc địa chưa có hiểu tâm lý của chúng tôi, cho nên Tín-đồ của Ðức Chí Tôn thường thường bị người bạc đãi áp chế một cách vô lý, mỗi lần chúng tôi yêu cầu xin xỏ điều chi, thì mỗi lần Chánh phủ lấy võ lực can thiệp khuấy rối người hành đạo.

Trong thời buổi nầy Chánh phủ lại dùng đủ phương sách để đánh đổ người đứng ra sáng lập nền Giáo lý của Ðức Chí Tôn. Tôi xin trích lục nhiều đoạn tôi đã viết một cái thơ gởi cho Tham Biện Vilmont ở Tây Ninh: Ông đã làm ăng-kết (enquête) rồi, vậy xin ông cho chúng tôi biết chừng nào mãn cái qui định cúng tế đã tổ chức ra đây. Còn những chuyện lôi thôi mà ông đã lược thuật cho Tôi biết trong thơ của ông, Tôi xin lỗi, chớ phải chi ông cố cập đến Tôi một chút ít, nghĩa là: Nếu ông không nhìn nhận Tôi là Giáo-Tông, thì ít nữa cũng nhìn nhận Tôi là chủ Thánh Thất Long-Thành, thì đâu có xảy ra mấy vụ lôi thôi như thế! Vả lại chúng tôi đây, không phải là người tổ chức các vụ ấy, cuộc hội nghị tại Thánh Thất, rồi ông có lòng khinh khi miệt thị một người tôi tớ trung thành lão nhược của Chánh-phủ Pháp, người tớ ấy tức là Tôi đây, mà ngặt nỗi Tôi đây có cái hân hạnh được Chánh-phủ Pháp ban thưởng Médaille điều, Tôi vì mạng lịnh của Ðức Chí-Tôn mà tận tâm mưu công ích cho hai nước Pháp Việt, cho dân tộc được đề huề một cách chơn thật, cùng sống mà hưởng lợi quyền như nhau, mà ngày nay lại thấy thân giam hãm vào trong nghịch cảnh nầy, thì thật là khổ tâm cho Tôi là dường nào ? Tôi viết thơ phân trần mọi lẽ mà Chánh phủ đáp lại bằng cách bạo ngược. Mới rồi đây, hôm ngày 22 tháng 2, có 34 người Ðạo của Tôi thiếu thuế mà Chánh phủ lại bắt bỏ tù Tôi, một ông già 60 tuổi có mày-đai điều, vô cớ ngồi tù hai ngày giữa mặt Chánh phủ thuộc địa.

 Vậy cái Médaille quí báu kia có giá trị gì ?
 Vậy lỗi ấy do bởi Chánh phủ Pháp Quốc không biết chọn người cho xứng đáng. Kể từ đây Tôi không muốn theo cái danh vị gì nữa, danh vị dầu cao trọng thế mấy, Chánh phủ thuộc địa coi cũng không ra gì, mà lại không thể chứng cái lòng trìu mến của Tôi đối với nước Pháp.

Tuy nhiên, Tôi cũng vẫn còn hy vọng đến ông Thần công lý của Pháp Quốc mà bấy lâu thiên chức của Tôi, hầu có ngày tự biết điều quấy của mình và rõ thấy Ðạo Cao Ðài không ngoài cái mục đích đem Thế-giới lên con đường Hòa-bình và thân ái.
Kính chào ông.
LÊ VĂN TRUNG

Bản chánh Pháp văn.
Tây Ninh, le 4 Mars 1934.
A Monsieur le Président de la République Francaise PARIS

Monsieur le Président de la République,
J'ai l'honneur de venir très respectueusement remettre entre vos mains la Décoration de Chevalier de l'Ordre National de Légion d'honneur que ma conférée la République Francaise par Décret du 18 Mai 1912.

Fonctionnaire apprécié et estimé pendant douze ans, Conseiller Colonial ensuite pendant huit ans, enfin Membre du Conseil du Gouverment de l'Indochine pendant douze ans, telles sont les trente-deux années de vie mises loyalement au service de la France, qui m'ont valu cette haute récompense de la République.

Après ma vie publique, je m'apprêtais à finir mes vieux jours dans un coin oublié de terre en Cochinchine, quand soudain (1926) je fus appelé par l'invisible à reprendre ma tâche pour l'unification de toutes les religions existantes, pour "semer parmi les peuples l'amour du bien et des créatures de Dieu, la pratique de la vertu, apprendre à aimer la justice et la résignation: révéler aux humains les conséquences posthumes de leurs actes, tout en assainissant leur âme".

Depuis huit ans je me consacre entièrement à cette oeuvre de fraternisation des races, convaincu que la nouvelle religion constitue un des puissants facteurs indispensables à la réalisation d'une collaboration loyale et sincère de tous les peuples, d'une paix mondiale durable.

Le Caodaisme comprend aujourd'hui plus d'un million de fidèles composé d'Annamites en très grande partie et de Francais, Combodgiens, Laotiens, Mois et Chinois.

Nous ne sommes pas compris peut-être par le gouvernement Colonial?

Toujours est-il que le Caodaisme est sans cesse injustement frappé.

À nos doléances et à nos réclamations, on répond par des actes arbitraires et des persécutions religieuses.

À l'heure qu'il est en fait tout pour atteindre le promoteur de cette nouvelle église dans son honneur.

Dans de nombreux documents, je me permets d'extraire les passages édifiants ci-après d'une lettre que j'ai écrite récemment à Monsieur l'Administrateur Vilmont, chef de la Province de Tây Ninh Cochinchine.

"En ce qui concerne vos récentes instructions, je vous serais très obligé de bien vouloir me faire connaitre jusqu'à quand est applicable cette nouvelle règlementation des cultes.

Quant aux évènements dont vous avez fait allusion dans votre lettre, je me permets de vous faire remarquer que si vous aviez bien voulu tenir compte de mes requêtes et de mes droits sinon de chef du Sacerdoce Caodaisme, du moins de chef du Temple de Long Thanh (Tây Ninh) ces "désordres" n'auraient jamais au lieu. Mieux que tout autre vous saviez que les désordres que vous signalez aujourd'hui ne venaient pas de nous.

Le réunion du 24 Novembre dernier, autorisée par vous à se tenir dans mon Temple, à des personnes tout à fait étrangères à la religion et malgré ma lettre No 394 du 22 Novembre 1933, est un véritable défi, sinon une insulte, jeté sans motif à la face qu'un vieux et loyal serviteur de la France doublé d'un décoré de la Légion d'honneur. Il m'est vraiment pénible de constater ces choses à l'heure où tous mes efforts et tout mon dévouement sont mis sincèrement au service de la cause commune des deux peuples, c'est-à-dire à l'entente cordiale et sincère les deux races applelées par la volonté du tout puissant à vivre en communauté de vie et l'interêts."

Naturellement ces doléances sont restées sans réponse, par contre les persécutions se sont de plus belle.

La dernière en date fut mon emprisonnement, le 22 Février dernier, pour dette due au fisc par trente-quatre de mes coreligionnaires, prétexte tout à fait falicieux.

Le Chevalier de Légion d'Honneur, à l'aurore de sa soixantième d'année, fut jeté en prison sans qu'aucune formalité prescrite par la loi ne fut observée.

J'ai séjourné deux jours et demi dans une cellule de

la prison de Tây Ninh avec mon ruban arboré et la carte de Chevalier sur moi.

Ainsi aux yeux du Gouvernement Colonial, la Légion d'honneur ne signifie rien, l'infâmie peut atteindre.

Tout le tort revient-il à la République qui ne devait pas conférer cet insigne honneur à un pauvre indigène?

J'accomplis mon geste avec d'amers regrets, mais je préfère ne plus porter une très haute distinction à laquelle le Gouvernement Colonial n'a aucun égard et qui ne peut même plus devenir un éclatant témoignage de mon attachement à la France.

Cependant, confiant en la justice de cette France douce et généreuse que j'ai toujours aimée, je poursuivrai jusqu'au bout ma tâche sans passion et sans haine, espérant qu'on voudra bien un jour se rendre compte des erreurs commises et rendre justice à une religion qui n'a d'autre prétention que celle d'apporter au monde la paix et la concorde.

Veuillez agréer, Monsieur le Président de la  République, l'expression de mon plus profond respect.
LÊ VĂN TRUNG

LÊ VĂN TRUNG Pâpe Intérimaire
du Bouddhisme rénové ou Caodaisme,
Ancien Conseiller Colonial,
Ancien Membre du Conseil de Gouvernement de l'Indochine.
Long Thành Tây Ninh (Cochinchine).

Pièce jointe: Un certificat de Monsieur le Grand Chancelier de l'Ordre National de la Légion d'Honneur.

Ý nghĩ của Đức Quyền Giáo-Tông khi trả

Bắc-Đẩu Bội Tinh?
Sau khi Quan Toàn Quyền ROBIN qua trấn nhậm, Ông đã có vào diện yết Ngài và hai đàng cũng đã điều đình công việc “Tự do tín ngưỡng” của Ðạo. Nhà báo Diệp văn Kỳ nói rằng không muốn nhắc lại chuyện cũ sợ e có hại đến hòa khí của Ông đã đào tạo ra, mà chỉ muốn thêm rằng trả Bắc Ðẩu Bửu Tinh là một “việc làm” sau hết của cái đời sống của ông và nhắc lại lời của ông đã cắt nghĩa “việc làm” ấy. Ngài nói:

- "Ðừng tưởng tôi trả Bắc Ðẩu Bửu Tinh mà còn có ý chi phiền Chánh phủ, trách những nhà đương quyền lúc bấy giờ. Danh giá thể thống của Viện Bửu Tinh buộc tôi phải làm như vậy. Tôi mà nói đây chẳng phải vì nghi sợ điều chi mà chỉ vì ước ao ai nấy đều hiểu rằng tôn chỉ, mục đích của Ðạo chúng tôi là Hòa bình, thân ái khắp cả chúng sanh "nhứt thị đồng nhơn” thì chúng tôi đâu được phép phiền trách hờn giận. Huống chi, theo thiển kiến của tôi đối với vấn đề thực dân, thì dầu cho lúc ban sơ nó là "việc làm do ở cường quyền” song dần dần bên cai trị và bên bị cai trị cùng nhau tiếp xúc, rồi biết rõ nhau mà yêu nhau, thì chúng ta lại có thể hy vọng rằng cái "việc làm do ở cường quyền” kia sẽ thành ra một mối dây đoàn thể, thân thiện của dân tộc nầy đối với dân tộc khác”.

Sau khi đối với Ðạo, Ðạo biết Ông vô tội; đối với Tòa, Tòa biết Ông vô tội; cái danh hành đạo của Ông được trắng như tuyết. (Nhà báo Diệp-văn-Kỳ)

- Ngày 13-10-GiápTuất (dl 19-11-1934) Đức Quyền Giáo Tông lâm bịnh và nhẹ nhàng thoát xác qui Tiên tại Giáo Tông Đường, lúc 3 giờ chiều, hưởng thọ 59 tuổi.

Hội Thánh thông báo cho toàn đạo để tang: Chức sắc Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài từ phẩm Giáo Hữu hay tương đương đổ lên, để tang một năm, còn Lễ Sanh và tín đồ thì tùy ý. Thi hài của Đức Quyền Giáo Tông  được liệm vào Liên đài, mỗi khi di chuyển thì đặt lên lưng Long mã, gọi là Liên đài kỵ Long mã. Tang lễ được cử hành rất long trọng với chương trình:
- Ngày 15-10-Giáp Tuất: Lễ Thành phục.
- Ngày 15 đến 24-10-Giáp Tuất: Liên đài quàn tại Giáo Tông đường.
- Ngày 24-10 Giáp Tuất: Di Liên đài đến Tòa Thánh.
- Ngày 25-10-Giáp Tuất: Di Liên đài ra Cửu Trùng Thiên tại Đại Đồng Xã trước Tòa Thánh.
- Ngày 26-10-Giáp Tuất: Liên đài nhập bửu tháp.

Bửu tháp của Đức Ngài được xây ngay phía sau Bát-Quái Đài của Đền Thánh - Tòa Thánh. Tây ninh.

Mượn lời của ký giả Diệp Văn Kỳ nhận xét về cái chết của Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, được đăng lên báo lúc bấy giờ để làm phần kết:
“Chúng tôi chỉ biết rằng, từ hôm ông chết đến nay, ở Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, số người mỗi ngày đến chịu tang, lấy muôn mà kể: Già trẻ, bé lớn, đàn ông, đàn bà ở Lục tỉnh, ở Nam Vang, ở Lào, thảy đều thương tiếc khóc than, chẳng khác nào như con mất cha mẹ. Nếu có thể lấy những Chuông vải trắng bịt trên đầu để làm thước đặng đo sự nghiệp, công đức của người quá vãng, thì ta có thể nói rằng: sự nghiệp, công đức của Ông Lê Văn Trung là lớn nhất ở Nam Kỳ nầy vậy.”

Nếu kể từ ngày Khai Đạo tại Thánh Thất Từ Lâm Tự Gò Kén 14-10-Bính Dần (dl: 19-11-1926) cho đến ngày qui là   13-10-Giáp Tuất (dl:  19-11-1934) thì đúng 8 năm tròn. Nếu tính từ ngày Đức Chí Tôn thâu nhận Ngài làm Môn đệ 23-11-Ất Sửu (dl 7-1-1926), thì Đức Ngài hành đạo được 9 năm. Đức Hộ Pháp lấy bài thi sau đây của Đức Quyền Giáo Tông làm bài thài hiến lễ Đức Ngài
Càn khôn quen thú phước Linh Tiêu,
Thấy khổ trần gian nghịch Thánh điều.
Mượn xác phàm riêu cây Phất Chủ,
Nương cơ tạo xủ phướn Tiêu Diêu.
Bầu linh khổ hải đưa thiêu cạn,
Gậy sắt nhơn sanh chống dắt dìu.
Muôn dặm cửa Tiên chờ bước tục,
Cỡi lau trở gót ruột trăm chiều.

Nguyên căn của Đức Lê Văn Trung:
Nguyên căn của Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung là Đại Tiên Lý Thiết Quả, tức là Lý Ngưng Dương, đứng đầu Bát Tiên.Trong con đường Thiêng-Liêng Hằng Sống, Đức Hộ Pháp có mô tả trận đánh giữa Đức Quyền Giáo Tông  trong pháp thân Lý Thiết Quả với Kim Quang Sứ để mở đường đi từ Ngọc Hư Cung đến Cực Lạc Thế Giới:

“Buổi ấy, Bần Đạo đi với cái pháp bửu bằng vân xa, đi ngang qua từ Ngọc Hư Cung đến Cực Lạc Thế Giới. Khi vân xa đi qua đó, bị Kim Quang Sứ đón đường không cho đi. Bần Đạo đương bối rối không biết tính làm sao, liền khi ấy ngó thấy Đức Lý Ngưng Dương trong pháp thân của Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt cầm cây gậy cà thọt nhảy ra chiến đấu với Kim Quang Sứ. Bần Đạo ngó thấy cà ạch cà đuội, chơn cụt chơn dài, nhảy cà quơ cà quơ. Bần Đạo ngồi trên vân xa suy nghĩ, Đức Lý Ngưng Dương có một mình làm sao đánh lại người ta, thấy ban đầu có một mình Đức Quyền Giáo Tông , bên kia Kim Quang Sứ, hai đàng đánh nhau không phân thắng bại, bửu bối không biết bao nhiêu mà bất phân thắng bại. Hồi lâu ngó thấy Đức Lý Ngưng Dương đập Kim Quang Sứ một gậy, đập văng hào quang ra như lọ nồi, như đập vào bình mực văng túa xua ra vậy. Đập thấy biến ra người thứ nhì nữa. Đàng nầy cả trong Thánh Thể của Đức Chí Tôn có một vị Chức sắc Thiên phong mà Bần Đạo không nói tên ra, cản, đánh người thứ nhì đó. Kim Quang Sứ biến ra bao nhiêu thì bên nây cũng hiện ra bấy nhiêu. Một trận đại chiến náo nhiệt. Bần Đạo ngồi trên vân xa cũng như người ta ngồi trên máy bay mà khán trận vậy. Dòm riết mỏi mòn buồn ngủ, ngủ đã rồi thức dậy thấy cũng còn đánh, ngồi lâu lắm gục xuống ngủ nữa, làm 3 lần như vậy, tới chừng lần thứ ba tỉnh lại thấy mặt trận đầy Càn Khôn vũ trụ, lớn quá, bên mình không biết làm thế nào chiến đấu cho lại, không lẽ ngồi trên vân xa nầy hoài, phải có phương pháp gì giúp tay mới đặng....Đến chừng bay giữa không trung, thấy minh mông không biết làm sao gom lại được, để vậy khó đánh lắm, ai ngờ Bần Đạo cầm cây Kim Tiên, định vẽ vòng gom lại, thì chẳng khác nào vãi cái chài vậy. Bần Đạo cầm cây Kim Tiên định gom lại, vừa gom thì nó thúc nhặt mặt trận ấy lại nhỏ lần lần, thấy đàng ta đã thắng Kim Quang Sứ. Bên Đạo của ta là Đức Lý Ngưng Dương đã diệt được bên Kim Quang Sứ, tới chừng rốt cuộc chỉ còn Đức Lý Ngưng Dương đánh với Kim Quang Sứ mà thôi. Đánh nhau một hồi, Đức Lý
Ngưng Dương đập Kim Quang Sứ một gậy thì Kim Quang Sứ hóa hào quang đằng vân bay mất (TLHS trang 145-146)
Ngài  Đầu sư Lê văn Trung

Chuyện liên quan đến Đức Quyền Giáo Tông
* Thuở Đạo còn sơ khai, Đức Chí Tôn giáng cơ ban cho Đức Quyền Giáo Tông các bài thi sau:
Già trí đừng lo trí chẳng già,
Lương tâm mình biết, hỏi chi xa.
Thềm đầu Trời ngó lòng nhơn đạo,
Hư thiệt rồi đây cũng biết mà.!
                                                                                                          (11-1-1926)

Đã thấy ven mây lố mặt dương,
Cùng nhau xúm xít dẫn lên đường.
Đạo Cao phó có tay cao độ,
Gần gũi sau ra vạn dặm trường.
                                                                      (12-2-1926)

Đức Lý Thái Bạch giáng cho Thi:
Có công phải biết gắng nên công,
Tu tánh đã xong tới luyện lòng.
Kinh sách đầy đầu chưa thoát tục,
Đơn tâm khó định lấy chi mong.
                                                                                  ((27-1-1926)

* Cũng trong ngày nầy (27-1-1926), có Thất Nương Diêu-Trì-Cung giáng cơ. Đức Quyền Giáo Tông hỏi:
- Có duyên luyện đạo cùng chăng, xin Em mách giùm.
- Đã gặp Đạo ắt có duyên phần. Ráng tu luyện, siêng thì thành, biếng thì đọa, liệu lấy mà răn mình. Phải sớm tính, một ngày qua là một ngày chết. Đừng dụ dự. Em xin kiếu.

* Trong một đàn cơ khác, nhân có Bát Nương Diêu Trì-Cung giáng đàn, Đức Quyền Giáo Tông hỏi thăm Bát Nương về linh hồn của thân phụ và thân mẫu của Ngài có được siêu thăng cùng chăng ? Giờ đây đang ở đâu ?

Bát Nương giáng cơ đáp: Em chỉ nói bằng thơ, nếu Anh giảng trúng thì nói nữa, trật thì lui.
Đức Quyền Giáo Tông năn nỉ: Nếu Qua nói trật thì nhờ Em thương tình mà chỉ dẫn để cho Qua học thêm với.
“Bạch Y Quan nay sanh Cực Lạc.
“Bá phụ cùng Bá mẫu đặng an !”

Như vậy là thân phụ và thân mẫu của Qua trước ở cõi Bạch Y Quan, nay đã sang ở nơi cõi Cực Lạc ?
- Đúng đó, ấy là nhờ công tu luyện của Anh nên Bá phụ và Bá mẫu được siêu thăng nơi Cực Lạc.
Đức Quyền Giáo Tông Lê-văn-Trung

Thi văn của Đức Quyền Gíao Tông:
Đức Hộ Pháp xướng: Nhắn Bạn Quyền Giáo Tông
Hồ lô ai để ở nơi đâu?
Ái quốc Việt Nam nhét bể bầu.
Cứu thế hồng ân chưa rải khắp,
Nâng thuyền lòng nước vốn còn sâu.
Nhơn tài nẩy nở tuy trăm bụng,
Dân trí biến sanh bởi một đầu.
Ví nhướng mắt Tiên xem rõ trận,
Cuộc cờ thắng bại tận phao câu.
                                                                                  (11-9-Bính Tuất 1946)

1 . Đức Quyền Giáo Tông  giáng họa, ngày 19-9-Bính.Tuất 1946:
Tách trần tính lại đã là đâu !
Thế giới vân du chỉn một bầu.
Nguồn đạo bấy chừ bao sức lớn,
Tinh thần từ trước đã gần sâu.
Nhơn tâm gầy khối đều nên mặt,
Tình thế trau nên kiểu vở đầu.
Lừa lọc nên hư do phép Tạo,
Hưng suy chỉ định bởi đôi câu.

2 . Đức Quyền Giáo Tông  giáng cơ họa tiếp, ngày 28-4-Mậu Tý (1948):
Đường trần hạnh phúc đã là đâu ?
Chi bẵng Càn khôn quảy một bầu.
Đủ hiểu tâm phàm lòng lạt lẽo,
Dư xem bước tục chí cao sâu.
Thiên Quân ví chẳng ra tiền đạo,
Tướng soái khó toan chiếm địa đầu.
Vạn pháp đem khoe tài Hộ Pháp,
Cũng như đực rựa sánh kim câu.

3 . Đêm mùng 10 tháng 10 Canh Dần (dl 19-11-1950). Đức Quyền Giáo Tông  giáng:

Mừng các em,
Mỗi năm đến kỳ Lễ Hạ Nguơn, kỷ niệm Khai Đạo, thì các em không quên ngày Thánh đán của Anh, và mỗi em đều để tâm lo lắng, nhứt là Hộ Pháp cư xử trọn nghĩa đệ huynh, đến như thi hài của anh đối về phần Đạo thì cũng chẳng trọng hệ chi, nhưng đó là một phần trong Thánh Thể của Chí Tôn, các em lo cho anh được châu toàn, anh có lời cảm ơn trước là Hộ Pháp, sau là tất cả các em. Một điều anh ước mong sao hành trình của mỗi em làm thế nào cho đoàn hậu tấn để tâm kính mến lo cho các em, cũng như các em lo cho anh từ thử. Còn cơ Đạo của Chí Tôn, bước qua năm 26 sẽ phát triển lên cao thượng một cách phi thường, làm cho dân tộc Việt-Nam đều ngạc nhiên và chủ tâm hưởng ứng. Nền Đạo cao lên bao nhiêu thì danh thể của các em tăng tiến lên; trọng yếu và trách nhậm phải thế nào? Các em cần lo trau giồi cho đáng giá, để làm gương mẫu hướng dẫn quần chúng noi bước theo con đường đạo đức và lập quốc buổi tương lai đã đến đây.

Trong phương diện hành đạo, có ba điều nên chú ý như sau nầy, các em khá nhớ: - Một là Quyền. - Hai là Luật, - Ba là Pháp, đều của Đức Chí Tôn vậy.
- Quyền là giáo hóa, dìu dẫn chúng sanh vào khuôn linh của Đạo.
- Luật là thương yêu, rộng dung, tha thứ cho kẻ lỗi biết ăn năn.
- Pháp là giữ công bình chánh trực.

Nếu có kẻ không nghe lời giáo hóa, cố tâm phạm luật, thì người cầm quyền cai trị lấy Thánh đức mà định hình phạt là cốt yếu cạo gọt cho nên hình người, chớ không phải kẻ cầm quyền mà để phạm vào tội ác bất nhơn, bởi Đạo quyền là Thánh trị, chớ không phải Phàm trị, các em nên nhớ. Còn Cơ đời sẽ biến chuyển cho đến ngày liễu kết cuộc chiến tranh hầu có lập lại đời Thánh đức. Đạo và Đời, Quốc và Cộng, như sau nầy: Họa Thi:

Họa lại bài thi của Hộ Pháp, đảo vận:
Lưỡi liềm chi dễ sánh Kim câu, !
Gây sự bởi ai tạo buổi đầu ?
Đông Hải mênh mông còn phải cạn,
Tây Hồ chật hẹp độ bao sâu ?
Tài ba Động Bích bao nhiêu sức?
Quyền phép Côn Lôn sẵn mấy bầu.
Quyết đoán cuộc cờ, ai thắng bại?
Chỉn xem Tiên Phật hướng về đâu ?

Anh mừng các em, xin nhắn lời cám ơn Hộ Pháp.!”
Thật ra thi văn của Đức Quyền Giáo-Tông rất nhiều, cả thơ xướng họa nữa. Nhiều nhất là những bài giáng Cơ, Đức Ngài giáng về dạy đủ mọi việc. Xin đọc những đề tài “Tam đầu chế Cửu Trùng Đài” hoặc cuộc đời của Đức Quyền Giáo Tông” cùng Soạn giả.

4 - THÁI ĐẦU SƯ THÁI MINH TINH
Thế danh Nguyễn Văn Giáp (1883-1927)

Hòa Thượng Thích Thiện Minh, học trò của Hòa Thượng Như Nhãn Thích Từ Phong. Thiện Minh được Đức Chí-Tôn phong Đầu sư phái Thái. Thánh danh là Thái Minh Tinh ngày 13-10-Bính Dần. Ông là một trong 247 vị đứng tên trong Tờ Khai Đạo. Ông mất năm 1927. Trước đó bị Đức Lý ngưng quyền, chức.

Thầy dạy tháng 4 Bính Dần (dl: tháng 5 năm 1926 )
 “Thiện Minh, con há !  Mầng con, Con ôi ! Khi Thầy giáng sanh lập Đạo Thánh, Thầy phải đổ máu mà rửa tội cho chúng sanh, đến đỗi phải lấy Thân làm của tế, mà cầu khẩn cho chúng sanh. Hai ngàn năm chưa qua, giọt máu Thầy đã trôi hết. Nay con vì ma khảo, phải đổ máu mà rửa tội cho phái Thái. Chưa vì, sự vinh diệu con trước mặt chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, đã đặng so sánh cùng Thầy rồi. Cười! Con phải lấy hiệu Thiên ân là THÁI MINH TINH, làm Đầu Sư  đạo Thiền. Con phải trông cậy pháp luật vô biên của Thầy” (TNCT. HH. 82)

Thầy nói với ông Như nhãn: Thầy cậy con một điều là đòi MINH, vì nó là Môn đệ của con, đặng giao chức Thái Đầu Sư cho nó đi Phổ Độ nhơn sanh. Cái trách nhậm ấy đáng lẽ về phần con, song con tuổi đã cao rồi, khó bề cực nhọc, nghe à ! Thầy để con trọn quyền mà Thầy xin con an lòng, Thầy lo chung cùng con, Thầy trông cậy nơi con lắm đó !” (ĐS. II. 238)

Trong năm Khai Đạo, Đức Chí Tôn Thiên phong ba vị Đầu Sư vào phẩm Đầu Sư đầu tiên của Đạo Cao Đài có mang ba chữ: Nhựt, Nguyệt, Tinh là ba bửu của Trời
- Đầu Sư phái Ngọc: Ngài Lê Văn Lịch, Thánh danh là Ngọc Lịch Nguyệt.
- Đầu Sư phái Thượng: Ngài Lê Văn Trung, Thánh danh Thượng Trung Nhựt, sau  thăng Quyền Giáo Tông.
- Đầu Sư phái Thái: Hòa Thượng Thiện Minh, Thánh danh là Thái Minh Tinh.

Ngài Thiện Minh được Thiên phong Thái Đầu sư nhưng Ngài không hành Đạo, nên ngày 12-12-Bính Dần (dl 15-1-1927), Đức Lý Giáo Tông cách chức Thái Đầu Sư của Ngài Thiện Minh. Cũng trong ngày nầy (12-12-Bính Dần), Đức Chí Tôn phong Ngài Dương Văn Nương chức Thái Đầu Sư, Thánh danh Thái Nương Tinh.

Ba vị Đầu sư đầu tiên có mang chữ: NHỰT, NGUYỆT, TINH là ba báu của Trời, đó là một đặc ân của cơ quan Cửu Trùng Đài. Nhưng chắc cũng là trong vòng

hữu định nên khiến như thế, vì mặt trời (NHỰT) cũng như mặt trăng (NGUYỆT) mỗi thứ chỉ có một, nên hai vị này giữ phẩm tước được bền bĩ, còn TINH tức là sao có đến 3.072 sao nên khiến cho vị mang chữ Tinh có đến hai người là Đầu sư: Thái Minh Tinh và Thái Nương Tinh.

Từ đó về sau thì tất cả Chức sắc Cửu Trùng Đài, dù ở phẩm Đầu sư đi nữa cũng lấy Thánh danh là chữ Thanh (cho nam phái), nữ lấy chữ Hương mà thôi, vì còn trong thời Lý Giáo-Tông nên Tịch đạo là THANH HƯƠNG. Qua một thời Giáo-Tông kế tiếp mới đổi Tịch là ĐẠO TÂM. Thử hỏi bao giờ mới đổi Tịch đạo và đã mãn thời Tịch đạo Thanh Hương chưa ?

Thử nhìn vào đôi liễn đối ở trước Báo-Ân-từ sẽ thấy rằng:
- BÁT phẩm chơn hồn tạo thế giới, hóa chúng sanh vạn vật hữu hình tùng thử ĐẠO,
- QUÁI hào Bác ái, định càn khôn phân đẳng pháp nhứt Thần phi tướng trị kỳ tâm TÂM

LÝ DỊCH TRONG NỀN ĐẠO
Đền Thánh là Bạch Ngọc Kinh tại thế.

1 - Phần nội ô cất Tòa Thánh:
Nhìn toàn cảnh thì Đức Hộ-Pháp cho biết đây là Toà Bạch Ngọc Kinh tại thế, nhưng chỉ là bóng dáng. Còn Toà Bạch Ngọc Kinh nơi thiên cảnh ta chỉ có nghe Đức Ngài diễn tả về Bạch Ngọc Kinh là tòa lâu đài quí báu nhứt, đồ sộ đẹp đẽ nhứt, huyền diệu nhứt nơi cõi Thiêng liêng. Lâu đài nơi cõi trần còn bị hư sập hay bị hủy hoại theo thời gian, nhưng Bạch Ngọc Kinh vô hình thì tồn tại vĩnh viễn. Tất cả các Chơn linh, khi đã đắc đạo, đều phải đến Bạch Ngọc Kinh bái lễ Ðức Chí Tôn.

Tòa Thánh Tây Ninh được Ðức Hộ Pháp xây cất theo kiểu vở Thiên đình do Ðức Lý Giáo Tông giáng cơ vẽ ra, căn cứ theo hình ảnh của Bạch Ngọc Kinh. Do đó, Tòa Thánh Tây Ninh được xem là Bạch Ngọc Kinh tại thế.

Ðức Hộ Pháp thuyết về Con đường Thiêng liêng Hằng sống có mô tả Bạch Ngọc Kinh như vầy:

“Lại gần tới, còn thấy một vật khác thường quái lạ, nhưng nó là một tòa Thiên các đẹp đẽ lắm, màu sắc thay đổi sáng rỡ, mà cả Thoại khí bao quanh, làm như thể vận chuyển hình trạng của nó vậy. Lâu đài chớn chở mà nó là con vật sống chớ không như gạch đá chúng ta làm đây, nó vận hành như con vật sống vậy, thay đổi màu sắc vô cùng vô biên. Bí pháp ấy không thế gì tả đặng, ngó thấy đặc sắc lắm ! Nhà cửa ở thế gian nầy là con vật chết, Bạch Ngọc Kinh là con vật sống, biến hóa thay đổi như thể vận hành, xung quanh Thoại khí bao trùm, từ Nam chí Bắc, từ Ðông qua Tây. Khối lửa ánh sáng ấy, chúng ta ngó thấy như mặt trời vậy, mà ánh sáng mặt trời thì nóng nực bực bội, còn ánh sáng nơi tòa Bạch Ngọc Kinh lại dịu dàng và huyền bí lắm, sung sướng khoái lạc lắm! Tại sao đài các là con tử vật mà nó sống? Sống là do nơi đâu? Nếu biết thì không lạ gì! - Bạch Ngọc Kinh là do Hỗn Nguơn Khí biến hình ra. Hỗn Nguơn Khí là Khí Sanh Quang của chúng ta đã thở, đã hô hấp, khí để nuôi cả sanh vật sống. Ta sống cũng do  nơi nó xuất hiện, mà biểu nó làm sao không sống?

Khi Bần Đạo ngồi trên Pháp xa đến, thấy các Chơn linh hằng hà sa số, bao vây trước cửa la liệt không thể đếm. Pháp xa vừa ngừng, Bần Đạo bước xuống thấy ba cửa nơi Bạch Ngọc Kinh có 12 vị Thời Quân mặc khôi giáp, tay cầm Bửu pháp, đứng cản đường không cho thiên hạ vô. Bần Đạo thấy ba cửa ấy xa nhau, mỗi cửa có bốn người giữ. Bần Đạo muốn nói chuyện thì ba cửa ấy gom lại, 12 người hiệp lại đứng trước mặt Bần Đạo. Bần Đạo hỏi, vì cớ nào không cho người ta vô ?

Vừa hỏi thì họ bỡ ngỡ nói người ta biểu đừng cho vô. Nói người ta biểu thì Bần Đạo biết là Kim Quang Sứ biểu xúi đừng cho các Chơn linh vào Bạch Ngọc Kinh. Giận quá, day mặt ra ngoài biểu các Chơn linh vô. Họ tràn vô nghe một cái ào, dường như nước bể bờ chảy vào Bạch Ngọc Kinh vậy. Tới chừng các Chơn linh vô hết, liền biểu 12 vị Thời Quân vô, rồi đứng dòm cùng hết thảy coi còn ai ở ngoài nữa không? Bần Đạo cầm cây Giáng Ma Xử đi vô Bạch Ngọc Kinh sau hết.

Bạch Ngọc Kinh chia làm ba căn, cửa chính giữa các vị Phật cao siêu, mình đứng day vô, phía bên tả là phái nữ, phía bên hữu là phái nam. Bần Đạo nghe đi rần rần rộ rộ, bên kia thì thấy hình bóng chiếu qua vách mà thôi, tấm vách thật lạ lùng, trong trắng giống như sương sa vậy. Buổi đầu, Bần Đạo không để ý, đi tới nữa, thấy cả thảy đều có ngôi vị của họ sẵn. Bần Đạo vô cửa thấy họ ngồi có chỗ hết, còn mình thì bơ thờ, cầm cây Giáng Ma Xử đi vô, không biết đi đâu. Nói sao người ta có chỗ ngồi, còn mình không có ? Vừa nói rồi thì thấy có người đứng gần bên mình mà không hay, họ trả lời: Cái ngai của Ngài kia. Bần Đạo dòm lên thấy cái ngai tốt lắm, thấy rồi mà trong bụng hồ nghi nói không biết họ có gạt mình không. Bần Đạo sợ, vừa sợ thì có người nói: Chính cái ngai đó là của Ngài.  Từ thử đến giờ, dầu vạn kiếp sanh chịu khổ để tạo vị nơi mặt thế gian nầy cũng không bằng ngồi được trên đó. Nơi đó sung sướng lắm, sung sướng làm sao đâu!
Tìm hiểu Châu vi Nội Ô Tòa Thánh: 
Tìm hiều Nội ô Tòa Thánh là tìm hiểu Bạch Ngọc Kinh tại thế: Châu vi Nội ô Tòa Thánh có tổng diện tích 96 ha (chín mươi sáu mẫu Tây) gồm có Đền Thánh, Báo Ân Từ và các dinh thự như: Giáo Tông Đường, Hộ Pháp Đường, Đầu Sư Đường nam, nữ kiến thiết theo kiểu Đạo đồ, cùng các cơ sở của các cơ quan ban bộ. Đường sá thẳng tấp:

- Đại lộ Cao Thượng Phẩm, Phạm  Hộ Pháp, Cao Thượng Sanh, chạy dài theo chiều dọc có hình Quẻ CÀN Nhưng đại lộ Hộ-Pháp vẫn ở giữa, chính trung, hai lộ còn lại nằm hai bên về phía trái và phải.

- Các lộ ngang như: Oai Linh Tiên, Thượng Trung Nhựt, Thái Thơ Thanh chạy theo chiều dọc, hình quẻ KHÔN

Lộ Thượng Trung Nhựt vẫn ở giữa đúng theo qui luật.(sửa lại lộ Thái Gấm, là lộ Thái Thơ Thanh)

Hai dạng quẻ này đặt chồng lên nhau thành chữ ĐIỀN Ấy là tâm của BÁT QUÁI ĐỒ THIÊN, tức là Bát-Quái Cao Đài đó vậy. Nói rõ hơn là hình của các số Ma phương. Hình ảnh Bát Quái Cao-Đài đã bàn nhiều trong hai quyển Dịch Lý Cao Đài I & II, theo hình  trên.

Hàng rào tường bao quanh có 12 cửa. Riêng cổng Chánh Môn cao 36m, ngang 60m, cổ kính Tam quan, trên nóc là 3 Cổ Pháp: “Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu” có bản đồ theo sự chỉ dẫn trước của Đức Hộ Pháp.

Vùng Nội-Ô Toà Thánh có cả thảy 12 cửa. Thực tế nhân sanh sẽ không thấy cửa số 5, nhưng được thay bằng hình thể cổng Chánh Môn cũng đủ vào số 12 cửa. Bởi vì số 5 là ở chính giữa (Ngũ trung) của đồ hình như bảng Ma phương số trên đây, thế nên số 5 là hình ảnh của “Báo Ân Từ” là ngôi Điện thờ của Đức Phật Mẫu.

Cửa Chánh Môn hiện nay do chi Thế: Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước lúc nắm quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài kiêm Thống Quản Hội Thánh Phước Thiện phối hợp với Tỉnh trưởng Tây Ninh: Thiếu Tướng Lê văn Tất xây dựng theo bản đồ Ty Kiến Thiết Tây Ninh, nên có 2 Rồng tranh Cổ Pháp. Tại sao nói tranh Cổ Pháp? Vì bản tánh của Rồng là “Long năng biến hóa”, hình Rồng hả miệng, mình uốn khúc là Rồng tranh Châu thời Phong Kiếm Xuân Thu; nay đem tranh Cổ Pháp, đó là việc làm của Thời Quân Chi Thế.

Tại sao là 96 ha ?
- Bởi (9+6=15). Số 15 là thành quả của Ma-phương số, là tâm của Bát Quái Cao-Đài.Cũng như “Sơ đồ của Toà Thánh” là do các con đường ngang dọc cấu tạo mà thành ra chữ Điền như trên. Vậy chữ Điền là gì?
..Thứ nhứt để nhắc nhở nhơn sanh khi đã đặt bước vào đất Thánh địa rồi thì phải biết trau giồi cái Tâm, biết luyện cái Tánh, mỗi mỗi tùng theo khuôn viên luật pháp Đại-Đạo mới có Thánh tâm xứng danh trong kỳ Ba phổ độ của Đức Thượng Đế. Lại nữa nơi này đã mang danh Thánh địa thì người ở trên đất này phải có Thánh tâm, Phật tâm. Nhất là người thường ra vào Điện Thánh chỉ toàn là Thánh Thể của Đức Chí-Tôn, như Thầy nhắc nhở      . Thứ hai là phải am tường Giáo lý và Giáo pháp Đại Đạo vì nó siêu tuyệt vô cùng. Đó là hình thức “Khai Kinh Vô tự đặng nhìn  quả  duyên” là như thế.

Chữ ĐIỀN (5 nét) là ruộng, do vậy Chữ Điền nằm ở chính giữa của Bát-quái Đồ Thiên (cũng có ở trong Bát-Quái Hậu thiên nữa) nó đứng vào Ngũ hành.

* Luận Đạo về chữ Điền:
Dầu nơi Hiệp-Thiên-Đài hay trong Cửu-Trùng Đài, cho đến toàn cả nhơn sanh: lòng người tu cũng phải giữ được “Tâm điền”. Hãy nghe Bà Thanh-Tâm Tài-Nữ luận về “Tâm điền” trong Thánh ngôn II / ngày 23-4-1928:
 “Ðạo mở rộng, giống Ðạo gieo đã trót hai thu, mà người thiệt vì Ðạo chẳng có bao nhiêu, thế nên hồi chưa mở rộng nền Ðạo, Ðức Phật Thích-Ca dòm vào thế cuộc mà than rằng:
“Lộ vô nhơn hành, điền vô nhơn canh,
“Ðạo vô nhơn thức, ta hồ tận chúng-sanh”!

Ba anh có hiểu chăng?
Sao gọi lộ vô nhơn hành, anh M... N...?
- Ðường có người đi nhiều, mà không ai là người phải, đường đi dập-dìu thiên-hạ, mà toàn là ma hồn quỉ xác, tâm giả-dối, hạnh hung-bạo, mật chứa đầy tà khí, thế nào gọi là người.?

Còn điền vô nhơn canh là sao? anh N....?
Ruộng đây, là tỷ với tâm, tâm không ai giồi trau. Ðạo nơi tâm, thì tâm ví như điền, có điền mà chẳng có cày-bừa, đặng đem hột lúa gieo vào cho đặng trổ bông đơm hột, thì ruộng tất phải bỏ hoang; bỏ hoang thì sâu bọ rắn-rít xen vào ẩn trú; người mà có tâm như vậy ra thế nào? Ruộng sẵn, giống sẵn, cày-bừa sẵn, duy có ra công làm cho đất phì nhiêu, đặng cho buổi gặt hưởng nhờ mà không chịu làm, thế thì phải diệt tận chơn-linh”.

1 - Cấu tạo chữ Điền:
Khi bàn Lý Dịch thì phải bàn cho đến đích vì Dịch là biến. Điền do hai quẻ Kiền Khôn mà ra:
Quẻ Kiền có ba nét Dương có thể đặt đứng, đó là chỉ không gian  và quẻ Khôn có ba nét Âm đặt nằm, chỉ thời gian. Hai quẻ Càn-Khôn phối hợp lại thành chữ Điền . Chữ Điền này chính là tâm của Bát quái Đồ Thiên hay Bát quái Cao-Đài là một nền Chánh giáo, là chỉ sự biến hoá của muôn loài vạn-vật, nên chi bậc đại nhân hay nói khác đi là người đạo-đức phải có được cái tâm điền ấy. Sự tu, chính là trau giồi cái tâm vậy.
Xem kỹ trong “Dịch Lý Cao-Đài” của cùng Soạn giả sẽ thấy hai quẻ Càn   Khôn   là chủ của Bát-quái. Chữ Điền nếu phân tích ra sẽ thấy:
- Có 4 chữ nhựt nằm ngang dọc (nhựt nhựt tung hoành nhựt). Ý muốn bảo rằng: Ngày mới, mỗi ngày mỗi mới, ngày ngày mới.”Nhựt tân, nhựt nhựt tân, hựu nhựt tân” 日新 .日日新.  又日新
- Có 4 chữ Sơn xoay quanh (Sơn sơn điên-đảo sơn)
- Có 2 chữ Vương đặt xuôi ngược (lưỡng vương tranh nhứt quốc)
- Có 4 chữ khẩu họp lại chính giữa (tứ khẩu tại trung gian). Ghi thành thi cho dễ nhớ về phân tích chữ Điền:
Nhựt nhựt tung hoành nhựt
Sơn sơn điên-đảo sơn
Lưỡng vương tranh nhứt quốc
Tứ khẩu tại trung-gian.

Trong sám Trạng-Trình có câu: “Phá điền Thiên-tử giáng trần” hoặc“Phá điền Thiên-tử xuất, Bất chiến tự nhiên thành”.

* Đặc-biệt nhất là hai chữ Vương nằm theo chiều xuôi ngược trong một cái khung đó là hình ảnh “hai vua mà tranh một nước”. Trong con người có hai vua ấy tức nhiên một vua tinh-thần và một vua vật-chất đang tranh đấu nhau để giành quyền thắng lợi. Vậy thử hỏi nếu vua tinh-thần thắng tức là ta đang hướng về con đường đạo đức, thì người phải năng trau-giồi cho đến độ tận thiện tận mỹ, hòng giục tấn trên con đường Thiêng liêng hằng sống mà trở về với Đại-ngã tức là về với Đức Chí-Tôn Ngọc Hoàng Thượng-Đế. Thế nên người TU là tự mình tập làm chủ lấy mình, nghĩa là đặt vị-trí chữ Vương cho đúng chỗ.

2 - CAO ĐÀI là một nền VƯƠNG ĐẠO:
Bởi trong chữ Vương có tàng ẩn chữ ngọc Nếu một cái chấm của nét chủ ấy xuất ra ngoài thì thành chữ chúa nhập vào trong  thành ra chữ Vương. Có câu: “Ngọc tàng nhứt điểm, xuất vi chúa nhập vi vương”

Phải thấy CAO ĐÀI là một nền VƯƠNG ĐẠO lấy  LỄ làm đầu, tức là  Nho Tông Chuyển thế. Đức Chí-Tôn những ngày tiền khai Đại Đạo đã phái cho Thất Nương Diêu Trì Cung đến trước xướng họa thi văn với các ông: Cư, Tắc, Sang làm duyên thơ nối liền Tiên tục. Bấy giờ Tiên Nương lấy giả danh là Đoàn Ngọc Quế, xin kết tình huynh muội với ba ông. Phải chăng đây là một Bí mật của Thiêng liêng phải dùng Thể pháp trước rồi mới lộ Bí pháp sau ? Điều này quả đúng như dự đoán của Đức Chí-Tôn mà Đức Hộ-Pháp có thuật lại rằng:

 “Đời quá ư bạo-tàn, cho nên Đức Chí-Tôn mới giáng trần mở Đạo cho con cái biết: các ngôi Thần, Thánh, Tiên, Phật đều tình nguyện hạ thế cứu đời, xuống bao nhiêu lại càng mất bấy nhiêu. Trong thời-kỳ ấy Bần Đạo vâng lịnh Đức Chí Tôn xuống thế mở Đạo, thì Đức Chí-Tôn mới hỏi rằng: Con phục lịnh xuống thế mở Đạo, con mở Bí Pháp trước hay là mở Thể-Pháp trước ?.

Bần-Đạo trả lời: - Xin mở Bí-Pháp trước.
Đức Chí-Tôn nói: Nếu con mở Bí-Pháp trước thì phải khổ đa ! Đang lúc đời cạnh tranh tàn bạo, nếu mở Bí Pháp trước, cả sự bí-mật huyền-vi của Đạo, Đời thấy rõ xúm nhau tranh giành phá hoại thì mối Đạo phải ra thế nào? Vì thế nên mở Thể-Pháp trước, dầu cho đời quá dữ có tranh-giành phá hoại cơ thể hữu-vi hữu-hủy đi nữa thì cũng vô hại, xin miễn mặt Bí Pháp còn là Đạo còn. Bí pháp là Hiệp-Thiên-Đài giữ. Thể pháp là Cửu Trùng Đài mở mang bành trướng về mặt phổ thông chơn giáo”.
Như vậy Thầy đã đưa ra giả tướng, tức là  Thể pháp trước. Chính Thầy đến cũng tá danh là AĂÂ. Thất Nương khi đã kết tình huynh muội mới thấy rõ tên thật là VƯƠNG THỊ LỄ. Bởi ba ông là nam biểu tượng bằng ba nét Dương quẻ Càn Tiên nương là nữ tượng nét đứt, âm. Đặt hào âm lên quẻ càn thành ra chữ Vương Tiên nương chính tên là VƯƠNG THỊ LỄ. Như vậy Thầy cho Thất Nương đến trước báo cho dân tộc Việt Nam biết rằng Đấng Thượng Đế sẽ đến mở ra một nền VƯƠNG Đạo lấy LỄ làm đầu. Rồi kế đó có hai Đấng Nữ Tiên đến để xướng họa thi thơ nữa với ba Ngài. Chính ba Đấng Nữ Tiên này là Lục Nương (6), Thất Nương (7), Bát Nương (8) sẽ hoàn thành Tam Âm, là hình ảnh của Khí như 3 ly rượu trên Thiên bàn: 6, 7, 8 họp với Tam Dương là Thượng Phẩm (CƯ), Hộ Pháp (TẮC), Thượng Sanh (SANG).

Trường hợp này cũng không ngoài lý Tam Âm (Khôn ) và Tam Dương (Càn ) là Trời mở ra cho cánh cửa CÀN KHÔN để đi vào đạo Dịch “nhứt Âm nhất Dương chi vị Đạo” Ấy là quyền năng tối thượng mà Đức Thượng đế đã lựa chọn các Tướng Soái của Ngài từ lâu rồi. Đúng ngày giờ này Ngài đến gom lại “Dùng lương sanh để cứu vớt quần sanh”. Thấy ra đã là bậc chơn mạng thì dù ai có giả danh giả nghĩa cố làm cho sai lệch chơn truyền thì trước sau gì cũng mai một mà thôi. Do lẽ đó là một Tín hữu Cao Đài phải thấu triệt chơn lý chánh truyền. Thầy đã dặn rồi: Đức Chí-Tôn có giáng ngày 13-03-1926 cho bài này: “Thầy cho các con biết trước, đặng sau đừng trách rằng quyền hành Thầy không đủ mà kềm thúc trọn cả môn đệ. Các con đủ hiểu rằng: phàm muôn việc chi cũng có thiệt và cũng có dối; nếu không có thiệt thì làm sao biết đặng dối, còn không có dối làm sao phân biệt có thiệt ..”

3 - Tại sao người phải tu để đạt cho được cái “tâm Điền” ấy?
Đó là lý cớ vì sao phải tu-hành. Tu-hành chính là phương-pháp sửa đổi tâm-tánh để mình làm CHỦ được chính mình; khi đã tự mình làm chủ được mình rồi thì cũng làm chủ được vũ-trụ.

Do vậy mà Đức Hộ-Pháp khi nhận công việc kiến tạo Đền Thánh có đầy đủ Bí pháp, hẳn là Đức Thượng-Đế đã ngầm giao cho sứ mệnh mở Đạo Trời, mà mối Đạo này có “Bí-quyết đắc Đạo” là Thờ chữ CHỦ. Bởi vì chữ VƯƠNG ấy là Vương đạo mà Đức Thượng Đế làm Chủ tức nhiên có một nét trên chữ vương thành ra chữ CHỦ là vậy. Thế nên biểu tượng thờ trời là Thiên-Nhãn. Trên Thiên bàn đặt 12 Cúng phẩm thành chữ CHỦ.

 Đây là Bát-Quái Đồ thiên hay còn gọi là Bát Quái Cao-Đài. Hình vuông trong Bát quái giới hạn bởi các Cung: Càn, Khôn, Tốn, Cấn chia làm  4 ô vuông. Trên góc cạnh của mỗi đường thẳng đi qua có biểu tượng một con số Bát-quái. Tương ứng  với mỗi Cung là:

1 Khảm, 2 Khôn, 3 Chấn, 4 Tốn, 5 trung ương, 6 Càn, 7 Đoài, 8 Cấn, 9 Ly. Các con số này họp thành một con số rất đặc biệt gọi là Ma-phương-số

Ghi nhớ các con số Ma phương trong “Chữ Điền” của Bát-Quái bằng bài thơ sau đây:
Tứ hải Tam sơn hội Bát Tiên.
Cửu Long Ngũ hổ Nhứt đoàn viên.
Nhị tướng Thất trì phò lục quốc
Đây là chữ Điền trong Bát Quái Đồ thiên chứa đựng cả một triết thuyết cao siêu của Cao-Đài Đại-Đạo mà Giáo lý Cao-Đài các Đấng Thiêng Liêng đã phô diễn dưới nhiều hình thức, mục đích là mở cái tâm con người đến chỗ tận thiện, tận mỹ, toàn tri, toàn năng.

4 - Giải thích hình vẽ:
Đây là hình ảnh Nội-Ô Toà Thánh diện tích 96 ha. Vòng ngoài là hàng rào Nội-ô vuông vức, có cả thảy 12 cửa, mỗi cạnh của hình vuông này có 3 cửa.

Cửa 1 ở chánh Bắc, còn gọi là cửa Hoà Viện, vì bên  trong cửa này có đặt Hoà Viện là một trong 9 Viện.

Các con số thứ tự của các cửa đặt theo chiều nghịch với kim đồng hồ, cũng như bên trong là Bát Quái Đồ Thiên, là hình ảnh và phương hướng của Đền Thánh, các quẻ cũng đi nghịch chiều với quẻ của Hậu Thiên Bát quái. Tức nhiên với Hậu Thiên Bát Quái thì: Nhứt KHẢM, Nhì KHÔN, Tam CHẤN, Tứ TỐN, NGŨ TRUNG, Lục CÀN, Thất ĐOÀI, Bát CẤN, Cửu LY.

Nay qua thời Tam Kỳ Phổ Độ, thứ tự các quẻ của Hậu Thiên vẫn giữ nguyên, nhưng đổi chiều ngược lại, tức nhiên Bát Quái Đồ Thiên hay Bát Quái Cao-Đài nghịch chuyển, cũng như các cửa vậy.

Hộ Pháp có hỏi Thầy về cái ngai của Nữ Ðầu Sư, thì Thầy dạy: “Tòa Thánh day mặt ngay hướng Tây, tức là chánh cung ÐOÀI, ấy là cung Ðạo, còn bên tay trái Thầy là cung CÀN, bên tay mặt Thầy là cung KHÔN, đáng lẽ Thầy phải để bảy cái ngai của Phái Nam bên tay trái Thầy, tức bên cung Càn mới phải, song chúng nó vì thể Nhơn Ðạo cho đủ Ngũ Chi, cho nên Thầy buộc phải để vào cung Ðạo là cung Ðoài, cho đủ số. Ấy vậy cái ngai của Ðầu Sư Nữ Phái phải để bên cung Khôn, tức là bên tay mặt Thầy."

Điều đặc biệt là trong 12 cửa này không thấy cửa số 5, nhưng vẫn có đủ số 12, bởi vì số 5 là Ngũ trung, tức nhiên ở vào chính giữa thì làm sao làm cửa cho được, nên xem như không có cửa hữu hình, mà số 5 chính là ngôi Đền Thờ Phật Mẫu. Tuy nhiên đã có cổng Chánh Môn trước ngôi Đền Thánh mà thành ra 12 cửa vậy. Xem đồ hình cũng rõ 3 Cung (Đoài chánh Tây, Càn bên trái, Khôn bên phải) còn lại những quẻ khác cứ đặt theo thứ tự thì sẽ có được bản đồ Bát Quái. Vị trí và phương hướng của Tòa Thánh cũng là phương vị của Bát Quái Đồ Thiên. 12 cửa chính là Thập nhị Thời Thần ứng với Thập Nhị Thời Quân của Hiệp Thiên Đài. Đây là lý do tại sao chỉ có Đền Thánh Tây Ninh mới xứng danh gọi là TÒA THÁNH. Xưa nay chỉ có ba Tòa Thánh trên thế giới này:
1 - là Tòa Thánh Tibet (Tây Tạng)
2 - là Tòa Thánh Vatican (La Mã)
3 - là Tòa Thánh Tây Ninh (Việt Nam)

Con số 3 đúng vào chu kỳ vận hành của trời đất, ngoài ra nữa là không đúng. Thầy đã nói “Chi chi cũng tại Tòa Thánh Tây Ninh đây mà thôi”

Thầy dạy: “Thập Nhị khai Thiên là Thầy, Chúa cả Càn Khôn thế giái, nắm trọn Thập nhị Thời Thần vào tay.
Số 12 là số riêng của Thầy”.
Nguyên-lý về Số 12 là số đặc-biệt tức là 9+3:
9 là cơ vận-chuyển, 3 là ba ngôi. Lấy 3 ngôi hiệp vào cơ vận-chuyển tức là cơ qui nhứt, nắm cả các pháp trong tay, mà người nắm pháp ấy là chủ-tể càn khôn vũ trụ, nên Thầy có nói số 12 là số riêng của Thầy là vậy:   Nếu cộng lại là 1+2 = 3 tức là ba ngôi đầu tiên. Nếu tính theo hàng là 1 và 2 tức là lý Thái-cực đứng trước luật âm dương thì thấy rõ quyền-năng Chưởng quản trong đó. Vì thế Thầy nói chi chi cũng có luật định, không vật chi ngoài quyền sở định của tạo hóa hết”

Sự huyền diệu của Con số 12
- Tử Vi Trung Hoa chia ra 12 Con Giáp.
- Tử Vi Tây phương có 12 Cung trên Trời.
- Đạo Thiên Chúa thì Đức Chúa Con hay Đức Chúa Giê-su có 12 đệ tử (Thập nhị Thánh Tông đồ).   
- Đạo Cao Đài thì Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế có 12 vị Thời Quân (Dương) và 12 vị Bảo Quân (Âm). Cọng chung là 24: Với trời là 24 tiết khí trong một năm.Với đạo là 24 chuyến thuyến Bát Nhã rước khách

Phép lạy trong Đạo Cao Đài khi lạy Đức Chí Tôn tuy lạy 3 lạy nhưng mỗi lạy thì phải gật 4 lần, mỗi lần gật thì niệm “Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát” (3 lạy x 4 gật = 12)  thay vì lạy 12 lạy.

Khi Cúng thì niệm 12 chữ: “Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại BỒ Tát Ma Ha Tát” là một hình thức Cao Đài đã qui Tam giáo: Phật- Tiên –Thánh.

Thầy dạy “Chư Môn-đệ đã lập Minh Thệ rồi, ngày sau tùy Âm chất mỗi đứa mà thăng, hay là tội lỗi mà giáng, song buộc mỗi đứa phải độ cho đặng ít nữa mười hai người”.(TN II / 12)

TÔN TƯỢNG ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI 
BẰNG NGỌC THẠCH
Đây là lời Thuyết minh về Phật Ngọc:
Mặt sau của hình tượng Phật ngọc có ghi về chương trình đến Việt Nam

NIỀM TIN VÀ HỨA HẸN HOÀ BÌNH CHO
VIỆT NAM TRƯỚC NHỨT

(Bài viết này của Soạn giả nhân ngày đi viếng “Phật Ngọc” tại chùa Hoằng Pháp. Tài liệu nhỏ này có in riêng một số biếu bạn bè gần xa, cũng có đưa lên Mạng Internet gọi là tỏ tình tri âm, tri ngộ)

Người Việt Nam có quyền tự hào về quyền năng Thiêng liêng đã ban cho dân tộc quá nhiều đau khổ này hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai là lẽ đó.

Thầy dạy tại Gò Kén ngày 12 tháng Giêng Ðinh Mão (13 Fevrier 1927)
 “Thầy đã lập Ðạo nơi cõi Nam nầy, là cốt để ban thưởng một nước từ thuở đến giờ hằng bị lắm cơn thạnh nộ của Thầy. Thầy lại tha thứ, lại còn đến ban thưởng một cách vinh diệu. Từ tạo Thiên lập Ðịa, chưa nước nào dưới quả Địa cầu 68 nầy đặng vậy. Cốt để ban thưởng các con thì các con hưởng phần hơn đã đáng, lẽ nào Thầy đã để phần nhiều cho các nước khác sao!”…
 “Phật Ngọc ra đời là báo cho Di Lạc Vương xuất thế”Nay, cuộc “Hành trình Phật Ngọc” thì Việt Nam là nước đầu tiên đón pho tượng trang nghiêm và kỷ lục này qua (số 5).

* Năm điểm đến của “Phật ngọc” kể ra như sau:
1 - Từ 13-3 đến 15-3 chùa Quán-Thế-Âm
 (Ngũ-Hành-Sơn - Đà Nẵng)

2 - Từ 21-3 đến 26-3 Chủa Đại-Tòng-Lâm
 (Bà rịa- Vũng Tàu)

3 - Từ 29-3 đến 04-05 Chùa Phổ Quang
 (Quận Tân bình-  Thành phố hồ Chí-Minh)

4 - Từ  09-04 đến 24-04 chùa Hoằng Pháp
 (Hóc-Môn Thành phố Hồ Chí-Minh)

5 - Từ 01-05 đến 10-05 Chùa Vạn an
 (Châu Thành – Đồng Tháp)

* Đầu tiên: Từ ngày 13-3 đến 15-3 đặt tại chùa Quán Thế Âm – Ngũ-Hành-Sơn (số 5) (Đà-Nẵng) .

*Sau cùng “PHẬT NGỌC” sẽ an trụ tại Úc châu là châu thứ 5 trong năm Châu. Như vậy là đủ ba con số 5 tức nhiên là Tam Ngũ: ngũ Khí (Trời), ngũ Hành (ở đất) và ngũ Tạng (ở người).

Nhất là người Tôn giáo Cao-Đài thử nhớ lại chính “Bài Di-Lạc Chơn Kinh” là bổn Vi bằng giao lãnh giữa Đức Phật Thích Ca và Đức Di Lạc ngay vào thời điểm từ ngày 23 tháng 7 tới mùng 4 tháng 8 Ất-Hợi (dl 21 đến 31-8-1935) mới giáng cho Tân Kinh. Ấy là một giọt nước Cam Lộ của Đức Từ Bi rưới chan đặng gội nhuần cho các đẳng linh hồn của toàn Thế giới.

Chúng ta thầm xét thì đủ hiểu rằng: Đã trải qua mười năm CHÍ-TÔN mới mở Cơ tận độ. Cơ tận độ nhơn sanh duy kể từ ngày ban Tân Kinh này mà thôi.

Thương thay cho những kẻ vô phần chịu phận thiệt thòi qui liễu trước ngày Tân Kinh chuyển pháp. Ấy cũng là quả kiếp của nhân sanh do Thiên thơ tiền định. Nếu chúng ta thương tưởng thì duy có một phương độ rỗi là trì tụng DI LẠC CHƠN KINH hầu các đẳng linh hồn đặng siêu thăng Tịnh độ.

Ấy vậy bổn Kinh này nguyên của chư Phật chư Tiên đã giáng Cơ truyền thế trong kỳ Trung nguơn Ất Hợi”.
 (Tựa quyển Kinh Thiên Đạo và Thế đạo)

Vậy sau ngày Khai Đạo 10 năm thì nhân sanh đã được Thiêng liêng ban cho Tân Kinh trong đó có bổn Kinh Di Lạc hầu “Trì tụng” cho “các đẳng linh hồn đặng siêu thăng Tịnh độ”, tức nhiên đã hưởng phần vô vi, ấy là Cơ PHÁP đã thành. Nay Tượng Phật Ngọc của Đức Thích Ca đến Việt Nam một lần rồi lại ra đi. Nghĩa là hoàn thành tiếp theo là Cơ TƯỚNG (Âm Dương đã hoàn tất)

“Sau cuộc du hành này, Phật Ngọc sẽ về an vị nơi Đại pháp Từ Bi, Bendigo, Úc Đại lợi. Đại pháp Từ Bi sẽ là Toà Bảo tháp lớn nhất của các nước phương Tây (nằm ngoài châu Á). Đây sẽ là biểu tượng Hoà bình, tạo nguồn cảm hứng cho Thế giới hàng ngàn năm về sau”.

Ấy là Đông Tây hoà hiệp rồi đó ! Tức nhiên cơ hoằng hoá của Đức Phật Thích Ca đã mãn để tiếp nối chương trình Phật giáo Chấn hưng do Đức Phật Di-Lạc khởi thuỷ trong nguơn hội Cao-Đài này.

Ðôi liễn về Đức DI-LẠC này đây do Ðức Chí Tôn ban cho để viết treo lên trong ngày Ðại lễ Khai Ðạo Cao Ðài ngày 15-10 Bính-Dần (dl 19-11-1926) đặt tại Thánh Thất tạm là chùa Gò Kén (Từ Lâm Tự) Tây Ninh.

- DI-LẠC thất bá thiên niên khởi khai Ðại Ðạo.
- THÍCH-CA nhị thập ngũ thế chung lập Thiền môn.

1 - Giải thích:
Câu 1/- Đức Phật Di-Lạc, Giáo chủ Hội Long Hoa sẽ khởi khai mối Cao-Đài Đại-Đạo đến Thất bá thiên niên, tức là bảy trăm ngàn năm, là thời Tam Kỳ Phổ Độ này.

Câu 2/ - Riêng Đức Phật Thích Ca, Giáo chủ Phật giáo thời Nhị Kỳ Phổ Độ đã chấm dứt mối Đạo Thiền trong 25 thế kỷ “Nhị thập ngũ thế” nghĩa là hai ngàn năm trăm năm (25 thế kỷ x 100 = 2500 năm).Gọi Đạo Phật là Thiền môn hay cửa Thiền cũng đồng một nghĩa

Hai câu liễn trên của Đức Chí Tôn báo cho nhân loại biết rằng, Đức Phật Thích Ca mở Phật giáo cứu độ nhơn sanh trong vòng 2.500 năm thì chấm dứt, Phật giáo Nhị kỳ Phổ Độ bị thất chơn truyền nên Đạo bị bế lại.

Tiếp theo là thời kỳ cứu vớt của Đức Di-Lạc Vương 
Phật trong buổi Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, kéo dài được 700.000 năm (7 ức x 100.000)  còn gọi là “Thất ức niên”. Nhưng khi chuyển qua thời kỳ DI LẠC để trở thành “PHẬT GIÁO CHẤN HƯNG” chứ không có nghĩa là không còn Đạo Phật, mà là làm cho tinh thần Phật giáo huy hoàng hơn, mới mẻ hơn để phù hạp với thời kỳ tiến triển về văn minh tinh thần của nhân loại. Tức nhiên là Đạo CAO ĐÀI  đó vậy. Chấn hưng như thế nào ?

Ví dụ như người tu theo Đạo Cao-Đài ngày nay không cao đầu, không đòi hỏi người tu hành phải ly gia cắt ái. Vẫn có một cuộc sống bình thường, không tu độc thiện kỳ thân mà là mục đích để PHỤNG SỰ cho nhau hầu tiến tới ĐẠI ĐỒNG thực hiện TỪ BI, BÁC ÁI, CôNG BẰNG.

Cúng Tứ thời là hình thức Thiền, nhưng tuyệt diệu hơn, văn minh hơn. Tòa Thánh cũng gọi là thiền đường vậy.     

2 - Nhiệm kỳ Phật Thích Ca đã mãn:
Đức Phật Thích Ca giáng Cơ tại chùa Vĩnh Nguyên Tự vào thuở tiền khai Đại-Đạo rằng:
Vĩnh Nguyên Tự, 7 Avril 1926

Ngọc-Hoàng Thượng Đế viết Cao-Đài Tiên Ông Đại-Bồ Tát Ma-Ha-Tát Giáo Đạo Nam phương.

- Nhiên Ðăng Cổ Phật thị Ngã,
- Thích Ca Mâu Ni thị Ngã,
- Thái Thượng Nguơn Thỉ thị Ngã,
 Kim viết Cao Ðài.

 Chú thích:  Vĩnh Nguyên Tự: là ngôi Chùa toạ lạc tại xã Tân An, quận Cần Giuộc, do Thái Lão Sư Lê Văn Tiểng, pháp danh Lê Ðạo Long tu theo Minh Ðường (trong Ngũ Chi Minh Ðạo) lập nên. Trước khi Ngài Lê Ðạo Long đăng Tiên, Ngài có tiên tri: "Nơi đây là Thập nhị Khai Thiên, cơ quan của Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ hoằng khai Chánh giáo chơn truyền”

Ngài dạy các Môn đệ phải tùng Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ. Ông Lê Văn Lịch là con ruột của Ngài, được Ðức Chí Tôn phong Ngọc Ðầu-Sư Thánh danh Ngọc Lịch Nguyệt. Thái Lão Sư Trần Văn Thụ, pháp danh Trần Ðạo Minh, là Môn đệ lớn của Ngài, nhập Ðại-ÐạoTam-Kỳ Phổ Ðộ được Ðức Chí Tôn ân phong là Ngọc Chưởng Pháp.

Vĩnh Nguyên Tự trở thành một trong những Thánh Thất đầu tiên của Ðạo Cao Ðài.
- Nhiên Ðăng Cổ Phật là Giáo Chủ Phật giáo thời Nhứt Kỳ Phổ Ðộ.
- Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là Giáo chủ Phật giáo thời Nhị Kỳ Phổ Ðộ.
- Ðức Thái Thượng Ðạo Tổ và Ðức Nguơn Thỉ Thiên Tôn là Giáo chủ Tiên giáo vào hai thời kỳ: Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Ðộ.

Thị Ngã: Ấy là TA. Kim viết: Nay gọi rằng.
Cao Ðài: là Ðức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế.
Trong tập PHỔ CÁO CHÚNG SANH, đề ngày 13-

10-1926, nơi trang 4, bài Thánh Ngôn trên có thêm một câu là: "Gia Tô Giáo Chủ thị Ngã” ghi thêm như sau:
- Nhiên Ðăng Cổ Phật thị Ngã,
- Thích Ca Mâu Ni Phật thị Ngã,
- Thái Thượng Nguơn Thỉ thị Ngã,
- Gia Tô Giáo Chủ thị Ngã,
Kim viết Cao Ðài Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.

Thánh ngôn I/ Le 8 Avril 1926:
THÍCH CA MÂU NI PHẬT GIÁNG CƠ
Thích Ca Mâu Ni Phật:
-  Chuyển Phật Ðạo,
-  Chuyển Phật Pháp,
-  Chuyển Phật Tăng, qui nguyên Ðại Ðạo, tri hồ chư chúng sanh!

Khánh hỉ! Khánh hỉ.- Hội đắc Tam Kỳ Phổ Ðộ: Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đại hỉ, phát đại tiếu. Ngã vô lự tam đồ chi khổ. Khả tùng giáo NGỌC ÐẾ viết CAO ÐÀI ÐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.

CAO ÐÀI
Lịch: Con nghe Phật Như Lai nói chưa?
Tam Kỳ Phổ Ðộ là gì?
- Là Phổ Ðộ lần thứ ba.

Sao gọi là Phổ Ðộ? Phổ Ðộ nghĩa là gì?
- Phổ là bày ra.

Ðộ là gì?
- Là cứu chúng sanh.

Muốn trọn hai chữ Phổ Ðộ, phải làm thế nào?

 Chúng sanh là gì?
- Chúng sanh là toàn cả nhơn loại, chớ không phải là lựa chọn một phần người, như ý phàm các con tính rối.

Muốn trọn hai chữ Phổ Ðộ, phải làm thế nào? Thầy hỏi?
- Phải bày bửu pháp chớ không đặng giấu nữa!

Con phải luyện lại cho thành, nội trong tháng năm nầy về theo Trung đặng đi truyền đạo.
Nghe và tuân theo.
... Phải mặc y phục như Trung, mà màu hồng.”

Chú thích:
Phần đầu của bài Thánh Ngôn nầy là Ðức Phật Thích Ca giáng cơ viết bằng Hán văn.

Phần tiếp theo là Ðức Chí Tôn giáng cơ dạy Ngài Lê Văn Lịch và câu chót thì Ðức Chí Tôn định phong Ngài Lê Văn Lịch vào phẩm Ðầu Sư cùng với Ngài Lê Văn Trung, nhưng là phái Ngọc phải mặc áo màu đỏ.

Ngài Thượng Ðầu Sư Lê Văn Trung, Thánh danh là Thượng Trung Nhựt.

Ngài Ngọc Ðầu Sư Lê Văn Lịch, Thánh danh là Ngọc Lịch Nguyệt. (Ðầu Sư phái Thái, Ðức Chí Tôn chưa phong).

Phật, Pháp, Tăng: Ở đây là Tam Bảo của nhà Phật: Phật là chỉ Ðức Phật, Pháp là Giáo lý và Tăng là Giáo hội.

Chuyển Phật Ðạo, Chuyển Phật Pháp, Chuyển Phật Tăng, qui nguyên Ðại Ðạo là chuyển toàn cả Phật giáo trở về gốc là Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ.
Tri hồ chư chúng sanh? là Chúng sanh biết chăng?

Khánh hỷ! Nghĩa là: Vui mừng.
Hội đắc Tam Kỳ Phổ Ðộ: Ngày nay đã gặp được Ðại-Ðạo Tam Kỳ Phổ-Ðộ.

Đại hỷ: Mừng lớn. Phát đại tiếu: Phát cười lớn.
Ngã vô lự Tam đồ chi khổ: Ta không còn phải lo cho nhơn loại phải chịu cái khổ của ba đường luân hồi khổ sở (nằm trong Lục đạo Luân hồi) gồm: Ðịa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh.

Khả tùng giáo Ngọc Ðế: Khá theo lời dạy của Ðấng Ngọc Hoàng Thượng Ðế (nói tắt là Ðấng Ngọc Ðế).

Chúng sanh: theo nghĩa rộng, là toàn cả các vật hữu sanh nơi cõi trần, gồm: Kim thạch, Thảo mộc, Thú cầm và Nhơn loại. Chúng sanh có được là do Ðức Phật Mẫu vận chuyển Bát hồn đầu kiếp xuống cõi trần làm chúng sanh. Trong nghĩa hẹp, chúng sanh là chỉ nhơn loại.

Bát hồn gồm: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn. Trong bài Phật Mẫu Chơn Kinh có câu:

“Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh”.
Bửu pháp: Pháp quí báu, ở đây, bửu pháp có nghĩa là các pháp môn tu Thiền, Tịnh luyện. Các bửu pháp nầy Ngài Lê Văn Lịch học được nơi thân phụ của Ngài là Thái Lão Sư Lê Văn Tiểng truyền lại. (Thái Lão Sư Lê Văn Tiểng giáng cơ cho biết đã tu đắc quả Như Ý Ðạo Thoàn Chơn Nhơn).

Nay pháp bửu Cao Đài là Cúng Tứ Thời, công quả, phụng  sự vạn linh cũng là Phụng sự cho Chí-Linh đó vậy.

Tóm lại: Qua hai bài Cơ trên Đức Phật Thích Ca giáng cho nhân loại biết rằng Đức Phật đã chuyển toàn cả Phật giáo trở về gốc là Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ. Nay danh  xưng của các vì Giáo chủ xưa đều qui về dưới danh hiệu là “Cao-Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát ”.

3 - Nhiệm-vụ của Đức Phật Di-Lạc:
Đức Hộ-Pháp thuyết:  “Đức Chí-Tôn mở Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ Độ tức là Đạo Cao-Đài đặng mở một kỷ nguyên mới, Qui  Tam-giáo hiệp Ngũ Chi, lập thành một nền Tôn-giáo Đại-Đồng cho hiệp với trình-độ tiến-hóa của nhơn-loại và của quả địa cầu 68 của chúng ta, dọn đường cho Đức Di-Lạc ra đời”.

 “Vì muốn độ 92 ức nguyên-nhân qui hồi cựu vị cho khỏi sa-đọa cõi hồng-trần. Ngày nay Đức Chí-Tôn mở Đạo không giáng trần bằng xác thân mà chỉ giáng bằng Huyền-diệu Cơ-bút  mới qui đặng cả Đại-Đồng Thế-giới”. 

“Ngài lập giáo rồi còn một nỗi là kêu nó không đến. Ngài dạy mà không biết chi, chính mình Ngài đã nhiều lần hạ trần lập Đạo mà 92 ức nguyên nhân vẫn đui và điếc mà thôi, không biết để chun vào lòng yêu ái vô tận của Ngài, đặng hưởng cái hạnh phúc vô biên của Ngài đã đào tạo”.

Nay là buổi Cao-Đài Đại-Đạo, Thầy mở:
 “Tam hội Long-hoa Bạch Vương Đại hội Di Lạc Cổ-Phật Chưởng giáo Thiên Tôn” Đức Ngài chủ thuyền Bát nhã để rước các bậc nguyên nhân từ Thập-điện Diêm Cung, Thất thập nhị địa giới hay là U-minh-giới Đại-địa ngục .

Đức Phật ngự nơi thuyền mà kêu gọi tòan linh căn chơn tánh Cửu nhị ức nguyên nhân hãy mau tỉnh mộng về cửa này, nương nơi Bát Nhã thuyền trở về Lôi-Âm-Tự, vào Bạch-Ngọc-Kinh mà hội ngộ cùng Thầy.

Nay Hạ nguơn Tam chuyển hầu mãn khởi Thựơng nguơn Tứ chuyển, địa cầu chúng ta lạc hậu nhiều lắm vậy. Đã ba ngàn năm xa xuôi, đã thua Thủy đức, Kim đức và Mộc đức tinh quân. Người ta đã bảy chuyển, mình mới tới đệ tứ chuyển. Vì vậy nên Chí-Tôn mới  mượn các đẳng chơn linh ở các địa cầu kia đến làm bạn với chúng ta. Không biết số bao nhiêu. Theo Phật pháp thì được:
- 24 chuyến thuyền Bát Nhã chở họ đến,
- Không chừng có đến 100 ức nguyên nhân.

Phật Tổ độ được 6 ức, Lão Tử độ 2 ức, còn lại 92 ức nguyên nhân đến Hạ nguơn này chưa thóat khổ nên Chí Tôn mới đến khai Đạo Cao-Đài .

4 - Vai trò của Tân giáo Cao-Đài:
 “Đạo Cao-Đài tức là ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ ĐỘ khai sáng vào thời-kỳ này là do Thiên-cơ tiền định và cũng hợp với lời tiên-tri của các Đấng Giáo-Chủ đã khai mở các Đạo-giáo trên thế-giới.

 “Theo Phật-giáo, Lão-giáo và Khổng-giáo thì đều dạy rằng: thời-kỳ này là thời-kỳ Hạ nguơn khiến đời tận diệt để chuyển xây trở lại Thượng nguơn Thánh-đức với một kỷ-nguyên mới. Đặc biệt Đức Thích-Ca Mâu-Ni khi lập giáo có cho biết đến năm 2.500 kỷ-nguyên Phật giáo, là thời-kỳ để cho Đức Di-Lạc ra đời mở Hội-Long Hoa lập một kỷ nguyên mới đó vậy”.

 “Nơi Cung Hỗn-nguơn-Thiên chúng ta thấy đương giờ này đang trong Đệ Tứ chuyển. Thượng nguơn Tứ chuyển giờ này giao quyền Chưởng-quản trị phần hồn và phần xác của Càn-khôn vũ-trụ do nơi tay của Đức Di Lạc Vương-Phật, mà trong Cung ấy là Cung chúng ta thấy mặt Đức Chí-Tôn, tức nhiên gần Đức Đại-Từ-Phụ hơn hết”.

 “Chơn-lý của Đạo Cao-Đài đã tỏ rõ cho toàn thể nhơn-sanh đều hiểu lời tiên-tri của Phật-giáo đã nói: Qua cuối Hạ-nguơn Đức Chí-Tôn đến để mở Hội-Long Hoa đặng lập-vị cho Đức Di-Lạc Vương Phật”.

 “Sứ-mạng thiêng-liêng của Hộ-Pháp là vì Đức Chí Tôn không đi nên mới có Hộ-Pháp của Ngài đến. Hộ Pháp của Ngài đến cốt yếu thay-thế cho Ngài đặng lập vị cho Đức Di-Lạc Vương-Phật mở Hội Long-Hoa, tức nhiên sứ mạng của Hộ-Pháp là cầm cây cân Công-bình Thiêng liêng của Đức Chí-Tôn giao-phó, nắm cả tâm-lý tinh-thần nơi mặt địa-cầu này đặng hoà-giải, hầu sửa đương tâm đức của nhân loại tức nhiên là Ngài đến trước khi mở Hội Long Hoa tạo Tiên, Phật. Tâm đức từ trong cửa Thánh, đặng họ từ-từ bước đến cửa Thánh của họ, đến phẩm vị của họ tại mặt thế này”.

 “Ngày giờ nào khi nhơn-sanh đã tiến bước, Bần Đạo chỉ nói một người mà thôi đoạt được Phật-vị thì ngày ấy Hội-Long-Hoa mới mở, mà Hội-Long Hoa chưa có mở thì Đức Di-Lạc chưa có đến”.   

 “Nam-mô Tam Hội Long-Hoa Bạch-Vương Đại Hội, Di-Lạc Cổ-Phật Chưởng-giáo Thiên-Tôn”
 (Câu 34- U-Minh-chung)

Các Tôn-giáo xưa kia khi lập giáo thì vị Giáo-chủ có tiên tri nhiệm kỳ của mình, như:
- Phật giáo thì định nhiệm kỳ 2.500 năm là đến thời-kỳ mạt pháp.
- Thiên-Chúa-Giáo thì định nhiệm kỳ trong 2.000 năm.
- Đức Chí-Tôn khai mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ Độ có tiên tri nhiệm kỳ của Đạo Cao-Đài là thất ức niên, tức là bảy trăm ngàn năm (700.000).

Mỗi thời kỳ hay là mỗi nguơn hội thì có mở một kỷ nguyên mới để cho nhơn loại bước lên một bước cao hơn trên con đường tấn hoá. Nguơn hội này sẽ mở một kỷ nguyên mới cho hạng Thần Thông Nhơn ra đời.

Nhiệm kỳ của Đạo Cao-Đài định thất ức niên kể ra quá lâu dài đối với nhiệm kỳ của Phật giáo và Thiên Chúa giáo.

Do đâu mà Đạo Cao-Đài lại được một nhiệm kỳ quá lâu như vậy? Vì Đạo Cao-Đài lập ra với chủ trương nền Đạo biến chuyển theo mức tiến hoá của nhơn sanh, chứ không đặt một giáo điều bất di bất dịch, vì làm như vậy sau một thời gian những giáo điều ấy không theo kịp trình độ tiến hoá của nhơn sanh, vì trong lúc người ta đi tới mà mình đứng một chỗ, không đi thì mình hoá ra lùi và lạc hậu. Khi ấy nền Đạo không thể đủ năng lực cung cấp những món ăn tinh thần, đủ sức thoả mãn nhu cầu đòi hỏi của trí lự tinh thần của nhơn loại và từ đó Tôn giáo hoá ra lạc hậu làm cho nhơn sanh phải xa lần để đi tìm một món ăn tinh thần khác có thể thoả mãn nhu cầu đòi hỏi của họ.”

5 - Nhiệm-vụ của Đức Thích-Ca 2.500 năm:
 “Hồi Nhị Kỳ Phổ Độ, Đức Phật Thích-Ca Mâu Ni làm chủ Cực Lạc Thế giới, ngự tại Hỗn Nguơn Thiên tức là từng thứ mười hay là phương thứ mười.

Từng Hỗn-Nguơn-Thiên có một từng ngánh gọi là Hội-Nguơn-Thiên kể chung là mười từng tất cả, tính từ thấp đến cao, có các từng Thiên, là:
1 - Thanh thiên.   
2 - Huỳnh Thiên.   
3 - Xích Thiên.
4 - Kim Thiên.
5 - Hạo NhiênThiên.6-Phi-Tưởng-Thiên.
7 - Tạo Hoá Thiên .
8 - Hư Vô thiên .
9 - Hỗn-Nguơn-Thiên.
gọi là Cửu Thiên khai hoá và một tầng ngánh là Hội Nguơn Thiên số 10.

Tầng cao nhất là Hỗn nguơn Thiên cũng gọi là Niết Bàn hay là Cực Lạc Thế giới. Thật tế ở từng thứ mười, nên Phật giáo nói là Thập phương chư Phật là vậy. Có kẻ nói Trời có chín phương mà Phật có mười phương. Vậy là Phật lớn hơn Trời qua câu “chín phương Trời mười phương Phật”. Ngày nay Đức Chí-Tôn xác nhận:
Chín Trời mười Phật cũng là TA,
Truyền Đạo chia ra nhánh nhóc ba.
Hiệp một Chủ quyền tay nắm giữ,
Thánh Tiên Phật-Đạo vốn như nhà.

Thi văn Đại-Đạo vấn đáp
Trích trong “Chơn pháp Cao-Đài”
Ngài Tiếp Đạo Cao Đức Trọng có dịch một bài thi Pháp-văn của Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn nói chuyện với Đức Hộ-Pháp bằng thể thơ song thất lục bát. Đức Hộ Pháp hỏi Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn:

Thầy khai địa cầu Thần thông thế nào?
                       
                        CƠ của Đức Nguyệt Tâm đáp:
- Thần thông ấy dễ gì thấu đặng
Học thiêng liêng chưa hẳn cao siêu

Theo ý Lão:
Cảnh vô biên dấu lắm điều
Ngoài vòng trời đất còn nhiều Càn Khôn
Các võ trụ lớn hơn hoặc nhỏ,
Cơ sanh tồn do ngõ Hư linh
In theo khuôn luật hữu hình
Cũng nguời cũng vật cũng tình yêu thương
Có nơi đặng cao đường tấn hóa
Dìu huyền linh cùng cả nhơn sanh
Lướt thời gian gội gương lành
Thoát vòng tục lụy thực hành từ tâm
Mường tượng cảnh Trước Lâm đầm ấm
Khôn ta có lắm nơi bằng,
Địa cầu này đặng cao thăng.
Về sau Hiền Hữu thấu căn trọn lành

Đức Hộ Pháp hỏi:
Bạch Ngài dạy cho rành đặng nhớ
Địa Cầu này bao thuở cho thăng?

Đáp rằng:
Đáp rằng trần khổ khó khăn
Xây vần theo luật Công bằng Thiêng liêng
Qua vòng tục theo miền vận chuyển
Cảnh vô ưu tùy biến màu tranh
Còn bao dâu bể tan tành,
Địa Cầu này sẽ biến thành ngôi Thiên
Luận về việc Cơ Huyền tạo hóa
Buổi khai Thiên vàng đá từ ly
Muốn tường căn cội Hóa Nhi
Cùng Trời hiệp một họa khi mới tường
Cơ huyền linh vô phương thấu đáo
Phật Như Lai còn bảo nan phân
Mựa tin lời Lão tố trần
Lão chưa dám chắc mọi phần lãu thông
Nhưng theo ý hiệp đồng chỉ dẫn
Về phần đông các Đấng Thiêng Liêng
Chí Tôn ví đắc cơ huyền
Kiếp sanh phải chịu trong miền chuyển luân
Tùy theo luật cân phân tấn hóa
Trong một bầu võ trụ nào xa
Tính năm kể tháng hằng hà
Từ trong vật chất sang qua phẩm người
Chịu cho đủ các điều khổ cực
Lần nấc thang theo bực Thiêng liêng
Thánh Thần Tiên Phật đều kiêng
Nắm cơ Tạo Hóa thâu quyền Hư linh
Cả cơ thể công trình gầy dựng
Mình khác chi một Đấng cầm quyền
Điều đình riêng một ngôi Thiên
Mỉa mai dân quốc trên miền Hư Vô

Đức Hộ Pháp hỏi:
Dạ dám hỏi cả cơ sanh hóa
Trong một bầu võ trụ nào sai
Riêng Trời dìu dẫn một tay
Chí Tôn đã sẵn một ngai Thiên Đình
Phải vậy chăng?

Cơ trả lời:
Tùy theo sức huyền linh tấn hóa
Mỗi chúng ta riêng cả cõi bờ
Luân hồi chuyển thế là cơ
Xe dây kết chủng theo cờ vạn linh

Nhưng mà:
Phải cẩn thận biết phân vàng đá
Thiếu chi phường giả trá theo kề
Lỗi mình chưa trọn giác mê
Hoặc dìu bước Đạo cho bề yêu ma
Chẳng thí dụ chi xa khó hiểu
A-Tu-La là hiệu Qủi Vương
Ai từng lai lịch hà phương ?
Tại ai dắt lối đem đường mà ra?
Muốn tầm hiểu cho ra Chơn Lý
Dẹp các điều nghi kỵ hoang đàng
Chí Tôn truớc cũng tạo chàng
Phân thân từ chỗ Hỗn mang dắt dìu
Vì bởi tánh Thương yêu quá lẽ
Dễ lờn oai nên tẻ nẻo đường
Tung hoành kiềm thúc vô phương
Thánh tâm đã mất theo phường tà ma.
Biết bao kẻ gọi là thương Đạo
Cận bên mình lừa đảo phản tâm
Chờ khi trở giáo hại thầm,
Ghét ganh hám vọng chớ lầm kẻ ngoa.
Đây Lão tiếp lần qua căn bổn
Luận vấn đề Hỗn Độn chưa phân
Không gian toan giục gió Thần
Chí Tôn để bước đến gần một nơi
Xem chất ngất ngàn hơi hắc ám,
Trông đìu hiu lặng lẽ phi phàm
Lạnh lùng nào rõ Bắc Nam
Một vùng âm khí bao hàm xung quanh
Cơ sanh hóa đã đành bặt dấu
Luật Huyền linh khó thấu tỏ tàng
Mà trong chốn ấy khuất ngang
Cả cơ động vật ẩn tàng tự nhiên
Chí Tôn mới dụng quyền sanh hóa
Vận Chơn Thần chiếu cả hào quang
Đụng nhằm hơi nóng muôn vàn
Cả cơ động vật khắp ngàn chuyển luân
Cảnh u ám đổi thay huyền bí
Bỗng một lằn nhiệt khí liền sanh
Đụng nhằm hai khí tung hoành
Nổ vang một tiếng biến thành cơ Thiên
Lửa Thái Cực tự nhiên phát cháy
Nước Thiêng Liêng bổn lại hòa hơi
Từ đây cơ thể đổi dời,
Hữu vi chuyển thế khuất đời Hư vô
Lửa gặp bởi nung lò Tạo Hóa
Tiếp vật sanh cháy cả bầu trời
Tiêu điều vật biến thành hơi
Hơi thành ra khí lộng khơi trên ngàn

Điển quang ấy lại càng mầu nhiệm
Đấng Tinh Anh chiếm cả quyền riêng
Nắm cơ diệt hóa Thần Tiên
Cho hay phép lạ chịu quyền cao thăng
Lửa Thái Cực vô ngần không độ
Hễ bao nhiêu bao số mặt trời
Hành tinh giăng bủa khắp nơi
Tạo thành thế giới tuyệt vời không gian
Cả vạn loại đôi ngàn khắp chốn
Do Chơn Thần của Đức Chí Tôn
Hữu sanh thọ một điểm hồn
Nguyên nhơn ấy mới bảo tồn vạn linh
Tùy chất khí thông minh ba bực
Đều chiều theo quyền lực cao xanh
Trược thanh, người vật, Ngũ hành
Đặt thành không khí tạo thành Hạo nhiên
Tùy đẳng cấp tùy duyên phân phát
Nên muôn loài trí giác khác nhau
Hồn linh tay Tạo đã trao,
Còn về vật chất tại màu trược thanh
Từ đây sắp tới ngọn ngành
Tưởng khi Hiền Hữu đã rành căn cơ

Đức Hộ Pháp bạch:
Dạ dám hỏi cả Cơ Sanh hóa
Do Chí Tôn ắt đã tinh kỳ ?
Nhơn sao nhiều lúc nghĩ suy
Xem trong vạn vật có khi bất bình
Đã rằng hỏi Vạn linh của Tạo ?
Người với loài tàn bạo bất nhân
Cỏ cây nhiều giống độc ngần,
Cùng loài thú dữ trong trần ích chi?

Bị quở, Cơ gõ 3 tiếng : Cộp -Cộp -Cộp
Tiếng ích chi e khi nói quá
Máy hành tàng đâu há rằng chơi ?
Hữu sanh đứng giữa cõi đời
Cả cơ động vật theo thời đổi thay
Trong Trời Đất không loài nào dữ
Vì phải ăn đặng giữ lấy thân
Chí Tôn giữ lái cầm cân,
Lòng thương vạn loại không phần nào hơn.
Bởi Bác Ái gieo lần dương thế
Mới cho nên khiến để nhọc nhằn
Dày vò nhiều nỗi khó khăn
Phải ban thế lực đặng ngăn lấy hình
Giữ trần thế linh đinh mưa nắng
Có mấy ai chắc hẳn trọn lành
Kẻ hung dầu giữ lấy mình
Chẳng qua là lẽ giựt giành bảo thân
Có như vậy mới phân đen trắng
Từ cổ kim người vẫn giết nhau
Tranh đua mạnh yếu bạo tàn
Mạnh còn yếu mất thảy làu mảnh gương
Trải một lối trên đường chiến thắng
Nào có ai rõ đặng cơ Trời,
Hồng trần là chốn đua bơi
Hung tàn vô ích là lời tặng nhau
Bầu võ trụ khác nào trường học
Dụng cơ đời lừa lọc chơn linh
Nên hư cũng tại nơi mình
Địa Cầu là lớp nhơn sanh học trò
Học gắng sức đặng dò nẻo trí
Nếu không lo dự bị theo Trời
Chác hư trốn học chơi bời
Quanh năm dốt nát thiệt thòi ngu si
Biết bao Đấng trí tri nông nắng
Trông đặng danh mà sống tinh thần
Thong dong muốn xủ áo trần
Chiều theo hoàn cảnh bước lần đàng tu
Từ vật chất công phu biết mấy
Trải ngàn cay mới thấy ngôi Thiên
Để Tâm xét thấu cơ huyền
Biết ta rồi phải biết kiêng có Trời
Rõ chơn lý là nơi dị tánh
Hằng giúp ta đặng sánh thấp cao
Thương sanh khuất chốn khoe màu
Tùy theo bậc phẩm đem vào cảnh Thiên
Cân phân biết kẻ hiền người tục
Treo mảnh gương un đúc nhân tài
Dắt người lỡ một lầm hai
Làm cho Hội Thánh đặng ngày vẻ vang
Đối với kẻ lạc đàng trở mặt
Đừng ngại ngùng hát Bắc đờn Nam
Thương đời ngậm khổ thà cam
Cứu dùm hồn phách thân phàm kể chi
Khêu ngọn đuốc Từ Bi rạng cháy
Treo mảnh gương Bác Ái cho ngời
Soi cùng nhơn loại khắp nơi
Đem cơ Hằng sống cho đời vẻ vang
Giác mê dắt tận con đàng
Dựng bia chỉ lối cho đoàn hậu lai
Trời Nam mở rạng Cao Đài
Sớm khuya chiêm ngưỡng tụng bài Khai Thiên
Công tào trị nhứt chép biên
Ghi tên từ thiện thấu miền Tam Quan

CHUNG
 Home       1 ]  [ 2 ]  [ 3 ] 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét