Khảo Cứu Vụ-Chương Trình Học Đạo Cấp Sơ Đẳng - 1 / 6 (Nguyên Thủy)

Lời Nói Đầu.
Theo tinh thần phổ thông nền Chơn Đạo của Thầy ra khắp Năm châu Thế giới, nhưng trải qua nhiều sự biến chuyển của Đạo-quyền quá khắc khe, nên vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy mà chương trình Khảo-Cứu-Vụ của ĐỨC HỘ-PHÁP đề ra vào năm Đinh Hợi (1948) cũng không tồn tại được bao lâu.
Sau đó Ngài Hiến Pháp Quyền Chưởng Quản
Hiệp Thiên Đài TRƯƠNG HỮU ĐỨC ra một
Thánh lịnh mới tái thiết-lập Ban Khảo-Cứu-Vụ tại Tòa Thánh, ngày 4 tháng 5 Nhâm-Tý (dl 14-6-1972) nhưng rồi vẫn bị thời cuộc biến thiên mà tất cả phải bị ngừng lại.

Dù trong tình thế vẫn còn bế tắc, nhưng với tinh thần thương Thầy mến Đạo, muốn cống hiến cả một cuộc đời học hỏi, hiểu biết của mình để cùng tham khảo với các Đồng Đạo bốn phương: Căn cứ theo CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN của Thầy, tôi xin góp những suy tư này hầu PHỤNG SỰ cho những tâm hồn đồng Đạo cùng hòa vào một nhịp tim Đạo pháp, đồng thời HIẾN DÂNG lên các bậc tiền bối đã dày công khai sáng.

Tài liệu tham khảo là góp nhặt đủ mọi vấn đề, Kinh sách, Thánh giáo, tài liệu rời của người đi trước rồi hệ thống hoá thành Chương mục làm nên đề tài theo trình tự.

Hy vọng việc làm này chính là BÀI HỌC của tôi hôm nay gởi đến Bạn, chắc rằng chúng ta cũng đang lần bước trên dặm đường thiên lý, cùng san sẻ những nỗi buồn vui trong kiếp sống. Trân trọng làm món quà thân ái nhứt.
Tây Ninh Thánh Địa, mùa Hội-Yến Diêu-Trì.
Ngày 01-07- Kỷ Sửu (dl 21-08-2009)
Nữ Soạn giả
NGUYÊN THỦY

CHƯƠNG TRÌNH
Học Đạo Cấp Sơ Đẳng

Phần I
   Khảo cứu vụ:
   E: The Research Institute.

F: Institut de Recherche
Khảo-Cứu-Vụ là một cơ quan của Đạo Cao-Đài do Đức Hộ-Pháp trước tiên khởi xướng, có nhiệm vụ nghiên cứu Giáo-lý, Văn-hóa và Lịch sử của Đạo, để phát huy và truyền bá cho mọi người đều biết. (Khảo: Tra xét, thử nghiệm, thi. Cứu: tìm biết. Vụ: cơ quan làm việc. Khảo cứu là tra xét, đối chứng để tìm hiểu cho rõ ràng).

Cơ quan Khảo-cứu nầy được Đức Hộ-Pháp thành lập từ năm 1948 (Đinh Hợi)  nhưng chỉ hoạt động một thời gian thì phải ngưng lại vì thời cuộc chiến tranh.

Nguyên văn Thánh Lịnh của Đức Hộ-Pháp:

ÐẠI ÐẠO TA  ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ ÐỘ
(Nhị Thập Tam niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH
Hộ-Pháp Đường
   Văn Phòng
  Số: 114 / TL
THÁNH LỊNH

Hộ-Pháp Chưởng-Quản Nhị Hữu Hình Đài
Hiệp-Thiên và Cửu-Trùng
            
Chiếu y Đạo Luật ngày 16-01-Mậu Dần (dl 15-02-1938) giao quyền Thống nhất Chánh Trị Đạo cho Đức Hộ Pháp nắm giữ cho đến ngày có Đầu Sư chánh vị.

Nghĩ vì sự Phổ thông Chơn truyền Đại-Đạo Tam Kỳ Phổ-Độ là việc rất cần ích trong lúc nhơn sanh đang tiến trên con đường Hạnh phúc Hoà bình

Nghĩ vì mục đích Cao-Đài Đại-Đạo là  đem  nhân loại đến chỗ Đại-Đồng tạo Tân Dân chỉ ư chí thiện trong khuôn viên Tân-Luật Pháp-Chánh-Truyền.

Nghĩ vì Chánh giáo của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là QUI NGUYÊN TAM GIÁO PHỤC NHỨT NGŨ CHI cho đặng Phổ thông Chơn Đạo phải thông hiểu rành mạch nguyên lý của các Tôn-giáo. Nên:
THÁNH LỊNH
Điều thứ nhứt:
1 - Thiết lập Khảo-Cứu-Vụ tại Toà-Thánh để sưu tập Kinh điển và Thánh Ngôn, Thánh Giáo đặng khảo cứu Triết lý Cao-Đài Đại-Đạo và Kinh sách của Tôn-giáo khác mà ra Kinh sách để Phổ Thông Đại-Đạo Tam-kỳ.
2 - Tổ chức các cuộc giảng Đạo tại Toà-Thánh và các Châu Đạo để phổ thông Triết lý của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
3 - Tổ chức các lớp Huấn luyện Chức sắc, Chức việc để đủ tài liệu truyền Giáo.
4 - Ra báo chí để Phổ thông Chơn Đạo

Điều thứ nhì: Cách Tổ chức:
A - Ban Thị sát:
Ban này gồm có:
- Một Chánh Thị sát
- Hai Phó Thị sát
- Hai Chánh Phó Thư ký
- Một Chánh Giám Thủ Kinh tịch
- Một Thủ bổn     
- Một phó Thủ bổn
- Và nhiều Hội viên thường trực để tiếp đãi tân khách, đọc giả và để sung vào việc các Ban Khảo-cứu như: Cao-Đài, Phật-giáo, Nho-giáo, Gia-Tô, Lão giáo, Hồi giáo…                  

B - Nhiệm vụ
Một Chánh Thị sát:
a/ - Hay về giao thiệp cùng các Tôn giáo trong nước và ngoại bang
b/ - Tổ chức phân cấp, điều khiển các cơ quan phụ thuộc
c/ - Chuẩn xuất những khoản chi tiêu một trăm đồng trở lên.         

Phó Thị sát nhứt:
a/ - Thế cho vị Chánh Thị Sát trong các nhiệm vụ khi vị này vắng mặt
b/ - Tiếp đãi Tân khách khi nào tân khách yêu cầu thăm vị Chánh Thị sát sẽ đưa vào (Không xin tham kiến không đưa vào)

Phó Thị sát nhì:
a/ - Thay thế cho vị Chánh thị Sát mà kiểm soát hành động của các cơ quan phụ thuộc.
b/ - Thế cho hai vị trên nếu cả hai cùng vắng mặt.
Chánh Phó Thư ký: Lo việc thư tín giao thiệp với ngoại giới dưới của vị Chánh Phó thị sát
Chánh Phó Giám Thủ Kinh Tịch: mấy vị này giữ sổ Kinh Sách, sắp Kinh sách thứ tự trong kinh.
Chánh Thủ bổn: Giữ tiền                      
Phó Thủ bổn: Giữ sổ thâu xuất

Cả hai đều đặng phép cho xuất những khoản chi tiêu dưới một trăm đồng (thời gian năm 1948). Nhưng phải có toa vé và sổ sách rành rẻ, mỗi phiếu xuất phải có chữ ký “đồng ý” của vị Thủ bổn. Những khoản tiền xuất từ 100 đồng trở lên phải có sự chuẩn xuất và chữ ký của vị Chánh Thị sát mới hợp pháp.                         

Điều thứ ba: Các cơ quan phụ thuộc.
1 - Các cơ quan khảo cứu: lo gom góp hoặc mua sắm các kinh sách bằng Việt văn, Pháp văn, Anh văn…sắp từng loại trong kệ tủ để tiện khảo cứu và tụng đọc.

Các kinh sách ấy không được cho mượn đem ra khỏi phòng khảo cứu.
Khảo Cứu vụ có:
- Một phòng tiếp khách.
- Một phòng Khảo cứu.
- Một phòng đọc sách báo.

2 - Ban tạp chí: Ban này lo việc viết bài hoặc sưu tầm các Thánh giáo, các bài Thuyết pháp họp lại tập gọi là Tạp-chí để truyền bá trong dân gian hoặc gởi đi ngoại quốc. Trước khi xuất bản Tạp chí phải trình lên ban Khảo cứu để kiểm soát và chuẩn hứa mới được xuất bản, hay buộc tái tu rồi phải tái trình.

3 - Ban huấn luyện truyền giáo: Ban thị sát chọn người chuyên môn đứng ra huấn luyện, chư vị Chức sắc có phận sự đi truyền bá về khoa Giáo-lý, Triết-lý Cao-Đài giáo trong các Ban khảo cứu.

Điều thứ tư: Chương trình huấn luyện:
1 - Cấp Sơ đẳng:
1/ - Đạo là gì? Tu là gì?
2 - Tiểu sử của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
3 - Nghi tiết và ý nghĩa  của các tổ chức thờ phượng.
4 - Tân Luật và Pháp Chánh Truyền.
5 - Tam Qui Ngũ giới.
6 - Tiểu sử sơ đẳng của Tứ Thánh, Tam Trấn, Đức Khương Thái Công.
7 - Địa dư Việt Nam về mặt Kinh tế, Chánh trị và Tôn giáo.
8 - Phép tu luyện, trau lòng đạo đức cho trong sạch (Phương pháp này sẽ chỉ riêng)

2 - Cấp Trung đẳng:
1 - Tại sao khai Đạo ? Tại sao bế Đạo ?
2 - Lịch sử Đại-Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và chánh trị của Đạo theo Tân Luật và Pháp Chánh Truyền.
3 - Tiểu sử của Tứ Thánh, Tam Trấn, Đức Khương Thái Công, Bát Tiên (Tham khảo)
4 - Địa dư các cường quốc và hoàn cầu về phương diện Kinh tế, Chánh Trị, Tôn giáo.
5 - Tu niệm theo phép: Giới, Định, Huệ.

3 - Cấp Cao đẳng:
1 - Triết lý Phật Giáo.
2 - Triết lý Đạo Giáo.
3 - Triết lý Nho Giáo.
4 - Triết lý Gia-Tô-Giáo.
5 - Triết lý Hồi Giáo.
6 - Triết lý Bà-La-Môn-Giáo.
7 - So-sánh các triết lý Tôn-giáo với các Triết lý Cao-Đài giáo để phân rành chỗ hơn chỗ kém của đôi bên.
8 - Tâm-lý-học: tâm lý con người:
- Trong thời bình trị ra sao ? Của kẻ phú quí ra sao?
- Nhứt là phương diện Tín-ngưỡng, trình độ nhơn loại hiện giờ ra sao ? Ảnh hưởng phong trào vật chất do khoa học gây nên thế cuộc nào ? Chỉ chỗ sai lầm qua tư tưởng hiện tại.
- Làm cách nào đem con người lại đường Đạo (Sưu tầm các phương pháp hạnh phúc cứu thế)

4 - Phép tu luyện:
1/ - Thật hành: Giới- Định- Huệ.
2/ - Pháp tham thiền nhập định và tiếp điển Tiên thiên cho thân hình được tráng kiện

Điều thứ năm:
Vị Bảo Thế (Lê Thiện Phước) thừa quyền Hộ Pháp lãnh thi hành Thánh Lịnh này.

Lập tại Toà Thánh ngày 15-12-Đinh Hợi
(Dl  25-01-1948)
HỘ-PHÁP
PHẠM-CÔNG-TẮC

Chương trình của Đức Hộ-Pháp như trên chỉ thực hiện một thời gian ngắn, vì thời cuộc phải gián đoạn. Mãi đến ngày 4 tháng 5 Nhâm-Tý (dl 14-6-1972), tại Tòa Thánh, Ngài Hiến Pháp Quyền Chưởng Quản Hiệp-Thiên Đài TRƯƠNG HỮU ĐỨC ra Thánh lịnh mới.

Nguyên văn Thánh Lịnh nầy, xin chép ra sau đây:

ÐẠI ÐẠO TA  ĐẠI-ĐẠOTAM  KỲ PHỔ ÐỘ
(Tứ Thập Thất niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH
      Văn Phòng 
CHƯỞNG QUẢN
 Hiệp Thiên Đài
      Số: 53/TL
CHƯỞNG QUẢN HIỆP-THIÊN-ĐÀI
   Chiếu Tân-Luật và Pháp-Chánh-Truyền,
            Chiếu Hiến-Pháp và Nội luật Hiệp-Thiên-Đài ngày rằm tháng 2 Nhâm-Thân (dl 21-3-1932).

            Chiếu Hiến-pháp Hiệp-Thiên-Đài ngày 8-1-Gíap Thìn (dl 20-2-1964) và Hiến-pháp Hiệp-Thiên-Đài bổ túc ngày 27-2-Ất Tỵ (dl 29-3-1965).

            Chiếu Thánh giáo tại Cung Đạo Đền Thánh đêm mùng 6-5-Tân Hợi (dl 29-5-1971) Đức Hộ Pháp chấp nhận việc công cử Thời Quân Hiến-Pháp cầm quyền Chưởng quản Hiệp-Thiên-Đài

            Chiếu Vi Bằng số 3/VB ngày 3 tháng chạp Tân Hợi (dl 18-1-1972) Hội-Thánh Lưỡng Đài: Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện đồng quyết nghị tái lập KHẢO CỨU VỤ theo Thánh Lịnh số 114 ngày 15 tháng chạp Đinh Hợi (dl 25-1-1948). Vì sự Khảo-cứu là việc cần ích chung cho Đạo, nên:
THÁNH LỊNH

            Điều thứ nhứt: Nay tái lập Khảo-Cứu-Vụ tại Tòa Thánh Tây-Ninh để sưu tập Thánh-Ngôn, Thánh-giáo, Kinh điển và tìm hiểu nguyên lý của các Tôn-giáo đặng nghiên cứu phổ thông triết lý Đại Đạo ra khắp Ngũ châu hầu cứu rỗi nhơn loại.

            Điều thứ nhì: Giao cho vị Thời-Quân Bảo-Đạo Hiệp Thiên-Đài lãnh nhiệm vụ tổ chức và điều hành Ban Khảo Cứu Vụ do theo tinh thần Thánh Lịnh dẫn thượng.

            Ban Khảo-Cứu-Vụ đặt Văn phòng làm việc chung với Ban Đạo Sử.

            Điều thứ ba: Vị Thời-Quân Bảo Đạo Hiệp-Thiên Đài, các cơ quan Chánh Trị Đạo tùy nhiệm vụ thi hành và ban hành Thánh Lịnh nầy.
Tòa Thánh, ngày 4 tháng 5 Nhâm Tý.
(Dl 14-6-1972)
Hiến Pháp Quyền Chưởng quản Hiệp-Thiên-Đài
TRƯƠNG HỮU ĐỨC
(ấn ký)

VÀI CẢM NGHĨ về sự tái lập KHẢO CỨU VỤ
(Bài của T.T. trong bán nguyệt san Thông Tin số 59)

Vào ngày rằm tháng chạp năm Đinh Hợi (dl 25-1-1948) Đức Hộ-Pháp đã ký Thánh lịnh thành lập Khảo Cứu Vụ để khảo cứu và soạn thành sách Triết-lý Đạo Cao-Đài cũng như của các Tôn giáo khác.

Ngoài Khảo Cứu Vụ nói trên, Hội Thánh và các cơ quan Chánh-Trị-Đạo lúc ấy còn phải thi hành các điều sau đây (theo Thánh lịnh):
- Tổ chức các cuộc giảng đạo tại Tòa-Thánh và các Châu Đạo để phổ thông Triết lý Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ  và Tứ giáo.
- Tổ chức các lớp Huấn luyện Chức sắc và Chức việc để đủ tài liệu truyền giáo.
- Xuất bản báo chí để phổ thông Chơn đạo.

Với các điểm nầy, Thánh Lịnh có chỉ rõ phương pháp làm việc, lề lối tổ chức, chương trình thực hiện. Riêng về phép Tu luyện và Tham thiền nhập định thuộc về Bí pháp, tuy có ghi rõ trong Thánh-Lịnh nhưng ngoài Hiệp-Thiên-Đài ra, thiết tưởng không ai đảm trách huấn luyện được.

Sau khi ban hành Thánh Lịnh được 75 ngày, đúng đêm mùng 5 tháng 2 năm Mậu Tý (1948) Đức Hộ Pháp đã than như sau:
 “Tội nghiệp thay Thánh thể của Đức Chí Tôn, mấy anh lớn, chị lớn già yếu, một phần được giải thể về Thiêng liêng vị, không được hưởng một đặc ân gì hết. Ngoài ra thiệt thòi phần ấy chẳng nói chi, hiện thời cái Bí pháp có ảnh hưởng đến tương lai của nền Đạo, ta đã có việc nào trong trăm việc chưa? Thí dụ: Nơi Hiệp-Thiên-Đài, phải lấy Bí pháp tạo Huyền-Linh-Đài để dùng cho Chức sắc Hiệp-Thiên-Đài tương liên với quyền năng vô hình của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và Chí Tôn. Ngoài ra còn quan sát Giáo lý của các Tôn giáo khác đặng tạo Tân Sấm Truyền của Đại Đạo.”

Qua Thánh Lịnh và lời than trên đây của Đức Hộ Pháp, 24 năm đã trôi qua lặng lẽ cho đến đỗi người ta tưởng rằng sẽ không bao giờ được ai nhắc đến nữa. Nhưng rồi việc gì đến phải đến, việc gì còn dở dang cần phải làm, người đời sau nối tiếp việc làm của người xưa. Dù có trễ nhưng không muộn.

Giờ đây sự tái lập Khảo-Cứu-Vụ do Thánh Lịnh số 53/TL của Ngài Hiến-Pháp, Quyền Chưởng quản đề ngày mùng 4 tháng 5 Nhâm Tý (dl 14-6-1972) đã đáp ứng đúng yêu cầu đòi hỏi từ lâu của bổn Đạo. Cơ sở nầy đặt dưới quyền điều khiển của vị Thời Quân Bảo-Đạo Hiệp-Thiên Đài .
Trước sự kiện đó, người Đạo ai ai cũng ước mong công cuộc Khảo cứu sớm đem lại kết quả khả quan hầu tạo Tân-Sấm-Truyền của Đại-Đạo.

Tại sao người Đạo lại mong ước như vậy? Điều đó chẳng có gì lạ. Chúng ta, nếu ai có đọc được các quyển sách sưu khảo về Đạo giáo Cao-Đài đã in từ trước đến giờ, hoặc các bài sưu khảo đang đăng tải trên các nhựt báo Sài Gòn, sẽ thấy được những khuyết điểm về triết lý, cũng như Tân Sấm Truyền của Cao-Đài-giáo mà các nhà sưu khảo đã nêu ra. Đọc được các sách báo ấy, rồi cộng với lời than năm xưa của Đức Hộ Pháp, mới biết rằng tại sao người Đạo Cao Đài thiết tha hay chú trọng đến vấn đề sưu khảo ấy.

Đạo Cao Đài trong tương lai gần đây, có vạch ra được một nền triết lý cao siêu hay có tạo được Tân Sấm Truyền cho Đại Đạo hay không, điều đó còn tùy thuộc vào việc làm, vào thiện chí và khả năng của nhiều người đóng góp lại.

Theo lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp, Thập Nhị Bảo-Quân thuộc thành phần Hàn-Lâm-Viện, nhưng Thập Nhị Bảo Quân hiện nay chưa đủ số, cũng như phẩm Hiền Nhơn bên Phước-Thiện chưa có để tăng cường thì Hàn Lâm-Viện-Đạo vẫn chưa thành hình sớm được.

Như vậy, công cuộc Khảo-cứu đòi hỏi nhiều ở khả năng chuyên môn và sự hiểu biết sâu rộng của nhiều người về mặt Đạo, mà trong đó nhiệm vụ của những vị Hàn-Lâm không phải là nhỏ vậy.

Gánh nặng mà Ngài Bảo-Đạo hiện đang đảm nhận có lẽ phải thực hiện từng giai đoạn một và giai đoạn trước tiên là phải làm cách nào thâu thập đủ tài liệu sách vở của toàn thể các Tôn-giáo đã có, bằng tiếng Việt hay bằng ngoại ngữ.

Trên đây chỉ là một vài cảm nghĩ với tinh thần xây dựng và cũng chỉ để đóng góp phần nào ý kiến trong sự tái lập và hoạt động của Khảo-Cứu-Vụ thôi.

Hơn nữa, người Đạo Cao-Đài, bất luận Chức-sắc hay Đạo-hữu, đã thờ Tam Giáo, Ngũ Chi, đều không có quyền nói rằng mình không am tường triết lý Tam Giáo, Ngũ Chi và điều nên nhớ là Tôn giáo Cao Đài là một Tôn Giáo Đại-Đồng.

Hiểu được vậy mới thấy sự ích lợi trong việc tái lập Khảo Cứu Vụ và bổn phận của người Đạo là phải giúp đỡ, cung ứng các tài liệu Đạo giáo cho Khảo-Cứu-Vụ”.

Căn cứ theo chương trình đã đề ra, chúng tôi do theo đó mà học tập, hầu gởi đến đồng Đạo trong lúc chúng ta cô đơn và rất cô đơn “Đạo Hư vô, Sư Hư vô”mà! Thành  thật cám ơn các Bạn đã nhiệt tình giúp. Xin thông cảm.

CHƯƠNG I

CHƯƠNG TRÌNH HỌC ĐẠO

CẤP SƠ ĐẲNG

I - ĐẠO LÀ GÌ? TU LÀ GÌ?

  Đức Chí-Tôn dạy: 27-8-Bính Dần (dl 4-10-1926)
“Dầu một vị Đại-La Thiên Đế xuống phàm mà không TU, cũng khó trở lại địa vị đặng”.

Thấy rõ sự cần yếu như vậy mà các bậc tiền bối suốt đời cặm cụi trong việc Tu Thân, sửa mình, hành đạo, Phụng sự chúng sanh không biết mỏi là hoàn toàn có lý cớ.

HỌC ĐẠO tức là Tu, mà TU là phải học Đạo. Thế nên người học cho thấu rõ lý Đạo, xong mình đem ra thực hành thì đó chính là TU HÀNH. Nhưng muốn thực hành cho hoàn chỉnh thì điều cần yếu nhất là sửa mình, đó là TU THÂN. Việc tu thân từ xưa đến giờ ai cũng cho là yếu trọng.

A - Tu là gì ?
Thầy dạy: “Con đường vô tư để tìm cứu khổ cho chúng sanh là con đường đạo đức. Ngọn đèn Thiêng liêng sẽ chực soi tỏ bước của các con; khác với con đường ấy là đường của Quỉ Vương đem lối. Nên hiểu kỹ lời, bằng chẳng thấu thì TU có ích chi”.  

Thầy quả quyết “Tu mà cứu thế dễ như không !”
TU tức là làm cho mình tận thiện, tận mỹ.
Luật thiên-nhiên của tạo-hoá buộc các đẳng linh hồn dầu vật loại cũng phải trau mình  đặng  đoạt đến nhơn phẩm. Khi được địa vị làm người còn phải tự giồi trau  để đi từ từ đến cảnh siêu thoát là Phật-vị, là Niết Bàn.

TU là gìn nhơn phẩm, hạn chế dục vọng, thực hành theo lý tưởng Bác-ái để bước lên Thiêng-Liêng-Vị, trái lại là mua chác đau phiền, chận đường tiến hoá về mọi hình thức và vô tình đi đến cảnh suy vong.

Vận dụng mọi hiểu biết và tuỳ mỗi giai đoạn tự nhiên trong phạm vi nhơn-đạo đặng làm theo là TU THÂN

Về phương TU trong chơn truyền Đại-Đạo của Đức Chí-Tôn là hình thức thờ phượng và dâng Tam Bửu, mỗi ngày chúng ta cầu nguyện Đức Chí-Tôn đặng dâng ba Bửu ấy là Tinh- Khí- Thần, tức nhiên: Hiến dâng Bông, Rượu, Trà là nguyện dâng cả Xác thân, Trí não, Tinh thần cho Đức Chí-Tôn để thực hành chơn pháp. Phải TU, phải đào luyện cho được Chơn Thần đồng thể, đồng tánh cùng ngôi tạo đoan thứ nhì, để cùng Tạo-đoan dự vào cơ tấn hoá trên con đường hằng sanh, tức là Phụng-sự Vạn-linh sanh chúng, đó là QUI NGUYÊN TAM BẢO: Qui y Phật, Qui y Pháp, Qui y Tăng, theo  thuyết nhà Phật  Còn nói theo Đạo Cao Đài gọi là HIẾN DÂNG TAM BỬU: Tinh- Khí- Thần, cũng cùng một ý-nghĩa như nhau..

 Bởi người TU HÀNH cũng phải tốn rất nhiều thời gian, công sức cho việc này cũng như trau giồi một chuyên môn nào vậy. Sau đó mới thấy một ích lợi vô cùng to lớn.

Đức Mẹ FATIMA cũng có lời khuyên là nên ăn chay, bố thí, lần chuỗi Mân côi. Đức Hộ-Pháp để lại biết bao lời khuyên bảo và dạy cho biết phương thức tu hành, để may ra được sống còn trong cái thời hỗn độn này. Đây là một đoạn Diễn văn của Ngài Bảo-Thế Lê-Thiện-Phước đọc tại Tokyo, rằng:
…“Người ta có quan-niệm nhà tu trì chỉ biết có kinh kệ nguyện-cầu, mà:
- Quên rằng vì thương hại chúng-sanh nhà tu  mới sớm kệ chiều kinh cầu-nguyện cho chúng-sanh bớt khổ.
- Quên rằng chớ chi các nhà thông-thái phát-minh nguyên-tử-lực chịu hợp-tác với nhà tu-trì để xử-dụng thì lực nguyên-tử sẽ dùng vào việc giúp ích cho thế-gian hơn là giết hại đồng-chủng.
- Quên rằng nếu lấy đạo-đức khuyến thiện là bổn phận thiêng-liêng của nhà tu đặng bảo-thủ Hoà-bình, còn lấy bạo-hành ép buộc dân-chúng thì không bao giờ hết loạn.

Thoảng như đời biết nương Đạo, thì Đạo sẽ nâng tay dìu đời. Ngặt vì đời quá rẻ-rúng Đạo, bảo sao người tu hành không lánh mình ngoài chốn oai-quyền thế-lực để mặc ai sa vào cạm bẫy của tà-thần, tự rước lấy sự thất-bại chua cay vô phương cứu chữa”.

Bởi vậy:
TU là trau giồi đức tánh, dọn mình cho trong sạch, ăn năn tội cũ cho tâm mình trở nên tinh tấn, linh hồn mình trở nên nhẹ nhàng, sáng láng, hầu khi thoát xác trở lại bổn nguyên (ngôi cũ) hiệp làm một cùng Chí Tôn, là đắc kiếp.

TU chẳng cần phải cạo đầu, mặc áo dà, ở chùa và tụng kinh gõ mõ cho nhiều. Quý chăng là tại tâm đó thôi.

Ta vừa làm Nhơn-đạo vừa lo Thiên-đạo cũng được vậy, nghĩa là cũng làm ăn như thường, song khác hơn người thường là ngoài giờ làm lụng, thay vì đi chơi bời vô ích, rượu trà cờ bạc…cho tốn tiền sanh bệnh, ta lại để giờ rảnh ấy mà trau mình, quan sát việc hành động nội trong ngày coi phải hay là quấy, như có lỡ làm điều chi ta nghĩ ra mà biết là quấy, thì phải ăn năn sám hối, hứa rằng ngày sau không tái phạm. Ấy là: "Quân tử thận kỳ sát thân" tức nhiên bậc quân tử, đạo-đức rất thận trọng với chính mình mà tự xét lấy thân mình. Cúng Tứ Thời là hình thức Xét mình đó vậy. Nhưng nên nhớ CÚNG TỨ THỜI chỉ là trau luyện cho riêng mình chứ thật ra chưa giúp ai được gì. Trừ ra những bậc đạo cao đức trọng thì trong giờ Cúng mới phóng điển lành mà cầu nguyện cho toàn Thế giới đó thôi.

Trong giờ rảnh, ta để lòng thanh tịnh mà hàm dưỡng tinh thần, cùng là tưởng Trời, niệm Phật, đọc sách Thánh Hiền, nếu ta thành tâm tưởng niệm thì tự nhiên có Trời Phật độ ta vì Trời Phật tại tâm lành chớ chẳng đâu xa.

Chớ nên hẹn rằng: "Nay tôi còn lo nhơn đạo, tu chưa được, đợi chừng nào nhơn đạo lo xong rồi sẽ tu". Tính như vậy rất lầm, vì Nhơn đạo tức là Thiên đạo. Nhơn đạo thành là phù hạp với Thiên đạo đó. Nếu nay lần, mai lựa, chẳng lo dưỡng tánh, tu tâm, đợi đến buổi chung qui mới rõ Thiên đàng Ðịa ngục thì đã muộn rồi.

Không nhất thiết phải vô chùa mới là tu được, ấy là lời nói rộng cho kẻ mới làm đạo. Chớ chừng tu đến bực tối thượng thừa rồi, cũng phải vào Tịnh thất hay là tìm chốn u huyền mà ẩn thân luyện đạo. Bởi tâm hồn người TU là thích tĩnh lặng. Nhưng phải biết bất cứ đi đứng nằm ngồi đều là TU cả, thì việc TU ấy mới nâng cao tinh thần.

1 - Kẻ có căn Đạo mới Tu thành là vì sao?
Thầy dạy:
“Là vì phải đi trước lo làm ruộng có lúa cho nhiều,  đời này qua kiếp khác, lựa giống nào tốt đem để trong kho cho sẵn, chứa chất thật nhiều ngày cho đầy cả nguyên kho rồi khóa lại đó. Đến chừng gặp việc thì mở cả nguyên kho ra dùng. Như vậy nó mới có, chớ kẻ không tạo thì dầu có mở kho ra sớm cũng rỗng không nào có ích chi. Vì thế LUẬT LUÂN HỒI QUẢ BÁO là bài học hay cho các đẳng Chơn linh. Chơn-linh nào khôn-ngoan không xài phí hết lương tiền thì có của dư chất ở trong kho, tất mau đầy. Đó là những Chơn linh mau tấn-hóa. Chơn-linh nào ngu muội thì làm hòai vẫn thiếu nợ hoài, làm sao có của dự trữ ?

Bởi vậy Đạo khai là cốt để dạy-dỗ cho các đẳng Chơn linh  học hỏi phương tu tiến ấy.
Con coi không một vật gì ở vũ-trụ này mà không có

Đạo. Nó là cái định-luật hẳn nhiên sẵn có, duy có kẻ biết đến cùng chưa biết đến mà thôi, như không-khí các con thở dù kẻ không biết rằng có nó thì họ vẫn thở. Nhưng việc nào mình không thấu-đáo thì chậm tiến vậy thôi.

Pháp Đạo thật rất nhiệm-mầu, không sao mà giải cho hết lý được, duy chỉ đến trình-độ cao siêu đến đâu thì thấu-đáo được đến đó vậy thôi.

Kẻ không biết Đạo sa-mê vật-chất chẳng khác nào như khách lữ-hành kia đi du-lịch mà cứ mảng lo hái trái ngắt bông ở một góc rừng thì đời nào cho biết được nhiều việc cao xa?

Đó là đại-khái của cơ mầu-nhiệm Thiêng-liêng”.
Chúng ta đồng ý là bước lên con đường tu hành, nhưng tu là phải làm những gì? Ấy mới là điều quan trọng.

Theo quan niệm Cao-Đài ngày nay người Tu là phải am tường Giáo lý, Tôn chỉ, Nghi thức, chơn truyền của Đại-Đạo, tức nhiên phải học. Vậy học ở đâu?

- Dĩ nhiên là học qua Kinh sách Đạo, mà phần cốt tuỷ là Tân-luật, Pháp-Chánh-Truyền, Thánh ngôn Hiệp tuyển và rất nhiều sách của các bậc tiền bối biên soạn. Nhất là qua mười năm Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp.

Tuy nhiên sách vở trong buổi này có phần hạn chế. Vậy Soạn giả xin ghi lại cuộc phỏng vấn của một người nước ngoài với một Chức sắc trong cửa Đạo, rồi từ đó bàn rộng thêm vấn đề cho được sáng tỏ. Vì nghĩ rằng Tôn chỉ của Đạo Cao-Đài là Đại Đồng, làm thế nào dẫn vào chân lý chánh truyền để chúng sanh cùng quán triệt. Hơn nữa một việc làm bất vụ lợi nên không có vấn đề “đạo văn”. Trái lại những văn của các bậc tiền hiền tôi trích ra đây là những câu văn hay, dẫn chứng xác thực, mà chính khả năng của Soạn giả không thể sáng tạo được. Xin thông cảm và tha thứ trên tinh thần Phụng sự Đạo pháp.
Học, chính là Tu hành, có vậy mới không lầm lạc.

2 - Tìm hiểu về Đạo Cao-Đài

Thiết nghĩ rằng những câu vấn đáp qua cuộc phỏng vấn với Ông Thừa Sử Lê Quang Tấn cũng là những thắc mắc chung cho người muốn tìm hiểu về Đạo Cao-Đài:

VẤN 1: Tại sao Đức Thượng Đế chọn Việt Nam là nơi khai Đạo Cao-Đài mà không chọn những quốc gia lớn như Mỹ và Trung-Hoa ?

ĐÁP: “Nên nhớ rằng trước kia Đức Thượng-Đế trao cho Đức Lão-Tử và Đức Khổng Tử đến khai Đạo tại nước Trung Hoa để giáo dân làm lành lánh dữ rồi !

Còn tại nước Mỹ (Hoa-Kỳ) vào năm 1776 Đức Thượng Đế đã khai khiếu cho ba vị lãnh đạo nước Mỹ là Ông Thomas Jefferson, ông Benjamin Franklin và Ông John Adams được chỉ định để soạn thảo tờ giấy bạc 1 Dola. Sau 6 năm nghiên cứu với sự cố gắng tột bực của Ông Williams Barton và Ông Charles Thompson mới hoàn thành phía lưng của giấy bạc một đồng Dola, trình lên Quốc Hội ngày 20-06-1782 thông qua một Nghị Quyết chấp thuận thiết kế cuối cùng phía lưng của tờ giấy bạc một Dola có hình Kim-Tự tháp, Con Mắt, một cái cân và một cái chìa khoá.

Bên phía lưng của tờ giấy bạc một Dola: con Mắt trực tiếp bên trên, Kim-Tự-Tháp là Con Mắt của Thượng Đế. Các tiền nhân sáng lập nước Hoa-Kỳ (Mỹ) có nguồn gốc tôn thờ Đức Thượng đế từ năm 1782 và sự tiến triển của nước Mỹ luôn luôn phải được sự phù hộ của Đức Thượng-Đế.
Cái Cân tượng trưng cho Công lý.
Chìa khoá lược trình cho quyền uy của Quốc gia

Thiết nghĩ, nước Hoa-Kỳ đã lập quốc 225 năm rồi (1776). Còn Đạo Cao-Đài mới được khai sáng tại nước Việt-Nam vào những năm 1926, tức mới có 75 năm, nhưng sự  thờ phượng Thiên Nhãn của Cao Đài, tức Ngọc Hoàng Thượng-Đế và Cân Công bình cùng chìa khoá mở cửa Bạch-Ngọc-Kinh của Tôn giáo Cao-Đài không thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên với Con Mắt (Thượng-Đế), Cân công lý và Chìa khoá của bên lưng giấy bạc Một Dola của Mỹ mà người Tín hữu Cao-Đài có thể hiểu rằng Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế Cao-Đài đã mặc khải cho dân tộc Mỹ biết trước về Con Mắt để thờ Thượng-Đế, cũng như Ngài Ngô văn Chiêu được Đức Thượng-Đế mặc khải cho thấy Con Mắt tại Đảo Phú-quốc vào năm 1925 để thể hiện thờ THIÊN NHÃN là thờ Thầy vậy.

Như thế đã rõ biết Đức Chí-Tôn đã chỉ định cho Đức Khổng-Tử và Lão-Tử đến khai sáng nền Đạo tại Trung-Quốc trước kia.

Còn ở Mỹ-Quốc thì Đức Chí-Tôn mặc khải cho dân tộc Hoa-Kỳ tôn kính thờ Thượng-Đế từ năm 1776 rồi.

Còn như chọn nước Việt-Nam để khai sáng nền Đạo Cao-Đài là Đức Thượng-Đế đã thông cảm lòng trung hiếu thờ phượng ông bà cha mẹ của dân tộc Việt-Nam mãi mãi lưu truyền, cũng như đức tin tôn kính thờ phượng Trời Phật của dân tộc Việt-Nam hết sức tốt đẹp, bất luận Tôn giáo nào du nhập vào Việt-Nam đều được dân tộc Việt Nam tôn kính phụng thờ. Vì thế, Đức Thượng Đế xót thương đệ tử, mới đến hoằng khai Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ Độ trên đất nước Việt-Nam vào năm 1926 còn đang bị lệ thuộc Pháp mà Đức Chí-Tôn đã đến với lời hứa vô cùng sâu sắc “Thầy sẽ dùng Huyền diệu Thiêng liêng vô tận vô biên để giải ách nô lệ cho dân tộc Việt-Nam”. Một vinh diệu lớn lao cho dân tộc Việt-Nam là được nắm chủ quyền Tôn giáo Cao-Đài để thực hiện sự Thương yêu và Công bình cho toàn cả nhân loại.”

* Ở nước Mỹ: Năm 1782, Thiên Nhãn được chọn là một phần trong biểu tượng khắc trên Quốc Ấn (con dấu quốc gia) của Hiệp-Chủng-Quốc Hoa-Kỳ. Người ta cho rằng Thiên-Nhãn là đề nghị của Pierre Eugene du Simitiere, nhà tư vấn nghệ thuật cho các Tiểu bang thiết kế.

Quốc Ấn. Trên Quốc Ấn, Thiên Nhãn được vẽ phía trên một Kim Tự Tháp có 13 bậc, tượng trưng cho 13 Tiểu bang đầu tiên của Mỹ. Toàn bộ biểu tượng ngụ ý Thiên Nhãn hay Thượng Đế ban ân huệ cho một nước Mỹ thịnh vượng. Ngoài ra Thiên Nhãn còn được nhìn thấy khắc trên con dấu của Tiểu Bang Colorado.
Đặc biệt là trên mặt sau của tờ giấy bạc 1 Đô-la của Mỹ cũng có biểu tượng này. Chính Thiên Nhãn là “Đại Ấn của Hiệp Chúng Quốc” mà thế giới ai cũng biết. Nó là kết quả của sự cố gắng của nhiều nhân vật từ năm 1776 đến năm 1782 trong đó có Benjamin Franklin, Tổng Thống Thomas Jefferson và John Adams.

Bề mặt của con dấu cho thấy có con Ó trọc đầu ngậm trong miệng một biểu ngữ có hàng chữ La-Tinh “Epluribus UNUM” có nghĩa là “Từ cái nhiều ra cái duy nhứt”. Trùng hợp thay! Một trong những nguyên lý căn bản của Đạo Cao-Đài là “Vạn thù qui nhứt bổn” cũng có cùng một nghĩa như trên. Điều này chứng tỏ sự đồng nhất vạn vật. Chúng ta tuy thấy nhiều nhưng chung qui có Một. Con Ó được chọn lựa là vì con Ó là một trong những huy hiệu của Ai-Cập. Vì Ai-Cập xưa kia là nước dẫn đầu về huy hiệu. Con Ó tượng trưng cho sức mạnh tối cao của Quốc gia.

Trên đầu con Ó có một vầng hào quang biểu thị rằng: phần tâm linh ở trên phần vật chất. Trong vầng hào quang có 13 ngôi sao tượng trưng 13 Tiểu bang đầu tiên của Hoa-Kỳ:
- Đầu con Ó tượng trưng cho cơ quan Hành pháp.
- Trước ngực con Ó là một cái khiên (cái mộc) với 13 đường sọc, phần trên cái khiên màu xanh tượng trưng cho cơ quan Lập pháp.
- 9 cái lông đuôi là cơ quan Tư-pháp.
Cái sọc trắng và đỏ của cái khiên là ý nghĩa đầu tiên của một Hiệp-Chủng-Quốc.

Theo phong tục Trung Đông nhành ô-liu với 13 lá (13 Tiểu bang) và các hạt trong chân mặt của con Ó tượng trưng cho Hoà bình. Bên chân trái là 13 mũi tên tượng trưng cho chiến tranh lấy từ phong tục của người Mỹ bổn xứ (người da đỏ). Đầu Ó ngó qua nhành ô-liu bên phải gợi sự mong muốn Hoà bình.

Mặt trái của con dấu có một Kim-Tự-Tháp không đỉnh. Kim-Tự-Tháp đã được chọn để nhớ lại nền văn minh cực thịnh trong lịch sử Ai-Cập.

Kim-Tự-Tháp không đỉnh này nói lên sức mạnh vật chất của một Quốc gia luôn luôn xây dựng và tiến triển không ngừng.“Thiên Nhãn”trên Kim-Tự-Tháp tượng trưng cho Đấng Thượng Đế soi sáng cả muôn vật và cũng chỉ sức mạnh tâm linh luôn luôn ở trên sức mạnh vật chất.
ANNUIT COEPTIS có nghĩa  “Ơn Trên phò hộ chúng ta”.
NOVUS  ORDO SECLORUM có nghĩa là “Một kỷ nguyên mới trong nghìn năm”. Bắt đầu từ năm 1776.

Tuy nhiên nếu nói cho đúng nghĩa về những nguyên nhân mà Đức Chí-Tôn mở Đạo tại Việt Nam phải xét về ba yếu tố: Thiên-Địa-Nhân thì mới thấy điều yếu trọng của Việt Nam là một quốc gia Thiên định.

VẤN 2:   Đạo Cao-Đài có thể đóng góp gì cho
Thế giới hiện nay không?

ĐÁP: “Như đã thấy: cả thế giới còn sống trong cảnh hỗn loạn, mạnh được yếu thua mà Đức Chí-Tôn đến với dân tộc Việt-Nam còn đang bị Pháp đô hộ mà giao nền Chánh giáo Cao-Đài trong tay người Việt-Nam, nhứt định người tín hữu Cao-Đài phải giữ lòng trong sạch, lấy sự nhẫn nhịn làm gương, hướng dẫn nhân loại đến Đại-Đồng trong tình Thương yêu và Công bằng, giúp đỡ lẫn nhau như con một CHA. Lẽ dĩ nhiên phải có đủ đạo hạnh, đủ năng lực để đảm nhiệm việc hướng dẫn nền văn minh của nhân loại sau này. Ngoài ra Đức Thượng-Đế còn phán dạy: “Từ đây trong nước Nam duy có một Đạo nhà chân thật là Đạo Thầy. Trừ diệt mê tín dị đoan”.

Chính Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung đã nhận một Thiên trách với Đức Thượng Đế phải đem lại Hoà bình cho nhân loại. Thế nên ngày 01 tháng 12 năm 1931 Ngài có gởi lên  quí vị chủ tịch Nghiệp đoàn báo chí Thế giới bằng những lời yêu cầu khẩn thiết nhất:

“Chúng tôi rất hân hạnh và kính cẩn yêu cầu quý Ngài khuyến nhủ tất cả các Giám Ðốc Nhật Báo, các tạp chí định kỳ, dành cho chúng tôi một chỗ để kêu gọi sự thống nhứt đức tin như bản kèm theo đây.

Ðó là một đặc ân mà Báo chí ban cho toàn thể nhân loại, bởi vì nếu sự thống nhứt đức tin được thực hiện, các chủng tộc sẽ xem nhau như anh em và Hòa-bình Thế giới sẽ phát hiện.

Thế giới sẽ được giải thoát khỏi cơn ác mộng ghê gớm về một trận thế chiến sắp xảy đến mà sức phá hoại sẽ mười phần dữ dội hơn trận Thế chiến 1914-1918.

Mong quý vị Chủ Tịch nhận nơi đây những cảm tình kính mến và biết ơn của chúng tôi.
THƯỢNG TRUNG NHỰT

(Tiếp theo là bài Diễn-văn của Ngài Thượng Trung Nhựt đọc tại Tòa Thánh Tây-Ninh ngày 01 tháng 12 năm 1931 nói về nền Tân-Tôn-giáo Cao-Đài có thể canh-tân toàn thể Thế-giới để đưa nhân-loại đến ĐẠI-ĐỒNG)

Kính gởi Chư vị Hoàng-Đế, Quốc-Vương,
Chư vị Nguyên-thủ lãnh-đạo các nước,
Chư vị Giáo-lãnh các Tôn-giáo trên thế-giới.

Kính thưa quí Ngài,
Chúng tôi trân-trọng và thành-kính thông-báo cùng quí Ngài, Đấng tối cao tức là Đấng Thương-Đế toàn năng mà cũng là Đại-Từ-Phụ của tất cả nhơn loại, đã giáng lập trên một góc của nước Việt-Nam thuộc Tỉnh Tây-Ninh, một nền Tân-Tôn-giáo. Nền Tôn-giáo này có thể canh-tân toàn thể thế-giới bằng một lý-tưởng cao-quí đó là TÌNH THƯƠNG VẠN-VẬT. Rồi đây, bởi sự chuyển xây của Tạo hóa, các sắc dân sẽ đồng tâm hiệp lực kết tình anh em với nhau và chừng ấy nền Hòa-bình Thế giới sẽ phát hiện.

Chiến-tranh! Cuộc chiến-tranh tội-lỗi giữa huynh đệ giết nhau một cách ghê-tởm; sự ghê-tởm của thế-kỷ 20 được mệnh-danh là tiến-bộ văn-minh, vẫn có thể tránh được.

Sở-dĩ chúng tôi nói đến “Tội huynh-đệ giết nhau” là vì dầu cho chủng-tộc nào có phân chia nòi giống, nhưng tất cả đang sống trên quả địa-cầu này đều là con cái cùng tùy thuộc dưới quyền-năng ngự trị của một Đấng CHA chung là Thượng-Đế, hay nói rõ hơn là Đấng Chủ-tể cầm vận-mạng của họ. Một khi các dân-tộc gây hấn chiến tranh với nhau, điều đó có khác nào anh em một CHA đã tự diệt nhau đó vậy.

Nhận lãnh nơi Đức Thượng-Đế, bậc Từ-phụ của toàn nhân-loại, chúng tôi có sứ-mạng truyền-bá nền Chánh-giáo của Người đến khắp hoàn-cầu.

Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng về sự giáng hạ của Người trên đất nước này. Nhiều phép lạ đã xảy ra giống như thời Chúa Jésus ngự đến ban phép lạ xưa kia ở

Lourdes và các nơi khác.
Tin-tưởng mãnh-liệt vào hiệu-năng của một nền Tân-giáo này và hoàn toàn vững tin nơi thiện-ý của mình, chúng tôi đã trình lên nhà cầm quyền thuộc địa Pháp một bản Minh-thệ viết tay (kèm theo đây có một bản), mà nội dung chúng tôi cam-kết với lời hứa chịu tử-hình rằng: chỉ chăm lo về mặt Đạo-giáo chớ không mảy-may nào làm rối-loạn an-ninh trật-tự. Ngược lại, chúng tôi yêu cầu được sự giúp-đỡ và hỗ-trợ của nước Pháp để thi-hành sứ mạng truyền-bá nền Tân-giáo này khắp hoàn-cầu.

Đối với sự kính trọng của chúng tôi, tiếc thay, các vị đại-diện của nhà cầm quyền thuộc-địa Pháp vẫn không có hảo-ý đáp ứng. Một số ít tỏ ra thông cảm, khoan-dung; một số khác lại áp-dụng đủ mọi cách, cốt để ngăn chặn sự truyền-bá này.

Đức Thượng-Đế đã giáng dạy chúng tôi hoằng-hóa Chánh-đạo của Người đến khắp hoàn-cầu. Chúng tôi quả quyết không có gì lầm-lẫn trong sứ-mạng ấy. Đặt mình vào bổn-phận, chúng tôi khẩn-thiết yêu-cầu quí Ngài thông-truyền cho toàn thể nhân-loại thế-giới hiểu biết việc làm của chúng tôi, để mọi người hiểu rằng:
- Giờ ĐẠI-XÁ của Thượng-Đế đã điểm và sự thống hiệp của con cái Đấng Tạo-hóa là để Phụng-sự cho Hòa bình hơn là tiếp-tục tìm kiếm kế-hoạch thống trị thế giới. Muốn được vậy, chỉ cần sao cho tất cả người đời biết Thương-yêu đồng chủng và giữ-gìn  hạnh-đức  đúng theo đường lối mà Chí-Tôn đã vạch.

Chúng tôi chắc rằng: hơn ai hết, quí vị Đế-vương, Quốc-vương, Quốc trưởng, Giáo-chủ…đều muốn cho thần-dân và thuộc hạ đang sống dưới quyền uy của quí vị đều được sống mà không bị ám-ảnh bởi một sự sợ-hãi triền-miên và một trận chiến-tranh tương-lai mà các vũ khí tối-tân sẽ gây nên những sự tàn phá và những sự ghê tởm không tả xiết” (Tài liệu trên đây  viết bằng Pháp văn)

Phụ chú: Lời Minh Thệ
Họ gì ? Tên gì ? “Thề rằng: Từ đây biết một ĐẠO CAO ĐÀI NGỌC ĐẾ, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng Chư Môn-đệ gìn luật lệ Cao-Đài, như sau có lòng hai thì Thiên tru địa lục” (36 chữ)

VẤN 3:  Vậy những ưu và khuyết điểm của Đạo Cao Đài so với các Đạo khác trên Thế giới ?

ĐÁP: - “Nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ mà Đức Thượng Đế đến khai sáng nơi nước Việt-Nam này, điều đặc biệt là Đức Thượng-Đế không mượn xác phàm của người Việt Nam để lập Đạo Cao-Đài, khác biệt với các Tôn giáo trước kia là mượn hình thể Sĩ-Đạt-Ta và Jésus. Nay, Ngài chỉ dùng Thiên Nhãn (Con Mắt) làm biểu tượng Đấng Thượng Đế Chúa tể Càn Khôn.

- Chỉ lập thành Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài và Hiệp Thiên-Đài để thay thế hình ảnh của Đức Thượng-Đế mà dìu độ chúng sanh, cũng như người Đạo Cao-Đài không bị nghiêm cấm vào Chùa hoặc Nhà Thờ (như Hồi giáo chẳng hạn) Tuỳ theo trình độ tiến hoá của nhân loại mà Đạo Cao Đài khai sáng trên đất nước Việt-Nam.

- Lại có Chức-sắc Nữ phái là  đặc ân    khác  biệt với các Tôn giáo trước kia, không có Chức sắc Nữ phái, tức là Đức Thượng-Đế nâng đỡ phái Nữ ngang hàng bình đẳng với phái Nam”.

Lần lượt khai triển các vấn đề trên. Như đã nói điều ưu điểm thứ nhứt là không mượn xác phàm như thời Chúa hay Phật, tức nhiên Đức Thượng Đế chỉ dùng Huyền Diệu Cơ Bút để thông truyền lời Thánh huấn đến với nhân loại.
Xét qua ba vấn đề ấy xem ra thế nào.

A - Vấn đề Cơ Bút:
“Vào năm 1925, một số người trí thức ở Sàigòn thường tụ họp để “Xây bàn”, một phương tiện tiếp xúc với thế giới vô hình phát xuất từ bên Âu Châu vào cuối thế kỷ thứ 19. Chẳng những Âu Châu biết thông công với cõi vô hình bằng phương pháp này, mà Trung Hoa đã biết sử dụng từ thuở xa xưa và hiện đại nhất là Phái Minh Đường, Minh Lý …”

Nay, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đến khai Đại Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tại nước Việt-Nam với phương pháp tân kỳ là HUYỀN DIỆU CƠ BÚT, một phương pháp phổ thông trong thế kỷ 20, có tánh cách khoa học huyền linh Thiên Nhân giao cảm chớ không phải dị đoan mê tín theo thuật chiêu hồn của đồng, cốt, bóng, chàng …
Trước ngày khai Đạo, do nơi Huyền Diệu này đã có nhiều nước trên Thế giới tiên tri về sự xuất hiện của Đạo  Cao-Đài, điển hình một vài nơi như Đạo Minh Sư thời nhà Thanh bên Trung Hoa có truyền lại.

Đạo Omotoo bên Nhật, Cơ Bút mách bảo cho Tín đồ biết ở Việt-Nam vừa xuất hiện một nền Tôn-giáo mặc áo trắng, thờ “Con Mắt trái” biểu hiện Thái Dương Hệ và dạy hãy sang Việt Nam tìm liên lạc. Chư vị ấy đã đến tiếp xúc nhiều lần với Toà-Thánh Tây-Ninh. Như vậy, Tôn giáo Cao-Đài không phải ngẫu nhiên xuất hiện, thoát thân trong mê tín dị đoan, hoặc người phàm bày vẽ, mà do Đức Thượng-Đế sáng lập với tôn chỉ “Diệt mê tín, thực hiện chân lý ”

Tại sao mở Đạo Cao-Đài Đức Chí-Tôn không giáng bằng xác thân, mà lại giáng bằng Huyền-diệu Cơ bút?
a/ - Mục-đích của Đạo Cao-Đài là tận-độ chúng sanh, độ 92 ức nguyên-nhân qui hồi cựu vị cho khỏi sa đọa hồng trần.

b/ - Ngày nay Đức Chí-Tôn mở Đạo không giáng bằng xác thân mà chỉ giáng bằng Huyền-diệu Cơ bút, là vì thời kỳ chuyển Đạo vô-vi hiệp Tam-thanh chấn-hưng Tam giáo Phục nhứt Ngũ chi nên Đức Chí-Tôn giáng bằng Huyền-diệu Cơ bút mới qui đặng cả Đại-Đồng Tam giáo.

 c / - Đức Chí-Tôn làm Giáo-chủ Đại-Đạo là Đấng vô hình, dùng HUYỀN DIỆU CƠ BÚT dạy Đạo thì dân tộc nào cũng có thể học trực tiếp với ông Thầy Trời được, nếu họ biết dùng phép “Thông-Thần-lực”. Thế là sự bất đồng ngôn ngữ chẳng còn là một sự thắc mắc nữa.”

Bởi:
Nhứt kỳ và Nhị-kỳ Phổ-Độ: Phật, Tiên, Thánh, giáng linh Tam-giáo; nhân buổi nhơn-loại chẳng hiệp đồng nên ba vị Giáo-chủ đã thọ sanh riêng địa-phận, nên hai kỳ khai Đạo vừa qua chỉ Phổ-độ trở về cựu vị có  8 ức nguyên nhân (Phật độ 6 ức, Tiên độ 2 ức).

Còn buổi Hạ-nguơn Tam-kỳ Phổ-độ là thời-kỳ Ân xá tội-tình cho toàn cả chúng sanh, lại nhơn buổi văn minh, nhơn-loại thông đồng, càn khôn dĩ tận thức cho nên  Đức Chí-Tôn dùng HUYỀN CƠ DIỆU BÚT, giáng cơ khai Đạo, chủ-nghĩa là  tận độ 92 ức nguyên-nhân qui  nguyên vị.

B -  Hệ thống Tổ chức của
Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ

“Càn Khôn là đại gia đình, cửa Ðạo cũng vậy, xã hội cũng vậy, là một gia đình có cha mẹ, bà con, anh em như một Tông tộc. Lớn hơn gia-đình là một quốc-gia, là một gia đình lớn, gồm cả các gia đình tổng hợp lại, chiều theo một khuôn luật do quyền năng của Ðạo-giáo tức Ðại gia đình.

Ta lần lượt đi đến Ðại-gia-đình của toàn nhơn loại hiệp lại cũng từ đó. Con người sanh ra phải biết trách vụ của mình, trong tiểu gia đình hay đại gia đình cũng vậy. Người ở gia-đình chỉ xưng mình là con, vì cớ Đức Chúa Jésus Christ chỉ xưng mình là con của Đức Chúa Trời” (le fils de l'homme).

Sở-dĩ lấy Càn-khôn là cha mẹ sanh sáu con cũng vì lý-do ấy. Thế nên Dịch nói “Thời thừa lục Long dĩ ngự Thiên”. Kinh Ngọc-Hoàng thì “Thời thừa lục Long du hành bất tức” Tất nhiên muốn nói rằng Thượng-Đế ngự trên sáu rồng vận hành khắp bầu trời không bao giờ ngừng nghỉ. Hai câu cùng một ý nghĩa.

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có 3 Đài
là hình thể Đạo tại thế
1 - Bát Quái Đài: Thể hiện Linh Hồn, thuộc THẦN.
2 - Hiệp Thiên Đài: Thể hiện Chơn Thần, thuộc KHÍ.               
3 - Cửu Trùng Đài: Thể hiện xác thân, thuộc TINH.

I - Bát Quái Đài:
Bát-Quái-Đài là ngôi thờ phượng Đức Thượng Đế tá danh: “Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát” và các Đấng Giáo-Chủ Tam Giáo cùng các Đấng Thiêng Liêng trong Ngũ Chi Đại-Đạo là Nhơn-Đạo, Thần-Đạo Thánh Đạo, Tiên-Đạo, Phật-Đạo.         
Bát-Quái-Đài dưới quyền Đức Chí-Tôn, Ngài là  Chúa của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật cùng Vạn-linh,  chính ông chủ Bát-Quái-Đài là Đức Chí-Tôn.

2 - Hiệp Thiên Đài:
Hiệp-Thiên-Đài là cơ quan Lập Pháp của Đạo, là nơi để thông công cùng Đức Thượng-Đế và các Đấng Thiêng liêng bằng Cơ Bút do Chức sắc Hiệp-Thiên-Đài phò loan để tiếp các Thánh ngôn và Luật Pháp Đại-Đạo của các Đấng Thiêng Liêng giảng dạy.

Hiệp-Thiên-Đài dưới quyền Hộ-Pháp làm chủ. 
- Hiệp-Thiên-Đài là quyền Hộ-pháp làm chủ.
 Hội Thánh Hiệp Thiên Đài gồm các Chức sắc Thiên Phong theo phẩm trật sau đây:
- Hộ-Pháp Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài và bảo hộ Luật Đời cùng Luật Đạo.  
- Thượng-Phẩm lo về mấy Thánh Thất và Tịnh Thất. 
- Thượng-Sanh lo về phần Đời của Đạo.  
- 12 Vị Thời Quân thuộc 3 Chi: Pháp, Đạo, Thế đặt dưới quyền hành sự của Hộ Pháp, Thượng Phẩm và Thượng  Sanh.

3 - Cửu Trùng Đài:
Cửu-Trùng-Đài 九重臺 Tiếng Pháp là Corps Exécutif.
Cửu-Trùng-Đài là cơ quan Hành Pháp của Đạo.
Cửu-Trùng-Đài do Giáo-Tông làm chủ Hội-Thánh.

Ba ông chủ ấy, có hai ông này: Cửu-Trùng-Đài và Hiệp Thiên-Đài nếu riêng ra thì không có thế gì dâng sớ cho Bát Quái-Đài, tức nhiên quyền Chí-Tôn ở nơi Bát Quái Đài.

Cửu-Trùng-Đài là cơ-quan giáo-hoá, hiệp thành Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài xem như phần thừa hành giảng viên hội các môn, các khoa do Cơ Bút giáng truyền để giáo-huấn người đời nên gọi là Thể Thiên hành-hoá. Bởi do theo Tôn-chỉ Đạo, nghĩa là  xu-hướng về phần giáo dục mà thôi. Pháp-Chánh-Truyền dạy:

 “Thầy đã xưng là Thầy đặng dạy-dỗ, còn tên các Chức sắc đủ chỉ rõ-ràng phận-sự giáo-hoá là chánh vai của mỗi người, như: Giáo hữu, Giáo-sư, Phối-sư, Đầu-sư, Giáo Tông. Xem rõ lại thì tên mỗi vị chẳng mất chữ “Giáo” hay là chữ “ Sư”.

Thế nên:
- Giáo-Tông (1vị) là người đứng đầu Tôn-giáo có trách-nhiệm hữu hình là “Anh Cả của con cái Đức Chí Tôn”. Lãnh đạo tối cao toàn Đạo, có phận-sự dìu dắt Đạo Hữu trong đường Đạo và đường Đời.
Phẩm này chỉ có một mà thôi đứng vào hàng Nhứt Phật. Đối phẩm với Thiên Tiên.

- Riêng ngôi Chưởng-Pháp (3 vị) là Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài hành quyền bên Cửu-Trùng-Đài. Bởi Cửu Trùng-Đài vẫn là chánh-trị mà Chưởng-Pháp lại thuộc về luật lệ. Vậy thì Chưởng-Pháp là người thay mặt Hiệp Thiên-Đài nơi Cửu-Trùng-Đài. Lãnh nhiệm vụ nghiên cứu Luật Pháp Đạo trước khi ban hành cho toàn Đạo.  Ấy là cơ Đạo cổ kim hãn hữu” (PCT).

- Đầu-Sư (3 vị là Tam Tiên) người đứng đầu của các vị Thầy, Cầm quyền Chánh-Trị-Đạo ban hành Luật Pháp Đạo, đối phẩm với Địa Tiên.

- Phối-Sư (36 vị là Tam Thập Lục Thánh): Có 3 vị Chánh-Phối-Sư làm đầu, dưới quyền 3 vị Đầu-Sư cai trị Đạo. Phối Sư là người phối-hợp với các vị Thầy đối phẩm với Thiên Thánh.

- Giáo-sư (72 vị là Thất thập nhị Hiền): Có phận sự dạy dỗ Đạo-hữu trong đường Đạo và đường Đời. Được quyền dâng sớ cầu nài về Luật Lệ làm hại Nhơn Sanh hay là cầu xin chế giảm Luật lệ ấy. Giáo-sư là Thầy có bổn phận giáo-hoá nhơn sanh,  đối phẩm với Nhơn-Thánh.

- Giáo-hữu (3.000 vị là Tam Thiên Đồ đệ): Chia đều mỗi phái một ngàn (1000)  chẳng nên tăng thêm hay là giảm bớt. Lãnh phận sự phổ thông Chơn Đạo. Giáo Hữu là người chỉ có bổn phận dạy Bạn thôi, đối phẩm Địa Thánh.

- Lễ Sanh: Không hạn định số. Lễ Sanh là người có hạnh kiểm tốt, được quyền đi khai đàn cho mỗi Tín Đồ. Còn đứng vào hàng Thiên Thần .

Như vậy Cửu-Trùng-Đài là một Hội-Đồng Giáo-sư dạy dỗ nhơn-sanh cả Đời lẫn Đạo, chính:
- Đức Chí-Tôn là Viện-Trưởng.
- Các giáo-khoa là Triết-lý của Đức Phật Thích Ca,

Đức Lão-Tử, Đức Khổng-Tử,  Đức Chúa Jésus Christ.
- Các phụ-tá khoa trưởng là Tam-Trấn và hằng hà sa số chư Phật là Giáo-Sư chuyên khoa.

Về Chức-sắc Nữ phái:
Chức-Sắc Nữ-Phái khởi từ phẩm Đầu Sư trở xuống Lễ Sanh, quyền hành y như Nam phái, song chỉ điều hành về Nữ Phái mà thôi. Tất cả tùng lịnh của Giáo-Tông và Hộ-Pháp. Về Nữ-phái thì vô hạn định.
Bàn Trị Sự (Hội-Thánh Em)

Bàn Trị Sự  là cơ quan hành Đạo trong thôn xã, gồm những Chức-việc sau đây:
- 1 Chánh Trị Sự  - 1 Phó Trị Sự    - 1 Thông Sự

Có nhiệm vụ giúp đỡ các sinh hoạt của Đạo và săn sóc các Đạo hữu như anh lớn trong gia tộc. Bàn Trị Sự còn được xem như là một Hội-Thánh-Em.

Hai Đài Cửu-Trùng và Hiệp-Thiên hiệp nhứt là quyền Chí-Tôn tại thế này, không có một quyền cai-quản nào cải qua quyền của Bát-Quái-Đài được. Hội Thánh Cửu Trùng Đài gồm Chức sắc Thiên phong theo các phẩm trật sau đây.  (ĐHP 18-8 Kỷ- Sửu)

Bảng tóm lược:
4 - Ba Đài liên quan mật thiết cùng nhau:
- Bát-Quái-Đài    là Linh-hồn.
- Cửu-Trùng-Đài là Xác thịt.
- Hiệp-Thiên-Đài là Chơn-thần.

Hồn đặng tương-hiệp cùng xác phải nhờ Chơn-thần. Chơn-thần lại là bán hữu-hình tiếp vô-vi mà hiệp cùng hình thể, cũng như Đạo tiếp Thánh-Đức của các Đấng Thiêng-liêng mà rưới chan cho nhơn-loại”.

Đức Hộ-pháp nói:
Phước-thiện là thay cho Hiệp-Thiên-Đài gánh vác nhiệm-vụ cứu khổ nên Hội-Thánh Phước-Thiện do nơi Qua cùng Đức Lý-Giáo-Tông đã đồng-ý  tạo nên hình tướng.  Ngài rất vui lòng. Tại sao vậy?

Nhiệm-vụ của Hộ-Pháp phải có Giáo-Tông. Bởi Giáo Tông, Chí-Tôn định có quyền cai trị đường Đạo và đường Đời, mà hễ Giáo-Tông và Hộ-Pháp hiệp một là quyền Chí-Tôn tại thế..
Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài là phổ thông nền chơn giáo, lo về mặt giáo-hóa, bảo-tồn nền văn-hiến cho tồn tại.                                      
Cửu-Trùng-Đài là cái Đài thể theo Cửu Trùng Thiên mà kiến trúc, có chín nấc cao thấp khác nhau.

Cửu Phẩm Thần Tiên  vâng lịnh Ngọc-Hư Cung  trị thế giới vô hình cũng như Cửu-Trùng-Đài vâng lịnh Bát Quái-Đài mà Chưởng-Quản mối Đại-Đạo tại thế gian về mặt hữu vi. Vậy tất cả chơn linh trong Càn Khôn vũ trụ đều phải vào Cửu Trùng-Đài và tuần tự theo đẳng cấp thấp cao để đoạt vị Thiêng liêng của mình.

Cửu Trùng Đài do Hội-Thánh quản trị, mạng danh Hội Thánh Cửu Trùng Đài gồm có một phái Nam và một phái Nữ. Đức Chí-Tôn lập Pháp-Chánh-Truyền cho cả hai phái  (Theo Đàn Cơ 16-10 Bình-Dần – 1926)

Như vậy: trường Đại-Đạo theo như Đức Hộ-Pháp dạy về đường Đạo và đường Đời rằng:
- “Thể-pháp của Đạo Cao-Đài là một trường công quả của chúng ta, trường công-quả ấy để cho chúng ta lập đức, lập công, lập ngôn.
- Bí-pháp chơn-truyền của Đức Chí-Tôn tức nhiên cơ quan huyền-bí để cho con cái của  Ngài  giải-thoát.”

5 - Quyền hành của ba Đài:
-“Trong Bát-Quái-Đài: kể từ Tiên vị đổ lên cho tới Thầy thì đã vào địa vị các Đấng Trọn lành “Classe des Parfait ou des Purs”.

Từ Thánh-vị trở xuống Nhơn vị thì vào hàng Thánh “Class des Épures”. Từ thú cầm  xuống vật chất thì hàng phàm tục “Classe des Impurs” ấy vậy trong Bát Quái-Đài từ bậc Thánh hồn thì còn phận sự điều đình Càn Khôn thế giới, giao thiệp cùng các chơn hồn, còn ở trong vòng vật chất nâng đỡ, dạy dỗ cho phàm phẩm tấn hoá lên cho tới Thánh vị. Hễ vào đặng Thánh-vị rồi thì tự nhiên mình biết lấy mình, dầu phải bị đoạ trần đi nữa cũng còn giữ vẹn Thánh đức mà tu hành đặng đạt đến địa vị trọn lành. Lên địa vị Trọn lành rồi thì mới đồng quyền cùng Tạo-Hóa, Từ bi, tự tại, bất tiêu, bất diệt.” (PCT)

-“Trong Hiệp-Thiên-Đài: thì có Hộ-Pháp thay quyền cho các Đấng Thiêng-Liêng và Thầy mà gìn giữ công bình Tạo hóa, bảo hộ nhơn loại và vạn vật lên cho tới địa vị tận thiện, tận mỹ. Người thì tận thiện, còn vật thì tận mỹ. Chẳng cần lấy sức mình mà lập, chỉ bảo hộ cho sự tấn hóa tự nhiên khỏi điều trở ngại, nếu nói có quyền bảo hộ thì phải có Luật Pháp, lấy Luật Pháp mà kềm chế nhơn sanh, cũng như các Đấng Trọn Lành lấy Thiên điều mà sửa trị Càn khôn Thế giới.

Hộ-Pháp là thể các Đấng Trọn lành. Người lại giao quyền cho Thượng-Phẩm lập Đạo, đặng dìu dắt các chơn hồn lên tột phẩm vị của mình, tức là nâng đỡ binh vực cả Tín-đồ và Chức-sắc Thiên-phong ngồi an địa vị, cũng như chư Thần Thánh Tiên Phật điều đình Càn Khôn thế giới cho an tịnh, hòa bình mà giúp sức cho Vạn linh sanh sanh hóa hóa.

Thượng-Phẩm tiếp các chơn hồn của Thượng Sanh giao vào cửa Đạo. Thượng-Phẩm là người thể Đạo đối với hàng Thánh, ấy là người cầm đầu các Thánh.

Thượng-Sanh về Thế độ, đem các chơn hồn vào cửa Đạo, dầu Nguyên nhân hay là Hóa nhân cũng vậy, phải nhờ Người độ rỗi. Thượng Sanh đặng mạng lịnh chuyển thế, điều độ nhơn sanh ra khỏi trầm luân khổ hải, buộc Thượng-Sanh phải gần gũi kẻ vô Đạo đặng an-ủi dạy-dỗ. Mà kể từ hạng vô Đạo trở xuống cho tới vật chất thuộc về phàm, ấy vậy Thượng-Sanh là thể Đời, người đứng đầu của phẩm phàm tục.” (PCT);

6 - Cửu-Trùng-Đài đối phẩm với Cửu Thiên Khai hoá;
. Đầu-sư thì đối với phẩm Địa Tiên;
. Chưởng-Pháp thì đối với phẩm Nhơn Tiên;
. Giáo-Tông thì đối với phẩm Thiên Tiên;

TAM TRẤN OAI NGHIÊM thay quyền Phật-vị tại thế này. Ấy vậy các Đấng ấy đối phẩm cùng các Đấng Trọn lành của Bát-Quái-Đài.

 Giáo-Tông giao quyền cho Đầu-sư. Đầu sư lại phân quyền cho Chánh-Phối-Sư lập Đạo đặng độ rỗi nhơn sanh cũng như Hộ-Pháp giao quyền cho Thượng Sanh và Thượng Phẩm.
. Chánh-Phối-sư và Phối-sư  đối phẩm Thiên Thánh.
. Giáo-sư đối phẩm Nhơn Thánh.
. Giáo-hữu đối phẩm Địa Thánh.
- Lễ Sanh đối phẩm Thiên Thần.
- Chánh Trị sự, Phó trị sự và Thông sự  đối phẩm
Nhơn Thần.
- Chư Tín đồ đối phẩm Địa Thần

Bảng tóm tắt:
Cái dụng của quẻ Kiền là Cửu Trùng Đài:
Quẻ Kiền tượng ngôi Thượng Đế, mà cái dụng của Quẻ Kiền là Cửu Trùng Đài nên Dịch nói: “Thời thừa  Lục Long dĩ ngự Thiên” còn  Kinh Ngọc Hoàng thì nói “Thời thừa Lục Long du hành bất tức”.

Chữ Thời tức thời-gian, là cái thời khắc chuyển biến của vạn-vật, là cái sự lâu mau để sinh-hoá hay tiêu diệt Càn khôn. Thời-gian là cái lệ định cho vạn-vật phải diễn tiến như thế nào trong một khuôn-khổ đã sắp đặt trước cho vạn vật. Ấy chẳng khác nào hai cái lý tương tiếp gát chồng lên nhau, Âm Dương hỗn-hợp; hữu hình và vô hình theo tiếng gọi thường vậy.

Thời phân tích có hai phần: bên trái là chữ nhựt chỉ mặt trời, bên phải là chữ tự  là chùa, tức là thời-gian hữu hình với thời gian tâm-linh hoà hợp.

Thừa là cỡi, gồm chữ thiên là ngàn ở giữa, bên trái là chữ thậpnhưng trừ đi một phẩy ở dưới còn lại 9 (cửu) bên phải là chữ thất là 7, dưới là chữ bát là số 8. Nói chung chữ Thừa là hiện rõ con số năm 1978 là thời điểm về cơ chuyển biến của Đạo, Đời, như rồng đang chuyển mình và bắt đầu biến-hoá.

Lục là 6. Số 6 là do lý Thái-cực (số 1) hiệp với 5 là cơ-quan an-vị này tức là 1+5=6, cũng có nghĩa là 2+4  tức là Lưỡng-nghi hiệp cùng Tứ-tượng là hai lý Âm Dương đun đẩy nhau để biến sanh những cái đã sanh ra. Cũng là 3+3 tức là Tam Âm tam Dương kết hợp mà thành.

Long là Rồng, là con  linh-vật  có tính cách  biến hoá, hợp bởi chữ lập ở trên là đứng, dưới là nguyệt là chỉ cái thời điểm đã được phân định. Bên phải và phía trên là chữ bốc là bói, có sự quyết định, dưới là chữ vỹ là đuôi, là sự cuối cùng, tức nhiên có sự an-bày của  vũ-trụ.

Du hành bất tức là bay lượn, vận chuyển không bao giờ ngừng nghỉ.
Vậy chữ thời thừa lục Long đây là chỉ thời cuối Hạ nguơn Tam chuyển đã mãn, cũng là Thời Phán Xét cuối cùng của Thượng-Đế đều định sẵn trong Thiên thơ, nên mới khiến có Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ ra đời, mà năm 1978 trên Thiêng liêng đã mở Hội Long-Hoa, tức là mở về phần vô vi, chư Phật, Thánh, Tiên đăng đàn xét tội phước cho nhân-loại, nên cả thế giới đều biến động, toàn cầu đều xáo trộn. Sáu rồng cũng nói lên chính danh hiệu Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ 大道三期普渡 có 6 chữ. Thấy có ba đôi từ ghép, mỗi từ hai chữ: đã đủ lý âm dương, Tam tài rồi.

Tại sao lại mượn 6 phẩm cấp của cơ quan Cửu Trùng Đài làm biểu tượng cho 6 hào của quẻ Kiền gọi là “Thời thừa lục Long dĩ ngự Thiên”? Ấy là lúc nào cũng có 6 Rồng ngự trên trời. Sáu Rồng này luôn đi lại đó đây không bao giờ ngừng nghỉ. Bởi 6 hào của quẻ Kiền là quẻ thuần Dương, năng động, nên:
- Trước hết có sự ứng hợp với cơ-quan Cửu Trùng Đài là một cơ-quan trọng-yếu của nền Đại Đạo là giáo-hoá nhơn-sanh.
- Những Phẩm tước này là Thánh-thể của Đức Chí Tôn tức nhiên thay thân cho Thầy mà lo phần dạy-dỗ nhơn-sanh.
- Thánh-thể này có quyền làm Cha khi Cha vắng mặt. Làm Thầy khuyên dạy đám trò yêu của Chí-Tôn mà Chí-Tôn đã giao phó. Đó là “quyền huynh thế ngôn” hoặc là “quyền huynh thế phụ”.
- Đặc biệt hơn hết là Hội-Thánh Lưỡng Đài (Hiệp Thiên và Cửu-Trùng) là hình thể hữu vi của Đức Chí-Tôn, thay thế phần hữu hình bất di bất dịch, truyền nối thất ức niên theo Pháp-Chánh-Truyền qui định, trước qua sau tới luôn luôn đủ thành phần Hội-Thánh hai Đài là Thánh-Thể Đức Chí-Tôn tại thế; không có ai là người độc nhất được gọi là Giáo-Chủ của Đạo Cao-Đài cả.

Tuy nhiên khi nào hai ông Chủ của hai Đài hữu hình hiệp một tức là Giáo-Tông và Hộ-Pháp hiệp lại sẽ là quyền Vạn-Linh. Chỉ có quyền Vạn-Linh mới đối quyền Chí-Linh của Thượng-Đế mà thôi.

Do đó khi Đức Hộ-Pháp nắm quyền Chưởng-Quản Nhị Hữu Hình Đài: Hiệp-Thiên và Cửu-Trùng thì từ đó nhơn-sanh mới gọi Ngài là Thầy tức nhiên là Giáo-Chủ về hữu hình, còn phần Thiêng-Liêng vẫn là quyền-hành của Đức Chí-Tôn là Giáo-chủ của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.

C -  Đức Chí-Tôn độ cả Nữ phái:
Thánh giáo ngày 8 tháng sáu Bính Dần (Samedi 17 Juillet 1926) Đức Chí-Tôn đã xác định điều ấy:
 “Ðường Thị! Thầy giao phe Nữ cho con lập thành. Chẳng phải vì đờn bà mà sớm nồi cơm, chiều trã cháo hoài.
Phần các con truyền đạo kỳ Phổ-Ðộ nầy cũng lắm nặng nề; bao nhiêu Nam tức bao nhiêu Nữ; Nam biết thành Tiên Phật chớ Nữ lại không sao? Thầy đã nói Bạch Ngọc Kinh có cả Nam và Nữ, mà phần nhiều Nữ, lấn quyền thế hơn Nam nhiều.

Vậy con phải tuân lịnh Thầy mà lập thành Nữ Phái.
Nghe và  tuân, Thầy hằng ở  với con, lo  chung cùng con; con chớ ngại.

H... Thầy giao Nữ Phái cho con rộng quyền dạy dỗ, làm chủ, chờ Thầy thâu đến mà giao cho con, trách nhậm con Thầy sẽ chia bớt với.”

Sau cùng Đức Lý lập Pháp Chánh Truyền và phong Thánh cho Nữ Phái cũng đủ quyền hành và Phẩm tước như Nam phái vậy, nhưng hạn chế ở hai phẩm Giáo Tông và Chưởng Pháp.

Từ xưa đến giờ Nữ Phái chịu nhiều thiệt thòi từ trong gia đình đến ngoài xã hội, ấy cũng vì ảnh hưởng của phong tục tập quán Trung hoa mà Việt Nam đã chịu trên ngàn năm nô lệ. Nhưng lý thuyết Á-Đông rất hay là “Nhứt Âm nhứt Dương chi vị Đạo”. Nay Đức Thượng Đế đến ban một sự Công bình ấy lại cho Nữ phái

Thượng-Đế thì “Vô-vi nhi dịch sử quần linh” (Ngọc Hoàng-kinh), tức nhiên Trời không thấy làm mà không một việc gì là không có bàn tay của Thượng Đế.

Đức Hộ-Pháp nói:
 “Ðức Chí-Tôn duy có một mình, Ngài phân ra mới có Phật-Mẫu. Ngài phân ra Đệ Nhị quyền hiệp lại Đệ Nhứt quyền đủ quyền-năng tạo ra Càn-khôn Vũ-trụ để lập gia đình cho loài người đó vậy. Nhờ Chí-Tôn phân tánh là Bí pháp lập thành xã-hội đó. Chúng ta đã hằng tưởng hiểu cả, loài cầm thú phải có hiệp lại mà biến sanh được, giải rõ là trống mái, đực cái hay nam nữ vậy. Nó tương liên trước mặt chúng ta hoặc một cách âm thầm bí-mật. Vậy loài người bao giờ cũng có xã hội nhơn quần, gia đình, vì mặt luật buộc như vậy. Lời chúng ta thường nói "Chưa ai ở đất nẻ mà chun lên". Tức là muốn nói đến “Cây có cội, nước có nguồn” vậy.

VẤN 4: Tại sao nhơn sanh nên Nhập môn
vào Đạo Cao-Đài ?

ĐÁP: “Muốn làm Môn Đệ của Đức Thượng Đế Cao Đài, bắt buộc phải nhập môn cầu Đạo, tức là bắt buộc người Tín hữu Cao-Đài phải trọn gìn giữ Luật Pháp chơn truyền của nền Đại-Đạo, chỉ biết phụng thờ Đức Thượng Đế là ông Cha Thiêng-liêng mà thôi”.
Tại sao sự tu-hành mà còn phải bắt buộc quá vậy?

Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp có giải rành:
“Buổi Chí-Tôn đến tạo Quốc-Đạo cho nòi giống Rồng Tiên này chính Ngài cầm Cơ đi đến các Tỉnh, kêu từ nhà, gọi từ đứa con, cho không biết bao nhiêu bài khuyến dạy, tạo thành Tôn-giáo CAO ĐÀI    QUỐC ĐẠO. Tưởng chưa có người nào đem cả tinh thần, tâm đức mà thi ân cho ai dường ấy. Đức Chí-Tôn đến độ rỗi, lập giáo rồi lại bắt Minh thệ.

Hỏi tại sao Ngài lại bắt  Minh thệ? Buộc con cái phải hiệp đồng cùng nhau, mỗi người có một chút Đức-tin. Thầy bảo qui Đức-tin ấy lại, phải có tâm đức, tin tưởng, yêu ái lẫn nhau, phải nhìn nhận có Thầy, có Đức-tin nơi Thầy”. (TĐ II /42)
Lại nữa vì tính cách quan trọng hơn là Thầy còn giao cho cả ngôi Trời nữa kìa!

Đức Hộ-Pháp thuyết ngày 12-7 Mậu-Tý (1948):
Phương ngôn Pháp có câu “Aide-toi le ciel t'aidera” và Tiên Nho chúng ta nói “Tận nhơn lực tri thiên mạng” điều nầy hiển nhiên chơn thật lạ lùng chúng ta rán cố gắng hết sức mình thì Chí Tôn mới ban cho cái huyền linh của Ngài, nếu không rán không thế gì hưởng được, mấy Em nhận biết điều ấy, chúng ta do Chí-Tôn kêu gọi đặng gầy dựng, ta phải cố gắng, vì lẽ không thăng tức ta phải đọa. Mấy Em nhớ, Ðạo của mấy Em chúng Qua đã tạo dựng cho mấy Em đặng ngày kia mấy Em tiếp theo Chơn Truyền Luật Pháp thay thế cho mấy Qua đặng truyền nghiệp cho hậu tấn.

Pháp nói “Chaque soldat a un bâton de maréchal dans son sacoche”, nghĩa là Mỗi tên lính đều có cây giản của ông Thống Chế trong bị của họ, Qua nói rằng: Mỗi vị Tín đồ đều có cái Mão của Giáo-Tông và Hộ-Pháp đội trước trên đầu, không lấy được là lỗi tại mấy Em, chẳng lẽ có một người mà người đó chết rồi là diệt tiêu nền Ðạo.

Ngày kia không có gì vui hứng cho Qua hơn, khi thấy xuất hiện trong mấy Em, khi Qua đã già vô Tịnh thất an dưỡng tinh thần, mà thấy đặng mấy Em ở dưới bước lên ngồi địa vị cao trọng của Qua”.

Tức nhiên, vì tầm mức quan trọng như thế: hôm nay là Tín hữu Cao-Đài thì mai ngày sẽ nắm cả sự nghiệp của Đạo là Giáo-Tông, là Hộ-Pháp mà điều hành cơ Đạo. Nếu không có luật buộc như vậy, thì những kẻ phản nghịch như Kim Quan-Sứ lộng hành bán cả đất trời, thì nghiệp Đạo này sẽ ra sao? Nhưng thật ra nếu nền Đại-Đạo này không phải là Đạo Trời thì có lẽ Tà quyền đã diệt tiêu chất Thánh từ lâu rồi !

VẤN 5: Theo những ngày đầu Khai Đạo vào thập niên 20 hoặc 30, chánh quyền Pháp ngăn trở không cho tụ hợp đông đảo, nhưng tại sao có rất nhiều người Nhập môn vào Đạo ?

ĐÁP: “Buổi ban đầu, nền Đại-Đạo mới khai sáng  có nhiều Đàn Cơ rất huyền diệu linh thiêng cho nhiều toa thuốc trị bịnh hết sức linh nghiệm, khiến cho đồng bào vô cùng tin tưởng huyền vi mầu nhiệm. Tiếng đồn vang dội khắp nơi là có Đức Ngọc Hoàng Thượng-Đế Cao-Đài giáng trần khai sáng nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ để giải

ách nô lệ cho dân tộc Việt-Nam, nên đồng bào hướng về Tôn giáo Cao-Đài, tự động kéo đến xin Nhập môn cầu Đạo, khiến cho nhà cầm quyền Pháp bấy giờ lo ngại nên ra lịnh ngăn chặn, nghiêm cấm, nhưng đồng bào vẫn một niềm tin nơi Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, nên tự kéo nhau đến xin nhập môn vào Đạo, bất chấp sự ngăn cấm của nhà cầm quyền Pháp”.

Huyền diệu về việc cho thuốc trị bịnh:
- Với giới bình dân thì người hỏi gia đạo được toại lòng. Kẻ cầu thuốc thang được khỏi bịnh, các chứng nan y được chữa lành: làm cho kẻ mù được sáng, người liệt bại đi  đứng được, như những trường hợp sau đây:

Con gái ông  Phán Lê Tấn Sang ở Phan Thiết, đau hai bên gò má sưng lớn, cô nầy cầu Thầy xin thuốc. Thầy cho bài thi rồi dặn coi bốn chữ đầu mà cầu thầy thuốc.
CẦU  y càn huyết bịnh từ vương,
TRẦN thế biết Ta hỏi mối đường.
VĂN  chất chưa hay Trời nhỏ phước,
ÐÔN  rằm người bịnh khỏi tai ương.

Người con gái ấy lên Docteur Trần Văn Ðôn chích thuốc ít bữa mạnh (14-1-1926)

Trường hợp khác Thầy cho Thi:
Jeudi 26 Novembre 1926 (21-10-Bính Dần)
Bạch truật tinh sao khả phục qui,
Tứ quân tu trạch khảo trần bì.
Thanh chi hữu hiệp tam phân phụ,
Liên thạch cầu đa bất phạt tì.

Trong ấy có bài thuốc và kiếm nghĩa bài thi, nhớ lời căn dặn.

- Trường hợp Ông Ngô văn Chiêu:
Cuối năm 1917, thân mẫu của Ngài Ngô văn Chiêu lâm trọng bịnh, Ngài phải xuống đàn Cái Khế ở Cần Thơ để cầu xin thuốc cho Mẹ uống. Ơn Trên giáng cơ cho bài thuốc, Ngài đem về cho Mẹ uống thì Mẹ Ngài hết bịnh, mạnh được vài năm. Sau đó thì mẹ Ngài bị bịnh trở lại, Ngài Chiêu trở xuống đàn Cái Khế cầu xin thuốc cho mẹ nữa, Ơn Trên chỉ giáng dạy đạo lý chớ không cho thuốc. Ngài vì quá thương mẹ nên đi lên đàn cơ ở Thủ Dầu Một xin thuốc một lần nữa.

Ông Trần Hiển Vinh chủ đàn Minh Thiện ở Thủ Dầu Một có thuật lại rằng: Bữa ấy, Ngài Ngô Văn Chiêu cùng ông Phủ Kim đến hầu đàn. Ông Kim quì ở trong, Ngài Chiêu quì ở góc ngoài. Khi Đức Quan Thánh giáng Cơ, liền gọi tên Ngài Ngô Văn Chiêu và cho 4 câu thi, đại ý nói vườn thuốc của Phật Tổ đã bị trốc gốc. Qua bài thi nầy, Ngài Chiêu biết số mệnh của mẹ Ngài không qua khỏi. Đến cuối năm 1919 thì Bà từ trần.

Sau khi Đức Thượng Đế giáng Cơ cho thuốc chữa lành bịnh cho thân mẫu của ông và hiện ra Thiên Nhãn và cảnh Bồng Lai cho ông được chính mắt thấy.

Nhứt là các Đấng Thiêng liêng giáng Cơ cho nhiều toa thuốc trị bịnh vô cùng huyền diệu mà Ngài Ngô văn Chiêu (Môn đệ đầu tiên của Thượng Đế đã nhiều lần thỉnh cầu trị bịnh cho thân mẫu của Ngài, khiến cho Ngài tôn kính các Đấng vô hình đã hướng dẫn cho thân mẫu của Ngài hết chứng bịnh nan y mà các Bác sĩ đều lui chân thối bước, từ nan, không dám tiếp chữa trị cho, mà những toa thuốc của các Đấng  tuy đơn giản mà kết quả như ý.

Nếu không có sự Huyền diệu thiêng liêng chỉ dẫn thuốc men để điều trị cho thân mẫu Ngài Ngô văn Chiêu vượt qua căn bịnh ngặt nghèo nguy hiểm, thì chưa chắc  rằng Ngài Chiêu có được lòng tin như thế và trở thành một Đệ tử đầu tiên của Đức Thượng  Đế.

- Trường hợp Ngài Lê văn Trung đến với nền Đại Đạo
và nhận lãnh phẩm Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung Nhựt.
- Duyên khởi: Kể từ năm 1920 trở đi, công việc kinh doanh của Ông Lê văn Trung gặp khó khăn, đến cuối năm 1924 thì bế tắc, hoàn toàn bị lỗ lã. Ngài đau buồn, sanh ra hút thuốc phiện và sau đó, thị lực của đôi mắt yếu đi rất nhiều, chỉ thấy mọi vật lờ mờ.

Người bà con với ông Lê văn Trung là ông Hội Đồng Nguyễn Hữu Đắc, tu theo Minh Lý, thường vào hầu đàn Chợ Gạo. Nguyên mấy tháng trước đây, tại nhà ông Nguyễn Bá Vạn ở ngã ba Bà Kế thuộc Chợ Gạo, Chợ Lớn, nay là Bến Phú Lâm, Quận 6 Chợ Lớn, có lập một Đàn thỉnh Tiên rất linh hiển, thường cho thuốc trị bịnh rất hay. Ông Đắc hướng dẫn ông Trung đến hầu đàn nầy. Tại đây, Đức Lý Thái Bạch giáng khuyên Ngài Lê Văn Trung nên tỉnh giấc mộng trần mà lo việc tu hành. Ngài Lê Văn Trung tỉnh ngộ, bắt đầu ăn chay, bỏ hút thuốc phiện và lần lần đôi mắt của Ngài hết lòa, sáng trở lại.

Sau khi đàn Chợ Gạo độ được Ngài Lê Văn Trung rồi thì chư Tiên dạy bế đàn. Theo tài liệu Đạo Sử của Bà Hương Hiếu, thì:
- Ngày 23-11-Ất Sửu (dl 7-1-1926), Đức Cao Đài Thượng Đế dạy quí ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc đem Đại Ngọc cơ đến nhà ông Lê Văn Trung ở Chợ Lớn cho Đức Chí Tôn dạy việc. Quí ông ngần ngại nhưng không dám cải lịnh. Khi đến nhà ông Trung, quí ông trình bày tự sự. Ông Trung vui vẻ chấp thuận và cùng nhau thiết lập đàn cơ. Trong lúc chuẩn bị cầu cơ, có nhiều điều huyền diệu hiện ra. Trong đàn cơ nầy, Đức Thượng Đế dạy ông Trung phải hiệp với hai ông Cư và Tắc lo việc mở Đạo.
Ngài đã phân rằng: Ngài đã sai Lý-Bạch dìu dắt ông Trung nơi đàn Chợ-gạo đã lâu rồi. Ngài lại dạy:
 “TRUNG, nhứt tâm nghe con. Sống cũng nơi Thầy, thác cũng nơi Thầy, thành cũng nơi Thầy mà đọa cũng nơi Thầy. Con lấy sự sáng sủa của con mà suy lấy”
Thầy cho thi:
Một Trời, một đất, một nhà riêng.
Dạy-dỗ nhơn-sanh đặng dạ hiền,
Cầm mối Thiên-thơ lo cứu chúng.
Đạo người vẹn-vẻ mới thành Tiên
                                                  Đấng AĂÂ

Còn với công quả phi thường của Đức Quyền Giáo Tông, Đức Hộ-Pháp đã  giải rõ:
Thật sự hồi ban sơ chỉ có ba người:
 “Bần-Đạo nói không có gì! Đức Chí-Tôn đã đến một cách tình cờ, một cách không ai tưởng-tượng được. Khi Ngài đến thì chỉ có Đức Thượng-Phẩm và Bần-Đạo mà thôi. Về sau Bần đạo và Đức Cao Thượng-Phẩm mới đến nhà Đức Quyền Giáo-Tông Thượng Trung-Nhựt đặng Chí Tôn chuyện vãng cùng Người. Đứng đầu trong trường chính-trị đã chịu ảnh-hưởng một tình thế bị trích-điểm cũng có, được tôn-sùng cũng có, được khen cũng có, bị chê cũng có. Buổi ấy bị họ ghen-ghét nên chê nhiều hơn khen. Chính mình Bần-Đạo lấy làm lạ tại sao Đức Chí Tôn biểu Thượng-Phẩm đến nơi đó?
 “Để cái dấu hỏi mơ hồ,  chẳng dè một người đó lại phi-thường ! Giờ phút này Bần-đạo nói đến lấy làm lạ !

 “Một là từ thử tới giờ Bần-đạo chưa ngó thấy. Đến chuyện vãng cùng Ngài, Đức Chí-Tôn nói cái chi chỉ có hai người biết với nhau mà thôi. Bần-đạo với Thượng Phẩm chỉ là hai người dự thính không biết gì hết, mà chỉ  nói với nhau rồi họ hiểu với nhau mà thôi.

 “Trong 24 giờ, một người đã là Thượng Nghị-viện, một cái gia-nghiệp đủ vinh-hiển, đủ cao-trọng, đủ đương đầu với thiên-hạ.

 “Trong 24 giờ bỏ hết, liệng hết mà thôi. Cho tới một cái lạ hơn hết là đương hút á-phiện, người phong-lưu như ai kia vậy bỏ một cái một, cả sự ăn chơi cũng thế.

 “Đức Chí-Tôn kỳ hạn có 24 giờ mà thôi:
- 24 giờ Anh Cả chúng ta phải trường trai.
- 24 giờ Anh Cả phải dâng cả sự-nghiệp cho thiên hạ.
- 24 giờ Anh Cả chúng ta phải từ bỏ chức Thượng Nghị-viện, dâng mảnh thân phàm cho Đức Chí-Tôn làm ngọn cờ cứu-khổ.

- Một huyền diệu là Thượng Đế giúp cho ông De Lagarde một người Pháp chánh tông đang mù được Ngài chữa sáng mắt:

Vào năm 1932 ông De Lagarde là Chánh sở Bưu điện ở Vientiane Thủ đô nước Lào (Laos) rất thích thú đi săn bắn thú rừng. Một đêm nọ đi săn thú trong rừng chẳng may bị một nhánh cây quẹt vào đôi mắt khiến ông bị mù cả đôi mắt. Từ đây ông phải nghỉ việc làm trong ba năm chạy đủ Bác sĩ hay của các nước từ Lào, Cao Miên, Thái Lan, Bắc-Việt và Nam Việt-Nam, nhưng bịnh mù vẫn không thuyên giảm. Ông De Lagarde có vợ là người miền Nam Việt Nam, vợ ông nghe tiếng đồn đãi rằng tại Toà Thánh Cao-Đài Tây-Ninh có cầu Cơ được nhiều Đấng giáng Cơ cho thuốc trị bịnh rất huyền diệu nhiệm mầu. Ông De Lagarde được vợ ông đưa về Toà-Thánh để điều trị. Nhờ vào một sự tin tưởng tuyệt đối mà ông được Đức Thượng-Đế trị cho ông khỏi được chứng mù loà. Nhờ đó mà ông được tiếp tục công việc với chức Chánh Sở Bưu điện Hà Nội.

Còn nhớ rõ vào buổi thuyết trình về Đạo Cao-Đài tại rạp hát Majestic có trên một ngàn khán giả trong chánh quyền Pháp– Việt tại Hà-Nội tham dự. Khai mạc buổi thuyết trình ông Abadie - Chánh-Lục-Sự Toà án Hà-nội lại mặc Đạo phục phẩm Giáo-Hữu Thái-Abadie-Thanh của Hội Thánh Cao-Đài Toà-Thánh Tây-Ninh lên diễn đàn  giới thiệu, Ngài Giáo-sư Thượng Bảy Thanh đại diện Hội Thánh Cao-Đài Toà-Thánh Tây-Ninh tại Thủ đô Hà nội. Đồng thời ông Giáo Hữu Abadie tiếp lời:

Tôi xin giới thiệu ông De Lagarde, người bị mù mắt nhờ ơn Đức Cao-Đài Thượng Đế chỉ dẫn cách điều trị và ông De Lagarde được sáng  đôi mắt lại như xưa và ông đã tiếp tục làm việc lại tại sở Bưu điện Hà-Nội bây giờ.

Ông Gabriel Abadie liền nói tiếp:
Tôi xin giới thiệu Ông De Lagarde với quí ông và quí bà để Ông De Lagarde lên xác nhận câu chuyện bị mù mắt của ông mà tôi vừa kể. Ông Gabriel Abadie  liền mời ông De Lagarde lên diễn đàn và đưa tay ra dấu hiệu mời ông De Lagarde đang ngồi dưới hàng ghế với khán giả Pháp.Ông Gabriel Abadie long trọng mời ông De Lagarde, ông De Lagarde liền đứng dậy rời khỏi ghế  từ từ lên diễn đàn với tràng pháo tay ầm-ĩ cả mấy phút mới trở lại yên lặng. Hình tướng ông De Lagarde không cao lắm, mảnh khảnh, đôi mắt sáng, nghiêng đầu chào quan khách Pháp, Việt với nụ cười hồn nhiên và dõng dạc qua giọng nói thâm trầm:

- Thưa quí Bà, quí ông, tôi là De Lagarde Chánh sở Bưu điện Vientian Lào (Laos). Trước kia, tôi xin long trọng xác nhận câu chuyện của Bạn tôi là ông Gabriel  Abadie vừa kể là hoàn toàn đúng sự thật.

Tiếng vỗ tay hoan nghinh muốn vỡ rạp hát Majestic và hoan hô ông De Lagarde vừa chấm dứt thì ông tiếp tục trình bày thêm, bởi khán giả còn đang nôn nóng để nghe rõ câu chuyện điều trị về đôi mắt của ông khỏi bị mù loà mà sau ba năm chạy chữa khắp nơi.

Ông De Lagarde nói tiếp:
Vả lại trong số cử toạ đang hiện diện hôm nay còn có nhiều người bạn thân của tôi nhứt là trong ngành Bưu điện Đông-Dương đã biết rõ về tai nạn xảy ra cho tôi trước đây ba năm và đã làm cho tôi phải nghỉ việc vì đôi mắt bị mù loà hoàn toàn. Hôm nay tôi được trở lại làm việc tại sở Bưu điện Hà-Nội vì đôi mắt tôi đã hết mù, nhờ đặc ân của Đức Chí-Tôn Cao Đài Thượng Đế đã cứu chữa cho tôi bằng một ít tro nhang hoà với nước Thánh.

Tiếng vỗ tay hoan hô tiếp tục nổi lên muốn vỡ tung hội trường Majestic. Ông De Lagarde ngõ lời cám ơn và  chào quí khán giả rồi rời khỏi diễn đàn trở về chỗ ngồi. Kế tiếp là ông Giáo Hữu Thái-Abadie-Thanh giới thiệu Ngài Giáo-sư Thượng Bảy Thanh một Chức sắc của Hội Thánh Cao-Đài Toà-Thánh Tây-Ninh vừa mới tới Hà Nội đảm nhận trách nhiệm truyền bá Đạo Cao Đài cách đây hai tháng. Ông Gabriel Abadie giới thiệu vừa xong thì Ngài Giáo-sư Thượng-Bảy-Thanh (mặc Đạo phục màu xanh, đội khăn đóng xanh) từ hàng ghế khán giả tiến lên diễn đàn dưới sự chú ý của hàng quan khách Pháp - Việt. Ngõ lời chào mừng quan khách Pháp-Việt, Ngài Giáo-Sư Thượng Bảy Thanh nói tiếng Pháp lưu loát, với giọng điệu người Pháp chánh tông từng ở tại Paris thu hút cả khán giả  người Pháp Việt, nhứt là các bà Đầm (Pháp) hết lời khen ngợi người Việt nói tiếng Pháp hay quá! Ngài Giáo-sư Thượng-Bảy-Thanh xin cáo lỗi với quan khách xin được phép trình bày về Tôn giáo Cao-Đài bằng tiếng Việt, đã từng hành Đạo ở xứ Cao Miên (Cambodge) nhiều năm và hôm nay được Hội-Thánh Cao-Đài thuyên bổ ra Hà-Nội truyền giáo nên Ngài Giáo sư Thượng Bảy Thanh thuyết trình về Giáo lý Cao Đài rất thông suốt và có lớp lan, khán giả nghe rất dễ tiếp thu, nhất là chủ trương Qui Tam Giáo Hiệp Ngũ Chi để đưa nhân loại đến Đại Đồng Thế giới, biết nhìn nhau là con chung của Đức Thượng Đế, không phân biệt màu da sắc tóc, gây nhiều thiện cảm với Tôn giáo bạn. Vừa chấm dứt lời trình bày bằng tiếng Việt, Ngài Giáo sư Thượng  Bảy Thanh liền tóm lược lời thuyết trình về Đạo Cao-Đài bằng tiếng Pháp với giọng nói người Pháp tại Paris. Cả quan khách hiện diện tại Hội trường đều thầm khen một người Việt là Chức sắc Cao-Đài nói tiếng Pháp chẳng kém người Pháp chánh cống đang thuyết trình về Đạo Cao-Đài. Cả quan khách Pháp Việt ngồi chật cả rạp hát Majestic vô cùng hân hoan theo dõi suốt buổi thuyết trình về Giáo lý Cao-Đài, một nền Tôn giáo vừa khai sáng trên đất nước Việt Nam vào năm 1926 và đây cũng là lần đầu tiên trên một ngàn khán giả Pháp Việt, thân hào nhân sĩ  Bắc Hà được nghe tường tận về tôn chỉ Đạo Cao-Đài, một Tôn giáo do người Việt Nam làm chủ, không phải du nhập. Buổi thuyết trình về Giáo lý Cao-Đài do Ngài Giáo Sư Thượng-Bảy-Thánh làm chủ toạ tại rạp Majestic đêm 16-05-1937 (Đinh-Sửu) làm vang dội khắp cả Bắc Hà, tiếng đồn khắp cả các tỉnh gây sự chiếu cố của đồng bào miền Bắc Việt-Nam không ít. Vì thế đồng bào Bắc-Hà tự động đến Thánh Thất Cao-Đài xin nhập môn cầu Đạo càng ngày càng thêm đông đảo  (Viết  theo lời phỏng  vấn của ông Phạm Cao Công Khánh từ Oregon về Việt Nam).

 - Trị bịnh, cho thuốc là một huyền diệu khởi đầu:
Việc xảy ra trong ngày khai Đạo tại Từ-Lâm-Tự, Hòa Thượng Như-Nhãn không đủ đức tin nên đòi chùa lại. Đức Cao Thượng Phẩm phải khó nhọc lắm mới đưa cốt Phật Tổ về Chùa mới. Nơi xây dựng Chùa là khu rừng Cấm hoang vu, rậm rạp. Thật là vạn nan cho cái cảnh bứng gốc phá chồi để làm nên một ngôi thờ phượng mới với phương “bắt gió nắn hình”.

Nhờ Đức Chí Tôn  ban cho nhiều điều mầu nhiệm qua Đức Cao Thượng Phẩm. Sau những đàn cúng, Đức Ngài cầu nguyện luyện Cam-Lồ-Thủy rồi đem ra giải oan, Tắm thánh, cho uống trị bá bịnh ngay nơi công trường xây dựng. Nhất là bấy giờ phần đông là người Thổ (dân tộc Campuchia) từ Nam Vang xuống nhập môn và làm công quả rất đông, vì họ thấy tượng Phật Tổ là ông Phật của họ, nên niềm tin càng mãnh liệt. Khổ nỗi là nhiều bịnh vì sơn lâm chướng khí, nước độc, gió độc, không một viên thuốc, thế mà nhờ Huyền diệu của Đức Chí Tôn nên bịnh gì uống “nước Thánh” vào cũng hết khiến cho mọi người công quả đều mạnh mẽ và tin tưởng hơn lên. Chúng sanh phương xa hay tin tấp nập kéo về Toà Thánh xin nước Thánh trị bịnh. Nhờ đó, công quả ngày càng đông, việc phá rừng ngày càng quang đãng. Đó là phần đất cất Toà Thánh hiện nay.

Nhất là nhờ cái giếng nước kỹ-niệm ngày xưa phía bên Nữ Phái, nhưng  nay đã bị lấp rồi!

Bà Tư Hương Hiếu (hiền nội của Ngài Cao-Quỳnh Cư, Thiên-phong là Thượng-Phẩm) Bà cai quản phòng trù, ngoài việc lo ăn uống cho công quả, Bà còn may Thiên phục cho chức sắc Thiên phong nữa.

VẤN 6:  theo Đạo Cao-Đài thì Nam Nữ có bình quyền.
Tại sao phái Nữ không được lên làm Giáo-Tông hoặc Chưởng pháp ?

ĐÁP: “Điều nên nhớ là nền Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ Độ được khai sáng trên đất nước Việt-Nam, không phải dành riêng cho dân tộc Việt-Nam, mà nền Đại-Đạo phải hoằng khai khắp cả thế giới sau này. Tuỳ theo phong tục và tập quán của mỗi nước, mà hiện giờ còn nhiều nước, Nữ phái vẫn còn nhiều thiệt thòi, bị áp chế chưa được bình quyền tham chánh như Nam. Hơn nữa Tôn giáo Cao-Đài được Đức Thượng-Đế đặc ân cho lập thành Chức sắc Nữ phái, rất khác biệt với các Tôn giáo, Đức Thượng đế giáng trần lập Đại-Đạo tại nước Việt-Nam, muốn nâng đỡ phái Nữ ngang hàng với Chức sắc Nam phái, nhưng bị hạn chế là Chức sắc Nữ phái chỉ lên đến phẩm Đầu Sư mà thôi. Đó là Thiên định Đức Thượng Đế muốn cho Nữ phái tiến bộ thêm để được ngang hàng cùng Chức sắc Nam phái trong tương lai.”
Ngoài ra cũng nên biết những tình tiết về việc

Đức Lý Giáo-Tông lập Pháp Chánh Truyền
Nữ Phái
Trước khi bàn đến việc lập Pháp-Chánh-Truyền Nữ phái, nên nói qua lý-do vì sao Đức Chí-Tôn không lập mà để cho Đức Lý đứng ra lập?
 (Trích y Thánh-ngôn của Giáo-Tông Lý Thái-Bạch)

Nữ-Phái vốn của Đức Lý Giáo Tông lập thành:
Hộ-Pháp nhắc lại lời Thầy nói cùng Chánh Phối Sư HƯƠNG-THANH rằng: Muốn phế Nữ-phái, song con cũng đồng con, hễ bao nhiêu Nam tức cũng bao nhiêu Nữ; Nam Nữ vốn như nhau, nên Thầy đến phong cho Nữ-phái buổi lập Pháp-Chánh-Truyền, chẳng hiểu có điều chi huyền-bí với Thầy cùng Ngọc-Hư-Cung nên Thầy mới đành lòng nói ra lời ấy, rồi lại cam lòng để cho Đức Lý Giáo-Tông đứng lập đặng tránh cho khỏi luật-lệ Thiên điều hay chăng? Hễ càng suy-nghĩ lại càng thêm sợ hằng ngày.  Xem lại Nữ-phái không biết trau-giồi trí thức đặng làm trách-nhậm cho xứng vị mình, thì lại càng âu-lo hơn nữa!

Chính mình Cao Thượng-Phẩm mới giáng Cơ nói rằng nhờ Ngài cầu xin tha-thứ cho Nữ-phái nơi Ngọc-Hư, bằng chẳng thì đã bị phế; xin chư Đạo-Tỷ để dạ lo lấy phận mình.

Nữ phái phải tùng Đầu sư Nữ phái,  song Đầu-sư lại phải tùng quyền của Giáo-Tông và Chưởng-Pháp.

PCT: Hội-Thánh nghe Lão ban sắc phục cho Nữ phái: Nghe và từ đây xem sắc tốt ấy mà hành lễ theo đẳng cấp          
CG: Đức Giáo-Tông đến kêu Hội-Thánh Nam phái nói rằng: Từ đây phải xem sắc tốt của Nữ-phái Ngài đến ban đặng hành Lễ theo đẳng cấp.

Cái tiếng “sắc tốt” không, dầu ai đọc đến cũng thầm hiểu nghĩa-lý sâu xa. (1)
Giáo-Tông duy chỉ dặn xem sắc tốt ấy mà hành lễ theo đẳng cấp, ấy là Ngài buộc phải có trật-tự cho lắm, vì vậy mà cũng chính mình Ngài đến lập lệ Nam Nữ phải phân biệt nhau, chẳng đặng chung hiệp nhau về phần xác và phần hồn cũng vậy.

Hộ-Pháp có hỏi Ngài về sự tôn-ti phẩm-trật, thì Ngài dạy rằng: Nam Nữ vốn đồng quyền. Còn hỏi về Lễ nghĩa giao-thiệp về phần đời, thì Ngài dạy: Giáo-Hữu Nam-phái cũng chịu dưới quyền Giáo-sư Nữ-phái (2). Còn Lễ thì khi vào Đại-Điện tỷ như Giáo-sư Nam-phái gặp Phối-sư Nữ-phái thì Nam phải đảnh lễ Nữ trước, lớn nhỏ vẫn đồng, quyền hành tùy Chức sắc.

PCT: Nữ-phái phải tùng Đầu-sư Nữ-phái, song Đầu Sư lại phải tùng quyền của Giáo-Tông  và Chưởng Pháp.

CG: Hội-Thánh Nữ-phái phải tùng quyền Đầu-sư Nữ-phái, song cả thảy đều phải tùng quyền Giáo-Tông và Chưởng-Pháp.

Xem rõ lại, thì Pháp-Chánh-Truyền truất quyền Nữ phái không cho lên địa-vị Chưởng-Pháp và Giáo-Tông.

Hộ-Pháp để lời phân phiền cùng Thầy như vầy:
- Thưa Thầy, Thầy đã nói con cũng đồng con, Nam Nữ vốn như nhau mà Thầy truất quyền của Nữ-phái không cho lên địa-vị Chưởng-Pháp và Giáo-Tông, thì con e mất lẽ công-bình chăng?

Thầy dạy: Thiên địa hữu Âm Dương, Dương thạnh tắc sanh, Âm thạnh tắc tử. Cả Càn Khôn thế giới nhờ Dương thạnh mới bền vững; cả chúng sanh sống bởi Dương-quang, ngày nào mà Dương quang đã tuyệt, Âm khí lẫy-lừng, ấy là ngày càn khôn thế giới phải chịu trong hắc-ám, mà bị tiêu diệt. Nam ấy Dương, Nữ ấy Âm, nếu Thầy cho Nữ phái cầm quyền Giáo-Tông làm chủ nền Đạo thì là Thầy cho Âm thắng Dương, nền Đạo ắt bị tiêu tàn ám-muội.

Hộ-pháp lại kêu nài nữa rằng: Thầy truất quyền Giáo-Tông Nữ-phái thì đã đành, song quyền Chưởng-pháp thì tưởng dầu ban cho cũng chẳng hại.

           Thầy dạy: Chưởng-pháp cũng là Giáo-Tông, mà còn trọng-hệ hơn, là vì Người thay mặt cho Hộ-Pháp nơi Cửu-Trùng-Đài. Thầy đã chẳng cho ngồi địa-vị Giáo Tông, thì lẽ nào cho ngồi địa-vị Hộ-Pháp con ! Bởi chịu phận rủi sanh nên cam phận thiệt-thòi, lẽ Thiên-cơ đã định, Thầy chỉ cậy con để dạ thương-yêu binh-vực thay Thầy kẻo tội-nghiệp !” (PCT)

Nữ-phái phải tùng Đầu-sư Nữ-phái, song Đầu-sư lại phải tùng quyền của Giáo-Tông và Chưởng Pháp.
Nữ-Đầu-sư quyền như Nam-phái, song điều đình bên Nữ-phái mà thôi, chẳng đặng xen lộn qua Nam, cũng như Nam chẳng đặng xen lộn qua Nữ.
Mỗi điều chi thuộc về Nữ-phái thì Giáo-Tông và Hộ-Pháp chỉ do nơi Nữ-Đầu-sư.

Hộ-Pháp có hỏi về cái Ngai của Nữ-Đầu-sư, thì Thầy dạy:
 “Tòa-Thánh day mặt ngay hướng Tây, tức là chánh cung Đoài, ấy là Cung Đạo, còn bên tay trái Thầy là Cung Càn, bên tay mặt Thầy là Cung Khôn, đáng lẽ Thầy phải để bảy cái Ngai của phái Nam bên tay trái Thầy, tức bên cung Càn mới phải, song chúng nó vì thể Nhơn Đạo cho đủ Ngũ Chi, cho nên Thầy buộc phải để vào Cung Đạo là cung Đoài, cho đủ số. Ấy vậy cái Ngai của Đầu sư Nữ phái phải để bên cung Khôn, tức là bên tay mặt Thầy.

Hộ-Pháp hỏi cái Ngai ấy ra sao? Thì Thầy dạy:
Giống y như cái Ngai của Quan Âm Bồ Tát, nghĩa là một cái Cẩm Đôn để trong vườn Trước Tử trên Nam Hải, dưới chơn đạp hai bông sen nở nhụy”.

Thấy ra:
Dầu ý kiến của phe đối lập, rình rập để đả phá Đạo Cao-Đài họ cũng phải thán phục về điểm này rằng:
 “Điều lưu ý thứ nhứt người ta không thể không nói đến quần chúng của một  tổ chức xã hội nào đó ở Việt Nam mà lại thiếu vai trò của người PHỤ NỮ và sự cố kết theo huyết thống. không phải chỉ có chúng ta ngày nay. Chú thích: (1) Nếu Chư Hiền-hữu biết coi Nữ-phái như Em thơ dại, chỉ biết mến đẹp ham xinh, liệu phương dụ dỗ như Lão vậy, mới đặng làm trai, con Thầy mà chớ! (2) Phải vậy.
mới lưu ý điều này.

Khi nghiên cứu xã hội Việt-Nam cuối thế kỷ XIX và đầu Thế kỷ XX, người Pháp đã ghi nhận một tình hình như vậy. Họ cho rằng sinh hoạt một Tôn-giáo (trong trường hợp như Phật-giáo, Công-giáo) của người Việt thường theo qui mô gia đình: khi cha mẹ theo, thường con cái cũng theo, chồng (từ những người quan lại) theo, thì vợ cũng theo. Nếu xét từ khía cạnh thực tiễn, thì về cơ bản, chúng ta đồng ý với nhận xét đó. Như đã thấy vai trò người Phụ-nữ trong Cao-Đài-giáo không phải nhỏ. Sự tham gia của họ hầu như có tính cách quyết định từ ngay buổi đầu. Không có sự trung thành của họ thì khó mà nói đến xây dựng vật chất cũng như tinh thần của nền Đạo. Đến nỗi, ngay trong một Thánh ngôn, Đức Chí-Tôn đã dạy cho các Môn Đệ nam “…Các con chớ lầm tưởng là phân biệt (ý nói là coi trọng Nam hơn Nữ) có các Đấng Nữ Tiên, nữ Phật còn lớn quyền thế hơn Nam nhiều” . 

VẤN 7:    Xin giải thích câu:
“Thầy là các con, các con là Thầy”.

ĐÁP: Sỡ dĩ có câu “Thầy là các con, các con là Thầy”, xuất hiện là vào đêm 17-12-1925 bởi một Đàn Cơ do ba ông: Cao-Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang thỉnh cầu thì Đức AĂÂ phán:

 “Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao-Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Muốn TA truyền Đạo, kể từ bây giờ phải gọi TA bằng Thầy và TA gọi lại là các con, nên mới có câu “Thầy là các con, các con là Thầy”

Đúng vậy: Đức Chí-Tôn có dạy: “Thầy là các con, các con cũng là Thầy. Có Thầy rồi mới có các con, có các con rồi mới có chư Phật, Tiên, Thánh, Thần”.

Tuy nhiên, trong buổi Tam Kỳ Phổ-Độ này, chính vì Đức Chí-Tôn đến khai Đạo không có nhân thân phàm ngữ nên phải lập Hội-Thánh làm Thánh Thể của Ngài.

Đức Hộ-Pháp nói:
 “Thánh-Thể Đức Chí-Tôn chẳng phải trong Hội Thánh mà thôi, mà cả toàn con cái của Ngài Nam Nữ, nếu Qua không nói đến mấy Em mới sơ sanh, nó cũng là đám Thánh-Thể của Ngài. Là buổi may duyên của chúng ta ngộ Đạo “Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ”. Bởi cái may duyên ấy do nơi mấy Em đào tạo nó, một phần tử buổi sơ sanh, tức nhiên kể từ hạng sơ sinh Đức Chí-Tôn đã đến lựa, từ khi mấy Em đã có trí khôn ngoan cho nhập Thánh-thể của Ngài đứng vào hàng Chức sắc Thiên phong gọi là chư Thánh, mấy Em mới nên người “Tam thập nhi lập”.

Cái phẩm vị Thiêng liêng của mấy Em nơi mặt thế: Phó Trị sự, Thông Sự, đối với ngôi Giáo-Tông, Hộ-pháp trong khi tuổi của mấy Em đã tri thiên mạng rồi.

Rất ngộ-nghĩnh thay cho Chí-Tôn lấy công bình ấy đặng lập Thánh-Thể của Ngài. Ngài để một kiểu vở, một khuôn luật tạo đoan hay là  một gia đình kia không khác gì hết. Mấy em đã ngó thấy trong Đạo, Đức Chí-Tôn đã để:
- Hàng Tín-đồ đối với Đại Từ Phụ
- Phó-trị-sự và Thông sự đối với phẩm Giáo-Tông và Hộ-Pháp.
- Chánh-Trị-Sự đối với phẩm Đầu-Sư. Thì mấy Em thử nghĩ coi khuôn khổ Thánh Thể của Ngài không có một điều gì sơ sót hết”.

Như hình vẽ dưới đây cho thấy rằng Chí-linh là Trời (Đức Chí-Tôn- Đại Từ Phụ); ấy là Thiên Thượng. Vạn linh là người, là sanh chúng, là Thiên hạ. Tôn chỉ Đạo Cao Đài là Trời người đồng trị: Người trị xác, Trời trị hồn.
Thế nên Thầy mới nói:“Thầy là các con, các con là Thầy” đó là tinh thần của Khổng giáo, với thuyết “Thiên nhơn tương hợp” Nhưng Thầy đến với nhân loại không có nhân thân phàm ngữ nên phải lập Hội Thánh thay thân cho Ngài

Hội Thánh là gì ?
Đức Hộ-pháp nói:“Trong bài phú của Thầy cho Bà cụ di-mẫu của Chị Phối Sư Hương Thanh có câu:
 “Thầy dùng lương sanh mà cứu vớt quần sanh”.

Hội-Thánh tức là đám Lương sanh của Thầy tom góp lại làm một. Cả Lương sanh ấy, Thầy đã dùng quyền Thiêng-liêng dạy dỗ, trước un-đúc nơi lòng một khiếu Từ bi cho tâm-địa có mảy mún tình ái-vật ưu sanh theo Thánh-đức háo sanh của Thầy, dùng làm lợi khí phàm tục để độ rỗi người phàm tục.

Những Lương-sanh ấy phải thế nào hội-hiệp lại nhau làm một, mà làm ra một xác thân phàm của Thầy thì Thầy mới có hình thể trong lúc Tam-Kỳ Phổ Độ nầy, hầu tránh cho khỏi phải hạ trần như mấy kỳ trước vậy.

Thầy mới dùng Huyền-diệu Cơ Bút dạy-dỗ mỗi người đặng tỏ ra rõ-ràng có quả nhiên Thầy trước mắt, để Đức-tin vào lòng mỗi Lương-sanh ấy rằng Thầy thật là Chí Tôn, Chúa-Tể Càn-khôn thế giới”.

VẤN 8: Thầy có dạy Khí Hư vô sanh có một Thầy
Như vậy Khí Hư vô là gì ?

ĐÁP: “Theo sự hiểu biết của tôi thì Khí Hư vô là Khí Sanh quang. Hư vô chi Khí là sự sống của nhân loại và thú cầm. Nếu ngày nào Thầy thâu hết Khí Sanh quang thì nhân loại và thú cầm đều chết hết, nên mới có câu “Thầy là Cha của sự sống, có sống ắt có Thầy”.

Thầy dạy: Trước khi tìm hiểu Khí Hư vô nên biết qua:
Tại sao Vô-cực biến Thái-cực? Rồi Thái-cực sanh ra Pháp để cùng Pháp biến tướng ra hằng hà sa-số thiệt là điều mầu-nhiệm tối linh. Phải khá nghiệm suy cho thật chánh lý. Với sức hiểu biết hiện nay dù có tìm-tòi cũng chưa thấu-đáo nỗi.

Thầy duy nói Thái-cực biến tướng như thế nào:
Trước hết Thái-cực sanh tâm, tức là ở trạng-thái tĩnh biến sang trạng-thái động do sự vận-chuyển của Khí HƯ-VÔ mà tạo thành Pháp. Hai lý Phật Pháp mới biến sanh Tăng, đó là điều dễ hiểu, PHẬT – PHÁP - TĂNG  đã có mới biến hằng-hà sa-số vô tận vô biên, nhưng tất cả đều ở lý duy nhất là THÁI CỰC. Vì vậy mà Đạo-gia mới nói “Nhất bản tán vạn thù, vạn thù qui nhât bản” là vậy đó. Vạn-vật biến sanh do định-luật đã sẵn có để nương theo đó mà hóa-sanh cũng chẳng lạ gì là lẽ “Thành, Trụ, Hoại, Không” năng hiệp năng tan. Nhưng trong những lần hiệp và tan đó có một điểm tối linh vi chủ trong đó, luôn tăng tiến mãi không bao giờ diệt. Điểm ấy gọi là điểm Linh Quang tương tiếp với Thầy, chẳng khác chi là lằn sóng điện nhỏ đối với Thầy là lằn sóng điện lớn. Nên chi các con vừa sanh một niệm là Thầy đã hay biết trước. Cũng do lẽ ấy mà Thầy đã nói:

“Thầy là các con, các con tức là Thầy” nghĩa là  Thầy và các con  cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật  đồng một bản thể đầu tiên có nguồn gốc nơi KHÍ HƯ-VÔ.

Tại sao lại có khí Hư-vô?
 “Đó là điều tối ư vi-diệu khó lòng giải tỏ bằng lời. Con tạm biết từ nguồn gốc Khí Hư-vô đó mà thôi.

Sau khi luân luân chuyển chuyển tiến-hóa mới tiến từ đẳng cấp mà có phân ra Phật, Thánh, Tiên. Sự thật là cũng một mà thôi.

Trên NGỌC-HƯ cũng có hai lý tương-phản ấy, nhưng lý Thái-cực mạnh hơn nên vi chủ. Luật Thiêng liêng định vậy. Mỗi một Chơn-linh tấn hóa cao trọng thì tạo cho mình một Linh-đài, đó chẳng lạ chi là tạo gia nghiệp riêng của mình do các kiếp sanh của mình chất chứa từ thử. Đẳng đẳng Linh-đài nối tiếp nhau tạo thành một gia-nghiệp chung. Tất cả các con đều có chung một gia-nghiệp duy nhất,  trên ấy vi chủ là THẦY, gần Thầy có các chơn-linh Cổ Phật cao-trọng.

Hệ thống ấy chẳng khác nào như hệ-thống ở trần gian. Còn tà ma chúng nó là do ở phần chất trược mà tạo thành, các con không biết mà sợ, cho rằng những ma-quái, chứ thật ra cũng là con cái của Thầy thôi. Tiên Phật là phần tiến-hóa cao trọng, còn tà ma là phần thối trược u-mê nên ở tại Tam-Thiên Thế-Giái, Tứ Đại-Bộ-Châu, Tam Thập Lục Thiên còn có chúng nó thay! Đó cũng là lý tương phản để xây cơ tạo-hóa. Luật thiêng-liêng, cán cân công bình buộc phải vậy

Vì vậy mà Thầy khuyên con phải Thương yêu tất cả không phân thiện-ác là vậy, còn phân thiện-ác là với kẻ hiền-nhơn thấp thỏi kìa, chớ bậc gíác-ngộ không phân chi hết cả.

Đó là cái lý nhiệm-mầu của Đại-Đạo, Thầy phân giải cho con hiểu rõ: Thầy nói vạn-vật có tương-liên lẫn nhau nên sự chi ở Thiên-Đình sở-định đều có tương-quan đến cả Càn Khôn. Hễ biết được cái lẽ tương-quan ấy là biết được nguyên-lý của Đạo và do nguyên-lý ấy mà suy ra nguyên nhân vì sao có sinh có diệt của Càn-Khôn vũ trụ, vạn-vật và con người; chừng nào, ngày nào và ở nơi đâu mà vạn hữu bị diệt hay sẽ sinh ra.
Lẽ sinh diệt là cơ thường chuyển biến hóa chớ không chi rằng lạ.”

Ông Trời đến xưng là THẦY,
là Đấng Ngọc-Hoàng Thượng-Đế.

Ngày nay Đấng Thượng-Đế đến với nhân-loại mở nền ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ ĐỘ tại Toà-Thánh Tây-Ninh, Ngài xưng là Thầy kêu cả chúng sanh là chư Môn-đệ. Chúng sanh niệm danh Ngài là “Nam-mô Cao-Ðài Tiên Ông Ðại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát” (12 chữ)

Danh niệm này là qui cả ba Tôn giáo lớn trên Thế giới là:  Nho, Thích, Đạo gọi là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
. Cao-Đài là tượng-trưng Nho-giáo,
. Tiên-Ông tượng trưng Lão-giáo hay Tiên-giáo.
. Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát tượng trưng Phật-giáo

Như vậy Vị Giáo-chủ vô-vi của nền Đại-Đạo là Đức Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma Ha Tát. Niệm danh hiệu ấy gọi là “câu chú của Thầy” ám chỉ rằng: Giáo lý Đại Đạo là “Qui Nguyên Tam Giáo Phục Nhứt Ngũ Chi”.

Câu chú của Thầy có 12 chữ gồm Tam-giáo.Ấy là:
Số 12 là số riêng của Thầy, theo lời Thầy giảng:
“Thập nhị khai Thiên là Thầy, Chúa cả Càn Khôn thế-giới, nắm trọn Thập Nhị Thời Thần vào tay. Số mười hai là số riêng của Thầy”  (TNI/12)

Ngày nay Ðức Chí-Tôn dùng Câu Chú nầy có mục đích Qui Tam Giáo Hiệp Ngũ Chi, tức là đem Tam-giáo Phật, Lão, Nho về một gốc, gốc đó là Chí-Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế làm Giáo-chủ.
Trong bài Cơ, đề ngày 5 tháng 8 Bính-Dần Samedi 11 Septembre 1926 Thầy có giải-thích về ý nghĩa danh niệm ấy như sau:

“Các con nghe:
“Các con coi bậc Chí-Tôn như Thầy mà hạ mình độ rỗi nhơn sanh là thế nào, phải xưng là một vị Tiên-Ông và Bồ-Tát, hai phẩm chót của Tiên, Phật. Ðáng lẽ thế thường phải để mình vào phẩm tối cao tối trọng; còn Thầy thì khiêm nhường là thế nào? Vì vậy mà nhiều kẻ Môn-đệ cho Thầy là nhỏ. Cười...

Hạnh khiêm-nhường là hạnh của mỗi đứa con, phải noi theo gương Thầy mới độ rỗi thiên hạ đặng. Các con phải khiêm nhường sao cho bằng Thầy. Thầy lại nói, buổi lập Thánh-Ðạo, Thầy đến độ rỗi kẻ có tội lỗi. Nếu đời không tội lỗi đâu đến nhọc công Thầy.
Ấy vậy các con rán độ kẻ tội lỗi, là công lớn làm cho Thầy vui lòng hơn hết”.

VẤN 9: Trong  Đạo Cao-Đài mỗi Tín đồ phải ăn chay 10 ngày trong một tháng vào những ngày: mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30. Nếu tháng thiếu thì ăn chay vào ngày 27, 28, 29. Tại sao luật lệ của Đạo Cao Đài lựa chọn những ngày này mà không lựa chọn những ngày khác ?

ĐÁP: Đó là Thánh ý muốn nhắc nhở cho mỗi Tín đồ phải lưu ý chiếu cố đến những ngày bắt buộc phải ăn chay cho đúng theo nghi lễ Đại Đạo, là phải nhớ rõ những ngày phải ăn chay đã qui định khi nhập môn cầu Đạo.

Thập trai 十齋 (theo Tự điển Nguyễn văn Hồng)
E: The ten days of fast, the vegetarian diet of ten days.
F: Les dix jours de jeuâne, le régime végétarien de dix jours.

Thập trai là ăn chay 10 ngày trong một tháng Âm lịch. Đó là cách ăn chay theo giáo lý của Đức Chuẩn Đề Bồ Tát, nên gọi là Chuẩn Đề (Thập: Mười, hoàn toàn. Trai: ăn chay, ăn rau quả hay nói đúng hơn là ăn các thức ăn thực vật, trái lại là ăn thịt động vật)

Thập trai được qui định theo ngày âm lịch, gồm các ngày: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30.

Nếu tháng thiếu thì ăn chay ngày 27 thế ngày 30. Theo Phật giáo, những ngày ăn chay nầy được gọi là Duyên nhựt, là ngày có một Đức Phật tình nguyện kết duyên với chúng sanh ở cõi trần. Nếu một người ăn chay vào ngày nào, biết lễ bái và cầu nguyện với Đức Phật kết duyên ngày đó thì sẽ nhận được sức hộ trì của vị Phật ấy trên đường tu tiến tâm linh. Ngoài ra, trong những ngày chay ấy, chư Phật xem xét tội phước của chúng sanh, định phần nặng nhẹ.

Nếu ăn chay vào các ngày ấy thì được Phật ban ơn lành, tránh được bệnh tật và có đời sống an lạc.

Sau đây là 10 vị Phật tình nguyện kết duyên lành với nhơn sanh vào 10 ngày chay trong một tháng âm lịch:
Mùng 1:   Nhiên Đăng Cổ Phật.
Mùng 8:   Dược Sư Lưu Ly Quang Phật
Ngày 14:  Phổ Hiền Bồ Tát
Ngày 15:  A-Di-Đà Phật.
Ngày 18:  Quan Thế Âm Bồ Tát
Ngày 23:  Đại Thế Chí Bồ Tát.
Ngày 24:  Địa Tạng Vương Bồ Tát
Ngày 28:  Đại Nhựt Phật
Ngày 29:  Dược Vương Bồ Tát
Ngày 30:  Thích Ca Mâu Ni Phật.

Đối với Đạo Cao Đài, Tân Luật buộc Tín đồ phải ăn chay. Điều ràng buộc nầy có tính nghiêm khắc, vì có những lợi ích về phương diện hữu hình cũng như vô vi.

Khi mới nhập môn vào Đạo Cao Đài thì Tín đồ tập ăn chay mỗi tháng 6 ngày. Sau thời gian 6 tháng thì đã quen với việc ăn chay rồi, người Tín đồ cần phải ăn chay cho đủ 10 ngày trong một tháng và phải tăng dần lên,
 Home       1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ]  [ 6 ] 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét