Khảo Cứu Vụ-Chương Trình Học Đạo Cấp Sơ Đẳng - 3 / 6 (Nguyên Thủy)

Dường ấy thì những Chức-sắc có trọng trách dìu dẫn Nhạc sĩ và Lễ sĩ, chúng vẫn là đoàn em sẽ có nhiệm vụ thể hình Lễ Nhạc, chư vị cần phải do theo trình độ cao thấp của chúng mà gây nên, cần nhứt là tùy phương châm mà tạo lập lấy chương trình Nhạc Lễ cho có mục văn chương, trạch cử một vị Giáo-sư để dạy về văn từ, nhưng phải liệu lượng thế nào cho vừa với trí não của đoàn em mà dẫn lối,
chúng nó mới có đủ tinh thần mẫn đạt mà tập rèn hầu lần hồi tiến bước vào nghệ thuật cho có vẻ thanh cao”.

B - Nay THẦY đến ban cho một nền VƯƠNG ĐẠO lấy LỄ làm đầu
Tại sao phải mở Đạo nơi Toà-Thánh Tây-Ninh?

 Thầy có dạy:
- “Nơi nào Thầy ngự, thì nơi ấy là Thánh-Địa”…
- “Chi chi cũng tại Tây-Ninh đây mà thôi”.

Trong buổi tiền khai Đại-Đạo:
Lần đầu tiên Thất-Nương Diêu-Trì-Cung đến với ba ông: Cư, Tắc, Sang, tức là ba người Môn Đệ trước nhất của Đức Chí-Tôn mà chính Đấng Thượng-Đế gọi là Tam vị Đạo-Hữu. Lúc ấy Thất Nương đến để lân la hầu giáo hoá cho ba ông vào con đường đạo-đức cũng là mục đích của Đức Chí-Tôn mở nền VƯƠNG ĐẠO lấy LỄ làm đầu.

Tên thật của Thất Nương là VƯƠNG-THỊ Lễ. Sau đó Bà có cho bài thi, lấy tên LỄ đặt ở đầu câu, là:
LỄ bái thường hành tâm Đạo khởi
  

Như vậy thì sự lễ bái, cúng kiến hằng ngày, đạo tâm từ đó dễ phát khởi hơn. Đó là khởi đầu cho sự Tín ngưỡng của  Tôn Giáo vậy.

Đây là bài thi mà Thất Nương Diêu-Trì-Cung đã giáng đàn, ban cho dùng làm bài Thài trong các kỳ Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung:
LỄ bái thường hành tâm Đạo khởi
Nhân từ tái thế tử vô ưu.
Ngày xuân gọi thế hảo cừu,
Trăm duyên phước tục khó bù buồn Tiên.

Tiên Nương VƯƠNG-THỊ-LỄ là vị Tiên thứ bảy nhưng là người đầu tiên đến với ba ông Cư, Tắc, Sang và Bà kính trọng ba Ngài, tôn làm tình huynh muội. Ba vị sau đắc phong vào cửa Hiệp Thiên Đài là:
           - Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư là Đại Ca     ___
           - Hộ Pháp Phạm Công Tắc là Nhị ca             ___
           - Thượng Sanh Cao Hoài Sang là Tam Ca     ___

Nếu tính theo Dịch lý; thì ba vị là Nam, tượng trưng cho ba điểm Dương, thuộc quẻ CÀN mà Càn là Trời.       

Còn Bà là Tứ muội, là Nữ, là Âm, tức thêm nét sổ nữa vào quẻ CÀN kết hợp thành ra chữ VƯƠNG mà danh tánh bà là VƯƠNG THỊ LỄ 王氏禮 phải chăng Bà đến để báo trước rằng Đấng Thượng Đế sắp ban cho Việt Nam một nền Vương-Đạo lấy Lễ làm đầu? Hơn nữa Thất Nương Vương Thị Lễ là Nữ, tượng quẻ Đoài. Trên Kiền, dưới Đoài làm nên quẻ Thiên Trạch Lý.“Lý giả Lễ dã” vậy.

 “Lễ bái thường hành” ở nền Đại-Đạo đó là Cúng Tứ Thời, giá trị Cúng Tứ Thời được Phật Bà Quan Âm dạy.

Các Em phải lo Cúng kiếng thường:
1 - Một là tập cho Chơn-thần được gần-gũi với các Đấng Thiêng Liêng cho đặng  sáng lạng.
2 - Hai là cầu khẩn với Đức Đại Từ Bi tha thứ tội tình cho các Em và cả chúng sanh.
3 - Ba là có tế-lễ thì tâm phải có cảm, cảm rồi mới ứng, ứng là lẽ tự-nhiên.  
4 - Bốn là tâm có cảm thì lòng Bác-Ái mới mở rộng mà nhứt là khiếu lương tri,  lương-năng của các Em cũng nhờ đó mà lần hồi thành ra mẫn huệ. Các Em nhớ à!”(TNII/ 89)                                                                        

Đức Hộ Pháp cũng xác nhận về giá trị của các Nghi thức trong Đạo như việc cúng kính như sau:
 “Không có một điều gì mà Chí-Tôn định trong Chơn-giáo của Ngài dầu Bí-pháp, dầu Thể-pháp mà vô ích đâu! Đấng ấy là Đấng tưng-tiu con cái của Ngài lắm! Thoảng có điều gì không cần ích mà con cái của Ngài nói rằng “không muốn” Ngài cũng bỏ nữa đa!  Từ ngày khai Đạo: Kinh kệ, Lễ bái, sự chi sắp đặt về đạo-đức cũng chính Đức Chí-Tôn tạo thành không phải do các Đấng khác. Ngài buộc mình làm là có cần yếu, hữu ích chi chi đó Ngài mới buộc, vì cớ nên thời-giờ này thấy Bần-Đạo bó buộc nghiêm-khắc quá,  có lẽ có kẻ biếng-nhác cũng phàn nàn lén lút.
 “Ngày cuối cùng các Bạn gặp mặt Bần-Đạo nơi Thiêng-Liêng, Bần-Đạo sẽ hỏi các Bạn coi khi còn ở thế Bần-Đạo buộc cả thảy đi Cúng là có tội hay có công? Công hay tội ngày giờ ấy sẽ có tấn-tuồng tâm-lý ngộ nghĩnh với nhau vô cùng tận. Chừng đó mới biết lẽ nên hư. Ngày nay, giờ phút này Bần-Đạo đứng tại giảng đài này để khuyên nhủ, còn biếng nhác quá, xác thịt đã hư rồi, đến linh-hồn  phải coi chừng cho lắm, kẻo ngày kia ăn năn quá muộn  (TĐII/153)                                                                                                                                                                                  

1 - Đạo Cao-Đài dùng Âm thinh sắc tướng:
Đức Hộ Pháp giảng:
 “Kể từ phôi-thai, càn-khôn vạn-vật này, Chí Tôn là khối sanh quang, biến thành hai khối sanh khí, hai khối ấy tụ lại thành một khối lớn tương hiệp nhau mới nổ. Nhờ tiếng nổ ấy Bát hồn mới vận-chuyển biến sanh vạn vật và loài người. Tiếng ấy bay ra nghe đến đâu thì Khí sanh quang đến đó, tức là có sự sống đến, bằng chẳng nghe được thì nơi ấy tiêu diệt nghĩa là chết mất mà thôi.

Lại nữa, Đạo Cao-Đài ngày nay sử dụng cả chuông và trống cũng không ngoài ý-nghĩa Qui Hiệp ấy. Bởi trước đây nơi chùa chiền của cõi Á-Đông chỉ dùng trống mà không dùng chuông. Còn Nhà thờ Chúa phát khởi từ Âu Châu chỉ dùng chuông mà không dùng trống. Vì sao?

Trống là âm thanh của Đạo:
 “Thuở chưa có Càn Khôn vũ trụ, Đạo giáo có dạy: Hai lằn nguơn khí đụng nhau lại nổ ra khối lửa, khối lửa ấy là ngôi Thái-cực, chủ ngôi Thái-cực là Đức Chí-Tôn.

Khi trời sét,  nổ, chúng ta nghe nó ra sao?
An-Nam mình kêu “Ầm”, còn theo Đạo-pháp kêu “Ùm” vì cớ pháp Phật sửa lại là “Úm” “Úm ma-ni bát ri hồng” Câu ấy đọc có nghĩa là nắm cả quyền năng vũ-trụ quản suất trong tay.

Tiếng nổ ấy ta nghe nó ra sao ?
Khi nổ rồi còn nghe tiếng bay xa, nguyên căn của tiếng nổ ấy là tiếng trống. Ấy vậy, nguyên căn của Đạo giáo do bên Á-Đông này, có tiếng trống ngân nga bay qua Âu-châu đều là hưởng ứng theo Phật giáo, mà Phật-giáo xuất hiện bên Á-Đông. Vì vậy mà các nền Tôn giáo phụ thuộc đều không đúng theo nguyên tắc căn bản”.

2 - Vì sao Đạo Cao-Đài ngày nay dùng cả
Trống và Chuông?
Bởi, Đạo Cao-Đài ngày nay là Cơ Đại-Ân-xá của Đức Chí-Tôn, nên Ngài đến độ cả xác lẫn hồn, độ sanh và độ tử, độ cả Nữ và Nam, nói chung là cả Cơ Âm Dương Tạo-hóa. Thế nên tiếng Trống tượng cho Dương, mà tiếng Chuông tượng cho Âm. Bất cứ nền Tôn-giáo nào có đủ Âm Dương thì Tôn-giáo đó mới tồn-tại, mới lâu dài được.

Đạo Khổng dạy: “Tác ư Lễ, hưng ư  Thi, Thành ư Nhạc” tức là hình thức làm tác động đến cảm quan của con người không gì bằng LỄ, làm hưng khởi phấn chấn cõi lòng không điều gì hay hơn THI và sự  thành công chính là ở NHẠC. Do vậy mà ngày nay Đức Chí-Tôn đến mở Đạo, đã “Khởi chế sự Tế lễ thờ phượng lại, mọi hình thức Lễ nghi điều chỉnh do nơi Đức Chí-Tôn sắp đặt thật trang hoàng”.

Vì vậy, Đạo Cao-Đài    ba  bộ  môn  chính yếu là “LỄ, NHẠC, ĐỒNG NHI” để phục vụ, điều hành việc Hôn, Tang, Tế-sự theo nghi thức của Đại-Đạo.

Tiếng trống để Giác mê chúng sanh qui bổn thiện.
Tiếng chuông để cảnh tỉnh nhơn tâm hướng thiện.

Thế nên:
- Thời Nhứt Kỳ Phổ-Độ: Phật pháp thịnh hành nên nhà Chùa dùng trống. Tiếng trống để phá tan bức màn vô minh cho dân tộc Á-Châu này.

- Qua Nhị Kỳ Phổ Độ Phật pháp lại phát triển mạnh thêm như Đức Phật Thích-Ca Chưởng giáo Đạo Phật, mà Phật-giáo phát xuất từ Ấn-Độ, Châu Á. Kế đến Khổng, Mạnh, Lão, Trang…đều phát xuất từ Trung-Hoa cũng châu Á. Tuy nhiên để làm quân bình cán cân Đạo pháp cũng là ảnh hưởng của văn-minh tinh thần từ Á-Châu lan rộng qua khắp Âu-Châu. Như giọng ngân vang của tiếng trống là Âm-hưởng thành tiếng chuông, nên Đức Chúa Trời (Đức Thượng Đế) mới phái Đức Chúa Jésus Christ ở Âu-Châu để lập thành Thiên-Chúa-Giáo hầu thức tỉnh dân tộc Âu Châu biết nhìn nhận chân lý  tuyệt đối của đạo-mầu, chính Ngài là Đức Chúa Con đã đến đây thi hành mệnh lệnh. Từ đó nơi Nhà Thờ là nơi qui tụ con Chiên của Chúa chỉ dùng tiếng Chuông để cảnh tỉnh nhơn sanh mà thôi. Đó là “Tiếng chuông Giáo Đường”.

- Nay qua thời Tam-Kỳ Phổ-Độ, tức là giáp một vòng của trời đất gọi là “Thiên Địa tuần hoàn châu nhi phục thủy, Đạo xuất ư Đông” thì trở lại điểm ban đầu. Đức Chí-Tôn  cảm cái Nghĩa của những Tín-đồ trung kiên của Phật, Tiên, Thánh, Thần…của những con chiên trung thành của Chúa, mới mở cơ tận độ Kỳ ba, nên đấy là lúc âm-thanh vang rền của Chuông Trống đồng vọng lên như thôi thúc tất cả đều hướng về Thượng-Đế để được cứu rỗi trong thời mạt pháp này. Vì hầu như thời gian làm cho nền Chánh giáo của Đông Tây cũng bị lệch lạc cho đến thất kỳ truyền.

Hiện tại, nền Tân Tôn-Giáo Cao-Đài có đủ cả Âm Dương là con số 2.
Số 2 là số biến-hóa do số 1 mà ra. Một biến thêm 1 nữa thành 2. SỐ 2 là số tịnh, ấy là cơ Âm Dương thuộc về Pháp. Pháp là tương liên. Số 2 chỉ vào lẽ ấy. Tóm lại số 2 chỉ cơ hòa-hợp Âm Dương.Thế nên mới có ngôi Phật Mẫu

Người theo Tôn giáo Cao-Đài ý thức điều trọng hệ là sự cúng kiếng, ấy là phương tu học, cũng là phương pháp luyện Tinh-Khí-Thần qua 4 lần chầu Lễ Đức Chí Tôn

C - CÚNG TỨ THỜI
1 - Người Đạo Cao Đài buộc phải Cúng kiếng thường để làm gì ?
- Phải chăng để thấm nhuần cái lẽ mầu-nhiệm mà mỗi lời trong Kinh, cũng như mỗi câu, mỗi chữ có một giá-trị triết-lý vô cùng sâu kín.

Chỉ duy sự thấu-đáo đến đâu thì thấy đến đó, mà sự hiểu biết này nó là một sự thấm-thấu ở mỗi người chứ không thể mới nhìn vẻ bề ngoài mà hiểu biết hết được. Kinh là “ý tại ngôn ngoại” vậy. Càng hiểu càng thấu lý.

Đức Hộ-Pháp có Thuyết Đạo rằng:
 “Bần-Đạo tưởng thấy trong trí cần phải buộc cả thảy Đi cúng”.
Đi Cúng tức là Cúng Tứ Thời vậy.
Về việc Cúng Tứ Thời là một hình thức thông công với cõi Thiêng Liêng, tức nhiên tâm được sáng suốt thì trí huệ mới mở mang.

Tân Luật: Điều thứ hai mươi qui định Chức sắc giữ Thánh Thất mỗi ngày phải làm Tiểu Lễ bốn lần theo Tứ Thời: Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Mỗi thời phải cúng đúng 12 giờ khuya, 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, 6 giờ chiều. Ở tư gia, dầu Cúng một thời nào trong Tứ Thời cũng phải giữ đúng theo những giờ đã qui định trên đây mà hành lễ.

Một ngày có 24 giờ, chia làm hai thời điểm: ngày và đêm ấy là Âm Dương. Mỗi một thời điểm là 12 giờ, tượng là Thập Nhị Thời Thần, mỗi thời có 2 tiếng đồng hồ, chia làm bốn khoảnh-khắc: ấy là Tứ Tượng đó vậy.
- Thời Tý: từ 11 giờ  (đêm) đến 1giờ khuya.
- Thời Mẹo: từ 5 giờ (sáng) đến 7 giờ sáng.
- Thời Ngọ: từ 11giờ (trưa) đến 1 giờ trưa.
-   Thời Dậu: từ 5 giờ (chiều) đến 7 giờ tối.

Thời Tý cúng đúng 12 giờ (khuya) là chính giữa của thời, là trung hòa chi Đạo. Có nghĩa rằng: Trung là cái gốc lớn của thiên hạ, hòa là cái đạt Đạo của thiên hạ. Cùng cực cả trung và hòa, thì Trời Đất định vị, vạn vật hóa dục. Tiên Nho có câu: “Trung giả dã, thiên hạ chi đại bản dã, hòa giả dã, thiên hạ chi đạt Đạo dã. Chí trung hòa, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên”.

Đây là cái giờ giáp giới, ngày cũ hết, ngày mới bắt đầu, như 12 giờ đêm của 30 tháng 12 (chạp) gọi là giờ giao thừa. Còn lại ba thời: Ngọ (12 giờ trưa) Mẹo (6 giờ sáng) Dậu (6 giờ chiều) cũng Cúng đúng chính giữa Thời.

Sở dĩ phải Cúng đúng vào các giờ qui định trên là vì Đạo Cao-Đài lấy hai chữ chính, trung làm cơ bản, nghĩa là chánh Tý, chánh Ngọ, chánh Mẹo, chánh Dậu.

Đức Chí Tôn phân định thời Tý, Ngọ cúng Rượu. Mẹo, Dậu cúng Trà là một ý nghĩa huyền bí cao siêu để cho con cái của Ngài được hưởng Bí-Pháp vô vi là một đặc ân vô giá của Ngài ban cho đó vậy.

2 - Giá trị của việc Cúng Tứ thời:
Cúng Tứ Thời mục đích là Dâng Tam Bửu lên Đức Chí-Tôn.
Việc dâng Tam Bửu lên Đức Chí Tôn là một điều hết sức quan trọng. Chỉ cúng lễ Đại Đàn và Tiểu Đàn mới được trọn dâng Tam Bửu mà thôi.

Cúng Đại Đàn, thì chỉ có nơi Tòa Thánh mới được Cúng, còn các Thánh Thất, thì cúng Tiểu Đàn. Ở tư gia thì cúng đàn thường.
Vậy phải năng đến Tòa Thánh hoặc các Thánh Thất cúng Đàn để được dâng Tam Bửu lên Đức Chí Tôn.
Đức Hộ-Pháp dạy về cách Dâng Tam Bửu, thuyết tại Ðền Thánh, mồng 1 tháng chạp năm Ðinh Hợi (1948).
 “Bần Ðạo xin nhắc lại một phen nữa, khi nào hành lễ lúc dâng Tam Bửu.
- Hễ dâng Bông lên là dâng cái thể hình của chúng ta đó, ta cúi đầu cầu nguyện Chí Tôn:“Con xin dâng mảnh hình hài của con cho Chí Tôn dùng phương nào thì dùng”.
- Khi dâng Rượu cầu nguyện: “Con xin dâng cả trí thức tinh thần của con cho Chí Tôn dùng phương nào thì dùng”.
- Khi dâng Trà cầu nguyện: "Con xin dâng cả linh hồn con cho Chí Tôn dùng phương nào thì dùng".

Câu chót nếu ta khôn ngoan nguyện như vầy: "Cả linh hồn, cả trí não, cả hình hài con, Thầy đào tạo đó là của Thầy thì do nơi quyền hành độc đoán của Thầy định". Ðó ta cầu nguyện như vậy với Chí Tôn.

Bần Ðạo đã giảng Tam Bửu, tại sao Chí Tôn lấy Bông tượng trưng hình hài, Ngài muốn nhìn con cái của Ngài bằng cái giá trị tốt đẹp như con mắt ngó thấy cái bông.

Ngài lấy Rượu là muốn tinh thần của loài người cường liệt như rượu mạnh.
Ngài lấy Trà là muốn chơn linh ra điều hòa như trà vậy. Ngài lựa ba món đó cốt yếu là vậy.

Ngày nay Bần Ðạo giảng ba ngôi hiệp nhứt của Ðức Chí Tôn, cả thảy mỗi phen vào Ðền Thánh nắm sanh khí ấy tạo cả cơ quan hữu hình nầy, dầu sắt đá cỏ cây, cả thú vật vạn linh hữu tướng, thuộc về Tăng.

Ðứng đầu tiên hết Chí Tôn tức là Phật nắm cả cơ quan bí mật tạo thành Càn Khôn Vũ Trụ.”
Theo Tân Luật qui định, người Đạo mỗi tháng phải đến Thánh Thất hiến lễ trong hai ngày Sóc Vọng. Điều nầy, chúng ta cũng không còn chối cải gì mà không làm cho hết bổn phận, vì một tháng chỉ có hai ngày mà thôi.

Có khi nào ta nghĩ rằng tại sao phải cúng Đức Chí-Tôn và Phật-Mẫu mỗi thời, mỗi ngày không? Giá trị của sự Cúng kính ra làm sao? Và khi nào được nghỉ Cúng?

Thuở Đức Hộ-Pháp còn sanh tiền Ngài cũng lo ngại cho loài người vì sự văn-minh tuyệt đỉnh bị “giục thúc bởi phương sống vật chất, họ tìm hạnh phúc trong cái sống vật hình, vì cớ Đạo-giáo mất quyền”.

Ngài vấn nạn Đức Lý Giáo-Tông:
 “Đương thế kỷ hai mươi này văn-minh cực điểm đã đi quá cao rồi, đem đạo-đức tinh thần làm thuyết Cứu thế sợ chẳng có kết quả. Tôi công nhận rằng trước hai ngàn năm có lẽ nhơn loại còn bảo thủ được khối thiên lương, biết xu-hướng đạo-đức; tinh thần đạo-đức buổi ấy dường như gặp một mảnh ruộng có nhiều phân nên hột giống mới mọc đặng, còn thế-kỷ hai mươi này là thời-kỳ văn-minh vật chất, nếu đem đạo-đức ra làm môi giới cứu vãng tình thế cho đời e vô hiệu quả.

Đức Lý Ngài than, nói quyết đoán rằng:
- Theo lẽ Hiền-hữu nói nhơn loại ngày giờ này không cần đạo-đức có phải ?

Bần-Đạo trả lời:
- Thật vậy! Nhơn-loại buổi này không cần đạo-đức, chỉ tìm hạnh phúc nơi văn-minh khoa học cũng có thể được chứ ?

Ngài cười:
- Văn-minh khoa-học chỉ nuôi phần xác thịt mà thôi, con phần linh hồn chắc-chắn họ sẽ đói!

Bần-Đạo vấn nạn tiếp:
- Tại sao Ngài nói linh-hồn đói ? Linh-hồn có ăn sao mà đói?

- Phải! Phải có vật-thực đặng bảo dưỡng nó như thi hài vậy, nếu không vật thực nó sẽ tiều-tụy rồi chết mà chớ!

Bần Đạo lại hỏi:
- Đạo-đức tìm nơi đâu mà có đặng ?
- Tức nhiên tìm nơi cửa Thiêng-Liêng hằng sống mới có, mà tìm nơi cửa Thiêng-Liêng hằng sống tức là cửa Đạo. Buổi ăn của linh-hồn là buổi ta vô Đền thờ cúng đấy! Ta không thấy mùi của nó tức chưa hưởng được, tưởng vô Đền thờ là bị luật buộc, không dè mỗi phen đi Cúng tức là cho linh-hồn ăn vậy ! Bần Đạo tưởng thấy trong trí cần phải bắt buộc cả thảy đi Cúng. Vì trong thâm tâm Bần Đạo định mấy người chưa biết mùi của nó, cũng như kẻ nhà quê đưa cho gói bánh ăn chẳng được, rồi khi đã biết mùi rồi bán cả áo quần mà mua ăn” (TĐ II/152).

3 - Cúng phải nghiêm trang:
Thánh Giáo Đức Chí Tôn dạy:
"Thầy hằng nói với các con rằng: "Thà là các con lỗi với Thầy, thì Thầy vì lòng Từ bi mà tha thứ, chớ chẳng động đến  oai  linh  chư  Thần,  Thánh,  Tiên,  Phật,  vì họ chẳng tha thứ bao giờ."

Thầy lại cũng đã nói:
"Mỗi khi Chơn linh Thầy giáng Đàn, thì cả vàn vàn muôn muôn Thần, Thánh, Tiên, Phật theo hầu hạ. Các con nếu mắt phàm thấy đặng, phải khủng khiếp kinh sợ vô cùng! Nhưng thấy chẳng đặng, nên tội cũng giảm nhẹ đó chút.

Thất lễ là đại tội trước mắt các Đấng Chơn linh ấy! Thầy phải thăng cho các con khỏi hành phạt. Thầy chẳng buổi nào chấp trách các con, bởi lòng thương yêu hơn chấp trách rất nhiều. Sợ là sợ cho các con mất đức với Chư  Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Xem đó, thì các con khá dè dặt, kỉnh Thần, Thánh cho lắm! Vì Thầy là bậc Chí Tôn, lòng hay quảng đại mà tha thứ, chớ Thần, Thánh hễ các con có lỗi, thì cứ Thiên điều mà quở phạt các con nghe à!”.
 (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.2,  ngày 15-10-1926)

Nếu hiến lễ Đức Chí Tôn mà không nghiêm là một điều bất phước cho chúng ta đó vậy. Chúng ta sẽ bị Thần, Thánh, Tiên, Phật quở trách mà không hề hay biết, đến khi biết được thì chừng đó ăn năn đã muộn. Nên phải hết sức cẩn thận và cúng lễ Đức Chí Tôn phải thật nghiêm trang, thì mới khỏi phạm vào các lỗi ấy.

Ngày xưa, chỉ có Thiên Tử mới tế Trời, còn từ quan dĩ chí thứ dân chỉ được tế Tổ Tiên mà thôi.

Nay gặp Đại Ân Xá kỳ ba, Đức Chí Tôn cho mỗi nhơn sanh, tức là mỗi Tín đồ được tế Trời, thì không còn vinh diệu nào bằng. Như thế, chúng ta phải năng săn sóc Thiên Bàn cho được tinh khiết, phải năng cúng kiến để giúp ích cho chúng ta và khỏi phụ lòng Từ bi của Đức Chí Tôn giáng dạy chúng ta trong kỳ Ân Xá nầy, đồng thời khỏi phải thất lễ trong việc thờ phượng.

Thiên bàn quan trọng nhất là cái TÂM của mỗi người. Nếu bên ngoài ta săn-sóc Thiên bàn chưng hoa quả, nhang đèn cẩn thận bao nhiêu thì bên trong ta cần phải trau tâm sửa tánh. Vì lòng có trong sạch thì việc Cúng kiến mới có hiệu quả. “Sửa lòng trong sạch tụng cầu Thánh Kinh”.
 “Không có một điều gì mà Chí-Tôn định trong Chơn giáo của Ngài, dầu Bí Pháp dầu Thể-Pháp mà vô ích đâu”.

D - LỄ NGHI TRONG NỀN ĐẠI-ĐẠO
Cũng như tất cả các Tôn giáo khác, Đại Đạo có Lễ nghi phượng thờ, tế tự và qui điều giới luật. Một bên soi sáng lòng tín-ngưỡng, một bên đôn đốc, kềm giữ sự tu hành theo Chơn pháp. Về chi tiết giảng giải như sau:

1 - Nghi thức thờ phượng:
Lễ Nghi ban đầu dùng để phượng thờ, tế tự làm cho đàn tế được tôn nghiêm và tạo nên một bầu không khí  “Kính Thành” để cảm hóa lòng người khuynh hướng về đạo đức. Về sau, Lễ Nghi biến thành phép tắc xử kỷ tiếp vật, lan  rộng  trong  nhơn  quần,  xã hội,  mà người đời đã thừa nhận.

Ở đây, chỉ nói Lễ Nghi thờ phượng, tế tự mà thôi. Căn cứ theo Lễ Nghi trong Bát Quái Đài, tại Tòa Thánh Trung ương mà bàn luận; bởi vì, ở đây gồm đủ cả chi tiết.
- Thờ THƯỢNG ĐẾ nơi Toà- Thánh:

Chính giữa Bát Quái Đài, trên chỗ cao nhất, có một Quả Càn Khôn hình tròn như Trái đất. Trên có vẽ đủ ba ngàn bảy mươi hai ngôi sao và Thiên Nhãn Thầy để thờ. Trong Quả Càn Khôn thường đốt một ngọn đèn cho thường sáng, danh gọi là Thái-Cực-Đăng. Đó là tượng trưng thờ Đức Thượng Đế ngự trên ngôi Thái Cực Thánh Hoàng mà điều khiển mối Đạo tự nhiên. Chính Thầy cũng  đến  xưng danh hiệu ấy qua Bài Ngọc-Hoàng-Kinh:
Đại La Thiên-Đế.      Thái Cực Thánh Hoàng.
Hoá dục quần sanh.  Thống ngự vạn vật
Đến khi tế lễ, đốt hai ngọn đèn hai bên: tượng trưng

Âm Dương (Thái Cực sanh Âm Dương) và đốt năm cây nhang, cắm trong lư hương để giữa Thiên bàn tượng trưng Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Lễ Nghi nầy đủ diễn dịch Đạo tự nhiên vốn có Thái Cực sanh Âm Dương cùng Ngũ Hành Âm Dương. Ngũ hành thuận hành nghịch chuyển mà định vị Trời Đất, hóa sanh vạn vật; mà Thái-Cực Thánh-Hoàng là chủ tể quyền năng vô đối ấy. Đạo cốt để cho chúng sanh quan sát môn Dịch Lý của Võ trụ chia ra làm hai trạng thái:
- TIÊN THIÊN ĐẠI ĐẠO

Tiên Thiên Đại Đạo là Đạo có trước Trời, vua Phục Hy theo đó mà phát họa ra Hà Đồ gọi Tiên Thiên Bát Quái Hậu Thiên Đại Đạo là Đạo có sau Trời. Vua Võ nhà Hạ theo đó mà phát họa Lạc Thơ gọi Hậu Thiên Bát Quái.
- Tiên Thiên Bát Quái vẽ nên hai yếu tố Âm Dương.
- Hậu Thiên Bát Quái định số Ngũ Hành, hai trạng thái nầy làm biểu lý cho nhau, tác thành cơ tạo lập Càn Khôn, hóa sanh Vạn Vật .
Thật ra Đức Chí Tôn không nói một lời mà dạy được Dịch lý của Võ Trụ, Đức Lão Tử gọi đó là “Hành, bất Ngôn Chi Giáo”.

Trên bàn hình Bát giác này có thờ Long vị các Đấng Giáo Chủ qua các thời kỳ mở Đạo. Nghi thức thờ phượng nơi đây hết sức uy nghiêm và trang trọng, nhưng chung qui cũng chỉ 12 món cúng phẩm được xem là trọng yếu cũng như nơi Thiên bàn tại tư gia vậy.

3 - Thiên bàn tại tư gia:
 (tài liệu trích từ Đại Đạo Nhập Môn- Cùng Soạn giả)

Nhân loại ngày nay được một điều hạnh phúc vô đối so với thời trước ngày khai Đạo: thuở ấy chỉ có Vua mới được tế trời, đàn Nam-Giao còn đó làm chứng tích lịch sử cho lời nói này. Làng xã thì tế những bậc Khai Quốc Công thần, còn riêng mỗi gia đình thì Cúng tế Tổ tiên cùng cha mẹ quá vãng mà thôi. Nhưng nay thì Đấng Thượng Đế đến từng nhà các con cái của Ngài, ở chung cùng con cái của Ngài mà chia vui sớt nhọc, ban nhiều hồng ân huệ phúc.

Đức Chí-Tôn đã đem đến cho nhân-loại một nền Chơn-Đạo và dạy cách thức thờ Cúng Thầy trên Thiên Bàn, phải có đủ 12 cúng phẩm. Thử tìm hiểu ý-nghĩa về cách thức, cùng giá trị những Cúng phẩm ấy.

a/ - Ý nghĩa và cách sắp đặt trên Thiên Bàn:
Kinh Thiên-Đạo có dạy:
 “Lập vị Thượng-Đế thì phải lựa nơi nào cho tinh khiết, tốt hơn hết là giữa nhà. Lập tran thờ cho cao và treo màn cho khuất chỗ thờ phượng”.

Theo như lời tựa dẫn giải, Hội-Thánh dạy người Đạo sắp đặt trên Thiên Bàn thờ cúng Đức Chí-Tôn theo hình chữ Chủ với 12 phẩm vật tượng-trưng cho Thập Nhị Khai Thiên là Đức Chí-Tôn, Chúa Tể cả Càn Khôn Thế Giới, bởi số 12 là con số riêng của Thầy.

Thánh-ngôn có lời dạy rằng:
 “Thập nhị Khai Thiên là Thầy, Chúa cả Càn-Khôn thế giới nắm trọn Thập Nhị Thời Thần vào tay. Số 12 là số riêng của THẦY”.
Như vậy, Thiên-bàn tượng-trưng cho cả Càn-Khôn Thế-Giới do Đức Chí-Tôn làm chủ. Ngài đến lập Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, chính mình Ngài làm Giáo-Chủ mà độ dẫn chúng sanh khỏi kiếp luân hồi quả báo, nên người Tín đồ Đạo Cao-Đài chỉ lập bàn thờ, thờ Đức Cao-Đài là đủ, không còn phải lập bàn thờ riêng để thờ Thần, Thánh, Tiên

Phật chi riêng lẻ, chỉ làm cho mất vẻ tôn nghiêm, mà thêm rườm-rà. Lại nữa, đây là thể hiện tinh-thần Đại-Đồng của buổi nhân-loại được một nền Đại-Đạo Qui Nguyên Tam Giáo Phục Nhứt Ngũ Chi.

Khi sắp đặt phẩm-vật trên Thiên-bàn phải cho thật ngay-ngắn. Nếu sắp không ngay thì trật nét chữ. Trật một nét thì không chánh-đáng, rất có hại cho Đức-tin của người, việc thờ cúng là không nghiêm-chỉnh và mất đi ý nghĩa gọi là thất pháp, dần-dần làm sai lạc chơn-truyền của một nền Chánh-giáo.

b/ - Ý nghĩa các cúng phẩm:
Sau đây là phần ý nghĩa của mỗi phẩm vật thờ Cúng trên Thiên Bàn:
Số 1- Thánh Tượng Thiên Nhãn Thầy:
Thánh Tượng Thiên Nhãn tượng trưng Đức Thượng Đế, là Đấng Thánh-Hoàng trước Ngôi Thái Cực, với quyền-năng tối thượng của Ngài.
Tuy nhiên, về hình ảnh của Thánh-Tượng trải qua nhiều thời-gian cũng có nhiều mẫu khác nhau, dù điểm  chính-yếu vẫn là “CON MẮT THẦY” như ảnh dưới đây cũng gọi là Tượng Ngũ Chi, nhưng có dạng như Thiên nhãn Thầy đặt trên Quả Càn-Khôn giống nơi Bát-Quái Đài ở Toà Thánh  Tây-Ninh.

Sau đó, thì nơi tư gia Thánh-Tượng thờ theo mẫu thứ hai trong hình, cũng gọi là “Tượng Ngũ Chi” nhưng vẽ giản dị hơn, cũng có đủ Tam Trấn, Tam-Giáo và Ngũ Chi Đại-Đạo.

Dù dưới hình thức nào cũng nói lên quyền Chúa Tể của Càn-Khôn thế giới, theo như lời dạy:
 “Thầy đã nói với các con rằng: Khi chưa có chi trong Càn-Khôn Thế Giới thì Khí Hư-Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực.

Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng-Nghi, Lưỡng-Nghi phân ra Tứ-Tượng, Tứ-Tuợng biến Bát-Quái, Bát-quái biến-hóa vô cùng, mới lập ra Càn-Khôn Thế Giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn-vật là: vật-chất, thảo mộc, côn-trùng, thú-cầm, gọi là chúng-sanh.

Các con đủ hiểu rằng:
Chi-chi hữu-sanh cũng do bởi chơn-linh Thầy mà ra, hễ có sống, ắt có Thầy. Thầy là Cha của sự-sống, vì vậy mà lòng háo-sanh của Thầy không cùng tận.

Cái sống của cả chúng-sanh, Thầy phân-phát khắp Càn-Khôn Thế-Giới, chẳng khác nào như một nhành hoa trong cội, nó phải đủ ngày giờ Thầy nhứt định mới trổ bông và sanh trái đặng trồng nữa, biến hóa ra thêm; nếu như ai bẻ hoa ấy nửa chừng thì là sát một kiếp sanh không cho biến-hóa.

Mỗi mạng sống đều hữu căn hữu kiếp, dầu nguyên sanh hay hóa-sanh cũng vậy, đến thế nầy lâu mau đều định trước, nếu ai giết mạng sống, đều chịu quả-báo không sai; biết đâu là cái kiếp sanh ấy chẳng phải là Tiên,

Phật bị đọa luân-hồi mà ra đến đỗi ấy.
Cái mạng sống là Thầy, mà giết Thầy thì không phải dễ, các con gắng dạy nhơn-sanh điều ấy”. (TNII/62)

Số 2- Đèn Thái Cực còn gọi là Vô-cực-đăng:
Thánh Giáo có dạy:
 “Thầy giải về Vô Cực Đăng:
Trước khi chia phân Trời Đất, thì Khí Hư-vô bao quát Càn-khôn, sáng soi đầy trong vũ-trụ. Nó là một cái trung-tâm-điểm, tức là Đạo. Đạo ấy mới sanh ra Thái cực, hóa Lưỡng-nghi. Lưỡng-nghi là Âm Dương tức là động và tịnh.  Có Âm Dương rồi mới có hóa sanh muôn vật.

Ngọn đèn thờ chính giữa, là giả mượn làm Tâm đăng, Phật Tiên truyền Đạo cũng do đó, thành Đạo cũng tại đó. Đèn dầu đặt ngay chính giữa, không lay động, xao xuyến, chiếu thấu khắp cả Càn-Khôn.

Mặt Nhựt, mặt Nguyệt có lúc sáng, lúc tối, giờ khắc nào cũng tỏ rạng, không lu mờ. Nhơn vật nhờ đó mà sanh, nhờ đó mà thành, nhờ đó mà an vui.

Trời Đất nhờ đó mà quang minh trường-cửu. Người tu-hành nhờ đó mà tạo Tiên tác Phật, siêu phàm nhập Thánh. Hễ chinh qua bên trái thì Tả Đạo; dịch qua bên hữu thì Bàn-môn, ngay ở giữa là Chánh Đạo. Đạo Cao Đài ngày nay chỉ dùng hai chữ chánh và trung mà thôi.

Chúng-sanh phải nên am-tường lý ấy; lý ấy ở trong Tâm. Tâm an-tịnh vô-vi tự nhiên bất động là Chánh Đạo. Tâm còn tính mưu thần chước quỉ, độc ác hiểm sâu, ấy là Bàn-môn, tả Đạo chớ chi đâu!”

Ý-nghĩa Bông và Trái:
Số 3 và 4-  Trái cây và Bông: tức là 5 thứ hoa và 5 thứ trái hay là Ngũ hoa, Ngũ quả. Hoa quả là tượng trưng cho bốn mùa, khí hậu ôn hòa, muôn loài sanh trưởng, thảo mộc tươi nhuần, cành lá sum-xuê, đơm bông trổ trái, tức là Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, Tứ Tượng tạo nên chữ (+) Thập ấy Âm Dương gác lên nhau mới ló ra bốn cánh mà gọi rằng “Tứ Tượng thành hình”. Bốn cánh ấy phân ra Đông, Tây, Nam, Bắc.

Năm thứ Trái cây tượng trưng cho Hậu Thiên Ngũ vị đối với Tiên Thiên Ngũ khí là năm cây hương hay ngũ sắc là năm sắc hoa. Trái cây còn biểu hiện cho người tu hành được thành công đắc quả (Kết trái).

Bình bông biểu-hiện cho sự xanh tươi tốt đẹp, chỉ vềTINH là hình thể con người.Năm sắc là tượng-trưng cho năm giống dân trên thế giới:Vàng, Trắng, Đỏ, Xanh, Đen.

Dâng hiến Bông, là dâng hiến thể xác của chúng ta cho Đức Chí-Tôn tùy phương sử-dụng và cầu xin Đức Chí-Tôn ban ân lành cho thể xác chúng ta được tươi tắn như hoa kia vậy.

Bởi thế, Đạo Cao-Đài không phân biệt màu da sắc tóc, coi nhau là con chung của Đấng Thượng-Đế là anh em một nhà. Ngày nào năm sắc dân trên quả địa-cầu nầy biết nhìn Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế, Chúa Tể cả Càn-Khôn vạn loại là Cha chung, đồng dâng hiến lễ lên Ngài, thì ngày ấy là ngày Đại-Đồng huynh đệ, được hưởng thái bình thạnh-trị vậy.

Kinh dâng Hoa có câu:
“Năm sắc hoa tươi xin kỉnh lễ,
 “Cúi mong Thượng Đế rưới ân thiên”.

Ý-nghĩa Nước trà và nước trắng:
Số 5 -Nước trà (để bên hữu ấy là Âm).
Số 9- Nước trắng (để bên tả ấy là Dương)
Dương là Trời, Âm là Đất.

Nước trắng: Để bên tả, tượng trưng nước Dương.
Nước Dương là nguồn nước trên Trời mưa xuống, là sự sống của Đức Chí-Tôn ban cho, để nuôi sống muôn loài vạn vật. Nguồn sống nầy có một giới hạn, có khi thiếu hụt, lắm lúc lại tràn đầy, vì đến mùa trời mới mưa. Có năm, trong giữa mùa mưa lại nắng hạn, cỏ cây vì đó phải chết đi một phần, cuộc sống của con người bị đe dọa. Có những người làm lễ cầu mưa: “Lạy Trời mưa xuống. Lấy nước tôi uống. Lấy ruộng tôi cày. Lấy đầy bát cơm. Lấy rơm đun bếp” Có khi, lại mưa tràn ngập, người cũng như vật đều bị chết đuối! Bấy giờ người dân lại cầu xin “Lạy Ông nắng lên, Cho trẻ nó chơi, cho già bắt rận, cho tôi đi cày”.Đó chứng tỏ một niềm tin tưởng nơi Phật Trời, thuận tùng thiên lý. Có câu “Thuận Thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong” là vậy. Nghĩa là người biết làm theo ý trời thì còn, trái lại chống trời thì bị muôn vàn tai họa. Nhân-loại muốn hết tai ương hoạn-họa thì duy chỉ có một điều là biết kỉnh Phật thờ Trời mà thôi. Xưa mỗi lần hạn hán mất mùa hay thiên tai lũ lụt thì nhà vua phải ăn chay, nằm đất, lập Đàn cầu khẩn như một hình thức sám hối, biết tạ tội cùng đấng Phật Trời, chứng tỏ rằng “Tội qui ư trưởng”. Bấy nhiêu đó cũng đủ cho dân chúng noi theo và biết thờ Trời kỉnh Phật, nhờ vậy mà nước nhà thịnh trị, đạo pháp được phát huy. Nay thì thiên tai dồn dập, mất mùa đói kém, chết chóc liên miên, tòan cầu đang chịu dịch bệnh hoành hành, xô xát nhau chết chóc thê lương, nguồn nước bị ô nhiễm nặng mang mầm bịnh cho nhân sinh. Thử hỏi thế giới văn minh ở phương diện nào ? Hạnh phúc chỗ nào? Xem thử ?

Nói về: Nước Dương thật là thanh bạch, nên chén nước trắng để bên tả gọi là Dương. (1)

Nước Dương đây là nước không có nấu, dù nước mưa hay nước giếng chỉ lọc sạch để dâng cúng mà thôi.

Trong các  thứ nước  chỉ có  nước  giếng là đầy đủ tính Dương, nghĩa là không bị ảnh hưởng bởi những chất hòa tan, như rác rến, cặn bã hôi thúi. Đức Chí Tôn mở Đạo nơi đất Tây-Ninh này rất thích hợp đất đai cũng là hạnh phúc cho nhân sanh buổi này:Vì chỉ dùng nước giếng thôi. 

Nước âm là nước Trà:  Để bên hữu, ấy là Âm.
Nếu nói nước Dương là nước mưa từ trên trời thì Nước Âm là nguồn nước ở trong lòng đất và biển cả, sông ngòi, rạch suối. Nguồn sống của đất do Phật Mẫu ban cho, một nguồn sống triền miên vô tận. Người ở miền đất cao, thì đào đất sâu xuống làm giếng lấy nước uống

Người ở đất thấp đồng bằng, thì dùng nước biển, sông, suối, rạch, ngòi, dầu mùa mưa hay nắng hạn, người và vật cũng nhờ đó mà sống, nên chén nước trà để bên hữu gọi là Âm: Nước nấu chín để trà vào gọi là nước trà.

Chén nước  trà  còn  tượng  trưng  cho Thần,  tức là Linh hồn. Khi cúng rót nước đủ tám phân, tượng trưng cho “Bát hồn vận chuyển” do Đức Diêu Trì Kim Mẫu dùng Âm quang biến tạo Chơn thần.

Tám phân của chén nước Dương là tượng cho Bát Quái của Đấng Chí-Tôn.
Người tu phải coi theo đó mà hành Bát Chánh Đạo Hiểu lẽ của Âm Dương trời đất là Hòa thì người tu cũng lấy sự hòa làm chánh yếu, chứ không vì các con số bí-pháp trên lầm hiểu, mà nhiều khi làm mất hòa trong lẽ Đạo. Đạo là hòa, là sự sống. Đây là con số biểu tượng chứ không nhứt thiết phải đo cho thật chính xác.

Bởi thế, con người đặt nặng tình cảm đối với Đất hơn Trời. Hầu hết trẻ con mới sanh ra, người ta lại đem nhao rún chôn xuống đất, nên sự sống và tình cảm của người dính liền với đất. Vì thế nên người do tình cảm Thiêng Liêng ấy mà không nỡ rời quê hương là nơi “chôn nhao cắt rún” của mình mà đi nơi khác. Cũng như người đến trong cõi trần-ai này nhưng lúc nào cũng nhớ về cõi xa-xăm kia mà luôn hướng đến việc tu-hành, tức nhiên sự tu-hành là tìm về căn cội. Thường nói người có căn tu mới đắc thành là như thế.

Đức Chí Tôn có nói:
 “Kẻ phàm dầu ly hương thuở ấu xuân đi nữa, lòng hằng hoài vọng. Chí Thánh dầu bị đọa trần, lòng hỡi còn nhớ hoài nơi Tiên cảnh”.

Phật-Mẫu đến độ con cái của Ngài:
Qua Tam Kỳ Phổ Độ này, Đức Chí Tôn giao cho Đức Phật Mẫu đến độ dẫn các Chơn linh để trở về ngôi vị, cũng như các con theo Mẹ để về với Cha, rồi Cha sẽ ân thưởng cho các con. Đó là hình ảnh đứa trẻ sơ sinh, nó chỉ nhờ bú hai giọt sữa của Bà Mẹ mà được sống mạnh khỏe hồng hào. Vì đó, mà trẻ con thương mẹ hơn cha, nên đứa bé ít theo cha hơn là theo mẹ. Nếu có theo cha là trường hợp ít có. Bởi nhỏ thường gần gũi Mẹ để được bú mớm nâng niu.

Thánh Giáo Đức Phật Mẫu dạy:
Chưa ai vào đến cõi trần nầy,
Chẳng thọ lấy Chơn Thần tay Thiếp.
Sanh dưỡng đã biết bao nhiêu căn kiếp,
Rồi dắt dìu cho hiệp với Cha.

Bằng cớ là hiện giờ, ai biết lo tu hành lập công bồi đức thì Đức Chí Tôn phong cho tước phẩm ngôi vị quí báu Thế nên cúng hai chén nước Âm Dương, tức là cầu nguyện cho Âm Dương hòa hiệp, hai nguồn sống được tương đồng, chúng sanh thọ hưởng sự sống trong yên lành hạnh phúc. Vật chất tinh thần được điều hoà.

* Khi dâng Trà là dâng hiến cả Chơn Thần cho Đức Chí Tôn tùy phương sử dụng và xin Đức Chí Tôn ban ân lành cho Chơn Thần được tráng kiện.

Khi Cúng xong, chúng ta đặt trọn sự tín ngưỡng nơi quyền năng Thiêng Liêng tuyệt đối, thì thỉnh hai chén nước Âm Dương hòa chung mà cầu nguyện, thì nước ấy sẽ là Cam-Lồ-Thủy dùng cho người có bịnh uống sẽ mạnh lành, vì người ấy được hưởng một lượt với hai nguồn sống mãnh liệt là Âm Dương hiệp nhứt.

Theo ý của Thánh Huấn số 1-NCPS/TH ngày 19 tháng 5 năm Canh Tuất (Dl 22/6/1970) của Hội Thánh Cửu Trùng Đài dạy: Chén nước trắng không được nấu, nếu nấu sôi thì chết chất Dương, tuyệt cơ sanh hóa..

*Ý-nghĩa ba ly rượu:
Số 6-7-8 là Ba ly rượu: Ba ly rượu tượng-trưng cho Khí, tức là Hư-Vô Chi-Khí, do Đức Diêu Trì Kim Mẫu Chưởng Quản.

Khí là cái Phách hay trí-não của con người chúng ta, cũng là Chánh-khí trong người.
Ba ly rượu là tượng-trưng cho ba cõi: Hạ-giới, Trung-giới, Thượng-giới. Ba cõi này dành cho các phẩm từ quỉ-nhơn, phàm-nhơn và Thần, Thánh, Tiên, Phật. Khi cúng rót rượu ba phân tượng-trưng cho ba bậc tu-hành: Hạ-thừa, Trung-thừa, Thượng-thừa hay là ba bậc quỉ nhân, hóa-nhân và Nguyên-nhân. Ngày nay Cơ Đại Ân Xá của Đức Chí-Tôn cho về cùng một lượt.

Kinh Phật-Mẫu có câu:
“Trùng huờn phục vị Thiên môn,
“Nguơn linh, Hóa chủng, Quỉ hồn nhứt thăng”

Khí là trí não đứng trung-gian đặng liên-hiệp với Tinh và Thần, họp lại mới đủ Tam-Bửu. Nên khi dâng Tam-Bửu thì chén nước Trà để bên hữu (Tinh), chính giữa là ba ly rượu (Khí) Bên tả là nước trắng (Thần), nên gọi là Tinh-  Khí- Thần hiệp nhứt.

Thế nên buổi đầu tiên ba vị Tiên-Nương chính thức đến dạy Đạo cho các vị: Cư, Tắc, Sang là Lục Nương, Thất Nương và Bát Nương chính là các con số: 6, 7, 8 cũng đồng nghĩa là chữ Khí tượng cho ba ly rượu ấy. Nhưng Thất Nương đến trước tiên là số giữa trong ba con số, cũng là dụng chữ Chánh và Trung đó vậy.

Thể pháp của Đạo Cao-Đài đã đủ cả Tam ngôi:
Về mặt Tôn-giáo:
“Là một cơ cấu hữu-vi thì cũng không ngoài luật ấy, nên trước tiên cần có đủ chủ hướng là Tinh-Thần ấy là Tín-ngưỡng, chủ Tinh-Thần  là linh hồn của Đạo-giáo, mà linh hồn của Đạo Cao-Đài là Đức Chí-Tôn chủ về cực Dương .

Một Tôn-giáo muốn sống bền vững và phát triển tốt đẹp thì Tôn giáo ấy có đủ Tam-bửu: TINH- KHÍ- THẦN.
- Về THẦN: thì khi lập Đạo Cao-Đài, Thần đã sẵn có do Đức Chí-Tôn làm chủ linh hồn của Đạo-giáo.
-Về KHÍ thì buổi phôi thai chưa mấy tựu thành nên Đức Chí-Tôn mượn hình thể Diêu-Trì-Cung làm  Khí.
- Về TINH là hình thể của Đạo Cao-Đài tức là ba chi PHÁP- ĐẠO- THẾ tượng trưng là: Hộ-Pháp, Thượng Phẩm, Thượng-Sanh.
Tức nhiên Đức Chí-Tôn đã cho hiệp Tam bửu.

* Lư Hương  và ý-nghĩa 5 cây hương:
Số 11 là Lư Hương: Lư hương tượng trưng Càn Khôn vũ-trụ và sự sanh biến vô cùng, tức là Tứ Tượng biến Bát-Quái, Bát-Quái biến-hoá vô-cùng mới tạo ra Càn Khôn thế giái.

Ý-nghĩa 5 cây hương: Kinh Nhựt Tụng có dạy:
 “Khi cúng Thầy phải đốt cho đủ 5 cây hương, cắm hàng trong ba cây gọi là: Án Tam Tài; thêm hàng ngoài hai cây nữa gọi là Tượng Ngũ Khí”.

Đức Hộ-Pháp giải:
 “Năm cây hương tượng Ngũ khí mà biến thành Ngũ hành vận chuyển cả càn khôn thế-giới tức là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
 “Mỗi chất đều có mỗi sắc, mỗi sắc đều có mỗi khí, mùi vị và sanh quang của nó chúng ta không thể hưởng được, nghe được, nên khi làm lễ  đốt đủ năm cây nhang là đúng theo phép tín-ngưỡng là qui pháp lại, mọi vật trong Ngũ khí dâng lễ cho Chí-Tôn chỉ có Người vui hưởng qui pháp ấy mà thôi, cắt nghĩa rõ-rệt là NGŨ KHÍ đó vậy.

“Đúng hơn nữa là trong Bát hồn vận-chuyển được phải nhờ đến Ngũ-khí cùng một ý-nghĩa “vạn vật đồng thinh niệm Chí-Tôn”.

* Cách cắm hương:
Khi đốt năm cây hương, xá ba xá, chúng ta phải:
- Cắm cây thứ nhứt ngay giữa bình hương, tượng trưng cho Ngôi Thiên là Phật.
- Cắm cây thứ nhì vào bên trái của chúng ta, tượng trưng cho Ngôi Địa hay là Pháp.
- Cắm cây thứ ba về bên phải của chúng ta, tượng trưng cho Ngôi Nhơn hay là Tăng.
- Trở lại cắm cây thứ tư bên trái chúng ta gọi là Âm.
- Cắm cây thứ năm trở về bên phải của chúng ta gọi là Dương; ấy là Âm Dương nhị Khí, hiệp với ba cây hàng trong ứng với Tam Tài mới gọi chung là tượng Ngũ Khí.

Bây giờ phân ra Ngũ Khí, chúng ta sẽ thấy:
Ba cây hàng trong:
- Cây ở giữa thuộc về Hỏa khí, tượng là Trời (Thiên).
- Cây ở bên trái ta thuộc về Thổ khí, tượng là Đất (Địa).
- Cây bên phải  thuộc về Kim khí, tượng về Người (Nhơn)

Hai cây hàng ngoài:
- Cây ở bìa bên trái ta thuộc về Thủy khí, tức là Âm.
- Cây ở bìa bên phải ta thuộc về Mộc khí, là Dương.

Sở dĩ người tu hành phải thắp hương nơi tôn nghiêm là tạo sự dịu dàng, thơm-tho; gây một sự cảm ứng với các Đấng huyền linh, là Đạo; mà trước nhất người phải định cái tâm là chỗ đứng của mình, con số 5 là con số chỉ cái tâm đó vậy.

Người không làm lệch lẽ yêu-ái của trời đất đó là biết đến mệnh, cho nên hai chữ số mệnh đi liền nhau.
Cắm hương hai hàng thẳng nhau 
hay đặt xen kẽ?

Nếu bình hương vuông tượng đất (Âm) thì nhang cắm xen kẽ, xem như tạo thành vòng tròn ấy là Dương. Nếu bình hương tròn tượng Dương thì cắm hương trong theo hình vuông tượng Âm. Ấy là Âm Dương hoà hiệp.

* Ý-nghĩa Hai cây đèn:
10 và 12 Hai cây đèn: Gọi là Lưỡng Nghi Quang, tượng trưng cho Nhựt Nguyệt, Âm Dương soi sáng khắp cả Càn Khôn Vũ Trụ, tức là Thái Cực sanh Lưỡng Nghi.

Hai cây đèn này cùng hiệp với Thái-Cực-đăng ở trên sẽ đủ vào con số 3 là chỉ một sự tròn đầy viên mãn. Tức là tạo nên một tam giác đều. Ý-nghĩa một mà ba, mà ba cũng là một vậy. Bởi đây là thời-kỳ cùng cuối của một chu-kỳ. Tất cả đều được an bày do quyền năng của Đấng Chí-Tôn, đó là Mệnh. Người nhìn vào các con Số đã sắp đặt để hiểu. Nên được gọi là Số mệnh.

4 - Thiên bàn thờ Chí-Tôn hiện đã sửa sai pháp:
Thầy đã dạy trên Thiên bàn thờ Chí-Tôn hình chữ CHỦ tức là gồm 12 món cúng phẩm, đặt thành 3 hàng ngang tạo thành hình quẻ Càn Càn vi thiên (Càn là trời) tức là chỉ ngôi Thượng Đế Thái-cực Thánh-Hoàng vi chủ.

Ngày nay cũng đặt 12 món cúng phẩm ấy nhưng sửa lại để bông và trái xuống cấp dưới, nghĩa là làm mất đi một đường ngang, bấy giờ còn lại là hình chữ THỔ (thổ là đất) thì trở thành quẻ Khôn khôn vi địa (địa là đất) là thời Âm. Âm thạnh tất Dương suy. Đạo bị bế là vậy. Bởi hằng ngày Ta chỉ lạy vào chữ “Thổ” mà thôi.

Nhìn lên Thiên bàn, một lỗi-lầm như trên ta thấy ra rất nhỏ, hầu như không một ai chú-ý, nhưng chiều sâu rộng thật tai hại vô cùng, Đạo bị thất pháp là do đó. Người tu không thành do đó. Người bảo thủ Chơn-truyền cũng phải biết phân biệt bấy nhiêu đó.

Thầy dạy:
 “Thiên Địa hữu Âm Dương, Dương thạnh tắc sanh, Âm thạnh tắc tử. Cả Càn khôn thế giới nhờ Dương thạnh mới bền vững, cả chúng sanh sống bởi Dương quang, ngày nào mà Dương-quang đã tuyệt, Âm-khí lẫy lừng, ấy là ngày Càn Khôn thế giới sẽ chịu trong hắc ám, mà bị tiêu diệt…” (Pháp Chánh-truyền Nữ phái)

5 - Thất pháp như thế nào?
Điều này Thầy có nói với Hộ-Pháp khi Ngài giao quyền cho Hộ-Pháp xuống thế mở Đạo.
Nhắc lại lời Đức Hộ-Pháp có thuật lại rằng:
 “Bần-Đạo vâng lịnh Đức Chí Tôn xuống thế mở Đạo, thì Đức Chí-Tôn mới hỏi rằng:
- Con phục lịnh xuống thế mở Đạo, con mở Bí-pháp trước hay là mở Thể-pháp trước?
Bần-Đạo trả lời: - Xin mở Bí-pháp trước.

- Chí-Tôn nói:
- Nếu con mở Bí-pháp trước thì phải khổ đa!
Đang lúc đời cạnh-tranh tàn bạo, nếu mở Bí pháp trước, cả sự bí-mật huyền-vi của Đạo, Đời thấy rõ xúm nhau tranh giành phá hoại thì mối Đạo phải ra thế nào?

Vì thế nên mở Thể-pháp trước, dầu cho đời quá dữ có tranh-giành  phá hoại cơ thể hữu-vi hữu-hủy đi nữa thì cũng vô hại, xin miễn mặt Bí pháp còn là Đạo còn.

* Bí-pháp là Hiệp-Thiên-Đài giữ.
*Thể-pháp là Cửu-trùng-Đài mở-mang bành trướng.

Ấy  vậy  người Tín hữu  Cao-Đài  phải  nắm  vững Thể-pháp của Đại-Đạo để rõ thông về mặt Bí-pháp. Dầu cho mặt Thể-pháp có cải đổi đi nữa nhưng người Tín hữu đã hiểu thông rồi cũng vô hại. Nhắc lại lời Thầy đã nói “dầu cho đời quá dữ có tranh-giành phá hoại cơ thể hữu vi hữu-hủy đi nữa thì cũng vô hại, xin miễn mặt Bí pháp còn là Đạo còn.”

Như vậy trách nhiệm của người Tín-hữu Cao-Đài là phải rõ thông Thể pháp của Đạo mới mong am tường Bí Pháp của thời Tam-Kỳ Phổ-Độ này.

6 - Xá chữ KHÍ:
Tại sao khi cúng xong rồi phải quay ra ngoài Xá chữ Khí? Khí là gì?
- Khí là sự sống, đây là viết đủ nét. Bên trái có bộ mễ   Mễ là gạo. Tức nhiên người dùng gạo (hay các thứ ngũ cốc) mà nấu lên cho bốc hơi, dùng vật dụng hứng lấy chất hơi ấy, nó sẽ ngưng đọng lại mà thành một thứ rượu. Rượu là do Khí bốc hơi mà thành. Vì vậy Lễ cúng có Rượu tượng cho KHÍ.

1/ -Tại sao Đạo Cao-Đài thờ CHỮ KHÍ?
Chữ Khí ở sau ngai Hộ-Pháp (Hiệp-Thiên-Đài Đền Thánh Tòa-Thánh Tây-Ninh). Riêng nơi các Thánh Thất thì chữ KHÍ  thờ nơi bàn Hộ-Pháp đều có chung một ý-nghĩa là KHÍ SANH QUANG của Càn khôn vũ-trụ, vạn vật nhờ Khí sanh quang hiện tượng ra mặt thế để bảo tồn cơ sanh hóa hay tấn hóa của toàn thể vạn loại là hữu sanh.

“Từ buổi trời đất biến sanh đã có cái khối Nhơn linh ấy là Cha của chơn linh, Cha của nhất điểm linh quang. Làm sao chúng ta hiểu linh quang ấy?

Vì ta xét từ trước: Đức Chí-Tôn dùng cái thanh khí ấy mà tạo ra loài người với đất, do thanh khí ấy mà biến thành vạn-vật. Loài người đến nay nhờ tiến hóa mà khôn ngoan cũng như vạn-vật, nhờ tấn hóa mà cũng được toàn năng, toàn tri vậy.

Các nhà triết học luận bàn đã nhiều, nhưng xét ra cũng không ai hiểu rõ nguyên-căn ấy.

Phật-giáo nói cái khối linh ấy phân tánh của mình ban bố ra cả vạn-vật, khối linh ấy trước khi phân tánh gọi là BRAHMA là Phật, đến khi phân tánh rồi thì Đấng thứ nhì là CIVA chủ về Pháp, Đức chí-linh cầm quyền-năng biến chuyển chứ không cầm quyền năng tạo đoan.
PHÁP vận hành mà sanh ra Khí, nên ta thấy mênh mông trước mắt ta là Khí.

Vậy Khí là gì?
Khí là khối sanh quang vạn-vật nhờ thở khí ấy mà sống, cho nên chữ KHÍ là sự sống của vạn-vật, do KHÍ là PHÁP biến tướng ra vạn-vật. Thế nên Đấng thứ nhì Chưởng quản cái sanh khí ấy thường gọi là “2è Logos” thuộc Âm cũng là Phật-Mẫu Chưởng quản cả cơ-quan tạo đoan này vậy.

Như chúng ta thấy cơ-quan sanh-hóa vạn-vật và loài người là do Âm Dương phối hợp mà biến tướng.
Phật chiết tánh biến ra Pháp là ngôi thứ nhì thuộc Âm là Phật-Mẫu, nhưng chúng ta không biết cái Bí-mật ấy là khi Âm Dương phối hợp biến hình, mà Phật-Mẫu dùng gì để tạo nên cơ-quan hữu vi này. Vì bởi Phật-Mẫu dùng khối sanh quang ấy có năng lực vận hành trong không khí, chúng ta không thể thấy được. Khí biến ra hữu tướng là: Nước, Lửa, Gió. Rồi nước, lửa, gió vận hành ra vạn-vật, đi từ Hỗn-Nguơn-Khí, Hư-vô-khí đến Huyền-ảnh-khí rồi mới biến ra vạn-vật, tức là Huyền-Ảnh-khí biến ra Nhơn hình vậy.

KHÍ    khoa-học  gọi là   Nguyên-tử-khí (Atome).
Nguyên-tử-khí có năng-lực vô biên mà loài người đã đoạt được để dùng, chứ không biết nguyên căn và nguyên tánh của nó đã đi đến mức nào. Kể từ ngày loài người tìm được nguyên-tử-chất và dùng được cái nguyên-tử-khí ấy là cái khí sanh của vũ-trụ mà họ có biết đâu một ngày kia phàm thế sẽ nương nhờ nguyên-tử-khí ấy mà Qui nguyên Thánh Thể.

Thử hỏi Đức Chí-Tôn cho nhơn-loại đoạt nguyên tử-khí ấy để làm chi? Chúng ta cũng nên tìm hiểu cái huyền-vi bí-mật ấy mà dù cho Đạo nào cũng vẫn còn đương mơ tưởng để kiếm hiểu. Ngày hôm nay nguyên-tử khí dùng để giết người thì biết đâu sau này nó sẽ là phương cứu tử huờn sanh cho người và nó sẽ đem loài người đến địa vị trường sanh bất tử. (TĐ I/ 45-46)

Bởi nguyên-tử-khí là căn nguyên sự sống của vạn loại, nếu nó đã làm chết người được thì nó cũng sẽ làm sống được. Cái Khí ấy sanh trước hết là Nước, lửa, gió vận hành tạo ra hữu hình là vạn-vật. Vì cớ mà con người đối với vũ-trụ hình ảnh thế nào thì tạo đoan cũng thế ấy, nên mới lấy Càn khôn làm Đại Thiên Địa, còn con người là Tiểu Thiên Địa. Mạng sanh của con người đồng thể cùng Càn khôn tức là sự sống phải tương liên với Chí-Tôn mà Chí-Tôn lại cầm quyên năng vô đối.

2/ - Tại sao phải Xá chữ khí?
Người Tín hữu khi làm Lễ Đức Chí-Tôn xong liền quay ra phía sau bàn Hộ-Pháp Xá chữ KHÍ, nghĩa là gì?

Đức Hộ-Pháp giải như sau:
 “Cái Xá ấy chẳng phải làm Lễ trọng Chức-sắc Hiệp Thiên-Đài từ lớn đến nhỏ, mà là Xá chữ Khí.
Chữ KHÍ là nguồn cội của pháp đã biến sanh vạn vật. Phật là trước, tới Pháp là thứ, kế Tăng là tiếp theo. Cái Xá ấy là kính Đệ Tam qui. Trong Pháp ấy xuất hiện Phật-Mẫu kế tới Vạn-linh. Vì cớ cho nên Diêu-Trì-Cung và Hiệp-Thiên-Đài có tình mật thiết cùng nhau về mặt căn cội Pháp để vận hành nguơn Khí tạo Vạn linh thì vị Hộ pháp do Di-Đà xuất hiện, rồi kế vị Hộ-Pháp và kế tiếp Long Thần Hộ-Pháp cùng toàn bộ Pháp-giới đương điều khiển Càn Khôn vũ trụ cũng đều do nơi CHỮ KHÍ mà sanh sanh hóa hóa.

Chào CHỮ KHÍ tức là chào cả Tam qui thường bộ pháp giới tức là chào mạng sanh của chúng ta, chớ chẳng phải chào HỘ-PHÁP Thập Nhị Thời quân, Thập nhị Địa chi đã xuất hiện mà đang thi-hành sứ mạng nơi Hiệp Thiên-Đài, mà chào toàn thể Vạn linh đã sanh hóa từ tạo thiên lập địa”.

3/ - Ý nghĩa của Khí:
 “Theo Kinh Dịch, Khí là nguyên-ủy của vạn-vật hữu hình, khí này đã bao trùm vũ-trụ từ lúc còn trong trạng thái đầu tiên, tức là chưa có sự động, tĩnh. Nhỏ nhất không nơi nào, vật nào mà không có nó ở bên trong gọi là Tiểu nhất.

Để mô tả cái Khí bao trùm vũ-trụ là cái khí đầu tiên tức là Nguyên khí, từ đó sinh ra vạn-vật và con người ấy là  chí đại. Đến như chí tiểu thì trong mỗi vật dù là chỗ nhỏ đến đâu, nó cũng chỉ là một dạng khí-hóa, khí này gọi là Vô cực. Nó là cái làm cho “Vật là vật” “người là người”. Từ đó người xưa đánh giá cấp bậc khí-hóa ở mỗi vật hay mỗi người.

Khí ở trên trời đến lúc sẽ thanh tịnh, quang minh, dầu rằng cái minh đức vẫn luôn luôn ẩn tàng, nhưng lúc nào cũng đi mạnh mà không ngừng nghỉ.

Ôi! Thiên khí giáng xuống, địa khí thăng lên tạo thành quẻ Địa Thiên Tháitức là một sự hanh thông.

Sự vận hành và dụng sự của nó không bao giờ ngơi nghỉ cho nên không cần đợi đến lúc hạ xuống mới có. Ở đây người xưa muốn nói rằng: Thiên-khí phân bố ở khắp nơi, hóa sinh vạn-vật, nhưng cái thể và cái vị của nó vẫn tôn quí cao thượng vậy”.

Về quyền năng thì:
 “Đức Chí-Tôn là Đấng tự hữu, hằng hữu mà tự thử tới giờ bất kỳ một Đấng Thiêng-liêng nào cũng không hiểu rõ nguyên-căn của Đức Chí-Tôn, chỉ biết cái quyền-năng vô đối của Người mà thôi. Ngày giờ này:
 “Đức Phật-Mẫu ban sơ đến Hiệp Thiên-Đài làm MẸ của chữ Khí tức là Khí sanh vạn-vật. Lấy nguơn pháp trong chữ Khí biến thành Càn Khôn vũ trụ, nên Phật Mẫu trước đến Hiệp-Thiên-Đài thuộc Pháp, tức là tòa ngự của Người, rồi sau mới lập Cửu-Trùng-Đài” (TĐ I/61)                            

CÂU 4: TÂN LUẬT VÀ PHÁP CHÁNH TRUYỀN

Khi Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ thành hình thì Đức Chí-Tôn cho lập ngay Pháp-Chánh-Truyền và Tân-Luật, gọi chung là Pháp-Luật Đại-Đạo hay là Tân Pháp Cao-Đài để làm giềng mối, làm trật tự điều hòa.

Vì một nền Đại-Đạo mới khai sáng như Đạo Cao Đài thì việc ổn-định trước nhất là PHÁP và LUẬT. Thế nên ngày Khai Đạo là (rằm) 15-10 năm Bính-Dần (dl 19-11-1926) thì Đức Chí Tôn ban ngay cho Pháp-Chánh Truyền và dạy họp Hội Thánh lập thành Tân-Luật. 

Bởi Đức Thượng-Đế ban cho con người là “Tượng mảnh thân giống cả Càn khôn”. Như thế thì Trời có đức cứng mạnh, sáng-suốt, ban cho người sẵn có “Nửa người, nửa Phật nơi mình anh nhi” rồi. Thế nên con người lúc nào cũng muốn tiến, muốn “làm trời” lắm! Nhưng bị cái phàm thân nhục thể cũng như cõi đời này đã đè nặng, dù muốn tiến mà không tiến được, toan làm càng thì bị vướng mắc đụng phải lưới trời: Ở cõi vô-vi là Thiên-điều, ở nơi thế là luật-pháp; hậu quả nơi thế gian này là tù, là tội, về thiêng-liêng thì bị đoạ bị đày. Phải chịu luân-hồi quả kiếp của Luật Thiên-Điều. Con người sống trong luật định của trời đất không thể thoát ra ngoài vòng của luật trời, phép nước được:
 “Dầu qua dương pháp luật hình Diêm vương”.

Muốn có sự tự do tuyệt-đối thì tuyệt-đối mỗi người đừng phạm đến tự-do của người khác; nghĩa là phải biết tôn trọng cái sống của nhau, cái nhân-vị, nhân-quyền ấy. Chẳng những giữa người và người mà đến muôn vật cũng phải tôn trọng nữa. Muốn bảo-đảm quyền sống của người, của vạn-vật một cách công bằng thì cần phải có LUẬT, có PHÁP do ở đạo đức mà ra.

 Khi nào gọi là Luật - pháp?
 Khi nào gọi là pháp - Luật?

Hiện tại có hai xu-hướng về học-thuyết:
- Theo học-thuyết Đời tức là xu-hướng theo cái SỐNG.
- Theo học-thuyết Đạo tức là xu-hướng theo cái LINH.

Cả hai tinh-thần đều không có lầm-lạc, nhứt là đàng nào cũng có nguyên-lý của nấy:
 - Xu-hướng theo cơ-quan Đời có  Bí-pháp và Thể pháp
- Xu-hướng theo cơ-quan Đạo có Bí-pháp và Thể-pháp
 “Về phần Đạo, thì trí thức tinh-thần nhơn-lọai nhìn nơi vô biên biết càn-khôn vũ-trụ tức là cơ tạo-đoan nó định luật cho khối người thành ra  Pháp chủ Luật,  tức là

Pháp có trước, Luật có sau, nên gọi là Pháp-Luật.
Về cơ-quan Đời, tức là cơ-quan xu-hướng theo cái sống, định Luật được rồi mới tìm-tàng giải-pháp đặng thi hành Luật, định pháp-hình để bảo-vệ luật; thành ra Luật trước pháp sau, gọi là Luật-Pháp.

Hai lý dường như tương-phản nhau, nhưng bấy giờ nhu cầu của nhân-loại là thiết-yếu, muốn dung-hoà phải có một nền Đạo có kỷ-cương làm giềng mối mới có thể “Xây cơ chuyển thế bảo-tồn vạn-linh” được.

Do vậy mà “Đến đêm 14 rạng ngày 15 tháng 10 Bính Dần, nhằm ngày 19-11-1926, Ðức Chí-Tôn dạy thiết Ðại Lễ Khai Ðạo chánh thức tại Từ-Lâm-Tự tỉnh Tây Ninh, đồng thời Ðức Chí-Tôn lập Pháp-Chánh-Truyền phong vị cho Chức-Sắc Hiệp-Thiên-Ðài, Cửu-Trùng-Ðài Nam Nữ và Ðức Chí-Tôn dạy nhóm Hội-Thánh lập Luật. Vậy sau ba tháng Ðại Hội, Ðạo đã có Pháp, có Luật thì nghiễm-nhiên Ðạo trở thành một nền Tôn-Giáo danh gọi là Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ.

“ĐẠI-ĐẠO  TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ  do  Đức  Cao-Đài

Thượng-Đế dùng Huyền-diệu Cơ bút  khai  sáng tại nước Việt Nam từ năm Bính-Dần (1926) đến nay đã 30 năm, độ dân được một số thiện-nam tín-nữ hơn hai triệu người, Tổ Đình thờ Đức Chí-Tôn và Điện thờ Đức Phật-Mẫu lập thành tại Thánh-địa Tây-Ninh. Hội-Thánh hành-đạo dưới quyền Đức Tiên-Trưởng Lý Thái-Bạch kiêm Giáo-Tông về mặt vô-vi, còn về mặt hữu-vi thì dưới quyền Đức Quyền Giáo-Tông Thượng Trung-Nhựt nay đã qui thiên. Hiện giờ Đức Hộ-Pháp chấp chưởng quyền tối cao trong cửa Đạo cho tới ngày có Giáo Tông hữu-hình chánh-vị”
 (Bảo-Thế đọc Diễn văn  tại Tokyo, Nhựt  năm 1956)
 “Nếu hỏi Đạo mà còn phải có PHÁP có LUẬT để làm gì?
- Thầy vì sợ phàm tâm tục tánh, lập Luật Pháp rất nghiêm đặng đủ quyền-hành buộc cả Hội-Thánh, nghĩa là thân thể Thiêng-liêng hiệp hoà làm một:
-  LUẬT  thì có TÂN-LUẬT.
-  PHÁP thì có PHÁP-CHÁNH-TRUYỀN.
-  QUYỀN thì có TOÀ TAM-GIÁO.

Ấy là  cái còi, cây gậy, hàng rào ThiêngLiêng đặng lùa cả các chuồng chiên của Thầy hiệp một” (PCT)

Xem thế thì Pháp Chánh Truyền do Đức Thượng Đế  giáng Cơ ban cho, xem như là cơ Dương; còn Tân Luật là do Hội-Thánh hội nhau lập nên đó là cơ Âm. Vì vậy mà Tân Luật sẽ thay đổi tuỳ theo trình độ tiến hoá của nhơn sanh, còn Pháp Chánh Truyền thì bất di bất dịch.

1 - Tân luật là gì ?
Giải-nghĩa: Tân là mới. Luật là cái đồ ngày xưa dùng để thẩm xét thanh-âm, nói rộng ra là những phép khuôn đã đặt định để làm chuẩn, cứ do theo đó mà thực hiện, không làm sai trái, ví như pháp-luật là những qui-tắc, hành-vi để cho nhơn-sanh tùy theo tập-quán của dân-tộc mà  thi-hành,  mục-đích  để  giữ  vững  trật-tự an-ninh cho cuộc sống.

Gọi là TÂN-LUẬT để phân biệt với Cựu-Luật. Chữ Tân là mới, ý-nghĩa ở đây rất linh-động, thể hiện tinh-thần của Tiên-Nho “Nhựt tân, nhựt nhựt tân, hựu nhựt tân” (ngày mới, ngày ngày mới, mỗi ngày mỗi mới) Có như vậy mới phù-hợp với trào-lưu tiến-hóa của nhơn-sanh. Có nghĩa là Tân-Luật của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ ngày nay sẽ được thay đổi theo từng thời-gian cho hợp theo dân-trí chớ không phải cứng ngắt, bất di bất dịch.

Sự thành hình bộ TÂN-LUẬT được Đức Chí-Tôn hướng dẫn từng giai-đoạn, diễn tiến theo từng thời-gian ngay trong buổi đầu, nghĩa là lúc mới khai Đại-Đạo.

2 - Ý nghĩa TÂN-LUẬT      
Đã nói rằng Ngọc-Hư-Cung bác Luật, Lôi-Âm-tự phá cổ” tức là không tùng Cựu-Luật, mà hễ không tùng Cựu-Luật tất nhiên phải tùng TÂN-LUẬT.

Buổi Tam-kỳ Phổ-Độ Đức Chí-Tôn dùng huyền diệu Cơ Bút giáng trần dạy Đạo xưng mình là THẦY, kêu chúng-sanh là Môn-đệ, chính mình Thầy đến để độ rỗi con cái của Thầy. Thầy không giao Chánh-giáo cho tay phàm, vì phàm-gian hữu hình hữu hoại, lần lần canh-cải chánh giáo ra phàm-giáo.

Giáo-điều  của các  Tôn-giáo xưa phát-xuất  nhằm nguơn hội Nhị Kỳ Phổ-Độ tuy tương-đối cao siêu đặc-sắc, nhưng cũng phải do ảnh-hưởng dân tâm, dân trí địa phương khai Đạo, do các Đấng Giáo-Chủ cũng phải mang hình thể con người của địa-phương để dễ bề truyền Đạo.

Nay là buổi Hạ-nguơn, càn khôn dĩ tận thức, tức nhiên nhân-loại đã thực sự hiểu biết nhau, thông-cảm nhau qua phong-tục, tập-quán, phương-tiện giao-thông, hệ thống truyền thanh, truyền hình các thứ, xem năm Châu chung chợ, bốn biển chung nhà, ấy là nhân-loại đã hiệp đồng. Do vậy mà Đức Chí-Tôn đến lập Tam-Kỳ Phổ-Độ, không lâm phàm với xác thân hình-hài sắc tộc; mà chính Đại Từ-Phụ giáng cơ lập nên mối Đạo Đại-Đồng, vì vậy luật Đạo cũng lập trên căn-bản Đại-Đồng, nghĩa là phải do toàn cả chúng sanh, phát xuất từ các Tôn-giáo cổ truyền tổng hợp thành TÂN-LUẬT. Chí đến việc thờ phượng Đức Chí-Tôn phải dùng THIÊN-NHÃN làm tiêu biểu lương-tâm (La conscience) của cả nhơn-loại để tránh nạn hình cốt (Idolâtrie).

Bí-quyết của Đạo Cao-Đài là luôn luôn có quyền Thiên-Thượng và Thiên-Hạ (Dieu et Humanité) tức là quyền Chí-linh và Vạn-linh hiệp một. Thánh-ý Đức Chí Tôn muốn để con cái của Ngài tự lập LUẬT, tùy theo sức khép mình vào con đường tu-luyện để khỏi than rằng Luật quá mắc-mỏ rồi không đoạt thành phẩm-vị sanh ra chán nản, hoặc viện lẽ rằng quá rẻ mà sanh dạ dễ-duôi.

Bởi cớ nên bộ Luật của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ gọi là TÂN-LUẬT do chư Môn-đệ của Thầy hợp nhau lập thành rồi dâng lên cho Đức Lý Giáo-Tông phê-chuẩn.

Tân Luật sau này có thể tu-chỉnh tùy trình-độ tiến hóa của nhân-sanh từng thế-hệ, nhưng dù được sửa đổi hay bổ-túc cũng phải cầu xin phê-chuẩn như trước.

Cũng bởi lẽ tùy sự tiến-hóa của loài người, sửa đổi Luật cho phù-hợp trình-độ dân trí nên dù trải bao thế-kỷ hậu lai Luật vẫn mang tính cách mới mãi mãi nên gọi là TÂN-LUẬT”.

Đó là về phần Thể-pháp Hành-Chánh-Đạo, nhưng còn Bí-Pháp Thiên-điều Thầy có giải rõ (TNI/78)

“Con ôi! Nếu nói rằng Thầy đã nhiều cực-nhọc từ ngày Khai Đạo đến chừ, Đạo đặng phổ-thông mau chóng dường này thì  đáng  lẽ Thầy  mừng cho  các  con lắm mới

phải…Sao Thầy lại buồn?

“Các con ôi! Các con đã chịu lắm khổ-não nơi biển trần này…Từ mười ngàn năm rồi, đã ở dưới quyền Tà quái áp chế, vì vậy mà Thầy phải phế hết Bach-Ngọc Kinh, Huỳnh Kim-Khuyết, giáng trần độ rỗi các con, chớ chi Thầy đến mà làm giảm sự khổ-não các con chẳng đặng nữa thì thôi, lẽ nào còn lập TÂN-LUẬT ràng buộc các con thêm nữa…Vì cớ mà Thầy buồn…Thầy tỏ thật, cái luật-lệ Thầy khiến các con hiệp chung trí mà lập thành đây, nó có ảnh-hưởng về Tiên phong Phật sắc của các con, nên Thầy buộc mình cam chịu vậy; chẳng luật-lệ là trái phép, mà trái phép thì thế nào vào Bạch Ngọc-Kinh cho đặng”

3 - Lập Tân-Luật là để phân quyền cho
Chức sắc Cửu Trùng Đài:

Ngày 16-10 Bính-Dần (dl 20-11-1926) tại Từ Lâm Tự, Đức Chí-Tôn giáng Cơ dạy Hội-Thánh lập Tân Luật để phân quyền hành cho Chức-Sắc Cửu Trùng Đài có phẩm trật, hầu có Chức Sắc thi hành phận sự thể thiên Hành Chánh Đạo.

Ngoài ra Thầy cũng giáng Bút truyền các Bí-pháp cho Hộ-Pháp. Hội Thánh chơn truyền Tân Pháp đã đạt đặng như: Phép Giải-oan, phép Khai sanh Môn, Kim quang và còn nhiều Bí-pháp khác nữa. Trong các Bí-Pháp có cơ mầu đắc Đạo.

Ấy là cơ vô vi TINH.- KHÍ- THẦN hiệp nhứt: Ngọc là Tinh, Thượng là Khí, Trí là Thần. Nếu cả ba không hiệp thì chẳng hề thành Đạo đặng.
Đó là về phần Thể-pháp Hành-Chánh-Đạo.

Đức Hộ-Pháp thuyết tại Ðền Thánh, đêm 23 tháng 6 năm Mậu Tý (dl. 29-07-1948) Hôm nay Bần-Ðạo giảng về:

4 - Luật pháp và quyền hành điều khiển
Càn Khôn Vũ Trụ

Bài giảng hôm nay cốt nhứt là để cho cả thảy Thánh-Thể Ðức Chí-Tôn được thấu hiểu PHÁP-LUẬT và quyền hành điều-khiển nơi cõi Thiêng-Liêng. Vậy cả Chức Sắc Thiên Phong Nam và Nữ nên để ý cho lắm, phải để ý suy đoán cho nhiều rồi mới nhận thấy thật là ngộ-nghĩnh. Chúng ta thấy Luật-Pháp và quyền hành trị Càn-Khôn Vũ trụ đơn sơ làm sao đâu!

Cả tấn tuồng đời chúng ta ngó thấy họ tạo Luật Pháp và quyền-hành đặng trị xã hội, thật ra rối-rắm quá chừng quá đỗi mà vẫn không thế gì trị an đặng, lại càng làm cho tinh thần thiên hạ thêm khó-khăn khổ-não mà thôi. Còn Luật Pháp quyền hành điều khiển Càn-khôn Võ trụ tức là Ðạo, nên các nền Tôn-giáo nào không tùng theo Luật Pháp và quyền hành ấy đặng trị tâm thiên hạ, thì đó là Tà giáo, là Tả Ðạo, là Bàn Môn, chớ không phải là Chánh giáo.

Chúng ta phải quan sát những điều ấy trong thuyết giáo của Bần-Ðạo hôm nay và Bần-Ðạo sẽ nói rõ.
Vả chăng ta sống đây ta cũng nên cho biết quyền hành và Luật Pháp đã trị an Càn-khôn Võ-trụ như thế nào, rồi ta mới hiểu rằng: Cả Luật Pháp và quyền hành Ðạo giáo cũng đều ở trong khuôn khổ ấy mà ra, không có ngoài nữa đặng. Mà muốn tìm hiểu Luật-Pháp ấy phải tìm đâu mà thấy và biết đặng?

- Phải nơi chủ quyền của cơ thể tạo đoan CànKhôn Võ-trụ, tức là phải tìm Ông chủ quyền Càn-Khôn Võ-trụ ấy; biết đặng Ổng, biết năng lực tánh chất của Ổng, mới hiểu Luật Pháp và quyền hành của Ổng. Ðấng ấy là ai? Là Ðại Từ Phụ chúng ta đây vậy.

Buổi nọ, Bần-Ðạo vấn nạn Ðức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn-Nhơn, Bần-Ðạo hỏi: “Quyền  năng và tâm đức của Ðức Chí-Tôn như thế nào?”

Ngài trả lời trong một câu Pháp-văn, Bần-Ðạo dịch như thế nầy:
 “Luật Thương-yêu, Quyền là Công chánh.
 “Gần thiện lương, xa lánh phàm tâm”.

Hai câu thi có đủ cả ý nghĩa rằng: Chúng ta nên suy đoán coi nguyên căn của nó là gì mà có năng lực dữ tợn, mạnh mẽ như thế ? Quyền lực ấy chúng ta không tìm đâu xa, tìm nội trong châu thân chúng ta thì đủ thấy. Hỏi mảnh thân nầy, xác thịt sanh ra trong kiếp sống, cả cơ quan bí mật đào tạo hình thể của chúng ta do bởi đâu mà có? Có phải do nơi tình ái của đôi đàng phụ-mẫu chúng ta mà sản xuất chăng? Nếu còn nghi ngờ nữa thì ta cứ ngó vạn vật tức Vạn-linh kia, coi hình trạng nó là thế nào?

Chim kết cánh, cây liền cành; rất đỗi là con vật mà cũng có tình ái thay, nên luật thiên nhiên lấy tình ái làm căn bản hóa sanh cả vạn loại. Ðức Chí-Tôn cũng sản xuất trong tình ái mà ra, đi từ tình ái hèn hạ dĩ chí tối cao thượng. Luật ấy duy có một mà thôi. Mặt Luật chúng ta thấy khuôn khổ là vậy, mà quyền năng chúng ta ngó trở lộn lại trong gia đình, coi cha mẹ chúng ta trị gia đình với quyền năng nào, hình luật nào?

Cha mẹ chúng ta chỉ trị chúng ta với một Luật Thương-yêu, còn nếu đủ quyền hơn nữa cho chúng ta cúi đầu vâng chịu phụ mạng, mẫu mạng; thì thêm Công chánh, chúng ta mới cúi đầu vâng chịu. Nên hình ảnh mặt luật thiên nhiên tạo đoan đã có sẵn trong gia đình từ trước, chúng ta không cần tìm kiếm đâu cho xa, chỉ coi trong vạn vật như loài thú, như đối với bầy gà mẹ và con, coi gà trống thương yêu con như thế nào thì đủ hiểu, dễ đoán xét lắm.

Bây giờ hỏi: Trong Càn-Khôn Võ-trụ nầy, nếu nói Vạn linh không hữu tình thì là dối vậy. Chúng ta sanh ở giữa vạn vật ấy, nếu chúng ta Công-chánh thì thấy quả quyết rằng: Cả vạn vật đều hữu tình đối với chúng ta tất cả. Tới sắt đá cỏ cây cũng thế. Cả thảy đều có tình với chúng ta hết, nếu nó không có tình với chúng ta thì chúng ta không thế sống hạnh phúc đặng. Chúng ta không thể chối cải điều ấy. Cái tình nó đối với chúng ta chẳng phải là tình ái, mà là tình liên-quan Càn-Khôn Võ-trụ đè nén nó xuống, buộc phải tuân mạng lệnh, nên không phải là tình ái đặc sắc mà là tình ái của Càn-Khôn Võ-Trụ buộc nó phải tùng.

Chúng ta đã ngó thấy như mặt trời cho chúng ta ánh sáng ban ngày, mặt trăng cho chúng ta ánh sáng ban đêm, cả vạn tượng tinh tú chớp nhoáng trên đầu ta, cả Càn-Khôn Võ Trụ ấy đối với con người có cái tinh thần vững chắc. Nếu ngó lên mà không đủ học thức để thấu đáo cả vạn tượng kia, cũng vẫn thấy nó đối lại với ta mật thiết hữu tình. Mà ít nữa ta phải biết cái tình của nó đối với chúng ta mới thấu-đáo được. Bây giờ hỏi Luật Tình ái Ðức Chí-Tôn để trong lòng mỗi kẻ hữu sanh tại thế này, chúng ta không thế chối, có phải con người mà đã có tình ái, thì lẽ cố nhiên con vật nó cũng có Tình ái như con người, nếu không có Tình ái thì không có sản sanh nối truyền Tông tổ nòi giống đặng; ấy đó là Luật.

Bất cứ ai mà đúng ngày giờ thời buổi của lẽ thiên nhiên thì tự buộc phải tuân theo mặt Luật Tình ái ấy. Bần Ðạo không cần tả, nó cường liệt phi thường làm sao đâu, chúng ta để mắt thấy một cặp uyên-ương kia tự tử thà chết vì tình, chớ không chịu chia lìa yêu ái. Hỏi khuôn luật nào mà biểu nó làm như thế vậy? Ấy là khuôn Luật Tình ái. Bần Ðạo lập lại một lần nữa, nếu không phải khuôn Luật Tình ái vi chủ thì vạn vật trên mặt địa cầu nầy không còn hữu hiệu. Mặt địa cầu nầy thế nào thì cả Càn-Khôn Võ Trụ cũng thế ấy, vạn vật trên địa cầu nầy thế nào thì vạn vật trên các vì tinh đẩu khác cũng thế ấy. Ấy là LUẬT THƯƠNG YÊU.

Bây giờ giảng tới Quyền, Quyền là Công chánh.  Cơ thể tạo đoan chẳng vì một ai, chẳng quên ai, chẳng giận ai, chẳng dọa ai, không thù tạc ai, không bỏ rơi ai. Ðã sanh vạn vật thì vốn đồng sanh với chúng ta, chúng ta ngó thấy một kẻ ăn mày kia đui mù, thiên hạ không ai ngó tới, đi xin ăn, ai thấy nghèo nàn đói khổ cũng chê bỏ, khi rẻ, gớm ghiết, nhưng còn con chó của người theo dắt đường lại vui vẻ trung tín, biết thương thật tình với người đó là bởi tại sao? Bởi Luật Công-Chánh Thiêng Liêng nó buộc đừng phụ rãy mà là Thương yêu. Duy có loài người, nếu chúng ta xét tới cái tâm Công chánh của loài người, thì chúng ta nên để một dấu hỏi: Quá khôn ngoan, càng linh tâm thì lại càng nghi hoặc, mất cả tính đức bổn thiện sơ sanh chăng ! ?

Chúng ta ngó thấy cả vạn vật nó không cho người nầy nhiều, cho người kia ít, nó nằm trên mặt đất sẵn-sàng do nơi chúng ta biết trọng nó hay không biết trọng nó; do mình lấy sự Thương yêu của mình làm căn bản mà dùng nó thì nó chỉ là một vật của mình dùng đó thôi. Một bầy thú kia dầu dữ thế nào: Như cọp, beo, gấu, sư tử, mà chúng ta có thể nuôi đặng nó, thì Bần-Ðạo quả quyết rằng bất quá nó cũng như một con chó giữ nhà vậy thôi.

Trong Càn-khôn Võ-trụ nầy, nếu không có mực thước Công-chánh Thiêng-Liêng thì sự sống của con người cũng như con vật, sẽ tranh sống tranh ăn mà phá hoại, thì mặt địa cầu nầy không khi nào còn tồn tại đặng, nếu Càn Khôn Võ trụ không Công chánh mực thước, địa cầu nào cũng muốn sống cho sáng suốt tự do chạy tìm ánh sáng, thì địa cầu nầy sẽ đụng với địa cầu kia, mặt trăng, mặt trời không còn thể chất. Càn-khôn Võ-trụ và Quyền Công chánh đã định vậy, nếu biết tùng theo luật ấy trường tồn, trái nghịch là tiêu diệt.

Quan sát LUẬT PHÁP ấy, quyền hành ấy, chúng ta nhìn quả thiệt Ðấng Tạo-đoan là Chủ quyền đó vậy. Ngộ nghĩnh thay! Ðấng Tạo Ðoan Càn-khôn Võ-trụ với Luật Pháp ấy, khuôn khổ ấy, ngày nay lại đến tạo Ðạo cho chúng ta. Vậy Ngài lấy khuôn khổ nào mà tạo Luật Pháp và quyền hành, Ngài để trong Thánh-Thể của Ngài, hình luật nào, phương pháp nào đặng trị Ðạo?

Tuy vậy, có Pháp-Chánh và Tân Luật, cốt để bình tâm thiên hạ đặng để gỡ tội cho kẻ có tội lỗi, phàm mà không có biết thú tội trước mặt người và trước phép Thiêng Liêng. Ðịnh Luật Pháp ấy cũng tỷ như sợi dây thiết tỏa liệng xuống Âm quang cho kẻ tội nhơn nắm nó mà phăng về Thiêng Liêng cựu cảnh; chớ chưa phải là chơn luật và chơn pháp.

Nếu nói từ nay Ðức Chí-Tôn đến tạo dựng Thánh Thể của Ngài thì thật sự là Pháp-Chánh, nhưng chỉ có tạo Thánh-Thể của Ngài ở dưới thế nầy mà thôi, chớ quyền Công chánh của Ngài là đã đào tạo Thánh Thể Thiêng liêng của Ngài, còn về mặt luật là do Hội Thánh lập thành chớ không phải Ngài định luật.

Ấy vậy, nếu chúng ta nói Tân Luật là phàm, thì quả thật nó là phàm, còn Thiên Luật của Chí Tôn là Thương yêu mới là Thánh mà thôi. Hỏi vậy, chớ Bần-Ðạo nói đây có quá lời chăng? Bần-Ðạo xin đem bằng cớ ra liền.

Từ ngày mở Ðạo đến nay đã 23 năm, hình trạng của Ðạo lấy phương gì tạo nền Chánh trị của nó?
Quyền lực của Ðời thường nương súng đồng, gươm máy, khám tù mà đạt thành, còn Ðạo làm thế nào cho có quyền mà lập nền Chánh trị Ðạo?
- Nói hẳn rằng, nếu không phải Luật Thương-yêu lập quyền cho Bần-Ðạo ngày nay, Bần-Ðạo ắt không còn đứng trên tòa giảng nầy mà giảng Ðạo. Nếu không có Quyền Công  chánh, Ðạo  Cao-Ðài đã bị  tiêu  diệt  không sống tới ngày hôm nay đâu, bằng cớ hiển nhiên là đó vậy.

Toàn Thánh-Thể Ðức Chí-Tôn nếu biết, thì nên nắm quyền luật thiên nhiên ấy, ngày giờ nào thiên hạ được Yêu-thương nhau nồng nàn, thì giờ ấy quyền Ðạo sẽ là quyền tối thượng nơi mặt thế đó”.

5 - Tính cách quan-trọng  của Pháp Luật Đại-Đạo

TÂN PHÁP CAO-ĐÀI do Đức Cao Đài Thượng Đế dùng Huyền-Diệu Cơ Bút giáng dạy để làm qui-củ chuẩn-thằng cho Hội-Thánh truyền giáo.

Mục đích:
Diệt trừ mê-tín dị đoan, bất nạp bóng chàng, phù thủy, bổn Đạo dung-hoà mọi Tín-ngưỡng và tùy khả năng tiến-hoá của mỗi hạng người và phong-tục của mỗi điạ phương mà phổ-độ. Luật-Pháp của Ðức Chí-Tôn muốn buộc loài người đạt đức làm Chúa vạn vật, định pháp vô hình tức nhiên định Thiên-điều.
-  Thiên-điều là Luật,
- Còn Pháp là quyền năng thưởng phạt nhơn quả.

Đức Hộ-Pháp nói:
 “Luật của Hội-Thánh để định quyền cho Đạo, cho đại-gia-đình của tinh-thần nhơn-loại, ngó thấy TÂN-LUẬT và PHÁP CHÁNH-TRUYỀN là một chơn tướng lập Thánh thể của Ngài không cần luận đến, chỉ luận về TÂN LUẬT mà Đức Chí-Tôn và Đức Lý Gíao-Tông đã dạy Hội-Thánh khi mới khai Đạo, lập trong ba tháng phải thành-tựu, trong TÂN-LUẬT con cái của Đức Chí-Tôn đều ngó thấy, Bần đạo không cần lập đi lập lại vô ích, chỉ lấy cái tinh túy của nó là trong Tân-Luật ấy Đức Chí-Tôn định Ngũ Giới-cấm và Tứ Đại Điều qui và trong ấy bảo vệ TAM CANG NGŨ THƯỜNG của toàn thể con cái của Ngài, thật ra cái Thiên luật của Ngài mà Ngài đã để trong tâm não con cái của Ngài:
- Luật chỉ có một là THƯƠNG-YÊU
- Quyền chỉ có một là CÔNG-CHÁNH
 Home       1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ]  [ 6 ] 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét