Mã Thị nói với Tử Nha phải tìm cách làm ăn sinh sống,
chớ nên nhờ vả Tống Dị Nhơn hoài. Tử Nha nói biết đan gàu giai, nên đi chẻ tre,
đan một gánh gàu giai đem xuống chợ bán. Ngồi từ sáng đến chiều mà chẳng có ai
hỏi mua gàu, đành gánh trở về, bụng đói lã, lại khát nước mà chẳng có một đồng
trong túi để mua.
Mã Thị lại bày ra việc xay bột lúa mì. Xay xong
, bảo Tử Nha gánh bột xuống chợ Triều Ca để bán, cũng vẫn không có ai mua, lại bị ngựa của quan chạy qua làm đổ hết gánh bột.
, bảo Tử Nha gánh bột xuống chợ Triều Ca để bán, cũng vẫn không có ai mua, lại bị ngựa của quan chạy qua làm đổ hết gánh bột.
Tống Dị Nhơn thấy Mã Thị luôn luôn đốc thúc Tử Nha kiếm việc làm ăn, nên Dị
Nhơn đề nghị, mỗi ngày Tử Nha đến một quán rượu của ông nơi chợ Triều Ca, đứng
làm chủ bán hàng và sẽ cho Tử Nha tất cả số tiền lời của ngày hôm đó. Ngày mai
khởi sự để Tử Nha đứng bán tại quán họ Trương là chỗ đông khách nhứt. Họ Trương
truyền cho bọn giúp việc trong quán làm thịt heo, dê, dọn bày đặc biệt hơn ngày
thường để Tử Nha có cơ hội bán đắc hàng. Nào ngờ hôm đó, Trời mưa xối xả từ
sáng đến chiều, ngoài đường vắng tanh, không khách vào quán, đồ ăn chờ đến chiều
sắp thiu, nên Tử Nha đành cho các người làm công dọn ra ăn hết, còn dư thì đem
cho các người làm công ở các quán khác. Thế là hôm đó, Tử Nha bị lỗ nặng.
Tống Dị Nhơn an ủi:
- Hiền Đệ chớ lo, bởi chưa đến thời nên mới xui như vậy. Ngày mai tôi sẽ
sai bọn gia đinh đi mua cho Hiền Đệ một số heo, dê, để Hiền Đệ đem ra chợ bán lấy
lời, nếu bán không hết thì đem trở về, không sợ lỗ.
Hôm ấy, Tử Nha đem heo dê ra chợ bán, rủi nhằm ngày Trụ Vương đảo võ, vì Trời
hạn hán đã nửa năm, yết thị dán khắp nơi kêu gọi dân chúng không được làm thịt
súc vật trong ngày ấy. Tử Nha không biết, cứ lùa heo dê ra chợ, bị bọn lính rượt
bắt. Tử Nha đành bỏ heo, dê, chạy thoát lấy thân mà trở về nhà.
Tống Dị Nhơn sai người nhà dọn rượu ra nơi vườn hoa để cùng Tử Nha vừa uống
rượu vừa ngắm cảnh cho tiêu sầu. Tử Nha dạo vườn hoa, ngắm nhìn một lát rồi
nói:
- Theo khoa địa lý thì nơi
đây có linh khí tụ rất nhiều. Nếu anh cất nơi đây 5 căn nhà lớn
thì sau nầy trong nhà anh sẽ có 36 người làm quan.
Dị Nhơn nói:
- Hiền Đệ thạo về địa lý thì đó
cũng là một nghề sanh sống đó. Chỗ nầy, đã nhiều lần
ngu huynh dựng lên mấy gian nhà, nhưng sau đó liền bị đốt cháy, tôi chắc đó là
lửa ma, không thể làm nhà được, đành chừa đất trống vậy.
- Để em chọn ngày tốt cho anh xây cất. Anh cứ lo chuẩn bị cây ván và công
thợ, còn vụ lửa ma để em lo cho, có em đây, nhứt định nó không làm gì được đâu.
Hôm cất nhà, Tử Nha ngồi ẩn trong nhà mát theo dõi sự tình. Nửa đêm hôm ấy, có
5 con yêu nổi gió bay đến, cát bụi bay mù mịt. Tử Nha vội bỏ tóc xỏa, cầm gươm
chỉ mặt 5 con yêu rồi hét lớn:
- Năm con yêu không sa xuống còn đợi chừng nào?
Nói vừa dứt tiếng thì Tử Nha bắt ấn, tức thì tiếng sấm nổ vang, 5 con yêu
sa xuống quì trước mặt Tử Nha năn nỉ:
- Chúng tôi không ngờ có Tiên Ông tại đây, xin lấy lượng khoan hồng tha cho
chúng tôi khỏi chết.
- Chúng bây quen thói hung hăng làm càn, vô cớ đốt nhà của người ta mấy lượt,
tội chúng bây đáng chết.Tử Nha nói rồi cầm gươm toan chém, 5 con yêu khóc van
xin:
- Chúng tôi ra công tu luyện nên mới được như ngày nay, xin Tiên Ông tha mạng
chúng tôi làm phước, chúng tôi hứa từ đây về sau chẳng dám làm càn nữa.
- Thôi ta cũng dung tha cho chúng bây một lần làm phước, nhưng chúng bây
không được ở đây nữa, phải đến núi Kỳ Sơn tạm trú, chờ lúc chiến chinh ra cho
ta sai khiến rồi ta sẽ Phong Thần cho.
Dị Nhơn cất nhà được bình an, nên mừng rỡ nói:
- Hiền Đệ có tài phép như vậy thật không uổng công tu luyện 40 năm. Hiền Đệ
lại có tài coi bói, nên tôi dành cho Hiền Đệ một căn phố nơi chợ Triều Ca để Hiền
Đệ mở tiệm coi bói, ngày đêm ở đó luôn.
Ngọc Mỹ Nhơn thử quẻ Khương Thượng:
Tử Nha nghe lời Tống Dị Nhơn mở tiệm coi bói, bói đâu trúng đó, nổi tiếng
là vị Thánh nhân, dân chúng tấp nập đến xem bói, thâu được rất nhiều tiền giao
cho Mã Thị. Mã Thị vui mừng và trọng chồng hết sức, không còn chê bai hay đay
nghiến chồng như trước nữa.
Bói được nửa năm thì xảy ra vụ Tỳ Bà Tinh. Tỳ Bà Tinh là một con yêu do cây
đàn Tỳ Bà bằng đá hấp thụ khí Âm Dương của Trời Đất qua hàng ngàn năm biến
thành. Hôm đó, Tỳ Bà Tinh đi thăm Đắc Kỷ trở về, lúc bay ngang qua căn phố của
Tử Nha thấy thiên hạ tấp nập vào xem bói, ai cũng nói thầy bói linh lắm. Tỳ Bà
Tinh không tin, cho là chuyện lừa bịp, nên biến hình thành một người đàn bà đẹp
gọi là Ngọc Mỹ Nhơn, vào tiệm để thử quẻ Khương Thượng. Thần nhãn của Khương
Thượng thấy rõ người đàn bà nầy là một con yêu quái hiện hình, nên định giết đi
để trừ hại cho dân, liền bảo Ngọc Mỹ Nhơn đưa bàn tay ra để xem bói. Tử Nha nắm
lấy cổ tay, ấn chặt vào mạch môn, dùng phép âm, không cho yêu quái biến hình.
Dân chúng thấy vậy tưởng Tử Nha nắm tay con gái làm chuyện dâm đãng nên la lối.
Tử Nha đáp:
- Đây là con yêu tinh nguy hiểm chớ không phải là người đàn bà bình thường,
cần phải giết nó để trừ hại cho dân. Nói rồi lấy nghiên mực đập vào đầu Ngọc Mỹ
Nhơn, máu chảy đỏ. Ngọc Mỹ Nhơn dãy dụa lung tung nhưng không biến đi được. Dân
chúng thấy vậy rất phẫn nộ, đi báo quan. Lúc ấy Thừa Tướng Tỷ Can cỡi ngựa đi
qua. Dân chúng kéo cổ Tử Nha ra cho Thừa Tướng xét xử. Dân chúng nói:
- Có lão thầy bói tên là Khương Thượng Tử Nha làm chuyện phạm pháp, lợi dụng
nghề coi bói nắm tay đàn bà con gái. Cô ả không chịu, lão thầy bói làm ngang, lấy nghiên mực đánh
nàng đổ máu. Tỷ Can nghe nói vậy thì nổi giận mắng Tử Nha:
- Trên đầu ngươi đã hai thứ tóc, sao không biết xét mình mà làm chi chuyện
xấu xa như vậy?
Tử Nha thưa rằng:
- Tôi là người có học, lẽ đâu không biết phép vua. Dầu có lì-lợm đến đâu
cũng không thể đối xử với đàn bà như vậy. Nhưng quả thật, người đàn bà nầy là
yêu quái trá hình. Tôi thấy tại Triều Ca có khí yêu quá lộng, e không trừ sớm
thì nước nhà không yên. Xin Thừa Tướng xét lại.
Tỷ Can thấy người đàn bà nằm mê như
chết, nói:
- Người đàn bà nầy bị ngươi đánh chết rồi, ngươi tiếc gì mà còn nắm tay?
Tử Nha đáp:
- Nó làm bộ yêu đó. Nếu tôi thả tay ra, nó liền biến mất thì còn đâu bằng cớ.
Dầu Thừa Tướng không xét, chém đầu tôi, tôi cũng không dám thả tay ra.
Tỷ Can bảo quan địa phương giải Tử Nha và người đàn bà đến trước đền vua, rồi
vào tâu với vua Trụ. Vua Trụ truyền dẫn Tử Nha vào. Tử Nha vẫn nắm tay kéo thây
Ngọc Mỹ Nhơn theo, quì trước bệ rồng tâu rằng:
- Tôi là Khương Thượng, quê ở Hứa Châu, trước đây có học phép Tiên nên biết
rõ được yêu quái. Nay tôi đang xem bói, gặp con yêu nầy giả hình vào quấy rối,
nên bắt nó dâng cho Bệ hạ trừ họa cho dân.
Trụ Vương hỏi: Nó là người đàn bà rõ ràng, sao ngươi nói nó là yêu quái?
Lúc ấy, Đắc Kỷ ở trong cung biết chuyện than thầm, Khổ quá! Sao em không chịu
về thẳng vào động mà lại ghé thử quẻ Khương Thượng làm gì cho phiền. Để chị báo
thù cho.
Khương Thượng tâu với Trụ Vương:
- Con mắt người thường không thể phân biệt được yêu quái hay người thường.
Xin Bệ Hạ cho tôi dùng lửa đốt nó thì nó sẽ hiện nguyên hình cho Bệ Hạ thấy.
Trụ Vương bằng lòng. Tử Nha họa bùa trên xoáy của Ngọc Mỹ Nhơn để nó không
biến đi được, rồi ném vào lửa. Lửa đốt 2 giờ mà xác con yêu vẫn còn nguyên,
không hề bị cháy. Mọi người lấy làm lạ, có phần tin lời Khương Thượng nó là yêu
quái, vì xác người thường thì đã cháy thành tro rồi.
Trụ Vương sai Tỷ Can hỏi xem nó là yêu quái gì?
Tử Nha nói để tôi bắt nó hiện hình cho người thấy. Nói xong, Tử Nha dùng lửa
Tam Muội trong con mắt và lỗ mũi phun ra. Tỳ Bà Tinh thất kinh, lồm cồm ngồi dậy
nói:
- Ta không cừu oán chi với ngươi, sao ngươi dùng lửa Thần đốt ta ?
- Ngươi là yêu quái tác hại mọi người, ta giết ngươi để cứu dân chớ đâu phải
thù oán.
Vua Trụ và triều thần thấy người đàn bà đã chết, lửa củi đốt không cháy, lại
ngồi dậy trong lửa nói được thì thất kinh hồn vía, hoảng sợ thối lui. Tử Nha
tâu:
- Xin Bệ Hạ lui vào trong cho mau kẻo sấm nổ.
Đợi cho vua Trụ vào khuất bên trong, Tử Nha vỗ hai tay, tức thì sấm nổ
vang, yêu tinh liền hiện nguyên hình là cây Đàn Tỳ Bà bằng ngọc thạch rất đẹp nằm
giữa sân chầu.
Hoạn quan vào Cung báo cho vua Trụ biết. Vua Trụ hỏi Đắc Kỷ:
- Đàn Tỳ Bà bằng ngọc thạch làm sao
thành Tinh được? Đắc Kỷ rất đau
xót, nhưng cố cứu Tỳ Bà Tinh, nói:
- Xin Bệ Hạ cho thần thiếp cây đàn Tỳ Bà ấy để thần thiếp đờn cho Bê Hạ
nghe.
Trụ Vương sợ đàn Tỳ Bà thành tinh trở lại nên không muốn đem vào Cung. Đắc Kỷ nói:
- Yêu tinh đã chết thành cây đàn vô tri, làm sao thành tinh trở lại được, Bệ
Hạ chớ lo.
Vua Trụ nghe theo, truyền lấy cây Đàn Tỳ Bà giao cho Đắc Kỷ. Đắc Kỷ đem đàn
Tỳ Bà đặt trên lầu Trích Tinh để cho hấp thụ khí Âm Dương của Nhựt Nguyệt trong
6 năm, Tỳ Bà Tinh sẽ hiện hình trở lại thành người.
Đắc Kỷ lập kế trả oán Khương Thượng.
…Lần nầy, Đức Nguơn Thủy Thiên Tôn ban cho Tử Nha một con thú linh để cỡi
tên là Tứ Bất Tướng và hai bửu bối là cây Đả Thần tiên và Hạnh Huỳnh kỳ. Nhờ
các sư huynh của Tử Nha cho các học trò Tiên có phép báu xuống núi giúp Tử Nha
nên Tử Nha đánh thắng và giết chết được 4 đạo sĩ ở Cửu Long Đảo.
Thái Sư Văn Trọng lại sai Lỗ Hùng cùng với Vưu Hồn và Bí Trọng đem quân tiếp
chiến với Trương Quế Phương. Tử Nha làm phép tuyết sa, bắt sống được cả ba người,
chém lấy ba thủ cấp để tế đài Phong Thần tại núi Kỳ Sơn. Thái Sư Văn Trọng lại
mời được 10 vị Địa Tiên ở Kim Ngao đảo đến lập trận Thập Tuyệt đánh Khương Thượng.
Trận nầy rất dữ, Đức Nhiên Đăng Đạo Nhơn ở núi Linh Tựu động Kim Giáp chỉ huy
12 vị Đại Tiên ở Cung Ngọc Hư, học trò của Đức Nguơn Thủy Chưởng giáo, mới phá
được trận.
Thập nhị Đại Tiên ở Cung Ngọc Hư, học trò Xiển Giáo… Sau, Khương Thượng Tử
Nha có giáng cho:
“Ta khuyên thiện nam tín nữ lo tu và
xở cho hết nợ hồng trần thì ngày sau khỏi tái sanh mà trả nợ.
THI
Trần gian là chỗ kết
oan gia,
Nợ nước ơn Vua với đạo nhà.
Trái chủ khi cho ra có một,
Người vay lúc trả phải huờn
ba.
Bưng vinh thẳng bước niên
còn trẻ,
Gánh nhục dừng chơn tuổi
đã già.
Thuyền lỡ chơi vơi dòng khổ
hải,
Nhắm chừng bỉ ngạn rán lần
qua.
Khương Thái Công
Câu 7: ĐỊA DƯ VIỆT NAM VỀ
MẶT KINH TẾ,
CHÁNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO
Nhìn vào lịch sử Việt Nam không loại trừ huyền sử và cận đại sử để thấu triệt
lý do chánh đáng về địa thế ba miền: Nam- Trung- Bắc có sự liên quan mật thiết
cùng nhau từng thời kỳ Vương vị cùng Đế Đô của mỗi thời đại.
Dựa vào huyền sử, kể từ Lạc-Long-Quân phối hợp với Bà Âu-Cơ sanh ra vua
Hùng dựng nước và giữ nước trải qua 18 đời Vương Đế trị vì, đó là giòng giống Rồng
Tiên.
Nước ta xét về phương diện Địa lý, chia ra ba vùng:
1/ - Vùng cực Nam tên nước là Phù Nam, sau đổi thành Chân Lạp (Thuỷ Chân
Lap) sau cùng sát nhập vào An-Nam-Quốc.
2/ - Vùng ở giữa nước là Lâm Ấp, sau đổi tên Chiêm Thành, rồi đồng hoá vào
An-Nam-Quốc.
c/ - Vùng phía Bắc, tên nước đổi thay nhiều lần: ban đầu tên là Xích Quỉ,
qua đời Hồng Bàng gọi là Văn Lang, đến đời Thục gọi là Âu-Lạc, qua đời Triệu gọi
là Nam-Việt.
Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhứt, bị Tàu chia làm ba quận: Giao chỉ, Cửu
chân, Nhật Nam. Đến Bắc thuộc
nhà Đường đặt lại An-Nam Đô-Hộ-phủ.
Đến đời nhà Đinh dẹp loạn Sứ quân rồi đổi lại Đại Cồ-Việt, đến đời Vua Lý
Thánh Tông đổi tên Đại Việt, Vua Lý Anh Tông đổi lại An-Nam-Quốc. Đến Hồ-Quí-Ly
đổi là Đại Ngu, nhà Lê đổi lại là Đại Việt.
Khi Vua Quang Trung băng hà,vua Gia Long thống nhất đất nước và cầu phong với
Tàu lấy hiệu nước là Nam Việt. Vua nhà Thanh bên Tàu cho rằng đất Nam-Việt đời
nhà Triệu ngày trước gồm Lưỡng Quảng, Vân Nam, Phúc kiến, nếu nhận cái tên Nam
Việt là mặc nhiên nhận chủ quyền của Việt Nam trên bốn tỉnh của Tàu. Vì vậy vua
nhà Thanh đổi hiệu nước là VIỆT NAM.
Đến đời vua Minh Mạng cho rằng cái tên Việt Nam có mang ý nghĩa thần phục nhà Thanh bên Tàu
nên cải tên nước lại là Đại Nam cho đến nhà Nguyễn mới dứt.
Năm 1945, tên nước Việt Nam được nêu lại. Sau ngày Hiệp định Genève chia
đôi lãnh thổ do Pháp và Việt Minh chia hai miền Nam – Bắc, lấy vĩ tuyến 17 phân
ranh (Nam: Việt Nam Cộng Hoà - Bắc: Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà)
Nhìn tổng quát lịch sử Việt Nam thì tên Việt Nam do nhà Thanh áp đặt cho
Vua Gia Long phải ép bụng mà nhận do sự cầu phong.
Sử gia Trần-Trọng-Kim cho rằng hai chữ An-Nam có ý thần phục người Tàu, nên
lấy tên Việt Nam, lại không kể rõ việc cầu phong của vua Gia Long từ cái tên
Nam Việt đổi thành Việt Nam.
Đó là cận đại sử, để thấy rõ sự liên hệ Tàu- Việt. Tại sao nước ta xưa kia
đặt tên nước là Xích Quỉ ? Do chỗ “Con Rồng Cháu Tiên” nên gọi mình là Xích Quỉ
là lửa đỏ, do câu “Hoả Sơn Lữ” (lửa đỏ trên núi) vào thời 50 con theo mẹ Tiên
lên núi làm ruộng rẫy gọi là “đào canh
hoả Nậu” đó là giai đoạn đi với vật biểu như: Núi, chim, lửa…đúng vào huyền sử
100 con, 50 con theo Cha Rồng xuống biển.
Nếu cứ định hai chữ Nam Việt làm tên xứ gồm có: Lưỡng Quảng, Vân Nam, Phúc kiến, thế thì cái tên Việt Nam chỉ có
nghĩa về địa lý mà thôi.
- Về địa lý: Lịch sử cận đại nước ta có Tonkin là Bắc phần, thủ đô Thăng
Long Thành trải qua nhiều thời đại được chấm dứt …tức trải qua nhiều cuộc biến
thiên tuần hoàn, nên vượng khí địa lý được thạnh hành nơi Trung Phần Cố đô Huế…Rồi
cũng nằm trong chu kỳ định luật, rồi sang địa lý vượng khí Sài-Gòn, Gia định. Đến
đây cuộc tuần hoàn dường phản bổn hoàn nguyên châu nhi phục thỉ trở lại Thăng
Long, nên Vương vị Sài-Gòn rất ngắn hạn, cao lắm 9 năm trở lại, nên được chấm dứt
vào ngày 30-4-1975, đúng vào dự đoán biến thiên của Thế kỷ. cứ sau 25 năm gần
mãn thế kỷ cũ sang thế kỷ mới thì trải qua cuộc bể dâu của thế kỷ 20 vào năm
1975 là quá đúng.
Cuộc tuần hoàn chuyển xây hết loạn tới bình, vận mạng máu xương dân tộc tới
hồi kết thúc. Nước Việt Nam được thống nhất theo chủ nghĩa Cộng hoà Xã hội, Thủ
đô trở lại Hà Nội, đúng vào qui luật. Đến đây ta thấy nước Việt Nam đã trải qua
nhiều giai đoạn: hùng hồn, uy liệt làm cho ngoại bang khủng khiếp, kinh hồn
cũng có, mà tủi hổ thần phục cũng có…
Đó là phần Đời khi nước Việt Nam chưa có Đạo, tín ngưỡng đạo giáo do nước
ngoài du nhập mà thôi.
Dân tộc Việt Thường dù phải chịu lệ thuộc hai nước đại bang: Tàu đô hộ trót
ngàn năm, Pháp gần trăm năm, nhưng với ý chí quật cường bất khuất nên vẫn đứng
vững giữa Năm Châu.
May thay, cũng nhờ đức tin cao độ và
lòng tín ngưỡng của dân tộc nói chung mà được hồng ân Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
khai sáng nền Đại Đạo trong nước nên gọi là QUỐC ĐẠO lấy danh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ
và cho biết rằng:
Từ thử nước Nam chẳng Đạo
nhà,
Nay TA gầy dựng lập nên
ra.
Ví bằng ai hỏi sao bao nã
?
Rằng trẻ noi sau biến hoá
già.
Nay Đấng Chí-Tôn chọn đất Tây Ninh làm Thánh Địa là nguồn cội Đạo Trời để
bao bọc, chở che cho toàn nhơn loại vì đạo đức, thương yêu nhau, không sát hại
lẫn nhau hầu tránh nạn chiến tranh hạt nhân nguyên tử, cũng tiền định làm nơi
thay thế cho ba thành: Sài-Gòn, Chợ Lớn, Gia Định về mặt Tôn giáo.
Việt-Nam đủ điều-kiện để làm cơ qui nhứt:
a/ - Về luân lý học:
Việt-Nam đặc biệt chú-trọng Tam Cang Ngũ thường; Tam
tùng Tứ đức và tin tưởng luật Nhơn quả Luân hồi. Gần
đây, Thiên-Chúa-Giáo lại du nhập nữa, ấy là một cơ hội mở rộng lòng Tín-ngưỡng
của người Việt Nam. Nhờ đó mà chúng ta có một nền Đạo-đức truyền thống sâu xa,
vững chắc, gồm cả bốn Tôn-giáo mà ít nước nào có vậy.
b/ - Theo lịch sử học:
Qua các đời Đinh, Lê, Lý, Trần dùng tinh thần Tam Giáo làm Quốc-học. Nay
tuy còn trong thời kỳ Pháp thuộc mà người Việt-Nam vẫn theo Nho Giáo, thờ phượng
Tổ Tiên hoặc tụng kinh Phật, sùng bái
các Đấng Thần linh.
c/ - Theo địa-lý-học:
Nước Việt-Nam của chúng ta là một thành phần trong Đông Nam Á và chịu ảnh
hưởng văn-hoá của hai xứ Ấn-Độ và Trung-Hoa. Phật Giáo thì do Ấn Độ truyền đến,
Đạo-Giáo và Nho-Giáo thì du nhập bởi Trung-Hoa; Tam Giáo hòa hợp, đồng hóa
thành một nền nhơn văn đặc biệt của người Việt Nam.
A - NỀN TẢNG ĐẠI-ĐẠO
Nền Đại-Đạo phải có đủ ba yếu-tố: Thiên, Địa, Nhân đó là nền-tảng của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ ngày nay, còn gọi là Thiên-thời, Địa lợi, Nhân hoà.
1 - Thiên thời:
Đây là Thiên-Thơ đã định
“Khai Đạo muôn năm trước định giờ”.
Nền Đại-Đạo này tức là
Tôn-giáo toàn cầu vậy!
Tôn giáo, Ngài vi chủ năm châu hiệp tín-ngưỡng lại, Qui nhứt mà thôi với
Tôn-chỉ: TAM GIÁO QUI NGUYÊN NGŨ CHI PHỤC NHỨT đó!
Thánh-ý của Chí-Tôn rằng:
“Thầy đã lập Đạo nơi cõi Nam này, là
cốt để ban thưởng một nước từ thuở đến giờ hằng bị lắm cơn thạnh nộ của Thầy.
Thầy lại tha-thứ, lại còn đến ban thưởng một cách vinh-diệu. Từ tạo Thiên lập Địa,
chưa nước nào dưới quả địa-cầu 68 này đặng vậy, cốt để ban thưởng các con thì
các con hưởng phần hơn là đáng, lẽ nào Thầy đã để phần nhiều cho các nước khác
sao!” (TN II/25)
2 - Địa lợi
1/ - Việt-Nam là Thánh-Địa:
Chính đây là một nền tảng quan-trọng về vật-chất nữa, là đất nước Việt-Nam:
Toàn dân Việt-Nam có chung một niềm kiêu-hãnh về dân-tộc, về đất nước. Vì đất
nước Việt-Nam thân yêu của chúng ta có những nét đặc thù khả kính.
Lời tiên-tri của
Thầy là:
“Một nước nhỏ-nhoi trong Vạn quốc,
“Ngày sau làm CHỦ mới là kỳ”.
Tuy nhiên cũng nên điểm lại trên thực-tế Việt-Nam có được những yếu-tố nào
mà được chọn là nước CHỦ của Vạn quốc trong kỳ Thượng-nguơn Tứ chuyển? Vì sao
nước Việt Nam được gọi là Thánh-Địa?
Xét về ba phương-diện:
* Về mặt triết-lý văn-minh:
Nước Việt-Nam thọ ba ảnh-hưởng của ba nền Tôn giáo: Thích, Đạo, Nho từ Ấn-Độ
và Trung-Hoa truyền sang. Ba nền Tôn-giáo ấy đã được đồng-thời phát triển dưới
thời nhà LÝ và nhà TRẦN bằng sự bình-đẳng của ba nền Tôn giáo nói trên.
Kịp đến khi văn-minh Âu-châu tràn vào thì Việt Nam lại được hưởng thụ thêm nền văn-minh Cơ-Đốc-giáo
nữa. Như vậy, Việt-Nam là mảnh đất gieo Đạo giáo từ lâu; vả lại Việt-Nam ít tạo
oan báo, nên nghiệp quả của nó cũng nhẹ nhàng. Việt-Nam có đủ điều-kiện để làm
cơ qui nhứt toàn Thế-giới vì lý-do ấy.
* Xét về hình thể địa-lý thiên-nhiên:
Việt-Nam nằm vào vị-trí đặc biệt của Á-Châu, mà Á-Châu lại nằm vào vị trí
trung-tâm của quả đất và Á-châu là châu lớn nhất thế giới. Châu Á thuộc sắc da
vàng, theo lý của Ngũ-Hành thuộc Thổ mà Thổ chính là ở trung ương
Việt-Nam là cửa ngõ để tiếp nạp các luồng tư-tưởng từ Đông sang Tây cũng là
cửa ngõ để phòng-vệ đất nước cho các giống dân miền Đông Nam châu Á.
* Xét về hình thể địa-lý huyền-bí:
Việt-Nam có con sông dài vào bậc nhất thế-giới tất sẽ tạo nên linh-khí
thiêng-liêng. Linh-khí ấy tạo nên Long mạch Cửu-Long và dãy Thất-Sơn nơi Châu-đốc đó vậy.
Miền Nam là nơi đất mới khai-khẩn nên những quả báo chưa gây nhiều, lại có
luồng nước nóng và nước lạnh từ các miền
đại-dương hòa-hợp để tạo nên một
khí-hậu điều-hòa.
Lại nữa, vì địa thế và sanh khí tốt lành nên tiền định cho Việt Nam là
Thánh Địa của Thế giới mà Tây Ninh là Thánh Địa của Việt Nam. Đức Chí-Tôn dạy:
Chi chi cũng tại Tây Ninh mà thôi.
Muốn thấu đáo chân lý này, cần suy nghiệm về Đạo học lẫn khoa học về địa thế
và máy nhiệm cơ mầu của Đấng Hoá công đã đào tạo sắp bày nơi vùng Tây Ninh
Thánh Địa:
Về địa thế là huyệt rồng: một vùng đất Lục Long phò ấn theo Thánh giáo sau
đây:
Sâu hơn ba trăm thước, như con sông, giữa trung tim đất giáp lại trúng giữa
sáu nguồn làm như sáu con Rồng đoanh nhau, nguồn nước ấy chảy trúng đảnh núi Bà
Đen, nên gọi Lục long phò Ấn.
Lại Lại nữa.
Tóm lại: Việt-Nam có đủ điều-kiện: Thiên, Địa, Nhân tức là TAM TÀI để đứng
ra chủ-trương một mối Đại-Đạo.Tam-Tài ứng với lý Tam-ngôi.Tam ngôi ba điểm đều
vẹn thì làm CHỦ thiên-hạ là lẽ thường chớ có gì đâu khác lạ !
Nhưng Thầy cũng thường dạy rằng:
“Làm CHỦ đây là chủ về tinh-thần chớ không phải mang binh hùng tướng mạnh
đi chiếm đất như các con lầm tưởng. Cái chủ tinh thần mới trường-cữu, còn làm
chủ theo thói đời thì nó lỏng-lẻo, bấp-bênh nào có bền-chắc, nào có nghĩa lý
gì!”
Cái lý Tam ngôi nhứt thể biến sanh Tam-giáo, Tam nguơn, Tam bửu…Số Tam là
chu-kỳ của trời đất để thực hiện cơ vận-chuyển hóa sanh, qui hợp. Việt-Nam cũng
là một Bát-Quái Đồ-Thiên có đầy-đủ các con số ấy, tức nhiên là một Thái-Cực-Đồ
trọn vẹn.
2 - Việt-Nam là một Quốc gia Thiên định:
Với đất nước Việt-Nam cũng thế, cũng có đủ yếu tố Âm-Dương như trong một cơ
thể con người toàn vẹn. Nhờ Việt-Nam được kết tinh tú-khí Âm Dương điều hòa mới
được đứng vào hàng địa linh. Khi đã là địa-linh tất nhiên xuất hiện nhiều
nhân-kiệt.
Việt Nam là một Thái Cực Đồ chia hai phần rõ rệt:
- Phần đất liền là Thái Dương
- Phần biển là Thái Âm.
Trong đất liền có biển Hồ (thuộc Cambodge) là nước trong đất tức là Thiếu
Âm.
Trong biển có đất (đảo Hải Nam ở Trung-Hoa là đất trong nước) là Thiếu
Dương.
Như vậy bốn yếu-tố trên hợp thành Tứ Tượng.
Giữa dãy đất có rặng Ngũ Hành-Sơn để định cái tâm của vòng tròn tạo thành một
Hậu Thiên Bát-Quái mà núi này đứng vào Ngũ trung. Việt Nam là một Thái Cực Hoàn
đồ.
* Miền Bắc có Thăng Long thành
(kinh đô nhà vua)
* Miền Trung có Cố-Đô Huế (kinh
đô nhà Nguyễn)
* Miền Nam có Tòa-Thánh Tây-Ninh
là (Thiên-triều của Thượng-Đế).
Ba kinh-đô này đã chấm đậm 3 nét Dương hùng-vĩ lập thành Tam Tài (Thiên - Địa-
Nhân) là quẻ CÀN ☰ Càn vi thiên (càn là trời). Hơn nữa bờ biển Việt-Nam chạy suốt từ Bắc đến
Nam như một xương sống xuyên qua Quẻ Càn
☰ biến thành chữ VƯƠNG王Nhưng vì có Tòa Thánh Tây Ninh ở miền Nam Việt-Nam, do Đức Chí-Tôn ngự là một
Thiên triều của Thượng-Đế, thế nên chữ Vương biến thành chữ CHỦ 主 tức nhiên Việt-Nam
là một quốc gia Thiên định, như lời Đức Ngài có tiên tri từ thử.
Trong đất nước Việt-Nam còn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, đó là:
Châu-Đốc có Thất Sơn là 7 núi; đối với người là thất khiếu Dương ở mặt, người
tu biến thất tình thành Thất khiếu sanh quang để suốt thông trời đất.
Miền Nam có Cửu Long giang, phát-nguyên
từ ngọn núi cao nhất thế giới là nguồn phát xuất tức là Hy Mã Lạp Sơn
(Hymalaya), đổ ra sông Hoàng-Hà chảy dài từ Ấn Độ, Trung-Quốc qua Lào, Miên, rồi
ra 9 cửa tạo thành Cửu-Long-giang chín khúc (ở toàn người là Cửu khiếu).
Địa thế miền Nam Việt-Nam như một mình Rồng uốn khúc, dài từ mũi Cà-Mau đến
ải Nam-Quan thật linh động. Thế đất Việt-Nam là một con Rồng khi ẩn khi hiện có
đỉnh đầu là dãy Thất Sơn (Châu Đốc): có hai mắt là núi Dương Đông (Phú-Quốc) và
núi Thạch Động Hà-Tiên, vùng Cần-Thơ có
miệng là các cửa sông Cửu Long, có chót lưỡi là núi Côn Lôn (Côn Đảo).
Chấm đậm 12 huyệt sáng-suốt, 6 huyệt chánh, 6 huyệt phụ và huyệt trung ương
là huyệt hội các huyệt, mà số 12 huyệt lại thuộc về Tâm-điền-huyệt, cho nên khiến
các hạng dân trong nước lần lần xu-hướng vào đường đạo hạnh. Các huyệt vừa kết tụ
thì các Tôn-giáo, giáo-hội lần lần phát triển, nhân dân mở rộng tâm thiện biết
hướng về đạo pháp, biết tín-ngưỡng tu trì.
Dân Việt-Nam theo thời cơ thiên-định, tinh-thần rất thông-minh, tài trí, đức hạnh; các hồn
linh chuyển kiếp làm con người trong nước, vì mảnh đất Việt-Nam được coi như là
một thí điểm. Nam phần Việt-Nam là nơi địa huyệt, thích-hợp với sự tiến hóa của
các linh-hồn ấy. Cho nên các linh hồn tốt đẹp, ưu tú khắp nơi hội hiệp tại Nam
phần Việt-Nam do luật trời biến động “nguồn ân thánh triết” lâm phàm sẽ thâu
các linh hồn ấy vào hàng Môn Đệ của Đức Thượng Đế đúng vào địa-cầu này vậy. Quả
đúng như lời tiên-tri của Đức Chí-Tôn về Thượng Nguơn Thánh Đức, như lời Đức
Chí-Tôn đã dạy. Nói đúng ra Việt-Nam là một Thái-Cực-Đồ trọn vẹn.
3/ - Về Tôn giáo: Tam Giáo ở Việt
Nam:
Theo địa dư học, nước Việt Nam của chúng ta là một thành phần trong Đông
Nam Á và chịu ảnh hưởng văn hoá của hai xứ Ấn Độ và Trung Hoa:
- Phật Giáo thì do Ấn Độ truyền đến,
- Đạo Giáo và Nho Giáo thì du nhập từ Trung Hoa
Tam Giáo hòa hợp, đồng hóa thành một nền nhơn văn đặc biệt của người Việt
Nam.
Theo lịch sử học, đời nhà Đinh, nhà Lý, nhà Trần dùng tinh thần Tam Giáo
làm Quốc học. Ngay trong thời kỳ Pháp thuộc, cũng còn thấy người Việt Nam:
- Tụng kinh Phật, đi chùa, đi miễu (Đạo Phật)
- Hoặc theo bóng, chàng, đồng cốt (Đạo Lão)
- Hoặc thờ phượng Tổ Tiên (Đạo Nho)
- Hay sùng bái một vị Thần linh nào (Thần Đạo).
- Về luân lý học thì chú trọng Tam Cang, Ngũ Thường; Tam Tùng, Tứ Đức và
tin tưởng luật Nhơn quả, Luân hồi (Nhơn Đạo).
Gần đây, Thiên Chúa Giáo lại du nhập nữa, ấy là một cơ hội mở rộng lòng tín
ngưỡng của người Việt Nam. Nhờ đó mà Việt Nam có một nền đạo đức truyền thống
sâu xa, vững chắc.
Ngày nay, buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ,Thánh-Ngôn Thầy dạy ngày 24-4-1926:
“Vốn từ trước, Thầy lập Ngũ Chi Đại
Đạo là:
Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên
Đạo và Phật Đạo. Thầy tùy phong hóa của nhơn sanh mà gầy Chánh giáo, vì trước,
Thế giái chưa thông đồng Nhơn sanh chỉ hành Đạo nơi tư phương mình mà thôi. Còn
nay thì Càn Khôn dĩ tận thức, nhơn loại hiệp đồng thì Nhơn sanh lại bị nhiều
Tôn Giáo mà sanh nghịch lẫn. Vậy Thầy nhất định Qui Nguyên Phục Nhứt".
Tóm lại: Đức Chí-Tôn:
- Qui Nguyên Tam Giáo thành một học lý;
- Còn Hiệp Nhứt Ngũ Chi là chỉ vào sự thực hành
Khi mới nhập môn thì thể hiện Nhơn Đạo, rồi tiến lên Thần Đạo, Thánh Đạo,
Tiên Đạo và Phật Đạo.
Có người nói Tam Giáo và Ngũ Chi, mỗi mỗi đều có qui điều, giới luật, kinh
điển riêng biệt, vậy làm sao mà Qui Nguyên Phục Nhứt được?
Tìm những thắc mắc và truy nguyên các lẽ ấy:
1/ - Nói về sự tín ngưỡng:
- Nho Giáo thì tin tưởng rằng Linh hồn người ta bất diệt. Tiền bối của
chúng ta có chết là chết phần xác nhưng phần hồn vẫn sống và luôn luôn cận kề với
con cháu thân yêu để hộ trì, giúp đỡ. Cái lẽ thờ phượng Tổ Tiên của người Việt
Nam bắt nguồn từ đó.
- Đạo Giáo tin tưởng rằng trong Thế giái Hư linh có Thần linh, sinh động và
hằng cứu độ chúng sanh trên đường tấn hóa.
- Phật Giáo: tin tưởng vào “Pháp” tiếng Ấn Độ gọi
là Dharma. Chữ “Pháp” nghĩa là luật
pháp của Tâm linh. Kẻ tu hành theo đó thì có thể “Minh tâm kiến tánh thành Phật”.
Tóm lại:
- Nho Giáo tin tưởng linh hồn bất diệt.
- Đạo Giáo tin tưởng Thần linh.
- Phật Giáo tin tưởng Tâm linh siêu nhiên.
Danh từ tuy bất đồng, nhưng tựu trung chỉ về linh hồn là điểm tánh của Thái
Cực Thánh Hoàng ban cho người ta và linh hồn có thể trở về với cội sanh mình là
Trời, nếu người ta biết thực hành theo Đạo
Pháp.
2/ - Nói về học lý:
Nho giáo hay Khổng giáo: Đức Khổng Phu Tử mở rộng một khoa Luân lý học, lấy
Thiên lý là cốt yếu. Thế nên, mặc dầu trải qua muôn đời, vạn kiếp, khoa Luân
lý-học ấy vẫn không hề sai chạy và dân tộc nào cũng có thể áp dụng được.
Đức Hộ-Pháp nhận định:
Sau đời Mạnh Tử, Nho giáo càng ngày càng lạc lầm, đường Thiên lý chẳng cầu,
chỗ thâm diệu không rõ, chỉ học đặng khoe tài hay giỏi, dục lợi cầu danh, tổn
nhơn ích kỷ, chớ không chịu học để sửa mình, tầm hiểu cho tột cùng cái lý cao
siêu huyền bí, cái cơ nguồn cội của muôn loài.
Học là để mở mang tinh thần, trí hóa, đặng trau giồi cho tận thiện tận mỹ
cái cơ hữu hình; chớ học mà để cầu vinh hay là mong mỏi đến quyền cao chức cả, ấy
là người tiểu nhân hạ trí, không biết cầu lấy cái cao siêu quí trọng nhứt là
Thiên chức mà Trời đã nấy trao.
Con người có hai phận sự: Thứ nhứt là Thiên chức, thứ nhì là Nhơn tước.
Thiên chức là cái chức vụ thiên nhiên của Trời phú cho người; còn Nhơn tước
là cái tước phẩm phàm trần của người phong cho người.
Người quân tử bao giờ cũng
trau giồi tánh cách cho hoàn
toàn, đào luyện tinh thần cho thuần khiết, để lo cho tròn cái Thiên chức ấy. Vả
lại con người, hễ Thiên chức đã hoàn toàn thì Nhơn tước nào lại khó chi. Nhưng
người đời lại hay có tánh ham ngọn mà bỏ gốc, nên hằng đem hết Thần hồn mà đắm
say về Nhơn tước, chớ không cần nhớ đến cái Thiên chức chút nào.
Ấy thiệt là đám hủ nho vậy”.
Đạo Giáo hay Lão giáo: Đạo Giáo dạy về Vũ trụ thiên nhiên. Đức Lão Tử cho sự
vật ở đời là ảo ảnh; kẻ học nên tìm hiểu Chơn lý bất di bất dịch kia mà cố gắng
thể hiện Chơn lý thành tâm đức của mình, cầu một nếp sống tiêu diêu theo đạo tự
nhiên. Trong sách Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như
Hầu có câu:
Thoát trần một gót thiên
nhiên,
Cái thân ngoại vật là Tiên
trong đời.
Nay, Đạo giáo thì quá ư huyền bí,
nên người bực thượng trí mới thấu đáo chỗ căn nguyên; còn thường nhơn trí hạ là
rất khó thông cơ mầu nhiệm vô cùng, bởi vậy mới hiểu lầm tưởng sai, mà bày ra
phép tắc, phù chú làm cho mê hoặc thói đời, thêm hủ phong bại tục, khiến người
nhiễm lấy dị đoan, nào là hô phong hoán võ, tróc quỉ trừ ma, bày binh bố trận,
mới biến ra Tả đạo Bàng môn, thiệt là rất hại
Phật Giáo thì cho rằng Tâm linh người ta rất huyền nhiệm. Kẻ tu hành cứ
khai sáng nó đến cùng độ thì sẽ giác ngộ được Phật tánh. Tự giác là pháp môn giải
thoát kiếp luân hồi, nhơn quả
Tóm lại: - Nho Giáo dạy về Nhơn sanh,
- Đạo Giáo dạy Đạo tự nhiên,
- Phật Giáo dạy pháp môn giải thoát kiếp sanh tử
Tam Giáo tuy lập luận khác nhau về danh từ, về cách học, về hình thức,
nhưng tựu trung tinh thần thì Tôn giáo nào cũng lấy Tâm Tánh làm căn bản học
hành. Mà muốn thâm nhập vào Tâm Tánh, khám phá những lẽ huyền nhiệm của nó thì
phải dùng Vô-Vi-Pháp. Đây là điểm Tam giáo đồng nhứt lý và có thể qui hợp thành
một học thuyết:
Xét Nho Giáo, chúng ta thấy Kinh Dịch bảo rằng: “Vô tư dã, vô vi dã tịch
nhiên bất động, cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố” có nghĩa là không suy nghĩ,
không hành động, yên lặng mà chẳng động, đến khi cảm thì thông suốt cái đại lý
của Thiên hạ. Lại nói rằng:“Đại nhơn vô tư” là bậc đại nhơn không nghĩ quấy, mà
trái lại, họ luôn luôn giữ Tâm lặng lẽ vô sự, để rồi cảm thông với Thiên lý là
căn bản Nhơn Đạo mà họ phải thể hiện. Sách Luận Ngữ chép rằng: “Tử vô tứ, vô ý,
vô cố, vô ngã”. Cũng có nhiều sách nhắc nhở câu: “Vô vi, vô ngôn, vô dục”. Phép
vô vi nầy, người nào thực hiện được thì tâm trí thông sáng được đại lý trong
thiên hạ: “vô vi nhi trị”.
Đạo Giáo giải bày Vô-Vi-Thuyết rõ ràng hơn. Chính Đức Lão Tử là người ẩn dật
để thực hiện nó. Đạo Đức Kinh thường nhắc câu: “Vi vô vi, sự vô sự, vị vô vị” tức
là vi chi ư vị hữu trị chi ư vị loạn. Lại có câu: “Thánh nhơn vô kỷ, vô công,
vô danh”. Thánh nhơn không cầu công ơn, không tư kỷ, không ham danh, mà ngày
nay Đức Hộ-Pháp dạy người Tu phải đạt cho được ba ngàn công quả (3.000) cũng do
lẽ đó.
Ấy là: - Chí nhân vô kỷ (số 0)
- Thần nhân vô công (số 0)
- Thánh nhân vô danh (số 0)
Như thế là khi đạt được ba số không (000) rồi đặt số 3 trước các con số
không ấy thành ra 3.000 công quả.
Phật Giáo: Đức Thích Ca Mâu Ni bỏ
ngôi Thái Tử giàu sang, bỏ nếp sống Vương giả trong hoàng cung, tách mình ẩn dật
trong rừng sâu, để tìm Chơn lý tuyệt đối. Đó là thể hiện Vô-Vi-pháp. Bát Nhã
Tâm Kinh có câu “Vô sắc vô không, vô ngã, vô thường, vô pháp, vô tranh, vô tướng,
vô sở hành, vô sở đắc”.
Như vậy: Tam Giáo nương Vô-Vi-Pháp để hàm dưỡng sự tịch tịch linh thông, giải
thoát được cái thân ô trọc, hẹp hòi, để rồi hòa đồng với võ trụ, hòa đồng với
Thượng Đế. Đó là điểm Tam Giáo đồng nhứt lý. Cho nên người xưa bảo rằng: “Đồng
nhứt trong cái sai biệt”.Còn Đức Khổng-Phu-Tử nói rằng: “Đồng qui nhi thù đồ,
nhứt trí nhi bách lự”.Thiên hạ đồng về một chỗ, nhưng do nhiều đường lối khác
nhau; đồng đến một điểm, nhưng do trăm ngàn ý nghĩ khác nhau.
Đức Thượng Đế nói gì về Đạo của
Chúa Cứu Thế?
Thánh giáo Gia-Tô thất Chơn truyền: Thánh Ngôn bằng Pháp văn của Đức Chí
Tôn được dịch ra Việt văn:
“Thánh đạo của Chúa Cứu Thế (vì sự
hiểu lầm) làm tăng gia dục vọng của kẻ mạnh đối với người yếu và giúp giáo cho
bọn trên hiếp dưới.”
“Hỡi nầy dân tộc có diễm phước; Thầy sẽ làm thỏa mãn tánh hiếu kỳ của con.
Là loài người, các con có biết tự đâu các con đến chăng?
Trong vạn vật hiện hữu trên quả địa cầu nầy, các con là kẻ được ban ân huệ
nhiều hơn cả. Thầy đem các con đến tận Thầy bằng cả tinh thần lẫn trí huệ. Các
con có đủ bằng chứng để tự biết mình do sự thăng phẩm vị Thiêng Liêng.
Chúa Cứu Thế đã đến với các con. Người đã phải chịu đổ máu Thánh để chuộc tội
cho loài người. Trong 2000 năm vắng mặt Người, các con đã làm gì hữu ích? Các
con truyền bá Đạo Người, nhưng chính các con cũng không hiểu chi cả. Các con lại
làm sai lạc bản chất Tôn chỉ của nền Thánh giáo. Nhân loại phải chịu đau khổ vì
sự biến thể của các Thánh Tông Ðồ.
Chiếc ngai quí báu nhứt trên thế gian nầy hiện là chiếc ngai của vị Đệ nhứt
cao đồ của Người.
Giáo lý ấy đáng lẽ phải đem lại Hòa bình và tương ái cho loài người, nhưng
trái lại nó gây mầm chia rẽ và chiến tranh.
Bởi thế, nên nay chính Thầy phải đến để đem lại cho các con nền Hòa bình đã
từng hứa hẹn.
Rồi đây Chúa Cứu Thế sẽ trở xuống sau.
Thầy giã từ các con. Các con sẽ còn học hỏi nhiều việc khác nữa với mấy vị
Môn đồ của Thầy”
Đức Hộ-Pháp thuyết Đạo có cho biết:
“Bởi thế cho nên nền Tôn Giáo mới hơn các nền Tôn Giáo khác có mặt tại địa
cầu này là nền Thiên Chúa Giáo, vị Giáo Chủ sáng suốt, vị Giáo Chủ ngôn ngữ hoạt
bát, tinh thần minh hoạt hơn hết, là Đức Chúa Jésus Christ, nhưng hại thay
trong Thể pháp Ngài đủ quyền năng đem đủ giáo lý của Ngài, đặng làm nền tảng
tâm lý của nhơn loại. Nhưng về mặt Bí Pháp chơn truyền, Ngài chỉ có nói một điều,
các Môn Đệ nhứt là các vị Thánh Tông Đồ:
- "Có nhiều lý lẽ cao siêu ta chưa có thể nói với các ngươi đặng, dầu
ta có nói các ngươi cũng chưa hiểu.”
Vì cớ cho nên Bí Pháp Chơn Truyền của Công Giáo không có, không có thể có;
bởi theo Bí Pháp, theo lời
Đức Chúa Jésus Christ thì buổi nọ Bí Pháp Chơn Truyền của Ngài chưa có thể
gì nói cho thiên hạ nghe đặng.”
Cho đến lời thơ của Đức Mẹ FATIMA rằng:
“Hội Thánh La Mã chỉ lo củng cố
Vương quyền, các hàng giáo phẩm lãnh đạo không thực thi đúng điều CHÚA dạy và
không hướng dẫn giáo dân đi theo đường lối CHÚA muốn, đến nỗi trước nguy cơ chết
chóc của con người bởi thảm họa chiến tranh, Đức MẸ phải hiện ra tại FATIMA vào
thế chiến thứ nhứt (1914-1918) để ban ra những Thông điệp quan trọng và khẩn cấp,
nhằm thức tỉnh Hội Thánh La Mã và kêu gọi những tín đồ Thiên Chúa Giáo phải thực
thi đúng lời CHÚA dạy.
Đức Mẹ FATIMA phán:
“Nếu loài người muốn chấm dứt chiến
tranh thì phải ăn chay, hãm mình và lần chuỗi Mân côi. Muốn cho được thấy Thiên
đàng, thì phải trường chay, tuyệt dục và bố thí.
Tất cả ai cầm quyền Giáo hội nên TRƯỜNG CHAY vì đó là cứu cánh cho nhơn loại,
như ngọn đuốc soi đường cho tín đồ. Bởi chưa thực hiện được trường chay, do đó
mà nhơn sanh còn khổ, dù có kêu gọi cách nào đi nữa, nhưng thâm tâm họ chưa
trong sạch thì ý tưởng đẹp cũng hóa ra dơ bẩn.
Nếu Đức Giáo Hoàng đương kim là PHAOLÔ IV chỉ thị và chính Ngài ăn chay trường
thì thế giới đương nhiên Hòa bình. Bởi tín đồ Thiên-Chúa-Giáo sẽ nghe theo Ngài
mà trường chay tất cả, thì Tình thương sẽ lan tràn cả Thế giới”.
Đó là hồng ân của Thiên Chúa ban rải để cứu rỗi loài người qua phép lạ
FATIMA.
Nhưng từ đó đến nay, Giáo hội La Mã chẳng sửa sai một điều gì đáng kể. Nếu
tình trạng nầy cứ tiếp tục như vậy, rồi đây Giáo hội La Mã sẽ hoàn toàn sụp đổ
trong cuối thế kỷ nầy, thể hiện đúng lời
tiên tri của Đức Mẹ
FATIMA. (Theo nội dung của Bức thơ Fatima).
Tóm lại, các nền Tôn giáo thời Nhị Kỳ Phổ Độ gồm Tam giáo ở Á Đông và Thiên
Chúa giáo ở Âu Châu đều bị Thất Chơn truyền sau mấy ngàn năm truyền đạo và hoàn
toàn suy bại trong thời kỳ Mạt pháp nầy.
Tìm về lẽ Chơn giả của Đạo giáo:
Đức Hộ-Pháp thuyết ngày 30-08 Tân
Mão (1951)
“Đêm nay Bần Đạo mời cả Thánh Thể của
Đức Chí Tôn và con cái của Ngài nam, nữ hiệp trí lại đặng tìm coi cái lẽ chơn
giả của các Đạo giáo từ thử đến giờ, cả trí não con người đã tầm Đạo phân vân bất
nhứt.
Bao giờ cũng vậy, từ Thượng cổ đến giờ, những tinh thần mộ Đạo, lẽ thường
người ta nói tầm chơn, cái chơn ở đâu ? Mà giả thế nào ? Họ lấy phương tiện nào
phân biệt được cái chơn mà họ tầm chơn ?
Vả chăng luật tương đối của vạn vật hữu hình nó khó phân biệt lẽ tương đối
của nó. Thảng như chúng ta không ngó thấy cái chơn, thì chúng ta không thể gì
nói đến cái giả. Chúng ta không ngó thấy cái chơn, thì chúng ta không thể gì
nói đến cái thiệt. Luật tương đối ấy vẫn một mà thôi.
Chúng ta thử đoán xét từ cái thử coi, tỷ như:
- Nho Giáo của Đức Khổng-Thánh tạo thành, mà người ta còn trích điểm cái
chơn, cái giả, miệng lưỡi và đầu óc của nhơn sanh bao giờ cũng thế.
Luận: người ta có thể nói Ngài sanh ra trong nước Lỗ, Ngài là một Giáo Chủ
của Nho-Tông, tức nhiên Giáo Chủ của Nhơn luân chi Đạo, mà tại sao Đạo của Ngài
không thể gì cứu nước Lỗ cho còn tồn tại đến ngày nay? Ấy vậy Đạo của Ngài bất
lực !
Đạo của Ngài sản xuất ra hồi buổi Đông Châu Liệt Quốc thiên hạ thống khổ đảo
huyền, nếu nói rằng: Nhơn luân chi Đạo của Ngài đủ năng lực có thể đem Hòa bình
cho thiên hạ buổi đó, trái lại Đông Châu Liệt Quốc đã loạn và vì loạn ấy mới sản
xuất Nhơn luân chi Đạo của Ngài, trong Tam Cang Ngũ Thường của Ngài bị Đạo
chích công kích triệt để. Thử nắm quyền hành của Ngài và kiếm lý luận điều đó,
trích điểm điều đó, chúng ta khó định được cái phải cái quấy chỗ ấy.
* Đức Khương Tử Nha khi Ông lãnh lịnh lập Bảng
Phong-Thần, đi giữa đường còn bị Thân Công Báo trích điểm, chính người sau
lên án Đức Khương-Tử-Nha phản Trụ đầu Châu, so sánh Đức Khương Tử Nha với Bá-Di
Thúc-Tề, người ta trích điểm một cách kịch liệt, người ta cho Ngài đã thất Nhơn
luân chi Đạo của Ngài, như thế thì đầu óc trí não của chúng ta khó suy nghĩ lắm.
* Nói đến Jésus-Christ giờ phút này Do-Thái vẫn chờ Chúa Cứu Thế. Họ không
nhìn nhận Đức Jésus Christ là Chúa Cứu Thế, vì lý do gì? Vì lý do không theo đúng trong tiên tri đã định. Dân
Do Thái vẫn chờ Chúa Cứu Thế mà thôi.
* Đức Phật Thích Ca khi lên núi, bốn người Môn đệ của Ngài ngồi dưới chân núi mà đợi Ngài, Ngài hành Đạo sáu năm
trường ép xác mãi mà không đạt pháp gì hết,
Ngài xuống núi bốn Môn-đệ của Ngài bỏ Ngài, cho Ngài là giả không có chơn.
* Còn nữa, còn Đạo Brahma, tức là Đạo Bà La Môn cho rằng, thuyết giải thoát
của Ngài là thuyết do nhiên chứ không có gì hết, sau chính mình Ngài tạo phẩm vị
đi từ Nhơn vị, Tiên vị, lên đến Phật vị, ai cũng có thể đi đến được hết.
Luật giải thoát
của Ngài do
nhiên chứ không có chi lạ. Những
lý lẽ ấy làm cho đầu óc con người tầm chơn càng suy nghĩ càng khó quyết định được.
Ta tự hỏi, thế nào gọi là chơn? Thế nào gọi là giả? Theo lý trí của con người
có lẽ này "Tầm chơn là đúng sự thật hơn hết”.
Vả, thân tôi đang sống về phần hồn, nhưng phần hồn đã đau khổ, nếu làm thế
nào cho tâm hồn an ủi được, tầm chơn hạnh phúc được, có thể nương nơi nào mà
tôi gởi tâm hồn tôi được an ủi, chỗ đó là chơn.
Bần-Đạo có luận với mấy người bạn bên Hiệp Thiên Đài không thế gì luận cái
chơn cái giả được.”
Thực sự thì Tôn-giáo làm hại nhơn-sanh không ít, đúng như bao cảnh-tượng
hãi-hùng của các cuộc Thánh chiến của một vài giáo hội, nguyên-nhân vì
đâu?
Tại sao Tôn-giáo gây chia rẻ ?
Vài cuộc vấn nạn:
“Nếu Tôn-giáo
có khuôn hữu định, chiếu theo khuôn khổ hữu định, trái lại các vị Giáo-chủ lập
giáo bất đồng tánh-cách chung, vị này nói vầy, vị kia nói khác, phản-khắc nhau,
biểu sao tâm lý nhơn-sanh không chia rẻ? Bởi không thống nhứt mà ra. Ta thử quan-sát lại
coi Đạo-pháp, Đạo-luật mấy vị Giáo-chủ ấy vẫn có một phương-pháp kích bác nhau,
phản đối nhau, không đồng tâm, đồng đức nhau, không đồng tánh, không đồng tư tưởng
đạo-đức tinh-thần, biểu sao nhân-loại không chia rẻ, mà chia rẻ tức nhiên giục
loạn, làm cho mặt đời loạn lạc, sự loạn lạc ngày nay cũng vì lẽ ấy.
“Nghĩ thử coi tâm-đức của các chủng-tộc
trên mặt địa-cầu này không giống tâm-lý tinh thần. Đừng nói chi vạn quốc, trong
một quốc gia, một nòi giống, tánh đức nhơn-sanh còn không đồng thay.
“Không gì khác lạ, các Ngài buộc Phật Thích-Ca Mâu-Ni, người Ấn-Độ lập giáo
tại xứ-sở Ấn-Độ của Ngài, thì Ngài có đồng tánh, đồng tâm với sắc dân nào khác
với Ngài được, nhưng Đạo Phật vẫn truyền-bá làm chủ tinh thần khắp Á-Đông, hỏi
do đâu?
“Do nơi Bác-ái và Công-bình. Những
phương-pháp của các vị Giáo-chủ lập pháp-luật trong các Tôn-giáo, cốt-yếu mở đường
chỉ nẻo, chỉ cho nhơn-loại đi lên hiệp
cùng chơn-tướng và chơn-pháp của Đạo-giáo tức nhiên là tín-ngưỡng: THỜ NGƯỜI và
THỜ TRỜI, luật pháp duy có Bác ái, Công-bình mà thôi. Đức Phật Thích-Ca nếu nói
Ngài không Bác-ái, Công-bình thì Đạo-giáo không Công bình sao!
“Nếu giờ này chúng ta không thành Phật
thì Đạo Phật không thành sao? Hỏi Đấng ấy lập giáo trên nền tảng nào? Có phải nền
tảng Bác-aí chăng? Nếu không Bác-ái, công-bình, Phật chưa hề đem triết-lý cao
siêu làm chủ tinh-thần nhơn-loại đặng. Chúng ta đây ai lo phận-sự nấy, lại còn
giành hơn thua nữa có đâu ép mình như Phật, nếu không vì chúng sanh, nếu không
công-bình tâm-lý, nếu không lòng thương-yêu đầy-dẫy, Phật chưa hề hạ mình
nâng-đỡ tinh-thần nhân-loại dường ấy.
“Đức Lão-Tử thấy loài người không biết
điểm tinh-thần mình, không biết chơn-tướng tinh-thần mình để nơi nào định vị
cho có giá trị, Ngài sanh tại Trung-hoa, tâm-lý nhơn-sanh không biết phẩm-giá
tinh-thần của con người là gì, đến đỗi tâm-lý loài người buổi ấy sa-đoạ, không
biết phẩm-vị mình nơi nào, không biết tôn-trọng phẩm-vị đó nên đọa xuống thú-chất
vật loại, nếu không vì Bác-ái, Từ-bi thức tỉnh nhơn-loại, cho biết phẩm-vị tối
cao của họ, đừng làm con vật nữa.
“Nếu
không phải vì tâm
Bác-ái, Công-bình thì không hề Ngài lập Giáo dường ấy. Ngày nay
không phải nơi dân Á-Đông này thôi, mà cả Âu-châu cũng vậy, biết rõ triết-lý đạo-đức
cao siêu của Ngài, người ta
theo chẳng biết bao nhiêu.
“Các Ngài xét định về mặt tinh-thần,
lấy cả tinh thần siêu-thoát của các Ngài coi có phải tinh-thần luật pháp của
Tiên-giáo chỉ do Bác-ái, Công-bình mà lập đặng chăng?Phương-pháp tạo ra có hình
tướng ấy cốt yếu nâng-đỡ tinh-thần nhơn-loại đến mục-đích cao-thượng là Bác-ái, Công-bình vậy.
“Đạo Nho do Đức Khổng-Tử lập tại Trung-Hoa. Tại sao có
Đạo Nho ?
“Tại Ngài thấy
nhơn-loại buổi nọ điên-đảo cũng như Đức Lão-Tử thấy nhơn-phẩm suy đồi, không còn giá trị. Tâm-lý nhơn-sanh buổi ấy mất hẳn
cái giá-trị nhân loại nên tự mình xuống làm nhân-loại,
đem Nho-giáo định luật-pháp xã-hội trị Đạo nhân-luân làm căn bản. Hễ mình biết
mình, tức nhiên biết Thiên-đạo; biết Thiên-đạo mới tùng thiên-lý, tức nhiên
tùng thiêng-liêng vô hình, Ngài không nói danh Chí-Tôn là ngôi Chủ-tể, là phẩm
tối cao, tối trọng của Đạo, chỉ lấy mặt luật Bác-ái và pháp Công bình đặng định
sống cho nhân-loại, định sống cho cả nhơn-quần xã-hội, định sống cho cả các chủng-tộc
nơi mặt địa-cầu này, dầu luật-pháp của
Ngài trái hẳn phong hoá nhân-loại một đôi nơi trên mặt điạ-cầu, nhưng nhờ
tinh-thần đạo-đức làm môi giới, từ giờ này toàn vạn quốc lưu-ý lấy đó đặng chỉnh-đốn quốc
thể mình. Vì cớ cho nên lập Đạo Cao-Đài Chí-Tôn tiên-tri rằng:“ Đạo Cao-Đài là
cơ báo-hiệu cho Vạn-quốc hay trước rằng: Thời-kỳ Nho Tông chuyển thế 儒 宗 轉 世 đã đến.
“Nói tới Đạo Thánh
của Đấng Christ tức Công giáo, nếu người không Bác-ái, Từ-bi,
không hề đem xác thịt mình làm con tế-vật dâng hiến cho Chí-Tôn đặng cầu siêu rỗi,
xin tha-thứ tội-tình cho lòai người, đó là Người đến đem lòng thương-yêu của mình ra làm tiêu-chuẩn cho đời bắt chước. Vì cớ nên
Công-giáo làm chủ tinh-thần một phần lớn nhơn-loại là đáng lắm vậy”.
Xem thế đủ biết các vì Giáo-chủ chỉ có một tinh thần duy nhất là vì
thương-yêu nhân-loại mà lập Đạo cứu đời với một Tôn-chỉ duy nhất: CÔNG BÌNH,
BÁC ÁI.. Thế, tại sao Tôn-giáo hận thù chia rẻ ? Sở dĩ có sự kiện ấy vì người sau truyền-bá
sai lạc chơn-truyền “Nhơn hư Đạo bất hư” là vậy.
Đạo Cao Đài xuất hiện để chấn hưng Tam Giáo:
Do lẽ ấy, Đức Chí Tôn - Thượng Đế mới mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để chấn hưng
đạo đức và thực hiện cơ QUI NGUYÊN TAM GIÁO PHỤC NHỨT NGŨ CHI
Ngày nay Đức Chí Tôn đã đến, đem nền
Tôn Giáo của Ngài để tại mặt thế này, đặng chỉnh đốn đạo đức tinh thần từ Thượng
cổ đến giờ, bằng Huyền Diệu Cơ Bút. Ngài đến không có quyền nào ngăn cản, Ngài
dạy con cái của Ngài, Ngài có quyền đem cơ bí mật huyền vi tạo đoan giáo hóa
con cái của Ngài.
Nền Tôn Giáo xưa khác, còn nền Tôn Giáo của Đức Chí Tôn ngày nay khác.
Vả chăng mỗi cơ quan đã tượng hình nơi Càn Khôn Vũ Trụ ngày giờ này có hai
mặt luật:
1 - Luật hữu vi, tức nhiên luật định tướng định hình gọi là Thể Pháp.
2 - Luật vô hình là định luật bí ẩn của nhơn loại gọi là Bí Pháp. Đạo Giáo
trọng hệ nhứt là Bí-Pháp, vì do nơi Bí Pháp mà người ta mới tìm tàng được trong
cơ quan Tạo Đoan.
Để thấy rõ Nguyên nhân Đạo Cao-Đài xuất hiện là vì Tam giáo đã thất
chơn-truyền, nên phải chấn hưng phục hồi nguyên bổn:
“Thầy đã nói Ngũ chi Đại-Đạo bị qui
phàm là vì khi trước Thầy giao Chánh-giáo cho tay phàm càng ngày càng xa
Thánh-giáo mà lập ra phàm-giáo, nên Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy-dỗ
các con mà thôi, chớ không chịu giao Chánh-giáo cho tay phàm nữa”.
Mãi đến năm Bính Dần (1926) Đức THƯỢNG ĐẾ tá danh Cao-Đài Tiên Ông Đại-Bồ-Tát
Ma-Ha-Tát khai mở Đại Đạo kỳ ba, dạy thờ Trời và thờ các vị Giáo chủ Tam Giáo,
Ngũ Chi. Đó là điểm mà Đức CHÍ TÔN nương theo đạo đức truyền thống của người Việt
Nam, phổ hóa một mối Chơn truyền uyên thâm, khai sáng một đường tấn hóa thiên
nhiên từ Nhơn luân đến Thiên lý. Thật quả Đức Thượng Đế ban cho dân tộc Việt
Nam một nền “Nhơn sanh Triết lý học” bao la vô biên, gồm tất cả những yếu lý
truyền bá khắp Đông Tây tự ngàn xưa
8 - Phép Tu luyện, trau lòng đạo đức
cho trong sạch (phương pháp này sẽ chỉ
riêng)
Xin ghi lại một bài học đặc biệt của Đức Hộ-Pháp dạy riêng cho một “Đạo hữu”
từ xa tới. Thiết nghĩ đây cũng có thể làm bài học chung của toàn Đạo được.
Đây bắt đầu một cuộc chỉ dạy của Đức Hộ Pháp:
- Phải vào Chánh Điện thì mới gọi là Đạo thấm thân - Phải vào Điện ở cửa
nào và lúc nào? Đạo hữu hỏi:
Đức Hộ-Pháp dạy rằng:
- Hãy tự lòng dấn thân hành Đạo, muốn thế phải am hiểu và giữ gìn tinh tuý
Thể Pháp, Bí Pháp và chu đáo thuần khiết những mật ngôn quí báu trong Kinh Đạo,
bởi mọi sinh hoá từ nơi đó mà thành. Nếu như ta đọc Kinh thuộc làu và âm điệu
thanh thoát quyến rủ được người nghe mà không hiểu Thể Pháp, Bí Pháp thì người ấy
không biết Đạo chi cả, đó chỉ là cái xác biết Đạo mà hồn không biết Đạo, người ấy
tu mãi vẫn chưa ngộ Đạo.
Đạo Hữu thưa: Thưa Ngài muốn đến trình độ ngộ Đạo thì phải như thế nào?
Đức Hộ-Pháp nói:
- Hãy vì đạo đức và lấy thân trải rộng để Phụng-sự tha nhân, đó chỉ mới bước
chân khởi đầu vào lộ trình của ngộ, mỗi bước chân ngộ có ánh sáng soi rọi, lối
đi này không phải của riêng mình, vì khi ngộ thì trách nhiệm dìu dẫn những tăm
tối lại nhiều.
Đạo hữu thưa: Nay con cần bước vào lối đi này, thưa Đức Ngài được không ?
Đức Hộ-Pháp dạy:
- Cao-Đài là ngôi Đền cao, Đức tin lớn, lối đi rộng thênh thang vô đối, ai
cũng vào được, Đệ tử muốn thì hãy gửi vào đó một niềm tin vững chắc thì chẳng
bao lâu sẽ ngộ và điều cần yếu phải dứt khoác mọi động lực cản trở của ngoại cảnh
xem như không có nó, bởi khi ta bước vào đường TỊNH LUYỆN thì từ giã bi-quan thảm
sầu, đó là căn bịnh của cõi đời bám thân khó giải thoát.
Đạo hữu hỏi: Con muốn thực hiện hôm nay được không ?
Đức Hộ-Pháp đáp:
- Từ hôm nay điểm khiếu quang đang mở và tâm linh cũng mong chờ, đứa con
yêu của Đạo trở về đúng lúc.
Hãy quì xuống hồi hướng Đức Phật-Mẫu vi diệu, rồi khởi đọc lời Kinh thư
thái theo nghi thức Đạo, mỗi mật ngữ trong Kinh có Bần Đạo tiếp lực đến khi nào
hết một thời Kinh thì xả tịnh, rồi nghỉ 5 phút sau đó tiếp tục, hôm nay chỉ tịnh
ba thời là kết quả. Nào khởi đọc Kinh:
“Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp,
“Lòng nương nhang khói tiếp truyền ra…
Hết một thời, đến thời hai và chấm dứt thời ba, thì vừa có tiếng chuông báo
lễ thời Ngọ, Đức Hộ-Pháp và Đạo hữu rời Điện Phật Mẫu để đi đến Chí-Tôn. Đức Hộ
Pháp nói:
- Sau khi thời Kinh, con tiếp nhận được những gì?
Đạo hữu thưa:
- Thưa Đức Ngài, quả là vi diệu, hôm nay đã ra ngoài sự diễn tả của trần tục.
Thời thứ nhứt thì còn cái TÔI nặng trĩu
tại lòng. Thời thứ hai hiện lên một màn ánh sáng sương mờ nhạt vờn vờn và sau
đó biến mất, nhưng qua thời thứ ba thì thân con hoàn toàn không không.
Đức Hộ-Pháp truyền dạy:
- Từ đây Đạo hữu biết cửa Hộ-pháp ở đâu rồi và chuẩn bị đường tu không còn
dài. Hãy cố gắng nâng niu ý chí đừng lơi, còn sống ngày nào thì để tâm linh
khoáng đại và trui luyện mãi đến ngày chung cuộc thì hồn đặng an. Bần Đạo mời đạo
hữu đến Điện mừng lễ Đức Chí-Tôn là thời
thứ tư đạo hữu phải dâng hiếu hạnh cho Người vì thời Ngọ huyền diệu, chúc đạo hữu
đạt.
Đạo hữu thưa:
- Con xin tạ ơn Đức Ngài:
Đức Hộ-Pháp nhập Đàn và cho toàn Đạo khởi đọc Kinh, sau khi viên mãn thời
Ngọ tất cả toàn Đạo đều vui mừng vì trước đây đạo hữu này chẳng có gì gọi là Đạo,
thế mà chỉ một thời Kinh trong Ngọ ông đã tiếp nhận ân ban thanh khiết của Đạo,
quả là duyên hạnh Đạo phi thường. Ngài Bảo Đạo truyền giảng về sự sống loài vật.
- Thưa Đức Hộ-Pháp cùng toàn Đạo
lưỡng phái, cùng tham khảo trên chủ đề “Tìm hiểu xã hội loài kiến”, Tệ
Tăng xin trình bày:
Mỗi loài sinh vật nào cũng có tính sống ưu việt như thông minh và ngôn ngữ
riêng của nó, nếu ta biết được để lấy đó mà bổ túc cho loài người cũng hay lắm.
Loài người có khả năng học hết những kinh nghiệm sống của vạn vật, nhưng trái lại vạn vật không học được
nhiều của loài người, đó là tính siêu nhiên của loài người do Đức Chí Tôn ân
ban.
Chúng ta thường thấy xã hội loài kiến đang sinh hoạt, hàng vạn con đang di
chuyển qua lại, kiến gặp bạn sơ giao cụng đầu rồi từ giã, kiến gặp bạn thân
chào nhau bằng hai cái vòi, kiến gặp bạn hiền chào nhau bằng hai cái vòi và hai
chân trước, kiến gặp gia đình cũng chào nhau bằng vòi, nhưng dừng lại thăm hỏi
và trao đổi rất lâu.
Chúng ta rất tiếc không hiểu ngôn ngữ của kiến nói lên điều gì, nhưng những
cử chỉ đó dù ta chiêm nghiệm xã hội có tổ chức hẳn hoi, kiến có nhiều bạn thân
và sự ân cần của kiến thực sự nồng nàn, kiến biết đoàn kết để sống, kiến truyền
tin rất mau, tổ chức của kiến cũng có trên dưới trật tự, biết chia phần cho
nhau ăn và để, trên đường di chuyển nếu gặp đồng loại bị hoạn nạn hay đau ốm
không phân biệt lạ quen cũng kề vai để cán gánh cho nhau một đoạn đường, chúng
ta thấy loài kiến như vậy, nghĩ lại thấy mình cần phải thương yêu và bao dung
nhiều hơn
Tệ Tăng hy vọng ngày nào đó nhân loại sẽ khám phá ra mọi tính năng của sinh
vật để bổ sung vào giá trị sống cho nhân
loại, làm giàu tính nhân bản và đạo đức, ngày nay khoa học chỉ mới khám phá một
cạnh sinh vật học để phục vụ quyền lực, cho nên chúng ta vẫn còn sắp hàng chưa
hưởng được những vốn chất thiên nhiên đó.
Nhưng đổi lại Đức Chí-Tôn đã ân ban cho chúng ta một kho tàng thuần nhất vũ
trụ. Chúng ta là những nhà khoa học Đức tin nghiên cứu Thể pháp, Bí pháp. Kinh
Lễ và phương tu hành Đạo để phổ độ nhơn sanh đồng hương. Họ vì khoa học thực dụng,
ta vì khoa học Đức tin. Thực dụng cả hai cần có sự tương quan thì mới được thế
giới mai sau công bình hưởng lạc. Lời truyền giảng của Ngài Bảo-Đạo vừa chấm dứt
ở đây, đàn lễ Ngọ viên thành, toàn Đạo bái ban.
Đức Hộ-Pháp dạy cách luyện KHÍ và mở Huệ quang khiếu cho Đạo hữu Đức Hộ-Pháp
nói:
- Buổi này chúng ta không được đọc Kinh mà chỉ chuyển động thanh khí.
Đạo hữu thưa:
- Thưa Đức Ngài: làm thế nào để chuyển động thanh khí, bởi đây là một danh
từ mới lạ ?
Đức Hộ-Pháp dạy:
- Bây giờ Đạo hữu quì xuống hồi hướng dâng lên Thiên Bàn Đức Chí-Tôn và làm
theo Bần Đạo thì được việc. Đạo Hữu cho thể chất trống không, khi
ấy Bần Đạo sẽ chuyển thanh âm,
không khí trong lành gọi là thanh khí.
Bây giờ chúng ta cùng cho khởi 5 phút trống không.
Đức Hộ-Pháp chuyển tha lực thanh âm và thanh khí rồi dạy:
- Đôi mắt nhắm lại, cửa Hộ-Pháp mở ra, thanh âm (Kinh kệ) của Bần Đạo cùng
hoà nhịp thanh khí của Đạo hữu làm chuẩn điểm chuyển vào cho động thái phát khởi
theo dòng thời gian này vận xuống đường thẳng của sọ ra sau xương ót, chuyển xuống
đường xương sống, cho khí đến cuối xương cụt, rồi hồi thanh âm và thanh khí về
lại cửa Hộ-Pháp, thư thả thở nhẹ để cơ
thể thông thoáng, tránh đừng ép tim dồn dập. Tiếp tục như thế 12 lần rồi hãy mở
mắt ra để xả một hồi tịnh.
Đạo hữu mở mắt ra thấy đối diện chân dung Đấng toàn thiện và cầu nguyện:
- Xin Đức Ngài ban ân, bố đức để giải thoát và bảo vệ con qua cơn sợ hãi. Đức
Hộ-Pháp dạy tiếp:
- Hãy tiếp tục nhắm mắt lại và luân hoán thanh âm, thanh khí như sau: Cửa Hộ-Pháp
mở ra, thanh âm thanh khí truyền vào, vận chuyển đến đốt xương sống sau cổ (mạch
khí quản) và hồi về cửa Hộ-Pháp thở nhẹ ra 12 lần như thế và xả hồi tịnh lần thứ
hai.
Đức Hộ-Pháp cho Đạo hữu thấy quyền năng Hộ-Pháp với đạo hào quang.
Đạo hữu mở mắt ra thấy đối diện “một chân dung sáng rực rỡ phát ra từ Đức Hộ-Pháp
và Người ngự trên Toà sen”, Đạo Hữu cầu nguyện:
“Thưa Đức Ngài, con đã hiểu, xin
Ngài tự ý dạy bảo điều chi cũng đặng. Đức Hộ-Pháp dạy:
- Mắt hướng thẳng về Bần Đạo, rồi hãy chuẩn bị hoán thanh-âm hoà vào thanh
khí, cửa Hộ-Pháp mở ra, vận chuyển đến đốt xương sống ngang tầm trái tim
(mạch hô
hấp) và hồi về cửa Hộ Pháp thở thông thoáng 12 lần như thế để Bần-Đạo truyền
Bí pháp giải nghiệp và xả tịnh lần thứ ba.
Đạo hữu tịnh lần thứ ba không nhắm mắt đã hoàn tất, cảm thấy chân dung Đức Hộ-Pháp
rất kỳ diệu như đang ngồi trên con hạc và bay trên không trung, ông khẽ gọi:
- Thưa Đức Ngài, chờ con cùng đi với:
Đức Hộ-Pháp bảo: Chưa đủ khí lực, phải còn nhiều công phu như thế. Bần Đạo
và Đạo hữu phải tạm biệt để nhường chỗ cho toàn Đạo chuẩn bị thời Dậu (huyền diệu!)
Đạo hữu về đến phòng riêng, xem lại chương trình của Đức Hộ-Pháp “Thời Dậu
tự lực hành tịnh những gì mà tha lực đã hướng dẫn”. Bây giờ ông mới hiểu những
gì bày biện trong phòng này đều có ngụ ý cho định tịnh..
Ông dùng ba hớp trà, rồi hướng về Thiên bàn thắp năm cây hương dâng lễ Đức
Chí-Tôn và quì xuống ôn lại bài tập từ ngày vào Thánh Thất cho đến nay, như
Kinh kệ và vận chuyển thanh khí, vào định tịnh tự nhiên không hay biết, có đôi
lúc cũng muốn trở lại trạng thái bình thường để xuất tịnh, nhưng không được vì
nó đã thông suốt và chìm sâu trong tiềm thức. Thôi thì âu cũng là dịp mở ra những
trang đời sám hối, tự tâm bồn-chồn và sau đó hạnh phúc đến êm đềm vi diệu, hôm
nay Đấng đến mở cho một lối đi bình an vô sự (Đức Hộ-Pháp mặc khôi giáp uy nghi
với Giáng Ma xử) Người ân cần lo lắng từng nhịp thanh âm, thanh khí. Người còn
gửi vào lòng mối dây thương yêu mầu nhiệm
toàn thiện và Người khuyên bảo:
Phần số đã định rồi con không cải được, như vậy con hãy vui vẻ để tiếp nhận
nó, từ đây đến ngày chung cuộc không xa phải thừa cơ hội này để chuẩn bị tương lai phần hồn phách. Cơ hội lớn lao này
con có được là nhờ biết hối cải và tính thiện kiếp sanh nhớ lối hoàn lương, nay
con hãy nuôi ý chí luyện Đạo và hãy mở kho đức ra để Thầy gửi vào đó một kho
tàng Bí pháp vô tận, Thầy tin nơi con biết sử dụng kho bửu vật này sẽ thành đạt,
con thông minh học ít hiểu nhiều, thôi con hãy về lại xác tục Thầy chúc con
bình an.
Đạo Hữu ra khỏi định tịnh mà vẫn còn lưu luyến, tự hỏi mình tại sao không ở
mãi chốn ấy vì ở đó vô cùng an lạc và mới lạ cần nên biết, còn khi đã hồi về
xác thì thấy trần tục chẳng ra chi cả. Ông tự hẹn kỳ định tịnh sau sẽ đi xa
hơn, vì đã có chìa khoá trên tay rồi.
Tiếng khánh mời nhập trai, ra khỏi phòng đi về Trai đường vẫn chưa thấy Đức
Hộ-Pháp đến. Người Tín đồ nam nói:
Đức Ngài còn làm việc ở văn phòng, thưa Ngài tự nhiên nhập trai, đừng đợi Đức
Ngài. Vị đạo hữu ngạc nhiên hỏi tiếp:
- Ở đây có chủ và khách, như vậy mình phải kính chứ có lẽ nào nhập trai mà
không mời Người hay sao?
Tín đố nam nói:
- Đức Ngài không bao giờ nghĩ như vậy. Đức Ngài muốn mình luôn luôn thoải
mái trong lúc nhập trai, dùng trai ở bàn nào cũng được, còn nếu Ngài muốn chờ
thì tuỳ ý, chứ Đức Ngài không bảo phải chờ. Vả lại Ngài đã ở đây cũng hai hôm rồi,
thấy cảnh sinh hoạt là như vậy đó, ăn uống nói chuyện tự do tuỳ thích đó là của
riêng cá nhân, miễn đừng sanh bịnh trần tục là tốt, còn giờ Đạo thì phải để tất
cả cho Thiêng liêng không có cái riêng nào của mình đặt trong ấy. Đức Hộ-Pháp đến
nhập trai cùng Đạo hữu và tín đồ nam.
Đức Hộ-Pháp thông đạo hạnh cho Đạo hữu về bình đẳng
Vị Đạo hữu có một nhận xét tinh tế và hiểu tự lòng. Đức Ngài quả là bình dị
trong cuộc sống, không thấy Đức Ngài làm kiểu cách cao sang của một Hộ Pháp và
Tín đồ sống ở đây cũng vậy, đều bình đẳng, không phân biệt chia quyền giai cấp,
lẽ dĩ nhiên ở đây cũng có người quyền thế xã hội và tiền dư bạc để, trình độ kiến
thức cao viễn thông kinh quán chúng: kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, luật sư, học giả,
ký giả, chủ báo, nhà văn, nhà thơ, đốc học, cựu Tỉnh trưởng, chủ bút, sinh viên
và bần hèn, kém học cũng nhiều.
Tín đồ nam nữ chia nhau làm công quả, mấy tín đồ nam rửa chén bát, chạy lau
bàn, xếp ghế, quét nhà lăng xăng rất thạo nghề nhà hàng (Restaurant) công việc
hàng ngày tưởng họ là kẻ để sai, làm vặt bình thường của hạ cấp, nhưng đâu ngờ
họ là những tín đồ phụng sự chung, họ có một tâm hồn cao quí hơn đời và bề rộng
trí thức của họ cũng trội hơn những cái đầu xưa nay tôi từng giao thiệp, nghĩ lại
hơi thẹn, vì đã hai hôm đánh giá họ quá thấp, bởi cứ nghĩ rằng mình hay hơn người
khác, đến Đức Ngài mình cũng còn trộm nghĩ vốn sở học đơn sơ, nay mình nghĩ
đáng có tội.
Vị Đạo hữu đọc được trong cử chỉ
giao tiếp và gần gũi của ba tín đồ nam phái đang chạy lau bàn, cùng nói chuyện
bằng tiếng Pháp với Ngài Bảo Đạo cách hai thước và lời nói rất nhỏ:
“Tối nay có ba người khách từ
Sai-gòn lên, ông khách kia chỉ ở lại Thánh Thất một ngày, như vậy Bác sĩ có bị
vướng vào trực đêm không ?
- Thưa không. Rồi hỏi tiếp: Còn ký giả thì sao?
- Thưa Thầy, tối nay con phải viết nốt bài phóng sự Hoàng gia về vụ
biên giới Thái và hỏi tiếp: Còn Luật
sư thì sao?
- Thưa Ngài, con vẫn như mọi khi. Như vậy tối nay chỉ có ba chúng ta chạy
bàn.
Vị “Đạo Hữu” ý thức được mọi Đạo sự ở đây, thì ra người điều hành Đạo sự
chính là Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa, nguyên cựu Đốc Phủ sứ vang bóng một thời về
khả năng hành chính miền Nam (Châu Đốc- Tỉnh trưởng Pháp và Việt Minh 1945)
Mình tự thẹn, một kẻ khách không đáng nhận ân sủng của Đạo, bởi những tín đồ
trí thức này làm mình ái ngại, bởi họ không phải là tín đồ trong suy nghĩ tầm
thường của mình, âu cũng do mình có cao ngạo nên bị những tín đồ nơi đây đánh gục
và đo ván trong Trai đường, từ đây cái nết cao ngạo phải chừa, không được xem
thường thiên hạ, nhứt là ở cửa Đại-Đạo và mình phải như anh bạn đang lau bàn và
quét nhà mà khoa bảng kia mới được, hỏi ra bạn Đạo mình tốt nghiệp tại Đại học
đường Paris, rồi về Cao-Miên làm việc. Nhân hôm nay “Đạo hữu” tôi cũng hoà mình
và bạo gan mở lời xã giao với vài vị Tín đồ Nữ phái đang gói bánh bì chay.
- Thưa quí hiền Tỷ, hiện vẫn sống ở Thủ đô chùa Tháp này và đã công quả ở
đây được bao lâu.?
Hiền Tỷ trả lời: Thưa Ngài, tiểu muội đang là giáo sư Vật Lý tại Đại học đường
Hoàng gia Cao-Miên, công quả cho đạo nay được hai quí (6 tháng) còn Hiền Tỷ này
là Dược sĩ Giám Đốc viện bào chế Phnom Penh kiêm bào chế thực đơn Trai đường,
công quả đã 3 quí, chuẩn bị hết hạn ở cuối tháng này. Vị “Đạo Hữu” tọc mạch
nói:
- Nếu quí Tỷ thấy tôi dùng được ở nơi nào thì cho một dịp công quả ở đây được
không ?
Hiền Tỷ Giáo sư đáp: Thưa Ngài, muốn tìm việc ở đây phải đưa đơn chớ nói khơi làm
sao được, như Muội đây từ ngày đưa đơn đến năm sau mới được vào lặt rau, thế mà
còn bị hăm đuổi ra khỏi sở, nếu Ngài muốn thì Muội vận động chức lau Điện thờ,
nhưng phải mất bảy hay tám tháng nữa mới làm được, nhưng Ngài chỉ tạm ở đây còn
8 ngày nữa thì về Hà Nội, nhưng nếu Ngài quyết định trở lại thăm Trấn Đạo
Kim-Biên thì nộp đơn từ hôm nay là vừa. Tự mình suy nghĩ đức hạnh và chuyên môn
để tìm chính mình một tâm hồn an lạc, vì xét thấy tất cả Tín đồ ở đây đều hiểu
Đạo hơn mình, họ sống vì đạo bẵng tiếng duy ta, họ cũng thích chuyện vui đùa tự
do thoải mái, sống không vì kiểu cách, như đã thấy nơi hai Hiền Tỷ hiền đức mà
trong họ lại chứa cả một kho tàng chất xám. Và ở trong họ có một năng lực Đạo
phi thường, vì khi nói chuyện xuất kình lực thanh âm và thanh khí tuyệt diệu, họ
nói chuyện đếm được từng kinh thức trong lúc phát ra, hình như họ tịnh trong việc
làm, tất cả những điều ấy tôi đã được Đức Hộ-Pháp truyền thụ và nhờ thế mới biết
tín đồ sống ở đây đầy lòng nhân đức và trọn tâm lành, ngày đầu tôi đến đây nào
biết gì về họ, nay đã là thân, xem nhau bằng tình đồng sinh, thì ra cõi Thiên
hiện hữu nào đâu có xa ! (rất thông đạt).
Từ đây tôi đã là thành viên của Thành Thất và Trai đường là nơi dùng trai
nuôi sống mảnh đời, nên tự mình phục vụ và tuỳ ý lựa chọn thực đơn theo khẩu vị,
những buổi đầu tôi là khách cho nên khi dùng Trai có đồng Đạo mang lại, nay thì
tôi rất tự nhiên, không có chủ khách nữa.
Đức Hộ-Pháp ban Chủng Pháp Đại Đạo cho một “Đạo Hữu”
Tất cả hãy giữ vô không. Mở cửa Hộ-Pháp, chuyển thanh khí đến Bắc Đẩu, rồi
dẫn xuống huyệt khí của đơn điền (ức) và cho thanh khí ra khỏi cửa Đơn điền,
thanh khí tiếp nối vào Ấn Tý chuyển một vòng vào Tam Cung: Tý, Sửu, Dần.Hoán
chuyển thanh khí về lại đơn điền để hồi khí ra cửa Hộ-Pháp, trước khi xuất hãy
niệm danh Bần Đạo. 12 lần chuyển vận thanh khí như vậy, lần cuối cùng niệm chú
và lạy Đức Chí-Tôn 3 lần, mỗi lạy 4 gật x 3=12 gật và xuất tịnh.
Chín giờ “Đạo Hữu” mới khởi động tịnh, nhập pháp vận thanh khí chuyển thanh
âm hoà Chủng pháp, tịnh sâu trong 10 phút mở được cửa tiền kiếp nhưng sau đó
không về được thế tục bởi thức pháp chưa thông suốt.
Tiếng chuông thời Ngọ đổ hiệp đầu rồi hiệp 3 chấm dứt, ông vẫn ở trong trạng
thái hôn mê của Tịnh, nhờ ông nghe được tiếng chuông cầu nguyện “Nam Mô Cao Đài
Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát” của bài Kinh Niệm hương mới kéo ông ra khỏi hôn
mê để xả tịnh. Nghỉ được 15 phút, ông tiếp tục nhập tịnh và đọc tiếp bài Khai
Kinh. Thanh khí tự chuyển vào ồ ạt như nước lũ đổ xuống phá bể, muốn phá vỡ
thân xác ông ra thành nhiều mảnh. Có tiếng gọi từ cửa Hộ Pháp răn bảo: “Hãy niệm
danh Ta và dụng Tịnh theo ý Kinh và chú niệm thật đúng sẽ hồi lại Pháp, trí tuệ
sẽ thông suốt”.
Ông sực tỉnh về niệm danh theo ý Kinh và chú niệm theo lời răn, nước lũ ấy
tự biến mất không còn ồ ạt, xác, hồn và phách tự trong suốt như Trời vừng đông,
lúc này ông thoát sinh vào Chủng Pháp bình thường không còn khó nữa và biết được
hai tiền kiếp trước như kiếp hiếu nghĩa và kiếp đức hạnh. Vui mừng đã biết tiền
kiếp và hiểu rõ từng hoàn cảnh của mình, rồi ông về với hiện tại để xét nghiệm
lại Tâm lý hồi sinh và xuất Tịnh.
Tiếng hồi nhứt của khánh Trai đường, gọi mời Tín đồ nhập Trai, ông ra khỏi
phòng mang theo nhiều niềm vui trong buổi Tịnh vi diệu thanh thoát ấy, hôm nay
ông đã tháo gỡ được xác lo âu và tâm hồn hết khắc khoải mà bao lâu kéo trì
trong cảm giác bị hụp lặn ở biển đời khó thoát kiếp sinh …
Một khi Tịnh luyện đúng phép thì hoàn toàn sáng suốt và không còn bợn nhơ,
nhục thân sẽ là đèn trí tuệ, từ đó ẩn diệu được bày ra, những kín đáo và khó hiểu
ta đều thấy hết .
Trong Đạo khi Tịnh có quán như Phật giáokhông?
Đạo ta ít khi nào dùng từ ngữ “Quán”, bởi quán có cái riêng của nó và quán
vẫn là tướng sinh từ Thiền định mà ra, Đạo ta lấy Thiền định làm Tịnh là một từ
ngữ rất khiêm nhường và nhỏ bé để đạt cái cao viễn, khi Tịnh ta không cần dụng
Quán, bởi Đạo ta dụng Tịnh vì mục đích nuôi Đạo trong Ta. Đạo phải đi trên quán
đó là dụng thanh âm và thanh khí hai món ăn này sẽ hoà vào Pháp và biến hoá
trong thân sinh ta an lạc. Có nhiều từ ngữ để gọi Thiền quán và tuỳ theo dụng
Tu của mỗi Tôn Giáo.
Về Ngài Bảo Đạo dụng Tịnh ý để đến chỗ trước cái không biết. Ngài truyền rằng
Tịnh để Pháp trống không khi thanh âm và
thanh khí tràn vào thì toàn ý chân không đó là Đạo. Đức Hộ-Pháp gọi đó là cõi
Thiên linh.
Nhờ vậy “Đạo hữu” có được một ánh sáng về Tịnh, lúc này ông tự lực chuyển
Pháp, cho thanh khí dương hoá thanh khí âm vận hành các mạch để cơ thể ấm áp,
nguyên tắc của Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ trước khi nhập Tịnh phải vận
chuyển thanh khí để chống khí ác và sa thãi những khí chướng u-mê (khởi động hô
hấp).
Ông bình thản vào Tịnh theo lời Kinh câu kệ với thanh khí tự nhiên, dẫn vào
miền Tịnh nguyên hằng hữu, vận hoá khí đã thuần chính không còn trở ngại, năng
khí muốn hoá ở nơi nào cũng được, nhờ vậy ông tự trị liệu được các chứng bịnh
thường như mỏi lưng, đau đầu, đau bụng, mất ngủ…Cơ thể đã sạch, tâm tính đã
trong, hết vướng bận cuộc đời, mỗi khi vào Tịnh như du hành khắp chốn, không
còn nghĩ ngợi cõi tạm. Hôm nay ông ngập ngừng muốn bỏ xác tục làm một chuyến đi
xa, nhưng thân tâm có tiếng bảo chỉ được ba ngày thôi để làm kinh nghiệm cho
chuyến đi xa vĩnh phúc….
…Thế rồi ngày này chuẩn bị vào thời Tý, Đức Hộ Pháp mời hồn phách của “Đạo
hữu” về dự dâng lễ Đức Chí-Tôn, ông đã ba ngày lãng du miền viễn đại, nay được
tin gọi về tuy ngập ngừng, nửa muốn đi luôn, nhưng phải về cõi tục để dâng lễ Đức
Chí-Tôn và nhận lời truyền dạy của Đức Hộ-Pháp.
Trên đường về cõi đời Đạo hữu nhận được 6 nguyên lý sự thật: địa, Thuỷ, Hoả,
Phong, Hư, Không, Thức”.
Tiếng chuông thời Tý điểm hồi thứ nhứt, ông tỉnh lại và chuẩn bị làm sạch
thân thể cùng thay bạch y để đến Điện Thờ dâng lễ Đức Chí-Tôn.
Ông cảm thấy thể lực phấn chấn hơn xưa và toàn Đạo tại Thánh Thất…vẫn thế,
cũng những niềm hân hoan Đạo tuyệt diệu ấy, ông vào Điện gần đến thời lễ chào Đức
Hộ-Pháp, Ngài Hồ Bảo Đạo, Chức sắc, Chức việc và toàn Đạo lưỡng phái bằng một ý
nghĩ tôn kính.
Đức Hộ Pháp nói:
Nay “Đạo Hữu” phải trải qua một
chân Tịnh mới, bởi chuyển pháp cuộc đời vào sự yên lặng nhằm huân tập hoàn
toàn, sửa mình như thế may ra vuông vắn lòng hướng Thánh bậc, thực hiện tịnh
luyện phân minh một hướng, mở rộng sinh
duyên nhập pháp Cao-Đài hầu hoàn chỉnh. Nay Bần Đạo truyền pháp ĐỊNH THẦN để giữ
nguyên yên tĩnh và không sợ động ứng hay hoảng hốt, pháp này từ đây về sau phải
hoàn toàn Tịnh Trai thanh âm và thanh khí để xác tục không đau đớn trong lúc hồn
phách thực sự chia lìa. Hãy khởi động:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét