của TAM-BỬU
mà CHÍ-TÔN ưa chuộng
để dâng Đại Lễ cho Ngài là
nguyên-nhân chấm dứt cái
hoạ tranh thù
đã gây nên trường
oan-nghiệt
cho toàn Thế-giới
Lời nói đầu
Đức Thượng-Sanh dạy KHI
VIẾT SÁCH ĐẠO nên qui-kết vào trọng-tâm của Cao-Đài Đại-Đạo
để xiển dương Chơn-lý Chánh-truyền, Đức Ngài nói rằng:
để xiển dương Chơn-lý Chánh-truyền, Đức Ngài nói rằng:
“Khi Qua ở Sài-Gòn, nghe khách bàng-quan trích
điểm về Giáo-lý Cao-Đài nhiều lắm. Bởi lẽ người trong Đạo chưa viết được một
quyển sách đúng với Giáo lý Chơn-truyền; hầu hết các sách viết trước do hạn-chế
và lý luận về nguồn gốc Đạo Tam-Kỳ nên họ chỉ viết cái mà họ biết được:
* Người gốc theo Đạo Phật,
thì họ cho Đạo Cao-Đài là Phật-Giáo chấn-hưng.
* Người gốc theo Đạo
Khổng, thì họ cho Đạo mới là Nho-Tông Chuyển-thế.
* Người gốc theo Đạo Lão,
thì cho là Thiên-khai Huỳnh-Đạo.
Muốn hiểu bổn-nguyên
tư-tưởng phải lấy Thánh ngôn, Kinh sách Kỳ ba Phổ-Độ mà giải-thích.
Đạo Cao-Đài như một bức
khảm xà-cừ:
- Nhìn thẳng thấy màu
trắng,
- Nhìn nghiêng bên phải
thấy màu xanh phơn-phớt,
- Nhìn xuống phía dưới thấy màu vàng nhạt.
Các màu xanh, đỏ, vàng chỉ
là những cách thể hiện các giai-đoạn ban sơ của Đạo.
Thật sự ĐẠO CAO-ĐÀI là MÀU
TRẮNG.
Phải hiểu Đạo Cao-Đài là
tinh-hoa bổn-nguyên triết-lý của chính nền Đạo mới này”
(Lời của Đức
Thượng-Sanh)
Triết lý và con người
“Một thi-sĩ xứ Perse gọi
triết-lý là bản-thảo lúc đem in đã bay mất hai trang: đầu và cuối.
Triết-lý thường gồm ba
loại vấn đề sau:
- Nhân-sinh hà tại? Tại
sao tôi sinh ra ở trên đời? Vì nguyên-nhân nào ?
- Tại thế hà như ? Và sinh
ra để làm gì ? -Tức là triết lý
nhân-sinh.
- Hậu thế như hà? Sau này sẽ ra sao? - Tức là vấn đề cứu cánh
của con người.
Trong ba loại đó thì vấn
đề nguyên-thuỷ vạn-vật cũng như về loài người và cứu cánh cuối-cùng của con
người thuộc trang đầu và trang cuối đã mất, nghĩa là không thể tìm ra câu trả
lời thỏa-mãn cho trí khôn”…
Thế nên, triết-lý hiện nay
dù phức-tạp, lòng người còn chia cách, nhưng biết xây-dựng trên nền tảng hoà
hiệp lo gì không tiến đến một nền Triết-lý ĐẠI ĐỒNG. Bởi:
- Đại-Đồng là dung nạp, dang tay đón nhận với
sự không so-đọ lọc lừa.
- Chủ-thuyết Đại-Đồng
tuyệt-đối không cưỡng bức, không chấp
nhận lấy một bỏ một.
- Chủ-thuyết Đại-Đồng không
chấp nhận có kẻ thù mà tất cả là đồng-sanh, đồng-hành, là huynh đệ.
TRIẾT LÝ CAO ĐÀI hôm nay sẽ trả lại cho
hai trang đầu và cuối đã mất, để tất cả cùng đi đến Đaị Đồng:
- Đại Đồng nhân chủng.
- Đại-Đồng Xã hội.
- Đại-Đồng Tôn giáo.
Chủ-trương của Đạo Cao-Đài
là phải thực hiện một Tôn-Giáo Đại-Đồng, như Đức Chí-Tôn đã hứa.
CHƯƠNG
I
KHÁI NIỆM VỀ TAM BỬU
Khi đưa mắt nhìn khắp
trong trời đất thì thấy “Cái khuôn luật thiên nhiên” mà ta đã ngó thấy trước
mắt, nếu có Cha và có Mẹ thì mới có Ta, bằng như thể thiếu một trong hai yếu tố
ấy thì không thể thành hình được. Dù cho dưới hình thức thụ thai nhân tạo đi
nữa cũng không thể thiếu cái tế bào tinh trùng ấy. Không có nó không thể tạo
nên hình hài. Qua lý lẽ trên buộc ta phải nhận rằng: Cơ thể hữu hình thế nào
thì cơ thể vô hình cũng vậy.
Thế nên, từ khi mới chào
đời cho đến lớn khôn thông thường con cái đều gọi Đấng sanh thành ra mình là
“Ba”, người Bắc gọi “Bố”, người Pháp gọi là Papa, người Anh gọi là Father.
Nhưng tại sao gọi là “Ba”? Còn một, hai ở đâu ? Hẳn nhiên cái điều bí-mật ấy
mọi người không thể từ chối được. Bởi cái hạnh phúc luôn bao trùm trong một gia
đình là gồm đủ số: “Cha - Mẹ- Con”.
Ngày nay Đạo Cao-Đài cho
biết rõ:
- Ngôi một là Đức
Thượng-Đế, là Đức Chí-Tôn còn gọi là Đại-Từ-Phụ.
- Ngôi hai là Đấng Mẹ Sanh
của nhân loại, tức là Đức Phât-Mẫu Diêu-Trì, là Đại Từ Mẫu.
- Ngôi Ba tức là Cha Mẹ
phàm thể này đây.
Vậy về quyền năng của ba
ngôi ấy thì:
- Ngôi Chí-Tôn là Phật tạo ra Chơn linh
hay linh hồn, tức là Ngài ban cho điểm linh quang sáng suốt, mà con người hơn
con vật và đứng đầu cả chúng sanh.
- Ngôi Phật-Mẫu là Pháp, tạo ra Chơn
thần, tức là trí não, nhờ đó mà có học mới hay, mới hiểu biết mọi việc.
- Ngôi Tăng là Cha Mẹ, là Đấng sanh
thành tạo ra xác thể này đây (tức là
ngôi “Ba”)
Chính ngôi Ba này là Đấng
“Thay Trời tạo thế giữ giềng nhơn luân” làm đạo trọng vậy.
Do đó mà đạo pháp đến với
con người bằng tất cả tinh thần yêu ái, âm vang trong nghĩa đồng Đạo, đồng bào,
đồng loại, hầu như nó rung động bằng một thứ tình cảm nồng ấm đến buồng tim,
thớ thịt.
Thế nên, một lời than của
Đức Thượng-Đế, của Đấng Cha lành, dù chưa thấy mặt, nhưng con tim vẫn xao
xuyến, bồi hồi, rung động:là tiếng thỏ-thẻ của tình cha con
Ngày 27-4-Ðinh Mão (dl:
27-05-1927)
THẦY, các con.
“Hội Thánh là vầy các con há? Áo não! Thảm
thay! Thầy tưởng khi chẳng lẽ phải cần nói ra; đợi cho Thánh chất các con tăng
thêm đặng chút nào, lại càng thấy đặng khổ não của Thầy vì các con mà đeo đuổi
từ ngày khởi lập nhơn loại đến chừ, chẳng dè phàm chất các con nó mạnh mẽ thế nào
đè khuất trọn vẹn chút mảy mún Thánh-chất Thầy để vào lòng các con, nên nay
Thầy buộc mình phải nói rõ.
Các con ôi! Thầy hỏi vậy
chớ mỗi phen độ rỗi cho đặng các con, các con có biết Thầy chịu khổ não dường
nào chăng ?
Quyền hành Chí-Tôn của
Thầy, các con nếu hiểu thấu thì các con sẽ thấy nó là một hình phạt rất nặng
nề, chẳng khác nào như gông với tróng.
Thầy lập nhơn-loại là
giòng-giống các con, chỉ tưởng rằng ban đặng phẩm Thần, Thánh, Tiên, Phật nơi
cõi thế giới càn khôn, đặng làm cho rõ Thánh-chất mạnh mẽ hơn phàm chất; nào dè
còn lại đặng chẳng đủ một phần triệu đấng, thì thế nào Thầy không đau lòng cho
đặng ? Thầy chưa hề biết hành phạt các con bao giờ. Từ khai Thiên Thầy đã sanh
ra các con, sự yêu mến của một ông Cha nhân từ thế quá lẽ làm cho đến đỗi con
cái khinh khi, phản nghịch lại cũng như Kim Quan Sứ là A-Tu-La, Thánh-giáo gọi
là Lucifer phản nghịch, náo động Thiên Cung. Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật còn
phàn-nàn trách cứ Thầy thay !.
Các con ôi! Ðã gọi là Ðấng
cầm cân, lẽ công bình thiêng liêng đâu mà Thầy đặng phép tư vị. Thầy lấy lẽ
công bình thì tức nhiên phải chiếu theo Thiên điều, mà chiếu theo Thiên điều
thì là con cái Thầy tức là các con, phải đọa trầm luân đời đời kiếp kiếp. Các
con phải ngồi nơi địa vị Thầy, thì các con
thế nào ?
Mỗi phen Thầy đau thảm
khóc lóc các con, phải lén hạ trần, quyết bỏ ngôi Chí-Tôn xuống lập Ðạo, lại bị
các con bạc đãi, biếm nhẻ, xua đuổi bắt buộc đến đỗi phải chịu cho các con giết
chết ? Ôi! Thảm thay! Thảm thay! Các mối Ðạo Thầy đã liều thân lập thành đều
vào tay Chúa Quỉ hết, nó mê hoặc các con. Nhiều bậc Thiên-Tiên còn đọa; huống
lựa là các Chơn thần khác của Thầy đương nắn đúc thế nào thoát khỏi. Thầy đã
chẳng trách phạt Kim Quan Sứ lẽ nào lại trách phạt các con. Song hình phạt của
Thiên Ðiều, dầu chính mình Thầy cũng khó tránh. Các con tự lập hình phạt cho
các con, cũng như Thiên Ðiều mà Thần, Thánh, Tiên, Phật lập thành đó vậy. Thầy
đã cho kẻ thù Thầy đặng hưởng ân điển của Thầy lẽ nào truất bỏ phần của các
con, song tại các con từ chối, đáng thương mà cũng đáng ghét.
Mỗi phen Thầy đến lập Ðạo
thì là phải cam đoan và lãnh các con, chẳng khác nào kẻ nghèo lãnh nợ. Các con
làm tội lỗi bao nhiêu, oan nghiệt bấy nhiêu, Thầy đều lãnh hết. Các con đặng
thong dong rỗi rảnh chẳng lo tu đức mà sửa mình, lại còn cả gan trước mặt Thần,
Thánh, Tiên, Phật, gây thêm tội lỗi nữa, thiệt là đáng giận. Thầy chẳng biết
bây giờ đây Thầy phải bỏ Ðạo, liều đọa với các con, hay là đợi cho Ðạo bỏ Thầy
đó các con ?
Cắt ruột ai lại không đau;
nếu Thầy không cầu khẩn Thái-Bạch đình hình phạt lại cho tới ngày lập thành Tòa
Thánh, các con lấy công mà chuộc tội, thì trong các con chẳng đặng còn lại một
phần mười, các con nên lấy lời răn Thầy đây làm vị thuốc khử tội của các con,
phải sợ mạng lịnh Thái Bạch. Thầy nhắc các con lại một phen nữa. Thầy ban ơn
cho các con. Thầy thăng”.
1 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ TAM BỬU
Trong cửa Đạo Cao-Đài ngày
nay, người Tín hữu sùng thượng Đức Thượng-Đế bằng cách dâng Tam-Bửu cho Người,
đó là dùng các vật làm biểu-tượng, như:
- Bông, tượng trưng cho xác thân, ấy là TINH
- Rượu, tượng trưng cho Trí não, ấy là KHÍ
- Trà, tượng trưng cho linh hồn, ấy là THẦN.
TINH. KHÍ. THẦN gọi là Tam
bửu, tức là ba món quí báu nhứt của con người.
Đức Hộ-Pháp nói: “Trọng
giá của TAM BỬU mà CHÍ TÔN ưa chuộng để dâng Đại Lễ cho Ngài là nguyên nhân
chấm dứt cái hoạ tranh thù đã gây nên
trường oan nghiệt cho toàn thế-giới”.
Ngày hôm nay Đức Chí-Tôn
đến, Ngài biểu chúng ta dâng cho Ngài ba món gọi là Tam bửu là: Tinh Khí Thần.
Ngài thể nó là Bông, là Rượu, là Trà.
Bần Đạo tưởng nếu lấy vật
ấy mà tưởng tượng thì nó không nghĩa lý gì hết. Ôi! Biết bao nhiêu quí hoá, nếu
cả thảy con cái của Ngài biết Đức Chí-tôn muốn dâng cho Ngài cái gì thì của
dâng ấy quí hoá không thể nói.
Tinh: là Ngài biểu dâng
hình thể của ta tức nhiên dâng xác thịt ta, nghĩa là dâng cái sống của ta nơi
mặt thế gian này đặng cho Ngài làm khí cụ, đặng Ngài phụng sự cho con cái của
Ngài, nó thuộc về Tinh tức nhiên Bông đó vậy. Phải dâng cho Ngài cái hình xác
chúng ta cho đẹp đẽ, cho trong sạch, cho thơm tho, cho quí hoá như Bông kia mới
được. Tưởng tượng Ngài muốn cho chúng ta trong sạch như vậy là vì Ngài mong con
cái của Ngài biết thương yêu lẫn nhau, rồi lại tự mình tu tâm dưỡng tánh thế
nào cho đẹp đẽ mỹ miều như BÔNG kia đặng xứng đáng làm Thánh thể của Ngài, đặng phụng sự cho con cái của Ngài.
Giờ nói về Rượu: Ngài thể cái Chơn thần của ta
tức nhiên thể cái trí thức. Cái khôn ngoan của ta về Chơn thần, tượng ảnh trí
thức khôn ngoan tức nhiên Ngài biểu cả trí
não con cái của Ngài phải dâng trọn cho Ngài đặng
làm khí cụ. Giờ phút nào
toàn thể con cái của Ngài có trí óc khôn ngoan đặng phụng sự cho nhơn loại thay
thế cho Đại Từ Phụ mà nói rằng: Chúng tôi không biết làm gì ngoài phận sự
thiêng liêng của Đức Chí-Tôn giao phó. Ngày giờ nào toàn thể con cái của Ngài
biết nói như thế đó, thì ôi, hiến cho Đức Chí-Tôn một vật quí hoá không thể nói
gì được.
Nói về Trà: Ngài thể Trà
là tâm hồn tức nhiên Ngài biểu cả tâm hồn của ta hiệp lại làm một khối với
nhau. Giờ phút nào toàn thể con cái của Ngài hiệp cả tâm hồn làm một, cái tâm
hồn này sẽ làm tâm hồn của mặt địa cầu này, cho trái đất này, nó sẽ làm tâm hồn
của toàn thể nhơn
loại. Ngày giờ nào cả toàn
thể con cái của Ngài tượng ảnh tâm hồn cho toàn thể nhơn loại được, thì ngày
giờ ấy có thể Thánh-thể của Ngài mới phụng sự cho Vạn linh tức nhiên con cái
của Ngài hạnh phúc được. Chỉ ngày ấy mới
có thể nói rằng: Nhơn loại
hưởng được hồng ân đặc biệt của Ngài, mà
hưởng được hồng ân đặc biệt của Ngài thì ngày ấy mới mong hưởng được Hoà bình
và Đại Đồng Thế giới”(Đức Hộ-pháp đêm 30-02 Nhâm Thìn 23-3-1952
2 -
Tam bửu là gì ?
Danh-từ TAM BỬU mới nghe qua như đơn giản mà thật sự
lý lẽ đã bao trùm khắp cả Càn khôn vũ trụ, đó là giai đoạn thành hình một cách
hoàn chỉnh nhứt, từ một con vật tế vi cho đến con người và cả thế giới qua
không gian cũng như thời gian vô tận.
- Trời có Tam bửu: NHỰT-
NGUYỆT- TINH, tức là sự hình thành nên các Thiên tượng như mặt trời, mặt trăng
và các vì Tinh tú. Khi đã có đủ Tam bửu thì có sự phân hoá bởi Âm Dương mà
thành ra Ngũ Khí là Vân (mây), Vũ (mưa), Vụ (sương mù), Lôi (Sấm), oanh (sét).
- Đất có Tam bửu: THUỶ
(nước), HOẢ (lửa), PHONG (gió). Ba yếu tố nước, lửa, gió rất quan trọng để tác
động nên lý Ngũ Hành: Kim (kim-loại), Mộc (cây), Thuỷ (nước), Hoả (lửa), Thổ
(đất).
- Người có Tam bửu: TINH-
KHÍ- THẦN và do Âm Dương phối hợp tạo thành Ngũ Tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận.
Bởi người là một sản phẩm hoàn chỉnh nhất của Thượng-Đế đã nắn đúc nên hình.
Thế nên người khôn ngoan nhất trong vạn loại và đứng đầu chúng sanh, mới xứng
đáng là Thượng-Sanh, vì thế người Môn-đệ của Đấng Chí-Tôn khi cỗi xác trần về
với Hư vô được hiên ngang ngự trên phướn Thượng-Sanh mà về chầu Bạch Ngọc. Đó
là Tam tài: Thiên- Địa- Nhân, nên người mới:
- Trên thông Thiên-văn.
- Dưới đạt Địa-lý.
- Giữa quán Nhân sự.
Khi được Thiên lương dẫn
đường cho kiếp sống này tức là làm Chủ được mình. Khi đã làm chủ được mình,
chính là làm chủ vũ-trụ. Phật Thích-Ca nói: “Thắng một vạn quân không bằng tự
thắng lấy mình”.
Ngày nay Đức Thượng-Đế đến
mở “Con Mắt thứ ba” cho nhơn loại để tự biết mình và biết người, tức là biết
thờ Thiên-lương vậy.
Ngài cũng đã đem Tam bửu
của Trời là Nhựt, Nguyệt, Tinh đặt trong Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài trình trước
thiên lương của nhân loại để cùng biết nhìn Ngài là Đấng Cha chung của Càn khôn
vạn loại. Ba báu: NHỰT, NGUYỆT, TINH là ba ảnh tượng của người đại diện trong
thời “Nhơn sanh ư Dần”, là ba vị Đầu-sư của ba phái thay vì là Thái, Thượng,
Ngọc, được ân phong đầu tiên là:
- Thượng Đầu-Sư Thượng
Trung Nhựt
- Ngọc Đầu-sư Ngọc Lịch
Nguyệt.
- Thái Đầu-sư Thái Nương
Tinh và Thái Minh Tinh
Mặt trời, mặt trăng mỗi
thứ chỉ có một, nhưng Tinh là sao thì rất nhiều, có đến 3072 ngôi sao, nên phải
có hai vị mang chữ Tinh.
Số 3 là do số 1 và 2 hỗn
hợp lại mà biến ra 3. Số 3 là con số căn bản trong tất cả các số. Chính nó là
một con số Huyền diệu và nhiệm-mầu nhứt.
Thế nên đề tài TAM BỬU này
cũng chỉ nói riêng về SỐ 3 ấy và là: “SỐ 3 HUYỀN DIỆU”
3 - Lý uyên nguyên của Tam bửu:
Nếu đem cộng ba lần con số
của ba bửu trên lại thì thành ra 9 =(3+3+3) hay là ba bình phương cũng vậy. Bấy
giờ số 9 là số Cửu Thiên Khai hoá mà thiêng liêng đã định cho vào Cửu phẩm Thần
Tiên, nhìn nhận công quả lúc sanh tiền nơi Cửu-Trùng-Đài, mà mỗi người lập vị.
Số 9 là số lão Dương, là
con số huyền diệu, nó là cơ chuyển biến đến mực độ tận thiện, tận mỹ, toàn tri,
toàn năng. Nó là 1+8 tức là cơ vận hành trong trạng thái tĩnh được lý Thái cực
thúc đẩy thêm cho nên năng tri sáng suốt. Nó cũng là ba bình phương, là cấp bực
tam thừa biến hoá vận hành suốt thông trời đất. Đến số 9 là đến chỗ tột cùng
vận động để hiệp về cơ qui nhứt. Phép toán học đến 9 khử rồi trở về 0 (Không)
là vậy. Cùng cực cái động để trở về trạng thái tịnh nguyên thuỷ.
Số 9 là Lão Dương, lão là
già, già thì tất nhiên biến đổi. Khác với số 1 là số Thái Dương, là cái Dương
cực thịnh. Bởi số 1 là số đầu tiên sau số 0, tức là cái nguồn sanh hoạt trước
nhứt để biến vi hữu tướng. Đó là những con số để chỉ quyền uy tối thượng mà
trong trời đất này không gì cao cả hơn quyền năng của Thượng-Đế ngự ở ngôi
Thái-Cực Thánh-Hoàng. Ngài đã nắm cả Tam tài vào trong tay, nên con số này được
lấy làm ngày Đại-lễ Đức Chí-Tôn thường năm vào ngày mùng 9 tháng 1 (giêng) Âm
lịch, để chỉ quyền vi chủ là ngôi Dương.
Cũng như con số Ngũ (5) là
con số trung cung, điều hoà vũ trụ, vạn vật và con người. Gấp 3 lần con số ngũ
sẽ được 15= (3x5) gọi là Thập Ngũ. Người nắm máy điều hoà trong cơ quan:
“ Càn Khôn sản xuất hữu hình,
“Bát hồn vận chuyển hoá thành chúng sanh”.
Không ai khác hơn là quyền
năng của Phật-Mẫu. Phật Mẫu là Mẹ sanh của vạn vật, vạn loại. Phât-Mẫu nắm tám
(8) đẳng cấp chơn hồn, do đó ngày Vía Đức Mẹ Diêu Trì là ngày (rằm) 15 tháng 8
Âm lịch hằng năm, đó là ngôi Âm, quyền năng Tạo hoá.
Âm Dương tương đắc mới
thống hiệp Tam tài là bởi đó. Do vậy: Đức Chí-Tôn và Đức Phật-Mẫu là hai Đấng
tự hữu, hằng hữu, tức là Đấng Tạo đoan, tạo nên Càn Khôn Thế giới, bất sanh,
bất hoại nhiệm mầu, huyền huyền diệu diệu. Lấy những con số nhiệm mầu này làm
biểu tượng mà làm ngày Vía hai Đấng Tạo đoan của Càn Khôn vũ trụ, chứ các Ngài
đã nói rằng không sinh, không diệt thì làm gì có ngày thăng thiên hay giáng hạ
mà làm ngày Vía (ngày giỗ) như các bậc Thánh, Tiên, Phật khác…
Tóm lại:
Các ngày Cúng lễ hằng năm
Âm lịch tại Toà Thánh, trong ấy chỉ có hai ngày Lễ quan trọng nhứt:
- Ngày 9
tháng giêng: Đại Lễ Đức Chí-Tôn
- Ngày 15 tháng 8 Đại Lễ
Hội Yến Diêu Trì Cung
Hơn nữa:
“Về Chơn-pháp cũng như về Bí-pháp thì mọi cơ
cấu hữu vi trong cửa Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ đều phải có đủ Tam Bửu: Tinh- Khí -
Thần”.
Người đứng đầu trong chúng
sanh gọi là Thượng Phẩm nhơn sanh phải có đủ Tam tài tức là Tam bửu vậy.
Xưa Đức Khổng-Tử nói:
Thiên Nhơn tương dữ, thiên nhơn tương đồng, nghĩa là trời và người hiệp một.
Nay trong cửa Đạo Cao-Đài đã thể hiện điều ấy, tức nhiên: Trời Người đồng trị:
Người trị xác, Trời trị hồn. Đó là tính cách Âm Dương hoà hợp. Ai dám bảo Đạo
Cao Đài không phải bất cứ nơi nào cũng nói về lý Âm Dương? Đây không
do con người gượng ép, mà
tại vì chưa có dịp thấy, hoặc chưa tìm thấy, hoặc không muốn thấy. Thật ra ta
càng đi sâu vào nguyên lý của vũ trụ, của trời đất là cốt để đưa tầm mắt hướng
về vũ trụ mênh mông vô hạn định để con người cùng hoà nhập trong cái vô cùng
tận ấy, tức là sống cho hợp lẽ Đạo. Nếu chúng ta không biết gì hết cũng sống,
rồi vạn vật cũng sống, nhưng cái sống giữa sự biết và vô minh hai cái sống có
khác nhau. Thăng đoạ cũng từ đấy, Thánh phàm cũng từ đấy mà ra, luân hồi chuyển
kiếp mãi cũng từ đấy ! Bây giờ phải tìm học những gì?
4 - Toà Thánh phải có ba Đài tượng Tam bửu:
Ngày nay Đức Thượng-Đế đến
với nhân loại, Ngài không có nhân thân phàm ngữ nên phải lập Hội Thánh ba Đài
làm cơ thể hữu vi của Ngài. Tức là:
“Trong Đại-Đạo có ba Đài, có ba người làm Chủ:
- Bát-Quái-Đài dưới quyền
Đức Chí-Tôn, Ngài là Chúa của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật cùng Vạn linh, chính
ông chủ Bát-Quái Đài là Đức Chí-Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế.
- Cửu Trùng Đài là dưới
quyền Giáo-Tông làm chủ, giáo hoá nhơn
sanh
- Hiệp-Thiên-Đài là
Hộ-Pháp làm chủ, bảo tồn chơn pháp.
Trong ba Ông chủ ấy thì
chỉ có hai ông này là Cửu Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài nếu đứng riêng ra không
thế gì dâng sớ cho Bát-Quái-Đài, tức nhiên:
. Quyền Chí-Tôn nơi
Bát-Quái-Đài.
. Hai Đài Cửu-Trùng và
hiệp-Thiên hiệp nhứt là Quyền Chí-Tôn tại thế, không có một quyền nào cai quản
cải qua quyền Bát-Quái-Đài được” (ĐHP: 18-8 Kỷ Sửu)
Ba Đài tức nhiên là TAM
BỬU của Chí-Tôn đó vậy.
5 - Ba ngôi Phật - Pháp - Tăng:
Về nghi thức Lễ bái của
Đạo Cao-Đài, người Tín hữu trước khi mật niệm đều có lấy dấu: Phật, Pháp, Tăng
là ba ngôi cũng không ngoài ý-nghĩa Tam bửu:
- Phật, quyền năng tối
thượng là Đức Chí-Tôn.
- Pháp, quyền năng tạo
đoan là Đức Phật-Mẫu..
- Tăng, quyền-uy giáo hoá,
đứng làm đại diện qua mỗi nguơn hội như:
- Nhứt kỳ Phổ-Độ:
Phật A-Di-Đà
- Nhị kỳ Phổ-Độ: Phật
Thích-ca Mâu-ni.
- Tam kỳ Phổ độ: Phật
Di-lạc Vương
Buổi này Ngài chấp chưởng
quyền hành thay Trời tạo thế. Còn thay quyền Tam giáo có Phật Quan-Âm.
Vì thế cho nên hai ngôi:
Phật, Pháp không đổi, mà ngôi Tăng thay đổi tuỳ theo thời kỳ. Dù phân biệt ba
ngôi như vậy nhưng về bản thể cũng gồm về duy nhứt mà thôi.
Điều dễ nhận ra nhứt là
thời tiền khai Đại-Đạo, Đức Thượng-Đế đến với ba vị Xây bàn thường tá danh là
AĂÂ cũng biểu hiệu ba ngôi cùng chung một bản thể, tức là cùng chung một gốc,
nhưng gốc ấy chỉ có một, xuất hiện từ chữ vần đầu tiên chỉ một vần A, nhưng khi
qua Việt Nam (Á châu) liền biến thể: một sanh ba AĂÂ :
A (gốc của tiếng La-tinh
(Âu châu) tượng Thái cực.
Ă (dấu Ă như nửa vành trăng) tượng Lưỡng nghi.
 (dấu  đủ cả âm dương)
ngôi Tứ tượng.
Ba chữ AĂÂ là chỉ quyền uy
tối thượng của Thượng Đế, một sanh ba, ba sanh vạn vật, nắm ngôi chủ tể càn
khôn vũ trụ. Ngày nay Ngài đã đến với nhân loại, còn cho biết rằng Ngài dùng
Quốc ngữ làm chính tự và “Chi chi cũng tại Tây Ninh mà thôi”. Chắc rằng tiếng
Việt sau này sẽ trở thành Quốc-tế-ngữ và chính đây là thứ “Văn dĩ tải Đạo” tức
nhiên văn hoá nhà Nam sẽ chở Đạo đi khắp Năm Châu để truyền bá giáo lý siêu
tuyệt của Đạo Trời.
Ngài đã trao bộ Thiên-Thơ
cho dân tộc Việt-Nam. (là Thánh ngôn Hiệp Tuyển) Bởi Đạo Cao-Đài là một Chánh
giáo siêu khoa học. Vả lại là một nền giáo lý tổng hợp giáo-lý của Tam-giáo thì
tầm quan trọng đến dường nào!
Trong thân người đủ ba
ngôi Phật – Pháp- Tăng:
Trước tiên xét đến vật vô
tri, vô giác như dòng nước, cây cỏ, hay bất cứ một loài sinh vật nào nó cũng có
đủ Tam bửu Phật- Pháp- Tăng trong đó.
Trong thân người cũng vậy,
khoa học thực nghiệm đã thấy rõ thân thể người ta có ba phần: đầu, mình và tay
chân; đó là về phần hữu hình, về nhân dạng. Nhưng nếu chỉ dừng ở đó để quan sát
bằng kính hiển vi, để theo dõi từng tế bào, hồng huyết cầu, bạch huyết cầu…mà
khoa học đã trải qua hằng bao thế kỷ gia công tìm tòi, nghiên cứu rồi bào chế
ra thuốc để chữa trị các thứ bệnh tật hay các cơ quan trong người bị hư hao,
thì đó là khoa học đã cống hiến cho nhân loại về phần về thực nghiệm. Cho đến
cuối thế kỷ 20 này gần như tuyệt hảo. Nhưng hằng bao thứ ấy chỉ mới giải quyết
được một phần hữu thể mà thôi, tức là phần xác thân thứ nhất của con người bằng
xác thịt. Chính cái xác thân này cũng hoà đồng với vạn vật như cây cỏ, thú cầm
vậy. Bởi vì xét ra một nguyên tử tinh trùng của người hay con vật nó cũng cấu
tạo bởi một điện tử Dương và 9 điện tử Âm. Đạo giáo cũng cho rằng con người là
xác thú dành cho vị Phật cỡi. Bởi trong chơn linh người có tính trời trong
ấy.”Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”. Thế nên xác thân người có những
nhu cầu đói ăn, khát uống, cả đến sự truyền giống cũng như nhau. Nhưng đối với
người có sự thanh lịch, tế nhị và đạo-đức khác nhau, khác hơn cầm thú mà thôi. Bởi:
- Cây cỏ chỉ có một sanh
hồn, tức là hồn sống .
- Động vật có thêm giác hồn cùng với Sanh hồn.
- Người có đủ Tam hồn:
Sanh hồn, Giác hồn và Linh hồn. Đó là một tác phẩm hoàn hảo nhất của Thượng Đế.
Nhà Tư tưởng Pascal nói: “Người là một cây sậy biết tư tưởng”. Chính cái tư
tưởng là nấc thang tiến hoá để cho người đoạt vị đến Thần, Thánh, Tiên, Phật,
tức là tùng theo khuôn luật của Chí-linh nó làm cho khác xa giữa vạn vật và con người muôn trùng diệu
vợi. Đức Thượng-Phẩm cũng cho biết từ vật chất tiến hoá lên đến phẩm người phải
qua chín chục ngàn kiếp (90.000), tức là con đường mòn sanh tử của Vạn-linh
phải trải qua rất nhiều bài học để tiến dần đến nhứt linh ! Như vậy về vô hình
thì con người cũng có ba xác thân: Đạo giáo gọi là Tam bửu Tinh- Khí- Thần.
- Tâm, biết tôn sùng đạo
đức, thuộc Phật (Thần)
- Tính biết tìm tòi lẽ
khôn ngoan, học hỏi thuộc Pháp (Khí)
- Xác, khuynh hướng thoả
thích giác quan là Tăng (Tinh)
Vậy thì khoa học thực
nghiệm mới phát huy cái tài năng siêu tuyệt đối với xác thân con người như ghép
tim, ghép gan, chỉnh hình…tức là đem lại sự sống cho người ở hiện tại, nghĩa là
mới được một phần ba trong cái quyền năng sở hữu của Thượng-Đế ban cho con
người mà thôi, là điều chỉnh được một trong ba bửu của người, ấy là về phần
TINH, là đệ nhứt xác thân.
Còn lại KHÍ và THẦN thì
khoa học hiện giờ chưa giải quyết được. Bằng chứng là khoa Tâm-thần-học vẫn bó
tay trước con bịnh điên, chưa trả lại trí nhớ cho người mất trí, tức là chưa
làm cho người điên hoá tỉnh, chưa làm cho kẻ khờ hoá khôn.
Về THẦN, khoa học cũng
chưa làm cho kẻ vô đạo, hung hăng thành người đạo đức, kẻ gian xảo thành người
lương thiện. Bằng cớ là còn nhà tù, trại cải tạo để giam giữ kẻ phạm pháp, vẫn
còn nhiều Toá án để kết tội phạm nhân.
Vậy chỉ có nhà Tôn-giáo
mới làm được mà thôi ! Nhưng xưa nay tại sao không giải quyết nỗi ? Vì tư tưởng
của Tôn-giáo quá cao xa khiến người đời không vói tới. Chỉ trừ các Đấng
Giáo-Chủ mà thôi. Chúa đã trị lành bịnh cùi, chữa người mù hoá sáng, chữa người
điên hoá tỉnh. Ngay trong cửa Đạo Cao-Đài thời kỳ tiền khai Đại Đạo các bậc
tiền bối cũng vẫn chữa được các bịnh
nguy cấp ấy
(Xem Huyền diệu Cơ bút
Quyển II). Nhưng tại sao Đạo Cao Đài không tiếp tục chữa trị cho chúng sanh ?
Tại sao Chúa không chữa
tất cả các thứ bịnh cho nhân loại nhờ?
- Thứ nhất là Chúa muốn
thể hiện quyền năng tối thượng ấy để cho con Chiên của Chúa tin rằng Người là
hiện thân của Đức Chúa Trời, tin tưởng mà theo Chúa để được lên Nước Thiên
đàng. Tức nhiên muốn chứng minh rằng nhà Tôn giáo chân chính sẽ làm được những
gì gọi là huyền diệu, là siêu phàm ấy hết. Không có một bệnh ngặt nghèo nào mà
quyền năng Thiêng liêng không thể trị được. Không có một bệnh nào gọi là bó tay
cả…
- Thứ hai là những người
đến với Chúa không phải bằng Đức tin mà họ đến với Chúa bằng sự thử thách, để
rồi sau cùng giết Chúa. Đóng đinh trên cây Thánh giá, Chứng tỏ người chưa đủ
nhân tính. Hình ảnh này có khác nào muốn cho bóng đèn sáng mà không chịu nối
hai đầu điện câu thông với nhau? Người không tin ở Thượng Đế, ở Thần quyền, cứ
chống trời, nguyền rũa Thánh Thần, bảo làm sao “Hạnh hưởng phước duyên” có chết
cũng vừa ! Thiên tai cứ lần lượt đến là lẽ dĩ nhiên vậy.
- Thứ ba là quả nghiệp của
nhân loại còn quá nặng nề phải tự trả lấy. Trời sẽ dành cho tất cả những sự
“Thưởng phạt đến cùng Thánh Đức thôi”.
Mãi đến ngày giờ này vẫn
còn có kẻ tin rằng con người Chết là hết! Từ chối linh hồn là sự sống bất diệt
mà con người đến thế này vẫn làm hành trang cho kiếp sống.. Nếu họ có quyền
hành thì bất cứ ai bảo rằng Linh hồn này do Thượng-Đế ban cho, còn trí khôn
ngoan do Phật Mẫu bố hoá thì có lẽ sẽ bị chết ngay theo Ông Galilée như ngày
xưa đã chịu án tử hình, vì dám khẳng định rằng quả đất tròn, trong khi đó mọi
người cho rằng quả đất vuông!
Nếu quả thật không có một
quyền năng tối thượng của Trời, của Thượng-Đế tác động, chi phối toàn thể Vạn
linh thì tại sao mỗi người không sinh con theo ý muốn, nghĩa là tự nắn nên đứa
con đẹp đẽ khôi ngô tuấn tú, giỏi dắn về trí lự, đạo đức về tinh thần? Nhưng
thực tế nếu rủi sanh ra đứa con què quặt, tật nguyền, khùng điên, cho đến cả sự
chết cũng đành bó tay mà thôi.
Ngày nay, Đức Chí-Tôn đến
qui Đức-tin của nhân loại dựng nên mối Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ này để thông
truyền khắp cả nhân loại hay rằng đúng là thời kỳ gặt hái kết quả tốt đẹp, là
bến ước mơ của toàn sanh chúng.
Dù bất cứ là vật gì cũng
có thời gian ấn định, không thể sớm hoặc muộn được, nghĩa là phải đúng THỜI mà
các nhà tiên tri đã giáng dạy rằng:
“Đạo Trời chỉ có Một, phải tồn tại, càng ngày
càng mở rộng, không bao giờ mất động
lực, bất di bất dịch.
-
Giáo-lý của Moise là cái nụ,
-
Giáo-lý của Jésus là cái bông
-
Giáo-lý của Cao-Đài là cái trái.
Hoa không phá hủy nụ, trái không tàn phá hoa:
. Không có sự
phá hủy, chỉ có sự hoàn thành.
. Những lá chết của nụ phải rụng đi để cho hoa nở,
. Những cánh hoa rồi cũng phải rụng đi để thành
trái và để cho trái chín. Những lá chết, cánh hoa rụng có phải là vô dụng
không? Có nên bỏ đi không? -KHÔNG !
Cả lá chết và cánh hoa rụng lúc thường cũng
tương ứng cần-thiết, không có nó không
thành trái”.
Hôm nay, Đạo Trời đã đến
lúc hoàn thành các giai đoạn
- Giáo-lý của Đại-Đạo là
tinh hoa của ba nền Tôn-giáo.
- Tôn-chỉ của Tam-Kỳ là
cứu-rỗi 92 ức nguyên-nhân qui hồi cựu vị
- Mục đích của Phổ-Độ là
đưa nhân loại đến Đại Đồng:
- Đại-Đồng nhân-chủng
- Đại-Đồng Tôn-giáo
- Đại-đồng xã-hội.
Như Đức Chí-Tôn đã hứa “Que l’humanité soit une:
- Une comme race,
- Une comme religion,
- Une
comme pensée”.
Thế nên: vai trò của Đức Phật Di-Lạc ngày nay
là cầm quyền Chưởng giáo của kỳ ba Phổ-Độ này tuyên hứa với nhân sanh nếu biết “Tùng thị
Pháp điều Tam-Kỳ Phổ độ tất đắc giải thoát luân hồi đắc lộ Đa la Tam Diệu Tam
Bồ Đề thị chi chứng quả Cực Lạc Niết bàn” (Kinh Di-Lạc)
Vậy Pháp điều Tam Kỳ Phổ
Độ là gì?
- Thầy nói:
“Thầy vì sợ phàm tâm tục
tánh, lập Luật Pháp rất nghiêm đặng đủ quyền hành buộc cả Hội-Thánh, nghĩa là
thân thể Thiêng liêng hiệp làm một:
- LUẬT thì có Tân luật.
- PHÁP thì có Pháp Chánh Truyền.
- QUYỀN thì có Toà Tam
giáo.
Ấy là cái còi, cây gậy,
hàng rào Thiêng liêng đặng lùa cả các chuồng chiên của Thầy hiệp Một; mà hại
thay, kẻ chăn chẳng biết lóng tiếng còi, đoàn chiên không kiêng con gậy, rào
thưa rích thưa ran để đến đỗi bầy sói lũ hùm bắt Chiên của Thầy phân thây xé
thịt; cái hại ấy do tại nơi đâu?” (Pháp Chánh Truyền)
Đó là tất cả yếu lý, là
chiếc chìa khoá mà ngày nay Đức Chí-Tôn đến thân trao cho nhân loại cái ẤN KIẾT
QUẢ, như vậy Tu thì thành, dữ thì đoạ. Vì đây là cơ qui nguyên phục nhứt, dù
cho mỗi vật thể cũng vậy, cũng phải chung chịu trong định-luật ấy.
“Thầy nói cơ tạo đoan Càn-khôn vũ trụ ra sao
thì trong vạn vật cũng tương liên như vậy: cùng một khuôn khổ, một định luật
như nhau hết:
- Trên hết cả là Phật, ấy
là ngôi cao thượng hơn hết, nắm pháp huyền vi,
- Phật mới chiết tánh ra
Pháp ấy là ngôi thứ nhì.
- Pháp mới sanh Tăng ấy là
ngôi thứ ba.
Ba cơ quan ấy chừng qui
nhứt lại thì duy chỉ có một nguyên căn, một bổn thể”.
Nay, trong cửa Đạo
Cao-Đài, Thầy cho biết rõ Chúa cả tạo đoan là Thầy, nắm cơ huyền vi bí mật ấy
trong tay. Thầy mới phân tánh Thầy ấy là Pháp. Pháp tức là quyền năng của Thầy
thể hiện ra. Cũng như Thái-cực ở trong cõi tịnh, rồi từ trong cõi tịnh ấy
Thái-cực phát động mới sinh ra Pháp, Pháp tức là những định luật chi phối cả
Càn khôn, mà người nắm luật chi phối ấy là Phật-Mẫu.
Qua hội Tam-kỳ này Đức
Phật Di-Lạc đã đến để lập lại Thượng nguơn Thánh Đức là thời kỳ của Ngài đã
hẳn. Pho tượng Ngài cỡi cọp ngự trên nóc
Phi Tưởng Đài của Đền Thánh để tuyên bố với Đại-Đồng Thế giới rằng Ngài
đang làm Chưởng giáo Kỳ ba, tức là làm Chủ Long Hoa Đại Hội hầu đưa nhân loại
đến Chân, Thiện, Mỹ. Con đường đó sẽ dài đến Thất ức niên, tức là bảy trăm ngàn
năm (700.000). Ngài sẽ là Người khởi khai mối Đại-Đạo này được Đức Chí-Tôn xác
nhận qua hai câu liễn đối treo trong ngày Lễ Khai Đạo tại Từ-Lâm-tự (Gò kén-Tây
ninh) vào ngày 15-10 năm Bính-Dần (dl 19-11-1926).
- Di-Lạc thất bá thiên
niên khởi khai Đại-Đạo.
- Thích-Ca nhị thập ngũ
thế chung lập Thiền môn
Như vậy mối Đạo Trời của
Đức Chí-Tôn ngày nay do Đức Di-Lạc-Vương chấp chưởng, tức là người khởi khai
mối Đạo này cho đến bảy trăm ngàn năm. Còn Đạo Phật do Đức Thích-Ca qua hai ngàn
năm trăm năm (hai mươi lăm thế kỷ) đã kết thúc mối Đạo Thiền.
Hôm nay bài Kinh Di-Lạc mà
Tín hữu tụng đọc thường ngày chính là bản Vi bằng giao ước giữa Đức Phât
Thích-Ca và Đức Phật Di-Lạc vậy.
Lần này Đức Chí-Tôn sẽ
tuyển chọn một trong ba Đấng để thay Thế cho Đức Ngài làm Chủ ngôi Trời này:
1 - Đức Phật Thích-Ca.
2 - Đức Chúa Jésus-Christ.
3 - Đức Phật Di-Lạc.
Trong số ba Đấng này sẽ có
một Đấng thay quyền Đức Chí-Tôn để điều khiển càn Khôn vũ trụ .
Con số 3 đã chi phối toàn
cả vật loại, nên:
- Phật, cầm quyền năng của
Chơn linh.
- Pháp, cầm quyền năng của
Khí thể tức là cơ sản xuất hữu hình.
- Tăng, cầm quyền năng
nuôi sống thể hài.
Do đó mà quyền hành mỗi
ngôi mỗi khác: Đấy là nhiệm vụ của Đạo Cao-Đài kỳ ba Cứu thế và Chuyển thế làm
sao cho Tam bửu của Trời và Người được hiệp một, tức là Vạn linh trở về với
Nhất linh. Thế nên đây chính là thời-kỳ gặt hái, thời-kỳ thâu thập kết quả.
6 - Lời Chúa Cứu Thế đã phán cùng nhơn loại 2.000
năm trước đây rằng:
“Nay búa đã để kề gốc cây rồi: Hễ cây nào không
sanh trái tốt thì đốn mà quăng vào lửa.
Và Ngài đã nhắc thêm rằng:
Ta thì làm Bấp-têm cho các
ngươi bằng nước để ăn năn, song Đấng đến sau Ta có năng lực hơn Ta, Ta không
đáng xách dép cho Ngài. Ngài sẽ làm Bấp-têm cho các Ngươi bằng Thánh linh và Lửa.
Tay Ngài cầm nia sẽ xảy thật sạch sân lúa mình, xúc lúa mì vào kho, còn trấu
thì đốt trong lửa chẳng hề tắt” (Mathiơ)
Đạo là lý, mà lý thì vô
cùng, kiếp nhân sinh thì hữu hạn, lấy cái hữu hạn mà luận cái vô cùng làm sao
dám sánh. Tuy nhiên, đã làm một khách lữ hành dừng chân trên quán trọ thì dầu
uống một ngụm nước cũng biết phân biệt vị mặn của nước biển, vị ngọt của sông, hồ, ao..Nào có ai uống cạn sông hồ
? Đã sống với Đời, chịu đau khổ cùng đời, nhưng chính cõi đời này là bài học
tấn hoá hầu tô bồi cho điểm linh quang ngày thêm sáng chói để được hoà nhập
trong khối Đại linh quang của Thượng Đế hầu tiếp hơi đưa tiếng đến muôn vạn con
tim đang khát khao lý sống. Trong khi con tim trong lồng ngực vẫn còn mơ bóng
Thiên đàng, còn hướng về Đức Chí-Tôn và Phật Mẫu!
Vậy thử tìm hiểu xem lời
Chúa nói:
“Đấng đến sau Ta có năng lực hơn Ta, Ta không
đáng xách dép cho Ngài. Ngài sẽ làm Bấp-têm cho các Ngươi bằng Thánh linh và
Lửa”.
Ngày hôm nay đây quả thật
Đấng đến sau Chúa có phải là Đức Thượng-Đế toàn năng không? Chính Đấng Cao-Đài
Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát giáo Đạo Nam phương.
Ngài là Đức Chúa Cha trên
trời nên mới “có năng lực hơn, Ta không đáng xách dép cho Ngài” là không ngoa
vậy.
“Ngài sẽ làm Bấp-têm cho các Ngươi bằng Thánh
linh và Lửa” Có phải là ngày nay Đạo Cao-Đài dùng Huyền Diệu Cơ Bút để mở Đạo
và tất cả mọi vấn đề đều do Huyền diệu Cơ bút không ? Đó là Thánh linh vậy. Còn
lửa là gì? Phải chăng Đạo Cao-Đài thờ Thánh Tượng Thiên-Nhãn làm biểu tượng cho
nền Đại-Đạo ? Theo lý Dịch thì gọi Ly vi Mục tức là Thiên Nhãn tượng quẻ Ly là
lửa, đúng như lời Chúa tiên tri đó vậy.
Thế mà tại sao cả nước Do
Thái bị tiêu diệt ? Đây là nơi Chúa sinh ra đời phải được nhiều ân phước chứ ?
Một nơi vừa được ân lành:
Thánh địa Jérusalem mà cũng vừa là nơi giết Chúa. Một Juda phản Chúa, cả dân
tộc Do Thái họ thờ Chúa, nhưng khi Chúa đứng trước mặt họ xem ra còn kém hơn
một tên cướp giết người, nhưng tên cướp thì được tha, Chúa phải chịu đóng đinh
trên cây Thánh giá. Chúa vẫn cầu xin Cha tha tội cho số người chưa hiểu biết
này, nhưng cả nước Do thái bị tiêu diệt.
Vì sao ? Luật Thiên điều phạt họ chứ Chúa có phạt họ đâu!
Ta tự kiểm lại lời Minh
Thệ của người khi mới Nhập môn vào Đạo Cao Đài mà: “Thề rằng: Từ đây biết một
Đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư Môn Đệ, gìn luật lệ
Cao Đài, như sau có lòng hai thì thiên tru địa lục” Thử xem ta có “đổi dạ đổi
lòng” không? Có “hiệp đồng chư Môn đệ” mà nhất là có “gìn luật lệ Cao Đài”
không? Bấy nhiêu đó là sự xét mình vậy.
“Nay nhằm lúc thế kỷ 20 này là thời kỳ Đức Chí
Tôn rộng mở cửa Phật, cửa Trời độ toàn con cái của Ngài, chỉ khuyên chúng ta
rán TU tỉnh ngộ, huỷ cả hành vi của thế sự, đem thân vào cửa Phạm chịu nâu sồng
khổ hạnh cho đặng thì tự nhiên đắc Đạo tại thế đó vậy”.
Đức Phật-Mẫu cũng từng:
“Ngồi trông con đặng phi thường,
“ Mẹ đem con đến tận đường Hằng sanh”
(Kinh Phật-Mẫu)
7 - Hỏi sứ mạng Cao-Đài-giáo nay phải làm gì?
“Thầy dặn rằng: Thầy đến chẳng phải lập một
nền Đạo mới mà đến đặng nhắc các con rằng: Ngày tận tuyệt đã hầu gần, Quỉ Vương
sắp đến, Thánh ngôn các Đạo đã khai từ thuở tạo thiên không đủ kềm thúc nhơn
sanh đặng trọn lành. Đời càng ngày càng trở nên hung bạo, nhơn loại giết lẫn
nhau, cả hoàn cầu giặc giã, bịnh chướng biến sanh, thiên tai rắp đến. Ấy là các
điều Thầy đã nói tiên tri rằng: Ngày tận thế đã đến!
Thầy đã tạo thành đủ cả Pháp luật.
Thầy đến chỉ độ kẻ vô Đạo
chớ không phải sửa Đạo. Các con
hiểu à!” (23-11 Bính Dần – 1926)
Ngài Tiếp Pháp xác nhận:
“Đến năm Ất Sửu (1925) Đức Chí-Tôn dùng Huyền
diệu Cơ Bút khai mở mối Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Phép Tiên gia huyền nhiệm ấy đánh mạnh vào tiềm
thức của chúng tôi, làm cho lòng tín ngưỡng bừng tỉnh, thì chúng tôi mới nhận
ra rằng con đường giải thoát kiếp trầm
luân khổ hải để dành cho chúng
sanh mà Tam giáo đã vạch sẵn từ ngàn xưa vẫn còn chói sáng vằng vặc trong ký ức
mọi người. Thế mà, từ trước chúng tôi không nghĩ đến. Lần khai Đạo nầy Chí Tôn
không lập giáo lý riêng mà chỉ Qui nguyên Tam giáo Phục nhứt Ngũ Chi thành một
học thuyết Đại Đồng. Đó là mối đầu tiên làm cho chúng tôi hồi tưởng đời sống
của người xưa để làm gương soi sáng cho người nay. Là một Đồng tử trong số 12
vị đồng tử, chúng tôi nhờ kinh nghiệm Cơ bút, tìm hiểu chơn lý. Đức tin nhờ đó
mà thành lập kiên cố, sức mạnh tinh thần ấy soi sáng và đôn đốc chúng tôi học
hành Đạo lý.
Sự nghiên cứu Giáo lý thời
xưa và phối hợp với Thánh ngôn của các Đấng Thiêng liêng lập thành một học
lý đối với chúng tôi, lúc ban đầu không
phải dễ dàng như lấy đồ trong túi. Nhưng, may thay Đức Chí-Tôn hằng cận kề dạy
bảo. Đức Ngài dạy phải bớt điều không thích hợp, phải thêm những điều cần
thiết, cắt nghĩa những câu văn khó hiểu, chung qui những bài học góp nhặt thành
tập Giáo lý, chúng tôi đã cống hiến cho
các bạn đồng môn hồi năm 1950 và được tái bản hai lần nữa.”
Ấy là những công trình học
hỏi của các bậc tiền bối chúng ta như
vậy, thì hôm nay sự học hỏi của người
sau đã được vẹt lối chông gai cũng khá nhiều rồi. Thân gửi đến đồng Đạo những
yếu lý về “SỐ 3 HUYỀN DIỆU”.
CHƯƠNG II
NGUYÊN TẮC CĂN BẢN
A - Số 3
Huyền diệu
Số 3 là một con số
Huyền-diệu, nhiệm mầu. Huyền diệu nhứt là con số đó. Những chứng minh về Thể
pháp trong nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ sẽ cho thấy rõ cái lý nhiệm-mầu ấy đều do
số 3 tác động lên. Riêng tập sách nhỏ này sẽ dẫn chứng về tất cả những gì có
liên quan đến CON SỐ 3 ấy mà thôi.
1 - Nguyên lý:
Số 3 là do 1 với 2 hỗn-hợp
lại mà biến ra 3 (1+ 2)
3 tức là cơ-quan hữu tướng
cùng vô tướng hiện có ở Càn-khôn vũ trụ này.
Số 3 là số nửa tịnh, nửa
động, nhưng phần động nhiều hơn. Số 3 chỉ
cơ biến tướng và vi-chủ vật loại thuộc quyền Tăng. Số ấy có đặc tính năng động,
biến đổi. Vạn hữu mang số 3 thì chất nóng nảy nhưng vì có phần tịnh nên cũng
biết dung hòa.
Ba là cơ sở của Tam thể:
PHẬT- PHÁP- TĂNG nên nó vừa có năng lực huy động mà cũng vừa có năng lực dung
hòa. Vật nào có số 3 là vật ấy có bản thể cứng rắn, nhiều hoạt động, ít may-mắn,
dễ thành nhưng mau bại.
Tuy nhiên con số 3 có tính
cách phổ-thông lại mầu nhiệm, huyền-diệu vô cùng. Số 3 là cơ HOÀ vậy.
Người Cao-Đài nhận biết
con số 3 đầu tiên qua danh từ AĂÂ là tá danh của Đức Chí-Tôn Đại-Từ-Phụ.
Đức Hộ-Pháp nói: “Chúng
tôi thật không biết Ông AĂÂ là Đức Chí Tôn chút nào hết, bây giờ hiểu lại, Ngài
xưng là Tam, mà Tam là Càn
khôn vũ-trụ định
thể, ba chấm nói rõ là số 3, Con số thiêng-liêng tạo-đoan vạn-vật là
vậy”.
Nay cơ tận độ Kỳ ba nên
Đức Chí Tôn đến lần đầu tiên với tiền bối chúng ta xưng Thánh danh bằng ba chữ:
AĂÂ ám chỉ ngôi thờ Đức Thượng Đế tức là Tòa Bạch Ngọc Kinh tại thế:
- A là Phật
(Bát Quái Đài).
- Ă là Pháp
(Hiệp Thiên Đài)
- Â là Tăng
(Cửu Trùng Đài)
Ngoài ra, ba chữ AĂÂ về đạo pháp là một triết
lý uyên thâm huyền nhiệm.
- A là chữ đầu của 24 chữ cái tức là ĐẠO,
(Phật)
- Ă là một dấu Âm như nửa vành trăng, là
PHÁP (Pháp)
- Â là một dấu Dương, chứng
tỏ đây là một sản phẩm toàn hảo của Đấng Chủ Tể Càn Khôn, là THẾ (Tăng)
Trong Kỳ ba Đức Chí Tôn
đến lập Đạo để cứu Đời, nên A là Phật, Ă là Pháp, Â là Tăng, hay: Tinh–Khí-
Thần.
Buổi Tam Kỳ cơ tuần huờn
phản tiền vi hậu, Thầy là Phật chủ cả Pháp và Tăng, với chơn lý cơ tận độ, Thầy
tức Phật là A, nhưng thờ ở sau để đưa cả
chúng Tăng là Â trở vào Hư Vô Chi Khí, Ă là Pháp (trung gian).
Sau đây là lời của Đức Chí
Tôn xưng với Môn đệ.
Phước Linh Tự, 15-09-Bính
Dần
Dimanche 24 Octobre 1926
“Thầy nói cho các con rõ:
Vì cớ nào trước từ Nhứt Tổ chí Lục Tổ thì thờ Thầy ngồi trước, vì trước là lớn
phải vậy. “Khai Thiên Ðịa vốn Thầy, sanh Tiên, Phật cũng Thầy; Thầy đã nói một
Chơn Thần mà biến Càn Khôn Thế Giái và cả nhơn loại:
- Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy.
- Các con là chư Phật, chư
Phật là các con.
- Có Thầy mới có các con,
có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Thầy khai Bát Quái mà tác
thành Càn Khôn Thế Giái, nên mới gọi là Pháp; Pháp có mới sanh ra Càn Khôn Vạn
vật rồi mới có người, nên gọi là Tăng.
Thầy là Phật chủ cả Pháp
và Tăng, lập thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy.
Thầy lập Phật giáo vừa khi
khai Thiên lập Ðịa, nên Phật giáo là trước, kế Tiên giáo, rồi mới tới Nho giáo.
Nay là hạ nguơn hầu mãn, phải phục lại như buổi đầu, nên phải phản tiền vi hậu.
Tỉ như Tam Giáo qui nhứt
thì:
- Nho là trước,
- Lão là giữa,
- Thích là chót.
Nên Thầy phải ngồi sau chư Phật, Tiên, Thánh, Thần,
mà đưa chúng nó lại vô vi chi khí, chính là Niết Bàn đó vậy.
Còn cổ lễ cúng thì:
- Bông là Tinh,
- Rượu là Khí,
- Trà là Thần.
2 - TAM THẾ CHÍ-TÔN
Về lý “Tam ngôi nhứt thể”
tức là sự vận-chuyển của Càn-khôn thế giới. Đứng đầu tiên hết là Đức Chí-Tôn
tức là Phật nắm cả cơ-quan bí mật tạo thành Càn khôn vũ trụ. Đạo này luật thế
này, Đạo kia luật thế khác, nhưng không khác hơn Phật-giáo.
Giả thí như Thánh-giáo
Gia-Tô cũng có ba ngôi (la Trinité):
- Le Père (Đức Chúa Cha)
- Le Fils (Đức Chúa con)
- Le Saint Esprit (Đức
Chúa Thánh Thần)
* Đức Chúa Cha là Phật.
* Đức Chúa Con là Pháp.
* Đức Chúa Thánh Thần là
Tăng.
Không Đạo-giáo nào
thuyết-minh rõ-ràng cơ tạo đoan lấy thuyết hỗn độn sơ khai phân chia:
- Khí chi khinh thanh
thượng phù giả vi thiên.
- Khí chi trọng trược hạ
ngưng giả vi địa.
Tức là hễ khí nhẹ thì bay
lên làm trời, khí nặng rơi xuống làm đất. Ấy là giai-đoạn trời đất thành hình.
Trong vũ-trụ này có hai
quyền-năng vô đối:
1 - Là ngôi Chí-Tôn.
2 - Là ngôi Phật-Mẫu.
Người ta không nói, nhưng luật thiên-nhiên dù ở trong
vật tối thiểu hay tối đại vẫn có một Luật mà thôi. Biết đâu Chí-Tôn và Phật-Mẫu
theo lời của Đức Nguyệt Tâm Chơn-Nhơn
thì hai quyền-năng âý vô đối, sản sinh ra cả Càn khôn vạn loại và tạo ra
ba ngôi đầu tiên ấy là:
1 - Đấng Brahma Phật.
2 - Đấng Shiva Phật
3 - Đấng Krishna Phật
Còn gọi là Tam Thế Phật.
Các hình ảnh biểu-tượng này được đặt trên nóc Bát-Quái Đài Toà Thánh Tây Ninh.
Người Đạo Cao Đài ngày nay
được biết danh các Ngài qua bài kinh Di-Lạc được tụng đọc hằng ngày:
“Thượng Thiên Hỗn nguơn hữu: Brahma-Phật,
Shiva Phật,Krishna Phật."
Ba ảnh tượng này đứng xây
lưng đâu cật vào nhau trên nóc Bát-Quái-Đài Đền-Thánh Tòa-Thánh (Tây Ninh) với
một sứ-mạng trong Tam Kỳ Phổ Độ, cũng là tiêu biểu Tam hồn của Đức Chí Tôn, nên
tượng trưng bằng ba màu: vàng, xanh, đỏ. Với sự thể hiện này chúng sanh thấy rõ
ở bên trên Đền thờ Đức Chí Tôn, tại Tiêu-Diêu-Đài:
- Linh hồn màu vàng, thuộc
về tinh thần.
- Giác hồn màu xanh, thuộc
về trí thức.
- Sanh hồn màu đỏ, thuộc
bản thân con người.
1 - Đức Brahma Phật cỡi trên con
Thiên nga tức là ngỗng trời, ngó tới; hướng mặt về chánh Tây cung ĐOÀI tức Cung
Đạo chỗ trụ nguơn Thần, đó là vị Thần Sáng Tạo mở đường đưa sanh chúng về với
Thượng Đế, tay hữu bắt ấn khai nguơn, một ngón chỉ thiên biểu tượng lý Thái
Cực, hai ngón cụng đầu với hình Châu Kỳ thể hiện Vô Cực tương hòa có nghĩa là
“Vô cực nhi Thái Cực”, tay tả nắm bửu châu đưa trước ngực tức thị ấn pháp trấn
linh thể Càn Khôn, cũng là trấn điểm linh ở bản tâm của nhơn loại đó là vị hiện
thân của Đức Chí Tôn. Đức Brahma, âý là ngôi thứ nhứt, tượng-trưng ngôi Thánh-Đức,
thuộc về cơ sanh hóa, ấy là Đấng tự-hữu hằng hữu, hữu nguyên hữu thủy của vạn
loại.
2 - Đức Shiva-Phật mình trần quay về chánh
Bắc, đứng trên Thất-đầu-xà tức là Thần hủy diệt, ngó qua phía hữu, ấy là ngôi
thứ nhì tượng trưng phần Âm Dương, cơ sanh hoá cũng là cơ hủy diệt, ấy là ngôi
Bảo tồn.
Phật Shiva cũng như Hộ
Pháp ngự trên Thất Đầu Xà để trừ bốn mầm độc trong bản thân nhơn loại, đó là
Ai, Nộ, Ố, Dục. Nhìn vào thực tại Đấng đó cũng là hiện thân của Hộ Pháp, nhưng
thổi ống tiêu để thức tỉnh quần linh, hướng miệng ống tiêu để đưa sinh khí vào
cung Chấn chánh Đông tức là cung Pháp, nơi tụ nguơn Thần. Nếu những tư tưởng
quấy ở con người có dấy lên sẽ bị ngự trị phần Ai, Nộ, Ố, Dục của nhơn sanh, để
giữ còn cái nguơn Linh của Thượng Đế.
Ống tiêu có bảy lỗ tượng
cho Thất tình, nếu con người khéo tu biến thành Thất bửu cũng thể hiện cho Thất
khiếu sanh quang, nhưng đắc pháp rồi thần khí phục hồi mở được Cửu khiếu nhờ
kết tụ Tam diệu sẽ chiếu ngần ánh Xá lợi. Nên Thích Lão định danh là Mâu Ni Bửu
Châu hoặc Thử Mễ Huyền Châu hay Cửu Khúc Minh Châu
Diêu-Trì-Cung là nơi ngự
của Đức Phật-Mẫu, ngày nay Ngài đến tại mặt thế gian này đã tượng-trưng bên Ấn
Độ: Phật-Giáo Ấn-Độ gọi Ngài là Shiva Phật, là cái hình ở trên Bát-Quái-Đài
chúng ta để trên nóc, thấy có “Tinh Nhũ” nơi ngực của Ngài đó.
Hồi buổi Chí-Tôn phân
định, phân tánh của Ngài, lấy Khí tức nhiên là Ngài dùng cái “Linh-Pháp” của
Ngài biến tướng ra Phật-Mẫu. Phật-Mẫu thuộc về Âm, Chí-Tôn thuộc về Dương,
Âm-Dương hiệp lại mới biến hóa Càn Khôn Vũ-Trụ, sanh ra vạn-vật.
Đức Shiva Phật, Ấn-Độ làm
một cái hình phân nửa giống đàn bà, còn cái tướng thì đàn ông. Bởi hồi đó con
người chưa phân rõ chắc-chắn Nam-Nữ (Âm-Dương). Đức Shiva trong huyết-khí tức
nhiên là huyết, còn Chơn-thần đào tạo chơn-thần là Đức Chí-Tôn.
- Đức Chí-Tôn là Phật.
- Đức Phật-Mẫu là Pháp.
- Pháp mới sanh ra vạn-vật
Càn-Khôn Vũ-Trụ, vạn vật ấy là do nơi Tinh mà ra, tức là Tăng.
Thần tức nhiên
là Đức Chí-Tôn, Thần phân
định Khí, Khí mới sanh ra Tinh. Phật là Chí Tôn, Pháp là Shiva tức
Phật-Mẫu,Tăng là vật-loại trên Càn-Khôn Vũ-Trụ này.
Ấy vậy, Đạo-Phật thờ
Phật-Mẫu chớ không phải không biết, dầu không thờ mà Đức Phật-Mẫu vẫn ngồi từ
tạo thiên lập-địa đến giờ, tức nhiên là
Đấng tạo ra Vạn Linh.
3 - Đức Krishna Phật da đỏ mình trần đứng quay
người về chánh Nam: tay tả chống nạnh thể hình tam giác ở lý tam tài Thiên,
Địa, Nhân, tay hữu chống gươm với phép định địa, chơn phải đặt trên đầu con
Giao Long là cá hóa rồng, ngó về phía chánh Nam, âý là ngôi thứ ba, tượng trưng
cuộc tuần hoàn, tiên tri cho nhân loại biết việc trí xảo thuộc cơ tranh đấu,
cũng là cuối Hạ nguơn Tam chuyển khởi đầu Thượng-nguơn Tứ chuyển.
Tóm lại, các nhà khảo cứu
và Thần-linh-học (nhứt là Thông thiên học) cho biết rằng:
Các vị: Brahma-Phật,
Shiva-Phật, Krishna-Phật, là ba ngôi của Đức Thượng-Đế được gọi là Tam vị Nhứt
Thể với bảng tóm lược như dưới đây:
* Veda gọi Ngài là:
- Brahma (Thần sáng tạo)
- Shiva (Thần hủy diệt)
- Krishna (Thần
bảo tồn)
* Cơ Đốc giáo gọi Ngài là:
- Đức Chúa Cha (Dieu le Père)
- Đức Chúa Con (Dieu le Fils)
- Đức Chúa Thánh-Thần
(Dieu le Saint Esprit)
* Phật-giáo gọi Ngài là :
- A-Di-Đà-Phật
(Amitabha)
- Quan-Thế-Âm (Avaloki.Teshvara)
- Đại Thế Chí (Manjushiva)
* Nho-giáo gọi Ngàì là:
- Ngôi Thái cực
- Ngôi Lưỡng-Nghi,
- Ngôi Tứ-Tượng.
* Thông-Thiên-Học gọi Ngài là:
- Đệ nhứt Thượng-Đế (Premier Logos)
- Đệ nhị Thượng-Đế (Deuxième Logos)
- Đệ Tam Thượng-Đế (Troisième Logos)
Kết luận về Tam thế Chí-Tôn:
- Ðấng Chơn linh Tam Thế
Chí-Tôn, nhơn loại đều biết tánh danh đó:
Nhứt Thế BRAHMA-Phật, tức nhiên là Tạo Hóa.
- Nhị Thế SHIVA-Phật tức
nhiên Tấn-Hóa.
- Tam Thế CHRISTNA Phật
tức nhiên Bảo-Tồn, Ðấng trọn quyền bảo tồn ấy là lòng ái tuất thương sanh.
Nay, Đức Cao-Đài Thượng-Đế
đến với dân-tộc Việt Nam mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, Ngài nói rõ ba ngôi vị ấy
chính là Một, là hiện thân của Ngài, là Đại-Từ-Phụ:
Đức Chí-Tôn là Đấng tự
hữu, hằng hữu, mà từ thử tới giờ bất kỳ
một Đấng Thiêng-liêng nào cũng không hiểu rõ nguyên căn của Đức Chí-Tôn, chỉ
biết cái quyền năng vô đối của Người mà thôi. Các nhà triết học luận bàn đã
nhiều, nhưng xét ra cũng không ai hiểu rõ nguyên căn ấy.
Phật-giáo nói cái khối
linh ấy phân tánh của mình ban bố ra cả
vạn vật. Khối linh ấy trước khi phân tánh thì gọi Brahma là Phật, đến
khi phân tánh rồi thì Đấng thứ nhì là
Shiva chủ về Pháp. Đức Chí-linh cầm quyền năng biến chuyển, chớ không
cầm quyền năng tạo đoan.
Đức Chí-Tôn đến với ba
danh hiệu khác nhau:
"Hạng dã nhơn người
Pháp dịch là L’Emuriens (Hắc chủng) tức là nước Ấn độ bây giờ, chúng ta đã ngó
thấy nó có điều hay ho hơn hết là vị Manou. Hắc chủng ban sơ đến tạo dựng sắc
dân ấy là Đức Brahma, Ngài chẳng phải đến đặng tạo dựng Hắc chủng mà thôi, mà
chính mình Ngài đến, Đức Chí-Tôn đã tái kiếp làm Brahma đặng giáo đạo cho loài
người. Từ thuở ấy các sắc dân Hắc chủng tiến triển lên nữa, chúng ta thấy có
giống dân màu da xam xám cũng như thứ dân Cachemire đó vậy (Ấn độ) sắc dân đó
da của họ có hơi trắng trắng rồi đấy, tiến triển lên nữa.
Lần này thì Đức Shiva (Civa)
đến, càng ngày họ càng tiến triển dần lên, họ làm như giống dân gọi là Thanh
nhơn đó, nước da của họ xanh.
Hễ nước da xanh đến thì
Đức Kristna Vishnou đến. Chúng ta ngó thấy sắc dân ấy, họ hạnh phúc biết bao,
bởi chính nhờ cái tiến triển của họ ba bực, thì Đức Chí Tôn đến với ba danh
hiệu khác nhau, vì thế giờ phút này chúng ta ngó thấy sắc dân Ấn độ vẫn còn giữ
đạo đức về Phật giáo của họ một cách bền vững chắc chắn và Bần Đạo đứng tại Toà
giảng này mà nói rằng: Nếu có sắc dân nào có phương pháp bảo thủ loài người
thật vững chắc, Bần Đạo dám quả quyết rằng: duy chỉ có dân Ấn độ mà
thôi".
Pháp vận
hành mà sinh ra KHÍ. Vậy Khí là gì?
Khí là khối sanh quang, vạn vật nhờ thở sanh
khí ấy mà sống, cho nên chữ Khí là sự sống của vạn vật, do Khí là Pháp biến
tướng ra vạn vật. Thế nên Đấng thứ nhì Chưởng quản cái Sanh Khí thường gọi là
“2è Logos” thuộc Âm, ấy là Phật-Mẫu, Chưởng quản cả cơ quan tạo đoan này.
Như chúng ta thấy cơ sanh
hoá vạn vật và loài người là Âm Dương phối hợp mà biến tướng. Phật chiết tánh
ra Pháp là ngôi thứ nhì thuộc Âm ấy là Phật-Mẫu, nhưng chúng ta không biết cái
Bí mật ấy là khi Âm Dương phối hiệp biến hình mà Phật-Mẫu dùng gì để tạo nên cơ
quan hữu vi này; Bởi vì Phật-Mẫu dùng khối sanh quang có năng lực vận hành
trong không khí, chúng ta không thể thấy được. KHÍ biến ra hữu tướng là Nước,
lửa, gió vận hành biến ra vạn vật, đi từ: Hỗn nguơn Khí, Hư vô-khí đến Huyền
ảnh khí, rồi mới biến ra vạn vật tức là Huyền ảnh khí biến ra Nhơn hình
vậy”(29-3 Đinh Hợi 1947)
Tóm lại: Tam thế Chí-Tôn hay Chí Tôn Tam thế là Tạo hoá càn
khôn sanh ra do một chủ quyền của trời:
- Ngài tạo gọi là Brahma
- Ngài diệt gọi là Shiva.
- Ngài bảo tồn gọi là
Vichnou, ấy mới gọi là Tam thế Chí-Tôn
Đức Chí-Tôn xác nhận: “Thầy
đã nói với các con rằng: Khi chưa có chi
trong càn khôn thế giới thì khí Hư vô sanh ra có một Thầy và Ngôi của Thầy là
Thái-cực.
“Thầy phân Thái-cực ra Lưỡng-Nghi, Lưỡng-nghi
phân ra Tứ-tượng, Tứ-tượng biến ra Bát-quái, Bát-quái biến hóa vô cùng mới lập
ra càn khôn thế giới.
“Thầy lại phân tánh Thầy
mà sanh ra vạn-vật là: Vật-chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm gọị là chúng
sanh” . Vậy Đức Thái-Cực Thánh-Hoàng là một nguồn sống tràn ngập cả Vũ trụ.
Muôn loài vạn vật đều bẩm thọ một phần sống của cái nguồn vô biên bao la đó.
Đạo học truyền thống của Nhơn sanh xưng tụng Đức Ngài với nhiều danh hiệu:
Brahma, Đức Chúa Trời, Thái Thượng Đạo Tổ, A Di-Đà-Phật và còn nhiều nữa không
thể kể hết. Mặc dầu chúng sanh không trông thấy hình dung Đức Ngài, nhưng chúng
ta tin tưởng quả quyết rằng Ngài là Đức Ngọc Hoàng Thượng-Đế tức nhiên là Đấng
Cao-Đài
3 - TAM NGÔI NHỨT THỂ
Tam ngôi tức là ba ngôi:
Phật- Tiên- Thánh hay là Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng (Nho giáo) hoặc nguơn:
Thánh đức, Tấn hóa, Bảo tồn, đó cũng là lý Tam ngôi: Đức Chúa Thánh Cha, Đức
Chúa con và Chúa Thánh Thần bên Công giáo. Đó là Tam ngôi nhứt thể mà các Triết
lý của Tôn giáo nào cũng có thể hiện ba ngôi ấy cả.
Còn Nhứt thể là cùng chung
một bản thể, gồm về duy nhất, là Một.
- Trong thân người ấy là
TINH- KHÍ - THẦN.
- Ở vạn vật ấy là Vật
chất, Khí thể và Năng lực.
Mỗi một vật thể đều có ba
ngôi ấy cả. Thầy đã dạy rằng cơ Tạo đoan Càn khôn vũ trụ ra sao thì trong vạn
vật cũng tương liên như vậy. Cùng một khuôn khổ, một luật định như nhau hết.
* Trên hết cả là PHẬT, ấy
là ngôi đầu tiên cao thượng hơn hết nắm pháp huyền-vi.
* Phật mới chiết tánh ra
PHÁP ấy là ngôi thứ nhì, Pháp mới sanh Tăng
* TĂNG ấy là ngôi thứ ba.
Ba cơ quan ấy chừng qui
nhứt lại thì duy có một nguyên căn, một bổn thể cho nên gọi “Tam ngôi nhứt thể”
vậy.
Trong vũ trụ Chúa cả tạo
đoan ấy là Thầy, Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng-Đế, nắm cơ huyền vi bí mật
trong tay. Thầy mới phân tánh Thầy ấy là
PHÁP.
Pháp tức là quyền-năng của
Thầy thể hiện ra, cũng như lý Thái-cực ở trong cõi tịnh. Lý Thái-cực phát động
mới sanh ra PHÁP.
Pháp tức là những định
luật chi phối cả Càn khôn, mà người nắm luật chi phối ấy là Phật-Mẫu.
Phật-Mẫu là ai? - Phật-Mẫu
là Mẹ, là gốc sinh ra vạn vật. Phật-Mẫu
nắm cơ hữu tướng. Phật-Mẫu là Âm còn Thầy là Dương. Âm Dương tương hiệp mới biến Càn
khôn. Cả càn khôn ấy là TĂNG, mà người nắm quyền vi chủ của Tăng ấy là một vị
Phật cầm quyền Thế giới. Phật và Pháp không biến đổi, còn vị cầm quyền thế giới
là Tăng ấy thay đổi tùy theo thời kỳ. Tỷ như người cầm quyền vi chủ ở:
- Nhứt kỳ Phổ-Độ là Nhiên
Đăng Cổ Phật.
- Nhị kỳ Phổ Độ là
Thích-Ca Mâu-Ni.
- Tam kỳ Phổ-Độ ấy là
Di-lạc Vương-Phật.
Hết Tam-kỳ Phổ-Độ thì
nguyên căn qui nhứt trở lại mở Nhứt Kỳ Phổ-Độ nữa sẽ có vị Phật nữa ra đời cầm
quyền vi chủ, định luật Càn-khôn phải như vậy.
Đó là cơ quan quản trị Càn
khôn vũ trụ.
Còn ở vạn vật là cơ quan:
vô hình, bán hữu hình và hữu hình; hay là linh tâm, khí thể và xác thân.
* Ở nơi người gọi là:
TINH, KHÍ, THẦN
Tức là:
- Cơ quan hữu tướng hay
Tinh tương liên với Tăng.
- Cơ quan bán hữu hình hay
Khí thể tương liên với Pháp.
- Cơ quan vô hình (Linh
tâm) hay Thần tương liên Phật.
* Ở trong vật chất:
- Hình thù vật chất ấy thuộc Tăng.
- Cái năng lực hóa hợp và
tan biến, đổi chất thay màu ấy thuộc Pháp
- Thần vốn là năng lực
thúc đẩy cho tiến hóa, tức là cái sống của vạn-vật do nơi Phật, đó là linh tâm
còn tàng ẩn ở Vạn linh, nên Thầy nói cái sống tức là Thầy.
Trong vạn vật mà chúng ta
tưởng là vô tri mà kỳ thật có tánh linh nơi đó. Từ vật tế vi của tế vi
nguyên-tử đến cả Càn-khôn vũ trụ đều có sự mật thiết liên quan với nhau, không
một vật gì ngoài luật định cả. Do lý Tam ngôi mới định phân Tam giáo, Tam
nguơn, TAM BỬU vậy.
4 - TAM
NGÔI
Theo nguyên căn sản xuất
của vạn-vật có ba món báu ấy là: Lửa, nước, gió; mà ánh Thái cực là Lửa (Hỏa).
Tam giáo ấy là Phật,
Tiên,Thánh. Phật là Tôn giáo nguyên thủy, khi khai trời đất đã có.
Cơ-quan sản xuất gồm có ba
ngôi:
Phật. Pháp. Tăng:
- Phật cầm quyền-năng của Chơn-linh.
- Pháp cầm quyền năng của khí thể tức là cơ sản xuất hữu hình, cầm
quyền sự sống của vạn loại, vì khí thể là chất sanh vạn vật.
- Tăng cầm quyền năng nuôi sống thể hài
Do đó, mà quyền năng mỗi
ngôi cũng phân biệt:
* Ngôi thứ nhứt lo về sự
tấn triển của Chơn-linh, dạy dỗ các Chơn linh cho cao thượng để hiệp về cơ qui
nhứt.
* Ngôi thứ nhì lo về sự giáo-hóa các Chơn Thần, lo về cơ sản
xuất và nuôi nấng vạn linh.
* Ngôi thứ ba lo về cơ cai
trị vật loại cùng là đùm bọc sự sống để đem trở lại cơ qui nhứt, làm thế nào
cho điểm linh-quang không bị mờ ám trong cái xác hình.
- Ngôi thứ nhứt ấy là
giáo-hóa.
- Ngôi thứ hai ấy là
dưỡng-dục.
- Ngôi thứ ba ấy là
cai-trị.
Mỗi một sanh vật ở
càn-khôn vũ-trụ này đều chịu trong định-luật ấy, không một vật chi qua khỏi
hết.
- Luật tăng tiến thuộc
Phật.
- Luật sanh sống thuộc
Pháp.
- Luật quản-trị thuộc Tăng.
Một vũ-trụ hay một
chơn-linh dù cao-trọng, dù hèn thấp cũng có nơi mình ba định-luật ấy để
dung-hòa lẫn nhau mới tạo ra cái sống
của vũ-trụ càn-khôn.
* Tỷ như một hột cát:
- Có sức kết hợp, nó biết
tìm lẽ hợp nhứt ấy là thuộc quyền-năng của Phật.
- Nó có tan có hiệp và
biến chất ấy là thuộc quyền năng của Pháp.
- Nó có xác hài của nó để
phân biệt vật nọ với vật kia để luân chuyển nơi này, nơi khác; quyền-năng ấy
thuộc Tăng.
Về nguyên-lý hữu hình và
vô-vi thì Phật thuộc vô hình, Pháp thuộc bán hữu hình, Tăng thuộc hữu hình.
Phật và Tăng liên-kết nhau
nhờ Pháp làm trung gian. Tăng nếu không nhờ Pháp thì khó đoạt Đạo mà trở về vị
cũ. Phật không nhờ Pháp thì khó truyền đạt những lời huấn-giáo xuống được cho
Tăng.
* Trong vạn-vật vốn có ba
phần: năng-lực, khí thể và vật hình. Năng-lực thuộc Phật, khí thể thuộc Pháp,
vật hình thuộc Tăng.
* Như trong một cây bông
có năng-lực hướng về ánh thái-dương, năng-lực ấy tương-liên với ngôi thứ nhất
tức Phật, nó có khí chất thơm-tho ấy thuộc Pháp, nó có hình thể đẹp-đẽ ấy thuộc
Tăng.
* Trong một dòng nước, nó
có năng-lực mạnh-mẽ, uyển-chuyển luân-lưu ấy thuộc Phật, nó có tính bay hơi,
ngưng tụ ấy thuộc Pháp, nó có hình dáng ấy thuộc Tăng.
* Trong thân một con thú:
một con nai hay con bò chẳng hạn, nó có sức hiểu biết khôn-ngoan ấy thuộc Phật,
nó có tính cảm-xúc hợp đoàn ấy thuộc Pháp, nó biết lẽ sống tự-nhiên tìm cái ăn
uống ấy thuộc Tăng.
* Trong thân
người cũng vậy. Kẻ biết tìm hiểu, tôn sùng ấy thuộc Phật, biết tìm-tòi để biết
lẽ khôn ngoan, có tình-cảm thương ghét ấy thuộc Pháp, có khuynh hướng thỏa-thích
giác-quan ấy thuộc Tăng.
Vạn-vật cả thảy đều có cái
sống riêng của nó nên Thầy mới nói “Trước mắt Thầy không có vật chi khinh cũng
không có vật chi trọng và thật sự không vật chi gọi là vô tri vô giác. Chẳng
qua điểm Chơn-linh ở trong vật thể này còn tiềm-ẩn, còn ở trong vật thể kia đã
được phát triển vậy thôi”.
Cái lý Tam ngôi nhất thể
ấy chi phối, điều-khiển cả vạn-linh. Bởi vậy Đạo lập ra cốt yếu cho cả
chúng-sanh TU tức là làm sao cho đừng đi sai lạc chơn-lý điều-hành vạn vật.
Chơn-linh nào đi sai lạc chơn-lý ấy thì phải bị ĐỌA là vì vậy. Bởi vậy trong
Thánh-ngôn Thầy trước kia có dạy:
“Thánh-ngôn trong miệng con nói ra tức là của
Thầy, các con nói Đạo dù cho sắt đá, cây cỏ nghe cũng cảm-động huống là người”.
Lời nói ấy không phải là
Thầy nói ngoa. Ấy là vì vạn-vật vốn có tánh linh cũng đều hiểu biết hấp thụ lẽ
Đạo, nên hễ nơi nào có Đạo thì nơi ấy vạn-vật được tận thiện tận mỹ và tăng
tiến một cách nhanh chóng. Người đời thường nói sấu tu thành cù, cá tu hóa
rồng, lời ấy thật chưa phải là lời bịa đặt hay nói ngoa đâu. Vạn-linh phải đi
từ phẩm vật-chất lên đến người rồi mới đoạt vị thành Tiên, Phật. Cơ tấn-hóa
buộc Vạn-linh phải đi xuống các tinh cầu học hỏi, mang vạn mảnh thi hài từ
vật-chất, thảo-mộc, thú cầm cho đến loài người. Mỗi một kiếp sanh học một bài
học mới-mẻ khác nhau. Sanh linh đi hàng vạn kiếp như vậy, luân luân chuyển
chuyển. Khi đã đặng làm người là hệ-trọng. Tuy vậy mà đừng tưởng đã hơn vạn-vật
đâu. Không phải vậy đâu! Ở tại thế gian này chưa biết một phẩm chúng sanh nào
trọng hơn phẩm nào. Có khi trong thân hình con vật là một vị Bồ-Tát đang tái
kiếp đặng tạo Linh-đài đó không chừng. Bởi vậy kẻ biết Đạo không dám sát sanh
và không dám khinh rẻ một vật nào cả..
Lý Tam ngôi nhất thể là lý
điều-hành vạn-linh.
Do nơi ấy mới biến ra
Tam-giáo, Tam tài, Tam nguơn, Tam bửu, Tam kỳ…
Tam-giáo ấy là Phật, Tiên,
Thánh.
Tam tài ấy là Thiên, Địa,
Nhân.
Tam nguơn ấy là
Thượng-nguơn, Trung-nguơn, Hạ nguơn hay là nguơn Thánh-đức, Tấn-hóa, Bảo-tồn.
Tam-kỳ ấy là: Nhứt kỳ,
Nhị-kỳ, Tam-kỳ.
Tam-bửu ấy là:
. Nhựt . Nguyệt . Tinh (ở trời)
. Thủy . Hỏa . Phong
(ở đất)
. Tinh . Khí . Thần (ở người).
. Năng-lực, khí thể, vật
hình (ở vật-chất)
- Phật thuộc về phần
giáo-hóa.
- Tiên thuộc về phần nuôi-nấng,
an-ủi.
- Thánh thuộc về phần cai
trị.
Mỗi một phần trong các số
Tam ấy tương liên nhau:
Phật tương liên với Thiên,
với Thượng-nguơn, với Nhứt-kỳ, với Phật, với Thần, với năng-lực.
Pháp và Tăng cũng tương-tự
như vậy.
Ở trong mỗi sanh vật ba
phần ấy liên-hệ mật-thiết lẫn nhau. Đến như lập Đạo, Thầy cũng chia ra:
- Bát-quái-đài.
- Hiệp-thiên-đài.
- Cửu-trùng-đài cũng là lý
Phật, Pháp, Tăng đó. Tóm lại trong vạn-vật đâu đâu cũng thể hiện cái lý TAM
NGÔI NHẤT THỂ ấy cả.
5 - Tính chất của ba ngôi
Trong cửa Đạo Cao-Đài,
hình ảnh tam-giác đều được biểu-tượng bằng ba ngôi: Phật- Pháp- Tăng.
- Phật tức là Đấng cầm
quyền Chúa-tể càn-khôn vũ trụ là Đức Chí-Tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế.
- Pháp là ngôi của Đức
Phật-Mẫu Diêu-Trì cầm quyền-năng tạo khí thể của toàn vạn-linh sanh chúng là Mẹ
của chúng-sanh.
- Tăng là ngôi của Đấng
đại-diện trong mỗi nguơn hội. Nay là Đức Di-lạc-Vương Chưởng-quản.
Đã qua ba thời kỳ Đức
Thượng-Đế khai mở Long Hoa Hội, qua các danh niệm, lần lượt như:
1/ - “Nam-mô Sơ Hội
Long-Hoa Thanh Vương Đại Hội, Nhiên Đăng Cổ-phật Chưởng-Giáo Thiên-Tôn”.
2/ - “Nam-mô Nhì hội
Long-Hoa Hồng Vương Đại Hội, Di Đà Cổ-phật Chưởng giáo Thiên Tôn”.
3/ - “Nam-Mô Tam Hội
Long-Hoa Bạch-Vương Đại hội Di Lạc Cổ-Phật chưởng-giáo Thiên-tôn”.
Tam-Kỳ Đại Đạo này còn gọi
là Cơ Đại Ân xá Ngôi Phật, Pháp không đổi. Ngôi Tăng thay đổi tùy mỗi thời-kỳ
là như thế đó vậy.
Phật là gì?
Đức Hộ-pháp nói:
"Phật là một Đấng toàn-tri toàn năng, người ta lầm lạc, tưởng không thấy
hình dạng là không có. Người thế gian lầm-lạc nhiều lắm. Họ quả nhiên là người
sống hiện tại chỉ khác hơn chúng ta là không có thi-hài mà thôi. Đấng toàn tri
toàn-năng ấy là Đấng đầu tiên hiệp lại với Đức Chí-Tôn.
Bần-đạo đã giải nơi Phật
có ba cảnh đặc-biệt:
1 - Hạo-Nhiên Pháp thiên
tương-liên hiệp một cùng Đức Chí-Tôn.
2 - Hư-vô Cao-thiên thuộc
về Pháp-giới cầm cả luật
Thiên-điều.
3 - Hỗn-nguơn Thượng Thiên
thuộc Tạo-hóa, thuộc Tăng.
Phật-vị có ba đẳng-cấp ấy
đặng nắm cả quyền-năng càn-khôn thế giới”
Chính cái thể pháp của Đạo
Cao-Đài đã đủ cả Tam ngôi ấy.
6 - Tam nguơn hồn
Trong vũ trụ
thì:
- Trời có
Tam bửu (ba báu là Nhựt- Nguyệt- Tinh)
- Đất có Tam
Bửu (ba báu là Thuỷ-. Hoả- Phong)
- Người có Tam Bửu (ba
báu là Tinh – Khí- Thần)
Tinh- Khí- Thần là gì ? Do đâu mà có ?
Khi mở mang trời đất, người mà tạo-hoá sanh ra
trước
hết gọi là: Nguyên nhân (Êtres Créés). Nguyên nhân này do khối linh quang của
tạo hoá nảy ra. Trong khối linh quang của tạo hoá có ba nguơn gọi là Tam hồn:
- Linh hồn (Âme
Intelligente)
- Sanh hồn (Âme Aérienne
ou vitale)
- Giác hồn (Âme
spermatique ou sensitive)
Tuy là ba nguơn hồn chớ
cũng pha lẫn nhau làm một, cho nên một mà ba, ba mà một.
Nguyên nhân bởi thọ nhứt
điểm trong khối linh quang của tạo hoá thì vẫn đủ ba hồn ấy:
- Linh hồn tức là bổn
nguyên của nguơn Thần.
- Sanh hồn tức là bổn
nguyên của nguơn Khí
- Giác hồn tức là bổn
nguyên của nguơn Tinh
- Nhờ Linh hồn mới có tính
khôn ngoan, biết nghĩ suy xem xét đủ điều.
- Nhờ Giác hồn mới biết
đau đớn, nóng, lạnh...
- Nhờ Sanh hồn mới có sự
sống.
Khi nguyên nhân chưa mang
lấy xác phàm thì giác hồn chưa biết đau đớn, nóng lạnh, mệt khoẻ, là vì chưa có
phần vật chất.(1)
Lần lần Nguyên nhân lại
dùng vật thực, huyết nhục mà dù xác có thanh khiết cũng phải hoá ra trọng
trược; thêm nỗi dâm tình vọng động mà biết sự trần lỗ. Vật ăn uống đều có chất
sanh, những chất sanh ấy ăn vào cấu kết lại thành khối mà thành ra xác phàm
(Formations des cellules). Khi có xác phàm rồi mới biết nóng lạnh, có trần lỗ
mới biết hổ ngươi, vì vậy mới chầm lá cây để che thân thể, sau lần lần dùng đến
da thú vật mà che thân-thể.
Nguyên bổn của TINH- KHÍ-
THẦN là như vậy đó.
1 - THẦN cai quản về phần
Trí, trí lại từ óc não mà ra, nên thường gọi tiếng chung là trí não.
THẦN là vật thiêng liêng
thông thường ở tại mắt, tuy vậy mà nội châu thân chỗ nào nó đến cũng được cả.
2 - KHÍ là hơi thở, trong
hơi thở đều có chất sanh để bảo tồn sự sống. Con người mới sanh ra khóc ré lên,
châu thân vận chuyển, rồi tiếp lấy thanh khí vào mình.
Ở ngoài, thanh khí thuộc về Tiên thiên trong sạch, khi
thở vào phổi rồi, bị nhiễm lấy vật chất xác phàm, mà hoá ra Hậu-thiên ô-trược.
3 - TINH thuộc về lưu chất
(mình nước), sệt sệt mà trong. Nhờ Tinh mà con người mới có sức lực, nối giòng
giống và tạo Nhị xác thân. Trong phần TINH cũng có chất sanh, chia ra làm ba
phần:
- Một phần trong sạch hơn
hết gọi là tinh-ba xông lên thành hơi
(Tinh hoá Khí) hiệp với Khí - Thần mà tạo
Nhị xác thân (Périsprit).
- Một phần xông lên theo
lỗ xương sống (Canal rachidien) đến tận óc để làm khí lực (Khí) cho bộ thần
kinh vận chuyển.
- Một phần nữa là phần cặn
cáu để nảy sanh giòng giống (tức là cha
mẹ phối hợp để tạo ra con cái).
Ở đời ai ai cũng phải làm
lụng mới có mà ăn, phải lo lường tính toán nhiều mới ra tiền bạc, phải phối hợp
Âm dương mới sanh con nối hậu.
Hễ lao lực nhiều thì hao
KHÍ, lo lường tính toán nhiều, phải hao THẦN, dâm dục nhiều tổn TINH. Thêm nỗi
thất tình lục dục làm cho thân phàm phải hao mòn tiều tuỵ. Thế nên người càng
già càng suy nhược, vì ba báu ấy càng lúc càng hao mòn rốt lại phải chết. Tỷ
như thắp đèn càng hao dầu, khi hết dầu đèn phải tắt. Ấy là cuộc dinh, hư, tiêu,
trưởng của đời người đó vậy.
Muốn sống lâu phải tránh
mấy điều tổn mạng vừa kể trên đó.
Còn muốn siêu phàm nhập
Thánh, ta phải luyện TINH- KHÍ- THẦN mới
được.
(Trích Châu thân giải của Bảo-pháp)
Có giữ được sự thanh tịnh
như vậy mới luyện TINH hoá KHÍ đặng. Đó là cách làm cho thân thể trong sạch từ
vật chất đến tinh thần. Phần vật chất là “Ẩm thực tinh khiết” tức là phải ăn
thức ăn thực vật, tránh sát sanh thực nhục.Thăng đọa do nơi mình tạo lấy.
Dù người tu hay không tu
theo Môn phái nào đi nữa việc tiết chế Tinh huyết là một vấn đề thiết yếu.
Chú thích: (1) Khi nguyên nhân chưa mang lấy xác phàm thì
còn thuộc về Tiên Thiên, vật chất ăn vào cấu kết thành xác phàm thuộc Hậu
thiên, cho nên sách gọi “Thiên sanh, Địa thành” là vậy.
Vì phải có một Xác thân
tinh khiết mới xuất chơn thần tinh khiết. Nếu Chơn thần tinh khiết mới hoà nhập
được với Chơn linh.
Đức Hộ-Pháp nói:
- Ẩm thực tinh khiết
- Tư tưởng tinh khiết.
- Tin tưởng mạnh mẽ nơi
Chí-Tôn và Phật-Mẫu.
- Thương yêu vô tận.
Ấy là chìa khoá để mở cửa
Bát-quái-Đài tại thế.
7 - Đạo Cao-Đài xác định về Tinh Khí Thần
- Ngôi một là Đức
Thượng-Đế, nay kỉnh Ngài là Đức Chí-Tôn, Đại-Từ-phụ.
- Ngôi hai là Đấng Mẹ sanh
của nhân-loại tức là Đức Phật-Mẫu Diêu-Trì.
- Ngôi ba chính là hình
ảnh Hội-Thánh, hay là Đấng cầm quyền trong kỳ ba Phổ-Độ này tức là Đức Di Lạc
Vương-Phật.
Ở con người:
* Nếu nhìn gần hơn nữa thì
nói rằng nhờ Đức Chí Tôn ban cho nhứt điểm linh quang mới có được năng-tri
sáng-suốt mà tiến-hoá trong cõi đời này tức là Chơn-linh.
* Nhờ Đức Mẹ Diêu-Trì ban
cho Chơn-thần mới học-hỏi được để tăng tiến trên con đường tu học, mà con người
phải lăn-lóc trong kiếp sanh ngắn-ngủi đây.
* Nhất là nhờ cha mẹ phàm
này đã tạo xác thân hữu hình mà chúng ta đến cõi trần này để làm trọn kiếp con
người trong cái vòng luân-hồi sanh tử.
Đức Chí-Tôn là Phật, Đức
Phật-Mẫu là Pháp, Pháp mới sanh ra vạn-vật trong Càn-Khôn Vũ-Trụ, vạn vật ấy là do nơi Tinh mà ra, tức là Tăng.
- Thần tức nhiên là Đức
Chí-Tôn,
- Thần phân định Khí, là
Phật-Mẫu
- Khí mới sanh ra Tinh,
là Vạn linh sanh chúng.
Phật là Chí Tôn, Pháp là
Shiva tức là Phật-Mẫu, Tăng là vật-loại trên Càn-Khôn Vũ-Trụ này.
Về mặt Tôn-giáo “Là một cơ
cấu hữu-vi thì cũng không ngoài luật ấy, nên trước tiên cần có đủ chủ hướng là
Tinh-thần ấy là Tín-ngưỡng, chủ Tinh-thần ấy là linh hồn của Đạo-giáo, mà linh
hồn của Đạo Cao-Đài là Đức Chí-Tôn chủ về cực Dương .
Một Tôn-giáo muốn sống bền
vững và phát triển tốt đẹp thì Tôn-giáo ấy có đủ Tam-bửu: TINH- KHÍ -THẦN.
- Về Thần: thì khi lập Đạo Cao-Đài, Thần đã sẵn có do Đức
Chí-Tôn làm chủ linh-hồn của Đạo-giáo.
- Về Khí: thì buổi
phôi-thai chưa mấy tựu thành, nên Đức Chí-Tôn mượn hình thể của Diêu-Trì-Cung
làm chữ Khí.
- Về Tinh: thì hình thể
của Đạo Cao-Đài tức là ba Chi: Pháp- Đạo- Thế, tượng-trưng là: Hộ Pháp, Thượng
Phẩm, Thượng-Sanh ( chính là ba ông Cư, Tắc, Sang)
Kết luận về Tam bửu:
Tam-bửu tức là ba món báu,
đáng quí trọng.
Tam bửu là ba khí chất tạo
nên hình-hài xác thịt: cái xác là con kỵ vật, thiên hạ lầm tưởng, hễ xác chết
là mất, vậy thì thử hỏi trời đất vạn-vật một khi đã hoại thì tan nát không còn
sanh hoá nữa hay sao ?
Bởi mang thân phàm xác
thịt không thể thấy chớ nếu có huệ-nhãn thì thấy cái xác của người có ba thể:
- Thể thứ nhứt là xác hài
thuộc vật-chất-khí biến sanh và sống bằng trái tim.
- Thể thứ nhì là Chơn-thần
do tinh-ba của vật-chất khí mà sản xuất từ phẩm Địa-Thần đến Thiên-Thần do
Phật-Mẫu ban cho.
- Thể thứ ba là nguơn khí
do Chơn-linh mà có từ bậc Thánh đổ lên do Chí-Tôn phân tánh”.
8 - Sự sống của Tam thể xác thân
Đức Hộ-Pháp kể lại lời Đức
Lý Giáo-Tông nói:
- Văn-minh khoa học chỉ
nuôi phần xác thịt họ mà thôi, còn phần linh hồn dám chắc họ sẽ đói.
Bần Ðạo vấn nạn: Tại sao
Ngài nói linh hồn đói, linh hồn có ăn sao mà đói?
- Phải, phải có vật thực
đặng bảo dưỡng nó như thi hài vậy,nếu không vật thực nó sẽ tiều tụy rồi chết mà
chớ!
Luôn đó Ngài lấy triết-lý
cao siêu mà dạy Bần Ðạo:
-Trong một con người có ba
xác thân gọi là tam hồn và bảy vía gọi là thất phách liên hệ mật thiết cùng
nhau. Ðương nhiên trong thân-thể của mỗi người có ba xác thân ấy cần bảo dưỡng
mới tồn tại được. Vì cớ Ðức Chí-Tôn cho biết, trí thức và linh hồn trọng yếu do
căn nguyên của sự sanh hoạt của nó định cái ngã tướng cho ta. Ba xác thân ấy
phải nuôi sống mới tồn tại như xác thịt thể hình ta vậy:
- Đệ nhứt xác thân là
Tinh, phải ẩm thực, Tinh mới sống.
- Xác thịt giữa là xác
thân trí thức tinh thần. Ta thấy con người phải tìm món ngon vật lạ đặng bảo
thủ xác thân; còn coi hát, nhảy đầm, vui chơi, cờ bạc, hút sách tưởng là tìm
món ăn cho trí thức đặng bảo dưỡng, mà không biết rằng đó là hại cho trí thức.
- Bây giờ tới linh hồn
cũng phải có vật thực cho nó chớ. Vật thực là cả triết lý cao siêu tồn tại đấy.
Ðệ nhị xác thân gọi là
Khí, Chí-Tôn gọi là Chơn thần, nó làm trung-gian cho xác và hồn, hễ lương-năng
thì nó bảo thủ xác thịt thể hình, còn lương-tri nó tìm vật thực nuôi linh hồn.
Ta nuôi linh hồn bằng gì?
Vật thực nuôi sống bằng xác thịt, còn linh hồn sống đặng là nhờ đạo đức tinh
thần đó vậy. Ta tu tức là ta tìm phương bảo trọng cho tồn tại đạo đức tinh thần
đặng nuôi linh hồn hầu đạt vị Thần, Thánh, Tiên, Phật; dìu-dẫn bảo trọng lấy nó
để có đủ lực lượng quyền năng dong ruổi trên con đường Thiêng Liêng Hằng Sống.
9 -
Qui Tam-bửu: Tinh, Khí, Thần:
Đức Hộ-pháp nói:
“Khi Đức Chí-Tôn đến, Ngài đến với một phương
pháp đơn-giản tạo nền chơn-giáo của Ngài. Nhớ lại buổi Ngài mới đến, Ngài xin
với mấy vị Tông-đồ ba món báu gọi là Tam-bửu:
- Là xác
thịt.
- Là trí
não.
- Là linh-hồn hay phách của mọi người hiến dâng cho
Ngài đặng Ngài làm cơ-quan cứu thế độ đời.
Hồi buổi nọ chúng ta chưa
hiểu nghĩa-lý là gì. Biết bao nhiêu kẻ, biết bao Tín-đồ đã để dấu hỏi. Đức
Chí-Tôn xin ba món báu đặng làm điều gì kia chớ ?
- Thưa cùng toàn thể con
cái Đức Chí-Tôn ba món báu ấy không có giá-trị chi hết. Ngài lấy trong một số
ít Thánh-đức, Ngài tạo cho thành tướng một khối Thương yêu vô tận. Có một điều
làm cho chúng ta ngạc nhiên hơn hết là từ thử đến giờ nhơn-sanh đã hiểu quyền
năng vô đối của Luật Thương-yêu nhưng họ chưa hiểu biết thống nhứt cả khối
Thương-yêu ấy đặng làm phương châm cứu thế độ đời hay là làm phương-châm tạo
hạnh-phúc cho kiếp sanh của họ. Trái ngược lại họ chỉ thống hiệp tinh thần
thù-hận, oán ghét làm cho mặt địa-cầu này mấy phen đẫm máu, nhơn-loại tương
tàn, tương sát với nhau là vì sự bội tín của họ: biết thù-hận hơn là thống hiệp
thương-yêu”
10 - Đức Chí-Tôn mở khiếu cho chúng ta:
Đức Hộ-Pháp nói:
“Kẻ tài nhân đáo để trên mặt thế này đến gần
mức điên của nó, cái chỗ tài nhân của họ bước qua mức điên dễ dàng, tới chút
xíu nữa thì điên ngay, chỗ mà khoa học đã nói bây giờ, Đạo giáo chúng ta gọi là
Huệ khiếu, ấy là cái khiếu mà trước kia không thể tả, chính khoa học đã tầm chỗ
đó là địa điểm trọng yếu của Linh hồn con người. Bên Thiền môn, tức nhiên bên
Đạo Phật phải đốt nó gọi là Tam-muội-hỏa đặng cho nó ngừng bớt lại, đừng chạy
quá mức của nó, mà chạy có mực thước.
Đức Chí-Tôn mở khiếu cho
chúng ta, mở khiếu đặng định chuẩn thằng đừng quá sức vận hành của nó. Đạo pháp
có Đức Lão-Tử biểu chúng ta phải tịnh đặng nhập vào cái cảnh bất nhập, tức
nhiên là Hư-vô, cốt yếu cho ba hột ấy chạy vào cho có mực thước, nó chạy dịu
dàng đừng cho loạn, đừng cho quá sức của nó, loạn tức nhiên điên, như cái máy
thâu thanh nếu chúng ta mở quá sức của nó thì nó hư, phải để cho hột đó chạy
vừa chừng, đặng cho cái chơn linh của chúng ta có phương thế điều khiển cả hình
xác chúng ta trong mực thước khuôn khổ luật định của nó không quá mức.
- Chúng ta dư biết rằng
xác thịt chúng ta sống do nơi trái tim.
- Chơn thần chúng ta sống
do nơi Huệ quang khiếu.
- Chơn linh chúng ta sống
do nơi Càn Khôn Vũ Trụ.
Vì cớ cho nên linh hồn
chúng ta tương liên mãi mãi với Càn Khôn Vũ Trụ mà thôi, không thể thúc phược ở
mãi trong xác thịt, nó ở ngoài thể, nó tương liên cả Càn Khôn Vũ Trụ điều khiển
cả cái sống của ta.
Ấy vậy, giờ phút này thiên
hạ đã đợi mong, cả toàn thể nhơn loại đương khủng bách tinh thần, họ đợi mong
một Đấng Chơn-Linh cao-trọng hơn đặng điều khiển cả tâm hồn nhơn loại, mà Đấng
ấy không dùng theo phương pháp Đạo giáo, mà định chuẩn thằng cho Chơn linh đủ
phương thế điều khiển cả vận hành cái sống hiện tại của nhơn loại trên mặt địa
cầu này, sống về hình thể, tuy phải kiếm sống, sống như con vật thì họ chỉ biết
ăn mà sống, mặc mà lành, hai cái đó sẽ xô đuổi họ đi đến một trường hợp tranh
sống với nhau, đặng tự diệt với nhau.”
Ba hột tế nhuyễn như thể
hột mè:
“Mà là nó ở ngay Nê hoàn cung, tức nhiên nó ở
ngay mỏ ác đứa con nít, cho nên con nít đầu nó mới sơ sanh đã mềm, lớn lên mới
cứng. Tại sao mềm ? Tại ở trong khiếu ấy có ba hột tối thiểu nó tế nhuyễn đến
nỗi con mắt chúng không thấy được, nhưng dùng kiến hiển vi mới trông thấy nó rõ
ràng được, ba hột ấy nó không phải là vật chất, mà cũng không phải là khí chất,
ba hột tế nhuyễn như thể hột mè nhỏ vậy thôi, xoay chuyển bên mặt qua trái, một
hột dương hai hột âm, nó xoay chuyển cả với nhau mới sanh ra điển lực, mà điển
lực ấy ngay chỗ đấy, là cái linh hồn của chúng ta tương liên với chơn thần, nó
tương liên với xác thịt ta, nó là cái khiếu khôn ngoan của con người. Do tại
chỗ khiếu ấy, chơn linh của chúng ta điều khiển cả hình xác, trí khôn ngoan ấy
nó phải đi một chiều và nó đi có mực thước, có độ lượng, hễ nó ngừng lại thì
cái trí phải mờ ám (đương chạy vụt ngừng kẻ đó cái trí não mờ ám không sáng
suốt, không thông minh) mà nó vận hành nhiều chừng nào cái trí hoạt bát của con
người nhiều chừng nấy, mà hễ nó đi quá độ lực thì con người trở lại điên khùng
ngây dại”.
11 - Tam thể xác thân trong con người:
Trong con người ta đây mỗi
mỗi đều có các yếu-tố cấu tạo nên một thân hình đều giống nhau, đạo-học
gọi là
TAM THỂ XÁC THÂN.
1/ - Tại sao xác thịt chúng ta sống do nơi trái tim?
- Vì: Xác thân thứ nhứt là
hình hài xác thịt do cha mẹ phàm sanh ra và được nuôi dưỡng bằng vật chất phàm
trần; xác thịt phàm chúng ta sống đây do
trái tim cử động trong lồng ngực.
2/ - Làm thế nào để biết:
Chơn thần chúng ta sống do nơi Huệ quang khiếu.?
Xác thân thứ nhì gọi là
Nhị xác thân, là xác thân thiêng liêng hay Chơn thần, do Ðức Phật Mẫu dùng
nguyên khí nơi Diêu Trì Cung tạo nên; tức là trí khôn sáng của con người do Đức
Phật-Mẫu ban cho, Chơn-thần sống do nơi huệ-quang khiếu, tức là phần trí của
con người.
3/ - Chơn linh chúng ta
sống do nơi Càn Khôn Vũ Trụ như thế nào ?
Xác thân thứ ba là
Chơn-linh hay Linh-hồn do Đức Chí-Tôn ban cho, là điểm Linh quang sáng chói.
Chơn linh điều khiển Chơn thần, Chơn thần điều khiển xác phàm. Chúng ta sống do nơi Càn-Khôn vũ-trụ. Vì cớ
cho nên linh-hồn chúng ta tương liên mãi mãi với càn khôn vũ trụ mà thôi, không
thể thúc phược trong xác thịt được. Vì lẽ đó mà con người sinh ra đời ai cũng
có ý muốn tu hành để thoát ra cho khỏi cái khám tù của thể xác này.
Tuy pháp-bửu của các
Tôn-giáo đã đọat đặng vẫn nhiều, chớ cơ mầu-nhiệm chỉ có chữ “Hoà” là đủ.
Thân thể cho mạnh-mẽ
tinh-vi đừng để sa đà vào lục-dục thì là thuận cùng trí-lự khôn-ngoan.
Khí-lực cho cường thạnh
thanh-bai đừng để đến đỗi mê-muội bởi thất tình, thì trí-lự khôn-ngoan thuận theo linh-tâm mà
nẩy-nở.
Linh-tâm phải định-tĩnh
từ-hoà, đừng để đến đỗi mờ ám bởi tội-tình, thì thuận với lòng Trời, hiển-linh
tại thế đặng đạt phép huyền-vi .
- Thân
là TINH,
- Lực là
KHÍ,
- Trí
là THẦN.
Nói rõ ra thì TINH là thân thể, KHÍ là điển
lực, nghĩa là trí-lự; THẦN là linh-hồn, ba cái báu của mình ngày nào tương-đắc, nghĩa là
Hoà-hiệp cùng nhau thì người mới mong đắc
Đạo.
Cơ Đạo của Chí-Tôn đến lập
buổi hạ-nguơn Tam kỳ Phổ-Độ này duy lấy một Chữ “Hoà” làm tôn-chỉ.
Đó là ba yếu-tố chánh của
con người toàn diện:
- Khởi tự con người, lấy
con người làm trung-tâm,
- Trong con người lấy sự
sống làm tôn-chỉ.
- Sự sống đặc-sắc của con
người làm tâm-linh, nó phải là đích điểm thống nhất .
Trong ba yếu-tố âý mà
thiếu đi một là hết còn thống-nhất.
Thánh ngôn dạy: “Kẻ nào
trai giới đặng mười ngày đổ lên được thọ truyền bửu pháp” tức là khi thóat xác
được cắt bảy dây oan nghiệt cho được nhẹ-nhàng để thăng về Thượng giới.
Như vậy “Tam nhân hành”
chính là tam thể xác thân con người là TINH- KHÍ- THẦN đó vậy.
TU là làm cho Tinh – Khí -
Thần hiệp nhứt, tức nhiên hiệp Tam-bửu gọi là Đắc Đạo .
TU theo Đạo Cao-Đài là
Phụng-sự:
“Cơ-quan Phụng-sự ấy Đức Chí-Tôn biểu chúng ta
dâng cả Thi hài, Trí não, Tâm hồn đặng làm cơ quan phụng-sự cho nhân-lọai,
bảo-tồn khuôn luật tạo đoan vững chắc, tức nhiên dắt chúng ta đi trên con đường
Chánh-Đạo đó vậy”.
Trong “Tam thể xác
thân” Đức Thượng-Phẩm có dạy các vị
Hiệp-Thiên-Đài qua lời vấn đáp:
Hỏi: Khi thoát xác mà
chơn-linh nào phạm tội lại càng đau-đớn hơn nhiều vì lằn âm-điển của đất luôn
luôn lôi kéo, có phải vì “loi
d’actraction” không ?
Đáp: Phải đó, vì cớ mà bị
luân-hồi chuyển kiếp đó
12 - Có ba bậc phẩm trong chúng sanh:
Pháp-chánh-Truyền
dạy:
“Vật chất hữu sanh, thảo mộc hữu sanh, cầm thú
hữu sanh, nhơn loại hữu sanh, tức là chúng sanh.
Trong chúng
sanh đã có nguyên sanh, hóa sanh và quỉ sanh.
Tỷ như:
- Nguyên nhân là khi Khai
Thiên rồi, thì đã có chơn linh ấy. Nguyên sanh là gốc từ Khai Thiên đã có.
- Còn hóa nhân là chơn
linh vật loại, đoạt đến phẩm vị nhơn loại.
Hóa sanh là Khai Thiên rồi mới biến hóa ra.
- Còn quỉ nhân là hai chơn
linh kia xu hướng ác hành mà bị đọa đày vào Quỉ vị. Quỉ sanh là hai phẩm kia
phạm Thiên Ðiều bị sa đọa.
Trong các kiếp hữu sanh,
duy có phẩm người là cao hơn hết, nên gọi là Thượng Sanh.
Lập Tam Kỳ Phổ Ðộ này,
Thầy đem các chơn linh dầu Nguyên sanh, Quỉ sanh hay là Hóa sanh lên phẩm vị
nhơn loại mới trọn câu Phổ độ.
Chơn linh các nguyên nhân
bị đọa trần, quỉ nhơn chuộc tội hay là hóa nhân thăng cấp đều nhờ Thượng Sanh
độ rỗi (ấy là Thế độ). Nên Thượng Sanh làm chủ của Thế Ðạo, nắm luật thế nơi
tay, mà dìu dắt cả chúng sanh vào cửa Ðạo.”
Như thế, nay đã qua hai
thời kỳ mở Đạo cũng vì số nguyên nhân ấy mà Đức Chí-Tôn đã cho xuống thế 100 ức
để độ dẫn nhơn-sanh, mà còn làm tội lỗi hơn chúng sanh nữa, nhưng trong hai lần
ấy chỉ độ về được có 8 ức nguyên nhân (nhứt kỳ độ 6 ức + nhị kỳ độ 2 ức) còn
lại 92 ức nguyên-nhân đang còn chơi vơi trên biển trần, lần này Chí-Tôn lo cứu
vớt.
Trong buổi Cao-Đài Đại-Đạo
này các phẩm chơn hồn trong Càn-khôn Vũ-trụ của Đức Chí-Tôn đã lấy quyền cho
Phật-Mẫu đào tạo Tám phẩm chơn hồn, tức là các chơn hồn: vật chất, thảo mộc,
thú cầm, nhơn loại, Thần, Thánh, Tiên, Phật. Trong tám phẩm chơn hồn ấy xuất
hiện nơi Kim-Bàn do theo luật Thiêng liêng của Đức Chí-Tôn đã định, thì họ phải
từ từ tăng tiến mãi, cái luật tăng tiến ấy nó buộc ta mỗi kiếp sanh đều kiếm
phương tu, đặng chi? Đặng tạo Thiêng-liêng-vị cho chúng ta, các đẳng chơn hồn
ấy khi đã đến Nhơn phẩm rồi chia ra hai phẩm hồn đặc biệt:
- Ở trong vật loại tăng
tiến lên đạt Nhơn phẩm của mình gọi là hóa nhân,
- Các chơn hồn ở trong
Kim-Bàn đã xuất hiện với địa vị Nhơn phẩm của mình là nguyên-nhân.
- Hai phẩm hồn ấy nếu
không noi theo đạo đức đặng từ từ bước lên con đường Thánh Đức của mình, đặng
đạt cho tới địa vị cuối cùng là Phật-vị lại làm tội lỗi thì phải sa vào Quỉ vị.
Ấy vậy phần người có
nguyên nhân, hóa nhân, quỉ nhân. Hại thay 100 ức nguyên nhân do Đức Chí-Tôn đã
để lại mặt thế này, đặng làm bạn với các đẳng chơn hồn trong Vạn Linh sanh
chúng của Ngài đã đào tạo thì:
- Phật-vị có sáu ức.
- Tiên-Vị có hai ức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét