Nhân Loại Khám Phá Ðạo Cao Ðài - 1 / 2 * Biên khảo HT / Huỳnh Tâm

Đôi lời bộc bạch.
Đại Đạo đã xác định đỉnh điểm sứ mệnh truyền giáo qua thông tin mà tôi cảm nhận được những lời tiên tri của Đức Cao Đài. Tuy nhiên không thể nào miêu tả hết triết lý Đại Đạo trong cuốn sách nhỏ này. Tôi sẽ trình bày một phần triệu trong triết lý hoành tráng của Đại Đạo, từ khi tôi trưởng thành nhận mọi sự chuyển đổi tâm linh để trở thành một tín đồ Cao Đài, đã từng tiếp nhận ánh sáng mạnh mẽ của đức tin Đại Đạo ngự trị trong lòng. Cho đến nay, biên khảo "Nhân Loi Khám Phá Ðo Cao Ðài"
được xem một phần công quả dâng lên Đức Chí Tôn và Phật Mẫu, khác với những tác phẩm trước đây mà tôi đã viết về chủ đề này trên giá trị đặc thù triết học Cao Đài, nói lên những độc đáo của Đại Đạo, tinh thần dung hợp với những tôn giáo Á Châu và Phương Tây, vừa thể hiện tính nhân văn của một dân tộc, lịch sử xã hội trên điểm đứng tôn giáo thế giới.
Tam Thánh. * Archive: Caodais International.

Nói lên biểu tượng thánh ý minh nhiên của Thiên Nhãn với tầm mắt bao dung không biên giới của Đại Đạo và sự liên thông chặt chẽ những tôn giáo hiện hữu khắp châu lục cùng một môi sinh lịch sử thành hình những đức tin Đông Tây. Ngày nay, Đạo Cao Đài xuất hiện tại Việt Nam do sự tương ứng vận hành vũ trụ, biểu đạt một đặc trưng rất tự nhiên qua chu kỳ tôn giáo hơn là hiện tượng. Trong truyền thống đức tin trên thế giới thường không báo hiệu trước những Đấng đến thế gian bằng nhiều phương tiện khác nhau. Đặc biệt Thượng Đế giáo chủ Đạo Cao Đài đến thế gian tự NGƯỜI thành lập tôn giáo lần thứ ba qua phương tiện cơ bút thiêng liêng giao tiếp thế gian

Nay, tôi phân tích một phần lĩnh vực thần học Cao Đài, tìm giá trị s lan toả khắp thế gian và thuyết phục nhân loại định vị đức tin, chuyển hướng tín ngưỡng theo thời đại. Khởi đầu Đức Cao Đài thu nhận đại tôn đồ có những đức tính thông thái, nhân cách, ý chí và phục vụ đồng sinh, vào bối cảnh lúc bấy giờ những người làm chính trị Việt Nam muốn đứng lên xả thải chế độ thực dân Pháp. Đặc biệt sau khi được Thượng Đế thu nhận quý ngài làm đệ tử, quý ngài đồng loạt xả trần bỏ xuống chính trị để chuyên tu theo hướng dẫn của Thượng Đế, từ ý chí đó lấy quyết định sống theo Đức Cao Đài phục vụ đức ái cứu độ đồng sinh.

Tôi chú trọng đi tìm không gian khởi đầu của Đại Đạo, cùng lúc nắm bắt điểm đứng của mỗi suy tư ngày Khai Minh Đại Đạo 1926, cho thấy ý nghĩa bao quát trong thực tế đã khẳng định bản sắc tôn giáo ở buổi ban đầu là một nhu cầu hòa bình và công bình xã hội mà thực dân Pháp cố tình sát phạt dân tộc Việt Nam. Sau khi Thượng Đế báo tin mừng Thiên Nhãn, những tôn đồ sáng lập, giáo sĩ và tín hữu đồng công bố Đức tin Cao Đài đồng lúc thực hiện mô hình tổ chức hành quyền của Hội Thánh qua phong cách kiến trúc hoàn chỉnh Tòa Thánh Tây Ninh qua trật tự hành quyền nhanh chóng phục vụ nhân sanh.

Lịch sử Đại Đạo truyền giáo trên lộ trình hiện đại không gây sốc nhân loại bởi bản năng hiền hòa, phát triển theo không gian và thời giớihạn, liên tục đi tới không ngừng nghỉ đến với những cộng đồng. Ngày nay, Đại Đạo đã có mặt khắp Châu Lục. Đặc trưng của Đại Đạo có một hành quyền nhưng nội quyền hành Đạo sự, lại có hai quyền năng độc lập Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, cùng chung một phong cách nghi lễ, thờ phụng trình bày thứ tự ngoạn mục văn hóa Cao Đài, đặt trọng tâm vào Đạo học, Thiền học, Giáo dục xem đây là sứ mạng với những khuynh hướng phát triển theo độ phân tán nhân văn Đại Đạo. Quá trình này được thực hiện trong sự khát vọng tôn giáo khoa học trên nền đạo đức văn minh.

Những tác giả tín đồ Cao Đài người Pháp, Ngài Tiếp Dn Ðo Nhơn Gabriel Gobron, Gustave Meillon v.v...phổ biến những tác phẩm Histoire et Philosophie du Caodais (Lịch sử và triết học Cao Đài) nổi trội nhất kể từ khi cuộc chiến tranh Pháp-Việt (1945-1954), cho thấy Cao Đài một hợp kim vinh danh Đấng Tối Cao. Đại Đạo cũng chứng minh sự thiết thực đức tin và kết tinh của hai nguồn cảm hứng "Cứu chuộc, ân xá Châu Á và Phương Tây" dẫn đến sự cam kết "Thế giới hòa bình". Những phong trào huyền bí Phương Tây (Thông Thiên Học, duy linh Allan Kardec, Ðại Thần Ðạo "Comoto", Giáo Hi Église Gnostique). Trên bình diện truyền giáo Đại Đạo tiếp nhận được mọi niềm tin của những tôn giáo bạn cũng như sự chuyển đổi xã hội và viễn cảnh tốt đẹp, hy vọng sau đó mọi mặt sống sẽ thay đổi qua sự tồn tại lịch sử và văn hoá Đại Đạo. 

Đại Đạo đã trải rộng lịch sử thoát hiểm sinh tồn một thời Pháp thuộc đến chính quyền Ngô Đình Diệm và đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, đánh dấu đảng Cộng sản Việt Nam với những chính sách cấm đoán, bách hại, đàn áp, thanh lọc, chiếm đoạt đức tin v.v... Đến nay 2018, Đại Đạo đang tiếp tục chịu mọi thử thách dữ dội hơn trên cả gay gắt. Đại Đạo rơi vào hoàn cảnh đau đớn ngàn lần đứng trước một nhà nước vô thần cai trị độc đảng.
Ngày nay, Đại Đạo phân thân từ Tòa Thánh Tây Ninh ra hải ngoại đồng chịu mọi nhọc nhằn âu lo, mọi nỗi lòng khắc khoải, bởi sự công phá của Cộng sản Việt Nam từ năm 1975-2018. Đảng Cộng sản đưa đất nước lâm vào phân tán lòng người, chiếm đoạt căn cước Đạo Cao Đài và hoàn toàn kiểm soát Tòa Thánh Tây Ninh, Việt Nam. Tuy nhiên Cộng sản chỉ sống trăm năm (100), trong khi ấy lộ trình Đạo sự không gian thênh thang, tương lai tràn đầy hứa hẹn, Đại Đạo vẫn lưu truyền 700.000 năm, hướng đến chân lý hòa bình.

Chúng tôi hy vọng cuốn sách nhỏ bé này, chuyên chở một phần triết lý Đại Đạo, nhân văn và văn hoá Cao Đài chảy vào đồng nội không gian rộng lớn. Tương tác với những tôn giáo bạn với những nhà hoạt động tôn giáo cùng nhau n lực thể hiện khả năng đức tin Đại Đạo vô biên, được thích ứng đến với mọi cộng đồng, xã hội công bình, thế giới hòa bình.
Xin chọn cuốn sách nhỏ bé này, như một tài liệu nghiên cứu triết lý Cao Đài, mục đích cung cấp bạn đọc nắm lấy ít nhiều khái niệm và kiến thức triết học Đại Đạo, mà chúng tôi đã kiên nhẫn từ độ dốc thực nghiệm tăng tốc đi lên theo lĩnh vực tài liệu tham khảo, nghiên cứu lịch sử Cao Đài.
Rừng Thiêng thay lá, Thu 1995.
* Hiền Tài / Huỳnh Tâm

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Third Amnesty of God in the East

Thượng Đế xuất hiện lầu đầu tiên tại Nam Phương, NGƯỜI tá danh "Ngọc Hoàng Thượng Đế Giáo Đạo Nam Phương, viết Cao Đài". NGƯỜI hạ mình như một vị Tiên bình thường, đích thân thành lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Đấng Vĩ Đại (Mahāsattva) làm Giáo Chủ "Sự cứu độ toàn cầu lần thứ ba", đặc biệt cụm từ ngữ "viết Cao Đài", theo ý nghĩa "viết-" tương đồng với "nói-" của ngôn ngữ cổ Việt (Nôm Việt), danh hiệu của NGƯỜI ký tên "CAO ĐÀI", từ đó thế gian gọi Cao Đài mà ít ai gọi cả một cụm từ ngữ dài sáu (6) chữ "Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ".
Đạo là một tiên cơ định vị ngữ pháp ch "Viết" hay gọi ký hiệu, dấu hiệu, mật hiệu. Người Phương Tây gọi là signer (ký tên) hay ký hiệu (logo), đứng trước hai từ "Cao Đài" trở nên huyền diệu tuyệt Pháp bởi chính chữ "Viết" đã miêu tả dấu ấn sự hiện hữu của NGƯỜI, ký tên "CAO ĐÀI" Chủ Quyền của muôn Đức tin tại thế gian này.

Khi đức tin Cao Đài phổ truyền ra ngoại quốc, những học giả định nghĩa khác nhau theo văn hóa mỗi dân tộc của từng bản xứ, tuy khác về cụm từ hay ngôn ngữ nhưng vẫn một phát xuất tư duy chung trong phạm trù triết học Đạo Cao Đài, với những kiến thức cảm nhận tạo ra nhận thức đúng đắn về một chân dung "Thượng Đế vĩ đại tột cùng", qua tiếng gọi "Cao Đài".

Triết học Cao Đài chuyên chở nhiều truyền cảm tự nhiên gieo hạt vào tri thức thế giới quan đến gần với nhân loại, ngày nay Đạo Cao Đài loan truyền phổ quát khắp thế giới qua những tên gọi thân thương truyền cảm với những định nghĩa từ Phương Đông sang Phương Tây những "Tự Do Tâm Sự Cao Ðài", "Ðấng Cao Ngai Vàng Tối Thượng", "Đấng Cao Ðài Phương Ðông", "Ðền Thánh Cao, Ðức Tin Lớn", "Đấng Cao Ðài Phương Tây", "Ðại Ân Xá Kỳ Ba", "Biểu Lộ Lòng Thương Xót của Chúa", và "Ngôi Nhà Trời Nhân Loại" v.v... Cho thấy những cụm từ cách tân ngữ bổ túc cho nhau tăng thêm phong phú định nghĩ trong sáng, thể hiện được sự khao khát tín ngưỡng hợp lòng đức tin nhân loại, tất cả đều quy vào một hướng tôn vinh Đấng toàn năng "Đấng vĩ đại bất tử" (Mahāsattva). Triết học Đạo Cao Đài thổi vào Châu lục luồng triết học ân hưởng Văn hoá Dân gian (Folklore), Niềm tin (belief), Truyền thống (tradition), Trí tuệ (wisdom) mạnh mẽ phù hợp hiện đại, mà 93 năm qua ( 1925 - 2018 ) Đạo Cao Đài cùng đồng hành với 45 đức tín hiện hữu trên thế giới, liên giao hành đạo, tham gia vào những Hội nghị Quốc tế Tôn giáo và Hòa bình. Đủ chứng minh Đạo Cao Đài tràn đầy những yếu tố phát triển đức tin giác ngộ, khai sáng, xây dựng một thế giới Hòa bình.

Năm 1921. Thượng Đế lần đầu tiên xuất hiện tại thế gian, nơi NGƯỜI đến huyện đảo Phú Quốc (Đảo Ngọc), tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Ngài Ngô Văn Chiêu công chức thời Pháp thuộc. Ngài cho biết, đấng "Tinh Thần" đã thị hiện phi thường một "Thiên Nhãn". Cùng thời, tại Sài Gòn có phong trào cầu cơ theo phong thái Đạo giáo, chịu ảnh hưởng Thông linh học (Spiritisme) của France. Lúc này tại Sài Gòn phổ biến cầu cơ có nhiều nhóm lan tỏa khắp cả miền Nam Việt Nam. Quan trọng nhất nhóm công chức cầu cơ cuối năm Ất sửu (1925) tại phố Bourdais Sài Gòn (Calmette). Buổi đầu gồm 4 người: Ông Cao Quỳnh Cư, Thư ký Sở Hỏa xa Sài Gòn, ngạch Tham tá (commis) sau này Đại chức sắc Thiên Phong Thượng Phẩm, Nguyễn Thị Hiếu, tức vợ của ông Cao Quỳnh Cư, sau này được thiên Phong nữ Đầu Sư Hương Hiếu. Ông Cao Hoài Sang Tham tá Sở Thương chánh Sài Gòn, sau này Thiên Phong Đại chức sắc Thượng Sanh. Ông Phạm Công Tắc, Thư ký Sở Thương chánh Sài Gòn, được Thiên Phong Đại chức sắc Hộ Pháp.
Chính nhóm này nhận được thị hiện của đấng "Duy Linh Tối Cao", lần đầu tiên với tên gọi "AĂÂ", vào tháng 7 năm 1925, ba chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái quốc ngữ tiếng Việt, sau đó danh xưng của NGƯỜI "Cao Đài Tiên Ông" đậm tính quan hệ tinh thần sâu sắc hơn, Cao Đài có nghĩa là "Tối Thượng". Đấng "Duy Linh" ra lệnh cho nhóm Sài Gòn sáng tạo một nn âm nhạc đặc trưng Cao Đài, NGƯỜI ban phép lành truyền Pháp Chánh Truyền, Tân luật, Kinh T Thi và quý Đi Tôn Đ tiếp hiện toàn bộ triết lý Đại Đạo. Từ đó quý Tôn Đồ tập trung vào đời sống thiêng liêng thay vì hoạt động chính trị.

Năm Bính Dần (1926). Lần đầu tiên chuẩn bị công bố thành lập Đạo Cao Đài tại chùa Từ Lâm Tự, Gò Kén tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Ngày 25/04/1926. Ngài Phạm Công Tắc được Đức Cao Đài phong phẩm Hộ Pháp.
Ngày 23 tháng 8 năm Bính Dần (29/09/1926). Ngài Cựu Thượng Nghị Viện Lê Văn Trung thọ phẩm Đầu Sư phái Thượng. Vâng thánh ý của Đức Chí Tôn hiệp với chư Ðạo Hữu hết thảy 247 người tại nhà ông Nguyễn Văn Tường, cùng đứng tên lập tờ Khai Tịch Đạo, gởi lên Chính Phủ. 
Ngày 07/10/1926. TKhai Tịch Đạo chính thức chuyển lên Chính Phủ cho quan Nguyên Soái Nam Kỳ lúc bấy giờ ông Le Fol. Trong tờ Khai Tịch Đạo có 28 người đứng tên thay mặt cho tất cả chư Ðạo Hữu có tên trong tKhai Tịch Ðạo.
Ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần (18/11/1926), chính thức hành lễ Khai Minh Đại Đạo được nhà chức trách thuộc địa Đông Dương Pháp công nhận. Đêm 14 tháng 10 năm Bính Dần, ngày lễ đầu Khai Minh Đạo tại chùa Từ Lâm Tự Gò Kén, Đức Chí Tôn "Thượng Đế" giáng cơ ban cho bài thi thay cho sự chứng thực ngày Khai Minh Đại Đạo. 
"Hảo Nam Bang! Hảo Nam Bang!
Tiểu quốc tảo khai hội Niết Bàn,
Hạnh ngộ Cao Đài truyền Đại Đạo
Hảo phùng Ngọc Đế ngự trần gian,
Thiên ân tế chúng thiên tai tận,
Nhược thiệt,nhược hư vạn đại an.
Chí bửu nhơn sanh vô giá định
Năng tri giác thế sắc cao ban".

Đại Đạo hay Cao Đài là một Tôn giáo có Hiến Pháp mệnh danh Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Đạo Luật, Tứ đại Điều qui và Thánh Kinh Nhật Tụng. Thành lập hệ thống hành quyền từ chức sắc đến tín đồ chiếu theo quyền Pháp Đạo nghiêm minh căn cứ trên tình huynh đệ thương yêu lẫn nhau, hòa ái, tương thân tương trợ, thể hiện qua bài thi của Đức Chí Tôn ân ban làm khuôn vàng thước ngọc cho mỗi tín đồ: 
"Chẳng quản đồng tông mới một nhà
Cùng nhau một Đạo tức cùng Cha
Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hòa."

Đức Cao Đài quy định Pháp Đạo tổ chức Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh và hành quyền gồm có Tư Pháp Hiệp Thiên Đài, Hành pháp Cửu Trùng Đài, Hành Pháp Phước Thiện tuân theo Bát Đạo Nghị Định, thành hình Thánh Thể Hội Thánh bao gồm các cấp chức sắc, chức việc từ Trung ương Tòa Thánh đến các Thánh Thất, Thánh Tịnh khắp các Châu, Tỉnh, Xã, Ấp. Đại Đạo hoàn thành nền tảng trên căn bản triết lý, triết học, hành quyền, đạo sự. Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, có trên 3,5 triệu tín đồ, riêng từ các chân trời khác 15.756 tín đồ.

Triết lý Đạo Cao Đài cũng có hai phần: Phổ Độ (Đạo) và Tu Luyện (Tinh, Khí, Thần) hay "Đạo tồn tại trong khí", tùy theo trình độ tu tiến và căn duyên của mỗi tín đồ. Các đấng Thiêng Liêng đã giáng cơ để lại không biết bao nhiêu là Thánh ngôn, Thánh giáo dạy cách thức tu hành với đầy đủ chi tiết cho mỗi cấp theo thứ bực tu hành. Hơn nữa chức sắc hành đạo phải giữ luật định kỳ hay trường trai giới sát thể hiện đầy đủ tinh thần tín đồ của Đức Cao Đài.

Trước năm 1925-1945 chính quyền thuộc địa Pháp có chính sách tiêu diệt Đạo Cao Đài cho rằng Cao Đài là một đảng phái chiính trị khoác áo Tôn giáo, mọi cáo buộc ấy chảy theo dòng thời gian, nay đã khơi trong gạn đục. Ngày nay, đức tin Đạo Cao Đài đang trên lộ trình hòa bình hướng đến Phương Tây.

Đạo Luật Cao Đài giáo dục tín đồ nhớ đến cây cỏ còn không được vô cớ bẻ ngang, huống hồ gì cầm thú và con người cùng một điểm chơn linh có mạng sống như nhau không được phép hành hạ hay sát hại lẫn nhau. Lúc ban sơ, trong các đàn cơ, quý đấng Thiêng liêng thỉnh thoảng có cho biết, Đức Cao Đài khuyến tu, từ đó các nhà cách mạng trí thức đường manh động Đạo và chánh trị là hai điều cách biệt rất xa, lúc nào Thiêng liêng cũng dạy rằng: "Chiính Trị với Đạo chẳng buổi nào liên hiệp cùng nhau"  * TNHT, tr. 45/1972. 
Ai làm chánh trị là việc cá nhân, ai lợi dụng Đạo tạo danh mình là trách nhiệm của người ấy, có Luật Thiên Điều sửa trị, nhơn sanh không thể dối gạt được dễ dàng đâu, ai giả chơn gì rồi cũng sẽ lộ tướng. 

Nhắc lại trong lúc Khai Đạo: Ngày 23 tháng 8 là ngày Khai tịch Đạo với Chính quyền thuộc địa trên bình diện pháp lý là một nhân chứng của đời để làm hậu thuẫn cho việc truyền bá Đạo Trời. Ngày rằm tháng mười là ngày Khai Minh Đại Đạo để Đạo Cao Đài ra mắt trước nhơn sanh thế giới, với động năng thúc đẩy cho việc Hoằng Khai Đại Đạo Phổ Độ chúng sanh. 
Kỷ niệm hai ngày này là để ghi lại những gương hy sinh lớn lao của quý đấng, nhắc lại những gian nguy khổ cực của các bậc tiền bối đã có công, khai sơn phá thạch để lại một vĩ nghiệp phi thường cho nhơn sanh ngày nay. Phần còn lại nhơn sanh phải tìm mọi phương tiện tiếp tục phát triển công nghiệp của các quý Ngài để không phụ lòng mong mỏi của quý Ngài trên cõi vô hình và xứng đáng là người tiếp nối sứ mạng của quý đấng Tiền Khai Đại Đạo. 

Thánh giáo của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc giáng cơ ngày kỷ niệm 23 tháng 8 Canh Tuất (22/9/70) tại Thánh Thất Nam Thành Sài Gòn như sau: "Đại Đạo Khai Minh kỳ ba độ tận nhơn loại trên mọi phương diện của cuộc đời. Thế nên, sứ mạng trọng đại của người hướng đạo phải được xem là cần thiết, và liên tục để thực hiện mục đích tối thượng cùng hoài bão trọng đại của Chí Tôn "Thượng Đế". Đạo thành là ngày muôn dân đồng hát câu tình thương, hòa ái và tiến bộ. Có như vậy, ngày kỷ niệm Khai tịch Đạo cùng ngày Khai Minh Đại Đạo hằng năm mới đúng ý nghĩa của nó".

Thời điểm ban sơ mở Đạo, Đấng Chí Tôn đã thị hiện dạy về truyết lý Thiên Nhãn: "Chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ Thánh Tượng Con Mắt mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh.
               1 . Nhãn thị chủ Tâm ( )
               2 . Lưỡng quang chủ tể  ( )
               3 . Quang thị Thần ( )
               4 . Thần thị Thiên  ( )
               5 . Thiên giả Ngã dã ( ).

THẦN là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày Ðạo bị bế. Lập Tam Kỳ Phổ Ðộ nầy, duy Thầy cho THẦN hiệp TINH-KHÍ đặng hiệp đủ Tam Bửu là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh. Các con nhớ nói vì cớ nào thờ Con Mắt Thầy cho chư Ðạo hữu nghe. Phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, từ ngày Ðạo bị bế, thì luật lệ hỡi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên đình mỗi phen đánh tản THẦN không cho hiệp cùng TINH- KHÍ. Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn Thần cho các con  đắc Đạo.
Con hiểu "Thần cư tại Nhãn". Bố trí cho chư Ðạo hữu con hiểu rõ. Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. Thầy khuyên con mỗi phen nói Ðạo, hằng nhớ đến danh Thầy."
Biểu tượng bên mắt trái gọi là Thiên Nhãn ( ) Cao Đài, thờ phụng tại mỗi Thánh Thất ở khắp mọi nơi. Archives: Caodaisme International.

Đại Đạo là một tôn giáo hiệp nhất theo thuật ngữ Hy Lạp cổ đại: συγκρητισμός (sunkrētismós) có nghĩa là "Tập hợp" vào một đức tin "Thiên Nhãn", bởi hai nhóm Phú Quốc và Sài Gòn thành một do NGƯỜI tá danh "Ngọc Hoàng Thượng Đế Giáo Đạo Nam Phương, viết Cao Đài" danh xưng Thượng Đế lúc bấy giờ (1925). Khai Đạo vào năm 1926 tại chùa Từ Lâm Tự, Gò Kén. Biểu tượng "Thiên Nhã" chính thức trở thành tiêu chuẩn của Đại Đạo đề cập đến Phật giáo, Tiên giáo, Thánh giáo. Khi tạo lập Tòa Thánh tại thế gian thể hiện nơi Đấng Thượng Đế toàn năng ngự trị (God Almighty- 全能法神), triết học Đại Đạo bao trùm toàn khắp kiến trúc Nhà Trời (Tòa Thánh). Ẩn dụ của biểu tượng "Thiên Nhãn" chứa nội dung bao quát toàn bộ truyết lý thánh tượng Thiên Nhãn. Thượng Đế đem lại thế gian những vi diệu (微妙) của Thiên Nhãn thể hiện nguyên lý thực tại con người, từ đó xuất phát nguồn ánh sáng Thượng Đế quan tâm, trông nom, chăm sóc, thấu rõ tất cả bản năng sinh tồn và tinh thần tỉnh thức của nhân loại. [1]

Trong cơ thể của con người trung tâm không phải là trái tim mà là Mắt "MỤC", ý nói chỉ có Thiên Nhãn mới thể hiện đúng "Hòa bình Dân chủ". Mắt của con người đọc được nội tâm của người đối diện. Trên nguyên lý thiên nhiên tự sinh con Mắt của người đã "công bình và dân chủ" rất trung thực không thiên vị. Sở dĩ người ta biết "con ruồi đực hay ruồi cái" nhờ mắt bắt đúng lúc khoản khác đó. Rõ hơn "MỤC" chính là (Thiên Nhãn) miêu tả toàn bộ câu liễn " Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo Hòa Bình Dân Chủ Mục ".
Cũng là nơi hội tụ nhiều chức năng cảm giác phi thường có thể phân biệt trên 10 triệu màu sắc khác nhau, còn gọi là đồng hồ sinh học vũ trụ mạnh mẽ nhất của muôn loài.

Chính vì vậy, biểu tượng Thiên Nhãn ở phần trên toả ra chín (9) tia ánh sáng ý nghĩa cõi thiêng liêng hằng sống, và phần dưới Thiên Nhãn toả ra bảy tia sáng tiêu biểu (7) chỉ rõ cá tính của con người: Hỉ, Nộ, Ai, Lạc, Ái, Ố, và Dục. Hay nói cách khác: Vui mừng, giận dữ, buồn bã, vui vẻ, yêu thương, ghét và ham muốn. Chỉ cho con người mới có bảy (7) cá thính này, muốn tránh những lôi kéo của phàm tục hãy bỏ xuống bảy (7) cá tính ấy mới gọi là hiển tu ngộ Đạo.
Bản sắc và đặc thù Đạo Cao Đài (Caodaism), thực hiện mọi ý niệm giá trị cấn thiết thấu hiểu ở buổi ban sơ của Đạo Cao Đài hãy viếng thăm Tòa Thánh Tây Ninh sẽ tiếp nhận toàn bộ mô hình kiến trúc trên nền tảng dung hòa Đại Đạo ( ), đã thể hiện qua bảy (7) thành tố trực tiếp do Thiêng liêng tạo nên một chính thống Đức tin, cụ thể nhất Chân lý, Triết học, Thần học, Tòa Thánh, Hành chánh Đạo, Chánh trị Đạo (cơ sở Đạo sự), và Phước Thiện nhằm mục tiêu phục vụ nhân loại. Đức Cao Đài trực tiếp ban truyền Pháp Đạo, căn bản quy điều Đại Đạo, xác định truyền loan thế giới Đại Đồng.
Mắt bên trái hiển thị "Nam tính", tại trung tâm có yến sáng đồng tử Vô Cực sinh Thái Cực (太極), phân hai cực "Âm Dương" là Lưỡng Nghi (), sinh Tứ Tượng (四像), sinh Bát Quái (八卦). Mắt con người được chia thành 8 khuếch. Mỗi khuếch là một vùng tượng trưng cho một quẻ.
Những con số tương ứng với số Bát Quái trong mắt của người. Archives photo: Caodaisme International.
Hình đồ trung tâm Thái Cực (太極), phân hai cực "Âm Dương" là Lưỡng Nghi (), Tứ Tượng (四像), Bát Quái (八卦), sinh 64 quẻ nguồn gốc của vạn vật. Archives photo: Caodaisme International.

Thuật ngữ biểu thị và xác định Đạo Cao Đài "Quy Nguyên Tam Giáo, Hiệp Nhất Ngũ Chi", chuyển Đạo vào Đời bằng Phổ Độ hướng dẫn chúng sanh, tiếp nhận phong thái tu luyện và Đạo sự gạn lọc "cách tân" tiến đến xã hội công bình, tiếp nhận tinh hoa của Đạo, năng động trau dồi bản năng, phú tính dâng hiến Đạo Đời, tập hợp tinh thần xây dựng xã hội công bình, thương yêu tình huynh đệ, sống chết đều có tương trợ với nhau, trung cang nghĩa khí, tinh hoa trong hiếu động của tinh thần Tam giáo. Người muốn cầu Đạo không giới hạn, tự lấy quyết định công bố minh bạch với sự chứng kiến của chức sắc hay tín đồ hướng dẫn cầu Đạo, tâm hồn trong sáng, tiếp thu giáo lý tạo cho bản thân có nền tảng Đạo đức vững chắc, phát nguyện ý lực tín ngưỡng, tự do cấy sinh mầm sống đại đồng nhân lại.

Ngày 15 tháng 10 năm Bính Dần gọi là Ngày Khai Đạo, lần đầu tiên Đức Chí Tôn chính thức công bố, ban cho nhân loại bản Tuyên Ngôn lập Đạo, qua hai câu liễn diễn đạt trọn vẹn ý Đạo phục vụ nhân hoại mang tính bất khả tiêu.

               Câu liễn I                                Câu liễn II
                 "Cao                                   "Đài
                 Thượng                               Tiền
                 Chí                                      Sùng
                 Tôn                                      Bái
                 Đại                                      Tam
                 Đạo                                     Kỳ
                 Hòa                                     Cọng
                 Bình                                     Hưởng
                 Dân                                     Tự
                 Chủ                                      Do
                 Mục."                                  Quyền". [2]

Đôi liễn này thường được chạm khắc nơi các cổng Tam quan đi vào nội ô Tòa Thánh, hay các cổng chánh của các Thánh Thất ở khắp mọi nơi.
[2] Nguyên trước đây câu liễn một (1) chữ chót là CHÁNH, đối với chữ QUYỀN.

Từ ngày Khai Đạo cho đến tháng sau (tháng 11 năm 1926), Ngài Giáo sư La Tapie ( Thượng Latapie Thanh ) người Pháp sợ nhà cầm quyền Pháp đương thời (1926) hiểu lầm Đạo Cao Đài chủ trương làm chính trị, tranh giành chính quyền, nên ông cầu xin Đức Lý chỉnh lại để người Pháp bớt nghi ngờ. Đức Lý giáng cơ sửa chữ CHÁNH thành chữ MỤC. Quả thực nhà thơ kim cổ ở cõi đời như Đức Lý Thái Bạch dùng con chữ gieo vần thơ đã là sở trường của đỉnh cao thi phú, từ ngữ đạo đức rất chuẩn mực. Từ chữ CHÁNH đổi thành chữ MỤC lại hoá ra áng văn Tuyên Ngôn Cao Đài chỉ đúng một từ ngữ "MỤC" gieo vần đúng Cung Pháp trở nên đại tuyệt tác cho muôn đời, mọi truyết lý tuyệt diệu dẫn đường nhân loại.

Theo ngữ pháp tiếng Nôm cổ Việt, chữ "NHÃN" () đã hàm chứa cả chữ "Mục" (). Khi Đức Lý Thái Bạch gieo vần chữ "MỤC" trong câu liễn một (1) đã chứng thực phép hoán dụ chữ "MỤC" trở nên trong sáng quá và cô đọng, chỉ một mật ngữ hoàn chỉnh Pháp Đạo hướng dẫn nhơn sanh vào đường lý sống đạo đức, vì trong chữ "MỤC" cũng có hàm chứa chữ Đạo. Bởi chữ "MỤC" () nằm  trong chữ "Đạo" (), nếu bỏ chữ MỤC "Con Mắt" thì không còn Đạo. Chữ "MỤC" còn có mật ngữ của Thiên Nhãn của Đức Chí Tôn. Thấy chữ "MỤC" là thấy Đạo. Đúng là Đao bao la trong chữ "MỤC" hàm chứa Bát Quái. Bát Quái là cái đích hướng dẫn tín đ đến giải thoát.
Thực chất chữ "CHÁNH" tự nó đã ở trong lòng chữ "MỤC" mà những tôn giáo Phương Đông thường gọi "Mục Chánh Đạo", chữ "MỤC" lại đối ngữ với chữ cuối câu liễn thứ hai (2) là "QUYỀN" cho thấy đỉnh điểm "MỤC QUYỀN" nói lên triết lý và lịch sử của Đạo Cao Đài vô biên có từ thời hồng hoang (洪荒) xa xăm cổ đại, cận đại đến viễn phương mai sau của những thời hiện đại khác, cứ thế tiếp nối cho đến 700.000 năm dư.

Về "Tự Do Quyền" cũng thế "Quyền" của Đạo là ( hành quyền ) đứng sau Tự Do, gọi là phục vụ nhân sanh mà không tính toán, chứ không phải quyền hành, thể hiện trên cơ sở "Tự Do" là phải có khái niệm ( hành quyền ) không phân biệt da màu chủng tộc hay mọi tầng lớp xã hội, đây là tiêu chuẩn của câu liễn " Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cọng Hưởng Tự Do Quyền".

Đối ngữ "MỤC QUYỀN" đỉnh điểm cao nhất của truyến lý Đạo Cao Đài do MỤC "Thiên Nhãn" xem xét tổng thể kiến trúc mô hình "Hành Quyền" những gì trái với Pháp Chánh Truyền, Tân Luật đã quy định, trong áng văn của hai câu liễn:
"Cao thượng Chí tôn, Đại đạo hòa bình dân chủ mục",
"Đài tiền sùng bái, Tam kỳ cộng hưởng tự do quyền."

Người tín đồ Cao Đài đặt mình vào vị trí nâng cao tinh thần Đạo đức, luôn chú tâm cùng nhau thể hiện quyền sống làm người trong sáng, người tín đồ hãnh diện thắp sáng ánh Đạo rực rỡ mọi nơi, nhờ "MỤC QUYỀN" điểm xuất phát phục vụ nhân loại "Hòa bình dân chủ""Cộng hưởng tự do". Hai áng văn tuyên Ngôn của Đức Chí Tôn từ ngày Khai Đại Đạo thể hiện một truyết học bao la siêu viễn, cho đến nay chưa có mấy ai diễn đạt hết ý truyết học Cao Đài được khoa học định hình cuộc sống, hy vọng ngày sau sẽ có những chuẩn định đậm nét truyết học và toàn năng hơn.

Biểu tượng Franc-maçonnerie (hội Tam Điểm)
Biểu tượng Franc-maçonnerie (hội Tam Điểm) mắt Thần Nữ. Archive photo: Caodaisme International.

Đạo vào Đời cũng có những phát sinh ngộ nhận, những học giả chưa đến độ phát triển đầy đủ chín muồi kiến thức thần học của mỗi đức tin. Nếu tầm nhìn hạn hẹp thường đưa đến quan điểm đánh giá sai lệch về tôn giáo khác, do kiến thức chủ quan hình thành vô số định kiến, khiến không nhìn được cái mới đang diễn ra, người đã có định kiến rồi rất khó lấy ra khỏi não.
Cho nên vội vã kết luận cho rằng Đạo Cao Đài có ảnh hưởng với hội Tam điểm (Franc-Maçonnerie) hay Thiên Chúa. Nói chung hội Tam Điểm thờ biểu tượng Thiên Nhãn Thần Nữ (ẩn dụ mắt bên Phải) còn gọi là (Nữ tính) hay chữ G, và bộ thưc vuông góc vi Compa.
Thuật ngữ của Hội Tam Điểm có ý nghĩa "Nền tảng tự do" (tiếng Anh: Freemasonry; tiếng Pháp: Franc-maçonnerie) và Illuminati. Dùng để chỉ một kết hợp những hiện tượng lịch sử và xã hội rất khác nhau, tạo dựng từ một môi trường hội nhập mà việc tuyển chọn thành viên dựa theo nguyên tắc bổ sung với các nghi lễ gia nhập có liên hệ tới ẩn kín, mục đích phục vụ cho Đời.
Biu tưng Christian (mt bên Phi) ti thung lũng Rôma Providence Rhode Island và thưng thy trên ca s kính màu ca những nhà th Thiên Chúa. Đi vi ngưi Sumer, mt đi din ca "chúa t ca thiêng liêng," và biu tưng ca trí tu, s toàn tri thc và s rng lưng. Archives photo: Caodaisme International.

Muốn biết Đạo Cao Đài ở thế kỷ 21. Cần hiểu biểu tượng (mắt Trái) như đã dẫn giải phần trên. Thế giới nay được đánh dấu bằng sự đa dạng văn hóa, chủng tộc, ngôn ngữ, khoa học, kỹ thuật, văn minh và hòa bình nhất định không còn cách biệt như thể kỷ trước. Ngày nay mỗi người tự đi ra khỏi nơi an toàn chính mình để cùng chia sẻ mọi niềm hy vọng cho một tương lai sáng lạn. Đức tin nơi Thượng Đế và tình yêu thương nhân loại là những điều có thể cùng nhau vượt khỏi những dị biệt về văn hóa và ý thức hệ, tất cả đều là con cái của Đức Thượng Đế đến với vinh quang.
Bối cảnh quan trọng nhất từ bỏ mọi tranh chấp và lối sống dị biệt mà hãy thực hành sự kính trọng đối với mối quan hệ gia đình, đồng bào, nhân loại. Để làm người hòa giải đó, cần phải có đức tin giản dị với tư cách là con cái của Thượng Đế, trong tư thế vững chắc này chúng ta chọn những yếu tố của lẽ thật và đúng đắn.

Đấng Cao Đài năng lực vô biên, ban bố hồng ân đến nhân loại.
"Đại" có nghĩa là điểm đứng vô hạn, phục vụ bao la đến tận cùng nhân loại trong không gian chung, hướng về phía trước một hứa hẹn "Ân xá Vĩ đại", tràn đầy hy vọng cho mai sau. "Đạo" con đường lớn thực hiện Giáo lý (dạy dỗ, hướng dẫn), đào tạo (Hạnh đường), Nhân bản Nhân văn lấy con người làm gốc cho mọi nguồn sống, từ điểm đứng này nhân loại nở rộ háo hức tiếp nhận mọi niềm vui hạnh phúc, tác động đến phẩm chất con người đem lại giá trị tốt đẹp thuộc về văn hóa, biểu hiện thi thố khả năng hữu hạn cho sự an lành. Sáng tạo những giá trị đẹp đẽ nuôi sống con người trong khung trời đạo đức vô biên và con đường phía trước chờ đón nhân loại sẽ thành Nhơn đạo, Tiên Đạo, Thánh Đạo, và Phật Đạo. Đời sống tâm linh của loài người thăng tiến mãi mãi theo hệ thống Pháp Đạo Cao Đài, gỡ bỏ những tường thành chứa hành vi sai trái và cản trở. Mục đích giáo dục con người hướng thiện về với chuẩn mực nhân bản, cùng chung bồi đắp Đại Đạo.

Vai trò giáo dục của Đại Đao có ba tiêu chuẩn hàng đầu sống sao cho có đạo đức Tư Bi, Bác Ái, Công Bình, từ khi Đạo khởi tạo trên mảnh đất dung thân, màu mỡ nuôi dưỡng đời sống tâm linh, nhắc nhở con người sống theo đạo lý trên nền tảng Nhân văn Đại Đạo.
- Tư Bi: Theo tinh thần Phật giáo, chấp nhận khổ đau chưa bao gi sợ hãi, ôm ấp nỗi đau của ta và của người để chăm sóc lẫn nhau, phá tan loang lỗ trong cuộc sống đem lại tâm thức cho ta và quan ta. Không tránh né khổ đau mà chạm trán với khổ đau, bằng nhãn lực trầm tĩnh, bằng một trái tim nhiệt tình, bằng cái nhìn sâu lắng, và chính xác đối với những tập khởi khổ đau với đôi bàn tay nhẹ nhàng mà cương quyết trong hành động để đào xới tận đáy sâu bứng lên chất liệu sống thực, giúp ta và mọi người vượt thoát mọi gốc rễ của khổ đau, đánh bạt mọi nguyên nhân gây khổ, thiết lập và tái tạo tâm thức bình an cho ta và cho tất cả mọi người. 
- Bác Ái: (tiếng Latinh: Caritas), nghĩa là "tình yêu cao cả, rộng khắp", đôi khi cũng được gọi là đức mến, cũng được hiểu "tình cảm để giữ mối liên hệ giữa con người với con người. Đối với nhà thần học Tôma Aquinô, bác ái "không chỉ là tình cảm đối với Thượng Đế mà còn để tình cảm dành cho những người xung quanh chúng ta". Bác ái là nhân đức cao đẹp nhất trong ba tính căn bản của loài người Đức tin, Đức cậy và Đức mến. Thuật ngữ "caritas" cũng là gốc của thuật ngữ "charity" trong tiếng Anh, để chỉ những hoạt động giúp đỡ người yếu thế cộng đồng mất nguồn sống.
- Công Bình: Một trong những Pháp Đạo nguyên lý sống với đặc trưng cộng hưởng lẽ phải không thiên vị, ngay thẳng, thực hiện những điều Đạo lý của lương tâm, dù đứng trức sự sinh tồn hay cả mưu sinh thoát hiểm cũng vẫn chia sẻ trong tử sinh dù mong manh đói khát, thú dữ, bẫy giăng, rừng thiêng nước độc v.v… Lòng người vẫn tử tế, thông thường tự tìm lối thoát qua bản năng sinh tồn của loài người cùng sống công bình theo chân lý Đại Đạo.
Trong xu hướng chung của thế kỷ 21, kinh tế áp đảo công bình, người đời dùng tiền bạc, sự quen biết để đem lợi ích về cho bản thân mà không quan tâm đến lợi ích của người khác, thậm chí cướp đoạt lợi ích của người khác. Đạo Cao Đài dùng Pháp Công bình lấy Nhân văn giáo dục nghiêm túc, mở ra một cách nhìn thấy nhận thức khi con người bị cuốn theo xu hướng của thế gian cũng là lúc Pháp Đạo củng cố lòng tin Công bình, với trách nhiệm phải thực thi Công bình đúng đắn, cần thiết cộng đồng xã hội đạt được địa vị Công bình. Nghĩa là trách nhiệm thực thi Công bình nhân loại, từ bỏ mọi chi phối bởi quyết định hành động của loài người như thế cần phải có Công bình. Công bình không thể gọi sẽ đến mà phải thực hiện cho sự Công bình có giao ước, Công bình đến bởi đức tin chứ chẳng phải bởi việc làm. Công bình không phải do cố gắng tự chủ cuộc sống ngay thẳng, tranh đấu với chính mình giữa những ác và thiện.
Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo) có làm bài thơ "Ceux qui vivent, ce sont ceux qui luttent" (Những người sống đang đấu tranh) [3] , sau này người ta nói tắt lại: "vivre c’est lutter", sống là tranh đấu. Dù muốn dù không thì mọi con người đều tranh đấu cho sự công bình lý tưởng tôn giáo, lý tưởng chính trị xã hội, sống vì sinh tồn cơm ăn áo mặc, công việc làm, chống nghèo đói, và mang ánh sáng cho đời…Ngay cả tranh đấu cho lý tưởng mà con người đã từng phục vụ đức tin để chống lại sự cám dỗ của tội lỗi. Tất cả đều có tiếp nối từng thế hệ, đều như thế và cuộc đời vẫn cứ như thế, vẫn có từng ấy thứ để các thức giả tranh đấu và phục vụ cho đời hoàn mỹ.
Nếu Công bình do những kẻ cậy vào đồng tiền mua luật pháp mà ngày nay đã mất lòng tin. Cho nên Công bình cần nền tảng trong sáng, trung thực cho quyền được sống trong một không gian chung. Cho nên sau đệ nhị thế chiến, nhân loại chọn ngày 24 tháng 10 năm 1945, thành lập Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc lấy Công bình hướng dẫn nhân loại sống tốt, là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì Hòa bình an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc Công bình. Ngày nay, những đức tin cùng hòa đồng vào sự sống ca ngợi đức tin và lý tưởng Công bình mà Đức Cao Đài đã công bố Hòa bình vào năm 1926.

Từ thế kỷ 20, Đại Đạo đã xây dựng và hình thành nếp sống Công bình của người tín đồ qua nền giáo dục, tạo được phẩm chất này, cần đòi hỏi con người phải được sống và giáo dục trong môi trường hướng thiện, nơi cái tốt, sự tử tế, chu đáo tình người, mọi cảm thông trong cư xử với người khác được xã hội đánh giá cao, người người cùng xem trọng. Ở mức độ cao hơn, không chỉ là cách hành xử giữa con người với con người mà còn là cách hành xử của con người với tự nhiên, với môi trường đạo đức xung quanh.
Đời sống tại Thánh Địa Cao Đài Tây Ninh đã thể hiện đầy đủ tinh thần Công bình, một cộng đồng đức tin xem trọng tính nhân văn Cao Đài cho nên cách hành xử của con người cũng phần nào được điều chỉnh tốt theo chuẩn mực đạo đức.
Đạo Đời cùng hợp xây dựng xã hội công bình quyền sống làm người, như không thể lấy đạo tạo đời cho họ những ưu tiên nhằm bảo vệ hệ thống chính trị, bảo vệ đặc quyền đặc lợi của một tầng lớp nào đó thì việc giá trị nhân văn Đạo đức bị hạ xuống hàng thứ yếu gần như là điều tất yếu mà tất cả phải diễn ra có tính quy luật Đạo Đời.
Đại Đạo trước sau lấy giáo dục xây dựng con người, nhắc nhở, rèn luyện thường xuyên mới mong hình thành được nếp sống mang tính nhân văn Cao Đài. Nếp sống Cao Đài hướng dẫn con người từ bỏ tính vị kỷ, oán hờn, thù hằn, quan trọng nhất xã hội không có nhà tù hay cướp đi mạng sống con người v.v...Vì mục đích hướng thiện, thể hiện từ những việc nhỏ nhặt nhất như biết quan tâm, nhường nhịn người khác, thấy vui khi làm người khác vui; hay tang hôn tương tế làm việc trong tinh thần tôn trọng lợi ích của người như lợi ích của mình.

Chân lý thuần khiết nhất của Đại Đạo đã trải nghiệm qua những hành trình vượt lên trên không gian vô ngã hay bản ngã và không chấp nhận những giáo điều mị đạo giáo, thần học mê tín dị đoan, có như vậy người tín đồ Đại Đạo mới bỏ xuống cái giả nhận ra cái thật. Nguyên nhân cái giả đứng kề cái thật, nó có khả năng bao trùm tự nhiên lẫn tâm linh. Là một Đại Đạo dựa trên ý Thiên Nhãn mới nảy sinh kinh nghiệm sống của đồng sinh và vạn vật. Cho nên người đi tìm tín ngưỡng cần hiểu biết và không ai có thể phủ nhận ý tưởng trong sáng của tín đồ của Đại Đạo, tôn trọng hiện hữu đức tin của thế gian và phân độ tín ngưỡng nhiều thời kỳ khác nhau của mỗi nguơn-hội mà Đức Chí Tôn sở hữu mọi phân thân từ cổ kim. Đến nay NGƯỜI công bố khai Đại lần thứ ba (3) với danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài) mục đích cứu vớt chúng sanh. Và NGƯỜI cho biết những thời đại lập Đạo của NGƯỜI mượn thân xác phàm:
I. Các tôn giáo lớn thuộc Nhứt Kỳ Phổ Độ mở ra vào thời Thượng cổ gồm:
- Nhiên Đăng Cổ Phật mở Phật giáo ở Ấn Độ.
- Thái Thượng Đạo Tổ mở Tiên giáo ở Trung hoa.
- Vua Phục Hy khởi đầu Nho giáo ở Trung hoa.
- Đức Brahma Phật mở Đạo Bà La Môn.
- Thánh Moïse mở Thánh giáo ở nước Do Thái.

II. Các tôn giáo lớn thuộc Nhị Kỳ Phổ Độ mở ra vào thời Trung cổ, gồm:
- Phật Thích Ca mở Phật giáo ở Ấn Độ.
- Lão Tử mở Tiên giáo ở Trung hoa.
- Khổng Tử chấn hưng Nho giáo ở Trung hoa.
- Chúa Jésus mở Thánh giáo ở Do Thái.
- Đức Mahomét mở Hồi giáo ở nước Á Rập.

III. Thế kỷ của tam (3) chuyển 1921. Thượng Đế tự mình xuất hiện ban ân "Ðại Ân xá Kỳ Ba". Đại Đạo một nền tôn giáo lớn với triết lý nhập thế bằng những ẩn dụ (Latin, Metaphoria) chỉ rõ nguồn gốc và nguyên lý của Đại Đạo trên ba (3) ngôi chính như sau:
- "Cao Đài" ẩn dụ xác định tinh thần Nho Giáo.
- "Tiên Ông" ẩn dụ xác định tinh thần Tiên Giáo.
- "Đại Bồ Tát Ma Ha Tát" ẩn dụ xác định tinh thần Phật Giáo.
Cơ bản người tín đồ Cao Đài vinh danh Trời và Người. Đức Cao Đài toàn năng chan rưới hồng ân, ban bố cho nhân loại thực hiện Pháp đạo Từ Bi, Bác ái và Công Bình. Khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Đại Đạo   hay Cao Đài ), tại nước Việt Nam, Phương Đông, và xác định thời gian lưu truyền 700 ngàn năm tạo lập thời Thượng nguơn Thánh đức.

Đạo Kỳ ba (3) thể hiện qua những sắc màu Vàng, Xanh, Đỏ còn gọi là Đại Kỳ Tam Thanh có từ Khai Minh Đại Đạo vào ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần (18/11/ 1926).
- Màu vàng (Thái Thanh) tượng Phật đạo
- Màu xanh (Thượng Thanh) tượng Tiên đạo
- Màu đỏ (Ngọc Thanh) tượng Thánh Đạo.
Những phẩm chức sức hành quyền từ Quyền Giáo Tông đến Lễ Sanh y phục theo từng đơn vị ( Phái - ) Thái Thanh, Thượng Thanh, Ngọc Thanh và hành quyền theo từng đơn vị với chức năng chuyên môn. [4]

Môi trường đức tin Cao Đài tại Việt Nam đã có từ thuở sơ khai, một dân tộc tiếp nhận triết học Tiên Đạo được xem nguồn gốc lịch sử đã xác định ở thế kỷ thứ 4 trước CN, khi tác phẩm Đạo Đức Kinh của Lão Tử xuất hiện. Cho đến thế kỷ 18 Tiên Đạo trở thành đặc hữu chính thống của Việt Nam với những tên gọi Đạo Lão, hay Đạo gia  (道家). Được xem một trong Tam giáo tồn tại song song với Phật giáo, Thánh giáo (Khổng Tử, Jesus Christ). Chân lý Đại Đạo là một khái niệm đức tin tổng quát tạo điều kiện cho tri thức nhân loại đến với cảm nhận khách quan, tiếp nhận thực tế trong đức tin, thời gian nào cũng được phù hợp với mọi cộng đồng, đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn Đạo sự Cao Đài. Nói cách khác chân lý cần trải nghiệm trong thực tại, nhận thức một cách đúng đắn của hôm nay và mai sau. Nói thế chưa phải nhất quán bởi Đạo cần điểm đứng cũng như cách tân từng giờ, từng lúc không thể dừng lại trong tự hào. Đạo phải đi song song với suy tư thời đại và sức thu hút thuyết phục con người vào giáo dục đức tin bồi đắp cho mọi mặt sống. Từ xưa nay Đại Đạo phát triển không hổi hả vẫn sinh tồn tự nhiên đi tới bởi Trời Đất vốn đã vô vi.

Đại Đạo với những triết học (philosophy) xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại φιλοσοφία (philosophia), có ý nghĩa "Tình yêu đối với sự thông thái" điều này chưa hẳn phù hợp. Sự ra đời của các thuật ngữ "triết học""triết gia" được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagoras. Một "nhà triết học" được hiểu theo nghĩa tương phản "biện luận" (σοφιστής). Những "biện luận" có vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi như những nhà tôn giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, trong khi các "triết gia""những người yêu thích sự thông thái". Trái lại, triết học Đại Đạo có những bộ môn nghiên cứu nhiều vấn đề tín ngưỡng, cơ bản thế giới quan cũng như vị trí con người hôm nay. Con người tất yếu phải có kết nối các vấn đề chân lý sống, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt như những môn khoa học khác mà nó có khả năng giải quyết những bất đồng ở trên. Chấp nhận tính phê phán, tiếp cận mọi phương thức có hệ thống khoa học nhân văn nhưng không phụ thuộc vào tính duy lý trong việc lập luận nửa vời đức tin.

Thần học là ngành nghiên cứu mọi Đức tin hay rộng hơn là về niềm tin của tôn giáo, thực hành và trải nghiệm thể xác và linh hồn. Thần học giúp con người hiểu rõ hơn về truyền thống đức tin của chính mình, cũng như so sánh giữa các truyền thống tôn giáo khác nhau. Thần học, nguyên nghĩa trong tiếng La Tinh "Theologia", ghép 2 từ trong tiếng Hy Lạp là "Theos" nghĩa là thần linh, và logos (nghĩa là lời), vậy Theologia là môn nghiên cứu về những lời nói có lý lẽ phù hợp như Cao Đài. Ngày nay, thần học được giảng dạy trong những trung tâm Đại Đạo, học viện tôn giáo và tham dự những đại hội tôn giáo thế giới v.v...

Đại Đạo chủ trương chân thành, minh bạch đức tin cùng nhau thảo luận, chia sẻ hay tranh luận không phải theo kiểu đối lập "phe địch phe ta" mà hãy cố gắng vén bức màn vô minh trong mọi đức tin để thông thoáng khám phá mọi hữu ích vì phục vụ nhân loại, cần bổ khuyết cho nhau đồng xây dựng quan niệm Đức tin là một hương vị sống không thể thiếu, khi cần ăn mà không có hương vị Đức tin cá nhân đó sẽ đau khổ. Một nếp sống có tính nhân văn, để hạn chế phần nào tội ác đang diễn ra trên thế giới hằng ngày, hằng giờ xung quanh chúng ta! Cũng như Pháp Đạo Cao Đài lấy nhân văn làm tiêu chuẩn giáo dục cùng lúc đồng sinh xả giải với nhau đem đến lòng chân thành, mở rộng cửa tình yêu thương và mọi cảm thông. Đại Đạo cùng những tôn giáo bạn liên tục giáo dục tín đồ bày ra những chứng thực của sự sống trong hiện hữu ở ngay trần gian này, thế giới ngày nay cần đẩy mạnh nhân văn lên tầm giá trị thiết thực và chuẩn mực hơn, loại bỏ ngôn ngữ c hóa hữu thần và lời giảng cổ điển tôn giáo không phù hợp, trái lại còn tác hại đến đạo đức con người ! Trong khi ấy cũng có những người suy luận một độ kiến thức mong manh và theo cảm tính cho rằng Đại Đạo thờ phụng nhiều thần tượng như sơ đồ Tam kỳ Phổ Độ, họ cho rằng Đạo sẽ có những ảnh hưởng xấu. Thực ra tôn giáo nào cũng vậy tùy theo triết lý mà thờ thần tượng nhiều hay thì ít. Nhưng ít ai chú ý rằng: Những chi phái không phải là tôn giáo đích thực mà chỉ là một trong những phiên bản đã biến dạng tôn giáo. Trên thực tế đã minh chứng họ đem đến những tác hại lớn cho đức tin, và cả xã hội bị dẫn dắt bởi những người đội lốt tôn giáo và thích lạm quyền cao cả không còn kiểm soát được mình, họ đang thoái hoá biến đổi theo hướng mất dần những phẩm chất tốt đẹp làm người.

Những năm 1919-1926. Triết lý Đại Đạo phát xuất từ Đức Cao Đài truyền dạy, qua thị hiện cơ bút "Quy Nguyên Tam Giáo, Hiệp Nhất Ngũ chi". NGƯỜI hướng dẫn "Quy Nguyên" một phương thức tiến hóa hội tụ ngẫu nhiên gồm có: Phật giáo, Tiên giáo, Thánh giáo. Bao hàm (Phật đạo, Tiên đạo, Thần đạo, Thánh đạo, và Nhân đạo). Đạo của ba (3) thời kỳ đã xuất hiện tại thế. "Hiệp Nhất" tập hợp hữu hạn của năm (5) chi Minh Đạo gồm có: Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo, Minh Đường Đạo, Minh Thiện Đạo và Minh Tân Đạo. Ngũ chi Đạo xuất hiện tại miền Nam và Sài Gòn Việt Nam vào thế kỷ 19.
Đức Cao Đài tập hợp trong vòng bảy (7) năm (1919-1926) thành đồng bộ triết học Đại Đạo đúng đắn và rất chặt chẽ. Ngày nay, Tòa Thánh Tây Ninh "Đền Thờ lớn" được thành lập đã thể hiện mọi gốc cạnh của triết học trong nội đền thánh được gọi trung tâm thiêng liêng tại thế qua kiến trúc hài hòa giữa không gian thờ phụng "Quy Nguyên Tam giáo, Hiệp Nhất Ngũ chi", phần lễ nghi tìm thấy trong Cao Đài (Caodeis) rất quan trọng nói lên sự hiện hữu và hiệp thông. Trộn lẫn đức tin thờ cúng tổ tiên, và sùng bái nhớ ơn những anh hùng xem đó một liên đới dù ở không gian nào, ít nhất họ cũng đã đến với trái đất này qua kiếp đồng sinh.

Có một điều tối quan trọng của người tín đồ Đại Đạo chỉ duy nhất tôn vinh một đấng tối cao Đức Thượng Đế "Bất tử", hầu hết nhân gian gọi "Cao Đài" một từ ngữ giác ngộ, mà không phát âm toàn bộ cụm từ: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay đấng Siddhartha Gautama (tiếng Phạn: Siddhārtha Gautama; Devanagari: सिद्धार्थ गौतम; tiếng Pali: Siddhāttha Gotama) hay Tất đạt đa Cồ đàm (Thích Ca Mâu ni), đã giác ngộ (Phạn ngữ: बोधि và Pali ) trải qua một thời gian dài mới đạt đến mức độ cao trên con đường thức tỉnh ( bodhi ), như khải ngộ Maha bodhisattva, khám phá từ ngữ Bồ tác vĩ đại (Mahāsattva). Nói chung đề cập đến Bồ tát đã đạt đến ít nhất bảy thức của mười thân thể, thường được đơn giản hóa trong móhésà (摩诃 ) và dà shì ( ) tiếng Nhật Bản, masakatsu hoặc daishi. Tất cả đều ở trong Tám (8) đại cảnh Mahāsattva nổi tiếng nhất là Mañjuśrī, Samantabhadra, Avalokiteśvara, Kṣitigarbha, Mahāsthāmaprāpta, Akasagarbha, Maitreya và Sarvanivarana-Vishkambhin. [5]

Mỗi tín đồ Cao Đài hiểu biết Đạo thông qua xác định biểu thức toán hạng tầm nhìn thông thoáng về lịch sử tôn giáo của nhân loại mà phân biệt Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trước khi hiện hữu Phương Đông có ba triết lý tôn giáo, quan trọng nhất Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo, trước đây chưa có cấu trúc đặc biệt nào phân cấp hệ thống hành chính tôn giáo, dù đã có định nghĩa "Phật Pháp Tăng" hay "Tăng, Đạo, Nhơn".
Hướng về Đại Đạo ở Phương Tây đã xuất hiện Thiên Chúa: Moses "Vị cứu tinh", sứ giả của nhất kỳ. Chúa Jêsus "Bác Ài" sứ giả của nhị kỳ. Đại Đạo chính Đức Cao Đài cầm quyền kỳ ba (3) không trao cho xác phàm với mục đích nhân loại "Công bình", được chấp nhận như một thánh danh THƯỢNG ĐẾ. NGƯỜI là thân xác cuối cùng thành lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tôn giáo của vũ trụ. Kỳ ba (3) NGƯỜI đến với nhân loại nhằm mục đích cứu rỗ, xá tội và phán xét toàn diện thế gian.
Khi Thượng Đế xuất thân hành Đạo cũng như quý đức tin khác, trên đường Đạo không phải lúc nào cũng nhẹ nhàng, bởi thế mới có nhiều người nhầm lẫn, mường tượng rằng Đạo Cao Đài vay mượn Thiên Chúa phong cách tổ chức Đạo, họ hình dung cho rằng Tòa Thánh Vatican đối ứng với Tòa Thánh Tây Ninh, Đức Giáo Hoàng Vatican đối phẩm với Đức Quyền Giáo Tông Đại Đạo Tây Ninh, và hàng giáo phẩm từ trung ương đến cơ sở địa phương Đạo cùng một mô hình tổ chức hành Đạo.
Một nhầm lẫn lớn cho rằng phụng vụ Thiên Chúa và nghi lễ Cao Đài được lấy cảm hứng từ Thiên Chúa. Cũng giống như các thánh đồ hoặc "các hướng dẫn tinh thần" được biểu hiện như nhau. Người ta còn cho rằng bức tượng Chúa Kitô cũng có thờ tại Tòa Thánh Tây Ninh. Và người Phương Tây hay những trí thức bình thường cho rằng Đạo Cao Đài thờ quá nhiều thần tượng. Còn cho rằng triết lý Đạo Cao Đài công nhận những Phật, Chúa Kitô, Muhammad, Lão Tử, Khổng Tử, Moses, Li T'ai Po (Lý Thái Bạch), Victor Hugo, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sun Yat-Sen trên định nghĩa "thần tượng". Mấy ai thấy được thực chất của khái niệm và triết lý Đại Đạo được dung hợp trong mọi nền văn minh nhân loại đang truyền loan phổ quát thế giới.

Để giải thích cho sự nhầm lẫn tai hại trên. Đại Đạo có thiên hướng luôn muốn vươn đến "chân, thiện, mỹ" của con người. Ở trong bất cứ xã hội nào, ở bất kỳ tầng lớp giai cấp nào, và ở bất kỳ nơi đâu hoàn cảnh nào, con người luôn muốn mình trở nên tốt đẹp hơn ngày hôm qua và hoàn hảo hơn ở ngày mai. Để chạm được đến cái đích chính đáng đó, ý thức của mỗi con người tự hoạt động, lựa chọn cho mình một hình mẫu hay nhiều hình mẫu để ngưỡng mộ, noi theo cho mục đích phấn đấu làm người tử tế. Nhu cầu về "thần tượng" ra đời từ Đại Đạo. Xét về nghĩa đen, thần tượng có nghĩa là một pho tượng của thần thánh. Nghĩa bóng của nó là ẩn dụ chỉ những nhân vật được ngưỡng mộ, và tôn sùng không quá mức bình thường, thậm chí tới mức được xem như thần thánh. Qua các định nghĩa đó, có thể thấy rằng khái niệm "thần tượng" là một khái niệm đẹp, chẳng có gì sai trái. Ngay cả khi nó được sử dụng như một động từ, những khi chúng ta nói về "thần tượng", một vật thể nào đó, thì hành động được thực thi cũng chỉ là hành động ngưỡng mộ, và tôn sùng những sự đẹp. Vấn đề ở đây những hành động đẹp đó đã diễn đạt như thế nào, có thực sự đẹp và hợp lý không, nhân vật được gọi "thần tượng" hay các giá trị mà nhân vật đó đại diện có thực sự xứng đáng hay không là việc khác.

Khái niệm "thần tượng" trong tuyết lý Đại Đạo đóng một vai trò quan trọng định hướng phát triển cho con người và xã hội. Lý do sự phát triển của con người được lấy quyết định phần lớn bởi xã hội trẻ, chi phối và tác động rất mãnh liệt bởi những đại diện "thần tượng" mà họ chọn cho cuộc sống của mình. Nếu những "thần tượng" của xã hội trẻ thuộc về lãnh vực tri thức hay những anh hùng dân tộc của quá khứ hôm nay hay tương lai thì đó là một biểu hiện tốt cho sự phát triển lành mạnh của mọi dân tộc có đức tin. Nguyên nhân Đại Đạo chọn những "thần tượng" trên, chỉ qua nhân loại đã công nhận. Tuy nhiên tín đồ Cao Đài phụng thờ duy nhất đấng thánh thiện Cao Đài toàn năng, biểu tượng của NGƯỜI (Thiên Nhãn), tôn vinh đấng "Vĩ đại bất tử" (Mahāsattva).

Những nhà triết học thông thái tiếp nhận ẩn dụ Cao Đài cho đây là một Đại Đạo hòa hợp của mọi đức tin không thờ đa thần mà chỉ độc nhất Đức Cao Đài. Dẫn chứng cho minh bạch người tín đồ Cao Đài từ thượng tần đại phẩm chức sắc thiên phong cho đến tiểu tín đồ mỗi khi có vấn đề muốn xin xá tội, cầu bình an cho gia đạo hay cầu siêu cho vong linh của thân nhân, đều trực tiếp với đấng Cao Đài, đặc điểm không thông qua người trung gian. Tín đồ Đại Đạo ở gần gũi bên Đấng Cao Đài, thấm đượm tình cảm yêu thương thân thiết tình cao nghĩa đẹp bằng tiếng gọi thân thương CHA hay THẦY và thể hiện lòng tôn vinh NGƯỜI, Vĩ đại nhất thế gian. Trái lại người tín đồ Cao Đài chưa bao giờ đứng trước những "thần tượng" xin ân xá, bởi vì người tín đồ trực tiếp với Đức Cao Đài mà không nhờ những hộ trợ của thần tượng. Nói cách khác người tín đổ Cao Đài tự mình giải thoát cho mình không cần thông qua đẳng cấp mục vụ hay tăng sĩ v.v... Cho thấy người tín đồ Cao Đài rất văn minh không lệ thuộc vào hệ thống xin cho, do con người tự đặt ra để thủ lợi.
Có quá nhiều người chưa am tường hiểu thấu đáo về hành quyền Đạo Cao Đài cho rằng sao y bản chính của Thiên Chúa, cách phát biểu này thiếu minh bạch, đối với danh xưng "Đại Đạo", đã là Thượng Đế thì phải có quy nguyên mọi công thức nghi lễ và nhạc cho đến mọi phục vụ cũng khác đối với những tôn giáo bạn và hành quyền cũng khác, xác định rằng Đại Đại đến với nhân loại ở khắp mọi nơi.

Hệ thống hành quyền Đại Đạo.
1 - Bát Quái Đài dưới quyền Đức Chí Tôn chưởng quản được gọi LẬP PHÁP, do Đức Chí Tôn ngự trị chưởng quả "Bác Quái Đài", NGƯỜI ban hành những bộ luật nghiêm minh: Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Kinh nhật tụng. NGƯỜI cùng nhơn sanh hiệp thông lập ra bộ Đạo Luật.
Tiên Bàn thờ phụng NGƯỜI, rất đơn giản, tại tư gia diễn đạt toàn hệ thống của Bát Quái Đài, chính ở nơi đây phát xuất mọi thiên cơ Lập Pháp Đại Đạo. Muốn người Phương Tây đến gần với Đạo bằng mô hình này. Nếu trình bày cách thờ phụng chi tiết như Tòa Thánh Tây Ninh e rằng khó thuyết phục. Sau khi tín hữu Phương Tây am tường sẽ dẫn giải cho đến tận cùng Lập Pháp của Đại Đạo. Archives photo: Caodaisme International.
2 - Cửu Trùng Đài dưới quyền chưởng quản của Đức Quyền Giáo Tông "Lê Văn Trung" gọi là cơ quan HÀNH PHÁP, hành quyền Đạo ban bố đến nhơn sanh qua những Đạo sự. Đặc biệt hành quyền của Cửu Trùng Đài còn có hạ tần cơ sở tín đồ thấp nhất, tại xóm làng nông thôn xa xăm hẻo lánh dưới hành quyền Bàn Trị Sự với một cấu trúc đại chúng nhơn sanh, gọi là Hội Thánh Em do chức việc địa phương điều hành, cho thấy tương lai của Cửu Trùng Đài đến từ những phẩm đạo thấp nhất trong Đại Đạo, qua những ẩn dụ của thiêng liêng đã biểu thị quan hệ hành quyền mọi cấp Đạo liên thông. Vị Chánh Trị Sự như một Đầu Sư Em, Vị Phó Trị Sự như một Giáo Tông Em, và Vị Thông Sư như một Hộ Pháp Em.
3 - Hiệp Thiên Đài dưới hành quyền Đức Phạm Hộ Pháp chưởng quản được gọi là cơ quan TƯ PHÁP, hành quyền bảo vệ Đại Đạo bởi Luật Pháp Đạo, và Hành Pháp Đạo. Archives photo: Caodaisme International.
Hành quyền của Hành Chánh Đạo và Chánh Trị Đạo trong nền Đạo Cao Đài có hai (2) phần thuộc thiêng liêng. Cửu Trùng Đài dưới chưởng quản của Đức Quyền Giáo Tông, Hiệp Thiên Đài dưới quyền Đức Hộ Pháp, và Thập Nhị Thời Quân. Phần còn lại những phẩm chức sắc hai phái Nam và Nữ thuộc quyền nhân sinh đối phẩm và bình đẳng hành quyền. Trong khi ấy các tôn giáo trên thế giới không có điểm đứng bình đẳng cho tín đồ Nữ giới được quyền tu hành bình đẳng như Nam giới trên một không gian chung của tôn giáo. Archives photo: Caodaisme International.

Dưới Thập Nhị Thời Quân còn có Thập Nhị Bảo Quân những 12 vị Bảo Quân do Đức Chí Tôn lập nên tạo thành Hàn Lâm Viện của Đạo Cao Đài.
1 . Bảo Huyền Linh Quân.
2 . Bảo Thiên Văn Quân.
3 . Bảo Địa Lý Quân.
4 . Bảo Học Quân.
5 . Bảo Cô Quân.
6 . Bảo Sanh Quân.
7 . Bảo Phong Hóa Quân.
8 . Bảo Văn Pháp Quân.
9 . Bảo Y Quân.
10 . Bảo Nông Quân.
11 . Bảo Công Quân.
12 . Bảo Thương Quân.
Thập nhị Bảo Quân dưới quyền chưởng quản của Giáo Tông và Hộ Pháp.

Đức Phạm HPháp thành lập Ban Thế Ðạo. Mục đích tập hợp những nhân tố ưu tú cho mai sau của Đạo, được xem một kho tàng chất xám quý báu về trí tuệ của Đại Đạo phục vụ cho Đạo và Đời. Ban Thế Đạo ở tần cao hơn với những tài năng ưu việt đầy đủ Nhân văn, phẩm đức hạnh trải qua chắt lọc tỉ mỷ trở thành chất Đạo tinh tuý nhất dấn thân hành Đạo. Đức Phạm Hộ Pháp thành lập Ban Thế Đạo được xem một viễn kiến của nhãn lực đi trước hành trình tương lai Đại Đạo.
Đêm 3/12/Quý Tỵ (dl 7/1/1954). Ðức Lý Thái Bạch, Giáo Tông Ðại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ giáng cơ ân ban Thánh giáo tại Giáo Tông Ðường.
Phò loan: Đức Phạm Hộ Pháp và Ngài Cao Tiếp Ðạo. Trích dẫn đàn cơ của Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp bàn về phẩm chức trong Ban Thế Đạo: "Khi hôm qua có luận về Thế Ðạo, nên căn dặn phò loan đặng Lão giải nghĩa điều ấy. Hộ Pháp đã hiểu tổ chức của Hội Thánh Thiên Chúa Giáo, có Chức sắc Thế Ðạo, pháp văn gọi rằng "Dignitaires laïques". Hiền hữu đã có phong phẩm Hiền Tài, sao không thêm 3 phẩm trên nữa cho đủ 4 như của họ."
Hộ Pháp bạch: - Xin Ngài chỉ rõ. - Thêm vào 3 phẩm Thế Ðạo nầy: Quốc Sĩ, Ðại Phu, Phu Tử."
Từ ngày 7/1/1954 DL. Ban Thế Đạo chính thức công bố gồm có bốn (4) phẩm chức sắc: - Hiền Tài, Quốc Sĩ, Ðại Phu và Phu Tử.
Ban Thế Đạo, thuộc chi Thế Hiệp Thiên Đài, không phải là chỉ nhằm mục đích tuyển chọn nhân tài vào Đạo mà là sự "huyền diệu, vô hình" của "thánh ý, thiêng liêng, huyền bí, trong tinh thần chuyển Đời vào Đạo", và phát huy nền Đại Đạo. Đức Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông hiểu rõ, như đã biết và có ý định, dự tính từ trước là vai trò của Ban Thế Đạo giúp vào sự phát triển của Đạo ở khắp hoàn cầu và trong mọi hoàn cảnh trong cơ chuyển thế đầy thử thách. Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp dạy: thiên vị của các chức sắc Ban Thế Đạo tùy nghi nơi các vị (phế đời hành Đạo hay ở ngoài đời hoạt động lo cho Đạo). Vai trò của Ban Thế Đạo không thể nào "đo lường hay dự đoán tại hữu hình nầy được", vì vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của chức sắc trong Ban Thế Đạo là một sự phối hợp toàn mỹ huyền diệu giữa "Hữu hình và Vô Hình - Hiện Tướng và Vô Vi" - giữa Đời và Đạo để phát triển nền Đại Đạo. Đạo không đời không sức. Đời không Đạo không quyền, Đạo Đời tương đắc mới mong tạo thời cải thế đã phản ảnh rõ ràng vai trò của Ban Thế Đạo tại Hữu hình (Đời) và Vô Vi nầy (Đạo) nầy. [6]

Cho thấy, xác định vị trí vận hành của Ban Thế Đạo Cao Đài luôn có những hoạt động tích cực để tác động biến đổi thế giới xung quanh nhằm thực hiện tốt mọi năng động đúng đắn của mục đích theo từng thời điểm bình hay loạn, mỗi khi có tác động diễn biến xã hội như năm 1975 cho đến nay. Đc Chí Tôn có tiên tri. "Nam Bc cùng ri ra ngoi quc Ch quyn chơn Đạo một mình Ta" (TNHT. TG 15/9 Bính Dần). NGƯỜI đã công bố lộ trình truyền Đạo cho một sớm mai ra ngoại quốc hành Đạo, và Đại Đạo thành quả từ hải ngoại. Từ đó Ban Thế Đạo Cao Đài tại hải ngoại thành hình vai trò nhập cuộc mạnh mẽ "chuyển Thế vào Đạo, giúp Đạo trợ Đời và phát huy Đạo Cao Đài khắp mọi nơi trên hoàn cầu". Tuyển chọn nhân tài vào Đạo, tái lập lại các cơ quan trọng yếu của Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài, mở rộng các cơ quan khác, ủng hộ các hoạt động của Đạo cho những thế hệ mai sau, phát triển các cơ quan Hánh Chánh Đạo "Cửu Trùng Đài" (tuyển chọn nhân sanh vào Đạo) dựa theo Tân Luật Pháp Chánh Truyền, Đạo Luật, Đạo Nghị Định của Đức Chí Tôn Khai Đạo năm 1926.

Đức Chí Tôn trao sứ mạng cho Ban Thế Đạo Hải Ngoại đi vào hành trình trải nghiệm và thử thách, mỗi chặng đường chân lý Đại Đạo. Như đã chứng minh mỗi tín đồ lấy quyết định thể hiện trung kiên và đảm lược với phong cách Đại Đạo phục vụ nhân loại. Ban Thế Đạo dù ở thời bình hay thời loạn đều mạnh mẽ dấn thân tích cực hành Đạo bằng trí năng sẵn có.
Sau ngày 30/4/1975. Tòa Thánh Tây Ninh bị Cộng sản Việt Nam chiếm đoạt, rơi vào tình trạng khủng hoảng, rối loạn mất sự bình ổn. Đảng Cộng sản quyết định triệt tiêu Đạo Cao Đài, từ đó họ thành lập những cơ chế Đời cai trị Đạo, cải tạo tẩy sạch tuyết lý Đạo Cao Đài theo quy trình tư tưởng Cộng sản. Toàn đạo ly tán và ly hương có một số ra hải ngoại, chưa kịp tiếp cận và hòa nhập vào môi trường xã hội mới để xây dựng lại tương lai. Tín đồ Cao Đài nhanh chóng tập hợp lại từ những Phương Trời thành lập các Bàn Trị Sự "Hội Thánh Em" hành Đạo trên khắp châu lục. Cùng lúc những Hiền Tài của Ban Thế Đạo cũng vào cuộc để hổ trợ cho các Bàn Trị Đạo địa phương. Tuy tinh thần Đạo cao vút nhưng chưa đủ trải nghiệm về hành chánh Đạo tại môi trường sống mới, mọi nỗ lực giữa Bàn Trị Sự và Hiền Tài chưa thông thoáng chức năng, sở năng và vị trí để hổ trợ cho nhau trên lộ trình hành Đạo, đây cũng là khe hở để Cộng sản xâm nhập bào mòn, đục khoét Đạo Cao Đài tại hải ngoại.
Hy vọng, ngày không xa Bàn Trị Sự mỗi địa phương hiểu thấu mô hình bốn chiều (chiều rộng, chiều dài, chiều cao và chiều sâu) chân lý cấu trúc hành chính Đại Đạo sẽ thực hiện tốt qua cơ sở hành quyền của đại chúng nhơn sanh theo tinh thần tuyết lý Đại Đạo. Đặc biệt Hiền Tài của Ban Thế Đạo không có nhiệm vụ hành quyền trong Ban Trị Sự, nhưng có nhiệm vụ vận dụng toàn lực, toàn năng phối hợp, hổ trợ cùng nhau xây dựng nền tảng cho những Bàn Trị Sự phát triển và tồn tại đúng với hành quyền Đại Đạo.

Đối phẩm Hành Pháp, Tư Pháp và Phước Thiện trong hành quyền Đại Đạo.
Mô hình cấu trúc hành quyền thông thoáng của Tam quyền phân lập trong Đạo Cao Đài. Người Phương Tây nhất định tiếp nhận nhanh chóng mô hình kiến trúc hành quyền Đại Đạo của Cửu Trùng Đài qua chân dung Đức Quyền Giáo Tông tại Tòa Thánh Tây Ninh cho đến Bàn Trị Sự tại xóm làng nông thôn xa xăm hẻo lánh, với một cấu trúc đại chúng nhơn sanh. Archives photo: Caodaisme International.

Chức sắc, chức việc của 4 bộ hành quyền Đạo, đối phẩm, tính từ dưới lên trên:
Chức sắc chưởng quản Bộ Pháp Chánh.

Chức sắc thiên phong - tín đồ đối phẩm thiêng liêng, tính từ trên xuống dưới.
Archives photo: Caodaisme International.

Đấng quyền năng sáng lập ĐĐTKPĐ.
Đc Phm H Pháp, Cao Thưng Phm và Cao Thượng Sanh, ngoài ra ít ai thu rõ bn nguyên nn tng Bí Pháp Đi Đo. Đức Cao Thượng Sanh thuyết giảng:
" - Qua muốn các em phải làm sáng tỏ các nét chính của Đạo Cao Đài như dưới đây để tránh sự ngô nhận của người ngoại giáo".
1 - Về tôn giáo: Ngài xác nhận Cao Đài là một tôn giáo bắt nguồn từ khoa học tâm linh của các Hội Thần Linh Học, Thông Thiên Học ở Tây Phương và nhất là phong trào xây bàn ở Châu Âu vào thế kỷ XX. Cho nên Đạo Cao Đài là nền khoa học tâm linh kết hợp với tư tưởng thần linh của Á Đông nói chung, hay nói riêng tư tưởng của Đạo Cao Đài nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn tinh thần xã hội Việt Nam qua nhiều triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần Phật, Khổng, Lão và gần đây Thiên Chúa Giáo. Chính vì vậy, buổi đầu nhiều vị Hòa thượng, Yết Ma, nhiều vị theo Lão Giáo, Khổng Giáo gia nhập Đạo Cao Đài. Và chính những vị này khi viết sách cho Đạo mới, vô hình trung họ chỉ thấy bản sắc Đạo cũ của mình. Do đó làm cho khách ngoại Đạo càng khó hiểu Đạo nhà. Có người đi xa hơn cho Đạo Cao Đài là những mảnh vỡ của nền văn hoá Việt Nam được ghép lại. Người ta quan niệm sai lầm như vậy là tại ta chưa làm sáng tỏ bổn nguyên tư tưởng Đại Đạo.
2 - Về việc thờ Thiên Nhãn: Ngoài bốn câu giải nghĩa của Đức Chí Tôn: "Nhãn thị chủ tâm…", Thầy còn dạy thêm: "Chưa đến lúc các con hiểu được". Qua được chỉ dạy: Con mắt là cửa ngõ của tâm hồn. Mắt là cơ quan linh hoạt thích ứng với mọi hoàn cảnh. Do đó, mắt biểu thị sự uyển chuyển, bao dung. Còn trái tim là cấu trúc hoàn hảo tinh tế nhất của Đức Chí Tôn, chưa có bộ máy nhân tạo nào chạy liền từ 60 năm trở lên mà không hư hoại ngừng nghỉ như tim, chưa kể đến tính năng chịu đựng bền bĩ của nó. Do đó, tim biểu thị sự nhẫn nhục, chịu đựng và trường cửu.
Những tính chất uyển chuyển, bao dung, nhẫn nhục, chịu đựng và trường cửu là những đức tánh của mỗi tín đồ phải có.
3 - Việc thờ Đức Phật Mẫu: Đây là điểm đặc biệt của nền tân tôn giáo.
4 - Về kinh sách Đạo: Buổi ban sơ, ba vị Thiên sứ được lịnh Đức Chí Tôn, dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Vương Quan Kỳ (gốc người Hội Minh Lý tức Tam Tông Miếu) qua Hội Minh Lý xem cách hành lễ và thỉnh Kinh Tứ Thời mà thôi. Về sau có một số người thỉnh thêm bản Kinh Sám Hối, Xưng Tụng Thần, Thánh,Tiên, Phật…Việc này Thầy có dạy: "Tuỳ tâm một ít môn đệ, chớ Đạo Thầy không phải như vậy, không mê tín dị đoan".

Đức Chí Tôn Cao Cả truyền những ẩn dụ tràn đầy ân hưởng thiêng liêng ban cho nhân sinh, và Đức Lý cũng thế, trong nội dung hai câu liễn trước Đền Thánh rất quan trọng, liễn thứ nhất có cụm từ ngữ cuối câu "Dân Chủ Mục", và câu liễn thứ hai "Tự do quyền".
Định nghĩa "Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo" (Caodaism) là phần hành quyền vô biên của Đức Cao Đài, về giáo dục nhân sinh có cụm từ ngữ "Hòa bình dân chủ mục", phần này thuộc về hành quyền của nhân loại, nhưng từ "MỤC" là nhìn thấu suốt. Mỗi tín đồ Cao Đài cần thực hiện khả năng hữu hạn "Hòa bình dân chủ mục", vận dụng mọi sáng tạo "Hòa Bình" và kỹ thuật "Dân Chủ". Riêng nghĩa từ ngữ "MỤC" đã nói lên tính đa nguyên, mục đích như vậy chưa đủ tính truyết lý Đại Đạo, nghĩa "MỤC" còn đồng nghĩa với "Mắt của Thiêng Liêng". Ngôn ngữ "MỤC" chỉ rõ ánh sáng của Mắt "Thiên Nhãn", một khi ánh mắt của Đức Chí Tôn hay con người xuyên qua không gian không có sức mạnh nào cản trở, cho nên Cao Đài chính là Thiên Nhãn của Đức Chí Tôn. Từ ngữ "MỤC" đã là một chân lý vô biên của đấng Cao Đài (Caodaism), ẩn tàn trong mỗi con người hướng thiện đến "Đại Tỉnh thức". Đức Cao Đài giáo dục con người thực hiện cái hữu hạnh vì nhân loại "Hoà Bình Dân Chủ Mục".

Năm 1926, lần đầu tiên Đạo Cao Đài công bố Hòa bình (Paix - Peace) một khái niệm phổ quát về "Hòa bình", mục đích đẩy lùi chiến tranh, và vắng mặt những thế lực thù địch mà  trong triết lý "Hòa bình" của Đạo Cao Đài chủ trương trật tự, bố trí ôn hòa thế giới. "Hòa bình" thường được hiểu không chấp nhận chiến tranh, mọi xung đột bạo lực giữa các cộng đồng, xã hội không đồng nhất. Những nhà lãnh đạo tinh thần Cao Đài khuyến khích "Hòa bình" với phong cách cương quyết ng dẫn nhơn loại thành lập "Hòa bình" từng quốc gia hay khu vực thông qua các hình thức thỏa thuận hoặc hiệp ước "Hòa bình". Kiềm chế hành vi xung đột, vận dụng đàm phán "Hòa bình" đa phương hoặc song phương. Tránh chiến tranh hoặc bạo lực thường đem đến kết quả thỏa hiệp, và thường được bắt đầu bằng việc lắng nghe qua tích cực truyền thông, hướng dẫn tạo sự hiểu biết lẫn nhau. Theo nghĩa tâm lý "Hòa bình" có lẽ ít được định nghĩa nhưng ít nhất cũng có giá trị, hoặc có giá trị lớn về hành vi "Hòa bình" thường tìm thấy là kết quả chấm dứt chiến tranh.

Đạo Cao Đài truyền bà tổng thể "Hòa bình" sau Mười ba năm (1926-1939), kêu gọi nhân loại bảo vệ quyền sống và tôn trọng cơ bản "Hòa bình". Đến năm 1939, đột ngột cơn sốt xung đột dẫn đến Đại Chiến Thế Giới Lần Thứ Hai, tàn phá thế giới, nhân loại điêu linh, lầm than, thảm khốc sau đó chấm dứt vào năm 1945, "Hòa bình" trở lại tĩnh lặng nhân loại vui mừng bày tỏ niềm tin bảo đảm mọi cuộc sống. Một số tổ chức quốc tế thành hình, đặc biệt Liên Hiệp Quốc thành lập định chế "Hòa bình" thế giới.

Đại Đạo khuyến khích quyền "Dân chủ", có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên tại Athena, Hy Lạp trong thế kỷ thứ V, TCN với cụm từ δημοκρατία-dimokratia, "Hành quyền của nhân dân" được ghép từ chữ δήμος (dēmos), "nhân dân" và κράτος (kratos).
Dân chủ bao gồm bốn (4) yếu tố chính: Hệ thống hành quyền cho việc lựa chọn và thay thế những hành quyền tín ngưỡng thông qua bầu cử tự do hay công cử với sự tham gia tích cực của tín đồ, bảo vệ hành quyền dân chủ tín ngưỡng. Trên nguyên tắc tuân Pháp Chánh Truyền, Tân luật và Đạo Luật áp dụng chung cho tất cả các toàn tín đồ Đại Đạo.

Định nghĩa "Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cng Hưởng Tự Do Quyền" (Caodais) Đức Cao Đài (Thượng Đế) đã công bố, chính NGƯỜI đến thế gian này lần thức ba, cũng là lần đầu tiên viết danh Cao Đài. Tất cả nhân loại đều được tận hưởng không gian chung mà trong cụm từ ngữ "Cọng Hưởng Tự Do Quyền". Cũng như ở câu trên có "MỤC" thì ở câu dưới có "QUYỀN" đây không phải là quyền hành, nếu nói quyền hành thì sẽ có tính cai trị do tiểu số trỗi dậy quy động nhân dân phục vụ cho mục đích quyền lợi cá nhân. Theo nghĩa "Quyền" của Cao Đài phục vụ nhân sinh tất cả đồng bình đẳng được quyền sống làm người "toàn chân, thiện, mỹ".
Khái nim ca "QUYN" có nhiu tng ý nghĩa, cách hiu đích thc hưng ti làm người với khả năng đạo đức tiếp nhn cái chân tht, cái đúng, và l phi, đi lp vi cái gi, cái sai trái. Phn ánh đưc bản cht, chân lý ca cuc sng cho đi chân tht. Cái chân là nn tng, là tiên đ thc hin cái thin và cái m. Vì vy, Đo Cao Đài ly tiêu chun sng đo đc là tm gương soi giá tr con người. T xưa đến nay và mãi v sau, chân, thin, m là lý lun cơ bn nht, cho những thc tin giá tr ca đức hạnh, là đích hưng phng th đc tin Cao Đài phi luôn luôn trong tâm nim.
Tuy nhiên t ng "Quyn" còn có ý nghĩa hành quyn đúng Chánh Đo, trong Đo Cao Đài còn có một định nghĩa sâu sắc hơn là "Hành Quyền" trên nền tảng tín ngưỡng phục vụ nhân sinh. Dân chủ trong Cao Đài do tập thể lấy quyết định cho mọi sinh hoạt có phương pháp, "Hành quyền" khi tham gia Đạo sự bình đẳng, trong đó có "Dân chủ" mọi tín đồ đều tham gia vào việc các vấn đề của Đạo, thường bằng cách bỏ phiếu bầu người đại diện của Đạo hay bầu chức sắc v.v... Ngoài đời Dân chủ được định nghĩa như "chính quyền của nhân dân, đặc biệt là: sự thống trị của số đông" hoặc "một chính phủ trong đó quyền lực tối cao được trao cho người dân và thực hiện bởi họ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một hệ thống đại diện thường liên quan đến việc tổ chức định kỳ các cuộc bầu cử tự do".
Trong khi ấy cũng có các nền văn hóa khác đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển của "Dân chủ" như Đông Á, Ấn Độ cổ đại, La Mã cổ đại, Châu Âu, và Nam Bắc Mỹ. Tại các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, tuy nhà vua nắm quyền tối cao nhưng mọi vấn đề quan trọng của quốc gia đều phải được nhà vua đem ra bàn luận với bá quan văn võ. Sau quá trình thảo luận, nhà vua sẽ là người ra quyết định dựa trên ý kiến của các quan. Theo cơ chế làm việc tương tự với các nghị viện trong nền dân chủ hiện đại chỉ khác nhau ở chỗ nhà vua có quyền quyết định tối hậu còn nghị viện ban hành luật pháp dựa trên quan điểm số đông. Ngoài ra còn có "Ngự sử đài" có chức năng hặc tấu tất cả mọi việc có ý nghĩa can gián những việc không đúng hoặc chưa tốt của vua và quan lại. Đây cũng là một định chế làm tăng tính dân chủ của bộ máy nhà nước quân chủ Đông Á.

Lịch sử văn học xã hội và truyết lý Cao Ðài.
Vào năm 1925. Quý Ngài Cao Quỳnh Cư (1888–1929) hiu là Bi Ngc, Cao Hoài Sang hiệu Huệ Nghiêm (1901-1971), Phạm Công Tắc (1890-1959), tự là Ái Dân, biệt hiệu Tây Sơn Đạo cùng nhau ngâm thơ vịnh nguyệt, vốn quý đấng Tiền Khai Đại Đạo đều là những thi gia, niêm luật gieo vần chặt chẽ, xướng họa hồn thơ trong sáng, nẫy sinh tâm ý cầu cơ liên lạc với cõi vô hình, quý Ngài đam mê thi ca muốn tìm hiểu bên kia thế giới về thơ ca siêu thực một trào lưu bừng sáng văn nghệ của đầu thế kỷ 20. Khởi nguồn dẫn đến một giao lưu trần thế với cõi vô hình xuất hiện.

Lầu đầu tiên quý Ngài tiếp cận cõi vô hình với Thất Nương Vương Thị Lễ vào bà xưng là Đoàn Ngọc Quế cho ba bài thơ tự thuật về cuộc đời bạc mạng "thác vì tình" của cô Đoàn Ngọc Quế thuật lại khi còn ở thế gian, Thất Nương mất vì bịnh, lúc 18 tuổi.
Quý đấng thích tìm tòi, tìm hiểu để biết mọi điều nhằm thỏa mãn sự hiếu kì, lại càng hấp dẫn bởi thi tài của cô Đoàn Ngọc Quế, thú vị tạo ra mọi hứng khởi, bài thơ họa đầu tiên kết nghĩa anh em với cô. Ngài Cao Hoài Sang làm một bài tự thuật:
"Sầu dài ngày vắn dễ chi vui,
Toan tính thâu đêm ruột rối nùi;
Ngược sóng thuyền đầy cơn gió dập,
Xuôi dòng nước lớn giạt bèo trôi.
Bước đường danh lợi thêm gay trở,
Ngoảnh lối tang thương luống ngậm ngùi.
Lần lựa xuân hè năm tháng lụn,
Thôi thôi đến thế, thế thì thôi."

Tiếp theo cô Đoàn Ngọc Quế họa vận bài thơ:
"Chung tình đoạn gánh khó làm vui,
Lần lựa chưa xong chỉ rối nùi;
Lời hẹn xưa còn vầng nguyệt chứng,
Hương thề nn thả giữa dòng trôi.
Kim cải rụng rời lòng ngao ngán,
Đá nát vàng phai dạ ngậm ngùi.
Một khối tuyền đài tình khó dứt,
Ráp gương kiếp khác quyết chờ thôi"

Tinh thần chung, nội dung những bài thơ xướng họa trong giai đoạn này, Thiêng Liêng đã tạo ra những tình tiết lâm ly cốt gây động lực hấp dẫn cho những buổi thi đàm sau để tạo dịp điều động những vị Tông Đồ tương lai của Đại Đạo. Và những ngày kế tiếp quý Ngài được Đức Thượng Đế chính thức điểm đạo, ấn chứng siêu hình quý Ngài tự đến quy y với Đức Cao Đài, có nghĩa ghi danh nhập đạo và được trực tiếp học "Kinh Vô Tự" là những thần khải về nguyên lý siêu hình từ Đức Cao Đài ân tứ.
Đức Thượng Đế điểm đạo đúng sở thích và tâm lý của quý Ngài, đam mê xướng họa thi văn nên đã cho Thất Nương đến trước để tác động. Quả thật, sự xuất hiện thường xuyên của cô Quế đã làm cho quý Ngài càng ngày thích thú hăng say trong mối giao tiếp với cõi vô hình mà không hề nghĩ rằng đó là một vị Tiên nữ giáng phàm.

Vào tháng 7/1925. Khi quý Ngài định cầu cô Đoàn Ngọc Quế về làm thơ thì có một vị Tiên Ông xưng tên A Ă Â, yêu cầu đừng tìm biết NGƯỜI là ai, đừng hỏi về quốc sự, cũng đừng hỏi về Thiên cơ. Thế nên nội dung cuộc giao tiếp thường chỉ xoay quanh vấn đề văn chương thi phú. Những thắc mắc của quí Ngài chỉ chú trọng về từ ngữ thi ca, điển tích trong các bài thơ do Thiêng Liêng ban ân tứ đều được NGƯỜI giải đáp cặn kẻ khiến cho quí Ngài vô cùng khâm phục.

Có một lần, cụ Nguyễn Trung Hậu bạch cùng Đức A Ă Â rằng: "Tôi còn nhớ hai câu đối thuở nay chưa ai đối được xin đem ra nhờ NGƯỜI đối đáp cho ngôn bất tận ý". Đức A Ă Â khiêm nhường đáp rằng: "Bần Đạo xin hầu đối, nếu đối ra không chỉnh, quí vị chớ cười và niệm tình Bần Đạo mà chấn chỉnh lại cho".
Cụ Nguyễn Trung Hậu đưa ra câu đối: "Ngồi trên ngựa đừng bò con nghé".
Đức A Ă Â đối lại: "Cởi lưng trâu chớ khỉ thằng tê".
Giai thoại này đã được truyền tụng trong Đạo Cao Đài cho đến ngày nay đã trở thành lịch sử văn học Cao Đài.

Quý Ngài ngỏ ý muốn được tiếp rước một cách long trọng những người bạn của Cô Quế để học làm thơ thì cô trả lời rằng "Còn có các chị Hớn Liên Bạch, Lục Nương, Nhất Nương làm thơ hay lắm. Tuy nhiên nếu muốn cầu thì ba anh phải...ăn chay." Vài ngày sau, Cô Quế xuất hiện và dẫn theo cô Hớn Liên Bạch, giới thiệu rằng cô này làm thơ rất hay.
Ngài Cao Hoài Sang muốn thử tài năng của cô bạn mới, nên đề nghị ra đề tài để cô làm thơ, tựa đề "Tiễn biệt tình lang". Bàn cơ nhiệp gõ không ngừng, ra ngay một bài thơ đậm nét tình cảm nồng nàn, sâu sắc gây cảm giác thú vị, chẳng những thế, cô Bạch lại làm luôn một bài tựa đề "Hoài lang". Thực tại Hớn Liên Bạch là tên của Bát Nương Diêu Trì Cung. Hẳn nhiên thi ca của Tiên Cô gieo vần tuyệt ý, lời đẹp càng dồi dào phong phú, nên mỗi khi quý Ngài Tiền Khai vừa ra một đề tài hay xướng hoạ một bài thơ thì các vị Tiên Cô liền đáp lễ xướng họa tiếp ngay một bài thơ ấn tượng tuyệt tác.
Từ khi được quý Tiên Cô dặn dò phải ăn chay, ba Ngài bắt đầu dọn mình chuẩn bị tiếp rước Đức Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương trong ngày Lễ Trung Thu đầu tiên của Đại Đạo (1925) gọi là "Hội Yến Diêu Trì" mà ngày nay tín hữu Cao Đài còn giữ lệ ngày hội mỗi năm.

Đêm của mùa Thu tuyệt diệu, dưới ánh trăng huyền ảo vẻ đẹp kì lạ và bí ẩn, vừa như thực vừa như hư, tạo sức cuốn hút mạnh mẽ, buổi dạ tiệc của Tiên Cô với khách tục đã diễn ra trong bầu không khí trang trọng, gợi cảm hứng thi phú. Tưởng chừng như quí Ngài đang ở giữa vườn đào của Đức Tây Vương Mẫu. Tam vị khách trần cùng với chư vị Tiên Cô cùng nhau họa vận và liên ngâm thi ca, cuộc xướng họa liên tục thâu đêm.
Thi đàn của quý Ngài tiền Khai Đại Đạo càng ngày được các vị ở cõi vô hình đến thăm viếng cùng nhau thi phú. Điều đó đã thu hút đông đảo giới tao nhân mặc khách có tính hiếu kỳ. Hai tháng sau ngày Hội Yến, cuộc đời của các Ngài bắt đầu bước vào một khúc quanh vô cùng quan trọng. Đức A Ă Â dạy các Ngài phải "Vọng Thiên cầu Đạo".

Từ những buổi sinh hoạt có tính cách văn nghệ, các Ngài đã "phải" ăn chay để được hội đàm cùng chư Tiên. Cần thiết "phải" Vọng Thiên cầu Đạo để còn được các Đấng cao thâm tiếp tục dạy bảo. Rõ ràng những vần thơ tuyệt tác đã nhẹ nhàng đưa bước chân của thi nhân vào nẽo đạo, biến những người yêu thơ thành những vị Thánh tông đồ của Đức Cao Đài. Kỳ diệu một cuộc biến đổi ! Lý thú như chuyện thiên cổ kỳ bút. Quý đấng nữ Tiên Cô xướng họa thơ ca uyển chuyển êm đẹp khéo léo từ phàm tục nhập vào Tiên Đạo như chiếc đũa thần quyền năng trong thi ca, cùng với "cơ bút, "thơ" đã làm trung gian nối liền giao điểm cảm xúc giữa hai cõi sắc không. Nguồn giao cảm của hai cõi bề thơ ca dìu dắt quý Ngài Tiền Khai Đạo bước vào sứ mạng trọng đại nhất của khởi nguồn lịch sử Cao Đài. Thơ đã hiện diện ngay trong những giây phút đầu tiên trong công cuộc khai sáng Đại Đạo, cho đến nay âm hưởng thi ca Cao Đài vẫn tiếp tục hiện diện trên hành trình Phổ Độ nhơn sanh.

Ngoài ra quý Ngài vốn đã có tài năng âm nhạc phong phú một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt những yếu tố chính trong cao độ (điều chỉnh giai điệu), nhịp điệu, những khái niệm liên quan đến tempo, âm điệu, và những phẩm chất âm thanh của âm sắc cũng như kết cấu nhạc phẩm, nhờ đó quý Ngài tiếp nhận Kinh Tứ Thời qua ngũ cung (âm giai) còn gọi là Pentatonic là một âm giai với 5 nốt nhạc trong mỗi quãng. Âm giai ngũ cung rất phổ biến và được tìm thấy trên khắp thế giới. Ví dụ trong dân ca truyền thống Việt Nam điệu nhạc ru con, nhạc Phúc âm, nhạc vùng Celtic,  dân ca Mỹ, âm nhạc truyền thống Hy Lạp cổ đại, nhạc của miền Nam Albania, dân ca của các dân tộc sống ở khu vực Trung Volga (Mari, Chuvash và Tatars), âm điệu của nhạc Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, âm nhạc của vùng Andes, nhạc truyền thống của vùng Caribe, dân vùng cao nguyên Tatra ở Ba Lan, và trong nhạc của các nhà soạn nhạc cổ điển phương Tây như nhạc sư người Pháp Claude Debussy. Âm giai ngũ cung cũng được sử dụng trên kèn túi của vùng Scotland, cho thấy mỗi âm nhạc của dân gian thể hiện tinh thần dân tộc. Đức AĂÂ chọn âm nhạc ngũ cung của Việt Nam cho công cuộc truyền Đại Đạo khắp thế giới.

Đức Thượng Đế chọn ngũ cung âm điệu ru con, và dùng nhạc cụ bát âm chính của dân tộc Việt Nam làm nghi lễ vinh danh Đức Cao Đài, quý đấng Triều Thiên, và Kính Tứ Thời làm chuẩn nghi lễ của Âm nhạc Đạo Cao Đài.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có đoạn nói về những đặc trưng trong âm nhạc, các loại nhạc cụ được dùng vào nghi lễ Tứ Thời.
Bài kinh "Niệm hương": "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp, lòng nương nhang khói tiếp truyền ra" thì đọc theo giọng hơi "Nam Ai". Bài kinh "Đại La Thiên Đế" thì đọc theo giọng hơi "Nam Xuân", đây không phải trong âm nhạc tài tử mà rất gần giọng hơi "ai", hơi "xuân" trong nhạc lễ Đạo Cao Đài. Trái lại âm nhạc tài tử dùng để người ta thưởng thức nghệ thuật, riêng trong nhạc lễ Cao Đài đã bỏ bớt những dấu nhấn nhá hoặc tô điểm chữ nhạc, đã giản dị hóa mà dùng trong các buổi nghi lễ. Trong nhạc nghi lễ cũng theo lề lối của khí nhạc dùng trong âm nhạc dân tộc nghĩa là âm nhạc dùng dàn nhạc theo, có một kèn trung, hai trống (trống văn, trống võ, có khi gọi là trống đực, trống cái, hoặc trống dương, trống âm), mõ sừng trâu, thanh la, chập bạc và cái bồng. Dàn nhạc dùng trong Cao Đài thì y như dàn nhạc trong nhạc lễ miền Nam. Trong âm nhạc Cao Đài dùng thanh nhạc cho lời đọc kinh, rất đơn giản nhưng mang đậm mầu sắc âm nhạc Việt Nam.
Tuyệt vời nhất trong bài kinh "Niệm Hương" của Đạo Cao Đài có cấu trúc âm thanh rất gần với cấu trúc âm thanh tiếng hát ru của bà mẹ ru con trong mỗi miền. Trong miền Nam, cấu trúc âm thanh bài Niệm hương: "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp" rất gần với cấu trúc âm thanh "Ầu ơ, ví dầu con cá nấu canh, bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm". Thăng âm này là hò, xự già (tức lên xư), xang là xang già (tức là nhấn một chút mà rung), xê rồi cống, cống thì hơi non một chút. Thang âm câu ru rất gần với bài kinh Niệm hương.

Đến bài kinh "Ngọc Hoàng Thượng Đế" với âm điệu giọng hơi "Nam Xuân" vui và phấn khởi theo ngôn ngữ âm nhạc truyền thống dân tộc. Khi đọc kinh Cao Đài tiếng kinh được cách điệu hóa để tâm hồn người nghe được nhẹ nhàng, dễ dàng thấm nhuần nội dung câu kinh, hiểu được tiếng kinh giáo lý và triết lý Đạo, đem lại sự êm dịu trong lòng người, truyền tình cảm vào lòng nhân sanh.
Âm nhạc Cao Đài tổng thể có bát âm (8) để nói đến tám âm thanh cơ bản phối hợp làm dàn nhạc nghi lễ, trong bát âm gồm có:
- Thạch: từ nhạc cụ làm bằng đá (không phải đờn đá trên Tây Nguyên ngày nay mà là cái khánh hình thước mộc bằng đá, được đẽo ra để có âm thanh nhất định). Nhạc nghi lễ Việt Nam gọi là "đặc khánh" hay nhạc lễ của Triều Tiên đều có thanh đá đặc biệt.
- Kim: là tiếng chuông Đại hồng chuông, tất nhiên không phải chuông tụng kinh sám hối của Đạo Cao Đài hay chuông gia trì dùng để gõ theo tụng kinh đạo Phật hay 12 chuông nhỏ gọi là biên chung. Tại Trung Quốc và Triều Tiên, biên khánh và biên chung không phải 12 khánh.
- Ty: là âm của dây tơ, và "se" tức là âm của dây sắt. Cả hai được gọi chung là cầm sắt theo cụm từ "sắt cầm hảo hiệp". Trong nhạc cung đình Việt Nam, hai nhạc cụ cầm, sắt có mặt trong dàn thiết nhạc tức là dàn nhạc để trưng bày trong các cuộc tế lễ lớn như lễ Nam Giao mà không biểu diễn.
- Trúc: nghĩa là tre, tiếng trúc là tiếng của sáo trúc.
- Cách: nghĩa là da, những tiếng trống bằng da thì có trống lớn, trống nhỏ, đại cổ, tiểu cổ … dùng trong nhạc lễ.
- Mộc: là gỗ, không phải là song lang hay phách bây giờ mà là 2 nhạc cụ gọi là "chúc""ngữ". "Chúc" là thùng bằng gỗ, nhạc công dùng búa gõ vào đáy hoặc 4 phía thùng đó làm thành tiếng mộc là tiếng của gỗ. "Ngữ" là nhạc khí hình con cọp có 24 cái răng trên lưng cọp và nhạc công dùng miếng gỗ đánh lướt lên trên.
- Bào: là trái bầu, nhạc khí là ống sanh (hay "sênh"), có 14 hoặc 17 ống sậy, trong lòng có "lưỡi gà" (anche libre) cắm vào trong một trái bầu khi được thổi hơi vào đầu trái bầu, tay bấm nút trên ống sậy thì nghe âm thanh.
- Thổ: là đất. Nhạc cụ bằng đất nung, người Việt Nam gọi là ống "huân", hình tròn như quả trứng ngỗng lớn, một lỗ để thổi và 06 lỗ để bấm.
Trong âm nhạc Đạo Cao Đài mô phỏng theo tiếng bát âm là dùng tám nhạc cụ, nhạc khí. Nhưng không dùng những nhạc cụ phát ra âm "thổ","thạch" mà thường dùng những nhạc cụ có mặt trong nhạc tài tử hay nhạc lễ tại miền Nam. Theo dân gian Việt Nam, miễn có tám nhạc cụ, nhạc khí thì gọi là "bát âm".
Trong dàn nhạc lễ miền Nam có hai nhóm "nhóm văn""nhóm võ". Nhóm văn thì dùng 4 cây đờn cò (miền Trung và miền Bắc gọi là đờn Nhị), gồm cò chánh, cò lòn, đờn gáo và cò líu. Bốn cây ấy lên dây khác nhau. Nhóm võ gồm có kèn trung, trống văn, trống võ, mõ, bồng và đẩu bạt. Nhạc lễ Cao Đài rất độc đáo gọi là "ngũ âm", có tất cả năm nhạc công sử dụng những loại nhạc khí khác nhau.

Trong Kinh Nhật Tụng Cao Đài với âm hưởng Ngũ Cung mà bài kinh "Ngọc Hoàng Thượng Đế", biểu hiện đặc trưng mãnh mẽ vinh danh Đức Cao Đài:
Bài kinh "Ngọc Hoàng Thượng Đế", trích từ cuốn nhạc lễ Cao Đài, do Ban Đạo Sử Cao Đài xuất bản tại Paris, Pháp quốc 1995. Archives musique: Caodaisme International.

Nhc nghi l Cao Đài đa s rt ging bài bn dùng trong nhóm võ ca nhc l min Nam. Tức là khi đốt hương, nhạc sẽ "đánh thét", khi lạy thì đánh "bài trống lạy" hay điệu "đâm bang", khi nghinh thần (đón bài vị thần) thì đánh bài "Nghinh thiên tiếp giá". Nhạc Cao Đài không có nhóm văn nhưng cũng có lúc dùng bài bản của nhóm văn như bảy bài lớn "Xàng xê", "Ngũ đối hạ", "Ngũ đối thượng", "Long đăng", "Long ngâm", "Tiểu khúc", "Vạn giá".
Đạo Cao Đài là một tôn giáo lớn xuất xứ ngay trong lòng dân tộc Việt Nam, đã dùng nhạc nghi lễ miền Nam để hòa âm cùng những nhạc khí trong nghi thức lễ Đạo Cao Đài, và nghi thức niệm hương gần gũi nhân gian miền Nam. Nói chung trong nghi thức Đạo Cao Đài và âm nhạc rất sâu sắc đi đôi với đặc thù văn hóa của Việt Nam. [7]

Tự Do Tâm Sư với Đức Cao Đài.
Đức Thượng Đế giáng trần Khai Minh Đại Đạo để chấn hưng tín ngưỡng của nhân loại, phát khởi nhơn tâm, nhơn khí đưa con người trở lại cuộc sống thuần lương tốt đẹp. Cao Đài đem đạo lý đến thế gian hay gọi là văn hóa. Phổ Độ vào đời sống nhơn sanh được thấm nhuần đạo đức, chan hòa trong mọi lĩnh vực. Đạo vốn không hình, không danh, không tiếng, không lời nên muốn bàn luận đến đạo lý phải tạm mượn văn tự, ngôn từ để diễn tả tín ngưỡng mà ngàn năm xưa, các văn gia cũng đã có quan niệm "Văn dĩ tải đạo" nghĩa là văn để chở Đạo, truyền Đạo. Hàn Dũ đời Đường đã dạy rằng: "- Không phải sách của thời Tam Đại, Lưỡng Hán thì không nên xem, không phải cái chí của Thánh Nhân thì không dám giữ. Theo con đường nhân nghĩa mà đi, theo cái nguồn thi thư mà lội thì suốt đời không lạc đường, không tuyệt cái nguồn".

Thơ ca là một trong những cách dùng lời để diễn tả ý tưởng. Thông thường, nói đến thơ là nói đến ngâm hoa vịnh nguyệt, nói đến một thú tiêu khiển nhàn nhã. Có người bảo rằng, thơ ca có thể làm cho con người bay bổng tâm hồn theo không gian vô tận mà quên đi cuộc sống thực tế.
Đức Ngọc Lịch Nguyệt một trong những vị Tiền Khai Đại Đạo, cũng lưu tâm đến điều này nên đã bảo "Mỗi độ Xuân về, mỗi kỳ hội lễ, thỉnh thoảng có các hàng Tiền Bối Khai Đạo giáng cơ để tâm tình đạo sự hoặc đọc một vài câu thơ gọi kêu khuyên nhủ, chư hiền đệ hiền muội có một cảm nghĩ nào trong lời nói của người xưa với ý thức hệ ngày nay không ? Một vài vần thơ chúc tụng, một đôi vé thi bài nhắc nhở nhủ khuyên, có phải chăng một điệu nhạc ru hồn hay một màn diễn xuất trên sân khấu, câu nhặt câu khoan, câu nam câu khách ?"

Người xưa từng cho rằng thơ cốt nói lên lòng người thì thơ Tiên Thánh cốt nói lên ý chỉ của Tiên gia muốn truyền đạt cho thế nhân.
Bạch Cư Dị, một thi gia, danh tiếng đời Đường cũng đã nói: " - Thơ gốc nó là Tình, ngọn nó là lời, hoa nó là tiếng, trái nó là nghĩa" cho nên ông chủ trương rằng văn thơ không phải để đùa giỡn với hoa cỏ gió mây mà phải có mục đích "phụng sự nhân sinh" 
Thật ra, tinh thần Cao Đài rất cởi mở, trọng "chất" nhưng cũng không xem nhẹ "văn", cần dung thông mọi quan niệm về thi văn, mọi hình thức diễn đạt tư tưởng. Do đó, nhơn sanh có thể thấy thơ ca Cao Đài mang ẩn dụ nhiều vai trò phục vụ nhơn sanh. Trước hết vai trò truyền đạt đạo lý, kế đến bảo vệ, phát triển văn hóa và sau đó vai trò phụ làm thú tiêu khiển thanh tao.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu đã dạy:
" Lời Thánh Dụ phú thơ còn đó,
Bao thi văn dạy dỗ khuyên răn;
Mong cho thế sự ăn năn,
Tự tu tự tỉnh lần phăng đường về".

Đôi liễn thể hiện thi ca Cao Đài và dẫn đường vào triết lý:
"- Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo Hòa Bình Dân Chủ Mục."
"Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cọng Hưởng Tự Do Quyền".

Đủ nói lên tinh thần tự do tư tưởng của một tôn giáo đại đồng. Sự tôn sùng tuyệt đối với truyết lý "hòa bình dân chủ", và "Cọng Hưởng Tự Do Quyền" một triết lý sống trên đỉnh cao tôn giáo; ví trí đó được thành lập từ thế giới của tư tưởng con người (L'homme).
Ngày nay, Đạo Cao Đài đến với nhân loại trên nhận thức tôn trọng niềm tin của người khác cùng hòa đồng, dựa trên tất cả những tiết lộ lương tâm Cao Đài, mở ra trung tâm bản chất tâm lý tín ngưỡng vận dụng phổ quát đến với nhân loại và cảm xúc của tình người và tình đoàn kết của xã hội loài người, nguyên nhân đó đưa đến xu hướng tổng hợp tất cả các hệ thống tôn giáo và triết học.

Đức Cao Đài giáo chủ của hòa bình.
NGƯỜI mới thực sự giáo chủ của hòa bình, hướng dẫn tín đồ biết yêu thương nhân loại, bảo vệ hòa bình, và ban phát hòa bình (friedenstifter); Lý thuyết của NGƯỜI bao gồm con đường thực hiện một nền hòa bình vĩnh viễn, con đường đi đến giác ngộ giải thoát cho nhau mọi khổ đau. Tín đồ Cao Đài luôn tâm niệm "Hòa Bình Dân Chủ Mục", hòa bình (friedvoll) diễn tả sự  sống công bình xã hội, cần tránh mọi ham muốn gây thù hận, đem đến trạng thái an lạc hoà bình (upasamânussati), như một trạng thái bất tử mà con người có thể đạt được qua sự tu chứng. Hiểu như thế, "Hòa bình" là một trạng thái tâm linh, một thực chứng giác ngộ của mỗi người, căn cứ vào những lời dạy và phương pháp thực hành "Hòa bình."

Đức Cao Đài truyền chủ nghĩa "Hòa bình" cho sứ giả Đức Phạm Hộ Pháp, thừa lịnh truyền giảng và tiên tri "Hòa bình vĩnh viễn". Công bố tại Nam Vang năm Bính Thân 1956.
" - Tạo hóa đã sắp bày, vì muốn lập lại đời Thánh Đức cho muôn dân hưởng cảnh thái bình, an cư lạc nghiệp, cho nên mới có cơ thưởng phạt.
Thử hỏi: sau trận thư hùng quyết liệt ấy, Nga và Mỹ đem lại những gì bổ ích cho chính mình? Chớ không nói chi cho nhơn loại. Bại trận như kẻ chết, còn thắng trận cũng như kẻ ngất ngư. Người Nga và Mỹ là hai giống dân tiến bộ nhứt trong nhơn loại sao chẳng xét suy, để cho nhơn loại trên thế giới và cho mình tránh được cơ tận diệt ghê gớm ấy? .........
Vì không thấu triệt cái lý nhiệm màu của hóa công, cho nên thiên hạ mới tự đắc, tự hào với khao học tối cao của mình, chỉ biết có quyền lợi, chỉ nuôi những tham vọng ích kỷ xấu xa mà không kể đến cái ác quả sẽ gánh lấy về sau.
Cụ Trạng Trình đã có lời tiên tri:
“Mười phần hết bảy còn ba,
Hết hai còn một mới ra thái bình”
Chiến tranh kỳ ba dứt, còn gì là Nga với Mỹ, còn đâu các nhà lảnh Đạo khôn lanh, hăng hái, tranh hơn thua nhau từ lời nói, từ ảnh hưởng nhỏ đến ảnh hưởng to, để rốt cuộc đưa người vào ch chết.
Hai khối Nga Mỹ sẽ mạt, nhưng trước cảnh rùng rợn não nùng của thời hậu chiến, còn ai dám tự xưng “Chỉ có ta đây”, còn ai dám đứng ra kết phe lập đảng để tranh hùng tranh bá nữa.
Nhứt định không, không có ai cả. Chỉ còn lại những người sống sót, tỉnh cơn ác mộng im lìm lo cho đp đổi qua ngày, họ sanh nơi đâu ở đó, sống một đời sống thanh đạm giản dị.
Thấy rõ chiến tranh là tai hại chừng nào, còn ai điên cuồng gì lại gây ra chiến tranh nữa. Bài học qua rất đắt giá, nhưng nó thức tỉnh được lòng người ít nữa cũng hàng trăm thế kỷ.
Hòa bình ở địa cầu từ đây sẽ được vĩnh viễn.

Nhơn loại sẽ tránh được nạn binh đao, một nguơn thanh bình sắp lố dạng.
Ai sẽ lãnh sứ mạng tiến dẫn năm châu ?

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thấm nhuần Đạo đức từ ngàn xưa, nhờ ảnh hưởng giáo lý của Đức Thích Ca, Đức Chúa Jesus, Đức Khổng Tử, Đức Lão Tử, người Việt có một nền tảng luân lý rất vững chắc, luôn luôn biết thờ Trời kỉnh Phật, sùng bái Thánh, Thần, người Việt còn biết thương yêu đồng loại như anh em một nhà, như con một cha, mà cha cả là Đức Thượng Đế.
Mặc dầu có một vài lầm lỗi, nhưng đã biết ăn năn tự hối. Người Việt lo lập công bồi đức, công đức ấy đến hồi đơm bông kết quả, để thưởng công xứng đáng mấy ngàn năm lập quốc, mà không lúc nào được trọn quyền tự chủ. Đức Thượng Đế sẽ ban ơn cho giống Lạc Hồng thâu hồi nguyên vẹn quyền tự chủ của mình. Sống trong nước nô lệ bị mất chủ quyền, cũng như các nước láng giềng khác. Các lãnh tụ quốc gia Việt Nam sẽ lợi dụng sự đầu hàng của Nhựt để dành lại tự do cho dân tộc. Việc ấy sẽ dễ dàng hơn và đã kết thúc từ lâu, nhưng thời cơ xuôi khiến Cộng Sản cướp chính quyền, rồi người Pháp trở lại hai bên đánh nhau:
Việt Minh thắng ư ?...Pháp thắng ư ?.....
Hai viễn ảnh điều tai hại cả hai………..
Một bên là Cộng Sản phụng sự quyền lợi Nga Sô. Còn bên khác là Pháp lo duy trì quyền lợi của mình, như thế còn gì là quyền lợi của quốc gia, còn đâu là nền tự chủ.
- Muốn cứu dân cứu nước phải thoát ra khỏi gọng kìm ấy:……..
Ai sẽ vạch đường mở lối cho dân tộc Việt Nam ?.......
Ai sẽ dìu dắt dân nầy ra khỏi bế tắc ?......
Nhờ nhà lãnh Đạo, dân tộc Việt Nam sẽ mở lối ra cho mình, sẽ tự vạch con đường sống cho mình, thật là một sứ mạng vô cùng khó khăn, một việc làm không tiền khoán hậu.
Vì sự thành công oanh liệt đó, mà nước Việt Nam được các nước trên thế giới yêu mến kính phục, sau những cuộc thử thách liên tiếp. Đức Thượng Đế nhận thấy chí nhẫn nại, lòng Đạo đức không dời đổi, óc thông minh khôn khéo của giống Lạc Hồng, nên ban ơn cho giống dân nầy lãnh Đạo nhơn loại còn sống sót ở Năm Châu, hầu lập lại một xã hội mới, lấy Đạo đức nhơn nghĩa làm căn bản, loài người sẽ hưởng một đời sống vui tươi, dưới sự hướng dẫn của nước Việt Nam thuần nhứt, nước Việt Nam muôn đời…" [8]

Đại Đạo sau 93 năm (1925-2018) truyền giáo vinh danh đấng Cao Đài một "Đấng vĩ đại" của tâm linh! Những tuyên bố chính thức từ xưa nay của Đạo Cao Đài đứng trên danh nghĩa hòa đồng với phong cách truyền Đạo bao dung tuyệt vời, mục đích phục vụ nhơn sanh, mỗi tín đồ khẳng định sức mạnh tình thương bao la không có cản trở nào làm xói mòn ý chí công bình nhân loại.
Đức tin Cao Đài đã thử thách nhơn sanh qua bao trải nghiệm, cho dù ngày nay (2018) đã quá nhiều mối đe dọa đến từ chế độ cai trị vô thần, kết quả cũng để lại thời gian chứng minh đức tin bất hại, từ khi Đạo Cao Đài chịu mọi khảo đảo của thế tục, nay những cánh cửa Cao Đài đã mở ra khắp thế giới. Ngày nay, những tín đồ Cao Đài tự do chuyển hóa gieo trồng vào đất mới những tinh hoa Hòa bình đang trỗi dậy thôi thúc đức tin và nguồn sống luôn suy tư về Tòa Thánh Tây Ninh, một giao điểm ngã tư quốc tế Cao Đài.
Lịch sử Đạo Cao Đài một trong những Triết học lớn của nhân loại hòa đồng tín ngưỡng ở khắp mọi nơi từ Á sang Âu. Đại Đạo vì Hòa bình, dễ dàng tiếp nhận và hòa nhập, ở Phương Tây chỉ cần tìm đọc cuốn sách Histoire et Philosophie du Caodaisme của Gabriel Gobron, nhất định thấu hiểu trong suốt toàn bộ chân lý của "Đấng Vĩ Đại Bất Tử".

Đấng Thượng Đế năng động đến với nhân loại
Đến năm Ất Sửu (1925) lúc phong trào xây bàn hay "Sai ma", đang thạnh hành tại thủ đô Sài gòn, Đấng quy hiệp hai (2) Ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc, mỗi đêm đến nhà Ông Cao Quỳnh Cư, tức Cao Thượng Phẩm, để thỏa mãn tính háo kỳ của mình bằng cách xây bàn để tiếp xúc với những người khuất mặt ở thế giới bên kia (Hồn linh).
Một hôm, tháng 7 năm 1925. Ông Cao Quỳnh Cư đến nhà thăm viếng Ông Cao Hoài Sang, cùng lúc gặp Ông Phạm Công Tắc cũng ở nhà Ông Sang, ba (3) Ông hiệp nhau xây bàn cơ thoạt tiên giúp cho tâm trạng thoải mái.
Trong cuộc cầu bàn cơ, NGƯỜI hướng dẫn ba (3) Ông vào trọng điểm giao lưu bất ngờ mà do Đấng vĩ đại khai sáng trí tuệ hướng đến tương lai đức tin.
Tối ngày 24 tháng Chạp 1925, nhân dịp lễ Giáng Sinh, tại nhà Ông Cao Quỳnh Cư, có mặt cả ba (3) Ông Cư, Tắc, Sang. Đức Chí Tôn giáng cơ với danh hiệu AĂÂ cho một bài thi:
"Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên.
Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên."

Về đêm có mười hai (12) vị tập hợp mừng lễ Giáng Sinh, được Đức Chí Tôn thu làm đại tôn đồ đầu tiên"- Đêm nay phải vui mừng vì chính ngày nầy, Ta xuống trần dạy đạo bên Thái Tây (Europe). Ta rất vui lòng mà thấy đệ tử kính mến Ta như vậy. Nhà nầy sẽ đầy ơn Ta. Giờ ngày gần đến, đợi lịnh nơi Ta. Ta sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính mến Ta hơn nữa." 
Đức Chí Tôn, điểm danh mười hai (12) tông đồ Cao Đài đầu tiên có mặt tại đàn cơ, ban ơn bài thi:
"CHIÊU K TRUNG đ dn HOÀI sanh,
BN đo khai SANG QUÍ GING thành.
HU ĐC TC CƯ Thiên Đa cnh,
Hun Minh Mân đáo th đài danh."

Trong bài thơ đim danh mưi hai (12) ch hoa ln trên ba (3) câu là danh tính ca 12 môn đ đu tiên ca Đc Ngc Hoàng Thượng Đế. Riêng có Hun, Minh, Mân là ba ngưi khách ca Ông Vương Quang K, còn Sang là Cao Hoài Sang, trùng tên vi V Văn Sang. Như vy, tuy trong danh sách có mưi hai tên, nhưng bài thơ cũng đưc coi như đim danh đ si hai v đ t đu tiên.

Lần đầu tiên Đấng phân công, giao trách nhiệm trong Ðàn giao thừa đón năm mới Bính Dần, những tôn đồ tuân lời răn của Ðức Cao Ðài lúc chiếu 30 tết (12-2-1926), (theo Bà Hương Hiếu quyển Ðạo sử tr. 56. Ngày 13-2-1926 là ngày khai Ðạo) các môn đệ tề tựu, cùng nhau đi một vòng thăm các đạo hữu, mang theo ngọc cơ để lập đàn mỗi khi ghé lại từng nhà. Hôm y Ông Chiêu là pháp đàn. Ðng t âm dương là hai Ông Cư, Tc. Ông Hu gi phn s đc gi. Ông Tuyết Tân Thành ph trách đin ký. Ðoàn ln lưt ghé vào nhà các Ông Võ Văn Sang, Cư, K, Ging, Hu, Hoài, Tc, Bn, Nguyn Hữu Ðc, Trung và Quí. Mi Ông đu đưc Ðc Cao Ðài ban ơn cho mt bài thơ bn câu. Riêng bài thơ cho Ông Trung sau này có khi đưc hiu là li Ðc Cao Ðài tiên tri rng cơ ph đ s phát trin, và môn đ s hong hóa tng đa phương khác nhau:
thy ven mây l mt dương,
Cùng nhau xúm xít dn lên đưng.
Ðo cao phó có tay cao đ,
Gn gũi sau ra vn dm trưng."

Ngày đầu năm Bính Dần, các Ông đền nhà Ông Lê Văn Trung lập đàn giao thừa. Ðc Cao Ðài đã phân nhim cho các môn đ như sau: "Chiêu, bui trưc ha li truyn đo, cu vt chúng sanh, nay phài y li mà làm ch, dìu dt c môn đ Ta vào đưng đo đc đến bui chúng nó lp thành, chng nên thi trút. Phi thay mt Ta mà dy d chúng nó", "Trung, K, Hoài, ba con thay mt Chiêu mà đi đ ngưi. Nghe và tuân theo", "Bn, Sang, Ging, Quí, lo dn mình đo đc đng truyn bá cho chúng sanh. Nghe và tuân theo." "Ðc con phi hip mt vào đây đng giúp đ Trung. Nghe và Tuân theo", "Ðc, tp cơ."
"Hu, tp cơ. Sau theo my anh con đng đ ngưi. Nghe và Tuân theo." Lúc này, Ông Ðc đã có mt hu đàn. Nghe Ðc Cao Ðài dy như vy, Ông t ý ngn ngi bi l Ông đang tu theo đo Minh Lý. Ðc Cao Ðài gii thích: "Minh Lý và Cao Ðài cũng mt gc. Tu ý con đnh. Sau ch trách Thy".

Đu năm Bính Dn. Ðc Cao Ðài chuyn hóa đ cho ba v Cao Qunh Cư, Phm Công Tc và Cao Hoài Sang m ra cơ Ph Ð. Trong hương hoa mùa Xuân còn vương vn, quý Ngài thiết l Vía Tri ln đu tiên ti nhà Ông Vương Quan K vào mùng 9 tháng Giêng (đêm th by rng ngày ch nht 21-2-1926), Ðc Cao Ðài dy rng:
"Bu tòa thơ thi tr thêm hoa,
My nhánh ri sau cũng mt nhà.
Chung hip rán vun nn đo đc,
Bn lòng son st đến cùng Ta."

Lịch sử của Đạo Cao Đài gắn liền với sự phổ biến Cơ bút tại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Có thể nói Cơ bút là phương thức căn bản cũng như mọi yếu tố liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của tôn giáo Cao Đài ở buổi ban đầu, từ việc thu nhận tín đồ, phong chức sắc, ban hành luật đạo, các nghi thức cúng tế, lễ phục, kinh điển, thậm chí đến các thiết kế cơ sở thờ tự cũng được thông qua bởi hình thức Cơ bút.
Hai hình thức Cơ bút ảnh hưởng đến sự ra đời của tôn giáo Cao Đài là CƠ và BÚT. Cơ gồm có Đại Ngọc Cơ (大玉機) của Tam giáo và Bàn cơ (a table tournante) của Thông linh học (Spiritisme). Bút gồm có: Bút nhang, bút viết và bút gỗ. Về sau có thêm một hình thức rất đặc biệt cơ bút là Huyền Bút Cơ. [9]

Quý đng tâm s vi đng Đo.
Ðc Thưng Sanh Cao Hoài Sang. Mùa Thu năm Mậu Tuất (Septembre 1958). Truyền ging LƯƠNG TÂM.
Tưởng nhớ hai Ðấng Hiền Triết của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. Ðức Quyền Giáo Tông và Ðức Cao Thượng Phẩm.
TÂM hay là LƯƠNG TÂM là một vấn đề mà về mặt Ðạo người ta đã có nhiều bàn luận đến, nhưng lý thuyết thì vẫn có mà thực hành ít ai để ý đến. TÂM là chi?
Tâm là một nguồn sáng Thiêng Liêng, một điểm linh quang của Ðức Chí Tôn ban bố cho con người để khuyên lơn dìu dắt và soi sáng bước đường đời cũng như bước đường Ðạo của mỗi cá nhân trong kiếp sanh, hầu lúc rời bỏ xác phàm, mỗi nguyên nhân hay hóa nhơn được hoặc qui hồi cựu vị, hoặc thăng đẳng cấp, hoặc bị trừng trị theo Luật Thiên Ðiều.

Dầu cho Thần Thánh Tiên Phật khi xuống thế mang xác phàm thì buổi chung quy được hay phạt, thăng hay đọa đều do nơi Tâm cả, và nếu người được tánh linh hơn muôn vật là nhờ có LƯƠNG TÂM vậy.
Nên để ý là trong các đẳng nhơn sanh, người giàu sang hay hèn, Thánh nhân hay thường nhân, cái tâm của Thiêng Liêng ban cho đều có sự sáng suốt ngang nhau không khi nào chênh lệch.
Vì lẽ đó, nếu mỗi người ai cũng theo thiên lý mà tu dưỡng mà hành động thì không ai hơn ai cả. Xưa Thành Nghiễn bảo Tề Cảnh Công rằng: Thánh Hiền là Trượng phu, ta cũng là Trượng phu ta sợ gì không được như Thánh Hiền. Nhan Hồi cũng đã nói: Vua Thuấn là người nào, ta là người nào, ai theo Ðạo mà làm thì cũng thế cả.

TÂM được sáng suốt thêm hay trở nên mờ tối là do nơi con người biết nuôi nấng, nâng cao nó lên hay là đàn áp làm cho nó bị che lấp mất.
TÂM ở nơi con người cũng như một vị quốc sư ở cạnh một đấng cầm quyền thống trị thiên hạ. Trong khi ta đang ngẩn ngơ trước một sắc đẹp mỹ nhơn hoặc ta đương dùng thẳng trước một món lợi lớn của người đem hiến cho ta đặng dục ta làm chuyện phi pháp, thì một tiếng nói văng vẳng bên tai ta, nghe dịu dàng, chơn chánh và siêu kỳ:

"Không, người không nên động đến sắc đẹp ấy, vì sắc đẹp ấy đã có chủ (hoặc) sắc đẹp ấy là một thứ trái cấm bất khả xâm phạm. Ðộng chạm đến ắt tai họa sẽ đến cho ngươi." Hay là "món lợi ấy là của phi nghĩa, ngươi không có quyền thâu dụng mà làm chuyện bất công. Thâu dụng của ấy, ắt tai họa chẳng nhỏ và danh dự ngươi sẽ bị tổn thương chẳng ít".

Tiếng nói thân yêu ấy là chi? Ðó là tiếng nói thiêng liêng, tiếng nói của lương tâm vậy.
Nhưng khi tiếng nói ấy dứt thì một tiếng nói khác tiếp theo, tiếng nói sau này chẳng phải dịu dàng. Khác với tiếng nói của lẽ phải. Ấy là tiếng kêu gào của xác thịt, của dục vọng, tức là của tà thần.
Tiếng nói ấy lừng lên đánh đổ tiếng nói trước kia: "Mi dại gì mà chẳng nhận món tiền ấy, mi chỉ ra chút công mọn mà đặng lấp đầy những chỗ thiếu thốn của mi. Mi sẽ được ăn mặc sang trọng thiên hạ sẽ thù phụng mi và mi chẳng còn khổ cực nữa".

Hay là: "Hương trời, sắc nước là của chung, dại gì mà chẳng hưởng. Thanh xuân bất tái, nếu bỏ qua chẳng còn dịp nào hay hơn nữa".
Tiếng nói của lương tâm lại nhỏ nhẹ khuyên can nữa và tiếng nói của dục vọng phản đối chẳng vừa.
Rốt cuộc lương tâm thắng dục vọng, đó là Thánh Ðức thắng phàm tâm.
Ta thắng được là nhờ tiếng nói của lương tâm được thích tùng, nhờ ta biết cân phân lẽ phải của đạo lý với sự dục hư của tà thần.
Nếu ta nhu nhược để cho vật dục lôi cuốn đánh đổ cả chơn lý của lương tâm, tất nhiên ta phải bị sa ngã vào đường tội lỗi. Ấy là tinh thần chịu khuất phục vật chất.

Một lần sa ngã cũng chưa phải hại lớn, ngặt nỗi cái sa ngã này lôi cuốn cái sa ngã khác, thất tình lục dục thay phiên nhau đưa đẩy ta đi đến mức đường cùng ; tối tăm ô trược, tức là ta bị đắm đuối giữa vực thẳm hang sâu. Là vì cái sáng suốt thiêng liêng ở nơi mình không khêu lên lại làm cho nó bị lu mờ và bị vùi lấp cho đến chỗ bế tắc. Thì con người lúc ấy đã mất hẳn ánh sáng thiêng liêng và kiếp sống như thế trở nên nguy hiểm cho xã hội.

Trái lại cái tâm được nuôi nấng, được nâng cao, cái tâm của các bậc phi thường như ÐỊCH NHƠN KIỆT đời ÐƯỜNG, QUAN CÔNG HẦU đời HỚN là tâm làm cho những đấng ấy danh vọng xa bay, tiếng tăm lừng lẫy. Họ xem sắc đẹp như cây khô, thị tiền tài như dép rách, đời trong sạch thanh bai từng làm cho kẻ thù nghịch phải khép nép cúi đầu. Vì vậy mà được danh tạc sử xanh, thiên hạ sùng bái. Những câu:
"Mỹ sắc nhơn gian tối lạc xuân
Ngã dâm nhân phụ, phụ dâm nhân
Nhược tương mỹ sắc tu vong phụ
Biến thể thơ toàn diệt sắc tâm."
Và gương Trung, Can, Nghĩa, Khí há chẳng còn được ca tụng đến nay đó sao?

Những bậc vĩ nhân siêu phàm của non nước Việt như PHAN THANH GIẢN, LÊ VĂN DUYỆT, HƯNG ÐẠO VƯƠNG, NGÔ TÙNG CHÂU, VÕ TÁNH..v..v.... Ngày nay được danh tạc sử xanh là nhờ nơi khí phách anh hùng tâm linh cao thượng, lòng trung quân ái quốc đến thác chẳng dời đổi, mặc thời thế đổi thay, mặt bao nhiêu sóng gió.
Về mặt Ðạo, đối với người đã tầm được lý tưởng cao siêu, cái tâm cần phải giữ cho trong sạch thanh cao. Vì tôn chỉ Ðạo là khêu ngọn đuốc thiêng liêng để dìu đời cho sáng suốt, chẳng khác chi chiếc thuyền từ vớt khách giữa sông mê, đưa người qua biển khổ.
Bên trong đã sẵn cái lý toàn nhiên nơi tâm, bên ngoài nhờ giáo lý cao siêu của Ðạo, người hành đạo có đủ tài liệu phương chước sửa mình và trau giồi hầu treo gương sáng cho người đời noi bước.
Trước khi nhập Ðạo, ta đã từng quan sát, kiếm hiểu lẽ mầu nhiệm sâu sa, cân phân điều chánh lẽ tà, rõ biết rồi ta dọn mình, lập ý cho thành, tâm cho định, mới đến khắc kỹ tu thân, khi ấy người hành Ðạo đã có sẳn chí hướng, đi từ bước một, mỗi bước mỗi dè dặt cân phân và nên mãi đinh ninh rằng người nơi cửa Ðạo phải làm sao cho thoát khỏi thường tình, phải đi ngược với thế sự.
Ðời chuộng sang vinh, Ðạo chuộng khổ hạnh, Ðời ham trược phú, Ðạo giữ thanh bần, lên xe xuống ngựa chốn phồn hoa là cảnh áo bả hài gai nơi tịnh xá, tương dưa thanh đạm chốn thiền môn, để mặc miếng mỹ vị cao lương ngoài quán tục. Giữ được bao nhiêu đức tính ấy người hành đạo bước được vững vàng không dục vọng nào lôi cuốn nỗi.

THÍCH GIÁO: Theo THÍCH GIÁO, con đường đi đến thành chánh quả là: MINH TÂM KIẾN TÁNH. Nghĩa là phải trau giồi bản tâm cho sáng suốt đặng kiến tánh.
KIẾN TÁNH tức là cùng PHẬT đồng tánh thấy sáng đạo nhiệm mầu, các điều vọng niệm thảy đều tiêu tan, sống ở chơn tâm hoàn toàn giải thoát.
Bậc đã được kiến tánh, giữ cõi lòng thật thanh tịnh trở lại với bản tánh thiên nhiên tức là lúc mắt tuy thấy thiên hình vạn trạng trí tưởng nghìn muôn pháp, nhưng tâm vẫn yên tịnh dường như không gì xao xuyến. Lúc ấy bậc kiến tánh được thấy ngọn đèn chơn lý đột nhiên đưa đến sáng rạng lạ thường để chỉ đường dẫn lối đưa đến cõi tâm giới nhiệm mầu.
Ví bằng bản tâm để cho mờ ám vọng động bởi sức quyến rũ bên ngoài thì người tu biết bao giờ kiến tánh mà tầm lối giải thoát.

Vậy mê là chúng sanh, ngộ là PHẬT.
Vì đó PHẬT HỌC cho cái tâm là cái rất nông nỗi, lại đặt cho tâm cái tên là giặc (tâm vi tặc). Phật học dạy xóa bỏ vọng tâm thường lôi cuốn con người vào đường tội lỗi. Nếu không bỏ vọng tâm thì chân tâm diệu minh không hiện phát ra được. Xóa bỏ vọng tâm tức là để cho chơn tâm phát hiện, người tu hành mới thoát khỏi thất tình lục dục hiểu thấu chơn lý và thắng được mọi sự khổ.

THÂN NGHIỆP, Ý NGHIỆP, KHẨU NGHIỆP gọi là tam nghiệp làm cho con người luân hồi từ kiếp này đến kiếp khác. Cứ nghiệp trước tàn, nghiệp sau nối kế tiếp không ngừng, đó là do nơi tâm tạo. Vì tâm động là phát ra tư tưởng, có tư tưởng rồi mới có nói và làm theo.

Thế thì tâm là nguồn gốc sanh điều lành việc dữ, cái máy tạo thành họa phước Thánh phàm, nên Thánh Hiền có dạy rằng:
"Tam điểm như tinh tượng
Hoành câu tợ nguyệt tà
Phi mao tùng thủ đắc
Tổ Phật dã do tha."

Nghĩa là: Trên ba điểm như ba ngôi sao, dưới một vòng câu như hình nguyệt xế, cánh lông theo ấy được, thành Phật do bởi gì?

LÃO GIÁO: Theo triết học của Ðạo Giáo, Lão Tử rất chú ý đến việc tu thân để cho mình có đủ đức tính kéo lại những lỗi lầm sa ngã của quần chúng.
Ngài nói: Ta sở dĩ có điều lo lớn là vì ta có cái thân, nếu ta không có cái thân thì ta có lo gì?. Có thân tức là có cái tâm, có cái tâm không dễ gì điều khiển và giữ gìn cho trong sạch.

Theo thuyết của Ngài cái thân đáng quý là khi đem nó ra phụng sự cho thiên hạ, khi phụng sự cho thiên hạ cái tâm không còn gì xao xuyến ích kỷ để lo cho mình nữa. Vì lẽ cái tâm hay lừa đảo, hay làm cho con người sa ngã nên theo phép tu thân của Lão giáo, ta phải dứt bỏ những điều ham muốn, những tư tưởng ngông cuồng có thể hại đến tâm tính. Giữ lòng được phẳng lặng bình tĩnh để trông rõ những sự huyền diệu thiêng liêng, tức là lấy cái tâm đè nén cái khí để nuôi nấng tinh thần được cao siêu thoát tục, đó là con đường dẫn đến cơ đắc đạo.

TU TÂM, LUYỆN TÁNH là thuyết của LÃO GIÁO dạy người mộ đạo muốn tầm tiên lánh tục.
LÃO TỬ coi danh lợi là thù của thân, không lấy cái sống vật chất làm hạnh phúc, nên khuyên người đời chỉ nên chú trọng tinh thần. Phương pháp giáo hóa của Ngài không giống các bậc hiền triết khác, vì lẽ ngài không thích chen vai với đời để lấy sự hiểu biết khuyên dạy quần chúng.
Người lý tưởng của Ngài là người sống trong cảnh tịch mịch, cách biệt vời người đời, đóng cửa, rấp ngỏ không giao thiệp với ai, để rèn luyện tâm tánh, trụ vững tinh thần như thế mới gần gũi được với thiên nhiên, quan năng trực giác mới được sáng suốt, tuy không ra khỏi ngỏ cũng hiểu được thiên hạ, không ngó qua cửa sổ cũng biết được thiên đạo.

Người ấy LÃO TỬ gọi là Thánh nhơn.
Trái lại, người chung đụng với thế gian bị tranh đấu về danh lợi, làm cho tâm tánh vọng động càng đi xa càng bị sóng đời lôi cuốn, bản tâm rối loạn, thiên tính càng lu mờ, đó là tự mình tìm lối diệt vong vậy.

Người ta cho LÃO TỬ có tư tưởng yếm thế tiêu cực, hoặc tư tưởng của Ngài là độc thiện kỳ thân hay cá nhân chủ nghĩa. Nhưng xét ra, người học Ðạo nên tùy theo đẳng cấp và trí thức của mình, chọn lọc thuyết nào thuận tiện thi hành cho tâm tánh được nâng cao, tinh thần được cứng rắn. Ngoài ra phương pháp nào quá cao siêu ta chưa với tới được thì để lại cho bậc có quan niệm cao thượng hơn ta thực hành.

KHỔNG GIÁO: Khổng Giáo cho rằng tâm là thần minh của Trời phú cho, nên tâm của ta với Trời là một thể. Mạnh Tử lại cho Tánh là cái bản nguyên thiêng liêng, đối với Tâm vẫn có một. Hễ biết rõ tâm thì ta biết rõ tánh, biết rõ tánh tức là biết rõ trời đất vạn vật.

"TỒN TÂM DƯỠNG TÁNH" là giữ cho mình còn cái tâm hư linh; nghĩa là đừng để cho tự ý che lấp mất và nuôi cho cái tánh được sáng suốt toàn hảo như của Trời đã ban cho ta, tức là biết có Trời và thờ Trời một cách chơn thật.

Cái bản tâm giữ được còn mới thật là lương tâm. Có lương tâm mới có lương năng và lương tri, tức là cái giỏi biết rất tự nhiên, rất mẫn tuệ (người không học mà giỏi gọi là lương năng, không suy nghĩ mà biết gọi là lương tri. Cũng như đứa trẻ con còn ẳm trên tay, không đứa nào là không biết yêu mến cha mẹ, chỉ vì lương tâm còn nguyên vẹn thuần túy).

Theo thuyết KHỔNG GIÁO, người ta ở đời phân biệt nhau ở nơi quân tử hay tiểu nhơn, hiền hay ngu là do người ta giữ cho còn cái tâm hay để cho mất cái tâm. Giữ cho còn cái tâm là đáng bậc Thánh Hiền, bỏ mất cái tâm con người vẫn là một cây thịt biết đi biết chạy mà thôi.

Thầy MẠNH TỬ chú ý nhất về chỗ tìm lại cái tâm của mình đã để sổ ra mất, vì lẽ người ta để con gà, con chó sổ ra còn biết đi tìm, há đâu để món báu thiêng liêng là cái tâm của mình sổ ra lại không đi tìm hay sao?

Tìm lại cái tâm đã mất tức là sửa mình đó.
Từ bậc vua chúa dĩ chí thứ dân, ai cũng lấy sự học để sửa mình làm gốc. Muốn sửa mình cho ra người có đức hạnh hoàn toàn, trước phải giữ gìn cái tâm cho chính, cái ý cho thành, sau mới cách vật trí tri, nghĩa là tìm hiểu rõ các sự vật và biết đến cho cùng cực của sự biết.
Muốn giữ cái tâm cho chính, sự sợ hãi, sự vui say, sự ưu hoạn, làm cho cái tâm ta chênh lệch xao xuyến vì một khi tâm bị loạn thì mắt không trông thấy, tai nghe không hiểu, ăn không biết mùi, tất nhiên ta chẳng còn phân biệt được tà chánh ngay gian mà xử sự đúng theo đạo lý.

Khi tâm đã chánh, ý đã thành, cái lương tri lương năng của ta trở nên mẫn huệ, xem xét điều gì cũng hiểu rõ đến chỗ nhiệm mầu sâu xa dầu đối phó với cảnh ngộ nào cũng điều hòa và hợp với lẽ phải.
Chừng đó con đường đã dọn sẵn, sự sáng suốt của tâm đã đủ sức dìu dắt ta trong bước tu thân, có còn chi trở ngại nữa.
Việc tề gia, trị quốc, bình thiên hạ cũng do nơi con đường đó mà đạt thành.
Ngày nay ÐỨC CHÍ TÔN khai nền ÐẠI ÐẠO tại VIỆT NAM để cứu vớt nhân loại lần cuối cùng qui tam giáo, hiệp ngũ chi đem chủ nghĩa từ bi bác ái lập nền tảng đại đồng hòa bình.
Ðức Chí Tôn từng dạy chúng ta lập tâm chí thanh cao và noi theo đức háo sanh của Ngài mà phổ độ sanh chúng.

Lúc mới khai Ðạo (1926), mỗi đêm những chức sắc lớn phải đi đến nhà các đạo hữu mới nhập môn đặng làm lễ khai đàn. Một hôm nhiều chức sắc đến khai đàn tại nhà một đạo hữu ở trong một túp lều tranh nơi xóm dân lao động. Ðường đi trong ngõ hẻm trơn trợt vì gặp phải mùa mưa, phần đông chức sắc than phiền dường như rất bực lòng đi đến chỗ không xứng đáng.
Lúc khai đàn, Ðức Chí Tôn giáng cơ ban khen Vị Ðạo Hữu chủ đàn và rầy cả chức sắc sao không hiểu nghĩa vụ của mình đối với Ðạo, nhơn sanh.
Bài thi cho cả chức sắc hiện diện như sau đây:
"Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi,
Há cần hạ giới dụng cao ngôi?
Hèn sang trối kệ tâm là quí,
Tâm ấy tòa sen của Lão ngồi."

Từ ấy các chức sắc đi chứng lễ khai đàn nơi tư gia, tỏ ý sốt sắng và không dám câu nệ nữa. Ðức Chí Tôn thường nói với các môn đệ:
"TÂM các con vừa động Thầy đã biết rõ, vì TÂM các con là một phần thiêng liêng của Thầy ban cho, vậy tư tưởng các con Thầy đều biết, khá tìm hiểu."
Do đó chúng ta biết DÂN TÂM tức là THIÊN Ý và theo thể pháp của Ðạo, duy có quyền Vạn linh đối với quyền Chí Tôn mà thôi.

Lúc ÐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG còn tại thế, Ngài có tiếp một bài thi của Ðức Chí Tôn như sau đây:
"Nghiêng vai gánh vác đạo nhà Nam,
Gắng khổ chìu tâm độ tánh phàm.
Khổ ấy về sau danh phận xứng,
Chăm lo trách nhim mới gìn kham."

Ngài thường nói với các chức sắc gần gũi với Ngài: "Tuy qua đi hành đạo vất vả cực nhọc nhưng qua vẫn vui lòng, vì đối với Thầy, tâm qua được trong sạch, đối với nhơn sanh tâm qua được thơ thới an vui vì làm tròn nhiệm vụ. Ngoài đời người ta được thưởng công bằng tiền bạc, trong cửa đạo chúng ta được thưởng công bằng sự ban khen phủ ủy của lương tâm.
Những tiếng ban khen ấy đối với qua không lấy vật chi quí báu của đời mua được".

Quí hóa thay lời nói của người Anh cả chúng ta. Ngày nay bậc cao khiết ấy đã về với Thầy rồi, lời nói trên đây còn văng vẳng bên tai của kẻ viết bài này.
Bức tranh xã hội thường ngày vẽ cho chúng ta thấy nhiều chuyện trớ trêu khúc mắc và chỉ cho chúng ta biết rằng đời hiện tại là đời mạt kiếp, nên cang thường đảo ngược, luân lý suy đồi. Người ta đua nhau lăn xả vào vòng trụy lạc, sống một đời vật chất vô nghĩa, vô nhân, vô tâm, vô đạo. Nào con giết cha, vợ giết chồng, nào anh em làm loạn luân thường, nào mẹ bán con vì mối lợi thừa, chồng hiến vợ cho kẻ có quyền để cậy thân dựa thế. Người ta dám giết lẫn nhau vì số tiền một vài trăm đồng hoặc tạo cảnh nồi da xáo thịt vì bát cơm manh áo.

Ðức PHẬT THÍCH CA có giáng cơ như vầy:
"Lộ vô nhân hành,
Ðiền vô nhân canh,
Ðạo vô nhân thức,
Ta hồ tận chúng sanh!"

Ðiền là tâm điền, chỉ nghĩa tâm người ta như miếng ruộng, cần phải cày cấy, gieo giống tốt mới nở bông sanh trái, bằng để u trệ không lo săn sóc, ruộng sẽ bị cỏ chạ cây rừng loán mọc, thành đất hoang vu, chứa những độc trùng hiểm nguy không ít.
Thường ta thấy nơi trường đời người ta mượn cái lốt bề ngoài để lòe quần chúng để che khuất cái tâm khô khan cằn cổi bên trong, đặng chờ dịp lừa phỉnh nhau và sát hại nhau.
TÂM bất chánh trong phạm vi eo hẹp thì làm rối loạn gia đình, tâm bất chánh ở chỗ xử sự xã giao thì gây ác cảm, chác oán thù, tâm bất chánh loán vào xã hội tạo giây oan nghiệt, đưa đến cảnh tội tù, xô đẩy con người vào vực sâu hang thẳm.
Gặp được mối Ðạo mầu, chúng ta rất hữu phước được Ðức Chí Tôn dìu dắt và giáo hóa, chúng ta nên gắng công trau giồi tâm chí hầu nâng cao danh thể Ðạo và thức tỉnh những kẻ sai bước lạc đường.
Ðức Chí Tôn cầm quyền cả càn khôn thế giới, đã từng hạ mình làm hồn ma đặng dìu dắt các môn đệ lúc ban sơ, ta há vì tự trọng tấm thân mà không noi gương của Ngài trong muôn một hay sao?
Có tài thì cái tài rất hữu dụng, mà đức lại càng qúi hơn. Diêu Trì Cung Bát Nương có khuyên dạy về hai chữ tài và đức như sau đây:
"Tài lấn đức tài mau diệt tận,
Ðức đồng tài, tài phấn khởi thêm.
Mênh mông biển khổ con thuyền,
Ðạo sơ đức kém ngửa nghiêng sóng trần.
Ỹ tài sức cậy thân dựa thế,
Tài càng nhiều càng lụy đến thân.
Tài kia tai nọ luôn vần,
Ðức tài trau luyện đồng cân mới mầu.
Trăm năm một cuộc bể dâu!"

Tố Như Tiên sanh là cụ Nguyễn Du dạy đời hai câu bất hủ nầy:
"Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài."

Nơi cửa Ðạo, người hành đạo phải làm gương mẫu cho nhơn sanh và muốn lập chữ tâm phải quên được cái "bản ngã" thường tình. Trừ bỏ được bịnh chỉ biết có mình, hành vi nào cũng được trong sạch, khỏi bận tâm lo mất còn thiếu đủ. Trong cảnh hèn sang, vui khổ, phải chia sớt với tất cả bạn đồng hành, sự tương thân, tương ái mới được trọn vẹn.
Lưu Hướng Liệt Nữ truyện Trung Hoa có chép một truyện như sau đây:
"Lúc Xuân Thu, nước Tề cữ binh phạt nước Lỗ. Khi đến chỗ giáp giới, viên tướng chỉ huy binh Tề trông thấy một người đàn bà một tay bồng đứa bé, tay kia dắt một đứa bé nữa. Quân tràn tới, người đàn bà vội bỏ đứa bé đang bồng trên tay xuống, xốc đứa bé đang dắt, rồi hơ hãi chạy trốn vào rừng. Ðứa bé bị bỏ, chạy theo la khóc, người đàn bà cứ lo chạy không ngó lại.
Viên tướng Tề sai quân bắt lại và hỏi:
"Ðứa bé nàng bồng chạy là con ai, đứa bé bỏ lại là con ai?"
- Thưa, đứa tôi bế chạy là con của anh cả tôi, đứa tôi bỏ lại là con tôi. Vì không thể bảo toàn cả hai đứa, nên tôi phải bỏ con tôi.
- Tướng Tề nói: "Tình mẹ con không đau xót sao?- Ai nở bỏ con mình để cứu lấy con của anh là thế nào?"
- Con của tôi là tình riêng, con của anh tôi là "nghĩa công", bỏ con đẻ tuy đau xót, nhưng muốn làm tròn nghĩa công, tôi phải lìa nó mà cứu con anh tôi. Tôi không thể nào mang tiếng "vô nghĩa" mà sống ở nước tôi được.
Viên tướng Tề dừng binh lại, đợi vua Tề đi tới quì tâu: "Nước Lỗ chưa thể đánh được. Quân ta mới tới biên giới, đã thấy một kẻ phụ nhơn ở xó rừng góc núi còn biết chẳng vì tình riêng mà hại nghĩa công huống chi là những bậc quan lại sĩ phu trong nước. Vậy xin kéo binh về là hay hơn."

                     Home                 1  ]   [  2  ]  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét