Giáo Dục Văn Hóa Đạo Cao Đài - 2/5 (HT. Trần Văn Rạng)


Đó là hành trang tối thiểu để người đạo đi vào cuộc đời (nhập thế). Cuộc sống trong xã hội luôn luôn thay đổi và biến động. Cách tu, lối tu vì thế cũng phải tiến bộ cho phù hợp với đời. Thời còn ăn lông ở lỗ, núi hang là nơi ở thiên nhiên nên con người chọn lối tu núi tức là tu Tiên. Khi con người biết quần tụ cất nhà để ở thì con người nảy ra lối tu chùa tức tu theo phật.

Trong luật cạnh tranh sinh tồn, người đẻ mà đất không đẻ nên thức ăn thiếu thốn, người ta giành giật nhau từng miếng ăn manh áo.
Đức Khổng Tử ra đời kêu gọi con người phải biết phải học nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên ha. Từ đó nảy sinh lối tu tề của Nho giáo.

Xã hội ngày càng văn minh, tiếnbộ, nếp sống sinh hoạt cũ không còn thích hợp nữa. Thành thị hay nông thôn, chỗ nào cũng có người, cũng có chợ. Người ta sống giữa chợ đời, trò đời thì cũng phải có lối tu chợ tức tu tâm. Đó là lối tu của người tín hữu Cao Đài hiện nay, mỗi người đều tự giác tha, và điều rõ câu : “ Ngô thân bất độ hà nhân độ”. Đạo ẩn trong lòng mọi người, nó sẳn sàng trấn áp mọi “nộ, ố, bi, ai”.Họ có một nội tâm sinh động và một nội lực thâm hậu để chống trả mọi cơn khảo đảo từ ngoài đưa vào. Thế mới gọi là “đại ẩn ẩn thành thị” tức tu giữa thành thị mới gọi là đại ẩn. Lại có câu : “Nhất tu thị, nhị tu sơn”.

Xét về quá trình các phương pháp tu, từ tu núi, tu chùa, tu tề, tu chợ, chắc chắn tu giữa chợ là lối tu khổ luyện nhất . Người tín hữu không bỏ nhà ẩn thân nơi non cao , không vào chùa để tham thiền nhập định mà tiếp xúc với mọi người, chung đụng với mọi người, gần gũi với mọi cám dỗ chực đưa bất cứ tín hữu nào vào đường tội lỗi, nếu chưa luyện đạo tâm vững vàng.

Đạo lập ra để cứu đời, tận độ chúng sanh toát khỏi nguy nàn. “Mở một mối đạo chẳng phải thường tình, mà sanh nhằm đời gặp đặng mối đạo chẳng phải dễ”. (TNHT .I,tr.53) “Đạo Trời mở ra cho một nước, tất là ách nạn của nước ấy hầu mãn”. (TNHT.II, tr.114)

" Các con vì Đạo là việc công lý, mà công lý đánh đổ cường quyền thì đạo mới phải đạo ". (TNHT.I, tr.98)

Thế nên, ngay từ đầu, Đạo Cao Đài nêu rõ chủ trương của mình là vì hòa bình, dân chủ, tự do.
“Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo hòa bình dân chủ mục,
Đài tiền sùng bái Tam Kỳ cộng hưởng tự do quyền.”
Đúng là chữ CHÁNH , giáo sư Latapie (Phó quản lý nội viện) sợ Pháp làm khó dễ nên xin đổi ra chữ MỤC .

Bởi lẽ, “Ngày nào các con còn trông thấy một điều bất bình ở đời này thì Đạo chưa thành”. (TNHT.I, tr.98)

Làm thế nào để khỏi thấy một điều bất bình? Đức Chí Tôn dạy phải thi hành “Luật Thương yêu, quyền công chánh”. Vì “Sự thương yêu là giềng bảo sanh của Càn Khôn thế giới . Có thương yêu, nhơn loại mới hòa bình, Càn Khôn mới an tịnh”.

Giáo lý Đạo Cao Đài đề cao gia đình một vợ một chồng. “Cấm người trong Đạo, từ ngày ban hành luật này về sau, không được cưới hầu thiếp. Rủi có chích lẻ giữa đường thì được chấp nối …Vợ chồng người Đạo không được để bỏ nhau. (Tân Luật, TN 1966, tr.12)

Tuy vậy, Đức Chí Tôn hằng nhắc nhở chư mộn đệ : Tà dâm là một trọng tội.
“Phàm xác thân con người, tuy con người coi thân hình như một, chớ kỳ trung nơi bổn thân vốn một khối chứa vàn vàn, muôn muôn sinh vật. Những sinh vật ấy cấu kết nhau mà thành khối. Vật chất ấy có tính linh …

Các vật thực nào tì vị, lại biến ra khí, khí mới biến ra huyết. Nó có thể hườn ra nhân hình, mới có sanh sanh tử tử của kiếp nhơn loại. Vì vậy mà một giọt máu là một khối chơn linh.

Như các con dâm quá độ là sát mạng chơn linh ấy. Khi các con thoát xác, nó đến tại Nghiệt Đài mà kiện các con. Vậy phải giữ gìn giới cấm ấy cho lắm”. (TNHT.I, tr. 26)

Vì nhận nơi con người điều có tính dục do cha mẹ truyền lại nên chấp nhận người Đạo phải có vợ chồng nhưng tuyệt đối cấm dâm dục. Khi trở thành chức sắc, Tân Luật “Cấm vợ chồng bỏ nhau” nên chức sắc Đạo Cao Đài có vợ có chồng là vậy. Không làm điều chi trái với thiên nhiên để rồi phải vụng trộm như các hàng giáo sĩ của các tôn giáo khác.

Vả lại, nếu đi tu mà bỏ nhà để vợ, không làm điều gì có ích cho gia đình, tìm chỗ thanh vắng lo cho riêng mình thì có ích chi cho xã hội. Đó không phải là chủ trương của Đạo Tam Kỳ. Vào Đạo tu tâm sửa tánh để trở nên người hiền lành nhân đức, làm điều ích nước lợi dân mà phổ độ chúng sanh vào đuờng ngay nẻo phải.

Người tín đồ nào cũng hiểu lời nói của Mạnh Tử “Bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại”. Ngài than không có người hiền nối mối Đạo, đó là tội vô hậu lớn. Về sau, Châu Tử chú giải theo phong kiến “Tội không con là lớn hơn cả” để cưới hầu thiếp. Vả lại, cổ nhân có dạy : “Trong sử hay bút ký, mấy điều gian hại chẳng luận chữ hiếu có con hay không con”.

Năm 1923, Đức Vân Trung Tử giáng đàn dạy : “Chẳng phải ông MạnhTử nói không con là bất hiếu. Nếu không con bất hiếu sau Lục Tổ trước còn thành Phật đặng?” (Hội Lý Xiển Chơn, TN 1959, tr.13)

Trong gia đình vợ chồng “Các con hòa hợp nhau trong sự sống chung cộng đồng quyền lợi và sinh hoạt”. (TNHT.I,tr.51) Nam Nữ bình đẳng : “Giục tài nữ sĩ sánh bì cùng nam” (Nữ Trung Tùng Phận ). Trong một xã hội nữa phong kiến, nữa thuộc địa mà giáo lý Đạo dạy Nam Nữ bình quyền, đó không phải là cuộc cách mạng đổi mới cho thân phận người phụ nữ ư? Trong khi đạo Kitô, phụ nữ không được làm Linh Mục, đạo Hồi phụ nữ không đuợc đến nhà thờ.

Thêm vào đó, theo cổ tục, khi có kinh nguyệt, người phụ nữ tránh ra ngoài thì giáo lý Đạo dạy : “Không vì nguyệt huyết kỵ anh linh”. Sự tiến bộ của khoa học ngày nay đã giải thích được điều đó.

Vốn là một tôn giáo tiến bộ nên : “ Việc tang không nên xa xí, không nên để lâu ngày, không dùng đồ âm công loè loẹt, chỉ dùng toàn đồ trắng. Trong việc tế vong linh, không nên dùng vật hy sinh, nên dùng toàn đồ chay thì được phước”. Việc cầu siêu vong linh trong tuần cửu cửu (81 ngày), tiểu tường (200 ngày) đến Đại tường (300 ngày) là mãn tang”. (Tân Luật, sđđ, tr.13)

Xem thế, thời gian mãn tang khó trong Đạo chỉ có 581 ngày trong khi phong tục cũ phải mất 3 năm (1095 ngày) gấp đôi thời gian trong Đạo, choáng hết thời gian làm ăn, ngăn trở sinh hoạt.

Đạo cấm hẳn vọng ngữ (Ngũ giới cấm) : “Các con nói dối dù chưa dối người, các con đã dối lương tâm mà lương tâm tức là chơn linh”. (Đạo Sử II,tr.273) Năm Mậu Thìn (1928), Đức Chí Tôn cấm tham lam: “Tham vào tâm, tâm hết Đạo, tham vào chùa, chùa hết chánh giáo, tham vào nước, nước hết chánh trị, tham lam lộng klhắp thế giới, thế giới hết Thần Tiên. Lòng tham có thể giục lỗi Đạo cùng Thầy”. (TNHT.II, tr.63)

Nhất là bối toán, đồng cốt, giết sinh vật để tế lễ,trong Đạo Cao Đài rất cấm kỵ. (TNHT.I,tr.86)

" Những điều mê hoặc dị kỳ,
Các con nên phải xa đi đừng làm.
Kho tàng là chuyện bá xàm,
Nộm hình, tà khí, độn nham tà quyền.
Bỏ vòng vàng bạc, giấy tiền,
Thánh Thần đâu có quá điên lấy xài! "
“Thầy dạy con đừng cúng chi hết, vì chơn nhơn chẳng hưởng của phàm bao giờ. Còn làm việc đãi, chẳng nên gọi là cúng”. (Đạo Sử II, tr.123)

Tắt một lời, Đạo Cao Đài là một tôn giáo hướng thượng tiến bộ. “Thầy chẳng dùng sự chi mà thế gian mà thế gian gọi là tà quái dị đoan, nếu có xảy ra một ít dị đoan trongĐạo đã dùng lỡ, ấy là tại nơi tâm của một vài môn đệ, nếu chẳng giữa theo lẽ Chánh mà hành Đạo và bày biên nhiều sự vô lối thì trong ít năm sau sẽ trở nên một mối Tả Đạo”. (TNHT.II, tr.42)

Việc tế lễ Đức Chí tôn của Đạo Cao Đài hết sức tiến bộ. Xét quá trình các tôn giáo từ xưa tới nay, ta thấy rằng : Vào thời thượng cổ, quan niệm về Thượng Đế còn mơ hồ. Con người thờ Tô tem gần như rộng khắp mặt đất.

Trong Cựu ước, người ta hiến lễ lên thần linh bằng đồng nam đồng nữ làm vât hy sin. Đạo giáo thì độc tôn, Thánh Moise là Đấng hằng hữu và phải tàn sát tất cả sắc dân nào có tín ngưỡng riêng.

Qua thời Trung Cổ, người ta quan niệm Thuợng Đế có quyền tác họa , ban phước. Kẻ nào làm lành được lên Thiên Đàng hay Cực Lạc, còn đứa dữ bị đày vào hỏa ngục hay Địa ngục. Tôn giáo nào cũng cho mình là Chánh là Phải . Do đó mới gây ra chiến tranh tôn giáo như ở Ấn Hồi hoặc kỳ thị tôn giáo ở Âu Châu.

Về tế lễ Trời Đất, thay đổi những con vật lớn bằng những con vật nhỏ gọi là Tam sanh mà không còn dùng con người làm vật hy sinh như trước nữa.

Thời kỳ hiện đại, ngoài những kinh sấm truyền báo trước Đạo Cao Đài xuất hiện Xem “Đại Đạo Sử Cương” ,quyển I , ở Châu Aâu có Hội thông thiên học , Hội Baha’i tuyên truyền thuyết tôn giáo Đại Đồng (La religion universelle) và báo tin cho toàn nhân loại sẽ có một nền tôn giáo chủ trương Đại Đồng thế giới ra đời . Đến năm 1926, Thượng Đế đã giáng trần lập Đạo Cao Đài và đã có Giáo hội, giáo pháp, kinh lễ chuẩn định.

Đạo Cao Đài cũng quan niệm rằng : Việc hiến lễ lên Đức Chí Tôn không còn chi bằng sanh mạng của mình. Nhưng thay vì dùng đồng Nam, đồng Nữ hoặc dùng sinh vật để cầu phước , cầu danh lợi cho riêng mình, người tín hữu Cao Đài dùng Tam Bửu là ba món quí báo nhất của con người gồm tinh khí thần hay bằng Bông Rượu Trà dâng lên Đức Đại Từ Phụ.

- Bông tượng trưng cho hình thể hữu vi(thể xác) tức là Tinh.
- Rượu tượng trưng cho trí não khôn ngoan tức là Khí.
- Trà tượng trưng cho linh hồn tức là Thần.

Việc hiến lễ của Tính hữu Cao Đài không cầu mong phước lộc cho riêng mình mà chỉ nguyện dâng cả thân này, từ thể xác, trí não đến linh hồn làm con vật hy sinh để phục vụ, thi hành lịnhcủa Đức Đại Từ Phụ đưa nhân loại đến cảnh huynh đệ đại đồng . Tắt một lời, xét việc hiến lễ từ xưa đến nay, cách hiến lễ của Đạo Cao Đài có ý nghĩa cao thượng và tiến bộ nhứt.

Khi bước vào làm lễ Đức Chí Tôn, ta gặp bức bích họa Tam Thánh 1 Chặn ngang đường. Chỉ một bức tượng này thôi đủ nói lên tôn chỉ, mục đích, tuyên ngôn, giáo lý của Đạo Cao Đài. Nội dung bản Thiên Nhơn Hòa Ước gồm có năm đề cương khiết lãnh như sau:

1/-Tôn chỉ : Vạn giáo qui nhứt bổn. Trong đó Thanh Sơn Đạo Sĩ đại biểu Lão giáo, Nguyệt tâm chơn nhơn (Victor Hugo) đại biểu Thánh giáo, Tôn Trung Sơn đại biểu Phật giáo (Vì tiền kiếp là Nguyễn Trãi) Bức bính họa này do họa sĩ Lê Minh Tòng vẽ vào năm 1947 (thời kỳ trang trí Tòa Thánh) do ý của Đức Hộ pháp. - Bức bính họa này do họa sĩ Lê Minh Tòng vẽ vào năm 1947 (thời kỳ trang trí Tòa Thánh) do ý của Đức Hộ pháp. . Tuy biểu tượng Tam giáo nhưng bao hàm vạn giáo vì ba tôn giáo trên Thiên bàn xếp hàng ngang nên còn chấm lửng đến vô tận dẫn đến Đại Đồng Tôn giáo.

2/-Mục đích : Đại Đồng nhân loại, trong đó, TSĐS là người Việt Nam. NTCN là người pháp và TTS là ngưới Trung Hoa . Tuy ba sắc dân mà biểu trưng cả nhân loại.

3/-Tuyên ngôn : Nhân loại cùng Đấng cha chung. Hiện tượng hóa thân từ Nguyễn Bỉnh Khiêm là người Việt Nam chuyển kiếp là người Pháp Richelieu… Hoặc trước ta ở Ấn Độ theo Aán giáo khi đầu thay sang Israel ta sẽ theo Do Thái giáo. Thế thì ta thay đổi, tôn giáo thay đổi, nhưng Đức Thượng Đế chỉ có MỘT mà thôi.

4/-Triết lý : Trời còn hiệp nhứt. Trong bản hòa ước có 4 chữ Thiên Thượng Thiên Hạ (Dieu et Humanité) “Thiên Nhơn vốn hiệp nhứt rồi bất tất phải nói hợp” (Trình Hiệu). Trong Đạo Cao Đài, Trời người hợp nhất qua trung gian đồng tử tức phò cơ, chấp bút .

5/-Giáo lý : Trong bản hòa ước ghi rõ: bác ái, công bình, thương yêu và công chánh. Loài người chỉ cần thực hiện hai chữ THƯƠNG YÊU là sẽ thấy ĐẠI ĐỒNG HUYNH ĐỆ.

Tóm lại, Đức Chí Tôn đã dạy, Thầy đến dạy sự thương yêu va diệt mê tín, chẳng dùng điều chi tà giáo dị đoan. Thật là một tôn giáo hướng thượng và tiến bộ. Đạo Cao Đài làm sáng lại truyền thống Nam Phong chớ không phục cổ. Xây dựng tương lai Nhơn phong với mô thức xã hội văn minh giản dị phác thực chớ không phải thứ văn minh mưu xảo phồn tạp.

CHƯƠNG II
THANH NIÊN

TIẾT 1 : ĐOÀN HƯỚNG ĐẠO SINH CAO ĐÀI
TIẾT 2 : ĐẠI ĐẠO THANH NIÊN HỘI

TIẾT 1 : ĐOÀN HƯỚNG ĐẠO SINH CAO ĐÀI
" Hướng Đạo dẫn đường dân chúng tìm chân lý
Cao Đài mở lối quần sanh hiểu nghĩa nhân "

Cuối năm 1949, ảnh hưởng chiến tranh, nhiều gia đình di cư về Toà Thánh, đem theo con cái vô nghề rỗi công. Trước hoàn cảnh đó, giáo sư Hồ Thái Bạch (Hiền tài) họp cùng một số người đồng chí hướng lập ra Bá Nghệ Đoàn, được Đức Hộ Pháp chuẩn phê quyết định số 470 ngày 05-06-1949

Trụ sở Đoàn năm giữa Đường Nhơn và Bắc Tông Đaọ. Bá Nghệ Đoàn dạy cho thanh thiếu niên nhiều nghề như mộc, hồ, đan, khắc mộc gỗ..Trong đó, chỉ có hai nghề đan mây tre lá và khắc mộc gỗ cho Chơn Truyền Aán quán có nhiều người theo học và phát triển nhất.

Số thanh thiếu niên tụ tập ngày càng đông. Giáo sư Bạch quyết hợp thức hoá với Đạo và Đời. Ông làm đơn gởi lên văn phòng Hộ Pháp xin thành lập Đoàn Hướng Đạo Sinh Cao Đài và Đạo Linh Sơn với Hội Hướng Đạo Việt Nam.

Ngày 5 tháng 5 năm Nhâm Thìn (1952), Đức Hộ Pháp ký Thánh lịnh số 18/TL cho phép Đoàn Hướng Đạo Sinh Cao Đài được phép hoạt động theo lời hứa và Luật Hướng Đạo như dưới đây

LỜI HỨA HƯỚNG ĐẠO
Tôi xin lấy danh dự của tôi mà hứa rằng :
- Làm tròn bổn phận đối với tôn giáo và tổ quốc
- Giúp ích mọi người bất cứ lúc nào
- Tuân theo luật Hướng Đạo

LUẬT HƯỚNG ĐẠO
1. Hướng Đạo Sinh là người trọng danh dự.
2. Hướng Đạo Sinh tuân theo luật Đạo, luật nước và người cộng sự.
3. HĐS giúp ích mọi người bất cứ lúc nào.
4. HĐS là bạn của mọi người.
5. HĐS lễ độ và nhã nhặn.
6. HĐS yêu các giống sinh vật
7. HĐS vâng lời.
8. HĐS vui vẻ khi gặp khó khăn.
9. HĐS biết tiết kiệm của người và của mình.
10. HĐS trong sạch từ tư tưởng, lời nói đến việc làm.
BÀI HÁT CHÍNH THỨC
Của Đoàn Hướng Đạo Sinh Cao Đài
Lời và nhạc : Vân Đằng
Đưa nhau lên đường anh em thanh niên
Kiến tạo thanh bình chúng ta bước đều
Hướng Đạo Sinh Cao Đài ! HĐS nhân nghĩa,
Hướng Đạo Sinh Cao Đài ! Từ bi, bác ái, công bằng.
Ta đi lên gieo vui tươi muôn nơi
Ta đi lên, người HĐS. Cao Đài !

Để thực thi luật Hướng Đạo “ giúp ích mọi người”, Ban Huynh Trưởng hội họp quyết định thành lập trường tiểu học Minh Đức - Tân Dân. Cơ sở trường đặt trong nội ô ở gần cửa số 3.

Trường do huynh trưởng Lê Hoàng Hải ( Lễ sanh) làm cai trường. Ban giáo viên gồm có : Nguyễn Thành Kỉnh, Nguyễn Văn Trạng, Lê Văn Cẩn …

Những học sinh cô nhi, con chức sắc neo đơn đều được ăn cơm tại Trai đường của Đạo. Ban giáo viên ăn cơm tại trụ sở Hướng Đạo do tiền lương của giáo sư Bạch cung cấp. Ngoài ra, không có lãnh khoản tiền nào khác và được cầu phong vào hàng chức sắc. Trường phải đóng cửa vì Ban Thanh Trừng.

Các ngày lễ lớn , Đoàn Hướng Đạo Sinh Cao Đài lãnh tổ chức các cuộc vui như đốt lửa trại, trình diễn văn nghệ, biểu diễn xếp chữ, trồng tháp …

Hoạt động của Đoàn từ 1952 đến 1955 có ba điểm son lớn :
- Giúp đỡ tương trợ đồng bào bị lụt năm Nhâm Thìn (1952) ở Tây Ninh.
- Lưu diễn văn nghệ ở miền Tây với Quái kiệt Trần Văn Trạch giúp đồng bào bị hoả hoạn ở chợ Thiếc năm 1953 ( Sài gòn).
- Giúp đồng bào di cư 1954 tại trại tạm cư Trường Trung Học Lê Văn Trung và những hoạt động từ thiện khác.

TIẾT 2 : ĐẠI ĐẠO THANH NIÊN HỘI
" Đại Đạo oát triền hợp lực dựng nền nhân
Thanh niên hội hiệp đồng tâm xây chánh giáo "

1. Sơ lược về ĐĐ Thanh niên Hội.
Đại Đạo Thanh Niên Hội thành lập năm 1965, đứng đầu là vị Hội Trưởng. Hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương,điều khiển do các ban chấp hành nhiệm kỳ là ba năm như BCH Trung Ương, Châu Thành Thánh Địa, Phận Đạo, Tỉnh Hội, Quận Hội, có hệ thống ngang với các Châu Tộc Đạo và trợ lực cho các Châu Đạo, trợ lực cho các Tộc về giáo dưỡng thanh niên.
Hội kỳ chiều ngang 2/3 chiều dài, nền xanh da trời, viền trắng trên nền có ba vòng tam thanh và sao Bắc Đẩu .

Đồng phục nam áo sơ mi trắng có cầu vai, quần tây dài màu xanh, đầu đội nón rộng vành, nữ áo sơ mi trắng có cầu vai, vái màu nâu, nón trắng hay nón vải.

Thanh niên gia nhập phải tuân theo “Điều lệ Hội”, xin lược ghi một số điều :
- Điều thứ nhứt : Hội Thánh công nhận Đại Đạo Thanh Niên Hội là một cơ quan để tiếp sức với Hội Thánh trong việc thi hành Thế Luật của Đạo cho được đắc lực.

- Điều thứ ba : Đại Đạo Thanh Niên Hội thành lập nhằm mục đích đoàn kết chặt chẽ tầng lớp thanh niên con em của Đạo thành một khối vững chắc để phục vụ Hội Thánh.

Gây tình thương thân tương ái giữa các đoàn thể thanh niên.
Đào tạo nhân tài cho xã hội. Quyết tâm giữ vững nền Tâm pháp của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Những điều vừa nêu trên đã ấn định mục tiêu và nhiệm vụ của Đại Đạo Thanh Niên Hội là xây dựng một xã hội mới theo Tân Pháp của Đạo Cao Đài là tứ hải giai huynh đệ, năm châu chung nhà để xây dựng thế giới Đại Đồng phồn vinh.

Muốn được như thế, người thanh niên đạo trước hết phải tạo cho mình một thể chất khoẻ mạnh và trong sạch. Kế đến phải tự rèn luyện bản thân có những đức tính tốt như trọng danh dự, trọng tự do, trọng tín nghĩa và sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa vì Đạo.

Điều cần yếu nhất là phải học hành siêng năng.
Ngài Hiến Đạo ban huấn từ cho Đại Đạo Thanh Niên Hội nhân Đại lễ Hội Yến 14-8-Aát Hội (2-10-1971) đã nhấn mạnh điều đó như sau :

“ Thế kỷ XX là thế kỷ hạt nhân nguyên tử…..Thế kỷ khoa học tiến bộ mau lẹ.
“ Thanh niên phải làm gì để theo kịp đà tiến triển của khoa học. Các em phải học tập cho rộng để mở mang kiến thức, nghĩ cho sâu để hiểu rõ ngọn ngành, nghiên cứu kỹ lưỡng để phân biệt phải trái …

“ Học là niềm đam mê, học hoài học không chán, lấy sự học làm thú vị. Học như vậy mới hay, mới có kết quả tốt đẹp. Học để biết sự biến chuyển trong đời, trong sự thể, biết cái mới lạ, cái đẹp hay. Học như vậy mới thật là học …

“ Các em thanh niên vốn là con cháu của tín hữu Cao Đài con nhà đạo đức, các em không thể làm chuyện hư hèn để tiếng nhơ cho họ hàng thân tộc. Các em phải tránh xa khỏi bị đầu độc bằng phim ảnh truỵ lạc của bọn con buôn trục lợi.

“ Hỡi các em thanh niên, đất nước đặt hy vọng vào các em đạo, trông cậy vào các em. Các em cố gắng học cho tốt để mai sau góp phần xây dựng xứ sở, dìu dắt đống bào bước lên đường văn minh tiến bộ theo kịp bằng người” ( TT 38, tr. 8, 9).

2. Đại hội bầu cử ĐĐTN Hội
Vào ngày mồng 4 tháng 5 Giáp Dần (dl 23-6-1974), đại hội bầu cử Ban chấp Hành Trương Ương Đại Đạo Thanh Niên hội nhiệm kỳ 1974-1976 tại Đạo Đức Học Đường, gồm có đại châu thành Thánh Địa, các Châu Tộc Đạo của các địa phương về tham dự đông đủ.
Khởi đầu, ông Hội trưởng BCH Trung Ương ĐĐTNH đọc diễn văn khai mạc và vị Tổng Thư ký tường trình về mọi sinh họat của Hội trong nhiệm kỳ vừa qua. Ông Quyền Thượng Chánh Phối Sư ban huấn từ đại ý.

Sự hiện diện đông đủ của các cấp Hội giúp buổi lễ thêm long trọng và được quí vị Thời Quân, quí Ngài Đầu Sư đến dự và đồng chủ tọa để khuyến khích nung chí trên bước đường hoạt động thanh niên, bồi đắp tương lai hậu tấu cho Giáo Hội.

Nhân dịp Đại Hội, ông nhắn nhủ với các hội viên. Điều thứ nhứt của Đạo Lịnh thành lập Đại Đạo Thanh Niên Hội có ghi : “Hội Thánh công nhận ĐĐTNH là một cơ quan để tiếp sức với Hội Thánh trong việc thi hành thế luật của Đạo cho được đắc lực”.

Điều thứ ba của bản điều lệ cũng ghi : ”ĐĐTNH thành lập nhằm mục đích đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp thanh niên con em của Đạo thành một khối vững chắc để phục vụ Hội Thánh. Gây tình tương thân tương ái giữa các đoàn thể thanh niên đào tạo nhân tài cho xã hội. Quyết tâm giữ vững nền Tân pháp của ĐĐTKPĐ”. Song song với các điều trên, người thanh niên Đại Đạo đặt tình thương nhân loại lên trên hết, chống mọi tư tưởng sa đà thoái hóa. Như thế, nhiệm vụ bức htiết của ĐĐTNH trong lúc này là “Xây dựng một xã hội mới đặt trên nguyên tắc công bằng, bác ái và tự do dân chủ.

Muốn thế, người thanh niên Đạo bắt đầu phải tự xây dựng bản thân bằng những điều căn bản sau :
- Xây dựng một cơ thể lành mạnh trong xác thân khang kiện
- Xây dựng nếp sống đạo đức vị tha
- Xây dựng tư cách làm người. Trọng tín nghĩa, thờ danh dự, ham tự chủ, giàu hy sinh và tinh thần phục vụ cao.

Đó chính là những mục tiêu tối thượng của phong trào thanh niên Đại Đạo, trong sứ mạng tiếp sức với Hội Thánh thi hành thế luật của Đạo cho ra thiệt tướng.

3. Đạo lịnh và điều lệ thành lập ĐĐTN Hội
A/ ĐẠO LỊNH SỐ 038-ĐL
Điều thứ nhứt : Hội Thánh công nhận Đại Đạo Thanh Niên Hội là một cơ quan để tiếp sức với Hội Thánh trong việc thi hành Thế Luật của Đạo cho được đắc lực.
Điều thứ nhì : Chức sắc hành quyền Đạo ở Trung ương cũng như ở địa phương phải hết lòng nâng đỡ Đại Đạo Thanh Niên Hội trong nhiệm vụ nói trên.

Điều thứ ba : Chư vị Hiến Pháp Chưởng quản Bộ Pháp Chánh, Đầu Sư Cửu Trùng Đài, Chưởng Quản Phước Thiện, Nữ Chánh Phối Sư, Chưởng Quản Nữ Phái Cửu Trùng Đài và Nữ Phối Sư Chưởng Quản Nữ Phái Phước Thiện, các tư kỳ phận lãnh ban hành và thi hành Đạo lịnh này./.
Toà Thánh, ngày 25 tháng 5 năm Aát Tỵ ( 24-6-1965 dl)
THƯỢNG SANH
PHÊ KIẾN
CHƯỞNG QUẢN HIỆP THIÊN ĐÀI
( ấn ký)

BẢO THẾ
QUYỀN CHƯỞNG QUẢN HIỆP THIÊN ĐÀI
(ấn ký)

B -/ ĐIỀU-LỆ
ĐẠI-ĐẠO THANH-NIÊN HỘI
*
*          *
Chương 1:   Danh-Hiệu, Trụ-Sở, Mục-Đích, Phạm-Vi, Thời-Hạn
Điều Thứ I:   Danh-Hiệu
Điều Thứ II:   Trụ-Sở
Điều Thứ III:   Mục-Đích
Điều Thứ IV:   Phạm-Vi, Thời-Hạn
Chương 2:   Thành-Phần, Nhiệm-Vụ, Điều-Kiện Nhập Hội & Ra Hội
Điều Thứ V:   Thành-Phần Hội-Viên
Điều Thứ VI:   Nhiệm-Vụ của Hội-Viên
Điều Thứ VII:   Điều-Kiện Nhập Hội & Ra Hội
Điều Thứ VIII:   Thiếu-Sinh Đại-Đạo
Chương 3:   Tổ-Chức
Điều Thứ IX:   Tổ-Chức của Đại-Đạo Thanh-Niên Hội
Điều Thứ X:   Thành-Phần của mỗi Cấp
Điều Thứ XI:   Nhiệm-Kỳ, Định-Kỳ & Đại-Hội
Điều Thứ XII:   Kỷ-Luật
Điều Thứ XIII:   Hội-Đồng Kỷ-Luật
Chương 4:   Tài-Chánh
Điều Thứ XIV:   Tài-Chánh của Hội
Điều Thứ XV:   Chi Thu
Chương 5:   Nội-Quy, Sửa-Đổi Điều-Lệ, Giải-Tán
Điều Thứ XVI:   Nội-Quy, Sửa-Đổi Điều-Lệ, Giải-Tán

CHƯƠNG I
DANH-HIỆU, TRỤ-SỞ, MỤC-ĐÍCH, PHAÏM-VI, THỜI-HAÏN

ĐIỀU THỨ I DANH-HIỆU
Nay thành-lập trong hàng thanh-niên nam-nữ Đạo Cao-Đài một Hội lấy tên là ĐẠI-ĐẠO THANH-NIÊN HỘI.    

ĐIỀU THỨ II TRỤ-SỞ
Cơ-quan Trung-Ương đặt tại:    TÒA-THÁNH TÂY-NINH (Việt-Nam).    

ĐIỀU THỨ III MỤC-ĐÍCH
Đoàn-kết chặt-chẽ các từng lớp thanh-niên của Đạo thành một khối vững-chắc để phục-vụ nhơn-loại.
Gây tình tương-thân tương-ái, trao-đổi văn-hóa, kiến-thức và kinh-nghiệm giữa các đoàn-thể thanh-niên tôn-giáo trên thế-giới; thể-hiện tình-thương vạn-loại đúng theo tôn-chỉ của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
Đào-tạo nhân-tài cho xã-hội trên căn-bản: Đức, Trí và Thể-Dục để bảo-đảm hạnh-phúc chung cho nhân-loại.
Duy-trì, bảo-vệ và phát-triển văn-hóa truyền-thống Việt-Nam.
Quyết-tâm giữ-vững nền Tân-Pháp của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, bảo-vệ tự-do tín-ngưỡng và tôn-trọng các nền tôn-giáo, tiến tới một thế-giới đại-đồng duy nhất trong Bảo-Sanh, Nhân-Nghĩa và Công-Bằng. Hội chủ-trương đặt tình-yêu nhân-loại trên hết và tuyệt-đối không tham-gia chính-trị.    

ĐIỀU THỨ IV PHẠM-VI, THỜI-HẠN
Hội hoạt-động trên lãnh-thổ Viet-Nam và và vô kỳ hạn.    
*
*          *
CHƯƠNG II
THÀNH-PHẦN, NHIỆM-VỤ, ĐIỀU-KIỆN NHẬP HỘI VÀ RA HỘI, THIẾU-SINH ĐẠI-ĐẠO

ĐIỀU THỨ V THÀNH-PHẦN HỘI-VIÊN
Hội-Viên Sáng-Lập là những người khởi-xướng và đứng ra thành-lập Hội.
Hội-Viên Danh-Dự là những Chức-Sắc, Chức-Việc trong Đạo hoặc những nhân-sĩ trí-thức có uy-tín trong xã-hội có nhiệt-tâm đối với Hội.
Hội-Viên Chỉ-Đạo là những người được mời giúp ý-kiến và hoạch-định đường-lối cho Hội, thành-phần cốt-cán của Hội.
Hội-Viên Ân-Nghĩa là những người hảo-tâm thiện-chí giúp Hội về phương-tiện tinh-thần lẫn vật-chất.
Hội-Viên Hoạt-Động là tất cả hội-viên thiệt-thọ của Hội có trách-nhiệm trực-tiếp về sinh-hoạt của Hội.    

ĐIỀU THỨ VI NHIỆM-VỤ CỦA HỘI-VIÊN
Thi-hành triệt-để Thế-Luật của Đạo.
Trung-thành với Tôn-Chỉ và Mục-Đích của Hội.
Tôn-trọng Điều-Lệ và Nội-Qui của Hội.
Gia-công khảo-cứu và sưu-tầm để trao-dồi văn-hóa, tập-luyện thể-dục thể-thao để kiện-toàn bản-thân hầu làm tròn bổn-phận một tín-đồ xứng-đáng của Đạo Giáo, một công-dân tốt của đất-nước.
Bàn-luận, đóng góp ý-kiến, tuyệt-đối không được chỉ-trích hay cãi-vã gây bất hòa nhau.
Kính trên, nhường dưới, hòa-thuận nhau, không phân-biệt tôn-giáo, chủng-tộc.
Tham-gia các công-việc từ-thiện.
Khuyến-khích và giúp-đở lẫn nhau trên đường tu học, thực-hiện Đại Đoàn-Kết. Giữ nền hòa-ái tương-thân, làm cho mọi người hướng về Thượng-Đế, nhìn-nhận là Đấng Cha chung theo tinh-thần Đại-Đồng Nhân-Loại.    

ĐIỀU THỨ VII ĐIỀU-KIỆN NHẬP & RA HỘI
Những thanh-niên có khuynh-hướng đạo-đức.
Không phân-biệt màu da sắc tóc, tôn-giáo.
Phải làm đơn gia-nhập Hội và có một Hội-Viên tiến-dẫn.
Hội-Viên muốn ra Hội phải gởi đơn đến Hội.
Hội-Viên đã xin ra Hội có thể xin gia-nhập trở lại, cũng phải tùng theo thể-lệ đã ấn-định như một hội-viên mới xin gia-nhập.    

ĐIỀU THỨ VIII THIẾU-SINH ĐẠI-ĐẠO
Những thiếu-niên nam-nữ dưới 18 tuổi sẽ kết-nạp vào đoàn Thiếu-Sinh Đại-Đạo nếu có sự chấp-thuận của cha-mẹ.    
*
*          *
CHƯƠNG III
TỔ-CHỨC

ĐIỀU THỨ IX TỔ-CHỨC CỦA ĐẠI-ĐẠO THANH-NIÊN HỘI
Tổ-chức của ĐẠI-ĐẠO THANH-NIÊN HỘI theo hệ-thống từ dưới lên trên gồm có:
Phân-Hội
Hương-Hội
Quận-Hội
Tỉnh-Hội
Khu-Hội
Liên-Khu-Hội
Bang-Hội
Trung-Ương     

ĐIỀU THỨ X THÀNH-PHẦN CỦA MỖI CẤP
Thành-phần của mỗi cấp sẽ được quy-định rõ trong bản Nội-Quy.    

ĐIỀU THỨ XI NHIỆM-KỲ, ĐỊNH-KỲ & ĐẠI-HỘI
Nhiệm-Kỳ:
Sau khi được Chính-Phủ chính-thức cho phép thành-lập Hội trong thời-hạn tối-đa là sáu tháng các sáng lập viên phải triệu-tập Đại-Hội để bầu Ban Chấp-Hành Trung-Ương chính-thức.

Nhiệm-kỳ của Ban Chấp-Hành Trung-Ương là ba (3) năm.
Nhiệm-kỳ của các cấp khác là một (1) năm.
Định-Kỳ:
Ban Chấp-Hành các cấp họp hằng tháng một kỳ.
Ban Chấp-Hành Trung-Ương họp tam-cá-nguyệt một kỳ. Riêng Ban Chấp-Hành Trung-Ương có thể họp bất-thường do Hội-Trưởng triệu-tập hoặc do 2/3 số nhân-viên yêu-cầu.
Đại-Hội:
Mỗi năm vào dịp Rằm tháng Giêng (Âm-Lịch) sẽ tổ-chức Đại-Hội thường-niên để:
Tường-trình công-việc năm qua và hoạch-định chương-trình hoạt-động cho năm tới.
Bầu-cử Ban Chấp-Hành Trung-Ương khi mãn nhiệm-kỳ.
Thành-phần của Đại-Hội gồm có các Hội-Viên lãnh-đạo các cấp đại-diện.
Thủ-tục bầu-cử và nghị-quyết:
Đại-Hội chỉ hợp-lệ khi có sự hiện-diện của 2/3 các đại-diện hợp-pháp.
Trong trường-hợp không đủ số nầy, Ban Chấp-Hành sẽ triệu-tập Đại-Hội lần thứ hai trong thời-hạn một (1) tháng, và Đại-Hội nầy với bất-cứ bao nhiêu đại-diện hợp-pháp tham-dự cũng đều có giá-trị.
Bầu-cử và nghị-quyết theo thể-thức đa-số tương-đối những đại-diện có mặt, hoặc có đại-diện hợp-pháp.
Trường-hợp số phiếu tương-đương phải bỏ phiếu lại lần thứ hai.
Trong lần bỏ phiếu lần thứ hai, nếu hai số phiếu bằng nhau thì ý-kiến của chủ-tọa hội-nghị sẽ có giá-trị tuyệt-đối.     

ĐIỀU THỨ XII KỶ-LUẬT
Tưởng-Thưởng:
Sau 5 năm Hội-Viên không gián-đoạn công-nghiệp và có đủ điều-kiện về:

Phương-diện hạnh-đức
Trình-độ học-thức
Tinh-thần phục-vụ
Trên 25 tuổi
Sẽ được Hội-Thánh chọn cầu-phong cho lên Lễ-Sanh do đề-nghị của vị lãnh-đạo, chư-vị Tân Lễ-Sanh nầy sẽ làm cán-bộ ưu-tú để dạy lại đàn em. Sau 3 năm làm cán-bộ sẽ được Hội-Thánh thâu-dụng bổ-nhiệm hành Đạo ở địa-phương.
Trừng-Phạt:
Những Hội-Viên không tuân-hành đúng theo quyết-nghị của Trung-Ương và hành-động có phương-hại đến danh-nghĩa Hội, tùy trường-hợp phải chịu những kỷ-luật sau đây:
Phê-bình
Cảnh-cáo
Quỳ hương
Khai-trừ có thời-hạn
Khai-trừ vĩnh-viễn     

ĐIỀU THỨ XIII HỘI-ĐỒNG KỶ-LUẬT gồm:
Hội-Trưởng
3 Phó Hội-Trưởng
Tổng Thư-Ký
2 Kiểm-Soát Viên tham-dự
Hội-Trưởng:   Chủ-tọa phiên-họp và nghị-quyết trừng-phạt (theo các quy-luật của Hội.)

Đệ I Phó Hội-Trưởng:   Giữ quyền buộc-tội Hội-Viên phạm kỷ-luật của Hội.
Đệ II Phó Hội-Trưởng:   Đứng ra biện-hộ cho Hội-Viên phạm kỷ-luật của Hội.
Đệ III Phó Hội-Trưởng:   Tuyên đọc bản phạm kỷ-luật trạng của Hội-Viên phạm kỷ-luật (nêu rõ điều-khoản.)

2 Kiểm-Soát Viên:   (tham-gia ý-kiến và chứng-kiến.)
- Trong trường-hợp một trong những Hội-Viên chỉ-đạo phạm kỷ-luật, sẽ do Đại-Hội họp Hội-Đồng Kỷ-Luật xét-xử dưới sự chứng-kiến của Hội-Thánh.

Tổng Thư-Ký:   là thuyết-trình viên và có phận-sự ghi-chép các phiên-xử.     
*
*          *
CHƯƠNG IV
TÀI-CHÁNH

ĐIỀU THỨ XIV TÀI-CHÁNH CỦA HỘI gồm có:
Tiền gia-nhập Hội và tiền niên-liễm của Hội-Viên.
Tiền do các Hội-Viên Ân-Nghĩa giúp.
Nguồn-lợi hợp-pháp do hoạt-động của Hội tạo nên.
Động-sản, bất-động-sản hiện-hữu và đang được tạo mãi do nhu-cầu của Hội có Ban Chấp-Hành đứng tên.     

ĐIỀU THỨ XV CHI THU:
Tiền gia-nhập Hội và niên-liễm của Hội sẽ do Thủ-quỹ thâu.
Thủ-quỹ chỉ giữ được tối đa 10.000 đồng, ngoài ra sẽ đưa gởi ở ngân-khố hoặc Hộ-Viện Hội-Thánh.
Thủ-quỹ chỉ được quyền chi tới 1.000 đồng mỗi lần trong một công-việc và không được chi quá 3 lần trong 1 tháng. Trên 5.000 đến 10.000 đồng phải có chữ-ký của Hội-Trưởng.
Từ 10.000 đồng trở lên phải do toàn Ban Chấp-Hành ấn-định.
Nếu công-việc chi không ở trong chương-trình của Đại-Hội quyết-định thì phải chờ tới Đại-Hội để lấy quyết-định.
Tiền niên-liễm sẽ đóng từng tam-cá-nguyệt vào khoảng từ 1 đến 10 ngày tháng đầu của tam-cá-nguyệt.
Tiền nhập Hội đóng 1 lần ngay khi làm lễ nhập Hội.     
*
*          *
CHƯƠNG V
NỘI-QUY, SỬA-ĐỔI ĐIỀU-LỆ, GIẢI-TÁN

ĐIỀU THỨ XVI NỘI-QUY, SỬA-ĐỔI ĐIỀU-LỆ, GIẢI-TÁN
Bản Nội-Quy của Hội sẽ do 1 Ủy-Ban nghiên-cứu và soạn-thảo được Đại-Hội chấp-thuận.
Chỉ có Đại-Hội mới có quyền quyết-định sửa-đổi Điều-Lệ.
Hội có thể bị giải-tán khi Hội đủ các điều-kiện như sau:
Do quyết-nghị của Hội-Thánh.
Do quyết-nghị của 2/3 tổng-số Hội-Viên.
Do quyết-nghị của Chánh-Quyền.

Trong trường-hợp Hội giải-tán, tài-sản của Hội sẽ giao cho cơ-quan Phước-Thiện của Hội-Thánh.     
Làm tại Tòa-Thánh Tây-Ninh, ngày 8 tháng 4 Giáp-Thìn
(Dương-Lịch, ngày 19 tháng 5 năm 1964)

Khán
Chức-Sắc Hiệp-Thiên-Đài
Bảo-Sanh-Quân
Bác-Sĩ Lê-Văn-Hoạch

T.M. Ban Chấp-Hành
Hội-Trưởng
Lễ-Sanh Ngọc-Hòa-Thanh
Kỹ-Sư Nguyễn-Ngọc-Hòa

PHẦN THỨ HAI
CHƯƠNG I
VĂN HOÁ

TIẾT 1 : NGHI LỄ VÒNG ĐỜI
Trong Đạo Cao Đài, con người từ lúc sinh ra cho tới chết đều làm bốn lễ chánh. Đó là nghi lễ vòng đời. Đứa bé sau khi sinh ra được đưa đến Thánh Thất làm lễ Tắm Thánh, lớn lên lấy vợ gả chồng thì có lễ Hôn phối, đến già thì có lễ Chúc Thọ và khi qua đời có lễ Tang.

1. Lễ Tắm Thánh :
Tam Thánh ký hoà ước mở đạo Tam Kỳ. Ba Ngài đứng đón nhơn sanh ngay cửa chánh vào Đền Thánh.
Đứa bé được đem đến làm lễ tắm thánh cũng phải qua ba Ngài cân thần trước và ban đạo hiệu như Bạch Linh (HTK), Bạch Minh (HTB), Vân Phong (LTP), Vân Đằng .v..Thánh danh do Đức Lý ban cho các chức sắc, còn đạo hiệu do Bạch Vân Động ban cho bất cứ ai, nhất là tín đồ để trục đuổi tà khí mà tiếp nhận ân điển thiêng liêng.

Đức Chí Tôn có dạy :
“Chơn thần của các con, gặp tà khí thì khó chịu nên Thầy xuống điển nhiều đặng ngăn tà mị, một đôi khi phải nhập xác vì điển xuống nhiều. Cũng một lẽ ấy mà mỗi lần lập thệ đều có nhập xác” (Thánh ngôn Quyển II-1970-trang 90) .
Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ có bổn phận phải đem nó đến Thánh Thất hay Đền Thánh để làm phép Tắm Thánh. Điều thứ 12 chương Thế luật của Bộ Tân luật ĐĐTKPĐ ghi rõ như sau :
“Đứa con nít khi được một tháng sắp lên phải đem đến Thánh Thất sở tại mà xin làm lễ Tắm Thánh và ghi vào Bộ Sanh của bổn đạo”.
Sau nghi lễ này, đứa trẻ sẽ được coi là tín đồ về mặt pháp lý. Nó được cấp giấy chứng nhận gọi là “Giấy Tắm Thánh”. Cha mẹ có bổn phận phải giữ gìn giấy này cho đến khi nó trưởng thành. Theo luật lệ hiện hành của Hội Thánh, đến năm 18 tuổi, đứa trẻ được coi là trưởng thành. Nó phải làm lễ Nhập môn Minh thệ và đem giấy Tắm Thánh đổi lấy Sớ Cầu Đạo Thiệt Thọ. Hội Thánh sẽ ghi tên nó vào Bộ Đạo chính thức từ đây.

Sở dĩ có sự ràng buộc nầy là vì khi còn bé thơ, cha mẹ đem nó đi Tắm Thánh, nó chưa có ý thức gì về hành động này cả. Việc làm này hoàn toàn do cha mẹ nó định đoạt. Giờ đây đứa bé đã trưởng thành, nó có ý thức và trách nhiệm đối với mọi hành động của nó. Nó được hoàn toàn tự do xác định rằng nó muốn theo Đạo Cao Đài hay không tuỳ ý nó. Thoảng như nó nhất quyết từ chối không theo Đạo, luật lệ của Hội Thánh cũng không nhập môn, không có Sớ Cầu Đạo thì kể là không có Đạo.

Còn về mặt thần quyền, bí pháp Tắm Thánh cũng có cùng ý nghĩa như phép Giải oan, nghĩa là đem ân điển thiêng liêng truyền vào cơ thể hài nhi để giúp nó phát triển dễ dàng cả về tÂm linh lẫn thể chất theo chiều hướng tốt đẹp. Đối với trẻ người ta coi là vô tội, ít nhứt từ khi mới sinh ra, nên dùng chữ “Tắm Thánh” chứ không dùng chữ “Giải oan”vì nó chưa gây nên oan nghiệt gì cả.

* Tại sao cha mẹ có bổn phận phải đem con đi làm lễ Tắm Thánh:
Khi một chơn linh xuống trần, quyết định chọn lựa gia đình có đạo đức để đầu thai làm con, chơn linh ấy xét thầy có nhiều hy vọng để được bậc cha mẹ nuôi dưỡng mình suốt thời kỳ thơ ấu trong nếp sinh hoạt đạo đức, hy vọng được hưởng ân huệ của Đức Chí Tôn ban cho trong Tam Kỳ Phổ Độ này, được Chí Tôn ân xá tội tình từ kiếp trước. Nếu bậc cha mẹ không đem trẻ con đi Tắm Thánh, nó sẽ không hưởng được ân lành của Đức Chí Tôn ban cho và con đường tấn hoá của nó có thể gặp trở ngại vì những quả nghiệp xấu mà nó đã gây ra từ bao kiếp trước và vì chưa được ân xá nên phải trả theo luật công bình thiêng liêng vậy.

Trách nhiệm ấy về phần cha mẹ gánh chịu trực tiếp vì bậc cha mẹ là người hiểu Đạo mà không lo tròn bổn phận đối với con trẻ, làm chậm trễ bước đường tấn hoá của các chơn linh xuống trần.

2. Lễ hôn phối :
Chiếu Tân Luật điều thứ 6 đến thứ 10 dạy sự chọn Hôn trong người đồng Đạo, trừ khi nào người ngoài ưng thuận nhập môn thì mới được kết làm giai ngẫu.
Tám ngày trước lễ Sính hôn, chủ hôn Trai phải dán Bố cáo nơi Thánh Thất sở tại cho trong bổn Đạo hay biết sau khỏi điều trắc trở.

Làm lễ Sính hôn, hai đàng Trai và Gái phải đến Thánh Thất hoặc Đền Thánh mà cầu lễ Chung hôn (tức là lễ Hôn phối).

PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH

Tất cả người trong Đạo khi kết thành Hôn Nhơn cho con cháu phải tuân hành theo Tân Luật như sau :
1- Trước hết phải chọn Hôn người trong Đạo như “Điều thứ 6 của Tân Luật”.

2- Trước ngày Sinh hôn phải đăng ký Bát nhựt tại Thánh Thất sở tại “Điều thứ 7 Tân Luật”
3- Khi làm lễ cưới gả hai đàng Trai và Gái phải xin phép lập lễ Hôn phối tại Thánh Thất hoặc Đền Thánh “Điều thứ 8 Tân Luật”
4- Cấm không được cưới hầu thiếp, trừ khi nào không con nối hậu thì đặng phép cưới hầu thiếp, nhưng chính chánh thê đứng cưới hỏi mới đặng “Điều thứ 9 Tân Luật”.
5- Cấm người trong Đạo không được để bỏ nhau, trừ khi ngoại tình hay thất hiếu với công cô “Điều thứ 10 Tân Luật”.
Trườnghợp bất khả kháng hành lễ tại tự gia.

BÀN TRỊ SỰ THI HÀNH NHƯ SAU :

a. Buộc chủ hôn Nam, Nữ phải xin phép Đầu Phận, Bàn Trị Sự hỏi rõ việc kết hôn nêu trong điều thứ 6 và thứ 7 của Tân Luật.

b. Mỗi khi bổn Đạo gả, cưới phải thỉnh Bàn Trị Sự hay Đầu Phận đến chứng sự hoặc hướng dẫn cách thức hành lễ để tránh điều bất trắc trong vụ, trừ ra trong gia đình của Chức sắc Đại Thiên Phong dĩ hạ (dù hành lễ tại tự gia).

c. Khi Bàn Trị Sự đến chứng sự hành lễ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, nên cần lưu ý m ọi việc chu đáo theo phép Đạo.

d. Phần hướng dẫn hành lễ, trước hết phải đôi bên Trai, Gái có thỉnh Chánh Trị Sự, thì hai vị này vào cầu nguyện Chí Tôn kế hai sui gia Nam, Nữ sau là chàng rể. Khi xong tiếp bái lễ Từ Đường (Ông, Bà quá vãng).

Đoạn trình Hội Thánh, Quốc Vương Thuỷ thổ, Ông bà tại tiền (sống) Cha Mẹ và tiếp công cô.

3. Lễ chúc thọ
Theo tài liệu Hạnh Đường, khoá huấn luyện giáo hữu năm Nhâm Tý (1972) lễ chúc thọ mừng đáo tuế được chia làm ba thời kỳ :
- Thời kỳ Hạ thọ : từ 65 tới 75 tuổi
- Thời kỳ Trung thọ : từ 75 tới 85 tuổi
- Thời kỳ Thượng thọ : từ 85 tới 100 tuổi.
Để hợp với cơ tiến hoá, Hội Thánh áp dụng nghi lễ chúc thọ theo Tam Kỳ Phổ Độ như sau :

a. Lập nội nghi : chưng cặp lộng, hoa quả. Phía sau nội nghi đặt một cái ghế hoặc tràng kỷ để chiếu gối,trà bánh gọi là thọ tịch, cho vị hưởng thọ an toạ.

b. Phía ngoài đối diện với nội nghi lập bàn ngoại nghi dọn các phẩm vật, cơm,rượu, trà ..v..v..

Hai bên trái phải đặt 2 dãy bàn dọn bánh trái, trà rượu để mừng thân bằng quyến thuộc gọi là bồi tế đến chúc thọ.

Các lễ sĩ hành lễ chúc thọ dâng cơm rượu trà ba lần. Sau đó là tiệc chay hiếu hỉ.

BÀI THÀI ĐÁO TUẾ
1. TỪNG PHẠN (cơm)
Trai phạn xin dâng thọ phước lành,
Nghìn thu hạnh đức rạng thanh danh.
Thuỷ chung vẹn giữ gương nhân nghĩa
Thọ hưởng hồng ân, buổi Đạo thành.
2. TỪNG RƯỢU
Hồng tửu kính dâng chúc thọ trường,
Tinh thần quí thể đặng an khương.
Tâm thành đức cả nêu gương Đạo,
Đất Việt trùng hưng hưởng thái bường.

3. TỪNG TRÀ
Thanh trà mỹ vị lễ xin dâng,
Đáo tuế ngươn sanh chí lục trần.
Hạnh ngộ Tam Kỳ thiên tứ phước,
Đạo thành đời rạng cảnh phong thuần.

4. Lễ tang
1 - Thành phục :
a. Cáo Từ Tổ :
Thành phục theo nghi châm chước có Nhạc, có Lễ sĩ chấp sự tang phục để trên mâm và đặt trước bàn thờ Tổ phụ. Tang chủ qùi, Đồng nhi đọc kinh Cầu Tổ Phụ Qui Liễu (một lần) tiếp đọc bài kinh Cứu khổ ( 3 lần). Trong Kinh cứu khổ, đoạn “Ngũ bá ha la hớn cứu hộ (đọc) “ Chơn linh cửu huyền thất tổ siêu thăng tịnh độ”.

Nghi cáo Từ Tổ tại tư gia, Tang chủ quì, tay bắt ấn Tý lạy 3 lạy theo hàng Thần vị.

b. Cúng vong :
Cáo Từ Tổ xong, đem mâm Tang phục qua để trước bàn vong phát choTang chủ thọ tang ( Chức sắc hoặc Chức việc sở tại phát tang) hành lễ : nghi, châm chước có Nhạc, 2 Lễ sĩ chấp sự, Tang chủ quì tế lạy bắt ấn Tý, Đồng nhi đọc một bài kinh Thế Đạo (hoặc vợ tế chồng, chồng tế vợ, hoặc con tế cha mẹ).

2 - Cúng Triêu (Sáng), Tịch (Chiều)
Hành lễ cúng Triêu, Tịch trước bàn vong theo nghi châm chước có nhạc, 2 lễ sĩ chấp sự, Đồng nhi đọc kinh Thế Đạo một bài.

3 - Lễ Đăng Điện
Nghi Đăng Điện có 6 lễ sĩ hiến lễn, cách thức đăng điện và Đồng nhi thài theo qui định từ phẩm cấp trong Đạo. Tang chủ lần lượt quì chánh tế, tay bắt ấn Tý, Đồng nhi đọc Kinh Thế Đạo (vợ tế chồng hoặc chồng tế vợ). Con tế cha mẹ, em tế anh chị , trò tế Thầy ..v..v..tuỳ theo trường hợp.

Tại tư gia : chỉ thực hiện cúng tế đăng điện một lần, không phân biệt giàu nghèo, các phần khác chỉ châm chước mà thôi.

4 - Phụ tế
Thân bằng cố hữu cúng tế sau phần chánh tế, nghi châm chước, có nhạc, 2 lễ sĩ chấp sự, Tế chủ quì lạy bắt ấn Tý, Đồng nhi đọc một bài kinh Thế Đạo, Kinh cầu bà con thân bằng cố hữu đã qui liễu.

Phần niệm hương phụ tế : chỉ phát hương cho quí vị đứng hàng đầu mà thôi (nếu có tiểu sử hành đạo thì đọc trước khi niệm hương phụ tế).

5 - Lễ cầu siêu :
Tất cả Tang quyến hoặc Thân quyến quì trước bàn linh. Chức sắc, Chức việc, Đồng nhi và toàn Đạo đến dự lễ đứng hai bên, tay bắt ấn Tý cũng đọc bài Kinh Cầu Siêu đọc xen bài Kinh Khi Đã Chết Rồi. Đọc 3 lần, khi dứt niệm câu chú của Thầy ( 3 lần)

6 - Đưa Linh Cữu
Cúng Thầy trước rồi làm lễ Cáo Từ Tổ, khi làm lễ Cáo Từ Tổ thì tụng kinh cầu Tổ Phụ tiếp tụng kinh cứu khổ (3 lần). Khi dứt niệm câu chú của Thầy (3 lần) y như lúc thành phục.

Cáo Từ Tổ xong Tang chủ đến trước bàn vong cúng vong theo nghi châm chước thường lệ. Tiếp theo thiết lễ Cầu Siêu y như lần cầu siêu trước. Nếu có làm phép đoạn căn hoặc phép độ thăng thì thực hiện trong lần Cầu Siêu này.

7 - Lễ Động Quan
Có Nhạc, 2 lễ sĩ chấp sự, Đạo tỳ nhập bái quan xong khiển điện di linh cửu ra Thuyền Bát Nhã. Đồng thời vị Chức Sắc hoặc Chức Việc cầm phướn dẫn Linh Cửu và tang chủ bưng khai Linh Vị đến trước Thiên Bàn xá 3 xá rồi ra phía trước quan tài sắp đặt theo thứ tự di quan đã được qui định trong Tang lễ.

Hễ phát hành thì Đồng nhi tụng bài kinh đưa Linh Cửu từ nơi phát hành ra tới huyệt.

8 - Hạ huyệt
Khi ra tới huyệt , vị chứng lễ đến trước Linh Cửu thiết lễ cầu nguyện Hoàng Thiên Hậu Thổ gởi thi hài xác tục của người qui liễu xong. Tang quyến quì trước đầu huyệt tay bắt ấn Tý, Đồng nhi tụng kinh hạ huyệt (3 lần), mỗi lần dứt một hiệp thì cúi đầu, mãn hiệp thứ ba tiếp tụng, vãng sanh Thần chú (3 lần) khi dứt niệm câu chú của Thầy (3 lần).

5. Lễ khánh thành nhà thuyền Bát Nhã Trung ương :
Đức Phật Tổ dùng tinh ba Tam muội mà tạo thành thuyền Bát Nhã. Các chơn linh đều nương thuyền Bát Nhã mà về Cực Lạc.
Các nhơn viên, về tâm linh do Đức Di Lạc, cai quản gồm Tổng Lái, Tổng Mũi, Tổng Thương, Tổng Khậu và 12 bá trạo ( chèo thuyền).

Tổng lái : biểu tượng Bát Quái Đài, là chơn linh của Hắc Sát Tinh, về bí pháp là chơn khí của Hộ Pháp.

Tổng mũi : biểu tượng Hiệp Thiên Đài, là chơn linh của Bạch Hổ Tinh, về bí pháp là chơn khí của Thượng Phẩm.

Tổng thương : biểu tượng Cửu Trùng Đài là chơn linh của Huỳnh Long Tinh, về bí pháp là chơn khí của Thượng Sanh

Tổng khạâu : biểu tượng Nhơn sanh nên hiển hiện đủ lục dục, thất tình.

12 bá trạo : biểu tượng Thập Nhị Địa Chi là Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Đức Chí Tôn vì đức bảo sanh, nên sai tam vị thần : Tổng lái, Tổng mũi và Tổng thương xuống trần giữ vững con thuyền Bát Nhã rước các chơn hồn về nguyên.

Về bí pháp : Đức Di Lạc cai quản nhà thuyền đặng độ dẫn 92 ức nguyên nhân tu luyện để trở về hội ngộ với Đức Tôn.

Về thể pháp : Đức Hộ Pháp vâng lịnh Đức Phật Mẫu tạo thuyền Bát Nhã độ người qua sông mê trong kinh phật có 4 câu :
Trung khổ hải độ thuyền Bát Nhã
" Phước Từ Bi giải quả trừ căn
Hườn hồn chuyển đoạ vi thăng
Cửu tiên hồi phục Kim Bàn chưởng âm."
Nhà thuyền Bát Nhã có 2 ban : Ban kéo thuyền và Ban chèo thuyền. Ban chèo thuyền gồm có chèo hầu (tại Khách Đình hay Phật Mẫu ) và chèo đưa. Thật ra, việc chèo thuyền ảnh hưởng văn hoá truyền thống ở miền Trung. Người ta gọi là Hò Bá Trạo hay Hò Đưa Linh ( ông Nam Hải), cũng đủ các nhân vật như chèo thuyền trong Đạo.

Nhà thuyền Bát Nhã đã xây cất từ năm 1927 ở góc đường Cao Thượng Phẩm và Oai Linh Tiên. Sau đó được xây cất lại bằng những vật liệu nặng.

Vào ngày 22 tháng 3 năm Đinh Mùi ( dl 1-5-1967) Đức Cao Thượng Sanh đến dự lễ khánh thành nhà thuyền Bát Nhã Trung Ương và ban huấn từ như sau :
" Hôm nay, tôi hân hạnh đến dự buổi lễ Khánh Thành nhà thuyền Bát Nhã Trung Ương, được chứng kiến một công tác cần thiết mà Hội Thánh Phước Thiện đã hoàn thành để cho Ban Nhà Thuyền Toà Thánh được có một ngôi nhà kiên cố đặng giữ gìn các thuyền Bát Nhã và cho nhân viên nhà thuyền có nơi trú ngụ xứng đáng .
Thời cuộc đương lúc khó khăn, nền tài chánh eo hẹp mà Hội Thánh Phước Thiện đã cố gắng thành công trong việc kiến tạo nói trên thì thật là một công trình đáng khen ngợi.

Để tâm lo cho ích lợi chung, không quản cần cù mệt nhọc, quyết chí tìm phương cứu khổ giúp đời và biết quên mình để cho bao nhiêu người được hưởng sự vui vẻ, đó là chí hướng của bậc hoài bão chủ nghĩa thương đời.

Cái chí hướng cao quí đó đúng là chí hướng của người chức sắc Phước Thiện vậy.

Đạo còn biết bao nhiêu điều cần phải thực hiện để hoàn thành sứ mạng đối với nhơn sanh, nhứt là Hội Thánh Phước Thiện là tượng trưng hình ảnh của Đức Chí Tôn tại thế đặng cứu khổ cho con cái Đức Ngài thì cái trách nhiệm thật quan trọng và nặng nhọc thế nào.

Nhưng lấy sự thành công trong một việc mà phỏng đoán và hy vọng trong bao nhiêu việc khác thì tưởng lại bước đường tuy khó khăn song cũng không đến nỗi không thể đi đến nơi đến chốn. Một việc đã thành đạt thì trăm việc khác cũng có thể thành đạt, nhà thuyền Bát Nhã đã cất xong thì bao nhiêu công tác khác cũng có thể thành tựu được …

Điều cốt yếu là phải nuôi chí thành cho vững chắc trong não cân đã phát hiện cái ý niệm tạo nên công nghiệp để giúp Đạo, cứu đời thì cứ giữ mãi cái ý niệm đó và cương quyết không khi nào để cho lay chuyển, một tháng làm không rồi thì hai tháng, một năm không rồi thì hai năm và dẫu tới mười năm cũng phải đeo đuổi theo mãi cho tới khi hoàn thành mới chịu.

Tôi nhận thấy Hội Thánh Phước Thiện có nhiều thiện chí xây dựng, nhứt là vị chưởng quản Phước Thiện từ mấy năm nay đã gắng sức thực hành công tác từ thiện để giúp ích cho người già cả và cho Đạo hữu trong lúc ương yếu bịnh hoạn.

Với tinh thần phục vụ đó, tôi tin chắc Hội Thánh Phước Thiện sẽ tiến tới sự thành lập các cơ sở kinh tế hầu có phương tiện cứu khổ nhơn sanh nhứt là trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc nầy.

Trở lại việc hoàn thành nhà thuyền Bát Nhã, tôi có lời khuyến khích toàn thể nhơn viên nhà thuyền rán tận tuỵ với phận sự, nhứt là chẳng nên có mặc cảm là công việc mình quá thấp hèn đối với các công việc khác.

Trong việc Đạo, mỗi người đều có trách vụ riêng, và mỗi trách vụ đều có sự cần ích riêng biệt.

Không thể nói phận sự nầy cao quí, phận sự kia hạ tiện, vì cả thảy công việc đều hướng về chủ đích phụng sự cho Đạo và cho nhơn sanh.

Sự công dụng của các cơ cấu trong Đạo đều khác nhau, nhưng tất cả các cơ cấu đều có sự liên quan mật thiết với nhau cũng y như những bộ phận trong một động cơ nếu thiếu một món nào, dầu là một cái khoen hay một đinh ốc nhỏ thì động cơ phải bị tê liệt.

Sự sanh hoạt trong cửa Đạo cũng chẳng khác chi sự sanh hoạt ngoài mặt đời, kẻ rành về nghề này, người chuyên môn về nghề khác, có nghề đòi hỏi sự lao tâm, cần nơi sự lao lực. Lao tâm hay lao lực, miễn nghề nghiệp tinh xảo thì người hành nghề luôn luôn được phần thưởng xứng đáng, vì vậy có câu : “ Nhứt nghệ tinh, nhứt thân vinh” thật là đúng như vậy.

Nhưng Đạo khác hẳn với Đời là người đời dùng sự lao tâm hay lao lực để đổi lấy món tiền thù lao và sự ban thưởng bằng vật chất, còn người Đạo thì tình nguyện đem công quả để đổi lấy sự ban thưởng thiêng liêng chung cuộc.

Mấy em nhơn viên nhà thuyền đã ra công phục vụ mà không so hơn thiệt, cứ làm việc âm thầm, không cầu cạnh, không đòi hỏi, lấy chủ nghĩa vị tha làm chủ đích, chính là mấy em dành phúc quả cho mình đó.

Phần thưởng về hữu hình có khi không tương xứng với âm đức và công nghiệp, nhưng ân huệ thiêng liêng thì chắn hẳn là không thể mất mát được.

Dự buổi lễ Khánh Thành Nhà Thuyền Bát Nhã hôm nay tôi để lời chia vui với Hội Thánh Phước Thiện và mong ước quý chức sắc Phước Thiện hiệp đồng tâm chí để xây dựng nhiều cơ sở khác hầu có đủ phương tiện thật hành nhiệm vụ cao quí của cơ quan cứu khổ trong cửa Đại Đạo”.

TIẾT 2 . LỄ HỘI VÍA ĐỨC CHÍ TÔN VÀ PHẬT MẪU
1. Vía Đức Chí Tôn
Tại sao chọn ngày mùng 9 tháng giêng làm lễ vía Đức Chí Tôn ?
Theo tục lệ, mùng 7 hạ nêu để chấm dứt Tết Nguyên Đán thì nhân sanh mở ngay ngày Tết Khai hạ. Theo Dịch lý, ngày mùng 7 ứng vào con ngựa trong Thập Nhị Chi, ngày mùng 8 ứng vào lúa, ngày mùng 9 ứng vào Trời. Cho nên lấy ngày đó làm lễ Vía Đức Chí Tôn.
Mặt khác, số 9 là số thái dương, số 8 là số của thiếu âm, số 7 là số của thiếu dương, và số 6 là số của thái âm. Theo thứ tự trong Tứ tượng thì thái dương là ngôi số 1, lấy 1 trừ 10 còn 9 dùng làm số đặc biệt của Thái dương, tức Trời vậy.

Thờ quả Càn Khôn là thờ CỬU THIÊN KHAI HÓA vì Càn 3 hào, Khôn 6 hào cộng lại là 9. vả lại, quẻ Khôn chồng lên quẻ Càn thành quẻ Thái có nghĩa là thông suốt. Quẻ Thái làm chủ tháng giêng. Kết hợp lại, mùng 9 tháng giêng là Vía Trời.

Thêm vào đó, trong Kinh Dịch gọi số 9 = 3 x 3 là SỐ Tham Thiên hằng số. Nhà toán học Pythagore cũng nói : Chín là số hoàn hảo, là bình phương của ba, tam hợp hài hòa trọn vẹn”. (Neuf est le nombre parfait en tant que carré le trois qu’est le trinité de l’harmonie complète).

Vả lại, các ngày hội lễ trong năm nảy sanh từ nền văn minh nông nghiệp. Mùa xuân, tháng giêng lễ Cha, tức Vía Đức Chí Tôn, mùa thu, tháng 8 lễ Mẹ tức Vía Đức Phật Mẫu. Các ngày lễ này, các Chức sắc phải về triều lễ tại Tòa Thánh.

Ngoài nghi lễ tôn nghiêm, Hội Thánh còn cho tổ chức các cuộc vui như dưng cộ bông, lửa trại, thai đố, ngâm thơ … vừa nâng cao đời sống tâm linh, vừa buông thả tình cảm để thư giãn. Thế nên, lễ Vía xen lẫn cái huyền nhiệm và cái thực tế, cái chính thống tôn giáo và cái buông thả của nhân gian.

Trong ba ngày lễ Vía Đức Chí Tôn, trừ ngày mùng 9 chánh lễ, còn các ngày khác là lễ tạ ơn tổ tiên hoặc tổ chức các cuộc vui, trong đó Văn Minh điện thu hút nhiều người nhứt.

Trong nắng xuân ấm áp, Hội Thánh cho dựng một cái đài lục giác giữa Đại đồng xã, gồm tầng trệt và tầng cao để mọi người đứng xa đều thấy rõ người điều hành. Ban tổ chức gồm một Trưởng ban cầm cái mõ (thường là Phối Sư Thái Đến Thanh) Một ban cổ nhạc trần thiết ở tầng trên giữa căn nhà lục giác. Phía trước Văn Minh điện có một cái cầu thang duy nhứt lên và xuống, phía bên trên có đề 3 chữ : Văn Minh Điện, tức nhà văn minh về đạo đức, văn học, mỹ thuật …

Các cuộc vui gồm : Thai đố, thi thơ, hát vè, ngâm thơ. Ai trúng thì được thưởng kinh sách có giá trị.

Văn Minh Điện bắt nguồn từ hai câu thơ giáng cho của bà Đoàn Thị Điểm được sửa từ và rút ra trong truyện “Chinh phụ ngâm” như sau :
" Chín tầng ngôi báu trao tay,
Nửa đêm truyền lịnh định ngày xuống ngai."
Xuất nhứt nhơn (một người). Rõ ràng đây là câu đố. Mãi đến cách mạng tháng tám năm 1945, Bảo Đại xuống ngôi, người ta mới biết nhứt nhơn đó là Vĩnh Thụy. Từ đó, thú chơi thai đố ngày càng thạnh hành. Cái vui của Văn Minh Điện là những câu thai đố được lý, hò, ngâm, diễn, đọc với điệu bộ dễ cười của các diễn viên nghiệp dư. Chính nhờ điệu bộ đó, người xem đoán được phần nào nội dung câu đố.

Một diễn viên đọc với điệu bộ câu này :
" Cất mình qua ngọn tường hoa,
Lần đường theo bóng trăng tà về Tây."
Xuất nhứt điểu (một con chim), âm điệu thơ Kiều mà lại là câu đố hóa búa. Một tín hữu mặc áo dài trắng giơ tay xin giải đáp. Trưởng ban cuộc thi mời anh lên thang gác. Anh nọ đứng lựng chựng cầu thang đáp : Con chim cút. Viên giám khảo giơ cao tay đánh vào mõ cái cốc. Mọi người đều biết sai, cười ồ lên. Anh nọ bẽn lẽn xuống cầu thang. Nếu ai đáp đ1ung mõ được đánh một hồi. Ban nhạc tiếp thanh âm hòa tấu một bài để tuyên dương người đáp đúng. Một thiếu nữ giơ tay trả lời là con quạ vàng. Ban giám khảo yêu cầu giải thích. Cô gái đáp : “Lần đường theo bóng trăng tà về Tây” thì chỉ có Mặt trời, mà Mặt trời là Kim Ô. Ban ngày đôi khi có Mặt trăng nhưng do ánh sáng của Mặt trời làm ta không thấy trăng. Một hồi mõ dài được gõ lên. Ban nhạc hòa tấu khúc “Trạng nguyên hành lộ”. Cô gái được thưởng một chồng kinh sách với những tràng pháo tay vang dậy.

Kế đến là cuộc thi ngâm thơ, thí sinh có thể lấy thơ trong “Thi văn Hiệp tuyển” hay tự biên tự diễn.
Tàng Kinh Viện                                                                                            [1]  [2]  [3]  [4]  [5]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét