Giáo Dục Văn Hóa Đạo Cao Đài - 4/5 (HT. Trần Văn Rạng)

Chiếu y Tân Luật và Pháp Chánh Truyền.
Chiếu y Đạo Luật ngày 16 tháng Giêng năm Mậu Dần (15-2-1938) giao quyền thống nhứt chánh trị đạo cho Hộ Pháp nắm giữ cho đến ngày có Đầu sư chánh vị.

Chiếu y sắc lịnh số 51 ngày mùng 9 tháng 11 Bính Tý (22-12-1936) định phần phong thưởng cho Lễ sĩ và Giáo nhi đầy đủ năm năm công nghiệp :

Nghĩa vì Ban Lễ đã định phận thì Bộ Nhạc cũng được hưởng đặc ân của Hội Thánh đặng tiến bước lập vị, nên :

THÁNH LỊNH
Điều thứ nhứt : Trong Bộ Nhạc của Toà Thánh có chín phẩm ân phong như sau đây :
Nhạc sĩ .
Bếp nhạc .
Cai nhạc .
Đội nhạc .
Quản nhạc .
Lãnh nhạc .
Đề nhạc .
Đốc nhạc.

Điều thứ hai : Bộ Nhạc chuyên chú về tài năng nghệ thuật thì từ hạ phẩm dẫn thượng phẩm mỗi cấp cókhoa mục đặng tuyển chọn danh nhơn để điều khiển nội ban

Trong mỗi kỳ khoa mục, vị nào đủ tài ứng thí thì xin thi và mỗi khi thi đậu là mỗi lần được thăng phẩm, nhưng không được xin ứng thí vượt bậc.

Điều thứ ba : Nếu thi rớt thì không đủ tài, phải ở lại phẩm cũ cho đủ năm năm công nghiệp mới được cầu ân phong.

Phẩm Nhạc sư đủ năm năm công nghiệp thì thăng lên Phối sư hay là Tiếp Lễ Nhạc Quân, nếu có khuyết.

Điều thứ tư : Chín phẩm trong Bộ Nhạc đối với chín phẩm của Hiệp Thiên Đài hay bậc phẩm khác của Cửu Trùng Đài và Phước Thiện như sau nầy :


Điều thứ năm : Chư vị Bảo Thế Tổng Thơ ký Chánh Trị Đạo, Khai Pháp Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh, Quyền Ngọc Chánh Phối Sư, Thượng Thống Lại Viện, Đạo Nhơn Chưởng Quản Phước Thiện, Nhạc sư Bộ Nhạc, các tư kỳ phận, lãnh thi hành Thánh lịnh này.

Toà Thánh, ngày 29 tháng 3 Tân Mão
(Dl 4-5-1951)
Hộ Pháp
(ấn ký)
3 . Lễ khánh thành Học đường bộ nhạc :
Nhạc lễ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tôn giáo Cao Đài.
Nhạc lễ là hàng đầu phải giữ gìn bản sắc văn hoá đặc biệt của tế lễ trời đất và nhân sanh. Bộ nhạc có từ khi có đạo. ngày 25 tháng 10 Mậu Thân (dl 14-12-1968) chỉ là lễ khánh thành ngôi trường nhạc lễ với xi măng cốt sắt.

Đức Thượng Sanh đến dự lễ tại trường (trước Bắc Tông Đạo) và ban huấn từ như sau :
“Hôm nay, tôi lấy làm hân hạnh đến Chủ toạ buổi lễ khánh thành ngôi Học đường của Bộ Nhạc Trung Ương.
Nghĩ đến công cuộc kiến tạo mà Bộ Nhạc Trung Ương phải tự túc để hoàn thành, tôi ý thức đến nỗi khó khăn cũng như sự nỗ lực của toàn thể Chức sắc Bộ nhạc đã đồng tâm nhứt trí mới đi đến thành công mỹ mãn.

Nhơn danh Hội Thánh Hiệp Thiên Đài, tôi xin để lời khen ngợi vị Chưởng quản Bộ Nhạc Trung Ương và tất cả Chức sắc Bộ Nhạc.

Đáng lẽ Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Hội Thánh Phước Thiện phải chia nhau đài thọ số phí tổn kiến tạo cơ sở cần thiết cho Bộ Nhạc, vì Nhạc là Lễ là hai môn phục vụ cho Đạo, chung cả Hành Chánh và Phước Thiện.

Ở trong tình trạng phải tự túc, Chức sắc Bộ Nhạc cam lòng hy sinh đa thiểu tuỳ theo sức mình, ngoài ra còn nhờ sự đóng góp của các nhà hảo tâm trong Đạo, cuộc kiến thiết mới được hoàn thất như chúng ta đã thấy.

Cho hay “ Hữu chí cánh thành”, sở nguyện và cuơng quyết của Chư Chức sắc Bộ Nhạc đã nung đúc thành khối kiên tâm cứng rắn thì dù khó khăn bao nhiêu cũng có thể san bằng để đi tới chỗ cứu cánh. Vì đó Nho học có câu : “Thế thượng vô nan sự, nhơn tâm tự bất kiên” có nghĩa trên đời không có việc nào khó, chỉ tại người không bền lòng.
Học đường của Bộ Nhạc đã hoàn thành đó là một công quả đáng ghi của Chức sắc Bộ Nhạc.

Giờ đây vị Chưởng Quản và Chức sắc Bộ Nhạc phải gắng công đào luyện đàn em cho thành tài, đồng thời trau luyện Nghệ Thuật mình cho đến chỗ tận thiện, tận mỹ, trước để phụng sự nền Đạo sau để nâng cao phẩm giá của âm nhạc là môn nhạc rất trọng yếu của Khổng giáo.

Khi mới khai sáng nền Đạo, Đức Chí Tôn rất chú trọng đến Nhạc và Lễ,vì cái hay của Lễ là giữ trật tự bên ngoài cái hay của Nhạc là tạo sự điều hoà để kềm chế tâm tình bên trong cho khỏi vọng niệm. Lễ và Nhạc cùng họp nhau và nếu giữ đúng nề nếp thì đàn cúng mới nghiêm chỉnh, được bao trùm một bầu không khí huyền diệu, Thiêng liêng khiến cho chúng ta cảm tưởng là có Đức Chí Tôn và Chư Tiên Phật giáng ngự để ban ơn cho toàn Đạo.

Trái lại nếu Lễ không nghiêm, Nhạc không hoà thì đàn cúng có cái trạng thái hỗn loạn khiến cho người đến Lễ bái có một tâm trạng xao xuyến, tinh thần bất định. Đó là một sự thất Lễ đối với các Đấng Thiêng Liêng và như vậy Đức Chí Tôn không khi nào giáng Đàn, tà quái có thể thừa dịp xung nhập gân nên điều rắc rối.

Trong nhiều Đàn cúng lúc ban sơ, Chức sắc thường bị Đức Chí Tôn giáng cơ quở trách vì Đàn không nghiêm, Lễ Nhạc còn khuyết điểm.

Trong năm Aát Tỵ (1965) Đức Hộ Pháp cũng có giáng cơ tại Đền Thánh dạy Chức sắc Bộ Nhạc nên trau luyện Nhạc điệu vì Nghệ thuật còn kém. Sự kém cỏi , có lẽ một phần Nhạc sĩ thiếu tập dượt, hoặc có thụ huấn mà chưa nhuần nhã. Tôi ước mong mỗi Chức sắc Bộ Nhạc nên lưu tâm để tự mình trau luyện cho đúng mức độ Nghệ Thuật.

Thưởng thức một bài đờn hay như nghe một bài thi sắc sảo, một câu đờn tao nhã có điêu luyện như một câu thi tuyệt bút có mãnh lực gợi cảm làm cho xúc động tâm hồn.

Vì vậy, thời xưa các Đấng Đế Vương dùng Nhạc để cảm hoá lòng người trong Đạo trị dân. Vì Nhạc có thể khiến dân trở nên thuần hậu và có thể di phong dịch tục.

Nhạc là món ăn tinh thần đứng đầu trong bốn thú phong lưu của Thánh hiền thời xưa là Cầm,Kỳ, Thi, Hoạ và các bậc Thánh hiền đã dùng Nhạc để đạt đến lý tưởng cao siêu, giúp ích cho sự kinh bang tế thế, xây dựng nước nhà.

Vì Nhạc có cái thế lực quan trọng như vậy nên Đức Khổng Tử soạn ra bộ Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc. Về sau Ngài làm ra bộ sách Xuân Thu,nhập với năm bộ sách trước gọi là Lục Kinh.

Sau khi Đức Khổng Tử mất, kế nhà Tần có việc đối sách thì những Kinh ấy bị thiêu huỷ hoặc thất lạc ít nhiều.

Nhứt là Kinh Nhạc thì mất gần hết, chỉ còn lại có một thiên, sau đem nhập vào Bộ Lễ Ký đặt tên là Thiên Nhạc Ký. Thành thử trong sáu bộ kinh chỉ còn lại có Ngũ Kinh là Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu.

Tính của Đức Khổng Tử hay ưa thích đàn và hát. Lúc Ngài ở nước Tề ham học Nhạc Thiều, trong ba tháng say mê cho đến đổi ăn không biết mùi vị.
Ngài nói : Ta chẳng ngờ học Nhạc vui đến được như thế ( Bất đồ vi Nhạc chi chí ư tư giả).
Khi Ngài châu lưu khắp thiên hạ thì bên mình không khi nào rời cây đàn Ngũ Huyền Cầm.

Quan niện của Ngài là tiếng đàn thanh nhã có thể nâng cao tinh thần và trụ vững tâm trí siêu nhân của người quân tử. Lúc Ngài bị vây giữa nước Tần và Sái, bảy ngày không nấu ăn, chỉ ăn rau luộc suông, các đệ tử như Tử Lộ, Nhan Hồi, Tử Cống ...v…v…….. đều băn khoăn lo sợ cho Ngài, nhưng Ngài vẫn ung dung ngồi đàn hát.

Chúng ta thấy rõ Thánh nhơn trọng dụng Âm nhạc như vậy vì Âm Nhạc là một bộ môn văn hoá cao đến tuyệt độ và Nhạc Thiều có cái mạnh lực huyền bí, cao siêu giúp dân trị nước, cải hoá xã hội.

Du Bá Nha đập nát Diêu Cầm thề không đờn nữa, vì người bạn tri âm là Chung Tử Kỳ đã mất thì không ai còn biết nghe tiếng đờn của mình.
Khổng Minh Gia Cát mượn tiếng đờn mà lui giặc Tư Mã Ý.

Trương Tử Phong nhờ có giọng tiêu ai oán mà trong một đêm giải tán tám ngàn đệ tử của Sở Bá Vương tại Cửu Lý San để cho Lưu Ban diệt được kẻ thù chung của thiên hạ, lập nên cơ nghiệp nhà Hớn hơn bốn trăm năm.

Công dụng của Nhạc Thiều thời xưa thì cao thượng vậy. Ngày nay người ta dùng Âm Nhạc là công cụ cho chủ nghĩa con buôn trên sân khấu, khiến nên nhà nhạc sĩ vì kế sinh nhai phải bán rẻ tài nghệ làm cho cái giá trị của Quốc nhạc phải bị hạ thấp đến cực điểm.

Trong cửa Đại Đạo, chúng ta phải nâng đỡ ngành Âm Nhạc, phải bảo tồn Âm Điệu cổ truyền để lưu lại cho Đất Nước tinh hoa của một Nghệ Thuật thuần tuý, mặc dù cái tinh hoa ấy nay chỉ còn phưởng phát chút dư hương do sự phế cựu hoán tân của giới Nhạc Sĩ trong nước.

Đi ngược lại với trào lưu thoái bộ đó,chúng ta không nên coi thường môn Âm Nhạc và phải cố tâm gìn giữ cái chơn giá trị của nó.

Dù Nhạc Lễ hay Nhạc Điệu Tài Tử cổ truyền, mỗi môn đều có cái hay riêng đặc biệt. Nếu học Nhạc dù là môn nào, phải cố gắng học đến cùng cực uyên thâm,năng luyện tập trau giồi để càng ngày càng thêm tiến triển mới đáng gọi là biết yêu Nghệ Thuật. Từ đây Bộ Nhạc Trung Ương đã có ngôi học đường làm nơi đào tạo nhơn tài, Chức sắc đàn anh trong Bộ Nhạc phải ra công dìu dắt các Nhạc Sĩ thế nào cho khỏi mang tiếng là “Hữu danh vô thực”. Với sự mong ước nói trên, tôi xin cầu chúc Vị Chưởng Quản và Chức sắc Bộ Nhạc thành công mỹ mãn để phục vụ cho Nghệ Thuật và cho nền Đại Đạo”.

4 . Ảnh hưởng nhạc lễ Cao Đài :
Đức Cao Thượng Sanh và Ngài Cao Mỹ Ngọc là cặp cơ có công đầu giảng dạy nhạc lễ cho các nhạc sinh. Trong Đạo có Bộ Lễ đào tạo các nhạc sĩ gởi đi các Thánh Thất trong toàn quốc để lễ nhạc được đồng nhất.
Nhạc lễ của Đạo Cao Đài được hình thành theo thuyết âm dương, ngũ hành qua các nhạc khí. Đôi trống biểu tượng âm dương , Bạc, chụp choả là kim , mõ gõ là mộc, kèn, ống tiêu là thuỷ, đàn cò là hoả, cái bồng là thổ. Ngũ hành tương ứng với ngũ âm là cung, thương, giốc, chủng, vũ.
Ngũ âm tương ứng với ngũ nhạc công, nên vị trí ngồi của ban nhạc phải sắp xếp theo hình chữ ngũ .

Lễ biểu tượng cho trật tự, nhạc biểu tượng cho sự hài hoà. Nhạc và lễ phải hoà hợp là nhờ ở trường canh và nhịp. Nói lý đạo ý nghĩa nhạc lễ là hoà hợp mà linh hồn của sự hoà hợp là trường canh và nhịp. Đối tượng phục vụ của lễ nhạc tế trời đất, cúng vong linh.

Khi dự lễ thời tý, khi nghe hoà đờn bài “ Ngũ đối hạ”, lòng ta rùng mình lắng đọng, thoang thoảng đàn nội mùi trầm hương phảng phất. Hồn như lạc vào chốn tôn nghiêm cao khiết.

Sắc phục của các nhạc sĩ,nhạc công rất rõ ràng : y mão đại đàn, tiểu đàn và lễ tang toàn trắng. Ai nhìn vào là thấy ngay sắc thái riêng biệt của Đạo Cao Đài.

Trong xã hội, ảnh hưởng nhạc lễ của Đạo Cao Đài rất rõ nét. Các nơi tổ chức giao lưu nhạc lễ, thực chất là nhạc lễ của Đạo Cao Đài vì nòng cốt là các nhạc sĩ được bổ nhậm từ Toà Thánh về các tỉnh.

a) Tính dân tộc của nhạc lễ Cao Đài.
Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê từ nhỏ đã quen thân với các chức sắc Đạo Cao Đài, nên giáo sư đã nghiên cứu và viết thành sách : Encyclopédie des musiques sacrées. Paris Editions Labergerie 1968, pp 296-300 “ Le Caodaisme” par Trần Văn Khê, Maitre de Recherche au CNRS.

Ngày 11.10.1996 khi nói chuyện về nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam và nhạc lễ Cao Đài tại Thánh Thất Từ Vân ( Phú Nhuận), Giáo sư Trần Văn Khê nhắc lại ít nhiều kỉ niệm không quên trong thời hoa niên ở Tam Bình (Vĩnh Long) với Dượng Năm ( Mười Tòng) là chức sắc Cao Đài cũng như với hai nhân vật Cao Đài khác là Nguyễn Văn Ngợi ( Ba Ngợi) và Trần Văn Quế ( Huệ Lương).

Giáo sư nói : " Tôi viết thơ cho thầy tôi là Trần Văn Quế, xin thầy cho biết rõ coi trong đạo Cao Đài tổ chức việc nhạc như thế nào. Một hôm thầy tôi gởi cho tôi một bức thư trong đó có chép lại một bài cơ bút đã giáng xuống [quy] định cho tất cả nhạc trong đạo Cao Đài. Lần đó tôi mới giựt mình thấy tất cả nhạc Cao Đài đều do nhạc trong dân gian Việt Nam, trong truyền thống Việt Nam đưa vào, không phải từ phương xa tới, không phải từ một nước ngoài đi tới. Chính từ trong dân gian mà đưa ra ".

" …Tôi biết chắc căn bản âm nhạc Cao Đài như thế nào. Tôi mới hiểu tại sao có điệu ai, tại sao có điệu oán, tại sao có điệu xuân (…) Tất cả các điệu nhạc lễ đều có mặt trong nghi lễ của đạo Cao Đài mà [ còn là] âm nhạc trong phong cách nhạc lễ miền Nam Việt Nam chứ không phải miền Trung hay miền Bắc. Tức là âm nhạc trong đạo Cao Đài dựa vào âm nhạc truyền thống dân gian của miền Nam một cách rõ ràng."

" (…) Tôi thấy trong âm nhạc dân gian ở miền Nam có một câu hát ru của bà mẹ, là một bài giáo dục âm nhạc đầu tiên rót vào tiềm thức của đứa trẻ. Cùng một lúc với dòng sữa nóng của bà mẹ nuôi cho thân thể đứa trẻ thì một điệu nhạc dân gian, một bài thơ dângian đã rót vào trong bộ nhớ của trẻ em để nó ghi lại trong đó làm nền tảng.

“ Lớn lên một chút rồi, muốn sáng tác một bài gì, muốn đưa ra một điệu nhạc nào thì cái cấu trúc của câu hát ru của bà mẹ hiện lên làm nền, để làm mẫu cho người đó sáng tác, bởi vì người đó không có học nhạc viện, không có biết đô, rê, mi, pha, sol là cái gì hết, chỉ biết cái lời hát ru của bà mẹ. Thì lời hát ru đó đã thể hiện ngay trong bài Niệm hương của đạo Cao Đài.
" Bài hát ru của bà mẹ Việt Nam là “Ầu ơi … ơ.. ơ… ví dầu …. ầu….. cầu ván ư …. Ư … đóng đinh; cầu tre … ơ.. lắc lẻo ơ ….. gập ghềnh …. ơ… khó đ …. Cấu trúc là hò …. Xự…. xang … ( xang già mà rung một chút) …. Xê …. cống….Thì đó là thang âm mà tôi nghe thấy trong lời kinh Cao Đài : Đạo ….. gốc bởi … lòng thành … tín hiệp … lòng ….nương nhang …. khói tiếp …. truyền ra … mùi hương …. lư ngọc … bay xa … kính thành … cầu nguyện ….Tiên gia … chứng lòng … hò… xự… xang…. xê…. cống …."

" Tiếng hát ru đó hiện ra trong tiếng kinh của Cao Đài giáo, Phật giáo (…). Tôi mới giựt mình. Hai đạo giáo đó có trên đất nước Việt Nam từ lâu, mà lời kinh tiếng kệ lại phản ánh được tiếng hát ru của bà mẹ : từ trong lòng của dân tộc Việt Nam mà sanh đẻ ra những nét nhạc đó. Đó là một bằng cớ chứng tỏ rằng hai đạo giáo đó [Phật và Cao Đài] đã mật thiết liên quan tới đời sống hàng ngày của dân tộc Việt Nam.

“ Sau đó tôi mới bắt đầu nghiên cứu thêm,mới có được sự hiểu biết mỗi lần một chút. Do đó tôi mới thấy được tại sao mà có những hơi xuân [ nam xuân] trong khi đọc bài Đại la Thiên đế (…). Rồi tất cả những bài kinh đồng nhi đọc như thế nào, nhạc đánh như thế nào (…) . Tất cả làm thành một khối âm nhạc tôn giáo rất phong phú, rất sâu sắc mà nếu không nói ra, người trên thế giới họ không hiểu nổi chúng ta. Mà khi nói ra, người ta hiểu rồi, thì người ta bắt đầu kính nể dân tộc Việt Nam có một nền văn hoá rất vững chắc bắt nguồn bắt rễ từ dòng âm nhạc của Việt Nam, từ trên mảnh đất phì nhiêu của truyền thống âm nhạc Việt Nam.”
Nhạc lễ Cao Đài thể hiện tính dân tộc, Giáo sư Trần Văn Khê cho là cách đọc kinh theo nhịp hai.
“ Tại sao Việt Nam mình không có nhịp ba ? Là bởi yếu tố của tiết tấu người Việt Nam mình căn cứ trong con người và môi trường sống của dân tộc Việt Nam. Con người sinh ta thì có hơi thở, thở vào thở ra [nhịp hai]. Có trái tim đập hai nhịp. Trái tim đập ba nhịp là đau rồi (…) Cái tướng đi đánh đòng xa cũng hai nhịp. Con người thể hiện ra nhịp hai. Mẹ sinh ra đưa vào cái nôi, cái nôi kẽo cà kẽo kẹt, đưa qua đưa lại, là nhịp hai. Cây tre đầu làng phất phơ theo gió, là nhịp hai. Thuỷ triều lên xuống, là nhịp hai. Con sông nước lớn nước ròng, là nhịp ha. [Vậy] thì tất cả con người và môi trường trong đó người Việt Nam thể hiện ra nhịp hai rất nhiều. ( Tạp chí Xưa và Nay số 66B).

b) Nhạc lễ Cao Đài chuyển thể Tân nhạc :
Hòn vọng phu đã sớm đưa Lê Thương ( 1914-1996) vào hàng những nhạc sĩ tài danh của Việt Nam. Rất ít người biết rằng một phần của trường ca bất hủ ấy đã chịu ảnh hưởng của nhạc lễ Cao Đài.

“ Sau khi hoàn tất nhạc phẩm Hòn Vọng Phu I,tôi nhờ nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đưa ra Bắc phổ biến hồi năm 1945. Vào năm 1946, tôi đang sống trong vùng kháng chiến, tiếp tục sáng tác bài Ai xuôi vạn lý tức là Hòn Vọng Phu II…

“ Tôi sáng tác Ai xuôi vạn lý đang thời kháng Pháp. Tôi len lỏi trong vùng Chẹt Sậy nằm ven cửa biển An Hoá , Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Đó là thời tuổi trẻ luân lạc nhất của đời tôi. Nhiều trận giặc Pháp ruồng bố, tôi chạy theo gia đình ông Đầu tộc đạo Cao Đài trong vùng Chẹt Sậy.

“Tôi sáng tác Ai xuôi vạn lý lúc đang ăn gửi nằm nhờ trong gia đình đạo Cao Đài, sau khi tôi đau sắp chết cho nên trong nhạc phẩm này có những câu trối trăn rất đỗi bi quan : Thôi, đứng đợi làm chi. Thời gian có hứa mấy khi, sẽ đem đến trả đúng kỳ. Những người mang mệnh biệt ly.

“(…) tôi cũng xin nói về thêm âm giai trong bài Ai xuôi vạn lý này có âm hưởng kinh Cao Đài, mà trong thời gian tôi tá túc gia đình ông Đầu tộc Cao Đài, sớm tối nghe giọng tụng kinh, và lời thuyết giáo (…) đã thấm vào tôi lúc nào không hay. Đến khi tìm giai điệu thể hiện Ai xuôi vạn lý thì âm hưởng trầm bổng của hơn nhạc lễ trong kinh Cao Đài đã lồng vào đoạn nhạc mở đầu (introduction) một giai điệu trầm bổng buồn buồn : Phá rê, rê, phà phá. Phá rê, rê đồ rê phá là (…) Rề, pha xôn là phe, xôn rề. Rồi lời ca và tiết điệu như âm hưởng những lời rao giảng : Đá mòn chưa hồn chưa mòn giấc mơ. Có đám mây trên đồi, sống trong trong mơ hồ. Ngày nào tròn trăng, lại nhớ đến tích xưa. Khi tướng quân qua đồi, kéo quân, quân theo cờ; Đoàn cỏ cây hãy còn trẻ thơ. Cho đến bây giờ, đã thành đoàn cổ thụ già. Mà chờ người đi mất từ ngàn xưa. Nàng đứng ôm con xem chàng về hay chưa ?”

Nhạc sĩ Lê Thương với tâm hồn dân tộc, thể hiện trong sáng tác tình dân tộc bằng gian điệu Việt Nam qua trường ca Hòn Vọng Phu. Do hoàn cảnh lịch sữ, ông có dịp gần gũi, tiếp cận nhạc lễ Cao Đài, tâm hồn dân tộc trong Lê Thương và tính dân tộc trong Cao Đài đã cùng nhau hoà điệu. Aûnh hưởng sâu sắc này lắng đọng trong tiềm thức, để đến khi sáng tác Ai xuôi vạn lý, ở khoảnh khắc nào đó rất tự nhiên, cái hồn dân tộc trong giai điệu Cao Đài đã phả sinh lực vào hồn nhạc Ai xuôi vạn lý, và Lê Thương đã lưu lại cho đời một kiệt tác bất hủ còn rung động mãi lòng ai nặng tình quê hương đất nước ( Tạp Chí Xưa và Nay số 63B).

TIẾT 2 : BAN KIẾN TRÚC
1. Quá trình thành lập Ban Kiến Trúc
Đền Thánh khởi sự xây cất từ năm 1927 qua nhiều thời kỳ thăng trầm. Nhưng mãi đến năm 1936, Đức Phạm Hộ Pháp chính thức đứng ra lãnh trách nhiệm xây dựng Đền Thánh. Từ đó Ban Kiến Trúc mới manh nha hình thành (Xem danh vị cơ quan tạo tác).
Khởi đầu Đức Ngài giao cho Tá lý đắp vẽ Bùi Aùi Thoại lo tạo tác Báo Ân Từ cho khang trang để di dời quả Càn Khôn về thờ tạm. Mặt khác, Đức Ngài giao cho Tá lý Lê Văn Bàng xây dựng Đền Thánh.

Theo Vi bằng giao lãnh ngày mồng 3 tháng Giêng năm Đinh Hợi (24-01-1947) giữa Hội Thánh và Ban Kiến Trúc gồm có Tổng giám Lê Văn Bàng, 22 Tá lý nam, 7 Tá lý nữ và 500 nhân công : thợ hồ, thợ đúc, thợ mộc, thợ sơn, thợ vẽ. Họ là những dân đạo ở Lục Tỉnh và Nam Trung phần về Toà Thánh làm công quả thuộc thành phần nhân công lao động. Chẳng hạn Tổng giám Lê Văn Bàng người tỉnh Rạch Giá, còn Tá lý đắp vẽ Bùi Aùi Thoại (sau thăng lên Phối Thánh) người Cái Bè tỉnh Mỹ Tho. Ông đã tạc tượng các Đấng Giáo Chủ Phật,Thánh, Tiên, Hiền bên trong và bên ngoài Đền Thánh .

Các pho tượng ông Thiện, ông Aùc, Đức Quyền Giáo Tông, bà Đầu Sư Lâm Hương Thanh, tượng Đức Cao Thượng Phẩm, các sự tích quanh Lao động đài (bao lơn trước Đền Thánh) : Sĩ, Nông, Công, Thương, Ngư, Tiều, Canh, Mục. Trên nóc Hiệp Thiên Đài đắp tượng Đức Di Lạc, Bát Quái Đài đắp tượng Tam Thế Phật và Cửu Trùng Đài tạo hình Long Mã chạy trên quả địa cầu đều do ông Thoại đắp nổi.

Tượng Đức Di Lạc gương mặt phúc hậu,mắt nình thẳng nghiêm trang, thân lồng trong áo Đạo,toạ thiền trên lưng con cọp, tượng trưng năm Đạo khai mà Ngài là người cầm cân nẩy mực tuyển ngôi Phật.

Tất cả những tranh đắp vẽ này đều là sản phẩm của cái nhìn bình dân, biểu hiện bằng kinh nghiệm được tích tụ qua nhiều đời.

Nói một cách khác, nghề thợ hồ, thợ mộc ở đây không có trường dạy. Người trước thành thạo dẫn dắt người sau. Các lớp trẻ được di truyền và nhiều em có năng khiếu đặc biệt giúp cho ngành mỹ thuật càng hoàn thiện. Khi trở thành bậc thợ chánh chỉ dẫn lại đàn em, cứ thế tiếp nối xây dựng Thánh Thất, đền điện.

Dù làm công quả nhưng lại thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao cả và cần cù không chấp nhận một điều gì cẩu thả, buông thùa. Nếu thiếu tinh thần vì Thầy vì Đạo, chắc chắn toàn Đạo không thấy được Toà Thánh hoành tráng và mỹ lệ như ngày nay.

2 . Kiến trúc Toà Thánh tiêu biểu cho ngành nghệ thuật, mỹ thuật của Đạo Cao Đài :
Vào đầu thế kỷ XX về sau do kinh tế thương mại tràn lan vào cõi linh thiêng với ý nghĩa “Thánh một cân, trần một yến”, các thợ hồ đã dùng xi măng,sắt thép, sành sứ, thuỷ tinh để xây dựng và tô điểm cho Đền Thánh.
Kiểu dáng Toà Thánh là sự phối hợp hài hoà của các nền kiến trúc của các nền tôn giáo thế giới. Đền Thánh tạo hình chữ SƠN ( ) nhìn từ trên xuống, nếu nhìn từ mặt trước hai lầu chuông cao ngất như tháp chuông nhà thờ, tượng hình chữ NIỆM ( ) chỉ thế kỷ thứ XX (vì niệm chữ Hán có nghĩa là hai mươi)

Giữa hai tháp chuông trống đắp tượng Phật Di Lạc ngự trên lưng con cọp với những mái ngói đỏ cong cong trùng điệp phảng phất hình dáng các chùa Phật ở Trung Hoa.

Nơi Nghinh Phong Đài (phía trên cao Cửu Trùng Đài ) thì bên dưới xây hình vuông, bên trên tạc hình tròn gợi cho ta hình ảnh Trời tròn đất vuông trong Kinh Dịch.
Trên nóc Bát Quái Đài có tạc 3 pho tượng thần Đạo Bà La Môn là Brahma, Shiva, Christna.
Những kiến trúc đó thể hiện tôn chỉ của Đạo Cao Đài “Tam Giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhứt”.

Đền Thánh được xây dựng bằng công sức của nhân dân lao động với sự chỉ đạo của thợ hồ Phạm Công Tắc không do một kỹ sư kiến trúc nào, dù năm 1933 có bác vật Phan Hiếu Kinh lên Toà Thánh xem qua rồi trở về Sài Gòn. Trong tình thế ngân khoản eo hẹp, thầy thợ “bắt gió nắm hình” xây dựng Đền Thánh từng bước, khác hơn và nhỏ hơn hoạ đồ của Đức Lý Giáo Tông. Trong hoạ đồ trước ngang dọc cao thấp cộng lại đều bằng chín (tức Cửu Thiên Khai Hoá).

Theo lời giáng dạy của Đức Lý Giáo Tông thì hoạ đồ xây cất Toà Thánh do Đức Lý vẽ theo kiểu của Thiên đình,có kích thước là :
- Bề ngang Chánh điện là         : 27 mét ( 2+7 = 9)
- Bề dài Toà Thánh là : 135 mét ( 1+3+5 =9)
Chia ra :
Hiệp Thiên Đài dài : 27 mét (2+7=9)
Cửu Trùng Đài dài : 81 mét (8+1=9)
Bát Quái Đài dài : 27 mét (2 +7 = 9)

- Nền BQĐ cao 9 mét nên Đức Chí Tôn sửa bớt lại cho đỡ tốn : Nền cấp thứ 1 của CTĐ cao 5 tấc, mỗi cấp CTĐ cao 3 tấc, 9 cấp thì cao 2,70 mét, cộng lại cao 3,20 mét.
- Bề cao Lầu chuông và Lầu trống là : 36 mét
- Bề cao của Nghinh Phong Đài là : 24 mét
- Bề cao của Bát Quái Đài là : 30 mét
Sau đó, Đức Chí Tôn có giáng cơ dặn Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh rằng :
“ Thơ, Thái Bạch muốn lập Thánh Thất coi cho tốt đẹp, chẳng tưởng sự khó nhọc các con. Thầy chẳng đành. Thoảng như tốn kém nhiều, các con coi theo hoạ đồ, tính làm theo thước mộc, nghe à!”.
Kích thước thật sự của Toà Thánh đo được với độ sai số tương đối từ 5 phần ngàn đến 10 phần ngàn, kể ra như sau đây :
- Bề ngang Toà Thánh kể cả 2 hành lang là : 22 mét
- Bề ngang Chánh điện, đo lọt lòng là : 15,40 mét
- Bề ngang của hành lang đo lọt lòng là : 2, 40 mét
- Bề dài Toà Thánh :
+ Từ cuối BQĐ đến mặt tiền Lầu chuông là : 93 m
+ Từ cuối BQĐ đến hết bực 5 cấp dưới bao lơn là : 97,50 m
- Bề ngang của lầu trống hay lầu chông đo được : 4,30m
- Cửu Trùng Đài có 9 cấp, bề rộng mỗi cấp là : 7m
- Bề rộng của gian giữa (Chánh điện) đo được : 7m
- Bề rộng của mỗi gian ở 2 bên là : 4, 20 m
- Bề rộng của Tịnh Tâm Điện là : 5,60 m
- Bề rộng của Cung Đạo là : 2, 80 m
- Bề cao của Lầu chuông bằng bề cao của Lầu trống :
+ Tính từ mặt đất lên đến nóc là : 27m
+ Tính từ mặt đất lên đến miệng hồ lô là : 28, 20 m
- Bề cao của Phi Tưởng Đài tính tới nóc là : 14m
- Bề cao Nghinh phong Đài tới đỉnh Địa cầu là : 17 m
- Bề cao của Bát Quái Đài tính tới nóc là : 19 m
- 5 cấp dưới bao lơn, bước lên cửa chánh Toà Thánh, mỗi cấp có bề cao là 16 phân (16cm)
- 4 cấp dành cho Thập nhị Thời quân đứng chầu lễ Đức Chí Tôn, mỗi cấp có bề cao là 19 phân (19cm)
- 9 cấp của Cửu Trùng Đài, mỗi cấp cao 18 phân
- 12 cấp nơi Bát Quái Đài , mỗi cấp cao 10 phân.
Chung quanh Toà Thánh có tất cả 112 dây cột tròn để chống đỡ mái hiên nơi hành lang.

Mặt tiền Toà Thánh, dưới bao lơn có 6 cây cột : 2 cây quấn rồng đỏ và 4 cây quấn bông sen.
Tịnh Tâm Điện có 10 cây cột sơn trắng sọc xanh
Cửu Trùng Đài có 18 cây cột rồng xanh (Long trụ) chia làm 2 hàng, mỗi hàng 9 cây.
Cung Đạo có 2 cây cột rồng vàng.
Bát Quái Đài có 8 cây cột rồng vàng đứng theo 8 góc của hình Bát Quái.
Tổng cộng 4 từng trệt của Toà Thánh, bên trong và bên ngoài có tất cả 156 cây cột lớn và nhỏ.

3 . Đặc trưng về nghệ thuật Cao Đài :
Nghệ thuật hình khối đắp nổi nơi Đền Thánh biểu trưng như các hình Phật , Tiên, Thánh trên chữ M gian giữa, hình Bát Tiên trên chữ M gian phải và hình Thất Thánh trên chữ M gian trái (trong nhìn ra). Các hình này nhằm gợi nhiều hơn tả, chỉ coi nội dung giáolý tư tưởng hơn là hình thức đẹp xấu, đúng hay sai. Bởi lẽ, chú trọng diễn tả nội tâm uy nghiêm của Thần Thánh nên giảm thiểu và lược bỏ các chi tiết nhằm làm nổi bật vai trò trên thượng giới. Để đạt mục đích gợi nhiều hơn tả trong tính biểu tượng nên sử dụng thủ pháp vô hình hoá. Từ đó tạo nên một ngành nghệ thuật trang trí mang tính triết lý sâu sắc như tám hình trang trí quanh bao lơn mặt tiền Đền Thánh. Bên trong nội tâm với bộ tứ linh, nhất là 28 cột rồng vàng xanh đỏ biểu tượng cho uy lực Rồng là biểu tượng của Hà Nội hiệu Thăng Long thành, thành phố Rồng bay ….mà “Rồng bay” là biểu tượng của trạng thái cao nhất của chính con rồng, biểu tượng của thời thịnh đạt, phồn vinh. “Rồng mây gặp hội” , “Long Vân khánh hội”…thì chính đó là thời đại anh hùng (“Rồng mây gặp hội, anh hào ra tay”).
Rồng gắn với mây mưa, sấm chớp, nghĩa là đều gắn với nước, đấy là thực thể cần thiết nhất, mối bận tâm nhất của những người làm nghề nông trồng lúa nước. Kế đến lân có đầu sư tử , mình nai, đuôi trâu rất hiền hành,biểu tượng cho sự mơ ước thái bình. Qui là con rùa chậm chạp mà sống lâu. Phụng loan là con chim thanh cao, phụng là con trống, loan là con mái, chim cưỡi của Đức Phật Mẫu. Chim loan có sắc xanh nhiều nên gọi là thanh loan.

Tứ linh kết hợp với ngư, phúc, hạc, hổ gọi chung là bát vật. Ngư là con cá của Trương Quả Lão trong dàn bát bửu gắn liền với truyền thuyết “Cá hoá rồng”, biểu trưng cho sự thành đạt. Chữ Phúc giống chữ bức (là con dơi) nên lấy con dơi biểu tượng cho phúc đức (xem hình Tam Đa sau Báo Ân Từ) con dơi là tướng tinh của Trương Quả Lão. Hạc là loài chim quí hiếm thanh cao biểu tượng phong cách Thần Tiên, đâu có hạc là ở đó có Tiên. Hổ là con cọp tượng trưng cho sức mạnh chỉ năm Đạo khai (Bính Dần).

Nơi hậu điện Đền Phật Mẫu gian giữa thờ TAM ĐA “Phúc, Lộc, Thọ” cầu mong con cái Đức Chí Tôn được ba điều may mắn đó. Ông Phước là người hiền hậu, mũ áo trung lưu, râu đen dài. Phước là có con trai. Ông Lộc là vị quan đội mũ cánh chuồn, áo bào thêu có bối tử , đeo đai, đi hia rất oai vệ. Lộc là được làm quan. Ông Thọ là cụ già tóc râu bạc phơ, mặc áo thụng có hoa văn chữ thọ, chống gậy trúc có mấu.Thọ là sống lâu.

Ngoài tứ linh, bát vật, tam đa, tứ quí (Xuân lan, Hạ sen, Thu cúc và Đông thông) còn rất nhiều mô hình trang trí khác như Nhị Thập Tứ Hiếu quanh mặt tiền đền Phật Mẫu. Sĩ, Nông, Công, Thương, Ngư, Tiều, Canh, Mục quanh bao lam (y môn) Đền Thánh. Bát bửu là Hồ lô, Quạt, Tiêu, Cuốn Thư, giỏ hoa lam, Hoa sen, Ngọc bản đặt ở Nội điện Toà Thánh

Chính vì mục đích lấy nội dung, ý nghĩa làm trọng, nên bản thân chữ cũng trở thành đồ án trang trí có tính chất biểu trưng rất cao. Chỉ một chữ KHÍ ( ) nơi ngôi thờ Hộ Pháp đã trở thành điều linh thiêng cao khiết. Đó là tam tự nhất thể, ba chữ KHÍ nhập thành một chữ nên viết chẳng giống chữ Hán giản lược.

- KHÍ là chất vô hình .
- KHÍ là hơi nước bán hữu hình .
- KHÍ là dụng cụ hữu hình.

- Về hội hoạ có tính cách tổng hợp biểu trưng và tả thực. Các bức hoạ Tam Thánh, Cân Công Bình trên quả Địa Cầu, Thiên Cơ chuyển hoá (tranh tứ thời), nhất là cuộc triển lãm tranh “Ba mươi năm khai đạo” , ở Đông Lang nhân 10 ngày lễ khánh thành Toà Thánh Tây Ninh, đã in trong SỰ TÍCH XÂY BÀN (bằng tranh) của bà Hương Hiếu.

Bức bích hoạ Tam Thánh tả thực toàn thân với khổ người cân đối. Tạ Chí Đại Trường cho đây là tinh thần ái quốc cực đoan vì Tôn Trung Sơn cầm nghiên mực cho Thanh Sơn Đạo Sĩ chấm viết chữ. Quan niệm người đạo không nghĩ vậy. Họ vốn tĩnh tại, hiền hoà, chứa đựng nội tâm sinh động, đứng trước Đức Chí Tôn mọi sắc dân đều bình đẳng. Với bố cục đơn giản, nét vẽ tinh tế uyển chuyện, bức bích hoạ thu hút được sự chú ý của nhân sanh.

Những bức tượng Tam Vị Thiên Sứ to bằng người thật, chạm đắp cẩn thận không chút cầu kỳ. Gương mặt mang tính chân dung ở dạng tự nhiên. Đầu đội mão hay bịt khăn, mình mặc áo đạo uy nghi. Khi thể hiện các hình đắp nổi kèm theo kỹ thuật gắn các gốm sứ, thuỷ tinh, kể cả võ trai cũng được các nghệ nhân ban cho cuộc sống thiêng liêng. Họ đã biết vượt qua lối vẽ tượng trưng của thời đại trước để đắp vẽ những chân dung sống động, có thể chất, có thần thái đáng sùng ngưỡng.

- Về chạm gỗ có long vị thờ tại Bát Quái Đài, hai cửa hông trang trí hoa lá, rồng chầu tổng hợp âm dương không gian và thời gian. Nhất là các khánh thờ, thiên bàn tại tư gia, chạm trỗ rất tinh xảo.
Các khánh thờ đã kết hợp tranh vẽ trên kiếng chạm trổ trên gỗ đúc lư đèn bằng đồng thật hài hoà. Các khánh đều có ba bậc tượng trưng cho tam tài Thiên, Nhân, Địa liên giao giữa Trời và người, giữa Đất và người.
- Về thêu may mão áo đại phục,tiểu phục có nhà may Linh Đức. Hậu điện Nữ Đầu Sư Đường lãnh may tất cả mọi sắc áo xanh, vàng, đỏ. Màng,trướng, tàng, lọng, mão các phẩm vật thờ cúng đều được thể hiện từngli từng tí, tránh sai sót, có thể tạo thành nhầm lẫn giữa mão Đầu sư và Phối Sư .
- Kỹ thuật đúc đồ đồng lỗ bộ, lư đồng, lư hương được tranh trí rất khéo léo như bức tranh nổi trang nhã.

4 . Ảnh hưởng văn hoá nghệ thuật truyền thống dân tộc.
Đền Thánh xây cất sát cửa số 1 phía Bắc địa dư trùng với phương của quẻ Ly (tượng trưng CON MẮT) trong Bát Quái Cao Đài. Sở dĩ, xây cất như vậy vì Thánh giáo tiền khải dạy :
CAO như Bắc khuyết nhân chiêm ngưỡng
ĐÀI tại Nam bang đạo thống truyền.
Đền Thánh được bao bọc bởi 3 vòng : Vòng thứ nhứt hình hơi vuông gọi là nội ô gồm có 12 cửa. Vòng thứ hai gọi là ngoại ô, còn di tích là cửa số 7 (ngoại ô). Vòng thứ ba, bắc giáp chân núi Bà Đen, nam giáp sông Cẩm Giang. Ba vòng biểu trưng tín ngưỡng Tam Tài.

Đó là lối kiến trúc truyền thống giống như thành Cổ Loa, đế đô lệch về 1 phía và có ba vòng thành tượng trưng cho triết lý Tam Tài. Cố đô Huế cũng bố cục ba vòng:Phòng thành, Hoàng thành và Tử cấm thành lồng nhau và khép kín lệch về phương nam, dựa theo thuyết phong thuỷ.

Mặt khác, trong các khuôn viên của các phủ đường như Giáo Tông Đường,Hộ Pháp Đường có tường bao quanh ngăn cách bên ngoài. Trong đó vừa có cây che bóng mát vừa có cây cho hoa trái, tạo ra phong cách giông giống nhà vườn của các quan triều Nguyễn quanh kinh thành Huế.

Aûnh hưởng văn hoá nghệ thuật truyền thống dân tộc càng rõ nét hơn trong tuồng CHÈO THUYỀN đưa linh của Toà Thánh, không khác HÒ BÁ TRẠO, HÒ ĐƯA LINH ở miền ven biển Nam Trung phần. Trong đó, cả hai đều có các nhận vật : Tổng mũi, Tổng lái, Tổng thương, Tổng khậu và 12 bá trạo. Có lẽ do các đạo hữu ở Nam Ngãi Bình đưa vào Thánh địa Tây Ninh.

Rõ nét nhất là việc đắp nổi hoa sen, ảnh hưởng kiến trúc Phật giáo. Hoa sen được chạm khắc phổ biến, những bệ sen, đài sen bằng gốm sứ ở các Thánh Thất, Khánh thờ ở các tư gia.

Sau đây là ý nghĩa các cây trong Bá Huê Viên và quanh các Thánh thất.
Cây sen: hình dáng đẹp, màu sắc trang nhã, hương thơm thanh khiết , dịu ngọt, quá trình nở hoa kết hạt không nhiễm bẩn bùn. Chư Phật lấy hoa sen làm chỗ ngồi. Mẹ vua Lê Đại Hành nằm mơ thấy bụng nở hoa sen nên đẻ ra vua, vua Trần Nhân Tôn thấy hoa sen vàng nở trên rốn…

Cây sứ: thường thấy trong các ngôi chùa, ngay sau khi chúng ta mới vào cổng chùa, chúng còn được trồng ngay trước sân hoặc đằng sau chùa. Cây sứ thuộc loại cây có dáng đẹp,có nhiều cành vươn lên trời cao. Từ thời nhà Lý cây sứ đã được đưa vào nghệ thuật tạo hình, được gọi là cây “thiên mệnh” có khả năng thu hút sinh lực từ vũ trụ truyền xuống mặt đất . Vì vậy cây sứ thường được trồng ở các chùa chiền, đền miếu các nơi danh lam, tượng trưng cho sinh lực của thần linh trên mặt đất.

Cây đề : còn được gọi là cây bồ đề, có nghĩa là giác ngộ, khi đức Phật Thích Ca thành đạo, Ngài đã ngồi dưới gốc cây bồ đề để tĩnh tâm nghiên cứu giáo lý.

Đạo Phật lấy chữ tâm làm gốc, lấy điều thiện làm cơ bản. Con người chỉ làm được điều thiện khi trí tuệ được mở mang, nhờ đó mà diệt trừ được vô minh (sự ngu tối) mà ngu tối là mầm mống của tội ác.

Cây bồ đề có sức vươn cao, lá của nó mang hình trái tim, nhắc nhở chúng sinh hãy rộng lòng từ bi, bác ái, tâm thanh, trầm tĩnh, diệt lòng trần tục. Nó thường được trồng ở bên trái ngôi chùa và phía trước mặt để nhắc nhở mọi người hãy để cõi lòng rộng mở, trái tim nhân hậu khi bước vào cõi Phật.

Cây mít : theo sách Phật học thì cây mít được nhập từ Tây Trúc tới. Cây mít làm cửa Đền Thánh tượng trưng cho trí tuệ, còn có nghĩa là hướng tới bến bờ giác ngộ, cải tà quy chính. Nơi cửa Phật, cây mít là hiện thân của trí tuệ để đi đến chỗ giải thoát. Với ý nghĩa ấy, cây mít không chỉ được trồng nhiều trong chùa, mà lá mít còn dùng để lót chân oản, gỗ mít dùng tạc tượng Phật.

Cây thông : Thân thẳng đứng, vút cao, là biểu tượng người quân tử, danh lợi không phàm, trước ngọn gió đầu sương vẫn giữ được tâm hồn ngay thẳng. Dáng cao thân thẳng còn mang ý nghĩa là con đường dẫn lên trời xanh của các thần linh.

Trong sách Phật, thông còn có nghĩa là thông minh, thông hiểu,biểu hiện sự giác ngộ, sự chứng quả của đức Phật và Bồ Tát, là “lộng tận thông” (thông từ trong ra ngoài), biểu hiện cho quyền năng trí tuệ vô biên.

Cây sung : có nghĩa là sung túc, sung mãn, tên cây là acoka tức là vô ưu, không có điều phiền não. Cây sung trong chùa mang ý nghĩa của sức mạnh và sự no đủ.

Cây si : Thường trồng trước cửa ao chùa. Si nhiều cành, lá xum xuê, quanh năm xanh tốt, rễ buông chằng chịt tạo ra sự thâm nghiêm, u tịch, thanh vắng, nơi các vị thần ngự giá.

Cây tre trúc : Là loại cây thân thẳng cao, mềm mại, thích hợp việc treo cành phướn của Đạo. Tre, trúc mang ý nghĩa tuỳ duyên mà hoá độ ; thân rỗng biểu hiện cho tâm không ,lòng thành. Tre trúc, gióng thẳng, còn biểu hiện cho chính nhân, quân tử. Thân tre, trúc có nhiều đốt, theo quan niệm cổ truyền chính là thang đi về của những linh hồn phật tử. Trong các buổi lễ Phật bao giờ cũng có 2 cành tre, trúc đặt ở 2 góc bàn thờ để linh hồn phật tử từ cõi âm làm về dương thế để lên miền cực lạc.

Tóm lại, văn hoá tâm linh chỉ bộ phận văn hoá hữu hình mà biểu tượng các giá trị thiêng liêng cao khiết mang giá trị văn hoá nghệ thuật được sản sinh từ những hoạt động tín ngưỡng tôn giáo. Những không gian thiêng liêng đền, điện, thánh thất biểu trưng trời đất, Thánh Tiên hài hoà các nghi lễ linh thiêng tồn tại trong ý thức nhân sanh được thể hiện ra khi đắp vẽ. Văn hoá tâm linh là vấn đề còn mới mẻrất phức tạp tế nhị, có nhiều điểm khoa học khó chấp nhận ngay mà chỉ cảm nhận để tìm kiếm nhưng không thể chối bỏ được.

Nói thế nào đi nữa, văn hoá tâm linh góp phần lớn vào sự hình thành ý thức về cội nguồn “phản bổn hườn nguyên”. Nói một cách khác, văn hoá nghệ thuật là nhu cầu không thể thiếu trong nhân sanh. Một nền văn hoá cao đẹp luôn có giá trị nhân văn sâu sắc vì con người,vì cuộc sống. Tín ngưỡng xét về thần học đồng nghĩa với tâm linh. Bởi lẽ không có niềm tin vô đối về Đức Chí Tôn, về Phật, Tiên thì tôn giáo không thể phát triển và tồn tại được, nói cách khác,tôn giáo không thể xa rời con người. Tôn giáo ở trong lòng nhân loại.

5 . Triết lý kiến trúc Toà Thánh
Khi du khách đến thăm Toà Thánh, cái lôi cuốn họ đầu tiên là hai lầu chuông và trống cao ngất. Một hệ thống kiến trúc đền tháp nằm giữa hai k hu rừng Thiên nhiên màu xanh biếc. Hệ thống đền tháp này có giá trị về văn hoá lớn nhất ở miền Nam, bao gồm bờ thành, đền điện, phủ đường, vườn cảnh …
Jeannine Anboyer trong quyển “Mỹ thuật Viễn Đông” nhận định rằng : Người VN đã biết chọn những cảnh thiên nhiên để xây những công trình kiến trúc thờ cúng của họ. (les arts de l’Extrême Orient, Paris 1948, tr 83).

Một danh sĩ Nhận Bản cũng cho rằng Toà Thánh được xây cất trên suối ngầm chảy qua 6 cửa gọi là “Lục Long phò ấn” hay “Lục Long kết tụ”. Vùng đất này rất phát triển về Đạo pháp và nhân tài (Huỳnh Minh, Tây Ninh xưa và nay, Saigon 1972, tr 177).

Trước kia, Đức Lý giáng đàn dạy :
“Lão khen Thái Thơ Thanh, tưởng chư hiền hữu không thấy nữa. Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấy là Thánh Địa (tức đất xây cất Toà Thánh hiện nay) : sâu hơn 300 thước như con sông giữa trung tim đất giáp lại trúng giữa 6 nguồn làm như 6 con rồng đoanh châu. Nguồn nước ấy trúng ngay đỉnh núi gọi là Lục Long Phò Ấn. Ngay miếng đất đó đặng ba đầu : một đầu ra Giếng mạch Ao Hồ, hai đầu nữa bên cụm rừngbên kia”.
Về Lục Long phò ấn, ta thấy như sau : Viễn cảnh Toà Thánh, về phía Đông địa lý (cung Chấn) gối lên giồng Sân Cu (Đất lành chim đậu), mặt trước phía Tây (cung Đoài) trông ra rạch Tây Ninh. Phía tả (Nam) thanh long nước sông Cẩm Giang- Bến Kéo chảy cuộn quanh. Phía hữu (Bắc) bạch hổ núi Điện Bà ôm vòng lại như cánh cung. Đó là điểm kết long mạch sách gọi là hàm rồng. Phong thuỷ âm dương hội đủ.

Cận cảnh, hồ Động Đình (bàu Cà Na) nước chảy không ngừng nghỉ (pháp luân thường chuyển) vào rạch Ao Hồ, hướng Tây Nam (Càn). Trái phải rừng Thiên nhiên xanh biếc hài hoà cảnh trí. Phía Bắc (cung Ly) suối Lâm Vồ. Phía Đông Bắc (cung Tốn) Suối Đá. Phía Đông (Chấn) Suối cái chảy về Nam (Khảm) qua Đoạn Trần Kiều. Suối con lượn ra Giải Khổ Kiều : bốn suối hợp sức tưới mát và bao quanh vùng Thánh Địa, kết tụ Lục Long phò ấn.

Biểu hiện Tay Long (dương), Tay H ổ (âm) không đối lập nhau mà còn hoà hợp lồng vào nhau nhiều lần, viễn cảnh như cận cảnh. Bên trái (Thanh Long), bên phải (Bạch Hổ) thế sông núi châu đầu vào nhau như hình móng ngựa (đại Kiết). Địa thế Lục Long phò Toà Thánh đó, không đâu tốt đẹp bằng .
Đó là nhận xét về địa lý, còn các cửa Nội ô Toà Thánh thì sao ?

Ta đem Bát Quái Cao Đài (Trung Thiên Bát Quái) du di trước Đền Thánh. Để 12 cửa càn 8 cạnh phù hợp với tám cạnh bát quái (giả sử ta bẻ 4 góc). Từ cửa số 2 qua cửa Chánh Môn hướng Tây Bắc ( tức 2+3 =5) từ cửa số 4 qua cửa số 6 hướng Tây Nam .(tức 4+6=10).

Bây giờ ta xét theo Dịch lý. Cửa số 1 (cửa Hoà Viện) ngay hướng Bắc, nhìn lên Bát Quái Cao Đài là quẻ Ly. Ly thuộc tâm hoả là CON MẮT, là minh (sáng suốt) để cai quản Đạo. Từ lúc xây cất Đền Thánh, cửa Hoà Viện là cửa chính tấp nập nhứt. Đối xứng với cửa số 1 là cửa số 7 (nội ô) thuộc thuỷ, tẻ lạnh chỉ là cửa phụ (theo Trung Thiên Bát Quái).

Hướng Tây Bắc theo Bát Quái Cao Đài thuộc quẻ Khôn, Khôn thuần âm biểu tượng Đất là mẫu đạo, sanh hoá và nuôi dưỡng vạn vật. Hướng Tây Bắc trùng cửa số 2 sung túc tấp nập và cửa Chánh Môn. Cửa Chánh Môn xây theo Pháp Tam Quan. Không Quan (cửa bên trái) là lối nhìn về lẽ không “Không tức thị sắc”. Giả quan (cửa bên phải) nhìn theo lẽ sắc :”Sắc tức thị không”. Không sắc vào trung quan (cửa giữa) tức Trung Đạo Trung Dung. Đó là cửa chính của Đạo Cao Đài. Cửa số 2+3 cửa tam quan bằng 5. Theo Dịch Lý số 5 là số sinh đúng là cửa của Đức Mẹ (Khôn).

Hướng Tây Nam theo Bát Quái Cao Đài thuộc quẻ Càn. Càn thuần dương biểu tượng Trời là Thiên Đạo phụ đạo điều khiển vạn vật. Hướng Tây Nam trùng cửa số 4 sung túc tấp nập lúc chợ Ngã Năm phồn thịnh và cửa số 6 khai thông về nam, nơi sinh hoạt của nhân sanh. Cửa số 4 cửa số 6 bằng 10. Theo Dịch Lý số 10 là số thành đúng vào cung Càn. Mẹ sinh, Cha đưa con đến thành tựu.

Những điều trên thể hiện được mối quan hệ hài hoà giữa Trời Đất Người (Thiên Địa, Thiên Nhân, Nhân Địa). Tắt một lời, các cửa Đền Thánh chỉ thể hiện qua ba hướng : Bắc Ly, Tây Bắc Khôn và Tây Nam Càn đúng với Thiên Thơ nên phát triển không ngừng.
Đó là truyền thống kiến trúc cổ VN theo lối kiến trúc cảnh vật hoá (Architecture paysagée).

Kiến trúc đền tháp và phủ đường trong khuôn viên Nội ô Toà Thánh không vươn lên cao mà dàn trải theo chiều Bắc Nam. Theo quan niệm hướng Bắc là nơi ngự của Đức Chí Tôn “Cao như Bắc khuyết nhân chiêm ngưỡng”. Thế nên Toà Thánh không xây dựng ngay trung tâm nội ô mà kiến trúc sát về phía cửa số 1 phương Bắc. Những công trình lớn nhỏ kéo dài về phía Nam như Giáo Tông Đường, Nữ Đầu Sư Đường, Hiệp Thiên Đài, Hộ Pháp Đường, Hội Thánh Ngoại Giáo, Nam Đầu Sư Đường vv…theo quan niệm “Đài tại Nam phương Đạo thống truyền”. Những kiến trúc này cách nhau bằng những hàng rào và cổng. Mỗi dinh thự có chức năng khác nhau tạo nên những không gian ấm cúng và tôn nghiêm.

Các kiến trúc ở đây mang tính chất tổng hợp giữa Đạo (Religion) và Đời (Profane), giữa thần linh và con người mà con người là chủ thể của kiến trúc và thiên nhiên ở đây. Theo quan niệm chung của các tín hữu “Đời không Đạo không sức, Đạo không Đời không quyền”. (?)

Vòng thành của Toà Thánh hình vuông dài độ 4000 mét, gồm một Chánh môn và 12 cửa. Nhìn cửa Chánh môn thấy rõ nét kiểu kiến trúc Đông Tây kết hợp. Trước sau và hai bên của Đền Thánh là các ngôi tháp của các vị Chức sắc Đại Thiên phong như tháp Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh nằm cạnh cửa Chánh môn. Tháp Giáo Tông ở ngay sau Bát Quái Đài , còn hai bên là tháp vị Đầu Sư Thái Thượng Ngọc. Các kiến trúc tháp âm phần có ngôn ngữ riêng biệt và ý nghĩa sâu xa của nó về mặt tôn giáo. Âm phần này là cõi sống của người chết, các Chức sắc qui vị này luôn luôn hiện hữu bên cạnh các người còn sống. Các kiến trúc hình tháp đỉnh có lộng kiếng đó, vì thế nó không phải là những nỗi tang tóc mà là niềm vinh dự cho chư tín đồ.

Toà Thánh chịu ảnh hưởng ít nhiều kiến trúc Trung Hoa, phương Tây và Ấn Độ. Kiến trúc tuy thể hiện sự du nhập của phương thức kiến trúc và xây dựng nước ngoài, nhưng giá trị truyền thống văn hoá vẫn được bảo tồn và bị địa phương hoá đến nỗi người ta không còn phân biệt đâu là Đông, đâu là Tây.

Mái lợp cuả Toà Thánh uốn cong nhẹ, mái kép kiểu “trùng thiềm điệp ốc” như các kiến trúc của ta vào đầu thế kỷ 19. Hai lầu trống chuông cao 27 mét như tháp chuông nhà thờ. Ở Đền thờ Phật Mẫu chỉ một tháp, ta thấy rõ ảnh hưởng phương Tây. Ngay giữa mặt tiền trên nóc có hình Đức Di Lạc thể hiện tính triết lý của Đạo Phật phương Đông. Nhất là các cột dưới bao lơn, tạc hình rồng và hoa sen, tượng trưng Long Hoa Đại Hội. các tượng hình và hoa văn chuộng nét mềm mại quanh co của các nghệ sĩ dân gian.

Rắn 7 đầu (Thất đầu xà) ảnh hưởng cấu trúc Đế Thiên Đế Thích (Angkor Thom, Angkor Vat). Người được cử đi tham quan Đế Thiên về xây dựng Toà Thánh là Đầu sư Nguyễn Ngọc Thơ. Những con người Naga này bị địa phương hoá thành Thất tình : Hỉ, Nộ, Aùi, Ố, Ai, Lạc, Cụ để phù hợp với việc giáo hoá về Đạo pháp cho chúng sanh.

Trên nóc Bát Quái Đài tạc hình 3 vị Thần của Đạo Bà La Môn : Brahma vị Thần sáng thế, Christna (tức Vishnou) vị Thần bảo tồn và Shiva vị Thần phá hoại để xây dựng cái mới. Nét đắp vẽ sinh động và vút lên trời cao.

Trên nóc Cửu Trùng Đài là một vòm tròn (Nghinh phong đài), kiểu kiến trúc Hồi giáo, nhưng bị địa phương hoá, phía trên có tạc hình con long mã (con thú đầu rồng mình ngựa, khi nó xuất hiện sẽ có Thánh nhân ra đời). Con Long mã chạy về hướng Tây (hướng mặt tiền của Toà Thánh), quay đầu về hướng Đông, mang một ý nghĩa huyền bí về tôn giáo : Đạo xuất tự phương Đông, mang truyền bá ở phương Tây và gốc Đạo vẫn ở phương Đông.

Hai bên sau Toà Thánh còn có hệ thống nhà ngang (lang) là Đông lang và Tây lang, tạo nên không gian mở rộng cần thiết cho sinh hoạt đạo sự và cũng phù hợp với sinh hoạt của con người vùng nhiệt đới.

Bên cạnh Đền thờ và các ngôi tháp đều có vườn hoa cây cảnh, Bá huê góp phần quan trọng vào ngôn ngữ kiến trúc truyền thống thể hiện quan niệm vũ trụ Á Đông. Tất cả các kiến trúc trong Nội ô Toà Thánh đều được thiết kế, qui hoạch và thi công có chuẩn định về trình độ mỹ thuật và kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Ông Henri Regnault trong Hội nghị Thần linh học tại Lausane, Thuỵ Sĩ (1948) phát biểu : “Những vị nào có dự Hội nghị Assise, Haywards Henth, Bruxelles thì đã nhận được cuốn di bút của M.Gobron nói về lịch sữ và giáo lý Đạo Cao Đài. Cuốn sách đó có nhiều tranh ảnh. Điều đó cho thấy rằng trong tôn giáo này, nghệ thuật có một địa vị rất quan trọng. Kiến trúc trong và ngoài Toà Thánh là một mỹ thuật đáng được chú ý đặc biệt”

6 . Đạo Cao Đài là tôn giáo khoa học
Ngay từ những buổi đầu khai Đạo, không những người Pháp ở Sài gòn hoặc ở Pnompênh theo Đạo Cao Đài mà ngay cả trí thức tại nước Pháp và nhiều nơi khác cũng xin theo Đạo, hoặc xin tìm hiểu giáo lý của nền tân tôn giáo. Ông Henri Regnault đại diện Cao Đài giáo tại Pháp quốc, Phó chủ tịch ủy ban quốc tế của hội nghị thần linh học thế giới (M. Henri Regnault, Vice - Président de I’u nion Spirite Francaise, Président du Comité Fracais du Conseil spiritel mondial, trésorier-adjoint du conseil supême du C.S.M, délégue Caodaisme) là một trong những người trí thức Pháp nhiệt tình nhất có nhận xét tinh tế khách quan về Đạo Cao Đài. Trong Hội nghị thần linh học thế giới năm 1952, trong bản phúc trình ông f9ã xác nhận rằng Đạo Cao Đài là một tôn giáo hoàn cầu, phù hợp với khoa học và triết học. Sau đây, chúng tôi xin dịch nguyên bản phúc trình đó.
1/ - Đạo Cao Đài, tôn giáo hoàn cầu : năm vừa qua tôi (tức H.Regnault) đã có dịp điều trần ở hội nghị Bruxelles (Bỉ, 1951) rằng Cao Đài giáo có thể có một trách vụ quan trọng trong công việc thực hiện một nền tôn giáo hoàn cầu.

Tôi căn cứ vào những đề mục mà những người tổ chức hội nghị Luân đôn (1936) đã nêu ra để khảo cứu xem một tôn giáo như Cao Đài giáo xây dựng căn bản Thần linh học, có thể giúp ta hiểu ra thêm việc thống hợp tôn giáo, triết lý, khoa học, tâm lý học và nghệ thuật hay không ?

Từ cuộc Hội nghị Lausane (Thụy Sĩ 1948) đến nay, năm nào tôi cũng có cơ hội để làm cho quí vị hội viên phải lưu tâm đến Đạo Cao Đài. Đạo Cao Đài có một thái độ rộng rãi đối với những tôn giáo khác, tôn trọng tín ngưỡng của mọi người cũng như chơn lý nguồn cội ở Đức Chí Tôn vô biên, vô tận, vô thường, vô danh, vô đối.

Nếu ta phải tổng hợp tôn giáo khoa học, triết học, tâm lý học nghệ thuật để tìm hiểu Thần linh thì tôi cho Cao Đài giáo có thể rất có ích cho chúng ta để đạt tới mụch đích ấy.

2/ - Đạo Cao Đài với tôn giáo khác : Là một tôn giáo, Đạo Cao Đài liên hợp hết thảy các tôn giáo sau đây.

Trong Hội nghị Thần linh thế giới, các chi ngành thần linh học đều có cử đại biểu. Tuy không có người Cao Đài nào dự để thấy rằng chỉ có Cao Đài giáo khả dĩ thực hiện được việc tổng hợp mà đại hội thường niên 1952 theo đuổi. Nhưng người tín đồ Cao Đài nào cũng biết rằng Đạo Cao Đài chung óp một phần quan trọng vào việc thực hiện mục đích đó.

3/ - Đạo Cao Đài với khoa học và triết học : Đạo Cao Đài căn cứ vào Thần linh học mà thần linh học là một khoa học và một triết lý. Năm 1950, trong một buổi họp của Hội nghị Haywards Henth, tôi đã có dịp định nghĩa rõ ràng thế nào là thần linh học, một khoa học không nên lầm lẫn với mê tín quàng xiêng.

Thần linh học làm cho ta thấy chắc chắn rằng linh hồn có thực, tuy xác chết mà hồn vẫn còn và giữa người sống và người chết vẫn còn giao cảm được.

4/ - Đạo Cao Đài và tâm lý học : Đạo Cao Đài có những liên quan mật thiết với tâm lý học. Đức Thượng Đế đã giáng trần khai đạo, nhưng Ngài không đụng chạm đến cái tôn giáo hiện hữu. Người tín đồ Cao Đài cung kính cầu nguyện những vị Thần Thánh, Tiên Phật đã giáng trần để cứu vớt nhơn sanh. Họ không quên một vị nào mà họ thờ tất cả từ Phật Thích Ca, Chúa Jésus, Đức Khổng Tử đến các vị Tiên Phật thời thượng cổ, Thần Thánh, Châu Aâu, Châu A Ù…

Người có đức tin như người không đức tin đều có thể vào trong Thánh Thất Cao Đài để trầm tư mặc cảm và cầu nguyện theo sở vọng. Đó chẳng phải là một lý thuyết tâm lý sâu xa hay sao ? Cái đó chẳng có gì lạ. Vì Đạo Cao Đài nguồn gốc là ở chỗ siêu trần mà lại là sự nghiệp của nhân sanh.

Căn nguyên của Đạo Cao Đài là ở đó, là ở chỗ truyền đạt nghĩa hòa bình, lòng nhân đức, tình tương thân, tương ái và lý Đại đồng.

5/ - Đạo Cao Đài và nghệ thuật : Những vị hội viên có mặt tại Hội nghị Bruxelles (Bỉ 1951) đã nhận được cuốn sách nhỏ trong đó có in bản phúc trình của tôi (H.Regnault). trong sách đó có nhiều hình vẽ, những vị nào có dự hội nghị Assise, Haywards Henth, Bruxelles thì đã nhận được cuốn di bút của ông G.Gobron nói về lịch sử và giáo lý Đạo Cao Đài. Cuốn sách đó có nhiều tranh ảnh. Cái đó tất đã thấy rằng trong nền tân tôn giáo này, nghệ thuật đã có một địa vị rất quan trọng.

Kiến trúc trong ngoài Tòa Thánh là một mỹ thuật đáng được chú ý đặc biệt : Khi trông ngắm Tòa Thánh Tây Ninh, mặt trước đền, mặt bên và trong đền những tượng Phật Thích Ca, Jésus, Lão Tử và thiên bàn thờ Đức Chí Tôn, toát lên một nghệ thuật độc đáo.

Như thế, dưới sự nghiên cứu và lối nhìn một cách khoa học, nhà học giả H.Regnault từ lâu đã xác nhận Đạo Cao Đài là một tôn giáo toàn cầu.

7. Danh vị cơ quan tạo tác
Hội Thánh và các cơ sở phụ thuộc được xây cất hoàn thành mà không tốn một xu, đó là nhờ Ban kiến trúc, cơ quan tạo tác có nhiều thợ hồ công quả. Những công đó cũng xứng đáng như công truyền Đạo. Thế nên. Đức Hộ Pháp ban hành Thánh lịnh số 231 ngày 9-7-Canh Dần (22-8 -1950) chì vì cơ quan công thợ tạo tác trong Châu vi Toà Thánh chưa có hàng phẩm tương đương với các cơ quan khác đặng mở đường lập vị. Thánh lịnh này có ba điều quan trọng.
1 - Điều thứ nhứt : Định riêng cơ quan công thợ trong châu vi Toà Thánh những danh từ và trách vụ dưới đây :
a) Tá Lý coi về một sở.
b) Phó Tổng Giám làm đầu một hay nhiều sở dưới quyền Tổng Giám.
c) Tổng Giám kiểm soát toàn thể các cơ sở
2 - Điều thứ nhì : Những chức vụ kể trên đây đối hàm như vầy :

a) Tá Lý đối hàm Chánh Trị Sự hay Hành Thiện.
b) Phó Tổng Giám đối hàm Lễ sanh
c) Tổng Giám đối hàm Giáo hữu.
3 - Điều thứ ba : Mỗi bậc kể trên đây cũng phải hành sự đủ 5 năm mới được thăng và tới bậc Tổng Giám thì được Hội Thánh đem ra quyền Vạn Linh công nhận vào hàng Giáo Sư, nếu đầy đủ công nghiệp. ( Xem thêm “Chân dung Đức Hộ Pháp” về đối phẩm các hàng chức sắc).

Tàng Kinh Viện                                                                                            [1]  [2]  [3]  [4]  [5]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét