Giáo Dục Văn Hóa Đạo Cao Đài - 3/5 (HT. Trần Văn Rạng)


Một nhà thơ trẻ với giọng ngâm ngọt ngào truyền cảm hòa lẫn tiếng đàn cò, tiếng tiêu, dìu dặt như bay bổng giữa tầng không :
" VỊNH TÒA THÁNH
Tòa Thánh vút cao đứng giữa trời
Ánh vàng tỏa rộng khắp nơi nơi.
Hiệp Thiên vang tiếng Lôi Aâm Cổ.
Bát Quái lặng thinh Bạch Ngọc ngời.
Cung đạo thiêng liêng miền thượng giới.
Cửu Trùng dung tục cõi người đời.
Thoáng nhìn trụ phướn, bồ đề cội.
Tòa Thánh vút cao đứng giữa trời."

Trên đây chỉ là những trích đoạn về thai đố, thi thơ để người đọc hiểu phần nào thú vui tao nhã nhân ngày Vía Đức Chí Tôn,
vừa phù hợp với truyền thống lễ nghi huyền nhiệm, vừa tác động cuộc vui chơi dân đạo, thích đáng với quan niệm cổ truyền “Trời Người hiệp nhứt”. Tiếc thay, Văn Minh Điện không vĩnh tồn với thời gian.
Tắt một lời, ngày Vía Đức Chí Tôn là ngày hạnh phúc lớn của đại gia đình nhà Đạo, không phân biệt sang hèn, màu Đạo sắc tộc, mọi tín hữu khắp mọi nơi, trên mọi nẻo đường, hướng về Tòa Thánh mừng lễ Đấng Cha Lành.

Người Đạo Cao Đài luôn luôn tâm niệm và thực hành lời Đức Đại Từ Phụ dạy : Tất cả nhơn loại là con một cha. Tất cả mọi tôn giáo có cùng một gốc. Thế nên, người tín hữu Cao Đài không thấy ngại ngùng khi vào lễ trong một chùa Phật hoặc nhà thờ Thiên Chúa, hoặc đền thờ Hồi giáo. Bởi lẽ, người tín hữu Cao Đài biết rằng các Đấng Giáo chủ ấy đều do Đức Chí Tôn phân tánh giáng sanh nên chịu dưới quyền điều khiển của Ngài.

Người tín đồ nào cũng thuộc làu câu : “Cùng nhau một Đạo tức một cha”. Thế nên, họ không kỳ thị tôn giáo và không kỳ thị chủng tộc, coi tất cả mọi sắc tộc trên thế giới dù khác màu da sắc tóc, ngôn ngữ hoặc chánh kiến đều cùng chung huyết mạch.

Khi nói Đức Cao Thượng Phẩm là ngươn linh Hớn Chung Ly hay Thanh Sơn Đạo Sĩ là ngươn linh của Hồng Y Richelieu, là xác nhận Đạo Cao Đài tin có Luật chuyển luân. Ngày trước là người Trung Hoa, ngày nay đầu kiếp làm người VN hay ngược lại. Điều ấy nói lên mọi sắc dân, trước mặt Đức Chí Tôn đều là con cái, là đồng chủng. Nếu tiền kiếp là người Aán Độ thì theo đạo Phật, hoặc người Tàu sao tránh khỏi theo đạo Lão hay đạo Nho. Vậy ta đã từng là môn đệ của các vị đó trước kia, nay tôn vinh các vị đó làm thầy là lý đương nhiên.

Với tinh thần ấy, người tín hữu Cao Đài lúc nào cũng tôn kính các tôn giáo khác và đặt các vị Giáo chủ ngang hàng nhau, không có sự đặt biệt trọng khinh nào.
Thế thì tôn thờ Đức Chí tôn là tôn thờ đức tin của nhơn loại.

Lễ Vía Đức Chí Tôn lúc 0 giờ ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm (Nghi thức thờ Đức Chí Tôn. Xin xem “Ý nghĩa thờ Thiên Nhãn” của Hiền tài Nguyễn Kim Anh) . Đây là buổi lễ trang nghiêm nhất, tất cả mọi sinh hoạt đều im lặng nhường cho tiếng trống tiếng chuông và lời cầu kinh.

Sau khi Lôi Aâm Cổ (trống) dứt hai hồi, vị Tả Phan Quân cầm phướn Thượng sanh hướng dẫn các phẩm Lễ sanh, Giáo thiện nam nữ lên lan can lầu Đền Thánh, nam tả nữ hữu (trong Bửu điện nhìn ra), đồng thời cho 6 vị Lễ sanh và 6 vị Giáo thiện nam nữ vào hầu Bát Quái Đài.

Khởi Bạch Ngọc Chung (chuông), vị Hộ Đàn Pháp Quân cầm cờ Tam Thanh (cờ Đạo) và vị Hữu Phan Quân cầm phướn Thượng Phẩm hướng dẫn chư Chức sắc Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện vào Đền Thánh (Hoán đàn). Hai bên Chức việc, Đạo hữu nam nữ cũng đi vào Hoán đàn. Đoạn phân ban nam nữ. Đồng thời 3 vị Chánh Phối Sư và Nữ Chánh Phối Sư vào Nội Nghi. Một vị Phối sư ở Ngoại Nghi.
Tiếp Lễ Nhạc Quân lên Giảng đài nữ cầm hiệu. Một vị Giáo sư phái Ngọc lên Giảng đài nam xướng lễ.

Dứt chuông, Hộ Đàn Pháp Quân ra cờ lịnh nhập đàn.
Vị Giáo sư phái Ngọc xướng
1/- Nội Nghi, Ngoại Nghi tựu vị
2/- Thiên phong dĩ hạ các tư kỳ vị.
3/- Nhạc tấu huân Thiên : nhạc đờn 7 bài.

a/- Xàng xê : nghĩa là đưa qua trộn lại, biểu tượng cho thời kỳ hỗn độn sơ khai.
b/- Ngũ đối thượng : là năm từng trên Trời tức khí thanh bay lên làm bầu Trời.
c/- Long ngâm : là rồng xuống, tượng trưng cho Âm. Nhứt Âm nhứt Dương chi vị Đạo.
d/- Vạn giá : là muôn việc đã định an, muôn loài vạn vật đều có tên (Xem thêm Ngôi thờ Đức Chí Tôn)

2 . Hội yến Diêu Trì Cung
Trong hai tuần lễ trước ngày Đại lễ, hàng trăm nhân viên công quả thuộc Công viện Hành chánh Phước Thiện đã chung lo dựng hai dãy nhà rạp và lễ đài nơi sân lễ Báo Ân Từ.
Rạp lễ năm nay cũng được trang trí vô cùng công phu và tuyệt mỹ như những năm về trước, với đủ màu sắc thanh lịch, dịu mắt, với đạo kỳ phất phới, với tranh cảnh nổi, với các bức rèm ni lon tam thanh, nhiều đèn màu, nhiều lồng đèn nhiều góc toả ánh thanh xích và huỳnh quang. Hằng mấy trăm bàn tay tuyệt xảo đã tạo nên cảnh trí huy hoàng của rạp lễ. Các dãy cột chánh thuộc mặt tiền được bông làm các chim phụng hoàng chầu lễ.

Theo chương trình lễ, năm nay, có cộ hoa bông hình Đức Phật Mẫu kỵ thanh loan do Công viện Phước Thiện đảm trách. Ban nhà thuyền ngày đêm lo làm tứ linh (Long, Lân, Qui, Phụng), Ban Tổng Trạo lo dợt lại Ngọc Kỳ Lân, học sinh Đạo Đức Học Đường chuẩn bị các loại đèn giấy để diễn hành vào đêm trung thu Hội Yến Diêu Trì Cung v.v…
Ngày rằm tháng 8 Tân Hợi (dl, 03.10.1971)

Trong suốt ngày này, các cơ quan Đạo và 19 phận Đạo thuộc Châu Thành Thánh Địa cùng các Châu, Tộc Đạo lo chưng bày các mâm quả phẩm gồm đủ loại bánh mứt hoa quả hương đăng, trên các dãy bàn nơi hai nhà rạp lễ và bên trong cũng như nơi Hậu điện Báo Ân Từ.

Nơi Chánh điện, bàn ghế, bình hoa quả phẩm cùng các nghi thức đặc biệt dành cho Đại hội Bàn đào cũng đã được chuẩn bị châu tất với nhiều màu tuyệt mỹ toả ánh ngọc quang lấp lánh.

Nơi Đền Thánh và Báo Ân Từ không dứt lớp sóng người vào lễ bái. Tất cả mọi người đều thành kính và lộ vẻ hân hoan tiềm ẩn một sức sống Đạo cao thâm khó diễn nên lờ i….

Vào Ngọ thời, Hội Thánh cử hành lễ cúng tiểu đàn tại Đền Thánh với sự dự lễ cúng đông đảo của chư Chức sắc, Chức việc cùng chư tín hữu.

Ngài Hiến pháp Quyền Chưởng quản Hiệp Thiên Đài dâng Sớ cầu nguyện.
Lễ cúng kết thúc vào lúc 13 giờ 40’ cùng ngày.
Cũng trong Ngọ thời nầy, Hội Thánh cử hành lễ cúng Đại đàn tại Điện thờ Đức Phật Mẫu với sự dự cúng đông đảo của chư nam nữ đồng đạo.
Ngài Thời Quân Hiến Đạo H.T.Đ dâng Sớ cầu nguyện.
Lễ cúng Đại đàn kết thúc vào lýc 13 giờ 50’ cùng ngày.
17 giờ Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện đến sân lễ Báo Ân Từ, đi xem qua các quả phẩm hiến lễ lên Đức mẹ đã chưng bày tuyệt xảo và tràn đầy trên khoảng 50 dãy bàn, mỗi dãy dài 3 thước, rộng 1 mét 2.

Sau 15 phút xem sơ quan các quả phẩm, Ngài Thời Quân Bảo Đạo H.T.Đ được Ban Tổ Chức cung thỉnh lên giảng dài gần dưới chân cột phướn đối diện trước Báo Ân Từ để thuyết đạo. Ngài đã thuyết về ý nghĩa và Bí pháp Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung ( xin xem nguyên văn trong Thông tin số 38 …)

17 giờ 30’ Bà Đạo Nhơn Tạ Thị Thế, quyền Thượng Thống Lại Viện Phước Thiện thay mặt Bà Chơn Nhơn Phó Chưởng Quản Phước Thiện Nữ phái được Ban Tổ chức cung thỉnh thuyết Đạo (thông tin số 38 …)
Buổi thuyết Đạo kết thúc vào lúc 17 giờ 40’
Số tín hữu dự nghe buổi thuyết Đạo kể trên đến hàng vạn người ….
Bấy giờ (sau khi thuyết đạo) trời đổ một cơn mưa nặng hạt, kéo dài khoảng 15 phút. Nước đọng trên góc đường về mặt phía Đông Bắc Báo Ân Từ và dọc hai bên vệ đường Phạm Hộ Pháp đã được hàng mấy trăm ngàn gót chân chư đồng đạo dự lễ dẫm qua dẫm lại, thành bùn nhão….Hàng trăm ngàn tà áo trắng tinh đã phải kêu khổ vì dính phải những vết bùn đỏ lỗ chổ, khó coi và vô cùng khó tẩy sạch nầy !

19 giờ trên Đại lộ Phạm Hộ Pháp dài khoảng 1.000 mét, rộng hơn 20 mét, từ trước cửa Đền Thánh đến trước sân lễ Báo Ân Từ, một biển người dày đặt lớp sóng người mỗi lúc một kéo về tập nập hơn, dày đặt hơn, để rồi sau cùng chen chân không lọt !

Nơi góc đường phía Tây Báo Ân Từ , tức là nơi hông phía bắc rạp lễ số chư dồng đạo chen chân nhau như nêm, đến đổi, ai có việc cần kiếp, nếu phải đi xuyên qua ngã nầy, có lẽ phải mất khoảng 10 phút mới đi được một thước tây ….
Có thể nói, năm nay số chư đồng đạo đổ về dự lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, đông đảo gấp 10 lần năm vừa qua.

Một điễm khác cũng nên ghi thêm, một số đông đảo các cô các bà đã suốt ngày lẫn đêm đến cầu nguyện xin Phật Mẫu ban cho quẻ xăm. Hằng ngàn du khách từ bốn phương cũng đã đến bái lễ và xin Phật Mẫu ban cho các quẻ xăm …..

19 giờ 35’ Ban Trật Tự và hàng trăm nhân viên Cơ Thánh vệ đã vô cùng vất vả để giữ gìn trật tự cho một khoảng sân lễ nơi Báo Ân Từ được trống để cho Long Mã có chỗ lượn bay theo nhịp trống. Lớp sóng người vào lúc bấy giờ như nước vỡ bờ tràn đến sân lễ Báo Ân Từ, khiến cho Ban Trật Tự và nhơn viên Thánh vệ phải vô cùng vất vả.

Người ta đã thừa biết rằng, thuở Đức Hộ Pháp còn tại Toà Thánh, Đức Ngài đã cho tổ chức đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung vô cùng trọng thể, với nhiều cộ hoa do các Phận, các cơ quan Đạo thực hiện. Nhưng từ khi Đức Ngài phải tự lưu đày nơi Vương quốc Cam Bốt vì thời thế…và đã phải gởi mảnh Thánh hài nơi tha bang cho đến khi nào quê mẹ Việt Nam được thật sự hoà bình thì toàn Đạo mới được cung nghinh Tiên đài Đức Ngài về Toà Thánh ….

Tấm lòng khao khát và hoài vọng của nhơn sanh suốt 15 năm dài đăng đẵng, khao khát và hoài mong sức sống cao, độ Thánh khiết, đại trí dũng của đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung được phục hồi như những năm Tôn sư Hộ Pháp còn ở tại Toà Thánh đã thể hiện trước mắt nhơn sanh ….

Cho nên năm nay dù thời cuộc sôi sục bất ổn….nhưng nhơn sanh nghe nói chương trình đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung được Ngài Hiến Pháp quyền Chưởng Quản H.T.Đ cho cử hành khá long trọng, có cộ Tiên, có tứ linh…..Nhơn sanh đổ về dự lễ đông đảo gấp 10 lần hơn năm vừa qua …

Đoàn Long Mã, cộ hoa, lồng đèn đuốc lửa do khoảng bốn ngàn học sinh Đạo Đức Học Đường, Trung học Lê Văn Trung, Đại Đạo Thanh Niên Hội và Hướng Đạo đoàn Đại Đạo cầm tay đã được sắp hàng dài cây số, từ ngã tư đại lộ Phạm Hộ Pháp và Oai Linh Tiên đến cửa trường Đạo Đức Học Đường …

19 giờ 45’ Đoàn diễn hành bắt đầu chuyển mình dưới những hạt mưa lấm tấm như sao trời rãi nhẹ xuống trần ai.
Năm phút sau đó, cờ Đạo, bảng Đạo và Long Mã đến sân lễ Báo Ân Từ. Long Mã uy nghi lượn múa và bái lễ trước đền thờ Đức Phật Mẫu, vũ lộng những đường múa thật cao, thật đẹp nhưng nhẹ nhàng bay theo nhịp trống Long Mã giục thúc, nhịp trống Tần nhơn dòn dã ….

Giữa lúc nầy, hàng vạn ánh đuốc của đồng bào sơn cước mặt rằn ri, vền vện quấn khố, ở trần, lưng giắt đầy lá rừng từ phía sau Hậu điện chạy cặp theo hông phía Bắc Báo Ân Từ ra đại lộ Phạm Hộ Pháp để tháp tùng theo đoàn người diễn hành. Đoàn người sơn cước này do hướng Đạo đoàn và Đại Đạo Thanh Niên Hội cải trang thành, họ vừa chạy, vừa reo hò những âm thanh miền sơn cước. Trông đến đoàn người ai cũng tức cười và cảm thấy một nguồn vui mới mẻ khác thường dâng dậy ngập cả tâm hồn …

Đồng trong khoảng thời gian nầy, Vân xa ( cộ hoa) Đức Phật Mẫu kỵ Thanh loan có chín vị Nữ Phật phò tá cùng bốn vị Tiên nương hầu cận đã đến trước sân lễ và dừng lại. Ánh hào quang phía sau đầu Đức Phật Mẫu quay tít và phát ra muôn ngàn ánh điện chớp nhoáng giữa hư không.

Ai nhìn thấy ánh hào quang nầy cũng sững sờ. Có lẽ, mọi người đều chung một cảm nghĩ bửu tượng Đức Phật Mẹ linh động, thiêng liêng ….
Chín vị Nữ Phật, mỗi vị cầm một bửu tháp và toạ vị theo thứ tự. Ngoài ra, bốn vị Tiên nữ hầu cận Đức Phật Mẹ cũng hầu quạt y như các hình ảnh mà chúng ta thờ tại Điện thờ Đức Phật Mẫu. Quanh trên cộ hoa nầy nhiều tràng pháo bông đã được đốt cháy, muôn ngàn giọt lửa sáng rực rơi rơi liên tục xuống mặt đất …

Bấy giờ rồng nhang dài 36 thước, đường kính khoảng 1 thước 2, vảy vàng hực, từ ngoài đại lộ Phạm Hộ Pháp cuộn mình rồi bay là đà vào sân Báo Ân Từ, uốn khúc, vẫy đuôi, trườn mình, đầu ngất cao, há miệng phun lửa lên cao ngất trời,muôn ngàn ánh sáng trên khắp thân mình rồng vàng nhấp nhoáng, lập loè…..Hai phút sau, một con Ngọc Kỳ Lân cũng bay đến phun lửa đỏ trời. Bên dưới linh vật là hàng trăm anh em nhơn viên nhà thuyền và Ban Tổng Trạo vừa lượn múa theo rồng và Ngọc Kỳ Lân, vừa hô vang những âm thanh đặc biệt dành cho việc múa rồng …. Nhịp trống vang rền, bước chân rầm rập đã làm cho biển người đứng xung quanh say mê theo dõi và hoan hô vang dậy …

3. Con đường cứu rỗi của Đạo Cao Đài
Thánh giáo dạy về việc độ rỗi con người khi còn trong bụng mẹ “độ dẫn hoài sanh”. Thất Nương khêu đuốc Đạo mầu, Lục Nương, Bát Nương . . . Cũng hết lòng phổ độ quần sanh.
Trong buổi đầu khai đạo, có người còn chưa tin, làm khải để thử “Có đâu Tiên Phật giáng phàm gian” liền được hoạ đáp lại. Đồng thời Đức Chí Tôn cho chuyển nhiều huyền diệu như trị các bịnh ngặt nghèo, cứu người bằng âm dương thuỷ. Đức Chí Tôn dạy “ Tuy con không thấy Thầy nhưng nghe Thầy dạy thì con nên tin đó là sự thật”.

“Có lắm người tưởng rằng ta phải thấy Chúa y như Chúa đứng bên nầy, còn ta đứng bên kia, đâu phải vậy. Chúa với tôi chỉ là một trong động tác thấy chúa của tôi” (Eckhart). Vả lại cơ thể của Thần Tiên thật là tinh tế, mắt thường đâu thể nhìn thấy được.

Chúng sanh muốn sờ móđược cái gì cứu rỗi, nên Đức Chí Tôn, Phật Mẫu mới giao con thuyền Bát Nhã làm Thể pháp cho Tam Nương độ đời. Ngài dạy :
“Khuôn thuyền Bát Nhã chẳng hề chìm,
Nổi quá như bông, nặng quá kim.
Có Đạo trong muôn ngồi cũng đủ,
Không duyên một đứa cũng là chìm.”

Bài vịnh Thuyền Bát Nhã đại biểu cho cả giáo lý Cao Đài, nghĩa là giáo lý chỉ là phương tiện, nếu ta đọc kinh sách Đạo với tâm trạng thao thức suy nghĩ, ta sẽ thấy được nghĩa lý uyên thâm của nó. Trong mỗi trường hợp, mỗi lời Thánh dạy có lối giải thích theo trạng huống, nếu ta nhận định đúng Thánh ngôn trong mỗi trường hợp, ta sẽ thấy lý ưng của nó.

Đức Chí Tôn dạy : Thầy không bao giờ nghĩ rằng chúng sanh sẽ đọc giáo lý của Thầy để đạt đạo vì giáo lý chỉ là những bài luân lý đơn thuần, không phải chỉ đọc được nó mà thành đạo.

Vả lại, giáo lý thâm hậu không thể nói bằng lời, diễn bằng bút. Các Chức sắc giảng đạo là chỉ gợi lên hoặc hướng dẫn các tín hữu nhiều điều dẫn đến chân lý. Ai thấy thì thấy liền, ai không thấy, càng tìm càng tối tăm.

Giáo lý Đạo Cao Đài chỉ là hướng đạo tri thức, chỉ ra con đường cứu rỗi. Thầy không hề tiết lộ bằng con đường hiểu đạo ( tri thức) hoặc siêu hình của sự cứu rỗi mà phải tự giác ngộ, mỗi người riêng rẻ không thể giải thích được mà chỉ có thể chứng nghiệm bằng nội lực và nội tâm của mình. Cố gắng là nhân tố rất quan trọng trong sự tu luyện vì không có sự giải thoát nào nếu không có sự cố gắng của cá nhân.

Xem như thế, Thuyền Bát Nhã cũng chỉ là phương tiện mà cứu cánh là tu luyện. Con thuyền chẳng hề chìm, lướt nhẹ như bông, nhưng sao lại nặng tợ kim loại ? Đó là do chỗ không biết đạo, không ngộ đạo. Ở thế, ai muốn nằm ngồi trên thuyền cũng được vì đó là con thuyền gỗ với đôi bánh xe cao su. Thuyền chỉ là phương tiện , là lớp vỏ bên ngoài như cái áo của nhà tu, nếu chỉ mặc áo mà thành đạo thì ai cũng làm được. Đạo phải trụ vững trong lòng, con đường tu như sóng dồi thuyền lúc bổng lúc trầm, ta không trì chí bền lòng (không duyên) thì con Thuyền Bát Nhã của Tam Nương ( chớ không phải bằng cây gỗ ở Khách Đình) sẽ nhận ta chìm.

Thầy cũng dạy : “ Giáo lý Thầy như đũa ăn cơm, không đũa ta ăn cơm cũng được” . Thế thì đũa cũng chỉ là phương tiện. ( Người Aán Độ ăn bốc). Việc cầu kinh hằng ngày, với các nghi lễ phức tạp chỉ là phần hành của đường tu. Ta chỉ có thể thấy được sự cứu rỗi bằng sự tồn tâm dưỡng tánh, tự đọc kinh sách với tâm trạng thao thức. Thế nên, khi đọc Thánh ngôn, không phải chăm chú vào những từ ngữ có vẻ bình dân quê kệch của đầu thế kỷ 20, mà nên coi văn tự chỉ là phương tiện trình bày chân lý bên trong. Dù vậy, giáo lý tuy là phương tiện, nhưng bỏmất giáo lý thì không có cái gì để đạt được cứu cánh, bằng ý nghĩ đó, nếu bỏ thuyền thì có gì để đưa xác đến phước địa được.

Do đó, khi đọc giáo lý, phải tư duy sinh động, phải băn khoăn. Cái hay của giáo lý là thế hệ nầy đọc, hoàn cảnh nầy nghe thì phù hợp ngay; đến thế hệ sau, tình huống khác thì nó cũng thích hợp. Giáo lý Cao Đài thọ truyền bất hủ lậu là vậy. Bởi lẽ, khi nghe ai nói đây là Kinh và Thánh ngôn của Đạo Cao Đài thì không vội chấp nhận, không vội gác bỏ ( vì ngoài Thập Nhị Thời Quân của Thầy còn nhiều cặp đồng tử của các phái đạo), nên nghiên cứu tường tận rồi so sánh, nếu không phù hợp với Kinh, Thánh ngôn của Thầy thì chắc chắn không phải là bổn nguyên giáo lý của Đạo Cao Đài.

Luận giải như vậy, Thuyền Bát Nhã vẫn là biểu tượng cứu rỗi của Đạo, nhưng những ai ‘không duyên một cũng là chìm”.

Đức Chí Tôn lại dạy về Thuyền Bát Nhã chính ở trong tâm.
“Biển khổ nơi mình chớ đâu xa,
Thuyền kêu Bát Nhã kiếm đâu mà ?
Biển Thuyền đồng ở trong tâm dạ,
Biết Đạo lần tìm mối cũng ra”.

TIẾT 3 . VĂN THI VÀ ĐẠO ĐỨC VĂN ĐÀN
" Đạo Đức hanh thông truyền vạn đại
Văn Đàn khai thái thọ thiên niên."

1. Thánh thi, thánh ngôn
Bất cứ một tôn giáo nào, muốn việc truyền giáo thành công đều phải tạo được đức tin và cảm hứng trong nhơn sanh. Chư Chức sắc biết đồng lao cộng khổ với các tín hữu, biết khinh thường địa vị và quyền lợi để làm gương sáng cho những ai muốn làm công quả để đổi lấy cái quả tốt đẹp hơn cuộc đời hiện tại. Nếu được những Chức sắc hành đạo có đức độ như vậy, cơ đạo sẽ sớm phổ truyền khắp năm châu.
Tuy nhiên, người đệ tử Cao Đài phải biết nhẫn nại chờ đợi Đức Chí Tôn đến dạy Đạo. Ba vị Thiên sứ phải trãi qua nhiều đêm học hỏi với Thất Nương, với các chơn linh khuất mặt, với ông AĂÂ rồi mới biết ông Trời là ai ! Chữ Nhẫn đối với người tín đồ rất quan trọng, vì biết nhẫn mới học được nghĩa lý sâu xa, mà Đạo vốn hư hư thực thực, cần trì chí bền lòng.

Mặt khác, Thánh ngôn, kinh điển của Đạo Cao Đài rất khác biệt nhiều tôn giáo, với lới hành văn nôm na, vắn tắt, không lý luận, không chứng minh dài dòng. Những chữ chỉ cốt để khiêu gợi cho một lý lẽ cao thâm, để người đạo nghe tiếng vọng trong lòng của mình mà giác ngộ.

Sự lưng chừng, sự tối tăm của lời văn và cách lập lập nửa vời kích thích óc tò mò để tìm hiểu cái bí nhiệm của thiêng liêng. Nhờ đó mà gợi mở được những ý tưởng thâm sâu tiềm tàng trong mỗi người ưa suy luận.

Văn trong Thánh ngôn và Kinh điển tràn đầy “Văn dĩ tải Đạo” (Văn để chở Đạo), và “Thi dĩ ngôn chí” (Thơ chứa lời giới thiệu), lẫn lộn giữa Thánh dạy và thi ca giông giống như Nam Hoa Kinh của Trang Tử hay Đạo Đức Kinh của Lão Tử.

Do cái tri và hành đi đôi như vậy nên có người đã nhận định rằng “Đông Phương không có triết gia mà chỉ có hiền giả và thi nhân” (Triết học Đông Phương, Saigon 1971, tr.135). Trong Thánh giáo ta thấy nhan nhản thi ca với lời lẽ của bậc hiền triết.

1/ - Về Thánh Thi :
Đạo Cao Đài chọn Đường thi làm Thánh Thi chuyển tải Đạo lý. Bởi vì đời Đường (618-907) là thời đại hoàn kim của thơ ca, lấy nguồn cảm hứng từ “Tam giáo đồng nguyên”, nên nảy sanh Thi Tiên Lý Thái Bạch, Thi Phật Vương Duy (tức thơ thiền) và Thi Thánh Đỗ Phủ vì người đời coi thơ ông như chân lý cuộc sống. Nội dung Đường Thi phù hợp với mục đích của Tôn giáo Cao Đài, trong ý niệm đồng văn hóa. Tuy nhiên, ta vẫn thấy có nhiều thể thơ đặc biệt Việt Nam như song thất lục bát chẳng hạn.
Trong Đạo Cao Đài, về Thánh Thi các Đấng giáng cho đa dạng. Đừng đầu là tập NỮ TRUNG TÙNG PHẬN, viết theo thể song thất lục bát gồm 350 vế 1400 câu, thêm câu kết là 1401 câu:
“Đời đời danh chói Cao Đài”
Mục đích của tác phẩm là “Giục tài nhi nữ sánh bì cùng Nam”.

Tác phẩm bị hạn chế về thời phong kiến. Bà dạy phận con gái, làm vợ, công việc trong nhà ngoài ngõ, bổn phận dạy trẻ, thờ kính cha mẹ, kính thầy cô …

Khi tác phẩm ra đời, nước ta còn lệ thuộc nên Bà dạy:
" Nào quốc thể người khi kẻ thị,
Nấu sôi lên cái máu anh phong,
Nào dân đen phép quỉ hớp hồn.
An bang tế thế một lòng lo âu."

Ngoài tác phẩm tràng thi đó, còn những tác phẩm vừa như GIÁC MÊ KHẢI NGỘ, NGỤ ĐỜI của Đức Lý Thái Bạch, DÒNG BÍCH LẶNG của Đức Nhàn Aâm Đạo Trưởng, TÌNH ÁI của Thất Nương …

Ngay từ những ngày đầu dạy Đạo, có người hỏi hình dạng của Đức Chí Tôn như thế nào, Ngài trả lời không những tự vịnh phong cách của mình mà Ngài còn tiên tri việc Đạo như sau:
"Tròi trọi một mình không mới thiệt bần,
Một nhành sen trắng náo nương chân.
Ở nhà mượn đám mây xanh kịt,
Đỡ gót nhờ con hạc trắng ngần.
Bố hóa người đời gây mối Đạo,
Gia ân đồ đệ dựng nền nhân.
Chừng nào đất dậy Trời thay xác,
Chư Phật Thánh Tiên xuống ở trần."
(TNHT 1, tr.79)

Có người lại hỏi Bạch Ngọc Kinh như thế nào ? Ngài liền “Tân tả Bạch Ngọc Kinh” :
" Một tòa Thiên các ngọc làu làu
Liền bắc cầu qua nhấp nhóa sao.
Vạn trượng then gài ngăn Bắc Đẩu,
Muôn trùng nhiếp khảm hiệp Nam Tào.
Chư Thần chóa mắt màu thường đổi,
Liệt Thánh kinh tâm phép vẫn cao.
Dời đổi chớp giăng đoanh đỡ nổi,
Vững bền vạn kiếp chẳng hề xao."

Sau cùng, các đệ tử biết đó là Ngọc Hoàng Thượng Đế Giáo Đạo Nam phương.
" NGỌC ẩn thạch kỳ ngọc tự cao,
HOÀNG Thiên bất phụ chí anh hào.
THƯỢNG ban phúc hạnh nhơn đồng lạc,
ĐẾ tạo lương phương thế cộng giao.
GIÁO hóa nhơn sanh cầu triết lý
ĐAÏO truyền thiên hạ ái đồng bào.
NAM nhơn tỉnh cảm sanh cao khí,
PHƯƠNG tiện tu tâm kế diệt lao."

Đức Ngọc Đế đã thật sự giáng trần dạy Đạo ở Nam bang thì ách dân nạn nước sắp mãn.
" Hảo Nam bang ! Hảo Nam bang !
Tiểu quốc tảo khai Hội Niết Bàn.
Hạnh ngộ Cao Đài truyền Đại Đạo,
Hảo phùng Ngọc Đế ngự trần gian.
Thi ân tế chúng thiên tai tận.
Nhược thiệt nhược hư vạn đại an.
Chí bửu nhơn sanh vô giá định,
Năng tri giác thế trí cao ban." (TN1, tr.80)

Bổn nguyên lời dạy của Đức Chí Tôn nằm trọn trong Thánh Ngôn. Như thế, những điều gì không có trong Thánh Ngôn thì phải không có trên Thiên Bàn và không có trong Giáo lý Đại Đạo. Thánh Ngôn lại hư hư thực thực, có thật mà cũng có giả, nên Đức Chí Tôn dạy : “Điều gì hợp với lòng chư môn đệ là Thánh ý, điều gì không hợp là của tà quái”. Nếu hiểu được như vậy, độc giả sẽ thấy rõ Đạo Cao Đài là một tôn giáo thuận khoa học tiến bộ, khi đã loại bỏ những điều trái với đời thường.

Một ít nhà nghiên cứu cho rằng Giáo lý Cao Đài có nhiều mâu thuẫn là do họ đọc cơ bút của nhiều chi phái hay nhiều đồng tử khác nhau, nhưng những mâu thuẫn đó làm nổi bật cái bổn nguyên lời dạy của Đức Chí Tôn, chớ không làm lu mớ Thánh chất. Vả lại, Đạo Cao Đài chỉ truyền bá hơn một giáp nên Giáo lý còn trong tình trạng hồng mông, chưa được hệ thống hóa. Đức Chí Tôn đã ban cho loài người một tôn giáo Đại đồng huynh đệ, một nền văn hóa tổng hợp thì nhân loại có bổn phận phải làm cho nó trở thành cao thượng tốt đẹp vì : “Đại Đạo truyền thế giả. Thiên hạ vi công quả” và “Nhân năng hoằng Đạo, phi Đạo hoằng nhân” (Con người mở rộng Đạo chớ không phải Đạo mở rộng được người) (Vệ Linh Công XV, Luận Ngữ), chớ Đức Chí Tôn không làm thay cho loài người. Nếu Thầy làm thay thì loài người còn gì để trao dồi mình trở thành Thánh thiện.

Xét lại quá trình tiến triển Phật giáo trong Tam Tạng Kinh thì Kinh Tạng và Luật Tạng có trước giống như Cao Đài giáo. Còn luật Tạng vào khoảng 400 năm sau Đức Thích Ca tịch diệt mới xuất hiện và tư tưởng hình nhi thượng học nghiên cứu về “Không luật” mới phát sinh, đưa đến sự ra đời của Phật giáo Đại Thừa.

Như thế, bổn nguyên lời dạy của Đức Chí Tôn chưa được triển khai và hệ thống hóa đúng mức là chuyện bình thường. Ai thắc mắc thì chính người đó sẽ làm cho Giáo lý Cao Đài sáng chói trên hoàn vũ, chẳng hạn như nhà văn Pháp Gabriel Gobron, ông cũng mới nghiên cứu chừng mực nào đó thôi, chưa kể những chỗ còn sơ lầm.

Những người nghiên cứu về Đạo Cao Đài đương đại thấy những điều chưa vừa lòng là tại người viết thiểu trí chớ không phải giáo lý không siêu việt. Đạo Cao Đài rất tự do về mặt tư tưởng (phải trái đôi đường tùy ý chọn), những bài nghiên cứu về Đạo Cao Đài của các học giả trong và ngoài nước đều được trân trọng. Bởi lẽ Đạo Cao Đài chủ lấy trí tuệ hiểu biết làm nền tảng chớ không cầu lấy sự mê hoặc chúng sanh làm lợi khí.

Vì chính Thầy đã dạy : “Thầy đến lập cho các con một nền chơn Đạo, tức là mọi sự chi dối trá đều chẳng phải của Thầy” (TNHT, QI, tr.77)

2/ - Về Thánh Ngôn :
Bổn nguyên lời dạy của Đức Chí Tôn trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có thể chia làm 9 phương diện

I/ - Quyền lực Đức Chí Tôn :
1/ - Khí hư vô sanh có một Thầy …
Nếu không có Thầy thì không có chi torng Càn Khôn thế giới này, mà nếu không có hư vô chi khí thì không có Thầy. (Tr.31-Q,1)
2/ - Một chơn thần của Thầy mà hóa sanh thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn bộ nhơn loại trong càn khôn thế giới nên chi các con là Thầy, Thầy là các con. (Tr.30-Q,1)
3/ - Khai Thiên Địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy, Thầy đã nói một chơn thần mà biến càn khôn thế giới và cả nhơn loại.
Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy, các con là chư Phật, chư Phật là các con.
Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. (Tr.48-Q,1)
4/ - Thầy khai Bát Quái mà tác thành càn khôn thế giới nên mới gọi là Pháp, Pháp có mới sanh ra càn khôn vạn vật rồi mới có người, nên gọi là Tăng.

Thầy là Phật chủ cả Pháp, Tăng, lập thành các D(ạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy. (Tr.48-Q.1)
5/ - Thầy là Đức Jéhovah của dân Hébreux, vị chủ tể của quân lực dân Israel, vị Thánh vô danh của dân Do Thái, Đức Đại Từ Phụ của Chúa Jésus cứu thế. Con chỉ cần cầu nguyện Thầy với danh hiệu Cao Đài thì sẽ có sự cảm ứng chấp thuận. (Tr.124-Q.1.dịch)
6/ - Chi chi hữu sanh cũng do bởi chơn linh Thầy mà ra, hễ có sống ắt có Thầy. Thầy là cha của sự sống, vì vậy mà lòng hóa sanh của Thầy vô cùng tận. (Tr.62-Q.2)
7/ - Cái mạng sống là Thầy. Mà giết Thầy thì không phải dễ, các con gắng dạy nhơn sanh điều ấy.” (Tr.62-Q.2)
8/ - Thầy các con là ông Thầy Trời, nên biết một ổng mà thôi, thì đủ, nghe à! (Tr.45-Q.1)
9/ - Nơi Bạch Ngọc Kinh cả thảy đều là con cái Thầy tức là anh em với nhau. (Tr.57-Q.1)
10/ - Chẳng một ai dưới thế này còn đặng phép nói rằng thế quyền Thầy mà trị phần hồn cho nhân loại” (Tr.3-Q.1)

II/ - Trời Người hiệp nhứt
1/ - Lập “Tam kỳ phổ độ” này duy Thầy cho “Thần” hiệp “Tinh Khí” đặng hiệp đủ Tam bửu là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh. (Tr.12-Q.1)
2/ - Thầy đến đặng hườn nguyên chơn thần cho các con đắc Đạo. Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. (Tr.12-Q.1)
Cái chơn thần ấy mới đặng phép đến trước mặt Thầy. (Tr.6-Q.1)
3/ - Cái chơn thần buộc phải tinh ấtn trong sạch mới nhẹ hơn không khí ra ngoài càn khôn được. Nó phải có bổn nguyên chí Thánh chí Tiên chí Phật mới xuất Thánh Tiên Phật đặng. (Tr.29-Q.1)
4/- Phải có một chơn linh tinh tấn mới mầu nhiệm, huyền diệu, phải đặng trường trai mới đặng linh hồn tinh tấn, phải tập tành chí Thánh Tiên Phật mới phò cơ dạy Đạo cả chúng sanh. (Tr.7-Q.1)
5/ - Các con phải bỏ xác trần, mà bông trái thiêng liêng các con sanh hóa chơn thần, chơn thần lại biến hằng muôn thêm số tăng lên hoài. Aáy là Đạo. (Tr.30-Q.1)
6/- Đạo cũng do nơi phàm mà phát ra và tiếp lấy cái thiêng liêng của Thầy mà hiệp đồng mới sanh sanh hóa hóa thấu đắc càn khôn. (Tr.79-Q.1)

" Lành dữ nơi mình chiêu phước họa
Thành tâm ắt thấy hết thần minh." (Tr.114-Q.1)
Người dưới thế này muốn giàu có phải kiếm phương thế mà làm ra của. Aáy là về phần xác thịt, còn Thần, Thánh, Tiên, Phật muốn cho đắc Đạo phải có công quả. (Tr.26-Q.1)

7/ - Muốn đến Thầy thì phải cầu nguyện. Thầy không bao giờ không cảm ứng với những lời cầu nguyện chơn thành. (Tr.124-Q.1) (dịch )
8/ - Thầy cho một quyền rộng rãi cho cả nhơn loại càn khôn thế giới nếu biết ngộ một đời tu đủ trở về cùng Thầy đặng. (Tr.70-Q.1)
9/ - Lương tâm của các con là một khiếu thiêng liêng của Thầy ban để sửa trị riêng các con trong đường tội lỗi và ban thưởng trong việc nhơn đức, làm một việc phải tức là do ý Trời, phạm một nét vạy tà là cãi nơi Thiên luật. (Tr.73-Q.1)
10/ - Sự thương yêu là chìa khóa mở Tam Thập Lục Thiên, Cực Lạc Thế Giới và Bạch Ngọc Kinh, kẻ nào ghét sự thương yêu thì chẳng hề qua khỏi cửa luân hồi. (Tr.43-Q.2)
11/ - Sự hành tàng nào về Đạo mà vừa lòng trong cả chư Chức sắc và chư tín đồ, ấy là hiệp Thiên ý. Còn điều nào mà phần nhiều môn đệ của Thầy chẳng khứng chịu theo, ấy là bất hiệp Thiên ý đó. (Tr.47-Q.2)
12/ - Kinh điển giúp đời siêu phàm nhập Thánh chẳng khác chi đũa ăn cơm, chẳng có đũa, kẻ có đủa bốc tay ăn cũng đặng. (Tr.5-Q.2)

III/ - Quan niệm về vũ trụ và con người :
1/ - Đạo tức là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần dò theo mà hồi cựu vị. Đạo là đường của các nhơn phẩm dò theo mà lánh khỏi luân hồi. (Tr.8-Q.1)
3/ - Khi chưa có chi trong càn khôn thế giới thì khí hư vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực.
Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng mới lập ra càn khôn thế giới.
Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm gọi là chúng sanh. (Tr.62-Q.2)
4/ - Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật (Tr.48-Q.1)
5/ - Nên chi các con là Thầy, Thầy là các con. (Tr.30-Q.1)
6/ - Trần là cõi khổ để đọa bậc Thánh, Tiên có lầm lỗi. Aáy là cảnh sầu để trả xong quả, hoặc về ngôi cũ, hoặc trả không xong quả, phải mất cả chơn linh là luân hồi, nên kẻ bị đọa trần gọi là khách trần. (Tr.3-Q.2)
7/ - Đài Nghiệt cảnh sẽ là nơi rọi sáng các việc lỗi lầm. (Tr.83-Q.1)

IV/ - Huyền Diệu Thiêng Liêng :
1/ - Thầy chưa giáng cơ lậo Đạo tại nước Nam chứ chư Thần, Thánh, Tiên, Phật dùng huyền diệu này mà truyền Đạo cùng vạn quốc. (Tr.57-Q.1)
2/ - Đạo mới khai lập, tuy xuất hiện chưa đầy một năm chứ chư Tiên, chư Phật đã lập cùng cả năm châu. (Tr.57-Q.1)
3/ - Thầy chẳng dùng sự chi mà thế giới gọi là tà quái, dị đoan mà nếu xảy ra một ít dị đoan trong Đạo đã dùng lỡ thì ấy là tại nơi tên của một vài môn đệ đó, nếu chẳng giữ theo lẽ chánh mà hành Đạo và bày biện nhiều sự vô lối thì torng ít năm sau đây sẽ trở nên một mối Tả Đạo mà các con đã từng thấy. (Tr.42-Q.2)

V/ - Huyền Cơ Lập Giáo :
1/ - Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con chẳng chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà phải buộc lập chánh thể có lớn có nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau anh trước em sau mà đến nơi Bồng-Đảo. (Tr.18-Q.1)

Il faut que je me serve moi-même maintenent d’un moyen plus spirituel pourvous convainere. Vous ne pourres pas nien devant le grand Judgenment-Général que je ne sauve pas I’humanité partous moyens plausibles. (Tr.50-Q.1)
Dịch : Nay Thầy phải tự tìm lấy một phương pháp huyền diệu hơn để thâu phục các con. Các con sẽ không còn chối cãi nữa được trước Tòa Phán xét chung rằng Thầy không cứu vớt nhơn loại bằng những phương pháp công hiệu. (Tr.122-Q.1)

Ta vì lòng đại từ, đại bi vẫn lấy đức hiếu sinh mở dựng nên mối Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ, tôn chỉ để vớt những kẻ hữu phần vào nơi địa vị cao thượng, để tránh khỏi số mạng luân hồi và nâng những kẻ tánh đức bước vào cõi nhàn cao hơn phẩm hèn khó nơi trần thế này. (Tr.64-Q.1)
Nơi xứ này dân tình rất thuần hậu ôn hòa nên Thầy đếnc ũng như Chúa cứu thế đã đến với chúng con để bài trừ tà thuyết và truyền bá chơn Đạo trên toàn cầu. (Tr.123-Q.1)
2/ - Thầy lại đến lập trong nước các con một nền chánh Đạo đủ tư cách độ rỗi chúng sanh. (Tr.77-Q.1)

3/ - La nouvelle doctrine que j’enseigne a pour but de vous nettre dans une communauté d’intérêt et de vie. Soyez done unis par ma volonté et préchez su monde la paix et la concorde. (Tr.51-Q.1)
Dịch : Giáo lý của thầy có mục đích dạy dỗ các con hòa hợp nhau trong sự sống chung cộng đồng quyền lợi và sinh hoạt. Vậy các con hãy chung hiệp nhau mãi mãi theo ý muốn của Thầy và hãy truyền bá khắp hoàn cầu thuyết hòa bình tương thân tương ái. (Tr.122-Q.1)
4/ - Hãy đọc Thánh Ngôn của Thầy. Giáo lý của Thầy sẽ là đại đồng. Nếu nhân loại tu hành thì đó sẽ là nền hòa bình hứa hẹn chung cho tất cả các dân tộc. (Tr.122-Q.1)
5/ - Chánh sách cộng hòa yên tịnh là chánh sách của các con đặng dụng lập Đạo mà thôi. (Tr.61-Q.2)
6/- Mở một mối Đạo chẳng phải là sự thường tình mà sanh nhằm đời đặng gặp một mối Đạo chẳng phải dễ. Muốn lập thành tất phải có điều nghiêm chánh thưởng phạt. Có thưởng mới giục lòng kẻ có công, có phạt mới răn đặng lòng tà vạy. (Tr.53-Q.1)
7/ - Khi Ngọc Hư định cho Hiệp Thiên Đài cầm số mạng nhân sanh, lập thành chánh giáo thì Đại Từ Phụ lại trở giáp giao quyền ấy cho Cửu Trùng Đài. (Tr.86-Q.2)
8/ - Từ đây trong nước Nam duy nhất có một Đạo chơn thật là Đạo Thầy đã đến lập cho các con gọi là “Quốc Đạo” (Tr.43-Q.1)

VI/ - Đối Với Các Tôn Giáo :
1/ - Vốn từ trước Thầy đã lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là :
Nhơn Đạo
Thần Đạo
Thánh Đạo
Tiên Đạo
Phật Đạo (Tr.17-Q.1)
2/ - Từ trước ta giáng sanh lập Phật giáo gần 6000 năm thì Phật giáo chánh truyền gần thay đổi. Ta thường nghe chúng sanh nói Phật giả vô ngôn. Nay nhứt định lấy huyền diệu mà giáo Đạo, chớ không giáng sanh nữa đặng chuyển Phật giáo lại cho hoàn toàn. (Tr.19-Q.1)
3/ - Chúa cứu thế đã đến với các con. Người đã phải chịu đổ máu Thánh để chuộc tội cho loài người. Trong 2000 năm nữa vắng mặt người các con làm gì hữu ích ? Các con truyền bá Đạo Người nhưng chính các con cũng không hiểu chi cả. Các con lại làm sai lạc bản chất tôn chỉ của nền Thánh giáo, nhân loại phải chịu đau khổ vì sự biến thể của các Thánh tông đồ. (Tr.120-Q.1)
4/ - La Sainte doctrine du Christiannisme ne sert qu’à envenimer l’ambition des fort contre les derniers.

Il faut une nouvelle doctrine capable de maintenir l’humanité dans l’amour des créetures. (Tr.46-Q.1)
Dịch : Thánh Đạo của Chúa cứu thế (vì sự hiểu lầm) làm tăng gia dục vọng của kẻ mạnh đối với người yếu thế và giúp giáo cho bọn trên hiếp dưới.
Phải có một giáo lý mới mẻ đủ khả năng kiềm chế nhơn loại trong sự thương xót chúng sanh. (Tr.121-Q.1)
5/- Cette doctrine eu lieu d’apporter à l’humanité la paixet la concorde, lui apporte la dissension et la guerre. Voi là pourquoi je viensvous apporter moi-même la paix tant promise. (Tr.23-Q.1)

Dịch : Giáo lý ấy đáng lẽ phải đem lại hòa bình và tương ái cho loài người, nhưng trái lại nó gây mầm chia rẽ và chiến tranh. Bởi thế nên nay chính thầy phải đến để đem lại cho các con nền hòa bình đã từng hứa hẹn. (Tr.120-Q.1)

6/ - Người sống trên thế gian này dầu thuộc giống dân nào cũng chỉ có một cha chung mà thôi. Aáy là Trời, đang chế ngự số mạng của các con. Tại sao các con lại chia rẽ nhau vì sự bất đồng Đạo lý mà chính các con đều phải chung chịu đau khổ rửa tội của các con ở cõi thế gian này. (Tr.123-Q.1)

VII/ - Thờ Tự Và Tế Lễ :
1/ - Lạy là gì ?
Là tỏ ra bề ngoài lễ kính trong lòng. (Tr.11-Q.1)
2/ - Khi bái lễ, hai tay co chắp lại, song phải để tay trái ấn tý, tay mặt ngửa ra nằm dưới, tay trái chụp lên trên.
Chắp hai tay lạy là tại sao ?
Tả là Nhựt, Hữu là Nguyệt, vị chi Aâm Dương, Aâm Dương hiệp nhứt, phát khởi càn khôn. Sanh sanh hóa hóa tức là Đạo. (Tr.11-Q.1)
3/ - Thầy lập Phật giáo vừa khi khai Thiên lập Địa nên Phật giáo là trước, kế Tiên giáo rồi mới tới Nho giáo. Nay là hạ ngươn hầu mãn, phải phục lại như buổi đầu nên phải phản tiền vi hậu.
Tỉ như lập Tam giáo qui nhứt thì :
Nho là trước
Lão là giữa
Thích là chót
Nên Thầy phải ngồi sau chư Phật, Tiên, Thánh, Thần mà đưa chúng nó lại vô vi chi khí, chính là Niết Bàn đó vậy. (Tr.48-Q.1)

Thầy dặn các con như đàn nội chẳng nghiêm, Thầy không giáng. (Tr.51-Q.1)
5/ - Thiên phong là là để cho bậc Thánh, Tiên, Phật lìa trần phải lắm dày công cùng chúng sanh mới trông mong hồi cựu phẩm đặng. (Tr.40-Q.2)

VIII/ - Hạnh Người Tu :
1/ - Thầy buộc các con phải trường trai mới đặng luyện Đạo. (Tr.30-Q.1)
2/ - Một giọt máu là một khối chơn linh. Như các con dâm quá độ thì sát mạng chơn linh ấy. Khi các con thoát xác thì nó đến tại Nghiệt-Đài mà kiện các con. Các con chẳng hề chối tội cho đặng.
Vậy phải giữ gìn giới cấm ấy cho lắm. (Tr.33-Q.1)
Hạnh ngay thật là nét yêu dấu của Thầy. (Tr.10-Q.2)
3/ - Các con phải cẩn ngôn, cẩn hạnh, thà là các con làm tội mà chịu tội cho đành, hơn là các con dối mà phải trọng hình đồng thể. (Tr.66-Q.2)
" Nho nhã con tua tập tánh tình,
Dưới đời đừng tưởng một mình lanh.
Một câu thất đức thiên niên đọa,
Nhiều nỗi trầm luân bởi ngọn ngành."
(Tr.112-Q.1)
4/ - Hạnh khiêm nhường là hạnh của mỗi đứa con, phải noi theo gương Thầy mới độ rỗi thiên hạ đặng. Các con phải khiêm nhường sao cho bằng Thầy. (Tr.41-Q.1)
5/ - Các con hiền mà các con dữ, các con yếu mà các con mạnh, các con nhỏ nhoi mà là quyền thế, các con nhịn nhục mà là hành phạt, cử chỉ các con khá tập sao cho nghịch với cử chỉ thế tình thì là gần ngôi Tiên Phật đó.
6/ - Các con phải giữ gìn đức hạnh đối với kẻ trên bằng chữ khiêm hòa, đối với kẻ dưới bằng chữ khoan dung. (Tr.95-Q.1)
7/ - Chẳng những phải cứu trợ kẻ ngoại đạo mà lại cứu kẻ nghịch cùng mình trong cơn nguy nữa. (Tr.93-Q.2)
8/ - Phải dồi lòng trong sạch, lấy sự nhẫn nhịn làm gương soi mình hằng bữa, phải thương yêu nhau, giúp đỡ nhau dường như con một nhà, rồi cái thương yêu sự giúp đỡ nhau ấy sẽ dìu các con vào tận chốn Cực Lạc thiêng liêng để tránh khỏi nơi cùng khổ tiều tụy. (Tr.14-Q.2)

"Quyền biến dầu dùng khi buổi ngặt
Dằn lòng nhớ tránh kế mưu gian ". (Tr.15-Q.1)
9/- Sự thương yêu là giềng bảo sanh của càn khôn thế giới. Có thương yêu nhơn loại mới hòa bình, càn khôn mới anh tịnh.
10/ - Các con thường để mắt dòm lên thấy kẻ cao sang thì các con cho rằng các con vô phúc, còn nhìn xuống thấy đồng chủng thấp hèn thì các con lại đem lòng khinh bạc. Aáy là một điều vô Đạo. (Tr.94-Q.1)
11/ - Các con đã rõ Đạo thì phải biết đức cần kiệm là đức hạnh đầu trong lúc các con còn ở thế gian này. Những sự lãng phí se sua ở đời này Thầy cũng cho là một việc tổn đức vậy. (Tr.48-Q.1)
"Mình Thánh mình Hiền mình biết lấy
Tặng phong quá tiếng chớ nhờ ai." (Tr.111-Q.1)
12/ - Các con thương mến nhau, dìu dắt nhau, chia vui sớt nhọc nhau, ấy là các con hiến cho Thầy một sự vui ve đó. (Tr.90-Q.1)
13/ - Đạo tại lòng bác ái và chí thành.
Bác ái là hay thương xót sanh linh hơn thân mình cho nên kẻ có lòng bác ái coi mình nhẹ hơn mảy lông mà coi thiên hạ bằng Trời Đất.
Còn chí thành là mỗi việc lấy lòng thành thật mà đối đãi trong đời và trong Đạo dù kẻ phú quý đến bậc nào đi nữa mà không có lòng bác ái và chí thành thì không làm chi nên việc. (Tr.45-Q.2)
14/ - Tham gian nhập vào nhà thì nhà không chánh giáo, tham gian nhập vào nước thì nước hết chơn trị, tham gian đã lộng toàn thế giới thì thế giới hết Thánh Thần. (Tr.63-Q.2)
15/ - Ngày nào các con còn trông thấy một điều bất bình ở đời này thì Đạo chưa thành vậy. (Tr.98-Q.1)

IX/ - Luật Phản Diện :
1/ - Quỉ Vương là tay diệt hóa. (Tr.69-Q.2)
2/ - Ngày nay, Đạo đã khai tức là tà khởi. (Tr.34-Q.1)
3/ - Buổi Bạch Ngọc Kinh và Lôi Aâm Tự lập pháp “Tam kỳ phổ độ”, Quỉ Vương đã khởi phá khuấy chơn Đạo, đến danh Ta nó còn mượn, duy ngai Ta nó chẳng dám ngồi mà thôi.

Lại còn hiểu rằng Ta đến với huyền diệu này, mượn cơ mầu nhiệm, hiệp Tam Thập Lục Động đổi gọi Tam Thập Lục Thiên. Các bên chư Thần, Thánh, Tiên, Phật bị mạo nhận mà lập nên Tả Đạo. (Tr.38-Q.1)
Thầy nói trước cho các con biết mà giữ mình, chung quanh các con dầu xa dầu gần, Thầy đã thả một lũ hổ lang ở lẫn lộn với các con. (Tr.13-Q.1)
4/ - Thầy thả một lũ hổ lang ở lộn cùng các con, lại hằng ngày xúi biếu nó cắn xé các con, song Thầy cho các con mặc một bộ thiết giáp, chúng nó chẳng hề thấy đặng là đạo đức các con. (Tr.69-Q.1)
5/ - Đạo là vật rất hữu ích như giáp hữu ích cho thân các con. Nếu các con bỏ giáp thì thân các con trần lỗ còn bỏ Đạo thì các con ở dưới phép Tà Thần. (Tr.34-Q.1)
6/ - Những sự phàm tục đều là mưu kế của tà mị yêu quái cốt để ngăn trở bước đường Thánh Đạo của các con. Những mưu quỉắquyệt ấy do lịnh của Thầy dùng để thử các con. (Tr.34-Q.1)
7/ - Các con không Đạo thì là tôi tớ ủy mị. (Tr.70-Q.1)
8/ - Thầy đến lập cho các con một nền chơn Đạo, tức là mỗi sự chi dối trá là chẳng phải của Thầy. (Tr.77-Q.1)
9/ - Thầy đến là chủ ý để dạy cả nhơn sanh đặng hòa bình chớ chẳng phải đến đặng giục thêm nghịch lẫn nhau. (Tr.77-Q.1)

Thầy lại thấy nhiều đứa chưa hiểu thấu huyền diệu là gì, bị người chê rồi còn biếm nhẻ nữa phải nghịch chánh lý chăng ?
Trong phần đông các con có nhiều kẻ ấy. (Tr.45-Q.1)

2 . Đạo Đức Văn Đàn
Vào năm 1950, ông Cao Đức Trọng ( Tiếp Đạo HTĐ) tự Huyền Quang, đạo hiệu Chánh Đức thành lập Đạo Đức Văn Đàn, tập họp các nhà làm thơ trong Đạo. Chẳng bao lâu ông liễu đạo.
Năm 1957, ông Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu về Toà Thánh phục vụ Đạo. Nhà thơ Thuần Đức phục hồi Đạo Đức Văn Đàn. Ông làm Trưởng ban và ông Thông Quang Huỳnh Văn Đến ( Phối sư) làm phó ban.

Ngày 6-7-1957 ông Thuần Đức có làm bài thi, mời bạn thơ hoạ như sau
" VỀ TOÀ THÁNH HÀNH ĐẠO
Tuổi già gặp buổi Đạo chinh nghiêng,
Đành phải ra tay chống đỡ thuyền.
Cỡi sóng quyết sang miền tịnh độ,
Thuận buồm nhờ núp bóng cao thiên.
Trên đường độ chúng vui đoàn kết,
Trong việc tu thân Học thánh hiền.
Còn chút hơi tàn còn nhiệm vụ.
Còn lo phổ cập mối chơn truyền "

Họa Vận.
" Gặp lúc Đạo nhà cảnh đảo nghiêng,
Trở về Thánh địa, cố “chèo thuyền”
Sóng đồi mộng ảo tuồng trần thế
Mây lướt an nhiên cảnh thượng thiên.
Huyền diệu Thầy ban qua nạn khó,
Từ ân Mẹ độ đạt chân hiền.
Nguyện lòng gắng sức lo cho Đạo,
Tuân thủ phò khuông Pháp Chánh Truyền,"
VÂN ĐẰNG

Vì tuổi già sức yếu, nhà thơ Thuần Đức về Sài gòn dưỡng bịnh rồi qui tiên.
Sau đó, họp đại hội bầu nhà thơ Thân Dân ( tức Hiến Pháp Trương Hữu Đức) làm cố vấn Đạo Đức Văn Đàn và Thông Quang làm Trưởng Ban, Chơn Nhơn Phạm Mộc Bổn làm Phó ban. Năm 1969 Thông Quang mở hội nghị và lập nội qui mới có Tổng thư ký, thủ bổn và hai ban kiểm duyệt, ấn loát. Từ đó văn đàn trở nên qui cũ và phát triển.

Nhà thơ Thông Quang đến nhà in Lê Thành ở Ngã Năm để in VĂN THI HIỆP TUYỂN II, có gặp Vân Đằng, Vân Đằng tặng ông câu đối
" ÐẠO ĐỨC hanh thông truyền vạn đại
VĂN ĐÀN khai thái thọ thiên niên".
Nhà thơ Thông Quang tặng lại Vân Đằng 3 tập. Thơ : Giác Thế Tu Chơn (2 tập), Văn thi Hiệp Tuyển I.

Đạo Đức Văn Đàn vận dụng nhuần nhuyễn các thể thơ truyền thống như song thất lục bát, lục bát, nhất là thơ Đường ( xem Thánh Địa Thập Nhị Cảnh, phụ trang ĐĐSC IV).

Nhờ lấy cảm hứng từ Tam giáo nên nhà Đường nổi lên thi Tiên (Lý Thái Bạch), thi Phật ( Vương Duy) và thi Thánh ( Đỗ Phủ). Lý Thái bạch là thi Tiên không vì phong cách tuyệt vời bay bổng mà còn do tài năng siêu phàm. Toàn huyết quản của Trích Tiên là thơ. Chính Đức Lý đã đưa thơ Đường luật vào Thánh giáo của Đạo Cao Đài và trở thành Thánh thi. Cho nên, đạo hữu khi đọc Kinh, đọc Thánh ngôn nhập tâm, vô hình trung thích viết thơ đường luật.

Tại sao chọn Đường luật làm Thánh thi, thứ nhứt, Đường luật coi trọng sự hài hoà cân đối qua sáu nguyên tắc của luật thi : niêm, luật, vần, đối, tiết tấu và bố cục. Thứ hai, Đường luật kín đáo,chừng mực hài hoà giữa văn ( cái bên ngoài) và chất ( cái bên trong). Khổng Tử nói “Văn chất bân bân”. Thơ văn tươi tốt sẽ chung sức khí thiêng sông núi và sự lên men của tâm hồn. Thứ ba, trong thơ Đường luật, âm thanh thường là tiếng chuông chùa xa. “ dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”… làm thức tỉnh lòng người. Đỉnh cao của thơ là Đạo. Thơ thường chỉ gợi chớ không nghị luận, không nói rõ ý mà tuỳ người đọc luận ra Thánh ý. Điểm đặc sắc nữa là Đường thi ít thấy “ cái tôi” trong đó.

Phong trào phát triển thơ rộng khắp trong vùng tạo thành nếp “Văn hoá truyền thống Thánh Địa” nhà bạn thơ nào có lễ quan hôn tang tế, gởi thơ mời các bạn thơ đều đáp ứng nồng nhiệt.

- Quan : thăng phẩm, bổ nhậm, lên lương, thi đỗ thì dùng chúc thi.
- Hôn : cưới hỏi thì dùng hỉ thi có chút men tếu của rượu.
- Tang : chia buồn tang chủ thì dùng điếu thi
- Tế : đáo tuế, thượng thọ, an vị, đại tường thì dùng chúc thi.

Bốn lễ trên, lễ hội nào cũng có hai phần : nghi lễ trước rồi hội thơ sau, chen giữa hai phần đó có phần ẩm thực vui vẻ.

Ví dụ : Lễ mừng thượng thọ. Trước hết là nghi lễ dâng cơm rượu trà cho cụ ông cụ bà. Kế đến là tiệc sau cùng mới hội thơ.

Thường thì gia chủ gởi bài xướng trước, các bạn thơ họa theo. Đến lúc hội thơ, có người ngâm thơ,có bạn đàn tranh, đàn kìm, sáo trúc hoà theo thật là văn minh, tao nhã. Nhất là đối với người trung niên, cao niên có dịp đưa hồn theo lời thơ tiếng sáo, lòng lâng lâng nhẹ nhõm, liều thuốc giải cứu cơn sầu.

Sau đó, gia chủ tập hợp các thơ xướng hoạ lại, in thành tập thơ xinh xắn gởi tặng lại các bạn thơ. Những phong cách đó trở thành cái nếp, tặng qua tặng lại cho vừa lòng nhau.

3. Thơ lục bát trong lịch Đại Đạo:
Trên các tờ lịch Đại Đạo ngày xưa đều có in các câu danh ngôn hoặc thơ lục bát, ý nghĩa thâm sâu :
- Nói về việc xây dựng Đền Thánh :
" Thầy tôi bắt gió nắn hình
Không tiền xây dựng tổ đình nguy nga
Nói về cơm chay của trai đường :
Đã quen dưa muối tương rau
Dù đem bơ sữa thay vào không ưa."

- Nói về các chức sắc phế Đạo hành Đời:
" Mão ai máng nhánh rừng Tiên (nhiên)
Của người bỏ đạo vì tiền chớ ai."

- Nói về Bàu Cà Na :
" Bàu Ca Na có nhiều trái
Tháo lòng chuyển dạ hái nhai hết liền
- Nói về người đạo hữu chưa vững đức tin :
Quyết lòng theo Đạo lập công
Còn e lúc thác long đong linh hồn " (?)
Những câu lục bát trên đầy ý nghĩa răn đời. Rất tiếc người viết chỉ còn nhớ bấy nhiêu thôi.

PHẦN THỨ HAI
CHƯƠNG II
NGHỆ THUẬT
TIẾT 1 : LỄ NHẠC
TIẾT 2 : BAN KIẾN TRÚC

TIẾT 1 : LỄ NHẠC
1. Âm hưởng lễ nhạc truyền thống
2. Qui định về lễ sĩ, giáo nhi và bộ nhạc
3. Lễ khánh thành học đường bộ nhạc
4. Ảnh hưởng nhạc lễ Cao Đài

1. Âm hưởng của lễ nhạc truyền thống :
Ngay từ đầu mới lập Đạo, vị Tiếp lễ nhạc quân Cao Mỹ Ngọc đã viết :
“ Lễ là một việc rất trong hệ, vì là cái thể của nền Đạo phô bài ra trước mặt mọi người…
“ Nhạc cũng là một việc cần yếu vì là phương làm cho đầm ấm tao nhã cốt để dìu dẫn giúp cho thành Lễ,vì cái thức phù ba của giọng đờn mà làm cho ta yên tĩnh,thiền tâm vọng cầu các Đấng.”

Nhạc sĩ Trần Văn Khê phân tích tiếng đờn theo Dịch lý như sau :
Người Việt Nam luôn tuân theo nguyên tắc của Dịch lý là mọi sự việc đều thay đổi,có động có biến, nhưng không thay đổi đến mức biến dạng mà vẫn giữ được những điểm căn bản, nghĩa là phải có những điểm bất dịch. Mỗi giờ phút trôi qua trong con người đều có sự thay đổi, tuy nhân dạng vẫn vậy nhưng bao nhiêu tế bào đã chết đi và bao nhiêu tế bào được sinh ra, đó là biến dịch. Từ chữ đờn đến cách đờn của Việt Nam đều có biến dịch theo nguyên tắc về mỹ học của chúng ta là chân, phương, hoa, lá. Chân là đúng sự thật, phương là vuông vắn, khi học phải theo đúng cơ bản nhưng khi biểu diễn thì từ nét nhạc tới tiết tấu phải thêm hoa thêm lá. Còn những yếu tố bất dịch là lòng bản không được thay đổi, trong khi câu nhạc đờn theolòng bản lại được phép thay đổi, chứng tỏ nét nhạc linh động nhưng không làm mất điểm cơ bản đúng theo nguyên tắc biến dịch và bất dịch.

Rồi khi đờn với người khác lại phải thay đổi câu nhạc cho phù hợp với nhau, chẳng hạn như khi đờn tỳ hoà với đờn nguyệt thì đờn nguyệt theo nhịp nội và đờn tỳ theo nhịp ngoại để có thể nghe được cả hai tiếng đờn: đó chính là giao dịch nghĩa là thay đổi khi giao lưu với người khác.

Cả ba nguyên tắc trong Dịch lý đều có trong cách biểu diễn đờn của Việt Nam mà rõ nét nhứt là trong ca nhạc tài tử theo truyền thống miền Nam, làm cho tiếng nhạc của chúng ta tuy cũ mà vẫn mới vì luôn luôn thay đổi. Ngoài ra còn có ứng tác ứng tấu, tức là cóthêm câu rao mở đầu trước khi đờn. Câu rao của mỗi người mỗi khác vì nó diễn tả tâm trạng của người đờn mà cũng để chỉnh dây đờn, đồng thời đưa ra những nét nhạc chánh dẫn người nghe vào trong “hơi”, trong “điệu” để người nghe có được ý niệm về bản nhạc sắp trình diễn.

2. Qui định về Lễ sĩ, giáo nhi và Bộ nhạc :
Trong thời gian kiêm nhiệm chưởng quản Nhị Hữu Hình đài, Đức Ngài chăm lo mọi mặt, không những cho chức sắc, chức việc mà còn ưu ái mọi nhân viên công quả. Dưới đây là sắc lịnh 15/SL về Lễ sĩ và Giáo Nhi và Thánh Lịnh 25 về Bộ Nhạc .

SẮC LỊNH 51 / SL
Nghĩ vì Tân Kinh là kinh tận độ đã ra nên cần nhứt phải có Lễ sĩ, Giáo nhi dạy mấy em đồng nhi cho thành thuộc phòng độ rỗi phần linh hồn cho con cái Đức Chí Tôn khắp các nơi, mà phướn (?) Đạo đã đủ huyền vi che chở;

Nghĩ vì Hội Thánh mong mỏi mở rộng con đường Thánh đức cho đoàn hậu tấn bước vào hàng Thánh thể của Đức Chí Tôn đặng lập vị;

Nghĩ vì mấy em Đồng nhi từ 11 năm mở Đạo đến nay trưởng thành, nên buộc Hội Thánh định phần phong thưởng công nghiệp, nên :

SẮC LỊNH
Từ đây mở khoa mục các năm cho Lễ sĩ và Giáo nhi thi cử.

Lễ sĩ : Thì mặt kinh luật của Đạo về phần Quan Hôn, Tang Tế, nhứt là Lễ Nhạc. Buộc Lễ sĩ cho biết một món đờn trong mấy món âm nhạc Tam, Tiêu, Tranh, Đản, Kìm, Tỳ, Cò, Độc.

Giáo nhi : Phải thuộc lòng Tân Kinh và cũng phải thuộc một món âm nhạc như Lễ Sĩ. Những đồng nhi nam nữ có đủ giây chứng Toà Thánh lớn hơn hai mươi tuổi mới đặng thi Lễ sĩ và Giáo nhi và phải biết viết, biết đọc chữ quốc ngữ.

Mỗi năm mở khoa thi ngày 15 tháng 10 tại Toà Thánh.
Hội Thánh chia ra hai thứ Lễ sĩ và Giáo nhi.

1 . Thi đậu Lễ sĩ và Giáo nhi hiến thân trọn đời cho Hội Thánh, nhứt là Giáo nhi tuy đã tuyên thệ thủ trinh hành Đạo, thì sẽ đặng thuyên bổ hành chánh trong các Thánh Thất, bất cứ là nơi nào kể năm năm công nghiệp thì thăng vị khỏi cầu phong.

Lại nữa, Lễ sĩ và Giáo nhi nầy trên quyền Chánh Trị Sự và dưới quyền Lễ sanh, nhưng về mặt Lễ Nhạc Quan, Hôn, Tang, Tế mà thôi, chớ không đặng dự về mặt chánh trị hay là luật pháp của Toà Đạo.

2 . Là hàng Lễ sĩ và Giáo nhi còn ở lại gia đình, nhứt là Giáo nhi có chồng con, theo thế không đặng vào Thánh thất nào mà hành sự hết, duy hành sự nơi xóm làng của mình mà thôi, lại buộc mỗi năm phải dạy ít nữa là trên ba mươi sáu vị Đồng nhi, Lễ sĩ thì dạy nam, còn Giáo nhi thì dạy nữ, chớ không đặng dạy lộn xộn nam nữ chung nhau.

Cấm nhặc Lễ sĩ không đặng dạy Đồng nhi nữ. Nếu mỗi năm một phái Chức sắc, Chức việc sở tại nói rằng dạy thiếu, không đi hành Đạo thì ngưng chức liền.

Hội Thánh không cần minh tra lại nữa, hạng nầy tùng quyền Chánh Trị Sự về Quan, Hôn, Tang , Tế mà thôi chớ không đặng dự vào chánh trị và luật pháp Toà Đạo, tám năm công nghiệp đổ lên mới đặng cầu phong vào hàng Lễ sanh, nhưng do nơi tờ yêu cầu của Chức sắc và Chức việc sở tại mới đặng.

Lễ sĩ ăn mặc : Như Lễ sanh nam phái, nhưng trên mão ngang trán có tam sắc Đạo và Cổ Pháp của Giáo Tông là : Thư Hùng Kiếm, Long Tu Phiến, và Cây Phất Chủ thêu trên.

Giáo nhi ăn mặc : Đại phục như Lễ sanh nữ phái, nhưng không đặng vắt bông sen trên đầu tóc, còn tiểu phục cũng vậy, nhưng trước ngực có choàng một tấm choàng đen.

Kiểu y phục này do nơi Sở may Linh Đức may cho các Lễ sĩ và Giáo nhi đương thời hành Đạo trong Hội Thánh và có tờ yêu cầu công nhận chánh thể rồi.

Hội Thánh cấm nhặc không ai đặng xưng danh Lễ sĩ và Giáo nhi nếu không có khoa mục cấp bằng của Toà Thánh ban cho đủ lẽ.

Khai Pháp, Tiếp Đạo, Tiếp Thế Hiệp Thiên Đài, Qu. Thái, Thượng, Ngọc Chánh Phối Sư, Nữ Chánh Phối Sư và Chủ Trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo tuỳ phận sự thi hành Thánh Lịnh này.

Lập tại Toà Thánh, ngày mồng 9 tháng 11 Bính Tý
( 22 Décembre 1936)
CHƯỞNG QUẢN NHỊ HỮU HÌNH ĐÀI
HIỆP THIÊN và CỬU TRÙNG
(ấn ký)

THÁNH LỊNH SỐ 25/TL
HỘ PHÁP
CHƯỞNG QUÂN NHỊ HỮU HÌNH ĐÀI
HIỆP THIÊN và CỬU TRÙNG
Tàng Kinh Viện                                                                                            [1]  [2]  [3]  [4]  [5]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét