Buổi Hạ Nguơn Trời
mở Tam Kỳ, Phật Mẫu lãnh lịnh nơi Đức Chí Tôn lập Hội Bàn Đào tại thế với bí
pháp đầy ân huệ kêu cả con cái của Mẹ hướng về lẽ hằng sống để đoạt cơ giải
thoát, là Hội Yến Diêu Trì Cung chỗ thể hiện Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt. Nên
cúng phẩm Hội Yến chỉ có ba: Hoa là thể Tinh, rượu là thể Khí, Trà là thể Thần.
Phật Christna là tiền thân
của Jésus Christ và Hộ Pháp, căn cứ lời thi của Đức Lý
"Nhị kiếp Tây âu cầm máy tạo", đó là Chúa Jésus, còn kiếp
thứ ba ở câu "Hữu duyên Đông Á nắm
thiên thơ", đó là Đức Hộ Pháp, Giáùo chủ đạo Cao Đài buổi Tam Kỳ, hai
chân đứng trọn trên Thất Đầu Xà và ngự ngay chữ Khí, nên phép lạ của Chúa Cứu
Thế lần đầu tiên làm cho nước thành rượu ở chơn pháp đó cũng là Khí, thì cái
nguyên lý đồng nhất ở Chúa Cứu Thế vàøø Đức Hộ Pháp chỉ có một mà thôi.
Trong buổi Tam Kỳ hiện
thân Đức Ngài là Phật ngự ngay chữ Khí hẳn nhiên chủ về pháp. Đưa mắt nhìn
thẳng chánh đông chỗ ánh thái dương giọi xuống cũng là nơi Thái Thượng Đức Ông
có sứ mạng độ đời trong mỗi thời kỳ lập giáo, nên đạo Tiên với nguyên lý ở bước
khởi thỉ Đạo Cao Đài. Vầng tử khí ấy pháp diệu Lão Tử đông lai, cơ quảng truyền
ở ải Hàm Cốc với ông Doãn Hĩ, sự thành tựu ở Lưu sa Tây Độ cũng như ánh hồng
quang của Chí Tôn hiện Thiên Nhãn nơi Đảo Dương Đông với ông Ngô Minh Chiêu, cơ
quảng truyền tại phố Hàng dừa với Cao Thượng Phẩm, sự thành tựu ở Thánh Địa Tây
Ninh.
Tại sao ông Ngô Minh Chiêu
không nhìn nhận cơ quảng truyền của Đức Chí Tôn. Dầu rằng môn đệ đầu tiên được
thấy Thiên Nhãn kể là người có đại công, nhưng ông không lãnh chức Giáo Tông
của Đại Đạo để phổ thông nền Chánh giáo tận độ quần linh, với lý do đó nên Đức
Lý mới kiêm phẩm Giáo Tông của Đại Đạo vào ngày 29-10 năm Bính Dần.
Vì tại Tòa Thánh Tây Ninh
thiếu ngôi anh cả của nhơn sanh ở mặt hữu hình, thành thử Cửu Trùng Đài không
chỗ trụ đức tin, nên sau Đức Chí Tôn cùng Đức Lý giáng cơ tại Cung Đạo dạy tấn
phong Đầu Sư Thượng Trung Nhựt là quyền Giáo Tông đặng điều đình nền Chánh giáo
lo cơ phổ hóa chúng sanh. Kỳ ba đạo xuất ư đông nên nóc Nghinh Phong Đài Tòa
Thánh tượng hình Long Mã đứng trên quả địa cầu day chánh tây nhưng ngoái đầu
qua đông ở lý "Châu nhi phục thỉ" của cơ tuần huờn đến buổi Hạ Nguơn
biểu tượng cho nền chơn đạo xuất ư đông, do sự hồi quang của trời đất mà nguơn
khí ký tế cùng nguơn thần. Mỗi lần phản chiếu thần lại xuất ư đông tức là Đạo.
Nhưng Đạo khai do cung Pháp của trời đất là chánh đông rồi mới truyền sang tây,
vì trái đất xây từ tây qua đông. Với Chân lý đạo vốn đi ngược, nhơn sanh biết
tùng giáo sẽ được trở về nguồn, bằng thả xuôi sẽ lùi ra bể cả. Nên con người
khi tỉnh ngộ muốn tầm đạo để đoạt đạo phải đi ngược, khác hơn thế tình, mà đạo
Trời đã tượng thể với hình Thái Tử Sĩ Đạt Ta phế cả ngai vàng vượt hoàng cung
đi tầm đạo, vừa cưỡi ngựa vừa che tay nhìn ngay chánh Tây hướng Đoài tức là
Đạo. Với chân lý đó có nghĩa là muốn cầu đạo phải đi ngược mới trở về nguồn,
cũng như Lão Tử từ phương đông đi về cửa ải Hàm Cốc là vậy. Khi chúng ta bước
vào Đền Thánh ngẩn nhìn lên ngạïch cửa Tịnh Tâm Đài chánh giữa vầng mây có một
bàn tay phải nắm Cán Cân tức thị của Đấng Tạo Hóa, tiêu biểu với chúng sanh mọi
sự thực hành là công bình. Còn đòn cân nằm trên quả đất tất nhiên nó tròn tiêu
biểu sự bác ái đối cùng vạn loại, kế trên có ngôi Bắc Đẩu thể hình ở trời là
chủ tể. Thất Tinh phát xuất thất diệu sự phổ chiếu để quan sát chúng sanh mọi
việc dữ lành cũng như các vị Thiên Thần Ky Tô Giáo vậy. Ngôi của trời có Thất Tinh,
Ngôi ở người có thất tình nó biến sinh Thiện và Ác nên đạo trời tượng thể để
trước mắt nhơn sanh một cây cân lớn của tạo hóa kể như "Nhứt toán họa phước lập phân". Chúng sanh hằng gọi Đức
Thượng Đế là đấng Hồng Quân, hai chữ Hồng Quân có nghĩa là "cân lớn". Chớ đấng toàn năng đó chẳng có hình ảnh bao
giờ, nếu có là do những sắc dân nhìn vào sự phân tánh của Trời giáng sinh đến
với người vì thương đời, được nhơn sanh ái mộ dựng lên một thần tượng để tâm
chiêm ngưỡng thành ra tư tưởng bất đồng về quan điểm ý thức hệ, vì đó mà buổi
Hạ Nguơn trời mở đạo kỳ ba dạy thờ Thiên Nhãn là Thần Thiên lương của nhơn loại
để qui nhứt tín ngưỡng ở Thượng Đế bác ái và công bình.
Đức Chí Tôn là Đấng nắm
giềng Đại La đến lập đạo kỳ ba lại khiêm xưng cùng chúng ta Người cũng là Cha
vừa là Thầy tìm phương dìu độ cả con cái với cơ đại ân xá, phần tượng lý hữu
hình ngôi đền thờ Thần Thiên Lương của nhơn loại chánh yếu có 3 Đài, phần thể
pháp có 3 Hội Thánh chịu ảnh hưởng ở mặt huyền linh từ tinh thần đến thể xác,
lúc chung qui cũng như lúc sống ở nơi cửa đạo. Phần quả hoan cô độc được an ủi
và nuôi nấng chu đáo tiêu biểu chủ quyền cứu rỗi của Đức Phật Mẫu ở nơi Hội
Thánh Phước Thiện, người thế vào đạo rồi được sự dìu dẫn và chăm sóc dạy dỗ lo
lập công chủ quyền độ rỗi của Đức Giáo Tông ở nơi Hội Thánh Cửu Trùng Đài. Nơi
đạo gọi là Chơn Thần để giữ mực cầm cân kềm bước người tu đi đúng chơn truyền
đặng thể hiện cái chủ quyển cầu rỗi của Đức Hộ Pháp với phép thông công ở nơi
Hội Thánh Hiệp Thiên Đài.Người đạo khi qui vị linh hồn được giải quả và độ
thăng với cơ siêu rỗi do Bát Quái Đài chủ quyền là Đức Chí Tôn. Trong hàng môn
đệ người tu giữ đúng luật lệ sẽ đoạt cơ giải thoát.
* * *
8 - TAM THÁNH KÝ HÒA ƯỚC
Nên sự biểu tượng Tịnh Tâm
Đài chính của chúng sanh lại là nơi Tam Thánh đắc lịnh Đức Chí Tôn lãnh làm
Thiên Sứ đến ký bản Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước thể hiện tiêu đề 8 chữ trước mắt
chúng sanh tức Chí Linh ký với Vạn Linh, "Thiên Thượng Thiên Hạ Bác Ái
Công Bình" bút lông chim ở giữa tiêu biểu cơ tận độ kỳ ba.
- 1) là Nguyễn Bỉnh Khiêm
nhà tiên tri ở thời mạc Lê giáng cơ tự xưng Thanh Sơn Đạo sĩ , vị Sư Phó Bạch
Vân Động. Với danh Diệu Võ Tiên Ông, Sư Phó có nghĩa Thầy dạy. Còn trưởng về
Phật Mẫu chưởng quyền nên Bạch Vân Động chư Thánh niệm danh gắn liền với cửu vị
Nữ Phật, đúng như lời giảng của Đức Hộ Pháp Phật Mẫu ngự nơi nào nơi đó có Chư
Thánh Bạch Vân Động.
- 2) là Victor Hugo một
thi gia trứ danh của nước pháp giáng Cơ tự xưng Nguyệt Tâm Chơn Nhơn.
- 3) là Tôn Dật Tiên đại
cách mạng gia của Trung Quốc giáng cơ tự xưng Trung Sơn Chơn Nhơn.
2 vị đều là đệ tử Bạch Vân
Động. Nhà Cách mạng tay hữu nâng nghiên son biểu tượng bản Tâm của con người
phải tùng cổ với nền văn minh tối cổ Á Đông, tay thi gia Pháp quốc cầm bút lông
chim thể hiện chí cao bay, một khi rơi rụng cũng còn hữu dụng cho đời, nhà tiên
tri Việt Nam cầm bút lông thỏ đủ chứng tỏ tinh thần Nho tông phục thế. Nghiên
son biểu tượng bản Tâm tức là Thần nên có hào quang để làm trung gian 2 vị đại
diện Âu Á ký Hoà ước, còn bút lông thỏ chứng tỏ ở sự nhu tức là Khí, bút lông
chim thể hiện sự cương ấy là Tinh, giữa nhu và cương tiêu biểu lý âm dương của
Thần, bản ký giữa Thượng Đế và Nhơn loại. Đắc lịnh làm Thiên Sứ là Tam Thánh,
còn đường lối cứu cánh là tôn giáo, còn hoài bảo thực hành lại là chúng ta,
phần lẫn lộn trong nhơn gian toàn là Chư Thánh Bạch Vân Động, mỗi vị đệ tử là
một Sứ bộ Thiên Triều có sứ mạng để điều hành cơ quan chuyển thế và trị thế,
dầu cho các động phủ Thần Tiên đến cầm quyền tôn giáo hay lãnh đạo quốc gia
phải tùng cơ chuyển pháp của Ngọc Hư Cung đặng tạo thế và cứu thế cho đúng với
thiên cơ mỗi kỳ Hòa ước, nói đến thiên cơ phải có sức người mới thành thiên cơ
hôm nay Đệ Tam Hòa Ước cũng vậy. Luận đến Đệ Tam Hòa ước tức thì đã có hai Kỳ
Hòa ước rồi, còn Đệ Nhứt Hòa ước khi qua trận Đại Hồng Thủy thì Đức Chúa Trời
đã phán cùng ông No E với con trai dâu ngươi rằng, phần ta lập giao ước cùng
các ngươi cùng loài vật sống với các ngươi ở trên tàu. Nào loài chim loài súc
vật loài thú ở trên mặt đất, vậy ta lập giao ước cùng các ngươi và các loài xác
thịt chẳng bao giờ bị nước lụt hủy diệt, và chẳng có nước lụt hủy hoại đất nữa,
Đệ Nhứt Hòa ước coi như Chí Linh Ký với Vạn Linh.
Còn Đệ Nhị Hòa ước cũng
Đức Chúa Trời lập bản giao ước với ông Moise nơi ngọn núi Sinai, với giáo lý
Cao Đài Moise là phẩm Nhơn Thánh đứng đại diện cho tất cả loài người là phẩm
tối linh để đại diện cho Vạn Linh, lần đầu tiên Chúa Trời hiện trong khối lửa
giữa bụi gai kêu Moise đến gần, Chúa Trời liền phán bảo ngươi cởi giày ra. Đây
là đất Thánh không đặng mang giày.
Moise kể phẩm Giáo sư của
Cao Đài nên người cũng chẳng đặng mang giày vào Đền Thánh là nơi thờ Đức Chí
Tôn, chứng tỏ đất Thánh nơi Chúa Trời ngự có nhiều chông gai nếu ai đủ đức tin
dám hy sinh cùng Chúa Trời mới tròn sứ mạng.
Lời Chúa Trời phán cùng
ông Moise rằng ta lập giao ước trước mặt dân sự của ngươi. Ta sẽ làm các phép
lạ chưa hề làm trên cả mặt đất hay là nơi nào, mà toàøn dân sự trong đó có
ngươi xem thấy việc làm của Đức Chúa Trời.
Vì điều ta sẽ làm cùng
ngươi là một điều khủng khiếp, nên thời gian sau Chúa Cứu Thế đến để thực hành
những gì mà Đức Chúa Trời đã giao ước với Moise về phép lạ, tất cả đều do Thánh
Linh nên Chúa Cứu Thế phán. Kẻ hủi được lành, người đui được thấy, kẻ điếc được
nghe, người căm được nói, kẻ liệt được đi, người không chồng có mang được tha
thứ, kẻ ác nhờ được sự giác ngộ của Chúa Cứu Thế. Nhưng trong khi Chúa đến giữa
năm tháng chào đời mà các Hài Đồng sinh cùng lúc phải chịu đổ máu do bạo quyền
cũng kể vì Chúa, chừng giờ phút Chúa Cứu Thế đi phải đổ máu để chuộc tội cho
loài người, bởi loài người buổi nọ quá tội lỗi và độc ác, nên bửu pháp Thập tự
giá chính của kẻ tội lỗi. Nhờ máu Chúa Cứu Thế hóa giải đổi thành vật báu của
Thánh Linh. Vì đó mà Nhơn Loại có niềm tin ngưỡng mộ gần hai ngàn năm, ngược
lại đêm 24 rạng 25 tháng 12 dương lịch, là ngày các giáo đồ trên thế giới vui
mừng chiêm ngưỡng Đấng Thánh Linh, mà máu loài vật phải đổ để làm quà đêm lễ
giáng sinh Chúa Cứu Thế. Với tình thương đó, nếu có được sự gợi nhớ đến máu của
các Hài Đồng thì chắc lệ lòng chúng ta sẽ chảy, cũng như máu Chúa đã chảy để tô
điểm thêm bản hòa ước cùng Nhơn loại.
Nhưng hiện tại buổi nọ
Chúa đã tiên tri rằng, trong 2.000 năm sẽ tận thế. Chúa giáng lâm như kẻ trộm,
vậy buổi Tam Kỳ tôn giáo Cao Đài có những phép gì giống Chúa để chứng minh cùng
Nhơn loại, Đạo Thánh Ky Tô Giáo có 3 ngôi ở sự lấy dấu ngôi Cha, ngôi Con, ngôi
Thánh Thần, Cao Đài Giáo có ba ngôi Phật, Pháp, Tăng với bốn chơn pháp, Tắm
Thánh, Giải oan, Hôn phối, Độ thăng, cũng như chúa có bốn phép Bấp tem, Phép
giao, Xưng tội và Cầu hồn, Ky Tô Giáo Chúa có 12 Thánh Tông Đồ, Cao Đài Giáo
Đức Hộ Pháp có 12 vị Thời Quân, Ky Tô Giáo kính trọng thần lương tâm tiêu biểu
cái duy nhứt của con người bằng quả tim được thể hiện ở trước ngực Chúa Cứu
Thế, với Cao Đài Giáo sự biểu tượng thờ thần Lương Tâm là Thiên Nhãn bởi Nhãn
thị chủ Tâm, về Thập Tự Giá của Chúa. Với Cao Đài là pháp Tứ Tượng nằm nội tâm
ngôi đền thờ Đức Thượng Đế từ Ngũ Lôi Đài đến Cung Đạo là hệ dọc 2 cửa hông
ngay cấp Địa Thánh là hệ ngang thành hình pháp Tứ Tượng, nhứt âm nhứt dương dùng
làm nơi hành lễ cho Chức sắc và Tín đồ, cũng như ngôi Báo Ân Từ đã thể hiện
hình Thập Tự Giá nằm, với hai cây đòn dong gác tréo ló ra hai bên hông với
trước là ba đầu để đỡ lầu chuông theo Cao Đài là pháp Tứ Tượng, còn bức bửu ảnh
của Đức Hộ Pháp đạo chụp lúc Đức Ngài nhắm đôi mắt đứng giăng tay ban phép
lành. Tức thị thực hành pháp Tứ Tượng nhứt âm nhứt dương cũng tượng hình Thập
Tự Giá của Chúa Cứu Thế, Đức Ngài úp đôi lòng bàn tay kể như thay mặt hai đấng
tạo đoan bên tả để thể hiện Ngũ Khí của Đức Chí Tôn với bàn tay năm ngón, bên
hữu tiêu biểu Ngũ hành của Phật Mẫu, biến thành pháp giới sanh quang để ban
hồng phúc cho nhơn loại.
Khởi thỉ Đức Ngài đứng
thẳng tượng thể nhứt dương ở lý Thái Cực để tiếp điễn lực Càn Khôn, rồi đưa hai
tay tới trước với phép Lưỡng Nghi từ từ mở vòng Vô Cực đã thể hiện bí pháp ban
phép lành là thực hành cơ tận độ nên cái choàng của Đức Ngài trở lại màu Tăng
đỏ giữa màu pháp xanh sau, còn màu vàng Phật là áo tiểu phục ở trước, còn ngoài
việc ban phép lành khi hành lễ cúng tiểu đàn cái choàng màu xanh ở giữa màu đỏ
bên sau có thêu ba cổ pháp, còn cúng Đại Đàn mặc đại phục cũng vậy. Chỉ có Đức
Ngài cùng Chúa Cứu Thế là người thay mặt Thượng Đế đứng lên ban phép lành với
sứ mạng nên hai Ngài được thực hành bí pháp đó mà thôi.
Về pháp Tứ Tượng có nghĩa
hình Thập Tự Giá nên sự chiêm ngưỡng ở Cao Đài giáo, khi lấy dấu được thể hiện
đưa chí trán Nam mô Phật, đưa bên tả niệm Nam mô Pháp, đưa bên hữu niệm Nam mô
Tăng rồi lấy xuống để ngay ngực niệm Nam Mô Cao Đài ..., coi như mỗi người
chúng ta dựng một pháp Thập Tự Giá từ trán chí ngực tức thị vạn pháp qui tâm.
Rồi chúng ta định tâm nhìn
Thiên Nhãn nơi quả Càn Khôn niệm danh Đức Chí Tôn, Tòa Thánh là nơi luyện thần
ngưỡng nhìn bao lam Thần Vọng niệm Quan Âm, Đức Lý, Quan Thánh thành một hệ
ngang. Tiếp niệm Chư Phật Chư Tiên Chư Thánh Chư Thần với một hệ dọc thể hình
Thập Tự tức là Pháp Tứ Tượng, trên hết Đức Chí Tôn là Phật chủ cả Pháp Tăng,
với pháp Tứ Tượng cùng Thập Tự Giá nguyên lý có một.
Về hệ thống dọc Thích Ca
là Phật, Đức Lý là pháp, Chúa Cứu Thế là Tăng, còn hệ thống ngang Nhị Trấn là
Phật, Nhứt Trấn là Pháp, Tam Trấn là Tăng, bao lam chính giữa thể hiện cơ qui
Nhứt có đủ bốn tôn giáo Phật, Tiên, Thánh, Thần, nhưng Tiên đạo chủ trung Đức
Lý ngồi giữa tiêu biểu nguyên lý trung hòa là pháp, còn điểm ngự của Tam Giáo ở
bao lam. Trên 1, dưới 2, thành hình tam giác để đối diện với con người trong
khi vào hành lễ để tâm ngưỡng vọng lấy dấu Phật giữa trán trên thì Thích Ca,
đưa bên tả của ta niệm pháp lại hữu Thái Thượng, đưa qua bên hữu ta niệm Tăng
lại là tả Khổng Thánh, còn bao lam bên tả tượng hình Thất Thánh tức số dương ở
bên phần dương thì đương nhiên trong dương phải có âm với bức màn Tam Thanh màu
đỏ ở phía nam phái tức là cơ tạo đoan, màu đỏ là luật biến sanh, màu xanh pháp
dục tấn, màu vàng cơ an định. Với màu đỏ nên những đấng đó đều do ngũ hành và
hoa quả cùng lôi điển biến thân, dầu ở trong thời Phong Thần mà thoát khỏi bảng
Phong Thần, nhìn vào sự tượng trưng của cơ Phong Thánh buổi này là Thầy muốn
cho chúng ta đoạt Phật vị.
Còn bao lam bên hữu tượng
hình Bát Tiên vốn số âm lại ở bên âm, nhưng có bảy lão thuộc phần dương. Chỉ có
một nữ tiên. thì cái quyền giải thoát dễ đạt vị như bên nam phái vậy, nhưng bên
âm có dương với bức màn màu vàng của phật cho nên Đức Quan Âm cũng ngự bên nữ
phái.
Với bức màn màu xanh ở
chính giữa, buổi Tam Kỳ trời khai Thanh Đạo cái lý trung hòa là Pháp chủ trung
phải là Tiên Đạo. Nên đại lễ mùng 9 tháng giêng với ba nguơn lớn, rằm tháng
giêng, rằm tháng 7, rằm tháng 10, hoặc cúng Đại Đàn Đại Lễ hay sóc vọng thường,
chỉ có 2 Lễ sĩ tíếp lễ mặc áo màu vàng, còn 4 lễ sĩ điện mặc toàn áo xanh. Chỉ
riêng về Tam Giáo, Tam Trấn khi cúng đàn thì Lễ sĩ phải mặc theo sắc phái của
các đấng đó, Phật lễ điện áo màu vàng, Tiên thì màu xanh, còn Thánh thì màu đỏ,
còn tiếp lễ phẩm luôn luôn áo vàng.
Vì sự hành lễ nơi Toà
Thánh có xướng Ngọc Đàn, vị này chỉ ra lịnh chấp hô mà thôi. không xướng như Lễ
sĩ vậy, nhưng phải phẩm Nhơn Thánh người để thay Trời mới đặng. Bởi cúng đàn
hành theo pháp giới tạo đoan. Căn cứ lời thỉnh giáo anh em bạch Thầy hỏi sao
Thầy không xây đài Giảng Đạo ở cấp Địa Thánh, Đức Ngài trả lời rằng : đất nào
có biết nói đâu mà mấy con hỏi Thầy sao không xây ở đó.
Còn quì nội nghi phải phẩm
Thiên Thánh, tức là ông Thánh của Trời, được mang đôi giày đen để tượng trưng
đặng phép ra vào ngưỡng cửa Huyền Khung, nếu không phải phẩm đó khó mà dâng tam
bửu đến Linh Tiêu Điện nơi Đức Chí Tôn ngự. Đây là nghi lễ cúng đàn tại Toà
Thánh mà thôi, trừ khi những vị đó được Hội Thánh nhìn nhận là được.
Nếu nơi Thánh Thất hay
Điện Thờ lễ cúng đàn phải có mộït cặp lễ xướng, còn phần lễ điện một cặp đăng,
một cặp đài. Khỏi cặp để tiếp lễ bởi có người làm nhiệm vụ đó. Nhưng cúng đàn
Đức Phật Mẫu tại điện thờ hay nơi Báo Ân Từ Lễ sĩ 6 vị mặc đồ vàng lại là lễ nam.
Theo lời Đức Hộ Pháp cúng Đức Phật Mẫu phải Lễ Nữ nhưng Bần Đạo thấy không được
nên phải Lễ Nam, ngôi thờ Đức Mẹ treo bảng cờ đề bốn chữ nho " Bát Cảnh Cung Kỳ". Tức Hạnh
huỳnh kỳ của Đức Nguơn Thỉ chính là Phật Mẫu. Nên giờ hành lễ kể như anh em đã
vào lòng Đức Mẹ thiêng liêng của chơn thần, Ngôi Phật Tánh của Đức Mẹ là Kim
Bồn sản xuất chúng ta tức là Phật, tại sao vạn vật mà Đức Phật Mẫu chọn Thanh
Loan đang sè cánh bay kể như Đức Mẹ Ngự ngay trên Pháp Tứ Tượng của ngôi âm bởi
chim loan là mái, Mẹ là ngôi pháp giới tạo đoan. Còn Loan màu xanh thể hiện cho
pháp giới chúng sanh thuộc chủ quyền Phật Mẫu, Đức Mẹ là ngôi Pháp nên ngự con
vật màu xanh cũng như Lão Tử kỵ thanh ngưu vậy.
Phần kết luận về Chim
Thanh loan, được biểu tượng Sứ điệp của Cung Diêu Trì chúng ta thấy nó thì quả
quyết có Đức phật Mẫu đã đến cùng chúng ta rồi, dầu hôm nay cũng như xưa kia nó
đến đậu múa ở nóc đài trước triều đình nhà Hớn. Hớn Võ Đế thấy vậy hỏi Đông
Phương Sóc điềm chi vậy, Sóc đáp nó đến để báo tin lành có Đức Tây Vương Mẫu
giáng lâm. Rồi nhà vua cùng Hoàng Hậu cho lập Kim Ngân Điện và trai giới 3 ngày
đặng thiết lễ để tiếp Người đúng như câu thơ phá thừa của Bát Nương Diêu Trì
cho Đức Hộ Pháp như sau :
Dường đợi Thanh Loan đến
Hớn đài,
Tửu tiên chưa đủ tỉnh cùng
say…,
Về triết lý Cao Đài hiện
nay nơi nóc Báo Aân Từ Chim Thanh Loan được thể hình với niềm tin Đức Mẹ Chơn
Thần đã đến cùng chúng ta trong đêm Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung gọi là Hội Bàn
Đào nơi cửa đạo, còn ở cảnh thiên cho đó là Quần Tiên Hội.Về mặt thế cho lễ
Trung Thu là Tết Nhi Đồng ý nghĩa tiêu biểu cho Chơn Thần như lời Chúa Cứu Thế
phán: trên nước Thiên Đường của Cha ta toàn là đứa trẻ. Nên tôi có cảm tác năm
vần để mừng đêm Đại Lễ Hội Bàn Đào như sau:
THI
Ánh nguyệt lung linh chiếu Phật Đường,
Thanh Loan Đức Mẹ ngự trung ương.
Bàn Đào lễ dự hầu tam vị,
Hội Yến thài dâng tiếp Cửu Nương.
Thiều ngọc hơi đưa lồng thoại khí,
Cờ vàng gió thoảng quạt trầm hương.
Chơn Thần quấn quít đêm rầm họp,
Ân điển Diêu Trì tủa khắp phương.
Đó là một ân huệ thiêng
liêng ở Đức Mẹ Chơn Thần của chúng sanh, nên tất cả con cái Mẹ không phân đẳng
cấp đều thành tâm ngưỡng vọng trong đêm Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung vào rầm
tháng tám mỗi năm thành lệ.
* * *
9 - CỜ PHƯỚN VÀ CHƠN LÝ ĐẠO
Cờ Phướn của đạo ý nghĩa khác hơn đời. Cả vạn quốc
trên thế giới lấy cờ tượng trưng cho hồn nước của một dân tộc, còn tôn giáo
Cao Đài dùng Cờ Phướn có ba màu để tiêu biểu chân lý đạo của Tam Giáo: Phật màu vàng, Tiên màu
xanh, Thánh màu đỏ, còn ở đạo Trời về minh triết với phật là tam hồn, với Pháp
là Tam thanh, với Tăng là Tam bành, đó là nộ khí của Thái Thượng. Nếu người tu
khéo luyện sẽ thành tam huê, nên cờ màu Tam Thanh biểu tượng hồn đạo của cơ qui
nhứt Tam Giáo Ngũ Chi, còn phướn màu Tam Thanh đạo dùng vào dịp Đại Đàn Đại Lễ
treo ở trước sân Đền Thánh thể hiện Tam Hồn cho ngôi tiếng nổ là Thái Cực, còn
treo nơi Báo Ân Từ biểu tượng tam hồn cho ngôi tiếng vang là Vô Cực với Phướn
chi Đạo biểu tượng Tam hồn của Thánh Thể, còn Phướn Chi Thế biểu tượng tam hồn
của chúng sanh.
Nhưng thể pháp có hành bí
pháp mới tụ, cũng như bản thân có tu, đạo tâm mới phát khởi, Vạn linh là vật
hình, Chí linh là siêu khí cũng đồng nhất nguyên lý Phật Pháp Tăng để vận hành
ở đại Vũ trụ cũng như tiểu Vũ trụ, Đạo ví như ổ khóa, Pháp là cái chìa, nhờ ý
nhiệm rèn luyện chơn tánh mới mở hoát được cánh cửa tâm linh thì thần trí ta
nhìn sẽ thấy được những gì chưa thấy.
Đối với Vạn linh chúng ta
cũng là một vật hình trong khoảng trời đất, tất nhiên cái biết và cái sống có
khác chi giống lãi ở nơi bao tử. Thành thử nó khó diễn đạt được cái chơn tướng
của con người, thì con người đừng mong diễn đạt được chơn tướng của Thượng Đế.
Nếu chúng ta có biết được phần nào là nhờ Chúa Cứu Thế cùng Đức Hộ Pháp đã
thuyết với chúng sanh, bởi hai Đấng đó cùng một khối nguơn linh ở ngôi Thái
Cực, tức là phần giác hồn của vì Thiên Đế ngự trị Càn Khôn, nên sự hành lễ cúng
Đức Chí Tôn và các đấng chúng ta phải mặc đồ triều phục có anh lớn em nhỏ, với
triết lý đó đủ chứng tỏ Thượng Đế đến lập triều đại thiêng liêng thể hiện cơ
hữu hình để cầm quyền trị thế đặng dìu độ chúng sanh trở vào con đường bổn
thiện.
Lo làm công quả, vừa lập
đức vừa lập vị bằng phương pháp sùng bái Thiên Nhãn chủ yếu cơ bản để trị tâm,
thì Pháp trấn tâm chi bửu phải là đạo, Tâm là thể khí Chơn Linh, Tánh là thể
khí Chơn Thần, Thân là thể Khí Chơn Mệnh, nên người ta phải tùng tâm tức Chơn
Linh vi chủ.
Nhưng Chơn Thần ví như
người nài. Bản thân là con kỵ vật, giáo điều là dây cương, giáo lý là cái
gương, người tu nhìn vào đó sẽ có con đường giải thoát, nên Cửu Trùng Đài tượng
trưng Cửu Phẩm thần tiên trong chín cấp Cửu Thiên Khai Hóa là nơi lập vị cho
người tu chia ra, chúng ta thấy rõ có Tam Thừa Cửu Phẩm, nhưng mỗi Thừa phẩm
Nhơn Thần, Nhơn Thánh, Nhơn Tiên ở giữa Thiên Địa, đúng như câu"Thiên phúc
di tả, Địa tải di hữu. Nhơn tạo trung ương". Con người cấp chót của ngôi
Tam Tài Thiên Địa Nhơn là Pháp định danh. Về thực hành tượng lý cho cơ tận độ
nên con người cũng là Pháp trung hòa của trời đất được thể hiện ở mỗi Thừa.
Nên buổi Tam Kỳ Phật Mẫu
lập Tam Tài với phép chuyển đọa vi thăng trong Cửu Phẩm Thần Tiên, mỗi thừa đều
có ba phẩm Địa, Nhơn, Thiên của cơ lập vị định kiếp hòa căn cho người tu để đạt
Đạo, kể như phẩm Nhơn Thần người thay Trời về phần đời của đạo để bảo tồn cơ
sanh hóa cho tận thiện, phẩm Nhơn Thánh, người thay Trời để lời giáo hóa thực
hành nghi lễ cho tận mỹ, phẩm Nhơn Tiên người thay Trời để cầm quyền về luật lệ
cho đúng Chơn Pháp.
Nếu nói tả hữu hay Tý Sửu
cùng thể hiện cho âm dương. Còn Dần là ngôi Pháp giới trong chúng sanh để định
danh trời đất và vạn vật do ở con người tức là Thiên Hạ.
Còn Thiên Thượng là Pháp
giới tạo đoan khai nguơn lập hội cả Càn Khôn Vạn Vật do quyền Hộ Pháp nắm cơ
định vị, nên đạo Trời thể hiện Đức Hộ Pháp tuổi Dần với sứ mạng ngự ngay chữ
Khí, Thượng Phẩm tuổi Tý, Thượng Sanh tuổi Sửu nên đứng hai bên căn cứ theo
ngôi đền Đạo bên tả,Thế bên hữu.
Còn sự thể hiện cho Cửu
Phẩm Thần Tiên từ tín đồ dĩ chí Đại Thiên Phong đến Giáo Tông mới đủ. Nhưng Bàn
Trị Sự là Hội Thánh Em, còn Chức sắc là Hội Thánh Anh, hàng Lễ sanh là phẩm
trung gian để làm nhịp cầu nối liền giữa Bàn Trị Sự và Hội Thánh, trường hợp
cần thiết để giải quyết vấn đề đại sự, Hộ Pháp, Giáo Tông, Đầu Sư hợp lại mới
là Hội Thánh Anh, để đối cùng Hội Thánh Em. vị thông sự áo có sợi dây nịch biểu
tượng cho luật lệ, nơi người mang ba Cổ Pháp thể hiện đạo có ba Hội Thánh quyền
vị Hộ Pháp Em. Nếu Hội Thánh Em sai luật người giải quyết không được, sẽ phúc
trình về Hội Thánh Cửu Trùng, ví Cửu Trùng để vậy không xử, thì người được
quyền tư tờ về Hiệp Thiên Đài với sứ mạng nắm luật giữ đúng chơn truyền. Vị Phó
Trị Sự là Giáo Tông Em áo có một dải mang thẻ bài Tam Thanh người có quyền
Chánh trị biết thương yêu giúp đỡ dạy dỗã cho nhau. Vị Chánh Trị Sự là Đầu Sư
em, đạo phục một dây nịch, một thẻ bài Tam Thanh, áo ba dãi, trước trán có một
cổ pháp thể hiện người có hai quyền Chánh Trị và luật lệ, được phép khai đàn,
giáo hóa, xử trị. Chánh Trị Sự áo ba dải dĩ chí đến Phối Sư. Còn Chánh Phối Sư
và Đầu Sư áo chín dải, để tượng trưng cho Tam Thừa và Cửu Phẩm từ tín đồ dĩ chí
chức sắc Đại Thiên Phong đến Giáo Tông mới đủ Cửu Phẩm Thần Tiên. Nên cổ xe
Thượng Thừa có ba cấp Thiên Tiên, Nhơn Tiên, Địa Tiên, cổ xe Trung Thừa có ba
cấp Thiên Thánh, Nhơn Thánh, Địa Thánh. Cổ xe Hạ Thừa có ba cấp Thiên Thần,
Nhơn Thần, Địa Thần. Như vậy người vừa nhập môn dầu hạng tín đồ, Đức Chí Tôn
nhìn là Thần vị, khi qui vị cúng tế tại bàn vong có linh vị tức là Thần vị phải
lạy ba quì, còn lạy hai quì là lạy cái xác phàm để rồi tẩn liệm, còn lạy hai
quì hai đứng là lạy vong phàm chưa biết đạo, một lạy kỉnh Thiên, một lạy kỉnh
Địa, hai lạy kỉnh người ở lý âm dương tương hợp mà ra.
Nên sự tượng thể Cửu Phẩm
Thần Tiên tại tam cấp cửa đền có hai cột bông sen, bên nam chín bông, bên nữ
cũng chín tiêu biểu mỗi mỗi có Cửu Phẩm liên hoa, Đạo dụng lý tượng cho số
gương có ba, lá có năm, với tâm ngưỡng vọng phải biết Tam Giáo Ngũ Chi đã qui
về một, còn hai cột bông sen tại ngạch cửa có cân Công bình mỗi bên nam cũng
như nữ có bảy bông tượng trưng bảy cái thể của nhơn loại là thất tình nhờ tu
hành biến sanh thất bửu liên hoa, nhưng bên nam có hai cái gương tức con số âm
ở bên dương, còn bên nữ có ba cái gương tức là con số dương ở âm. Nhưng cột hoa
sen mỗi bên có ba lá thể hiện cho nền đạo của Đức Chí Tôn đến lập pháp có ba
Chi, ba Phái. Chi là Đạo-Pháp-Thế, Phái là Thái-Thượng-Ngọc, còn giáp vòng ngôi
đền có hai mươi ba khuôn bông sen thiên nhãn để tiêu biểu cho bản thể Diệu Pháp
Liên Hoa.
Luận về lý âm dương đắc
nhứt ở đạo Thánh, Chúa Cứu Thế bị đóng đinh trên Thập Tự Giá quay đầu lên, còn
ông Thánh Pierre sau cũng bị đóng lại quay đầu xuống đó là cơ thành đạt ở đạo
Thánh. Còn Tông Đồ của Đức Hộ Pháp Giáo Chủ đạo Cao Đài, Ngài Ca Bảo Đạo qui vị
liệm liên đài xây Tháp là hệ dọc, còn vị Hồ Bảo Đạo ê kíp hai buộc phải chôn
nằm tức hệ ngang. Nhưng quan tài nằm ở sau của gốc đất chánh tây. Còn bửu tháp
đứng trước gốc đất chánh đông, cả hai hình thành Pháp Tứ Tượng ở lý âm dương
đắc nhứt.
Còn lý âm dương tương hiệp
ở ngôi đền thờ Đức Chí Tôn Bát Quái có 10 cột rồng vàng, Cửu Trùng có 18 cột
rồng xanh, trước Tịnh Tâm Đài có hai cột rồng đỏ, trên Phi Tưởng Đài phần ngoài
có hai cột rồng vàng, mỗi mỗi hễ chưn cột có đầu rồng còn đầu cột lại có đuôi
rồng cũng ở lý âm dương tương hiệp. Nhưng hai cột rồng đỏ Tịnh Tâm Đài ở bên
ngoài đầu cột, mỗi bên có một mặt nguyệt, còn hai cột rồng vàng trước Phi Tưởng
Đài ở đầu cột phía ngoài mỗi bên có một mặt nhựt; sự thể hiện để tiêu biểu cho
bên nam hay bên nữ cũng phải đủ lý âm dương ấy là đạo. Mỗi cột rồng đều đứng
trên tòa sen đặc biệt hai cột rồng đỏ tại tam cấp ở bao lơn có thể hiện một Tòa
Tam Thiết Sơn loại khoáng chất ở biển, tiêu biểu cho Võ môn tam cấp ở sau đuôi
cá hóa long, Rồng vật ở cảnh thiên là dương. Cá loại ở cảnh địa là âm đang phun
nước tức thủy sanh khí để làm cái lý trung hòa cho âm dương được thể hiện trước
mắt chúng sanh. Mỗi bên là một khối linh lực của trời đất, nên 5 cấp bước lên
Tịnh Tâm Đài cấp dưới hết vòng bán nguyệt là 16 m chia ra hai con số bát của cơ tạo đoan. Lẽ đương
nhiên nhìn vào sự thể hiện đối với người tu phải thắng khảo cũng như cảnh ngư
long biến hóa tức qua khỏi Võ môn mới đoạt vị.
Luận về quan niệm cá nhân
có một phần anh em bảo lạy vong chúng ta phải xả ấn tý để vậy có lỗi cùng Đức
Chí Tôn, kể như vô tình tự mình chối bỏ cái nguyên lý tạo đoan về ngôi Tam Tài,
khi xá ba gọi là kỉnh Tam Tài. Với tôn giáo Cao Đài ở cấp bậc cũng thể hiện lý
Tam Tài, mỗi thừa phẩm nhơn ở giữa để nối liền Cửu Phẩm Thần Tiên trong Cửu
Thiên Khai Hóa, sự bắt ấn có nghĩa trấn tâm an định để cầu nguyện mà chúng ta
không thực hiện chỉ chấp tay mà chẳng có ấn pháp nào cả.
Nên về sự hành pháp trấn
thần hoặc Đoạn Căn hay Độ Thăng phải đốt đủ chín cây nhang. Đức Thầy nói có một
cây tắc kể như bị cắt đứt một tầng thiên thì sự hành pháp khó liên hệ được, chỉ
có hành pháp chỉnh sát cúng phẩm phải mười hai cây nhang vẽ chữ Khí, còn trấn
thần vẽ chữ bùa Tam Thiên, nếu hành pháp Đoạn Căn hay Độ Thăng thì vẽ ba chữ
Phật Pháp Tăng cũng như pháp Hôn Phối vậy.
Nên nhứt cửu là cấp chót
của phẩm phàm tục lại là nơi Chức sắc Hiệp Thiên Đài có ba vị "Tiếp" của ba chi đứng tại vị
hành lễ. Kể như Hiệp Thiên có liên hệ phần hành trong pháp giới chúng sanh để
giúp cơ định vị an bày trật tự, vì đó mà hai phẩm chót của Hạ Thừa lúc qui vị
tế điện có sáu Lễ sĩ mặc áo màu xanh sậm thể hiện cho pháp giới chúng sanh
trong chư tín đồ, nên từ phẩm Nhơn Thần đổ xuống còn cúng triêu tịch bởi hàng
chúng sanh do pháp âm dương chuyển hóa. Lễ điện đi bộ lưỡng nghi xang tứ tượng
biến Bát Quái theo phép tạo đoan.
Nhưng phẩm Thiên Thần khi
hành lễ điện chỉ dâng tam bửu thài giọng ai khỏi xang Tứ Tượng Bát Quái, lễ
đứng bộ chữ đinh đi đá tới cũng như hai phẩm Hạ Thừa kia vậy, lễ điện hàng
Thánh mặc áo đỏ thài dâng tam bửu giọng xuân đi y như phẩm Thiên Thần. Lễ là
điều mục thể hiện pháp tạo đoan có liên quan cùng pháp giới chúng sanh, đạo là
luật điều hòa. Lễ là pháp trật tự nên khi hành lễ điện, cặp lễ xướng đứng chấp
tay để ngay trước ngực thể hiện lý Thái Cực rồi cung vòng tay tiêu biểu cho Vô
Cực, rồi mới xướng lên, thì 4 lễ điện xây mặt đứng cung vòng tay thể hiện cái
tròn của Trời. Rồi cặp đăng cặp đài 4 chơn ngoài bỏ bộ tới tạo cái thế vuông
của đất, quì chỉnh cúng phẩm xong, đứng dậy xây bộ khởi đi là lưỡng nghi rồi
xang tứ tượng chuyển bộ thành Bát Quái, tức nhiên lễ là thể hiện cho pháp nên
đôi bên tả hữu xây bộ đều dồn vô giữa, coi như âm dương đắc nhứt, tức là đạo có
chưởng giải có thu liểm ở cơ tạo đoan. Còn toàn cả chư tín đồ dĩ chí Đại Thiên
Phong khi hành lễ xong xây ra xá Pháp, từ bên hữu của cánh tay quay qua tả tức
đem đời về đạo phép thu liểm chỉ vị Giáo Chủ Đức Ngài là chủ Chi Pháp xây bộ từ
cánh tay tả quay qua hữu tức là lấy Đạo chế Đời với cơ chưởng giải. Nên khoa
thi Lễ sĩ 20-11 Nhâm Thìn có Đức Hộ Pháp đến ngồi chủ khảo dạy về Lưỡng Nghi,
Tứ Tượng, Bát Quái bởi Lễ sĩ xang tượng trưng ở pháp. Nên mấy em cần xây một
vòng cho tròn. Nếu xây không tròn là xáo trộn nhân sanh, phần tuần sơ Lễ sĩ xây
thành hàng chữ nhứt. Chừng qua tuần trung bốn Lễ sĩ xây tròn hình tứ tượng rồi
bước một bước dài đứng cho vuông không nên bước hai bước sẽ có hại nhơn sanh,
đến tuần chung xang Bát Quái cũng vậy bước thụt một bước xây cho tròn, phần
nhận xét của chúng ta lễ xang Bát Quái với thầy chùa là chạy Kim Đàn có nghĩa
là Kim Bàn hai chữ Kim Bàn của Phật Mẫu là Bát Quái. Với Đức Chí Tôn là cơ
chưởng giải, với Đức Phật Mẫu là pháp thu liễm.
Lễ là sự quan trọng của nền
tôn giáo nên Đức Ngài lãnh phần chủ khảo cuộc thi nếu qua phán mà mấy em làm
không đúng cho Bảo Thể lôi mấy em ra không đặng thi. Nhờ Giáo hữu Ngọc Chữ
Thanh là người xuất thân ở bộ Lễ. Kỳ thi này có anh dự khóa kể lại, ngày thi là
18, Đức Hộ Pháp đình lại, liền phán với ông Tiếp Lễ Nhạc Quân Võ Văn Chở em đã
dạy chúng nó thì em không đặng quyền làm giám khảo để ngày 20 qua đến ngồi ghế
chủ khảo khoa thi Lễ sĩ mới đúng, thành phần tham dự có Khai Đạo Thống Quản
Phước Thiện, cùng Đạo Nhơn Trịnh Phong Cương chuởng quản Phước Thiện. Còn Cửu
Trùng Đài có ba Ngài Thái, Thượng, Ngọc Chánh Phối sư, Đức Thầy chúng ta nêu ra
cái tròn thật tròn, cái vuông thật vuông đó là khuôn luật công bình và bác ái
của nền Đại Đạo buổi Tam Kỳ, Đức Ngài chủ về pháp nên Lễ Nhạc Đồng Nhi qui định
mỗi tháng phải tập duợt ba ngày 9, 19, 29, tức ba con số lão dương sẽ sanh âm.
Nên Đức Ngài lịnh cho Hội
Thánh các cơ quan nơi trường công quả mỗi tháng được nghỉ ba ngày 10, 20, 30
không nghỉ ngày chủ nhựt, chứng tỏ Đức Ngài lấy lý tượng cho số, cũng như Nhứt
Cửu đến Cửu Cửu thì tầng thứ 10 có thể hiện vầng thái âm sẽ sanh dương với danh
là Cung Đạo, để nối liền giữa Cửu Trùng và Bát Quái tức là cơ biến dịch của vũ
trụ quan cùng nhơn sanh quan. Lẽ đương nhiên Chức sắc Hiệp Thiên là Pháp làm
trung gian giữa con người và Thượng Đế cũng như giữa xác thể và linh hồn. Khi
cúng xong Chức sắc Hiệp Thiên vào trong Cung Đạo bái lễ là tầng thứ 10 thể hiện
cho Thiên Can còn chư vị Thời Quân tiêu biểu cho Thập Nhị Địa Chi, khi bái lễ
Hiệp Thiên là Khí kể như nguyên lý hiệp được cùng Thần mới tạo thành cơ hóa
trưởng cho Càn Khôn và vạn vật. Bởi Tòa Thánh Tây ninh Về minh triết đạo đã
tượng hình con Long Mã có cả lý âm dương của Càn Khôn; nên trong đó trên hết
thờ Đức Chí Tôn cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, tức Tòa Bạch Ngọc Kinh với
hình Long Mã để tiêu biểu cho cái linh thể của thế giới thượng phương và đó là
một triết lý huyền nhiệm ở đạo trời vậy. Nên Tôn giáo Cao Đài với sự hành lễ tứ
thời để cầu nguyện cho nhơn loại sớm chung sống trong cảnh thái bình thạnh trị,
Đức Chí Tôn đã hứa kỳ 3 này Thầy đến lập đạo sẽ tạo cho nhơn loại một nền hòa
bình vĩnh cửu. Nhưng bởi kiếp nạn của chúng sanh nào chiến tranh, lớp đao binh
bịnh chướng lại còn thiên tai địa ách cứ tiếp diễn thãm trạng kinh hoàng, nhơn
loại mãi sống trong cảnh lầm than, cũng là cơ trả nghiệt đền oan để lập lại đời
Thượng Nguơn Thánh Đức, nên tôi có đôi vần cảm tưởng như sau:
THI
Thiên tai bịnh chướng lớp đao binh,
Quả nghiệp đền xong mới thái bình.
Cõi đất chuyển lần nguơn thánh đức,
Aân Trời giảm nhẹ tội nhân sinh.
Tu hiền ấy phép trừ oan nghiệt,
Cãi dữ là cơ diệt khổ hình.
Thưởng phạt làm để thi dục tấn,
Lẻ công Tạo Hóa nắm khuôn linh.
Chúng ta người tu phải có
đức tin, đã sinh ra ở cõi đời rồi ai cũng có ít nhiều nhân quả nếu gieo thì phải
gặt, với cơ ân xá ai mà nặng nghiệp đã tu còn bị nhồi quả tức lấy khảo để trừ
công, ta vui chịu thì mới mong trả được mối nợ tiền khiên, đó là luật công bình
thiêng liêng không nên than trách.
* * *
10 - TRONG NGHI LỄ HOÁN ĐÀN.
Nên khi cúng
Đại Đàn hành lễ theo pháp giới tạo đoan. Nam Nữ sắp đàn hai bên hông đền, chừng
vào Nam theo chiều
chưởng
giải, còn Nữ vào với chiều thu liễm. Theo Pháp Hoán Đàn vị Hộ Đàn Pháp Quân cầm cờ
lịnh dẫn đầu, kế là Hữu Phan Quân cầm Phướn Thượng Phẩm đi trước phần dương ấy là Đạo. Kế
Hiệp Thiên Đài là Pháp, dẫn thế đạo là Cửu Trùng Đài đi giáp chu kỳ lên đứng
tại vị làm lý trung hòa lưỡng cực cho cả Chức sắc, Chức việc và toàn đạo Nam Nữ
Cửu Trùng Đài tùy nghi định vị.
Khi đi, Nam vòng qua Nữ.
Nữ vòng qua Nam, phần dương bao hàm bọc lấy phần âm, vòng nội tâm của Chức sắc
và vòng ngoại nghi của Chức việc đạo hữu cũng thế, Nữ ở trong tức thị âm tùng
dương thuộc nguơn Khởi Thỉ, dương dẫn đầu thể hiện cơ tạo dựng trời đất tất
nhiên phải có pháp định vị dầu bốn vòng âm dương xen lẫn giữa nam và nữ thể
thiên địa hiệp hình thoa, tức là âm dương giao thới pháp luân thường chuyển,
nhưng dương chẳng có đuôi còn âm chẳng có đầu cứ hình châu kỳ đun đẩy mãi tạo
thành cơ chuyển hóa. Bởi cớ mà phướn của Chi Thế vị Tả Phan quân cầm phải tháp
tùng Phướn Chi Đạo là vậy, cũng như Chức sắc nữ phái phải tùng chức sắc nam
phái.
Về nhạc lễ được thể hiện
nơi đàn nội, Nhạc là gốc của ngôi tiếng nổ ấy là Đạo, Lễ là gốc của ngôi tiếng
Vang ấy là Đức, Đức ấy là pháp, Đạo ấy là luật, nhờ 2 ngôi ấy phát xuất nguơn
Khí cho Càn Khôn Vũ Trụ.
Do tiếng nổ đầu tiên giữa
hư không biến ra khối lửa Thái Cực tạo một sức hút bao trùm cả không gian sanh
khí đong tụ thành nước gọi đó là Chơn âm của Phật Mẫu, tại sao đất cũng âm bởi
trong cơ sáng tạo thủy và khí nó là cái nguyên lý dưỡng sinh vạn vật, khi vạn
vật hoại trở thành đất như vậy đất cũng là chất của nước, thì bản thân con
người hoàn toàn khối vật chất, với triết lý Cao Đài hồn trời hóa, xác đất sanh,
ở Sáng Thế Ký bên Công Giáo đâu khác chi. Khi ông A Dông được Đức Chúa Trời lấy
đất nắn nên hình nhờ hà sinh khí vào mới có sự sống của tam hồn, về cơ tạo dựng
Càn Khôn Chúa Trời muốn có khoảng không ở giữa nên phán nước phải cách với nước
tức là hư không với chân lý chúng ta nhìn Đức Thượng Đế có một, nên các nền tôn
giáo Á Đông cũng cho khí thanh xông lên làm trời, khí trược lắng xuống làm đất
đó là triết lý đồng nhất ở đạo trời.
Như vậy đủ chứng tỏ bản
thân ta vốn nó của khối sinh vật hẳn là đất, đã thọ một phần bẩm chất của bát
hồn rồi. Chưa kể đến sự dinh dưỡng chay lạt từ sơ sanh đến trưởng thành phải có
đủ bát hồn ví thiếu một cũng khó bảo tồn sự quân bình cho cơ thể.
Nên ngay giờ hành lễ khi
nhạc tấu Huân Thiên chúng ta giữa đàn tiền để tâm an định chính giờ phút trong
người chúng ta"Bát hồn tư mật Ca Huỳnh Lão" về đạo Tam Kỳ với chân lý
nhạc khí hòa lên tiêu biểu bát hồn của vạn vật sống lại đồng thinh rập ràng để
cung nghinh Thượng Đế đúng như câu "Vạn
vật đồng thinh niệm Chí Tôn". Đó là Đạo Trời thể hiện chơn pháp độ tận
quần linh, nên sau khi Chung Cổ khởi lên biểu tượng cho ngôi tiếng nổ và ngôi
tiếng vang vừa dứt, kể như vạn vật nhờ khối điển lực càn khôn được sống lại để
tiếp Giá Đức Chí Tôn, thì nhạc khởi lên ba hồi chín chập. Khởi một nhồi 3, 3 là
con số Khởi Thỉ 9 là số định vị, với lý biến dịch cộng là 12 vốn con số khai
thiên lập địa, nếu tách rời ra là 2 con 6 chính đó là số của đạo pháp.
Với tinh thần minh triết
của cơ tạo đoan mà Cao Đài giáo đã thể hiện bằng nhạc lý, cũng như bảy ngày
trong Sáng Thế Ký Đức Chúa Trời tạo nên Càn Khôn vạn loại xong rồi nghĩ gọi là
ngày sa bát, nên Tôn giáo Cao Đài với chơn pháp cúng Đại Đàn Đại Lễ được thể
hiện đờn đủ 7 bài ý nghĩa như sau :
- 1) Bài xàng xê tượng lý
thời hồn hồn ngạc ngạc khí thanh trược chưa phân định còn lẫn lộn ở lý nhạc âm
thinh chao đảo,
- 2) Ngũ đối thượng tiêu
biểu chất thanh bay lên làm trời tượng cho Ngũ Khí,
- 3) Ngũ đối hạ tiêu biểu
khí trược lắng xuống làm đất tượng cho ngũ hành,
- 4) Long đăng khí nóng ấm
(ôn) tức là lửa tiêu biểu cho Dương Quang,
- 5/ Long ngâm khí mát
lạnh (nhu) tức là nước tiêu biểu cho Âm Quang. Hai bài Long đăng, Long ngâm
biểu tượng nguyên lý về nhị khí âm dương của trời đất.
- 6) Vạn giá, chất nóng
lạnh tương hòa làm cho côn trùng thảo mộc sanh sôi nảy nở.
- 7) Tiểu khúc khi có côn
trùng, thảo mộc rồi mới định danh đều do pháp giới chúng sanh, còn cơ định vị
vạn vật trong vũ trụ quan theo nguyên lý tạo đoan quyền ở Hộ Pháp, Lễ dâng Tam
Bữu.
Chừng Đảo Ngũ Cung với lý
nhạc một nhịp âm, một nhịp dương như đương long mốt để gom trọn cả ba món báu
dâng lên Đức Chí Tôn đó là Tinh Khí Thần. Đại Đàn Đại Lễ vào dịp ba Nguơn và
ngày Lễ 9-1 thì nhạc đờn đủ bảy bài. Còn Đại Đàn Tiểu Lễ thì bớt hai bài Long
ngâm, Vạn giá. Khi Đại Đàn dầu Tiểu Lễ hay Đại Lễ đều có Chỉnh sát cúng phẩm.
Với Đàn thường nhạc đờn trong giờ hành lễ chỉ có 3 bài Hạ-Đăng-Tiểu mà thôi,
nên Đàn thường nhạc Tấu Huân Thiên đến Nghệ Hương án tiền chỉ có 106 nhịp (1-
là Thái Cực, 2- "0" là Vô Cực) 6 là ngôi luật ngôi pháp của 2 đấng
tạo đoan Càn Khôn Vũ Trụ. Cúng Đại Đàn đờn hết bài Hạ gọi là đủ thủ. Tiểu đàn
bớt hai câu gọi là đoản thủ.
Nên ba bài Hạ-Đăng-Tiểu
chỉ còn có 105 với nhịp dứt là 106. Nếu đủ thủ là 108. Đờn có 2 dây, dây nhỏ có
4 âm (cống líu xang xừ) dây lớn có 4 âm (hò xề u cộng) trong đó có phép biến
dịch. Xan biến xáng, cộng biến cồng, xừ biến xự..., sự thể hiện ở vạn loại là
bát âm. Ở trời đất là Bát Quái, dây nhỏ là tứ dương, dây lớn là tứ âm.
Còn tượng thể về nhạc khí
nguyên lý của nó là trầm với bổng ở trong khuôn luật (cung thương vốc chỉ vũ)
gọi là ngũ âm, còn phụ (Bào thổ cách Mộc Kim Thạch Ty Trúc) cũng gọi là bát âm.
Về Đại Đàn đờn hiến Lễ bài
Xàng xê 64 nhịp đến nhịp thứ 36 xướng "chỉnh sát cúng phẩm" thể hiện
pháp giới Tam Thập Lục Thiên, nếu Đại Lễ đờn bài Vạn giá 48 nhịp đến nhịp thứ
24 xướng Thỉnh Hương. Còn Đại Đàn mà Tiểu Lễ đờn bài Long đăng 40 nhịp đến nhịp
thứ 24 xướng "Thỉnh Hương". Về pháp ở sự biến dịch tách ra thành ba
con số bát với Đức Chí Tôn là chưởng giải, với Phật Mẫu là thu liễm, với vạn
loại là chuyển hóa, nhưng nhịp đôi 24 thành 48 là12, còn 36 nhịp đôi thành 72
cũng 9 tất cả đều là con số biến dịch của đạo pháp.
Hiến Lễ cốt yếu để tỏ sự
chiêm ngưỡng. Hoa tượng thể Tinh, Rượu tượng thể Khí,Trà tượng thể Thần, để
dâng lên Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu cùng các Đấng trong thời cúng Đại Đàn mới có
Lễ điện, đó là đạo Trời thể hiện hai con số biến dịch của cơ tạo đoan Càn Khôn
và Vạn Vật, tùy nghi xa hoặc gần. Nếu gần Lễ đi bước chiếc phải 12, còn xa đi
bước đôi cũng phải 12 tính ra là 24, nếu bước chiếc mỗi bên 12 là 24, còn bước
đôi mỗi bên 24 cộng 48 cũng trở lại 12, đó là nguyên lý con số khai thiên lập
địa. Chỉ cúng đàn Phật Mẫu luôn luôn có Lễ điện, bởi nơi đây Sóc Vọng thì cúng
Đại đàn tiểu lễ trong năm chỉ có rằm tháng 8 mới hành đại lễ, còn cúng Đại Đàn
tại Đền Thánh mới có Lễ điện. Nếu Tiểu Đàn chỉ có 4 Lễ sĩ quì tại Cung Đạo
trình Tam Bửu cho vị chứng đàn cầu nguyện đồng nhi thài dứt rồi trao cho cặp
tiếp lễ là xong.
Bằng Đại Đàn Lễ điện vào
nội nghi có ba Chánh Phối sư quì : Ngọc dâng hoa, Thượng dâng rượu, Thái dâng
trà, trước khi dâng cho Đức Chí Tôn hay các đấng phải bước lên ở bên sau Ngai
Giáo Tông để trình với Hiệp Thiên Đài rồi mới dâng vào Bát Quái.
Đây luận về Ngũ Chi Đại
Đạo. Nhơn Đạo là Chi thứ 5 được thể hình bảy chiếc Ngai ở giữa Chánh Điện để
tượng trưng cho Nhơn Đạo cũng là Thiên Đạo. Bởi trước kia Chúa Trời tạo ra loài
người là ông A Dông với bà Eva ở vườn Địa Đàng lỡ ăn nhằm trái cấm bị phạm giới
nên Chúa Trời tác hợp cho nhau dạy ăn đời ở kiếp với nhau. Chúa Trời bèn phán
đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng tức rơi vào trầm luân khổ hải để tạo khối nhơn loại
trên mặt địa cầu. Ngày nay, chúng ta nên nhận thức rõ để chứng tỏ rằng chính
Đức Chí Tôn là Giáo Chủ Nhân Đạo đầu tiên tạo ra loài người. Rồi loài người nhờ
tu mới đắc thành Thần, Thánh, Tiên, Phật. Như vậy Phật do người, Người do Trời,
Trời do đạo, Đạo do Hạo nhiên khí. Hạo nhiên khí là lý sơ nguyên của Nguơn vô
thỉ. Nay là buổi Hạ Nguơn, nền phong hóa của nhân loại rất suy tồi, Đức Chí Tôn
đến khai đạo kỳ 3 với danh Thiên Đạo để phục hồi cho Cơ Nhơn Đạo. Buổi Nhị Kỳ
nhờ Đức Khổng Thánh thừa lệnh Chí Tôn mở Nho Giáo tạo ra khuôn luật nhơn luân
để chấn chỉnh đạo Người tức là đạo Trời.
Nên kỳ ba Trời mở đạo Cao
Đài là một triết lý duy nhân, Không phải duy thiên duy địa mà bỏ nhân, cũng như
ở Trung ương Đền Thánh là nhà của Ông Cha, còn Báo Ân Từ là nhà của Bà Mẹ, còn
ở địa phương Thánh Thất là nhà của Ông Cha, Điện Thờ là nhà của Bà Mẹ, với gia
đình chúng mình thần tỉnh mộ khang, cha mẹ xác thịt, với tôn giáo nhứt triêu
nhứt tịch cha mẹ thiêng liêng, nên nhân đạo lồng trong Thiên Đạo vì đó đạo trời
có nghĩa là đạo người vậy.
Bởi lý do đó bảy chiếc
Ngai được thể hiện trước nghi thờ Đức Chí Tôn dầu Cửu Phẩm Thần Tiên trước khi
nghiêng mình bái lễ cũng phải để tâm quan trọng ở đạo Người lo cơ phổ độ cho
vẹn phận. Đối với nhơn sanh phẩm Giáo Tông là Anh Cả để tượng trưng cho Giáo
Chủ Nhơn Đạo vì người thay mặt cho Thượng Đế nắm cơ chuyển thế kể như chơn thần
của xác thể Đại Từ Phụ tức là Hội Thánh.
Chẳng khác nào Cơ Khởi
thỉphần tượng lý Đức Chí Tôn đã biến ba nguơn khí đó là Thái Thượng, Nguơn Thỉ,
Hộ Pháp, cũng như Hội Thánh Đại Đạo hôm nay có ba phái Thái-Thượng-Ngọc với ý
nghĩa Tam Thanh của Lão Quân. Thái Thanh là Thần, Thượng Thanh là Khí, Ngọc
Thanh là Tinh, ba sắc phái thể hình Tam Giáo Qui Nhứt, nên ba Chưởng Pháp tức
là ba nguơn khí của Thánh Thể Đại Từ Phụ, ba Đầu Sư thể hiện cho ba nguơn Tinh.
Đây là phần quan trọng
tượng thể hửu hình làm cơ Qui Nhứt tức nhiên Thần phải có một, nhưng một mà ba
trong ba mà có một, tả Ngọc Chưởng Pháp bộ Xuân Thu, hữu Thái Chưởng Pháp bình
Bát Vu, giữa Thượng Chưởng Pháp cây Phất Chủ, cả ba hiệp một mới đủ quyền về
luật lệ, nhưng Chi Nhơn Đạo lại là cấp Thượng Thừa với bảy Chiếc Ngai phẩm
Thiên nguơn thần, phẩm Nhơn nguơn khí, phẩm Địa nguơn tinh, thể theo mỗi thừa
là vậy, bởi phẩm nhơn tức nguơn khí để làm cái lý trung hòa giữa thiên và địa.
Nhưng Thượng Chưởng Pháp
lại mặc áo trắng với yếu lý được thể hiện cái phần chủ trung tiêu biểu Chơn
Pháp Bạch Vương Đại Hội của Di Lạc trong buổi tam kỳ. Nên thiên phục Anh Cả
Giáo Tông toàn là hàng trắng với vị Thượng Chưởng Pháp lại mặc bạch y bởi nguơn
khí ở lý trung hòa phải là màu đạo, nên Thượng Chưởng Pháp có quyền giải quyết
mọi việc khi Giáo Tông vắng mặt hoặc kế vị người nên được tượng thể với bộ
thiên phục trắng,
Ngôi Đền Thánh, Hiệp Thiên
Đài là phần đầu nên Đức Di Lạc ngự nơi nóc Tòa Thông Thiên Đài là nê hoàn cung
vốn cửa xuất nhập của chơn thần, với thánh thể Đại Từ Phụ, Giáo Tông là chơn
thần. Mỗi lần muốn đến đó thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế
Giới, Lục Thập Thất Địa Cầu và Thập Điện Diêm Cung phải nhờ Hộ Pháp, nhưng Đức
Di Lạc đã mặc áo giáp đội mão của Hộ Pháp, ngoài choàng cà sa mình cỡi cọp, để
chứng tỏ Di Lạc đã đến năm Bính Dần, cũng là năm Đức Hộ Pháp thọ Thiên ân nơi
Đức Chí Tôn tại Thiền Lâm Tự Gò Kén, chỉ có cọp Đức Di Lạc ngự mặt vuông tương
tự mặt người bởi chữ (Nhơn sanh ư Dần).
Hiệp Thiên là chơn thần,
Cửu Trùng là phần thể xác, Bát Quái kể là linh hồn; muốn bảo tồn xác thể phải
huyết mạch, nên Hiệp Thiên Đài biến tướng ra Phước Thiện tức Khí sanh Huyết,
nhưng Phước Thiện là hiện thân của Đức Phật Mẫu, từ phẩm Minh Đức đến Chơn Nhơn
làm huyết mạch cho xác thể của Thầy mới đủ phương giáo hóa để phô bày cơ tận
độ, còn từù phẩm Hiền Nhơn đổ lên phải trở qua Hiệp Thiên Đài với Chơn Pháp Qui
Thần, giữa xác thể và huyết mạch mỗi mỗi không tách rời thì thánh thể đạo trời
mới kiện toàn năng lực.
Thảng như ai làm cho huyết
tiết ra thành máu dầu cố ý hay vô tình đó là xác thể của Chí Linh coi như đắc
tội cùng Vạn Linh, Hiệp Thiên là khí biến hình thành ba nhưng mà về nguyên lý
có một, Phước Thiện cũng là Phạm Môn với Bảo Thể và Nhạc Lễ thuộc Hiệp Thiên
Đài. Nên cơ quan Bảo Thể mặc trường y sáu nút như của Hiệp Thiên Đài vậy, khi
hành sự mang thẻ bài Tam Thanh và cầm bảng lệnh Tam Thanh, còn vị Chánh Bảo Thể
được quyền mang dây Sắc Lịnh do Hiệp Thiên Đài ban cho để giữ gìn trật tự những
phiên đại hội, nhưng Bảo Thể kể là người của Cửu Trùng mà tùng lịnh Bộ Pháp
Chánh, chẳng khác nào vị Chủ Ban Lễ sĩ là người của Hiệp Thiên mà tùng quyền
Ngọc Chánh Phối sư nên mặc trường y 9 nút, mão thêu ba cổ pháp Cửu Trùng Đài
nằm giữa thẻ bài Tam Thanh, còn Nhạc sĩ đổ lên mặc trường y 6 nút để thể hiện
cho ngôi luật điều hòa, phù hiệu nơi mão đờn Tỳ Bà coi như đờn Tổ của cổ nhạc
được thêu giữa thẻ bài Tam Thanh nơi mão, chỉ riêng Đầu Phòng Khoa mục trường y
7 nút để tượng trưng đệ thất khiếu mà chư vị Đầu Phòng phải khai thông đặng
giúp Cửu Viện và Châu Tộc mọi văn kiện trong cơ truyền giáo. Mão của Đầu Phòng
phù hiệu một dây Thần Thông màu vàng buộc hai ngòi bút lông cán nằm trái trả
giữa khung xanh, với ý nghĩa của chơn pháp hễ viết "âm điểm địa dương khoán thiên".
Chức sắc Cửu Trùng trường
y 9 nút tiêu biểu ở Cửu Thiên Khai Hóa.
Trong buổi Tam Kỳ với cơ
tận độ đạo Cao Đài thực thi cái triết lý "Thiên
Địa vạn vật đồng nhất thể", cái đạo đức là âm dương, còn ở con người
là tánh mệnh. Nếu chúng ta biết thuận mệnh là tu ở cái đức, suất tánh là tu ở
cái đạo, đạo đức tức thị "Tánh mạng
song tu". Nhờ phép âm dương của trời đất mà biến xuất vạn vật, thì cái
nguyên lý đồng nhất tiểu thể vũ trụ ở trong con người là đạo đức, thảng có phần
tử nào chối bỏ đạo đức tức là chối bỏ tánh mệnh của mình.
* * *
11 - TRIẾT LUẬN ĐẠO VÀ ĐỨC
Ở Trời đất
cái đạo là sanh hóa, cái đức là dưỡng dục. Còn ở con người cái Đạo là gạn đục lóng
trong, Đức là gieo trồng âm chất. Ở loài vật cái Đạo là trật tự, Đức là thân
yêu nó chẳng biết thân yêu sẽ mất Đức. Không trật tự sẽ mất Đạo. Riêng chúng ta
tu thân là Đức, thức tánh là Đạo nhờ đạo đức mà con người tạo thành một năng
lực trụ nơi bản tâm là nhân, chính đó là ba món báu của khách trần để làm Tiên
Phật.
Với trời đất cái đạo là
cái cơ sáng tạo, Đức là pháp duy trì những gì đã sáng tạo, có sáng tạo có duy
trì thì càn khôn mới an tịnh, thế giới mới trường cửu, Đạo chính là ngôi tự
hữu, Đức tức là ngôi hằng hữu.
Đạo đức tức thị lễ nhạc
của trời đất. Nhạc là cơ điều hòa Càn Khôn, Lễ là pháp trật tự của Vũ Trụ, còn
ở chúng ta việc làm biểu tượng cho lễ, lời nói thể hiện cho nhạc, nếu việc làm
tráo chác là thất đạo, còn lời nói thô bạo thì tổn đức, cái đạo đức tức là lễ
nhạc ở bản thân con người, vì đạo có trước trời đất. Khi có trời đất rồi mới có
chúng sanh, trong đó con người lại tối linh hơn vạn vật nên được đứng vào bậc
Tam Tài, thì bản thân của loài người cũng là một Tiểu Thiên Địa.
Nên ngôi Thái Cực ở đấng
Chí linh để điều khiển các tinh cầu trong vũ tru. Về sự sống kết tụ trong người
chúng ta, tim cũng là một thái cực, một bốp một mở mới đủ năng lực vận hành
những hạt nguyên tử trong hệ thống huyết cầu mãi tuần tự châu lưu quanh tế bào.
Nhờ khí sanh quang đưa vào theo nhịp đóng mở của cơ thể để nuôi bản thân của
chúng ta, kể là một tiểu vũ trụ. Ngũ tạng tượng thể cho ngũ hành, phần luyện
đạo dưới rún là đơn điền biểu tượng cho nước của khảm trung mãn để tưới vườn
cây âm chất, nơi Ly trung hư của tâm đó là lửa, thiếu phép ký tế khó cứu chữa
được cái bệnh ở người tu luyện :
- 1) là vọng hỏa hầu làm
cho thần trí mê loạn,
- 2)ø là tẩu lậu khiến nên
cơ thể suy tồi,
- 3/ là ngồi hớp gió khuya
dòm rún thiếu phép vận dụng cho nguơn khí lưu hành nên tích tụ thành cổ trướng.
Với bản thân chúng ta là
hệ thống dọc trên đỉnh đầu có xoái biểu tượng cho lý thái cực ở trong con
người. Về thực thể nó là quả tim, về siêu thể nó là linh khí, cũng như óc chúng
ta là thể chất khéo luyện thành ngọc xá lợi. Tức thị "Đắc A Nậu đa
la" chính nê hoàn cung trở thành là ao ngọc. Có nghĩa đắc chơn như trụ
phật tánh, nên phát xuất ba ánh diệu quang gọi đó là ngôi Tam Tài hằng ngày ta
lấy dấu Phật-Pháp-Tăng với cơ năng ấy là Tam Diệu, về Lão là Tinh-Khí-Thần hiệp
nhứt ở phép Tam huê tụ đỉnh ngũ khí triều nguyên.
Còn Tam Bồ Đề tức thị ba
cái tâm không, 1) là Tâm quá khứ không chấp niệm, 2) là Tâm vị lai không vọng
tưởng, 3) là Tâm hiện tại không mắc vướng mới là Bồ Đề tâm, do cơ an định giữ
được ba cái không tức thị người tu đắc Tam Bồ Đề trở về Tâm Không.
Người tu mà luyện được cái
tâm không nhờ công phu mới phục hồi phật tánh. Khi tịch diệt hỏa thiêu khí chất
đó trong tro tàn sẽ hoàn nhiều hạt xá lợi tử. Diệu có nghĩa là Huệ. Bồ Đề có
nghĩa là Định, Huệ trước Định ở pháp giáng linh hoặc khải thị để định chân lý, còn
Định trước Huệ là do sự tỏ ngộ mới am tường chân lý tạo đoan ở trong con người.
Trời đất là một đại thể để
chuyển vận vũ trụ theo sự biến dịch của cơ tuần hoàn, thì pháp giới chúng sanh
phải do máy hành tàng ở Thượng Đế mà vận hành, nếu kẻ thế để tâm vào đó sẽ có
khuôn luật vi chủ của cơ tạo đoan.
Nên phần nhơn sanh quan ở
con người chúng ta đôi bàn chơn úp xuống lúc đi lật lại sau. Còn hai bàn tay
ngửa ra đưa tới trước, khởi thì tay hữu nắm phần đầu tay tả giữ phần đuôi coi
như vi chủ lấy lái, còn bước chơn hữu khi dừng chơn tả giữ phầàn vi chủ đó là
định luật trong pháp giới chúng sanh, lúc đi tay đánh tới đánh lui chậm hay
nhanh chơn cũng theo nhịp độ mà vận hành ở tư thế âm dương của trời đất.
Đối với Tôn giáo Cao Đài ở
sự bái lễ cũng thể hiện âm trước dương phần tượng lý của nguơn vô thỉ. Hễ quì
thì âm xuống, đứng thì dương lên, để biểu tượng lý tạo đoan của cơ định vị "thanh phù trược giáng", âm
chơn hữu dương chơn tả ở thế vi chủ, đi hay quì trước khi chơn tả nhích hơi rồi
lấy lại chơn hữu mới khởi trời đất cũng như ở con người.
Riêng về tôn giáo Cao Đài
hai bên nam nữ xá nhau vào bái lễ luôn luôn giữ sự tôn kính chơn phải mé Chánh
Điện bước vô trước, cốt yếu để che bớt cái bộ nơi bản thân. Tức thị Nam khởi âm
chơn hữu, Nữ khởi dương chơn tả, thể hiện cơ đắc nhứt ở lý đạo, mà tôn giáo Cao
Đài đã thể hiện một phần về triết lý nhơn sanh quan ở trong cơ tạo đoan, hễ
sinh thì đi từ ngôi dương đến ngôi âm, còn tử thì đi từ ngôi âm trở về ngôi
dương lẽ đương nhiên mọi người ai cũng thấy, hễ con người sanh ra đến tuổi
trưởng thành có ba giai đoạn 1) là Tắm Thánh 2) là Giải Oan, 3) là Nhập Môn
phải đến ngôi thờ Đức Chí Tôn, còn giữa nam nữ với cơ tạo đoan thọ pháp Hôn
Phối nơi đây rồi đến bái lễ Đức Phật Mẫu nguyện để bảo tồn cơ sanh hóa.
Chừng xong kiếp người đoạt
cơ giải thoát rồi trước phải ghé bái lễ Phật Mẫu xong mới đến ngôi thờ Đức Chí
Tôn đó là đi từ ngôi âm để trở về ngôi dương. Nên việc Hôn Phối là đầu mối của
đạo nhơn luân nên chúng ta phải tượng trưng ít nhiều về phần lễ nghĩa. Theo
truyền thống đối với tổ tiên ở nhân cách của con người thì phải giữ đúng cái
đạo người với nhơn phẩm và đạo lý dầu có giản dị đừng cho mất cái giá trị ở đạo
người.
Chớ cầm thú nó cũng có đôi
bạn. Còn chúng ta là hạng tam tài vốn phần tối linh sánh cùng trời đất, nên cuộc
hôn nhơn phải có bái lễ đặng thể hiện chỗ "mộc
bổn thủy nguyên" cho đôi tân hôn biết sùng kính tổ tiên mới hiểu được
cái chủ quyền sinh dưỡng của cha mẹ là ơn tạo hóa.
Với triết lý Cao Đài ý
nghĩa trong bài kinh Hôn Phối Đức Chí Tôn đã định phận cặp vợ chồng là giềng
mối của Càn Khôn, đeÅ thay trời tạo thế hầu lo truyến kế nền mốùng đạo nhơn
luân, vì đó mà nòi giống Rồng Tiên còn giữ nguyên lý con số 6 của cơ tạo đoan
do đạo pháp khởi thỉ càn khôn.
Do đó mà cuộc hôn nhơn của
con người Việt Nam dầu có giản dị về lục lễ, nhưng tập tục vẫn thể hiện 6 miếng
trầu để làm đầu câu chuyện "tạo đoan hồ phu phụ".
Nên tôn chỉ Cao Đài có 2
nhiệm vụ mà khó làm 1) là độ sanh, 2) là độ tư,û đó là cái tứ khổ của đời. Kỳ
Ba Đức Hộ Pháp là người thay Trời đến lập đạo hầu tạo cho nhơn loại cái hạnh
phúc thiêng liêng, nhưng trước tiên để tạo cái hạnh phúc hữu hình phải hữu nhân
hữu đức mới làm đặng.
Hễ sanh thì có nhà Bảo
sanh, Lão thì có nhà Dưỡng lão, Bệnh thì có Bệnh viện, Tử có trại Hòm cấp tế,
nơi hành lễ siêu độ có Khách Đình, chừng đưa linh có thuyền Bác Nhã, với trẻ sơ
sinh côi cút có Cô Nhi Viện, còn hạng người tật nguyền hoan quả có sở Cấp cô.
Đó là luật thương yêu Đức
Chí Tôn đã buộc chúng ta phải vẹn phận chỗ tình người trong kiếp nhơn sanh, cổi
thân ra mảnh áo tơi để thực hành cơ cứu khổ, chừng xong kiếp người đã đoạt cơ
giải thoát. Với phẩm hạ thừa làm tròn sứ mạng, khi hành lễ chơn thần được hưởng
pháp Đoạn Căn để cắt dây oan nghiệt dầu ở tư gia hay khách đình cũng vậy, với
phẩm Lễ sanh để hành lễ tại Khách Đình, được Chèo hầu.
Còn cấp Trung Thừa lúc
chung qui tùy nghi để tại tư thất hay khách đình tẩn liệm xong phải di quan vào
nơi Báo Ân Từ hành lễ Cáo Từ Tổ rồi thành phục. Phần cúng tế có Kinh Thế đạo và
cầu siêu xong tối lại chèo thuyền. Sáng ngày di quan tài lên thuyền có chèo
đưa, tới Đền Thánh nam bên tả nữ thì bên hữu phải di quan tài đưa lên cấp Ngũ
Cửu để tại Tịch Địa Đài. Chức sắc Hiệp Thiên Đài hành pháp Độ Thăng và cầu siêu
xong đến lễ tuyên dương công nghiệp.
Với hai cửa khoảng giữa
Cửu Trùng Đài đặc biệt để đưa xác chư Thánh nam nữ làm tròn sứ mạng đã đoạt cơ
giải thoát đó là giờ phút chơn thần được nhập Bát Quái Đài, nhưng cửa bên hữu 8
cấp vốn số âm mà nữ phái cũng âm bởi phái nữ là người thay thân Đức Mẹ Chơn
Thần để tạo hình hài cho bát phẩm chơn hồn trong chúng sanh.Còn cửa bên tả
dương có bảy cấp cũng số dương đó là những tia thất diệu của ngôi Bắc Đẩu tượng
hình bằng số. Khi xác chư Thánh đưa lên ngang coi như thất tình dễ bị hủy diệt
để hưởng phép siêu thăng.
Thấy đó đủ chứng tỏ lưỡng biên
là âm dương, chính giữa Đàn Hành pháp là Đạo, trên là Nghinh Phong Đài, dưới là
Tịch Địa Đài, trước là nam nữ Giảng đài thể hiện lý Tam Tài Thiên-Địa-Nhơn, nên
Tịch Địa Đài nằm ngay cấp Địa Thánh lại là cấp Ngũ Cửu vốn con số trung cung.
Nên Khai cửu và Hành pháp
với tụng Di Lạc cũng nơi đây, Thiên là Nghinh Phong Đài nơi tiếp giá những gì
Trời ban xuống cho Chúng sanh, nên hành lễ cúng Đại Đàn đồng nhi và nhạc khởi
nơi đây. Còn đàn thường cũng có vị Ngọc Đàn, nhưng Chức sắc Hiệp Thiên Đài khỏi
chỉnh sát cúng
phẩm và Thỉnh Hương không
có sáu Lễ sĩ cầm lồng đèn với vị Giáo sư mang trấp tam bửu. Đồng Nhi và nhạc
khởi tại Phi Tưởng Đài, Nhơn là Giảng Đài chỗ người thay Trời để lời thuyết
pháp và ban Sắc Lịnh tấn phong hoặc tuyên dương công nghiệp cho người làm tròn
sứ mạng.
Luận về tứ thời Hành Lễ ý
nghĩa bài kệ chung nhứt, nghe chuông ngưỡng vọng khối đại linh quang của trời
đất để vận hành pháp giới tâm linh đưa cả chúng sinh lên bờ giác. Với cá nhân
ta nê hoàn cung là chỗ kết tụ nguơn thần chính đó là bờ giác, còn chúng sanh là
các tế bào trong cơ thể, chót hết là câu chú bố pháp trấn đàn "Án dà ra đế" với bốn chữ "dạ ta bà ha", ta bà là cõi Hạ
Phương thế giới để đày các chơn linh đến trường luyện cảnh đặng lập công tức là
thọ khổ, "Ha" là Ma Ha thủy
ám chỉ đạo để gội rửa kiếp trần ai cho khách tục, có nghĩa người tu phải kham
nhẫn.
Chừng sắp nhập đàn với cơ
ân xá trời mở Tam Kỳ, chuông nhì khởi kệ ý nghĩa như sau: Dầu một vật tế vi ở
nơi tăm tối đều nghe luật lịnh truyền thông, trong nhứt thuyết chúng sanh hướng
niệm sẽ thành phật, khi mãn lễ bãi đàn kể như tận thâu pháp giới Hư Linh và
pháp giới chúng sinh trong giờ hành lễ xong tất cả đểu tuần tự trở về nơi an
ngự.
* * *
12 - LỄ ĐẠI ĐÀN VÀ CHƠN PHÁP ĐẠO
Quí vị Hiệp Thiên Đài mặc
Đại phục cũng sắp hàng bên ngoài như Chức sắc Hội Thánh Cửu Trùng và Phước
Thiện. Chừng thấy vị đội Nhựt Nguyệt Mạo màu vàng mặc áo vàng cầm cờ lịnh, cũng
màu vàng, buộc dây sắc lịnh thả mối ngay giữa ra thỉnh thánh Thể Đức Chí Tôn
nhập đàn. Đó là vị Hộ Đàn Pháp quân dẫn đầu hết để Hoán Đàn. Xong đâu đó tại
vị, liền phất cờ lịnh thì vị Ngọc Đàn khởi xướng theo nghi thức, mỗi mỗi đều
tuân lịnh, thì giảng đài bên nữ có vị Tiếp Lễ Nhạc Quân hoặc Nhạc sư cầm bông
sen trắng, nếu phẩm kế thì cầm bông sen đỏ. Để tâm quan sát nghi tiết hành lễ
diêu động hoa sen cho vị Ngọc Đàn nhìn đó mà chấp hô, vị Nhạc sư tùy lúc mà
nhóa đèn làm hiệu cho nhạc công trên Nghinh Phong Đài đặng tiết tấu.
Hành lễ cúng Đại Đàn quan
trọng nhứt có 3 vị : Nhạc sư chủ về Nhạc đàn, Ngọc đàn chủ về Lễ đàn, Hộ đàn
chủ về Pháp đàn. Nhạc là điều hòa, lễ là tôn nghiêm, pháp là trật tự, lúc nhạc
tấu Huân Thiên nơi đàn tiền cả thiên phong, tín hữu đứng yên. Nhạc phát xuất âm
thinh , Lễ bảo trì linh lực. Khi nghe Ngọc Đàn hô "Chỉnh sát cúng phẩm" liền có vị Chức sắc Hiệp Thiên thừa
lịnh lên Phi Tưởng Đài hành pháp. Xong thì thấy 6 Lễ Sĩ cầm lồng đèn tuần tự 2
bên thang lầu đi xuống với vị Giáo sư phái Ngọc mang trấp tam bữu nối bước theo
sau. Đến Ngay đài ngự của Đức Hộ Pháp hiệp lại làm một thành ra 3 cặp vàng trước,
xanh giữa, đỏ sau theo sắc phái, lồng đèn vàng chữ Thái với bình Bát Vu, lồng
đèn xanh chữ Thượng cây Phất chũ, lồng đèn đỏ chữ Ngọc Bộ Xuân Thu. Ba sắc thái
thể hiện Tinh-Khí-Thần cho nam và nữ, Thái là thần, Thượng là khí, Ngọc là tinh
nhưng trước mắt Đức Chí Tôn nhìn có một, còn 3 ngọn đèn trong 3 chiếc lồng đèn
của 3 phái tiêu biểu cho 3 nguơn Thần của ba ngôi Phật-Pháp-Tăng của Đức Chí
Tôn cùng Đức Phật Mẫu. Lễ sĩ cầm lồng đèn đi đến cấp Phối sư là ngoại nghi,
chia 2 mỗi bên 3 vị đứng hầu đối diện theo sắc phái, Thái trước, Thượng giữa,
Ngọc sau. Trấp tam bửu ở bên tả, đến lượt Ngọc Đàn xướng thì một Chức sắc khi
nãy vào Cung Đạo thỉnh hương ra ngoại nghi xong trở lại tại vị, Lễ điện hương
vào Chánh Điện, phái chủ trung tiếp Thượng Hương kế thỉnh Thánh rồi đồng nhi
khởi đọc bài Niệm Hương Chú.
Tất cả thần trí mọi người
kết tụ thành khối tín ngưỡng phóng luồng tư tưởng theo khói nhang thỉnh các
đấng hạ giáng chứng đàn ban ân điển cho thần tinh tấn, tâm thanh tịnh, khí điều
hòa, ngôi thờ Đức Chí Tôn tượng hình một đại thể Vũ Trụ, còn ở con người là một
tiểu thể cũng biểu hiện cho đạo pháp. Tòa ngự của Đức Chí Tôn là Linh Tiêu Điện,
tầng Trời thứ 12 mà bài Niệm Hương tại sao chúng ta đọc tụng chỉ cầu ở câu "Chín tầng Trời đất thông truyền chứng
tri". Bởi Cung Tạo Hóa của Đấng Thiên Hậu ngự tầng Trời thứ chín, về
lý ở kinh cũng như lời của Đức Hộ Pháp đã phán : Mấy em mấy con muốn cầu xin
điều gì thì xin với Đức Phật Mẫu là Đấng Đại Bi Đại Aùi có đủ quyền ban ân bố
phước cho chúng sanh, còn Ngọc Hư Cung là Thiên Điều chỉ cầm cơ thưởng phạt với
phép công bằng thiêng liêng. Nhưng trong các Đấng đó thừa lịnh nơi Đức Chí Tôn
ở hệ Phật Mẫu nên ngự tầng thứ tám là Phi Tưởng Thiên để cầm quyền Tạo Đoan Càn
Khôn Vũ Trụ loài người.
Nên sự hiến lễ với câu
kinh "Mùi hương lư ngọc bay
xa..." thực tại do khói bốc lên tượng ngũ khí trong người triều nguyên
nơi cung nê hoàn là phần tiên thiên lập đảnh, với ngũ khí phát xuất do sự kỉnh
thành, còn ngũ hành tượng thể 5 cây nhang, ở con người là tâm can tỳ phế thận,
để tiêu biểu cho Hậu Thiên an lư nơi đan điền mới là Lư Ngọc.
Người tu với phép dọn mình
cho đấng chơn linh nhập thể mượn con kỵ vật này kể như "Hạc nãi tiên
xa" đặng làm phương độ rỗi chúng sanh "Xin Thần Thánh ruổi dong cỡi
hạc, xuống phàm trần vội gác xe tiên" ý nghĩa là vậy bởi hai hạng đó dễ
gần gủi với nhơn sanh, nên ta phải biết hiến mình cho các đấng làm xe, làm bè
trong cơ tận độ.
Tiếp "Khai Kinh Chú,
ý nghĩa không lạy ở bài Khai Kinh nhưng phải trụ tinh-khí-thần để thỉnh pháp
tam giáo dạy bảo, để vận hành tam qui thường bộ ở trong người. Phật là linh
hồn, Tiên là chơn thần, Thánh là bản thân, thì mọi lẽ sống ta phải hành động
theo Đức Thánh, với tâm tín ngưỡng gom mọi tư tưởng trong sạch vào bổn thiện
theo lẽ từ bi của Đức Phật. Miệng vừa đọc kinh, tâm linh chờ xưng tụng mới lạy.
Hiện tại nhìn Thiên Nhãn tác dụng để trụ pháp tánh đó là phương cứu cánh với
phép tu chơn của Tiên Đạo, với Phật không dục vọng không phiền não, với Lão
không danh lợi không thị phi, với Nho không thái hóa không bất cập, để triệu tập
cả ý chí đặng phát huy chơn lý, chỗ thường hằng với Nho là trung dung, chỗ
thường tại với Thích là trung đạo, chỗ thường chuyển với Lão là trung hòa.
Kể như giờ phút tâm chúng
ta phải an định đặng khởi tụng Ngọc Hoàng Kinh cho cả chư Thần Thánh Tiên Phật
cùng vạn loại chiêm ngưỡng đức háo sinh của Trời là ngôi Chủ Tể Vũ Trụ, kế 3
bài Tam Giáo Tâm Kinh để chúng ta xiễn dương oai linh của Tam giáo đó là 3 ngôi
báu ở trong con người, Phật là Thần, Tiên là Khí, Thánh là Tinh, tam bữu tượng
trưng tinh khí thần, ta thành tâm cung hiến kể như thần khí của Vạn linh sẽ
hiệp cùng Chí linh. Lễ điện đồng nhi thài tuần hoa nơi Đài Ngũ Lôi Đức Hộ Pháp
tay hữu cầm bửu pháp Kim Tiên đứng lên đưa ra sau, mũi ký ngay trên phần đầu
chữ Khí, chữ Khí nguyên lý mệnh sanh của vạn loại, bởi Đức Ngài chủ về pháp
dâng hoa thể hiện cho nguơn tinh. Nên Đức Ngài hành chơn pháp để đưa cả khối
nguơn tinh của Vạn Linh hiệp cùng nguơn khí sanh quang ở Chí linh đặng bảo tồn
cơ hóa trưởng Càn Khôn vàø Vạn Vật, tay tả Đức Ngài bắt ấn Thượng Nguơn chủ
nguơn Khí "Thiên Khai ư Tý",
chơn vẽ bùa Thất Tinh để trấn áp thất tình của nhơn loại, đặng dằn phần âm
không cho lừng lên hầu bảo tồn cơ tấn hóa, làm cho xác thể vạn linh biết tùng
hình ảnh thiên lương của đấng Chí Linh; đến tầng rượu khởi dâng Đức Ngài hành
pháp Trung Nguơn bắt ấn Hiệp chưởng để trước ngực bửu pháp Kim Tiên gác nằm
ngang khẩu tay mũi quay bên Thế cán bên Đạo có nghĩa Đạo Trị Thế, bí pháp Kim
Tiên vận hành thành hệ ngang. Còn kim thân Đức Ngài là hệ dọc thể hình Pháp Tứ
Tượng chuyển định nguơn khí chúng sinh đặng đưa vào đại ngã tâm linh nơi Bát
Quái Đài để hiệp cùng Thần, với chơn pháp khí tức thị thần, hễ tán là Khí, tụ
là Thần, lý Vô Cực phát xuất nguơn thần.
Nên dâng tuần trà kể là
Pháp Hạ Nguơn, Đức Ngài cầm bửu Pháp Kim Tiên quơ một vòng với chiều thu liễm
để gom Thần dâng cho Đức Chí Tôn nhờ đó mà người tu mới đoạt pháp huờn hư, Đức
Ngài quơ giáp vòng rồi chống xuống cấp thứ nhứt Ngũ Lôi Đài vòng bán nguyệt 3m6
tức là 9, tay tả thuộc dương, áp trên tay hữu thuộc âm ở dưới, cả đôi tay úm
trên cán Cửu Khúc Kim Tiên thành hai con 9 tức là số định vị cho nguơn thần
trời đất và vạn vật.
Đức Hộ Pháp hành Pháp
xong, đến thượng sớ 3 Chánh Phối Sư quì trong Cung Đạo để dâng tam bửu, mỗi vị
chưởng quyền 3 viện kể như 3 với 9 là12, vốn con số khai thiên của Đại Từ Phụ.
Thái: Hộ-Lương-Công, Thượng: Học-Y-Nông, Ngọc: Hòa-Lại-Lễ, cả 3 đồng quì chỉ có
một vị đứng sớ đặng trình tấu lời cầu nguyện chung dâng lên hai Đấng Phụ Mẫu
Vạn Linh cùng các đấng thiêng liêng ân xá tội tình cho nhơn loại thế giới sớm
hòa bình hạnh phúc, Lễ viện đảm trách đọc sớ, dứt "Cung Phần Sớ Văn", bái lễ là xong.
Khởi thỉ hành lễ dâng 5
cây nhang chung kết đàn tràng đồng nhi nữ tiếp tụng 5 Câu Nguyện, với hiện tại
5 Câu Nguyện đó là Chơn Pháp Thế Đạo để cầu xin khổ nạn cho nhơn loại đang lặn
hụp theo lằn sống văn minh vật chất.
Nam Mô Nhứt Nguyện đạo
Trời con đường mỡ rộng.
Nhì Nguyện thật hành cơ
phổ độ bởi chúng sanh còn nặng danh với lợi,
Tam Nguyện tâm tu giác ngộ
xét mình quá lầm lỗi nên cầu xin xá tội.
Tứ Nguyện ân giảm cho nhơn
loại đang trả nghiệt đền oan sớm được thái bình,
Ngũ Nguyện cho đời lẫn đạo
bớt đau khổ bởi chiến tranh không nhường chỗ tôn nghiêm nơi thờ tự mới cầu được
sự an ninh.
Chừng bước qua đời thánh
đức rồi thì 5 Câu Nguyện trở thành Chơn Pháp Thiên Đạo ý nghĩa như sau:
Nhứt Nguyện tạo khối đức
tin lớn để khai minh con đường Chánh Giác,
Nhì Nguyện diệt tận phiền
não tức độ tận chúng sinh.
Tam Nguyện Trời là đức háo
sinh. ta là hiện sinh, sống dùng vật hữu sinh tức hữu chủ nên cầu xin tội,
Tứ Nguyện giữ tiểu thiên
địa thần khí điều hòa, tức Thiên hạ thái bình,
Ngũ Nguyện đem Thần Thiên
Lương vi chủ bản Tâm tạo một tòa Thánh Thất vững chắc để dìu dắt cả Vạn Linh
trở về cùng Chí Linh, tuy đạo Trời được rộng mở khắp toàn cầu, với sự tự do các
nước cho truyền giáo, nhưng chúng sanh còn trong vòng danh cương lợi tỏa nên ta
gắng công phổ độ họ vào đường tu, là khi chịu nhập môn rồi Đức Chí Tôn đã định
vị cho ta vào hàng Địa Thần trong Cửu Phẩm Thần Tiên đâu còn là chúng sanh, nên
cầu nguyện chung xá tội đệ tử là vậy.
Hành lễ cúng Đại Đàn với
phép Hoán Đàn, khi đi cả thiên phong hải chúng nam nữ vòng dương choàng lấy
vòng âm thể hiện nguơn khởi thỉ , còn tụng niệm tâm kinh trên lầu Bát Quái vàø
Nghinh Phong Đài tiêu biểu cho Nguơn Vô Thỉ, nên đồng nhi nữ 36 em đứng tại
Nghinh Phong Đài nhìn vô Bát Quái, đồng nhi nam cũng 36 em đứng ở lầu Bát Quái
nhìn ra đối diện với nữ, nhạc ở tại Nghinh Phong Đài. nữ khởi đọc 2 bài giọng
ai Niệm Hương và Khai Kinh dứt rồi, nam khởi đọc 4 bài giọng xuân Ngọc Hoàng
Kinh và Tam Giáo Tâm Kinh khi dứt, nữ tiếp thày 3 bài dâng Tam Bửu và tụng Ngũ
Nguyện giọng xuân tức thị âm sanh dương, đồng nhi nam nữ phải 36 nếu thiếu mỗi
bên 18 em cộng cũng 36 để thể hiện cho con số Tam Thập Lục Thiên cộng là 9 số
định vị đạo pháp. Đồng nhi nam nữ thể hiện lý số âm dương khi khởi đọc, hễ âm
động thì dương tịnh, hễ dương động thì âm tịnh, về đạo pháp động để sinh, tịnh
để dục.
Đó là nền minh triết của
đạo Trời nguơn Vô Thỉ thì âm sanh dương tượng lý đạo sanh nhứt, chừng khởi thỉ,
dương chủ lấy âm, Thái Cực cũng là Huyền Cực "Thiên Huyền Địa Huỳnh", Vô Cực cũng là Hoàng Cực tức thị
Diêu Trì Kim Mẫu với danh Hoàng Cực Chủ Nhân, mầm mống Lưỡng Nghi. Thái Cực nhi
Vô Cực do sự tương hòa phát xuất khối đại linh quang về ánh Thái Cực của lý
nhứt nguyên biến sanh vạn vật là thuyết nhị nguyên của âm dương, chúng ta nhờ
tu mà đoạt huyền năng ở tạo hóa nên được chen vào ngôi Thái Cực với công đức
tham thiên. Có nghĩa cao ngất Trời ngang hàng cùng Trời, bằng chứng từ xưa tới
nay ai ai cũng biết : Nhiên Đăng "Công
tham Thái Cực", Thái Thượng "Đức hoán Hư Linh". Nhờ ở con
người góp phần pháp giới tạo đoan, nên cái của nhơn sanh quan thăng là tham
thiên, giáng thì lưỡng địa do hai nguơn chất cấu tạo ra đất, nước bốc thành
hơi, hơi đông tụ rơi thành nước, thủy và khí vốn nguyên lý dưỡng sinh vạn vật,
luật định hữu hình tức hữu hoại, vì đó mà xác vạn loại trở thành đất. Nó là thể
chất của vạn linh phải trả lại cho đất là lẽ tất nhiên, cái phần bay lên là
tham thiên, cái phần rơi xuống là lưỡng địa.Đó là 2 danh từ triết học tự ngàn
xưa chưa ai định nghĩa giống ai, đã triết học thì mọi người có quyền triết lý
dầu đúng hay không miễn luận, triết có nghĩa triệt...,
Nếu triệt hạ bẻ gãy xuống
để tiềm tàng cái ở trên, còn triệt thượng co quáp lên đặng quan sát sự vật ở mé
dưới.Vì lẽ đó đối với nền Đạo học, chúng ta phải phát huy tận nguồn gốc triết
lý từ hữu thể đến siêu thể thế nào là nhị nguyên thế nào nhứt nguyên bởi chữ "Thiên sử ư tánh" nhưng nhứt
thuyết chúng sinh nhứt điểm linh. Cái linh ở Vạn linh do đấng Chí Linh ban mà
có, vì lẽ đó cái linh là nhứt nguyên, có nghĩa cùng điểm quang minh của khối
nguơn linh. Còn nhị nguyên là hai đầu mối sinh với tử, tử ấy để rồi sinh do
huyền phép Chí Linh trên đã dục tấn "sinh
sinh bất tuất". Tại sao con người phủ nhận cái linh bởi họ mất thiên
lương. Chỉ biết nhìn ở cái vật cho là tuyệt đối quên con người là phẩm tối
linh. Còn lẽ sinh với tử luật tương đối tạo hóa đã an bày, quý hóa thay con
người đã ý thức biết quân bình giữa linh và vật, ở Trời đất dương chủ lấy âm, ở
con người tâm chủ lấy vật.
Thể theo cấp bậc tôn giáo,
ơn trên đã định vị để tạo giá trị cho con người với phẩm tối linh thay Trời
đặng truyền đạt những lời phổ hóa trước tòa Thiên Lương của Thượng Đế và nhơn
loại. Nhìn vào hiện tại một ân huệ của Chí Linh đối với Vạn Linh ở Pháp Tắm
Thánh Giải Oan và Xả Tang, đương sự là hiện sanh phải quì tại cấp Thiên Thần đó
là lợi sanh của Trời để thọ Pháp phúc lợi của đất, ở cấp Địa Thánh là cấp được
quyền cầu nài giảm chế luật lệ mới là phúc lợi của chúng sanh.
Còn nơi Bát Quái Đài tả
cung Càn, hữu cung Khôn, giữa cung Đoài tức là Cung Đạo, ở Trời đất đạo là cái
lý trung hòa Càn Khôn trong cơ biến dịch, về mặt tôn giáo Đạo là Thần, Pháp là
Khí, Thế là Tinh, nên 3 chi được thể hình nơi Ngũ Lôi Đài, Pháp là lý trung hòa
ở Đạo và Thế. Với cơ định vị Pháp trị đạo tức là Phật.
Còn ở con người khi bái lễ
cái trước mắt là Thần, cái sau thân là Khí, cái kỳ trung là Đạo, cũng như ngôi
Đền Thánh: Trong Bát Quái là Phật, ngoài Hiệp Thiên là Pháp, giữa Cửu Trùng là
Tăng, Đạo thể hình cơ tận độ. Nhưng tòa Hiệp Thiên ở chính giữa có 3 đài, Thông
Thiên Đài là Phật, nắm khuôn luật Hư Linh đặng bảo tồn Khối đức tin của nền Đại
Đạo. Phi Tưởng Đài là Pháp, của các đấng cầm quyền tạo đoan, loài người nơi cõi
đất đồng thể với Phật tức là Phật. Tịnh Tâm Đài là Tăng thuộc của chúng sanh
được đồng danh với Trời tức là Trời về phần yếu nhiệm; nên Cửu Trùng Đài biểu
tượng cho Cửu Phẩm Thần Tiên để Cửu nhị nguyên nhân lập vị. Với cơ định vị có
Tam Thừa : phẩm Nhơn ở giữa làm lý trung hòa của trời đất. Để chứng tỏ đạo
người là tối trọng nên cấp Nhơn Tiên thể hình Chi Nhơn Đạo với 7 chiếc Ngai
dụng ý lấy lý tượng cho số thất Tinh của Đức Chí Tôn bởi Trời là Đấng Giáo Chủ
Nhơn Đạo. Khi sáng tạo Càn Khôn và vạn vật xong mới lấy đất biến ra loài người
với phẩm tối linh để thay Trời. Nên trên hết là Thượng Thừa cấp Nhơn Tiên thể
hình 7 chiếc Ngai; kế Trung Thừa cấp Nhơn Thánh có nam nữ Giảng Đài; còn Hạ
Thừa cấp Nhơn Thần phần hành ở địa phương để bảo tồn cơ sanh hóa giúp cho tấn
hóa đến chỗ tận thiện, tận mỹ.
Nội tâm Đền Thánh có 9 cấp
tượng trưng Cửu Phẩm Thần Tiên. Nhưng Nhứt Cửu là phẩm phàm tục, dầu cấp bậc
nào lúc sống cũng như thác khi vào bái lễ Đức Chí Tôn phải đi ngang qua đó. Nhị
Cửu là phẩm Địa Thần, Tam Cửu là phẩm Nhơn Thần, Tứ Cửu là phầm Thiên Thần, Ngũ
Cửu là phẩm Địa Thánh, Lục Cửu là phẩm Nhơn Thánh, Thất Cửu là phẩm Thiên
Thánh, Bát Cửu là phẩm Địa Tiên, Cửu Cửu là phẩm Nhơn Tiên. Như vậy ở Pháp dục
tấn với phẩm Thiên Tiên tức nhiên Phật vị, phải là tầng thứ 10 của Cung Đạo.
Bản thân chúng ta là nửa
người nửa Phật. Khi thác xác thì hoàn nguyên phật vị, nên Khai Cửu có câu "Đã quá chín tầng trời đến vị".
Tức phật vị ở Cung Đạo, với bài kinh Nhứt Cửu có câu "Thoát ba thần phẩm
đứng đầu tam thiên" Chơn Thần phải vượt qua ba Thừa của Phẩm Thiên Thần,
Thiên Thánh, Thiên Tiên tức nhiên đắc phật vị.
Với hàng Thánh Thể dĩ chí
Đại Thiên Phong hễ qui thiên đến Tòa Thánh hành lễ thì để cấp Địa, ở phẩm Trung
Thừa. Lúc chung qui được di quan tài vào Đền Thánh vô cửa hông hành Pháp Độ
Thăng, nam vào cửa tả, nữ hữu ở cấp Địa Thánh. Còn phẩm Thượng Thừa khi qui
thiên được di liên đài vào Đền Thánh để cấp Địa Tiên trì tụng Di Lạc Chơn Kinh
một đêm, 7 chiếc Ngai của quí Ngài chỉ được ngự trong giờ làm lễ đăng điện mà
thôi. Thờ để tượng trưng cho Chi Nhơn Đạo, nên quí Ngài chầu lễ cũng ở cấp Địa
Tiên dầu sanh tiền hay thoát tục cũng vậy.
Còn Tam vị tiền bối Hiệp
Thiên Đài cùng quí Ngài Thời Quân lúc chung qui được di liên đài vô cửa chánh
vào Đền Thánh để Cấp Địa Thần; bởi quí Ngài là hiện thân của Pháp giới Bát Nhã
Thuyền để đưa rước nguyên nhân ở cõi trần, nên liên đài đểø cấp chót của Hạ
Thừa là vậy.
Phẩm Thượng Thừa bên Cửu
Trùng cùng các cấp tương đương ở Hiệp Thiên khi qui vị Thánh hài đuợc liệm vào
tòa liên đài hình bát giác để khép một linh thể của bậc đại Thiên Phong được
công đầy quả đủ. Trên nắp thể hiện một bông sen biểu tượng phép tam huê tụ đỉnh
ở cơ đạt đạo với câu kinh "Liên đài
mai nở thêm hoa" là Tinh, "Lão
Đam cũng biết" là Khí, "Thích
Già đã quen" là Thần. Trên nắp liên đài đốt 9 ngọn đèn với phép Bát
Quái biến thành Cửu Thiên Khai Hóa, bởi tám góc 8 ngọn, giữa tòa sen một ngọn
là 9, cũng như giá đèn nơi cổ áo quan trước 3 ngọn, giữa 3 ngọn, sau 3 ngọn là
9 cùng một ý nghĩa của Tôn giáo Cao Đài dầu Đầu Sư nam phái cũng đốt 9 ngọn trên
nắp liên đài. Trước đây có vài địa phương vị Đầu Hương khi hành lễ tang nếu nữ
đốt đủ 9, còn nam thì bớt hai ngọn chỉ có 7 bởi áp dụng câu nam thất nữ cửu,
cho người ta nhìn vào dễ biết, chớ giá đèn một đầu chạm rồng một đầu chạm phụng
tùy nam hay nữ mà trở giá đèn thì cũng đủ hiểu rồi.
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét