Đại Đạo Triết Lý Nhân Bản - 4 / 5 (Huệ Phong)


Nói về vật chất, cái gì ta ưa thích nhất mà nó đến, đó là thuận khảo, muốn quyền có quyền, muốn duyên có duyên, muốn tiền có tiền để đưa ta vào đài các có kẻ phục dịch, có xe đỡ gót lần hồi vật dục thế tình lôi cuốn đến chỗ sa đọa. Còn những điều gì ta sợ mà nó đến với ta là nghịch khảo, nào là tai nạn bịnh hoạn tù đày nghèo nàn chết chóc dễ làm cho thất đạo. Còn nội khảo do dục tình dấy lên xuối tâm ta làm quấy, hoặc gia đình hoặc họ hàng,
hoặc ban bộ của ta khảo lấy ta cũng là cơ lập vị cho nhau, phải đủ đức nhẫn nhục và sáng suốt mới được. Còn ngoại khảo do cường hào ác bá hoặc hạng tiểu nhân thừa nước đục thả câu có nhiều thủ đoạn chụp mũ vu khống tạo khổ cho ta còn làm lem ố danh thể chung cho đạo nữa. Chớ riêng cá nhân ta chẳng nói chi. Nếu thiếu tinh thần chịu đựng sẽ thất đạo do 4 vách khảo mà thôi. Vậy chúng ta người tu được ơn trên ban thưởng về tinh thần chẳng cần đòi hỏi nhiều về vật chất e ơn trên sẽ cất giấu những cái về tinh thần. Cho nên mỗi cá nhân đều do quả kiếp và số mệnh.

Cũng như tuổi thọ của chúng ta ở tiểu số muốn vượt lên đại số phải một kỳ khổ nạn, chẳng khác nào về sự học ở bình hạng muốn chiếm ưu hạng phải qua một cơn khảo thí. Nên ở trời đất sáng tối là luật tương đối để phân định thời gian, còn ở kiếp người có thịnh có suy mới am tường chỗ tài mệnh. Hễ cực suy ắt cực thạnh, hễ cực tối ắt cực sáng, cũng như buổi chiều tà trời tỏa màn ráng thật sáng để rắp bóng hoàng hôn. Còn đêm sắp tàn trời sẽ tối lại rồi mới sáng ra, thì trên đường tu chúng ta cũng thế. Bao nhiêu sự vui mừng nó sẽ dừng ở đoạn đường đau khổ, rồi bao nhiêu sự đau khổ nó sẽ nhường chỗ cho sự vui mừng. Nếu con người ai biết trải qua đoạn đường đau khổ sẽ bước đến chỗ vinh quang. Người tu phải học trong trường đau khổ mà ra thì thân tâm mới biết làm cha làm thầy của sự đau khổ.

*  *  *

35 - NHỮNG TIỀM THỨC TRONG KÝ ỨC

Khi Đức Hộ Pháp bị Ngô Triều đàn áp thì Đức Ngài mới nói lên những lời thống thiết: "Bần Đạo không phải sợ Mỹ Diệm chỉ sợ cho nòi giống thân yêu của Thầy sau nầy phải mắc cái tội chối Chúa như dân Do Thái xưa kia. Vì lý do đó mà Bần Đạo phải lưu vong một lúc, chừng Đức Ngài sang Miên rồi thì toàn Đạo nơi nước nhà tợ đám con côi.
Ngô Triều dùng quyền bố siết Đạo Cao Đài nào là lực lượng công an ở Nhàn Du áp đảo bằng vũ khí, nào là mâu thuẫn ở lập trường chánh trị Diệm mới đẻ ra tờ báo Dân Nguyện để bịa chuyện nói xấu Đức Hộ Pháp được đăng tải phổ biến rộng ngày 30-03-57 tức 29-2 Đinh Dậu luôn mấy số để nói xấu Cao Đài. Với ý đồ công giáo hóa Cao Đài tính tạo tại sân vận động chợ Long Hoa một cái nhà thờ. Về tâm lý ở mặt chánh trị xét thấy quá trắng trợn nên bỏ ý đồ nơi đó, xoay qua mật lịnh cho quyền đời xen vào nội bộ tôn giáo triệt hạ quả Càn Khôn đặng sửa chữa chớ dụng ý dựng thập tự giá của Chúa Cứu Thế nhưng việc bất thành chỉ hạ để đó thời gian quá lâu vì bận lo vụ Phật giáo xuống đường 14-4 Quí Mão (1963). Cũng trong giai đoạn nầy lại có một bầy quạ chẳng biết ở đâu bay về nghỉ cánh nơi rừng thiên nhiên mé Đông Khán Đài cứ tối lại cắn lộn kêu lên inh ỏi luôn ba hôm như vậy, nên Thái Phong mới cảm tác bài Hịch đuổi quạ như sau:
Hịch Đuổi Quạ
Rừng Thiên hoa lá sum sê
Tàn cao bóng mát chim về tựa nương.
Quái thay : Quạ ở hà phương,
Nhân sao cảnh tịnh đêm trường đến kêu.
Hịch ta kể tội đủ điều,
Đuổi bay về bến Phong kiều nghe không .
Chốn nầy chay lạc nâu sòng.
Giống bây xưa hại Thầy Công Dã Tràng,
Cấm tên học thói ngang tàng.
Tiếng la bộ mặt dân làng không ưa,
Đội cầu quên trận gió mưa.
Đọa đày thế ấy biết chừa hay chăng,
Chông mồng gắp trứng loài ăn.
Chim muôn cũng ghét huống rằng người ta,
Cá Ếch đời ném ruột da.
Lòng thâm mỏ bén đâu là hôi tanh,
Thượng cầm chưa phải mầy lanh
Nuôi con tu hú tập tành chưa hay .
Bánh ngon chồn gạc xơi ngay,
Ngụ ngôn đời khéo mỉa mai thế nầy.
Núi rừng còn cả ngàn cây,
Thái phong truyền hịch đuổi mầy phải đi.

Giữa lúc nầy Thầy của chúng ta đã lưu vong ở xứ người, còn toàn đạo sống trong cơ khảo tại vùng Thánh Địa như đám con côi.

Nhờ Đức Mẹ Diêu Trì tức là Đại Từ Mẫu của chúng ta chẳng có hồng oai chỉ có đại bi đại ái để dìu độ con cái của Mẹ trong cảnh khổ bằng cách nâng đỡ bồng bế như bà Mẹ phàm của chúng ta vậy. Đó là cái điềm ở con bồng bồng vào 10 -9 Đinh Dậu. Một Mẹ dẫn 9 con vô Tòa Thánh trong cơn trời bảo từ nơi rừng thiên nhiên mé đông khán đài. Mẹ đi trước 9 con theo sau vào ngay cửa chánh Tịnh Tâm Đài có 5 cấp Mẹ dùng mỏ gắp đỡ đoàn con từ cấp 1 đến cấp 5 dìu vô tận bên trong Đền Thờ. Nên Thái Phong mới cảm tác một bài thơ như sau:

THI
Mưa gió trời thu ướt át lông,
Biết vào chùa đụt giống bồng bồng.
Rừng thiên cội cả không nương tựa,
Điện Thánh tầng cao quyết ruổi dong.
Một mẹ thân dầm lên thót lại,
Chín con mõ gắp đỡ trèo xong.
Cảm thương loài vật còn như thếá,
Người phải làm sao khỏi thẹn lòng.

Cái điềm con bồng bồng, một mẹ tượng trưng cho Đức Diêu Trì Kim Mẫu, còn 9 con tiêu biểu cửu phẩm thần tiên trong nền đạo mà được vào tận đền thờ là nơi tượng hình Cửu Thiên Khai Hóa. Nhưng cơ khảo vẫn kéo dài qua năm 1962 Diệm tính thượng thập tự giá nơi Tòa Thánh, nên chỉ thị cho xã ấp bắt Nhơn sanh ở quanh vùng Thánh Địa, mỗi gia đình phải rào 4 thước giao thông hào cao lên 2 thước, cứ chừng 500 thước thì chia thành một ô chỉ chừa một cửa để ra vào tập thể, kể như chim lồng cá chậu.

Thậm chí Hương Đạo, Phận Đạo cũng bị chia năm xẻ bảy. Những trục lộ giao thông vách rào đứng ở giữa lộ chia mỗi bên một nửa mà thôi, lần hồi đến năm 1963 Ngô Triều bị lật đổ chúng ta mới thoát được cái khổ của cảnh gà lồng.

*  *  *

36 - MÔ HÌNH LONG HOA THỊ BAN SƠ

Vì đất nước có cuộc đấu tranh cùng thực dân Pháp để giành quyền độc lập, nên Nhơn sanh mỗi ngày chạy dồn về Thánh Địa quá đông. Đức Hộ Pháp mới dạy tạo chợ Long Hoa đặng làm nguồn sống cho Nhơn Sanh vào ngày 2-5 Tân Mão thì Đức Ngài cùng Hội Thánh đến làm lễ khai thị và trấn thần rồi còn ban phép lành cho toàn cả Nhơn sanh đang hội chợ Long Hoa, Đức Ngài định danh từ đây là cái chợ chuyển thế, trước kia nhóm tại Thánh Thất Đệ Nhứt hiện giờ, sau dời về chợ Long Hoa. Một vùng rộng còn nhiều gò mối công quả ban phá cho có mặt bằng, phố xá còn thưa nhà lồng toàn cây ngói.
Còn chợ Long Hoa mới chúng ta được thấy đó phải có nguyên nhân là 12-11 Nhâm Thìn coi như dịp lễ để Đức Ngài phát họa đồ án chợ Long Hoa mới cùng một phái đoàn có Bác Vật Lang, Thời Quân có 2 Ngài Khai Pháp và Cao Tiếp Đạo cùng Chưởng Quản Phước Thiện Trịnh Phong Cương, Trưởng Tộc Phạm môn Phạm Văn Út với Thừa Sử Phan Hữu Phước cùng Tổng Giám Võ Văn Khuê và ban nhiếp ảnh.

Đức Ngài mới hỏi Bần Đạo định cất cái chợ nơi đây nhờ Bác Vật xem có sanh khí không, Bác Vật đáp lời có lẽ Đức Ngài biết trước nơi đây sanh khí thật tốt, có "Bát long dẫn thủy, Tứ hổ phục triều", Đức Ngài phán như vậy. Bần Đạo sẽ mở 8 con lộ, còn ở chánh giữa nhà lồng làm bồn nước hình Bình Bát Vu, mãi đến 28-4 Ất Mùi mới có lịnh đo nền và cắm nọc 4 cánh nhà lồng phải đúng hướng Đông - Tây - Nam - Bắc, nên quyền Thượng Thống Công Viện Giáo Hữu Thượng Dự cân phân bóng mặt trời lấy hình Pháp Tứ Tượng cả ngày mới xong.

Kể như Đức Hộ Pháp biết trước gấp ở việc làm mới rầy ông Thượng Dự Công Viện chỉ có lấy nền mà lâu như thế. Còn mọi thiết kế khác mới làm sao. Ông Thượng Dự mới bạch cùng Đức Ngài sáng sớm em cắm cây nọc hướng Đông để cân cái bóng rồi mới cắm cây nọc hướng Tây ngã xây cái bóng trở lại coi có đúng cây cắm buổi sáng không, vì lẽ đó mà lâu. Đức Ngài không rầy nữa còn khen ông Dự là người có sáng kiến ở việc làm. Công viện cắm nọc xong đến 1- 5 Ất Mùi ban kiến trúc do Bảy Cung cho công thợ khởi đào móng, vì sự sống còn của Nhơn sanh Đức Hộ Pháp luôn luôn có mặt để đôn đốc công thợ lo kiến tạo chợ Long Hoa cả ngày lẫn đêm, đến khi tạm hoàn tất đã đút xong 4 cây đòn dông cho mỗi cánh nhà lồng, Đức Ngài phán trước công thợ mấy con ráng làm gác cho kỳ được đủ 4 cây đòn dông thì cái quyền làm chủ ở chúng ta, không ngờ nội bộ tôn giáo cũng do cuộc thanh trừng của quân đội Cao Đài một số ở Giang Tân kéo về bao vây Hộ Pháp Đường vào 20-8 Ất Mùi nên còn thừa lại tầng trên bồn binh của nhà lồng, vật liệu nào là ngói mán mỗi tấm phải hai người khiêng mới nổi và đà đường rầy uốn cong đâu đó xong hết để làm bồn nước. Lúc Đức Ngài lưu vong thì Ngô Triều cho Ty Công Chánh Tây Ninh vô chở tất cả vật liệu về ngoài tỉnh. Với hình thể của chợ Long Hoa giữa có bồn binh theo đồ án của Đức Ngài lên một tầng lầu trên nóc là bồn nước hình bình Bát Vu để rưới giọt Maha thủy ra quanh vùng Thị Trấn, chính giữa dưới bồn binh khơi một địa mạch làm cơ cấp thủy, đó là nguyên lý của Càn Khôn giữa có một tầng nhô lên biểu tượng Thái Cực, nhà lồng 4 cánh hình Pháp Tứ Tượng, mỗi cánh có một cửa chánh ra vào, còn 4 gốc chừa 4 cửa phụ thể hiện cho Tứ Âm, còn 4 cánh của nhà lồng tiêu biểu cho Tứ Dương ở trung tâm, nên chung quanh mở đường Bát Quái, vì đó mà có cái danh từ chợ Long Hoa với pháp môn biểu tượng Bát Quái Đồ Thiên để phát huy tâm đức của con người phải ý thức trong cơ chuyển thế, mọi sinh kế ở vùng Đạo với chợ đạo. Nên cánh Bắc mặt dựng nhà lồng đắp hình Khương Thượng quảy gánh bán bột bị kỵ binh của Hoàng Phi Hổ mang gióng đổ hết, cánh Tây mặt dựng nhà lồng cũng đắp hình Khương Thượng ngồi bán hàng thịt gặp trời mưa suốt ngày không một ai hỏi đến tới sình thúi đành phải đổ coi như lỗ hết vốn, cánh Nam mặêt dựng nhà lồng cũng đắp hình Khương Thượng làm thầy bói giữa đám đông với nắm tay để xem liền bám chặt cổ tay một thiếu nữ đó là Ngọc Thạch Tỳ Bà Tinh, dân chúng chưa rõ thực hư lấy làm bất bình trước hành động với sự hiểu lầm của khán giả nên sau cùng Ngài dùng tam muội Chơn hỏa đốt cho nó hiện nguyên hình quái gỡ ấy để chứng minh sự thật, vì đó mới sanh mối oán thù cùng Đắc Kỷ.

Cánh Đông mặt dựng nhà lồng cũng đắp hình Khương Thượng trổ tài ra giúp nước bị Đắc Kỷ sẵn có mối thù trước, nên tâu với Trụ Vương Khương Thượng là người tài xin bệ hạ cho người đứng ra xây cất Bá Lạc Đài. Với sự hoàn tất có định kỳ ở dụng ý để trả thù cho Ngọc Mỹ Nhơn mà thôi. Khương Thượng mới nghĩ dầu cố sức làm cho có công cũng không khỏi tội, bằng nương lấy cơ hội nầy làm cho đồ thán nhân dân thêm sự oán ghét. Vì đó mà bỏ trốn đi, quan quân của Đắc Kỷ đuổi theo, thì Ngài chạy tới mé sông tay ném bản đồ Bá Lạc Đài lên không rồi gieo mình xuống sông độn thủy, quan quân về tâu với Trụ Vương cùng Đắc Kỷ nói rằng Khương Thượng đã trầm mình tự tử, thành thử chỗ Bàn Khê là nơi Khương Thượng buôn cần đợi vận.

Đó cũng là Thánh ý của Đức Hộ Pháp cho đây là chợ chuyển thế, muốn làm sao nhơn sanh sớm thức thời và tỉnh ngộ để an phận cho thuận mệnh thì con người biết tu ở cái đức tức nhiên mới giữ còn cái đạo đó vậy. Dầu một trường mưu lợi để sanh kế hằng ngày hội chợ Long Hoa thì ở con người chúng ta phải là đạo đức, với chợ Long Hoa cũ giữa có con lộ coi như "Nhứt Khí sanh Lưỡng Nghi". Nên mỗi bên có một cái nhà lồng, trên đi xuống nhìn có 20 cái bar 3 mét vuông mé tả nhà hình Xuân Dung số 1 tới ngã tư đầu nhà lồng là cái thứ 10, bên hữu cũng vậy. Đức Hộ Pháp dạy Hội Thánh Phước Thiện cất cho mấy chị thủ trinh làm Tòa Thánh để buôn bán cho có sự sống.

Chừng Đức Ngài lưu vong sang Miên thì chợ Long Hoa do chánh quyền Miền Nam làm chủ đứng ra kiến tạo cho công thợ lợp bồn binh ở giữa và tô mặt dựng lại bỏ mô hình Khương Thượng, còn chợ cũ lấy làm bến xe. Sau ngày 30-4-75 nhờ chánh quyền cách mạng cho công thợ tu tạo và tiếp tục công trình của đồ án còn dở dang và chỉnh trang các con đường khu chợ. Mặt dựng nhà lồng ta để mắt trông lên như quyển sách vừa mở ra với mô hình thật là thẩm mỹ, thêm vòng trung ốc bao quanh nhà lồng như hình chữ vạn. Nhưng ba mặt đã được làm xong chỉ có cánh Bắc còn bỏ dỡ, nếu mặt nầy hoàn tất, bên trong nhà lồng là cái tròn còn vòng thành chợ là cái vuông ở lý thiên viên địa phương của cơ biến dịch. Nhắc đến chợ Long Hoa thì chúng ta đâu quên ở thời kỳ Đức Ngài còn sanh tiền đứng ra khởi công kiến tạo; nhưng chưa hoàn tất lại gặp phong ba coi như đồ án còn lở dở, trong giai đoạn nầy tôi còn ký bút hiệu Thái Phong, nhìn vào cảnh vật hiện tại lòng cũng nao nao nên cảm vịnh một vần thơ:

VIẾNG CHỢ LONG HOA
Trời chiều rảo bước dạo thênh thang,
Viếng chợ Long Hoa luống bẽ bàng.
Bốn cánh đau nhìn hồn lử khách,
Ba năm mờ phủ bụi thời gian.
Đường hình Bát Quái Thầy phân định,
Nóc phép Lưởng Nghi thế phục hoàn.
Bởi cuộc thanh trừng đành bỏ dở,
Sườn đà còn lại vẫn trơ gan.

*  *  *

37 - NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NĂM THÂN

Những việc đã qua mà chúng ta đã ghi trong ký ức, đó là đầu xuân năm Nhâm Thân (1932) sắp Đại Lễ Đức Chí Tôn 9 tháng giêng nên chiều tối ngày 8 mới đốt bên trong lòng quả Càn Khôn một ngọn đèn manchon. Do 2 vị chăm sóc cho có ánh sáng 1/ Hồ Văn Lầu 2/ Nguyễn Văn Biện, lối 9 giờ đèn phực dầu phát cháy quả Càn Khôn. Nhờ ông Văn Thắng Trà sau nầy là Lễ sanh Phái Thượng dập tắt được ngọn lửa cháy quả Càn Khôn chỉ còn 1/3 phía Thiên Nhãn .
Đến sáng ngày anh cả Đức Quyền Giáo Tông mới qua hỏi Đức Hộ Pháp, quả Càn Khôn bị cháy Hộ Pháp nghĩ sao, Đức Hộ Pháp nói quả Càn Khôn bị cháy mà Thiên Nhãn còn, tức là Đạo còn, nhưng đời phải tận.

Sau vụ cháy quả Càn Khôn rồi thì Đức Chí Tôn có giáng cơ cho một bài thơ như sau:

THI
Chẳng phải Tây Ninh chịu nạn nghèo,
Cuộc đời luân chuyển thế cheo leo.
Trời còn đất lở tang thương biến,
Ruộng rẫy phố phường lộ mốc meo.
Sắc tướng âm thinh tua giảm bớt,
Mở đường công quả chúng làm theo.
Văn chương đâu rõ thông cùng lý,
Tận thế hưng vong đã thấy vèo.

Nền đạo gặp cơ khảo đảo lớp chia phe phân phái còn bị cường quyền thực dân đàn áp bắt Đức Hộ Pháp hồi năm Tân Tỵ đày qua madagascar, lật bật lại năm Giáp Thân (1944) người Pháp tính xỏ nhượng Cao Đài, có lịnh bắt Chức sắc và Chức việc, nên quý vị đó được tin trốn xuống Sài Gòn hợp tác với Nhựt mới lập ra hãng tàu Nitinan vừa làm mướn vừa tập luyện cho đoàn Nội Ứng Nghĩa Binh thuần thục rồi, nhờ Nhựt hậu thuẫn nghĩa binh cầm tầm vông đầu đội calô Thần Đạo nhảy vô thành bắt quân Pháp, đó là cuộc đảo chánh Pháp 24 tháng giêng Ất Dậu (1945 ).

Do cuộc đảo chánh nên Thực Dân Pháp trả tự do cho Đức Hộ Pháp từ Madagascar. Đức Ngài xuống chiếc tàu Indépendance về đến Vũng Tàu là 12 ngày đêm, nhầm 27-7 Bính Tuất (1946) bởi tàu lớn nên đậu ngoài khơi nhờ ca nô ra rước Đức Ngài vào bờ rồi về Sài Gòn nghỉ ở nhà ông Hợi hết cả tuần mới về Tòa Thánh, Đức Ngài nhìn lại cảnh vật khác xưa, vừa lo chấn chỉnh mối chơn truyền vừa lo phục lại chủ quyền cho Đạo, tức lập thành Hội Thánh để thay hình thể Đức Chí Tôn và chuẩn bị mở đại hội Nhơn Sanh năm Bính Tuất, còn lo tu bổ đền thờ Đức Chí Tôn, và tạo ngôi thờ Đức Phật Mẫu cùng các dinh thự với 3 cung 3 động vừa xong đâu đó an bài. Nào ngờ cơ khảo lại đến với Đức Ngài. Chừng như Đức Ngài đã biết trước nên cuộc lễ Hội Yến Diêu Trì 15 tháng 8 Ất Mùi, kế tối 16 tại sân Đại Đồng xã có Văn Minh Điện để các đấng cho thay đố, nhưng Đức Ngài chỉ mượn 4 câu ca dao làm để thay đố mà không một ai nói trúng câu 1: ví dầu cầu váng đóng đinh . Cầu tre lắc lẻo gục ghình khó đi" xuất nhứt vật "cái thang", câu 2: "Bậu nghe ai dỗ ai dành, Chanh chua Bậu chuộng, cam sành Bậu chê", xuất nhứt vật: "cái trách", câu 3: "một may thiếp có xa chàng, Đôi bông thiếp trả đôi vàng thiếp xin", xuất nhứt vật: "cái ly", câu 4 "tưởng rằng nghĩa mặn tình nồng, Nào hay tay ẫm tay bồng vai mang". Xuất nhứt vật: "cái khai". Với câu thay đố 4 chữ Thang Trách Ly Khai. Đó là một chơn ngôn ẩn lý của Đức Ngài nói lên cho chúng ta biết Ngô Triều với ý đồ Công giáo hóa Cao Đài nhưng trước có nhiều thủ đoạn, nên ba hôm sau có cuộc thanh trừng vào 20-8 Ất Mùi do quân đội Cao Đài đứng lên kéo về bao vây Hộ Pháp Đường.

CẢM ĐỀ
Quân đội bao vây Hộ Pháp Đường,
Thanh trừng do lịnh Nguyễn thành Phương.
Giác thơ khởi tố mười điều buộc,
Khảo Đạo phân vân mấy tháng trời.
Nội bộ bất hòa còn giải quyết,
Ngoại quyền dục loạn há khinh thường.
Giống nòi ngại cảnh như Do Thái,
Tết Bính Thân Thầy định xuất dương.

Nhưng mải đến khuya mồng 5 tháng giêng Bính Thân (1956) Đức Ngài cùng phái đoàn mới sang Miên.
CẢM ĐỀ
Chuyến xe khởi điểm lúc tinh kỳ,
Hộ Pháp Đường ra cửa một đi (Hoà viện)
Bốn trạm vượt qua quên kiểm soát, (1)
Bảy người nhóng đợi khỏi biên thùy.(2)
Nặng tình Việt chủng tâm tư hẹn,
Vào cảnh Tần bang nguyện ước ghi.
Cương Lĩnh Hòa Bình kêu thực hiện,
Mong nhờ thế giới phục lương tri.

(1)Trạm Mít một, Báu nâu, Gò dầu, trạm gần biên giới, không tính số lính Đội Chắc gác cửa Hộ Pháp Đường. (2) 1- Đức Hộ Pháp 2- Hồ Bảo Đạo 3- Giáo Hữu Thái Của lái xe 4- Trung tá Thoại người mở cửa ra đi 5- Hồ thái Bạch 6- Ba Hiệu người phục dịch Thầy 7- Cô hai đạm người nấu ăn.

Miên là nước láng giềng có chủ quyền trung lập. Đó là mục đích của Đức Ngài để thực hiện đường lối hòa bình chung sống. Ngô Triều cho Đức Ngài nối giáo giúp cộng đặng chống lại Quốc Gia, nên Đức Ngài phán trước chúng ta: Mấy em muốn theo Qua, Qua sẽ mua đứt cái khám Chí Hòa để thực hiện đường lối chung sống.

Đức Hộ Pháp sang Miên kế đến giai đoạn Đức Thượng Sanh về cầm giềng mối đạo, Đức Ngài lo tạo cơ quan Phát Thanh Giáo Lý mới đổ được một tầng la phong lầu, kể như bên ngoài gốc rào cửa số 8 bắt đầu có cuộc chiến vào 17 tháng giêng Mậu Thân (1968) Mỹ cho máy bay dội bom sập cơ quan Phát Thanh. Vì chiến tranh mà Đạo phải chịu thiệt hại một phần không nhỏ.

Đến 16-3 Canh Thân nhầm 30-4-1980 Ban Hội Đồng Quản Lý, ông Phối Sư Thái Hiểu cho ông Giáo Sư Thái Còn, kể là lần đầu tiên dẫn nhơn viên đi treo cờ đỏ sao vàng ở cửa số 1, cửa số 4, cửa số 6, để kỷ niệm mừng ngày giải phóng Miền Nam đất nước dứt cảnh qua phân thì đạo mới có được cơ may phổ truyền ra Bắc theo thánh ý của Đức Chí Tôn là vậy. Tiếp đến 19-3, Chánh quyền Cách mạng vào quản lý Nội Ô thì trật tự mới được vãn hồi. Từ năm Nhâm Thân (1932), cháy quả Càn Khôn vừa giáp một chu kỳ vào năm Nhâm Thân (1991), Hội Đồng Chưởng Quản được phép Nhà nước nên cho Ban Kiến trúc khởi công lần nầy kể như đại tu bổ ngôi Đền Thánh đổ tấm chắn dằn chơn nền giáp vòng ngôi Đền và đúc lại những cột vuông hai bên hành lang và sửa chữa hai hầm ga trước Hiệp Thiên Đài với mấy tam cấp bẻ vỉ sắt đúc lại cho khỏi răn nứt.
*  *  *

38 - TỪ TÒA THÁNH TẠM ĐẾN BÊ TÔNG

Với bậc thể thiên không phải ngồi luyện Đạo, vì Thượng Đế lo tạo hạnh phúc cho Nhơn sanh, dầu thân có thọ khổ tù đày ăn cay ngậm đắng trong cơ thử thách cũng chẳng oán trách một ai. Đó là Đức Cao Thượng Phẩm chiều 12-2 Đinh Mão hiệp với anh cả Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt lúc còn là phẩm Đầu Sư cùng Chư Thiên Phong với Chư Tín hữu xúm xít lo dời cốt Phật Tổ cùng Tòa Bát Quái và pho tượng Ngũ Chi với quả Càn Khôn từ nửa chiều giàn giá đi suốt đêm về đến đất mới Long Thành lúc tảo Thìn ngày 13, cách đường nhìn không xa có lính của Pháp án ngữ không phải giữ an ninh cốt yếu phô trương uy thế để thừa dịp áp đảo tôn giáo.
Nên Đạo Cao Đài Tây Ninh vì đó mà chẳng có người đồng tâm lo chen vai gánh vác đại nghiệp, bởi cớ mà ông Ngô Minh Chiêu không dám nhận Giáo Tông hữu hình nên Đức Lý Đại Tiên ở hư linh phải kiêm Giáo Tông ĐĐTKPĐ đặng phổ biến Đạo Trời về mặt Tín Ngưỡng, coi như chưa có nơi thờ phượng tạm để dưới mái lá che dàn bầu xúm nhau mà chiêm bái. Anh cả chúng ta trong giai đoạn nầy là người lo đối nội và đối ngoại. Trong thì hiệp với Đức Hộ Pháp chận đứng những phần tử phản loạn Chơn truyền, ngoài thì dùng trí mưu khôn khéo để trả lời cùng cường quyền Pháp, mỗi ngày chúng cho mật thám đến dòm ngó và ngăn cản không cho dựng Chùa, anh cả chúng ta có ngày bị Pháp mời ra tỉnh tới ba bốn lần. Tham Biện Tây Ninh nói cấm đạo không cho dựng Chùa anh cả trả lời chúng tôi chưa có phép đâu dám dựng.

Nhưng tôi có việc cần về Sài Gòn, mai tôi sẽ trở lên, Vilmont nói gặn ông về nói lại với ông Cư đừng dựng Chùa. Tuy Anh Cả của chúng ta trả lời với Pháp như vậy, chừng về cho Đức Thượng Phẩm hay qui động anh em tổ chức nhứt thời chỉ có trong một đêm mà dựng lợp xong hết, sáng ngày lính vô thấy vội vã quay về báo cáo với Tham Biện, ông liền đánh điện về Sài Gòn và gởi thơ đòi Anh Cả ra Tỉnh. Thật đúng như cập luận mà Ngài Văn Pháp Quân cảm tác khen sự khéo léo của Anh Cả như sau:

"Chuyển vận Đầu Sư ngừa quỉ kế, Thừa cơ Thượng Phẩm tạo cung đình."
Anh Cả chúng ta biết trước chừng đến tận mặt Tham Biện Tây Ninh, Pháp coi thường mề đai Bắc Đẩu Bội Tinh mới dùng lời khiển trách anh cả giả như một tội nhơn dựng chùa trái phép, Anh Cả của chúng ta mới trả lời, tôi nói với quan lớn hôm qua tôi có việc cần về Sài Gòn, còn vụ dựng chùa là do Nhơn sanh họ muốn tu mới ráp nhau mà dựng chớ ông Cư có một mình làm sao dựng lợp xong trong một đêm, nếu quan lớn ra lịnh cho lính triệt hạ e gây rối loạn trong Nhơn Sanh, lỡ rồi chi bằng để vậy chừng ít tháng cũng sập vì tranh tươi cây tạp sẽ bị mối mọt và dông gió chẳng có đủ sức chịu đựng được lâu, nghe hữu lý nên Tham Biện chấp thuận gật đầu.

Thật một nỗi mừng vô hạn bởi sức mạnh của cường quyền dồn ép như gánh nặng cho Anh Cả, bỗng nhiên thở phào nhẹ nhõm. Từ đây có nơi thờ phượng để cho Nhơn sanh chiêm ngưỡng, Đức Thượng Phẩm thì lo ven đường mở ngỏ và đốc công cho người Miên phá rừng. Còn Đức Quyền Giáo Tông thấy ngôi thờ chỗ nào yếu, thiếu sức chịu đựng cho tu bổ thay vào thứ bảo đảm hơn, lần hồi thành Tòa Thánh tạm có Cửu Trùng, Bát Quái, Hiệp Thiên toàn bằng cây ngói.

Đến năm Canh Ngọ (1930) ông Thái Thơ khởi làm hầm Bát Quái đổ xuống hết 200 khối bê tông rồi bỏ dở, cái hầm đó ngay trước điện hiện giờ là vị trí sân gạch của cột phướn ngôi Đền, qua năm 1948 Đức Hộ Pháp hạ lịnh quy động công quả ở ngoại ô mỗi chiều tập trung vô rừng Thiên Nhiên Đông Khán Đài anh em sắp hàng dọc nhiều hệ thống đứng tại chỗ ky chuyền tay đổ xuống hầm cả mấy đêm lấp đầy mới thôi. Đó là Thánh ý của Đức Lý lúc sơ khởi nhưng lòng Từ Bi của Đức Chí Tôn nhượng lại cả ân trạch đó cho chúng sanh chung hưởng. Bởi Pháp Lục Long phò ấn nằm ngay Cửu Trùng Thiên Đức Lý Đại Tiên dành cho Đức Chí Tôn mà Đại Từ Phụ nhường lại cho cả con cái như lời thỉnh giáo của Lê Văn Thoại hỏi. Thì Thầy cho biết cái khó của Thầy ở chỗ đó, một bên là Đức Lý, một bên là Đức Chí Tôn bảo sụt lại chỗ hiện giờ mà Bác Vật Lang cũng đồng ý với Thầy, người nói nếu cất Tòa Thánh trước đó cứ 50 năm khối đá Lục Long chuyển mình chẳng có cái chi chịu nổi hết. Tuy nói vậy chớ Tòa Thánh hiện tại là Tổ Đình chung của nhơn loại ở Tịch Đạo Thanh Hương, còn trước đó theo chúng ta nghĩ nữa sẽ có một ngôi Tổ Đình chung cho cả vạn quốc ở Tịch Đạo Đạo Tâm vì cơ đạo đã thành, phải có chỗ cho nhơn sanh chiêm ngưỡng trong ngày lễ vía chớ buổi phôi thai thì khác, nên hồi năm Quí Dậu (1933) Đức Quyền Giáo Tông hiệp với Bà Phối Sư Lâm Hương Thanh mướn Bác Vật Phan Hiếu Kinh vẽ bản đồ Tòa Thánh, phỏng theo sơ đồ của Đức Lý tiền công Hội Thánh phải trả cho người là 3.000 $, vì kiêm luôn đốc công tới lui dòm ngó việc làm của Đạo để tạo pháp lý cùng đời, lập lăng của người vẽ H-T-Đ, có 2 máy nghiêng như Cửu Trùng dính liền với 2 đài chung cỗ, nóc có vọng đài 4 mái hình tứ tượng. Trên nóc tứ tượng có 2 máy ngang qua hình lưỡng nghi chót hết là hình Bình Bát Vu tượng lý Thái Cực nhưng mặt tiền chẳng có bao lơn và vòng bán nguyệt không ông Thiện ông Ác, còn 2 lầu chuông trống hình tròn rút ngọn lại như nóc đền Đế Thiên chia thành 9 lớp, mỗi bên có cột thu lôi, trên chót có chữ vạn ngược, trong giai đoạn nầy làm chưa được bao nhiêu rồi cũng bỏ dở. Kế Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh đứng ra cho đào móng đỗ đà để kiến tạo Hiệp Thiên Đài, có Anh Cả cùng Bà Chánh Phối Sư Lâm Hương Thanh tiếp tay kề giai đoạn 2 chưa an định hòa khí bởi thiếu pháp làm lý trung hòa khó mà gầy nên.

Đó cũng là thiên thơ để chờ người có sứ mạng nên trong giai đoạn nầy vào năm Quí Dậu (1933) Đức Hộ Pháp cho cất Báo Ân Từ, kể như chuẩn bị dành khi dở vạt tạo Tòa Thánh sẽ làm nơi thờ phượng. Qua năm sau thì Đức Quyền Giáo Tông đăng tiên Đức Hộ Pháp nắm quyền thống nhứt định năm Bính Tý (1936) khởi công tạo Tòa Thánh. Bà Lâm Hương Thanh ở ban Phụ Chánh vừa Chủ Trưởng Chức Sắc Nữ Phái Bà liền ra tờ Châu Tri VI Nữ Chủ Trưởng Chức Sắc Nữ Phái đề ngày 12/12/35, gởi cho Châu Tộc và toàn đạo Hội Thánh chuẩn bị kiến tạo Tòa Thánh bước lai niên, tùy sự hảo tâm hĩ hiến của mọi người đối với Đức Chí Tôn. Nhưng khi sắp kiến tạo Tòa Thánh , Đức Hộ Pháp cho khui tủ hộ viện thử xem tài chánh của đạo còn được bao nhiêu chỉ có 1$40 (một đồng tư). Ta nhận xét thì quá ít nhưng con số khổng lồ nếu 1 cộng 4 là con số ngũ của khung Hồng Phạm, dầu tiền của chẳng có nhờ tinh thần đạo trụ vững nơi Đức Hộ Pháp với việc làm kể như bắt gió nắn hình.

Đức Ngài liền ra lịnh mộ công quả 500 vị lẽ thì Nam nhưng Đức Ngài phán phải có Nữ cho đủ lý âm dương, cả hai phải minh thệ thủ trinh, chừng làm xong công trình Tòa Thánh Đức Ngài sẽ giải thệ cho anh em đó lập gia đình. Cùng gởi lịnh cho các sở Phạm Môn phải mở mang Lương Điền Công Nghệ hầu để góp phần vật liệu tạo tác và nuôi công quả. Đâu đó tổ chức xong Đức Ngài chọn một địa mạch bên hông Tòa Thánh, ngang Hiệp Thiên Đài mé Nữ phái, bảo Công Viện đào một cái giếng thật sâu ngang qua miệng gần 3 thước để cấp nước vào việc tạo tác, khi đào xong Đức Ngài đổ cả ô bạc cắt xuống đáy giếng theo ngũ hành kim sanh thủy, giếng cũng hướng Nhâm Quí thủy, Đức Ngài khơi nguồn nước để bố phúc cho nhơn loại, hiện tại tạo xong ngôi Đền thờ Thần Thiên Lương còn làm cơ cấp thủy cho bá tánh thập phương dùng khi viếng Tòa Thánh.

Chừng khởi công tạo tác Tòa Thánh vào ngày 1-11 Bính Tý (1936) cũng nhầm nguyên lý của cơ tạo đoan. Từ Hội yến Diêu Trì của năm Ất Sữu đến Bính Tý là 12 năm ứng vào con số Thập Nhị Khai Thiên, còn Bính là Can thứ ba, tức là con số khởi thỉ. Còn 1-11 cũng tháng Tý ở năm Tý. Nên Đức Hộ Pháp đứng ra vừa kế hoạch vừa đốc công làm Tòa Thánh chừng như non nửa năm, thì bà Nữ Chánh Phối Sư Chủ Trưởng Chức Sắc Nữ phái ban hành tờ Châu Tri số 1 đề ngày 1-1-37, thông báo cho toàn Đạo hay biết cuối tháng tư sẽ xong Hiệp Thiên Đài, thì Đức Ngài cho công thợ tiếp tục làm Cửu Trùng Đài rồi mới đến Bát Quái Đài.

Chúng ta nghe biết việc làm Tòa Thánh do Đức Ngài phân công, chia mỗi tá lý riêng từ bộ phận nhận việc để làm. Nhưng Đức Ngài điều hành thống nhứt thường trực có mặt tại sở làm. Nhờ lúc khởi công phần nền cho đào mống đổ đá kiềng một lượt, chớ đợt nhứt Đức Quyền Giáo Tông với ông Đầu Sư Thái Thơ cùng bà lớn Nữ Chánh Phối Sư với ông Tiếp Thế. Nhưng ông Tiếp Thế trước kia chấp sự làm Hiệp Thiên Đài đổ lên chừng 1/10 rồi cũng ngưng, bởi Ngài là Chi Thế tượng trưng cho xác thể khó mà tạo thành cái Nguơn Khí cho ngôi Pháp. Đến Đức Hộ Pháp kiến tạo lại cho đập bỏ phần đó bắt đầu khởi công làm Hiệp Thiên Đài trước tức là tạo được cái pháp thông công giữa trời và người.

Ngôi đó thuộc về phần khí vốn nguyên lý ở pháp tạo đoan của cơ khởi thỉ để định vị cho Cửu Trùng Đài là phần xác, còn Bát Quái kể là cái bản tâm nên Bát Quái hoàn thành sau cùng. Với sự kiến tạo Tòa Thánh khác hơn lập Pháp Chánh Truyền mỗi phẩm trật của Chức Sắc vào hàng Thánh để tượng trưng xác thể của Đức Chí Tôn. Có xác thể rồi mới lập Hiệp Thiên Đài, tức là Chơn Thần phải đến sau để giữ gìn xác thể, có nghĩa để bảo thủ chơn truyền của đạo. Còn tạo Tòa Thánh Hiệp Thiên Đài hoàn thành trước tức là Nguơn Khí của Càn Khôn, thể hiện cơ khởi thỉ tạo đoan trời đất cũng như con người phần đầu lỗ mũi có trước với chữ cửu hoàng tỷ tổ, ở trời biến ra cửu thiên, ở người sanh ra cửu khiếu. Sự liên hệ giữa xác thể của con người có xác thể rồi mới có bản tâm. Ngược lại ông Đầu Sư Thái Thơ khởi làm hầm Bát Quái là sự tiêu biểu cho cái bản tâm mà chưa có xác thể với Chơn Thần hỏi nương lấy đâu mà thành tựu, mà làm cơ an định cho thân tâm. Nên sự kiến tạo Tòa Thánh của Đức Hộ Pháp đúng phương cách, chưa đầy 3 năm sắp hoàn thành.

Đức Ngài phán trước công thợ, các con Nam Nữ ráng làm đến năm Mậu Dần tuổi Đạo đúng 12 năm con số của Đức Chí Tôn sẽ thỉnh quả Càn Khôn ở Báo Ân Từ về thờ nơi Bát Quái. Nhờ Đức Hộ Pháp nắm khuôn luật Hư Linh đủ tinh thần trị loạn đối với giáo phái để giữ vững cái đức tin cho môn đồ vì chân lý đạo. Trong khi kiến tạo Tòa Thánh Đức Ngài phát họa kỹ thuật, chẳng có lập lăng lấy cây vẽ trên cát cho tá lý xem xong thì bôi từng chặng một, rồi mới vẽ tiếp phần khác, cứ như vậy mà tiếp tục.

Nhưng vào năm 1939 chánh phủ Pháp có ý định phá Tòa Thánh dầu trước kia có lịnh đình chỉ công tác, mà Tòa Thánh công thợ lén lút làm về đêm không bỏ dở, gắng câu những đầu mối quan trọng để có sức chịu đựng, thành thử ngôi Đền đã nên hình. Nên cường quyền Pháp sợ khối Đức Tin của con người trụ vào đó mới có kế hoạch diệt đạo mà khỏi mang tiếng đàn áp tôn giáo. Tức nhiên cường quyền Pháp cử một phái đoàn chỉ có 3 quan bác vật, 1 người Việt, 2 người Pháp. Bác vật Lưu Văn Lang làm trưởng phái đoàn hướng dẫn 2 quan bác vật người Pháp có ý đồ đập phá một không có phép xây dựng, hai không đủ chất lượng bảo đảm ở kỹ thuật.

Nhưng nhờ Bác Vật Lang vừa đạo tâm với sự khôn ngoan, với lý luận cho 2 bác vật Pháp biết về thiết kế đó ông đem ra chứng minh có sự bảo đảm, nên cả hai đồng ý mới ký tờ trình dâng lên cho chánh Phủ Pháp rõ. Chúng ta tìm hiểu tại sao Đức Hộ Pháp kiến tạo Tòa Thánh mau như thế. Bởi có những lý do nhờ Nhơn sanh cùng Chức sắc hiệp một khối đức tin thêm công thợ nhiệt tình làm ngày lẫn đêm dầu cháo rau hẩm hút vẫn xúc tiến việc làm không nản chí.

Tình thế buổi nọ Đạo thì nghèo với sức cung chẳng bổ sung được mức cầu, nên bước đầu gặp phải khó khăn về tài chánh mua sắm, vật liệu xây cất. Đức Ngài mới đến tư thất chị lớn ở Vũng Liêm là bà Lâm Hương Thanh để tạm mượn một số vàng. Bà mới than Đạo thì nghèo, em mượn làm sao trả. Với hảo ý của chị xin hỉ hiến tất cả số nầy có thể đủ cho công trình xây cất Đền Thánh có chỗ thờ Đức Chí Tôn.

Đức Ngài liền phán Tòa Thánh là đền thờ Đấng Chí Linh phải là tiền của và tâm đức với công sức của vạn linh góp phần vào đó mới có sự bền vững nên số nầy em xin tạm mượn.

Buổi Tam Kỳ Phổ Độ các ban bộ và nghi lễ do Đức Hộ Pháp đặt ra mà được Nhơn sanh chiêm ngưỡng với hiện thân của Chúa Cứu Thế đến khai cơ lập Đạo để tạo một Linh Đài đó là Tòa Thánh Tây Ninh hiệp cả khối Đức Tin của nhơn loại trụ vào đó, có nghĩa là Linh Đài ở một đại thể, còn tâm ta là một tiểu thể cũng để làm tòa ngự cho Đấng Chí Linh, cái điểm rất khó là khi Đức Hộ Pháp khởi công làm Tòa Thánh hiện giờ để thờ đấng Chí Linh. Nhưng trước kia đã có Thánh Giáo của Đức Lý giáng cơ 27-1 Đinh Mão (28-2-1927) tại Gò Kén dạy cất Tòa Thánh Đức Lý định vị trí coi như từ sân gạch trụ phướn ra đến nền Cửu Trùng Thiên chỉ ngay trung tim mé rừng, cách miếng đất chừng 3 thước rưỡi, đóng một cây nọc tức là con số bát. Đo Hiệp Thiên Đài như vầy ngoài bàu Cà Na đo chừng 50 thước đóng một cây nọc, tức là số ngũ kể như khuôn viên Tòa Thánh với Pháp Bát Quái và ngũ hành, từ cây nọc phải đo vô bìa rừng mé bàu Cà Na 27 thước, mỗi gốc Bát Quái từ mặt đất lên thềm 9 thước. Điện Bát Quái cao 9 thước, ngôi đền bề dài 81 thước, ngang qua 27 thước, 81 cũng 9, 27 cũng 9, mỗi mỗi đều là con số cửu của trời đất. Bởi Đức Lý Đại Tiên cầm quyền trị thế nắm cơ thưởng phạt nên thì lấy, hư thì bỏ mới định nơi đó với lẽ công bình nắm luật Hư Linh mà phán quyết. Nếu Đức Hộ Pháp không làm y theo thì Đức Lý đại nộ rầy mà Thầy của chúng ta còn đòi phen khép nép xưng mình là đệ tử.

Thật vậy Đức Lý Đại Tiên vốn Giáo Tông thiêng liêng tức là Anh Cả của Thánh Thể trong nền Đại Đạo có đủ quyền thưởng phạt và giáo hóa nên ai đã nhập môn vào trong Thánh thể kể là đệ tử của Đức Lý.

Nói về sự xây cất Tòa Thánh nếu Đức Hộ Pháp nghe theo Đức Lý thì bỏ Thánh ý của Đức Chí Tôn vì lòng từ bi khai cơ tận độ, dầu nhơn loại dẫy đầy tiền khiên nghiệt quả cũng ân xá để lập công chuộc tội, Đức Lý chọn ngay đó dưới có Lục Long phò ấn làm tòa ngự cho Đức Chí Tôn, mà Đại Từ Phụ chúng ta cho biết nhượng lại ân trạch ấy cho đám con cái tức là cả sắc dân trên quả địa cầu nầy.

Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ vừa công bình vừa tình thương đạo mới phôi thai dân Việt nam thì nghèo sống trong nô lệ người Pháp làm sao cất nổi. Thảng như ơn trên giúp sức cất nổi thì các sắc dân kia cũng là con cái của Đại Từ Phụ lấy đâu mà lập công để chuộc tội tổ tông.

Vì lẽ đó mà Đức Chí Tôn bảo Hộ Pháp sụt lại chỗ hiện giờ và bớt trọng lượng ở sự kiến trúc nên Đức Hộ Pháp nghe theo thánh ý của Đức Chí Tôn bởi Đức Chí Tôn là Nguơn Linh tức Thị Thần, Đức Lý là Nguơn tinh, Hộ Pháp là Nguơn Khí, vừa mang xác thể khéo làm cái lý trung hòa mới tạo nên Tòa Thánh. Bác Vật Lang là người thông địa lý, nhưng thiên cơ là thánh ý của Đức Chí Tôn định lại thì khác, dầu các sắc dân cũng là con cái của Thầy để sau nầy đạo thành lòng hiếu hạnh của họ muốn góp công xây cất ngôi Tổ Đình khỏi sợ khối đá Lục Long chuyển mình như lời Bác Vật Lang đã nói.

Bởi Đại Từ Phụ vừa ban ân vừa trấn pháp, vừa công bình vừa tình thương há để dân Việt nam hưởng trọn ân huệ đó một mình. Nên Đức Hộ Pháp kiến tạo Tòa Thánh tượng thể hữu hình với công trình xây cất còn tàng ẩn lý số siêu nhiên của trời đất kể là một kỳ quan độc nhứt vô nhị , có ba đài Bát Quái là Phật , Hiệp Thiên là Pháp , Cửu Trùng là Tăng. Phật Pháp Tăng tiêu biểu tam hồn của trời đất và vật loại, Linh hồn để bảo tồn lương tâm, Giác hồn để bảo tồn kiến thức, làm người phải biết đạo đức lễ nghĩa, nếu mất đạo đức tức là mất lương tri của trí khôn, còn Sanh hồn để bảo tồn cơ thể ấy là nguơn khí sanh quang , nên con người chúng ta khi ba tất hơi đã dứt tức nhiên xác phải chịu định luật đào thải của Thần Phá Hoại, hễ có sanh thì có diệt , phần nhục thể trở lại vật chất lẽ tất nhiên phải có sanh hồn . Ngôi Báo Ân Từ thờ Đức Phật Mẫu với số Trung Ương Mồ Kỷ nên nằm giữa Nội ô, còn Tòa Thánh ở kế cửa Hòa Viện là Pháp Trấn Bắc. Nên Đức Ngài cho cất mé rào cái Tòa Nội Chánh để chận hơi thở con cù để cho Đền Thánh yên tịnh mà hành lễ. Nên Lộ Hộ Pháp trước kia lộ Bình Dương mé Nam Đức Ngài mở hai chiều bởi mé dương khí, dầu chiều nghịch hễ xây bộ nhìn ngay vào lỗ tai Long mã là Đền Thánh, còn hướng Bắc là âm thuộc Nhâm Quý thủy hướng của Quỉ vương nên lộ mở có một chiều đi ngang qua miệng Long Mã là Tòa Thánh, còn chiều kia không mở tức để chận luồng âm thanh của chúa Quỉ không cho lồng vào lỗ tai Long mã là cửa có cái vòm ở hông Tòa Thánh. Cùng một ý nghĩa như Tòa Nội Chánh là nơi Thánh Thể của Thầy cầm quyền Đạo, bên trong phải Chánh mới tránh được cơ khảo.

Còn ngôi Đền từ chơn nền tính ngang qua 22 thước rưỡi cũng 9, bề dài 99 thước tính từ cấp thứ nhứt của tam cấp trước Đền và mương của giọt nước máy đền ở bên sau. Nếu cộng 99 là 18 nhân 81 cũng 9, bề cao 36 thước cũng 9 bởi bác vật Phan Hiếu Kinh trị nền yếu, nên Đức Hộ Pháp cho xây lên 27 thước cũng 9, thì Đức Ngài cho rút ngọn lại, rồi cắm trụ thu lôi tính chung kích tấc thế nào phải vào con số 36 mới được.

Cửu Trùng từ Nhứt Cửu đến cấp Cửu Cửu mỗi cấp của mặt nền gạch bông là 7 thước, 9 lần 7 là 63 cũng 9, mỗi cấp bước lên thì 1 tấc 8 cũng 9. Như vậy 9 lần 9 là 81 cũng 9, mỗi bên có 9 tòa sen cao cả thước đỡ chơn cột rồng tiêu biểu cửu phẩm liên hoa bên Nam cũng như bên Nữ, mỗi cấp cao 1 tấc 8, mà 9 cấp như vậy thì trong cao hơn ngoài 1 m 62, tại sao con mắt phàm nhìn vào phẩm trật có trước sau mà chẳng thấy thấp chẳng thấy cao, một điều kỳ diệu trước mắt Đức Chí Tôn kể như bình đẳng với nhau về ngôi Phật tánh , bề cao mỗi cột rồng tính từ mặt nền mé dưới đo lên chí đầu săn tô 8 thước 4, vốn con số 12 của Đại Từ Phụ. Nên sự tượng trưng giáp vòng ngôi đền bên trên dãy cột hành lang có 27 khoản dây nho, ở chính giữa có mô hình tròn kiểu hột xoài, phần dưới lượn bích thủy của biển trần, còn vầng Thái Dương ở giữa. Kế trên đôi chim hạc, như vậy hạc 54 con cũng 9, mặt nhựt 27 cũng 9, dây Nho 27 khoản cũng 9. Tất cả đều 3 con số cửu thể hiện 3 hào dương của ngôi đền thờ Đức Chí Tôn. Nhưng cấp nhứt cửu phải tính phần dính liền tường màu đỏ nhạt với mí đá mài ở Hiệp Thiên Đài mới đủ 7 thước bởi giữa xác thể và chơn thần có phần liên hệ.

Chỉ riêng cấp nhị cửu ở phẩm Địa Thần có 6 thước 8 cộng 14, 1 với 4 là 5 vốn con số Ngũ Đức Lương Châm ở trong chữ tín đồ. Ngũ cửu ở cấp địa Thánh cũng 6 thước 8 cộng là 14, 1 với 4 là 5 tượng số ngũ hành bởi phẩm Địa Thánh thuộc về cơ sanh để giúp cho Chúng sanh được trọn hưởng phước lành biểu tượng nơi đàn hành pháp của Đức Chí Tôn nào là Hôn Phối, Độ Thăng, Giải Oan, Tắm Thánh, còn cấp Địa Tiên lại đủ 7 thước, đó là con số của trời đất và con người với lý đạo tượng thể ở số là nơi hành lễ của Đại Thiên Phong phẩm lớn nhứt là Giáo Tông kế là Chưởng Pháp đến Đầu Sư tức là 7 vị cầm quyền về luật lệ để sữa trị nền Đạo của Đức Chí Tôn cho ra thiệt tướng, số 7 là tượng trưng cho Thất Diệu để khai thông thất khiếu Thánh thể và Nhơn sanh. Cấp Nhơn Tiên 6 m 92 cộng là 17, 1 với 7 là 8, vốn con số Bát Quái của ngôi chưởng Pháp ở Chi Nhơn Đạo với 7 chiếc ngai để vận hành bát phẩm chơn hồn trong Càn Khôn sớm biết tùng cơ ân xá của Đức Chí Tôn buổi Tam Kỳ đã đến dựng lại nguơn bảo tồn. Nên qui nguyên cả triết lý cũng như bí pháp được tượng hình nơi Đền Thánh, trên đầu tường hành lang có những bông dây như cái giá võng hai đầu dụm lại, ở giữa có một quả thanh chung như đền Thánh ở Tây Tạng, còn diềm ở máy Đền nhìn giáp vòng mỗi mỗi đều có cái hoa 4 cánh như pháp Tứ Tượng vậy.

Còn hình nơi phong tường bên sau chữ Khí là Tam Thánh ký hòa ước chúng ta được nghe Đức Ngài thuật lại lúc làm Đền Thánh, Đức Lý dạy Bần Đạo cho công thợ đắp một khuôn thật lớn tại Tịnh Tâm Đài chưa biết để chi. Chừng sau khi Bần Đạo mãn hạng đồ lưu trở về lo trùng tu Đền Thánh đặng có chỗ thờ Đức Chí Tôn, khi trấn thần xong mới dời quả Càn Khôn về thờ nơi Bát Quái Đài ngày 8 tháng giêng Đinh Hợi (1947). Bao lam Thần Vọng nơi Tòa Thánh có đắp hình Tam giáo Ngũ chi nền những bửu tượng trước giờ thờ nơi quả Càn Khôn, Đức Ngài dạy đem ra Cực Lạc Cảnh. Sự hành lễ Đức Chí Tôn nơi Tòa Thánh chưa đầy 2 tháng bắt đầu 1-3 Đinh Hợi nhầm ngày vía Đức Cao Thượng Phẩm,Đức Hộ Pháp lịnh cho chúng ta được ngồi kiết tường hiến lễ vì thương Thánh thể của Đức Chí Tôn nhiều vị lớn tuổi ráng quì với thời cúng quá mệt mỏi khó định thần, Đức Ngài nắm quyền Chí Tôn tại thế ban ân cho ngồi hiến lễ tại Tòa Thánh mà thôi.

Rồi sang qua năm 1948 có lịnh Đức Lý do Thánh ý của Đức Chí Tôn mới bảo Bần Đạo nhờ họa sĩ Lê Minh Tòng vẽ hình Tam Thánh. Nhưng sự phát huy vị trí thì Đức Hộ Pháp trình bày, mọi sự đều do ơn trên họa sĩ Lê Minh Tòng đã mãn hạn tù đày nơi Côn Đảo mới về, lại là người giáo phái, hồi năm 1947 lần đầu quân đội Cao Đài đến Cà Mau thì Lê Minh Tòng xin nhập môn với anh Lê Văn Thoại coi như người của Tòa Thánh, do ơn trên thúc dục nên ông Tòng sửa soạn hành trang vừa mang ra đến bến thì lơ rước lên xe. Chớ ông không nhứt định đi về đâu, vừa đến bến Sài Gòn xe đỗ hành khách xuống. Nhưng ông cũng xuống đang đi vẫn vơ gặp lơ xe Tây Ninh rước lên ngồi rồi ông mới hỏi xe về đâu lơ trả lời về Tây Ninh, ông mới nghỉ nơi đó cũng có bạn mình là Lê Bữu Tài. Thật là cơ may đồng đi một chuyến xe khoản lộ trình Sài Gòn-Tây Ninh gặp vị Đầu Tộc Đạo Đô Thành là Lễ Sanh. Ngọc Ngạc với vẽ đạo mạo ông Tòng biết là người của Tòa Thánh nên làm quen hỏi V P Quốc Sự vụ ở Nội ô, ông có biết không tôi định vô trong đó có một người bạn, ông Ngạc nói biết nhưng ông muốn vào đó mà chẳng có giấy ra vô cửa khó mà vào. Thôi để tôi hướng dẫn cho ông đến tạng mặt ông Tài là bạn thâm giao của ông chừng vào phòng quốc sự Vụ, ông Tòng có ý muốn lưu trú lại một thời gian ở chơi với bạn nên ông Tài dẫn qua Hộ Pháp Đường để thăm Đức Ngài và trình bày lý do của ông, được sự tiếp đãi niềm nở. Lúc hầu chuyện Đức Ngài ngỏ ý nhờ họa sĩ vẽ giùm bức chơn dung Tam Thánh Ký Hòa ước đặng để trước Tịnh Tâm Đài Tòa Thánh. Thì ông Tòng hứa sẵn lòng làm nhiệm vụ đó.

Đức Ngài gởi lịnh cho Hội Thánh bảo Công Viện đóng một cái khuôn lợp vải vừa lọt lòng khung xi măng ở Tịnh Tâm Đài. Khi ông Tòng vẽ tượng Tam Thánh để tại VP Quốc sự Vụ Đức Hộ Pháp thường lui tới đến khi vẽ xong mới thôi. Đức Ngài cho Hội Thánh hay tổ chức lễ rước Tam Thánh từ VP Quốc Sư vụ đến Tòa Thánh Đức Ngài mặc tiểu phục màu vàng đi sau tượng ảnh Tam Thánh. Quốc Sự Vụ thể hiện cơ đời của Đạo chung qui đưa vào Đền Thánh là nguồn cội nền chánh giáo của Đức Chí Tôn. Đức Ngài dành riêng cho 4 vị Lễ Sanh của Hội Thánh Ngoại Giao với Phẩm Thiên Thần khiêng tượng ảnh 3 vị Thiên Sứ là Tam Thánh, cuộc lễ rước có giàn lỗ bộ lễ nhạc đồng nhi Chức Sắc Hiệp Thiên Cửu Trùng và Phước Thiện với sĩ quan quân đội cùng một số học sinh Đạo Đức Học Đường gần 300 em.

Khi đến Tòa Thánh tượng ảnh khiêng vào cửa hông có Kim Mao Hẩu ở phía tả ,vô tận Cung Đạo tượng ảnh dai vào Bát Quái Lễ Viện trao cho Đức Ngài 9 cây nhang Đức Ngài liền phán Bần Đạo hành pháp trục thần các đấng đó nhập vào tượng ảnh, chẳng biết các đấng đó ở tầng thiên nào bảo Lễ viện phải đốt đủ 12 cây nhang, trước hết Đức Thanh Sơn kế là Đức Nguyệt Tâm sau cùng là Đức Trung Sơn. Lễ Trấn Thần xong ra vòng lại cửa chánh gắn lên khuôn bình phong tại Tịnh Tâm Đài.

Lễ rước 8 giờ ngày 10-7 Mậu Tý (14-8-48) khi đặt lên xong mỗi người đang để mắt trông vào tượng ảnh, thì Đức Ngài liền phán Chơn Thần đã nhập vào tượng ảnh Tam Thánh kể như người sống đó vậy. Quả thật khi chúng ta nhìn vào tượng ảnh của Tam Thánh với nét vẽ linh động nhưng thời gian cơ tuần hoàn có định luật cho vật thể mới ngoài 20 năm mà tượng ảnh của Tam Thánh hầu đã phai mờ phong vải bị lợt nước sơn có chỗ lổ đổ bún lên.

Nên sau cùng thời kỳ của Đức Thượng Sanh cầm quyền đạo hợp Hội Thánh, Đức Ngài bảo tô điểm lại. Nhưng xét thấy phong vải bị hư nên Hội Thánh định vẽ trên phong tường mới ban nhiệm vụ đó cho anh em Huỳnh Văn Kiếm và Quang con của Giáo Hữu Thái Quận đứng lên thực hiện phỏng theo mô giới bức chơn dung của Lê Minh Tòng mà phát họa, anh em của Kiếm vẽ xong công đôi hết 8 ngày, sau có vài anh em nhã ý góp phần thẩm mỹ xin với Hội Thánh tô điểm thêm phần thân mình của Tam Thánh. Đến thời kỳ Hội Đồng quản lý vào năm 1988 thì số anh em họa sĩ tuổi trẻ xin tô điểm lại đó là Ba Tài, Tư Phón, Bảy Đoàn Kết với bức chơn dung hiện qua hai lần vẽ lại, ai cũng thấy nếu so sánh tài nghệ của anh em chừng 7 còn ông Lê Minh Tòng gấp 10 đó là họa sĩ Đức Lý Đại Tiên đã chọn trước kia bởi ông Tòng một họa sĩ nổi tiếng có cấp bằng của nhà trường.

Nền Đạo Cao Đài hôm nay là năm thứ 63 mà mọi người chúng ta chỉ biết được 2 khuôn ở bức bình phong Tịnh Tâm Đài trong là phong chữ Khí, phía ngoài là Tam Thánh ký hòa ước mà thôi. Còn nơi Bát Quái Đài có 8 khuôn, Cung Đạo có 4 khuôn, Thông Thiên Đài có 3 khuôn, Phi Tưởng Đài có 4 khuôn với bức bình phong trước chánh điện. Báo Ân Từ có 2 khuôn cộng lại là 21 khuôn, còn để trống với hiện tại ơn trên chưa giáng dạy chúng ta lại là kẻ phàm khó hiểu được việc làm của Đức Hộ Pháp đều do thánh ý của Đức Lý cùng Đức Chí Tôn bởi cơ Hoằng Pháp đạo chưa thành thì Nhơn sanh khó mà đoán được những khuôn còn lại.

Bởi sự khổ nạn của Đức Hộ Pháp trong giai đoạn hiện tại, cất Tòa Thánh kế bị đồ lưu cũng như vua Văn Vương thoát khỏi nơi Vũ lý về lo lập quốc cũng vì thiên hạ nên cất Linh Đài thể hiện cho Tiên Thiên Bát Quái đào ao Linh Chiểu tiêu biểu cho Hậu Thiên Bát Quái lấy lý tượng cho số nên cả con cái Nhà Châu hưởng cảnh thái bình 800 năm cũng nằm trong ý nghĩa đạo dịch, còn Đức Hộ Pháp vì nhơn loại hiện tại lo lập Đạo vừa qui động công thợ kiến tạo Tòa Thánh đặng làm nơi cho Chúng sanh trụ đức tin tức là Linh Đài để thờ đấng Chí Linh và Vạn Linh, ngôi Đền có 3 đài: Cửu Trùng, Bát Quái, Hiệp Thiên, đều lấy lý tượng cho số hầu khai nguyên cái Chơn Pháp Tiên Thiên Bát Quái, chừng mãn hạn lưu đày lo trùng tu lại ngôi Đền Thánh có chỗ nhơn sanh chiêm ngưỡng, rồi mới tạo chợ Long Hoa kể như Bát Quái Hậu Thiên vậy. Nên chợ Long Hoa Nhà Lồng hình Pháp Tứ Tượng. Do Bát Quái vận hành Long Hoa thành cơ phán xét nhơn sanh toàn thế giới có trả nghiệt đền oan đặng tuyển thăng phật vị, trong buổi Hạ Nguơn hầu mãn để lập lại đời Thượng Nguơn thánh đức. Đó là thời kỳ Bạch Vương đại hội của Đức Di Lạc đến gom cả triết lý hiện có nơi mặt thếvào Toà Cao Đài ngôi thờ Thượng Đế đã phô bày cơ duyên tân pháp Đại Đạo kỳ ba, hầu nắm giữ Bộ Công khai cơ tận độ. Bộ là nơi thống xuất, Công việc công ích chung toàn nhơn loại. Ba vị cỗ Phật có sứ mạng tầng giai đoạn trong nguơn hội, Đức Nhiên Đăng Sơ Hội Long Hoa, Đức Di Đà Nhị Hội Long Hoa, Đức Di Lạc Tam Hội Long Hoa, cũng như Trời có 4 mùa Xuân thì sanh, Hạ thì trưởng,Thu thì liểm, Đông thì tàn, chẳng khác chi ở kiếp người khởi thỉ là sanh, trung niên là trưởng, vãng niên là lão, đến mức chung kết nếu vật thể bị đào thải về tinh thần được hóa giải với định luật tiêu biểu cảnh đông tàn, rồi trở lại Xuân sanh cây cỏ nảy mầm nứt tược. Xuân chủ về mộc trong Ngũ Hành mộc sắc xanh với chữ Đông Phương Thanh Đế. Chỗ khởi thỉ Phật gọi Thanh Vương đại hội. Hạ trưởng cây cỏ đơm hoa kết trái, Hạ chủ về hỏa trong Ngũ Hành hỏa màu đỏ, với chữ Nam Phương Xích Đế, điểm trung hòa Phật gọi Hồng Vương đại hội. Thu liểm có nghĩa gặt hái gom về một, Thu chủ về kim trong Ngũ hành, kim sắc trắng với chữ Tây Phương Bạch Đế, mức chung kết Phật gọi Bạch Vương đại hội, (Đoài) Chánh Tây Canh Tân kim màu trắng vốn màu đạo gốc của các màu.

Nên buổi Tam Kỳ Đức Di Lạc đến để gom cả triết thuyết trong thời Bạch Vương đại hội ấy là cơ qui nhứt ở đạo Trời vậy.
*  *  *

39 - KẾT ĐỀ VỀ
SỰ TẠO TÁC ĐỀN THÁNH

Trong giai đoạn nền Đạo bị chia phe phân phái, mà Đức Hộ Pháp cũng trụ được một khối Đức tin con cái của Đại Từ Phụ để chung tâm hiệp sức mới tạo nên ngôi thờ Thần Thiên Lương của nhơn loại, gần 3 năm nếp sống hẩm hút, có bữa cháo bữa rau hoặc bắp đỏ khoai mì mà vẫn an vui với trường công quả. Lúc khởi công làm Tòa Thánh, Đức Ngài vừa Kiến trúc sư vừa đốc công vừa xuống lịnh cho Hội Thánh phải ra Châu Tri gởi cho toàn đạo ở địa phương. Nói Hộ Pháp cấm các Đầu Tỉnh, Đầu Họ không được nhận tiền công quả của Chi Phái về vụ tạo tác Đền Thánh, khi Tòa Thánh sắp hoàn thành thì Đức Ngài cùng với số Môn Đồ đồng hành lên thỉnh pháp ở Núi Bà đem về đặng trấn tâm hầm Bát Quái, trèo hơn nửa chừng núi, đến một hang đá dây mây phủ đầy, đoàn người dọn xong mới đi vào, phải có đèn soi bước lần lượt đến một khoảng trống với ánh sáng hơi chói mắt. Đức Ngài day lại bảo đoàn người ngồi đó. Đức Ngài đi vào thì hai tay không, chừng trở ra có bưng một cái hộp vuông nhỏ chưa ai hiểu trong đó là gì. Nhưng kỳ thật là Ngũ Thạch nhờ Hữu Phan Quân Lê Văn Thoại thỉnh giáo nên Đức Ngài mới nói cho biết.

Kể như loại đá ngũ sắc mà Bà Nữ Oa luyện để vá trời mà huyền sử đã nói, Đức Ngài thỉnh về để nơi Hộ Pháp Đường chừng một tháng. Vào thời dậu đem lại Đền Thánh có 7 vị đi theo đến cấp Địa Thánh Đức Ngài bảo đoàn người ngồi tại đó, trong dịp nầy có ông Hiền Nhơn Lê Văn Trung thấy tận mắt nên thuật lại, Đức Ngài vắt vai cái khăn đỏ tay xách thùng hồ đã trộn sẵn, tay bưng cái hộp thỉnh ở Núi Bà, đi một mình xuống hầm để hành Pháp trấn tâm tòa Bát Quái.

Ngược lại số anh em phạm môn chẳng những ngồi đó mà còn có ý rình mò bỗng dưng ngủ khì. Đức Ngài trấn pháp xong trở ra còn phải đánh thức mấy anh em đó vậy, khi ra về có số người hiếu kỳ lén ở lại đốt đèn lên xuống hầm Bát Quái xem cùng chẳng thấy dấu vết chi hết . Đến sáng ngày trở lại quan sát thật kỹ cũng chẳng thấy, ai nấy lấy làm ngạc nhiên.

Đức Hộ Pháp với sứ mạng thiêng liêng khi Tòa Thánh sắp hoàn tất, lại bị người Pháp gởi lịnh cho Đức Ngài cấm mọi công tác tạo Tòa Thánh phải đình chỉ. Kể như ngôi Đền còn thừa lại ba khuôn bao lam Thần vọng nơi Chánh Điện với đắp ngói lót gạch và sơn phếch nửa là xong.

Suốt thời gian nầy Đức Ngài trù tính làm sao đặng bảo tồn cái đại nghiệp đạo là ngôi thờ Đức Thượng Đế để cho Vạn linh trụ khối đức tin vào đó. Khi trấn pháp hầm Bát Quái rồi chừng đôi tháng sau Đức Ngài mặc bộ tiểu phục màu vàng và đội mão từ Hộ Pháp Đường đến Tòa Thánh lúc nửa chiều để trấn pháp Tịch Địa Đài, hầm tư vuông 1m2, nếu dồn lại là 4m8 cũng 12, bề sâu 1m2 đều là con số khai thiên của Đức Chí Tôn, cũng như Cung Đạo cấp của mặt nền 2m82 nếu cộng với số 12 mà thôi. Đức Ngài hành pháp xong bước xuống hầm Tịch Địa Đài tay cầm một vật nhỏ, cắm ngay giữa hầm nghe có sự trở ngại, Đức Ngài liền nói lên một tiếng "Hộ Pháp" nghe còn nặng tay Đức Ngài liền nói tiếp "Hộ Pháp" một lần nữa mới cắm xong một báu vật đó, có nghĩa Long Tuyền chỗ để thể hiện rồng đen của Đức Chí Tôn. Chừng Đức Ngài bước lên bảo anh em đẩy nắp hầm đậy lại chu đáo. Người theo phục dịch Đức Ngài là Giáo Sư Ngọc Tống hiện ông còn sống đang làm việc ở Ban Nghi lễ Tòa Thánh là một nhân vật chứng minh việc nầy.

Sự tạo tác Đền Thánh kể như tạm ngưng chừng 3 tháng, sau cường quyền Pháp vô Tòa Thánh vào 4-6 Tân Tỵ mời Đức Ngài lên xe ra tỉnh rồi giữ luôn, còn nơi Nội ô Tòa Thánh, Quận Huê ra lịnh cho anh em công quả chuẩn bị tư trang trong 3 tiếng đồng hồ phải rời khỏi Nội ô, nếu quá hạn không bảo đảm an ninh. Đâu đó vừa xong thì quân đội Pháp kéo vô chiếm đóng thì Tòa Thánh không cho gọi cái danh Chùa Mới đổi lại là Thành Mới. Chúng lấy Tòa Thánh làm Garage cho quân đội để xe đổ đất hai bên cửa hông và bên trong ngôi Đền chẳng còn cấp bậc đặng cho dễ bề xe lui tới bởi cửa hông chưa có hình Kim Mao Hẫu, còn Thiên Nhãn chung quanh hông Đền người Pháp sợ nên cho thợ tô kín lại hết. Còn vị quan hai ở nơi lầu Hiệp Thiên Đài lấy lầu chuông làm kho bạc nên cắt đứt cầu thang lầu chuông, chỉ chừa một ngỏ lên mé lầu trống mà thôi, vị quan ba thì ở Giáo Tông Đường, còn vị quan Tư ở tại Hộ Pháp Đường, lấy Báo Ân Từ làm câu lạc bộ cho quân đội. Nên quả Càn Khôn còn lại nơi Báo Ân Từ, còn 7 chiếc Ngai với giàn lỗ Bộ và cốt tượng Ngũ Chi do Quận Huê cho một số người tẩu tán trước. Riêng quả Càn Khôn vị Quan Tư của Pháp bắt lính khiêng để bên trong gốc rào Hộ Pháp Đường mé trước Báo Ân Từ sai lột bớt lớp vải mé dưới để nuôi gà .

Kể như cường quyền Pháp thẳng tay chà đạp trên sự tín ngưỡng Tôn Giáo, về lý đạo cũng là một triệu ứng để chứng tỏ Cao Đài sẽ thoát nạn vào năm con gà. Đó là cuộc đảo chánh Pháp 24 tháng giêng Ất Dậu (1945) thì Tòa Thánh bắt đầu lo tái thiết. Anh Giáo sư Thái Son lúc đó còn là tín hữu đang đục lớp hồ mà người Pháp cho tô lên Thiên Nhãn mới xong cái thứ 5 thì có lịnh ở địa phương nhà xin về lãnh nhiệm vụ BTS, còn ông Bùi Ái Thoại lo đắp 3 khuôn bao lam Thần Vọng đến bao lam Thất Thánh đang đắp mô hình Lôi Chấn Tử mà ông lại đau bữa nào cũng nhờ số nhơn viên đắp vẽ của ông lấy chiếc xe để ông ngồi lên từ nhà 7 Lực đẩy đến Tòa Thánh đặng ông chỉ bảo việc làm và đắp hình Lôi Chấn Tử chỉ được phần mình mà thôi. Nhờ 7 Lực đắp phần đầu khi Lôi Chấn Tử có đủ phần đầu kể như Châu Văn Vương thoát nạn nơi vũ Lý, với tôn giáo Cao Đài là ngày 4-8 Bính Tuất, Đức Hộ Pháp được trả tự do trở về Tòa Thánh. Ban kiến trúc cho thợ đục cái lỗ bị Pháp bít để làm lại cầu thang Lầu Chuông. Đức Hộ Pháp liền phán lỡ rồi thôi để y vậy. Đó cũng là Thánh ý ở lý tạo đoan. Trống Lôi Âm tiêu biểu cho tiếng nổ, bởi tiếng nổ tạo ra tiếng vang là chuông Bạch Ngọc, với tiếng vang khi tường âm thanh dứt sẽ phục hoàn vào ngôi tiếng nổ. Nên người dọng chuông phải lên bên thang lầu trống là ngôi tiếng nổ rồi qua Thông Thiên Đài mới đến lầu chuông để khởi lên tiếng vang. Xong rồi phải trở lại cầu thang ngôi tiếng nổ mà xuống.

Trước đó Đức Ngài bị Pháp bắt thì số gạch bông chuẩn bị lót Tòa Thánh thì Pháp cho người chở hết về ngoài tỉnh để lót chợ Tây Ninh. Chừng đảo chánh Pháp rồi thì anh em công quả ra cạy lên chở hết về Tòa Thánh. Chừng Người Pháp theo chơn đồng minh trở lại Tây Ninh thì người Pháp buộc vị lãnh đạo Tôn Giáo phải chở trả và lót lại cho họ.

Trong giai đoạn nầy ông Phối Sư Thái Khí Thanh cho anh em lấy chiếc xe hai bánh của Công Viện sáng bữa nào cũng năm bảy vị dỡ cơm xong ráp đẩy xe gạch ra Tỉnh lót xong mới về kể cả tuần mới hoàn tất.

Chừng Đức Hộ Pháp được chánh Phủ Pháp trả tự do thì Tham Biện Tây Ninh cho nhơn viên Công Chánh cạy hết lên chở vô trả cho đạo để lót ngôi thờ Đức Chí Tôn đặng Nhơn sanh chiêm ngưỡng. Thiết tưởng người tu chúng ta cũng phải lắm công phu như viên gạch lót ở Đền Thánh mới là đáng giá. Ông Phối Thánh Bùi Ái Thoại nhờ Đức Hộ Pháp đào tạo ông trở thành bậc chân tài về kỹ thuật, những mô hình tuyệt xảo do bàn tay ông đắp, còn khuôn Lục Long và Tam Linh khuôn cột Rồng bông sen bông nho và khuôn Thiên Nhãn nơi hình tam giác đều do ông tạo thành. Số nhơn viên của ông chỉ có 7 Lực, thực hiện được 2 công trình trong khi xây cất Tòa Thánh, 1/ là Cân công bình trước Tịnh Tâm Đài, 2/ là 6 tia rồng phun nước ở Nam Nữ giảng Đài, 3/ là pho tượng Đức Cao Thượng Phẩm 7 Lực đắp phần đầu còn Tá Lý Cường đắp phần mình. Khi thực hiện công trình nầy có Đức Hộ Pháp giám định dạy đắp chữ Đạo nơi mũi giày Đức Cao Thượng Phẩm, sau nầy ông Giáo Sư Thái Chẩn trợ lý Nghi Lễ Tòa Thánh cho là ngược bảo em Kiệt dũa đắp lại cho thuận. Em sợ chỉ sơn trắng để đó 5; 3 hôm có dư luận xôn xao, thì Ngài Hội Trưởng Phối Sư Thượng Thơ đến Tòa Thánh 10-9 Canh Ngọ, nói chuyện của Đức Ngài làm tôi không biết do ông Thái Chẩn đề nghị. Bửu tượng của Đức Cao Thượng Phẩm Chi Đạo với lý âm dương 2 người đắp, bửu tượng Đức Hộ Pháp có một tá lý Lực đắp bởi vạn pháp qui nhứt, bửu tượng Đức Thượng Sanh có một tá lý Cường đắp bởi nhứt thuyết chúng sanh nhứt điểm linh.

Sự tạo tác Tòa Thánh phải qua nhiều giai đoạn đến cuối năm Bính Tuất (1946) mới hoàn tất. Ban Kiến trúc tổ chức cuộc lễ bàn giao Tòa Thánh cho Hội Thánh vào mùng 3 tết Đinh Hợi (24-1-47). Đức Hộ Pháp đứng về mé công thợ, đôi bên ký tên giao lãnh xong. Đức Ngài liền phán Hội Thánh có bổn phận gìn giữ cái đại nghiệp nầy cho Nhơn Sanh, tức là khối Thiên Lương của Nhơn loại. Đức Ngài dạy mùng 8 nầy làm lễ di quả Càn Khôn nơi Báo Ân về thờ tại Bát Quái Đài Đền Thánh. Lúc di quả Càn Khôn Đức Ngài liền phán cả con cái Đức Chí Tôn mỗi người một cánh tay chung sức nâng đở quả Càn Khôn đối với đại nghiệp đạo. Nên tôi cảm tác một vần thơ.
LỄ DI QUẢ CÀN KHÔN
Chung tay nâng đở quả Càn Khôn,
Bát Quái an ngôi vũ trụ hồn.
Tam Giáo hoà đồng qui tín ngưởng,
Tứ thời tụng niệm họp suy tôn.
Cao Đài hóa chúng cơ duyên định,
Thượng Đế ban ân đạo nghiệp tồn.
Thành một kỳ quan nguơn Thánh Đức,
Thể hình Bạch Ngọc ánh Thiên môn.

Với hiện tại chúng ta thử so sánh Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình như vị Bakhanyoud sáng tạo cảnh Đế Thiên. Tòa Thánh Tây Ninh là một kho tàng huyền nhiệm về tâm linh như nền văn minh Kim Tự Tháp. Tòa Thánh Tây Ninh là một hiện sinh của Đức Chúa Trời tự ngàn đời ở Jérusalem. Tòa Thánh Tây Ninh là một linh thể tượng trưng chơn pháp của Chúa Cứu Thế nơi La Mã. Tòa Thánh Tây Ninh là một khối đức tin của nhơn loại về mặt tín ngưỡng thuần túy như Đền Thánh Tây Tạng.

Tòa Thánh Tây Ninh là một linh khí của Càn Khôn Vũ Trụ, nên được kết tụ những tinh hoa của vạn vật. Tòa Thánh Tây Ninh là mục tiêu hòa bình thế giới được thể hình Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa ước ký trước Tịnh Tâm Đài với 4 chữ Bác Ái Công Bình tức là vì nhơn loại.Toà Thánh Tây ninh nhờ công sức của Vạn linh mới tạo nên hình thể Chí Linh với một ngôi thờ khối đức tin duy nhất là Thần Thiên Lương củn nhơn loại. Chính Đức Thượng Đế đến dùng huyền diệu cơ bút khai sáng kỳ ba với cơ qui nhứt , nên tôi có cảm tưởng một vần thi khoán thủ như sau:
CAO trọng ngôi đền thể Ngọc Kinh,
ĐÀI phô Nhân Nghĩa lập Hòa Bình.
ĐẠI đồng Chân Lý gồm nhân chủng,
ĐẠO Cả Chủ Quyền ở Chí Linh.
TAM Giáo ân ban trừ nghiệt khí,
KỲ truyền pháp hoá chuyển hành tinh.
PHỔ thông nền Chánh thời nguơn hạ,
ĐỘ chúng sanh qui nhứt Tổ Đình.

Toà Thánh là Tổ Đình của thời tịch Đạo Thanh Hương, là nơi thờ Đấng Chí Linh, nhờ khối đức tin của nhơn loại trụ vào đó nó mới trường tồn đến thất ức niên.

*  *  *

40 - BA CUNG BA ĐỘNG

Trí Huệ Cung, Trí Giác Cung,Vạn Pháp Cung, Thiên Hỉ Động, Địa Linh Động, Nhơn Hòa Động, chữ giữa 3 cung là Huệ Giác Pháp. Chữ giữa 3 động là Hĩ Linh Hòa, chữ đầu 3 động là Thiên Địa Nhơn.
Trí Giác Cung là nhà Tịnh của Hiệp Thiên Đài, phần nền âm sâu tầng dưới là Địa Linh Động, chỗ cửa bước xuống có 3 vòng vô vi người thừa lịnh Đức Hộ Pháp đến nhà tịnh nầy là Trần Khai Pháp với sứ mạng Khai Pháp cho cơ Đạo. Lúc khởi công kiến tạo vào năm Mậu Tý (1948), Đức Hộ Pháp cũng ở thường nơi trường Qui Thiện nên có Hộ Pháp Tịnh Đường lập trước kia Đức Ngài đến nghỉ nơi đó có giảng nhiều về Đạo Pháp với quí vị Phạm Môn, nơi đó kể như có Thánh ý của Thầy chỉ bảo việc làm, thời gian sau nầy ông Đốc Trường có lẽ giữ đúng, còn về Hội Yến Diêu Trì Cung hễ Đức Hộ Pháp ở nơi nào thì Đức Ngài cho lập Hội Bàn Đào nơi đó vì có mặt Hộ Pháp cho phép mới được, cũng như lúc Đức Ngài nghỉ nơi Trường Qui Thiện thì cho phép Hội Yến nơi Trường Qui Thiện, cũng như lúc Đức Ngài lên Kim Biên không tiện để về Tòa Thánh được. Nên cho phép Hội Yến Diêu Trì tại Kim Biên chỉ có một lần đó thôi, vào 1927 cũng là năm Bát Nương giáng bút ban Phật Mẫu Chơn Kinh. Sau khi Đức Hộ Pháp bị lưu đày, ông Đinh Công Trứ là vị Đốc Trường Qui Thiện ở nhà mới tạo Đền Thờ Phật Mẫu xây tường bằng hồ ô dướt lợp ngói nhờ số anh em Phạm Môn lúc Pháp chiếm đóng Tòa Thánh mấy anh len lỏi lén thĩnh linh vị Phật Mẫu đem về thờ cúng cũng noi theo Thánh ý Đức Hộ Pháp. Sau nầy Chí Thiện Lê Văn Chưởng và toàn đạo nơi đây kiến tạo lại bằng Bê tông cốt sắt khi hoàn thành làm lễ an vị Phật Mẫu vào 19-2 Bính Ngọ.

Tổng Quản Ban Trị Sự, Chí Thiện Chưởng cất ngôi Đền nầy tầng trên thờ Đức Chí Tôn, tầng dưới thờ Đức Phật Mẫu bằng Long Vị, bên hữu thờ Cửu Vị Nữ Phật cũng bằng chữ, bên tả thờ Bạch Vân Động Chư Thánh bằng chữ. Bức tường ở Hiệp Thiên Đài mặt ngoài Tam Thánh ký hòa ước, bên trong thờ hình Nam Bình Vương Phật đứng nhìn vô Chánh Điện. Sự hành lễ nơi đây cúng đàn hay thời thường về kinh cũng y như Báo Ân Từ, chỉ khác phần nội nghi Nam Nữ đồng quì hành lễ xong khi đứng dậy xây ra xá Pháp, Nam thì quay qua tay hữu, Nữ thì quay qua tay tả, kể như đâu lưng phần dương thì chưởng giải, phần âm thì thu liễm. Đền thờ Phật Mẫu ở Trí Giác mặt tiền có lầu chuông, lầu trống như Thánh Thất vậy. Trước cổng là Khải Hòa Lộ, còn ngang sân Đền là Thông Minh Đạo, phía sau ngôi Đền là mặt tiền của Trí Giác Cung là Trung Hòa Lộ có 2 cửa để vào Đền thờ đề 4 chữ ĐẠO PHÁP VÔ BIÊN trên có 3 vòng vô vi thể hiện pháp luân thường chuyển, ngõ vào bên tả Thừa Minh Lộ, bên hữu Quản Thông Lộ, còn dựa rào mé tả Mật Thất Lộ, mé hữu Thông Cù Lộ.
 Home                                                   1 ]  2 ]  3 ]  4 ]  5 ] 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét