Đại Đạo Triết Lý Nhân Bản - 5 / 5 (Huệ Phong)

Mặt tiền Trí Giác Cung cái lý trung hòa là tên lộ đối diện Trí Giác Cung là Nhà Bảo Sanh Thuần Đức mà Đức Hộ Pháp đã dạy phần đó có nghĩa tượng trưng cho Kim Bồn của Phật Mẫu. Vùng Địa Linh là Pháp nên tượng thể khuôn thuyền Bát Nhã màu xanh được làm lễ khánh thành 15-10 Nhâm Thìn (1952), còn các nơi từ Trung ương đến địa phương thuyền Bát Nhã đều màu vàng thể hiện cơ giải thoát của Phật lan tràn khắp chúng sanh,
với khuôn thuyền Bát Nhã màu xanh nên có tượng Đức Di Lạc ngự trước giữa thuyền để chưởng quyền Pháp giới Bát Nhã của cơ tận độ trong buổi Tam Kỳ nhưng mặc khôi giáp của Hộ Pháp.

Thuyền Bát Nhã ở Địa Linh Động trước kia chỉ đưa xác mà thôi, nhưng cũng có rước những vị Chức Sắc hoặc công quả đã hiến thân cho Đạo và trường trai được đem vô trí giác hành lễ xong. Chừng đưa đám đi an táng thể hiện đủ Phật Pháp Tăng, đường lụa vàng choàng ở cặp gạt rồng xanh, đường lụa đỏ giắt ngang miệng rồng 2 mối choàng lại mui thuyền. Như vậy xa Ngọc Lộ phải rồng đỏ mới đủ 3 màu Phật Pháp Tăng, ngược lại trước kia đỏ do thợ sơn đạm điểm vàng nhiều dần dần không còn màu đỏ. Ngôi Đền tầng trên thờ Đức Chí Tôn là thờ cái nguyên lý của cơ khởi thỉ Càn Khôn, tầng dưới thờ Đức Phật Mẫu là thờ cái chơn khí hóa sanh vạn vật. Nên nghi thờ nơi đây có 2 rồng đỏ trước có vòi sau anh Viễn đắp lại bỏ bớt cả hai đuôi châu vào Long Vị, đầu phủ phục tại tiền bàn, hai rồng: 2 là số âm, còn rồng là dương, nhưng màu đỏ thuộc tăng của cơ sinh hóa với pháp "lưỡng long phục vị" ở ngôi Đấng Thiên Hậu là vậy .

Còn thờ Đức Diêu Trì Kim Mẫu nơi Báo Ân Từ có "Song Phụng Triều Nghi" giữa thì mặt nhựt thể hiện tại tiền bàn là ngôi phát xuất các tàng linh, phụng loại trống tiêu biểu cho dương ấy là đạo nhưng màu xanh của pháp là âm thể hiện ngôi thờ Đức Mẹ Chưởng Kim Bàn.

Nhưng Vạn Pháp Cung chưa thành là do tâm đức Chúng sanh còn biến cải. Nên Đức Hộ Pháp chỉ chọn đặt nền mống hướng nam chân núi Bà nhìn về Tòa Thánh. Nên mỗi cung mỗi động phải có đủ Phật Pháp Tăng để chuyển hóa với pháp hồi quang là vậy, còn sự phản chiếu thì khác, với Thiên Hỉ Động, Địa Linh Động, Nhơn Hòa Động phải có pháp định vị.

Nhơn Hòa Động là Tăng thuộc chúng sinh, Tòa Linh Sơn là Pháp, Cung Vạn Pháp qui nhứt tức là Phật, là cơ đoạt đạo của người tu, cũng như Trí Huệ Cung là Tăng. Thiên Hỉ Động là Pháp. Ngôi tịnh thất nầy thờ Đức Hộ Pháp là người sáng lập nắm quyền vi chủ ba cung tức là Phật.

Cung Vạn Pháp là nơi qui cả pháp tánh chúng sanh, Động Nhơn Hòa là cơ họp nguơn chủng, kề ba cung lấy chơn pháp đạo mà hình dung trí giác là cái mỏ ác của con người, còn Động Địa Linh là cơ sinh của Đạo pháp đối cùng vạn loại.

Thiên Hỉ Động là nguyên lý của bản tâm ở đạo trời tượng thể. Cung Trí Huệ tiêu biểu cái dụng của bản tâm từ Thiên Hỉ Động chiếu lên là nơi phát xuất ánh linh quang cho toàn thiên hạ.

Tòa lầu Trí Huệ Cung là phần trên, có một tầng âm sâu dưới đất là Thiên Hỉ Động. Bước vào phòng thấy cây tủ đứng sát góc tường bên tả, cao 2.05m, hông 1,03 m, mặt tiền ngang 1m 41, là cánh cửa phần trên tượng thể cung Càn ( ) ba vạch chẳng bằng nhau y hình nơi Bát quái. Hé cửa cung Càn vào Thiên hỉ động ở giữa một cây cột vuông đỡ giàn đà với pháp tứ tượng. Từ đầu cột ra, mỗi cánh có 5 bậc. Dưới chân có cây tủ 1,743m cao chừng phân nửa cột, hình tủ vuông 1,89m. Mỗi mỗi có hai cánh cửa 0,50m. Nếu bốn bên mở chừng một cánh phía hữu, trước tầm mắt ta là chữ Vạn ở pháp thu liễm, phần nầy đóng lại. Mở một cánh một góc bên tả là chữ Vạn của cơ chưởng giải. Bằng bốn bên mở cả hai là pháp Bát quái, bởi lòng tủ miệng bát nên mỗi cạnh cột có miếng ván liền ra góc tủ với pháp tứ tượng. Ngay cửa hậu là lộ Thiên Can, Đức Ngài cho mở xắn ngang đất phần bởi Thiên Can tùng Địa Chi chẳng tùng thổ cư, còn ngang qua cặp mé rào là Thanh Tịnh Lộ, phía Tây có Giải Oan Kiều, phía Đông gối đầu Cổ Phong Lộ xẻ giữa phi trường, còn tả hữu với mặt tiền là Pháp Luân Lộ.

Ngay cửa Trí Huệ Cung là An Nhàn Lộ có đoạn Trần Kiều. Đứng ngoài trông vào phía tả là Ao Thất Bửu ở bên cầu, còn sau lưng là chợ Thiên Dương thể hiện cho cơ đời với con người có căn tu muốn tìm về cội đạo. Đến ngang đây ghé mắt trông xuống ao thấy nước soi hình. Nhờ Pháp Thất Bửu của Phật gội rửa thất tình của ta đặng bước qua Đoạn Trần Kiều để vào cung Trí Huệ rồi vượt lên cầu Giải Tục đến trường Qui Thiện mới về Tòa Thánh.

Chúng ta nhìn tòa Trí Huệ Cung có 4 cửa thể hình pháp Tứ Tượng đỡ tòa lầu, đứng trong nhìn ra tính vách rào bên tả thì hình chữ vạn chìu chưởng giải, còn tính vách rào bên hữu thì chữ vạn chìu thu liễm, giáp vòng cung Trí Huệ là một huê viên tuyệt đẹp, cửa Tây Nam Đức Ngài dạy treo một quả chuông có đủ diệu pháp âm dương mới thành đó là cơ mầu nhiệm của đạo trời, đối cùng 92 ức nguyên nhân quả chuông được Đức Ngài trấn thần, vì mấy lần đầu ông Giáo Hữu Thái Mạnh đúc xong đánh lên hơi ngân như hồng chung. Đức Ngài bảo đập đúc lại bởi chuông kiểu tiểu hồng chung miệng úp xuống tiêu biểu cho âm khó có được tiếng ngân vang của hơi dương. Rốt rồi Đức Ngài dạy ông Giáo Hữu Thái Mạnh em về bảo bạn đời của em chay lạt tắm gội thành tâm ngày mai xuống thổi bề để em nấu đồng đúc lại ắt thành công.

Thật vậy khi đúc xong gõ thử kêu vang như tiếng kiễng nhà thờ, hễ đúng giờ Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu giựt lên 3 hồi với chơn pháp tiêu biểu luật lịnh truyền thông trong 3 cõi Thượng Thiên, Trung Thiên và Hạ Thiên. Mỗi hồi dựt 36 cái quả lắc đánh qua đánh lại thành 72 tiếng, mỗi hồi tiêu biểu sự truyền đạt của pháp nhiệm 36 cõi trời làm cho tam hồn vật loại trong Càn Khôn thức tỉnh cùng các Chơn Linh trên 72 quả cầu đặng hồi hướng tứ thời chiêm ngưỡng nơi đây. Tam Thập Lục Thiên là con số Cửu của trời. Thất Thập Nhị Địa là con số Cửu của đất.

Vâng lịnh Đức Ngài nên 3 Hương Đạo quanh vùng này tất cả mọi người khi nghe chuông đổ lo chuẩn bị cúng Thời tại tư gia cũng y như ở Trí Huệ Cung, còn những ai đang đi đường hoặc đang làm công việc cũng ngưng đôi phút để định thần hướng về nơi chuông đổ mà cầu nguyện.

Sự hành lễ cúng thời lúc đó chưa có lập Hương Đạo, ở đây thì khác hơn các nơi, khởi Niệm Hương rồi Khai Kinh và tiếp đọc bài Đại La và Tạo Hóa Thiên đến dâng tam bửu Ngũ Nguyện là xong. Nhưng trong tứ thời chỉ đọc có hai bài kinh để xưng tụng hai đấng phụ mẫu vạn linh làm cơ hữu hạp Càn Khôn biến sinh vật loại với phép trưởng dưỡng trong nguơn bảo tồn, chẳng có xưng tụng tam giáo nhưng trước lầu Trí Huệ Cung có treo 3 vòng vô vi thể hiện pháp luân Tam Giáo với ánh diệu quang 3 màu.

Người tu chúng ta bền trau cái Thánh tâm từ từ nhi tiến phối hợp 3 cung vận chuyển pháp hóa Tam Thanh chiếu lên 3 đạo hào quang hình chữ sơn Phật Pháp Tăng là đắc tam diệu ở cơ định vị, Tinh Khí Thần hiệp nhứt tức thị tam huê tụ đảnh. Về tứ thời hành lễ nơi Trí Huệ Cung cái lệ giựt chuông tiêu biểu cho tiếng vang của pháp giới vô cực. Quả chuông nầy được Đức Thầy trấn thần độ nặng chừng 24 ký tuy nhỏ mà kêu vang. Nên bị kẻ trộm để ý cho đó có đồng đen mới lén cắt đứt lấy mất vào đêm 23-9 Canh Ngọ. Nay chỉ dùng quả chuông của Ngài Hồ Bảo Đạo trấn thần rồi tuy lớn mà kêu nhỏ được làm gác chuông cao hơn trước giờ chỉ để đó mà thôi.

Về phép giựt chuông Đức Hộ Pháp có tuyên bố Bần Đạo dạy đến phép giựt chuông là hết sách, đó là pháp trấn tỉnh mãi âm vang trong hàm tàng thức của chúng sanh về tinh thần trí não, phải tìm hiểu Đạo Pháp ở Chơn Lý của Đức Chí Tôn vì lời vàng tiếng ngọc đó sẽ có tiếng ngân vang như chuông trong cõi địa hoàn nầy đến thất ức niên.

Tòa lầu Trí Huệ Cung là một cảnh giới vô cùng tuyệt mỹ khiến thần trí của con người nhìn vào có một cảm giác lâng lâng, nên tôi có đôi vần hứng vịnh như sau:

VÃNG CẢNH TRÍ HUỆ CUNG
Hứng cảnh phong quang khởi sắc,
Ngát trời cảnh vật đưa hương
Kìa sau lưng dãy phố chợ Thiên Dương.
Nọ trước mắt tòa lầu cung Trí Huệ
Nhìn đoạn Trần Kiều dòng suối uốn mình bao thế hệ.
Trông An Nhàn Lộ vườn cây lả ngọn mấy tin sương.
Gió nhẹ lâng chào đón khách thập phương.
Nắng chói rỡ khơi tràn ao Thất Bữu
Động Thiên Hỉ một vùng thế gian danh hy hữu.
Lộ Pháp luân ba mặt đạo dụng lý siêu nhiên,
Kỳ hoa hớn hở bốn cửa đượm màu thiền,
Dị thảo diềm dà ngàn trùng chen cội đức.
Vào đảnh lễ trước một ghế chạm nỗi hình sen Tây Vức
Ngưỡng thành tâm bên mấy nghi thờ soi dấu Phật Nam bang.
Nhớ Tôn Sư từ ngày sống lại cõi Niết bàn
Giúp đệ tử vững chí chung xây nền Đại Đạo.
Cơ nghiệp đó chính tay người đào tạo.
Hạnh phúc nầy đỡ bước kẻ tu hành
Tầng địa lầu dưới đã thấy đành rành.
Tiếng thần hạïc ngoài nghe như văng vẳng.
Dạo gót hiên lan ngòi sương tay vẫy thẳng
Lắng chuông cửa tịnh hồn bướm giấc mơ nhanh
Nhát trông ra quang cảnh đạo an lành
Hồi tưởng lại sơ đồ Thầy vững chắc.
Ngang dọc hình phi trường chừng tái thiết khách trông vui tầm mắt.
Trước sau chòm cổ thụ vẽ tiêu dao chim hót đẹp nguồn thơ.
Viện Bảo Cô kế đó mới khai cơ.
Ban Kỳ Lão bên nầy chưa thượng bảng
Đẹp đẽ trời trưa vui cảnh rạng.
Im lìm gió mát tận lầu cao.
Vòng vô vi treo cửa trước ba cái vẫn ba màu.
Vật kỷ niệm để phía sau hai xe cùng hai loại.
Dãy nhà khách kế rào lầu rộng rãi.
Ấp Trường Xuân đưa mắt cảnh khang trang.
Cửa hậu Trí Huệ Cung ngay phắt lộ Thiên Can
Mặt tiền Ban Kỳ Lão đẹp thay đường Thanh Tịnh.
Giải Oan Kiều nằm mút đường nầy, suối gợi khách trì trai thiền định.
Văn Hiến Lộ mở ngang rẫy đó, người vui câu kích nhưỡng nhi ca.
Kìa ấp Cây chò Ngũ Luân Lộ xuyên qua,
Nọ cửa trường học Tam Cang Lộ chạy xuống.
Sở Cao su mắt nhìn có luống,
Nhà Nữ phái ngói lợp xây tường.
Lộ Cổ Phong sổ thẳng giữa phi trường.
Cầu giải tục nối liền về Trí Giác,
Ngắm cảnh đề thơ duyên bát ngát.
Cho cành đọng ngọc sắc long lanh.

THI

Vùng Thiên Hỉ Động đẹp như tranh,
Quang cảnh nơi đây đượm sắc lành.
Bên đoạn Trần Kiều ao Thất Bửu,
Trước cung Trí Huệ bóng Tam Thanh.
Vườn hoa nhân ái thêm nhàn nha,õ
Cánh cửa từ bi mãi vận hành.
Trải mấy tang thương còn vững đó,
Làm cơ hoằng pháp độ nhơn sanh.
(4-4 Nhâm Tý)

Với một tâm hồn nghệ sĩ hay họa sĩ hoặc tu sĩ nhìn vào cảnh vật hiện tại cũng có một vài cảm nghĩ soi rọi lại lòng mình nghe thanh thoát nhẹ lâng.

Hướng niệm Đức Tôn Sư Hộ Pháp nhập tịnh Trí Huệ Cung 16-1-Tân Mão (1951) trong 3 tháng. Đức Ngài tiếp xúc mặt huyền linh để cầu xin Ngọc Hư Cung ân giảm tội tình của nhơn loại ở thời Hạ Nguơn Tam Chuyển nầy.

CẢM ĐỀ
Tôn Sư nhập tịnh cảnh trời xuân,
Trí Huệ Cung ân đượm thế trần.
Phước tục biến hình hoàn xá lợi,
Kim Tiên khai khiếu đấng nguyên nhân.
Chuyển cơ huyền nhiệm hồi chuông lịnh,
Xung ánh Cao quang ngọn gió thần.
Triều kiến Ngọc Hư cầu giảm tội,
Nhơn loài tự tỉnh lánh mê tân.

Vì bả lợi mồi danh nên con người mãi đấu tranh nơi trường khổ não đó là sông mê. Muốn tránh cái họa diệt vong thì con người phải hướng về Thiên lý.

*  *  *

41 - LỄ KHÁNH THÀNH TÒA THÁNH
VÀ QUANG CẢNH NỘI Ô

Đức Hộ Pháp cầm quyền đạo rất quan trọng về tinh thần lễ nhạc. Bởi nhạc phát xuất nguyên lý tạo đoan với tiếng nổ Khai Thiên có liên hoan trong pháp giới chúng sanh đối cùng tôn giáo.

Nên cuộc Lễ Khánh Thành Tòa Thánh từ khởi công xây cất đến lễ an vị quả Càn Khôn đều nằm trong lý số tạo đoan. Nền Đạo bắt đầu lễ Hội Yến Diêu Trì Cung vào năm Ất Sữu (1925) đến năm Bính Tý (1936) là 12 năm mới khởi công cất Tòa Thánh, từ Bính Tý đến năm Đinh Hợi 47 là 12 năm mới làm lễ an vị quả Càn Khôn vào 4 giờ chiều ngày 8 tháng giêng là con số Thập Nhị Khai Thiên của Đức Chí Tôn. Tháng giêng là 1 cộng ngày 8 là 9 vốn con số dứt của trời, thờ quả Càn Khôn từ năm Đinh Hợi (1947) đến năm Ất Mùi (1955) là 8 năm tức con số Bát Quái của Đức Chí Tôn mới làm Lễ Khánh Thành Tòa Thánh, theo chương trình phần chánh yếu cũng thuộc lý số, khởi cuộc lễ vào mùng 6 tháng giêng Ất Mùi đến 16 là 10 ngày thuộc con số Thập Thiên Can của Trời, sáng 8 giờ 30 lễ rước Đức Hộ Pháp, 8 giờ 40 lễ Thượng Phướn trước Tòa Thánh và Báo Ân Từ, 9 giờ Ngài Khai Đạo Trưởng Ban Tổ chức đọc diễn văn khai mạc cuộc lễ.

Đến ngày 8, 12 giờ đêm Đức Hộ Pháp hành lễ cắt băng mở cửa Đền Thánh để hành đại lễ Tý Thời vào 9 tháng giêng. Sáng ngày 9, 6 giờ Đức Hộ Pháp hành lễ cắt băng mở cửa Báo Ân Từ nơi thờ Đức Phật Mẫu. Ngày 12, 9 giờ đến 10 giờ khánh thành các dinh thự, ngày 15, 8 giờ 30 hành lễ thiêu xác các Thánh Tông Đồ của Đức Chí Tôn, 1/ là Đức Quyền Giáo Tông, 2/ là Đức Cao Thượng Phẩm, 3/ là Ngài Đầu Sư Ngọc Trang Thanh, 4/ là Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh, lễ thiêu xác các Thánh kéo dài do Công viện thiếu kỹ thuật, sau nhờ Sãi Miên phụ lực chờ tro tàn mới nhặt hoàn xá lợi thành ra cuộc lễ thêm 2 ngày đến 18 mới xong cũng là con số Thập Nhị Địa Chi của Đại Từ Mẫu.

Nhưng ngoài chương trình cuộc Lễ Khánh Thành sáng ngày 6, 7 giờ Đức Hộ Pháp đến Khánh Thành bộ Lễ Nhạc có sự tham dự Ngài Khai Đạo quyền Ngọc Chánh Phối Sư, Ngài Cao Văn Pháp, Ngài Tiếp Lễ Nhạc Quân, với Ngài Đạo Nhơn Trịnh Phong Cương Chưởng Quản Phước Thiện, cùng một số anh em ở lễ Nhạc Đường. Văn phòng nầy lợp tôn vách ván, hành lễ xong Đức Hộ Pháp liền phán, lễ nhạc thành, đạo mới thành. Vì lý do đó nên Bần Đạo mới hành lễ Khánh Thành văn phòng bộ Lễ Nhạc Trung Ương trước là vậy.

Phần phụ trong cuộc lễ có những chương mục vui về tinh thần. Dọc theo hai bên rừng Thiên Nhiên có nhiều gian hàng triển lãm của các Châu chưng bày. Trước ngựa Phật Tổ Hội Thánh cho dựng một cái khán đài, Đức Hộ Pháp sai anh Lê Văn Thoại đi mướn đoàn hát bộ, anh vâng lịnh xuống Sài Gòn kêu đoàn hát ở tại rạp Thành Xương đường Trần Hưng Đạo lên hát 3 đêm đề tài Đức Ngài 1/ Tiêu Anh Phụng loạn trào, 2/ Đào Tam Xuân vấn tội Hàng Tố Mai, 3/ Nguyệt Kiểu đi tu, với chúng ta hiểu thánh ý của Đức Ngài có loạn mới có trị, có trị rồi mới có bình. Sự trình diễn 3 đêm đã xong, đoàn hát xin với Hội Thánh để hát cúng một đêm ở đoạn cuối của tuồng San Hậu như vậy là 4 đêm.

Nay là Đông Khán Đài buổi nọ nền trệch đầu rừng Thiên Nhiên, mé ngoài có cuộc thi văn nghệ về lễ Khánh Thành Tòa Thánh. Đầu trong tổ chức cuộc đánh cờ người được nhiều kỳ thủ danh tiếng đến tham dự. Các lộ ở nội ô cũng như bên ngoài sóng người vẫn cuồn cuộn, từ cửa số 2 đến cửa số 3 ở bên trong người ta buôn bán tấp nập, thêm đoàn xiếc Mô tô cũng chen vô để giúp vui. Một đoàn cưỡi xe nhào lộn ngược trong lồng cầu. Một đoàn cưỡi xe nằm ngang vẫn buông tay xe chạy quay ở trong cái thùng tròn, cũng còn vài thú vui nho nhỏ. Gần đến ngày lễ Khánh Thành trong Nội Ô từ dinh thự với các lộ Công Viện cho anh em công quả dọn dẹp rất khang trang. Nặng nhứt từ cửa số 3 đến cửa số 2 lô đất từ mé rào giáp lộ Cao Thượng Phẩm còn chồi Gò Mối. Lịnh Đức Ngài cho Hội Thánh huy động công quả các phận vô làm cho bằng phẳng, sạch sẽ . Giữa lúc đó có quyền đời ngoài tỉnh xin với Hội Thánh để đem xe ủi vô dọn cho đỡ sức nhơn công, Hội Thánh mới bạch lại thì Đức Ngài phán để nhơn sanh làm kiếm công quả. Chớ sau Đạo thành rồi các nước trên thế giới hiểu Đạo họ giành làm bằng máy móc hết, nhơn sanh khó mà có chỗ để lập công, thảng như giấy công quả của chúng ta ai ham tiền bán họ cũng sẵn sàng mua .

Khi Đức Hộ Pháp về Tòa Thánh nắm quyền đạo hồi năm 1946 đến 1948 thì vùng ngoại ô Thánh Địa Đức Ngài cho mở mang lần đầu Bát Phận Đạo. Bát là con số biến hóa nên chừng lễ khánh thành Tòa Thánh vào năm Ất Mùi (1955) đã lên đến 13 Phận Đạo. Chừng Đức Thượng Sanh về cầm quyền đạo có 4 phận lớn Đệ Tứ, Đệ Ngũ, Đệ Thất , Đệ Cửu nên chia ra và lập thêm tất cả là 19 phận.Khi Ngài Hiến Pháp nắm quyền Chưởng Quản cho lập ra Phận Nhị Thập ở Ninh Sơn là 20 phận.

Cuộc lễ Khánh Thành Tòa Thánh từ Trung Ương đến địa phương nhơn sanh về lễ quá đông, lớp Quan Khách ở trong nước cũng như ngoài nước, mà châu vi Nội ô chỉ vỏn vẹn số đất có 96 hecta. Ngay lúc đó ra vào chỉ có 5 cửa, số 1, số 2, số 3, số 4, số 6. Ranh rào mé đông ngoài hàng tre gai cặp bên trong là lộ Thái Hòa, mé tây ranh rào thay vì xóm nhà cặp trong là lộ Ca Bảo Đạo, mé Nam ngoài ranh rào kẽm gai cặp trong là lộ Phước Đức Cù. Mé bắc bên ngoài rào kẽm gai cặp trong là lộ Thượng La-Ta-Bi. Hiện nay Châu Vi Nội Ô có xây tường rào ra vào tự do tới 12 cửa. Xin kể những con lộ chánh yếu hiện giờ mà Hội Thánh đã định danh nên nhơn sanh thường quen gọi. Ngang cửa Tòa Thánh là lộ Phạm Hộ Pháp, Bắc cửa 1, Nam cửa 7, trước ngựa Phật Tổ là Lộ Cao Thượng Phẩm, Bắc cửa 2, Nam cửa 6, Tại Hậu Điện Tòa Thánh là lộ Cao Thượng Sanh, Bắc cửa 12, Nam cửa 8. Cặp hông Nam Đầu Sư Đường là lộ Oai Linh Tiên, Đông cửa 10, Tây cửa 4. Cặp Giáo Tông Đường là lộ Thượng Trung Nhựt, Đông cửa 11, Tây cửa 3. Cặp hông cơ quan Phát Thanh Giáo Lý là cửa 9, lộ giáp đường Cao Thượng Phẩm chẳng có cửa 5, bởi cửa 5 nằm bên góc rào Nội ô ở phía Tây Nam hướng Cung Càn nên không mở, Đức Ngài dành cho những trang đồ tể tay biết buông đao, những hạng có quyền thế phá đạo làm nhục Chúa khi biết quay đầu, đã là hung ác đến lúc bị linh tâm cảnh giác họ trở lại nâng đở đạo với hành động phi thường, tuy cửa không mở mà do tâm đức phá vỡ đặng vào, khác nào lời Đại Từ Phu đã nói : Ngôi vị Bạch Ngọc Kinh chẳng ưa chứa kẻ hung hăng mà lạ một điều là kẻ hung hăng đạo đức thường phá cửa lún đặng vào địa vị phần nhiều đoạt bởi kẻ ấy. Với hiện tại pháp số cửa 5 không mở mà mở, ở lý biến dịch Càn sanh Khôn tức thị đường tâm đã khai môn nội.

Ngay trước Đền Thánh là cổng Chánh Môn, bên trong có 2 con lộ gọi là lộ Đại Đồng Xã chạy cặp hông Tòa Thánh. Khoảng trống ở giữa ngay cửa đền là sân lễ. Nhắc đến sân lễ thì trong tiềm thức không thể quên được ngày Lễ Khánh Thành Toà Thánh Tây ninh, Nên tôi mới cảm vịnh một bai thi để tri ân Đức Hộ Pháp trong giai đoạn kiến tạo ngôi đền phải chịu nhiều thách thức của cường quyền Pháp xem Thầy là dân thuộc địa khó dễ đủ điều, dầu bị tù đày chừng mãn hạng được trả về vẫn tiếp tục làm xong đâu đó mới có làm lễ Khánh Thành .

MỪNG LỄ KHÁNH THÀNH
Toà Thánh vui trông Lễ Khánh Thành,
Nhờ ơn Ngự Mã đốc công nhanh.
Nền nhân kiến tạo ngôi đền mới,
Cội phúc khai thông mạch đất lành.
Thần Thánh Phật Tiên qui nhứt bổn,
Thời kỳ đạo pháp ứng tam thanh.
Cao Đài chân lý tâm vi chủ,
Đại nghiệp thiêng liêng Thượng Đế dành.

Đây là một ân huệ Trời ban cho cả chúng sanh lấy sự thương yêu để lập lại cảnh thái bình của thời Thượng nguơn Thánh đức .

*  *  *

42 - HÌNH THỨC
CAO ĐÀI QUI NHỨT TÍN NGƯỠNG

Về mặt giáo lý phổ truyền Đức Hộ Pháp với sứ mạng để qui nguyên các triết thuyết hữu hình thành một khối tín ngưỡng. Đức Ngài vừa thực hành Thiên Đạo còn lo ấn tống quyển Phương Tu Đại Đạo đặng dạy chư tín đồ về phần Nhơn Đạo. Đối với nhiệm vụ công dân Đức Ngài mới khởi cuộc công du Châu Á vào 2-8 Giáp Ngọ (24-8-54) trước ghé Đài Loan rồi qua Nam Hàn, sau cùng đến Nhựt Bản tại chùa Co Ko Gi nhằm 2-10-54 để thỉnh tro cụ Cường Để đem về Tòa Thánh vào 20-9 Giáp Ngọ. Chừng một thời gian ngắn Đức Ngài cho công thợ xây cất một ngôi Báo Quốc Từ hình lục giác nằm ngay trung tim lộ đến chợ Long Hoa, được làm Lễ Khánh Thành 16-8 Ất Mùi để thờ những bậc biết hiến mình cho Tổ Quốc để biểu dương Thần Đạo. Ngôi thờ nầy phần trên là Đức Quốc Tổ Hùng Vương, dưới chỉ có 4 Long Vị, 1/ là Hàm Nghi , 2/ là Duy Tân , 3/ là Thành Thái , 4/ là Cường Để, cùng một chuyến Á du Đức Ngài ghé Đài Loan được vị Tổng Thống Tưởng Giới Thạch với nghi lễ tiếp đón rất nồng hậu. Trong lúc khoản đãi bổng dưng có người cháu 72 đời của Đức Khổng Tử rất thành kính trao cho Đức Ngài mấy bộ Kinh Nho Giáo, rồi Đức Ngài đến Nam Hàn được Tổng Thống Lý Thừa Vảng tiếp đón ân cần, còn mời một số Chư Sơn trong hàng Cao Đồ của Lão Giáo trao tặng cho Đức Ngài ba bộ Kinh của Tiên Đạo.
Nhờ sự gia công của Đức Ngài mới đem cả cái tinh hoa của Thánh Đạo và Tiên Đạo về nơi Tổ Đình Tòa Thánh Tây Ninh, ơn trên còn chuyển pháp ở mặt huyền linh. Nên Đức Ngài làm lễ cung nghinh 2 báu vật của Đức Thích Ca Bồ Đề và xá lợi gốc từ đảo Tích Lan đưa đến Tòa Thánh vào 16-5 Quí Tỵ do vị Đại Đức Narathera đem qua cấy trong cái lon chau lá mới ngón tay. Tiếp nhận xong để tại Hộ Pháp Đường bị chuột cắn bứt đọt sau mới đăm lên 3 tược khác. Đức Ngài phán với 2 người 1/ là Giáo Thiện Trạng , 2/ là 7 Tia có trách nhiệm săn sóc cây bồ đề, nó tuy một gốc sanh 3 nhưng sau còn là một hẳn vậy.

Khi Hội Thánh cho công thợ làm lại Hộ Pháp Đường Đức Ngài qua nghỉ tại Giáo Tông Đường, thời gian nầy cây bồ đề ở trong chậu để dựa chân tường sân nắng ngọn cao lên cả với, chừng đem đặt xuống sân Đại Đồng xã không xây bồn có rào giáp vòng để chõi thân cây bởi cao gần 3 thước, cây bồ đề được trồng vào 24-6 Ất Mùi nhầm ngày vía Cái Thiên Cổ Phật cúng tý thời vừa mãn đàn, lễ rước Đức Hộ Pháp và Hội Thánh có đèn măn xong ra tại sân Đại Đồng Xã, Đức Ngài phán nhờ vị Thủ Lảnh Bảo Thể Giáo Hữu Thái Thu cùng chánh Bảo Thể là Giáo sư Ngọc Thới hiện nay với hai nhơn viên phụ khiêng để xuống hầm gỡ bồn xong rồi dang ra, tự tay Đức Ngài cầm dá dùa đất úm gốc không cho một ai vịn vào, về bí pháp có phần nào quan trọng khác hơn 2 cuộc lễ trước kia, 1/ là lễ di quả Càn Khôn 4 giờ chiều 8 tháng giêng Đinh Hợi (1947) tại Báo Ân Từ dời về Tòa Thánh. Lúc con cái của đạo đang làm công quả có anh hiện ở trần mặc quần đùi, Đức Ngài liền phán Bần Đạo cho phép cả con cái của Đức Chí Tôn mỗi người phải có một cánh tay xúm nhau nâng đỡ quả Càn Khôn để đối với Đại Từ Phụ, 2 là lễ an vị của Đại Từ Mẫu, Đức Ngài phán cả con cái của Mẹ phải chung tay vào để phò long vị Đức Mẹ đến tận ngôi thờ là Báo Ân Từ đặng làm nơi chiêm ngưỡng.

Nhờ Đức Hộ Pháp đứng ra đốc công chỉ đạo cho 7 Cung lo kiến tạo lại ngôi thờ hiện giờ có bửu tượng Đức Mẹ cùng cửu vị Nữ Phật. Được làm lễ an vị vào 4-8 Quí Tỵ (11-9-53), thật là một công trình vĩ đại còn lưu lại cho người sau. Nhắc đến Đức Ngài là một chương Sử Đạo tràn đầy gian khổ hết lưu đày tới lưu vong cũng trong sứ mạng thể Thiên lập giáo, lấy tình thương cứu nhơn loại sớm thoát khỏi tai ách chiến tranh của thế giới, vì đó mà Đức Ngài mới vạch ra con đường Hòa Bình Chung Sống theo Thánh ý của Đức Chí Tôn đã tiên tri cùng nhơn loại về đôi liễn ở mỗi cửa vào Toà Thánh như sau:

CAO THƯỢNG CHÍ TÔN ĐẠI ĐẠO HÒA BÌNH DÂN CHỦ MỤC
ĐÀI TIỀN SÙNG BÁI TAM KỲ CỘNG HƯỞNG TỰ DO QUYỀN

Nhắc Đức Ngài người đạo ai cũng mong được phục hồi lễ Giáng Sinh của Đức Hộ Pháp. Ta nhớ đến cuộc lễ triều thiên nơi cõi Hư Linh tiếp vị Phật Hộ Pháp làm xong sứ mạng mà đài Thần Linh Học đã loan tin. Nên tôi mới cảm tưởng một vần thơ :

Vùng đạo mong ngày lễ Giáng Sinh,
Tôn Sư Hộ Pháp Tổ Hòa Bình.
Canh Dần chịu tuổi nhầm Đoan Ngọ,
Aát Sửu xây bàn hiện cứu tinh.
Điển lực Kim Tiên gom thế giới,
Aân quang Ngự Mã chiếu cung đình
Kỳ ba đắc lịnh khai nguơn hội,
Nhơn loại chung thờ Đấng Chí Linh.

Bởi Đấng Chí Linh giáng bút lập đạo để tạo hòøa bình cho nhơn loại bằng sự thương yêu và chơn thật.
*  *  *

43 - CHỦ CHI THẾ
THỰC HÀNH THỂ PHÁP

Mùng 4 tết năm Bính Thân Đức Hộ Pháp sang Miên, đến 15-4 Đinh Dậu Đức Thượng Sanh về tòa Thánh cầm quyền Đạo ngay trong cơ đại khảo có vài phần tử chống đối. Nhưng Đức Ngài vẫn thản nhiên với tánh đức ôn hòa quyết tâm giữ vững mối chơn truyền để lèo lái khuôn thuyền tế độ vượt qua cơn sóng gió, phần nội bộ đạo đâu đó cũng tạm an bài. Nên Đức Ngài lập Đạo Lịnh số 15 ngày rằm tháng giêng Kỷ Hợi (18-2-59), bổ vị Bảo Thế quyền Đầu Sư bên Cửu Trùng Đài đặng khuếch trương cơ truyền giáo vừa lo trùng tu và kiến tạo để bảo tồn đại nghiệp đạo của Đức Chí Tôn đến thất ức niên.
Kể là lần đầu tiên vào 14-8 Tân Sửu (29-9-61) lúc 9 giờ Đức Ngài làm lễ thượng phướn Tam Thanh nơi Báo Ân Từ tức là qui cả tam hồn của nhơn loại vào lòng Đức Mẹ kể như sự hành pháp ở Đức Ngài.

Còn nghĩ đến tương lai cho nền Chánh Giáo trong cơ qui nhứt của Đức Chí Tôn mới có đạo lịnh 032/ĐL 14-8 Nhâm Dần (1962) giao cho Ngài Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài thành lập ban Đạo Sử có nghĩa là cái kho để tàng trữ triết lý Vũ Trụ Quan và Nhơn Sanh Quan. Nhờ đó mà Hội Thánh mới có tài liệu tiếp ấn tống quyển Thánh Ngôn thứ nhì để giúp ích Chúng sanh trên đường tu học.

Kế đến ngày 9 tháng giêng Quí Mão, lễ Khánh Thành nhà Vạn Linh Đức Thượng Sanh cắt băng khai mạc cuộc lễ tức là Chủ Chi Thế mở ngõ cho vạn linh sớm hồi đầu hướng thiện.

Với Thất Đầu Xà, Đức Ngài là Chi Thế về ngự ở phần đuôi thì 4 cái đầu kia cất lên quậy phá phần Đạo cũng như phần đời. Nên những năm đó toàn đất nước đều có chiến tranh, thậm chí quanh rào Nội Ô Tòa Thánh cũng gánh chịu một phần không nhỏ về tai nạn cuộc chiến góc rào cửa số 8 với góc rào cửa 12, làm cho chúng ta nhớ đến lời Đức Hộ Pháp phán trong khi trấn thần Thất Đầu Xà kể là tiên tri, " E sau nầy Hộ Pháp xuất ngoại, Thượng Sanh về ngự ở nơi đuôi thì tự do thất tình lôi cuốn cơ thử thách nội và ngoại. Ngày nào Hộ Pháp trấn lại trên ngai thì có thể dễ dàng mọi việc đời đạo; quyền thiêng liêng phải vậy trả vay cho sạch oan khiên mới đem thuần phong mỹ tục vãng hồi hòa bình tháng Thuấn ngày Nghiêu trở nên Thượng Cổ ".

Bởi Đức Thượng Sanh thi hành cái sứ mạng trong giai đoạn Chi Thế cầm quyền đạo, Chi Pháp thì lưu vong, nên có một số người bị tà khí ám thị thiên lương không còn ngự trị được bản tâm mới đâm ra cực đoan bất mãn quá khích. Với cái tài lãnh đạo của Đức Thượng Sanh không phải dở nhưng gặp phải ở thời kỳ thử thách để trả nghiệt đền oan và tô thiên vị cho những trang chí Thánh, thì mới thấy rõ ai là người có tâm thành đức vẹn với chí thanh liêm công chính, vì đạo mới dám đứng ra cộng sự cùng Đức Ngài trong cơ khảo, về đối ngoại không xu thời, còn đối nội giữ vững lập trường tôn giáo thuần túy, vừa lo kiến tạo lại cho đại nghiệp nào là tường rào Nội ô với dinh thự trường ốc cùng các cơ sở như sau:

Kìa là VP. Đường Nhơn, VP. Tần Nhơn, VP. Bắc Tông Đạo, đó là những ngưỡng cửa để đưa người vào Thánh Thể, với VP. Ban Thế Đạo là ngưỡng cửa để dẫn phàm nhập Thánh, VP. Nam Đầu Sư Đường là ngôi mệnh của Thánh thể, VP. Tiếp Lễ Nhạc Quân, VP. Lễ Nhạc Đường là hơi thở của Thánh thể, VP. cơ quan Phát thanh giáo lý là lời nói của Thánh Thể. Học đường bị bán công được lịnh dời về tạo lại trường ốc, với VP, Ban Kiến Trúc, VP. Bảo Thể, VP. Thánh Vệ, VP. Ban Kiểm Thủ Thánh Địa, VP. Thuyền Bát Nhã, VP. Công Viện trại mộc hành chánh nhà đèn cùng V.P Hội Thánh Phước Thiện Nam cũng như Nữ, và Hạnh Đường Phước Thiện với cảnh Bá Huê Viên. Điểm chánh cho họa sĩ vẽ lại tượng Tam Thánh ký hòa ước bởi phong vải bị mục nước sơn bị bún lên, và cho tạo lại giỏ quả Càn Khôn mới bằng nhôm vì trước làm bằng vải lúc hạ đem ra để mé hành lang ngang Bát Quái mé phái Nữ, thành thử có số người mê tín xé mất phần dưới với số tinh cầu, với 3 ngôi tháp trước Đền Thánh, vào năm Mậu Thân 1968 cho công thợ xây rào lộ Ca Bảo Đạo chừa ra ngoài Nội ô vài cửa có cổng Tam Quan có cửa chưa, phần có cổng số 1, cổng số 2, cổng số 3, cổng số 4 chừng xây rào làm thêm cổng số 6, cổng số 7, phần còn lại cổng số 8, cổng số 9, cổng số 10, cổng số 11, cổng số 12. Đến năm Giáp Dần 1974 trong giai đoạn nầy Ngài Hiến Pháp mới cho xây tiếp mấy cửa đó. Còn làm lễ đặt viên gạch đầu tiên Tòa Nội Chánh Nữ Phái mé cửa 12. Nhưng trước đã cho kiến tạo lại Bệnh viện HC và lập VP Hội Thánh Hàm Phong với VP Kim Biên Tông Đạo, nhưng cổng số 2 không ở giai đoạn của Đức Ngài, cổng đó có vào thời kỳ của Đức Hộ Pháp còn lưu lại cũng như 3 văn phòng hiện nay, còn cũng con số 12 của Đại Từ Phụ mà thôi, bởi trước Đức Hộ Pháp lập ra Bát Phận Đạo, mỗi nơi phải có một văn phòng phận Đạo. Do thời kỳ Ngô Triều đàn áp Cao Đài cho người chiếm Trí Huệ Cung và Phạm Nghiệp Ngài Bảo Thế Quyền Đầu Sư ra lịnh các văn phòng phải thượng bảng Thánh Thất để khỏi bị chiếm đóng của quyền đời, vì thời gian nếu ngôi nhà thì ta phải trùng tu, nên dần dần các văn phòng ở mỗi phận trở thành Điện Thờ Thánh Thất chỉ còn hình thể văn phòng từ trước đến giờ, đó là Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Thất mà con số 12 đã nêu trên.

Nhắc lại lời Đức Hộ Pháp 4 góc Tòa Thánh nữa phải có 4 cái Thánh Thất nhưng ở xa ra.

Nên ở thời kỳ Đức Thượng Sanh lãnh đạo, vì hoàn cảnh hiện tại Hội Thánh mới cho tạo dựng nhiều Thánh Thất cũng như Điện Thờ, thì VP. Thượng Sanh Chỉ Thị số 072/TS điều 2 ngưng công cuộc tạo tác những Thánh Thất và Điện Thờ Phật Mẫu trong các Phận Đạo. Chiếu lời phê của Đức Hộ Pháp và quyết nghị của Hội Nhơn Sanh năm Giáp Thìn, Tòa Thánh 25-8-Ất Tỵ (28-9-65).

Thời gian của Đức Ngài về cầm quyền muốn bảo thủ mối chơn truyền là một điều rất khổ tâm. Nên ngày 22-10 Đinh Mùi (23-11-67) Đức Thượng Sanh gởi văn thư nhờ Hội Thánh Phước Thiện cho Công Viện tạo cho Đức Ngài một cây Thư Hùng Kiếm với Bí pháp Chi Thế để trị loạn. Đức Ngài nói mấy năm qua ngồi xem Chức sắc Hành chánh ra sao đạo hữu tu tâm như thế nào cho biết, nhận thấy một phần Chức sắc không giữ công tâm bất tuân Luật Pháp Chơn Truyền của Đạo, Sự tạo Thư Hùng Kiếm có đủ Diệu Pháp Âm Dương, khi Hội Thánh sai người đi tìm gốc dâu thật lâu năm. Biết được cửa số 7 ngoại ô có một gốc thật lớn đứng tại bìa sân nhà ông Lễ Sanh Ngọc Đức dựa mé đường, anh em công quả vào nhà để hỏi mua hoặc đổi đồ vật, nhưng anh Ngọc Đức nói của cha tôi trồng nay ông đã qua đời, đó là một kỷ niệm của gia đình không thể để mất được, nên anh em bước qua nhà Ngài Khai Đạo nhờ nói hộ dùm với LS Ngọc Đức. Ngài đến nói với Ngọc Đức sự quý báu được tạo Thư Hùng Kiếm hỏi có chi bằng, anh Ngọc Đức vẫn khư khư chối từ không để. Sau nhờ LS Thượng Thứ vốn người Pháp hồi mới lên vùng xóm ruộng thuộc xã Trí Bình cũng là nơi sinh của Đức Thượng Sanh.

Anh Thứ tìm mua được một gốc chừng cắt ngã xuống thấy có bù xè, e làm không đủ mới nài thêm một gốc nữa cở 9, 10 với gốc kia. Khi xong kêu xe chở về trại mộc Phước Thiện giao cho Tá Lý Chước anh Bảy Chước cho thợ cưa thử gốc Bù xè ra chỉ chọn được có một phiến đúng với tầm cở để làm, đây là lời Bảy Chước thuật lại, nên cho thợ cưa gốc nhít hơn mới lựa được một phiến nữa, mới ghép lại đủ thân Thư Hùng Kiếm, còn thừa một phiến lấy chuốc cáng Phất Chủ mà thôi.

Bởi Thư Hùng Kiếm một lưỡi trống một lưỡi mái, phần nhận thức LS Ngọc Đức không phải tiếc với đạo, nếu của Đạo làm vật báu cho đạo đâu bằng của đời đem về làm vật báu cho đạo mới là giá trị, đó cũng do thánh ý Ơn Trên khiến vậy.

Khi Thư Hùng Kiếm tạo xong cũng trong dịp lễ đưa Chư Thánh Triều Thiên 24-12 Đinh Mùi trước giờ cúng Ngài Hiến Pháp làm lễ trấn thần rồi, Lễ Viện sau đem dâng cho Đức Thượng Sanh nắm giữ để sử dụng bí pháp chuyển thế cho kịp kỳ Long Hoa Đại Hội.

Tiếp đến là tết Mậu Thân lần lần bước sang Kỷ Dậu trong 2 năm chiến tranh dữ dội càng khổ Nhơn Sanh.

Nỗi mừng cũng tạm vui xuân Canh Tuất vùng Thánh Địa người người nô nức với tinh thần tín ngưỡng trong dịp tết của nòi giống Rồng Tiên. Còn riêng về mặt Tôn Giáo chúng ta thể hiện sự chiêm bái tầng đoàn lũ lượt kẻ trước người sau hơn mấy ngày qua cùng nhau vào đảnh lễ nơi Tòa Thánh, cái điểm chánh lúc sắp cúng đàn thấy Đức Thượng Sanh thực hành sứ mạng phần yếu nhiệm của Chi Thế nhằm Đại Lễ mồng 9 tháng giêng cúng Đức Chí Tôn Ngọ Thời. Đức Ngài mặc Đại phục tay hữu cầm Phất Chủ, tay tả nắm xâu chuổi từ bi, lưng dắt Thư Hùng Kiếm, có lễ nhạc rước từ Giáo Tông Đường tới Tòa Thánh chỉ một lần nầy, sau Đức Ngài tự đi chớ không cho rước đưa nữa, nhắc lại trước kia Ngài Bảo Thế qua quyền Đầu Sư bên Cửu Trùng Đài xuống lịnh lễ nhạc và Tổng Giám Kiểm cơ quan Bảo Thể làm lễ rước Đức Thượng Sanh đi cúng Đại Đàn Đức Lý Giáo Tông chỉ có một lần bởi Đức Ngài không cho rước đưa như vậy.
*  *  *

44 - TỔNG LUẬN
PHẬT PHÁP TĂNG VÀ NHÂN NGHĨA

Phần tượng lý nguơn Vô Thỉ đạo sanh Nhứt là phật, Nhứt sanh Nhị là Pháp, Nhị sanh Tam là Tăng, bởi Tam sanh vạn vật là cơ Khởi Thỉ Đức Chí Tôn là Phật. Diêu Trì Kim Mẫu là Pháp làm cho Càn Khôn hữu hạp biến xuất vạn vật là Tăng, Tăng là Tinh phần sinh hóa, Pháp là khí lý trưởng dưỡng, Phật là thần cơ an định, Phật là tượng lý, Pháp là định vị, Tăng là phát huy. Nên người tín hữu Cao Đài khi thỉnh Thánh lấy dấu với Phật ta trụ được nguơn Thần, với Pháp ta định được nguơn Khí, với Tăng ta chuyển được nguơn Tinh, ở Trời Đất cái tự nhiên là Phật, cái an nhiên là Pháp, cái hiển nhiên là Tăng, còn ở con người linh hồn là Phật, Chơn Thần là Pháp, bản thân là Tăng, với ngôi Đền Thánh Bát Quái là Phật, Hiệp Thiên là Pháp, Cửu Trùng là Tăng, Phật là nguyên lý phát sinh, Pháp là triết lý biện minh, Tăng là giáo lý phổ trình, nên niệm Phật tập tánh từ bi, niệm Pháp giữ tâm công bằng, niệm Tăng làm Thân tế độ. Nên người tu niệm Phật bảo trọng tâm linh. Niệm Pháp tùng thị Chơn Kinh. Niệm Tăng tận độ chúng sanh, bởi tâm linh là Phật. Con Kỵ Vật là Tăng, nguơn thần cơ năng về Pháp. Nên tôn giáo Cao Đài dạy thờ Thiên Nhãn nói về Tăng là thờ bản thể chữ Chủ nói về Pháp thờ Thiên Nhãn là thờ cái bản tâm con người, nói về Phật thờ Thiên Nhãn là thờ bản chân của Thượng Đế tức là Thần Thiên Lương của nhân loại, vì đó mà giới người tu phải dùng cái Thiên Lương của mình đặng chế ngự thất tình của bản tâm, cũng như Đức Thích Ca lúc tham Thiền nơi cội Bồ Đề Đức Ngài đã đạt đạo Nguơn Linh ấy là Phật nhờ diệu dụng Như Lai tánh, ánh lên muôn đạo hào quang. Nên phần Tăng là Tinh đã biến hình Kim Thân. Còn phần nguơn Khí là pháp, biến sinh 7 đầu rắn Thần Cất lên ở bên sau để che chở Đức Phật hình như cây lọng kể như thất bửu chẳng còn thất tình, mà đạo trời đã thể hình chữ Tâm với 7 đầu rắn nơi Bán Nguyệt Ngũ Lôi Đài chính đó bửu tượng của ba Ngài thể hiện chữ Sơn phần trên "Tam điểm như tinh tượng". Phần kế dưới 3 cấp Tam Qui Thường Bộ, Hiệp Thiên Đài là"Hoành câu tợ nguyệt tà"ø với Đức Thích Ca về Tam Qui. Tâm ta biết thọ giáo là qui y Phật, tánh biết giữ giới là qui y Pháp, Thân biết hành sãi vãi là qui y Tăng, còn ba ngôi tam Bảo Phật bảo Nguơn Thần, Pháp Bảo Nguơn Khí, Tăng Bảo Nguơn Tinh. Nên Phật có những danh từ thật siêu việt, Cực Lạc nước Phật rất vui, Niết Bàn xứ Phật mọi vật điều tan biến, Như Lai Cảnh Phật đồng nhất diệu tánh, Bỉ Ngạn đất Phật bên kia biển mê, Phạm Môn cửa Phật lối về con đường giải thoát.

Còn Lão Giáo cho Đại Đạo phế nhân nghĩa ám chỉ cái đạo lớn của trời đất tức hai đấng tạo đoan hóa dục chúng ta kể như cha mẹ lo cho con, nhưng chổ tình người với nhau ta phải đối xử làm sao cho tròn câu Nhân Nghĩa. Nên Tòa Thánh Tây Ninh đạo trời đã thể hình hai chữ Nhân Nghĩa, Nhân thì bất tương tranh, còn Nghĩa thì bất vụ lợi, Nhân là gốc lợi sanh ở trời, nghĩa là gốc phúc lợi ở đất, với tất cả người tín đồ Cao Đài phải ra tài lợi sanh để làm việc phúc lợi đặng giúp ích chúng sanh. Chẳng phải cái nợ tình buộc mình lẩn quẩn theo đường nhân nghĩa đối với hương lân, chớ cái thuật Nhân Nghĩa của Thánh nhân đem ra áp dụng cả quốc dân. Chỉ có thuyết Nhân Nghĩa của tôn giáo mới đi đến chỗ đại đồng huynh đệ tương thân tương ái xem toàn nhơn loại trên thế giới là nhà chung.

*  *  *

45 - NGUYÊN LÝ TÔN GIÁO TRIẾT LUẬN

Luận về Thiên Đạo, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng trần lập đạo tá danh Cao Đài là Nho, Tiên Ông là Lão, Đại Bồ Tát là Thích, nên quen gọi Chí Tôn bằng Đức Cao Đài đó là chỉ đài ngự của Đấng Chí Linh chưa hẳn danh Chí Linh, cũng như đời thường gọi Đức Như Lai nhưng chỉ có hai vị Phật Thích Ca Như Lai, Quan Âm Như Lai hoặc Quan Âm Bồ Tát. Nếu gọi Đức Bồ Tát có nhiều vị Phật Chuẩn Đề, Di Lạc, Địa Tạng, Văn Thù, Phổ Hiền, với chữ Như Lai và Bồ Tát đó là cảnh của Phật không phải danh Phật. Về Như Lai sách Phật định nghĩa"Vô sở tòng lai diệc vô sở khứ" không đâu lại mà chẳng đi đâu. Còn Bồ Tát "Bồ gia,û phổ giả, tát giả, tế giả", với 2 từ ngữ có nghĩa chỉ về tánh hạnh của Phật, tánh Như Lai, hạnh Bồ Tát. Còn tu về Tiên đạo với chữ "Bản lai diện mục" nguyên khí vốn có ngưỡng mặt mắt thấy đồng nghĩa như lai, còn với người tín hữu Cao Đài, Đạo pháp vốn tâm linh phát sinh tư tưởng là Như, Thần trí hiện quán thông sự vật là Lai.
Nên triết thuyết Cao Đài Trời người đồng nhất. Phần đại thể là Trời, tiểu thể là người. Vì vậy mà Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn có câu "Thiên giả ngã dã" Trời ấy là ta vậy. Với Nho cõi Chí Linh gọi là Thiên Thượng, chốn của Vạn linh gọi là Thiên Hạ, về Tiên Giáo cho Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể, có nghĩa cùng một thể khí của chí linh biến sinh vạn vật, còn Kinh Phật cho cõi thế gian có 3 hạng trời người và ác quỉ, Phật ám chỉ trời là hàng vua chúa ở ngôi thiên tử cầm quyền xử trị, còn hàng người là thứ dân, hàng A Tu La là ác quỉ. Nên Kinh Kim Cang của Phật thiên thứ 12, có câu" Nhứt thiết thế gian Thiên nhơn A Tu La giai ưng cúng dường như Phật Tháp miếu", có nghĩa tất cả Trời người A Tu La trong đời đều nên tu Vựng Linh Sơn Pháp nơi tâm mới là Phật. Chớ chẳng cất miếu thờ Phật, với Cao Đài dạy hòa tâm hiệp tánh, có nghĩa phải hòa tâm cùng mọi người mới hiệp tánh thiên lương của Trời, với phép tu nên thuận mệnh là tu cái đức. Biết suất tánh là tu cái đạo, Đạo Đức tức thị tánh mệnh song tu, còn Phật dạy "Minh tâm kiến tánh" có nghĩa giồi giác thứ 8 là Tâm Thức phát xuất huệ quang khiếu là cơ phản chiếu mới thấy chơn tánh như lai.

Còn Tiên thì "Tu tâm luyện tánh" có nghĩa trau tâm cho thanh tịnh tánh mới hiệp vô vi. Với Nho thì dạy "Tồn tâm dưỡng tánh" có nghĩa phải giữ còn tâm linh để dưỡng sinh cho Chơn Tánh. Bởi triết lý Tam giáo đồng nguyên, với Cao Đài là Phật giáo chấn hưng. Tiên đạo chủ trung, Nho tông chuyển thế. Nên buổi Tam Kỳ Đức Thượng Đế lập đạo hiệp Ngũ Chi qui Tam giáo làm cơ tận độ chúng sanh. Dầu muôn loài ở bản thể nhị nguyên phải nhờ linh khí nhứt nguyên mà tấn hóa. Vạn linh là vật hình chí linh là siêu khí. Nên đạo Cao Đài là một triết lý bình đẳng giữa Trời đất và vạn vật, dầu Chư Thần Thánh Tiên Phật cùng một gốc ở Chí linh mà ra.

Nên Đức Chí Tôn đến khai đạo kỳ ba dạy thờ Thiên Nhãn là căn bản của chúng sanh, về chơn lý thật là khó giải, với sự kiện vừa qua có một nhà thơ lão thành ở Tân Bình đến viếng Tòa Thánh Tây Ninh ý còn thắc mắc cái chơn lý thờ Thiên Nhãn, khi về rồi còn gởi lại một bức thư trong đó có một bài thi bát cú đề là Thiên Nhãn, mong quí Chức Sắc và các nhà thơ họa vận thế nào cho ông được cởi mở với chơn lý đó.

Nên tôi cũng gắng gượng họa lại năm vần để đáp cái thạnh tình của nguyên xướng.

Họa vận bài Thiên Nhãn
"Hoàng Thiên hữu nhãn" Nhãn là Trời,
Thần khối Thiên Lương diệu hữu nhai.
Vũ trụ ngô tâm hoằng pháp đạo,
Càn Khôn linh thể biến cơ đời.
Nguyên hồn nhân chủng ban từ thuở,
Chơn lý Thánh Tòa hiện khắp nơi.
Nhãn thị chủ tâm thời ngưỡng vọng,
Nghi thờ Thượng Đế tức thờ người.

Trừ khi những ai họ tự chối bỏ phần Thiên Lương của mình. Nên ta cố biện minh may ra hạng người đó mới có được cái đức tin chỗ thờ Trời cũng là thờ người vậy.

*  *  *

46 - TẬP TỤC QUỐC PHONG CHI BỔN

Thời cổ gốc nhân của Triều Chính với lòng hiếu kính lập đàn tế giao tế xã , gốc nhân ở dân gian các hương đảng quý tế Thần Linh nên mỗi xã có Đình Chùa, gốc nhân của ấp kể là tập tục ở người dân, ngay trước sân có bàn Vọng Thiên còn trong nhà thì thờ Cửu Huyền Thất Tổ, ý nghĩa như sau: Sơ của ông Sơ là 1, cố của Sơ là 2, nội của Sơ là 3, cha của Sơ là 4, với Sơ là 5, cộng với cố ta và Nội là 7 ông, phần chắc chích cha ta với ta gọi chung Cửu Huyền Chi Bổn.
Với Đức tín ngưỡng về mặt xã hội mỗi ấp có miếu Bà Cửu Thiên Huyền Nữ tức thị Mẹ Sanh của chúng ta. Tùy địa phương có nơi thờ miếu Thổ Thần, về tinh thần tín ngưỡng đối với Tổ quốc không quên ơn tấc đất ngọn rau. Nên mỗi nghi lễ cúng của người Việt nam dầu đơn giản cũng dành riêng một cỗ để kiến đất đai. Đó là lễ cáo trình cùng viên thừa sai của Hoàng Thiên Hậu Thổ để bổ dụng phò trì dân chúng trong khu phận làm ranh thành thử đất có vành đai nên gọi ngắn gọn với từ đất đai là vậy.

Với lễ Hôn Phối là đầu mối của cơ tạo đoan nên cái triết lý Vũ Trụ Quan đã lồng vào ở đạo người trong việc gã cưới mà tổ tiên ta còn lưu lại. Nói lễ thì dùng khai hộp với 6 miếng trầu, 6 miếng cau, hộp để tượng cái tròn của trời, còn khai thể hiện cái vuông của đất. Với trầu cau mỗi thứ đều 6 đó là 2 con số của Đạo Pháp, chú rể khăn đóng thể hiện cái tròn, cô dâu khăn tua tiêu biểu cái vuông ở đạo người phụ nữ nếu trải ra có 4 gốc gọi là tứ đức. Khi xếp lại để đội thành khăn bánh ú gọi là tam tùng. Xưa kia nam phái khi bái lễ thể hiện khung Hồng Phạm phần tứ chi hai chơn quì 2 tay bỏ tới mới lạy trán chí đất gọi là ngũ đầu, nam là dương khi bái lễ phải đứng. Còn nữ là âm nên phải ngồi tiêu biểu cho cơ khởi thỉ ở lý âm dương (thanh phù trược giáng).

Trước khi bái lễ với chiếc áo dài thể hiện về cung cách ở đạo người áo trước 1 vạt, sau 1 vạt, với vạt hò gọi là Tam Cang, còn 5 nút tiêu biểu cho cái đạo Ngũ Thường, nên chiếc áo của phụ nữ cũng vậy thôi, còn tiểu phục là áo bà ba, nhưng phụ nữ chúng ta cũng may mặc với áo đàn bà không có túi nên quen gọi áo bà ba, bởi của nam khác hơn có 3 túi nên chiếc áo chánh danh xưa kia gọi là áo ba ba, trước 2 vạt ở sau 1 vạt giới nữ là tam tùng, còn nam về tam cang là 3 vạt tam đạt là 3 túi, bởi trước kia phần trên bên tả có may một túi. Nhưng áo cũng 5 nút thể hiện cái đạo ngũ luân ở con người Việt nam. Riêng về Tổ Tiên của ta xưa kia đàn ông cũng như đàn bà đều có búi tóc, cái đạo của phụ nữ thể hiện nơi đầu tóc hễ bới mé dưới chừa một rẽ tựa bánh lái coi như phận gái là chiếc thuyền tình trong 12 bến lựa mà đỗ, trong thì nhơ,ø đục thì chịu. Nên ông cha ta có câu "Có chồng phải lụy cùng chồng, đắng cay phải chịu mặn nồng phải cam".

Nhưng bới mé trên chừa 3 cái mồng rồi quấn 3 vòng có nghĩa họ cha, họ mẹ, họ chồng không đặng gả cưới lấy nhau. Bới xong đuôi tóc tùy trường hợp nếu vắt bên tả cho biết con gái chưa có lễ gả cưới, nếu đuôi tóc ở bên hữu thì mọi người nhìn vào đó biết đóa hoa đã có chủ, sự bới tóc cũng thể hiện cái đạo lý của người đàn bà Việt nam đã quấn 3 vòng, trên chừa 3 cái mồng, bên dưới rẽ một cánh tiên. Nên ca dao Việt nam có câu hơi ví vỏm "Bới đầu mà rẽ cánh tiên, chồng kia đi cưới một thiên cá mòi", phép lịch sự ở người phụ nữ Việt nam đã lập gia đình rồi mà chưa con cái nếu đi về thăm cha mẹ tay luôn luôn phải bưng rổ tuyến để mọi người nhìn đó biết gái đã có chồng.

Nên người Việt Nam từ sự ăn uống hay thờ phượng đến bái lễ đều thể hiện lý số của tạo đoan.

Khi đói thì nói ăn 3 hột cơm, khát thì nói uống 3 hớp nước, chết thì nói dứt 3 tấc hơi, còn nói năng ăn uống cho là nhờ 3 tấc lưỡi, chừng nín thở cái lễ đối với người chết được chong đầu 3 vắt cơm để tỏ lòng của người chết trong kiếp sanh đã thọ 3 ân, 1/ là Quốc Vương, 2/ là Thủy Thổ, 3/ là Tổ Phụ, chừng đem chôn thì nói vùi 3 tấc đất.

Từ khởi thỉ đến chung kết đều là con số 3, Tổ Tiên ta biết nói đến cái nguyên lý của cơ khởi thỉ với 3 nguơn khí của trời đất lẽ tất nhiên cũng ở trong con người đồng nhứt thể về ngôi Tam Tài, 1/ là nguơn khí của lý phản phục nhứt hô nhứt hấp , 2/ là nguơn khí của Pháp thu liễm, nhứt ẩm nhứt trác, 3/ là nguơn khí của cơ định vị nhứt cử nhứt động. Về mặt xã hội với con số 3, chúng ta có dụng cụ làm, có cơm ăn, có áo mặc, mình là người Á Đông không thể vong 3 cái ân 1/ là Phục Hi, 2/ là Thần Nông, 3/ là Huỳnh Đế. Về tinh thần của người Việt nam Tổ Tiên ta cũng nêu ra cái lý số để giới hạn sự ăn uống ở câu " Trà tam rượu tứ, " khuyên chúng ta việc làm phải có điều độ, còn sự ăn uống phải có lễ độ, đó là ám chỉ ở kỹ thuật ướp trà và đặt rượu, ướp trà đọt ngắt nhón 2 lá với đọt là 3 mà thôi, nếu tham ngắt nhiều liều lượng đâu còn giá trị đối với khách hàng, còn đặt rượu mỗi kháp 4 lít mà thôi, bằng tham lấy nhiều đem đậu chung đã đục mà lại không bọt kể là rượu bàu.

Về nhận xét chúng ta cũng hiểu một phần nào cái gì vừa là tốt, nên trong dân gian của người Việt nam còn tàng trữ nhiều từ ngữ thuộc về triết lý nhơn sinh với 2 chữ Nhị tỳ và Đạo tỳ. Nhị tỳ là đất để chôn xác người ai cũng hiểu vậy, còn Đạo tỳ là kẻ trộm xác đất trong áo quan.

Luận theo tôn giáo Cao Đài đất là căn nguyên của Thông Thiên Giáo Chủ để tạo cái xác thú cho con người, khi con người chết bản thân phải trả lại cho đất, nên đất được chọn để dành chôn đất, tất nhiên là đất Nhị tỳ, bởi tỳ thuộc thổ chỗ vùng thổ cũ là nghĩa trang, còn cái trong cổ quan tài là thổ mới, cả hai hiệp lại đời gọi Nhị tỳ.

Về mặt đời khi hành lễ tang đi chôn có vị Vương quan cầm 2 cây dọi xông vào trước đánh phá hoàn còn số Đạo tỳ, mỗi người miệng ngậm thẻ áp tới trộm xác đó là lễ động quan. Còn về mặt Tôn Giáo hiện nay hành lễ tang lúc sắp động quan, có cặp lễ xướng "Đạo giả bái quan", đạo giả là kẻ trộm vậy, vị đầu ban cầm cặp sanh dẫn đầu đi vô hàng chiếc vị đầu ban dừng bước, đứng day mặt ra sanh gõ một tiếng cả đạo tỳ lộn lại thành hàng đôi đi ra mỗi bên 6, đó là nhứt khí sanh lưởng nghi rồi vị đầu ban sanh nhịp một tiếng hàng bên tả quay qua hữu, hàng bên hữu quay qua tả, gót chấm đất lúc xây bước ngang qua đi luôn thế bước phải cho vuông gốc tuần tự như vậy đủ 4 vòng, nghe tiếp một nhịp sanh của Đầu ban nhảy lên hàng tư để bái quan ở phép lưỡng nghi, biến tứ tượng, bái quan xong đầu ban quay lại gõ một nhịp sanh trả lại hàng hai vị đầu ban quay vô sanh gõ một tiếng đạo tỳ đi vào ở thế tả hữu xen kẻ hình chữ X, xem như tứ tượng thành Bát Quái, rồi vị đầu ban đứng trước đầu hàng cầm sanh ra lịnh nhịp đôi 2 tiếng để chuẩn bị tiếng thứ 3 chào quan tài rồi, đâu đó đứng yên nghe tiếng sanh thứ nhứt đến thứ nhì thì tư thế đã sẵn sàng đến tiếng thứ 3 cùng động quan lên một lượt. Dầu rằng những tập tục thuộc về triết lý nhơn sinh trong dân gian nhưng có ảnh hưởng cùng pháp giới tạo đoan.
*  *  *

47 - PHẦN THỰC TẬP

Với hai đề thi chữ cùng một thể văn Động Đình của Đức Lý Đại Tiên giáng cơ viết phần tứ dân là "Sĩ Nông Công Thương" phần "Tứ thú", về lao công mới có hai vế "Ngư Tiều", tiểu đệ ý muốn học hỏi nhưng biết hỏi đâu mới hỏi tâm ta mà viết thử cũng lấy sáu chữ "Công Đức Ngôn Hạnh Tánh Mệnh". Phần thi chữ đề thứ nhất.

MỪNG CƠ ĐẠO HOẰNG DƯƠNG
Thánh đức phục hồi đắc huệ quang,
Triều nghi Đại Đạo xuất dinh hoàn.
Bảo sanh chủng loại huờn nguyên bổn,
Giải mộng phàm trần diệt trái oan.
Thừa Pháp Tam Kỳ siêu phật tánh,
Hộ thần cửu phẩm thoát nhân gian,
Tùng cơ diệu lý khai chơn giáo.
Thế thượng năng du tạo phước nhàn .

NGỘ ĐẠO
Ngộ Đạo Nam bang kiến Chí Tôn.
Bách vân khai lộ đáo Thiên môn,
Chơn thân xuất hiện tam huê đảnh.
Huệ nhãn chiếu minh bát phẩm hồn,
Đoạt pháp hư vô hòa nhựt nguyệt.
Tri cơ tạo hóa hiệp càn khôn,
Niết bàn tại hưởng Liên trì hội.
Giải mộng huỳnh lương kiếp vĩnh tồn.

   (Cả hai đề làm hồi năm Canh Dần 1950)

Cả hai bài nầy được nhà thơ thâm nho học với bút hiệu Bá Tòng phần đạo phẩm Giáo Thiện quí danh là Huỳnh Văn Điền, mọi người quen gọi Thầy Tư là vậy, tôi trao cho ông lúc ông còn ngồi đoán xâm Phật Mẫu tại Báo Ân Từ, ông họa rồi rất hay đưa xem chơi rồi mượn lại nói còn sửa chữa nhưng rốt lại lâu ngày thành quên. Tôi còn nhớ bài trên đây ở luận nhì 3 chữ (Quái Biến Khôn) còn bài trước tôi còn nhớ nguyên văn 2 câu phá thừa.

HỌA VẬN

Thiên khai Đại Đạo nhựt trùng quang .
Truyền bá nghĩa nhân bảo địa hoàn .

TẦM ĐẠO
( ĐIỆU VĂN ĐỘNG ĐÌNH )
Đạo bất hoại, nhơn tâm thường hoại,
Luật thương yêu hóa giải đời tàn.
Hạ nguơn sống cảnh lầm than.
Là cơ trả nghiệt đền oan kiếp trần,
Công bình tạo hóa cầm cân.
Lành siêu dữ đoạ dứt lần tội khiên,

Lợi
Danh
Chánh
Đường tu khổ hạnh là duyên.
Vững tay lèo lái khuôn thuyền,
Hưởng ân thiên

Đáng hi hiền
Bước truân chuyên
Tầng góp mặt
Không ham chen lấn cửa quyền.
Trau tâm từ ái làm giềng bảo sanh,
Thiên lương tạo khối chơn thành.
Đưa đường khách tục thực hành phương tu,

Hiền Ngu
Tánh Đức
Xuân Thu
Vị tha phủi sạch oán thù.
Tâm hành Bồ Tát công phu phật trời,

Lễ khấn nguyện mỗi thời
Trương bườm lúc ra khơi
Bể khổ lúc đầy vơi
Bến giác lúc an nơi

Đỡ chơn khách tục chiều mơi.
Ngoài vòng tranh luận thảnh thơi tinh thần.

Đức khá thi ân
Đạo khá độ nhân
Mệnh khá tùng chân

Lợi danh trong cõi hồng trần
Tu là cội phúc nhẹ phần trái oan,
Cân đai chi lắm buộc ràng.
Khó mong đổi được cảnh nhàn thần tiên,
Xông pha khổ hải
Dìu lại đài liên

Biết trời, biết người, biết tâm, biết giả truyền,
Biết thời, biết thế, biết đạo, biết chơn truyền.
Biết nhục vinh, biết siêu đọa, biết phổ truyền
Không ham vật chất ảo huyền.
Ma Ha nước dập lửa phiền chúng sinh ,
Đem Vạn linh hiệp Chí Linh.
Tiểu thể thiên địa thái bình hoan ca.

Nâu sòng tránh chốn cát bụi phồn hoa,
Khua chuông cảnh tỉnh giục khách ta bà,
Tùng cơ ân xá độ tận kỳ ba,
Dìu nhau lên khỏi ái hà.
Bờ dương bóng trải diềm dà nương chân,
Cửa không, tâm đã tẩy trần.
Phục sinh chơn khí chói ngần Như lai,
Mừng Đạo hoằng khai

Công
Đời hưởng duyên may
Nhờ bậc chân tài
Ra tay dìu độ
Chung thân gánh khổ nhơn sanh.
Ơn Trên ban thưởng phép lành vui thay.
Vững lòng vẹt lối chông gai.
Góp công tô điểm ngôi đài thiên lương,

Đủ diệu phương
Đứng chủ trương
Giữ lập trường
Rừng hoang mở ngõ ven đường .
Đem cơ phổ độ xuất dương nước ngoài ,
Tổ đình có một không hai .
Khách ngũ châu viếng cảm hoài tiền nhân ,
Hòa bình hạnh nguyện,
Thế giới tương thân.

ĐỨC
Nhưng Tôn Giáo chịu bao lần thử thách,
Biết trau tâm làm phương cách phôi pha
Dầu rằng khổ nạn cũng vẫn trôi qua,
Đời muôn nẻo đạo chung nhà,
Với đức nhẫn nhục họ là người ơn,
Dầu dị chủng, khác giang sơn.
Cũng tình nhân loại oán hờn ích chi,

Ta phó mặc thị phi,
Tu sẵn tính từ bi,
Kể giúp vốn vậy thì,
Điều thiện hằng bữa thực thi.
Hiền hòa giữ mực phát huy lòng mình,
Đối xử đặt vững niềm tin.
Khen chê tránh sự bất bình ở ta,
Những là …

Ngôn
Lời lẽ
Thốt ra
Ôn hòa
Văn ve, vu
Ngôn từ đời sẽ cảm thông.
Chánh pháp luận giải ý mong góp phần,
Phê bình xây dựng thế nhân.
Lời lành lẽ phải cân phân rõ ràng,

Để khuyên nhau điều tình lý giúp dân gian
Không vàng ngọc, cũng khuôn thước, thành bài vở.
Buôn ra chẳng ngỡ món hàng.
Biết dùng vô giá đâu màng rêu rao,
Tùy chỗ minh định thấp cao.
Làm câu ngạn ngữ ca dao để đời,
Kể như con gậy,

Mỗi phút chẳng rời,
Trẻ già nương đó,

Hạnh
Khiêm tốn nhân cách tỏ đành rành.
Hòa nhã ấy phương danh,
Muốn oai nghiêm cử chỉ bệ vệ.
Tâm lý chưa ai nễ,
Nghèo giàu thái độ vẫn hiền lành.
Thật con người đáng kể,
Giữ hạnh kiểm để hòa đồng.
Kỉnh trên nhường dưới với lòng khoan dung,
Nét vui giữ lẻ chấp trung.
Sống bên cội phúc đời dùng tặng nhau,
Chỗ tình nghĩa ban giao,
Giữ làm sao người mến,
Việc hiếu ân nghĩ đến,
Không bờ bến nào lường,
Đặt mình ở chốn tầm thường.
Làm cầu tế độ lót đường chúng sanh,
Tâm tu nguyện vọng đắc thành.
Trước sau vẫn một sở hành mà thôi,
Đạo người mãi nhớ trau giồi.
Kết dây liên ái tài bồi cho nhau,
Mới phần nào ...

Tánh
Cái trời phú,
Thể của tâm,
Khỏi suy tầm,
Định mới trụ.
Tư tưởng vi chủ phàm thân.
Tánh vốn màn ảnh trong lần hiện ra,
Hoặc thành thật, hay điêu ngoa.
Nhãn hiệu thường chuyển hiểu qua lịch trình,
Vững niềm tin
Hay bất bình
Nhìn sắc khí
Hành động cử chỉ phơi bày.
Bên trong cố dấu, mặt ngoài hiển nhiên,
Đã phàm tục, mộng thần tiên.
Nhơn sanh thừa hiểu ta thiên cánh nào,
Tùng tâm đắc vị cao

Mệnh
Tu thân thì dưỡng mệnh,
Thuyền khơi người có bến,
Phép trời ban cho ta.
Chịu đựng xông lướt trùng ba
Xuôi gió ngược nước cũng là duyên may,
Hóa công thử khách anh tài.
Thủ thường ấy lúc xây đài vinh quang,

Tùng thiên lý bảo toàn
Thuận nhơn dục tự sát
Vận hội thành đạt do căn.

An phận hàm dưỡng tài năng thức thời,
Biết làm người phải kỉnh trời.
Giồi gương đạo để sáng ngời soi chung,
Vui luyện chí khí hùng,
Sống cùng tạo vật.

*  *  *

48 - PHẦN BIỆN MINH
Thay Cáo Trình
Soạn giả chỉ ghi kích tấc ngôi Đền Thánh lúc chưa có sửa chữa, sau nầy có lịnh sửa chữa lần đầu khởi công 2-4 Ất Sửu (1985) tô cột trên lầu Bát Quái với vài mái Đền bên trong còn chừa lại với những cây đà bên trên từ đầu tường mái Đền ngang qua la phong dù, đến 19-5 mới hoàn thành. Lần thứ 2: 21-6 Canh Ngọ (1990) sửa chữa đúc 6 cây cột sau Bát Quái 5 khúc đà dưới chân tường, 4 khúc đà câu trên đầu lan can với vài công trình nhỏ đến 27 tháng chạp mới hoàn thành. Khởi công lần thứ 3 vào 30-3 Nhâm Thân 92, đúc lại 22 cây cột quanh Đền Thánh đổ đà ép 3 mặt thân lầu chuông trống, tiếp đổ đà trên đầu bửng và mương cặp chân nền. Đổ vĩ nằm 28 cái, vĩ đứng 22 cái để làm tấm chắn bao quanh chân nền, thời gian nầy mấy cửa có tam cấp ở quanh Đền được sữa chữa tô đá mài trở lại, do sân gạch nâng cấp cở 6,7 phân thì tam cấp tấc phân không còn y như trước. Công thợ ban kiến trúc tính chia làm sao con mắt của người ta nhìn vào cho là đẹp, còn bán nguyệt Ngũ Lôi Đài cũng cho tô đá mài lại với vài công trình nhỏ, nên đến ngày 5 tháng 11 Nhâm Thân mới hoàn thành. Lần thứ 4 ngày 8-10 Giáp Tuất (1994) khởi công tô hầm Bát Quái và lót gạch màu vàng đến 30-10 mới hoàn thành.
Ngôi Đền Thánh từ năm Ất Sửu (1985) đến năm Giáp Tuất (1994) có 4 lần sửa chữa.
Huệ Phong
 Home                                                   1 ]  2 ]  3 ]  4 ]  5 ] 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét