Phò loan: Hộ Pháp - Thượng
Phẩm
Sài Gòn, Vendredi 25 Février 1926 (13-01-Bính Dần)
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ
VIẾT CAO ĐÀI TIÊN
ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
GIÁO ĐẠO NAM
PHƯƠNG
Trung vô giữa bái lễ lạy
Thầy coi .... Con làm lễ trúng, song mỗi gật con nhớ niệm câu chú của Thầy: Nam
Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Trung bạch hỏi: Đại lễ là
sao?
Thầy dạy: Đại lễ là làm lễ
ba lần.
Lần đầu tiên dâng hương và
dâng hoa.
Lần giữa dâng rượu.
Lần chót dâng trà.
Phải chính mình con dâng
các lễ ấy, khi bái lễ hai tay con chấp lại, song phải để tay trái ấn Tý, tay
mặt ngửa ra nằm dưới, tay trái chụp lên trên.
Từ đây con phải may riêng
bộ áo lễ tay rộng, cổ trịch như áo Đạo, nhưng dải gài chín mối, màu xanh da
trời; khăn xanh chín lớp màu da trời. Sau Thầy sẽ lại thêm nữa, nghe và tuân
theo. Con mang giày gai hầu Thầy, còn nhứt nhứt đều để chơn không.
Trung, con lạy quá hơn hai
đứa bé nầy há!
Trung bạch: ...
Thầy nói: Phải vậy chớ nó
đọc ở dưới cho ai nghe.
Trung bạch: (Hỏi về Thiên
phục) Còn đồ sắc phục con duy để làm lễ cho Thầy mà thôi, nếu con bận nó đến
nơi nào, chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều phải tránh hết.
Giải nghĩa:
Ở nhà Đức Cao Thượng Phẩm
mỗi ngày đêm, Đức Chí Tôn giáng dạy Đạo. Lúc nọ Thầy sai ba ông đi trọn một
tuần lễ, để tôi ở nhà nhớ Thầy buồn quá, Tôi cúng thời chiều, ngước lên Thiên
Bàn khóc mà nói rằng: Con biết Thầy có ngự trên Thiên Bàn, nhưng Thầy vắng một
tuần rồi, con không thấy lời Thầy dạy, con nhớ quá. Chiều chúa nhựt ba ông về,
tôi thắp đèn nhang cầu Thầy, Thầy giáng nói với tôi như vầy:
Hiếu muốn cầu Thầy hơn ai
hết.
Trước vốn yêu,
Nay cũng yêu,
Con gái út,
Có bao nhiêu,
Khuyên con lòng vậy mãi,
Cái mến con thương Thầy
đều.
Trung, con mặc thử đồ Đại
phục mới may rồi cho Thầy xem... Trung, con coi đẹp quá há!
Hiếu sửa mấy cái dải như
Cư nói.
Bình thân Trung.
Còn một nửa, ba con sắm
sửa rồi Thầy sai đi đòi nó đến.
Cư bạch Thầy: Thái Đầu Sư
ở nơi nào? - Đừng hỏi con.
Trung, nội Rằm tháng tới
đây, con phải nhóm Đại Hội đòi luôn phái Ngọc đến đặng thọ Thiên tước nghe. Còn
thiếu thảo hài, sắm cho đủ nghe. Hiếu chịu cực may bộ Hồng Y Thiên phục nữa cho
kịp ngày Rằm nghe.
Tháng 04-1926 (âl. 03-Bính Dần): Đức Chí Tôn dạy
may Thiên phục.
Avril 1926
THẦY
Trung, Cư, Tắc ba con lập
tức lên Chiêu biểu nó phải sắm sửa liền một bộ Thiên phục màu trắng. Trên đầu
chẳng phải bịt khăn mà đội mão trắng có chữ Càn thêu bằng chữ vàng. Dặn nó mua
thứ hàng thiệt tốt, mão cũng vậy, áo cũng vậy.
Hiếu lại phải nhọc công
nữa, Thầy giao phần may sắm cho con. Con liệu cho kịp, Rằm phải có nghe con.
Hiếu lấy chén nước lạnh,
Thầy vẽ kiểu mão cho con coi.
Mme Cư bạch Thầy.... Mão
nầy là mão Giáo Tông.
Trước ngực ngay trán phải
để chữ cung Càn - chữ vàng, chữ Bát Quái - Còn cái áo con phải tái cầu Thầy
trong lúc may đặng Thầy chỉ sắp mấy cung kia trên áo.
Nghe và tuân
theo nghe con.
Trung, đêm
nay đừng cầu Thầy nghe con.
Ngày 18-04-1926 (âl. 07-03-Bính Dần): Đức Chí Tôn
dạy may Thiên phục.
18 Avril
1926
Mừng sắp
con,
Hiếu quì
bạch Thầy chỉ dạy may mão Đức Giáo Tông bề cao bao nhiêu và mang giày thứ nào?
Thầy sẽ nhứt
định mọi việc.
Thầy dạy:
Mão bề cao ba tấc, ba phân, ba ly thước Lang Sa; may giáp mối lại thì thế nào
cho có trước một ngạnh, sau một ngạnh hiệp lại có một đường xếp ấy là Âm Dương tương
hiệp, Hiếu biết mà.
Sợi dây xếp hai lại còn
bên trái có hai dải thòng xuống một mí dài một mí vắn, mí dài ba tấc.
Giáo Tông- Thảo hài.
Tái cầu: Ngày 19 Avril
1926 ( Nhà ông Cao Quỳnh Cư).
Có tạo đỡ một cái mão bằng
giấy dưng lên cho Thầy xem.
Cười ....
Đặng phải vậy, ba con bưng
lên cho Thầy chỉ hai mí giáp mối, con coi theo cây viết mà làm theo.
Ngày 19 Avril 1926 - Mitre-
Sợi dây viền ăn liền hai
bên, chớ đừng cắt rời ra nghe con. Con giỏi lắm, Hiếu.
Hai dải thòng xuống vai ba
tấc bề dài, ba phân bề ngang, phải vậy rồi.
Cư để cho Hiếu nó làm (là
để cho Hiếu may mão Giáo Tông).
Cư con phải mua giấy vàng
cắt miếng bề ngang ba phân, bề dài 9 phân, chấp bút bằng nhang, đặng Thầy họa
phù cho thân tộc mỗi Môn Đệ một người một lá bùa đốt vái Thầy bỏ vô tô nước
lạnh mà uống, nghe và tuân theo. (Về vụ bệnh thiên thời)
Mừng chư Môn đệ.
Dạy Cư chấp bút như Thầy
đã dặn.
Chư Môn đệ biết sợ há! Ta
khen đó.
Trung bạch Thầy: Được phép
dùng bùa mà cứu chúng sanh chăng?
- Nội gia quyến của Môn
Đệ; phải để luật thưởng phạt theo lẽ công bình của Trời Đất mới phải chớ, các
con.
Ngày 22 -04-1926 (âl. 11-03-Bính Dần): Đức Chí Tôn dạy
sắp đặt ngày Thiên Phong và may Thiên phục.
Phò loan: Hộ Pháp - Thượng
Phẩm
Ngày 22 tháng 04 năm 1926 (11-3-Bính Dần)
Đàn tại nhà Đức Cao Thượng
Phẩm (Sài Gòn).
CAO ĐÀI
Các con vui không.
Đạo phát trễ một ngày là
một ngày hại nhơn sanh. Thầy nôn nóng, nhưng mà Thiên cơ chẳng nghịch đặng, nên
phổ thông trắc trở; vậy thì ba con sắp đặt thế nầy:
Hiếu, con viết cho rõ con
nghe.
Trung nghe, con dời bài vị
của Lý Thái Bạch để dưới tượng Thầy. Con dọn dẹp trống hết để một cái ghế bên
trang thờ Thầy, rồi để lên trên một cái ghế lớn của bộ ghế phòng khách con đó.
Ba cái nữa để sắp hàng theo ở dưới đặng làm ngôi cho ba vị Đầu Sư.
Con phải bao bốn cái ghế
ấy cho tinh khiết, còn bao nhiêu Môn Đệ phân ra làm ba ban. Ngày ấy có Lịch sắp
đặt.
Con đem bộ Thiên phục Giáo
Tông mà để nơi ghế ở trên, còn bộ của con để giữa, bộ của Lịch bên hữu, còn ghế
tả con phải viết một miếng giấy đề chữ Thái cho thiệt lớn mà dán lên chỗ dựa.
Con phải chỉ cho Hiếu nó
sắp mấy cung kia đặng thêu vào áo, ấy là Đạo. Thầy sẽ coi lại.
Trung kiếm thử (là kiếm
thử cái bùa Bát Quái) đặng sắp may trong áo Giáo Tông.
Trung bạch
cùng Thầy rằng chẳng hiểu.
Thì con coi
mà định luật luyện Đạo nơi đó. Con lại phải cho thanh tịnh, kể từ nay diệt tận
phàm tâm chớ nhơ một điểm, thì ngày ấy thề mới đặng.
Con nghe và
tuân theo.
Hiếu dâng
mão Giáo Tông may xong rồi cho Thầy xem.
Trúng, mà ai
đội con phòng lật đật (Đức Chí Tôn biết trước là ông Chiêu không lãnh chức Giáo
Tông, nên mới có câu nầy).
Ngày 22 tháng 4 năm 1926.
CAO ĐÀI
Trung, là
biết đặng vì đâu nghe con. (Là sắp mấy cung trong mão Giáo Tông)
Càn: ở trên
đầu (thêu chữ Càn trên mão Giáo Tông).
Khảm: ngay
hạ đơn điền.
Cấn: bên tay
mặt.
Chấn: bên
tay trái.
Đoài: bên
vai mặt.
Tốn: bên vai
trái.
Ly: ngay
trái tim.
Khôn: giữa lưng.
Ba con nghe dạy cuộc sắp
Thiên Phong nghe. Chỗ bàn ngự của Thầy là phải để một cái ghế. Trước ngôi của
ba vị Đầu Sư vọng một bài vị, biểu Lịch viết như vầy (là Đầu Sư Ngọc Lịch
Nguyệt).
"Cửu Thiên Cảm Ứng
Lôi Thinh Phổ Hóa Thiên Tôn", lại vẽ thêm một lá bùa "Kim Quang
Tiên" để thòng ngay chính giữa, ai ngó vào cũng đều thấy đặng. Lịch biết
ngôi ba vị Đầu Sư ở sau bàn thờ Lôi Công Thiên.
Mấy con tối trí lắm nghe à.
Phải vào Bản, đem các bài Thánh ngôn Thầy dạy
để đọc cho chúng nó nghe trước rồi mới cầu Thầy.
(Anh Đốc
Bản ở Thánh Thất Cầu Kho).
Ngày
24-04-1926 (âl. 13-03-Bính Dần): Đức Chí Tôn dạy "Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ Chi Đại Đạo... chính
mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa."
& "Cái vui của Thầy là đặng thấy các con hội hiệp cùng nhau, thương yêu nhau
trong đạo đức của Thầy."
24 Avril 1926 (13-03-Bính Dần).
Lịch ái môn đệ quì như
Trung.
Các con nghe dạy.
Vốn từ trước Thầy lập ra
Ngũ Chi Đại Đạo là: Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo.
Tùy theo phong hóa của
nhân loại mà gầy Chánh Giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc
duyệt, thì nhân loại duy có hành Đạo nội tư phương mình mà thôi.
Còn nay thì nhân loại đã
hiệp đồng, Càn Khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều Đạo ấy mà nhơn loại
nghịch lẫn nhau; nên Thầy mới nhứt định qui nguyên, phục nhứt. Lại nữa, trước
Thầy lại giao Chánh Giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Thánh Giáo mà làm ra Phàm
Giáo. Thầy lấy làm đau đớn, hằng thấy gần trót mười ngàn năm, nhân loại phải sa
vào nơi tội lỗi, mạt kiếp chốn A Tỳ.
Thầy nhứt định đến chính
mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà
buộc phải lập chánh thể, có lớn có nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn
nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng Đảo.
Vì vậy Thầy mới lập ra có
một phẩm Giáo Tông, nghĩa là Anh cả, ba phẩm Đầu Sư, nghĩa là Giáo Hữu. Chẳng
một ai dưới thế nầy còn đặng phép nói rằng thế quyền cho Thầy mà trị phần hồn
của nhơn loại. Ai có đức hạnh lớn thì mới ngồi đặng địa vị của Thầy ban thưởng.
Còn cả Môn Đệ ai cũng như ai, không đặng gây phe lập đảng; nhược kẻ nào phạm
tội, thì Thầy trục xuất ra ngoài, cho khỏi điều rối loạn.
Chiêu đã có công tu, lại là
Môn Đệ yêu dấu của Thầy, nên Thầy muốn ban chức Giáo Tông cho nó, song vì lòng
ám muội phạm đến oai linh Thầy mà ra lòng bất đức chẳng còn xứng đáng mà dìu
dắt các con, nên Thầy cất phần thưởng nó, Thầy nhứt định để chức ấy lại mà đợi
người xứng đáng, hay là Thầy đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ các con.
24 Avril 1926
Tái Cầu
Các con coi thử đó thì đã
hiểu rằng Thầy thương yêu nhơn loại là dường nào. Cái vui của Thầy là đặng thấy
các con hội hiệp cùng nhau, thương yêu nhau trong đạo đức của Thầy, ai còn dám
làm cho chia lìa các con là đứa thù nghịch cùng Thầy.
Chiêu đã hữu căn hữu kiếp;
Thầy đã dùng huyền diệu mà thâu phục độ rỗi nó trước các con, biết bao phen
Thầy gom các Môn Đệ lại, Thầy sở cậy nó ấp yêu dùm cho Thầy dường như gà mẹ ấp
con, song nó chẳng vâng mạng lịnh Thầy, lại đành lòng cắn mổ xô đuổi dường ấy,
thì làm sao cho xứng đáng cái trách nhậm rất lớn của Thầy toan phú thác cho nó.
Các con đừng trông mong rỗi cho nó, nghe và tuân mạng lịnh Thầy.
Ngày mai các con còn nghe
thêm nữa (là ngày 25-04-1926).
Ngày 25-04-1926 (âl. 14-03-Bính Dần): Đức Chí Tôn sắp
đặt ngày Thiên Phong.
Ngày 25 Avril 1926 (14-03-Bính Dần).
Sắp Đặt Ngày Thiên Phong
Lịch, con đã nghe đọc
những lời Thầy dặn há?
Ngày mai lại để thêm một
cái bàn dựa bên cửa sổ đằng trước ngó vô (tại nhà Anh lớn Lê Văn Trung) ở Chợ
Lớn.
Cư nghe dặn, con biểu Tắc
tắm rửa sạch sẽ, xông hương cho nó, biểu nó lựa một bộ đồ tây cho sạch sẽ, ăn
mặc như thường, đội nón. Cười....
Đáng lẽ nó phải sắm khôi
giáp như hát bội, mà mắc nó nghèo nên Thầy không biểu.
Bắt nó lên đứng trên, ngó
mặt vô cho ngay ngôi Giáo Tông, lấy 9 tấc vải điều đắp mặt nó lại, biểu Đức,
Hậu đứng gần em kẻo xuất hồn nó té tội nghiệp.
Khi chấp cơ rồi xong xả,
hai con mặc Thiên phục vào rồi thì nó mới leo lên.
Lịch, con viết một lá bùa
Giáng Ma Xử, đưa cho Tắc nó cầm. Hai con mặc đồ thường, chừng nào Thầy triệu
Ngũ Lôi và Hộ Pháp về rồi Thầy biểu mặc vô thề mới đặng.
Mấy con mai sẽ nghe dạy thêm.
25-04-1926
(14-03-Bính Dần)
Bàn Thầy giáng cơ thì để trước bàn Ngũ Lôi. Khi giáng rồi thì dời
đi cho trống chỗ, đặng nhị vị Đầu Sư quì mà thề.
Cư khi đem ba bộ Thiên phục để vọng trên ba cái ngai
thì con phải chấp bút bằng nhang
như
mọi lần đặng Thầy trấn Thần trong ba bộ Thiên phục và ba cái ngai ấy rồi mới
kêu hai vị Đầu Sư đến quì trước bửu ngai của
nó đặng Thầy vẽ phù vào mình, rồi
biểu Giảng xướng lên "Phục vị", thì hai người leo lên ngồi. Cả thảy chư Môn Đệ đều quì xuống; biểu Tắc nó leo lên
bàn, con chấp bút bằng nhang đến bàn Ngũ Lôi đặng Thầy trục xuất chơn thần nó
ra, nhớ biểu Hậu, Đức xông hương tay của chúng nó. Như em giựt mình té thì đỡ,
rồi mới biểu hai vị Đầu Sư xuống ngai quì, đến trước mặt Ngũ Lôi, hai tay chấp
trên đầu cúi ngay bùa Kim Quang Tiên mà thề như vầy:
"Tôi là Lê Văn Trung
tự Thiên Ân là Thượng Trung Nhựt và Lê Văn Lịch tự Thiên Ân là Ngọc Lịch Nguyệt
thề Hoàng Thiên Hậu Thổ trước Bửu Pháp Ngũ Lôi rằng: Làm tròn Thiên Đạo mà dìu
dắt cả mấy em chúng tôi đều là Môn Đệ của Cao Đài Ngọc Đế; nhứt nhứt do lịnh
Thầy phân định, chẳng dám chuyên quyền mà lập thành Tả Đạo; như ngày sau hữu
tội thì thề có Ngũ Lôi tru diệt".
Đến bàn Vi Hộ Pháp cũng
quì xuống, vái y vậy điều câu sau thì như vầy:
"Như ngày sau phạm
Thiên Điều, thề có Hộ Pháp đọa Tam Đồ bất năng thoát tục".
Rồi mới biểu Giảng xướng
lại nữa "Phục vị" thì Nhị vị Đầu Sư trở lại ngồi trên ngai, chư Môn
Đệ đều đến lạy mỗi người hai lạy.
Tới phiên các Môn Đệ từ
người đến bàn Ngũ Lôi mà thề rằng:
"Tên gì ... Họ vì ...
Thề rằng: Từ đây biết một Đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ, đổi lòng, hiệp
đồng chư Môn Đệ, gìn luật lệ Cao Đài, như sau có lòng hai thì Thiên tru Địa
lục".
Tới trước bàn Hộ Pháp cũng
thề như vậy, rồi mới đến lạy Nhị vị Đầu Sư.
Cư hỏi Thầy: Các Môn Đệ
đều đến bàn Ngũ Lôi và Vi Hộ Pháp mà thề và đến lạy Nhị vị Đầu Sư, còn Anh
Chiêu thì thế nào?
Thầy sẽ đợi lòng sám hối
của nó, vì đã lo sợ cầu khẩn Thầy mấy bữa rày. Nó cũng phải lạy như các Môn Đệ
khác vậy.
Mười một giờ rưỡi Thầy
giáng cơ, phải biểu Lịch nó lập nghi cho có lễ phép. Nghe và tuân theo.
Ngày 26-04-1926 (15-03-Bính Dần): Đức Chí Tôn Phong
Thánh lần đầu.
11 giờ 30 đêm 25 rạng 26
Avril (khuya 14 rạng 15 tháng 3 Bính Dần).
CAO ĐÀI
Hỉ chư Nhu,
Kim triêu dĩ đáo Thiên Trung Quang,
Am hiểu thế tình tánh đức nan.
Chỉ đãi thời lai quang minh tụ,
Tả ban thiểu đức, hữu ban mang.
Rán hiểu.
Đức, Hậu:
Phong vi Tiên Đạo Phò Cơ Đạo Sĩ.
Phong Cư: Tá Cơ Tiên Hạc
Đạo Sĩ.
Phong Tắc: Hộ Giá Tiên
Đồng Tá Cơ Đạo Sĩ.
Trung, Lịch: Đã thọ sắc,
cứ tước vị mà theo lịnh sắc mạng Ta.
Kỳ: Phong vi Tiên Sắc Lang
Quân Nhậm Thuyết Đạo Giáo Sư.
Bản: Phong vi Tiên Đạo
Công Thần Thuyết Đạo Sư.
Trung: Xin phẩm vị để như
cũ và xin đừng cho chư Môn Đệ lạy.
Ta nhận lời trước, còn
điều sau phải tuân. Chư Môn đệ đồng quì lạy Thầy "xin thứ tội cho Ông
Chiêu".
Chiêu thiếu đức thiếu tài.
Trung, con sợ ai?
Ta không vị ai.
Ta biết hơn ngươi.
Ta há không biết thương
sao?
Ấy cũng vì thiếu đức.
Nó đã biết Ta.
Cư tuân lời Thầy đã truyền
mà thi hành.
Ngày 26 Avril 1926.
CAO ĐÀI
Chiêu, ngươi chẳng kiên
lịnh Ta, ai kiên? Ta chờ ngươi.
Chiêu, ngươi chẳng thừa
lịnh Ta, ai thừa lịnh? Ta đã nói người làm đầu Tam Giáo, đã bao phen Ta lập Đạo
sẵn cho, ngươi chê há.
Ta đã sở định, ngươi dám
cải.
Chuyên quyền từ đấy bỏ
tuồng xưa,
Nghe nịnh,
nghe khen thói cũng chừa.
Sám hối Ta cho tu ít tháng,
Tài hay tài múa chớ đua lừa.
Tây
Ninh 17 Décembre 1928
Mồng 6 tháng 11 Mậu Thìn
Thần nhân của tôi lâu nay đã ghe phen thí
nghiệm chẳng hề sai, không thấy lẽ tới phiên anh tôi lại lầm. Chắc là không lầm
đâu.
Kể từ ngày này anh chán ngán với điều qui hình
chất giải sự ràng buộc trái oan sẽ trí não thanh cao, tinh thần tráng kiện.
Thân tâm tịnh duỡng, mới đặng tinh khiết mớiđặng thiêng liêng mới nhiễm Đạo
trong Thánh Chất của anh thì Đạo ngắm mấy tăng tiến thêm một rường cột danh dự
vậy
Tôi chắc lắm.(ký tên)
* Xem Bút tích của Đức Cao
Thượng Phẩm
PHẦN THỨ BA
LUẬT TAM THỂ
Hiền Tài Trần Văn Rạng
Minh Họa & Hiệu Đính
Chương I
Phần dạy đạo của Đức Cao
Thượng Phẩm
Đêm 28 tháng 7 Canh-Dần ( 1950 ).
Phò Loan: Luật-sự: Khoẻ,
Hưỡng.
Hầu Đàn: Truyền-Trạng
Phước; Luật-sự Khen, Nhung.
Cao Thượng - Phẩm
Bần-Đạo chào các em.
Bần-Đạo đêm nay đến dạy
các em về mặt tinh-thần Đạo-Đức. Bần-Đạo giải về Tam-thể con người cho các em
nghe.
Con người có ba thể:
- Thể thứ nhứt là xác thân
do cha mẹ sanh ra.
- Thể thứ nhì gọi là
Đệ-Nhị xác thân của Đức Phật-Mẫu ban cho. Còn thể thứ ba là Linh-hồn, do Đức
Chí-Tôn ban cho. Trong ba thể ấy phải hiệp lại mới thành con người, nhưng
bản-chất nó khác nhau.
- Thể thứ nhứt là xác
thân, có ngũ-quan, biết cảm-giác xúc động, do nơi khí bẫm của cha mẹ mà biến
tướng ra. Nó cũng như con vật.
- Thể thứ hai là Đệ-Nhị
xác thân, tức nhiên là Chơn-Thần của con người. Người ta gọi là cái vía hay là
hào-quang đó. Nó do theo cái thể thứ nhứt mà biến hình, cũng như đồ bắt kế con
vật.
- Thể thứ ba là linh-hồn,
do Đức Chí-Tôn ban cho, tức nhiên là một điểm linh-quang của Chí-Tôn chiết
xuống, để cho con người biết hiểu, và khôn ngoan hơn loài vật. Người ta gọi là
" thiên-hạ " đó. Vậy thể thứ ba như người cầm cương con vật.
Ba thể ấy khi nào được
hiệp một, thì con người ấy mới thấu hiểu cả Thiên-Cơ của Đức Chí-Tôn,. Một khi
con người đã thấu hiểu được Thiên-Cơ, thì người ấy đã đoạt Đạo. Bởi vậy, cho
nên người tu phải tập luyện thế nào, cho Tam-Thể ấy được tương-liên với nhau,
thì con người mới trở nên sáng suốt hơn kẻ thường tình.
Phương luyện đặng tương hiệp
Tam-Thể thì Đức Hộ-Pháp đã có dạy lâu rồi, các em quên sao?
Truyền-Trạng Phước bạch: -
Dạ phải bài nói về Phương Luyện-Kỷ để vào con đường thứ ba của Đại-Đạo không?
- Phải. Bữa khác Bần-Đạo
sẽ về tiếp thêm.
Bần-Đạo kiếu.
Đêm 5 tháng 8 Canh-Dần.
Phò-Loan:Luật-sự: Khỏe,
Khen
Cao Thượng-Phẩm.
Bần-Đạo chào các em nam
nử.
Hôm nay Bần- Đạo chỉ dạy
các em về Tam-Thể xác thân con người. Đêm trước Bần-Đạo đã có giảng rồi, nhưng
vì đến thời cúng mà Bần-Đạo phải ngưng bút, thành ra không hết ý nghĩa của nó.
Vậy nay Bần-Đạo xin tiếp thêm cho các em hiểu rõ.
Về Tam-Thể xác thân của
con người, Bần-Đạo đã giãng riêng từ bãn chất của nó, cho các em hiểu rồi. Nay
Bần-Đạo nói về sở dụng Thiêng- Liêng của nó.
Đệ-Nhứt xác thân cũng như
con vật, do khí bẫm của cha mẹ mà biến thành. Nó thuộc về hữu-hình, luôn luôn
chịu ảnh-hưởng của ngoại vật, hơn là ảnh-hưởng của tinh-thần. Nếu nó chẳng chịu
sự kềm thúc của linh-hồn, là Đệ-Tam xác thân thì cũng như con vật mà không có
người cầm cương. Nếu con vật mà không có người cầm cương gìn-giữ nó thì các em
tưởng coi con vật ấy nó phải thế nào?
Luật-Sự Khen và Khỏe bạch:
- Dạ, sẽ trở nên buông lung.
- Phải đó, bởi lẽ ấy mà
những người tu cần phải thắng những cái dục vọng của Đệ-Nhứt xác thân. Đệ nhứt
xác thân rất có ích cho toàn thể con người. Nhưng nếu chẳng thắng đặng những
điều dục vọng của nó, thì cũng rất có hại cho con người chẳng ít.
Luật-Sự Hưỡng bạch: - Thưa
Đức Ngài, thân thể con người do những tế-bào cấu tạo thành hình, nó là chất
sanh. Một khi con người bỏ xác cho đất thì chất sanh ấy đi đâu? Chẳng lẽ mất
luôn, hoặc nó đi theo Đệ- Nhị và Đệ-Tam xác thân?
- Đó là một việc mà
Bần-Đạo cần phải giải rõ cho các em được tận hiểu, để có dịp đi truyền Đạo sau
nầy.
Trong Đệ-Nhứt xác thân đã
có ngũ-quan, biết xúc động; và các tế-bào để cho Đệ-Nhứt xác thân cử động, đi
đứng, làm cho con người có cái sống thực-tế theo con mắt thấy hằng ngày của
loài người đó. Nhưng đến khi mà người ta gọi là chết thì Đệ-Nhứt xác thân phải
ra thế nào? Không lẽ nó bị tiêu diệt? Vì nó đã có cái sống sẵn trong bãn-thể
của nó. Như vậy thì cái xác chết nó đi đâu, hay cũng bị tiêu tan dưới nắm mồ,
mà người ta gọi là nơi an nghỉ ngàn thu của con người. Nó thuộc về Bí-Pháp, để
Bần-Đạo nói rõ trong mấy câu hỏi đó.
Đã nói rằng Đệ-Nhứt xác
thân nó không chết mà tại sao con người chẳng còn cữ-động được, và phải để cho
người khác chôn cái xác dưới nấm mồ. Ấy là nó phải chịu luật tiến hóa của
Tạo-Đoan, thay cũ đổi mới, để cho Đệ-Nhứt xác thân trở nên đẹp-đẽ đặng phù hạp
với Linh-Quang sáng-suốt của Đức Chí-Tôn ban cho nơi mặt thế nầy, để thay thế
cho ngài đặng bảo-vệ cơ sanh-hóa của Ngài cho được tồn tại.
Như trước kia, con người
mới được sanh ra thì thân thể xấu xa, ăn lông ở lổ, chẳng khác chi hình tượng
con vật. Với thân hình ấy, mặc dầu Đức Chí-Tôn đã ban cho một Chơn-Linh
Thánh-Đức cũng khó mà tạo nên một xã-hội văn-minh hay cơ-khí được. Lúc đầu loài
người có rất ít, có thể sống trong hang, hoặc ở kẹt đá được. Chớ như ngày nay,
nhân-loại đã nhiều, cần phải lấp sông, phá rừng, trang bằng chơn núi mà ở chưa
đủ thay, nên phải có sự thay đổi xác thân để cho con người học hỏi, cho
tinh-vi, và đoạt được cơ sanh hoá của Tạo-Đoan, thì con người càng ngày mới
khai thác những nơi hầm mỏ, và rừng rú mà tổ-chức một xã-hội văn-minh. Cách ăn,
thói ở cũng đoan trang hơn khi xưa và nhơn-loại tìm được cơ bí-mật của
Tạo-Đoan, mà làm nên những máy móc để thay thế cho sức người, sự giao-thông
giữa xứ nầy đến xứ khác, từ xưa hẵn là không phương thế đi được. Ấy cũng nhờ
khoa-học mà đặng như thế. Rồi lần hồi, loài người sẽ đoạt đặng cả sự bí-mật của
Tạo-Đoan mà thay thế cho Đức Chí-Tôn làm chủ cơ sanh-hóa của Ngài.
Đệ-Nhứt xác thân phải bị
luật thay đổi, chớ không phải chết đâu. Khi xác thân nầy bị luật thay đổi của
Tạo-Đoan thì nó không khi nào còn hườn hình lại được với Đệ-Nhị xác thân và
Đệ-Tam xác thân theo em nói, mà nó phải lộn với đất để nuôi những chất sanh như
là thảo mộc, rồi từ thảo-mộc sẽ nuôi đến thú cầm, rồi cũng từ thú cầm, nó lại
nuôi cho loài người, cũng như người ta bón phân đó. Nó vẫn ở lộn cùng đất mà
thôi, chớ không thể bay đi đâu được.
Đã nói rằng xác thân nó
lộn với đất, thì lẽ dĩ-nhiên đó là đất rồi. Cái xác nào cũng phải biến thành
đất cả. Chỉ có lâu hay mau do sự chôn cất nó kín hay hở, hoặc chắc hay không
chắc đó thôi.
Đã nói rằng ở mặt thế nầy
không chi là bền cả, vì nó do vật-chất biến sanh, thì phải chịu luật tiêu diệt
hay là luật thay đổi của Tạo-Đoan. Đến như sắt hoặc đá, chắc là bao, nhưng nó
còn có giới hạn thời gian mà tiêu mòn.
Để kết-luận về Đệ-Nhứt xác
thân, Bần-Đạo cho các em hiểu rằng mỗi sự gì ở thế, cũng không bền-bĩ cả. Nó
phải chịu luật thay đổi, hay luật luân hồi tùy theo vật hay người. Luật thay
đổi và luật luân hồi rất có ích cho cơ sanh hóa của Tạo-Đoan, vì mỗi lần thay
đổi hoặc luân chuyển, là mỗi lần tiến-hóa cao lên.
Nên luận về Bí-Pháp, thì
không có gì là mất hay chết cả. Bởi trong cái chết nó có ảnh- hưởng cho cái
sống; và trong cái mất, nó có ảnh-hưởng cho cái còn. Vậy cho nên Đệ-Nhứt xác
thân phải chịu luật thay đổi mà người ta gọi là chết đó. Nó không phải là mất,
mà nó còn mãi với vạn-vật.
Bần-Đạo xin kiếu.
Phần bổ-túc: Trong bài
Thuyết-Đạo của Đức Hộ-Pháp đêm 14 tháng 3 năm Kỷ-Sửu ( 1949 ) về" Con
Đường Thiêng-Liêng Hằng Sống" có đoạn:
Đức Chí-Tôn ban cho mỗi
kiếp sống chúng ta có một lần chết. Mỗi cái chết có cái tử-khí, tử-khí ấy là
một khối đặng làm " Tòa sen " cho chúng ta, tức nhiên định-vị cho
chúng ta đó vậy.
Đêm 7 tháng 8 Canh-Dần. ( DL 18/9/1950 ).
Phò-Loan:
Luật-sự: Nhung, Khen.
Hầu-Đàn:
Thừa-Sử: Hải; Truyền-Trạng: Phước,
Luật-sự: Khỏe, Ảnh, Hưỡng;
Khoe.
Cô Thư-Ký: Ngôn.
Cao Thượng-Phẩm
Bần-Đạo chào các em nam
nữ.
Hôm nay Bần-Đạo giải tiếp
về Đệ-Nhị xác thân.
Đệ-Nhị xác thân mà chúng
ta thường gọi cái vía, tức là bãn-năng của chúng ta đó. Bãn-năng ấy là
Chơn-Thần, mà chủ của nó tức nhiên là Phật-Mẫu.
Chơn-Thần là một thể vô
hình bất tiêu, bất diệt, luôn luôn tiến-hóa hay ngưng trệ, do mỗi lần tái kiếp
được dày công hay đắc tội. Nói cho rõ hơn nữa, thì nó là lục-dục thất-tình đó.
Vậy khi lục-dục thất-tình được điều-độ, là nhờ Đệ-Tam xác thân điều khiển nổi,
bằng không, thì nó vì Đệ-Nhứt xác thân, tức là hình vật sai biểu theo bãn-chất
của nó.
Vậy Đệ-Nhị xác thân là
hình bóng đi lập công, bồi đức. Thoảng như nó trọn nghe lời của Đệ-Tam xác thân
thì được trọn lành mà về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống, mà chúng ta gọi là đắc-quả.
Còn nương theo thú chất hình vật là Đệ-Nhứt xác thân, là phải luân-hồi chuyển
kiếp mãi mãi, chúng ta thường nói là bị đọa đó.
Mỗi khi bị đọa thì tùy
theo sở năng của kiếp vừa qua mà biến hình; hoặc giả lơ lững ở chốn không
trung, nơi mà các điễn giao hợp, chờ cho đến đúng thời hay đúng hạn, để mà
thăng lên hay giáng xuống. Vì thế người trần hay gặp nó hiện hình mà cho rằng
ma hay quỉ. Những Chơn-Linh ấy hoặc do phạm thệ, hay trốn thệ mà phải bị như
vậy. Đến lúc bị các điễn nổ tan mà biến mất, theo Tam-Kỳ Phổ-Độ gọi là bị
Ngũ-Lôi tru diệt đó. Những Chơn-Linh đó nếu nhẹ tội thì được nhẹ-nhàng hơn một
chút, nên khi các điển phối hợp thì bay lên cao một chút, đặng khỏi tan, nhưng
cứ vơ-vẫn mãi ở đó đặng nhìn lại cuộc thế chuyển xây, mà chúng ta gọi là tận đọa
tam đồ bất năng thoát tục.
-Truyền-Trạng Phước bạch:
........................?
Nó giống với nguyên-căn
của nó là khi mà nó biết giữ sự trung-dung điều-hòa của nó- vì người ta, có đủ
lục-dục thất-tình mới trọn hiểu biết sự thay đổi của càn-khôn vũ-trụ, mới lập
được công-đức- bằng nó quá chìu theo Đệ-Nhứt xác thân, tức là lục-dục thất-tình
đã đi quá hạn, làm cho chênh lệch lẽ yêu ái của Phật-Mẫu hằng có, thì nó phải
bị chẳng đồng thể.
-Truyền-Trạng Phước bạch:
........................?
Khi thoát xác thì
chơn-linh nào phạm tội lại càng đau đớn hơn nhiều, vì lằn âm điển của đất luôn
luôn lôi kéo.
-Truyền-Trạng Phước bạch:
- Có phải vì loid' actraction không?
- Phải đó, vì cớ mà bị
luân hồi chuyển kiếp đó. Kỳ sau, Bần-Đạo giải tiếp thể thứ ba. Để Bần-Đạo cho
một bài thi nói về thể thứ nhứt, và một bài thi nói về thể thứ hai, các em đọc
đi đọc lại có ích lắm đó!
Thi:
Bãn-chất vốn sanh bởi địa-hoàn,
Âm-dương nhờ đó mới thành căn.
Nhựa nhành do bởi con vi tố,
Máu huyết nảy sanh vật hữu sanh.
Nhờ hưởng khí Trời nên được sống,
Nương theo vị đất đặng hằng sanh.
Kiếp căn bao thuở đà tiền-định,
Vi-tố đến hồi trở lại căn.
Nguyên lai bổn-chất vốn trung bình,
Lục-dục thất-tình vẫn vẹn thinh.
Phật-Mẫu ban cho nên đức tính,
Chí-Tôn trau sửa được thành hình.
Ruộng cày sáu mẫu (*)lo vun quén,
Nhà ở bảy căn (*) gắng vẹn gìn.
Trở lại ngôi xưa nhờ khéo dưỡng,
Yêu thương Phật-Mẫu tạo nên hình.
Đó, các em coi thì đủ rõ
Đệ-Nhứt xác thân và Đệ-Nhị xác thân là gì rồi. Bần-Đạo thăng.
(*) Lục căn : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý
Thất tình: hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, cụ
Đêm 6 tháng 8 năm Canh-Dần ( 19/9/50 ).
Phò-Loan: Thừa-Sử Hải;
Luật-Sự Khỏe.
Hầu-Đàn: Truyền-Trạng
Phước, Luật-Sự Hưỡng, Nên, Du, Ảnh;
Lễ-Sanh Hương-Nương, và
hai vị Nữ-Phái.
Cao Thượng-Phẩm
Bần-Đạo chào các em nam, nữ.
Hôm nay Bần-Đạo xin giải
tiếp về Đệ-Tam xác thân.
Đệ-Tam xác thân là
linh-hồn do Đức Chí-Tôn ban cho, để điều khiển Đệ-Nhứt và Đệ-Nhị xác thân, tức
nhiên là người cầm cương. Ấy là nền tảng cho sự tiến-hóa của con người, thì lẽ
dĩ nhiên nó phải chịu sự thay đổi theo thân sanh của con người, tùy theo sự
sáng-suốt của nó. Cũng có khi một Chơn-Linh sáng-suốt mà lại ngự vào một
Đệ-Nhứt xác thân xấu xa để giúp cho Đệ-Nhứt xác thân được lập công bồi đức
trong một kiếp sanh- nhưng điều đó rất ít. Phần nhiều là một Chơn-Linh sáng
suốt đều ngự trong một Đệ-Nhứt xác thân tốt đẹp. Nên về khoa bói toán của
Thiên-lý học, người ta có thể đoán được người, khi người ta thấy cái thể bên
ngoài của Đệ-Nhứt xác thân ( tướng tại tâm sanh ).
Trong Tam-Thể xác thân chỉ
có Đệ-Tam xác thân là có phận-sự quan trọng hơn cả, vì nó phải chịu trách-nhiệm
đối với Chí-Tôn khi trở về ngôi vị của mình.
Sứ mạng đặc-biệt của
Đệ-Tam xác thân là phải chế ngự Đệ-Nhứt và Đệ-Nhị xác thân cho theo luật
Thiên-nhiên của Đức Chí-Tôn. Nếu nó chẳng kềm thúc được tánh dục vọng phàm phu
của Đệ-Nhứt xác thân thì nó phải bị thiên-khiển và thất phận nơi cõi
Thiêng-Liêng Hằng Sống. Sở hành của Đệ-Tam xác thân rất khó khăn. Vì nếu mang
một xác thân xấu xa thì cũng khó lập công. Còn như mang một xác thân tốt đẹp thì
cũng rất có hại cho phận sự của nó. Biết bao Chơn-linh xuống phàm để lập công
cũng vì lẽ khó khăn ấy mà phải chịu nhiều trở ngại trong phận sự đến đổi phải
bị đọa, vì nó không đủ phương thế kềm thúc Đệ-Nhứt xác thân, mà phải bị Đệ-Nhứt
lôi cuốn vào đường tội lỗi. Đức Chí-Tôn là chủ của nó, theo lẽ thì phải giữ nó
được trong sạch mới phải chớ, tại sao để cho nó bị vật thể hữu-vi nầy lôi kéo
vào đường tội lỗi như vậy?
Một điều thắc-mắc cho
toàn-thể nhơn-loại trên mặt địa cầu nầy phải tự hỏi lấy mình. Nhưng nếu chẳng
có tâm-linh sáng-suốt thì khó mà tìm hiểu cho đặng lẽ huyền-vi bí-mật ấy.
Có hỏi tức nhiên Bần-Đạo
phải trả lời để các em thấu rõ lẽ huyền-vi mầu nhiệm ấy, để sau nầy đi
truyền-giáo cho nhơn-sanh.
Đã nói rằng Đệ-Tam xác
thân là nền tảng cho sự tiến-hóa của nhơn-loại, thì lẽ dĩ nhiên nó phải chịu sự
khảo-thí trong trường thi của Đức Chí-Tôn lập nơi mặt thế nầy. Nếu một
Chơn-Linh thắng được cái thể thứ nhứt và chế ngự được những dục vọng của nó, thì
mới được thăng vị. Còn như thắng thể thứ nhứt không đặng thì phải chịu hình
phạt. Đó là luật công-bình của Đức Chí-Tôn, có công thì thưởng, có tội thì
trừng.
Thoảng như, Đức Chí-Tôn
không dùng phương-pháp ấy, để lọc lừa các hành động của chơn-linh, thì làm sao
mà phân biệt được hàng phẩm cao hay thấp, tùy theo công-nghiệp của Đệ-Tam xác
thân cho đặng.
Thừa-Sử Hải bạch:
....................
- Khi Đệ-Nhị xác thân bị
ngũ-lôi tru-diệt thì Đệ-Tam xác thân phải bị đọa mãi mãi cho đến khi có cuộc
ân-xá của Đức Chí-Tôn thì mới được tái kiếp lại mà lập công chuộc tội.
Còn điều gì các em không
hiểu cứ hỏi.
Thừa-Sử Phước: - Xin giải
về loài vật.
- Đó là ngoài vấn-đề
Tam-Thể xác thân của con người, khi khác Bần-Đạo sẽ giảng về loài vật.
Để kết-luận về Đệ-Tam xác
thân của con người, Bần-Đạo nói cho các em hiểu rõ thêm nữa để khỏi phải mờ hồ
hay là thắc mắc.
Đã nói rằng Đệ-Tam xác
thân là kẽ cầm cương thì cũng hiểu rõ nó như thế nào rồi, vì sở hành và bản
năng của nó giống như người cầm cương . Nếu nó sáng suốt mà chế ngự được
Đệ-Nhứt xác thân theo luật thiên-nhiên của Đức Chí-Tôn, thì nó được phần khen
thưởng của Đức Chí-Tôn, như kẽ cầm cương biết cẩn thận trong phận sự của chủ
nảy giao điều khiển con vật, và cái xe thì được chủ hậu đãi. Còn nếu Đệ-Tam xác
thân chẳng thắng đặng Đệ-Nhứt xác thân, mà còn bị lôi cuốn vào đường tội lỗi
nữa, thì phải bị sa đọa cũng như kẽ cầm cương không biết cẩn-thận để điều khiển
con vật, hầu làm lợi ích cho chủ, thì phải bị rầy và quỡ phạt, có khi bị chủ
đuổi đi là khác.
Đó, các em hiểu chưa?
Bạch, đã hiểu rồi.
Bần-Đạo khen đó chút.
Thăng.
Đêm 16 tháng 9 Canh-Dần.
Phò-Loan: Thừa-Sử Hải,
Luật-Sự Nhung.
Hầu-Đàn: Thừa-Sử Hợi,
Luật-Sự Khỏe, Khen, Hưỡng;
Giáo-Hữu Thượng Giác
Thanh.
Cao Thượng-Phẩm
Bần-Đạo chào mấy em.
Hôm nay Bần-Đạo dạy cho
mấy em hiểu rõ nguyên căn biến chuyển tuần-huờn của vạn- vật.
Vạn vật trong vũ-trụ không
vật nào hơn hay kém. Trước sau đều đồng một thể là Chơn- Linh lập đời, định thể
đặng các phẩm Tiên Phật có nơi học hỏi, và thi dụng tài năng hầu tô điểm thêm
phẫm giá Thiêng-Liêng vị. Do lẽ đó, các phẩm chưa đủ sức lo tròn địa-vị phải
luân-hồi chuyển kiếp mà bồi-bỗ thêm. Lúc khai Thiên lập Địa thì các đẵng
Chơn-Hồn ấy phải đi từ vật-chất lên thảo-mộc, thú cầm, rồi mới chuyển kiếp làm
người được. Tính ra, mỗi phẩm đi từ đầu chí cuối mà không bị lầm lạc, thì phải
đủ chín chục ngàn kiếp ( 90.000 ) mới trở về Thiêng-Liêng vị được. Vì cớ mà các
đẵng Chơn-hồn lúc bị lầm lạc, sa đọa, phải luân-hồi chuyển kiếp mãi mãi, chưa
về đặng nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng Sống.
Các Chơn-hồn ấy, lúc mới
là hóa-nhân, thì còn bãn-chất thật-thà, vì chưa bị sự cám dỗ của vật-chất cho
mấy. Sự cám dỗ ấy lại cũng do các Chơn-hồn còn nhỏ phẩm kiếp, muốn cho các Đấng
trên mình đồng về một lượt, mới bày cơ thử thách. Lần lần, các Chơn-hồn nhiểm
vật-chất, rồi do vật-chất ấy, mà tạo thành hình thể hữu-vi đặng phô bày cho hết
lẽ huyền-vi ra thiệt tướng. Vì vậy, chúng ta thấy sự biến chuyển của Tạo-Đoan
càng ngày càng tăng tiến là lẽ đó.
Khi loài người đã lột hết
lẽ huyền-vi cho nhau đặng hiểu rồi thì cơ bí-mật chẳng còn nữa. Do đó mà sự qui
cổ phải trở lại đạng cho các nguyên-nhân thấy rõ mọi đường học hỏi về sự biến
chuyển là lẽ nào. Ngày nay các nguyên-nhân xuống thế mà hiện còn ở tại thế , đã
chuyển kiếp mấy lần chín chục ngàn kiếp rồi. Bởi thế mà Chí-Tôn xây cơ chuyển
thế cho các nguyên-nhân thấy rõ sự huyền-vi bất khả xâm phạm của Thiên-Điều ,
là dầu cho tay phàm kiếm đặng sự bí-mật của Tạo-Hoá mà họ có thể kiếm đặng sự
sanh của Đức Chí-Tôn hằng dễ hay chăng?
Ngày nay các nguyên-nhân
đã thấy rõ sự tiến-hóa của họ về vật-chất là mầm tiêu-diệt, nên tự họ phải nhường
bước trước hình phạt Thiêng-Liêng. Họ đã hiểu đặng huyền-vi bí-mật của vũ-trụ
mà họ không hiểu lẽ sanh tồn do đâu mà có. Vì vậy mà lần hồi, họ chỉ nhờ học
hỏi nơi đạo-đức mới hiểu lẽ ấy do đâu. Lần nầy, vì các Chơn-Linh xuống phàm quá
lâu nên Đức Chí-Tôn muốn đem về hết một lượt, rồi cho trở xuống học lại lớp
khác. Bỡi cớ, Tam-Ngươn tận mãn, thì nhứt ngươn kế tiếp là vậy.
Còn quỷ-nhơn là những
Chơn-hồn của Quỷ-Vương nơi Tam-Thập Lục-Động cho xuống đặng cho làm các bài vở
cho các nguyên-nhân học hỏi. Vì cớ, cho nên các nguyên-nhân mà tội lỗi cũng
phải đến cõi Phong-đô chịu sự giáo-hóa mà định trí, định thần, rồi chuyển kiếp
nữa, chớ chẳng hề vì Quỷ-vương mà tiêu-diệt cho đặng.
Mấy em đã rõ chưa. Để bữa
khác, Bấn-Đạo dạy thêm nữa, bữa nay chừng đó cũng vừa đủ. Mấy em ráng học nghe!
Bần-Đạo chào mấy em.
Thăng.
Đêm 23 tháng 9 Canh-Dần.
Loài-vật.
Cao Thượng-Phẩm
Bần-Đạo chào các em.
Đã hèn lâu, Bần-Đạo hứa
với các em để giải về loài vật. Hôm trước, Bần-Đạo đã giải về Tam-Thể xác thân
của con người cho các em hiểu rồi, nay Bần-Đạo giải luôn về loài vật cho các em
hiểu rõ.
Về sự tiến-hoá của
Bát-Hồn, loài vật đứng vào phẩm thứ ba. Nó cũng biết cảm-xúc như loài người
vậy, nó cũng biết thương, biết ghét; nhưng nó không được khôn ngoan như loài người.
Loài vật chia làm hai
loại: Loại Thượng-cầm, và loại hạ-thú.
- Loại Thượng-cầm có tính
chất giống như loài người, là có thứ chim biết nói, nó nhớ cũng như loài người.
Ngày xưa, người ta dùng chim để đi thơ từ chỗ nầy sang chỗ khác.
- Còn loại hạ-thú, có thú
khôn ngoan như loài người, nó cũng biết nghe, và biết vâng lời sai biểu của
loài người, lại cũng có thứ giống về bãn-chất loài người như con khỉ chẳng hạn.
Về loài vật dầu cho
Thượng-cầm hay Hạ-thú đều có thọ một điểm linh-quang của Đức Chí Tôn ban cho
cũng như loài người vậy.
Từ loài vật nó cũng thay
đổi nhiều kiếp mới tiến hoá lên loài người được, và chính nó cũng do sự
tiến-hoá mà biến hình. Cũng có nhiều khi loài người làm nên tội ác trong kiếp
sanh, mà phải bị luật thiên-khiển trừng phạt, rồi cho đầu thai trở lại làm loài
vật. Cái Bí-Pháp của các nền Đạo-Giáo đã khai mở từ xưa, cũng như Giáo-Lý của
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ đều dạy cho Môn-đồ về sự tiến-hoá của Bát-Hồn, và về sự
luân-hồi chuyển kiếp, hoặc về sự bị giáng cấp của Bát-Hồn và do Luật Thiên-Điều
phân định chí công.
Vậy một khi bàn đến loài
vật, thì người có Đạo ai cũng nhìn rằng là bậc thứ ba của Bát- Hồn. Nó cũng có
thể tiến-hoá lên phẩm người, và cũng có thể biến trở lại thảo mộc, tùy theo sở
hành gián-tiếp của nó, nên có thể được hai bãn-chất của loài người và của
thảo-mộc.
Thăng.
Đêm 11 tháng giêng Tân-Mão.
Phò-Loan:
Luật-Sự Nhung, Khen.
Hầu-Đàn: Chư vị Luật-Sự.
Cao Thượng-Phẩm
Bần-Đạo chào các em nam,
nữ.
Hôm nay Bần-Đạo dạy về sự
phân biệt hữu-hình và vô-vi.
Trong vũ-trụ, vạn-vật thảy
đều là hữu-hình, nhưng trong cái hữu-hình lại là vô-vi biến tướng. Một hình thể
lại là một sự cấu-tạo của những tế-bào. Những tế-bào ấy lại kết tụ bởi khí
ngũ-hành, khí ngũ-hành biến chuyển bởi âm-dương; âm-dương ấy lại điều-động được
là nhờ khí Hư-vô vận chuyển. Vì cớ, trong mỗi xác thân dù vật-chất, thảo-mộc,
thú-cầm hay loài người, thảy đều do sự biến chuyển của khí Hư-vô.
Vậy thì mỗi hình vật
hữu-vi, đã phải chịu nơi quyền năng vô biên của khí Thái-Cực mà được trở nên hình
tướng. Những tế-bào là những hột điển-quang của âm-dương chi khí. Trong mỗi
tế-bào đều có hột điển âm và hột điển dương vận chuyển. Do sự khác nhau chỗ hột
điển âm nhiều hay ít mà sự sáng-suốt của khối linh-quang được tỏ rõ cùng không.
Hễ âm nhiều thì phải nặng trịu. Còn về mặt vô-hình, thì chỉ là Lưỡng-Nghi biến
hoá mà thôi, vì cớ nên không phải là hình tướng hữu-vi của vũ-trụ được.
Vậy thì, vô-vi là cơ
biến-hoá, còn hữu-hình thì lại là sự biến chuyển. Hai đàng là hình với bóng, hễ
hình đã mất tức là các tế-bào đã tan rã, thì khí Lưỡng-Nghi trở lại cõi Hư-vô,
đó là thăng về Thượng-giới. Còn như những kẽ bị tội phải trầm luân khổ hải, hay
là phải chuyễn kiếp tái sanh là do những tế-bào khi tan ra lại lẫn-lộn điển âm
cùng với điển dương, nên chẳng thể rời nhau được, khiến cho khí Lưỡng-Nghi ở
trong thể xác không hiệp được với khí Lưỡng-Nghi của khí Hư-vô. Vì vậy mà phải
luân-hồi mãi mãi cho tới ngày tế-bào đã phân rõ âm dương mới thôi.
Vậy thì, ở trong sự
hữu-hình lại có vô-vi ẫn chuyển; còn vô-hình lại là khí điển-quang mà thôi. Các
em đã rõ chưa?
Thôi Bần-Đạo kiếu.
Đêm 23 tháng 11 Tân-Mão ( 21/ 12/ 51 ).
Phò-Loan: Thừa-Sử Phước,
Luật-Sự Nhung.
Hầu-bút: Luật-Sự Hưỡng.
Cao Thượng-Phẩm
Bần-Đạo chào mấy em.
Bần-Dạo thấy mấy em có
điều thắc mắc, Bần-Đạo cũng cần giải rõ cho các em được hiểu.
Mấy em đã hiểu rõ thế nào
là nguyên-nhân, hoá-nhân, và quĩ-nhân rồi đó chớ. Vậy nói thử cho Bần-Đạo nghe.
Thừa-Sử Phước bạch: - Thưa
Đức Ngài, nguyên-nhân là những người tạo được phẩm-vị nhiều kiếp.
- Không phải.
Thừa-Sử Phước bạch: - Là
Nguyên-Linh Đức Chí-Tôn cho xuống trần.
- Mà xuống trần để làm gì?
Thừa-Sử Phước bạch: - Để dìu-dắt
hoá-nhân đi lên đường tiến-hoá.
-Cũng chưa đúng. Để học
hỏi về cơ tấn-hóa. Cũng có phần nguyên-nhân đến đặng mở cơ giáo-hoá; song không
ở trong số một trăm ức của Chí-Tôn đã cho xuống thế từ buổi thượng-ngươn. Còn
hoá-nhân là gì?
Thừa-Sử Phước bạch: -
Cầm-thú tấn-hoá lên loài người.
- Phải vậy. Nhưng họ đi từ
vật-chất lần đến loài người, và đoạt được phẩm-vị Thần, Thánh, Tiên, Phật do
nơi công-quả tạo nên. Còn Quỷ-nhân là gì?
Thừa-Sử Phước bạch: -
Thuộc hàng hóa-nhân và nguyên-nhân phạm tội.
_ Chỉ có hoá-nhân phạm tội
tình mà trở nên quỷ-nhân.
Thừa-Sử Phước bạch: - Và còn
nguyên-nhân phạm tội?
- Nguyên-nhân do một Chơn-linh
của Chí-Tôn chiết ra, nếu họ phạm tội thì Chơn-linh ấy trở về , và Chơn-thần
phải tái kiếp đặng đền bù tội lỗi. Chừng tội lỗi đền xong, thì Chơn- linh sẽ
trở lại, mà dìu-dẫn Chơn-thần thêm nữa, trên đường tấn-hoá của họ.
Thừa-Sử Phước bạch: - Khi
hoá-nhân và nguyên-nhân đồng phạm tội?
Nguyên-nhân thì Chơn-thần
của họ được tạo ra ngay từ kiếp người. Còn hoá-nhân là khi phân Lưỡng- Nghi
biến thành Bát-Quái mà tạo ra vật-chất , thì họ chỉ là vật-chất biến thể, lần
đến loài người, nên Chơn-thần của họ vẫn còn là thể-chất, bỡi cớ mới tùng theo
quỷ-vị.
Nguyên-nhân có cựu vị, nếu
trong trường thi tấn-hóa mà họ đoạt được thì phẩm-vị ấy sẽ được cao thăng. Còn
như Chơn-thần quá ư mê muội thì cựu-vị của họ phải để trống. Còn như hoá-nhân
thì khi họ tạo được phẩm-vị, rồi họ mới được hưỡng hồng ân của Chí-Tôn ban cho
điểm linh-quang. Nguyên-nhân và hoá-nhân khác nhau ở chỗ đó.
Chừng hóa-nhân lập được vị
rồi lại còn muốn lập vị thêm nữa, thì lúc xuống thế đặng lập công thêm nữa,
cũng được gọi là nguyên-nhân.
Nguyên-nhân thì có Chơn-linh
chế ngự, còn hóa-nhân khi tạo được vị, mới được ban bố hồng ân hưởng được
Linh-quang. Còn như khi chưa tạo được vị, họ chỉ có giác-hồn chế ngự họ thôi.
Mấy em đã hiểu rõ
nguyên-nhân và hóa-nhân thế nào chưa?
Thừa-Sử Phước bạch: - Dạ
hiểu, nhưng hóa-nhân chưa có Chơn-linh thì họ là thú?
- Chơn-thần của Phật-Mẫu
ban cho họ, sao lại gọi là thú? Thú tức là thể-chất chứ?
Thừa-Sử Phước bạch: - Dạ
thú cũng có Chơn-thần?
-Nhưng nó chưa được có
giác-hồn như người, tức là nó chưa có lương-năng.
Luật-Sự Hưỡng bạch: - Dạ
xin cho biết về lương-tri và lương-năng là thế nào?
- Lương-tri là trí biết tự
nhiên do nơi não cân mà có. Còn lương-năng là năng lực do trí biết ấy nẩy-nỡ.
Đêm nay cũng đã nhiều, bữa
khác Bần-Đạo giảng dạy thêm. Bần-Đạo kiếu.
TAM THỂ XÁC THÂN (Đợt thứ hai)
Tái-Cầu:
Bát-Nương
Chị chào mấy em.
Muốn học hỏi phải ra công,
dày sức thì mới mong thâu được kết-quả, mấy em cũng vậy.
Thừa-Sử Phước bạch: - Dạ
mấy em cố-gắng, nhưng còn tối-tăm quá.
- Cười... Vậy chớ ngọn đèn
khêu chưa sạch bất, chùi chưa sạch bóng, hỏi tõ rạng sao được. Hãy lau bộ não
đi.
Thừa-Sử Phước bạch: -
Chừng nào bỏ xác phàm mới hoàn-toàn sáng-suốt được.
- Lẽ dĩ-nhiên; nhưng sự
học hỏi trong khi còn mang xác phàm thì cơ tấn-hóa mới có giá-trị.
Khi học Đạo, muốn học điều
gì phải coi đi coi lại, rồi suy gẫm cho rõ lý. Chừng hiểu được tường tận rồi
mới học qua điều khác, chớ muốn học cho biết luôn một lượt, thì đến tận-thế đó
mấy em.
Lau bộ óc là đừng cho sự
hám biết, và khí giận xen vào. Phải hòa-hưỡn, thư thái và trì chí suy gẫm thì
sẽ được kết-quả. Chị khuyên mấy em ráng xem sách và tra cứu đặng tầm lý thì đến
khi học Đạo rất dễ chớ chẳng chi. Đạo-pháp là khoa huyền-bí vô-vi, mấy em phải
dày công mới được.
Bây giờ chị cho thi, rồi
ngâm cho chị nghe.
Thi:
Đông về bấc đến tận hiên mai,
Gõ cửa kêu ai dạ luống hoài.
Gió lạnh cành mai xơ-xác lá,
Sương mù bóng hạc chập-chờn cây.
Ngân-Kiều ngắm laị xa xôi khách,
Kim-Khuyết nhìn ra vắng vẻ bầy.
Mở trí đón đường phong tuyết phũ,
Đông về bấc đến tận hiên mai.
Chị lui nghe mấy
em.
Thăng.
Đêm mồng 4 tháng 12 Tân-Mão.
Phò-Loan: Thừa-Sử Phước,
Luật-Sự Nhung.
Hầu-Đàn: Luật-Sự Hợi,
Hưỡng, Tỷ, Du;
Giáo-Hữu: Thượng Tý Thanh.
Cao Thượng-Phẩm
Bần-Đạo chào mấy em.
Mấy em đã được học hỏi
nhiều trên đường Bí-Pháp, nhưng bỡi từ trước vì Thần chưa định, điển chưa thuần,
nên những bài học-tập có phần không rõ rệt, hay là có chỗ khuyết điểm. Vậy từ
đây Bần-Đạo khởi dạy lại cho thêm rõ và bồi-bỗ thêm.
Nói về Đệ-Nhứt xác thân,
hay là thể xác, thì sự cấu-hợp của nó do những tế-bào, trong đó có điển-tử
dương và điển-tử âm mà tạo thành. Mỗi thể xác đều do những tế-bào, mà trong
nguyên-tử tinh trùng cấu-tạo bỡi những hột nguyên-tử; trong đó, có một điển-tử
dương và chín điển-tử âm, thể xác nào cũng vậy, có khác nhau là do nơi Đệ-Nhị
xác thân mà thôi. Thể xác ấy là nguyên-tinh của thảo-mộc và vật-chất tạo nên.
Bỡi cớ, khi thể xác đã trở về đất thì trở nên đất.
Nói về Đệ-Nhị xác thân,
Chơn-khí là sự tiết khí của Chơn-tinh hoặc trong sạch, hoặc ô- trược mà đổi nên
hình sắc. Như Chơn-khí toàn trong trắng, chí Thánh, thì nó là một hào- quang
sáng chói, còn chưa được Thánh chất thì nó là màu hồng; còn như ô-trược, thì nó
lại là màu tím. Những hào-quang ấy bao phủ lấy thể xác đặng tiếp-điển cùng Chơn-linh
hay Chơn-thần.
Thoảng như Chơn-khí bị lay
động, thì nó hoàn-toàn vẫn là thể-chất hay là vật-chất khí. Do đó, mà những người
chưa được tinh sạch, hay định tĩnh vẫn bị thể-chất lôi cuốn và không thể đi cao
hay tầm hiểu cao hơn được, nó cấu-tạo bỡi hơi của Chơn-tinh bốc ra.
Chơn-thần hiệp với
Chơn-khí gọi là Đệ-Nhị xác thân. Chơn-thần ấy gọi là điểm-linh của Phật-Mẫu ban
cho, nên nó thuộc về âm, gọi là âm-khí, hay âm-quang.
Còn Đệ-Tam xác thân, là
điểm Chơn-linh, tức là dương-khí hay là dương-quang, do nơi ngôi Thái-Cực, tức
là Chí-Tôn chiếu xuống. Âm-khí tiếp dương-khí mới làm cho Chơn-khí được
nhẹ-nhàng tinh-khiết; ví như hơi nước được nấu lại một lần nữa mà biến thành
không khí. Khi Chơn-khí được tinh ba thì điển của dương-khí mới rọi thẳng được
đến Nê- huờn-cung, mà làm cho người trở nên sáng-suốt, minh-mẫn.
Về Tam-Thể xác thân cấu
tạo bởi nguyên-lý ấy, mấy em coi lại mấy bài trước thì thêm rõ. Nói cho thật
hữu-vi thêm nữa, thì Thái-Cực là một khí Chơn-Dương; do đó, mà chỉ có thanh khí
mới có thể tiếp được Linh-quang chiếu rọi.
Mấy em hãy ráng học tập,
một ngày kia hữu-dụng, và sẽ biết về mặt Bí-Pháp Tâm- Truyền. Đây chỉ là
Bí-Pháp Khẩu-Tụng mà thôi.
(1) Thêm vào:
- Điển-tử cấu-hợp thể xác
của người do một điển-tử dương và chín điển-tử âm;
- Còn Chơn-khí thì một dương
ba âm;
- Chơn-linh thì một dương
một âm.
- Còn Ngôi Thái-Cực chỉ có
một dương mà thôi.
Bần-Đạo kiếu.
Thăng.
Đêm 9 tháng 12 Tân-Mão ( D.L. 6/1/1952 ).
Phò-Loan: Thừa-Sử Phước,
Luật-Sự Nhung.
Hầu-Đàn: Luật-Sự Hưỡng,
Hợi.
Cao Thượng-Phẩm
Bần-Đạo chào các em.
Về Tam-Thể xác thân,
Bần-Đạo tiếp dạy cho mấy em được thêm phần hiểu biết cho rõ- ràng. Đêm nay,
Bần-Đạo giải về Đệ-Nhứt xác thân. Hôm trước, Bần-Đạo đã chỉ rõ Tam- Thể xác
thân là gì, bây giờ trở lại phân-tách rõ-ràng từ xác thân một.
Đệ-Nhứt xác thân là sự cấu
hợp bỡi tinh-trùng, mà tinh trùng ấy nãy sanh do nơi vật-chất thảo-mộc và
thú-cầm, vì cớ nó thuộc về thể-chất tức là vật chất hình, tiếng Pháp gọi là
Matière ou Corps Matériel. Hình thể hữu-vi của thể-xác là một cái máy của
Tạo-Hoá đã làm ra bằng các nguyên-liệu do nơi vật-chất chiết thành vi-tố, đặng
xử-dụng cơ lập thể. Những tinh-trùng cấu tạo nên một thể xác, là do khí bẩm của
lẽ âm-dương phàm thể; bỡi có xác thân trong sạch, mà cũng có xác thân ô trược.
Thể xác tạo thành bỡi vật-chất, nên nó là vật-chất biến-hình đó thôi.
Vậy thì, Đệ-Nhứt xác thân
là một cái máy để cho cơ Tạo-Hóa xử-dụng, mấy em đã hiểu rõ về Đệ-Nhứt xác thân
chưa? Có em nào chưa hiểu cứ hỏi.
Thừa-Sử Phước bạch: - Xin
Đức Ngài giải rõ cho biết sự nuôi sống của tế-bào?
- Xác thân ấy được sống là
nhờ các tế-bào còn liên-kết, sự liên-kết ấy có được là nhờ khí âm dương được
lưu thông trong lục-phủ ngũ-tạng. Một khi trong lục-phủ ngũ-tạng bị bế tắc thì
lẽ tự nhiên khí âm dương bị ngưng trệ, làm cho mạch máu ngừng lại, và liền lúc
đó, các tinh trùng tiết ra một khí cực âm, nên các tế-bào không còn liên-đới mà
chỉ đóng riêng từ tế-bào một mà thôi. Bỡi những cớ ấy, mà Đệ-nhứt xác thân
không còn cử động được nữa, và trở nên lạnh cứng.
Thừa-Sử Phước bạch: - Dạ,
đó là nói về khí âm dương làm cho các tế-bào kết-hợp, tức sự sống cho Đệ-nhứt
xác thân, nhưng còn sự nuôi sống Đệ-nhứt xác thân bằng thực-phẩm, xin Đức Ngài
giải cho.
- Về thức ăn để nuôi sống
vật thể thì chỉ có các vi-tố mà thôi, khi đồ ăn vào tỳ vị rồi tự nhiên biến-hóa
thành một chất hồ, do sự làm cho tiêu-hóa của chất nước cường toan, khi chất hồ
ấy đi qua ruột non, thì những vi-tố cần dùng nuôi thể xác lượt qua màng mỏng
của ruột non mà biến thành máu. Khi máu ấy về tim, hấp thụ được khí âm dương
của vũ- trụ do phổi đem vào, thì nó chia vi-tố ra làm bốn phần:
- Một phần để làm cho xương
được nở-nang.
- Một phần làm cho da thịt
được đầy-đũ.
- Một phần làm cho
ngũ-tạng được điều-hòa.
- Một phần làm cho gân
được dẽo-dai.
Còn như tóc và lông là hơi
bài tiết của chất thịt tạo thành. Trong cả thể-chất lượt lại thành một chất
tinh ba gọi là tủy; do nơi tủy ấy biến thành tinh, do nơi tinh biến thành sự
minh- mẫn của thị-giác và trí-não.
Thừa-Sử Phước bạch: - Như
vậy tế-bào không cần đến thực-phẩm?
- Phải vậy, các tế-bào có
lẽ sống riêng biệt của nó chớ không cần đến vi-tố.
Thừa-Sử Phước bạch: - Nếu
vậy một đứa trẻ sơ-sinh rồi trưởng thành, số tế-bào gia tăng do đâu mà có?
- Những tế-bào được tăng
gia ấy là những tế-bào ở trong bốn thứ vi-tố đã phân ra đó, nó có tự nhiên chớ
không phải nhờ vi-tố mới có nó nó.
Luật-Sự Hưỡng bạch: -
Thưa, vi-tố có phải tiếng Pháp gọi Vitamine không?
- Phải.
Thừa-Sử Phước bạch: - Xin
Ngài giải rõ về sự ảnh-hưởng tốt xấu của sự ăn chay, và ăn thịt đối với Đệ-nhứt
xác thân.
- Nói về ảnh-hưởng tốt xấu
của sự ăn chay, và nhục thực, thì các tế-bào không phương di hại chi cả. Chỉ có
hại cho lục-phủ ngũ-tạng mà thôi, bỡi nhục thực thì phần nhiều trong các con
vật hay có vi-trùng, nên ăn thịt thì những vi-trùng trộn theo vi-tố mà phá
hoại; lại nữa, thịt là chất sanh hơi độc, vì vậy làm cho thân thể hoá ra mệt
nhọc, biếng nhác. Đó là cái hại cho thể xác. Còn cái hại cho tinh-thần thì
trong thịt đã chứa sẵn các thú chất, do đó, làm cho tinh-thần thường bị mê
muội, nhứt là có hại cho đệ lục giác-quan là Thần. Còn ăn chay thì khỏi bị
vi-trùng phá hoại, và không bị hơi độc làm cho mệt nhọc.
Thừa-Sử Phước bạch: - Nếu
nói ăn thịt có vi-trùng làm hại tạng phủ, thì nấu cho chín, tức vi-trùng phải
chết rồi còn đâu mà phá hại?
- Cười . . . Nếu nói rằng
nó bị chết thì đúng có phân nữa, bỡi vì vi-trùng cũng kết cấu bằng tế-bào thì
không bao giờ chết. Bỡi vậy, thực nhục mà nấu kỹ, nếu trong người khỏe mạnh thì
những tế-bào vi-trùng vẫn nằm yên, khi nào mà thể xác bị yếu, thì nó lại kết
cấu mà làm hại cơ thể.
Đệ-nhứt xác thân như vậy
là đủ rồi.
Bần-Đạo kiếu.
Thăng.
Bài học bổ-túc.
Rút trong Thánh-Ngôn
Hiệp-Tuyển quyển 1 , Đức Chí-Tôn có dạy về Đệ-nhứt xác thân:
" Phàm xác thân con
người, tuy mắt phàm coi thân hình như một, chớ kỳ trung nơi bổn thân vốn một
khối chất chứa vàn-vàn, muôn muôn sanh vật. Những sanh vật ấy cấu-kết nhau mà
thành khối ( La Formation des cellules ), vật-chất ấy có tánh linh, vì chất
nuôi sống nó cũng đều là sanh vật, tỷ như rau , cỏ, cây, trái, lúa, gạo... mọi
lương vật đều cũng có chất sanh.
Nếu nó không có chất sanh,
thì thế nào tươi tắn và chứa sự sống, như nó khô rũ thì là nó chết, mà các con
nào ăn vật khô héo bao giờ. Còn như nhờ lửa mà nấu thì là phương-pháp tẩy trược
đó mà thôi, chớ sanh vật bị nấu chưa hề phải chết.
Các vật thực vào tỳ vị,
lại biến ra khí, khí mới biến ra huyết. Nó có thể hườn ra nhơn hình, mới có
sanh sanh, tử tử của kiếp nhơn-loại. Vì vậy, mà một giọt máu là một khối Chơn-linh.
"
Chương II
Phần dạy đạo của bà Bát Nương & Đức Cao Thượng
Phẩm
Đêm 11 tháng 12 năm Tân-Mão ( D.L. 7/1/1952 ).
Phò-Loan: Thừa-Sử Phước,
Luật-Sự Nhung.
Hầu-Đàn: Luật-Sự Tỹ,
Hưỡng.
Thơ-ký Minh.
Vô-Danh Tiên-Trưởng
Bần-Đạo xin chào chư quý
vị.
Rừng Đạo-Pháp sâu xa, trí
người phàm nông nổi, Bần-Đạo khuyên chư vị khá dày công đào-tạo âm dương thuần
mỹ, mới rõ thấu cơ mầu. Vạn-vật hữu-hình, càn khôn vô tướng, thảy thảy chung
đồng nhứt lý hư không, sắc nên không, không biến sắc. Xin chư quý vị ráng tự
mình mở điểm quang-minh, còn cõi hư-linh đã giúp về hình-thức đã nhiều lắm rồi.
Thoảng như đem phơi bày đủ lẽ, thì chẳng hoá ra giả-tướng hay sao?
Học một, nghiệm mười mới đựơc
đó đa!
Bần-Đạo hằng mến chư quý
vị, muốn đôi lời kỹ-niệm đó thôi. Còn phần giáo-hoá đã có Thượng-Phẩm Chơn-Tiên
và Bát-Nương Tiên-Nữ. Bần-Đạo xin làm một bài thi:
Thi:
Nối gót Tiên-Gia ráng lần dò,
Thầy không có bóng ráng lường lo.
Động-đào đưa khóa tùy phương mở,
Nét tục định thần liệu thế lo.
Sẵn lái, sẵn buồm còn thiếu khách,
Đủ linh, đủ phướng mãi nhiều tơ.
Khai tâm nhờ định không vì thế,
Tình-dục xin khuyên chớ hững-hờ.
Bần-Đạo
xin lui bước.
Thăng.
Tái-Cầu:
Cao Thượng-Phẩm
Đêm nay Bần-Đạo giảng tiếp về Đệ-nhị xác thân.
Đệ-nhứt xác thân là vật thể hữu-hình nó nuôi dưỡng Chơn-tinh, do
đó, có bốc ra chất hơi gọi là Chơn-khí. Ví dụ, một nồi nước để lên hơi vậy.
Chơn-khí ấy có một ánh
sáng riêng của nó, gọi là hào-quang mà tiếng Pháp gọi là Aura. Nhờ hào-quang
biến đổi hình sắc, mà nơi cõi hư-linh thấu triệt hành-tàng, tâm ý của mỗi người.
Chơn-khí là một điển-quang
của thể xác bốc ra, nên nó dung-hợp với điển âm dương trong thể xác. Bỡi cớ, nó
là trung gian tiếp-điển của Chơn-Thần, là của Phật-Mẫu và Chơn-Linh của
Chí-Tôn. Khi thể xác bị ô-trược, thì Chơn-khí có một chất làm cho Chơn- Thần
không tiếp được Nê-hườn-cung, tức là nơi phát sanh ý-chí. Còn như ý-chí
xao-động, thì Chơn-khí phải xao-động, làm cho lạc điển của Chơn-Thần tiếp xuống.
Chơn-khí là một khí chất
trong Đệ-Nhị xác thân, cả Chơn-khí và Chơn-Thần hiệp lại mới đủ.
Chơn-Thần là một điểm linh
của Phật-Mẫu sanh ra. Chơn-Thần đến với xác thân, đặng khai trí cho con người,
theo bên Phật-Giáo gọi là Giác-Hồn đó. Cả Chơn-khí và Chơn-Thần thì gọi là cái
Phách; còn riêng về Chơn-Thần thì gọi là Vía đó vậy.
Chơn-Thần đến đặng giữ thể
xác đặng trọn bước trên con đường tấn-hoá. Song vì bổn-chất của Chơn-Thần là
Âm-quang, nên thường vì những nỗi khó-khăn của thể xác mà hay dung túng cho thể
xác, được phù hạp với chất sanh của thể xác là thú-chất.
Trong mọi người đều có
thất-tình lục-dục, những tình-dục ấy phát sanh ra, do nơi lục-phủ ngũ-tạng,
nhưng chủ của nó là Chơn-Thần đó vậy.
Khi Chơn-Thần kềm thúc
không nỗi, thì lục-dục thất-tình dấy động, làm cho Chơn-khí tiết ra một chất
ô-trược, khiến cho Chơn-Thần không đến đặng, mà chế ngự được nữa. Lấy ví-dụ là
một kẽ có manh tâm làm điều gian ác, khi họ khởi thi-hành công việc ấy, họ được
nghe một tiếng nói vô-hình mà người ta thường gọi là lương-tâm cắn rứt. Tiếng
nói ấy là của Chơn-Thần đó vậy. Song kẽ ấy cố tâm làm công làm công-việc đã suy
tính, và từ đó, không còn được nghe tiếng nói của Thiêng-Liêng kia nữa. Lúc đó
là Chơn-Thần không còn đến được, bỡi Chơn-khí ô-trược ngăn cản.
Khi Chơn-Thần đã bị xác
thân cải ý, thì Chơn-Thần phải theo luôn xác thân ấy, đặng kiếm phương gội rửa,
bỡi cớ, những người gian ác khi được lời giảng dạy về hành tàng của người thì
liền đó, có một lời nói vô-hình biểu phải cải hối. Thoảng như thể xác ấy được định
tỉnh, thì Chơn-Thần chế ngự luôn lục-dục thất tình, mà cải thiện cho thể xác
ấy, tiếng thường gọi đó là giác-ngộ vậy.
Còn luận về tội-lỗi, thì
Chơn-Thần phải luôn luôn theo thể xác, bỡi cớ khi thể xác phải chuyển kiếp đến
đâu, Chơn-Thần phải theo đến đó. Khi thể xác đã mất sự sống của nó thì điển của
âm dương trong thể xác bay ra cùng với Chơn-Thần. Hễ là thể xác trong sạch thì
khí dương hợp với Chơn-Thần bay về cõi Thiêng-Liêng và do nơi Nê-hườn-cung là
cửa. Còn thể xác ô-trược thì khí âm tiết ra hợp với Chơn-Thần mà giáng xuống
vật-chất đặng chờ cơ chuyển kiếp, mà do nơi đầu ngón chân cái là cửa.
Mấy em còn điều chi không
hiểu về Đệ-nhị xác thân nữa không?
Thừa-Sử Phước bạch: - Thưa
Ngài, để chờ học lại.
- Được, Bần-Đạo muốn như
vậy lắm.
Bần-Đạo kiếu.
Đêm 13 tháng chạp Tân-Mão ( D.L. 9/1/52 ).
Phò-Loan:
Thừa-Sử Phước, Luật-sự Nhung.
Hầu-Đàn: Luật-Sự Tỹ, Du,
Hưỡng.
Bát-Nương
Chị chào mấy em.
Đêm nay, chị thấy trong
mấy em có sự đồng tâm cố gắng, chị mừng cho lắm đó. Về đường học hỏi, chị nhận
thấy mấy em chưa được thông hiểu , bỡi vì, mấy em chưa tự mở khiếu của mấy em.
Vậy chị xin để ít lời, hầu chỉ rõ phương-pháp tự khai khiếu lấy. Mỗi khi cần
học hỏi điều gì, phải đem hết trí lực mà phán-đoán, tầm cho đủ mọi lẽ. Xong rồi
suy gẫm lại các lẽ đã tìm ra, rồi tầm trong ấy, một lý lẽ bất di bất dịch. Khi
đã nhận định rõ-ràng rồi, phải tự mình kiếm lấy câu hỏi, để tự trích-điễm lý lẽ
đã tìm ra. Khi đã nhận rõ, không còn một điều có thể trích điểm nữa, thì lý lẽ
ấy là đúng đó vậy.
Về phương-pháp tham-thiền
nhập-định đặng kiếm hiểu huyền-bí hư-vô, cũng không ngoài phương-pháp ấy. Những
người tịnh luyện mà bị sai đường lạc nẽo cũng bỡi không tầm cạn lý. Nên nhớ
rằng, vô-vi và hữu-hình chỉ cách nhau có một chút màng mỏng của Đệ-Nhị xác thân
mà thôi. Vì vậy, khi đã rửa sạch Chơn-khí, định được Chơn-Thần, thì khiếu
huyền-quang mở hoát, đặng thấy rõ cơ huyền-vi bí-mật của Tạo-Đoan.
Mấy em nên phân biệt cho rõ
tham-thiền nhập-định và xuất Chơn-Thần đó nghe! Nếu lầm lộn thì phải sanh ra
loạn trí, bỡi Chơn-khí bị rung động kích thích Nê-hườn-cung. Mỗi lý lẽ gì đã
tầm ra phải đi đôi với thực-tế, và không ngoài lẽ bác-ái là đúng đó. Từ xưa bị
thất chơn-truyền là do lòng hám vọng mà việc tham-thiền nhập-định chỉ có một
kết quả rất nông nỗi.
Một khi định thần, tức là
an Chơn-khí, thì Chơn-linh sẽ đến ngay nơi Nê-hườn-cung mà mở trí, đặng hiểu
biết mọi lẽ, hoặc do sự mách bảo của một đấng vô-hình, đến giúp khiếu của người
định thần. Do đó, mà nhiều khi mấy em cũng tự nhận được đặc điểm ấy, mỗi khi
mấy em cố tâm chú ý.
Vậy từ đây, chị khuyên mấy
em khá định tâm và không nên nóng nảy, các Đấng vô-hình chỉ đến dạy cho các em
bằng phương-pháp ấy mà thôi. Ngoài ra, lúc nào đoạt pháp xuất thần mới có bề
dể-dãi hơn nữa.
Mấy em hãy cố gắng, kết
quả không bao xa, để chị nhường cơ.
Thăng.
Tái-Cầu:
Cao Thượng-Phẩm
Bần-Đạo chào mấy em nam
nữ.
Đêm nay, Bần-Đạo chỉ dạy
về phương-pháp luyện khí, định thần của Đệ-Nhị xác thân. Chơn-khí tiết ra bỡi
bảy dây oan nghiệt, mà người ta gọi là thất phách.
Phách cực âm là nơi xương
cụt, phách cực dương là nơi Nê-hườn-cung, còn phách trung ương là thận.
Về dương, đặng điều động
huyền-quang, có ba phách là: - Một ở tại Thượng-đình, một ở tại Trung-đình hay
là nơi đầu cuống họng và đầu cuống phổi, một phách ở tại cung hỏa tức là ở tim.
(Xem minh họa trang (?) - Vận hành chơn khí )
Còn về âm (Hội âm dưới âm
khiếu là nơi khởi động các mạch), để khai thông thủy hỏa, thì phách ở Hạ-đình
hay là Hạ-đơn-điền gọi là rún. Khi mỗi một phách lay động, khiến cho âm dương
khí bất điều-hòa, mà sanh ra bịnh tật hay là làm cho Chơn-khí ô trược. Mỗi một
phách có một điển-lực dương xây chuyển không ngừng, và rất mau lẹ, do đó, tiết
ra một sắc hào-quang, và hấp-dẫn những điển- lực âm ở gần nó, phải xoay theo
nó.
Nơi thận là chỗ chứa cả
khí âm-dương gọi là thận thủy và thận hỏa đó vậy. Thường thường, bị dùng trí
nhiều, mà không biết vận âm và dưỡng tinh, thì bị hỏa xông lên làm hại tim,
phổi, mắt và óc. Còn như bạc nhược thì hỏa lại bị kém, mà thủy lại dồi-dào, làm
cho hư ruột gan. Muốn cho khí điều hòa phải dưỡng tinh, định trí, mà vận chuyển
thủy hỏa đi cho cùng châu thân, thì Chơn-khí mới trong sạch, mà định được
Chơn-thần. Sự dẫn thủy hỏa ấy, gọi là vận hành Chơn-khí, mà tạo nên Hỏa-tinh
(Hỏa tinh là chơn hỏa, mệnh môn hỏa. Nó trắc trở thì sanh bịnh, nguội lạnh thì chết).
Phải biết rằng, nếu để cho
một trong bảy phách phải kích động, tức nhiên hỏa tam muội sẽ đốt cháy nơi đó,
tức nhiên có điều hiểm nguy, có khi hại đến tánh mạng nữa.
Mấy em vẫn biết rằng,
người thượng-cổ được sống lâu và khỏe mạnh, còn người hiện thời bị yếu sức khoẻ
và hay chết sớm, cũng tại không biết dùng âm dương đặng điều hoà lấy thể xác.
Chơn-khí bọc lấy xác thân,
do nơi bảy oan nghiệt tiết ra mà có. Muốn luyện khí, phải biết gìn-giữ bảy oan
nghiệt. Khi luyện khí, phải giữ cho Thần được tịnh, không cho xao-lãng bỡi
lục-dục, thất-tình. Mấy em ráng tập cho được vậy, thì sẽ được ân-huệ gội nhuần.
Bần-Đạo kiếu.
Thăng.
Bài-học Bổ-túc:
Thần-Quang, trong đêm 7
tháng 5 Nhâm-Thìn.
Bài nầy, Bà Bát-Nương
giáng dạy sau khóa-học, nhưng xét vì có liên-quan với bài dạy về Đệ-Nhị xác
thân, nên xin ghép vào đây để tiện việc học hỏi.
Đêm 7 tháng 5 Nhâm-Thìn ( D.L. 30/5/52 ).
Bát-Nương
Chào mấy em,
Đêm nay Chị dẫn cho các em
được hiểu Thần-Quang là gì.
Từ Ngôi Diêu-Trì Kim-Mẫu,
xuất tích một khối Linh-quang gọi là Thần. Do nơi khối ấy, chuyển đi ra cho các
Chơn-linh đặng phối hiệp với các thể-chất, mà làm nên Đệ-Nhị xác thân, ấy là
Chơn-Thần đó vậy.
Do nơi Chơn-Thần
diêu-động, mà phát hiện ra một Linh-quang vi chủ, ấy là Nê-hườn-cung, nói rõ hơn
nữa là bộ óc đó vậy. Nhờ điển Linh-quang vận hành mà các thể-phách được vận
hành, phát tiết áp-lực nuôi sống và gầy thêm trí não, cùng sự sống của con người.
Thần-Quang tức là "
khiếu " đó vậy (*) .
Ánh hào-quang động tịnh
rất nhiều ảnh-hưỡng cho cả Tam-thể, bỡi cớ, Thần-Quang phải điều hòa. Thuyết
diệt bãn-ngã hay là diệt tình và dục, là phương điều-độ Thần- Quang khỏi quá
khích động, hay quá trệ ngưng. Những người luyện-pháp bị điên cuồng, hoặc có
khi phải chết là vì Thần-Quang bị khích động quá lẽ, khiến cho hỏa-tinh lên đốt
cháy thần- kinh hệ và tim. Muốn giữ được điều-hòa thì chẳng nên còn tâm (*) :
giận, ghét, buồn hay dục vọng. Đó là những điểm làm cho Thần-Quang bị khích
động. Chớ quá suy-nghĩ, ấy là điểm làm cho Thần-Quang bị ngưng trệ.
Chỉ có vui mừng là điều phải
giữ mực trung, chớ thái quá. Còn tình thương, phải đi trong khuôn viên
công-chánh. Ấy là phương luyện Thần đó.
Khi đã giữ đúng mực, phải
tịnh tâm, định trí. Lúc ấy là lúc phát huệ đó, mấy em hiểu chưa?
Nơi Diêu-Trì-Cung là nơi
tạo hình hài cho cả vạn-linh. Nhờ đó,Thần được tịnh, Quang được minh, thì do nơi
Kim-Bồn phát hiện mỗi ảnh tượng, mà chiếu sáng cho Chơn-Thần, tức là khai hoát
Thiên-Môn cho giác tánh.
Các em coi lại, rồi kỳ tới
cho hỏi.
Chị kiếu.
Thăng.
(*)Con người có cửu khiếu được Đức Chí Tôn xấp đặt có hình quẻ Thái : - Hai
quẻ “Càn Khôn” phân bởi nhân trung ; - 6 khiếu trên là: 2 con mắt, 2 lỗ tai, 2
lỗ mũi; - 3 khiếu dưới là: miệng, lỗ tiểu, hậu môn gom thành 9
(**) Khẩu huyết của thiền định là “Vô Tâm Đạo Dị Tầm
Đêm 15 tháng 12 năm Tân-Mão ( D.L. 11 / 1 / 52 ).
Phò-Loan: Thừa-Sử Phước,
Luật-Sự Nhung.
Hầu-Đàn: Luật-Sự Hợi, Du,
Hưỡng.
Thơ-Ký: Minh.
Bát-Nương
Chị chào mấy em,
Đêm nay chị giảng về
Chơn-Linh. Đại-Ca nhờ chị đến giải cho mấy em, còn người chút nữa mới về dạy
thêm.
Mấy em vốn hiểu Chơn-Linh
là Linh-hồn do nơi Thái-Cực chiết ra. Vì đó, sự sáng-suốt của Đệ-Tam xác thân,
tức là sự sáng-suốt của Chí-Tôn. Nguyên hình của Đệ-Tam xác thân là một luồng
điện cấu-tạo do tế-bào mà điển-tử chỉ một âm và một dương. Luồng điện ấy vẫn
hằng ở nơi Tam-Thập Lục-Thiên, và đến hiệp với Chơn-Thần đặng giúp cho Đệ-Nhị
xác thân vi-chủ lấy Đệ-Nhứt xác thân của nó. Nói rõ hơn nữa là Linh-hồn điều
khiển Giác- hồn, đặng chế ngự Sanh-hồn đó vậy.
Khi Đệ-Nhứt xác thân tinh
khiết, Đệ-Nhị xác thân an-tịnh, thì Đệ-Tam xác thân mới đến được Nê-hườn-cung
mà khai huyền-quang khiếu, thường gọi là đắc Đạo tại thế. Mỗi khi tham-thiền
nhập-định được rõ thấu lý mầu, ấy là lúc Đệ-Tam xác thân đã đến. Vì lẽ đó mà
các nguyên-nhân từ ngày xuống thế, bị Đệ-Nhứt xác thân lôi cuốn, Đệ-Nhị xác
thân phải chuyển kiếp, làm cho Đệ-Tam xác thân bận theo giáo-hóa mà ngôi vị
phải để trống.
Mỗi khi lập đủ công, tạo
đủ đức rồi thì Đệ-Tam xác thân sẽ tùy theo công nghiệp mà thăng vị. Khi được
trở về cõi Thiêng-Liêng Hằng-Sống, cả Chơn-Linh và Chơn-Thần được hiệp một mà
ngự trên đài sen Tức Liên Đài, tức là công nghiệp của Sanh-hồn tạo nên. Lúc ấy
gọi là hiệp nhứt qui bổn hay là đắc-vị đó vậy.
Cơ Đại ân-xá nầy do nơi
Chơn-Thần được Phật-Mẫu định tĩnh sau khi được trở về, nên Chơn-Linh mới hiệp
được đặng trở về ngôi vị cũ, đó là nói những Chơn-Linh không tạo được vị; nhưng
được giác-ng trước ngày qui liễu. Còn nói về sự phạm ti, tùy theo nặng nhẹ mà
chuyển kiếp, còn như phạm thệ thì phải đến phong-đô đặng định tĩnh Chơn-Thần.
Thừa-Sử Phước bạch:
....................?
Vẫn theo đặng giáo hóa
chớ, vì vậy mà ngôi vị mới bõ trống đó. Còn như bị ngũ-lôi tru-diệt thì luồng
điện của Chơn-Linh bị đánh tãng, không hiệp được với Chơn-Thần nữa, vì vậy, Chơn-Linh
ấy phải xiêu lạc, chờ cơ ân-xá Phật-Mẫu ban cho Chơn-Thần lại mới được tái kiếp
trả quả mà lập công.
Thừa-Sử Phước bạch:
...................?
- Đánh tãng Chơn-Thần làm
cho Chơn-Linh xiêu lạc , Chơn-Thần ấy bị tãng ra và Phật- Mẫu thâu âm-quang
lại. Thoảng như, bị tận đọa tam-đ (*)
bất năng thoát tục, thì Chơn-Linh phải bị ngăn cản, không hiệp được với
Chơn-Thần, làm cho Đệ-Nhị xác thân phải trở lại chuyển kiếp từ bực kim-thạch
cho đến làm người, và phải chuyển trở lại đủ ba vòng mới được khởi lập công
lại.
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ]
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét