Xem thế việc qui
thiên của Đức Ngài là thiên thơ dĩ định. Tuy hành Đạo ngắn ngủi có 4 năm nhưng
công nghiệp Đức Ngài đáng nêu vào Đạo sử cho người sau noi dấu.
1/ - Nhà Đức Ngài là nơi
phát tích xây bàn để tiếp nhận những thiên điệp đầu tiên của Bạch Ngọc Kinh.
Thế nên, vào đêm 25-12-1925 Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế phán rằng :
"Nhà này (nhà Ngài) sẽ đầy ơn Ta, giờ ngày gần đến đợi lịnh. Ta sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính mến Ta hơn nữa".
"Nhà này (nhà Ngài) sẽ đầy ơn Ta, giờ ngày gần đến đợi lịnh. Ta sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính mến Ta hơn nữa".
Lễ Hội Yến đầu tiên, lập
đàn cầu đạo, giai đoạn xây bàn cũng ở tại nhà Đức Ngài.
2/ - Đức Ngài phế thân
hành Đạo trước nhứt và vững niềm tin hơn cả. Chính Đức Phạm Hộ Pháp đã thố lộ
trong bài thuyết Đạo đêm 17-8-Quí Tỵ như vầy : "Bần Đạo không có đức tin
gì hết, nghe nói Tiên giáng đi theo nghe thi chơi". Còn Đức Cao Thượng
Sanh thường ít đi hầu đàn vì không tin. Một hôm xây bàn, Ngài Cao Quỳnh Diêu
thưa với chơn linh cụ Cao Hoài Aân (thân sinh Ngài Cao Hoài Sang) rằng :
"Anh đề thi mà khuyên dạy nó (ông Diêu là chú ông Sang) và lấy vận voi,
mòi, còi, roi, thoi của bài Tứ Thứ qui Tàu mà họa lại". Chơn linh cụ Aân
cho thi :
THI
Thuyền khơi gió ngược khá nương voi,
Vận thới hầu nên đã thấy mòi.
Vườn cúc hôm nay muôn cụm nở,
Rừng tòng buổi trước một cây còi.
Hồng nương dặm gió chi sờn cánh,
Ngựa ruỗi đường hòa khá nhọc roi.
Nín nằm chờ qua cơn bỉ cực
Thìn lòng chứng có lượn đôi thoi.
3/ - Kiểu mẫu áo mão đầu tiên làm tại nhà Đức Ngài do
bà Nữ Đầu sư Hương Hiếu (bạn đời của Ngài cắt may).
4/ - Đức Quyền Giáo Tông
Lê Văn Trung cũng nhập môn theo Đạo tại nhà Ngài vào 11-1-1926.
5/ - Đức Chí Tôn mượn đôi
tay của Ngài chấp nhang để trục thần của Ngài Phạm Công Tắc ra để chơn linh Hộ
Pháp nhập vào đêm 13/5/Bính Dần tại nhà Ngài Lê Văn Trung.
6/- Cất Tòa Thánh (tạm)
đầu tiên bằng tranh, di cốt Phật Tổ và an vị nơi Đại Đồng Xã.
7/- Bàn tay Đức Ngài đã
dựng các cơ chế Đạo, Đức Ngài qui là cơ Phong Thánh đã gãy.
"Cái cơ Phong Thánh,
cơ lập thánh cơ truyền giáo Ngài đã đem theo, nên ngày giờ này, thảng có cơ
Phong Thánh thì Ngài cậy mượn Cao Tiếp Đạo nâng loan có Ngài trợ lực, chớ cây
cơ Phong Thánh hiển nhiên giờ phút này không còn. Cái tiếc của Bần Đạo có hay
chăng là ở điều đó". (Theo lời thuyết minh của Đức Phạm Hộ Pháp ngày
1-3-Canh Ngọ, 1930).
Trong bài ai điếu của Đức
Hộ Pháp đọc trong buổi chung qui của Đức Cao Thựong Phẩm đã nói lên tấm lòng
thương tiếc ấy qua bài thi.
THI
Thượng Phẩm ôi, hỡi anh ôi
Chưa xong trách nhiệm vội về Trời
Bốn năm công quả vun nền Đạo
Mấy đoạn chông gai chịu nước đời
Ngọn bút Thần cơ Trời nở đoạn
Nắm xương Thánh chất lấp chôn vùi
Mực hòa huyết lệ đề câu điếu,
Thượng Phẩm ôi, hỡi anh ôi.
8/ - Nhìn tượng Bát Tiên,
ta thấy có một vị cầm Long Tu Phiến (quạt) đó là Hớn Chung Ly ngươn linh của
Đức Cao Thượng Phẩm . Đức Hộ Pháp giải thích tại sao thờ Đức Cao Thượng Phẩm
tại Báo Aân Từ như sau : "Nguyên căn của Hớn Võ Đế là Hớn Chung Ly giáng
sanh thành lập quốc gia. Kỳ Hạ ngươn này, Đức Cao Thượng Phẩm cũng là chơn linh
của Hớn Chung Ly tái thế lập thành quốc Đạo nên tạc hình Đức Cao Thượng Phẩm
thuận hơn".
Đến năm 1945 Đức Ngài có giáng cho một
bài thơ ý tứ súc tích :
Đường mây sẵn lối gặp may duyên,
Nặng gánh xa thơ sửa mối giềng
Anh tuấn đất gìn nung khí phách,
Uy linh trời giữ tạc đài liên.
Hồn về nước cũ đời nương thế
Hạc lại tùng xưa đức lập quyền.
Đảnh Việt chờ qua cơn bão tố
Muôn năm tỏ rạng mối chơn truyền.
PHỤ TRANG
Ngày mùng 1 tháng 3 năm Kỷ Tỵ (1929)
Đại Đạo - Năm
thứ tư
Bia kỷ niệm
Đức Cao Sĩ Thượng Phẩm
(Cao Quỳnh
Cư)
- Cao Quân
người Nam Kỳ, xuất thân tại tỉnh Tây Ninh nối dòng trâm anh, vốn nhà thi lễ,
phẩm hạnh mực thước, tánh chất siêng năng, học hỏi thông minh,thành danh khi tuổi trẻ
Lúc ở thế xử tròn nhơn
Đạo, mãng ra vào trong bển hoạn rừng danh hơn mười năm dư đã an phận sự.
Vừa may gặp hội Long Huê
Hoằng khai Đại Đạo khiến cho Cao Quân hiệp cùng lương hữu tập phò cơ chấp bút
cầu Tiên Phật giáng Đàn hầu ngâm thi vịnh phú.
May thay ! nhờ lượng từ bi
xuống tay tế độ, dùng chơn thần thanh bạch, cầm bút chấp cơ, dạy chúng sanh qui
chánh cải tà, khuyên tu niệm thoát vòng mạt kiếp.
Bởi Đấng Chí Tôn giáng thế
xưng hiệu Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bộ Tát Ma Ha Tát Giáo
Đạo Nam Phương.
Vậy nên Cao Quân hiệp cùng
chư Đạo Hữu phụng thừa Thiên Mạng khắp miền Hậu Giang phổ độ chúng sanh, nền
Đại Đạo mới gây nên từ đó.
Ngày rằm tháng 3 năm Bính
Dần Đức Chí Tôn lại gia phong Cao Quân chức Thượng Phẩm trong Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ.
Khôn xiết kể công lao của
Cao Quân đã lo dìu dắt chúng sanh còn phải vun trồng nền Đạo giữ tròn phận sự,
mưa nắng chẳng nài, lo Đạo không nhàm, tuyết sương chẳng quản.
Ôhô ! Thiên cơ tiền định
người dễ thấu đâu, những ngỡ tay rường cột sum vầy cùng bạn tác, chung lo đấp nền
Đạo giữa trời Nam,nào hay đâu số mạng bốn tuần dư vâng Thánh chỉ trở về kinh
Bạch Ngọc.
Thương thay! tiếc thay !
Song nghĩ lại, tuy thể
phách tách rời trần thế mà tinh thần còn lai láng như xưa, muôn năm theo độ rỗi
chúng sanh, ngàn thuở vẫn mặc phò Đại Đạo.
Ôi ! nhớ tiếng thốt giọng
cười khôn vùi mạch thảm nghĩ công lao sự khổ khó lấp cơn sầu.
Sanh chúng ghi tạc ơn sâu,
đồng một dạ khắc mấy câu kỷ niệm
Ngày 1 tháng 3 năm Kỷ Tỵ (1929)
Hội Thánh Hiệp Thiên Đài
và Cửu Trùng Đài
Chư Đạo Hữu đồng kỷ niệm.
VĂN TẾ
(Điệu Văn Lưu
Thuỷ)
Tiểu sử
Cao Thượng Phẩm
Than ôi ! Miền Đông Á từ
đời Bàn Cổ, xưa đã bao phen Đạo Thánh dẫn nhơn sanh.
Đất Việt Nam khai những
thuở Hồng Bàng, nay mới gặp lúc thuyền linh đưa bến khổ.
Cho hay rằng : Sanh là
ký,tử lại là qui, nhưng phải biết mạng tuy yểu, mà danh ấy thọ.
Nhớ Cao Thượng Phẩm xưa,
tư chất ôn lương, tánh tình hoà huởn, nhà phiệt duyệt lưu truyền nơi thế
thượng. Tỉnh Tây Ninh lớn nhỏ thảy đều thương.
Trí thông minh còn roi dấu
thơ hương, miền Bến Nghé trẻ già nào chẳng rõ.
Trải mấy mươi năm cùng thế
sự, chí nam nhi đủ sức vẫy vùng
Quanh theo lối trong gia,
phần em trẻ nhiều lời khuyên nhủ
Cùng lân lý hay thương
người thất thủ, hằng ra tay tế độ bạc tiền
Với mẹ cha thường để tấc
lòng thành, gắng hết sức đền ơn nhủ bộ.
Đạo Thánh mở phú một tay
truyền bá,lãnh mạng Trời bố hoá khắp hoàn cầu.
Giọt sương gieo vì trăm họ
khát khao, vưng Thánh chỉ ruới ban ân võ lộ, hiến thân cho Đạo son sắc một
lòng, nương bút thủ cơ tuyết sương mấy độ, đã nhiều cơn tân khổ chẳng quản đến
tình nhà, dìu sanh linh từ thành thị chí thôn quê, dư mấy lúc gian truân, lần
lừa theo mạch Đạo, dẫn bầu bạn vạch đường về cội cũ.
Toàn trong sáu tỉnh để
tiếng ngợi khen, khắp cả muôn dân riêng Phổ Độ. Trước từng trải Biên Hoà, Sài
Gòn, Gia Định, mới lần qua cửa Tiểu, đã mấy buổi nắng mưa cam chịu. Đấng Tạo
Đoan soi tỏ rõ tấm kiên trinh, rồi lại từ Mỹ Tho, Sa Đéc, Long Hồ, mà thẳng tới
Bạc Liêu, biết bao phen sương tuyết dãi dầu, ơn Thượng Phẩm đáng ghi vào nơi
phế phủ.
Phần du tiên gẫm cũng tại Thiên
cơ, người khuất bóng thiếu tay rường trụ.
Nhớ những khi :
Vun trồng cội Đạo, lấy chí
trượng phu, tẩy sạch lâm truyền, dựng Toà Thánh tổ, lo xây nền lập Điện, đem
hết lòng tu bổ, trót mấy thu tùng trải mảnh hình hài, lo trẩy gốc ven đường,
dâng trọn tấm nhiệt thành, bao nhiêu tuổi đủ đền ơn thuỷ thổ.
Hỡi ôi !
Chuông reo cảnh hạc, bóng
khuất non Tây, khách giục rừng Tòng, người về quê cũ, thương vì đoàn thê tử, mẹ
nam con bắc, vợ dựa cửa trông chồng, xem cáng chạnh nỗi, đầu lòng thương ôm
chịu chớ biết sao !
Ngảnh lại, bóng tang du
cha khuất, mẹ còn già ngồi lên khóc trẻ, nghĩ cũng lạ thường, thất chữ hiếu
phải cam là vậy đó. Nhưng …nhưng cũng nghĩ rằng tình chồng vợ cũng đủ dạ yêu
thương, nghĩa mẹ con cũng đã dày công báo bổ..
Bởi vậy cho nên :
Vì công lao khổ, ơn huệ
thưởng ban, hứng cảnh tiêu diêu, sắc son đã rõ. Miền Cực Lạc xin hương hồn Cao
Thượng Phẩm chứng lòng đơn cho các bạn tại tiền, trước Linh toà cả chức sắc
Hiệp Thiên, dâng Tam Bửu ngõ đền ơn tri ngộ.
Ngày 8-3-1929
Chức sắc Hiệp Thiên Đài
*
* *
ĐIẾU
CAO THƯỢNG PHẨM
Quý ông, Quý bà, chư Đạo
hữu lưỡng phái,
Ngày mùng một tháng này,
vì phận sự tôi phải đi Nha Mân, qua mùng 2 tôi đi Vũng Liêm cùng Hiền Hữu Ngọc
Trang Thanh.
Lúc thượng lộ lòng tôi
buồn bực không kể xiết, tôi thầm hỏi, mình đi lo việc Đạo cớ sao không được vui
như mấy lần khác.
Sáu giờ rưỡi chiều tới
Thánh Thất Vũng Liêm có Hiền Hữu Thái Thơ Thanh, Thượng Giảng Thanh, Thượng Lân
Thanh, hành lễ vừa rồi chạy ra liền nói:
THƯỢNG PHẨM DÉCÉDÉ (chết)
Nghe qua dường như sấm nổ,
người dầu gan sắt dạ đồng, nghe tin cũng bắt động lòng thương xót, huống chi
tôi cùng Đức Cao Thượng Phẩm trong mấy năm dư cùng nhau keo sơn gắn chặt, thọ
Thánh chỉ của Đức Chí Tôn phổ thông Đại Đạo Tam Kỳ.
Nay người ly trần, cỡi hạc
về quê, kẻ nhơn thế còn lo độ chúng, khiến cho tôi nghĩ nhiều bậc công hầu
vương bá tài bực biết bao mà Trời không ngó cũng chác sầu tây. Nầy một đấng
hiền lương Đạo Đức, chừng Trời kêu đến phải mau hồi cựu vị. Ấy chỉ rõ quyền Chí
Tôn rất lớn, vô cực vô đại mà thương hại cho những người vô đạo đức, không suy
xét lời Thánh “Vạn ban đô thị mạng, bán điểm bất vô nhân”.
Ấy chỉ rõ Thiên cơ.
Thời kỳ này Thầy lập Đạo
vô vi hồi chưa khai Đạo nhơn sanh còn phàm tục, nên mượn xác phàm của tín đồ
đặng độ rỗi chúng sanh, nay Đạo thành có người lập đặng chí thánh, Thượng Phẩm
là Đạo phải trở lại Thiêng Liêng chi vị, nơi trần thế đây mà làm cho người tâm
thành trí vẹn, may chút nữa phải mỏi lòng đạo đức .
Than ôi ! một năm qua rồi,
nhìn Thánh Địa như cảnh sầu bi, xem nền Đạo giống nhà vô chủ.
Kìa cây sầu lá ủ, nọ cỏ úa
sương gieo.
Thiên ý muốn một điều là
phải ăn năn sám hối, ai có lỗi mau mau tự cải, lập từ bi nhịn nhục nhau thì Đạo
mới hoà.
Thầy chỉ rõ Thiên cơ đã
định, đều cũng kết cuộc tương thân, tương ái.
Tuy Thượng Phẩm về cùng Thầy
là nơi phước hạnh không chi sánh kịp, Non chiều phụng gáy, động Thánh qui chầu,
là nơi u nhàn cực lạc, song nhìn còn tại thế .
Một Từ Huyên bóng xế trăng
lờ, lại gặp cuộc mẹ già ngồi khóc trẻ, nhớ con trẻ biết bao tình thắm thiết vợ
hiền lương rẻ bạn giữa đường, cuộc gia thế trăm bề quạnh quẽ.
Không xiết nỗi thương.
Ôi ! chiếc nhạn kêu thu
cũng là một cảnh sầu bi nơi trầm luân khổ hải này, một con thơ còn bơ vơ nơi
đất khách, sau dầu bước đặng thang mây, vinh qui bái tổ, ôm cái tháp này khóc
than, chớ cha hiền đà cỡi hạc qui tiên.
Mẹ goá con côi, trăm bề eo
hẹp…ấy giương nâu sồng chập chồng trên một nền nhà đạo đức.
Đạo lập thành, người chí
thánh đâu nỡ ngó lơ .
Hỡi ơi !!! thương thay !!!
Thượng Đầu Sư
Thượng Trung Nhựt
Toà Thánh Tây Ninh Le 16 Avril 1929
Ngày 7 tháng 3 Kỷ Tỵ (giờ Tý)
Thầy các con,
Mỹ Ngọc ! kêu mấy anh con,
kêu nữ phái vì chúng nó vái ở dưới tội nghiệp. Thầy đã nói rõ rằng : Thượng
Phẩm phải về Thầy trước các con nhưng mà hại thay ! vì biếng nhác các con không
đọc Thánh Ngôn của Thầy mà kiếm hiểu.
Tắc ! con có nhớ Thầy nói
với các con rằng : Đạo vốn vô vi, nếu Thượng Phẩm không trở lại Thiêng Liêng
chi vị, thì ai đem các chơn hồn các con vào cửa Thiên giùm đó con, lại nữa các
con vốn là kẻ dẫn đường cho cả chúng sanh thay mặt cho Thầy nơi thế này về phần
Đời còn phần Đạo cũng có đôi đứa con mới đặng cho, cười …
Con đừng phiền mà trách
mấy anh con, nhứt là đừng nói rằng : chúng nó giết Thượng Phẩm nghe, vì Thiên
cơ đã định các con chi mà hờn trách lẫn nhau.
Thơ ! con phải xây cái tháp
của Thượng Phẩm phía trước cây ba nhánh, phải day mặt về Đông, giống như ngó
vàoĐiện mà hầu Thầy vậy. Song, ba từng phải lợp ngói như nóc Chùa của Đường
Nhơn vậy nghe.
Đừng làm như cái tháp của
Bảo Đạo, vì hai đứa phẩm vị khác nhau, chung quanh bát quái, phải làm như hình
có cột tại chính giữa tháp (Chính giữa tháp trên nóc có làm mặt kiếng nghĩa là
làm cái bầu có để mặt kiếng đặng cho nhựt quang giọi tới Liên Đài, phải làm cái
bầu cho lớn đặng để mặt kiếng lớn mới được.) phải có lỗ cho nhựt quang giọi tới
Liên Đài.
Các con sẽ bị Thái Bạch
quở phạt liệu lấy mà sửa mình, phải tuỳ theo lịnh dạy của nó, đặng nó giảm nộ
chút ít nghe.
Thầy thăng.
Le 18 Avril 2929 (Ngày 9 tháng 3 Kỷ Tỵ)
LÝ GIÁO TÔNG
Chào chư Hiền Hữu.
Hộ Pháp ! Hiền Hữu nói
cùng chư Chức sắc Cửu Trùng Đài rằng : Lão có gặp Thượng Phẩm trước Linh Tiêu
Điện, nhưng Người mắc lo kiến diện, nên chưa nói chi đặng với Lão hết, vậy đợi
vài ba tuần nữa Lão sẽ phán định.
Hương Thanh ! Hiền Muội
đặng lên nghe Lão dạy mà thôi, Lão đợi, chào Hiền Muội.
Thượng Phẩm xin tha thứ
lỗi của nữ phái nhưng Lão chẳng trọn nhận.
Lão phạt cả Chức Sắc nữ
phái một tuần cấm phòng, còn Hiền Muội thì Lão biếm quỡ vì không lo dạy dỗ điều
đình, song cho thăng lên Chánh Phối Sư cho có quyền sửa trị nữ phái, nhưng mà
buộc còn phải tùng lịnh Đầu Sư.
Thấy thân thảm cảnh của
Hiền Muội Hương Hiếu, Lão để lời chia buổn sớt thảm cùng Hiền Muội đó.
Cái sự hằng sống chẳng
phải tại thế này, xin Hiền Muội khá nhớ.
Thăng
Toà Thánh Tây Ninh, Le 18-4-1929 (9-3-Kỷ Tỵ)
THẦY Các con …..cười…
Ậy ! Cũng tại Thầy mà các
con lộn xộn cùng nhau nữa há ?
Cười ….Thơ ! Con cũng phải
mà Bính cũng phải, lỗi ấy nơi Thầy.
Bính ! Chớ chi con lấy năm
lần chín thì con đã trúng rồi đó, con lại sợ Thằng … Sang đứng cận đường, song
cũng còn xa đó con không hề gì.
Hai con muốn đem vào cây
ba nhánh một chút nữa càng tốt, nhưng đã lỡ rồi cứ để vậy.
Tương ! Thầy dặn con như
có thế ngày mùng 8 tháng tới về Toà Thánh Thầy dạy việc nghe.
Lịch, con từ đây phải ở
Toà Thánh nghe.
Thơ ! Phải cầu Thái Bạch
nhứt là phải có Chức sắc Cửu Trùng Đài cho nó phán dạy nghe con.
Thăng.
THẢO XÁ HIỀN CUNG
Ngày 22 tháng 10 Kỷ Tỵ (21-11-1929)
Thầy các con
Diêu ! Biểu mẹ con đứng
dậy, Thầy lấy làm đau dớn. Thầy thấy con chịu khổ hạnh vì Thầy
Hiếu ! con đã nhiều phen
khóc lóc, Thầy thê thảm muôn phần song thấy thiên cơ đã định, ngày hội hiệp con
mới hiểu đặng mà đem dạ thương Thầy. Con ôi ! Cái tình thâm xác thịt là thế nào
con định thử tình Thiêng Liêng ra bao nả ? Thầy chỉ đợi các con mà các con
chẳng nhớ đến, Thầy vì nóng lòng gặp nhau nên mỗi phen đặng thế Thầy tức cấp
đem về, con đã rõ thấy cõi trần này biết bao khổ não đày đoạ các con. Thầy đến
rước các con cũng bởi thấy khổ mà cầm lòng không đặng. Vậy con Hiếu ! con gắng
suy nghĩ lời Thầy mà giải lòng phiền muộn, hầu lo thủ hiếu cho tròn, phận mẹ
già ác xế đầu non, con nhớ đến chồng con lo báo bổ.
Diêu ! con lo giải khuây
mẹ con, chi chi cũng có Thầy giúp sức, con nên gần gủi với em con cho thường,
vì nó đã cầu nguyện Thầy như vậy.
Tắc cũng vậy nghe ; đừng
xao lãng tình đời mới ra người quán chúng, tập nhỏ nhẹ chị em chìu bụng, nên
lấy mình làm thế Đạo anh, như gặp con đói khó rách lành,giữ trọn nghĩa để danh
lưu hậu thế.
Diêu ! con đã đặng lời
châu ngọc của Thầy gắng lo liệu với em giúp nó đặng hoàn toàn trách nhiệm.
Tắc ! con khá nhớ rằng :
Đạo đức Thầy dạy dỗ từ thử đủ sức phục người, con chỉ liệu phương hay mà định
đoạt, Thầy chỉ cầu con để dạ thương yêu chúng nó kẻo tội nghiệp. Con cũng nên
giảm bớt tánh cang trường, lấy lòng từ bi mà dạy dỗ nghe con.
Hiếu ! thằng
An nó về Thầy không hay chi hết. Con ôi ! muốn đi thì đi, muốn về thì về Thầy
không phương cản đặng, kệ kiếp nó. Thầy ban ơn cho các con.
Thăng
Phò loan Năm Kỷ Tỵ (1929)
HỘ PHÁP - VĂN PHÁP
Cao Thượng Phẩm
Em chào anh lớn, Tám và
Nghĩa
Em đến đây ngày nay là bạn
của anh Lớn và hai em, chớ không phải với danh Thượng Phẩm. Em lấy làm mừng cho
anh Lớn ngày nay đã hiểu rõ Thánh ý về làm chủ Toà Thánh, chớ chi buổi trước
anh tính đặng như vậy thì nền Đạo đâu đến chinh nghiêng và em chắc không đến
đổi phạm lịnh mà đắc tội cùng Thầy.
Em xin nói rõ song anh Lớn
chớ phiền, vì mọi sự cũng do Thiên cơ tiền định. Anh có lúc nghe lời anh Ngọc
mà nghi hoặc bụng em, làm cho em bị khảo duyệt mà kỳ trung Anh đặng phải; còn
anh Ngọc (Ngọc Lịch Nguyệt) lại bị tội tình cơ mà bị quyền Thiên khiển cái phẩm
vị cao trọng, anh Ngọc không rõ giá thì mất vị đã đành nhưng nhờ công lao khai
Đạo, em cũng nỡ ngồi ngó cho đành, nên đượng liệu phương cầu rổi; anh cũng nên
thừa dịp răn he ảnh cho biết ăn năn chừa cải. Xin anh đừng tưởng lầm như em
buổi tại thế rằng : Đạo do nơi Anh Ngọc, muôn việc tại Thầy. Anh hỏi thằng Tám
(Hộ Pháp) thì biết, em đã dâng xin Đức Lý Giáo Tông ban luật lịnh cho Anh đủ
quyền tuyển chọn Chức Sắc, vậy anh cũng nên để ý dè dặt cho lắm mới trừ diệt
đặng những kẻ phá Đạo. Em tưởng Pháp Chánh Truyền dễ thế ban hành sự cao
thượng, Đạo chỉ do nơi đó, Thầy thì từ bi đòi phen dung dưỡng, làm cho kẻ Đạo
Đức chịu khổ hạnh trăm bề, nhưng em đã đặng lời hứa với Thầy rằng : Từ đây để
trọn quyền cho Đức Lý Giáo Tông định đoạt.
Anh Lớn cũng nên hiệp ý
cùng thằng Tám đặng hành chánh y lịnh dạy của Ngài.
Anh cũng nên để trọn quyền
hành sự cho Chánh Phối Sư đặng nhẹ bớt cái phần trách nhậm nặng nề đi, đặng anh
lo nhiều điều cao thượng của Đạo hơn nữa , anh nên đem chị về cho thuận thánh ý
Thầy và bớt lo điều gia sự.
Mấy vị Thiên Phong vô lực,
nhứt là sự ngộ mà nhiều kẻ khác nữa, Đức Lý Giáo Tông sẽ giáng cơ định đoạt.
Xin anh Lớn chớ lo, những kẻ phàm tội giải ra Toà Tam Giáo thì Ngài cũng sẽ
quyết định. Anh Ngọc lúc nầy nếu biết mình cũng nên ẩn nhẫn đợi đôi lúc nữa sẽ
hay miễn đừng gây tội nữa.
Tám ! Từ đây em nên nghe
lời và bớt tánh nóng nảy đặng giữ phẩm hạnh nghe
Anh Lớn hỏi chi ?
Anh Cả trả lời rằng : Qua
muốn lo lập Phước Thiện Đường để nuôi mấy người đàn bà goá thủ tiết lo tu mà
nghèo, lập như nhà kín (Ermite) của Gia Tô.
Thầy đã tính trước, bằng
chẳng vậy phái nữ không tu, em tưởng đẹp lòng Thầy lắm.
Anh lo đặng Học Đường nữa
càng tốt, em tưởng dường này thì bổn Đạo ắt đặng ngày ngày nâng cao thêm nữa.
Em rất mừng
Thăng.
Năm Canh Ngọ (1930)
CAO THƯỢNG PHẨM
Chào Anh Ba, em Tám, chị
Tư, cô Tư và mấy đứa nhỏ.
Cười …lâu ngày về người
này vái hỏi sự này người kia vái hỏi sự khác, vậy Bần Đạo nói tắt lại rằng bất
kỳ là việc gì hễ tâm định thì Thần có ứng thì Thầy giáng, vậy thì lựa điều chi
nên và lành thì làm còn điều chi hư và dữ thì chừa.
Sóc ! Bần Đạo nhiều phen
trông mong săn sóc dạy khuyên mọi kẻ, thấy làm trúng Thánh ý thì mừng, còn đôi
phen dạy một đường lại làm một ngã gây tội thêm thì buồn mà biết liệu sao cho
cùng tột, đặng phần này mất phần kia thế thường phải vậy.
Cô Tư, mấy anh, mấy chị,
mấy em, mấy cháu và cô đã đặng một phen Bần Đạo giáng thế giao tình, ngày nay
mới đặng hiểu nhau, thân mật cùng nhau, cái tình cảnh ấy là giềng Thiêng Liêng
cột chặt nghĩa nhau,Bần Đạo tuy sanh thiêng liêng chi vị, nếu kẻ thường khó mà
gần đặng mà nay Bần Đạo vì thọ ân nhau mới tận tâm phò hộ ấy vậy Bần Đạo kiếm
phương trả nghĩa thì cả thảy cũng nên liệu bề thủ nghĩa.
Bần Đạo ngày này năm rồi
chịu đau thảm khó khăn cùng tột, cái đau đớn ấy vẫn còn trong chơn linh Bần
Đạo. Cô Tư có nhớ đêm nay là đêm Bần Đạo nằm trên một cái xe đi chầm chậm trong
nhà tịnh về hay chăng hử ?
Bần Đạo nhắn lời nhắc đến,
hôm nay đã toại chí thung dung chọc chi thêm đau dạ, Bần Đạo có ý nói rằng mảnh
thân phàm xác thịt chẳng mùi vị chi cả nên khó ngừa lòng, lấy tình thâm làm của
báu.
Tám khóc chi mà (Tám Hoa
khóc) .
Hộ Pháp ! em đã đặng lời
Thầy sở cậy, xin em lấy dạ từ bi mà cứu độ, vì trong phần phạm tội kẻ ưng thì
ít, kẻ toan thì nhiều, rồi đây em sẽ thấy rõ, rán dằn lòng. Qua không ép em, tự
em quan soát.
Anh Ba ! Xin rán làm thế
nào cho xứng phận kẻo tội nghiệp nghe, cái địa vị mình phải ra cao trọng mới
thoát tay thế khảo, xin rán hiểu.
Thăng
LỜI THUYẾT MINH CỦA ĐỨC HỘ PHÁP
Trong dịp lễ kỷ niệm Đức
Cao Thượng Phẩm, ngày mùng 1 tháng 3 năm Canh Ngọ (1930)
Mỗi một năm ngày Vía của
Đức Cao Thượng Phẩm, Bần Đạo lấy làm vui thấy con cái của Đức Chí Tôn nam cũng
vậy nữ cũng vậy, trọn tâm yêu ái, nhứt là cái mừng của Bần Đạo hơn hết là ngày
Vía của Ngài cả con cái của Chí Tôn còn gìn giữ và thương yêu ấy như buổi sanh
tiền kia vậy.
Sự thật, từ cổ chí kim,
Bần Đạo tưởng không có nền Tôn Giáo nào mà được hưởng một đặc ân thiêng liêng
của Đức Chí Tôn như nền Đạo Cao Đài, Bần Đạo đoán lại những sứ mạng thiêng
liêng của Ngài, những đặc sứ sai đến thế này đặng thay thế hình ảnh của Ngài
hầu chia đau sớt khổ cùng con cái khổ não của Ngài như thế này.
Chúng ta có thể nói, các
Đấng Thiêng Liêng đã làm bạn với các sắc dân, nhứt là Huỳnh tộc của chúng ta
tưởng cả thảy con cái Đức Chí Tôn đều biết danh giá của Bát Tiên là thế nào ?
Ngộ nghĩnh thay ! Đức Chí
Tôn làm thế nào mà chư vị Đại Tiên ấy ra đảm nhiệm sứ mạng Thiêng Liêng đến
đặng tạo dựng cái nền tôn giáo của Ngài, Đức Hớn Chung Ly tức nhiên cái ngươn
linh của Đức Cao Thượng Phẩm đó vậy.
Nên giờ phút này Bần Đạo
nhớ đến có mảy may ân hận cơ huyền diệu của Ngài cầm trong tay tạo Đạo không
còn nữa, thành thử không có cây cơ thứ nhì.
Nói thật ra, cái cơ Phong
Thánh, cơ lập Thánh, cơ truyền giáo Ngài đã đem theo, nên ngày giờ nầy thảng có
cơ Phong Thánh thì Ngài cậy mượn Cao Tiếp Đạo nâng loan có Ngài trợ lực, chớ
cây cơ Phong Thánh hiển nhiên giờ phút này không còn tồn tại, cái tiếc của bần
Đạo hay chăng là điều đó.
BÀI GIẢNG ĐẠO
Của ông Tiếp Pháp thuyết tại Đền Thánh
đêm 30 rạng mùng 1 tháng 3 năm Nhâm Dần (1962)
trong dịp vía Đức Cao
Thượng Phẩm.
Kính thưa chư Chức sắc,
Chức việc và Đạo hữu, lưỡng phái .
Hôm nay là ngày vía của
Đức Cao Thượng Phẩm, chúng tôi xin nhắc tiểu sử của Ngài, âu cũng là dịp xưng
tụng công đức của người quá cố và cũng ôn lại cái đại chí của người tu hành để
làm gương cho đoàn hậu tấn.
Hồi tưởng lại, kể từ ngày
mùng 6 tháng 6 Ất Sửu nhằm ngày 26-7-1925 tại tư gia của Ngài ở Sài gòn, thường
có năm ba người bạn nhóm họp xây bàn,thông công với các vong linh để xướng hoạ
thi phú. Vì ham mộ văn chương mà những vị ấy tiếp tục xây bàn, kế đến phò cơ
chấp bút và sau rốt lập thành một nền Tôn Giáo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Đức
Thượng Phẩm là người có đức tin hơn hết.
Lịch trình tiến triển sự phò
cơ kể đại lược như vầy :
Nguyên đêm 10 tháng 7 Ất
Sửu (1925) tại tư gia của Đức Cao Thượng Phẩm, các anh em cũng xây bàn như
thường lệ, thoạt nhiên có Đức Chí Tôn đến, nhưng không xưng tên thiệt mà lại
mượn chữ A, Ă, Â làm danh hiệu để xưng hộ, có lẽ Đức Chí Tôn mượn tên ấy để cho
ba người dạn dĩ lân la học hỏi. Đến ngày mùng 1 tháng 11 Ất Sửu nhằm 16-2-1925
Đức Chí Tôn dạy phải lập Đàn cầu Đạo, Đức Thượng Phẩm lập bàn Vọng Thiên tại tư
gia của Người ở đường Bourdais Sài gòn (nay là đường Bác sĩ Calmette).
Cầu Đạo rồi Đức Chí Tôn
dạy phải dùng Ngọc Cơ để tiếp xúc với Đức Chí Tôn, thì cái giai đoạn xây bản
đến đây là cao chung.
Từ đó, những vị đã theo
xây bàn trước kia lại dùng lối phò cơ để học hỏi, mãi đến đêm 24-12-1925 dương
lịch lễ Chúa Giáng Sinh thì Đức Chí Tôn giáng cơ dạy như vầy :
NGỌC HOÀNG THƯỢNG
ĐẾ
VIẾT CAO ĐÀI TIÊN
ÔNG
ĐẠI BỒ TÁT MA HA
TÁT
GIÁO ĐẠO NAM
PHƯƠNG
“Muôn kiếp có ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên.
Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên”
Đêm nay 25-12 phải vui
mừng, vì đó là ngày Ta xuống trần dạy Đạo bên Thái Tây, Ta rất vui lòng mà đặng
thấy Đệ Tử kính mến Ta như vầy, nhà nầy sẽ đầy ân đức Ta.
Nhà nầy mà Đức Chí Tôn nói
là tư gia của Đức Thượng Phẩm, khi Đức Chí Tôn thăng rồi, người người nhìn nhau
với một vẻ ngạc nhiên vừa mừng vừa sợ.
Thì té ra sự xây bàn phò
cơ từ trước đến nay không phải là việc của người phàm tiêu khiển ngày giờ mà
thật là việc của Trời khai Đạo. Sự phổ độkhởi đầu từ đó, người nhập môn càng
ngày càng thêm đông.
Đến ngày 14 tháng 10 Bính
Dần, nhằm ngày 18-11-1926 Đức Chí Tôn dạy thiết Đại lễ Khai Đạo chánh thức tại
Từ Lâm Tự tỉnh Tây Ninh,đồng thời Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền phong vị
cho Chức sắc Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Đức Chí Tôn dạy nhóm Hội Thánh lập
luật, vậy sau ba tháng Đại Hội, Đạo đã có Pháp, có luật thì nghiểm nhiên Đạo
thành một nền Tôn giáo danh gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Từ đó Đức Cao Thượng Phẩm
xin nghỉ làm việc đời để có rộng ngày giờ hành Đạo, thành thử khi Toà Thánh dời
vô làng Long Thành là Thánh Địa bây giờ, trong hàng Chức sắc HTĐ duy có Đức Cao
Thượng Phẩm phế đời trước hết, Ngài thay mặt cho tất cả anh em Hiệp Thiên Đài
cộng tác với Cửu Trùng Đài phá rừng cất Toà Thánh tạm.
Trong trường công quả, Đức
Thượng Phẩm rất tận tâm, Ngài quyết chỉ góp công vào sự kiến tạo một nền Đại
Đạo tại xứ Việt Nam, nhưng trong thời gian phục vụ, Đức Ngài phải chịu nhiều
phen thử thách, lắm khi Ngài muốn ngã lòng, nhưng nhờ tinh thần vững chắc rồi
cũng vượt qua, thật đúng lời cổ nhơn nói :
“Đạo cao nhứt xích, ma cao
nhứt trượng
Đạo cao nhứt trượng, ma
thượng đầu nhơn”
Nghĩa là Đạo cao một thước
thì ma cao một trường, Đạo cao một trượng thì ma cao khỏi đầu người.
Nhưng than ôi ! Thiên số
nan đào, rồi Ngài lâm bịnh maiõ đến ngày mùng 1 tháng 3 Kỷ Tỵ (1929) thì Ngài
qui Tiên, năm ấy Ngài được 42 tuổi.
Nói tóm lại, đời của Đức
Cao Thượng Phẩm lúc tuổi xuân là một vị công chức của Chánh phủ Pháp, khi vào
Đạo là một vị Đại Thiên Phong nơi Đài Hiệp Thiên, ngày công viên quả mãn đắc vị
“Kim Tiên” thật công trình cần lao khó nhọc không uổng.
Nay Đức Cao Thượng Phẩm
thuộc về người Thiêng Liêng thì Ngài lại có nhiệm vụ “cứu rỗi phần hồn của
chúng sanh”. Trong tay Ngài sẵn có hai món cổ pháp là “Long Tu Phiến” và “Phất
chủ”. Thiết tưởng chúng ta nền bàn qua cái sở dụng của hai món cổ pháp ấy cho
rõ.
Long Tu Phiến - về Pháp
thể thì dùng 36 lông cò trắng kết thành một cây quạt, còn về Pháp linh thì Đức
Cao thượng Phẩm giáng cơ dạy như vầy :
“Long Tu Phiến là cây quạt
do điển khí của Tam Thập Lục Thiên kết thành, quạt ấy tiết ra một điển lực có
ảnh hưởng đến cuộc tấn hoá của quần linh. Chơn thần nào trong sạch thì nương
theo đó mà siêu nhập Cực Lạc Thế Giới.
Trái lại, chơn thần nào
luyến ái tà mị thì lánh xa mà đi lần đến U Minh cảnh giới. Cả cơ “thu” và “đẩy”
của Long Tu Phiến với chơn thần đều do luật “đồng khí tương cầu” mà thành tựu.
Nghĩa là chơn thần đạo đức thì Long Tu Phiến hấp dẫn đến gần và đưa vào Cực Lạc
Thế Giới còn chơn thần trọng trược thì Long Tu Phiến đẩy ra xa và lần hồi đi
đến cảnh U Minh đen tối.”
Phất Chủ - Phất chủ là
điển khí của Thất Bửu Diêu Trì kết hợp cùng để trau rửa Chơn Thần trở nên thanh
khiết
Đó là tiểu sử của Đức Cao
Thượng Phẩm, chúng ta là đoàn em cũng nên noi gương của người anh mà lần bước
trên đường hành Đạo.
TIẾP PHÁP
BÀI THUYẾT ĐẠO CỦA ÔNG HIẾN PHÁP
Nhơn ngày Vía Đức Cao
Thượng Phẩm
Mùng 1 tháng 3 Quý Mão
(1963)
Kính thưa Chức Sắc, Chức
Việc và Đạo Hữu lưỡng phái.
Nhơn ngày vía Đức Cao
Thượng Phẩm, tôi xin lược thuật lịch sử của Người như sau nầy
Toàn thể Đạo Cao Đài đều
rõ biết mối Đạo này do nơi nào mà xuất hiện.
Nguyên buổi ban sơ vào năm
Ất Sửu (1925) ông Cao Quỳnh Cư (tức Thượng Phẩm) đang làm một công chức của
Chánh phủ Pháp thường tới lui chơi với ông Cao Hoài Sang (tức Thượng Sanh) và
ông Phạm Công Tắc (tức là Hộ Pháp) hai ông sau nầy cũng là công chức. Trong năm
ấy tại thủ đô Sài gòn, việc xây bản là sai ma rất thạnh hành.
Ông Cao Quỳnh Cư cũng vì
sự háo kỳ, đề nghị cùng hai ông bạn kia xây bàn mời các vong linh về hỏi việc
và làm thi chơi. Ban đầu các vong linh về làm thi hoạ vận, làm cho mấy ông
thích chí, vì có nhiều bài thi xuất sắc và cảm kích lạ thường. Lần lần mấy ông
được tiếp xúc với mấy vị cao nhân, rồi đến lượt Đức Chí Tôn giáng dưới danh
hiệu A, Ă, Â cố ý dìu độ mấy ông nhứt là ông Cao Quỳnh Cư, vì cuộc xây bàn tổ
chức tại nhà ông này.
Nhơn dịp lễ Giáng Sinh Đức
Chúa Giê-Su (đêm 24 rạng 25-12-1925) Đức Chí Tôn đến xưng chánh danh “Ngọc
Hoàng Thượng Đế” viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Giáo Đạo Nam Phương
và cho bài thi sau nầy.
“Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền
Vui lòng tu niệm hưởng ân thiên
Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên”
Ngài dạy luôn rằng : “đêm
nay phải vui mừng vì là ngày Ta xuống trần dạy Đạo bên Thái Tây (Europe).
Theo lời Đức Hộ Pháp, Đức
Cao Thượng Phẩm là chơn linh Hớn Chung Ly, một vị Đại Tiên trong Bát Tiên, lãnh
sứ mạng của Chí Tôn đến tạo dựng nền Tôn giáo tại thế nầy. Người cùng Đức Hộ
Pháp hợp thành cặp cơ Phong Thánh lập Pháp Chánh Truyền và Tân Luật để làm hiến
chương cho nền Quốc Đạo.
Chúng ta phải nhìn nhận
đầu công khai Đạo của Đức Cao Thượng Phẩm vì nếu thiếu bàn tay xây dựng của
Người để chấp cơ cùng Đức Hộ Pháp thì :
- Đâu có Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ
- Đâu có
Chức Sắc Thiên Phong Nam Nữ
- Đâu có Hội
Thánh và các cơ quan trong Đạo
- Đâu có Pháp Chánh Truyền
và Tân Luật
- Đâu có Đại nghiệp hiện
giờ cho nhơn sanh thừa hưởng.
Đức Cao Thượng Phẩm có
tánh cao thượng và cương quyết nên khi nhận chơn được mối Đạo Trời thì Người
nghe theo tiếng gọi Thiêng liêng phế đời hành Đạo liền, mặc dù lúc đó ông đang
là một vị công chức.
Tuy Đạo khai ngày 14 tháng
10 Bính Dần (1926) mà thực sự Đức Cao Thượng Phẩm đã ngộ Đạo từ năm Ất Sửu
(1925) vì các Đấng đã mượn bàn tay người mà mở Đạo bằng cách xây bàn từ năm ấy.
Đức Cao Thượng Phẩm về
hành Đạo tại chùa Gò Kén hơn ba tháng, từ 14-10 Bính dần (1926) đến 20-2 Đinh
Mão (23-3-1927) thì dời chùa về đất mới mua tại Toà Thánh hiện thời.
Lúc mới dời về đây, Chức
Sắc chưa có mấy người thì việc phá rừng dọn đất, tạo tác và kiến trúc Đền Thánh
tạm cùng các cơ sở khác đều do một tay Đức Cao Thượng Phẩm chỉ huy xây dựng.
Sau 4 năm tận tuỵ với Đạo,
Người bị một cơn khảo đảo rất lớn làm cho hết sức buồn tủi, nếu không vì Thầy
vì Đạo thì có thể trở ra mặt thế mà chớ.
Đối với người hiểu Đạo,
thì việc khảo đạo thử thách là việc thường không chi lạ, các vì giáo chủ kia
cũng không tránh khỏi sự thử thách. Hễ bị khảo nhiều thì công đức càng cao, nên
ngày nay Đức Cao Thượng Phẩm được toàn Đạo kính mến xưng tụng công Đức và được
hưởng ân huệ Đức Chí Tôn rước về Thiêng Liêng vị để đem các chơn hồn vào cửa
Thiên như lời Thánh Giáo của Đức Chí Tôn ngày 7-3-năm Kỷ Tỵ (1929) dạy rằng :
“Các con vốn là kẻ dẫn
đường cho cả chúng sanh, thay mặt cho Thầy nơi thế nầy về phần đời, còn phần
Đạo nơi cõi Thiêng Liêng cũng phải có đôi đứa con mới đặng cho”.
Đó là bằng chứng cụ thể
cho chúng ta thấy rằng: nếu chúng ta hết lòng vì Đạo thì phần thưởng Thiêng
Liêng không mất, ấy là công bình Thiên Đạo vậy.
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ
ĐỘ
(Nhị Thập Thất
Niên)
Toà Thánh Tây Ninh
Bộ Pháp Chánh, đêm 25 tháng 01-Nhâm Thìn
(20-02-1952)
CAO THUỢNG PHẨM
Bần Đạo chào mấy em
Đêm nay Bần Đạo giảng vế
Thế Đạo là gì ?
Hẳn mấy em đã rõ đại cương
về Thế Đạo là gì ? Nam thì Tam Cang Ngũ Thường; Nữ thì Tam Tùng Tứ Đức song đó
chỉ là thế của Nhơn Đạo hữu hình mà thôi. Nếu mấy em hằng ngày tâm niệm có bấy
nhiêu thì làm sao cho trọn vẹn được. Trong Thế Đạo phải phân tách ra làm hai
pháp lý .
Một là Thể pháp Thế Đạo
Hai là Bí pháp Thế Đạo
Tam Cang Ngũ Thường, Tam Tùng Tứ Đức là thể
đặng làm sở hành cho mặt thể pháp Thế Đạo mà thôi. Lấy đó làm chánh đề mà đi.
Bây giờ muốn giữ Tam Cang phải làm thế nào ?
QUÂN THẦN CANG : Vua là kẻ chăn dân , vậy bổn
phận ấy là phải lập trên những hàng tàng để cứu giúp cho dân khỏi điều thống
khổ. Ấy là công việc của Cơ Quan Phước Thiện bây giờ đó. Tôi phải tỏ dạ trung
thành đặng vừa giúp vua mà làm cho bá tánh an cư lạc nghiệp tức là bổn phận của
hàng Thánh Thể đó vậy.
PHỤ TỬ CANG : Cha là người
thay quyền Chí Tôn trong một tiểu gia đình tức nhiên phải biết mình là bổn phận
giáo hoá dưỡng dục tức nhiên một Hội Thánh nhỏ trong một gia đình. Vậy con phải
trọn hiếu, tức nhiên là không điều nhục Tổ hổ Tông,tức nhiên là bổn phận một
tín đồ hay nói đúng hơn nữa là một môn đệ xứng đáng của Chí Tôn vậy.
PHU THÊ CANG : Chồnglà
người cầm lèo giữ lái đặng đưa một tiểu gia đình đến chỗ đạo đức thanh bạch,
tức nhiên là bổn phận của Cơ Quan Hành Chánh đó. Vợ là người tùng theo chồng để
giúp an sự nghiệp, tạo nên hạnh phúc gia đình, tức nhiên bổn phận của Bảo Cô đã
hẳn.
* Về Ngũ Thường thì
NHƠN : Là phải biết nghĩa đồng sanh, biết tình đồng
hưởng âm dương chi khí, chẳng để lòng sái loạn chơn truyền, tức nhiên là phải
trọn vâng theo luật công bình bác ái.
NGHĨA : Là phải biết trọn phần mình để tạo nên danh trọng
giá cao ,tức nhiên là phải giữ nên phẩm hạnh mà nhìn rõ của chung đồng hưởng.
LỄ : Là giữ hạnh nết đúng đắn để tạo nên một nhơn phẩm
biết nhường, biết nhịn, tức nhiên là phải giữ trọn hạnh Đạo đó.
TRÍ : Là phải thông hiểu việc thế mà đi, không để tên
tuổi phải lời chê tiếng nhẻ, tức nhiên là phải trọn vâng luật pháp chơn truyền
đó vậy.
TÍN : Là phải đúng lời hứa hẹn, tức là phải danh chánh
ngôn thuận, thuyết hành phải được giống in nhau, tức nhiên là phải trọn thệ đó.
Đó là mặt Thể Pháp Thế
Đạo, còn mặt Bí Pháp Thế Đạo là phương tầm ra định hướng để vẹn giữ Tam Cang
Ngũ Thường, tức nhiên là trọn phần Nhơn Đạo. ấy là kết quả do Thể Pháp mà nên.
Nói chung về Bí Pháp Thế Đạo là phương giúp đời an nhàn đạo đức chớ chẳng chi.
* Về Tam Tùng Tứ Đức là về
phần của nữ phái
TÙNG PHỤ : Như người con phải giữ trọn tiết trinh, cũng như
kẻ tín đồ giữ tròn danh Đạo.
TÙNG PHU : Như bóng với hình, tức nhiên phải ví mình như
một trong Thánh Thể tùng Hội Thánh vậy.
TÙNG TỬ : Là phải vì đám hậu sanh mà quên mình đặng tạo
nên sự nghiệp tương lai cho chúng, tức nhiên là bổn phận của chức sắc vậy.
CÔNG NGÔN DUNG HẠNH : Tức là việc làm cho
nhơn sanh thoát khổ, lời nói để đưa đường giáo hoá, hành vi cử chỉ để treo
gương mặt thế, tức là phải biết nâng cao giá trị của Thánh thể Chí Tôn, nết na
đằm thắm, giữ trọn thương yêu, tức nhiên là làm nền móng cho Đại Đồng Thế Giới.
Đó là Thể Pháp. Kẻ đã trọn
về mặt Thể Pháp tức nhiên hiểu biết Bí Pháp không chi lạ hơn là phương pháp bí
yếu nâng cao giá trị cho Thể Đạo, nói rõ hơn nữa là làm cho Đời trở nên tận
thiện tận Mỹ. Nói theo nhơn sanh triết lý thì Pháp là kế hoạch nâng cao đời
sống trong Nhân Nghĩa đó vậy.
Mấy em đã rõ chưa, Bần Đạo
kiếu.
PHẦN THỨ HAI
BÀ NỮ ĐẦU SƯ HƯƠNG HIẾU
CHƯƠNG I
TIỂU SỬ
NỮ ĐẦU SƯ HƯƠNG HIẾU
I /
PHẦN ĐỜI :
Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu
qui danh là Nguyễn Thị Hiếu sanh năm 1886 tại Đakao Sài gòn, bà còn có tên là
Hương. Thân sinh là ông Nguyễn Văn Niệm và thân mẫu là bà Trần Thị Huệ.
Khi lên 7 tuổi thân mẫu bà
cho bà vào học trường Nhà Trắng (Sài gòn). Năm 17 tuổi thì học nữ công rồi sánh
duyên với ông Cao Quỳnh Cư (tức Cao Thượng Thẩm) năm 21 tuổi. Hai năm sau bà
sanh hạ 1 trai tên là Cao Quỳnh An du học và mất tại Pháp.
II /
PHẦN ĐẠO :
Năm 1925 Đức Chí Tôn khai
Đạo, buổi đầu chưa có Thánh Thất, nên dùng nhà bà làm nơi thờ phượng. Khi cầu
cơ bà giữ phần ghi chép Thánh giáo và Đức Cao Thượng Phẩm chấm câu (1925-1926).
Đến tháng 3 năm Bính Dần,
Đức Chí Tôn giáng cơ dạy bà may Thiên phục Giáo Tông cho ông Ngô Văn Chiêu, Đầu
sư Thượng Trung Nhựt và quí chức sắc Hiệp Thiên Đài. Đến 14-1-Đinh Mão
(15-2-1927) bà thọ Thiên ân Giáo sư Nữ Phái.
Khi dời Thánh Thất về làng
Long Thành, bà lo việc trù phòng. Bà đã ghi lại trong “ĐẠO SỬ XÂY BÀN” như sau
:
“Tôi nhớ lại mỗi buổi sáng
tôi đi chợ Tây Ninh với chiếc xe ngựa đặng mua đồ ăn, đường xá vắng bóng người,
hai vệ đường cây che rậm rạp, heo rừng và nai lửng thửng kiếm ăn. Một hôm tôi
đến Trảng Tròn thấy thây 1 con ngựa bị cọp ăn mất nửa con, nhưng gì quá lo cho
Đạo mà bớt sự sợ hiểm nghèo”. Một đời tận tuỵ vì Đạo, Bà phải đoạn trường, vì
chồng là Cao Quỳnh Cư qua đời rồi con trai là Cao Quỳnh An bên Pháp chết,kế đến
thân mẫu cũng qui Tiên.
Nỗi lo phần nhân đạo vừa
xong, năm Canh Ngũ ( 1930) bà bắt đầu đi hành Đạo tỉnh Sa Đéc kiêm luôn tỉnh
Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đến năm 1934, bà lãnh dạy Giáo nhi, năm sau thăng phẩm
Phối Sư. Năm 1941 Pháp chiếm Toà Thánh bà về Thảo Xá Hiền Cung và năm sau xuống
Sài gòn hiệp tác với hãng tàu Nitinan để lo về mặt Đạo.
Năm 1946 nền Đạo phục
hưng, bà lãnh chưởng quản Ba viện : Lại viện, Lễ viện, Hoà viện Nữ phái ngày
21-9-Bính Tuất (15-10-1946). Đến ngày 16-11-Canh Dần (22-12-1950) bà được thăng
phẩm Chánh Phối Sư rồi thăng lên Đầu Sư do Thánh lệnh số 01/TL ngày 24-10-Mậu
Thân (13-12-1968) và qui vị lúc 14g ngày 11-5-Tân Hợi (3-6-1971) tại Nữ Đầu Sư
Đường.
Bà có lưu lại bài thi để
thài dâng lễ bà :
THI
Tu hành gắng chí lập công
Đến buổi chung qui hưởng phước hồng
Cửa Đạo gay go đường khổ hạnh
Đường Tiên nhàn rỗi bước thong dong
Lợi danh ví muốn cho đầy đủ
Tội lỗi càng thêm nỗi chất chồng
Cuộc thế chẳng qua trò mộng ảo
Ngày về nhắm mắt nắm tay không.
Đối với nền Đại Đạo, bà
Đầu Sư Hương Hiếu là đệ nhị Đầu Sư, sau Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh. Thực tế bà
là Nữ Đầu Sư đầu tiên ngự nơi Nữ Đầu Sư Đường, Chưởng quản Nữ Phái Cửu Trùng
Đài. Thế nên, năm 1970 Hiền tài Trần Văn Rạng đến Nữ Đầu Sư Đường thăm bà và
tặng đôi câu liễn :
Đầu sư Đường huệ thông
Bồng Đảo
Nữ phái quán âm kiến Phật
Đài
Bà là Nữ môn đệ đầu tiên
của Đức Chí Tôn, là điển ký ghi Thánh giáo buổi đầu (in thành quyển Đạo Sử I,
II) nên Đức Chí Tôn rất ưu ái, giáng dạy bà:
Trước vốn yêu,nay cũng yêu
Con gái Út, có bao nhiêu
Khuyên con lòng như vậy mãi
Cái mến con, thương Thầy nhiều.
Sau đây là phần tuyên
dương công nghiệp của Bà Nữ Đầu Sư nhân cuộc lễ tấn phong Bà tại Đền Thánh vào
ngày 18 tháng 11 Mậu Thân (1968)
Đức Thượng Sanh tuyên đọc
:
“Kính thưa Hội Thánh Lưỡng
Đài Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Hội Thánh Phước Thiện.
Kính thưa chư Chức Sắc
Lưỡng Phái
Hôm nay là ngày Lễ tấn
phong Bà Nữ Đầu Sư Nguyễn Hương Hiếu, thọ Thiên ân Đầu Sư chánh vị Nữ phái do
Thánh giáo của Đức Lý Nhứt Trấn Oai Nghiêm tại Cung Đạo đêm 20 tháng 10 Mậu
Thân (9-12-1968).
Lễ lập thệ đã cử hành
xong, từ đây Chức sắc Nữ Phái CTĐ đã có vị Đầu sư cầm quyền điều khiển dìu dắt
trên đường Thánh Đức để trau giồi đạo hạnh, lập chí vị tha cho xứng đáng là bậc
Nữ Thánh nhơn trong cửa Đại Đạo.
Đức Lý Đại Tiên ban ân huệ
cho bà Nguyễn Hương Hiếu, thật là một sự thăng thưởng công minh và một khích lệ
lớn lao cho toàn thể Nữ phái.
Trên đường lập vị, bà
Nguyễn Hương Hiếu là Chức sắc Nữ phái duy nhất đã đạt tới phẩm vị tối cao với
một công nghiệp có thể nói là phi thường và một tinh thần phục vụ đáng kính
phục.
Bà là một tín đồ Cao Đài
trước khi Đạo Cao Đài chính thức ra đời, một Nữ Chức Sắc đầu tiên đã có mặt
trong đêm 3 ông Cư, Tắc, Sang họp nhau chơi xây bàn và tiếp xúc được với các
chơn linh cõi vô hình, tức là đêm 7 tháng 6 Aát Sửu (dl 27-7-1925)
Từ đó về sau, đêm nào Bà
cũng tiếp tay với 3 vị kể trên để chép thi văn hoặc những câu đàm thoại của các
chơn linh. Đến sau có các Đấng Thiêng Liêng giáng cơ thì Bà lãnh phận sự thơ ký
chép Thánh ngôn và tiếp đãi quí khách trong hàng trí thức tới lui ngày càng
nhiều để tìm Đạo hoặc chứng kiến sự mầu nhiệm của cơ bút.
Mỗi đêm, Bà phải thức đặng
hầu bút trong đàn cơ, xong rồi thì lo lắng bữa ăn giải lao cho 3 vị chủ nhân và
quí khách là những bạn thân đến hầu đàn, không quản cực nhọc, không chút than
phiền. Nhờ sự giúp sức về tinh thần của Bà mà cuộc chơi xây bàn của 3 ông Cư,
Tắc, Sang đã đưa tới giai đoạn sáng lập nền ĐĐTKPĐ hiện tại trong nước Việt
Nam.
Đức Thượng Phẩm nhờ có người
bạn đường đồng tâm nhứt trí như Bà mới phấn khởi bỏ cả công danh sự nghiệp lo
lập công tạo thành nền tảng của Đạo lúc ban sơ.
Sau ngày Đức Quyền Giáo
Tông Thượng Trung Nhựt gởi tờ Khai Đạo cho quan Thống Đốc Nam Kỳ, số người nhập
môn ngày càng thêm đông, công việc của Bà càng thêm nặng nhọc. Mỗi đêm Bà phải
ra công dạy mấy chục đồng nhi đọc Kinh cho đúng theo nhịp nhàng và vâng theo
lịnh của Đức Chí Tôn, Bà phải lãnh may Thiên phục cho tất cả Chức sắc Hiệp
Thiên và Cửu Trùng cho kịp ngày khai Đạo tại chùa Gò Kén.
May Thiên Phục cho Chức
sắc do theo Thánh giáo chỉ dạy chẳng phải là một việc dễ dàng ai cũng làm được,
nhứt là lúc ban sơ không có một kiểu mẫu nào sẵn, nhưng nhờ Bà có khiếu thông
minh, nhờ tài nữ công tinh xảo nên áo mão của phẩm vị nào Bà cũng trù nghĩ may
đúng theo Thánh ý Đức Chí Tôn.
Kế đó, vâng theo Thánh
giáo đêm 24 tháng 9 Bính Dần (1926) bà phế đời cùng Đức Thượng Phẩm về chùa Từ
Lâm Gò Kén, nhằm ngày rằm tháng 10 Bính Dần là ngày thiết Lễ Khai Đạo và ở luôn
nơi đó cho tới hơn 3 tháng sau, Bà cùng Đức Thượng Phẩm lo dời chùa về Long
Thành Tây Ninh.
Bà góp sức chịu cực khổ lo
việc trù phòng nuôi công quả, tổng số hơn 300, do Đức Thượng Phẩm điều khiển
công cuộc phá rừng và lập Thánh Thất tạm nơi vùng đất mới, tức là vùng Nội Ô
Thánh Địa hiện tại.
Đầu tiên, bà Nguyễn Hương
Hiếu thọ phong chức Giáo Sư tại Từ Lâm Tự Gò Kén ngày 14 tháng Giêng- Đinh Mão
(dl 15-2-1927). Đó là đàn cơ thứ nhứt phong thưởng cho Nữ Phái.
Qua năm Aát Hợi (1935) bà
được thăng phẩm Phối Sư và đến ngày 16 tháng 11 năm Canh Dần (1950) bà được
thăng phẩm Chánh Phối Sư, Chưởng quản Lại Viện, Lễ Viện và Hoà Viện Nữ Phái.
Bà hành quyền Chánh Phối
Sư trong 18 năm, cho tới ngày 20 tháng 10 Mậu Thân (dl 9-12-1968) Đức Lý Nhứt
Trấn Oai Nghiêm ban ân huệ cho bà lên Đầu Sư chánh vị.
Một đời tận tuỵ vì Đạo, vì
chúng sanh, hơn 43 năm công nghiệp chịu bao nhiêu gian lao khổ hạnh, chết về
mặt đời, sống về mặt Đạo, trải qua nhiều cơn thử thách cay nghiệt, bà phải nát
gan bấn ruột, trong lúc người bạn đường đã qui vị, đứa con trai độc nhất lại từ
trần bên Pháp quốc, kế ít lâu cụ thân mẫu của bà lại từ giã cõi đời. Bà chỉ còn
một mãnh thân bơ vơ cô độc trong tình cảnh não nùng bi đát, để rồi khi nắng sớm
mưa chiều , lúc canh tàn đêm lụn, bà không thể ngăn được giọt thảm đầm đìa để
khóc chồng, khóc con và khóc mẹ.
Đường tử biệt đã làm cho
tan nát cảnh gia đình, tất cả hy vọng đều đỗ vỡ thì người trong cuộc còn biết
trông cậy vào đâu để sống còn trong những chuỗi ngày sầu hận.
Nhưng may thay, nhờ Bà đã
thâm nhiễm mùi Đạo, tự biết muôn sự ở đời đều là giả cuộc, kiếp phù sinh như
cảnh hoa sớm nở tối tàn, nhứt là nhớ lời khuyên nhủ của các vị Tiên Nữ Diêu Trì
Cung, nên bà tự an ủi lấp thảm vùi sầu, khuây khỏa với tiếng kệ kinh, lấy chữ
vị tha làm mục đích, tận tâm phục vụ dắt dìu nữ phái, quyết lòng hiến cả tâm
hồn lẫn xác thân cho nền Đại Đạo.
Vì vậy, sự ban thưởng phẩm
vị Đầu Sư cho bà Nguyễn Hương Hiếu thật đúng chỗ và xứng đáng.
Kính thưa hiền tỷ Đầu Sư,
Hiền tỷ đã đạt đến cấp bậc
tối cao của Nữ phái CTĐ, đó là một vinh hạnh siêu nhiên mà không có một vinh
hạnh nào ở cõi trần nầy sánh bằng, hiền tỷ có quyền hưởng thụ và hiền tỷ nên
vui mừng vị sự ban thưởng cho hiền tỷ là một ân huệ thiêng liêng để đền đáp lại
43 năm công nghiệp và một tấm lòng son sắt vì Đạo, thuỷ chung như nhứt.
Giờ đây đến lúc thi hành
sứ mạng. Hễ phẩm vị càng cao thì trách nhiệm càng nặng, phận sự càng khó khăn.
Nếu không lấy Đạo làm
trọng, lấy đức làm căn bản, lấy lẽ công làm chuẩn thăng, lấy cương trực làm
đường lối, thì không thể thực hành đúng đắn phận sự.
Phải sợ Đức Chí Tôn và
Phật Mẫu hơn sợ mích lòng người thì mới hẳn là vô tư, còn vị nể cá nhân hơn tôn
trọng Luật Đạo thì chẳng phải là tư cách của người cầm quyền. Vì cán cân công
bình một khi đã chênh lệch thì đạo đức không còn tồn tại mà việc làm chỉ là tác
động quá tầm thường của kẻ phàm tục.
Hiền tỷ đã có nhiều kinh
nghiệm trong trách vụ điều khiển Nữ phái, tôi tin chắc là Hiền tỷ có đủ sáng
suốt nhận định để nâng cao đời sống tinh thần của Nữ phái và giúp cho Đạo trong
sứ mạng cao trọng mà Đức Lý Đại Tiên đã giao cho Hiền tỷ”.
CHƯƠNG
II
TỰ SỰ
BÀ CHÁNH PHỐI SƯ HƯƠNG HIẾU
Tôi ký tên dưới đây là Nữ
Chánh Phối Sư Hương Hiếu.
Ngày tháng nhẹ nhàng trôi
qua thắm thoát, tuổi Đạo ba mươi mấy năm rồi mà tôi mảng lo phục vụ cho nhơn
sanh từ buổi trung niên cho đến nay đầu bạc, chưa có thì giờ nhàn rỗi để soạn
lại những gì tôi đã làm "Tôi" Trời Phật và Hội Thánh Tây Ninh.
Hôm nay tôi nghĩ rằng
"Quang âm như thạch hỏa xá thế vô bá tuế nhơn". Vì thế mà tôi viết
quyển sách nầy để nhắc lại kể từ ngày được may duyên sớm gặp nền Đại Đạo cho
đến ngày nay tôi bảy mươi ba tuổi, đặng hầu lưu lại trong lúc tôi qui vị cho
khỏi mất công quý vị tìm kiếm công quả những ngày tôi hành Đạo tại thế.
Tôi là con của ông Nguyễn
Văn Niệm và bà Trần Thị Huệ. Cha mẹ tôi đã khuất hết rồi.
Ngày sanh tôi: Năm Đinh Hợi, Date de naissance
1886 (Lieu de Naissance: Rue Paulbert Dakao Saigon).
Khi tôi mới khai sanh, Bà Nội tôi muốn tỏ dấu
một nhà đạo đức, nên cha tôi là Nguyễn Văn Niệm, thì Bà Nội tôi đặt tên tôi là
Nguyễn Thị Hương, còn Bà Ngoại tôi thì đặt
cho tôi là Nguyễn Thị Hiếu.
Cha tôi muốn vừa lòng cả nội ngoại đôi bên, nên
khi ở bên nội thì gọi tôi tên Hương mà khi về bên ngoại thì gọi tôi tên Hiếu.
Thân sinh quê quán tại tỉnh Cần Thơ. Thân mẫu ở miền
Gia Định.
Thuở tôi vừa nên 7 tuổi,
thân mẫu tôi cho tôi vào học trường Bà Phước (Nhà Trắng) Sàigòn, đến 17 tuổi
cho học nữ công, qua năm 21 tuổi sánh duyên cùng ông Cao Quỳnh Cư ở làng Hiệp
Ninh (Tây Ninh), năm 23 tuổi tôi sanh được một trai tên là Cao Quỳnh An.
Đến năm 38 tuổi, gặp thời
kỳ Chí Tôn đến khai nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Một sự ngẫu nhiên của cơ
huyền bí mà trước kia ba ông Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh có tính cách Xây
Bàn cầu vong để làm thi tiêu khiển, đâu có ngờ là thời kỳ Đức Chí Tôn khai cơ
mở Đạo (Xin xem qua Đạo Mạch Truy Nguyên *1). Đức Chí Tôn giáng cơ tại nhà tôi
trước, đầu tiên ở đường Bourdais số nhà 134 Sàigòn.
Năm 1925 khai Đạo chưa có
Thánh Thất, nên các Đấng Thiêng Liêng dạy tạm dùng nhà tôi để thờ Đức Chí Tôn
và Phật Mẫu đặng có nơi cầu cơ dạy Đạo và dìu dắt nhơn sanh trong buổi đầu tiên
là năm 1925. Đến năm 1926, mới mở Đạo lần tới Tân Kiệm, Tân Định, Lộc Giang,
Thủ Đức.
Trong buổi chưa có Ngọc Cơ
còn xây bàn, các Đấng giáng dạy Đạo cho Đức Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm và Đức
Thượng Sanh thì bàn gõ từ chữ, Đức Thượng Phẩm hô chữ nào thì tôi chép chữ nấy
rồi mới ghép lại cho thành văn.
Vì thế mà lúc còn xây bàn,
các Đấng giáng cho một bài thi Bát cú hay Tứ cú hoặc dạy việc gì, khi chép xong
rồi mới ráp lại một bài thật là lâu lắm, mà mỗi đêm mỗi cầu, buổi ấy tôi làm
Biên Tập Viên (Thơ Ký) cho các Đấng.
Thi văn của các Đấng dạy
Đạo, có nhiều câu văn rất cao kỳ và mầu nhiệm (xin xem đoạn trước, Tiểu Sử Xây
Bàn, thì sẽ rõ).
Vì thế mà ba ông mê thi
văn của các Đấng nên đêm nào cũng thức để cầu cơ học hỏi cho đến khuya trong
bảy tháng trường như vậy ai cũng ốm gầy xanh xao hết mà không đêm nào buồn chán
(sơ lược khoản nầy để xem tiểu sử Đức Cao Thượng Phẩm thì rõ).
Bổn phận tôi ban đêm làm
Thơ Ký chép Thánh giáo học hỏi, còn ban ngày thì lo yến tiệc tiếp đãi quí khách
thượng lưu, trung lưu, hạ lưu, thiên hạ rộn rịp tới lui tìm Đạo, ngày nào chẳng
nhiều thì ít, khách gần khách xa lui tới liền liền trong năm 1925.
Trong hai năm 1925, 1926
chưa có người để chép Thánh giáo, nên tôi được vừa làm Thơ Ký cho các Đấng và
tiếp đón nhơn sanh, từ tháng 6 năm Ất Sửu (1925) đến năm Bính Dần (1926); lúc
sau dời về chùa Gò Kén mới có người chép phụ với tôi (mà cũng là phần ít).
Hồi chưa có Tòa Thánh, còn
trong buổi phôi thai, mỗi khi khai đàn thượng tượng (thờ Thầy), riêng về phần
tôi theo chép Thánh giáo đem về cho Đức Cao Thượng Phẩm chấm câu, còn chủ nhà
chép riêng theo phần của chủ nhà (khai Đạo tại Sàigòn). Xin quí vị xem kỹ lại,
có Thánh giáo Thầy kêu tôi: "Hiếu, viết rõ con" (Quý ông Hiệp Thiên Đài
đều biết rõ hết).
Lúc nầy nhà tôi còn ở
Sàigòn, Đức Chí Tôn mở Đạo trước tại Sàigòn bảo Đức Thượng Phẩm vẽ Thiên Nhãn
(Thánh Tượng nhỏ còn đó), còn tôi thì lo mua khuôn kiếng đặng lộng Thiên Nhãn
cho chư vị mới nhập môn, tôi cho thỉnh không khỏi trả tiền và tôi còn phải dạy
thờ cúng và dạy đọc kinh. Tôi giảng giải sơ lược chớ còn nhiều chi tiết khác.
Trải bao thỏ lặn ác tà,
những hàng trí thức cùng người mộ Đạo tìm đến nhập môn khá đông thì tôi lại
phải để hết lòng lo tiếp đãi và chỉ dẫn trong lẽ Đạo, thời gian ấy tôi quên cả
gia đình và sản nghiệp, chỉ vui say theo đường Đạo mà các Đấng thường giáng đến
dạy dỗ khuyên lơn.
Đến tháng 3 năm Bính Dần
(1926) Chí Tôn giáng cơ dạy tôi may Thiên phục cho ông Đầu Sư Thượng Trung Nhựt
trước hết, kế may Thiên phục cho Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài. Thông qui kể
ra sau đây:
Thiên phục Cửu Trùng Đài:
Ông Đầu Sư Thượng
Trung Nhựt: 1 áo Đại Phục xanh và 1 cái khăn chín lớp.
Ông Đầu Sư Ngọc
Lịch Nguyệt: 1 áo Đại Phục đỏ, 1 khăn chín lớp đỏ.
Ông Thái Chánh
Phối Sư Thái Thơ Thanh: 1 áo Đại Phục vàng và 1 khăn chín lớp vàng.
Ông Chánh Phối Sư
Thượng Tương Thanh: 1 áo Đại Phục xanh
và 1 khăn xanh chín lớp.
Ông
Chánh Phối Sư Ngọc Trang Thanh: 1 áo Đại Phục đỏ và 1 khăn đỏ chín lớp.
Ông Phủ
Ngô Minh Chiêu: (1) 1 áo Giáo Tông có thêu chữ bùa Bát Quái và 1 cái mão Giáo
Tông.
Ông Phủ
Vương Quang Kỳ Giáo Sư: 1 áo Đại Phục xanh và 1 cái khăn bảy lớp.
Thiên phục Hiệp Thiên Đài:
Đức Cao
Thượng Phẩm: 1 cái áo Đại Phục trắng, 1 cái áo lá xanh.
Đức
Thượng Sanh: 1 cái áo Đại Phục trắng, 1 cái áo lá xanh.
Quí vị
Thập Nhị Thời Quân: 12 cái áo Đại Phục
trắng, 12 cái mão Nhựt Nguyệt Mạo.
(1) Ông Ngô Minh Chiêu
đáng lẽ phải đắc phong Giáo Tông chánh vị, nhưng tiếc thay ngày lập Đàn Thiên
Phong ông Chiêu đến thấy đông người ông sợ bỏ ra về, vì vậy mà ông không được
phong Giáo Tông, và về sau mất hẳn phẩm.
Thầy phong 4 vị Lễ Sanh:
Anh Chín Giảng, anh Phán Giỏi, anh Đốc Bản, anh Ký Tường.
Bốn anh trên đây sau thăng
Giáo Hữu, tôi may bốn bộ sắc phục Lễ Sanh, bốn bộ sắc phục Giáo Hữu (áo mão).
Tôi may ba bộ Thiên phục
hồng y cho ba ông Vân, Mùi, Đạt.
Tôi may Thiên phục áo mão
kể trên đây là hồi tôi và cả Chức Sắc Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài còn ở
Sàigòn.
Trong lúc tôi đang may,
tôi lại nhớ như ai nhắc tôi, nhớ lời Thầy giáng cơ gọi tôi: "Hiếu con lo
may Thiên phục cho mấy anh con cho kịp ngày Đại Hội". Đại Hội là ngày Khai
Đạo tại chùa Gò Kén.
Đang lúc may dường như có
Thiêng Liêng khiến cho tôi nhớ lại chùa Gò Kén là chùa Phật lạ lùng, mà thuở
giờ mình chưa quen biết với những Ni cô ở chùa mà cậy mượn sắp đặt việc trù
phòng để lo việc nấu ăn, nấu uống cho Chức Sắc và Thiện tín 20 tỉnh tựu đến hầu
Đàn, nếu không lo trước chừng đó biết cậy mượn ai, vừa may vừa đang lo tính thì
Chí Tôn bố trí cho tôi sáng suốt lật đật viết thơ về Tây Ninh, cậy mượn bà con
tôi như chị Đại Hương Cả Trịnh Thị Thị, chị Trịnh Thị Cung, chị Trịnh Thị Dung.
Tôi cho em dâu tôi là vợ Huyện Thiệt thay mặt dùm tôi mang bức thơ về Tây Ninh
cho 3 chị của tôi. Trong thơ tôi sở cậy ba chị tôi sắp đặt việc trù phòng, nào
đắp lò, nào đào giếng, đương nia, sịa, rổ, tràng, chuốt đũa...v.v... và dặn em
dâu tôi ở luôn trên ấy để chung lo với ba chị tôi.
Thiết tưởng ngày khai nền
Chơn Đạo là ngày hạnh phúc cho tất cả Vạn linh nên cử sát sanh để cầu phước, vì
vậy ba chị tôi ra chùa Gò Kén truyền cho ai nấy cất quán lều mua bán thì ròng
đồ chay, chớ không nên bán mặn, nhờ tôi tính như vậy mà được kết quả. Đến ngày
Khai Đạo 14 tháng 10 Bính Dần, Chức Sắc và Tín Đồ trong 20 tỉnh về hầu Đàn và
ngoài đời thiên hạ đi coi tấp nập đều dùng đồ chay tất cả, vì từ chùa Gò Kén ra
chợ Tây Ninh xa 7 cây số ngàn, thì thế nào còn muốn ăn mặn được. (Các khoản nầy
là nhắc lại buổi ban sơ trong sổ nhựt ký của tôi, còn dài dòng không thể tả hết
ra đây cho được, sau sẽ tiếp theo với Thánh giáo buổi sơ khai cho trọn tích).
Ngày khai Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ tại Tây Ninh kể dưới đây:
Ngày 14 tháng 10 Bính Dần (18-11-1926), cả thảy Chức Sắc
Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài đều về chùa Gò Kén thì tôi cũng theo về một
lượt để làm công quả. Phần tôi dầu ở Sài Gòn hay về chùa Gò Kén thì luôn luôn
có bổn phận lo tiếp đãi Chức Sắc và Quan khách ngoài đời, vì lúc sơ khai không
có công quả trù phòng nên tôi phải lo đi chợ nấu ăn và cô Sáu Vàng (Giáo Hữu)
chung lo việc bếp núc với tôi.
Việc tiếp đãi trong Đạo,
ngoài đời trong thời buổi ấy không phải giờ khắc, nấu đãi liền liền, khách đến
giờ nào đãi giờ nấy, vì kẻ xa người gần, hết tốp nầy đến tốp khác, buổi Khai
Đạo tại chùa Gò Kén thật là một kỳ Đại Hội. Ban đêm hễ cúng thời Tý rồi thì cầu
cơ nhập môn kéo dài đến hai ba giờ sáng thì phải lo nấu đãi một chập giải lao
nữa. Như vậy trong ba tháng trường ngày lẫn đêm, tôi phải thường trực lo nấu ăn
đi chợ và tiếp đãi không sót ngày nào. Hơn nữa, lối 5 giờ chiều tôi lo viết sớ
cho Nữ phái nhập môn, lại dạy cách lấy dấu và quì lạy đặng lo cho họ thành
thuộc đến giờ Tý thì tôi tiến dẫn vào nhập môn và hầu Đức Lý Giáo Tông. Buổi
Khai Đạo chưa có Đồng Nhi, nên tôi phải làm Đồng Nhi đọc kinh cúng Tứ Thời và
đọc kinh cầu cơ đêm nào như đêm nấy suốt cả ba tháng trường.
Thời buổi ấy đâu cũng gom
về chùa Gò Kén để nhập môn. Phái Nữ thì tôi tiến dẫn, đêm thì 90 vị, đêm thì
150 vị, thật là con cái Chí Tôn qui về tấp nập. Bởi phận sự tôi công việc bộn
bàng, khi thì đi chợ, khi viết sớ, khi may Thiên phục cho mấy ông mới thọ phong.
Thông qui may Thiên phục
kỳ nhì kể sau đây:
Giáo Sư Thượng Liên Thanh
(Cả Liên, Tây Ninh).
Giáo Hữu Đó.
Giáo Hữu Gồng (Thổ, cựu Mẹ
Sóc)
Giáo Hữu Tàu.
GH. Trịnh Văn Kỳ.
GH. Trí.
GH. Đại.
GH. Mai.
GH. Đức.
GH. Áo.
GH. Thái Phước Thanh (tự
là Bửu Phước).
Áo Đàn Thổ và áo Bàn Trị
Sự.
Đây là tôi may Thiên phục
cho Chức Sắc Thiên Phong tại chùa Gò Kén.
Qua đến ngày 14 tháng 01
Đinh Mão (15-02-1927), tôi thọ Thiên Ân Giáo Sư Nữ phái do cơ Phong Thánh kỳ
nhứt, Đức Hộ Pháp và Đức Thượng Phẩm phò loan. Hồ sơ nầy hiện giờ còn tại Lại
Viện Nữ Phái.
Đến ngày 20-02 Đinh Mão
(23-03-1927), Hội Thánh trả chùa Gò Kén lại cho ông Hòa Thượng Giác Hải, thỉnh
cốt chư Phật và cốt Đức Phật Thích Ca cỡi ngựa về đất mới mua là nơi Đền Thờ và
dinh thự đồ sộ, nguy nga nơi vùng Tòa Thánh ngày nay mà thiên hạ ngoài đời thời
buổi ấy gọi là Chùa Mới là vậy đó.
Sau đây xin lược giải về
vụ thỉnh cốt Phật về chỗ đất mới mua để cho Thiện nam Tín nữ được rõ mối Đạo
Trời trong buổi sơ khai là dường nào.
Từ 6 giờ chiều ngày 13-02
Đinh Mão (nhằm 16-03-1927) khởi hành thỉnh cốt Phật cho đến 2 giờ khuya mới tới
chỗ đất mới mua, vì thỉnh ban ngày sợ nắng gắt e đi không nổi, cho nên phải đợi
mặt ông sắp lặn, đi cho mát mẻ.
Khi thỉnh Phật, cả Chức
Sắc và công quả buổi ấy, phần nhiều là người Miên đều mệt đuối vì phần đường
xa, cốt Phật thì lớn nên rất nặng nề, phần đói và khát nước. Đi dọc đường nhờ
có đạo hữu gánh nước theo từ chặng đường, nhưng uống cũng không đủ, nên khi rán
sức di tượng Phật về đến nơi rồi thì ai nấy đều nhào vô đám lá cây khô trong
rừng nằm thở dốc.
Còn phần Đức Cao Thượng
Phẩm thì phải chăm nom, lúc thỉnh cốt Phật Như Lai, vì Đức Lý Giáo Tông có
giáng cơ dặn rằng khi thỉnh cốt Phật Tổ cỡi ngựa thì phải cẩn thận đừng cho gãy
sứt để cầu Đức Lý đưa Thần ra một đổi. Lúc thỉnh cốt Phật Tổ, vì quá nặng, nên
phải nối hai chiếc xe mới chở nổi. Đức Thượng Phẩm phải đứng trên xe coi chừng,
nếu nghiêng bên nào thì hô lớn lên cho họ biết mà làm cẩn thận. Như vậy từ 6
giờ chiều đến 2 giờ khuya thì Đức Cao Thượng Phẩm cũng mệt người nên khi đến
nơi thì cũng nhào xuống đống lá cây khô nằm nghỉ (trước cửa Hòa Viện).
Chỗ đất mới mua đây là đất
của ông Kiểm Lâm người Pháp. Hội Thánh mua lại, trước kia là một khu rừng rậm,
cây cối um tùm, chưa có nhà ai cho lắm, chỉ có một hai cái nhà ở rải rác ngoài
bìa rừng, mà ngày nay thành vùng Thánh Địa Tòa Thánh nguy nga, dinh thự lộng
lẫy, nhà cửa kinh dinh thịnh vượng. Cái công trình kiến thiết buổi ban sơ không
phải là dễ.
Nói về vấn đề phá rừng
(thành Thánh Địa), buổi ban sơ dọn về đất mới, Đức Hộ Pháp và Đức Cao Thượng
Phẩm tính phá rừng mà không có nhà ở, nên phải tạm sửa cái nhà bò của chủ bán
đất còn để lại, rửa cho sạch sẽ, phân làm ba ngăn, nghĩa là ngăn ra cho có thứ
tự, chỗ thì để cho công quả ở nghỉ (công quả người Miên), chỗ làm kho chứa đồ dụng
cụ để phá rừng như là: máy đánh gốc, nào cuốc, nào xuổng, xà cốc, lòi tói...
Còn một chỗ thì làm kho trữ gạo và thực phẩm, một bên thì hai ông ở tạm, rồi
hai ông mượn công quả đi đốn cây nạn (YYY) đặng làm cái chõng để nằm, đi đốn
cây săn con làm vạc, trên thì lót bố tời đặng nằm cho êm lưng đỡ vậy thôi. Ngày
nào hai ông cũng dẫn dắt công quả (Thổ) đi chặt chỗ nầy đốn chỗ kia để phá cho
trống đặng cất Tòa Thánh tạm, lần lần phá đến đâu thì cất đến đó đặng an vị chư
Phật và có chỗ nơi cho nhơn sanh sùng bái.
Nhớ lại cách hơn 30 năm về
trước, vùng Thánh Địa là một chốn rừng thiêng nước độc, là nơi sào huyệt của lũ
ác thú. Theo con đường quốc lộ, hành khách ít ai qua lại, bóng ác chưa khuất
non đoài thì loài hổ báo đã thị oai gầm thét. Chẳng bao lâu mà ngày nay, một
Tòa Thánh Tổ Đình sừng sựng chọc trời, nguy nga đồ sộ nơi miền Đông Nam Á. Có
phải chăng, nếu chẳng có giọt hồng ân của Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng
chan rưới hộ trì, và hai ông Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Phẩm vì sứ mạng Thiêng
Liêng tận tâm phục vụ thì chưa biết ngày nào mà được một cảnh Cực Lạc như ngày
hôm nay.
Phần của tôi trong lúc tạo
tác, thì phải lo lắng nấu ăn cho công quả phá rừng có cả ba trăm người Thổ. Mọi
việc khởi đầu nan, hễ thiếu tới đâu thì tôi lo tới đó. Vì chưa lập Cửu Viện để
sắp đặt việc ăn uống cho công quả hằng ngày, buổi đó chưa có Trai Đường, nên hễ
phá rừng đến đâu thì tới bữa cơm dọn ăn phải gánh đồ theo đấy, lựa chỗ nào có
bóng cây thì trải đệm dọn cơm. Ăn xong thì dọn chén bát đem về trù phòng là nơi
nhà bò mà rửa ráy, buổi mơi, buổi chiều luôn luôn như vậy.
Thưa quý ông, quý bà thứ
lỗi, đoạn đầu tôi nói về tiểu sử của tôi, sau đây sao lại nói qua những đoạn
nầy chẳng là trái hẳn với thiên tiểu sử, xin quý ông, quý bà cảm phiền, bởi vì
Đức Chí Tôn lập Đạo kỳ ba là vĩnh viễn trường tồn, nên tôi phải ghi rõ lại,
chẳng những công quả của tôi, mà cũng ghi lại sự nghiệp to tát của Chức Sắc và
công quả của người Thổ lẫn người Việt buổi đầu tiên thật là gay go khổ hạnh, để
cho đoàn hậu tấn noi chí hướng đàn anh mà nối bước, hầu thọ khổ mới mong giải
khổ của kiếp con người tại thế gian nầy.
Xin nói tiếp về cái nhà
bò, sau khi hư dỡ ra, kế nhơn sanh về lập chợ kêu là chợ Từ Bi, lần hồi thay
đổi, hiện giờ là quán xá, tiệm chạp phô, tiệm thuốc bắc, khít bên hông nhà Đức
Quyền Giáo Tông, nay là phủ thờ của nhà họ Lê.
Khi cất Tòa Thánh tạm xong
rồi, Chức Sắc tựu về đông đảo, kế tiếp cất Hậu Điện, Đông Lang, Tây Lang, Phòng
Trù và nhà Tiếp Khách Nam Nữ, lại cất Học Đường và nhà Dưỡng Lão. Thời buổi ấy
người Thổ họ đồn với nhau rằng: Tại Tòa Thánh có thờ ông Phật của họ (tức là
Phật Tổ) nên họ kéo đến nhập môn mỗi ngày lu bù. Khi họ đến ban ngày thì dọn ăn
ban ngày, đến ban đêm thì dọn ăn ban đêm, tôi và công quả phải thức lo thiết
đãi (ấy là bổn phận của Chưởng Quản Trù phòng).
Sau tôi biết ý họ xuống
không chừng đổi, vì họ ở vùng Sway Riêng hoặc ở Khét Sà Tiệp, nơi nầy chỗ kia
miệt trên Nam Vang kéo xuống, nên bữa nào chiều tối, tôi cũng dự phòng hai chảo
cơm và đồ ăn, nghĩ vì họ ở xa xuôi đi tìm Đạo, đường xa ngàn dặm đi suốt cả
ngày họ chịu đói khát, cho nên dầu tôi cực khổ thế nào cũng phải thức để lo
tiếp đãi họ, cho họ được vui lòng.
Nhưng sự thật, nhờ các
Đấng vận chuyển cho công việc chóng thành, nên nhờ công quả Thổ buổi đầu họ
xuống phá rừng. Thổ nam thì đốn cây đánh gốc; Thổ nữ thì chặt nhánh kéo chà gom
lại đốt cho trống mà cất Tòa Thánh tạm. Đức Thượng Phẩm dắt công quả đốn cây,
hễ hạ cây nào ngã xuống thì người cầm thước đo liền, cây thì làm cột, cây thì
làm xiêng, trính, kèo... cho thợ mộc đem về, tốp cưa, tốp đẻo đặng lo tạo tác
mấy gian nhà nói trên.
Còn tôi thì lo chỉ dẫn cho
công quả trù phòng và lo đi chợ mua thực phẩm. Tôi nhớ lại mỗi buổi sáng tôi đi
chợ Tây Ninh với chiếc xe ngựa đặng mua đồ ăn. Đường sá vắng bóng người, hai vệ
đường cây che rậm rạp, heo rừng và nai lững thững đi kiếm ăn, thấy xe ngựa chạy
ngang chúng tuông vào đám rừng chồi sột sạt làm tôi cũng giựt mình. Một hôm tôi
đi đến Trảng Tròn thấy thây một con ngựa bị cọp ăn mất nửa con, còn lại nửa con
nằm kế mé lộ đá làm cho tôi cũng phải rùng mình. May phước quá! Nếu cọp đón bắt
con ngựa xe của tôi thì còn đâu mà đi chợ hằng ngày để mua đồ ăn cho công quả.
Bữa sau tôi nghe người ta nói lại, chiều bữa ấy có người lập kế trèo lên cây
rình cọp, chờ khi nó ra ăn nửa con ngựa còn lại họ rình bắn được cọp rồi. Nhưng
đâu phải trong rừng chỉ có một con cọp mà thôi sao. Biết đâu cả bầy hổ báo làm
sao mà không sợ, nhưng vì quá lo cho Đạo mà bớt sợ sự hiểm nghèo, nên mỗi buổi
sáng đều đi xe ngựa ra chợ Tây Ninh.
Còn Đức Thượng Phẩm, lớp
thì hòa tâm với Chức Sắc lo tạo tác Tòa Thánh, lớp thì bị nhà cầm quyền Pháp để
ý nghi ngờ, vì nhơn sanh càng ngày càng tựu hội về tấp nập (đông đảo quá), nên
ông Chánh Tham Biện (người Pháp) nay đòi Đức Cao Thượng Phẩm ra hỏi, mai đòi
tra vấn điều nầy lẽ nọ đủ điều, nhưng Đức Cao Thượng Phẩm trả lời xuôi hết,
thành thử họ phải để êm.
Khi tạo tác vừa xong, bỗng
đâu bão tố bất ngờ, năm Mậu Thìn (1928), Đức Cao Thượng Phẩm bị nhơn sanh bạc
đãi, xô đuổi chúng tôi trở về Thảo Xá Hiền Cung. Trò đời gẫm lại buồn cười,
nhưng xét lại xưa nay bực chí Thánh cũng không khỏi tuồng đời khinh bạc. Đến
năm Kỷ Tỵ (1929), Đức Cao Thượng Phẩm qui vị vào lúc 10 giờ 30 ban mai ngày
mồng 1 tháng 3 Kỷ Tỵ (1929). Tôi lo tuần tự cho Người xong xuôi rồi tôi cũng
trở về Tòa Thánh tiếp tục làm công quả nữa.
Năm Canh Ngũ (1930), tôi
vâng lịnh Đức Lý Giáo Tông bắt thăm đi hành Đạo, giữa Bửu Điện, tôi bắt nhằm
thăm tỉnh Sa Đéc, sau tôi được lịnh Hội Thánh cho tôi kiêm luôn tỉnh Thủ Dầu
Một. Hành Đạo hai tỉnh được 4 năm, từ năm 1930 đến năm 1933, qua năm 1934, tôi
được dạy Giáo Nhi 1 năm.
Đến năm Ất Hợi (1935), tôi
được thăng phẩm Phối Sư khỏi đi hành Đạo địa phương, chỉ hành Đạo tại Tòa Thánh
và chung lo với Chức Sắc Nữ phái đủ phương diện, nào là yến tiệc, tiếp tân, nào
là dạy may Thiên phục cho Chức Sắc Nam Nữ tại Linh Đức. Công quả đến năm 1941,
nền Đạo chinh nghiêng bị nhà cầm quyền Pháp bắt Chức Sắc Thiên Phong đày ra hải
ngoại, chiếm lấy Tòa Thánh đóng binh, nên lúc ấy phần nhiều Chức Sắc tản lạc
hết còn tôi thì về Thảo Xá Hiền Cung năm 1942, sau kế xuống Sài Gòn hiệp tác
với hảng Tàu để chung lo với Chức Sắc Nam Nữ về mặt Đạo.
Năm 1946 nền Đạo phục
hưng, Chức Sắc Nam Nữ tựu về Tòa Thánh. Hội Thánh phân cắt Cửu Viện cho ba
Chánh Phối Sư Nam, phần tôi được sắc huấn như dưới đây:
Sắc Huấn ngày 21 tháng 09
năm Bính Tuất (15-10-1946) - Lãnh Chưởng Quản 3 Viện: Lại Viện, Lễ Viện, Hòa
Viện Nữ phái (còn phẩm Phối Sư).
Đến ngày 16 tháng 11 Canh
Dần (22-12-1950), Thánh Lịnh thăng phẩm Chánh Phối Sư, cũng còn trách nhiệm ba
viện kể trên đến ngày nay.
Tôi viết thiên tiểu sử
nầy, một là bước đường hành Đạo trọn đời tôi, hơn nữa để lưu lại cho đoàn em Nữ
phái thấy rõ công trình của người tiền bối trong buổi sơ khai nền Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ nhiều nỗi gian lao mà chư Chức Sắc Thiên Phong và người công quả buổi
đầu vẫn không sờn tâm chí vì nền Chơn Giáo của Chí Tôn và Phật Mẫu hầu lưu lại
cho đoàn hậu tấn làm gương để dọn mình tiến bước trên con đường hành Đạo.
Thi
Tu hành gắng chí lập dày công,
Đến buổi chung qui hưởng phước hồng.
Cửa Đạo gay go trường khổ hạnh,
Đường Tiên nhàn rỗi bước thong dong.
Lợi danh ví muốn cho đầy đủ,
Tội lỗi càng thêm nỗi chất chồng.
Cuộc thế chẳng qua trò ảo mộng,
Ngày về nhắm mắt nắm tay không.
Nữ Chánh Phối Sư
(Ấn ký)
HƯƠNG HIẾU
Phụ ghi: (*1) Đạo Mạch Truy Nguyên hay Đại Đạo Truy Nguyên của ông Huệ
Chương.
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ
ĐỘ
(Tam Thập Bát
Niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH
Nữ Chánh Phối Sư
Chưởng Quản Nữ Phái Cửu
Trùng Đài
Kính thưa Hội Thánh Hiệp
Thiên và Cửu Trùng Đài.
Vấn đề may Thiên phục, tôi
thú nhận rằng tôi không biết kiểu mẫu chi hết. Gặp dịp may Thầy giáng dạy quý
Anh lớn hồi ở Sài Gòn rồi kêu tôi Thầy dạy luôn (may Thiên phục).
Cũng trong Thánh giáo ngày
tháng nầy, nên tôi ghi luôn Thầy dạy tôi may Thiên phục, đặng Thầy ban áo mão
cho quý Anh lớn cho kịp kỳ Đại Hội Khai Đạo tại Từ Lâm Tự Gò Kén Tây Ninh (Rằm
tháng 10 năm Bính Dần 1926).
Nay kính,
Tòa Thánh, ngày
15-07-Quý Mão
(Le 2 Septembre 1963)
Nữ Chánh Phối Sư
(ấn ký)
HƯƠNG HIẾU
Kính Hội Thánh Hiệp Thiên
Đài và Cửu Trùng Đài.
Tôi xin phép tường thuật
Thánh giáo của Đại Từ Phụ giáng cơ như dưới đây:
Le 30-10-1926 (24-09-Bính Dần)
NGỌC HOÀNG THƯỢNG
ĐẾ
VIẾT CAO ĐÀI GIÁO
ĐẠO NAM PHƯƠNG
Hỉ chư Môn đệ, hỉ chư Nhu,
hỉ chư Ái Nữ.
Thầy biểu Hiếu vào nghe,
Thầy mượn một chút. Con lên kêu Nhiều (bạn ông Phạm Công Tắc) đến với con đặng
nghe Thầy dạy việc nhà. Chư Tín nữ cầu Đạo đắc vấn.
Hiếu, Nhiều, hai con phải
sắm sửa dọn nhà về Tây Ninh, từ đây Cư, Tắc phải lo Đạo, các con phải đành chịu
khổ cực cùng Thầy như hai đứa nó vậy mới đáng con cái Thầy. Thầy lấy làm chua
xót mà Đạo là trọng mới biết liệu sao.
Hiếu bạch: Thưa Thầy con
vâng. (1)
Nhiều, sao con? (Nhiều
bạch Thầy còn mẹ già).
Nó đi theo với con, mặc kệ
nó để đó cho Thầy, con cứ tuân mạng lịnh Thầy mà thôi. Thầy ban ơn cho các con.
Hiếu, con phải chăm nom
gìn giữ em con.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét