Ông Hậu cũng còn nửa tin nửa
ngờ, bèn nói:
- Tôi sẵn có một bài thi
đem theo đây, xin đọc cho anh nghe và xin anh họa lại cho vui.
Ông Quí Cao gõ bàn 2 cái,
nghĩa là ưng chịu.
Bài thi của ông Hậu như vầy:
Mấy năm vùng vẫy cũng tay không,
Nào khác chiêm bao một giấc nồng.
Cử nắng tuần mưa dày dạn mặt,
Mồi danh bả lợi ngẩn ngơ lòng.
Ngày qua thỏn mỏn xuân thu dập,
Gương rạng phui pha cát bụi lồng.
Chừ gặp cố nhân lời ướm hỏi,
Hỏi ra cho biết nẻo cùng thông.
Ông Quí Cao liền gõ bàn họa
lại một mạch không ngập ngừng chút nào cả. Bài họa như vầy:
Một tiếng u minh gióng cửa không,
Phồn hoa giục tỉnh giấc đương nồng.
Ngồi thuyền bát nhã qua tình biển,
Mượn nước nhành dương rưới lửa lòng.
Cuộc thế lạnh lùng lằn gió lọt,
Đường đời ngán ngẫm bụi trần lồng.
Kiếp tu xưa tiếc chưa nên đạo,
Oan trái phủi rồi phép Phật thông.
QUÍ CAO
5 . Đêm 14-8-Ất Sửu (dl
1-10-1925)
Thân phụ của Ngài Cao Hoài
Sang giáng bàn.
Cụ Cao Hoài Ân (cũng gọi
là Cao Hoằng Ân) giáng bàn, ông là thân phụ của Cao Hoài Sang.
Ông Cư yêu cầu ông Cao
Hoài Ân làm một bài thi theo vận Từ Thứ. Ông liền gõ bàn cho bài thi sau đây:
Thuyền khơi gió ngược khá nương voi,
Vận thới hầu nên đã thấy mòi.
Vườn cúc hôm nay muôn cụm rỡ,
Rừng tòng buổi trước một cây còi.
Hồng nương dặm gió chi sờn cánh.
Ngựa ruổi đường hòe há nhọc roi.
Nín nẳm chờ qua cơn bĩ cực,
Thìn lòng chừng có lượng đôi thoi.
CAO HOÀI ÂN
6 . Yết Ma Luật thử cơ bút.
Ngày 2-12-Ất Sửu (dl 17-12-1925).
Đấng Cao Đài Thượng Đế
giáng cơ loan truyền nhanh chóng trong giới trí thức và tu sĩ, khiến dư luận
xôn xao.
Cụ Yết Ma Luật chủ chùa Hội
Phước Tự ở làng Phước Hậu, tổng Phước Điền, thuộc quận Cần Giuộc, là một tu sĩ
được nhiều người kính trọng, nghe có cơ bút Tiên Phật giáng, nhưng cụ không
tin, liền lên Sài Gòn, đến tận nơi cầu cơ nhà ông Cao Quỳnh Cư đặng thử. Cụ viết
một bài thơ để trong túi áo, cụ vái: Nếu Thượng Đế giáng cơ thật linh hiển, xin
họa bài thơ trong túi tôi.
Đấng Cao Đài Thượng Đế họa:
Hãy tỉnh cho mau giấc mộng tràng,
Đời cùn Tiên Phật giáng trần gian.
Chẳng ai hay giỏi bày thi phú,
Chính thật Ta đây Đấng Ngọc Hoàng.
Cao Đài Thượng Đế
Nhận xong bài họa, cụ Yết
Ma Luật đã trọn tin và cho xem bài thơ của Cụ xướng:
Ấm ức tâm tư suốt mộng tràng,
Có đâu Tiên Phật giáng trần gian?
Văn hay chữ giỏi bày thi phú,
Họa đặng thơ đây mới Ngọc Hoàng.
Yết Ma Luật
Cụ Yết Ma Luật tin tưởng Đức
Chí Tôn nên nhập môn vào Đạo Cao Đài.
Ngày 22-7-Bính Dần, cụ được
Đức Chí Tôn ân phong Giáo Sư phái Thái: Thái Luật Thanh.
7 . Đêm 17-11-Ất Sửu (dl
1-1-1926) [Tết dương lịch]
Có ông bà Đốc Phủ Chi theo
Đạo Thiên Chúa đến nhà ông Cao Quỳnh Cư muốn xem thử cơ bút nên nói với ông:
“Xin cho tôi để thử trên
bàn cầu cơ hình Đức Chúa Jésus và một cây Thánh giá. Nếu Đức Cao Đài là Thượng
Đế thiệt thì mới giáng cơ được, bằng là Quỉ Vương thấy hai vật báu ấy tự nhiên
phải tránh.”
Ông Cư bằng lòng cho thử,
đoạn ông Cư cùng ông Tắc ngồi vào hai bên bàn để phò Ngọc cơ.
Trước hết, có Thánh Pierre
giáng cho 4 câu thi:
SAINT PIERRE
Thiên đàng giữ cửa góc trời tây,
Truyền đạo cho dân biết mặt Thầy.
Cứu chuộc đã gần đôi ngàn tuổi,
Cao Đài phú thác dắt dìu bây.
Tiếp theo, Đấng Thượng Đế
giáng cơ như vầy:
THẦY
Các
con hiểu Jésus là ai chăng?
Trước
Ta đổ máu cho loài người vì thương yêu.
Nay Ta đến cứu loài người cũng vì thương yêu.
Bây đủ thương yêu Ta dường ấy chăng?
Ta cần bây biết ăn năn hầu cứu chữa bây.
8 . Ông Phan Khắc Sửu thử cơ bút.
Tuy đã có nhiều người thử
thách, nhưng ông Phan Khắc Sửu vẫn không tin. Ông đến dự đàn cơ, âm thầm viết một
bài thơ 5 vần mà 2 vần trên khác 3 vần dưới, không nói một lời, đến đốt trước
đàn cơ, xin họa y 5 vần.
Đấng Cao Đài đang dạy Đạo
cho chư môn đệ, bỗng cơ ngưng đề tài đang giảng dạy, họa lại bài thơ y theo 5 vần
của ông Phan Khắc Sửu, khiến mọi người ngạc nhiên:
Cơ Trời khó tỏ hỡi con ơi!
Nghiệp quả tiền khiên của giống nòi.
Bởi luyến mồi thơm, cam cá chậu,
Vì ganh tiếng gáy, chịu chim lồng.
Trời khai Đại Đạo nên yên dạ,
Đất dậy phong ba cứ vững lòng.
Gắng trả cho rồi căn nợ ấy,
Tu mà cứu thế dễ như không.
Cao Đài Thượng Đế.
Ông Phan Khắc Sửu nhận được
bài họa, liền xin làm môn đệ Đấng Cao Đài Thượng Đế vì bài thơ của ông xướng có
tám câu mà 2 vần trên khác 3 vần dưới, chép ra như sau:
Cao Đài Tiên Trưởng hỡi ông ơi!
Linh hiển sao không cứu giống nòi.
Trăm họ điêu linh thân cá chậu,
Muôn dân đồ thán phận chim lồng.
Coi mòi diệt chủng càng đau dạ,
Thấy cảnh vong bang bắt não lòng.
Nạn nước ách dân như thế ấy,
Ngồi mà tu niệm có yên không?
Đấng Cao Đài Thượng Đế cho
ông Phan Khắc Sửu thêm bài thơ:
Đường Đạo tìm vào mới rõ cơ,
Cơ mầu giải khổ chớ chần chờ.
Chờ cho trễ bước thuyền xa bến,
Bến tục thoát vòng hết ước mơ.
Cao Đài Thượng Đế.
(Trích tài liệu của Ban Đạo
Sử quay ronéo, trang 88)
9 . Ông TỒNG thử cơ bút.
Ông Tồng muốn thử cơ bút của
Đạo Cao Đài có linh thiêng hay không, ông đặt một bài thơ tứ tuyệt, rồi ông cầu
nguyện và đốt đi. Việc nầy chỉ có một mình ông biết mà thôi.
Ba tuần lễ sau, ông đến hầu
đàn tại một đàn cơ phổ độ của Đạo Cao Đài. Đấng Cao Đài Tiên Ông giáng cơ gọi:
- Tồng, Thầy trả lời cho
con đây:
Chúa tể Càn khôn đúng Ngọc Hoàng,
Giáng trần để cứu kẻ lầm than.
Ba nhành nay đã qui nguyên một,
Qui chánh cải tà thảy thái an.
Nguyên bài thơ tứ tuyệt của
ông Tồng là:
Thượng giới nếu như có Ngọc Hoàng,
Dưới trần lắm kẻ chịu lầm than.
Bao giờ thoát khỏi vòng nô lệ,
Hưởng được hòa bình sống thái an.
Ông Tồng thấy sự hiển linh
nầy của Đấng Cao Đài Tiên Ông nên ông tin tưởng và sau đó xin theo Đạo Cao Đài.
Ông Tồng sau nầy được
thăng lên tới phẩm Phối Sư và thường thuật lại cho con cháu nghe sự hiển linh nầy.
(Trích trong “Bản Tin ĐĐ”
trang 94 số 4/74 tháng 7 năm 1999, bài của Tiến Sĩ Trần Quang Hải).
10 . Cuộc thử cơ của Chi phái
Tiên Thiên.
Chi Phái Tiên Thiên do ông
Nguyễn Bửu Tài cầm đầu, hướng dẫn các Chức sắc Tiên Thiên qui hiệp về Tòa Thánh
Tây Ninh, được Đức Lý Giáo Tông ân phong Phối Sư Thượng Tài Thanh (Trong phái
Tiên Thiên, ông Tài phẩm vị Đầu Sư).
Ngày 4-2-Tân Mão (dl
11-3-1951), tại Thanh Trước Đàn (lập nơi Tiền Phong Hội Quán ở Ngã Năm, Châu
Thành Thánh Địa) tổ chức cuộc thử Cơ Bút:
- Một bên là Cơ Bút của
Tòa Thánh Tây Ninh do 2 vị Luật Sự Hiệp Thiên Đài phò cơ: Nhung và Hưởng.
- Một bên là Cơ Bút của
Chi Phái Tiên Thiên do 2 đồng tử của phái Tiên Thiên phò cơ.
Hầu đàn gồm: Các Chức sắc
Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, Sĩ quan cao cấp của Quân đội Cao Đài, và các Chức
sắc của phái Tiên Thiên.
Buổi thử cơ bắt đầu.
Đức Lý Giáo Tông giáng bên
đàn cơ do hai vị Luật Sự Nhung và Hưởng phò cơ:
LÝ GIÁO TÔNG
Chào con cái Chí Tôn.
Thượng Tài Thanh, hiền hữu
có biết chăng, Đạo Thầy vốn có một.
Khai Pháp hiền hữu chấp
bút nhang đuổi nó ...... vì đây trước mặt Lão lại còn cho Thần Cái trụ.
Thượng Tài Thanh, hỏi một
Hội Thánh có mấy Đài Hiệp Thiên và mấy Đài Cửu Trùng?
Chính tay Lão đã lập Nghị
Định thứ 8, có đâu Lão lại phá luật, còn Đài Hiệp Thiên do Hộ Pháp nắm giữ, có
đâu Lão lại quá quyền phạm pháp, phong tước cho Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài.
Hiền hữu vốn biết Lão
đương quyền Giáo Tông đó chứ? Cơ chia phe phân phái
cũng do đó có phải?
Nè, Lão cho hay rằng, Hội Nhơn Sanh sắp đến đó, thử hỏi
Chức sắc và tín đồ (phái Tiên Thiên) đem về đặng bao nhiêu?
Hiền hữu khá nhớ rằng, được
phẩm thì dễ chớ ngồi yên khó lắm. Sự không chịu qui thuận của các Chức sắc và
tín đồ Tiên Thiên là lỗi nơi hiền hữu chớ không phải của họ.
Từ đây, hiền hữu cứ ra
nghiêm lịnh coi. Nên nhớ rằng, với tình thì Lão dung thứ được, chớ về luật pháp
e khó dung tha.
Cao Sĩ Tấn, Lão biết hiền
hữu có ý bất mãn nhưng Lão khuyên hiền hữu khá suy nghĩ sẽ thấy rõ đường đi. Đức
Chí Tôn khai Đạo chẳng bó buộc một ai hết thảy, nếu ngoan thì là con Thầy, còn
dại thì mặc tình Quỉ dẫn.
Những cặp đồng tử của hiền
hữu tuy vốn có xuất thần nhưng bị hồi điển do bổn thân.
Hiền hữu khá đem họ nhờ sự
trau luyện của Hiệp Thiên Đài Chức sắc thì sẽ ứng dụng được ngày sau.
Hiền hữu thử hỏi chúng nó
coi rằng trước đêm 24 vừa qua, nó có suy nghĩ gì chăng?
Thượng Tài Thanh, hiền hữu
hiểu lời của Lão rồi chớ?
Bảo Thế, Khai Pháp và Tiếp
Đạo sáng ngày mai, phải xuống Trí Huệ Cung tường thuật cặn kẽ cho Đức Hộ Pháp
nghe.
Còn hai em Hưởng và Nhung,
Lão khen đó, hai em đã giúp Lão chỉnh đốn Cửu Trùng Đài nhiều lắm đó. Lão mang
ơn nơi cõi hư linh, còn hữu hình Lão không có quyền. THĂNG.
TÁI CẦU:
THƯỢNG TRUNG NHỰT
Chào mấy em.
Cười . . . Ông Già nộ khí
dữ quá ta!
Lúc nãy đồng tử của họ có
một người tà tâm nên ổng đánh nó đó.
Bạch: - . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Không sao, tuy vậy chớ
Thượng Tài Thanh và Cao Sĩ Tấn biết suy nghĩ lắm, họ bị quá mê tín mà nên nông
nỗi. Cười....
Coi chừng đồng tử bị đánh
bịnh ta ơi! Tội nghiệp, không phải tự họ muốn lên giả, nhưng bị thần trược mà bị
hồi điển. Những người đồng tử họ bất bình, họ nói mình xúm nhau mà làm ngưng
nghề của họ, chớ không phải là Đức Lý. Cười....
Mặc tình lúc nãy, Ông Già
đã nói trước rồi.
Còn KHOA thì coi hình như
muốn dẹo muốn rớt.
Em Trung Dõng nên gần gũi
dẫn dụ họ. Nếu họ có ức thì xin Đức Hộ Pháp phò loan tại Trí Huệ Cung một lần nữa,
nhưng cấm không cho đồng tử theo, vì e có hại đến họ.
Cười . . . Cần cơ gãy . .
. Cười . . .
Anh nói thiệt, nếu cơ
không gãy thì e cho họ phát điên rồi mà chớ, đó cũng may cho họ vì đầu cơ không
có điển, hành pháp không được.
Thôi cũng yên một phần, em
Trung Dõng cười đi em! THĂNG.
Ghi chú:
Trung Dõng: hiệu của Trung Tướng Nguyễn Văn Thành.
KHOA: Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa.
Cây Cơ do 2 đồng tử phái Tiên Thiên phò bị Đức Lý Giáo
Tông dùng phép huyền diệu đánh gãy đôi cần cơ.
* * *
Một cuộc thử cơ khác.
(Trích trong Nguyệt San
Cao Đài Giáo Lý Xuân Mậu Tý – 1948) với nhan đề: Hai cuộc phỏng vấn lạ lùng.
Năm 1926, theo gót nhà thần
thi Tản Đà, có hai văn sĩ cay chua sự thế đã cả gan phỏng vấn Đấng NGỌC HOÀNG
THƯỢNG ĐẾ về vận mạng nước non. Đức Chí Tôn ban cho hai bài Thánh Huấn rạng ngời
trí huệ làm cho hai ông vô cùng cảm khái.
Bài của ông Lão thành:
(Sớ kín đốt trước khi hầu
đàn)
Cao Đài Tiên Trưởng hỡi ông ôi!
Tôi mọi Nam bang mấy thuở rồi.
Huyết hận đống xương cao tợ núi,
Thành lòng chí sĩ lấp sông trôi.
Nước tràn đất Bắc, ông hay biết?
Tai họa nhà Nam có nữa thôi?
Con người thế giới cùng con cả,
Cao Đài Tiên Trưởng hỡi ông ôi!
Thánh Huấn của Đức Chí
Tôn:
Cơ Trời khó tỏ, hỡi con ôi!
Lo lắng bao nhiêu cũng chẳng rồi.
Vay trả, trả vay, nơi số định,
Ỷ mình vượt biển tợ bèo trôi.
Oan khiên nợ trước bao giờ trả?
Gặp máy hành tàng mới chịu thôi.
Cuộc thế đổi dời, ai có biết?
Cơ Trời khó tỏ, hỡi con ôi!
* * *
Bài của ông thanh niên:
Mấy lời thành thật hỏi cùng ông,
Linh hiển sao không cứu giống dòng?
Trăm họ nát gan thân cá chậu,
Muôn dân đồ thán phận chim lồng.
Coi mòi tuyệt chủng mà đau dạ,
Thấy kẻ đồng bang luống chạnh lòng.
Cảnh nước nợ nhà ra sức ấy,
Ngồi mà đạo đức có yên không?
Thánh Huấn của Đức Chí
Tôn:
Trên Thiên Cung nghe lời con hỏi,
Cho nên Thầy tìm tỏi tới con.
Cảm lòng thương nước thương non,
Hỏi Thầy, Thầy phải dạy con cho rành.
Lòng thương nước đã đành phải tiết,
Song Cơ Trời khó biết con ơi.
Đời con cũng hãy còn dài,
Tuổi con một lớn một ngày một khôn.
Nền tranh cạnh đúc khuôn từ trước,
Mấy ngàn năm dựng nước mấy phen.
Mấy phen máu đỏ xương đen,
Dựng rồi lại mất, được yên mấy hồi.
Đọc Quốc sử, khóc rồi lại nín,
Nín đi rồi, ngồi tính mà coi.
Bốn ngàn năm lẽ đã rồi,
Thử coi được mấy lúc ngồi cho yên?
Trong dân sự thất điên bát đảo,
Ngoài chiến trường đổ máu phơi sương. (xương?)
Kể ra chi xiết thảm thương,
Nay đương bình địa, mai trường chiến tranh.
Cũng vì nỗi tranh giành quyền lợi,
Hóa cho nên đồng loại giết nhau!
Than ôi! Nhơn loại còn đâu?
Gẫm trong cuộc thế lụy sầu chứa chan.
Mắt đã thấy không an được bụng,
Truyền Đạo nầy cứu chúng sanh linh.
Tam Kỳ Phổ Độ chánh minh,
Dạy cho bỏ hết dục tình mới thôi.
Dạy cho bỏ thói đời tranh cạnh,
Đừng tham giàu, tham hạnh phước chung.
Thế gian chung một tấm lòng.
9) Phân biệt Tà Chánh trong Cơ Bút.
Một chơn linh giáng cơ
xưng là Đại Tiên.
Chúng ta nên tin chăng?
Tai phàm mắt tục dễ gì
phân biệt giả chơn, nhưng biết chắc chánh danh không mấy cần yếu, là vì chúng
ta chỉ căn cứ vào bài giáng cơ mà định giá trị chơn linh ấy.
Nếu chơn linh chỉ dạy những
việc tầm thường hoặc trái chơn lý, tất nhiên chúng ta không tin là bực Đại
Tiên.
Trái lại, nếu giáng cho đạo
lý cao siêu có tính cách Tiên gia, tuy không bằng cớ cụ thể, song chúng ta có
thể thừa nhận chơn linh ấy không phải giả danh.
Giả danh chăng là các chơn
linh hạ đẳng (Tà Thần Tinh Quái) giáng cơ, mượn danh hiệu lớn lao đặng dễ gạt kẻ
hầu đàn nhẹ tánh. Sự nầy thường xảy ra đến đỗi Cơ Bút dạy những việc hoang đường
nhảm nhí mà vẫn có người tin, mặc dầu Đức Chí Tôn có để lời ngừa trước:
“Buổi Bạch Ngọc Kinh và
Lôi Âm Tự lập pháp Tam Kỳ Phổ Độ, Quỉ Vương đã phá khuấy Chơn đạo, đến danh Ta
nó còn mượn, duy ngai Ta nó chẳng dám ngồi.
Nó lại biết Ta đến với cơ
mầu nhiệm nầy nên mượn Tam thập lục Động giả làm Tam thập lục Thiên, các tên Thần
Thánh Tiên Phật đều bị mạo nhận mà lập nên Tả Đạo”.
(Ngai Ta nó chẳng dám ngồi,
nghĩa là: Quỉ Vương không dám truyền điển vào các Đồng tử tiền định đang ngồi
phò cơ tại Cung Đạo Tòa Thánh, là những người mà Đức Chí Tôn đã chọn riêng cho
Ngài giáng cơ).
* * *
Những nguyên tắc sau đây,
ai thành thật do theo có thể khỏi sai lầm, ít ra cũng đỡ:
1 . Cần phải đủ trí thông minh phán đoán và không nên có thành kiến mới có thể
nhận rõ chơn giá trị một bài giáng cơ.
2 . Thần Tiên bao giờ cũng dạy những việc chánh lý, đạo đức, từ bi, tuyệt
nhiên không dạy những việc mờ hồ, huyễn hoặc.
3 . Thần Tiên chẳng khi nào khoe khoang và miệt thị ai.
Lời giảng dạy bao giờ cũng
thấm dầm bác ái và khí vị thanh cao. Trái lại, bài cơ bút nào có vẻ sân si
khoát nạt, có giọng bông lơn cao ngạo, bài ấy dầu có phủ một lớp văn chương tuyệt
diệu đi nữa, quyết không phải của Thần Tiên.
4 . Chẳng nên chú trọng ở văn chương mà nên chú trọng ở lý và ý. Về văn
chương, một bài của Thần Tiên giáng cơ có khi khuyết điểm là tại chỗ sơ sót của
Chơn thần đồng tử, vì Thần Tiên chỉ truyền tư tưởng cho Chơn thần diễn ra văn
chương, chớ không dùng ngôn ngữ như người phàm.
5 . Thần Tiên không thích khen ai, tặng ai. Nếu cần khuyến lệ người có công
nghiệp hành đạo, Thần Tiên vẫn dè dặt từng chút, thế nào cho người được khuyến
lệ khỏi áy náy nếu có đức khiêm cung, hoặc không tăng vẻ tự đắc nếu có tánh
kiêu căng.
6 . Thần Tiên dạy bảo chúng ta điều chi không bao giờ tỏ vẻ hăm he sai khiến,
chỉ để cho chúng ta tự do suy liệu, nghe không tùy ý.
Nếu chúng ta chẳng biết phục
thiện và chẳng nghe lời khuyên bảo, Thần Tiên không giáng nữa, chừng đó tha hồ
cho Tà Quái xen vào, mạo danh giả vị mà gạt đủ điều.
7 . Thần Tiên chỉ dìu dẫn chúng ta trên đường đạo đức chớ không giúp về tư
danh tư lợi.
8 . Khi Thần Tiên cho biết trước việc chi, thì việc ấy sớm muộn gì cũng phải
xảy ra, vì Thần Tiên không hề hý ngôn.
9 . Thần Tiên không phải giáng đặng thỏa mãn tánh háo kỳ của người phàm tục,
hoặc yêu cầu ai tin. Cầu hỏi những điều vô vị hoặc muốn Thần Tiên làm việc chi
linh nghiệm cho mình thấy chắc mới chịu tin, đó là không biết mảy may gì về diệu
tánh bút cơ.
(Trích trong quyển Thiên Đạo
của Ngài Bảo Pháp)
Phần Thứ Hai
HUYỀN CƠ
1 . Huyền cơ là gì?
Huyền cơ là Cơ Bút rất mầu
nhiệm, do Đấng Thiêng liêng dùng điển lực trực tiếp viết ra trên giấy, không
qua trung gian hai tay của đồng tử.
Tại Chi Minh Lý, ông Âu
Minh Chánh biết dùng Huyền cơ, nhưng ông ta nhận thấy dùng Huyền cơ rất khó
khăn và nguy hiểm, nên ông sử dụng cách Cầu Cơ hay Chấp Bút theo lối phổ thông
để thỉnh Kinh, đặc biệt thỉnh được các bài Kinh: Niệm Hương, Khai Kinh, Kinh
Sám Hối, Bài Khen Ngợi Kinh Sám Hối, Bài Tặng Thiên Đế, Bài Xưng Tụng Công Đức
Thánh Thần Tiên Phật, .v.v...
2 . Cách cầu Huyền cơ:
Sau đây là cách thực hiện
Huyền Cơ tại Chi Minh Lý (Tam Tông Miếu) do ông Âu Minh Chánh, Chủ trưởng Chi
Minh Lý, tổ chức đạt kết quả tốt đẹp. (Trích trong quyển Huyền Diệu Cơ Bút của
Thiện Trung).
“Ông Âu Minh Chánh có viết
thơ nhờ một vị Giáo sư người Pháp ở Nancy truyền dạy cho ông phương pháp áp dụng
Huyền Cơ (Pneumatographie). Sau ông cũng có nhờ một vị Pháp sư người Tàu truyền
dạy thêm cho ông về cách cầu thỉnh Thần linh bằng Huyền Cơ, nhờ đó ông thu thập
khá nhiều kiến thức để lập ra phương pháp cầu bằng Huyền Cơ, mô tả sau đây:
Huyền Cơ là một việc rất
khó làm. Muốn thành công thì phải bền chí và cố công, lại cần phải ăn chay, tịnh
tâm để cầu nguyện.
Trước hết nên đặt một cái
bàn có đủ lễ phẩm: hương, đăng, hoa, trà, tửu, quả. Người Chủ đàn phải day mặt
về hướng Bắc là nơi Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế ngự, lạy và vái như vầy:
“Cung thỉnh cúi đầu đốt nén hương,
Khói bay nghi ngút thấu Thiên thương,
Kỉnh thành tấc dạ xin bày tỏ,
Nguyện thỉnh Tiên Ông đến bửu đường.”
Vái rồi niệm như vầy:
“Hương hoa thỉnh, hương hoa nghinh,
Tiên giá lâm, chí tâm qui mạng lễ.”
Rồi cứ định trí và nguyện
việc mình muốn, cho đủ 36 giờ. Một ngày phân ra làm 4 lần cầu nguyện, mỗi lần một
giờ. Trong lúc cầu nguyện, phải rán kềm tâm trí đừng cho nó tưởng qua nhiều việc
khác thì hết linh. Làm như vậy đúng 36 giờ mới nên khai đàn.
Lời chỉ bảo của vị Giáo sư
người Pháp, dĩ nhiên bằng tiếng Pháp, được ông Trần Văn Quế dịch ra như sau:
Nancy, ngày 13 tháng 6 năm
1916.
Kính ông,
Để phúc đáp câu hỏi của
ông, tôi xin gởi thơ nầy cho ông rõ:
Các đồng tử Huyền Cơ
(Médiums pneumatographiques) thâu hoạch nhiều kết quả đặc biệt mà người ta
không thể hy vọng thực hiện dễ dàng. Họ được các Đấng Thiêng liêng dạy bằng văn
tự trực tiếp. Người ta gọi như thế là những Thánh giáo do tay các Đấng Thiêng
liêng tự động viết ra, không phải có bàn tay của đồng tử xen vào đó phần nào cả.
Mặc dầu khỏi cần bàn tay của
đồng tử viết, nhưng mỗi lần cầu, cần phải có người đồng tử có khiếu riêng biệt
đứng ra chủ trương để cầu Thần linh.
Trước hết, đồng tử đem để
sẵn một tờ giấy trắng cho Thần linh sử dụng. Muốn tránh sự lừa dối, phải đặt tờ
giấy trắng ấy vào hộc tủ ghế bàn cách xa đồng tử, hay là bất luận chỗ nào mà đồng
tử không thể với tay rờ mó tới được.
Sau đó một thời gian ngắn,
trên tờ giấy trắng hiện ra dấu gạch, hoặc chữ một, hay là dòng chữ viết bằng một
chất màu xám. Cách hiện tượng nầy là một triệu chứng hơn nhiều bằng cớ khác,
minh xác có các vị thiêng liêng thị hiện hoàn toàn ở ngoài người đồng tử.
Lối cầu nầy không thể đem
ra thí nghiệm giữa đám đông người vì nó không hạp với ý tọc mạch của phần đông
công chúng.
Phải có những điều kiện: Tịnh
tâm, nâng cao tinh thần, lại chỉ nên họp một số ít người cùng một tín ngưỡng và
cùng đọc Kinh cầu nguyện mới mong đặng kết quả.
Đây là những món đồ dùng để
thiết đàn:
1 . Một cái đèn và một cặp đèn cầy.
2 . Một cái bình chưng bông.
3 . Một tờ giấy trắng.
4 . Một chiếc đũa bằng đá nam châm hay bằng sắt có quet đá nam châm.
5 . Một cái bàn và một tấm trải bàn trắng.
6 . Hãy đặt bàn đèn ấy trong phòng thật kín, có xông trầm hương thơm.
Muốn tiếp xúc với một Thần
linh nào chủ về vận mạng cõi đời nầy thì phải thỉnh cầu vị ấy theo các điều kiện
đặc biệt về tinh thần như sau:
- Trong 15 ngày, đồng tử
phải ở chỗ vắng vẻ, lặng lẽ, tịnh tâm, ăn ròng chay lạt và đem hết tư tưởng hướng
về sự thỉnh cầu đó.
- Khi lập đàn, phải mặc lễ
phục nghiêm trang. Muốn cầu Thần linh giúp đỡ mình thì phải cầu Kinh mới thấu
các Đấng ấy. Kinh cầu, khỏi phải lựa thứ kinh của Đạo nầy hay Đạo khác, miễn là
thứ kinh đó có phần cao thượng và đặng hạp với việc mình đương cầu.
Chúng tôi tưởng cách cầu
mà đặng ứng nghiệm hơn hết, nhơn danh Thượng Đế cao cả, nguyện với Hộ Mạng Thần
Quan, ta thấy rõ các vị Thần linh ở xung quanh chúng ta.
Tôi khuyên nên đọc câu nầy:
“Thành khẩn Thượng Đế Chí Tôn ban pháp cho một vị Thiên Thần đến chỉ giáo cho
chúng tôi.”
Rồi hãy chờ vị của mình
mong mỏi đến.
Một việc quan trọng nhứt
là cần giữ im lặng và tịnh tâm với một lòng mong muốn thiết tha và một ý chí
cương quyết thành công. Tôi nói ý chí, chớ không phải dục vọng ít nhiều, thường
bị gián đoạn bởi tánh lo nhiều việc. Ý chí phải nghiêm chỉnh, bền dai, vững chắc
mà không vội vàng hấp tấp. Sự tịnh tâm phải nhờ có vắng vẻ, yên lặng, xa nơi
phiền ba náo nhiệt, có thể làm xao lãng tâm trí.
Lắm khi, tuy là lập đàn
đúng theo điều kiện mà ta thường không tiếp được chi cả, cả ngày đầu luôn nhiều
ngày kế tiếp đó. Đừng hy vọng hễ lập đàn là đặng ban ơn ngay. Có nhiều đàn, cả
năm và lâu hơn nữa không chừng, mới có Thần linh giáng.
Ký tên.
Sự thành tựu về Huyền Cơ
được 2 lần và đến lần thứ ba, một tai nạn xảy ra làm chấm dứt sự thỉnh cầu bằng
Huyền Cơ, để thay thế bằng Cơ Bút phổ thông.
* * *
Ông Âu Minh Chánh nhận được
bức thơ của vị Giáo Sư người Pháp nói trên vào năm 1916. Đến sau, nhờ một vị
Pháp Sư người Tàu chỉ dẫn thêm nên ông mới quyết định tập luyện Huyền Cơ theo lời
hướng dẫn của vị Giáo Sư Pháp.
Công lao khó nhọc lắm mới
được thành tựu. Kỳ thành tựu lần đầu tiên, có nhiều vị trí thức Tây học ít tín
ngưỡng đến dự đàn. Đây là nói kỳ thành tựu thứ nhứt, là vì trước khi đặng kết
quả, không biết bao nhiêu lần đã hỏng, mặt dầu người chủ đàn làm đủ các phép
nói trên.
Khi lập đàn, có nhiều người
dự đàn đứng chung quanh cầu nguyện, còn giữa đàn thì treo một cái bao thơ trên
xà nhà thiệt cao, không ai có thể mó tay tới được, trong bao thơ đó có để sẳn một
tờ giấy trắng, trên có dán hai đạo phù màu đỏ và mỗi người dự đàn ký tên vào đó
để chứng chắc tờ giấy ấy không ai lén thay đổi được.
Ai muốn hỏi điều chi thì
phải thành tâm, tập trung tư tưởng vào câu mình muốn hỏi chớ không nói ra lời.
Mỗi người chỉ đặng hỏi một câu, không nên tưởng nhiều việc để tránh khỏi sự lộn
xộn.
Chừng 10 hay 15 phút sau,
ông Âu Minh Chánh mới bắc ghế lên lấy cái bao thơ xuống. Khi ông mở bao thơ ra
thì thấy trên giấy đầy chữ viết, trước ghi câu hỏi rồi sau đó có bài thơ của Thần
Tiên trả lời cho mỗi câu hỏi ấy. Nét chữ rất sắc bén, tinh xảo, viết bằng một
chất xám, tựa như than hay thứ viết chì đậm.
Ai ai cũng lấy làm ngạc
nhiên cho đó là một việc lạ thường mầu nhiệm, xưa nay chưa từng có, nên lên những
bằng chứng cụ thể rằng có Thần Tiên trong cõi vô hình và Thần Tiên biểu hiện
phép mầu để đáp ứng thiện nguyện của nhơn sanh, không còn ngờ vực gì nữa.
Mỗi người tiếp nhận lời Thần
Tiên dạy bảo đều phấn khởi vui mừng, lòng thêm tín ngưỡng bội phần.
Đàn thứ nhứt, . . . Đàn thứ
nhì, . . . đều kết quả mỹ mãn. Đến đàn thứ ba thì xảy ra tai nạn sau đây:
Khi ông Âu Minh Chánh bắt
ghế lên vói lấy bao thơ treo trên cao, vừa mó tay tới thì bị điện giựt kinh hồn.
Ông xuống nghỉ một lát để đọc thêm kinh cầu nguyện, rồi ông cũng cố gắng đứng
lên lấy bao thơ, mở ra thì thấy có một câu đầu và một chữ ở đầu câu thứ hai, kế
đó là một đường gạch kéo dài xuống để chấm dứt.
Có người phỏng đoán rằng:
Đó là Thần Tiên viết chưa xong, điển đang còn mà ông Âu Minh Chánh vội lấy gấp
bao thơ nên bị điển giựt mạnh và Thần Tiên chưa cho trọn bài.
Sau kỳ đàn đó, ông Âu Minh
Chánh lập đàn cầu với Cơ Bút phổ thông thì được Ơn Trên khuyên: Không nên thường
dùng Huyền Cơ, vì theo phương thức nầy điển Thần linh giáng rất mạnh, nếu sau nầy
ai phạm phải như thế thì có thể mất mạng.
Cho nên từ đó về sau, Thần
Tiên dạy phải dùng Đồng tử và Ngọc cơ mà tiếp điển theo lối phổ thông.”
3 . Một lối Huyền Cơ khác được gọi là Huyền Bút:
“Theo phương pháp nầy, người
ta dùng một sợi chỉ buộc vào cây bút, treo lên đầu một cần trúc mà gốc cần trúc
được buộc vào một nơi cố định, điều chỉnh cần trúc thế nào cho đầu cây bút vừa
chấm vào mặt cát chứa trong một cái khay lớn. Phải sắp bày lễ phẩm đầy đủ như
khi cầu Huyền Cơ, phải chọn nơi tinh khiết, thanh vắng và thành tâm cầu nguyện.
Khi có Tiên giáng vào bút,
cây bút chuyển động viết chữ lên mặt cát, độc giả quì kế bên khay cát đọc chữ ấy
cho người điển ký ghi chép, rồi khỏa bằng mặt cát trở lại để Tiên viết cho chữ
khác. Chính điển của Thần Tiên trực tiếp viết ra chớ không qua trung gian của đồng
tử, nên cầu theo lối Huyền Bút cũng rất huyền diệu như Huyền Cơ.”
Phần thứ tư:
ĐỒNG TỬ
1 . Đồng tử là gì?
Đồng tử là người Phò cơ,
cũng gọi là Phò loan hay Đồng loan, vì Ngọc Cơ có chạm hình đầu chim loan nơi cần
cơ, là người tiếp điển của các Đấng thiêng liêng để làm cho Ngọc Cơ chuyển động
viết ra chữ bóng trên bàn cơ.
Khi cầu cơ thì có hai vị đồng
tử ngồi hai bên Ngọc Cơ, hay tay của mỗi vị nâng Ngọc Cơ lên, chờ cho điển của
một Đấng thiêng liêng giáng vào làm Ngọc Cơ chuyển động, cây cọ nơi đầu Ngọc Cơ
viết ra chữ bóng trên bàn cơ.
Nếu phò Tiểu Ngọc Cơ thì gọi
là người Phò cơ, không gọi là Phò loan vì Tiểu Ngọc Cơ không có chạm hình đầu
chim loan.
Khi xưa, việc cầu cơ thỉnh
Tiên phải dùng hai đứa trẻ nhỏ phò cơ, vì tư tưởng của trẻ nhỏ còn hồn nhiên
trong sạch, nên có được thanh điển, mới dễ tiếp điển của các Đấng thiêng liêng,
không gây ảnh hưởng hay làm xáo động tư tưởng của Đấng thiêng liêng. Do đó, hai
vị Phò cơ được gọi là Đồng tử (Đồng là đứa trẻ nhỏ).
Ngày nay, người ta không
dùng Đồng tử là những trẻ nhỏ phò cơ nữa, mà dùng người lớn tuổi, nhưng phải
trường chay, tâm thanh tịnh, tinh thần tinh tấn, thì mới có thể tiếp điển của
các Đấng thiêng liêng mà diễn ra trung thực.
Trong Đạo Cao Đài, nhiệm vụ
Phò cơ dành riêng cho Thập nhị Thời Quân và những Chức sắc của HTĐ.
2 . Có mấy phẩm đồng tử phò loan?
Ngày 25-11-Bính Dần (dl
29-12-1926), Đức Lý Thái Bạch giáng cơ dạy: Có 3 phẩm đồng tử phò loan.
Xin chép ra sau đây:
THÁI BẠCH KIM TINH
Hỷ chư Đạo hữu, chư Đạo muội, chư chúng sanh.
Cười . . . Hườn, nghe Lão:
Việc Cơ Bút, Hiền hữu tuy chưa rõ thấu huyền diệu
cho trọn mặc dầu, chớ kỳ trung cũng đã hiểu biết chút đỉnh. Chẳng phải ai cầm
cơ mà đều đặng huyền diệu hết.
Lão giải nghĩa: Có 3 phẩm đồng tử phò loan:
- Một là Giáng tâm,
- Hai là mê,
- Ba là Giáng thủ.
Tây phương gọi là : Intuitif,
Semi-intuitif, Automatique.
Thầy đã cho Hiền hữu chấp
cơ một đôi khi quả có huyền diệu, nhưng mà có nhiều khi “Tà bổn thân” của Hiền
hữu nó lại choán lấy hết Thiên ý mà dịch trật, vì vậy Hiền hữu nhiều phen thất
chí, nhứt là khi thai bào con Hiền hữu, hiểu à!
Thầy dạy Hiền hữu cùng Phước
Sanh chọn kẻ khác cầu Thầy, hầu truyền bá Đạo nơi tỉnh Biên Hòa, nghe à! THĂNG.
Cách giáng điển vào Đồng tử:
Tư tưởng của các Đấng
thiêng liêng ở cõi Hư linh phát ra, theo lằn điển quang truyền đến các đồng tử,
giống như tiếng nói của xướng ngôn viên đài phát thanh truyền đi theo lằn sóng
điện đến các máy thâu thanh (radio).
Tùy theo đặc khiếu của đồng
tử phò loan mà các Đấng sẽ giáng vào tâm hay giáng vào tay của đồng tử.
Nếu giáng vào tâm thì gọi
là Giáng tâm, nếu giáng vào tay thì gọi là Giáng thủ.
- Nếu giáng vào tâm của đồng
tử, người phò loan chưa viết ra nhưng thần trí dường như biết trước những điều
sắp viết ra, tựa hồ như mình đặt để ra vậy.
- Nếu giáng thủ thì người
phò loan như một cái máy, tay cứ chiều theo điển lực của các Đấng mà viết ra,
chớ không hay biết điều gì hết.
Mỗi đàn cầu cơ phải có đủ
2 vị phò loan: một Âm một Dương, Âm Dương hiệp nhứt mới thấu đáo Càn Khôn. Người
phò loan bên Hữu thuộc Âm, tiếp điển tư tưởng của các Đấng, rồi truyền qua người
phò loan bên Tả thuộc Dương mà viết ra.
3 . Điều kiện trở thành một người
phò loan:
Trích vài đoạn Thánh ngôn
của Đức Chí Tôn trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển dạy Thủ cơ và Chấp bút, chép ra như
sau:
“Trước khi Thủ cơ hay là
Chấp bút, thì phải thay y phục cho sạch sẽ, trang hoàng, tắm gội cho tinh khiết,
rồi mới đặng đến trước bửu điện mà hành sự, chớ nên thiếu sót mà thất lễ.
Nếu chấp cơ thì phải để ý
thanh bạch, không đặng tư tưởng đến việc phàm. Tay chấp cơ cũng phải xông hương
khử trược, tịnh tâm một lát, rồi phải để tinh thần tinh tấn mà xuất ngoại xác đến
hầu dạy việc.
Phải có một chơn linh tinh
tấn mới mầu nhiệm, huyền diệu, phải trường trai mới đặng linh hồn tinh tấn, phải
tập tành chí Thánh, Tiên, Phật mới phò cơ dạy đạo cả chúng sanh."
* * *
“Thầy nhắc lại cho con nhớ
rằng, trong Thập nhị Thời Quân đó đều có sắp đặt. Nếu không phải mấy đứa phò
loan của Thầy đã định thì Cơ Bút do nơi khác mà ra đều là không phải lời của Thầy
nói. Con phải đề phòng cẩn thận, nghe à!
Thầy hằng nói cho các con
biết, Cơ Bút là việc trọng. Nếu không có chơn linh quí trọng thủ cơ thì thường
có Tà quái xung nhập mà khuấy rối làm cho thất nhơn tâm, lại còn một điều đáng
quan phòng nữa là trong mấy đứa phò loan, cũng có đứa không dè dặt, tưởng Cơ
Bút là việc khinh thường, làm thế nào cũng đặng, rồi lấy đó mà cầu hỏi những điều
vô vị, nên cũng có nhiều khi vì đó mà sanh biến trong Đạo.
Thầy nói cho các con hiểu,
bực Chơn Thánh mà phải đọa trần, nếu không đủ tánh chất để dìu dẫn nhơn sanh,
thì cũng chưa xứng đáng cầm bút cho Thầy truyền đạo.” (Yêu cầu xem đầy đủ chi
tiết bài Thánh Ngôn nầy nơi phần thứ năm: Thánh Ngôn dạy về Cơ Bút).
* * *
Người phò loan hay đồng tử,
cũng như cái máy Radio, muốn thâu được điển của các Đấng thiêng liêng thì phải
đồng điển cùng các Đấng, tức là thuần điển.
Theo lời dạy của Đức Chí
Tôn ở trên, người đồng tử hay phò loan phải có các điều kiện sau đây:
1. - Thể xác và chơn thần thanh
khiết.
- Muốn cho thể xác thanh
khiết thì phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo sạch sẽ, phải xông hương khử trược hai
tay trước khi phò loan.
- Muốn cho chơn thần thanh
khiết và tinh tấn thì phải ăn chay trường, giữ tư tưởng cho trong sạch, tinh thần
cao thượng, không mơ tưởng hay suy nghĩ bậy bạ.
2. - Tâm thanh tịnh.
Muốn cho tâm được thanh tịnh
thì phải: giữ tâm yên ổn, không không, dứt hết dục vọng, giữ tư tưởng thanh
cao, diệt hết tư tưởng thấp hèn.
Nếu tâm còn dục vọng, thì
dục vọng ấy vì chưa thỏa mãn nên nó vẫn chất chứa trong chơn thần, đến khi người
đó phò cơ, mặc dầu rán kềm giữ cái tâm cho thanh tịnh, nhưng cái dục vọng ấy chất
chứa trong chơn thần, sẽ phát tiết ra, mạnh hơn điển lực của các Đấng, nên cũng
tạo thành một bài cơ, nhưng đó là Nhơn cơ chớ không phải Tiên cơ. Trong trường
hợp nầy người phò loan bị tư tưởng mình ám thị mình, nên gọi là tự kỷ ám thị.
Ngoài ra, những người hầu
đàn cơ, nếu họ tập trung được tư tưởng mạnh thì tư tưởng nầy cũng sẽ chuyển dịch
đến chơn thần của người phò cơ, ảnh hưởng lên tư tưởng của người phò cơ, làm
phò cơ viết ra tư tưởng ấy nên cũng là Nhơn cơ.
3. - Hai vị phò loan phải hạp điển
với nhau, và thuần điển với các Đấng thiêng liêng.
Đây là khả năng đặc biệt
Thiên phú của người phò loan, không phải ai cũng có được và cũng không phải do
luyện tập mà có được.
Nếu hai người phò cơ mà
không hạp điển nhau thì đương nhiên không thể tiếp thu tư tưởng của nhau được.
Hai vị phò loan nầy còn phải
thuần điển với điển quang của các Đấng thiêng liêng thì mới tiếp nhận được tư
tưởng của các Đấng thiêng liêng.
4 . Phò loan tiền định.
Phò loan tiền định là những
Đấng chơn linh cao trọng, lãnh lịnh nơi Ngọc Hư Cung, giáng trần để phò cơ cho
Đức Chí Tôn khai đạo.
Đó là 15 Chức sắc cao cấp
nhứt của Hiệp Thiên Đài gồm: Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Phẩm, Đức Thượng Sanh và
12 vị Thời Quân. Ngày nay, 15 vị ấy đã làm xong phận sự nên đã qui Thiên tất cả.
Nhưng vấn đề Cơ Bút trong
Đạo Cao Đài không thể thiếu được, bởi vì Giáo chủ của Đạo Cao Đài là Đức Chí
Tôn vô hình, Giáo Tông là Đức Lý Thái Bạch vô hình, Đức Hộ Pháp đã trở về
thiêng liêng vị nên cũng vô hình, nếu không Cơ Bút thì làm sao các Đấng ấy
giáng cơ điều đình nền Đạo. Mà Cơ Bút là phần nhiệm đặc biệt của Hiệp Thiên
Đài, cho nên chúng ta nghĩ rằng, nền Đạo Cao Đài là miên viễn, nên trong tương
lai, Đức Chí Tôn sẽ lập một số vị Thời Quân mới, tiếp nối nhiệm vụ phò cơ nơi
HTĐ để Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng giáng cơ điều đình nền Đạo.
Trong Thánh Giáo Minh Thiện
Đàn ở Phú Mỹ (Mỹ Tho), ngày 24-10-Nhâm Thân (dl 21-11-1932), Đức Lý Giáo Tông
có giáng dạy về người phò loan:
“Vậy Lão nói cho khá nghe,
(câu 31 trang 8 TNHT) nói về phận sự của kẻ phò loan là Tướng soái của Thầy.
Vậy chư Hiền hữu luận coi
phần Tướng soái làm sao cho phải phép mà điều độ tam quân?
Khá luận cho Lão nghe, Lão
bãi đàn, chờ chư nhu đáp rồi Lão sẽ cắt phận sự cho. Lão thăng điện.
TÁI CẦU:
LÝ GIÁO TÔNG
Nầy chư nhu, luận ấy hiệp
nhằm đề, nhưng không đủ lý.
Nghe Lão phân cho rõ:
Phần Tướng soái phải có đủ 8 đức là: HẠNH,
ĐỨC, TRÍ, LỰC, OAI, NGHIÊM, MINH, CHÁNH, mới là đủ phận.
Những Tướng soái mà không
oai lịnh thì ba quân sợ giặc mà không phục, thì tất nhiên loạn hàng thất thứ;
còn hiệu lịnh chẳng nghiêm thì ba quân sợ giặc mà không kiêng Tướng soái thì
trăm trận trăm thua ...”
5 . Các cặp Phò loan truyền Đạo:
5 .1 - Huấn Từ của Đức Thượng Sanh trong Đại Hội Ban Đạo
Sử tại Nhà Hội Vạn Linh ngày 26-10-Mậu Thân (dl 15-12-1968), có nói về các cặp
đồng tử phò loan truyền Đạo:
“Nói qua Chức sắc Hiệp Thiên Đài được thâu nhập lúc ban sơ, được sai phò cơ đi khắp các tỉnh Nam Kỳ để truyền Đạo, Đức Chí Tôn chỉ định mấy cặp đồng
tử:
1 . Cặp Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc.
2 . Cặp Cao Hoài Sang và Cao Quỳnh Diêu.
3 . Cặp Trương Hữu Đức và Nguyễn Trung Hậu.
4 . Cặp Trần Duy Nghĩa và Trương Văn Tràng.
5 . Cặp Ca Minh Chương và Phạm Văn Tươi.
6 . Cặp Phạm Tấn Đãi và Nguyễn Thiêng Kim.
7 . Cặp Huỳnh Văn Mai và Võ Văn Nguyên.
Trong mấy người nầy, ông
Cao Quỳnh Diêu là tư chức làm việc ở hãng buôn, ông Ca Minh Chương là giáo viên
già trên 70 tuổi, ông Nguyễn Trung Hậu là giáo sư tư thục (Trường Trung học tư
thục Huỳnh Khương Ninh), còn mấy ông kia đều là công chức, vừa gặp Đạo thì mấy
ông liền say mê, cứ ban ngày làm việc hai buổi, chiều ra sở về nhà dùng bữa cơm
vừa rồi thì xe đã chờ sẵn trước nhà, trên xe đã có vài vị Chức sắc Cửu Trùng
Đài đợi, lên xe đi liền.
Mấy cặp cơ chia nhau và hẹn
với mấy vị Chức sắc chứng đàn cận đâu đi đó, hoặc miền Đông, miền Trung, hoặc
miền Tây.
Một đêm có thể đi phổ độ
hai tỉnh gần nhau như: Tân An, Mỹ Tho hoặc Vĩnh Long, Sađéc. Mấy chỗ khác đi từ
tỉnh trở về tới nhà, thường là 6 giờ sáng, nghĩa là ngồi cầm cơ từ 9 giờ tối
cho tới 4 giờ sáng.
Đức Chí Tôn giáng cho thi
cầu đạo mỗi người một bài, hoặc 8 câu hoặc 4 câu, có khi cho thi tới 100 hay
150 bài một đêm, còn lại người cầu đạo nhiều quá không cho thi kịp thì Đức Chí
Tôn toàn thâu nhập môn hết. Thành thử sáng về tới nhà, các vị Phò loan chỉ kịp
thay đồ, ghé tiệm dùng điểm tâm rồi đi vô sở làm việc luôn. Kế tối lại thì cũng
đi như vậy nữa, trọn cả năm trường, không đêm nào được nghỉ, cũng có khi về nhà
sớm hơn.
Lạ thay! Chịu vất vả như vậy
mà mấy vị Phò loan cũng như thường, không thấy mệt mỏi hay bịnh hoạn chi hết.
Trong 4 tháng đầu, nhờ sự
phò cơ truyền đạo mà số người nhập môn kể hơn một vạn.
Sau đó sự đi phổ độ giảm dần,
mỗi tuần đi mấy tỉnh xa chừng vài đêm, còn mấy đêm khác thì dành cho các miền kế
cận Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định như: Giồng Ông Tố, Hốc Môn, Thủ Đức, Dĩ An, Lái
Thiêu, Bình Chánh, Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Kim, Bến Lức, Lộc Giang,
Hiệp Hòa.
Ngoài ra, tại Thánh Thất Cầu
Kho của ông Đốc học Đoàn Văn Bản và nơi Thánh Thất tại Chợ Lớn (nhà của Ngài Đầu
Sư Thượng Trung Nhựt) mỗi đêm thứ bảy có lập đàn cầu cơ thâu người nhập môn.
Sau ngày Lễ Khai Đạo tại
chùa Gò Kén trong 3 tháng, mỗi đêm thứ bảy cũng có đàn cơ nơi đây để phổ độ dân
chúng tỉnh Tây Ninh và Lục Tỉnh.
Đức Chí Tôn giáng cơ truyền
đạo cho nhơn sanh mãi tới cuối tháng 6 năm 1927 (năm Đinh Mão), Đại Từ Phụ mới
ra lịnh ngưng phổ độ bằng Cơ Bút. Về sau, người xin nhập môn cứ dâng sớ và lập
Minh Thệ theo Luật đạo. . . . . . . . .
Tóm tắt là Cơ Bút có thể
xây dựng nền Đạo và cũng có thể phá hoại nền Đạo, nên khuyên các Đạo hữu có thể
là đồng tử, phải vì đại nghiệp chung của Đạo mà dẹp bớt dục vọng và dứt khoát sự
mê hoặc lòng người bằng Cơ Bút.”
* * *
5 . 2 – Ngài
Khai Đạo Phạm Tấn Đãi, khi nói về Ban Đạo Sử, có nhắc đến các vị phò loan truyền
Đạo là những Thời Quân Hiệp Thiên Đài:
“Trước hết, xin kể sơ lược
Đạo Cao Đài do đâu mà xuất hiện.
Năm Giáp Tý (1924), nhân dịp
có ông Đại Úy Pháp Paul Monet, một hội viên của Hội Thần Linh Học Pháp, là bạn
của ông Cao Quỳnh Cư đến thăm.
Khi biết được Đại Úy nầy
thông công được thế giới vô hình, ba ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao
Hoài Sang yêu cầu Đại Úy Monet ngồi đồng cốt để giúp ba ông trao đổi tư tưởng với
cõi vô hình. Đại Úy Monet vui vẻ nhận lời giúp ba ông.
Nghi thức sắp đặt cuộc
thông công được tổ chức, Đại Úy Monet ngồi đồng, một Đấng thiêng liêng giáng.
Quí ông hỏi Đấng thiêng
liêng:
- Bốn tôn giáo hiện có tại
Việt Nam: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo và Gia Tô giáo, vì có những điểm dị đồng
nên các tôn giáo thường xung khắc nhau.
Bốn tôn giáo ấy có thể hòa
hợp với nhau được không? Cũng như hai nền văn minh Đông phương và Tây phương có
thể hòa hợp với nhau được chăng?
Các Đấng thiêng liêng
khuyên:
- Tín ngưỡng bắt nguồn từ
lương tâm, lương tâm khác nhau tùy theo trạng thái tinh thần của mỗi người. Nó
không có cá tính, cũng chẳng bao giờ bị tiêu diệt, bởi vì nó thoát sinh ra ở
nơi Thượng Đế. Vậy tự do tín ngưỡng phải được tôn trọng cho tất cả mọi người,
nhưng sự hòa hợp trong tinh thần chân thiện mỹ phải là một nhiệm vụ bắt buộc.
Đây là lần đầu tiên, 3 ông
Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang thông công với cõi vô hình.
Thế kỷ 20, phong trào
nghiên cứu Thần Linh Học ở Âu Châu tràn qua Việt Nam. Khám phá thế giới vô hình
là chủ đề chính của các sách báo và tạp chí thời ấy.
Trong giới nghiên cứu Thần
Linh Học ở Việt Nam có đủ các hạng người, nhưng ông Cao Quỳnh Cư đã có một lần
chứng kiến cuộc thông công với các Đấng vô hình, nên ông ước vọng liên lạc với
thế giới vô hình bằng mọi cách. Điều nầy luôn luôn chiếm ngự tâm trí của ông và
có một số người đồng chí hướng.
Nhân Thứ bảy, đêm mùng
5-6-Ất Sửu (dl 25-7-1925), ông Cao Quỳnh Cư đến thăm ông Cao Hoài Sang, gặp ông
Phạm Công Tắc cũng đến đó vì ở chung một dãy phố Hàng Dừa bên chợ Thái Bình,
nay là đường Cống Quỳnh Sài Gòn.
Ba ông thường đến với
nhau, mượn chung trà lời thơ, cung đàn ký gởi nỗi lòng cùng một cái đau quê
hương đang quằn quại dưới gót xâm lăng, cùng một cái nhục đồng chủng đang rên
siết dưới xiềng xích nô lệ, lúc nào cũng canh cánh bên lòng tình thương dân yêu
nước. Nhưng than ôi! Thương yêu thì để dạ chớ biết làm sao!
Vì tình trạng lúc ấy là lúc
nước nhà bị đô hộ, mấy ông bạn ấy là người vì hoàn cảnh bắt buộc phải giúp việc
cho Pháp để đổi lấy đồng lương, nhưng bên trong thì bao giờ cũng luôn luôn hy vọng
giải phóng dân tộc.
Nhờ vậy mà ba bạn chí sĩ
nói trên mới nghĩ ra chuyện Xây Bàn để liên lạc với thế giới vô hình, cầu thỉnh
các vong linh của người quá cố về làm thi họa vận và học hỏi thêm việc nước.
Trong số các vong linh thì
Ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt đến cho thi rất cảm khích và rung động làm cho các bạn
say sưa với việc Xây Bàn.
Sau lại có các vong linh
khác, trong số có Cô Vương Thị Lễ (tức Thất Nương Diêu Trì Cung) tá danh Đoàn
Ngọc Quế cho thi rất hay và cảm động.
Sau hết có một chơn linh
xưng danh là A Ă Â đến cho nhiều bài thi xuất sắc và xây hướng đàm luận về đạo
đức, kết quả là hợp thành một nhóm đồng chí để hằng ngày tiếp xúc nhau và cầu
nguyện thỉnh ý ông A Ă Â về tương lai của tổ quốc Việt Nam. Ông A Ă Â vui lòng
cho biết bằng Cơ Bút mà đọc giả đã thưởng thức trong nhiều bài Thánh giáo trong
quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Nhơn dịp Giáng sinh của Đức
Chúa Jésus Christ đêm 24 rạng 25 tháng 12 năm 1925, ông A Ă Â giáng cho thi nói
về Lễ Giáng Sinh, Ngài cho biết Ngài là Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế, tá danh là:
Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, giáo Đạo ở nước Việt Nam.
Từ đó, Đấng Cao Đài thường
giáng dạy đạo lý cho nhóm quí ông nầy, xưng là THẦY và gọi các ông là môn đệ.
Khi mấy ông muốn thờ Thầy,
nhờ Thầy chỉ dẫn thì Thầy bảo đến ông Phủ Ngô Văn Chiêu để ông nầy chỉ rõ.
Vấn đề Xây Bàn và chấp cơ
đầu tiên năm đó là năm Ất Sửu (1925), nhằm thời kỳ quí vị chánh trị gia Việt
Nam ở hải ngoại trở về nước, đứng lên cổ động giải phóng dân tộc bằng cách bạo
động. Dân chúng trong nước có một phần hướng theo, nhứt là ở Sài Gòn và Chợ Lớn,
sau nầy được truyền bá khắp cả Việt Nam. Kẻ theo nhóm nầy, người theo đảng
khác, thường họp nhau để đi diễn thuyết cổ động.
Vì các lực lượng bạo động
đó mà chánh quyền để ý dòm ngó ngăn ngừa, còn có những người khác có tính háo kỳ
về tín ngưỡng, nghe đâu có lập đàn cầu Tiên thì đến xem coi cách cầu Tiên phải
lập đàn thế nào đặng cầu được Tiên, Tiên xuống phàm hay là chuyện gì? Có thể hỏi
Tiên về việc nước được chăng? Vì tiếng đồn với nhau nên thiên hạ đến xem cầu
Tiên ngày càng đông.
Trái lại, khi đó quan Phủ
Ngô Văn Chiêu lại muốn êm tịnh đặng có thì giờ tham thiền nhập định, không khứng
đi phổ độ vì dân chúng ồn ào như thế. Ông thường nói: “Ngô thân bất độ hà thân
độ”: Mình độ lấy mình biết trọn vẹn không, huống gì đi độ ai! Nếu ai muốn tu
Tiên thì phải từ từ đến nhà tư của ông, ông sẽ chỉ cho cách thờ phượng và cách
gìn tâm tu niệm. Hơn nữa, ông cho biết, nếu lập đàn cầu Tiên mà người tụ họp
đông quá thì mất vẻ tôn nghiêm, tất là khiếm lễ. Nếu khiếm lễ vì đông người thì
các Đấng thiêng liêng và Tiên Ông không giáng.
Chí hướng của ông Ngô Văn
Chiêu thì không muốn hội họp đông người khi lập đàn, vì sợ mất sự an ninh trong
Đô Thành. Quan Phủ Chiêu muốn giữ an ninh vì sợ đám chính trị gia trà trộn vào
quấy phá và vì ông là một công chức của chánh phủ nên muốn như vậy là lẽ phải của
ông đó, nên ông từ chối, không chịu hợp tác với quí vị Chức sắc Đại Thiên phong
đầu tiên cùng nhau đi phổ độ chúng sanh theo lời Đức Chí Tôn đã dạy.
Trong số Chức sắc Đại
Thiên phong có ông Thượng Nghị Viên Lê Văn Trung đứng đầu.
Lần lượt qua năm sau, Tiên
Ông mới cho biết rõ danh hiệu là “Cao Đài”, tức là Ngọc Hoàng Thượng Đế viết
“Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát” Giáo Đạo Nam Phương, lập thành Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ trong nước Việt Nam năm Bính Dần (1926) truyền bá khắp nơi, chẳng
những toàn cõi Việt Nam mà còn rải rác nhiều nước ngoài, thâu nạp gần 3 triệu
tín đồ không phân biệt màu da sắc tóc, vì Đạo Cao Đài không đối lập với tôn
giáo nào cả.
Nhận xét theo kinh nghiệm
từ cổ chí kim, những vật gì hay những chí hướng nào do con người tạo ra phần
nhiều vì thiếu đạo đức và thiếu thành thật mà phải thất bại, cho đến đạo lý
nhơn luân, nên hư cũng do bản tâm đạo đức hay tánh vô đạo của con người mà ra.
Lịch sử chứng minh, đạo đức
thắng tội ác, sự thật thắng gian trá, tình thương thắng oán thù. Đạo đức chính
là thứ võ khí lợi hại nhứt của chúng ta.
Vì vậy, các vị Giáo chủ
giáng trần cố tìm phương pháp để thực hành đạo đức trong nhơn gian. Các Đấng ấy
đưa ra mỗi người một lý thuyết khác nhau, nhưng kỳ trung cũng đều là lý thuyết
cứu độ nhơn sanh bằng cách thực hành đạo đức, vì hễ đạo đức được truyền bá khắp
thế gian thì những tội ác bạo ngược phải hết hoặc giảm bớt dần dần.
Bần sĩ đã vạch rõ Đạo Cao
Đài phát sanh do sự Xây Bàn trước, sau mới dùng đến Cơ Bút, để lập thành mối Đạo
và truyền bá cho nhơn sanh, lập Pháp Chánh Truyền, Tân Luật và Đạo Luật để làm
hiến chế cho nền Đại Đạo. Chức sắc, Đạo hữu chỉ do đó mà thi hành thì khỏi sai
đường lạc lối. Tôn chỉ và Giáo lý của Đạo đã do hiến chế nêu rõ.
Nói đến 3 nhà chí sĩ ở đoạn
đầu là có ý để nhận xét cá tánh của mỗi người trong ba ông, vì có sự liên hệ đến
Cơ Bút.
* Ông thứ nhứt là Cao Quỳnh
Cư, sau đắc phong chức Thượng Phẩm. Nhờ đức tánh cao thượng và cương quyết nên
khi định làm việc gì thì cố gắng làm cho kỳ được. Bởi thế nên khi nhận chân được
mối Đạo thì ông nghe theo tiếng gọi thiêng liêng mà phế đời hành đạo liền, mặc
dầu lúc đó ông đang là một công chức của chánh phủ Pháp. Bạn đọc sẽ thấy rõ
công nghiệp của ông trong Đạo Sử.
* Ông thứ nhì là Phạm Công
Tắc, sau đắc phong Hộ Pháp, cũng có tánh cao thượng và hùng khí, lại thương đời
mến đạo, nên khi nhận rõ mối Đạo cũng liền phế đời hành đạo, ông cũng là một
công chức lúc ấy.
* Ông thứ ba là Cao Hoài
Sang, sau đắc phong Thượng Sanh, cũng có tánh cao thượng và yêu đời mến đạo như
hai ông kia, nhưng vì hoàn cảnh gia đình đông con nên phải ở lại với chức vị của
ông, vì ông cũng là một công chức. Tuy nhiên, ông cũng nghe theo tiếng gọi
thiêng liêng mà hành đạo trong những lúc rảnh rang. Ông rất dày công phổ độ lúc
ban sơ.
Ba ông đều đắc vị Thiên
phong trước hết và đắc lịnh chấp cơ truyền đạo, phổ độ chúng sanh.
Hai ông Thượng Phẩm và Hộ
Pháp họp thành một cặp đồng tử chấp cơ Phong Thánh, truyền giáo, lập Pháp Chánh
Truyền, tức là Hiến Chương của nền Đại Đạo hiện giờ. Chúng ta phải nhìn nhận đầu
công của hai ông nầy vào bực nhứt vì trước hết và trên hết.
Đức Chí Tôn mượn tay và thần
lực của hai ông mà lập thành Đại Đạo cho đến ngày nay. Nếu không có bàn tay xây
dựng của hai ông thì đâu có Đại Đạo, đâu có Chức sắc và đại nghiệp hiện giờ cho
chúng sanh thừa hưởng.
Rủi thay, trong lúc cần
người rường cột trong Đạo mà Đức Thượng Phẩm qui Thiên quá sớm, còn một mình Đức
Hộ Pháp thiếu kẻ phụ cơ. Tuy nhiên, người vẫn tiếp tục việc Đạo bằng đủ cách để
cho đại nghiệp Đạo được vững bền đồ sộ.
Nhờ bàn tay linh động của
Người mà cuộc kiến trúc Đền Thánh, Đền Thờ Phật Mẫu cùng các tòa dinh thự khác
được thực hiện rất mỹ mãn. Ngoài sự kinh doanh ấy, Người và Hội Thánh còn khai
thác được mấy ngàn mẫu đất, cất Long Hoa Thị, cắt đất phân lô trong vùng ngoại
ô Thánh địa cấp phát cho Đạo hữu qui về Thánh địa.
Nhận xét về Cơ Bút thì
trong năm Khai Đạo, chúng ta nhận thấy nhiều cặp phò cơ đắc phong chánh thức
trong hàng Thập nhị Thời Quân, dưới quyền điều khiển của Tam vị Chưởng quản ba
chi HTĐ: Pháp, Đạo, Thế. Mỗi chi có 4 vị: Bảo, Hiến, Khai, Tiếp.
Cặp thứ nhứt là: Cao Quỳnh
Cư và Phạm Công Tắc.
Cặp thứ nhì là: Cao Hoài
Sang và Cao Quỳnh Diêu.
Trong Thập nhị Thời Quân:
Cặp thứ nhứt là: Trương Hữu Đức - Nguyễn
Trung Hậu.
Cặp thứ nhì là: Trần Duy
Nghĩa – Trương Văn Tràng.
Cặp thứ ba là: Cao Minh
Chương - Phạm Văn Tươi.
(Ông Chương tuổi trên 70,
yếu lắm, ngồi lâu không được, thường ông Đãi phải vào nâng cơ thay thế.)
Cặp thứ tư là: Phạm Tấn
Đãi - Nguyễn Thiêng Kim.
Hai cặp cơ sau nầy chỉ có
một mình Đãi (tức là Phạm Tấn Đãi) sau đắc phong Khai Đạo, là đồng tử bên tích
cực nên chấp bút được có huyền diệu khi Đạo mới phôi thai.
Còn ba ông: Mai, Nguyên,
Kim không đến hầu đàn Phong Thánh tại Từ Lâm Tự (Gò Kén) nên có ba ông khác thế
vào và đắc phong trong Thập nhị Thời Quân, ba người ấy là:
- Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh.
- Khai Thế Thái Văn Thâu.
- Tiếp Đạo Cao Đức Trọng.
Qua năm 1928, ông Bảo Đạo
Ca Minh Chương qui liễu tại làng Mỹ Lộc (Cần Giuộc).
Đạo buổi phôi thai cần có
đông người chấp cơ đặng đi phổ độ, nhưng 4 vị Thời Quân thuộc chi Thế thì không
viết được. Mấy ông nầy rán bền chí kiên tâm tập luyện mỗi bữa đến nửa đêm, trải
qua thời gian 3 tháng tập mà không viết được ra chữ, nên tạm ngưng, nghỉ tập.
Sau cầu hỏi lại các Đấng
thiêng liêng, nguyên do nào mà quí vị Thời Quân Chi Thế tập chấp cơ mà viết không
ra chữ? Một Đấng thiêng liêng cho biết:
Lúc Đạo mới phôi thai, ai
ai cũng muốn tìm học hỏi về đạo đức hoặc bí pháp chơn truyền, mà quí vị nầy là
Chi Thế, nếu ban ân cho viết được, họ tuôn ra đồ thế sự thì làm sao Đạo thi
hành, hơn nữa mất uy tín, vì thế mà Chi Đạo, Chi Pháp, ai ai cũng chấp cơ viết
được, còn Chi Thế chấp cơ viết không được.
Có khi một vị Chi Thế chấp
cơ với một vị Chi Đạo hoặc một vị Chi Pháp thì mới viết được. Nhưng 2 vị của 2
Chi nầy phải là đồng tử tích cực (bên Dương) mới viết ra được.
Chúng ta nên nhận định và
biết qua khiếu đồng tử của mỗi vị phò loan.
Khiếu của đồng tử ngồi chấp
cơ hai bên cũng như đây điện, bên nóng (positif), bên nguội (négatif). Bên nóng
là bên tích cực, bên nguội là bên tiêu cực. Bên tích cực mới có thể phát sanh
văn tự, còn bên tiêu cực thì nâng cơ trợ điển mà thôi. Vậy làm sao phân biệt được
bên nào tích cực, bên nào tiêu cực?
Đây thuộc về vấn đề tâm lý
mà nhờ kinh nghiệm lâu ngày, ta có thể nhận rõ Cơ Bút viết ra hay dở, cao thấp,
huyền năng đều do bên tích cực. Nếu có tự kỷ ám thị (autosuggestion) thì cũng
do bên tích cực mà có.
Mấy vị đồng tử tích cực có
thể chấp cơ với các vị đồng tử tích cực khác được là do biết nhường điển cho
nhau thủ vai trò tiêu cực để nâng cơ trợ điển cho bên kia viết.
Còn trái lại, đồng tử tiêu
cực chấp cơ với đồng tử tiêu cực thì viết không được, bất câu là Chi nào.
Cũng do sự kinh nghiệm và
sự hiểu biết rõ tâm lý mà ta có thể phân tích trong mấy cặp phò loan do Cơ Bút
chỉ định trong nền Đại Đạo như trên để phân biệt ai là đồng tử bên tích cực.
Cặp thứ nhứt: Ông Cao Quỳnh
Cư và ông Phạm Công Tắc, Đức Chí Tôn ban ân huệ đặc biệt đầy đủ điển lực cả hai
ông đều là đồng tử tích cực, nhưng ông Phạm Công Tắc nhường điển tích cực cho
ông Cao Quỳnh Cư, để thủ vai tuồng tiêu cực đặng trợ điển chấp cơ buổi ban đầu
khai Đạo.
Khi Đức Cao Thượng Phẩm
qui Thiên, rồi sau nầy Đức Hộ Pháp tự chấp bút học hỏi đạo lý với các Đấng
thiêng liêng, còn chấp cơ thì với ai cũng được kết quả vì là đồng tử tích cực.
Cặp thứ nhì: Cao Hoài Sang
– Cao Quỳnh Diêu, cũng nhận định được bên Sang là tích cực.
Cặp thứ ba: Trương Hữu Đức
- Nguyễn Trung Hậu, bên Đức là tích cực.
Cặp thứ tư: Trần Duy Nghĩa
– Trương Văn Tràng, bên Nghĩa là tích cực.
Cặp thứ năm: Ca Minh
Chương - Phạm Văn Tươi, bên Chương là tích cực, nhưng vì ông Chương già yếu cầm
cơ ngồi lâu không nổi, nên ông Đãi thường phải vào thay thế.
Cặp thứ sáu: Phạm Tấn Đãi
- Nguyễn Thiêng Kim, bên Đãi là tích cực.
Nhận xét mà hiểu được khiếu
đồng tử, ta thấy rõ Đức Hộ Pháp là một chơn linh siêu việt mới đủ năng lực xây
dựng nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tạo tác Tổ Đình đồ sộ với nhiều sự nghiệp bất hủ,
không ai có thể phủ nhận được.
Về việc Cơ Bút trong Đạo,
người đáng là bậc Sư Tổ.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét