DẪN
NHẬP: Gabriel Gobron, tác giả của quyển sách nầy nói
về Đạo Cao Đài, là một văn sĩ, ký giả, nhà diễn thuyết hăng hái và can đảm.
Gabriel Gobron sanh tại Bayonville ngày 5 tháng 7 năm 1895, đã từ trần ngày
8 tháng 7 năm 1941 tại Rethel.
Thông thạo nhiều ngôn ngữ, nhà khảo cứu không mệt mỏi trong thế giới thần
linh và linh hồn, tiểu thuyết gia, sử gia, ký giả,
giáo sư, Gabriel Gobron là người hiếu kỳ và mãi mãi là người hiếu kỳ. Cao thượng,
lòng quảng đại tràn ngập tinh thần, Gabriel Gobron là nhà bút chiến hăng hái.
Chắc chắn là người hiếu kỳ, nhưng không phải xu
hướng tài tử, khi ông nghĩ rằng mình đã phát hiện một cái đẹp tinh thần, một
chơn lý triết học hay tôn giáo, ông muốn phổ biến cho mọi người biết ngay và
chia sớt với họ. Ông không ngần ngại đả kích luôn luôn hăng hái những ai mà
dưới mắt ông muốn che đậy sự thật. Chính vì thế, ông đã khám phá ra Đạo Cao Đài
và chính vì thế ông đã đấu tranh đến hơi thở cuối cùng, cầunguyện cho tôn giáo
ấy phát triển. G. Gobron là người đại trí, nhứt là một người cao thượng.
Sau giai đoạn sưu tầm, nghiên cứu và khám phá từ
năm 1930, G . Gobron là nhà
truyền giáo xác tín, một người thọ giáo sáng suốt và chẳng bao lâu sau ông
chính thức được Đạo Cao Đài tín nhiệm ở phương Tây và đặc biệt ở Pháp.
Những buổi thuyết giảng, những bài báo, những công
trình nghiên cứu tiếp nối nhau với những bài chưa in, đã tạo thành một tập ký
lục dày mà quyển sách nầy, xuất bản sau khi G. Gobron mất, là một trong những
phần chánh.
Vì vậy, tác phẩm nầy tạo thành một thông điệp chính
xác của thế giới vô hình. Đối với chúng tôi, đây là một tác phẩm rất an ủi, khi
hoàn thành bài nầy, than ôi ! rút lại chỉ còn có 200 trang.
Thông điệp của thế giới vô hình, tác phẩm nầy xuất
bản sau khi Gabriel Gobron mất, chúng tôi hy vọng, sẽ được đón nhận một cách
đặc biệt bởi đông đảo bạn bè thần linh học của tác giả, người đã đóng góp rất
nhiều bằng ngòi bút, lời nói và sự thực nghiệm cho Thần linh học.
Tác phẩm của ông được in ra chừng 10 quyển và có
chừng 100 bài viết hoặc nghiên cứu được xuất bản khắp nơi trên thế giới, trong
các ngôn ngữ mà Gabriel Gobron nói và viết được, ngoài tiếng Pháp : Anh, Đức,
Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Là tác giả của nhiều tiểu thuyết, Gabriel Gobron đã
viết rất hay những trang sách khó khăn mô tả đời sống của những người lao động
ở đồng ruộng và ở thành thị.
Thật vậy, Gabriel Gobron có một tâm hồn tế nhị, dễ
cảm, dịu dàng, lắm khi tự ý giấu kín phía sau hình dáng thô kệt theo kiểu Léon
Bloy.
Cái tính dễ cảm bí mật nầy của tâm hồn làm cho ông
có hơn một lần, gây cảm hứng trên những trang giấy đáng lưu ý với một sự tế
nhị, một giọng thâm thúy.
Sự thân ái tế nhị và nết na, sự phản kháng của một
thi sĩ lãng mạn không chối từ đóa hoa xanh nhỏ của những khúc tình ca bình dân
và những khúc bi ca cổ của một phong tục địa phương mà ông thích.
Lúc ấy nhà văn đó cố gắng viết hết sức lực về những
cuốn sách cũ và lớn, được cảm hứng bởi những nỗi bực bội của đời sống trưởng
giả thường ngày, giống như Henri Heine đã viết những bài hát ngắn với nhiều nỗi
đau khổ đã trải qua.
Tuy vậy, chắc chắn rằng Gabriel Gobron là một người
nổi loạn suốt đời, một người không thích hợp, một người đứng ngoài vòng, giống
như các thi sĩ : Théo Varlet và Malcolm Mac-Laren, ông nầy thích và biết rõ Hội
Mercure Universel (Thủy tinh thế giới). Người ta thấy ở bên cạnh và trong các
tác phẩm của Gabriel Gobron là một người uyên bác, một sử gia, một ký giả, thấy
những trang sách như bị nổi xung, bị kích động, đau đớn đến la hét, chửi rủa.
Người ta nói " sự tranh luận và thù hận ", sự thật đó là tác phẩm của Gabriel
Gobron, tất cả tràn ngập sự thật, tràn ngập đời sống phiền não, thuộc vào nhóm
văn chương mà người ta đặt tên rất đúng là Chủ nghĩa đau khổ, được ông Julien
Teppe phát hiện.
Lời văn và nhịp điệu của câu văn của văn sĩ Gabriel
Gobron thích nghi một cách tự nhiên với đề tài nghị luận.
Lời văn và hình thức thì thích hợp với những tình
cảm đến mức hiện ra quá chênh lệch, quá khác nhau và cảm tưởng tổng quát biểu
thị cho chúng ta biết rằng, không một mánh lới nhà nghề nào không điều khiển sự
cấu tạo một tác phẩm tự do và nghiêm khắc, giống như thiên nhiên tự do với
những rừng cây dày và rừng thưa đẹp.
Gabriel Gobron dường như được giúp đỡ trong việc
hoàn thành tác phẩm của ông bởi một trong những pháp sư, được tô điểm bởi
Brenghel-le-Jeune, ông nầy pha trộn và khuấy đều cái hay nhứt với cái tệ nhứt,
những món thuốc khác nhau nhứt, kháng cự nhứt. Cái nồi nước sôi, cái nắp được
giở lên và lúc đó văn sĩ Gabriel Gobron
không bằng lòng về tính xác thực của các sự việc được kể lại một cách đơn giản
: ông trải ra và với những lời trực tiếp hơn,
ông lấy làm thích ý trong vấn đề cô đọng nhứt bởi câu văn chọn lọc với
các từ ngữ thích hợp.
Tôi xem xét quyển sách " Notre-Dame des Neiges " như là một tài liệu tâm lý của
hạng người lớn, một người phát biểu không cẩn thận, cũng không đẹp đẽ và không
một chút giả dối xã hội nào. Cái làm vui lòng hay không vui lòng là: con người
tự giải thoát mình khi viết văn, và trong trường hợp nầy, con người không chỉ
hành động về sự quyết đoán cá nhân mà còn nhiều sự kế thừa, bày tỏ chán
nãn tự đè nén hay làm thăng hoa.
Như thế, những "sinh
vật" tìm thấy nơi loài người, tự thoát khỏi những áp bức, những bất
công bị bắt buộc bởi đời sống, những bất công của xã hội, của cá nhân, của cộng
đồng, của kinh tế, vv ... Và nơi tận cùng, tất cả nơi tận cùng, nhưng thực tế,
sống động, bền chặt, cảm động, sự dày vò bí mật của tâm hồn cần đến Thượng Đế
và công lý nên nó phát biểu: "Sung
sướng cho những người nào đói khát công lý
vì họ sẽ được mãn nguyện." (Trích ra từ bài tựa của Valentin
Bresle, Giám đốc sáng lập Hội Mercure universel, 12 đường Fromentin, Ba-lê 9è)
Những thông điệp nhận được bởi vài đồng tử chuyên
cần và mẫn cảm chứng tỏ rằng, Gabriel Gobron bây giờ là một trong những người
mãn nguyện.
Những bất công của xã hội và kinh tế, những áp bức
của người giàu đối với người nghèo, sự vô ý thức của những người nầy và những
người khác, bị bạc đãi một cách gay gắt trong nhiều tác phẩm của Gabriel Gobron
giữa những tác phẩm khác trong " Les
Couarrails de Pont-à-Mousson " và trong " Barbandouille " và trong " Tournemol " tiểu thuyết của một giáo sư xấu nết.
Trong các tác phẩm nầy, Gabriel Gobron không khởi
đầu bằng những lời bóng gió, mà lời văn trực tiếp đầy tính thóa mạ, ông nhấn
mạnh một cách phũ phàng trên những sự việc mà không phô trương, nhưng ông cũng
nói thẳng rằng những sự cải tổ và biến đổi đáng mong ước của xã hội hiện tại mà
ông đã tiên đoán có sự hư thối và sa lầy trong tồi tệ.
Cho phép tôi thuật lại lần nữa cái tựa sách, nghiên
cứu năm 1938, trình bày về sự kiện Gabriel Gobron.
"
Đó là một sự kiện, vì Gabriel Gobron là một người hiền lành, một con cừu
non đang cố gắng một cách vô ích để trở
nên điên dại, nơi đó cái thái độ công kích ấy, tôi sắp nói về ông ta, làm cho
tưởng nghĩ đến Léon Bloy và những nhà
tiên tri của Kinh Cựu Ước."
Gabriel Gobron là một người hiền lành và những giấc
mơ của ông rất đẹp đẽ :
"
Từ nơi trường Tiểu học, tôi đã mơ ước học tập để dạy cho các em nhỏ, tạo lập
bên cạnh "ngôi nhà của Thượng Đế" "một
ngôi nhà vũ trụ" ! Làm giáo dục không phải là một việc tức
thời, thực dụng, buôn bán, duy vật, mà làm giáo dục về Sinh vật học vũ trụ, để
chỉ cho các học sinh thấy rằng, chúng ta là những đứa con vinh hiển của vũ trụ
hơn là những đứa con tối tăm của thôn xóm !
Phát giác cái tánh thiêng liêng đang ngủ yên trong chúng ta, cái tiềm
thức mà bởi nó, chúng ta liên lạc được với các thực thể và các khả năng thần bí
khó tin nhứt và huyền diệu nhứt, và bảo đảm sự chiến thắng của tinh thần trên
thú tánh, trên con vật đang kêu gào trong chúng ta !"
Phát giác cái tánh thiêng liêng đang ngủ yên trong
chúng ta, để tìm kiếm Thượng Đế nơi con người hơn là để Thượng Đế tìm kiếm nhơn
loại.
Lúc đó, con người có thể suy xét về sự dung hợp "
ngôi nhà của Thượng Đế " và "
ngôi nhà vũ trụ " trong một Đền
thờ vĩ đại của tình huynh đệ, sự tổng hợp của
tất cả.
Chúng ta còn cách xa cái hòa điệu của huyền bí,
cũng như cách xa những thứ đó bởi lỗi lầm và thiếu hiểu biết của những người
theo giáo điều độc đoán và những người duy lý. Ngôi nhà của Thượng Đế và ngôi
nhà vũ trụ còn chống đối nhau lâu dài. Tuy nhiên, họ là sự biểu lộ của tình
huynh đệ thường xuyên của " một Tiểu
Thượng Đế " ở trong trái tim của mỗi người, cái nhà sống của thần
linh.
Cuốn sách của Gabriel Gobron tích tụ những tư tưởng rất đúng, tế nhị và cao thượng trên sự
giáo dục về bố thí, sự tự do về kính trọng, trên tâm linh, vv... Hình thức văn
chương thì trong sáng hơn, dịu dàng hơn, hòa hợp hơn, đó là lớp nước mênh mông
trong mát trước cái đập ngăn, những dòng thác và những sự tràn ngập của bút
pháp tranh luận sống sượng.
Cần phải binh vực đám dân khờ, phải binh vực người
bị bốc lột, chống lại kẻ bốc lột, nhưng không để cho đám dân khờ tưởng rằng ông
là một vị Thánh nhỏ, bởi vì ngay khi một người dân khờ ở về phía bên kia, ....
nó sẽ học tập mau chóng cái quyền hành đã làm hư thối bàn tay nắm giữ quyền
hành ấy.
Cho nên, đồng thời với việc binh vực dân khờ,
Gabriel Gobron phô bày ra những thói gàn rỡ, những tật xấu, những thiếu hiểu
biết của đám dân khờ hiền lành nầy.
Và mặc kệ cho những cái tai quá bở, Thánh Bernard
nói: " Hãy là những con người xứng
đáng ".
Gabriel Gobron viết : “Chế ngự thú tánh, chế ngự
con thú đang kêu gào trong chúng ta” và bởi bút pháp của ông mà xảy đến việc
một bác sĩ mới Jekyll nói một cách tự do với ông Hyde rằng, tất cả chúng ta hãy
dựa vào chúng ta. Nhưng, giống như trong tiểu thuyết của Stevenson, xảy ra việc
ông Hyde tự thoát ra khỏi chính ông nhờ
bác sĩ Jekyll. Người ta tự hỏi, nếu
Gabriel Gobron không có khuynh hướng quá đặc sắc tách rời vật chất với tinh
thần nhờ một cú đá hay một cú đấm.
Con thú là thế đó, nó hữu ích và có thể cải thiện
được, tự biến chất để tiến hóa và tự nâng cao từ bình diện nặng trược lên bình
diện thanh khiết.
Thí dụ như cách thức hơi thô lỗ một chút mà Gabriel
Gobron nói về tính năng và tính nhục dục được truyền thụ những bí thuật của
Stanislas de Guaita, Gabriel Gobron biết rõ cái tâm điểm của con người là “G”
trong đồ hình Ngũ giác thiêng liêng, mang một cách chính xác trong nó tất cả
khả năng tiến hóa, biến đổi trên tất cả các bình diện : vũ trụ, xác thịt, thần
bí và thiêng liêng. Bởi tâm điểm “G”, vật chất bốc lên và tự thanh lọc hướng
đến tinh thần, tinh thần giáng sanh trong vật chất. Tất cả tạo thành một.
Hơn nữa, về giá trị văn chương và triết lý, những
tác phẩm của Gabriel Gobron xây dựng và chứa đựng những tài liệu về tâm lý.
Những tác phẩm đó là sự biểu lộ những dồn nén xã hội của nhiều thế hệ. Điều nầy
là sự thật đối với nhiều tác phẩm của tác giả nầy :
"
Những bất công phải chịu đựng, những ước mơ chơn thật và trong sạch không thể
thực hiện, những áp bức di truyền, tất cả sự thừa kế dồn chứa lại, đó là tất cả
những gì mà tác giả kể lại cho chúng ta biết, tác giả bị thúc đẩy bởi ngàn con
quỉ cảm hứng mà nó khêu gợi cái tốt nhứt và cái tồi tệ nhứt trong sự truyền hệ
lâu dài mà Gabriel Gobron đem lại cho chúng ta.
Thỉnh
thoảng Gabriel Gobron gần đạt đến sự vĩ đại khi cái tánh giản dị của ông tự nó
hiện ra thế nào thì ông thế nấy. Nhưng liền đó, ông Hyde trở lại và đây là tác
giả của chúng ta dao động trong các chi tiết nặng nề, tuy có ý nghĩa và có lý
lẽ của sự vật.
Khi
thưởng thức những đoạn văn được phê bình rất đẹp (nơi đó tánh đa cảm điều hòa
ngự trị bút pháp làm cho bút pháp giản dị), độc giả hiểu rõ rằng, sự lãng phí,
sự mất tự chủ, sự cuồng nhiệt của hận thù truyền kiếp, thực sự tạo thành, với
lòng kiêu hãnh có sẵn, những tài liệu tâm lý mà tôi đã nói và nó làm cho tác
giả là một diễn viên, đồng thời cũng không là diễn viên, không đặt nơi tấn kịch
của con người."
Điều nầy phải được nói tới, bởi vì trong quyển sách
hiện tại “Histoire et Philosophie du Caodaðsme”, tác phẩm xuất bản sau khi tác
giả mất, sự kiện tâm lý đã vượt lên trên : quyển sách nầy là một bằng chứng của
siêu hình học.
Không phải tổ tiên của Gabriel Gobron phô diễn ra
bởi khả năng đồng tử của ông về văn
chương, nhưng rõ ràng là Gabriel Gobron từ phương Đông vĩnh cửu đã cho chúng ta
những thông điệp của ông. Quyển sách nầy là một bằng chứng quí báu, và chúng
tôi dám nói rằng, đây là quyển sách căn bản có những ảnh hưởng tâm linh đáng
kể.
Tiếng “Caodaðsme” do chữ “Cao Đài” mà dịch nghĩa
từng chữ là : Đền đài Tối cao. Từ ngữ nầy ở trong các kinh cầu nguyện rất cổ
điển của Phật giáo. Điều nầy đặt nguồn gốc chính của tôn giáo nầy, trước tiên
chúng ta sẽ thấy đó là Phật giáo canh tân.
Tôn giáo mới nầy (Thông điệp chủ yếu từ năm 1926)
có gốc rễ nơi những truyền thống lâu đời nhất của Phật giáo và những khải thị
thanh khiết nhất.
Đạo Cao Đài trong một vài điểm nào đó, được so sánh
với đạo Tin Lành về nguồn gốc đối với Công giáo La mã. Vả lại, cái khả năng so
sánh ấy đã vượt qua trong cái nghĩa lợi lộc, nghĩa là trong cái nghĩa hòa hợp
tốt đẹp, giống như hiện tại cho phép xem xét trong một tương lai không xa, sự
hiệp nhứt của các Giáo hội Công giáo trong một Tổng Giáo hội Công giáo thống
nhứt.
Tính cách đặc biệt của Đạo Cao Đài là tinh thần
tổng hợp. Cho nên, vai trò hòa giải của Đạo Cao Đài có thể đem lại những đóng
góp lớn lao cho nền hòa bình tôn giáo hay nền hòa bình nói chung.
Không có chủ nghĩa đảng phái trong Đạo Cao Đài,
cũng như thay vì dẫn tới những đối kháng giữa các tôn giáo, tôn giáo mới nầy
đang và sẽ tạo ra, càng lúc càng hơn, mối khuyến dụ thường xuyên về sự hòa hợp
tốt đẹp giữa nhiều sự phục tòng tôn giáo, thần bí, triết lý hay bí pháp.
Sự hòa hợp tốt đẹp của các thế lực tâm linh ban cho
thế giới sự hài hòa tốt nhất trên tất cả các mặt.
Đạo Cao Đài mà chúng ta sẽ thấy là một tổng hợp tôn
giáo, bằng tâm linh và bằng chơn lý, nó khuynh hướng làm điều hòa nhơn loại với
những luật pháp của trật tự vũ trụ.
Để hiểu thấu những nghi lễ của tôn giáo nầy, một
tôn giáo mới, đồng thời cũng rất cổ điển, người ta cần phải được tự do về tinh
thần, thành thật về trí thức, tốt đẹp trong thân ái và phụng sự điều thiện một
cách cụ thể.
Sự tự do tinh thần tất yếu là thoát khỏi sự cưỡng
bách của các giáo điều áp đặt, sự dối trá tinh thần liên tục nơi những tiên
nghiệm không thể tháo ra được trong việc thực hành điều thiện toàn cầu.
Người ta có thể nói, và chúng ta sẽ thấy điều đó
trong phần tiếp theo của quyển sách nầy, rằng Đạo Cao Đài, bên cạnh phần cảm
hứng nơi tác giả, phần lớn là thông điệp, tất cả tập hợp những lời phát biểu mà
sự minh bạch và chính xác là một hứng
thú cho lý trí, cũng như sự hiển nhiên là một hứng thú cho trí khôn ngoan.
Những phát biểu hợp lý nầy, phần hơn hay trước tiên, là tiên triệu hay gợi cảm.
Điều nầy chỉ làm tăng thêm tiến bộ thần bí cho sự tỏa sáng hấp dẫn của giáo lý
mà nó đang cố gắng đạt đến, với tất cả sức lực thiêng liêng và phàm trần : Chơn
lý căn bản, cái Toàn mỹ trong việc thực hành điều Thiện toàn cầu.
Điều nầy làm ngạc nhiên một số độc giả, rằng Đạo
Cao Đài xuất phát từ sự khải thị đương thời và sự khải thị nầy đến bằng con
đường Thần linh học.
Người ta cũng ngạc nhiên thấy những người thủ cựu
thích những tư tưởng có sẵn, những sự sắp hạng rất trật tự và những mối tương
quan hợp lý mà giả tạo, nếu người ta tiết lộ những nguồn gốc Thần linh học của
những phong trào lớn quan trọng của con người từ phong trào Jeanne d’Arc đến Đạo Cao Đài.
Tính chất Thần linh của thiên tài quân sự Jeanne
d’Arc được chứng minh bởi công trình nghiên cứu của Trung tá Collet, đã xuất
bản năm 1920 tại Nancy, quyển sách "Đời
binh nghiệp của Jeanne d’Arc", những chính xác kỹ thuật, được trình
bày hợp lý về những cuộc hành quân; những trình bày nầy thuộc khả năng của
Trung tá để xác nhận cái gì thuộc về cảm hứng bởi sự phân tách minh bạch những
lý thuyết Thần linh học của Gabriel Delanne, Brierre de Boismont, Léon Denis và
vài người khác.
Điều gì gây cảm hứng cho Jeanne d’Arc thì cũng gây
cảm hứng cho một trong những phong trào lớn nhứt ở Tây phương về thi ca, về văn
chương, chánh trị, về thẩm mỹ và tôn giáo mà người ta chỉ định dưới chủng loại:
Chủ nghĩa Lãng mạn.
Thật vậy, chủ nghĩa Ossian mà người ta biết, là một
trong những nguồn gốc chánh yếu của chủ nghĩa Lãng mạn Âu châu. Nó được sanh ra
từ những tác phẩm của đồng tử : James
Marpherson. Đó là trường hợp gọi là “Đồng tử Thần linh học có trước văn tự”,
James Marpherson đã viết ra những thông điệp anh hùng ca bằng thi văn tiếng
Anh, chỉ rõ về nguồn gốc trong ngôn ngữ Ái nhĩ lan bởi Ossian, ông vua thi
sĩ anh hùng ca của thế kỷ thứ 3.
Người ta buộc tội James Marpherson là gian trá văn
chương, dĩ nhiên, bởi vì những bài thi ca tiếng Ái nhĩ lan không được ông trích
ra trong một tài liệu nào cả. Những thông điệp thi ca nầy được chơn linh vua
Ossian đọc ra cho ông chép theo ngôn ngữ của đồng-tử-viết, nhưng trong một bút
pháp và âm điệu gốc, làm tăng thêm sự thán phục của phần nhiều các nhà văn lớn
của thời kỳ nầy và của các thời kỳ tiếp theo sau nữa.
Turgot, Diderot góp phần làm cho hiểu biết các thi
văn của Âu châu, Bà De Stael xem Ossian như là Homère của miền Bắc.
Chateaubriand thừa nhận sự khâm phục sau khi đã buộc tội gian trá văn chương.
Chúng tôi có được những thông điệp của Ossian đã
đọc cho James Marpherson chép từ năm 1760 đến 1763 trong một ấn bản dịch ra
Pháp văn của P. Christian (Lavigne, xuất bản tại Ba-lê 1842). P. Christian là tác giả của quyển sách nổi
tiếng và căn bản là “Histoire de la Magie” (Lịch sử của pháp thuật).
Những thông điệp của vua Ossian được đọc cho James
Marpherson chép lại (hoặc muốn nói là
cảm hứng cũng được) trong khoảng thời gian 3 năm (1760-1763) gồm: Fingal 6 bài
hát, Comola thơ bi kịch, cuộc chiến tranh Inistona, sự giải phóng Carrictura,
Cathon, Darthula, cuộc chiến Témora, vv. .. tất cả có chừng 20 bài thi dài ngắn
khác nhau.
Các bài thi nầy bị mất uy tín dưới mắt của quần
chúng khi bị qui kết là gian trá văn chương.
Chúng ta có nhiều lý do để tin tưởng rằng Shake-speare,
Walter Scott và vài vị khác đã làm giống như
James Marpherson và Victor Hugo, là những đồng tử cảm hứng của chủ nghĩa
Lãng mạn. Họ đã truyền lại những thông điệp giống như James Marpherson truyền lại những thông điệp
của Ossian.
Một ngày nào đó sẽ rất thú vị để xuất bản quyển
sách "Nguồn gốc Thần linh học của
chủ nghĩa Lãng mạn” và Gabriel Gobron đem lại cho chúng ta về đề tài nầy một
nguồn cảm hứng và một nguồn tài liệu về nguồn gốc và về sự xác thực hiển nhiên.
Người
hiếu kỳ, đó là P. Christian, người thọ giáo huyền học và chính ông là một đồng
tử đã dịch ra Pháp văn những tác phẩm của Ossian, thi sĩ anh hùng ca của thế kỷ
3, những bài thơ tiếng Ái nhĩ lan, được tiếp nhận bởi James Macpherson. Ông
Christian hoàn thành sự nghiên cứu nhập môn
của ông bởi những dòng chữ nầy, vì những bài thi văn binh vực, ở nơi nầy
nơi khác, sự so sánh với thi văn của Homère và thường đem ông đến trên thi văn
của dân Hébreux mà người ta hết lời ca tụng và có lẽ khó hiểu thấu."
Những bằng chứng về nguồn gốc Thần linh học của Đạo
Cao Đài sẽ được chứng minh dễ dàng hơn nguồn gốc của chủ nghĩa Ossian, và cũng
để tỏ lòng kính trọng bởi phương
tiện thông công nầy với thế giới vô hình mà quyển
sách nầy được xuất bản, được canh tân, được làm sáng tỏ và đúng lúc.
Đó là khoa Thần linh học đã dẫn dắt Gabriel Gobron
đến Đạo Cao Đài, cũng như ông đã được khải thị bởi Thần linh học.
Đạo Cao Đài là Phật giáo canh tân thực sự, và cũng
là một hình thức đặc biệt của Thần linh học : Thần linh học Việt Nam.
Hôm nay, chúng tôi viết thêm vào đây cho được đầy đủ, sự tổng hợp các tôn giáo,
bởi vì cái mà chúng tôi hy vọng tiết lộ với công chúng thì nó tự tiết lộ trong
lần xuất bản nầy.
Những khích lệ cần thiết đã được ban cho chúng tôi.
Vì Đạo Cao Đài xuất phát từ Thần linh học để canh tân Phật giáo và sau đó
sẽ phát triển trong sự tổng hợp hài hòa các tôn giáo. Như thế, đạo chẳng mất đi
những ưu điểm trong nguồn gốc Thần linh học, cũng không trong nguồn gốc tạo
thành của Phật giáo.
Là khoa Thông Thiên học thực sự, giáo lý Đạo Cao
Đài, với sự chọn lọc hoàn hảo, thu hút tất cả cái Thiện cái Mỹ của các tôn giáo
khác, nhứt là những tinh hoa trong luân lý thực hành, hoặc trong lễ nghi, hoặc
trong triết lý.
Tánh khiêm cung của "Anh Gago" (đó là tiếng mà các tín đồ Cao Đài ở Đông
Dương gọi Gabriel Gobron) khiến ông vui lòng giới hạn vai trò mình là người
tranh luận bênh vực và truyền bá nền Tân tôn giáo. Những nghiên cứu, sự thiền
định, sự thần bí của Gago làm cho ông xứng đáng hơn nữa. Ta có thể nói rằng,
ngày hôm nay, Gago là một triết gia đầu tiên và một sử gia đầu tiên của Đạo Cao
Đài.
Công trình của ông dường như chưa hoàn thành khi
ông từ bỏ đời sống hằng ngày để đi vào cõi Đông phương vĩnh cửu; với sự phát
hành sách nầy, giá trị sử gia của Đạo Cao Đài được xác nhận.
Từ thế giới vô hình, Anh Gago sẽ soi sáng và che
chở chúng ta vì đó là ý muốn sâu thẳm trong đức tin của ông.
Một cách thành kính, chúng ta hãy nghe ông nhận
lãnh sứ mạng với sự khiêm tốn hoàn toàn tính cách Cao Đài:
“
Nếu tôi nhận lãnh vai trò khô khan của một sử gia đầu tiên của Đạo Cao Đài,
chính là vì những huynh đệ và thân hữu Việt Nam của tôi đã phán đoán trong sự
khoan dung thái quá của họ rằng tôi là một trong những người phương Tây có
nhiều tài liệu nhứt về sự tiến triển và những khổ não của Đạo Cao Đài.
“
Một sức khỏe mong manh khó giúp tôi hoàn thành bổn phận nặng nề của một nhiệm
vụ như thế. Tôi xin lỗi quí độc giả chú ý, kế bên tất cả khiếm khuyết trong
công việc của tôi, tôi chỉ cầu xin quí vị nhất là tha lỗi cho tôi, khi nó đưa
tôi đến chỗ quá đáng, nghĩa là của tình huynh đệ, cả với các vị đối nghịch và kẻ
thù rằng: Đây là một tín đồ Cao Đài không xứng đáng, nó cũng không đi đến quyền
lực của lãnh chúa, người bịnh sẽ vứt bỏ cái mũ của nó trong sự tức giận và chà
đạp lên những văn phẩm thần thánh của Đấng Christ, của Đức Phật, Đức Khổng…"
Với sự sám hối, chúng tôi gởi đi thông điệp nầy,
cuối cùng, chúng tôi im lặng để độc giả, thoát khỏi những lời phê bình của
chúng tôi, đọc di cảo đầu tiên nầy của Gago.
DELECOURT-GALLOIS
Người
thực hiện di chúc của Gabriel Gobron.
LỜI GHI CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Để nhận thức quyển sách nầy, chúng tôi xin báo
trước với độc giả là những bài và tài liệu trình bày nơi đây được ông Gabriel
Gobron viết hay tập hợp lại giữa năm 1937 và 1939.
Những hình ảnh, những chú thích và lời dẫn nhập được thêm vào năm 1948 bởi ông DELECOURT-GALLOIS, người thi hành di chúc của ông Gabriel Gobron, với sự ưng thuận của bà góa phụ Marguerite G.
Gobron.
Địa chỉ: 9 Rue de Serre, 54000
Nancy (Meurthe-Moselle) France.
GABRIEL GOBRON
HISTOIRE et PHILOSOPHIE du CAODAISME
Bouddhisme rénove, ù
Spiritisme vietnamien,
Religion nouvelle en Eurasie
(Xuất bản năm 1949)
LỊCH SỬ
và TRIẾT LÝ của ĐẠO CAO
ĐÀI
Phật giáo canh tân,
Thần linh học Việt Nam,
Tân tôn giáo ở đại lục Âu Á.
Nguyên tác của Tiếp Dẫn Đạo Nhơn
GABRIEL GOBRON
Bản dịch của Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng
NGUỒN
GỐC THẦN LINH HỌC Việt Nam
Mục sư
Stainton Moses lui về ẩn dật tại núi Athos trong 6 tháng, trong khoảng
thời gian nầy, ông nghiên cứu Thần học và đối chiếu các lý thuyết trái nghịch
nhau. Việc làm tuyệt vời nầy đem lại cho tâm trí ông, từ chỗ thiên về khuôn
phép, giáo điều, không khoan dung, đến chỗ khiêm tốn hơn, minh triết và chơn
thực. Sau đó, ông được bổ nhiệm đến ở trong một ngôi nhà nhỏ của Mục sư thuộc
đảo Man. Nơi đây, các thú nhàn rỗi không thiếu: cảnh thiên nhiên, đọc sách, cầu
nguyện, thiền định, trầm tư mặc tưởng về thần bí, làm cho ông thành một nhà
giảng đạo rất thương tâm: Đấng Thượng Đế đã nắm chặt lấy ông và xem chừng như
không buông thả ông, như xưa kia ma quỉ không buông thả Socrate. Thượng Đế dẫn
Mục sư Stainton Moses đến trường đại học Oxford, biến ông thành một trong những
công cụ quí báu nhứt của " Tân Thiên
khải ", một trong những đồng tử
linh cảm nhất trong thế kỷ của chúng ta.
Chính cũng trong
cảnh cô tịch, yên tĩnh, ẩn dật
mặc tưởng mà Đấng Cao Đài tìm thấy người tín đồ đầu tiên của Ngài. Chẳng
có đền thờ nào đẹp hơn thiên
nhiên, chẳng co quyển sách nào thiêng liêng hơn quyển sách đời: Đức Jésus lui
về vườn Gethsémani cũng tại sa mạc; Thánh François d’Assise nói về Thần mưa,
Thần gió, về những ngôi sao im lặng, về những con chim én lắm lời và sờ bàn tay
lên mõm của con chó sói Gubbio rồi dắt nó về nơi Ngài như dắt một con chó hiền
từ ngoan ngoãn. Nhà tự nhiên học Thụy điển
Bengt Berg có thể làm cho con Lahol, một con chim rất nhát ở miền
Laponie, đẻ trứng và ở trong lòng bàn tay của ông. (Mon ami le pluvier, Stock).
Nơi nào Thánh nhân cư ngụ, đất chỗ đó là Thánh địa và thiên nhiên là huyền bí.
Nơi nào có Thánh nhân cư ngụ thì nơi đó thiên nhiên
tự nâng cao lên trên chính nó.
Thánh nhân vượt lên trên con người. Thánh nhân là
người ở bên trên con người.
Thánh nhân vượt lên trên con người, ở phía trên con
người để thông công với các Đấng chơn linh.
Cho nên, bước vào chương đầu của quyển sách nầy,
chúng tôi phải nghe một giọng nói rằng :
* * *
(1) Hội Thần linh học quốc gia Anh quốc được thành
lập năm 1873 một phần nào trên sự khởi đầu của Mục sư Stainton Moses, ông đã
tạo ra 11 năm sau nầy Hội Liên hiệp Thần linh học Luân đôn, ngày nay rất mạnh ở
nước Anh - trang 35-René Sudre, giới thiệu Siêu linh học của loài người, Payot
xuất bản 1926.
Nhờ những giúp đỡ của Stain Moses và vài người khác
mà ông Crookes thành công trong việc thành lập " Hội Khảo cứu Tâm linh " (S.P.R) ngày 20-2-1862, giữ vai
trò đáng kể trong " Lịch sử của Siêu
linh học ".
* Từ trên cái tháp không nóc, nơi đó sự xuất thần
mang lại cho tôi : Tôi nhìn thấy cõi trần buồn bã và lạnh lẽo, đen tối và rối
loạn.
* Từ trên cái tháp không nóc, nơi đó đức tin nâng
cao tôi lên, tôi thấy biển xanh trong sự thanh tĩnh cao độ của một Nữ đồng
trinh không tiết lộ được.
* Từ trên cái tháp không nóc, nơi đó niềm hy vọng
dẫn dắt tôi, tôi thấy ngôi sao buổi sáng, không có buổi chiều và ngày dài vô
tận.
* Từ trên cái tháp không nóc, nơi đó lòng bác
ái đặt vào tôi, tôi nhìn thấy mặt trời
chiếu sáng trái đất.
Cõi trần buồn bã và lạnh lẽo lúc ấy trở nên hồng
tươi và ấm áp. Màu đen tự chuyển thành màu trắng, màu trắng tự chuyển thành màu
đen.
Sự yên tĩnh và điều hòa ngự trị cõi trần.
* Từ trên cái tháp không nóc, trái tim vui vẻ của
tôi đã khóc, trí não của tôi xuất thần, đã thấy thể xác đau khổ của tôi bị tan
vỡ.
* Từ trên cái tháp không nóc, tôi thấy chiếc tàu
lớn của bóng tối băng qua biển ánh sáng, và không thể tả, tôi lặng ngắm Đấng
Điều chỉnh các tinh tú, Đấng Sắp đặt các thế giới. Tôi đã thấy: những phần tử, các mùa và các
tháng vâng lịnh theo Đấng điều chỉnh.
Vành tròn mênh mông của Con Mắt duy nhứt.
* Từ trên cái tháp không nóc, tôi đã thấy nơi Đấng ấy, bởi Đấng ấy, vì Đấng ấy.
Người
tín đồ Cao Đài đầu tiên.
Đạo Cao Đài được thành lập chánh thức từ năm Bính Dần
(1926), nhưng từ 6 năm trước đã có một người thờ phụng Đấng Cao Đài : đó là ông
Đốc Phủ Ngô Văn Chiêu, sau đó ông tòng sự tại Phòng nhì của Phủ Thống đốc Nam
Kỳ.
Là Quận Trưởng hành chánh vào năm 1919 tại Phú Quốc
(một hòn đảo trong vịnh Thái Lan), Ngài Ngô Văn Chiêu sống cuộc đời hiền đức theo đúng điều luật
chặt chẽ của Lão giáo. Trong địa phương hẻo lánh ấy lại thích hợp với đời sống
tu hành, thỉnh thoảng nhờ những đồng tử nhỏ tuổi, từ 12 đến 15 tuổi, ông Phủ Chiêu
tổ chức các đàn cơ Cầu Tiên, nhận được những lời giáo huấn cần thiết cho sự
tiến hóa tâm linh. Trong số những Đấng tiếp xúc được, có một Đấng tự xưng là
“Cao Đài”, quan tâm đặc biệt đến ông Phủ Chiêu.
Lúc đầu, cái tên ấy làm kinh ngạc những người hiện
diện, bởi vì không có một quyển sách tôn giáo nào ghi chép việc nầy. Tuy nhiên,
ông Phủ Chiêu mà sự mẫn tiệp của ông làm cho bạn bè ngưỡng mộ, nhận ra rằng đó
là biệt danh của Thượng Đế, vì bởi những khải thị và những giáo huấn triết lý ở
trình độ cao mà ông đã lãnh hội được nhiều lần.
Ông Phủ Chiêu xin phép Đấng Cao Đài cho ông được
phụng thờ Ngài dưới một hình thức xác thực và ông được lịnh tượng trưng Ngài
bằng một con Mắt làm biểu hiệu.
Kinh
cầu nguyện Thiên Nhãn:
Thiên
Nhãn
Ngài là huỳnh kim và là tinh thể của Trời.
BẢN
THỂ dĩ thái (chất ê-te) của tất cả bản thể của các vật, Ngài thấy nơi tất cả
các vật.
TINH
THẦN không thể xác biểu thị bởi một cái nhìn (người khôn ngoan không nên lầm
lộn Biểu tượng với cái gì tượng trưng biểu tượng). Ngài là cái nhìn thấu suốt
tới Vô cực.
TRÍ
HIỂU BIẾT hoàn toàn, xuyên suốt, bao trùm: Bát quái đồ Thiên.
SỰ
SỐNG: nguyên lý của tất cả sự sống, sự sống của tất cả nguyên lý mà tia sáng
mặt trời làm phát triển và nẩy nở thêm nhiều trong Huỳnh kim (vàng ròng) của
Trời.
AN
NGHỈ những đêm bằng ánh sáng của mặt trăng.
Tinh
thể của Trời.
Ánh
sáng của Thiên thể.
Ánh
sáng của mặt trời.
Ánh
sáng của mặt trăng.
Ánh
sáng duy nhứt nơi Thiên Nhãn,
Ánh
sáng duy nhứt của Thiên Nhãn.
Tam
vị Nhứt thể của Con Mắt Duy Nhứt.
Thiên Nhãn
Xin làm cho tinh thần của tôi tắm trong ánh sáng
của Huỳnh kim và Tinh thể của Ngài.
Xin được như nguyện
(Amen)
Đó chính là sự nhập môn
của người tín đồ Cao Đài đầu tiên vào tôn giáo mới và tôn giáo nầy 6 năm sau được
lập nên ở Sài Gòn.
Chẳng bao lâu sau, ông
Phủ Chiêu được đổi về thủ đô Sài Gòn, nơi đây, ông thuyết phục được vài người tin theo đạo
mới và gia nhập đạo.
Nhưng, chúng ta hãy tạm rời những người nhập đạo
mới đầu tiên ấy trong giây lát để chỉ
cho độc giả biết cách thức mà Đấng Cao Đài tuyển mộ các đồng tử.
Vào giữa năm Ất Sửu (1925), một nhóm nhỏ các thơ ký
người Việt Nam thuộc nhiều nghiệp vụ hành chánh khác nhau tại Sài Gòn, tiêu
khiển vào mỗi buổi tối bằng việc thông công với người vô hình theo lối Thần
linh học. Họ dùng cái “bàn gõ” (table frappante). Những thử nghiệm đầu tiên
không kết quả. Nhưng với sức nhẫn nại và kiên trì, họ đạt được những kết quả
tích cực.
Với những câu hỏi đặt ra cho các Đấng chơn linh,
hoặc bằng thơ, hoặc bằng văn xuôi, họ nhận được những câu trả lời đáng kinh
ngạc. Cha mẹ hay bạn bè quá cố của họ hiển linh để nói với họ những việc gia
đình và đồng thời khuyên họ hy sinh quên mình. Những phát hiện xúc động ấy giúp
họ nhận biết sự hiện hữu của thế giới huyền bí.
Tuy vậy, có một Đấng thiêng liêng thông công được
rất đáng chú ý vì sự ân cần của Ngài và những điều giáo hóa của Ngài về đạo đức
và triết lý ở một mức độ rất cao. Đấng ấy ký dưới tên giả là "AĂÂ", không muốn cho biết về
Ngài, mặc dầu có những lời cầu nguyện của những người tham dự.
Sau đó, những ông thơ ký Việt Nam khác đến tham gia
làm đông đảo thêm nhóm xây bàn tài tử. Những đàn Cầu Tiên được tổ chức nghiêm
túc hơn và đều đặn hơn.
Vì việc dùng cái "bàn gõ" không tiện lợi, nên một Đấng thiêng liêng bảo
phải thay thế bằng "Ngọc cơ".
Với Ngọc cơ, các Đấng có thể viết chữ trực tiếp, việc thông công tự nhiên được
nhanh hơn và các đồng tử phò cơ đỡ mệt hơn.
Ngày 24-12-1925, nhân dịp Lễ Noel, Đấng thiêng
liêng dẫn dắt bấy lâu nay, vẫn khăng khăng giữ nặc danh, nay tiết lộ với các vị
phò cơ, Ngài là Đấng Thượng Đế đến dưới tên gọi là Cao Đài để truyền dạy chơn
lý tại nước Việt Nam.
Diễn tả bằng tiếng Việt Nam, Ngài nói đại ý như sau
:
"
Hãy vui hưởng ngày lễ nầy. Đây là lễ kỷ niệm ngày Ta đến Âu châu để dạy đạo. Ta
rất vui lòng gặp các con, những tín đồ đầy lòng kính trọng và yêu mến Ta. Ngôi
nhà nầy của một trong các vị phò cơ sẽ có tất cả ơn phước của Ta. Những biểu
hiện Toàn Năng của Ta sẽ khiến các con còn kính mến Ta hơn nữa."
Từ đó, Đấng Cao Đài truyền thụ nền Tân giáo lý cho
các tín đồ.
Đây chính là sự tuyển chọn các đồng từ đầu tiên có
phận sự tiếp nhận các Thánh Ngôn (thông điệp thiêng liêng).
* * *
Tôi có hỏi THẦY, từ cõi vô hình rất gần, THẦY đã
trả lời tôi.
Tôi hỏi THẦY:
Kính THẦY, trái đất là gì ?
THẦY trả lời:
Trái đất là một chiếc tàu lớn đang lênh đênh trên đại dương ánh sáng.
Ánh sáng nầy, đó là Thời gian và cũng là Không
gian.
Thời gian đó là ánh sáng không thấy được.
Không gian đó là ánh sáng thấy được.
Cho nên, Thời gian bao phủ Không gian, giống như
tinh thần bao phủ tất cả vật chất.
Thời gian đứng bên trên, bên trong và bên ngoài.
Không gian đứng bên dưới, bên ngoài và bên trong.
Từ Không gian vô hình, đó là Thời gian.
Từ Thời gian mà nó tự thực hiện, đó là Không gian.
Trái đất là một chiếc tàu lớn đang lênh đênh và mãi
mãi lênh đênh trong đại dương ánh sáng.
Trái đất là sự ngưng kết của Thời gian. Sự đông đặc
của tinh thần trong vật chất.
* * *
Nếu chúng ta tham khảo tạp chí "Ấn Độ tranh ảnh" có loạt bài đề cập tới những biểu hiện
khác nhau về tôn giáo tại Ấn Độ thuộc Anh, tại Thái Lan, Trung hoa, Nhựt bổn và
Phi Luật Tân, vv ..., chúng ta thấy trong tạp chí số 2 tháng 3 năm 1933, một
khảo cứu về Đạo Cao Đài ở Nam Kỳ. Chúng ta đọc qua đề tài về nguồn gốc của tôn
giáo ấy:
" Mới đây (1929), Đạo Cao Đài đã phổ biến
nhanh chóng và lan rộng khắp Nam Kỳ Nguồn gốc: Đầu năm 1926, một vài trí thức
trẻ người Việt Nam, tất cả đều là tín đồ Phật giáo, tụ họp trong một căn nhà
nhỏ tại trung tâm Sài Gòn. Họ thường xây bàn để thí nghiệm về Thần linh học.
Sau giai đoạn dò dẫm, họ hoàn thành và nói rằng họ
đạt được những kết quả đáng kinh ngạc khi dùng những người bạn có khả năng tiếp
điển mạnh mẽ.
Khởi đầu trong việc giao tiếp thiêng liêng, một
trong những vị Tiên của Trung hoa cổ là Lý Thái Bạch, Homère của Trung hoa,
người đã canh tân văn học Trung quốc vào triều đại thứ 13 nhà Đường (713 - 742)
và là một tín đồ Lão giáo nhiệt thành.
Như thế, một lần nữa, chúng tôi đã chứng minh được
tiểu đề : Đạo Cao Đài hay Thần linh học Việt Nam.
Nhân
chứng người Pháp
Đó là ông Jean Ross, cộng tác viên của báo “Le
colon français” ở Hải Phòng, viết về nguồn gốc của Đạo Cao Đài :
" Năm 1926 !
Chúng tôi đang ở vào đầu năm.
Trong vài ngày nữa là đến Tết Việt Nam. Cách chợ
trung tâm không xa, trên con đường thẳng góc với đại lộ nối liền Sài Gòn - Chợ
Lớn, một dãy phố có vẻ đơn sơ là nơi ở của phần đông các công chức thuộc cơ
quan hành chánh lớn và các công ty. Tại một trong những căn phố đó, từ nhiều
tháng nay, những thơ ký trẻ của sở thuế, sở công chánh, sở hỏa xa, của công ty,
. . . (ở xa nên không ghi rõ), tụ họp nhau vào buổi tối sau giờ làm việc ở sở,
giải trí với nhau bằng cách
Xây
bàn, làm cho cái bàn nói được.
Họ là những tín đồ Phật giáo tất cả (1). Họ bắt đầu
như thế nào ? Một trong những người ấy
đã nghe nói về Thần linh học, về Xây bàn
trong sở làm việc, nơi mà một
trong những ông sếp của ông ta, gốc Nam Kỳ, là một tín đồ Thần linh học xác tín, đại diện của
Hội Thần linh học quan trọng nhứt của nước Pháp. Ông ta nói lại cho nhiều bạn
nghe và một ngày đẹp trời, bốn người bạn ấy ngồi vây quanh một cái bàn.
“ Cứ thử xem có được không ? Có thật không ? Họ đã
bảo nhau như thế. Những kết quả buổi đầu luôn luôn không sáng sủa, nhưng dần
dần họ loại bỏ những người không có khả năng tiếp điển thiêng liêng và thay vào
đó là những bạn có thiên tư hơn, họ ghi
nhận được những kết quả kỳ diệu.
Họ đặt những câu hỏi cho cái bàn và họ đều nhận
được câu trả lời. Họ hỏi rằng có phải họ giao tiếp được với Thần linh ? Câu trả lời khẳng định là : đúng.
Chuyện trở nên nghiêm túc. Mỗi lần thí nghiệm, họ
hỏi danh hiệu của vị Thần linh giáng bàn nói chuyện với họ. thường là những vị
Thánh hiền thời cổ Trung hoa như Lý Thái Bạch hay Quan Thánh Đế Quân, đôi khi
là một Đấng vô danh. Việc làm lúc đầu chỉ là một trò giải trí với chủ nghĩa
thần bí vốn rất quen thuộc với tâm hồn người Việt Nam, về sau trở thành cuộc
nói chuyện có tính đặc ân với các Đấng Thần linh thượng đẳng của thế giới huyền
bí mà họ cầu xin những lời khuyên bảo.
Không hề có một nghi ngờ nào về tính cách chơn thật
của các cuộc nói chuyện đó, trước hết vì tất cả những người
* * *
Chú thích của dịch giả : (1) Đính chánh : Nhóm xây bàn
đó có 4 ông : Phạm Công Tắc theo
Công giáo, 3 ông : Cao Quỳnh Cư, Cao Quỳnh Diêu và Cao Hoài Sang thì chưa có
tín ngưỡng tôn giáo.
tham dự đều cùng xuất phát từ một điểm khởi hành,
họ không thể nghi ngờ trò lừa bịp của một ai trong bọn họ, kế đó, vì sự thông
linh với thế giới huyền bí làm họ phát hiện được những sự nâng cao tình cảm,
những kiến thức khoa học và triết học sâu sắc mà không một ai trong bọn họ có
thể là tác giả.
Nhưng việc sử dụng cái bàn xây để trao đổi với thế
giới vô hình, thật sự không được tiện lợi !
Phải mất nhiều thời gian mới nhận được một câu trả lời.
Chính vào thời kỳ mà tôi nói (tác giả G. Gobron),
nghĩa là trước Tết Bính Dần (1926), họ thố lộ tâm tình với Thần linh mà họ tiếp
xúc. Vị ấy trả lời là nên dùng Ngọc cơ.
Họ thỉnh cầu chỉ dẫn Ngọc cơ gồm có những gì ?
(Những người nầy ước chừng không thông thạo Thần linh học hay chỉ tham dự một
đàn Cầu Tiên duy nhứt nên họ chỉ mới tập sự). Đấng Thần linh khuyên họ nên đến
hỏi một người đồng bào của họ là ông Phủ Chiêu, rất thông thạo về cách cầu cơ
trong Thần linh học (2), bởi vì rất khó mà làm cho hiểu được với phương tiện là
một cái bàn cử động.
Lúc đó, Đạo Cao Đài sắp được sáng lập hay nói đúng
hơn là sắp bước vào giai đoạn được quần chúng
biết đến, bởi từ nhiều năm nay, như chúng ta đã thấy, có một người thờ
phụng Đấng Cao Đài. Người nầy theo giáo lý của Đức Phật Thích Ca, không ai khác
hơn là ông Phủ Chiêu.
* * *
Chú thích của dịch giả : (2) Đính chánh : Lúc bấy giờ nhóm 4 vị xây
bàn chưa liên lạc với ông Phủ Chiêu. Việc cầu cơ là do Ngài Cao Quỳnh Cư hỏi
ông phán Phan Văn Tý thuộc Chi Minh Thiện. Ông Tý cho mượn một cây Ngọc cơ và
hướng dẫn quí ông cầu cơ. (Xem Đại Đạo Truy Nguyên của Huệ Chương). Việc Xây
bàn là theo Thần linh học phương Tây, nhưng việc Cầu cơ thỉnh Tiên là theo Lão
giáo, từ đạo Minh Sư bên Trung hoa truyền qua VN.
Ngoài luân lý đạo đức của Đức Phật và Đức Khổng Tử
mà ông Phủ Chiêu sùng kính như những biểu hiện thiêng liêng, ông còn tin tưởng
sự hiện hữu của Thượng Đế Toàn năng, là Chúa tể càn khôn vũ trụ mà ông gọi là
Đấng Cao Đài. Ông cũng tin tưởng các Đấng thiêng liêng mà ông đã liên lạc được
trong nhiều năm.
Phẩm hạnh của vị tín đồ Cao Đài đầu tiên ấy rất
gương mẫu, người mà các thanh niên được gởi tới để học hỏi.
Đồng bào của ông Phủ Chiêu, toàn thể đều xem ông
như một vị Thánh sống. Ông chỉ bảo các
vị thơ ký cách dùng Ngọc cơ (mà sau nầy tôi sẽ có dịp quay trở lại) giúp cho
những buổi cầu cơ được dễ dàng rất nhiều. Chính ông cũng trực tiếp tham dự, hân
hoan sử dụng các đồng tử có đặc khiếu, thành thạo, có khả năng tiếp điển mạnh
mẽ lạ thường.
Sau khi đến liên lạc với ông Phủ Chiêu, cũng trong
hoàn cảnh tương tự và theo sự chỉ bảo của Đấng thiêng liêng nói trên, các vị
thơ ký ấy đến tìm nhà của một người đồng bào
khác, là cựu quan chức Nam kỳ, cựu Nghị viên Thượng Nghị viện Đông
Dương, Lê Văn Trung (3), người cũng tự mình thỉnh thoảng tham dự các đàn cầu cơ. Những người thơ ký trẻ tuổi
chưa hề biết tên Lê Văn Trung trước khi Đấng thiêng liêng chỉ dẫn. Ông Trung
trước kia không sống đời đạo đức
* * *
Chú thích của dịch giả : (3) Đính chánh : Nhóm thơ ký trẻ gồm các vị : Cao
Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, theo lịnh của Đức Chí Tôn đến gặp Ngài
Lê Văn Trung trước khi đến với ông Phủ Chiêu. Trước khi nhóm thơ ký trẻ đến tìm
ông Trung thì ông Trung đã đến hầu đàn ở Chợ Gạo Phú Lâm, được Đức Lý Thái Bạch
độ ông bằng cách dùng huyền diệu làm cho đôi mắt của ông sáng lại (vì trước
đây ông bị bịnh quáng mắt). Sau khi Ngài
Trung gia nhập nhóm, Đức Chí Tôn ra lịnh quí ông đến gặp ông Phủ Chiêu để hỏi
về cách thờ phượng Đức Chí Tôn.
gương mẫu, mà lại thích hưởng thụ những gì có thể
được. Vào thời điểm trước khi những thơ
ký trẻ tuổi tìm đến ông để xin lời chỉ bảo, thì ông Trung đã tiêu phá gần hết
gia tài của ông.
Trước 50 tuổi, ông Lê Văn Trung, dưới con mắt của
mọi người, là một người đam mê vật chất, tham dự cầu cơ một cách tài tử, xem
như là lời dặn trước của Đấng Thượng Đế, chỉ định ông hiệp với ông phủ Chiêu mà
ông Trung đã quen biết từ lâu, để chỉ đường mở lối cho các vị trẻ tuổi đã theo
Thần linh học. Kể từ ngày ấy, ông Trung quyết định sống cuộc đời gương mẫu và
tỏ ra xứng đáng với sứ mạng mà Đấng Cao Đài giao phó. Vì thế, ông ngưng hút
thuốc phiện một cách đột ngột mà không thấy khó chịu. (Những tín đồ Cao Đài nói
rằng, điều đó chứng tỏ ông Trung được Đức Chí Tôn phù hộ, vì một người khác
không thể cai thuốc dễ dàng như thế). Ông cử uống rượu, cử ăn thịt cá, trở nên
ăn chay thật sự và sống khổ hạnh như những vị hòa thượng khắc khổ nhất.
Sự nhập đạo nhiệm mầu nầy lôi cuốn một số đông môn
đệ đầu tiên thường thuộc những gia đình khá giả hay đang nắm chức vụ cai trị
khá cao, nhứt là ông Phủ Tương đang làm việc trong tỉnh Chợ Lớn, như là bạn
đồng liêu của ông Phủ Chiêu, là một người có đạo đức cao, luôn luôn thực hành
nhơn đạo của Đức Khổng Tử, ông Đốc phủ Lê Bá Trang, ông Huyện hàm Nguyễn Ngọc
Thơ và bạn đời của ông là bà góa phụ Monnier, người Nam Kỳ, rất giàu, từ nhiều
năm đã dùng một phần tiền thu nhập vào các công việc từ thiện.
Ông Phủ Chiêu là người được chỉ định trước tiên vào
chức vụ chỉ huy tối cao của nền Tân tôn giáo, Giáo Tông của Đạo Cao Đài, nhưng
ông Phủ Chiêu né tránh nên Ngài Lê Văn Trung được chỉ định thay thế.
Tôi (tác giả G. Gobron) có hỏi một trong những Chức
sắc cao cấp, những lý do vì sao ông Phủ Chiêu có thái độ như vậy ? Vị ấy trả lời cho tôi biết rằng ông Phủ Chiêu
chính là tín đồ đầu tiên của Đạo Cao Đài ở Nam Kỳ, đã làm tròn phận sự lãnh đạo
tối cao của nền tôn giáo, nhưng ông tỏ ra không đủ khả năng vượt qua các thử
thách mà Thượng Đế đã định cho ông, cũng như đã đặt ra cho tất cả vị lãnh đạo
cao cấp khác, trước khi nâng phẩm vị họ lên
một bậc trên nấc thang mà tột đỉnh là sự hoàn thiện. Do đó, ông phải
chuộc lại sự yếu đuối mà ông đã từng chứng tỏ, trước khi lấy lại địa vị mà ở
quá khứ dành quyền cho ông.
Giáo
Tông của Đạo Cao Đài
Sự nhập đạo của Ngài Lê Văn Trung, người trở thành
Giáo Tông của Đạo Cao Đài, là một trong những biến cố lớn ở Đông Dương.
Đó là vào năm 1925, ông Trung ở Chợ Lớn, say mê vào
công cuộc kinh doanh, trong cảnh huyên náo của một thành phố vốn tôn thờ tiền
bạc, ông hoàn toàn xa lánh tôn giáo. Một buổi chiều, theo lời mời của một người
bà con, vốn là một tín đồ xác tín Thần linh học thuộc Chi Minh Lý ở Sài Gòn (Chi nầy giống như Minh Tân, Minh Thiện, phát sinh từ Thần linh
học trong những năm trước 1925 - Lời chú thích của tác giả), ông đến dự một đàn
cầu cơ tại Chợ Gạo trong vùng ngoại ô.
Tại buổi hội nhóm nầy, Đức Lý Thái Bạch giáng đàn, nói riêng với ông Trung, tiết lộ
nguyên căn thiêng liêng của ông, đồng thời báo cho ông biết sứ mạng tôn giáo
sau nầy của ông. Đức Lý khuyến khích ông Trung sớm đặt mình vào nền tôn giáo
mới. Xúc động vì ân sủng, ông Trung không ngần ngại thay đổi cách sống. Được sự
nâng đỡ của đức tin, ông Trung can đảm bỏ hút thuốc phiện ngay và bắt đầu ăn chay; ông cũng từ bỏ công
việc kinh doanh để có thể hiến dâng hoàn toàn cho tôn giáo.
Sự nhập đạo của vị nầy, mới hôm qua còn tha thiết
của cải và sự hưởng thụ cuộc đời, thật quá rõ ràng để người ta tự hỏi, phải chăng
cho đến hôm đó, những đàn cầu cơ tổ chức tại Chợ Gạo, đã được thúc giục lập ra
bởi các Đấng với sứ mạng truyền giáo,
trong mục đích duy nhứt là dìu dắt ông Lê Văn Trung trở lại con đường Đạo Pháp.
Cho nên, khi ông Trung quyết định sống theo Đức tin
mới mà ông vừa tiếp thu được, các Đấng thiêng liêng liền ra lịnh giải tán nhóm
đồng tử Thần linh học (nơi đàn Chợ Gạo)
trong sự kinh ngạc và đau buồn
sâu đậm của những người trong nhóm.
Tại Sài Gòn, Đấng Cao Đài nhận thấy đã đến lúc đem
những đồng tử xây bàn của Ngài tiếp cận với ông Lê Văn Trung. Ngài gởi hai
trong số những đồng tử nầy (ông Cư và Tắc)
đến nhà ông Trung với lịnh truyền là tổ chức tại đó một đàn cầu cơ để
Ngài ban cho những lời giáo huấn.
Ông Trung, không quen biết những đồng tử nầy, nhưng
vẫn chấp nhận lời đề nghị của họ khi đã biết lý do mà họ tìm đến ông. Một đàn
cầu cơ được thiết lập. Đấng Cao Đài, giữa những lời giáo huấn, báo cho ông
Trung biết sứ mạng trọng đại sắp tới của ông trong nền Tân tôn giáo mà Ngài sắp
lập ra để cứu độ nhơn loại.
Sự tiết lộ nầy xác nhận những lời bóng gió
trong những Thánh giáo khác nhau mà ông
Trung đã nhận được từ đàn Chợ Gạo với những đồng tử khác. Sự kiện đó củng cố
thêm lòng tín ngưỡng của ông và khuyến khích ông hiến dâng trọn vẹn cho công
cuộc hành đạo.
Sau đó ít lâu, Đấng Cao Đài gởi quí ông Trung, Cư,
Tắc đến gặp ông Phủ Chiêu, người sẽ hướng dẫn họ trong con đường đạo với tính
cách là một người Anh Cả. Về phía ông Phủ Chiêu, ông đã được Đấng Cao Đài cho
biết trước, nên tiếp đón ba vị khách trên một cách thân ái. Ông liền đưa ba vị khách đến tiếp xúc những đồng đạo
đầu tiên của ông.
Cái hạt nhân của Đạo Cao Đài được hình thành gồm 12
người, tất cả đều học thức trong văn hóa Pháp, đều là công chức mà phần lớn
trong các cơ quan hành chánh tại Sài Gòn.
Lòng nhiệt thành và tinh thần bất vụ lợi của các vị
tiên phong, trong những ngày giờ đầu tiên, thu hút một số đông tín đồ mỗi ngày
mỗi nhiều. Đạo Cao Đài thoát khỏi phạm vi giới hạn nhỏ hẹp, truyền bá khắp
trong dân chúng vào đầu năm Bính Dần (1926).
Ông Phủ Chiêu, quen với cảnh sống cô tịch, cảm thấy
trái ý bởi sự qui tụ đông đảo tín đồ, làm cho ông lo lắng. Là một công chức có
ý thức trong các nhiệm vụ, ông quyết định từ đây lánh xa phong trào tôn giáo
lớn mạnh nầy.
Ngài Lê Văn Trung được Đấng Cao Đài chỉ định thay
ông Phủ Chiêu vào cuối tháng tư năm ấy.
Những
Thánh Thất đầu tiên
Những đàn cầu cơ tiếp tục được tổ chức ngày càng
nhiều tại các tư gia và phần lớn là tại các Thánh Thất, trong đó có các trung
tâm sau đây : Chợ Lớn, Cần Giuộc, Lộc Giang, Tân Định, Thủ Đức và Cầu Kho.
Hai đồng tử được bổ nhiệm đến mỗi Thánh Thất để
tiếp nhận các Thánh giáo của Đấng Cao Đài. Sự thu nhận các tân tín đồ cũng được
quyết định tại nơi đó. Các tín đồ đến gia nhập hằng loạt, làm tăng thêm đến
hằng trăm người đăng ký nhập môn trong mỗi kỳ đàn.
Tuyên ngôn chánh thức của Đạo Cao Đài
Tôn giáo mới phát triển rất nhanh vì được dân chúng
tiếp nhận nồng nhiệt. Lo lắng cho hoạt động giữa thanh thiên bạch nhựt và giữ
trong giới hạn của phạm vi pháp luật nghiêm nhặt, các nhà lãnh đạo đưa ra một
Tuyên ngôn chánh thức có 28 người ký tên, được gởi đi ngày 7-10-1926 đến ông
Thống Đốc Nam Kỳ. Đính kèm theo Tuyên ngôn nầy là danh sách các tín đồ ký tên
gồm 247 người hiện diện trong buổi lễ công nhận sự hiện hữu chánh thức của Đạo
Cao Đài.
Việc
truyền đạo
Sau khi bản Tuyên ngôn được chánh quyền địa phương
lịch sự tiếp nhận, các nhà lãnh đạo của nền Đại Đạo tổ chức các đoàn truyền
giáo trong quốc nội.
Có tất cả ba đoàn truyền giáo : một cho các tỉnh
miền Đông, một cho các tỉnh ở Trung ương và một cho miền Tây.
Chưa đầy hai tháng, hơn 20 ngàn người cải giáo nhập
môn vào Đạo Cao Đài, trong đó có nhiều nhân sĩ bản xứ. Chính nhờ các đàn cầu cơ
và nhất là nhờ lòng nhân đức vô hạn của của Đấng Thượng Đế luôn luôn thể hiện
trong mỗi lần cầu nguyện. Những Thánh giáo có một ảnh hưởng quyết định trên
những người hầu đàn, nên Đạo Cao Đài đã tiếp nhận sự nhập môn vào đạo hằng
loạt.
Thành quả lớn lao ấy là do những nghi thức thờ cúng
mới của Đạo Cao Đài không có gì trái với những gì mà các tôn giáo chánh đã thực
hành trong nước.
LỄ
KHAI ĐẠO
Từ ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch (dl 14-11-1926),
những cuộc đi truyền đạo được đình chỉ. Tất cả những nổ lực của các vị lãnh đạo
đều tập trung vào Lễ Khai Đạo, diễn ra trong ba ngày: 14, 15 và 16 tháng 10 âm
lịch của năm Bính Dần (dl 18, 19, 20-11-1926) tại chùa Từ Lâm Tự ở Gò Kén (Tây
Ninh). Toàn Quyền Đông Dương, cũng như Thống Đốc Nam Kỳ và các viên chức cao
cấp của Pháp và Việt đều được mời dự lễ.
Đại lễ cử hành rất long trọng, qui tụ đáng kể nhiều
tín đồ đến từ khắp các tỉnh Nam Kỳ. Cuộc lễ cũng thu hút hằng ngàn người ngoại
đạo đến xem vì hiếu kỳ hay đến quan sát.
Sự hiện diện của Đại Úy Monet, một đại tín đồ Thần
linh học Pháp, được đặc biệt chú ý.
Trong cuộc lễ nầy, Hội Thánh Cao Đài được xây dựng
và Tân Luật được thiết lập và ban hành.
Thủ
phủ chính thức của Đạo Cao Đài
Từ Lâm Tự là một ngôi chùa Phật vừa mới được xây
cất bởi Hòa Thượng Giác Hải ở Chợ Gạo (Chợ Lớn). Vị Hòa Thượng nầy đã cải giáo
để nhập vào đạo mới là Đạo Cao Đài. Nhưng sau đại lễ Khai Đạo, những tín đồ
Phật giáo đã cung cấp tiền bạc cho Hòa Thượng xây chùa Từ Lâm, không được Hòa
Thượng tham khảo ý kiến về sự hiến chùa cho Đạo Cao Đài, nên đòi hỏi giao hoàn
chùa lại cho cố chủ.
Mặt khác, kinh nghiệm cho biết chùa quá nhỏ, khoảnh
đất cất chùa quá chật hẹp, khó có thể xây dựng một cách thích đáng Tòa Thánh
của một nền Tân tôn giáo đang phát triển với một tương lai vĩ đại.
Theo chỉ dẫn của Đấng Đại Tiên, khoảnh đất mà trên
đó xây dựng Đền thờ tạm thời hiện nay đã được chọn và mua để xác định xây dựng
Tòa Thánh Cao Đài, tọa lạc tại làng Long Thành, tỉnh Tây Ninh, khá rộng khoảng
100 mẫu, đủ đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai.
Việc di chuyển Thánh Thất từ Gò Kén đến làng Long
Thành thực hiện vào tháng 3 năm 1927. Số tín đồ tiếp tục tăng lên đáng kể.
Những cuộc hành hương đến Thánh Thất mới đáng ghi chép: mỗi ngày tiếp đón cả
ngàn người.
Cũng như tất cả tôn giáo khác vào buổi đầu, Đạo Cao
Đài cũng có những kẻ chống đối mà những lời chỉ trích của họ thường rất kịch
liệt, luôn luôn bị xúi giục bởi một đầu óc
thiếu khách quan.
Trong lúc đó, những vị lãnh đạo Cao Đài, vâng theo
lời giáo huấn của Đức Chí Tôn, cố gắng giữ mình và tự hoàn thiện trong nền Đại
Đạo, bằng cách chỉ quan tâm đến lợi ích
về đạo đức và tinh thần của nhơn loại.
Đó là câu trả lời duy nhứt mà họ được phép dùng để
đối phó với những kẻ công kích, vì tất cả tín đồ chân chính của Đạo Cao Đài
phải giữ nghiêm khắc với chính mình.
Rốt cuộc, sau 4 năm hiện hữu, Đạo Cao Đài đã có nửa
triệu tín đồ. Mặc dầu có rất nhiều trở ngại gieo rắc trên đường đi, họ luôn
luôn tiếp tục tiến bước và đắc thắng đến mục đích mà Đấng Thượng Đế đặt ra cho
họ: Sự phục hưng nhơn loại trong nền hòa bình thế giới.
Nguồn
gốc của giáo lý Đạo Cao Đài
Tạp chí "
L’Inde illustrée " (Ấn độ hình ảnh) tóm tắt cho biết như sau đây :
" Cao Đài là danh xưng tượng trưng của Thượng
Đế, được khải thị tại phương Đông lần thứ ba.
" Ý tưởng của các tín đồ về đức tin mới là
Đấng Thượng Đế, theo lời giáo hóa về sự tiến bộ tinh thần của loài người, được
tinh tế hơn xưa, Thượng Đế lần nầy thể hiện qua các đồng tử, không muốn ban cho
một người nào nơi cõi trần cái đặc ân
sáng lập Đạo Cao Đài.
" Cái hình thức biểu hiện mới của Đấng Thượng
Đế chứng tỏ rằng tôn giáo đặt dưới quyền thống trị của vị sáng lập trần thế,
không thích hợp tính cách đại đồng, vì các nhà tiên tri của họ nổi lên chống
lại cái chân lý được đề xướng bởi các tôn giáo khác mà họ tỏ ra không có sự
khoan dung.
" Giáo lý Đạo Cao Đài là sự dung hợp giáo lý
của các tôn giáo xưa ở phương Đông : Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo.
" Trong một Thánh giáo được chuyển đi vào ngày
13-2-1927, với sự hiện diện của vài người Pháp, Đức Lý Thái Bạch, một trong
những khâm sứ của Thượng Đế, đã trình bày giáo lý ấy. Chúng tôi xin trích ra từ
Thánh giáo ấy những dòng sau đây :
" Những Thánh giáo của các tôn giáo không được
thực hành đúng. Trật tự và hòa bình thời xưa bị xóa bỏ. Qui luật đạo đức của
loài người bị xuyên tạc. Đối với những người thiếu suy nghĩ và hoài nghi,
Thượng Đế chỉ tồn tại trên từ ngữ. Họ không biết rằng nơi chỗ tối cao đang ngự
trị một Đấng Chúa tể của mọi sự biến đổi của vũ trụ và của tất cả số phận con
người.
" Thuở xưa, các dân tộc không hiểu biết nhau,
thiếu các phương tiện vận chuyển, Ta (Đấng Thượng Đế) thiết lập trong các thời
kỳ khác nhau năm nhánh của Đại Đạo (gọi là Ngũ Chi Đại Đạo) gồm :
1 . Nhơn đạo : Khổng giáo.
2 . Thần đạo : Khương Thái Công, thờ các vị Thần.
3 . Thánh đạo : Thiên Chúa giáo.
4 . Tiên đạo : Lão giáo.
5 . Phật đạo : Phật giáo.
" Mỗi Chi Đại Đạo dựa trên tập quán và phong
tục của mỗi giống dân được đặc biệt kêu gọi để hành đạo.
" Ngày nay, tất cả những phần đất của thế giới
được khai phá : nhơn loại hiểu biết nhau hơn, khao khát một nền hòa bình thật
sự. Nhưng vì có nhiều tôn giáo nên nhơn sanh luôn luôn không sống trong sự điều
hòa người nầy với người khác. Cho nên, Ta quyết định qui hiệp tất cả tôn giáo
thành một mối duy nhứt để đem trở về một khối thống nhứt nguyên thủy.
" Hơn nữa, giáo lý của các tôn giáo, trải qua
nhiều thế kỷ, đã bị biến thể bởi chính các vị lãnh nhiệm vụ truyền giáo, đến
mức mà ngày nay, Ta nhứt định chính mình Ta đến với các con để chỉ dạy con đường phải theo. . .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét