Đức Thích Ca, Lão
Tử, Khổng Tử là người thế nào thì Đấng ấy là thế đó, và Anh và tôi, đều là con
của Thượng Đế. Như thế, Anh là tôi, và tôi là Anh.
Nếu Anh hiểu được điều đó thì sau đó Anh hiểu được hòa bình, sự hòa hợp và sự vui mừng có được.
NGHI
THỨC
của
Đạo Cao Đài
(Trong Quyển HISTOIRE du CAODAISME, chương nầy có tên là : Kinh Cầu nguyện
nơi các tín đồ
Đạo Cao Đài; đem qua Quyển HISTOIRE et PHILOSOPHIE du CAODAISME,
tác giả đổi tên lại là: Nghi thức của Đạo Cao Đài.)
Tòa Thánh Tây Ninh đã gom góp nhiều bài trong tạp
chí Revue Caodaiste để làm thành sách và xuất bản năm 1936 dưới
tựa đề: Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân (Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) với những
dòng giới thiệu:
"
Những trang sách mà độc giả sắp đọc được trích trong tạp chí Revue Caodaiste
xuất bản tại Sài Gòn.
Chúng
tôi đã cẩn thận gom góp lại, sắp đặt thứ tự và chỉnh đốn, làm thành một quyển
sách nhỏ để giới thiệu với độc giả một bài tường thuật sơ lược về mục đích và
về giáo lý của Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân.
Có
thể tập sách nhỏ nhoi nầy sẽ giúp cho các nhà sưu tầm chơn lý tự tạo một ý tưởng chính xác về lý tưởng Cao
Đài trong những nét chính yếu."
HỘI
THÁNH CAO ĐÀI
Có lẽ người ta đã ghi nhận rằng, kinh cầu nguyện là
phần quan trọng nhứt trong sự thờ cúng của tín đồ Cao Đài. Thì đây, các Chức
sắc của Đạo Cao Đài xác định điều đó :
“ Người ta
trách cứ chúng tôi là hấp thụ một
cách vô ích trong các bài kinh cầu nguyện dài, viện lý do là thời gian dùng cho
nhiệm vụ đó phải được sử dụng tốt hơn.
Chúng tôi vui lòng nhìn nhận lý lẽ vững vàng của sự
trách cứ ấy nếu những bài kinh cầu nguyện mà chúng tôi tụng chỉ là một bài đọc
thuộc lòng đơn điệu buồn tẻ, có những tiếng khó hiểu, không biểu lộ một tâm tư
nào cả.
Nhưng nếu thực hành với trí thông minh và lòng
nhiệt thành, có khí lực đầy thắm thía, lời cầu nguyện, động tác của đức tin,
không chỉ là động tác tôn sùng mà còn nâng cao tâm hồn của chúng ta, một sự
nhảy vọt của tâm hồn chúng ta đến Thượng Đế.
Trong tình trạng hiện nay của sự tiến hóa tôn giáo,
khối tín đồ Cao Đài cần tạo một ý chí giúp họ chống lại sự cám dỗ của vật chất
trong tất cả mọi cảnh ngộ và tự bao bọc quanh mình một ngoại cảnh trong sạch,
xa cách những tư tưởng xấu và những ảnh
hưởng thấp trược của không gian.
Cái ý chí đó, để được hiệu quả, phải được đức tin
nâng đỡ. Nay việc tụng kinh lập lại nhiều lần củng cố được đức tin quí báu,
đồng thời nó giúp cho thu hút, bởi sự trong sạch của tâm hồn, năng lực bảo hộ
từ thế giới vô hình.
Phần khác, không có gì say mê hơn, tuyệt diệu hơn
là trở về nội tâm của chính mình ta, mỗi ngày dành ra vài giờ thành tâm cầu
nguyện, quên hết các công việc của thế gian để nâng cao tư tưởng của ta hướng tới Thượng Đế, lúc đó chỉ
có ta và Ngài mà thôi.
Đó là mục đích của việc tụng kinh cầu nguyện mà người
tín đồ bình thường phải thực hành hằng ngày. Mai sau, khi được tiến hóa lên một
đẳng cấp cao hơn, họ biết đem sự tụng kinh cầu nguyện trở về hình thức trầm tư
hướng nội : sự thiền định.
Về phương diện cầu nguyện, chúng ta tụng kinh để
cầu nguyện cho những người bịnh hoạn đau khổ, chúng ta cầu xin Đấng Thượng Đế,
không phải để cho họ hưởng thụ của cải vật chất lợi ích cá nhân, mà cho họ được
mau chóng hồi phục sức khỏe hay được ân huệ nâng đỡ tinh thần, giúp họ chịu
đựng không yếu hèn một thử thách hay một
quả báo.
Chúng ta cũng cầu nguyện cho những linh hồn đau khổ
bất hạnh, cầu xin các Đấng thiêng liêng từ bi tha thứ cho họ.
Làm được như thế, việc tụng kinh cầu nguyện tạo nên
một trong những việc làm cần thiết cho sự cứu độ linh hồn.
Những người nào có vài kinh nghiệm tôn giáo, nói về
vấn đề tôn giáo, không từ bên ngoài, (giống như là một việc hiếu kỳ có giá trị
với người khác : nói một cách tổng quát, đó là quan điểm của các ký giả ở
Ba-lê), nhưng mà từ
bên trong, công nhận một sự khôn ngoan lớn nơi các dòng chữ đơn giản nầy.
Chủ nghĩa tượng trưng của Đạo Cao Đài
Trong cùng quyển sách nói trên, chúng tôi trích ra
các đoạn (trang 21) :
“ Từ lương tâm, con người giữ được những bổn phận
đối với Đấng Thượng Đế đã tạo ra con người, những tình cảm sùng bái được sanh
ra. Toàn thể các hành vi cử chỉ mà chúng ta bày tỏ với Đấng Thượng Đế những
tình cảm tôn sùng, hợp thành việc thờ cúng. Sự thờ cúng trong Đạo Cao Đài cũng
giống như vậy.
Những tín đồ Cao Đài, mỗi ngày tự thực hành việc
cúng kiếng trong các Thánh Thất cũng như tại các tư gia, vào bốn thời (Tứ thời):
lúc 6 giờ, lúc giữa trưa, lúc 18 giờ, kế
đó là lúc nửa đêm.
Quì lạy trước Thiên bàn trong sự phấn khởi của tâm
hồn chúng ta hướng lên Thượng Đế, chúng ta bắt đầu tụng kinh dâng hương (Niệm Hương), kế đến là
bài Khai Kinh.
Tụng xong hai bài kinh nầy, chúng ta đồng thanh
tụng bài kinh Xưng Tụng Ngọc Hoàng Thượng Đế, kế đó là ba bài Xưng Tụng ba vị
Giáo chủ Tam giáo.
Như vậy, nghi thức cúng thường ngày rất đơn giản.
Còn như việc cúng kiếng trong các Thánh Thất vào
các ngày đại lễ thì nghi thức long trọng hơn nhiều.
Các Chức sắc nam, trong bộ lễ phục mà màu sắc được
qui định bởi cái phái của mình, quì cúng theo hàng ngang trên chiếc chiếu trải
ra trước Thiên bàn, quay mặt lên Thiên bàn.
Ở phía bên phải của họ và trước bàn thờ Đức Quan
Thánh Đế Quân, những nam tín đồ quì trên một chiếc chiếu khác, tất cả đều mặc y
phục toàn trắng với khăn đóng đen truyền thống trên đầu.
Ở phía bên
trái và quay mặt lên bàn thờ Đức Quan Âm Bồ Tát, các nữ tín đồ quì xuống
y như các đồng đạo của họ bên phía mặt, họ cũng mặc toàn trắng. Còn phần các
Chức sắc, họ phân biệt với các tín đồ thường
bởi y phục kiểu đặc biệt của họ.
Các bài kinh cầu nguyện đều y như nhau, nhưng ở đây
các bài kinh được hòa nhạc và được tụng theo sự điều khiển của những câu xướng do các lễ sĩ.
Sự thờ cúng của Đạo Cao Đài, ngoài các cử chỉ tôn
sùng, bao hàm chủ nghĩa tượng trưng mà theo cách chỉ dẫn đơn giản, chúng tôi
chỉ giải thích sơ lược cho quí độc giả :
Sự sắp đặt trên Thiên bàn, như ông G. Coulet mô tả,
chỉ là biểu tượng của sự dung hợp thống nhứt của Ngũ Chi Đại Đạo. Những vật thờ
cúng và những phẩm vật hiến lễ, vv.... mang những dấu ấn bí mật, một ý nghĩa tượng
trưng.
Vật thờ cúng : Chính giữa bàn thờ là một cái đèn
bằng thủy tinh hình cầu, được đốt cháy luôn luôn, là đèn Thái cực (Thái cực
đăng), tượng trưng ngôi Thái cực của vũ trụ.
Nơi nguồn gốc của các thời đại, vũ trụ được tạo ra
bởi Thái cực, đó là Đại hồn vũ trụ, là hình thức không biểu lộ của Thượng Đế.
Bởi sự biểu lộ của Thái cực, liên tiếp hiện ra hai
hình trạng : Âm và Dương (Lưỡng nghi) được tượng trưng trên bàn thờ bằng hai
ngọn lửa cháy (Lưỡng nghi quang).
Phẩm vật hiến lễ: Những phẩm vật hiến lễ là: Hoa,
Rượu và Trà, tượng trưng theo thứ tự ba phần tử cấu tạo con người: Tinh, Khí và
Thần.
TINH: Ấy là danh từ
chỉ cái tinh túy của vật chất, cái tinh ba của vũ trụ, không có nó thì không có
sự sống nào thể hiện ra được. Đó là năng lực giới tính của con người và thú
vật, đó là năng lực nẩy mầm của thảo mộc. Bởi sự bốc hơi, Tinh ở trong thân thể
con người tạo ra phần thô sơ của chơn thần. Nó thuộc xác thân thiêng liêng, còn
thịt da là của xác thân vật chất.
KHÍ : Dịch nghĩa theo
từ ngữ là: hơi thở, nơi con người nó là sức khỏe, sức mạnh, sinh lực. Trong
chơn thần, nó là tác nhân liên kết giữa linh hồn và xác thân vật chất mà chính
nó làm sống xác thân vật chất.
THẦN
:
Nguyên lý trí tuệ, nơi con người thì chia làm hai: - Thần bực trên, gọi là Dương
thần hay Hồn, là tinh thần thiêng liêng của con người. - Thần bực thấp, gọi là
Âm thần hay Phách, là phần tinh vi nhứt của chơn thần.
Sự chuyển đổi năng lực giới tính thành năng lực
sống (Luyện Tinh hoá Khí); chuyển đổi năng lực sống thành năng lực tinh thần
(Luyện Khí hóa Thần); chuyển đổi năng lực tinh thần thành sức mạnh tâm linh
(Luyện Thần hoàn Hư).
Như thế đó là tiến trình tinh luyện thần bí Tam thể
xác thân của con người.
Về phần các cây nhang mà chúng ta đốt lên trong mỗi
thời cúng, con số nhứt định là 5. Con số ấy tượng trưng 5 trình độ thọ pháp
luyện đạo :
1 . Giới hương: sự
trong sạch.
2 . Định hương: thiền định.
3 . Huệ hương: trí huệ.
4 . Tri kiến hương: hiểu biết hoàn toàn.
5 . Giải thoát hương : sự sạch nghiệp (giải thoát khỏi luân hồi)
Để được thâu nhận vào ngưỡng cửa thọ pháp, điều
kiện đầu tiên đối với người tín đồ là phải trong sạch dưới tất cả hình thức :
trong sạch về thể xác, về hành động, về ngôn ngữ và trong sạch về tư tưởng.
Một lần vượt qua được ngưỡng cửa thọ pháp, người
tín đồ cần chuyên chú vào việc thiền định. Nhờ sự tu luyện tâm linh nầy,
tư tưởng và cảm giác của người tín đồ tự
tách riêng ra khỏi thế giới cảm giác, người tín đồ nâng cao linh hồn hướng đến
ngôi nhà của mình ở cõi trên với sự tương xứng sâu sắc. Trong sự đối diện với
trầm tư mặc tưởng nội tâm nầy mang đến sự trừu tượng hoàn toàn hơn và nơi đó,
tâm hồn con người tự đồng hóa với Đại hồn vũ trụ. Những chơn lý được chói sáng
dần dần trong trí não của người tín đồ, không một cái gì nơi thế gian có thể
lừa gạt được anh ta bởi cái vẻ huyễn hoặc bên ngoài.
Ở một trình độ tiến hóa cao hơn, người tín đồ cảm
thấy nơi người anh ta đầy thức tỉnh của sự hiểu biết siêu việt làm cho anh ta
cảm biết tất cả các chơn lý vĩnh cửu và không cần cố gắng, cũng ôm chầm được
toàn thể quá khứ và tương lai. Trong trạng thái trí huệ cao tột đó, anh ta có
thể chiêm ngưỡng ánh sáng thiêng liêng, không bị chói mắt, thứ ánh sáng để
thanh lọc, sáng láng và gia phúc. Nay trước mặt anh ta mở ra con đường giải
thoát : sự dứt sạch các nghiệp báo (giải thoát khỏi luân hồi).
Chủ nghĩa biểu tượng nầy vừa đơn giản vừa mạnh mẽ,
gây ra một bài học lớn về xây dựng và phổ thông tình huynh đệ của nhơn loại:
Vì của cải mà loài người bị đau đớn và khổ não, cần
phải làm cho tất cả mọi người quên đi lợi ích cá nhân để chỉ nghĩ tới lợi ích
của đoàn thể, cần phải dung thứ cho nhau trong tất cả những biểu hiện của tư tưởng và của đức tin, sau cùng cần phải chứng
tỏ cho những người nầy người khác sự khoan dung rộng rãi hơn.
Người ta có thể biện bác rằng, tình trạng hiện tại
của tâm lý nhơn loại đang hướng về sự ích kỷ hơn là vị tha; nói về tình huynh
đệ đại đồng thì như là mơ tưởng hão huyền. Sự biện bác đó được thừa nhận một
cách đau khổ và tồn tại như thế khi nào
con người tự nhận thức mình là thể
xác hơn là tinh thần; bởi vì Bà Annie
Besant đã nói : " Vật chất lớn lên
nhờ thu hút chung quanh nó, nhờ luôn luôn chiếm đoạt những cái gì ở bên ngoài
nó và sáp nhập vào những cái mà nó đã có. Những vật thể vật chất trong sử dụng
thì hao mòn và cuối cùng tiêu mất hết, và vì số lượng của chúng được giới hạn,
mà những người muốn sở hữu chúng thì
nhiều, nên sự tranh đoạt nổi lên giữa họ. Thật vậy, lợi lộc và sự sở hữu là
điều kiện của thành công vật chất.
Nhưng
khi con người bắt đầu tự nhận thức tinh
thần hơn thể xác, nó hiểu rằng, chia sớt và bố thí là những điều kiện của sự
tăng trưởng và hùng mạnh. Thật vậy, những tài sản tinh thần tăng trưởng khi sử
dụng, nó không bao giờ tiêu mất; khi nó được ban phát, nó sinh sản thêm; khi nó
được chia sớt, sự sở hữu, sự đồng hóa chỉ làm cho nó hoàn toàn hơn.
Tình
huynh đệ phải có gốc rễ trong tinh thần và tràn lan ra ngoài, xuyên qua các
lãnh vực trí tuệ và cảm xúc, để sau cùng tự khẳng định trong thế giới vật chất.
Tình huynh đệ không bao giờ có thể được thiết lập bởi những luật lệ bắt buộc từ
bên ngoài, nó phải chiến thắng bằng tinh thần tuôn ra từ nội tâm.
Một ngày kia, vua Cung Vương của một nước chư hầu
là nước Sở, làm mất một cây cung săn bắn. Các quan hầu cận sửa soạn đi tìm cây
cung thì Cung Vương ngăn lại nói rằng : “Tìm nó làm gì ! Hãy biết rằng chúng ta
không mất gì cả, khi cây cung bị thất lạc bởi một người dân nước Sở thì sẽ được
tìm thấy bởi một người dân khác của nước Sở.”
Đức Khổng Tử nghe thuật lại các lời nói nầy, Ngài bình
luận: " Tiếc thay những tình cảm
huynh đệ của Cung Vương bị giới hạn ! Sao nhà vua không nói: Một người làm mất
cung, một người khác sẽ tìm thấy cung."
Phát biểu như thế, quan niệm về tình huynh đệ đại
đồng của đại triết gia Trung hoa hiện ra tốt đẹp hơn, cảm kích hơn trong sự vắn
tắt mạnh mẽ.
Trên mảnh đất chói lọi tình huynh đệ nhơn loại,
những tín đồ của Đấng Christ và con cháu
của Hiram, những tín đồ của Phật Thích Ca, Khổng Tử, Lão Tử và những người hâm
mộ Thông Thiên học, Thần linh học, Huyền học, gặp nhau hợp nhứt trong ý chí
chung là xây dựng Đền Thờ của Nhân loại. Tất cả hãy giúp đỡ, hơn chính chúng nó
nữa, vào sự hợp nhứt tình huynh đệ nầy, vào sự hợp tác xây dựng nầy, để rồi
chúng ta không hổ thẹn lâu dài về những tội lỗi và những việc làm tàn ác, cho đến bây giờ chúng ta đã làm đổ máu
biết bao nhiêu thế kỷ của lịch sử ! Đã
đến lúc chuộc lại bao nhiêu sự tàn bạo trước đây !
Chúng ta hãy cầu nguyện ! ... Chúng ta hãy thiền
định ! ... Chúng ta hãy trở nên những giáo đường sống ! ...
Để đạt đến đỉnh cao, sau nhiều thử thách, tín đồ
Cao Đài tùy ý xin vào tu luyện nơi Tịnh Thất.
Tịnh Thất là nơi mà người tín đồ được thâu nhận để
được thọ truyền bửu pháp.
Tất cả tín đồ xin vào Tịnh Thất được thâu nhận phải tuân theo những qui tắc sau đây:
Điều
thứ 1: Phải làm tròn Nhơn đạo và ăn chay trường trên 6 tháng.
Điều
2: Phải được giới thiệu bởi một tín đồ có đức hạnh hơn mình.
Điều
3: Tất cả liên lạc thơ từ với bên ngoài bị cấm hẳn, trừ ra với cha mẹ với
điều kiện được Tịnh chủ đọc trước.
Điều
4: Phải từ chối sự tới lui Tịnh Thất đối với tất cả những người ngoài tôn
giáo, dầu là quan chức hay thân tộc của tín đồ.
Điều
5: Cấm không được chuyện vãn với người ngoài, tuy nhiên có thể tiếp rước sự
viếng thăm của cha mẹ hay con cái sau khi nhận được sự cho phép của Tịnh chủ.
Điều
6: Phải nhịn ăn trầu, hút thuốc và nhịn ăn các thứ chi ngoài các bữa ăn dọn
ra trong Tịnh Thất.
Điều
7: Phải giữ tinh thần an tịnh, lương tâm yên lặng. Phải sống thuận hòa với
các bạn trong Tịnh Thất và tránh nói
chuyện lớn tiếng, phải giúp đỡ họ trong việc tu luyện.
Điều 8 : Phải vâng theo tất cả mạng lịnh của Tịnh
chủ và thực hành các bài tập luyện tinh thần theo những qui tắc giờ khắc ấn
định bởi Tịnh chủ.
Có bao nhiều người Tây
phương say mê cầu nguyện ?
Tôi muốn nói
sự cầu nguyện tự nhiên và tự do.
Có bao nhiều người Tây
phương say mê thiền định ?
Vâng, phải lập lại điều nầy: về vấn đề tâm linh,
chúng ta, những người Tây phương là những người dốt.
... Cả đến Đấng Tạo Hóa chỉ là ảo tưởng, một chim
mồi giả, một danh từ, sự cầu nguyện sẽ vô ích, sự thiền định sẽ vô ích. Trong
cái dốt nát thô tục của chúng ta, trong sự chống đối tôn giáo điên cuồng của
chúng ta, chúng ta loại trừ cái nầy cái kia khỏi sự thực hành thường ngày của
chúng ta, khỏi những bài tập luyện tinh thần của mỗi ngày ! Nhưng đây nầy, có
lẽ một khoa học mới : Sinh vật học vũ trụ (với thi hào Théo Varlet), đem chúng
ta đến đó, một cách hoàn toàn êm ái mà không có lót nỉ, để chúng ta không kinh
hoảng. Những nhà trí thức lớn là hạng người ưa làm nũng, không hề thích nhận mình
là kẻ lầm lẫn ...
Những lời khuyên gởi đến một tín đồ Cao Đài Âu châu.
Phật giáo canh tân, đó là sự khoan dung rộng rãi,
là điểm nối của tất cả các con đường, cho đến bây giờ, được theo đuổi bởi các
dân tộc muốn tiến đến Thần linh. Người
ta sẽ la lên rằng chúng tôi tự cao tự đại. Phải chăng chúng ta không đau khổ
noi gương Đấng Cứu Thế để làm chút ít việc thiện chung quanh chúng ta ?
ĂN
CHAY : Quí vị có thể bắt đầu giữ 10 ngày chay hằng tháng. Nếu chúng ta từ bỏ ăn
mặn, đó là vì chúng ta muốn tránh đau
khổ cho các con vật kém tiến hóa hơn chúng ta, chúng nó cũng biết đau đớn như
chúng ta. Nói theo y học, con người, bởi sự cấu tạo, không phải để nuôi sống
bằng thịt, mà cơ quan tiêu hóa của con người chịu đựng không nổi. Hơn nữa, các
động vật bị bịnh như chúng ta, khó mà nhận biết được và người ta có thể ăn phải
các phần bịnh hoạn đó. Những bịnh hoạn của con người, nhập thêm bịnh của con
vật, sẽ tạo ra những bịnh khác nữa, mà y học còn bất lực để khám phá bản chất
và còn bất lực trong việc chữa trị.
Ăn chay, một cách tổng quát, đem đến cho con người
sự hiền dịu mà con người thì phải luôn luôn mạnh khỏe thể xác và tinh thần.
Đó chỉ là vấn đề thói quen; chúng ta cũng chỉ đòi
hỏi 6 ngày chay trong tháng đối với những tân tín đồ.
BÀN
THỜ : Vâng, chúng ta phải có một bàn thờ. Tất cả những gì mà quí vị nói trong
lá thư chỉ là sự thật chính xác. Phải luôn luôn để cho ý tưởng cảm thông với
Thần linh và cái bàn thờ là nơi để nhắc nhở chúng ta. Việc tụng kinh tập thể
vào giờ nhứt định, một cách thật sự, đặt tinh thần của mỗi người chúng ta vào
trong một cộng đồng tư tưởng và cho một
phản chiếu nơi cõi thiêng liêng mà THẦY của chúng ta điều khiển. Đấng Christ há
không nói rằng, nếu chúng ta đặt hai người để cầu xin ơn huệ trong sự tụng kinh
cầu nguyện thì nguyện vọng của chúng ta sẽ được chuẩn nhận. Nay chúng ta có thể
tự đặt tinh thần dưới chân của Đại Từ Phụ.
Người Âu châu, hơn là người Á châu, phải luôn luôn
có một bàn thờ trong nhà. Thật vậy, người Âu châu làm việc nhiều hơn người Á
châu, vì đời sống làm cho họ khó khăn hơn và anh ta phải tranh đấu từ sáng đến
chiều vì lương thực hằng ngày. Và bàn thờ là nơi để nhắc nhở anh ta bổn phận
đối với Đấng Tạo Hóa khi anh ta trở về nhà.
Cần phải tránh những nghi lễ rườm rà, làm cho có
cảm tưởng là chủ nghĩa lừa bịp hay tà giáo, nhưng cũng không nên bãi bỏ tất cả.
Những nhà trí thức, nhà bác học, thường mang những cực đoan : họ là hoặc vô
thần hoặc sùng đạo đôi khi đến chỗ không khoan dung, chưa nói là cuồng tín.
Chúng ta hãy ở trong sự Trung Dung như Đức Khổng
Tử đã khuyên dạy chúng ta điều đó.
Trường hợp có người chết, các huynh đệ Cao Đài
chúng ta phải tập hợp lại càng nhiều càng tốt, để tụng kinh cầu nguyện chung.
Những sự cầu nguyện nầy có mục đích giúp linh hồn người chết thoát ra thể xác
dễ dàng bởi sức mạnh của tư tưởng tập
trung, để chúng ta đưa linh hồn người
chết lên những từng trời mà những cố gắng riêng của người chết không thể lên
đến đó được.
Đối với quí vị, hãy mơ ước sống khá lâu để truyền
bá đức tin mới nầy, để tôn vinh THẦY thiêng liêng của chúng ta.
Đối với chúng tôi, chúng tôi biết rằng, cái chết ở
thế giới nầy chỉ là sự phục sinh trong cõi vô hình, sự chết không làm chúng ta
sợ hãi, trái lại, nó là sự giải thoát. Tuy nhiên, trong lúc người ta có thể còn
làm được một ít việc thiện vật chất và tinh thần chung quanh mình, người ta cần
phải sống khá lâu để hoàn thành sứ mạng của chúng ta.
Chúng ta chỉ có thể tiến hóa và đến gần các Đấng
thiêng liêng bởi sự hoàn hảo đạo đức của linh hồn, bởi những hành động từ thiện
và bác ái. Đó là những phương pháp duy nhứt giúp chúng ta đi vào trong cõi
riêng biệt của Thượng Đế.
CHỨC SẮC: Sự cai trị càn khôn vũ trụ của Đấng
Thượng Đế gồm có hai ngành khác nhau : một ngành cai trị linh hồn và vật thể,
ngành kia là đào tạo và giáo dục.
Đa số các Đấng sáng lập tôn giáo chỉ thuộc ngành
thứ nhì : ngành của các huấn luyện viên. Các Đấng ấy là những nhà lập pháp vĩ
đại của Thượng Đế nơi thế gian. Vì Đấng Thượng Đế không muốn trên thế gian nầy, một người một mình nắm tất
cả quyền hành thiêng liêng, nên Ngài chia quyền hành ấy ra làm hai và giao phó
cho hai Chức sắc cao cấp nhứt: Giáo Tông và Hộ Pháp.
1 - Giáo Tông: cầm quyền chưởng quản Cửu Trùng Đài.
Cửu là 9, Trùng là từng trời, Đài là lầu đài (Chín bực của hệ thống đẳng cấp
thiêng liêng, tượng trưng 9 từng trời).
2 - Hộ Pháp:
đảm nhận Tư pháp của đạo, trông nom việc áp dụng luật pháp, và là chưởng quản
Hiệp Thiên Đài (nơi liên lạc giữa Thượng Đế và Nhơn loại). Hiệp là hợp lại,
Thiên là trời. Trời hiệp với Người hay là Người hiệp với Trời.
- Đức Giáo Tông được giúp đỡ bởi những Chức sắc
liệt kê trong sách " Đạo Cao Đài hay
Phật giáo canh tân ", trang 35 và tiếp theo ở chương: Đạo luật.
Những Chức sắc của phái Nho (hay phái Ngọc) mặc áo tràng màu đỏ, ý nghĩa là quyền hành.
Những Chức sắc phái Phật (hay phái Thái) mặc áo
tràng màu vàng nghệ (tượng trưng đạo đức).
Những Chức sắc phái Tiên (hay phái Thượng) mặc áo
tràng màu xanh da trời, tượng trưng sự khoan dung hay chủ nghĩa hòa bình.
Chỉ có Đức Giáo Tông và Chưởng Pháp phái Thượng mặc
đạo phục màu trắng.
Những Chức sắc nữ
cũng mặc đạo phục trắng.
Những Chức sắc đồng phẩm, dầu thuộc phái Ngọc hay
phái Thượng, phái Thái đều có quyền hành như nhau, điều nầy được qui định trong
Đạo Luật kể trên, họ chỉ phân biệt nhau bởi màu sắc của đạo phục.
Khi một trong những Chức sắc nầy ở duy nhứt trong
một Thánh Thất thì ông là người chỉ huy, có phận sự trông nom tất cả và thông
thạo tất cả.
Khi có nhiều Chức sắc trong cùng một Thánh Thất,
người đứng đầu của Thánh Thất có thể giao phó cho các Chức sắc khác những công
việc tùy theo sự căn cứ trên năng lực hay kiến thức của họ, hoặc trên phái của
họ.
Chức sắc phái Ngọc có thể đảm nhận về nhân viên,
nghi lễ, trật tự.
Chức sắc phái Thượng lo việc tổ chức nội bộ, công
việc văn phòng, đào tạo và giáo dục tín đồ, các hội từ
thiện.
Chức sắc phái Thái lo về tài chánh, công việc kiến
trúc và những dịch vụ khác.
- Đức Hộ Pháp được phụ tá bởi những cộng sự viên
sau đây :
Thượng Phẩm hướng dẫn các chơn linh đến Niết Bàn.
Thượng Sanh
trông nom nhơn sanh và đưa nhơn sanh về con đường Đạo (con đường Chơn lý).
Mỗi vị trong ba Đại Chức sắc nầy có 4 cộng sự viên
trực tiếp của các Chi sau đây (giải thích một chút vắn tắt):
* Chi Pháp (Bí pháp) có Đức Hộ Pháp chưởng quản,
điều khiển :
. Bảo Pháp, người bảo hộ các luật pháp đã thiết lập
(bên cạnh Bí pháp).
. Hiến Pháp, người tìm kiếm cái Thiện và Mỹ cho sự
hoàn hảo của những gì hiện hữu.
. Khai Pháp, người truyền bá.
. Tiếp Pháp, giúp đỡ việc áp dụng luật pháp và tiếp
nhận tất cả khiếu nại và khuyên nhủ.
* Chi Đạo (Đạo pháp) có Thượng Phẩm chưởng quản,
trông nom: Bảo Đạo, Hiến Đạo, Khai Đạo,
Tiếp Đạo (cùng một quyền hành như trên nhưng chỉ trong Chi của mình).
* Chi Thế (Thế pháp) có Thượng Sanh chưởng quản,
trông nom: Bảo Thế, Hiến Thế, Khai Thế, Tiếp Thế (cùng một quyền hành như trên
nhưng chỉ trong Chi của mình).
15 vị Chức sắc nầy tạo thành một Hội đồng có quyền
về tư pháp và kiểm soát.
Các vị nầy thông công với Đấng Thượng Đế và các
Đấng thiêng liêng bởi năng lực đồng tử của họ.
Các vị nầy được trợ giúp bởi một cơ quan có 12 vị
Hàn lâm (Thập nhị Bảo Quân) mà chỉ có vài vị được bổ nhiệm.
Để tiến lên các phẩm vị nầy, phải bắt đầu từ các
phẩm vị: Sĩ Tải, Truyền Trạng, Thừa Sử, Giám Đạo, Cải Trạng, Chưởng Ấn và Tiếp Dẫn Đạo Nhơn.
Khi vị Tiếp Dẫn Đạo Nhơn cải hóa được một quốc gia,
ông có thể tùy theo chỗ khuyết mà tiến lên lần lượt đến một trong các phẩm vị :
Tiếp, kế đó Khai, sau đó Hiến, tiếp theo Bảo, và đến một trong ba phẩm Chức sắc
cao cấp nhứt đã liệt kê bên trên. Cũng
tùy theo sự thủ đắc trên, ông sẽ được vào một trong ba Chi : Pháp, Đạo, Thế.
Những Chức sắc cao cấp của Hiệp Thiên Đài được giao
phó việc đào tạo và giáo dục nhơn sanh, việc tư pháp của Đạo và kiểm soát các
hành vi của Chức sắc Cửu Trùng Đài, tuy nhiên, không có quyền xen vào việc cai
trị và hành chánh của Hội Thánh. Những vị nầy là những nhà lập pháp. Những vị
nầy cũng có sứ mạng truyền bá đức tin mới bằng tất cả phương tiện : Báo chí,
diễn thuyết, vv ... và chăm lo sự hoàn thiện, sự tiến bộ của văn chương, nghệ
thuật và tất cả những gì có thể giúp nhơn loại sống ít đau khổ hơn trong sự an
lạc tinh thần.
Tôi (Phối Sư Thượng Vinh Thanh, Trần Quang Vinh,
lúc đó còn ở phẩm Giáo Hữu) ở trong phái Thượng, như đa số các Chức sắc trong
“Phái đoàn Truyền giáo Hải ngoại” (Hội Thánh Ngoại Giáo) là những chơn linh của Bạch Vân Động (Bạch
Động nơi cõi thiêng liêng) hiện nay tái
kiếp để làm việc cho sự thành công của
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Hào quang của mỗi người chúng tôi, tùy theo từng
trời mà chúng tôi ở, có màu sắc riêng biệt : xanh, vàng, đỏ hay màu trắng
trong. Cái phái của mỗi người chúng tôi có thể được tiết lộ bởi những Đấng
thiêng liêng hướng đạo hay Đức Chí Tôn của chúng ta, từ đó chúng tôi là hội
viên của Hội Thánh, nghĩa là Chức sắc bắt đầu
từ phẩm Lễ Sanh.
CÁC
BÀI KINH: Về vấn đề các bài kinh, chúng tôi có kinh bằng tiếng Việt Nam. Đó là
những bài kinh cầu nguyện có từ 1200 năm mà các Lạt-ma của Hàng Sơn Tự tại Cô
Tô Thành nước Trung hoa đã nhận được
bằng phương pháp đồng tử. Hiện nay chúng tôi không thế nào dịch được. Sau nầy,
chúng tôi sẽ cầu xin sự giúp đỡ của các Đấng thiêng liêng để có những bài kinh
cho người Âu Châu. Rất có thể, chơn linh Victor Hugo hay của Nữ Thánh Jeanne
d’Arc sẽ đến vì mục đích nầy. Lúc ấy, chúng tôi sẽ gởi đến cho quí vị. "
Vài lời khuyên nhủ nầy đủ chứng tỏ - một lần nữa -
rằng Đạo Cao Đài không chỉ chú ý vào khối tín đồ dốt nát, nhu nhược, mê muội,
mà còn chú ý đến những người trí thức tiến bộ và ở bực cao, đến khuynh hướng thần
bí mà họ có nhu cầu thỏa mãn mãnh liệt về tôn giáo.
Thiên
bàn và lễ phẩm.
THIÊN BÀN
(bàn thờ Đức Chí Tôn) : Bàn thờ giống như một cái nhà nhỏ (khánh thờ)
đóng kín ba phía, phía trước mở ra và có màn che. Vào giờ cúng, người ta kéo
tấm màn để lộ ra cái dấu hiệu tôn giáo
(Thiên Nhãn = Lương tâm thiêng liêng), người ta đốt một đôi đèn sáp, năm cây
nhang và gỗ trầm (tượng trưng 5 yếu tố cấu tạo con người, ở trạng thái thanh
lọc, sự Thánh hóa hoàn toàn của con người).
Trong tư gia: Thiên bàn có thể được đặt trên lò sưởi
phòng khách, nơi đó sắp đặt các vật cúng, không cần có khánh thờ như đã nói ở
trên.
Thiên bàn cũng có thể đặt trên một cái bàn, cao hơn
những cái bàn bình thường khác, đặt dựa vào vách
ngăn trong phòng danh dự.
GIỜ CÚNG: Việc cúng kiếng thực hành 4 lần mỗi ngày
: - giữa 5 giờ và
7 giờ.
-
giữa 11 giờ và 13 giờ.
-
giữa 17 giờ và 19 giờ.
-
giữa 23 giờ và 1 giờ.
LỄ
PHẨM : Người ta dâng Trà vào buổi sáng và buổi chiều, dâng Rượu vào giữa trưa
và giữa đêm.
Đối với Trà, người ta dâng Trà trong một cái tách
mà người ta đặt bên cạnh một cái tách khác đựng nước trắng tinh khiết; đối với
Rượu, người ta rót rượu vào trong ba cái ly nhỏ. Những cái tách và những cái ly
phải được đậy lại ngoài các giờ cúng. Vào
ngày mùng 1 hay ngày 15 mỗi tháng (âm lịch) và những ngày lễ, người ta dâng Hoa
và Trái cây.
Chính giữa Thiên bàn người ta đặt một cái đèn chong
nhỏ, được đốt cháy cả đêm lẫn ngày, bởi vì ngọn lửa ấy tượng trưng ngọn lửa
thiêng liêng hay ánh sáng thiêng liêng soi sáng càn khôn vũ trụ.
Vào giờ cúng, người ta đốt hai cây đèn sáp và 5 cây
nhang. Người ta chỉ đốt trầm vào các đại lễ.
Ý
NGHĨA CỦA SỰ SẮP ĐẶT LỄ PHẨM:
Chúng tôi được dạy rằng : Nơi Bạch Ngọc Kinh (Niết
Bàn), cái ngai của Đức Chí Tôn ở hướng Bắc, như vậy hướng Đông ở phía trái và hướng
Tây ở phía mặt.
Thành ra lời dạy nầy, trong bất cứ nơi nào có đặt
Thiên bàn, thì Thiên Nhãn ở hướng Bắc, hướng Đông hay Dương ở phía trái và
hướng Tây hay Âm ở phía mặt.
Trong càn khôn vũ trụ có hai nguyên lý : Âm và Dương,
làm nguồn gốc cho tất cả sự tạo hóa.
1 . Hai cây đèn sáp tượng trưng hai Nghi Dương và Âm, phối hợp để sinh sản,
một cách tổng quát, ánh sáng mặt trăng và mặt trời (Âm Dương) là hình ảnh của
năng lực sinh sản.
Cây đèn sáp bên trái tượng trưng ánh sáng mặt trời
(Dương) phải được đốt trước tiên.
2 . Năm cây nhang tượng trưng Ngũ giác quan của con người.
3 . Ba ly rượu tượng trưng : vật thiên thể hay sinh lực của chúng ta. Rượu
nho thật sự là tinh túy của dây nho, cũng như sinh lực là tinh túy của con
người. Dây nho và trái nho tượng trưng vật chất hay thể xác của chúng ta. Nước
cốt trái nho tượng trưng sinh lực hay chơn thần của chúng ta.
Rượu là tinh thần của dây nho và trái nho, nên
tượng trưng chơn thần thiêng liêng của chúng ta.
4 . Tách nước trắng tinh khiết tượng trưng Dương,
phải đặt nơi phía trái của Thiên Nhãn và tách nước trà tượng trưng Âm, phải đặt
nơi phía mặt. (Nước trà và nước trắng ấy đổ chung lại tạo thành nước Thánh
(nước âm dương). Nước Thánh ấy có thể cho người bịnh uống và phải thành tâm cầu
nguyện và được dùng trong phép Tắm Thánh).
Hoa tượng trưng Dương, phải được đặt nơi phía trái
và trái cây là Âm được đặt phía mặt. Các hoa khô, được giữ kỹ, nấu với nước sôi
tạo thành thuốc nước, có thể trị được các bịnh khi những người bịnh nầy thành
thật tin tưởng huyền diệu của Đức Chí Tôn.
Ba yếu tố chánh (Tam Tài) của vũ trụ là: Thiên
(Trời), Địa (Đất), Nhơn (Người). - Trời được cấu tạo chủ yếu là: Nhựt (mặt
trời), Nguyệt (mặt trăng), Tinh (ngôi sao). - Đất được cấu tạo chủ yếu là: Thủy
(nước), Hỏa (lửa), Phong (gió). - Người được cấu tạo chủ yếu là: Tinh (vật
chất), Khí (sinh lực), Thần (linh hồn).
Những lễ phẩm tượng trưng ba yếu tố chánh của sự
cấu tạo chúng ta : Hoa tượng trưng vật chất, Rượu sinh lực, Trà
linh hồn.
Nghi lễ và kinh kệ.
Trước khi đề cập Nghi lễ, tôi phải giải nghĩa cho
quí vị rõ: Lạy là gì ?
Nơi nước Việt Nam chúng ta, Lạy là dấu hiệu bề
ngoài của lòng kính trọng bên trong mà người ta chứng tỏ đối với Đức Chí Tôn,
các Đấng thiêng liêng, đối với vua chúa, người chết và đối với cha mẹ. Như vậy,
sự lạy không có gì là sỉ nhục như người ta đã nghĩ.
Để thực hiện việc lạy, trước tiên người ta chấp hai
tay (dấu hiệu của sự tín ngưỡng tuyệt đối) theo cách sau đây:
Đặt ngón cái của bàn tay trái trên chân của ngón áp
út và nắm tay lại. Người ta bao bên ngoài bàn tay trái đã nắm lại ấy bằng bàn
tay mặt, đặt ngón cái của tay mặt lên trên chân ngón trỏ của tay trái.
Giải thích vị trí của hai bàn tay chấp lại: Trời
được tạo ra vào năm Tý và Người được tạo ra vào năm Dần, cho nên chúng ta đặt
ngón cái của bàn tay trái vào chỗ của năm Tý và đặt ngón cái của bàn tay mặt
vào chỗ của năm Dần.
Trong vị thế đứng, người ta đặt hai tay chấp lại ở
giữa ngực. Trước khi quì xuống, người ta cúi mình xá 3 lần từ cao xuống thấp
(hai tay luôn luôn chấp lại) với dấu hiệu hiến dâng tấm lòng chơn thành của
chúng ta lên Thượng Đế.
Để lạy, người ta quì xuống, đưa chấp tay lên cao tới trán, rồi hạ chấp
tay xuống mặt sàn, mở hai bàn tay ra và hai ngón cái gác tréo nhau, lạy xuống,
cái đầu đụng trên hai bàn tay một số lần tùy theo cấp bực của Đấng thiêng liêng
mà người ta lạy.
Vào giờ ấn định cho việc cúng tập thể, các tín đồ
tập hợp trong một căn phòng dành thờ phượng. Họ đứng thành hai hàng dài theo
chiều dài của căn phòng, hai tay chấp lại và đặt lên ngực; những Chức sắc thì
mặc lễ phục và đội mão, những tín đồ nam đứng bên trái và những tín đồ nữ đứng
bên mặt, trước tiên hai bên đứng đối diện nhau. Ngay khi đã sẵn sàng, họ đứng
trong tư thế cung kính. Tất cả tín đồ nam nữ chào nhau bằng cách cúi đầu và xá
xuống một xá, hai bàn tay luôn luôn chấp lại. Kế đó, các tín đồ nam nữ tiến tới
để tạo thành những hàng ngang gồm ba hoặc bốn người hay hơn nữa, tùy theo bề
rộng của căn phòng, đứng sát nhau và chừa một khoảng trống ở giữa để phân cách rõ rệt nam và nữ, kế đó các tín
đồ xoay người hướng lên bàn thờ, mắt nhìn lên Thiên Nhãn. Vị Giáo Hữu (Chức
sắc) và các tín đồ cúi mình xá sâu xuống 3 lần trước bàn thờ rồi quì xuống,
chân trái bước tới rồi quì chân mặt xuống trước, chân trái xuống sau.
Khi đó, người ta làm các dấu sau đây: người ta đưa
chấp tay lên đụng trán, niệm " Nam
mô Phật " (nhân danh Phật, đối chiếu Thượng Đế), sau đó đưa chấp tay
qua bên trái, cao ngang bằng lỗ tai, niệm "Nam
mô Pháp" (đối chiếu với Tạo hóa), rồi đưa qua bên mặt cũng cao ngang
lỗ tai, niệm "Nam mô Tăng"
(đối chiếu với Nhơn loại).
Kế đó, đưa chấp tay đặt trên ngực, niệm năm câu chú
sau đây :
- Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
- Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.
- Nam mô Lý Thái Bạch Tiên Trưởng.
- Nam mô Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân. (Đó
là những Đấng đại diện Tam giáo : Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo).
- Nam mô chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần.
Cúi đầu sâu xuống sau mỗi câu niệm.
Sau mỗi lần tụng kinh, lạy 3 lạy, nghĩa là cúi mình
xuống 3 lần, mỗi lần lạy thì trán chạm xuống đất 4 lần đối với Đức Chí Tôn, 3
lần đối với các Đấng thiêng liêng khác.
Trong bài kinh, người tín đồ cầu khẩn Đức Chí Tôn
cho được nâng cao trí khôn ngoan, được ban cho đủ sức khỏe và can đảm để theo
đuổi con đường Đạo do Đức Chí Tôn vạch ra và ban cho nhơn loại một nền hòa bình
nhiều hứa hẹn. Vị Chức sắc, ngoài những lời cầu nguyện nầy, còn cầu khẩn Đức
Chí Tôn che chở để truyền bá nền Thánh giáo, biết chịu đựng khổ đau để cho nhơn
loại có thể sống hòa bình và tạo lập một nền hòa bình thế giới.
Các tín đồ phải làm theo vị Chức sắc trong tất cả
cử chỉ của vị nầy, với lòng sùng đạo.
Vào những ngày lễ, lúc khởi đầu cuộc lễ, vị Chức
sắc, người chủ lễ, cầm nơi tay 5 cây hương khi ông lấy dấu và niệm các câu chú,
sau đó ông trao lại cho một trong nhiều vị phụ lễ (đứng bên cạnh bàn thờ). Vị
phụ lễ cắm các cây hương nầy vào lư hương.
Vào lúc nầy, chúng tôi chỉ có những bài kinh bằng
quốc ngữ. Chúng tôi sẽ cầu khẩn Đức Chí Tôn ban cho kinh bằng tiếng Pháp. Trong lúc chờ đợi, các tín
đồ niệm chú và cầu nguyện.
Lúc cuối lễ cúng, những người tham dự đều lạy rồi đứng dậy (luôn luôn chân mặt lên
trước), xá sâu xuống 3 xá trước Thiên bàn, quay nửa vòng quanh chính mình từ
phải qua trái, hướng về bàn thờ Đức Hộ Pháp (vị Phật bảo hộ Niết Bàn) được
thiết lập đối diện bàn thờ Đức Chí Tôn, và cúi đầu xá xuống. Kế đó, tất cả đều
trở về sắp hàng giống như lúc khởi đầu lễ cúng, đứng day mặt đối diện nhau và
mỗi người đứng tại vị trí của mình.
Họ chào nhau bởi cúi đầu xá xuống, và lui ra.
BÀN THỜ HỘ PHÁP: Lúc nầy người ta đặt dựa vách
tường một cái bàn nhỏ, trên đó đặt một đôi đèn sáp, một lư hương, một lư trầm,
một ly rượu, một tách trà, một ly nước trắng, một bình hoa, một dĩa nhỏ đựng
trái cây. Trên vách tường có treo một tấm giấy cứng viết hai chữ: "HỘ PHÁP" (vị Phật, bảo hộ
Niết Bàn, bảo hộ tín đồ), dấu hiệu chữ "KHÍ"
hay Khí sanh quang phục sinh nhơn loại hấp hối.
Các vị Chức sắc cần thận trọng, trước khi chấm dứt
mỗi kỳ đại lễ, nên thuyết đạo để khuyến
khích các tín đồ tin tưởng Đức Chí Tôn, Đấng Tạo Hóa và là Cha Chung của tất cả
chúng ta, thương yêu nhau, đoàn kết nhau cho một nền hòa bình thế giới.
Ghi chú : Vì có nhiều dân tộc không quen "lạy", chúng ta có thể lúc đó
thay thế cái lạy bằng việc cúi mình sâu xuống.
Ký tên : THƯỢNG TRUNG NHỰT.
Nghi lễ nầy có phức tạp đối với người Tây phương,
tuy có nhiều thiện chí, họ có thể không thích bắt chước các đồng nhi. Trong chủ nghĩa tự do của họ, trong tinh thần
khoan dung, Đạo Cao Đài chấp nhận những sự đơn giản hóa, nhứt là nơi các dân
tộc Âu châu và Mỹ châu ít biểu thị vấn
đề tín ngưỡng.
Sau cùng, đây là trích lục Thánh giáo của Đức Chí
Tôn ngày 18-10-1936, một kiểu mẫu của đời sống tín đồ Cao Đài.
Đời sống của người tín đồ Cao Đài.
Hãy học tập và thực hành giáo lý của THẦY tùy theo
tiết điệu của THẦY.
Đừng làm cho giáo lý bề bộn với những thứ nhảm nhí
theo ý riêng của các con để chất cho nặng thêm rồi phải bị cả ngàn chỗ gạch bỏ
! Cười ... Cười ...
Những đứa nào hiểu được Thánh đức sẽ biết rằng luật
pháp của THẦY không giao cho một người nào điều bí ẩn không thể dò xét được.
* * *
Hãy sống giản dị vì là thời cuối của nhơn loại.
Nhưng hãy ráng sức thanh lọc linh hồn và thể xác
trong sự âm thầm không ai biết đến.
Giáo lý của THẦY không bắt buộc các con mặc áo quần
nhuộm màu dà (nâu sồng), cũng không bắt buộc các con cạo râu và tóc, cũng không
từ bỏ gia đình của các con !
* * *
Lúc cha mẹ và ông bà còn sinh tiền, các con phải
đền đáp một cách kính cẩn những món nợ của các con về lòng hiếu thảo.
Vợ chồng kết hợp với nhau thì kính trọng và tin
nhau suốt đời;
Hãy giữ gìn cho trong sạch sự kết hợp thiêng liêng
đó giống như hoa sen sống trong bùn mà không nhiễm mùi bùn.
* * *
Hãy làm một cách khôn ngoan giống như người dại dột
và người ngu dốt.
Và đừng phô trương cho những người khác biết lòng
nhân ái mà các con phải gìn giữ nơi đáy lòng của các con.
HƯỚNG
ĐI TÂM LINH
. . . Có những việc vượt quá tầm hiểu biết của con
người mà ngôn ngữ của con người hoàn toàn không có khả năng diễn tả. Cũng thế,
các Đấng thiêng liêng đã phát lộ cho chúng ta, luôn luôn khuyên bảo chúng ta
đừng quá trì hõa tìm tòi khám phá bí mật mà chính các Đấng cũng không đủ sức để
vén lên được.
Chúng ta chỉ tìm tòi để hiểu biết chơn lý, cái chơn
lý mà chúng ta cần cho việc cư xử hiện nay để chúng ta không còn nghi ngờ; một
lần mà chúng ta tìm thấy, hãy bền lòng đi trong con đường đó.
Với sự khuyên nhủ chúng ta, các Đấng thiêng liêng
không có ý định ngăn cản chúng ta tìm tòi hiểu biết, thăm dò những bí mật để
tiến hóa lần lần. Không, các Đấng không có ý định như thế. Các Đấng ấy sợ rằng
chúng ta mất thời gian để truy tầm những
việc hoàn toàn không hữu ích.
. . . Quí vị có thể xác nhận với các bạn của quí vị
rằng: Đức Khổng Tử, Đức Lão Tử, Đức Thích Ca, Đức Jésus xứ Nazareth chỉ là
những vị thầy dạy dỗ, là những phản ảnh của Đại hồn vũ trụ, Đại hồn nầy không
phải là Thượng Đế tách rời hẳn vũ trụ, nhưng trái lại được xác định một cách
mật thiết với vũ trụ.
Mỗi người, dù hung dữ, dầu tà mị, đều luôn luôn có
một chút phẩm chất tốt, nhưng không có một người nào có thể cho là mình có được
tất cả phẩm chất tốt. Thượng Đế làm cho chúng ta không hoàn hảo để chúng ta có
ý thức về sự yếu đuối của chúng ta để rồi làm cho chúng ta khiêm tốn, khuyến
khích chúng ta thu đoạt nhiều hơn những phẩm chất tốt, những đức hạnh, để đạt
đến sự hoàn hảo.
Chúng ta phải dùng tất cả những phương tiện riêng
của chúng ta để tiến lên, tiến hóa lên càng lúc càng tốt hơn. Mỗi người đều có
một cái gì đó để đạt đến phẩm vị thiêng liêng; một Đấng Chơn linh có thể tạo ra
một thế giới và làm chủ thế giới đó.
. . . Trong lá thư sau cùng, tôi có giải thích cho
quí vị, tại sao chúng tôi bị dẫn đến việc cấm các tín đồ thông công với các
Đấng thiêng liêng bằng dụng cụ của các đồng tử không chánh thức. Quí vị hãy lưu
ý rằng, câu Minh thệ đã được đọc cho viết trong cùng một tinh thần đó, bởi Đức
Chí Tôn có mục đích cũng thế, là đặt chúng ta phải lo gìn giữ để chống lại
những vận dụng của các Tà Thần, và khi đọc cho chép lời Minh thệ ấy, Đức Chí
Tôn biết rằng, nó đem đến những tín đồ, một cách tổng quát, là người Việt Nam
mà phần đông đều không biết những cám dỗ của Quỉ vương, có thể sẽ bị Quỉ vương
quyến rũ một cách dễ dàng, và Quỉ vương đã đến một cách đau khổ trong những năm
vừa qua.
Đức Chúa Jésus Christ đã có tiên tri kẻ chống Chúa
và lời tiên tri nầy đã thực hiện. Ở Nam Kỳ, trước và sau khi thành lập nền Tân
tôn giáo, những kẻ chống Chúa đã đến và đã lập ra những chi phái tôn giáo để
gieo rắc sự chia rẽ, để dụ dỗ nhiều người đi ra khỏi con đường chơn lý. Kẻ
chống Chúa đã dùng tất cả những mưu mô và tạo ra rất nhiều nạn nhân.
Như quí vị thấy đó, lời Minh thệ chứng minh sự đúng
đắn giữa chúng tôi và những người Việt Nam khác.
Đức Hộ Pháp và các cổ pháp.
Cổ: xưa; Pháp: luật pháp, qui tắc, dấu hiệu, biểu
hiệu.
Quí vị phân biệt ba vật khác nhau tạo thành cổ pháp
của Đức Hộ Pháp:
a) một
thứ hình khối mang chữ "Xuân Thu";
b) một
thứ hình ống;
c) một
thứ hình que có ở đầu cùng một chùm lông đuôi.
a). Thứ hình khối ấy tượng trưng một cuốn sách gồm
5 quyển gọi là "Xuân Thu" :
Xuân = mùa xuân, Thu = mùa thu.
Đó là một tác phẩm xã hội viết ra bởi Đức Khổng Tử
dưới dạng là Kinh Phúc Âm (Kinh Thánh) có nghĩa là sự hoàn thiện luân lý, giảng
dạy ngoài các nghi lễ, lời bói toán về tiên tri, văn học, âm nhạc, những luật
lệ của Nhơn đạo : bổn phận làm người, làm một công dân, làm cha, làm mẹ, làm
chồng, làm vợ, làm con, làm anh làm chị, làm thầy làm trò, làm quan, làm vua,
cả đến những bổn phận đối với thú vật và thảo mộc. Đó là biểu tượng của Khổng
giáo.
Cuốn sách ấy gọi là Xuân Thu, bởi vì tư tưởng của Đức Khổng Tử làm nẩy nở và kết quaû luân lý của con người,
giống như mùa Xuân và mùa Thu là hai mùa có ngày và đêm dài bằng nhau và dễ
chịu.
b). Thứ hình ống tượng trưng một cái chén lớn của
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khi còn sanh tiền, dùng để nhận lấy thức ăn cúng
dường bởi các tín đồ. Hoàng Thái tử của một vị vua giàu có, nhiều thế lực của
một Vương quốc ở Ấn Độ, Thái tử Sĩ Đạt
Ta về sau trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đã có can đảm từ bỏ tài sản của
thế gian để đi tìm trong cảnh cô tịch sự bình an của tâm hồn và đi tìm chơn lý. Ngài phải ăn xin để sống,
để nuôi dưỡng xác thân với mục đích là truyền bá Đức tin mà Ngài đã đạt được.
Cái chén ấy gọi là Bình Bát Vu: Bình
là cái thau, Bát là cái chén, Vu là ăn xin. (Cái bát hình cái thau để nhận của
bố thí), đó là biểu tượng của sự dứt bỏ những của cải của thế gian, sự quên
mình, lòng hy sinh, sự bất vụ lợi
toàn thể của đời sống (chủ nghĩa khổ hạnh). Đó là cổ pháp của Phật giáo.
c). Một thứ que được trang trí một chùm lông đuôi gọi là Phất chủ (Phất là
chuyển động hay xua đuổi, chủ là bụi bặm) hay Phất trần (xua đuổi các thứ ô
trược của thế gian), tượng trưng sự luyện tập tinh thần gồm việc tự thanh lọc
hằng ngày tất cả các tật xấu. Như cái tên gọi của nó chỉ rằng, Phất chủ dùng để xua
trục các thứ dơ bẩn của cõi trần.
Đó là biểu tượng của Lão giáo, biểu tượng của sự thanh
lọc các tình cảm.
Tóm lại, ba giáo lý: Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo, (Thiên Chúa giáo được
xem là một nhánh của Khổng giáo) là ba giai đoạn tiến hóa của linh hồn, ba cấp
bực thọ pháp hướng đến các Đấng thiêng liêng thanh khiết.
Ba vật được mô tả ở trên hợp lại tạo thành cổ pháp của Hộ Pháp, bởi vì
Ngài, nói một cách thiêng liêng, lãnh trách nhiệm hợp nhứt Tam giáo và trông
nom cho mọi người sống hòa bình trong sự tôn
kính các định luật tiến hóa.
THÔNG SỰ, được gọi là Hộ Pháp Em, bởi vì thừa hưởng của Đức Hộ Pháp một
phần quyền hành để xử đoán các tín hữu trong ấp đạo của mình, mặc áo tràng lễ phục mà bên phải và bên
trái nơi ngực có hai cổ pháp và trên khăn đóng ngay chính giữa trán cũng có một
cổ pháp nữa (tất cả ba cổ pháp gắn ở ba góc).
PHÓ TRỊ SỰ, được gọi là Giáo Tông Em, bởi vì ông
thay mặt Đức Giáo Tông trong ấp đạo của ông, tiêu biểu tình thương đối với tất
cả sinh vật, trông nom một cách thương mến tất cả hành vi trong đời sống mỗi
tín đồ, về sự bình an của tâm hồn trên sự tiến bộ của con đường tiến hóa.
Phó Trị Sự mặc áo tràng được trang trí nơi cổ một
băng dài kim tuyến bạc và nơi tay áo bên trái một miếng vải tam sắc : vàng
(Phật giáo), xanh (Tiên giáo), đỏ (Khổng giáo). Đó là phản ảnh bên ngoài của
Tam giáo.
CHÁNH TRỊ SỰ, được gọi là Đầu Sư Em (Đầu là thứ nhứt, Sư là thầy, Em là em nhỏ) hay
người thầy thứ nhứt của các em nhỏ, hay là anh cả trong một làng đạo. Đầu
Sư nhận lãnh hai quyền hành được giao
phó bởi Giáo Tông và Hộ Pháp. Như vậy, Chánh Trị Sự có đầy đủ bổn phận của Giáo
Tông và Hộ Pháp trong một làng đạo.
Chánh Trị Sự mặc áo tràng trắng, được trang trí nơi
cổ một cái băng kim tuyến vàng và nơi tay áo trái một miếng vải tam sắc, có
kích thước lớn hơn của Phó Trị Sự. Trên khăn đóng của Chánh Trị Sự có gắn cổ
pháp của Hộ Pháp.
Tòa Thánh của chúng ta đang dự bị dịch quyển Pháp
Chánh Truyền:
Pháp là luật pháp, qui tắc, dấu hiệu, biểu tượng,
vv. . . tất cả cái gì dẫn xuất từ Luật
tiến hóa.
Chánh là bền vững, không sai lầm, bất khả xâm phạm,
hoàn toàn đúng đắn (mực trung dung của tất cả).
Truyền là mạng lịnh, tổ chức.
Pháp Chánh Truyền là những qui tắc về tổ chức bất
khả xâm phạm.
Tác giả của Pháp Chánh Truyền là THẦY thiêng liêng của
chúng ta, Đấng Cao Đài, đã đọc cho chúng ta chép bởi sự thông công bằng đồng tử.
Xin nhắc lại : Những giải thích nầy rất sơ lược, có
thể hiện ra rất phức tạp đối với người Tây phương mà họ rất sợ những chi tiết
tỉ mỉ, đặc tính của sự thờ phương của người Đông phương. Quí vị hãy an lòng: Ở
đây luôn luôn Đạo Cao Đài thừa nhận những sự đơn giản hóa nhiều hơn nữa ở các
nước khác.
Về phần liên quan đến các trẻ nhỏ kiểu Âu châu mà
quí vị có nói tới trong một bức thư, những người hay cười chê nói rằng, việc đó đến từ sự lai giống. Nhưng do sự
nghiên cứu và quan sát nghiêm chỉnh, chúng tôi dám quả quyết rằng, những đứa
trẻ ấy được được sanh ra bởi những bà mẹ hiền từ trong những gia đình Việt Nam,
đã sống với những người chồng Việt Nam. Các bà không bao giờ đặt chân đến thành
thị có người Âu châu cư ngụ hay lui tới và luôn luôn sống trong những nơi hoang
vắng không một người Âu châu nào đến thăm viếng. Tuy nhiên nhiều trẻ con của họ
có gương mặt kiểu Âu châu hay thuộc nòi giống A-ry-en; những đứa trẻ đó đôi khi
có dáng đi như hình thức của người Âu châu mà mái tóc của chúng nó luôn luôn
đen như người Việt Nam.
Chúng tôi tin tưởng biết rằng, những kiểu trẻ nhỏ
ấy giữ được một phần hình thể của những kiếp luân hồi trước mà nơi đó chúng nó
được sanh ra bởi những cha mẹ là người Âu châu. Chúng nó đến thế gian thường
hơn với chơn thần mà chúng có được trong những tiền kiếp luân hồi.
Bởi những sự tiết lộ, chúng tôi nhận xét rằng, một
người nào đó có môi bị chẻ hai ở tiền kiếp, hiện nay mang một môi sứt ; rằng
một người khác, nó là một con thú tiến hóa còn giữ một phần bản năng cũ của nó
với một dáng dấp xưa.
Những điều nầy làm cho người ta cười, tất nhiên,
một người duy vật như thế, nhưng hơn nữa, (anh ta lại rất tin dị đoan) anh ta
lấy làm khiếp sợ khi đốt ba điếu thuốc (hai bạn và hắn) với cùng một que diêm,
khi đi xe không mang theo bùa hộ mạng hay một linh vật, khi ăn sáng hay ăn trưa
với 13 người, khi vắt ngang cánh tay bạn vừa bắt tay từ giã, vv ...
Điều bất thường luôn luôn là cái bia của sự châm
biếm chua cay và xô đuổi của chúng ta mà
chúng ta chỉ là những kẻ khốn khổ và yếu đuối.
Kinh nghiệm về Đạo Cao Đài ở Âu châu gây ra những
nhận xét của một Đạo huynh :
" Vài công thức, vài trạng thái bên ngoài của
Đạo Cao Đài sẽ được thay đổi để có thể lấy lại một cách hiệu quả sự chú ý của những
người khả dĩ lấy nó để xem xét. Tôi nghĩ
- và cái nầy đã là một kinh nghiệm đối với tôi - rằng bức tượng trên bàn thờ biểu thị biểu tượng Thiên Nhãn tỏa sáng, có thể có lợi
hơn nếu được hoàn toàn thay thế bằng một hình ảnh có màu sắc rực rỡ, những Đấng
thiêng liêng hay những Đấng giáng trần
có hình ảnh tại nhà của các tín
đồ.
Nơi đây, tại nước Pháp, người ta rất thích sự đơn
giản, các lược đồ, những nét lớn gợi ý, ít ra là giữa công chúng, đặc biệt nơi
đó tôi cần thiết phải có những buổi giảng đạo.
Tôi xin nói với Đạo huynh về vấn đề nầy rằng bức
họa tuyệt đẹp Đức Quan Âm Bồ Tát mà Đạo huynh đã gởi cho tôi làm nhiều người ưa
thích, và tôi tin tưởng biết được lý do : Bức tranh rất ít màu sắc, nét vẽ đơn
giản hơn là hình tượng của Bồ Tát hay hình tượng của Đức Quan Thánh Đế Quân.
Tôi đã viết thơ cho Đạo huynh về vấn đề nghi lễ và
kinh kệ, có thể nên đơn giản hóa hơn nữa để thế chỗ cho sự trầm tư bình thường, có thể ngắt đoạn những câu cầu
nguyện ngắn. Tôi cũng nghĩ rằng, người ta có thể làm những bài đọc ngắn trọng
yếu trước bàn thờ của Đạo. Tất cả là việc của sự hiểu biết, của sự thích nghi
và của sự khoan dung.
Cái đèn trên bàn thờ (Thái cực đăng) là vật của lễ
chế, được hiểu rõ và nhìn nhận nhứt : Dĩ nhiên những người đặc biệt lo việc tế
lễ như những Chức sắc hay người tương đương, có thể không dùng những sự cho
phép nầy và hết sức tuân theo những kiểu cách
cư xử của người Việt Nam.
Về giáo lý hay giáo huấn nói riêng, tôi cũng đã
nhiều lần viết thơ dài dòng cho Đạo huynh, tôi xin trở lại để xác định với Đạo
huynh rằng, nó sẽ dễ ưa một cách siêu phàm để không nhấn mạnh trên hình dạng
riêng của Thần linh, hình dạng mà tôi
không ngần ngại đổ tất cả trách nhiệm cho chủ nghĩa duy vật Tây phương
hiện nay.
Người ta không muốn một Thượng Đế-Jéhova với những
quyết đoán độc tài; những người mà họ còn tin tưởng vào Thượng Đế ấy là những
tín đồ Công giáo La Mã, hay những tín đồ Tin lành chính thống, nhưng chắc chắn
không gồm đa số, cả ngay bên trong của những nhà thờ Công giáo.
Tất cả đòi hỏi chính xác và những cuộc đối thoại mà tôi tiếp được từ
tháng 12 năm 1934 về vấn đề Đạo Cao Đài, được hội tụ vào điểm chánh nầy là :
Đức Khổng Tử, Đức Lão Tử, Đức Thích Ca, Đức Chúa Jésus xứ Nazareth chỉ là những
vị thầy dạy dỗ, là những phản ảnh của Đại hồn vũ trụ, Đại hồn nầy không phải là
Thượng Đế tách rời hẳn vũ trụ, nhưng trái lại được xác định một cách mật thiết
với vũ trụ.
Nếu tôi giảng ngược lại, người ta sẽ nghe tôi chỉ vì
lịch sự, hay họ sẽ nói tôi muốn trở lại
thành La Mã.
Đạo huynh kính mến,
Vì tôi bị khó xử và khổ tâm để nói pha loãng với
Đạo huynh như thế, những gì mà tôi cảm
thấy vô cùng quan trọng cho việc lan truyền
Đạo Cao Đài nơi nước Pháp.
Tôi có khuynh hướng nghĩ rằng, sau khi tôi được thơ
của Đạo huynh liên quan đến tâm sự của tôi, sự tái kiếp của tôi hiện nay ở Tây
phương vào thời kỳ nầy là hoàn toàn do nhân quả, để giúp tôi làm cái gạch nối
giữa thế giới sụp đổ và một thế giới khác ló dạng ở chơn trời, trong phạm vi
hoạt động khiêm tốn của tôi.
Nhưng có biết bao sự thiếu hiểu biết gặp phải nơi đây ! Biết bao những chỗ tiểu
dị cần minh xác vào lỗ tai của những tín
đồ Công giáo hay những người theo chủ
nghĩa duy vật, họ rất giống nhau trong chủ nghĩa tín điều của họ xuất phát từ
một ảo tưởng chung !
Những suy nghĩ đúng đắn nầy đưa ra từ năm 1935,
không mất một chút giá trị nào của nó : được thử nghiệm ở phương Tây, ở nước
Pháp, Đạo Cao Đài kêu gọi sự giản dị hóa để cho những người sống trong khí hậu
của Voltaire (môi trường hoài nghi) rằng họ chán ngán các danh từ và nghi lễ quá phức tạp của tất cả Thông Thần
học của Đông phương.
Chúng tôi nên nói thêm, sự phức tạp ấy biểu kiến
hơn là có thật, là một quyến rũ mạnh mẽ, là niềm vui sướng ngọt ngào cho những
người khát khao chủ nghĩa thần bí (theo nghĩa đẹp nhứt và cao quí nhứt của từ
ngữ).
ĐẠO CAO ĐÀI
và các Chi Phái
Giáo hội của Đạo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
(Đại Ân Xá lần 3 của Thượng Đế ở Đông phương) nhận những huấn lịnh và sự thúc
đẩy của Tòa Thánh Tây Ninh.
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ]
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét