Về nguyên căn của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu,
Ngài có ghi lại như sau:
“Ngày mùng 3-7 Ðinh-Mão (dl 31-7-1927) nguyên Ðức Chí Tôn có cho biết tiền thân của Hậu là
Xích Tinh Tử và của Ðức là Từ Hàng Ðạo Nhơn. May được Quỉ Cốc Ðại Tiên giáng
đàn, chúng tôi xin Ngài cho mỗi đứa một bài thi:
Bài thi cho Hậu (Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu):
Nhà Châu tên tuổi đã rành
rành.
Tam Kỳ tái thế an thiên
hạ,
Hậu nhựt thành công hậu
hứng tình,
Sau khi qui Thiên, Ngài giáng cơ cho bài thi làm:
Bài thài hiến lễ:
Nhà Phật hôm nay giữ Đạo mầu,
Phiền ba nghĩ lại có vui
đâu.
Tẻ đường phi thị noi đườg
tịnh.
Tìm cửa Từ-bi lánh cửa Hầu.
Xác thịt trải qua miền gió
bụi.
Nắm xương chờ gởi bóng
tang du.
Lửa lòng vụt tắt từ đây vẫn…
Giọt nước nhành Dương gợi
tấm sầu.
(Bảo-Pháp Nguyễn Trung Hậu)
Được Huyền diệu từ ban đầu mới đủ đức tin:
Năm 1926 vì làm ăn sa sút, ngày 23-6-1926 (14-5
Bính Dần) Người có cầu hỏi Đức Chí-Tôn coi nên tiếp tục hay để cho sụp đổ,
thì Thầy dạy:
Con muốn làm sao tự ý con,
Nhà nghèo nhơn nghĩa miễn
vuông tròn
Thầy đâu nỡ để Môn đồ cực,
Mối đạo giữ cho ngàn thưở
còn.
Đức Chí-Tôn
Tuy nhiên không phải mỗi việc nào cũng hỏi, dầu Thầy trả lời nhưng cũng có ý
trách phiền:
Cái khiếu thông minh con ở
đâu ?
Kêu Thầy mà hỏi việc cơ cầu.
Hễ là quân tử chi màng việc,
Hễ biết điều cao bớt việc
sầu.
Đức Chí-Tôn
Chỉ có hai Chơn-Quân: HẬU, ĐỨC
có tên trong số 12 vị Môn-Đệ đầu tiên của Đức-Chí Tôn được chỉ định, như thế
cũng đủ thấy rằng tất cả đều có sự an bày của Thượng Đế:
CHIÊU KỲ TRUNG độ dẫn
HOÀI sanh
BẢN đạo khai SANG QÚI GỈANG
thành.
HÂU ĐỨC TẮC
CƯ thiên địa cảnh,
Quờn, Minh, Mân đáo thủ
đài danh.
Đức Chí-Tôn
Vào khuya mồng một Tết năm Bính-Dần (dl 13-12-1926) khoảng giờ Tý, Ngài tái
cầu thì Đức Chí-Tôn Ngọc Hoàng Thượng-Đế giáng dạy rằng: “Đức, Hậu tập Cơ sau
theo mấy Anh mà độ người, nghe!”
Năm Bính-Dần (24-9-1926) Đức Chí-Tôn cho thi, điểm đúng tên: Nguyễn Trung Hậu
bút hiệu Thuần-Đức một bài thi khoán thủ như vầy:
THUẦN phong mỹ tục giáo nhơn sanh,
ĐỨC hóa thường lao mạc dị danh.
HẬU thế lưu-truyền gia pháp quí,
GIÁO dân bất lậu tán thời
manh.
Bài thi kế tiếp:
Đã có căn phần dựa cảnh
Tiên,
Bước đời chớ quản bậc sang
hèn.
Mưa mai nắng xế chờ qua khỏi.
Đêm tối lần ra gặp ánh
đèn.
Đức Chí-Tôn
Ngày 12-1 Đinh Mão (dl 13-2-1927) Ngài thọ Thiên phong BẢO PHÁP CHƠN QUÂN.
Theo Châu tri ngày 7-3 Quí-Dậu (1-4-1933) Ngài giữ Quyền Chưởng Pháp Cửu
Trùng Đài.
Năm 1934, Ngài về dưỡng bịnh tại Gia Định (Cây Quéo). Ngài hợp với Hiến-Pháp
thành một cặp Cơ chánh thức phò loan cho Đức Chí-Tôn truyền Đạo các nơi: Cầu kho,
Gò kén, Chợ-lớn, Gò công, Tân an, Mỹ-tho, Bến tre.
Lúc sanh tiền, thú vui của Ngài là làm thơ và cờ tướng. Chính Ngài Nguyễn Bảo-Pháp
có biệt tài về làm liễn đối được Đức Lý Đại Tiên khen tặng là: Ai muốn xin liễn
hãy tìm Hậu.
Hai câu liễn trên Thuyền Bát-Nhã do Ngài viết:
- Vạn sự viết vô, nhục thể thổ sanh hoàn tại Thổ.
- Thiên niên tự hữu linh hồn thiên tứ phản hồi Thiên
5 - Ngài Tiếp Ðạo Cao Ðức
Trọng
(1897-1958)
Ngài Tiếp Ðạo Cao Ðức Trọng, nguơn linh ông là Thánh Juda, một trong 12 vị
Thánh Tông Ðồ của Chúa Jésus Chrits.
Đức Hộ-Pháp nói về ông Tiếp Đạo:
“Khi Đức Chí-Tôn đến với chúng tôi, Đức Chí Tôn mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ chứ
không phải mở Đạo Cao-Đài, tới chừng Ngài biểu cầm một cây Cơ và một ngọn Bút
đi các nơi thâu Môn đệ.
Trọng yếu của Ngài là thâu mấy vị Tông đồ có sứ mạng trong Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ này đã giáng sanh trước đặng làm môi giới độ Đạo sau này. Đức Chí-Tôn biểu
chúng tôi phò loan đặng Ngài dùng quyền năng thâu dụng mấy vị Tông đồ đó. Quả
nhiên chẳng bao lâu, có đủ Thập Nhị Thời Quân hiển hiện ra, trong số các vị Thời
Quân ấy có CAO TIẾP ĐẠO ở tại Kiêm-Biên chớ không phải ở Sài-gòn.
Đi thâu Thập Nhị Thời Quân rồi Đức Chí-Tôn mới mở Đạo”.(ngày 13-10 Giáp-Ngọ
- 1954)
Ngài Tiếp Đạo quí danh Cao Đức Trọng, sanh ngày 20-4 Đinh-Dậu (1896) tại
làng Ích Thạnh, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định. (Ngài Cao Tiếp Đạo là bào huynh của
Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang).
Đàn cơ ngày 29-6-Đinh Mão (dl 27-7-1927) Đức Chí Tôn ân phong Ngài Cao-Đức-Trọng
phẩm Tiếp-Đạo Hiệp-Thiên-Đài.
6 - Ngài Bảo Ðạo Hồ Tấn
Khoa
Nguơn linh là Sa Nặc theo hầu Thái tử Sĩ-Ðạt Ta tức là Phật Thích Ca
sau khi đắc Đạo.
Ông là vị Thời quân sau cùng, thứ 13, tức nhiên là người thừa hành trách
nhiệm Bảo Đạo thế cho Ngài Bảo Đạo Ca-Minh Chương sớm qui Tiên, nên chưa làm gì
cho Đạo. Ông chỉ là người tiếp lo về mặt hữu hình thôi. Vậy nên sau ngày Qui
thiên ông bị áp lực cho chôn hàng nằm và mặc đạo phục trắng, cũng là chuyện
đương nhiên.
Đêm 9 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (dl 11-2-1954), tức là gần 5 tháng sau, tại
Cung Ðạo Tòa Thánh, Ngài Bảo Ðạo Ca Minh Chương giáng cơ xin với Ðức Hộ Pháp
trao quyền Bảo Ðạo tại thế cho Ông Hồ Tấn Khoa để Hiệp Thiên-Đài có đủ chư vị
Thời Quân làm việc.
Ngài Ca Minh Chương giáng Cơ nói rằng:
“Chào Hộ Pháp Thiên Tôn, cùng chư vị Thời Quân Hiệp-Thiên-Đài. Cùng các Bạn,
Thưa Ðại huynh Hộ Pháp Thiên Tôn,
Ðệ xin giao nơi tay Ngài uy quyền Bảo Ðạo đặng Ngài ban lại cho bạn Hồ Tấn
Khoa và lập Thánh lịnh.
Bổn Quân Bảo Ðạo Ca Minh Chương tuân y mệnh lệnh của Chí Tôn và quyền Ngọc
Hư phê chuẩn, giao chức tước quyền hành nơi thế về hữu vi nhi trị, còn phần
thiêng liêng về phần Bổn Quân nắm giữ.
Hồ Hiền hữu! Bổn Quân lấy làm hữu hạnh đặng hiểu Hiền hữu kế nghiệp thì chỉ
mong một điều trọng hệ hơn hết là trách vụ khó khăn cực nhọc ấy, Hiền hữu cáng
đáng kham tất. Vậy Hiền hữu nên nhớ rằng, nghiệp thiêng liêng hằng tồn tại mãi,
còn quán tục là thừa.
Hiền hữu nên nhớ mãi lời ký thác của Bổn Quân hầu ngày sau vui gặp nhau nơi
cõi Thiêng liêng Hằng sống”.
D - CỬU TRÙNG ĐÀI
1 - Bà Nữ Ðầu Sư Lâm Hương
Thanh
(1874-1937)
Nguơn linh là Long Nữ hầu Phật Quan Âm. Long Nữ vốn là em của Đệ Tam Thái Tử
con vua Long Vương, hóa cá dạo chơi, bị vướng phải lưới ông chài. Đức Quan Âm
sai Thiện Tài Đồng tử hóa thường nhơn đến mua cá đem ra Nam Hải thả. Nam Hải
Long Vương cám ơn đức, sai con gái là Long Nữ đem tặng Đức Quan Âm một viên ngọc
chiếu sáng cả ban đêm. Long Nữ cảm phục quyền năng của Đức Phật nên xin qui y
và làm Đệ tử Đức Quan Âm. Ngày nay Bà cùng ông Nguyễn Ngọc Thơ nên duyên chồng
vợ. Nguơn linh ông là Từ Hàng Đạo Nhân, tức Quan Âm Bồ Tát. Kiếp này Ông Thơ và
Bà Lâm Hương Thanh là đôi bạn đời với nhau vì tiền kiếp đã định.
Bà Nữ Đầu sư Lâm Hương Thanh, thế danh là Lâm ngọc Thanh, sanh năm Giáp Tuất
(1874) tại làng Trung Tín, quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Thân mẫu là Bà Trần
thị Sanh.
Tóm tắt Tiểu-sử:
Thế danh: Tên Bà là Lâm-Ngọc-Thanh.
Thánh-danh: HƯƠNG THANH hoặc Lâm Hương Thanh. Nơi sanh: Làng Trung-Tín, quận
Vũng-Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Thuở nhỏ Bà qui y theo Đạo Phật với Thầy là Hoà Thượng
Như-Nhãn, trụ trì tại chùa Giác-Hải, Phú Lâm (Chợ-lớn)
*Phần Đời: Một bậc giàu
có của cải nhứt bấy giờ.
*Phần Đạo: Tuyệt phẩm là
Đầu-sư Nữ-phái.
Bà được ông Phạm-Tấn-Đãi (Sau là Khai Đạo –Thời-quân Hiệp-Thiên-Đài) vâng lịnh
Đức Chí-Tôn đến độ Ông Nguyễn-Ngọc-Thơ và Bà Lâm-Ngọc-Thanh vào Đạo Cao-Đài.
- Bà Nhập môn vào nền Đại-Đạo ngày mùng 5-6 Bính-Dần (Mardi, 15 Juillet
1926).
Khi đến với Đạo, Bà giàu lòng Bác-ái, dâng hiến một phần lớn sự nghiệp vĩ-đại
của Bà cho Đại-Đạo làm phương tiện hoằng-hoá đạo-mầu của Đức Chí-Tôn, biến Phật-tự
thành Thánh-Thất tại Vũng-Liêm.
- Bà phát kinh, biếu Đạo-phục cho những người mới Nhập môn cầu Đạo.
- Hiến tài sản để tu bổ ngôi chùa Từ-Lâm-Tự, Gò kén Tây ninh để làm nơi
Khai Đạo trong ba tháng trường. Ngôi Chùa Gò kén này vốn của Hoà Thượng Như Nhãn.
Ông Bà cũng đã đóng góp nhiều của cải để làm chùa này.
- Bà thọ phong đầu tiên là đêm 14 rạng
ngày rằm tháng 10 năm Bính-Dần (dl 18 Novembre 1926) là ngày Đại Lễ Khai Đạo tại
Thánh-Thất tạm Từ-Lâm-Tự. Bà Lâm-Ngọc-Thanh thọ Thiên Ân Nữ Giáo Sư, Thánh danh
là Lâm Hương-Thanh.
- Đức Chí Tôn thăng phẩm Bà lên Nữ Phối Sư ngày 14 tháng giêng năm Đinh Mão
(dl 15 Février 1927) - Bà Lâm Hương Thanh được thăng phẩm tiếp là Nữ Chánh Phối
Sư, Chưởng quản Hội-Thánh Nữ phái. Ngày mùng 9-3 Kỷ-Tỵ (dl 16 Avril 1929)
- Bà qui Tiên vào ngày mùng 8 tháng 4 năm Đinh Sửu (dl 17-5-1937) đúng vào
Lễ Thánh đản của Đức Phật Thích Ca, tại quê nhà ở Vũng Liêm, hưởng thọ 63 tuổi.
- Tuy Bà đã qui TIÊN ngày 8-4 Đinh-Sửu nhưng đến ngày 25-4 Đinh-Sửu (dl 3
Juin 1937) Bà mới được Đức Chí Tôn ân tứ thăng lên phẩm Đầu Sư. Tức là Nữ Đầu
Sư hàng truy phong.
Ban đầu: Bà Lâm Ngọc Thanh là vợ của ông Huyện Huỳnh Ngọc Xây, nên Bà thường
được người ta gọi là Bà Huyện Xây, là một nghiệp chủ rất giàu có tại Vũng Liêm.
Ông và Bà có một người con gái tên là Huỳnh thị Hồ.
Sau nầy Ông Huyện Xây chết, Bà gá nghĩa với Ông Huyện Hàm Nguyễn Ngọc Thơ,
một nghiệp chủ ở Tân Định Sài gòn. Hai Ông Bà đều hâm mộ Phật giáo nên đều qui
y theo Phật giáo, thọ giáo với Hòa Thượng Như Nhãn, trụ trì Chùa Giác Hải ở Phú
Lâm, Chợ lớn.
Hai ông Bà đã đóng góp công quả rất lớn trong việc mua đất cất Toà Thánh và
nhiều dinh thự. Hơn nữa Bà là người rất giàu lòng đạo đức nên bất cứ khoản tiền
nào thiếu thì Ông Bà sẵn sàng, từ ngôi Từ Lâm Tự đến Toà Thánh, đâu đâu cũng có
bàn tay của Bà, xứng đáng là người Chị lớn cầm đầu Nữ phái Cao-Đài ngàn năm.
2 - Ngọc Ðầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt
Nguơn linh Ngài là Dương
Tiễn
Là một trong Thất Thánh, đời Phong Thần. Dương Tiễn rất tài giỏi, có nhiều
mưu lạ và có nhiều phép biến hóa không lường. Trước khi khởi sự Chinh Đông,
đánh Ngũ quan, diệt vua Trụ, Dương Tiễn lạy thầy là Ngọc Đảnh Chơn Nhơn, hỏi việc
chinh chiến sắp tới thế nào. Ngọc Đảnh Chơn Nhơn đáp:
- Ngươi khác với người ta xa lắm.
Nói rồi ngâm rằng:
Tập luyện huyền công, ai
sánh kịp,
Tung hoành thế giới, bực
nào hơn.
Dương Tiễn nhờ có Thất thập nhị Huyền công (72 phép biến hóa), nên đã giúp
Tử Nha rất đắc lực, tạo nhiều kỳ công.
Ngài Lê văn Lịch là hậu thân của Dương Tiễn:
Ngài Lê văn Lịch được Chí-Tôn ban phẩm Đầu Sư phái Ngọc là Ngọc Lịch Nguyệt.
Hiệu là Thạch Ẩn Tử, sanh ngày mùng 1 tháng 9 năm Canh Dần (dl 14-10-1890)
tại làng Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn. Thân sinh của Ngài là Cụ Lê văn
Tiểng, tu theo Đạo Minh Sư đến bực Thái Lão Sư, hiệu Lê Đạo Long, là người sáng
lập ngôi chùa Vĩnh Nguyên Tự ở Cần Giuộc. Cụ Tiểng tu đắc đạo, sau khi qui
Thiên đắc quả Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn.
Cụ có lời di chúc:
"Lập Vĩnh Nguyên Tự để sau nầy có Thập nhị Khai Thiên đến mở Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ”.
Khi hai Ông Nguyễn Ngọc Tương và Lê Bá Trang rút khỏi Tòa Thánh Tây Ninh để
về Bến Tre lập Ban Chỉnh Đạo, thì Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt cũng rời Tòa
Thánh, trở về về Vĩnh Nguyên Tự tu hành.
Năm 1943, trong công cuộc nhà cầm
quyền Pháp khủng bố Đạo Cao Đài, Ngài bị họ bắt đày đi Côn Đảo, đến năm 1945,
Ngài mới được trả tự do trở về.
Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt bị sát hại trong cuộc chiến chống Pháp xâm lược
của phong trào Việt Minh, Ngài qui thiên tại Chợ Lớn ngày 2-9-Đinh Hợi (dl
15-10-1947) thọ 58 tuổi. Mộ của Ngài đặt tại phần đất phía sau Vĩnh Nguyên Tự,
gần mộ của thân phụ Ngài là Cụ Lê văn Tiểng.
3 - Ngài Thái Ðầu Sư Thái
Nương Tinh
Nguơn linh là Văn Thù Bồ
Tát đời Phong Thần
Đức Chí Tôn giáng cơ tiết lộ cho biết, nguơn linh của Ngài Đầu Sư Thái Thơ
Thanh là Từ Hàng Bồ Tát, còn của Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh là Long Nữ, đồ đệ
của Đức Quan Âm Bồ Tát. Ngài Đầu Sư Thái Nương Tinh là Văn Thù Bồ Tát. Thầy dạy:
“… Thầy chẳng nói ra căn cội của Nương e con giận. Vậy Thầy cũng nói luôn
thể để anh em nhìn nhau, thương yêu nhau. Nó là Văn Thù Bồ Tát tái thế, nghe à
! Nó lập ngôi vị cho con, nó đi một đường với con mà hành Đạo cho tới ngày hai
con đến đắc quả đặng trở về cùng Thầy.
Ngày 12-12 Bính-Dần (15-01-1927) (ĐS. II. 177)
Thầy giáng dạy rằng:
“Nương, Thầy dặn con, con chẳng hề
nghe đến, Thầy muốn bỏ, song vì cựu vị nên chẳng đành. Từ đây phải lo Đạo nghe!
Thầy phong cho con chức Thái-Đầu Sư, phải hành-Đạo và hiệp sức phổ-độ phái
Thái, Thái-Minh Tinh bị Lý Thái Bạch cách chức”.
Đức Lý dạy:
“Nương phải sắm Thiên-phục như Thơ
Thanh vậy nghe!” (13-12 Bính-Dần).
Đức Thượng-Đế cũng xác nhận về ba vị Tướng soái của Thầy bên cơ-quan Cửu-Trùng
Đài rằng:
“Thầy đến đây đặng cho hội-hiệp
sum-vầy BA NGÔI cho đoàn-tụ đó, bớ mấy con! Nghĩa là Ngọc Thanh, Thái-Thanh và
Thượng-Thanh đã đủ mặt ngày nay rồi, thì phải lo thi-hành bổn-phận cho chóng.
“Bởi ngày giờ đã muộn, ráng mà làm
bia cho đời sau noi dấu đến bảy chục muôn năm đó con! Chớ chẳng phải là cuộc nhỏ
mọn đâu con, phải ráng mà đồng công cọng sự mới đặng, trong thì Thầy giúp sức,
ngoài thì BA CON phụ lực mới thành-công.”
Chú thích:
Nương: là tên của Ngài Đầu Sư Thái Nương Tinh. Đây là ba ngôi đặc biệt của ba vị Đầu sư buổi
ban đầu mới có chữ: NHỰT, NGUYỆT, TINH là Tam bửu của Trời, nay Thầy đến ban
cho trong cơ quan Cửu Trùng Đài này là các vị: Thái Đầu sư Thái Nương Tinh, Thượng
Đầu sư Thượng Trung Nhựt, Ngọc Đầu sư Ngọc Lịch Nguyệt. Ngài Nương là Chơn linh
của Đức Quan Âm Bồ Tát; tức là của Đức Từ
Hàng Bồ Tát biến sanh. Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh có chơn linh cùng với
Quan Âm Bồ Tát, tức là cùng có một gốc là Chơn linh của Đức Từ Hàng Bồ Tát.
Ba phẩm Đầu sư kế tiếp lấy chữ THANH làm Tịch Đạo cho Nam phái, các Ngài phải
lấy Thánh danh là: Thái Đầu-sư Thái Thơ Thanh, Ngọc Đầu-sư Ngọc Trang Thanh,
Thượng Đầu sư Thượng Tương Thanh (buổi đầu các Ngài chỉ là “Quyền Đầu sư”. Từ
đó hai Ngài Tương và Trang hợp với Ngài
Thơ lập “Quyền Thống Nhứt”.
Hai vị cùng là TỪ HÀNG ĐẠO NHƠN như:
nguơn linh của Ngài Hiến Pháp là Từ Hàng Đạo Nhơn. Ngày 3-7 Đinh-Mão
(31-7-1927) may được Quỉ Cốc Đại Tiên giáng đàn (Trang 60)
Ở đây Ngài Thái Thơ Thanh cũng là Từ Hàng Đạo Nhơn, theo như lời Đức
Chí-Tôn cho biết. Hỏi vì sao hai người cùng một nguơn linh ? Đây không phải là
lạ vì Đức Chí-Tôn có cho biết một nguơn linh cao trọng có thể chiết chơn linh
xuống trần cùng một lúc mà hai ba người cùng làm nhiệm vụ cứu đời.
4 - Thái Ðầu Sư Thái Thơ Thanh
Nguơn linh Ngài là Từ Hàng
Ðạo Nhơn
Tức là Quan Âm Bồ Tát. Tầm nguyên thì Phật Từ Hàng tu đắc Đạo ở Phổ Đà Sơn,
“Phổ Đà Sơn giải qủa Từ Hàng” cũng là Quan Âm Bồ Tát.
Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh, thế danh là Nguyễn Ngọc Thơ, tên thật là Nguyễn
văn Tơ, sanh năm 1873 tại quận Bãi Xàu tỉnh Sóc Trăng, sau lên Sài gòn lập nghiệp
ở Tân Định. Thân sinh là Ông Nguyễn Hưng Học, cháu ruột của Trung Quân Nguyễn
văn Thiền, vốn dòng trâm anh thế phiệt, Trung hưng công thần
Ngài Nguyễn Ngọc Thơ có chấp nối duyên vợ chồng với Bà Lâm ngọc Thanh ở
Vũng Liêm, tục gọi là Bà Huyện Xây (Lâm Ngọc Thanh). Hai Ông Bà đều được Đức
Chí Tôn độ theo Đạo. Về sau bà Lâm Ngọc Thanh đắc phong Nữ Đầu Sư, Thánh danh
là Lâm Hương Thanh.
Ngày 2-7-Bính Dần (dl 9-8-1926), Đức Chí Tôn phong Ngài Thơ làm Phối Sư
phái Thái, cầm quyền Thái Chánh Phối Sư, Thánh danh là Thái Thơ Thanh.
Ngày 17-2-Quí Dậu (dl 12-3-1933), Ngài Thái Thơ Thanh được thăng lên Quyền
Thái Đầu Sư.
Cả hai nhà nghiệp chủ này vừa giàu sản nghiệp lại vừa giàu đạo đức nên đã
góp một công quả rất lớn trong buổi đầu như mua đất hiến làm Toà Thánh và các cơ
sở…
Bài Thánh Ngôn Ðức Chí Tôn dạy Ngài Ðầu Sư Thái Nương Tinh. Ðức Chí Tôn
nói:“Thiên cơ Thầy đã thố lộ nơi Thơ, rán xem đó mà liệu trong lúc sau nầy”.
Ngày 08-12-Bính Dần (dl 11-1-1927) Ðức Chí Tôn giáng dạy Ngài Thái Thơ
Thanh như sau:
ÐS. II. 177: "Thơ, con đừng lo
lắng về Chơn thần con lắm vậy nghe...Nhiều phen Thầy nghe con vái, nhưng mà
ngày giờ chưa đến nên Thầy chưa nói. Ngày nay Thầy tỏ thiệt cho con hiểu. Con
là một chơn linh cùng Quan Âm Bồ Tát. Con đã hiểu rồi, vậy từ đây phải biết
mình trân trọng mà trau giồi tánh hạnh nghe.
Thầy chẳng nói căn cội của Nương e con giận. Vậy Thầy cũng nói luôn để cho
anh em nhìn nhau, thương yêu nhau. Nó là Văn Thù Bồ Tát tái thế, nghe à! Nó lập
ngôi vị cho con, nó đi một đường với con mà hành Đạo cho tới ngày hai con đến đắc
quả đặng trở về cùng Thầy.
Lâm Thị Ái Nữ! như lời Thầy nói thì hai con phải thương yêu nhau hơn nữa, hầu
sau khỏi thẹn với nhau, nghe con !”
5 - Ngài Nguyễn Ngọc Tương
Quyền Đầu sư Thượng Tương
Thanh
Ðức Quyền Giáo Tông giáng cơ tiết lộ cho biết: Ngài Nguyễn Ngọc Tương là
chơn linh của Ngô Tôn Quyền tái kiếp.
Ông Nguyễn Ngọc Tương sanh ngày 26-5-Tân Tỵ (dl 22-6-1881) tại làng An Hội,
tỉnh Bến Tre, thuở nhỏ học tại Collège Mỹ Tho, rồi lên Sài Gòn học ở Lycée
Chasseloup Laubat, đậu bằng Thành Chung năm 1902, xin làm Thơ ký phòng Thượng
Thơ. Làm nơi đây được 1 năm thì xin về làm Thơ ký nơi Tòa Bố tỉnh Bến Tre suốt
17 năm liền.
Năm 1919, thi đậu ngạch Tri Huyện, được bổ làm Chủ Quận Châu Thành Cần Thơ,
rồi Chủ Quận Hòn Chông (Hà Tiên), rồi đến năm 1924 thì đổi về làm Chủ Quận Cần
Giuộc, qua năm 1927 đổi ra làm Chủ Quận Xuyên Mộc (Bà Rịa).
Ông nhập môn theo Ðạo Cao-Ðài vào tháng 2 năm Bính-Dần (1926), thọ phong
Thượng Chánh Phối Sư ngày 17-5-Bính Dần (dl 26-6-1926). Năm 1930, thăng lên Quyền
Ðầu Sư.
Ðầu năm 1934, ông Nguyễn Ngọc Tương và Lê Bá Trang tách khỏi Tòa Thánh Tây
Ninh, rút về làng An Hội lập Ban Chỉnh Ðạo và sau đó biến thành Chi phái Bến
Tre.
Ngày 8-1-Ất Hợi (dl 11-2-1935), Ðại Hội Vạn Linh phái Bến Tre bầu ông Tương làm Giáo Tông phái
Bến Tre.
Ngày 7-4-Ất Hợi (dl 9-5-1935) cử hành Lễ Ðăng điện cho Ngài Tương lên ngôi
Giáo Tông ở Thánh Thất An Hội Bến Tre và từ đó Thánh Thất An Hội được gọi
là Tòa Thánh Bến Tre.
Từ năm 1942 đến 1951, ông Tương thường nhập tịnh trong Tịnh Thất riêng, lúc
đó ông thường tự xưng là Lý Giáo Tông.(Xem “Chi phái Cao-Đài” cùng Soạn giả)
6 - Ngài Lê Bá Trang
Quyền Ngọc Đầu sư Ngọc
Trang Thanh
Ðức Quyền Giáo Tông giáng cơ tiết lộ
cho biết: Ngài Lê Bá Trang là chơn linh Quan Vân Trường thời Tam Quốc tái kiếp.
Người phản Đạo là hai Ông Tương Trang. Cả hai tách rời Toà-Thánh ngày 5-3-1934
(Giáp Tuất)
Khi ông Trang qui ngày 30-5 Bính-Tý (dl 17-7-1936) ông Tương mất đi người cộng
sự đắc lực, nên tuyên-bố rằng:
“Chi phái lập thành do Cơ Bút bình
thường dẫn dắt, nay Chi phái đã hết phận sự thì Cơ Bút bình thường không còn hiệu
lực. Chương trình hiệp nhứt gốc Đạo về Tổ Đình Tây-ninh phải lo…”
Khi đưa xác Ông Trang về Thánh Địa
do Chi phái nài xin. Ông Tương thừa dịp đưa đám táng ông Trang, ông mặc áo mão
Giáo-Tông tự phong, bị Đức Hộ Pháp ra lịnh: “Nếu Ông Tương muốn Liên Đài ông
Trang vào Nội-ô để an táng phải mặc đồ thường phục, bằng không thì chẳng được
vào Toà-Thánh hành Lễ Đức Chí Tôn”.
Tội phản loạn của ông Trang bị Đức Hộ-Pháp đánh Ma-Xử vào Liên đài ba cái
mà linh hồn ông bị đoạ vào Lạc-Hồn-Trì nằm mê suốt ba tháng trường do Thánh
giáo Đức Quyền Giáo-Tông giáng dạy. Sau ba tháng tỉnh hồn rồi trốn chạy nhập
vào xác một người, rồi chạy vào Hộ Pháp-Đường để cầu xin Đức Hộ-pháp xá tội.
Nhưng khi gặp Phật, hồn ông Trang nói không nên lời chỉ ú-ớ, bị Đức Ngài đánh
cho một tát tay chạy mất dạng.
Đức Quyền Giáo-Tông yêu cầu: “Nhờ Hộ pháp gặp bắt giữ giùm chờ Ngài đến độ
dẫn kẻo tội nghiệp”.
Còn Ông Tương tuy chưa chết nhưng Thánh giáo của Đức Quyền Giáo-Tông nói: “Rồi
đây Nguyễn Ngọc Tương cũng phải chịu hình phạt như thế. Vì ông Tương là chánh
phạm dụ dỗ một số người bỏ Chánh Đạo chạy theo để lập Chi-phái mà Bát-Đạo Nghị
Định của Đức Lý ghép vào Tả Đạo Bàn-Môn”.
Tại sao dám nói hai vị Chức
sắc này là
phản Đạo?
Đây chỉ lập lại lời nói của Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh. Ông Lê-Thế Vĩnh gởi
Chức-sắc và bổn Đạo nói về ông Lê-Bá-Trang vào năm Đạo thứ tám (Đệ Bát niên) tại
Toà-Thánh Tây-Ninh, ngày 29 tháng 8 năm Quí Dậu (le 10 Novembre 1933). Nguyên
văn như sau:
"Kính gởi cùng Chư Chức
sắc Thiên-phong Nam Nữ và Chư Đạo-Hữu
Nam Nữ lưỡng phái,
Kính cùng chư Hiền huynh
và chư Hiền Tỷ.
Ngày 12 Septembre 1933, Đạo-hữu
Lê Bá-Trang là Cựu Quyền Đầu-Sư Cửu-Trùng Đài bị ngưng quyền.
Ngày 26 Juillet 1933, có
ra Châu-tri số 146 nói là can dự đến Tệ Đệ và toàn nền Chánh-trị Đạo.
Tệ Đệ chỉ buồn cười cũng bỏ
qua cho Người biết xét mình mà ăn-năn tự hối, dè đâu ngày 20 Septembre 1933,
Người lại ra thêm một tờ Châu-tri số 147 cố ý nhục mạ Đức Quyền Giáo-Tông và
nhiều vị Chức-sắc đương hành Đạo.
Tệ Đệ vẫn điềm nhiên xem
coi trong trí lực thường tình của Người sau này được nảy nở được nhiều chi đặc
biệt nữa.
Thật vậy cách vài hôm sau,
quả có kẻ phụ sự của Người đến Giáo-Tông-đường giựt máy đánh chữ và vu vạ, rồi
thì càng ngày càng lộng, nào là nhóm ngày nhóm đêm, nào là xúi giục kiện thưa,
nào là hăm doạ bỏ tù Đạo hữu, nào là kỳ cho một tháng nữa là đuổi hết cả Quyền
Giáo Tông và Hộ-Pháp ra khỏi Thánh-Địa, nào là hiêu hiêu tự đắc khoe rằng: Chấp
ba ngựa cũng thắng…
Đầu-sư gì mà luật Đạo
không thông, trách-nhiệm không biết, thậm chí kinh Cúng Tứ Thời cũng không thuộc,
Tu-hành gì mà còn giả dối, còn mưu-mô, còn quyền quyền thế thế.
Than ôi! Nếu Tệ Đệ không có phận-sự đặc biệt
trong Hội-Thánh, thì Tệ Đệ đã thối bước lâu rồi, để cho họ tự quyền diệt Đạo.
… Cả bằng cớ Tệ Đệ đều nắm
sẵn nơi tay đặng đợi ngày giải kẻ phạm ra Toà Tam giáo, sẽ cho toàn Đạo biết rõ
rằng: “Hai Đạo-Hữu Lê-Bá-Trang và Nguyễn Ngọc Tương là người phản Đạo”.
Tệ Đệ xin chư Đạo-Hữu cứ
giữ phận-sự tu-hành, đừng lầm nghe mà sau này ăn-năn rất muộn.
Tệ Đệ vì phận-sự quyết xin
Đức Hộ-Pháp giữ nghiêm pháp luật và từ đây ngày nào còn Đức Hộ-Pháp và Tệ Đệ
thì bọn Tà Thần đừng mong gì đến cửa Đạo mà dụng Tà quyền để áp bức và hăm doạ
đạo-hữu…”
7 - Ngài Thái Chánh Phối
Sư Thái Ca Thanh
Nguơn linh Ngài là Độc giác Thanh Ngưu
Tức là con trâu của Ðức Lão Tử cưỡi.
Năm 1931 Ngài Phối Sư Thái Ca Thanh rút khỏi Toà Thánh Tây ninh về Mỹ Tho lập
Minh Chơn Lý trong cơ Ðạo phân chia Chi phái. Ngài Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo
Quang hợp tác với Minh Chơn Lý, sau đó thấy ông Ca và ông Phùng sửa đổi hết
cách thờ phượng, nên Ngài rút khỏi Minh Chơn Lý, xuống Bạc Liêu hợp tác với ông
Cao Triều Phát mở phái Minh Chơn Ðạo năm 1935.
Nguyên căn của Phối Sư Thái Ca Thanh là Ðộc Giác Thanh Ngưu của Ðức Lão Tử
giáng phàm. Truyền Trạng Phạm Văn Ngọ là Từ Giáp cùng giáng phàm với. Thanh Ngưu ở với Ðức Lão Tử lâu năm nên có
nhiều phép biến hóa huyền diệu (truyện Ðông Du Bát Tiên).
Khi Đức Hộ-Pháp đến Ngọc-Hư-Cung lãnh lịnh xuống trần lập Đạo Cao-Đài có gặp
Đức Thái Thượng Đạo-Tổ, Ngài cho biết:“Hiền hữu sẽ bị Thanh Ngưu xuống thế khảo
Hiền-hữu, nhưng không sao, Lão sẽ cho Từ-Giáp xuống thế theo gìn-giữ nó”.
Nguyên do: Đức Hộ pháp đến Cung Đẩu Suất từ giã Đức Lý-Lão-Quân. Ngay lúc
mà Đức Hộ-Pháp mặc khôi giáp rực rỡ đến trình diện trước Ngọc Hư Cung. Thanh
ngưu của Đức Lão Tử kinh hoảng giựt mình chạy làm đứt dây sứt lỗ mũi, chạy bay
xuống thế đầu kiếp làm Nguyễn văn Ca, với ý định để trả thù Hộ-Pháp sau này, gọi
là báo thù “Sứt lỗ mũi trâu”.
Đốc Phủ Ca, sau lập Chi phái Minh Chơn Lý chống đối Toà-Thánh Tây-ninh dữ-dội. Cuối
cùng đi đến cuồng tín không còn thờ Thiên-Nhãn và danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ-Độ
nữa.
Từ-Giáp giữ Thanh Ngưu, khi đầu kiếp xuống trần để giữ ông Ca là Truyền Trạng Phạm-văn-Ngọ.
Sau đó, Đức Hộ-Pháp cho Ông Ngọ liên hiệp Chi phái của ông Ca để kềm giữ.
Ông Ca chỉ sợ và nghe lời khuyên nhủ của ông Truyền Trạng Ngọ mà thôi. Vì thế mỗi
sự việc đều có nguyên-nhân của nó. Dấu tích của ông Ca hiển hiện rõ như: lỗ mũi
có thẹo, nơi ngực có chòm lông, đụng đâu bạ đó, cũng như trâu thường vung sừng
đụng trán đối phương.
Cuộc Ân oán đối với Đốc Phủ
Ca:
Lúc đầu ông Đốc Phủ Ca làm Quận Trưởng Châu Đốc. Ông vâng lịnh Thực dân
Pháp ruồng bố các nhóm Cách Mạng chống Pháp đang lập căn cứ trong Thất Sơn, giết
chết ông Cử Ða và bắt học trò của Cử Ða là Bảy Do giao cho Pháp xử tử. Chơn linh Ông Bảy Do là Phật
Thầy Tây-An. Linh hồn Ông Bảy Do lên kiện nơi Ngọc Hư Cung. Ngọc Hư Cung cho
phép ông Bảy Do báo oán và giao phận sự giục loạn trong nền Ðại Ðạo của Ðức Chí
Tôn để trục ngoại các thành phần phản đạo, rửa ráy hàng ngũ Chức sắc cho trong
sạch.
Theo luật báo oán, Ngọc-Hư-Cung cho phép ông Bảy Do báo thù ông Ca về tội
sát nhơn, báo cho Ông Ca tu không được, bị khảo cho đến chết.
Lúc đương quyền thì ông Quận-trưởng nhiều uy quyền, ai cũng sợ ông Ca,
riêng ông Ngọ đối xử với ông bằng tình bạn-bè thân mật vẫn gọi ông Ca bằng tiếng
“mày, tao”. Ông Ngọ nói gì ông Ca cũng nghe cả (đó là người nài đối với con
trâu nên cả nễ nhau từ tiền kiếp đến giờ là vậy).
Khi Ông Ca chết Chi-phái này tan rã, vì không còn dấu vết gì của Cao-Đài
Toà-Thánh Tây-Ninh nữa, ông Ca là người phản Đạo thứ nhứt.
Ngày 21-7-1934, tại Phạm Nghiệp, Ðức Hộ Pháp cùng Ngài Cao Tiếp Ðạo phò
loan, ông Bảy Do nhập cơ:
BẢY DO
“Kính chào chư vị Ðại Ðức và chư Ðạo hữu,
- Xin cho biết phẩm vị.
- Thần. Thầy của Bần tăng mắc chuyển cơ đặng giáo hóa TRANG, TƯƠNG, nên đến
không đặng, mới sai Bần tăng thưa lại cùng chư quí vị.
Thưa Ðức Hộ Pháp, Bần tăng lấy làm bất nguyện vì buổi nọ Ngọc Hư Cung ban lịnh
cho trừ diệt Phủ CA đặng báo oán. Bần tăng đã dụ nó vào Cấm Sơn và định đưa
luôn vào ngục thất đặng sát hại, nào dè có lịnh Chí Tôn mật chỉ không cho sát mạng.
Sau Bần tăng muốn nhập thể nó làm cho nó điên cuồng rồi bắt nó tự ải, nào dè
Chí Tôn lại binh vực cấm ngăn thêm nữa, chỉ cho hành bịnh mà thôi. Nay nó bị
điêu tàn cơ giả Ðạo nên mang bịnh thất tình, tưởng khi Bần tăng cũng còn phương
tẩy hận.
Ngài nín nẩm lóng tin thì hiểu rõ hành tàng mọi lẽ. Còn hai người TRANG,
TƯƠNG thì Ngọc Hư Cung cho khảo. Thần đặng phép thử, khử tà trừ trược đủ ba năm
khảo án, rồi dạy dỗ cho nó trung tâm, rồi cho trở lại Hội Thánh.
- Không. Cười! Hạng Thiên Thánh mà vào
phẩm Ðầu Sư sao đặng. Bần tăng tưởng khi Ngài hiểu điều ấy chán chường, chẳng cần
để luận. Họ chỉ lãnh Hàm phong là may mắn lắm đó.” (sưu tập của Quang Minh)
E - Phần ngoại lệ:
1 - Trạng-Trình Nguyễn
Bĩnh Khiêm là chơn linh của Quan Âm Bồ Tát
Ngài đứng đầu trong Tam Thánh, ký Hoà-ước với Đức Chí-Tôn. Ngài là Sư Phó của
Bạch-Vân Động.
Nay, Tam Thánh đại diện cho nhân loại, vâng lịnh Đức Chí-Tôn ký Hoà ước với
Đức Chí-Tôn thực hiện cho được hai điều: BÁC ÁI – CÔNG BÌNH. Ba vị Thánh là:
1 . Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn.
2 . Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ.
3 . Đức Tôn Trung Sơn.
Là đại diện của Hội-Thánh Ngoại-Giáo, các Ngài là những Thiên mạng truyền
giáo Ngoại quốc (Missionnaires étrangers) cho nên tượng ảnh để ở Hiệp
Thiên-Đài, day mặt ra ngoài cho thiên hạ đều thấy mà hưởng ứng theo tiếng gọi
Thiêng liêng của các Ngài..
Ba vị Thánh là:
1 - Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ: Ngài
giáng trần ở Việt-Nam là Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm (1491-1585).
2 - Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn:
Ngài giáng trần tại nước Pháp là Đại văn hào Victor Hugo (1802-1885).
3 - Đức Trung Sơn Chơn nhơn:
Ngài giáng trần ở Trung Hoa là nhà Cách mạng Tôn Dật Tiên, tức là Tôn Văn
(1866-1925)
Ba vị Thánh kể trên.là Người của Bạch Vân Động.
BẠCH VÂN ĐỘNG là gì?
Đức Hộ Pháp giải
thích về Bạch Vân Động: “Xưa nay người ta vẫn coi Nguyệt cầu (Mặt Trăng) là nơi dừng chân của những vị Thánh, Thần, trước khi xuống trần giới (Địa cầu)
đầu thai. Các vị đó phải ở lại Nguyệt cầu ít lâu để liên lạc với Địa cầu, để quen lần với đời sống ở thế gian nầy.
Từ cổ, Thần thoại đã mệnh danh Nguyệt cầu là Bạch Vân Động (Quảng Hàn
Cung). Cơ giáng ở Âu Châu, mệnh danh là LOGE BLANCHE (Bạch Động). Giáo chủ của
Bạch Vân Động là Bạch-Vân Hòa-Thượng, miêu duệ của Từ-Hàng Đạo-Nhơn, dòng dõi Đức
Phật Quan-Âm. Bạch Vân Hòa Thượng đã hai lần giáng trần ở Pháp và một lần ở Việt-Nam.
- Một
lần là Hồng Y Giáo Chủ Richelieu.
- Một
lần là Quận Công La Roche Foucault.
- Ở
Việt-Nam, Ngài giáng trần là Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm, tức gọi Trạng
Trình”.
“Chính Trạng-Trình
là chơn-linh của Quan Âm Bồ Tát cầm quyền điều-khiển cả
thời-gian mới hiểu rõ”.
2 - Ông Cao Quỳnh Tuân nguơn linh là Xuất Bộ
Tinh Quân ở Thượng giới
Ông Cao Quỳnh Tuân là thân phụ của các Ngài Cao Quỳnh Diêu (Bảo Văn Pháp Quân Hiệp Thiên Đài)
và Cao Quỳnh Cư (Thượng Phẩm Hiệp Thiên Đài).
Cơ Phổ Độ ngày nay, chính ông là người đến trước tiên trong việc Xây bàn.
Ông cũng là người vén màn bí mật để làm niềm tin cho ba vị tiền khai Đại-Đạo là
ba ông Cư, Tắc, Sang (sau là Thượng phẩm, Hộ Pháp, Thượng Sanh) qua bài thi Tự
thuật.
Ông Cao Quỳnh Tuân làm Cai Tổng Hàm Ninh Thượng và mất lúc Ông Diêu được 14
tuổi.
Ngày mùng 6-8 Bính-Dần (dl 12-9-1926) Ðức Chí Tôn giáng dạy riêng Ngài Cao
Quỳnh Diêu (hiệu Mỹ Ngọc) sau đó cho Xuất Bộ Tinh Quân Cao Quỳnh Tuân, thân phụ
của Ông Diêu và ông Cư giáng cơ dạy tiếp.
Phò loan: Cao Hoài Sang – Cao Quỳnh Diêu.
THẦY (Đức Chí-Tôn)
“Mừng mấy con: Mỹ Ngọc! Từ đây việc nhà con an ổn, dầu
điều chi nhớ để ý rằng có Thầy bên con.
Ðặng một việc chi chớ vội mừng, thất một việc chi chớ
vội buồn, vì sự buồn vui và sự buồn tủi thường pha lẫn kế cận nhau, còn sự gì phải đến cho
con, ấy là tại nó phải vậy, chớ cượng cầu mà nghịch Thánh ý Thầy. Hãy xem dò theo đây mà day trở trong bước đường Ðạo:
THI
Mối Ðạo từ đây ráng vẹn gìn,
Tu là khổ hạnh
khá đinh ninh.
Lòng thành một tấm
Trời soi xét,
Gương rạng nghìn thu nguyệt chiếu minh.
Gai gốc lần đường
công trước gắng,
Thảnh thơi có
lúc buổi sau dành.
Vòng trần chìm nổi
từ đây dứt,
Công quả tua bền
độ chúng sinh.
Đức
Chí-Tôn
Thầy sẽ cho Xuất
Bộ Tinh Quân đến nhập cơ. Thăng
Tái cầu:
CAO QUỲNH TUÂN
Mừng mấy con và
mấy cháu,
Diêu! Từ đây Thầy
(1) lấy làm vui mà thấy con đặng để bước vào đường Thánh Đạo. Vậy hãy ráng tu hạnh
hầu phục hồi cựu vị.
Thầy rất vui mà
thấy Cư và con đã đem tấm nhiệt thành cứu độ nhơn sanh khỏi
dòng khổ hải. Ấy cũng số phần rất may mắn của lịnh Ngọc-Hoàng đã định cho con
và Cư, Tắc, Sang.
Vậy thầy có mấy lời thiết yếu cùng con sau đây:
Cựu vị ngày xưa đã có rồi,
Ðường về chớ bỏ há con ôi!
Công trình chớ nệ xây nền
Ðạo,
Phước mỏng đâu hay bởi tứ
Trời.
Ðức trước hưởng rồi tua trả
đức,
Ngôi sau gìn ắt đặng an ngôi.
Từ đây son sắt vì sanh
chúng,
Cảnh tịnh mai sau cũng
đặng ngồi.
(Thầy là Cha: Cao Quỳnh
Tuân)
Thầy đã an lòng
cho con và Cư, còn ÐỨC, AN,
THÂN, thì có lịnh Thượng Ðế định phần cho
chúng nó. LƯỢNG từ đây phải ở nơi Lôi Âm Tự mà chầu Phật Như Lai và nghe lịnh, chừng có lịnh Thượng Ðế đòi sai trấn thì nó sẽ về cùng con đặng. Thầy
kiếu mấy con
3 - Ông Hữu Phan Quân Lê văn Thoại
là nguơn linh của Nhan Hồi.
Nhắc lại việc Đức Hộ-pháp giao sứ mệnh cho ông Lê văn Thoại cấm cờ Bến-Hải:
(Trích tài liệu của ông Thanh-Minh)
“Trước sự hiện diện của Ngài Hồ Bảo-Đạo
và ông Lê-Văn-Thoại, Đức Hộ-pháp đưa ra giải pháp cần chọn người ra Bến hải cậm
cờ trên cầu Hiền Lương. Đức Ngài vừa dứt lời thì hai ông đều tình nguyện ra đi:
- Ông Hồ Bảo-Đạo nói:
“Tôi đã già sống đến tuổi này cũng
đã thoả mãn, nếu có chết cũng không còn luyến tiếc điều gì nữa, còn Thoại, em
nó còn trẻ để nó sống hầu phục vụ nền Đạo có lợi hơn”.
Phần ông Thoại nói:
- “Tôi dốt nát ít oi, nếu có sống cũng không ích gì, để Ngài Bảo-Đạo sống gần
Thầy có lợi hơn. Như giao thiệp chính quyền hai miền hay đi Hội Nghị quốc tế,
tôi làm sao mà làm tròn phận sự được”.
Cuối cùng Đức Hộ-Pháp nhận ông THOẠI và nói: “Nó có Thiên mạng cậm cờ Nhan
Uyên ở Bến Hải”.
Chơn Linh nhập thể
Đức Hộ-pháp hành pháp: dạy 4 vị Chức sắc mỗi người đứng một góc, nắm tấm vải
đỏ để trên đầu ông Thoại. Đức Ngài hành pháp kêu chơn linh của Nhan Hồi nhập
vào xác Lê-văn-Thoại.
Ngài hỏi “Con có cảm giác gì không?”
Ông Thoại đáp: Thưa con có nghe nổ một tiếng lớn trên Nê-hườn-cung.
Như vậy là đắc pháp! Nói xong Đức Ngài rất vui vẻ vì đã có người dùng trong
Giải pháp Hoà Bình Chung Sống mà Ngài chủ trương.
Sau có thêm ba vị nữa xin được tháp tùng làm sứ mệnh, tất cả là bốn vị: THOẠI,
KỲ, ĐẠI, LỢI. Chuyến đi này rất nguy nan như Kinh Kha thích khách Tần-Thỉ Hoàng
thuở nọ. Nhưng sau cùng nhờ Huyền diệu Thiêng liêng che chở nên mỗi người phải
chịu 6 năm tù từ 1956-1962 chứ lẽ ra đã mất mạng cả rồi vì thời-kỳ này là thời
kỳ gắt gao, chủ trương diệt Đạo Cao-Đài để đưa Công giáo lên hàng Quốc Đạo!
NHAN UYÊN KỲ:
Nhan-Uyên-Kỳ là cờ của Thầy Nhan Hồi tự là Nhan Uyên, học trò thứ nhứt của
Đức Khổng Tử. Ông là người cần mẫn, thức khuya dậy sớm, học Kinh Thi, chuộng
kinh Lễ, làm việc gì không lầm lỗi hai lần, nói điều gì không cẩu thả. Khổng Tử
khen là người có nhân. Nhưng cuộc đời ông chỉ sống đến 31 tuổi thì mất. Sử ký của
Tư Mã Thiên viết về Nhạn Hồi như sau:
“Trong 70 môn đồ, Trọng Ni chỉ khen riêng Nhan Hồi hiếu học, mà Nhan Hồi
(Uyên) thường xác xơ, ăn hẩm hút mà cũng không được no, lại chết yểu. Trời kia
báo đáp người thiện mà như vậy ư?”.
Thật ra thì cờ Nhan-Uyên không có, chỉ có trong lý thuyết mà thôi. Một hôm
trước hàng Môn đệ, Đức Khổng Tử đưa ra một đề tài để thảo luận. Giả thiết rằng
trong nước có loạn thì làm cách nào để trị loạn hay nhất?
Trong hàng Môn đệ người trả lời cách này, kẻ trả lời cách kia. Chỉ có Nhan
Hồi là đưa ra ý kiến: làm một cây cờ trắng xông vào chốn ba quân, kêu gọi hai
tiếng trách nhiệm chấm dứt đổ máu.
Ý kiến đó được Đức Khổng Tử cho là kế hay hơn cả. Kết luận câu chuyện của Đức
Phạm Hộ Pháp nói với ông Trứ là:
“Mấy em nếu có chí can đảm đến Thái Bình dương sẽ gặp Thầy là buổi sau này kìa. Dầu cho Thượng
Sanh chừng đó có can đảm đến đó sẽ gặp. Bằng chẳng vậy, cây cờ CỨU THẾ của Thượng
Sanh về tay kẻ khác hay là qua sẽ đến giữa trận giặc toàn cầu thứ ba”.
Trong câu chuyện
của Đức Hộ Pháp nói với ông Đinh
Công Trứ, cai trường Qui Thiện ngày 12-8-Đinh Hợi (1947) như sau:
“Nhan Hồi buổi nọ cố công thật hành lý-thuyết bình đẳng nhân loại, tránh nạn
tương tàn tương sát nòi giống, nhưng rốt cuộc chưa làm được thì chết”.
Ngài nói tiếp:
“Em biết cây cờ trắng trương nó lên để làm gì? Biểu hiện ấy có phải để cứu
nhân loài không? Chỉ một ngày kia, Thượng Sanh ra mặt đời là cây cờ Cứu Thế, còn
Thượng Phẩm cây cờ Cứu Khổ. Qua đã thay
cho Thượng Phẩm gầy dựng đào tạo. Thầy trò ta đã chung chịu cực khổ, từ khoảng
rừng xanh ít người lai vãng. Mà buổi nọ Qua vắng mặt, em đi ngược Thánh ý của
Qua”.
“Cây cờ trắng dùng để khi nước nhà
nòi giống ta xô xát, cốt nhục tương tàn khốc liệt, vô phương cứu chữa, thì ngày
ấy là giá trị của nó. Ngày giờ nào có kẻ thất thế, yếu cô, rách rưới, lang
thang, đói cơm, khát nước, khổ não tâm hồn của nòi giống, không ai binh vực che
chở. Chừng ấy nhiệm vụ trọng yếu của Thầy trò ta phải ra gánh vác. Đó là CƠ CỨU
KHỔ thực hiện”.
Phong trào Hòa Bình Chung Sống do các ông THOẠI, KỲ, ĐẠI, LỢI tổ chức Ban
Túc trực Bến Hải cắm cờ Nhan-Uyên tại đó kêu gọi hai miền Nam Bắc sớm thống nhất,
bị chánh quyền Ngô Đình Diệm giải tán.
Cũng nên biết vào ngày 23-10-1961 Sĩ Tải Phạm Duy Nhung thừa Ủy-quyền của Đức
Hộ Pháp họp báo tại nhà hàng Soái Kình Lâm (Sài gòn) công bố các bức thư gởi
qua Mỹ, Anh, Pháp (trong Hội nghị Genève) có đoạn viết “Chúng tôi tin tưởng sự
chân thành của qúi quốc với đại danh là liệt cường luôn luôn có ý chí giúp đỡ
dân tộc chúng tôi mà không vụ lợi” ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt và tra
tấn đến chết.
4 - Thượng Phối Sư Thượng
Vinh Thanh
Nguơn linh Francois Hugo đệ
tử Bạch Vân Ðộng
Tiền kiếp ông Trần Quang Vinh là con của Ðức Victor Hugo -Nguyệt Tâm Chơn
Nhơn. Chính Đức Victor Hugo Ngài có
giáng Cơ nhìn con,là ông Trần Quang Vinh. Sau, ông Trần Quang Vinh đắc phong
vào phẩm Phối sư phái Thượng là Thượng
Vinh Thanh.
Ông Trần Quang Vinh đạo hiệu Hiển Trung là con của Đức Victor-Hugo hồi tiền
kiếp Ông Bà VICTOR-HUGO giáng Cơ nhìn Con:
Nguyên văn bài Cơ chữ Pháp: (Hiển Trung
sao lục ra đây để lưu kỷ niệm. Đây bài của Đức Chưởng Đạo giáng đàn đêm
30-12-1931, lối 23 giờ, có đăng trong quyển lịch sử “Les Messages Spirites de
la 3ème Amnistie de Dieu” trang 63):
Saigon 30-12-1931, (23 h)
Chez le grand Dignitaire Thái Thơ
Thanh à Tân định, Saigon.
Médiums: Hộ-pháp et Văn Pháp.
Présents à la séance: Le Pape Intérimaire Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, Chánh Phối-Sư Thái thơ
Thanh, Gíao Hữu Thượng Vinh Thanh et quelques Dignitaires
Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn ou
Victor Hugo
Bonjour mes grands frères,
Et la Mission Étrangère
Viens Hiển Trung mon enfant,
Voilà ton nom est maintenant grand,
Viens recevoir la
bénédiction de ton père
La lignée des Hugo a le droit d’être fière
Tu as assez vu n’est-ce pas?
La France est vraiment grand Etat,
Oh! Ne te plains pas de
son ingratitude,
Quoiqu’ Elle soit France,
Elle garde cette habitude.
Tu lui as rendu un
grand service,
Et, en religion , tu n’es
que novice.
Pauvre garcon! Tu m’as
fait tant souffrir au berceau,
Et tu me paies
maintenant d’un renom des plus beaux
Ta mère a promis de venir
Avec moi, elle voudra te
benir
Nous parlerons plus amplement au Saint-Siège.
Au revoir et à tantôt.
Bài dịch ra Việt văn:
Muốn cho chư đọc giả dễ hiểu, nên xin tạm dịch ra đây bằng Việt văn, điệu
“Song thất lục bát” cũng cố gắng cho sát ý nghĩa, chư đọc giả nào rành hai thứ
chữ Pháp Việt, xin bảo cho tác giả nếu có điều sơ thất, xin đa tạ.
Sai gòn, đêm 30-12-1931 (23 giờ) tại Biệt xá ông Chánh Phối Sư Thái Thơ
Thanh ở Tân Định.
Phò loan: Hộ Pháp và Văn Pháp
Hầu đàn: Q.Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, Chánh P.S Thái thơ Thanh, G.H Thượng
Vinh Thanh và vài C.S.
Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn
Nhơn
hay Victor Hugo
Chào chư Đại Huynh và Hội
Thánh Ngoại giáo.
HIỂN TRUNG con ! Lại đây
Thầy dặn,
Tuổi tên con nay đặng chói
loà,
Huệ ân con nhận nơi Cha,
Có quyền hãnh diện giòng
Ta với đời.
Con đã thấy bao thời Pháp
thuộc,
Được các nơi tôn bậc Đại
cường,
Phiền chi con, kẻ vô ơn,
Mặc dù danh vọng cũng còn
thói quen.
Ân lớn kia một phen con
trả,
Khi mới vào lập quả đường
tu,
Nuôi con CHA lắm
công phu,
Giờ đây mừng trẻ đền bù vinh quang.
MẸ con hứa đến trần
gian,
Cùng CHA thăm viếng ân ban con hiền.
Thăng
Trong hai câu cuối bài Thánh giáo trên Đức Chưởng Đạo
báo cho hay rằng BÀ VICTOR HUGO, tức là MẸ kiếp trước của HIỂN TRUNG, hứa ban ơn cho con.
Lần lượt, ngày qua ngày, cho tới hơn một năm sau, mới có dịp cho Bà giáng tại
Kiêm Biên đêm 16-02-1933, do Đức Hộ-Pháp và ông Cao Tiếp Đạo phò loan.
Sau đây là nguyên văn bài thi bằng Pháp văn. Tác giả cũng tạm dịch ra Việt
Văn theo điệu “Song thất lục bát”. Có đăng trong quyển lịch sử “Les Messages
Spirites de la 3ème Amnistie de Dieu” trang 73:
Phnom-Pênh, le
13 Février 1933 (22h)
(Chez Chánh Đức)
Médiums: Hộ-Pháp
et Tiếp Đạo.
Présents à la
séance: Giáo sư Thượng Bảy Thanh, Gíao-Sư Thượng
Vinh Thanh, G.S. Thượng Chữ Thanh.
VICTOR HUGO
Bonjour mes frères et
soeurs.
Charles et Francois,
votre mère vient.
Madame VICTOR HUGO née Adèle FOUCHER
Debout mes enfants. Pleurs!
Je ne suis contrarier de ma vie
La volonté de votre père,
Surtout dans ses actes humanitaires
C’est toujours contre la tuerie
Qu’il a lutté.
Apres sa mort, il n’abandonne pas son projet,
Il vous envoie continuer ses oeuvres
Parmi ceux qui vous ont reniés.
Par ingratitude, ils accumulent les pires manoeuvres
Les calomnies et les iniquités.
Qu’a-t-il pu obtenir comme resultat?
Il a toutes les facultés de connaitre
dans l’ Au-Delà
Non, il persiste malgré mes pleurs
A vous envoyer dans ce monde de terreur
Vacquerie lui aussi se reincarne;
Il se dit souvent que cette terre
est son charme.
Il va être grand homme d’ Etat.
Il suit la trace de Léopold dans les Pays-Bas
Adèle ne veut plus souffrir,
Pour vous voir seulement, elle refuse de venir.
Elle dit que le souvenir est cuisant,
Elle ne veut revoir le monde des vivants.
Au revoir
Bài dịch ra Việt văn:
Victor Hugo phu nhân, nhũ danh Adèle FOUCHER
Này hai con bình thân nghe
dạy!
Đổ luỵ thương MẸ phải đến
đây,
Xét ra đời MẸ bao ngày,
Giữ tròn bổn phận đắng cay
cùng chồng.
Ý CHA con MẸ không dám
trái,
Bởi việc làm Nhơn ngãi của
Người.
Đấu tranh chống giết muôn
loài,
Về Tiên, người cũng chưa
nguôi mộng lành.
Nên giao con sở hành tiếp
tục,
Lắm những người xúi dục
không nhìn,
Bày trò bạc nghĩa vô tình,
Mưu mô bất chánh để mình
con cam.
MẸ hỏi thử có đem kết quả?
Cõi Thiêng liêng Người đã
rõ thông,
MẸ dù than khóc cũng
không,
Chí Người cương quyết gởi con xuống trần.
Vacquerie riêng phần tái
kiếp,
Đến thế gian cho hiệp với
lòng,
Đại Thần nó sẽ nên
công,
Hoà Lan giúp nước theo giòng Léopold
Adèle sợ tâm hồn thêm
khổ,
Nên không về hội ngộ
cùng con,
Và rằng kỹ niệm xưa còn,
Đau thương lắm cảnh héo
hon lòng người.
Nên không muốn thấy cõi đời,
Con người sống nữa để rồi
khổ thân.
Thăng.
(Bài này có trong Huyền Diệu cơ Bút
II, chưa in)
Ông là người lập ra Quân Đội Cao-Đài:
Nhắc lại: Mấy tháng cuối năm 1945 đến mấy tháng
đầu năm 1946 là giai đoạn nguy khốn nhứt của Đạo Cao Đài. Pháp tàn sát Đạo
để trả thù đảo chánh. Còn Việt Minh tàn sát Đạo vì buộc tội theo phát xít Nhật.
Một đàng giết mà có điều kiện dàn xếp, còn một đàng giết không có điều kiện giải
quyết.
Sau khi được một số tín hữu ở Cà Mau giải thoát khỏi nhà giam Việt Minh,
ông Trần Quang Vinh về Saigon ẩn náu được vài ngày thì bị Pháp bắt giam tại bót
Catinat cùng một số Chức sắc. Trước tình cảnh bi đát đó, ông buộc lòng phải nhận
lời của Pháp, dàn xếp với điều kiện phải kêu gọi hai Chi Đội 7 và 8 trở về
thành lập Quân đội tự vệ Cao Đài thì Pháp sẽ cho Đạo được tự do tín ngưỡng.
Việc hiệp tác với Pháp buổi đó ngoài ý muốn của mọi người, nên anh em ở chiến
khu còn dè dặt chưa quyết định dứt khoát vì không hợp nguyện vọng của họ. Nhưng
dầu muốn hay không cũng phải gỡ rối cho Đạo lúc khó khăn. Anh em chỉ về hiệp
tác một số ít, phần đông ở lại đề phòng mọi sự bất trắc có thể xảy ra, nếu người
Pháp không thật tâm.
Thoả hiệp ký kết với Pháp ngày 9-6-1946
5 - Bà Giáo Sư Trần Hương
Phụng
nguơn linh Khổng Minh đời
Tam Quốc TrungHoa
Bà Giáo Sư Trần Hương Phụng,
tức Kim Phụng, Ðạo hiệu Ưng Quân, Chưởng Quản Nữ Phái Hội Thánh Ngoại Giáo,
Thánh Thất Kiêm Biên Phnom-Pênh. Bà là bậc Nữ lưu có tài giỏi về thi thơ cũng
làm cho Nam giới kính nễ. Bà đảm đang, nhiều trực tính nên cương quyết. Chồng
Bà là người Pháp tên Batrya. Bà Hương Phụng cùng một thời với Bà Hương Thanh.
Hai Bà có xướng hoạ thơ văn
Bà Hương Thanh xướng bài chữ “ĐẠO”:
ĐẠO nguyên một gốc nảy
sanh ra
ĐẠO mở kỳ này ấy thứ ba
ĐẠO giáo rộng quyền do bút
Thánh
ĐẠO căn vun đắp tự lòng ta
ĐẠO lo trổi bước lên đường
Chánh
ĐẠO chớ lầm chơn tới nẻo tà
ĐẠO Lão, Đạo Nho và Đạo Phật
ĐẠO nguyên một gốc nảy
sanh ra
Nữ Thi-sĩ Trần-Kim-Phụng cũng nổi tiếng trong cửa Đạo lúc bấy giờ. Bà thuộc
Họ Đạo Kiêm Biên (Nam Vang). Hoạ nguyên vận bài thơ trên:
ĐẠO vẫn một nguồn bũa khắp
ra
ĐẠO qui Tam giáo độ kỳ ba
ĐẠO mầu chống vững tinh thần
nước.
ĐẠO pháp bao đồng thế giới
ta
ĐẠO chỉ nhiệt tâm vì nghĩa
vụ
ĐẠO do chơn lý khử gian
tà,
ĐẠO tầm cội đức mà tu tỉnh
ĐẠO vẫn một nguồn bũa
khắp ra
6 - Ông Batrya
Nguơn linh là Mạnh Hoạch
Ông Batrya là chồng của Bà Trần Kim Phụng, một Nữ Chức
sắc Chưởng quản Hội Thánh Ngoại giáo ở Kiêm Biên Tông Đạo
(Nam vang). Tiền Kiếp Ông Batrya (Ðạo Hữu người Pháp) ở vào đời Tam Quốc, bị Khổng
Minh bắt 7 lần mới chịu phục. Nay tái kiếp làm chồng Bà Trần Kim
Phụng tức Khổng Minh, giúp Bà hành Đạo.
7 - Ông Lò
Nguơn linh là Thổ Hành Tôn
Gọi là Ông Lò (không nhớ tên) thường quen gọi như thế. Người có mặt ngay từ
buổi mới Khai Đạo, ở luôn trong Nội Ô Toà-Thánh. Người công quả rất lớn, chuyên
lo nấu nước tại nhà lò Trai đường và hốt thuốc Nam cho công quả làm Ðền Thánh uống.
Nguơn linh Người là Thổ Hành Tôn, đời Phong Thần, Hội Thánh có lần đem danh
sách Người xin cầu phong, nhưng Ðức Lý Giáo Tông cho biết Người là một vị Tiên
giáng trần đi chơi, không có tên trong Tam Kỳ Phổ Ðộ, nên không phong tước phẩm
cho Ông Lò.
Đức Hộ-pháp chuẩn bị Trấn pháp
cầm nhành Dương và Cam lồ Thuỷ
CHƯƠNG III
A- LỄ TRẤN THẦN & HÀNH
PHÁP
Pháp Đạo ngày nay khi Trấn Thần hay Trấn pháp thì dùng NƯỚC TRẮNG để luyện
thành NƯỚC PHÁP gọi là MA-HA-THUỶ.
Trấn Thần là dùng phép Huyền diệu của Đức Chí Tôn ban cho để ban rải thanh
điển vào một vật, khử trừ các trược điển và đưa một vị Thần đến trấn giữ, không
cho tà quái xâm nhập khuấy phá. Nơi cửa Đạo, Đức Hộ Pháp trấn Thần các Dinh thự
như: Trấn Thần Đền Thánh, Báo Quốc Từ, Chợ Long hoa…Trấn Thần trên vật như Áo Mão
của Chức sắc…
Hành pháp là trên hài cốt đối với người giữ Đạo đã qui Thiên gọi là hành
phép xác; với Chức sắc gọi là hành pháp độ thăng… tất cả các Bí-pháp này có được
trong buổi Đại Ân Xá của Chí-Tôn mà thôi.
Ma Ha thủy 摩 訶 水
A: The Holy water.
P: L'Eau bénite.
1 - Ý nghĩa của Ma Ha Thủy:
Ma Ha thủy,
nghĩa đen là nước của con sông lớn linh thiêng ở
Ấn Độ, đó là sông Gange, tức là Hằng hà. Đây là con sông mà Đức Phật Thích Ca
xuống tắm, tẩy trần và đạt Đạo.(Ma Ha: do tiếng Phạn phiên âm: lớn, đại. Thủy:
nước). Nơi Tây Ninh Thánh Địa thì sông Cẩm giang tương lai cũng sẽ là huyền diệu
như sông Gange vậy.
Trong Đạo Cao Đài, Ma Ha thủy là nước đã được làm phép, dùng trong hai Bí
pháp:Tắm Thánh và Giải oan Sách “Bí Truyền Chơn Pháp” các Ngài dẫn giải về Ma
Ha thủy và cách luyện Ma Ha thủy để dùng trong Phép Tắm
Thánh và Giải Oan. Nguyên văn như sau:
“Khi Đức Phật Tổ từ ngôi báu, tầm Đạo, thì Người gặp phải manh sư truyền
giáo, cố lấy phương ép xác đặng đạt huyền diệu thiêng liêng. Người tập tuyệt thực,
ngồi tại hòn núi chịu khổ hạnh 6 năm, thân hình yếu ớt, sức lực hao mòn, đến đỗi
ngày cùng tận của Ngài duy có ăn một hạt cơm mà thôi (theo lời kinh nói). Buổi ấy
cái thảm tượng sắp chết của Ngài hầu đến, thoạt nhiên có một người tiều phu đến
nơi núi của Người đang trì định; lần đến bên Người, ôm đờn, đờn một điệu rất
nên hòa nhã thâm thúy không cùng, nhưng có một điều là lên dây đờn quá thẳng,
làm cho đến khúc hay thì đứt dây loan. Đứt rồi nối, nối rồi lên thẳng, đờn lại
đứt nữa, chẳng biết mấy lần, làm cho Phật đang nhập thiền trì định phải tỉnh hồn,
day qua mà than với ông ấy rằng: Ông đờn thì hay mà lên dây chi cho cao quá, mỗi
lần hay phải đứt dây, thì cái hay ấy phải mất đi sự tuyệt diệu, tôi rất nên thương
tiếc.
Ông tiều ấy liền trả lời rằng: Tiếng Đờn của tôi hay cũng giống như sự tu của
Phật. Dây đờn của tôi lên cao quá nó phải đứt thì cái hay của nó chẳng hữu ích
chút nào; còn sự tu của Phật, nếu cái cao siêu huyền bí của nó mà đạt cơ bất diệt,
cái cao của nó cũng phải chết theo Phật, còn chi cứu thế độ đời.
Thốt như thế rồi liền đứng dậy xách đờn mà đi (Kinh cho rằng ông ấy là Bồ
Tát đến kiến tánh cho Phật). Mấy lời ấy làm cho Phật tỉnh giác, biết mình lầm
theo Tà pháp Bàn môn, liền đứng dậy, vội vàng xuống núi, làm cho bốn vị Đệ tử
theo bên Người, mong cho thấy Người đạt pháp. Khi thấy Phật xuống núi mông phàm
thì ngã lòng thối chí, bỏ Phật không làm Môn đệ nữa.
Trước khi Phật xuống núi, nơi xứ của Phật tu có một vị thiện nữ giàu có
sang trọng, nuôi thú vật rất nhiều. Ban đêm nằm mộng thấy một vị Bồ Tát dặn rằng:
Ngày ấy, giờ ấy, sẽ có Phật tại rừng Bồ đề, nàng phải bắt 72 con bò cho ăn bông
mai mà thôi, vắt sữa 72 con bò ấy, cho 12 con uống, rồi vắt sữa 12 con cho một
con uống, lấy sữa của con ấy đựng vào Bình bát vàng đem dâng cho Phật.
Khi Phật bộ hành đến mé rừng Bồ-đề thì mệt mỏi quá, thân hình rã rượi, thần sắc
lờ mờ, sa vào một cội Bồ đề mà chết giấc, nhờ chết giấc ấy mới xuất thần đặng hội
diện cùng chư Phật, thấy rõ trước mắt Địa ngục, Niết Bàn. Ấy là giờ của Người đạt
pháp. Duy lạ một điều cả cảnh tượng ấy mịt mịt mờ mờ, Người không gần đặng. Thoạt
thấy một vị Bồ Tát dặn rằng: Thây phàm xác tục của Người và chơn thần của Người
đã chịu nhiều quả kiếp cho nên ô trược nhớp nhơ, khi tái nhập thế trần, phải đến
sông Ma Ha tẩy trược. Trong cơn ấy, người đàn bà bưng bình bát sữa vừa đến rừng
Bồ đề, tìm chẳng thấy ai khác hơn là một thầy tu nằm dựa gốc cây mà chết, sờ
nơi ngực còn nghe hơi ấm của trái tim, vội vàng tất cả cùng ra tay hô hấp.
Phật vừa tỉnh dậy thì nàng dâng bình bát sữa cho Người. Phật uống đặng bình
bát sữa ấy rồi trụ Thần, định Khí, mạnh lại như xưa.
Ấy là cơ hiệp Tam bửu: Tinh – Khí- Thần hiệp nhứt. Tinh là hình hài, Khí là
chơn thần, Thần là chơn linh. Nhờ Tam bửu phối tế, người định giác lần lần, thấy
đặng cõi Hư linh và cảnh phàm trần xa nhau không đầy một sợi tóc. Thăng thì đến
cõi Hư linh, đọa thì sa vào phàm tục.
Khi đã định tâm đạt Pháp rồi, Phật liền nhớ lời Bồ Tát dặn, nên lần hồi tới
bãi sông Gange, nhưng có một điều lạ là chơn thần và xác thịt của Ngài chưa trọn
tương liên hòa hiệp, nên người mờ hồ chưa biết chắc mình đã quả nhiên đạt Pháp.
Xuống tắm sông Gange rồi lên khỏi bờ, cầm Bình Bát vu nơi tay mà vái rằng:
Nếu quả nhiên tôi đã đặng đạt Pháp, xin chư Phật cho cái Bình Bát Vu nầy trôi
ngược dòng nước.
Nói rồi, Người liệng Bình-Bát-Vu giữa dòng thì Bình-Bát-Vu từ từ trôi ngược
dòng nước.
Phật mừng quá, ngoắt nó vô bờ, cầm Bình Bát Vu mà nói rằng: Nước sông Gange
sẽ rửa sạch oan nghiệt tội tình của kiếp sống “Ma Ha thủy năng hủy oan nghiệt tội
chướng chi đọa”.
Kể từ ngày tắm nơi sông Gange rồi thì mỗi phen trì định xuất thần, Phật mới
đến đặng gần chư Phật, nhập vào đặng Tây Phương Cực Lạc. Ấy là nhờ Phép Giải
Oan mà đạt vị.”
2 - Cách luyện Ma Ha Thủy
Hành Phép Giải Oan
(Baptême de
l’eau)
"Múc một tô
nước lạnh để tại Thiên bàn. Người hành pháp đứng, định
thần ngó ngay lên Thiên Nhãn, vẽ bằng con mắt chữ (. ) trong con ngươi của
Thiên Nhãn, rồi co chơn trái lên vẽ chữ (. ), đạp trên chữ (.) ấy, rút chân mặt
ký chữ Đinh, gọi là đạp Đinh Giáp.
Khi hành pháp rồi tay trái bắt ấn Hộ Pháp để ngay ngực, tay mặt cũng bắt ấn
Hộ Pháp để trên tô nước, buông ấn ra, co ngón tay giữa vẽ bùa (.) đoạn ngay tay
ra truyền thần xuống nước, niệm câu chú: “Ma Ha thủy năng hủy oan nghiệt tội
chướng chi đọa”. Nhắm mắt định thần đợi thấy Thiên Nhãn giáng trên mặt nước thì
xả Ấn liền rút tay ra liền.
Cầm tô nước tay mặt, đến trước mặt người Giải oan biểu cúi đầu xuống, lấy
con mắt vẽ chữ (.) ngay Nê Hoàn. Hễ vẽ vừa rồi liền chụp ngay ngón tay trái lên
mỏ ác gọi là ẤN NGŨ-HÀNH SƠN, vừa chụp vừa niệm câu Chú này: “Úm Ma ni bát ri hồng”.
Đoạn cầm tô nước đổ xuống ngay mỏ ác mà niệm: Nam mô Phật; giọt thứ nhì: Nam-mô
Pháp, rồi trút hết tô nước niệm: nam Mô Tăng. “Nam-Mô CAO-Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma-Ha-Tát”.
Hành Phép Tắm Thánh
(Baptême de l’eau)
Phép Tắm Thánh cho trẻ nhỏ cũng vậy, nhưng vừa niệm câu chú “ÚM MA NI BÁT
RI HỒNG” phải niệm tiếp câu này: “Nầy là con cái Thiêng liêng của Thầy, xin Thầy
gìn giữ trong sạch vậy hoài”.
Đoạn cầm tô nước đổ xuống ngay mỏ ác mà
- Niệm Nam Mô Phật.
- Giọt thứ nhì niệm: Nam mô Pháp.
- Rồi trút hết tô nước niệm: Nam mô Tăng.
“Nam-Mô Cao-Đài Tiên Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát”
CHÚ GIẢI PHÉP XÁC
(Mystère de la délivrance)
Sự sống của con người do nơi Khí Sanh Quang (Vialité) nuôi nấng. Khí Sanh
Quang nơi mình chúng ta tu tại 7 khiếu làm nên điển lực. Hễ còn điển lực thì
thi hài còn vận chuyển, sanh hoạt, dứt điển lực thì thi hài “Bất động tử kỳ”
(Inaction)
Ai cũng hiểu rằng: Khi tử kỳ đã chí thì thi hài phải chịu một phen đau đớn
thảm khổ quá chừng, vì Phật Thích Ca biết cái sự đau đớn ấy dường nào nên Ngài
gọi là Tứ Khổ. Sự đau đớn khởi ra từ
ngày điển lực đã giảm hao tiều tuỵ, thi hài phải bịnh hoạn, mòn mỏi, vì điển lực
đã yếu hấp thụ Sanh quang thì cái sanh
mạng của con người không còn phương bảo tồn đặng nữa..
Kể từ năng lực mòn mỏi cho đến ngày tuyệt Khí Sanh quang thì là một thời
gian dài ngắn tuỳ theo quả kiếp của con người, chẳng một vị tu hành nào đã đạt
pháp mà định đặng cái thời gian ấy nỗi. Có nhiều kẻ đã chết mà cái năng lực
Sanh quang hãy còn, chỉ còn mảy mún mà thôi, nhưng sự mảy mún ấy nó làm cái dây
điển lực mà truyền sự đau đớn của thi hài lại với tâm hồn. Sự đau đớn ấy đã quá
sức phàm tính để hiểu. Ấy là một quả kiếp đáng ghê sợ. Có kẻ hiểu rằng: Thi hài
đã bị nứt nở tiêu huỷ, dòi ăn, hôi thúi mà tinh thần thoát ra không khỏi, rồi
chịu sự đau đớn ấy cho tới xương tàn cốt rụi mới thôi. Ấy là một cái hình phạt
Thiêng Liêng oai nghiêm hơn hết. Hễ còn biết đau thì còn tưởng đến mình, tưởng
đến mình thì còn nhớ sự đời, nhớ sự đời thì còn thương kiếp sống, thương kiếp sống
thì còn chuyển kiếp luận hồi.
Vì Chí-Tôn biết lẽ ấy là một lẽ đày đoạ cả con cái của Người nên Người nhứt
định dùng diệu pháp cắt bảy cái mối năng lực gọi là Thất khiếu Sanh Quang gọi
là bảy dây oan nghiệt đặng cho Chơn Thần xa lìa xác tục rồi cũng dùng diệu pháp
mà đưa vào cõi Hư linh mới rõ ràng là Cơ TẬN ĐỘ.
Ấy vậy làm PHÉP XÁC cốt yếu là tắm gội xác tục và hồn với giọt nước Cam Lồ,
cắt đứt 7 dây oan nghiệt cho Chơn Thần lìa khỏi xác, rồi đưa Chơn-Thần vào cõi
Hư linh nghĩa là Thanh Tịnh Đại Hải Chúng, Tứ Đại Bộ Châu và Tam Thập Lục
Thiên.
Ở trong Tam Thập lục Thiên có Ngọc Hư Cung và Niết Bàn ở đó.
PHÉP XÁC
Trước khi hành phép Xác biểu sắm sẵn một cái chén, một nhành dương, một cái
kéo và 9 cây nhang.
Dùng chén ấy đựng nước Cam-lồ.
Đoạn vẽ bằng con mắt trong con ngươi Thiên Nhãn chữ (.) vẽ dưới chơn trái của
mình chữ (.) vẽ trên đầu người chết chữ (.)
CAM-LỒ-THUỶ
Nơi Lôi-Âm-Tự có một Cây Dương bao trùm
cả LÔI ÂM, mỗi chót nhánh của lá Dương có một giọt sương. Một giọt sương
là một sanh mạng của con người. Hễ giọt sương ấy rơi thì con người phải tuyệt.
Vậy phải đến LÔI-ÂM-TỰ lấy nước Cam lồ (Bí pháp này phải luyện mới đặng).
Cách luyện Cam-lồ-Thuỷ:
Để chén ngay thiên Bàn, gát ngang nhành Dương liễu qua miệng chén, đoạn lấy
hai chén nước Âm Dương xáp lại cùng nhau cho Âm Dương Ký Tế, nghĩa là hai mặt nước
hiệp nhau rồi đổ ngay giọt xuống chén mà niệm câu Chú này: “Cam-lồ-Thuỷ năng huỷ
trược kiếp ô sanh oan nghiệp tội chướng chi đoạ”.
Hễ dứt câu niệm thì phải ngưng giọt nước, đoạn tay trái bắt ấn Hộ-Pháp để
chén nước Cam lồ trên Ấn; tay mặt cũng bắt Ấn Hộ-pháp chụp lên miệng chén, co
ngón tay giữa tay mặt vẽ bùa (.) trên mặt nước rồi buông ngón ra, truyền thần
xuống mặt nước. Đoạn nhắm hai mắt định Thần, hễ thấy Thiên Nhãn giáng ngay mặt
nước thì tức cấp giựt tay ra, đừng đứng đợi để tiêu Thiên Nhãn thì thất Pháp. Nước
CAM LỒ đã thành.
PHÉP ĐOẠN CĂN
Cầm cái kéo nơi tay trái, ngón cái và ngón giữa xỏ vô hai lỗ kéo, còn ngón
trỏ thì để ngay lỗ kéo cho đủ ba chấm: PHẬT –PHÁP- TĂNG. Đưa cái kéo ngay lên
Thiên Nhãn (làm thế nào cho cái kẽ kéo ngay Con Ngươi của Thiên Nhãn rồi cầm
chín mũi nhang đốt vẽ chữ (.)
Ấy thành Pháp của cơ thể Đoạn căn (nhớ đếm cho đủ 9 cây đặng cho đủ Cửu
Tiêu là ảnh hưởng Cửu Thiên Khai Hoá. Hễ thiếu tắt một cây là thất pháp)
HÀNH PHÉP XÁC
Phải có một người phụ lễ cầm cả một món Bí-pháp theo mình, đứng ngay đầu
hàn rồi chính mình người Hành pháp phải xướng đọc BÀI CẦU HỒN. Khi Đồng Nhi đã
tiếp đọc rồi thì tay trái bắt ẤN HỘ-PHÁP để chén nước Cam lồ lên. Tay mặt cầm
nhành dương liễu ngay lên Trời gọi là “chỉ thiên”, định Thần thế nào thấy thây
kẻ chết cho rõ rệt,chớ không đặng phép thấy hòm. Nhún nhành Dương vào Cam-lồ-Thuỷ
mà rải cùng thi hài ấy. Hễ mỗi phen rải thì phải niệm câu Chú: “Cam Lồ thuỷ
năng huỷ trược kiếp ô sanh oan nghiệt tội chướng chi đoạ”.
Hễ cái Thần mình biết nước Cam-lồ rửa cùng mình của kẻ chết thì thôi (đừng
thấy cái hòm trước mắt đó mà cứ rải nước thì không ăn thua gì ráo).
Đi giáp vòng ra chính giữa đầu hàn, tiếp tụng kinh với Đồng nhi cho mãn hồi
thứ nhứt.
HÀNH PHÉP ĐOẠN CĂN
Người Hành xướng tụng BÀI CẦU HỒN lần thứ nhì, khi Đồng nhi tiếp đọc rồi
thì lấy cái kéo cầm như khi nãy (nhớ đừng tưởng cái kéo, chỉ tưởng cái “Cắc” của
nó mà thôi) đoạn định Thần cho thấy thây chết, đi vòng chung quanh cắt bảy dây
oan nghiệt ấy nơi:
1 - Trên đầu (mỏ ác) 2 - Ngay
trán 3 - Ngay cổ
4 - Ngay tim 5 - Ngay
hông bên trái
6 - Dưới dạ dưới 7 - Dươi
xương khu.
Hễ cắt đủ bảy dây rồi, trao cái kéo cho người hầu Lễ, vào đứng tại đầu hàn
tiếp tụng kinh cùng Đồng nhi cho mãn hồi thứ nhì.
HÀNH PHÉP ĐỘ THĂNG
Người Hành lễ xướng tụng Kinh CẦU HỒN. Khi Đồng nhi tiếp tụng rồi thì cầm 9
cây nhang bên tay mặt. Tay trái bắt Ấn Hộ-Pháp để ngay trái tim, định thần vẽ
chữ (.) trên thây kẻ chết, truyền Thần vô 9 cây nhang rồi thấy cho đặng thi hài
hoặc còn nằm hoặc ngồi. Đưa chín mũi nhang ngay vào nguyệt cung (ngay miếng
kính trước đầu hàn) định Thần, trục chơn thần của kẻ chết ngồi trên 9 cây nhang
rồi nán đợi cho Chơn Thần thăng đủ ba Tam giới, nghĩa là ba bậc thăng rồi lại cầm
vững cho Tam bửu nhập định đủ ba lần. Hễ thăng thì lên, trầm thì đoạ. Rồi giao
9 cây nhang cho người hầu lễ, đứng tụng tiếp Kinh cho mãn hồi thứ ba.
CHÚ GIẢI KINH HÔN PHỐI
(Mystère
d’union)
Cả cơ thể hữu vi của Tạo Hoá từ Càn khôn
thế giới cùng vạn vật đến loài người đều do khối lửa THÁI CỰC mà sanh
ra. Khối Thái cực là chỉ một khối lửa..
Khối lửa ấy vì nhờ vật chất trong Càn khôn thế giới chụm vào càng ngày càng
lớn, quá sức lớn thì chẳng còn trụ
nguyên làm một đặng
nữa, phải phân đôi. Hai khối phân đôi ấy
chạy khít nhau và xây tròn nơi không trung mau lẹ quá đỗi, chạm nhau biến hình
ra như hai cây. Thoạt nhiên hai cây ấy xấp nhau mà thành chữ Thập, giống in như
chong chóng của trẻ thường làm mà chơi đó vậy. Chong chóng ấy xoay rất mau, từ
Đông qua Tây và vì sự vụt động quá lẹ, bốn cái đuôi chữ Thập ấy liền cuốn mà
thành ra chữ VẠN. Những cuống đuôi chữ Vạn ấy đứt, liệng lửa cùng trong thế giới
mà thành ra địa cầu (Tam Thiên Thế giái và Thất thập Nhị địa). Ấy cũng là những
đóm lửa của Thái cực đã văng ra, nguội lại thành Địạ cầu.
Hai không khí ấm lạnh do: nhiệt (Calorie) của Thái cực Hàn (Froid) của Càn
Khôn tương khắc biến thành nguơn Khí. Cái nguơn Khí ấy y theo lời của Đức Nguyệt
Tâm chứa đầy dẫy sanh quang (Vialité). Khí sanh Quang lại biến ra muôn hình vạn
tượng mà tạo thành vạn vật toàn trong Càn khôn thế giới. Thật sự thì Thái cực
chỉ sanh Tứ tượng mà thôi gọi là Tứ
Dương, nhưng bởi vận động giữa không
trung mau chóng quá đỗi mới biến bóng hình thêm bốn cánh. Bốn cánh ấy chỉ là
bóng mà thôi nên gọi rằng Tứ Âm. Nhưng nhờ cái Tứ Âm ấy vốn là bốn khoản trống
để cho Sanh Quang ra vào biến đổi mới có linh cảm hình tượng của vạn vật trong
Càn khôn (cũng như chúng ta đánh trứng gà, biến ra hình này hình kia, rồi Thầy
dùng huyền diệu Thiêng Liêng hoá sanh ra vạn vật). Mỗi hình thể của vạn vật
không giống nhau là vì đó.
Chúng ta đưa cả và hai tay hai chơn ra thì thành chữ Thập gọi là Tứ Dương
hiệp lại với hình thể của đàn bà thì thành ra Tứ Âm nữa. Âm Dương tương hiệp thì
mới đủ Bát Quái, mới ra cơ sanh hoá:
- Nam là Tứ Dương.
- Nữ là Tứ Âm
Hành pháp bí mật chỉ hiệp Tứ Dương và Tứ Âm của tinh thần đặng cho biến hoá
thêm nữa, sản xuất thêm nữa, chẳng phải sanh hình thể của con mà thôi, mà sanh
cả hồn phách của chúng nó nữa.
Ấy vậy khi hành LỄ HÔN PHỐI phải biểu chàng rễ và cô dâu vào quì giữa Bửu
Điện trên hết mọi người, dầu cho cha mẹ cũng phải quì sau (Quyền phép ấy Đạo chỉ
coi rễ là Tứ Dương, dâu là Tứ Âm của Tạo Hoá mà thôi, ngoài nhơn luân và nhơn tình,
Hội Thánh chẳng biết chi khác hơn nữa).
HÀNH PHÉP HÔN PHỐI
Bảo Cô dâu và chàng rễ phải nắm tay nhau, tay tả của nam nắm tay hữu của nữ,
tay hữu của Nam nắm tay hữu của nữ, thành ra Ấn Bát-Quái, đoạn vị hành pháp ngó
ngay Thiên Nhãn định Thần lấy con mắt của mình viết chữ (.) trong con ngươi của
Thiên Nhãn, rồi co chân trái lên viết chữ
( ) đạp trên chữ ( ) ấy rút chơn mặt ký chữ Đinh ( ) gọi là đạp Đinh Giáp, day lưng lại ngó ngay
vào đầu của con dâu và chàng rễ viết chữ (
) ngó ngay Nê Hoàn nghĩa là mỏ ác của chúng nó, viết chữ cho lớn, đặng
bao trùm cả hai mỏ ác, viết bằng con mắt (
).
Đợi chừng Thiên Nhãn giáng ngay Nê hoàn ấy, chụp trên Thần hai bàn tay ngay
Thiên Nhãn và đỡ nó lên lưng bàn tay cho hiệp hai Thiên Nhãn ấy lại kề
nhau thì thấy mặt của CHÍ-TÔN hiện tượng,
đoạn đỡ hình tượng của Chí-Tôn day lại ngay Thiên Nhãn mà cho nhập chung vào đó
(nhớ đừng lo ra thì mất mà thành ra nguy hiểm cho hai người Nam Nữ ấy lắm). Khi
cho nhập rồi thì để hình tượng ấy yên tịnh nơi Thiên Nhãn đứng cầu nguyện dùm
cho hai trẻ dài dòng cả họ, hữu hạnh hữu phước, truyền kế không ngừng, nương
nơi quyền Thiêng Liêng của Chí-Tôn đặng tấn
hoá trong đường Thánh
Đức, nối tóc đến già, đồng tịch đồng sàng, đồng sanh đồng
tử.
Đoạn ngó ngay lên Thiên Nhãn của Chí-Tôn định thần trục Thiên Tượng ấy ra
(nhớ lấy cho đủ hai con mắt) day lại lừa Thiên Tượng ấy ngay đầu hai trẻ trả lại
như xưa, tức làm tiêu Thánh Tượng (hồi đem xuống cũng bắt Ấn Bát Quái Dương nằm
trên Âm)
Đứng ngay giữa đôi đứa đọc bài thi của Đức Chí Tôn dạy làm phép Hôn phối:
Bài Thi:
Thiên ân thử nhựt tứ thành
hôn,
Mãn thế bất ly thể dữ hồn.
Đạo-đức nhất tâm tu đảo
cáo.
Chủ trung thị Ngã chí
Thiên Tôn (1)
Rồi khuyên lơn hai trẻ và dặn rằng: phải giữ nhơn luân đạo nghĩa (dạy dỗ giữ
vẹn nhơn luân và cho biết rằng quyền Hội-Thánh định không cho đặng lìa nhau cho
đến trọn đời. Nếu như đôi lứa phản nhau, có lẽ phải sa đoạ Phong đô định tội)
Khi dạy khuyên đôi trẻ rồi thì vị hành pháp vói tay nắm hai tay ngoài của nam
và nữ đỡ đứng dậy sắp hai mặt vào nhau, xây cho hai đứa cặp nhau (đừng day lưng
mà khổ cho hai trẻ) còn mình đi chính giữa, nắm tay hai trẻ dìu dắt đưa ra cho
khỏi Toà Thánh, tức nhiên ngoài cửa Hiệp Thiên Đài mới cúi đầu từ tạ trở lại Điện)
Ghi lại nguyên văn “BÍ TRUYỀN CHƠN PHÁP” của Hội Thánh giữ bản quyền, được
Ngài Hiến Pháp quyền Chưởng Quản Hiệp-Thiên-Đài kiểm duyệt và chỉnh văn ngày
12-8-1972.
Lời Bà tường thuật như vầy:
“Nhắc lại hồi Tôi mới gặp Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ
Chú thích (1) Bài thi này là của Đức Chí-Tôn ban cho Bà Lâm Hương Thanh
trong ngày thành hôn của Ông Nguyễn Ngọc Thơ và Bà. Chính Thầy làm Lễ Hôn phối
cho:
Độ nhằm ngày mùng 5 tháng 6 năm Bính-Dần (Mardi 15 Juillet 1926) Thầy giáng
Cơ kêu hai Tôi quì trước Thiên bàn, Thầy ban ơn cho hai Tôi, Thầy làm phép
Hôn-phối đầu tiên hết. (Phò loan có Thượng-Phẩm, Hộ-Pháp). Thầy cho 4 câu thi
cùng dạy ĐạoTại nhà ông Nguyễn-Ngọc-Thơ ở Tân Định (5-6 Bính Dần)
Thầy,
“Thơ, con với vợ con quì ngay giữa,
nắm tay nhau:
Dạy con hiểu à!
Thầy bảo ông Nguyễn-Ngọc-Thơ viết ra Hán văn: dưới là bút tích của Ngài
Thái Thơ Thanh (Trích: Tam vị Nữ Đầu sư)
天 恩 此 日 賜 成 婚
滿世 不 離 體 與 魂
道德 一 心 須 到 告
主 中 是 我 至 天 尊
I - Lễ Trấn Thần Tòa Thánh
“Sớm mai ngày
mùng 6 tháng Giêng năm Đinh Hợi (dl 27-01-1947), Đức Phạm Hộ Pháp hành lễ Trấn
Thần Toà Thánh và có ghi lời thuyết minh. (Lời ký chú của Chức sắc Hiệp-Thiên-Đài
đã thừa lịnh Đức Hộ Pháp) minh tả:
Khởi đầu:
Đức Hộ Pháp mặc Tiểu phục, dạy Thừa Sử Huỳnh Hữu Lợi,
Truyền-Trạng Phạm-Ngọc-Trấn và các Chức sắc có trách nhiệm đồng theo Ngài đến
Báo-Ân-Từ triều bái Đức Chí-Tôn xong (vì Quả Càn Khôn còn thờ nơi Báo Ân Từ), Ngài dùng nước Âm Dương cúng thời Mẹo hành pháp, xin Cam Lồ
Thủy và một nhành dương giao cho Thừa Sử Lợi.
Đức Hộ Pháp lấy 3 bó hương, hành pháp xong, Ngài giao cho Truyền Trạng Trấn.
1 - Trấn Thần Thiên Nhãn trước Phi Tưởng Đài:
Đức Ngài ra đi thẳng lại Đền Thánh là 9 giờ 28 phút. Ngài đứng trước Đền-Thánh, ngó ngay Thiên Nhãn trước
Phi Tưởng Đài rải Cam Lồ Thủy và cầm bó hương hành pháp Trấn Thần.
Ý nghĩa là:
“Từ đây, Đức Chí Tôn hằng để mắt dìu dẫn con cái của Ngài và mong mỏi được
vui thấy con cái của Ngài về chầu Ngài nơi Bạch Ngọc Kinh, sau khi làm tròn nhiệm
vụ thiêng liêng của Ngài phú thác.”
2 - Trấn Thần tượng Đức Phật
Di-Lạc:
Đoạn tiếp hành pháp Trấn Thần như thế lần lượt đến tượng Đức Phật Di-Lạc
trên nóc Phi Tưởng Đài.
Đức Hộ Pháp nói:
“Đức Phật Di-Lạc đã ngự vào tượng,
ngồi thị chứng cho nhơn loại thập phương thế giới day hướng về Đền Thánh mà cầu
nguyện Ngài ban ân huệ cho toàn sanh chúng.”
3 - Trấn Thần Tượng Đức
Quyền Giáo Tông và Bà Nữ Đầu Sư Lâm
Hương Thanh
Với ý nghĩa là:
“Nhị vị ngự thường xuyên trước Đền Thánh để tiếp rước nhơn sanh tiến bước
vào đường Chánh giáo, năng lo dìu dắt con cái Chí-Tôn mỗi khi vào Cầu nguyện và
chiêm bái Đức Chí-Tôn”.
4 - Trấn Thần hai vị Thiện Thần và Ác Thần:
Pho tượng hai vị Thiện Thần và Ác Thần đặt hai bên mặt tiền Đền Thánh Toà
Thánh Tây ninh, ở cấp hạ của Tịnh Tâm Đài.
Đức Phạm Hộ Pháp nói:
“Đời thường lầm lạc, làm điều ác cho là thiện và thường lấy điều lành cho
là ác. Nên từ đây, năng lực của Thiện Thần sẽ phô bày ra mặt đời, thế nào là
chánh, việc nào là thiện, làm thế nào là phước cho thiên hạ rõ.
Còn Ác Thần thì phô bày ra mặt đời, thế nào là tà, việc nào là ác, sao gọi
là tội, cho nhơn loại rõ.
Hai Ông Thần nầy rất linh hiển, dùng quyền năng thiêng liêng đưa ra thiệt
tướng trong hai con đường: Phước và Tội, Siêu và Đọa, Sanh và Tử để cho con cái
Đức Chí Tôn khỏi lầm lạc, hầu tránh khỏi con đường tự diệt. Đi vào con đường
sanh, thì nhơn loại mới mong hòa bình được”.
5 - Trấn Thần cây Cân Công
Bình:
Đức Hộ Pháp vào cửa Đền Thánh, đứng ngay ngó vào Tịnh Tâm Điện, Trấn Thần
cái Cân trên ngưỡng cửa. Ngài nói:
“Từ đây, cái Cân Công Bình thiêng liêng của Đức Chí Tôn đã biến tướng thiệt
hiện ở thế gian nầy để phân công chiết tội mà định phẩm vị Tòa sen cho toàn con
cái của Ngài”.
6 - Trấn Thần con Long
Mã:
Đức Hộ-Pháp sang bên Nam , phía tả Đền Thánh, ngang Cửu Trùng Đài đúng 12 bước
thẳng, trấn Thần con Long Mã.
Ngài giải: “Long Mã tượng trưng Đạo là cơ sanh hóa vạn vật, trên lưng nó có bộ Bát Quái Đồ Thơ
và cây Bửu kiếm, nên có câu “Long Mã phụ Hà đồ”.
Ý nghĩa: Đạo xuất từ Đông, đem từ Đông sang Tây cứu vớt
chúng sanh, đem Vạn linh trở về nơi sanh hóa, tránh cơ tự diệt, nên hình Long
Mã chạy về Tây mà đầu ngó ngoéo về Đông. (Sau nầy Đức Ngài sẽ giải thêm hay là
nhờ các bậc uyên thâm đạo đức giải rõ)
7 - Trấn Thần tượng Tam Thế Phật:
Đức Hộ-Pháp đến Bát-Quái-Đài, ngó lên trên, trấn Thần pho tượng Tam Thế Phật
(Tam Thanh).
- Brahma Phật đứng trên lưng con Thiên nga (Ngỗng trời) ngó tới (ngó hướng
Tây), ấy là ngôi thứ nhứt, tượng trưng ngôi Thánh đức, thuộc về Cơ Sanh hóa, ấy
là Đấng tự hữu hằng hữu, hữu nguyên hữu thỉ của vạn vật.
- Đức Phật Civa đứng trên Thất đầu Xà (rắn bảy đầu) ngó qua phía chánh Bắc,
ấy là ngôi thứ hai tượng trưng phần Âm Dương: Cơ Sanh cũng là cơ Cơ Diệt, ấy là
ngôi Bảo tồn.
- Đức Phật Christna đứng trên con Giao long (Cá hóa rồng) ngó về phía chánh
Nam ấy là ngôi thứ ba, tượng trưng cuộc tuần hoàn, tiên tri cho nhơn loại biết
việc trí xảo thuộc Cơ Tranh đấu, cũng là cuối Hạ nguơn, khởi Thượng nguơn Tứ
Chuyển.
8 - Trấn Thần tám con Kim Mao Hẩu:
Đức Hộ Pháp trấn Thần hai con Kim Mao Hẩu ở hai bên nấc thang bên hữu Đền
Thánh, rồi Ngài vào Cửu Trùng Đài sang qua bên tả Đền Thánh
trấn Thần hai con
Kim Mao Hẩu ở nấc thang luôn.
Giải: Con Kim Mao Hẩu rất mạnh và khỏe, tượng trưng cái năng lực tinh thần
người tu, nhờ nó mà qua các từng Trời và về cùng Thầy.
Ngày nay, Đền Thánh cất xong, Đức Chí Tôn cho tám con Kim Mao Hẩu xuống trần
để trấn Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài tại thế, là không cho ai dùng bạo quyền
nào mà chạm đến nó vậy.
9 - Trấn Thần 23 Thiên
Nhãn bên ngoài Đền:
Đức Hộ Pháp vào bên tả Cửu Trùng
Đài, trấn Thần Thiên Nhãn xung quanh Tổ đình, khởi từ giữa xuống đến
Bát-Quái-Đài, rồi sang qua bên hữu, hết thảy là 23 Thiên Nhãn ngó ra ngoài hành
lang.
10 - Trấn Thần bên
trong Đền:
Rồi Đức Ngài trở
vào trong cửa bên hữu Cửu Trùng Đài, trấn Thần tượng Tam giáo Ngũ Chi, sang bên hữu trấn Thần tượng Bát Tiên: Hớn Chung Ly,
Trương Quả Lão, Tào Quốc Cựu, Lý Thiết Quả,
Hàn Tương Tử, Lữ Đồng Tân, Hà Tiên Cô, Lam Thể Hòa. Sang bên tả
Đức Hộ Pháp trấn Thần Thất Thánh: Lý Tịnh, Vi Hộ, Dương Tiễn, Lôi Chấn Tử, Na
Tra, Kim Tra, Mộc tra.
11 - 12 - Trở xuống,
Ngài trấn Thần chữ KHÍ và Thất Đầu Xà:
Nơi Ngai của Đức Hộ Pháp ngự
có một con rắn Thần 7 đầu, quấn vào thân dưới của Ngai, ngóc lên sau lưng 3 đầu,
cúi xuống 4 đầu, cái mình quấn ngôi Thượng Phẩm, cái đuôi quấn ngôi Thượng Sanh.
Rắn Thần 7 đầu tượng trưng con người có Thất tình: 3 đầu rắn ngó lên sau lưng
Hộ Pháp có chữ: HỈ, ÁI, LẠC. Người tu nên luyện tập nâng đỡ 3 tình này tức là Mừng,
Vui, Thương. Còn 4 tình: AI, NỘ, Ố, DỤC (buồn, giận, ghét, muốn) thì đè nén xuống,
đừng cho ngóc lên.
Đức Hộ-Pháp trấn pháp. Hành Bí pháp trong các Đàn Vía, Sóc, Vọng: khi Ngài
đứng là Chuyển Pháp, Ngài ngồi là Trụ Pháp; nên khi Ngài ngồi, hai chân đạp lên
2 đầu: AI (bên tả), NỘ (bên hữu); hai tay đè: DỤC (bên tả), Ố (bên hữu).
Đức Ngài nói:
Khi Hộ Pháp trấn trên Thất Đầu Xà là đè nén các vật dục ở thế nầy gom lại để
đời khỏi cấu xé nhau, để Mừng, Vui, Thương cho mọi người chung hưởng, để gìn giữ
đạo đức, tu hành dễ dàng, nước nhà thạnh trị. E sau nầy Hộ Pháp xuất ngoại, Thượng
Sanh về ngự nơi đuôi, thì tự do Thất tình lôi cuốn cấu xé lẫn nhau, không phương
kềm chế. Ấy là cơ thử thách nội và ngoại…
Ngày nào Hộ Pháp trấn lại trên Ngai thì mới có thể dễ dàng mọi việc cho Đời
Đạo.
Quyền thiêng liêng phải vậy, đặng vay trả cho sạch oan khiên, mới đem thuần
phong mỹ tục, vãn hồi hòa bình trật tự, tháng Thuấn ngày Nghiêu, trở nên thời
Thượng cổ.”
Còn chữ KHÍ ở sau ngai Hộ Pháp là Khí Sanh Quang của Càn Khôn Vũ Trụ. Vạn vật
nhờ Khí Sanh Quang hiện tượng ra mặt thế để bảo tồn Cơ Sanh hóa hay Tấn hóa của
toàn thể vạn loại, tức là hữu sanh.
Đã xong Lễ Trấn Thần, Đức Phạm Hộ Pháp đứng giữa Đền Thánh, thì cô Lễ Sanh
Hương Tranh hỏi:
- Bạch Thầy, còn 23 Thiên Nhãn ngó vào trong Đền Thánh, sao Thầy không trấn
Thần luôn ?
Ngài dạy rằng:
“Thiên Nhãn bên ngoài, thì để cho thiện nam tín nữ quì ở ngoài, khi chầu Lễ
nếu chật chỗ thì ở ngoài xung quanh Đền Thánh lạy vào chiêm bái trong giờ hành
Lễ. Đó cũng là nêu ra từ Đông, Tây, Nam, Bắc, dầu ven trời góc bể, nơi nào đến
giờ lễ bái, day về hướng Đền Thánh lạy thì đều có Thiên Nhãn cả. Ấy là Thể pháp
tượng trưng Bí pháp. Còn Thiên Nhãn ở vách ngó vô Đền Thánh, vì người đạo quì
ngang, sợ ô-uế, không coi sóc cho tinh khiết được”.
II - Trấn Thần tượng Tam
Thánh
1 - Đại cương về Tượng Tam
Thánh:
Bức hình “Truyên ký Tượng Tam Thánh” đặt tại Tịnh-Tâm-Đài thuộc phạm vi Hiệp-Thiên
Đài của Đền Thánh Toà Thánh Tây ninh. Bên cạnh bức Tượng Tam Thánh, có tấm bia
để giải thích về bức tranh:
- Cụ NGUYỄN BỈNH KHIÊM: Nhà tiên tri danh tiếng lớn ở đời Mạt Lê, thi đậu
Trạng Nguyên, tước vị là Trình Quốc Công, tục gọi là Trạng-Trình, giáng cơ tự
xưng là Thanh Sơn Đạo Sĩ, tức là Sư Phó của Bạch Vân Động.
- Cụ VICTOR HUGO: Một Thi gia trứ danh của Pháp quốc, giáng cơ tự xưng là
Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, tức là Đệ tử của Cụ Nguyễn-Bĩnh-Khiêm ở Bạch-Vân Động.
- Cụ TÔN DẬT TIÊN: Đại-Cách-mạng-gia nước Trung Hoa, nhũ danh là Tôn-Văn,
giáng cơ tự xưng là Trung Sơn Chơn Nhơn, tức là Đệ tử Cụ Nguyễn-Bĩnh
Khiêm ở Bạch Vân Động.
Ba vị Thánh-nhơn trên đây là Thiên-sứ đắc lịnh làm Hướng đạo cho nhơn loại
để thực hành Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước”.
2 - Nguồn gốc Tượng Tam
Thánh:
Bức tượng Tam Thánh nầy do vị Hiền Tài Lê Minh Tòng vâng lịnh Đức Hộ Pháp truyền họa, khuôn khổ mỗi bề:
2 m 80 X 1 m 90. Hình tượng bằng người thường.
- Đức Thanh Sơn cầm bút lông thỏ viết lên
8 chữ Hán.
- Đức Nguyệt Tâm cầm bút lông ngỗng viết 4 chữ Pháp.
- Đức Tôn Sơn cầm nghiên mực dùng cho việc viết chữ
Hai Đấng đang viết trên bia đá những chữ, như:
* 8 chữ bằng Hán văn:
Thiên thượng - Thiên hạ - Bác ái -
Công bình
天 上 天 下 博 愛 公 平
* 4 chữ bằng Pháp-văn:
DIEU et HUMANITÉ- AMOUR et JUSTICE
3 - Trấn Thần Tượng Tam Thánh:
Đức Hộ-Pháp nói:
“Trấn Thần ba vị
Thánh rất khó, vì phải kêu Chơn linh họ đến nhập vào tượng
ảnh, mà muốn Chơn-linh họ đến phải thấu đáo cả căn kiếp của họ mới đặng. Còn 9
cây nhang dùng để trấn Thần là 9 cái thang bắc lên Cửu Trùng-Thiên cho các Chơn-linh
nương theo đó. Chẳng biết họ ở từng Trời thứ mấy mình cứ đưa lên đủ, họ gặp họ
tới ngay. Quan hệ là trước khi trấn Thần, phải xem lại coi có tắt cây nhang nào
không. Thảng như họ ở từng thứ 7 mà cây nhang thứ 6 rủi tắt đi, thành ra bị
cách khoảng, họ không thể tới được. Bây giờ chúng ta chỉ thông công với các Đấng
trong Cửu Thiên Khai Hóa, rồi đây cũng có ngày Bần Đạo kêu lên Đức Di-Lạc ở từng
thứ 11 chưa biết chừng, khi ấy sẽ phải dùng đến 11 cây nhang, chớ không phải 9
cây nữa.”
4 - Giải thích Ba vị
Thánh:
Khi Đức Hộ-Pháp Trấn Thần tượng ảnh Tam Thánh xong, cả nhân viên tùng sự
lui theo cửa hông trở ra, vòng ra cửa trước, đi vào Hiệp-Thiên-Đài, thỉnh Thánh
Tượng đặt lên vách tường, ngó mặt ra trước cửa Đền-Thánh.
Đức Hộ Pháp giải thích về Ba vị Thánh:
1 . Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn.
2 . Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ.
3 . Đức Tôn Trung Sơn.
Là đại diện của Hội-Thánh Ngoại-Giáo, các Ngài là những Thiên mạng truyền
giáo Ngoại quốc (Missionnaires étrangers) cho nên tượng ảnh để ở Hiệp
Thiên-Đài, day mặt ra ngoài cho thiên hạ đều thấy mà hưởng ứng theo tiếng gọi
Thiêng liêng của các Ngài..
Cả ba vị Thánh đều mặc Cổ phục.
Cái nghiên mực trên tay Đức Tôn Trung Sơn có hào quang chiếu diệu, tượng
trưng sự rực rỡ của nền văn minh tối cổ Trung Hoa.
Cái khuôn xi măng đúc trên vách Hiệp-Thiên-Đài, từ ngày tạo tác Tổ đình, là
để dành ngày nay đặt tượng ảnh Tam Thánh lên đó. Trước kia, Bần đạo cũng không
hiểu để làm gì, chỉ biết tạo theo lịnh của Đức Lý Giáo Tông.
Ngày nay thời cuộc biến thiên, vị Hiền
Tài LÊ MINH TÒNG ở Hải đảo trở về đây, Đức Lý truyền lịnh cho vẽ tượng ảnh nầy,
mới hiểu rằng Đức Lý chờ người mà Ngài cần dùng đến.
Trước tượng ảnh không có bàn thờ chi hết vì Chơn linh đã nhập vào đó như
người sống vậy.
Kể từ ngày 10-7 Mậu-Tý (dl 19-8-1948) tượng ảnh Tam Thánh đã đặt lên vách tường
Hiệp-Thiên-Đài là biểu hiệu cho Chủ nghĩa Đại Đồng của Đạo Cao Đài, mở đầu một
giai đoạn tiếp dẫn chúng sanh Vạn quốc vào cửa Đại Đạo, mà cũng là ngày khởi
đoan sự bành trướng ngoại giáo”.
Cuộc lễ bế mạc lúc 9 giờ cùng ngày."
Tòa Thánh, ngày 10-7 Mậu-Tý (dl 19-8-1948)
Luật Sự VÕ QUANG TÂM tường thuật.
III - Trấn Pháp nơi Trí Huệ-Cung
Thiên Hỉ Động
Đức Hộ-Pháp thuyết tại Đền Thánh đêm 14 tháng chạp năm Canh Dần (1950)
“Ngày mai nầy Trấn Pháp Thiên Hỉ Động
- Trí Huệ Cung. Bần Đạo lấy làm mừng đã làm tròn phận sự đặc biệt của Bần Đạo.
Từ thử đến giờ Bần Đạo đã nhiều phen giảng giải về hình thể Đức Chí Tôn.
Bần Đạo đã gánh vác về Thể pháp Cửu Trùng Đài, tạo nghiệp cho Đạo là làm
giùm cho thiên hạ chớ không phải phận sự của Bần Đạo. Ngày nay là ngày vui mừng
của Bần Đạo hơn hết, là Bần Đạo còn sức khỏe đầy đủ cầm Bí Pháp của Đức Chí Tôn
đã giao phó, ấy là phận sự đặc biệt của Bần Đạo đó vậy.
Hộ Pháp đến kỳ Long Hoa nầy cốt để rước Cửu nhị ức Nguyên Nhân là bạn chí
thân của Người đã bị đọa lạc nơi hồng trần không phương giải thoát, muốn rước
các Bạn chí thân của Bần Đạo, Đức Chí Tôn buộc phải lấy Pháp Giới tận độ chúng
sanh.
Hôm nay là ngày mở cửa Thiêng Liêng và đưa nơi tay các Đấng Nguyên Nhân ấy
là một quyền năng đặng tự giải thoát lấy mình hai món Bí Pháp ấy là:
1 - Long Tu Phiến của Đức Cao Thượng Phẩm để lại.
2 - Kim Tiên của Bần Đạo.
Hiệp với ba vòng Vô Vi, tức nhiên Diệu Quang Tam Giáo hay là hình trạng Càn
Khôn Võ Trụ, mà đó cũng là tượng ảnh Huệ Quang Khiếu của chúng ta đó vậy.
KIM TIÊN là gì? Là tượng hình ảnh điển lực điều khiển Càn Khôn Võ Trụ mà chính nơi
đó là điển lực tức nhiên là sanh lực đó vậy. Với nó mới có thể mở Đệ Bát Khiếu,
trong thân thể con người có Thất Khiếu và còn có một khiếu vô hình là Huệ Quang
Khiếu, vì nó là điển lực, nên nó mở Khiếu ấy mới được.
Nói rõ con người có Ngũ quan hữu tướng và Lục quan vô hình mà phải nhờ cây
Kim Tiên ấy mới có đủ quyền hành mở Lục quan của mình đặng.
LONG TU PHIẾN có thể vận chuyển Càn Khôn Vũ Trụ, do nguơn khí đào độn sanh ra đó vậy. Nó
có quyền đào độn nguơn khí, thâu hoạch nguơn khí để trong sanh lực.
Con người nắm được điều ấy là kẻ đắc Pháp, nhờ nó mới có thể luyện TINH hóa
KHÍ, luyện KHÍ hóa THẦN được.
Ấy là Bí Pháp trấn tại
Thiên Hỉ Động Trí Huệ Cung. Toàn thể ngó thấy không
có gì hết, mà trong đó có quyền pháp vô biên, vô giới. Giải thoát đặng cùng
chăng là do bao nhiêu đó.
IV - Ban phép lành và Trấn Thần
chợ Long Hoa.
Long Hoa Thị, ngày 5 tháng 6 năm Tân Mão (1951)
Đức Hộ-Pháp nói:
“Cái cơ Chuyển thế đã đến ngày lập: hiệp nhứt Đạo
Giáo, khiến toàn thể con cái Đức Chí Tôn lo quay về một mối sống dưới lá cờ
NHÂN NGHĨA của Đạo Cao Đài. Ngoài thì được sự bảo vệ của Quân Đội, trong thì được
sự dìu dắt của Hội Thánh, càng ngày nhơn sanh qui tụ càng đông,
vì thế nguồn sanh sống càng bị bóp nghẹt, nên Bần
Đạo cho lập gấp cái Chợ nầy để tạo lại một nguồn sanh sống dễ dàng cho nhơn sanh.
Ngày giờ nầy, tuy là nhìn thấy cái chợ thô sơ, nhưng rồi đây nó sẽ bành trướng
rộng rãi hơn, long trọng hơn mà chắc chắn con cái Đức Chí Tôn không bao giờ ngờ
như thế, nhưng Bần-Đạo dám quả quyết nó phải có và nhứt định có, vì cái chợ
chuyển thế và huyền diệu Thiêng Liêng của Đức Chí Tôn đã định vậy.”
B - ĐỨC HỘ-PHÁP NHẬP TỊNH
1 - Nhập Tịnh 3 tháng nơi
Trí Huệ Cung:
Đức Hộ-pháp thuyết tại Đền Thánh, đêm 17-04 năm Tân Mão (1951)
“Kể từ ngày nhập tịnh nơi Trí Huệ Cung, chắc con cái Đức Chí Tôn đều đánh dấu
hỏi? Đức Hộ Pháp nhập tịnh để làm gì? Muốn làm gì? Nghĩa lý gì mà nhập Trí Huệ
Cung trong 3 tháng nay?
- Vậy Bần Đạo giải rõ hành tàng trong 3 tháng mà Bần Đạo đã làm, cái hành
tàng đó cũ kỹ chớ không mấy lạ gì. Cái hành tàng về mặt Đạo giống như 40 ngày của
Đức Chúa Jésus ra ngoài sa mạc cầu khẩn với Đức Chí Tôn ban bố hồng ân cho toàn
nhơn loại, đặng đem cơ quan Cứu thế của Ngài giao cho khắp xã hội nhơn quần được
hưởng, giống như Đức Thích Ca vào vườn Bồ đề ngồi thoàn định đặng xin giải
thoát cho chúng sanh.
Còn về mặt thế, nó giống như Vua David vì tội tình nhơn loại mà buổi nọ ra
đồng Sa mạc cầu đảo, xin giải pháp cứu khổ cho dân Y-sơ-Ra-Ên, giống như Vua Hạ
Võ mặc hài gai đội nón lá, chịu phong trần đặng cầu đảo cho quốc dân khỏi tội.
Muốn nói rõ hành tàng căn mạng của toàn thể nhơn loại và toàn thể quốc dân
Việt Nam đã làm cho Bần Đạo phải chịu 3 tháng nơi chốn tịch mịch, để cầu khẩn với
Đức Chí Tôn ban hồng ân đặc biệt đặng cứu rỗi lấy họ, là đem cơ quan Cứu khổ của
Ngài đã thiệt hiện cho toàn thể nhơn loại nhứt là sắc dân yêu ái đồng chủng
cùng Bần Đạo là sắc dân Việt Nam.
Chúng ta thử hỏi, một người tượng trưng tinh thần của một dân tộc, tinh thần
đạo đức cho nước Việt Nam đã có sứ mạng đem tinh thần đạo đức ấy cứu khổ cho
thiên hạ, sửa lại cái hành tàng hung ác của người đời cho thành giọt nước
Thiêng liêng của Đức Chí Tôn, nước Thiêng liêng đạo đức của Ngài gội rửa con đường
Thánh Đức cho sạch-sẽ đừng cho nhơ bẩn, ấy là nước chí Thánh của Ngài, cầm giọt
Cam lồ đem rưới khắp toàn thể con cái của Ngài tức là cả chúng sanh nơi mặt địa
cầu nầy, người ấy còn phải làm thế nào hơn?
Ôi! Cái cao vọng buổi nầy ai cũng muốn làm, được hay chăng không phải do
quyền của mình, kẻ xin thì khác, mà kẻ cho lại khác.
Hại thay, tạo nghiệp của nhơn loại từ khi có nơi mặt địa cầu nầy, đến bao
giờ mới bảo vệ được sanh mạng của họ, cấp tiến trong con đường giải khổ, họ đã
gây thêm trong sự nghiệp của họ tội chướng thì nhiều, mà phúc hậu lại ít, biểu
sao không có trường lưu huyết!.
Nếu chúng ta dở lịch sử ra xem từ năm mươi năm nay, khởi đầu thế kỷ hai
mươi dĩ chí đến 1951, không buổi nào nhơn loại hưởng đặng hanh phúc Hòa bình,
chỉ tương tàn tương sát với nhau mà thôi. Nếu không có quyền năng Thiêng Liêng
kia thì Bần Đạo nói quả quyết rằng: Không ai cứu chữa tội tình nhơn loại được.
Chúng ta thương nhơn loại không bằng Cha sanh ra con, đã sanh họ ra vừa hình thể,
vừa linh hồn tức là Đại Từ Phụ. Ngài đã cầm quyền sanh mạng của nhơn loại mà
không cứu chữa tội tình của nhơn loại được, phải chịu khoanh tay ngồi để lụy, vì
căn quả của nhơn loại đã định vậy. Chính mình Đức Chí Tôn cũng không phương sửa
cải, nếu có phương sửa cải, thì không cần gì Bần Đạo phải vào Trí Huệ Cung cầu
khẩn, Ngài đã làm trước rồi.
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ]
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét