Rồng gắn với mây mưa, sấm chớp, nghĩa là đều gắn với nước, đấy là thực thể cần thiết nhất, mối bận tâm nhất của những người làm nghề nông trồng lúa nước. Kế đến lân có đầu sư tử , mình nai, đuôi trâu rất hiền hành,biểu tượng cho sự mơ ước thái bình. Qui là con rùa chậm chạp mà sống lâu. Phụng loan là con chim thanh cao, phụng là con trống, loan là con mái, chim cưỡi của Đức Phật Mẫu. Chim loan có sắc xanh nhiều nên gọi là thanh loan.
Tứ linh kết hợp với ngư, phúc, hạc, hổ gọi chung là
bát vật. Ngư là con cá của Trương Quả Lão trong dàn bát bửu gắn liền với truyền
thuyết “Cá hoá rồng”, biểu trưng cho sự thành đạt. Chữ Phúc giống chữ bức (là
con dơi) nên lấy con dơi biểu tượng cho phúc đức (xem hình Tam Đa sau Báo Ân
Từ) con dơi là tướng tinh của Trương Quả Lão. Hạc là loài chim quí hiếm thanh
cao biểu tượng phong cách Thần Tiên, đâu có hạc là ở đó có Tiên. Hổ là con cọp
tượng trưng cho sức mạnh chỉ năm Đạo khai (Bính Dần).
Nơi hậu điện Đền Phật Mẫu gian giữa thờ TAM ĐA
“Phúc, Lộc, Thọ” cầu mong con cái Đức Chí Tôn được ba điều may mắn đó. Ông
Phước là người hiền hậu, mũ áo trung lưu, râu đen dài. Phước là có con trai.
Ông Lộc là vị quan đội mũ cánh chuồn, áo bào thêu có bối tử , đeo đai, đi hia
rất oai vệ. Lộc là được làm quan. Ông Thọ là cụ già tóc râu bạc phơ, mặc áo
thụng có hoa văn chữ thọ, chống gậy trúc có mấu.Thọ là sống lâu.
Ngoài tứ linh, bát vật, tam đa, tứ quí (Xuân lan,
Hạ sen, Thu cúc và Đông thông) còn rất nhiều mô hình trang trí khác như Nhị
Thập Tứ Hiếu quanh mặt tiền đền Phật Mẫu. Sĩ, Nông, Công, Thương, Ngư, Tiều,
Canh, Mục quanh bao lam (y môn) Đền Thánh. Bát bửu là Hồ lô, Quạt, Tiêu, Cuốn
Thư, giỏ hoa lam, Hoa sen, Ngọc bản đặt ở Nội điện Toà Thánh
Chính vì mục đích lấy nội dung, ý nghĩa làm trọng,
nên bản thân chữ cũng trở thành đồ án trang trí có tính chất biểu trưng rất
cao. Chỉ một chữ KHÍ ( ) nơi ngôi thờ Hộ Pháp đã trở thành điều linh thiêng cao
khiết. Đó là tam tự nhất thể, ba chữ KHÍ nhập thành một chữ nên viết chẳng
giống chữ Hán giản lược.
- KHÍ là chất vô hình
- KHÍ là hơi nước bán hữu hình
- KHÍ là dụng cụ hữu hình
- Về hội hoạ có tính cách tổng hợp biểu trưng và tả
thực. Các bức hoạ Tam Thánh, Cân Công Bình trên quả Địa Cầu, Thiên Cơ chuyển
hoá (tranh tứ thời), nhất là cuộc triển lãm tranh “Ba mươi năm khai đạo” , ở
Đông Lang nhân 10 ngày lễ khánh thành Toà Thánh Tây Ninh, đã in trong SỰ TÍCH
XÂY BÀN (bằng tranh) của bà Hương Hiếu.
Bức bích hoạ Tam Thánh tả thực toàn thân với khổ
người cân đối. Tạ Chí Đại Trường cho đây là tinh thần ái quốc cực đoan vì Tôn
Trung Sơn cầm nghiên mực cho Thanh Sơn Đạo Sĩ chấm viết chữ. Quan niệm người
đạo không nghĩ vậy. Họ vốn tĩnh tại, hiền hoà, chứa đựng nội tâm sinh động,
đứng trước Đức Chí Tôn mọi sắc dân đều bình đẳng. Với bố cục đơn giản, nét vẽ
tinh tế uyển chuyện, bức bích hoạ thu hút được sự chú ý của nhân sanh.
Những bức tượng Tam Vị Thiên Sứ to bằng người thật,
chạm đắp cẩn thận không chút cầu kỳ. Gương mặt mang tính chân dung ở dạng tự
nhiên. Đầu đội mão hay bịt khăn, mình mặc áo đạo uy nghi. Khi thể hiện các hình
đắp nổi kèm theo kỹ thuật gắn các gốm sứ, thuỷ tinh, kể cả võ trai cũng được
các nghệ nhân ban cho cuộc sống thiêng liêng. Họ đã biết vượt qua lối vẽ tượng
trưng của thời đại trước để đắp vẽ những chân dung sống động, có thể chất, có
thần thái đáng sùng ngưỡng.
- Về chạm gỗ có long vị thờ tại Bát Quái Đài, hai
cửa hông trang trí hoa lá, rồng chầu tổng hợp âm dương không gian và thời gian.
Nhất là các khánh thờ, thiên bàn tại tư gia, chạm trỗ rất tinh xảo.
Các khánh thờ đã kết hợp tranh vẽ trên kiếng chạm
trổ trên gỗ đúc lư đèn bằng đồng thật hài hoà. Các khánh đều có ba bậc tượng
trưng cho tam tài Thiên, Nhân, Địa liên giao giữa Trời và người, giữa Đất và
người.
- Về thêu may mão áo đại phục,tiểu phục có nhà may
Linh Đức. Hậu điện Nữ Đầu Sư Đường lãnh may tất cả mọi sắc áo xanh, vàng, đỏ.
Màng,trướng, tàng, lọng, mão các phẩm vật thờ cúng đều được thể hiện từngli
từng tí, tránh sai sót, có thể tạo thành nhầm lẫn giữa mão Đầu sư và Phối Sư .
- Kỹ thuật đúc đồ đồng lỗ bộ, lư đồng, lư hương
được tranh trí rất khéo léo như bức tranh nổi trang nhã.
4 . Ảnh hưởng văn hoá nghệ
thuật truyền thống dân tộc.
Đền Thánh xây cất sát cửa số 1 phía Bắc địa dư
trùng với phương của quẻ Ly (tượng trưng CON MẮT) trong Bát Quái Cao Đài. Sở
dĩ, xây cất như vậy vì Thánh giáo tiền khải dạy :
CAO như Bắc khuyết nhân chiêm ngưỡng
ĐÀI tại Nam bang đạo thống truyền.
Đền Thánh được bao bọc bởi 3 vòng : Vòng thứ nhứt
hình hơi vuông gọi là nội ô gồm có 12 cửa. Vòng thứ hai gọi là ngoại ô, còn di
tích là cửa số 7 (ngoại ô). Vòng thứ ba, bắc giáp chân núi Bà Đen, nam giáp
sông Cẩm Giang. Ba vòng biểu trưng tín ngưỡng Tam Tài.
Đó là lối kiến trúc truyền thống giống như thành Cổ
Loa, đế đô lệch về 1 phía và có ba vòng thành tượng trưng cho triết lý Tam Tài.
Cố đô Huế cũng bố cục ba vòng:Phòng thành, Hoàng thành và Tử cấm thành lồng
nhau và khép kín lệch về phương nam, dựa theo thuyết phong thuỷ.
Mặt khác, trong các khuôn viên của các phủ đường
như Giáo Tông Đường,Hộ Pháp Đường có tường bao quanh ngăn cách bên ngoài. Trong
đó vừa có cây che bóng mát vừa có cây cho hoa trái, tạo ra phong cách giông
giống nhà vườn của các quan triều Nguyễn quanh kinh thành Huế.
Ảnh hưởng văn hoá nghệ thuật truyền thống dân tộc
càng rõ nét hơn trong tuồng CHÈO THUYỀN đưa linh của Toà Thánh, không khác HÒ
BÁ TRẠO, HÒ ĐƯA LINH ở miền ven biển Nam Trung phần. Trong đó, cả hai đều có
các nhận vật : Tổng mũi, Tổng lái, Tổng thương, Tổng khậu và 12 bá trạo. Có lẽ
do các đạo hữu ở Nam Ngãi Bình đưa vào Thánh địa Tây Ninh.
Rõ nét nhất là việc đắp nổi hoa sen, ảnh hưởng kiến
trúc Phật giáo. Hoa sen được chạm khắc phổ biến, những bệ sen, đài sen bằng gốm
sứ ở các Thánh Thất, Khánh thờ ở các tư gia.
Sau đây là ý nghĩa các cây trong Bá Huê Viên và
quanh các Thánh thất.
Cây sen: hình dáng đẹp, màu sắc trang nhã, hương
thơm thanh khiết , dịu ngọt, quá trình nở hoa kết hạt không nhiễm bẩn bùn. Chư
Phật lấy hoa sen làm chỗ ngồi. Mẹ vua Lê Đại Hành nằm mơ thấy bụng nở hoa sen
nên đẻ ra vua, vua Trần Nhân Tôn thấy hoa sen vàng nở trên rốn…
Cây sứ: thường thấy trong các ngôi chùa, ngay sau
khi chúng ta mới vào cổng chùa, chúng còn được trồng ngay trước sân hoặc đằng
sau chùa. Cây sứ thuộc loại cây có dáng đẹp,có nhiều cành vươn lên trời cao. Từ
thời nhà Lý cây sứ đã được đưa vào nghệ thuật tạo hình, được gọi là cây “thiên
mệnh” có khả năng thu hút sinh lực từ vũ trụ truyền xuống mặt đất . Vì vậy cây
sứ thường được trồng ở các chùa chiền, đền miếu các nơi danh lam, tượng trưng
cho sinh lực của thần linh trên mặt đất.
Cây đề : còn được gọi là cây bồ đề, có nghĩa là
giác ngộ, khi đức Phật Thích Ca thành đạo, Ngài đã ngồi dưới gốc cây bồ đề để
tĩnh tâm nghiên cứu giáo lý.
Đạo Phật lấy chữ tâm làm gốc, lấy điều thiện làm cơ
bản. Con người chỉ làm được điều thiện khi trí tuệ được mở mang, nhờ đó mà diệt
trừ được vô minh (sự ngu tối) mà ngu tối là mầm mống của tội ác.
Cây bồ đề có sức vươn cao, lá của nó mang hình trái
tim, nhắc nhở chúng sinh hãy rộng lòng từ bi, bác ái, tâm thanh, trầm tĩnh,
diệt lòng trần tục. Nó thường được trồng ở bên trái ngôi chùa và phía trước mặt
để nhắc nhở mọi người hãy để cõi lòng rộng mở, trái tim nhân hậu khi bước vào cõi
Phật.
Cây mít : theo sách Phật học thì cây mít được nhập
từ Tây Trúc tới. Cây mít làm cửa Đền Thánh tượng trưng cho trí tuệ, còn có
nghĩa là hướng tới bến bờ giác ngộ, cải tà quy chính. Nơi cửa Phật, cây mít là
hiện thân của trí tuệ để đi đến chỗ giải thoát. Với ý nghĩa ấy, cây mít không
chỉ được trồng nhiều trong chùa, mà lá mít còn dùng để lót chân oản, gỗ mít
dùng tạc tượng Phật.
Cây thông : Thân thẳng đứng, vút cao, là biểu tượng
người quân tử, danh lợi không phàm, trước ngọn gió đầu sương vẫn giữ được tâm
hồn ngay thẳng. Dáng cao thân thẳng còn mang ý nghĩa là con đường dẫn lên trời
xanh của các thần linh.
Trong sách Phật, thông còn có nghĩa là thông minh,
thông hiểu,biểu hiện sự giác ngộ, sự chứng quả của đức Phật và Bồ Tát, là “lộng
tận thông” (thông từ trong ra ngoài), biểu hiện cho quyền năng trí tuệ vô biên.
Cây sung : có nghĩa là sung túc, sung mãn, tên cây
là acoka tức là vô ưu, không có điều phiền não. Cây sung trong chùa mang ý
nghĩa của sức mạnh và sự no đủ.
Cây si : Thường trồng trước cửa ao chùa. Si nhiều
cành, lá xum xuê, quanh năm xanh tốt, rễ buông chằng chịt tạo ra sự thâm
nghiêm, u tịch, thanh vắng, nơi các vị thần ngự giá.
Cây tre trúc : Là loại cây thân thẳng cao, mềm mại,
thích hợp việc treo cành phướn của Đạo. Tre, trúc mang ý nghĩa tuỳ duyên mà hoá
độ ; thân rỗng biểu hiện cho tâm không ,lòng thành. Tre trúc, gióng thẳng, còn
biểu hiện cho chính nhân, quân tử. Thân tre, trúc có nhiều đốt, theo quan niệm
cổ truyền chính là thang đi về của những linh hồn phật tử. Trong các buổi lễ
Phật bao giờ cũng có 2 cành tre, trúc đặt ở 2 góc bàn thờ để linh hồn phật tử
từ cõi âm làm về dương thế để lên miền cực lạc.
Tóm lại, văn hoá tâm linh chỉ bộ phận văn hoá hữu hình
mà biểu tượng các giá trị thiêng liêng cao khiết mang giá trị văn hoá nghệ
thuật được sản sinh từ những hoạt động tín ngưỡng tôn giáo. Những không gian
thiêng liêng đền, điện, thánh thất biểu trưng trời đất, Thánh Tiên hài hoà các
nghi lễ linh thiêng tồn tại trong ý thức nhân sanh được thể hiện ra khi đắp vẽ.
Văn hoá tâm linh là vấn đề còn mới mẻrất phức tạp tế nhị, có nhiều điểm khoa
học khó chấp nhận ngay mà chỉ cảm nhận để tìm kiếm nhưng không thể chối bỏ
được.
Nói thế nào đi nữa, văn hoá tâm linh góp phần lớn
vào sự hình thành ý thức về cội nguồn “phản bổn hườn nguyên”. Nói một cách
khác, văn hoá nghệ thuật là nhu cầu không thể thiếu trong nhân sanh. Một nền
văn hoá cao đẹp luôn có giá trị nhân văn sâu sắc vì con người,vì cuộc sống. Tín
ngưỡng xét về thần học đồng nghĩa với tâm linh. Bởi lẽ không có niềm tin vô đối
về Đức Chí Tôn, về Phật, Tiên thì tôn giáo không thể phát triển và tồn tại
được, nói cách khác,tôn giáo không thể xa rời con người. Tôn giáo ở trong lòng
nhân loại.
5 . Triết lý kiến trúc Toà
Thánh
Khi du khách đến thăm Toà Thánh, cái lôi cuốn họ
đầu tiên là hai lầu chuông và trống cao ngất. Một hệ thống kiến trúc đền tháp
nằm giữa hai k hu rừng Thiên nhiên màu xanh biếc. Hệ thống đền tháp này có giá
trị về văn hoá lớn nhất ở miền Nam, bao gồm bờ thành, đền điện, phủ đường, vườn
cảnh …
Jeannine Anboyer trong quyển “Mỹ thuật Viễn Đông”
nhận định rằng : Người VN đã biết chọn những cảnh thiên nhiên để xây những công
trình kiến trúc thờ cúng của họ. (les arts de l’Extrême Orient, Paris 1948, tr
83).
Một danh sĩ Nhận Bản cũng cho rằng Toà Thánh được xây
cất trên suối ngầm chảy qua 6 cửa gọi là “Lục Long phò ấn” hay “Lục Long kết
tụ”. Vùng đất này rất phát triển về Đạo pháp và nhân tài (Huỳnh Minh, Tây Ninh
xưa và nay, Saigon 1972, tr 177).
Trước kia, Đức Lý giáng đàn dạy :
“Lão khen Thái Thơ Thanh, tưởng chư hiền hữu không
thấy nữa. Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấy là Thánh Địa (tức đất xây cất Toà
Thánh hiện nay) : sâu hơn 300 thước như con sông giữa trung tim đất giáp lại
trúng giữa 6 nguồn làm như 6 con rồng đoanh châu. Nguồn nước ấy trúng ngay đỉnh
núi gọi là Lục Long Phò Ấn. Ngay miếng đất đó đặng ba đầu : một đầu ra Giếng
mạch Ao Hồ, hai đầu nữa bên cụm rừngbên kia”.
Về Lục Long phò ấn, ta thấy như sau : Viễn cảnh Toà
Thánh, về phía Đông địa lý (cung Chấn) gối lên giồng Sân Cu (Đất lành chim đậu),
mặt trước phía Tây (cung Đoài) trông ra rạch Tây Ninh. Phía tả (Nam) thanh long
nước sông Cẩm Giang- Bến Kéo chảy cuộn quanh. Phía hữu (Bắc) bạch hổ núi Điện
Bà ôm vòng lại như cánh cung. Đó là điểm kết long mạch sách gọi là hàm rồng.
Phong thuỷ âm dương hội đủ.
Cận cảnh, hồ Động Đình (bàu Cà Na) nước chảy không
ngừng nghỉ (pháp luân thường chuyển) vào rạch Ao Hồ, hướng Tây Nam (Càn). Trái
phải rừng Thiên nhiên xanh biếc hài hoà cảnh trí. Phía Bắc (cung Ly) suối Lâm
Vồ. Phía Đông Bắc (cung Tốn) Suối Đá. Phía Đông (Chấn) Suối cái chảy về Nam
(Khảm) qua Đoạn Trần Kiều. Suối con lượn ra Giải Khổ Kiều : bốn suối hợp sức
tưới mát và bao quanh vùng Thánh Địa, kết tụ Lục Long phò ấn.
Biểu hiện Tay Long (dương), Tay H ổ (âm) không đối
lập nhau mà còn hoà hợp lồng vào nhau nhiều lần, viễn cảnh như cận cảnh. Bên
trái (Thanh Long), bên phải (Bạch Hổ) thế sông núi châu đầu vào nhau như hình
móng ngựa (đại Kiết). Địa thế Lục Long phò Toà Thánh đó, không đâu tốt đẹp bằng
.
Đó là nhận xét về địa lý, còn các cửa Nội ô Toà
Thánh thì sao ?
Ta đem Bát Quái Cao Đài (Trung Thiên Bát Quái) du
di trước Đền Thánh. Để 12 cửa càn 8 cạnh phù hợp với tám cạnh bát quái (giả sử
ta bẻ 4 góc). Từ cửa số 2 qua cửa Chánh Môn hướng Tây Bắc ( tức 2+3 =5) từ cửa
số 4 qua cửa số 6 hướng Tây Nam .(tức 4+6=10).
Bây giờ ta xét theo Dịch lý. Cửa số 1 (cửa Hoà
Viện) ngay hướng Bắc, nhìn lên Bát Quái Cao Đài là quẻ Ly. Ly thuộc tâm hoả là
CON MẮT, là minh (sáng suốt) để cai quản Đạo. Từ lúc xây cất Đền Thánh, cửa Hoà
Viện là cửa chính tấp nập nhứt. Đối xứng với cửa số 1 là cửa số 7 (nội ô) thuộc
thuỷ, tẻ lạnh chỉ là cửa phụ (theo Trung Thiên Bát Quái).
Hướng Tây Bắc theo Bát Quái Cao Đài thuộc quẻ Khôn,
Khôn thuần âm biểu tượng Đất là mẫu đạo, sanh hoá và nuôi dưỡng vạn vật. Hướng
Tây Bắc trùng cửa số 2 sung túc tấp nập và cửa Chánh Môn. Cửa Chánh Môn xây
theo Pháp Tam Quan. Không Quan (cửa bên trái) là lối nhìn về lẽ không “Không
tức thị sắc”. Giả quan (cửa bên phải) nhìn theo lẽ sắc :”Sắc tức thị không”.
Không sắc vào trung quan (cửa giữa) tức Trung Đạo Trung Dung. Đó là cửa chính
của Đạo Cao Đài. Cửa số 2+3 cửa tam quan bằng 5. Theo Dịch Lý số 5 là số sinh
đúng là cửa của Đức Mẹ (Khôn).
Hướng Tây Nam theo Bát Quái Cao Đài thuộc quẻ Càn.
Càn thuần dương biểu tượng Trời là Thiên Đạo phụ đạo điều khiển vạn vật. Hướng
Tây Nam trùng cửa số 4 sung túc tấp nập lúc chợ Ngã Năm phồn thịnh và cửa số 6
khai thông về nam, nơi sinh hoạt của nhân sanh. Cửa số 4 cửa số 6 bằng 10. Theo
Dịch Lý số 10 là số thành đúng vào cung Càn. Mẹ sinh, Cha đưa con đến thành tựu.
Những điều trên thể hiện được mối quan hệ hài hoà
giữa Trời Đất Người (Thiên Địa, Thiên Nhân, Nhân Địa). Tắt một lời, các cửa Đền
Thánh chỉ thể hiện qua ba hướng : Bắc Ly, Tây Bắc Khôn và Tây Nam Càn đúng với
Thiên Thơ nên phát triển không ngừng.
Đó là truyền thống kiến trúc cổ VN theo lối kiến
trúc cảnh vật hoá (Architecture paysagée).
Kiến trúc đền tháp và phủ đường trong khuôn viên
Nội ô Toà Thánh không vươn lên cao mà dàn trải theo chiều Bắc Nam. Theo quan
niệm hướng Bắc là nơi ngự của Đức Chí Tôn “Cao như Bắc khuyết nhân chiêm
ngưỡng”. Thế nên Toà Thánh không xây dựng ngay trung tâm nội ô mà kiến trúc sát
về phía cửa số 1 phương Bắc. Những công trình lớn nhỏ kéo dài về phía Nam như
Giáo Tông Đường, Nữ Đầu Sư Đường, Hiệp Thiên Đài, Hộ Pháp Đường, Hội Thánh
Ngoại Giáo, Nam Đầu Sư Đường vv…theo quan niệm “Đài tại Nam phương Đạo thống
truyền”. Những kiến trúc này cách nhau bằng những hàng rào và cổng. Mỗi dinh
thự có chức năng khác nhau tạo nên những không gian ấm cúng và tôn nghiêm.
Các kiến trúc ở đây mang tính chất tổng hợp giữa
Đạo (Religion) và Đời (Profane), giữa thần linh và con người mà con người là
chủ thể của kiến trúc và thiên nhiên ở đây. Theo quan niệm chung của các tín
hữu “Đời không Đạo không sức, Đạo không Đời không quyền”. (?)
Vòng thành của Toà Thánh hình vuông dài độ 4000
mét, gồm một Chánh môn và 12 cửa. Nhìn cửa Chánh môn thấy rõ nét kiểu kiến trúc
Đông Tây kết hợp. Trước sau và hai bên của Đền Thánh là các ngôi tháp của các
vị Chức sắc Đại Thiên phong như tháp Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh nằm cạnh
cửa Chánh môn. Tháp Giáo Tông ở ngay sau Bát Quái Đài , còn hai bên là tháp vị
Đầu Sư Thái Thượng Ngọc. Các kiến trúc tháp âm phần có ngôn ngữ riêng biệt và ý
nghĩa sâu xa của nó về mặt tôn giáo. Âm phần này là cõi sống của người chết,
các Chức sắc qui vị này luôn luôn hiện hữu bên cạnh các người còn sống. Các
kiến trúc hình tháp đỉnh có lộng kiếng đó, vì thế nó không phải là những nỗi
tang tóc mà là niềm vinh dự cho chư tín đồ.
Toà Thánh chịu ảnh hưởng ít nhiều kiến trúc Trung
Hoa, phương Tây và Ấn Độ. Kiến trúc tuy thể hiện sự du nhập của phương thức
kiến trúc và xây dựng nước ngoài, nhưng giá trị truyền thống văn hoá vẫn được
bảo tồn và bị địa phương hoá đến nỗi người ta không còn phân biệt đâu là Đông,
đâu là Tây.
Mái lợp cuả Toà Thánh uốn cong nhẹ, mái kép kiểu
“trùng thiềm điệp ốc” như các kiến trúc của ta vào đầu thế kỷ 19. Hai lầu trống
chuông cao 27 mét như tháp chuông nhà thờ. Ở Đền thờ Phật Mẫu chỉ một tháp, ta
thấy rõ ảnh hưởng phương Tây. Ngay giữa mặt tiền trên nóc có hình Đức Di Lạc
thể hiện tính triết lý của Đạo Phật phương Đông. Nhất là các cột dưới bao lơn,
tạc hình rồng và hoa sen, tượng trưng Long Hoa Đại Hội. các tượng hình và hoa
văn chuộng nét mềm mại quanh co của các nghệ sĩ dân gian.
Rắn 7 đầu (Thất đầu xà) ảnh hưởng cấu trúc Đế Thiên
Đế Thích (Angkor Thom, Angkor Vat). Người được cử đi tham quan Đế Thiên về xây
dựng Toà Thánh là Đầu sư Nguyễn Ngọc Thơ. Những con người Naga này bị địa
phương hoá thành Thất tình : Hỉ, Nộ, Aùi, Ố, Ai, Lạc, Cụ để phù hợp với việc
giáo hoá về Đạo pháp cho chúng sanh.
Trên nóc Bát Quái Đài tạc hình 3 vị Thần của Đạo Bà
La Môn : Brahma vị Thần sáng thế, Christna (tức Vishnou) vị Thần bảo tồn và
Shiva vị Thần phá hoại để xây dựng cái mới. Nét đắp vẽ sinh động và vút lên
trời cao.
Trên nóc Cửu Trùng Đài là một vòm tròn (Nghinh
phong đài), kiểu kiến trúc Hồi giáo, nhưng bị địa phương hoá, phía trên có tạc
hình con long mã (con thú đầu rồng mình ngựa, khi nó xuất hiện sẽ có Thánh nhân
ra đời). Con Long mã chạy về hướng Tây (hướng mặt tiền của Toà Thánh), quay đầu
về hướng Đông, mang một ý nghĩa huyền bí về tôn giáo : Đạo xuất tự phương Đông,
mang truyền bá ở phương Tây và gốc Đạo vẫn ở phương Đông.
Hai bên sau Toà Thánh còn có hệ thống nhà ngang
(lang) là Đông lang và Tây lang, tạo nên không gian mở rộng cần thiết cho sinh
hoạt đạo sự và cũng phù hợp với sinh hoạt của con người vùng nhiệt đới.
Bên cạnh Đền thờ và các ngôi tháp đều có vườn hoa
cây cảnh, Bá huê góp phần quan trọng vào ngôn ngữ kiến trúc truyền thống thể
hiện quan niệm vũ trụ Á Đông. Tất cả các kiến trúc trong Nội ô Toà Thánh đều
được thiết kế, qui hoạch và thi công có chuẩn định về trình độ mỹ thuật và kỹ
thuật đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Ông Henri Regnault trong Hội nghị
Thần linh học tại Lausane, Thuỵ Sĩ (1948) phát biểu : “Những vị nào có dự Hội
nghị Assise, Haywards Henth, Bruxelles thì đã nhận được cuốn di bút của
M.Gobron nói về lịch sữ và giáo lý Đạo Cao Đài. Cuốn sách đó có nhiều tranh
ảnh. Điều đó cho thấy rằng trong tôn giáo này, nghệ thuật có một địa vị rất
quan trọng. Kiến trúc trong và ngoài Toà Thánh là một mỹ thuật đáng được chú ý
đặc biệt”
6 . Đạo Cao Đài là tôn giáo
khoa học
Ngay từ những buổi đầu khai Đạo, không những người
Pháp ở Sài gòn hoặc ở Pnompênh theo Đạo Cao Đài mà ngay cả trí thức tại nước
Pháp và nhiều nơi khác cũng xin theo Đạo, hoặc xin tìm hiểu giáo lý của nền tân
tôn giáo. Ông Henri Regnault đại diện Cao Đài giáo tại Pháp quốc, Phó chủ tịch
ủy ban quốc tế của hội nghị thần linh học thế giới (M. Henri Regnault, Vice -
Président de I’u nion Spirite Francaise, Président du Comité Fracais du Conseil
spiritel mondial, trésorier-adjoint du conseil supême du C.S.M, délégue
Caodaisme) là một trong những người trí thức Pháp nhiệt tình nhất có nhận xét
tinh tế khách quan về Đạo Cao Đài. Trong Hội nghị thần linh học thế giới năm
1952, trong bản phúc trình ông f9ã xác nhận rằng Đạo Cao Đài là một tôn giáo
hoàn cầu, phù hợp với khoa học và triết học. Sau đây, chúng tôi xin dịch nguyên
bản phúc trình đó.
1/-
Đạo Cao Đài, tôn giáo hoàn cầu : năm vừa qua tôi (tức H.Regnault) đã có dịp điều
trần ở hội nghị Bruxelles (Bỉ, 1951) rằng Cao Đài giáo có thể có một trách vụ
quan trọng trong công việc thực hiện một nền tôn giáo hoàn cầu.
Tôi căn cứ vào những đề mục mà những người tổ chức
hội nghị Luân đôn (1936) đã nêu ra để khảo cứu xem một tôn giáo như Cao Đài
giáo xây dựng căn bản Thần linh học, có thể giúp ta hiểu ra thêm việc thống hợp
tôn giáo, triết lý, khoa học, tâm lý học và nghệ thuật hay không ?
Từ cuộc Hội nghị Lausane (Thụy Sĩ 1948) đến nay,
năm nào tôi cũng có cơ hội để làm cho quí vị hội viên phải lưu tâm đến Đạo Cao
Đài. Đạo Cao Đài có một thái độ rộng rãi đối với những tôn giáo khác, tôn trọng
tín ngưỡng của mọi người cũng như chơn lý nguồn cội ở Đức Chí Tôn vô biên, vô
tận, vô thường, vô danh, vô đối.
Nếu ta phải tổng hợp tôn giáo khoa học, triết học,
tâm lý học nghệ thuật để tìm hiểu Thần linh thì tôi cho Cao Đài giáo có thể rất
có ích cho chúng ta để đạt tới mụch đích ấy.
2/-
Đạo Cao Đài với tôn giáo khác : Là một tôn giáo, Đạo Cao Đài liên hợp hết thảy
các tôn giáo sau đây.
Trong Hội nghị Thần linh thế giới, các chi ngành
thần linh học đều có cử đại biểu. Tuy không có người Cao Đài nào dự để thấy
rằng chỉ có Cao Đài giáo khả dĩ thực hiện được việc tổng hợp mà đại hội thường
niên 1952 theo đuổi. Nhưng người tín đồ Cao Đài nào cũng biết rằng Đạo Cao Đài
chung óp một phần quan trọng vào việc thực hiện mục đích đó.
3/-
Đạo Cao Đài với khoa học và triết học : Đạo Cao Đài căn cứ vào Thần linh học mà thần
linh học là một khoa học và một triết lý. Năm 1950, trong một buổi họp của Hội
nghị Haywards Henth, tôi đã có dịp định nghĩa rõ ràng thế nào là thần linh học,
một khoa học không nên lầm lẫn với mê tín quàng xiêng.
Thần linh học làm cho ta thấy chắc chắn rằng linh
hồn có thực, tuy xác chết mà hồn vẫn còn và giữa người sống và người chết vẫn còn
giao cảm được.
4/-
Đạo Cao Đài và tâm lý học : Đạo Cao Đài có những liên quan mật thiết với tâm
lý học. Đức Thượng Đế đã giáng trần khai đạo, nhưng Ngài không đụng chạm đến
cái tôn giáo hiện hữu. Người tín đồ Cao Đài cung kính cầu nguyện những vị Thần
Thánh, Tiên Phật đã giáng trần để cứu vớt nhơn sanh. Họ không quên một vị nào
mà họ thờ tất cả từ Phật Thích Ca, Chúa Jésus, Đức Khổng Tử đến các vị Tiên
Phật thời thượng cổ, Thần Thánh, Châu Aâu, Châu A Ù…
Người có đức tin như người không đức tin đều có thể
vào trong Thánh Thất Cao Đài để trầm tư mặc cảm và cầu nguyện theo sở vọng. Đó
chẳng phải là một lý thuyết tâm lý sâu xa hay sao ? Cái đó chẳng có gì lạ. Vì
Đạo Cao Đài nguồn gốc là ở chỗ siêu trần mà lại là sự nghiệp của nhân sanh.
Căn nguyên của Đạo Cao Đài là ở đó, là ở chỗ truyền
đạt nghĩa hòa bình, lòng nhân đức, tình tương thân, tương ái và lý Đại đồng.
5/-
Đạo Cao Đài và nghệ thuật : Những vị hội viên có mặt tại Hội nghị Bruxelles
(Bỉ 1951) đã nhận được cuốn sách nhỏ trong đó có in bản phúc trình của tôi
(H.Regnault). trong sách đó có nhiều hình vẽ, những vị nào có dự hội nghị
Assise, Haywards Henth, Bruxelles thì đã nhận được cuốn di bút của ông G.Gobron
nói về lịch sử và giáo lý Đạo Cao Đài. Cuốn sách đó có nhiều tranh ảnh. Cái đó
tất đã thấy rằng trong nền tân tôn giáo này, nghệ thuật đã có một địa vị rất
quan trọng.
Kiến trúc trong ngoài Tòa Thánh là một mỹ thuật
đáng được chú ý đặc biệt : Khi trông ngắm Tòa Thánh Tây Ninh, mặt trước đền,
mặt bên và trong đền những tượng Phật Thích Ca, Jésus, Lão Tử và thiên bàn thờ
Đức Chí Tôn, toát lên một nghệ thuật độc đáo.
Như thế, dưới sự nghiên cứu và lối nhìn một cách
khoa học, nhà học giả H.Regnault từ lâu đã xác nhận Đạo Cao Đài là một tôn giáo
toàn cầu.
7 . Danh vị cơ quan tạo tác
Hội Thánh và các cơ sở phụ thuộc được xây cất hoàn
thành mà không tốn một xu, đó là nhờ Ban kiến trúc, cơ quan tạo tác có nhiều
thợ hồ công quả. Những công đó cũng xứng đáng như công truyền Đạo. Thế nên. Đức
Hộ Pháp ban hành Thánh lịnh số 231 ngày 9-7-Canh Dần (22-8-1950) chì vì cơ quan
công thợ tạo tác trong Châu vi Toà Thánh chưa có hàng phẩm tương đương với các
cơ quan khác đặng mở đường lập vị. Thánh lịnh này có ba điều quan trọng.
1 -
Điều thứ nhứt : Định riêng cơ quan công thợ trong châu vi Toà Thánh những danh từ và
trách vụ dưới đây :
a) Tá Lý coi về một sở.
b) Phó Tổng Giám làm đầu một hay nhiều sở dưới
quyền Tổng Giám.
c) Tổng Giám kiểm soát toàn thể các cơ sở
2 - Điều thứ nhì : Những chức vụ
kể trên đây đối hàm như vầy :
a) Tá Lý đối hàm Chánh Trị Sự hay Hành Thiện.
b) Phó Tổng Giám đối hàm Lễ sanh
c) Tổng Giám đối hàm Giáo hữu.
3 - Điều thứ ba : Mỗi bậc kể trên
đây cũng phải hành sự đủ 5 năm mới được thăng và tới bậc Tổng Giám thì được Hội
Thánh đem ra quyền Vạn Linh công nhận vào hàng Giáo Sư, nếu đầy đủ công nghiệp.
( Xem thêm “Chân dung Đức Hộ Pháp” về đối phẩm các hàng chức sắc).
PHỤ
TRANG
HÁT
CHÈO THUYỀN
(CHÈO
ĐƯA LINH)
Thuyền Bát Nhã là hiện tướng của 3 Đài, nên có thể
gọi là Thuyền Đạo hay Thuyền Huệ.(Bát Nhã Prajna chữ Phạn có nghĩa là Trí Huệ)
Trong Thuyền Bát Nhã có
:
1 - Tổng lái : là biểu
trưng
của Bát Quái Đài (Phật)
2- Tổng mũi : là biểu trưng của Hiệp Thiên Đài
(Pháp)
3 - Tổng thương : là biểu trưng của Cửu Trùng Đài
(Tăng)
4 - Tổng khậu : là biểu tượng thể xác con người
5 - Mười hai bá trạo : là biểu tượng 12 con giáp
Tổng lái : Mặt đen rắn nịch mang khôi giáp. Đó là
chủ nhơn của chiếc Thuyền Bát Nhã, tượng trưng quyền năng bí ẩn nhiệm mầu của
Phật, mà ngôi Phật là linh hồn của Càn khôn vũ trụ.
Nói về Đại Đạo thì Tổng lái là tượng trưng quyền
pháp thiêng liêng của Bát Quái Đài cũng là ngôi Phật và là linh hồn của Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ.
Nói về con người, nhờ có chơn linh mà phát ra trí
tuệ phán đoán công minh hướng thiện. Ấy vậy mỗi chơn linh là tổng lái của mỗi
con người.
Tổng mũi : Mặt trắng, là người dẫn đạo , định
phương hướng, vạch đường chỉ lối cho chiếc Thuyền, tượng trưng quyền năng của
Pháp tức quyền năng của Hiệp Thiên Đài.
Tổng thương : mặt đỏ là người lo việc bên trong thuyền,biểu
tượng quyền năng của Tăng tức chúng sanh. Tổng thương tượng trưng quyền lực của
Cửu Trùng Đài.
Nói theo giáo lý thường thức thì : Thuyền Bát Nhã
là Bí Pháp là Quyền Pháp của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đưa người trở về cõi thiêng
liêng hằng sống sau khi mãn kiếp sanh nơi mặt thế.
TUỒNG
HÁT CHÈO THUYỀN
Tổng lái :
Tam Thập Lục thiên nhứt thông giao
Linh chu Bát Nhã thoát ba đào
Thủ quyền Phật pháp vô vi cảnh
Thế giái trần gian hiệp
nhứt bầu
Viết :
Phụng thừa Phật sắc,
Giáng hạ trần gian
Thủ Bát Nhã Thoàn
Tầm nguyên nhân tận độ
Tam Kỳ Phổ Độ
Vận chuyển Thái Bình
Trên Chí Tôn rưới đức nhiêu sinh
Dưới tôi nguyện tận tâm kiệt lực
Phò Thuyền Phụng giữ gìn hết sức
Nương mũi rồng chẳng dám hở han
Quyền trấn thủ Linh Thoàn
Hắc sắc tinh Tổng lái.
Thuyết :
Vâng Phật Gia lịnh dạy
Đáo trần cảnh giáo dân
Khuyên chư linh tỉnh giấc mộng trần,
Mau quyết chí xả thân lập vị,
Dùng từ bi hai chữ,
Mà cộng lái hoà yêu
Nương Phướn linh thiên tướng dắt dìu
Đáo Tiên Cảnh tiêu diêu khoái lạc,
Bát Nhã để rước người chí Thánh,
Vậy thì ta,
Truyền thiên binh đẳng đẳng gay chèo.
Nhị đệ (Mũi dạ)
Truyền Nhị đệ tuân theo,
Bá trạo :
(Trạo dạ)
Tiền Thuyền lai tốc nhập
(Tổng mũi dạ dắt trạo vô).
Tổng mũi bạch :
Khổ hải ngân hà thủ bửu chu
Ta bà thế giái độ nhơn cầu
Nguyên nhân liệt Thánh hồi thiên vị
Vọng khán Niết Bàn vạn lý thâu.
Viết :
Thiên Cung cư ngụ
Bạch Ngọc thưởng chầu
Nhứt nhị thập bát quang,
Bạch Hổ Tinh nải hiệu
Vâng lời Phật dạy,
Dĩ đáo trần gian
Trấn thủ Bát Nhã Thoàn
Ngã xưng danh Tổng mũi
Thuyết :
Phò thuyền phụng mặc dầu may rủi,
Hương mũi rồng chẳng dám đơn sai,
Nay có lịnh triệu lai,
Âu ta kiếp vào hầu Ca Trường (vào quì)
Dạ hậu thuyền thân đáo
Đãi lịnh Đại Ca.
Tổng lái nói :
Nhị đệ khá bình thân
Đặng nghe qua hạ lịnh
(Mũi đứng dậy)
Tổng mũi nói :
Dạ bẩm Đại có có việc chi. Anh đòi đến đệ thân,
Xin ca trưởng tố trần
cho em rõ.
Tổng lái viết :
Này nhị đệ (Mũi dạ)
Nay có lịnh Phật gia
chỉ giáo
Bảo ta phải đem Bát Nhã
Thoàn lai đáo trần gian.
Rước chư linh trở lại
Niết Bàn,
Đưa Thánh Vị qui hồi
Ngọc Lộ,
Vậy qua truyền cho Nhị
đệ,
Em tua khá vâng lời,
Dẫn bá trạo nhập thoàn,
Đáo trần gian rước
khách
Tổng mũi viết :
Dạ vâng lời anh dạy em
kiếp thi hành,
Mặt từ giả đại huynh
tiền thuyền em trở lại,
Mũi quì trước hương án
thuyết :
Dạ dạ, trước án nội lễ nghi chỉnh túc,
Đinh tiền đăng chúc huy hoàng
(day lại kêu bá trạo) ( trạo dạ)
Truyền bá trạo nghiêm trang,
Xếp chèo vào bái yết
(Cả trạo đều dạ)
Tổng mũi nói lối :
Trên đã bày lễ điếu
Dưới tôi kính lời trình,
Nay ông đã an trí thoàn
linh,
Vì nghĩa cũ sớm dâng
yết hỷ,
Trên đã thưởng phụng nghinh
thần vị,
Dưới tôi toan kíp sửa trạo bày
(day qua kêu trạo) ( trạo dạ)
Thuyền quí em đẳng cộng hoà khai,
Nhơn nhơn đồng cử trạo hà……….(trạo dạ)
(Mũi đứng dậy sắp trạo đứng hai hàng rồi kêu trạo:
trạo dạ)
Thuyết :
Nay linh thánh thuyền rồng thuyết nhập
Qua truyền mấy em sắp đặt trang hoàng,
Để cho qua trở lại hậu thoàn,
Trình Ca trưởng cho người tự sự
(Cả trạo đều dạ)
Thuyết :
Âu là chỉnh đai cân thối nhập hậu thoàn,
Trình Ca trưởng đôi lời trần tố,
Mũi viết :
Dạ dạ hậu thuyền thân đáo, kính bẩm Đại ca ,
Lái nói :
Nhị đệ hữu hà sự mà hay
Mũi viết :
Dạ từ Đại ca lịnh dạy, em dẫn bá trạo nhập thoàn,
Thánh lịnh đà an toạ tiền bàn
Xin Ca trưởng linh sàng lề bái,
Lái viết :
Nhị đệ (Mũi dạ)
Nghe qua tràng lịnh à (Mũi dạ)
Truyền đệ thân trở lại tiền thoàn,
Chỉnh nọc neo đâu đó nghiêm trang,
Lễ bái để mặc qua toan liệu
(Mũi dạ rồi lui)
Viết :
Huý a ! nay quí Thánh tiền bàn an toạ,
Âu là ta chính đai cân
thấu nhập linh sàng,
Lễ nghi chỉnh túc đoan
trang,
Bái mạng đầu ta bái
mạng (lạy)
Nhị đệ !
Nghe qua tràng à,
Kỉnh lễ qua hoàn thành trọn lễ.
Vậy thì,
Truyền đệ thân thấu nhập linh sàng,
Trước Thánh Linh lễ bái trang hoàng,
Vâng thửa lịnh mưa đừng sơ thất à,
(mũi dạ rồi dẫn trạo vô lạy, rồi kêu Tổng thương)
Cả tiếng kêu tam đệ Tổng thương,
Kíp tốc đáo cho qua truyền lịnh à (Thương dạ)
Thương bạch :
Hiển Thánh vạn linh hữu thọ sinh
Tùng y Phật Pháp tại Thiên Đình,
Trung Thuyền Bát Nhã hầu chơn tánh,
Qui vị hồi chầu Bạch Ngọc Kinh,
Viết :
Thừa Phật Gia chỉ giáo,
Trấn thủ Bát Nhã Thuyền,
Thọ sắc mạng triều Thiên,
Ngã Xích Long thị viết,
Di Lạc Vương chỉ giáo,
Tùng Giáo Chủ lịnh ban,
Quyền trấn thủ trung thoàn,
Ngã Tổng Thương chữ đặt,
Nay có lịnh Nhị ca đòi đến,
Âu ta kíp vào hầu,
Âu là chỉnh đai cân,
Thấu nhập tiền thuyền
Đãi lịnh cầu ta đãi lịnh à,
Thuyết :
Hữu đệ thân thấu nhập tiền thuyền,
Xin đãi lịnh nhị ca chỉ giáo,
Mũi viết :
Nầy Tam đệ qua cho miễn lễ,
Em khá bình thân ( dạ đứng dậy)
Viết :
Tổng thương nghe qua truyền lịnh à,
Nhơn quí Thánh hồi gia kiến nẫu,
Vậy qua truyền cho em,
Chỉnh đai cân bước đến tiền thuyền,
Đặng đảnh lễ Thánh Nhân ngự toạ (Thương dạ)
Thương viết :
Dạ dạ, trước điện tiền đảnh lễ Thánh Nhơn,
Nơi trung điện toạ an Thánh Thể (lạy rỗi)
Viết :
Từ dâng lời anh dạy,
Em đảnh lễ Thánh nhơn,
Người ngự an tịnh dưỡng tinh thần,
Lễ đã xong nên trở lại tiền thuyền,
Đặng phúc báo Nhị ca tường lãm,
Mũi viết :
Hay a ! vậy thì truyền đệ thân canh giữ trung
thoàn,
Còn việc hành thuỷ để mặc qua toan liệu à.
Thương viết :
Nhị ca đã dạy
Em đâu dám sai ngoa
Mặt từ giả Nhị ca
Trung thoàn em trở gót
(trở lại)
Mũi viết :
Bá trạo hà (Trạo dạ)
Truyền quý em đâu có
nghiêm trang
Xếp chèo lại be thoàn,
Đãi Đại ca chỉ lịnh
(Trạo dạ)
Lái viết :
Thu qua đông chí,
Nguyệt sắc dương huy
Chong nhan đèn chỉnh
túc lễ nghi,
Ngoài bổn đạo kỉnh dâng
bá trạo a….
Bá trạo (Trạo dạ)
Sao hôm đà lố mộc,
Bá trạo kíp gay chèo
Nhị đệ (Mũi dạ)
Trước em khá lấy neo,
Sau lái lèo qua nắm giữ
(Mũi dạ)
Mũi viết :
Đại ca đà lịnh dạy,
Chúng ta kíp thi hành,
Xếp hàng đôi sau trước
đành rành,
Gay chèo quế thuyền
rồng lướt sóng à …
(Trạo dạ gay chèo đứng dậy).
Mũi viết :
Mấy em khá cầm chèo cho vững,
Lóng tai nghe qua kích cổ tam thinh,
Dưới bộ chơn ký lấy chữ đinh,
Mấy em khá chèo cho êm rập à…..(Trạo dạ)
Nay quí khách thuyền
rồng an toạ,
Vậy thì trương bườm loan
tách đặm dòng hà,
Gay chèo quế bôn ba.
Chỉ Tây Phương trực đáo hồ.
Mũi xướng :
Kim triêu nghinh lễ,
Thuyền nghinh tiếp tôn linh.
Bắc bài :
Nam sơn trường bất lão,
Đông hải tịnh vỏ ba,
Thanh phong lai bồng địa,
Minh nguyệt chiếu sơn hà,
Minh nguyệt chiếu í i sơn hà.
Lái giảng viết :
Sơn hà nước non hớn chở,
Bá trạo à…………Chèo………..Chèo tới mấy em ôi.
Thuyền nghinh Thần rực rỡ dòng châu.
Trạo bắc bài :
Thừa thuỷ tinh vô ba,
Thiên địa nhứt sắc hoà,
Huề hữu tiếng trạo ca,
Huề hữu tiếng í i trạo
ca ….
Lái giảng viết :
Trạo ca đạo ta phù tá,
Bá trạo à …………..
chèo…………. chèo tới mấy em ôi.
Vong linh Thần giáng hạ
linh cơ.
Trạo bắc bài :
Lễ bái phụng thánh ân,
Lai qui ngự Thiên tân,
Giang sơn Thiên cổ tú,
Vạn vật tứ thời Xuân ,
Vạn vật tứ í i thời Xuân
Lái giảng viết :
Thời Xuân vật lạc nhơn đồng,
Bá trạo à…………..chèo……….chèo tới mấy em ôi.
Tất thành ngưỡng vọng Thánh công phò tri.
Mũi viết :
Bá trạo à ………………. (Trạo dạ)
Thuyền rồng còn lướt sóng, nhưng qua xem
Đường Tiên cảnh còn xa,
Vậy quý em khá nghe qua,
Bắt mai bi chèo tới hồ.
Trạo bắc bài Bi :
Vật quán linh vi tiền kỷ độ,
Tinh anh y cựu biến hoàn xu,
Cảm tất thông cầu chi tất ứng,
Y nhơn quyết thuật tại thiên thu,
Lái giảng viết :
Thiên thu trạc trạo khuyết linh,
Bá trạo a ø……. Chèo …………..
Phò nguy chuẩn nịch phủ tình xích thương,
Trạo bắc bài bi :
Ba cổn cổn, thuỷ ươ nương,
Vẩy vùng ngang dọc bốn phương hải trình.
Mặc phò đức cập sanh linh,
Khi đưa ngư phủ khi gìn lông khơi.
Lái giảng viết :
Lộng khơi sóng gió ngất trời,
Bá trạo a ø……….. chèo ……..
Mình làm bữu phiến vớt người trầm luân,
Trạo bắc bài Bi :
Số hệ bởi vì đâu,
Vực bể hoá cồn đâu,
Tiên cung người an phận
Nhà bạc thảm tình sầu.
Lái giảng viết :
Tình sầu thương tưởng ngùi ngùi,
Bá trạo à …. Chèo ………..
Chia ly nở khiến chưa vui lại buồn.
Mũi viết :
Bá trạo à …………..(Trạo dạ).
Thuyền rồng còn tách bến,
Nhưng nẻo tới hãy còn xa,
Vậy thì mấy em hãy nghe qua,
Bắc mái một âu ta chèo tới hồ ….(Trạo dạ).
Hù hờ, hù khoan, hù là khoan,
Chữ rằng sanh ký tử qui
Thiên trài đã định xưa nay lẽ thường,
Hiềm vì máy tạo, máy tạo khuôn lường
Kẻ dư trăm tuổi, người thường mấy mươi,
Đoái nhìn non nước, non nước chơi vơi
Tứ bề sương toả, ngàn trùng mây che,
Lái giảng viết :
Chơn mây người đã lìa đời
Bá trạo a ơ … Chèo …
Thuyền rộng một chiếc
đưa người biệt ly
Mũi bắc mái một :
Cả kiếp sống chịu sầu
bi,
Thảm cơn tử biệt sanh
ly sự đời,
Gió trăng mây nước chơi
vơi,
Tưởng cơn tạo hoá luỵ
rơi không ngừng.
Lái giảng viết :
Trời cao vòi vọi mấy
tầng,
Bá tạo à …………… chèo
Nở xui đạo nghĩa nửa
chừng lại tan
Mũi bắt mái một :
Giờ không tiếng nói lời
than
Ngồi trông trời thẳm
mây ngàn cao xa
Nhành dâu bóng xế tà
tà,
Ngọn đèn gió tạo người đà tầm tiên
Lái giảng viết :
Maõ gai lạy trước linh tiền
Bá trạo a ơ…………. chèo …………
Âm thầm chưa trả hiếu thân vẹn tình
Mũi viết :
Bá trạo à…………( Trạo dạ)
Thuyền gần miền Tiên cảnh,
Đến xem hãy còn khuya,
Thuyền mấy em sau trước nghe qua
Đình thuyền neo an nghỉ à ……….(Trạo dạ)
( Mủi cho trạo nghỉ hai
bên be thuyền)
Mũi viết :
Huý a, Thuyền rồng đà
neo nọc
Cớ sao vắng dạng Tổng
Thương,
cũng lạ
Thuyết : Thuyền đi thì về phần tôi hành thuỷ,
Còn thuyền đậu thì phận sự của Tổng thương sao thấy
vãng lai hay là gả ngủ say nên bỏ phế phận sự từ bao giờ tôi vào kêu nó thức
dậy, chi cho nó khỏi dễ ngươi, Vậy để tôi vào báo với Đại ca đặng ảnh rầy một
trận cho tởn, cái tật của nó biếng nhác đã quen thường bỏ phế phận sự ấy là một
bài học hay đặng nó làm hư thanh danh cửa Đạo.
Vậy thì sửa đai cân thấu nhập hậu thuyền,
Tỏ hư thiệt cho người tường tận.
Quỳ viết :
Dạ hậu thuyền thân đáo
Kính bẩm Đại ca
Lái viết :
Nhị đệ (Mũi dạ )
Thuyền đà neo nọc
Sao em không an nghỉ
tiền thuyền,
Vào đây có chuyện chi
Nói cho qua rõ với
Mũi viết :
Em vào đây có việc, nào
dám bẩm Đại ca
Lái viết :
Có à.
Mũi viết :
Dạ bẩm Đại ca, thuyền
rồng đà neo nọc, mà cớ sao không biết vắng dạng Tổng thương, em trình lại anh
trưởng
kêu Tam đệ canh thuyền tát nước đó Đại ca.
Lái nộ viết :
Ồ Tổng thương đâu vắng dạng
Mà chẳng thấy canh tuần,
Tổng mũi (Mũi dạ)
Thuyết : Em coi đi coi lại coi nó nằm vất vả ở đâu
không
Mũi viết : Em để tâm tìm kiếm, quả vắng dạng Tổng
thương đó Đại ca
Lái viết : Ồ, em đã tìm kiếm, quả vắng dạng Tổng thương
à.
Mũi viết : Dạ , em không thấy nó thật
Lái viết :
Nếu Tổng thương phế phận, tội ấy ắt về ta, Nhị đệ
(Mũi dạ)
Tiền thuyền quay trở lại, mà canh giữ nọc neo,
Để cho qua tuần thám thuyền môn,
Thử như hà cho biết à ……….. (Mũi dạ rồi lui)
Bá trạo a ø…………… (Trạo dạ)
Trưởng hoả đăng………………(trạo dạ)
Thoán loạn :
Hắc dạ tuần du Nam Bắc
Sơ canh mật thám Đông Tây hồ
Loạn viết ngân :
Hắc dạ sở canh thâm Đông Tây
Lái hát khách :
Hắc dạ sơ canh thâm Đông Tây
Bả lai đăng chúc vẳng biên thuyền
Cổ hê động địa tam thinh chấn,
Y cựu giang sơn trấn ngả danh
Viết :
Tuần khắp Đông Tây Nam Bắc,
Do hà nào chẳng thấy Tổng thương,
Ồ còn một chổ trung ương,
Mau đến đó thì tường tự sự nào,
Quả thật, quả thật, không sai, không sai,
Quả Tổng thương an giấc trung thuyền,
Mau kêu gả đặng ta vấn tội à….
Cả tiếng kêu Tam đệ Tổng thương,
Mau định tỉnh cho ta hỏi việc.
Thương viết :
Nơi bệ thuyền nghỉ mỏi
Tiếng ai kêu văng dỏi bên tai,
Mau bước tới vội vàng,
Thử như hà cho biết a …
Lái vấn :
Tổng thương do hà ngươi phế nhận,
Khá nói cho ta tường hắc bạch
Thương viết :
Dạ thưa anh , trót đêm ngày em canh giữ trung
thuyền nào đâu dám bỏ phế phận sự đó Đại ca.
Lái viết :
Xảo ngữ chơn xảo ngữ,
Hoặc ngôn thị hoặc ngôn a ơ……..
Tội phế thuyền luật pháp khó dung,
Thêm xảo ngữ tội kia không thứ,
Vậy, chấp thủ thần đao bất dung tha Tam đệ.
(Thương đỡ gươm)
Thương viết :
Đại ca tua giảm nộ
Để Tiểu đệ thuyết lại, thiếc lại cho mà nghe
Lái viết :
Thuyết lại
Thương loại viết :
Thưa, kính, bẩm
Vạn vọng Đại ca tua giảm nộ
Đại ca ôi ! Khất dung Tiểu đệ nguyện trần ngôn
Lái viết :
Nầy Tổng thương, ngươi ngoái lỗ tai mà nghe à,
Loạn viết :
Bảo thủ thuyền trung thừa mạng lệnh
Hà do phế nhận tố nhơn duyên.
Thương loại viết :
Bán dạ thâm canh đa phận sự
Thân tâm Hiền đệ quá hôn mê
Lái viết :
Bất thính, bất thính
Ngoạ ngôn thị ngoạ ngôn
Chấp thủ thần đạo bất dung tha Tam đệ
(Múa chém 3 bộ mủi vào can)
Mũi viết :
Đại ca tua giảm nộ, đình đao vọng đình đao,
Lái viết :
Hà nhan lại đáo đoạn đao
Nói lại cho ta đặng biết
Mũi viết :
Thưa Đại ca
Ngu đệ là Bạch Hổ Tinh Tổng mũi đây
Lái viết :
Nhị đệ có chuyện chi vào đến trung thuyền
Khá nói lại cho ta đặng biết à,
Mũi viết :
Vậy chớ do hà Anh sát tử Tổng thương
Lẽ hư thiệt cho em đặng rõ với nào.
Lái viết :
Nhị đệ, Em là kẻ vô can
Chẳng ích chi mà hạch hỏi
Vậy thì, em khá trở lại tiền thuyền
Để qua trị Tổng thương kỳ tội, lui cho mau
Mũi viết :
Dạ xin Đại ca, thỉnh bẩm, thỉnh bẩm,
Tiểu đệ nguyện thiết lại, thuyết lại cho mà nghe
Lái viết :
Thuyết lại, thuyết lại
Mũi loại viết :
Dạ dạ, Bồ bặt a, Tổng thương du hữu tội
Đại ca xá tội,
Lai tỳ đàn hạ, khất Đại ca niệm nghĩa xá chi
Lái viết :
Bất thính, bất thính, mặc văn, mặc văn
Mũi loạn viết :
Hữu thệ a, Đệ huynh đồng huyết khí
Cô mà hay, tình huynh nghĩa đệ
Ca ca hà đoạn tuyệt nhơn luân
Lái viết :
Bất thính, bất thính, mạc ngôn, mạc ngôn
Nhị đệ nghe ta nói đây
Loạn viết :
Bất thứ a, Tổng thương can trọng tội, trọng tội
Mũi viết :
Vậy thì Tổng thương phải chết
Ai viết :
Tam đệ ôi ! Qua những tưởng tìm mưu dạy bạn, nào
hay qua lại hại bạn đồng thuyền,
Nghĩa hữu giao qua đã phạm lời nguyền
Em tử tội, qua cũng cam
đồng chung thác
Hát khách :
Đoạn đạo a, phế can
phân ngủ tạng
Trùng chiêm Tam đệ ly
triêm y
Than viết :
Đại ca ôi ! nhứt thứ
xin anh dung chế
Mới một phen xin lượng
cả bao dung
Tình Đệ Huynh xin anh
đoái đến nghĩa đồng
Đâu nở để Đệ huynh ly
biệt.
Lái viết :
Lỗi ấy luật hình khó
chế
Còn tội này Pháp Chánh
không dung
Vậy thì, Qua khuyên em
Nơi tiền thuyền em khá tạm
lui
Còn tội Tam đệ, để qua trừng trị.
Mũi viết :
Đại ca ôi ! Xin anh tưởng tình huynh nghĩa đệ
Nới một phen xá tội cho Tổng thương
Mang thi hài mệt nhọc vốn lẽ thường
Tội ngủ không chi rằng phế phận
Lái viết :
Một không tha, hai ta cũng không tha
Nếu Đại ca hẹp lượng
Không tha tội Tổng thương
Lời nguyện xưa em quyết giữ một đường
Cang trọn thệ đồng sanh đồng tử (Móc họng)
Lái viết :
Khoan thác, khoan thác, qua tha hứa qua tha
Một hai ba bốn qua cũng tha, tội 7,8,9, 10 qua cũng
thứ
Huý a, có ra sức đá, mới biết được tuổi vàng
Này Nhị đệ, chẳng qua là qua thử bụng em cho biết
nghĩa đá vàng,
Chớ đâu nỡ đem Tổng thương xử tử
Khi nghe bạn báo Tổng thương tự sự
Qua cho rằng giận dữ không thương
Nên qua cầm bửu đao qua cắt thử tấm can trường,
Của Hiền đệ đường bao cho biết vật thôi chớ
Lời dặn :
Khi nói qua cầm bửu đao thì Tổng lái rút cây gươm
ra đưa ngay mặt của Tổng mũi làm lấy có rồi day cáng đao vẽ chữ thập trên bụng
Tổng mũi mới hát câu :
Của hiền đệ dường bao cho biết vậy thôi chớ,
Đoạn dang ra ngó ngay Tổng mũi làm cho Tổng mũi
phải thẹn, rồi đi ra sau lưng của Tổng mũi chấp tay sau lưng bước qua bước lại
gầm gừ và nói riêng rằng :
Bạn kiếm thêm không hết có đâu dư giết bỏ cho đành
Khi thấy Tổng mũi ra chiều hổ thẹn thì gạn hỏi lại
một lần nữa :
Này Nhị đệ, bạn kiếm thêm không hết có đâu dư giết
bỏ cho đành phải không Nhị đệ. Rồi cười cho ngon, đoạn muốn an ủi thêm mới ra
lịnh tha tội ….
Mũi viết :
Đại ca xá tội Tổng thương à.
Loạn tẩu mã :
Vậy thì lạy bớ Thương lạy , em lạy ….
Dạ dạ, hỉ địa a,
Lục thuỷ thanh sơn quan bất tận
Đại ca đây, Qua đây, Tam đệ đây
Tình Huynh nghĩa Đệ, kim triêu nhứt khí tương đồng
Nói :
Đại ca đã xá tội đệ thân
Vậy em khá đê đầu cảm tạ đi
Lái viết :
Nhị đệ việc thuỷ trình qua giao lại cho em
Nếu sơ thất tội kia bất thứ đa nghe
Giả từ Nhị đệ ,qua trở lại hậu thuyền
Em dạy dỗ Tổng thương mọi việc à
Mũi viết :
Đại ca đã trở lại hậu thuyền
Ta xem thử Tổng thương bao nả,
Oâi ! Nhìn Đệ thân ta đau xót trăm chiều
Vì phạm tội nên mới ra thân nông nỗi
Tam Đệ ôi ! em khá định tỉnh tâm thần,
Để đủ sức đảm đương phận sự
Qua cho em hay :
Đại ca đã trở lại hậu thuyền
Vậy em khá hồi tâm định tỉnh
Thương than viết :
Trăm lạy, ngàn lạy Đại ca
Xin xá tội cho em nhờ
Mũi viết :
Lai tỉnh bới Tam đệ, Tam đệ
Nhị ca Tổng mũi là Qua đây mà.
Thương viết :
Nhị ca ôi ! Thiếu chút nữa thì hồn em lìa khỏi xác
Duyên cớ nào mà em đặng tồn sinh
Xin Nhị ca tỏ nỗi tâm tình
Cho ngu Đệ đặng tường lãn lời với Nhị ca ôi !
Mũi viết :
Nầy Tam đệ, em đã phạm tội, Đại ca khó thứ dung
Nhưng Qua vào lạy lục khẩn cầu
Ca Trưởng mới tưởng tình dung chế đó đa.
Thương viết :
Té ra nhờ Nhị ca xin tội
Nên Ca trưởng thứ dung
Em đê đầu bái tạ trọng ân
Của Ngu đệ tồn sanh nghĩa trọng
Mũi viết :
Tam đệ, Qua cho miễn lễ, vậy em khá bình thân
Khuyên Đệ thân canh giữ
trung thoàn
Phải coi lấy nước non mà tát à
(Thương dạ)
Vậy thì mặt từ giã Đệ thân nơi tiền thuyền Qua trở
gót (Dặn Tổng thương tát nước)
Thương viết :
Thú giang hồ bầu bạn, Miền hạ thuỷ ngao du
Tuy bất tài cũng dự trượng phu
Song có chí lo về việc nước
Lái viết :
Bớ Tổng thương, phải coi lấy nước nôi mà tát à …
Thương viết :
Đại ca dặn dò sau trước
Bảo rằng ta tát nước thuyền loan
Âu là xách trước đầu vào khoan
Dở sạp nọ hoang mang tát nước à.
Giãng viết :
1- Tát nước giữ gìn sau trước
Việc thuỷ trình sơ lược sao nên
Thuyết :
Thật là thân tôi rất khổ, khó nhọc trăm đường
Nào gạo cơm neo nọc chăm nom.
Nào gìn giữ thuyền trung thiếu thốn
Giãng viết :
1- Khó mới khôn, khôn đừng sợ khó
(Khó như tôi là)
Khó ta từng lắm mực dấy than
Giãng viết :
1 - Tát nước rồi tôi phải nghỉ tay
Phòng khi gió dữ trở day mũi thuyền
Viết :
Nay đã nhàn hạ,rảnh việc nước non
Chạnh thương thay kẻ mất người còn
Khiến chi cảnh sinh ly tử biệt
Ai viết :
Ông ôi ! Mịt mịt kháng sương phong thuỷ lộ
Du du phong thảm ly đàm không,
Ông ôi ! Kham ta hồ, bình địa hoá phong ba
Cam thán giả tiền căn chưởng lý hồ…
Thán viết :
Ông ôi ! Mộng tàn thảo trướng (ừ) luỵ du xiêm y
Sanh ký tử qui (ừ) du kỷ định
Khâm tai :
Nhơn sanh thất thập cổ lai hy …
Ông ôi ! Mục đổ sầu tình (từ) na du ký ngự.
(Đi mà thôi)
Kim kê nhàn tậu đáo thu hàm (ư)
Viết :
Huý a, những mảng ngâm than ba vịnh
Khúc đêm chầy trống đã
trở canh
Cả tiếng kêu sau trước quý em (Trạo
dạ)
Đêm khuya khoắt canh
giờ cho nghiêm nhặt à…(Trạo ơ)
Lái viết :
Bớ Tổng thương (Thương dạ)
Nghe truyền a ø………..
Truyền Đệ thân sắm sửa đèn nhang
Nơi hương án, em khá tua đảnh lễ à……….(Thương dạ)
Thương viết :
Dạ em phụng mạng
Than viết :
Đại ca ôi ! Việc canh tuần em chưa có hản
Lịnh nọ lại vừa sang
Bảo rằng em sắm sửa đèn nhang
Trước linh cửu phòng toan kỉnh lễ
Lịnh trên xuống là không phải dễ
Với phận mình khá nệ nhọc lao
Giữa bể khơi ta mới biết liệu làm sao
Sắm hoa quả phòng toan cúng tế
Âu là ta lai đáo thị trung
Tìm lễ vật hầu toan kỉnh lễ
Nhưng mà đi cũng không dễ
Mà ở lại cũng khó bề
Đi thì ai canh giữ trung thuyền
Còn ở thì quả hoa đâu
có
Khó liệu chơn khó liệu
Khôn toan thiệt khôn
toan
Làm sao cho trọn đủ đèn
nhang
Nếu chẳng có ta mang
trọng tội
Thật là khó cha chả nầy
(suy nghĩ gật đầu)
Ớ phải rồi tôi nhớ lại
Vả chăng trong Thuyền
có ba anh em tôi lớn, nhỏ
Lại đằng sau hậu thuyền
còn có thêm một em tôi nữa, đó là Tổng Khậu, giờ này khi nó cũng rảnh, vậy tôi
kêu lên đây, cậy nó sắm sửa hoa mới tiện.
Huý a ! Đắc kế chơn đắc
kế, thành mưu thị thành mưu
Âu là, bắt mặt để đời, nơi hậu thuyền trở lại.
Viết :
Cả tiếng kêu Tứ đệ hậu thuyền, mau thân đáo cho qua
dạy việc
Bên này mầy không nghe tao qua bên kia
Cả tiếng kêu Tổng Khậu hậu thuyền, mau thân đáo cho
Qua cậy việc bớ em.
Khậu viết :
Ai kêu Khậu đó, đã có Khậu đây
Muốn nói chuyện chi mà kêu đến Khậu
Thương viết :
Qua là Tổng thương đây em Khậu
Khậu viết :
Anh ba đó phải không ?
Thương viết :
Phải bò ra đây mau bớ em
Khậu viết :
Đêm khuya canh chầy, kêu em có việc chi anh Tổng Thương
?
Thương viết :
Hữu sự tắc cầu, nếu em chầy lâu ắt Qua có tội Khậu
à.
Khậu viết :
Để thủng thẳng tôi ra, anh đừng sợ anh ơi
Dữ hôn, từ đầu hôm đến giờ tới tôi đa, nhưng mà để
tôi ngâm ít câu chơi rồi ra cũng chẳng muộn.
Ngâm :
Sông Mê bể khổ dập dồn
Khách trần lặn hụp giữa dòng chơi vơi,
Sẵn dây niếu chiếc Thuyền trời
Đưa qua bỉ ngạn lánh đời mê tân
Viết :
Trung thuyền thân đáo, Tứ đệ ứng hầu
Thương viết :
Giả ơn Tứ đệ, em khá bình thân
Khậu viết :
Có việc chi, anh kêu đến tứ thân
Xin nói lại cho Khậu tôi đặng biết đó anh Ba
Thương viết :
Nầy Tứ đệ, vì có lịnh Đại ca truyền xuống
Bảo anh rằng sắm lấy hương đăng
Trước linh cửu lễ bày trình diện đó em.
Khậu viết :
Biểu anh thì anh làm, chớ kêu tôi ra làm chi
Thương viết :
Tứ Đệ ôi ! Nếu Qua đi thì ai canh giữ nội thuyền
còn Qua ở lại thì ai đi thế. Nên Qua kêu Tứ đệ xin cho anh, hầu sắm hoa quả
hương đăng mới cậy em đi thế đó .
Những tưởng việc chi rằng khó
Chớ chuyện đó tôi dưng
Song tôi phải dặn chừng, cúng rồi để tôi dọn kiếm
ăn.
Thương viết :
Uý a, vâng lời Tam Ca lịnh dạy, Khẩu trở lại hậu
thuyền
Sắm quả hoa lai đáo linh tiền
Đặng giúp sức Tam ca kỉnh lễ
Nhưng mà đường đó đây không dễ, có nhiều khúc quanh
co
Âu là , mượn chèo loan khoá thuỷ lần đò
Nơi Thuyền hậu mặt ta khoái bộ a ….
Loạn viết :
Vâng thừa a, Tam ca truyền mạng lịnh
Hải biên lai đáo đến chợ đông
Vọng khám a, con buôn xạo xự
Vậy thì ta sắm hoa, sắm quả sắm trà nhang.
Viết :
Bá trạo ………mấy em đem chiếc xuồng thúng để xuống
nước dùm Qua (Vừa chèo thuyền vừa hò theo điệu chèo ghe, ra sau khuất mặt hát
nghêu ngao câu đầu)
“Trăng thanh mặt biển lào xào,
Nhạn rơi giỡn sóng, cá nhào hớp châu”
Thương viết :
Từ ta sai Tứ đệ trở lại hậu thuyền
Sắm hoa quả lai đáo tiền bàn
Sao chẳng thấy phản hồi
Ta những ngồi trông đợi
Cả tiếng kêu Tứ đệ hậu thoàn
Trương tế vật cho qua kỉnh lễ
Mau đi bớ Khậu ôi !
Khậu viết :
Ơi, ủa dạ
(Cầm chèo theo điệu chèo thúng bơi ra nhưng cứ ngồi
chèo quay tròn mãi Tổng Thương hối nữa).
Khậu nói :
Tôi đây bị nước xoáy hay sao mà bị quay tròn mãi đó
anh Ba ôi!
(Bá trạo đều cười rộ lên, Anh Khậu không biết chèo
xuồng thúng nên quay chớ nước xoáy gì ở ngoài biển, Khậu vẫn chèo quay mãi, rồi
lại cất tiếng hát theo điệu chèo).
Hát :
Con cá lý ngư sầu tư biếng lội
Con chim phụng hoàng sầu cội biếng bay
(Ngồi theo điệu chèo thúng bơi vô tới sân khấu mới
đứng dậy thở hào hễn và tiếp nói.)
Nói :
Dạ quả hoa em sắm trang hoàng
Xin anh đến linh tiền kỉnh lễ bới anh Ba.
Thương viết :
Vậy thì ta bước vội vàng đặng tiếp kỳ báo vật,
Giả từ Tứ đệ, em khá bình thân
Khậu viết :
Phận sự em đã đủ đoàn hoàng,
Vậy nơi Trung Thoàn em
trở lại.
Thương viết :
Cậy đệ thân canh giữ Trung Thoàn
Còn việc kỉnh lễ để qua lo toan liệu.
Cúng tế, ai viết :
Ngài ôi ! Trước án nội nén hương xin kính
Nơi quan tài ly rượu tiễn đưa
Chốn Thiên cung lễ vật là thừa
Nơi trần thế tôi xin dâng ba lạy
Ngài ôi ! Nay ngài đã tiên du một giấc
Đạo đồng môn tưởng nghĩa hằng ngày
Lẽ mất còn cơ tạo khiến vay
Còn lòng thảo kính người đời ai cũng vậy,
Nay tuy hỡi linh thi còn thấy,
Mai thôi đành phận mộ đưa sang
Nhớ nghĩa xưa luỵ nhỏ hai hàng
Nhìn cảnh cũ sầu tuông lả chả
Trong đàng trước ngọn đèn chấp choá
Tưởng tình xưa bóng nọ hỡi mơ màng
Cắc cớ thay cho quán Âm Dương,
Thày lai bấy chiếc đò tạo hoá,
Vậy thì cả anh em tua khá niệm cùng ta
Nơi trước bài Lễ nghinh hương đăng chúc bài khai.
Tạc thủ lễ cho tròn đạo nghĩa
Cảnh biệt ly lòng những ngậm ngùi
Sanh ký giả, tử hề qui giả.
Giảng viết :
1- Luỵ thâm bâu đêm sầu ngày nhớ
Buồn cảnh nầy chồng vợ rẽ phân
2- Khóc than luỵ tràn không ráo
Biết ngày nào tái tạo kiền khôn
3 - Véo von bóng nguyệt tà tà Mây sầu lố xố người
đà tầm tiên
Viết :
Lòng kỉnh thành một lễ đã an,
Đầu từ tạ linh sàng, chơn lui về thuyền nội
Nầy Tứ đệ, việc kỉnh thành một lễ đã an
Xin Đệ thân thấu nhập tiền bàn
Đối đèn nhanh kỉnh lễ
cho an
Bổn phận phải làm tròn
bổn phận
Khậu viết :
Dạ em xin phụng mạng
Ngài ôi! Trước quan tài Khậu
đốt hết bó nhang,
Cầu linh hồn Ngài trở lại Tây Phan
Nương phướn Đạo qui hồi cựu vị
Ngài ôi! Bó nhang Khậu đốt còn ly rượu nọ, Khậu xin
dâng nguyện linh hồn ẩm tửu nhứt bôi,
Chứng lòng nghĩa toàn nơi bổn Đạo
Đã kỉnh thành một lễ đã an
Đầu tạ từ linh sàng, Khậu thối hồi thuyền nội
Cả tiếng kêu kìa hỡi anh Ba
Mau lãnh việc đặng tôi đi ngủ.
Thương viết :
Tứ đệ, em cúng rồi đa há
Việc canh tuần anh khá mỏi mê
Em thay thế cho qua đôi
phút
Ước đặng cùng chăng Tứ
đệ
Khậu gầm gừ nói :
Thì cái mửng cũ, sai
hoài, mượn hoài, mình muốn từ khước cái đi, nhưng nghĩ đến sự cực nhọc của anh nên
không nỡ. Thôi thì mình thử làm ơn cho anh một phen nữa coi ảnh có biết ơn
nghĩa với mình chút nào chăng.
Dạ thưa anh Ba, anh mượn là em xin phụng mạng.
Thương viết :
Mặt từ giả Đệ thân
Nơi hậu thuyền qua an nghỉ
Khậu viết :
Tam Ca đã vào sau an nghỉ
Chừ một mình tôi, khuya
khoắc lo âu
Vậy thì kêu mấy đứa
Trạo thức với mình cho có bạn
(Kêu mấy đứa Trạo dậy,
nó buộc câu cá cho nó ăn nên hoà ước bằng miệng rồi câu).
Viết :
Đã ký xong hoà ước, Trạo không mét thót chi
Âu là xách cần nọ ngồi câu
Ngâm :
1-Trần ai, ai dễ biết chi đâu
Ông Lữ ra tài giả chước câu
Sợi chỉ kinh luân đầm đoái bích
Miếng mồi thao lược thả dòng châu
2 - Nhợ dài cần vắn thả vòng câu
Lòng muốn câu công với hiều hầu
Chí quyết câu rồng nằm đáy biển,
Nào ai ham cá hội ngoài sâu
(Câu hụt bị Trạo cười kêu ngạo, Khậu than)
Suy ra đà tuột mấu,
Nghĩ lại cũng vuột kho,
Chi nữa, bốc cần nọ cuốn vò
Đặng toan lo việc khác
Lái viết :
Canh gà đà nhặt trổi
Bóng thỏ đã trải ngang.
Cả tiếng kêu Tam đệ Tổng thương
Nổi đăng chúc tuần du Thuyền nội a ø…
Thương viết :
Phụng mạng,
Tứ đệ, Đại ca đà xuống lịnh
Qua cùng em kiếp thửa tuần canh
Vậy thì Qua truyền cho em
Nối đăng chúc huy hoàng
Ngỏ cùng nhau tuần thám
a ø…
Khậu viết :
Bá trạo, truyền trạo
phu sắm sửa hoa đăng
Đặng cho mỗ tuần du thuyền nội à,
Dạ dạ, hoả đăng Khậu đã sắm rồi
Trình Tam ca sử dụng,
Thương viết :
Vâng Đại ca lịnh dạy
Ta tuần thám thuyền loan
Tuân lịnh thừa tràng
Quang phòng thuyền nội
Khách :
Phụng mạng Đại ca truyền mạng lịnh
Tuần du thuyền thượng thủ chư linh
Giáo dục trí a, thuyền môn đồ xã tắc
Kinh thân như thử tận lực đồ vương
Viết :
Những mảng tuần du thuyền thượng
Phúc nghe qua ngọn gió thổi vào
Anh em ta biết liệu làm sao
Vậy thôi thì ta trở lại hậu thuyền
Đặng báo lại Ca trưởng
Đại ca ôi! Giông bớ Đại ca giông
Lái viết :
Giông hiền hay giông dữ
Thương viết :
Đến nỗi này mà anh còn hỏi giông dữ hay giông hiền.
Anh xem kia kìa
Trời kia đà xuống gió. Mây nọ khác dường mây.
Trăng kia đà khuất nặng về Tây
Thuyền mau kiếp lui về bãi nhạn
Giảng viết :
Chèo, anh em ôi
Vát nam :
Ta kiếp lui về bãi nhạn
Nguyện Thánh Thần cứu nạn phong ba
Lái giảng viết :
Em ôi! Ngó lên sao đã mịt mờ
Khuyên em bước tới mở mồi kéo neo
Tẩu mã
:
Chấp ngữ a, phong ba tu chấn chỉnh
Viết :
Bớ thương, bớ thương, sao không kéo neo còn đợi chừng nào.
Thương viết :
Thuyền thì Thuyền to, neo thì neo nặng
Để em coi đi coi lại
cho chững chàng
Có quả giông lớn cùng
không
Quả thật vậy rồi, anh
ôi!
Tẩu mã tiếp :
Chỉ bị lâm nguy cứu
nhứt thời
(Lý kéo neo)
Nước sang neo thẳng đi tợ
đờn
Ta Lý ôi nghe ta hò, Lý tình tang, Neo thẳng tợ đờn
Ôi chúng kềm đá vẹt chú hú lơ tay sang mồi.
Là hu mở mồi, á lơ là hởi hò lơ
Ai mà khinh kẻ kéo neo, ca ra bạn tình
Ơi thời hù khoan, hú hụi tình tang lộn tính tính
tang hởi tình
Dở nghèo đòi phen hò hởi hò lơ
Hai tay ôm lấy cái neo hò khoan
A ý a, hè hụi, neo treo lên rồi, là hởi hò lơ
Lái viết :
Neo kia đà lỏng (bá trạo)
Truyền bá trạo gay chèo
Nhị đệ khá nghe theo
Trở thuyền lại hoang mang trực khứ
Giảng viết :
Trực khứ qua miền Bắc Hải
Nam chạy :
Nguyện Thánh Thần, Ngài độ khỏi cuồng phong
Mũi hát nam :
Lạy trời bớt gió ngừa mưa
Mây tan gió lặng thuyền đưa vững vàng
Khậu và Thương bát nam :
Cứu nàn nhờ có khuôn linh, kìa …..kìa …
Mây tan gió lặng thuyền đưa vững vàng
Khậu báo :
Dạ dạ, hết giông rồi bới Đại ca
Lái viết :
Huý a, nay đã phong thanh nguyệt bạch
Lại thêm đường hải nhuận sơn cao
Nhị đệ cùng Tam đệ
Vậy thì trở thuyền lại nghêu ngao
Đặng dạo chơi cảnh lạ
Giảng viết :
Cảnh lạ nhìn xem không lạ
Cúi đầu từ bái tạ thần linh
Đoái nhìn phong cảnh hữu tình
Kìa non Hàn Tín, nọ gành Thái Sơn
Thương và Khậu hát :
Rày mừng hội hiệp rồng mây
Xuân Thu tứ quý tạc thay thái bình
Mũi viết :
Bá trạo à, thuyền hồng đã kề nơi bể Thánh
Thuyền trạo phu sắp ngọn chèo loan
Đưa chư linh vào cảnh an nhàn
Lui thuyền lại chúng ta an nghỉ à…
Việc hầu Thần một lễ đã an
Truyền thuỷ thủ lưỡng ban,
Cúc cung đồng bái tạ a ø….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét