Đức Lý Thái Bạch - Giáo Tông Đại Đạo - 1 / 5 (Hiền Tài Trần Văn Rạng)


Lời Dẫn
Vào năm 1920, Đức Cao Đài (phần dương) dẫn dụ ông Ngô Văn Chiêu theo ĐẠO VÔ VI. Năm 1925, Đức Phật Mẫu (phần âm) dẫn dắt ba vị Thiên sứ Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang theo nền Đại Đạo mà PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH. Như thế, nền Đạo Mới đã hình thành vì "nhất âm, nhất dương chi vị đạo". Đạo là vô thủy vô chung, là bản chất của mọi hiện tượng, không trong không ngoài, Tâm Vật bình hành.

Đến năm 1926, Đức Chí Tôn ban quyền cho Đức Lý Thái Bạch Nhứt Trấn kiêm Giáo Tông Đại Đạo (phần thiêng liêng) và Ngài Thượng Trung Nhựt được giao Phẩm Quyền Giáo Tông về phần xác (hữu hình), thì nền Đạo đã ra thiệt tướng : "Thiên Nhơn hợp nhất", Tịch Đạo THANH HƯƠNG được phổ truyền khắp chúng sanh, theo lời dạy của Đức Cao Đài bao gồm cả dương âm (nam nữ).

THANH (1) ĐẠO (2) tam khai thất ức niên (Nam phái) HƯƠNG (1) TÂM (2) nhứt phiến cận Càn Khôn (Nữ phái)
Toàn Đạo đang tu tĩnh trong thời kỳ THANH HƯƠNG. Theo lời Đức Hộ Pháp chỉ đạo, muốn đi đến nơi : "Các em hãy theo sự lãnh đạo của GIÁO TÔNG LÝ THÁI BẠCH".
Tam Tê Anh, ngày 22-5-1973
GS. TRẦN VĂN RẠNG
Cao Học Sử

CHƯƠNG I
TIỂU SỬ LÝ GIÁO TÔNG

I/ -  LÝ BẠCH (Li Tai Pé)

Lý Thái Bạch hiệu là Thanh Liên Cư sĩ, cháu chín đời vua Lương Vũ Đế. Thân mẫu ông nằm mộng thấy sao Thái Bạch sa vào lòng mà sinh ra ông dười đời Đường Minh Hoàng (713-756).
Lý Bạch người thanh tao, mới mười tuổi đã tinh thông sử sách, miệng thốt thành thơ. Thế nên, người đời coi ông là Thần Tiên giáng thế nên gọi là Lý Trích Tiên. Tính ông ưa ngâm vịnh, thích tiêu dao nơi non xanh nước biếc và mong ước uống mọi thứ rượu ngon trong đời. Khi nghe rượu Ô, Trình ở Hồ Nam rất thơm ngon. Ông quyết vượt đường xa đến quán rượu. Ông vừa uống vừa ngâm thơ. Bỗng có quan Tư Mã Cao Diệp đi ngang nghe tiếng cho lính vào quán hỏi. Ông ứng khẩu đọc một bài thơ :
Thanh Liên Cư sĩ Trích Tiên nhân,
Tửu tứ đào danh tam thập xuân.
Hồ Châu Tư mã hà tu vấn,
Kim Túc Như Lai thị hậu thân,
Thanh Liên Cư sĩ Trích Tiên đây,
Dẫu tiếng ba mươi năm tỉnh say.
Tư mã Hồ Châu sao phải hỏi,
Như Lai, Kim Tích hiện thân nầy.

Nghe xong, Tư Mã mừng rỡ vô cùng vì biết Lý Trích Tiên ở Tây Thục, người mà ông hằng mến mộ. Ông bèn mời về nhà giữ lại mười ngày uống rượu ngâm thơ. Tư Mã nhắc nhở ông có văn tài nên về Trường An ứng thí lập công danh. Lý Bạch thuận lời, đi ngay Trường An.

Khởi đầu, ông làm quen với Học sĩ Hạ Tri Chương. Nhờ văn chương mà hai người thành tri kỷ. Họ Hạ mời ông về nhà và kết nghĩa anh em rồi cùng ngao du sơn thủy, ngâm thơ uống rượu.

Đến kỳ thi, họ Hạ biết ông không tiền lo lót quan trường nên họ Hạ chỉ biên thơ gởi gắm tới chủ khảo Thái sư Dương Quốc Trung, tức anh Dương Quý Phi và giám thị là Thái úy Cao Lực Sĩ. Hai ông này cho họ Hạ đã lấy vàng bạc của Lý Bạch rồi viết thơ nhờ cậy, nên thấy quyển của Lý Bạch là đánh rớt.

Lý Bạch bị hỏng thi nên thề rằng : "Sau nầy làm nên, quyết bắt Dương Quốc Trung mài mực và Cao Lực Sĩ cổi giày cho hả giận" vì hai ông này chê học Lý không đáng mài mực và cổi giày cho họ ( Theo Kim Cổ Kỳ Quan của Phùng Mộng Long ) . Trong thời thịnh nhất của triều đại nhà Đường, Minh Hoàng tiếp sứ thần Triều Tiên, họ dâng vua một quốc thư râùt quan trọng, không một vị đại thần nào đọc được. Vua nổi giận : "Bấy nhiêu đại thần, học sĩ, tướng quân mà để trẫm chịu nhục như vầy sao ? Nội trong ba ngày, các khanh không đọc nổi bức thư này sẽ bị cách chức hết".

Các đại thần bàn bạch với nhau, lo sợ cho cái địa vị và cái đầu của mình. Sau cùng, Hạ Tri Chương tâu lên vua "Thần biết có một thi sĩ rất có tài, họ Lý học rộng về nhiều môn. Xin bệ hạ ra lịnh mời ông ấy đến đọc thư chắc được, không gì là ông ấy không biết". Minh Hoàng ra lịnh mời Lý vô ngay triều. Mới đầu Lý từ chối không đọc thư đó được vì mới bị đánh hỏng kỳ thi Hội vừa rồi. Nhà vua an ủi, ban ngay cho Lý chức Trạng Nguyên ( WILL DURANT , Lịch sử Văn Minh Trung Quốc, bản dịch của Nguyễn Hiến Lê 1972. ). Vua biết Lý Bạch thích rượu nên truyền ban yến tiệc tại điện Kim Loan. Đến sáng hôm sau, ông còn say. Vua phải tự tay cầm chén yến nóng cho ông quì mà ăn, một lúc sau mới tỉnh. Khi sứ Triều Tiên vào chầu, Lý Bạch cầm phiên thư đọc to không sai một chữ. Ông sứ bảo rằng "Trong thư này, Khả Độc (vua Phiên) có vẻ vô lễ, nhưng Hoàng Đế đại lượng tha thứ, sẽ có chiếu đáp lại, ngươi phải đợi trước sân rồng".

Vua đã kê sẵn giường thất bảo, trãi nệm gấm, có bày nghiên ngọc bút ngàn, mực long yên, giấy kim hoa để Lý Bạch ngồi thảo chiếu. Nhưng ông trù trừ nên vua hỏi ông còn muốn gì. Lý Bạch tâu :

-Khoa thi vừa qua, hạ thần bị quan chủ khảo Dương Quốc Trung vất quyển, quan giám thị cao Lực Sĩ đuổi ra ngoài. Nay thấy hai người ấy, hạ thần nhớ đến cái nhục nên khó viết thành văn. Vậy, xin bệ hạ gia ân, truyền cho Dương Quốc Trung mài mực, cao Lực Sĩ cổi giày cho hạ thần thì hạ thần thảo chiếu mới hay.

Vua đành phải y lời họ Lý. Chỉ trong khoảnh khắc, Lý Bạch viết xong chiếu trình vua ngự lâm. Vua rất mừng, sai nội thị giao cho sứ Triều Tiên. Khi ra khỏi cửa Ngọ môn, sứ thần hỏi Hạ Tri Chương về Lý Bạch. Họ Hạ đáp " Đó là một vị Thần Tiên giáng trần để giúp vua Đường nên các đại thần phải hầu hạ". Nhờ câu nói đó, mà vua Phiên thần phục triều cống như trước.

Từ đó, vua càng quí trọng Lý Bạch, muốn ban cho quyền cao chức trọng, vàng bạc gấm vóc đều bị ông từ chối. Một hôm, ông đang cưỡi ngựa ngao du, bỗng gặp một toán lính giải tên tử tù. Ông hỏi ra mới biết là Võ quan ở biên giới là Quách Tử Nghi. Ông thấy Nghi diện mạo khác thường, nghĩ Nghi sẽ giúp cho nước về sau, nên xin vua tha tội chết cho Nghi.

Trong cung nhà Đường có trồng được bốn màu hoa mộc thược dược sắc đẹp hương thơm. Vua và Dương Quí Phi ra đình Trầm Hương thưởng ngoạn. Vua sai nhạc trưởng Lý Qui Niên tìm Lý Bạch để đặt bài hát mới. Khi đến quán rượu, Niên thấy ông say mềm mà hát nghêu ngao :
Tam bôi thông Đại Đạo,
Nhất đấu hợp tự nhiên.
Đãm đắc tửu trung thù,
Vật vị tỉnh giả truyền
Ba chén thông Đại Đạo,
Một đấu ngủ tự nhiên
Chỉ thích rượu làm thú,
Người tỉnh mấy ai truyền.

Lý Qui Niên không sao mời được, phải đỡ ông nằm trên lưng ngựa à đưa vào lầu Ngũ Phượng. Chính vua phải cầm khăn chùi dãi cho Lý Bạch, rồi sai cung nữ vẩy nước lạnh vào mặt cho ông tỉnh lại. Vâng lịnh vua, ông viết một mạch ba bài theo khúc hát Thanh bình điệu.

BÀI 1
Áo tựa như mây, mặt tựa hoa,
Long lanh xuân sớm gió xuân qua.
Nếu không người ở non Quần ngọc,
Cũng khách Dao đài dưới bóng nga.

BÀI II
Sương đọng đầu cành hương ngát đưa
Vu Sơn luống xét kẻ mây mưa,
Ngày nay ướm hỏi người cung Hán
Phi Yến tân trong dễ sánh chưa.

BÀI III
Khéo thay sắc nước sánh hương trời,
Đã xứng quân vương một nụ cười.
Tan nước gió xuân nghìn nỗi hận,
Đình Trầm muôn vẻ dựa hiên chơi.
                                                           (Bùi Khánh Đàn và Đỗ Bằng Đoàn dịch )

Được nhà thơ vịnh như vậy, ai mà không thích. Nhưng Cao Lực ĩ muốn trả thù Lý Bạch mới tâu với Dương Quý Phi rằng "Khả lân Phi Yến ỷ tân trang là ám chỉ Phi Yến là Hoàng hậu vua Hán mà con tư thông với Yên Xích Phượng (giống như Dương Quý Phi tư thông với An Lộc Sơn). Vậy đem Nương Nương mà ví với Phi Yến là chê bai chớ không ca ngợi".

Dương Quý Phi chột ý sinh giận Lý Bạch nên tâu với vua không dùng họ Lý nữa. Biết vậy, Lý Bạch cáo về, vua không cho. Thời gian ở lại trong triều ông chỉ làm bạn với 7 người trong đó Hạ Tri Chương, Lý Thích Chi … người đời thường gọi là TÁM ÔNG TIÊN RƯỢU. Vua biết ý nên cho ông về và ban một thẻ bài bằng vàng ghi câu : "Lý Bạch đến đâu, cần tiền rượu thì được phép vào kho ở đó mà lãnh" Và nhiều vàng bạc, phẩm vật quí giá khác. Ông lạy tạ vua ra đi. Các bạn đaiõ tiệc ông ba ngày và tiễn chân ông hơn trăm dặm mới trở lại.

Lý Bạch mặc áo gấm hồng, đầu đội mũ sa đen, cưỡi ngựa trắng trở về quê nhà ở Tứ Xuyên. Phu nhân Hứa thị và các quan sở tại ra đón. Lưu lại quê nhà độ nửa năm thì lại cưỡi lừa ra đi tiêu dao. Khi đến huyện Hoa Âm, nghe nói quan huyện là kẻ tham nhũng, ông giả làm học trò qua lại cửa huyện, bị lính bắt giam. Lúc bị hỏi cung, Lý Bạch khai rằng :

- Tôi là Lý Bạch quê ở Cẩm Châu, văn chương quỷ thần kinh sợ, hội Bát Tiên chốn Trường An, dịch phiên thư nơi đế điện. Xe Ngọc liễn có khi đón rước, điện Kim Loan thường vẫn ngủ đêm. Đã từng được vua bưng yến cho ân và lấy khăn lau miệng. Dương Thái Sư phải mài mực, Cao Thái úy phải cổi giày. Khi vào cung được cưỡi ngựa, nay qua huyện sao phải xuống lừa. Muốn biết lý lịch của ta, hãy xem Kim bài sẽ rõ.

Quan huyện biết chuyện, vội vàng đến lạy xin tha tội. Lý Bạch rộng lượng tha thứ. Tin ấy đồn khắp mọi nơi. Người ta cho rằng Lý Bạch được vua mật phái đi thanh tra. Cho nên các quan bỏ thói tham nhũng.

Khi An Lộc Sơn nổi loạn, vua chạy vào ba Thục, Hoàng thân Vĩnh Vương Lân lấy Trường An, tự xưng Hoàng đế và triệu Lý Bạch ra giúp sức. Sau con trưởng Đường Minh Hoàng nối ngôi cha, sai Quách Tử Nghi đánh vĩnh Vương Lân, Lân tự tử. Lý Bạch chạy đến bến Tầm Dương thì bị bắt nộp cho Quách Tử Nghi. Nghi trông thấy vội vàng cởi trói, mời ngồi rồi sụp lạy tạ ơn cứu mạng trước kia. Đồng thời, Nghi thảo tờ sớ dâng về triều xin tha tội cho Lý Bạch. Vua Túc Tôn cho Lý Bạch làm tả thập dai nhưng ông từ chối.

Sau đó, Lý Bạch từ biệt Quách Tử Nghi lênh đênh trên sông nước với bầu rượu túi thơ. Một đêm, thuyền đậu trên bến Thái Thạch, thuộc Kim Lăng, trăng sáng vằng vặc, Lý Bạch ngồi trước mũi thuyền uống rượu thật say. Trên trời có tiếng đàn vang dội, dưới sông lấp lánh ánh trăng có cá kình nổi lên, Lý Bạch nhảy xuống nước cưỡi cá mà ra biển khơi.

Tại bến Thái Thạch có lập ngôi thờ gọi là Đền LÝ TRÍCH TIÊN.

II/ -  ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG THI THƠ CỦA LÝ BẠCH
Tiểu sử trên viết theo tiền thân của Lý bạch. Đức Cao Đài đã phong cho Ngài làm Nhứt Trấn trong Tam Trấn (cùng với Quan Âm và Quan Thánh) kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Vậy, Ngài là vị Giáo Tông đầu tiên của Đạo Cao Đài, sau khi Ngài Ngô Minh Chiêu kiên định đi theo đường lối Tu Chơn.

Vào Noel năm 1925, Ngài giáng cơ xác nhận thân thế và ý chí của Ngài như sau :
Đường trào hạ thế hưởng tam quan,
Chẳng vị công danh chỉ hưởng nhàn.
Ly rượu trăm thi đời vẫn nhắc,
Tánh Tiên muôn kiếp vốn chưa tàn.
Một bầu phong nguyệt say ngơ ngác,
Đầy túi thơ văn để chứa chan.
Bồng đảo còn mơ khi múa bút,
Tả lòng thế sự vẽ giang san.

Hầu hết những bài thi trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển đều làm theo thể Đường luật : Tứ tuyệt, Bát cú hay Thập thủ liên hoàn. Những Đạo hữu đọc Thánh thi lâu dần thành thói quen, rồi thuộc âm điệu, từng bước làm thơ rồi từng nhóm làm thi xướng họa kiểu người xưa. Trước yêu cầu hiện thực và bức thiết đó, năm 1950, ông Cao Đức Trọng tự Huyền Quang, Chánh Đức đứng ra thành lập ĐẠO ĐỨC VĂN ĐÀN, tập hợp các bạn thơ trong Đạo. Chẳng bao lâu ông liễu đạo.

Đến năm 1957, nhà thơ Thuần Đức tức Nguyễn Trung Hậu phục hồi Đạo Đức văn Đàn. Ông làm Trưởng Ban và ông Huỳnh Văn Đến tự Thông Quang làm Phó ban. Vì tuổi già sức yếu, nhà thơ Thuần Đức về Sài Gòn dưỡng bịnh.

Sau đó, họp đại hội bầu Thân Dân, tức Trương Hữu Đức làm cố vấn Đạo Đức Văn Đàn và Thông Quang làm Trưởng ban, Phạm Mộc Bổn làm Phó Ban. Nhà thơ Thông Quang tập hợp các bài thơ hay in thành hai tập, tên gọi VĂN THI HIỆP TUYỂN, Đạo Đức Văn Đàn có thăng có trầm nhưng vẫn sống trong lòng những người yêu thơ Đường !

Ảnh hưởng thi thơ của Lý Bạch không chỉ trong Đạo mà cả trong nước và ngoài nước nữa. Các nhà thơ đời Tống như Tô Đông Pha, Lục Du… Ở Pháp, Gauthier, Beaudelaire là những người rất mực ca ngợi Lý Bạch. Ở Việt Nam, nhà thơ ảnh hưởng Lý Bạch sâu sắc nhất là Đặng Trần Côn. Nhất là bài TƯƠNG TIẾN TỬU của Lý Bạch ai mà không biết, Bài "Ngán đời" của Cao Bá Quát ảnh hưởng rõ nét hơn cả : "Gõ nhịp đọc mấy câu Tương Tiến Tửu".

Thiên nhiên vốn là đề tài đặc hữu của thơ Đường. Nó có địa vị nổi bật trong thơ Lý Bạch như: Đường đi Thục khó, Nhìn thác nước Lư Sơn, Sáng ra đi từ thành Bạch Đế :
Sáng từ Bạch Đế giữa ngàn mây,
Muôn dặm Giang Lăng tới một ngày.
Tiếng vượn đôi bờ kêu không dứt,
Ngàn non thuyền nhẹ đã qua ngay.

"Trong thơ Lý Bạch luôn xuất hiện bóng trăng. "Trăng" trong thơ ông có một ý nghĩa quan trọng là tượng trưng cho một cái gì đẹp, trong sáng mà nhà thơ hằng vươn tới. (1)

"Lý Bạch vốn sớm chịu ảnh hưởng của học thuyết Lão Trang, đạo giáo và tư tưởng du hiệp. Sự va chạm với hiện thực càng làm cho nhà thơ say mê những điều đó… Trong học thuyết Lão Trang cũng như Đạo giáo, có một ít nhân tố mà kẻ sĩ ngày xưa thường lợi dụng để tỏ sự bất mãn của mình : Chủ trương sống tự do và thuận theo thiên nhiên, sự coi thường công danh phú quý, coi thường luật pháp khắc khe". (2)

Tư tưởng du hiệp của Lý Bạch đã tạo nên một thế quân bình giữa đạo Nho và Lão " vừa thỏa mãn yêu cầu nhập thế của Đạo Nho, vừa thỏa mãn yêu cầu phóng khoáng của Đạo Lão. Thế nên, Lý Bạch trở nên vị Giáo Tông của Đạo Cao Đài vừa nhập thế (phổ độ) vừa xuất thế (vô vi) là điều thuận lý.

"Trong nhiều tác phẩm của Lý Bạch, đặc biệt là những tác phẩm có quan hệ đến việc uống rượu, cầu tiên. Tinh thần lãng mạng tích cực của ông luôn luôn che khuất nhân tố tiêu cực và bắn ra những tia tư tưởng đem sức cổ vũ lại cho chúng ta" (3)

Tiêu biểu cho hai khía cạnh uống rượu và cầu tiên là những bài thơ Tương Tiến tửu, Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt, Tây thượng Liên Hoa sơn (4). Bài Tương tiến Tửu, nội dung tư tưởng khá phức tạp. Trước tiên là một triết lý về đời người. Lý Bạch thấy rõ muôn vật trong đời đều biến hóa không ngừng. Thời thanh xuân con người cũng vì đó mà trôi nhanh và không bao giờ trở lại. Lý Bạch viết : "Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai bôn lưu đáo hải bất phục hồi !". Nghĩa là : nước sông Hoàng từ trời rơi xuống, chảy nhanh ra bể chẳng quay về. Đó là nhà thơ thừa kế tư tưởng Lão Trang.

Tóm lại, nghiên cứu tổng thể Thánh Ngôn của Đức Lý và tiểu sử của Ngài, ta thấy toát lên hai khía cạnh tư tưởng xuất thế và nhập thế lẫn lộn. Cuộc sống ảnh hưởng Lão Trang, còn xử thế Ngài ảnh hưởng Nho gia, đôi lúc trừng trị kẻ xảo quyệt. Vì vậy, do nhu cầu của hoàn cảnh, do ý nguyện của nhân sanh vừa phổ độ (nhập thế) vừa vô vi (xuất thế), Đức Chí Tôn đã phán truyền cho Đức Lý Thái Bạch Nhứt Trấn Oai Nghiêm kiêm Giáo Tông Đạo Cao Đài không phân biệt phe phái nào. Thật là một quyết định vô cùng sáng suốt, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử tôn giáo.

Những điều trên còn cho ta thấy, Ngôi Giáo Tông của Đạo Cao Đài thể hiện "Thiên Nhân hợp nhất". Đức Lý là vô vi (hồn), Ngài Lê là hữu hình (xác). Tổng hợp lại âm dương tương hiệp. Vô vi và phổ độ song hành trên con đường hoằng khai Đại Đạo. Hai mặt bổ túc cho nhau, giải thích cho nhau vì chung mối Đạo Trời.
GS. TRẦN VĂN RẠNG
Cao Học Sử

CHƯƠNG II

VỀ LUẬT PHÁP

Người tu hay lâm nạn, đó là một sự thử thách vàng, thau. Người quyết chí tu hành thực sự, rõ lẽ chánh chơn rồi, thì cũng cứ hy sinh vì lẽ thật, lẽ phải. Phần xác thịt dù tan rã, chớ linh hồn vẫn bất diệt trường tồn. LÝ THÁI BẠCH

1 - BÁT ĐẠO NGHỊ ĐỊNH

BÁT ĐẠO NGHỊ ĐỊNH
Của Đức Lý Giáo Tông

TIỂU DẪN
Phò loan:
Hộ Pháp & Văn Pháp 
Sĩ Tải Phạm văn Ngọ

Vì có lịnh Đức Lý Giáo Tông triệu ba vị Chánh Phối Sư về Tòa Thánh, sẵn dịp Hộ Pháp và Văn Pháp xin cho cả Chức Sắc hầu nghe dạy luôn.

Tòa Thánh, ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh Ngọ
(Le 22 Novembre 1930)

Trần Văn Xương
Chào chư vị Thiên Phong. Có Quan Thánh Đế Quân giáng.

Quan Thánh Đế Quân
Chào chư vị Thiên Phong Hiệp Thiên Đài và Hương Lự Hiền Muội. Chư vị cứ thiết đàn có ta trấn thủ.

Tái cầu:
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Lý Giáo Tông

Chào chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội. Có Chí Tôn ngự, chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội khá mừng người!

Lão cám ơn Thượng Đầu Sư làm vẹn phận sự giúp Lão.

Thượng Đầu Sư bạch: "Đệ tử cùng cả Chức Sắc đều hết lòng lo lắng, cúi xin Đức Giáo Tông từ bi tái nhậm quyền hành hầu chỉnh đốn nền Đạo."

À há! Thì cũng bởi Chí Tôn nài xin nhiều phen rằng chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội chưa đủ tư cách giáo dân, Lão cũng rộng nghe theo. Đã trót 5 năm để đủ cơ đời dạy ngoan chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội, ngày nay Lão định trừ diệt quỉ quyền, không cho rối loạn nền Đạo mà thử thách Thiên Phong nữa.

Chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội đã đủ tài lực, đạo đức mà hành chánh rồi, thì Lão cũng nhứt định giữ nghiêm luật pháp, vậy thì Lão hành chánh cứ lấy công bình vô tư làm mực thước, Lão chẳng vì thương riêng mà che chở, Lão chẳng vì ghét riêng mà hành phạt. Lão nói thiệt rằng: Đạo vốn của toàn cả chúng sanh. Lão chẳng lẽ lấy tư mà làm công cho đặng. Lão phải chấp chánh quyền hành, công thưởng, tội trừng cho đáng lý, chẳng phải bởi ngửa nghiêng cơ Đạo, mà buộc đặng Lão tùng Đời. Lão lấy quyền vô vi Càn khôn làm biểu hiệu, Lão chỉ vì tình nhau, mà cho chư Hiền Hữu chư Hiền Muội biết trước rằng: Đừng ỷ công mà cả lòng khi lịnh. Lão nhứt định chẳng hề tha thứ bao giờ, nên thì để, hư thì trừ, chư Hiền Hữu, chư Hiền Muội đừng trách Lão quá ư nghiêm khắc nghe!

Hộ Pháp! Lão dùng văn chương thường dụng của nhà Nam, đặng làm mấy Đạo Nghị Định nầy. Hiền Hữu gắng để hết ý vào, xem xét coi như chánh đáng thì ký tên cùng Lão, đặng ban hành, phòng có điều chi trở ngại cho Lão hiểu đặng toan sửa cải nghe!

(Sĩ Tải rán chép y như văn Lão.)

ĐẠO NGHỊ ĐỊNH THỨ NHỨT
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
(Đệ Ngũ Niên)

Chiếu y Pháp Chánh Truyền ban hành cho Giáo Tông và Hộ Pháp.
Chiếu y Pháp Chánh Truyền ban quyền hành cho Đầu Sư.
Chiếu y Pháp Chánh Truyền ban quyền hành cho Chánh Phối Sư.

Nghị Định

Điều thứ nhứt: - Cả Chức Sắc Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài phải tuân y Pháp Chánh Truyền và Tân Luật mà hành Đạo theo trách nhậm của mỗi người. Lớn chẳng đặng giành quyền nhỏ, nhỏ chẳng đặng lấn quyền lớn.

Điều thứ nhì: - Chư Chức Sắc Thiên Phong phải tuân theo trật tự lớn nhỏ phải phân minh, chẳng đặng phạm thượng làm nhơ danh của Đạo.

Điều thứ ba: - Cả Chức Sắc Thiên Phong Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài phải ban hành Nghị Định nầy, kể từ ngày Rằm tháng 10, ai phạm tội, giải ra Tòa Tam Giáo.

Làm tại Tòa Thánh Tây Ninh,
Ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh Ngọ.
Ký tên:
Hộ Pháp
Phạm Công Tắc

Giáo Tông
Lý Thái Bạch
             
ĐẠO NGHỊ ĐỊNH THỨ NHÌ

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
(Đệ Ngũ Niên)

Chiếu theo Pháp Chánh Truyền ban quyền hành cho Giáo Tông và Hộ Pháp.
Nghĩ vì, chư Chức Sắc Thiên Phong có quyền đặc biệt ngoài luật đã định, còn quyền hành Hội Thánh nữa.
Nghĩ vì thiếu Luật Hội Thánh, nên quyền hành chánh chẳng đặng vẹn toàn.

Nghị Định

Điều thứ nhứt: - Ban quyền hành cho Thượng Đầu Sư thay mặt cho Lão mà thi hành các phận sự Giáo Tông về phần xác, còn phần Thiêng Liêng có Lão.

Điều thứ nhì: - Chức Sắc Cửu Trùng Đài, duy bậc Chánh Phối Sư phải tùng quyền mà hành chánh về phần chánh trị của Đạo, song đặng thế mặt cho Đầu Sư, đương buổi Người cầm quyền Giáo Tông của Lão.

Điều thứ ba: - Mọi việc chi thuộc về quyền chánh trị, đều giao cho Chánh Phối Sư.

Điều thứ tư: - Chánh Phối Sư đặng trọn quyền thông công cùng chánh phủ và nhơn sanh; nhưng buộc phải có Hội Viên Nhơn Sanh và Hội Thánh chăm nom cơ hành động.

Điều thứ năm: - Nghị Định nầy sẽ ban hành ngày Rằm tháng 10 năm Canh Ngọ.

Làm tại Tòa Thánh Tây Ninh,
Ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh Ngọ.
Ký tên:
Hộ Pháp
Phạm Công Tắc

Giáo Tông
Lý Thái Bạch
             
ĐẠO NGHỊ ĐỊNH THỨ BA

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
(Đệ Ngũ Niên)

Chiếu theo Pháp Chánh Truyền và Tân Luật.
Nghĩ vì, Chức Sắc Nam Nữ không phân quyền hành, làm cho Nữ lấn quyền Nam, Nam giành quyền Nữ.
Nghị Định

Điều thứ nhứt: - Chánh Phối Sư Nam Phái, hành chánh riêng nam; Chánh Phối Sư Nữ Phái, hành chánh về nữ, Nam Nữ phân quyền.

Điều thứ hai: - Chức sắc hành chánh các nơi, chia quyền theo đẳng cấp như vầy:
Phối Sư, phải ở tại Tòa Thánh.
Giáo Sư làm đầu một tỉnh.
Giáo Hữu làm đầu một họ.
Lễ Sanh làm đầu một quận.
Chánh Trị Sự làm đầu một làng.
Phó Trị Sự làm đầu một xóm cùng Thông Sự.

Điều thứ ba: - Cả Chức Sắc có địa phận đặc biệt, chẳng đặng qua khỏi ranh đất trách nhậm của mình, mà gây điều ganh lẫn.
Điều thứ tư: - Cả Chức Sắc phải tùng lịnh Hội Thánh, chẳng đặng tư chuyên mà cải sửa Chơn Truyền của Đạo.
Điều thứ năm: - Những Chức Sắc phạm tội về Nghị Định nầy, phải bị giải ra Tòa Tam Giáo.
Điều thứ sáu: - Nghị Định nầy sẽ ban hành từ ngày Rằm tháng 10 năm Canh Ngọ.

Làm tại Tòa Thánh Tây Ninh,
Ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh Ngọ.
Ký tên:
Hộ Pháp
Phạm Công Tắc

Giáo Tông
Lý Thái Bạch
             
ĐẠO NGHỊ ĐỊNH THỨ TƯ

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
(Đệ Ngũ Niên)

Chiếu theo Pháp Chánh Truyền ban quyền hành cho Chánh Phối Sư Nam Nữ.
Bởi nghĩ vì quyền hành không đặc biệt, sanh ra nghịch lẫn nhau, cơ Đạo chinh nghiêng, Đạo Đời chẳng hiệp, do đó:
Nghị Định

Điều thứ nhứt: - Thượng Chánh Phối Sư có quyền xem xét các nơi, chăm nom Đạo hữu.
Điều thứ nhì: - Ngọc Chánh Phối Sư, đặng quyền trị Chức Sắc phần Đạo, và phần Đời, coi Chơn Truyền Hội Thánh, buộc Chức Sắc làm y phận sự.
Điều thứ ba: - Thái Chánh Phối Sư, đặng quyền điều đình sự phổ độ, tài liệu của Đạo đều nơi người chủ, định lương hướng cho Chức Sắc Thiên Phong, lo về tài chánh.
Điều thứ tư: - Thượng Chánh Phối Sư, đặng quyền thay mặt cho toàn Đạo mà giao thông cùng Chánh Phủ và cả Tín đồ, quyền giáo dục nhơn sanh do nơi tay người nắm, làm Chủ Tọa Hội Nhơn Sanh.
Điều thứ năm: - Ngọc Chánh Phối Sư, cầm quyền sửa trị cả Chức Sắc, Tín Đồ, thì quyền tạp tụng cũng nơi người nắm chặt.
Điều thứ sáu: - Thái Chánh Phối Sư, đặng quyền cầu xin Chức Sắc hành Đạo tha phương, song tại nơi người điều độ, làm Chủ Tọa Hội Thánh.
Điều thứ bảy: - Cả quyền hành đã phân định trong Cửu Viện đều y như trước.
Điều thứ tám: - Nghị định nầy sẽ ban hành kể từ ngày Rằm tháng 10 năm Canh Ngọ.

Làm tại Tòa Thánh Tây Ninh,
Ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh Ngọ.
Ký tên:
Hộ Pháp
Phạm Công Tắc

Giáo Tông
Lý Thái Bạch
             
ĐẠO NGHỊ ĐỊNH THỨ NĂM

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
(Đệ Ngũ Niên)

Chiếu theo Pháp Chánh Truyền đã ban hành từ thử.
Nghĩ vì, Chức Sắc thọ phong chẳng hiến thân trọn vẹn cho Đạo, làm cho thiếu kém kẻ hành Đạo, chư Đại Thiên Phong thiếu sức giúp, nên:

Nghị Định

Điều thứ nhứt: - Buộc cả Chức Sắc đã thọ phong phải phế Đời hành Đạo.
Điều thứ nhì: - Những Chức Sắc trọn hiến thân cho Đạo mới đặng kể vào Hội Thánh, còn những kẻ ngoài vòng thì chẳng dự vào chánh trị của Đạo.
Điều thứ ba: - Vì công khai Đạo của nhiều người, nên cho những kẻ nào đặng Hội Thánh nhìn rằng: Hữu công cùng Đạo, vào hàng Chức Sắc Hàm Phong.
Điều thứ tư: - Nghị Định nầy ban hành kể từ ngày Rằm tháng 10 năm Canh Ngọ.

Làm tại Tòa Thánh Tây Ninh,
Ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh Ngọ.
Ký tên:
Hộ Pháp
Phạm Công Tắc
Giáo Tông
Lý Thái Bạch
             
ĐẠO NGHỊ ĐỊNH THỨ SÁU

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
(Đệ Ngũ Niên)

Chiếu theo Pháp Chánh Truyền của cả Hội Thánh Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài.
Nghĩ vì, Pháp Chánh Truyền, Lão đã dạy Hộ Pháp chú giải, chẳng thi hành từ thử, làm cho Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài phản khắc Đạo quyền, gây nên rối loạn Chánh Giáo Chí Tôn.
Nghị Định

Hai vị Thiên Phong Giáo Tông và Hộ Pháp phải điều đình Hiến Pháp, sửa trị Đài mình cho hiệp Pháp Chánh Truyền, nên đồng ký tờ nầy mà ước hẹn.

Làm tại Tòa Thánh Tây Ninh,
Ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh Ngọ.
Ký tên:
Hộ Pháp
Phạm Công Tắc

Giáo Tông
Lý Thái Bạch
Phò loan:
Hộ Pháp & Tiếp Đạo  
Tòa Thánh, le 25 Aout 1934
(Đêm 16 tháng 7 năm Giáp Tuất)

Cao Thượng Phẩm
Bần Đạo chào Đức Quyền Giáo Tông, Hộ Pháp, Thượng Sanh, Cao Tiếp Đạo và Lê Tiếp Thế.
Xin mời Thái, Thượng, Ngọc Chánh Phối Sư và Nữ Chánh Phối Sư nhập nội.
Bần Đạo chào chư vị Đạo hữu và Đạo tỷ.
Thưa cùng Đức Quyền Giáo Tông, xin Ngài làm ơn nhắc nhở giùm chư vị Chánh Phối Sư phải nhặt gìn phận sự. Xin chỉnh Đàn cho nghiêm tịnh đặng tiếp rước Lý Giáo Tông. Bần Đạo khuyên cả Hội Thánh Nam Nữ đừng ai tư mật mà làm cho người phát nộ thì rất rủi cho Hội Thánh lắm nghe!
Cao Tiếp Đạo, em ráng nâng loan, có qua trợ lực.
Thăng

Tái cầu:
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Lý Thái Bạch

Chào chư Hiền Hữu và Hiền Muội.
Quyền Giáo Tông bạch ...

Ừ, Lão còn cầm quyền ngày nào, thì Lão quyết trừ diệt những kẻ tà tâm cho tận tuyệt. Lão nói thật, nền Chánh Giáo của Chí Tôn phải ra thiệt tướng, bằng chẳng vậy, thà Lão thối bước lui chơn hơn thấy Thánh Thể của Người phải ra ô trược.

Ngọc Chánh Phối Sư, mỗi Đạo Nghị Định của Lão viết ra phải chính mình Hiền Hữu đọc lại cho toàn Chức Sắc Thiên Phong có mặt tại đây nghe rõ.

ĐẠO NGHỊ ĐỊNH THỨ BẢY

Chiếu y Pháp Chánh Truyền ban quyền cho Giáo Tông và Hộ Pháp.
Chiếu y Đạo Nghị Định số hai ban quyền Giáo Tông phần xác cho Thượng Trung Nhựt.
Chiếu y Đạo Nghị Định số ba và số bốn ban quyền hành cho Hội Thánh Cửu Trùng Đài Nam Nữ lưỡng phái.
Chiếu y Đạo Nghị Định số năm định cho Chức Sắc cầm quyền hành chánh thiệt thọ.
Chiếu y mật chỉ Chí Tôn.
Nghị Định

Điều thứ nhứt: - Cả Chức Sắc Nam Nữ Cửu Trùng Đài đã trọn hiến thân cho Đạo buổi sơ khai đẳng đẳng đồng thăng nhứt cấp, trừ ra:
Một là người nào hiến thân cho Đạo sau ngày Rằm tháng Mười năm Canh Ngọ.
Hai là người không trọn tuân luật pháp, không trọn giữ phận sự của mình.
Ba là người cầm quyền hành chánh chẳng toàn công.
Bốn là người nghịch Chơn truyền Chánh giáo, gầy Tả Đạo Bàn Môn.
Năm là mới thọ ân phong thưởng.
Điều thứ hai: - Cả Chức Sắc Thiên Phong Hội Thánh Ngoại Giao tùng quyền Chưởng Đạo Nguyệt Tâm đã đủ ân phong công nghiệp, chẳng đặng thăng cấp.
Điều thứ ba: - Những người đã có công nhưng đắc tội cùng Hội Thánh, thì phải giao nạp cho Hiệp Thiên Đài. Chừng nào Tòa Tam Giáo Hiệp Thiên cho trắng án, thì đặng thăng đẳng cấp như Chức Sắc Thiên Phong hữu công cùng Đạo.
Điều thứ tư: - Quyền Giáo Tông và cả Chức Sắc Thiên Phong Hội Thánh Nhị Hữu Hình Đài phải thi hành Đạo Nghị Định nầy.
Điều thứ năm: - Bát cả sớ cầu phong thưởng.

Làm tại Tòa Thánh Tây Ninh,
Ngày Rằm tháng Bảy năm Giáp Tuất.
Ký tên:
Hộ Pháp
Phạm Công Tắc

Giáo Tông
Lý Thái Bạch
Tái cầu:
Lão tiếp
ĐẠO NGHỊ ĐỊNH THỨ TÁM

Chiếu y Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài.
Chiếu y các Thánh Giáo của Chí Tôn.
Nghĩ vì Đạo duy có một.
Nghị Định

Điều thứ nhứt: - Những Chi Phái nào do bởi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ làm gốc lập thành mà không do nơi mạng lịnh Hội Thánh, thì cả chúng sanh chẳng đặng nhìn nhận là của Chí Tôn và phải định quyết là Bàn Môn Tả Đạo.
Điều thứ hai: - Các Tôn giáo xin nhập môn vào mối Chơn truyền phải có đủ Quyền Vạn Linh và Quyền Chí Tôn công nhận.
Làm tại Tòa Thánh Tây Ninh,
Ngày Rằm tháng 7 năm Giáp Tuất.
Ký tên:
Hộ Pháp
Phạm Công Tắc

Giáo Tông
Lý Thái Bạch
             
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu phải để ý rằng quyền hành của Hiền Hữu riêng với phần của Lão, nên Đạo Nghị Định phải lập riêng ra nghe.

Đàn cơ tại Cung Đạo Đền Thánh đêm 17 tháng 10 năm Đinh Dậu (8-12-1957) Đức Lý Bạch có dạy :
"Chư Hiền hữu Hiệp Thiên Đài, về Đạo Nghị Định của Lão đối với chi phái là phương pháp lúc trước để phổ độ nhơn sanh mà thôi. Hiện giờ cửa Đạo đã mở rộng thì cơ QUI NHỨT thế nào cũng sẽ thực hiện được". (2)

Thêm vào đó, đàn cơ tại Giáo Tông Đường đêm mồng 10 tháng 4 năm Giáp Thìn (1964) có Đức Thượng Sanh, chư Chức Sắc Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài hầu đàn, Đức Hộ Pháp dạy có khoản như vầy :
"Ngày giờ đã đến, Bần Đạo để lời khuyên cả Chức sắc và toàn Đạo ráng thế nào thống nhứt nền Đạo cho được, mới có đủ sức mạnh để làm gương cho vạn quốc" (2)

Sau đó, Hội Thánh đã ban hành :
ĐIỀU KIỆN QUI NHỨT VỀ TÒA THÁNH

Nhìn nhận Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cùng một pháp nhân với sự thờ phượng cúng kiến duy nhứt.
a/- Thờ Thiên Nhãn.
b/- Kinh Lễ Tân Kinh (Thiên Đạo Thế Đạo)
c/- Tuân y Tân Luật và Pháp Chánh Truyền.
d/- Một Tòa Thánh duy nhất đặt tại Tây Ninh, còn các nơi khác gọi là Thánh Thất hay Thánh Tịnh.

(1) Tân Luật, Paris Gasnier 1952.
(2) Cao Đẳng Hạnh Đường năm Nhâm Tý (1972) số 21 HC.

(Hình của: Thiên bàn tại Từ Lâm Tự 1926 (lưu ý : Thiên phục Giáo Tông của Đức Ngô Minh Chiêu để thờ tại ngai Giáo Tông) )

2/ - THẬP HÌNH CỦA ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG
(1930)

Ngay sau khi ban hành sáu Đạo Nghị Định, Đức Lý Giáo Tông đã giáng lịnh ban hành bản Thập hình như sau :
PHẠM PHÁP
(tức là Pháp Chánh Truyền và Đạo Nghị Định)
Đệ nhứt hình : Trục xuất :
1/ - Không tuân PCT và ĐNĐ
2/ - Phản loạn Chơn truyền.
3/ - Chia phe phái va lập tả đạo bàng môn.

Đệ nhị hình : Giáng cấp tới tín đồ, hay buộc hành đạo ngoại quốc :
1/ - Thuyên bổ không đi.
2/ - Không tròn phế đời hành đạo.
3/ - Bỏ bê phận sự.

Đệ tam hình : Giáng cấp từ đương quyền xuống tới 2 hay 1 cấp :
1/ - Làm nhơ danh đạo.
2/ - Mượn danh đạo tạo danh đời.
3/ - Lợi dụng danh đạo làm điều bất chánh.

Đệ tứ hình : ngưng quyền từ 3 tới 5 năm :
1/ - Lấn quyền, giành quyền.
2/ - Phạm thượng
3/ - Tự chuyên sửa cải chơn truyền.

Đệ ngũ hình : Ngưng quyền từ 1 tới 3 năm vào tịnh thất :
1/ - Mê hoặc chúng sinh
2/ - Cám dỗ.

PHẠM LUẬT
(tức là Tân Luật và Luật Hội Thánh)
Đệ nhứt hình : Trục xuất :
những ai:
1/ - Không tuân TL và luật HT
2/ - Công kích Hội Thánh.
3/ - Nghịch mạng.

Đệ nhị hình : Giáng cấp tới tín đồ
những ai:
1/ - Tư thông
2/ - Dấy loạn chúng sanh

Đệ tam hình : Giáng cấp 2 hay 1 cấp :
những ai:
1/ - Tham lam tài chánh
2/ - Giả mạo văn tự

Đệ tứ hình : Ngưng quyền từ 3 tới 5 năm :
những ai:
1/ - Khi thị Hội Thánh
2/ - Lập quyền riêng.

Đệ ngũ hình : Ngưng quyền từ 1 tới 3 năm :
những ai:
1/ - Phạm ngũ giới cấm

Đệ lục hình : Phạt vào tịnh thất từ 1 tháng tới 1 năm và hành chánh như thường :
những ai:
1/ - Cương ngạnh

Đệ thất hình : Tuyên bổ đi nơi khác :
những ai:
1/ - Phạm tứ đại điều qui

Đệ bát hình : Phải về Tòa Thánh đặng gần Giáo Tông và Hộ Pháp cầu học đạo :
những ai:
1/ - Bê trễ phận sự
2/ - Biếng nhác

Đệ cửu hình : Phải ăn năn sám hối, thọ tội cùng chúng sinh :
những ai:
1/ - Ganh ghét
2/ - Hung bạo
3/ - Xu phụ
4/ - Đố kỵ

Đệ thập hình : Phải hầu kẻ đức hạnh của Hội Thánh đặng cầu học đạo :
những ai:
1/ - Phạm Thế Luật
2/ - Bị luật đời trừng trị.

CHƯƠNG III

VỀ THI PHÚ

ĐỨC LÝ ĐẠI TIÊN
Cái kiếp hồng nhan kiếp đọa đày
Phải làm cho gái hóa nên trai
Linh oai vẻ ngọc là gươm sắt
Mềm mỏng hình hoa ấy phép tài
Phòng tía cất thành hình thổ võ
Cung loan lấp giống vạn Cao Đài
Muốn đi cho tận trường sanh địa
Phải đổi giày sen lấy thảo hài.

(Hình - Thiên Bàn tại Chùa Mới)

1/- NGỤ ĐỜI
của Đức LÝ THÁI BẠCH giáng cơ ngày 8 tháng chạp B.Dần (11-1-1927)

Bài số 1 (Điệu Thái Cực) :
Đời hằng đổi nước non không đổi,
Giữ nhơn luân nhờ mối Đạo truyền,
Nhẩng lo trọng tước cao quyền
Đem thân trần cấu gieo miền trầm luân.
Biệt cành lá rụng đầy rừng,
Con thuyền "Bát Nhã" lửng lờ độ duyên.
Sắc
Tài
Tửu
Khí
Lưng vơi lấy chí anh hùng
Mượn gươm Thần huệ dứt lần trái oan.
Vụ chữ nhàn

Bài số 2 (Điệu Lưỡng Nghi)
Mến giang san
Phế Vua quan
Ngừa trị loạn
Xem qua như chốn hí tràng,
Lẻ loi mặt nịnh lỡ làng phận trung.
Chẳng ai nắm kiếm Thư Hùng (3)
Thành nghiêng khôn đở, vạt rùng khôn nâng.
Sĩ Dân
Soái Tướng
Quân Thần
Chinh chuyên thay ! phận phàm nhân,
Đỡ nương chẳng biết dựa gần người binh.
Nghe thấy bắt động tình.

Bài số 3 (Điệu Tứ Tượng) Dân dưới phép tụng đình,
Nước dưới phép đao binh
Nhà dưới phép luật hình,
Còn chi hai chữ thái bình
Ngửa nghiêng chín bệ, gập gình ba châu
Non sông nhuộm một màu sầu,
Nền giao cỏ láng, sân chầu sương phong
Dân chẳng hiệp đồng,
Quan chẳng vị công
Vua chẳng phải giòng,
Về đông hết kế Tử Phòng,
Đoạt binh thơ chẳng Trương Tòng mưu mô.
Tiếc thay một gánh cơ đồ,
Xa thơ khuất dấu bóng cờ bặt tâm.
Nòi anh phong đó cơ nghiệp hỏi ai cầm ?

Bài số 4 (Điệu Bát Quái)
Cũng xương, cũng thịt, cũng khí, cũng huyết Nam,
Cũng văn, cũng pháp cũng phong cũng tục Nam,
Cũng Xã Tắc, cũng Triều Đình của nhà Nam,
Ngôi Tiên đã lắm gót phám,
Kẻ chăn dân lại ra làm con buôn.
Dân như cá chậu gà chuồng,
Tiếng oan trăm họ trêu buồn ngậm than.
Quốc gia nghèo nàn dân khó mở mang,
Lăng điện phá hoại, Văn Miếu bỏ hoang,
Trí quân lánh mặt, hồn nước điêu tàn,
Gặp con ác giục loàn,
Người ngay tránh dạng đứa gian khoe mình,
Tỷ như một đám bù nhìn,
Cân đai một vẻ, thân hình một nơi.
Aáy cũng gọi đời ………………

Bài số 1 (trên Tứ Thời giữa Tam Tài gọi là Điệu văn Tam tài)
Nhơn vật khác vời
Vị chữ kim thời
Phong dời tục đổi.
Điền viên đất nổi lên vàng,
Quằn vai nông chịu muôn ngàn thuế sưu
Tròn năm luống phận cần cù,
Không nuôi thê tử không bù thân sanh.
Nhỏ tùng đinh
Lớn tùng binh
Già nằm canh
Mảnh tơi còn phận chưa lành,
Máu đưa quan núc, mở dành làng ăn.
Thân trâu phải chịu nhọc nhằn,
Đòn roi lão mục, tiếng dằn thằng chăn.
Phải tùy phương nắng, giỏi dắn dai dù.

Bài số 2 (Trên Bát tuyết giữa là Ngũ Hành gọi là Điệu văn Ngũ Hành)
Một thổ võ xưa kia nên tuấn tú
Bị tay phàm làm xấu nét phong quang.
Oâi ! Thương thay ! cho cẩm tú giang san,v Đầy sông ngui ngút khói thuyền,
Đầu non súng giữ, cuối triền gươm đoanh,
Công dân đắp lũy bồi thành,
Tay mình lại côt lấy mình thảm thay !
Nổi lương tháng bổng ngày,
Nổi tiền hỏi bạc vay
Nổi trả thuế đóng bài.
Thợ hay dầu đủ sức tài,
Dủa đêm chẳng đủ, bào ngày không kham.
Miệng ăn quá sức tay làm,
Thê nhi thiếu kém thân phàm chẳng no.
Cũng trò …………..

Bài số 3 (Trên là Lưỡng Khí giữa là Cửu Thiên)
Lợi bỏ
Không lo
Cướp to
Giựt nhỏ
Trường thương lấp ló ít người,
Nơi tay vị chủng như Trời nắng mưa.
Quốc dân ăn thãi uống thừa,
Không ngăn bán lận, khó ngừa buôn gian.
Cửa Sài Gòn tính toán, áp chế nội hàng,
Gạo bắp chở ngoại bang, giành phần xuất cảng.
Dùng mưu phản gián Nam Bang,
Đoạt thâu cho sạch vàng ngàn bạc muôn.
Nọc ăn máu nước thúi ruồng,
Khô khan lạc khí hao mòn hồn tinh.
Tính toán vốn lời mình, đừng chịu làm thinh e lỗ vốn.

Bài số 4 (Trên Thập Nhị Thời, giữa Thập Điện Diêm Cung gọi là Điệu văn Thập điệu)
Kìa Quan viên Chức sắc bôn chôn, cũng lũ dại học khôn,
Nọ binh lính Tổng làng chộn rộn, cũng lũ ngu ăn hỗn.
Mua phẩm hàm tước hộ cầu tôn, tiền ngàn không sợ tốn.
Cửa công huyện mãn nha còn,
Dạ thưa lưỡi mõi, cúi lòng lưng cong.
Lằng xanh ưa ngửi mùi đồng,
Ham thân nô lệ, mến vòng tôi con
Lớp lương tháng chẳng tròn, nổi vợ con ương yếu
Rủi phải cơn túng thiếu, chịu người níu kẻ đòi
Đã quen tiếng buộc lời lơi,
Gian làm ra phải lổi dời thành ngay.
Dày công đếm số mề đai
Mực văng nhuộm tánh, viết mài tiêu tâm.
Có chi ham ……………

Bài số 5 : Nguồn nước cấm
Thủy lợi thâu
Chiếc thuyền câu ra thủ phận
Nghề xưa hạ bạc đã nhàm
Nay dân đói khó ra làm không no
Lúc giăng lưới khi đóng nò
Mãn lo tàu chặn nhẩng dò bè trôi.
Cá chê mồi
Bởi quen mối
Khôn tránh lưới
Nào khi nguyệt giỡn sóng cười
Thú bay mặt nước chân trời ngửa nghiêng
Kinh luân bứt nối khó truyền
Gảy câu Khương Tử, đắm thuyền Ngư Công
Song vẫn cũng một lòng …

Bài số 6 (Điệu Thập Nhị Khai Thiên Động Đình Hồ)
Thân đói khô như nhộng,
Hỏi ăn chi đặng sống,
Rằng hớp khí thanh không.
Lánh thân khóm bá rừng tòng,
Tiều chưa thoát khỏi trong vòng tôi con
Cây ăn lưỡi búa đã mòn,
Rừng cao hết củi nồi còn không cơm.
Lão lục ngó lườm lườm
Chú săn đơm khẩu súng,
Non sanh vắng gót anh hùng
Rõ cơn Võ Kiết lánh vòng Văn Vương
Thành Thang muôn mặt lưới trường
Biết khôn cầm thú kiếm đường cao sâu,
Oâi ! nạn củi quế gạo châu, Thiên sầu Địa thảm !

2/ - GIÁC MÊ KHẢI NGỘ
PHÚ LỐI VĂN

Lý triết thanh liêm hỡi TRƯỢNG PHU
THÁI SƠN ngọc chiếu vẹt sương mù,
BẠCH tâm MINH CẢNH soi cho hãng
GIẢNG luận khuyên đời vẹn đức TU

Đời Hỗn Độn, (1) bởi nên thú người dường thể lộn, cuộc thế tàn chốn chốn rối vò tơ,
Trước không lo đào bến với đấp bờ,
Cơn sóng gió thuyền dật dờ không nơi dựa.
Đời Mạt Kiếp, (2) nhắm xem sơn thủy Trời càng chan chứa,
Nhìn cỏ cây đồng xào úa, dường như lụy ứa cõi mộng trường. (3)
Kíp giản nàn tua mượn nước Nhành Dương, (4)
Thì mới gặp chánh đường là Đại Đạo.
- Người còn dan díu nơi trường mộng ảo, (3)

(1) Đời Hỗn Độn: là đời lộn xộn, không trật tự kỷ cương, cang thường đảo ngược, luân lý suy đồi, mạnh được yếu thua, không còn dại mất.
(2)Đời Mạt Kiếp : là vận hội cuối cùng của đời Hạ Ngươn sắp mãn, đặng sang trở lại đời Thượng Ngươn.
(3)Mộng trường, Mộng ảo : ví như giấc mộng. Trong bài thơ của vua Thuận Trị có câu : Bá niên thế sự tam canh mộng, vạn lý giang san nhứt cuộc kỳ, nghĩa là : Việc đởi trong trăm năm tưởng lại như giấc chiêm bao, mới thấy đó rồi mất đó, giang san muôn dặm như cuộc đánh cờ, thắng bại dời đổi.
(4)… Nước nhành dương : là nhành Dương liễu của Phật Quan Âm nhúng vào nước Cam Lồ để rảy vào đám chúng sinh khổ não. Ý nói muốn gặp Đạo phải ráng tìm phương pháp cứu độ người.

Khó mong cho hườn đáo cảnh u nhàn,
Cõi thế tàn nóng tợ như lửa than,
Đời cùng cuối chèo chan dườn tuyết lạnh.

- Đánh tiếng chuông cảnh tỉnh, cả kêu người còn tranh cạnh
Tỉnh giấc hồng mau xa lánh khỏi sông mê,
Hiệp ban lành nơi Tiên Cảnh quay về,
Chốn thanh nhã dựa kề câu thi phú.

- Mây che khuất ánh Trời nên vần vũ,
Biết Trời mưa toan lo đủ củi, cơm,
Cảnh thế xây, người khá rõ nguồn cơn,
Bừng mắt dậy lóng nghe tiếng đờn Tạo Hóa (1)

- Giọng cứu khổ nhặt khoan xem rất lạ,
Tiếng phù trầm ĐẠI Ân Xá Kỳ Ba,
Dạy thuần phong mỹ tục cho Đạo nhà,
Tỉnh giấc mộng rõ là cơn kiếp chót

- Xoi lỗ tai cho thông và nghe cho lọt,
Lời Phật, Tiên ngon ngọt khuyến đời,
Sẵn thuốc Thần nhỏ mắt đui, đặng tỏ sáng mà thấy Đạo Trời.
Vì mạt kiếp. Mở độ đời cơn giết lẫn,

- Nghe chuông Thánh, bớt cuộc trần chen lấn,
Rõ khách Tiên lánh biển hận sông cừu,
Thoát cảnh trần mới khỏi chốn phiền ưu,
Dầi chí thấp Thượng lưu đề danh tạc.

- Khuyên sanh chúng nhớ nơi miền Cực Lạc,
Cảnh thanh nhàn cỡi hạc ngao du.
Đoái xem lại trần dường thể tuyết mù,
Nhìn cuộc thế tợ bóng cu vó ngựa, (2)

- Người mắc trong tứ tường, (3) vách cao mà không cửa, Có thang Trời đà bắt dựa, kíp mau leo,
Thoát khỏi tường tham dục, tránh nạn eo,
Người chí liệt ráng dòm theo đèn Ngọc Đế.

- Mùi Đạo Đức chớ ơ hờ mà bê trễ,
Cuộc thế tàn nghe tiếng dế cất giọng Nam Ai, (1)
Lòng đá vàng ôi ! Chí sĩ hỡi anh tài,
Dạ kim ngọc, phận râu mày, đừng khuấy rồi ngơ lấp.

- Đời thái quá chuyển xây rồi bất cập,
Ham leo trèo nạn té vấp nó kề bên,
Nẻo gian truân lần đi tua phải gắng sức bền,
Nhiều cây dụm mới nên là núi đặng.

- Đường còn dài trì tâm lo sức gắng,
Chẳng nẻo quanh, dặm thẳng chỉ một đường,
Cảnh u nhàn rước kẻ hiền lương,
Đò cứu khổ buồm trương miền Tây Vức. (2)

- Cả tiếng kêu hỡi khách trần đạo đức,
Bát Nhã thuyền (3) đà sẵn chực kề đưa,
Rước những người Quân tử chí tương dưa,
Chốn Bồng Đảo (4) không trưa chiều sớm tối.

- Cõi trần tục hỡi ai còn lặn lội,
Kíp quày đầu trở lại bến xưa,
Chốn gian hồng (5) mai nắng chiều mưa
Sao bằng phước Đại Thừa nơi Tiên Cảnh.

- Cõi giả dối, bóng tùy theo hướng ánh
Cười dã man chấu cánh cậy hơi cào…
Giọng hạnh kiêu ở thấp tặng mình cao,
Miệng Mô Phật lòng gươm đao toan kế hận.

- Đời xảo nguyệt chen chen cùng lấn lấn,
Kiếp bụi tàn luống lận đận với lao đao.
Giọng ma yêu rủ quyết rất ngọt ngào
Tiếng tinh quỉ, lụy phong trào trong vòng Hoàng Vũ.

- Hỡi khách tri âm (1) đứng trong vòng vũ trụ,
Đầu đội Trời, chơn đạp Đất, mau thức giấc ngủ, đặng tỉnh táo mà thấy Đạo Trời.
Sửa thuần phong mỹ tục cho đời,
Dạy người biết Đạo người mà cư xử.

- Phá giấc mê người còn đang dụ dự,
Vẹt ngút mù đà lố chữ Bác Aùi (2) với Từ Bi (3)
Mở trí cuồng cho người thông suốt tánh lương tri,
Lo kinh kệ chokịp kỳ Thầy mở hội.

- Lời châu ngọc Phật, Tiên dạy lóng nghe mà tự hối,
Tiềng đá vàng phân gốc cội đã đành rành,
Khuyên trong đời nên liên kết mối nhiệt thành,
Đừng mê vật chất, mà rấp ranh toan kế hại.

- Nghĩa nhơn thế đều đứng trong vòng nhơn loại,
Mến yêu nhau mới phải Đạo làm người,
Cuộc bể dâu sau rõ biết cơ Trời,
Đường Huỳnh Đạo (4) sẵn mời kêu khách lạc.

- Cõi phàm tục sống mai, chiều thác
Chốn Mê đồ (5) cảnh bạc đổi lòng vôi,
Vẫy vùng lo tiền của nhắm mắt đã thôi rồi,
Hồn lìa xác bàn tay không, hỡi ôi ! là con vợ !

- Kiếp sanh tiền mối giây oan phải làm nô lệ tôi tớ,
Đến thác rồi con vợ có che đỡ tội chi chăng ?
Tội sanh tiền thác xuống, Diêm Chúa luật trừng răn,
Đành cam chịu ăn năn dường như nước chảy.

- Hỡi chí nhơn ôi ! Là người mật trải,
Nầy Trượng Phu hà hải đã phơi gân,
Chẳng mấy thu rồi cũng một khúm tro tàn,
Aên của đất, hườn lại đất, nghĩ càng thêm cám cảnh.

- Đám cỏ xanh đỡ cho mồ phần hiu quạnh,
Cụm tuyết mù giúp thêm cảnh hồ tan,
Sao bằng quân tử chí ư nhàn,
Đai cơm nước, nương sơn cốc, mà cháo chan câu thi cùng lối phú.

- Vườn Thanh Sơn, Nhạc Thiều là phụng kê vượn hú,
Ve ngâm nga hòa âm nhạc, giúp thêm đủ kệ Tinh Thần,
Cuộc mơ màng nọ lầu Phụng, các Làn,
Nơi phú quý như mây gần rã nước.

- Giấc Huỳnh Lương (1) quan cao lộc cả mà không được,
Mộng Nam Kha, (2) giàu sang vinh hiển quờn tước, nào hay đâu là mưu chước của con ma đời.
Tỉnh giấc hòe, bàn tay không, nghĩ chánh ngán vô hồi,
Hồn nhập xác, rõ khúc nôi là ảo mộng.
Sao bằng lấy Trời cao ta làm dù lộng,
Lấy đất bằng làm kiệu võng đỡ chơn,
Sớm vui miền nước Trí non Nhơn,
Chiều dạo cảnh thủy sơn trong Tạo hóa,

- Cuộc trần thế muôn điều là dối giả,
Cõi thế gian một bã điêu tàn,
Hỡi khách trần còn đương trong giấc mơ màng,
Người cõi thế nắng mưa chan đã tường nóng lạnh.

- Cuộc dâu biển khuyên nhơn sanh kíp lánh,
Nẻo chông gia khá tránh kẻo va vào,
Chí thanh nhàn, yên tâm trí mà tu luyện mối đạo cao,
Hằng trạm trổ, cần giồi trau Linh Quang Cảnh (1)

- Kìa Khương Thượng (2) tác già mà chưa rảnh,
Nọ Cam La (3) tuổi bé không lo tránh miếng đỉnh chung trần,
Sao bằng bực Nhan Uyên (4) đai cơm bầu nước, ở thông thả nơi chốn chòi tranh,
Miền lậu hạn, nẻo lợi danh, sánh như sóng đập gành khua lã chã.

- Kiếp sống thác cuộc trần mau như bóng quạ, (5)
chốn phù sanh trăm thu như lửa đá nhán nào lâu.
Làm họa sâu chịu phải nạn sâu,
Việc ác nghiệt đáo đầu vay phải trả.

- Hỡi Hoàn Cảnh cớ sao xem đổi lạ
Luật Thiên Nhiên Tạo Hóa vẫn một màu
Cõi Hồng gian xem sóng bủa ba đào,
Hơi ác khí bao cao, luồng gió hoại phong trào cáng óng dậy.

- Chước Quỉ Vương kéo xô thêm trì đẩy,
Kế mị tà nơi nơi đồng gày bẫy với giăng dò,
Khiến trăm mưu toan đục nước béo cò.
Lòng muôn thế đắn đo sanh chước độc.

- Kim ong chích, thêm hùa rắn nọc,
Khiến muôn điều, than khóc cho trăm họ muôn nhà,
Đời cuối cùng bóng nguyệt đã xế tà,
Cuộc thế mãn, Âm tuyệt Dương sanh, loài quỉ ma chờ ngày dứt giống.

- Đức Từ Lành ơn trên bố rộng,
Người gội nhuần đặng sống, mà lo vun đắp mối Đạo Trời,
Trong nhà không đóng cửa, ngoài đường chẳng lượm của rơi
Người ngậm cơm vỗ bụng, rất thảnh thơi Trời Nghiêu cùng Đất Thuấn.

- Bốn phương đặng mưa hòa gió thuận,
Nơi nơi đều cảm hứng, mà tấm nhuận ơn Trời ban,
Chốn chốn đều an cư lạc nghiệp, khác thể Châu, Thang,
Nhà nhà thảy thanh nhàn, ấy là phục lại đàng Thượng Cổ.

-Than ôi ! Hễ đặng bữa cày thì phải buông bữa giỗ.
Chốn gian trường ôi ! là biển khổ với sông mê,
Cuối Mạt Đời cả nhơn loại đã trường trải ủ ê,
Rèn gươm Trí Huệ mà diệt hết bốn bề hồng lưới.

- Thuốc trần tục, người lâm phàm thêm mẩn mê dã dượi
Nay phép Tiên đã rưới, kíp mau định hồn lại, mà thoát ra khỏi lưới trần,
Mượn cảnh nâu sòng đổi thế đai cân,
Xa vật chất tinh thần càng thêm phát huệ

- Kìa Bá Di, Thúc Tề (1) mượn cảnh không dứt rồi mối tệ
Nọ Thạc Sùng, Vương Khải (2) cũng danh tiếng ai có kể ra gì ?
Khách lánh trần sẵn đuốc Tạo Hóa kíp lần đi
Đường Chánh Đạo hiệu Vô Vi cứu khổ.

- Thương lấy cõi trần gian chịu cơn cháy mày mà nhăn nhố,
Bước lạc lầm sao chưa suy độ thẹn hổ với lương tâm,
Tỉnh giấc hồng lánh việc sai lầm,
Tâm thần định, thấy Đạo Trời, dầu câm đều nói được.

- Hỡi anh hùng, kẻ tài ba người thao lược,
Phá núi cao, tát biển cạn, có qua được cái chết cảnh trần chăng.
Sống còn ba tấc hơi róng giọng líu lăng,
Hồn khỏi xác, nghĩa Kim bằng (1) đành phải dẹp.

- Thanh sử xưa đời còn tạc chép,
Huỳnh Đế còn đành dẹp nảo lợi danh, quì gối đi ba vội (mà) yết bái Đức Quảng Thành (2).
Vì Tiên Đế làm cha nhơn sanh, còn phế giang san, tâm chí quyết tu hành,
Oâi! Là dân thứ còn đua tranh chí đường danh cùng cùng nẻo Lợi.

- Ráng hồi tỉnh lo tròn Nhơn với Ngỡi,
Nếm thuốc Thần cho hết bịnh tâm bưởi dạ bồng,
Thoát khỏi xa nơi chốn lao lồng,
Lìa những cảnh bướm ong mới khỏi vòng long đong trong kiếp khổ.

- Cảnh bi thương thấy càng thêm lụy đổ,
Mê công banh, sai luân lý, quên báo bổ ơn dày.
Mảng mê Tửu khí với Sắc Tài
Đành quên dứt điệu hôm mai thần tỉnh.

- Hỡi Trượng phu trí, tâm tua ráng định,
Chốn Mê đồ đừng bịn rịn, phải dấp dính, khó trả lại thêm vay
Kiếp phù sanh như lửa đá nhán không dài,
Mồi danh lợi đến thác, không ai dính theo tay một mảy

 (1) Tiếng đờn Tạo Hóa : là những Thánh Huấn thanh tao, phần nhiều là thi văn tiếng Việt của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng cơ giáo Đạo nơi xứ Việt Nam, đặng phổ độ giáo lý Đạo Trời, để dẫn khách trần hồi tâm tỉnh ngộ.
(2) Bóng cu vó ngựa : Tống sử có câu nhân sinh như bạch câu quá khích nghĩa là : người đời như bóng ngựa trắng chạy qua cửa sổ, ý nói : đời người đi mau thắm thoát và ngắn ngủi.
(3) Tứ tường : sách có câu : Tửu sắc tài khí tứ đổ tường , là bốn tấm vách làm cho con người mê mẩn, không có đủ trí để phán đoán, hầu vượt mọi cảnh giới nơi thế gian.
(1) Nam Ai : Tên một bản nhạc của ta, giọng điệu rất ai oán.
(2) Miền Tây Vức : miền Tây Phương, ý nói miền Cực lạc của Phật.

(3) Bát Nhã Thuyền : là thuyền từ của nhà Phật, là Đạo cứu khổ để cứu vớt chúng sanh còn chìm đắm nơi bể khổ trần gian. Theo thời kỳ Đại ân xá nầy, Bát Nhã Thuyền là thuyền Trời cứu khổ, là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hoằng khai, dùng giáo lý Đại Đồng giải thoát chúng sanh.
(4) Bồng đảo : tức là đảo Bồng Lai, tên một hòn núi trong ba hòn núi của Tiên ở Bột Hải.
(5) Chốn gian hồng : là phàm gian.
(6) Đại thừa : cổ xe lớn, chánh giáo độ đặng tất cả chúng sanh, ví như xe lớn chở đặng nhiều người.
(1) Khách tri âm : biết tiếng, nói những người bạn thiết, biết được chí hướng của nhau (xem tích Bá Nha Tử Kỳ trang)
(2) Bác ái : Lòng yêu hết mọi người mọi vật.
(3) Từ bi : Kinh Phật dạy : Từ năng dự lạc, bi năng bạc khổ, nghĩa là đức Từ của Phật ban cho chúng sanh mọi điều vui, đức Bi cứu vớt chúng sanh mọi điều khổ, Từ Bi là lòng thương rộng rãi và bình đẳng đối với muôn loài chúng sanh, người tu hành Từ Bi xem hạnh phúc và nỗi đau khổ của chúng sanh như của mình, ban ân cho chúng sanh không cần trả, không vì lợi riêng bản thân.
(4) Đường Huỳnh Đạo : là Đạo huỳnh hay là đường Trung đạo, do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế lấy cái tinh túy của Tam Giáo Ngũ Chi để lập ra, theo tiến hóa của nhơn loại hay là Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ.
(5) Chốn mê đồ : đường mê hay bến mêm Phật dạy : sự ngờ vực ở nơi 3 cõi. 6 đường thì gọi là mê tâm, sái bến lạc đường phải nhờ thuyền từ bi cửa Phật, mới đưa vào đến bến.
(1) Giấc Huỳnh Lương Tích Lữ Đồng Tân đời Đường đến quán trọ nằm đợi chủ quán nấu kê (Hoàng lương) ngủ quên, chiêm bao thấy mình lấy vợ đẹp, thi đậu quan to đi đánh giặc được thắng trận, sanh con đẻ cháu, vinh hoa phú quý nhất đời sống được 80 tuổi mới chết phút giựt mình tỉnh dậy, thì nồi kê chưa chín. Bởi thế đời xưa thường dùng điều đó tả sự giàu sang ở đời rất chóng.
(2) Mộng Nam Kha, hay Giấc Hòe, Tích Thuần Vu Phần nằm chiêm bao thấy mình đến nước Hòe An, được vua gả công chúa cho lại phong làm Thái Thú quận Nam Kha, giàu cực phẩm, danh tiếng lẫy lừng, sau đi đánh giặc bị thua, và công chúa mất, vua nghi cách chức đuổi đi uất ức quá, bừng mắt tỉnh dậy, thấy mình đang nằm dưới gốc cây hòe. Thuần Vu Phần suy nghĩ lấy làm chán bỏ đi tu. Vậy nên gọi giấc mộng, giấc ngủ là giấc Nam Kha hay giấc Hòe.
(1) Linh Quang Cảnh : chỉ cái tâm của mỗi người.
(2) Khương Thượng : tự Tử Nha, tên chữ là Lữ Vọng, người đời nhà Châu thuở nhỏ nhà nghèo vợ khi, bỏ đi lấy chồng khác, ông không màng, ngồi bàn thạch ở sông Vị Thủy câu cá chờ thời, tới 80 tuổi, vua Chu là Văn Vương mới rước về, giúp Võ Vương đánh bại vua Trụ định an thiên hạ dựng nghiệp Chu hơn 800 năm, chết năm 1048 trước Tây Lịch.
(3) Cam La : người thời Chiến quốc, cháu của Cam Mậu là một người hạ tướng của Lữ Bất Vi, ở nước Tần, mới 12 tuổi, đi sứ qua nước Triệu thuyết phục Triệu Vương cắt 5 thành để dưng cho Tần, khi về được phong làm thượng khanh, nhưng không bao lâu rồi chết.
(4) Nhan Uyên : tên Hồi, tự Tử Uyên, người nước Lỗ, học trò Đức Khổng Tử, nổi tiếng là hiền, hằng ngày Nhan ăn ở rất giản dị, Đức Khổng Tử thường khen : Hiền thay Nhan Hồi, một giỏ cơm một bầu nước.
(5) Bóng quạ : hay bóng Ô : là bóng mặt trời.

- Hỡi Quân tử đã hành nợ trần (quằn quại)
Hứng tuyết Trời thường trải với gió sương,
Cuộc trần gian người mắc phải cảnh bi thương
Nầy nghe rõ hẳn tường đen, trắng.

- Hứa Do (1) bực Triết hiền còn tích dặn,
Nghiêu cám tài đến cầu Do đặng giao gánh giang san,
Do lóng nghe dường như một giấc mơ màng,
Bèn xuống suối rửa hai tai, chẳng muốn cho danh lợi tràn thâm nhiễm.

- Sào Phủ thấy hỏi cho tường đỏ tím
Do dứt lời, Phủ e phải nhiễm nước danh lợi vào lòng trâu,
Phủ chê Do còn lóng nghe những tiếng Công hầu,
Bèn kíp dẫn bầy trâu đi lên trên dòng nước.

- Hỡi bạn tri âm chán xem trong thế cuộc,
Cũng rõ tường cảnh trược vốn trần lao,
Nên lấy Ca-Sa mặc đổi dứt Long Bào,
Dùng Trí Huệ thắng gươm đao lòng vật chất,

- Bịnh phong trần gặp thuốc Tiên, chịu khổ truân, đắng cay mới đã tật,
Dứt trừ căn, khỏi dờ dật trọn lành,
Lời đá vàng ôi ! là chí sĩ hỡi anh hùng !
Lo cho nhơn quần đặng thuần phong (sao nỡ tay, khoanh, không lo hành Thánh giáo)

 (1) Hứa Do Sào Phủ : là hai cao sĩ đời Thượng Cổ chí muôn thanh nhàn, không màng danh lợi, vua Nghiêu nghe tiếng mến tài, muôn dời đến để nhường ngôi, nhưng hai người sợ sự cao sang quyến rũ lòng mình, nên rửa lỗ tai, không cho trâu uống nước, thật cổ nhân quá nghiêm khắc để làm chủ với ý nguyện mình ư ?

- Đã muốn sửa cho đời hết cơn đường gió bạo,
Nỡ yên ngồi mặt trợn tráo, đành ngơ ngáo sao thành
Bực triết hiền sao lơ lảng không lo gánh nợ Quần sanh,
Chen danh lợi khiến cho giống từ lành không gieo cho nhơn sanh nhuần gội.

- Trống Lôi Âm (2) đà giục khởi,
Tỉnh giấc Hòe ôi ! hỡi nầy người Trượng phu,
Lấy kiến Tinh Thần đeo vào mắt cho sáng tỏ vẹt ngút mù.
Dùng Trí huệ mà xa lánh bóng phù du, muôn việc đời mau như tên xạ,

- Phương thế thái nhơn tình càng châu rơi lã chã,
Thảm than phiền cho Đời quá giết lẫn nhau,
Hết mến thương cốt nhục tình nghĩa đồng bào,
Dùng lời nói, rèn bạc ra gươm đao, giết nhau trong con đường Danh cao với Lộc cả,

- Kìa gương Bá Đào (1) còn bia nào dối giả,
Bạn Giác Ai lời hẹn đã chẳng phai mòn,
Giấc chiêm bao còn tưởng mến nghĩa đồng tôn.
Cơn tỉnh lại mượn ngọn đao, mà dứt trần thế cho hai hồn là bạn xưa đặng liên hiệp.

- Hỡi nguyên sanh là người Lý Triết.
Há lảng lơ không đặc biệt đàng Chánh với nẻo Tà,
Nghe Bạch Ngọc Chung đà giục khởi, tua thức giấc Nam Kha,

(2) Trống Lôi Âm : Đời Đường Tam Tạng qua thỉnh kinh nói Lôi Âm Tự ở nước Phật, Ý nói Trống Lôi Âm là tiếng trống của Phật thức tỉnh.

Lóng nghe sáo không lỗi thổi giọng thiết tha trầm cung oán.
- Tỉnh giấc mê rõ tiếng kêu nhau rủ bạn,
Lấy Tinh Thần nên xa ngán cuộc trần ai,
Lực kim tiền như lửa đốt nơi mày,
Mồi vật chất có lưỡi câu hay, hễ táp sâu mắc ngạnh dài ôi ! kó day cùng trở.

- Thương hoàn cảnh mộng trường mà than thở,
Xót dạ vàng nên phải tỏ khuyên đời,
Thả chiếc thuyền Bát Nhã cứu kẻ đắm trần vơi,
Ra sứt vớt kẻ còn hụp hơi, nơi biển khổ,

- Chí Lương Tử ôi ! là người đại độ,
Cảnh nguy nàn "há ngồi một chỗ, mà ngóng xem người lụy đổ châu rơi,
Trải gan vàng xử sao, cho vẹn Đạo người,

 (1) Bá Đào, Giác Ai : Bá Đào ở đời chiến quốc, người huyện Tân Cương cùng Giác Ai ở Châu ung kết làm bạn thiết đi đầu vua Sở. Vì không chịu nổi sự kham khổ dọc đường, Bá Đào bị đói lạnh mà chết. Giác Ai chôn lại bên đường, đến đầu vua Sở được trọng dụng, mà xin về chôn cất Bá Đào cho tử tế và truy phong quan chức. Một đêm nằm thấy Bá Đào về cảm ơn, và xin dời mả mình đi nơi khác, vì nơi ấy gần Kinh Kha, nên bị người hiế đáp. Sáng ngày Giác Ai đến miễu Kinh Kha mà mắng và hăm dọa còn hiếp đáp sẽ đào mồ phá miếu. Đêm ấy Bá Đào cũng hiện về xin dời một, vì bộ hạ Kinh Kha đông, nên hiếp đáp mình không cự lại.

Giác Ai thức dậy tức thì viết biểu tâu hết sự tích cho vua hay, rồi đòi làng xóm tới nói rằng : Kinh Kha làm bức anh ta, nên ta phá mồ mả nó thì làng xóm không vui, vậy ta quyết xuống dạ đài để đánh nó, nói rồi rút gươm tự vận. Đêm ấy, giữa lúc nửa đêm mưa gió sấm sét tưng bừng, đến sáng ai nấy ra coi thấy mồ Kinh Kha bể nát, cây cối gần một tróc gốc như đào bới. Sau Sở Vương sai quan lập miếu thờ 2 anh em vì ở với nhau hết lòng, dám chết với nhau.

Thì mới cảm động thấu đến Trời ban phước nhuận.
- Nghe tiếng chuông cứu thế, đánh tỉnh giấc hồng mà rõ Đạo Trời tạo dựng,
Nếm thuốc Thần đặng lòng vững cho hết chứng mờ hồ,
Buổi cuối cùng đà muốn khuất bóng vừng ô, (1)
Đời mạt kiếp cõi cơ đồ tan rã.

- Nầy Nguyên Nhân nghe lời khuyên, mà chạm xương ghi dạ,
Tiếng ngọc châu lời đã rạnh đề,
Kết Đại Đồng toan sửa cảnh ủ ê,
Đừng thay đổi mà phai lạc, khó lần theo đường de cùng dấu thỏ.

- Trải sương tuyết độ đời nại chi nhọc khó,
Sửa thế tàn cho đặng rõ Đạo Vô Vi,
Này Trượng Phu, Hỡi Quân Tử, còn rõ sử Tử Kỳ, (2)
Đờn khoan nhặt Bá Nha xiết chi là thâm cảm.

- Giọng phù trầm tỉnh tỉnh hết cơn mờ ám,
Bạn tình thâm người rõ chán cuộc đời,

 (1) Đại Từ Phụ dạy rằng : con ôi ! bóng đã xế, ác muốn gần chính, mà thân con hãy còn bơ vơ giữa quãng đường, gai gốc, con phải biết rằng : thân con đâu vẹn khi giông gió bất tường, thì ra chưa là, gì ích nước lợi dân, mà đã dĩ vãng cỏi đời vô danh vọng !...
(2) Tử Kỳ-Bá Nha : Chung Tử Kỳ ở đời Xuân thu là người tiều phu nhưng có tài nghe âm nhạc. Một hôm quan đại phu Bá Nha, nhân một đêm trăng trên thuyền về quê, ngồi khảy đàn Tử Kỳ ngồi trên bờ lắng nghe nức nở khen Bá Nha cho mời xuống thuyền khảy đàn mà bụng nghĩ trên núi, thì Tử Kỳ khen : "Tiếng đàn chót vót như núi cao". Kịp khi Bá Nha đang đánh đàn, lại nghĩ xuống dưới sông, thì Tử Kỳ lại khen : "Tiếng đàn cuồn cuộn như nước chảy". Sau Tử Kỳ chết, Bá Nha bứt dây đập đàn đi nói rằng : "Trong thiên hạ không còn ai nghe được đàn ta nữa".

         
    Home       [ 1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét