Sống Đạo - Đường Về - 2 / 4 (Soạn-giả: Nguyên-Thủy)

Trong ba khí chất ấy, tạo ra hình hài chúng ta, chơn linh là nhứt điểm linh quang do Chí Tôn mà có để bảo trọng cái sinh mạng, cái sống của thi hài. Ðến ngày giờ nào niên kỷ đã định hết khối sinh quang rồi thì cái quyền năng ấy ra khỏi xác, thì xác phải hoại, chúng ta gọi là tử.
Ấy vậy, ta kiếm thử coi Tiên thiên khí, Hậu thiên khí và Vật chất khí là gì? Chúng ta sẽ thấy bất kỳ vật hữu hình nào cũng có ba thể chất:
Vật chất thì mắt ta thấy.
Mùi vị là Hậu thiên khí.
Năng lực là Tiên thiên khí.

Ba khí chất nầy tượng ra hình hài của con người, vật chất mùi vị, năng lực thế nào thì loài người thế ấy, vì chúng ta thấy một hột gạo, nấu ra cơm, ăn vào để lấy cái tinh ba của nó là Hậu thiên khí phục nguyên khối sanh quang của ta được tồn tại.

Tinh ba của vật chất nó vào mình làm cho xác hài có năng lực tráng kiện. Ta thấy khi đói bủn rủn tay chơn là thiếu sanh khí đó vậy.

Chơn thần là Hậu thiên khí, ta không thấy mà chớ nên tưởng rằng không có, ta ăn hột cơm vào bụng, lọc lấy cái tinh ba làm huyết khí để nuôi lấy khối sanh vật nầy. Ta biết có mà không thấy được. Chơn thần chúng ta, thiên hạ kêu là phách, vía cả thảy đều có.

Người hay sợ ma là tại sao? Vì họ thấy hình ảnh của khí chất biến hình, năng minh năng ẩn, mà sự ẩn hiện ấy lấy làm lạ và trái với mắt phàm thường thấy, nên làm cho họ sợ.

Một khi ta thấy một vong linh hiện hình mà ta có phước gần gủi đặng họ sẽ thương yêu mình hơn kẻ phàm lắm vậy.

Kẻ phàm mang xác hài hay có thất tình, lục dục, nên có sự phân cách về thể chất hữu vi làm cho thiếu sự thương yêu vì ta sợ.

Ngày nào ta về cảnh vô hình sống trong khối tạo đoan chừng đó ta mới biết Ðạo là có phận sự bảo trọng chúng sanh, khuyên lơn dạy dỗ và giục thúc cho các đẳng linh hồn tăng tiến trên đường tấn hóa. Ta chỉ đặng phép thương yêu binh vực chớ không ai đặng mưu hại giục hư.

Bần Ðạo giảng cõi Hư linh, nếu ta đạt pháp xuất ngoại xác thân, tương hội cùng các bạn cõi vô hình thì ta thấy khác hẳn theo tánh chất phàm tâm tưởng tượng.

Cõi Hư linh các bậc cao trọng, Thánh, Tiên, Phật chỉ có mơ ước thiết thực nhất một điều là làm thế nào giúp ích cho chúng sinh. Các đấng ấy rất may mắn gặp những dịp để an ủi tâm hồn chúng sanh, hằng giờ hằng buổi không thiếu tình thương.

Chúng ta đến làm người, cốt yếu đạt cho được cơ tạo đoan trở nên Chí linh chí Thánh, một kiếp học thêm một bực, để ngày kia mong mỏi làm Trời.

Các bạn biết Phật Thích Ca xưng là Bổn Sư, người tu gọi là Thầy, nếu các chơn linh ấy gặp được, thấy được gần được Phật thì đối với Phật không ngoài mức bạn thân ái.

Ở thế nầy dầu một vị Phật cũng không chê ai, không hạng nào chê, hạng nào khen, vì Phật đã biết con đường đi trước kia, dầu ai phàm, dầu ai lạc hậu cũng tới sau, họ chỉ biết một điều là chỉ từ nẻo quanh co, vui vẻ chỉ cho bạn đi cùng đường đạt lên Phật vị.

Họ không dám chê ai, chẳng phải đối với loài người mà thôi mà đối với tất cả vạn loại, chúng sinh chỉ là anh em còn lạc hậu đó vậy.

Con vật mà ta thấy bị giết được là vì nó vô cô không phương bảo vệ, ngày nay giết nó mà ăn thịt, biết đâu sau nầy các bạn lạc hậu ấy tiến hóa đến phẩm người trở lên, rồi chúng ta sẽ gặp nó bên mình, khi ấy nó ngó ta mà cười và hỏi: "Xưa kia Ðức Phật có ăn tôi một lần". Nghĩ tưởng chẳng gì sỉ hổ thẹn thuồng bằng. Thế nên ta phải ăn chay.

Chưa có ai nhẫn tâm giết người đặng ăn thịt, cũng không có ai đặng quyền giết các bạn lạc hậu ấy để ăn.

Ta đến đây làm bạn cùng vạn vật chúng sanh, vạn vật giúp ta học cho thấu đáo huyền vi cơ Ðạo, tạo chí linh nối nghiệp Ðức Chí Tôn.

Thầy có nói: Thầy dành sẵn gia nghiệp phẩm vị cho chúng ta, Thầy không khi nào lấy lại, trừ ra kẻ nào từ bỏ bởi Ðại Từ Phụ mà không tin sao? Ông cha phàm kia còn yêu ái con, trước buổi nhắm mắt còn tính để lại cho con một phần gia nghiệp hương hỏa.

Một điều là ông cha phàm làm với phạm vi nhỏ phương pháp nhỏ theo phàm. Còn ông Cha Thiêng Liêng không lẽ thua ông cha phàm? Thầy nói: Thầy dành sẵn gia nghiệp ngôi vị thì Thầy không quyền cho kẻ khác, trừ khi mình bỏ. Bần Ðạo tưởng, nhứt là phái Nam, thanh niên vũ chức (*1) nếu mấy em biết cơ quan ấy thì không hạnh phúc nào hơn là dám hủy mình vì Chí Tôn. Bần Ðạo dám chắc Thầy không hề chịu thiếu ai và Thầy không hề quên mối nợ tình ái của con cái của Ngài. Nếu Thầy không thường món nợ ấy thì Hộ Pháp hứa sẽ tái kiếp luân hồi bồi thường cho đủ.

Vì những kẻ dám đem mình làm tế vật cho Thầy để lập nên một Quốc gia Thiên định tại thế nầy, Bần Ðạo chắc Quốc gia ấy phải thành. Ðức Chí Tôn tạo cho con cái của Ngài một cửa nhỏ tuy khó đi mà Bần Ðạo chắc rằng, những hạng con cái dám chết vì Ngài thì chúng nó dám đạp văng cửa ra chúng nó đi sấn đến. Nếu chúng ta có con mắt thiêng liêng, ngày nào họ đi ngang qua thì ta sẽ thấy các Ðấng dầu chư Thần, Thánh, Tiên, Phật tức là các chơn linh cao trọng cũng phải cúi đầu.

Thầy sẽ trả bao nhiêu món nợ tình ái của con cái của Ngài thì không biết, chớ không khi nào Ðức Chí Tôn trả cho một mà phải trả nhiều hơn là hẳn vậy. Xin cho toàn Ðạo nam nữ sao lục nguyên văn để phổ thông chơn lý.

B - LẬP ĐẠI NGUYỆN
DÂNG TAM-BỬU LÀ LẬP ĐẠI NGUYỆN PHỤNG-SỰ VẠN-LINH.

Một người tu khi đã thực sự giác-ngộ ( Tức là trạng thái sáng-suốt không còn  tối tăm, mê-muội )  thì không còn nghĩ gì cho riêng mình nữa, nên họ tự lập đại nguyện là trao trọn thể xác, tinh-thần, trí não cho Đức chí-Tôn tuỳ nghi sử-dụng để làm con tế vật phụng-sự vạn-linh. Đó là dâng tam-bửu cho Chí-Tôn trong thời cúng Đại-Đàn vậy.

Tam-bửu là ba món báu mà trời đã ban cho con người: Tinh tượng trưng là bông (hoa) ,Khí tượng trưng cho rượu (lập-ngôn  tức lời thuyết-giáo đủ hấp dẫn người nghe như hơi rượu vậy)Thần tương trưng là nước trà. Người tu-hành phải biết luyện-đạo, nên người ta thường nói Tu-luyện. Tu mà không biết luyện thì sao thành đạo cho được. muốn biết luyện Đạo như thế nào ? Chúng ta hãy nghe lời thuyết đạo của Đức-Hộ-Pháp về việc thành lập Trí-Huệ-Cung sau đây:
1 - TẠO LẬP THIÊN HỈ ĐỘNG
(Đức Hộ-Pháp thuyết về ý-nghĩa sự tạo lập Thiên Hỉ Động – Trí Huệ Cung )

Ngày mai nầy là ngày “trấn pháp”Thiên-hỉ-Động, Trí-huệ-Cung,Bần-Đạo lấy làm vui mừng dã làm tròn phận-sự đặc-biệt của Bần-Đạo. Từ thử đến giờ Bần-Đạo đã có nhiều phen giảng-giải về hình thể Đức Chí-Tôn.

Bần-Đạo đã gánh vác về thể-pháp Cửu-trùng-Đài, tạo nghiệp cho Đạo, là làm giùm cho thiên-hạ chớ không phải phận-sự của Bần-Đạo. Ngày nay là ngày vui mừng của Bần-Đạo hơn hết ; là Bần-Đạo còn đặng sức khỏe đầy-đủ cầm bí-pháp của Đức Chí-Tôn đã giao phó, ấy là phận-sự đặc-biệt của Bần-Đạo đó vậy.

HỘ-PHÁP đến kỳ Long-Hoa Hội nầy cốt để rước cửu nhị ức nguyên-nhân là Bạn chí thân của người đã bị đọa-lạc nơi hồng-tần nầy không phương giải-thoát. Muốn rước các bạn chí thân của Bần-Đạo , Đức CHÍ-TÔN buộc phải lấy pháp-giới độ tận chúng sanh.

Hôm nay là ngày mở cửa thiêng-liêng và đưa nơi tay các Đấng nguyên nhân ấy một quyền năng đặng tự giải-thoát lấy mình; hai món bí-pháp ấy là:

1 . LONG-TU-PHIẾN  của Đức CAO THƯỢNG-PHẨM để lại.
2 . KIM-TIÊN của Bần-Đạo.

Hiệp với ba vòng vô-vi tức nhiên là diệu-quang Tam-giáo hay là hình-trạng của Càn-khôn vũ-trụ mà đó cũng là tượng ảnh Huệ-quang-Khiếu của chúng ta đó vậy. (1).

KIM-TIÊN là gì ?
- Là tượng hình-ảnh của điển-lực điều-khiển Càn-khôn vũ-trụ mà chính đó là điển-lực tức nhiên là sanh lực của vạn-vật đó vậy. Với nó mới có thể mở Đệ-Bát-Khiếu – trong thân con người có thất-khiếu và còn có một khiếu vô-hình là Huệ-Quang-Khiếu – vì nó là điển-lực nên nó mở khiếu ấy mới được.

Nói rõ, con người có ngũ-quang hữu tướng và lục-quang vô-hình, mà phải nhờ cây Kim-Tiên ấy mới có đủ quyền-hành mở lục-quang của mình đặng.

LONG-TU-PHIẾN, có thể vận-chuyển Càn Khôn vũ-trụ do ngươn khí đào-độn sanh ra đó vậy. Nó có quyền đào-đôn ngươn-khí , thâu-hoạch ngươn-khí để trong sanh-lực.

Con người nắm được điều ấy là kẻ đắc-pháp, nhờ nó mới có thể luyện Tinh hóa Khí luyện Khí hóa Thần được.

Ấy là Bí-pháp trấn tại Thiên-Hỉ-Động – Trí-Huệ-Cung, toàn thể ngó thấy không có gì hết mà trong đó huyền-pháp vô-biên vô giới, giải thoát đặng cùng chăng là do bao nhiêu đó mà thôi.

a - HÌNH ẢNH CÂY LONG-TU-PHIẾN
Ðền Thánh, đêm 29 tháng 3 năm Ðinh Hợi (1947)

Hôm nay Bần Ðạo giảng về Tam Bửu, nguyên thủy tạo thành Càn Khôn Thế Giái.
Từ trước đến giờ thiên hạ thường nói là có Ðạo, tin Ðạo, nhưng Bần Ðạo tưởng chắc chưa có ai hiểu Ðạo là gì cả, nên Bần Ðạo lần lượt giảng cái chơn nghĩa của chữ Ðạo, giải rõ cái liên quan giữa Ðạo và con người cùng vạn vật do nơi đâu mà có, rồi sẽ giảng về nguyên căn của Tam Bửu, là một nguyên căn, là một bổn nguyên Tinh, Khí, Thần. Ðức Chí Tôn là Ðấng tự hữu hằng hữu, mà từ thử đến giờ bất kỳ một Ðấng Thiêng Liêng nào cũng không hiểu rõ nguyên căn của Người đặng.

Theo lời Ðức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn nói thì chính Ngài cũng không hiểu rõ nguyên căn của Chí Tôn, chỉ biết cái quyền năng vô đối của Người mà thôi. Bần Ðạo đã vấn nạn Ðức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn một vấn đề khó giải mà từ xưa đến nay chắc chưa có vị Giáo Chủ nào đã hỏi như Bần Ðạo. Bần Ðạo hỏi nguyên căn của Ðức Chí Tôn và quyền năng của Người, thì Ðức Chưởng Ðạo có tả một bài văn chữ Pháp dịch ra Quốc Ngữ; nhưng chính Ðức Nguyệt Tâm cũng đã thú thật rằng: Không biết nguyên do của Chí Tôn là thể nào, chỉ biết quyền năng vô đối của Người mà thôi.

Nay thuyết về vấn đề ấy, Bần Ðạo chỉ nói Ðấng Chí Linh hằng hữu ấy là Ðức Chí Tôn, là Cha cả chơn linh vạn vật mà nhứt là chúng ta đây đã biết với một cách thâm thúy khối linh ấy thế nào hơn hết, biết bao nhiêu Ðấng, biết bao nhiêu người từ xưa đến nay thường tự xét, tự hỏi, vì cớ nào ta có một cái linh tâm cao trọng hơn cả vạn vật? Tìm tòi với chẳng biết bao nhiêu sự khôn ngoan hiểu biết, và cũng vì tại nơi ấy mà buổi nào loài người cũng chẳng hề quên Ðạo. Nhìn biết và hiểu hay không hiểu, dầu muốn từ chối hay không, chúng ta cũng tự xét có vật tối linh trong thân thể ta, mà vật ấy là gì, từ trước đến giờ loài người tìm kiếm mãi nguyên do của nó.

Tiếp khai các nền Tôn Giáo hiện hữu không một nền Tôn Giáo nào nói mực thước và có một chơn lý cao siêu hơn là Phật Giáo, nhưng cũng chưa giải rõ. Ta chẳng cần tìm đâu xa xuôi làm chi, chúng ta thấy hiểu con người có tâm linh chúng ta có quan sát cả chơn lý của Phật Giáo từ buổi sơ khai, nên chúng ta dám nói chắc rằng: Chúng ta có một Tôn Giáo mà Tôn Giáo ấy là Chúa Tể các nền Tôn Giáo khác, vì bởi nó là nguyên căn của Tôn Giáo ( Đại-Đạo ) và chính nó là một Tôn Giáo tự hữu, từ buổi Trời Ðất biến sanh đã có ( Đạo, tức  nhứt âm nhứt dương chi vị Đạo), cái khối chơn linh ấy là Cha của chơn linh, Cha của nhứt điểm linh quang, làm sao chúng ta hiểu linh quang ấy, vì ta xét từ trước Ðức Chí Tôn dùng cái thanh khí ấy mà tạo ra loài người với đất do thanh khí ấy mà biến thành vạn vật. Loài người đến nay nhờ tấn hóa mà khôn ngoan, cũng như vạn vật nhờ tấn hóa mà được toàn năng toàn tri vậy. Các nhà triết học luận bàn đã nhiều, nhưng xét ra cũng chưa hiểu rõ cái nguyên căn ấy. Phật Giáo nói: Cái khối linh ấy phân tánh của mình ban bố ra cả vạn vật, khối linh ấy trước khi phân tánh thì gọi là Brama là Phật, đến khi phân tánh rồi thì Ðấng thứ nhì Civa chủ về Pháp, Ðức Chí Linh cầm quyền năng biến chuyển chớ không cầm quyền năng tạo đoan. Pháp vận hành mà sanh khí nên ta thấy mênh mông trước mắt ta ấy là Khí, vậy Khí là gì? Khí là khối sanh quang vạn vật nhờ thở khí ấy mà sống, cho nên chữ Khí là sự sống của vạn vật, do Khí là Pháp biến tướng ra vạn vật. Nên Ðấng thứ nhì chưởng quản cái sanh khí thường gọi là "2è Logos" thuộc Âm ấy là Phật Mẫu chưởng quản cả cơ quan tạo đoan nầy vậy.

Như chúng ta thấy cơ quan sanh hóa vạn vật và loài người là do âm dương phối hợp (Biểu-tượng là hinh chữ Thập gọi tên là Hà-đồ do Vua Phục-hi chế ra) mà biến tướng , Phật chiết tánh biến ra Pháp là Ngôi thứ nhì thuộc Âm, là Phật Mẫu, nhưng chúng ta không biết cái bí mật ấy là khí âm dương phối hiệp biến hình, mà Phật Mẫu dùng gì để tạo nên cơ quan hữu vi nầy, vì bởi Phật Mẫu dùng khối sanh quang có năng lực vận hành trong không khí, chúng ta không thể thấy được. Khí biến ra hữu tướng là nước, lửa, gió, rồi nước, lửa, gió vận hành biến ra vạn vật, đi từ Hổn ngươn khí, Hư vô khí đến Huyền ảnh khí rồi mới biến ra vạn vật, tức là Huyền ảnh khí biến ra nhơn hình vậy. Khí mà khoa học gọi là Nguyên tử khí (Atome) Nguyên tử khí có năng lực vô biên mà loài người đã đoạt được để dùng, chớ không biết nguyên căn và nguyên tánh của nó đi đến mức nào. Kể từ ngày loài người tìm được nguyên tử chất và dùng được cái Nguyên tử khí ấy là cái khí sanh của vũ trụ, mà họ có biết đâu một ngày kia phàm thế sẽ nương nhờ Nguyên tử khí ấy mà qui nguyên Thánh Thể. Thử hỏi Ðức Chí Tôn cho nhơn loại đoạt Nguyên tử khí ấy để làm chi? Chúng ta cũng nên tìm hiểu cái huyền vi bí mật ấy, mà dầu cho Ðạo Giáo nào cũng vẫn còn đương mơ tưởng để kiếm hiểu. Ngày hôm nay Nguyên tử khí dùng để giết người, thì biết đâu sau nầy nó sẽ là phương cứu tử hườn sanh cho người, và nó sẽ đem loài người đến địa vị trường sanh bất tử.

Vì bởi Nguyên tử khí là căn nguyên sự sống của vạn loại, nếu nó đã làm chết được thì nó cũng sẽ làm sống được. Cái khí ấy sanh trước hết là nước, lửa, gió vận hành tạo ra hữu hình là vạn vật, vì cớ mà con người đối với vũ trụ hình ảnh thế nào thì tạo đoan cũng thế ấy, nên mới lấy Càn Khôn làm Ðại Thiên Ðịa và lấy con người mà làm Tiểu Thiên Ðịa. Mạng sanh của con người đồng thể cùng Càn Khôn, tức là sự sống phải tương liên với Chí-Tôn   Hỏi vậy Chí Tôn tạo ra cái đại nghiệp ấy để cho ai? Ðể cho Vạn Linh, mà đứng đầu Vạn Linh lại là loài người, mà loài người có hưởng được thì Ðức Chí Tôn mới dành cho, nếu chúng ta một ngày kia hoặc nam hay nữ chẳng hạn, cũng sẽ có một đứa hưởng được cái quyền năng ấy.                    

Ðức Chí Tôn lập ra đại nghiệp thì Ngài cũng muốn chúng ta làm được như Ngài, tức là đem Tiểu Thiên Ðịa đến Ðại Thiên Ðịa.

Ấy vậy về cơ quan đoạt lấy đại nghiệp, Chí Tôn chỉ dặn chúng ta có một tiếng Tu. Tu cho hiền mới hưởng được, nhưng thế gian lại chưa hiền, thế gian còn dữ quá thì chừng nào mới đoạt đặng.

Qua ý nghĩa của bài thuyết-đạo cho ta thấy được quyền năng của bửu-pháp Long tu-phiến là tượng trưng cho chữ Đạo ( là Tiên-thiên hư-vô chi khí vậy). Hình bìa “Long mã phụ Hà-Đồ” là biểu tượng chữ Đạo mà cũng là tượng trưng cho “khí Sanh-quang” vậy.

b - HÌNH ẢNH CÂY KIM TIÊN CỦA HỘ-PHÁP ?
( LÀ Bát-Quái Đồ Thiên).

Mừng Lễ Trung Thu.
Ðêm 14 tháng 8 năm Ðinh Hợi (1947)
ĐỨC HỘ-PHÁP THUYẾT-ĐẠO

Chúng ta hôm nay ăn Lễ Trung Thu của Phật Mẫu, theo lời dạy của Ðức Lý Giáo Tông. Nếu lấy theo chơn truyền thì từ Thượng cổ đến nay, tức là hồi Nhứt Kỳ, Nhị Kỳ Phổ Ðộ, Phật Mẫu tiếp rước tại Diêu Trì Cung lập Hội Bàn Ðào, đãi những người đạt Ðạo trở về cùng Mẹ. Ðạo Sử nói: Phép vào Hội Yến nầy Chí Tôn ban cho những người ấy.

Phật Mẫu ban sơ đến Hiệp Thiên Ðài làm Mẹ của chữ Khí tức là khí sanh vạn vật. Lấy Ngươn pháp trong chữ "Khí" biến thành Càn Khôn Vũ Trụ, chữ Khí tương quan trong Hiệp Thiên Ðài. Nên Phật Mẫu trước đến tạo Hiệp Thiên Ðài thuộc Pháp, tức là tòa ngự của Người, rồi sau mới lập Cửu Trùng Ðài. Người đến gọi mình là bạn của chúng sanh, tự xưng Thiếp, đem bí mật từ thử chưa ai nghe đối với Chí Tôn thế nào, nói rõ không kiêng phép Ngọc Hư, vì để tạo gia nghiệp cho con cái của Người, thì Người có quyền nói không ai cản được nổi.

Buổi nọ, Ðức Phật Mẫu nói: Ngày nào Bà thân của Ðức Cao Thượng Phẩm qui vị là ngày ấy thành Ðạo, trước ngày Vía ấy Ðức Phật Mẫu giảng Ðạo có dùng tiếng Mẹ con xưng hô cùng ta tức là ngày thành Ðạo nhằm Lễ Trung Thu ( ngày rằm tháng tám) Trước kia Ðức Lý Giáo Tông không nói rõ nhưng chúng ta cũng hiểu là: Cao Ðài đã thành Quốc Ðạo.

Trong giây phút đây Cao Ðài đã được ghi vào Ðạo Sử, toàn nhơn sanh đều thấy Phật Mẫu đến in ấn Thiêng Liêng định thành nền Quốc Ðạo của chúng ta vậy.

CHƯƠNG III.

- Luyện tánh tu tâm  – Luyện tam thể xác thân
- Đức tin vô đối  - Chánh tâm và tà tâm

1 - Luyện tánh tu tâm
Từ thử đến giờ, chúng ta thường nghe  câu nói “Luyện Tánh tu Tâm” nhưng chắc rằng chưa có ai biết được cái tâm thực của mình như thế nào ? thực hư ra sao?

Quý vị Đạo Tâm hãy thành ý để nghe Đức Hộ Pháp thuyết-giáo về:
 “ SỰ KHÓ KHĂN CỦA ĐẠO TÂM.”

Đền Thánh đêm 29/5 năm Nhâm Thìn (21/6/1952)
Đêm nay Bần Đạo giảng về sự khó khăn của Đạo tâm, chúng ta phải đương đầu với Phàm tánh. Tiếng Đạo tâm Bần Đạo đã giải rõ, Tiên Nho chúng ta khi trước không có lấy tiếng chi mà tả được cái huyền bí Tạo Đoan nên đã dùng tiếng "Tâm" chỉ vật vô hình ấy gọi là: "Cường danh viết Đạo". Mượn danh ấy đặng chỉ vật vô hình mà thôi, thật sự Đức Chí Tôn đã đến giải rằng chữ "Tâm" thiên hạ đã dùng để chỉ cái Nguơn linh của chúng ta đó vậy. Cái Nguơn linh là Tâm thuộc về Đạo, là cả cơ quan tạo đoan của Càn Khôn Vũ Trụ, cái bí mật đã sanh sanh hóa hóa, vạn linh tức là nguyên linh của chúng ta, đời cũng huyền bí của Càn Khôn Vũ Trụ, hễ chúng ta đã nói rằng: Nguơn linh của chúng ta thì hai tiếng Nguơn linh ấy, chúng ta đã tầm hiểu do Đấng Chí Linh sản xuất, mà xuất nơi Đấng Chí Linh tức nhiên nó là một phần tử vạn linh và nó đã xuất hiện trong Chí Linh mà ra, tức nhiên cả cơ quan Tạo đoan của Càn Khôn Vũ Trụ nó đã có một phần tử nơi đấy, hễ chúng ta đã nói rằng nó có thể suy đoán cơ thể chủ quyền của Càn Khôn Vũ Trụ, thì chúng ta có thể nói rằng: Nó có thể làm chủ cả cơ thể tạo đoan nơi mặt địa cầu này. Càn Khôn Vũ Trụ vĩ đại thế nào thì cái nguyên linh của ta nó cũng phải đạt đặng nguơn linh nó mới chịu, vì cớ cho nên Bần Đạo đã thường nói cái tương lai của loài người họ sẽ đi đến mục đích làm chủ tạo đoan Càn Khôn Vũ Trụ nơi mặt thế hữu hình này, hay họ sẽ làm Ông Trời tại thế này đó vậy. Hễ nói rằng có tánh chất Càn Khôn Vũ Trụ thì phải quảng đại bao la, có thể tạo đoan vĩ đại thế nào thì nguơn linh của chúng ta phải vĩ đại như thế ấy, Càn Khôn Vũ Trụ huyền bí thế nào, cái nguơn linh của chúng ta phải nương theo huyền bí ấy thế đấy.

Bởi vậy cho nên, nó tự biết phạm vi nó là Trời, nó thấy cả sự đau khổ của nhơn loại đã chịu, nó đã biết cái đau khổ của nó, mà nó hoài bão cám cảnh yêu đương kính trọng cái khổ của thiên hạ, khổ của toàn thể nhơn loại, nó đã biết cái sống của nó rằng khổ, nó phải thương cái sống của thiên hạ, nó biết cái giả của nó khổ, nó phải thương cái giả của thiên hạ, nó biết bịnh của nó là khổ, nó phải thương cái bịnh của thiên hạ, nó biết cái chết của nó là khổ nó phải thương cái chết của thiên hạ.

Cái tánh chất Nguơn linh của chúng ta, tức nhiên Đạo Tâm của chúng ta đây vậy, nó phải quyền năng chủ định của nó, nó phải có quyền năng làm chúa cái sở năng của nó, nó có thể cải được cái quyền lực của quả kiếp Luân hồi, nó có thể sửa cải đặng đạt cơ giải thoát đặng định chủ lấy nó. Ấy vậy cái Đạo Tâm của ta là thế đấy.

Bao giờ phàm tánh là vật tánh vẫn hoài bão tánh chất thú của nó, mỗi sự chi làm cho nó phải ham muốn, vừa ý thích của nó theo cái năng lực của nó mạnh mẽ thể nào nó thấy được sắc đẹp nó ham, nó mê. Nó nghe được một tiếng thanh tao nó biết muốn nó biết mê mẫn, nó nghe được mùi vị thơm tho ngon ngọt nó biết ham ăn, ham ngửi, nó thấy một cái địa vị sang trọng, nó biết giục tâm chiếm đoạt cho đặng, rồi nó dùng đủ phương pháp đòi hỏi cả tinh thần nó đem ra thi thố mâu thuẩn đoạt được sở vọng nó, nó ham muốn phú quí, giàu sang trên mặt địa cầu này, cái vật hình dù đã làm cho nó kích thích, nó lấy cả tinh thần làm năng lực nó làm sao đạt đặng, có nhiều khi trước cảnh ngộ ấy, chúng ta ngó thấy đời đạo đang tương đối cùng nhau. Một bên Đạo tâm giải quyết thắng Phàm tánh, mà hại thay! Không thể dễ gì thắng.

Tiên Nho của chúng ta đã nói trước một đạo binh có thể thắng một trận giặc muôn binh kia, mà ta thắng với phàm tánh của ta rất khó, không thể đoán đặng. Nếu chúng ta thắng được phàm tánh chúng ta, cái Đạo tâm chúng ta đủ năng lực thắng đặng tức nhiên là cái cơ quan tự giác chúng ta đạt đặng.

Đạt được năng lực tự giác ta, ta mới có thể giác thiên hạ, tức nhiên thức tỉnh toàn thể thiên hạ tự giác, giác nhi giác tha là thế ấy. Phương pháp tự giác nhà Phật, Đức Chúa Jésus Christ hay các vì Giáo Chủ đã tìm cái bí quyết ấy chuyển cả các bí mật của các nền Tôn Giáo. Chữ tu ta để dấu hỏi, cái thực hành tiếng tu của thiên hạ đã tìm cái cơ quan tự giác ấy họ đã đặng chưa, cả thảy chúng ta đều để dấu hỏi mờ hồ, nếu toàn thể thiên hạ đạt đặng cơ quan bí pháp tự giác ấy, thì Bần Đạo dám chắc nơi thế gian này cả thảy thiên hạ là Thánh, mà giờ phút này họ Phàm, thì Bần Đạo nói có một phần thiểu số đạt đặng chớ không phải cả toàn thể thiên hạ đạt đặng.

Đức Chí Tôn đã đến, Ngài chỉ Bí Pháp có một điều là: Các con không cần tìm kiếm triết lý cao siêu hơn nữa, các con tìm kiếm cái sống của toàn thể bạn đồng sinh của các con, rồi kỉnh trọng phụng sự cái sống ấy. Hễ các con tận tâm phụng sự cái sống của Vạn L.inh, thì cơ quan giải thoát của các con, Thầy đã để nơi tay của các con đó vậy

Môn Thái-Dương-học cũng gọi là Trường-sanh học là pháp luyện đơn của phái tu Tiên thuộc Đạo Lão (Luyện tâm cho thuần dương). Tuy pháp này có nhiều danh gọi khác nhau, sự thực thì cũng từ Đạo phát ra, mà Đạo thì không chi khác hơn Dịch-lý. Dịch-lý là một khoa-học siêu-hình bao gồm mọi khoa học: Vật-lý, hóa-học, toán học, thiên-văn-học, Địa-lý học…không một khoa học nào ra ngoài nó được.

Tóm lại dịch-lý là khoa học, là triết-lý đại-đồng, là một chân-lý thực tại của Á-Đông nói lên được về vũ-trụ và con người đã có mặt trên sáu ngàn Năm ở Á-Đông ta từ thời vua Phục-Hy đã phát minh ra Bát-quái. Dịch-lý là Triết lý đại-đồng đó vậy.

Chúng ta đã lãng phí thời gian quá nhiều trong cuộc sống giả tạm này, giờ đã đến lúc phải trở về với chánh-đạo là Đạo Trời, tức là Đại-Đạo là gốc, là tinh ba của Tam-giáo: ( Nho, Thích, Đạo). Người Tu-hành phải biết hoàn nguyên tam bửu này thì mới đắc Đạo.

a - LUẬT NHÂN QUẢ LUÂN-HỒI (Karma)

Hay là hột “ Lưu-tánh Nguyên-tử” tức là cái Tâm của con người . Tâm cũng là Thiên-nhãn , là Trời ở trong ta vậy.

Khi một nguyên-tử đầu tiên vô-hình hay còn chưa thấy rõ hình tướng (tức Tiên-thiên bát-quái ), được âm-dương duy-trì (nóng lạnh) trong âm-hộ của giống cái (Hậu-thiên), tức là trong cái nguyên-tử đó đã được 8 quẻ hợp thành và huy-động trong khí thái-hòa của âm dương , tức là cái tiểu-thiên-địa đã thành sự vận chuyển âm dương và cái thần Hỏa (Tâm) dìu-dắt nó, cho nó cái sinh-khí để dần từ chỗ vô-hình (Tiên-thiên) đến chỗ hữu hình (Hậu-thiên) tỏ rõ ra được . Như người ta lúc trước khi có thai-nghén (Âm dương giao-phối) thì chỉ là sự cấu hợp của giống đực cái , cũng chỉ là một giọt tinh khí vô-hình (Thiên nhứt sanh thủy) dung hòa với cái âm khí ( Địa nhị sanh hỏa ). Một khi thai đã đậu ( Thiên tam sanh mộc) thì dần dần thành hình ( lúc bấy giờ gọi là địa bát thành chi : (1+2)+5=8, tức (Thuỷ+ hoả )+ Ngũ-hành biến thành Bát quái ) và cái nguyên tử của các thứ như : da, thịt, gân, cốt.v.v. dần-dần gặp những nguyên-tử giống với nó hợp lại cùng một loại ( Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu) mà lớn lên để thành hình da thịt, gân cốt, tạng-phủ đủ đầy. Như thế là một công việc khó khăn huyền-bí của đấng Tạo-hóa  đã bày ra. Tuy là một sự khó-khăn huyền-bí đối với ta , nhưng Tạo-hóa đã xếp đặt nên muôn sự  trong thiên-hạ đều phải có Nhân mới thành Quả  mà cái nhân đó thì: Loài nào theo loại đó mà thành quả. Nhân cây bưởi thì thành ra quả bưởi chớ không thể nào thành ra quả dừa , quả ổi được ( Đó là cái lý nhân nào quả nấy hay: “Chủng qua đắt qua,chủng đậu đắc đậu là như vậy ). Tuy cái nhân đó nhỏ bé hết sức, nhỏ đến nổi không có gì trong nó nữa ) mà trong bao-hàm đủ các cái căn-bản ( Lý-Tính ) của các thứ nguyên-tử  để thành cái cây toàn vẹn. (cây người ). Một khi đã hấp thụ được cái khí âm dương thành hình ( Mầm), tức là đã được cái cây nhỏ bé , rồi các nguyên-tử của các thứ để thành cùng gặp nhau mà thành lớn lên . Như vậy là việc thường hết cả trong thiên-hạ . Đó là công việc của Tạo-hóa thiên-nhiên giúp muôn vật , một công việc khó-khăn huyền-bí nhưng lại là thường tình (Đó gọi là thường đạo ). Một công việc thường nhưng không ai có thể tạo ra được, duy chỉ có Thượng-Đế sắp-đặt mà thôi. Trong cuộc sống , các việc đều là thường cả , nhưng trong đó lại có sự rất khó và phi-thường vậy. Và cũng ở cái đạo thường đó (Nhứt âm, nhứt dương chi vị đạo) mà trăm sự từ cái căn nguyên nhỏ bé  phát huy ra bao nhiêu ảnh-hưởng tốt-đẹp hay xấu-xa cho nhân loại và vạn-vật. Ta thường nói: “Cái xẩy nẩy cái ung”, ngụ-ý là cái nguyên-nhân sự vật bao giờ cũng nhỏ bé tí-ti mà sau lại nẩy ra cái quả to lớn . Với những lý-thuyết ở trên ta thấy rõ ràng cái nhân () cái quả của Phật-giáo : Nhân nào quả ấy không bao-giờ có sự sai lầm. Vì lẽ ấy Thánh-nhân khuyên người ta làm điều thiện, gieo hạt giống thiện (lành), tức là trồng cái cây THIỆN để sau này có cái quả thiện mà dùng vậy. (DKTK )

Chỉ ở chỗ sâu xa thâm-thúy đã nói ở trên của Thánh-nhân tức là nói về sự học vấn uyên thâm, tham bác muôn vật, thông suốt muôn sự , từ cái nguyên-nhân giản-dị cho đến cái kết-quả rối-reng của sự vật, biết được cái nhân-quả của sự vật ắt biết cái nguyên-hình của nó . Biết nhân-quả thì ắt biết cái chí-hướng của nó , như biết cái rễ hay cái mầm mới nhú lên như mọi cây khác . Như biết nó là loại mầm khoai lang thì nó chỉ là thứ rau bò trên mặt đất , không như mầm cây bá cây tùng sẽ mọc lên cao và thành cây to lớn . Vậy biết được nhân-quả thì rõ được cái chí hướng của sự vật. Như cái chí của rau lang là chỉ bò sát mặt đất, mà cái chí của tùng bá thì mọc hướng lên cao và hùng-vĩ. Cái chí là sự muốn đã thành của từng sự vật. Hóa cho nên Phàm các sự vật trên đời nên hiểu thấu được cái căn nguyên cho đến cái kết-quả ắt thông suốt được cái chí của thiên-hạ vậy .  Sự thông hiểu được cái chí của thiên-hạ như thế là do ở cái DUY TÂM của Thánh-nhân trong dịch-lý.

Biết được từ nguyên-nhân đến kết-quả của sự vật, ắt biết được những trạng thái biến-đổi từ cái mầm nhỏ yếu lúc đầu cho đến thành cái cây to lớn đã trãi qua bao nhiêu giai-đoạn biến-hóa đổi thay , tức là biết cái CƠ của sự vật ( 6 hào trong một quẻ Dịch). Hóa cho nên Thánh-nhân biết được cái cơ của sự vật thì biết được công việc của Thiên-hạ vậy.

Đây nói đến sự biết tột cùng của Thánh-nhân trong phạm-vi vô-vi hay Thần-linh. Đã đến chỗ hiểu-biết cùng-cực, tức là đã đến chỗ đại-quang-minh như các thần linh thì sự biết của Thánh-nhân ví như sinh-linh khí ( Khí Hư-vô) của trời-đất , có cái tính cách không mau mà lẹ, không đi mà đến. Như thế chẳng qua Thanh-nhân đã đến con đường Đại-quang-minh, tức là Đắc đạo thì sống cùng thiên-lý, tâm trí lúc nào cũng được bình-tĩnh , tinh-thần được nguyên-vẹn mà tham bác được hết cả sự vật trong thiên-hạ , trong vũ-trụ. Cho nên Lão-Tử nói rằng: “Thánh-nhân không ra khỏi ngõ , cũng có thể biết được thiên-hạ . Không ngó qua cửa sổ cũng có thể hiểu được thiên-hạ . Không đi xa mà biết, không thấy mà hay.”

Trương-hoành-cừ nói rằng: “Tâm tóm cả tính tình vậy”, và Trình-y-Xuyên cũng nói: “Ở Trời làm Mệnh, ở người làm Tính, luận cái sở chủ thì làm Tâm” . Chu-hối-Am nhân những thuyết ấy mà nói rằng: “Tính giả, tâm chi lý dã, tình giả tính chi động dã, tâm giả tính tình chi chủ .dã. Vị động vi tính, dĩ động vi tình , tâm tắc quán hồ động tĩnh nhi vô bất tại yên” ( Tính là cái lý của Tâm vậy, Tình là sự động của tính vậy, Tâm là cái chủ của tính-tình. Chưa động là Tính, động rồi là Tình, Tâm thì suốt cả động tĩnh mà không đâu là không có). Cái nghĩa chữ Tâm cốt ở sự làm chủ-tể, cho nên nói rằng: “ Lấy câu: Thiên-mệnh chi vị tính mà xem, thì Mệnh là tính, Trời là tâm. Tâm có cái nghĩa làm chủ tể . Song không nên không phân-biệt, mà cũng không nên nói thành ra hai cái. Chỉ nên nghĩ cho chính mà tự hiểu lấy cái ý làm chủ tể là được”. Có người hỏi rằng: “Có chủ thì thực, lại nói có chủ thì hư là thế nào?”.

- Rằng: “ Có chủ ở trong, cái ngoại-tà không vào được . Lấy cái lẽ: tự có chủ ở trong mà nói thì là thực, lấy cái lẽ: tự cái ngoại tà không vào được mà nói, thì gọi là hư.” ( Làm chủ được mình là thực, ngoại tà không xâm nhập vào được trong người mình là nói người đã đạt được Tâm Hư-Vô (hay Tâm không).

- Phải thế nào mới là tâm ?: - Ông nói rằng: “Tâm phải linh-hoạt, chu lưu không cùng mà không ngưng-trệ ở một chỗ nào. Tâm nên kiêm cả cái ý quảng-đại và lưu-hành, lại nên kiêm cả cái ý sinh . Như Trình-tử nói rằng: “Nhân giả thiên địa sinh vật chi tâm.” Chỉ có Trời-đất sinh ra vạn-vật thì mới quảng đại và mới lưu-hành, sinh-sinh không nghỉ.

Đã gọi là tâm là cái thống danh của tánh-tình, thì tâm cũng như tánh (Tính) có phần lý và phần khí . Ông lấy cái ý ấy mà giải nghĩa chữ ĐẠO-TÂM  道心 và nhân tâm ở câu “Nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi” trong Kinh Thư, và cho cái gì do lý mà phát ra là Đạo-tâm, cái gì do khí mà phát ra là nhân-tâm , cho nên nói rằng: “Cái tri-giác do nghĩa-lý phát ra, như biết nghĩa vua tôi , đạo cha con là đạo-tâm; cái tri-giác do thân-thể phát ra như biết đói thì ăn, khát thì uống là nhân tâm. Ông lại nói: “Gọi là người thì có hình khí, cái nhân-tâm quan-thiết với người . Đạo-tâm tuy có trước, nhưng bị nhân-tâm làm cách ra một tầng, cho nên khó thấy.” Vậy nên sự dạy của Thánh-nhân cốt lấy đạo-tâm làm chủ tể trong thân mình và để tiết  chế cái nhân-tâm.

b - NGUỒN GỐC CỦA TÁNH THIỆN

Từ thời vua Phục-hi  người ta đã thấy được quyền năng của Thượng-Đế là ánh-sáng Mặt Trời vì ở đâu có ánh sáng là ở đó có sự sống ở dạng hữu hình , mà hễ có hữu hình thì ắt có vô hình, cái “vô và hữu” luôn theo nhau và nương tựa vào nhau để làm nên cuộc sống và đưa cuộc sống con người đến chỗ tận thiện, tận mỹ đó là hồn và xác vậy.              

Nho-giáo có câu; “Nhân chi sơ tính bản thiện”.Chúng ta thấy rằng: “ con người thuở ban sơ lọt lòng mẹ thì đã có được cái bản tính Thiện rồi. như vậy cái gốc thiện là gì ?

Thế nào là Tính (tánh) ? Thế nào là Thiện (lành).
Chương V Hệ-từ Thượng-truyện viết: “ Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo, kế chi giả Thiện dã…”(Một âm, một Dương gọi là Đạo, tiếp nối( được cái đạo ấy) gọi là Thiện, thành (thực-hiện) được cái đạo ấy gọi là Tính).

Cái tính của Trời phú cho ta là Thiện, nếu có thành ra bất thiện là vì người ta không biết giữ lấy cái bản tâm, chứ cái nguồn gốc của Tính là không thể không thiện được.

Mạnh-tử nói: “Nhân giai hữu bất nhẫn nhân chi tâm: .Người ta ai cũng có cái lòng thương người, giá bất thình-lình người ta trông thấy đứa trẻ sắp rơi xuống giếng, thì ai cũng có lòng bồn chồn thương xót. Bồn chồn thương-xót không phải là vì trong bụng có ý muốn cầu thân với cha mẹ đứa trẻ ấy, không phải là vì muốn cho người làng xóm, bè bạn khen, không phải là sợ người ta chê cười. Xem như thế thì ai không có lòng trắc ẩn không phải là người; ai không có lòng tu-ố không phải là người, ai không có lòng từ-nhượng không phải là người; ai không có lòng thị-phi không phải là người. Lòng trắc-ẩn là cái mối của Nhân. Lòng tu-ố là cái mối của nghĩa, lòng từ-nhượng là cái mối của Lễ, lòng thị-phi là cái mối của Trí. Người ta có bốn mối ấy như có tứ thể vậy. Có bốn mối ấy mà tự bảo không sửa mình được là tự mình hại mình vậy. Đã có bốn mối ấy ở trong mình mình mà biết mở rộng ra cho thông, thì như lửa mới bắt đầu cháy, như suối mới bắt đầu chảy.

Nói đến tính thiện là nói cái bản nguyên tinh-thần , tức là cái thiên-lý của trời phú cho, chứ không phải là nói cái tính gồm cả tình-dục người ta.

A - Đạo nhân: Trời-đất lấy sự sinh ra vạn-vật làm tâm, mà người và vật sinh ra lại đều được cái tâm của Trời đất để làm tâm vậy. Cho nên nói cái đức của tâm , tuy sự tổng nhiếp quán-thông thì không có cái gì là không đủ, nhưng lấy một lời nói trùm cả thì nói Nhân nà thôi. Bởi cái tâm của Trời-đất có bốn đức là : Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh mà đức nguyên thống hết cả. Sự vận-hành thì có thứ bậc là : Xuân, Hạ, Thu, Đông mà cái khí Xuân sinh là thông suốt cả . Cái tâm của người ta cũng có 4 đức là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí mà Nhân thì bao-bọc hết cả . Sự phát-dụng thì có:Ái, Cung, Nghi, Biệt mà lòng trắc ẩn là suốt hết cả. Cho nên luận cái tâm của Trời-đất mà nói : Kiền nguyên, Khôn nguyên thì cái thể cái  dụng của bốn đức không đợi kể hết mà đủ; luận cái vi-diệu của tâm người ta mà nói Nhân là cái tâm của người, thì cái thể cái dụng của bốn đức không đợi kể hết mà gồm được suốt cả. Cái đạo của Nhân là cái tâm sinh vật của Trời đất , cứ có vật là có tâm. Lúc cái tình chưa phát ra, thì cái thể đã đủ, mà lúc cái tình đã phát ra, thì cái dụng không cùng. Nếu hiểu được mà giữ lấy Nhân thì cái nguồn của mọi điều thiện, cái gốc của trăm nết, không có điều gì là không ở đó . Bởi thế sự dạy của người học theo đạo Khổng cần khiến các học giả phải chăm chăm ở chỗ cầu đạo Nhân vậy. Khổng-tử nói rằng: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân” là nói: trừ ỏ cái tư tâm của mình, phục lại cái thiên-lý, thì cái thể của tâm ấy ở đâu mà chẳng có, cái dụng của tâm ấy ở đâu mà chẳng phát-hành ra. Lại nói: “Cư-xử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung”thì cũng là để còn cái tâm ấy vậy. Lại nói: “Sự thân hiếu, sự huynh để, cập vật thử” thì cũng là để phát hành cái tâm ấy vậy. Lại nói: “Cầu nhân đắc nhân”, thì nhường nước mà trốn, can ngăn sự chinh-phạt mà chịu chết đói , là làm cho không mất cái tâm. Lại nói: “Sát thân thành nhân” , thì muốn cái Nhân hơn sự sống, ghét cái bất-nhân hơn sự chết , là làm cho không hại cái tâm ấy . Cái tâm ấy là tâm gì? Ở Trời-đất là cái tâm đương-nhiên sinh vật, ở người là cái tâm hồn nhiên yêu người lợi vật, bao cả bốn đức mà suốt cả bốn mối vậy (Bốn đức: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Bốn mối: Trắc ẩn, tu ố, từ nhượng, thị phi). Nhân là đầu bốn mối mà trí thì có thể thành thỉ thành chung, như nguyên là trên cả bốn đức. Song nguyên không sinh ra ở nguyên mà sinh ra ở trinh , bởi vì cái hóa của thiên-địa không tụ-hợp thì không phát tán được ( phải có tinh cho đầy-đủ thì luyện tinh mới hóa khí được, tinh ở đây ví như nước sông biển, ao, hồ nhờ mặt trời rọi ánh dương quang xuống mới biến thành hơi để rồi thành ra mưa (tức là nước đã trở về nguồn) mà nuôi sống vạn vật ).

Nhân với trí giao-tế với nhau là cái cơ  cái trục của vạn-hóa . Cái lý ấy tuần-hoàn không cùng, cắn khít không hở . Cho nên không có trinh thì không lấy gì làm nguyên vậy.

Lấy ý trong kinh Dich mà giải nghĩa chữ Nhân trong 4 đức : Nhân, Nghĩa, Lề, Trí. Theo thuyết của Trình tử mà nói rút cái đại yếu của đạo Nhân là: “Nhân là cái tính của sự sinh, ái là cái tình của đạo nhân , hiếu để là cái dụng của đạo nhân. Công là cái thể của đạo nhân , như nói: “Khắc kỹ phục lễ vi nhân” vậy. Học giả lấy ba điều trên  thì khả dĩ biết được cái danh nghĩa của đạo Nhân, lấy một điều sau cùng, thì khả dĩ biết cái phương-pháp về sự dụng lực của đạo Nhân”.

Cái Nghĩa đạo Nhân phức tạp khó hiểu , cho nên mới ví: “Nhân như nước, Ái như cái nhuận của nước, Thứ như sự lưu-hành của nước .” Đại-ý, Nhân vẫn là một, nhưng hàm cả ái và thứ vậy.

Từ Khổng-tử về sau , các học-giả trong Nho-giáo thường nói đến chữ Nhân, nhưng chỉ hiểu mập-mờ là Ái hay là Thứ, chứ không ai giải rõ cái nghĩa chữ Nhân như Trình-minh-Hạo (Trình-tử)  và Chu-Hối-Am., và hiểu được đến chỗ sâu xa của chữ Nhân như thế. Mà chữ Nhân là cái yếu-điểm của Khổng học  ( Đó là Vô-cực, là Thái-cực, là Tiên-thiên Hư-vô chi khí, Là Đạo đó vậy mà Đao là nhị khí Âm-dương), hễ không đạt được hết các ý-nghĩa , thì đạo của Thánh-nhân vẫn không được sáng tỏ.
c - CỘI  NGUỒN CỦA ĐẠI-ĐẠO
LÀ BÁT-QUÁI.

Ngày xưa, người tìm sư học đạo phải khổ công lặn suối trèo non mà tìm thầy, tức là trò phải tìm thầy. Ngày nay thì Chí-Tôn (Ngọc-Hoàng Thượng-Đế ) đến khai “ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ” tại nước Việt-Nam, tỉnh Tây-ninh là gốc, là vùng đất thiêng-liêng mà Ngài ngự để gieo-truyền mối Đạo. Thật là điều  vạn hạnh cho dân tộc viêt-Nam ! May duyên thay cho những ai muốn tầm chơn lý giải-thoát . “Chi chi cũng tại Toà Thánh Tây-ninh mà thôi”.

Bát-quái là gì ? ( Bát-quái-đài là nơi Thầy ngự để cầm quyền thiêng-liêng mối đạo : PCT)

Đó là 8 cái căn-nguyên hiệp lại để hình thành cái nguyên-tử đầu tiên của muôn-vật ( Điểm linh-quang của con người). Tức là cái tiểu Thiên-địa thành tựu (Thánh-thai ).

Theo Einstein: Một đơn-tử (Monade) tức là một nguyên-tử. Tượng một nguyên-tử thì cũng có điện-hạch là Dương điện-tử và Âm điện-tử chạy chung-quanh dương điện hạch giống như một Thái-dương-hệ có các hành-tinh chạy chung quanh  mặt Trời. Hóa cho nên một vật lúc còn là cái nguyên-nhân của cái Bào-thai ắt gồm có tám thể huy-động, vận-chuyển theo như Thái-dương-hệ tức như cái Đại-thiên-địa, cơ sanh-hóa của vạn-vật dù nhỏ đến đâu mà mắt ta không thể thấy được, cũng phải có sự giao-hòa âm-dương của tám thể với nhau mới có sự biến thành , tức thành được cái nguyên (đầu) của bào-thai nhỏ bé hết sức  ( vì không còn có gì ở trong nó nữa) cực-tiểu (tiểu thành). Trong sách Đại-học Đức Phu-tử có nói: “ Vật hữu bản mạt, sự hữu chung thủy, tri sở tiên hậu tắc cận Đạo hỹ ”( 有本 : Vật có gốc ngọn, việc có đầu đuôi, biết chỗ trước sau thì gần được Đạo vậy).

Bát-quái mà tiểu-thành, tức là chỉ cái nội-quái là cái quẻ ở dưới làm cái nguồn (nguyên) gốc cho cả quẻ. Thế nên biết được cái trước (nguồn-gốc) của muôn việc , biết được cái gốc của muôn vật, ắt biết cái sau chót (Cái chung cuộc, cái quả, cái thành) của sự vật, và nếu biết gốc ngọn ( Trước sau, khởi Đầu và kết cuộc) của sự vật thì ắt hiểu biết những chuyện xãy ra trong vòng cái trước sau của sự vật , do đó mới có thể hiểu biết được  Thiên-lý tức là con đường đi ( ĐẠO: ) của từng sự vật, cho nên mới nói là gần Đạo .

Biết được sự vật, biết được số-mệnh của sự vật là bậc quang-minh sáng suốt đắc-đạo vậy. Bất cứ sự vật gì xãy ra trong cái thế-giới hữu hình hữu thể này đều phải theo Đạo luật-định của thiên-nhiên tạo-hóa mà tấn hay thối theo thời-gian.

Thiên-văn-học cũng dựa vào những sự ảnh-hưởng của các tinh-tú mà tính. Hóa cho nên biết được cái gốc ngọn , đầu đuôi của sự vật thì biết được cái cơ-vi (hành-tàng, guồng máy thiên-cơ) của Tạo-hóa . Bởi lẽ ấy một sự vật mà tám quẻ đã thành , tức như cái tiểu-thiên-địa thì ví như cái nguyên-đơn tử ( Vi-tế bào) của sự vật đã thành , hay là cái nhân đã thành của sự vật . Nên trong Dịch mới nói là tiểu-thành , là cái nhân sơ-khởi vậy.

d - PHÉP ĐỊNH TÂM

Định tâm là làm cho tâm được an ổn. Nói đến tâm là nói về chủ của tinh-thần, mà tinh-thần không có gì khác hơn là tư-tưởng vậy, tư-tưởng phải thanh-khiết, nhẹ-nhàng, không còn bị vọng-động bởi thất tình lôi kéo vào con đường truỵ lạc. mà phải biết hồi tâm hướng về con đường chân thiện thì lần lần tâm sẽ được an định.

        Tư-tưởng có một sức mạnh thần giao vượt khỏi thời gian và không gian, muốn đến là đến ngay, muốn đi là đi như chớp không có vật gì ngăn cản được. Tư-tưởng và chân-linh nếu hợp được với nhau thì con người sẽ sống trong vĩnh hằng không bao giờ bị hư hoại. Vì vậy mà người tu-hành tìm cách  làm cho Tinh, Khí, Thần hiệp một thì mới đắc Đạo. Tư tưởng ở dạng bán hữu hình, nó chính là cái Trí của người ta vậy.Người Phàm không ai thấy được, nhưng người tu dắc đạo thì sẽ thấy nó và biết được nó qua màu sắc của hào-quang mà nó phát ra. Nơi cổng vào Trí-huệ-Cung có câu đối liễn:
            Trí định Thiên-lương qui nhất bổn,
            Huệ thông Đạo-pháp độ quần sanh.

Cái trí huệ của người tu cũng là cái “ Chân không diệu hữu”.
Cái “Chân-không diệu-hữu” chỉ có được, là khi nào  Thân, khẩu, ý đã đạt đến cảnh giới hoàn toàn thanh-tịnh. Đạo-đức-kinh Lão-Tử cũng có câu tương tự như vậy: “ Nhân-dục tận tịnh Thiên-lý lưu-hành”. Chân-lý chỉ có một , ta có thể nói : “ Không Tôn-giáo nào qua Chân-lý”. Chân-lý là để sống chứ không phải để thuyết nghe chơi cho êm tai thì cũng không có tác dụng gì cho cuộc sống cả, mà suốt đời ta từ cái ăn đến lời nói, lúc suy-tư khi hành-động cũng phải theo chân-lý. Chúng ta sống không thể rời xa chân-lý dù chỉ phút giây nào , vì sao vậy ? Vì Chân-lý là ĐẠO là thức ăn duy nhất để nuôi linh-hồn  cũng như cơm nước là để nuôi thể xác . Cho nên, đã là người Hiền thì không thể sống xa rời Đạo-lý. Nguồn Đạo-lý là do tâm người mà phát ra, nên mới có câu nói: “Tâm tức Phật hay Tâm tích Phật” nên ghi khắc nó vào Tâm.:

Bác-nhã Tâm-kinh của Phật-giáo có câu:
 “Quán tự-tại Bồ-tát hành thâm Bác-Nhã Ba-La Mật-đa thời , chiếu kiến ngũ-uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”

Thánh-ngôn hiệp-tuyển Đức-Chí-Tôn có cho Thi:

Thầy,
Thành tâm niệm Phật (Phật hay Trời cũng cùng một  nguyên-lý).
Tịnh tịnh tịnh tịnh tịnh, ( Tâm phải thanh-tịnh)
Tịnh là vô nhứt vật,
Thành tâm hành Đạo.

TÂM-ĐẠO LÀ TÂM VÔ NGÃ

Tinh-thần vô ngã: Tâm thanh-tịnh (hay tâm VÔ): là lúc trở về nguồn-cội., là cỏi vĩnh-hằng, là cỏi tuyệt-đối, là cảnh Niết Bàn (Nỉrvana ).

- Yên lặng là nơi chỗ của quyền năng , vì yên lặng đồng nghĩa với quyền năng. Khi con người đạt đến chỗ im lặng trong tư tưởng thì họ đã đến chỗ mà tất cả đều là sự hợp nhất với quyền năng thiêng liêng. Con người có sức mạnh tư tưởng nhưng vì vô ý thức, họ đã để cho nó hao tán. Qưyền năng hao tán là Động () còn tập trung là Tĩnh (). Khi tập trung mọi sức mạnh tư tưởng vào một trung tâm sinh lực duy nhất, con người tiếp xúc với Thượng-đế. Khi hợp nhất với đấng thiêng liêng, ta hợp nhất với mọi quyền năng và đó là di sản tâm linh tối hậu. Phương pháp duy nhất để hoà hợp với đấng thiêng liêng, là tiếp xúc với ngài một cách ý thức, từ bỏ ngoại cảnh, để quay về với nội tâm, vì đấng thiêng liêng ẩn tàng trong tâm con người. Khi con người từ bỏ ảo giác của kiêu mạn, bản ngã, nhận thức sự vô minh, hèn kém của mình và sẵn sàng học hỏi, sửa đổi, đó là tu thân.

Người biết tu thân thì phải biết trau-dồi tâm của mình.
Dò theo đường chánh chớ sai lầm.
Biết đạo cần trau một chữ Tâm
Tiên Phật nơi mình đâu phải khó,
Khó do chẳng trọn tấm chơn thành. (TNHT)

 Người ta không thể dạy bảo điều gì cho những cá nhân kiêu căng, tự phụ, vì chỉ có người khiêm tốn mới thấy được chân lý. Đấng thiêng liêng không nghe các lời cầu xin ồn ào, lập đi lập lại mà chỉ nghe những lời cầu nguyện chân thành của những kẻ đến với ngài bằng trái tim, sùng kính ngài bằng tâm hồn và sự im lặng. Kẻ nào tiếp xúc với ngài trong ầm thầm sẽ nhận biết quyền năng của ngài do sự thực hiện các điều mong muốn của họ.

- Minh triết phát sanh từ sự yên lặng. Thượng đế không cần ta phải tuyên dương ngài một cách ồn ào hay bằng một ngôn ngữ gì. Khi một tín đồ thành tâm trong tĩnh lặng, y sẽ hoà hợp tư tưởng với ảnh hưởng thiêng liêng; và ảnh hưởng này chỉ có thể nhận biết được khi lòng ta vắng lặng. Khi tâm hồn hoàn toàn an tĩnh, ta có thể tự phân tích mình, trau dồi phẩm hạnh và đón nhận những mặc khải từ cõi trên. Chỉ trong sự vắng lặng, con người mới ý thức năng lực trong mình, và chung quanh mình. Chỉ trong yên lặng các quyền năng tiềm ẩn mới phát sinh và nẩy nở. Tâm có an thì việc bên ngoài mới không vọng động, dục vọng mới chịu yên tĩnh. Con người có giải thoát các ồn ào, náo nhiệt bên ngoài, thì mới đón nhận được các hoà âm tuyệt diệu đến từ cõi vô biên. Con người cần khám phá rằng hạnh phúc ở trong tâm mình. Hiện nay phần lớn đều tìm kiếm hạnh phúc bên ngoài, nhưng ngoại cảnh chỉ đem lại các giải trí trong chốc lát, thay vì hạnh phúc vô biên. Tất cả phương pháp tìm kiếm bên ngoài đều vô vọng. Con người phải biết quay về nội tâm vì mọi hình tướng, nghi thức đều là sự áp chế.

Làm sao tìm thấy điều gì khi ngồi yên lặng ?
Khi ngồi yên-lặng Con người sẽ dần dần ý thức được chính mình. Dĩ nhiên, điều này đòi hỏi một thời gian. Nhưng Họ sẽ tìm thấy ở mình một thứ hạnh phúc không lệ thuộc ngoại vật, cũng không lệ thuộc tha nhân. Một tâm trạng giải thoát không ai có thể cướp được, đó là tâm trạng “tôn giáo”, kết tinh bởi sự nẩy nở, thăng hoa các ý thức sâu kín trong nội tâm. Con người sẽ tự mình tìm thấy câu giải đáp khi họ ý thức thực chất của chính mình, và ảnh hưởng cao cả của Thượng- đế. Chỉ khi đó, mọi sự tìm kiếm ở ngoại cảnh sẽ chấm dứt.

2 - LUYỆN TAM THỂ XÁC THÂN

a -THỂ VÍA (cái Trí).

Các ông hiểu thế nào về sự cấu tạo của con người. Trong lúc tỉnh, thể vía là cây cầu cho tâm thức. Mọi sự va chạm, rung động, cảm xúc bên ngoài do hệ thần kinh giao cảm, được thể vía chuyển vào tâm thức, sau đó mới ghi nhận ở khối óc. Bằng chứng là ta suy nghĩ trước khi ta hành động có phải không ? Nguyên nhân giấc ngủ là sự mệt mỏi của thể xác. Nó cần phục hồi sức khoẻ nên nằm yên, nhưng thể vía lại khác. Nó vẫn hoạt động vì bằng chứng là đôi khi ngủ say nhưng ta vẫn ý thức mọi việc xảy ra chung quanh, có đúng thế không ? Thể vía luôn rung động để đáp ứng với hoàn cảnh chung quanh, vì tính chất này nó rất mẫn cảm với các rung động của bản năng, ham muốn, dục vọng. Các tính xấu như giận hờn, oán ghét chẳng qua là sự cô đọng của tư tưởng mà thôi. Sự quen của tư tưởng.

Tư-tưởng thanh cao cũng như hèn hạ đều bị thu hút vào thể vía và trực tiếp ảnh hưởng đến cô đọng này tạo thành một lớp vỏ bao trùm lên thể vía, và ảnh hưởng của nó. Do đó, tính tình con người chỉ là một thói tình cảm con người. Bằng chứng là một người có tâm hồn thanh khiết không thể hợp với những nơi ồn ào náo nhiệt, ngược lại kẻ có tâm hồn náo động không thể chịu nơi vắng vẻ, êm đềm. Có người tự hỏi, tại sao họ không thể ngồi yên một chỗ, không thể tu tập các pháp môn thiền quán ? Ấy vì thể vía họ lao chao, giao động. Họ cần biết cách chủ trị tình cảm, thanh lọc thể vía. Các món đồ ăn nặng trọc như thịt cá, rượu, các chất kích thích cũng đem vào thể vía những phần nặng trọc. Người tu phải triệt để từ bỏ các món ăn này, vì nó rất có hại cho việc tham thiền, quán tưởng. Thể xác và thể vía liên lạc với nhau qua bảy trung tâm giao điểm sinh lực gọi là Luân xa (Prana) Tại đây, có một tấm màn cấu tạo bằng nguyên tử cõi trần để ngăn chận ảnh hưởng cõi âm.( Thể phách hay chơn-thần còn gọi là hào-quang ) Vì thế, ký ức và sinh hoạt lúc ngủ không chuyển sang khối óc vật chất. Tuy nhiên, đôi khi ngủ dậy ta vẫn mường tượng có một cái gì mà không sao nhớ được. Đối với một người bình thường thì luân xa không thức động nên tấm màn này khép chặt, nhưng rượu, thịt, các chất kích thích có thể phá hoại tấm màn này khiến nó bị rách và ảnh hưởng cõi âm có thể chuyển qua cõi trần khiến y bị điên khùng hay rối loạn hệ thần kinh. Có khi cá nhân mất tự chủ, bị các loài ma quỷ nhập vào sai khiến.

Sự khai mở quyền năng thuộc phạm vi tâm thức, trước khi mở tâm phải tinh luyện các thể đã. Nếu chưa thanh lọc được các thể thì đừng nói đến khai mở bất cứ một giác quan nào.

Vậy ta phải luyện các thể bằng cách nào ?
Tinh luyện thể trí bằng sự suy tư chân chính.( Hãy học Kinh Dịch). Trí tưởng tượng con người là một công cụ sáng tạo hữu hiệu. Khi ta suy tư, tưởng tượng, ta vô tình xây dựng thể trí. Nếu ta chỉ suy tư những điều tốt lành, cao thượng thì ta đã luyện trí rồi. Sau thể trí là thể vía, thể này chỉ luyện bằng cách ham muốn chân chính. Hãy ham mê các điều cao thượng thì tự khắc thể vía sẽ phát triển. ( Thể-hiện sự thương yêu chúng-sinh). Có người hỏi:

Tư tưởng cao thượng và ham muốn chân chính là những điều trừu tượng, làm sao có thể làm được…
Đa số mọi người quan niệm như thế nên chả khi nào tiến bộ được. Con người muốn quyền năng, giải thoát nhưng chỉ chờ đợi một phép lạ, một tha lực ngoại giới, chứ không tự tin rằng mình có khả năng làm những việc đó.
- Dù tôi muốn thanh lọc các thể thì cũng phải có một phương pháp, một sự hướng dẫn, một kỹ thuật nào đó, chứ nói một cách trừu tượng thì ai nói chẳng được.
- Theo sự hiểu biết của tôi thì tôn giáo nào cũng dạy những điều cao đẹp và áp dụng những lời dạy này. Đây cũng là một phương pháp, kỹ thuật thanh lọc các thể .
- Như vậy, ông theo phương pháp nào ? Hãy nói về kinh nghiệm của ông đã…

H… trầm ngâm rồi gật đầu :
Được lắm, tôi được truyền thụ phương pháp này tại một tu viện ở Tây Tạng, nên chịu ảnh hưởng Phật giáo rất nhiều. Thứ nhất là luyện thể xác, phải biết cách kiểm soát, kiềm chế thể xác hoàn toàn, quy định mọi hoạt động như ăn, uống, ngủ cho thật đúng. Thức ăn được phân làm ba loại : tỉnh, động và điều hoà. Người tập phải tránh đồ ăn “tỉnh” vì nó làm thể xác hôn mê, lười biếng, bất động. Các thức ăn có đặc tính “tỉnh” là các món đang lên men, các thứ đồ khô, các loại rượu. Các món ăn có đặc tính “động”, như thịt, cá, thường đem lại các kích thích hăng hái nhất thời, xác chết thú vật gồm nhiều nguyên tử nặng nề bởi các thú tính thấp hèn không thích hợp cho việc tu hành, thanh lọc. Chỉ có các món ăn “điều hoà” là thứ có khả năng tăng trưởng, chứa nhiều sự sống như ngũ cốc, vì nó đâm mầm, nẩy lộc, các loại trái cây vốn tràn đầy nhựa sống, các loại rau cỏ vốn hấp thụ khí thái dương cần thiết cho một thể xác cường tráng, nhạy cảm
b - ĐIỀU-HÒA HƠI THỞ

Sau việc ăn uống, còn phải thở hít, hô hấp cho đúng cách. Khoa học chứng minh con người sống được là nhờ hơi thở nhưng thật ra đó nhờ sinh khí (prana). Chính các sinh khí này thấm nhuần khắp cơ thể, mang sự sống đến khắp tế bào. Prana xuất phát từ ánh sáng mặt trời, nó rung động và pha trộn trong không khí. Bằng cách hô hấp thật sâu, thong thả. Prana sẽ thấm vào thần kinh hệ và lưu thông khắp châu thân, mang sự sống khắp xác thể. Chính các Prana tích tụ trong hệ thần kinh tạo ra luồng “nhân điện”, một yếu tố quan trọng của sự sống.

Tóm lại, dinh dưỡng đúng cách bằng các món ăn có đặc tính “điều hoà”, tập thở hít đúng cách là phương pháp tinh luyện thể xác vô cùng quan trọng. Như các ông thấy, phương pháp này không có gì trái với khoa học hiện tại. Cách thực hành có thể khác nhau tuỳ cá nhân, người gọi là thể dục, kẻ gọi là thiền định, điều này không quan trọng vì căn bản chính chỉ nhằm đem lại một thể xác lành mạnh, cường tráng. Người luyện thể xác cần sống nơi thoáng khí, nhiều ánh sáng mặt trời để đón nhận các sinh lực prana, nhằm bổ túc luồng nhân điện. Các món ăn như thịt cá mang lại các rung động thô bạo, khiến luồng nhân điện này chạy loạn lên khó kiểm soát, gây nên các bệnh tật hoặc phá hoại hệ thần kinh. Các món ăn “tĩnh” như rượu làm tê liệt bộ thần kinh khiến luồng nhân điện bị ngắt quảng không đều, ngăn trở các sinh khí prana lưu thông mang sinh lực nuôi thể xác, gây nên nhiều hậu quả không tốt.
c – CHƠN THẦN.

Cái  Vía của con người còn gọi là đệ nhị xác thân hay cái trí cũng thế. Cái vía hoạt-động như thế nào ? chúng ta nghe lời dạy của Chí-Tôn về việc:
Thủ cơ - Chấp bút
Thủ cơ hay là chấp bút phải để cho thần, tâm tịnh mới xuất Chơn Thần ra khỏi phách, đặng đến hầu Thầy nghe dạy.

Khi chấp thủ thì tay tuân theo Chơn Thần nói lại mà viết ra, mường tượng như con đặt để, con hiểu đặng vậy.

Chơn Thần là gì?
Là nhị xác thân (périsprit), là xác thân thiêng liêng. Khi còn ở nơi xác phàm thì rất khó xuất riêng ra đặng, bị xác phàm kéo níu.

Cái Chơn Thần ấy của các Thánh, Tiên, Phật là huyền diệu vô cùng, bất tiêu, bất diệt. Bậc chơn tu khi còn xác phàm nơi mình, như đắc đạo, có thể xuất ra trước buổi chết mà vân du Thiên ngoại. Cái Chơn Thần ấy mới đặng phép đến trước mặt Thầy (Chơn-thần chính là xác thân thiêng-liêng của người tu).

Như chấp cơ mà mê, thì Chơn Thần ra trọn vẹn khỏi xác. Thầy mới dạy nó viết chữ chi đó, nó đồ theo, Thầy nói tên chữ, xác nó cầm cơ viết ra; người đọc trật chữ nó nghe đặng, không chịu, Thầy buộc viết lại và rầy kẻ đọc trật ấy.

Còn chấp bút, khi Thầy đến thì làm cho Thần con bất định một lát, cho Thần xuất ra nghe Thầy dạy, còn tay con tuân theo mà viết, ấy là một phần của con, một phần của Thầy hiệp nhứt, mới thấu đáo Càn Khôn, tinh thông vạn vật đặng.

Trước khi thủ cơ hay là chấp bút, thì phải thay y phục cho sạch sẽ, trang hoàng, tắm gội cho tinh khiết, rồi mới đặng đến trước Bửu Ðiện mà hành sự; chớ nên thiếu sót mà thất lễ. Nếu chấp cơ thì phải để ý thanh bạch, không đặng tưởng đến việc phàm. Tay chấp cơ cũng phải xông hương khử trược, tịnh tâm một lát, rồi phải để tinh thần tinh tấn mà xuất ngoại xác đến hầu dạy việc. Phải có một Chơn Linh tinh tấn mới mầu nhiệm, huyền diệu, phải trường trai mới đặng Linh Hồn tinh tấn; phải tập tành chí Thánh, Tiên, Phật, mới phò cơ dạy đạo cả chúng sanh. Kẻ phò cơ, chấp bút cũng như tướng soái của Thầy để truyền đạo cho thiên hạ. Các con đừng tưởng việc bút cơ là việc tầm thường. Còn việc truyền thần lấy điển quang, thì ai ai cũng có điển trong mình, nó tiếp điển ngoài rồi Thần của nó viết ra, có khi trúng, có khi trật.
Vậy khi nào chấp cơ thì phải đợi lịnh Thầy rồi sẽ thi hành.

d - HAI  XÁC THÂN CỦA MỘT NGƯỜI.
(một xác phàm và một xác thánh).
Lời dạy của Chí-Tôn:
          Hỉ chư môn đệ, chư ái nữ.
         Ðại hỉ! Ðại hỉ!
         Ngọc Ðầu Sư khả tu truyền Pháp, thuyết Ðạo.
Kẻ nào trai giới đặng mười ngày đổ lên, thọ bửu pháp đặng.
        Chư môn đệ phải trai giới.
        Vì tại sao?

Chẳng phải Thầy còn buộc theo Cựu Luật, song luật ấy rất nên quí báu, không giữ chẳng hề thành Tiên Phật đặng.

Thầy cắt nghĩa:
Mỗi kẻ phàm dưới thế nầy đều có hai xác thân. Một phàm gọi là corporel. Còn một thiêng liêng gọi là spirituel. Mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra nên gọi nó là bán hữu hình, vì có thể thấy đặng mà cũng có thể không thấy đặng.

Cái xác vô hình huyền diệu thiêng liêng ấy do nơi Tinh, Khí, Thần mà luyện thành.
Nó nhẹ nhàng hơn không khí (nó được cấu tạo bằng chất dĩ thái tức khí Éther) Khi nơi xác phàm xuất ra, thì lấy hình ảnh của xác phàm như khuôn in rập. Còn khi đắc đạo mà có Tinh-Khí, không có Thần thì không thế nhập mà hằng sống đặng.

Còn có Thần không có Tinh-Khí thì khó huờn đặng Nhị xác thân.
Vậy ba món báu ấy phải hiệp mới đặng.
Nó vẫn là chất tức hiệp với không khí Tiên Thiên, mà trong Khí Tiên Thiên thì hằng có điển quang. Cái Chơn Thần buộc phải tinh tấn trong sạch mới nhẹ hơn không khí ra khỏi ngoài Càn Khôn đặng.

Nó phải có bổn nguyên chí Thánh, chí Tiên, chí Phật, mới xuất Thánh, Tiên, Phật đặng.
Phải có một thân phàm tinh khiết mới xuất Chơn Thần tinh khiết.

Nếu như các con còn ăn mặn luyện đạo rủi có ấn chứng thì làm sao mà giải tán cho đặng?
Như rủi bị huờn, thì đến khi đắc đạo, cái trược khí ấy vẫn còn, mà trược khí thì lại là vật chất tiếp điển (bon conducteur d'électricité) thì chưa ra khỏi lằn không khí đã bị sét đánh tiêu diệt. Còn như biết khôn thì ẩn núp tại thế mà làm một bậc Nhân Tiên thì kiếp đọa trần cũng còn chưa mãn.
Vì vậy Thầy buộc các con phải trường trai mới đặng luyện đạo.

e - THỰC-HÀNH

Sau khi thanh lọc thể xác, ta bắt đầu luyện đến thể vía. Thể vía là trung tâm của tình cảm, một khi tình cảm trong sạch, vị tha, bác ái, đương nhiên các chất thanh nhẹ sẽ được hấp thụ vào và các chất nặng trọc, xấu xa sẽ bị đào thải ra ngoài, theo một nguyên lý giống như sự thấm lọc (osmose). Khi thể vía thanh cao, nó sẽ rung động với các tư tưởng cao thượng mang tâm thức lên một bình diện cao hơn. Khi sự rung động đến một chu kỳ nào đó, các giác quan thể vía bắt đầu khai mở tự nhiên, con người sẽ bắt đầu có quyền năng đặc biệt. Nói một cách khoa học hơn, các giác quan thể vía chỉ hoạt động ở một chu kỳ và chỉ khi nào thể vía rung động đúng chu kỳ này nó mới được đánh thức để hoạt động. Thể vía chỉ có thể rung động ở chu kỳ này vì nó được cấu tạo bằng những nguyên tử thật thanh, nhẹ, khi những nguyên tử nặng trọc bị khu trục hết. Điều này chỉ xảy ra khi con người chỉ có các tình cảm cao thượng, lòng bác ái tốt lành bao trùm mọi vật. Đó là bí quyết cách luyện thể vía.

Khi bảy giác quan của thể vía hoạt động, nó sẽ khai mở một số bí huyệt để luồng hoả hầu Kundalini thức giấc. Khi luồng hoả hầu này chạy dọc theo xương sống lên đỉnh đầu, nó sẽ thúc đẩy, khai mở thể trí khiến nó khai triển để hợp nhất với chân thần. Khi thể trí khai triển, mở lớn ra nó sẽ khởi sự tiêu diệt cái phàm ngã ích kỷ của con người để hướng đến các điều thánh thiện. Đây là một giai đoạn vô cùng khó khăn, rất ít ai vượt qua nổi. Danh từ Phật giáo gọi là Phật tánh biểu lộ, danh từ Thiên chúa giáo gọi là quên mình để hoà nhập với đấng cứu thế, danh từ Ấn giáo gọi là sự hợp nhất với Chân Ngã.( theo công-thức tính năng-lượng: E (energie)= m (masse).C2 thì : khi m=1 thì E=C2 ). Nói một cách giản dị thì đây là lúc trí tuệ quy kết các tư tưởng và hoạt động về tình huynh đệ, bác ái nhu thuận, từ bi, trí tuệ, vị tha, hỷ xả để kết tinh thành chân ngã. Khi phàm ngã (tức khối m= 3 ở một người phàm phu đã nói ở trên) hoàn toàn bị huỷ diệt( tức m=1) là hạt nhân nguyên tử, là proton là chất thuần dương) các thể cũng hoàn toàn được thanh lọc thì không còn sự phân biệt giữa ta và tha nhân, giữa chủ thể và đối tượng mà tất cả đều là một. Thể trí không còn tính cách cá nhân mà đã thành “đại trí”, hay trí tuệ “bát nhã”. Tâm thức cũng không còn là tâm cá nhân mà thành tâm thức “bồ đề”, hoà hợp hoàn toàn với tâm thức vũ trụ. Cả tâm lẫn trí mở rộng đón nhận ánh sáng chân lý mà không còn phải học hỏi, lý luận gì nữa. Đây chính là giai đoạn giác ngộ của người tu. Họ trở nên một đấng siêu nhân, một vị Tổ, một vị Thánh (Đó là “Nguyên-tử phụng-sự hòa-bình” theo đúng lời thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp)…

Các kinh nghiệm quý báu, thiêng liêng đó chỉ có các bậc giác ngộ rồi mới hiểu được. Không một vị thánh nào vỗ ngực tự xưng đã đạt quả vị này hay quyền năng nọ. Khi đã giác ngộ thì chức tước, danh vọng, địa vị đâu có nghĩa lý gì nữa, vì họ đâu còn bản ngã thấp hèn như chúng ta để phân biệt. Chỉ có các “bậc lừa bịp”, các tu sĩ giả mạo (chỉ có lốt đạo) mới thích danh vọng, chức tước , vì bản ngã họ còn to lớn và cần các danh xưng, địa vị để lừa bịp tín đồ nhẹ dạ..
- Trên nguyên tắc thì như vậy, nhưng còn phương pháp, kỹ thuật thì sao ?
- Phương pháp, kỹ thuật thì rất nhiều, con đường đến chân lý cũng thế, tuỳ theo nhân duyên, căn cơ cá nhân không thể áp dụng một kỹ thuật nào cứng nhắc được. Phương pháp, kỹ thuật có thể khác nhau, nhưng nguyên tắc chỉ có một. Sự thật là chân lý luôn luôn được truyền dạy dưới hình thức này hay hình thức khác., tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện. Phương pháp tuy khác nhưng chân lý vẫn là một giống như nước suối hay nước sông vẫn là nước mà thôi. (Tuỳ duyên bất biến).

3 - ĐỨC-TIN VÔ-ĐỐI.

Kinh điển hay tôn giáo có thể khác nhau về hình thức nhưng vẫn có điểm tương đồng mà ta phải chấp nhận. Đó là chân-lý giải-thoát. Một vị chân-tu nào cũng muốn đạt được chân-lý giải-thoát cho mình trước hết rồi mới có thể giải-thoát cho chúng sanh sau.

Con đường đạo đòi hỏi một đức tin, nhưng không phải nhắm mắt tin tưởng bừa bãi. Đức tin chỉ đến sau khi người tìm đạo tự mình nhận thức rõ ràng, sau khi hiểu biết chứng nghiệm nó một cách rốt ráo. Các ông là những khoa học gia, không đời nào các ông tin tưởng một sự kiện gì nếu không kiểm chứng rõ ràng. Sự nghi ngờ là một điều cần thiết, nhưng nếu có những sự kiện mà khoa học không thể chứng minh hay chưa thể chứng minh được, các ông sẽ phải làm gì ? Phủ nhận chăng ? Nếu phủ nhận, các ông đã bỏ qua một cơ hội tìm hiểu nghiên cứu. Nếu chấp nhận mà không kiểm chứng thì các ông đã mù quáng tin tưởng bừa bãi. Tôi không mong các ông phải tin tưởng những điều tôi trình bày, nhưng mong các ông hãy suy gẫm, nghiên cứu nó. Nếu chưa thể sử dụng các dụng cụ khoa học thực nghiệm để chứng minh thì hãy sử dụng lý trí, trực giác, vì sự nghiên cứu cõi âm là một khoa học, chứ không phải một sự tin tưởng bừa bãi. Kiến thức về cõi giới này sẽ giúp đỡ nhiều người, tôi tin rằng trong một ngày không xa sẽ có nhiều cuộc nghiên cứu về đối tượng này (điều này ngày nay đã được thể hiện qua Cơ-bút của Đạo Cao-Đài).

Khi trình độ con người chưa đến lúc, thì có những điều chưa thể công bố được. Các bậc giáo chủ ngày trước đã giảng dạy chân lý làm thành hai phần, Công truyền và Bí truyền . Tại sao các ngài lại dạy riêng cho một thiểu số môn đồ giáo lý Bí truyền ? Phải chăng các ngài biết chỉ một thiểu số người mới có thể lãnh hội được những điều ngài giảng dạy. Khoa học nghiên cứu về cõi âm cũng có những sự nguy hiểm riêng của nó, không thể truyền dạy bừa bãi cho tất cả mọi người.
- Xin ông giải thích rõ hơn về việc này, tại sao lại nguy hiểm ?
- Tôi vừa trình bày cho các ông một phương pháp tinh luyện các thể như tôi đã được truyền dạy. Dĩ nhiên, còn có nhiều phương pháp khác cũng mang lại các kết quả tương tự nhưng cứu cánh lại khác hẳn. Có hàng trăm phương pháp phát triển năng khiếu thần thông, nhưng người tu phải hiểu rằng quyền năng chỉ là những phương tiện thấp thỏi, giúp ta mở rộng kiến thức. Quyền năng không bao giờ là một cứu cánh, một mục đích. Sự tham luyến, vọng tưởng sẽ đưa người có quyền năng vào ma đạo. Người tu hành cần ý thức rõ rệt rằng chỉ khi nào phàm ngã hoàn toàn bị tiêu diệt thì con người mới thoát khỏi ảo ảnh của màn vô minh và thực sự chứng nghiệm chân lý (coi như mình đã chết Đời để hoàn toàn sống Đạo). Quyền năng càng cao ta càng phải lập hạnh, nghiêm khắc giữ gìn đề cao cảnh giác các ảo ảnh của vô minh…

Ảo ảnh vô minh là sao ? Ông nói đến vô minh như một cái gì trừu tượng, liệu ông có thể lấy một thí dụ dễ hiểu hơn không vì danh từ này còn xa lạ với chúng tôi ?

Hãy lấy thí dụ một người tu hành công phu khổ luyện đã bắt đầu khai mở vài quyền năng thô thiển như Thần Nhãn chẳng hạn. Vì số người có quyền năng này ở cõi trần rất ít, người đó tưởng mình tiến bộ vượt bực, đã trở nên một đấng này, đấng nọ. Lòng kiêu căng phát triển xúi dục họ nghĩ rằng mình đã đắc quả vị lớn lao, đã được giao phó các sứ mạng cao cả. Họ tự phong cho mình những chức tước, danh vọng hoặc đôi khi tín đồ xưng tụng cho họ là đấng này, đấng nọ, thì họ cũng chấp nhận tuốt. Họ nghĩ mình đã sáng suốt, cao cả thì còn lầm lạc thế nào được nữa… Họ đâu hiểu rằng trong cõi âm có rất nhiều vong linh bất hảo hay tìm cách hướng dẫn sai lạc những người non nớt vừa bắt đầu khai mở quyền năng ( chính vì chỗ này mà Chí-Tôn cấm Cơ-Bút). Dĩ nhiên với trí tuệ nông cạn, họ không có một tiêu chuẩn nào để xét đoán, hiểu biết những hiện tượng, những điều họ nhìn thấy và trắc nghiệm xem điều đó có hợp với chân lý hay không ? Bởi thế họ dễ bị lung lạc để trở nên một tay sai đắc lực của các vong linh, ma quỷ, các sinh vật vô hình. Như các ông đã thấy những pháp sư, thầy phù thuỷ, các tu sĩ thiếu sáng suốt, thiếu công phu tu hành, thiếu trì giới, đều rơi vào cạm bẫy của vô minh cả. Họ có một vài quyền năng thật nhưng không sử dụng nó vào mục đích giúp đời mà sử dụng vào các việc ích kỷ hại nhân…

- Nhưng làm sao tránh được các điều này ? Làm sao một người mới bắt đầu có quyền năng biết được những điều mình nhìn thấy không phải là ảo ảnh của vô minh, những điều mình chứng nghiệm không phải sự truyền dạy vu vơ của loài sinh vật vô hình ?

Người nào sống một đời tinh khiết về tư tưởng và hành động, không bị ô nhiễm bởi ích kỷ thì sẽ được che chở. Với các rung động thanh cao, các ảnh hưởng xấu không thể xâm nhập, các vong linh bất hảo thấy người đó không có gì để chúng lợi dụng được. Trái lại, một người còn nhiều tham vọng, thiếu công phu trì giới thì chính sự rung động bất thiện phát xuất từ nội tâm người đó, sẽ hấp dẫn các vong linh, ma quái đến quanh. Trong họ còn đầy đủ các khí cụ như Tham, Sân, Si, ích kỷ, mê muội thì quá dễ dàng để các vong linh lợi dụng. Một tu sĩ bất cứ tôn giáo nào cũng đều phải giữ giới, tuân các điều răn vì các bậc giáo chủ sáng lập tôn giáo đã đi qua con đường đó, đã biết các hiểm nguy và đặt ra cấm điều để cho người theo sau biết đường mà tránh.( Điều này có liên-quan đến Cơ-bút của Đạo Cao-Đài).

Nhưng các lối tu luyện thần thông vào mục đích nhất định như chữa bệnh thì sao ?
Điều này tuỳ tâm thức người luyện, nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì bất cứ lối tập luyện nào thiếu sự đứng đắn đều đưa vào con đường nguy hiểm. Các ông nên biết một khi có quyền năng, dù là một quyền năng hạ cấp rất thô thiển, kẻ sử dụng nó đều có thể làm nhiều việc mà người bình thường cho là “phi thường”.

4 – CHÁNH TÂM VÀ TÀ TÂM.

Làm thế nào phân biệt được hai nẽo chánh tà?
Ông nói điều xấu, điều tốt như có một tiêu chuẩn rõ ràng vậy. Tại sao ông không nghĩ xấu hay tốt chỉ là những điều tương đối. Một điều người Âu cho là vô lý có thể người Á châu lại chấp nhận như một sự kiện hữu lý.

Đúng thế, quan niệm xấu tốt, thiện ác ít nhiều chịu ảnh hưởng xã hội, nhưng vượt lên cao hơn nữa, chúng ta vẫn có luật vũ-trụ kia mà.

Theo sự hiểu biết của tôi, thì có hai con đường: Chánh đạo và Tà đạo. Con người làm chuyện tà đạo là khi y dùng quyền năng tiềm tàng của mình để mưu lợi riêng cho sự phát triển cá nhân, và sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của kẻ khác. Phát triển cá nhân ở đây có nghĩa là sự bành trướng về giác quan, cảm xúc hay tri thức của cá nhân, mà không kể gì đến sự thiệt hại cho kẻ khác. Một người lợi dụng sự ngu dốt, yếu đuối của kẻ khác để thu lấy ít lợi lộc về tiền bạc hay thoả mãn tham vọng cá nhân tức là đang đi trên con đường tà đạo. Nếu y có chút quyền năng, y sẽ trở nên ghê gớm như thế nào. Trong khi phụng sự, con người sẵn sàng hy sinh ? Chánh đạo cũng là việc sử dụng những quyền năng của mình, nhưng để phụng sự nhân loại, hy-sinh mọi tiện nghi, tham vọng cá nhân mình để làm việc hữu ích cho kẻ khác. Kẻ phụng sự dứt tuyệt các thú vui về giác quan, từ bỏ mọi tôn kính chính đáng mà y có quyền hưởng thụ, dẹp bỏ cái phàm ngã cá nhân, chỉ nên chú trọng đến mục đích đạt đến sự toàn thiện. Tà đạo sử dụng quyền năng qua các hình thức lễ nghi, cúng bái trợ lực để tạo nên các đoàn thể hình thức. Các hình thức này có thể là vật chất hay một tổ chức mà công cụ của nó không phải lo cho đời sống hay một lý tưởng cao thượng mà chỉ là một hình thức phát biểu cho quan niệm riêng của mình. Chánh đạo là sử dụng các quyền năng cố hữu của bản chất con người để vượt qua mọi hạn định của hình thức. Để giải thoát tâm hồn khỏi các trói buộc của cảm giác, của sự tưởng tượng hay xu hướng nhất thời. Để tránh các cám dỗ, lừa gạt của vô minh, để phục vụ cái phần tử thiêng liêng của bản thể vũ trụ. Một người nghiên cứu huyền môn có thể đi trên đường chánh cũng như tà. Họ có thể tìm cách phát triển cá nhân qua sự tự chủ gắt gao để khai mở các quyền năng, thu thập kiến thức. Họ cũng có thể ao ước cõi thiên đàng mở rộng trong lòng mọi người, và chính trong họ, qua các hành động bác ái, vị tha. Trong hai trường hợp, hạng đầu cầu mong kiến thức, quyền năng; hạng sau muốn trở nên người hữu dụng. Càng đi xa thì sự tiến bộ càng khác biệt. Người sử dụng kiến thức, quyền năng để phụng sự, sẽ trở nên một bậc “Bồ Tát” (Bodhisattva), và chỉ có trái tim Bồ Tát mới là ánh sáng soi đưòng, chỉ lối giúp họ đi trọn vẹn con đường đạo. Người cầu trí thức cho mình chỉ quanh quẩn trong phạm trù cá nhân một lúc, thiếu từ bi, trí tuệ, y rất dễ bị sa ngã vào ma đạo lúc nào không hay. Không có trí tuệ bát nhã soi đường, y dễ trở thành nạn nhân của vô minh. Điều này cũng như một người đi biển mà không có bản đồ, la bàn định hướng, mà đi bừa bãi thì làm sao đến nơi được.  Đường đạo cũng thế, một tu sĩ phải trì giới nghiêm minh để tu thân, nhưng vẫn chưa đủ, mà còn phải lập những hạnh nguyện, xác định mục đích rõ ràng để hành động. Có tu thì phải có hành, phải biết đem kiến thức của mình ra để giúp ích cho những người khác. Trí tuệ phải đi đôi với Từ Bi. Có “Trí” mà thiếu “Tâm” chỉ là mớ kiến thức vô dụng, một cái xác không hồn. Có “Tâm” mà thiếu “Trí” cũng không được vì sẽ dễ sa ngã, đi lầm vào tà đạo. Đó là điều đã xảy ra trong quá khứ, các tu sĩ thiếu kiến thức, trí tuệ, đã bị vô minh che phủ. Họ coi Thượng-đế như một đấng thần linh để thờ phụng, tách ngài ra khỏi tín đồ và dạy bảo rằng Thượng-Đế cao siêu quá, không thể nói chuyện với những người tầm thường được, mà phải qua trung gian của giới tăng lữ. Họ đặt đủ các ngôn từ hoa mỹ, thêu gấm dệt hoa vào giáo điều để tín đồ quay cuồng trong ngôn ngữ, mà xa lánh chân lý thực tế. Dần dần các chân lý cao đẹp bị bao phủ bằng các hình thức mê tín dị đoan, các điều xằng bậy, và đưa đến chỗ suy tàn…. Đó là điều đã xảy ra cho tôn giáo Ai Cập. (Hành-trình về phương Đông).

CHƯƠNG IV

Dịch Lý Và Bí Pháp của Đạo Cao Đài
Tìm Về Thượng Đế
Thực Hành Đạo Vô Vi

A - DỊCH-LÝ LÀ BÍ-PHÁP CỦA ĐẠO CAO-ĐÀI.

1 - SỰ THƯƠNG YÊU
LÀ NGUYÊN DO CỦA VẠN-LINH CÙNG CHÍ-LINH.

Lời dạy của Chí-Tôn:
 “Thầy thường nói với các con rằng: Các con là cơ thể của sự thương yêu, mà các con không còn hiểu sự thương yêu là gì, bởi nơi nào đó ?. Kiếm coi..
Sự thương yêu là giềng bảo sanh của Càn-Khôn thế-giới. Có thương yêu nhân-loại mới hòa-bình, Càn-khôn mới an-tịnh .
Đặng an tịnh thì mới không thù nghịch lẫn nhau, mới giữ bền cơ sanh-hóa.” ( TNHT).

ĐẠO

Đạo là do âm dương hoà-hợp mà thành hình tướng Kinh Dịch nói rằng: “ Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo”.
Vạn vật hữu hình đều do sự cấu-hợp của hai nguyên lý, nguyên-khí Âm Dương mà thành sự sống có hình thể. Sự sống đó là do hai đấng Chí-Tôn và phật Mẫu đào tạo mới thành hình thể. Ấy vậy  hai ĐẤNG TỐI CAO ấy là chúa tể của càn khôn thế giới là cha mẹ của muôn loài vạn vật.
               Kinh cúng Phật-Mẫu có dạy:
Tạo-hóa thiên huyền vi Thiên-Hậu,
Chưởng Kim-Bàn Phật-Mẫu Diêu-Trì,
Sanh-quang dưỡng-dục quần nhi,
Chơn-linh phối nhứt thân vi Thánh-hình,
Thiên-cung xuất vạn-linh tùng pháp,
Hiệp âm-dương hữu hạp biến sanh

Cái thân xác phàm-tục hữu hình hữu hoại này của ta là do sự phối hợp của cha mẹ mà thành, điều này nói ra thì ai cũng biết . Dịch gọi Lý hòa hiệp âm dương này là Đạo: “Nhất âm nhất dương chi vị Đạo”là vậy. Biểu-tượng của Dương là một nét sổ thẳng từ trên xuống, là số 1 còn gọi là số Cơ, là Cha .

 Hai gạch nằm ngang: là số 2 gọi là số Ngẫu, là Mẹ.
Hai nét Âm Dương cơ ngẫu giao-hợp lại với nhau thành ra hình chữ thập . Khi một khí âm và một khí dương đã hòa hiệp với nhau làm một thì phàm THAI đã thành. Đó gọi là thai-nhi. Lấy theo số ta sẽ có biểu thức sau:
1+2 = 3 .Con số 3 này tạo nên Thánh-thai, nó là con  số Tham-Thiên

Con số 3 là lý Tam-ngôi: số 1 là ngôi Phật, số 2 là ngôi Pháp, số 3 là ngôi tăng là hàng phẩm của chúng sanh. Bởi lẽ đó mà người Miền nam VN gọi cha sanh ra mình là BA. Đạo Cao-Đài gọi Đấng Chí-Tôn là cha, là Đại-từ-Phụ cũng từ cái lý Tam-ngôi này vậy. Con số 3 là đầu mối cơ sanh hóa của càn-khôn vũ-trụ.
Thánh ngôn dạy:Sự thương yêu là chìa khóa mở Tam-thập-lục Thiên, Cực-lạc Thế-giới và Bạch-ngọc-Kinh.
 “Nếu các con không biết thương yêu thì cơ đạt Đạo cũng đừng mong nắm đặng.
…Thầy dặn con, thà là con mích lòng một đứa mà đặng bụng muôn người. Thầy chỉ xin con lấy CHƠN TÂM mà định-đoạt. Các địa-vị yếu trọng nơi thế nầy chỉ hướng về sự công bình . Nếu dưới mắt các con còn thấy một điều chẳng công thì là ĐẠO chưa thành.

…Đứa biết chẳng nhắc đứa dốt, đứa Trí sợ sút đứa Ngu ấy là CỚ hại đạo. Ngày nay Thầy đã đến cầu khẩn xin thương Thầy để cho thân Già này đặng toàn-vẹn, đặng đủ sức dìu dắt các con và lập cựu-vị cho mỗi đứa đặng thỏa mãn, thì các con mới mong độ tận CỬU NHỊ ( 92 ) Nguyên-nhân đương bị trầm-luân nơi khổ hải.

….Cũng có nhiều đứa vì hờn riêng mà gây nên ác cảm, nhưng nhiều hơn hết là kẻ vì Đạo mà tìm chước Phàm đặng tính răn nhau, nào dè những sự toan-tính ấy làm binh-khí Tà-quyền, trở lại hại bẩn mà không hay” (TNST).  “ Ðạo Trời khai ba lượt, nguồn Thánh độ muôn người, thìn lòng để bước vào nẻo thẳng đường ngay, mà kiếm cho thấu đáo mối huyền vi. Tạo Hóa đã sắp bày độ dẫn, nhuần gội ân huệ cho sanh linh, đương buổi hạ nguơn nầy.

 “Ai là khách hữu phần, ai là người vô quả, tánh thiêng liêng đã vì công lý mà ra tay tế độ, vớt kẻ giữa bến trần, khá biết thời thế lần vào nương dựa bóng Thái Dương, để bước vào con đường minh huệ, tìm suối lặng, non Thần rửa chút bợn nhơ đã vì phong trào mê muội, mà cam chịu lấp kín gót trần. Ta vì lấy đức háo sanh, mượn giọt từ bi, hội Tam Giáo mà rưới khắp càn khôn, để độ rước những bậc chí Thánh đọa trần, trước kỳ Thiên điều hành phạt.

“Họa Âu, tai Á, sẽ vì nơi Thiên thơ mà sát phạt, gieo sầu để thảm cho những giống dân nào đã vì hung bạo mà gây nên điều thán oán khắp cả càn khôn nầy.

Ai mau bước đặng gặp mối chánh dẫn truyền, mà lần lập công chiết quả, để lánh cả muôn điều phiền não về sau. Chúng sanh khá biết cho!

 “Thầy mừng cho các con có phúc hạnh mà biết để ý vào đường chánh giáo. Thầy khuyên các con phải chung lưng đâu cật mà bước đến cảnh nhàn. Cảnh ấy, tuy các con không thể thấy đặng, nhưng mà các con có thể đến đặng, là ngày nào các con rõ đặng lẽ đạo mà Thầy đã đem chỉ cho tận nơi, nếu các con phấn chí về Ðạo, thì ngày đạt mục đích ấy cũng chẳng xa chi.

2 - Sự thương yêu là chìa khóa mở cửa Bát-Quái-Đài tại thế.

Hà-Đồ là một bản đồ số học, phỏng tác theo lý giao-hoà của hai nguyên-khí âm dương với nhau, lấy biểu-tượng   hình Thập-Tự Giá là nhất khí Hư-Vô , là Đạo đúng với câu: “Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo”. Đây là biểu tượng của khí sanh-quang , là cội nguồn của sự sống ,vì không có khí sanh quang thì không có sự sống. Biểu hiện của sự sống là sự vận-chuyển của Bát-hồn (Bát hồn vận-chuyển hóa thành chúng sanh) .Vạn vật hữu hình trong vũ trụ mà không có hai khí âm dương này thì không thành hình thể được . Sự sống khởi nguyên trong vũ-trụ là do Đấng Tạo-hóa, là  Đấng chúa-tể của Càn-Khôn thế-giới mà loài người tôn kỉnh Ngài là Ngọc-hoàng Thượng-đế là đấng Chí-tôn. Người theo Đạo Cao-Đài hằng ngày cúng lạy rất tôn nghiêm.

3 - Thượng-Đế là ai ?
Thần là ánh sáng Tâm-linh của con người đồng thể với Thượng-Đế, Nó là chiếc áo giáp che thân thể chúng ta chống lại mọi tà khí xâm nhập. Thần thì thích yên tỉnh, không thích ồn-ào náo nhiệt.Thần mới thực là sự sống vĩnh cửu vậy.

Tâm thanh-tịnh (hay tâm VÔ) là tâm đã “ĐỊNH”. Tức tâm đã đến chỗ yên-lặng hoàn toàn, là Tâm đã hiệp với Thượng-Đế làm một .Tâm này là Tâm-Đạo thực sự đó vậy.

Nơi phía trước cổng Trí Huệ Cung hay còn gọị là Thiên Hỉ Động có đôi liễn:
Trí định Thiên-lương qui nhứt bổn,
Huệ thông đạo pháp độ quần sanh.

( Cái trí là đệ nhị xác thân của người tu phải được an định và cái Thiên-lương là của Trời ban cho người phải hiệp làm một thì con người mới thông Đạo-pháp, bấy giờ người Tu mới có thể độ được chúng sanh ).

Muốn có được cái Tâm Đạo , chúng ta không thể không biết đến Sự Yên-lặng, vì:
- Yên lặng là nơi chỗ của quyền năng , vì yên lặng đồng nghĩa với quyền năng. Khi con người đạt đến chỗ im lặng trong tư tưởng thì họ đã đến chỗ mà tất cả đều là sự hợp nhất với quyền năng thiêng liêng. Con người có sức mạnh tư tưởng nhưng vì vô ý thức, họ đã để cho nó hao tán. Qưyền năng hao tán là Động, còn tập trung là Tĩnh. Khi tập trung mọi sức mạnh tư tưởng vào một trung tâm sinh lực duy nhất, con người tiếp xúc với Thượng-đế. ( Lúc ngồi cúng , chúng ta tập-trung tinh-thần nhìn vào Thiên-Nhãn). Khi hợp nhất với đấng thiêng liêng, ta hợp nhất với mọi quyền năng và đó là di sản tâm linh tối hậu. Phương pháp duy nhất để hoà hợp với đấng thiêng liêng, là tiếp xúc với ngài một cách ý thức, từ bỏ ngoại cảnh, để quay về với nội tâm, vì đấng thiêng liêng ẩn tàng trong tâm con người. Khi con người từ bỏ ảo giác của kiêu mạn, bản ngã, nhận thức sự vô minh, hèn kém của mình và sẵn sàng học hỏi, sửa đổi, đó là tu thân. Người ta không thể dạy bảo điều gì cho những cá nhân kiêu căng, tự phụ, vì chỉ có người khiêm tốn mới thấy được chân lý. Đấng thiêng liêng không nghe các lời cầu xin ồn ào, lập đi lập lại mà chỉ nghe những lời cầu nguyện chân thành của những kẻ đến với ngài bằng trái tim, sùng kính ngài bằng tâm hồn và sự im lặng. Kẻ nào tiếp xúc với ngài trong âm thầm sẽ nhận biết quyền năng của ngài do sự thực hiện các điều mong muốn của họ.
- Nhưng nếu không cầu nguyện theo mọi sách vở, thánh kinh làm sao tín đồ có thể hiểu biết về tôn giáo mà họ đang theo đuổi ?

Chúng ta nên biết rằng: Minh triết phát sanh từ sự yên lặng. Thượng đế không cần ta phải tuyên dương ngài một cách ồn ào hay bằng một ngôn ngữ gì. Khi một tín đồ thành tâm trong tĩnh lặng, y sẽ hoà hợp tư tưởng với ảnh hưởng thiêng liêng; và ảnh hưởng này chỉ có thể nhận biết được khi lòng ta vắng lặng. Khi tâm hồn hoàn toàn an tĩnh, ta có thể tự phân tích mình, trau dồi phẩm hạnh và đón nhận những mặc khải từ cõi trên. Chỉ trong sự vắng lặng, con người mới ý thức năng lực trong mình, và chung quanh mình. Chỉ trong yên lặng các quyền năng tiềm ẩn mới phát sinh và nẩy nở. Tâm có an thì việc bên ngoài mới không vọng động, dục vọng mới chịu yên tĩnh. Con người có giải thoát các ồn ào, náo nhiệt bên ngoài, thì mới đón nhận được các hoà âm tuyệt diệu đến từ cõi vô biên. Con người cần khám phá rằng hạnh phúc ở trong tâm mình. Hiện nay phần lớn đều tìm kiếm hạnh phúc bên ngoài, nhưng ngoại cảnh chỉ đem lại các giải trí trong chốc lát, thay vì hạnh phúc vô biên. Tất cả phương pháp tìm kiếm bên ngoài đều vô vọng. Con người phải biết quay về nội tâm vì mọi hình tướng, nghi thức đều là sự áp chế.

Làm sao tìm thấy điều gì khi ngồi yên lặng ?
Khi ngồi yên-lặng Con người sẽ dần dần ý thức được chính mình. Dĩ nhiên, điều này đòi hỏi một thời gian. Nhưng Họ sẽ tìm thấy ở mình một thứ hạnh phúc không lệ thuộc ngoại vật, cũng không lệ thuộc tha nhân. Một tâm trạng giải thoát không ai có thể cướp được, đó là tâm trạng “tôn giáo”, kết tinh bởi sự nẩy nở, thăng hoa các ý thức sâu kín trong nội tâm. Con người sẽ tự mình tìm thấy câu giải đáp khi họ ý thức thực chất của chính mình, và ảnh hưởng cao cả của Thượng- đế. Chỉ khi đó, mọi sự tìm kiếm ở ngoại cảnh sẽ chấm dứt.

B - TÌM VỀ THƯỢNG-ĐẾ.

Pháp-môn Kriyâ Yoga  là một phương-pháp hối-thúc sự tiến-hóa của con người ( Đó chính là Dịch-lý).

Kinh Thánh nói: “Bởi vậy, nếu mắt ngươi trụ vào một chỗ, toàn thân ngươi sẽ tràn đầy ánh sáng.” ( Mathieu 6 – 22 ).(khi đi cúng nên tập-trung tinh-thần vào Thiên-nhãn).Câu ấy có nghĩa là: Sự tập-trung tinh-thần vào nhãn-quang tâm-linh ( Hà-đồ ) giúp cho người Đạo-sĩ tiêu-diệt tất cả những ảo giác về vật-chất và trọng-lượng của nó. Y nhìn thấy Vũ-trụ như Thượng-Đế đã sáng-tạo, tức là một khối ánh sáng Tiên-thiên chưa phân-hóa thành hình thể , sắc tướng.

Định-luật phép lạ có thể thực-hiện được bởi bất cứ người nào đã nhận-thức rằng Tinh-hoa của Vũ-trụ là Ánh-Sáng.
Phần tư-liệu này tôi đã trích lại từ quyển Á-châu Huyền-bí trong ấy có ghi một đoạn như sau:
Tài-liệu khắc trên những bia đá cổ:
 “Câu chuyện xoay chiều đến một điểm, khi có một bạn tôi hỏi địa ngục ở tại nơi đâu, và ác quỷ có nghĩa là gì ? Đức Jesus phản ứng mau lẹ đáp:
- Địa-ngục và ác quỷ không có nơi chỗ nào nhất-định ngoài ra trong tư-tưởng phàm-tục của người đời . Cả hai đều ở đúng vào nơi mà con người đặt ra cho chúng . Các bạn là những người có học thức, các bạn có thế nào tìm thấy chăng một vị-trí đia-dư nào cho địa-ngục và ác-quỷ trên quả địa-cầu? Nếu cõi Trời là tất cả  và bao trùm tất cả, làm sao người ta có thể tìm thấy trong chất dĩ-thái bao la một nơi chốn nào nhất-định cho địa-ngục hay ác-quỷ ? nếu chúa Trời là tất cả mọi nơi và cai quản tất cả mọi sự , thì còn có chỗ nào đâu nữa  cho địa-ngục hay ác quỷ trong cái thiên-cơ toàn diện của ngài? Bây giờ chúng ta đã lục-soát khắp cả vũ-trụ và không tìm thấy chỗ nào là nơi trú ẩn của ác-quỷ. Như vậy, chúng ta bắt buộc phải nhìn nhận rằng ác quỷ ở chỗ nào có người ta và nó chỉ có những quyền-năng mà người đời đã gán cho nó. Các bạn tưởng tượng rằng tôi có thể đuổi tà ra khỏi bất cứ một người nào , rồi sau đó để cho nó nhập vào một bầy heo, rồi bầy heo nầy sẽ đâm đầu xuống biển? Tôi không hề thấy tà ma hay quỷ quái nhập vào một người nào , trừ phi người ấy đã tự-ý đem nó vào mình. Cái quyền năng duy nhất của tà ma mà tôi nhìn nhận thấy là cái quyền năng  mà chính người đời đã gán cho nó.

Một lúc sau, câu chuyện xoay chiều đến vấn đề Thượng-Đế, và một bạn tôi hỏi:
Con muốn biết chúa Trời là ai và bản chất thật sự của Ngài là như thế nào?

Đức Jesus đáp:
Tôi hiểu tầm mức quan-trọng của câu hỏi đó . Anh muốn xác định vấn đề ấy cho rõ ràng. Ngày nay, thế-giới đang bị xáo trộn bởi nhiều tư-tưởng trái ngược . Người ta không tìm đến nguồn gốc của danh từ. Thượng-đế hay Chúa Trời là cái nguyên-lý cai quản mọi vật. Cái nguyên-lý nó ngự-trị trong một sinh vật là Tinh-thần, và Tinh Thần vốn toàn năng , toàn tri và toàn thông . Chúa Trời là Tư Tưởng duy nhất của cái nguyên nhân trực tiếp và chỉ đạo của tất cả mọi sự tốt lành ở quanh chúng ta . Chúa Trời là nguyên nhân của mọi sự sống mà ta thấy ở chung quanh ta. Chúa Trời là nguồn gốc của tình bác-ái bao la nó duy trì và hợp nhất tất cả mọi hình thể sinh hoạt . Chúa Trời hay Thượng-đế là một cái nguyên-lý vi-diệu, chớ không phải là một đấng có cá thể riêng biệt . Chúa Trời không bao giờ là một nhân vật riêng rẽ, trừ phi khi nào người trở nên là một đấng Cha Lành , đầy tình thương và có cá tính đối với quan-niệm riêng của mỗi người . Thật vậy, đối với mỗi người, Chúa Trời có thể trở nên một bậc Phụ Mẫu , đầy bác-ái và ban rải tất cả. Chúa Trời không bao giờ là một đấng cao cả ngự trị ở một nơi nào đó  trên Trời, ở một cõi giới gọi là Thiên-đàng , nơi đó Ngài ngồi trên một chiếc ngai vàng  và xử xét người đời sau khi họ chết . Vì Chúa Trời là sự sống vậy, và sự sống không bao giờ mất . Cái hình ảnh nói trên chỉ là một quan-niệm sai lầm nảy sinh trong trí của kẻ ngu dốt..

C - THỰC-HÀNH ĐẠO VÔ-VI
(Bí-pháp Cao-Đài.)

Kinh Phật-Mẫu có câu:
…………………………..
Hiệp qui Tam-giáo hữu cầu chí chơn
Phục Nguyên Nhơn hườn tồn Phật tánh
Giáo hoá Hồn hữu hạnh, hữu duyên.
Trụ căn huỷ khí cửu tuyền,
Quảng khai Thiên tượng tạo quyền Chí-công.

Chúng ta hãy đọc lại bài Thánh-giáo của Chí-Tôn trước khi nghiên-cứu bản Hà-Đồ dưới đây:

Thầy
Thành tâm niệm Phật,
Tịnh tịnh tịnh tịnh tịnh.
Tịnh là vô nhứt vật,
Thành tâm hành Đạo.

I - HÀ-ĐỒ
( cũng có tên là Hư-vô chi khí)

Hà-đồ là nguồn gốc của sự thương yêu, là chìa khoá để mở cửa Bạch-Ngọc-Kinh và Bát-Quái-Đài tại thế.

Hà-đồ là đầu mối của Kinh-Dịch, có Hà-Đồ rồi  sau này Thánh-nhân mới vẽ ra Bát-quái. Hà-Đồ là phần cao-cấp của kinh-Dịch, là quyển kinh nói về Bí-pháp của Phật-gia, đó cũng là con đường thứ ba của Đại-Đạo, là biểu-tượng của Tiên-thiên hư-vô chi chí, là triết-lý đại-đồng đó vậy.
 “Theo truyền-thuyết kể rằng: Đời Vua Phục-Hi, Ngài thấy con Long-mã nổi lên trên sông Mạnh-Hà, trên lưng nó có nhiều điểm :
* Hai điểm với bảy điểm phía trước ( số hai và số bảy ở trên).
* Một với sáu phía sau .( Số1 và số 6  ở dưới)
* Ba với tám bên trái .(Số 3 với 8 ở phía Trái)
* Bốn với chín bên mặt .(Số 4 với 9 ở phía bên phải)
* Năm với mười chính giữa. (Số 5 và số 10 thì ở giữa còn gọi là trung ương).

Cả thảy là năm ngôi tượng-hình cho khí Ngủ-Hành:
Các số ở vòng trong: 1,2,3,4,5 gọi là số sinh (thuộc tiên-thiên) là Dương ngũ-hành.
Các số ở vòng ngoài: 6, 7, 8, 9, 10 là số thành thuộc Âm ngũ-hành.

Hai vòng tròn âm dương ngũ hành hợp nhau thành những cặp số được định-vị theo các phương hướng như sau:

1 với 6 phía sau, tượng hình Bắc-phương Nhâm-Qúy Thủy. (Thiên nhứt sanh Thủy, địa lục thành chi ).
2 với 7 phía trước, tượng hình Nam-Phương Bính-Đinh Hỏa. (Địa nhị sanh hỏa, thiên thất thành chi )
3 với 8 bên trái tượng hình Đông-phương Giáp-Ất Mộc.(Thiên tam sanh mộc, Địa bát thành chi)
4 với 9 bên mặt, tượng hình Tây-phương Canh-Tân Kim (Địa tứ sanh kim, thiên cửu thành chi).
5 với 10 chính giữa, tựơng hình Trung-ương Mồ-Kỷ Thổ. (Thiên ngũ sanh thổ, địa thập thành chi).

Năm điểm ở chính giữa cũng tượng hình Thái-Cực hàm nhứt-khí. Tổng cộng hết là 55 điểm mà kỳ thiệt là nhị ngũ,( 1+2+3+4+5+6+7+8+9+10 = 55) bởi vì nếu tính hàng ngang là hai con số ngũ đứng liền nhau (gọi đó là Âm ngũ-hành và Dương ngũ-hành). Tuy là nhị ngũ mà kỳ thiệt là nhứt ngũ. Tuy là nhứt ngũ  mà cả tượng là một điểm. ( trong Sám Trạng-Trình có nói đến con số nhị ngũ: “Cơ nhị ngũ thư hùng vị quyết, đảo Hoành-sơn tam-liệt ngũ-phân”.

A - KHÍ HƯ-VÔ.

Quá trình hình thành và biến-hoá của khí Hư-Vô
1 - Kiền khôn giao-phối.
 (Dịch gọi “thiên nhứt sanh thủy”, thủy này không phải là nước mà là  thể khí ( Một chữ KHÍ: đó là khí-sanh-quang hóa sanh ra muôn loài vạn-vật, Ở bên trong tòa thánh Cao-Đài Tây-Ninh , phía sau tượng Hộ-Pháp có hình chữ khí này;Trong Thánh-Ngôn Hiệp-Tuyển Thầy có  dạy:“Khi chưa có chi trong càn khôn Thế-gíơí thì Khí Hư-vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái-Cực (Ngôi Thái-cực hay là tiên-thiên hư-vô chi khí là con số nhị ngũ đó). Thái-cực hàm chứa hai khí âm dương ngũ-hành là đầu mối phát sinh ra muôn-loài vạn-vật, Con người gọi đó là khí sanh-quang, là Trời, là Đai-từ-Phụ, là Cha. Kinh-Dịch lấy biểu-tượng bằng quẻ CÀN có ba vạch llền . Có trời rồi mới có Đất (tượng bằng quẻ Khôn , là do Càn tự phân cực nên Dịch mới nói Thái cực sinh lưỡng nghi là vậy). Trời đất giao hòa với nhau mới sanh ra muôn loài vạn-vật, mà con người là giống linh hơn  nên đứng đầu trong muôn vật. Nếu lấy số mà nói thì quẻ Càn có 3 nét, Quẻ Khôn có 6 nét .Khi Càn phóng 3 nét dương của Trời vào 3 nét âm của Đất thì Khôn mở rộng cửa mà đón càn vào trong,( tức âm bao dương) ta thấy hiện-tượng:

Số 3 bên trái tượng là Nhựt , là dương. Số 3 bên phải là Nguyệt, là âm. Số 3 giữa là Tam thiên là phần hành của Trời . Diễn số như sau: Càn (số 3) + Khôn (số 6)

Biểu tượng của sự hòa hiệp hai quẻ Kiền-Khôn :
  tức là ( 6+3 ) có thành số là 9.
3+3+3 hay ( 3 + 3)+ 3 cũng là số 9.(Số 3 chính giữa là Càn, số 3 ở hai bên là thuộc quẻ khôn. ( Âm bao dương hay Trời ở trong Đất, là quẻ Địa-Thiên Thái).
Mà : (3x2) +3 hay 32 ( đọc là ba bình-phương) thành số 9. Con số 9 là Thánh-thai, là Kim-đơn 金丹 hay gọi: Cửu Thiên khai-hóa cũng là một  tên gọi của số 9 mà thôi .

Kinh cúng Phật-mẫu có câu:
Kể từ hỗn-độn sơ-khai,
Chí-Tôn hạ chỉ trước đài Linh-Tiêu,
Lưỡng-nghi phân khí hư-vô,
Diêu-Trì Kim-Mẫu nung lò hóa sanh.
Âm dương biến tạo Chơn-thần,
Lo cho nhơn vật về phần hữu-vi,
…………………………………..
Càn khôn sản-xuất hữu hình,
Bát hồn vận-chuyển hóa thành chúng sanh.

Khổng truyện nói; “Thiên nhất, Địa nhị; Thiên tam, địa tứ; Thiên ngũ, Địa lục; Thiên thất, Địa bát; Thiên cửu, Địa thập”. Như vậy ta thấy Các Thiên số 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ còn gọi là số CƠ và Địa số là các số chẵn 2, 4, 6, 8, 10 còn gọi là số NGẪU. (Thiên số là dương số, Địa-số là âm số ).

Vì Đạo tạo hỏa ( cung Ly tượng trưng cho sự sáng chói, sự đẹp đẻ…) của trời đất chẳng qua là một cái Dương ngũ-hành và một cái Âm ngũ-hành, một cái sanh một cái thành mà thôi.

Tuy phân ra ngũ-hành mà kỳ thiệt là một Âm một Dương vận dụng cái Đạo “Nhất âm nhất dương chi vị Đạo”.

Tuy âm dương vận dụng mà kỳ thiệt là một khí qua lại vận-dụng cái Đạo. Nên:
Tượng-hình cái ĐẠO như thế này:
- Ngũ-Hành thuận sanh: Thổ sanh Kim, Kim sanh Thủy, Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thổ, Thổ trở lại sanh Kim.

Phát ra tại trung-ương theo vòng tương-sanh rồi trở vào dứt cũng tại trung-ương. Ra vào thì chẳng chi khác hơn là một khí (thổ khí), chẳng chi khác hơn là một trung. TRUNG nầy là một cái gốc lớn của thiên-hạ, ấy là Thổ cư Trung (Đất ở chính giữa) hòa-hiệp hết tứ-tượng. HÒA là con đường suốt chung cho thiên-hạ. Ấy là Tứ-Tượng tại ngoại (chạy ra bên ngoài) chỉ một khí lưu-hành .Trong vừa Hòa vừa là một khí, cả thảy đều là Thái-Cực.

Duy có con người vin lấy khí Âm-Dương ngũ-hành của Trời Đất mà sinh thân mình, cho nên trong thân mình có đủ khí  âm-dương ngũ-hành. Nhưng ngũ-hành nầy có Tiên-Thiên, Hậu-Thiên. Tiên-Thiên Ngũ-Hành thuộc Dương. Hậu-Thiên Ngũ-Hành thuộc Âm.
Các số: 1, 3, 5, 7, 9 , số lẽ, hay cơ là Dương ngũ-hành thuộc Tiên-thiên.
Các số: 2, 4, 6, 8, 10, số chẳn hay số ngẫu là Âm ngũ-hành là Hậu-thiên.

2 - TIÊN-THIÊN DƯƠNG NGŨ-HÀNH

Như trên đã nói các dương số là 1, 3, 5, 7, 9 gọi là tiên-thiên dương Ngũ-hành; ấy là ngũ nguơn khí của Trời ban cho mỗi con người:

1 - Là nguơn TINH thuộc Thủy là Nhâm thủy.
3 - Là nguơn TÁNH thuộc Mộc là Giáp mộc
5 - Là nguơn KHÍ thuộc thổ là Mồ thổ.
7 - Là nguơn THẦN thuộc hỏa làm Bính hỏa.
9 - Là nguơn TÌNH thuộc kim làm Canh kim

Đó là ngũ nguơn. Hễ ngũ nguơn đủ rồi thì có ngũ Đức ở trong. Đó là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
- Nguơn TINH là thứ tinh chẳng phải tinh. Thể của nó thuần-túy phát ra thành TRÍ.
- Nguơn TÁNH là thứ tánh không, có tánh thể của nó nhu từ (chiều-chuộng hay thương xót) phát ra thành NHÂN.
- Nguơn TÌNH là thứ tình không, cái tình thể của nó can liệt (cứng cỏi, ngay thẳng) phát ra thành NGHĨA.
- Nguơn KHÍ là thứ khí không, cái khí thể của nó thuần-nhất (ròng là một) phát ra thành TÍN.

Ngũ Nguơn là khí của ngũ-hành, ngũ Đức là tánh của ngũ-hành. Ngũ nguơn ngũ-đức sanh tại lúc tiên-thiên ẩn trong khí hậu-thiên.
( Đương lúc con người ta thai bào còn hỗn-hỗn độn-độn, một khí hỗn luân, hình tích tuy chưa lộ, mà cái lý của nó có sẵn đủ rồi, chỗ gọi  “vị sanh xuất” nghĩa là chưa sanh ra như trong họa-đồ ở chính giữa có số 5. Năm điểm tụ lại một chỗ mà tượng hình Thái-Cực.

Cổ nhân dạy người phải tìm giữ cái diện-mục của mình trước khi cha mẹ sanh ra là chỉ vào đấy, do bởi việc nầy xảy ra trước khi sanh thân, nên gọi là tiên-thiên.)

3 - HẬU-THIÊN ÂM NGŨ-HÀNH

Các số chẵn là số âm ngũ-hành sẽ tạo thành ngũ vật:
2 - Là THỨC-THẦN thuộc hỏa làm Đinh hỏa.
4 - Là QUỈ PHÁCH thuộc Kim là Tân kim.
6 - Là TRƯỢC TINH thuộc thủy là Quí thủy.
8 - Là DU-HỒN thuộc mộc làm Ất mộc.
10 - Là VỌNG Ý thuộc thổ là Kỷ thổ.

Đó là ngũ-vật. Hễ ngũ vật đủ rồi thì có ngũ-tặc ở trong đó. Ngũ-tặc là: Mừng, Giận, Buồn, Vui, Muốn. (Hỉ, Nộ, Ai, Lạc, Dục) Du-Hồn chủ sự ứng có tánh lành nên xúc động đến thì thành giận (nộ).

Thức-Thần rất linh-thiêng, có tánh tham, xúc động đến thì sanh muốn (dục) thuộc hậu-thiên ngũ-vật. Ngũ-tặc tuy là do ngũ-hành hóa ra mà trong đó có chỗ phân biệt. Trong ngũ-vật Tinh, Thần ,Ý đều sanh sau, duy có Hồn, Phách sanh ra trước hết. Hồn lại còn sanh trước Phách nữa,

 HỒN là hột giống luân-hồi đời đời kiếp kiếp (hằng sanh), làm người hay làm quỉ là nó; làm Thánh, làm Hiền cũng là nó; làm lành làm dữ cũng là nó, mang lông đội sừng cũng là nó. Thân này tuy chưa sanh chớ nó đã có trứơc rồi, còn khí tuy chưa tuyệt chớ nó đã đi trứơc rồi. (Trong lúc con người vừa xé bọc chui đầu ra, oa oa tiếng khóc chào đời, là lúc Hồn nhập khiếu.)

Hồn vừa nhập khiếu thì nó thọ hậu-thiên-khí; một khí hiệp cùng tiên-thiên Nguơn-tánh. Cái gỉa mượn cái thiệt mà tồn tại. Cho nên, anh nhi xổ ra mà không có tiếng oa oa thì chẳng thành con ngừơi, vì du-hồn chưa nhập. Tuy là có nguơn-tánh mà một mình đâu có tồn tại được.

Cái giả nhờ cái thiệt mà tồn tại. Cái thiệt nhờ cái gỉa mà hơn lên. Còn Phách thì lấy phần linh của khí huyết thọ kim khí mà đoàn kết.

Sanh rồi bảy bảy là bốn chín (7x7= 49 ) ngày mới tiêu-diệt thể tục. (Phật-giáo làm tuần cho kẻ chết bảy cái thất là 49 ngày là vì cớ đó).
Hồn là một vật hay rời rạc chẳng định, lìa cái này thì bắt cái kia, lìa cái kia thì bắt cái nọ, luân hồi không cùng, nhiều kiếp mà chẳng hề hư hoại. Phách mất hay còn đều do thân này. Thức-thần tuy thọ hỏa khí mà sanh chớ cũng ở trong hồn mà ra. Trược tinh tuy thọ thủy mà sanh chớ cũng do phách mà thành, Ý là tư lự động tác dùng nó mà xử khiến. Tinh, Thần, Hồn, Phách cũng là tứ-vật.

Ngũ-vật, ngũ-tặc đều có sau khi sanh thân này nên gọi là “dĩ sanh xuất”, nghĩa là đã sanh ra rồi. Do bởi việc này xảy ra sau khi sanh thân nên gọi là hậu-thiên. Còn Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận đã trược mà lại có hình chất nên không được kể vào đây.

Lúc ban sơ mới sanh, hậu-thiên ngũ-hành với tiên-thiên ngũ-hành hai cái hiệp chung làm một. Ngũ-vật nhờ ngũ-nguơn dẫn dắt, còn ngũ-tặc nhờ ngũ-đức kềm chế, mỗi khi cử-động đều là tiên-thiên làm chủ-tể, hậu-thiên chẳng qua là tay sai mà thôi.

Cho nên hồi anh-nhi vô-thức, vô-tri thì tốt lành, chẳng có một mảy dữ là chí Nhân (nhân cùng bực). Nhân ấy là mối manh của nguơn-tánh. Nhân ngã đều quên là chí nghĩa, nghĩa ấy là mối manh của nguơn-tình.Thế nên, sách Tam tự kinh khởi đầu bằng câu “Nhơn chi sơ tánh bổn thiện” (con người mới sinh ra ra cái bổn tánh vốn hiền lành).

Thinh sắc cũng mê là chí Trí, ấy là mối manh của nguơn-tinh.
Tâm khí bình-hòa là chí Lễ, Lễ ấy là mối manh của nguơn-thần. 
Một lòng thành chẳng đổi hay là chí Tín. Tín ấy là mối manh của nguyên khí.
Lúc nó tịnh là ngũ nguơn khí, nó động là ngũ đức. Mà động tịnh đều là tiên-thiên hành sự. Trong lúc đó dẫu mừng, giận, buồn, vui nhưng đều vô-tâm cả.
Mừng mà không giữ lâu (bám chặt)
Giận mà không đổi đạc (giận lâu)
Buồn mà không xót-xa (đau đớn)
Vui mà không thái-quá (dâm dật).

Mừng, Giận, Buồn, Vui chưa phát thì gọi là TRUNG, chừng nó phát ra rồi trúng tiết (nhầm lễ) thì gọi là HÒA. Trung với Hòa có ý-nghĩa là không dục vọng, không dục-vọng ắt là tinh, thần, hồn, Phách, ý mỗi thứ đều yên ngôi, vâng theo mạng lịnh tiên-thiên. (Đức Hộ-Pháp có dạy trong phương luyên kỷ: vui cũng vui, buồn cũng buồn, nhưng đừng để nọc vui buồn thấm vào chơn tánh là vậy)

Tiên-Thiên, Hậu-Thiên, Âm dương giao-phối tinh-hoa trong nhị ngũ mà hiệp đúng phép mới đoàn-kết. Hoặc Tiên-thiên động thì Hậu-thiên thành, chơn không rời giả, giả chẳng rời chơn. Chơn nhờ giả mà vẹn toàn, giả nhờ chơn mà tồn tại. Trọn hết là một khí không chút nào tổn-thương; tròn đầy; đầy-đủ như ngũ-hành trong họa-đồ. Âm dương đồng ở một chỗ, tượng hình một khí lưu-hành.

Cổ-nhân dạy người phải nương lấy cái “sanh diện”, nghĩa là cái diện-mục của mình khi mẹ sanh ra là chỉ vào đây.

Đến năm 16 tuổi (nhị bát) tiên-thiên khí đầy đủ, Dương cực thì Âm lần sanh và giao tiếp với hậu-thiên nên hồn phách chẳng định, Thức-Thần nổi lên thì khai tinh khiếu (cửa lọc tinh ba) , ý loạn, tâm mê, ngũ-vật đều dấy lên, ngũ-tặc phá hại, ngũ-nguơn, ngũ-đức tiêu mòn dần. Như vậy ngày nầy qua ngày kia, năm kia tới năm nọ, âm khí thuần rồi dương khí tận, thì không chết sao được !?

Đây là Đạo đi thuận thì sanh ra con người. Duy bực Thánh-nhơn có học phép tiên-thiên mới biết bảo dưỡng lúc tiên-thiên chưa tuyệt, mới biết thối âm khi hậu-thiên khởi sanh. Thánh-nhân lấy cái hậu-thiên mà hàm dữơng tiên-thiên, lấy cái tiên-thiên mà chế hóa hậu-thiên, Chánh đạo vô-vi thẳng vào cõi Thánh (Xem hình Bát-quái Đồ-Thiên sẽ thấu triệt cái lý nghịch chuyển này).

Cái Đạo vô-vi chẳng ra ngoài cái diệu-lý của Hà-Đồ bắt từ trong mà sanh ra âm-dương Ngũ-hành, tức là đạo “thuận-sanh”, sanh ra con người. Còn ngũ-hành âm-dương trong Hà-Đồ hiệp nhau trọn hết là một khí, tức là đạo “nghịch-vận”sanh ra Thánh-nhân.(Bát-Quái Đồ-Thiên ).

Nghịch-vận không phải lấy nghĩa phản huờn, ấy là đem ngũ-hành tàng ẩn như trước (trả lại) nơi TRUNG-HUỲNH THÁI-CỰC (Tâm). Đây cho thấy trở lại cái diện mục hồi lúc cha mẹ chưa sanh.

Mạnh-Tử nói rằng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí bốn đức tánh nầy căn cứ tại Tâm. Cái sắc anh-hoa của nó hiện nơi mặt đầy đặn, hình ra sau lưng, oai-nghi bày ra tay chân. Tay chân chẳng đợi mình bảo mà tự-nhiên hiểu biết cử-động hiệp nghi (như cái tay chẳng đợi bảo phải cung khoanh  mà tự nhiên biết cung kính; cái chân chẳng đợi bảo trung hậu mà tự nhiên biết trung hậu (Tận-Tâm thượng /Mạnh-Tử).

Nguyên-nhân là tâm làm chủ cả cái thân có đủ các đức là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Nếu lấy một cái Tâm mà vận Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí ròng là Thiên-chơn hành-sự. Ngũ-vật, Ngũ-Tặc đều theo lệnh nó, khiến ngũ-hành đoàn-kết, tứ-tượng hòa hiệp thì TÁNH tức là MẠNG; MẠNG tức là TÁNH. Tánh Mạng một nhà, âm dương trọn hòa. Hình Thần đều đặng huyền-diệu cùng Đạo hiệp một lẽ Chơn, căn cứ tại Tâm mà sanh sắc anh-hoa. Chẳng đợi bảo mà hiểu biết tự nhiên, như thế cái tâm đó mới gọi là tâm không (không phải cái tâm không biết rung động), mà gọi là “thiên địa chi tâm” (tâm của trời đất), ngũ hành không sao đến đó được, tứ đại khó xông pha vào đấy, chỗ mà Thánh-nhân gọi là Huyền- tẫn là nó đây vậy.

Caí “không phương-hướng”, “không định chỗ nơi”, “nghĩ ra ắt sai”, “bàn lại thêm quấy”, “chẳng thể lấy lời mà dạy”, “lấy bút mà tả”, “khép mở có giờ”, “động tịnh như chẳng chấp chẳng lịch”, “tột trúng tột linh gượng kêu là THÁI-CỰC, gượng vẽ ra cái nầy: không (0). Ấy là một điểm ở chính giữa Hà-Đồ.

Nhưng bởi cái tâm này là gốc rễ của Trời Đất, cội nguồn của Tánh-mạng, chỉ có người Tu-Chơn mới có được Tâm này. Ai  có thường đến cúng ở điện thờ Đức Phật Mẫu  trong nội-ô tòa-thánh tây-ninh , nếu biết chữ Hán sẽ đọc được câu liễn treo trước đền thờ , theo cách đọc chữ Hán từ trên xuống và từ phải qua trái  như sau:

BÁT phẩm chơn-hồn, tạo thế-giới, hóa chúng-sanh, vạn-vật hữu-hình tòng thử ĐẠO.
QUÁI hào bác-ái, định càn-khôn, phân đẳng-pháp, nhứt thần phi tướng trị kỳ TÂM.
Nối liền Hai chữ đầu đôi liễn là:  BÁT QUÁI
Nối liền hai chữ cuối đôi liễn : ĐẠO TÂM.

Nhìn hai câu liễn treo trước đền thờ Phật-Mẫu, chúng ta thấy rõ rằng: Nơi đây là chủ cơ Đạo-Tâm.
Đức PHẬT-MẪU có cho bài Thi:
Gắng sức trau-giồi một chữ Tâm
Đạo đời muôn việc khỏi sai lầm
Tâm thành ắt đạt đường tu vững
Tâm chánh mới mong mối Đạo cầm
Tâm aí nhơn sanh an bốn biển
Tâm hòa thiên hạ trị muôn năm
Đường tâm cửa Thánh dầu chưa vẹn
Có buổi hoài công bước đạo tầm

Nơi mặt hướng Đông ngôi nhà Trí-Huệ-Cung có để thể pháp: Ba vòng vô-vi đặt nằm ngang gắn liền nhau như mắc-xích biểu-tựợng cho tam giáo, tam-bửu, tam thể xác thân. Ngừơi tu đắc đạo là lúc ngũ-khí triều nguyên, tam huê tụ đảnh (Đây chính là tôn-chỉ của Đạo Cao-Đài: “Tam-Giáo qui-nguyên Ngũ-Chi phục nhứt”. Phật-mẫu chơn-kinh có câu: “Hiệp qui Tam-giáo hữu cầu chí chơn”. Đây là chỗ hiệp-đồng của toàn nhân-loại, chính là Đạo vậy). gượng vẽ như hình liên hườn bên dưới đây làm cho người tự tỉnh, tự ngộ lấy. Do thần lãnh-hội mà thôi.

Cái Tâm đó lớn không có  chi lọt ra ngoài, mà nhỏ thì không có chi xen vào trong.(Cái tâm này là chỗ Trời-đất giao-hòa, là chỗ Đại-đồng của nhân-loại, người tu theo đạo Tiên gọi đó là KIM_ĐƠN, Phật gọi là Chơn-như Thánh là Tâm thiện hay chơn tâm, Người tu theo tôn-giáo Cao-Đài thì đây là ngôi của Chí-Tôn vậy. Tuy danh gọi có khác nhau ,mà rồi hiểu ra thì chỉ là một mà thôi. (người Đạo Cao-Đài đều tôn thờ. Đó là Thiên-Nhãn, là điểm Linh-Quang, là trí Bác-Nhã…)

               Đức Chí-Tôn có cho thi:
Chẳng quản đồng tông mới một nhà
Cùng nhau một Đạo tức một cha
Nghĩa-nhân đành gởi thân trăm tuổi
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ HÒA.

II - LẠC-THƠ

Lạc-thơ là do Hà-đồ mà ra: nói về sự biến-hoá của  phần hữu hình, tức là khi con người đã có hình thể.
Phật-mẫu chơn-kinh có câu:
Càn-khôn sản-xuất hữu-hình,
Bát hồn vận chuyển hoá thành chúng sanh

Lạc-Thơ là Đạo hữu-vi biến-hóa thuộc về Âm-Dương thố tổng (nghĩa là trong cảnh loạn mà xếp yên) và ngũ-hành nghịch vận.( Ngũ-hành tương khắc).

Hồi thuở vua ĐẠI-Vũ trị nước lụt bên Tàu ,có một con thần qui ( là muốn nói về cơ phản bổn hoàn nguyên chỉ nẽo đường về với cội nguồn) nổi lên tại sông Lạc (Lạc-hà) trên lưng có nhiều vạch :
   9 vạch ở gần đầu         - 1 vạch ở gần đuôi.
   3 vạch ở gần sườn trái - 7 vạch ở gần sườn mặt.
   4 vạch ở gần vai trái   - 2 vạch ở gần vai mặt.
   6 vạch ở gần chơn mặt  - 8 vạch ở gần chơn trái.
   5 vạch ở chính giữa lưng cộng là 9 ngôi tượng hình đủ cửu cung.
Năm vạch ở chính giữa cùng tượng hình  ngôi Thái-cực; một vạch ở chính giữa lại cũng tượng hình nhứt khí. Bảng đồ nầy hình vuông, mà vuông tượng hình đất.( cũng có ý nói về bản thể hữu hình của con người là một tiểu-thiên-địa) Lại cái lý Lạc-Thơ ở nơi nghịch khắc. Nghịch khắc nghĩa là lấy âm khắc dương vận qua phía bên hữu.(xem Hậu-thiên ngũ hành đồ theo chiều mũi tên là nghịch khắc).( Con người chìm đắm trong Danh, Lợi, Tình mà không biết tĩnh ngộ thì tinh, khí, thần bị hao mòn, diểm Linh-quang bị lu mờ. Đó là âm khắc dương. Nếu biết thức tỉnh lo tu-hành thì cuộc-sống mới được an vui, tinh thần mới được tự-tại, đó là giải-thoát vây.).

Thế nên:
Trung thổ khắc Bắc phương thủy.(Âm thổ khắc dương thủy ).                                                    
Bắc phương thủy khắc Tây phương hỏa.(Âm thủy khăc dương hỏa)
Tây phương hỏa khắc Nam phương kim.( Âm hỏa 2 khắc dương kim 9)
Nam phương  kim khắc Đông phương mộc.(kim âm 4 khắc mộc dương 3).

Đông phương mộc khắc trung-ương thổ.( Âm mộc 8 khắc thổ dương 5 ). ( xem hình Hậu-thiên ngũ-hành đồ). Bản đồ nghịch khắc dùng để Tu Tĩnh.( Đời là bể khổ, chúng sinh khổ là do cái vô minh, muốn giải thoát cái  nghiệp vô-minh thì không có cách nào hơn là phải TU, muốn tu-hành được tinh-tấn thì phải học đạo, mà đạo ở đâu ? Đạo ở trong Tâm của mỗi người. Tâm là ngôi Trời vậy).

Tịnh dùng chế Động, lấy khắc làm gốc, ấy là công phu thâu liễm thành tựu.Thâu liễm thành tựu là công phu của kim hỏa.( Số 9 là kim dương phải về ở ngôi của hỏa âm là số 2) là vì :                                                                                                     
HỎA dùng mà luyện Rèn
KIM dùng mà Sát Phạt

Cho nên kim ở ngôi hỏa, hỏa ở ngôi kim.( Dương ở ngôi Âm để luyện rèn, vì trong âm mới sinh ra dương, khi âm cực thì dương mới sanh ).Kim Hỏa đồng cung thì muôn vật chẳng có món nào không nhờ nơi đó mà đặng đúc un. Thành tựu ấy là kim hỏa âm dương đều do thổ thủy mộc sanh khí thâu liễm.
Khắc là cốt để trọn sanh .
Nghịch là cốt để thành thuận( vì có nghich mới làm cho con người tỉnh thức mà hồi đầu tức biết sống thuận theo lẽ Đạo) cho nên ở ngoài thì thổ khắc loạn khắc) mà ở trong có tống sanh ( thuận sanh).Thổ là thổ loạn (lộn xộn). Âm dương thổ loạn ở ngoài nên tương khắc.Tống là tống chỉnh (xếp yên). Âm-Dương tống chỉnh ở trong (Trung) nên trường sanh. Trong cái thổ có cái tống .Mượn âm mà phục dương thời cái Đạo đổi hậu-thiên lại tiên-thiên không phải ở trong đó sao ? ( Con người từ lúc sanh ra về sau dương cực âm sanh, ngũ-hành thổ loạn, âm dương chẳng giao hai bên phải hại nhau . Caí CHÂN ( Chân âm và  chân  dương) bị chôn lấp , cái gỉa lại buông lung, cho nên thất-tình lục-dục trở ra đủ mặt, ngũ-uẩn bát thức hiện chẳng sót một chỗ nào.Trăm việc nó cảm vào lòng ,muôn điều nhọc nó lao hình thể, lấy khổ làm vui, lấy gỉa làm thiệt, bản lai diện mục lu mờ mất sáng ), cũng như Lạc-Thơ tượng hình:
- Âm thủy khắc Dương hỏa (Quý thủy số 6 khắc Bính hỏa số 7 )
- Âm hỏa khắc Dương kim ( Đinh hỏa số 2 khắc dương kim số 9).
- Âm kim khắc Dương mộc ( Tân kim số 4  khắc dương mộc số 3).
- Âm mộc khắc dương thổ (Âm mộc số 8 khắc dương thổ số 5).
- Âm thổ khắc Dương thủy (Âm thổ số 10 khắc dương thủy số 1).

Trong LẠC-THƠ có số 5 ở giữa mà không có số 10 là vì âm thổ làm loạn chạy ra ngoài mà khắc thủy.

 Home       1 ]  [ ]  [ 3 ]  [ 4 ] 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét