Sống Đạo - Đường Về - 3 / 4 (Soạn-giả: Nguyên-Thủy)

Trời có đức háo sanh, mượn con “Thần-qui” mà tiết lộ đạo phản huờn cho người biết “Qui gia nhận tổ”( Nghĩa là về nhà mình, nhận ông cha là gốc sanh thân của mình, ý nói trở về căn-bổn là ngôi trung-ương Mồ thổ biểu tượng là con Số 5 (Xem đồ hình VI).
Qui gia: căn bổn tánh mạng của mình .Căn bổn tại chổ nào ? Ấy là tại một vạch tại trung-ương của số 5, chỗ gọi Huyền-Tẩn là nơi đó.( Cái cửa này sống cũng tại đó ,chết cũng tại đó ,mà nghịch cũng tại đó. Ngũ-
hành thổ loạn phân tán cũng tại đó.Mà ngũ-hành tống chỉnh qui tụ cũng tại đó. Bởi vì tại đó có một “cái gốc của Trời đất”( thiên-địa chi căn),có chữ TÍN của Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí nên thố nhờ đó mà được tống lại; tán nhờ đó mà được tụ lại.)

Hễ mất chữ Tín đó thì ngũ-nguơn đều bị tổn thương. Ngũ-vật cả thảy dấy lên, tánh Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí biến ra tánh mừng , giận, buồn, vui. Giữ lại được chữ TÍN đó thì ngũ nguơn trổ sanh, ngũ-vật tiêu-diệt. Tánh mừng, giận, buồn, vui biến ra tánh Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí.Trong lục thể có số 5 ở chính giữa là vì: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí đều căn cứ ở chữ TÍN. Còn số 10 ở ngoài dùng chữ Tin mà vận nhân, nghĩa, lễ, trí.
- Tin tại nhân ắt đặng NHÂN.( Con số 3)
- Tin tại nghĩa ắt đặng NGHĨA.( Con số 9)
- Tin tại lễ ắt đặng LỄ.( Con số 7)
- Tin tại trí ắt đặng TRÍ.( con số 1)

Đặng một chữ TIN đó thì nhân, nghĩa, lễ, trí không thứ nào mà chẳng biến hóa theo Tâm. Đạo biến hóa là đạo đổi hậu-thiên lại tiên-thiên, ấy là tại Lạc-Thơ,(trong thố loạn mà có tống chỉnh, tượng hình tam-ngũ hiệp nhất. Xem hình Bát-quái Đồ-Thiên thì sẽ thấy rõ tôn-chỉ của Đạo Cao-Đài ở ngay con số Tam-Ngũ, thể hiện bằng hình Thiên-Nhản trước mặt tiền Tòa-Thánh phía trên bao lơn-đài có 35 tia ). Ngũ-hành có Âm có Dương nên chỉ có nhị ngũ chớ không có tam ngũ. Nhưng vì sao gọi tam-ngũ ? Là bởi lấy số 5 của tam gia (mỗi nhà có một số 5 : Thiên số ngũ, địa số ngũ, Nhân số ngũ ) mà luận:
Số 5 ở chính giữa có 5 vạch:
1 . Vạch thứ nhứt ở phía Bắc là Thủy
2 . Vạch thứ hai ở phía Nam là Hỏa.
3 . Vạch thứ  ba ở phía Đông là Mộc.
4 . Vạch thứ tư ở phía Tây là Kim.
5 . Vạch thứ năm ở chính giữa là Thổ.

a / Mộc sanh hỏa hiệp thành nhứt gia :
Số 2 với số 3 cộng thành nhứt ngũ (2+3=5).
b / Kim sanh thủy hiệp thành nhứt ngũ :
- số 1 với số 4 cộng thành nhứt ngũ(1+4=5).
c / Thổ ở tại Trung-ương (số 5) cũng là nhứt gia:
- Một mình số 5 cũng đủ nhứt ngũ.

“Tam-gia tương kiến” đó là nói ba nhà, 3 số ngũ hiệp nhứt.
“ Tam-ngũ hiệp nhứt cũng là nhứt Âm nhứt Dương, tinh-hoa của nhị-ngũ hiệp đúng phép mà thành một ( Tôn-chỉ của Đạo Cao-Đài:Tam-giáo Qui-nguyên ngũ-chi Phục-nhứt ). Xem bản đồ Lạc-thơ dưới đây:
- (Nhị-ngũ hiệp nhứt xét lại cũng là trong âm mà phản lại dương, nhứt ngũ qui tụ mà thành một. Nhứt ngũ qui tụ hồn hồn, luân luân, tuần huờn không cùng, không tiếng không hơi thì đâu có nhứt ngũ, đâu có nhị ngũ hay là tam ngũ nữa.)

Cái đạo đổi hậu-thiên lại tiên-thiên là trong âm ngũ-hành phản huờn dương ngũ-hành trở lại làm một khí. (Trong đạo phản huờn đây chẳng có chi mà trước hết không phản về chữ TIN.( Đức tin tuyệt-đối). Đức Lão-Tử nói: “hoảng vậy, hốt vậy”( Hoảng-hốt có nghĩa là trong chỗ chí Tín lại có vật động sanh , tức là dương mà sanh sản được nên làm cho hành-giả giật mình). Trong đó có vật yển vật minh vậy, trong đó có Tinh ), Tinh nầy rất thiệt ( Tinh-thần do Tam-bửu đã qui-tụ khi mà tinh đã hóa Khí ) trong đó có TIN

Chữ TIN nầy là Tinh của tiên-thiên lai phục.Hễ tin nầy thì mồ kỷ phát hiện, trong đó có chủ tể, muôn việc hóa không, tư-lự cũng dứt thì “Tâm chẳng buồn” mới sanh Trí. Trong chữ Tin mà sanh ra trí ấy là mồ thổ khắc quí thủy làm cho thủy phản lại dương. Thủy phản lại dương thì trí có gốc tại TIN.

Trí không  vọng động, không còn tham cầu, tâm khí bình-hòa ắt vui mến việc phải thì có Lễ. (Trong chữ trí sanh ra lễ ấy là Nhâm thủy khắc Đinh hỏa thì hỏa phản lại dương. Hỏa phản lại dương thì Lễ có gốc tại Trí. Hòa mà chẳng đồng, tránh những điều phi lễ. Khí nóng tiêu hết ắt chẳng giận mà sanh Nghĩa.)

Trong chữ Lễ sanh ra nghĩa ấy là Bính hỏa khắc Tân kim thì kim phản lại dương. Kim phản lại dương thì Nghĩa có gốc tại LỄ (kim dương số 9, hỏa dương số 7, bây giờ thì kim ở ngôi hỏa tưc Cửu ly và hỏa ở ngôi kim hay thất Đoài). Nghĩa chẳng qúa thiên-vị, biết tùng quyền biến, noi theo qui củ ắt vui mến điều lành thì có Nhân. Trong chữ Nghĩa sanh ra Nhân ấy là canh kim khắc ất mộc, thì mộc phản lại dương thì Nhân có gốc tại Nghĩa. Nhân chẳng quá nhu nhược, tột lành không chút ác, một lòng chẳng đổi hai ắt không sinh DỤC thì có TIN.Trong chữ Nhân sinh ra tin ấy là giáp mộc khắc kỷ thổ thì thổ phản lại dương. (Thổ phản lại dương thì Tin có gốc tại Nhân. Tin mà đặng chánh trở về ngôi mình, không động không lay thì chơn Thổ hiện hình, ắt gỉa thổ tự Tin. )

Mồ kỷ hiệp nhau, mừng giận buồn vui đều qui về vô dục. Nhân-Nghĩa -Lễ -Trí đều qui về một chữ TIN thì “Ngũ Khí triều nguyên”, Hậu thiên ngũ vật điều vận”Linh ngũ nguơn” thì tứ-tượng hòa-hiệp. Ngũ-hành thành ra một khí thì tam ngũ hiệp nhứt,  kết thành “Thánh-thai” thì chỉ có một: Thiên-lý.)

Nhơn dục chẳng sanh “huờn-nguyên phản-bổn”, Qui căn phục mạng giống y “Bổn-lai diện mục”hồi mới sanh vậy.
Như trong Lạc-Thơ, Dương ngũ-hành ở tại ngôi chánh, Âm ngũ hành ở tại ngôi phụ. Ấy là tượng hình trong thổ loạn có tống chỉnh không đồng nhau . Trong thổ loạn có tống chỉnh trong âm trở lại sanh dương thì “Kim-đơn”(金丹) hiện hình.

Tại Nho gọi là “Minh-thiện phục sơ”.
Tại Thích gọi là“Ma-ha bát-Nhã ba-la-mật”(Ma-ha nghĩa là lớn; Bát-Nhã nghĩa là Trí-Huệ; Ba-la-mật nghĩa là đăng bỉ-ngạn: “lên bờ bên kia” là bờ của Phật (giác-ngộ), bờ giải-thoát, trái với chỗ của người thế-gian ở (cõi phiền-não) gọi là thử ngạn là bờ bên này.
Dùng Đại trí-huệ mà đăng bỉ-ngạn cũng là nghĩa “Minh thiện phục sơ huờn nguyên phản bổn”(Trở lại tánh lành ban sơ).Tam-Giáo Thánh-Nhơn cũng đều dạy một caí diệu lý “nghịch-vận” đó mà thôi. Đạo Kim-Đơn hữu-vi tòan bằng nghịch-vận ,cho nên nói “Thất phản cửu huờn".Kim dịch đại huờn đơn.)

Thất là số dương hỏa,( hỏa ở tại ngôi kim). Hỏa gặp kim thì nhập khố phản chơn. Cửu là số Dương kim,( kim ở tại ngôi hỏa)  kim gặp hỏa thì sanh minh huờn nguyên. .Hỏa phản chơn thì khí hậu-thiên tiêu hết. Kim huờn nguyên thì khí tiên-thiên lộn về sanh sanh chẳng dứt. Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí gốc tại chữ TIN thì kim,mộc, thủy, hỏa qui trung thổ. Ngũ-hành qui-tụ thì Lạc Thơ trở lại thành Hà-Đồ. Phép - hữu-vi hết thì tới phép vô-vi còn phải gia công TU tới nữa.) Tầm cái diệu lý trong Hà-Đồ rồi thì nhớ công phu tự-nhiên tiên-thiên vô-vi mà THẦN có thể biến-hóa vô cùng.

 (Người luyện-đạo nơi chỗ thổ tiến biến hóa trong Lạc-Thơ mà xoi phá được lỗ khiếu tại chỗ trung tâm một vạch động, nên căn cứ nghịch lại mà tu thì có lo chi là ngũ-hành không qui tụ, Âm dương không hòa-hiệp, kim đơn không đoàn kết, Tánh Mạng không tu xong).

III - ĐỒ-THƠ HIỆP-NHỨT

(Hà-Đồ và Lạc-Thơ hiệp làm một) Hà-Đồ hình tròn, âm dương hiệp thành một, năm hành chung một khí là Đạo tự-nhiên vô-vi. Lạc-Thơ hình vuông, âm dương có thố tổng (ngoài loạn mà trong xếp yên). Năm hành khắc chế nhau là đạo biến-hóa hữu-vi nghịch vận. Hình tròn tượng hình Trời là một khí lưu hành hoàn toàn là thiên-lý. Không tu không chứng ; Đặt mình yên trong Thái-cực cốt để tu Tánh .Hình vuông tượng hình đất là hai nghi (âm và dương) biến hóa, Trời người hiệp phải có thêm có bớt động tác ở trong âm dương cốt để tu mạng.
Vô-vi nghĩa là thuần dương chưa bị phá (chưa hao), người bực thượng đức tu theo đó.
Hữu-vi nghĩa là đã giao với Hậu-thiên, người bực trung hạ tu theo đây.
Luận riêng về người thượng đức thì năm hành hiệp thành một  Tiên-thiên Tổ-khí chưa bị phá, Tánh mạng chung một nhà, khỏi phải nhọc công phản huờn (quày trở lại, trở về), chỉ dùng chân hỏa thiên-nhiên mà ôn dưỡng nó khi nó chưa bị hậu-thiên khuấy hại.Thần đầy Khí đủ, hễ có thành ( chơn thiệt) thì đặng Minh (sáng suốt), từ trong phát ra ngoài ,lộ xuất pháp thân đời đời bất hoại, muôn kiếp hằng còn (đệ nhị xác thân hay Pháp-thân cũng chính là nó ( Spirituel).

Đạo gia gọi thân ngoại hữu thân (ngoài caí thân này có cái thân khác).Thích gia gọi là “Khiên xuất luân-hồi”( ra khỏi vòng luân hồi ).Nho gia gọi “Thánh nhi bất khả tri chi, chi vị thần”( Phần thiêng-liêng sáng-suốt mà không thể biết nó được, đó gọi là Thần).

Còn những kẻ bực trung hạ hoặc bị khí chất câu thúc, hoặc bị tập quán buộc ràng, tiên-thiên đã bị phá thì hậu-thiên hành sự, Tánh mạng chia ra làm hai chỗ. Nếu không có Đạo hữu-vi thì cái chi đã mất rồi khó mà gặp lại được, đã đi rồi khó mà quay về được. Tuy có người chí-sĩ nhân nhơn cũng không làm sao thành công được.

Cho nên tại sông Hà hiện ra bản đồ, nơi sông Lạc hiện ra bức thơ (gọi chung là Đồ-Thơ, tức là Hà-đồ và Lạc-thơ)
Hãy xem thi-văn dạy Đạo: (TNHT).
“Dò đon cho rõ nẽo Thiên-Thai,
Cái tiếng tài khen chẳng phải tài,
Mình Thánh, mình Hiền, mình biết lấy,
Tặng phong quá tiếng chớ nhờ ai.

“Người đâu biết đặng tấc lòng mình
Họa hỏi đến Trời mới biết linh,
Thiệt-thiệt hư-hư vì mắt thịt,
Thôi thì đợi chết biết tiền-trình.”

“Tiền-trình Thầy dạy trước con tường,
Đợi hạ sang năm mới tuyển lương,
Năm bảy năm sau nên nghiệp lớn,
Đến chừng ấy khá Đạo lo lường,”

Lo-lường cho rõ thấu thiên-cơ,
Biết đặng thì tua tính kịp giờ.
Khuyến-thiện đã nhiều công cực-nhọc,
Toan lo cho vẹn đạo Đồ-Thơ.

Thánh-Nhân chép truyền lại cho đời. Tìm xét ý nghĩa của nó được rồi thì ai ai cũng hiễu lý tánh mạng.
Lời truyền của quẻ Khôn nói rằng: “Kỉnh dĩ trực nội”,nghĩa là lấy kỉnh phương ngọại ( Dùng Kinh Lễ để tụng đọc hằng ngày). để sửa bên trong cho ngay thẳng.

Lấy nghĩa để cầu bên ngoài đặng vuông vức. Kỉnh là cần cố đặt để, trực là tột trung , tột chánh, chẳng chếch chẳng lệch.( Lề bái thường hành Tâm-Đạo khởi là vậy).

Lấy kỉnh trực nội là “xuất tánh chi vị Đạo”( nghĩa là noi theo tánh mà ăn ở thì gọi là Đạo), tức là đạo tự nhiên vô-vi của Hà-Đồ. Nghĩa có nghĩa là biến hóa, chế giảm phương là chẳng động chẳng lay nối gìn qui củ.

Lấy nghĩa phương ngọai là “Tu đạo chi vị giáo”(Nghĩa là chỉ cách sửa sang cái Đạo thì gọi là giáo) tức là đạo biến hóa hữu vi của LẠC-THƠ.

Vô-Vi để tu bên trong (tu Bí-pháp), Hữu-vi để tu bên ngoài (theo thể-pháp).Tu bên trong là tu Tánh, Tu bên ngoài là tu Mạng,

Người bực thượng đức tu tánh và mạng cũng đặng lập ngay tự cơ thành (chơn thiệt ) rồi đặng MINH (sáng suốt ).Người bực hạ đức, trước tu mạng rồi sau tu tánh tự đặng Minh mới có thành. Tự có thành mà đặng Minh gọi đó là Tánh ( nói ra để dẫn người thượng đức, tức người có căn lành) tự đặng minh mà có thành gọi đó là giáo,( nói ra để độ người hạ đức còn tính phàm-phu).

Nay vẽ bản đồ trong tròn ngoài vuông để chỉ rõ người thượng đức tu bên trong để chế bên ngoài, Trước tròn sau vuông. Còn người hạ đức tu bên ngoài cho yên bên trong, trước vuông sau tròn. Tuy nói như vậy, chỗ người hạ bực phải lấy cái tròn bên trong làm gốc. Bất qúa là về cái vuông bên ngoài phần dụng công có nặng hơn mà thôi.

Hai chữ vuông tròn rất có hiệu dụng, Tròn chẳng phải vắng lặng vô-vi, trong đó có công phu phòng hung lự hiểm (ngừa chừng các sự nguy hiểm).Vuông chẳng phải là tuyệt hết việc đời, trong đó có công-phu nương thể-pháp mà tu đạo-pháp.(Biết được năm hành hiệp làm một khí, một điểm trung-huỳnh trong Hà-Đồ thì tròn mới đặng tròn chẳng đến đổi lầm lạc về lối học tịch-diệt trước không.(Vắng lặng thiên về không tưởng, tức chưa đắc được cái Diệu-hữu thì làm sao có được cái Không này ? vì đó chỉ là lối tu theo mê-tín, tức tu vô-minh đó vậy). như vậy là tu không thành tựu tức không tinh-tấn .

Rõ được năm hành dương thổ mà có tống (trong khắc mà có sanh, ngang dọc thuận nghịch, rốt cuộc chỉ qui về trung huỳnh thì vuông mới đặng vuông, chẳng đến đổi lầm lạc về lối học miễn cưởng chấp tướng ( cượng cầu thiên về hình tướng ), dầu tròn dầu vuông đều ở trong một điểm trung huỳnh. Vuông cũng do đó mà vuông, Tròn cũng nhờ đó mà tròn. Không đặng chỗ Trung-Huỳnh thì vuông cũng không phải vuông, tròn cũng không phải tròn.

Thi:
Nguyệt đáo thiên tâm xứ
Phong lai thủy diện thì
Nhứt ban thanh ý vị
Liễu đắc thiểu nhơn tri.

Nghĩa là:
Trăng tới chỗ thiên tâm
Gió lai rai mặt nước
Một mùi hứng thú riêng
Thi văn dạy Đạo (TNHT):

Đồ-Thơ oằn-oại gánh nghiêng vai,
Mặc khách làng văn nhọc chớ nài ,
Nghiệp nước nỗi nhà còn bận-bịu,
Thanh-nhàn chưa phải buổi xem mai.

Xem mai trông gặp trổ hai lần,
Như Đức Khổng xưa muốn thấy Lân,
Hờn gió giận mưa hoài trí tính,
Thâu niên chẳng đoái chút tinh-thần.

Tinh-thần đầy xác mới tinh-anh,
Đừng vướng nẻo công với mối danh,
Thường hứng gió đông tua biết gió,
Đừng trương cánh nhạn bị tan tành.

Tan tành khó nổi kết làm nguyên,
Như chỗ non cao muốn quá thuyền,
Mình biết phận mình an thú-vị,
Chẳng phen bằng Phật cũng là Tiên.

IV - TIÊN-THIÊN HOÀNH-ĐỒ.

Tiên-thiên hoành-đồ là quá trình biến hóa từ chỗ không (vô-Vi chi khí) mà sinh ra cái có (chơn không mà diệu-hữu) tức Ngôi Thái-cực sanh ra lưỡng-nghi( một âm, một dương đối chọi nhau).

Chúng ta đọc lại bài Kinh cúng Phật-Mẫu để có nhận-xét đúng đắn về cơ sanh-hóa vạn-linh thì sẽ hiểu được quyền-năng sản-xuất hữu-hình của Phật-mẫu:
“Kể từ hỗn-độn sơ khai
Chí-Tôn hạ chỉ trước đài Linh-tiêu.
Lưỡng-nghi phân khí Hư-vô,
Diêu-Trì Kim-Mẫu nung lò hóa sanh,
Âm-dương biến tạo Chơn-thần,
Lo cho nhơn-vật về phần hữu-vi…”

Tiên-Thiên hoành đồ là thứ-tự của vua Phục-Hi vẽ ra bát quái. Đương lúc chưa có quẻ mà sắp ra quẻ thì số 5 ở chính giữa bản đồ tức là ngôi THÁI-CỰC.

Trước vẽ một vạch liền (gọi là cơ) để tượng hình Dương nghi, kế vẽ một vạch đứt              (ngẫu) để tượng hình Âm nghi.

Thái-cực sanh lưỡng nghi tức là cái vạch liền và cái vạch đứt ở trong bản đồ.
Lại trên lưỡng nghi mỗi bên có một vạch liền và một vạch đứt chồng lên hai nghi đó tạo thành Tứ-tượng:
Thái-Dương số 1, Thiếu-Âm số 2, Thiếu-Dương số 3, Thái-Âm số 4.
Lưỡng nghi sanh tứ-tượng là: KIM, MỘC, THỦY, HỎA.
Tứ-Tượng sanh Bát-Quái là: Kiền số 1, Đoài số 2, Ly số 3, Chấn số 4, Tốn số 5, Khảm số 6, Cấn số 7, Khôn số 8. Vẽ Tứ-Tượng mà không nói tới Thổ là bởi Thái-Cực tức là Thổ đó.

 Âm dương đối ứng nhau, giao-hợp nhau mà thành quẻ cũng là thổ  (          : vì nó sanh sanh chẳng ngớt nên gọi là thổ). Vì nó có một khí vận chung nên gọi là Thái-Cực. Thái-Cực và Thổ là một mà thôi.

Cho nên không nói tới Thổ mà chỉ vẽ tứ-tượng. Trong Tứ-Tượng đã có Âm-Dương giao nhau: trong âm có dương (thiếu-âm), trong Dương có âm (thiếu-dương). Bởi thế mới có tứ-dương và tứ-âm kết hợp với nhau mà tạo thành Bát-Quái (hột nguyên-tử tánh). Bát-quái cũng có âm dương và quái nầy lại đặt chồng lên với 8 quái kia mà biến thành 64 quẻ kép (8x8=64) biến-hóa vô cùng mà tạo nên vạn-vật.

Một quẻ đơn có ba vạch, một quẻ đôi có 6 vạch, dầu trên hay dưới là lấy ý tam tài: Thiên-Địa-Nhân cho có cặp, mỗi tài đều có Âm Dương của nó.

Bát-Quái chính là Âm Dương của Tứ-Tượng (mỗi thứ trong tứ-tượng đều có âm dương). 64 quẻ tức là khí do âm dương của tứ-tượng phối hiệp mà sanh ra.

Bát Quái sấp rồi chồng lên với nhau tức là âm dương tương giao thì sự sanh sanh chẳng ngớt, há chỉ có 64 quẻ mà thôi đâu! Thế nên mới nói rằng “Bát-quái biến-hóa vô cùng mới thành ra càn-khôn thế giới”( Biến hóa vô cùng – Lũ truyền bửu kinh dĩ giác thế linh oai mạc trắc ( Kinh Thiên-Đạo – bài Đại-la)

Vẽ quẻ mà dừng ở 64 quẻ là vì đạo của Trời đất chẳng qua là âm dương của Tứ-tượng biến-hóa ra đó mà thôi. Tứ- Tượng hiệp lại do âm và dương thì gọi là Bát quái. Một quẻ đi khắp các ngôi chọi với 8 quẻ. 8 quẻ đi khắp các ngôi chọi với 64 quẻ, ngàn quẻ, muôn quẻ đều chẳng ra ngoài 64 quẻ đó được.

Vậy lấy cái gì mà hành khí, có phải là 64 quẻ đó chăng? Và 64 quẻ là do 8 quẻ đặt chồng lên nhau thành (8x8)=64 quẻ. Tám quẻ là do tứ-tượng sanh ra (4x2=8). Tứ-Tượng là do lưỡng nghi sanh ra (2x2=4). Lưỡng-Nghi chỉ là một khí THÁI-CỰC (O) lưu-hành. Thế thì Thái-Cực là căn bổn của muôn sự biến-hóa, là Tổ-Khí sanh ra muôn vật. Vì:
Có Thái-Cực ( ngôi trời, thái dương) này mới có âm dương.
Có âm dương(ngôi Hai) mới có tứ-tượng.
Có tứ-tượng ( Trời Đất hợp nhau) mới có bát-quái (8 quẻ).
  tám quái mới có 64 quẻ.

Nếu không có Thái-Cực thì âm dương ở đâu mà có, tứ -tượng ở đâu nảy sanh, tám quẻ ở đâu sấp thành, 64 quẻ ở đâu mà vận hành.
Vua Phục-Hi vẽ họa-đồ quẻ sanh quẻ có phải là chỗ huyền-diệu của số sanh trong Hà-Đồ không ? Sách“Tham-Đồng-Khế ”có câu:
Nhứt tự Hư-Vô triệu chất
Lưỡng-Nghi nhân nhứt khai căn
Tứ-Tượng bất ly nhị thể
Bát-Quái hộ vi tử-tôn.

Nghĩa là:
Nhứt Khí Hư-Vô lộ chất
Lưỡng-nghi do một chia đôi
Tứ-Tượng không lìa hai thể
Bát-Quái lẩn làm cháu con

Muôn hình tượng sanh ra từ trong chỗ biến-động. Có biến-động rồi mới có Kiết, Hung, Hối, Lẫn (hối-hận). Thiên-hạ vận-dụng hằng ngày theo đó, thế mà không rõ Thánh-nhơn đã tìm ra được cái bổn-nguyên (cái gốc ban đầu) Tiên-Thiên sanh ra các quẻ, nên cái nghĩa mầu-nhiệm nhờ đó mà phát lộ trọn hết cái “bổn lai chơn-tâm” của người rỗng tuếch, không mang theo một mảy lông, một sợi tơ nào. Tột Trống (không),VÔ (, không) tức là Thái-cực,ấy chỗ gọi “Vô danh thiên địa chi thủy”. Nghĩa là cái không tên kia là đầu mối của Trời Đất, nhưng cái  “Hư-Vô Thái-Cực” này chẳng phải là một vật bất động mà là một vật sống, linh-động, trong đó có ẩn một điểm (o). Sanh cơ điểm này gọi là khí Tiên-Thiên chơn nhứt, là cội Tánh-mạng của con người, là nguồn của Tạo-Hóa, là gốc của sanh tử.

trong Thánh-Ngôn  Hiệp-Tuyển có bài thi:
Khuya sớm tương dưa hết dục lòng,
Lòng dầu toan kế, kế sao xong.
Xong bề nhơn-đạo tua gìn trước,
Trước cửa không rồi mối Đạo thông.

Kinh Kim-Cang Đại định hay Bát-Nhã Ba-La Mật Đa Tâm Kinh có câu:
Quán tự tại Bồ-Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ-uẩn giai không độ nhứt-thiết khổ ách.

Trong hư-vô có ngậm chứa (tiềm tàng chưa phát lộ) một khí chẳng có chẳng không (lúc chưa có sự tư-tưởng hay ý-tưởng), chẳng phải HỮU (sắc) chẳng phải VÔ (không), rất là hoạt bát, lại cũng gọi là chơn không. Ấy là chỗ gọi “Hữu danh vạn vật chi mẫu” nghĩa là cái có tên kia là mẹ sanh của muôn loài (Đó là lời nói phát sanh từ cái miệng).

Một khí Hư-vô đã có một điểm sanh cơ ở trong đó (tượng là vòng tròn có một điểm tâm    ) là Thái-Cực ngậm chứa một khí, tức là câu: “Nhứt tự hư-vô triệu chất” 字虛 . Một khí đã lộ chất thì không thể chẳng động chẳng tịnh. Động làm Dương, Tịnh làm Âm. Cái động cái tịnh nầy sanh ở trong một khí chánh là: “Lưỡng nghi nhân nhứt khai căn”. Đã có động có tịnh; động hết sức rồi tịnh, tịnh hết sức rồi động thì Tánh, Tình, Tinh, Thần có ngụ ở trong đó là “Lưỡng nghi sanh tứ-tượng” .

CHÁNH là “tứ-tượng bất ly nhị thể” 象不
Đã có tứ-tượng là Tánh, Tình, Tinh, Thần thì mỗi tượng đều có động tịnh, đó là tứ-tượng sanh  Bát-Quái. Bát-Quái sanh khắc lẫn nhau mà “hộ vi tử-tôn” (cái này sanh cái kia, cái kia sanh cái khác nữa làm con cháu lẫn cho nhau).

Sáu mươi bốn quẻ bởi đó mà nảy sanh muôn hình vạn trạng, biến động cũng từ đó mà hóa ra, bởi vì:
Muôn hình gốc ở tám quẻ (gọi là bát-hồn).
Tám gốc ở Bốn (tượng)
Bốn tượng gốc ở hai (nghi)
Hai gốc ở một (khí)
Một gốc ở HƯ (vô)

Hư-vô là mối đầu của (Khí chi thể). Một là mẹ sanh của khí (khí chi mẫu). Hư-Vô là THỂ, một Khí là DỤNG. Thể Dụng như một, hai chia bốn hoặc tám hoặc muôn, đều vận-dụng ở trong một khí hư-vô thì có gì Kiết, hung, Hối, Lẫn được? Bằng một khí hư-vô thì động tịnh chẳng hợp thì bốn khí chẳng còn điều-hòa, tám quẻ thổ loạn, muôn hình biến-động thì chừng đó mới có phân ra kiết, hung, hối, lẫn. Cái chỗ bí-mật nầy ai không biết nó mà thuận theo khí âm-dương (tức là sống theo lối nhị-nguyên, tâm bất chánh, tâm thiên-lệch còn gọi là tâm tà là tâm mất quân-bình) thì có sống có chết, muôn kiếp trầm-luân. Cho nên nói thiên hạ vận dụng hằng ngày theo đó mà chẳng rõ: Ai biết nó mà nghịch với khí của dương thì: RA chết, trở VÀO sống, lên ngay cõi Thánh. Cho nên nói Thánh-nhân tìm ra được caí bổn-nguyên (dụng nó hằng ngày mà chẳng rõ là nói chẳng hiểu thấu, rõ biết một khí hư-vô. Tìm ra được cái bổn nguyên là nói gìn-giữ được một khí Hư-vô là chân tâm mình đó vậy.

Trời đất sử khiến được vật có hình chớ không thể sử khiến vật không hình, sử khiến được kẻ có tình chớ không sử khiến kẻ vô tình. Sử khiến được kẻ hữu-tâm chớ không thể sử-khiến kẻ vô tâm.

Tìm ra được cái bổn-nguyên, đặt cái tâm mình ở hư-vô, dưỡng tâm ở một khí, tuy rằng có:Lưỡng-nghi , Tứ-Tượng, 8 quẻ, 64 quẻ nhưng cả thảy đều vận dụng tại chỗ căn bổn là HƯ-VÔ, chẳng hề sanh ra bao giờ,muôn hình đều không, duy có một cái không đó (o).

Thử hỏi cái đó là sự vật trong một khí hư-vô thì làm sao kiết hung gia cho mình, hối lẫn gần bên mình được?

Cách sanh quẻ và sắp quẻ của Phục-Hi rất hay thay. Hay là ở chỗ tám quẻ sấp thành:
Kiền dương kiện lúc đầu tiên. Khôn âm thuận lúc cùng cuối. Khi âm dương mới sanh thì cả hai đều ở trung-uơng.
Kiền đầu tiên là Kiền dị-tri (dễ biết).
Khôn cùng cuối là Khôn giản-năng (gọn làm).

Đứng về một Trời Đất thì gọi là dị tri giản năng.Theo đạo người mà gọi (thì gọi là) Lương-tri lương-năng hoàn-toàn là thiên-lý. Cho nên một động một tịnh đều lấy một điểm hư bạch (một vòng trắng 0) ở chính giữa mà lập căn cơ. Ở chỗ không quẻ mà sanh quẻ, nếu con người tìm ra được bổn-nguyên thì bỗng nhiên sẽ thấy cái bổn lai diện mục (chơn-tướng) mới là biết một khí hư-vô ngậm chứa sự vật.
Tột không mà ngậm chứa tột có.
Tột trống mà ngậm chứa tột đặc.
Không hình mà hay biến hóa,
cho nên biến-hóa vô cùng.

Trong tâm ta tự nhiên có một ông vua Phục-Hi .Trong thân ta tự nhiên có Đạo sanh sanh chẳng ngớt .
Kinh Thiên-Đạo có câu:   
Bất ngôn nhi mặc tuyên đại-hóa
Thị không thị sắc
Vô-vi nhi dịch sử quần-linh.

V - TIÊN-THIÊN PHƯƠNG-VIÊN ĐỒ
(Bảng đồ vuông tròn thuộc Tiên-Thiên).

Vuông và tròn là để nói về sự động và tịnh: tròn  chủ về động hay biến-động, bị động là thuộc về dương. Vuông chủ về phần tĩnh, là thuộc về âm.

Ngôi các quẻ trong bản đồ Bát-quái tròn của Phục-Hi là ngôi của Trời (: Càn) đất (: Khôn) sấp thành theo thứ-tự trên dưới. Mặt Nhựt (: Ly), Mặt Nguyệt (: Khảm) vận hành tại khoảng chính giữa Trời đất.
Chấn (lôi) tức là sấm động ở dưới đất.
Tốn (phong) là gió thổi ở trên Trời.
Đòai (Trạch) là cái miệng, ao) ngẩng lên
Cấn (sơn) là núi bám vào đất.

Trời Đất phản phúc (điên đảo) mới có âm có dương. Sơn trạch thông khí mới có sanh có thành. Phong lôi đăng (xâm lấn lẫn nhau) mới có lên có xuống. Đó là biểu-tượng của bát-quái.
Trời đất bao trùm khắp nhật, nguyệt, tinh… tạo-hỏa.
A - Mặt Nhựt bắt từ bên trái mà tiến thì khí dương lên, cho nên quẻ Chấn có một dương, quẻ đoài có hai dương, quẻ Kiền có ba dương đều ở bên trái.

B - Mặt Nguyệt bắt từ bên phải (mặt) mà thối thì khí âm sanh, cho nên quẻ Tốn có một âm, quẻ Cấn có hai âm, quẻ khôn có ba âm đều ở bên mặt.( Xem hình đồ Tiên-thiên bát-quái ).

Đây là khí vận của bát-quái. Khí hành thì 64 quẻ hóa-sanh.
64 quẻ tức là 8 quẻ thúc đẩy nhau biến-hóa mới có sanh sanh, hóa hóa…
Khí vận thì chạy bên trong, biểu-tượng thì chạy bên ngoài.

Như thứ-tự của khí hành theo bát-quái cũng là nghịch đạo. Có nghịch thì mới có sanh, không nghịch thì chẳng sanh., được vậy thì thuận sanh tức là ở trong nghịch thối mà ra.

Bản-đồ tròn là lấy ý: Tròn là để tựợng hình trời, mà trời vận-hành một khí lên xuống, giáp vòng rồi trở lại mối đầu. Tuần-huờn không biết đâu là manh mối, đó là biểu-tượng của Thái-cực lúc chưa sanh ra (vị sanh xuất).

Cái Đạo chưa sanh không làm sao mà thấy nó được. Thấy là thấy cái quẻ sanh ra kia. Đã sanh ra rồi mà nghịch vận trở lại thì cái chưa sanh tức còn ẩn ở trong đó. Cho nên theo ngôi vị của quẻ thì quẻ Chấn có một dương ở bên trái, phía dưới hết; quẻ ly có hai dương một âm, ở bên trái phía chính giữa. Quẻ Đoài có hai dương ở bên trái gần trên; quẻ Kiền có 3 dương ở bên trái phía trên hết. Kể theo thứ-tự thì:

1: Kiền nhứt, 2: Đoài nhị, 3:Ly tam; 4: Chấn tứ.
Theo ngôi vị của quẻ thì bắt đầu từ dưới đi lên, còn theo thứ-tự quẻ thì bắt đầu từ trên đi xuống.

1 – PHỤC-HY BÁT-QUÁI PHƯƠNG-VỊ SƠ-ĐỒ (Tiên-Thiên Bát-Quái)

 Đủ thấy ở trong nghịch có thuận, ở trong thuận có nghịch. Còn cái đi nghịch lại với kiền nhứt, Đoài nhị, Ly tam, Chấn tứ đó là : 5:Tốn ngũ, 6: Khảm lục, 7:Cấn thất,  8: bát khôn.
Trong bát-quái Phục-Hi tuy có thuận có nghịch nhưng lúc nào cũng hợp nhau từng cặp âm dương: Kiền-Khôn, Khảm-Ly, Đoài-Cấn, Chấn-Tốn. Trong đồ Tiên-Thiên đã đặt để rõ-ràng từng cặp đối nhau nhưng hòa nhau:
       - Kiền hiệp Khôn :(1+8=9) ngược lại Khôn hiệp Kiền.
       - Đoài hiệp Cấn : (2+7=9) và ngược lại
       - Ly hiệp Khảm : (3+6=9) và ngược lại          
       - Chấn hiệp Tốn :(4+5=9) và ngược lại

Một khí đi thuận lên là khí dương của quẻ Chấn, Ly, Đoài, Kiền.
Một khí đi nghịch xuống là khí âm của quẻ Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Dương thối tức là âm sanh. Dương tiến tức là âm thối.

Tóm lại âm dương chỉ có một khí biến-hóa chớ không phải ngoài một khí ra lại có âm dương riêng biệt. Nhưng cái máy sanh hóa (sanh cơ) của một khí đắc diệu là tại chữ nghịch đó. Duy có nghịch khí mới lại, nếu đi nghịch lại thì khí dương thâu-liễm qui-căn rồi cũng sanh lại như trước. Vậy cho nên hệ-từ tuyệt nơi nầy .

 “Sổ vãng giả thuận, truy lai giả nghịch”.Nghĩa là đếm xét cái qua rồi là thuận, biết việc sẽ tới là nghịch. Vì cớ mà dịch tức là nghịch-số là thấy Tiên-Thiên thái-dịch hoàn-toàn ở chỗ nghịch.

Ngôi-vị của  “thuận sanh thứ-tự quẻ” nghịch sanh cái ý tứ nầy thâm-thúy biết mấy. Chẳng những trong tám quẻ như thế mà trong bản đồ phương viên có 9 quẻ cũng y như thế.

Bản-đồ tròn thuộc về phép 8 quẻ phối-hợp nhau; phối-hợp nhau là một quẻ đấu mà vận-hành khí của 8 quẻ kia. Tám quẻ đẩy nhau mà vận hành khí của tất cả 64 quẻ, chớ không phải ngoài 8 quẻ ra riêng biệt có 64 quẻ khác nữa. 64 quẻ chẳng qua là 8 quẻ vận-dụng với nhau mà thành. Tám quẻ chỉ là một âm một dương vận dụng. Một âm một dương chỉ là một khí thuận nghịch vận dụng mà thôi.

Bản-đồ tròn, bản-đồ vuông cũng là khí-vận của tám quẻ. Dụng theo bản-đồ vuông thì:
Quẻ Kiền ở Tây-Bắc, Quẻ Tốn ở Đông-Nam là bởi Kiền nhứt, Đoài nhị, Ly tam, Chấn tứ, Tốn ngũ ,Khảm lục, Cấn thất, Khôn bát là hành (nghĩa là đi) theo lối chẳng chánh).Hai bảng đồ thiệt là chẳng đồng nhau.
TRÒN  tượng hình Trời.
VUÔNG  tượng hình Đất.
Cái TRÊN là DƯƠNG làm Trời.
Cái DƯỚI là  Âm làm Đất

Tây Bắc cao còn đông-nam thấp; cao tức là dương, thấp tức là âm. Bản-đồ vuông cũng lấy Kiền nhứt, Đoài nhị làm thứ tự, tức là nghịch đạo của Kinh-Dịch. Thiên biến vạn hóa đều là một chữ nghịch, không có hai lý, hay thay! Cho Thiệu-Tử đem bản-đồ vuông đặt trong bản-đồ tròn, thiệt là hiểu hết cái tâm-truyền của Phục-Hi đó.

Nguyên-nhân là bản-đồ tròn của Phục-Hi ngưỡng lên xem thấy Trời mà vẽ. Còn bản-đồ vuông  thì cúi xuống y theo đất mà vẽ. Đất vốn vô-vi nhờ thọ khí của trời mà ra hữu-vi.
Khí của trời là ngũ-vận (Là vận-hành) tức là Thập thiên-can: (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúy).

Khí của đất là lục-khí (Phong,Hỏa,Thử,Thấp, Táo,Hàn) tức là Thập nhị địa chi: (Tý, sửu, dần, mẹo, thìn, tỵ ,ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi).

Vận của Trời nhập vào khí của đất thì: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúy vận-hành ở ngôi Tý, sửu, dần, mẹo, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là khí ngũ-hành hóa làm phong (gió), hàn

(lạnh),thử (nóng), thấp (ẩm ướt ), táo (khô ráo), hỏa (lửa).

2 -  PHỤC-HY TIÊN-THIÊN LỤC THẬP TỨ QUÁI PHƯƠNG ĐỒ
(64 quẻ trên đồ hình vuông của Phục-hi)

Bản-đồ tròn là vận ở ngoài, bản-đồ vuông thì vận ở trong là chỉ  Trời ĐỘNG Đất TỊNH. Một khí đi đi lại lại, lấy Kiền-Khôn làm bao la (bao-quát). Lấy lục thiếu (6 quẻ nhỏ) Chấn-Tốn,
Khảm-Ly, Cấn-Đoài làm biến-hóa.
Dương nghịch thì Âm sanh.
Dương thuận thì Âm thối.
Tứ thời hành thì trăm vật sanh.

Cái đạo Tiên-Thiên tạo-hóa tới đây là rõ ràng rồi. Nhưng cái đạo trong vuông ngòai tròn, trời động, Đất tịnh lại còn ở chỗ bí-mật khó nói. Phục-Hi không thể chỉ rõ cho người biết, chỉ lấy 64 quẻ sấp làm hai bảng đồ vuông tròn mà thôi. Thiệu-Tử cũng không thể viết ra cho người thấy, chỉ lấy hai bản-đồ vuông tròn hiệp làm một bản-đồ trong vuông ngoài tròn mà thôi. Phục-Hi chẳng phải là không muốn dạy, nhưng dạy chẳng qua là vẽ các quẻ làm bản đồ, còn phần nào không thể vẽ quẻ làm bản-đồ thì không dạy được.

Thiệu-Tử chẳng phải là không muốn viết ra, chẳng qua là làm bản-đồ trong vuông ngoài tròn, còn phần sở dĩ nhiên (lý-do làm sao mà ra vậy) không ở tròn vuông, không dính với tròn vuông thì không viết ra được. Nhưng có quẻ có bản-đồ, những chỗ không dạy không viết ra được, ta có thể suy tìm ở trong quẻ trong bản đồ.                                                        

3 - THIỆU NGHIÊU-PHU PHƯƠNG VIÊN NỘI NGOẠI HIỆP NHỨT ĐỒ.
Trong bản-đồ vuông, 8 quẻ giao thế chỗ chính, ngay giữa chữ thập 16 quẻ tức là Thái-Cực. Làm cửa cho âm dương ra vào. Âm cũng sanh ra ở đó, Dương cũng sanh ra ở đó. Tứ tượng hòa-hiệp ở đó. Ngũ-Hành qui tụ ở đó. Cho nên quẻ chấn quẻ tốn có một âm một dương ở tại giữa như nghĩa số 5 chính ngay giữa Hà-Đồ  Lạc- Thơ . Duy nhờ có Thái-Cực nầy mà âm dương có sanh có thành, có chia có hiệp, có động có tịnh.

Dương từ Tây-Bắc mà nghịch thối về trung-ương là sanh khí ở chính giữa. Âm từ trung ương mà thuận vãng về Đông Nam là âm khí ở phía ngòai.

Âm là khách Dương là chủ. Lấy dương thống (trị) âm. Lấy âm thuận dương. Âm tùng dương tiến hay thối, mà theo tiến thối. Đó là nghĩa chữ vuông.

Trong bảng đồ tròn, dương bên tả đi lên, âm bên hữu đi xuống. Âm lại giao cùng dương thì một âm sanh trên trời. Dương lại giao cùng âm, thì một dương sanh dưới đất. Dương sanh hay là âm sanh đều là ở tại chính giữa của bảng đồ.

4 - TIÊN-THIÊN ÂM-DƯƠNG HỔN-THÀNH ĐỒ

Cái tròn tượng hình một khí của trời lên xuống: Lên là dương ,xuống là âm tượng hình một khí vận âm dương. Ở tại đây chỗ âm dương giao cùng nhau tức là một khí Thái-Cực.

Thái-Cực tức là một khí. Một khí tức là Thái-Cực. Luận về Thể thì gọi là Thái-Cực .Luận về Dụng thì gọi là một khí.

 Lúc nào phải dương thì dương, .Lúc nào phải âm thì âm. Lúc nào phải lên thì lên lúc nào phải xuống thì xuống. Dương mà âm, âm mà dương .Một khí hoạt bát không định có không, tự nhiên đóng mở đều là vận dụng ở một điểm tại chính giữa. Đó tức là một điểm do thọ hỏa-lư âm dương khối. Phục-Hi không thể dạy rõ được tức là cái đó. Thiệu-Tử không thể viết rõ được tức là cái đó.

Học -gỉa biết được căn do của nó ở trong bản-đồ vuông tại chỗ chánh ngay chữ thập. Hiểu thiệt xứ của nó ở trong bảng đồ tròn tại chỗ Kiền-Khôn giao đại, tiếp và thay thế nhau thì tại chỗ chánh ngay chữ thập, lập định căn-cước tại chỗ điểm chánh giữa đó mà tu trì tánh mạng. Vuông để trị trong, tròn để ứng ngòai (Trời người hiệp một).Táng Thái-cực một khí làm thể , lấy tứ-tượng bát quái làm dụng. Trong tròn có vuông ,ngòai vuông có tròn.

5 - NGHỊCH -VẬN TIÊN-THIÊN KIẾT-ĐƠN ĐỒ.
Vuông tròn đừng câu nệ thì trong thân mình ta tự có 64 quẻ của Phục-Hi..

Trong hai bản đồ vuông và tròn chẳng cần phải nệ văn chấp tượng có thể đặng ý rồi quên lời họat hoạt,bát bát. Nhưng chỗ quan trọng nên chú ý trong hai bản đồ vuông và tròn là loại nghịch vận cho được.

Hễ nghịch thời sanh mà thuận thì chết.Trong cái thuận mà sanh thì sanh nầy có hạn. Còn trong cái nghịch mà sanh thì sanh nầy không cùng.

Nghịch là nghịch làm sao ?Tức là nghịch hồi (trở lại) cái TÁNH bổn chơn trước khi cha mẹ sanh ta đó thôi.

Con người chịu khí âm dương ngũ hành của Trời-Đất mà sanh ra, khí dương củaTrời tột cương kiện kết tinh làm MẠNG. Khí âm của đất tột nhu thuận trọng đại làm TÁNH .

Lúc mới sanh ra thì kiện và thuận hiệp nhau, Tánh Mạng chung một nhà. Tánh chẳng lìa mạng, Mạng chẳng lìa tánh.Tánh tức là mạng, Mạng tức là tánh . Đó là chỗ gọi “Thiên mạng chi vị tánh”, nghĩa là (cái điểm Linh-Quang của trời phú cho ta thì gọi là TÁNH.).

Đương lúc nầy thì hoàn toàn là thiên-lý (không có gì khác nữa) lưu hành chẳng ngớt, Tiên-Thiên làm chủ mỗi việc, Hậu-Thiên chưa có phát lộ, muôn vật đều không bụi trần, không thể nhiễm .Một động một tịnh đều là vận dụng nơi trong Thái-cực .Cho nên tánh mình động mà chẳng đến đỗi sanh ra táo bạo. Động mà khiêm hòa .Khiêm mà chẳng hóa nhu nhược ,khiêm mà làm việc quả quyết, khiêm và động hiệp làm một thì cũng như lôi phong tương đảng (gió sấm xâm lấn nhau).

Lại minh mà chẳng  tới mức tự dụng (1),minh mà tợ như hãm dưới thấp, hãm mà chẳng tới mức mụi tánh, hãm mà hại mình. Minh mà hãm hiệp làm một thì cũng như thủy-hỏa chẳng tương hiệp (nước lữa xô xát nhau).

Hòa mà chẳng xuống mức ngụy vọng, hòa mà có chỉ số (có chỗ ngừng có ranh hạng).Chỉ mà chẳng lạc vào nẽo không tịch (vắng lặng). Chỉ mà hay hòa. Hòa mà chỉ hiệp làm một thì cũng như sơn trạch thông khí (núi ao thông hơi nhau).

6 - LUYỆN THẦN HUỜN HƯ ĐỒ

Trong dương có ẩn âm, trong âm có ẩn dương. Dương thì kiện, Âm thì thuận . Âm dương hỗn thành một cảnh rỗng tuếch, trong đó có treo một hột thử mễ bửu-châu tròn dình, sáng rỡ, trong sạch , đỏ chói, chẳng biết chẳng hay y phép Thượng-Đế. Đó là chỗ gọi “suất tánh chi vị đạo”( ).Nghĩa là noi theo bổn tánh (mà cư xử) thì gọi là Đạo . Đạo là cái gì ?Tức là Thái-Ất hàm (bao gồm )chơn khí chẳng dùng tư vị, thung dung mà trung đạo ,chơn không mà diệu hữu, ý nói chí thiện vô ác. Chí thiện vô ác là lành lên cực điểm không sẩm lậu, chẳng trong ngoài,không nhơn ngã ,chẳng tu chứng, không phối đối chỉ có một Linh-Chơn Tánh chiếu sáng chẳng tối,chẳng phải sắc chẳng phải không .tức sắc tức không (mà nhập với không mà sắc).chẳng phải có chẳng phải không có, tức có tức không có, sắc không như một, chẳng định không hay có.( Tâm đã trở về vô-vi tuyệt đối , đây mới gọi là chí-thiện (lành đúng mực). Ròng là Thiên-cơ, tuyệt không nhơn, cơ sanh khí hẵn còn tuy là có cái tánh Nhân, nghĩa , lễ, trí, tín.
Bất nhân mà chí nhân
Bất nghĩa mà chí nghĩa
Bất lễ mà chí lễ
Bất trí mà chí Trí

Tức là nhân ,tức là nghĩa, tức là lễ, tức là trí. Một tánh thiện mà có thể gồm đủ 4 đức. Một khí mà có thể gồm đủ muôn pháp thì làm sao có chất cặn bả như ngũ vật, ngũ tặc .Đó là chỗ gọi chưa sanh ra vậy. Chưa sanh ra nghĩa là thiên chơn ở bên trong chưa phân tán ra  ngoài, tức là “Bổn lai diện mục”tức là hột giống sanh Thánh-Hiền, tức là phôi thai của Tiên Phật (tức là Thiên-Thai). Người hành Đạo đắc được quả vị này mới được về chầu đức Phật-mẫu để được dự lễ Hội-Yến Diêu-Trì.

Cái diện mục hột giống phôi thai nầy người nào cũng có đủ, kẻ nào cũng hoàn thành. Dẫu bực Thánh không thêm ,dẫu người phàm chẳng bớt .Cho nên Thánh Phàm đồng chung một con đường.
Đến khi khí Tiên-Thiên đủ, khí hậu-Thiên lẫn sanh, khí âm chủ động mỗi việc.Tinh, Thần, Hồn, Phách, Ý đều khởi thì Thánh Phàm mới chia ra hai ngã.

Tới đây chỉ có bực Thánh-Nhơn tự trời sanh mới giữ được cái  “bổn lai diện mục” đó mà thôi. Còn cả thảy thường nhơn chưa từng có ai bỏ chơn theo giả tự tổn thương Tánh mạng. mình. Từ xưa các vị thánh sư đại từ đại bi đem cái đạo bảo nhứt vô-vi mà lưu truyền cho đời sau, đó là muốn cho người  người thành đạo, ai ai cũng rõ LÝ- CHƠN.

Nhứt là khí Tiên-Thiên chơn nhứt tức là khí do âm dương hỗn hiệp,chẳng phải chia hai ,tức là cái khí của Tánh-Mạng đoàn kết không tan vậy .Cái khí nầy ở trong mình người, tứ đại chẳng dính dấp, ngũ hành chẳng ngõ tới, không hình không tượng, tột trống tột linh, có cái dáng hoạt bác (linh động lanh lẹ) hiệu là Cốc-Thần. Cái thần nầy chủ tể muôn hình trạng, cầm quyền khí âm dương đây là chỗ gọi “CỐC THẦN”bất tử thị vị Huyền-Tẩn.(Người đắc được Cốc-thần là người đã làm chủ được mình , người tự-chủ được mình mới  là người tự-do thật sự vậy)

 “HUYỀN-TẨN chi môn thị vị Thiên-Địa căn dã”. Nghĩa là cốc thần chẳng chết gọi là Huyền-Tẩn. Cửa huyền-Tẩn nầy gọi là gốc sanh ra trời đất.

Bảo nghĩa là ôm ấp,nắm giữ. Bảo nhứt (càn vi thiên) nghĩa là nắm giữ một khí nầy hằng còn mãi mà chẳng lạc mất. Đây là chỗ gọi: “Thủ Huỳnh-Đình dưỡng cốc-thần dã”. Nghĩa là giữ cung Huỳnh-Đình là nuôi nấng Cốc-Thần vậy.

Nhưng bảo nhứt chẳng phải nói là không không, vô-vi ấy là nghịch thối.Tiên-Thiên chơn dương tự nhiên. Chơn dương khỏi bị hậu-thiên âm giữ làm lụy. Nếu nghịch thối chơn dương tự nhiên có chân âm ôn dưỡng.(Ở Bát-Quái Đồ-thiên thì vị trí của quẻ Càn nằm ở vị trí của quẻ Khôn trong Hậu-thiên Bát-quái, tức là Chân âm chân dương hỗn hiệp với nhau kiện thuận chung huyền-tẫn giao). Động chẳng lìa tịnh, tịnh chẳng lìa động tự nhiên có tiên-thiên chơn hỏa ở trong LƯ phát ra đỏ rần luôn luôn, thì tiên-thiên lần kết ,Hậu-Thiên lần thu, Cốc-Thần bền vững tức là thành bực Vô-Lậu Chơn-Nhơn. Đây là chỗ gọi:

Yếu đắc Cốc-Thần trường bất tử,
Tu bằng Huyền-Tẫn lập can ky
Chơn tinh ký phản huỳnh kim ốc,
Nhứt phá Linh-Quang vĩnh bất ly.

Nghĩa là:
Muốn đặng cốc-thần thường bất-tử,
phải dùng huyền-tẫn lập căn-cơ
Nhà vàng đã thấy Chơn-tinh lại.
Một điểm Linh-Quang mấy thủơ rời.

CHƠN-LINH hay LINH-QUANG đều là tên khác của Cốc-Thần. Linh-Quang chẳng rời tức là cốc thần chẳng chết. Cốc-Thần chẳng chết thì đặng trường sanh (Đây cũng là con đường Thiêng-liêng hằng sống).

Cái cốc thần nầy ở trong bản đồ tròn tức là chỗ giữa kiền khôn trống không. Ở trong bảng đồ vuông tức là chỗ chữ thập giao tiếp. Ở trong mình người tức là chỗ tứ-tượng động tịnh.

Có hay (khiến trống không lặng lẽ) thì thần còn ở .Không có hay thì thần đi mất. Sống tại đó,chết tại đó. Âm sanh tại đó, âm trưởng tại đó.Người xưa gọi nó là SANH MÔN -TỬ-HỘ laị cũng gọi là “ Tạo HỎA-LƯ Âm-Dương đó.
Nho gọi nó là Đạo-Nghĩa chi môn.
Thích gọi nó là Bất Nhị Pháp môn
Đạo gọi nó là Chúng Diệu chi môn.

Nói gọi chung (nói chung cái đó gọi là gỉa cả).Nếu có người thượng-trí đặng minh sư chỉ bày mối manh của cái đó, nghịch lại mà tu, THÁNH-THAI hiện thành ; chẳng để cho dương cực âm sanh thì sẽ bước ngay lên bờ bên kia, rồi gia công tu tới: Luyện Thần huờn hư trở ngược về diện mục (tình trạng lúc cha mẹ trước khi chưa sanh) đánh phá hư không nhảy ra ngoài vòng âm dương tức là câu “Thánh nhi bất khả tri chi chi vị Thần”.Cái chi thông-linh sáng-suốt mà không thể biết nó được thì gọi đó là THẦN”. Y theo xuôi thì chết, vận nghịch thì sống.Lý nầy thường có đem dạy người mà không ai tính ra mối manh .Nếu chẳng gặp Chơn-Sư dễ dầu chi biết một chữ NGHỊCH đó.

VI - VĂN-VƯƠNG HẬU-THIÊN BÁT-QUÁI
(Bát-Quái Hậu-Thiên của vua Văn-Vương)
Nhơn-luân chi đạo: (đạo vợ chồng).
Bát-Quái Hậu-Thiên của vua Văn-Vương cũng là quẻ của vua Phục-Hi đã vẽ ra, chớ chẳng phải là một Bát-quái khác.
Khác là trong các quẻ đã thành lập mà lại nhận thấy một thứ đạo-lý riêng biệt cho nên đổi nghĩa quẻ và khí của quẻ mà phát-minh điều vua Phục-Hi chưa phát-minh chớ không phải cượng cầu bịa đặt.

Như Càn là lão dương, tổ-tông của các khí dương, làm cha. Khôn  là lão âm, chủ tể của các khí âm, làm mẹ.

Cha Mẹ phối nhau, âm dương hiệp nhau, tất nhiên sanh ra con trai con gái. Cho nên khi Kiền đi lại với Khôn, gặp được cái vạch dưới cùng (sơ hào) của khôn thì sanh ra Tốn làm trưởng nữ (con gái lớn).
- Khi Khôn đi lại với  Kiền, gặp được cái vạch dưới của (Càn) Kiền thì sanh ra Chấn   làm trưởng nam (con trai lớn) )
- Khi Kiền đi lại với Khôn lần nữa, gặp được cái vạch giữa (trung hào) của Khôn thì sanh ra Ly   làm trung nữ (con gái giữa).

Khi Khôn đi lại với Kiền nữa, gặp được cái vạch giữa của Kiền thì sanh ra khảm   làm trung nam (con trai giữa).

Khi Kiền đi lại với Khôn lần thứ ba, gặp được cái vạch trên (thượng hào) của Khôn thì sanh ra Đoài   làm thiếu nữ (con gái út).

1 - VĂN-VƯƠNG SANH-SANH BÁT-QUÁI ĐỒ
Khi Khôn đi lại với Kiền lần thứ ba, gặp được cái vạch trên của Kiền thì sanh ra Cấn   làm thiếu nam (con trai út).
Quẻ Kiền gặp được ba hào âm của Khôn, thì dương biến làm âm bèn sanh ba gái.
Quẻ Khôn gặp được ba hào dương của Kiền, Âm biến làm dương bèn sanh ba trai.

Trai gái đã sanh thì trai theo cha, gái theo mẹ. Kiền coi hết ba trai ở hướng Tây-Bắc.
Khôn coi hết ba gái ở hướng Tây-Nam, Kiền là Lão phụ (cha gìa), ba hào khí chơn dương lọt về tay của ba con trai nên kiện đức thâu liễm phải ẩn núp cảnh Tây-Bắc là hướng rất lạnh.

Khôn là lão mẫu (mẹ già), ba hào khí chân âm đã lọt về tay của ba gái nên thuận tánh thất thường phải dời qua cảnh Tây-Nam là nơi sát cơ (chỗ sát khí).

LY được cái vạch âm ở giữa của Khôn, âm nhốt trong dương, âm mượn sức dương mà phát ra sáng, cho nên ở chánh Nam là hướng hỏa vượng.

KHẢM Được cái vạch dương ở giữa của Kiền, dương ra trong âm, dương lọt vào âm mà làm ra thủy-triều (nước lớn nước ròng) cho nên ở chánh Bắc là hướng thủy vượng.

2 - VĂN-VƯƠNG HẬU-THIÊN BÁT-QUÁI PHƯƠNG VỊ.

CHẤN được cái vạch dương ở dưới của Kiền, hào dương đầu, chủ về sanh trưởng cho nên ở chánh Đông là hướng cây cỏ vượng.

ĐOÀI đặng cái vạch âm ở trên của Khôn, hào âm cuối cùng chủ về tiêu-hóa, cho nên ở chánh Tây là hướng Kim (là hướng thuộc các loài kim) vượng.

CẤN được cái vạch dương ở trên của Kiền, hào dương cuối cùng chủ về tịnh-dưỡng nên ở Đông-Bắc là hướng khí dương yếu.

TỐN đựơc  caí vạch âm ở dưới của Khôn, âm hào là hào âm đầu chủ về tiệm tiến, cho nên ở Đông-Nam là hướng khí dương thạnh.     .

Kiền, Khảm, Cấn, Chấn thuộc về dương tạo sanh muôn vật.
Tốn, Ly, Khôn, Đoài thuộc về âm, dưỡng thành muôn vật. Cha mẹ, trai gái, tự nhiên phối-hợp với nhau để vận-hành khí của các quẻ. 64 quẻ Hậu-Thiên cũng sanh ra tại đây. 64 quẻ sanh ra rồi thì có tạo có hóa, có sanh có thành.

Tạo rồi lại hóa, hóa rồi lại tạo; sanh rồi lại thành, thành rồi lại sanh. Khi lớn, khi mòn, khi đầy, khi vơi không có lúc nào ngừng nghỉ. Đây là nói lúc sanh ra rồi cho nên gọi là Hậu-Thiên.

3 - HẬU-THIÊN THUẬN HÀNH TẠO HỎA ĐỒ

Hậu-Thiên là Đạo thuận sanh mà đạo nghịch vận.( Bát-quái Đồ-Thiên của Toà thánh tây-ninh) cũng ẩn trong đó.

Quẻ LY  vốn thuộc dương mà trở lại là con gái là ý nói ngoài dương mà trong âm. Âm ở ngôi giữa tức là Chơn Âm.

Quẻ KHẢM Vốn là âm mà trở lại làm con trai là ý nói ngoài âm mà trong dương, Dương ở ngôi giữa tức là chân dương.

Dương ở ngoài là dương hậu-thiên, âm ở trong là âm tiên-thiên. Âm ở ngoài là âm hậu-thiên, dương ở trong là dương tiên-thiên. TIÊN-THIÊN là chủ. HẬU-THIÊN là khách. Khảm ly qua lại, nước lửa trợ nhau, lạnh nóng có giờ cho nên đủ sức thay thế cho Kiền-Khôn mà vận hành tạo hóa.

QUẺ CHẤN âm nhiều dương ít, làm con trai là ý nói Chấn là khí dương vừa mới thay, mà khí dương thay thì đủ sức phù khí âm.

Quẻ ĐOÀI dương nhiều âm ít, làm con gái là ý nói Đoài là khí âm hiện phía ngoài, mà khí âm hiện thì đủ sức diệt khí dương. Chấn là sanh cơ ( tức là Dương làm chủ), Đoài thì sát cơ.( Âm vi chủ).

Kim Mộc hiệp nhau ( Chấn Đoài hiệp nhau) có sanh sát thấy rõ ràng cho nên đủ sức thay thế cho Kiền-Khôn mà đoạt thành Tạo-Hóa.

NGHĨA-LÝ CÁC QUẺ TRONG
HẬU-THIÊN THUẬN-HÀNH TẠO HỎA ĐỒ

CÀN Chơn kiện do gỉa kiện xuất.
KHẢM Nguơn-Tinh hãm,trược tinh sanh, Trí biến AÍ
CẤN Chơn dương chỉ, giả dương hiện.
CHẤN Nguơn tánh khai, khí tánh phát, Nhơn biến Hỉ
TỐN Chơn âm phục, giả âm tấn.
LY Nguơn-Thần hội, Thức-Thần minh, Lễ biến LẠC.
KHÔN chơn thuận thiên, giả thuận hội.
ĐOÀI nguơn tình tòng vọng tình diệt, Nghĩa biến NỘ.

Từ Khảm  qua ly theo chiều thuận: Hữu sanh hữu tử, nhi bất dĩ gỉa, Tiên-Thiên thối vị, hậu-thiên chủ sự.

Từ Kiền đến Ly theo chiều nghịch:  Kiện thuận thất thường, chơn vi giả mai dương vi âm yển, Thuận kỳ hậu-thiên âm dương ngũ-hành

4 - HẬU-THIÊN NGHỊCH VẬN BIẾN HỎA ĐỒ.

Kiền với Tốn giao mà chẳng hiệp. Khôn với Cấn giao mà không chánh. Kiền: lão dương; Khôn: lão âm chẳng thể sanh dục.

Cấn vừa giao tiếp với khí dương kia (của kiền).Tốn chỉ thuận sanh khí âm nọ cuả Khôn . Cho nên theo ngôi hướng của 8 quẻ thì Kiền Khôn Cấn Tốn ở 4 chéo góc ,còn khảm ly chấn đoài ở 4 hướng chánh.

Đạo vận nghịch thuận của Hậu-Thiên là “Tận tánh chí mạng”của Thánh-Hiền đều không ra ngoài chỗ đó.

Cái bổn lai (gốc gác )của con người do âm dương hổn hiệp mà thành tánh mạng chung một nhà, kiện thuận gồm đủ ,ròng là Tiên-Thiên khí nó giao với hậu-thiên thì trong cái chơn lại có cái giả, nên cái chơn kiện thì có hao thuận thì bị hại tánh mạng mới chia riêng hai chỗ.

Tới đây các đức kiện không hiện bày ,tuy linh minh mà có chỗ sai lầm, Nguơn thần mê muội thì thức thần chường mặt, caí đức thuận không phải thiệt tối tăm mà có chỗ nguy hiểm .Nguơn tinh ẫn tàng thì trược tinh phát sanh như trong bản đồ.

5 - KIM MỘC GIAO-TIN ĐỒ.

KHẢM-LY ở ngôi trung chánh còn KIỀN dời về Tây-Bắc ,KHÔN đổi lại Tây-Nam, nên tinh thần hậu-thiên hành sự.
Động mà táo bạo là khí tánh .Phát hòa mà phe đảng là vọng tinh sanh như trong bản đồ.

CHẤN ở chánh Đông.Ngôi mẹo dương biến làm âm.Còn ĐOÀI ở chánh Tây ngôi Dậu hòa biến làm sát (giết hại).Tinh-Thần Tính-Tình biến khí âm lẫn nhập mà tiến mãi .Khí dương lần suy rồi tuyệt vọng như trong bản đồ.
TỐN ở Đông-Nam là chỗ dương vượng.
CẤN ở Đông-Bắc là cảnh dương tối .

Ôi ! Hễ hậu-thiên phát rồi, âm lần lớn, dương lần tiêu đến chừng nào sanh hết khí dương mới thôi.

Tại vậy mà trong bảng đồ có Kiền gặp Tốn mà thành quẻ Cấu, Khôn gặp Cấn  thành quẻ Bác.Khảm ở trên hỏa ở dưới thành thủy hỏa Ký-Tế .Chấn ở Đông , Đoài ở Tây thành Lôi-Trạch Qui-Muội.

Cái đạo nầy là Đạo Trời Đất tự nhiên thuận hành . Khí dương lên tột độ thì phải sanh âm. Khí âm lên tột độ thì phải chết .Thế thì con người ta cũng không biết làm sao được. Chỉ có bực Thánh-nhân có cái đạo nghịch vận, hay trộm được khí âm dương đoạt Tạo-Hóa, chuyển kiền-khôn, vận khí cơ trong chỗ hậu thiên mà phản lại tiên-thiên, trong chỗ chết mà làm ra sống.

6 -  KHẢM-LY ĐIÊN-ĐẢO ĐỒ
(Đạo-tâm và Nhân-tâm)

Cái Đạo nầy ở đâu? Cũng không ra ngoài cái lý Bát-Quái Hậu-Thiên trong bản đồ: Khảm ly chấn đoài ở  4 hướng chánh .Kiền Khôn Cấn Tốn ở 4 hướng chéo gốc. Cái máy Thiên-cơ ẩn trong đó .Nếu không có thầy truyền thì không sao mà biết được.

Một hào âm ở trong quẻ Ly là nhân tâm đó .Một hào dương ở trong quẻ Khảm là Đạo- tâm đó. Đạo-Tâm vốn là khí dương của nhà Kiền vì giao với hậu-thiên mà phải lọt vào cung khôn. Dương hãm trong âm, kiện mà hết kiện.

Nhơn Tâm vốn là khí âm của nhà Khôn ,vì mất Tiên-Thiên mà phải lọt vào cung Kiền . Âm giành ngôi dương thuận mà không thuận.

Nếu ai hay giữ được trong lòng của mình (Hư-Tâm) thì nhơn-tâm hóa .Nhơn-tâm hóa thì âm thuận trở về cung Khôn như xưa.Lữa quay lại tánh chơn  của nó. Nếu ai hay giữ được đầy bụng của mình (Phật-Pháp) thì Đạo-Tâm sanh. Đạo-Tâm sanh thì dương kiện trở về cung Kiền như xưa .Nước quày lại cội nguồn của nó. ( tức là chiết Khảm điền Ly phản vị Càn).

7 - KIỀN KHÔN ĐIÊN-ĐẢO ĐỒ

Đoài là kim khách khí ở nhà người.
Chấn là mộc khách khí ở nhà ta.
Chấn vốn là dương mà ở trong có âm . Đoài vốn là âm mà ở trong có dương. Chủ khí bị khách khí trộm thì hướng Đông trống mà hướng Tây đầy. Nếu ở trong sự sát mà cầu sanh, khí sát biến làm khí hòa. Kim tính luyến mộc từ nhân thì kim trở lại gốc của nó. Một tánh ái-kim thuận nghĩa thì mộc trở lại cội của nó.
Lấy Khảm đáp ly thì đức kiện phục bổn mạng như xưa.
Mượn Ly rèn Khảm thì đức thuận rèn bổn tánh như trước.

Dùng Chấn mà cầu Đoài thì kiện động mà hay hòa thuận. Dụng đoài mà cầu Chấn thì hòa thuận mà hay kiện động. Kiện là thuận như một. Kiền và Khôn chung hiệp tứ -tượng cùng hòa.Ngũ-Hành qui tụ thì Tinh, Thần, Hồn, Phách, Ý của Hậu-Thiên trở về gốc Chơn .Ngũ đức, ngũ nguơn hoàn toàn thành tựu . Huờn nguyên phản bổn thì kim đơn lộ hình (xuất hiện).
Chánh là : Kiền Khôn  giao cấu bãi.
Nhứt điểm lạc Hỳnh-Đình.
Nghĩa là : Kiền Khôn giao cấu rồi

Một giọt lọt Huỳnh-Đình.( Một giọt là Đơn-Nguơn -Huỳnh-Đình là trung –ương ).

8 - GIẢI THOÁT BỔN DIỆN
(Bát-quái Đồ-thiên)

ĐƠN mà lọt vào trung uơng thì âm dương thành nhứt khí trở lại cái bổn-lai diện-mục của mẹ sanh thì cơ sở mới được chắc chắn.
Đây là chỗ gọi :
Nhứt liệp Kim-Đơn thâu nhập phúc.
Thỉ tri ngã mạng bất do thiên .

Nghĩa là :
Một hột Kim –đơn nuốt xuống bụng.
Mới tường bổn mạng chẳng do Trời.
Ôi! kiện thuận một khi mất đi rồi thì tánh mạng chia lìa, ngũ hành loạn lạc, kiện thuận vừa được lập lại thì tánh mạng đoàn kết , ngũ hành qui tụ.

Cái đó đã mất thì chẳng có cái gì không mất . Cái đó phục lại (trở về gốc) thì chẳng có gì không phục lại.

Cái đạo hữu vi biến hóa theo hậu-thiên lớn lắm thay! chỉ HUỜN NGUYÊN phản bổn, KIỀN KHÔN chung hiệp đó là công phu phân nữa đầu làm trọn hết rồi, còn lại phân nữa sau chưa xong.

Số là đạo tới kiền khôn chung hiệp là mới đổi hậu-thiên lại thành tiên-thiên (xem kỹ lại Bát-quái Đồ-Thiên). Đã đổi lại thành tiên-thiên thì từ đây phải còn một lập đảnh lư nữa . Đặt kim chùy ở chỗ khác .Dùng cái đạo nghịch vận vô-vi điên đảo kiền khôn.

KIỀN nghịch thối mà Khôn thuận sanh, nên mượn sức âm mà bảo toàn dương, vừa ôn vừa dưỡng .Hãy dùng chơn hỏa thiên nhiên ( số 7) nấu cho tiêu hết khí hậu-thiên âm trược trong cả thân thể đúc thành  một KIM CANG BẤT HOẠI ( số 9).

Vật nầy do chỗ hư-vô mà lộ ra ,nhập vào cảnh không hơi không tiếng, huờn lại cái diện mục chưa sanh thân ta về trước. Đặng vậy mới thiệt “Đại -giải-thoát”, tiêu-diêu tự-tại trên từng trời không cản không thúc.

VII - TIÊN HẬU THIÊN BÁT QUÁI HIỆP NHỨT .
(Bát-Quái Tiên-Thiên và Hậu- Thiên hiệp một).
Tiên-Thiên Bát-Quái là nhứt khí tuần huờn hoàn toàn thiên-lý phát ra do Thái-Cực động nói về chân thể chưa phá (còn đồng chơn).

Hậu-Thiên Bát-Quái là âm dương chia rẽ, có dữ có lành biến động trong cơ tạo-hoá. Đây nói về chân thể đã hao (đã lậu tinh).

Lúc chơn thể chưa phá là “vị sanh xuất”,thì phải tu vô-vi. Chỗ huyền diệu của vô-vi là Trong cái nghịch mà đi thuận, đem dương tiên-thiên ngược về ẩn tàng. Dẫn âm hậu-thiên thuận cho điều-hòa, phục lại diện mục cha mẹ chưa sanh về trước chẳng cho khí âm làm hại chơn thể.

Khi chơn thể bị hại là “ dĩ sanh xuất” thì phải tu hữu-vi là trong cái thuận mà dùng nghịch. Thuận để thối hết âm hậu-Thiên trở ngược về dương tiên-thiên, phục lại cái diện mục ban sơ của cha mẹ chưa sanh, khiến khí dương huờn lại thành chơn thể .

Nhưng trong Tiên-Thiên vị sanh xuất, không còn phân biệt. Trong hậu-thiên dĩ sanh xuất tự nhiên có chỗ phân biệt.

Trong lúc còn ở trong bào thai, Tiên-thiên âm dương ngũ-hành chỉ là một khí bao gồm, không thấy hình thấy dấu chi được, đó là dĩ sanh xuất. Đến khi thân nầy đã sanh rồi mà chưa giao với hậu-thiên thì ta chẳng biết chẳng hay, y phép thượng-Đế tột lành không dữ.

Tuy là cái thân đó có tánh âm-dương ngũ-hành mà chưa có chất âm dương ngũ-hành ,hoàn toàn là một khí . Đây cũng là vị sanh xuất ở cảnh Tiên-thiên..Trong chỗ nghịch mà đi thuận, tức là trở ngược lại ẩn tàng trong Tiên-Thiên âm-dương ngũ-hành mà phục lại cái khí bào thai, thuận cho tiêu hỏa khí âm hậu- thiên để chỉ một khí..

Lúc mới sanh thân, khí hậu-thiên âm-dương ngũ-hành nhập trong thân thể hiệp với khí Tiên-Thiên âm dương .Trong khí Tiên-Thiên có lẫn lộn khí âm hậu-thiên. Tuy khí Hậu-Thiên chưa phát mà hình tích đã lộ rồi.Cũng như lành dữ,mềm cứng của con trẻ đều gốc ở tánh thành.

Như Hậu-Thiên bị Tiên-Thiên gồm trị ấy là tánh tương cận (nghĩa là tánh lành) còn gần với nhau đó là dĩ sanh xuất. Đến khi khí dương Hậu-Thiên mạnh lên tột bực giao với Tiên-Thiên, trí hay hết mở mang, mở mang thì caí 1inh khiếu bế lại, cái máy đó phát chạy rất phóng túng ngông cuồng. Đây cũng là dĩ sanh xuất. Ở cảnh tiên-thiên trong chỗ thuận mà dùng nghịch ,tức là thuận để thối cho hết khí âm bị phá phục lại chỗ chưa phát hồi ban sơ vừa sanh. Đem ngược lại cái khí Tiên-Thiên trở về chỗ ban sơ vừa sanh đó.

Hễ dương kiện âm thuận thì thấy lại cái bỗn lai diện mục, ấy là nguyên vật do hai khí tiên và hậu thiên hiệp thành. Rồi từ đây lập riêng cảnh kiền khôn tạo thành lư (lò chão) một lần nữa làm cái đạo tiên-thiên ở trong nghịch mà dùng thuận. Đó là phép  “cửu huờn thất phản” đạo huờn đơn.(1).

Ghi-chú (1): Cửu là 9, số thành của Kim ,thất là 7 số thành của hỏa .Kim hỏa quay về trở lại ngôi xưa thì thành Đạo Kim-Đơn.

Bây giờ hãy đem cái bản đồ tiên-thiên đặt trong bản đồ hậu thiên, khiến người nào chơn thể chưa phá làm đạo tự nhiên vô-vi , đó là lấy làm đạo tàng hình.

Trong nghịch dùng thuận để tiêu hóa khí âm hậu-thiên.Còn cái chơn thể đã hao rồi thì làm đạo biến hóa hữu vi .Phải dùng phép Diên-mạng, trong thuận dùng nghịch để trở lại khí dương tiên-thiên ( nghịch lại cử chỉ của thế tình là gần ngôi Tiên Phật).Tiên và hậu hiệp làm một dùng luôn cái có cái không, cữu huờn thất phản để trở về ngôi đại giác thì việc tu Kim-Đơn đã trọn vậy.

VIII – ĐỒ THƠ TIÊN HẬU HIỆP-NHỨT.
(Bát-quái ĐỒ-THIÊN của Tòa-thánh Tây-ninh).

( Hà-Đồ Lạc-Thơ Tiên-Thiên và Hậu-Thiên hiệp một.)
Hình của Hà-Đồ tròn, âm dương hiệp một là đạo tự-nhiên vô-vi. Hình của Lạc-Thơ vuông, âm dương chia ngôi là đạo biến hóa hữu-vi.

Hình của Tiên-Thiên tròn, âm dương chung một khí, dùng nghịch mà toàn thuận, cũng là đạo tự-nhiên.. Hình của Hậu-Thiên vuông, âm-dương đã chia đôi, trong thuận lại dùng nghịch cũng là đạo biến hóa hữu-vi.

Hà-Đồ Tiên-Thiên chủ về việc dùng phép diên mạng ,tiên-thiên và hậu thiên là phần hà-đồ lạc-thơ chú thích. Hà Đồ và Lạc-Thơ là số của tiên-thiên và hậu-thiên. Tiên-thiên và hậu thiên là lý của hà-đồ lạc thơ. Số nhờ lý mới đặng rõ ràng. Lý nhờ số mới có căn bản.

Hà-Đồ Lạc-Thơ làm biểu lý (trong ngoài) lẫn cho nhau .Không có Lạc-Thơ thì hà-đồ không biến hóa. Không có Hậu-thiên thì Tiên-Thiên không trọn thành.

Hà-Đồ là bổn thể của Lạc-Thơ. Lạc-Thơ là cung dụng của Hà-Đồ .Tiên-thiên là bổn thể của hậu thiên .Hậu-thiên là công dụng của Tiên.-thiên.

Thể và dụng có đủ lý và số gồm trọn thì cái đạo song tu tánh mạng chẳng còn chi là dấu diếm nữa. Bây giờ hãy bắt chước theo cái bản đồ trong vuông ngoài tròn của Thiệu-Tử mà đem đặt Hà-Đồ trong Lạc-Thơ .Tiên-Thiên trong Hậu-Thiên.

Hà-Đồ Lạc-Thơ là một bản-đồ. Tiên thiên .Hậu-Thiên là một bản đồ khác, thành ra hai bản-đồ trong vuông ngoài tròn (lấy cái nghĩa biến hóa trong vuông ngoài tròn ).

Lại đem 4 bản đồ hiệp làm một bản đồ để chỉ: “caí bản đồ này là bản đồ sống,cái lý là cái lý sống”. Chẳng đặng lấy bản đồ mà nói bản đồ, lấy quẻ mà nói quẻ.

Lấy đạo toàn hình là công phu trọn thành không thiếu hụt , đủ phòng nguy hiểm thành chi (Nội thành nội minh là tự nhiên thành minh, còn nói thành chi minh chí là phải gắng sức mới đạt  tới thành minh.)  là Tánh vậy .Dùng phép Diên mạng là đạo âm dương thố tổng phản bổn huờn nguyên minh chí (2) là GIÁC vậy.  

Trong vuông ngoài tròn là tự thành mà mình tu vô-vi mà bỏ hữu vi. Còn ngoài vuông trong tròn là tự minh mà thành tu hữu vi để qua vô-vi thì liễu Tánh, tu hữu-vi thì liễu Mạng .Liễu tánh là để thành công phu tiên-thiên. Liễu mạng là đổi hậu thiên ra tiên-thiên .

Tiên-Thiên toàn hậu thiên hỏa, có và không bất luận tánh mạng (tánh và mạng) đều xong thì hiện ra cái diện mục hồi cha mẹ chưa sanh ,lộ rõ chơn tướng lúc vô thỉ, Ngũ-hành không đi tới đó được (không xen lẫn được).

Hà-Đồ và Lạc-Thơ bát-quái tiên-thiên và hậu thiên chỉ có một lý quán xiển tất cả hoàn-toàn là Thái-Cực. Tới đó muôn hình tượng đều ra không âm dương ,cả hai hiệp hòa, không tiếng không hơi thiệt là tột bực .
IX - TRUNG ĐỒ.
(Chân-tâm, chính tâm)

Nho giáo nói chấp trung 
Đạo giáo nói thủ trung    
Thích giáo nói hư trung  
Chữ TRUNG là Tâm-Pháp của Thánh-Nhơn trong Tam giáo để tu-hành cả tánh mạng mới thành Đại-Đạo.

Ngũ-kinh muôn điển lập đi lập lại chỉ nói có một chữ nầy theo triện văn (một thứ chữ xưa hình vuông ).Chữ Trung do một vòng tròn và một sổ xuống hiệp lại mà thành ().Ở trong thân người nó là cái tánh luân-lý đạo-đức và vật tột lành nghĩa là không dữ, cực sáng nghĩa là tan đi bóng tối. Chỗ người ta gọi khí Tiên-Thiên chơn nhứt tức là nó vậy. Ở giữa là vòng tròn có một sổ, nghĩa là hoàn-toàn thiên-lý. Một khí xuống lên lưu hành chẳng ngớt.

Một sổ ở giữa, trung tim của vòng tròn, bên trái là dương, bên phải là âm, tức là cái dấu riêng của một khí lên xuống trong Hà-Đồ. Bên trái là dương, bên mặt là âm.

Có thi rằng:
Hữu vật tiên thiên địa
Vô sanh bổn tịch liêu
Năng vi vạn tướng chủ
Bất trụ tứ thời diêu.

Nghĩa là :
Có một vật kia trước đất trời
Không tin vốn thiệt bặt tăm hơi.
Cầm quyền chủ tể sanh muôn vật.
Tám tiết trơ trơ chẳng đổi dời .

 “Trơ trơ chẳng đổi dời” tức là vòng tròn. Làm chủ tể muôn vật tức là một nét sổ xuống. Cái đó tột không mà tột có, tột trống mà tột đầy cho nên gọi là TRUNG. Chữ trung nầy không chênh không lệch, không trước không sau, không trái không mặt, không đầu không đuôi. Chẳng phải có chẳng phải không có. Chẳng phải Sắc chẳng phải không. Trống mà tròn không đo lường được. Không vạn bóng mà hay làm chủ muôn vạn bóng. Không có hình mà hay tạo-hóa vật có hình. Sanh trời, sanh đất, sanh người và vạn-vật. Ở trong thân người không phải là tứ đại hiệp thành thân thể.

Nó cũng chẳng phải thứ trung lấy nghĩa trong (trung- uơng ). Đối với ngoài không chỗ, không hướng, không định ngôi. Ta nhìn thì không thấy nó. Ta lóng thì không nghe nó. Ta rờ thì không đụng nó.

Người xưa lấy lý mà suy rồi vẽ một cái hình tương tợ. Gắng gượng mà đặt tên cho nó là Thập-tự-Nhai, Tứ hội điền, Thông cù lộ, Mồ kỷ môn, Huyền Tẩn môn, Huyền-quang khiếu, Sanh sát xá, Hình đức môn,  Sanh tử quan, Huyền thai đảnh, Tạo hỏa lư…

Danh hiệu biết bao nhiêu mà kể, nhưng tóm lại có thể gọi chung một chữ là TRUNG.
Trung là gốc lớn của thiên-hạ từ xưa đến nay. Thánh Hiền Tiên Phật đều do một chữ trung ấy mà ra. Cái lớn của nó không có chi lọt ra ngoài, cái nhỏ của nó không có chi xen vào trong. Hễ phát nó ra thì nó tràn đầy sanh tướng, còn thâu nó lại thì nó rút ẩn trong nơi kín. Ai biết được nó thì lập tức về cõi Thánh. ( Thánh-thai) Ai không biết nó thì muôn kiếp chịu trầm luân.

Ngôi trung nầy là cội của tánh mạng ở cảnh tiên-thiên. Tánh mạng chỉ có Một hiệp ngôi trung.
Ở cảnh hậu-thiên ngôi trung chia ra làm hai: Tánh và Mạng. Kỳ thiệt trong hậu thiên phản lại tiên-thiên, tu Tánh trọn rồi mạng cũng ngưng. Tu tánh mạng trở về cội huờn lại ngôi Trung như xưa. Lão-Tử nói “Cốc thần bất tử thị vị Huyền-Tẩn”. Huyền-Tẩn chi môn thị vị thiên địa căn”. Nghĩa là cốc thần chẳng chết thì gọi là cửa huyền-tẩn. Cửa huyền-tẩn tức là gốc sanh trời đất

Tử-Dương nói “Yếu đắc Cốc-Thần trường bất tử, Tu bằng huyền tẩn lập căn cơ”. Nghĩa là muốn đặng cốc-Thần thường chẳng chết, phải dùng huyền-tẩn (âm dương) để làm nền.

Cốc thần tức là ngôi Trung. Huyền tẩn tức là âm dương là tánh mạng, Cốc thần chẳng chết là ngôi trung ngậm chứa tánh mạng. Huyền-Tẩn làm nền là tánh mạng hiệp huờn thành ngôi Trung.

Giữ ngôi Trung nầy là Thánh-Nhơn; mất ngôi trung nầy là phàm nhơn. Thánh khác với phàm chỉ tại khoảng còn hay mất ngôi Trung đó mà thôi. Hết thảy những kẻ phàm phu bị khí chất buộc ràng, bị tập nhiễm lem-luốt, nếu tánh mạng chia hai nơi mà ở riêng.

Ngôi trung có chỗ hao kém, càng ngày càng hao kém thì tánh rối loạn, mạng động lay. Thần hôn ám, Khí trược nhơ làm cho ngôi trung tán mất. Ngôi trung đã mất, tánh mạng không gốc, hình tuy động chớ thần đã tan thì sao cho bền bĩ được ?!( Người đắc được ngôi Trung là người đã sach nợ tiền Khiên thì sẽ được tự-tại, hưởng phúc an-nhàn).

Thánh-Nhơn trong Tam giáo lấy ngôi Trung làm gốc là ý muốn cho người ta nắm giữ ngôi Trung ấy để bảo-tồn được tánh mạng  mà thôi.

Một chữ Trung nầy sau như trước là việc quan-trọng nhứt cho kẻ tu-hành. Trúc cơ tại đó, thể dược tại đó, phanh luyện tại đó,  ôn dưỡng tại đó, tiến dương tại đó thối âm tại đó, kết đơn tại đó, thoát đơn tại đó. Trong phép “thất phản cửu huờn” chẳng có một việc gì mà không ở tại đó.
Nhưng chữ Trung nầy người không dễ thấy cũng không dễ biết, chẳng khá dùng hữu tâm mà cầu, chẳng khá lấy vô tâm mà giữ.  Hữu tâm mà cầu nó  thì ngả về nẻo sắc tướng. Vô tâm mà gồm nó thì đọa vào chỗ lặng không. Cả hai đều chẳng phải là Trung đạo, mà là ngôi Trung chơn-chánh.

Nó chẳng phải có chẳng phải không mà tức có, tức không.( Chữ tức nầy nghĩa là không ra ngoài, như có một, ý nói chẳng phải có mà không ra ngoài cái có. Chẳng phải không mà không ra ngoài cái không). Nó chẳng phải sắc chẳng phải không mà tức sắc tức không .Bác-nhã tâm-kinh có câu:
“ Sắc tức thị không, không tức thị sắc”
“ Sắc bất dị không, không bất dị sắc”

Nó chẳng chênh-lệch theo mặt nào. Phải cầu nó trong cảnh hoảng-hốt. Phải tìm nó trong chỗ yểu minh mới là mong gặp nó được.

Thiên hạ học đạo mà chẳng biết chữ Trung nầy là vật gì. Hoặc gọi là huyệt Huỳnh-Đình, hoặc gọi là huyệt thiên-cốc, hoặc gọi là huyệt Bá-Hội, hoặc gọi là Giáng Cung, hoặc gọi là Minh-Đường, hoặc gọi là Yết-Hầu. Hoặc gọi là khoảng giữa hai thận (Mệnh -Môn).

Họ nắm giữ huyệt khiếu ở trong huyễn thân mà gọi là “Bảo-trung thủ nhất”, họ mong đặng trường sanh mà chẳng những không đặng sống lâu lại còn chết gấp là khác, buồn thay!

Nho-Giáo nói “Hỉ, Nộ, Ái, Lạc, chi vị phát vị chi Trung” (Mừng giận buồn vui chưa phát ra gọi là trung). Lại nói “bất thiên bất ỷ vị chi trung (Chẳng chênh lệch, chẳng dựa nương gọi là Trung).

Đạo-Giáo nói: “Tiền huyền chi hậu, hậu huyền tiền. Dược vị bình bình khí tượng tuyền (toàn)”.Nghĩa là tiền-huyền là trăng mồng 8 .Về sau hậu huyền (là trăng 23 về trước). Trong lúc đó mùi thuốc bình bình (vừa phải) thì khí tượng toàn vẹn. Lại nói  “Âm dương đắc loại qui giao cảm. Nhị bát tương đương tự hiệp thân”.Nghĩa là âm dương gặp đồng loại (tiên-thiên như nhau) thì giao cảm; hai bên đủ 8 cân bằng nhau thì tự nhiên mến nhau, hiệp nhau (8 lượng bằng nữa cân, trời người hiệp một).

Thích giáo nói  “Ngô hữu nhứt vật, thượng trụ thiên hạ trụ địa, vô đầu vô vĩ, vô bối vô diện”. Nghĩa là Ta có một vật trên chống trời, dưới chống đất, không đầu không đuôi, không trái không phải.

 Lại nói “Xá-Lợi-Tử”, “sắc bất dị không không bất dị sắc, sắc tức thị không không tức thị sắc”.  Nghĩa là Nầy xá-lợi-tử sắc tướng chẳng khác chơn không; chơn không chẳng khác sắc tướng. Sắc tướng tức là chơn không, chơn không tức là sắc tướng (sắc tướng và chơn không chỉ là hai phương diện của một vật, chớ không phải riêng biệt nhau).

Những câu nói như vậy đó đều chỉ chỗ thiệt xứ của ngôi trung. Nếu có người để ý tới mấy chỗ nầy hết lòng nghiên-cứu tựu thành với các bậc chơn-sư. Nhận cho ra ngôi TRUNG chân chánh, đem cây Thiền-Trượng xỏ vô lổ mũi con trâu, thì lập tức lên bờ bên kia mà chẳng hao một tí lực-lượng nào cả.   

Rồi từ đây tiến thẳng trên con đường cái, chẫm rãi mà bước, rốt cuộc có ngày tới nhà (gốc đạo).
Kinh nói “Đắc kỳ nhất, vạn sự tất”. Nghĩa là đặng ngôi nhất rồi (ám chỉ ngôi trung) thì việc chi cũng xong, có phải là lời phỉnh gạt ai đâu !?

TRUNG-ĐỒ
(Mồ-Kỷ môn)
Nhìn nó không thấy, Lóng nó không nghe, Nắm nó không đặng. Chí-linh, chí thánh, chí thần. Nghĩ nó thì hỏng, bàn nó thì sai, tìm nó thì không có. Sanh thiên, sanh địa, sanh nhơn.

X - KIM-ĐƠN ĐỒ

Sách Ngộ-Chơn nói rằng :
Đạo tại hư-vô sanh nhứt khí
Tiện tùng nhứt khí sản âm dương
Âm dương tái hiệp thành tam thể
Tam thể trùng sanh vạn-vật trương.

Nghĩa là :
Đạo ở hư-vô sanh một khí
Rồi do một khí rẽ âm dương
Âm dương hiệp lại thể ba hiện
Cứ hiện thể ba vật phát trương

Chỗ gọi Hư-Vô Nhứt Khí đây là cội TRỜI ĐẤT là nguồn âm dương, là tổ muôn vật, tức là KIM-ĐƠN đó.
Đức Chí-Tôn cho Thi:
Tường quang nhứt khí chiếu minh đông,
Tam giáo qui nguyên dữ cộng đồng.
Phật pháp khuyến nhơn qui mỹ tục,
Nho Tông phục thế hưởng thuần phong.
Diệu huyền chơn đạo tu tông hướng,
Mê hoặc tà mưu khả tự phòng.
Thế thượng dục tri Thiên sứ đáo,
Tam Kỳ Phổ Ðộ lập kỳ công.

Bay đến Hồ Dương phụng gáy chiều,
Thần Tiên giáng thế biết bao nhiêu.
Trở chơn ít kẻ lo đi ngược,
Bước đọa xem qua dấu dập dìu.

Kẻ thế không rõ Kim-Đơn là việc gì, là vật chi, nên độ chừng nó ở trong thân thể,có hình có dạng của ta đây, Hoặc tưởng nó là loài kim, loài đá luyện thành .Hoặc tưởng nó là khí huyết của con trai con gái kết nên. Hoặc tưởng nó là cái tâm giao cùng cái thận mà đọng kết lại .Hoặc tưởng nó là do tinh thần qui tụ mà có. Hoặc cho nó ở tại đơn điền khí hải. Hoặc cho nó ở tại huỳnh đình ,nê huờn. Hoặc cho nó ở minh-đường ngọc chẫm. Hoặc cho nó ở khoảng giữa hai thận. Những điều sai lầm như thế không sao kể xiết , đều là chuyện đưa gạch mà gạt là ngói, nhìn giả mà gọi là thiệt (Chơn).Cho nên nói : “ người học đạo như lông trâu mà kẻ thành đạo như sừng lân”là vậy (lân chỉ có một sừng).

Kim có nghĩa bền bỉ, chẳng hoại (như ngọc Kim-cương). Đơn có nghĩa sáng suốt không tối . (Hình chữ đơn () như chữ minh  ()do hai họ nhựt nguyệt họp thành ).
Sao mà chẳng biết Kim-Đơn tức là cái khí bổn lai Tiên-Thiên chơn nhứt vậy kìa .Cái khí nhờ lữa trui rèn rồi thì dầu trãi muôn ngàn kiếp cũng không hoại.Cho nên gọi là KIM-ĐƠN.

Thứ đơn này tột không mà ngậm tột có. Tột trống mà ngậm tột đầy.Không hình không dạng. Bổn thể của nó ở trước trời, còn sau trời là công dụng của nó.

Chẳng thể lấy trí biết mà biết được nó, lấy sức hiểu mà hiểu nó. Càng nghĩ càng sai càng bàn càng trật .Người xưa gắng gượng vẽ ra hình O .Gắng gượng đặt tên là đạo HƯ-VÔ , Tiên-Thiên nhứt khí, vô-cực, Thái-Cực .Người ta gọi Đạo là chỉ một cái tên mà không tên .Gọi hư-vô, vô-cực là nó, là lúc chưa sanh vật .Gọi Thái-Cực, nhứt khí là nói về lúc vừa sanh vật.

Kỳ thiệt hư-vô, vô-cực, thái-cực, nhứt khí đều chỉ một việc, một vật là Đạo mà thôi .Chớ không phải hai việc, hai vật khác nhau .Cái việc cái vật này là Kim-Đơn. Ở trong Hà-Đồ Lạc-Thơ tức là một điểm ở trong số 5 tại giữa (là Bát-Nhã thoàn, là nới kết tụ của khí Âm Dương ngũ-hành)

Theo Tiên-Thiên, Hậu-Thiên nó là cái khiếu ở giữa hai khí âm dương tương hiệp cùng nhau ( Huyền-quang Khiếu). Cái khiếu nầy người người đều sẵn có, ai ai cũng trọn đủ ,chẳng phải ở bực thánh mà thêm, chẳng phải ở người phàm mà bớt. Chỉ vì con người bị khí chất buộc ràng, tập quán lem luốc nên thuận theo khí âm hậu thiên mà quên tông tổ, trôi nổi mà quên trở về, chẳng còn biết đâu là bờ bến.

Từ xưa những bực thánh-hiền từ-bi độ thế, bày ra đạo hữu-vi Kim-Đơn để thức tỉnh người đời. Đó là muốn cho  mọi người đều biết rõ về gốc để phục mạng .(qui căn phục-mạng). Đem cái vật buổi ban sơ kia trở về chỗ củ mà thôi. Cái phương pháp nầy có hai đoạn:
1 - là hữu-vi.
2 - là vô-vi.

VÔ-VI: Tức là cái Lý nhứt khí hồn nhiên (không xen lộn thứ khác) của âm dương cùng giao trong Tiên-Thiên đồ.
Người bực thượng trí hành đạo vô-vi để ôn dưỡng cái này (O) .cái này tức là “Diệu-quang tam-giáo” : Tinh-thần vô-kỹ ,vô-công ,vô-danh, tượng trưng bằng 3 vòng tròn dính liền nhau (Nơi Hộ-Pháp tịnh-đường ở Trí-giác-cung có thờ 3 vòng Vô-vi này còn ở Trí-huệ-cung thì treo ở trước mặt tiền tầng 3 và ở phía trên cùng)..

Còn kẻ bực trung, bực hạ hành đạo hữu-vi ,theo chỗ không mà giữ cái có để phục lại cái nầy “O”(bậc chí-nhân thì vô-kỷ ,thần-nhân vô công ,thánh-nhân vô-danh). Kỳ thiệt cái nầy đến lúc phục lại được rồi thì qui về vô-vi như trước.Vô-vi đến mức cuối cùng của nó thì có một điểm tròn dình , sáng rỡ ,sạch tốt , đỏ tươi ,chắc chắn ,vững-vàng lâu dài không hoại, vọt khỏi ngũ-hành ra ngoài âm dương thì mạng ta do ta cầm chẳng còn do trời nữa. (cái trí Bát-nhã).

Nhưng Đại-Đạo của Thánh-Hiền ,môn học “cùng-lý tận tính” chí mạng có công trình,có thứ tự,có văn phanh ,có võ luyện ,có gấp huởn, có trước sau ,có lúc đủ thì phải nghỉ v.v.. Nếu sai một mãy lông thì lạc xa ngàn dặm .

Vậy muốn làm đạo thì trước phải học cho biết .Biết một phần thì làm một phần ,biết mười phần thì làm mười phần .

Kẻ thế gian còn mê muội ,gắng gượng hành động trên cái bị da đựng đồ thúi (khu xác hữu hình) mà gọi là tu trì tánh mạng , đó chẳng phải là tu dưỡng tánh mạng, mà là phá hoại tánh mạng. Tánh mạng còn không biết mà vọng tưởng trường sanh có phải là ngu dại không ?!.

MẠNG là Tiên-Thiên chánh khí; TÁNH là Tiên-Thiên nguơn-thần. Mạng thuộc dương, Tánh thuộc âm. Tánh -Mạng hiệp nhau, âm dương chung một, ấy là KIM-ĐƠN. Kim-Đơn là tên riêng của tánh mạng kết tụ trong chỗ hư-vô ( Hư-vô là Đạo vì: “Đạo sanh-nhứt, Nhứt sanh Nhị, Nhị sanh Tam, Tam sanh vạn-vật) chớ không phải là một vật do thân thể con người sản xuất.

Chẳng biết Tánh-Mạng là gì thì làm sao tu-trì tánh mạng được ? chẳng biết Kim-Đơn là chi thì làm sao đoàn kết kim đơn được? Cho nên cái công phu cùng lý cần phải lo đầu tiên.

Nếu quả thiệt  tìm thấy chỗ ảo diệu của Hà-Đồ Lạc-Thơ và cơ bí mật của tiên-thiên, hậu thiên thì võ trụ ở trong lòng bàn tay ta. Muôn việc hóa sanh ở trong thân thể ta ,nơi cỏi đời nầy. Đại-Địa Huỳnh nha nảy lớn cùng khắp Kiền Khôn, Kim hoa nở hoát .Mỗi lần bước, mỗi lần chạy (mỗi cử chỉ) đều là Đại-Đạo .

Khi qui tụ ngũ-hành, hòa hiệp âm dương, phục lại cái “Bản-lai diện mục” của ta lúc mới sanh; Kim-Đơn kết tụ thì công phu hậu-thiên hữu vi theo Lạc-Thơ đã xong.Lại còn tu thêm phép ôn dưỡng  cho trọn cái đạo tiên-thiên vô-vi theo Hà-Đồ ;phục lại cái diện mục của cha mẹ ta chưa sanh ta về trước. Phải đánh phá hư không cho tới chỗ không hơi ,không tiếng (vô thinh vô xú ).Thì bổn phận của người Đại Trượng phu mới trọn vẹn.

Ôi ! Tánh do nơi mỗi người tìm hiểu ,còn Mạng thì cậy phải có thầy truyền. .Nếu ai chẳng đặng khẩu khuyết (quyết) mà cượng nghĩ bàn thì cũng vô ích thôi .

Hữu vật tiên thiên-địa
Vô sanh bổn tịch liêu
Năng vi vạn-tượng chủ
Bất trụ tứ thời diêu.

***
Đồng hành đồng tọa hiệu đồng miên
Hoảng hốt yểu minh tại diện tiền
Nhân đắc thân qui lư nội luyện
Công hoàn thập ngoạt, hỏa kim thiền.

XI - ĐẢNH LƯ DƯỢC VẬT -HỎA-HẬU.
(Lục thập tứ quái toàn đồ)

 “Giai-đoạn này gọi là “Luyên khí hóa Thần”
- Đạo  Kim-Đơn  hữu  vi  tức là đạo Tiên-Thiên biến dịch. Đạo biến dịch lấy Kiền Khôn làm bổn thể (Thân thể của con người, vì người là Tiểu Thiên-Địa), lấy khảm ly làm công dụng ( Hai khí âm dương tứ khí nóng và khí lạnh trong mỗi người), lấy quẻ truân quẻ mông ,60 quẻ làm khí hậu.( học cho thông 64 quẻ Dịch ) Đó là khí lưu hành, đi giáp vòng rồi trở lại y chỗ củ (châu nhi phục thủy).

Đạo Kim-Đơn lấy Kiền Khôn làm đảnh lư (Đảnh là cái Đỉnh có công dụng như cái nồi để nấu chín vật, Lư là cái  lò lữa) lấy Khảm Ly làm dược vật, lấy Truân Mông ,60 quẻ làm hỏa hậu. Đó là hai khí âm dương  luân phiên vận chuyển . Âm rồi dương , Dương rồi âm mà cũng là một khí lưu hành.

Cuốn “Tham-Đồng Khế”, tiên chú của Từ-Chơn-Nhơn soạn nói rằng :Kiền Khôn là nhà của Dịch học , Là cha mẹ của các quẻ, còn khảm ly như vòng lớn bao vây  bề ngoài; Kiền Khôn tịnh tỉ như chánh trục . Khảm ly động tỉ như tum xe ,bốn quẻ tẩu mẫu (âm dương ) là thác dược (là ống bể thông khí) bao trùm cả đạo âm dương .

Lại nói mỗi tháng có 5.6 lần (5x6=30 ngày) , đường kinh đường vĩ (quái-tượng) theo mặt nhựt điều khiển ,cộng chung là 60 cang nhu có trong có ngoài .Ngày sớm mai mùng một quẻ truân trị-sự, tới chiều tối quẻ mông mới lãnh việc .

Ngày đêm hiệp thành hai quẻ, dùng nó phải theo thứ-tự: ký-tế vị-tế…tới hết tối lại sáng. Rốt cuộc cũng trở lại ban sơ .Mặt nhựt mặt nguyệt làm chừng mực , động tịnh có sớm chiều.

Mùa xuân mùa hạ hãy căn cứ vào một thể, từ giờ tý cho tới thìn tỵ (thuộc giờ Dương cai-quản); mùa thu mùa đông thì công dụng phải ở ngoài từ giờ ngọ cho tới tuất hợi (là giờ thuộc Âm ngự trị).

Thưởng phạt ứng với Xuân –Thu .sáng tối thuận theo lạnh nóng .Trong hào từ có nhân nghĩa tuỳ thời mà phát, Hỉ nộ ứng theo bốn mùa, như vậy thì mới đúng lý của ngũ-hành.

Đây là nói đạo kim-đơn ,chẳng ra ngoài đạo biến dịch .Còn đạo biến dịch chẳng ra ngoài đạo tạo hỏa của trời đất, nhựt  nguyệt , âm dương.

Người thường lấy cang kiện làm đảnh, nhu-thuận làm lư ,thì kiền khôn , đảnh lư đã lập rồi.Người hay giữ nhơn tâm được trống thì linh tánh không mê,phát khởi Đạo-Tâm. Hễ chánh khí thường gìn giữ thì khảm ly dược vật đã đặng rồi .

Đảnh lư đã lập, dược vật đã đặng, tự nhiên y theo trời đất ,noi theo nhựt nguyệt .Hễ đáng cang kiện thì cang kiện hẵn, mà cang kiện phải qui về  trung chánh. Còn đáng nhu-thuận thì nhu thuận ngay, mà nhu thuận phải qui về trung chánh .

Nhân-nghĩa đồng hành, động tịnh như một. Ngày tự cường đêm nơm nớp (tịch) công phu chớ thiếu sót, đi cặp với thời tiết tùy cơ mà ứng biến. Tức là dùng 4 quẻ Kiền –Khôn, Khảm ,Ly làm ống bể đó.

Khởi đầu ở truân mông, rốt dứt nơi ký-tế vị tế, tức là thưởng phạt ứng với Xuân Thu, sáng tối thuận theo lạnh nóng .Trong hào từ có nhân nghĩa ,tuỳ thời mà phát hỉ nộ.

Một bộ Dịch-Lý nằm trong tấc lòng của ta thì có lo gì Đại-Đạo không thành, tánh mạng chẳng tu xong vậy.
Tử-Dương Ông nói :
Tiên bả Kiền Khôn vi đảnh khí
Thứ đoàn ô thố dược lai phanh
Kỳ xu nhị vật qui Huỳnh-Đạo
Tranh đắc Kim-Đơn bất phát sanh.

Nghĩa là :
Trước dụng Kiền Khôn làm cái đảnh (đỉnh).
Kế đem qua thổ thuốc chưng phanh.
Đã xua hai vật về Huỳnh-Đạo
Không lẽ Kim-Đơn chẳng phát sanh?

Bài thi nầy tiết lộ hết cái bí pháp thiên cơ cuả phép luyện đơn , không còn chi dấu diếm nữa.
Nay lập cái bảng đồ chung cho đảnh lư,dược vật hỏa hậu .Lấy quẻ Kiền ở trên làm đảnh .Lấy quẻ Khôn ở dưới làm lư.Hai quẻ Khảm Ly ở giữa làm dược vật.

Bốn quẻ sắp để phía ngoài là tượng hình ống bể của âm dương .Còn kỳ dư là 60 quẻ  khởi từ quẻ truân ,mông .Dứt ở quẻ Ký-Tế ,Vị-Tế sắp để phía trong là tượng hình hỏa hậu buổi mơi buổi chiều.

Truân là dương khí động ở trong âm khí; Mông là dương khí hãm ở trong âm khí. Ký-Tế nghĩa là âm dương đã hiệp trợ nhau.

Vị tế nghĩa là âm dương chưa giao tiếp nhau.
Khi dương khí mới động thì phò dương, cho nên phải tiến dương hỏa là công phu buổi mai .

Khi dương khí bị hãm thì dưỡng dương , cho nên vận âm phù là công phu buổi chiều.
Ký tế là âm dương đã hiệp thì phải tùy thời mà giữ hai bên hiệp. Giữ hai bên hiệp là mượn khí âm để dưỡng trọn khí dương.

Vị tế là âm dương chưa giao, thì phải chờ thời mà giúp hai bên giao .Giúp hai bên giao là mượn khí dương để bổ trợ khí âm.

Mượn khí dương để bổ trợ khí âm tức là tiến dương hỏa từ quẻ truân cho tới quẻ ký-tế , cộng là 30 quẻ cốt để đạt tới ký tế.

Mượn khí âm để dưỡng trọn khí dương tức là vận âm phù từ quẻ mông cho tới quẻ vị tế, cộng là 30 quẻ cốt để phòng ngừa bất tế.
Khởi ở quẻ truân quẻ mông ,dứt ở quẻ ký tế quẻ vị-tế. Kỳ dư 56 quẻ  giữa đều là công việc của âm phù, dương hỏa cả. Hãy lại suy thì rõ.
Nhưng chỗ diệu dụng của các quẻ đều ở tại khảm ly , âm dương kiện thuận mà qui về trung chánh đó thôi.
Kiện thuận mà trung chánh thì trước là Truân Mông ,sau là Ký tế, Vị tế đều là hành động tự nhiên .Như vậy chẳng chút chi gắng gượng cả .

XII - DƯƠNG HỎA ÂM PHÙ.
( Lục âm lục dương toàn-đồ ).
Đạo Kim-Đơn chia làm hai đoạn công phu:
1 - Tiến dương hỏa .
2 - Vận âm phù. (Cũng gọi là thối âm phù).
Tiến dương hỏa nghĩa là trong khí âm () trở lại sanh khí dương (), tiến thêm đức cang kiện ngõ hầu phục lại khí tiên-thiên.( theo bản hà-đồ: là quẻ Địa-thiên Thái, theo số thì : 6+3 = 9 , số 9 này có tên là Cửu-trùng-Thiên ( Đạo Cao-Đài).

Vận âm phù nghĩa là trong khí dương dùng khí âm vận giúp đức nhu thuận ngõ hầu nuôi lớn khí tiên thiên .
Tiến dương hỏa thì phải tiến dương cho tới 6 hào dương đặng thuần toàn tột bực cang kiện mới là rồi công phu dương hỏa.( Xem 64 quẻ kép trong “Dịch-lý Cao-Đài” của nữ soạn-giả Nguyên-Thủy ). Sáu hào Dương trong Kinh-dịch tượng trưng bằng quẻ Thuần càn:

Quẻ Thuần-càn có 6 hào dương là 6 khí lưu-hành khắp cùng Trời-đất để sinh-hóa muôn loài. Kinh-dịch gọi 6 hào dương này là Lục-long (6 rồng). Trong Kinh Ngọc-Hoàng Thượng-Đế có câu:
Thời thừa Lục long,
Du hành bất tức.
Khí phân Tứ-tượng,
Hoát truyền vô biên.
Càn kiện cao minh,
Vạn loại thiện-ác tất kiến,

Vận âm phù thì phải vận âm cho tới 6 hào âm ( Quẻ Thuần-Khôn có 6 hào âm ) đặng thuần toàn tột bực nhu thuận mới là rồi công phu âm phù.

Quẻ Thuần khôn  là đầu mối của 6 khí âm (Lục-khí): Phong, Hỏa, Thử, Thấp, Táo, Hàn.. Sáu khí này còn có tên gọi Khác là:
1 - Quyết-âm Phong Mộc
2 - Thiếu-âm Quân Hỏa
3 - Thiếu dương Tướng Hỏa.
4 - Thái-âm Thấp Thổ.
5 - Dương-minh Táo Kim.
6 - Thái-dương Hàn Thủy.

Công phu của dương hỏa và âm phù đã tới cùng bực rồi thì cang nhu bằng nhau, kiện thuận gồm đủ, trong dương có âm, trong âm có dương. Âm dương duy một khí hoàn toàn là thiên lý, toàn vẹn ,sáng rỡ ,sạch tốt, đỏ tươi. Tới đây Thánh-Thai đã trọn thành .Một hột thử mễ bữu châu treo ở giữa thái hư, không trung lặng lẻ  chẳng động, nhưng xúc đến liền hay. Xúc đến liền hay, nhưng lặng lẽ chẳng động. Thường ứng thường tịnh, thường tịnh thường ứng thì bổn lai, lương tri, lương năng đã lộ diện mục hoàn toàn.:( Sáu-khí này tạo nên Chơn-thần là đệ-nhị xác thân của con người, nó bao bọc thể xác và giữ gìn thể xác. Tà khí khi nhập vào người là ta có cảm ứng ngay).
Đó là chỗ gọi:
Nhứt liệp kim đơn thâu nhập phúc,
Thỉ tri ngã mạng bất do thiên.

Nghĩa là :
Một hột kim đơn nuốt xuống bụng,
Mới hay bổn mạng chẳng do trời.

Rồi tu thêm một tuần công phu tới nữa: Luyện thần huờn hư, đánh phá hư không , đem cái chơn thần xuất ra ngoài, đời đời chẳng hư hoại. Đó là chỗ gọi: “Thánh nhi bất khả tri chi, chi vị thần”. Đặng vậy thì đã tới cảnh: “Hình thần đều đặng huyền diệu,cùng đạo hiệp một lẽ chơn”. Nay vẽ ra bản đồ chung cho lục dương lục âm,dương hỏa âm phù thì dùng 12 quẻ là:

Lục-Dương quái :   
1- Địa-Lôi PHỤC
2 - Địa-Trạch LÂM
3-Địa-Thiên THÁI
4 - Lôi-Thiên ĐẠI-TRÁNG
5 - Trạch-Thiên QUẢI (quyết).
6 - Thuần KIỀN

Lục-Âm quái :        
7 - Thiên-Phong CẤU
8 - Thiên-Sơn ĐỘN
9 - Thiên-Địa BỈ
10 - Phong-Địa QUAN
11 - Sơn-Địa BÁC
12 - Khôn vi ĐỊA
12 Thiên-tử-quái: Mười hai quẻ chính thì sấp để phía ngoài,còn kỳ dư 52 quẻ khác thì sấp để vào trong . Tuy thấy có 64 quẻ chớ rút lại chỉ có 12 .
Mười hai Thiên-tử-quái này là đầu mối của  Thập-nhị địa-chi, là gốc của Thập-nhị Thời-quân. Mỗi một vị Thời-quân đều có trách nhiệm riêng và phaỉ phối hợp với tam vị Hộ-pháp, Thượng-phẩm, Thượng-sanh mới đủ năng-lực điều-hành mối Đạo.

Kinh cúng Phật-mẫu có câu:
Thập thiên-can bao-hàm vạn-tượng,
Tùng Địa-chi hóa trưởng Càn-khôn,
Trùng hườn phục-vị Thiên-môn,
Nguơn-linh, hóa chủng, quỷ-hồn nhứt thăng.

Theo quẻ Phục có một hào dương tiến, thì những quẻ khác có một vạch dương cũng đều ở trong đó.
Theo quẻ Lâm có hai hào dương tiến thì những quẻ khác có hai vạch dương cũng đều ở trong đó, cho đến ba vạch dương, 5 vạch dương đều cũng y như vậy.

Vận âm thì cũng y như thế. Bên trái là những quẻ dương, trước phải tiến dương hỏa để phục lại khí tiên-thiên. Bên hữu là những quẻ âm, sau phải vận âm phù để nuôi lớn khí tiên-thiên .

Nhờ trước phục lại kế sau nuôi lớn mà khí Tiên-Thiên đoàn kết , Tánh mạng vững vàng thì công phu hữu-vi và vô-vi của đạo Kim-Đơn đã trọn xong rồi.

Cái bảng đồ nầy làm biểu lý (tuồng trong tuồng ngoài) với bảng đồ trước chỉ công phu theo hỏa hậu, còn cái bảng đồ nầy chỉ thứ-tự của hỏa-hậu .Dụng công cho y thứ-tự, y thứ -tự mà dụng công. Mỗi bước chơn đạp lên đất , chắc (căn cứ trên chơn-lý) mà đi tới tự-nhiên sẽ đặng thêm nhiều ích-lợi.Vậy mới là tránh khỏi caí “ Sai mảy lông,lạc xa ngàn dặm”.

PHỤ CHƯƠNG:

1 - Luận về hình thể
Người ta bẩm khí âm-dương mà thành hình thể, giống hình Trời-đất, thọ tư-bổn của Ngũ-hành mà làm giống linh hơn hết muôn vật vậy . Cho nên đầu tượng Trời, chân tượng đất , mắt tượng mặt trời mặt trăng , tiếng tượng sấm-sét. Huyết mạch tượng sông ngòi, xương tượng kim thạch, trán mũi tượng núi non. Lông tóc tượng cây cỏ . Trời nên cao xa, đất nên vuông dầy. Mặt Trời mặt trăng nên sáng tỏ. Sấm-sét nên vang dậy; Sông ngòi nên nhuận trạch; Kim thạch nên kiên cường; núi non nên cao lớn ; Cây cỏ nên tốt tươi . Đó là đại khái vậy.

a - Bàn về Thần:

Hình để nuôi huyết, huyết để nuôi khí, khí để nuôi Thần. Cho nên hình toàn thì huyết toàn, huyết toàn thì khí toàn, khí toàn thì Thần toàn . Đó mới hay hình nuôi đặng Thần nhờ về khí mà an vậy. Khí chẳng an thì Thần động  chẳng an. An đặng Thần thì duy có người Quân-tử.

Người ta lúc thức thì Thần qui ở mắt . Lúc ngủ thì Thần đọng ở Tâm. Vậy thì mắt là nơi ra vô của Thần, mà cái đồ phát biểu của hình như bóng sáng của mặt trời , mặt trăng ngoài chiếu muôn vật mà cái Thần vẫn ở trong vâng mặt trời, mặt trăng vậy.

Mặt sáng thì Thần trong , mắt tối thì Thần đục. Trong thì quý, đục thì hèn. Trong thì thức nhiều ngủ ít. Đục thì thức ít ngủ nhiều . Suy lúc thức lúc ngủ có thể biết được người sang kẻ hèn. Vậy kìa cái cảnh-giới chiêm bao nghĩa là Thần rong chơi ở lòng, mà coi thấy chỗ chơi ở xa (nó xa) chẳng qua trong lối năm tạng , sáu phủ cùng là trong lối tai mắt trông nghe đó. Cái cõi mình qua chơi và cái việc mình coi thấy hoặc cảm với nhau mà ứng hoặc  việc nhà tối  cũng là lý do của trong thân mình vậy. Cái sự mình có thấy (coi thấy) tại trong giấc chiêm bao, tức là trong thân mình chớ không phải ngoài thân mình đâu..

Bạch-Nhân Thiền-Sư bàn mộng có năm cảnh:
Một là cảnh Linh.
Hai là cảnh Bửu.
Ba là cảnh Quá-khứ.
Bốn là cảnh Hiên-tại.
Năm là Vị lai.
THẦN thảm là mộng sanh ra. Thần tịnh thì cảnh.liệt đi nầy.Coi cái hình  hoặc trong-trẻo, hoặc sáng-sủa, hoặc trầm-trọng là do thần phát ở trong mà hiện ra ngoài vậy.

Thần trong mà hòa, sáng mà suốt là tượng phú-quí đó. Lạnh là tịnh, là cái Thần an. Hư mà gập là cái Thần thảm. Thần chẳng nên lộ, lộ là Thần giong đi ắt là xấu vậy.
 Home       1 ]  [ ]  [ 3 ]  [ 4 ] 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét