Tập ký âm "Tân Kinh Thiên Ðạo". * Ban Đạo Sử Cao Đài Paris, France [ 16 ]

ĐẠO ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Thất Thập Tứ Niên
Tòa Thánh Tây Ninh
Lời giới thiệu tập ký âm "Tân Kinh Thiên Đạo".
* Hiền Tài/Huỳnh Tâm.
Những thân thức âm khúc, lưu truyền cõi đời một ít vi diệu, hiện nay dân tộc Việt Nam đã trải qua văn hiến 5.000 năm. Nhưng tìm được bao tác phẩm âm nhạc giá trị, nếu tìm được cũng rất hiếm, bởi những lớp dấu ấn âm nhạc trong lòng dân tộc bị mai một, nhất là cấu trúc ngôn ngữ âm nhạc, cho nên âm nhạc cần cho sự bảo lưu truyền thừa mai sau. Tuy nhiên cũng có những âm khúc không tồn tại được một ngày, như công trùng vừa chào đời buổi sáng, sống chưa qua khỏi buổi trưa lại từ biệt cõi đời, bởi chính chúng ta không biết trân quý giá trị âm nhạc.
Hiền Tài / Huỳnh Tâm

Ngày nay, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có Lễ nhạc và triết lý cùng kết hợp. Cho thấy đức tin không biên giới là một trong những đồng vọng chơn truyền của Thiêng Liêng. Hy vọng nhân loại biết vận dụng những vật thể khô khan tạo ra từng tiếng nói riêng biệt, hầu trở thành linh vật thể biết hòa âm, đưa Lễ nhạc vào cung quảng của tâm hồn, và sự sống an lạc, diễn tả được cái không cùng của cung bật Do, Rê, Mi, Sol, La, Fa và Si, do đó nguồn cảm âm nhạc trở thành âm hưởng bất tận, làm động tâm trần thế đến cả thiên nhiên, có thể nói đây là một ngôn ngữ cao siêu của cả nhân loại dù ở bất cứ nơi nào cũng đồng cảm xúc khi tiếng nhạc cất lên lời. Âm nhạc rất gần gũi với mọi sự hóa sinh. Âm nhạc cho loài người một tầm cao dòng đời sống hạnh phúc, hướng về tương lai, mọi sự cộng hưởng không phân biệt vạn vật muôn loài, bởi đây là những âm thanh kỳ diệu trong tâm hồn cao quý.
Giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê

Hầu hết loài người tiếp nối ngưỡng mộ âm nhạc của người xưa như Ngài Cao Quỳnh Diêu (Bảo Văn Pháp Quân) nhà soạn nhạc tâm linh của Đạo Cao Đài. Và người nay, như Giáo sư Trần Văn Khê, Tiến sĩ âm nhạc Trần Quang Hải, Nhạc sĩ Xuân Lôi sáng tác những tác phẩm âm nhạc độc đáo làm giàu cho nền âm nhạc dân tộc Việt Nam. Cánh cửa lâu đài âm nhạc được mở ra những khám phá cái riêng biệt của từng tích tụ cho mỗi dấu ấn nhạc sĩ động lại một chất hậu siêu thực.
Giáo sư âm nhạc Trần Quang Hi.

Chúng ta được tận hưởng sự vô cùng của âm nhạc, do những thiên tài biết hòa âm nhạc thành ngôn ngữ, chất sống bằng thanh âm, biến thành một thánh kinh chánh truyền đang trôi chảy trong tìm thức hiện tại của đời sống loài người chân thực.
 
Dân tộc Việt Nam cũng đã tuyên bố: " Hưng ư thi, lập ư lễ, thành ư nhạc ". Tuy nhiên sự lưu truyền có giới hạn, đến năm 1926, Đức Cao Đài đến thế gian. Theo lời truyền của Ngài Nhạc Lễ Quân Cao Mỹ Ngọc: " Nếu muốn biết sự tiến hóa của một sắc dân, sau sẽ trở nên thế nào, chỉ duy có xem trong nét văn chương, và nghe giọng nhạc của sắc dấn ấy cũng đủ biết trước tương lai ".
Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu (Cao Mỹ Ngọc)

Hôm nay, nhân dịp ngày hội phát hành tập ký âm "Tân Kinh Thiên Đạo", Tiến sĩ Trần Quang Hải cũng trình bày rằng: " Vấn đề quan trọng là biết dùng lời kinh kệ thành phương tiện để chuyển ý Đạo vào trong tâm tư của mọi người, và phải làm sao cho lời kinh chuyên chở ý ".
Nguồn Photo: Hiền Tài/Huỳnh Tâm thực hiện chân dung Nhạc sĩ Xuân Lôi.

Cho nên những tinh tế trong Lễ nhạc Đạo Cao Đài được xem toàn mỹ. Hướng căn bản âm nhạc Ngũ cung của nhịp hai Do, Re, Mi, Sol, và La, nếu da diết hơn người ta cũng có thể sử dụng nhịp ba.
 
Để hoàn thành tập ký âm này, với những khám phá mới, của đam mê Lễ nhạc, lưu truyền cho mai sau không bị thất truyền.
Cho nên chúng tôi có duyên may gặp những tâm hồn lớn, như GS. Trần Văn Khê, Nhạc Sĩ Xuân Lôi, và Tiến sĩ Âm nhạc Trần Quang Hải, đều có những suy tư phù hợp, đồng thanh thực hiện một tài liệu giá trị về âm nhạc Đại Đạo. Như chúng tôi đã trình bày phần trên; Lễ nhạc là những thân thức, tài sản chung của nhân loại, nhất là Lễ nhạc Cao Đài tự lưu truyền vào điểm hẹn âm nhạc không biên giới.
 
Trước đây, chúng tôi đã có ước nguyện thực hiện tập ký âm "Tân Kinh Thiên Đạo", nhưng không thể nào theo ý nguyện, mãi đến năm 1990, gặp được Giáo Sư Trần Văn Khê cho đọc một bản Lễ nhạc "Niệm Hương", rất vui mừng, và Giáo Sư tặng cho chúng tôi một tài liệu về Lễ nhạc Đạo Cao Đài trích trong quyển sách Tự Điển Âm Nhạc Thế Giới.
Từ bài ký âm "Niệm Hương" của GS. Trần Văn Khê, cho chúng tôi những khái niệm, cần ký âm toàn bộ "Tân Kinh Thiên Đạo".
 
Tuy nhiên tìm một nhạc sĩ tài ba, có khả năng ký âm rất khó, không khác nào mò kim dưới đáy biển, đôi khi thời điểm nào đó, cả dân tộc mới xuất hiện được một người.
 
Vì vậy, dù chúng tôi có ước nguyện nhưng khó thực hiện, chỉ còn hy vọng sự thôi thúc bởi Đức tin, có thể được như ý. Hầu hết những sự việc ở cõi đời này không mơ hồ cũng không xa, bởi tất cả đều hiện hữu, chỉ có duyên mới gặp được ước nguyện.
 
Rồi một ngày, chúng tôi và Nhạc sĩ Xuân Lôi thảo luận về quá khứ âm nhạc Chèo, của dân tộc Việt Nam, hầu như thất truyền. Nhạc Sĩ cho biết vào năm 1942, tại Hà Nội tổ chức cuộc ký âm, nhạc Chèo, có trên 20 danh nhạc sĩ tiền chiến. Cùng ký âm, mời những ca sĩ nhạc Chèo lớn tuổi, và ca từ đúng mới ký âm được nhạc Chèo, sau một năm thực hiện ký âm, cuối cùng chỉ có Nhạc Sĩ Xuân Lôi ký âm chuẩn nhất, và từ đó đến nay nhạc Chèo không những đưa vào dòng nhạc cổ truyền mà còn phát triển ra khắp thế giới. Phải nói, nếu không có Nhạc sĩ Xuân Lôi thì nhạc Chèo đã mất tích, không còn lưu lại trong dân tộc Việt Nam.
 
Tuy nhiên chúng tôi không thể tin một chiều của Nhạc Sĩ Xuân Lôi, bởi muốn thực hiện được tập ký âm Lễ nhạc Đạo Cao Đài không phải theo lời nói mà còn phải thực hiện qua khả năng.
 
Một lần nữa, chúng tôi thảo luận với GS.Trần Văn Khê cho biết: " Muốn ký âm tập Lễ nhạc Đạo Cao Đài cần nắm vững kỹ thuật nhạc lý, tai phải thật thính, biết đọc nhạc, và "Acoustic" tạo ra bằng các nhạc cụ nào."
 
Chúng tôi trở lại với Nhạc sĩ Xuân Lôi, và trình bày những ý kiến mà GS. Trần Văn Khê đề cặp. Nhạc sĩ Xuân Lôi chân tình cho biết nhân dịp này muốn kết thân với GS. Trần Văn Khê, thực chất cả hai nhạc sĩ đã biết nhau qua tên tuổi và tài năng. Chúng tôi mời Nhạc sĩ Xuân Lôi viếng thăm GS. Trần Văn Khê và ngược lại. Cuộc hẹn rất thú vị cả hai nhạc sĩ lớn trao đổi chân tình, và những kỷ niệm một thời đã qua nhanh.
 
Thăm viếng lần thứ hai càng thú vị hơn, bởi tập ký âm " Tân Kinh Thiên Đạo ", đã thực hiện hoàn thành bản thảo. GS. Trần Văn Khê đọc qua toàn bộ bản thảo, chỉ thấy một lỗi nhỏ về nốt nhạc "La", GS nói: "đây là lỗi ấn loát chứ không phải lỗi âm nhạc." quả nhiên đúng vậy, chúng tôi tức thì sửa lại cho đúng "La" thành "Fa".
 
Ngày phát hành tập ký âm "Tân Kinh Thiên Đạo" hoàn chỉnh 100%. GS. Trần Văn Khê rất hài lòng, và tặng chúng tôi quyển sách âm nhạc Cao Đài.
 
Rất vui mừng tập ký âm "Tân Kinh Thiên Đạo", do Ban Đạo Sử Cao Đài Âu Châu chính thức xuất bản, và phát hành. Chúng tôi kính tạ ơn tất cả Nhạc sĩ vì đức tin Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh.
 
Và một tin mừng, sau khi thực hiện hoàn thành tập ký âm "Tân Kinh Thiên Đạo", Nhạc sĩ Xuân Lôi nhận được mọi tận hưởng phúc lạc, từ đời sống bình thường cho đến tinh thần hơn hẳn chín (9) năm về trước. Âu cũng do Thiêng Liêng thử thách lòng thành kiên định, sống dâng hiến vì âm giai, sắc nhạc, một hương thơm cho lộ trình tâm linh hiện về cõi sống.
 
Nam mô, Cao Đài Tiên Ông Đi B Tát Ma Ha Tát .
Hiền Tài / Huỳnh Tâm
Paris 28/04/1999.
Home       1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ]  [ 6 ] [ 7 ]  8 ]  [ 9 ]  [ 10 ]  [ 11 ]  [ 12 ]  [ 13 ]  [ 14 ]  [ 15 ]  [ 16 ]  [ 17 ]  [ 18 ] 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét