Tờ Bố Cáo của Đức
Q. Giáo Tông là hành động cao thượng nhường bước cho đàn em gách vác việc đạo.
Thế nên, ngày 14-1-1934, Đức Chí Tôn tỏ lòng mừng giảng dạy :
" Thầy đến chứng kiến
lòng thành thật của các con chức sắc HTĐ..
Hộ Pháp, nói với Trung
rằng Thầy đã biết tình cảnh đạo ra sao và bởi đâu. Nó nên an tâm tin
tưởng nơi
hành động của mấy em nó. Thầy sẽ làm cho rõ cơ huyền diệu của đạo. Thầy chỉ
khuyên các con nên giữ mình về một mối thử thách kề cận đây nữa".
Đức Chí Tôn đã tiên tri
một thử thách nữa kề cận. Để phòng xa mọi bất trắc, Đức Q. Giáo Tông ban hành
tờ PHỔ CÁO CHÚNG SANH.
2. - Cơn
khảo dượt lần hai (1934)
Xin nhắc lại trong vi bằng
Hội Vạn Linh do Ngài Ngọc Trang Thanh triệu tập, trong lời bế mạc, ông Nghị
Trưởng mặc đồ tây Nguyễn Phan Long tỏ bày như sau :
" Tôi xin lập lại một
lần nữa ( nghĩa là đã có nhiều lần) cho chư đạo hữu nhớ rằng trong chín khoản
buộc tội (Thượng Trung Nhựt) chỉ có khoản thứ sáu là hệ trọng hơn hết (tức
khoản tiền bạc)".
Thực vậy, người ta xúi
giục đạo hữu Nguyễn Ngọc Lịch và một ít người nữa kiện Đức Q. Giáo Tông ra toà
đời. Thật buồn cười, Sở Tuần Cảnh Tây Ninh đem án phạt vào Giáo Tông Đường mời
Đức Ngài ra Tây Ninh chịu ngồi khám vào ngày 20-2-1934 vì tội 34 đạo hữu thiếu
thuế và hai người đạo hữu đánh xe bò của Hội Thánh về tội đi xe bò không đốt
đèn và bò lại thiếu sợi dây buộc ách. Đức Q. Giáo Tông chỉ bị an trí tại Toà 24
giờ mà thôi. Vì hôm sau có vía Đức Phật Thích Ca, chính quyền Pháp sợ giáo dân
biểu tình đòi thả Đức Q. Giáo Tông dân bàn với nhau : Đức Phật độ Ngài.
Tại lễ vía, Đức Q. Giáo
Tông thuyết giáo rằng :
" Một mảnh thân phàm
cô thân bạc nhược này, yết ớt hèn mọn này, có đủ tài đức chi mà Đại Từ Phụ lại
tin giao một cái giang san sự nghiệp của toàn nhơn loại hoàn cầu đặng cho gánh
vác? ..
Đời có thạnh có suy
Đạo động tịnh chuyển xây
Lửa thử vàng, gian nan thử Đạo.
Ngày nay, bão tố đã qua
rồi, Tệ huynh nhìn thấy mấy em đã bị bao phen khảo đảo thảm khổ vô cùng, mà mấy
em cũng ngồi vững trong Thuyền Bát Nhã của Thầy. Tệ huynh hết sức vui mừng nên
nguyện rằng sẽ đem hết dạ yêu thương mà dìu dắt mấy em về cùng Thầy" ( Xem
Phụ Chú 9).
Đó là Đức Q. Giáo Tông
phản tỉnh về cơn khảo vừa qua mà đời hành đạo coi như trên đường đi gặp nhiều
quỷ vương thử thách. Còn đối với nhà cầm quyền Pháp, Đức Ngài đã từng đối mặt,
từ chức Hội đồng để chống thuế "Lục Hạng điền", dám đưa Tờ Khai Tịch
Đạo mà không đợi nhà cầm quyền Pháp cho phép, vẫn hành đạo. Chủ tỉnh vài nơi ra
lịnh triệt hạ Thánh Tượng, Đức Ngài phản đối quyết liệt, đòi tự do tín ngưỡng
mà chính phủ thuộc địa đã ban cho xứ bảo hộ. Bấy giờ, Ngài không muốn nói
chuyện với Chủ tỉnh Tây Ninh vì Ngài cho Tỉnh và Toà án thoả thuận ngầm để Ngài
bị câu lưu 24 giờ nhằm xoa dịu phe đối lập với Đức Ngài. Đức Ngài gởi thơ thẳng
qua nước Pháp cho thủ tướng nước Cộng hoà Pháp trả Bắc Đẩu Bội Tinh với lời lẽ
:
"… Vừa qua, ngày 22-2
có 34 đạo hữu của tôi thiếu thuế mà chính phủ lại bắt tôi bỏ tù. Ông già 60
tuổi có Bắc Đẩu Bội Tinh vô cớ bị ngồi tù hơn hai ngày tại khám Tây Ninh với
Médaille điều và giấy chứng nhận của Viện Bửu Tinh.
Vậy cái Médaille cao quý
kia có giá trị gì ? Lỗi ấy do chính phủ Pháp không biết chọn người xứng đáng. Kể
từ đây tôi không nhận cái danh dự ấy nữa, dẫu có cao trọng thế nào …" ( PC
5).
3 - Những khó khăn đối với Pháp
Cao Đài khai Đạo dưới thời
Toàn quyền A. Varenne (1925-1928). Ông này chủ trương Pháp Việt đề huề, nên
thỉnh thoảng ta nghe Đức Q. Giáo Tông nhắc tới hai tiêu ngữ này. Sau đó Pháp
thay đổi chánh sách, P.Pasquier (1928-1934) sang Việt Nam. Ông này dùng chánh
sách cai trị đàn áp khắc khe đối với các đảng phái và tôn giáo.
Ngày 3-9-1931 tờ La Griffe
số 36 và các số kế tiếp bêu xấu thái độ của viên Khâm sứ Pháp ở Cao Miên đe dọa
ông Lê Văn Bảy (không có vấn đề đối xử hoà bình với người đạo Cao Đài) và thẳng
tay lên án các viên chức thuộc đại.
Tờ báo này đả kích việc
thành lập tổ chức "Kiêm Biên Phật giáo nghiên cứu viện" do nghị định
ngày 25-1-1930 của toàn quyền P.Pasquier có mục đích phổ biến Phật Giáo tiểu
thừa khắp Đông Dương.
Báo này tố cáo ngay ông
P.Pasquier có tham vọng làm giáo chủ Phật giáo để chống lại Giáo tông Lê Văn
Trung, người đang nắm quyền đạo Cao Đài.
Toàn quyền P.Pasquier
nghiên cứu rất kỹ về giáo lý Cao Đài, biết Đức Thượng Đế đã dạy ông Lê Văn
Trung " sống chết do nơi Thầy". Thế nên, ông làm sẵn bom nổ chậm ép
trong đôi bạch lạp, chế làm sao vừa dứt bài Ngọc Hoàng kinh là bom nổ bùm cho
ông Lê Văn Trung bị chết vì Thượng Đế muốn rước về chớ không phải mật thám Pháp
giết. Đức Thượng Đế đâu để P.Pasquier lộng hành như vậy.
Khi nhận đôi bạch lạp,
nhiều vị chức sắc khuyên Đức Q. Giáo Tông không nên đốt vì Đức Q. Giáo Tông quỳ
chứng đàn gần kề đôi đèn sáp. Đức Q. Giáo Tông cũng nhắc lại lời Đức Chí Tôn
dạy "sống do nơi Thầy". Nhất định đốt trong ngày lễ Vía Đức Chí Tôn
và chính Ngài quỳ chứng lễ. Đôi đèn cháy sáng đều, sắp dứt bài Ngọc Hoàng Kinh
thì nghe tiếng xì lớn khói phủ đại điện. Đức Q. Giáo Tông ra lệnh cho cuộc lễ
vẫn tiếp tục như không có điều gì xảy ra.
Thua keo này bày keo khác,
P.Pasquier dùng thủ đoạn mua chuộc một số tay viết bán rẻ lương tâm, chạy theo
danh lợi, không ngần ngại viết sách báo vu khống, nói xấu Đạo Cao Đài như quyển
"Cái án Cao Đài" chẳng hạn. Họ cố ý chụp mũ một số chức sắc Cao Đài
làm chánh trị bằng cách gom góp một số tài liệu rồi phóng đại lên hồ sơ hội
kín. Số hồ sơ này được P.Pasquier đem về trình với chánh phủ Pháp. Chẳng may
chiếc phi cơ chở vợ chồng P.Pasquier gần tới phi trường thì bị cháy trên không.
Các tài liệu vu khống cũng cháy luôn. Ngày xưa, Đức Thanh Sơn đã tiên tri :
" Lữa đâu mà cháy tám
gà trên mây"
Tám gà dịch sang chữ Hán
là bát kê tức Pasquier.
Sau khi Pasquier chết thì
Robin (1934-1936) sang thay làm toàn quyền tiếp tục đường lối cai trị của
Pasquier để củng cố chế độ thuộc địa. Tuy nhiên, để xoa dịu Đức Q. Giáo Tông,
Robin tổ chức cuộc gặp Đức Ngài để điều đình việc "tự do tín ngưỡng"
của Đạo Cao Đài. Không khí lắng dịu cho đến lúc Đức Ngài qua đời.
Đức Q. Giáo Tông còn chịu
sự giám sát trực tiếp của các Thống Đốc Nam Kỳ. Lúc khai tịch đạo là Thống đốc
Le Fol , kế B.Brosse. Thánh giáo giáng ngày 8-3-1927, Đức Cao Đài dạy ông Lê
Văn Trung phải bày tỏ với ông này là đạo chỉ thờ kính Trời Phật chớ không có
làm chính trị. Nhưng mật thám Pháp vẫn đàn áp tín đồ, buộc phải dẹp Thánh
Tượng. Đức Q.Giáo Tông phải ra bố cáo để trấn an các đạo hữu là không nên nghe
lời đồn huyễn hoặc Pháp bắt buộc đạo dẹp Thiên Bàn : "Nếu có ai bị cưỡng
quyền áp chế về việc phụng thời Thượng Đế" hãy báo cáo ngay cho Ngài can
thiệp.
Nhà cầm quyền Pháp coi đó
là hành động khinh thường và xúi giục dân chúng chống lại lệnh của chính phủ
Pháp. Thế nên, L. Perrier, Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa làm báo cáo số 485 gửi về
Tổng thống Pháp ngày 4-10-1927 xin sửa lại điều 91 của hình luật đã được áp
dụng từ ngày 6-3-1877 tại Đông Dương.
Léon Perrier cho rằng điều
91 của luật bản xứ đã dự phòng tội mưu sát, tội mưu mô và tội gây loạn mà không
đề cập đến những hành động có tính cách gây hận thù với chính quyền thuộc địa
và kích bác dân chúng phạm luật lệ.
Johan Cendrieux trong tờ
La Pêche Colonial ra ngày 15-5-1933 đã cho rằng Đạo Cao Đài đã trở thành một
phong trào cứu rỗi mãnh liệt của dân chúng vì người Pháp quá tin tưởng vào việc
Tây Phương hoá của họ bằng cách cho người Việt Nam quên cội nguồn cổ truyền,
nhưng người dân đã tìm ra sự bù trừ khác là say mê cơ bút, giúp cho Cao Đài trở
thành tôn giáo thứ tư. ( J.CENDRIEUX, Une Jérusalème Nouvelle. Extrême Asie (R
1) số 25 (7-1928))
Năm 1932-1933 Lalaurette
Thanh tra Chính trị sự vụ hành chánh Nam Kỳ và Vilmont Chánh Tham biện, Chủ
tỉnh Tây Ninh đã theo dõi Đức Q.Giáo Tông và Hộ pháp rất gắt gao và được đúc
kết trong tập phúc trình LE CAODAISME.
La Laurette cho rằng người
ta (Cao Đài) đã lợi dụng chữ Pháp, các phương thức, các xử thế, những tiến bộ,
cùng các tổ chức xã hội và kinh tế của người Pháp không để Pháp hoá xử Nam Kỳ
mà để cho người Nam Kỳ chống lại Pháp. Còn Vilmont thì thấy không thể dung túng
ông Lê Văn Trung nên dựa vào việc nhỏ nhặt của tín đồ làm công quả mà phạt tù
ông.
- Nhà cầm quyền thực dân
đàn áp Đạo Cao Đài , ta có thể nêu lên 3 lý do sau đây :
1- Đạo mới khai, chưa đầy
năm mà số tín độ lên tới triệu người. Đặc biệt là người Khơmer, đồng bào
Thượng, Stiêng ở Hớn Quản, từ lâu người Pháp không thuyết phục được, nay lại đi
bộ về Toà Thánh hành hương rồi định cư luôn.
2- Đạo Cao Đài bảo vệ nền
văn hiến và văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam chống nền văn hoá ngoại lai
mà Pháp đề cao là "Cité jaune".
3- Hình thức tổ chức giáo
hội Đạo Cao Đài giống như một chính phủ, nên Pháp tố cáo Đạo Cao Đài lập một
quốc gia trong một quốc gia ( Un État dans un État).
Bên cạnh những người Pháp
cầm quyền nghiêm khắc, còn những người Pháp có thái độ rộng rãi đối với Đạo Cao
Đài như nghị sĩ E. Outrey. Từ trước, do sự ghi nhận không chín chắn của báo chí
mà E. Outrey hiểu lầm về Đạo Cao Đài.
Đến ngày 2-2-1933 từ
Paris, E. Outrey gởi cho Đức Q.Giáo Tông một bức thư bày tỏ thiện cảm với Đạo
Cao Đài và hứa sẽ tận lực xin với chính phủ Pháp cho Đạo Cao Đài được nhiều tự
do. ( Xem P.C. 10)
Ngoài quyết tâm giúp đỡ
của nghị sĩ E.Outrey, Đức Q. Giáo Tông còn được sự yểm trợ của các trạng sư
Lortat Jacob, Eugène Tozza, Roger Lascaux hết sức biện hộ mà không nhận tiền
thù lao, cho Đạo Cao Đài trước Toà án để được truyền đạo tự do.
Riêng bà Tozza tổ chức
thuyết trình tại Hội Thông Thiên học Pháp nói về giáo lý huyền nhiệm của Cao
Đài Giáo. Bà cũng đã diễn thuyết tại Hội Nhân Quyền và Dân Quyền về sự tự do
tín ngưỡng ở Đông Dương. Một ít quân nhân và công chức Pháp đã theo Đạo Cao Đài
và thọ phong chức sắc như Lapatie ( Giáo hữu), A. Lestrec ( Giáo hữu). Riêng
ông Bellan, nguyên Khâm sứ Pháp ở Cao Miên đã nhập môn theo Đạo và trường trai
như hàng chức sắc.
Đáng kể nhật là nhà văn G.
Gobron đã nghiên cứu giáo lý Đạo Cao Đài và viết quyển " Histoire et
Philosophie du Caodaisme", dưới sự bảo trợ của Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh.
Ông đã thọ phong Tiếp Dẫn Đạo Nhơn để truyền Đạo một nước và đại diện cho Đạo
Cao Đài dự nhiều Hội nghị Thông linh học quốc tế. Ông còn can thiệp vào chánh
phủ Pháp để Đạo Cao Đài được hành đạo tự do. Theo đề nghị của ông Hội Thông
linh học quốc tế nhóm lần thứ năm tại Barcelone ( từ 1 đến 10-9-1934) yêu cầu
chánh phủ Pháp căn cứ vào những lời đã hứa vào tháng 3-1933 tại Quốc hội Pháp
do ông A. Sarraut, Bộ trưởng Thuộc đại, thiết lập cho Đạo Cao Đài một qui chế
rộng rãi như những người Việt Nam theo Thiên Chúa Giáo hay những tông phái Phật
giáo trong khắp xứ Đông Dương.
Ngoài ra, còn có những
nhân vật đã góp phần can thiệp cho tự do tín ngưỡng của Đạo Cao Đài tại Đông Dương
như H. Regnault, H.Guerrut ( Nghị sĩ Quốc hội Pháp), E.Kahn ( Tổng thư ký Hội
nhân quyền) vv.. và nhiều báo chí bào chữa, tường thuật đầy đủ mọi sự áp chế
Đạo Cao Đài như La Libre Opinion, La Griffe, Le Progrès Civique…. đều phát hành
ở Pháp.
4 .
Kết quả việc phổ độ dưới thời Quyền Giáo Tông
Để qua một bên những tranh
chấp nội bộ, trong thời gian 9 năm (1926-1934) thời Đức Q. Giáo Tông cầm quyền
mối Đạo, Đạo Cao Đài có trên triệu tín đồ , quá đông so với quá trình truyền
giáo của các tôn giáo khác.
Sở dĩ phát triển nhanh như
vậy là nhờ sự hợp thời, hợp tình và hợp cảnh.
Hợp thời vì dân Việt Nam
trong thời đại khoa học này đòi hỏi một tôn giáo mới, có tính cách rộng rãi,
đại đồng và dân chủ. " Giới trí thức hiểu rằng phải thay thế Nho giáo bằng
một ý thức tiến bộ" (NGUYỄN THẾ ANH, Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Sài
gòn 1970, trang 285). Nhưng ý thứ hệ dân tộc không phải là một ý thức hệ hoàn
toàn vay mượn của ngoại lai. Nó càng không thể do sự khảo cứu sách vở để kết
tinh được, mà cốt yếu, trước hết vẫn phải nhờ ở mình sẵn có nền móng truyền
thống làm nền tảng cho sự thâu hoá, rồi bồi bổ thêm phần phong phú. Dù sao cái
ý thức hệ dân tộc phải tìm lại trong ý thức tập thể, trong cái tiềm thức truyền
thống của dân tộc, phải cảm thông với cái hồn chung trong hiện tại cũng như trong
quá khứ (NGUYỄN ĐĂNG THỰC, " Giáo lý Cao Đài với ý thức hệ dân tộc"
Sài gòn Tuần báo Nhân Sinh (4-7-1964), trang 3)
Hợp tình vì sinh môi Việt
Nam thích hợp với bất cứ tôn giáo nào, chưa kể đến những tín ngưỡng nhân gian.
Bởi lẽ truyền thống dân tộc Việt Nam, nhất là miền Nam khí hậu điều hoà, đất
đai phì nhiêu, việc mưu sinh dễ dàng nên nhân gian được nhàn hạ. Họ có nhiều
thì giờ suy tưởng những hiện tượng mầu nhiệm của Tạo Hoá và suy nghĩ về lẽ
huyền vi của vũ trụ mà thâm nhiễm Đạo giáo.
Hợp cảnh vì sinh cảnh Việt
Nam từ lâu ung đúc học thuyết Tam giáo đồng nguyên làm chủ đạo cho tinh thần
dân tộc. Kịp đến khi Thiên Chúa giáo truyền sang nước ta, tất cả đã dung hoà và
biến thái thành hồn tính chung của dân tộc.
Đến nỗi trong mỗi con
người Việt Nam, người ta không còn có thể phân biệt đâu là cá tính Khổng giáo,
đâu là cá tính Phật giáo.
Thuyền Đạo đã lướt trên
phong ba bão tố, phải tránh những tảng đá ngầm và những ghềnh thác. Các nhà
tiền khai Đại Đạo đã lao tâm lao lực và nhận cả oan khiên vào mình rồi nằm
xuống để thuyền Đạo vượt lên. Những gương hy sinh cao cả của chức sắc và chư
đạo hữu không ngần nào đếm hết.
Về giáo lý vẫn còn trong
tình trạng hồng mông. Vì thế mỗi người giải thích theo hiểu biết riêng mình nên
xảy ra lắm điều rắc rối. Đức Chí Tôn ban cho sắc dân thuộc địa mão áo thiên
phục quá rộng so với tài năng của họ. Là người phàm bỗng nhiên cơ bút phong cho
họ làm ông Thánh, ông Tiên…. Trong khi họ chưa kịp trau giồi để trở thành các
bậc Thánh thiện đó. Thế nên sự tranh giành đố kỵ xảy ra là việc đương nhiên vì
họ không xuất thân từ dòng tu nào. Song mọi việc đâu qua luật Thiên điều. Mọi
hành động của con người đều có sức mạnh của Thiêng Liêng lèo lái bên trong để
tiến gần chân thiện mỹ. Nhờ đó nền Đạo sống còn và hoằng khai.
Về tôn chỉ giáo điều hiện
lên trước mắt mọi người. Khi bước vào Đền thánh thấy ngay bức họa Tam Thánh Ký
đệ tam hòa ước : Thiên Thượng, Thiên Hạ ( Dieu et Huma nité ) mà nội dung là
Bác Aùi, Công Bình ( Amour et Justice ) thực hiện được hoà ước đó thì Đại Đồng
Nhân Loại. (ù Tiểu sử Đức Quyền Giáo Tông, Tây Ninh 1973, tr 96. PH DEVILLERS.
Histoire du Việt nam Paris 1952 tr 68 ; Nguyễn Trần Huân sđd tr.211, cho rằng
năm 1936 Cao Đài có 300 ngàn tín đồ)
Ba vị thánh ba sắc dân :
Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Việt Nam ), Victor Hugo (Pháp), Tôn Dật Tiên (Trung Hoa)
cùng hợp sức nhau xây dựng chánh giáo chứng tỏ Đạo Cao Đài không kỳ thị chủng
tộc vì coi mọi sắc dân đều có đấng cha chung là Đức Chí Tôn.
Ba vị thánh ba tôn giáo :
Thanh Sơn Đạo sĩ ( Tiên giáo), Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Thánh giáo) và Tôn Trung
Sơn ( Phật giáo - xin xem Tam Thánh Bạch Vân Động ) tượng trưng cho vạn giáo
điều đó chứng tỏ Đạo Cao Đài rộng mở, không kỳ thị tôn giáo. (NGUYỄN VỸ, Tuấn
chàng trai nước Việt (quyển II), Sài gòn 1969, tr.364)
Nước ta trong thời đại Lý
Trần thì Tam giáo là Quốc Đạo mà Đạo Cao Đài qui Tam giáo. Vậy Đạo Cao Đài quốc
Đạo là một lý đương nhiên. Đức Chí Tôn đã dạy :
Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc
Chủ quyền Chơn Đạo một mình ta.
Đạo Cao Đài với sự cứu rỗi
miên viễn và vĩnh hằng, nên những cơn khảo đạo chẳng qua là những tảng đá ngầm
phải vượt qua. Người đời dù nghi ngờ sự qui nhứt của Đạo Cao Đài. Họ bảo không
thể nào đem các vị giáo chủ khác nhau ngồi trên cùng thiên bàn. Họ đọc kinh
sách đạo Cao Đài cho là những mảnh vụn ghép lại (ùKIM ĐỊNH, Căn bản triết lývăn
hoá VN. Sài gòn 1967, tr. 70), nghi ngờ để đạt chân lý ấy ai sẽ tìm? Đạo của
Thiên Thượng thì Thiên hạ phải tìm ! Tín hữu Cao Đài cũng chỉ là một người.
Trong phút giây nào đó , họ cảm nhận sự huyền nhiệm của Đấng cao cả mà theo đạo
dù họ chưa nắm vững triết lý sâu xa của nền đạo mới.
Tam Tạng kinh điển của
Phật giáo, thật ra trải qua một thời gian rất dài người ta mới hệ thống hoá
được . Khởi đầu chỉ có Kinh tạng, Luật tạng và 400 năm sau Đức Phật Tổ viên
tịch mới có Luận tạng. Đạo Cao Đài khai sanh, chưa tròn giáp. Ngay buổi đầu đạo
cũng có Kinh tạng, Luật tạng đủ cho những tín hữu tu theo trung hạ thừa. Còn
Luật tạng, triết lý sâu xa chưa hệ thống hoá đang chờ những bậc hiền triết
thông kim bác cổ lý giải vì hiện Đạo Cao Đài còn trong vòng sàng sãi của luật
Tạo Đoan. Nhưng tôn chỉ, mục đích giáo thuyết đã ban ra, người tín đồ nào cũng
có đức tín mãnh liệt là đạo sẽ miên trường tới "thất ức miên" và
ngẩng cao đầu kệ rằng:
Một nước nhỏ nhoi trong vạn quốc
Mai sau làm chủ mới là kỳ.
CHƯƠNG VI
ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG ĐĂNG TIÊN
1 . Từ
một tiền đề
Người đệ tử Đức Cao Đài
đầu tiên là Ngài Ngô Văn Chiêu đạo hiệu là Minh Chiêu. Trong đàn cơ 14-10-1926,
Đức Chí Tôn dự kiến phong cho Ngài làm Giáo Tông nên dạy rằng:
"Trung, Cư, Tắc ba
con lập tức lên Chiêu, biểu nó sắm liền một bộ Thiên phục màu trắng, có các quẻ
của bát quái y theo Thầy vẽ, thêu bằng chữ vàng. Dặn nó mua thứ hàng thiệt tốt,
mão cũng vậy".
Vốn là " Chiêu minh
linh giác" (ngộ đạo thấy rõ), Ngài biết Đức Cao Đài thử lòng đệ tử vì áo
Giáo Tông chỉ vẽ là áo tiểu phục dành cho Ngài Lê Văn Trung sau này. Đến khi
ban hành Pháp Chánh Truyền, toàn đạo mới biết: "Bộ đại phục Giáo Tông thì
toàn trắng, có thêu bông sen vàng từ trên tới dưới, hai bên cổ áo, mỗi phía có ba
cổ pháp là Long Tu phiến, Thư Hùng kiếm và Phất Chủ. Đầu đội mão vàng năm từng
bát quái" (Ban Đạo Sử : Tài liệu lưu trữ)
Như vậy, Ngài Ngô kiên
định lập trường CHƠN TRUYỀN VÔ VI mà Đức Cao Đài đã dạy. Thế mà có người truy
phong Ngài Ngô là đệ nhứt Giáo Tông, Ngài Lê Văn Trung là đệ nhị Giáo Tông, kế
đến Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương, Nguyễn Bửu Tài và Cao Triều Phát.
Đức Hộ Pháp đã thuyết đạo
(1948) rằng : " Mỗi vị tín đồ đều có cái mão Giáo Tông và Hộ Pháp, không
lấy được là lỗi ở mấy em, chẳng lẽ đạo chỉ có một người cầm đầu mà người đó
chết thì diệt tiêu nền đạo".
Nhưng phải lên ngôi Giáo
Tông, Hộ Pháp thế nào cho phù hợp với luật lệ đạo. Khi Ngài Ngô không tới thọ
phong tại nhà Ngài Lê Văn Trung, mãi đến ngày 29-10-1926 Đức Chí Tôn mới giao
" quyền thưởng phạt đã vào tay Lý Thái Bạch". Sau đó Đức Lý thấy
không thể giải quyết mọi việc phàm trần nhanh chóng nên "ban quyền cho
Thượng Đầu Sư thay mặt cho Lão mà thi hành các phận sự Q. Giáo Tông về phần
xác, còn về phần Thiêng Liêng có Lão" (Ban Đạo Sử : Tài liệu lưu trữ) .
Hãy lưu ý mấy chữ "Q.
Giáo Tông về phần xác", tức là Ngài Lê chỉ được nửa Giáo Tông. Thế nên,
Ngài Lê không bao giờ mặc áo đại phục Giáo Tông. Thiên phục mà Đức Q. Giáo Tông
được tạc tượng trước lầu chuông Toà Thánh cũng chỉ là tiểu phục. Do đó, Ngài Lê
không phải là đệ nhị Giáo Tông. Nếu có đời Giáo Tông khác thì tịch đạo THANH
HƯƠNG phải đổi ra ĐẠO TÂM.
2 . Châu tri báo tang của Hội Thánh
Vùng đất xây
cất Toà Thánh vốn là rừng cấm nhiều chướng khí, nước rất độc. Đức Q. Giáo Tông bị chói
nước mang bịnh sốt rét rừng phải nằm nhà thương. Vừa thuyên giảm đôi phần, vì
đạo sự phồn tạp , Đức Ngài rời bệnh viện về Toà Thánh để xử lý. Chẳng ngờ bịnh
trở nặng, nóng nhiều, uống thuốc vô ói ra hết, không ăn mà qui tiên.
Toà Thánh báo tin như sau :
" Kính chư hiền
huynh, hiền tỷ.
Hội Thánh ĐĐTKPĐ rất đau
đớn mà cho chư hiền huynh, hiền tỷ hay tin buồn : Đức Q. Giáo Tông đã qui tiên
tại Giáo Tông Đường ngày 13-10-Giáp Tuất (19-11-1934) hồi 3 giờ chiều hưởng thọ
59 tuổi.
Lễ tống chung định ngày
26-10-Giáp Tuất đúng 9 giờ sớm mai".
3 .
Tường thuật lễ tang của các báo
Tờ Gringoire ở Paris ra
ngày 6-12-1934 đăng bài viết của phóng viên J. Dorsenne có đoạn như sau :
" Những đoàn người từ
các nơi xa gần, đi bằng xe hơi, xe cam nhông, xe bò. Nào là ghe thuyền chở đầy
tín đồ, đàn ông, đàn ba . . . Tất cả đều quyết đi nhanh về Toà Thánh đặng thọ
tang, có người đã bịt khăn trắng trước khi thọ lễ.
Suốt ngày đêm, mọi người
gồm cả nam phụ lão ấu lập thành hàng ngũ chỉnh tề đến trước liên đài.
Cuộc lễ ban đêm được Bộ Lễ
sắp đặt có trật tự. Chức sắc, chức việc và đạo hữu đứng có hàng ngũ chỉnh tề.
Trước liên đài hàng hàng lớp lớp qùi giữa sân van vái thì thầm…
Sau lễ, người người lần
lượt tan hàng. Bây giờ chỉ có 36 vị chức sắc phái Thượng hầu xung quanh liên đài.
Đến ngày thứ 12 là lễ an
táng chánh thức. Số tín đồ đã đông lại càng đông hơn. Mọi người đều mặc y phục
trắng, đầu bịt khăn trắng để tang, xen lẫn với những chức sắc mặc áo màu xanh
đỏ vàng.
Sau đây là bài tường thuật
của tạp chí Niết Bàn:
"Có trên năm ngàn tín
đồ theo hộ tống Long mã kị liên đài đi khắp trong nội ô Toà Thánh. Ông Hộ Pháp
Phạm Công Tắc đứng lên đọc điếu văn lời lẽ rất bi ai cảm động. Kế đó là Nữ
Chánh Phối sư Lâm Hương Thanh, Ông Chánh Phối Sư Trần Duy Nghĩa và ông Cao Đức
Trọng, chủ trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo. Mỗi người đều đọc một bài ai điếu
dài".
4 .
Kết luận về một đời người
Sự nghiệp đối với đời,
công nghiệp đối với đạo của Đức Q. Giáo Tông như sông dài biển rộng, người viết
không sống đồng thời nên không thể đánh giá hết công lao của Đức Ngài đối với
đạo, nên tạm mượn lời của trạng sư Diệp Văn Kỳ ( viết ngày 28-11-1934).
" Nói đến thân thế sự
nghiệp của ông Lê Văn Trung tất nhiên là phải bàn đến đạo Cao Đài. Vì ông là
một người sáng lập, lại là ông giáo chủ. Đạo Cao Đài mà phải thì ông là công
thủ. Đạo Cao Đài mà quấy thì ông lại là tội Khôi.
Song tôi còn nhớ Chương
Thái Viêm, một nhà bác học Trung Hoa mỗi khi thảo luận đến các vấn đề tôn giáo
đều có nói: "Thiên trung điểu tích hoạ giả giai nan : dấu chân của con
chim bay trên không, thợ vẽ nào cũng phải chịu là khó"
Thật thế người ta muốn tìm
ra cội rễ của tôn giáo thời chẳng khác nào chú thợ vẽ muốn vẽ dấu chân chim bay
trên không.
Huống chi, Đạo Cao Đài mới
xuất hiện ở Nam Kỳ chưa đầy 9 năm. Bao nhiêu lý thuyết hình thức của đạo hiện
đương ở thời kỳ phôi thai và do cơ bút mà có thì chẳng thế chi nghị luận cho
xác đáng.
Sự hoạt động của Đạo Cao
Đài từ khi sáng lập đến nay không phải mỗi mỗi đều tận thiện tận mỹ . Song nếu
xét thật công bình, Đạo Cao Đài chưa hề làm điều chi có hại đến nhân quần xã
hội. Trái lại , Đạo Cao Đài truyền bá giỏi, tổ chức hay mà gây nên tình thân
ái, đoàn kết hơn một triệu dân Nam Kỳ là một việc đáng làm, ai ai cũng nên kính
phục".
Mộ đạo nhứt tâm kiên, ma
bất lẫn, niết bất truy, thiên giả sanh chi, sanh bất qúi.
Tích đức vạn cổ trọng, sử
do truyền, kinh do lục, nhơn thuỳ vô tử, tử do vinh.
(Yêu đạo bền một lòng, mài
không mòn, nhuộm không đen, Trời sanh ra, sanh không hổ, hổ mà an.
Mến đức để muôn đời, sử
còn trọng, sách còn truyền, lời không phục, ai người không chết, chết còn
vinh).
Ông Diệp Văn Kỳ đã thấy rõ
chân dung của Đức Q. Giáo Tông với chủ trương của nền đạo mới là đại đồng,
không kỳ thị chủng tộc, tôn giáo và xã hội. Nhất là chống lại chính quyền Pháp
hà khắc không cho nhân dân ta bảo vệ thuần phong mỹ tục, nên Đạo Cao Đài nêu
cao "Nam phong thử nhựt biến nhơn phong". Năm 1908, Trần Qúi Cáp vì
loạn "đầu bào" mà bị xử chém ngang lưng. Nhưng trong Tân Luật của Đạo
Cao Đài, điều thứ 15 viết: "buộc chức sắc phải để râu tóc", là nhằm
chống lại việc Pháp hoá dân tộc Việt Nam. Ông Kỳ coi đó như một cuộc cách mạng
chống lại chế độ hà khắc của thực dân Pháp.
Bài thài dâng lễ vía hàng
năm của Đức Q. Giáo Tông như sau:
Càn khôn quen thú phước linh tiêu,
Thấy khổ trần gian nghịch Thánh điều.
Mượn xác phàm riêu cây phất chủ
Nương cơ tạo xủ phướn tiêu diêu.
Bầu linh khổ ải đưa thiêu cạn,
Gậy sắt nhơn sanh chóng dắt dìu
Muôn dặm cửa Tiên chờ bước tục,
Cõi lau trở gót ruột trăm chiều.
PHẦN PHỤ CHÚ
PHỤ CHÚ 1
Nội dung tờ khai đạo
Văn kiện chính thức được
Ông Lê Văn Trung gửi cho Thống đốc Nam Kỳ Le Fol, ghi ngày 07-10-1926 nguyên
văn bằng tiếng Pháp như sau. (Pierre
Bernardini, Le Caodaisme au Cambodge, Université de Paris VII, 1974,
pp.282-284)
Saigon, le 7 Octobre 1926
Monsieur le Gouverneur,
Les soussignés,
Ont l'honneur de venir respectueusement vous
faire connaitre ce qui suit:
Il existait en Indochine trois. Religions (
Bouddhisme, Taoisme , Confucianisme). Nos ancêtres pratiquaient religieusement
ces trois doctrines et vivaient heureux en suivant strictement les beaux
préceptes dictés par les Créateurs de ces religions.
On était, pendant cet ancien temps, tellement
insoucieux qu'on pouvait dormir sans fermer les portes et qu'on dédaignait même
de ramasser les objets tombés dans la rue (Gia vô bế hộ, lộ bất thập di, tel
est l'adage inscrit dans nos annales).
Hélas ! ce beau temps n'existe plus pour les
raisons suivantes:
1. Les pratiquants de ces religions ont cherché
à se diviser tandis que le but de toutes les religions est le même :faire le
bien et éviter le mal, adorer pieusement le Créateur.
2. Ils ont dénaturé complètement la
signification de ces saintes et précieuses doctrines.
3. La course au confort, à l'honneur,
l'ambition des gens, sont aussi des causes principales des divergences d'
opinions actuelles. Les Annamites de nos jours ont complètement abandonné les
bonnes moeurs et traditions de l'ancien temps.
Ecoeurés de cet état de choses, un groupe d'
Annamites, fervents traditionalistes et religieux ont étudíe la refonte de
toutes ces religions, pour n'en former qu'une seule et unique appelée CAODAISME
ou ĐẠI ĐẠO.
Le nom " ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ", qui
signifie la troisème Amnistie générale, est donné par l' Esprit Suprême qui est
venu aider les soussignés à fonder cette nouvelle religion.
L'Esprit Suprême est venu sous le nom de NGỌC
HOÀNG THƯỢNG ĐẾ dit CAO ĐÀI ou "Le Très Haut, DIEU TOUT PUISSANT".
Par l'intermédiaire de
médiums écrivant, NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ transmet aux soussignés des
enseignements divins ayant pour but de concentrer et d' enseigner les beaux
préceptes de ces trois anciennes Religions.
La Nouvelle Doctrine
enseignera aux peuples :
1. la haute morale de
Confucius;
2. les vertus dictées dans
les religions bouddhique et taoique. Ces vertus consistant à faire le bien et
éviter le mal, aimer l'humanité, pratiquer la concorde, éviter totalement la
dissention et la guerre.
Les soussignés ont l'
honneur de vous soumettre :
1. quelques extraits du
recueil des : " Saintes - paroles" de NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ, paroles
estimées plus précieuses que tout ce qui existe ici-bas.
2. la traduction de
quelques passages du livre de prières que NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ nous a
enseignées.
Le but poursuivi par les
soussignés est de ramenter les peuples à l'ancien temps de paix et de concorde.
On sera ainsi dirigé vers
une époque nouvelle tellement heureuse qu'il est difficile de la décrire.
Au nom de très nombreux
Annamites qui ont entièrement approuvé ces études et don't la liste est
ci-jointe, les soussignés ont l'honneur de venir respectueusement vous déclarer
qu'ils vont propager à l'humanité entière cette Sainte Doctrine.
Persuadés d'avance que
cette nouvelle religion apportera à nous tous la Paix et la concorde, les
soussignés vous prient de recevoir officiellememt leur déclaration.
Les soussignés vous prient
d' agréer, Monsieur le Gouverneur, l'assurance de leurs sentiments respectuex
et dévoúes".
PHỤ CHÚ 2
Thơ gởi nghiệp đoàn báo chí
TÂY NINH, le 1er Décembre 1934
À Messieurs les Présidents des Syndicats
de la Presse du Monde Entier,
Messieurs les Presidents,
Nous avons l'honncur de
venir respectuesement vous prier de bien vouloir solliciter de tous les
Directeurs des Journaux, Revues Periodi ques, une large hospitalité à notre
Appel à l' Unité de Foi ci-joint.
Ce sera un grand bienfait
que la Presse readra à l'Humanité toute entière, car, si l' Unité de Foi se
réùalise, les races se fraterniseront et la Paix Universelle règnera.
Le Monde sera délivré de
l'borrible cauchemar d'une prochaine guerre mondiale dix fois plus dévastatrice
que celle de 1914-1918.
Veuillez agréer, Messieurs
les Présidents, l'assurance de nos sentiments respectucux et reconnaissants.
THƯỢNG TRUNG NHỰT
Monsieur Lê Văn Trung,
Annamite -Sujet Francais,
Chevalier de la Légion d'Honneur,
Ancien, Conseiller Colonial de Cochinchine,
Ancion Membre du Conseil de Gouvernement de
l'Indochine.
Chef de la Religion "ĐAÏI ĐAÏO TAM KỲ PHỔ
ĐỘ"
"3ème Amnistie de DIEU en Orient"
CAODAISME ou BOUDDHISME Rénové.
à TÂY NINH.
COCHINCHINE FRANCAISE.
PHỤ
CHÚ 3
Thơ gởi các vị hoàng đế
TÂY NINH, le 1 er Décembre
1931
À Leurs Majestés les
Empereurs et Rois, leurs Excellences les Chefs d' Eùtats, les Ministres de
toutes les Religions
du MONDE ENTIER
Sires, Excellences.
Nous avons l'honneur de
porter respectueusemeni à votre haute connaissance que l'Être Suprême, DIEU
tout Puis-sant, notre Père Miséricordieux à tous, est venu sur un coin de la
terre d'Annam (à Tây ninh- Cochinchine - Indochine Francaise) pour créer une
nouvelle Foi capable de rénover le monde entier par un noble Idéal : "
L'amour des créatures". De par la vonlonté divine, les races se
frater-hiseront et la Paix Universelle règnera.
La guerre, l'horrible
guerre gratricide, horreurs du Xxè siècle, siècle soi - disant de Progrès, de
Civilisation pourra bien être évitée. Nous disons "Fratricide" car,
quelle que soit la race dont ils font partie, tous les Enfants de cette terre
descendent l'un même Père, c'est DIEU qui préside à leurs destinées. Ainsi
lorsque les peuples se font la guerre, c'est exactement comme des frères qui
s'entre - tuent.
Nous avons recu de DIEU,
Notre Père Miséricordieux à tous, la Mission de propager sa sainte Doctrine à
travers le Monde.
Nous avons eu de multiples
preuves de sa venue sur cette terre : de nombreux miracles se sont produits
comme au cemps de la venue du Christ, comme ceux de Lourdes et d'ailleurs.
Fermement convaineus de l'efficacité de la nouvelle Doctrine et forts de la
puretè de nos intentions nous avons présenté à l'Administration Coloniale
Francaise un serment ècrit don't ci-inclus un exemplaire par lequel nous nous
enga-geons, sous peine de mort, à ne nous occuper que des questions religieuses
et à ne pas troubler en aucune facon l'ordre établi. En revanche, nous
demandons de travailler, avec l'aide et la protection de la France à la
propagande de la Nouvelle Foi dans le Monde entier.
Les représentants de
l'Administration Coloniale ne se sont pas montres toujours bienveillants à
notre égard, quel-ques-uns ont été tolérants mais d'autres ont fait leur
possible pour empêcher cette propagande.
DIEU est venu nous dire de
répandre sa sainte Doctrine à travers le Monde; nous ne saurons donc pas
faillir à notre Mission. Aussi nous nous faisons un impérieux devoir de venir
respectueusement, Sires, Excellences, porter ce fait à la con-naissance de
l'Humanité entière, afin que tout le monde sache que l'heure de l'Amnistie
divine approche, que le rassemblement des enfants du Créateur doivent se faire
pour que la Paix tant recherchée règne dans tout l'Univers.
Il suffira pour cela que
hommes savent aimer leurs semblables et pratiquer la vertu dans le chemin tracé
par DIEU .
Nous sommes certains que,
plus que quiconque, Sires, Excellences, vous voulez que vos sujets dont la
destinée est entre vos mains, ne vivent plus dans la crainte perpétuelle d'une
guerre future, avec les horreurs, les ravages que cause- ront d'engins
meurtriers de tout dernier perfectionnement toute de vertus, et qu'ils soient
délivrés à jamais du terrible cauchemar qu'est la guerre moderne.
Nous vous demandons
d'envoyer le plus tôt possible vers nous un certain nombre d'entr eux
pourqu'ils puissent se rendre compte de ce que nous avons avancé.
DIEU a dit ceci : "
Mes Enfants, si vous tardez à ré-pandre ma sainte Doctrine, chaque jour de
retard occasion-nera la perdition des centaines de milliers d'ames.
Le cri d'appel étant
lancé, nous pensons avoir fait notre devoir.
Dès que nos moyens nous le
permettront, nous parcou-rerons le Monde, apportant à chaque Peuple la Nouvelle
Evangile.
Daignez agréer, Sires, Excellences,
l'hommage de notre profond respect.
THƯỢNG TRUNG NHỰT
Monsieur Lê Văn Trung,
Annamite -Sujet Francais,
Chevalier de la Légion d'Honneur,
Ancien, Conseiller Colonial de Cochinchine,
Ancion Membre du Conseil de Gouvernement de
l'Indochine.
Chef de la Religion "ĐAÏI ĐAÏO TAM KỲ PHỔ
ĐỘ"
"3ème Amnistie de DIEU en Orient"
CAODAISME ou BOUDDHISME Rénové.
àTÂY NINH.- COCHINCHINE - FRANCAISE
PHỤ CHÚ 4 :
Thơ của Đức thánh cha nước Đức
Lời tường thuật của Báo chí và
Thư của Đức Thánh Cha Nhà thờ GNOSTIQUE ALLEMAGNE
EN ALLEMAGNE,
Au cours de l'annéc 1931,
dans les premiers mois plusieurs voyageurs allomands ont visité le phalanstère
de Tây ninh, se sont interessés à la Secte, ont pris des notes et des photos,
et sont repartis par le bateau qui avait escalé trois jours à Saigon. On ne les
a plus revus, mais le numéro du 21 Juin 1931 du Berliner Illustrierte Zeitung
parvenait au Saint-Siège.II contenait un article avec photographies de Tây
ninh, signé W.BOSSARD sur "la plus étrange secte du monde".
Enfin, en Novembre 1931,
nouveau document d'Allemague (ci-après), en réponse à l'envoi d'une brochure le
Bouddhisme rénové fait par LE VAN TRUNG.
* * *
ÉGLISE GNOSTIQUE D'ALLEMAGNE
P. Futlingen, den 13 Novembre 1931
Altesse éminentissime !
Très grand , très puissant
et très excellent prince
Sérénissime Seigneur !
Très Saint-père !
Votre message a atteint
l'Europe Centrale ! Le Synode Général de l'Eùglise Gnostique d'Allemagne dont
je suis le patriarche, a résolu de préparer son union avec le Caodaisme…
On m'a chargé de vous
faire savoir cette résolution et de vous prier pour des informations sur
l'histoire, la consti tution, la doctrine et les rites de votre religion
Universelle en Francais, Anglais ou Hollandais, afin que le message du
Caodaisme puisse se servir de notre, organisation ecclésiast que dans les pays
des Allemands, Autrichiens, Suisses, Hollandais, Belges, Lithuaniens, Lettens
et Esthéniens.
En comptant sur la réalisat on de ce désir je suis
Votre très humble serviteur.
m.p.
Signé : GODWIN
30 330 960
Souverain -pontife et
patriarche de l'Eglise Gnostique d'Allemagne Grand Maitre de l'Ordre des
Chevaliers de la rose mystique.
Adr : H.GODWIN stuermer,
Tuets (Grenzmard) ALLEMAGNE
VỚI ĐỨC QUỐC.
Vào những tháng đầu năm
1931, nhiều du khách người Đức đến viếng Toà Thánh Tây Ninh, lưu tâm đến giáo
phái này, đã ghi chép chụp nhiều hình ảnh ; rồi quay về hải thuyền , cập bến
Saigon ba hôm. Người ta không còn gặp lại họ nữa; nhưng số báo BERLINER
ILLUS-TRIERTE ZEITUNG ra ngày 21-6-1931 đã được gởi đến Hội Thánh. Trong đó, có
một bài mang nhan đề "Giáo Phái Mới Lạ Nhứt Của Thế Giới" do W.
BOSSARD viết, kèm theo nhiều hình ảnh của Tây Ninh.
Sau cùng, đến tháng 11 năm
1931 là văn kiện mới, từ Đức gởi sang (kèm sau đây) để đáp lại một quyển sách nói
về "Phật Giáo Chấn Hưng" do ông Lê Văn Trung gởi cho họ.
PHỤ CHÚ 5
Thơ gởi Tổng thống cộng hoà Pháp
Tây Ninh, le 4 Mars 1934
A
Monsieur le Président
de la
République Francaise, PARIS.
Monsieur le le Président de la République,
J'ai l'honneur de venir tres respectueusement
remettre entre vos mains la Décoration de Chevalier de l'honneur que ma
conférée la République Frangaise par Décret du 18 Mai 1912.
Fonctionnaire apprécié et estimé pendant douze
ans Conseiller Colonial ensuite pendant huit ans, enfin memble du conseil du
Gouvernement de l'Indochine pendant douze ans, telles sont les trente-deux
années de vie mises loyalement au service de la France, qui m'ont valu cette
haute récompene de la Républi que.
Après ma vie publique, je m'apprêtais à finir
mes vieux jours dans un coin oublié de terre en Cochinchine, quand soudain
(1926) je fus appelé par l'invisible à reprendre ma tâche pour l'unification de
toutes religions existantes pour " semer parmi les peuples l'amour du bien
et des créatures de Dieu, la pratique de la vertu, apprendre à aimer la justice
et la résignation : révéler aux humains les conséquences pos-thumes de leurs
actes, tout en assainissant leur âme".
Depuis huit ans je me consacre entièrement à
cette oeuvres de fraternisat ion des races, convaincu que la nouvelle religion
constitue un des puissants facteurs indispensables à la réalisation d'une
collaboration loyale et sincère de tous les peuples, d'une paix mondiale
durable.
Le Caodaisme comprend aujourd'hui plus d'un
milion de fidèles composé d'Annamites en très grande partie et de Frangais,
Cambodgiens, Laotiens, Mois et Chinois.
Nous ne sommes pas compris peut-être par le
gouver nement Colonial?
Toujours est -il que le Caodaisme est sans
cesse injus-tement frappé.
À nos doléances et à nos réclamations, on
répond par des acies arbitraires et des persècutions religieuses.
À l'heure qu'il est en fait tout pour atteindre
le promo-teur de cette nouvelle église dans son honneur.
Dans de nombreux documents, je me permets
d'extraire les passages édifiants ci-après d'une lettre que j'ai écrite
récemment à Monsieur l'Administrateur Vilmont, chef de la Province de Tây ninh
Cochinchine.
" En ce qui concerne vos récentes
instructions, je vous serais très obligé de bien vouloir me faire connaitre
jusqu'à quand est applicable cette nouvelle règlementation des cultes.
"Quant aux évènements dont vous avez fait
allusion dans votre lettre, je me parmets de vous faire remarquer que si vous
aviez bien voulu tenir compte de mes requêtes et de mes droits sinon de chef du
Sacerdoce Caodaisme , du moins de chef du Temple de Long Thanh (Tây Ninh) ces
"désordres" n'auraient jamais au lieu. Mieux que tout autre vous
saviez aue les désordres que vous signalez aujourd'hui ne venaient pas de nous.
"Le réunion du 24 Novembre dernier,
autorisée par vous à se tenir dans mon Temple, à des personnes tout à fait
étrangères à là religion et malgré ma lettre No394 du 22 Novembre 1933, est un
véritable défi, sinon une insulte, jeté sans motif à la face qu'un vieux et loyal
serviteur de la France double d'un décoré de la Légion d'honneur.
"Il m'est vraiment pénible de constater
ces choses à l'heure ou tous mes efforts et tout mon dévouement sont mis
sincèrement au service de la cause commune des deux peuples c'est -à - dire à
l'entente cordiale et sincère les deux races appelées par la volonté du tout
puissant à vivre en communauté de vie et l'intérêts ".
Naturellement ces doléances sont restées sans
réponse par contre les persécutions se sont de plus belle
La dernière en date fut mon emprisonnement, le
22 Février dernier, pour dette due au fisc par trente quatre de mes
coreligionnaires, prétexte tout à fait falicieux.
Le Chevalier de Légion d'Honneur, à l'aurore de
sa soixantième d'année, fut jeté en prison sans qu'aucune formalité prescrite
par, la loi ne fut observée.
J'ai séjourné deux jours et demi dans une
cellule de la prison de Tây Ninh avec mon ruban arboré et la carte de Chevalier
sur moi.
Ainsi aux yeux du Gouvernement Colonial, la
Légion d'honneur ne signifie rien, l'infâmie peut atteindre.
Tout le tort revient-il à République qui ne
devait pas conférer cet insigne honneur à un pauvre indigène ?
J'accomplis mon geste avec d'amers regrets,
mais je préfère ne plus porter une très haute distiuction à laquelle le
Gouvernement Colonial n'a aucun égard et qui ne peut même plus devenir un
éclatant témoignage de mon attachement à la France.
Cependant, confiant en la justice de cette
France douce et généreuse que j'ai toujours aimée, je poursuivrai jusqu'au bout
ma tâche sans passion et sans haine, espérant qu'on voudra bien un jour se
rendre compte des erreurs commises et rendre justice à une religion qui n'a
d'autre prétention que celle d'apporter au monde la paix et la concorde.
Veuillez agréer, Monsieur le Président de la
République, expression de mon plus profond respect.
LÊ
VĂN TRUNG
LÊ VĂN TRUNG Pape Intérimaire
Du Bouddnisme rénové ou Caodaisme.
Ancien Conseiller Colonial,
Ancien Membre du Conseil de Gouvernement de
l'Indochine.
Long Thành
Tây Ninh ( Cochinchine).
Pièce jointe : Un certificat de Monsieur le
Grand Chancelier de l'ordre National de la Légion d'Honneur.
PHỤ CHÚ 6
Toà Tam giáo lần thứ nhì
ĐẠI ĐẠO TAM
KỲ PHỔ ĐỘ
( Đệ lục
niên)
Sao lục án
Toà Tam Giáo xử ngày 28 tháng 8 năm 1931.
Tuân y theo
Thánh Giáo đức Lý Giáo Tông, Nghị Định ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh Ngọ,
Chiếu theo
Đạo Nghị định của Hộ Pháp và lời phê chuẩn của Giáo Tông ngày 3 tháng 10 năm
Canh Ngọ, thiết lập Tam Giáo Toà.
" TAM
GIÁO TOÀ CỬU TRÙNG ĐÀI
( Kỳ nhì)
" Tại
Toà Thánh Tây Ninh ngày rằm tháng bảy Tân Mùi
( 28 Aout
1931)
xử các vụ và
kết án như sau đây :
1 - TÊN HỌ: Trần Đạo Quang
CHỨC : Ngọc Chưởng Pháp
ĐỊNH ÁN : Chiếu theo hình
phát thứ 9. Phải ăn năn sám hối thọ tột cùng chúng sinh
2 - TÊN HỌ:
Nguyễn Trung Hậu
CHỨC : Bảo tháp HTĐ
ĐỊNH ÁN : Tha bổng, song
buộc phải lo về Toà Thánh cho thường đặng gần đức Lý Giáo Tông và Hộ Pháp dìu
dắt trong đường đạo
3 - TÊN HỌ: Trương Hữu Đức
CHỨC : Hiến Pháp HTĐ
ĐỊNH ÁN : Tha bổng, song
buộc phải lo về Toà Thánh cho thường đặng gần đức Lý Giáo Tông và Hộ Pháp dìu
dắt trong đường đạo
4 - TÊN HỌ: Trương Văn
Tràng
CHỨC : Tiếp pháp HTĐ
ĐỊNH ÁN : Tha bổng, song
buộc phải lo về Toà Thánh cho thường đặng gần đức Lý Giáo Tông và Hộ Pháp dìu
dắt trong đường đạo
5 - TÊN HỌ: Phạm Văn Tươi
CHỨC : Hiến đạo HTĐ
ĐỊNH ÁN : Tha bổng, song
buộc phải lo về Toà Thánh cho thường đặng gần đức Lý Giáo Tông và Hộ Pháp dìu
dắt trong đường đạo
6 - TÊN HỌ: Lê Thiện Phước
CHỨC : Bảo Thế HTĐ
ĐỊNH ÁN : Tha bổng, song
buộc phải lo về Toà Thánh cho thường đặng gần đức Lý Giáo Tông và Hộ Pháp dìu
dắt trong đường đạo
7 - TÊN HỌ: Thái Văn Thâu
CHỨC : Khai Thế HTĐ
ĐỊNH ÁN : Tha bổng, song
buộc phải lo về Toà Thánh cho thường đặng gần đức Lý Giáo Tông và Hộ Pháp dìu
dắt trong đường đạo
8 - TÊN HỌ: Thái Ca Thanh
CHỨC : Phối Sư
ĐỊNH ÁN : (Chiếu hình phạt
thứ 5) Ngưng chức một năm, nếu biết ăn năn sám hối thì cho phục chức như cũ
9 - TÊN HỌ: Thượng Bàn
Thanh
CHỨC : Giáo Sư
ĐỊNH ÁN : Ngưng chức 1
năm, nếu biết ăn năm sám hối thì cho phục chức như cũ
10 - TÊN HỌ: Ngọc Minh
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : Ngưng chức 1
năm, nếu biết ăn năm sám hối thì cho phục chức như cũ
11 - TÊN HỌ: Thượng Sanh
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : Ngưng chức 1
năm, nếu biết ăn năm sám hối thì cho phục chức như cũ
12 - TÊN HỌ: Thượng Tương
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
13 - TÊN HỌ: Ngọc Khai
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
14 - TÊN HỌ: Thượng Lai
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
15 - TÊN HỌ: Thái Minh
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
16 - TÊN HỌ: Thái Kiên
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
17 - TÊN HỌ: Ngọc Sơ Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : (Chiếu hình phạt
thứ 5) ngưng chức một năm
18 - TÊN HỌ: Thái Hiển
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : (Chiếu hình phạt
thứ 5) ngưng chức một năm
19 - TÊN HỌ: Thượng Diêu
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : (Chiếu hình phạt
thứ 5) ngưng chức một năm
20 - TÊN HỌ: Thượng Ngự
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : (Chiếu hình phạt
thứ 5) ngưng chức một năm
21 - TÊN HỌ: Thượng Hồng
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
22 - TÊN HỌ: Thượng Trò
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
23 - TÊN HỌ: Thái Quyến
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
24 - TÊN HỌ: Thượng Thanh
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
25 - TÊN HỌ: Thượng Giỏi
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
26 - TÊN HỌ: Thượng Kỳ
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
27 - TÊN HỌ: Thượng Thanh
Thanh
CHỨC : Lễ Sanh
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
28 - TÊN HỌ: Ngọc Phung
Thanh
CHỨC : Lễ Sanh
ĐỊNH ÁN :
29 - TÊN HỌ: Ngọc Lương
Thanh
CHỨC : Lễ Sanh
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
30 - TÊN HỌ: Ngọc Bôi
Thanh
CHỨC : Lễ Sanh
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
31 - TÊN HỌ: Thái Ban
Thanh
CHỨC : Lễ Sanh
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
32 - TÊN HỌ: Thượng Đồng
Thanh
CHỨC : Lễ Sanh
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
33 - TÊN HỌ: Thượng Tân
Thanh
CHỨC : Lễ Sanh
ĐỊNH ÁN : Tha bổng
34 - TÊN HỌ: Thượng Trúc
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : (Chiếu theo hình
phạt thứ 10) - Hầu kẻ hữu đức hạnh của Hội Thánh định đặng cầu học đạo.
35 - TÊN HỌ: Thượng Dung
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : (Chiếu theo hình
phạt thứ 8). Phải về Toà Thánh 3 tháng cho gần Thánh giáo mà học đạo
36 - TÊN HỌ: Thái Chương
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : (Chiếu theo hình
phạt thứ 8). Phải về Toà Thánh 3 tháng cho gần Thánh giáo mà học đạo
37 - TÊN HỌ: Thượng Lâm
Thanh
CHỨC : Giáo Hữu
ĐỊNH ÁN : (Chiếu theo hình
phạt thứ 8). Phải về Toà Thánh 3 tháng cho gần Thánh giáo mà học đạo
Toà Thánh, ngày
Rằm tháng bảy năm Tân Mùi
Quyền Giáo Tông
Chánh toà
THƯỢNG TRUNG NHỰT
Bảo Văn pháp quân
Quyền Lục sự
CAO QUỲNH DIÊU
Xin Đầu Họ lãnh thi hành
cái án sao ra trên đây và dán vào bổn tại mỗi Thánh Thất trong tỉnh. Các thi
hành phải làm như sau đây :Đạo hữu nào có tên trong bản án mà ở trong tỉnh mình
thì trích lục ra từng án mà giao lại cho đạo hữu ấy và phải lấy biên nhận. Đạo
hữu nào không chịu ảnh án thì Đầu Họ phải lập vi bằng gởi về Toà Thánh. Ví dụ
người thứ nhứt có tên trong bản án là đạo hữu Trần Đạo Quang có ở trong tỉnh
mình thì sao lục án ra một tờ mà giao cho người :
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
( Đệ lục niên)
Sao lục Toà Tam Giáo xử
ngày Rằm tháng 7 năm Tân Mùi tại Toà Thánh Tây Ninh, nhằm ngày 28 tháng 8 năm
1931.
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ]
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét