Khảo Cứu Vụ III - Chương Trình Học Đạo Cấp Cao Đẳng - 1 / 4 (Nữ Soạn giả Nguyên Thủy)

Tâm (8) -lý-học:  tâm lý con người:
- Trong thời bình trị ra sao ? Của kẻ phú quí ra sao?
- Nhứt là phương diện tín ngưỡng trình độ nhơn loại hiện giờ ra sao ? Ảnh hưởng phong trào vật chất do khoa học gây nên thế cuộc nào ? Chỉ chỗ sai lầm qua tư tưởng hiện tại.
- Làm cách nào đem con người lại đường Đạo (Sưu tầm các phương pháp hạnh phúc cứu thế).
Phổ biến: ngày 15-10-Canh Dần)
(dl: 20-11-2010)

Lờii Đầu.
Theo tinh thần phổ thông nền Chơn Đạo của Thầy ra khắp Năm Châu Thế giới, nhưng trải qua nhiều sự biến chuyển của Đạo quyền quá khắc khe, nên vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy mà chương trình Khảo-Cứu-Vụ của ĐỨC HỘ-PHÁP đề ra vào năm Đinh Hợi (1948) cũng không tồn tại được bao lâu.

Sau đó Ngài Hiến Pháp Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài TRƯƠNG HỮU ĐỨC ra một Thánh-lịnh mới để thực hiện Ban Khảo-Cứu-Vụ tại Tòa-Thánh, ngày 04 tháng 05-Nhâm Tý (dl:14-06-1972) nhưng rồi vẫn bị thời cuộc biến thiên mà tất cả phải bị ngừng lại.

Vừa qua chúng ta thực hiện được hai chương trình: “Học tập cấp Sơ Đẳng” và “Học tập cấp Trung Đẳng” xem như là bài học đạo đức cũng khá dồi dào, rất được quí đồng Đạo hưởng ứng đọc và cũng có nhiều sự khuyến khích, chúng tôi viết với một tinh thần hăng say, mục đích cung cấp tài liệu để chúng ta cùng trao đổi nhiều phương diện về đạo pháp. Nếu có thể quí Bạn vui lòng đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều thắc mắc để có được sự giải đáp chung hầu làm thỏa mãn cho tinh thần Bạn đọc hơn. Nhiều khi chúng tôi viết đơn phương trong tinh thần nghiên cứu về một đề tài chuyên biệt nên không được thoải mái lắm. Hy vọng rằng nếu thời gian cho phép tôi xin viết một chương trình thành nhiều tập hơn. Thí dụ như Thầy có phân ra cấp Sơ đẳng, nay đã hoàn thành Tập 1 rồi, nếu có thể được sẽ ra Tập 2, 3, 4…Và tiếp tục ở cấp Trung đẳng và Cao Đẳng cũng sẽ có Tập 1,2,3, 4….Xin các Bạn tiếp tay với chúng tôi được thì chương trình sẽ hoàn thành sớm, bằng cách gởi cho chúng tôi xin những câu hỏi thắc mắc, rồi từ đó chúng ta sẽ cùng giải đáp hoặc các Bạn vừa hỏi vừa giải đáp luôn để sách đến tay các Bạn sớm hơn. Đàng này chỉ một mình đơn phương nên sự lưu hành chậm chạp quá. Mong các Bạn hiểu cho về những sự chậm trễ của chúng tôi, vì còn đang cố gắng hoàn thành bộ Cao-Đài Đại Từ điển mà chỉ một mình phải giải quyết toàn bộ các thứ, thì dù có cố gắng bao nhiêu vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là những suy nghĩ của chúng tôi hôm nay gọi là cùng nhau trao đổi. Vì rằng qua phần Dịch Lý Cao Đài chúng tôi có phân tích kỹ, nhưng đó vẫn còn là một điều mới mẻ với các Bạn mới nghiên cứu qua và nhất là áp dụng vào Đạo Cao Đài, vì từ xưa môn học này đã có, nhưng áp dụng thẳng vào Đạo Cao Đài thì chưa ai khai triển một cách sâu rộng, nên có phần mới lạ là chỗ đó. Phần nhiều đều muốn nghiên cứu môn Dịch học, nhưng khi đi sâu vào thì lại qua phong thủy, dự đoán, Bát trạch chánh tông, bói toán, xây nhà, sửa bếp, thành ra chưa trọn vẹn….về đạo pháp.

Qua phần III này, Thầy có hướng dẫn chương trình cấp Cao-Đẳng. Chúng ta nên nghiên cứu qua về Dịch Lý Cao Đài để nắm vững về Bát-Quái Cao-Đài mà trong nguơn hội này người Cao-Đài mới hân hạnh được Đức Thượng Đế đến thân trao cho Việt Nam làm khởi điểm hầu truyền bá ra khắp Năm Châu để được phù hợp với Đạo học như chương trình dẫn thượng. Mọi cố gắng hôm nay xin góp bàn tay PHỤNG SỰ và HIẾN DÂNG trên tinh thần xiển dương chơn lý chánh truyền của ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ ĐỘ. Trân trọng làm món quà thân ái nhứt.
Mùa Khai Đạo năm Canh Dần (dl: 20-11-2010)
Nữ Soạn giả
NGUYÊN THỦY

Chương trình huấn luyện
Khảo-cứu-vụ của Thầy.

Nguyên văn Thánh Lịnh của ĐỨC HỘ-PHÁP

ÐẠI ÐẠO TAM ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ ÐỘ
( Nhị Thập Tam niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH
     Văn Phòng
Hộ-Pháp Đường
   Số: 114 / TL
THÁNH LỊNH

Hộ-Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp-Thiên và Cửu Trùng.
Chiếu y Đạo Luật ngày 16-01-Mậu Dần (dl: 15-02-1938) giao quyền Thống nhất Chánh-Trị-Đạo cho Đức Hộ Pháp nắm giữ cho đến ngày có Đầu Sư chánh vị.
Nghĩ vì sự Phổ thông Chơn truyền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là việc rất cần ích trong lúc nhơn sanh đang tiến trên con đường Hạnh-phúc Hoà-bình
Nghĩ vì mục đích Cao-Đài Đại-Đạo là đem nhân loại đến chỗ Đại-Đồng tạo Tân Dân chỉ ư chí thiện trong khuôn viên Tân-Luật  Pháp-Chánh-Truyền

Nghĩ vì Chánh giáo của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là QUI NGUYÊN TAM GIÁO PHỤC NHỨT NGŨ CHI cho đặng Phổ thông Chơn Đạo phải thông hiểu rành mạch nguyên lý của các Tôn-giáo. Nên:
THÁNH LỊNH

Điều thứ nhứt:
1 - Thiết lập Khảo-Cứu-Vụ tại Toà-Thánh để sưu tập.
Kinh  điển    Thánh  Ngôn, Thánh Giáo đặng Khảo cứu Triết lý Cao-Đài Đại-Đạo và Kinh sách của Tôn-giáo khác mà ra Kinh sách để Phổ thông Đại-Đạo Tam-Kỳ.
2 - Tổ chức các cuộc giảng Đạo tại Toà-Thánh và các Châu Đạo để phổ thông Triết lý của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
3 - Tổ chức các lớp Huấn luyện Chức sắc, Chức việc để đủ tài liệu truyền Giáo.
4 - Ra báo chí để Phổ thông Chơn Đạo
Điều II & III xin đọc lại Chương Trình cấp Sơ đẳng

Điều thứ tư:
CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN

I - Cấp Sơ đẳng:
1 - Đạo là gì? Tu là gì?
2 - Tiểu sử của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ
3 - Nghi tiết và ý nghĩa  của các tổ chức thờ phượng
4 - Tân luật và Pháp chánh Truyền
5 - Tam qui Ngũ giới
6 - Tiểu sử sơ đẳng của Tứ Thánh, Tam Trấn, Đức Khương Thái Công
7 - Địa dư Việt Nam về mặt Kinh tế, Chánh trị và Tôn giáo.
8 - Phép tu luyện, trau lòng đạo đức cho trong sạch (Phương pháp này sẽ chỉ riêng)

II - Cấp Trung đẳng:
1 - Tại  sao khai Đạo ? Tại sao bế Đạo ?
2 - Lịch sử Đại-Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và chánh trị của Đạo theo Tân Luật và Pháp Chánh Truyền.
3 - Tiểu sử của Tứ Thánh, Tam Trấn, Đức Khương Thái Công, Bát Tiên (Tham khảo)
4 - Địa dư các cường quốc và hoàn cầu về phương diện Kinh tế, Chánh Trị, Tôn giáo.
5 - Tu niệm theo phép: Giới- Định- Huệ.

III - Cấp Cao đẳng:
1 - Triết lý Phật Giáo
2 - Triết lý Đạo Giáo
3 - Triết lý Nho Giáo
4 - Triết lý Gia-Tô-Giáo
5 - Triết lý Hồi Giáo
6 - Triết lý Bà-La-Môn Giáo
7 - So-sánh các triết lý Tôn giáo với các Triết lý Cao-Đài giáo để phân rành chỗ hơn chỗ kém của đôi bên.
8 - Tâm-lý-học:  tâm lý con người:

- Trong thời bình trị ra sao ? Của kẻ phú quí ra sao?
- Nhứt là phương diện tín ngưỡng trình độ nhơn loại hiện giờ ra sao? Ảnh hưởng phong trào vật chất do khoa học gây nên thế cuộc nào ? Chỉ chỗ sai lầm qua tư tưởng hiện tại.
- Làm cách nào đem con người lại đường Đạo (Sưu tầm các phương pháp hạnh phúc cứu thế)

IV - Phép tu luyện:
1 - Thật hành: Giới- Định- Huệ
2 - Pháp tham thiền nhập định và tiếp điển Tiên thiên cho thân hình được tráng kiện

Điều thứ năm:
Vị  Bảo Thế (Lê Thiện Phước) thừa quyền Hộ Pháp lãnh thi hành Thánh Lịnh này
Lập tại Toà Thánh ngày 15-12-Đinh Hợi
(Dl:  25-01-1948)
HỘ-PHÁP
PHẠM-CÔNG-TẮC
Vài lời tâm sự.
Nhân loại đang lâm vào cơn khủng-hoảng về mọi mặt: kinh tế, chánh trị, văn hóa, an ninh…Hậu quả là làm cho dân chúng thất nghiệp, nghèo đói. Ấy bởi thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mất mùa, chiến tranh…Ngày ngày đều thấy nước mắt và nước mắt. Nhưng nước mắt này vẫn chưa tưới mát những cánh đồng lúa cùng hoa màu đang cạn khô nguồn nước thiên nhiên…dù Phật có nói rằng: Nước mắt của chúng sanh góp lại còn nhiều hơn bốn biển; nhưng chính nước mắt này lại làm tràn ngập thành ra lũ lụt gây thảm họa biết bao nhiêu. Ôi ! Đại khảo! -Đại khảo là gì?

Đại là lớn, khảo là duợt, là thử thách. Đại khảo là một sự thử thách nặng nề. Người mà thiếu đức tin, thiếu tinh thần đạo đức, không nắm vững giáo lý, giáo pháp của Đạo Thầy thì rất dễ bị lung lạc, sa ngã, rồi vô tình…làm mất danh thể Đạo. Nhưng Đại Khảo cũng là một sự thanh lọc Thánh Thể của Đức Chí-Tôn: Thánh ra Thánh, phàm ra phàm không để cho vàng thau lẫn lộn.

Sau đây là Thánh giáo ngày 13-10-Đinh Mùi (1967) của Đức Lý Đại Tiên giáng Cơ tiên tri về cuộc  Đại khảo:
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Tòa Thánh-  Tây Ninh)
---O0O---
Đức Lý Thái Bạch.

Cơ Đạo ngày nay sắp đến ngày quyết liệt, cả thảy Nam Nữ phải để tâm cho lắm. Cầu nguyện Thầy và các Đấng ban ơn lành cho mới giữ vững đức tin trong kỳ ĐẠI KHẢO này: Chư Đạo Hữu phải giữ trai giới cho được 10 ngày đổ lên y như Tân Luật, thì mới mong sống sót. Trận đại họa này không riêng cho Thánh-Điạ tại Việt-Nam Quốc mà chung cho cả địa cầu, Thảm! Thảm! Thảm! Hạ Nguơn là Nguơn mạt kiếp, Nguơn điêu tàn, phải hiểu lý Đạo ẩn tàng trong hai chữ Hạ Nguơn: Hạ là dưới thấp, sau cùng là chữ Hạ gồm ý nghĩa: Tệ, Suy, Tàn, Hoại, là diệt chủng đó. Hạ Nguơn là Nguơn tiêu diệt. Vậy chư Đạo Hữu cố tâm tìm hiểu những lời dạy dỗ tiên tri của Thầy và Lão cùng các Đấng đã giáng dạy từ ngày khai Đạo tới giờ, những lời tiên tri đó ngày giờ tới sẽ ứng hiện từ từ, nạn tiêu diệt đã tới …Họa …Thảm!  Cả Thế giới ngày nay còn trong vòng mê mệt, cả vinh hoa phù phiếm trong Đạo trở lại chuộng hư danh, lấy thế làm cứu cánh nên mới bày ra trò mị sanh chúng. Ôi ! Tu thành hay không là nhờ tâm Đạo, chơn tâm, chơn tánh Thầy ban cho không lo trau luyện, lại ham lợi chác quyền mến phẩm tước đến đỗi làm nhẹ thể Thánh-danh Thầy, nạn cân đai áo mão, đời cũng như Đạo đang là trường mộng-ảo gạt người xa lần cội phước là cái nguơn thỉ chơn tâm.

THẦY hằng thương con dại mới mở Đạo Kỳ Ba mà vớt chúng sanh. Hại thay ! Thảm thay! Đám sanh linh vẫn ngơ ngơ, ngạnh ngạnh, dám đem tên tuổi Đạo Thầy mà đổi chác lợi quyền. Họa! Họa! Thảm! Thảm! …Ôi ! Lão vì lòng Từ-bi giáng dạy khuyên răn đủ lẽ, mà chúng sanh vẫn còn mê muội, theo Đạo mà chẳng tầm lý Đạo, lại chuộng hư danh, nên Đạo Thầy mới ra nông nỗi. Ngày giờ nhặt thúc, buổi Hạ nguơn cận kề cái chết, tâm thần mê mệt thì làm sao khai khiếu linh quang được mà mong sống sót. Ôi! Đời- Đạo phải chịu nạn tai. Khổ ! Khổ ! Khổ ! Nhơn sanh nào hay biết, cả một đám lố nhố lao nhao, ham vui thích lạ, nào hay đâu họa sầu đeo đẳng bên lưng, bước Đạo đã ngập ngừng, cánh hồng toan trở bước.
Đại Khảo…  Khảo……Khảo…(Thăng)

Khái niệm về Tinh thần học Đạo
Khi viết những suy nghĩ mở đầu cho đề tài “Chương Trình học Đạo- Phần III- Cấp Cao Đẳng” này:
Một chương trình mà Đức Hộ-Pháp đã đề ra, bằng tất cả sự âu lo của một vị Giáo-chủ sáng suốt, một vị Giáo chủ anh minh, dành cho hậu thế một chương trình học hỏi từ thấp đến cao. Thiết nghĩ việc làm này phải là một hội đồng, một ban nghiên cứu chuyên môn, một tinh thần quảng bác mới có thể làm công việc này một cách hữu hiệu. Nhưng …giờ đây một thân cô độc giữa chốn đông người, phải mằn mò đánh từ chữ, viết từ câu, rồi in dài dài mong gởi đến tận tay qúi Thầy, quí đồng đạo, cùng thân hữu gần xa. Nhưng tài liệu thì le-hoe của một số bạn bè tâm đắc đem tới, lất phất như gió thu cuối mùa tan tác bay. Thế mà vì sự hưởng ứng của bạn bè, niềm vui của độc giả khuyến khích, trông chờ với một nụ cười thông cảm…rồi thì tất cả sự âu lo đều tan biến, trả lại một không gian dài…một mình trống vắng. Giờ đây chỉ có Bạn và Tôi, chúng ta cùng nhau tâm sự, cùng hòa đồng trong niềm vui đạo pháp: “Đạo  Hư-vô, Sư Hư-vô” mà! Dù sao không khí XUÂN vẫn mới, đem cái ánh sáng tưng bừng cho năm mới, người mới, vạn vật mới, chúng ta cùng hớp chén trà xanh để nghe lòng mình vui cùng với cái Xuân niên, nhưng cứ nghĩ rằng đây là Xuân nguơn của nhân loại, của nguơn Thánh đức, để lên tinh thần mà làm việc…

Xin mượn lời giới thiệu của Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước đề tựa quyển “Giáo Lý Đại-Đạo” cho Ngài Tiếp Pháp Trương văn Tràng khi tái bản lần IV, làm tựa.

Ngài để lời rằng: “Học Đạo là tìm hiểu Chơn lý và một khi thấu triệt rồi thì không còn vui thú nào ở thế gian sánh kịp.Nhờ vậy, người hành đạo mới dám hy sinh những

cái gì ràng buộc Thần trí và Tâm hồn, ngõ hầu giải thoát cảnh trầm luân bể khổ, đặng qui hồi nguyên bổn.

Từ xưa đến nay, đã có nhiều Tôn giáo xướng xuất nhiều phương hướng dìu dẫn nhơn sanh trong trường xử kỷ tiếp vật theo Đức háo sanh của Trời. Song le, văn minh vật chất càng ngày càng tiến triển như hiện giờ, khoa học gần như muốn chiếm đoạt cơ mầu nhiệm của Tạo đoan, thì trái lại, tinh thần Đạo Đức của nhơn sanh ngày càng lu mờ. Mặc dầu, các Tôn giáo kia đã tận lực giáo nhơn qui thiện.. Đại Đạo Tam Kỳ xuất thế với một yếu lý Qui Tam Giáo Hiệp Ngũ Chi, thành thử những tu sĩ của nền Tân Tôn Giáo nầy không còn phân biệt Giáo phái, tức là coi nhau như bạn thân, đồng theo một khuynh hướng “Cứu nhơn độ thế”. Lẽ dĩ nhiên, ĐẠO CAO ĐÀI phải có một Giáo lý phù hạp với trình độ của nhơn sanh hiện tại đặng chuyển đọa vi thăng, tiêu trừ nghiệp chướng…”
Tòa Thánh, ngày 28 tháng 8 năm Kỷ Hợi (dl: 30-9-1959)
Quyền Đầu-Sư Cửu-Trùng-Đài
Bảo Thế
(Ký tên: Lê Thiện Phước)

Trước nhất là đau niềm đau chung:
NHƠN LOẠI  MƯỜI PHẦN CÒN LẠI CÓ MỘT

Đây là lời tiên tri của các Đấng báo cho nhân loại biết rằng: Trong thời kỳ cùng cuối này đây nhân loại trong số mười người chỉ còn lại một mà thôi. Qua các tài liệu Các Đấng Thiêng Liêng đã báo cho nhân loại biết từ lâu:
“Nhân vật mười phần hao tám, chín,
“Thần Tiên thấy vậy cũng chau mày”

Hay là câu mà nhân gian đều biết và cùng truyền tụng:
 “Mười phần chết bảy còn ba,
 “Hết hai còn một mới ra Thái bình” 

- Lời tiên tri của Đức Lý Giáo-Tông:
Đức Hộ-Pháp kể lại rằng: “Ðến ngày 14 tháng 11 năm Ðinh Mão, Ðức Lý Giáo Tông mới giáng Cơ thì xem hình như Ngài có đại nộ, mà chẳng hiểu Ngài giận việc chi, Ngài mới cho một bài Thánh Giáo như vầy:
"Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội, chư chúng sanh, hảo hội hiệp. Thảm cho nhơn loại, khổ cho nhơn loại! Ðời quá dữ, tội tình ấy, hình phạt kia cũng đáng đó chút. Lão vì thương yêu nhơn sanh hội 10 ngày nơi Bạch Ngọc Kinh cải cho qua nạn nhơn loại, nhưng luật Thiên Ðình chẳng dễ chi sửa đặng. Nạn tiêu diệt hầu gần, hết chém giết lẫn nhau, đến buổi bịnh chướng sát hại. Lão thấy hình phạt phải chau mày, nhưng ôm lòng rán chịu, lạy lục khẩn cầu; chư Ðạo Hữu đâu rõ thấu, ngơ ngơ ngáo ngáo như trẻ không hồn, thấy càng thảm thiết.

Lão tưởng chẳng cần nói chi một nước nhỏ nhen đã đặng danh Thánh Ðịa là Nước Nam nầy, mà Lão xin không đặng tội cho Thành Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Ðịnh, Huế, Hải Phòng, Hà Nội... Thảm! Thảm! Thảm!”.

Ðây là lời tiên tri đã trải qua 20 năm trường đến ngày nay kết quả vẹn toàn trước mắt nhơn sanh đều thấy rõ. Ðức Lý Giáo Tông, Ngài định phạt Ðức Quyền Giáo Tông 10 hương, Hộ Pháp 5 hương, ông Phối Sư Bính 5 hương, xét kỹ ra là Ðức Ngài giận ai chớ chẳng phải giận anh em tôi đâu. Tiếc thay cho nhơn sanh, chớ chi trong thời kỳ Ðại Ðạo hoằng khai, mà để tâm tín ngưỡng chung thờ một Tôn Giáo, tròn giữ theo Luật Pháp của Ðạo, lo trau giồi đức hạnh, làm phải làm lành, liên lạc thương yêu, thuận hòa cùng chung, thì nay đâu có lâm nạn đao binh như thế” (Thuyết đạo của Đức Hộ-Pháp Qu.I)
Cũng có câu tiên tri rằng:
“Hà-nội, Hải phòng sa biển mạc,
“Sài-Gòn, Chợ-lớn nát như tương”

- Thần Hoàng Bổn cảnh làng Mỹ Lộc tiên tri:
Lần này Đức Chí-Tôn cho phép Thần Hoàng Bổn cảnh làng Mỹ Lộc đến nhắc nhở vào ngày 15-11-Bính Dần (dl: 18-01-1927) rằng: “Nay có lịnh Ngọc Hoàng chiếu chỉ cho phép Ta giáng cơ mầu nhiệm mà tỏ nền Ðạo là quí trọng cho lê thứ hiểu. Lê thứ đâu rõ thấu việc Trời đã định hơn mấy chục ngàn năm nay. Lê thứ nghe: Kỳ Hạ Nguơn hầu mãn nhơn vật vì tai nạn mà phải tiêu tan, mười phần còn lại có một mà thôi. Than ôi! Buồn thôi! Nghĩ vì Thiên cơ đã định vậy, thế nào mà cải cho đặng, duy có mở tấm lòng từ thiện ăn năn sám hối, lo việc tu hành; đồng với nhau cả quốc dân mà quì lụy khẩn cầu coi Trời đoái tưởng đến chăng ? Bởi thế nên Ngọc Ðế và chư Phật, chư Tiên, chư Thánh mới lập hội Tam Kỳ Phổ Ðộ đặng có cứu vớt chúng sanh, đương linh đinh nơi biển khổ. Nếu gặp thuyền Bát Nhã mà không xuống, không theo thì chắc thế nào cũng chơi vơi mé biển.”

Nay, chính vùng đất miền Trung của nước Việt Nam này lâm vào thiên tai, lũ lụt trầm trọng nhứt trong lịch sử. Mọi người, ai có mang dòng máu Việt trong người chắc hẳn cũng có niềm đau chung ruột thịt ấy. Câu “Máu chảy ruột mềm” cũng hòa đồng với cả nhân loại. Hiện giờ các nước trên Thế giới cũng không ngoài định luật của thời Hạ nguơn cùng cuối này, rồi đây mới tìm đến ĐẠO!

Thánh nhân nói: “Triêu văn Đạo tịch tử khả hĩ” 朝聞道夕死可矣 nghĩa là sớm mai nghe Đạo chiều chết cũng vui. Xin các Bạn hãy cùng chúng tôi điểm qua một vòng để tìm đến các Tôn giáo lớn từ xưa đến giờ qua giáo lý Cao-Đài mà các Đấng đã nhiều lần giáng dạy. Người đạo phải biết Chết đây là chết Đời sống Đạo đó vây!

CHƯƠNG I

Trước tiên nên  tìm hiểu về
TỨ ĐẠI THÁNH NHÂN LÀM ĐẦU TAM GIÁO
Và sự biến hóa

1 - Tìm hiểu chữ QUỐC ĐẠO trong Cao-Đài giáo.
2 - Phải nói là Tam giáo chứ không phải Tứ giáo.
3 - Người tu phải trụ vững cái Tâm.
4 - Ngày về của đứa con hoang.

Vào thời Trung nguơn, nhơn-sanh mỗi ngày càng thêm nhiều xu-hướng về vật chất nên Ơn Trên mới phái bốn vị Đại Thánh-nhân đến khai sáng nhơn tâm, đó là:
- Đức Thích-Ca Mâu-Ni mở Đạo Phật.                                                             
- Đức Lão-Tử mở Đạo Tiên.
- Đức Thánh Khổng-Phu-Tử mở Đạo Thánh. 

Thánh nơi Đông-phương gọi là Thánh Ta.
- Sau cùng con một Đức Chúa Trời là Đức Chúa Jésus-Christ. Thánh nơi phương Tây gọi là Thánh Tây. Vậy nên cả hai vị Giáo-Chủ này cùng là Thánh Đạo. Thế là có đủ Đông Tây hòa hợp, vì vậy với nền Đại Đạo đã thể hiện một cách trọn vẹn: hãy xem từ Đông khán Đài và Tây Khán đài hẳn nhơn sanh cũng thấy rõ, không phải đó là xác định phương hướng. Nhìn vào trong: Đông Lang và Tây Lang càng rõ ý nghĩa hơn, chính là hai nền văn minh của Đông - Tây hòa hiệp, cùng với lối kiến trúc Tòa Thánh đã thể hiện rõ hơn. Đạo Cao Đài đang đứng trên nền tảng – ĐÔNG TÂY- ÂM DƯƠNG -HÒA HIỆP đó !.

Bốn vị Giáo chủ nhưng thật ra là Chưởng-giáo của TAM GIÁO chánh yếu trên mặt địa cầu này.

Thầy dạy: “Nơi Bạch-Ngọc-Kinh hơn sáu chục năm trước chư Thần, Thánh, Tiên, Phật thấy đại nộ  Thầy, nên ra tình nguyện hạ thế cứu đời. Thầy coi bọn ấy lại còn làm tội lỗi hơn kẻ phàm xa lắm. Vậy vì cớ chi các con  biết chăng? Các con có cả BA Chánh Ðạo là Tam-Giáo các con biết tôn trọng; ngày nay lại thêm Chánh Ðạo nữa, các con biết ít nước nào đặng vậy !

Bị hàng phẩm NHƠN-TƯỚC phải phù-hạp với hàng phẩm THIÊN-TƯỚC, đáng lẽ Thầy cũng nên cho các con phải chịu số phận bần-hàn mà không nỡ, nên ngày nay mới có kẻ như vậy. Thầy nói cho các con biết: Dầu một vị Ðại-La-Thiên-Ðế xuống phàm mà không tu, cũng khó trở lại địa vị đặng”. (TN: 27-08-Bính Dần - 1926)

Nay là thời-kỳ của Đại Đạo, tức là qua thời của Tứ tượng biến hoá, là con số 4 cũng có nghĩa là 1+3, tức là do lý Thái Cực điều-hành với ba ngôi vạn hữu, nên hễ đến 4 là biến hóa ra rồi. Thầy đến để mở ra Đại Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ “Tam giáo Qui Nguyên Ngũ Chi Phục Nhứt”. Ngôi của Thầy là Chúa tể Càn Khôn thế giái. Nhưng nếu trước kia đã có Tứ Giáo Thánh nhân rồi, bây giờ THẦY đến ban cho một nền Đại-Đạo tức là thêm một vị Giáo Chủ làm đầu cả toàn cầu mà Pháp Chánh Truyền xác định: “Thầy là Chúa cả Càn Khôn Thế Giái, tức là Chúa tể sự vô vi, nghĩa là chủ quyền của Ðạo, mà hễ chủ quyền của Ðạo  ngự  nơi nào thì là Ðạo ở nơi ấy.”

Luận đến đây phải nhớ đến nhà Cách mạng Trần Cao Vân cũng là nhà thơ lỗi lạc và nhất là người đầu tiên được một bậc Tiên trao cho quyển sách “Hội Thái bình đồ Thư nhất quyển” rồi Người mới làm ra Trung Thiên Dịch -  Trung Thiên Đạo, là một hình thức của Bát Quái Cao Đài ngày nay đó, nhưng tiếc vì không gặp thời mà sau cùng rồi cũng phải chịu án tử hình, trong khi đó thì những nhà ái quốc, ái dân như Cụ Phan Bội Châu, như Đức Phạm Hộ Pháp phải chịu lưu đày. Than ôi, chỉ vì một tinh thần chí Thánh mà các Ngài phải gánh cả tội-tình cho nhân loại!
Ngài nói về TỨ GIÁO: “Hiện nay trong Đạo ta gồm Tứ giáo, bậc thông thái ở trên thì là quân tử, chắc bất quá tuỳ thời mà thôi, còn ở dưới thì số tiểu nhơn lại hay chê bai lẽ đạo, hoặc lấy thế Môn đồ mà khinh thầy, chê đạo, hoặc chấp một nguỵ thuyết mà bỏ vạn điều chơn, chẳng nói đến cội nguồn, chẳng xem đến nguyên lý. Lý ấy thảy đều lấy một nhà làm tôn chủ, lại chia làm TỨ GIÁO cho khác nguồn. Thầy Mạnh Tử dạy “Đạo chỉ có MỘT mà thôi”. Sách Chân kinh cũng nói rằng “Nếu không có Thánh nhân lấy ai làm giềng mối trong thiên hạ, nếu không có Tiên Phật lấy ai trông giữ cơ trời, nếu không có Thiên Chúa lấy ai quản được các việc quần sanh…

Đến nay hội NHẤT NGUYÊN ngày càng mới mẻ,  Đạo gặp nhau mà thêm sáng tỏ, lý được Thầy mà thêm rõ ràng, rất quan hệ với Đạo ta, không lẽ điềm nhiên được.  Tôi thiết nghĩ, việc trong thiên hạ có BĨ rồi có THÁI, có tối rồi có sáng, có đóng thì có mở, có chia thì có hiệp. Nói phân ra TỨ GIÁO tuồng như không chủ, một đường mà Nam Bắc rẻ chia. Nói HIỆP thì muôn nước cùng chung là tôi con của Thượng Đế, ngàn  thuở  vẫn  gió mây gặp gỡ. Đạo ta nhất quán là thế ! Vì đem trung hoà mà thâu lại TỨ GIÁO, cũng như Khí Thái Cực gồm có Lưỡng Nghi, rồi tự nhiên TỨ TƯỢNG hoá sinh, muôn vật đều theo đấy mà sinh sôi nẩy nở.
- Ở Trời gọi là TỨ TƯỢNG.
- Ở đất gọi là TỨ CHÁNH.
- Ở người gọi là TỨ THỂ.
- Ở Đạo gọi là TỨ GIÁO (1)
Bốn điều kiện cần ấy không thể thiếu một số đứng vào giữa, cứ đó mà suy cầu. Chính là số năm là một sinh số, rốt cuộc chỉ là  “Doãn chấp khuyết trung”.

Ví như:
- Ở Trời gọi là TỨ TƯỢNG thì điểm giữa là Ngũ Hành.
- Ở đất gọi là Tứ CHÁNH. Điểm giữa gọi là Ngũ Trung.
- Ở người gọi là TỨ THỂ,  điểm giữa gọi là Ngũ Tạng.
- Ở Trời có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc,  phải có điểm giữa gọi là Trung ương. Chính điểm trung ương  nầy cân bằng cho 4 đỉnh trên khi ta vẽ nên hình.

(1) Tứ giáo đây phải nói là Tứ giáo Thánh nhân, mà chỉ có TAM GIÁO  mới đúng theo lẽ Đạo.  
Sự quan trọng của con “số NGŨ”
Số 4 này là Tứ Dương tạo nên hình Tứ giác (vuông) phải bắt đầu từ hai trục chánh là giao điểm Đông Tây -Nam Bắc. Nếu nói theo Dịch là Càn Khôn (trục đứng) Khảm LY (trục ngang). Thế nên phải nhận định rõ cũng là tâm mà khi nói là tâm 0, khi nói là “ngũ trung” cũng một hình thức, là vì:

Khi hai đường thẳng giao nhau, điểm giữa gọi O (là tâm không) (theo hình học); nhưng là Tâm Không (0) thuyết Phật giáo. Nhưng qua Dịch lý thì tâm của giao điểm là số 5 (là ngũ trung) như hình trên. Thế mà đạo học nói “Vô cực nhi Thái cực” nghĩa là số 0 cũng là số 1. Bởi Dịch là biến. Sự biến này nó có công dụng khác nhau tùy trường hợp. Cần nắm căn bản các con số biến hóa để chúng ta không ngỡ ngàng, tại sao khi thế này lúc lại thế khác. Tuy biến hóa nhưng cũng theo qui luật chứ không phải nói biến thế nào cũng được. Cũng như nói người phải tự do, nhưng tự do trong một tinh thần đạo đức, không xâm phạm đến quyền lợi của kẻ khác đó là điều quan trọng. Trong đạo lý cũng vậy nó có một khuôn luật chặc chẽ. Thế mới thấy giá trị đạo pháp cao siêu và nhặt-nhiệm thật tuyệt vời. Cho nên người tu là người có một tư tưởng thật phóng khóang nhưng phần xử kỷ tiếp vật thật nghiêm túc, ấy là phải khắc kỷ vị tha là vậy.

Nay, vì TAM GIÁO thất kỳ truyền, thế nên Đức Thượng Đế đến mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, Đức Ngài đứng làm Chủ-tể và hoàn thành con số Ngũ Trung. Do vậy mà biểu tượng thờ Đức Thượng Đế là “CON MẮT” mà  chữ  MỤC   5 Nét đứng vào tâm điểm.

Tất cả đều nhất quán là thế!
Nếu ở Đạo gọi là TỨ GIÁO, nay qua thời Hạ nguơn Đức Thượng Đế đến khai mở Đạo Cao-Đài tức là Đạo nhà mà ông Trần Cao Vân gọi là “ngô Đạo” là đạo của ta. Bởi Tứ Giáo đây là du nhập (từ Á: Phật ở Ấn Độ -Khổng, Mạnh, Lão, Trang, ở Trung hoa. Từ Âu thì Đạo Thiên Chúa) vào nước ta. Thực sự từ xưa đến giờ nước ta chưa có Đạo. Nay, Đức Thượng-Đế mở cho mối Đạo nhà tại đất nước Việt Nam là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, Đức Ngài cho Thi:
Từ thử nước Nam chẳng Đạo nhà,
Nay TA  gầy dựng lập nên ra.
Ví bằng ai hỏi sao bao nã ?

Rằng trẻ noi sau biến hóa già.
Đức Chí-Tôn xác nhận điều ấy. Tại sao như vậy?
- Đức Hộ-Pháp giải cho biết: “Toàn cả thiên-hạ nói rằng nòi-giống Việt-Nam không có Đạo. Lạ-lùng thay! Chúng ta tự hỏi có thật vậy không ? Thật quả có chớ ! Có nhiều Đạo quá mà thành ra không Đạo: mượn Đạo, xin Đạo của thiên-hạ mà thôi. Ta thừa hiểu rằng nòi-giống Việt-Nam xuất hiện ở hoàng địa Tàu, nên ta không ái-ngại nói Việt-Nam này là sắc dân Tàu vậy. Nòi giống Tàu, nhìn quả thật là dân Tàu mà thôi. Đất địa tổ-quán ta không phải ở đây, ở Bắc Tam Tỉnh là: Quảng-Đông, Quảng-Tây, Vân-Nam kể luôn Đông-Kinh (Tonkin) tức là Hà-Nội và Hải-Nam nữa, là tổ quán ta thì thiệt của ta đó vậy. Bần Đạo tìm hiểu Nho-Phong ta đoạt đặng hay đã có trước ? Chúng ta thấy nòi giống Việt-Thường này là con cháu nước Lỗ. Nói rằng giống Lỗ lập Đạo Nho, chắc hẳn là Nho-Tông chúng ta vi chủ. Nói vi chủ tức là của mình nếu có Đạo Nho sẵn trước thì ta có: Đạo Nho, Đạo Lão, Đạo Phật; ba nền Tôn-Giáo mà mặt địa-cầu nhìn là trọng yếu, bất kỳ là sắc dân nào hay liệt quốc nào cũng đều nhìn nhận là do trong xứ Á-Đông này.

Thêm nữa Thần-Đạo nguyên do ở tại Phù-Tang, sắc dân vi chủ tức là Nhựt-Bổn đem truyền qua Trung-Huê rồi qua xứ ta. Ta chịu ảnh hưởng quyền-lực của Thần Giáo từ đó. Nhờ có nó Nho-Tông phát triển khác chánh giáo hơn, lại biết Tín-ngưỡng một cách đặc-biệt hơn Thần Giáo. Bằng cớ hiện-hữu là ta đã thờ Thần trong các làng ngày nay đó vậy. Ngoài nữa tâm-lý Tín-ngưỡng của nòi giống,  của Việt-Nam  nhiệt-liệt và thật-thà đối với bất-kỳ đạo-giáo nào.

Đến thế-kỷ 19 Thánh-Gíáo Gia-Tô đem đến nước ta truyền-giáo mới thành một trường nhiệt-liệt đua tranh quyết chinh-phục hết thảy tất cả các Tôn-giáo khác. Bần Đạo tưởng ai có đọc tờ phúc-sự năm 1937 đều biết rõ, Bần Đạo đã giảng rõ-ràng nguyên-do đó, thành thử Việt  Nam có nhiều Đạo quá nên thành không Đạo!

Có phen các Bạn thân-ái tưởng đến tương-lai quốc dân, lo phương binh-vực mở rộng tự-do thêm, tức có kẻ phản-đối đả-đảo lại. Bần-Đạo không nhớ ở Hạ-nghị-viện Pháp năm nào, những người binh-vực chúng ta bị đả-đảo:
- Nưóc VIỆT-NAM không tinh-thần đạo-giáo nên khó lập chánh-giới lắm! Vì không có căn-bản tinh-thần đạo-đức mà chúng ta không thể chối, chịu thiệt thòi theo lời vu cáo. Vì cớ Bần-Đạo đau thảm khổ-não tinh-thần tìm hiểu coi sắc dân ta có Đạo hay chăng ?

Hại thay! Ở trước mắt ta nào là bóng, chàng, đồng cốt, ông tà, ông địa, đủ thứ làm cho nhơ-nhuốt cái tinh thần Đạo-giáo, Bần-Đạo uất ức!

Ngày CHÍ-TÔN tình-cờ đến, vì ham thi-văn nên ban sơ DIÊU-TRÌ-CUNG đến dụ bằng thi-văn tuyệt bút làm cho mê-mẩn tinh-thần. Hại thay! Nếu chẳng phải là nhà thi-sĩ ắt chưa bị bắt một cách dễ-dàng như thế, vì ham văn-chương thi-phú nên Ngài ráng dạy. CHÍ-TÔN đến ban đầu làm bạn thân yêu, sau xưng thiệt danh Ngài, biểu Bần-Đạo phế đời theo THẦY lập ĐẠO. Khi ấy Bần-Đạo chưa tín-ngưỡng, bởi lẽ nòi-giống nước Nam còn tín ngưỡng thập tàng lắm; không hiểu đúng, không căn-bản, nói rõ là không tín-ngưỡng gì hết. Bần-Đạo mới trả lời với ĐỨC CHÍ-TÔN; ngày nay Bần-Đạo nghĩ lại rất nên sợ sệt. Nếu không phải gặp đặng Đấng Đại-từ Đại-bi thì tội tình biết chừng nào mà kể:
- Thưa Thầy, Thầy biểu con làm Lão-Tử hay Chúa JÉSUS con làm cũng không đặng, Thích-Ca con làm cũng không đặng, con chỉ làm đặng PHẠM-CÔNG-TẮC mà thôi, con lại nghĩ bất tài vô-đạo-đức này quyết theo Thầy không bỏ nhưng tưởng cũng chẳng ích chi cho Thầy.

Đấng ấy trả lời:
- TẮC ! thoảng Thầy lấy tánh đức PHẠM CÔNG TẮC mà lập giáo con mới nghĩ làm sao ?
Bần Đạo liền trả lời: - Nếu đặng vậy !
Ngài liền nói: - THẦY đến lập cho nước VIỆT NAM này một nền QUỐC-ĐẠO !

Nghe xong, Bần-Đạo từ đấy hình như phiêu-phiêu lên giữa không trung mơ-màng như giấc mộng. Được nghe nói cái điều mà mình thèm ước, nên Bần-Đạo không từ chối đặng. Ôi ! QUỐC-ĐẠO là thế nào? Quốc là nưóc, vậy nòi giống tín-ngưỡng lập Quốc-Đạo; Bần-Đạo theo tới cùng coi lập nó ra thế nào, hình tướng nào cho biết; vì đó mà lần mò theo đuổi đến ngày nay, thấy hiện-hữu cái hình trạng là ĐẠO CAO-ĐÀI rồi lại đoán xét coi nó biến thành QUỐC ĐẠO VIỆT-NAM ra sao ?

Ngài có một bài thi dám chắc không ai thấu-đáo nỗi; người coi cái gốc thì không thấy ngọn, người coi cái ngọn thì không thấy gốc, tứ văn thiệt-thà hay ho cho tới các đảng-phái quốc sự ngày nay cũng là lợi-dụng.

Từ đây nòi giống chẳng chia ba: tức nhiên không chia ba ĐẠO, chớ không phải ba kỳ à !

Thầy hiệp các con lại một nhà: Thầy nắm chủ quyền HIỆP TAM GIÁO, nếu nói riêng nòi giống hiệp Nam- Trung- Bắc thì vô-vị lắm!

Nam Bắc cùng rồi ra ngoại-quốc: tức nhiên nền chơn giáo QUỐC ĐẠO, không phải của ta thôi, mà lại của toàn nhơn-loại, là truyền giáo Nam Bắc thành tướng rồi ra ngoại-quốc, tức là Tôn-giáo toàn-cầu vậy.

Chủ quyền chơn đạo một mình TA: Tam-giáo Ngài vi chủ năm châu hiệp tín-ngưỡng lại, QUI NHỨT mà thôi. Nắm cả tín-ngưỡng của loài người, chính Chí Tôn là Chúa-Tể Càn-Khôn Thế-Giới, làm CHÚA nền chánh giáo tại nước Việt-Nam, vi chủ tinh thần loài người, tức đủ quyền năng lập Quốc Đạo. Ngài đến đem đại nghiệp cho Quốc dân này, hình thể lựa chọn ai ?
- Chọn tạo đoan vạn-vật tức là PHẬT-MẪU. Tinh thần của CHÍ-TÔN, hình thể của PHẬT-MẪU; trí não của CHA, hình hài của MẸ; cả thảy đều thấy:

Hễ vô đại điện ĐỨC ĐẠI-TỪ-PHỤ nào chức này, chức kia, mão cao áo rộng; còn vô ĐIỆN THỜ PHẬT MẪU đều trắng hết, không ai hơn ai cả. Nếu hiểu biết, thấy bí-pháp CHÍ-TÔN cao kỳ quá lẽ. CHÍ-TÔN nói rằng: “QUỐC-ĐẠO này Ngài qui-tụ tinh-thần đạo-đức, trí-thức toàn nhơn-loại cho đặc biệt: có cao, có thấp, có hàng ngũ, có phẩm giá; còn về phần xác thịt của người đời, mạng sống trước mặt Ngài không ai hơn ai, cả thảy sống đồng sống, chết đồng chết đặng đem QUỐC-ĐẠO làm mô-giới cả ĐẠI-ĐỒNG đặng tạo tương-lai loài người cho có địa vị oai quyền, cao-thượng. Nếu thoảng hiểu đặng thì Thánh Thể cũng vậy, Hội Thánh, chư chức sắc Thiên-phong Nam, Nữ hay toàn thể Tín-đồ cũng vậy, lãnh Thiên-mạng đảm nhiệm trách-vụ thiêng-liêng CHÍ-TÔN phú-thác lập giáo tức-nhiên phải có phẩm-giá, trật-tự, đẳng cấp.

Nếu hiểu thêm ý của Ngài; khi cởi áo này ra khỏi Đại Điện rồi, hết thảy đồng là anh em, không ai hơn ai, không ai thua ai, không khinh, không trọng, đầy-đủ tình yêu-ái trong lòng MẸ đem ra mà thôi; Nam Nữ cũng thế.    Ngày nào nhơn loại cả thế gian ở mặt địa-cầu này hiểu được lý lẽ chí hướng cao thượng ấy là ngày ĐẠO CAO ĐÀI sẽ  ra thiệt tướng”.

1 - Tìm hiểu chữ QUỐC ĐẠO của Cao-Đài-Giáo:
Quốc từ xưa đến giờ viết như vầy là có chữ hoặc (thay đổi) đặt bên trong bộ vi (vây quanh). Điều ấy chứng tỏ rằng các quốc gia này luôn thay đổi chế độ hoặc quân chủ lập hiến, hoặc quân chủ độc tài, chuyên chế, hoặc chế độ Tổng Thống…Nhưng ngày nay với Đức Thượng Đế, Ngài đã xác định cho đất nước Việt Nam có được một nền QUỐC ĐẠO thì không phải viết chữ Quốc như trên nữa, mà đây là một Quốc gia Thiên định, phải có đủ Tam Tài ứng hợp, tức là phải đủ yếu tố: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa. Do lẽ đó nền Đạo mới đứng vững “Thất ức niên” (bảy trăm ngàn năm). Qua bài Thánh giáo Thầy đã ban cho Vĩnh Thụy tức Bảo Đại, xin trích ra hai câu đầu:
“Thượng, hạ nhị thiên xử địa hoàn,
“Việt-Nam nhứt quốc nhứt giang san”
           
          
Đây là Thầy đã xác định rõ:
Câu 1: “Thượng, hạ nhị thiên” (thượng là trên, hạ là dưới; nhị thiên nghĩa là hai trời, hay nói rõ hơn là ông Trời trên và ông trời dưới) tức nhiên trên là thiên thượng là vua trời, dưới là thiên hạ có vua người còn gọi là “Thiên Tử” hay vua con, ấy chỉ mới có hai yếu tố: thượng- hạ, Thiên- Địa. Bây giờ phải có Người đứng giữa để hoàn thành con số 3 tức là Thiên- Nhân- Địa nữa mới đủ Tam tài. Mà hai ông vua này với sứ mệnh lo cho dân sinh, dân tộc, dân quyền, thì cái đạo quân thần mới vẹn vẻ. Vậy thì phải có sự thông suốt, nối tiếp nhau mới hoàn thành, gọi là “xử địa hoàn”. Hay nói khác đi sự thông suốt ấy chính là điểm nối kết nhau là hình ảnh một nét sổ đứng qua quẻ Càn thành ra chữ Vương. Thánh ý của Chí-Tôn muốn nhắc nhở một vì vua phải là người biết lo cho dân, thương dân, lập quyền cho dân, đạt được đức làm trời là:
- Trên thông thiên văn,
- Dưới đạt địa lý,
- Giữa quán nhân sự.
Câu 2: “Việt-Nam nhứt quốc nhứt giang san” Việt Nam bấy giờ phải thống nhất một lãnh thổ “nhứt quốc”; một bờ cõi “nhứt giang san”. Có như vậy mới hoàn thành sứ mệnh cao cả ấy là “Bảo Đại” tức là bảo vệ một chương trình cao cả, đại nghiệp ấy, mà ông vua Bảo-Đại bấy giờ là một người đứng ra thay mặt cho nhà Nguyễn nhận lại chủ quyền mà ông cha trước đây đã ký hiệp ước, nhượng quyền cho Pháp, kết quả là Pháp đô hộ Việt Nam. Giờ này “Bảo Đại”là một danh từ tượng trưng, chứ không phải chỉ nhắm vào một ông Bảo-Đại Nguyễn Vĩnh Thụy mà thôi. Bảo là giữ gìn, một bên là chữ nhân (người) một bên là chữ ngốc (ngu khờ) tức nhiên trong chữ “ngốc”còn phân ra trên là chữ Khẩu (miệng), dưới là chữ mộc (cây), có miệng mà cứ ngậm như miệng cây; vì có sự khờ dại nên có người theo giữ gìn; nhưng cũng có nghĩa nếu kẻ được giữ gìn mà quá khờ khạo, ngu ngốc thì sẽ có bàn tay của bậc chính nhân quân tử ra tay tiếp giúp, nay là Thượng Đế nhìn thấy “lũ con hoang” Ngài mới đến đó vây.

Ca dao rằng:
Chừng nào thằng ngốc làm vua,
Thế gian cạo trọc Thầy chùa để râu.

Thế gian hiện đang bị “cạo trọc” hết rồi! Lũ lụt nơi nơi thì còn gì gia sản sự nghiệp nữa mà mong! Cũng có lẽ mọi người phải tự cao trọc cho sạch mấy thứ danh- lợi- quyền thì mới xứng đáng làm “thầy chùa để râu” tức là người Cao-Đài phải để râu, tóc, chứ không cạo trọc như thầy chùa bên Phật giáo. Hơn nữa Đạo Cao Đài là truyền Hiền chứ không truyền tử, chả lẽ ông Bảo Đại ngày nay đã đi vào thế giới bên kia rồi thì đất nước này, đạo nghiệp này bỏ dở hay sao? Như vậy chữ Quốc  là nước ngày nay phải được viết như vầy, nghĩa là chữ Vương đặt trong bộ Vi Có như vậy mới là Thánh ý của Đức Chí-Tôn, chính Đức Ngài đến ban cho Việt Nam một nền Quốc Đạo, trong một Quốc gia thiên định. Chính Ngài mở ra cho một nền Vương Đạo lấy Lễ làm đầu tức là dùng Nho Tông chuyển thế.

Chữ quốc (7 nét) đã thể hiện một nền Vương Đạo mục đích là người tu chuyển thất tình thành thất bửu.. Mà cơ bản là dựng lại Nho-phong làm kỷ cương cho nhân loại.
(Xem thêm Quốc Đạo Nam phong cùng Soạn giả)

2 - Phải nói là Tam giáo chứ không phải Tứ giáo:
Nếu xét kỹ trên tinh thần giáo lý, giáo pháp thì chỉ có TAM GIÁO: Phật- Tiên- Thánh mà thôi. Bởi vì hai vị Đại Thánh là Đức Khổng Phu-Tử và Đức Chúa Jésus đều là Chưởng giáo Đạo THÁNH. Duy khác nhau là Thánh phương Đông gọi là Thánh Ta và Thánh  phương Tây gọi là Thánh Tây. Nhưng phải nói đến Tứ Giáo Thánh Nhân tức là Bốn vị Giáo chủ làm đầu Tam giáo mới đúng nghĩa (Đức Chí-Tôn ngày nay mở Đạo Cao Đài là “Qui Tam giáo”chứ không qui Tứ giáo. Đây là điều cần yếu !).

Sơ đồ trên đây cho thấy hiện giờ có ba Tôn Giáo lớn đang làm chủ tinh thần của nhơn loại, tượng trưng bằng Tam giác đều nội tiếp trong vòng tròn. Mà vòng tròn tượng Càn Khôn vũ trụ. Nhưng lại có bốn vị Đại Thánh Nhân làm Giáo chủ gọi là Tứ Giáo Thánh Nhân là:
- Đức Phật  Thích-Ca Chưởng giáo Đạo Phật.
- Đức Thái-Thượng  Chưởng giáo   Đạo Tiên
Giải đồ hình: như trên đã nói Đạo Thánh là do Đức Thánh Khổng Phu Tử (Thánh Ta) và Đức Thánh Chúa (Thánh Tây) Chưởng giáo ở hai vùng trời Âu, Á.mà ngày nay Đấng Thượng Đế qui cả hai đạo giáo này làm nền tảng lấy Nho Tông chuyển thế là (Nho đạo) tức chủ trương tinh thần Đông Tây hòa hiệp, làm một nền Tôn giáo Đại-Đồng Thế giới.

Đạo Tiên do Đức Thái Thượng làm Chưởng giáo. Nay Đạo Cao-Đài dùng làm phương TU, luyện Tinh-Khí-Thần  “Phép  Tiên Đạo tu chơn dưỡng tánh”  (Tiên Đạo).

Điều đáng chú ý là Đền-Thánh hình chữ Sơn mà người là chữ Nhơn đứng bên cạnh thành ra chữ TIÊN .

Đạo Phật do Đức Phật Thích Ca làm Chưởng Giáo. Người tu theo Đạo Cao-Đài ngày nay đến tuyệt phẩm như Đức Giáo-Tông (Cửu Trùng Đài) đạt ngôi là Phật vị. Như Đức Hộ-Pháp (Hiệp-Thiên-Đài) cũng đạt ngôi là Phật vị.

Nay, Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ đã qui trọn Tam giáo: Phật- Tiên- Thánh (tượng trưng tam giác đều, nội tiếp trong vòng tròn có đỉnh quay lên, tức là ba điểm dương gọi là Tam Dương, còn một tam giác đều có đỉnh quay xuống là tượng trưng: Gia-Tô-Giáo, Hồi giáo, Bà La Môn giáo (mà trong chương trình này sắp bàn đến, đó là tượng Tam Âm). Chính 6 đỉnh này của ngôi sao 6 cánh là biểu tượng cho 6 chữ “Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ” hay là 6 chữ “Qui Tam Giáo Hiệp Ngũ Chi” đầy ý-nghĩa.

3 - Người tu phải trụ vững cái TÂM:
Tất nhiên ngày nay Đạo Cao Đài đã xác định cái TÂM thật rõ nét, là quyền hành tối thượng do hai Đấng cha mẹ Thiêng liêng, tức là Đức Chí-Tôn và Đức Phật Mẫu nắm quyền Tạo-hóa..Kinh Phật Mẫu có câu:
“Càn Khôn sản xuất hữu hình,
“Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh”

Do vậy, tất cả hình thức Lễ nghi cũng “điện chữ Tâm”.Khi cái Tâm đặt nơi nào thì vật đó sẽ trưởng thành và có “linh hồn”. Như bài Khai Kinh nguyên bản có câu:
TRUNG THỨ, TỪ BI, CẢM ỨNG, đồng.
       

Nho dạy Trung thứ, Phật dạy Từ bi, Lão dạy Cảm ứng (Kinh Cảm Ứng) tất cả đều đồng nhau qua chữ TÂM . Điều đặc biệt là câu này dùng lối giải thuyết rất tuyệt; tức nhiên mỗi chữ trong các từ đều có bộ TÂM đặt ở dưới chữ đó. Chữ TÂM rất quan trọng, thế nên người tu là phải trụ vững cái tâm. Bài Khai kinh được dịch ra từ đó:

Trong Tam-Giáo có lời khuyến dạy:
Gốc bởi lòng làm phải làm lành.
Trung-Dung Khổng-Thánh chỉ rành,
Từ-Bi Phật dặn: Lòng thành lòng nhơn.
Phép Tiên-Đạo: Tu chơn dưỡng tánh,
Một cội sanh ba nhánh in nhau

Thời gian qua nhân loại chơi vơi, tâm không định, chưa biết phải theo Tôn-giáo nào trong khi đó có đến ba Tôn-giáo chánh, chưa kể đến sự biến thể không biết bao nhiêu mà kể. Thế rồi không theo một Tôn-giáo nào cả. Người không có Tôn-giáo, cũng như học-trò trốn trường, làm sao biết chữ ? Làm sao có cấp bằng ? Người không Đạo khi hồn lìa khỏi xác sẽ chơi-vơi lạc lỏng đến ngần nào! Nhất định phải biết chọn một Tôn-giáo làm điểm tựa cho linh-hồn ! Người đã theo Đại-Đạo nhưng chưa chắc, sao thấy tu lâu quá mà không thành, không thấy Phật, Tiên? Không được ấn chứng, bèn tìm đến một phương nào luyện cho mau thấy, mau thành. Thử hỏi thành gì? Chính những sự tìm kiếm pháp hay, luyện mau đắc là tâm tu bị giao động rồi, khác nào ta lóng nước cho trong mà cứ mỗi phút lại bưng lên  xem thử, mỗi lần làm như vậy là nước bị giao động thì cứ bị xáo trộn hoài làm sao trong? Phải có thời gian chứ! Phải vững đức tin chứ!
“Chớ thái quá cũng đừng bất cập.
“Phép tu hành luyện tập hằng ngày”

Kinh Thánh-giáo có câu “Chí như ý từ tường ư Ngao trụ” là để xác định Chữ Tâm (có giải trong Dịch lý II). Toàn câu có nghĩa là khi một tư tưởng lành được phóng ra thì sẽ được một tác dụng tốt đẹp cho mọi người.

Ngao trụ: điển tích này do theo sách Thần Dị kinh của ông Đông Phương-Sóc là một vị tu Tiên đắc Đạo, ông kể rằng: Ở phía Đông biển Bột-Hải có 5 hòn núi:
1 - Là núi Đại dư.  
2 - núi Viên kiều .
3 - núi Phương-hô.
4 - Núi Dinh châu. 
5 - núi Bồng-lai.

Năm hòn núi này các vì Thánh Tiên thường ở đó. Núi không chưn nên thường cứ trôi bềnh bồng, mới tấu trình lên Đức Ngọc-Đế. Đức Ngài sai làm 15 con Cự ngao cất đầu đội năm hòn núi ấy cho đứng vững lại, phân làm ba phiên, mỗi sáu muôn năm thì đổi một lần. Do tích này: ai đỗ Trạng Nguyên gọi là “độc chiếm Ngao đầu”.

Ý nói rằng các vị là người tài cán sẽ ra gánh vác non sông như các con Cự ngao đưa đầu ra đỡ núi vậy.

Nay trong cửa Đạo Cao-Đài nói đến Ngao trụ là chỉ người ý thành, tâm chánh,  nhân từ,  đạo đức,  biết  thương Thầy mến Đạo, là bậc đứng trên tinh thần Nhân Nghĩa. Nếu không giải, hoá ra tăng thêm sự huyền thoại đến mê tín, dị đoan, nhưng thật ra ẩn tàng một chơn ngôn, diệu lý.
Đấy chỉ do nơi Tam tài mà ra:
- Trời có Tam bửu, Ngũ Khí,
- Người có Tam Bửu, Ngũ Tạng,
- Đất có Tam bửu, Ngũ Hành.

Đã biết Trời là Càn (3 vạch liền) Khôn (6 vạch đứt, bằng 2 lần Càn) thế nên nói Càn 3 (trời, tức tham thiên), Khôn 2 (đất, gọi là Lưỡng địa). Vì vậy khi lấy số 3 (Tam tài) nhân đôi lên thành 6; lấy số 5 nhân cho 3 thành 15. Là ý nghĩa người tu phải biết rõ lẽ Càn Khôn biến hóa.

Đây,người xưa dùng để nói lên Bát-quái Hậu Thiên. Nay qua Hội Cao Đài Đức Chí-Tôn đã chuyển ngược lại thành Bát-Quái Đồ-Thiên như chúng ta đã nhiều lần bàn qua. Những ý nghĩa trên cho ra các con số như:

- Năm trái núi bềnh bồng trên nước, có Thần Tiên ở.
- 15 con Cự Ngao đưa đầu đỡ vững trái núi.
- Chia là 3 phiên để canh giữ.
- Mỗi phiên là 6 muôn năm.

Bấy nhiêu con số này đủ tạo thành: Bát-Quái Đồ Thiên
Lý giải: Năm hòn núi bềnh bồng trôi trên nước:  Số 5 trước nhứt là chỉ người có năm giác quan: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân. Bên trong thì Ngũ tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận. Sự hiểu biết  đối đãi nhau là  Ngũ thường. Nhờ những quan năng này con người mới tiến hoá về mọi mặt tuỳ theo hướng tâm tư mỗi người chọn lựa mà tiến đến thành công. Trong đồ hình đây: số 5 xác-định là tâm của vòng tròn, chính là cái Tâm của mỗi người. Tu hành là hiệp tiểu ngã vào đại ngã, tức nhiên người được hiệp cùng Thượng Đế, ấy là Vạn linh hiệp cùng Chí linh  đó vậy. Là người tu phải biết chọn cho mình một Tôn giáo, khi đã chọn rồi thì không còn thay đổi, sự thay đổi là làm cho tâm tu bị chao đảo, nói là “đứng núi này trông núi nọ”. Hơn nữa ngày nay Đạo Trời đã khai mở cho dân tộc Việt Nam làm khởi điểm đó là một hạnh phúc nhất đời, mà từ xưa các bậc tiền bối hằng mong nhưng không thấy được, đợi được. Bây giờ nhiệm vụ của người tu là phải tìm cho ra lẽ nhiệm mầu của Đạo Trời mà đi cho đến tận cùng của sự hiểu biết tức là định cái Tâm.
Nay Đại-Đạo ra đời cũng như giống tốt được gặp phân, đất màu mỡ thì phát triển (số 5 là cái tâm an trụ), tức nhiên là người đã nhập môn, làm Môn đệ của Đấng Cao Đài Thượng Đế rồi, chẳng những thờ bên ngoài mà còn ghi khắc trong tâm nữa, tâm không giao động, nên nhớ câu Minh thệ “Thề rằng: Từ đây biết một Đạo Cao-Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư Môn-đệ, gìn luật lệ Cao-Đài, như sau có lòng hai thì Thiên tru địa lục” (36 chữ). Chỉ với 36 chữ này cũng đủ quyền-năng cho người tu hành đến cảnh thăng tiến trong con đường tâm linh rạng-rỡ. Đức Quyền Giáo Tông viết trong Tờ Khai Đạo trao cho người Pháp rằng: “Tin-tưởng mãnh-liệt vào hiệu năng của một  nền  Tân-giáo  này    hoàn toàn vững tin nơi thiện ý của mình”.

Tại sao 36 chữ? Ấy là hiệp với câu Kinh:
“Ba mươi sáu cõi Thiên tào,
“Nhập trong Bát Quái mới vào Ngọc Hư”

Đây là hai câu đầu của Bài Kinh khi đã chết rồi. Thật ra Kinh Cao Đài có sự cao siêu là không chỉ cầu, tụng, đọc cho hồn người chết nghe, mà chính là đọc cho “người còn sống” vẫn là một giá trị. Vì khi sống có cái xác thân đây là phải chuẩn bị cho cái sống của linh hồn. Người tu hành là phải biết “chết đời sống Đạo”. Phải biết đi vào sự mầu nhiệm của Bát Quái, phải hiểu rõ lý cao sâu của Bát Quái như thế nào. Hiện tại trong nền Đạo Cao Đài luôn nghe đến danh từ “Bát Quái” luôn như: Chợ Long Hoa hình Bát quái, Lộ Bát Quái..thì chắc chắn nó có một giá trị vô song. Nếu không rõ lý Bát Quái làm sao “vào Ngọc Hư” tức là vào cảnh Trời- Thiêng liêng hằng sống?

Ở thế gian này muốn đến một nơi nào phải rõ địa chỉ, số nhà, tên đường, số điện thoại để giao lưu, thế mà đôi khi không chính xác. Còn đường về Trời mênh-mông như thế tại sao chúng ta không chuẩn bị ? Mà mọi người đều chắc chắn rằng không có một vị nào, một người nào bất cứ được ở lại cõi trần này vĩnh viễn. Phải ra đi, thân cát bụi phải trở về cát bụi. Phải có ngày chết, bỏ lại cái áo xác thịt này, ấy là đã đến lúc:
“Hồn Trời hóa trở về Thiên cảnh,
“Xác đất sanh đến lịnh phục hồi”

Mà hồn không biết Thiên cảnh là đâu, như thế nào, màu sắc ra sao, thì đến lúc đi thật sự sẽ biết tìm đâu, hỏi thăm ai? Tất cả đều phải có sự chuẩn bị, phải hành trang, đó mới là con người của khoa học, mà là khoa học siêu nhiên đó.    

 Số 5 là số Ngũ trung của BÁT-QÚAI ĐỒ THIÊN
Tức nhiên là chỉ cái tâm của vũ trụ. Tu là hình thức định cái tâm cho hiệp với Trời tức Tiểu ngã hòa cùng Đại ngã ! Tu nhứt định phải về Trời, cũng như học trò thi phải đậu.

Đức Thượng-Đế cho 15 con Ngao-đầu ra chống đỡ:
Với mục đích là chống đỡ quả núi cho trụ lại để Thần Tiên ngự trên ấy không còn nổi trôi nữa. Chính là thời kỳ các Đấng Thần Thánh ra đời, kể ra có bốn vị Thánh nhân là Phục-Hi,Văn-Vương,Châu-Công,Khổng-Tử đã hoàn thành Bộ Kinh Dịch gồm có hai Bát-Quái trên 6.000 năm nay là:
1 - Bát-Quái Tiên Thiên  (Bí-pháp    Thế Đạo)
2 - Bát Quái Hậu Thiên   (Thể- pháp Thế Đạo)

Bấy nhiêu đó về phần Thế Đạo đủ làm túi khôn cho loài người mới hiểu được lẽ dinh hư tiêu trưởng cùng những sư biến thiên của vũ trụ. Người nhờ noi theo đó mà sống một đời sống Thánh Thiện, định lại kỷ cương theo nhân luân chi đạo. Do đấy cũng là một bước tiến sâu rộng cho loài người đoạt đến mức văn-minh tuyệt đỉnh về vật chất. Thế giới đã tạo ra biết bao nhân tài: Kỹ sư, Bác Sĩ, Bác học, Nguyên tử học.. chế ra đủ loại vũ khí hạng nặng, thám hiểm cung trăng, tìm qua sao Hỏa, sao Thủy…nhưng sau cùng lại tuyên bố rằng “Thượng Đế đã chết”. Đó là một hình thức ngạo mạn của con người khi vừa mới nắm được một chút hiểu biết thì đã “xem trời bằng vung”. Mà sự thật làm sao họ thấy được Thượng Đế khi tâm linh họ chỉ hướng ngoại, họ từ chối những gì về tinh thần thì làm sao cảm nhận được những gì của tinh thần?. Họ tuyên bố nào là “nguyên tử phụng sự Hòa bình” nhưng hòa-bình đâu chẳng thấy mà toàn là các thứ vũ khí ấy giết người hằng loạt: máu và nước mắt. Thực sự ngày nay con người xa rời cái “bổn tâm chí thiện” quá nhiều rồi. Chỉ biết chạy đua theo vũ trang. Thế nên Đức Thượng Đế mới mở ra một nền Đại-Đạo này hầu chấn hưng Nho Giáo, lập lại kỷ cương, “Qui Tam Giáo Hiệp Ngũ Chi” mới đủ  sức  trấn phục hoàn cầu, để đưa nhân loại đến Đại-Đồng:  
- Đại Đồng nhân chủng.
- Đại-Đồng Xã hội.
- Đại-Đồng Tôn giáo.

Ấy: chủ-trương của Đạo Cao-Đài là phải thực hiện một Tôn-Giáo Đại-Đồng, như Đức Chí-Tôn đã hứa.

Còn 4 vị Đại Thánh nhân nữa là Thích Ca, Thái Thượng, Khổng Tử, Chúa Cứu Thế đã để lại triết lý sống đạo cho loài người. Hai số 4 này (Tứ tượng) tạo thành Bát Quái Cao Đài (4+4=8).

Con số 15 này chính là con Số Ma phương nằm vào tâm của Bát Quái đó vậy. Ngày nay người muốn thành Tiên tác Phật không thể không theo những công thức sống mà Đức Chí Tôn đã đến mở ra cho một nền Tân-Tôn-giáo này. Chính Đức Thượng Đế mở Đạo Cao Đài là Ngài đã lập thêm cho hai Bát-Quái mới:
- Bát-Quái Đồ Thiên (hay Bát-Quái Cao-Đài là Thể pháp Thiên Đạo)
- Bát Quái Hư vô (hay Bát-Quái luyện Đạo là Bí pháp Thiên đạo) “Hư vô Bát Quái trị thần qui nguyên”.

Đường Thiên đạo đã mở ra, con người phải đi ngược lại dòng tiến hóa sa đọa của vật chất thì mới thấy được tinh thần, mới tìm thấy được Thượng Đế và bấy giờ Thần, Thánh, Tiên, Phật mới ngự vào tâm của mỗi người.

Tại sao nói “phải ngược lại dòng tiến hóa sa đọa của vật chất?”
Bởi vì vật chất ngày nay quá nhiều thứ, như nhiều dòng sông đổ ra biển cả. Nhân loại ngày nay phải kêu cứu nhất là rác, là môi trường sống quá ô-nhiễm, thì tinh thần con người ngày nay cũng đi đến sự khủng hoảng như thế. Chỉ còn một con đường duy nhất là “Đạo cứu đời” mà thôi. Cứu bằng cách nào, ví như nước đục phải lóng phèn, cao hơn chút nữa là “cho nước bốc hơi”. Nước bốc hơi là trạng thái “phản bổn huờn nguyên” cho nước trở về nguồn. Nguồn của nước là mây trời bảng lảng, là núi cao. Nguồn của người là Mẹ nơi cung Diêu. Con đường này là chỉ có TU mới đạt được mức tư tưởng thăng hoa mà thôi. Thánh ngôn đã dạy: “Tu hành vẫn trái với thế tục. Mà trái với thế tục mới gần đặng ánh Thiêng liêng”.

Đây là con đường trở về tức là phản bổn huờn nguyên, là ngược dòng với Bát Quái Hậu Thiên. Đây là Thầy đã mở ra con đường Thiên-đạo cho chúng sanh về với Thầy nên có câu “Cửu thập Ngũ hồi chưởng thiện quả ư thi thơ chi phố” (xem giải về Bát-Quái Đồ Thiên)

- Thế nào là “chia làm ba phiên để canh giữ”?
Ba phiên đây là nói về Tam Tài: Thiên- Nhân- Địa, hay nói theo đạo pháp là Tinh-Khí-Thần hiệp nhứt thì mới đắc đạo. Trong đồ hình phía trên chính là Tam Âm Tam Dương, hay là hai tam giác đều gát chồng lên nhau đó vây.

Nay Tam giáo Qui nguyên, là Tôn chỉ của Đại-Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là mức cuối cùng mà Thầy mở Cơ tận độ chúng sanh qui nguyên vị, thì không còn thời kỳ nào để gọi là cứu vớt nữa. Bao nhiêu trận bão lụt là bấy nhiêu sự rửa ráy toàn cầu, cũng là lúc Thủy- Hỏa- Phong cùng lúc làm việc không ngừng. Con người điêu đứng, chết với con số ngàn, muôn …thê thảm, là thời kỳ của số 3 ngự trị: Hạ nguơn Tam chuyển sắp bước vào thời kỳ Thượng nguơn Thánh đức là như thế.       .

- Mỗi phiên là 6 muôn năm là thế nào?
Hai con số ba (tam Âm tam Dương) vừa nói trên hiệp lại là 6. Phật xưa chỉ dạy niệm “Lục tự Di-Đà” là câu “Nam-Mô A-Di-Đà-Phật” chỉ có 6 chữ mà thôi. Vì lẽ thuở ấy Phật chỉ độ hồn mà không độ xác. Độ nam mà không độ nữ, độ tử mà không độ sanh. Chỉ có độ về phần Dương mà thôi. Ngày nay Đức Chí-Tôn mở Cơ Tận độ, quyết thực hiện cơ Đại-Ân-Xá lần ba, tức nhiên độ cả toàn nhân loại trên khắp hoàn cầu, không biêt phân Nam, Bắc, Đông, Tây; không phân nam nữ. Độ tử là giải thoát linh hồn cho nhân loại, độ sanh là giải khổ cho chúng sanh.

Thế nên câu niệm danh Thầy có 12 chữ tức là 6 Âm,
6 Dương, đi vào con đường Thập Nhị Khai Thiên.

Qua câu niệm:
 “Nam-MôCao-Đài Tiên Ông Đại-Bồ-TátMa-Ha-Tát”

Cả câu này có nghĩa là Qui Tam Giáo. Trong ấy:
- Cao-Đài tượng trưng (Nho Giáo)
- Tiên ông  là vị Tiên đi hóa độ (Tiên giáo)
- Đại Bồ Tát là vị Phật còn đi độ chúng (Phật giáo)

Ngoài ra: Niệm danh Thầy để được giải thoát:
Con đường Thiêng liêng Hằng Sống Đức Hộ-Pháp nói: “Đức Chí-Tôn là Đại Từ Phụ khi đến độ Bần Đạo, Bần Đạo có hỏi về phương tận độ các vong linh nhân loại, thì có nói quả quyết như vầy: dầu cho có kẻ nào phạm tội dẫy đầy mặt đất mà khi hấp hối rồi chỉ kêu lấy danh TA thì cũng đặng giải thoát.” Lại một lần nữa, Đức Hộ-Pháp  nói tiếp: “Hỏi thử tội tình  của chúng ta đã làm  trong kiếp sanh, Đức Chí-Tôn để trong phương pháp nói rằng: tội tình các con đầy dẫy nơi mặt địa cầu này mà đến giờ chót các con biết kêu danh Thầy thì được Thầy đến cứu, Thầy đem Bí-pháp giải thoát để trong tay các con đặng các con đoạt chơn pháp giải thoát đó vậy, kêu danh Thầy là “Nam-Mô Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát”.

Thế nên Thầy không phân biệt: Nguyên nhân, Hóa nhân hay Quỉ nhân. Kinh Phật Mẫu chứng minh điều ấy:
“Trùng huờn phục vị Thiên môn,
“Nguơn linh, Hóa chủng, Quỉ hồn nhứt thăng”.

Bởi trước đây thì tuần tự các chơn hồn đến để đoạt vị, nên câu Kinh nói là “Tuần huờn”. Nay thì Đức Thượng Đế cho về một lượt, nên đổi lại là “Trùng huờn”. Thế nên ta không lấy làm lạ tại sao có những người tu mà thật ra làm nghịch Thánh giáo, sửa đổi chơn truyền, ấy là những chơn hồn của Quỉ-nhân lồng vào quyết phá tiêu chánh pháp, nhưng họ chỉ phá Thể pháp mà thôi. Ấy cũng là do lịnh của Đức Chí-Tôn cho phép họ như vậy. Thử xem có phá nỗi chánh pháp của Thầy không ? Nếu họ phá được nền Chơn giáo của Thầy thì Đạo ta là Đạo giả, còn nếu không phá được thì đó mới là Chánh Đạo. Thời kỳ này nhứt định phải một còn một mất mà thôi. Có sự thử thách như thế mới phân biệt được vàng thau không cho lẫn lộn. Mà cũng chính là cơ hội để cho lũ quỉ xác ma hồn không còn phương chối cãi. Ấy là kết thúc trường thi buổi này:
Thâu các Đạo hữu hình làm Một
Trường thi Tiên, Phật duợt kiếp khiên,
Tạo đời cải dữ ra Hiền,
Bảo sanh nắm giữ diệu huyền Chí-Tôn.

Với Đức Hộ-Pháp thì đã quả quyết rằng:
 “Qua nghĩ cái độc tâm của người có những quỉ quyền tưởng đâu sẽ tiêu diệt Thánh Thể của Đức Chí Tôn. Qua nói thiệt, nếu dưới mặt thế gian nầy tiêu diệt cả Thánh Thể của Đức Chí-Tôn được, thì không còn ai nữa. Từ Tín Đồ đến Hội Thánh chẳng hề khi nào tiêu diệt nó được, kẻ nào muốn tiêu diệt Đạo Cao Đài tốt hơn đừng sanh ra bởi chẳng hề khi nào muốn tiêu diệt Đạo đặng, khuôn luật vẫn vậy”. (5 chữ tiêu diệt đầy ý nghĩa)

Theo đồ hình trên thì đầu tiên là một vòng tròn tượng trưng Càn Khôn vũ trụ, Tâm 0 là ngôi Thượng Đế ngự trị. Hai hình tam giác gát chồng lên nhau là hình ảnh của hai quẻ Càn (tam Dương) Khôn (tam Âm).

CÀN có 3 nét liền (3)  KHÔN có 3 nét đứt nên thành (6) con số 36 cũng là nói lên ý nghĩa của Càn Khôn mà thôi. Nếu nói 9 là cộng (3+6). Sự biến hóa của Dịch là thế!

 Trong đồ hình còn thấy hai hình vuông xếp lên nhau, đó là Tứ Âm, tứ Dương như trang 32, 33 có nói đến. Tất cả đều nằm trong vòng tròn và tạo nên một Bát Quái.

Bát Quái hiểu cho đúng nghĩa là 8 thứ kỳ lạ mà thôi. Bởi nó biến hóa vô cùng, cho nên người học Đạo không chấp mới thấy được lẽ biến thiên của Trời đất. Vì căn bản hai quẻ Càn (tam Dương) Khôn (tam Âm) luôn luôn lấy đây làm chuẩn. Nhưng khi biến là nó làm cho mất đi hình dáng ban đầu, mà hóa thành một dạng thức khác, gọi là biến hóa.

* Xem như lần biến thứ nhứt là Càn Khôn thành hai hình tam giác (gọi là tam Âm tam Dương, như nói trên)

* Biến lần thứ hai: thành ra chữ ĐIỀN tức nhiên 3 nét liền của quẻ Càn đặt nằm ngang , ba nét đứt của quẻ Khôn đặt đứng  hai hình này đặt chồng lên nhau thành ra chữ Điền gọi là “Tâm điền” ấy là ruộng tâm hay tâm tu.

* Biến lần thứ ba tạo thành bản số ma phương, tức chữ Điền mà có mang những con số làm tín hiệu của Bát Quái.

Tuy nhiên, phải tùy theo phương hướng của các quẻ đặt lên mà tên Bát Quái có khác nhau: hoặc Bát Quái Hậu Thiên hay Bát Quái Đồ Thiên, công dụng của các Bát Quái này hoàn toàn khác nhau.

Sao gọi là số Ma phương?
 Nhìn vào Bát-Quái Đồ Thiên trên ta thấy ngay một bảng ô số, đó là hình thành của hình vuông, là những con số ứng với các quẻ. Tỷ như số 1 là Khảm, 2 là Khôn, 3 là Chấn, 4 là Tốn, 5 ở chính giữa (ngũ trung), 6 là Càn, 7 là Đoài, 8 là Cấn, 9 là Ly.

Đặc biệt 4 góc là số chẵn (số âm), bốn cạnh là số lẻ (số Dương). Âm Dương cũng đi theo chiều tiến thoái.

Các con số này cọng lại  qua các  chiều  đều có một tổng số giống nhau là 15, nên gọi là Ma phương-số (carré magique) được cấu tạo theo phương thức hình Lạc-Thư, sắp xếp 9 con số  vào một hình vuông. Các số lẻ, trừ số 5 ở giữa, còn 4 số kia nằm ở chính giữa 4 cạnh của hình vuông. Các số chẵn nằm 4 góc của hình vuông. Hình vuông này được gọi là bản Ma phương, tức nhiên các con số đều xếp theo một dạng thức kỳ lạ có tên Ma phương-số.

Có một bài thơ sau, cốt-yếu là cho dễ nhớ vị trí các con số ấy, đọc theo hàng ngang  của bản số, là:
Tứ hải, Tam sơn, hội Bát Tiên.
Cửu long,  ngũ hổ, nhứt đoàn viên.
Nhị tướng, thất trì, phò lục quốc.

Nếu cộng những số này theo các chiều ngang, dọc, đường chéo, sẽ có được tổng-số là 15. Nghĩa là có tất cả  8 lần tổng-số 15 như vậy. Đây là:

 * Cộng hàng ngang:   * Cộng hàng dọc:
4 + 3 + 8 = 15                 8 + 1 + 6 =  15    
 9 + 5 + 1 = 15                 3 + 5 + 7 =  15
 2 + 7 + 6 = 15                 4 + 9 + 2 =  15                                                                                                                                           

Cộng hai đường chéo:
8 + 5 + 2 = 15                 4 + 5 + 6 =15

Tổng-số 15 như thế có nhiều ý-nghĩa, từ đó suy ra các việc về Đạo-pháp:
* Lễ Vía Đức Phật Mẫu ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Vì Phật Mẫu làm chủ Bát-Quái Đồ Thiên về mặt hữu vi, Đức Chí-Tôn làm chủ về phần vô-vi. Âm Dương hiệp nhứt mới phát khởi Càn Khôn là đó.

* Hai con số 9 và 1 nằm trên đường ngang của trục hoành (Khảm -Ly) tượng trưng ngày Đại lễ Đức Chí-Tôn ngày 9 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Chứ thực ra các Đấng  ấy    Đấng  tự  hữu,  hằng  hữu  thì  làm gì có ngày thăng thiên hay giáng hạ mà gọi là ngày Vía.!

Bây giờ: nếu cọng các số như trên, nhưng trừ ra số 5 ở giữa thì tổng các số sẽ là 10. Hòa hợp với tổng là 15 ở trên. Chính là ngày Khai Đại-Đạo 15 tháng 10 đó vậy.
3+7=10       9+1=10     8+2=10       6+4=10 .   

Nếu phân các số Âm Dương theo chiều với nhau; tức là 1,3,5,7 là số Dương, 2,4,6,8 là số âm, định 2 phần Âm dương rõ rệt. Hòa hợp với số 15, sẽ là ngày Vía của Đức Lão-Tử: ngày 15 tháng 2 Âm lịch. Vì Ngài đã vô thư phòng nhà Châu chiếm được Bát-Quái-Đồ mà đắc Đạo Dịch, lại nữa Ngài chu du tứ hải ngũ hồ, nên không ai biết Ngài sanh, tử là ngày nào, mà định ngày Vía là "Nhị Ngoạt thập Ngũ phân tánh giáng sanh" là do ý-nghĩa ấy.

Quyền Chí Tôn tại thế:

Nay Đức Chí-Tôn Khai Đạo không có nhân thân phàm ngữ nên phải lâp Hội Thánh hai Đài hữu hình. Khi nào Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một là quyền Chí Tôn tại thế, qua lời dạy của Thầy tại Thảo Xá Hiền Cung Tây-Ninh, ngày 15-11-Tân Mùi (dl: 23-12-1931)  như vầy:
 “Các con nghe lời dặn cần yếu nầy mà làm phận sự các con cho vẹn vẻ cùng Thái Bạch. Các con phải nhớ rằng, toàn Thế giới Càn khôn chỉn có hai quyền: Trên là quyền hành Chí Tôn của Thầy, dưới là quyền hành của sanh chúng. Thầy đã lập hình thể hữu vi của Thầy, nghĩa là Hội Thánh của Ðại-Ðạo ngày nay rồi thì Thầy cũng phải ban quyền hành trọn vẹn của Thầy cho hình thể ấy đặng đủ phương tận độ chúng sanh; còn các con cả thảy đều đứng vào hàng sanh chúng, dưới quyền hành chuyển thế của Ðời, nghĩa là toàn nhơn loại đồng quyền cùng Thầy, mà tạo hóa vạn linh vốn là con cái của Thầy. Vậy thì Vạn linh cũng có thể đoạt vị vào hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng. Trong quyền hành ấy có nhiều đẳng cấp, nên khởi phải chịu phẩm Người. Ấy vậy, Người là chủ quyền của Vạn linh. Thầy nói rõ, quyền Chí Tôn là Thầy, quyền Vạn linh là sanh chúng. Ngày nào quyền lực của Chí Tôn đặng hiệp một cùng Vạn linh thì Ðạo mới ra thiệt tướng. Thầy đã ban quyền hành Chí Tôn của Thầy cho hai đứa làm đầu Hội Thánh là Giáo-Tông cùng Hộ Pháp. Vậy thì quyền hành Chí Tôn của Thầy đặng trọn vẹn khi Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp hiệp một. Còn cả nhơn loại thì là quyền lực Vạn linh. Quyền hành Chí Tôn của Thầy duy có quyền hành Vạn linh đối phó mà thôi. Thái Bạch hằng giận các con rằng, mọi điều chi nó đã hiệp đồng cùng Hộ Pháp mà ban hành thì các con lại còn khi lịnh mà xem rẻ rúng. Vậy thì từ đây, hễ có mạng lịnh chi đã đủ hai đứa nó hạ truyền thì các con phải hội đủ Nhơn sanh, Hội Thánh và Thượng Hội mà xét nét cho cặn kẽ phân minh, đặng thi hành phận sự… ”

Thế nên Đạo Cao-Đài thờ đủ hai ngôi Âm Dương tức là có đủ cha mẹ Thiêng liêng đó.
Còn về phần hữu hình hữu thể này, thì Đức Quyền Giáo Tông là Anh Cả của nhơn sanh làm chủ Bát Quái đồ Thiên về mặt hữu hình, Đức Hộ-Pháp làm chủ Bát Quái Đồ Thiên về mặt vô hình. Vì lẽ đó nên:
- Đức Quyền Giáo Tông có ngai vàng (một trong bảy ngai của Chức Sắc Cửu Trùng Đài) có ngôi vị trong Ngũ Chi Đại Đạo, tức nhiên Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ-Độ là Nhơn đạo

- Đức Hộ-Pháp thì chỉ có Cẩm đôn ngự trên Thất đầu xà, nhưng lại có danh niệm trong lòng sớ Tam Kỳ Phổ Độ là “Nam mô Tam Châu Bát Bộ Hộ-Pháp Thiên Tôn”. Hình bên đây cho thấy rõ: Chí Linh là Trời (Chí Tôn và Phật Mẫu), Vạn linh là người (Giáo Tông và Hộ Pháp) cùng sanh chúng.

Kinh Xuất Hội có câu:
“Vạn linh đã hiệp Chí linh,
“Hội xong cậy sức công bình thiêng liêng”.

Nếu nhìn kỹ vào hình dưới đây thì thấy trong vòng tròn có hai hình Tam giác đều gát chồng lên nhau, đó gọi là Tam âm Tam Dương, tức nhiên tam giác có đỉnh quay lên là Dương, tam giác có đỉnh quay xuống là Âm. Vì lẽ đó mà trong đề tài Đức Hộ-Pháp đưa ra vấn đề nghiên cứu về triết  lý các Tôn giáo trên thế giới như:

1 - Triết lý Phật Giáo
2 - Triết lý Đạo Giáo   Tam Giáo: Phật,Tiên,Thánh.
3 - Triết lý Nho Giáo
4 - Triết lý Gia-Tô-Giáo
5 - Triết lý Hồi Giáo
6 - Triết lý Bà-la-Môn Giáo
Từ đó ta thấy rằng các con số trên phải có lý cớ: Với ba nền Tôn giáo: 1, 2, 3 là Phật- Tiên- Thánh là đại diện của các nền Tôn giáo lớn trên thế giới, thì đây là phần Tam Dương, còn lại các con số 4, 5, 6 như: Gia-Tô-Giáo, Hồi Giáo, Bà-la-Môn-Giáo xem đây là Tam Âm. Mỗi một nền Tôn giáo đều có triết thuyết khác nhau, nhưng chung qui là đưa nhân loại về với tâm linh quê hương tinh thần. Lần lượt chúng ta phân tích những điều sâu xa trong các triết lý ấy để tìm đến lẽ tương đồng, đôi khi cũng có sự tương dị, hầu tìm đến chỗ dung hòa để đi đến Đại-Đồng Tôn-giáo Thế-giới

Sau cùng cũng nên làm một sự so sánh các nền Tôn giáo trên với tinh thần của Cao-Đài-giáo mà chính Đấng Thượng Đế đến lập trong một thời gian rất gần đây (vào năm Bính-Dần – 1926). Nếu nhận định kỹ thì Cao Đài nằm vào trung ương, nhưng thực ra nó là con số 7, bởi vì hai hình tam giác đều, gát chồng lên nhau tạo thành hình sao sáu cánh, nhưng lại có cái TÂM, thành ra có 7 điểm. Trong chương này chúng ta sẽ trình bày các triết lý của các Tôn giáo. Xong rồi tìm qua lý Dịch để thấy một chu kỳ tiến hóa của tâm linh phải đi qua các giai đoạn ấy trong một sự vận hành của trời đất “Thiên địa tuần hoàn châu nhi phục thỉ” nghĩa là trời đất vận hành, nay đã giáp vòng phải trở lại điểm ban đầu gọi “Đạo xuất ư Đông” là thế..

4 - Ngày về của đứa con hoang:
Thầy: “Cười!...Vàng thau lẫn lộn, phải cậy lửa trui phân, Thầy đã đến nơi cảnh tục trần này mà đem các con ra khỏi vòng tôi đòi xác thịt, đồng thể với Quỉ nhân và Hoá nhân, thì chính mình Thầy đây còn bị nhiễm nhầm khí trược thay, huống lựa là các con!

Các con trước than Thầy đã than trước; các con trước khóc Thầy đã khóc trước rồi, ấy cái oan gia Thầy hỏi ai đào tạo? Thầy xin nói cho Thầy nghe.?

 Lũ con hoang, hễ ra khỏi nhà thì toan gây tội, oan nghiệt, căn nghiệp là do tại nơi các con, chớ không phải của Thầy dành để, vay trả phải cho rồi mới đáng qui hồi cựu vị, hiểu không con thơ ?

Trong phần trên Đức Hộ-Pháp có nói:
 “Hại thay! Ở trước mắt ta nào là bóng, chàng, đồng cốt, ông tà, ông địa, đủ thứ làm cho  nhơ-nhuốt cái  tinh  thần Đạo-giáo, Bần-Đạo uất ức!”

Thật vậy, chính cái điều “nhơ nhuốt” ấy mà Đức Chí-Tôn thương tình mới mở ra cho một nền Đại-Đạo này để đáp lại lòng mong muốn mà bao đời tiền nhân, Tổ phụ chúng ta đã phải “vay Đạo, mượn Đạo, xin Đạo” của người ta, nên bất cứ dưới hình thức nào: khởi đầu là hình thức đồng, cốt, bóng chàng để mong được thông công với cõi vô hình thì dân mình đều tìm phương áp dụng. Thế nên hình thức bóng, chàng, đồng cốt là bước sơ cơ, là mới gần Đạo. Ngày nay Đạo Cao-Đài đã cấm vì đây là thời kỳ ấu trĩ, không đúng sự thật hoàn toàn. So với nền Đại Đạo ngày nay sự xuất hiện của Cơ Bút là một điều Huyền diệu vô cùng. Thế mà đôi khi vì phàm tâm tục tánh khiến cho ma hồn quỉ xác xâm nhập theo cái tâm vọng động của người đồng tử còn biến ra tả Đạo Bàn môn thay! Nhưng chúng ta nghĩ rằng với tinh thần lớn rộng thì như vậy, phải Chức sắc Hiệp Thiên Đài là người của Thầy lựa chọn mới được giữ Cơ Bút mà giáo hóa nhơn sanh. Ngoài ra là một sự an ủi cho người mới vào cửa Đạo, họ chưa bao giờ biết được thế giới huyền linh là gì, họ chưa phân biệt được chánh tà, sai đúng. Khi được một vài điều đúng lý thì họ  mừng rỡ, tuy nhiên Phật ma vẫn còn lẫn lộn, mà ma thì nhiều, Phật thì ít.

Đức Thượng Đế thương chúng sanh, thương nhân loại dường ấy là thương cho những đứa con hoang sau nhiều thời gian lạc lỏng. Mà câu chuyện này của Phật giáo cho thấy rõ điều ấy. Một người Cha chia đều gia tài cho các con, mỗi người tự ra đi tìm phương sanh sống. Duy có người con trưởng mãi sa đà theo bọn người không tốt, tiêu sạch gia tài rồi, thân sơ thất sở, sống lang thang đầu đường xó chợ. Một hôm nọ, người con tìm về nói với cha những điều sám hối. Người cha rất mừng rỡ, cho người làm tiệc, cao lương mỹ vị thết đãi người con mới trở về.. Các em út của người ấy có vẻ không bằng lòng, suy bì: tại sao cha lại quá ưu ái với một người đã từng phá tiêu sự sản mà lẽ ra cha phải phạt mà trái lại còn khao thưởng nữa. Người cha ôn tồn nói: đó là lòng thương của người cha ! “Ngày về của đứa con hoang” là thế đó con ạ!

Người cha dành tình thương cho “đứa con lạc lỏng” là muốn cứu lấy linh hồn nó. Ngày nay Đức Thượng Đế mở Đạo ra là để giải khổ cho chúng sanh về phần xác và phần hồn. Đó là ân phước cho Việt Nam và toàn  thế giới.     

Đức Hộ-Pháp nói: “Đức Chí-Tôn mở Đạo đem lòng Thương-yêu vô tận của Ngài, Ngài đến chung sống cùng con cái của Ngài. Theo luân-lý thường tình của ta, một ông Cha cực nhọc đi đến tìm con, bao giờ lòng Thương-yêu vô tận âý cũng trên hết mọi tâm tình. Chính mình không có kể đứa con nào nên, đứa nào hư, đứa nào hèn, đứa nào sang, không kể gì cái đó hết thảy. Vì cớ cho nên Đức Chí-Tôn mở Đạo, Ngài ôm cả con cái của Ngài vào lòng, theo thể Bần-Đạo ngó thấy hiển-nhiên rằng: Đức Chí Tôn không kể Nguyên nhân, Hóa-nhân, Quỉ nhân gì hết.

Bằng  cớ  khi  nọ  có một  người  đàn  bà,  Bần-Đạo không nên nói tên ra làm chi, đội sớ quì mãi đến bãi đàn, Tôi không biết xin điều gì, quì đến bãi đàn, đội sớ quì như vậy từ đàn này đến đàn khác, theo đuổi giỏi-dắn siêng năng lắm. Ngày nọ, đến cái đàn chót Đức Chí-Tôn kêu tên người đó rồi hỏi:   Con muốn lắm sao con ?                                            

Người kia thầm vái cái gì không biết, Đức Chí Tôn nói:   - Thôi, phong cho con chức Giáo-Hữu đó !

Thành thử ta ngó thấy rằng: Giá-trị của chức Giáo Hữu chẳng có gì hết ! Bất kỳ ai cũng cầu được, đem vô cái thể của Ổng với những phần tử vô-giá-trị, làm cho Đức Lý buổi nọ cầm quyền Thiêng-liêng mối Đạo, Ngài khổ-não không biết sao luận được".

Thật vậy: “Đời càng ngày càng trở nên hung bạo, nhơn loại giết lẫn nhau, cả hoàn cầu giặc giã, bịnh chướng biến sanh, Thiên tai rắp đến. Ấy là các điều Thầy đã nói tiên tri rằng: Ngày Tận Thế đã đến. Thầy đã tạo Thánh giáo trọn đủ Pháp luật. Thầy đến chỉ độ kẻ vô đạo chớ không phải sửa Đạo. Con hiểu à !”
 (ĐS. II. 123 -125)

Từ đó ta phải hiểu rằng: phẩm tước hữu hình đây đều là của mượn, không phải thật. Mượn thì phải trả !
"Đạo giáo Cao  Đài Đức  Chí Tôn để  bí pháp  ấy trong Thánh Thể của Ngài. Ngài nói những kẻ nào dám chết về đời, sống vì Đạo, những kẻ ấy mới đáng làm Thánh Thể của ta nơi mặt thế gian này. Cả toàn Thánh Thể đã hiểu lắm, tới phẩm Giáo Hữu phải chết, chết vì đời rồi sống lại, sống vì Đạo. Tức nhiên Đức Chúa Jésus Christ nói cao sâu rằng: Nếu ai đã biết, ai đã biết cái sống của chúng ta đã ban cho mà dám hy sinh cái kiếp chết của họ, là cái xác thịt này thì mới đạt đặng cái sống trường tồn vĩnh cửu, tức nhiên Thiêng Liêng Hằng Sống của Cha ta đã dành để”.

CHƯƠNG II

I - TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO
THÍCH CA MÂU NI    (Phật học)
E: Sakyamuni Buddha
F: Çakyamouni Bouddha
 “Đức Shidarta (gọi là Kakya-Mouni) nghĩa là người Hiền xứ Cakya, lấy lòng nhơn bao trùm thiên hạ, tầm thêm đặng chơn lý Sanh khổ mà lập thành Phật giáo, nên dùng phép đoạn trái oan trừ nghiệt chướng đặng làm phương giải thoát luân hồi. Ấy là giữa chốn khổ não đau thương, Ngài lại đem tánh Từ-bi tự toại ra chuyên chế lòng phàm, cầu sanh chúng tương thân lẫn ái, thật chẳng khác nào đã khổ nơi ô-trược nhớp nhơ mà Ngài đến rải mùi thơm ngào ngạt. Ngài nhờ Lão– Bịnh- Tử khổ giác minh “bổn thiện” mới đoạt phương cứu khổ loài người.”
 (ĐHP: trích Khuê bài Thiêng liêng vị)

Định nghĩa: Phật tiếng Phạn là Buddha (Bụt) nghĩa là sáng suốt. Phật tức là bậc đã giác ngộ hay nói khác đi là người đã quét sạch được lòng phàm. Trong chữ Phật gồm có bộ nhân là chỉ về người và chữ Phất là quét, tức nhiên người đã quét sạch bụi trần. Do đó mới nói rằng “Phật tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn”.

Phật là gì ? -Đức Hộ-Pháp nói: "Phật là một Đấng toàn-tri toàn-năng, người ta lầm lạc, tưởng không thấy hình dạng là không có. Người thế gian lầm lạc nhiều lắm. Họ quả nhiên là người sống hiện tại chỉ khác hơn chúng ta là không có thi-hài mà thôi. Đấng toàn tri toàn năng ấy là Đấng đầu tiên hiệp lại với Đức Chí-Tôn.

Bần-Đạo đã giải nơi Phật có ba cảnh đặc-biệt:
- Hạo Nhiên Pháp Thiên tương liên hiệp một cùng Đức Chí Tôn.
- Hư-vô Cao-Thiên thuộc về Pháp-giới cầm cả luật Thiên điều.
- Hỗn-nguơn Thượng Thiên thuộc Tạo-hóa, thuộc Tăng.
Phật-vị có ba đẳng-cấp ấy đặng nắm cả quyền-năng Càn Khôn thế giới”.

1 - TIỂU SỬ Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, trước là một vị Thái-Tử tên là Siddharta; chữ Siddharta nghĩa là vạn sự như ý. Lên 17 tuổi, Thái Tử thành hôn với Công chúa  Yosadhara. Cả  hai  ở trong Hoàng-thành  sống cuộc đời giàu sang tột đỉnh, sự vui chơi không thiếu một thứ gì, nào là cung tần mỹ nữ, yến tiệc linh đình.Thật là nếp sống vương giả, dẫy đầy hoan lạc. Các nhà Sử gia cho đó là thời kỳ Ngũ dục cu lạc, tức cả năm dục căn đều đươc thỏa mãn. Và đó cũng là giai đoạn của đời sống hướng ngoại, để kinh nghiệm  sự vật tự nhiên ở ngoại giới”.

2 - XUẤT GIA: Mặc dầu, sống trên nhung lụa vàng son, nhưng Thái Tử không được vui. Phải chăng, vì cái Tiên phong Phật cốt đã ẩn tàng trong tâm linh sâu kín, khiến cho lòng cứu thế âm thầm thúc giục mà những thú vui phàm trần kia không thể nào xóa nhòa được. Sau khi tứ môn xuất du, Ngài trông thấy những cảnh đau khổ của chúng sanh như: Sanh, Lão (già), Bịnh, Tử (chết) làm cho lòng xuất gia tu hành bộc khởi. Rồi đến một đêm kia, Ngài cùng với người đầy tớ trung tín tên là Xa-Nặc, vượt khỏi Hoàng-thành, đi tầm Chơn Lý trong chốn thâm sơn, cùng cốc. Thầy trò đi đến một cụm rừng kia, Ngài giao ngựa và ngọc ngà châu báu của vị Thái-Tử cho tên Xa-Nặc mang về, giao trả cho Vua cha, còn Ngài bắt đầu đi tầm Đạo. Lúc bấy giờ Thái-Tử Siddharta nghiễm nhiên là một Thầy Sa Môn đại hùng, đại lực, đại từ bi. Sách chép rằng trong khi xuất gia tầm Đạo, Ngài đi đây đi đó rất nhiều, tìm đến các nhà Tu sĩ trứ danh thời bấy giờ để luận Đạo, rốt cuộc Ngài cho Đạo của mấy vị ấy chưa đi đến cứu cánh giải thoát, Ngài bèn vào rừng Khổ-hạnh cùng với năm vị đệ tử tu hành. Than ôi! Sáu năm trường, tu khổ hạnh trong rừng sâu; ngày không dám ăn no bụng, đêm chẳng dám ngủ thẳng giấc và luôn luôn thi hành pháp môn khổ hạnh: Có khi thì đứng một chưn ngoài trời nắng, có lúc thì ngồi kiết dà suốt đêm dưới gốc cây, mãi đến thân thể còn da bọc xương, tinh thần rất suy yếu, có lần Ngài phải ngất xỉu, nhờ    năm vị  đệ tử  giải cứu. Thật  tinh  thần  quá  suy nhược, thân thể quá tiều tụy mà chánh đạo chưa tầm được.

Có lẽ Ngài tự nghĩ rằng: phép tu quá khổ khắc nầy không đem lại kết quả. Ngài bèn từ bỏ Khổ-hạnh-lâm, đi đến bờ sông Ni-liên, tắm rửa sạch sẽ, trong người mát mẻ và cảm thấy khoan khoái, rồi có hai nàng con gái chăn cừu đem dâng sữa và mật. Uống xong, Ngài cảm thấy sức khoẻ, tinh thần hồi phục và sắc diện lần lần tươi tỉnh lại như xưa.

Từ đây, Ngài quyết không tu khổ-khắc nhục thân như trước, song chẳng phải huờn tục mà quyết theo đường Trung đạo để tìm Chơn lý. Trung đạo là gì? Không quá khắc khổ, mà cũng chẳng phóng túng, tức không thái quá, không bất cập, gọi là Trung đạo.

3 - Phật học cho biết: Thích-Ca là dòng dõi quí tộc, gốc của vị Phật lịch sử Tất-Đạt-Đa. Dòng Thích-Ca là dòng cai trị một trong 16 Vương quốc của Ấn-Ðộ thời bấy giờ, ngày nay thuộc miền Nam Nepāl. Kinh đô thời đó là Ca-tì-la-vệ (s: kapilavastu), là nơi Đức Phật sinh ra và trưởng thành. Vua cha của Phật là Tịnh Phạn  (s, p: suddhodana), trị vì Tiểu Vương Thích-Ca. Thời bấy giờ, Tiểu Vương dòng Thích-Ca có một hội đồng trưởng lão tham gia quốc sự, nhưng Tiểu Vương này bị phụ thuộc vào nước Kiêu-tát-la (s: kośala). Ngay trong thời Đức Phật còn tại thế, Tiểu Vương Thích-Ca bị một Quốc Vương của Kiêu-tát-la đem quân xâm chiếm và tiêu diệt gần hết. Sau khi Phật thành Đạo và trở lại Ca-tì-la-vệ giảng dạy, nhiều vị trong dòng dõi Thích-Ca xin gia nhập Tăng-già. Tại đó, người thợ cạo Ưu-bà-li (Upāli) xin gia nhập, trở thành Tăng sĩ trước và vì vậy được xem cao quí hơn các vị lĩnh đạo trong Hoàng gia, gia nhập sau Thích Ca Mâu Ni (S: śākyamuni; P: Sakkamuni) dịch nghĩa là “Trí giả trầm lặng của dòng Thích-Ca” (Mâu-Ni).

Một tên khác của Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm (s: Siddhārthagautama) là người sáng lập  Phật giáo. Tất-Đạt Đa  mang tên này sau khi Ngài từ bỏ các vị thầy và tự mình tìm đường giải thoát. Danh hiệu “Thích Ca Mâu-Ni” 牟尼 thường được dùng để chỉ vị Phât lịch sử đã từng sống trên trái đất này, để phân biệt với các vị Phật khác.

Phật (S, P: buddha; T: sangs rgyas) Dạng viết tắt của chữ Phật-Đà, dịch âm của từ Buddha ra Hán ngữ, cũng được gọi là Bụt-đà (Bụt) dịch nguyên nghĩa là Bậc giác ngộ, Giác giả. Danh từ Phật có nhiều nghĩa:

1/ - Phật là người đã dứt khỏi Luân hồi (s: saṃsāra), đạt Giác ngộ hoàn toàn, đạt giải thoát (Niết-bàn). Nội dung quan trọng nhất của giáo pháp giác ngộ là Tứ Diệu Đế. Phật là người đã vượt qua mọi Tham Ái, là người biết phân biệt hay dở tốt xấu, nhưng tâm không vướng mắc vào các phân biệt đó. Sau khi chết, một vị Phật không còn tái sinh. Người ta phân biệt hai quả vị Phật:
- Ðộc giác Phật (s: pratyeka-buddha) là người hoàn toàn giác ngộ, nhưng không giáo hóa, và:
- Tam-Miệu Tam Phật-Đà, dịch ý là Bậc Chính đẳng chính giác (s:samyak-saṃbuddha) là người giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ. Một vị Tam Miệu Phật là một vị đạt Nhất thiết trí (s: sarvajñatā), Mười lực (s: daśabala), chứng Bốn tự tín.

Vị Phật của thời đại chúng ta là Thích-Ca Mâu Ni. Ðức Thích-Ca – một nhân vật lịch sử có thật – không phải là vị Phật đầu tiên và duy nhất. Trong những kinh Tiểu Thừa nguyên thủy, người ta đã nhắc các vị Phật trong các thời đại trước: Tì-bà-thi, Thi-khí, Tì-xá-phù, Ca-la-ca-tôn-đại, Câu-na hàm và Ca-Diếp.

4 - Vị Phật sẽ xuất hiện trong tương lai để tiếp tục hoằng pháp là DI-LẠC
Trong kinh sách, người ta còn nhắc đến 13 vị Phật khác mà vị quan trọng nhất là Nhiên-Ðăng. Trong thời quá khứ, Phật Thích-Ca là người tu khổ hạnh mang tên Thiện Huệ (sumedha), đệ tử của Nhiên Ðăng Phật. Lịch sử các vị Phật được ghi trong Tiểu bộ kinh (p: khuddaka-nikāya). Bắt đầu con đường tiến lên Phật quả, một vị Bồ Tát phát nguyện trước một vị Phật, quyết tâm thành đạo giác ngộ. Trải qua vô lượng kiếp, vị Bồ Tát đó thực hành mười hạnh Ba-la-mật-đa. Trước khi sinh lần cuối, vị đó thường giáo hóa ở cung trời Ðâu Suất Khi sinh lần cuối vị Phật sẽ mang trong người ba mươi hai tướng tốt, 80 vẻ đẹp khác cũng như đã đạt 37 Bồ Đề phần. Vị Phật khi sinh ra thì Mẹ của Ngài đã chết bảy ngày sau đó. Lúc lớn lên, đến thời kỳ thích hợp, các vị Phật sẽ sống không nhà và sau khi giác ngộ sẽ thành lập Tăng-già. Lúc Đức Phật nhập Niết-bàn cũng là lúc chấm dứt quá trình đạt Đạo.

2/ - Nhân vật lịch sử Thích-ca Mâu-ni. Ngài sinh năm 563 trước Công nguyên, con trai của một Tiểu Vương của dòng họ Thích-Ca, ngày nay thuộc nước Nepal, gần Hi-mã Lạp-sơn. Tên thật Ngài là Tất-Đạt-Đa (s: siddhārtha), thuộc họ Cồ-Đàm (s: gautama; p: gotama), vì vậy cũng có người gọi là Phật Cồ-Đàm. Sau quá trình tu hành đạt Đạo, Ngài mang danh hiệu Thích-Ca Mâu-Ni – “Trí giả trầm lặng của dòng Thích-ca”. Nhằm phân biệt Đức Phật lịch sử với Phật tính, người ta nên gọi rõ là Phật Thích-Ca.

3/ - Phật tính, được xem là gốc của mọi hiện tượng; mọi hiện tượng là biểu hiện của Phật tính. Nếu phái Tiểu thừa chỉ công nhận mỗi thời đại chỉ có một vị Phật và vị này phải là một nhân vật lịch sử và là đạo sư giáo hóa, thì phái Ðại thừa cho rằng có vô số Đức Phật được biểu hiện khác nhau. Theo quan điểm Ba thân (s: trikāya) của Ðại thừa thì Phật tính biểu hiện qua ba dạng chính và mỗi dạng Phật biểu hiện một tính chất của Chân như. Các dạng siêu việt của Phật tính, Chân như được kể là các vị Phật A-Di Đà, Ðại Nhật, Bảo Sinh, Bất Ðộng, Bất Không Thành Tựu, Kim cương Tát-đóa. Các vị này là thầy của các vị Bồ Tát và là Giáo chủ của các Tịnh độ. Các dạng Phật-Đà siêu việt của Chân như đều có tính chất siêu thế gian, thân tâm hoàn toàn thanh tịnh, toàn năng, vô lượng thọ. Theo quan điểm Ba thân thì Báo thân Phật (s: saṃbhogakāya) chính là hình ảnh lý tưởng của các vị Bồ Tát tự tạo nên để theo đó mà tu học. Báo thân lại chính là Chân tâm của Ứng thân hay Hóa thân (s: nirmāṇakāya), là thân của Phật có dạng con người sống trên địa cầu. Khoảng năm 750 sau Công nguyên, sau khi Kim Cương Thừa ra đời thì trong các trường phái Ðại thừa cũng chấp nhận ngoài Pháp thân (dharmakāya) có thêm năm vị Phật chuyển hóa từ Pháp thân đó, được gọi là Ngũ Phật hay Phật gia, vì mỗi một vị Phật đó được xem có thêm một vị Phật lịch sử (từng sống trên địa cầu) và một vị Bồ Tát đi kèm:

a/ - Cùng với Phật Ðại Nhật là vị Ca-la-ca-tôn-đại (s: krakuccanda) và Bồ Tát Phổ Hiền (s: samantabhadra),
b/ - Cùng với Phật Bất Ðộng (s: akṣobhya) là vị Ka-na-ca Mâu-ni (s: kanakamuni) và Bồ Tát Kim Cương Thủ (s: vajrapāṇi),
c/ - Cùng với Phật Bảo Sinh là vị Phật lịch sử Ca Diếp (s: kāśyapa) và Bồ Tát Bảo Thủ (s: ratnapāṇi),
d/ - Cùng với Phật Bất Không Thành Tựu là vị Phật Di Lặc và Bồ Tát Phổ Chùy Thủ (s: viśvapāṇi),
e/ - Cùng với Phật A-Di-Đà là Đức Thích-Ca Mâu Ni và Bồ Tát Quán Thế Âm (s: avalokiteśvara).
f/ - Một khái niệm chỉ cái tuyệt đối, cuối cùng của thế giới. Thể này nằm ngoài mọi suy luận, không thể nghĩ bàn, là bản thể không hề biến hoại của Phật tính.”

5 - THÀNH ĐẠO
Trước khi thành đạo, Ngài đến gốc cây Bồ Đề ngồi thiền định và nguyện rằng: Ngày nào chưa thành đạo thì không rời khỏi chỗ nầy. Lời đại thệ nguyện nầy giúp Ngài đủ nghị lực thắng phục Ma vương và đến quá nửa đêm thì Đại ngộ Chơn thánh giác.

Phổ Diệu Kinh chép rằng: Trong khi ngồi lặng dưới gốc cây Bồ Đề, Bồ Tát trải qua 4 bậc thiền định là:
- Ý đã thanh tịnh, vị chi nhứt thiền
- Tỉnh nhiên thủ nhứt chuyên tâm bất diệt, vị chi nhị thiền.         
- Lòng đã bình tĩnh, thấy rõ Chơn tướng mọi sự vật, vị chi tam thiền.
- Tâm không y thiện, không phụ ác, không khổ, không vui, bình thản như không, tịch nhiên bất biến, vị chi tứ thiền. Đó là Đạo vô vi cứu thế.

Ngài còn hồi ức các việc kiếp trước như: Từ hiếu, nhân nghĩa, lễ tín, đã từng trung chánh thủ thân, hư tâm học Thánh. Và sáu bậc vô cực như:
1 - Bố thí 
2 - Trì giới
3 - Nhẫn nhục
4 - Tinh tấn trí huệ 
5 - Làm những việc từ bi hỉ xả.
6 - Tùy thời phổ hóa quần linh. Thật công phu ấy không uổng vậy.

Theo sách Phạn ngữ lúc bấy giờ:
-  Bồ Tát thông tỏ các việc kiếp trước.
-  Trừ khử các Ác căn trong lòng.
-  Lý hồi Thập nhị nhơn duyên là cái lưới giam hãm chúng sanh trong vòng sanh tử.
-  Phát minh Tứ Diệu Đề là phép mầu giải khổ.

Tóm lại đời sống của Thích Ca Mâu Ni Phật chia ra ba giai đoạn:
1 / - 29 năm sống với một cuộc đời Vương giả là thời kỳ Ngũ dục cu lạc, lại cũng là thời kỳ hướng ngoại tìm hiểu lẽ tự nhiên của sự vật bên ngoài Vũ trụ.

2 / - Sáu năm khổ hạnh trong rừng sâu là thời kỳ hướng về Nội giới để tìm hiểu lẽ huyền nhiệm của Tâm linh siêu nhiên.

3/- Bốn mươi lăm năm truyền giáo phổ hóa quần sanh đến 80 tuổi thì viên tịch vào Niết Bàn là cảnh an nhàn cực lạc.

6 - VÔ THƯỜNG VÔ NGÃ:
Xin trích lục một chuyện Vua Di-Lan-Da (Mémandra), trong Triết học Đông phương của Nguyễn Đăng Thục, hỏi Na Tiên như sau, để minh chứng thuyết Vô thường vô ngã.
- Bạch Thượng Tọa: Tên Ngài là gì?
- Người ta gọi Bần Tăng là Na Tiên, cha mẹ đặt tên vậy.
- Na Tiên là ai? Đầu cổ, thân thể, tứ chi có phải Na Tiên chăng?
- Tâu Kim Thượng: Không phải.
- Khổ, vui, thiện ác, nhan sắc, có phải Na Tiên không?
- Tâu Kim Thượng: Không phải.
- Vậy Na Tiên là gì?

Na Tiên bèn hỏi lại nhà Vua:
- Nay có người gọi chiếc xe, chiếc xe là gì?
- Gọng, cốt, bánh, vành, thùng có phải xe chăng?
- Không phải.
- Những tiếng khua động, im lặng có phải xe chăng?
- Không phải.

Tâu Kim Thượng: Người ta hiệp các vật liệu lại thành một vật mà người ta gọi là chiếc xe, cũng như đầu, cổ, thân thể, tứ chi, hơi thở, tiếng nói hiệp thành một người, một cá thể mà thôi. Kỳ thật tên chiếc xe, hay tên Na Tiên đều là danh từ trống rỗng. Vì thế nên nói rằng: Sự vật ở đời là vô thường vô ngã. Thế mà chúng sanh vì mê lầm ngộ nhận những ảo-hóa ấy là chơn tướng rồi theo đó mà hành động. Sự hành động nầy càng nhiều thì nó càng nhận chìm mình vào trong luật nhơn quả, luân hồi, sanh tử, tử sanh không biết đâu là bờ bến. Đó là nguyên nhơn thất Chơn Đạo trầm luân khổ hải. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật tuyên bố rằng: “Ngài tìm bịnh của chúng sanh để cho thuốc” mà thôi, chớ không bàn luận việc xa xôi.

7 - BỊNH CHÚNG SANH LÀ GÌ ?
Bịnh ấy là Luân hồi sanh tử, mà nguyên nhơn sanh kiếp Luân hồi là Thập nhị nhơn duyên kể như sau:
1 - Vô minh. 
2 - Hành. 
3 - Thức.
4 - Danh sắc.   
5 - Lục nhập .
6 - Xúc.
7 - Thụ.
8 - Ái.
9 - Thủ.
10 - Hữu.
11 - Sinh.
12 - Lão, Tử.

Kể xuôi thì như thế, nếu lật ngược lại mà nói: Từ Lão, Tử đến Vô minh, mặc dầu nói xuôi, hay kể ngược, chúng ta cũng thấy cái Đại nhơn duyên sanh kiếp Luân hồi là Vô minh. Nay muốn khám phá tuyệt trừ nghiệp Vô minh thì phải dùng phép Chánh kiến, nghĩa là trông thấy ngay chánh, mạng danh là Tri Kiến Phật, cũng như chúng ta dùng cái sáng để trị cái tối. Sáng càng thêm thì tối càng bớt, mãi đến hoàn toàn sáng thì hết tối, cho nên nói rằng: "Mê là chúng sanh, giác là Phật".

Có điều nên nhớ là tuy nói tuyệt trừ hết nghiệp Vô minh thì ngộ giác, nhưng Vô minh là một nhơn duyên trong số 12 nhơn duyên; ấy vậy nên muốn tuyệt trừ Vô minh thì phải ý hội cả 12 nhơn duyên cũng như dùng Chánh kiến để trừ Vô minh nhưng cũng phải ý hội cả Bát chánh đạo thì mới thông đạt cái Đại lý của Vô minh. Đại để Phật pháp là thế, nhưng Đức Thích Ca thường hay tùy khả năng của kẻ học mà giảng để khai thị cho họ, thành thử, trong 45 năm truyền giáo, Ngài để lại không biết bao nhiêu giáo pháp; vì mỗi câu của Phật nói, về sau người ta giảng diễn thành một Pháp môn tu tập. Nhơn đó mà Phật pháp trở nên minh mông bao la như rừng, như biển.

TÓM LUẬN: CAO-ĐÀI-GIÁO LUẬN VỀ PHẬT
Nay Đức Thượng Đế “Qui Nguyên Tam Giáo Hiệp Nhứt Ngũ Chi” thành một nền Tân Tôn giáo, mạng danh là "Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ". Ấy vậy, nên trong học lý Cao Đài Đại Đạo, Phật Giáo chiếm một phần quan trọng trong phép tu tâm dưỡng tánh siêu nhiên.

Sở dĩ dùng hai chữ "siêu nhiên" vì Phật Pháp vốn cao xa huyền nhiệm. Muốn thể hiện giáo pháp nầy phải vượt lên trên những ảo hóa của sự vật bên ngoài Vũ trụ, cũng như những ảo hóa của tâm lý bên trong nội giới. Kẻ hành giả phải thể hiện kỳ được cái tâm hư vô tịch diệt thì mới có thể khám phá và tuyệt trừ được nghiệp Vô minh như: Ngã tướng, Pháp tướng chẳng hạn. Tâm linh được thanh tịnh vô vi thì Tâm linh trong sáng. Mà hễ Tâm linh trong sáng thì mới thấy tánh bản nhiên Trời phú cho người “Minh tâm Kiến tánh” 明心見性. Vả lại, tánh Bản nhiên ấy là nguồn Thiên lý, là mạng Trời ngự trị nơi người và là con đường chánh đạo đưa người trở về với Thái Cực Thánh Hoàng, cho nên kẻ hành giả giác ngộ được tánh ấy thì có thể hòa mình với các động lực nguyên thỉ của Vũ trụ, sanh sống bình đẳng với muôn loài vạn vật, bởi vì “vạn vật dữ ngã đồng thể” 萬物與我同體 và họ có thể cảm thông với Đức Thượng Đế mà biết được cái nguyên lý hóa dục muôn loài vạn vật.

Có người nói Tam Giáo mỗi mỗi đều có Giáo pháp riêng  qui  điều  giới  luật  riêng,  vậy  làm  thế nào mà qui nguyên hiệp nhứt?
Xin lược giải như sau, âu cũng là một dịp cởi mở những điều thắc mắc.

* Nguyên Tam giáo Đạo nào cũng lấy Tâm tánh làm căn bản cho sự tu học. Mà muốn thâm nhập vào Tâm tánh thì phải dùng Vô vi pháp. Đại để như:
- Nho Giáo dạy rằng: "Vô tư giả, vô vi giả, tịch nhiên bất động cảm nhi toại thông Thiên hạ chi cố" tất nhiên không nghĩ, không làm, im lặng, không động, đến lúc cảm thì suốt thông mọi lẽ trong thiên hạ. Sách Luận Ngữ nói: Đức Khổng Phu Tử có 4 cái vô: Vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã. Cũng có nhiều chỗ nói rằng: Vô ngã, vô dục.

- Đạo Giáo nói rõ hơn, chính Đức Lão Tử là vị Giáo chủ sống một cuộc đời ẩn dật. Đó đủ minh chứng Vô vi pháp thực hành. Đạo Đức Kinh có câu: “Vi vô vi, sự vô sự, vị vô vị”.Lại nói: Thánh nhơn vô công, vô kỷ, vô danh.

- Phật Giáo Đức Thích Ca bỏ Hoàng cung vào tu khổ hạnh trong rừng sâu. Ấy là thực hành Đạo vô vi. Bát nhã Tâm kinh có câu: Vô sắc, vô không, vô ngã, vô thường, vô pháp, vô tranh, vô định, vô tướng ...

Như vậy: Tam Giáo đều dạy Vô-vi-pháp để giải thoát khỏi cái thân ô-trược, hẹp hòi. Đó là chỗ mà Tam Giáo đồng nhứt lý. Cổ Nhơn nói rằng: "Đồng nhứt trong cái sai biệt". Đời Tống bên xứ Trung Hoa, các nhà Nho thường bảo nhau rằng: Vào ra cửa Phật cửa Lão trước, rồi sau sẽ tham khảo Kinh truyện “Xuất nhập Phật, Lão phản cầu lục kinh”.

Còn ở Việt Nam thì từ Đinh, Lê, Lý, Trần đều lấy Tam Giáo Qui Nguyên, làm nền tảng Quốc học; còn ở ngoài nhơn dân thì người ta thờ cúng Tổ Tiên, tụng kinh Phật và tin tưởng luật nhơn quả Luân hồi. Thế thì việc Tam Giáo Qui Nguyên đã có từ ngàn xưa nhưng ngày nay Đức THƯỢNG ĐẾ lấy đó làm Giáo lý của ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ thì Tam Giáo lại thêm một phần linh động thâm trầm sâu kín và nhờ Đức tin ấy đôn đốc chúng ta phải thể hiện Tâm pháp nầy với một tư cách thành tâm thiện chí.

Thử hỏi tại sao Đức THƯỢNG ĐẾ không biệt lập một Giáo lý lại Qui Nguyên Tam Giáo hiệp nhứt Ngũ chi ?

- Vả lại Tam Giáo Ngũ Chi đã phổ truyền trong nhơn loại, nay Đức THƯỢNG ĐẾ “Qui Nguyên Tam Giáo Hiệp Nhứt Ngũ Chi”, là cố ý thức tỉnh mọi người nhớ lại rằng: Tôn giáo hiện hữu, tuy có khác nhau về hình thức, về danh từ. Nhưng bên trong thì Tôn giáo nào cũng có thờ một Đấng Cao cả, trượng trưng Đấng Chúa tể Càn Khôn thống trị vạn vật. Và đó cũng một cách bày tỏ cho Nhơn loại hiểu rằng cả loài người tuy khác nhau về màu da, sắc tóc, tiếng nói, song tựu trung cả loài người đều là con cái của Đấng Tạo Hóa.

Thiết tưởng cả loài người nhìn nhau là con một Cha thì cái lẽ tương thân, tương ái sẽ thực hiện. Thiên hạ thái bình là lời cầu nguyện hằng ngày của người Tín Đồ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” Qua năm câu nguyện:
                          Nam mô:
Nhứt nguyện Đại-Đạo hoằng khai,
Nhì nguyện Phổ Độ chúng sanh.
Tam nguyện xá tội Đệ tử,
Tứ nguyện thiên hạ Thái bình.
Ngũ nguyện thánh Thất an ninh

 (Trích thuyết đạo của Ngài Tiếp Pháp)

---O0O---

I - Phật Thích Ca dưới mắt Cao-Đài-Giáo:

TỨ DIỆU ĐỀ 
E: The four excellent truths.
F: Les quatre vérités excellentes.
(Tứ: Bốn, số thứ tư. Diệu: huyền diệu. Đế: chơn lý)

Tứ Diệu Đế, cũng gọi là Tứ Thánh Đế, hay vắn tắt là Tứ Đế, là bốn chơn lý mầu nhiệm để giải thoát con người khỏi vòng luân hồi nơi cõi trần. Đây là Giáo lý của Phật (còn gọi là Tứ Diệu Đề). Ngài thuyết pháp lần đầu tiên, Phật nói Tứ Diệu Đế là:
- Khổ đế (La douleur).
- Tập đế (L'origine de douleur).
- Diệt đế (La destrucion de la douleur).
- Đạo đế (La voie conduisant à la suppression des douleurs)

A - Đức Hộ-Pháp thuyết về TỨ DIỆU ĐỀ:
“Chúng ta thấy các nền Tôn Giáo đương nhiên bây giờ có nền Tôn Giáo nào phụng sự cho chúng sanh không?  Có nền Tôn Giáo nào làm tôi tớ cho chúng sanh đặng giải khổ cho chúng sanh hay chăng ? Quan sát coi. Chưa có! Chúng ta ngó thấy chúng ta có một điều tức cười hơn hết là họ ngồi gõ mõ đánh chuông mà họ nói giải khổ cho chúng sanh.

Sanh trước cái đã, là mực thước đi từ khuôn khổ của nó nếu nói phi lý không quan sát được, không thể công nhận được, nhưng đương nhiên chúng ta đã thấy gì ?”

Bần Đạo đã thuyết kỳ rồi cái pháp luật của thiên hạ là họ đã xu hướng theo "Tứ Diệu Đề" của Đức Phật Thích Ca, họ giong ruổi theo Tứ Diệu Đề để giải khổ cho chúng sanh là: Sanh, Lão, Bịnh, Tử. Họ thi hành trong khuôn khổ quyền pháp của họ mà thôi:
1 - Sanh, họ lập nhà Bảo Sanh đặng giải khổ cho sự sống.
2 - Lão, họ lập  cơ quan Dưỡng Lão để nuôi kẻ già, kẻ yếu.
3 - Bịnh, họ lập nhà thương khắp nơi, cả thảy trên mặt địa cầu này biết bao nhiêu nhà thương để chữa bịnh cho đời.
4 - Tử, họ cũng làm âm công, cũng bố thí, cũng làm phước vậy, nhưng có một điều là họ bố thí chớ không phải phụng sự. Họ lấy của người này đem cho người kia chớ không phải phụng sự cho nhơn loại.

Còn Đạo Cao Đài Đức Chí Tôn đến biểu chúng ta  làm gì? Biểu chúng ta dùng cả xác thịt, trí não, tâm hồn, làm Thánh Thể cho Ổng, làm đầy tớ cho cả con cái của Ổng, đó mới là thuyết giải khổ vậy. Chính mình Bần Đạo cầm quyền Hội Thánh đem vào khuôn khổ luật pháp ấy thế nào? -Buổi ban sơ Bần Đạo lấy cả pháp luật làm chuẩn thằng, chỉnh đốn cả cơ quan chánh trị của đời là: Sanh, Lão, Bịnh, Tử. Bần Đạo lập nhà thương, nhà Dưỡng lão, nhà Bảo sanh là cốt yếu chỉnh đốn thân sống trong khuôn khổ mực thước, tức nhiên họ giúp cho nhau trong khuôn khổ đạo đức, họ có cả cơ quan làm cho buổi thống khổ loạn lạc phải tiêu hủy. Cơ quan ĐẠO CAO ĐÀI cốt yếu chỉnh đốn nhơn quần xã hội tăng tiến trong khuôn khổ Nhơn-luân, Nhơn đạo để trong tâm-não họ đặng họ tương trợ nhau, họ xúm nhau trong một nhà để giúp nhau về mặt tinh thần. Bây giờ Bịnh, Tử cũng thế, về mặt xác thịt chuyển cả cơ quan Thế Đạo, cốt yếu để giải khổ chúng sanh về sự sống đối với Sanh, Lão thì chúng ta đã lập thành đại gia đình; như thân này khi già rồi còn em, còn bạn, còn con, còn cháu, một đại gia đình càng ngày càng lớn hơn nữa.

Giờ phút này có hai triệu người chứ không phải như trong buổi tạo Đạo chúng ta dầu sống đi nữa cũng không phải cô độc mà khi chúng ta phụng sự trong Thánh Thể Đức Chí Tôn tức nhiên phụng sự cho Ngài, tuổi già chớ tinh thần không già, không buổi nào chúng ta già hơn Đức Chí Tôn, nhỏ làm tôi mọi cho nhỏ, lớn làm tôi mọi cho lớn, già làm tôi mọi cho già. Không buổi nào thấy cái già cái khổ cho chúng ta tức nhiên giải khổ rồi đó vậy.
- Sanh, Lão không phải khổ chúng ta, mà nó là một cơ quan giúp cho đời được lịch duyệt.
- Bịnh, Tử không phải khổ của chúng ta, mà nó là cơ quan giúp ta đoạt Thiêng liêng vị. Bịnh, Tử: bịnh chúng ta là vì chúng ta bịnh, tại số chết của chúng ta, tại khối sanh quang của ta hết lực mà thôi. Kiếp sanh này làm tôi mọi cho người, dầu cho có bỏ xác hay chết là cùng. Mạng sống kiếp sanh của mình do quyền Đức Chí Tôn định liệu, thì sợ gì cái chết, trái ngược lại thiên hạ sợ chết là khổ mới chết, còn chúng ta không sợ chết vì chết là cơ quan giải thoát đó vậy.

Giờ phút này người tu là đem thân làm nô lệ cho nhơn loại, rồi có vui sướng gì với kiếp sanh mà cần sống, giá trị cái sống của ta khác hẳn hơn thiên hạ tưởng tượng, mà tưởng tượng cái chết của ta là buổi nghỉ ngơi, buổi hết cực, cái chết ấy chẳng phải do mình mà do nơi Đức Chí Tôn định là tới buổi Đức Chí Tôn nói các con đã làm xong phận sự Thầy cho con về. Giờ phút này chúng ta đương ở Đền Thánh của Ngài đây, đương phụng sự cho Ngài đây, thì cái sống chết của chúng ta không còn giá trị gì đối với chúng ta nữa. Và trong Tứ Khổ không còn giá trị gì đối với chúng ta nữa: Ấy vậy “Tứ Diệu Đề” tức nhiên bài học, bài thi  của đề mục khổ, duy có Đạo Cao Đài giải quyết nó, đánh mất nó, làm cho nó không còn giá trị chi nữa, tức nhiên chính mình và toàn cả con cái của Đức Chí Tôn hay tương lai Tôi nữa cũng vậy. Chúng ta trọn hiến thân làm Thánh Thể cho Ngài mà ta sống cho mình chớ không phải sống cho Ngài là không đúng, sống không phải sống cho mình mà chính là sống cho Ngài vì chính mình đem trọn cái sống ấy dưng nạp cho Ngài, mà tưởng tượng ta khổ thì tức nhiên Đức Chí Tôn khổ còn gì. Ổng không có khổ, mà lại sống vinh diệu quá, ta lại gặp thời kỳ này may duyên gặp được một cảnh sống lạ thường, sống về Thánh chất, sống về Thiêng Liêng, sống về Càn Khôn Vũ Trụ, sống về Trời Đất, sống dường ấy mà gọi là khổ sao đặng.! ?

Ấy vậy Chơn Pháp thuộc về Thể Pháp của Thiên Đạo Cao Đài ngày nay có lẽ phù hạp với tinh thần nhơn loại hơn các nền Tôn Giáo khác, có lẽ, nhưng chúng ta đừng ỷ mình. Mỗi ngày thường tự hỏi mình coi làm vừa sức của ta chưa? Làm vừa sức của Đức Chí Tôn biểu mình làm hay chưa? Sống của mình có vừa với cái sống của Đức Chí Tôn hay chưa? Nếu chúng ta đủ tinh thần, đủ trí não và đủ năng lực để thay thế cái sống của Đức Chí Tôn thì “Tứ Diệu Đề” của Đức Phật Thích Ca để tại mặt thế gian này không có nghĩa lý gì và giá trị gì đối với chúng ta hết. Thể Pháp của Đạo Cao Đài chủ về sống mà đánh tiêu cả  sự  khổ  tức  nhiên  đánh  tiêu cả  Thể Pháp. Thể Pháp đánh tiêu được thì sẽ đánh tiêu Bí Pháp được.”

Tứ Diệu Đế nầy do Đức Phật Thích Ca giác ngộ tìm ra, mà từ trước tới nay chưa có ai phát hiện. Sau khi Đức Phật Thích Ca chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài đi tìm nhóm Kiều Trần Như gồm 5 ông để độ trước tiên. Năm ông nghe Phật thuyết Tứ Diệu Đế xong thì năm ông liền giác ngộ, xin qui y theo Phật và trở thành năm vị sa-môn đầu tiên của Đức Phật Thích Ca. Kể từ lúc đó, mới có Tam Bảo Phật giáo:
- Đức Phật Thích Ca là Phật Bảo,
- Tứ Diệu Đế là Pháp Bảo,
- Năm vị sa môn đầu tiên là Tăng Bảo.
(Nhóm Kiều Trần Như gồm 5 ông, tên là: - Kondanna tức

là Kiều Trần Như, - Bhaddiya, - Vappa, - Mahanama, - Assaji. Kiều Trần Như là vị trẻ tuổi nhứt trong 8 vị Bà la môn mà trước kia vua Tịnh Phạn thỉnh đến dự lễ quán đính của Thái tử Sĩ-Đạt-Ta. Bốn người kia là con của 4 vị trong 7 vị Bà-la-môn lớn tuổi kia. Tất cả 5 anh em trong nhóm Kiều Trần Như đều vào rừng tu học. Khi hay tin Thái tử Sĩ Đạt Ta rời bỏ cung điện đi tu, 5 ông liền tìm theo Thái-Tử để giúp đỡ Ngài. Nhưng khi Thái Tử tìm ra con đường trung đạo thì Thái Tử chấm dứt lối tu khổ khắc ép xác, bắt đầu độ thực dưỡng sinh để tu thiền định, 5 anh em ông Kiều Trần Như lấy làm thất vọng, cho rằng Thái Tử qui phàm, nên bỏ đi không phục vụ Thái-Tử nữa. Sau đó, Thái Tử tu thiền định, chứng đắc Phật vị, Thái Tử nhớ nghĩa cũ, liền đi tìm độ 5 anh em ông Kiều Trần Như trước tiên. Cả 5 ông đều đắc quả A-La-Hán, đứng đầu Giáo hội Tăng già).

I . KHỔ ĐẾ (La douleur): Khổ là đau khổ và phiền não bởi hoạn lụy vô thường. Thân người có Tứ khổ là: sanh, lão, bệnh, tử. Chúng sanh còn trong vòng sanh tử thì khổ triền miên, nhưng tóm lại mà nói thì có Bát khổ: 1-Sanh khổ. 2-Lão khổ. 3-Bịnh khổ. 4-Tử khổ. 5-Cái gì không ưa mà phải hợp là khổ. 6-Cái gì ưa mà phải lìa xa là khổ. 7-Cái gì muốn mà không được là khổ. 8-Cái gì không muốn mà phải gần gũi là khổ. Nói tóm lại chúng sanh sống triền miên trong ngũ trược là khổ. (Dịch nói là Tứ tượng biến ra Bát Quái là đây)
- Tâm có ba loại khổ là: tham, sân, si.
- Hậu thế Tam khổ là: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.
- Sanh là khổ, già là khổ, bịnh là khổ, tử là khổ, sống chung với người mà mình không ưa là khổ, xa lìa người thân yêu là khổ, mong muốn mà không đặng là khổ. Tóm lại, chính cái thân vật chất nầy là khổ. Con người trước tiên phải nhận chân một cách sâu xa về các cái khổ ấy thì mới có thể tìm ra cái nguyên do sanh ra khổ và nhờ đó mới tìm ra được phương pháp diệt khổ. Khổ đế là chơn lý đầu tiên, đề cập đến những thành phần cấu tạo cái được gọi là TA và những giai đoạn trong đời sống. Các thành phần nầy cần phải được phân tách và quan sát tỉ mỉ, để được tự hiểu biết mình một cách chơn chánh.

II . TẬP ĐẾ (L'origine de douleur): Tập có nghĩa là chiêu tụ. Xét thấy hết thảy phiền não đến thời vị lai tạo thành, thực năng chiêu tập khổ quả trong Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới) nên gọi là Tập Đế. Tập đế là chơn lý về sự kết tập gây ra cái khổ, tức là chơn lý nói về nguyên nhân gây ra cái khổ. Do đâu mà con người chịu khổ ? Cái khổ mà con người đang gánh chịu không phải là sự ngẫu nhiên, cũng không phải là một hình phạt của một Đấng thần linh nào, mà nó phải có nguyên nhân chính xác của nó. Nguyên nhơn của sự khổ là tham sống, tham sướng, tham giàu, vì tham mà phải Luân hồi. Tại sao? Bởi vì trong lúc tham sống cho nhục thân, ngược lại, nhục thân bị chết thì cái lòng tham sống (1) ấy cứ giục thúc người ta phải lo tạo một nhục thân khác, để sống cho vừa lòng tham. Thế nên nói rằng: Tham sống là một hột giống sanh kiếp Luân hồi. Hoặc nói rằng có tham thì có sân, có sân thì có si. Tham- Sân- Si, cũng là nguyên nhân sanh ra kiếp Luân hồi.

(1) Tham sống nhưng không phải tự diệt. Trái lại phải di dưỡng nhục thân với những phép vệ sanh, cần có sức khỏe để học tập cho đến viên mãn công đức)

Có rất nhiều nguyên nhân nhưng không ngoài hai nguyên nhân chánh sau đây:
1/ . Hoặc: là si mê, vì vô minh mới si mê, vì si mê nên để cho dục vọng lôi cuốn, lục dục thất tình dấy lên. Mọi xấu xa tội lỗi nẩy mầm từ đó. Kinh Lăng Nghiêm: "Tất cả chúng sanh vì vô minh che mất chơn tánh, bị dục vọng sai khiến, tạo thành muôn ngàn nghiệp ái, vì đó mà phải trôi nổi trong biển khổ trầm luân."

2/ . Nghiệp: là nguyên nhân của các sự khổ trong kiếp nầy. Nghiệp là kết tập những việc làm lành hay dữ trong kiếp trước, nó không mất đi theo sự tan rã của thể xác mà kết hợp lại thành một sức gọi là nghiệp lực để xô đẩy con người vào một kiếp sống tương lai huy hoàng hay đen tối. Bởi vậy, nguồn gốc của sự đau khổ hôm nay là hậu quả của sự kết tập nhiều đời nhiều kiếp đã trải qua mà con người đã gieo trồng. Chính mình tạo khổ cho mình chớ không phải ai khác hoặc Trời Phật tạo ra cho mình.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Thì đừng trách lẫn Trời gần Trời xa.
Những việc làm của ta trong kiếp sống hiện tại sẽ là cái nghiệp cho kiếp sống tương lai. Con người cứ mãi chìm đắm trong vòng nghiệp chướng: gây ra rồi trả, trả cái cũ rồi lại gây ra cái mới,  cứ mãi  luân chuyển  trong vòng sanh tử luân hồi, trầm luân trong biển khổ.
 Home       1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ] 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét