Theo Ðạo Sử, Ðức Chí Tôn đến với nhóm xây bàn (gồm
ba Ông: Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang) vào hạ tuần tháng 7 năm Ất
Sửu (1925) với danh xưng là AĂÂ. Khi dạy Đạo cho ba ông thì Ðức Chí Tôn xưng là
Thầy và gọi các ông là Môn đệ. Vì lời cam kết nên ba ông không dám tìm hiểu Ðấng
AĂÂ là ai, chỉ biết đó là một Ðấng có quyền-uy rất lớn nơi cõi vô hình.
Mãi đến đêm Noel, 24 rạng 25 tháng 12 năm 1925, Ðấng AĂÂ mới giáng cơ cho
bài Thánh ngôn, cho biết Ngài là Ðấng Ngọc Hoàng Thượng Ðế, nay gọi là Ðấng
“Cao Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Hát”, giáng cơ dạy Đạo ở nước Việt Nam.
Đây cũng gọi lả “Câu Chú của Thầy” là câu niệm có tánh cách huyền bí của một
Ðấng Thiêng-Liêng đặt ra để hộ trì các Môn đệ trên bước đường tu. Đặc biệt là
niệm danh Thầy trong nguơn hội Cao-Đài để được giải thoát.
Trong thời Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ này, Ðức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế
giáng cơ dạy Đạo, xưng mình là Thầy, gọi các con cái của Người đang học đạo là
Môn đệ. Ðức Chí Tôn dạy đạo đức cho nhơn sanh như là Thầy dạy trò, gần gũi thân
mật, biểu lộ lòng thương yêu của Chí Tôn đối với chúng sanh thật vô cùng tận.
Câu Chú của Thầy tức là câu niệm Chí
Tôn có 12 chữ:
- Nam-Mô 南 無 (đọc trại ra Nam-vô) do phiên âm từ tiếng Pali
"Namô" hoặc từ tiếng Phạn "Namah", dịch nghĩa là Qui mệnh,
kỉnh lễ, cúi đầu làm lễ. Từ ngữ Nam mô thường được dùng làm chữ khởi
đầu cho bất cứ câu cầu nguyện nào trong Tôn giáo.
- Cao Ðài: là đài cao, dùng làm nơi ngự của Ðức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế
khi có Ðại hội triều đình của Ðức Ngài tại Ngọc Hư Cung - Linh Tiêu Ðiện.
- Tiên Ông: Ông Tiên, vị Tiên, một phẩm chót của Tiên giáo.
- Ðại Bồ-Tát: Nói đầy đủ là Bồ-Ðề-Tát-Ðóa, tiếng Phạn là Bodhisattva, là
người đã tự giác được bản tánh và có nhiệm vụ phổ độ chúng sanh ( phẩm chót của
Phật giáo).
- Ma Ha-Tát: Nói đầy đủ là Ma-Ha-Tát-Ðóa, tiếng Phạn là Mahasattva, nghĩa
là Ðại chúng sanh, tức là người có dũng tâm muốn làm việc lớn. “Ðại Bồ-Tát
Ma-Ha-Tát” là vị Bồ Tát ở phẩm bực cao trọng, xứng đáng đứng vào hàng Phật vị,
nhưng vì còn nhiệm vụ cứu độ chúng sanh nên còn mang danh Bồ-Tát, hằng ngày hoá
dộ chúng sanh.
Câu Chú của Thầy đặc biệt có 12 chữ là vì “số 12 là số riêng của Thầy” với
ý nghĩa là bao gồm Tam giáo:
Ngày nay Ðức Chí Tôn dùng Câu Chú nầy có mục đích Qui nguyên Tam Giáo, tức
là đem Tam giáo (Phật- Lão-Nho) về một gốc, gốc đó là Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng
Ðế. Thầy nói:
“Thập nhị Khai thiên là Thầy, Chúa cả
Càn-Khôn thế giái, nắm trọn Thập nhị Thời Thần vào tay. Số 12 là số riêng của
Thầy”.
Do vậy mà danh xưng của Đức Cao-Đài đã gồm trọn Tam-giáo: Phật- Tiên-
Thánh.
Ngoài ra đứng về Lý Dịch mà nói thì: hai chữ “Nam mô” tượng trưng cho lý Âm
Dương mà bất cứ nơi nào cũng có. Cả câu nguyện có 12 chữ, tượng cho Thập Nhị Địa
Chi, tức là: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dâu, Tuất, Hợi.
Nếu lấy hai chữ Nam-mô ra thì danh xưng của Thầy có 10 chữ, ấy là tượng cho
Thập Thiên Can, là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí. Như vậy
phối hợp cả Thiên Can và Địa Chi là quyền Chúa tể của Thầy đã thể hiện trong ấy,
mà Kinh Phật Mẫu dạy:
“Thập Thiên Can bao hàm vạn tượng,
“Tùng Địa Chi hóa trưởng Càn Khôn”
Niệm danh Thầy để được giải thoát…
Đức Hộ-Pháp giải trong Con đường Thiêng-liêng hằng sống: “Hỏi thử tội tình
của chúng ta đã làm trong kiếp sanh, Đức Chí-Tôn để trong phương-pháp nói rằng
“Tội tình các con đầy dẫy nơi mặt địa cầu này mà đến giờ chót, các con biết kêu
danh Thầy thì Thầy đến cứu, Thầy đem bí-pháp giải thoát để trong tay các con đặng
các con đoạt chơn pháp giải thoát đó vậy. Kêu danh Thầy là “Nam-Mô Cao-Ðài Tiên
Ông Ðại Bồ Tát Ma-Ha-Tát”.
C - Chúa Cứu Thế: Ðức
Jésus Christ
Gia Tô Giáo chủ.
12 Thánh Tông đồ của Ðức Chúa Jésus là:
1 - Thánh Pierre [Phêrô].
2 - Anrê [em của Phêrô]).
3 - Yacôbê [con của Zêbêđê]. 4 -
Yoan [em của Yacôbê].
5 - Philip. 6 -
Barthôlômêô. 7 - Thôma.
8 - Mathêô. 9 - Yacôbê [con của
Alphê]. 10 - Thađê.
11 - Simôn nhiệt thành. 12
- Yuđa Iscariôt.
Yuda phản Chúa nên bị chết thảm. 11 Tông đồ còn lại cử Ông Matthya vào thay
Yuda cho đủ số 12 như buổi đầu.
Thập Nhị Thời Quân trong cửa Đạo Hiệp-Thiên Đài ngày nay chính là 12 Thánh
Tông Đồ của Chúa. Nay đến trong nguơn hội này cũng chỉ giữ việc hầu Thầy mà
thôi. Như thế con số 12 là số riêng của Thầy từ vô thuỷ đến vô chung. Đến ngày
nay Thầy mới xác nhận
D - DANH SÁCH 247 NGƯỜI KÝ
TÊN
Tóm tắt 247 vị đứng tên
Khai Đạo.
TỜ 1
1 - Lâm Ngọc Thanh 2 - Nguyễn
Thị Hiếu 3 - Trần thị Lựu.
4 - Trịnh Thị Thị 5 - Vương
Thị Huê 6 - Trần Thị Thình
7 - Nguyễn Thị Thanh 8 - Trần Thị
Trường 9 - Nguyễn Thị Ruộng
10 - Huỳnh Thị Chính. 11- Đỗ Thị
Thi 12 - Võ thị Tuy
13 - Hồng Thị Đỏ 14 -
Trương thị Hay
TỜ 2:
15 - Lê Thị Tùng 16 - Nguyễn
Thị Vện 17 - Lê Thị Cúc
18 - Phạm Thị Điệu 19 - Đặng thị Kề.
20 - Trương Thị Tròn
21 - Nguyễn Thị Thơm 22 - Nguyễn thị
Sanh 23 - Nguyễn Thị Tịnh
24 - Nguyễn Thị Phẩm 25 - Trần Thị Chiên 26
- Trần Thị Trọng
27 - Trương Thị Nhạn 28 - Lê Thị Huờn 29 - Võ Thị Quyên
30 - Lê Thị Chính 31 - Huỳnh
Thị Hường
TỜ 3:
32 - Thi Thị Tới 33 - Nguyễn
Thị Là 34 - Huỳnh Thị Hai
35 - Cao Thị Tư 36 - Phạm Hồ Cầm 37 - Phạm Tần Tranh
38 - Nguyễn Thị Nhung 39 - Trần Thị Huê 40 - Nguyễn Thị Siên
41 - Nguyễn Thị Điền 42 - Cao Thị
Nở 43 - Huỳnh Thị Ba
44 - Lê Thị Ba 45 - Đặng
Thị Ngàn 46 - Nguyễn Thị Nhiều
47 - Võ Thị giáo 48 - Nguyễn Thị Thanh 49 - Trần Thị Vàng
50 - Trần Thị Trọng 51 - Ngô Thị Mai
TỜ 4:
49 (bis) - Hà văn Thuần 50 (bis) - Lê
văn Trung 51 (bis) - Lê văn Lịch
52 - Vương Quan Kỳ. 53 - Lê bá Trang 54 - Nguyễn Ngọc Thơ
55 - Nguyễn văn Tương. 56 - Thế vị Nguyễn văn Muồi.
57 - Nguyễn Phát Đạt 58 - Ngô Tường
Vân. 59 - Nguyễn văn Kinh
60 - Lâm Quang Bính 61 - Trương văn
Nhung 62 - Đoàn văn Bản.
63 - Huỳnh văn Giỏi. 64 - Lê văn Giảng 65 - Nguyễn văn Tường
66 - Nguyễn văn Bảy 67 - Nguyễn văn
Hậu 68 - Trương Hữu Đức
69 - Cao - Quỳnh Cư 70 - Phạm Công
Tắc 71 - Cao Hoài Sang
TỜ 5:
72 - Cao-Quỳnh Diêu
73 - Trần Duy Nghĩa 74 - Trương văn Tràng 75 - Huỳnh Trung Tuất
76 - Hồ văn Đình 77 - Hoàng
Đình Phú 78 - Nguyễn văn Tri
79 - Trần văn Hoằng 80 - Nguyễn
thanh Vân 81 - Huỳnh Tấn Liêng
82 - Huỳnh văn Đán 83 - Huỳnh
Thành Đang 84 - Đoàn văn Đê
85 - Cao Quỳnh Huê 86 - Nguyễn
văn Mùi 87 - Hồ văn Ngọc
88 - Trần văn Tạ 89 - Nguyễn
văn Đề 90 - Phạm văn Hiến
91 - Nguyễn Đình Tòng 92 - Phí văn
Thung 93 - Tuyết Tân Thành
TỜ 6:
94 - Hồ Quang Châu 95 - Phạm văn
Phú 96 - Đỗ văn Nghĩa
97 - Nguyễn Kim Tốt 98 - Hứa Vinh
Hậu 99 - Nguyễn văn Hoài
100 - Võ văn Nguyên 101 - Huỳnh văn
Mai 102 - Hứa Phong Cao
103 - Lê văn Hoa 104 - Ngô văn
Điều 105 - Trần văn Nhầm
106 - Lê Quan Sĩ 107 - Trần Bửu
Khá 108 - Trần Bửu Tùng
109 - Phạm văn Lê 110 - Phạm Tấn
Cự 111 - Phạm văn Dơn
112 - Lê văn Quí 113 - Nguyễn
văn Niệm 114 - Đinh văn Nhỏ
115 - NguyễnThiêngKim 116 - Lê Thiện Phước
117 - Nguyễn văn Thâu
TỜ 7:
118 - Lê Thế vĩnh 119 - Nguyễn
văn Mạnh
120 - Trần văn Bân 121 - Phan
văn Vi 122 - M. Nguyệt Nguyễn văn Đức
123 - Trịnh văn Kỉnh 124 -
Trần văn Vang 125 - Hứa văn Mùi
126 - Văn văn Bảy 127 -
Văn Văn Lụa 128 - Trịnh văn Kỳ
129 - Huỳnh Văn Mới 130 - Huỳnh
văn Của 131 - Phạm văn Long
132-Lê văn Phước 133-Trương
văn Kỷ 134-Nguyễn văn Hương
135-Nguyễn văn Khai 136-Nguyễn văn Vở 137-Nguyễn văn Dụng
138- Hà văn Bút 139-Huỳnh
văn Xóm 140-Trần văn Thiết
TỜ 8 :
141 - Lê văn Thao 142 - Nguyễn
văn Trượng 143 - Hà văn Vàng
144 - Phan văn Giêng 145 - Nguyễn
văn Đồng 146 - Phạm văn My
147 - Phan văn Bốn 148 -Trương văn Miên 149
- Trương văn Thắng
150 - Lê văn Tấn 151
- Lê văn Sáu 152 -
Lê văn Triều
153 - Võ văn Hướng 154 - Cao Quỳnh Nở 155 - Nguyễn văn Trò
156 - Cao Quỳnh Đức
TỜ 9:
157 - Trần-v- Thụ 158 - Nguyễn
NgọcTương 159 - Phạm văn Tươi
160 - Lê văn Son 161 - Nguyễn
văn Lai 162 - Ngô văn Kim
163 - Ca minh Chương 164 - Phan văn Biếp 165 - Đoàn Ngọc Chí
166 - Trương.v.Vạn 167 - Nguyễn-v.Hương 168 - Nguyễn Tg Phòng
169 - Võ-v. Kỉnh 170 - Phạm Tấn Đãi 171 - Nguyễn văn Vân
172 - Hồ văn Đẩu 173 - Huỳnh Kim Chi 174 - Nguyễn Tăng Thiền
175 - PhạmvThông 176 - Phạm
văn Thiệt 177 - Ngô Ngọc An
178 - Đoàn văn Tám 179 - Hồ văn
Cẩn
180 - Nguyễn v Nghiệp 181 - Nguyễn
minh Đức
TỜ 10:
182 - Nguyễn văn Triều 183 - Nguyễn v Tá
184 - Nguyễn v Chức
185 - Huỳnh Trung Dễ 186 - Huỳnh
Trung Nguyễn 187 - Trần v Dong
188 - Nguyễn văn Nguơn 189 - Nguyễn văn Quyến 190 - Phạm văn Tỷ.
191 - Nguyễn văn Thiên 192 - Ca Phước
Khương 193 - Phan Công Sanh
194 - Trần văn Nhạc 195 - Hà văn Nguyện 196 -
Cồ văn Lời
197 - Bùi Quang Phổ 198 - Trương văn Tam 199 - Phan văn Ngựa
200 - Nguyễn văn Chấn 201 - Ca
văn Nữ 202 - Võ Thành Mẫn
203 - Võ văn Lịch 204 - Phan văn Nhãn 205 - Nguyễn văn Hớn
206 - Trịnh văn Hoà 207- Trần Quang Quyện
TỜ 11:
208 - Võ văn Tửng 209 - Bùi
văn Nga 210 - Đặng văn Hào
211 - Trần văn Thức 212 - Nguyễn
văn Tồn 213 - Võ văn Tỏ
214 - Hà văn Kỳ 215 - Nguyễn
văn Hoá 216 - Lê văn Hoả
217 - Nguyễn văn Thình 218 - Trần Bửu Trước 219 - Dương văn Hoài
220 - Phan văn Nhung 221 - Nguyễn
văn Xơ 222 - Nguyễn văn Vững
223 - Võ văn Cữu 224 - Huỳnh
văn Hợi 225 - Thanh văn Thàng
226 - Nguyễn văn Cam 227 - Hồ văn
Tòng 228 - Lê văn Ngọc
229 - Nguyễn văn Huê 230 - Đặng
văn Đẩu
231 - Lại văn Hành
232 - Lê văn Sâm 233 - Võ
văn Quận 234 -Võ văn Tức
235 - Nguyễn văn Huê 236 - Phạm
văn Cho 237 - Đãi văn Còn
238 - Trần văn Mười
239 - Nguyễn văn Hương
240 - Nguyễn văn Bạch
241 - Nguyễn Kỳ Phương
Tổng cộng : 244 người
Vì ba vị này trùng số với ba bà ở tờ 3
49 (bis) - Hà văn Thuần 50 (bis) - Lê
văn Trung 51 (bis) - Lê văn Lịch.
Tuy nhiên tất cả giấy tờ đều nói rằng 247 vị, không biết có sự vắng mặt nào không ! (Ghi là khuyết
nghi )
CHƯƠNG IV
A- CÁC TRỊ QUYỀN TRONG NỀN
CHÁNH TRỊ ÐẠO- QUYỀN LẬP PHÁP: QUYỀN VẠN LINH
Nền Chánh Trị Ðạo tuy vẫn chủ trương bởi hai Ðài hữu hình là Hiệp Thiên Ðài
và Cửu Trùng Ðài, song các trị quyền cũng chia làm ba như chánh trị của mặt Ðời:
Quyền Lập Pháp, Quyền Hành Pháp và Quyền Tư Pháp.
Quyền Lập Pháp tức là Quyền
Vạn Linh:
Một quốc gia biểu lộ sự sanh tồn bằng các quyền năng (fonctions), quyền
năng ấy lại phải có cơ quan (organe) để thi hành. Trong cửa Ðạo, muốn biểu lộ sự
hoạt động không ngừng của bộ máy Chánh trị cũng có đủ các quyền năng và cơ quan
để thi hành quyền năng đó. Quyền năng và cơ quan hiệp lại gọi là trị quyền. Như
quyền Lập Pháp tức là Quyền Vạn Linh là một trị quyền. Quyền năng của nó phải
biểu lộ ý chí và nguyện vọng của Nhơn sanh, còn cơ quan thì có ba Hội:
- Quyền Lập Pháp của Ðời lấy Nghị hội làm cơ quan, gọi là Viện, thường chia ra hai Viện (Lưỡng
Viện chế) là: Thứ Dân Nghị Viện hay là Hạ Nghị Viện và Nguyên Lão Nghị Viện hay
Thượng Nghị Viện, hay là thống nhất lại thành một viện (Nhứt Viện chế) Quốc Dân
Ðại Hội (kêu tắt là Quốc Hội).
Trong nền Ðạo, cơ quan Lập Pháp theo một chế độ khác lạ, là chia ra làm ba
Nghị Hội, ta có thể tạm gọi là chế độ ba viện (Tam Viện chế).
Ba Hội ấy là:
1 . Hội Nhơn Sanh (Conseil populaire) giống như Thứ Dân Nghị Viện, nghĩa là trực tiếp với
Nhơn sanh, gồm có các Ðại Biểu trực tiếp do Nhơn sanh bầu cử đặng thay mặt cho
mình, đem lời thỉnh nguyện của mình ra trình bày giữa hội (tánh cách dục tấn).
2 . Hội Thánh (Conseil sacerdotal) giống Nguyên Lão Nghị Viện với tánh cách bảo thủ đặng
dung hòa, kềm chế bớt những ý nguyện quá bồng bột của Nhơn sanh, do Hội Nhơn
Sanh dâng lên. Hội Thánh có quyền tán thành hay phản đối lời thỉnh cầu của Nhơn
sanh chiếu theo Luật Pháp của Ðạo.
3 . Thượng Hội (Haut Conseil) tức là Hội Tối Cao, có quyền xem xét đề nghị của Hội Nhơn
Sanh và Hội Thánh rồi có quyền chấp thuận hay là không.
Ba Hội nầy hiệp lại làm Cơ quan của "Quyền Vạn Linh".
Tại sao có Quyền Vạn Linh?
Từ xưa đến nay, xem qua Chánh trị của Ðời, Quyền Lập Pháp thường do một người
hay một thiểu số người chủ trương, thành ra đa số thường bị áp bức phải tuân
theo ý chí của nhóm thiểu số kia. Mà pháp luật đã đặt ra do một thiểu số người,
chỉ thích hợp với quyền lợi của một nhóm người nầy mà không thích hợp với quyền
lợi của nhóm người khác, thích hợp với tập quán của địa phương nầy mà không
thích hợp với tập quán của địa phương khác. Vậy thì ta chỉ thấy "Người cai
trị người" chớ chưa hề thấy "Luật cai trị người". Vì cớ cho nên
Ðời thường loạn.
Con người có ý chí trước, rồi hành động sau, thì hành động đó mới thích hợp
được, bằng không thì chỉ là những hành động lầm lẫn, thiếu suy gẫm, thiếu tính
toán.
Pháp luật cũng như ý chí của con người, có Pháp luật làm khuôn viên, thì
toàn Nhơn sanh cứ một mực khép mình vào khuôn viên ấy, mới có thể tránh những
hành vi trái phép được. Ý chí của con người thường biến đổi. Trình độ của Nhơn
sanh luôn luôn tiến hóa về mặt trí thức tinh thần, cần phải có luật pháp chế biến
cho thích hợp với trình độ tiến hóa với nhơn ý, nhơn nguyện thì Nhơn sanh mới
vui lòng tuân hành.
Ðức CHÍ TÔN là Ðấng Tối Cao, sản sanh ra muôn loài, song Ngài đã nói rằng:
"Thầy là các con, các con là Thầy" ý nghĩa nói rằng: Quyền Vạn Linh bằng
với quyền của Chí Linh. Ý muốn của Vạn Linh (Créatures) tức là ý muốn của Chí
Linh (Créateur): Ý muốn của "con cái" tức là ý muốn của "Cha
Lành" đó vậy. Vì thế mới có lập Quyền Vạn Linh để Vạn Linh tự lập luật lấy,
đặng tự kiềm chế mình trong con đường tu, hầu qui hồi cựu vị, hội hiệp cùng Thầy.
Sự lợi ích của chế độ nhiều
Nghị Hội
trong Quyền Lập Pháp
Như đã nói trên, tánh cách của Hội Nhơn Sanh là dục tấn, nghĩa là bồng bột,
đòi hỏi rất nhiều, nếu trong Quyền Lập Pháp chỉ có một Hội Nhơn Sanh làm cơ
quan, thì ý nguyện của Nhơn sanh nhiều khi đi quá cao hơn sự thực hành của họ,
tất nhiên Nhơn sanh không thế nào theo kịp. Cần phải có Hội Thánh để dung hòa ý
chí quá cấp tiến của Nhơn sanh và Thượng Hội để quyết định chấp thuận đề nghị
nào. Thành ra cả ba Hội đều tự thấy mình cần phải dung hòa cùng nhau, mỗi Hội tự
nhượng bộ một ít, trong khuôn Luật pháp.
Về phương diện chuyên môn, một đề nghị đi qua sự thảo luận của nhiều Hội, tức
nhiên chính chắn hơn là chỉ đi qua có một Hội. (Khai Pháp Trần Duy Nghĩa)
B - KHAI TRIỂN BẰNG LÝ DỊCH
Đạo Cao Đài được thành hình theo qui luật của Càn Khôn Vũ trụ, chứ không phải
tự ý muốn phong phẩm cấp cho ai thì phong. Nhưng nên nhớ “Trời không hai mặt, đất chẳng hai vua”, cho
nên từ việc nhỏ cho đến việc lớn đều tuân theo luật của Đức Chí Tôn định. Ngay
trong việc thờ phượng phải tuân thủ theo nguyên tắc rõ ràng:
Nhìn lại đồ hình thấy:
- Nhứt kỳ Phổ Độ đã qua, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật tượng cho Phật, kế đến Tiên
và Thánh.phổ trùm qua các thời kỳ, tượng trưng bằng tam giác ABC.
Nhị Kỳ Phổ Độ: khi đứng vào tam giác nhỏ là tượng cho Tam giáo ở Nhị Kỳ Phổ
Độ:
- Phật Thích Ca Mâu Ni, Chưởng giáo Phật đạo (đỉnh A).
- Thái Thượng Đạo Tổ Chưởng giáo
Tiên Đạo.
- Khổng Thánh Tiên sư Chưởng giáo
Thánh đạo.
- Tam Kỳ Phổ Độ là quyền hành Tam Trấn Oai Nghiêm thay quyền Tam giáo, tượng tam giác trong
cùng của đồ hình, tức là giữa vòng tròn.. Đại diện là:
- Quan Âm Bồ Tát thay quyền Phật Đạo
- Lý Đại Tiên Trưởng thay quyền Tiên
Đạo.
- Quan Thánh Đế Quân thay quyền
Thánh Đạo.
Ấy là Tam Giáo và Tam Trấn Oai Nghiêm. qua hai thời kỳ
Nếu nhìn theo đường thẳng đứng trên đồ hình thì Ngũ Chi Đại-Đạo, là:
- Trên hết là
Thích Ca Mâu Ni - Phật đạo.
- Kế đến là Thái
Bạch Kim Tinh – quyền Tiên Đạo
- Đức Jésus là
Thánh đạo Chưởng giáo, Ngài là Đấng Cứu thế, tức nhiên Ngài đã thọ khổ chết
trên cây Thánh giá để chuộc tội cho nhân loại. Danh Chúa đã đứng vào tâm của
vòng tròn. Biểu tượng một tinh thần phụng sự phải
qua năm bước khổ đó vậy.
- Khượng Thượng Tử Nha Chưởng giáo Thần Đạo.
- Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chủ quyền Nhơn Đạo trong buổi Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ này.
Thế nên Ngũ Chi Đại-Đạo chính là: Năm bước khổ như lời Đức Hộ-Pháp nói:
“Cái chương trình ấy là những cơ chỉ
sanh ra bởi các tư tưởng của cả Tôn Giáo đã lập thành nên Ðạo. Chữ Ðạo là đường
đặt ra bởi đó, đặng dìu dắt nhơn sanh khỏi bước đời gay trở; cốt yếu là lập mục
đích, định chuẩn thằng cho kẻ trước hiệp người sau, kẻ kim hòa người cổ, tóm cả
trí lự của nhơn loại, đặng làm ngọn huệ quang soi rọi khắp nhơn gian, mượn cả sự
tội tình sầu thảm của thế, mà tạo Bát Nhã thuyền đặng vớt người nơi khổ hải.
- Phật, vì thương đời, mà tìm cơ giải khổ.
- Tiên, vì thương đời, mà bày
cơ thoát khổ.
- Thánh, vì thương đời, mà dạy cơ thọ
khổ.
- Thần, vì thương đời, mà lập cơ thắng
khổ.
- Hiền, vì thương đời, mà đạt cơ
tùng khổ.
Chữ khổ là đề mục của khoa học trường đời, phẩm vị Hiền,Thần,Thánh,Tiên, Phật,
là ngôi vị của trang đắc cử”.
C - Ba thời kỳ Chí-Tôn mở
Đạo:
Vậy thì từ trước đến giờ đã có ba lần mở Đạo:
Trên đồ hình thì các tam giác nội tiếp trong vòng tròn là tượng cho Tam giáo qua các thời kỳ: tóm lược
sau:
* Nhứt kỳ Phổ-Độ
- Phật-giáo là Nhiên-Đăng Cổ-Phật.
- Tiên-giáo là Thái-Thượng Đạo Tổ.
- Thánh-giáo là Văn-Tuyên Đế-quân.
* Nhị kỳ Phổ-độ
- Phật-giáo: Thích-Ca Mâu-ni.
- Tiên-giáo: Thái-Thượng Lão-quân .
- Thánh-giáo: Khổng-Thánh Tiên sư.
* Tam-kỳ Phổ-độ
- Thay Phật-giáo: Quan-Âm Như Lai.
- Thay Tiên-giáo:Thái-Bạch Kim-Tinh.
- Thay Thánh-giáo: Quan-Thánh Đế.
D - TỊCH ĐẠO THANH HƯƠNG:
1 - Trường hợp đặc biệt:
Tam Bửu của Trời NHỰT- NGUYỆT-TINH đặt
nơi Cửu Trùng Đài.
Ba báu: NHỰT, NGUYỆT, TINH là ba hình ảnh của người đại diện trong thời
“Nhơn sanh ư Dần” là ba vị Đầu Sư của ba phái Thái- Thượng- Ngọc, được ân phong
đầu tiên trong cửa Đạo Cao Đài nơi Tòa Thánh Tây Ninh mà thôi.
- Thái Đầu-sư Thái Nương TINH và Thái Minh TINH.
- Thượng Đầu-Sư Thượng Trung NHỰT.
- Ngọc Đầu-sư Ngọc Lịch NGUYỆT.
Xem thế, thì Mặt trời, mặt trăng mỗi thứ chỉ có một, nhưng Tinh là sao thì
rất nhiều, có đến 3072 ngôi sao, nên phải có hai vị mang chữ TINH.
Bởi: Số 3 là do số 1 và 2 hỗn hợp lại mà biến ra 3. Số 3 là con số căn bản
trong tất cả các số. Chính nó là một con số Huyền diệu và nhiệm-mầu nhứt.
2 - Cửu Trùng Đài thuộc quẻ
KHẢM ☵
Tam Đầu chế của Cửu Trùng Đài là ba vị Đầu Sư đầu tiên.
Nhưng, chỉ riêng trong thời khởi khai Đại-Đạo thì Chức sắc Cửu Trùng-Đài
Nam-phái được hưởng một đặc-ân là ba vị Đầu-Sư có Thánh-danh mang chữ: Nhựt-
Nguyệt- Tinh gọi là Tam bửu của Trời là:
- Thái Đầu-Sư Thái-Minh TINH (Thiện-Minh)
- Thượng Đầu-Sư Thượng-Trung-NHỰT
- Ngọc Đầu-Sư Ngọc-Lịch NGUYỆT
Bởi: Hội Thánh Đại-Đạo có hai Đài hữu hình:
1/ - Cửu-Trùng-Đài lo về cơ-quan giáo-hóa nhơn-sanh.
2/ - Hiệp-Thiên-Đài là cơ-quan bảo tồn Luật pháp Đạo.
Cơ phong Thánh Cửu-Trùng-Đài Nam-phái được thành lập trước, vào ngày 14 rạng
ngày rằm tháng 10 năm Bính Dần (dl:19-11-1926). Tuy nhiên, với ba vị Đầu-Sư này
được Thiên-phong lần lượt vào các ngày:
- Ông Lê-văn-Trung, Thánh-danh Thượng Trung Nhựt, đắc phong ngày 15-3-Bính
Dần (1926)
- Ông Lê-văn-Lịch, Thánh-danh Ngọc Lịch
Nguyệt, đắc phong ngày 15-3-Bính
Dần (1926)
- Ông Thiện-Minh, Thánh danh
Thái-Minh-Tinh, đắc phong ngày
13-10-Bính Dần (1926)
Ngày ông Thiện-Minh được ân-phong, Thầy có dạy:
“Thiện-Minh, con há ! Mừng con,
“Con ôi! Khi Thầy giáng sanh lập Đạo
Thánh, Thầy đổ máu mà rửa tội cho chúng-sanh, đến đỗi phải lấy thân làm của tế
mà cầu-khẩn cho chúng-sanh. Hai ngàn năm chưa qua, giọt máu Thầy đã trôi hết !
Nay, con vì ma khảo phải đổ máu mà rửa tội cho toàn phái Thái, thì sự vinh-diệu
con trước mắt chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, đã đặng so-sánh cùng Thầy rồi…Cười.
Con phải lấy hiệu Thiên-ân là Thái-Minh Tinh làm Đầu-Sư”.
- TINH là sao có
rất nhiều (Âm)
- NHỰT là mặt trời
thì có một (Dương)
- NGUYỆT là mặt trăng,có một (Âm)
Như vậy Cửu-Trùng-Đài là quẻ Khảm
☵ (nếu kể
Tam thiên thế-giới và Thất thập nhị điạ là Tinh-tú thì có đến 3.072 vì sao). Do
vậy, mà phái Thái phải có đến hai vị:
1 - Thái Minh-Tinh
2 - Thái Nương-Tinh
Ngày 12-12-Bính Dần (dl: 15-01-1927)
Thầy giáng dạy rằng:
“NƯƠNG, Thầy dặn con, con chẳng hề nghe đến, Thầy muốn bỏ, song vì cựu vị nên chẳng đành. Từ đây phải lo Đạo nghe! Thầy
phong cho con chức Thái-Đầu-Sư, phải hành Đạo và hiệp sức phổ-độ phái Thái,
Thái-Minh Tinh bị Lý Thái Bạch cách chức”.
Đức Lý dạy:
“Nương phải sắm
Thiên-phục như Thơ Thanh vậy nghe!” (13-12 Bính-Dần).
Tại sao Cửu-Trùng-Đài thuộc quẻ KHẢM ☵ ?
- Bởi theo thứ-tự BA PHÁI là Thái, Thượng, Ngọc; tức là:
- Phái Thái thuộc Phật (trước)
- Phái Thượng thuộc Tiên. (giữa)
- Phái Ngọc thuộc Thánh. (sau)
Trong Tam-Kỳ Phổ-Độ này thì:
* phái Thái có hai vị, mang chữ TINH số 2 thuộc Âm.
* phái Thượng có 1 vị mang chữ NHỰT
số 1 thuộc Dương
* phái Ngọc có một vị, mang chữ NGUYỆT thuộc Âm.
Như vậy, Cửu-Trùng-Đài thuộc quẻ KHẢM ☵
(Khảm vi thủy, Thủy là nước).
Đạo Cao Đài luôn lấy chữ CHÁNH và
TRUNG làm trọng, nên chi phái Thượng
(phái Tiên) ở giữa rất là yếu trọng. Cũng như các giờ giấc cúng kính
cũng luôn lấy điểm giữa làm trọng. Ví dụ:
Bốn thời:
Tý: từ 23g - 24g
- 01g; thì
24g là chính Tý.
Ngọ: từ 11g - 12g
- 01g, thì
12g là chính Ngọ
Mẹo: từ 5g
- 6g -
7g, thì 6g
là chính Mẹo
Dậu: từ 17g -18g -
19g thì 18g là
chánh Dậu
3 - Trường hợp thông thường:
Trong thời Tịch Đạo Thanh Hương này: Nam lấy chữ THANH, nữ lấy chữ HƯƠNG đặt
vào Thánh danh của mỗi người, như đã trình bày. Tức nhiên từ phẩm Lễ sanh trở
lên là đã có chữ Tịch Đạo rồi. Thí dụ: Ông Nguyễn-văn-A được thọ phẩm Lễ Sanh
phái Ngọc thì Thánh danh là NGỌC-A-THANH, tức nhiên chữ sắc phái (Ngọc) đặt trước,
kế đến tên tộc giữa (A), sau là chữ Tịch Đạo (Thanh). Nếu nữ Lễ Sanh: là Bà
Nguyễn-Thị-Bê, thì Thánh danh là Hương-Bê, hoặc là Nguyễn Hương-Bê, tức là đặt
chữ Hương trước chữ tên (nếu có nhiều người trùng tên, thì đặt chữ họ phía trước).
Thử hỏi vì đâu có được những chữ sắc phái này cho Nam phái ? Có tự ý muốn
được không? Có phải do bắt thăm hên xuôi may rủi không ?– Xin trả lời: Không !
4 - Ba vị Quyền Đầu sư tiếp
theo:
Ngày 17-01-Quí Dậu (dl: 11-02-1933) ba vị Chánh Phối Sư ba phái đầu tiên được
Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung hiệp cùng Đức Phạm Hộ Pháp (có sự đồng ý của Đức
Lý Giáo Tông) đồng ký tên ra Thông Tri thăng phẩm Quyền Đầu Sư, cho ba vị Chánh
Phối Sư nầy.
- Thái Thơ Thanh (Nguyễn Ngọc Thơ -
1873-1950)
-Thượng Tương Thanh (Nguyễn Ngọc Tương (1881-1951) - Ngọc Trang Thanh (Lê
Bá Trang - 1879-1936)
Qua năm sau, hai vị Quyền Đầu Sư Thượng Tương Thanh và Ngọc Trang Thanh
tách khỏi Tòa-Thánh Tây Ninh lập Ban Chỉnh Đạo, sau thành Chi phái Bến Tre.
5 - Ba vị Đầu sư tiếp
theo: do ba vị Chánh Phối Sư được Đức Lý Giáo Tông thăng thưởng lên Đầu Sư .
Hiện ba vị Đầu Sư này có xây Tháp tại Đông lang Tòa Thánh Tây Ninh là.
- Thái Đầu Sư Thái Bộ
Thanh (1891-1976)
- Thượng Đầu Sư Thượng Sáng Thanh
(1888-1980)
- Ngọc Đầu Sư Ngọc Nhuợn
Thanh (1906-1985)
Hiện ba tháp này vẫn còn và đặt trước Lễ viện Toà Thánh.
Đức Thượng-Đế cũng xác nhận về ba vị Tướng soái của Thầy bên cơ-quan Cửu-Trùng
Đài rằng:
“Thầy đến đây đặng cho hội-hiệp
sum-vầy BA NGÔI cho đoàn-tụ đó, bớ mấy con! Nghĩa là Ngọc-Thanh, Thái Thanh và
Thượng-Thanh đã đủ mặt ngày nay rồi, thì phải lo thi-hành bổn-phận cho chóng. Bởi
ngày giờ đã muộn, ráng mà làm bia cho đời sau noi dấu đến bảy chục muôn năm đó
con! Chớ chẳng phải là cuộc nhỏ mọn đâu con, phải ráng mà đồng công cọng sự mới
đặng, trong thì Thầygiúp sức,ngoài thì BA CON phụ lực mới thành công”. Như vậy
thời Tịch Đạo THANH HƯƠNG này Nam phái có đến 9 Nam Đầu Sư và Nữ Phái có ba ĐẦU
SƯ, cộng chung là 12 vị Đầu Sư tất cả.
Ba vị Nữ Đầu Sư của thời Thanh Hương:
- Nữ Đầu Sư: Lâm Hương-Thanh
(1874- 1937)
- Nữ Đầu Sư: Nguyễn Hương-Hiếu (1886- 1971)
- Nữ Đầu Sư: Hồ Hương-Lự
(1878- 1972)
6 - Chức sắc Thiên phong do
quyền Thiêng liêng định:
Tất cả đều phải được cầu Cơ tại Cung Đạo do Đức Lý giáng ban trong dịp cầu
phong, cầu thăng, gọi là Chức sắc Thiên phong. Chỉ có Đức Ngài mới biết được
căn cơ của nhơn sanh hồi tiền kiếp đã tu theo pháp nào. Thí dụ trước đây người
có tu theo Phật, giờ đây Ngài cho phái Thái để tiếp tục hành theo Phật trong
nguơn hội Cao Đài, nếu thời trước tu theo Tiên, Thánh; giờ này lần lượt nhận
phái Thượng, phái Ngọc là như vậy. Tất cả đều nằm trong máy Tạo huyền vi một
cách nhặt nhiệm chứ không phải do ý muốn của người mà xem như một trò đùa, e ra
đắc tội với Thiêng Liêng không nhỏ vậy. Vì do Thiêng liêng phong cho sắc phái
nên mới gọi là THIÊN PHONG. Bởi vậy mà chữ Thiên phong Chức sắc thật là đáng
trân trọng. Trái lại thì gọi là phàm phong, hay nhơn phong, không giá trị gì hết
đối với nhơn sanh, đừng nói chi đến chư Thần Thánh Tiên Phật, không một ai chấp
nhận bao giờ .. .
THẦY dạy tại Cầu Kho 19 Février 1927:
“Thầy vì lẽ công mà phong Chức sắc
cho mỗi đứa là cũng do Tòa Tam Giáo xin, chớ xem lại trong hàng Môn đệ đã thọ
tước cũng chưa đặng thấy mấy đứa cho xứng đáng. Vậy các con đứa nào đã được thưởng
phong cũng chẳng nên vội mừng mà quên phận sự; còn mấy đứa chưa đặng phong thưởng
cũng không nên vội buồn mà thất đạo tâm. Các con hiểu à ?
Thầy ước sao các con biết tự lập thì Thầy mới vui lòng; chớ các con Nhập
môn cho đông, lãnh Thiên phong cho nhiều mà không đủ tư cách, thì các con phải
tự hỏi mình coi có bổ ích vào đâu chăng – Hiểu à!”
7 - Hiệp-Thiên-Đài thuộc
quẻ LY ☲
Những ngày đầu Đấng AĂÂ gọi ba vị này là “Tam vị Đạo-hữu”, một từ thân-mật
là các Ông:
- Cao-Quỳnh-Cư, sau đắc phong là THƯỢNG PHẨM, tuổi Mậu-Tý (1888 )-
Số 1 (Dương)
- Cao-Hoài-Sang, sau đắc
phong là THƯỢNG SANH, tuổi
Tân-Sửu (1901) - Số 2
(Âm)
- Phạm-Công-Tắc, sau đắc phong là HỘ-PHÁP, tuổi Canh Dần (1890)
Số 3 (Dương)
Đức Chí-Tôn lập Đạo trong buổi Hạ-nguơn
này thể hiện cơ tuần-huờn châu nhi phục thủy, Tôn-chỉ lấy “Tam Giáo Qui Nguyên
Ngũ Chi Phục Nhứt” để đưa nhân-loại đến Đại-Đồng. Lấy theo nguyên-lý của vũ trụ
thì:
- Thiên khai ư Tý - Trời khai vào
hội Tý
- Địa tịch ư Sửu - Đất thành
hình ở hội Sửu
- Nhơn sanh ư Dần - Nhơn-loại sanh vào hội Dần.
Nay là buổi “Nhơn sanh ư Dần” nên đây là phần hành của Đức DI-LẠC. Do vậy
mà hình ảnh của Ngài ngự ở mặt tiền Đền-Thánh, cỡi CỌP để làm biểu tượng là năm
Dần.
Thầy đã ân-cần nhắc-nhở:
“CƯ- TẮC - SANG, ba con đã lãnh mạng
lịnh lớn lao vẹt đường tăm-tối trong buổi ban sơ. Thầy lại khiến ba đứa phải
liên-hiệp nhau mới có thể xây đắp nền Đạo cho đến cùng”.
Đức Chí-Tôn cũng nói rõ về phần yếu-trọng của ba người nữa:
“CƯ- TẮC- SANG, con ơi ! Lập Đạo
thành đặng chăng tại nơi ba con. Con đã nghe quyền-hành của yêu quỉ Thầy cho lớn
đến bực nào ? Chẳng phải là cơ thử Thánh, Tiên, Phật mà thôi, lại còn là
Công-bình thiêng liêng của Tạo hóa. Nếu hai đầu cân chẳng song bằng thì tiếng
cân chưa đúng lý. Tự nơi các con làm thế nào cho bên Thánh-Đức nặng hơn tà-mưu
thì làm mới ra công quả. Các con chớ ngại, ngày nay Đạo đã khai tức là Tà khởi.
Vậy các con phải làm hết lòng, hết sức mà gìn-giữ lấy mình, đã chẳng phải giữ
mình các con mà thôi, lại còn giữ-gìn cả Môn đệ Thầy nữa.
“Nội nơi Nam-phương này, như có mặt
cho Tà thần yêu-quái sợ thì duy có ba con. Vậy ráng giữ-gìn cho thanh-khiết. Thầy nói thật cho các con hiểu trước rằng: Cả Môn-Đệ Thầy đã lựa chọn, lọc-lừa,
còn lại lối nửa phần, Thầy cho yêu quái
lấy danh Thầy mà cám-dỗ, đi bao nhiêu thì mất bấy nhiêu. Các con chớ buồn vì
Thiên cơ phải vậy, thi nhiều đậu ít là lẽ hằng. Các con liệu
phương thế mà nâng đỡ đức-tin của Môn-đệ Thầy lên cao hằng ngày, ấy là công-quả
đầu hết.”
(ĐCT - Giáp-Dần 1926)
Bởi vì, trên tinh-thần một Tôn-giáo muốn sống bền vững và phát-triển tốt đẹp,
thì Tôn-giáo ấy phải có đủ Tam-bửu: TINH- KHÍ- THẦN.
- Về Thần: thì khi lập Đạo Cao-Đài,
Thần đã sẵn có do Đức Chí-Tôn làm chủ linh-hồn của Đạo-giáo.
- Về Khí: thì buổi phôi-thai chưa mấy tựu thành, nên Đức Chí-Tôn mượn hình
thể của Diêu Trì-Cung làm Khí.
- Về Tinh: thì hình thể của Đạo Cao-Đài tức là ba Chi: Đạo - Pháp- Thế, tượng-trưng là Thượng-Phẩm, Hộ Pháp, Thượng-Sanh
(là ba ông CƯ, TẮC, SANG).
E - Sự thành hình trải qua ba thời-kỳ:
Thời-kỳ khởi thủy luôn có mặt của hai Đài:
* Tam đầu chế Hiệp-Thiên-Đài là ba vị: Thượng Phẩm, Thượng Sanh, Hộ-Pháp
tính theo tuổi (Tý - Sửu- Dần) bởi
ảnh hưởng theo nguyên-lý của vũ trụ .
* Tam đầu chế Cửu-Trùng-Đài là ba vị Đầu Sư
tính theo trật tự trong Tam bửu của Trời là Nhựt- Nguyệt- Tinh, tức
nhiên là những người Thiên Sứ mà trong cửa Đại Đạo này là những bậc “Lương sanh
đến để cứu vớt quần sanh” tức nhiên là những người do thiêng liêng lựa chọn.
Nay Chí-Tôn thành lập Đại-Đạo qua ba thời kỳ:
I - Quan-trọng nhứt là thời
kỳ khởi thủy:
1 - Tam Đầu chế của Hiệp
Thiên Đài:
Chính ba vị Tướng-soái của Chí-Tôn đã có đủ yếu-tố để khởi-đoan cho mối Đạo
Trời trong cái cơ-vi: “Thiên địa tuần-hoàn châu nhi phục thủy”; phải chăng tất
cả đều có một sự sắp xếp tế-vi,nên mới nói “Đạo thành do ba người”
Ba người đứng vào ba tuổi: TÝ- SỬU - DẦN.
Đây là ba người trong cơ khởi thủy của Hiệp Thiên Đài:
“Hiệp-Thiên-Đài là hình-trạng của Ngọc
Hư-Cung tại thế. Ấy là cửa mở cho các chơn-linh vào đặng đi đến Tam thập lục
thiên, Cực-lạc thế giới và Bạch-Ngọc-Kinh là nơi chúng ta hội-hiệp cùng Thầy
hay là chỗ ải địa-đầu ngăn cản các chơn-linh chẳng cho xông phạm đến đường Tiên
nẻo Phật.
“Lòng Từ-bi của Thầy cho có:
- Kẻ rước là Thượng Sanh,
- Người đưa là Thượng-Phẩm và
- Người dẫn nẻo mở đường cứu độ là Hộ-Pháp, đặng đem cả con cái của Thầy về
giao lại cho Thầy, kẻo hằng ngày trông đợi”.
Tức nhiên:
Như trên, khi sắp theo số Âm Dương,
cơ ngẫu, thì ba vị
Chức-sắc Đại-Thiên-phong của Hiệp-Thiên-Đài họp thành quẻ LY ☲ bởi số lẻ là Dương, tượng trưng vạch liền số chẵn là Âm tượng-trưng vạch đứt mà số 1 và 3 là Dương, giữa là Âm tạo thành
quẻ LY là vậy.
Kết-luận: Tam đầu chế của Hiệp-Thiên-Đài biểu tượng bằng quẻ LY ☲ (Ly vi Hỏa, Hỏa là lửa).
Bởi thế quyền-hành của Thượng-Phẩm, Thượng Sanh, Hộ Pháp, rất lớn lao. Ngoài ra Đức Hộ-Pháp còn là Chưởng
Quản cả Hiệp-Thiên-Đài nữa, do PCT dạy:
“Trong Hiệp-Thiên-Đài thì Hộ-Pháp
thay quyền cho các Đấng Thiêng liêng mà gìn-giữ công-bình tạo-hóa, bảo hộ
nhơn-loại và vạn-vật lên cho tới địa-vị tận thiện tận mỹ: người thì tận thiện,
còn vật thì tận mỹ. Chẳng cần lấy sức mình mà lập, chỉ bảo-hộ cho sự tấn-hóa tự
nhiên khỏi điều trở ngại, nếu nói có quyền bảo-hộ thì phải có luật pháp, lấy luật-pháp
mà kềm chế nhơn-sanh cũng như các Đấng trọn lành lấy Thiên-điều mà sửa trị
càn-khôn thế giới.
“Hộ-Pháp là thể các Đấng trọn lành,
Người lại giao quyền cho Thượng-Phẩm lập Đạo đặng dìu-dắt các chơn-hồn lên tột
phẩm-vị của mình, tức là nâng-đỡ binh vực cả tín-đồ và chức sắc thiên-phong ngồi
an địa-vị, cũng như chư Thần, Thánh điều-đình càn-khôn thế giới cho an tịnh mà
giúp sức cho vạn-loại sanh sanh hóa hóa.
“Thượng-Phẩm tiếp các chơn-hồn của Thượng Sanh giao vào cửa Đạo. Thượng-Phẩm
là người
thể Đạo đối với hàng Thánh, ấy là
người làm đầu các Thánh.
“Thượng-Sanh về Thế độ, đem các chơn-hồn vào cửa Đạo, dầu nguyên-nhân hay
là hóa-nhân cũng vậy, phải nhờ Người độ-rỗi.
Thượng -Sanh đặng mạng lịnh
chuyển thế, buộc Thượng-Sanh phải gần kẻ vô đạo đặng an-ủi, dạy dỗ, mà kể từ
hạng vô-đạo trở xuống cho tới vật chất thuộc về phàm, ấy vậy Thượng-Sanh là thể
Đời, Người đứng đầu của phẩm phàm-tục”
(PCT)
Bởi giá trị tinh-thần của ba Ngài được mệnh danh là Tướng-soái của Chí-Tôn
nên sở hành của các Ngài đã cống-hiến cho nền Đạo thật là to-tát.
Ba ông đều đắc Thiên-phong trước hết và đắc lịnh chấp cơ truyền Đạo phổ-độ
chúng sanh. Hai ông Hộ-Pháp và Thượng-Phẩm hiệp thành một cặp đồng-tử chấp cơ
phong Thánh truyền giáo, lập Pháp-Chánh-Truyền và Tân luật là Hiến-chương của nền
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ Độ hiện giờ. Chúng ta phải nhìn-nhận đầu công của hai ông
này vào bậc nhất, vì trước hết và trên hết, Đức Chí Tôn mượn tay Thần-lực của
hai ông mà lập thành Đại-Đạo cho đến ngày nay.
Chính Đức Hộ-Pháp xác nhận:
“Chúng ta xét lại thấy ĐẠO CAO-ĐÀI
còn hạnh phúc hơn các nền Tôn-giáo khác,
nếu nhận quả-quyết thì có ba người,
mà ba người tức nhiên nhiều hơn thiên-hạ rồi.
Cái thiệt tướng của nền Tôn-giáo Đức Chí Tôn hiện tượng do quyền-năng vô đối
của Ngài mà đoạt đặng, trong đó các vị thừa-hành mạng lịnh của Ngài đã vẽ nên
hình, nắn nên tướng của nó. …Nói quả-quyết Bần-Đạo đã đánh tan thù hận ra, khi
các đảng-phái dùng quyền-lực đặng chiếm ngôi vị của Chí-Tôn để tại mặt thế-gian
này.
Bần-Đạo đã can-đảm dùng quyền của Bần Đạo đánh ngã hết đặng bảo-trọng hình
tướng Thương-yêu của Đạo, Bần-Đạo lỗ vốn cũng nhiều, Bần-Đạo gánh lấy cả thù hận
ấy đặng bảo-tồn hình thể của Chí-Tôn cho trọn Thương-yêu” . Đó là Tam đầu chế của
HIỆP-THIÊN-ĐÀI.
2 - Tam đầu chế Cửu-Trùng-Đài:
Về Cửu-Trùng-Đài như trên đã giải rõ: cũng có Tam đầu chế như Hiệp
Thiên-Đài vậy.
- Cửu-Trùng-Đài thuộc quẻ KHẢM ☵
- Hiệp-Thiên-Đài thuộc quẻ LY ☲
- Còn lại BÁT-QUÁI-ĐÀI là nơi thờ Đức Chí-Tôn và các đẳng Thần, Thánh,
Tiên, Phật; thuần Dương, thuộc quẻ CÀN ☰ (Càn vi thiên, Càn là trời vậy).
Kết-luận:
3 - Tính cách chiết Khảm
điền Ly
của Đạo Cao-Đài
Từ xưa đến giờ, người tu-hành chỉ mong TU LUYỆN: “chiết Khảm điền Ly phản vị
Càn”; có nghĩa là căn-cứ trên quẻ, nếu lấy hào Dương của Khảm đem thế vào hào
Âm ở giữa của quẻ Ly thành ra quẻ Càn.
Như vậy, nay là cơ Đại-ân-xá của Chí-Tôn nên chính Thầy đã “chiết khảm điền
Ly” cho tất cả rồi, thế nên Thầy mới nói “Các con chỉ có TU mà đắc Đạo. Phải
ngó đến hằng ức, thiên, vạn kẻ nhơn-sanh chưa đặng khỏi luân-hồi, để lòng từ-bi
độ rỗi kẻo tội nghiệp.”
Mà Tu thì làm
sao?
Thầy dạy: “Người dưới thế này, muốn giàu có phải kiếm phương thế mà làm ra của. Ấy là về
phần xác thịt. Còn Thần, Thánh, Tiên, Phật muốn cho đắc Đạo, phải có công quả.
Thầy đến độ rỗi các con là thành lập một trường đạo đức cho các con nên Đạo. Vậy
đắc Đạo cùng chăng tại nơi các con muốn cùng chẳng muốn. Thầy nói cho con nghe.
K…ôi ! Nếu chẳng đi đến trường Thầy lập
mà đoạt thủ địa-vị mình, thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc
Đạo bao giờ.” (TN I/27)
4 - Thầy chiết khảm điền ly bằng cách nào?
Theo thứ-tự trên đã cho thấy rõ: lẽ ra Đền Thánh được kiến-thiết, đặt trong
cùng là:
- Bát-Quái-Đài thuộc về Thần, quẻ CÀN
- Hiệp-Thiên-Đài thuộc về Khí, quẻ
LY
- Cửu-Trùng-Đài thuộc về Tinh, quẻ
KHẢM
Nhưng, trên thực-tế thì các vị-trí đã thay
đổi ở hai Đài hữu-hình là:
* Bát-Quái-Đài, hướng Đông, ở trong, quẻ CÀN
* Kế đến là Cửu-Trùng-Đài, ở giữa, quẻ KHẢM
* Ngoài là Hiệp-Thiên-Đài, hướng Tây quẻ LY
Đây là phần Địa-hình đã tương-hiệp:
Ngài đã đặt quẻ Khảm lên quẻ Ly; đồng thời đặt quẻ Ly lên quẻ Khảm để thành
quẻ CÀN. Thế nên, người tu theo Đạo Cao-Đài ngày nay tu mà không cần luyện, chỉ
Phụng-sự vạn linh, mà phụng-sự vạn linh tức là phụng-sự cho Chí-linh. Cúng Tứ
thời là Luyện Tam-bửu vậy.
PCT: “Ngày nay Chí-Tôn đã định khai Đạo đặng thị chứng cho các Tôn-giáo biết
nhìn nhau trong đường hành thiện, trừ tuyệt hại tranh-đấu thù hiềm, làm cho thế
giới đặng Hòa-bình, thoát cơ tự diệt.
“Thể Đạo của Chí-Tôn cũng phải nương
theo chữ HÒA mới toan thành lập. Chí-Tôn định lập thành Hội Thánh đặng thay thế
hình ảnh của Người, thì cũng tùng theo phép tạo-hóa cá-nhân mà gầy nên ảnh-tượng:
- Cửu Trùng-Đài là thi-hài, ấy là TINH.
- Hiệp-Thiên-Đài là chơn-thần, ấy là KHÍ.
- Bát-Quái-Đài là linh-hồn, ấy là THẦN.
Nếu cả ba mà không tương hiệp, thì
khó mong thành Đạo đặng”
Lại nữa: “Thần là khiếm-khuyết của cơ mầu-nhiệm từ ngày Đạo bị bế, lập
“TAM-KỲ PHỔ ĐỘ” này duy Thầy cho “Thần” hiệp “Tinh Khí” đặng hiệp đủ “Tam bửu”
là cơ mầu-nhiệm “siêu phàm nhập Thánh.”
… “Phẩm-vị Thần, Thánh, Tiên, Phật từ ngày bị bế Đạo, thì luật-lệ hỡi còn
nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên-đình mỗi phen đánh tản “Thần” không
cho hiệp cùng “Tinh Khí. Thầy đến đặng
huờn nguyên Chơn thần cho các con đắc Đạo. Con hiểu “Thần cư tại Nhãn.” Bố trí
cho chư đạo-hữu con hiểu rõ. Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. Thầy
khuyên mỗi phen nói Đạo hằng nhớ đến danh Thầy.” (Thánh-ngôn Hiệp tuyển)
II - Thời kỳ kiến tạo:
Qua thời-kỳ kiến tạo để lập công, dành cho người biết dâng công đổi vị, thì
bên Cửu-Trùng-Đài chính Đức Quyền Giáo-Tông về mặt hữu-hình đã góp vào một công
quả to lớn để dựng Đức-tin làm nền tảng Đại-Đạo ngày nay cùng với hai vị: Thượng-Phẩm
và Hộ-Pháp bên Hiệp Thiên-Đài. Với lời minh-chứng của Đức Hộ-Pháp như sau:
“Bần-Đạo xin nhắc lại, xin làm chứng
cho cả thảy con cái Đức Chí-Tôn: Nam Nữ cũng vậy. Nếu toàn thể con cái của Ngài
một đôi triệu chơn linh mà có Đức-tin vững chắc như Đức-tin của:
- Đức Thượng-Phẩm Cao Quỳnh-Cư,
- Đức Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt,
- Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc.
Nếu cả thảy đều có Đức-tin
vững-vàng dường ấy, Bần Đạo dám nói chắc
rằng: Các người dời núi Bà xuống châu thành Sài-gòn cũng đặng. Có thể nói: nền
Đạo Cao Đài này thiệt-hiện được như ngày nay
là nhờ Đức-tin
của Thượng-Trung Nhựt.
Đức Hộ Pháp nói lý do:
“Cả toàn con cái Đức Chí-Tôn buổi nọ
còn lại có ba người. Thật ra hồi ban sơ chỉ có ba người. Ba người ấy thiên-hạ
kêu là ba người lỳ; ba người ấy là: Đức Cao Thượng-Phẩm, Đức Quyền Giáo-Tông và
Bần-Đạo đây (Hộ-Pháp)
“Chúng tôi nhứt tâm, nhứt trí quyết làm cho thành Đạo, cho vừa lòng Đức
Chí-Tôn. Bởi vì không biết duyên cớ nào chúng tôi hiểu rằng: chúng tôi phải báo
hiếu cho Đức Chí-Tôn và tự nhiên quyền-năng thiêng-liêng giúp chúng tôi biết ĐẠO
CAO-ĐÀI này tương-lai sẽ cứu quốc, cứu chủng-tộc và giống-nòi.”
“Đức Cao Thượng-Phẩm là chơn-linh Hớn-Chung
Ly: một vị Đại-Tiên trong Bát Tiên, làm sứ-mạng của Chí Tôn đến tạo dựng nên
Tôn giáo tại thế này. Người cùng với Hộ Pháp họp thành cặp cơ phong Thánh lập
Pháp Chánh truyền và Tân-luật để làm Hiến-chương cho nền Quốc Đạo.
“Chúng ta phải nhìn-nhận đầu công
khai Đạo của Đức Cao Thượng-Phẩm, vì nếu thiếu bàn tay xây dựng của Người để chấp
cơ cùng Hộ Pháp thì:
- Đâu có Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
- Đâu có Chức-sắc Thiên-phong Nam Nữ.
- Đâu có Hội-Thánh và các cơ-quan trong Đạo.
- Đâu có Pháp-Chánh-Truyền và Tân-luật.
- Đâu có đại-nghiệp hiện giờ cho nhơn-sanh thừa hưởng.”
Ấy là hai Chức-sắc Đại-Thiên-phong nơi
cửa Hiệp Thiên-Đài trong cơ kiến-tạo
nền Đại-ĐạoTam-Kỳ Phổ Độ:
- Một là Đức Hộ-Pháp, đầy lòng hiếu đạo cùng Đức Chí-Tôn và Phật-Mẫu.
- Hai là Đức Thượng-Phẩm đầy-đủ đức kiên-nhẫn với một đức-tin tuyệt-đối.
- Công-quả phi-thường là Đức Quyền Giáo Tông:
“Trong 24 giờ, một người đã là Thượng
Nghị-viện, một cái gia-nghiệp đủ vinh-hiển, đủ cao-trọng, đủ đương đầu với
thiên-hạ.
“Trong 24 giờ bỏ hết, liệng hết mà
thôi. Cho tới một cái lạ hơn hết là đương hút á-phiện, người phong-lưu như ai
kia vậy bỏ một cái một, cả sự ăn chơi cũng thế.
“Đức Chí-Tôn kỳ hạn có 24 giờ mà
thôi:
- 24 giờ Anh Cả chúng ta phải trường trai.
- 24 giờ Anh Cả phải dâng cả sự-nghiệp cho thiên hạ.
- 24 giờ Anh Cả chúng ta phải từ bỏ chức Thượng Nghị-viện, dâng mảnh thân
phàm cho Đức Chí-Tôn làm ngọn cờ cứu-khổ.
“Một người, Bần-Đạo thấy ban sơ có một
người là Thượng-Phẩm, rồi sau lại có người này nữa: Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt.
.. Cái ngôi của Ngài tạo dựng, cái ngôi GIÁO TÔNG ĐƯỜNG của
Ngài đã ngồi trên ấy, đầu tiên hết, cái ngôi ấy nó sẽ để nơi đất Việt-Nam
này một cái báu vật quí giá vô cùng, từ thử tới giờ chưa hề có.
“Bần-Đạo ngó qua Vatican, cái Ngai của
Đức Giáo Hoàng Saint Pière thế nào, thì Bần-Đạo có lẽ nói rằng và cũng có thể
mơ-ước: cái ngôi của Thượng-Trung-Nhựt lưu lại nơi thế này nó sẽ trở nên thế ấy.”
Xem thế, thì người tu lập công bằng con đường Cửu Phẩm Thần Tiên theo gương
của Đức Quyền Giáo-Tông cũng đoạt được ba hào Dương của quẻ Càn, tức là đắc Đạo
vậy (đó, chiết Khảm điền Ly phản vị Càn
là thế !).
Bởi giai đoạn kiến-thiết có ba vị:
- Thượng-phẩm, biểu tượng hào dương quẻ Ly
- Thượng-Trung-Nhựt, hào dương quẻ
Khảm
- Hộ-Pháp, biểu tượng hào dương quẻ Ly
Như thế, Đức Chí-Tôn đã mở con đường phụng-sự cho Vạn-linh để hiệp Nhứt
linh vậy.
III - Thời- kỳ định-vị:
Nếu lập công bằng con đường Phước-Thiện (là cơ quan của Hiệp-Thiên-Đài) thì
hãy xem gương của Ngài Khai-Pháp Trần-Duy-Nghĩa.
Đức Hộ-Pháp giải-thích rằng: “Từ thử tới giờ nếu nói về kẻ đảm-nhiệm gánh
vác Hiệp-Thiên-Đài thì Bần Đạo quả-quyết cho Ba người thôi:
- Ban sơ có Cao Thượng Phẩm,
- Sau có KHAI PHÁP và
- Bần-Đạo thôi”.
Ngài Khai-Pháp Chơn-Quân tuổi Tý (1888) là người có tuổi đứng đầu trong Thập Nhị Địa Chi, mà cũng đứng đầu của Thập-Nhị
Thời-Quân, tức là con số 1, cũng biểu tượng bằng hào Dương, nếu đặt vào giữa quẻ
Ly (Hiệp Thiên-Đài) sẽ biến ra quẻ CÀN như dưới đây:
* Thượng-Phẩm, hào Dương quẻ Ly.
* Khai-Pháp,số 1 tượng hào Dương cơ-quan PT.
* Hộ-Pháp,hào Dương quẻ Ly (HTĐ).
Cơ định vị cũng đúng vào quẻ CÀN.
Ba vị trên chính là Chức-sắc Hiệp-Thiên Đài đó. Ngài Khai-Pháp là người đã
thừa lịnh Đức Hộ-Pháp đến nhà Tịnh nơi Trí-Giác-Cung - Địa-Linh-Động là nhà tịnh
của Hiệp-Thiên-Đài Khai PHÁP cho cơ Đạo nhằm lúc khởi
công kiến-tạo vào năm Mậu-Tý (1948).
Người có được tấm lòng trung
với Đạo và hiếu
nghĩa với Thầy là Hộ-Pháp, trong lúc bị đày nơi Hải-Đảo Madagascar (Phi-châu),
Ngài hết lòng lo-lắng và săn-sóc cho Đức Hộ-Pháp trọn nghĩa Thầy trò, dù cảnh
tù đày mà tình-cảm vẫn khắn-khít. Người đứng đầu bên Cơ-quan Phước Thiện cũng đủ
cho nhơn-sanh cùng nhau “đi tìm PHÁP”, là hãy hết lòng phụng-sự cho Vạn-linh bằng
con đường hành thiện cũng đạt Đạo vậy.
Đức Hộ-Pháp xác nhận:
“Chính mình Hộ Pháp là người cầm đầu
trong Hiệp Thiên-Đài, trách-nhiệm đó nặng-nề làm sao đâu! Khi ấy chỉ có ba người
Hiệp Thiên-Đài lãnh phận-sự Thầy”.
Đức Chí-Tôn nói:
“Thầy muốn nơi nào có dấu chơn của
ba con đến thì nơi ấy hết khổ ”. Bởi: “Cái khổ ách của nhơn-loại là cùng khắp
thế gian, nên Thánh-ý Thầy muốn giao cơ cứu khổ cho con phải làm thế nào nên ngọn
cờ cứu-khổ, để giải khổ cho nhơn-sanh cùng khắp mặt địa-cầu này”.
(Ngày: 17-4 Ất-Mùi
1955)
Nhìn chung thì lập công bằng con đường Cửu Thiên Khai-Hóa như Đức Quyền
Giáo-Tông hay bằng con đường Thập-Nhị đẳng cấp Thiêng liêng, là cơ-quan cứu khổ
của Phước-Thiện cũng được hiệp nhứt với Trời, tức là hội hiệp cùng Đức Chí-Tôn
bởi hình ảnh các Ngài là đã tượng-trưng cho sự HIỆP TAM BỬU tức nhiên hiệp TINH
- KHÍ - THẦN đó vậy!
Do đâu mà các Ngài được sự lựa chọn
như vậy?
- Đó là những bậc lương-sanh mà Đức Chí Tôn đã chọn và cho xuống trước để đến ngày
giờ này Ngài đến
qui lại mà lo cứu vớt quần-sanh. Đó là bậc nguyên-nhân.
“Những vai tuồng của Chí-Tôn sắp đặt
trên sân khấu Đạo, nếu so-sánh lại cũng chẳng khác chi những bậc nguyên-nhân
lãnh phận-sự dìu đời từ xưa đến giờ mà thôi. Nguyên-nhân là các nguyên-linh Đức
Chí-Tôn cho xuống trần để dìu dắt hóa-nhân đi lên đường tấn-hoá và cũng để học-hỏi
về cơ tấn-hóa. Cũng có phần nguyên nhân đến đặng mở cơ giáo-hóa song không có
trong số một trăm ức nguyên-nhân của Chí-Tôn đã cho xuống thế từ buổi Thượng-nguơn”.
Tóm lại: Đạo Cao-Đài thành hình do ba người: nhưng phải trải qua ba giai-đoạn
như đã nói trên:
IV - Lý Dịch trong ba
thời-kỳ:
Nếu nhìn vào phần tổng-kết trên thì thấy có ba giai-đoạn
chuyển-biến mà thành hình, lẽ ra đó là con số 9 (3x3=9), gọi là “Tam luân Cửu
chuyển” nhưng thật sự là con số 12. Vì thời
khởi thủy có đến hai cơ-quan:Hiệp thiên Đài và Cửu-Trùng-Đài, đó là Âm Dương
tương hiệp. Tức nhiên con đường Thập Nhị Khai Thiên Đức Chí-Tôn đã mở ra cho
nhơn-loại tu để về đến ngôi Trời, nên “số 12 là số riêng của Thầy”.
Số 12 là số đặc-biệt, tức là (9+3=12). Số 9 là cơ vận-chuyển, 3 là ba ngôi.
Lấy ba ngôi hiệp vào cơ vận chuyển tức là cơ Qui nhứt, nắm cả các pháp trong
tay; mà Người nắm pháp ấy là Chủ-tể Càn Khôn vũ-trụ.
Nên Thầy có nói số 12 là số riêng của Thầy là vậy.
Nếu cộng lại theo hàng ngang thì (1+2=3) tức là 3 ngôi đầu tiên (Phật-
Pháp- Tăng) hay là Thiên- Địa- Nhân và cũng là TINH- KHÍ- THẦN hiệp nhứt.
Nếu tính theo vị-trí, thì 1 rồi đến 2 tức là lý Thái Cực (số 1) đứng trước
luật Âm Dương (số 2) thì thấy rõ quyền năng Chưởng-Quản trong đó.
Vì thế nên THẦY nói “Chi chi cũng có luật định, không một vật chi ngoài quyền
sở-định của Tạo-hóa hết”. Nhưng luật công-bình có hai phần: một Âm, một Dương
biến động, dù ngay trong luật-định cũng có. Ở đâu cũng có cái lý mâu thuẫn
trong đó, hễ có mâu-thuẫn tương-quan là có biến sanh. Hết vòng biến-đổi mới trở
về trạng-thái đầu tiên là 1, rồi từ 1 mới trở lại trạng-thái Hư vô (là 0), cho
nên người tu “Đắc nhứt qui cơ” là thành Đạo, là hiệp cùng lý Thái-Cực để trở lại
trạng-thái tĩnh lặng nhiệm mầu.
“Trong lý Hư-vô phát sanh một Thái-cực.
Thái-cực biến-hóa ba ngôi, mỗi ngôi lại biến hóa nữa thành ra Cửu chuyển.
Như trên đã rõ 3 ngôi của THIÊN là Trời:
Đức Thượng-Đế tá danh là Thiên: AĂÂ
(THẦN)
Ba vị Tiên nơi Diêu-Trì-Cung là ĐỊA
(KHÍ)
Ba vị Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài là NHƠN
(TINH)
Nhất là ba vị: Thượng-Phẩm, Giáo-Tông, Hộ-Pháp thuộc cơ kiến-tạo, phát-triển
nên vai-trò rất quan-trọng mà cửa Đạo Cao-Đài đòi hỏi người tu phải đủ Tam-lập
là: lập Đức, lập Công, lập Ngôn. Hơn nữa các Ngài là Thiên-Soái Mạng của Đức
Chí-Tôn đã chọn lựa trước, tức nhiên “Ngài dùng lương-sanh để cứu vớt quần-sanh”
trong buổi Tam Kỳ Phổ-Độ vậy.
Đức Hộ-Pháp kết-luận:
“Bần-Đạo nhấn mạnh một điều: ĐẠO
CAO-ĐÀI này vốn là một Tôn-giáo để cứu-khổ cho nhơn-loại, Đạo Cao-Đài cốt-yếu
không phải làm chủ thiên-hạ, mà cốt-yếu làm tôi-đòi tạo hạnh-phúc cho thiên-hạ,
tạo cái hạnh-phúc chơn thật.
“Hôm nay, Ngài Khai-Pháp hưởng đặng
nơi cõi thiêng-liêng hằng sống mà Ngài đã hiểu thấu chơn-lý ấy là thực-sự nên Bần-Đạo
cùng Ngài, Đức Thượng-Phẩm và Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt đã có công
lao chung chịu khổ-hạnh cùng nhau, nhứt tâm nhứt đức quyết gồng-gánh một nền
Tôn giáo của Đức Chí-Tôn và bảo-vệ, nâng-đỡ, thiệt hiện hình tướng cho cơ-quan
cứu khổ.. Bần-Đạo lấy làm hân-hạnh, phúc
hậu, vui hứng thấy Ngài đã đoạt Đạo, Đức Khai Pháp Chơn-quân đã đoạt Đạo tại thế
đó vậy. Bần-Đạo làm chứng cho cả thảy con cái Đức Chí-Tôn điều ấy.”
Vậy, chỉ có 4 hào Dương, tượng trưng 4 nhân vật:
1 - Hộ-Pháp 2- Khai-Pháp. 3 - Đức
Thượng-Phẩm,
4 - Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt.
Đây là cơ THIÊN, hiệp đủ Tam-Tài rồi vậy. Bốn hào Dương này chính là bốn đức
của Trời là Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh; nơi người là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí,
Chính các Ngài cũng phải lập Đức, lập Công, lập Ngôn để hoàn thành Tam lập
trong con đường hành thiện.
Mỗi một giai-đoạn có ba người như vậy là thể hiện sự tròn đầy viên mãn.
Nhưng thực-tế phải kể đến 5 người, để làm nên Ngũ Hành biến-hóa:
Nhìn vào hình vẽ, thấy đủ ba giai-đoạn. Vậy:
1 - Cơ khởi thủy: Thượng-Phẩm, Thượng Sanh, Hộ-Pháp (ở chính giữa) Cơ-quan Hiệp-Thiên-Đài.
2 - Cơ kiến-thiết: Thượng-Phẩm, Giáo Tông, Hộ Pháp,
(bên trái)
3 - Cơ định-vị: Thượng-Phẩm, Khai-Pháp, Hộ Pháp (phải).
Như vậy mỗi người là một Thái-Cực, tượng trưng tâm-điểm của vòng tròn hay
là tâm của vũ trụ. Năm điểm họp lại thành một vòng tròn lớn đó là lý Ngũ-Hành
thuộc Thổ, trong Càn Khôn vũ-trụ gồm có Tam tài và nhị khí Âm Dương. Mà 3 cũng
là một, bởi hình ảnh của tam-giác: Một cũng là 3; thêm nhị khí Âm Dương,
cọng lại thành 5.
Hơn nữa từ xưa tới giờ số 3 và 5 đã đóng một vai trò quan-trọng. Trong Tam giáo đã định
rõ:
- Tiên-giáo: Đức Thái-Thượng dạy Tam Bửu, Ngũ Hành, tu tâm luyện tánh, thủ
cảm-ứng công-bình.
- Phật-giáo: Đức Thích-Ca dạy Tam qui Ngũ giới, Minh tâm kiến tánh, thật-hành bác-ái, từ-bi.
- Nho-giáo: Đức Khổng-Thánh dạy Tam cang Ngũ thường, tồn tâm dưỡng tánh, giữ
tròn hai chữ TRUNG, NGHĨA (tên của các
ông: Lê văn
Trung và Khai
Pháp
Trần Duy Nghĩa) mà làm tiêu-biểu cho mọi hành-vi.
Nay, Tam-Kỳ Phổ-Độ, Đức Chí-Tôn đến khai Đạo cứu đời
dùng Nho-Tông chuyển thế:
- Lập Tam bửu ngũ nguyện, là tinh-thần Hiến-dâng và Phụng-sự,
tức là thể hiện hai chữ Nhân-Nghĩa 仁 義
- Thực-hành Tam qui Ngũ giới là phục lại tinh thần đạo-đức,
dựng lại mỹ tục thuần-phong, phát-huy tinh-thần văn-hóa 4.000 năm huy-hoàng, rực-rỡ;
do đó Thầy đã sắp sẵn: Nghĩa, Lý, Tượng, Pháp, Nho, Y, Lý, Số đều nhất quán, từ ngoại dung đến nội-dung. Từ Thể-Pháp
hiện hình Bí Pháp. Nay Đạo Cao-Đài đủ cả các yếu-lý ấy để xứng danh là một nền
Đại-Đạo lãnh-đạo tinh-thần của Thế giới.
Như vậy Tu theo Đạo Cao-Đài là :
- Tu-hành giữ
Tam qui ngũ giới.
- Tôn-chỉ Đạo
Cao-Đài là qui Tam giáo hiệp Ngũ chi.
- Thường ngày giữ Tam cang Ngũ thường.
- Tứ thời nhựt tụng là Hiến Tam-bửu Ngũ nguyện
Tất cả cũng không ngoài con số TAM và số NGŨ. Bởi hai con số này nó có một
tính cách rất quan trọng. Lý do dễ nhận thấy là tổng hợp hai số lại (3+5=8). Đó
là hình ảnh của Bát Quái.
V - BẢY PHẨM CẤP KHÔNG ĐỔI
(Số 7= 3+3+1)
Đức Lý có dạy rằng:
Đại hỉ! Đại hỉ! Cười…Lão cũng nên cắt
nghĩa phẩm vị của Chư Hiền-Hữu: Tỷ như ngôi của Thượng Đầu-sư, Ngọc Đầu sư, Thái Đầu-sư, Hộ-Pháp, Thượng Phẩm,
Thượng Sanh hay là Giáo-Tông của Lão đi
nữa, dầu ngày sau có nhượng cho ai, thì họ ngồi địa vị của mình, chớ chẳng hề ở
thế này có hai Thái-Bạch, hai Thượng-Trung-Nhựt, hai Ngọc-Lịch Nguyệt, hai Thái
Nương Tinh, hai Hộ-Pháp, hai Thượng Phẩm, hai Thượng Sanh bao giờ. Hiểu
à!?" (TNII/49: 19 3 Mậu-Thìn 1928)
Có thể vẽ thành hình như dưới đây:
Tất cả có 7 vị ứng với 7 vòng tròn tức là 7 Thái cực, tạo thành hai tam
giác đều đặt nghịch chiều nhau. Tam giác đỉnh quay lên thuộc về Đạo tức là ba vị
Hiệp-Thiên Đài mà Hộ-Pháp đặt vào đỉnh cao, đây là hình ảnh quẻ Càn, Càn vi
Thiên.
Tam giác có đỉnh quay về phía dưới thuộc về Đời trong Đạo, tức là cơ quan Cửu
Trùng Đài ứng với quẻ Khôn vi Địa, mà ba vị Đầu-sư có mang Tam bửu của Trời là
Nhựt - Nguyệt - Tinh.
Theo như lời dạy của Đức Lý Giáo-Tông là Giáo Tông vô vi, thì trong cửa Đạo có hai Đài hữu hình là:
* Cửu-Trùng-Đài có ba phẩm Đầu-sư là ĐỜI, là:
- Thái Đầu-sư Thái Nương Tinh
- Thượng Đầu-sư Thượng-Trung-Nhựt
- Ngọc Đầu sư Ngọc Lịch Nguyệt
Không bao giờ thay đổi, nhưng chỉ đối với Thượng Trung Nhựt, Ngọc-Lịch Nguyệt,
Thái Nương Tinh mà thôi, bởi ba vị này mang chữ Nhựt- Nguyệt- Tinh là Tam bửu của
Trời. Đó cũng là hạnh phúc cho bên Cửu-Trùng Đài, như lúc nào cũng có ánh sáng
của mặt trời, mặt trăng và các vì sao trên trời chiếu xuống.
Như vậy Cửu Trùng đài là quẻ Khảm ☵ bởi chữ:
- TINH có hai vị là Thái-Minh Tinh bị Đức Lý cách chức, sau mới phong cho
ông Thái Nương Tinh, tức là chữ Thái là đứng đầu có hai vị (số 2 thuộc Âm, tượng
nét đứt)
- NHỰT là mặt trời là Dương (tượng nét liền)
- NGUYỆT là mặt trăng là Âm (tượng nét đứt)
- Theo thứ tự thì Thái (phái Phật) đứng
trước.
- Thượng (phái Tiên), đứng giữa là sự trung chính
- Ngọc là (phái Thánh), sau cùng.
* Hiệp-Thiên-Đài thì cũng có ba vị thuộc về
ĐẠO:
- Cao-Quỳnh-Cư, sau đắc phong là THƯỢNG-PHẨM, tuổi Mậu-Tý
(1888)
- Cao-Hoài-Sang, sau đắc phong là THƯỢNG-SANH, tuổi
Tân Sửu (1901)
- Phạm-Công-Tắc, sau đắc phong là HỘ-PHÁP, tuổi
Như vậy Hiệp-Thiên Đài là quẻ LY:
Bởi ba vị này là ba vị Đệ-tử đầu tiên được Đức Chí Tôn chọn lựa cho xuống
trước để đúng ngày giờ Ngài mới qui tụ lại mà dùng Lương sanh để cứu vớt quần
sanh.
Ba vị là Tam đầu chế Hiệp-Thiên Đài có tuổi lần lượt là Tý- Sửu - Dần, tức
nhiên là “Thiên khai ư Tý, Địa tịch ư Sửu, Nhơn sanh ư Dần".
Kết luận:
VI - Vì Sao Đạo thành hình chỉ có ba người?
“Bởi cái thiệt tướng của nền
chơn-giáo Đức Chí Tôn đã hiện tượng do quyền-năng vô đối của Ngài mà đoạt được,
mà trong đó các vị thừa hành mạng lịnh của Ngài đã vẽ nên hình nắn nên tướng của
nó.”
Hiện nay các bậc tu-hành tốn không
biết bao công trình tìm PHÁP để tu tắt, hòng mong cho
mau đắc Đạo.
Nơi cửa Đạo Cao-Đài này Chí-Tôn đã khai Pháp cả rồi qua hình ảnh Khai-Pháp
Trần Duy-Nghĩa đó. Đức Hộ Pháp Phạm-Công-Tắc là người nắm Pháp Thiên-điều, thì
PHẠM chính là cửa Phật. Như vậy, người tu muốn đến nhanh trong cửa Phật thì hãy
bấm “công-tắc” như một nút điện vậy, còn con đường để đi đến nơi là con đường
TRUNG, NGHĨA (Lê-văn-Trung và Trần Duy-Nghĩa). Năm nguơn linh cao-trọng ứng vào
Ngũ-Hành đó vậy.
Thầy dạy:
“Trong Thánh-ngôn đề trái địa-cầu là
68, mà nếu cả Cửu-Phẩm Thần Tiên mỗi kiếp sanh đi có một phẩm, thì cả triệu năm
cũng chưa đoạt đến địa-vị đặng.”
Đức Chí-Tôn dạy tiếp:
Các con, trong một kiếp sanh đã đoạt Pháp là vì các con đi con đường tắt,
đó là Bí-pháp chơn-truyền của Đạo.
Số 3 cho thấy rõ giá-trị cái lý nhiệm-mầu
ấy, tức là Tam Âm tam Dương. Còn lại Lý Giáo Tông đứng vào tâm của vũ trụ, hoàn
thành con số 7 (tức nhiên: 3+3+1).
Người ta quyết đoán rằng không có một thể lục giác nào mà không có số thứ 7
làm trung tâm điểm. Số 7 có đủ tính chất như số 1 đầu, tức là số của các số. Vì
số 1 không gì có thể tạo ra nó, thì số 7 cũng không có một số nào ở trong thập
tuần có thể sanh ra nó.
VII - Số 3 là tượng-trưng
cho cơ HÒA
Pháp-Chánh-Truyền nhắc-nhở:
“Thể Đạo của Chí-Tôn cũng phải nương
theo chữ HOÀ mới toan thành lập. Chí-Tôn định thành Hội Thánh đặng thay thế
hình ảnh của Người, thì cũng tùng theo phép tạo-hóa cá-nhân mà gầy nên ảnh-tượng:
* Cửu-Trùng-Đài là thi-hài, ấy là TINH
* Hiệp-Thiên-Đài là Chơn-thần, ấy là KHÍ
* Bát-Quái-Đài là Linh-hồn, ấy là THẦN.
“Nếu cả ba mà không tương hiệp, thì
khó mong thành Đạo cho đặng.
“Nếu có một quyền-hành nào tại thế
này mà làm cho thân-thể Chí-Tôn phải chia phui manh mún ra đặng thì là Đạo ta
là giả Đạo, tất nó phải bị tiêu-diệt trong một lúc ngắn ngủi chi đây. Còn như
quả là Chí-Tôn vì thương yêu con cái của Người, chính mình đến lập Đạo đăng giải
thoát cho chúng sanh, thì những mưu-chước của Tà-quyền ngăn cản bước Đạo của Thầy
khó mong nghịch mạng với Chí-Tôn, ắt là không mong bền vững.
VIII - Tòa-Thánh có ba Đài
tượng Tam Bửu:
“Trong nền Đại-Đạo có ba Đài, có ba
người làm Chủ:
- Bát-Quái-Đài dưới quyền Đức Chí-Tôn, Ngài là Chúa của chư Thần, Thánh,
Tiên, Phật cùng Vạn linh, ông chủ Bát-Quái Đài là Đức Chí-Tôn Ngọc Hoàng Thượng
Đế.
- Cửu Trùng Đài là dưới quyền Giáo-Tông làm chủ, giáo hoá nhơn sanh
- Hiệp-Thiên-Đài là Hộ-Pháp làm chủ, bảo tồn chơn pháp
Trong ba Ông chủ ấy thì chỉ có hai ông này là Cửu Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài
nếu đứng riêng ra không thế gì dâng sớ cho Bát-Quái-Đài, tức nhiên:
- Quyền Chí-Tôn nơi Bát-Quái-Đài.
- Hai Đài Cửu-Trùng và Hiệp-Thiên hiệp nhứt là Quyền Chí-Tôn tại thế, không
có một quyền nào cai quản cải qua quyền Bát-Quái-Đài được” (ĐHP: 18-8 Kỷ Sửu)
Thầy dạy:“Toà-Thánh day mặt ngay hướng Tây, tức là chánh cung Đoài, ấy là
Cung Đạo, còn bên tay trái Thầy là cung CÀN, bên tay mặt Thầy là cung KHÔN,
đáng lẽ phải để bảy cái Ngai của phái
Nam bên tay trái Thầy tức cung Càn mới phải, song chúng nó vì thể Nhơn Đạo cho
đủ Ngũ Chi cho nên Thầy buộc
phải để vào
CUNG ĐẠO là CUNG ĐOÀI cho đủ số.
“Ấy vậy, cái Ngai của Đầu-Sư Nữ-phái
phải để vào bên cung Khôn, tức là bên tay mặt Thầy.
Đối với nền Đại-Đạo đã thể hiện rõ lý
Âm Dương nên lúc nào cũng có hai
phần vô-vi và hữu hình tương-đắc cùng nhau, như:
- Đức Lý-Thái-Bạch cầm quyền Giáo-Tông vô-vi “gìn-giữ Thánh-chất dung-hòa nửa
Thánh nửa phàm”.
- Còn tạo ngôi vị tại thế là Thượng-Trung Nhựt đó”.
Người có quyền thay mặt cho Thầy mà dìu dắt con cái của Thầy trong đường Đạo
và đường Đời
“Từ hồi tạo thiên
lập địa tới ngày nay, trong mỗi thời kỳ khai Đạo không có thời-kỳ
nào mà chính mình Thầy là Chủ-tể Càn-Khôn thế-giới xuống mà lập ra, không có một
Tôn-giáo nào đặng một vị Đại-Tiên là Đức Lý Thái-Bạch lãnh làm Giáo-Tông như
ngày nay.
“Tệ-Huynh đây là lãnh về phần xác
thay thế cho Ngài đặng lo làm các việc hữu-hình tại thế
cho Ngài, rồi ở trong có Người ám-trợ.
Tây Ninh, 2-2-1927 (âl 1-1-Ðinh Mão): Tết Ð. Mão
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ viết
CAO ÐÀI
giáo đạo Nam phương
Các con, ... Mừng các con.
Trung, Cư, Tắc, mấy con nhớ đêm nay năm rồi thế nào?
Còn nay thế nào chăng?
Trịnh Thị Ái Nữ, Hiếu, hai con đã thấy Thầy giữ lời hứa
thế nào chăng?
Thầy lập Ðạo năm rồi ngày nầy thì Môn đệ của Thầy chỉ
có 12 đứa, mà 4 đứa đã rơi vào tay Chúa Quỉ, chỉ còn lại 8. Trong 8 đứa thì lại còn một đôi đứa biếng
nhác mà không hành đạo.
Thầy hỏi nếu chẳng phải quyền hành Thầy, dầu cho một vị
Phật thiệt lớn giáng thế đi nữa, cũng chưa có phương chi độ hơn bốn muôn sanh
linh nhờ tay có 6 đứa môn đệ trong một năm cho đặng bao giờ.
Thầy vui mừng, Thầy khen tặng hết thảy bốn muôn.
Môn đệ của Thầy”.
Thấy ra, lý Âm Dương không bao giờ mất đi chỗ đứng
trong nền Đại Đạo. Thế nên khi Thầy nói đầu tiên có
12 người, thế “mà 4 đứa đã rơi vào tay Chúa Quỉ, chỉ còn lại 8. Trong 8 đứa thì lại còn một đôi đứa biếng
nhác”. Như vậy, “nhờ tay có 6 đứa môn đệ”.
Bấy nhiêu đấy cũng thấy rằng chỉ có 6 Âm, 6 Dương mà
làm nên cơ Đạo. Thế nên ngày nay chỉ thấy có 6 người có mặt thường xuyên nơi Toà Thánh đó
là: Các Ông: Cư, Tắc, Sang, Trung, Nương, Nguyệt và Đức Lý Giáo Tông mà thôi. Nghiệp Đạo vẫn
thành.
Nhưng rồi Thầy vẫn than:
…”Phần đông bực thông minh, lại đem trí khôn làm món binh khí hại người; kẻ
tước trọng lại dùng thế quyền mà đè ép dân đen ra bạc trắng. Quanh năm chỉ lo
xác thân hưởng điều khoái lạc, vợ ấm con no, được ngày nào vui ngày ấy; cho kiếp
chết là kiếp mất; gọi Thiên đường, Ðịa ngục là câu chuyện hoang-đàng. Bậu bạn lỗi
câu tín nghĩa, vợ chồng quên đạo tào-khương; mảng vụ chữ kim thời mà phong dời
tục đổi. Than ôi! Lượn sóng văn-minh tràn dập tới đâu thì nền luân-lý ngửa
nghiêng tới đó.
Nếu Ðạo Trời không sớm mở lần ba, nền phong hóa mối cang-thường, sau vì đó
mà hư hoại”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét