Ngài Ca Bảo Ðạo hành quyền Bảo Ðạo được một thời
gian gần ba năm thì Ngài đăng Tiên ngày 19-10-Mậu Thìn (dl 30-11-1928), trở về
thiêng liêng vị, hưởng thọ 79 tuổi.
Lễ An táng của Ngài được tổ chức rất trọng thể tại quê nhà của Ngài và bửu
tháp được xây cất tại đây. (Sau nầy Hội-Thánh lấy cốt, cải táng,
đưa về nhập Bửu tháp tại phần đất dành riêng để xây tháp cho Thập Nhị Thời Quân, ở Ngã Ba Ao Hồ, Châu Thành Thánh địa, Tây Ninh)
đưa về nhập Bửu tháp tại phần đất dành riêng để xây tháp cho Thập Nhị Thời Quân, ở Ngã Ba Ao Hồ, Châu Thành Thánh địa, Tây Ninh)
Qua bài thi nầy, chúng ta nhận thấy rõ, Ngài Bảo Ðạo Ca Minh Chương đã đắc
Tiên vị nơi cõi Thiêng liêng.
Ngay sau khi Ngài Ca Bảo Ðạo đăng Tiên, Ðức Chí-Tôn giáng cơ ban cho bài
Thánh ngôn dạy như sau:
Ngày 30-11-1928 (âl 19-10-Mậu Thìn).
Phò loan: Hộ-Pháp - Bảo-Pháp.
Thầy, Các con.
“Ðại lụy! Cái thảm trạng chia lìa ngày nay có thể làm cho các con vì đau đớn
mà biết thương yêu nhau chăng?
Thảm! Từ thử có một mình Bảo Ðạo là niên cao kỷ trưởng hơn các con hết, mà
buộc Thầy phải đem về thì tưởng các con đủ biết mình là côi cút về đường Ðời
không ai đủ trí thức hoàn toàn mà binh vực các con nữa, thì mới biết lập mình
có đủ khôn ngoan tài tình đạo đức thì địa vị các con mới trở nên cao đặng.
Thầy đôi phen phải buộc lòng lấy hình phạt mà làm ra phần thưởng, các con
đã hiểu Ðạo đặng chút ít, Thầy tưởng chẳng cần phải cạn lời, Thầy khuyên các
con lấy "CHƯƠNG" làm dây thân ái mà buộc nhau, mới đặng hòa nhã nơi
Hiệp-Thiên-Đài.
Thầy cho phép các con làm lễ táng cho nó long trọng, hầu nêu gương cho hậu
tấn.
TẮC! Phải biểu CƯ xuống cho kịp đặng làm lễ y như lời Thầy dạy đám táng của
THỤ, nhớ đừng bỏ nữa nghe!
Thầy cũng nhắc lại với con rằng: Ðủ ba năm phải thiêu hài cốt, lên tượng đặng
đem nó vào Bát-Quái-Ðài nghe!
Nơi mộ nó phải để quan tài khỏi mặt đất một tấc mà đắp xây tháp y như lời
Thầy đã dặn. Trên mặt tháp để chữ vàng: "BẢO-ÐẠO CHƠN-QUÂN" nhớ à!
(Trích trong Thánh giáo chép tay tr. 42 của Ngài Bảo-Pháp Nguyễn Tr. Hậu)
Ghi chú:
CHƯƠNG: Ngài Bảo Ðạo Ca
Minh Chương.
TẮC: Ðức Hộ-Pháp Phạm Công
Tắc.
CƯ: Ðức Thượng-Phẩm Cao Quỳnh
Cư.
THỤ: Ðức Ngọc Chưởng Pháp
Trần văn Thụ
Thuở sinh tiền, Ngài Ca Bảo Ðạo rất ít làm thơ.
Sau đây, chúng tôi sưu tầm được một bài thơ đường luật của Ngài, họa vận
bài thơ CHỮ BẦN của Ngài Thuần Ðức Bảo-Pháp Nguyễn Trung Hậu, Ngài đề bên dưới
bài thơ của Ngài là: Giáo Chương, tức là thầy giáo Ca Minh Chương:
Chi bận trần gian nẻo phú
bần,
Dốc tìm đường cả đẩy đưa
chân.
Kinh luân chí dễ an
thân phận,
Hồ hải tình mong lánh nợ
nần.
Vui lại ngổn ngang dòng
nước trí,
Buồn về lẩn bẩn khóm non
nhân.
Huỳnh Ðình mấy cuốn hằng
ngâm đọc,
Ngỏ họa thân sau khỏi bợn
trần.
Giáo CHƯƠNG
Ngài Ca Bảo-Đạo giáng Cơ:
Tại Minh Thiện Ðàn ở Phú Mỹ (Mỹ Tho), Ngài Bảo Ðạo Ca Minh Chương giáng đàn
ngày 25-7-1929, cho bốn câu thi khuyến tu, khoán thủ Bảo-Ðạo Chơn-Quân:
BẢO người ở thế gắng công
tu,
ÐẠO đức cao thâm vẹt ngút
mù.
CHƠN chất thành tâm thì biện
bạch,
QUÂN năng ưu Ðạo lập công
phu.
THĂNG
Tại Tòa Thánh, ngày 9-10-Kỷ Sửu (dl 28-11-1949), Ngài Ca Bảo Ðạo giáng cơ,
xin chép ra sau đây:
BẢO-ÐẠO CHƠN-QUÂN
Mừng mấy em văn thần võ sĩ của Chí-Tôn,
Hèn lâu, Qua mới gặp đặng mấy em, vì Qua mắc lo với Ðức Cao Thượng-Phẩm cho
cơ Ðạo đặng mau chóng để làm gương cho mặt thế ngày nay, cho toàn cả nhơn sanh
đặng biết nhiệm mầu huyền vi của Ðức Chí-Tôn và cả chư Thần Thánh Tiên Phật.
Nay đã đến thời kỳ Năm Châu đặng hiểu biết mối Ðạo Trời. Vậy mấy em ráng lo sao
cho tròn phận sự một người con hiếu của Chí-Tôn.
Từ tạo Thiên lập Ðịa tới giờ, biết bao Thần Thánh Tiên Phật thọ lịnh Ngọc
Hư xuống trần dạy Ðạo, nhưng vì vật dục sở tế, khí bẩm sở câu, làm cho cả con
cái Chí-Tôn đều bị nhiễm trần mà không đặng hồi cựu vị.
Nay các em đã lãnh lịnh Ngọc Hư mà nỡ để cho sanh linh chịu hồi chìm đắm
hay sao? Mấy em nên cầm cờ Ðạo đi khắp mọi nơi, rồi làm như quan Phương Bá nhà
Châu để dựng nền nhơn nghĩa cho đời rõ thấu.
Có vậy, nhơn sanh hiểu đặng rồi mới nạp mình vào cửa Thánh. Bằng chẳng vậy
thì nhơn sanh lầm đường lạc nẻo rất nhiều, lại uổng một kiếp sanh đã gặp kỳ
Khai Ðạo, đến lúc lâm chung, hồn ra khỏi xác rồi mới biết tự hối ăn năn mà phải
chịu luật Thiên điều trừng trị. . . Biết bao phen mới trở về cùng Ðức Chí-Tôn đặng.
Thôi, Qua mừng chung mấy em. THĂNG.
Ngài Ca Bảo Ðạo giao quyền Bảo Ðạo tại thế cho Ông Hồ
Tấn Khoa:
■ Ngày 7 - Giêng-Canh Dần (dl 23-2-1950), Ðức Cao Thượng-Phẩm giáng cơ tại Báo Ân Từ nói với Ðức Hộ-Pháp:
"Bần đạo đến cốt yếu đặng cậy Hộ-Pháp, rằm tới
đây làm ơn phò loan cho Ca Bảo Ðạo đến
nói về vụ Ông Khoa.
Theo ý của Ca Bảo Ðạo thì Người nói rằng: Tốt hơn để cho Khoa tu luyện ít nữa mười năm thì mới đủ đạo đức tài tình mà chống cự cùng Cơ Khảo thí. Nếu đức tin chưa vững, e phải thối tâm thì rất nên oan uổng."
■ Ngày 15 - Giêng-Canh Dần (dl 3-3-1950), Ngài Bảo Ðạo Ca Minh Chương giáng
cơ nói với Ðức Phạm Hộ-Pháp và Ông Hồ Tấn Khoa:
"Bạn KHOA nghe:
Trước đã có lời hẹn với
nhau,
Thì ơn tri ngộ đã dường
nào.
Cửa Thiên đưa bạn vào chơn
vị,
Cầm vững đạo mầu mới gặp
nhau."
"Thưa Ðại huynh Hộ-Pháp,
Bần đệ xin Ngài dìu dắt dạy dỗ dùm KHOA cho đến ngày Đệ đến giao quyền Bảo
Ðạo cho KHOA.
Thầy đã chấp thuận và có Thiên thơ tiền định. Cái thiệt phận của KHOA, Người
đã hiểu biết.
Vậy, ngày nào Người chịu khảo duợt chẳng nỗi thì Ngài nhắc nhở rằng: Cửa chứa
chơn tinh phải cho xứng giá mới được."
■ Ba năm sau, ngày 13-8-Quí Tỵ (dl 20-9-1953), Ngài Ca Bảo Ðạo giáng cơ báo
cho biết là ngày rằm tháng 8 năm Quí Tỵ tới đây, Ngài sẽ đến ban quyền Bảo Ðạo
hữu hình cho Ông Hồ Tấn Khoa.
Khi Ông Khoa được Ðức Phạm Hộ-Pháp cho biết tin nầy thì ngay đêm hôm sau là
14-8-Quí Tỵ (dl 21-9-1953), Ông Hồ Tấn Khoa liền làm một Bức Khải đốt dâng lên
Ngài Ca Bảo Ðạo và Ðức Cao Thượng-Phẩm. (Bức Khải là tờ sớ dâng lên để bày tỏ ý
kiến).
Nguyên văn Bức Khải của ông Hồ Tấn Khoa, xin chép ra sau đây:
ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
(Nhị thập bát niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH
Thành kính bạch Ðức Ca Bảo Ðạo,
Ðệ tử là Hồ Tấn Khoa đặng nghe Ðức Phạm Hộ-Pháp và quí vị Trần Khai-Pháp với
Lê Bảo-Thế cho hay rằng, ngày rằm tháng 8 năm Quí Tỵ tới đây, Ðức Ngài sẽ đến để
ban quyền Bảo Ðạo cho đệ tử.
Trước nhiệm vụ lớn lao ấy, đệ tử hết sức sợ sệt và lo lắng, vì đệ tử xét
mình nặng mang phàm thể, phải bị lục dục thất tình trì níu, mà đệ tử chẳng đủ
chí, đủ tài, đủ đức để chống chỏi cho nổi, nên với sức phàm nầy, đệ tử không
sao gánh nổi nhiệm vụ giao phó.
Ðã vậy, từ ngày đệ tử đặng dịp về ở Tòa Thánh và hiểu biết mối Ðại Ðạo Cao
Ðài thì đệ tử vẫn luôn luôn thắc mắc và khổ tâm khổ trí về chỗ Ðức Chí-Tôn đã
nói, mối Ðại Ðạo của Thầy chỉ có MỘT. Nhưng trái lại, sự thật hiển hiện trước mắt,
đệ tử thấy nền Ðại Ðạo Cao Ðài hiện giờ chia ra đến 12 Phái, mỗi Phái đều lập
qui mô sự nghiệp riêng, không sao hiệp nhứt đặng. Vì lẽ ấy nên khi nhập môn cầu
Ðạo, đệ tử có lập đại nguyện xin với Ðức Chí-Tôn ban bố huyền diệu giúp sức cho
đệ tử đóng góp một phần công quả vào CƠ QUI NHỨT và cho đệ tử đặng thấy kết quả
trong kiếp sanh nầy.
Bởi cớ nên đệ tử đã hết tâm gây dựng cho Phái Tiên Thiên hiệp về Tòa Thánh
Tây Ninh để lấy đó làm một cây cầu cho các Phái khác sớm hiệp về một mối.
Ðệ tử đã lao tâm khổ nhọc trong mấy năm trường, vừa hả dạ thấy Ðức Lý
Giáo-Tông chấp thuận chuẩn y phẩm vị (nhưng giáng nhứt cấp) cho các Chức sắc
Tiên Thiên hiệp về Tòa Thánh, thì thình lình đất bằng sóng dậy, một cuộc khảo đảo
quá sức nặng nề làm cho cây cầu Tiên Thiên phải tan rã theo bọt nước, và từ ấy,
CƠ QUI NHỨT phải bị bế tắc.
Ngày nay, Ðức Ngài định giao quyền Bảo Ðạo cho đệ tử thì đệ tử khép nép
dưng bức Khải nầy, cúi xin Ðức Ngài mở lượng khoan hồng giúp xin hai điều sau
đây, nếu đặng thì đệ tử mới dám nhận:
1). Ðức Ngài và Ðức Cao Thượng-Phẩm cố gắng thế nào cầu xin cho đặng Ðức
Chí-Tôn về hứa chắc với đệ tử rằng: Ðức Ðại Từ Phụ sẽ ban bố đầy đủ hồng ân,
giúp cả về huyền diệu thiêng liêng và phương tiện hữu hình cho đệ tử thật hành
trong kiếp sanh nầy đặng CƠ QUI NHỨT 12 Phái Ðạo Cao Ðài hiệp về một mối, anh lớn
em nhỏ thật tâm hòa hiệp, thương yêu vui vầy với nhau, chớ không còn chia rẽ nữa.
2). Ðức Ngài và Ðức Cao Thượng-Phẩm cố gắng thế nào cầu xin cho đặng Ðức Lý
Giáo-Tông và Ðức Phạm Hộ-Pháp long trọng hứa sẽ thủ tiêu Ðạo Nghị Ðịnh số 8 để
cho các Chi Phái dễ bề qui hiệp.
Ðó là đại nguyện của đệ tử và đệ tử tin chắc rằng Ðức Ngài và Ðức Cao Thượng-Phẩm,
cùng luôn cả Ðức Lý Giáo-Tông với Ðức Ðại Từ Phụ, Ðức Ðại Từ Mẫu đã soi tâm biết
rằng đệ tử xin hai điều kể trên để thật hành đại nguyện của đệ tử là vì Thầy,
vì Ðạo, vì chúng sanh, chớ đệ tử chẳng có mảy may nào tư kỷ.
Ngoài đại nguyện nầy, nếu Ðức Ngài còn cần giao phận sự chi khác cho đệ tử
thì đệ tử xin nguyện hứa để hết tâm lo lắng, còn việc thành bại xin do nơi quyền
thiêng liêng của Ðức Ngài xây chuyển, chớ sức phàm của đệ tử thì chẳng làm chi
nên việc.
Ðệ tử thành tâm khấn nguyện Ơn Trên thương tình ban phước cho đệ tử đặng đắc
thành sở nguyện thì đệ tử mới dám nhận chức BẢO ÐẠO, bằng không thì đệ tử xin
cáo thối trước để làm một vị tín đồ mà thôi.
Ðệ tử đê đầu cúi tạ ơn Ðức Ngài.
Tòa Thánh Tây Ninh, ngày 14 tháng 8 năm Quí Tỵ.
(ký tên Hồ Tấn Khoa)
Do bức Khải cầu xin hai điều của Ông Hồ Tấn Khoa, thật sự là đặt điều kiện
tiên quyết với các Ðấng thiêng liêng, nên ngay tối hôm sau, ngày 15 tháng 8 năm
Quí Tỵ, Ðức Cao Thượng-Phẩm giáng cơ trách cứ nhẹ nhàng:
"Hồ Hiền đệ,
Bạn nên biết rằng, Chí-Tôn dành cho mỗi đứa ta mỗi phận sự, mà phận sự chẳng
hề đồng đều. Bạn biết rằng, có Trời mới có mình. Ai đã ngồi chờ Thiên mạng mà đặng
nên, bạn đã tự hiểu, sứ mạng thiêng liêng của mình thì tự mình định liệu, bằng
chẳng vậy, ngôi vị tạo thành mới xứng đáng vào đâu?
Ca Bảo Ðạo đã cầu xin cho Hiền hữu nơi Ngọc Hư Cung định vị thì Hiền hữu cứ
tuân lời, chẳng nên khước từ mà phạm Thiên điều.
Ông Hồ Tấn Khoa bạch: - Xin thâu hồi Ðạo Nghị Ðịnh thứ 8 để thống nhứt nền
Ðạo.
Ðức Cao Thượng-Phẩm dạy tiếp: - Phải biết Thiên cơ không luật phàm nào sửa
cải được. Ta mong muốn như thế nhưng nghịch Thiên điều thì oai quyền như Cổ Phật
cũng không sửa cải được. Hiền hữu nên biết điều ấy. Chi chi cũng do Chí-Tôn định
liệu."
Do bức Khải nầy mà việc ban quyền Bảo Ðạo cho Ông Hồ Tấn Khoa bị Ngài Ca Bảo
Ðạo đình lại một thời gian.
Ðến đêm mùng 9 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (dl 11-2-1954), tức là gần 5 tháng
sau, tại Cung Ðạo Tòa Thánh, Ngài Bảo Ðạo Ca Minh Chương giáng cơ xin với Ðức
Phạm Hộ-Pháp trao quyền Bảo Ðạo tại thế cho Ông Hồ Tấn Khoa để Hiệp-Thiên-Đài
có đủ chư vị Thời Quân làm việc.
Bài giáng Cơ như sau:
CA MINH CHƯƠNG
Chào Hộ-Pháp Thiên Tôn, cùng chư vị Thời Quân Hiệp-Thiên-Đài.
Cùng các bạn,
Thưa Ðại huynh Hộ-Pháp Thiên Tôn,
Ðệ xin giao nơi tay Ngài uy quyền Bảo Ðạo đặng Ngài ban lại cho bạn Hồ Tấn
Khoa và lập Thánh lịnh.
Bổn Quân Bảo Ðạo Ca Minh Chương tuân y mệnh lệnh của Chí-Tôn và quyền Ngọc
Hư phê chuẩn, giao chức tước quyền hành nơi thế về hữu vi nhi trị, còn phần
thiêng liêng về phần Bổn Quân nắm giữ.
Hồ Hiền hữu! Bổn Quân lấy làm hữu hạnh đặng hiểu Hiền hữu kế nghiệp thì chỉ
mong một điều trọng hệ hơn hết là trách vụ khó khăn cực nhọc ấy, Hiền hữu cáng
đáng kham tất.
Vậy Hiền hữu nên nhớ rằng, nghiệp thiêng liêng hằng tồn tại mãi, còn quán tục
là thừa.
Hiền hữu nên nhớ mãi lời ký thác của Bổn Quân hầu ngày sau vui gặp nhau nơi
cõi Thiêng liêng hằng sống.
Bổn Quân xin nhượng cơ cho Cao Thượng-Phẩm.
THĂNG
Tiếp điển:
CAO THƯỢNG PHẨM
Chào Hộ-Pháp và các Bạn.
Hộ-Pháp làm ơn trấn thần Thiên phục và ban Phép Giải Thể cho Hồ Hiền đệ.
Còn Khai-Pháp lập Minh Thệ cho Người, có Bần tăng chứng giám.
THĂNG.
Do đàn cơ tại Cung Ðạo trên đây, Ðức Phạm Hộ-Pháp lập Thánh Lịnh ban quyền
Bảo Ðạo tại thế cho Ông Hồ Tấn Khoa. Nguyên văn Thánh Lịnh chép ra sau đây:
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Nhị thập bát niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH
THÁNH LỊNH
HỘ PHÁP
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Ðài
Hiệp Thiên và Cửu Trùng
Chiếu y Tân Luật và Pháp-Chánh-Truyền ban quyền cho Giáo-Tông và Hộ-Pháp;
Chiếu y Ðạo Luật ngày 16 tháng Giêng năm Mậu Dần (15-2-1938) giao quyền Thống
Nhứt Chánh Trị Ðạo cho Hộ-Pháp đến ngày có Ðầu Sư chánh vị;
Chiếu y Thánh Ngôn của Bảo Ðạo Ca Minh Chương đêm 9 tháng Giêng Giáp Ngọ
(11-2-1954):
"Thưa Ðại huynh Hộ-Pháp Thiên Tôn,
Ðệ xin giao nơi tay Ngài uy quyền Bảo Ðạo đặng Ngài ban lại cho bạn Hồ Tấn
Khoa và lập Thánh Lịnh.
Bổn Quân Bảo Ðạo Ca Minh Chương tuân y mệnh lệnh của Chí-Tôn và quyền Ngọc
Hư phê chuẩn, giao chức tước quyền hành nơi thế về hữu vi nhi trị, còn phần
thiêng liêng về phần Bổn Quân nắm giữ."
Chiếu y Thánh Ngôn của Ðức Cao Thượng-Phẩm nói rằng:
"Hộ-Pháp làm ơn trấn Thần Thiên phục và ban Phép Giải Thể cho Hồ Hiền
đệ, còn Khai-Pháp lập Minh Thệ, có Bần tăng chứng giám."
Nên:
THÁNH LỊNH:
Ðiều thứ nhứt: Kể từ ngày ký tên Thánh Lịnh nầy, chức tước và phận sự Bảo Ðạo
về mặt hữu vi, giao trọn cho Hồ Tấn Khoa đảm nhận.
Ðiều thứ nhì: Các cơ quan Chánh Trị Ðạo các tư kỳ phận thi hành Thánh Lịnh
nầy.
Tòa Thánh, ngày 13 tháng 1 Giáp Ngọ.
(15-2-1954)
HỘ PHÁP
(ấn ký)
CHƯƠNG III : Tứ vị Thời
Quân chi Thế
09 - Tiếp-Thế 接 世
Fr: Législateur Temporelle
Lê-Thế-Vĩnh
(1903- 1945 ?)
Sanh năm Quí Mão
(1903) tại Sài Gòn,
Em ruột của Ngài
Bảo-Thế Lê Thiện Phước
Thân phụ của Ngài là Cụ Đốc học Lê Văn Dương
Thân mẫu là Bà Trần Thị Chọn.
Ngài bị đối phương lừa gạt đưa Ngài từ Sài gòn lên Đà Lạt Ngài Tiếp-Thế Lê
Thế Vĩnh bỗng nhiên bị mất tích
Pháp-Chánh-Truyền qui định:
Thượng-Sanh thì lo về phần đời
CHÚ GIẢI: Mỗi sự chi thuộc về đời thì về quyền của Thượng-Sanh.
Dưới quyền của Thượng-Sanh có bốn vị Thời Quân là:
- Tiếp-Thế
- Khai-Thế
- Hiến-Thế
- Bảo-Thế
Bốn vị Thời Quân chi Thế đặng cùng quyền cùng Thượng-Sanh, khi người ban lịnh
hành chánh; song mỗi vị có mỗi phận sự riêng, quyền hành riêng là:
Tiếp-Thế khi đặng thế luật hay là trạng cáo chi của ngoại Ðạo cùng là của
Tín Ðồ, mà kiện thưa trách cứ Chức Sắc Thiên Phong, bất câu phẩm vị nào, phải
dâng lên cho Khai-Thế”…
“Thượng-Sanh và tứ vị Thời Quân về
chi Thế, cũng phải thề giữ dạ vô tư mà hành chánh.
PCT:“Thầy khuyên các con lấy tánh vô tư mà hành đạo, Thầy cho các con biết
trước rằng: Hễ trọng quyền thì ắt có trọng phạt”.
CG: Vì lời khuyên của Thầy mà Ðức Lý Giáo-Tông xin buộc cả Chức Sắc Hiệp-Thiên-Ðài
phải Minh Thệ giữa Hội-Thánh rằng: Lấy dạ vô tư mà hành Ðạo, lại muốn tỏ ra rằng:
Chức Sắc Hiệp-Thiên-Ðài thật trọng quyền, Ngài mới ban dây sắc lịnh, buộc cả
Tín Ðồ và cả Chức Sắc Thiên Phong, hễ mỗi Chức Sắc Hiệp-Thiên-Ðài mang dây sắc
lịnh vào mình mà hành chánh nơi nào, thì phải tuân mạng, dầu lỗi quấy cũng phải
chiều theo, chỉ để cho Hội-Thánh có quyền định tội, lại buộc cả Chức Sắc nào đã
thọ quyền của Hiệp-Thiên-Ðài cũng phải minh thệ, y như vậy mới đặng hành chánh.”
A - Tiểu sử của Ngài Tiếp-Thế
Lê Thế Vĩnh:
Ngài Lê Thế Vĩnh, sanh năm Quí Mão (1903) tại Sài Gòn, xuất thân trong gia
đình mô phạm.
Thân phụ của Ngài là Cụ Đốc học Lê Văn Dương, Hiệu Trưởng trường Tiểu học
Đakao, nay là trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Sài Gòn. Thân mẫu là Bà Trần Thị
Chọn, thọ Thiên phong Nữ Giáo Hữu trong kỳ Đức Chí-Tôn phong Thánh Nữ-phái lần
thứ I ngày 14 tháng Giêng Đinh-Mão (dl 15-2-1927).
Ngài Vĩnh là em ruột của Ngài Bảo-Thế Lê Thiện Phước. Cả hai đều được
Chí-Tôn ân phong Thời-Quân Hiệp-Thiên-Đài:
- Ngài Lê Thiện Phước (1895-1975) chức Bảo-Thế,
- Ngài Lê Thế Vĩnh (1903-1945) chức Tiếp-Thế.
Hiền nội của Ngài Vĩnh là Bà Nguyễn Thị Thơm, đắc phong Lễ Sanh trong kỳ
phong Thánh Nữ phái lần I.
Trước năm Bính Dần (1926), Ngài Lê Thế Vĩnh là một ký giả nổi tiếng của các
báo tại Sài Gòn.
Khoảng năm Ất Sửu (1925), Ngài Lê Thế Vĩnh hay tin nhóm của quí ông Cao Quỳnh
Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang xây bàn thỉnh Tiên về cho thi hay lắm, Ngài tò
mò muốn biết thực hư, nên ngày 12-11-1925, Ngài cùng với người bạn đồng nghiệp
là ông Phạm Minh Kiên, tìm đến nhà ông Cư để quan sát cho rõ ràng, định viết một
thiên phóng sự đầy đủ chi tiết cho đăng báo cống hiến các độc giả.
Ngài cùng ông Phạm Minh Kiên đến viếng ông Cư, đang lúc Đấng AĂÂ giáng. Ông
Cư xin cho hai ông mỗi người một bài thi để kỹ-niệm. Đấng AĂÂ gõ Cơ đáp:
Bần-Đạo cho chung hai người một bài thi mà thôi.
THI
Một viết với thân giữa diễn
đàn,
Bằng xua trước giặc vạn
binh lang
Đạo Đời ví biết Đời là trọng,
Dạy dỗ sao cho đặng mở
mang.
Bài thi chỉ có 4 câu mà gồm đủ tình trạng, tâm sự của hai nhà báo.khiến ông
Lê Thế Vĩnh vô cùng khâm phục, về sau nầy ông Vĩnh mới chịu nhập môn cầu Đạo.
Khi Khai-Đạo ở Gò Kén ngày 15-10 năm Bính Dần. (dl 19-11-1926) Hai ông Mai
và Nguyên vì không đến hầu đàn phong Thánh tại chùa Gò Kén nên sau đó hai ông
khác đến thế vào và đắc phong trong hàng Thập Nhị Thời Quân: Hai ông ấy là Tiếp-Thế
Lê-Thế-Vĩnh và Tiếp-Đạo Cao Đức Trọng. Khi Đức Chí-Tôn lập Pháp-Chánh-Truyền Hiệp-Thiên-Đài
ngày 12-1-Đinh Mão(1927), Đức Chí-Tôn phong Ngài Lê Thế Vĩnh vào chức Tiếp-Thế
Hiệp-Thiên-Đài ( Đạo Sử Cơ Bút của Ngài Trương Hiến-Pháp).
Sau đó thì Ngài nghỉ viết báo, về Tây Ninh làm việc nơi Văn phòng Đức Quyền
Giáo-Tông. Khi xảy ra vụ ông Nguyễn Phan Long lên Tòa Thánh lập Hội Vạn Linh
làm Nghị trưởng Hội này để vu khống và phỉ báng nhiều vị Chức sắc cao cấp, gây
chia rẽ trong nội bộ của Đạo, Ngài Tiếp-Thế Lê Thế Vĩnh được Đức Quyền
Giáo-Tông và Đức Phạm Hộ-Pháp cử làm đại diện để đối phó với nhóm Nguyễn Phan
Long.
Những cử chỉ lễ phép và tế nhị của Ngài Tiếp-Thế Lê Thế Vĩnh trong buổi hôm
ấy đã tỏ ra một người đạo hạnh và hết sức trung kiên với Đức Quyền Giáo-Tông và
Đức Hộ-Pháp. Trong khi đó mọi người khác dù là Chức sắc cao cấp cũng tỏ ra hiềm
thù a-tòng theo nhóm người phá Đạo, thế mới thấy rằng câu “Đục nước béo cò”
không sai vậy. (Xem quyển “Chi phái Cao-Đài” cùng Soạn giả)
Hãy nghe một đoạn đối đáp:
“Ông Tiếp-Thế nói: Tôi xin lỗi Hội đồng trước khi nói vì em có lỗi nên xin
phép làm lễ Đức Chí-Tôn rồi sau sẽ nói”.Làm lễ rồi ông Tiếp-Thế nói tiếp: Xin lỗi
ông Nghị trưởng em làm theo phận sự, Đạo theo Đạo, đời theo đời, em có hứa với
Quyền Chưởng Pháp Lê Thiện Phước là Anh Cả của em ngày nay không ra đây. Em thất
lời hứa có lỗi tình cốt nhục, em xin lạy anh để tạ lỗi” Nói rồi lạy 1 lạy
Quyền Chưởng Pháp Lê Thiện Phước nói:
Đạo có quyền của Đạo, Em tôi có phận sự riêng tôi không nhận cái lạy. Tiếp-Thế
là em tôi ở đây không có quyền hành chánh, vì nhẹ tình nghe lời cám dỗ ra gánh
vác việc này là một điều sái phép, tôi không thể ngồi nghe em tôi tranh luận, vậy
tôi xin kiếu ra hội.
Tiếp-Thế nói: nay lãnh phần thay mặt cho Quyền Giáo-Tông và Hộ-Pháp rất khó
cho tôi, vậy tôi xin lui Tiếp-Thế đi ra, Nghị trưởng nói: Xin hai ông Chưởng
Pháp và Tiếp-Thế hãy để tình cốt nhục riêng ra, đây là nơi công đồng về sự đạo
lý, mỗi ông đều có phần trách nhiệm theo bổn phận, không vì cốt nhục mà trái phận
sự được, vậy xin Tiếp-Thế ở lại dự đại hội”
(ông Tiếp-Thế đi ra luôn).
Năm 1934 Ngài được đi hành đạo Bắc Việt.
Trong tình trạng xáo trộn của đất nước năm 1945, Ngài bị đối phương lừa gạt
đưa Ngài từ Sài gòn lên Đà Lạt Ngài Tiếp-Thế Lê Thế Vĩnh bỗng nhiên bị mất
tích, không biết lực lượng nào bắt cóc Ngài, lúc đó, tình hình tại miền Nam Việt
Nam rất lộn xộn, có rất nhiều đảng phái chánh trị hoạt động có võ trang. Sau
đó, người ta tin rằng Ngài Tiếp-Thế đã bị hãm hại, nhưng không biết Ngài chết
vào ngày nào và thi thể được chôn vùi ở đâu.
Do đó, Ngài Thời Quân Tiếp-Thế Lê Thế Vĩnh không có bài thài và cũng không
có ngày lễ kỷ niệm hằng năm như các vị Thời Quân khác.
10 - Khai-Thế
Khai-Thế 開 世
Fr: Réformateur Temporel
THÁI VĂN THÂU
(1899-1981)
Ngày sinh: năm Kỷ Hợi (1899)
Qui Thiên: Lúc 5giờ 30 chiều ngày 2-6 Tân-Dậu (dl
3-7-1981) hưởng thọ 83 tuổi.
Pháp-Chánh-Truyền qui định:
CG: “Mỗi sự chi thuộc về đời thì về quyền của Thượng-Sanh.
Khai-Thế khi tiếp đặng đơn trạng chi chi của Tiếp-Thế dâng lên, thì phải kiếm
hiểu các nguyên do coi có đáng buộc án cùng chăng, như đáng thì nhứt diện tư tờ
qua Cửu-Trùng-Ðài cho biết nội vụ, nhứt diện dâng sớ cho Hộ-Pháp cầu người mời
hội Hiệp-Thiên-Ðài đặng định đoạt. Khi đặng lịnh của Hiệp-Thiên-Ðài thì Khai-Thế
phải dâng nội vụ lên cho Hiến-Thế.”
A - Tiểu sử ngài Khai-Thế
Thái văn Thâu:
1 - PHẦN ĐỜI
Ngài Thái Văn Thâu sanh năm Kỷ Hợi (1899), (thẻ căn cước ghi là 1900) tại
làng Qui Đức quận Cần Giuộc (Chợ Lớn).
Thân sinh là Thái Văn Vá, thân mẫu là Ngô Thị Mai. Hiền nội của Ngài là bà
Đỗ Thị Thoại, sanh năm 1906 tại làng Long Đức Đông tỉnh Chợ Lớn, và mất ngày
12-3-Quí Hợi (dl 24-4-1983) tại xã Qui Đức.
Ngài Thái Văn Thâu ở cùng quê với Ngài Hiến-Đạo Phạm Văn Tươi, thuở nhỏ hai
người là bạn học với nhau.
Ngài Thái Văn Thâu theo Tây học, đậu bằng Tiểu học Pháp, lên Trung học, đậu
bằng Thành Chung (Diplôme). Ngài xin đi dạy học, và làm Giáo Sư tại trường
Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký Sài Gòn, sau đổi xuống dạy tại Collège Mỹ Tho,
nay là trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho.
2 - PHẦN ÐẠO:
Năm Bính Dần (1926) một đàn Cơ ở Tân-Kim (Cần Giuộc) tại nhà Hội đồng địa hạt
Nguyễn Văn Lai, ông Đốc phủ Nguyễn-Ngọc-Tương (quận Cần Giuộc) và Lê Văn Lịch
(Vĩnh Nguyên Tự) chứng đàn do Ca Minh Chương và Phạm Văn Tươi phò loan, Ngài
Thái Văn Thâu hầu đàn và được Đức Chí-Tôn thâu làm Môn đệ.
Ngày 11-2-1933, Đức Quyền Giáo-Tông Lê Văn Trung hiệp cùng Đức Phạm Hộ-Pháp
đồng ký tên, ra một Thông Tri thăng phẩm Quyền Đầu-Sư cho ba vị Chánh Phối-Sư:
Thái Thơ Thanh, Thượng Tương Thanh, Ngọc Trang Thanh. Như vậy ba phẩm Chánh Phối-Sư
bị khuyết, nên tạm cử ba vị Thời Quân Hiệp-Thiên-Đài vào hàng “Khai” qua Cửu-Trùng-Đài
đảm nhận ba nhiệm vụ kể trên. Thông tri ấy có đoạn như sau:
“Việc giao quyền Chánh Phối-Sư cho ba vị Chức sắc Hiệp-Thiên-Đài là việc của
Hội-Thánh mới định hôm kỳ nhóm ngày mùng 9 tháng Giêng rồi đây, nhằm bữa
4-3-1933.
Ba Chức sắc ấy
là:
- Khai-Thế Thái
Văn Thâu, lãnh Thượng Chánh Phối-Sư.
- Khai-Pháp Trần Duy Nghĩa, lãnh Ngọc Chánh Phối-Sư.
- Khai-Đạo Phạm Tấn Đãi, lãnh Thái Chánh Phối-Sư."
Năm 1941, Đức Phạm Hộ-Pháp và 5 vị Chức sắc cao cấp của Hiệp-Thiên-Đài và Cửu-Trùng-Đài
bị nhà cầm quyền Pháp bắt lưu đày ở hải đảo Madagascar Phi Châu, quân đội Pháp
chiếm đóng Tòa Thánh và các cơ quan khác của Đạo, đuổi các Chức sắc và công quả
về quê, Ngài Khai-Thế Thái Văn Thâu rút về quê nhà ở xã Qui Đức và trở lại nghề
dạy học.
Ngài Khai-Thế Thái-Văn-Thâu bị bịnh tâm thần kéo dài. Sau cùng qui tại Tư
gia Xã Qui-Đức (Cần-giuộc).
Không có bài thài hiến lễ.
Ông Qui tại tư gia lúc 5 giờ 30 chiều ngày 2-6 Tân Dậu (dl 3-7-1981) Hưởng
thọ 83 tuổi. Đại diện Hội-Thánh và Ban Cai-quản Thánh Thất Cần giuộc tổ chưc lễ
an táng tại quê nhà.
Ngài Khai-Thế Thái-văn-Thâu là vị Thời Quân đăng Tiên sau cùng trong số 12
vị Chơn-Quân. Gặp lúc hoàn cảnh đất nước đổi thay, Đạo quyền nghiêng ngửa, Hội-Thánh
và các cơ quan Hành-Chánh-Đạo bị giải thể, không thể di Thánh hài của Ngài về
an táng nơi Thánh Địa được, đành phải an táng theo nghi thường tại quê nhà của
Ông tại Xã Qui Đức (Cần-giuộc).
11 - Hiến-Thế
Hiến-Thế 獻 世
Fr: Rénovateur
Temporel
NGUYỄN VĂN MẠNH
(1894-1970)
Sinh ngày: năm
Giáp-Ngọ (dl 19-12-1894)
Qui thiên: 15-1-Canh-Tuất
(dl 15-1-1970)
Quê-quán: Tân
Niên-Trung. Tỉnh gò-Công
Pháp-Chánh-Truyền
qui định:
“Hiến-Thế khi tiếp
đặng nội vụ của Khai-Thế dâng qua, thì tức cấp phải đi tra xét cho đủ chứng cớ
rõ ràng rồi dâng lên cho Bảo-Thế. Cấm nhặt không cho Hiến-Thế thông đồng cùng
Hiến-Pháp và Hiến Ðạo.
Mỗi việc chi hễ
vào tay Hiến-Thế rồi thì đã ra bí mật, dầu cho Chức Sắc Hiệp-Thiên-Ðài cũng
không biết tới nữa.”
Bài Thài hiến lễ:
HIẾN mình cho Đạo buổi sơ khai
THẾ cuộc càng xây dạ chẳng nài,
CHƠN chánh quyết tâm lo lập Đức.
QUÂN Thần vẹn nghĩa cảm
bi-ai.
Hiến-Thế Chơn-Quân
A - Tiểu sử Ngài Hiến-Thế
Nguyễn văn Mạnh:
Tiểu sử Ngài Hiến-Thế Nguyễn văn Mạnh được Ngài Bảo-Đạo Hồ Tấn Khoa đọc
nhân ngày gia đình của Ngài Hiến-Thế thiêu hài cốt của Ngài, lấy tro đưa về Tòa
Thánh.
Nguyên văn bản Tiểu sử:
“Đại huynh Nguyễn Văn Mạnh, sanh năm Giáp Ngọ (1894) tại làng Tân Niên
Trung, tỉnh Gò Công. Cụ thân sinh là Nguyễn Văn Chợ, Xã Trưởng và Cụ thân mẫu
là Lê Thị Liễu, Giáo viên.
Thời thơ ấu, ở với cha mẹ đi học, đỗ bằng Tiểu học ở Gò Công, rồi lên Sài
Gòn ngụ nơi nhà người cậu là Cụ Đốc Phủ Lê Quang Liêm tiếp tục đường học vấn
nơi trường Tabert, thi đỗ bằng Trung học Phổ Thông và bằng Tú Tài.
Cũng như bao thanh niên thời ấy, sau khi đỗ đạt rồi thì cũng ra trường làm
công chức tại Tòa Tân Đáo tức là Sở Ngoại Kiều ngày nay.
Vốn con nhà thế phiệt trâm anh đạo đức, nên Đại huynh vẫn giữ truyền thống
của ông bà và được tiếng là vị công chức chí mực thanh liêm, luôn luôn tận tụy
với nhiệm vụ, mau mắn giúp đỡ mọi người, nên Đại huynh được trên quan yêu, dưới
dân chuộng, đường hoạn lộ Đại huynh thăng lần lên Thông Phán, Tri Huyện, Tri Phủ.
Được hấp thụ tinh thần đạo đức từ thuở bé, nên Đại huynh không bỏ qua một dịp
nào để làm điều âm chất và nhơn nghĩa. Kịp đến năm Bính Dần, Đức Chí-Tôn mở Đạo
tại Sài Gòn, thì Đại huynh là một trong các môn đệ đầu tiên được Đức Chí-Tôn
giao trọng trách phổ thông Chơn đạo.
Ngày Rằm tháng 3 năm Bính Dần (1926), cùng một lượt với Ông Phạm Công Tắc
được Đức Chí-Tôn phong là Hộ Giá Tiên Đồng Tá Cơ Đạo Sĩ, Ông Cao Quỳnh Cư là Tá
Cơ Tiên Hạc Đạo Sĩ, Đại huynh và chư vị: Đức, Hậu, Nghĩa, Tràng, Tươi, Chương,
Kim, Đãi, Mai, Nguyên, Phước, đồng được Đức Chí-Tôn phong là Tiên Đạo Phò Cơ Đạo
Sĩ.
Mặc dầu việc quan ràng buộc, nhưng Đại huynh vẫn tận tụy với nhiệm vụ của Đức
Chí-Tôn giao phó, nên ngày thì làm việc cho Nhà nước, đêm thì làm việc cho Đạo,
phò cơ phổ-độ chúng sanh.
Đến ngày 13-2-1927, Đại huynh được Đức Chí-Tôn ân phong vào hàng Thập Nhị
Thời Quân với phẩm tước là Hiến-Thế, một lượt với chư vị Thời Quân khác.
Đắc phong Thời Quân, Đại huynh càng hăng say thêm, chẳng quản nhọc nhằn,
quên ăn quên ngủ, đêm nào cũng như đêm nấy, thức gần suốt sáng, ôm cơ phổ-độ
cùng với chư vị Thời Quân khác, khai đường mở lối đến ngày hôm nay, nền Đạo mới
đặng huy hoàng đẹp đẽ để cho chúng ta thọ hưởng.
Tiếc một điều là Đại huynh có một thể xác không được tráng kiện mà lại phải
quá lao tâm lao lực trong lúc Đạo mới phôi thai nên Đại huynh thường hay bịnh
hoạn, không thể hành đạo một cách liên tục như chư vị Thời Quân khác. Nhưng lúc
nào Đại huynh cũng một lòng hoài bão với sứ mạng thiêng liêng, luôn luôn lưu
tâm về đại nghiệp Đạo.
Trong lúc Đức Phạm Hộ-Pháp tự lưu vong nơi Cao Miên, nền Đạo chinh nghiêng,
thì Đại huynh cùng Đức Thượng-Sanh và chư vị Thời Quân khác về Tòa Thánh, hiệp
sức cùng nhau để cầm giềng mối Đạo. Đại huynh lãnh trách nhiệm điều khiển Cơ
Quan Phước-Thiện với chức vụ Phó Thống Quản Cơ Quan Phước-Thiện, do Thánh Lịnh
số 26/TL ngày 19-8-Ất Tỵ (dl 14-9-1965).
Ít lâu sau, Đại huynh được thăng lên cầm quyền Thống Quản Phước-Thiện, do
Thánh Lịnh số 47/TL ngày 20-12-Ất Tỵ (dl 11-1-1966).
Nhưng sức người có hạn, cơn bịnh của Đại huynh ngày càng thêm trầm trọng,
nên ngày 10-2-1966, Đại huynh phải xin nghỉ một thời gian để đi qua Tích Lan và
Thái Lan chữa bịnh, nhưng chỉ thuyên giảm đôi phần.
Trở về Sài Gòn, mặc dầu gia đình tận tâm lo đủ phương điều trị về Tây cũng
như Đông y, nhưng nhiệm kỳ đã mãn, nên ngày Rằm tháng Giêng Canh Tuất (dl
20-2-1970), Đại huynh đã trở về bái lịnh Đức Chí-Tôn và Phật Mẫu, hưởng thọ 77
tuổi.
Hôm nay, Đại huynh lại hiển linh kêu gọi và thúc giục gia quyến sớm đưa tro
xá lợi của Đại huynh về nơi Tổ Đình, vì vậy mới có buổi lễ hôm nay, đi cặp với
Lễ kỷ niệm Đức Cao Thượng-Phẩm cho đặng thêm trọng thể.
Nhơn dịp nầy, tôi xin toàn thể Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu lưỡng phái
thành tâm cầu nguyện Đức Chí-Tôn và Đức Phật Mẫu ban hồng ân cho Đức Cao Thượng-Phẩm
và Đại huynh Hiến-Thế Nguyễn Văn Mạnh được cao thăng Thiên vị, thường giáng
linh hộ trì mỗi chúng ta được thi hành sứ mạng cho được vuông tròn.
Nam Mô Cao Đài
Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Tòa Thánh ngày
1-3-Đinh Tỵ (dl 19-4-1977)
BẢO ĐẠO Hồ Tấn
Khoa
(Tài liệu của Cải
Trạng Lê Minh Khuyên)
12 - Bảo-Thế Chơn-Quân
Bảo-Thế Chơn-Quân
Fr: Conservateur Temporel
LÊ THIỆN PHƯỚC
(1895-1975)
Ngày sanh: năm Ất-Mùi (dl 4-6-1895)
Qui: lúc 6giờ 30 sáng ngày 17-3 Ất-Mão (dl 28-4-1975) Ngay vào lúc đất nước
thay đổi (Ngày 30-4-1975)
Ngài thọ 81 tuổi.
Pháp-Chánh-Truyền
qui định:
“Bốn vị Thời
Quân chi Thế, đặng đồng quyền cùng Thượng-Sanh khi người ban
quyền hành chánh, song mỗi vị có phận sự riêng, quyền hành riêng là:
“Bảo-Thế phải giữ gìn sự bí mật ấy cho kín nhiệm rồi chiếu y theo Ðạo Luật
và Thế Luật mà làm tờ buộc án, kế dâng lên cho Thượng-Sanh đặng người đến Tòa
Tam Giáo Cửu-Trùng-Ðài, Hiệp-Thiên-Ðài hay là Bát-Quái-Ðài mà buộc tội.
Bảo-Thế là người Ðầu Phòng Văn của Thượng-Sanh.
Thượng-Sanh là
cây cờ của THẾ, tức là Ðời, ấy vậy đời nơi nào thì Thượng-Sanh nơi đó. Người có quyền xem xét kẻ hành đạo coi Thánh Ðức có đắc
nhơn tâm cùng chăng, nhược bằng kẻ ấy thể Ðạo không đủ tư cách, thì người có
quyền dâng sớ cầu xin thuyên bổ.”
Thượng-Sanh đối quyền với Chưởng Pháp bên Cửu-Trùng-Ðài.
Hiệp-Thiên-Ðài là luật lệ, mà Thượng-Sanh lại là Chánh Trị, ấy vậy là người
của Cửu-Trùng-Ðài nơi Hiệp-Thiên-Ðài.
Thượng-Sanh và tứ vị Thời Quân về chi Thế, cũng phải thề giữ dạ vô tư mà hành
chánh.”
A - Những ngày cuối của
Ngài Bảo-Thế:
Bảo-Thế là giữ đời, nhưng một khi đời đã mất thì Ngài cũng ra đi. Ấy là môt
bí pháp rất nhiệm mầu của chư vị Thời Quân đó vậy.
Ngài Bảo-Thế lúc về già bị bệnh bán thân bất toại, sức khỏe yếu dần và có lẽ
Ngài vẫn chờ đợi đến ngày hôm nay. Ngài đăng Tiên vào lúc 6g30 sáng ngày 17-3 Ất-Mão
(dl 27-4-1975) hưởng thọ 81 tuổi.
Đàn cơ đêm 18-3 Ất-Mão (dl 29-4-1975) tại Cung Đạo Đền-Thánh hồi 19 giờ.
Phò-loan: Hiến-Pháp - Khai-Đạo. Đức Phạm Hộ-Pháp giáng cơ cho bài thài tế lễ
Ngài Bảo-Thế, ghi lại như sau:
HỘ PHÁP
Chào chư Chức sắc Hiệp-Thiên, Cửu-Trùng, Phước-Thiện.
Quí bạn có điều chi hỏi ?
Chưởng-Ấn bạch: Xin bài thài tế lễ Ngài Bảo-Thế
- Bài thài chúng ta đã thấy: "Bảo-Thế Cứu Nước" đã trúng lúc, vậy
cứ dùng bài ấy thài cúng tế Bảo-Thế. - Còn về bài thài mà Hiến-Pháp đã cho để
cúng tế chung chư vị Thời Quân thì cứ để dùng như vậy trong lễ cúng tế chung.
Bần-đạo ban ơn lành cho Hội-Thánh và toàn thể.”
Đức Hộ-Pháp ban thi được xem như ấn chứng:
Nguyên vào năm 1960, Đức Phạm Hộ-Pháp giáng cơ tại Giáo-Tông Đường, có khen
Ngài Bảo-Thế bằng bài thơ khoán thủ: Bảo-Thế Cứu Nước. Giờ đây là:
Bài Thài hiến lễ:
BẢO trọng vạn linh hiệp
Chí Linh,
THẾ nguy chuyển loạn lập
hòa bình.
CỨU đời mở Đạo kinh luân sẵn,
NƯỚC Việt trông chờ sách cứu
tinh.
Phải chăng 15 năm trước, Đức Hộ-Pháp đã trù liệu bài thài này dành cho ngày
hôm nay cho Ngài Bảo-Thế chăng? Đây là trường hợp đặc biêt nhứt mà trong 12 vị
Thời Quân chưa một ai được như vậy.
Ngày 6-2-Ất Tỵ (dl 8-3-1965) Đức Phạm Hộ-Pháp cũng có giáng cho Ngài Bảo-Thế
bài thi khoán thủ:
Quyền Chưởng quản Hiệp-Thiên-Đài Thừa mạng.
QUYỀN uy nhờ bởi giữ Chơn
truyền,
CHƯỞNG đức dụng hiền mộ
Thánh Tiên.
QUẢN quán chúng sanh tu cội
phúc,
HIỆP hào nhân sĩ hưởng tiền
duyên.
THIÊN môn mở rộng nguyên
nhân đến,
ĐÀI nội tuyển thăng Thánh
đức lên.
THỪA thế chuyển nguy an
Thánh địa,
MẠNG Trời đâu để quỉ hành
quyền.
B - TIỂU-SỬ VỚI CUỘC ĐỜI
HÀNH ĐẠO
Vào năm Mậu Thân (1968) Ngài Bảo-Thế Lê Thiện Phước có tự viết Tiểu sử của
Ngài, xin chép ra đây:
I - Thế sự:
Sanh ngày 4-6-1895 (Ất-Mùi) tại Sài gòn.
- Xuất thân nơi gia đình mô phạm. Thân phụ Tôi là Lê văn Dương, cố Giám Đốc
trường Tiểu Học Dakao, hiện giờ là trường Tiểu-Học Đinh-Tiên-Hoàng Sàigòn.
Thân mẫu tôi là Trần thị Chọn, trong cửa Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, Tòa-Thánh
Tây-Ninh. (Xem thêm Tiểu sử Tiếp-Thế Lê Thế Vĩnh)
- Có cấp bằng Thành Chung trường bổn quốc Chasseloup-Laubat Sài gòn năm
1912.
- Có cấp bằng trường Luật Đông Dương năm 1915. - Thi đậu vào ngạch Thơ Ký
Thượng Thơ (Dinh Hiệp Lý Sài gòn) đời Pháp thuộc.
- Rời quyền môn năm 1927 ra giúp xã hội, đắc cử Hộ Trưởng Quận Tân Định và
Hòa Hưng (Đô Thành Sài gòn).
- Huyện danh dự năm 1944.
- Chủ 2 nhà máy xay gạo: một ở Dakao Sài gòn sản xuất 25 tấn gạo trắng 1
ngày và một ở Chợ Lớn, 50 tấn gạo trắng 1 ngày.
II . Đạo sự:
Một khi kia, Tôi nghe thiên hạ đồn có Cơ Bút tại tư thất Ông Nguyễn Ngọc
Thơ ở Tân Định, tức Thái Đầu-Sư thuộc Tòa-Thánh Tây-Ninh lúc sau nầy, tôi liền
đến xem cho biết.
Mỗi người hầu đàn được phép biên tên họ mình để trên bàn thờ rồi chờ Ơn
Trên giáng cơ định phận. Tôi được Đức Chí-Tôn cho bài thi như vầy:
THI
Cang nhu tình thế lắm đua
tranh,
Danh lợi là bia kẻ giựt
giành.
Mượn thú điền viên vui tuế
nguyệt,
Phồn hoa âu cũng bỏ cho
đành.
Đức Chí-Tôn dạy Tôi tập ăn chay 10 ngày, thượng Thánh-Tượng thờ Thầy.
Tuân lịnh trên, Tôi mời Đức Quyền Giáo-Tông, Đức Cao Thượng-Phẩm và Đức Hộ-Pháp
với vài quan khách đến nhà Tôi và chứng thị cho Tôi nhập môn cầu Đạo. Lập đàn
xong, Đức Chí-Tôn giáng dạy:
THI
Vạn thế vô vi tiếp sắc
Thiên,
Khả quang chi hậu kiến nhi
tiền.
Hậu lai hữu phúc Tam-Kỳhội,
Chỉ tín tâm thành đắc vị
Tiên.
Thâu làm Môn-đệ chót như các Ông Cư, Tắc, Sang.
Chánh thức trọn phế đời về Tòa-Thánh Tây-Ninh hành đạo năm Bính-Tuất
(1946). Về Tòa-Thánh nhằm lúc Đức Phạm Hộ-Pháp rời Hải đảo Madagascar qui hồi cố
hương sau 5 năm 2 tháng 3 ngày. Chịu lưu đày ở Phi châu
C . Trách vụ Thừa Quyền Hộ-Pháp:
Đức Hộ-Pháp tái thủ quyền hành, liền giao cho Tôi trách vụ Thừa quyền Hộ-Pháp,
chiếu Nghị-Định của Đức Ngài số 01 ngày mùng 8 tháng 8 năm Bính-Tuất (1946).
Trong thời gian hành đạo đầu tiên nầy, Tôi làm những việc sau đây:
1 - Nâng cao chức vụ Quản-Lý và Phó Quản-Lý Cửu Viện Nội-Chánh lên hàng phẩm
Thượng-Thống và Phụ-Thống cho thích ứng với trách nhiệm nặng nề và thể thống
nhơn vị của chư Chức-sắc Đại Thiên-phong đảm đương công việc trong hệ trong mỗi
Viện.
2 - Tạo lập Chợ Quan-Âm-Các, thay thế Chợ Ngã Năm đang choán một góc ngã tư
đường, nơi một vị trí dơ bẩn bùn lầy thiếu vệ sinh luôn cả 4 mùa trong năm (cửa
số 4 đi ra).
3 - Mở rộng Châu vi Ngoại-ô Tòa-Thánh bằng cách sáp nhập 4 Hương-đạo làm một
Phận-Đạo. Châu Thành Thánh-địa gồm 7 Phận-Đạo đặt dưới quyền quản suất của một
vị Khâm-Thành và nhiều vị Đầu Phận-Đạo. Lần lượt tới hôm nay, Châu-Thành
Thánh-Địa mở rộng từ chơn núi Bà đi vòng ngã Cầu Khởi xuống Bến Kéo, trở về Mít
Một.
B . Chức vị Tổng Thơ-Ký
Chánh-Trị-Đạo:
Mãn trách nhiệm Thừa-quyền Hộ-Pháp ngày 1-12 Kỷ-Sửu (dl 21-1-1950). Nhận chức
vụ Tổng-Thơ-Ký Chánh-Trị-Đạo năm Canh-Dần (1951) khai thác 4 khu rừng 176, 316,
56 và 55 (Rạch Rễ Dưới) diện-tích chung là 2.354 mẫu tây).
C . Thống lãnh Văn-Phòng Hộ-Pháp:
Lãnh nhiệm vụ Thống lãnh Văn Phòng Hộ-Pháp do Thánh-Lịnh ngày 7 tháng 5 nhuần
năm Nhâm-Thìn (dl 28-6-1952), điều chỉnh Cơ quan Hành-Chánh Đạo và Phước-Thiện
được hoàn mỹ hơn. Giữ gìn cho còn mãi sự tương liên mật thiết giữa Chức sắc Cửu-Trùng-Đài
và Chức sắc Phước-Thiện.
D . Phận sự Tam Đầu Chế:
Đứng trong Tam-Đầu-Chế Hiệp-Thiên-Đài, Đại diện chi Thế, do Thánh Lịnh ngày
mùng 1- 9 Ất-Mùi (dl 16-10-1955), hiệp với Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài gìn giữ mối
Đạo trong lúc Đức Phạm Hộ-Pháp nhập tịnh Trí-Huệ Cung.
G . Đại diện Hội-Thánh lập Thoả Ước Bính Thân (1956):
- Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm (người Công-giáo) làm khó Đức Phạm Hộ-Pháp, nên
Đức Ngài đi Nam-Vang ngừa tai họa. Ngô-Đình-Diệm phái Đặc-sứ Nguyễn Ngọc Thơ đến
Tòa Thánh gặp Tôi đặng dàn xếp cho đừng xảy ra mối bất hòa nguy hiểm giữa quyền
Đạo và quyền Đời. Trong dịp nầy mới ra đời Thỏa-Ước Bính-Thân (1956) mà ai ai đều
nhìn nhận là một linh phù khi thấy Đạo được quyền Đời kính nễ. Vì kính nễ mà Đặc
sứ Nguyễn Ngọc-Thơ gán biệt hiệu cho Tôi buổi nọ là Thầy Rùa.
- Thỏa Ước nầy được ký kết giữa Đặc sứ Nguyễn Ngọc Thơ, đại diện Chánh phủ
Việt-Nam Cộng-Hoà (thời Ngô Đình Diệm) với Chức sắc đại diện Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài,
Cửu-Trùng-Đài và Phước-Thiện ngày 28-2-1956. (Xem Nội dung Thỏa Ước Bính Thân
bên dưới)
- Thay mặt Đức Thượng-Sanh trong lúc Đức Thượng-Sanh chưa về Tòa Thánh hành
đạo (Thánh Lịnh Đức Hộ-Pháp số 65/HP ngày 6-5-Bính-Thân, dl 14-6-1956).
- Ngày 11 Giêng Kỷ-Hợi (dl 18-2-1959), lãnh phận sự Quyền Đầu-Sư, Đạo Lịnh
số 15/ĐL ngày 11-1-Kỷ Hợi. Sau khi nghỉ một thời gian ngắn, tái thủ nhiệm vụ
Quyền Đầu-Sư, Đạo Lịnh số 08/ĐL ngày 8-12-Canh Tý (dl 24-1-1961).
- Sáng lập Bá Huê Viên, diện tích một mẫu rưỡi tây, bên kia Đại lộ Phạm Hộ-Pháp,
trước Báo Ân Từ.
- Ngày mùng 8-Giêng-Giáp Thìn (dl 20-2-1964) lãnh phận sự Quyền Chưởng quản
HTĐ, Vi Bằng Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài số 01/VB ngày 8-1 Giáp-Thìn.
- Ngày 14-11 Ất-Tỵ (dl 6-12-1965) lãnh phận sự Thừa quyền Thượng-Sanh,
Thánh Lịnh số 27/TL ngày 14-11 Ất-Tỵ (dl 6-12-1965).
- Ngày 21-2 Ất-Tỵ (dl 23-3-1965) Trưởng Ban Thế Đạo và Thống quản Đại-Đạo
Thanh Niên Hội.
- Ngày 27-2 Ất-Tỵ (dl 29-3-1965) Thống quản Nữ phái Cửu-Trùng-Đài do Hiến-Pháp
bổ túc ngày 27-2-Ất Tỵ (dl 29-3-1965), chiếu Thánh giáo của Đức Lý Giáo-Tông Nhứt
Trấn Oai Nghiêm đêm mùng 9-Giêng-Quí Mão (dl 2-2-1963)
- Ngày 25 Giêng Giáp-Ngọ (dl 14-2-1966) Thống quản Chưởng-Quản Phước-Thiện
do Thánh Lịnh số 34/TL ngày 25-1-Bính Ngọ.
- Ngày 24-3 Bính-Ngọ (dl 1-4-1966) Chủ-Tọa Tòa Hiệp-Thiên-Đài.
- Ngày mùng 3-12 Bính-Ngọ (1966) lâm trọng bịnh.
- Ngày 19-8-Đinh Mùi (dl 29-9-1967) phục hồi sức khỏe và tiếp tục phận sự
như cũ.
- Thánh Lịnh số 04/TL ngày 3-12-Đinh Mùi (dl 2-1-1968) sửa đổi danh từ Trưởng
Ban Thế Đạo lại là Chưởng quản Ban Thế Đạo.
- Thánh Lịnh số 10/TL ngày 2-2-Mậu Thân (dl 19-3-1968) tái thủ trách vụ Chủ
Tọa Tòa Hiệp-Thiên-Đài.. - Hiện thời đang lo thống nhứt các Chi Phái.Lập tại
Tòa-Thánh Tây-Ninh, ngày 8-6 Mậu-Thân (dl 3-7-1968).
BẢO THẾ LÊ-THIỆN-PHƯỚC (ấn ký)
(Tài liệu của Cải Trạng Lê minh Khuyên)
Sau đây chúng tôi xin ghi lại nguyên văn Thỏa Ước Bính Thân (1957)
C - THỎA ƯỚC NĂM BÍNH-THÂN
Sau các cuộc hội đàm ngày 22, 26 và 28 tháng 2 năm 1956, Đại diện Chánh Phủ
Việt-Nam Cộng-Hoà và các đại diện Đạo Cao-Đài Tây-Ninh đồng đi đến sự thỏa thuận
hoàn toàn các điểm sau đây:
I . Đạo Cao-Đài Tây-Ninh được tự do truyền bá và được
tự do hội họp cúng kiếng theo phép Đạo trong khắp nước Việt-Nam.
Đạo Cao-Đài Tây-Ninh do các Chức-sắc cao cấp trong Đạo đại diện và dìu dắt
trong lúc vắng mặt Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc, nhìn nhận chỉ biết hành Đạo mà
thôi, không làm chánh-trị trên toàn lãnh thổ Việt-Nam và về mặt pháp lý, chịu hệ
thống luật lệ hiện hành của Chánh phủ Việt-Nam Cộng-Hoà do Ngô Tổng-Thống lãnh
đạo.
II . Những phần đất nào của Đạo Cao-Đài ở Tây Ninh đã
làm chủ vĩnh viễn bằng cách hoặc khẩn, hoặc mua, hoặc hưởng của cho, thì Đạo
Cao-Đài đặng toàn quyền sử dụng.
Những đất quốc-gia nào trong vùng Tây-Ninh, khi trước là rừng cấm hay đất
hoang, đã được tín đồ Cao-Đài khai phá và được trong Đạo Cao Đài phân chia theo
cách tiểu sản, sẽ được hợp-thức-hóa đúng theo tinh thần chương trình cải cách
điền địa của Chánh-phủ đang thi hành bằng cách sẽ cấp phát bằng khoán vĩnh viễn
đúng theo thủ tục và thể lệ hiện hành cho mỗi người, để cho các tín-đồ đóng thuế
mỗi năm cho Chánh phủ theo số đất mình sẽ làm chủ. Trong thời hạn không quá 3
tháng kể từ ngày Thỏa-Ước nầy được chấp thuận, Ông Tỉnh Trưởng Tây-Ninh và đại
diện Cao-Đài phải khởi sự hợp thức hóa sự cấp đất và phát bằng khoán vĩnh viễn
cho các người choán đất.
III . Trong 6 làng: Long Thành, Hiệp Ninh, Cẩm Giang,
Trường Hòa, Phước Hội, Ninh Thạnh, bao trùm 13 Phận đạo hiện hữu, Đạo Cao Đài
được cử ra 2 hay là 3 tín đồ tùy theo chỗ để đại diện Đạo và cộng tác với mỗi
Ban Hội Đồng Hương chính.
IV . Trừ tiền hỷ cúng của tín đồ, Đạo Cao Đài bãi bỏ
những thuế có thâu thuở giờ, hoặc trên đất Đạo làm chủ, hoặc trên đất quốc gia,
còn trong vùng ảnh hưởng của Đạo.
Những Chợ hiện hữu trong vùng Đạo thuộc 6 làng kể trên do Đạo Cao Đài tạo
ra, dầu trên đất Đạo cũng là nguồn lợi của quốc gia và chỉ có quốc gia mới được
phép sắp đặt, sử dụng và hưởng huê lợi. Dầu vậy, Chánh phủ cũng bằng lòng để Đạo
Cao Đài thâu những chợ nầy trong khoảng 4 năm liên tiếp (1956, 1957, 1958,
1959) bằng cách đóng góp cho làng sở tại một số tiền mỗi tháng:
- Năm đầu bằng 1 phần 5 số thâu góp hằng tháng.
- Năm thứ 2 bằng 1 phần 4 số thâu góp hằng tháng.
- Năm thứ 3 bằng 1 phần 3 số thâu góp hằng tháng.
- Năm thứ 4 bằng 1 phần 3 số thâu góp hằng tháng.
Số tiền thâu góp chợ mỗi ngày hay mỗi tháng do bên Đạo và Ông Tỉnh trưởng
Tây Ninh thỏa thuận nhất định một năm 2 lần, trong tháng 6 và tháng 12 dương lịch.
Về phần Chợ Long Hoa, Đạo Cao Đài đang cất, Hành Chánh tỉnh đảm nhận tiếp tục
theo bản đồ đã có. Những tổn phí của Đạo Cao Đài đã xuất phát tới ngày nay,
Hành Chánh tỉnh chịu trả lại, sau khi được đôi bên xác nhận tánh cách chi phí
và số tiền. Số tiền nầy được trả phân kỳ không quá 4 năm, mỗi năm đóng một lần
nhằm trong tháng 4 dương lịch.
V . Trật tự an ninh trong 13 Phận đạo theo tổ chức hiện
thời của Đạo sẽ đặt dưới hệ thống của Ban Hội Đồng Hương-chính của 6 làng nói
trên. Các Ban nầy hành sự với những toán, từ 20 đến 30 người “Dân Vệ”, gốc người
tín đồ Cao-Đài, được Ông Tỉnh Trưởng chọn với sự đề cử của Ban Hội Đồng Hương
chính. Những toán Dân Vệ nầy được võ trang và trả lương theo thể lệ hiện hành.
Hành Chánh tỉnh cấp súng, công nho làng trả lương.
VI . Cơ Thánh-Vệ hiện hữu chỉ có phận sự về nghi lễ,
giữ vẻ tôn nghiêm cho Đạo trong các cuộc hành lễ lớn nhỏ trong Nội Ô. Số người
có thể lên không quá 160 người do Đạo Cao Đài hoàn toàn chọn lựa và trả lương
(nếu không phải làm công quả).
Người trong cơ Thánh Vệ có thể có võ trang nhưng phải xin phép sắm và giữ
súng theo luật lệ hiện hành. Súng ống đạn dược do Đạo Cao Đài đài thọ.
Trong Nội Ô, các lực lượng quân sự và cảnh sát quốc gia không được xâm nhập,
trừ khi phải can thiệp hoặc để thi hành phận sự theo luật lệ hiện hành hoặc để
đem trật tự an ninh lại, hoặc vì xảy ra thường tội hay trọng tội.
VII - Được miễn thuế (đủ các sắc) theo thể lệ hiện hành:
- Những Tu viện, Trường học cùng Dưỡng đường của Đạo Cao Đài Tây Ninh cất
ra hoặc trên đất Đạo hoặc trên đất quốc gia.
- Những đất trên đó có những bất động sản nói trên. Hiện hữu những bất động
sản có tên trong bản đính theo đây, được miễn thuế.
VIII - Các công trình của Đạo Cao Đài về mặt xã hội, y tế, mở mang hay tu bổ
kiều lộ trong vùng Đạo, sau khi giao cho Hành chánh Tỉnh Tây Ninh đảm nhận, thì
sẽ được tiếp tục tiến hành với sự hợp tác của các Chức sắc chuyên môn của Đạo
Cao Đài.
Làm tại Tây Ninh, ngày 28 tháng 2 năm 1956.
Đại-diện Chánh phủ Việt-Nam Cộng-Hòa
HIỆP THIÊN ĐÀI:
(ký tên)
Nguyễn Ngọc Thơ
Bảo-Thế Lê Thiện Phước (ký tên)
Tiếp-Pháp Trương văn Tràng (ký tên)
Hiến-Pháp Trương Hữu Đức (ký tên)
Tiếp-Đạo Cao Đức Trọng (ký tên)
CỬU TRÙNG ĐÀI:
Thái Chánh-Phối-Sư Thái Bộ Thanh (ký tên)
Thượng Chánh-Phối-Sư Thượng Sáng Thanh (ký tên)
Ngọc Chánh-Phối-Sư Thượng Tước Thanh (ký tên)
PHƯỚC THIỆN:
Chơn-Nhơn Trịnh Phong Cương (ký tên)
Đạo-Nhơn Nguyễn văn Phú (ký tên)
Đạo-Nhơn Trần văn Lợi (ký tên)
Đạo-Nhơn Đỗ văn Viên (ký tên)
Số 337-BNV/VP
CHUẨN Y
Sàigòn, ngày 1 tháng 3 dl 1956.
BỘ TRƯỞNG NỘI VỤ
(Ấn ký)
Bùi văn Thinh
D - Ngài Bảo-Thế giáng cơ,
lấy hiệu Vân Phong:
THI
VÂN PHONG vừa đẩy đám mây
lành,
Hội hiệp quần sanh bất cạnh
tranh.
Phất phướn truy hồn qui lối
cũ,
Vén màn mờ ám cứu nhơn
sanh.
Ngài Bảo-Thế lúc sinh tiền, rất ít làm thơ, duy chỉ có bài thi của Ngài họa
với Bát-Nương Diêu-Trì-Cung.
Bài thi của BÁT NƯƠNG:
Hễ muốn làm sư phải huợc
trò,
Vụng may thường đổ lỗi người đo.
Nhái duyên Tây Tử cười môi
méo,
Đoạt điệu Đường Phi bước
trẹo giò.
Bắt nguyệt lại mò trăng
đáy nước,
Theo Tây bợ ngợ viết nhà
Nho.
Vui chi hơn gặp trang tài tử,
Vẫy lưới chòm cây có cứt
cò.
BÀI HỌA của NGÀI BẢO-THẾ:
Lố xố lăng xăng mấy chú
trò,
Văn chương lá mít của so
đo.
Vác mai chạy quấy ngồi rơi
lụy,
Múa búa khoe danh chạy bại
giò.
Trí thiển dòm Trời bằng
cái xịa,
Tài sơ ngóng chữ tợ rừng
Nho.
May duyên đưa đến mùi Tiên
Thánh,
Mừng được bài thi khỏi gắn
cò.
E - DIỄN VĂN cuả Ngài Bảo-Thế
Lê-Thiện-Phước
Trưởng phái-đoàn đaị-diện Hội-Thánh CAO-ĐÀI TÒA-THÁNH TÂY-NINH (Việt-Nam) đọc
tại Hội-Nghị Tôn-giáo Thế-giới ở TOKYO (Nhựt-Bổn)
Kính Quí Đại-Đức Giáo-Hội,
Nhơn danh Trưởng phái-đoàn Đại-diện Hội-Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ
Tòa-Thánh TÂY-NINH (Việt-Nam). Tiện-sĩ rất đại-hạnh kính chào Quí vị Đại-Đức
các Giáo-phái, quí vị cao minh, các đoàn thể cùng quí vị Đại-nhơn hiện-diện giữa
Hội-Nghị Tôn-giáo Thế-giới. Tiện-sĩ cũng xin để lời tri-ân Trưởng ban Tổ-chức Hội
nghị đã chiếu cố tới bổn Đạo, nên có cảm-tình mời chúng tôi đến Quí quốc.
Nhơn dịp được may duyên này, Đức Hộ-Pháp PHẠM-CÔNG-TẮC có cậy chúng tôi đệ
lên Đức Thiên Hoàng trọn tấm nhiệt-thành của Người hằng cầu-nguyện Đức Thượng-Đế
ban ân lành cho toàn quốc Phù-Tang, riêng chúng tôi xin trân-trọng chúc thọ cho
Đức Thiên Hoàng, chúc lành cho Ngài Thủ-tướng và Chánh-phủ và chúc hạnh-phúc
cho cả dân-sanh nơi quí địa.
Kính Quí Hội-viên,
ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ do Đức Cao-Đài Thượng-Đế dùng Huyền-diệu Cơ bút khai
sáng tại nước Việt-Nam từ năm Bính-Dần (1926) đến nay đã 30 năm, độ dân được một
số thiện-nam tín-nữ hơn hai triệu người, Tổ Đình thờ Đức Chí-Tôn và Đền thờ Đức
Phật-Mẫu lập thành tại Thánh-địa Tây-Ninh. Hội-Thánh hành-đạo dưới quyền Đức
Tiên-Trưởng Lý Thái-Bạch kiêm Giáo-Tông về mặt vô-vi, còn về mặt hữu-vi thì dưới
quyền Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt, nay đã qui thiên. Hiện giờ Đức Hộ-Pháp
chấp-chưởng quyền tối cao trong cửa Đạo cho tới ngày có Giáo-Tông hữu-hình
chánh-vị.
Luật-pháp của Đại-Đạo là Tân-Luật và Pháp-Chánh-Truyền do Đức Cao-Đài Thượng-Đế
dùng huyền diệu Cơ bút giảng dạy để làm qui-củ chuẩn-thằng cho Hội-Thánh truyền
giáo.
Diệt trừ mê-tín dị đoan, bất nạp bóng chàng, phù thủy, bổn Đạo dung-hoà mọi
tín-ngưỡng và tùy khả năng tiến-hoá của mỗi hạng người và phong-tục của mỗi điạ
phương mà phổ-độ.
Tôn-chỉ của Đại-Đạo là dìu-dẫn quần-sanh trên con đường xử thế, lấy luân-lý
và triết-lý làm yếu-tố.
Luân-lý thì dạy con người giữ Đạo nhân-luân, làm tròn bổn phận mình, đối với
mình, đối với gia-đình, đối với xã-hội là gia-đình rộng lớn, đối với toàn cả
thiên-hạ là Đại-Đồng huynh-đệ.
Triết-lý thì cấm xa-hoa phung-phí, tránh bã lợi mồi danh, trọng duy tâm hơn
duy vật và xả phú cầu bần, xả thân cầu Đạo đặng giữ cho tâm thần được thơ-thới
nhẹ nhàng.
Giáo-lý của Đại-Đạo là chuyên về Tín-ngưỡng và tu-trì, dìu-dẫn quần-sanh
trên con đường xuất thế.
Tín-ngưỡng thì dạy thờ Đấng Tạo-đoan là Trời, là Ngọc-Hoàng Thượng-Đế, Chúa
tể Càn-khôn vũ-trụ, sùng thượng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, đã dày công giáng
trần độ thế. Đại-Đạo cũng như các Tôn-giáo nhìn nhận linh-hồn bất tiêu bất diệt
và tồn-tại mãi theo định-luật quả báo, có vay có trả, phải chuyển kiếp luân-hồi
đền nợ tiền khiên đặng lần bước trên con đường sáng suốt cho tới cõi Hư-linh hằng
sống.
Tu-trì: thì dạy lập công bồi đức, thủ giới trì trai, trau-giồi đạo-hạnh, tịnh-dưỡng
tinh-thần, tu tâm luyện tánh đặng đoạt vị thiêng liêng.
Cửa Đạo vẫn luôn luôn mở rộng, tiếp rước bá-tánh thập-phương không phân biệt
sang hèn, nghèo giàu, hữu học, thông-minh hay dốt nát ngu đần, mạnh yếu như
nhau, cả thảy đồng như thế: Đại-nghiệp của Đạo Cao-Đài là của chung toàn thể
sanh-linh, chẳng dành riêng cho một ai cả. Dầu người trong Đạo hay ngoài đời, dầu
người bổn xứ hay khách ngoại-bang, hễ nhìn Đạo là làm chủ cái Đại nghiệp ấy.
Hồi tưởng lại việc đã qua trong các thời xưa, nhứt là thời cận đại và lấy
kinh-nghiệm xét-đoán, chúng tôi nhận thấy hễ nơi nào sôi-nổi phong-trào náo-loạn
lôi cuốn con người vào chốn diệt vong thì cập theo đó sản-xuất một mối Đạo mới
để cứu vớt sanh-linh khỏi cơn đồ thán.
Như trước kỷ-nguyên Thiên-Chuá giáng sanh, nhơn loại cơ hồ bỏ qua lời truyền
của Đức Phật Thích-Ca vạch rõ con đường Bát-chánh để làm phương giải khổ.
Quên hẳn lời dạy của Đức Khổng-Tử giữ Đạo Nhân-luân, tạo nhân kết nghĩa để
làm cửa điều-hoà xã-hội và vì khinh-thường Huấn-ngôn của các Đấng ấy, nên cơ Đời
thuở nọ lâm cơn hỗn-độn thì Cơ-Đốc-Giáo ra đời Cứu-Thế.
Chưa mãn hai ngàn năm hoằng khai Công-giáo thì nhơn-loại lần lần không
quan-tâm đến lời của Đấng Christ tiên-tri số-phận điêu-linh của loài người
trong khoảng đời mạt kiếp này. Lời tiên-tri đã ứng-nghiệm thì ĐẠI-ĐẠO CAO-ĐÀI
xuất hiện.
Giống như nhiều vị Giáo-Chủ đã qua vì sứ-mạng thiêng-liêng phải chịu hãm
thân vào vòng thương-khổ, lấy khổ-hình đổi làm phúc-hậu cho chúng-sanh. Chức sắc
lãnh đạo của chúng tôi không thoát khỏi nạn khảo nặng-nề dường ấy, nên có người
phải tử vì Đạo, có kẻ vào khám ra tù, chính Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc cũng phải
bị đồ lưu năm năm nơi Hồng-Đảo, chỉ vì TỘI THƯƠNG YÊU chớ không phạm tội gì
khác.
Sự hiểu lầm của bao nhiêu khách bàng-quan và nhà hữu-quyền buổi nọ với sự
hy-sinh vô-bờ-bến của chúng tôi đã làm giá cao cho Đại-Đạo Cao-Đài và biết đâu
chừng, nhờ đó mà nghiệp-chướng của chúng-sanh sẽ được giảm bớt một phần nhỏ-nhen
nào chăng!
Nghĩ vì bổn Đạo còn trong vòng phôi-thai vừa ba mươi thu mà tội-lỗi của
loài người chồng-chất trên ngàn tuổi thì làm sao một gáo nước dập tắt lửa muôn
xe cho đặng, song vì bổn-phận cứu đời, chúng tôi không dừng bước trước một cảnh
tượng khó-khăn nào và nơi nào hiệu triệu vì cuộc sống còn của nhân-loại thì
chúng tôi sẵn lòng hưởng-ứng.
Cuộc tuần-huờn xây chuyển, thời-kỳ hiện tại là thời-kỳ Hạ-nguơn Tam chuyển
đặng trở lại Thượng-nguơn Thánh-Đức tức là nguơn Tái tạo, nguy cơ mà ngày nay
nhơn-trí đã vượt qua khỏi nguơn tấn-hóa, tăng tiến lên điạ-vị tối cao phàm trần
thì mất hẳn đức-tin về đạo-đức. Càng mất đức-tin càng đi sâu vào đường tội lỗi,
vào cơ tự diệt thì chúng-sanh khó tránh khỏi cái nạn tương-tàn tương-sát.
Chư vị Đại-Đức cũng như chúng tôi đều nhận thấy hiện giờ tinh-thần đạo-đức
của nhân-loại đã suy-vi nên người ta hô-hào dẹp sự bất công, mà vẫn làm điều bất
công hơn nữa.
Thiên hạ đã phản tâm và bị chi phối bởi hai lý tưởng khác nhau của hai phái
tư-bổn và cần-lao:
- Phái tư bổn giải thích rằng: nhờ tiền tài vốn liếng của họ, phái cần-lao
mới có chỗ dung thân, mới có mưu sanh sống. Phái vô-sản trả lời rằng: không có
năng-lực của Cần-lao thì tư-bổn làm gì đứng vững. Đã vậy người Tư bổn còn thủ lợi
thập phần để cho kẻ lao công nhọc sức chịu thiệt-thòi trong giai-cấp, hai phái
dựng hai lý-tưởng bắt đầu tạo thành hai chủ-nghĩa Dân-chủ Tự-do và Cộng sản,
lý-tưởng chia đôi, hợp đồng bể-bạt, hai khối chống nhau vì quyền-lợi.
- Muốn thủ lợi phải khuếch-trương kinh-tế, xâm chiếm về đất đai, sản-xuất
cho nhiều hàng-hóa, tầm nơi tiêu thụ cho mau. Quyết sách vận trù, lo mưu định kế,
không khối nào chịu cho khối kia lấn áp.
Muốn tranh quyền phải có sức mạnh làm hậu-thuẫn tức phải lập quân-đội cho
đông, tạo khí-giới tối-tân cho nhiều, nhiễu-hại cho rộng lớn. Hai bên cứ so
gươm thư hùng, không khối nào chịu cho khối kia gồm thâu thiên hạ.
QUYỀN và LỢI làm bia giựt-giành thì còn điểm lương-tâm đạo-đức nào để chế-ngự
hành-tàng trong vòng thương-yêu Nhân-Nghĩa.
Khắt-khe thay! cái tội không tha-thứ được, là người ta lấy xương máu để bồi
đắp cho nền Văn-minh vật-chất, mà xương máu ấy là của đại-đa-số nhân-quần, còn
chủ trương bảo-vệ văn-minh vật-chất là do thiểu số chủ-nhân ông cầm quyền trị nước,
bắt kẻ yếu làm con vật hy-sinh để đoạt kỳ sở vọng.
Sanh mạng con người đã bị rẻ-rúng như kiến cỏ, thoảng như một ngày gần đây
trận giặc thứ ba phát khởi, sức tàn-phá ra tro bụi của nguyên-tử-lực sẽ đem lại
kết quả gì cho thế-giới? Anh-hùng tận, nhơn-sanh diệt, kẻ yếu vong thân, kẻ mạnh
cũng không còn thì ô-hô ! Tha hồ chúng-sanh tận diệt!
Thảm trạng đã hiển nhiên, vì bởi nhơn-loại sống trong cảnh mất niềm hoà-ái,
mất lẽ công-bình, song chẳng vì thế mà đành như thế.
Nguy-cơ lố dạng tứ phương, Hội-Nghị Tôn-giáo.
Thế-giới khai mở rất hợp thời, chúng tôi dù tài sơ đức bạc, xin mạn phép
dâng vài thiển-nghị làm phương cứu-vãng tình thế, ước mong Hoà-bình sẽ tái-phục.
1 - Sự thay đổi về lý-do thời-đại hỗn-loạn và khủng hoảng của thế-giới.
Sau trận đại-chiến 1914-1918 Hội Vạn-Quốc lập thành đặng ngăn-ngừa chiến-tranh
ngày mai hậu, nhưng vô hiệu mới xảy ra trận đại-chiến thứ nhì 1939-1945. Liền
đó Hội-Quốc-Liên ra đời cho tới ngày nay đã được 10 năm cũng theo đuổi một mục-đích
ngăn ngừa giặc-giã. Nhưng Hội Quốc-Liên chưa liên-kết được hoàn-toàn chư quốc
thì quyền-lực của Hội vẫn mong manh e kìm chế không nỗi tình đời vô cùng gay cấn.
Cũng nên lưu ý trong Hội-Vạn-Quốc và Hội Quốc Liên không có đại-diện
Tôn-giáo tức là không đủ tinh-thần giải-quyết ổn-thỏa mọi điều bất mãn trong thế-sự.
Người ta có quan-niệm nhà tu trì chỉ biết có kinh-kệ nguyện-cầu, mà:
- Quên rằng vì thương hại chúng-sanh nhà tu mới sớm kệ chiều kinh cầu-nguyện
cho chúng-sanh bớt khổ.
- Quên rằng chớ chi các nhà thông-thái phát-minh nguyên-tử-lực chịu hợp-tác
với nhà tu-trì để xử-dụng thì lực nguyên-tử sẽ dùng vào việc giúp ích cho thế-gian
hơn là giết hại đồng-chủng.
- Quên rằng nếu lấy đạo-đức khuyến thiện là bổn phận Thiêng-liêng của nhà
tu đặng bảo-thủ Hoà-bình, còn lấy bạo-hành ép buộc dân-chúng thì không bao giờ
hết loạn.
Thoảng như đời biết nương Đạo, thì Đạo sẽ nâng tay dìu đời. Ngặt vì đời quá
rẻ-rúng Đạo, bảo sao ngừơi tu-hành không lánh mình ngoài chốn oai-quyền thế-lực
để mặc ai sa vào cạm bẫy của tà-thần, tự rước lấy sự thất-bại chua cay vô
phương cứu chữa.
Lợi-khí của loài người để xét nét việc chánh tà, phải quấy, hư nên là
tinh-thần, mà kém tinh-thần như xác không hồn, hỏi làm gì cho khỏi sai lầm
trong tư-tưởng hay hành-vi, mà một bước sai lầm là vạn sự hư hỏng.
Hơn phân nửa thiên-hạ đã kém tinh-thần, còn một phần lớn các nhà tu-trì thì
đầy đủ nhưng rời-rạc bởi nhiều Đạo, nhiều nơi tự lo cho tư-tưởng mình, mặc dầu
tinh-thần đạo-nghiã vẫn có một. Đứng trước thảm-trạng hòa-bình sắp xiêu đổ, các
Tôn-giáo cần qui tựu nhứt gia, thống hợp tinh-thần làm một khối lành-mạnh đối lập
với khối văn minh duy-vật đang tiến-triển quá mau, thì họa may chế ngự được lửa
lòng của kẻ đang động hành vô-nhân-đạo.
Vả chăng đời đã có Liên-Hiệp-Quốc thì Đạo phải dựng nên Công-Đồng-Giáo-Hội
liên kết tất cả giáo-phái trên địa-cầu để giúp tinh-thần đạo-đức cho loài người
vì nhục-dục mà làm mồi cho nguyên-tử-lực.
Công-đồng Giáo-hội sẽ có điều-lệ làm nền tảng đại đoàn-kết Tôn-giáo, có kỷ-luật
và chương-trình giáo-hóa trên giải-pháp cách-mạng tinh-thần. Giải-pháp này là
Tôn giáo phải gìn-giữ chúng sanh đặng dìu-dẫn trên lối Nghĩa Nhân, trên đường
Công-Chánh, hơn là đợi chúng-sanh đến gần mình đặng học hỏi thì không trông gì
họ đến.
Đời hằng quên Đạo chớ Đạo chẳng quên Đời, mà nhằm lúc đời quá dữ Đạo không
thể điềm-nhiên tọa-thị và tự mình tầm phương cứu họ chớ họ không tự cứu.
Tiếng nói và quyết-nghị của Công-Đồng-Giáo-Hội sẽ là tiếng nói và quyết-nghị
của toàn Giáo-phái tức là của cả thảy thiện-nam tín-nữ thống-nhất. Hiệp lực của
Giáo hội do nơi đó mà đạt thành chủ-nghĩa tái lập Hòa bình.
Công-Đồng-Giáo-Hội sẽ yêu cầu Liên-hiệp-Quốc dành cho một số hội-viên cố-vấn
để giúp tinh-thần đạo đức
Cho đặng giữ vững tính cách thống-nhứt Tôn-giáo, mỗi nước đều đặt đại-diện
giáo-phái mình gần như vị lãnh-đạo Tôn-giáo nơi xứ khác đặng gầy thân-hữu và nối
dây liên-lạc Công-đồng giáo-hội.
Huấn-thị của Công-đồng giáo-hội phải được các nơi truyền-bá và thi-hành,
còn kiến-nghị của giáo-hội địa phương phải được Công-Đồng Giáo-Hội nghiên-cứu
và định-đoạt.
2 - Lực lượng các Tôn-giáo:
Tôn-giáo không ưa bạo động, thì sẽ dùng bất-bạo động chống với bạo động, nếu
Công-Đồng Giáo-Hội được thành lập vì lực-lượng tinh-thần thống-nhứt do nơi sự
đoàn-kết thực sự các Tôn-giáo sẽ là lực-lượng thứ ba để dàn xếp ổn-thỏa hai lực-lượng
đương tranh hùng mà cứu cánh thê-lương về chúng-sanh chung gánh.
Tinh-thần Đạo-đức kết chặc là một phần trọng đại, còn thiện-chí kết dải đồng
tâm giữa chư Môn-đệ các giáo phái là một phần tương-đương quan hệ. Môn-đồ các
Giáo phái hiệp nhứt tức là Môn-đồ chung của Công-Đồng Giáo Hội thì trong khi
thi-hành Huấn-thị của Công-Đồng Giáo Hội không còn phân-biệt là nghị-sĩ, quan lại,
nghệ-sĩ hay Nông, Công, Thương-gia, nghĩa là chừng ấy mỗi người chỉ lấy danh
nghĩa Môn-đồ Tôn-giáo bảo vệ chủ-nghĩa Hoà Bình.
Phương chước thực-nghiệm của lực-lượng thứ ba là bất hợp-tác với hai lực lượng
kia, nếu dung-hoà vô-hiệu quả.
“Nhứt tâm nhứt-trí dĩ đức phục nhơn” là yếu-tố để đi đến mức thành-công,
thì trước hết các Tôn-giáo phải chơn-thành liên-kết, ấy là khêu ngọn huệ-đăng
soi đường cho kẻ tối.
3 - Nâng cấp hạnh-phúc cho
nhân-loại:
Nhơn-loại hiện giờ sống trong lối chật-vật thiếu thốn về thức mặc, miếng
ăn, chỗ ở, thì Công-Đồng Giáo Hội lấy Nhơn-Nghĩa làm phép hóa-dân cho họ đồng
vui sống trong tình gia gia liên bảo, góp sức hiệp công chia vui sớt thảm để bảo
trợ lẫn nhau giữa gia đình với gia đình, giữa hương-thôn với hương-thôn, rồi
lan lần ra xã hội. Ấy là lẽ sống trong tinh-thần Đạo-đức khuyến-khích nông-tang
bành-trướng tiểu công-nghiệp, trao đổi nguyên liệu, vật dụng, xóa bỏ tiền-tệ là
nguồn sanh thù hiềm oán ghét bất công, dùng nội-hóa, nội-sản, tránh xa-xí-phẩm,
nói tóm lại là tổ-chức kinh-tế tự túc trên nền tảng Thương yêu và Công-bình.
Dung-hòa duy-vật với duy-tâm, ấy là tạo Tân dân, Tân thế-giới.
Kính Quí Đại-Đức Giáo-Hội,
Nhơn-loại đang bị thống khổ và sẽ lăn vào cảnh tang-thương vì tinh-thần
ly-tán nên ĐẠI-ĐẠO CAO-ĐÀI xuất hiện đặng phục-hưng Khổng-giáo, áp dụng
Nho-Tông làm khuôn luật tổ-chức xã-hội cho tận-thiện, tận-mỹ. Các dân-tộc sẽ đối
đãi nhau như anh em một Cha, ở chung một nhà, cộng hưởng Đại-Đồng hạnh-phúc.
Đó là về mặt xã-hội, còn mặt Đạo là mặt tinh-thần thì Đại-Đạo giữ-gìn
tinh-ba giáo-lý nhà Thiền và Lão-giáo đặng độ tận linh-hồn về Thượng-giới.
ĐẠI-ĐẠO tiên khởi lập thành tại nước Việt-Nam, nhiên hậu sẽ hoằng-khai các
miền Đông-Á, qui hợp cả Huỳnh-chủng làm đà sang Bạch-chủng Âu-châu dìu-dẫn khắp
thiên-hạ trên con đường Công-Đồng.
Sứ-mạng bao la, nặng nề, khó-khăn, bề-bộn, chúng tôi sẽ nhờ chư vị Đại-Đức
giúp tay thì không gì may-mắn bằng.
Chú trọng về việc vãng-hồi HOÀ-BÌNH, chúng tôi vẫn kính nễ Giáo-lý và
phương-thức cúng kiến thờ phượng của các Giáo-phái, chỉ yêu cầu chư vị Đại-đức
tu-trì vì thương-hại nhơn-loại sắp tận cùng, chung trí thành-lập lực-lượng
tinh-thần lành mạnh sẽ đắc-kỳ sở-nguyên và chúng tôi tin chắc sẽ có thần-minh
ám trợ trong công cuộc ĐỘ THẾ CỨU NHƠN.
“Nam-mô Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma Ha Tát”
Tòa-Thánh Cao-Đài Tây-ninh, ngày 1 tháng 6 năm Ất-Mùi (dl 19 juillet 1.955)
Bảo-Thế LÊ-THIỆN-PHƯỚC
(Ký tên và đóng dấu)
Lời nhắc nhở của Đức Hộ-Pháp:
Hạnh phúc cho nhân sanh trong buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ này, dầu là những bậc Chức
sắc đại Thiên-phong đi nữa cũng luôn được Thiêng liêng nhắc nhở. Nhất là Đức Hộ-Pháp
có lời khen tăng Ngài Bảo-Thế đồng thời cũng nhắc nhở rằng:
… “Bần Đạo đã nghĩ rồi điều đó, Hiền hữu lo là phải. Nên nhớ rằng Phước-Thiên
là cơ-quan do Hộ-Pháp lập theo Thánh-ý của Đức Chí-Tôn để Cứu thế bằng cách
chia đau sớt khổ cùng sanh chúng. Hội-Thánh tự làm, tự lo để có phương thế giúp
khó trợ nghèo.
Cơ-quan này để cho hạng dám quên mình lo cho chúng sanh lập vị Thiêng
liêng, do Thập Nhị đẳng cấp nơi bộ Đạo luật đã ban hành, nhưng tiếc vì thời
gian gần đây Chức sắc cơ quan này thăng cấp bất chấp luật lệ, thành thử chúng lập
vị rất lẹ. Thánh quyền chưa thấy thực hiện, nên lên nhiều phẩm cao mà không biết
phận sự phải làm gì. Ôi! Nạn áo mão!.
Hiền hữu, Bần-Đạo cậy để tâm sắp đặt hầu dìu dẫn giùm họ, nên bảo họ nhớ rằng,
nếu họ không biết tôn trọng luật pháp và công tâm bảo thủ sự nghiệp quí báu ấy.
nếu Phước-Thiện bị nạn loạn lạc tan rã thì sự nghiệp đạo-đức của họ cũng tan rã
luôn. Đáng thương hại là khi ban sơ phải nhờ bao nhiêu sự hy sinh cả sanh mạng
lẫn tài sản của họ mới nên đồ sộ như hôm nay, nếu họ tự kiêu và quá tự ái không
tùng theo Hiệp-Thiên-Đài thì dầu có cố tạo cũng vô ích vì thất nhơn tâm. Hạng
hiến thân tan rã, chừng ấy có ăn-năn cũng muộn.
Bần Đạo cũng không làm sao cứu vớt về chức vị của họ. Hiền hữu nên giao qua
Bộ-pháp-chánh minh tra công nghiệp kỹ lưỡng rồi chính mình Hiền hữu lấy quyền
Chưởng Quản Hiệp-Thiên-Đài quan sát lại rồi đề nghị lên Bần Đạo định, nói về cấp
trên đó.
Bảo-Thế, Hiền-hữu nhận thấy hiển nhiên đại nghiệp Đạo được vững vàng đồ sộ
như thế này là do nơi quyền HỘ-PHÁP được lịnh CHÍ-TÔN và sự chỉ dẫn của các Đấng
Thiêng liêng từ chơn truyền cho đến thể pháp có đủ luật pháp chuẩn thằng, chớ ý
riêng của Phạm-Công-Tắc thì cũng không hơn Hiền-hữu.
Cười! Vậy mà có kẻ nói đại là do ý riêng của Bần Đạo. Bần Đạo nhắc lại, chỉ
Hiền-hữu là người làm chứng nhứt trong lúc Bần Đạo còn tại tiền, chỉ Hiền hữu
biết Bần Đạo nhiều hơn hết mà bần Đạo cũng tín nhiệm hơn hết nơi Tòa-Thánh.
Ấy vậy, Bần Đạo khuyên Hiền hữu cố tâm bảo vệ đại nghiệp buổi này.
Nghiệp Đạo buổi này bị khủng hoảng trầm trọng từ Hiệp-Thiên-Đài lẫn Cửu-Trùng-Đài,
vẫn thiếu Đại Thiên phong cầm quyền, quan trọng nhứt là bên hành pháp, quá thiếu
thốn mà cũng quá bơ thờ. Cũng lẽ sự tiến triển của Đạo tới đây phải đình trệ
sao?
Hiền hữu nên lập Đại hội đủ các cơ quan để lấy quyết định coi thể nào. Trước
khi mở đại hội, Hiền hữu triệu tập Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài tìm giải pháp
chung.
À, giải pháp hoà bình còn chờ giá đắt, ấy cũng do tại ách nước.
Đã vậy, buổi đầu chia quốc thể, vì bổn phận của một vị Giáo-Chủ nền Quốc Đạo
Cao-Đài nên đứng ra trương cờ cương lĩnh kêu gọi Hoà bình hầu thống nhứt sơn
hà, ngăn dòng hồng lệ, nhưng nhà cầm quyền hai miền ngoan cố tranh quyền lấn thế,
ỷ sức ngoại bang giục tấn lửa binh. Chiến sĩ tiếp tục ăn gan uống huyết lẫn
nhau vì mối danh lợi ảo huyền.
Ấy là Thiên cơ đã định. Dầu Bần Đạo cố gắng cách nào cũng không qua Thiên
điều dĩ định, mới nhận là “Ta muốn vậy mà Trời chẳng vậy”.
Đàn Cơ đêm mùng 2-3 Ất-Tỵ (dl 3-4-1965)
Đức Hộ-Pháp giáng dạy tiếp:
“Bần Đạo lấy làm hân hoan được tiếp chuyện với chư Hiền, nhất là có sự hiện
diện của Thượng-Sanh, Bạn khá ghi công cho Bảo-Thế và các anh em Hiệp-Thiên.
…Nếu Bảo-Thế đủ tài an bang tế thế thì phất cờ cứu khổ cho đúng đường lối
thì là “Đạo cứu Đời” đó.
Vậy Hiền hữu nên tận tâm hiệp tác cùng Thượng Sanh và Chức sắc Hiệp-thiên
thì có lo gì chẳng thành công.
Bần đạo cũng nóng lòng lo lập vị cho chư Chức sắc,nhưng phải vừa lòng Đức
Lý Đại-Tiên. Vậy chư Chưc sắc nên khẩn cầu nơi Người cho lắm mới được”
Đàn Cơ đêm 4-3 Ất-Tỵ (dl 5-4-1965)
Đức Hộ-Pháp dạy:
“Bảo-Thế nên lưu ý về việc hành quyền cho vừa lòng nhau để xây dựng nền Đạo,
chớ đừng vì ý riêng mà làm cho chinh lòng nhau.
Bần-Đạo đã lắm nhọc nhằn và hết sức kiên nhẫn mới để lại chút ít công nghiệp,
thì các Bạn cũng nên vì Thầy vì Đạo mà giữ gìn sự nghiệp ấy cho được trường tồn,
thì Bần-Đạo rất vui lòng và cám ơn các Bạn”
KẾT LUẬN:
PHÁP-CHÁNH-TRUYỀN HIỆP-THIÊN-ĐÀI
“Trước khi Thầy lập Pháp-Chánh-Truyền Hiệp-Thiên-Ðài, Thầy kêu Cả chư Môn Ðệ
khá tuân mạng thì Thầy đã chỉ rõ rằng: Thầy lập Hiệp-Thiên-Ðài rất trọng hệ là
dường nào. Sự trọng hệ ấy là chi? Sau đây nên giải rõ:
Cơ Tạo Hóa chỉ có hai bí mật tối trọng, một là quan sát sự hữu hình, hai là
xét đoán sự vô vi; quan sát sự hữu hình thì dễ, mà xét đoán sự vô vi vẫn rất
khó; hữu hình với vô vi chỉ phân nhau với màn bí mật. Từ thuở tạo Thiên lập Ðịa,
dầu cho bậc trí thức nhơn sanh đặng tấn hóa lên tới bậc Ðại giác đi nữa, cũng
chưa hề có phương thế hé trọn vẹn màn bí mật ấy mà dòm qua phía vô vi cho đặng.
Nhưng nhơn sanh đã có sẵn nơi tay một cái chìa khóa, là xem cơ tương đắc của hữu
hình và vô vi trong sự sanh họat của vạn vật. Vô vi và hữu hình phải hiệp làm một,
mới thuận theo cơ tạo.
Trời Ðất có Âm Dương, vạn vật có thể phách, nhơn loại có xác hồn. Sự sống của
vạn loại trong Càn Khôn Thế Giái chỉ nhờ có vật chất (La matière) và tinh thần
(L'essence) tương hiệp mới thành hình, cả vật chất hồn, thảo mộc hồn, thú cầm hồn,
Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn, Thiên hồn đều khác đẳng cấp
nhau, nên hình thể cũng biến sanh ra khác.
Vật chất không giống thảo mộc, thảo mộc không giống thú cầm, thú cầm không
giống người, người không giống Thần, Thần không giống Thánh, Thánh không giống
Tiên, Tiên không giống Phật, Phật không giống Trời. Nói tóm một lời, hình thể
tâm thần đều khác hẳn.
Vật chất (La matière) phải tùng lịnh tinh thần (L'essence) mà lập thành
hình tượng. Cái cớ hiển nhiên là hình thể của nhơn loại cũng phải tùng tinh thần
mà biệt phân đẳng cấp. Kẻ hung bạo thì hình dung cổ quái, còn người lương thiện
thì tướng hảo quang minh; nhờ đó mà cổ nhơn xem tướng đoán tánh người.
Xác phải phù hạp với hồn, cũng như vật chất phải phù hạp với tinh thần, vật
chất vốn hữu hình, mà tinh thần lại vô vi, vô vi cùng hữu hình phải tương đắc,
thấy hữu hình đoán vô vi, biết vô vi mới định quyết hữu hình.
- Ấy vậy Cửu-Trùng-Ðài là xác,
- Hiệp-Thiên-Ðài là hồn.
Ðã nói rằng Cửu-Trùng-Ðài là Ðời, tức nhiên là xác của Ðạo, còn Hiệp-Thiên-Ðài
là Ðạo, tức nhiên là Chơn thần của Ðạo, vậy thì xác thịt có định hạn lệ đẳng cấp,
chớ chơn thần chẳng hề định hạn lệ đẳng cấp đặng. Nhiều Ðấng Thiêng Liêng cao
mà lại tái thế muốn ra hèn hạ, còn cũng có nhiều Ðấng Thiêng Liêng thấp mà lại
nhờ một phen đắc Ðạo lập vị cao trọng tột phẩm, vậy thì Thiêng Liêng không có
giới hạn tức là Ðạo không có giới hạn. Ấy là cơ bí mật của Ðạo vậy.
Chư Hiền Hữu cùng chư Hiền Muội sẽ thấy rằng: Thầy không quyết định trách
nhậm của mỗi người Chức Sắc Hiệp-Thiên-Ðài, bởi cớ mà gây nên lắm điều trắc trở
trong phẩm trật của cả Thiên Phong. Nghĩa là: Ðể tự nhiên cho cả Chức Sắc Hiệp-Thiên-Ðài
lập vị mình, thế nào cho xứng đáng cùng phẩm định.
Cửu-Trùng-Ðài là Ðời, mà Hiệp-Thiên-Ðài là Ðạo, cho nên buộc Ðời phải nương
Ðạo mà lập ra thiệt tướng, mới mong độ rỗi nhơn sanh chuyển cơ tạo hóa.
Cái hệ trọng là nếu không có Hiệp-Thiên-Ðài thì không có Ðạo, Trời Ðất qua
chớ Ðạo không qua, nhơn loại tuyệt chớ Hiệp-Thiên-Ðài không tuyệt. (Hay lắm!)
Hiệp-Thiên-Ðài là tay vén màn bí mật cho sự hữu hình và sự vô vi hiệp làm một,
tức là tay làm cho Ðạo với Ðời tương đắc vậy. Vì cớ ấy mà Thầy giáng cơ buộc cả
chư Môn Ðệ Thầy, chẳng khi nào đặng phép trái mạng lịnh của Thầy.
Dưới đây Thầy đã nói rõ:
PCT: Hiệp-Thiên-Ðài là nơi Thầy ngự, cầm quyền Thiêng Liêng mối Ðạo, hễ Ðạo
còn thì Hiệp-Thiên-Ðài vẫn còn.
Chú giải: Thầy là Chúa cả Càn Khôn Thế Giái, tức là Chúa tể sự vô vi, nghĩa
là chủ quyền của Ðạo, mà hễ chủ quyền của Ðạo ngự nơi nào thì là Ðạo ở nơi ấy.
Thầy đã nói Hiệp-Thiên-Ðài là nơi Thầy ngự, ấy là nơi Thầy cầm quyền Thiêng
Liêng mối Ðạo, vậy Ðạo còn thì Tòa ngự của Thầy là Hiệp-Thiên-Ðài vẫn còn, hễ
nói Ðạo chẳng hề khi nào bị diệt, vì Ðạo diệt thì là tận thế, vậy thì Ðạo chưa
tuyệt, ắt Hiệp-Thiên-Ðài cũng không tuyệt. Hay lắm!
PCT: Thầy đã nói Ngũ Chi Ðại Ðạo bị qui phàm là vì khi trước Thầy giao
Chánh Giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Chánh Giáo, mà lập ra Phàm Giáo, nên
Thầy nhứt định đến chính mình Thầy, đặng dạy dỗ các con mà thôi; chớ không chịu
giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa.
CHÚ GIẢI: Câu nầy Thầy đã nói rõ nghĩa, duy Thầy chỉ than rằng: Khi trước
Thầy lỡ giao Chánh Giáo cho tay phàm, hễ càng lâu chừng nào thì Thánh Ðức lại
càng hao mòn mà phàm tâm lại tái phục, nhơn loại sửa cải Chánh Giáo, cho vừa
theo thế lực của nhơn tình mà lần lần làm cho Thánh Giáo phải trở nên Phàm
Giáo. Hay!
Nay Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ nhơn sanh mà thôi, chớ
không chịu giao nền Chánh Giáo của Thầy cho tay phàm nữa.
Thảng như có kẻ hỏi:
Như đã nói vậy, sao Thầy lại giao Thánh Giáo cho phàm là Cửu-Trùng-Ðài và
Hiệp-Thiên-Ðài, là ý nghĩa gì?
Trong bài diễn văn của Hộ-Pháp đọc tại Tòa Thánh ngày 14 tháng hai năm Mậu
Thìn, có giải rõ rằng: Thầy đến qui các lương sanh của Thầy đã sai đến trước lại
làm một đặng lập Hội-Thánh mà làm hình thể của Thầy, hầu tránh khỏi hạ trần
trong lúc Tam-Kỳ Phổ-Ðộ nầy. Hay!
Hội-Thánh ấy, có hai phần tại thế:
- Phần hữu hình là Cửu-Trùng-Ðài, tức là Ðời nghĩa là xác;
- Một phần bán hữu hình là Hiệp-Thiên-Ðài nghĩa là: Nửa Ðời nửa Ðạo, ấy là
chơn thần;
- Còn phần vô vi là Bát-Quái-Ðài tức là hồn, ấy là Ðạo.
Ðã nói rằng: Thầy là Chúa tể của sự vô vi, ắt Bát-Quái-Ðài thì Thầy là chủ,
mà chủ Bát-Quái-Ðài là chủ của hồn Ðạo, hồn hiệp với xác bởi chơn thần, ấy vậy
chơn thần là trung gian của hồn và xác; xác nhờ hồn mà nên, thì Cửu-Trùng-Ðài
cũng phải nhờ Hiệp-Thiên-Ðài mới mong thành Ðạo. Hay !
Như có kẻ hỏi nữa: Thầy là Chí-Tôn, huyền diệu vô biên, mà lại nói Thầy
không giao Thánh Giáo cho tay phàm nữa, sao lại cũng còn phải nhờ Hiệp-Thiên-Ðài,
cũng là phàm vậy? Nếu không Hiệp-Thiên-Ðài, thì Thầy không thể lập Ðạo sao?
Ta lại nói: Thầy là chúa sự vô vi, nghĩa là Chúa các việc vô hình, Thầy lại
ban cho người đủ khôn ngoan trí thức Thiêng Liêng, đặng làm Chúa của sự hữu
hình, nghĩa là Chúa cả của vạn vật, nếu muốn cho sự vô vi và sự hữu hình được
tương đắc, thì cả hai ông Chúa phải liên hiệp nhau mới đặng, người có sức sửa
cơ Tạo Hóa, song Tạo Hóa cũng tùy người mà làm cho vạn loại trở nên tận thiện,
tận mỹ.
Chịu dưới quyền Thiêng Liêng của Tạo Hóa, sanh sanh tử tử, luật lệ ấy vốn
nơi Trời, số số căn căn Thiên Ðiều đã định; người chỉ đặng có một quyền tự lập,
là mình làm chủ lấy mình, luân luân chuyển chuyển, giồi cho đẹp đẽ Thánh Ðức
căn sanh, đặng lên tột phẩm vị Thiêng Liêng mới nhập vào cửa vô vi đồng thể
cùng Trời Ðất. Hay lắm, Lão khen đó!
Quyền tự chủ ấy, vẫn đã định trước làm cho cả nhơn sanh vui theo cơ Tấn
Hóa, thì dầu cho Thầy cũng không cải qua đặng; vì hễ sửa cải thì là mất lẽ công
bình Thiêng Liêng đã định, làm chinh nghiêng cơ thưởng phạt. Hễ có công thưởng
tội trừng thì phải để rộng quyền cho người tự chủ.
Thiên cơ đã lập có Ðiạ Ngục với Thiên Ðàng, ấy cảnh thăng cảnh đọa.
- Ðịa Ngục dành để cho kẻ bạo tàn,
- Thiên Ðàng cho người đạo đức, thì cân công bình Thiêng Liêng đã sẵn. Ấy vậy
chẳng buộc ai vào Ðịa Ngục, mà cũng chẳng nâng đỡ ai đến Thiên Ðàng. Ðôi đường
hiển hiện, tự quyền người lựa chọn, siêu đọa tại nơi mình, các Ðấng Thiêng
Liêng duy có thương mà chỉ dẫn.
Thầy đến, nếu dùng cả quyền Thiêng Liêng làm cho chúng sanh thấy đặng đủ đức
tin, theo đường siêu mà bỏ nẻo đọa, thì cả nhơn loại ắt xu hướng vào đường đạo
đức, thì là Thầy nâng đỡ các chơn hồn vào Thiên Ðàng, không cho vào Ðịa Ngục,
Hay! thì sự công bình Thiêng Liêng bởi nơi nào bền vững. Thưởng phạt ra bất
minh, ắt phải truất bỏ cơ luân hồi chuyển kiếp.
Thầy cùng các Ðấng Thiêng Liêng không nhơn thân phàm ngữ, thế nào mà thông
công cùng cả chúng sanh, lại còn cao khó vói, khuất không rờ, chỉ nhờ lương
sanh giúp công gầy đạo đức. Hiệp-Thiên-Ðài và Cửu-Trùng-Ðài là người giúp công
cho Thầy và các Ðấng Thiêng Liêng gầy Ðạo.
Luân hồi chuyển kiếp là cơ mầu nhiệm để cho các chơn hồn đặng cứu chuộc và
tấn hóa, nếu truất bỏ cơ mầu nhiệm ấy đi, thì Ðạo nơi nào mà bền chặt?
Nhơn loại có hóa nhân, quỉ nhân và nguyên nhân, ấy là có phân đẳng cấp, nếu
Thầy dùng huyền diệu Thiêng Liêng mà làm cho nhơn loại cả thảy đều thấy đặng cơ
mầu nhiệm của Ðạo, đồng đặng đắc kiếp, thì phẩm vị Thiêng Liêng cũng không còn
trật tự.
Trước đã nói:
- Hiệp-Thiên-Ðài là chơn thần,
- Cửu-Trùng-Ðài là xác thịt,
- Bát-Quái-Ðài
là linh hồn.
Hồn đặng tương
hiệp cùng xác phải nhờ chơn thần, chơn thần lại là
bán hữu hình, tiếp vô vi mà hiệp cùng hình thể, cũng như Ðạo tiếp Thánh Ðức của các Ðấng Thiêng Liêng mà rưới chan cho nhơn loại. (Hay) Nhơn loại đặng liên hiệp cùng Trời thể nào,
thì Cửu-Trùng-Ðài phải liên hiệp cùng Bát-Quái-Ðài thể ấy.
Bát-Quái-Ðài là hồn của Ðạo mà Thầy đã nắm chặt phần hồn thì xác phải nương
theo hồn, mới mong giữ bền sanh hoạt, hồn Ðạo Thầy đã nắm chặt rồi; thì Ðạo chẳng
hề khi nào còn chịu dưới tay phàm nữa. Ấy vậy Thầy nói không chịu giao Thánh
Giáo cho tay phàm là tại vậy.
PCT: “Lại nữa, Hiệp-Thiên-Ðài là nơi của Giáo-Tông đến thông công cùng Tam
Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Ðịa Cầu, Thập Ðiện Diêm Cung
mà cầu siêu cho cả Nhơn loại”.
CG: Câu nầy, đã có giải rõ trong chú giải Pháp-Chánh-Truyền, Cửu-Trùng-Ðài
Nam Phái, nên không cần nói lại.
PCT: “Thầy đã nói sở dụng Thiêng Liêng, Thầy cũng nên nói sở dụng phàm trần
của nó nữa".
CG: Sở dụng Thiêng Liêng là Hiệp-Thiên-Ðài, làm trung gian của Giáo-Tông
cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, nghĩa là: Trung gian của Cửu-Trùng-Ðài và
Bát-Quái-Ðài; vì Cửu-Trùng-Ðài cầm quyền độ rỗi, còn Bát-Quái-Ðài cầm quyền siêu
rỗi. (Hay) Cả chơn thần toàn trong thế giái đặng tương hiệp nhau chỉ phải nhờ
nơi cửa Hiệp-Thiên-Ðài, ấy là phần Thiêng Liêng; còn phần phàm trần thì cầm quyền
luật lệ, cũng như Ðạo có phép Thiên Ðiều, mà gìn giữ công bình Thiêng Liêng cơ
tạo, chế sửa Ngươn Tranh Ðấu ra Ngươn Bảo Tồn làm cho nhơn loại đặng hòa bình,
lánh xa cơ tự diệt. (Hay)
PCT: “Hiệp-Thiên-Ðài dưới quyền Hộ-Pháp
Chưởng Quản, tả có Thượng-Sanh, hữu có Thượng-Phẩm, phần của Hộ-Pháp Chưởng quản
về Pháp".
CG: Vậy thì Hiệp-Thiên-Ðài phải dưới quyền Hộ-Pháp chưởng quản, cũng như Cửu-Trùng-Ðài
dưới quyền Giáo-Tông và Bát-Quái-Ðài dưới quyền Ðức Chí-Tôn làm chủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét