Đức Quyền Giáo Tông
LÊ VĂN TRUNG
(1876 - 1934)
Ngài Lê văn Trung là một trong 12 môn đệ đầu
tiên của Đức Chí Tôn, đã có đại công khai mở, xây dựng và truyền bá Đạo Cao
Đài.
Khi còn ở ngoài đời, Ngài là một nhân vật chánh
trị nổi tiếng binh vực quyền lợi của dân chúng, làm đến chức Nghị Viên Hội Đồng
Thượng Nghị Viện Đông Dương.
Ngày 11-3-Bính Dần (dl 22-4-1926), Đức Chí Tôn
phong Ngài Lê văn Trung
vào phẩm Đầu Sư phái Thượng, Thánh danh là Thượng Trung Nhựt. phong Ngài Lê văn Trung
Ngày 3-10-Canh Ngọ (dl
22-11-1930), Đức Lý Giáo Tông giáng cơ ra Đạo Nghị Định thứ 2, ban quyền Giáo
Tông Hữu hình tại thế cho Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, còn quyền Giáo Tông Vô
Vi vẫn do Đức Lý Giáo Tông nắm giữ. Kể từ ngày đó, Hội Thánh gọi Ngài là Đức Quyền
Giáo Tông Lê văn Trung.
Để ghi nhớ công nghiệp lớn
lao của Ngài, ngôi trường Trung Học do Hội Thánh lập ra ở gần Cửa số 7 Ngoại Ô
được đặt tên là Trường Trung Học Lê văn Trung; và con đường cặp hông Giáo Tông
Đường trong Nội Ô Tòa Thánh được Hội Thánh đặt tên là đường Thượng Trung Nhựt.
Sau đây là phần Tiểu Sử
chi tiết:
Ngài Lê văn Trung sanh năm
Bính Tý (1876) tại làng Phước Lâm tổng Phước Điền Trung (Chợ Lớn).
Thuở Ngài được 3 tuổi thì
thân phụ là Ông Lê văn Thanh (1845-1878) đau bịnh từ trần, thân mẫu là Bà Văn
thị Xuân (1849- 1912) lúc đó mới 30 tuổi, cư tang thờ chồng, thủ phận ở vậy
nuôi con cho đến ngày khôn lớn.
Ngài Lê văn Trung lớn lên
có hình dáng đẹp đẽ, cân đối, tánh tình hòa nhã nhưng rất cương quyết, phụng sự
mẫu thân rất có hiếu, cư xử tốt đẹp với bà con anh em, và Ngài rất ái mộ Nho
học.
Ngài thi vào học tại
trường Lycée Chasseloup Laubat Sàigòn, và tốt nghiệp trường nầy vào năm 1894,
lúc đó Ngài được 19 tuổi. (Tuổi tây là 18 tuổi).
Cũng trong năm nầy, ngày
14-7-1894, Ngài Lê văn Trung được thâu nhận vào làm Thơ Ký tại Dinh Thống Đốc
Nam Kỳ. Ngài làm việc Thơ Ký cho đến năm 1906, tổng cộng được 12 năm. Sau đó,
Ngài xin thôi việc và được chấp thuận ngày 6-3-1906.
Ngài Lê văn Trung ra ứng
cử và được dân chúng bầu vào Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ (Conseil Colonial de
Cochinchine), đại diện cho các tỉnh : Sài gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Gò Công, Tây
Ninh, được liên tiếp 2 khóa, tổng cộng 8 năm. (Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ có 10
Hội Viên người Pháp và 6 Hội Viên người Việt. Hội Viên người Việt do đại diện
các Hương chức Nam Kỳ bầu lên).
Lúc làm Hội Viên Hội Đồng
Quản Hạt, mỗi khi nhóm họp nơi Soái Phủ Nam Kỳ, Ngài Lê văn Trung thẳng thắng
bàn cãi những sự ích nước lợi dân. Ngài rất lưu tâm đến việc mở mang các trường
dạy học và công việc thương mãi. Trong những sự bàn cãi, đôi khi làm trái ý
quan trên, nhưng Ngài vẫn cam tâm vì nhiệm vụ đại biểu của dân, chẳng đoái đến
phận mình bị trù dập. Cho nên, xa gần, quan dân đều ngợi khen Ngài là người
khẳng khái cương trực.
Điển hình là vụ Lục Hạng
điền, Chánh phủ Pháp phân 6 hạng ruộng để đánh thuế. Ông Outrey, quyền Thống
Đốc Nam Kỳ dự thảo luật thuế về Lục Hạng điền, trình ra cho Hội Đồng Quản Hạt
thừa nhận để đem ra áp dụng thi hành.
Ngài Lê văn Trung cùng với
Ông Diệp văn Cương, Hội Đồng Quản Hạt Bến Tre đứng ra làm đầu 6 vị Hội Đồng
Quản Hạt người Việt, đồng phản kháng dự thảo luật nói trên, nhưng khi biểu
quyết, số thăm của Hội Đồng người Việt có 6, còn của người Pháp thì 10, nên bị
thua thăm, và như thế thì dự luật được thông qua với đa số 10/6.
Dù thua thăm, nhưng 6 Ông
cương quyết chống lại Luật Thuế Lục Hạng điền, nên tất cả 6 Ông Hội Đồng người
Việt đều gởi đơn từ chức để phản đối. Dưới thời Pháp thuộc mà 6 Ông làm được
một việc như thế phải kể là một hành động táo bạo và rất can đảm.
Từ chức xong, 6 Ông đều
ứng cử trở lại, và 5 Ông được tái đắc cử, chỉ có Ông Hội Đồng Hoài là bị thất
cử, do Ông Bùi quang Chiêu theo phe Ông Outrey phá.
Nhờ vụ Lục Hạng điền mà
tiếng tăm và uy tín của Ngài Lê văn Trung lên rất cao, khiến cho người Pháp rất
chú ý Ngài, chẳng dám xem thường.
Năm 1911, Ngài Lê văn
Trung đề xuất một việc làm rất mới mẻ tại Sài gòn, nơi đang chịu sự thống trị
nặng nề của Pháp, là việc xây dựng một Nữ Học Đường để giáo dục con gái, thực
hiện Nam Nữ bình quyền.
Chánh phủ Pháp ngoài mặt
không dám phản đối, nhưng không ủng hộ việc mở mang dân trí nầy. Ngài Lê văn
Trung đi vận động với Bà Tổng Đốc Đỗ hữu Phương, và một số trí thức ủng hộ,
quyên góp tiền bạc, xây dựng được một ngôi trường Nữ đầu tiên tại Sài gòn, gọi
là Collège des Jeunes filles, về sau đặt tên là Trường Nữ Trung Học Gia Long.
Hiện nay, trường nầy vẫn còn tấm bia kỷ niệm ghi tên 2 vị sáng lập là Bà Tổng
Đốc Đỗ hữu Phương và Ông Hội Đồng Quản Hạt Lê văn Trung.
Ngày 18-5-1912, Ngài Lê
văn Trung được Chánh phủ Pháp thưởng cho Bắc Đẩu Bội Tinh Đệ Ngũ Đẳng
(Chevalier de la Légion d'Honneur).
Mấy năm đó, Ngài có mở cửa
hàng Hạnh Hoa Thôn, giúp đỡ người VN bổn xứ có nề nếp hưởng nhờ bề thạnh lợi,
sanh ý ngày càng phấn tấn, dần dần nên cuộc đại thương, không nhượng ngoại
quốc.
Ngày 10-12-1914, Ngài Lê
văn Trung được Pháp cử lên làm Nghị viên Hội Đồng Soái Phủ Đông Dương (Conseil
du Gouvernement de l'Indochine), thường gọi là Hội Đồng Thượng Nghị Viện Đông
Dương.
Nhà cầm quyền Pháp mở hội
Thượng Nghị Viện tại Bắc Kỳ, Ngài đi với Nguyên Soái Gourbeil ra bàn việc nước.
Quan Thống Soái Bắc Kỳ, Trung Kỳ, với quan Đại Thần An Nam là Ông Hoàng cao
Khải, Ông Trương như Cường, đều ngợi khen Ngài là người có khoa ngôn ngữ và rất
lễ nghĩa.
Em của Ngài Lê văn Trung
là Lê văn Diêu, thuở trước làm Giáo Thọ chữ Pháp, sau được ban chức Huyện Hàm,
tánh tình hiếu thuận, nối đường hướng của Ngài, mà gầy dựng được cuộc buôn bán
phát đạt.
Chánh thất Phu nhân của
Ngài Lê văn Trung là Bà Đãi thị Huệ, cũng người tỉnh Chợ Lớn, hiền đức, trọng
nghĩa, siêng năng buôn bán, lại khéo bề nội trợ tề gia, giúp thêm tiếng tốt cho
Ngài. (Sau nầy, Bà Đãi thị Huệ nhập môn vào Đạo Cao Đài, được Đức Chí Tôn phong
chức Nữ Giáo Sư, thánh danh Đãi Hương Huệ, trong kỳ Phong Thánh Nữ phái
Kỳ I ngày 14-1-Đinh Mão,
dl 15-2-1927, tại Chùa Gò Kén Tây Ninh).
THI RẰNG :
Ra tài Quản Hạt bấy thu chầy,
Quan chuộng dân yêu hội hiệp vầy.
Lòng dạ thẳng ngay, gương vặc vặc,
Tiếng tăm khen ngợi, tiết hây hây.
Thương trường mở cuộc buồm xuôi gió,
Thượng Viện gặp thời chí lướt mây.
Nhờ đức thung huyên vun quén sẵn,
Lộc Trời ơn nước, phước gồm may.
(Viết theo tài liệu trong
quyển "Điếu Cổ Hạ Kim Thi Tập" của Ông Nguyễn Liên Phong soạn, Sài
gòn, năm 1915)
Kể từ năm 1920 trở đi,
công việc kinh doanh thương mãi của Ngài Lê văn Trung gặp khó khăn, đến cuối
năm 1924 thì bế tắc, hoàn toàn bị lỗ lã. Ngài đau buồn, sanh ra hút thuốc phiện
và sau đó, thị lực của đôi mắt yếu đi rất nhiều, chỉ thấy mọi vật lờ mờ.
Người bà con với Ngài là
Ông Hội Đồng Nguyễn hữu Đắc, tu theo Minh Lý, thường vào hầu đàn Chợ Gạo.
Nguyên mấy tháng trước đây, tại nhà Ông Nguyễn bá Vạn ở ngã ba Bà Kế thuộc Chợ
Gạo, Chợ Lớn, nay là Bến Phú Lâm, Quận 6 Chợ Lớn, có lập một Đàn thỉnh Tiên rất
linh hiển, thường cho thuốc trị bịnh rất hay. Ông Đắc hướng dẫn Ông Trung đến
hầu Đàn nầy. Tại đây, Đức Lý Thái Bạch giáng khuyên Ngài Lê văn Trung nên tỉnh
giấc mộng trần mà lo việc tu hành. Ngài Lê văn Trung tỉnh ngộ, bắt đầu ăn chay,
bỏ hút thuốc phiện, và lần lần đôi mắt của Ngài hết lòa, sáng trở lại.
Sau khi đàn Chợ Gạo độ
được Ngài Lê văn Trung rồi thì chư Tiên dạy bế đàn, làm cho nhiều người hầu đàn
ngạc nhiên, không rõ cớ chi.
Theo tài liệu của Ban Đạo
Sử :
- Ngày 23-11-Ất Sửu (dl
7-1-1926), Đức Cao Đài Thượng Đế dạy quí Ông Cao quỳnh Cư và Phạm công Tắc đem
Đại Ngọc cơ đến nhà Ông Lê văn Trung ở Chợ Lớn cho Đức Chí Tôn dạy việc. Quí
Ông ngần ngại nhưng không dám cải lịnh. Khi đến nhà Ông Trung, quí Ông trình
bày tự sự. Ông Trung vui vẻ chấp thuận và cùng nhau thiết lập đàn cơ. Trong lúc
chuẩn bị cầu cơ, nhiều phép lạ hiện ra. Trong đàn cơ nầy, Đức Thượng Đế dạy Ông
Trung phải hiệp với 2 Ông Cư, Tắc lo việc mở Đạo.
Đức Chí Tôn Thượng Đế dạy
:
" Trung ! Nhứt tâm nghe con. Sống cũng nơi Thầy,
thành cũng nơi Thầy mà đọa cũng nơi Thầy. Con lấy sự sáng của con mà suy lấy.
Một Trời một Đất một nhà riêng,
Dạy dỗ nhơn sanh đặng dạ hiền.
Cầm mối Thiên thơ lo cứu chúng,
Đạo người vẹn vẻ mới thành Tiên."
Từ đây, Ông Lê văn Trung
được Đức Chí Tôn thâu nhận làm môn đệ. Ông Trung ngửa vâng Thánh ý, thu xếp
việc nhà, một dạ xả thân hành đạo.
- Ngày 27-11-Ất Sửu (dl
11-1-1926), Ông Lê văn Trung đến viếng xã giao 3 Oâng: Cư, Tắc, Sang. Bốn Ông
hiệp lại cầu cơ. Đức Chí Tôn giáng dạy Ông Trung nhiều việc.
- Ngày 14-12-Ất Sửu (dl
27-1-1926), quí Ông bạch hỏi Đức Thượng Đế về cách thờ phượng. Đức Thượng Đế
dạy các Ông đến gặp Ông Đốc Phủ Ngô văn Chiêu để xem cách thức, vì Ông Chiêu đã
được Đức Thượng Đế dạy đạo từ lâu, và bảo xem Ông Chiêu là Anh Cả.
- Ngày 15-12-Ất Sửu (dl
28-1-1926), cuộc họp mặt và dự tiệc do Ông Lê văn Trung tổ chức gồm 12 vị môn
đệ đầu tiên của Đức Chí Tôn và 14 vị khác đã có hầu đàn cơ nhiều lần nhưng chưa
được chính thức thâu nhận làm môn đệ.
- Ngày 17-12-Ất Sửu (dl
30-1-1926), Ông Lê văn Trung thượng tượng thờ Thầy trọng thể hơn các vị khác.
Đức Thượng Đế giáng cơ dạy và chỉ cách đặt vị trí thờ Đức Quan Thánh, Đức Quan
Âm Bồ Tát và Đức Lý Thái Bạch.
- Ngày 11-3-Bính Dần (dl
22-4-1926), đàn cơ tại Chùa Vĩnh Nguyên Tự (Cần Giuộc), Đức Chí Tôn ân phong
cho Ông Lê văn Trung làm Thượng Đầu Sư, Thánh danh Thượng Trung Nhựt, cùng một
lượt với Ngài Ngọc Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt.
- Ngày 23-8-Bính Dần (dl
29-9-1926), Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, vâng theo Thánh ý của Đức Chí Tôn,
hiệp cùng chư Chức sắc Thiên phong và chư Đạo hữu, tổng cộng 247 người, tại nhà
Ông Nguyễn văn Tường ở đường Galiéni, nay là đường Trần Hưng Đạo, quận 1 Sài
gòn, để thảo ra TỜ KHAI ĐẠO, gởi lên Chánh phủ Pháp. Tờ Khai Đạo nầy được dâng
lên Đức Chí Tôn xem xét trước.
- Ngày 1-9-Bính Dần (dl
7-10-1926), Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt đích thân đem Tờ Khai Đạo nầy đến gởi
cho quan Thống Đốc Nam Kỳ Le Foll, được Ông vui vẻ tiếp nhận.
- Ngày 15-10-Bính Dần (dl
19-11-1926), ngày Rằm Hạ nguơn năm Bính Dần, Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt hiệp
cùng Đức Hộ Pháp và chư Chức sắc Đại Thiên phong, vâng lịnh Đức Chí Tôn mượn
chùa Từ Lâm Tự ở Gò Kén Tây Ninh làm Thánh Thất tạm để tổ chức Đại lễ Khai Đạo
Cao Đài, có đủ các quan chức các cấp của Chánh quyền Pháp thời đó và đại diện
các tôn giáo khác đến dự.
- Ngày 3-10-Canh Ngọ (dl
22-11-1930), Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt được Đức Lý Giáo Tông giáng cơ ban
cho quyền Giáo Tông Hữu hình, theo Đạo Nghị Định thứ nhì.
Xin chép ra sau đây nguyên
văn Đạo Nghị Định nầy :
Đạo Nghị Định thứ 2
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ ngũ niên)
Chiếu theo Pháp Chánh
Truyền ban quyền hành cho Giáo Tông và Hộ Pháp,
Nghĩ vì chư Chức sắc Thiên
phong có quyền đặc biệt ngoài luật đã định, còn quyền hành Hội Thánh nữa,
Nghĩ vì thiếu luật Hội
Thánh nên quyền hành chánh chẳng đặng vẹn toàn,
NGHỊ ĐỊNH
Điều thứ nhứt : Ban quyền
hành cho Thượng Đầu Sư thay mặt cho Lão mà thi hành các phận sự Giáo Tông về
phần xác, còn phần thiêng liêng có Lão.
Điều thứ nhì : Chức sắc
CTĐ, duy bậc Chánh Phối Sư phải tùng quyền mà hành chánh về phần Chánh trị của
Đạo, song đặng thế mặt cho Đầu Sư, đương buổi người cầm quyền Giáo Tông của
Lão.
Điều thứ ba : Mọi việc chi
thuộc về quyền Chánh trị đều giao cho Chánh Phối Sư.
Điều thứ tư : Chánh Phối
Sư đặng trọn quyền thông công cùng Chánh phủ và nhơn sanh, nhưng buộc phải có
Hội viên Nhơn sanh và Hội Thánh chăm nom cơ hành động.
Điều thứ năm : Nghị Định
nầy sẽ ban hành vào ngày 15-10-Canh Ngọ.
Làm tại TTTN ngày
mùng 3 tháng 10 năm Canh Ngọ.
Ký tên :
Giáo Tông Lý Thái
Bạch
Hộ Pháp Phạm công
Tắc
Một số ít Chức sắc Thiên
phong sanh lòng đố kỵ Đức Quyền Giáo Tông, nên họ tìm đủ cách để công kích và
buộc tội Ngài. Họ thiết lập Hội Vạn Linh để buộc tội Ngài, và viết Tờ Châu Tri
để mạ lỵ, xúi giục tín đồ đem nhiều việc phi lý kiện Ngài nơi Tòa Án tỉnh Tây
Ninh, đồng thời vu cáo Ngài làm cách mạng chống Chánh quyền Pháp.
Không ngày nào mà Đức
Quyền Giáo Tông không bị các viên Thẩm phán Tòa Án đòi ra hỏi cung.
Đang lúc bị khủng bố nguy
nan như thế, Đức Ngài vẫn điềm tỉnh đối phó, một mặt hiệp với Bà Nữ Chánh Phối
Sư Lâm Hương Thanh sắp đặt Nữ phái trong Đạo.
Đức Ngài nói : " Lúc
trước tôi đã giúp Bà Cụ Tổng đốc Đỗ hữu Phương lập trường Nữ học, bây giờ tôi
hiệp với Bà Nữ Chánh Phối Sư tổ chức các Nữ Viện, cũng đồng một nghĩa. Tôi chỉ
ao ước cho Nam Nữ bất bình đẳng ở ngoài Đời chẳng còn trong Đạo nữa."
Kết cuộc các vụ thưa kiện
Đức Ngài ở Tòa Án tỉnh Tây Ninh, họ kết tội Ngài : Đã cho công quả đánh xe bò
ban đêm không thắp đèn hiệu, bò thiếu dây buộc ách, 34 người Đạo công quả thiếu
thuế, và họ phạt Ngài 2 ngày tù.
Thật là khôi hài đối với
một vị Cựu Thượng Nghị viên thưởng thọ Bắc Đẩu Bội Tinh của Chánh phủ Pháp. Họ
biết Ngài vô tội, nhưng cũng cố buộc tội để làm nhục Ngài.
Bọn lính sen đầm đem 2 án
tòa vào Giáo Tông Đường đặng bắt Ngài ra ngồi tù ở Khám đường Tây Ninh, Ngài
chậm rãi khăn áo chỉnh tề, mang Bắc Đẩu Bội Tinh vào, rồi đi theo sai nha. Đó
là buổi sáng ngày mùng 7-Giêng-Giáp Tuất (dl 20-2-1934), trước lễ Vía Đức Chí
Tôn 2 ngày. Đức Ngài ngồi tù tại Khám đường Tây Ninh 2 ngày rưỡi mới được thả
về.
Sau khi cúng vía Đức Chí
Tôn và lễ Rằm Thượng Nguơn xong, Đức Ngài liền viết một văn thư đề ngày
4-3-1934 (âl 19-1-Giáp Tuất), gởi cho Chánh phủ Pháp giao trả Bắc Đẩu Bội Tinh,
vì nó không còn ý nghĩa gì nữa.
Bức văn thư nầy viết bằng
Pháp ngữ, trong đó có nhiều chi tiết lịch sử quan trọng, xin chép nguyên văn ra
đây và có bài dịch ra Việt băn.
Tây Ninh, le 4 Mars 1934.
A Monsieur le Président de la République
Francaise.
PARIS.
Monsieur le Président de la République,
J'ai l'honneur de venir très respectueusement
remettre entre vos mains la Décoration de Chevalier de l'ordre natio-nal de la
Légion d'Honneur que ma conférée la République Francaise par Décret du 18 Mai
1912.
Fonctionnaire apprécié et estimé pendant douze
ans, Conseiller Colonial ensuite pendant huit ans, enfin Membre du Conseil du
Gouvernement de l'Indochine pendant douze ans, telles sont les trente-deux
années de vie mises loyale-ment au service de la France, qui m'ont valu cette
haute récompense de la République.
Après ma vie publique, je m'apprêtais à finir
mes vieux jours dans un coin oublié de terre en Cochinchine, quand soudain
(1926) je fus appelé par L'Invisible à repren-dre ma tâche pour l'unification
de toutes les religions existantes, pour "semer parmi les peuples l'Amour
du Bien et des créatures de Dieu, la pratique de la Vertu, apprendre à aimer la
Justice et la résignation : Relever aux humains les conséquences posthumes de
leurs actes, tout en assainissant leur âme."
Depuis huit ans, je me consacre entièrement à
cette oeuvre de fraternisation des races, convaincu que la Nouvelle religion
constitue un des puissants facteurs indispensables à la réalisation d'un
collaboration loyale et sincère de tous les peuples, d'une paix mondiale
durable.
Le Caodaisme comprend aujourd'hui plus d'un
million de fidèles composé d'Annamites en très grande partie , et de Francais,
Cambodgiens, Laotiens, Mois et Chinois.
Nous ne sommes pas compris peut-être par le
Gouvernement colonial ?
Toujours est-il que le Caodaisme est sans cesse
injuste -ment frappé ?
À nos doléances et à nos réclamations, on
répond par des actes arbitraires et des persécutions religieuses.
À l'heure qu'il est en fait tout pour atteindre
le promoteur de cette nouvelle église dans son honneur.
Dans de nombreux documents, je me permets
d'extraire les passages édifiants ci-après d'une lettre que j'ai écrite
récemment à Monsieur l'Administrateur Vilmomt, Chef de la province de TâyNinh,
Cochinchine.
"En ce qui concerne vos récentes
instructions, je vous serais très oublié de bien vouloir me faire connaitre
jusqu'à quand est applicable cette nouvelle règlementation des cultes.
Quant aux évènements dont vous avez fait
allusion dans votre lettre, je me permets de vous faire remarquer que si vous
aviez bien voulu tenir compte de mes requêtes et de mes droits, sinon de Chef
du Sacerdoce Caodaisme, du moins de Chef du Temple de LongThành (TâyNinh) ces
"désordres" n'auraient jamais au lieu. Mieux que tout autre vous
saviez que les désordres que vous signalez aujourd'hui ne venaient pas de nous.
La réunion du 24 Novembre dernier, autorisée
par vous à se tenir dans mon Temple, à des personnes tout à fait étrangères à
la religion et malgré ma lettre No 394 du 22 Novembre 1933, est un véritable
défi, sinon une insulte, jeté sans motif à la face qu'un vieux et loyal
serviteur de la France doublé d'un décoré de la Légion d'Honneur."
Il m'est vraiment pénible de constater ces
choses à l'heure où tous mes efforts et tout mon dévouement sont mis
sincèrement au service de la cause commune des deux peuples. c'est-à-dire à
l'entente cordiale et sincère les deux races appelées par la volonté du tout
puissant à vivre en communauté de vie et l'intérêts.
Naturellement ces doléances sont restées sans
réponse, par contre les persécutions se sont de plus belle.
La dernière en date fut mon emprisonnement, le
22 Février dernier, pour dette due au fisc par trente-quatre de mes
coreligionnaires, prétexte tout à fait fallacieux.
Le Chevalier de Légion d'Honneur, à l'aurore de
sa soixantième d'année, fut jeté en prison sans qu'aucune formalité prescrite
par la loi ne fut observée.
J'ai séjourné deux jours et demi dans une
cellule de la prison de Tây Ninh avec mon ruban arboré et la carte de Chevalier
sur moi.
Ainsi, aux yeux du Gouvernement colonial, la
Légion d'Honneur ne signifie rien, l'infâmie peut atteindre.
Tout le tort revient-il à la République qui ne
devait pas conférer cet insigne honneur à un pauvre indigène ?
J'accomplis mon geste avec d'amers regrets,
mais je préfère ne plus porter une très haute distinction à laquelle le
Gouvernement colonial n'a aucun égard et qui ne peut même plus devenir un
éclatant témoignage de mon attachement à la France.
Cependant, confiant en la justice de cette
France douce et généreuse que j'ai toujours aimée, je poursuivrai jusqu'au bout
ma tâche sans passion et sans haine, espérant qu'on voudra bien un jour se
rendre compte des erreurs commises et rendre justice à une religion qui n'a
d'autre prétention que celle d'apporter au monde la paix et la concorde.
Veuillez agréer, Monsieur le Président de la
Républi-que, l'expression de mon plus profond respect.
LÊ VĂN TRUNG
Lê văn Trung, Pape Intérimaire
du Bouddhisme Renové ou Caodaisme,
Ancien Conseiller Colonial de Cochinchine,
Ancien Membre du Conseil du Gouvernement de
l'Indochine.
Long Thành,
Tây Ninh, Cochinchine
Pièce jointe : Un Certificat de Monsieur le
Grand Chancelier de l'ordre national de la Légion d'Honneur.
Bài dịch ra Việt văn:
Tây
Ninh, ngày 4 tháng 3 năm 1934.
Kính
gởi Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp,
Thủ
đô Ba-lê.
Thưa Tổng Thống,
Tôi hân hạnh hoàn trả vào
đôi tay của Ngài với lòng tôn kính, cái huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh mà nước
Pháp đã ban cho tôi do Sắc lịnh ngày 18-5-1912.
Là một công chức được yêu
mến và khen ngợi trong 12 năm, tiếp theo là làm Hội viên Hội Đồng Quản Hạt
trong 8 năm, cuối cùng làm Nghị viên Hội Đồng Soái Phủ Đông Dương trong 12 năm,
cả thảy là 32 năm làm việc trung thành với nước Pháp, nên nước Pháp mới ban cho
tôi phần thưởng cao quí như thế.
Sau đời sống công chức của
tôi, tôi chuẩn bị sống hết tuổi già trong một nơi vắng vẻ nào đó của đất Nam Kỳ.
Khi bỗng năm 1926, tôi được Đấng Vô hình gọi đến giao cho phận sự qui nhứt tất
cả các nền tôn giáo hiện hữu, để gieo rắc giữa các dân tộc, lòng thương yêu
điều thiện và thương yêu chúng sanh, sự thực hành đức hạnh, học tập thương yêu
công lý và sự an phận: tiết lộ cho nhơn loại biết về Quả báo, tất cả để thanh
khiết hóa linh hồn.
Từ 8 năm nay, tôi hoàn
toàn chú tâm vào công cuộc kết tình huynh đệ của các chủng tộc loài người, tin
chắc rằng nền Tân tôn giáo thiết lập được một trong những yếu tố mạnh mẽ và cần
thiết để thực hiện một sự hợp tác chân thành của tất cả các dân tộc, của một
nền hoà bình thế giới lâu dài.
Đạo Cao Đài hôm nay có hơn
một triệu tín đồ, gồm phần lớn là người Việt Nam, kế đó là người Pháp, người
Miên, người thiểu số, và Hoa kiều.
Có lẽ Chánh quyền thuộc
địa không hiểu chúng tôi chăng ?
Phải chăng Đạo Cao Đài
luôn luôn bị áp bức một cách bất công ?
Với những kêu ca và thỉnh
nguyện của chúng tôi, họ trả lời bằng những hành động chuyên chế và sự ngược
đãi tôn giáo.
Ngay thời buổi nầy, họ
đang làm đủ cách để hãm hại người đứng đầu của Tân Giáo hội trong danh vọng của
họ.
Trong nhiều tài liệu, tôi
xin trích ra đây những đoạn điển hình trong một cái thơ mà tôi đã viết mới đây
gởi cho Ông Vilmont, Tỉnh trưởng tỉnh Tây Ninh, Nam Kỳ.
"Thuộc về những chỉ
thị mới đây của Ngài, tôi rất muốn biết đến bao giờ các qui tắc mới về sự thờ
cúng mới được áp dụng.
Về phần những sự việc mà
Ngài đã ám chỉ trong văn thư của Ngài, tôi mạn phép xin Ngài chú ý rằng, nếu
Ngài xét đến những thỉnh nguyện và quyền lợi của tôi, nếu không là Chủ của Hội
Thánh Đạo Cao Đài, ít ra cũng là chủ của Thánh Thất Long Thành (Tây Ninh) thì
những vụ lộn xộn nầy không bao giờ xảy ra.
Hơn nữa, Ngài biết rằng
những vụ lộn xộn mà Ngài đã báo hiệu, nó không xuất phát từ chúng tôi.
Cuộc họp ngày 24 tháng11
năm ngoái, được Ngài cho phép, tại Thánh Thất của chúng tôi, với những người xa
lạ đối với tôn giáo chúng tôi, và mặc dầu văn thư của tôi số 394 ngày
22-11-1933 là một thách đố thật sự, nếu không, một điều sỉ nhục ném vào một
cách vô cớ, mặt của một công bộc già nua và trung thành của nước Pháp đã được
đeo huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh."
Thật là khó khăn mới nhận
định được những sự việc lúc đó, mà tất cả những cố gắng và nhiệt tâm của tôi,
quả thật đã phụng sự cho lợi ích chung của 2 dân tộc, nghĩa là với sự hòa hợp
tốt đẹp và thành thật, 2 sắc dân được kêu gọi bởi ý chí mạnh mẽ muốn sống trong
cộng đồng đời sống và quyền lợi.
Đương nhiên, những thỉnh
nguyện ấy bị xếp lại, không trả lời, trái lại, những sự ngược đãi lại càng thêm
nữa.
Mới đây, ngày 22 tháng 2
vừa qua, bởi 34 người đồng đạo của tôi thiếu thuế nhà nước, mà tôi bị bắt bỏ
tù, cái lý do hoàn toàn giả dối.
Cái Bắc Đẩu Bội Tinh của
tôi, ở vào năm bình minh của tuổi 60, đã bị ném vào tù, tuyệt đối không có một
hình thức nào được qui định bởi pháp luật, được tuân thủ.
Tôi bị giam 2 ngày rưỡi
trong một phòng giam nhỏ tại Khám đường Tây Ninh với cái huy chương đeo trên
mình và cái thẻ Bắc Đẩu Bội Tinh.
Như thế, dưới con mắt nhà
cầm quyền thuộc địa, cái Bắc Đẩu Bội Tinh chẳng có nghĩa lý gì cả, một sự ô
nhục có thể đạt tới.
Tất cả lầm lỗi đó, phải
chẳng do nước Pháp không nên trao cái dấu hiệu danh dự ấy cho một người bổn xứ
khốn khổ ?
Tôi thực hiện cái cử chỉ
ấy với sự luyến tiếc cay đắng, nhưng tôi không thích mang cái huy chương ấy
nữa, vì nó bị nhà cầm quyền thuộc địa không một chút tôn trọng, và nó cũng
không trở thành một bằng chứng rõ ràng của lòng ái mộ của tôi đối với nước
Pháp.
Tuy nhiên, tin tưởng vào
công lý của nước Pháp hiền hòa và độ lượng mà tôi hằng yêu mến, tôi sẽ theo
đuổi đến cùng phận sự của tôi, không hờn giận, không hận thù, hy vọng một ngày
nào đó, họ sẽ biết rõ những lầm lỗi đã vấp phạm và trả lại công lý cho một tôn
giáo mà nó không có ý muốn nào khác hơn là đem lại cho thế giới một nền hòa bình
và hòa hợp.
Kính xin Tổng Thống nhận
nơi đây lòng tôn kính sâu xa của tôi.
LÊ VĂN TRUNG
Lê văn Trung,
Quyền Giáo Tông,
của Phật giáo Canh
tân, hay Đạo Cao Đài.
Cựu Nghị viên Hội
Đồng Quản Hạt Nam Kỳ,
Cựu Nghị viên
Thượng Nghị Viện Đông Dương.
Long Thành, Tây
Ninh, Nam Kỳ.
Giấy đính kèm :
Một Chứng thư của Cục
Trưởng Cục Bắc Đẩu Bội Tinh.
Ngày 13-10-Giáp Tuất (dl
19-11-1934), Đức Quyền Giáo Tông lâm bịnh và nhẹ nhàng thoát xác qui Thiên tại
Giáo Tông Đường, lúc 3 giờ chiều, hưởng thọ 59 tuổi.
Hội Thánh thông báo cho
toàn đạo để tang : Chức sắc CTĐ và HTĐ từ phẩm Giáo Hữu hay tương đương đổ lên,
để tang 1 năm, còn Lễ Sanh và tín đồ thì tùy ý.
Thi hài của Đức Quyền Giáo
Tông được liệm vào Liên đài, mỗi khi di chuyển thì đặt lên lưng Long Mã, gọi là
Liên đài kỵ Long Mã.
Tang lễ được cử hành rất
long trọng với chương trình tổng quát là :
- Ngày 15-10-Giáp Tuất :
Lễ Thành phục.
- Ngày 15 đến 24-10-Giáp
Tuất : Liên đài quàn tại Giáo Tông đường.
- Ngày 24-10 Giáp Tuất :
Di Liên đài đến Tòa Thánh.
- Ngày 25-10-Giáp Tuất :
Di Liên đài ra Cửu Trùng Thiên tại Đại Đồng Xã trước Tòa Thánh.
- Ngày 26-10-Giáp Tuất :
Liên đài nhập Bửu tháp.
Bửu tháp của Đức Ngài được
xây ngay phía sau BQĐ của Tòa Thánh.
Mượn lời của ký giả Diệp
văn Kỳ nhận xét về cái chết của Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung, được đăng lên
báo lúc bấy giờ, để làm phần kết :
" Chúng tôi chỉ biết rằng, từ hôm Ông chết đến
nay, ở Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, số người mỗi ngày đến chịu tang, lấy muôn mà
kể. Già trẻ, bé lớn, đàn ông đàn bà ở Lục tỉnh, ở Nam Vang, ở Lào, thảy đều
thương tiếc khóc than, chẳng khác nào như con mất cha mẹ.
Nếu có thể lấy những "Chuôn" vải trắng bịt
trên đầu để làm thước đặng đo sự nghiệp, công đức của người quá vãng, thì ta có
thể nói rằng : sự nghiệp, công đức của Ông Lê văn Trung là lớn nhất ở Nam Kỳ
nầy vậy."
Nếu kể từ ngày Khai Đạo
tại Thánh Thất Từ Lâm Tự Gò Kén 15-10-Bính Dần (dl 19-11-1926) cho đến ngày Đức
Quyền Giáo Tông qui Thiên 13-10-Giáp Tuất (dl 19-11-1934) thì đúng 8 năm tròn.
Nếu tính từ ngày Đức Chí
Tôn thâu nhận Ngài làm môn đệ 23-11-Ất Sửu (dl 7-1-1926), thì Đức Ngài hành đạo
được 9 năm.
Đức Phạm Hộ Pháp lấy bài
thi sau đây của Đức Quyền Giáo Tông làm bài thài hiến lễ Đức Ngài :
Càn khôn quen thú phước Linh Tiêu,
Thấy khổ trần gian nghịch Thánh điều.
Mượn xác phàm riêu cây Phất Chủ,
Nương cơ tạo xủ phướn Tiêu Diêu.
Bầu linh khổ hải đưa thiêu cạn,
Gậy sắt nhơn sanh chống dắt dìu.
Muôn dặm cửa Tiên chờ bước tục,
Cỡi lau trở gót ruột trăm chiều.
Nguyên căn của Đức Quyền
Giáo Tông Lê văn Trung là Đại Tiên Lý Thiết Quả, tức là Lý Ngưng Dương, đứng
đầu Bát Tiên.
Trong con đường TLHS, Đức
Phạm Hộ Pháp có mô tả trận đánh giữa Đức Quyền Giáo Tông trong pháp thân Lý
Thiết Quả với Kim Quan Sứ để mở đường đi từ Ngọc Hư Cung đến Cực Lạc Thế Giới :
" Buổi ấy, Bần đạo đi với cái pháp bửu bằng vân
xa, đi ngang qua từ Ngọc Hư Cung đến CLTG. Khi vân xa đi qua đó, bị Kim Quan Sứ
đón đường không cho đi. Bần đạo đương bối rối không biết tính làm sao, liền khi
ấy ngó thấy Đức Lý Ngưng Dương trong pháp thân của Đức Quyền Giáo Tông Thượng
Trung Nhựt, cầm cây gậy cà thọt nhảy ra chiến đấu với Kim Quan Sứ. Bần đạo ngó
thấy cà ạch cà đuội, chơn cụt chơn dài, nhảy cà quơ cà quơ.
Bần đạo ngồi trên vân xa suy nghĩ, Đức Lý Ngưng Dương
có một mình làm sao đánh lại người ta, thấy ban đầu có một mình Đức Quyền Giáo
Tông, bên kia Kim Quan Sứ, 2 đàng đánh nhau không phân thắng bại, bửu bối không
biết bao nhiêu mà bất phân thắng bại. Hồi lâu ngó thấy Đức Lý Ngưng Dương đập
Kim Quan Sứ một gậy, đập văng hào quang ra như lọ nồi, như đập vào bình mực
văng túa xua ra vậy. Đập thấy biến ra người thứ nhì nữa. Đàng nầy cả trong
Thánh Thể của Đức Chí Tôn có một vị Chức sắc Thiên phong mà Bần đạo không nói
tên ra, cản đánh người thứ nhì đó. Kim Quan Sứ biến ra bao nhiêu thì bên nây
cũng hiện ra bấy nhiêu. Một trận đại chiến náo nhiệt. Bần đạo ngồi trên vân xa
cũng như người ta ngồi trên máy bay mà khán trận vậy.
Dòm riết mỏi mòn buồn ngủ, ngủ đã rồi thức dậy thấy
cũng còn đánh, ngồi lâu lắm gục xuống ngủ nữa, làm 3 lần như vậy, tới chừng lần
thứ 3 tỉnh lại thấy mặt trận đầy CKVT, lớn quá, bên mình không biết làm thế nào
chiến đấu cho lại, không lẽ ngồi trên vân xa nầy hoài, phải có phương pháp gì
giúp tay mới đặng. . . . . .
Đến chừng bay giữa không trung, thấy minh mông không
biết làm sao gom lại được, để vậy khó đánh lắm, ai ngờ Bần đạo cầm cây Kim
tiên, định vẽ vòng gom lại, thì chẳng khác nào vãi cái chài vậy. Bần đạo cầm
cây Kim tiên định gom lại, vừa gom thì nó thúc nhặt mặt trận ấy lại nhỏ lần
lần, thấy đàng ta đã thắng Kim Quan Sứ.
Bên đạo của ta là Đức Lý Ngưng Dương đã diệt được bên
Kim Quan Sứ, tới chừng rốt cuộc chỉ còn Đức Lý Ngưng Dương đánh với Kim Quan Sứ
mà thôi. Đánh nhau một hồi, Đức Lý Ngưng Dương đập Kim Quan Sứ một gậy thì Kim
Quan Sứ hóa hào quang đằng vân bay mất." (Trích Con đường TLHS
trang 145-146).
Những mẫu chuyện liên quan
đến Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung :
* Thuở sơ khai nền Đạo,
Đức Chí Tôn giáng cơ cho Đức Quyền Giáo Tông các bài thi :
Già trí đừng lo trí chẳng già,
Lương tâm mình biết, hỏi chi xa.
Thềm đầu Trời ngó lòng nhơn đạo,
Hư thiệt rồi đây cũng biết mà.
(11-1-1926)
Đã thấy ven mây lố mặt dương,
Cùng nhau xúm xít dẫn lên đường.
Đạo Cao phó có tay cao độ,
Gần gũi sau ra vạn dặm trường.
(12-2-1926)
Đức Lý Thái Bạch giáng cơ
cho Đức Quyền Giáo Tông 4 câu thi :
Có công phải biết gắng nên công,
Tu tánh đã xong tới luyện lòng.
Kinh sách đầy đầu chưa thoát tục,
Đơn tâm khó định lấy chi mong.
(27-1-1926)
* Cũng trong ngày nầy
(27-1-1926), có Thất Nương DTC giáng cơ. Đức Quyền Giáo Tông hỏi :
- Có duyên luyện đạo cùng
chăng ? Xin Em mách giùm.
- Đã gặp Đạo ắt có duyên
phần. Ráng tu luyện, siêng thì thành, biếng thì đọa, liệu lấy mà răn mình. Phải
sớm tính, một ngày qua là một ngày chết. Đừng dụ dự. Em xin kiếu.
* Trong một đàn cơ khác,
nhân có Bát Nương DTC giáng đàn, Đức Quyền Giáo Tông hỏi thăm Bát Nương về Linh
hồn của thân phụ và thân mẫu của Ngài có được siêu thăng cùng chăng.
Đức Ngài hỏi Bát Nương
- Thân phụ và thân mẫu của
Qua có được siêu thăng không ? Giờ đây đang ở đâu ?
Bát Nương giáng cơ đáp :
- Em chỉ nói bằng thơ, nếu
Anh giảng trúng thì nói nữa, trật thì lui.
Đức Quyền Giáo Tông năn nỉ
:
- Nếu Qua nói trật thì nhờ
Em thương tình mà chỉ dẫn để cho Qua học thêm với.
- Bạch Y Quan nay sanh Cực Lạc.
Bá phụ cùng
Bá mẫu đặng an.
- Như vậy là
thân phụ và thân mẫu của Qua trước ở cõi Bạch Y Quan, nay đã sang ở nơi cõi Cực Lạc ?
- Đúng đó,
ấy là nhờ công tu luyện của Anh nên Bá phụ và Bá mẫu được siêu thăng nơi Cực
Lạc.
* Trong một
đàn cơ khác tại Giáo Tông Đường ngày 25- 2-1934 (âl 12-1-Giáp Tuất), Đức Phạm Hộ
Pháp và Ngài Tiếp Thế Lê thế Vĩnh phò loan, có chơn linh Lénine giáng cơ
nói chuyện với Đức Quyền Giáo Tông.
Bài giáng cơ viết bằng
Pháp văn, xin chép ra sau đây :
Médiums : Hộ Pháp - Tiếp
Thế.
Présents à la séance : Le
Pape intérimaire, Tiếp Đạo Cao đức Trọng, et quelques Grands Dignitaires.
Saint-Siège de TâyNinh, le
25 Février 1934.
LÉNINE
Le Pape intérimaire pose
cette question :
- Est-ce bien le Grand
Chef de la Russie ?
Réponse :
- Oui. Bonjour mes chers
Vénérables. La voie est donc tracée. Il s'agit unir les forces disparates. Des
grands Esprits sont venus à votre aide. J'ai pu préparer en Europe une grande
communauté humaine que l'on nomme "COMMU-NISME ", mais l'essence est
d'origine bouddhique dont vous trouverez plus tard tous les éléments
nécessaires pour votre action salvatrice universelle.
Oh ! Il reste encore des
forces opposantes, mais cette dernière (action salvatrice) ne pourra barrer le
grand flot spirituel qui l'emporte.
Tiếp Đạo demande :
- S'il s'agit de la
Nouvelle Foi ?
Réponse :
- Oui. Elle sera
divinement accueillie. Je dépose les hommages de ma patrie à vos pieds. Le Pape
intérimaire demande :
- La France s'unira-t-elle
à nous ?
Réponse :
- Elle se soumettra devant
une puissance irrésistible.
Au revoir.
Bài dịch ra Việt văn
Phò loan : Hộ Pháp - Tiếp
Thế.
Hiện diện nơi đàn cơ :
Quyền Giáo Tông, Tiếp Đạo Cao đức Trọng, Vài Chức sắc lớn.
Tòa Thánh Tây Ninh, ngày
25-2-1934.
LÉNINE
Đức Quyền Giáo Tông đặt
câu hỏi nầy :
- Có phải đúng là vị Đại
Lãnh tụ của nước Nga không ?
Trả lời :
- Phải. Kính chào quí vị
đáng tôn kính thân mến. Con đường được vạch sẵn như vậy. Nó quan hệ đến sự hợp
nhứt các lực lượng rời rạc. Các Đấng thiêng liêng cao trọng đã đến giúp đỡ quí
Ngài. Tôi đã tạo nên ở Âu Châu một đại công đồng nhơn loại mà người ta đặt tên
là "Chủ nghĩa Cộng Sản", nhưng bản chất có nguồn gốc Phật giáo, mà
quí Ngài sẽ tìm thấy sau nầy tất cả những yếu tố cần thiết cho hoạt động cứu tế
toàn cầu của quí Ngài.
Ô ! Còn nhiều lực lượng
chống đối, nhưng hoạt động cứu tế ấy sẽ không thể ngăn chận làn sóng tâm linh
vĩ đại lôi cuốn nó đi.
Tiếp Đạo hỏi:
- Nó quan hệ đến Đức Tin
mới như thế nào ? (Đức Tin mới tức là Tân tôn giáo Cao Đài). Trả lời :
- Vâng. Nó (Đạo Cao Đài)
sẽ được tiếp đón một cách vô cùng tuyệt diệu. Tôi đặt lòng tôn kính của tổ quốc
tôi nơi chân của quí Ngài.
Quyền Giáo Tông hỏi :
- Nước Pháp sẽ liên kết
với chúng tôi chăng ?
Trả lời :
- Nó (nước Pháp) sẽ qui
phục trước một quyền năng vô địch.
Giã từ.
GHI CHÚ : LÉNINE
(1870-1924) : Người lãnh đạo thế giới Cộng Sản, phát triển chủ nghĩa Marx, sáng
lập đảng Cộng Sản Liên Xô và Chánh quyền Xô Viết. Ông đưa ra chủ nghĩa Duy vật
và chủ nghĩa Kinh nghiệm, lập đảng Bon-sê-vich (Bolshevik), lãnh đạo cuộc cách
mạng vô sản, lật đổ chế độ Nga Hoàng thành công hoàn toàn vào năm 1917 để lập
nên chế độ Cộng sản.
THI VĂN CỦA ĐỨC QUYỀN GIÁO
TÔNG
Đức Phạm Hộ Pháp xướng bài
thi :
NHẮN BẠN QUYỀN GIÁO TÔNG
Hồ lô ai để ở nơi đâu ?
Aí quốc Việt Nam nhét bể bầu.
Cứu thế hồng ân chưa rải khắp,
Nâng thuyền lòng nước vốn còn sâu.
Nhơn tài nẩy nở tuy trăm bụng,
Dân trí biến sanh bởi một đầu.
Ví nhướng mắt Tiên xem rõ trận,
Cuộc cờ thắng bại tận phao câu.
(11-9-Bính Tuất
1946)
1 . Đức Quyền Giáo Tông giáng cơ họa vận, ngày
19-9-Bính Tuất (1946) :
Tách trần tính lại đã là đâu,
Thế giới vân du chỉn một bầu.
Nguồn đạo bấy chừ bao sức lớn,
Tinh thần từ trước đã gần sâu.
Nhơn tâm gầy khối đều nên mặt,
Tình thế trau nên kiểu vở đầu.
Lừa lọc nên hư do phép Tạo,
Hưng suy chỉ định bởi đôi câu.
2. Đức Quyền Giáo Tông
giáng cơ họa tiếp, ngày 28-4-Mậu Tý (1948) :
Đường trần hạnh phúc đã là đâu ?
Chi bẵng Càn khôn quảy một bầu.
Đủ hiểu tâm phàm lòng lạt lẽo,
Dư xem bước tục chí cao sâu.
Thiên Quân ví chẳng ra tiền đạo,
Tướng soái khó toan chiếm địa đầu.
Vạn pháp đem khoe tài Hộ Pháp,
Cũng như đực rựa sánh kim câu.
3 . Đêm mùng 10 tháng 10
Canh Dần (dl 19-11-1950).
QUYỀN GIÁO TÔNG
Mừng các em,
Mỗi năm đến kỳ Lễ Hạ
Nguơn, kỷ niệm Khai Đạo, thì các em không quên ngày Thánh đán của anh, và mỗi
em đều để tâm lo lắng, nhứt là Hộ Pháp cư xử trọn nghĩa đệ huynh, đến như thi
hài của anh đối về phần Đạo thì cũng chẳng trọng hệ chi, nhưng đó là một phần
trong Thánh Thể của Chí Tôn, các em lo cho anh được châu toàn, anh có lời cảm
ơn trước là Hộ Pháp, sau là tất cả các em.
Một điều anh ước mong sao
hành trình của mỗi em làm thế nào cho đoàn hậu tấn để tâm kính mến lo cho các
em, cũng như các em lo cho anh từ thử.
Còn cơ Đạo của Chí Tôn,
bước qua năm 26 sẽ phát triển lên cao thượng một cách phi thường, làm cho dân
tộc VN đều ngạc nhiên và chủ tâm hưởng ứng.
Nền Đạo cao lên bao nhiêu
thì danh thể của các em tăng tiến lên trọng yếu, và trách nhậm phải thế nào ?
Các em cần lo trau giồi cho đáng giá, để làm gương mẫu hướng dẫn quần chúng noi
bước theo con đường đạo đức và lập quốc buổi tương lai đã đến đây.
Trong phương diện hành
đạo, có 3 điều nên chú ý như sau nầy, các em khá nhơ: - Một là Quyền. - Hai là
Luật, - Ba là Pháp, đều của Đức Chí Tôn vậy.
- Quyền là giáo hóa, dìu
dẫn chúng sanh vào khuôn linh của Đạo.
- Luật là thương yêu, rộng
dung, tha thứ cho kẻ lỗi biết ăn năn.
- Pháp là giữ công bình
chánh trực.
Nếu có kẻ không nghe lời
giáo hóa, cố tâm phạm luật, thì người cầm quyền cai trị lấy Thánh đức mà định
hình phạt là cốt yếu cạo gọt cho nên hình người, chớ không phải kẻ cầm quyền mà
để phạm vào tội ác bất nhơn, bởi Đạo quyền là Thánh trị, chớ không phải Phàm
trị, các em nên nhớ.
Còn Cơ đời sẽ biến chuyển
cho đến ngày liễu kết cuộc chiến tranh hầu có lập lại đời Thánh đức. Đạo và Đời,
Quốc và Cộng, như sau nầy :
THI :
Họa lại bài thi của Hộ Pháp, đảo vận :
Lưỡi liềm chi dễ sánh Kim câu,
Gây sự bởi ai tạo buổi đầu?
Đông hải mênh mông còn phải cạn,
Tây hồ chật hẹp độ bao sâu ?
Tài ba Động Bích bao nhiêu sức,
Quyền phép Côn Lôn sẵn mấy bầu.
Quyết đoán cuộc cờ, ai thắng bại,
Chỉn xem Tiên Phật hướng về đâu ?
Anh mừng các em, xin nhắn
lời cám ơn Hộ Pháp.
THĂNG.
Đức
Ngọc Chưởng Pháp
TRẦN
VĂN THỤ
Ngài Trần văn Thụ sanh năm Đinh Tỵ (1857), tại
làng Đức Hưng, tổng Dương Hòa Hạ, tỉnh Gia Định.
Thuở nhỏ Ngài học chữ Nho, lớn lên làm nghề dạy
học.
Năm Đinh Mùi (1907), Ngài đến chùa Vĩnh Nguyên
Tự tại làng Long An, quận Cần Giuộc, thọ giáo với Thái Lão Sư Lê Đạo Long, thế
danh là Lê văn Tiễng (1843-1913) để học Đạo Minh Sư. Ngài được Sư phụ Lê Đạo
Long thâu nhận và ban cho pháp danh là Trần Đạo Minh. Ngài là đệ tử lớn nhứt
trong các đệ tử của Thái Lão Sư Lê Đạo Long nơi Vĩnh Nguyên Tự.
Đến năm Bính Dần (1926),
tức là sau khi Thái Lão Sư Lê Đạo Long liễu đạo 12 năm, Thái Lão Sư giáng cơ
cho biết là Ngài đã đắc quả Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn, và khuyên các đệ tử nay
tùng giáo theo Đức Cao Đài Ngọc Đế.
Các đệ tử vâng theo lời
Ngài, và do đó, Vĩnh Nguyên Tự trở thành cơ quan của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thuở
đầu tiên, và sau nầy trở thành Thánh Thất của Đạo Cao Đài gọi là Thánh Thất
Vĩnh Nguyên Tự.
Ngài Trần Đạo Minh lúc đó
cũng đã tu lên đến bực Thái Lão Sư, và con trai Ngài Lê Đạo Long là Lê văn Lịch
tu tới bực Thiên Ân, cùng các đệ tử khác tại Vĩnh Nguyên Tự, đều vâng theo lịnh
của Ngài Lê Đạo Long, tùng giáo Đấng Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế.
- Ngài Trần văn Thụ (pháp
danh Trần Đạo Minh) được Đức Chí Tôn giáng cơ ân phong là : Nho Tông Chưởng
Giáo Tuyên Đạo Thiền Sư Đại Đức Đại Hòa Đạo Sĩ : Chưởng Pháp phái Ngọc, trong
đàn cơ tại Vĩnh Nguyên Tự đêm mùng 10-9-Bính Dần (dl 16-10-1926).
- Ngài Lê văn Lịch được
Đức Chí Tôn phong là Đầu Sư phái Ngọc, Thánh danh là Ngọc Lịch Nguyệt, cùng một
lượt với Ngài Đầu Sư phái Thượng là Thượng Trung Nhựt, trong một đàn cơ cũng
tại Vĩnh Nguyên Tự, ngày 15-3-Bính Dần (dl 26-4-1926).
Ở đây có sự liên hệ gia
đình : Con gái của Ngài Trần văn Thụ, quí danh là Trần thị Khá, được gả cho
Ngài Lê văn Lịch.
Kể từ khi Ngài Trần văn
Thụ tho phong Ngọc Chưởng Pháp, Ngài vâng lịnh Đức Chí Tôn, cùng với các vị
Chức sắc Thiên phong khác lo đi hành đạo, phổ độ nhơn sanh.
Khi làm lễ Khai Đạo tại
Thánh Thất tạm ở Chùa Từ Lâm Tự (Gò Kén, Tây Ninh), ngày 15-10-Bính Dần (1926)
thì Ngài Ngọc Chưởng Pháp thường xuyên hành đạo tại đó, để cùng quí Chức sắc
cao cấp khác soạn thảo Tân Luật theo lịnh dạy của Đức Chí Tôn.
Qua năm sau, tức là năm
Đinh Mão (1927), Ngài Ngọc Chưởng Pháp lâm bịnh, Ngài trở về nhà an dưỡng tại
làng Trường Bình, quận Cần Giuộc, và sau đó Ngài đăng Tiên vào ngày 14-5-Đinh
Mão (dl 13-6-1927), hưởng thọ 71 tuổi.
Ngài Đầu Sư Thượng Trung
Nhựt, Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt, Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh, Chánh Phối Sư
Thượng Tương Thanh, Phối Sư Thái Ca Thanh, cùng nhiều Chức sắc khác đến thọ
tang và phúng điếu.
Bởi cơ Đạo còn sơ khai,
đang tạm ở Chùa Từ Lâm Tự (Gó Kén), nên gia đình Ngài Ngọc Chưởng Pháp Trần văn
Thụ đưa linh cữu của Ngài an táng nơi quê nhà ở làng Thới Hiệp, cạnh một ngôi
chùa cũ của Ngài, nay là Ấp 1 Xã Hiệp Phước, quận Nhà Bè.
Năm 1996 (Bính Tý), Ban
Cai Quản Thánh Thất Vĩnh Nguyên Tự đã lấy cốt của Ngài Ngọc Chưởng Pháp và đem
cải táng về đất phía sau Vĩnh Nguyên Tự, nằm cạnh ngôi mộ của Ngài Thái Lão Sư
Lê Đạo Long.
Di ảnh của Ngài Ngọc
Chưởng Pháp được thờ nơi Hậu Điện Vĩnh Nguyên Tự, cùng với di ảnh của Ngài Như
Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn và di ảnh của Ngài Ngọc Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt.
Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần
văn Thụ thường giáng cơ nơi đàn cơ tại Vĩnh Nguyên Tự để dạy đạo và xưng danh
hiệu là : Thiết Quang Chơn Nhơn.
Trong quyển sách
"ĐAÏO NGUYÊN CHÁNH NGHĨA" do Vĩnh Nguyên Tự in năm 1939, có in hình
Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần văn Thụ, đề là :
" Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Minh
Thiết Quang Chơn Nhơn, Ngọc chiếu"
với 2 câu liễn đặt ở 2 bên
ảnh là :
CHƯỞNG khai Nho phái Tam
Kỳ Đạo,
PHÁP hóa Thiền Tông Tứ
giáo truyền.
Trong quyển sách Đạo Nguyên Chánh Nghĩa,
Đức Ngọc Chưởng Pháp có giáng cơ 2 bài, trong đó có một bài kết liễu quyển
sách, xin trích ra sau đây một đoạn :
Ngọc Thanh Quang (Tân An) đêm 16-4-Kỷ Mão (1939)
Đại Đạo thứ 14, giờ Hợi.
Bạch
Hạc Đồng tử, chào chư Hiền lưỡng ban.
Tiểu Thánh vâng sắc Ngọc Đế, chư Hiền
thành tâm tiếp cầu Thiết Quang Chơn Nhơn giáng để ban hành bài Kết liễu của
quyển kinh Đạo Nguyên Chánh Nghĩa. . . .
Vậy chư Hiền thành tâm tiếp kinh. Tiểu Thánh
xuất ngoại.
Tiếp điễn:
THI :
THIẾT nghĩa trần gian giáng bút thần,
QUANG minh bỉnh chúc vị nhơn quần.
CHƠN tâm nhứt nhựt phong trào niệm,
NHƠN ngã hiệp hòa tự lập thân.
Lão chào chư Hiền lưỡng ban.
Lão thừa sắc Ngọc Hoàng giáng để ban hành bài Kết Liễu
:
Ôi ! Nhìn đất nước khách anh tài còn thốn thiếu,
Đoái Đạo mầu am hiểu có nào ai ?
Muốn lập nên nền tảng Đạo Cao Đài,
Trường hợp tác phải chung vai chiết gánh.
Kìa thế cuộc, nghèo sút giàu, yếu thua mạnh,
Nọ trò đời khôn lấn dại, thế tranh quyền.
Miếng đỉnh chung, mùi phú quí lấp nẻo Thần Tiên,
Nơi Tửu Khí Sắc Tài, chốn cường quyền đoàn dân tộc.
Muốn dẹp những phong trào ác độc,
Mong đem đời trở lại cảnh hòa bình,
Kìa non nước, nọ luật hình, nên cạn nghĩ.
Đoạn Kết Liễu, Lão giải bày cho cạn lý,
Để âu ca ngày Nghiêu Thuấn góc Trời Nam.
Đọc kinh vàng nào sĩ tử chí học ham,
Coi một ít, óc phàm càng sáng suốt.
THI :
Kết cuộc kinh vàng rạng khắp nơi,
Liễu toàn Thánh bản để soi đời.
Đạo mầu cứu kẻ tầm nhàn sớm,
Nguyên thỉ dẫn người thoát khổ mơi.
Chánh lý anh hùng không đạp đất,
Nghĩa nhân liệt sĩ chẳng chung Trời.
Thánh tâm kim cổ xem cho tột,
Kinh điển phát ban đổi thế thời.
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
THĂNG
Ngọc Đầu Sư
NGỌC LỊCH NGUYỆT
Ngọc Lịch Nguyệt là Thánh
danh của Ngài Lê văn Lịch, khi Đức Chí Tôn phong Ngài làm Đầu Sư phái Ngọc.
Ngài Ngọc Lịch Nguyệt,
hiệu là Thạch Ẩn Tử, sanh ngày mùng 1 tháng 9 năm Canh Dần (dl 14-10-1890) tại
làng Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn.
Thân sinh của Ngài là Cụ
Lê văn Tiểng, tu theo Đạo Minh Sư đến bực Thái Lão Sư, hiệu Lê Đạo Long, là
người sáng lập ngôi chùa Vĩnh Nguyên Tự ở Cần Giuộc. Cụ Tiểng tu đắc đạo, sau
khi qui liễu, đắc quả Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn. Cụ có lời di chúc :
" Lập Vĩnh Nguyên Tự
để sau nầy có Thập nhị Khai Thiên đến mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ."
Thân mẫu của Ngài Lê văn
Lịch là Cụ Bà Trần thị Đắc, hiền nội của Ngài là Bà Trần thị Khá, con gái của
Ngài Trần văn Thụ (Ngọc Chưởng Pháp). Ngài Lê văn Lịch có người con gái là Cô
Lê ngọc Trang, Đạo hiệu Bạch Tuyết.
Ngài Lê văn Lịch thọ nhận
từ phụ thân bí thuật huyền môn của Đạo Lão (Tiên giáo) và Y thuật. Sau khi nhập
môn vào Đạo Cao Đài, Ngài không dùng bí thuật huyền môn nữa, chỉ truyền lại cho
con gái Lê ngọc Trang về Y học cổ truyền.
Đầu năm Bính Dần 1926, quí
Ngài Cao quỳnh Cư và Phạm công Tắc được lịnh cơ bút dạy xuống Vĩnh Nguyên Tự
lập đàn cầu cơ, Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn (Cụ Lê văn Tiểng, thân sinh của
Ngài Lê văn Lịch) giáng cơ dạy Ngài Lê văn Lịch, lúc bấy giờ mới tu tới bực
Thiên Ân (Minh Sư), phải hiệp với quí Ngài Cư, Tắc để mở Đạo Cao Đài.
Trong thời gian nầy, Ngài
Đốc phủ Nguyễn ngọc Tương đang làm Chủ quận Cần Giuộc đã gia nhập Đạo Cao Đài,
nên cũng khuyên Ngài Lê văn Lịch nhập môn vào Đạo.
Ngày 13-3-Bính Dần (dl
22-4-1926), Ngài Lê văn Lịch được Đức Chí Tôn giáng cơ phong làm Đầu Sư phái
Ngọc, lấy Thánh danh là Ngọc Lịch Nguyệt, cùng một lượt với Ngài Lê văn Trung,
Thánh danh là Thượng Trung Nhựt.
Trong TNHT, Đức Chí Tôn có
giáng cơ dạy Ngài Ngọc Lịch Nguyệt như sau :
TNHT. I . 14:
" CAO ĐÀI. Lịch ! Con nghe Phật Như Lai nói chưa
?
Tam Kỳ Phổ Độ là gì ? Là phổ độ lần thứ ba.
Sao
gọi là phổ độ ? Phổ độ nghĩa là gì ?
Phổ là
bày ra, độ là cứu chúng sanh.
Muốn
trọn hai chữ Phổ độ, phải làm thế nào ?
Chúng sanh là gì ? Chúng sanh là toàn cả nhơn loại, chớ không
phải là lựa chọn một phần người, như ý phàm các con tính rối.
Muốn trọn hai chữ Phổ độ, phải làm thế nào ?
Thầy hỏi ? Phải bày Bửu pháp chớ không đặng giấu nữa. Con phải luyện lại cho
thành, nội trong tháng năm nầy về theo Trung đi truyền đạo. Nghe và tuân theo.
. . .
Phải mặc y phục như Trung, mà màu
hồng."
TNHT. I. 22 :
" Thích Ca Như Lai
thị Ngã, dục cứu chúng sanh, tá danh Cao Đài Đại Bồ Tát. Nhữ tri hồ ?
Hữu Ngã đồ Thái Đầu Sư tại
thử, nhĩ vô thức luyện đạo, Ngã phái Ngọc Đầu Sư chỉ giáo thọ bửu pháp.
Tam thập tứ vị chúng sơn
bất tri Chơn lý luyện thành. Ngã vi Chủ khảo giáo hóa. Khả tuân Ngã mạng.
Nhữ đẳng tu thọ pháp, tu
thọ pháp. Khâm tai !"
Diễn nôm :
Thích Ca Như Lai là Thầy
(Ta), muốn cứu chúng sanh, tá danh Cao Đài Đại Bồ Tát. Con biết không?
Có học trò của Thầy là
Thái Đầu Sư tại đây, nó không biết luyện đạo. Thầy phái Ngọc Đầu Sư chỉ giáo
thọ bửu pháp.
34 vị tăng không biết Chơn
lý luyện thành. Thầy là Chủ khảo giáo hóa. Khá tuân lịnh Thầy.
Các con tu thọ pháp, tu
thọ pháp. Kính vậy thay !
Những ngày đầu Khai Đạo,
Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt đóng vai trò quan trọng không kém Ngài Đầu Sư
Thượng Trung Nhựt.
Ngài được lịnh Đức Chí Tôn
sưu tập 3 bài Kinh Tam giáo trong Kinh Tam Thánh Đại Động để làm Kinh của ĐĐTKPĐ.
Ngài cùng với Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt phụng soạn và ban hành quyển
"TỨ THỜI NHỰT TỤNG KINH", trong đó các bài Kinh Nhựt Tụng của Đạo Cao
Đài được viết bằng chữ Nho, chữ Nôm và chữ quốc ngữ, cùng là giải thích ý nghĩa
tổng quát của mỗi câu kinh, có phần phụ thêm giải về Nghi tiết phụng thờ của
Đạo Cao Đài, in và ban hành vào năm Mậu Thìn (1928).
Khi hai Ông Nguyễn ngọc
Tương và Lê bá Trang rút khỏi Tòa Thánh Tây Ninh để về Bến Tre lập Ban Chỉnh
Đạo, thì Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt cũng rời Tòa Thánh, trở về về Vĩnh Nguyên
Tự tu hành.
Năm 1943, trong công cuộc
nhà cầm quyền Pháp khủng bố Đạo Cao Đài, Ngài bị họ bắt đày đi Côn Đảo, đến năm
1945, Ngài mới được trả tự do trở về.
Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch
Nguyệt bị sát hại trong cuộc chiến chống Pháp xâm lược của phong trào Việt
Minh, Ngài qui liễu tại Chợ Lớn ngày 2-9-Đinh Hợi (dl 15-10-1947) thọ 58 tuổi.
Mộ của Ngài đặt tại phần đất phía sau Vĩnh Nguyên Tự , gần mộ của thân phụ Ngài
là Cụ Lê văn Tiểng.
Ngài Ngọc Lịch Nguyệt
thỉnh thoảng có giáng cơ tại đàn cơ ở Vĩnh Nguyên Tự.
Ngày mùng 7 tháng Giêng
năm Ất Tỵ (1965), tại đàn cơ chùa Vĩnh Nguyên Tự, Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt
giáng đàn giảng đạo, xin trích lục ra sau đây :
THI :
NGỌC chiếu khai
xuân đã vẹn tròn,
LỊCH trình quí giá
đáng vàng son.
NGUYỆT lai sẽ rõ
cơ mầu nhiệm,
Mừng thấy đệ huynh
chí chẳng mòn.
Hỡi chư Hiền đệ,
Hiền muội !
THI :
Bần đạo thấy khắp trong huynh đệ,
Gối đã dùn, chẳng nệ mỏi xương.
Bạc màu tóc đã điểm sương,
Mà không nệ nhọc trên đường quả công.
Thiệt quí giá phúc hồng hiếm có,
Bước dặm trường đi đó đi đây.
Phổ thông giáo lý Đạo Thầy,
Thiêng liêng nương đó giải bày thiệt hơn.
Dầu nóng bức chẳng sờn cực nhọc,
Dẫu ngày đêm lăn lóc phụng hành.
Hiệp hòa lớn nhỏ em anh,
Rày đây mai đó chẳng canh cải lời.
Bần đạo thấy nghĩ thôi quá tiếc !
Mảnh thân phàm bị diệt tiêu tan.
Lấy đâu làm một con thoàn,
Để cùng huynh đệ một đàng thi đua.
Còn ở tục dễ thừa hành đạo,
Nương cõi đời giả, tạo cái Chân.
Có nhiều phương tiện xa gần,
Để mà khuyến thiện dìu nhân trở về.
Như Bần đạo lỡ bề thoát tục,
Cõi vô hình mấy lúc tiếc thương.
Tùng chung Tiên Phật một đường,
Muốn dìu sanh chúng phải nương cơ huyền.
Vì lẽ đó lời khuyên hơn thiệt,
Để đệ huynh nghiệm biết gần xa.
Rán mà khắc kỷ xông pha,
Rán mà giữ tánh để ra giúp đời.
Đừng bê trễ than ôi uổng bấy !
Đời mỏi mòn chẳng phải còn xa.
Trước tiên gìn giữ chữ hòa,
Tuy rằng số ít mà ra muôn phần.
Đến chùa, Thất, rửa lần tội lỗi,
Nghe kệ kinh tắm gội Linh hồn.
Mau chân mà tiến bước dồn,
Quả đầy công đủ bảo tồn nguyên căn.
THI :
Căn lành gìn giữ chớ buông lơi,
Dù mấy năm qua cũng một đời.
Mải miết mặc ăn cùng chỗ ở,
Hơi tàn vạn sự thảy buông trôi.
Thái Đầu Sư
THÁI THƠ THANH
Ngài Đầu Sư Thái Thơ
Thanh, thế danh là Nguyễn ngọc Thơ, tên thật là Nguyễn văn Tơ, sanh năm 1873
tại quận Bãi Xàu tỉnh Sóc Trăng, sau lên Sài gòn lập nghiệp ở Tân Định. Thân
sinh là Ông Nguyễn hưng Học, cháu ruột của Trung Quân Nguyễn văn Thiền (kêu
bằng Chú ruột), vốn dòng trâm anh thế phiệt, trung hưng công thần.
Thuở thiếu thời, Ngài theo
Nho học, sau theo Tây học, rất ái mộ Phật giáo, phụng thờ cha mẹ rất hiếu hạnh.
Ngài có làm Thơ Ký tại phòng Phiên dịch được ít lâu, sau nghỉ ở nhà, noi theo
nghiệp làm thầy hốt thuốc Bắc của ông thân, rồi ra làm thầy hốt thuốc, lại cũng
có phụ dịch nhựt trình cho Nhựt báo tỉnh.
Sau đó, Ngài bước qua
đường buôn bán, mở mang trước nhỏ, sau to, trở nên giàu có, mua được một sở Đại
Thương Cuộc tại Sàigòn.
Nhà cầm quyền Pháp lúc bấy
giờ cử Ngài làm Hội Đồng Thẩm Án tại Tam Tòa Sài gòn, tất cả trước sau được
thưởng 7 Huân chương với 2 tấm Kim Khánh, Kim Tiền.
Chánh thất của Ngài là Bà
Bùi thị Đông, một phụ nữ khôn khéo bề tề gia nội trợ, thuận tùng theo chồng,
tạo lập nhà cửa, phố xá tại Tân Định, sự nghiệp càng ngày càng thạnh lợi, bề
thế lớn lao.
Về sau, Ngài được ban cho
phẩm Hàm Tri Huyện, nên người đời thường gọi Ngài là Ông Huyện Thơ.
Ông Nguyễn Liên Phong,
trong tập Điếu Cổ Hạ Kim Thi Tập, có làm bài thơ khen tặng Ngài Nguyễn ngọc Thơ
:
Làm trai chí khí trước sau bền,
Án viện luận bàn hiển họ tên.
Nề nếp ông thân khuôn những tạc,
Phụng thờ từ mẫu thảo tâm đền.
Dựng nền buôn bán ra đồ sộ,
Cậy sức vợ hiền hiệp giúp nên.
Nẻo lợi thâu vào thành nghiệp cả,
Ơn nhờ che chở hộ hai bên.
Con gái của Ngài Nguyễn
ngọc Thơ là Nguyễn thị Hương, có chồng là Trương văn Tuấn, chủ nhà in Đức Lưu
Phương ở Tân Định, sanh người con trai là Bác sĩ Trương văn Quýnh. Bà Nguyễn
thị Hương cũng theo cha nhập môn vào Đạo Cao Đài, đắc phong phẩm Giáo Hữu ngày
14-Giêng-Đinh Mão (dl 15-2-1927) đàn cơ Phong Thánh Nữ phái kỳ I.
Đầu năm Bính Dần (1926),
Ông Phạm tấn Đãi, nhà ở Rạch Kiến, tỉnh Long An, thường chấp bút để học đạo.
Ngày nọ, Ông chấp bút thì được lịnh Đức Chí Tôn dạy : "Con hiệp cùng Trung
để đi độ Thơ."
(Trung là Ngài Lê văn Trung, sau đắc phong Đầu
Sư Thượng Trung Nhựt, rồi Quyền Giáo Tông. Thơ là Ông Huyện Hàm Nguyễn ngọc
Thơ, sau đắc phong Thái Đầu Sư).
Ông Phạm tấn Đãi (sau đắc
phong Khai Đạo HTĐ) vâng lịnh Đức Chí Tôn lên Sài gòn, tìm đến nhà Ông Cao
quỳnh Cư để hỏi thăm nhà Ông Trung. Bà Cư đáp : " Ông Trung có ra đây, vừa
mới đi lên nhà Ông Thơ."
Ông Đãi hỏi thăm địa chỉ
của Ông Thơ, liền đi lên Tân Định tìm nhà Ông Thơ, thì gặp Ông Trung tại đó.
Ông Đãi liền trình bày
Thánh giáo của Đức Chí Tôn dạy cho hai Ông xem. Ông Thơ xem xong nói :
"Tôi muốn làm sao hai Ông cầu nguyện thế nào cho tôi chấp bút được thì tôi
mới tin."
Ông Trung liền chịu và bảo
Ông Thơ phải trai giới 3 ngày, đồng thời hai Ông Trung và Đãi cũng ở đó hiệp
nhau cầu nguyện.
Ông Thơ chấp bút thông
công được với các Đấng một cách tốt đẹp, nên Ông bằng lòng theo Đạo. Ông nói
với Ông Trung và Ông Đãi làm thế nào để độ cho vợ của Ông là Bà Lâm ngọc Thanh
đang ở Vũng Liêm theo Đạo luôn cho thuận chiều xuôi gió một đường.
Ông cầu nguyện, Ơn Trên
cho biết hiện giờ nầy Bà Lâm ngọc Thanh đang làm gì ở Vũng Liêm, cho biết từng
chi tiết để Ông ghi chép, rồi hôm sau, Ông đánh điện kêu Bà lên Sài gòn. Khi Bà
lên tới Sài gòn, Ông hỏi các hoạt động của Bà trong ngày vừa qua thế nào, thì
Bà nói đúng như Ơn Trên đã mách bảo, không sai một mảy. Thế là 2 Ông Bà đều tin
và theo Đạo.
Hai Ông Bà Thơ bàn tính
làm thế nào để độ thầy mình là Hòa Thượng Như Nhãn theo Đạo luôn. Ông Trung và
Ông Thơ cậy Ông Đãi ra nhà Ông Cao quỳnh Cư để mời 3 Ông Cư, Tắc, Sang và Đạo
hữu đến nhà Ông Thơ để lập đàn cầu cơ. Đàn cơ được kết quả, Đức Chí Tôn thâu
phục được Hòa Thượng Như Nhãn.
Tại nhà của Ngài Nguyễn
ngọc Thơ ở Tân Định, Đức Chí Tôn cho phép mở một cái Đàn để thâu nhận những
người mộ đạo, Ngài Thơ chứng đàn, phò loan là 2 Ngài : Cao quỳnh Cư và Phạm
công Tắc.
Ngày 2-7-Bính Dần (dl 9-8-1926),
Đức Chí Tôn phong Ngài Thơ làm Phối Sư phái Thái, cầm quyền Thái Chánh Phối Sư,
Thánh danh là Thái Thơ Thanh.
Ngày 17-2-Quí Dậu (dl
12-3-1933), Ngài Thái Thơ Thanh được thăng lên Quyền Thái Đầu Sư.
Ngài Nguyễn ngọc Thơ có
chấp nối thành vợ chồng với Bà Lâm ngọc Thanh ở Vũng Liêm, tục gọi là Bà Huyện
Xây. Hai Ông Bà đều được Đức Chí Tôn độ theo Đạo, và về sau bà Lâm ngọc Thanh
đắc phong Nữ Đầu Sư, Thánh danh là Lâm Hương Thanh. (Xem Tiểu sử của Bà nơi
phần sau : Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh)
Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh
và Bà Lâm Hương Thanh, nhờ giàu có sẵn, và một lòng tin tưởng vào nền Chánh
giáo của Đức Chí Tôn, nên đã đem nhiều tiền bạc ra hiến cho Đạo trong buổi sơ
khai để xây dựng nền móng cho Đạo, kể ra như sau :
- Khi Hòa Thượng Như Nhãn
hiến chùa Từ Lâm Tự tại Gò Kén (Tây Ninh) cho Đạo Cao Đài làm Thánh Thất để tổ
chức Lễ Khai Đạo, Ngài Thái Thơ Thanh xuất tiền ra tu bổ, sơn phết, trang trí
lại thành một Thánh Thất Cao Đài, làm đường thông ra quốc lộ cho rộng rãi, cất
thêm nhà cho bổn đạo ở làm công quả, vv. . . Nhờ vậy mới có chỗ rộng rãi tốt
đẹp để tổ chức long trọng Đại Lễ Khai Đạo Cao Đài ngày 15-10-Bính Dần (dl
19-11-1926).
- Qua đầu năm 1927, Hòa
Thượng Như Nhãn đổi ý, đòi chùa Từ Lâm lại, không hiến cho Đạo Cao Đài nữa, Đức
Lý Giáo Tông dạy Ngài Thái Thơ Thanh hiệp cùng chư Chức sắc CTĐ và HTĐ đi coi
mua 100 mẫu đất rừng tại làng Long Thành, với giá 25.000 đồng thuở đó để làm
nơi xây dựng Tòa Thánh và các cơ quan Trung ương của Đạo, trả chùa Từ Lâm Tự
lại cho Hòa Thượng Như Nhãn. Số tiền 25.000 đồng mua đất do Ngài Thái Thơ Thanh
và Bà Lâm Hương Thanh xuất ra cho Hội Thánh mượn, sẽ từ từ hoàn lại sau.
- Ngài Thái Thơ Thanh xuất
tiền in 10.000 tấm Thánh Tượng Thiên Nhãn Ngũ Chi khổ lớm để phát không cho bổn
đạo lập Thiên bàn thờ Đức Chí Tôn tại tư gia.
Riêng phần Ngài Thái Thơ
Thanh và Bà Lâm Hương Thanh thì xuất tiền ra khai thác một sở rừng hoang để xây
dựng Cực Lạc Cảnh, có ý muốn qui tụ các tăng ni Phật giáo qui hiệp về đây tu
hành theo Tân pháp Đạo Cao Đài, nên lập ra nhiều cảnh tượng như : Quan Âm Các,
Long Nữ Điện, Tây Vức Trì, đặt tên các con đường là : Phước Đức Cù, Di-Lạc Đạo.
Tuy là cảnh tạm nơi cõi trần mà nghe qua như là cảnh Phật nơi cõi CLTG.
Sau đây xin chép lại Sớ
văn Phúc trình của Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh và Bà Lâm Hương Thanh (lúc đang
cầm quyền Nữ Chánh Phối Sư) dâng lên Hội Thánh và Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
(Đệ lục niên)
Chánh ngoạt, sơ nhị nhựt,
Tân Vị, Khâm Thiên Tổng quản Tài Chánh, phụng sắc Chưởng quản tài liệu, Tổng lý
Công viện, Lương viện, Hộï viện, Nông viện, Phổ Độ viện.
Quyền Thái Đầu Sư Chủ Tọa
Hội Thánh, Quản lý tạo tác Tổ đình, Thái Thơ Thanh kỉnh bút, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ, Đệ lục niên, Chánh ngoạt, sơ tam nhựt, Tân Vị, Nữ Chánh Phối Sư Hương Thanh
đề bút,
Tượng mãn Đại Đạo hoằng
khai Tam Kỳ Phổ Độ lưu truyền thiên vạn cổ, bủa khắp Ngũ Châu, thì nền Chơn đạo
phải to tát mới ra cảnh tượng thể thống Đạo cả.
Vì vậy mà hai tôi nong nả
đêm ngày lo mở mang cuộc Thánh địa, chế ra nền Tây Vức, bởi công trường cực
nhọc, trên nhờ sức thiêng liêng Đại Từ Phụ ban bố, mới xui khiến mua thêm được
100 mẫu đất rừng, của tư bổn vợ chồng tôi xuất ra mua, liên tiếp Thánh địa, nối
dài ra tới Ngã ba Mít Một (Boulevard d'Anglais), bề mặt tiền trên 2000 mét,
giáp ranh Bá Huê Viên, nối liền Động Đình Hồ, 1000 mét Thánh địa nữa, cộng
chung là 3000 mét.
Cầu nguyện Đức Chí Tôn ban
ơn ngày sau Hội Thánh mở mang 3 phía là Đông, Nam, Bắc, mỗi phía 3000 mét,
vuông vức cộng là 12.000 mét vuông, đặng xây vách thành cao lớn giáp 4 phía,
dựng nên miền Tây Vức, đề hiệu là THÁI CỰC TOÀN ĐỒ.
Trong chia ra 2 cuộc :
Phía Chánh Bắc, xây cửa thành lớn, đắp nổi cao chữ "ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ
ĐỘ", lộ ra 4 chữ to tát là "ĐẾ THIÊN THƯỢNG HOÀNG"; còn phía
Chánh Nam, cũng tại cửa thành y kiểu 3 mặt như nhau, đề hiệu là "ĐẠI ĐẠO
TAM KỲ PHỔ ĐỘ", hiện ra 4 chữ "ĐẾ THÍCH PHẬT TỔ"; phía Chánh
Tây, tạo một cuộc Ngũ Quang Môn, nghĩa là Đại Thành Môn, có 5 cửa Ngũ Chi Đại
Đạo, hiện ra 4 chữ "THÁI CỰC TOÀN ĐỒ"; còn Chánh Đông Môn thì cửa
thành y kiểu 3 phía đề hiệu là Tây Vức Cảnh.
Trong Thái Cực Toàn Đồ
chia ra làm 2 cuộc : Bên phía Bắc là BAÏCH NGỌC KINH, tạo tác Tổ Đình, có Bá
Huê Viên, Động Đình Hồ, Đức Thế Tôn ngự mở cảnh thoát trần, Đức Di-Lạc giáng
thế khai Long Hoa Hội. Hai bên là Rừng Thiên Nhiên, phía sau lập Cửu Viện,
Thiên Phong đường, Đầu Sư đường, Chánh Phối Sư đường, Hộ Pháp đường, Thái Y
viện, Dưỡng Lão Ấu, Tịnh Thất Sở, và Học đường, Dưỡng đường, với các xưởng Bá
công kỹ nghệ.
Còn các con đường : 1) Như
Lai Đồ, 2) Di-Lạc Đạo, 3) Phước Đức Cù, 4) Oai Linh Tiên, 5) Bình Đặng Đồ, 6)
Sử Quân Tử, 7) Thái Hòa Lộ, 8) Bình Dương Đạo.
Còn bên phía Nam thì tạo
CỰC LẠC VÔ VI CẢNH GIỚI là đắp con đường chữ Thập lớn dài từ Nam chí Bắc, từ
Đông giáp Tây, gọi là TỨ TƯỢNG ĐỒ biến BÁT QUÁI, chính giữa Ngã Tư biến ra Càn,
Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Giữa trung tim, un đúc một cảnh Nội Điện
Đế Thích, giống in như cuộc cổ tích trên chốn Đế Thiên gần nước Xiêm La vậy.
Phía bên hữu Tây Bắc thì
tạo Quan Âm Các, phía bên tả Tây Bắc thì dựng Long Nữ Điện. Phía bên hữu Đông
Bắc thì cất Tòa Kinh Viện 15 căn lầu 3 từng nóc. Phía bên tả Đông Nam thì xây
nơi Tô Sơn, trên chót đỉnh có đảnh cốt Đức Thế Tôn nằm qui Niết Bàn, bề dài 12
thước tây, trên đảnh trung có thạch động Phổ Đà Sơn, Đức Từ Hàng Đạo Nhơn thành
Phật, ấy là 5 cuộc to lớn.
Còn các cuộc nhỏ khởi tạo
trước là : tạo Thất Bửu Tháp, đào Tây Vức Trì, cất Thưởng Liên Đình, tạo Từ
Thiền Lâm. Trong cuộc Từ Thiền có 3 con đường cái : 1) Bát Nhã Đạo, 2) Bồ Đề
Lộ, 3) Như Ý Cảnh. Lựa những bậc chơn tu trường trai khổ hạnh, từ trung thừa sắp
lên mới cho vào trong cuộc Từ Thiền Lâm nầy, vuông vức 500 công.
Ấy là bên hướng Nam . Còn bên hướng
Bắc thì Thái Bình Địa, cũng 500 công, cất Chợ Từ Bi, Nhà Thương, Nhà Thí, Nhà
Mát, Nhà Nghỉ cho bực tín đồ nhập môn theo Hạ thừa sắp lên thì được phép ở.
Ước mong ngày sau, Hội
Thánh mở mang cuộc Thánh Địa nầy cho giáp hết khoảng núi Điện Bà đặng ra vẻ nền
Chơn đạo.
Trân trọng một bài kính
cáo, nguyện cầu Đạo mạch hoàn toàn lưu truyền, trăm họ trước sau an nhàn.
Thái Thơ Thanh, Lâm Hương
Thanh kỉnh đề.
Chuyển đạt Thiên Đình,
ngưỡng vọng Đại Từ Phụ Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát chứng chiếu.
Ngu đệ tử phục thủ bá bái.
Đức Chí Tôn giáng cơ dạy
Ngài Thái Thơ Thanh :
TNHT. II. 6 :
" THƠ, nghe dạy :
Thời kỳ Mạt pháp nầy khiến
mới có Tam Kỳ Phổ Độ, các sự Hữu hình phải hủy phá tiêu diệt.
Thầy đến chuyển Đạo, lập
lại Vô Vi, các con coi thử bên nào Chánh lý : Hữu hình thì bị diệt đặng, chớ Vô
Vi chẳng thế nào diệt đặng.
Thơ ! Thầy đã khiến con đi
Đế Thiên Đế Thích đặng xem cho tạng mặt Hữu hình, nội thế gian nầy ngày nay ai
cũng nhìn nhận cho là tối đại, mà con đã thấy nó còn bền vững đặng chăng ? Lòng
đạo đức của con, Thầy thấy rõ, nhưng thời giả dối đã qua, thời kỳ chân thật đã
đến, Thầy không muốn cho con hao tài tốn của mà gìn giữ sự giả dối.
Chẳng cần chi con lập
Thánh Thất của Thầy và sùng tu Phật tượng chi hết. Con hiểu bổn nguyên Bảo Sanh
là bổn nguyên Thánh chất Thầy.
Thầy khuyên con để dạ lo
cho nhơn sanh mà thôi, phần hồn về Thầy." . .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét