Xin dẫn lời Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp nói về:
Huyền Diệu
Cơ Bút.
“Trong năm Ất-Sửu (1925) các Thầy, các Ông từ hàng
Thông phán, Phủ huyện muốn tìm một sự thật mà thiên hạ đã làm đảo lộn trong
giới trí thức đương thời là:
Nhứt là thuyết này đã làm cho cả Âu-châu sôi nổi,
nhiều sách vở đã tung ra cả hoàn cầu do các Hội Thần Linh học và Thông Thiên
học đã khảo cứu một cách rõ rệt “Loài người có thể sống với cảnh Thiêng liêng
kia như chúng ta đang sống đây vậy”.
Cái triết lý ấy làm cho nhiều người – nhứt là hạng
người học thức - muốn tìm tàng cho thấu đáo”. (Ngày 13-10 Giáp-Ngọ - 1954)
Chính nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ này do Đức Cao-Đài
Thượng-Đế dùng HUYỀN DIỆU CƠ BÚT khai sáng tại miền Nam nước Việt-Nam từ năm
Bính-Dần (1926). Qua mười năm Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp là một tài liệu dồi
dào. Xin trích lục ra đây và hệ-thống-hoá thành tập sách nhỏ này là HUYỀN DIỆU
CƠ BÚT.
Theo dự tính ban đầu là hai tập: Huyền diệu Cơ Bút
và Vườn thơ Đại-Đạo, nhưng cả hai cùng có nhiều điểm tương đồng nên hiệp một để
thuyết luận cho được tiện hơn.
Đây là một Soạn-phẩm được hoàn chỉnh. Xin lỗi, bản
trước đây còn là bản thảo, thương các Em nôn nóng mượn đọc rồi phổ biến sớm nên
chưa đầy đủ. Thông cảm.
Tây-Ninh Thánh-Địa, bắt
đầu in Tháng 3- 2008.
Nữ Soạn giả
NGUYÊN THỦY
Phía bên trong Đền-Thánh:
Giảng Đài là nơi Đức Hộ-Pháp đã từng Thuyết Đạo
CHƯƠNG I
Vấn đề cơ bút.
Thời-kỳ mới khai Đạo, Đức Chí-Tôn dùng Huyền diệu
Cơ Bút để phong Thánh tức là phong tước phẩm các Chức-sắc cho có lớn nhỏ để
phụng-sự cho nhơn-sanh. Song song còn lập Pháp-Chánh-Truyền và Thầy còn dạy chư
Thánh hội nhau lập Tân-Luật. Khi đã đầy-đủ rồi thì Đức Chí-Tôn bế hết Cơ Bút.
Trong quyển này sẽ khai triển tất cả những vấn-đề liên-quan đến việc Cơ Bút ấy.
Như vậy cái ơn ích của Cơ Bút rất lớn trong việc
lập Đại-Đạo ngày nay. Vì Cơ Bút đã qua nhiều hình thức mà việc Xây bàn là một
phương-pháp giản dị của buổi ban đầu
A - Thế giới đã biết Cơ Bút:
Thật ra vấn-đề thông công với huyền-linh qua nhiều
hình thức: Xây bàn, phò Cơ, chấp Bút đã có tự lâu đời rồi và nhiều nước trên
thế-giới cũng đã biết. Riêng Đạo Cao-Đài xử dụng một cách tuyệt đối ngay từ
buổi ban đầu.
1 - Ở Trung-Hoa từ đời Ngũ-Đế các bậc chơn tu đã
biết phò Cơ, chấp Bút, thông-công với cõi vô hình.
2 - Ở Việt-Nam, năm 1284, đời vua Trần-Nhân-Tôn các
thân hào, nhân-sĩ biết dùng Cơ Bút thỉnh giáo cõi vô hình về việc trị nước nên
mới được thạnh-trị.
Năm 1542, ông Phùng Khắc Khoan còn gọi là Trạng
Bùng, nhờ Cơ Bút nên trở thành nhà tiên tri nổi danh.
3 - Ở Hoa-Kỳ (New-York) năm 1848 nơi nhà của
Meckman, đêm đêm xảy ra hiện tượng có tiếng gõ cửa, nhưng ra xem thì chẳng thấy
ai. Rồi một cô bé Mess-Kate vỗ tay chơi bỗng nghe tiếng gõ cửa đáp lại, động
tính hiếu kỳ cô vỗ tay ba tiếng, thì có đúng ba tiếng gõ cửa đáp lại. Bà Mẹ
kinh ngạc bảo tiếp: Nếu linh hiển hãy gõ đúng tuổi của bé Mess-Kate. Lại có
tiếng gõ cửa đáp lại đúng với số tuổi của bé.
Hiện tượng này được loan truyền ra, giới tu sĩ,
giới trí thức cũng như giới bình-dân tấp nập đến để tìm hiểu. Kết quả họ chỉ có
ngạc nhiên và kinh sợ chứ không giải thích được gì. Hội-đồng thành phố
Rochester thành lập Hội-đồng điều tra, nghiên cứu, ba lần họp, có đến hàng trăm
diễn giả thuyết trình, tranh luận sôi nổi, nhưng cũng không đưa đến một
kết-luận nào. Kinh sợ trước những huyền-bí mà họ đã chứng kiến. Họ hồ đồ cho
rằng gia đình của bé Mess-Kate là phù thuỷ, là hiện thân của ma quái. Kết quả
là cha mẹ của bé Mess-Kate bị đập chết bằng gậy, chị em của bé Mess-Kate bị xé
xác chết thê thảm.
Sau khi gia đình của bé Mess-Kate bị thảm sát, hiện
tượng “gõ cửa” lại xảy ra nhiều hơn ở Hoa-kỳ.
Ông Lears-Post đề nghị với cõi vô hình căn cứ vào
thứ tự của chữ vần trong bảng mẫu tự mà gõ: Gõ một tiếng là A, gõ hai tiếng là
B, gõ ba tiếng là C… rồi ông ráp lại thành chữ, thành câu. Thế là ông đã tìm
được phương pháp thông công với cõi vô hình. Nhờ phương pháp này, phong trào
tìm hiểu cõi vô hình lan rộng khắp Hoa-Kỳ.
Luật sư J. Edmonds, Giáo-sư E.Mapes (Hàn-Lâm viện
Hoa-Kỳ) Giáo sư Robert-Hare (Đại học Pensylvania) sau nhiều năm nghiên cứu việc
thông công với cõi vô hình, đã nhiều lần thuyết trình và viết nhiều sách trình
bày nghiên cứu, xác nhận có cõi vô hình và loài người cũng thông công được với
cõi ấy.
4 - Ở Pháp: Năm 1853, tại Jersey, văn-hào Victor
Hugo và bạn hữu có tổ chức Xây bàn chơi để tiêu khiển.
Đêm 11-9-1853 việc Xây bàn được tổ chức, có mặt ông
bà Victor Hugo, cậu Charle-Hugo, cậu Francois Hugo,
Cô Madelène-Hugo, Đại tá Le Flo, bà De Girardin,
ông De Trévenue, ông Auguste Vaquerie. Đêm ấy vong linh Bà Charle-Vaquerie (con
gái của văn hào Victor-Hugo) giáng bàn thăm hỏi cha mẹ và tiết lộ nhiều điều
huyền bí ở cõi vô hình.
Đêm 13-9-1853, tiếp tục việc Xây bàn có vong linh
xưng là “Bóng Hư-linh” giáng trần bảo Văn-hào Victor Hugo hãy đặt trọn đức tin
vào Đức Thượng-Đế.
Tiếp tục Xây bàn, nhóm của văn hào Victor-Hugo đã
thông-công được với: Các vì Giáo-chủ Socrate, Luther, Mahomet, Jésus-Christ,
Moise, Chateaubriand, Dante, Racine, Lion d’Androclès.
Các vong-linh ẩn danh: Sứ giả Thượng-Đế, người
trong cõi mộng, Bóng Hư linh, bóng dưới mồ, Thần chết...
Đêm 11-10-1853, nhận thấy những điều tiết lộ, những
điều khuyên bảo, những giáo lý, những triết lý nhận được từ cõi vô hình nhờ
việc Xây bàn rất ích lợi cho loài người nên văn hào Victor-Hugo hỏi vong linh
đang giáng bàn:
- Những lời vàng tiếng ngọc mà tôi hân hạnh được
đón nhận từ bấy lâu nay, thật đáng xem là một bản chơn truyền vô giá, chúng tôi
có nên in thành sách để phổ biến cho mọi người cùng học hay chăng?
- Vong linh đáp: - Không! Vì chưa đến ngày giờ.
Văn hào Victor Hugo hỏi tiếp:
Đến bao giờ? Chúng tôi còn sống đến giờ đó không?
Vong linh đáp: Nếu không thấy nơi này thì sẽ được
thấy ở nơi khác. Chừng đến ngày giờ sẽ có lịnh. Hiện tại có thể phổ biến hạn
chế cho những người có đức tin.
Nhóm của văn-hào Victor-Hugo càng ngày càng đông,
âm thầm tiếp tục thông công với cõi vô hình..
Những “Thánh giáo” nhận được trong những cuộc Xây
bàn này về sau được ông Gustave-Simon in thành sách với tựa “Les Tables
Tournantes de Jersey chez Victor-Hugo”.
Quyển “Thánh-ngôn” này được tái bản mấy mươi lần
làm chấn động dư luận nước Pháp và cả thế giới.
Giáo sư Charles Richets (Đại học Sorbonne Ba-lê)
sau nhiều năm nghiên cứu việc Xây bàn, phò Cơ, chấp Bút đã xuất bản quyển
“Traité de Métaphysique” trình bày những kết quả về cuộc nghiên cứu của ông:
khẳng định có cõi vô hình và loài người thông công được cõi vô hình ấy.
Sau năm 1914, Nữ Jeanne-d’Arc (Lục-Nương
Diêu-Trì-Cung) giáng bút tại Algerie dạy rằng gần tới ngày thế gian có Đại
chiến (tức trận Đại chiến 1914-1918) sẽ có ngôi ba của Đức Chúa Trời truyền
Thần cho con người mà Cứu thế (chỉ Thần điển – Cơ bút) Thánh giáo này được đăng
liên tục trong các số báo tháng 3,5,7 năm 1914 của hai tạp chí La Vie Nouvelle
và La Revue Sprite ở Ba lê.
5- Ở Anh Quốc: nhà Bác học William-Crookes sau gần
hai mươi năm nghiên cứu việc thông công với cõi vô hình, ông đã viết sách trình
bày kết quả cuộc nghiên cứu của ông, ông đã trịnh trọng kết luận bài thuyết
trình trước đại hội Thần linh học thế giới họp tại Luân Đôn bằng câu:
“Tôi không nói là những điều tôi đã nghe, những
việc Tôi đã thấy, có lẽ có được, mà Tôi dám nói chắc rằng có hiển nhiên như
vậy”.
Lời khẳng định này làm chấn động giới tu sĩ và giới
trí thức khắp thế giới.
6 - Ở Nhật: Phong trào tìm cõi vô hình bằng cách
“Xây bàn” rất được thạnh hành. Ở Nhật,Đạo Omotoo cũng đã sử dụng “Cơ Bút” từ
khoản năm 1894.
Qua những sự việc vừa trình bày trên đã cho thấy:
việc Xây bàn, phò Cơ, chấp bút, thông công với cõi vô hình mà Đạo Cao-Đài đang
xử dụng không phải do các bậc Chức sắc tiền bối bày ra mà do các Đấng tiền Hiền
bày cho loài người từ xa xưa đến giờ được Thiêng-liêng trợ lực, nhưng phải đợi
đến ngày giờ này là đúng thời điểm của Đức Chí-Tôn đến với nhân loại mà dân tộc
Việt-Nam hân hạnh được đón nhận trước nhất.
B - Đạo Cao-Đài thành hình do Cơ Bút:
Việt-Nam, vào khoảng 1920 ở Saigon lúc bấy giờ,
phần đông các vị có tâm hồn yêu nước, tham gia Thiên Địa Hội và phong trào Đông
Du của hai cụ Phan Bội Châu và Cường Để. Sau khi cụ Phan bị bắt từ Trung Hoa
đưa về nước, quản thúc ở Huế thì sự hoạt động các phong trào gặp bế tắc. Các
nhà trí thức ái quốc mới dùng phương tiện “Xây bàn” tiếp xúc cùng các chơn linh
làm nguồn an ủi, nên có những cuộc xướng hoạ thơ văn giữa hai giới vô hình và
hữu hình.
“Vào năm 1925, một số người trí thức ở Sàigòn
thường tụ họp để “Xây bàn”, một phương tiện tiếp xúc với thế giới vô hình phát
xuất từ bên Âu Châu vào cuối thế kỷ thứ 19. Chẳng những Âu Châu biết thông công
với cõi vô hình bằng phương pháp này, mà Trung Hoa đã biết sử dụng từ thuở xa
xưa và hiện đại nhất là Phái Minh Đường, Minh Lý …”
Trong số các Đấng vô hình, có một Đấng xưng danh
AĂÂ được các vị kính mến hơn hết. Nhân dịp đêm kỷ-niệm Chúa giáng sanh năm
1925, Đấng AĂÂ xưng danh Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.
Đạo Cao-Đài xuất hiện từ đó.
Cũng do Huyền-diệu này, Đức Cao-Đài đã thâu nhận
người Môn đệ thứ nhất là Cụ Ngô Minh Chiêu và dạy cách thờ “Thiên Nhãn Thầy”
hồi Cụ còn làm Tri phủ, chủ Quận Phú Quốc năm 1919.
Ở thế kỷ 20, nhân loại tranh đua về mặt văn minh
vật chất, tinh thần Đạo giáo càng ngày càng lu mờ, mấy ai hướng về đạo đức tinh
thần trong lúc mạnh được yếu thua, khôn còn dại mất. Việc khai Đạo Cao-Đài
trong hoàn cảnh như thế làm cho các vị rất ngạc nhiên, ngoài trí phàm của mọi
người. Cuối cùng, trước sự giảng dạy mạch lạc và qui củ cùng nhiều Huyền diệu
hiển hách của Đức Thượng-Đế, chư vị chịu nhận làm Môn-đệ, thể Thiên hành Đạo và
truyền bá Tân Tôn giáo.
Ngoài Đấng Cao-Đài, còn nhiều Đấng Thiêng liêng
khác giáng cơ cho thi văn đượm mùi quốc sự, giục thúc tinh thần yêu nước của
mọi người và tiên tri nước Việt-Nam ngày gần đây sẽ thoát ách lệ thuộc, nên ai
ai cũng vui lòng hả dạ.
Đức Cao-Đài còn cho biết đây là Quốc Đạo, Ngài ban
cho một dân tộc yếu hèn thường bị trị, nhưng tinh thần đạo đức súc tích dồi
dào, thấm nhuần tinh ba của ba Tôn giáo lớn ở nước ngoài là: Thích, Lão, Nho.
Nay, Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế đến khai Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ tại nước Việt-Nam với phương pháp tân kỳ là Huyền diệu Cơ Bút,
một phương pháp phổ thông trong thế kỷ 20, có tánh cách khoa học huyền linh
Thiên Nhân giao cảm chớ không phải dị đoan mê tín theo thuật chiêu hồn của
đồng, cốt, bóng, chàng …
Trước ngày khai Đạo, do nơi Huyền diệu này đã có
nhiều nước trên thế giới tiên tri về sự xuất hiện của Đạo Cao-Đài, điển hình
một vài nơi như Đạo Minh Sư thời nhà Thanh bên Trung Hoa có truyền lại.
Đạo Omotoo bên Nhật, Cơ Bút mách bảo cho Tín đồ
biết ở Việt-Nam vừa xuất hiện một nền Tôn giáo mặc áo trắng, thờ “Con Mắt trái”
biểu hiện Thái dương hệ và dạy hãy sang Việt-Nam tìm liên lạc. Chư vị ấy đã đến
tiếp xúc nhiều lần với Tòa-Thánh Tây-Ninh. Như vậy, Tôn giáo Cao-Đài không phải
ngẫu nhiên xuất hiện, thoát thân trong mê tín dị đoan, hoặc người phàm bày vẽ,
mà do Đức Thượng-Đế sáng lập với tôn chỉ “Diệt mê tín, thực hiện chân lý ”
C - Lời Tiên-tri về Đạo Cao-Đài xuất hiện:
Chỉ sau nhiều cuộc khảo cứu và sưu tầm về Thần linh
học nơi Ông Thầy Trời đem truyền nền Đạo-lý mới mẻ này.
Ấy là Đức Thượng-Đế giáng dạy:
“Thầy há
chẳng có lời tiên tri rằng Thần-linh-học là một nền Đạo tương lai sao? Thầy
cũng đã nói trước khi đến khai Đạo đặng hội-hiệp các Tôn giáo làm một, thì
Người đã sai các Đấng Thiêng-liêng cao trọng hạ trần mà bày ra các Hội giáo
đạo-đức, đặng thức tỉnh nhơn sanh trước như là:
- Khảo cứu Thiên Đạo giáo (Société Théosophique)
- Khảo cứu Triết lý Phật Đạo (Société des Recherches Sur la philosophie
Bouddhique)
- Thần kinh và Tâm lý triết học (Société psychique)
- Thần linh học (La spiritisme)..."
Ngày nay Đấng cao cả ấy tá danh Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát,
Chưởng giáo mối Đạo kỳ ba, cho nên khi giáng cơ dạy Đạo Đức Ngài xưng
danh:
“Ngọc-Hoàng Thượng-Đế Viết Cao-Đài Tiên-Ông
Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo-Đạo Nam-Phương”.
Chính nền Tân Tôn-giáo này có tên Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ hay là “Đại-Ân-xá lần ba” đã có những bằng cớ chứng tỏ nền Đạo Cao-Đài
do Đức Thượng-Đế dùng Huyền diệu Cơ Bút sáng lập tại miền Nam nước Việt.
Trước khi Đạo Cao-Đài xuất hiện như vậy mà đã có
nhiều lời tiên tri tiếp theo đây làm cho lòng Tín-ngưỡng của nhơn sanh được
sáng thêm và kiên-cố hơn:
1 - Sách Phật Tông Nguyên Lý chép rằng:
Khi Đức Thích-Ca viên tịch, Đệ tử của Ngài là A
NAN-ĐA rơi lụy mà hỏi rằng: Khi Tôn-Sư nhập Niết-Bàn rồi ai dạy bảo các con?
- Đức Phật đáp: “Ta chẳng phải vị Phật đầu tiên hay
cuối cùng, ngày giờ đến, sẽ có một Đấng khác xuất hiện cứu đời, một Đấng
Chí-Thánh, một Đấng Đại-giác cực kỳ cao thượng, một Đấng dẫn đạo vô song, một
Đấng chủ tể Thánh, Thần và loài người. Đấng ấy sẽ truyền dạy các con một mối
Đạo: Vinh-diệu buổi sơ khai, vinh-diệu buổi thạnh hành, vinh-diệu buổi kết
cuộc. Đấng ấy sẽ xướng xuất một đời sống đạo đức hoàn toàn thuần khiết”.
2 - Đạo “MINH-SƯ” sáng lập từ đời nhà Thanh bên
Tàu, truyền sang Bắc Việt, có hai câu sấm của các vị Tổ sư lưu lại, được nêu
lên ở bìa Kinh điển của Đạo ấy. Hai câu nói tiên tri về Cao-Đài như sau:
CAO
như Bắc khuyết nhơn chiêm ngưỡng,
ĐÀI
tại Nam Phương Đạo thống truyền.
Nghĩa là Đạo cao như Bắc-khuyết, người ta trông lên
mà chiêm-ngưỡng. Nền Đạo sẽ truyền bá khắp nơi không ngừng, mà nơi phát xuất ra
mối Đạo là ở Nam phương (chỉ về miền Nam nước Việt-Nam).
Hai câu này cho biết Đạo Cao-Đài sẽ xuất hiện ở
phương Nam mà Đức Cao-Đài làm chủ: Tức là Đấng Huyền-Khung Cao-Thượng-Đế
Ngọc-Hoàng Đại-Thiên-Tôn, ngự tại phương Bắc gọi là Bắc Khuyết.
3 - Quyển Thanh Tịnh Kinh của Đạo Giáo có câu:
"Thanh
tịnh kim hữu di tích.
“Công
viên quả mãn chỉ thọ đơn thơ.
“Thiên
mạng phương khả truyền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ."
Nghĩa là: Kinh Thanh-Tịnh có dấu tích truyền lại
rằng: Công đầy quả đủ sẽ thọ lãnh đơn thơ, tức là kinh dạy bí truyền, người có
mạng Trời khá nên truyền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
4 - Minh-Thánh-Kinh Linh Sám có câu:
“Mạng
hữu Cao-Đài Minh Nguyệt chiếu”
Nghĩa là: tá-danh Cao-Đài, Đức Ngọc-Đế giáng trần
khai Đạo sáng tỏ như trăng rằm.
5 - Kinh tỉnh Thế Ngộ Chơn có đoạn:
Mạt
hậu Càn Khôn đồng nhứt đái.
Thiên
môn vạn giáo cộng qui căn.
Nghĩa là: Sau đời hạ ngươn mạt pháp, Trời đất đồng
chung một dãy, ngàn môn, muôn giáo, đều trở về một gốc.
6 - Lời tiên tri của Đạo
Tam Thanh:
Vào thập ngũ thế kỷ bên
Trung-Quốc có một vị Đạo sĩ tên là Ngô Chi Hạc (Ou-Tche-Ho) có lập lên phái Tam
Thanh, chuyên thờ ba Đạo lớn tại Trung-Quốc là:
- Đức Thích-Ca (Phật
giáo)
- Đức Lão-Tử (Đạo giáo)
- Đức Khổng-Tử (Nho
giáo)
Đạo Tam Thanh là bước đầu tiên của
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ ngày nay vậy. Ở Trung-Quốc thì từ đời Tam-Quốc, Vương Bật
cho rằng sách Lão-Tử và Chu-Dịch là một loại. Đến Nam Bắc triều các nhà Đạo học
cho Lão học và Phật học vốn là một dòng. Rồi đến đời Tấn có sách “Du học thiên”
xướng luận điệu “Nho Phật nhứt trí”.
Tiếp đến Vương-Thông đời Tùy, tuy là một nhà Nho
thuần túy mà cũng cho Tam giáo là đồng nhất.
Đến đời Đường, thì tư tưởng ấy cũng phổ thông lắm.
Lưu-Mật làm sách “Thích Đạo Nho bình tâm luận” cũng nói về Tam giáo đồng
nguyên.
7 - Lời tiên tri trong quyển Vạn pháp qui tông:
Kinh này được lưu truyền trong dân gian hơn mấy
trăm năm nay, quyển Vạn pháp qui tông do các Đạo gia truyền lại có câu:
“Cao-Đài
Tiên bút thi văn tự” chỉ rõ rằng Đạo Cao-Đài mai sau này có thơ văn của chư
Tiên do Thần cơ diệu bút chép ra.
8 - Lời tiên tri: Sám Trạng-Trình Nguyễn Bĩnh
Khiêm:
Trong quyển “Bạch Vân Am thi tập” hay là quyển sám
của Trạng-Trình có đoạn nói như vầy:
Con
mừng búng tít con quay,
Vù vù chong chóng gió lay trên Đài
Nhà Cha cửa đóng then gài,
Ầm ầm sóng dậy hỏi người Đông lân.
Nhiều người cho rằng hai câu thơ trên chỉ máy bay,
bay liệng trên nóc nhà trong trận giặc vừa qua. Nhưng hai câu sau không rõ ý
nghĩa ra làm sao! Sau khi ôn lại những việc đã xảy ra từ năm 1940 đến 1945
trong Đạo Cao-Đài thì chúng ta nhận thấy: Hai câu đều có thể ám chỉ chữ
“Vạn” nhưng vẽ ngược lại, cho nên nhà
cầm quyền Pháp truyền lịnh gỡ chữ Vạn ấy xuống, niêm phong các Thánh-Thất,
Tịnh-Thất thuộc Cao-Đài-giáo và cấm chư đạo hữu lui tới lễ bái ở các nơi ấy.
Đồng thời các Chức sắc Thiên phong đều bị bắt đưa đi an trí nhiều nơi.
Việc nhà đương cuộc Pháp đóng cửa các Thánh-Thất,
Tịnh-Thất hợp với câu “Nhà Cha cửa đóng then gài” là vì trong bài Kinh
Ngọc-Hoàng xưng tụng công đức Cao-Đài có tặng cho Ngài danh hiệu là Đại-Từ-Phụ
và các Thánh-Thất, Tịnh-Thất nơi thờ Ngài thật là nhà của Đấng Cha lành vậy.
Việc này đã xảy ra từ năm 1940-1941 nghĩa là sau
khi người Nhựt sang chiếm Đông-Dương. Người Nhựt đối với dân tộc Việt-Nam ta
rõ-ràng là người láng giềng phía Đông. Bởi thế nên ứng với câu “Ầm ầm sóng dậy
hỏi người Đông lân”.
9 - Lời tiên tri trong sách Ấu học tầm nguyên:
Trong quyển Ấu học tầm nguyên có câu:
“Đầu thượng
viết Cao-Đài” nghĩa là nơi trên đỉnh đầu của mọi người thì gọi là “Cao-Đài”.
Lại cũng trong Ấu học tầm nguyên có tiên tri về
Tam-Kỳ Phổ-Độ như sau:
Thánh
Thần Tiên Phật hi hữu chi nhơn,
Tam
Kỳ Phổ Độ hi hữu chi sự
Phi
hi hữu chi nhơn,
Yên
năng hành hi hữu chi sự.
Nghĩa là: Thánh Thần Tiên Phật là bậc ít có. Cũng
như Tam-Kỳ Phổ-Độ là một mối Đạo hiếm có vậy. Không phải là bậc ít có há làm
được việc hiếm có hay sao?
Đoạn văn trên nói rằng: hạnh phúc cho người sanh ra
đặng gặp một nền Đạo chánh, bởi hàng trăm năm, ngàn năm cũng chưa gặp được, có
câu Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ trong Kinh Di-Lạc là ý-nghĩa ấy.
10 - Lời tiên tri trong quyển “Giác Mê Ca”:
Quyển Giác Mê Ca mà tác giả là một Đạo gia có đoạn
thi như vầy:
Hữu
duyên mới gặp Tam Kỳ Phổ Độ,
Muôn
đời còn tử phủ nêu danh.
Ba
ngàn công quả đặng viên thành,
Mới
đặng Thiên thơ chiếu triệu.
Đoạn này báo cho biết trước rằng: Chỉ có người hữu
duyên mới gặp được Tam-Kỳ Phổ-Độ, người theo Đạo này tu hành để trở về quê xưa
vị cũ.
Đức Hộ-Pháp nói rõ hơn:
“Ngộ-nghĩnh
cho chúng ta nên để ý là cái khéo lựa chọn và biết tìm đường và ngộ Đạo ấy.
…Cả con cái Đức Chí-Tôn đều hiểu nơi Bát-Quái-Đài
là hồn của Đạo tức nhiên là Tòa ngự của Đại-Từ-Phụ và là nơi Đức Chí-Tôn và các
Đấng Thiêng-liêng ngự. Chư Thần Thánh Tiên Phật họ đã tìm, họ đã đoạt đặng một
chỗ nơi đó đặng họ ngự. Không phải dễ gì trong kiếp sanh hữu duyên đoạt đặng
như thế.”
Lại nữa ba ngàn công quả tức nhiên sách Trang-Tử có
nói rằng:
- Chí nhân vô kỷ (0). Bậc chí nhân quên mình mà lo
cho người.
- Thần nhân vô công (0) Bậc Thần không tính công.
- Thánh nhân vô danh (0) Bậc Thánh không ham danh.
Đạt được ba con số không như trên là đạt được 3.000
công quả. Tức là quên mình mà lo cho người, không ham công, chẳng mến danh.
Nghĩa là nếu đặt con số 3 trước ba con số không
(000) ấy sẽ được con số là 3.000. Ấy là tượng trưng ba ngàn cống quả vậy.
11 - Trong quyển Kinh “Tỉnh thế ngộ chơn”có ghi:
Đại
Thiên tiên hóa hoằng chơn Đạo,
Trợ
quốc cứu dân tích thiện luân.
Nam
Hải Từ Hàng châu vận tế,
Tây
Phương Tiếp Dẫn Phật đông lâm.
Thích nôm: Trước khi có cuộc biến đổi lớn (thay đổi
trời đất) sẽ có một mối Đạo chơn thật ra giúp nước cứu dân, làm điều lành đáng
khen. Biển Nam Hải có Phật Từ Hàng đi khắp nơi để cứu độ. Phương Tây có Phật
Tiếp Dẫn Đạo Nhơn đưa đến Đông Độ (xứ Phật).
Kinh Cao-Đài: Bài kinh cầu hồn khi hấp-hối có câu:
“Tây
phương Tiếp Dẫn Đạo-nhơn,
“Phướn
linh khai mở nẻo đường Lôi-Âm”
Như vậy thì sự tổng hợp Tôn giáo, đã được quyết
định từ lâu nơi cửa Thiêng liêng. Đúng là:
“Khai
Đạo muôn năm trước định giờ”!
12 - Lời tiên tri trong quyển “Vạn Diệu Thiên Thơ
Cổ Bổn":
Trong quyển Vạn Diệu Thiên Thơ Cổ Bổn có bài thi:
Tam
giáo kim tùng cổ hóa sanh,
Tiên
Thiên phương hữu thị Tam Thanh.
Phật
Pháp Nho hề qui nhứt bổn.
Tự
nhiên Tà Đạo tổng tương tranh.
Vạn
ức san hà giai hữu thử,
Tổng
qui nhứt phái nhứt an thành.
Xà
vỹ mã đầu khai Đại hội,
Tam
kỳ hậu thế hiển phương danh.
Thích nghĩa: Ba giáo: Phật. Đạo. Nho nay theo xưa
kia mà hóa sanh Đạo Tiên Thiên có đường hay, là Đạo Tam Thanh. Phật, Tiên, Nho
đều là một gốc. Lẽ tất nhiên Đạo tà đều cùng tranh giành. Muôn ức cảnh sơn hà
(muôn xứ, muôn nước) đều có như thế: đồng qui về một phái mới đặng yên ổn và
nên việc. Cuối đầu rắn, đầu con ngựa thì khai Đại hội. Đời sau, Đạo Tam Kỳ sẽ
được rạng-rỡ danh thơm.).
Cơ tuần hoàn xoay chuyển nên được Đức Chí-Tôn mở
Đạo Cao-Đài cho nhơn sanh sùng bái và chính Ngài dạy phải thờ Thiên Nhãn là
vậy. Là Tôn giáo Đại-Đồng.
13 - Lời tiên tri rút trong Kinh Nhựt Tụng của phái
tu thân tại Trung Việt:
Tại Trung Việt, 20 năm trước ngày khai Đạo là năm
1926 có một phái người tu theo lối cư sĩ lấy hiệu là phái Minh-Sư (khác với
phái Minh-Sư bên Tàu) mỗi ngày đọc Kinh có thêm như vầy:
Con
cầu Phật Tổ Như Lai,
Con
cầu cho thấu Cao-Đài Tiên Ông.
Trước khi các Giáo sĩ Đạo Cao-Đài ra truyền Đạo tại
Tam Quan (Trung Việt) thì mấy vị này sau khi nghe danh hiệu Đức Cao-Đài đều đến
xin làm Đệ-Tử ngay.
14-Lời tiên tri lưu truyền tại Trung Việt đã lâu
đời (trước năm Bính-Dần 1926).
Lời tiên tri ấy như vầy:
Canh
Dần, Mậu Dần niên,
Kỷ
Mão, Canh Thìn tiền.
Tự
nhiên thiên phú tánh,
Cao-Đài
tân chân truyền.
Thích nghĩa: Lời tiên tri này nói rõ từ năm và báo
trước rằng: Trời sẽ khiến lòng người theo Đạo mới và là Đạo Cao-Đài sẽ đạt được
chân truyền.
15 - Lời tiên tri trong 2 bài thơ của Cụ Thủ Khoa
Huân cho năm 1913
(13 năm trước ngày Khai Đạo):
THI
Dung
tất Cao-Đài nhiệm khuất thân,
Tư
triêm đào lý nhứt môn xuân.
Cánh
tân bôi ức giang sơn cựu,
Trừ
cựu thời thiêm tuế nguyệt tân.
Cửu
thập thiều quang sơ bán lục,
Nhứt
luân minh nguyệt vị tam phân.
Thừa
nhàn hạc giá không trung vụ,
Mục
đỗ Cao-Đài tráng chí thân.
Bài thơ diễn Nôm của Cụ Thủ Khoa Huân:
Co
duỗi Cao-Đài khỏe tấm thân,
Dạo
xem đào lý đượm màu Xuân.
Giang
sơn chẳng khác ngàn năm cũ,
Ngày
tháng chờ thay một chữ “TÂN”.
Chín
chục thiều quang vừa nửa sáu,
Một
vừng trăng rạng chửa ba phân.
Thừa
nhàn cưỡi hạc không trung ruổi,
Chạm
mắt Cao-Đài khỏe tấm thân.
Trong hai bài thơ có nhắc đến bốn lần danh từ
CAO-ĐÀI. Thời buổi ấy các ông không rõ danh từ ấy có nghĩa gì.
Song các ông thuật đại cương rằng hai bài thơ ấy có
nói về quốc vận một cách sâu xa.
Hai câu thi 5,6 có ý kỷ-niệm ngày 3 tháng 1 năm
1913, vì câu nào cũng ngụ ý số 3. Sau đàn Cơ ấy ông Lê Quang Hiển để hai bài
thơ này lên tran thờ làm kỷ-niệm.
Mãi đến năm 1927 Tòa-Thánh Tây-Ninh phái người Chức
sắc đến quận Cao-Lãnh truyền Đạo và hai chữ Cao-Đài đã được mọi người nói đến.
Chừng ấy Ông Lê Quang Hiển mới nhớ đến bài thơ của Cụ Thủ-khoa Huân đã cho 13
năm trước và đem ra trình với chư Chức sắc nói trên.
16 - Có câu: “Lục vạn dư niên Thiên khai Huỳnh Đạo”
Nghĩa là: đủ sáu muôn năm lẻ, Trời sẽ mở Đạo Huỳnh,
tức là Đại-Đạo, cùng khắp năm Châu như trước đây. Đó là lời của Sử ghi chép còn
lưu lại đến giờ này ứng vào lúc Huyền diệu Cơ bút thông công cùng thiêng liêng
mà nhân loại đặng rõ biết Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ của chính Đức Chí-Tôn
Ngọc-Hoàng Thượng-Đế sáng lập.
Thế nên nay trước mặt tiền Đền-Thánh có đôi câu
liễn:
Hiệp
nhập Cao-Đài bá tánh thập phương qui Chánh quả.
Thiên
khai Huỳnh Đạo Ngũ Chi Tam giáo hội Long Hoa.
17 - Trường hợp khác:
“Khi khai
Thánh giáo bên Thái Tây thì Chí-Tôn đã nói trước: còn nhiều chuồng chiên Người
sẽ đến đem về làm một. Lời tuyên ngôn ấy nghĩa là còn nhiều Đạo đương nuôi nấng
ung đúc tinh thần của con cái Chí-Tôn đặng chờ ngày Người đến hiệp chung lại
Một, lời ấy ngày nay đã quả. Các chuồng chiên Thiêng liêng của Chí-Tôn là:
Phật Đạo thì có Bà-La-Môn (Brahmanisme), Thích ca
Mouni (Caky-Mouni), Pythagore giáo.
Tiên Đạo thì là Lão-Tử-Giáo, Dương Châu, Mặc Địch,
Vạn pháp, Bàn Môn cho tới thầy pháp, thầy phù, bóng, chàng, đồng cốt…
Thánh Đạo thì là Thiên-Chúa-giáo (Christianisme)
Gia Tô (Catholicisme). Tin lành (Protestantisme), Hồi Hồi (Mahométantisme)
Thần Đạo Thì là Trung Huê phong Thần, Hy-lạp Phong
Thần và Ai-Cập Phong thần (Mytologie Chinoise, Grecque et Égyptienne).
Nhơn Đạo thì là Socrate, Esobe, Platon…ở Hy-lạp,
Khổng Phu Tử (Confucianisme), Mạnh-Tử (Mentius), Nhị Trình giáo…chung cộng cùng
cả Hớn phong, Đường thi, Tấn Tục tại Trung-Huê từ trước.”
18 - Kinh Phúc Âm:
Chúa Jésus Christ bảo: Nếu các con kính mến TA, các
con hãy nhớ những lời TA dạy bảo: TA sẽ xin Cha Ta sai Đấng Cứu khổ giáng trần
và ở luôn với các con đó là Thần Chơn-lý, mà hiện giờ các con chưa thể gặp đặng
đó là ngôi ba, ngôi Thánh, Thần mà vì Ta, Cha Ta sẽ sai xuống thế. Đấng ấy sẽ
dạy dỗ các con đủ điều mà Ta đã dạy các con rồi. Và Chúa cũng đã có giáng Cơ
cho biết:
Vâng
lịnh vua Cha xuống Thái ban,
Truyền
ra Thánh giáo rất gian nan.
Ba
mươi năm lẻ chưa toàn vẹn.
Ngàn
chín năm dư thế muốn tàn.
Đức Chúa còn dạy các Môn Đồ của Ngài rằng:
* “Lòng các con đừng bối rối: Hãy tin nơi Đức
Thượng-Đế, hãy tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy (Thượng-Đế) có nhiều chỗ ở. Giả
sử không có như vậy, tất Thầy đã bảo các con rồi, vì Thầy đi sửa-soạn chỗ ở cho
các con. Và khi Thầy đã đi sửa soạn cho các con Thầy sẽ trở lại đem các con đi
với Thầy, để Thầy ở đâu các con cũng ở đó. Còn như chỗ Thầy đến bây giờ, các
con đã biết đường rồi" (Gioan XVI).
* “Nếu các con yêu mến Thầy, các con phải giữ các
giới răn Thầy. Phần Thầy, Thầy sẽ xin với Cha Thầy (Thượng-Đế) để Thầy sẽ ban
cho các con một Đấng phù trợ hay Đấng an ủi khác, Đấng ấy sẽ ở với các con liền
mãi: Thần Chân lý này, thế gian không thể tiếp nhận được, vì thế gian không xem
thấy Ngài và cũng không biết Ngài. Nhưng các con thì khác, các con đã biết Ngài
rồi, vì Ngài từng ở cạnh các con và ở trong các con. Thầy sẽ không để các con mồ
côi. Thầy sẽ trở lại cùng các con. Còn chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ chẳng xem
thấy Thầy vì Thầy sẽ sống và cả các con cũng sẽ sống. Ngày ấy các con sẽ biết
Thầy ở trong Cha Thầy (Thượng-Đế) và các con ở trong Thầy và Thầy ở trong các
con. Ai biết giới răn của Thầy mà giữ các điều đó chính là người yêu mến của
Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, người đó sẽ được Cha Thầy yêu và cả Thầy đây cũng yêu
người ấy" (Gioan 1521.XVI).
* "Những kẻ nào không yêu mến Thầy nó sẽ chẳng
giữ giới răn của Thầy. Mà lời các con nghe đây không phải bởi Thầy, song bởi
Cha Thầy là Đấng sai Thầy, Thầy nói những điều này với các con, bao lâu Thầy
còn ở với các con. Song Đấng phù trợ hay là Đấng an ủi mà Cha Thầy sẽ nhân Thầy
sai đến với các con, sẽ dạy các con biết mọi điều, sẽ nhắc nhở cho các con mọi
điều mà Thầy đã từng dạy các con" (Gioan).
D - Tại sao mở Đạo Cao-Đài Đức Chí-Tôn không giáng
bằng xác thân, mà lại giáng bằng Huyền-diệu Cơ bút?
1 - Mục-đích của Đạo Cao-Đài là tận-độ chúng sanh,
độ 92 ức nguyên-nhân qui hồi cựu vị cho khỏi sa đọa hồng trần.
2 - Ngày nay Đức Chí-Tôn mở Đạo không giáng bằng
xác thân mà chỉ giáng bằng Huyền-diệu Cơ bút, là vì thời kỳ chuyển Đạo vô-vi
hiệp Tam-thanh chấn-hưng Tam giáo Phục nhứt Ngũ chi nên Đức Chí-Tôn giáng bằng
Huyền-diệu Cơ bút mới qui đặng cả Đại-Đồng Tam giáo.
3 - Đức Chí-Tôn làm Giáo-chủ Đại-Đạo là Đấng vô
hình, dùng HUYỀN DIỆU CƠ BÚT dạy Đạo thì dân tộc nào cũng có thể học trực tiếp
với ông Thầy Trời được, nếu họ biết dùng phép “Thông-Thần-lực”. Thế là sự bất
đồng ngôn ngữ chẳng còn là một sự thắc mắc nữa.”
Bởi:
Nhứt-kỳ và Nhị-kỳ Phổ-độ: Phật, Tiên, Thánh, giáng
linh Tam-giáo; nhân buổi nhơn-loại chẳng hiệp đồng nên ba vị Giáo-chủ đã thọ
sanh riêng địa-phận, nên hai kỳ khai Đạo vừa qua chỉ Phổ-độ trở về cựu vị có 8
ức nguyên nhân (Phật độ 6 ức, Tiên độ 2 ức).
Còn buổi Hạ-nguơn Tam-kỳ Phổ-độ là thời-kỳ ân xá
tội-tình cho toàn cả chúng sanh, lại nhơn buổi văn minh, nhơn-loại thông đồng,
càn khôn dĩ tận thức cho nên Đức Chí-Tôn dùng HUYỀN CƠ DIỆU BÚT, giáng cơ khai
Đạo, chủ-nghĩa là tận độ 92 ức nguyên-nhân qui nguyên vị.
E - Thầy đến từ phương Tây và bày việc Cơ bút:
Nay là buổi Tam-kỳ Phổ-độ, Đức Chí-Tôn mở ra nền
Đại-Đạo với mục đích “Phổ-độ chúng sanh”. Ngài lập ra Đền-Thánh là Tòa ngự của
Đức Ngài là Bạch-Ngọc Kinh tại thế, tức nhiên phương hướng và mẫu mực đều do
chính Thầy dẫn-giải bằng Huyền Diệu Cơ Bút.
Ngày nay Thầy đến từ hướng Tây thuộc vùng Tây-Ninh
Thánh-địa, cũng như Phật đến từ Tây-Thiên-Trúc, người tu tìm đến cảnh Tây
phương Cực lạc với cả một Huyền-diệu Thiêng liêng như lời Thầy dạy:
“Tòa-Thánh day mặt ngay hướng Tây, tức là chánh
cung Đoài, ấy là Cung Đạo, còn bên tay trái Thầy là cung Càn, tay mặt Thầy là
Cung Khôn, đáng lẽ Thầy phải để bảy cái Ngai của phái Nam bên tay trái Thầy,
tức bên Cung Càn mới phải, song chúng nó vì thể Nhơn Đạo cho đủ Ngũ Chi, cho
nên Thầy buộc phải để vào Cung Đạo là Cung Đoài cho đủ số. Ấy vậy cái Ngai của
Đầu-sư Nữ phái phải để bên Cung Khôn, tức là bên tay mặt Thầy.
Hộ-Pháp hỏi cái Ngai ấy ra sao? Thì Thầy dạy:
Giống y như cái Ngai của Quan-Thế-Âm Bồ-Tát, nghĩa
là một cái Cẩm-Đôn để trong vườn Trước-Tử trên Nam-Hải, dưới chân đạp hai bông
sen nở nhuỵ”
Như vậy là Đền-Thánh kết tụ các phương hướng trên
để thành hình một Bát-Quái Đồ thiên, nhưng Bát-Quái này chỉ duy nhứt Đạo
Cao-Đài mới có, phối hợp bởi Bát quái Tiên Thiên và Hậu Thiên trước đây. Đặc
biệt là chiều quay nghịch với kim đồng hồ. Đó là con đường trở về với Thượng-Đế
mà Đạo Cao-Đài hân hạnh được gọi Ngài là Đức Chí-Tôn, Đại-Từ-Phụ trong ngươn
hội này mà thôi.
Kinh rằng:
“Tiên
Thiên, Hậu Thiên. Tịnh dục Đại-Từ-Phụ.
“Kim
ngưỡng cổ ngưỡng. Phổ tế tổng pháp tông.”
(Xem thêm Dịch-Lý
Cao-Đài có giải rõ Bát-quái)
Như vậy:
“Mọi việc
trong vũ-trụ khi phát-huy đều cũng do một duyên cớ tế nhị, nền Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ cũng nằm trong công lệ ấy. Đây là nền Đại-Đạo, tuy rất cao thâm
mầu-nhiệm do Đức Cao-Đài Thượng-Đế đến để cứu rỗi cả chúng sanh; nhưng việc
khởi đoan cũng chỉ do Huyền-diệu Cơ bút làm phương-tiện thông-công, một sự kiện
đã có tự ngàn xưa, nhưng qua nhiều giai-đoạn khác nhau tuỳ theo trình-độ
tiến-hoá của nhơn-sanh; phải qua hai thời-kỳ:
1 - Đại-Đạo ra đời tức là mở đường xuất Thánh.
2 - Thượng-Đế âm-thầm chọn lựa và huấn-luyện
Đồng-tử từ thuở xa xưa, nay đến ngày giờ Ngài qui tụ lại.
Ban sơ Đức Chí-Tôn dùng Huyền-diệu Cơ Bút thâu phục
các Chức Sắc thượng cấp Hiệp-Thiên-Đài, tức là những chơn-linh cao trọng đã đến
trước; Ngài dùng những vị này trong việc phò loan để lập thành Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ.
Đức Thượng-Sanh là một trong số những bậc đầu công
của nền Đại-Đạo, Ngài có để lời xác nhận cho quyển “ĐẠO-SỬ” xây bàn của Bà
Hương-Hiếu là đúng sự thật.
Quyển Đạo-sử Xây bàn Bà Hương Hiếu nói:
Nhận xét muôn việc chi cũng có Thiên thơ định giờ
nên các chơn linh mới dám tình nguyện lãnh lịnh hạ thế cứu đời lập Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ ân xá lần ba này.
Thời kỳ gặp Đạo: Năm mà Đức Cao Thượng-Phẩm 37 tuổi
(1925) nhằm thời kỳ Đức Thượng-Đế mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ dùng huyền diệu bố
trí cho ba ông là Thượng-Phẩm, Hộ-Pháp, Thượng-Sanh ham mộ Xây bàn mỗi đêm, đêm
nào ba ông cũng họp lại với nhau để Xây bàn. Ba ông thành tâm khẩn cầu hơi lâu
thì quả thật hiển linh, có các Đấng giáng bàn cho văn thi và nhiều bài Thánh
giáo triết lý cao siêu, nhiệm mầu, cũng nhờ phép linh có các Đấng mà ba ông đêm
nào cũng thích Xây bàn cầu các Đấng học hỏi Thiên cơ.
Xây bàn là vô cùng hiển linh, gây cảm tình cùng ba
ông: Thượng-Phẩm, Hộ-Pháp, Thượng-Sanh. Các Đấng đến lập phương thế thông công
cõi vô hình với hữu hình đặng mở cơ tận độ 92 ức nguyên nhân đang trầm luân nơi
khổ hải này.
Đây là một bài Cơ làm theo lối khoán thủ của Đức
“Ngọc-Hoàng Giáng thế Giáo-Đạo Nam-phương”
NGỌC
ẩn Thạch-Kỳ Ngọc tự cao,
HOÀNG
Thiên bất phụ chí anh hào.
GIÁNG
ban phúc hạnh nhơn đồng lạc,
THẾ
tạo lương phương thế cộng giao.
GIÁO
hóa nhơn sanh cầu triết lý,
ĐẠO
truyền thiên-hạ ái đồng-bào.
NAM
nhơn tỉnh cảm sanh cao khí,
PHƯƠNG
tiện tu tâm kế diệt lao.
CHƯƠNG
II
MỞ
ĐƯỜNG XUẤT THÁNH
A - DIÊU-TRÌ-CUNG đến dụ bằng thi-văn
Đức Hộ-Pháp nói:
“Ngày
CHÍ-TÔN tình-cờ đến, vì ham thi-văn nên ban sơ DIÊU-TRÌ-CUNG đến dụ bằng
thi-văn tuyệt bút làm cho mê-mẩn tinh-thần.
Hại thay! Nếu chẳng phải là nhà THI-SĨ ắt chưa bị
bắt một cách dễ-dàng như thế. Vì ham văn-chương thi-phú nên Ngài ráng dạy.
CHÍ-TÔN đến ban đầu làm Bạn thân yêu, sau xưng thiệt danh Ngài, biểu Bần-đạo
phế đời theo THẦY lập ĐẠO. Khi ấy Bần-Đạo chưa tín-ngưỡng, bởi lẽ nòi-giống
nước Nam còn tín-ngưỡng thập tàng lắm; không hiểu đúng, không căn-bản, nói rõ
là không tín-ngưỡng gì hết.
Bần-Đạo mới trả lời với ĐỨC CHÍ-TÔN, ngày nay
Bần-Đạo nghĩ lại rất nên sợ sệt. Nếu không phải gặp đặng ĐẤNG ĐẠI-TỪ-BI thì tội
tình biết chừng nào mà kể.
- Thưa Thầy, Thầy biểu con làm Lão-Tử hay chúa
JÉSUS con làm cũng không đặng, Thích-Ca con làm cũng không đặng, con chỉ làm
đặng PHẠM CÔNG TẮC mà thôi, con lại nghĩ bất tài vô-đạo-đức này quyết theo THẦY
không bỏ nhưng tưởng cũng chẳng ích chi cho THẦY.
ĐẤNG ấy trả lời:
- TẮC! thoảng THẦY lấy tánh đức PHẠM CÔNG TẮC mà
lập giáo con mới nghĩ làm sao ?
Bần Đạo liền trả lời: - Nếu đặng vậy!
Ngài liền nói:
- THẦY đến lập cho nước VIỆT-NAM này một nền
QUỐC-ĐẠO!
Nghe xong, Bần-Đạo từ đấy hình như phiêu-phiêu lên
giữa không trung mơ màng như giấc mộng. Được nghe nói cái điều mà mình thèm
ước, nên Bần-Đạo không từ chối đặng.
Ôi! Quốc-Đạo là thế nào? Quốc là nước, vậy nòi
giống tín-ngưỡng lập Quốc-Đạo; Bần-Đạo theo tới cùng coi lập nó ra thế nào,
hình tướng nào cho biết; vì đó mà lần mò theo đuổi đến ngày nay, thấy hiện-hữu
cái hình trạng là ĐẠO CAO-ĐÀI rồi lại đoán xét coi nó biến thành QUỐC ĐẠO
VIỆT-NAM ra sao?
Ngài có một bài thi dám chắc không ai thấu-đáo nỗi;
người coi cái gốc thì không thấy ngọn, người coi cái ngọn thì không thấy gốc,
tứ văn thiệt-thà hay-ho cho tới các đảng-phái quốc sự ngày nay cũng là
lợi-dụng:
THI
Từ đây nòi giống chẳng chia ba,
Thầy hiệp các con lại một nhà.
Chủ quyền chơn Đạo một mình TA.
Đức Hộ-Pháp giải nghĩa:
Từ đây nòi giống chẳng
chia ba: tức nhiên không chia ba ĐẠO, chớ không phải ba kỳ à!
Thầy hiệp các con lại
một nhà: THẦY nắm chủ quyền hiệp TAM GIÁO, nếu nói riêng nòi giống hiệp Nam
Trung-Bắc thì vô-vị lắm!
Nam Bắc cùng rồi ra
ngoại-quốc: tức nhiên nền chơn giáo QUỐC ĐẠO, không phải của ta thôi, mà lại của
toàn nhơn-loại, là truyền giáo Nam Bắc thành tướng rồi ra ngoại-quốc, tức là
Tôn-giáo toàn-cầu vậy.
Chủ quyền chơn Đạo một mình TA: Tam-giáo, Ngài vi
chủ năm châu hiệp tín-ngưỡng lại, qui nhứt mà thôi. Nắm cả tín-ngưỡng của loài
người; chính CHÍ-TÔN là CHÚA-TỂ Càn-Khôn Thế-Giới, làm CHÚA nền chánh giáo tại
nước VIỆT-NAM, vi-chủ tinh-thần loài người tức đủ quyền-năng lập QUỐC-ĐẠO; Ngài
đến đem đại nghiệp cho quốc dân này, hình thể lựa chọn ai ?
Chọn tạo đoan vạn-vật tức là PHẬT-MẪU. Tinh thần
của CHÍ-TÔN, hình thể của PHẬT-MẪU; trí não của CHA, hình hài của MẸ; cả thảy
đều thấy:
Hễ vô đại điện ĐỨC ĐẠI-TỪ-PHỤ nào chức này, chức
kia, mão cao áo rộng; còn vô ĐIỆN THỜ PHẬT MẪU đều trắng hết, không ai hơn ai
cả. Nếu hiểu biết, thấy Bí-pháp CHÍ-TÔN cao kỳ quá lẽ. CHÍ-TÔN nói rằng:
“QUỐC-ĐẠO này Ngài qui-tụ tinh-thần đạo-đức, trí-thức toàn nhơn-loại cho đặc
biệt: có cao, có thấp, có hàng ngũ, có phẩm giá; còn về phần xác thịt của người
đời, mạng sống trước mặt Ngài không ai hơn ai, cả thảy sống đồng sống, chết
đồng chết đặng đem QUỐC-ĐẠO làm mô-giới cả Đại-đồng đặng tạo tương-lai loài
người cho có địa-vị oai quyền, cao-thượng.
Nếu thoảng hiểu đặng thì Thánh-thể cũng vậy, Hội
Thánh, chư chức sắc Thiên-phong nam, nữ hay toàn thể Tín-đồ cũng vậy, lãnh
thiên-mạng đảm-nhiệm trách-vụ thiêng-liêng CHÍ-TÔN phú-thác lập giáo tức-nhiên
phải có phẩm-giá, trật-tự, đẳng cấp.
Nếu hiểu thêm ý của Ngài; khi cởi áo này ra khỏi
đại điện rồi, hết thảy đồng là anh em, không ai hơn ai, không ai thua ai, không
khinh, không trọng, đầy-đủ tình yêu-ái trong lòng MẸ đem ra mà thôi; nam nữ
cũng thế.
Ngày nào nhơn-loại cả thế-gian ở mặt địa-cầu này
hiểu được lý lẽ chí-hướng cao-thượng ấy là ngày ĐẠO CAO-ĐÀI sẽ thiệt tướng”
(ĐHP 30.9 Đinh Hợi)
(Bài này có
trong Quốc Đạo Nam-Phong cùng Soạn giả)
B - Mở đầu cuộc chơi giải trí là việc “Xây Bàn”
Ba Ngài: Hộ-Pháp, Thượng-Phẩm và Thượng-Sanh họp
với nhau tạo dựng nền Chánh giáo là Tướng soái cho Đức THƯỢNG ĐẾ giáng cơ dạy
Đạo, hầu cứu vớt sanh linh đang đắm chìm nơi sông mê bể khổ.
Nhớ thuở ban đầu, Đức THƯỢNG-SANH đã cùng với hai
Ông HỘ-PHÁP, THƯỢNG-PHẨM hiệp nhau Xây bàn, vọng Thiên cầu Đạo, cho đến khi có
lịnh trên chỉ dạy sử dụng Ngọc Cơ, rồi thọ lịnh chia nhau phổ độ khắp Lục tỉnh,
cùng đứng tên Khai Đạo với Chánh phủ Pháp vào ngày 23 tháng 8 năm Bính-Dần (dl.
29-9-1925). Nhứt nhứt mọi việc khó khăn trong buổi ban đầu, đều có mặt của ba
Ngài hiệp sức chung lo nền Đạo.
Đức CHÍ-TÔN đã ra Thánh lịnh cho ông Cao Hoài Sang
hiệp với Ông Cao Quỳnh Diêu (tức là Bảo Văn Pháp Quân) là cặp Phò loan cho
CHÍ-TÔN giáng cơ phổ độ chúng sanh vào cửa Đạo tại các tỉnh: Tây-Ninh,
Thủ-Dầu-Một, Gia-Định, Biên-Hòa, Bà-Rịa và Sa-Đéc. Đến ngày Rằm tháng 3 năm
Bính-Dần (1926) được Đức CHÍ-TÔN phong phẩm THƯỢNG-SANH cùng một ngày với
HỘ-PHÁP và THƯỢNG-PHẨM.
Nhờ chí hy sinh và nhẫn nại của các Ngài, nhơn sanh
mới được gội nhuần ân giáo hóa mà sớm gặp mối Đạo Trời.
Đạo-sử của Bà Hương-Hiếu ghi rõ:
“Trước thời
kỳ Chức Sắc Hiệp-Thiên-Đài được lịnh dùng Đại-Ngọc-Cơ trong việc truyền giáo
thì chỉ là một giai đoạn chơi giải trí của ba vị, cùng nhau kết bạn đồng tâm để
vui thú cầm thi trong khi nhàn rỗi.
Cuộc chơi giải trí đó là việc “Xây Bàn” và ba vị
nói trên chính là các Ông: Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang (sau
được đắc phong là Thượng-Phẩm, Hộ-Pháp, Thượng-Sanh).
Vốn là nhà Thi-sĩ chất chứa nơi tâm nỗi căm hờn vì
nước nhà bị đô hộ, ba vị nầy mượn thú Xây Bàn, mời vong linh những người quá
vãng để cầu hỏi về vận mạng tương lai của Tổ quốc hoặc làm thi xướng họa chơi
cho tiêu khiển. Lúc sơ khởi thì cũng gặp nhiều khó-khăn, vì trong đêm đầu, ba
vị đốt nhang khấn vái, ngồi để tay trên bàn từ 9 giờ tối đến 2 giờ khuya mà
không có kết quả chi hết. Cố tâm nhẫn nại ba vị ngồi thêm đêm thứ nhì (nhằm
ngày 26-7-1925) thì đúng 12 giờ khuya có một vong linh nhập bàn, gõ chữ ráp
thành bài thi Đường luật 8 câu.
Đó là bài thi Tự Thuật của cụ Cao Quỳnh- Tuân, là
thân sinh của ông Cao Quỳnh Cư:
Ly trần
Ly
trần tuổi đã quá năm mươi,
Mi
mới vừa lên ước đặng mười.
Tổng
mến lời khuyên bền mộ chép,
Tình
thương căn dặn gắng tâm đời.
Bên
màn đòi lúc trêu hồn phách,
Cõi
thọ nhiều phen đặng thảnh thơi.
Xót
nỗi vợ hiền còn lụm cụm,
Gặp
nhau nhắn-nhủ một đôi lời.
Ký tên: Cao Quỳnh
Tuân (Thiên đình)
Sự cảm động và ngạc nhiên của ba vị đến thế nào
quyển Đạo-Sử của Bà Hương-Hiếu đã nói rõ.
Cách mấy đêm sau, vong linh cô ĐOÀN-NGỌC QUẾ nhập
bàn cho bài thi Tự Thán; thiệt là lời châu ngọc; điệu thi văn nghe qua ngậm
ngùi xúc cảm. (Đoàn Ngọc Quế là giả danh của cô Vương Thị-Lễ, tức là Tiên Cô
Thất-Nương Diêu-Trì-Cung).
Thấy sự hiển linh và huyền-diệu trong sự tiếp xúc
với người cõi vô hình, ba ông tích cực say mê việc Xây Bàn, đêm nào cũng họp
nhau, ngồi cho tới ba hoặc bốn giờ sáng mới nghỉ.
Từ đó đến sau thì các vị Tiên, Thánh thường nhập
bàn, khi thì cho Thi phú hoặc giải nghĩa Thi văn, khi thì xác luận về vận mạng
nước nhà, đánh trúng chỗ yếu điểm của tâm hồn ba ông, khiến cho ba ông đều ngây
ngất trong niềm vui sướng.
Tiếp được bài thi nào hay thì khi dứt cuộc Xây bàn
ba ông nán lại: hai ông rao đờn, một ông ngâm thi rồi cùng nhau mượn chung rượu
đầy vơi trong lúc tàn canh để gợi hứng niềm hoài cảm.
Cái đêm mà ba ông ngậm ngùi và xúc động hơn hết là
đêm 10-11-1925, Đức Tả Quân LÊ VĂN DUYỆT nhập bàn cho bài thi như sau:
THI
Đã ghe phen phấn khởi can qua,
Thuộc-địa trách ai nhượng nghiệp nhà.
Trăm họ than van nòi bộc lại,
Ba kỳ uất ức phép tây tà.
Xa thơ biến gảy rời vương thất,
Nam
đảnh hầu thay sáng quốc-gia.
Ách
nước nạn dân gần muốn mãn,
Hết
hồi áp chế tới khi hòa.
Cách mấy hôm sau, Đức Tả Quân LÊ CÔNG cũng nhập bàn
cho tiếp bài thi thứ nhì:
THI
Khi
hòa tùy có chí đồng thinh,
Vận
nước nên hư cũng bởi mình.
Tôi
giặc lắm người xô võ trụ,
Lòng trung mấy kẻ xót sanh linh.
Đường dài chớ nệ ngàn công gắng,
Bước nhọc đừng nao một dạ
thình.
Đồ sộ giang san xưa phủi sạch,
Trông vào tua vẹn nỗi đinh ninh.
Lê-văn-Duyệt
Ông Cao Hoài Sang bạch
với Đức Ngài:
“Trong tình thế hiện
tại, các nhóm Cần-Vương đất Việt có nên họp nhau đứng dậy làm cách mạng để thoát ách nô lệ
chăng?"
Ông giáng dạy bằng một bài thi:
THI
Mạnh
yếu đôi đàng đã hiển nhiên,
Đôi
mươi năm nữa nước nhà yên.
Dằn
lòng ẩn-nhẫn xem thời thế,
Đừng
vội gây nên cuộc đảo huyền.
Nhờ chơi Xây Bàn mà ba ông Cư, Tắc, Sang học hỏi
Đạo-lý, trau giồi trí thức cho tới ngày Đức AĂÂ xưng chính danh là Đức Chí-Tôn
dạy ba ông Vọng Thiên Bàn ngoài sân, quì giữa Trời mà cầu Đạo (ngày 1 tháng 11
Ất Sửu (dl. 16-12-1925).
Đó là ba vị Đệ-Tử mà Đức Chí-Tôn thâu nhập-môn trước
nhứt trong nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ Tòa-Thánh Tây-Ninh. Sau đó Đức Chí-Tôn
thâu phục chư vị Thời-Quân Hiệp-Thiên-Đài, vị Đầu-Sư Thượng Trung Nhựt và các
vị Đại Thiên-Phong Cửu-Trùng-Đài.
Do lịnh Đức Chí-Tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế ba vị Cư,
Tắc, Sang lần lượt đắc phong vào Hiệp-Thiên-Đài là Thượng-Phẩm, Hộ-Pháp,
Thượng-Sanh hiệp với chư vị Bảo-Văn Pháp-Quân, Bảo-Pháp, Hiến-Pháp, Khai-Pháp,
Tiếp-Pháp chia nhau đi khắp các Tỉnh Nam-phần để phò loan, thâu người cầu Đạo
nhập môn.
Cuốn “Đạo Sử Xây Bàn” do Bà Nữ Chánh-Phối-Sư
Hương-Hiếu dày công biên soạn, rất đầy đủ và đúng sự thật, từ lúc ba vị
Thượng-Phẩm, Hộ-Pháp, Thượng-Sanh khởi sự Xây Bàn cho đến khi được lịnh dùng Cơ
Bút cho Đức Chí-Tôn lập thành nền Đại-Đạo.
Đó là một kho tài liệu quí báu vô giá, phô bày rõ
ràng nguồn cội khai sáng Đạo Trời tại nước Việt-Nam mà mỗi Chức Sắc và Tín Hữu
cần nên đọc qua để nhận xét.”
Tòa-Thánh, ngày 22 tháng 12 Đinh Mùi Dl.
21.01.1968)
Thượng-Sanh CAO HOÀI SANG
C - Đức Chí-Tôn đến ban cho nền Vương Đạo
1 - Duyên khởi:
Buổi ban sơ chỉ có ba Ông là bạn thân-thiết với
nhau, là:
- Ông Cao Quỳnh Cư
- Ông Cao Hoài Sang
hiệp với nhau chơi Xây bàn. Đây là một phương-pháp
thông-công với các Đấng Vô-hình.
Đạo-sử Xây bàn của Bà Hương-Hiếu xác-định:
“Nhớ lại hồi
hạ tuần tháng bảy năm Ât-Sửu (1925) ba Ông thỉnh bàn ra (lúc này hơi in như say
Đạo) ba Ông tính cầu Cô Đoàn Ngọc Quế về dạy thi văn, ba Ông để tay lên bàn thì
bàn dở hổng lên có một Ông giáng, tôi hỏi tên gì? Thật rất lạ-lùng xưng là AĂÂ,
vì khi Ngài đến, Ngài gõ ba cái, chúng tôi theo cách tính Xây bàn: hễ gõ một
cái là A, gõ hai cái thì Ă, gõ ba cái thì Â. Đấng AĂÂ duy chỉ dạy Đạo và vấn
nạn mà thôi. Khi xưng tên là AĂÂ, chúng tôi hỏi nữa thì Đấng AĂÂ không nói gì
hết (sau Đức Ngài mới xưng danh là Đức Chí-Tôn).
Đức Cao Thượng-Phẩm có nói:
-“À, chịu tên Ông là AĂÂ rồi, vậy chớ Ông bao nhiêu
tuổi? Ông viết mãi, không biết bao nhiêu tuổi mà nói; trăm rồi ngàn, rồi muôn,
mà còn viết nữa, Đức Thượng-Phẩm nói sao Ông cả triệu tuổi vậy?
Chúng tôi thật không biết Ông AĂÂ là Đức Chí-Tôn
chút nào hết, bây giờ hiểu lại, Ngài xưng là Tam, mà Tam là Càn khôn vũ-trụ
định thể, ba chấm nói rõ là số 3, số thiêng-liêng tạo-đoan vạn-vật là vậy.
Tới chừng Đức Chí-Tôn xuống Cơ bút dạy Đức Cao
Thượng-Phẩm cầu Đức Diêu-Trì Kim-Mẫu đến cùng chúng tôi, chính mình Đức Chí-Tôn
làm một lễ rước rất ngộ-nghĩnh.”
Nhớ lại:
Bấy giờ là một tối thứ bảy, nhằm lối thượng tuần
tháng 8 năm 1.925, ba Ông đem bàn ra sân đốt nhang khấn-vái và mời các vị
Tiên-nương.
Hôm nay có Tiên-Nương Đoàn Ngọc Quế giáng, đàm luận
một hồi, rồi ba Ông lại xin kết làm huynh-muội với Đấng Nữ-Tiên, Thất-Nương
bằng lòng, bèn kỉnh:
-
Ông Cao Quỳnh Cư là Trưởng-ca
- Ông Phạm Công Tắc là Nhị ca
- Ông Cao Hoài Sang là Tam Ca
Nếu mỗi vị được biểu-tượng một vạch như vầy sẽ có
được một quẻ CÀN ☰ đó là ba nét dương, biểu thị bằng ba vạch liền.
Còn Cô
là Tứ muội. Nữ, tượng bằng một nét âm, vạch đứt đặt
xổ xuống xuyên qua tâm quẻ Càn thành ra chữ VƯƠNG 王 Đây chính là họ và tên thật của Thất-Nương VƯƠNG-THỊ-LỄ 王 氏 禮 còn cái tên Đoàn
Ngọc Quế là một giả-danh. Phải chăng Đấng Thượng-Đế đã sắp đặt cho
Diêu-Trì-Cung đến để báo trước cho ba Ông biết rằng Thượng-Đế sắp giao cho một
mối Đạo nhà là nền Vương Đạo, lấy LỄ làm đầu (Vương
là họ Vương, Thị Lễ chính là Lễ) đồng thời dẫn-dắt cho ba Ông lần vào con đường
đạo-đức. Đó là mở đường xuất Thánh.
2 - Vì sao Đức Chí-Tôn chỉ
dùng ba vị Tướng soái?
Thật ra ba Vị Tướng Soái
này Đức Chí-Tôn đã chọn lựa từ lâu rồi. Hiện tại thì:
- Thượng-Phẩm Cao Quỳnh Cư
Chưởng-quản chi ĐẠO, tuổi Mậu-Tý - 1888 (số 1)
- Thượng-Sanh Cao Hoài
Sang Chưởng-quản chi THẾ, Tuổi Tân-Sửu -1901 (Số 2)
- Hộ-Pháp Phạm Công Tắc
Chưởng quản chi PHÁP, Tuổi Canh-Dần - 1890 (Số 3)
Về nguyên lý của vũ trụ
thì:
Mới bắt đầu là số 1, phát
sinh ở hướng Bắc, tức là cái vi-dương (vi dương đây là ĐẠO). Bắt đầu có ở hướng
Bắc cho nên trên quả địa-cầu lúc đó có đại-lục, mà chỉ ở hướng Bắc hưởng thụ
cái khí vi-dương đầu tiên của sao Bắc-đẩu gọi là “Thiên nhứt sanh thủy”.
Rồi dần dần phát-triển qua
hướng Nam, tức là số 1 tiến dần đến số 2; số 2 ở về hướng Nam thể trên, tức là
đaị-lục của Bắc Á-châu (chi THẾ xuất-hiện).
Bấy giờ sang hướng Đông đến
số 3. Số 3 tức là số của Thiếu-Dương (đây là lúc thịnh hành của cơ PHÁP) cho
nên trong thời thái-cổ theo sự phát triển về thời gian, vì vậy mà thời đó ở Á
Đông văn-minh trước Âu-Tây, mà chính cái văn minh tinh-thần vô-cùng sáng-suốt
thấu hiểu được trời đất. Các vị Thánh Khổng, Mạnh, Lão, Trang đó!
Do lẽ ấy mới có câu:
- Thiên khai ư Tý
- Địa tịch ư Sửu.
- Nhơn sanh ư Dần.
Tức là Tý-hội khai thiên,
qua Sửu-hội sanh địa-cầu và Dần-hội thì sanh nhơn-loại. Thiên, Địa, Nhơn gọi là
Tam tài hay là Thiên-hoàng, Địa-hoàng, Nhân-hoàng.
Vì lẽ đó Đức Hộ-Pháp Phạm
Công Tắc sinh vào ngày 5 tháng 5 năm Canh-Dần (1890). Ngài là Ngự Mã Thiên Quân
của Đức Chí-Tôn, Ngài lãnh lịnh Đức Chí-Tôn đến trước mở đường xuất Thánh cho Đức
Di-Lạc ra đời. Hiện nay tượng ảnh Đức Di-Lạc cỡi cọp ngự trên Phi Tưởng Đài còn
đó để làm chứng tích cho thời-kỳ “Nhơn sanh ư Dần” là vậy.
D - Xướng họa thi thơ nối
liền Tiên tục:
Phỏng theo tài liệu của
Ông Cao-Huệ-Chương thì:
Khởi cuộc Xây Bàn hôm ấy
có sự hiện diện của các Ngài: Thượng-Phẩm Cao Quỳnh Cư, Bảo-Văn Pháp-quân Cao
Quỳnh Diêu. Đức Hộ-Pháp Phạm Công Tắc. Thượng-Sanh Cao Hoài Sang và ba người nữa:
Đức, Thân, Nguyên là con cháu của Ngài Cao-Quỳnh Diêu (Bảo-Văn Pháp Quân) tất
thảy là bảy người, con số bảy là tượng cho thất tình cũng như Thất-Nương
Diêu-Trì-Cung đến dẫn dắt ba ông vào đường Đạo trước tiên:
“Thất-Nương khêu đuốc Đạo đầu,
“Nhờ người gợi ánh nhiệm-mầu huyền-vi.”
Hai Ông Cao-Quỳnh Diêu và
Cao Quỳnh Cư là anh em ruột, tức là con của Ông Cao Quỳnh-Tuân. Ông Cao Quỳnh-Tuân
là người nhập bàn giáng cho thi trước nhất, khởi hé màn Bí mật, cơ trời sắp lộ.
Là Cha, tượng quẻ Càn
Nhìn chung thì cũng khởi từ
trong gia đình: Cha con, anh em, chồng vợ, nói là lục thân. Loáng ra đến con
cháu, bạn bè, bạn đồng sanh đó vậy. Khởi như thế thì điểm cuối cùng cũng như thế,
nghĩa là nền Đại-Đạo này lấy nền tảng Nho-phong làm yếu trọng trong qui luật
ngàn năm của đất trời: lấy Nhơn luân làm Đạo trọng. Tức nhiên Đức Chí-Tôn mở Đạo
Cao-Đài lấy Nho-Tông Chuyển thế.
Cuộc Xây Bàn được khởi sự
cứ theo đà mà tiếp diễn, tức nhiên ba ông ngồi đặt tay trên bàn, các ngón tay của
ba ông gác lên nhau tạo thành một dòng điện liên tục để tạo một sự cảm ứng với
thiêng-liêng, cho đến khi bàn gõ nhịp và ráp đặng ba chữ: “Lượng. Cao-Quỳnh” tức
là vong linh Cao Quỳnh Lượng giáng (Lượng là con của Ngài Cao-Quỳnh-Diêu, là
cháu kêu Đức Thượng-Phẩm bằng Chú).
Khi tiếp đặng mấy chữ ấy rồi,
thì các Ông hớn-hở vui cười. Dứt tiếng, Đức Thượng-Phẩm suy nghĩ rồi nói rằng:
- “Như phải là Cao-Quỳnh-Lượng,
thì chắc biết mấy người ngồi đây; vậy cứ nói tên mỗi người coi có trúng
chăng?"
Vừa dứt lời bàn gõ, chừng
ráp nguyên chữ thì thành ra tên: Diêu, Cư, Tắc, Sang, Đức, Thân, Nguyên, thảy đều
cười rộ lên, còn cái bàn thì hỏng lên một chưn, lắc qua, lắc lại, dường như
cũng cười theo vậy.
Khi ấy, ông Bảo-Văn
Pháp-Quân tiếp hỏi Lượng rằng:
- Con có ở hầu ông Nội
không?
- Có.
- Mời ông Nội đến đây, tiện
không?
- Đặng.
Dứt lời, thì bàn dở lên rồi
để xuống, không còn diêu-động như khi nãy nữa. Đức Hộ-Pháp nói rằng:
- “Bộ khi nó đi rồi!”.
Nghe vậy, mấy Ông đều dang
ra nghỉ hết. Chừng ấy, xem như ông nào ông nấy, cũng lấy làm lạ, mà nhứt là
Ngài Bảo-Văn và Đức Cao Thượng-Phẩm vì ảnh hưởng văn hóa Âu Tây nên không tin
những việc này. Hơn nữa tự ấu chí trưởng, hai người không tin chi hết, cho kiếp
chết là mất rồi, chẳng tin là có linh hồn, cũng như hầu hết những người mang
trong tâm hồn một số kiến thức khoa học, văn minh. Nay lại thấy điều lạ kỳ như
vậy, thì hai Ông ngồi nhìn nhau, tình hình như trời đã hé cửa cho mấy Ông dòm
thấy đặng sự bí-mật của vô-vi cảnh giới vậy.
Cách nửa giờ, vầy nhau ngồi,
để tay lên bàn, cũng tịnh tâm như trước; kỳ nầy mấy Ông có màu kiêng dè, không
dám cười giỡn nữa! Đoạn bàn gõ. Đức Cao Thượng-Phẩm tiếp đặng chữ, ráp lại như
vầy: “Cao Quỳnh-Tuân”.
Ngài Cao Quỳnh Cư nghe
đúng tên của thân sinh, vừa mừng vừa tủi, nên có thầm cầu xin rằng:
“Vì buổi Thầy quá vãng, anh em con vẫn còn nhỏ
dại, cho đến đỗi, anh của con đã trộng, còn không nhớ đặng hình ảnh của Thầy,
huống chi là con còn nhỏ quá. Duy buổi lớn khôn, nghe người truyền ngôn lại nói
cái hạnh đức của Thầy mà thôi. Nếu có thể tiện, xin Thầy dùng dịp nầy, cho anh
em con một bài thi tự thuật, hầu để roi truyền ngày sau, cho con cháu làm kỷ-niệm.
Mai này con xin cúng mâm cơm chay mời Thầy về dự để tỏ lòng hiếu thảo của con”.
Bàn nhịp tỏ vẻ vui mừng, mọi
người tiếp được bài Ly trần của Cụ Cao-Quỳnh-Tuân nói trên. (xem trang 31)
1/ - Những vần thơ Đại-Đạo
khởi từ đây:
Cách chẳng bao lâu, cuộc
Xây bàn cũng nhận được một bài thơ, ráp vần lại như vầy “Thác vì tình”. Nghe đến
đó, thảy đều rỡn ốc. Đức Cao Thượng-Phẩm bèn hỏi vong ấy tên chi? Đàn ông hay
đàn bà? Trả lời rằng:
- Đoàn Ngọc Quế, con gái.
Tên họ đều trùng, mà chữ
lót cũng giống tên họ của một người bạn thiết với Ngài Bảo-Văn, đương ngồi kề
bên Đức Hộ-Pháp đó. Mấy Ông đều ngó Ông Đoàn Ngọc Quế cười rộ lên. Đoạn Đức Thượng-Phẩm
nói với vong ấy, xin giáng cho một bài thi Tự thuật.
Được như ý nguyện. Đây là
bài thơ giao duyên có tựa đề “Thác vì tình” thể thất ngôn bát cú. Thật ra đây
là Tiên Cô Thất-Nương Vương thị Lễ chính danh là Nữ Tiên ở Diêu-Trì-Cung, còn
tên Đoàn Ngọc Quế chỉ là một giả danh mà thôi, như trước đây đã nói.
Thác vì tình
Nỗi mình tâm sự tỏ cùng ai,
Mạng bạc còn xuân uổng sắc tài.
Những ngỡ trao duyên vào Ngọc các,
Nào dè phủi nợ xuống Tuyền đài.
Dưỡng sinh cam lỗi tình sông núi,
Tơ tóc thôi rồi nghĩa trước mai.
Dồn dập tương tư oằn một gánh,
Nỗi mình tâm sự tỏ cùng ai.
Đoàn Ngọc Quế
Ba Ông hết lời khen “lời
châu ngọc” của điệu thơ Tiên. Xong hoạ lại ngay.
* Bài hoạ của Ông Phạm Công Tắc:
HỌA
Ngẩn bút hòa thi tủi phận ai,
Trời xanh vội lấp nữ anh tài.
Tình thâm một gánh còn dương thế,
Oan nặng ngàn thu xuống dạ đài.
Để thảm xuân đường như ác xế,
Gieo thương lữ khách ngóng tin mai.
Hềm gì chưa rõ đầu đuôi thế,
Ngẩn bút hòa thi tủi phận ai.
(Nhị ca: Phạm Công Tắc)
* Bài hoạ của Ông Cao Quỳnh Cư:
HỌA
Rằng liễu khóc oanh có mấy ai,
Mộ người quốc sắc đấng thiên tài.
Nhìn văn độ phẩm hàng khuê các,
Xót bạn tri âm cõi dạ đài.
Ngàn dặm hoa trôi sầu cụm trước,
Một mồ cỏ loáng ủ nhành mai.
Cửu tuyền hồn Quế linh xin chứng,
Rằng liễu khóc oanh có mấy ai.
(Trưởng-ca: Cao Quỳnh Cư)
* Bài hoạ của Ông Cao Hoài Sang:
HỌA
Nửa chừng xuân gãy tủi thân ai,
Nông nổi nghĩ thôi tiếc bấy tài.
Ngọc thốt dám bì trang tuấn kiệt,
Vàng rơi riêng chạnh khách Chương đài.
Những ngờ duyên thắm trao phòng Bích,
Hay nỗi xương tàn xủ giậu mai.
Một dải đồng tâm bao thuở nối,
Nửa chừng xuân gãy tủi thân ai.
(Tam-ca: Cao Hoài Sang)
Ông Cư hỏi: Cô Đoàn Ngọc
Quế khi còn tại thế, xứ ở đâu?
Đáp: Ở Chợ-lớn!
Hỏi: Cô học trường gì ?
Đáp: Học trường Đầm.
Bữa sau, Ông Cư mời Ông Tắc
và Ông Sang ra nhà Ông xây bàn đặng mời Cô Quế về làm thi, ba Ông cứ hỏi Cô Quế
về những việc Thượng-giới, Cô cũng vui lòng trả lời cho hiểu việc thiên-cơ chút
ít, nhờ dùng huyền diệu ấy độ được ba Ông và bố-trí cho ba Ông ham việc
Thiên-cơ hơn trần-thế.
Ban ngày làm việc, ba ông
trông cho mau tối để thỉnh bàn ra trước hàng ba, tắt đèn điện phía trước đặng cầu
hỏi Đoàn Ngọc Quế về cõi trên, mỗi đêm mỗi cầu Cô về giải mấy bài thi. Khi thì
Cô giáng, có bữa các Đấng giáng.
Xong bài thi rồi thì mấy
Ông trầm-trồ, người cho rằng câu văn thanh-tao, kẻ nói trạng luận đối rất chỉnh.
Nhưng vì có sự nghi-ngờ cho Nàng ấy dối tên, nên Đức Thượng-Phẩm để lời mời
nàng năng đến chuyện-vãn chơi cho thường, hầu hỏi cho biết rõ căn cội, nàng ưng
chịu.
Từ ấy, mỗi đêm đều qui tựu
nơi nhà ông Cao Hoài Sang. Trót tuần lễ, khi thì thân-sinh của ông Cao Hoài
Sang về, lúc thì chú ách Đồng là anh ruột của Đức Hộ-Pháp về chuyện vãn. Mấy
ông hỏi nhiều việc đã qua rồi, các vong cũng đều trả lời trúng hết, nhưng hình
như ý mấy ông chưa có lòng tin cho lắm. Cả thảy đều cho là một việc chơi cho tiêu-khiển.
Mỗi đêm mấy ông đều họp mặt nhau, vui chơi bao nhiêu đó thôi. Lâu ngày, vì thức
quá mòn mỏi, rốt lại còn có sáu người thôi.
Một buổi tối thứ bảy kia,
nhằm tối thượng tuần tháng Aout 1925, ba ông hiệp nhau chơi, còn Ngài Bảo Văn
vì mắc việc nên vắng mặt. Đức Thượng-Phẩm gạn hỏi, Tiên Nương mới xưng thật
chính danh Vương-Thị Lễ. Ba ông xin kết tình huynh muội với Tiên Nương
Đức Hộ-Pháp hỏi thăm mồ
mã, Tiên Nương cũng chỉ rõ. Rạng ngày, ba ông dẫn nhau đi tìm đặng, nhà mồ rất
nên đẹp-đẽ, gần nơi Phú-Thọ, rõ ràng có tên tuổi đề trên mộ bia. Khi kiếm được
rồi, các Ngài mừng rỡ chẳng xiết, bèn đứng trước mộ, khấn vái với Tiên Nương,
xin mời vong linh theo về nhà Đức Thượng-Phẩm đàm Đạo, đồng thời thử xem ban
ngày có cầu chư vong đặng chăng?
Khi ba vị về đến nhà lối 9
giờ ban mai, vui vì khám phá được sự thực, đoạn đem bàn ra mà cầu hỏi. Thật quả,
có vong linh Tiên Nương đến đàm luận, không thể nghi ngờ gì nữa
Kể từ khi mấy Ông hiểu đặng
chút ít trong việc mầu nhiệm của Trời Đất, lại có thế cầu chư vong trong buổi
thanh thiên bạch nhựt, thì mấy ông càng hứng chí hơn nữa. Ngày đêm không kể đến
sự mệt nhọc.
2 - Tiên Tục hòa thơ:
Bấy giờ:
1 - Một số hiệp với ông
Cao Hoài Sang, đến nhà Ngài Bảo-Văn mà chuyện vãn với chư vong.
2 - Đức Hộ-Pháp và Đức Thượng-Phẩm
thì vầy nhau nơi nhà Đức Thượng-Phẩm, cũng trong một con đường Boudais, hai cái
nhà ở ngang nhau, trịch qua chừng vài căn phố thôi.
Từ ấy, các Ngài đã chia
nhau hai bên hằng ngày hằng đêm kiếm tìm về việc huyền-bí, học hỏi với các Đấng
Thiêng-liêng. Cách ít lâu, có hai vị Tiên-trưởng đến làm thi văn, bên Đức Thượng-Phẩm
thì ông Thanh-Sơn giáng, còn bên Ngài Bảo-Văn lại có ông Nhàn-Âm-Đạo trưởng
giáng. Cả hai nhà đều đặng mỗi bên, mười bài thi (Thập-thủ-liên hườn) khác
nhau.
Thật là tuyệt bút! Các Ngài
khen ngợi chẳng cùng. Nhờ nơi đây, mà phục đặng lòng Tín-ngưỡng của các Ngài
thêm. Cũng trong đêm này Thất-Nương Diêu-Trì-Cung đáp lại hai bài thi để trả lời
duyên cớ nào mà thác:
THI
Trời già đành đoạn nợ ba sinh,
Bèo nước xẻ hai một gánh tình.
Mấy bữa nhăn mày lâm chước quỉ,
Khiến ôm mối thảm lại Diêm đình.
Người thì Ngọc mã với Kim đàng,
Quên kẻ dạ đài mối thảm mang.
Mình dặn lấy mình, mình lại biết,
Mặc ai chung hưởng phận cao sang.
Ngày 5 tháng 8 Ất sửu
(22-8-1925) các Ngài vừa họp lại bàn, thì Tiên Nương Vương Thị Lễ giáng để
trình diện một vị Tiên mới đến, xin ra mắt quí Ngài. Rất mừng rỡ liền mời tân
khách giáng vào; đoạn Tiên Nương giáng linh rằng:
- Em là Hớn Liên Bạch, xin
hiến một bài thi ra mắt mấy Anh; song, xin mấy Anh chớ nệ chi về văn-chương hay
dở!
- Ông Cao Hoài Sang liền
tiếp rằng: Tôi vừa nghe Cô Vương Thị Lễ nói thi-văn của Cô hay lắm; vậy tôi xin
ra đề (ý của Ông Sang chưa tin cho mấy, e vì các ông bịa đặt mà giả-mạo gạt
chăng).
Tiên Nương bằng lòng, Ông
Cao Hoài Sang suy nghĩ ra đề-tài là “Tiễn-biệt tình lang”.
Thật ra thì ông cũng chưa
thật tin rằng có được sự huyền diệu như vậy, nên ra đề thi là một cách thử-thách
khéo léo vậy thôi. Không ngờ. Lời thơ dìu dặt:
TIỄN BIỆT TÌNH LANG
Chia gương căn dặn buổi trường đình,
Vàng đá trăm năm tạc tấm tình.
Bước rẽ ngùi trông cơn ác xế,
Lời trao buồn nhớ lối trăng thinh.
Ngày chờ mây áng ngàn dâu khuất,
Đêm bặt đèn khuya một bóng nhìn.
Lần lựa cô phòng xuân thỏn mỏn,
Xa xuôi ai thấu nỗi đinh ninh.
Hớn-Liên-Bạch
Dứt bài thi, các Ông hết lời
khen tặng: Văn thiệt là quán thế!
Việc Xây bàn có kết quả.
Bây giờ các ông lại kiếm nhớ những bạn tác nào lúc còn sanh tiền biết làm thi
thì mời về, đặng thử nữa! Đoạn nhớ đến Ông Huỳnh Thiên Kiều tức là Quí-Cao, là
người thuở sanh tiền giúp việc sở tuần thành, bổ vào Dinh Đốc-lý Sàigòn, coi về
sở Patentes. Người ấy, còn ai ở Sàigòn mà chẳng biết, khi ở thế có nhập vào Hội-Thi-Xã.
Mấy Ông bèn vái tên họ của ông Bạn Huỳnh Thiên Kiều tự là Quí-Cao.
Bấy giờ có ông Quí-Cao
giáng thật, hoà nguyên vận bài thi của Bà Bát-Nương Hớn Liên Bạch:
HỌA
Ình ình trống giục thảm trường đình,
Đau nỗi chia phôi một chữ tình.
Hồng nhạn đưa tin trông vắng dạng,
Phụng lầu gác quyển đợi hòa thinh.
Vừng trăng xẻ nửa lưng tròng ngó,
Một mảnh gương treo biếng mắt nhìn.
Kẻ ở phương trời người góc biển,
Lòng thành nhắn gởi chữ khương ninh.
Quí-Cao
Trong đàn hôm ấy các Ông
xin Tiên Cô Bát-Nương tiếp một bài thi nữa lấy đề là “Hoài Lang”. Cô chẳng suy
nghĩ chi, lời thơ tuôn như suối nguồn:
HOÀI LANG
Động đình chạnh lúc tạm chia đường,
Bốn giọt nhìn nhau lối rẽ cương.
Trời thảm mây giăng muôn cụm ủ,
Biển sầu nước nhuộm một màu thương.
Cờ thần nhớ buổi vầy đôi bạn,
Tiệc ngọc nào khi hội nhứt trường.
Mượn vận lương nhân xin nhắn nhủ,
Vườn xưa tiếng nhạn luống kêu sương.
Hớn-Liên-Bạch
Ông HUỲNH THIÊN KIỀU hiệu
là Quí-Cao, là một thi-sĩ. Nguyên trước đây là bạn với Ông Nguyễn Trung Hậu, hiệu
là Thuần-Đức (sau đắc phong vào Hiệp-Thiên-Đài, phẩm Bảo-Pháp Chơn-quân). Quí
ông ban đầu định thử cầu các vị quá vãng để xem sự linh-ứng thế nào. Quả nhiên,
các vị Thần Tiên giáng đàn và thi họa với nhau thật là tâm đắc và cứ tiếp diễn
trong tình thơ Tiên tục. Sau đó, Ông Quí-Cao nhắc sơ đến tình cố hữu, giáng làm
một bài thi sau đây. Trong giây lát, giáng đề thi rằng:
THI
Nhắn nhủ mấy anh một ít lời,
Làn mây hồn trẻ đã xa chơi.
Mẹ già nỗi hiếu chưa rồi đạo,
Vợ yếu niềm duyên chẳng trọn đời.
Chạnh nhớ quê xưa lòng xót xáy,
Buồn trông làng cũ mắt chơi vơi.
Ai về gởi lại tình sông núi,
Kiếp khác ơn sinh sẽ đắp bồi".
Quí-Cao
Ông Nguyễn-Trung-Hậu khi
nghe được tin ấy bèn đến nhà Ông Cao Quỳnh Cư mà xin Ông xây bàn để thỉnh Ông
Quí-Cao về chơi. Ba Ông Cư, Tắc, Sang đem bàn ra, thắp nhang vái ông Quí-Cao rồi
các Ông bắt đầu cuộc Xây bàn tiếp điển, Ông Hậu sẵn-sàng bút viết để ghi chép,
một lát sau thì có chơn-linh của Quí-Cao giáng cho bài thi
THI
Âm Dương tuy cách cũng chung Trời,
Sinh tịch đời người có bấy thôi.
Chén rượu đồng tâm nghiêng ngửa đổ,
Thương nhau nhắn nhủ một đôi lời.
Quí-Cao
Ông Hậu vẫn còn nửa tin, nửa
ngờ, Ông bèn nói rằng: Tôi sẵn có làm một bài thi đem theo đây, xin đọc cho Anh
nghe và xin Anh họa lại chơi cho vui (Ấy cũng muốn thử về sự linh ứng). Bài thơ
của Ông Hậu như vầy:
THI
Mấy năm vùng-vẫy cũng tay không,
Nào khác chiêm-bao một giấc nồng.
Cữ nắng tuần mưa dày-dạn mặt,
Mồi danh bã lợi ngẩn-ngơ lòng.
Ngày qua thỏn-mỏn xuân thu dập,
Gương rạng phui-pha cát bụi lồng.
Chừ gặp cố-nhân lời ướm hỏi,
Hỏi ra cho biết nẻo cùng thông.
Nguyễn-Trung-Hậu
Ông Quí-Cao bèn giáng hoạ ngay:
HỌA
Một tiếng U-minh gióng cửa Không,
Phồn-hoa giục tỉnh giấc đương nồng.
Ngồi thuyền Bác-Nhã qua tình biển,
Mượn nước nhành dương rưới lửa lòng.
Cuộc thế lạnh-lùng làn gió lọt,
Đường đời ngán-ngẫm bụi trần lồng.
Kiếp tu xưa tiếc chưa nên Đạo,
Oan-trái phủi rồi phép Phật thông.
Quí-Cao
Bấy giờ các vị mới cầu Đấng
Tiên Ông AĂÂ đến giải nghĩa dùm hai câu thơ của Quí-Cao. Bởi trước đây Đại Tiên
AĂÂ đã từng giáng bàn để giải nghĩa những gì mà các ông Xây bàn muốn cầu hỏi
trong sự thâm tình ấy:
Hai câu thơ ấy là:
“Ngồi thuyền Bác-Nhã qua tình biển,
“Mượn nước nhành dương rưới lửa lòng.”
Đấng AĂÂ giải:
Bác-Nhã Ma-La-Phật là Phật
độ vong hồn qua khỏi biển khổ đặng đến Tây-phương, vì trước khi đến Tây phương
phải qua một cái biển khổ.
Biển tình: Tình là oan
oan, oan oan là khổ. Biển tình là biển khổ.
Phồn-hoa: Phồn nghĩa là
trong vòng, Hoa nghĩa là sắc dục. Phồn-hoa nghĩa là trong vòng sắc dục. Giấc phồn
hoa là giấc phàm.
Tình thơ Tiên tục tiếp diễn:
Gặp lúc mấy ông đương mê thi-văn, lại có người thơ tuyệt-bút, ấy là Bát-Nương,
đến giáng vào, đề một bài thi:
Vịnh Xuân
Ngàn liễu khoe xuân cảnh rỡ màu,
Xuân nồng vườn ngự vẻ thanh tao.
Chào xuân ác lố trăm lằn rạng,
Ghẹo liễu trăng soi một sắc làu.
Thơ-thới cành hôm, hoa đọng ngọc,
Êm-đềm dạo tối, cỏ đeo châu.
Đượm bầu nhân sự xuân qua lại,
Khuất bóng xuân sang khách luống sầu.
Hớn-Liên-Bạch kỉnh hiến.
Vào ngày 13-11-1925 có Ông
Quí-Cao giáng cho:
THI
Thương nhau nhớ lúc xướng thơ hòa,
Sanh tịch đôi đàng phải cách xa.
Chén rượu đồng tâm nghiêng-ngửa đổ,
Biệt ly này trách bấy Trời già.
Ông Nguyễn Trung Hậu tự
Thuần-Đức họa lại ngay bài thơ của ông Quí-Cao:
HỌA
Đêm khuya tịch-mịch gió Thu hòa,
Chạnh nghĩa Kim-bằng dạ xót xa.
Đạo-lý những mong vầy một cửa,
Ngừa đâu rời-rã buổi chưa già.
Nguyễn Trung Hậu
Đức Thượng-Phẩm họa lại bài thơ của Quí-Cao:
HỌA
Mừng Bạn hôm nay đặng hiệp-hòa,
Âm Dương dường gẫm chẳng bao xa.
Nhìn văn mà chẳng trông hình dạng
Gặp mặt còn mong đợi tuổi già.
Cao Quỳnh Cư
Hôm nay Quí-Cao đến giáng
nói:
“Đã lâu mà không dám nói,
vì em còn phải tu như hai anh vậy. Không dám nói vì hai anh có Thầy, em không
dám lộng quyền.”
THI
Tu như cỏ úa gặp mù sương,
Đạo vốn cây che mát mẻ đường.
Một kiếp muối dưa muôn kiếp hưởng,
Đôi năm mệt nhọc vạn năm bường.
Có Thần nuôi nấng Thần càng mạnh,
Luyện Khí thông thương Khí mới tường.
Nhập thể lòng trong gìn tịnh mẫn,
Nguồn Tiên ngọn Phật mới nhằm phương.
Quí-Cao
Trước tình thơ lai láng
như thế, thì Đức Cao Thượng-Phẩm chợt lóe lên một niềm vui, bèn nói rằng: Xưa
nay tôi vẫn phục tài thơ văn Lý Đỗ, tức nhiên là một đôi tri âm tri kỷ, cũng là
một bậc thi bá dưới đời Đường Minh-Hoàng, là Đức Lý Thái Bạch và Đỗ-Phủ. Đức
Thượng-Phẩm thử mời về. Sau khi khấn vái cầu Đức Ngài thì Đức Lý Thái-Bạch liền
giáng cho Thi:
LÝ BẠCH (Noel 1925)
Đường trào hạ thế hưởng Tam quan,
Chẳng vị công khanh chỉ hưởng nhàn.
Ly rượu trăm thi đời vẫn nhắc,
Tánh Tiên muôn kiếp vốn chưa tàn.
Một bầu phong nguyệt say ngơ ngáo,
Đầy túi thơ văn đổ chứa chan.
Bồng Đảo còn mơ khi bút múa,
Tả lòng thế sự vẽ giang san.
Đức Lý-Thái-Bạch
Khi còn sanh tiền thì hai nhà thơ thường xướng họa thi thơ
đối ẩm cùng nhau thật là tương đắc lắm. Đặc biệt là Đức Lý khi uống rượu thì
thơ văn lai láng, tuôn tràn như nước suối, bấy giờ người ngoài tự ghi chép lấy,
chứ Ngài không cần giữ. Thế mà cũng mấy ngàn bài thơ nổi tiếng.
Riêng nhà thơ Đỗ-Phủ, Thi
tài cũng tương đương với Đức Lý, nhưng ông đẽo gọt, nắn nót rất kỹ từng câu, từng
ý. Đức Thượng-Phẩm nhớ đến tình thâm giao của hai Đấng tài hoa ấy mới cầu Đỗ-Phủ
về họa thơ của Đức Lý. Người giáng họa lại ngay:
ĐỒ MỤC TIÊN (họa thơ Lý Bạch)
Chẳng kể công khanh bỏ ấn quan,
Bồng Lai vui Đạo hưởng an nhàn.
Thi Thần vui hứng ngoài rừng Trước,
Rượu Thánh buồn say dưới cội tàn.
Nồng hạ Trời thương đưa gió quạt,
Nắng thu đất cảm đổ mưa chan.
Vân du thế giới vui mùi đạo,
Mơi viếng kỳ sơn tối cẩm san.
Đỗ Mục Tiên tự Đỗ-Phủ
Thế mới hay rằng Thánh
nhân khi gọi là bằng hữu chi giao, quả thật hai Đấng tài nhân này là tấm gương
sáng chói. Vì trong chữ bằng 朋 kết hợp bởi hai chữ nguyệt
月 nguyệt là mặt trăng. Một vầng trăng trên trời lồng
trong bóng nước một vầng trăng, luôn kề cận, không lìa nhau.
Tình thâm giao của hai Đấng
này cũng như vậy. khi còn nơi trần thế thân thiết dường ấy, hẳn về Thiêng liêng
chắc tình cũng đậm-đà.
Thật ra thì Ngài đến trong
buổi này không phải là không lý cớ mà chính là làm nhịp cầu nối, để rồi hiện tại
Ngài là Anh Cả của nhân loại, là Giáo-Tông
Giáo-Tông Đức Lý Đại-Tiên
Ngài giáng cơ ban cho:
THI
1 - Ánh Thái-Cực biến sanh Thái-Bạch,
Hiện Kim-Tinh trọng trách Linh-Tiêu.
Quyền-năng vâng thuở Thiên-triều,
Càn-khôn thế-giới dắt-dìu Tinh-quân.
2 - Tinh-quân thọ sắc thuở Phong-thần,
Cho đến Đường-triều mới biến thân.
Thái-Bạch Kim-Tinh đương trị thế,
Trường-Canh Trích-Tử đến thăm trần.
Động-Đình thơ rượu đong muôn đấu,
Bồng-Đảo câu Tiên nắm một cần.
Vâng lịnh Ngọc-Hư nay xuống thế,
Tam-kỳ độ rỗi các nguyên-nhân.
Đức Lý, Ngài dạy rằng:
“Hễ Đạo trọng tức nhiên
chư Hiền-hữu trọng, vậy thì chư Hiền-hữu biết mình trọng mà lo sửa vẹn người Đời.
“Từ đây Lão hằng gìn-giữ
cho chư Hiền-hữu hơn nữa. Nếu thoảng ép lòng cầm quyền thưởng phạt phân minh là
cố ý muốn giá-trị chư Hiền-hữu thêm cao-trọng hơn nữa. Vậy Lão xin đừng để dạ
phiền-hà nghe!”
Đức Hộ-Pháp có giải-nghĩa
Thơ của Đức Lý Đại Tiên. Người nói như sau:
“Trong Thánh-Ngôn Hiệp-Tuyển
có bốn câu thi của Ngài rất ngộ-nghĩnh:
THI
Cửu tử kim triêu đắc phục huờn,
Hạnh phùng Thiên-mạng Đáo khai nguơn.
Thế trung kỵ tử hà tri tử?
Tử giả hà tồn chủ “Tịch Hương”.
久 死 今 朝 得 復 還
幸 逢 天 命 到 開 元
世 中 忌 死 何 知 死
死 者 何 存 主 藉 香
Cửu tử kim triêu đắc phục
huờn là cảnh trần Ta chết đã lâu mà hôm nay Ta được phục sanh lại trong
Thánh-thể của Đức Chí-Tôn.
Hạnh phùng Thiên-mạng Đáo
khai nguơn là còn hạnh-phúc đặng Thiên-mạng đến khai nguơn. Tại sao Ngài nói đến?
Bần-Đạo đã thuyết: Cuối hạ-nguơn
Tam chuyển khởi Thượng-nguơn Tứ chuyển, Ngài đến khai nguơn là có duyên cớ. Bần-Đạo
dám chắc rằng Đấng nào khác hơn Ngài thì không thi-hành được. Ngài đến đặng mở
Thượng nguơn Tứ chuyển.
Thế trung kỵ tử hà tri tử?
Thế-gian sợ chết mà không biết cái chết là gì! Chính Ngài hỏi rồi nói:
Tử giả hà tồn chủ tịch
Huơng: Tịch Hương là tịch của Nữ-phái. Nữ-phái là nguồn sống của nhơn-loại, nếu
nói nó chết thì Ngài đến làm chủ của Nữ-phái nghĩa gì? Cầm cái giống của thế-gian
này chi?
Bây giờ nói đến quyền-hành
của Ngài, chính Ngài cầm bút viết bài thơ trên cũng được Đức Hộ-Pháp thuyết giải
rành:
Ánh Thái-cực biến sanh
Thái-Bạch là buổi Thái Cực vừa nổ hiện ra ánh-sáng Thái-cực chính là Ngài, duy
Đức Chí-Tôn cầm pháp; xin cả thảy nhớ nghe! Khi Đức Chí-Tôn cầm pháp hiện ra
hai lằn Hạo-nhiên-khí đụng lại với nhau nổ, tức nhiên trái khối lửa đó tạo
Càn-khôn vũ trụ, ánh-sáng Thái-Cực đó là Ngài.
Hiện Kim-Tinh trọng-trách
Linh-Tiêu là các cung đẩu trên mặt địa-cầu này đều hưởng ánh-sáng ấy, mà chính
ánh-sáng duy chủ và điều khiển là Ngài.
Quyền-năng vâng thuở Thiên-triều
là quyền-năng vâng lịnh của Thiên-điều.
Càn khôn thế-giới dắt-dìu
Tinh-quân là các cung đẩu trong càn khôn thế-giới này, có Ngài duy chủ hết thảy.
Giải bài thơ kế tiếp:
Tinh-quân thọ sắc thuở
Phong-thần là Ngài đoạt ngôi vị cùng quyền-hành của Ngài có sắc phong thiệt hiện
hồi đời Phong-Thần.
Cho đến Đường-triều mới biến
thân là đến đời Đường Ngài mới biến thân.
Thái-Bạch Kim-Tinh đương
trị thế là vì nguyên-linh ấy cầm quyền trị thế.
Trường-Canh Trích-Tử đến
thăm trần
Động-đình thi rượu đong
muôn đấu là nơi Động đình, hỏi đến Ngài thì thiên-hạ đều biết danh Ngài.
Bồng-Đảo câu Tiên nắm một
cần là nơi Bồng-đảo Ngài cầm Thiên-thai cho Khổng-giáo.
Vâng lịnh Ngọc-Hư nay xuống
thế là buổi Đại-Đạo Tam-Kỳ khai mở đây, Ngài thọ lịnh Ngọc-Hư đến trị Đạo.
Tam-kỳ độ-rỗi các
nguyên-nhân là chín mươi hai ức nguyên-nhân thì Tam-kỳ này Ngài độ-rỗi.”
Quyền-hành của Ngài như thế,
chính Thầy cũng đến nhắc-nhở:
“CƯ, con phải nhớ lời Thầy dặn rằng: Phải sợ
Thái Bạch cho lắm, khi Thầy giao quyền thưởng phạt cho Người. Chỉ sợ cho ba đứa
con mà xin bớt tính nghiêm khắc; song Thần, Thánh, Tiên, Phật kia mà Người còn
chẳng vị, huống lựa là các con.”
Đức Quyền Giáo-Tông Thượng
Trung Nhựt xác nhận rằng:
“Cái năng-lực của Đạo hôm nay được như thế là
nhờ Đức Lý Đại-Tiên cầm quyền Thiêng liêng vô đối, nhờ người Anh Cả của ta là Đức
Lý Giáo-Tông điều-khiển quyền-năng vô-hình của Ngài.”
(Bài này có trong Dịch-Lý Cao-Đài cùng Soạn giả)
3 - Đấng AĂÂ thử đức tin của
ba Ông:
Đức AĂÂ giáng nói:
"Nếu muốn Ta tận tâm
truyền dạy Đạo lý thì hết thảy phải kỉnh Ta làm Thầy cho tiện bề đối đãi.”
Ba Ông mừng lắm, liền vâng
chịu thọ giáo cùng Đấng AĂÂ và kể từ đây, Đấng AĂÂ giáng bàn xưng mình là Thầy
và gọi ba Ông là Môn đệ.
Sau đó, Đấng AĂÂ dạy ba
Ông tổ chức Lễ Hội-Yến Diêu-Trì-Cung vào đêm Trung Thu năm Ất-Sửu (1925) tại
nhà Ông Cư.
Qua ngày 28-8 Ất-Sửu (dl
15-10-1925) tức là sau Lễ Hội-Yến Diêu-Trì-Cung 14 ngày, Đấng AĂÂ nói với ba
Ông Cư, Tắc, Sang rằng:
"Tôi nói lộ Thiên cơ,
trên Ngọc Hư bắt tội. Xin Tam vị Đạo hữu cầu Ngọc Hư tha tội cho tôi. Nếu không
cầu giùm thì tôi bị phạt."
Ba Ông rất lo lắng, liền tắm
gội tinh khiết, vọng bàn hương án ngày 29-8 Ất-Sửu để cầu Diêu-Trì-Cung xin Ngọc-Hư
tha tội cho Ông AĂÂ. Ông Cư có đặt một bài thi, rồi ba Ông quì cầu nguyện trước
bàn hương án và ngâm:
THI
Vái van xin quí Cửu Thiên Nương,
Tâu với Ngọc Hư tỏ ngọn nguồn.
Vì nghĩa Ă A mang trọng tội,
Nghĩ tình đồng đạo để tình thương.
Cao Quỳnh Cư
Đấng AĂÂ làm như thế là để
thử xem ba Ông có thương Đấng AĂÂ hay không, đặng sửa soạn cho việc dạy ba Ông
Vọng Thiên bàn cầu Đạo và cũng là mở đường xuất Thánh để Thầy giao cho mối Đạo
Trời.
Một hôm khác, Đấng AĂÂ
giáng bàn bảo ba Ông Cư, Tắc, Sang rằng:
“Muốn cho Bần đạo đến thường,
xin chư vị nạp lấy mấy lời yêu cầu của Bần đạo như sau:
- Một là đừng kiếm biết Bần
đạo là ai?
- Hai là đừng hỏi đến Quốc
sự.
- Ba là đừng hỏi đến Thiên
cơ."
Cả ba Ông đều ưng chịu. Kể
từ đó, ba Ông thường cầu Đấng AĂÂ về để học hỏi về thi văn.
Ba Ông vui mừng, liền vâng
chịu thọ giáo cùng Đấng AĂÂ và kể từ đây, Đấng AĂÂ giáng bàn, xưng mình là Thầy
và gọi ba Ông là Môn-đệ.
4 - Những ngày cuối khóa
trường:
Đức Chí-Tôn nhờ
Diêu-Trì-Cung đến dạy-dỗ ba ông trong bảy tháng trường, giải bày mọi lẽ. Tức
nhiên kỳ này Đức Phật-Mẫu đến nhìn con, giáo hóa cho nên người.
Xong rồi giao lại cho Đức
Chí-Tôn. Mà người đến trước tiên là Thất-Nương Diêu-Trì-Cung (Số 7). Trong số
đó phải kể đến ba vị Tiên Nương có công hướng dẫn ba Ông là: Lục-Nương, Thất-Nương,
Bát-Nương. Như vậy chỉ Tam Âm Tam Dương mà khởi đương mối Đại-Đạo.
Nay, đã xong một khóa học:
“Bảy tháng chung vui đã mất rồi” cho nên những sự luyến lưu không làm sao không
xúc động, nên các Đấng Tiên Nương cũng ngùi ngùi
Định luật ngàn đời: “Bèo hợp
để rồi tan, trăng tròn rồi lại khuyết” Có cơn mưa nào mà không tạnh, có cuộc họp
nào mà chẳng tan. Buồn xa cách nhớ. Tiên tục cũng dường như nhau! Hôm nay
Quí-Cao đến cho thi:
THI
Buồn xa cách mặt dễ xa lòng,
Nhờ dạy thi văn mới đặng ròng.
Cái nghĩa đệ huynh là nghĩa trọng,
Thâm tình cố cựu mấy thu đông.
Quí-Cao
THẤT NƯƠNG
Bạc tình chi lắm hỡi ai ơi!
Bảy tháng chung vui đã mất rồi.
Khi hứng trăng thơ khi gió sách,
Đèn khuya nay luống một mình thôi.
Giải nghĩa: Thất-Nương nói
thử với ba ông, vì khi Phật-Mẫu và Cửu Vị Nữ-Tiên đến độ ba ông trong bảy
tháng, xong rồi thì giao lại cho Đức AĂÂ, vì quí Tiên Nương phải đi phổ độ nơi
khác nên khi Thất-Nương lâu giáng, buồn mới có bài thi trên đây.
Mme Cư hỏi: - Hôm nọ chiêm
bao ngó thấy em ló mắt dòm chị và cười, phải quả vậy chăng? Xin nói lại cho chị
mừng.
Thất-Nương: - Đại Tỷ sẽ
nghe em nói riêng.
Cao Quỳnh Cư: - Thôi em
nói với Đại Tỷ.
Thất-Nương: - Không nói,
anh nghe khính.
Ông CAO HOÀI SANG Hòa
nguyên vận bài thi của Thất-Nương trên đây:
HỌA
Phải nào bạc bẽo hỡi em ôi!
Vì phận nghĩa kia xử khó rồi.
Tuy chẳng gần nhau như buổi trước,
Lòng kia quyết giữ đến cùng thôi.
Cao
Hoài Sang
Hay lắm! Cám ơn Tam Ca, Còn Đại Ca và Nhị Ca!
Ông CAO QUỲNH CƯ họa nguyên vận:
Chạnh lòng Hiền Muội xót thương ôi!
Nhắc nhở khôn nguôi những chuyện rồi.
Bảy tháng gấm thêu lời nhỏ nhẹ,
Ghi tâm khắc cốt trọn đời thôi.
Cao Quỳnh Cư
Em tưởng ba anh quên em rồi
chớ, buồn quá! Trước sao thì sau vậy, lòng thương tưởng ba anh em chẳng quên,
Em buồn là từ đây ít đặng gần gũi nhau nữa.
Em mắc lo cứu độ nơi khác,
phận sự phải vậy.
Em xin kiếu (27-1-1926)
LỤC NƯƠNG
Chào ba anh và Đại Tỷ:
Thanh Thủy nóng biết, em
xin cạn bày:
THI
Công quả ngày xưa thiệt chẳng hèn,
Nợ trần bước tục phải đua chen.
Võ đài chờ trả rồi oan trái,
Xủ áo phồn hoa lại cảnh Thiên.
Lục-Nương
Em mừng ba Anh đặng gặp
nguồn Đạo.
BÁT-NƯƠNG
Mừng ba anh và Đại Tỷ.
Thanh Thủy thế nào. Lục-Nương
mách miệng, cứ do theo thi hành cho kịp hai anh. Em xin hiến ba anh, bài:
THI
Chờ về vắng bặt tiết thu qua,
Tiếng nhạn kêu sầu tiếng thiết tha.
Vườn trước ngơ trông cây liễu rũ,
Non xưa chạnh nhớ bóng trăng tà.
Thi đề thảm lóng hơi oanh thán,
Cầm trổi buồn nghe tiếng dế hòa.
Dậm thẳng lương nhân xin khá gắng,
Đường dài nghĩa nọ dễ đâu xa.
(27-1-1926)
THẤT NƯƠNG
Em chào ba anh và Đại Tỷ.
Hèn lâu em không chuyện
vãn cùng ba anh. Em xin ba anh coi lại thế đời dường nào?
Cái bông Phù Dung sớm còn
tối mất, còn hơn một kiếp con người, vì nó sống ngắn ngủi dường ấy, nhưng mà buổi
sống còn có cái sắc, chớ đời người sanh ra chỉ để thọ khổ mà thôi. Chung qui
ngó lại dầu sống trăm tuổi chưa được một điều đắc chí; chết là hết, cái đời tạm
nầy sách Phật gọi là khổ hải.
Em xin ba anh coi sự trường
sanh của mình làm trọng, người không có phải kiếm, mình có sẵn nỡ bỏ đi, em chỉ
tiếc dùm đó thôi.
Đã vào đường chánh cứ do
đó bước tới hoài thì trở về cựu vị đặng.(27-1-1926)
M. Lê Văn Trung hỏi:
- Có duyên luyện Đạo cùng chăng xin em mách dùm.
- Đã gặp Đạo tức có duyên phần.
Rán tu luyện siêng thì thành, biếng thì đọa, liệu lấy mà răn mình. Phải sớm
tính một ngày qua, một ngày chết đừng dụ dự.
Em xin kiếu.( 27-1-1926 )
Thi cho Thanh Thủy (Cao Hoài Sang)
THI
Bước đời chìm nổi bấy nhiêu niên,
Tâm chí ghe phen dập lửa phiền.
Ấm lạnh dốc tròn gương phấn đại,
Vui buồn chưa vẹn nỗi hàn huyên.
Lòng trần nung nấu trăm mùi khổ,
Biển ái đầy vơi một chiếc thuyền.
Nín nẩm chờ ngày tiền quả sạch,
Trau giồi đạo hạnh hưởng ân Thiên.
Thất-Nương
Thanh-Thủy là bút hiệu của
Đức Thượng-Sanh Cao Hoài Sang. Bút hiệu này ít người biết đến, chỉ duy Ngài thường
ký bút hiệu Huệ-Giác mà thôi.
5 - Tại sao Kinh Đạo
Cao-Đài dùng bằng thể Thơ?
Nếu hỏi vì sao mà Đạo
Cao-Đài khởi đầu bằng Huyền diệu Cơ Bút để khai đường xuất Thánh mà các Ngài chỉ
dùng thi văn để đối họa nhau là nghĩa lý gì?
- Thứ nhứt là ba Ông: Cư,
Tắc, Sang vốn là nhà Thi sĩ, thú vui của các Ngài cũng như bậc thượng trí nói chung
thì đây là một trong bốn thú: Cầm (đàn), Kỳ (cờ), Thi (Thơ), Họa (Vẽ). Thế nên
thiêng-liêng cũng vừa theo ý thích của các Ngài mà đưa ra để dẫn dụ các Ngài
vào con đường đạo-đức, hầu trao cho các Ngài một mối Đại-Đạo mà nhiệm-vụ các
Ngài là những người dẫn Đạo độ Đời.
Đức Hộ-Pháp xác nhận
(trang 27):
“Ngày CHÍ-TÔN tình-cờ đến, vì ham thi-văn nên
ban sơ DIÊU-TRÌ-CUNG đến dụ bằng thi-văn tuyệt bút làm cho mê-mẩn tinh-thần.
“Hại thay! Nếu chẳng phải
là nhà THI-SĨ ắt chưa bị bắt một cách dễ-dàng như thế. Vì ham văn-chương thi
phú nên Ngài ráng dạy. CHÍ-TÔN đến ban đầu làm Bạn thân yêu, sau xưng thiệt
danh Ngài, biểu Bần-đạo phế đời theo THẦY lập ĐẠO. Khi ấy Bần-Đạo chưa tín-ngưỡng,
bởi lẽ nòi-giống nước Nam còn tín-ngưỡng thập tàng lắm; không hiểu đúng, không
căn-bản, nói rõ là không tín ngưỡng gì hết”.
- Thứ hai là dân tộc Việt-Nam
vốn là những tâm hồn có mang dòng máu thi thơ, nên ít nhiều gì dân Việt ta cũng
vui trong cái thú tiêu dao ấy. Hãy nhìn trên ruộng lúa, nương dâu, bờ ao, luống
đất, đâu đâu cũng nghe tiếng hát, tiếng hò. Từ một trẻ quê trên lưng trâu đến
người thợ cấy không ai mà không thuộc ít nhiều ca dao, đồng dao quen thuộc. Nó
khởi từ văn chương bình dân đi lần đến văn chương bác học.
- Thứ ba là Thi ca dễ đi
vào lòng người nhờ lối thơ truyền cảm. Hơn nữa người viết ra nó, dễ phơi bày những
tư tưởng sâu kín, thâm tình, nhẹ nhàng mà trác tuyệt.
Với những yếu tố trên mà
ngày nay tất cả những Kinh kệ đều viết bằng lối thơ giản dị như thơ Lục bát (một
câu 6 chữ rồi tiếp theo là một câu 8 chữ) hoặc Song thất lục bát (Lối thơ 2 câu
7 chữ, một câu 6, một câu 8).
Như Bài Kinh Giải Oan làm ví dụ:
Vòng xây chuyển vong hồn tấn hóa,
Nương xác thân hiệp ngã Càn Khôn.
Bước đường sanh tử đã chồn,
Oan oan nghiệt nghiệt dập dồn trái căn…
Chỉ bao nhiêu đó mà nói
lên cả luật luân hồi sanh tử.
Chính vì cái tâm-hồn ưa
thích nhàn lạc, tiêu dao, phóng khoáng nên nó ẩn chứa lòng đạo-đức cao-thượng,
dễ gát bỏ lợi danh, không có sự hung bạo nên cũng là nguyên cớ cho Đức Chí-Tôn
đến mở cho mối Đạo này.
Thế nên, khi mà người ngoại-quốc
chứng kiến một thời Cúng trong Đạo Cao-Đài họ rất nễ phục: là suốt cả thời gian
dài mà Tín hữu đọc Kinh thuộc lòng, nghĩa là không cần cầm bổn như Đạo
Công-giáo là điển hình. Chính điều ấy là sự nhập tâm, mà khi nhập tâm thì mới
có cảm ứng từ nơi người mà cũng thấu đến Thiêng-liêng.
Những lối thơ như Tứ tuyệt
hoặc Thất ngôn Bát cú mà các Ngài thường dùng là một lối thơ vừa cao siêu, vừa
khó viết cho đạt được, gọi là lối thơ bác học.
Bên cạnh đó còn có hai bài
Thập Thủ liên hoàn:
1 - Một bài Thơ của Thần
Sơn quan Tổng Thống Tông kim Diệu Võ Tiên Ông.
2 - Một bài Thơ của Đức
Nhàn Âm Đạo Trưởng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét