Sống Đạo II - Y Đạo (醫道) Pháp Luân Thường Chuyển & Phép Dưỡng Sinh - 5 / 6 (Nữ Dịch Giả Nguyên Thủy)

Phế thuộc thanh Kim, Đại-trường thuộc Táo Kim. Phế tàng Phách, trong lúc đó giang-môn của Đại-trường được gọi là ‘phách-môn’. Con đường giao-thông giữa Phế và Đại-trường toàn dựa vào trong màn mỡ của phế-hệ, từ phế-hệ theo màn mỡ đạt xuống tới Đại-trường. Toàn thể Đại-trường đều có màn mỡ bao-bọc. Tuy rằng Đại-trường và Phế, một ở trên, một ở dưới
rất xa nhau, nhưng khí của nó từ màn mỡ để quán-thông với nhau. Phế ở cực cao, Đại-trường ở cực thấp nhưng vẫn liên-hệ nhau. Thủ Thái-âm Phế và Thủ Dương-minh Đại-trường quan-hệ biểu lý. ‘Câu truyền đạo chi phủ’ ý nói truyền đạo Phế ở khí làm cho nó đừng nghịch. Phàm các chứng bệnh của Đại-trường  đều từ Phế đến. Vì thế nếu Đại-trường bị bí-kết, táo-kết, ta nên ‘nhuận’ Phế. Chứng ‘lỵ’ của Đại-trường phát ra từ ‘thời’ của mùa thu Kim, cũng là Phế Kim, nó ‘di: để lại’ cái nhiệt cho Đại-trường. Tuy nhiên, nếu Đai-trường bị bệnh cũng có thể nghịch lên trên làm hại đến Phế.

Sách Thương-hàn luận nói: ‘Bệnh hạ lỵ nếu đại-tiện ra mủ và máu, cổ họng không tý. Còn nếu không đại-tiện ra mủ và máu thì cổ họng bị tý. Đó là vì tà nhiệt đã không theo đường đại-tiện để ‘tả’ ra ngoài, nó lên trên để ủng-tắc ở cổ họng. Phép trị là nên tả đại-trường. Đó là ý-nghĩa Đại-trường có vai trò ‘truyền đạo Phế khí’.”

(2) Tâm hợp Tiểu-trường, Tiểu-trường giả, thọ thình chi phủ: (Tâm hợp với Tiểu-trường, Tiểu-trường là phủ có nhiệm-vụ ‘chứa đựng’.)

Chữ ‘ thọ’ là nhận lấy, chữ ‘ thành’ ở đây phải đọc là ‘thình’, có nghĩa là chứa đựng.
Đ DXuyên chú: “Thủ Thiếu-Âm Tâm kinh và Thủ Thái-dương Tiểu-trường kinh cùng thông nhau, cùng biểu lý nhau. Toàn thể Tiểu-trường đều bọc màn mỡ  lên trên dọc theo can cách nhập thấu vào giữa ngực thành Tâm-bào-lạc. Tâm và Tiểu-trường giao-khí nhau toàn là từ Bào-lạc mà ra , đi xuống dưới đạt đến các màn mỡ để thông với Tiểu-trường. Tiểu-trường chứa đựng thủy-cốc, hóa ra tinh-trấp, lên trên để ‘phụng’ cho Tâm hóa thành huyết. Tiểu-trường là phủ của Tâm. Nếu Tâm Hỏa không tuyên-thông thì chất bã của Tiểu-trường sẽ không hóa, gây thành chứng tiêu chảy. Nếu Tâm Hỏa quá thậm thì Tâm Hỏa sẽ đi dời xuống theo đường màn mỡ để thành nhiệt chưng cất. Khi chúng ta uống nước vào đi qua các màn mỡ , nó sẽ bị chưng cất thành màu hoàng và xích. Chứng bệnh lỵ không hóa được chất bã, tạo thành chất mủ máu dơ bẩn, tất cả đều do Tâm đưa cái nhiệt xuống đến Tiểu-trường mà thành.”

(3) Can hợp Đởm, Đởm giả, trung tính chi phủ:
Sách giáp-ất viết là ‘清淨之府 thanh tịnh chi phủ: phủ sạch-sẽ’.
MNĐài chú: “ Các phủ khác khi nhận một cái gì đó , thường là ‘chí trọc: dơ bẩn’ nhất. Duy chỉ có Đởm là nhận lấy phần tinh-trấp của ngũ tạng.”

Đ DXuyên chú: “Nay xét các tạng phủ đều có những vị-trí xa gần khác nhau, nhưng đều liên-hệ nhau bằng các màn mỡ, duy chỉ có Đởm là ở gần-gũi với can nhất. Tây-y nói rằng Đởm trấp vào Vị giúp việc tiêu-hóa. Đây chính là điều mà người xưa thấy rằng tinh-khí của Trung-tiêu phải nhờ vào Đởm, cho nên gọi ‘Đởm giả trung tính chi phủ dã’. Đởm thuộc Hỏa, Can thuộc Mộc, Đởm-trấp là do can hóa ra đây là quá-trình ‘Mộc sinh Hỏa’. Đởm-trấp giúp tiêu-hóa thức ăn, đó là quá-trình Mộc sơ Thổ vậy. Cho nên kinh nói rằng khi thức ăn vào Vị sẽ tán tân-dịch vào Can, nếu can hàn thì đởm-trấp không hóa được vật, còn nếu can nhiệt thì Đởm-trấp sẽ hóa vật thái-quá, phát ra chứng bệnh ‘中消 trung tiêu’.”

(4) Tỳ hợp Vị, Vị giả, ngũ cốc chi phủ:
(Tỳ hợp với Vị, Vị là phủ của ngũ cốc).
Đ DXuyên chú: “Tỳ chủ hóa cốc, Vị chủ nạp cốc, đó là ‘ Vị là phủ của Tỳ’. Vị thuộc Dương, Tỳ thuộc Âm . Khi nạp cốc ít (ăn ít) Vị Dương bị hư, khi nạp cốc nhiều mà không hóa, đó là Tỳ Âm hư. Ví như bệnh cách-thực (膈食) tiêu ra phân như cức dê, đó là Tỳ Âm hư , không còn khí nhu-nhuận, cho nên táo-kết lại mà không hóa. Biết được Tỳ Âm và Vị Dương thì mới biết phép kiện Tỳ Vị. Lý Đông-Viên chú-trọng đến Tỳ vị mà trong phương thường ôn Táo, đó là ông chỉ biết đến Vị Dương mà không biết đến Tỳ Âm. Tây-y chú-ý đến Âm-trấp của Đởm và Tỳ mà ít để ý đến Vị Dương chủ về nạp cốc…cả hai đều có chỗ thiên lệch của mình.”

(5) Thận hợp Bàng-quang, Bàng-quang giả tân dịch chi phủ dã,
Hoàng Đế nói: “Ta nghe con người có 6 khí. Đó là Tinh, Khí, Tân, Dịch, Huyết, Mạch.. Ta cho rằng chúng  cũng chỉ là một khí mà thôi, nay được phân ra làm 6 tên gọi khác nhau…” (Quyết khí, Linh khu 30).

Đ DXuyên chú: “Thận thuộc Thủy tạng, Bàng-quang là phủ của Thủy…Nội-kinh đã nói rất rõ: Hạ-tiêu chính là nằm ở thượng khẩu của Bàng-quang , lại nói rằng Tam-tiêu là quan-năng ‘khai mạch nước’ và ‘con đường thoát nước thoát ra từ đây’. Cái mà Nội kinh gọi là Tam-tiêu tức là cái mà Tây-y gọi là các màn mỡ bao-bọc khắp nơi. Cho nên chữ ‘ tiêu’ ngày xưa viết là ‘’ người sau tỉnh lược lại thành ‘’ rồi chẳng biết nó là cái gì. Khi nước tiểu xuất ra khỏi bàng-quang thực sự là do Tam-tiêu làm chủ. Còn Bàng-quang làm chủ về sinh tân dịch. Dương-khí trong Thận chưng cất Thủy trong Bàng-quang, do đó khí trong Thủy thăng lên thành ‘tân dịch’. Khí này khi tụ thành vật lại hóa ra Thủy. Khí xuất ra nơi bì mao thành mồ-hôi, khí xuất ra ở nơi miệng, mũi thành nước miếng, nước mũi, khí tràn ra khắp nơi trong ngoài tạng phủ gọi chung là ‘tân dịch’. Quá trình hóa khí này đi từ Thận Dương chưng cất bên dưới thủy của Bàng-quang hóa khí thăng lên, do đó mà gọi là ‘Thận hợp với Bàng-quang’ và Bàng-quang là phủ sinh tân dịch cho Thận.’

(6) Kinh Thiếu-Dương thuộc Thận. Thận đi lên trên liên-hệ với Phế, cho nên (một mình nó) lãnh-đạo (tướng) cả 2 tạng. Tam-tiêu là phủ ‘trung-độc’, thủy đạo xuất ra từ đây, thuộc vào Bàng-quang. Đó là một phủ ‘cô: một mình’. Trên đây là những nơi mà lục phủ thuộc vào.

Đ DXuyên chú: “Trước đây nói ‘Thận hợp Bàng-quang’, đây lại nói ‘Thận hợp với Tam-tiêu’. Thiếu-dương tức là Dương-khí trong Thủy, thuộc Tướng Hỏa. Chữ ‘thuộc Thận’ ý nói thuộc vào ‘mệnh-môn’ trong Thận. Mệnh-môn chính là Thận-hệ. Từ Thận-hệ mới sinh các màn mỡ giăng khắp bên dưới , đó là Hạ-tiêu. Ở giữa nó sinh ra lớp mỡ, đó là Trung-tiêu, lên trên nữa nó sinh ra cách mạc, đó là Thượng-tiêu. Căn-nguyên của nó thực sự xuất ra từ Thận-hệ. Thận-hệ tức là Mệnh-môn. Mệnh-môn là cái ‘căn: rễ’ của Tướng Hỏa. Tam-tiêu lại lấy rễ ở Mệnh-môn, cho nên Tam-tiêu ‘ tư: điều-hành, lãnh đạo’. Tướng Hỏa mà lại thuộc vào Thận. Thận có cả Thủy lẫn Hỏa. Khi nói rằng Thận hợp với Tam-tiêu đó là nói về cái hợp của Tướng Hỏa. Lại nói ‘Thận thướng liên Phế’ đó là nói về Kim sinh Thủy, đây là hợp của Thủy Âm. Cho nên Thận tuy là một tạng nhưng lại ‘tướng: lãnh đạo’ cả hai tạng khác.

Thận là chủ về Thủy, nhưng phủ ‘hành thủy’ lại là Tam-tiêu. Tam-tiêu chính là toàn thể các màn mỡ trong con người, nó nối liền Trường, Vị và Bàng-quang. Khi ta ăn vào Vị, thức ăn sẽ đi xuống theo đường của Trường khi ta uống nước vào Vị, 4 phía của Vị đều có những vi quản đưa Thủy ra khỏi Vị tán vào các màn mỡ. Các màn mỡ này chính là Tam-tiêu. Thủy do Thượng-tiêu đi qua can cách thông xuống đến Thận-hệ nhập vào màn mỡ của Hạ-tiêu  để đến Bàng-quang. Vì thế mới nói ‘Tam-tiêu giả, trung độc chi phủ, thủy đạo xuất yên’.

Khi nói ‘thuộc Bàng-quang’ ý nói Tam-tiêu và Bàng-quang cùng liên thuộc vào nhau. Khi nói ‘thị cố chi phủ’ là nói ‘ngũ tạng đều phối với ngũ phủ’, còn Tam-tiêu thì điều-khiển việc ‘khai rạch nước cho Thận thủy’. Tam-tiêu, như vậy, ‘một mình thành một phủ’ để lục phủ hợp với mình . Khi nói tổng-quát  rằng lục phủ ‘hợp’ ngũ tạng đó là nói ‘tương hợp để thành công’ vậy.

Trung-quốc từ Đường Tống về sau, các y-gia không biết Tam-tiêu là gì, vì thế có những nhận-định sai-lầm. Tây-y thì biết có màn mỡ khắp chu thân. Biết có màn mỡ nhưng màn mỡ này xuất-phát từ đâu? Điều-hành ‘khí’ gì? Vì thế cũng chưa phát-huy vai-trò của nó đầy-đủ’”

Thiên ‘Bách bệnh thỉ sinh’ (Linh khu 66) và thiên ‘Tà khí tạng-phủ bệnh hình’ (Linh-khu 4) trình bày về vấn-đề ‘ngũ tạng sở thương’; Sách Y kim tinh nghĩa của Đường Dung-Xuyên cũng trình bày vấn-đề này . Cả 3 đều có một số chi-tiết khác nhau, nhưng đại-cương thì gần giống như nhau:

NGŨ TẠNG SỞ THƯƠNG
(1)  Vấn-đề ‘thương Tâm ’:
Linh khu 4 viết: Sầu, Ưu, Khủng, Cụ tắc thương-Tâm.
Linh khu 66 viết: Ưu tư thương Tâm.
Y kinh tinh nghĩa viết: Ưu sầu tư lự tắc thương Tâm.

TCNhạc chú: “Đây nói về tà khí trúng vào ngũ tạng. Tất nhiên, bên trong tạng phải có chỗ nào đó mà nguyên-khí bị thương-tổn, sau đó tà khí bên ngoài mới theo vào được. Tâm tàng thần. Ưu sầu khủng cụ làm cho thần khí bị khiếp cho nên sẽ làm thương đến Tâm vậy.”

Đ DXuyên chú: “Tâm thuộc Hỏa tạng. Khí Hỏa khí được tuyên-phát và quang-minh nó sẽ hóa-sinh được huyết dịch, lưu-sướng vào cân mạch. Khi huyết mạch được lưu hành thì ‘chí’ của nó sẽ thường ‘hỉ’. Nếu trái lại với ‘hỉ’ thành ra ưu sầu, tư lự thì Tâm-khí bị trở nghịch, Hỏa bị uất, huyết bị trệ, như thế là làm thương Tâm. Phép trị nên tuyên-đạt Tâm Dương, thông-sướng huyết mạch và thường dùng ‘hỉ’ để thắng ưu lự.”

(2) Vấn-đề thương Phế:
Linh khu 4 viết: Thân hình bị hàn mà uống lạnh sẽ bị thương ở Phế. (Hình hàn hàn ẩm).
Linh khu 66 viết: Trùng hàn sẽ thương Phế.
Y kinh tinh nghĩa viết: Hình thân hàn mà uống lạnh sẽ thương Phế (Hình hàn lãnh ẩm).
TCNhạc chú: “Phế hợp với bì mao, Phế tạng rất sợ hàn. Khi thân thể bị hàn, chúng ta lại ăn thêm thức lạnh vào do đó sẽ làm thương đến Phế. Nay nếu bên trong đang có chỗ bị thương-tổn  đến nguyên-khí , cùng lúc bên ngoài lại bị cảm. Do đó trong và ngoài đều bị thương đưa đến việc khí bị nghịch và ‘thượng hành’: ở biểu sẽ có chứng hàn nhiệt, đau nhức, ở lý sẽ có chứng ho-hen, ói mửa…”

Đ DXuyên chú: “ Phế Kim sợ Hỏa, và cũng sợ nhiệt. Ở đây lại thêm ‘sợ hàn lãnh’. Tại sao thế? Bởi vì cái thể của Phế tuy thuộc Âm Kim, nhưng mà cái dụng của nó lại thực sự chủ về Dương-khí. Khí thì bố-tán ra bên ngoài.Đó là vệ Dương, nó làm sung cho bì mao. Nay nếu ăn mặc không thích-nghi với thời-tiết thì bên ngoài thọ hàn, bì mao bị dao-động, nó nhập dần vào tấu-lý , phát nhiệt, động đến đàm ẩm, gây thành ho suyển…Phép trị nên ôn tán khí…”

(3) Vấn-đề ‘thương can’:
Linh khu 4 viết:..Có khi do “đại nộ’ khí lên trên rồi không xuống, tích lại nơi hông sườn, làm thương can.
Linh khu 66 viết: Phẫn nộ làm thương can.
Y kinh tinh nghĩa viết: Bi nộ làm khí nghịch, thương can.

Đ DXuyên chú: “Bi do Phế làm chủ , nếu quá ‘bi’ thì Kim sẽ đến để khắc mộc, thế là Mộc không đạt. Nộ do can làm chủ, quá nộ thì can Mộc bị nghịch, huyết không thể an-tĩnh được. Cả hai đều thuộc nghịch khí. Can là tạng chủ về huyết. Huyết sở-dĩ lưu-hành mà không trệ, tiềm-phục không động, tất cả đều dựa vào sự bình-hòa của khí, nó phối dưỡng với huyết. Nay nếu khí nghịch thì huyết nghịch: can Mộc uất ở dưới, can Hỏa phạm lên trên, thế  là can bị thương .

Bi thì can Mộc uất bên dưới , nên dùng vị tân để làm thăng tán. Nộ thì can Hỏa phạm lên trên, nên dùng vị khổ để giáng và giải…Nói tóm lại, chúng ta nên dưỡng can để hòa thần, cốt là làm sao can được hòa là chính.”

(3) Vấn-đề thương Tỳ () :
Linh khu 4 viết:…hoặc uống rượu say làm chuyện trai gái, hoặc có mồ-hôi mà đứng trước gió, làm thương Tỳ.
Linh khu 66 viết: Say rượu mà làm chuyện trai gái, mố-hôi ra mà đứng trước gió, thương Tỳ.
Y kinh tinh nghĩa Viết: Do ăn uống và do làm việc mệt-nhọc sẽ thương Tỳ.

TCNhac chú: “Tỳ chủ về cơ-nhục, việc ăn uống hoặc bị đánh, bị té sẽ làm thương đến cơ-nhục. Sau khi say rượu rồi làm chuyện trai gái, khi mồ-hôi ra mà đứng trước gió …đều làm thương đến Tỳ.”

Đ DXuyên chú: “Uống nước là để làm nhuận Tỳ, uống nhiều quá sẽ thành đình-ẩm, thành thấp. Tỳ có nhiệm-vụ trị Thủy, tức là Thổ có thể trị Thủy, nhưng ngược lại bị Thủy làm ‘khổn’, nên làm ‘lợi’ thủy. Ăn là để dưỡng tỳ, ăn nhiều quá sẽ thành đình thực, thành chứng tiêu chảy hoặc đầy bụng. Tỳ có nhiệm vụ hóa thực, nhưng ngược lại lại bị thực làm ‘khổn’, nên dùng phép ‘tiêu’, dẫn đi xuống dưới…”

(5) Vấn-đề thương Thận() :
Linh khu 4 viết: Dùng sức nhiều, gánh vác vật nặng, làm chuyện trai gái quá độ, mồ-hôi ra rồi tắm, thương Thận.
Linh khu 66 viết: Dùng sức quá độ, nhập phòng, mồ-hôi ra mà tắm, thương Thận.
Y kinh tinh nghĩa viết: Ngồi lâu ở nơi có thấp khí, cưỡng lực nhập phòng, thương Thận.

TCNhạc chú: “Thận chủ về tinh và cốt, khi dùng sức quá nhiều, gánh vác những vật nặng sẽ làm thương đến cốt. Nhập phòng quá độ thì làm thương đến tinh, mồ-hôi ra mà tắm thì thủy-tà sẽ phạm vào bản tạng, thương Thận.’

Đ DXuyên chú: “Dương-khí trong Thận có thể hóa được Thấp khí. Thủy ở Bàng-quang đưa khí vận-hành vào các cốt-tiết. Nếu như ta ngồi lâu chỗ có Thấp-khí thì thấp khí nặng làm  cho Dương khí ở Thận ngược lại bị thương, gây ra đau nhức ở cốt tiết và cột sống, phép trị là nên ‘táo’ Thấp-khí. Âm tinh trong Thận nếu sung-túc mà không bị tổn có thể giao-hợp để sinh con, như vậy việc giao-hợp là việc thường. Chỉ khi nào sức lực đang kiệt mà cứ ráng sức giao-hợp thì mới làm khô kiệt thận tinh mà thôi. Phép trị nên ‘ tư’, nên ‘ bổ.” (280).

TƯỢNG VÀ Ý TRONG Kinh Dịch (361)
Đây là một vấn-đề rất quan-trọng trong công việc tìm hiểu về Kinh Dịch, có ảnh hưởng rất nhiều trong ngôn-ngữ hàng ngày về mọi lãnh vực.

Hệ từ thượng truyện chương 12 viết:
Tử viết: Thánh nhân lập tượng dĩ tận ý = Khổng tử nói: “Bậc Thánh nhân lập nên tượng để diễn tả hết cái ý của mình.

Vương Bật trong thiên ‘Minh tượng’ sách Chu Dịch lược lệ đã giảng giải ý của câu nói trên hết sức đầy đủ.

Ông nói:
Ôi! Tượng là cái dùng để biểu lộ cái ý vậy. Lời nói là cái dùng để làm sáng tỏ cái tượng vậy. Diễn tả hết ý không gì bằng tượng , diễn-tả hết tượng không gì bằng lời nói. Lời nói sinh ra từ tượng , cho nên có thể tìm hiểu ở lời nói để xem thấy được tượng.

Nhận xét: Theo Vượng Bật, câu này ý nói bậc Thánh-nhân lập nên tượng là nhằm để diễn tả cái ý. Và chính lời nói đóng vai trò làm sáng tỏ cái tượng .

Ví-dụ: Trong lẽ biến-hóa của quẻ Kiền thì con Rồng  là tượng của một con vật đang biến hóa. Muốn làm sáng tỏ cái tượng của quẻ Kiền, thánh nhân mượn con rồng để làm tượng.

Muốn diễn tả con rồng là gì thì thánh-nhân lại mượn lời nói (ngôn) để diễn tả cho biết, cho hết cái tượng của con rồng. Cho nên có thể gọi con rồng là cái ý của tượng.

Ông nói tiếp: Tượng sinh ra từ ý, cho nên nghiên-cứu tượng là để nhìn thấy được ý. Ý nhằm diễn tả hết về tượng, còn tượng nhờ lời nói mà được rõ-ràng. Cho nên lời nói là nhằm làm sáng tỏ tượng , nhưng khi biết được tượng rồi phải quên lời nói đi. Tượng là cái để giữ ý, khi được ý rồi phải quên tượng đi. Ví như cái lưới thỏ là để bắt thỏ , nhưng khi được thỏ phải quên lưới. Cái nôm là để bắt cá, nhưng khi được cá phải quên nôm. Lời nói là cái lưới của thỏ, còn tượng là cái nôm của ý vậy.

Nhận-xét: Câu này ý nói, quẻ Kiền chẳng hạn, là dùng để làm sáng-tỏ ý . Khi nghiên-cứu quẻ Kiền là để nhìn thấy được cái ý. Khi tận được ý thì tận được tượng . Tượng được sáng tỏ thì lời nói cũng được rõ-ràng.

Vì thế khi hiểu được cái tượng của con rồng thì có thể quên lời nói đã diễn-tả con rồng đi. Khi hiểu được cái ý về con rồng thì có thể quên cả con rồng di.

Cái lưới thỏ là ví với lời nói, thỏ là ví với tượng. Giữ lại lưới là để bắt được thỏ, bắt được thỏ rồi, phải quên lưới . Giữ lại nôm là để bắt cá , bắt được cá rồi phải quên nôm. Cái lưới thỏ ví với lời nói, còn nôm ví với tượng.

Ông nói tiếp: “Cho nên khi còn phải giữ lời nói đó là chưa hiểu được tượng, khi còn phải giữ tượng, đó là chưa hiểu được ý. Tượng sinh ra từ ý, thế mà khi chúng ta giữ lại cái tượng , thì cái mà chúng ta giữ lại không phải là tượng. Lời nói sinh ra từ cái tượng, thế mà khi chúng ta giữ lại lời nói thì cái mà chúng ta giữ, lại không phải là lời nói.

Thế mà, phải quên tượng thì mới được ý , phải quên lời nói thì mới được tượng. Hiểu được ý là nhờ ở quên tượng , hiểu được tượng là nhờ ở quên lời nói . Vì thế, (thánh-nhân) lập tượng là để diễn-tả hết ý, trong lúc đó tượng là cái nên quên đi, (thánh-nhân) trùng hoạch là để diễn tả hết tình, trong lúc đó hoạch là cái phải quên đi.

Nhận-xét: Câu trên ý nói rằng khi chúng ta chưa hiểu được tượng thì phải dùng lời nói, nhưng đừng quên rằng lời nói không phải là tượng, và khi chúng ta chưa hiểu được ý thì phải dùng tượng , nhưng đừng quên rằng tượng không phải là ý. Do đó, chúng ta phải quên tượng thì mới hiểu được ý, phải quên lời nói thì mới hiểu được tượng. Chúng ta phải phá bỏ cái chấp về tượng, về lời nói…thì mới đắc được ý.
Ví dụ: Thoán-từ truyên viết: “Quân tử chính dã. Duy quân tử vi năng thông thiên hạ chi chí.= Quân tử là người giữ đúng được điều chính . Chỉ có bậc quân-tử là có thể thông được cái chí của thiên-hạ.

Đại tượng truyện viết: Thiên dữ Hỏa, Đồng nhân…(Thiên và Hỏa đi đôi nhau, đó là tượng của Đồng-nhân.

So-sánh giữa từ (lời) và tượng của quẻ Đồng-nhân, chúng ta thấy rằng nếu hiểu được ý thì có thể bỏ quên tượng , nếu hiểu được cái tình đã cảm nhau ( quân-tử và thông chí) thì có thể quên đi các hào hoạch. Nói rõ hơn, nếu có sự cảm nhau giữa Trời và Lửa, giữa người này và người kia thì ta chỉ cần nhớ cái ý ‘thông thiên hạ chi chí’ mà có thể quên đi cái tượng  ‘Thiên dữ Hỏa’.

Sau khi chứng-minh sự-kiện ‘nhổ cỏ mao là để được cát, vì đồng được với cái chí của vua của nước’ trong hào sơ lục  quẻ Bĩ, ta có thể quên việc ‘nhổ cỏ mao’ đi.

Ông nhấn mạnh:
Thị cố xúc loại khả vi kỳ tượng, hợp nghĩa khả vi kỳ trưng . Nghĩa cẩu tại Kiên. Hà tất mã hồ? Nghĩa cẩu tại thuận hà tất ngưu hồ? Hào cấu hợp thuận hà tất Khôn nãi vi ngưu? Nghĩa cẩu ứng Kiên hà tất Kiền nãi vi mã? Nhi hoặc giả định mã ư kiền, án văn trách quái hữu mã vô kiền tắc ngụy thuyết tư mạn nan khả kỷ hỹ. Hỗ thế bất túc toại cập quái biến, biến hựu bất túc suy trí ngũ hành. Nhất thất kỳ nguyên xảo dũ di thậm. Túng phục hoặc trị nhi nghĩa vô sở thủ.Cái tồn tượng vong ý chi do dã. Vong tượng dĩ cầu ý nghĩa tư hiện hỹ = cho nên ( bậc Thánh-nhân) khi va chạm phải các loại thực-tế thì họ tạo ra cái tượng để (diễn -tả) và khi kết-hợp được ý-nghĩa (của tượng) thì họ sẽ làm nên cái trưng. Nếu (hợp) nghĩa nằm đầy đủ trong đức Kiện thì Thánh-nhân cần gì phải trưng ra ngựa ? Nếu (hợp) nghĩa nằm đầy đủ trong đức Thuận thì Thánh-nhân cần gì phải trưng ra Trâu? Nếu các hào tạo ra được sự hòa-hợp của đức Thuận thì quẻ Khôn cần gì phải đưa ra con trâu?. Nếu (hợp) nghĩa ứng được với đức Kiện thì quẻ Kiền cần gì phải đưa ra con ngựa?

Giả sử, nếu như cố-định luôn con ngựa trong quẻ Kiền thì đó là ép văn vào vai trò của quẻ (và ngược lại) nếu chỉ nói Ngựa mà không nói đến ý-nghĩa của quẻ Kiền thì những lý-thuyết ngụy-tạo sẽ nổi lên bừa-bãi khó mà ghi chép lại cho nổi.

Hai thể (ngựa trâu và quẻ) không  hòa-hợp được thỏa-đáng, bấy giờ sẽ nhờ đến lẽ biến của quẻ. Nếu lẽ biến của quẻ vẫn chưa đủ, sẽ suy rộng ra đến ngũ hành. Khi mà cái lẽ Nhất mất đi cái nguyên-thể của nó thì những lời xảo-ngôn ngày càng nhiều ra. Buông lỏng tượng hoặc lời thì ý-nghĩa sẽ không có chỗ dựa. Đó là lý do khiến cho người ta cố giữ tượng mà quên ý. Vai trò và ý-nghĩa của việc ‘quên tượng để tìm ý’ đã hiện rõ rồi vậy.

Nhận xét: Chữ ‘trưng’ trong câu đầu có nghĩa là sự thể-nghiệm vào thực-tế. Sự va chạm với thực-tế đưa đến việc phải tạo ra tượng. Ví-dụ như: Ngư, long, ngưu, mã…
Ta lấy thí-dụ về quan-hệ giữa đức Kiện và ngựa, dê…trong quẻ Đại-tráng.
Hào cửu tam của quẻ Kiền (ở dưới) có câu: “Con dê cúi xuống húc vào dậu, bị khốn cái sừng.”
Quan-hệ giữa đức Thuận và ngựa   nằm trong quẻ Khôn: “Trinh của con ngựa cái…” Trong hai trường-hợp trên, Vương Bật khi nêu lên vai trò trâu, ngựa, dê…chỉ đưa ra cái tượng thôi, để chứng-minh quan-hệ giữa tượng và ý.

Quan-hệ giữa các hào và lẽ Thuận đã được nhắc lại ở quẻ này. (quẻ Thiên Sơn Độn).
Hào cửu nhị có nhắc đến con bò (ngưu).
Quan-hệ giữa các hào của đức Thuận và sự hợp nghĩa được nhắc nơi quẻ này.
Hào lục nhị có nhắc đến con ngựa…

Tất cả những thí-dụ trên cho ta biết rằng chúng ta không nên chấp vào ý-nghĩa của quẻ Kiền hay là quẻ Khôn vào trâu hay dê hay ngựa…

Chúng ta cũng không được chấp vào tượng hay chấp vào lời. Ví-dụ ta không giữ thỏ, giữ cá thì chúng ta chỉ ôm cái lưới, cái nôm rỗng. Còn nếu chúng ta bỏ cái ý Kiện hoặc Thuận thì chúng ta sẽ chỉ nói suông về trâu hoặc ngựa mà thôi . (366)

CHƯƠNG IV

CHỨC-NĂNG TẠNG PHỦ
Chức năng Tạng phủ
Tâm vi chủ (tàng thần)
Hình thành Kinh Mạch và Ngũ vận lục khí
Hình thành ‘can chi’
Lục Dương lục Âm ở túc (chân)
Vận-khí chủ bệnh
Lục khí vi bệnh tổng ca
Lục kinh (hình thành)
Tam Dương, tam Âm kinh
Kinh mạch & số ngày vượng của lục-khí trong năm.
Chiếc vòng ngọc
Vấn-đề giao cảm của Thiên Địa.
Phép ‘Dưỡng-sinh’
Vệ-khí của con người. 
Thời sinh-học: thuật Dưỡng-sinh
Tổng-luận

Thiên ‘Linh lan bí điển’ (Tố vấn 8) trình bày về vai trò ‘ quan’ của tạng phủ:
Chữ ‘quan’ mang một ý nghĩa đặc biệt từ ‘hành chính’ đến y-học. Nói đơn giản, một triều đại có ông vua thì có những người thay mặt ông vua làm công tác cai trị, lãnh đạo, quản lý. Ta gọi đó là ‘Quan’ . Cũng vậy, triều Nhà Hán là triều đại có qui mô tổ chức trung ương và từ trung ương mở rộng qua vai trò của ‘quan lại…’. Hoàng-đế Nội-kinh và Thương-hàn-luận, Kim-quỹ yếu lược là những tác phẩm xuất-hiện dưới triều Hán, cho nên nội dung cũng đã vay mượn những khái-niệm của chính quyền vào y-học.

Ví dụ quan: Quân, Thần, Tá, Sứ… Như vậy quan ở đây được gán cho nhiệm-vụ của mỗi tạng-phủ trong công tác vận-hành, điều-khiển cơ thể trước ‘sự sống’ của con người. Vì thế trong khi dịch, tôi xin dùng lại chữ ‘quan’ với tất cả hàm nghĩa của nó mà không thêm vào với nó một chữ nào khác.

Đường Dung Xuyên nói: “Chữ Quan ý nói sự ‘điều-hành’ đối với một công tác nào đó (: tư). Khi mà con người không bệnh thì ‘quan’ làm tròn chức năng của nó một cách hữu hiệu. Nhưng khi có bệnh thì nó mất đi vai trò ‘lãnh đạo điều hành’ của mình”.

TÂM:
Tâm giả, quân chủ chi quan, thần minh xuất yên:
(Tâm đóng vai trò ‘quan’ thuộc về quân chủ, thần minh xuất ra từ đó.

Đường Dung Xuyên chú: “Tâm đóng vai quân chủ trong thân thể. Nội Kinh nói: “Thận chủ tủy, tủy do thận tinh sinh ra”. Thận và Tâm cùng giao nhau để làm nhiệm-vụ chung. Màn tủy thông với Tâm, đó là con đường thần giao với Tâm, cả hai hợp lại thành quẻ LY (), giữa quẻ Ly có tượng của quẻ Khảm, vì thế nó có thể  ‘điều hành’ được thần minh…Đây cũng là con đường ‘Thủy tế Hỏa’. Khi mà chân tinh hợp được bên trong thì ‘chân quang’ phát sáng ra ngoài, thế là ‘Thần minh’ xuất ra vậy. Bởi vì Tâm thuộc hỏa có ánh sang, Tủy thuộc Thận thủy có khả năng thu nhận và dãn rộng ra khí sang. Tâm thần lên trên rót vào não tủy làm cho ánh sáng cùng soi nhau vạn vật được sáng ra. (Xem lại Tâm tàng Thần, và Thận tàng Chí).”

PHẾ:
Phế giả, tướng phó chi quan, trị tiết xuất yên”.
(Phế có vai trò ‘quan’ nhằm làm phụ tá lo việc điều tiết, việc điều tiết từ đó mà ra ).
Đ Dung Xuyên chú: “Tâm thuộc quân chủ, Phế nằm ngoài Tâm nhằm làm phụ tá cho Tâm . Tâm hỏa rất sợ bị thái quá, vì thế Phế có nhiệm vụ làm ‘thanh khí’, bảo vệ cho Tâm . Đây ví như Sư phó 師傅: ‘ông thầy giúp, phụ trợ’ cho bậc quân chủ. Đó là ý nghĩa của câu ‘ tướng phó chi quan’…Tâm hỏa thái quá thì khí hữu dư, thượng nghịch, Tâm hỏa bất túc thì tiêu chảy bên dưới…tức là Phế không làm tròn vai trò điều tiết của mình … Chỉ có Phế chế được Tâm hỏa làm cho nó không thái quá, Phế tiết được Tâm hỏa không làm cho nó bị bất cập…”

CAN
Can giả, tướng quân chi quan, mưu lự xuất yên ( Can đóng vai ‘quan’ thuộc về tướng quân, mưu lự xuất ra từ đó).

Đ.Dung Xuyên chú: “Âm dương trong thân người, Âm chủ về tĩnh, tĩnh có vai trò thủ: (): ‘Giữ gìn’; Dương chủ về động, động có vai trò làm việc. Can thuộc kinh Quyết-âm, đó là giai-đoạn âm tận. Vì thế tính của nó là kiên nhẫn mà ‘thủ thường’. Khí ‘trung hiện’ của Quyết-âm  là Thiếu-dương. Âm tận thì Dương sinh . Đởm hỏa sinh và ở trong Can, đó là trong âm có hàm chứa dương . Khi dương khí phát động thì ‘hữu vi: làm việc), mưu lự xuất ra từ đó. Vì thế người xưa gọi Can là ‘Tướng quân chi quan’. Khi Can khí bị hoành nghịch, hành động cuồng loạn, Can khí bị hư nhược thì hành động nhút-nhát.”

ĐỞM:
Đởm giả, trung chính chi quan, quyết đoán xuất yên (Đởm đóng vai trò ‘quan’ thuộc trung chính, quyết đoán xuất ra từ đó ).

 Đ.DXuyên chú: “Đởm chủ tướng hỏa, đó là khí sinh ra từ Can mộc … Nếu luận về trấp, một người Đởm trấp đầy đủ người đó không sợ sệt. Nếu luận về khí, khi Đởm hỏa vượng thì người đó không sợ sệt . Khi Đởm khí thái quá thì bất đắc trung , bất đắc chính, vì thế mà người đó hành động ngang dọc, bạo hung. Khi Đởm khí bất cập, người đó mỗi việc đều sợ sệt, nhút nhát. Đó cũng là hành động mất đi lẽ ‘trung chính’. Đởm khí không cương cũng không nhu  thì người đó làm tròn ‘trung chính chiquan’, khi gặp việc sẽ quyết đoán rạch ròi . Nếu luận chung giữa Can và Đởm thì Can là tạng Dương trong Âm chủ về ‘mưu’, Đởm là Dương xuất ra từ Âm nên chủ về quyết-đoán”.

CHIÊN-TRUNG:
(5) 膻中者臣使之官喜樂出焉
(Chiên trung có vai trò ‘quan’ của thần sứ, hỉ lạc xuất ra từ đây.)

Đ Dung Xuyên chú: “Chữ  ‘chiên :’ ở đây chỉ vào màn mỡ bọc trước ngực , bao bọc vào trong gắn với hông sườn và cột sống. Nó che trọc khí. Cách mạc chính là ‘chiên’, Tâm bào lạc lại nằm ở giữa vùng chiên trung …Tâm bào lạc thay mặt cho Tâm tuyên bố mệnh lệnh nằm ở giữa của vùng ‘chiên cách’, cho nên mới có tên là ‘chiên trung’. Nó thuộc về tướng hỏa , nó lại chủ về huyết , dùng huyết để ‘tế‘’ Hỏa, nhờ đó mà được điều hòa chứ không mãnh liệt, vì thế mới nói rằng nó chủ về  ‘hỉ lạc’. Khi Tâm bị ưu sầu thì hỏa của bào lạc không tuyên phát . Tâm quá ‘Hỉ’ thì hỏa của bào lạc thịnh lên. Tây y mô tả phần trên của Tâm có bọc một lớp màn mỡ , đó tức là bào-lạc. Tây y lại không rõ vai trò của bào-lạc.”

TỲ VỊ
(6) .
Tỳ vị giả, thương lẫm chi quan, ngũ vị xuất yên:
 ( Tỳ và Vị có vai trò ‘quan’ của kho lúa , ngũ vị xuất ra từ đó.)
Đ D Xuyên chú: “ Mỗi một tạng phủ đều được gọi bằng một ‘quan’. Duy có Tỳ và Vị lại hợp nhau để gọi có một ‘quan’. Tại sao?

Bởi vì Vị chủ về nạp cốc, Tỳ chủ về tiêu cốc, cả hai hợp lại sau đó mới thành công , gọi chung Tỳ Vị là ‘thương lẫm chi quan’, ý nói Tỳ Vị chủ tiêu nạp ngũ cốc. Câu  ‘ngũ vị xuất yên’ ý nói trong ngũ cốc đều hàm đủ ngũ vị. Cốc vị nhập vào Vị hóa thành trấp dịch, do Tỳ đưa ra đến ngũ tạng. Câu  ‘xuất yên’ ý nói (cốc khí) xuất Tỳ Vị để đạt  đến tạng phủ doanh vệ . Nếu Vị không nạp cốc thì ngũ vị sẽ không nhập, Vị thuộc Dương, nên dùng phép ‘táo’. Khi Tỳ không hóa cốc thì ngũ vị không đạt ra đến các tạng. Tỳ thuộc Âm, nên dùng phép ‘ tư’ .”

TIỂU TRƯỜNG:
(7) 小腸者
Tiểu trường giả, thọ thình chi quan, hóa vật xuất yên:
Đ DXuyên chú: “Tiểu trường bên trên tiếp với Vị. Phàm những thức ăn uống mà Vị nạp vào đều ‘nhận và chứa’ vào Tiểu-trường. Toàn thể Tiểu-trường đều liên hệ với các màn mỡ. Trong các màn mỡ ấy có những vi huyết quản li-ti thông với Tiểu-trường. Đởm trấp đi từ những huyết quản vi-ti đó rót vào trong Tiểu-trường nhằm giúp cho Tiểu-trường hóa vật. Tỳ trấp cũng rót vào Tiểu-trường để hóa vật. Tinh trấp của hóa vật ra khỏi Tiểu-trường theo các màn đó để đi đến các tạng. Đó là ý-nghĩa câu ‘hóa vật xuất yên’. Các màn mỡ của Tiểu-trường chính là Trung-tiêu, thuộc vào Tỳ.

Tiểu-trường lại thuộc vào Tâm hệ. Con đường thông nhau giữa Tâm và Tiểu-trường do các màn mỡ của Tam-tiêu. Nó lên khỏi cách-mạc để đến Bào-lạc, rồi đạt đến Tâm. Nếu Tâm đưa nhiệt xuống Tiểu-trường sẽ làm cho hóa vật không xuất ra được và thành bệnh ‘lỵ ‘ và bệnh ‘lâm’. Nếu Tỳ âm bất túc thì Trung-tiêu  không làm tròn vai trò ‘chứa đựng’, bệnh ‘cách thực và đại tiện kết’. Nếu tướng hỏa của Tam-tiêu bất túc không hơ nóng và hóa được thủy-cốc sẽ thành bệnh tiêu ‘lỏng’. Tây-y có nói chứng viêm Tiểu-trường , đó là chứng ‘tiết, lỵ, Trường ung’ ở Đông y…Những gì mà Tiểu-trường ‘chứa đựng’ chỉ là thức ăn (thực vật), thuộc Âm-chất. Trong lúc đó uống nước mới hóa khí, còn ăn cơm chỉ hóa huyết . Thực vật ở Tiểu-trường chỉ hóa thành ‘dịch trấp’ thôi, nó xuất ra lên trên để ‘phụng’ cho Tâm sinh ra huyết . Vì thế mới gọi Tiểu-trường là phủ của Tâm, nơi cúng ứng ‘tài ’ cho Tâm hóa huyết.”

ĐẠI TRƯỜNG:
(8) Đại trường giả, truyền đạo chi quan, biến hóa xuất yên:
Đ D Xuyên chú: “Câu ‘biến hóa xuất’ ý nói những gì đưa từ Tiểu-trường đến Đại-trường thì tinh trấp đã hóa hết rồi , nó sẽ biến thành chất bả để xuất ra ngoài. Tại sao nó lại ra ngoài được ? Tất cả đều nhờ vào giai trò ‘truyền đạo: đưa đường, dẫn lối’ của Đại-trường. Tại sao Đại-trường lại có thể  ‘đưa đường’ được? Chính vì nó là phủ của Phế. Phế khí đạt xuống tới bên đưới làm cho Đại-trường truyền đạo ra ngoài giang môn, lợi cho đại-tiện. Muốn lợi được đại-tiện tất phải điều Phế-khí.”

THẬN:
(9) Thận giả, tác cường chi quan, kỹ xảo xuất yên:
Đ D Xuyên chú: “Tây y nói rằng tài trí và sức lực con người là do ở não tủy. Nhưng nếu hỏi não tủy là gì thì Tây y không nêu ra được nguồn gốc. (Theo Đông-y) tủy do Thận-tinh sinh ra, tinh túc thì thủy túc. Tủy nằm trong cốt. Tủy túc thì cốt ‘cường: mạnh’, đó là ý nghĩa ‘tác cường chi quan’, và do đó mà người tủy túc thì tài-trí hơn người. Tinh sinh ra Thần (xem lại mục ‘Tâm tàng Thần’). Tinh túc thì Thần cường, người đó làm việc nhiều ‘kỹ xảo’. Nếu người nào tủy bất túc thì lực bất cường , tinh bất túc thì lực yếu kém . Tây y nói về tủy rất nhiều nhưng phép trị về tủy thì ít, có lẽ vì họ không biết rằng tủy là do Thận sinh ra . Vì thế họ không biết phải trị vào đâu. Những hiểu biết của các nhà y-học cận đại chỉ biết Thận mà không biết tủy , họ chỉ làm trò cười cho Tây-y mà thôi . Họ đâu biết rằng các Thánh-nhân viết ra Nội-kinh đã có những bài luận về ‘tủy hải’, về ‘cốt không luận’, họ cũng kết hợp để luận chung giữa Thận và tủy, quá rõ ràng. Trình độ của các vị thánh-nhân thời cổ, muôn đời không ai bì được!”

TAM-TIÊU:
(10) Tam-tiêu giả, quyết độc chi quan, thủy đạo xuất yên:

Vấn đề này rất quan trọng, ở đây xin tóm tắt lời chú của Đường Dung Xuyên mà thôi. Ông nói: “Tây-y nói rằng khi uống nước vào Vị, xung quanh Vị đều có những huyết quản li-ti hấp hết nước vào các màn mỡ để đưa vào Bàng-quang.Vật mà Tây-y gọi là ‘màn mỡ giăng’ tức là cái mà Đông-y gọi là Tam-tiêu , nó giăng khắp châu than. Đó là ý nghĩa câu  nói  ‘Tam tiêu giả, quyết độc chi quan , thủy đạo xuất yên: Tam-tiêu là  ‘quan’ khai ngòi lạch nước, thủy đạo xuất ra từ đây’.Cái ‘Căn: rễ’ của Tam-tiêu xuất ra từ Thận . Giữa hai quả Thận nối liền nhau bằng một ‘du mạc: màn mỡ’, nó xuyên quán đến cột sống, gọi là ‘Mệnh-môn’(命門). Nguồn của Tam-tiêu là ở đây . Các màn mỡ trong chu thân đều xuất ra từ đây lên đến Can, ngực Bào-lạc, Phế-hệ đến cổ họng. Phần ra ngoài của nó chính là những màn giăng khắp tay chân, lưng ngực (trước ngực). Đó là ‘tấu ly’. Đó là Thượng-tiêu. Phần tấu-lý ở bụng lưng là Trung-tiêu. Phần ở Đại-trường, bàng-quang, Bào-thất, thiếu phúc là Hạ-tiêu. Con người uống nước vào do Tam-tiêu mà nước xuống tới bàng-quang . Được vậy là việc ‘khai ngòi lạch nước’ được thông sướng.

Trường hợp Tam-tiêu bất lợi sẽ làm cho thủy đạo bế bên ngoài thành chứng thủng trướng. Tây-y biết quá rõ về hình dáng của các màn mỡ này, nhưng không gọi nó là Tam tiêu, cũng không biết các màn mỡ này bắt nguồn từ đâu và có nhiệm-vụ gì , vai trò ‘khí hóa’như thế nào!
Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở phần sau.

BÀNG QUANG:
(11) Bàng-quang giả, châu đô chi quan, tân dịch tàng yên, khí hóa tắc năng xuất yên.
Đ D Xuyên chú: “ Con người khi uống nước vào Vị, đều được nhập vào Bàng-quang. Bàng-quang được xem như là ‘bến nước’ (Châu đô chi quan). Người ta chỉ biết Bàng-quang chủ về ‘niệu: nước tiểu’ nhưng không biết rằng thủy nhập vào Bàng-quang, nó sẽ hóa khí để đi lên trên thành ‘tân dịch’. Phần trọc còn dư lại mới thải ra ngoài, đó là nước tiểu. Kinh văn đã nhấn mạnh ‘Khí hóa mới có thể xuất ra’. Đây là nói ‘xuất ra tân dịch’, chứ không phải xuất ra nước tiểu bên ngoài. Từ đời Đường về sau người ta không biết đến hai chữ ‘khí hóa này’. Nay tôi xin nói rõ ra đây: khi nào hỏa giao được đến thủy thì thủy hóa thành khí…Thủy Hỏa trong con người giao nhau như thể nào? Vì Tâm chủ hỏa, mũi hít như thế nào, đó là khí Thiên Dương, cũng thuộc Hỏa… Khí này qua Tâm hệ cùng dẫn Tâm hỏa đi xuống nhập vào dưới rún, tức Khí-hải. Ở con gái đây là bào-cung. Kinh nói  ‘Bàng-quang là cái bào thất’. Bào ở đây là một màn mỡ tạo thành một cái ‘thất :buồng’ to mà hẹp, có thể phình ra mà cũng có thể co vào. Thực sự nó to hơn Bàng-quang và chỉ cách Bàng-quang có một lớp màn, nó thông với Bàng-quang bằng những huyết quản li-ti. Phàm khi người ta hít khí Thiên Dương vào . Khí này sẽ hợp với Tâm hỏa xuống đến bào-trung để chưng cất thủy của Bàng-quang hóa thành khí…Thủy của Bàng-quang khi hóa thành khí nó sẽ ra khỏi Bàng-quang nhập vào Bào-trung, nó trở lên theo đường khí xung , dọc theo rún, lên đến cách nhập vào Phế rồi thoát ra bằng mũi và miệng …Khí này thoát ra ở miệng,mũi và tạng phủ chính là ‘tân dịch’. Nếu nó thoát ra bằng đường miệng mũi là hiển nhiên thì nó cũng thoát ra bằng con đường bì mao nhằm làm ấm, làm nhuận cơ nhục thành mồ-hôi. Đây chính là ý nghĩa nói rằng ‘Khí-hóa thì tân-dịch có thể xuất ra’ vậy.

Người già tiểu nhiều chính vì ‘hóa khí’ ít mà thủy chất nhiều, người trai trẻ tiểu ít, là khí hóa nhiều mà thủy chất ít…Hấp thì đi theo cột sống để nhập vào, do Đốc-mạch làm chủ. Hô thì đi theo cách để ra do Nhâm-mạch làm chủ. Hấp vào là Dương khí vào , đó là Hỏa đến giao với Thủy. Hô ra là Âm ra, khí trở lại thành Thủy . Hô hấp tuần hoàn, đó là bí-quyết của ĐẠO-GIA. Chính Nội-kinh đã nói rõ điều này, bằng con đường  ‘khí hóa’…

Nếu Hỏa không đủ để chưng cất Thủy thì tân dịch không thăng, khí không được hóa. Còn như Thủy không đủ để tế Hỏa thì tân dịch bị cạn khô , thủy không xuống được.”

Đường Dung Xuyên đã nhấn mạnh và tóm- tắt vấn-đề tạng phủ một cách tuyệt vời như sau: “Khi nói về những ‘hợp’ của tạng phủ , chúng ta thấy chỉ có ‘ngũ tạng lục phủ mà thôi. Ở đây, trong Linh lan bí điển, ta lại thấy có thêm một tạng ‘Chiên-trung’, như vậy là đúng Lục tạng, lục phủ, như vậy là khá đầy đủ. Vả lại, Thận có đủ Thủy và Hỏa , trong đó phần thuộc Hỏa là Mệnh-môn . Vì thế câu trên đã nói ‘ Thiếu dương thuộc Thận’, đó là nói Tướng Hỏa của Tam-tiêu lấy  ‘rễ’ ở Mệnh-môn vậy. Câu ‘Thận lên trên liên-hệ đến Phế’ ý nói quan-hệ Kim và Thủy tương sinh và Bàng-quang là phủ. Lại nói ‘cho nên nó: tướng : lãnh đạo cả hai tạng’, đây là nói Thận và Mệnh-môn có thể chia làm hai tạng để phối với Tam-tiêu và Bàng-quang (2 phủ).

Sách Nan-kinh xem phía tả là Thận, phía Hữu là Mệnh-môn, ắt hẵn có cái lý của nó. Tuy nhiên khi nói ‘ngũ-tạng lục phủ’ là chỉ nói lên cái yếu chỉ của nó mà thôi. Còn khi nói ‘lục tạng lục phủ’ là nói đầy đủ về ‘vật’ vậy.

Ngoài ra, thêm vào Mệnh-môn thì lại trở thành thất tạng lục phủ, như thế là có một số ‘lẽ’. Chúng ta thấy rằng con số ‘奇耦: cơ ngẫu’ (lẻ chẵn) trong Thiên Địa Âm Dương không có chỗ nào không có mang số lẻ chẵn. Đó là ý ( mà Kinh-Dịch) đã nói “ tham ngũ thác tổng: 參伍錯綜’. Nói như vậy mới nói hết được lẽ biến-hóa  trong Trời Đất. Tạng phủ của con người cũng ứng theo lẽ đó. Vì thế trong Kinh có ‘Kỳ kinh’, trong tạng phủ cũng có số ‘lẻ’ vậy.”

CÁI TÂM LÀ CHỦ VỀ TINH THẦN
Chúng ta vừa trình bày sự vận-hành, giao-cảm của Âm Dương hóa-sanh vạn-vật, con người. Đó là con đường giao-cảm theo ‘chính khí’, theo Thiên Địa cảm’…hết sức tự nhiên, cũng từ đó, nếu có một lúc nào, một chỗ nào không vận-hành đúng ‘Đạo’ thì mưa gió không hòa, con người sẽ sinh ra bệnh tật.

Thiên ‘Âm Dương ứng tượng đại luận’ (Tố vấn 5) đã mô tả tổng-quát: Mùa đông bị thương bởi Hàn-khí thì mùa xuân bị bệnh ôn; mùa xuân bị thương bởi Phong-khí thì mùa hạ bị bệnh tiêu chảy; mùa hạ bị thương bởi Thử-khí thì mùa thu bị bệnh sốt-rét; mùa thu bị thương bởi ‘Thấp-khí’ thì mùa đông bị bệnh ho-hen”.

Thiên ‘Linh lan bí điển’ (Tố-vấn 8) sau khi trình bày về vai trò ‘quan’ của các tạng phủ, đã kết-luận: “ cho nên nếu ‘chúa’ sáng-suốt thì dân ở dưới được an. Lấy đó mà dưỡng-sinh thì thọ…Nếu ‘chúa’ bất minh thì cả 12 ‘quan’ đều bị nguy, khiến cho cái ‘Đạo’ bị bế-tắc, không thông, hình-thân mới bị ‘thương’, lấy đó mà dưỡng-sinh thì nguy.

Theo Trương Cảnh Thông thì ‘chúa’ đây là Tâm , đóng vai trò của ‘quân-chủ’. Tâm thuộc quẻ Ly : là tượng của sự sáng sủa, nó là thần-minh trong người. Tâm mất sáng-suốt thì 12 quan sẽ bị nguy, con người sẽ bị bệnh…

Chúng ta còn nhớ, trong phần nói về ‘Phế tàng Phách’ : “Chứng Bách-hợp bệnh) mô-tả Hồn và Phách bị phiền nhiểu. Tôi xin trình bày lại như sau.
Chương ‘Bách hợp hồ hoặc Âm Dương độc bệnh chứng trị đệ tam’ sách Kim-quỹ yếu lược viết:

DỊCH NGHĨA ( với lời thiển chú của Trần Tu-Viên)..
 “ Luận-văn viết: Bách-hợp bệnh phân ra làm trăm mạch nhưng hợp lại thì ‘nhất tông’ Không thể phân biệt bằng kinh lạc, vậy mà vẫn cứ xãy ra bệnh. Thứ-tự xãy ra như ý muốn ăn nhưng lại không ăn được. Miệng muốn nói nhưng không nói được, chỉ thường lặng thinh . Muốn nằm nhưng lại bồn chồn không nằm được . Muốn đi nhưng lại lười nê không đi được…Việc ăn uống có lúc ăn thấy ngon, có lúc không muốn ăn , như là đang ngửi thấy mùi hôi ở thức ăn, người như hàn mà không hàn , như nhiệt mà không nhiệt, miệng đắng, tiểu-tiện màu xích (đỏ), các dược loại không trị khỏi, có khi uống thuốc vào lại bệnh nặng hơn, lợi và thổ, ví như đang có bị cái gì như thần linh đang đâu đây, trong lúc đó thì thân và hình như hòa (bình thường).
(Các chứng trên đây, toàn do hoảng hốt, tới lui chẳng có cái tượng nào để làm bằng luận bệnh, chỉ còn bằng vào mạch và việc tiểu-tiện mà thôi .Nếu quả thực biết rằng đang nhiệt thì thấy mạch vi sác.(Mạch sác là Thái-dương, mạch của nó lên đến đỉnh đầu . Khi đi tiểu mà đầu thống đó là Thái-dương đang chợt hư khí của nhiệt thừa lên, Nay) mỗi lần đi tiểu (thì) đầu (môi lần) bị thống, (đó là nhiệt khí đã đến lúc thậm, phải cần đến) 60 trở lại. Âm-khí trở lại thì Dương-tà mới bình. Sau đó) mới hết bệnh. Nếu trong lúc đi tiểu mà đầu không thống, ngoài da hơi rờn-rợn (đó là lúc bệnh đi đến nơi cạn, như vậy khoảng chừng) 40 ngày (thì có thể) khỏi bệnh. Nếu (lúc) đi tiểu được thông khoái chỉ có đầu bị choáng-váng thôi ( đó lại được cạn hơn, chỉ cần) 20 ngày (thì có thể) khỏi bệnh. Cái chứng của bệnh (Bách-hợp này ) phần lớn do ở đại bệnh do thương hàn gây ra, sau đó mới  hiện ra ) hoặc có khi chưa bị bệnh thì đã có những biểu-hiện hiện ra, (nếu Phế, khi mà Phế khí không thanh thì dù đang thức, tỉnh mà như thấy thần-linh .Cái lý này có thể hợp lại để xem xét. Tiết này lại đề cập đến vấn đề tiểu-tiện  màu đỏ. Và tiếp theo thì chỉ nhấn mạnh đến việc tiểu-tiện . Bởi vì Phế chủ về thủy đạo, khi thủy bị trọc sẽ là lý do gây bệnh, thủy được thanh sẽ là con đường đi đến khỏi bệnh. Đến như vấn đề biện chứng ‘thiển và thêm’ , thứ nhất nói ‘đầu thống’, tiếp theo nói  ‘đầu không thống mà da rờn-rợn’, sau cùng là ‘đầu choáng váng’. Lời thiển chú chỉ nhắm vào Kinh thái-dương  để luận, nhưng nếu nhìn kỹ vào câu văn, chúng ta thấy luận về vai trò của não-tủy . Vì thế khi nói đến  ‘thống’ tức là nói đến  ‘thậm’, còn như ‘bất thống’ tức là nói đến  ‘thiển’. Đầu thống thuộc Thái-dương thì’thiển’ ở biểu, không thể thâm được. Ta thấy rằng Phế khí thông lên đến não rồi đạt ra đến mũi theo đường thẳng. Căn cứ vào não tủy để phân biệt sự  ‘sâu cạn’ thì cái lý rất là sâu sắc vậy .

Dưới đây ông Trình Vân-Lai trong khi chưa nhập vào bên trong tạng phủ nhưng mà Dương-khí đã yếu, do đó phải 40 ngày mới khỏi. Nếu nước tiểu ra một cách sướng-khoái chỉ có đầu là bị choáng váng, đó là tà khí còn ở cạn, chứng tỏ Âm Dương đang hòa-sướng,, khí vinh-vệ thông-lợi, tạng phủ không thọ tà , bên ngoài không bị rờn-rợn, như vậy là Dương-khí còn vững vàng . Đầu bị choáng váng là do tà khí đang ở tại Dương-phận. Dương khí thực thì không bị ảnh-hưởng của tà khí , vì thế mà đầu chỉ choáng-váng chứ không thống, do đó mà 20 ngày sau bệnh khỏi.”

 Lời chính của Đường Dung Xuyên: “ Người già hay trẻ con, trong lúc đi tiểu mà phải lắc đầu, đều do ở Dương hư và tủy bất túc . Nếu là Bách-hợp bệnh thì nước tiểu đỏ, đầu thống khác với đầu dao(lắc dầu), vì nó do Dương-khí hữu dư làm cho tủy thọ bệnh. Nếu là Tây-y, khi giải-phẩu sẽ thấy bị viêm màn não. Trình Vân-Lai trong khi luận về bệnh này có đề cập đến vai trò của não tủy, rất tinh, nhưng ông vẫn cho Bách-hợp bệnh chỉ thuộc Dương-hư, biện chứng như vậy là chưa đúng.”

Chương này viết tiếp:
Bách-hợp bệnh, phát hãn hậu giả, Bách-hợp tri-mẫu thang chủ chi.( Bách-hợp bệnh, sau khi đã phát hạn (vì không nên phát hạn mà lại phát hạn để đến nỗi tân dịch bị suy cạnvì thế nên) dùng ‘Bách-hợp tri mẫu thang’ làm chủ.
Bách hợp Tri mẫu thang phương:
Bách hơp: 10 củ
Tri mẫu : 3 lượng
Trước hết dùng nước rữa Bách hợp, ngâm một đêm, khi có bọt nổi lên, bỏ nước này, đặc-biệt dùng nước suối 2 thăng sắc còn 1 thăng , bỏ xác; ngoài ra dùng nước suối 2 thăng sắc Tri mẫu còn một thăng. Sau đó sắc chung nhau còn lại một thăng 5 phân, chia ra uống ấm.

Nam Nguyên Tê chú: “Trăm mạch đều về triều với Phế. Nay trăm mạch đều bệnh, bệnh-hình phức-tạp, không thể trị tất cả, chỉ trị mỗi mình Phế mà thôi. Phế chủ khí, khí gây bệnh, nếu không phải  ‘thực để rồi không thuận’ thì sẽ ‘hư để rồi bất-túc’. Bách hợp có thể trị cái thực của tà-khí đồng thời có thể trị ‘bổ’ cái hư của chính-khí. Tri-mẫu nhập vào Phế Kim, làm ích thêm cái nguồn nước, bên dưới nó làm thông Bàng-quang khiến cho khí của Thiên và thủy hợp nhau, do đó mà âm-khí đang bị thương sẽ được chuyển biến. Sau đó tà-khí sẽ theo đường tiểu-tiện để ra ngoài. Neus như cho phát hạn một cách sai lầm sẽ thương đến Âm. Hạn thuộc dịch của Âm . Âm dịch bị thương , chúng ta nên dùng thang này để duy-trì  Dương-khí. Duy-trì Dương-khí có nghĩa là cứu Âm-khí.”

Đ DXuyên bổ: “Bách-hợp có hoa quay xuống như hình cái chuông, giống như hình-tượng của Phế. Rễ của nó có nhiều cánh và hợp nhau thành một, đó là ‘trăm mạch hợp lại thành một tông’. Vì thế nó vai trò ‘quân’, ‘chủ’. Sắc thì riêng ra nhưng uống thì hợp lại, đó là hai loại dược hợp lại để đạt đến ‘ công’ lớn nhất…”

        Bách hợp bệnh, há chi hậu giả, Bách hợp Hoạt thạch đại giả thang chủ chi = Bách-hợp bệnh, sau khi đã dùng phép há ( vì không nên há (xổ) mà lại há để đến nổi nhiệt nhập xuống dưới vì thế nên dùng Bách-hợp Hoạt thạch đại giả thang làm chủ..

Bách hợp hoạt thạch Đại giả thang phương :
Bách-hợp : 7 củ
Hoạt thạch : 3 lượng nghiền nát dùng vải bọc lại,
Đại giả thạch: to bằng viên đạn, 1 viên nghiền nát bọc vải.

Bách hợp thì sắc như cách nói trên. Ngoài ra dùng nước suối 2 thăng sắc Hoạt-thạch, Đại giả thạch còn 1 thăng, bỏ xác. Sau đó sắc chung nhau còn lại 1 thăng 5 phân, chia ra uống ấm 2 lần .

Nam Nguyên Tê chú: “Khi cho ‘há: xổ’ một cách sai lầm thì nhiệt tất phải hãm xuống, Nhiệt hãm ắt sẽ làm thương đến Âm-khí ở Hạ-tiêu, vì thế nên dùng Bách-hợp để thanh bổ Phế Kim, dẫn động nguồn nước; dùng Đại-giả thạch để trấn Ly Hỏa làm cho nó không thể bốc lên trên; dùng Hoạt-thạch để dẫn Nhiệt-khí, thông được Thủy-phủ. Như vậy, tà-khí đang bị hãm sẽ theo đường tiểu-tiện mà ra ngoài, không còn cái lo Âm bị đốt nóng. Đây chính là phép ‘kiến Dương cứu Âm.”

Vương Tấn-Tam chú: “Khi cho ‘xổ sai làm thương đến Thiếu-âm’ lúc đi tiểu sẽ thấy rờn-rợn , dùng Hoạt-thạch trên thông với Phế , dưới thông với Dương của Thái-dương , Lại sợ rằng Hoạt-thạch thông với phủ, Lợi với khiếu là xuất mồ-hôi, cho nên lại dùng giả-thạch trấn trở lại khí của Tâm kinh  nhằm ngăn không cho mồ-hôi ra. Đây là pháp ‘Âm bệnh cứu Dương’.”

Bách hợp bệnh, thổ chi hậu giả, Bách-hợp kê tử thang chủ chi.  = Bách-hợp bệnh, sau khi đã dùng phép thổ (vì không nên thổ mà lại cho thổ, để đến nỗi thương đến tạng Âm bên trong, vì thế nên) dùng Bách hợp kê tử thang làm chủ.

Bách hợp Kê tử thang phương:
Bách-hợp: 7 củ chẻ ra
Kê tử hoàng : 1 quả.
Bách-hợp thì sắc như cách nói trên, cho lòng đỏ trứng vào khuấy đều , sắc còn 5 phân, uống ấm.
Nam Nguyên Tê chú: “Sau khi ‘thổ và há: ói và xổ’ mà bị thương đó là bệnh ở Âm. Vì Âm bị thương cho nên dùng lòng đỏ trứng để dưỡng Âm khí nơi Tâm và Vị. Bách-hợp ‘tư’ cho Phế-khí xuống dưới nhuận cho Táo. Vị là mẹ của Phế. Khi Vị an thì Phế-khí được hòa và lệnh của nó được hành. Đây cũng là dùng Âm để hòa Dương , không phạm vào việc cấm ‘công-phá Dương’.”

Vương Tấn-Tam chú: “ Cho ‘thổ’ sai lầm làm thương đến Dương-minh, dùng lòng đỏ trứng để cứu Âm của quyết-âm nhằm làm an cho Vị-khí. Cứu Quyết-âm là để trấn Dương-minh, cứu mẹ của Phế. Đây cũng là phép ‘Dương bệnh mà cứu Âm’.”

Đến đây, tôi xin trích ra một số thí-dụ về ‘Âm Dương bất hòa' gây thành bệnh. Tất nhiên, chúng ta tiếp-tục đọc và nghiên-cứu Nội Nan, Thương Kim nhiều hơn nữa.

HÌNH THÀNH KINH MẠCH VÀ NGŨ VẬN LỤC KHÍ.(294).
Chúng ta đã trình bày về ngũ tạng lục phủ hình thành và quan hệ với nhau và với Thiên Địa. Tuy nhiên, sự quan-hệ với con người trực tiếp phải qua kinh mạch. Kinh-mạch được thành hình qua sự bố trí của Tam Âm, Tam Dương . Tam Âm tam Dương lại rất tùy thuộc vào ngũ vận lục khí.
Thiên ‘Kinh biệt’ (Linh khu 11) đã nêu lên vai trò quan-trọng của 12 kinh mạch trong quan-hệ giữa con người và Thiên Địa.
Nội dung thuyết vận khí là lấy “Thiên-Địa-Nhân” kết hợp lại thảo luận.

THIÊN Có 10 Can: chia ra 5 can Dương và 5 can âm:
Dương : Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.
Âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.

THIÊN CAN HÓA VẬN
Thiên can phối hợp với ngũ-hành ứng dụng tính đại vận.:
Giáp kỹ hoá thổ, Ất canh Kim
Đinh nhâm hóa mộc tận thành lâm,
Bính tân hoá thuỷ thao thao khứ,
Mậu quý nam phương hoả diêm xâm.

Lục khí là 6 khí: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hoả phối hợp bởi địa chi để tính “TUẾ KHÍ” của mỗi năm (Năm nào thì thuộc khí nào).

 Do theo 12 chi kết hợp lại thành 6 khí: Gồm 3 âm và 3 dương để tính khách khí:
Tý Ngọ: Thiếu âm quân hoả,
Sửu mùi: Thái âm thấp thổ,
Dần thân: Thiếu dương tướng hoả,
Mẹo dậu : Dương minh táo kim
Thìn tuất: Thái dương hàn thuỷ,
Tỵ hợi: Quyết âm phong mộc

THIÊN CAN PHỐI HỢP VỚI ĐỊA CHI
Mười can (Thập thiên can) và mười hai chi (Thập nhị địa chi) kết hợp lại dùng để tính thời gian (Từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ ).

Khởi đầu của sự phối hợp giữa thiên can và địa chi là năm Giáp Tý, Ất sửu, Bính Dần…cho đến Quý Hợi thì trở lại giáp tý là tròn 60 năm . Trong 60 năm có 6 lần can giáp đứng đầu 6 chi : Giáp Tý, giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần. Mỗi con giáp làm chủ 9 năm kế theo như:
Giáp Tý: ất sửu, bính dần, đinh mẹo, mậu thìn, kỷ tỵ, canh ngọ, tân mùi, nhâm thân, quý dậu.

GiápTuất: Ất Hợi, Bính Tý……………..Quý Mùi.
Đại vận hay trung vận nói rõ sự biến hoá của khí hậu trong toàn năm ( Có 5 năm thái quá và 5 năm bất cập đi xen kẻ nhau). Năm Can dương là năm thái quá, năm can âm là năm bất cập.

Năm dương thì bản khí lưu hành:
Ví dụ: Năm hoả thái quá  thì thử nhiệt lưu hành.
Năm hoả bất cập thì hàn khí lưu hành.
Như năm Mậu là hoả vận thái quá, trong năm ấy phần nhiều là nhiệt khí thắng.
Như năm Quý là năm hoả vận bất cập thì thuỷ sẽ đến khắc hoả, làm cho khí hậu năm đó sẽ rét nhiều hơn…
Chủ vận: Cho biết sự biến hoá bình thường của khí hậu của các quí vận ( có 5 quý vận) trong năm.
Khách vận: Cho biết sự biến hoá khác thường của khí hậu trong các quý vận trong năm.
Khách khí: Để nói khí  khi bất thường (biến) như người khách đi lại bất thường, không như người chủ thì cố định.
Chủ khí: Để nói khí bình thường làm chủ ở từng mùa, chia làm 6 bước ( 24 tiết khí trong năm ở trong 6 bước đó) bắt đầu tính từ ngày Đại hàn như sau:
Khách khí di chuyển là lấy sự nhiều ít của khí âm, khí dương làm thứ tự trước sau như: quyết âm là nhất âm, thiếu âm là nhị âm, thiếu dương là nhất dương,…Mỗi năm có một khí làm chủ.

 “ Phàm gặp năm Tý, Năm Ngọ thì bất luận thiên can là gì, Khách khí cũng đều là thiếu âm tư thiên ( Thiếu âm thống suất cả khí hậu nửa đầu của năm ).

Phàm gặp năm Sửu, năm Mùi khách khí cũng đều là thái âm tư thiên …).
 (khách khí thống suất khí hậu nửa đầu của năm gọi là tư thiên, khách khí thống suất khí hậu nửa cuối của năm gọi là tại tuyền ).

VẬN KHÍ HÀNH (làm ra) BỆNH
Bênh sanh ra theo vận khí suy vượng, sanh khắc chế hóa là do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu bất thường đối với con người, chủ yếu là nhân tố gây bệnh của LỤC DÂM. Học thuyết vận khí căn cứ vào tính chất khác nhau của nguyên nhân bệnh rồi vận dụng học thuyết âm dương, ngũ hành để nói lên một cách khái quát về bệnh tình là do:
1. Bệnh tật do khí hậu khắc với tạng.
2. Bệnh tật do khí hậu ảnh hưởng đến tạng thuộc với khí ấy mà phát ra .
3. Còn có ảnh hưởng của kinh mạch , quan hệ biểu lý giữa các tạng mà phát bệnh .

Vì thuộc tính của nguyên nhân bệnh khác nhau, thể chất bệnh nhân khác nhau, cho nên tạng phủ bị bệnh và chứng trạng hiện ra tất nhiên khác nhau.

Như năm Đinh, năm Nhâm đều thuộc mộc vận, nhưng: Năm Đinh là năm Mộc vận bất cập, năm đó táo khí vượng thịnh lưu hành: con người thường dễ bị chứng trung khí hư hàn (tỳ, vị), mạng sườn đau, bụng dưới (can) đau, sôi bụng, ỉa lỏng (tỳ), nóng rét qua lại, ho, nghẹt mũi (phế).

Nhâm là mộc vận “thái quá”, năm đó phong khí vượng thịnh lưu hành: người thường mắc chứng ỉa sống phân, ăn kém, người nặng nề, suy nhược, phiền muộn hay đầy bụng, sôi bụng (Tỳ), nặng thời hay cáu giận và đầu choáng mắt hoa (Can), đau tức mạng sườn, nôn mữa nhiều.

Như năm Tý, năm Ngọ là năm thiếu âm quân hoả thống suất khí hậu của nửa đầu năm tư thiên . Dương minh táo kim thống suất khí hậu của nửa cuối năm (tại tuyền).

Thiếu âm (quân hỏa) tư thiên thì nhiệt tà vượng thịnh, con người hay mắc chứng trong ngực phiền nóng, cổ khô, mạng sườn phải đầy tức, ngoài da đau nhức, nóng rét qua lại, ho suyển, nôn ra máu, ỉa ra máu, chảy máu cam (chứng của các tạng tâm, phế, can ).

Dương minh tại tuyền thì táo khí vượng thịnh, người ta thường mắc chứng nôn khan, nôn ra mật, hay thở dài, tim sườn đau khó trở mình, nặng hơn thì con người khô háo, cổ khô, ngoài bàn chân nóng .

Vận dụng học thuyết vận khí vào chẩn đoán và điều trị chủ yếu là căn cứ vào tính chất của ngoại nhân và đặc điểm chứng trạng khi phát bệnh đồng thời nắm vững công hiệu của khí vị trong vị thuốc, theo đó mà xác định chẩn đoán và xử phương như: Phong khí thái quá mà xâm nhập vào cơ thể thì dùng thuốc cay mát.

Do khí tư thiên thắng quá mà gây nên bệnh, nếu là phong thì dùng thuốc phát tán khu phong hoả. Nếu là nhiệt thì dùng thuốc tả hoả thanh nhiệt. Nếu là thấp thì dùng thuốc táo thấp, lợi tiểu. Nếu là táo thì dùng thuốc thông hạ nhuận táo, nếu là hàn thì dùng thuốc ôn nhiệt…Đó là căn cứ vào tính chất của lục khí mà định ra phép tắc chữa bệnh, đương nhiên còn phải linh hoạt tuỳ theo thể chất từng bệnh nhân vậy.

Ngư rằng: Nơi ải Thiên Can,
Có non ngũ vận để toan việc gì.

Ngũ vận: Tức là lấy Ngũ hành phối hợp với Thiên can để tính “TUẾ VẬN” của mỗi năm (Năm nào thuộc về vận gì).

CHỦ VẬN
Đại hàn mộc vận chủ hành sơ.
Thanh minh tiền tam hoả vận cư.
Mang chủng hậu tam thổ vận thị.
Lập thu hậu lục kim vận suy.
Lập đông hậu cửu thuỷ vận chuyển.
Chu nhi phục thuỷ vạn niên như.

NGŨ VẬN CHỦ BỆNH
Giáp đảm, Ất can, Bính  tiểu trường,
Đinh tâm, Mậu vị, Kỷ tỳ hương,
Canh thuộc đại trường, Tân thuộc phế.
Nhâm thuộc bàng quang,Quý thận tàng,
Tam tiêu diệc hướng nhâm cung ký,
Bào lạc đồng qui nhập quý phương.

Thi nói về giờ chủ của Tạng Phủ:
Phế dần, Đại mão, Vị thìn cung,
Tỳ tị, Tâm ngọ, Tiểu mùi trung,
Thân bàng, Dậu thận, Tâm bào tuất,
Hợi tam, Tý Đởm, Sửu can thông.

HÌNH THÀNH LỤC KHÍ
Tý Ngọ: Thiếu-âm Quân hỏa.
Sửu Mùi: Thái-âm Thấp thổ,
Dần Thân: Thiếu-dương Tướng hỏa.
Mẹo Dậu: Dương minh táo Kim.
Thìn Tuất: Thái-dương Hàn thủy,
Tỵ Hợi: Quyết-âm Phong mộc.

CHỦ KHÍ 4 MÙA
Đại hàn quyết âm khí chi sơ
Xuân phân quân hoả nhị chi ngu.
Tiểu mảng thiếu dương phân tam khí
Đại thử thái âm tứ tướng hô.
Thu phân, dương minh ngủ vị thị.
Tiểu tuyết thái dương lục chi dư.

MỘC KHÍ: Là nguồn năng-lượng ứng với sự nãy sinh, khởi động, mùa xuân. Do đó nếu mộc khí vượng lên sẽ gây quặn thắt, nhu động khẩn trương . Mộc khí suy gây mỏi, yếu, nhu động yếu. Mộc ứng với Can (Gan).

HỎA KHÍ: Là nguồn năng-lượng thể hiện cao độ sự sống, giai-đoạn trưởng,mùa Hạ. Tính của Hỏa là phát nhiệt. Do đó Hỏa khí vượng gây viêm nhiệt, nóng sốt, đau nhức. Hỏa khí suy gây ra cảm giác quá mát (lạnh). Hỏa ứng với Tâm.

THỔ KHÍ: Là nguồn năng-lực trung-ương,(15 ngày cuối của mỗi mùa )  giữ vai trò nuôi dưỡng, chủ sự luân lưu của huyết. Thổ khí vượng làm cảnh vật chao đảo, lật ngược. Thổ khí suy gây tê, nặng, suy nhược, xây sẫm. Thổ ứng với Tỳ.

KIM KHÍ: chủ mùa Thu, là nguồn năng-lực bốc lên, thâu liễm. Do đó kim khí đầy đủ làm nhu nhuận, mịn màng. Kim khí suy sẽ gây tức, trướng, sình, sôi, khô, táo. Kim ứng với Phế.

THỦY KHÍ:Chủ mùa Đông là nguồn năng-lực tàng trữ trong người , liên-hệ đến các triệu chứng ôn, hàn, súc giảm. Thủy khí đầy đủ làm ấm-áp, linh-hoạt. Thủy khí suy khiến cho có cảm giác lạnh, bài tiết nhiều, cơ quan co rút lại . Thủy ứng với Thận.

Dựa trên nguyên-lý “Động và phản động lực”, người xưa chứng minh được sự liên-hệ của 5 luồng khí lực theo luật “Sinh khắc Ngũ-hành”.

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Ta nghe con người hợp với Thiên Đạo, bên trong có ngũ tạng để ứng với ngũ âm, ngũ sắc, ngũ thời, ngũ vị ; bên ngoài có lục phủ để ứng với  lục luật, lục luật để  ‘kiến nên’ các kinh thuộc Âm Dương, nhằm hợp với thập nhị nguyệt, thập nhị thần, thập nhị tiết , thập nhị kinh thủy, thập nhị thời, thập nhị kinh mạch. Đây là sự ứng của ngũ tạng lục phủ  với Thiên Đạo.

Ôi! Thập nhị kinh mạch là nơi mà con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để thành , nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên ; cái học (về y) bắt đầu từ đây , sự khéo léo (của người thầy thuốc phải) đạt đến (sự hiểu biết về nó). Người thầy vụng-về  thường hay đổi sự hiểu biết của mình về nó, người thầy thuốc khéo léo xem nó là vấn đề khó khăn (cần đạt đến).

Ta xin hỏi thầy về sự xuất nhập, ly hợp (của nó) như thế nào?”
Kỳ Bá cúi rập đầu xuống lạy hai lạy, đáp: “Sáng suốt thay câu hỏi của Bệ-hạ ! Đây chính là vấn đề mà người thầy thuốc vụng-về thường lơ là và người thầy thuốc khéo léo rất chú trọng, lưu tâm đến. Nay thần xin nói rõ…”

Sự hình thành của Âm Dương nơi con người tương ứng thủ túc và tạng phủ của con người, cần thiết để cho người thầy châm cứu  theo dõi trong lúc  thực hiện việc châm trị. Thiên  ‘Âm Dương hệ nhật nguyệt’ (Linh khu 41) viết:

Hoàng Đế hỏi: “Ta nghe nói Thiên thuộc Dương, Địa thuộc Âm, nhật () thuộc Dương, nguyệt () thuộc Âm. (Khí Âm Dương trên) hợp với con người như thế nào ?”.

Kỳ Bá đáp: “ Từ thắt lưng trở lên thuộc Thiên, từ thắt lưng trở xuống thuộc Địa, vì thế mới nói là Thiên thuộc Dương , Địa thuộc Âm. 12 kinh mạch của Túc nhằm ứng với 12 nguyệt (tháng). Nguyệt sinh ra từ thủy , vì thế mới nói phần dưới thuộc Âm. 10 ngón tay nhằm ứng với 10 nhật (ngày). Nhật chủ về Hỏa, vì thế mới nói phần trên thuộc Dương .”

Hoàng Đế hỏi: “Những điều đó hợp với  ‘mạch’ thế nào?”
Kỳ Bá đáp: “ Tháng Dần là tháng ‘sinh Dương’ của chính nguyệt (tháng giêng), chủ về thiếu-dương của tả túc ; tháng Vị (Mùi) là tháng 6 chủ Thiếu-dương  của hữu túc; tháng Mão là tháng Hai chủ Thái-dương của tả túc; tháng ngọ là tháng 5 chủ Thái-dương của hữu túc; tháng thìn là tháng 3 chủ Dương-minh của  tả túc;  tháng tỵ là tháng tư  chủ dương-minh của hữu túc. Đây là lúc lưỡng dương hợp nhau ở tiền , vì thế gọi là Dương-minh.

Tháng thân là tháng 7 chủ Thiếu-Âm của hữu túc, đây là tháng sinh Âm; tháng sửu là tháng 12 chủ Thiếu-Âm của tả túc; tháng dậu là tháng 8 chủ Thái-âm của hữu túc; tháng tý là tháng 11 chủ Thái-âm của tả túc; tháng tuất là tháng 9 chủ Quyết-âm của hữu túc; tháng hợi là tháng 10 chủ Quyết-âm của tả túc. Đây là lưỡng âm giao ở  ‘tận’ cho nên gọi là Quyết-âm. (2)

Giáp chủ Thiếu-dương của tả thủ ; Kỷ chủ Thiếu-dương của hữu thủ ; Ất chủ Thái-dương của tả thủ; Mậu chủ Thái-dương của hữu thủ ; Bính chủ Dương-minh của tả thủ; Đinh chủ Dương-minh của hữu thủ. Đây là giai đoạn lưỡng Hỏa cùng hợp chung nhau, cho nên gọi là Dương-minh.

Canh chủ Thiếu-âm của hữu thủ ; Quý chủ Thiếu-âm của tả-; Tân chủ Thái-âm của hữu thủ ; Nhâm chủ Thái-âm của tả thủ.(3)

Cho nên Dương của túc thuộc về Thiếu-dương trong âm; Âm của túc thuộc về Thái-âm trong âm, Dương của thủ thuộc về Thái-dương trong Dương ; âm của thủ thuộc về Thiếu-âm trong Dương . Từ thắt lưng trở lên thuộc Dương ; từ thắt lưng trở xuống thuộc Âm. (3)

Đến như ngũ tạng thì Tâm thuộc Thái-dương trong Dương; Phế thuộc Thiếu-âm trong Dương; Can thuộc Thiếu-dương trong Âm; Tỳ thuộc chí-âm trong Âm; Thận thuộc Thái-âm trong Âm. (5)”

Hoàng Đế hỏi:
 “Tháng giêng, tháng 2,tháng 3 là lúc mà ‘nhân khí’ ở tả, cho nên không được châm Dương-khí ở tả túc;
Tháng 4, tháng 5, tháng 6 là lúc mà ‘nhân khí’ở hữu, vì thế không được châm Dương khí ở hữu túc;
Tháng 7, tháng 8, tháng 9 là lúc mà ‘nhân khí ở hữu túc vì thế không được châm Âm khí ở hữu túc;
 Tháng 10, tháng 11, tháng 12 là lúc mà ‘nhân khí’ ở tả, vì thế không được châm Âm khí ở tả túc.” (6)

SỰ HÌNH THÀNH (10) THIÊN CAN VÀ (12) ĐỊA CHI
Chú-giải:
1) Yêu dĩ thượng vi Thiên ( từ thắt lưng trở lên, cho nên nói phần trên thuộc Dương.)
Trương Cảnh Thông chú: “Tích Dương thành Thiên, tích Âm thành Địa. Con người là nơi ‘hợp khí’ của Thiên Địa . Vì thế nửa thân người trở lên thuộc Dương , do Thiên khí làm chủ; nửa thân người trở xuống thuộc âm, do địa khí làm chủ . Nhật (mặt trời) ứng với Hỏa, Nguyệt (mặt trăng) ứng với Thủy. Con người bẩm thụ thủy hỏa của tiên-thiên để thành ‘hình’ (Thân)…Con người như vậy là ‘tham’ vào Thiên Địa.”

Trương Cảnh Nhạc chú: “ Nhật thuộc Dương tinh () cho nên nhật chủ về Hỏa, Nguyệt thuộc Âm tinh cho nên nguyêt sinh ra từ Thủy . Nhật thuộc Dương, số của Dương là 5. Số 5 là ‘số cơ: lẻ’ của số giữa (Dương) . Hai lần năm (2x5) là 10, vì thế thành ‘một tuần: ” có 10 nhật, dùng thập Can để ghi nhật . Nguyệt thuộc Âm, số của Âm là 6. Số 6 là ‘số ngẫu : chẳn’ của số giữa (Âm). Hai lần sáu (2x6) là 12, vì thế mỗi tuế có 12 nguyệt, dùng thập nhị chi để ghi nguyệt.

Tất cả cái đó hợp với con người thì từ thắt lưng trở lên thuộc Thiên, từ thắt lưng trở xuống thuộc Địa. Thủ (tay) nằm ở trên thắt lưng vì thế nó thuộc Dương , và cả hai bên được 10 ngón tay nhằm ứng với 10 nhật vậy. Túc (chân) nằm ở dưới thắt lưng vì thế nó thuộc Âm, và cả hai bên được gồm 12 kinh nhằm ứng với 12 nguyệt.

LỤC DƯƠNG LỤC ÂM Ở TÚC (HAI CHÂN).
2) Tháng Dần là tháng sinh Dương…gọi là Quyết-âm:
TC Nhạc chú: “Đây nói về 12 chi thuộc Âm (Thập nhị địa chi), túc cũng thuộc Âm , vì thế các kinh của Túc ứng với 12 nguyệt. Tuy nhiên, trong một tuế, nửa năm đầu thuộc Dương, cho nên nó hợp với lục Dương của Túc, nửa năm sau thuộc Âm, cho nên nó hợp với lục Âm của Túc. Hai chân của con người cũng được phân ra Âm và Dương : Tả thuộc Dương, Hữu thuộc Âm, thế là Âm Dương của thượng hạ bán niên hợp với hai chân của con người .

Vì thế tháng giêng, 2, 3 thuộc Dương trong Dương , đây là giai đoạn Dương  ‘tiến’, gọi tháng giêng là tháng sinh Dương . Dương khí tiến tiên ở Tả, tiến hậu ở Hữu. Cho nên tháng giêng chủ về Thiếu-dương  của Tả túc, tháng 2 chủ về Thái-dương của tả túc, tháng 3 chủ về Dương-minh của tả túc.; tháng 4, 5, 6 thuộc Âm trong Dương , đây là giai-đoạn Dương thoái dần , Âm sinh dần. Cho nên, tháng 4 chủ Dương-minh của hữu túc, tháng 5 chủ về Thái-dương của hữu túc, tháng 6 chủ về Thiếu-dương của hữu túc.

Nay xét  rằng Dương khí trong một tuế hội nhau ở hai tháng thìn và tỵ, đây gọi là lưỡng Dương hợp ở ‘tiền’, gọi nó là Dương-minh. Dương-minh có nghĩa là lúc Dương khí thịnh đến cực.

Tháng 7, 8, 9 thuộc Âm trong Âm, đây là giai đoạn tiến của Âm, cho nên tháng 7 gọi là tháng sinh Âm . Âm khí tiến tiên ở hữu và tiến hậu ở tả. Vì thế tháng 7 chủ về Thiếu-âm ở hữu túc , tháng 8 chủ về Thái-âm của hữu túc , tháng 9 chủ về Quyết-âm của hữu túc.

Tháng 10, 11, 12 thuộc Dương trong âm, đây là giai-đoạn Âm thoái dần , Dương sinh dần. Vì thế tháng 10 chủ về Quyết-âm của tả túc (Tỵ hợi quyết-âm phong mộc), tháng 11 chủ về Thái-âm của tả túc, tháng 12 chủ về Thiếu-âm của tả túc.

Nay xét rằng Âm-khí trong một tuế hội nhau ở hai tháng tuất và hợi. Đây gọi là lưỡng Âm giao ở ‘tận’ và gọi nó là Quyết-âm. Chữ Quyết có nghĩa là ‘tận’. Âm khí cực ở tại đây..”

3) Giáp chủ Thiếu-dương tả thủ …Nhâm chủ Thái-âm :
TC Nhạc chú: “ Đây nói về 10 Can thuộc Dương, thủ (tay) cũng thuộc Dương , vì thế các kinh ở thủy ứng với 10 nhật . Trong 10 nhật thì Mộc Hỏa Thổ chủ tiền, thuộc Dương, còn cư ở hậu là Kim và Thủy thuộc Âm. Dương ứng với Dương kinh, Âm ứng với Âm kinh …Hỏa của 10 Can gặp nhau ở Bính Đinh. Đây gọi là lưỡng Hỏa cùng hợp chung nhau vì thế mới gọi là ‘Dương-minh’ . Từ Kỷ về sau là Canh, Tân, Nhâm, Quý đều có Kim và Thủy thuộc Âm…Túc có nói đến Quyết-âm , nhưng thủ thì không nói. Bởi vì túc là nói về tuế , tuế khí gồm có 6, thủ lại nói về ‘tuần: 10’, tuần chỉ nói về ngũ-hành. Vả lại, Thủ Quyết-âm là Tâm-Bào-lạc, tạng này phụ thuộc vào Tâm, không cần phải nói.”

4) Dương của túc thuộc về Thiếu-dương …xuống thuộc âm:
TCN chú: “ Đây là các Đạo của Lưỡng-nghi và Tứ-tượng: Trong Âm không có Thái-dương, trong Dương không có Thái-âm. Túc thuộc Âm, cho nên Dương trong Âm chỉ có Thiếu-dương mà thôi. Âm trong Âm chỉ có Thái-âm. Thủ thuộc Dương, cho nên Âm trong dương chỉ có Thiếu-âm mà thôi . Dương trong Dương chỉ có Thái-dương thôi.Cho nên, lấy phần trên và dưới của thắt lưng để chia làm Âm Dương thì thủ phối với 10 Can, túc phối 12 chi. Như vậy là ‘Tam âm và Tam dương’ đều có thể ‘thuộc’ vào của chúng. Nhờ vậy, ta thấy được rằng từ thắt lưng trở lên trong Dương còn có Âm (), từ thắt lưng trở xuống trong Âm còn có Dương ().

5) Tâm thuộc Thái-dương…Thận thuộc Thái-âm trong Âm:
TC Nhạc chú: “ trong ngũ tạng,Tâm và Phế thuộc Dương, vì thế nó ‘cư: ở’ vào bộ vị trên cách, thuộc vào kinh của thủ: Can, Tỳ, Thận thuộc Âm vì thế nó ở vào bộ vị dưới Cách, thuộc vào kinh của túc. Tuy nhiên trong Âm lại còn có sự phân chia về Âm Dương …Giống với thiên ‘Kim quỹ chân ngôn luận’ đã nói Dương trong Dương là Tâm, Âm trong Dương là Phế, Âm trong Âm là Thận, Dương trong Âm là Can, Chí-âm trong Âm là Tỳ.”

6) Tháng giêng, 2, 3 là lúc nhân khí…khí ở tả túc:
TC Nhạc chú: “ Nơi nào có ‘nhân khí’ thì không thể châm vì sợ làm thương đến khí đang vượng . Nay xét thiên này chỉ thấy nói đến việc cấm kỵ về việc châm trị ở túc mà thôi, không thấy nói đến thủ, bởi vì chúng ta có thể từ những điều ở túc để suy ra đến thủ cũng được. Cho nên Giáp, Ất, Bính nằm ở Thiếu-dương, Dương-minh và Thái-dương của tả thủ . Can Kỷ, Mậu, Đinh nằm ở Thiếu-dương, Thái-dương và Dương minh của hữu thủ; Canh Tân nằm ở Thiếu-âm, Thái-âm của hữu thủ; Quý Nhâm nằm ở Thiếu-âm và Thái-âm của tả thủ., tất cả cũng đều là những nơi không thể châm được.”

Cuối thiên này Hoàng Đế cũng đặt vấn đề nói rằng trong ngũ-hành, ta thấy phương Đông thuộc Giáp Ất mộc, nó làm cho mùa xuân được vượng, mùa xuân thuộc màu xanh, chủ về can, can thuộc Túc-quyết-âm…nó khác hẵn với những điều đã nói trên, tại sao?

Kỳ Bá đã nói: “Đây là Âm Dương của Thiên Địa, nó không phải là sự vận-hành của ngũ-hành trong tứ thời. Vả lại Âm Dương thuộc hữu danh mà vô hình, cho nên nếu đếm ra can số có đến 10, tách ra có đến 100, tán rộng ra có đến 1.000, suy ra để đến hàng vạn…”

Chúng ta có thể xem lại các thiên ‘Tứ khí điều thần luận’ (Tố-vấn 2), thiên ‘Mạch-giải’ (Tố-vấn 49), ‘Kinh mạch biệt luận’ (Tố vấn 21), ‘ Chân yếu kinh chung luận’ (Tố-vấn 16), ‘Âm Dương biệt luận’ (Tố vấn 7)…để có thể nắm rõ vấn đề biến-hóa của Âm Dương hơn.

VẬN KHÍ CHỦ BỆNH
CHỦ VẬN
Đại-hàn mộc vận chủ hành sơ,
Thanh-minh tiền tam hỏa vận cư,
Mang-chủng hậu tam thổ vận thị,
Lập thu hậu lục kim vận suy,
Lập-đông hậu cửu thủy vận chuyển.
Chu nhi phục thỉ vạn niên như.

NGŨ VẬN CHỦ BỆNH
Chư phong điếu huyễn nãi can mộc.
Thống dưỡng sang dương Tâm hỏa thuộc.
Bỉ thấp thủng mãn Tỳ thổ kinh.
Khí bí uất nuy phế kim phục.
Hàn chi thâu dẫn Thận thủy hương.
Ngũ vận chủ bệnh khu yếu mục.

Giải nghĩa:
Các chứng phong co giật choáng váng thuộc về can mộc. Các chứng đau ngứa nhọt lở thuộc Tâm hỏa. Các chứng bỉ thấp đầy thủng thuộc Tỳ thổ. Các chứng tức hơi uất hơi, mòn mỏi thuộc Phế kim. Các chứng hàn co rút thuộc Thận thủy. Đó là danh mục cốt yếu các chủ bệnh của ngũ vận.

LỤC KHÍ VI BỆNH
Chủ khí 4 mùa
Đại-hàn;quyết-âm khí chi sơ,
Xuân-phân Quân-hỏa nhị chi ngu.
Tiểu mãn Thiếu-dương phân tam khí,
Đại-thử Thái-âm tứ tướng hô ,
Thu-phân Dương-minh ngũ vị thị,
Tiểu-tuyết Thái-dương lục chi dư.

LỤC KHÍ VI BỆNH TỔNG CA
1) QUẾT-ÂM PHONG MỘC
Chư bạo cường trực
Chi bệnh lý cấp
Cân súc nhuyễn lệ
Bổn túc can đảm nhị kinh
Quyết âm phong mộc chi khí

Giải nghĩa:
(các chứng bất thình lình cứng thẳng)
(các bệnh chân tay mà bên trong đau gấp)
(gân co lại hay lõng ra)
(vốn là do khí Quyết-âm phong mộc của hai kinh túc can và đởm).

2) THIẾU ÂM QUÂN HỎA
Chư bệnh suyễn ẩu cập thổ toan
Bạo chú hạ bách chuyển cân nan
Tiểu tiện hổn trọc huyết dật tiết
Lưu khí kết hạch dương chẩn ban
Ung thư thổ hạ hoắc loạn chứng
Phẩn uất thủng trướng tỵ hàn can
Cửu nục lâm bí thân phát nhiệt
ố hàn chiến lật kinh hoặc gian
tiếu bì chiêm vọng nục miệt ô
phúc trướng cổ chi hữu thanh hoa
Thiếu âm quân hỏa thủ nhị kinh
Chân tâm Tiểu trường khí chi hóa .

Giải nghĩa:
3) THÁI ÂM THẤP THỔ
Xí dữ cường trực tích dục trệ
Hoắc loạn trung mãn chư cách bỉ
Thể trọng thổ hạ phù thủng ủy
Nhục như nê chi án bất khỉ
Thái âm thấp thổ túc nhị kinh
Tỳ dữ tòng trung Vị chi khí.

Giải nghĩa:
Các chứng khí người cứng đờ ra
Hay tích muốn thành trệ
Hoắc loạn trong bụng đầy

Các chứng cách bí mình nặng thổ tả, đùi sưng dệt, thịt phù như bùn ấn lõm vào không lên
Đó là do khí Thái âm thấp thổ của hai kinh túc Tỳ và Vị.

4) THIẾU DƯƠNG TƯỚNG HỎA
Chư nhiệt mâu khế cân thương thương .
Quý động súc nặc xiết túng cực
Bạo âm mạo muội táo nhiễu cuồng
Mạ lỵ kinh hãi khí thượng nghịch
Phù thủng đông toan đề ẩu sang
Hầu tê nhỉ minh lung dục bế
Âu dũng vật thực hạ bất năng
Mục muôi bất minh nhuân khế ế
Hoặc cấm lật chi như tán thần
Bạo bệnh bạo tử bạo chủ lỵ
Thiếu dương tướng hỏa thủ nhị kinh
Tâm bào lạc dữ Tam-tiêu khí.

Giải nghĩa:
Các chứng nóng mê man vật vả, gân giật nhay nháy, hồi hợp, co giật vật vả quá. Thình lình cấm khẩu, hôn mê, trằn trọc, điên cuồng. Chửi la sợ hải hơi xông ngược. Đùi sưng đau ê, hắt hơi,mữa, phát lỡ, cổ sưng, tai ù tưởng chừng điếc đặc, lộn mữa ăn không sao xuôi được. Mắt mờ nhìn không rõ, kéo màng, máy thịt, vật vả. Hoặc là phát run ngọng miệng như mất hồn. Đau thình lình chết tươi tả phủ. Đó là do khí Thiếu dương tướng hỏa của hai kinh thủ: Tam-tiêu cùng Tâm-bào-lạc.

5) DƯƠNG MINH TÁO KIM
Chư sáp khô hạc bế
Can kính yết toan khỉ
Dương minh chi táo kim
Phế dữ đại trường khí.

Giải nghĩa:
Các chứng: khô, cạn, sáp, bí, cứng, ráo
Da dộp lên đều do khí Dương minh táo kim của Phế và Đại trường.

6) THÁI DƯƠNG HÀN THỦY
Thượng hạ thủy dịch xuất thanh lĩnh
Trưng hà đồi sán kiên bỉ binh.
Phúc mãn cấp thống lỵ bạch thanh
Thực dĩ bất thổ lỵ tinh
Khuất thân bất tiện dữ quyết nghịch
Quyết nghịch cấm cố Thái dương kinh
Thận dữ bàng quang vi hàn thủy
Âm dương phiêu bổn lục khí lý

Giải nghí:
Nước ra ở trên hay dưới trong và lạnh
Hòn báng sa đì bỉ và rắn. Bụng đầy và gấp đi ra nước không . Ăn không đói thổ và đi ra tanh.. Chân tay co duỗi khó khăn và lạnh giá. Lạnh giá và bế tắt ấy đều thuộc kinh Thái dương . Thái dương hàn thủy tức là Thận và Bàng quang. Nào âm, nào dương, nào gốc, nào ngọn  cũng quanh ở trong vòng 6 khí.

Nội-dung của vấn đề chúng ta vừa nói trên chứng tỏ có một sự quan-hệ mật thiết giữa kinh mạch và ngũ-vận lục khí của Thiên Địa. Tuy nhiên, dù sao nó cũng chỉ mới nhấn mạnh đến một vài điểm quan-trọng mà thôi.

Tiến tới một bước nữa, chúng ta tiếp tục trình bày vấn đề ngũ-vận lục-khí kinh mạch…và nguyên lý trị liệu của y-học Đông-phương dựa trên vấn-đề nói trên.

Thiên ‘Lục vi chỉ đại luận’ (Tố vấn 68) viết:
,
. ,

DỊCH NGHĨA:
Thiếu-dương ‘chi thượng’ do Hỏa khí trị, khí trung hiện là Quyết-âm.
Dương-minh ‘chi thượng’ do Táo-khí trị, khí trung hiện là Thái-âm.
Thái-dương ‘chi thượng’ do Hàn khí trị, khí trung hiện là Thiếu-âm.
Quyết-âm ‘chi thượng do Phong khí trị, khí trung hiện là Thiếu-dương .
Thiếu-âm chi ‘thượng’ do Nhiệt-khí trị, khí trung hiện là Thái-dương .
Thái-âm  ‘chi thượng’ do Thấp-khí trị, khí trung hiện là Dương-minh.

Cái gọi là ‘Bản’ ý nói rằng dưới đường đi của bản là cái ‘hiện khí’của ‘trung’. Dưới khí trung-hiện là tiêu của khí. Khi mà ‘Bản và tiêu’ bất đồng nhau, đó là khí ứng ra với những tượng khác nhau.
Đây là đoạn văn ngắn của Tố-vấn mà mỗi ‘Tự’ và mỗi ‘Từ’ mang một ý-nghĩa rất sâu sắc cần phải giải thích mới nắm rõ.

ĐD Xuyên trong ‘Y kinh tinh nghĩa’ (trang 50) viết: “ Thiên có Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, đó là ngũ-hành vận-hành không ngừng nghỉ, gọi là ngũ-vận, con người bẩm thụ ngũ vận sinh ra ngũ tạng , ngũ tạng ứng với vận. Thiên lại có Phong Hàn Thấp Táo Hỏa Nhiệt, lục khí này ‘sung tắc: tràn đầy’ ở vạn vật, con người bẩm thụ nó để có lục kinh . Mỗi tạng phủ đều có một kinh, gồm tất cả là 6 kinh , 6 kinh này nhằm ứng với lục khí của Thiên.

Khi gọi là ‘Thái-dương’ có nghĩa là Thiên đã có khí thái-dương.
Khi gọi là ‘Thái-âm’ có nghĩa là Thiên đã có khí thái-âm…

Danh xưng của lục kinh đều lấy ‘gốc’ ở Thiên, nó không phải là cái gì đó do con người vạch ra, tìm ra rồi gán ép cho nó . Như vậy ‘người thầy thuốc ắt phải biết rõ’ cái gì làm chủ của kinh khí , sau đó mới nắm được ‘bệnh tình’. Khí hóa dạng nào đó mới sinh ra cái lý nào đó của con người. Thấy được cái ‘nguyên ủy’ của bệnh thì mới hiểu rõ cách chữa đều nằm ở đấy …Lục kinh xuất ra từ tạng phủ, tạng phủ đều có kinh mạch của mình, nó du-hành, xuất nhập nhằm đưa khí của mình bố-tán cái hóa-khí ra khắp nơi. Nơi đóng vai ‘Lạc’ của kinh mạch gọi là ‘trung hiện’…”

Sách Nội-kinh giảng nghĩa viết: “Phong, Hỏa, Nhiệt (Thử),Thấp,Táo, Hàn thuộc lục khí của Thiên, là ‘bản’.
Thiếu-dương, Thái-dương, Dương-minh, Thiếu-âm, Thái-âm, Quyết-âm đây là tam Dương tam Âm, là ‘tiêu’ của lục khí. Khí cùng làm biểu lý với ‘tiêu’ là khí ‘trung hiện’. Dưới ‘bản khí’ là khí ‘trung hiện’, dưới khí ‘trung hiện’ là khí’tiêu’. Khí thuộc về ‘tiêu bản’ đều có những khác nhau về Âm Dương , hàn nhiệt, con người sống trong khoảng ‘giao khí’ nhân vì Thiên Địa có những biến đổi khác thường, mà bị bệnh…”

Đ D Xuyên trong phần ‘Độc pháp’ sách Thương-hàn-luận đã định-nghĩa về một số từ và tự ở câu trên như sau:
 “ Nội kinh đã nói, ‘chi thượng’ của một kinh nào đó đều có một khí ‘trị’, Chữ ‘chi thượng: 之上’ có nghĩa là tạng phủ là bản, kinh mạch là ‘mạt: ngọn’. Ý nói tạng phủ nằm ở ‘chi thượng: trên đường’ của kinh mạch, vì thế mới gọi là ‘chi thượng’. Từ bản-khí của tạng phủ đi dọc xuống theo đường kinh mạch, giữa đường nó ‘lạc’ với khí nào đó, gọi là ‘trung chi hiện: hiện ra trong khoảng đường đi’. Dưới khí ‘trung hiện’ kinh mạch tiếp tục đi ra bên ngoài chạy đến tận thủ túc để thành ‘Lục-kinh’.”

Nói tóm lại, nếu lục khí của Thiên đã tạo thành tạng phủ của con người, thì khí của tạng phủ được xem là bản . Kinh mạch phát xuất từ ‘bản khí’ của tạng phủ để đi ra ngoài tay chân nối liền với Thiên khí được xem là tiêu. Trên đường mà kinh mạch ra ngoài nó lại‘lac’ với khí cùng làm biểu lý với nó , đó là khí trung hiện.

Trong pháp chẩn trị, thiên ‘chí chân yếu đại luận’ (Tố vấn 74) nêu ra cương lĩnh:
 “Thiếu-dương và Thái-âm ‘tùng bản’;Thiếu-âm và Thái-dương ‘tùng bản’, tùng tiêu’.
Dương-minh và Quyết-âm không tùng tiêu bản, tùng theo trung (hiện)’.”

Đến đây, chúng ta thấy một vấn đề được đặt ra: phải giải thích đồng bộ từ tiêu bản trung khí và nguyên-lý trị-liệu. Nguyên-lý trị-liệu đã chia tất cả thành ba cặp: Thiếu-dương Thái-âm. Thiếu-âm Thái-dương. Dương-minh Quyết-âm.

(1) Thiếu-dương và Thái-âm:
+ Thiếu-dương chi thượng hỏa khí trị chi trung hiện Quyết-âm:
-Thủ Thiếu-dương Tam-tiêu chủ về Tướng-hỏa.
-Túc Thiếu-dương Đởm chủ về Tướng-hỏa.

Tướng-hỏa là bản khí của Thiếu-dương .Đây là ý nghĩa ‘ Thiếu-dương chi thượng Hỏa khí trị chi’. Ý nói tạng phủ của hai kinh này lấy Hỏa làm chủ.
- Thủ Thiếu-dương Tam-tiêu đi từ Tam-tiêu ra đến thủ (tay) giữa đường ‘lạc’ với Thủ-quyết-âm Tâm-bào .
-Túc Thiếu-dương Đởm đi từ Đởm đến túc (chân), giữa đường ‘lạc’ với Túc-quyết-âm Can.

Như vậy, khí trung hiện của Thiếu-dương là Quyết-âm.
+ Thái-âm chi thượng Thấp khí trị chi, trung hiện Dương-minh:
- Thủ Thái-âm Phế kinh thuộc thanh Kim.
- Túc Thái-âm Tỳ kinh thuộc Thấp thổ.

Thổ sinh Kim, cả hai thuộc mẫu tử đồng khí , như vậy là ‘Thái-âm chi thượng Thấp khí trị chi’.
- Thủ Thái-âm Phế kinh đi từ trung tiêu ra đến thủ giữa đường lạc với Thủ Dương-minh Đại-trường.
- Túc Thái-âm Tỳ kinh đi từ Đởm ra ngoài đến túc, giữa đường lạc với Túc Dương-minh Vị.
Như vậy, khí trung hiện của Thái-âm là Dương-minh.

+ Thiếu-dương Thái-âm tùng bản:
Đây nói về khí hóa của lục kinh . Có khi lấy Âm Dương của bản khí làm chủ . Có khi lấy Âm Dương của tiêu khí làm chủ, có khi lấy khí-hóa của Trung-hiện làm chủ .
- Thiếu-dương bản là Hỏa, tiêu là Thiếu-dương.  Tiêu và bản đồng khí cho nên phép trị là phải  ‘tùng bản’.
-Thái-âm bản là Thấp, tiêu là Thái-âm. Tiêu và bản đồng khí cho nên pháp trị l;à phải ‘tùng bản’.
Ván-đề đặt ra là: Thiếu-dương và Thái-âm cũng có trung-khí, tại sao không tùng trung-khí? Ta thấy:
- Thiếu-dương thuộc Hỏa, Quyết-âm thuộc Mộc. Mộc tùng Hỏa hóa, cho nên Thiếu-dương phải tùng bản Hỏa.
- Thái-âm thuộc Thấp, Dương-minh thuộc Kim. Thổ sinh kim,Táo tùng Thấp hóa, cho nên Thái-âm phải tùng bản  Thấp, chứ không tùng trung-hiện là Táo.

(2) Thiếu-âm và Thái-dương:
+ Thiếu-âm chi thượng nhiệt khí trị chi, trung hiện Thái-dương:
- Thủ Thiếu-âm Tâm kinh thuộc Hỏa Nhiệt.
- Túc Thiếu-âm Thận kinh thuộc Thủy Âm.

Tâm là ‘quân- chủ’, cho nên Thận phải tùng theo Tâm để hóa, vì thế hai kinh Thủ và Túc Thiếu-âm đều lấy nhiệt khí để chủ trị.
- Thủ Thiếu-âm Tâm trên đường đi, lạc với Thủ Thái-dương Tiểu-trường.
- Túc Thiếu-âm Thận trên đường đi, lạc với Túc Thái-dương Bàng-quang.       

Như vậy, khí trung hiện của Thiếu-âm là Thái-dương.
+Thái-dương chi thượng Hàn khí trị chi trung hiện Thiếu-âm:
- Thủ Thái-dương Tiểu-trường kinh thuộc Quân-hỏa.
- Túc Thái-dương Bàng-quang kinh thuộc Hàn Thủy.

Đây là thủ phải tùng túc để hóa. Hàn Thủy làm chủ.
- Thủ Thái-dương Tiểu-trường trên đường đi, lạc với Thủ Thiếu-âm Tâm.
- Túc Thái-dương Bàng-quang trên đường đi, lạc với Túc Thiếu-âm Thận.

Như vậy, khí trung hiện của Thái-dương là Thiếu-âm.
+ Thiếu-âm, Thái-dương tùng tiêu tùng bản:
- Thiếu-âm bản là Nhiệt, tiêu là âm. Như vậy, tiêu và bản, khí khác nhau, cho nên khi chẩn trị nên phân biệt rõ lúc nào tùng bản, lúc nào tùng tiêu, khác nhau.
- Thái-dương bản là hàn, tiêu là Dương. Như vậy, tiêu và bản, khí khác nhau, cho  nên khi chẩn trị nên phân biệt rõ lúc nào tùng bản, lúc nào tùng tiêu, khác nhau.

Vấn đề đặt ra là: Thiếu-âm và Thái-dương cũng có trung khí, tại sao không tùng trung khí? Ta thấy:
- Trung khí của Thiếu-âm là Thái-dương Hàn Thủy.
- Trung khí của Thái-dương là Thiếu-âm Quân-hỏa.

Cả hai, nếu đồng với bản thì khác với tiêu, còn nếu đồng với tiêu thì khác với bản. Do đó mà Thiếu-âm và Thái-dương phải tùng tiêu hoặc tùng bản mà không tùng trung khí.

(3) Dương-minh và Quyết-âm:
+ Dương-minh chi thượng Táo khí trị chi trung hiện Thái-âm.
- Túc Dương-minh Vị kinh thuộc Táo thổ.
- Thủ Dương-minh Đại-trường kinh thuộc Táo Kim.

Cả hai đều thuộc Táo khí chủ trị.
- Thủ Dương-minh Đại-trường kinh lạc với Thủ Thái-âm.
- Túc Dương-minh Vị kinh lạc với Túc Thái-âm.
-  Như vậy, khí trung hiện của Dương-minh là Thái-âm.

+ Quyết-âm chi thượng Phong khí trị chi trung hiện Thiếu-dương.
-  Thủ Quyết-âm Tâm-bào kinh thuộc Tướng-hỏa.
-  Túc Quyết-âm Can kinh thuộc phong mộc.

 Đây là trường hợp ‘Tử tùng mẫu để hóa’, do đó Phong khí làm chủ.
- Thủ Quyết-âm Tâm –bào lạc với Thủ Thiếu-dương .
- Túc Quyết-âm Can là lạc với Túc thiếu-dương..

Như vậy, khí trung hiện của Quyết-âm là Thiếu-dương.
+ Dương-minh Quyết-âm không tùng tiêu bản, tùng trung hiện:
- Trung khí cua Dương-minh là Thái-âm Thấp-thổ, thổ sinh kim , Táo tùng thấp để hóa.
- Trung khí của Quyết-âm là Thiếu-Dương Tướng-hỏa. Mộc tùng Hỏa để hóa.

Vì thế, Dương-minh và Quyết-âm phải tùng khí trung -hiện, theo luật ‘Đồng khí tương cầu’.
Sách Nội-kinh giảng nghĩa nhấn mạnh: “Sự thay đổi biến hóa của Lục-khí của Thiên đạo nếu không tương ứng được với tiết khí thì sẽ xãy ra vấn đề thắng, phục, thái-quá, bất cập…Nó sẽ hình thành lục dâm tà khí , con người cảm phải sẽ thành bệnh. Đồng thời tạng phủ trong con người ngay cả kinh mạch trong con người, đều có những lúc thiên về thực, thiên về hư, vì thế sự phát sinh của tật bệnh thật là biến-hóa đa đoan. Mặc dù như vậy, trong những kinh nghiệm thực tiễn trường kỳ, người xưa đã dò tìm ra được một số quy-luật, như thiên ‘Chí chân yếu đại luận’ (Tố vấn) nói: Cho nên trăm bệnh được khởi lên, có khi sinh ra ở bản, có khi sinh ra ở tiêu , có khi sinh ra ở trung khí. Có khi phải thủ phép trị ở bản mới được , có khi phải thủ phép trị ở tiêu mới được . Ôi! Cái đạo của tiêu và bản quan yếu và rộng-rãi, phạm vi nhỏ mà tác-dụng thật to lớn. Có thể chỉ nói một lời thôi mà biết được cái hại của trăm bệnh. Khi nói về tiêu và bản tức là nói về phép trị thật bình dị mà không quá trớn. Khi xét được bản và tiêu thì khí đã có thể thực hiện được cái  ‘lệnh’ của nó và được điều hòa.”

Như chúng ta đã biết trên, kinh mạch phát xuất như những con đường nối liền tạng phủ với Thiên Địa, nó quan hệ với sức khỏe và tật bệnh nơi con người. Phép trị phải để ý đến tiêu bản trung khí. Tiến hơn trước nữa , vai trò của Tam Âm và Tam-dương cũng đã được Nội-kinh xác định.

HÌNH THÀNH LỤC KINH
THẬP CAN ỨNG VỚI TẠNG PHỦ

Giáp đảm, Ất can, Bính tiểu trường,
Đinh tâm, Mậu vị, Kỷ tỳ hương.
Canh thuộc đại-trường, Tân thuộc phế.
Nhâm thuộc bàng-quang, Quí thận tàng.
Tam tiêu diệc hướng Nhâm cung ký,
Bào-lạc đồng qui nhập Quý phương.

GIỜ VƯỢNG CỦA TẠNG PHỦ:
Phế dần, Đại mão, Vị thìn cung.
Tỳ tỵ, Tâm ngọ, Tiểu mùi trung.
Thân bàng, Dậu thận, Tâm-bào tuất,
Hợi Tam, tý Đảm, sửu Can thông.

Thìn tuất, thái dương , thủy: Tiểu trường cập bàng quang .
Mẹo dậu, Dương minh kim: Đại trường Vị trung tàng.
Dần thân, Thiếu dương hỏa:Tam-tiêu,Đảm cọng phường.
Sửu mùi, Thái âm thổ: Phế dữ Tỳ đồng hương.
Tý ngọ, Thiếu âm hỏa: Tâm Thận lưỡng tương đương .
Tỵ hợi, Quyết âm mộc: Bào lạc Can tại bàng.
Giải nghĩa: Kinh Thái dương thuộc thủy, ứng với Thìn tuất, thông với ruột non, bọng đái.

TƯ THIÊN VÀ TƯ TUYỀN
Tý ngọ, Thiếu âm quân hỏa Thiên.(giữ trời).
Dương minh, Táo kim địa trung tuyền (giữ đất).
Sửu mùi, Thái âm thấp thổ thượng.
Thái dương, hàn thủy vũ liên miên.
Dần thân, Thiếu dương tướng hỏa vượng (trời)
Quyết âm phong mộc địa trung tuyền (đất).
Mẹo dậu, khước dữ Tý ngọ phản.
Thin tuất tỵ Hợi, đảo giai nhiên.

TAM DƯƠNG KINH
Thiên ‘căn-kết’ (linh khu 5) đã viết: Thái-dương vi khai, Dương-minh vi hạp, Thiếu-dương vi khu.= (Thái-dương đóng vai rò ‘khai: mở ra’; Dương-minh đóng vai trò ‘hạp: đóng lại’; Thiếu-dương đóng vai trò khu: chốt cửa’.

THÁI DƯƠNG
Đ D Xuyên chú: “Thái-dương Bàng-quang khí của nó được hóa để lên trên, đạt ra ngoài làm sung ở bì mao, giữ vững bên ngoài gọi là vệ khí. Vì thế gọi ‘Thái-dương chủ về khai’. Phàm tà khí từ ngoài nhập vào đều do Thái-dương không còn giữ được vai trò ‘khai’ của mình.

Dương-minh Vị kinh chủ về nạp thủy-cốc, hóa tinh trấp để đưa ra khắp ngũ tạng lục phủ , hóa chất bả truyền xuống đến Đại-trường, Tiểu-trường. Khí hóa của nó chủ về ‘nội hành và hạ đạt’, Vì thế gọi  ‘Dương-minh chủ về đóng lại; Phàm những chứng bệnh như ẩu nghịch, tự hạn đều do ở kinh Dương-minh  không làm tròn vai trò ‘đóng’ của mình.

Thiếu-dương Tam-tiêu bên trong nó chủ về cách mạc (màn mỡ) , bên ngoài nó chủ về tấu-lý. Tất cả khí nội ngoại, xuất nhập đều theo con đường của tấu lý để mà vãng lai.

Vì thế nếu tà khí ở tại tấu lý thì gây nên chứng hàn nhiệt vãng lại,  hoặc khí Thái-dương không đạt được ra ngoài…Khi lên xuống, vãng lai đều theo con đường của các màn mỡ, vì thế gây nên chứng kết ở ngực, hãm ở ngực, hoặc tà khí muốn vào Vị thì ói, nặng hơn thì ẩu thổ không ngừng. Tất cả các chứng này đều do ở Thiếu-dương không còn làm tròn vai trò ‘chốt cửa’ của mình.”

Thiên này viết tiếp:
TAM ÂM KINH:
THÁI ÂM

“Thái-âm vi khai, quyết-âm vi hạp, Thiếu-âm vi khu.= Thái-âm đóng vai trò ‘khai’, Quyết-âm đóng vai trò  ‘hạp: đóng lại’, Thiếu-âm đóng vai trò ‘khu: chốt cửa’.

Đ D Xuyên chú: “ Thủ Thái-âm Phế chủ về bố-tán , Túc Thái-âm tỳ chủ về vận-hóa . Phàm huyết mạch được chu lưu,tân dịch được vận hành ra đến 4 phương , đều do Thái-âm làm chủ, vì thế mới gọi ‘Thái-âm chủ về khai’.

TÚC QUYẾT ÂM CAN
Túc-quyết-âm Can kinh chủ về tàng-ẩn, Âm-khí của Hạ-tiêu, làm cho huyết-mạch được tiềm-ẩn và tinh khí không chảy thoát ra ngoài. Thủ Quyết-âm Tâm-bào kinh chủ về tàng ẩn Âm-khí của Thượng-tiêu, làm cho Âm-huyết được liễm và Hỏa không phát-tác, vì thế gọi ‘Quyết-âm chủ đóng’.

THỦ THIẾU ÂM TÂM
Thủ Thiếu-âm Tâm kinh bên trong hợp với bào-lạc, bên dưới sinh Tỳ Thổ, vì thế nó đóng vai ‘chốt cửa’ cho hai kinh này. Túc Thiếu-âm Thận kinh bên trên ‘tế’ cho Phế Kim bên dưới sinh ra Can mộc, nó cũng đóng vai ‘chốt cửa’ của hai kinh này.

Những điều nói trên đây chính là chiếc chìa khóa quan trọng nhằm thẩm chứng để thi-hành việc điều-trị mà chúng ta không thể không nắm cho vững.”

Lục khí của Thiên tạo nên kinh mạch Âm Dương nơi con người qua tiêu bản, trung-khí,  ra đến bên ngoài nó còn định hình nơi thủ túc. Sự thịnh suy của khí hóa tùy thuộc vào sự tiến thoái của Âm Dương qua tuế nguyệt trong năm như qua thiên ‘Âm Dương hệ nhật nguyệt’ đã nói trên. Sự tiến thoái này cũng biểu hiện ra bằng mạch-lý.

KINH MẠCH & số ngày vượng của lục khí trong năm
 (307)Điều 7 Nan viết:
Dịch nghĩa: ( Điều 7 Nan): Kinh nói: “Mạch Thiếu-dương đến có lúc Đại, lúc Tiểu, lúc Đoản, lúc Trường; mạch Dương-minh đến thì Phù Đại mà Đoản, mạch Thái-dương đến thì Hồng Đại mà Trường; mạch Thái-âm đến thì Khẩn Đại mà Trường; mạch Thiếu-âm đến thì Khẩn Tế mà Vi; mạch Quyết-âm đến thì Trầm Đoản mà Đôn.. Sáu mạch trên đến như vậy là bình mạch ư? Là bệnh mạch ư?”
Thực vậy, tất cả đều thuộc vượng mạch vậy.”
Khí của mỗi kinh vượng bao nhiêu ngày, trong tháng nào?
Thực vậy, Sau tiết Đông-chí ta có một Giáp-tý, đó là thời vượng của kinh Thiếu-dương , sau đó lại tới một Giáp tý khác là thời vượng của kinh Dương-minh, sau đó lại tới một Giáp tý khác là thời vượng của kinh Thái-dương ;  sau đó lại tới một Giáp tý khác, là thời vượng của kinh Thái-âm, sau đó lại tới một giáp tý khác, là thời vượng của kinh Thiếu-âm, sau đó lại tới một giáp-tý khác, là thời vượng của kinh Quyết-âm. Mỗi lần vượng là 60 nhật. Sáu lần 6 là 360 nhật, thành một tuế. Trên đây là đại yếu của nhật vượng thời vượng của Tam Âm, Tam Dương vậy.”

Chú giải:
Toàn bộ vấn đề mà chúng ta vừa nói trên có liên hệ mật-thiết với nhau, vì thế tôi xin trình bày lại một số đồ hình, trước khi chú-giải bài ‘7Nan’.

(309) TIÊU BẢN TRUNG KHÍ ĐỒ

Lữ Quảng Chú: “ Khí Thiếu-dương vượng ở tháng Giêng, tháng hai, khí của nó còn  ‘thiếu : non trẻ’ cho nên mạch đến tiến thoái vô thường ;

Khí Dương-minh vượng ở Tháng
3, tháng 4, khí của nó bắt đầu ‘manh: mọc mầm’ chưa thịnh vì thế mạch đến Phù Đại mà Đoản; khí Thái-dương vượng ở tháng 5, tháng 6 khí của nó ở giai đoạn rất thịnh, vì thế mạch đến Hồng Đại mà Trường; khí Thái âm vượng ở tháng 7, tháng 8 đây là giai đoạn nó ‘thừa lên’ cái Dương khí còn dư lại của mùa Hạ, trong lúc đó âm khí vẫn chưa thịnh  vì thế mạch của nó đến Khẩn Đại mà Trường; khí Thiếu âm vượng ở tháng 9, tháng 10, Dương khí suy mà âm khí thịnh vì thế mạch đến Khẩn Tế mà Vi; khí Quyết âm vượng ở tháng 11, 12, đây là giai đoạn âm khí thịnh cực cho nên gọi nó là Quyết âm, mạch của nó đến Trầm Đoản mà Đôn. (Mạch Đôn là mạch trầm mà trọng).

Kinh trãi qua 4 mùa, cứ một âm rồi một Dương, 8 lần vượng, đó là ý nghĩa mà Nan kinh nói rằng: ‘Tam Dương ở tiền mà Tam Âm ở hậu. Sự vượng của nó sở dĩ không giống nhau chính vì có sự di-hành khác nhau.

Nan-kinh nói rằng từ tháng giêng đến tháng 6, mùa xuân và mùa Hạ chiếm nửa năm (bán tuế),đây là giai đoạn Phù Dương ‘dụng sự’, gọi là Tam Dương vượng ở tiền. Từ tháng 7 đến tháng 12, mùa Thu và mùa Đông chiếm nửa năm (bán tuế), đây là giai đoạn Trầm Âm ‘dụng sự’, gọi là Tam âm vượng ở hậu. Gọi đây là sự vượng của Âm Dương , của phu phụ (vợ chồng) trong 4 mùa vậy.”

Đinh Đức Dụng chú: “Khí vượng của Tam âm và Tam Dương tùy vào 6 lần giáp để phân biệt.
Sau Đông-chí, nếu có ngày Giáp-tý thì đó là khí phận trong giai đoạn sơ-khí trong năm. Giáp-tý này hoặc nằm ở đầu tiết Tiểu-hàn , hoặc ở sau tiết Đại-hàn, vì thế nên khi Thiếu-dương vẫn chưa ra khỏi Âm-phận,, do đó mạch sẽ có lúc Đại, lúc Tiểu , lúc Đoản, lúc Trường. Sau đó ta lại có ngày Giáp-tý tiếp, tức là lúc khí Dương-minh  đang vượng. Khí Dương minh đến thì mạch Phù Đại mà Đoản. Đây là ‘nhị khí’ trong năm, hậu () của nó bắt đầu ấm, khí trong giai đoạn này vẫn chưa thịnh, vì thế cho nên khí Dương minh đến thì mạch Phù Đại mà Đoản.

Khí Thái-dương đến sẽ Hồng Đại mà Trường, Giáp-tý kế tiếp là Tam khí trong năm thịnh ở Dương-phận. Vì thế nên khí Thái-dương đến thì mạch sẽ Hồng Đại mà trường.

Khí Thái-âm đến sẽ khẩn Đại mà Trường, Giáp-tý kế tiếp đó là tứ khí trong năm, thuộc khí phận của Thử Thấp, thu khí bắt đầu sinh, thừa lên cái Dương khì còn dư lại của mùa Hạ, vì thế nên khi Thái-âm đến  thì mạch sẽ Khẩn Đại mà Trường.

Khí Thiếu-âm đến sẽ Khẩn Tế mà Vi, Giáp-tý kế tiếp đó là ngũ khí trong năm, thuộc khí phận của thanh thiết (清切) vì thế nên khi Thiếu-âm đến thì mạch sẽ Khẩn Tế mà Vi.
Khí Quyết-âm đến sẽ Trầm Đoản mà Đôn, Giáp-tý kế tiếp đó là chung khí trong năm, thuộc khí phận của thịnh âm nước đong đặc lại như đá. Cho nên khí Quyết-âm đến thì Trầm Đoản mà Đôn.
Trên đây là mạch của Tam âm Tam Dương tùy thuộc theo ngày Giáp-tý vì thế nên mạch trạng của Lục khí xảy ra đúng với thời-khí gọi là ‘Bình mạch’.”

Sách ‘Đồ chú nan kinh mạch quyết’ chú: “Đây nói về mạch vượng trong một tuế tròn. Tiết Đông-chí, Âm cực sinh Dương , Dương trưởng Âm tiêu. Chữ ‘Sạ’ có nghĩa là ‘sơ’: bắt đầu’, là ‘tạm’. Khí Thiếu-dương là khí bán Dương bán Âm cho nên mạch ‘sạ Trưởng’, ‘sạ Đại’…đó là sự hiện lên của mạch Dương ; mạch Đoản, mạch Tiểu, đó là sự hiện lên của mạch Âm.

Khí Dương-minh là khí  ‘trong Dương có Âm’ vì thế mà mạch của nó Phù Đại thuộc Dương, mạch Đoản thuộc Âm.
Khí Thái-dương là cực của Dương cho nên mạch Hồng mà Trường. Mạch Hồng Đại và Trường đều thuộc mạch Dương.
 Home       1]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ]  [ 6 ]  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét