Sống Đạo II - Y Đạo (醫道) Pháp Luân Thường Chuyển & Phép Dưỡng Sinh - 6 / 6 (Nữ Dịch Giả Nguyên Thủy)

Tiết Hạ-chí Dương cực sinh Âm, thế là khí truyền cho Thái-âm, Âm trưởng thì Dương tiêu, mạch Thái-âm thì Âm còn ít mà Dương nhiều cho nên mạch Khẩn Đại mà Trường. Mạch Khẩn thuộc Âm còn mạch Đại và Trường thuộc Dương.
Mạch Thiếu-âm thuộc Âm vì thế mạch của nó Khẩn Tế mà Vi. Mạch Quyết-âm là chỗ tận của Âm vì thế
mạch Trầm Đoản mà Đôn. Đôn có nghĩa là ‘trọng’.

Mạch ‘bình’ là mạch của một người không bị bệnh… Mạch vượng là mạch ‘đương lệnh’.
Tuế có 12 nguyệt, con người có 12 kinh, cổ nhân đã dùng 12 quái để phối (1). Tất cả không có cái gì mà không nhân theo cái lý ‘thăng giáng’ của Âm Dương: đó là nguyệt của tuế, là kinh của người, là quẻ của Dịch. Tất cả như một toàn bộ phù-hợp nhau.

Tuy nhiên, trong 12 nguyệt, tính theo Giáp và tý , có 6 giai đoạn đều dựa theo đúng với thời để vượng. Tất cả đều dựa theo 60 nhật để tính thành một tuế . ‘Giáp-tý’ của sau tiết Đông-chí là Giáp-tý bắt đầu . Đông-chí là một tiết nằm trong tháng 11. Nhân vì nguyệt có đại tiểu, thành nhuận… Vì thế nên tiết khí của nguyệt-phận không giống nhau về tiền và hậu.

Giáp-tý đầu dù sao vẫn không ra khỏi trong vòng của tiết khí của tháng 11. Nó phải được sinh ra trong vòng tiết khí , nó không bị sự sớm hay muộn (tiền hoặc hậu) mà thành lộn-xộn. Giáp-tý kế tiếp cứ theo thứ-tự mà tính. Trong mỗi nguyệt, Âm Dương của một quẻ đều biến từ dưới lên trên cho nên vấn đề mạch vượng ở con người cũng đi từ túc lên thủ.

Ví-dụ: Thiếu-dương vượng vào 60 nhật của Giáp-tý đầu tiên, trong đó 30 nhật đầu là giai đoạn vượng của Túc-Thiếu-dương , 30 nhật sau là giai đoạn vượng của Thủ Thiếu-dương, các kinh khác đều như thế . Đây là phép biến hóa nhất định của Âm Dương , một lý-luận vững-vàng.

Nếu biết rõ được phép biến hóa này , tức là các y-gia thông được lẽ biến của Âm dương ngũ-hành trong Tâm mình . Họ sẽ chẩn mạch dựa theo thời và nhật để ‘đắc’ được cái nào không thuộc mạch ‘bình’, cũng không mạch vượng , đó là ‘mạch vượng’ vậy.”

Hoạt Bá-nhân chú: “Điều 7 Nan chia làm hai đoạn văn. Đoạn trên nói về sự  ‘vượng’ của mạch của Tam âm, Tam dương. Đoạn dưới nói về sự vượng của thời của Tam Âm, Tam Dương . Đúng vào một thời nào đó , sẽ hiện ra một mạch nào đó .

Ở đầu của đoạn văn có nói ‘Kinh ngôn’, nhưng khi xét lại trong Linh-khu và Tố-vấn, ta không thấy có chỗ nào nói đến đoạn này. Thiên ‘Bình nhân khí tượng luận’ tuy có nhắc đến nội dung tương tự nhưng sơ lược hơn. Có lẽ vào thời của Tần Việt-nhân có một số tài liệu cổ lẻ-tẻ ngang hàng với Linh Tố,. hoặc Linh Tố đã có rồi nhưng người đời sau làm thất lạc đi chăng? Chúng ta không thể quyết-đoán thuyết nào là đúng.” (313).

NHƯ… ‘CHIẾC VÒNG NGỌC’
Như chúng ta đã biết, Âm Dương giao cảm hình thành Thiên-Nhân-Địa. Con người từ tạng phủ kinh lạc đều bẩm thụ Thiên-Địa-khí và  ‘sống’ có nghĩa là ‘tiếp nối’ với sự vận-hành toàn-diện đó.

Qua lý-luận của Kinh Dịch cũng như của Nội-kinh, ta thấy sự vận hành toàn diện trên không đi theo đường thẳng mà đi theo vòng tròn. Có thể nói, từ khởi thỉ y-học đông phương trên nền tảng của kinh Dịch, đã xây dựng lập luận của mình đúng với câu  ‘Nguyên thỉ phản chung’ (Chương 4/ Hệ từ thượng). Nội-Kinh đã biến câu nói trên bằng một câu nói rõ hơn : “Chu nhi phục thỉ như hoàn vô đoan”= Xoay hết một vòng rồi lại trở lại, như chiếc vòng ngọc không đầu mối.

Chính vì nó là vòng tròn cho nên không thể lấy điều mà ngày nay chúng ta gọi là  ‘tiến bộ khoa học’ theo đường thẳng để so-sánh hơn thua được.

Chương 4 Hệ-từ thượng truyện nhấn mạnh: “Phạm vị Thiên Địa chi hóa nhi bất quá”.
Sự  ‘cảm’ của Thiên Địa ‘hợp rồi ly’ ‘ly rồi hợp’. Nhưng sự ly-hợp không đi quá ‘chiếc vòng ngọc’, tức là ‘chu một vòng rồi trở lại’, tức là ‘xuất nhập, nội ngoại, thượng hạ’ không đi sai quá cái Đạo của mình. Một trường hợp nào đó, chu kỳ bị chậm lại, hay đi nhanh hơn thì được xem như là đã bị ‘bệnh’. Trị bệnh là một cách nào đó nhằm tái lập cái chu-kỳ ‘ trật-tự’ đó mà thôi.

VẤN ĐỀ GIAO CẢM CỦA THIÊN ĐỊA
Thoán-từ truyện quẻ Địa Thiên Thái viết: “Thiên Địa giao vạn-vật thông dã”= Thiên Địa giao thì vạn-vật thông.

Thoán-từ truyện quẻ ‘Lôi Trạch Qui-muội viết: “ Thiên Địa bất giao vạn vât bất hưng”= Trời Đất không giao thì muôn vật không hưng khởi.

Thoán-từ truyện quẻ ‘Thiên Địa Bỉ’ cũng nói: “Thiên Địa bất giao thì vạn-vật không thông”.
Nếu vạn-vật có  ‘giao’ thì mới có  ‘cảm’, mới có ‘sinh-hóa’, thì sự giao cảm đó không phải lúc nào cũng ‘bám lấy nhau’. Trái lại, có những lúc vạn-vật phải tách ra dưới một dạng nào đó, một mức độ nào đó thì sự nóng lạnh của bốn mùa mới thành.

Đáp :Đây là dựa vào cái tính để trị vậy. Khi chúng Thoán-từ truyện quẻ ‘Lôi Thủy Giải’ viết: “Thiên Địa giải nhi lôi vũ tác, lôi vũ tác nhi bách quả thảo mộc giai giáp sách, Giải chi thời đại hỹ tai! = Trời đất được ‘giải: cởi mở’ mà sấm mưa nổ ra, Sấm mưa nổ ra sẽ làm cho trăm thứ hoa quả, thảo-mộc đều nứt vỏ ra. Thời của ‘Giải’ thật to rộng thay!

Thoán-từ truyện quẻ “Trạch-Hỏa Cách’ viết: “ Thiên Địa Cách nhi tứ thời thành…Cách chi thời đại hỹ tai!” = Thiên Địa ‘cách: tách ra’ thì tứ thời mới thành…thời của ‘cách’ thật to rộng thay!
Chương 11 Hệ-từ thượng truyện viết: “Cho nên cửa đóng gọi là ‘Khôn’, cửa mở gọi là ‘Kiền’. một đóng một mở gọi là ‘Biến’, qua lại không cùng gọi là ‘thông’…”.

Thoán-từ truyện quẻ ‘Lôi Địa Dự’ viết: “Thiên Địa dĩ thuận động, cố nhật nguyệt bất quá nhi tứ thời bất thác” = Trời Đất nhờ vào lẽ thuận để mà động, cho nên mặt Trời, mặt trăng không đi quá và tứ thời cũng không đi sai…

Thoán-từ truyện quẻ ‘Thủy Trạch Tiết’ viết: “ Thiên Địa Tiết nhi tứ thời thành. = Trời Đất nhờ ‘tiết’ mà tứ thời thành.
Như vậy, Thiên Địa ‘hợp’ rồi ‘ly’ đúng với ‘thời’ thì vạn-vật mới ‘thành’. Sự ‘ly-hợp’ này vận-hành theo một chu kỳ vòng tròn mà Nội-kinh gọi là ‘Chu nhi phục thỉ như hoàn vô đoan’. Đây là hình ảnh đẹp nhất của “CHIẾC VÒNG NGỌC” mà người xưa đã để ‘tấc lòng son’ lại cho chúng ta.

Nói cho cùng, sự ly-hợp rồi hợp-ly sở dĩ vận-hành một cách tươi đẹp như chiếc vòng ngọc là nhờ vào luật ‘Đồng thanh tương-ứng, đồng khí tương cầu’.

Thoán-từ truyện quẻ Sơn Lôi DI viết: “ Thiên Địa dưỡng vạn-vật” = Trời Đất ‘dưỡng: nuôi’ muôn vật.
Dĩ nhiên chữ ‘dưỡng’ ở đây không chỉ là nuôi sống mà thôi. Nó còn mang ý nghĩa Thiên Địa và vạn-vật đồng nhất từ Thái-cực.

Hào từ hào Cửu Nhị quẻ Trung-phu viết: “Minh hạc tại âm, kỳ tử họa chi” = con hạc hót trong một nơi kín đáo nào đó, con của nó (cũng) họa lại.

Văn ngôn quẻ KIỀN viết: “ Đồng thanh tương-ứng, đồng khí tương cầu”= đồng thanh với nhau thì cũng ‘ứng’ nhau, đồng khí với nhau thì cũng ‘tìm’ đến nhau.
Như vậy, trong chiếc ‘vòng’ ngọc ấy, ta tìm được một cái ‘lý’ quan trọng nhất trong y-học Đông-phương : ‘Đồng thanh tương-ứng, đồng khí tương cầu’. Nhờ vào ‘đồng thanh và đồng khí’ mà khí huyết trong con người vận-hành, cũng như cây cỏ…trong thiên nhiên có thể ‘đồng qui’ theo từng  ‘kinh mạch’ của từng hành trong ngũ hành….Con đường vận-hành này theo khắp hướng: trên dưới, trong ngoài không ra ngoài ‘chiếc vòng ngọc’ ấy: cực Dương thì sinh Âm, cực Âm sinh Dương, cực nhiệt sinh hàn, cực Hàn sinh Nhiệt…

Đường Dung Xuyên đã đặt một số vấn đề về ‘Đồng khí tương cầu’ trong sách ‘Bản thảo vấn-đáp’ rất rõ.

Hỏi: Phép biện dược thường dựa vào hình, sắc, khí, vị nhằm phân biệt ngũ hành, phối hợp với tạng phủ, chủ trị trăm bệnh. Đó là giềng mối lớn trong dược lý vậy. Còn như vấn-đề ‘hình và lý’ cùng cảm nhau lại không nằm ở chỗ hình sắc khí vị.

Ví-dụ: Hổ-phách có thể hấp thu dính. Giới tử (芥子), từ-thạch có thể hút châm (kim), Dương khởi thạch có thể bốc bay lên, rắn sợ rít, rít sợ cóc, cóc sợ rắn. Đó là tương chế, tương úy (sợ). Tất cả đều không nằm ở lý-luận về hình sắc khí vị. Tại sao vậy?

Ta dùng hình sắc khí vị để biện (phân biệt) dược chính là để khảo về cái tính của nó. Nếu quả thực đắc được cái tính đầy đủ thì cái lý về hình sắc khí-vị cũng đầy-đủ . Cho nên, phàm khi biện về dược trước hết nên phân biện về cái tính. Ví-dụ như Từ thạch, nếu lâu ngày sẽ thành ‘thiết: sắt’. Nó chính là mẹ của sắt. Khi nó có thể hút được kim (châm) đó là theo lý ‘đồng khí tương cầu’: con đến tìm mẹ. Nếu luận về mặt dược tính thì thạch (đá) thuộc kim, còn thiết (sắt) thuộc thủy. Từ thạch bẩm thụ dược tính của Kim và Thủy cho nên nó ‘quy thận’. Trong phép chủ trị nó có thể từ trong thận hấp thu lấy khí của Phế Kim để ‘quy về can’. Hổ phách chính là nhựa của cây tùng nhập vào địa để hóa thành , tùng là loại cây thuộc Dương, nhựa của nó thuộc Dương-trấp, tính của nó là làm ‘dính lại’, lâu ngày nó hóa để rồi thành ‘ngưng kết’ và ‘hút dính’ lại. Bởi vì trấp của nó bên ngoài thì ngưng-kết lại, nhưng dương tính của nó lại ‘liễm’ vào bên trong, khi chúng ta chà –sát, nó sẽ phát nhiệt, đó là Dương-khí phát ra ngoài, thế của nó là ‘dính’. Khi ngưng chà-sát thì lạnh trở lại, đó là Dương-khí quay trở vào trong. Tính của nó là thu-hấp cho nên khi gặp Giới- (tử) là nó hút dính lại. Hồn trong con người thuộc Dương và được tàng trong âm-phận của can huyết. Nó giống như Dương-khí của Hổ-phách được liễm-tàng trong âm-phách. Vì thế công-dụng của Hổ-phách là làm ‘an hồn, định phách’.

Dương-khởi-thạch sinh ra trong vùng hang núi của núi Thái-sơn, nó là cái căn của vân-mẫu. Núi này vào mùa đông không tích tuyết , mùa hạ lại sinh ra vân (mây).Đó là tích Dương thăng lên trên, cho nên, có thể nói rằng đó là cưỡi lên Hỏa-khí để bay lên cao, hoặc có thể là theo với nhật-khí để bay lên. Phàm khi con người bệnh mà Dương-khí bị hãm xuống dưới , Dương-vật không còn cứng lên ta dùng nó để trợ cho dương-khí được đưa cứng lên, bật lên. Đây cũng chính là ý nghĩa ‘dùng Dương để trợ Dương’ mà thôi.

Hình dáng con rắn là dài, đó là nó bẩm thụ ở Thủy-khí, nó bò đi uốn-éo, đó là nó bẫm-thụ Mộc-khí. Ở thời, nó thuộc tỵ, ở tượng nó thuộc hướng bắc, ở tinh (sao) nó thuộc Thương-long. Nhìn chung, ta biết loài rắn bẩm thụ hai khí Thủy và Mộc mà sinh ra.

Loài rít (ngô công) sinh ra ở phương nam giữa vùng đất  ‘Táo Thổ’, vị của nó là đại tân vì nó bẩm thụ được khí Táo Kim để sinh ra.

Loài rắn sợ loài rít. Đó là Kim chế được Mộc, loài rít sợ loài cóc, chính vì loài cóc bẩm thụ được tinh khí  của thủy-nguyệt, sinh ra ở vùng thấp-địa, bẩm-thụ khí Thấp Thổ để sinh ra, Thấp thì thắng Táo, vì thế loài rít sợ loài cóc. Loài cóc sợ loài rắn, đó là Phong thắng Thấp, ý nghĩa của Mộc khắc Thổ…

Qua thí-dụ trên, chúng ta thấy vạn-vật ‘đồng khí tương cầu’, nhưng ngược lại nếu  ‘khắc khí’, sẽ gây ra tình trạng ‘tương ỷ: sợ nhau’ ‘tương phản: nghịch nhau’.

Dưới đây là một thí-dụ về Hoàng-kỳ và vấn-đề bổ ‘Tỳ’.

Hỏi: hoàng Kỳ có khi sinh tại Hán-trung , hoặc sinh tại Cam-túc, hoặc sinh tại Sơn-tây, hoặc sinh tại Bắc-khâu ngoại. Nay chỉ nói chung lấy bắc-phương để lập luận, cái lý có đúng không?

Đáp: Tuy không tất nhiên phải sinh ở phương-bắc , nhưng tính của nó thực sự là bẩm-thụ Dương khí trong bắc-phương thủy để sinh ra. Khi dựa vào lập luận ‘bắc-phương sinh khí’ cũng chỉ nhắm vào nơi mà nó  ‘đắc khí’ mà thôi. Vì thế, Hoàng-kỳ loại tốt nhất vẫn là sinh ở vùng Bắc-khẩu ngoại.

Bởi vì Dương khí trong Thiên Địa đều xuất ra từ dưới hoàng-tuyền (suối vàng) dưới lòng đất. Khí này xuất ra khỏi mặt đất , lên trên đến Trời thành vân và vụ, khi nó thành vật là vũ lộ . Nó giao nơi con người thành hô-hấp. Tất cả cũng chỉ là khí này mà thôi.

Dương khí trong con người xuất ra từ trong khí-hải giữa Thận và Bàng-quang . Nó lên trên toàn theo con đường của Tam-tiêu, tức các màn mỡ, để đạt lên đến Phế tạo thành hô-hấp, bố-tán ra đến bì-mao tạo thành vệ-khí. Tất cả cũng chỉ là khí này mà thôi .

Trong ngũ-hành, Thủy thịnh nhất ở Bắc-phương , vì thế loại thuốc bổ khí tốt nhất vẫn là loại sản-xuất tại bắc-phương .Loại Hoàng-kỳ sản-xuất tại Hán-trung, Cam-túc, căn-thể của nó phần lớn là ‘thực: đặc’, khí không thịnh, lỗ rỗng lại nhỏ, ít. Loại Hoàng-kỳ sản-xuất tại Sơn-tây thì thể của nó hư rỗng hơn, do đó khí có phần thịnh hơn. Bên trong nó có những lổ rỗng nhằm thông khí. Tất cả không đâu bằng loại sinh ra ở Bắc-khẩu ngoại, loại ở đây thể của nó thật thưa rỗng, bởi vì bên trong có những lỗ rỗng to nhất  để vận-hành Thủy-khí, do đó ta biết được khí của nó càng thịnh . Nay xét Hoàng-kỳ, ta thấy rễ của nó dài đến nhiều xích, mọc thật sâu vào tận lòng đất hấp dẫn Thủy-khí từ Hoàng-tuyền trong lòng đất nhằm đưa lên để sinh ra chồi lá bên trên. Khí tức là thủy, dẫn thủy tức là dẫn khí. Bên trong rễ của nó có rất nhiều lỗ rỗng thưa, cho nên nó hút rất nhiều thủy khí. Vì thế mà Hoàng-kỳ khí rất thịnh và dùng để bổ khí. Trong con người, khí sinh ra từ Thận (hệ), nó đi từ khí hải lên trên dọc theo màn mỡ đạt lên đến miệng và mũi, không khác gì những lỗ rỗng của Hoàng-kỳ đã đưa Thủy-khí để lên trên thành chồi lá vậy. Những lỗ rỗng của Hoàng-kỳ ví với các màn mỡ trong thân thể con người. Màn mỡ đây chính là Tam-tiêu. Vì thế gọi Hoàng-kỳ là loại trung dược trị Tam-tiêu…Vả lại, ngoại bì của Hoàng-kỳ màu tử-hắc (tím đen), đây là màu nằm giữa Thủy và Hỏa. Duy có Hoàng-kỳ bẩm thụ Dương-khí trong Thủy để trở thành màu cả Thủy Hỏa. Tam-tiêu thuộc tướng-hỏa. Dương khí trong Thủy gọi là Thiếu-dương . Hoàng-kỳ thông ở ruột, giống với hình của Tam-tiêu , dẫn Thủy-khí để mọc ra chồi lá…Nó là loại dược trị Tam-tiêu. Riêng về ‘nhục’ lý, nhục của nó sắc hoàng vị cam, đây là sắc vị của Thổ. Hoàng-kỳ mọc sâu nhất vào lòng đất , lại đắc được cái ‘hậu ’ của Thổ-khí, vì thế Hoàng-kỳ đại bổ Tỳ.Người đời nay không biết các màn mỡ trong thân thể thuộc Tam-tiêu, lại cũng không biết các lớp mỡ trong nội tạng thuộc Tỳ , không biết cả hai cùng liện-hệ nhau. Thì làm sao biết được Hoàng-kỳ ‘bổ Tỳ Thổ, đạt Tam-tiêu’!”

Hoàng-kỳ là một vị thuốc, khi vào tạng phủ, nó đã đi vào nơi  ‘đồng khí’ với nó, nói khác đi, nó ‘đồng qui’ theo cái lý ‘đồng khí tương cầu’ của Dịch lý.

Có khi một vị thuốc nào đó, được sắp xếp chung vào ở một phương nào đó, vai trò của nó được thay đổi để ‘quy’ kinh một cách tốt hơn. Đường Dung Xuyên đã trình bày:

Hỏi: Nhục-quể sinh ra ở phương nam, bẩm-thụ hỏa-khí của ‘Địa nhị sinh Hỏa’, nhằm nhập vào huyết-phận. Đây là vị dược dùng trong Thận khí hoàn của Trương Trọng-Cảnh, nhằm nêu lên vai trò ‘hóa khí’ của nó, chứ ông không còn dùng nó với vai trò hóa huyết nữa. Tại sao thế?

Đáp: Huyết không có khí thì không vận-hành, Khí không có Huyết thì không chỗ tựa. Hai chữ khí và huyết không thể tách rời nhau được. Vả lại, vấn-đề ‘hóa-khí’ trong trường-hợp của phương này , chính là một ‘diệu-dụng’ của Trọng-Cảnh chứ không phải ‘bản tính’ của nhục-quế.

Khí của con người sinh ra từ một hào Dương trong Thận thực sự là nhờ Thiên Dương-khí do mũi hít vào, trãi qua Tâm-hệ , dẫn Tâm Hỏa xuống dưới để giao cho Thận, sau đó chưng đọng Thận Thủy, hóa khí bốc lên trên xuất ra ở miệng và mũi . Trong thang ‘Thận-khí hoàn’, Trọng-Cảnh thường xử-dụng địa-hoàng, sơn-dược, Đơn-bì, Sơn thù-du để sinh Thủy, dùng Linh, Trạch nhằm lợi thủy. Sau đó mới dùng  ‘Quế’ để dẫn dắt Tâm hỏa xuống dưới để giao cho Thủy, rồi dùng Phụ-tử để phấn chấn Thận dương, làm động đến khí. Đây chính là vai trò của ‘nhục-quế’ trong trường-hợp này.. Ta xem đây là sự sử-dụng một cách tuyệt vời của Trọng-Cảnh về Nhục-quế, chứ không phải tự Nhục-quế mà có thể hóa khí. Nếu như chỉ dùng đơn độc mỗi vị Nhục-quế với số dược vị hợp với nhập huyết-phận thì phần lớn sẽ vào huyết phận chứ không phải khí-phận.

Lại như Quế-chi chẳng hạn, sắc xích, vị tân, cũng nhập vào Tâm và Can, tức là loại dược nhập vào huyết phận, Thế mà ‘Ngũ-linh tán’ và ‘Quế Linh cam thảo ngũ vị thang’ đều dùng nó để nhập vào Bàng-quang để hóa khí. Đây không phải tự quế-chi có thể hóa khí, thực sự thì Linh và Trạch Lợi Thủy, dẫn Quế-chi nhập vào trong Thủy để hóa Thủy thành khí, giống với nhục-quế trong Thận khí hòa, ta không thể nói riêng Quế-chi có thể hóa khí.

Đến như ‘Hoàng-kỳ ngũ vật thang’, trị chứng huyết tý, ‘Đương-quy tứ nghịch thang’ trị than thống, tất cả đều dùng Quế-chi làm ôn thông cho huyết mạch. Do đó ta có thể biết được Tâm Hỏa sinh huyết, cho nên những loại dược vật nào bẩm-thụ được Hỏa-khí đều nhập vào Huyết-phận. Đó là cái ‘Lý’ đúng nhất:

Dưới đây tôi xin trích ra một số vị thuốc ‘quy kinh’ theo ‘đồng khí tương cầu’:
Đ D Xuyên nói: “Dược vị nào bẩm thụ được ở Thiên Thủy thì nhập khí-phận, vị nào bẩm thụ được ở Địa Hỏa thì nhập Huyết-phận. Khí lấy gốc ở Thiên, Vận lấy gốc ở Địa.. Loại nào khí  ‘hậu’ nhập khí-phận, Loại nào vị hậu nhập huyết-phận. Nhập vào khí-phận thì chay đến thanh-khiếu, nhập vào  huyết-phận thì chạy đến trọc khiếu…Một thí-dụ rõ nhất về nhập khí-phận là nhân-sâm và Hắc-kỳ.

澤瀉 (trạch tả) và 苡仁 (dĩ nhân), cả hai đều sinh từ Thủy mà Lợi Thủy. Cả hai giống nhau mà cũng khác nhau. Dĩ nhân sinh ở thân cây, do đó nó hóa khí để đi xuống dưới nó dẫn Phế Dương để đạt xuống tới dưới . Trạch-tả sinh từ dưới rễ, do đó nó hóa khí để đi lên trên, nó dẫn Thận Âm để đạt lên trên.

鍾乳石 chung-nhũ thạch hình buông xuống như tượng của Thiên, thể thuộc Thạch và Kim, vì thế nó chủ về trấn-giáng Phế-khí.

蛤蚧 Cáp-giới sinh ở trong đá, đắc được khí Kim và Thủy, chonên nó tư phế Kim, công của nó lại chuyên lợi Thủy. Sở dĩ nó định được suyễn là vì Thủy hành thì khí sẽ được hóa, không còn đàm ẩm làm trở-tắc, cho nên cơn suyễn sẽ tự ổn-định.

麥天冬 Mạch-thiên-đông bẩm-thụ Thủy Âm, có thể làm tư phế để thanh khí-phận..

Long (rồng) là một con vật thuộc Dương trong Thủy. Người đời dùng Long-cốt là thuộc thạch-phẩm trong Thổ chứ không phải thuộc thủy-tộc. Tuy nhiên khi nó đã thành long-hình tức là nó đã lấy từ gốc Dương-khí của Thiên Nhất Thủy để sinh ra. Nhưng khi nó đã thành long-hình (hình của rồng) nó lại không lên được, vì nó đã ‘giả: mượn’ thạch để làm ‘chất’ rồi tiềm tàng trong lòng đất. Nó vốn được bẩm thụ Dương khí của Thiên Thủy để rồi quy trở về lòng đất , vì thế nó có thể tiềm-nạp Thận-khí, thâu-liễm Tâm-thần, đó là ý nghĩa của khí tiềm-nạp nơi long cốt vậy.

Trên đây là một vài vị thuốc mà tính qui khí-phận. Còn như những vị quy huyết-phận đều đắc được ‘vị’ của Địa Hỏa để sinh ra như Đương-quy, xuyên-khung chẳng hạn. Bởi vì huyết trong thân người do trấp của Trường Vị rồi đắc được Tâm Hỏa hóa thành màu xích, đó là huyết. Khi đã thành huyết nó tràn sang mạch chuyển tới Bào-cung do Can làm chủ. Vì thế phàm các loại dược nhập vào huyết-phận đều đắc được vị của Địa Hỏa rồi lại kiêm nhập vào Can Mộc.

當歸 Đương-quy tân khổ, đó là đắc được vị của Địa Hỏa, khí của nó vi ôn, nó đắc cái tính của Mộc ; cho nên chất của nó trơn nhuận vì đắc được cái Thấp của Địa. Cho nên nó có thể hóa trấp, trợ Tâm sinh huyết để vận-hành tới Can.

川芎 Xuyên-khung vị càng tân khổ, nó đắc được cái tính Hỏa liệt của Mộc Hỏa, chất của nó không nhu-nhuận, tính chuyên chạy trốn, cho nên chủ về hành huyết ở Tâm và Can.

Điều 30 Thương-hàn luận có cho dùng ‘Cam-thảo can khương thang’ cũng nằm trong ý-nghĩa ‘đồng khí tương cầu’.

Thiên Địa như vậy là đã vận-hành theo con đường ‘đồng khí tương cầu’ và không bao giờ đi quá vòng tròn của chiếc vòng ngọc.

Tiểu-tượng truyện hào Cửu Nhị quẻ ‘Địa-thiên Thái’ viết: “Vô vãng bất phục, Thiên Địa tế dã” = Không có cái gì đi mà không trở lại. Đó là mức đã định của Trời Đất vậy.

Thoán-từ truyện quẻ ‘Sơn-phong Cổ’ Viết: “ Chung tắc hữu thỉ, Thiên hành dã.” = Chung thì ắt có thủy đó là sự vận-hành của Trời vậy.

Thoán-từ truyện quẻ ‘Địa Lôi Phục’ viết: “Phản Phục kỳ Đạo, thất nhật lai phục…Phục kỳ kiến Thiên Địa chi Tâm hồ.” = Phản rồi phục theo đúng với Thiên Đạo. Đúng 7 ngày trở lại…quẻ Phục cho ta thấy được cái Tâm của Trời Đất.

Thoán-từ truyện quẻ ‘Lôi Hỏa Phong’ viết: “ Nhật trung tắc trắc, nhật doanh tắc thực. Thiên Địa doanh hư dữ thời tiêu trưởng.” = Mặt Trời đứng giữa trưa rồi thì phải xế, mặt trăng đầy rồi thì phải vơi. Trời Đất đầy vơi cùng ‘tiêu và trưởng’ với thời của nó.

Dịch như vậy là đã theo thời biến-hóa, biến đến ‘cùng’ đến ‘cực’ rồi thì lại biến, biến để thông, thông để cửu…Chương 2 Hệ-từ hạ truyện viết: “Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu” = Dịch (biến) đến  ‘cùng’ thì lại biến, biến được thì thông, thông được thì ‘cửu: bền’…

Dù sao , tất cả những câu của Kinh Dịch chỉ có tính cách của cái ‘lý’, khi ứng dụng vào  y-học ta sẽ thấy rõ hơn.

Tất nhiên, có một điều mà Kinh dịch không nói rõ ra nhưng được Nội-kinh bổ sung. Đó là, nếu nơi con người mà sự vận-hành do một lý do nào đó nghiêng hẵn về ‘thịnh’ hay về ‘hư’ thì chiếc  ‘vòng ngọc’ xem như bị tan vỡ: đó là bệnh . Một lần nữa, chúng ta thấy, chữa bệnh theo quan-niệm của Đông-phương là tìm cách hàn gắn chiếc vòng ngọc vô cùng quý giá ấy mà thôi.

Thiên ‘Lục vị chỉ đaị luận’ (Tố-vấn 68) giải-thích rõ hơn về vấn-đề ‘thăng giáng’ để có biến-hóa:” Kỳ-Bá viết: “ Thăng dĩ nhi giáng, giáng giả vị thiên; giáng dĩ nhi thăng, thăng giả vị Địa. Thiên khí hạ giáng, khí lưu vu địa, Địa khí thượng thăng khí đằng vu Thiên.. Cố cao hạ tương chiêu, thăng giáng tương nhân, nhi biến tác hỹ” = Kỳ-Bá nói: (khí) thăng hết rồi lại giáng,  gọi giáng thuộc Thiên; giáng hết rồi lại thăng, gọi giáng thuộc Địa. Thiên-khí giáng xuống thì khí lưu-hành ở Địa, Địa-khí thăng lên thì khí bay lên Thiên. Cho nên, (khí) ở cao (Thiên) và hạ (Địa) cùng gọi nhau, nhân thăng mới có giáng, nhân có giáng mới thăng, được vậy thì mới có biến (hóa) xẫy ra vậy.”

Trương Cảnh-Thông nói rằng Thiên-khí chủ về giáng, nhưng do ở có thăng thì mới có giáng, tức là khí đã giáng lại từ Địa đã thăng lên. Địa-khí chủ về thăng, nhưng do ở có giáng thì mới có thăng, tức là khí đã thăng lại từ Thiên đã giáng xuống. Đây là một cái lý kỳ diệu của Thiên Địa thay nhau để dụng sự. Thiên-khí lưu hành ở Địa, Địa khí bay lượn ở Thiên. Khí cao ở Thiên, khí thấp ở Địa cùng kêu gọi nhau để cảm nhau, do ở thăng mà có giáng, do ở giáng mà có thăng. Thăng và giáng cùng làm ‘nhân’ cho nhau, thế là biến-hóa đã hiện ra vậy.(người tu hành nên nghiền-ngẫm cái lý thăng giáng này mà lo sữa mình giúp đời)

Lý biến-hóa từ Kinh Dịch đến Nội-kinh đã được đưa vào y-học áp-dụng từ lý-luận đến lâm-sàng thật rộng-rãi và tuyệt-vời.

Đường Dung-Xuyên đã mô-tả vấn-đề thăng giáng trong ‘bản thảo vấn-đáp’ (Điều 24): “Đây là vấn-đề ‘lấy bản: gốc’ ở Âm Dương trong Thiên Địa. Nếu lấy gốc ở Dương thì khí làm chủ, nếu lấy gốc ở Âm thì vị làm chủ . Khí làm chủ thì vận-hành lên trên và đạt ra đến ngoài , vì thế thăng thì khí phù (nổi lên) có thể chạy lên thượng-tiêu và phát ra ở biểu. Vị làm chủ thì vận-hành vào trong và đạt xuống đến dưới, vì thế giáng thì khí trầm có thể vận hành ở lý và đạt đến Hạ-tiêu. Khí lấy gốc ở Thiên và Vị đạt thành ở Địa. Nội-kinh nói: “Trời nuôi người bằng ngũ khí, Đất nuôi người bằng ngũ vị”. Loại nào lấy gốc ở Thiên thì thân (thích gần-gũi) với trên, loại nào lấy gốc ở Địa, thì thân với dưới. Thế là cái lý thăng giáng phù trầm đã được rõ rồi vậy”.

Cái lý ‘thăng giáng phù trầm’ trên đây của Đường Dung-Xuyên đã dựa vào Nội-kinh Tố-vấn để phát-biểu. Trong một số dược-tính, sự hài hòa giữa khí và vị, giữa thăng và giáng, giữa ‘tương phản tương thành’ đã tạo thành một lý-luận sâu-sắc trong toàn bộ bệnh-lý và điều-trị lý của y-học Đông-phương.

Sự sâu-sắc này vẫn lấy căn-bản ở cái lý ‘đồng khí tương cầu’ và ‘cùng tất biến, biến tất thông’ của chiếc ‘vòng ngọc không đầu mối’ mà Nội-kinh đã mô tả mà thôi.

Đường Dung-Xuyên trình bày trong ‘Bản thảo vấn-đáp’:
Hỏi: (điều 18) “Loại nào đắc được Hỏa vị thuộc khổ cũng đều đắc được Hàn tính của Thủy, nghĩa là nó có thể ‘thanh Hỏa’. Vậy tại sao Ngãi-diệp, Cố-chỉ, Ba-kích, Viễn-chí tất cả các vị trên đều thuộc Khổ vậy mà cũng đều có thể bổ Hỏa ?”.

Đáp: “Khi nào (vị) khổ đến cực thì ngược lại nó sẽ đắc được cái tính của Thủy. Còn nếu như vốn là vi -khổ thì nó vẫn còn tồn lại cái bản-tính của Hỏa, vì thế nó có thể bổ Hỏa. Vả lại trong cái vi khổ (khổ nhẹ) ắt phải còn mang cái tân-ôn, đó là vì nó không thuần khổ vậy.

- Ngãi-diệp vị khổ mà khí ôn, nhung của nó có thể phát Hỏa, vì thế dùng nó để ôn Can bổ Hỏa.
- 故紙 cố-chỉ, 巴戟 ba-kích vị khổ kiêm tân-ôn. Cố chỉ sắc đen hạt cứng dùng để ôn Thận. Ba-kích sắc tím rễ thục dùng ôn Can.
-  遠志 viễn-chí hình cực nhỏ cho nên nó nhập Tâm , vị lại khổ cũng nhập Tâm, tuy nhiên nó kiêm tân-ôn dùng để bổ Tâm Hỏa…không thể chỉ dựa vào vị khổ mà đủ luận”.

Hỏi: (Điều thứ 19) “ Tân là vị của Kim. Tính của Kim là chủ về ‘ thu’. Nay xét lại loại dược có vị tân, ta thấy chúng đều chủ về ‘tán’ chứ không chủ về ‘thu’. Tại sao?”

Đáp: “ Phàm khí và vị của dược gồm thể và dụng khác nhau. Chúng tương phản nhưng lại tương thành . Cho nên loại nào đắc được vị của Kim thì cũng đắc được khí của Mộc. Mộc-khí thì đạt lên trên và vì thế mà vị tân chủ tán chứ không chủ thu. Khí của Mộc là ôn, có thể khử hàn, khí của Mộc là tán có thể khử bế.

薄荷 Bạc-hà tân mà chất lại khinh (nhẹ), khí của nó thật nhẹ và bổng. Vì nhẹ (khinh) cho nên khí phù, và chạy đến tận bì mao nhằm làm tán Hàn-khí , vì bổng () cho nên khí thăng và lên trên đến đầu mắt và khử được khí Phong Hàn.

Kinh-giới 荊芥 tính giống như Bạc-hà,, cho nên có thể tán khí ở bì mao, nhưng chất và vị so với Bạc-hà thì hơi trầm hơn cho nên có thể nhập vào Huyết-phận, tán khí ở vùng cơ-nhục.

辛夷 Tân-di, hoa trên ngọn, tính của nó cực thăng, khí của nó vị tân, khí tán cho nên có thể làm tán được khí Phong Hàn ở vùng của não và mũi.

羌活 Khương-hoạt ,Độc-hoạt 獨活, rễ của nó cực sâu và dài, nó đắc được Thủy-khí dưới hoàng-tuyền thăng lên trên để sinh ra chồi lá, ví với Thái-dương kinh trong thân thể con người đã bẩm-thụ Dương-khí trong Bàng-quang để phát ra đến kinh mạch. Vị của nó tân, khí của nó liệt vì thế nó nhập Thái-dương kinh làm tán khí Phong Hàn ở đầu và cổ. Riêng Độc-hoạt lại có màu đen do đó nó kiêm nhập vào Thiếu-âm để rồi đạt đến Thái-dương, nó có thể làm tán khí Phong-hàn ở lưng và cột sống.

細辛 Tế-tân hình nhỏ, sắc hắc cho nên nó nhập vào Thiếu-âm kinh, Thiếu-âm là tạng của Hàn Thủy. Khi hàn thì Thủy-khí tràn lên trên. Tế-tân có thể làm tán được Hàn – khí của Thiếu-âm cho nên cũng có thể đuổi được Thủy-âm.
防風 Phòng-phong thì tân mà vị cam cho nên nhập Tỳ làm tán khí Phong-hàn ở cơ nhục.
紫蘇 Tử-tô sắc tím, nhập huyết-phận, vị tân, khí hương, có thể làm tán được khí phong-hàn ở huyết-phận. 下蘇 Hạ-tô nhánh của nó vươn ra 4 phía, dùng nó để tán ra đến tứ chi.
蘇埂 Tô-cánh rỗng ở giữa, có màng trắng, dùng làm tán khí trong bụng.
蘇子 Tô-tử hạt cứng chắc, dùng nó làm vận-hành và giáng Phế-khí, hành đàm.

Chúng ta thấy, cùng là vị tân mà lại có sự bất-đồng giữa rễ, nhánh, hạt và lá. Chúng ta nên xem chung các tính về khinh trọng, thăng giáng rồi phân biệt ra để trị.

Quế-chi có thể tán ra ở tứ-chi, sắc và vị của nó giống với Tô-chi, nhưng quế-chi hơi cứng chắc hơn vì thế Quế-chi kiêm luôn chạy đến cân cốt, trong lúc đó Tô-chi chỉ có thể chạy đến cơ-nhục.

Nhục-quể so với (quế) chi thì vị hậu hơn, khí càng ngưng tụ hơn, đó là chỗ lên đến ‘cực’ của Mộc tính; thể đại tán thì đại ôn, có thể làm ích cho Tâm Hỏa. Đây là loại dược chuyên về ‘Mộc sinh Hỏa’, kỳ thực là loại dược dùng để làm ôn Can. Can là mẹ của Tâm. Khi bệnh hư, ta lo bổ cho mẹ , Tâm và Can đều điều hành huyết-phận, vì thế Nhục-quế được xem là loại dược để làm ôn huyết. Trong ‘Thận khí hoàn’, Trọng-Cảnh đã dùng Nhục-quể để tiếp nhận và đưa Hỏa của Tâm Can quy xuống Thận, cùng với vai trò của Phụ-tử, Thục-địa, Phục-linh để làm cho tính của Nhục-quế nhập Thận. Đó là sự diệu-dụng của Trọng-Cảnh, chứ không phải tự Quế có thể đi vào Thận được. Ngay Nhuc-quế và Quể-chi cũng là một vật mà cách dùng lại khác nhau, có nghĩa là phải phân biệt về hậu và bạc để định thăng giáng . Khi nào có loại nào mang vị tân thì đều mang tính ôn của Mộc. Quế đúng là Mộc mà lại mang tính ôn vì thế nó được xem là loại chính dược để làm ôn Can.
吳萸 Ngô-du, 小茴 Tiểu-hồi đều đắc tân vị và khí ôn của Mộc.
台烏 Đài-ô là rễ của thảo (cỏ) tự quy về Hạ-tiêu. 小茴香 Tiểu-hồi-hương là loại thảo-tử. Phàm tính của ‘tử: hạt’ đều chủ về hạ giáng. Vì thế hai loại trên đều có thể làm ôn vùng Hạ-tiêu, Bào-cung và Bàng-quang.

吳萸 Ngô-du vị tân mà mang thêm khổ, tính của hạt lại chủ về hạ-giáng, vì thế nó giáng về Thủy-âm, hành trệ khí.

Cố-chỉ và 韭子Cửu-tử đều có màu hắc mà ôn. Màu hắc là màu của Thận-thủy. Hạt lại chủ về hạ giáng . Vì thế hai vị này đều có thể ôn  Thận.

附子 Phụ-tử sinh ra ở dưới rễ, nó khác với chi, diệp, bì, hạt vì thế nó không nhập vào vùng Trung  và Thượng-tiêu. Sắc của nó là thuần hắc nhưng vị thì tân rất liệt (). Nó bẩm thụ được khí nhất Dương trong quẻ Khảm . Nó chỉ đi vào Hạ-tiêu mà thôi nhằm phù-trợ và bổ cho Dương-khí, cực Dương, cực Âm đều có độc. Tính ‘liệt’ của Phụ-stử chính vì nó  là loại có tính thuần là Khảm Dương, có thể đại độc.

Phụ-tử và Nhục-quế, tính của chúng khác nhau. Nhục-quế thì bổ Hỏa, nó bẩm thụ được khí của ‘Địa nhị sinh Hỏa’ mà sinh ra. Phụ-tử lại trợ nhiệt, nhiệt sinh ra từ trong Thủy, nó đắc được Dương-khí của “Thiên nhất sinh Thủy’ mà sinh ra. Vì thế Phụ-tử thuần nhập khí-phận để trợ Dương, thuộc loại dược của Thận và Bàng-quang …

Phàm các loại ôn-dược đều bẩm-thụ Mộc-khí, duy có Phụ-tử là bẩm-thụ Dương-khí trong Thủy, nó là loại  dược chính-yếu làm ôn Thận đạt Dương . Tóm lại, loại nào bẩm-thụ Mộc Hỏa là đắc ‘Địa nhị chi Hỏa’. Tóm lại, loại nào bẩm-thụ Mộc Hỏa là đắc ‘Địa nhị chi Hỏa’, loại nào bẩm-thụ Dương khí trong Thủy là đắc ‘Thiên nhất chi Dương’.

Tóm lại, qua các loại dược nói trên, chúng ta thấy ‘dược’ chính là một dạng ‘hữu-hình’ của âm Dương. Con người cũng là dạng hữu hình của Âm Dương . Khác nhau là ở mức-độ bẩm-thụ được về Âm Dương nơi mỗi ‘nhân-vật’ hay là ‘dược-vật’ mà thôi.  Con người bẩm-thụ được ‘ngũ-hành chi tứ khí’ một cách toàn diện và hoàn-chỉnh, trong lúc đó mỗi loại ‘vật’ ngoài con người chỉ bẩm thụ được một đến 2 khí Âm Dương nơi ngũ-hành mà thôi. Điều quan-trọng ở đây, phạm-vi y-học Đông-phương, mỗi vật sau khi bẩm-thụ khí Âm Dương, nó sẽ tiếp-tục vận hành theo khí mà nó bẩm-thụ được. Nó vận-hành theo tính, tức là theo ‘đồng khí tương cầu, đồng thanh tương-ứng’. Trong quá-trình ‘đồng thanh khí’ đó, nó đã ‘biến và hóa’ theo từng giai-đoạn khí hóa của mình đồng nhịp với ‘biến hóa’ của Trời Đất. Đó là ‘cùng thì biến, biến thì thông…’

Một loại cây cỏ, thạch kim nào đó khi được các nhà y-học cho người bệnh ‘uống vào bụng’, nó sẽ tiếp-tục hành khí của mình đến nơi của nó. Ta gọi đó là quy . Có một điều phải để ý là ngũ-hành của thảo mộc, thạch kim sẽ không bao giờ ‘quy’ sai nơi qui-định của chính nó.
Nếu có một ‘vị thuốc’ nào đó làm chết người, đó là lỗi của người thầy thuốc, tức là vị tướng cầm binh đã đưa quân-sĩ của mình đi sai hướng…mà thôi.

Chúng ta tiếp-tục giới-thiệu về vai-trò của Mộc:
Hỏi: (Điều 20) “Tính của Mộc là tán , tại sao vị của nó lại toan và lại chủ về ‘thu liễm’?”

ĐÁP: Đây cũng là vấn-đề ‘tương phản thương thành’. Là cái ‘lý’ Kim giao-hợp với Mộc . Loại dược nào đắc cái vị của Mộc thì cũng đắc được cái tính của Kim. Vì thế toan vị thì chủ thu-liễm.
五味子 Ngũ-vị tử chủ về ‘khái nghịch làm cho khí đi lên’. Bởi vì khí xuất ra từ dưới rúng, nơi bào-thất của khí-hải, nó đi dọc theo Xung-mạch lên trên nhập vào Phế, Bào-thất do Can điều-hành. Nếu Can bị hàn thì khí của Bào-cung và Xung-mạch mang theo thủy-ẩm đi lên trên để xung và Phế gây thành chứng ‘khái suyễn’. Nếu Can bị nhiệt thì khí của bào-cung và Xung-mạch sẽ dẫn bán Hỏa lên trên để xung vào Phế để gây thành chứng ‘khái suyễn’.

Ngũ vị toan liễm Can Mộc, làm cho Mộc-khí bình không nghịch lên, như vậy Thủy và Hỏa sẽ không xung lên để gây thành bệnh. Đây là toan vị nhập vào Can lại đắc được cái tính thu-liễm của Kim cho nên mới hiệu-quả như trên. Ngũ vị tử cũng vi toan mà chất lại nhuận, túi bọc to mà rỗng mang cái tượng không-hư ở trong Phế. Nó sinh ra ở trong khoảng lá, tính của nó khinh mà phù (nhẹ mà nổi), vì thế công năng của nó là liễm-phế, sinh tân dịch. Ngũ-vị tử liễm can để liễm Phế, bởi vì tính và vị của nó càng trầm.
五倍子 Ngũ-bội tử chuyên chủ về liễm Phế, vì tính vị của nó hơi phù.
Anh-túc xác cũng liễm Phế, dứt ho, dứt tả lợi nhờ vào vị toan của nó không nhiều, túi hạt của nó rỗng mà có ngăn tượng trưng cho phế và ngăn của màn mõ, vì thế tính thu-sắc của nó không riêng nhập vào can mà có thể nhập vào Phế nhằm thu-liễm nghịch-khí, thu chỉ (ngưng) tả lợi (tiêu tiểu).

Bạch-thược rễ của nó vị toan, cho nên chủ về liễm can Mộc, giáng Hỏa hành Huyết.
Sơn thù du toan mà chất nhuận, chuyên nhập vào can để tư-dưỡng Âm-huyết.
Ô-mai vị cực toan dùng để liễm can mộc, có thể hóa vưu trùng (giun), có thể trừ được vùng thịt thũng, đây là Mộc khắc Thổ, theo phép ‘toan để thu-liễm’.

Sơn-tra làm hóa được thịt bị tích lại, giống với cái lý toan vị ở Ô-mai vậy.
Ngay trong các vị thuốc, luật ‘luật cùng tắc biến, cực tắc phản’ được biểu-hiện rất rõ.

Hỏi: (điều 22) “Toan chủ về thu-liễm, nhưng đi đến cực lại có thể phát thổ (ói) . Tại sao thế?”

Đáp: “Tân chủ về thăng tán, nhưng tân đi đến cực lại chủ về ôn giáng. Toan chủ về thu-liễm, nhưng toan đến cực  thì sẽ vọt trở lên thành thổ (ói).”

Đường-Dung Xuyên nhấn mạnh:
 “Vật thướng cực tắc phản hạ, vật há cực tắc phản thượng = vật khi lên đến cực thì quay ngược trở xuống, vật khi xuống đến cực thì quay ngược trở lên’.

Ông nói tiếp: “ Cứ xem ‘Đại và tiểu sài-hồ thang của Trọng-Cảnh, trị về chứng thổ nghịch do Can Hỏa gây ra, ‘Ngô-thù-du thang’ trị về chứng thổ nghịch do Can Hàn gây ra. Điều này cho chúng ta thấy, phàm các chứng thổ (ói) ắt phải kèm theo khí đạt lên trên của can Mộc thì mới phát thổ, thêm nữa ta cũng biết rằng khí muốn đưa lên để thổ thì phải can khí thượng hành mới thổ được.”

Một trường-hợp khác nữa là loại dược vị hàm có thể đắc Hỏa tính hay không.
Hỏi (điều 23) “ Như những lập luận đã trình bày trên, nếu loại dược nào đắc Thủy hàm thì phải đắc cái tính của Hỏa. Vậy tại sao Toàn-phúc hoa hàm mà lại nhuận giáng đàm Hỏa, Trạch-tả hàm lại nhuận lợi Thấp nhiệt, Côn-bố, hải-tảo hàm nhưng lại thanh can Hỏa, Mang-tiêu, Hàn-thủy thạch hàm nhưng lại tả Tỳ hỏa. Như thế là các loại trên  đều đắc vị của hàm và đều có đủ cái bản tính của Thủy nhưng tại sao không thấy vị nào được biến thành Hỏa tính?”

Đáp: “ Vị nào bình thì không rời bản tính của nó, vị nào cực thì ắt sẽ biến cái bản tính của nó.
Ví-dụ: Vị nào vị khổ thì đó chính là loại dược dùng để ôn Tâm Hỏa, thế nhưng nếu nó là đại khổ nó sẽ ngược lại thành Hàn. Cũng như thế, nếu vị là vi hàm  thì đều bẩm thụ khí Hàn Thủy, còn nếu như nó thuộc loại đại hàm, nó sẽ biến thành nhiệt. Trong quẻ Ly có chân Âm, trong quẻ Khảm có chân Dương, đó là cái lý nhất-định. Nay xét:

旋覆花Toàn-phúc hoa vị hàm, hoa sắc hoàng, nhờ vào móc rơi mà sống, đắc khí của Kim nhiều, đắc khí của Thủy ít, vì thế nó dùng để nhuận lợi Phế Kim, trường hợp này không thể xem nó là thuộc ‘thuần hàm’ để luận.

昆布Côn-bố, Hải-tảo 海藻 đều sinh ở trong nước, vị vi hàm lại có đủ cái chất của loài thảo, đây là loại vật bẩm thụ hai khí Thủy và Mộc, vì thế chúng có thể thanh Hỏa và nhuận can Mộc.

寒水石 Hàn-thủy thạch đắc được cái tính của thạch nhiều vị tuy hàm nhưng không nhiều , vả lại núi của loại thạch này có thể sinh Thủy, trôi chảy ra mà thành suối (tuyền) đó là loại thạch này có Thủy-tính vì thế nó có thể dùng để thanh nhiệt.

芒硝 Mang-tiêu hàm vị tuy nặng nhưng chưa đến chỗ cực  vì thế nó vẫn giữ tính của Hàm Thủy, có thể dùng để đại hạ Hỏa. Nó vẫn thuộc bản tính của Hàm Thủy chứ chưa phải thuộc trường hợp ‘hàm cực thì biến-hóa’.

Đến như 火硝 Hỏa-tiêu thì vị mặn rất nặng cho nên nó ngược lại biến thành tính của Hỏa vì thế nó có thể dùng để đốt. Đây chính là Hỏa ở trong Thủy.

Khi chúng ta ăn muối nhiều phải khát nước, đó là vị hàm chạy vào huyết để sinh ra nhiệt…”
Chúng ta đã nói khá nhiều về Âm Dương . Âm Dương được biểu-hiện ra bằng thủ túc, tạng-phủ, khí-huyết, Thủy Hỏa nơi con người, rồi đến tân cam hàn nhiệt mà mỗi loại về  dược bẩm thụ được…Khi nào tạng-phủ, khí huyết hay Thủy  Hỏa nơi con người vận-hành điều-hòa với Thiên  Địa  trong chiếc vòng ngọc không đầu mối, đó là bình nhân. Chỉ khi nào do lục dâm tà-khí bên ngoài, hoặc do ngũ chí thất tình bên trong làm ‘tan vỡ’ chiếc vòng ngọc đó thì Dương sẽ rời Âm. Tùy theo mức độ làm cho Âm Dương trong con người bị xa cách mà con người bệnh nặng hay nhẹ hoặc đi đến chỗ chết.

Nguyên-lý của y-học Đông-phương là một nỗ lực không ngừng từ ngàn xưa nhằm ngăn chận trước bệnh tật bằng các phương-pháp ‘ngừa bệnh’ sau đó mới ‘trị bệnh’.
Sách Y-học nhập-môn (phần Tập lệ mở đầu) viết: “ Bảo dưỡng dĩ trợ dược lực, nhược chuyên thị dược nhi bất tri dưỡng tính tắc dược diệc nan hiệu. Cổ nhân giai tiên dưỡng tính, bất dũ nhi hậu phục dược…= (sống bằng ) bảo dưỡng để trợ cho sức mạnh của dược, nếu như chỉ chuyên dựa vào dược mà không biết đến việc dưỡng tính thì dược cũng khó có hiệu quả. Người xưa đều (sống theo phương-pháp) trước tiên là lo dưỡng tính, khi nào (bệnh vẫn) không hết, sau đó mới uống thuốc.

Bảo-dưỡng hay dưỡng-sinh là sống thế nào để cho khí huyết vận-hành  đúng theo ‘đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu’ theo đúng hướng nội ngoại, thượng hạ trong con người ăn khớp với Thiên-địa. Khi mà nội ngoại bị ngăn và thượng hạ, Thủy Hỏa không còn giao nhau nữa, ta sẽ nhờ vào cây kim châm vào huyệt-đạo để điều khí, nhờ vị dược tân cam nào đó uống vào người để điều-khí. Trong phạm-vị hạn hẹp của quyển y-đạo này, tôi chỉ xin trích áp-dụng Kinh Dịch như một nguyên-lý chỉ đạo cho y-học Đông-phương.

Thiên ‘Điên cuồng’ (Linh-khu 22) và thiên ‘Quyết bệnh’ (Linh-khu 24) đều diễn-tả lại tình-trạng ‘quyết - nghịch’ đã gây bệnh.
Sách Thương-hàn luận (Thái-dương thiên, trung) có ghi một trường hợp bệnh do khí Thái-dương bị nghẽn ở ngực không ‘xuất nhập’ được nghịch ở trong khoảng hung cách, do đó bên trong nó làm động đến các tạng. Phép trị là phải dựa vào ‘Thiếu-dương đóng vai chốt cửa’ để từ đó, đưa tà khí đi ra ngoài, tạo cho sự vận-hành của chiếc vòng ngọc được nối tiếp trở lại.

Thương hàn ngũ lục nhật, trúng phong, vãng lai hàn nhiệt, hung hiếp khổ mãn, mặc mặc bất dục ẩm thực, Tâm phiền, hỉ ẩu, Hoặc Hung trung phiền nhi bất ẩu, hoặc khát, hoặc phúc trung thống, hoặc hiếp hạ bĩ ngạnh, hoặc Tâm hạ quý, tiểu tiện bất lợi, hoặc bất khát, than hữu vi nhiệt, hoặc khái giả, dữ Tiểu Sài-hồ thang chủ chi.

Dịch-nghĩa  (với thiển chú của Trần Tu-Viên): “Thương-hàn đến ngày thứ 5, thứ 6 (đó là kinh truyền đã đi hết 1 vòng, khí đang ở tại quyết-âm. Nó đang dựa vào khí trung-hiện là Thiếu-dương để làm chốt cửa xoay, thêm vào là bệnh trúng Phong. (Chứng bấy giờ là) vãng lai hàn nhiệt (đó là cái tượng của chốt cửa của Thiếu-dương ).Ngực là (bộ-vị của Thái-dương), hông sườn là (bộ-vị của Thiếu-dương. Thái-dương không xuất ra được, Thiếu-dương không đóng vai trò chốt cửa, vì thế sẽ thành chứng khổ mãn. (Chữ ‘mặc’ gồm hỏa và hắc, đây là hỏa ‘伏明 phục minh’ bị uất mà không đuổi ra ngoài được, cho nên nó gây ra trạng-thái) ‘mặc mặc: yên lặng’. (Mộc và Hỏa bị uất bên trong đến nỗi làm chi lạc của vị không hòa, vì thế) không muốn ăn uống. (Mộc và Hỏa giao một cách ‘ kháng’ cho nên gây thành chứng) Tâm phiền. (Tính của Mộc là ưa điều-đạt, nó sẽ thăng lên trên, cho nên) thường hay ói.(Bệnh-khí đang ở tại Thái-dương, còn kinh-khí thì đang ở tại Quyết-âm .Khí trung-hiện của Quyết-âm chính là Thiếu-dương chủ về chốt. Khí của Thiếu-dương du-hành ở Tam-tiêu bên ngoài tạng phủ, 11 tạng còn lại đều được quyết-đoán ở Thiếu-dương, nó sẽ hoặc chứng này chứng kia ) hoặc (nó can thiệp đến Tâm mà không đến Vị, cho nên làm cho) trong ngực phiền mà không ói, hoặc (nó  can thiệp đến Táo khí của kinh Dương-minh, cho nên làm cho) khát, hoặc (nó can-thiệp đến Tỳ-khí của Thái-âm, sẽ làm cho trong bụng bị thống, hoặc (nó can-thiệp đến can-khí của Quyết-âm, sẽ làm cho) dưới sườn bị bĩ cứng, hoặc (nó can-thiệp đến Thận-khí của Thiếu-âm, sẽ làm cho) dưới Tâm bị hồi-hộp (đưa đến) tiểu-tiện bất lợi, hoặc (Thái-dương đang nương theo cái chốt của Thiếu-dương, đang có cái thế muốn thoát ra ngoài, như vậy sẽ) không khát, thân mình hơi nhiệt, hoặc bị ho (đó là nó can-thiệp đến Phế-khí của Thái-âm. Ôi! Các huyệt kinh du của ngũ tạng  đều nằm ở lưng do Thái-dương làm chủ, trong lúc đó khí của ngũ-tạng lại suất ra từ ngực và cũng do Thái-dương làm chủ. Nay khí của Thái-dương bị nghịch ở lồng ngực mà không thoát được ra ngoài do đó,  dù nó không làm can-động đến chân hình tạng bên trong, nhưng nó cũng làm can-động đến tạng-khí vô hình bên ngoài để rồi hiện ra các chứng bệnh thuộc tạng. Vậy nếu không nhờ vào sức chuyển-hóa của cái chốt cửa của Thiếu-dương  thì không thể nào làm cho tà khí đang can-phạm bên trong thoát hết ra ngoài được. Muốn vậy, phải) dùng Tiểu Sài-hồ thang (trợ cho chốt Thiếu-dương) làm chủ.

Đường Dung Xuyên sau khi mô tả các màn mỡ và khối mỡ bên trong thuộc về Tam-tiêu và Tỳ, còn tấu-lý mới là biểu của Tam-tiêu, ông nói: “Khi tà khí ở tại tấu-lý, nó xuất ra để tranh với Dương thì hàn , nhập vào tranh với âm thì nhiệt, vì thế mới có chứng ‘vãng lai hàn nhiệt’. Ngực và hông sườn là nơi nối tiếp của các màn mỡ.. Khi tà khí ở tại cách mạc sẽ làm cho ngực và hông sườn bị ‘khổ mãn’. Đởm Hỏa của Thiếu-dương du-hành khắp Tam-tiêu, bên trong nó thông với Bào-lạc, khi Hỏa bị uất không điều-đạt được sẽ làm cho bệnh nhân thích yên-lặng (mặc mặc). Phàm khi con người uống nước, nước sẽ từ vị tán ra đến các màn mỡ, đi xuống dưới theo màn mỡ để nhập vào Bàng-quang. Phàm khi con người ăn thực-vật vào, nó được hóa thành trấp-dịch , rồi từ trong Trường Vị để theo đường màn mỡ đạt đến các tạng, Nay nếu tà ở tại các màn mỡ thì thủy sẽ không đi xuống được vì thế sẽ không muốn uống nước.Trấp-dịch nếu không tiêu, không vận-hành thì không muốn ăn. Chứng Tâm phiền là do tướng Hỏa của Tam-tiêu hợp với bên trong của Bào-lạc. Chứng hay ói là do bởi Tam-tiêu là phủ hành thủy mà nay Thủy lại không đi xuống được nữa  vì thế mới ngược trở lên để ói, hoặc do Tâm Hỏa làm cho lồng ngực bị phiền do đó Thủy không nghịch lên trên thì sẽ không bị ói, hoặc Hỏa của Tam-tiêu làm tiêu Thủy, sẽ bị chứng khát, hoặc khí của can-cách bứcvào trong, trong bụng làm cho bụng đau, hoặc tà kết ở hai khối mỡ bên hông sườn làm cho hông sườn bị bĩ-mãn, hoặc Hỏa nhược, thủy thịnh trong Tam-tiêu làm cho Thủy-khí nghịch trong khoảng cách mạc dưới Tâm làm cho dưới Tâm bị hồi-hộp, hoặc phủ Tam-tiêu không nhiệt sẽ không làm tiêu khát, tà-khí ở tại biểu của Tam-tiêu, tức là trong khoảng tấu-lý sẽ làm cho thân bị hơi nhiệt, hoặc nó đi trong màn mỡ  lên đến Phế xung vào yết hầu thành đàm Hỏa, phạm vào Phế thành ho. Nói tóm lại, bệnh trên đây đều do ở Thủy Hỏa trong màn mỡ của Tam-tiêu bị uất mà thành bệnh. Tất cả đều nhờ vào vai trò của Tiểu Sài-hồ làm tán Hỏa giáng Thủy làm chủ trị. Phải tùy chứng để gia giảm…”

Tiểu Sài-hồ thang phương:
Sài-hồ (nửa cân) – Hoàng-cầm (3 lượng) – Nhân-sâm ( 3lượng) – Cam-thảo 3 lượng) – Bán hạ (nửa thăng, rửa sạch) – Sinh khương (3 lượng cắt miếng) – Đại táo (12 quả, bổ ra).

7 vị trên cho vào 1 đấu 2 thăng nước, sắc còn 6 thăng bỏ xác, rồi lại sắc thêm còn 3 thăng, uống ấm một thăng, uống ngày 3 lần.

Phép gia giảm: Nếu ngực phiền mà không ói thì bỏ Bán-hạ và nhân-sâm, gia thêm một quả Qua-lâu-thực, nếu khát nước, bỏ Bán-hạ gia nhân-sâm lên nhiều hơn, lên đến 4 lượng rưỡi, Qua-lâu 4 lượng, nếu đau trong bụng, bỏ Hoàng-cầm, gia Thược-dược 3 lượng. Nếu dưới hông sườn bị bĩ cứng, bỏ Đại-táo gia Mẫu-lệ 4 lượng. Nếu dưới Tâm hồi-hộp, tiểu-tiện bất lợi, bỏ Hoàng-cầm gia Phục-linh 4 lượng. Nếu không khát nước, bên ngoài hơi nhiệt bỏ nhân-sâm gia Quế 3 lượng. Uống ấm cho ra ít mồ hôi bệnh khỏi. Nếu ho bỏ Nhân-sâm, Đại-táo, Sinh-khương gia Ngũ-vị-tử nửa thăng , can-khương 2 lượng.

Trương Lệnh-Thiều chú: “ Đây là khí của Thái-dương không thể ra vào bằng con đường ở ngực và phải bị nghịch trong khoảng hông sườn và ngực . Bên trong nó can-đông đến tạng-khí, chúng ta nên biết là nó phải được đưa ra ngoài bằng con đường ‘chốt cửa của Thiếu-dương’.

Sài-hồ mọc mầm non vào tháng 2, nó cảm khí nhất dương sơ sinh, hương khí của nó bay thẳng lên mây xanh. Nó lại bẩm-thụ được khí của Thái-dương, vì thế nó có thể đi theo với cái chốt của Thiếu-dương để làm đạt khí của Thái-dương.
Bán-hạ sinh đúng vào giữa mùa hạ , nó cảm khí nhất âm để sinh ra, theo với Âm-khí thăng lên.
Hoàng-cầm khí vị khổ hàn, bên ngoài thực, bên trong rỗng, nó có thể giải cái nhiệt bên ngoài của hình -thân.
Cam-thảo, Nhân-sâm, Đại-táo trợ cho Tỳ thổ ở Trung-tiêu, đi từ Trung-tiêu ra ngoài.

Sinh-khương nhằm làm phát tán và truyền thông. Đây là phương đi từ trong để đạt ra ngoài.”
Trong phép dùng thuốc, ‘Thừa-khí thang’ của Trọng-Cảnh cũng ứng-dụng cái lý của Kinh Dịch ‘vật cùng tắc biến’ mà chúng ta sẽ thấy qua Dương-minh bệnh sau:

Dương-minh bệnh, mạch trì, tuy hạn xuất, bất ố hàn giả. Kỳ thân tất trọng, đoản khí, phúc mãn nhi suyễn, hữu triều nhiệt giả. Thử ngoại dục giải, khả công lý dã. Thủ túc tập nhiên nhi hạn xuát giả, thử đại tiện dĩ ngạnh dã, Đại Thừa-khí thang chủ chi. Nhược hạn đa vi phát nhiệt ố hàn giả, ngoại ví giải dã, kỳ nhiệt bất triều, vị khả dữ Thừa khí thang. Nhược phúc đại mãn bất thông giả, khả dữ Tiểu Thừa-khí thang, vi hòa vị khí, vật lệnh đại tiết há.

Dịch nghĩa: (lời thiển chú của Trần Tu-viên)
Dương-minh bệnh, mạch trì (Đây thuộc Dương-tà nhập vào lý Âm. Tuy nhiên nếu chỉ nói về mạch thôi thì chưa đủ bằng chứng, ắt phải dùng chứng ‘mồ hôi ra’ để biết được rằng Dương nhiệt đang chưng nóng bên trong . Tuy nhiên, nếu cũng chỉ nói về mồ hôi thôi , cũng chưa đủ bằng chứng). Tuy mồ hôi ra (đây là thuộc Dương nhiệt đang chưng nóng bên trong thì cho dù là biểu chưa giải cũng thường có chứng ra mồ-hôi , như vậy phải thêm) bất ố hàn (mới đủ để đoán-định rằng biểu chứng đã được giải. Tuy nhiên, dù cho là biểu-chứng đã giải, càng phải nghiệm thêm lý-chứng. Dương-minh chủ cơ-nhục, khi tà-khí ở tại biểu Dương thì thân mình nhẹ và dễ xoay trở, nếu nó nhập vào lý âm thì) thân mình tất phải nặng-nề. Khi tà-khí kết ở bên trong , nó sẽ làm ngăn trở việc hô-hấp và làm cho) khí thở bị ngắn, bụng đầy (khó có thể xuống dưới để thông, thế của nó là phải nghịch lên trên) để mà (gây thành) suyễn. (Trên đây là những chứng thuộc Đại Thừa-khí. Tuy nhiên, cần phải có thân bị nhiệt để rồi tiến tới nhiệt càng cao để biết chắc rằng nhiệt-tà đã ở trọn trong vị, bấy giờ mới có thể chỉ ra cái thực tại của nó , vì thế mới nói) khi nào có nhiệt càng lên cao thì đó là bên ngoài đã muốn giải, có thể tấn-công bên trong. (Lại phải xét thêm vấn-đề mồ -hôi khắp người do nhiệt chưng mà ra, biến thành mồ-hôi ướt đẫm ở tay chân. Khi nào nhiệt và mồ-hôi đều liễm, dứt, biểu-lộ rõ ràng đây là chứng trạng của tay chân thực sự thuộc về Dương-minh Vị làm chủ, ta mới nắm được thực tại của nó). Tay chân ướt đẫm bởi mồ-hôi , đây chính là lúc mà đại tiện bị cứng (nên dùng) Đại Thừa-khí thang làm chủ .

Nếu (người bệnh) mồ hôi (tuy có) ra nhiều, lại hơi phát nhiệt, ố hàn, bên ngoài chưa giải (không thể tấn-công bên trong. Cho dù là không ố hàn nhưng) nhiệt của họ không lên cao hơn (đó là Vị chưa toàn thực) chưa thể dùng đến (Đại) Thừa-khí thang. Nếu (người bệnh) bụng bị to, đầy (đại-tiện) không thông (phàm khi nào không thấy nhiệt lên cao, chỉ có thể) dùng Tiểu Thừa-khí thang nhằm làm hòa phần nào vị-khí, nhằm đừng để cho tiêu chảy ra quá nặng.
Đại Thừa-khí thang phương (大承氣湯方)
大黃 đại-hoàng (4 lượng, rửa rượu)
厚朴 Hậu-phác (nửa cân, cạo bỏ vỏ, nướng)
枳實 Chỉ-thực (5 quả,sao )
芒硝 Mang-tiêu (3 vốc).

Cho 4 vị vào một đấu nước, trước hết sắc 2 vị trước còn lại 5 thăng , bỏ xác. Sau đó cho Đại-hoàng vào, sắc còn 2 thăng, cho Mang-tiêu vào, cho lên lữa nhỏ sôi hai dạo, phân uống ấm 2 lần.. Nếu tiêu được thì thôi uống phần còn lại.

Trần-thị ở Võ-lăng chú: “Phương danh có tên là Thừa-khí. Đây là ý-nghĩa của câu ‘Kháng tắc hại, thừa nãi chế: Kháng thì hại, thừa để chế’. Kháng tức là làm trái lại, vượt chính mình, thừa có nghĩa là bên dưới lướt bên trên. Ôi! Cái lý trong Thiên Địa thì vạn-vật cùng là một khí vì thế ‘Hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn’.

Vật cùng tắc biến: Vật cùng thì biến. Chưa bao giờ kháng cực mà không biến. Thương-hàn mà tà-nhiệt nhập vào Vị làm cho tân-dịch bị hao-tổn, chân Âm bị hư, Dương thịnh Âm bệnh.

Ta có câu ‘Dương thịnh Âm hư, nếu dùng phép ‘hãn: cho ra mồ-hôi’ thì chết, dùng phép ‘há: xổ’ thì sống.

Đây ta phải dùng loại phương-tễ ‘khổ hàn thắng nhiệt’ để cứu Âm-khí đang sắp bị tuyệt bằng cách tả cái Dương-khí đang kháng thịnh. Đây chính là vai trò có công ‘vãn-hồi tạo-hóa’ của ‘Thừa-khí.”

Âm Dương vận-hành không thuận để tiếp nối nhau sẽ gây ra chứng ‘ quyết’. Thiên Quyết-âm (Thương-hàn luận) đã chứng-minh: “Phàm Quyết giả, Âm Dương khí bất tương thuận tiếp, tiện vi quyết. Quyết giả, thủ túc nghịch lãnh thị dã.

Dịch nghĩa (thiển chú của Trần Tu-viên): “ (Tam Âm, Tam Dương kinh của thủ (tay) cùng tiếp nối nhau ở 10 đầu ngón tay. Tam Âm, Tam Dương kinh của túc ( chân) cùng nối tiếp nhau ở 10 đầu ngón chân) Phàm chứng quyết là do khí Âm Dương  không tiếp nối một cách thuận nhau thì thành Quyết. Quyết ở đây chính là sự nghịch và lạnh của tay chân vậy.”

Trần Bình-Bá chú: “ Câu này bàn về chứng quyết và nguyên nhân gây nên quyết, không riêng nói về hàn quyết.. Chữ Phàm ở đầu câu cho ta thấy không chỉ nói về cái quyết của Tam Âm mà luôn cả hàn lẫn nhiệt. Bởi vì Dương thọ khí ở tứ chi, Âm thọ khí ở ngũ tạng. Khí Âm Dương cùng xuyên suốt nhau như ‘chiếc vòng ngọc không đầu mối’. Nếu bị hàn quyết thì Dương sẽ không thể cùng âm tiếp nối một cách thuận được, nếu nhiệt quyết thì Âm sẽ không thể cùng  Dương tiếp nối một cách thuận được…”

Sự nghịch cách của Âm Dương không chỉ đưa tới chứng bệnh quyết lãnh mà thôi, nó có thể đi đến chỗ chết.
Thiên Quyết-âm (Thương-hàn luận) trình bày: “Thương-hàn lục thất nhật, mạch vi, thủ túc quyết lãnh, phiền táo, cứu Quyết-âm. Quyết bất hoàn giả, tử.
Dịch nghĩa (Thiển chú của Trần Tu-Viên):
 (Quyết âm có một chứng bất trị, không thể không biết). Thương hàn 6 ngày (do Quyết-âm làm chủ khí) đến ngày thứ 7 ( là thời-kỳ do Thái-dương làm chủ khí, vậy mà vẫn chưa đắc được cái hóa-khí của Dương-nhiệt, đó là Dương muốn tuyệt không còn vận-hành ở mạch, cho nên) mạch vi. (Dương muốn tuyệt không còn vận-hành ở tứ chi, cho nên) tay chân bị quyết lãnh. (Hư Dương ở trên và không thể giao xuống dưới cho Âm, cho nên) bị phiền (Chân Âm ở dưới và không thể giao lên cho Dương , cho nên) táo. (Đây là do Âm Dương Thủy Hỏa không còn giao nhau nữa, nên) cứu Quyết-âm (nhằm mở cho trong Âm sinh ra được Dương, sau đó Thủy Hỏa được giao-hội. Nay nếu cứu rồi mà) chứng Quyết vẫn chưa quay trở lại (Đó là Dương-khí không quay về, Âm-khí bị tách hẵn cho nên) phải chết.

Đại ý: Đây nói về chứng bệnh do Thủy Hỏa ở thượng hạ không còn giao nhau để đi đến chỗ chết. Đây cũng nói về bệnh của Quyết-âm mà hiện ra bằng tử chứng của  Thiếu-âm . Bởi vì Thiếu-âm là mẹ của Quyết-âm. Ất và Quý cùng nguồn mang ý-nghĩa ‘cùng thì phản lại với bản’.

Lời chính của Đường Dung-Xuyên: “ Chữ Quyết của Quyết-âm bắt nguồn từ can Mộc kèm theo Thận Thủy mà sinh hàn. Chữ ‘phiền’ của Quyết-âm bắt nguồn từ Bào-lạc kèm theo Tâm Hỏa mà sinh nhiệt, vì thế chứng của Quyết-âm đều hiện ra với tử chứng của Thiếu-âm.”

Trương Lệnh-Thiều chú: “Cứu Quyết-âm nên cứu huyệt Vinh, Quan-nguyên, Bách-hội…huyệt Vinh là huyệt Hành-gian…rồi đến Chương-môn…Đây là nơi hội của Quyết-âm và Thiếu-dương…”

Thẩm Đan-Thái chú: “Nên cứu huyệt Thái-xung (2 huyêt), cứu 3 tráng, vì huyệt này chính là nơi rót vào của Quyết-âm mạch.”

Thiên Thiếu-âm có một điều luận về tiêu bản…:
 “Thiếu âm bệnh hạ lợi, mạch vi sáp, ẩu nhi hạn xuất, tất sổ cánh y, phản thiểu giả, đương ôn kỳ thượng cứu chi.

Dịch nghĩa (Thiển chú của Trần Tu-viên):
 (Chứng Âm hàn thuộc Thiếu-âm nên dùng phép ôn. Thận thuộc quẻ Khảm chủ về Thủy, không nên nghiêng hẵn về phép ôn đã đành, trong lúc đó Tâm thuộc quẻ Ly, quẻ Ly thì đắc hào trung của quẻ Khôn (cũng không nên quá thiên về ôn. Vì vậy, trong phép ôn phải có cái ‘đạo’ của nó.). Thiếu-âm bệnh (lý hàn) hạ lợi (chẩn) mạch thấy mạch vi  (do Dương hư) và mạch sáp (do Âm-hư). (Hễ Dương hư không thể thắng Âm cho nên Âm hàn nghịch lên trên, gây thành chứng) ói. (Hễ Âm hư không thể giữ lấy bên trong làm cho tân dịch chạy ra ngoài) mà mồ-hôi ra. ( Mạch chứng đã như vậy cũng chỉ cho phép chúng ta biết đại lược mà thôi, chứ chưa dám quyết-đoán rõ-ràng, Vậy phải dựa vào gì?) Ắt phải ‘sổ cánh y, phản thiểu’.( Đây bởi vì Dương hư thì khí trụy xuống dưới, Âm nhược thì càng cố -gắng hết sức mình. Lúc này nếu muốn cứu Dương lại cũng phải tìm cách bảo-hộ lấy Âm, phép dụng dược không thể thiên thắng, suy nghĩ cho thật chính-chắn, chỉ còn có cách) phải ôn. Dụng dược ngoài việc phù Dương dưỡng Âm,) bên trên (nên thủ huyệt Bách-hội để) cứu huyệt đó. (Đã dùng Khương Phụ để bổ Dương ôn trung, lại càng phải dùng cách trợ cho Khương Phụ được thăng Dương vận-hành lên trên, được vậy thì chứng hạ lợi sẽ dứt . Đây chính là phép ‘bệnh bên dưới mà áp dụng phép trị bên trên vậy’.)

Đại-ý: Thiếu-âm trên thuộc Hỏa, dưới thuộc Thủy , nó chủ về sự xuất nhập của ‘thần-cơ’. Vì thế trong thiên của Thiếu-âm luận đầy-đủ về Âm Dương Thủy Hỏa, thần cơ, khu-chuyển, về thượng hạ, xuất nhập đến nơi đến chốn . Ví-dụ như chính-khí xuất nhập như thế này thì tà-khí cũng xuất nhập như thế này. Nhân có tà để mà luận chính, rồi cũng do ở chính mà biết đến tà . Khi tà ra đi thì chính tức sẽ hồi phục, chính đã hồi-phục tức là tà đã tự ra đi. Công () hay là bổ () hai nhưng mà một, một nhưng mà hai. Ngộ được cái lý này tức là đã nhập được vào y-đạo rồi vậy. Nếu không nắm được ‘ý tại ngôn ngoại: ý nằm ngoài lời nói’ thì dù cho hàng ngày đọc sách của Trọng-Cảnh, hàng ngày dùng phương dược của Trọng-Cảnh, cũng chỉ là người ngoài cánh cửa mà thôi.

Theo Đ D Xuyên thì câu ‘tất sổ cánh y, phản thiểu giả’ còn chưa rõ nghĩa. Xin để lại nghiên-cứu sau.

Đến đây, chúng ta đã thấy, từ chỗ khí vô-cực chưa hữu hình đến thái-cực, lưỡng nghi, Âm Dương, Thiên Địa và con người dần dần được hữu hình từ khí-hóa. Ở Thiên là  nhật nguyệt, gió mây, ở Địa là đất nước cỏ cây, ở người là khí huyết tạng phủ…Tất cả điều mà ta gọi là ‘sự sống’ chính là sự vận hành ‘chu nghi phục thủy, như hoàn vô đoan: hết vòng rồi trở lại, như chiếc vòng ngọc không đầu mối’. Kinh Dịch là quyển sách mà cổ nhân, sau quá-trình tìm hiểu được cái  ‘lý’ đó, bằng dấu hiệu rồi bằng chữ viết, đã ghi lại cho người sau cái gia-tài quý-giá đó. Nền y-học Đông-phương đã thừa-hưởng, đã dựa vào những nguyên-lý trên viết lại toàn bộ lý-luận cũng như thực-tiển lâm-sàng của riêng mình.

Chúng ta thấy rằng, con người với sự hình-thành phức-tạp của nó, gút lại sẽ nằm ở Thủy Hỏa của trục Ly-Khảm, trục Tý Ngọ mà thôi. Thủy Hỏa phải luôn luôn giao nhau như chiếc vòng ngọc và trong chiếc vòng ngọc quý-giá đó.

Vì thế, để tạm kết-thúc phần ‘lưỡng nghi, âm dương’ này, tôi xin trích ra một số tài-liệu trong Nội-kinh nhằm phác-họa những nét thật đại-cương về ‘Tam-tiêu’. Tất-nhiên, đây là một ‘phủ’ đặc-biệt trong y-học Đông-phương đóng vai-trò dẫn-đạo khí huyết trong toàn thân con người. Dù sao, trong phạm-vi hạn hẹp của quyển y-dịch, chúng ta không thể nói hết ý ở đây. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở phần y-học thực-dụng với đầy đủ phần sinh-lý, bệnh-lý, và điều trị lý của cùng soạn-giả NT.   Dịch nghĩa (Điều 31 Nan) nói rõ về nhiệm-vụ của Tam-tiêu:

Tam-tiêu được bẩm thụ ở đâu, sinh ra từ đâu, bắt đầu như thế nào, chấm dứt như thế nào. Nó được bắt đầu như thế nào (tại nơi nào?), ta có thể hiểu hay không ?”
Thực vậy Tam-tiêu là con đường (vận-hành) của Thủy-cốc, là chỗ chung thỉ của khí.
Thượng-tiêu nằm ở dưới Tâm rồi đi xuống dưới cách ở trên thượng-khẩu của Vị. Nó chủ nạp chứ không chủ xuất. ‘Trị’ của nó là vùng Chiên-trung, dưới huyệt Ngọc-đường một thốn 6 phân. Ngay chỗ lõm vào của giữa hai đầu vú.

Trung-tiêu nằm ở Trung-hoãn của Vị, không lên không xuống; Nó chủ về làm hủ (nát) và thục (chín) thủy-cốc. Trị của nó nằm ở bên cạnh rún.

Hạ -tiêu nằm ngay ở chỗ thượng-khẩu của Bàng-quang. Nó chủ về phân biệt thanh và trọc. Nó chủ xuất mà không chủ về nạp, vì có nhiệm-vụ truyền dẫn (ra ngoài). Trị của nó ở dưới rún một thốn. Cho nên gọi tên nó là Tam-tiêu. Phủ của nó ở tại khí-nhai (có bản viết là xung).”

Chú-giải (điều 31 Nan)
 (1) Chữ huyệt ‘’ ở đây đọc là ‘nạp: ’, có nghĩa là ‘cho vào’. Chữ trị ‘’ có nghĩa là ‘tư:: điều-hành, lãnh-đạo’, hoặc có nghĩa là ‘chỗ các quan ngày xưa đóng doanh-phủ để trị dân’. Chữ ‘: trị’ này cũng có thể đọc bình-thanh ‘tri’ tương-đương với chữ ‘: tri’ và cũng có nghĩa là quan phủ huyện ‘chăn sóc’ dân. Ở đây, chữ này ý nói khi Tam-tiêu có bệnh thì đã có những  ‘nơi để trị, để điều-hành, quản-lý’ nó.

Hoạt Bá-Nhân chú: “Tạng-phủ trong nhân thân có hình, có trạng, có bẩm có sinh. Như can thì bẩm khí ở Mộc., sinh ra ở Thủy; Tâm bẩm khí ở Hỏa sinh ra ở Mộc…các tạng phủ khác đều như vậy. Duy có Tam-tiêu đã vô hình-trạng nhưng chỗ bẩm và chỗ sinh chỉ dựa vào ‘元氣: nguyên-khí’ và Vị-khí mà thôi, vì thế mới gọi nó là ‘ đạo lộ: con đường’ của thủy-cốc và là nơi ‘chung thỉ’ của khí.

 ‘Trị’ của Thượng-tiêu nằm ởChiên-trung , trị của Trung-tiêu nằm ở huyệt Thiên-xu nằm ở cạnh rún, trị của Hạ-tiêu nằm ở huyệt Âm-giao dưới rún một thốn…Tam-tiêu thuộc về Tướng-hỏa. Hỏa có thể làm mục-nát, làm chín vạn-vật. Chữ tiêu cũng có Hỏa cũng là khí là mục-nát vạn-vật. Đó có thể là mượn tên gọi để giải nghĩa chăng ?...Tôi nghĩ rằng câu  ‘Tam-tiêu kỳ phủ tại khí nhai…’nghi có lẽ là câu văn được diễn thêm ra để đưa vào đây, bởi vì Tam-tiêu tự thuộc vào các phủ, kinh của nó phối với Thủ Thiếu-dương và Thủ Tâm-chủ, vả lại mỗi tiêu đều có chỗ ‘trị’ của nó, không cần phải có một phủ riêng nữa.”

Dương Huyền-Tháo chú: “Tiêu chính là ‘nguyên-khí’. Thiên có  ‘Tam nguyên’ khí để sinh thành ra vạn-vật, con người theo phép của Thiên Địa cho nên có tam-nguyên khí để mà dưỡng hình thân của mình…”

Ngu Thứ chú: “Thiên có Tam nguyên để thống ngũ-vận, con người có Tam-tiêu để thống ngũ tạng. Nay xin theo Hoàng Đình-kinh phối bát quái thuộc ngũ tạng theo phép của Tam-tiêu nhằm làm sáng-tỏ rằng Tam-tiêu đã pháp theo tượng của tam-nguyên.

Tâm và Phế nằm ở thượng bộ.Tâm  ‘pháp’ theo quẻ Ly , Phế ‘pháp’ theo quẻ Đoài , quẻ Kiền thì lại chủ vùng Thượng-tiêu, Kiền thuộc và chủ Thượng-tiêu, thuộc Thiên giúp Phế vận-hành Thiên-khí.

Tỳ Vị ở vùng trung bộ, Tỳ Vị thuộc Thổ thống quẻ Khôn quẻ Cấn cũng thuộc Thổ, Cấn  trong vận-khí chủ-trị Trung-tiêu.

Thận can nằm ở Hạ bộ, Thận ‘pháp’ theo quẻ Khảm , Can ‘pháp’theo quẻ Chấn , trong lúc đó quẻ Tốn chủ về Hạ-tiêu, chủ về thông Địa-khí, hành Thủy-đạo. Như vậy, ta biết rằng quẻ Khảm, Ly, Chấn, Đoài và Khôn ‘pháp’ theo ngũ tạng, quẻ Kiền, Cấn, Tốn ‘pháp’ với Tam-tiêu nhằm hợp với sự biến và dụng của bát-quái…”

Vấn-đề Tam-tiêu phối với bát quái như nói trên thuộc về Hậu-thiên bát quái. Ở đây, tôi xin vẽ ra để minh -họa và dành phần giải-thích cặn-kẻ hơn ở chương nói về ‘ Hậu-thiên bát quái’ sau:
(2) Thượng-tiêu giả tại Tâm…nhũ gian hãm gỉa thị:
Ngu Thứ chú: “Thượng-tiêu chủ về nhập Thủy-cốc, chỉ có nạp chứ không xuất. Bệnh sẽ thành lãnh hoặc nhiệt: Hư thì bổ Tâm, thực thì tả Phế, trị như thế thì vạn lần không sai một.”
(3) Trung-tiêu giả tại vị Trung-hoãn…trị tại tễ-bàng:
DH Tháo chú: “Từ rún trở lên gọi là Trung-tiêu, nó biến-hóa Thủy-cốc để sinh Huyết để làm vinh cho ngũ tạng lục phủ và thân thể. Huyệt Trung-hoãn nằm dưới Cưu-vĩ 4 thốn.”.
Ngu Thứ  chú: “Trung-tiêu chính là Tỳ-vị. Trung-tiêu gây bệnh thành lãnh nhiệt: hư thì bổ Vị, thực thì tả Tỳ. Trị như vậy thì vạn lần không sai một…Trị của nó nằm ở hai bên rún cách một thốn, đó là huyệt Thiên-xu…”

(4) Hạ-tiêu giả, đương Bàng-quang…trị tại tễ hạ nhất…”
DH Tháo chú: “Từ rún trở xuống gọi là Hạ-tiêu, dưới rún 1 thốn là huyệt Âm-giao, chủ về thông lợi tiêu tiểu…”

Ngu-Thứ chú: “ bệnh ở Hạ-tiêu thành lãnh nhiêt: hư thì bổ Thận, thực thì tả Can, trị như vậy vạn lần không sai một.”

Đến đây, chúng ta thấy rõ Tam-tiêu là một phủ đóng vai vận-hành ‘khí và huyết’ trong toàn thân tùy thuộc vào vai trò đó ở thượng, trung hay hạ.

Chúng ta tạm đưa ra vài thí-dụ thật điển-hình. Thiên ‘Ngũ  lung tân-dịch biệt’ (Linh-khu 36) viết:
Hoàng Đế hỏi: “Thủy-cốc khi nhập vào miệng, đưa vào tận Trường và Vị, dịch của nó được phân-biệt ra làm 5 loại. Trời lạnh, áo mỏng sẽ thành nước tiểu và khí. Trời nóng nực mà mặc áo dày thì sẽ thành mồ-hôi. Khi buồn sầu (bi ai) thì khí nhập chung vào nhau thành nước mắt (khấp). Nếu trong bụng nhiệt thì Vị bị hoãn sẽ thành nước dãi. Nếu tà khí nghịch bên trong thì khí bị bế hàn không vận-hành, mà bất hành thì thành thủy-trướng. Ta biết rõ những cái đó, nhưng ta không biết nó sinh ra từ đâu.Ta mong được nghe về con đường sinh ra đó.” (1)

Kỳ Bá đáp: “Thủy-cốc đều nhập vào miệng, vị của nó có 5 loại và đều rót vào ‘biển’ (2), tân-dịch thì mỗi thứ đều đi theo con đường của mình, cho nên gọi Tam-tiêu làm xuất ra ‘khí’ (3) nhằm làm ấm cơ-nhục, làm sung bì –phu, đó là phần thuộc về tân (), còn phần lưu-hành bên trong mà không vận-hành (ra ngoài) gọi là dịch. (4)

Trời nóng-nực, quần áo dày thì tấu-lý bị mở ra, hàn khí lan vào trong khoảng phận-nhục, tụ lại thành ‘mạt:bọt nước’ và thành thống. Trời lạnh tấu-lý bế, khí bị rít lại không vận-hành được, do đó thủy chạy xuống tới Bàng-quang để thành nước tiểu và khí. (5)…”

Kỳ Bá tóm-tắt và nhấn mạnh: “Tân-dịch của ngũ –cốc, nếu được hòa thì thành chất béo-nhờn, bên trong nó thấm vào cốt-không, bổ ích não-tủy và đi xuống đến dưới phần Âm. Còn nếu Âm Dương bất hòa nó sẽ làm cho ‘dịch’ bị tràn ngập và chảy xuống dưới Âm-khiếu, do đó tủy và dịch đều bị giảm và chảy xuống dưới , khi chảy xuống nhiều quá thì hư, hư thì lưng và thắt lưng bị đau và cẳng chân bị buốt. Khí đạo của Âm Dương bất-thông, bốn biển bị bế-tắc, Tam-tiêu không tả ra được, tân dịch không hóa được, thủy cốc chỉ vận-hành trong trường Vị, xong nó rời khỏi để chảy xuống Hạ-tiêu, không làm thẩm được Bàng-quang do đó mà Hạ-tiêu bị trướng. Thủy bị tràn ngập sẽ thành chứng thủy trướng…” (346).

PHÉP DƯỠNG SINH
Hoàng-Đế hỏi : “Ôi ! từ xưa đến nay, mạng sống của con người đều thông với ‘Thiên’, gốc của mạng sống lấy gốc ở Âm Dương.

Trong khoảng Trời Đất, trong khoảng lục hợp, dù cho cửu châu ( dưới đất) hoặc cửu khiếu, ngũ tạng, thập nhị tiết trong con người, tất cả khí đó đều thông với ‘Thiên Khí’

Khí đó sinh ra ngũ hành, khí sinh ra ‘Tam khí’. Nếu con người nhiều lần phạm vào sự ‘thông khí’ đó thì tà khí sẽ làm ‘thương’ đến bên trong,  vì đây chính là cái ‘gốc’ của sự sống ‘thọ mệnh’

Khí của “trời xanh” là trong và sạch, (nếu sinh khí con người thông với Thiên khí) thì khí sẽ làm cho chí ý được bình trị.

Nếu con người sống thuận theo với sự thông khí đó thì sẽ làm cho Dương khí của mình được vững vàng, tuy có tặc tà đến, nó cũng không làm hại được .

Kết quả này là nhờ vào chúng ta sống thích ứng với sự thuận tự của tứ thì.

Bậc thánh nhân dựa vào đó để vận hành được cái tinh thần của mình, thích ứng được với Thiên khí, thông được với thần minh .

Ngược lại, nếu chúng ta sống làm mất đi cách sống “thông thiên” đó thì bên trong sẽ làm cho cửu khiếu bị bế, bên ngoài sẽ làm cho cơ nhục bị ủng, làm cho vai trò của “vệ khí” bị tán, bị giải,  Ta gọi đây là trường hợp tự mình làm ‘thương’ đến thân mình, tự mình làm cho ‘nguyên khí’ bị tước đoạt vậy .

Dương khí (khí sanh quang) trong con người cũng giống như nhật khí trên trời, nếu chúng ta làm thất đi (Dương khí đó) tức là chúng ta đã làm gẫy đi tuổi thọ một cách không ngờ được. 

Cho nên, nếu Thiên khí vận hành phải dựa vào nhật khí để có sự sáng suả, thì ở con người Dương khí cũng phải nhân đó mà vươn lên; đó là ý nghĩa của ‘vệ khí’ bảo vệ bên ngoài con người vậy.
Gặp lúc chúng ta ở vào mùa lạnh, chúng ta nên thích ứng với bên ngoài như cái chốt cửa vận xoay, nếu chúng ta vọng động trong việc thức ngủ thì thần khí chúng ta trôi nổi ra ngoài (không còn giữ được Dương khí nữa).             Gặp lúc chúng ta ở vào mùa nóng nực nó sẽ làm cho mồ hôi ra, trong lòng phiền muộn rồi đưa đến hơi thở khó khăn, nhanh và khò khè

 (Nếu nhiệt tà tấn công vào trong, ảnh hưởng đến thần minh) thân hình chúng ta tuy có yên tĩnh, nhưng lại phải nói nhiều, thân hình nóng lên như đang trên lò than, cần phải ra mồ hôi mới giải được bệnh

Gặp lúc chúng ta bị thương bởi thấp tà, đầu chúng ta sẽ nặng như có cái gì đó trùm lên trên. Nếu khí thấp nhiệt này không bị tiêu trừ, nó sẽ làm cho phần đại cân bị co rút và ngắn lại (co lại mà không duỗi ra được, nó sẽ làm cho phần tiểu cân sẽ bị giãn ra mà dài ra (duỗi ra mà không co lại được)

Cân bị co rút và ngắn lại gọi là ‘câu’; Cân bị giãn ra mà dài ra gọi là ‘nuy’
Nếu khí hư làm cho có bệnh thủng, tứ chi sẽ lần lượt phù thũng và động tác sẽ bị nhầm lẫn qua lại với nhau, đó là tình trạng Dương khí bị kiệt mà ra

Dương khí trong con người, nếu bị phiền và lao nhọc thì sẽ bị căng thẳng, tinh khí bị tuyệt; và nếu cứ lập lại nhiều lần như thế cho đến mùa hạ, sẽ làm cho con người bị bệnh ‘tiên quyết’; hai mắt sẽ mờ không thấy gì nữa, tai bế không nghe được gì nữa, mênh mông như nước vỡ bờ, cuồn cuộn như dòng nước trôi đi mà không dừng lại.

Dương khí trong con người, nếu vì giận dữ nhiều thì hình khí bị tuyệt, huyết khí bị uất kết ở trên, khiến người ta bị bệnh ‘bạc quyết’

Có người bị thương đến cân khí, làm cho cân bị lơi lỏng, hành động có vẻ như không chủ động được nữa, nếu mồ hôi chảy ra nửa bên người, sẽ gây thành bệnh ‘thiên khô’

Nếu sau khi mồ hôi ra mà lại bị thấp tà tấn công sẽ bị bệnh ‘tỏa phất’ Sự tai hại của những người ăn nhiều món cao lương, thường sinh loại nhọt to còn gọi là ‘đinh’, bệnh xảy ra dễ dàng như cầm một cái vật (chén) rỗng để chứa đựng một vật khác

Nếu sau khi làm việc mệt nhọc, mồ hôi ra lại đứng trước gió, hàn khí sẽ tấn công vào trong gây thành những mụn nhọt đỏ trên mặt và mũi, nếu uất khí tích lâu ngày thành những mụn sởi.

Dương khí trong con người nếu sinh hóa được tinh khí thì sẽ dưỡng được thần khí, nếu nó được nhu hòa thì nó sẽ dưỡng được cân khí .

Sự mở đóng (của bì phu, tấu lý) bị thất điệu sẽ làm cho hàn khí theo đó mà vào để sinh ra chứng lưng còng Khi bị hãm mạch (do tà khí tấn công vào trong mạch) sẽ thành chứng ‘lũ’; nếu nó lưu lại và gây ảnh hưởng với vùng cơ nhục, tấu lý, nó sẽ đi theo con đường của các du huyệt vào trong gây cho người bệnh chứng lo sợ và kinh hãi.

Doanh khí vốn vận hành bên trong mạch, nay nếu hàn khí nhập vào kinh mạch doanh khí sẽ không còn vận hành tuân theo con đường của nó, nó sẽ nghịch hành vào vùng cơ nhục và tấu lý, thế là nó sẽ gây thành chứng ung thủng.

Nếu mồ hôi (phách hạn) ra chưa hết, trong lúc hình thể lại suy nhược, khí lại bị tiêu đến kiệt, các du huyệt sẽ bị bế tắc không thông, gây thành chứng ‘phong ngược’ Cho nên, phong là nguyên nhân bắt đầu của trăm bệnh

Tuy nhiên, nếu (Dương khí) giữ được thanh tĩnh thì cơ nhục và tấu lý được đóng lại và gìn giữ cẩn thận, dù cho có những đại phong có tính hà khắc, độc hại cũng không thể nào hại chúng ta được

Đó là nhờ chúng ta thích ứng được với sự thuận tự của tứ thì vậy
Cho nên, nếu tà khí gây bệnh lâu ngày, nó sẽ truyền hóa, trên dưới không còn giao nhau nữa, bấy giờ dù có những bậc lương y, họ cũng không thể làm gì được!

Vì thế, Dương khí bị súc tích cũng sẽ đưa đến chỗ chết

Dương khí (súc tích) sẽ làm cách trở (không thông), và nếu đã bị cách trở như thế, chúng ta nên dùng phép tả

Nếu chúng ta không có những cách trị liệu nhanh và chính xác, chỉ ứng phó bằng phương pháp vụng về, bệnh sẽ đi tới chỗ suy bại (tử vong).

Vì thế, Dương khí của con người ban ngày chủ bên ngoài.

Sáng sớm, nhân khí của con người sinh ra, giữa trưa là lúc Dương khí thịnh lên, lúc mặt trời lặn về hướng tây là lúc Dương khí đã hư, “khí môn” bắt đầu đóng lại.

Vì thế, khi đêm đến chúng ta phải thu tạng (Dương khí) lại, đừng làm nhiễu loạn cân cốt, đừng có mặt ở những nơi có vụ và lộ (mù và móc).

Nếu chúng ta sống nghịch lại với “3 thì” đó, hình thể chúng ta mới bị khốn đốn và suy bạc

Kỳ Bá nói : “Âm có nhiệm vụ tàng tinh và ứng lên với (Dương khí) một cách nhanh chóng

Dương có nhiệm vụ bảo vệ bên ngoài một cách vững vàng

Nếu Âm không thắng được Dương sẽ làm cho mạch lưu hành một cách cấp bách, (và nếu Dương khí) trùng với Dương khí sẽ làm cho cuồng .

Nếu Dương không thắng được Âm sẽ làm cho khí của ngũ tạng cùng tranh nhau và sẽ làm cho cửu khiếu bất thông .

Cho nên bậc thánh nhân sống  thuận với Âm Dương, nhờ vậy mà cân và mạch được hòa đồng, cốt tủy được vững chắc, khí và huyết vận hành theo đúng chiều của mình

Được vậy thì bên trong và bên ngoài được điều hòa, tà khí không làm hại được ta, tai và mắt được thông và minh, chân khí của chúng ta đứng vững theo lẽ ‘thường’ của nó

VỆ-KHÍ CỦA CON NGƯỜI.

Luật điều-hòa vũ-trụ: Luật điều hòa vũ trụ định rằng dương có giáng thì Âm mới thăng được. Cũng như có ánh nắng mặt Trời (tượng là Ly: xạ xuống nước tượng là Khảm: thì nước mới bốc hơi mà tụ lại ở trên để thành nước mưa mà thắm nhuần cho vạn vật). Chúng ta xem hai quẻ căn bản là Địa Thiên Thái và Thủy Hỏa Ký-Tế trong Dịch học thì thấy rõ điều này:

Quẻ Thủy Hỏa Ký-tế định rõ sự thăng giáng của hai khí Âm Dương.
- Huyết thuộc âm, do đó, phải thăng (đi lên), nếu huyết hư, không đi lên được, phần trên không được huyết nuôi dưỡng, gây chóng mặt, hoa mắt... nguyên nhân do âm hư, cần bổ âm.

- Khí thuộc dương, phải giáng (đi xuống), khí không làm tròn chức năng, thay vì đi xuống lại đi lên, gọi là khí nghịch gây ra chứng hen suyễn, khó thở, nguyên nhân do khí nghịch, cần điều chỉnh ở khí. Cụ Nguyễn Đình Chiểu cho ta câu thơ ví-dụ sau:
Khí như mã huyết như xa
Xa nhờ mã kéo mã hòa xa đi.

Câu thơ trên cũng nói lên được sự bất phân ly giữa khí và huyết vì cả hai đều cần thiết cho sự sống của muôn loài, nhưng cần phải hòa hợp nhau thì mới đúng theo lẽ Đạo.

THỜI SINH HỌC VÀ PHÉP DƯỠNG SINH

THUẬT DƯỞNG SINH

“ THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN “
Ngày xưa, Hoàng Đế khi sinh ra đã có tính thần linh, tuổi còn nhỏ đã biết nói, còn bé đã xử lý mọi việc nhanh nhẹn và chu đáo.  Khi lớn lên, tính tình ông đôn hậu, minh mẫn. Khi thành nhân ông được lên ngôi vua.

Có lần ông hỏi Thiên Sư (Kỳ Bá) rằng : “Ta nghe rằng người thời thượng cổ tuổi tác có đến trăm tuổi mà động tác vẫn không suy yếu, người thời nay tuổi mới nửa trăm mà động tác đều suy yếu. Đó là vì thơì thế khác nhau ư ? Hay là con người sắp mất đi ( sự hòa điệu Âm Dương)?

- Kỳ Bá đáp : “ Người thờì thượng cổ đều biết đạo dưỡng sinh, họ bắt chước theo lẽ (biến hóa) của Âm Dương, hòa hợp được với thuật luyện tinh khí, Ăn uống có điều độ, thức ngủ theo lẽ thường, không lao động mệt nhọc 1 cách cẩu thả, do đó hình thể và thần khí của họ đầy đủ để có thể sống trọn tuổi trời, trăm tuổi mới chết.

Người thời nay thì không thế, họ lấy rượu làm thức uống, lấy sự cẩu thả làm lẽ thường, say sưa rồi giao hợp, lấy sắc dục làm cho tinh khí bị hao kiệt, hao tổn đến chân khí, họ không biết giữ vững cái chén đầy, không theo đúng sự thay đổi khí tiết bốn mùa để bảo dưỡng tinh thần, họ chỉ muốn làm cho khoái cái tâm, làm nghịch lại cái vui chân thực, họ thức ngủ không điều độ, do đó mà tuổi mới nửa trăm thì đã suy yếu vậy.

Ôi ! Thì thượng cổ, bậc thánh nhân dạy người dân dưới mình, (muốn cho họ) đều phải rõ về (tai hại) của hư tà, tặc phong, muốn cho họ tùy theo thời tiết mà tránh tà khí, phải giữ lòng điềm đạm, hư vô, phải sống đúng với chân khí mình .

Tinh thần có giữ được bên trong thì bệnh làm sao có thể đến được? Được vậy thì chí sẽ nhàn mà ít ham muốn, tâm được an mà không sợ sệt, hình thể nhọc nhằn mà không mệt mỏi .Khí được theo với lẽ thuận, mọi việc theo đúng ý muốn của mình và đều được toại nguyện.

Nhờ vậy mọi người được ăn ngon, mặc theo ý muốn, vui với tập tục nơi mình sống.

Kẻ ở vùng cao hay thấp không ham muốn cái gì ngoài nơi của mình ở. Nhờ vậy, ta gọi người dân này là “phúc”. Nhờ vậy, sự ham muốn không làm mắt bị mệt, điều dâm tà không làm Tâm bị mê hoặc.Tất cả kẻ ngu, bậc trí, bậc hiền, người đúng đắn không bị ngoại vật làm cho kinh sợ. Cho  nên, ta gọi đó là hợp với Đạo.

Lý do tại sao những người này có thể sống đến trăm tuổi mà động tác không suy yếu, đó là nhờ họ đã giữ được cái Đức của mình toàn vẹn, nên không bị nguy (tính mạng).

Hoàng Đế hỏi : “Con người khi tuổi già không thể có con, đó là do tinh lực đã tận ư ? Hay là do Thiên số khiến như vậy ?”

THIÊN CHÂN CỦA NGƯỜI
Kỳ Bá đáp : “Con gái 7 tuổi Thận khí thịnh, răng thay, tóc dài; tuổi mười bốn (nhị thất – 2 x 7) thì Thiên quý đến, Nhậm mạch thông, Xung mạch thịnh, Nguyệt sự theo đúng thì chảy xuống, cho nên có thể sinh con; tuổi hai mươi mốt (tam thất: 3 x 7) Thận khí sung mãn, cho nên răng thực mọc lên và dài hẳn; tuổi hai mươi tám (tứ thất : 4 x 7) thì gân và xương cứng chắc, tóc dài nhất, thân thể thịnh tráng; tuổi ba mươi lăm (ngũ thất : 5 x 7) mạch Dương minh bị suy, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu rụng; tuổi bốn mươi hai (lục thất: 6 x 7) mạch Tam dương bị suy ở trên, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu trắng; tuổi bốn mươi chín (thất thất : 7 x 7) Nhậm mạch bị hư, mạch Thái xung suy thiếu, Thiên quý kiệt, mạch đạo ở hạ bộ không còn thông, cho nên hình thể bị hoại và không còn sinh con nữa.

Trượng phu (con trai) 8 tuổi thì Thận khí thực, tóc dài, răng thay; tuổi mười sáu (nhị bát: 2 x 8) Thận khí thịnh, Thiên quý đến, tinh khí (có thể) chảy tràn ra, Âm Dương được hòa, cho nên có thể có con; tuổi hai mươi bốn (tam bát: 3 x 8) Thận khí được sung mãn, gân xương thẳng cứng, cho nên răng thực mọc lên và dài hẳn; tuổi ba mươi hai (tứ bát: 4 x 8) gân xương đã to và thịnh, cơ nhục được đầy đủ và khỏe mạnh; tuổi bốn mươi (ngũ bát : 5 x 8) Thận khí suy, tóc rụng, răng bị khô; tuổi lục bát Dương khí suy kiệt ở trên, mặt nhăn, tóc bạc hoa râm; tuổi năm mươi sáu (thất bát) Can khí suy, cân không còn có thể động; tuổi sáu mươi tư (bát bát : 8 x 8) thiên quý kiệt, tinh khí ít đi, Thận tạng bị suy, hình thể đều bị suy cực, do đó mà tóc và răng bị rụng

Thận chủ thủy, nhận tinh khí của ngũ tạng lục phủ để tàng chứa, cho nên nếu ngũ tạng thịnh thì có thể cho chảy ra; nay nếu ngũ tạng đều suy, cân cốt bị yếu, không còn sức, Thiên qúy tận, do đó tóc và tóc mai bị trắng, thân thể nặng nề, bước đi không vững, và sẽ không có con”.
- Hoàng Đế hỏi : “Có những người đã già mà vẫn có thể có con, tại sao thế ?”
- Kỳ Bá đáp : “Đó là trường hợp người đó bẩm thụ khí tiên thiên vượt mức, mạch đạo của khí hậu thiên còn thông, vì thế nên Thận khí hữu dư. Trường hợp này, con người có thể có con, nhưng dù sao, nam cũng không thể vượt qua tuổi bát bát (8x8= 64), nữ cũng không thể vượt qua tuổi thất thất (7x7= 49) là tuổi mà tinh khí đều kiệt vậy”
- Hoàng Đế hỏi : “Người nào biết tu dưỡng theo Thiên đạo, thì sống đến trăm tuổi, có con được không ?”
- Kỳ Bá đáp : “Người nào biết tu dưỡng có thể thay cho tuổi già để bảo toàn hình thể, dù thân thể và tuổi tác có thọ, vẫn sinh con được”.
- Hoàng Đế hỏi : “Ta nghe bậc chân nhân thời thượng cổ chống giữ được với Thiên Địa, nắm giữ được Âm Dương, hô hấp tinh khí, đứng vững để giữ được thần, cơ và nhục rắn chắc. Cho nên họ sống quá tuổi thọ của Thiên Địa không có lúc chấm dứt, đó là do ở tu dưỡng đúng Đạo mà được như vậy.

Thời trung cổ, có bậc chí nhân, giữ Đức được thuần, giữ Đạo được toàn, hòa được với Âm Dương, điều được với tứ thời, tâm họ xa rời được những phiền toái của cuộc đời, thân tránh khỏi bị phiền nhiễu bởi thế tục, tích chứa được cái tinh, bảo toàn được cái thần, đi rong chơi trong cõi Trời Đất, nghe thấy trong cõi xa của tám phương. Đây chính là phép làm cho tăng thêm tuổi thọ để được mạnh khỏe vậy, Những bậc này cũng sẽ có thể quay về với các bậc chân nhân.

Thứ đến là các bậc thánh nhân, đứng được trong cái hòa của Trời Đất, theo được cái lý của tám phương, thích ứng được với lòng ham muốn trong khoảng thế tục, không có cái Tâm tức giận, sân si; Hành động của họ không muốn xa rời với cuộc đời, cử chỉ họ không muốn trông vào nơi thế tục; Bên ngoài họ để hình thể mình bị lao nhọc bởi sự việc, bên trong không có cái lo lắng về tư tưởng, lấy sự điềm tĩnh, vui vẻ làm nhiệm vụ, lấy việc thực hiện cái Đạo là công lao; Hình thể họ không bị che lấp, tinh thần họ không bị phân tán; Được vậy, họ cũng sẽ sống được trăm tuổi .

Thứ đến là có bậc hiền nhân, Họ bắt chước theo lẽ vận hành của Trời Đất, mô phỏng theo cái tượng của mặt trời mặt trăng, sống theo sự thay đổi của Thiên vận, theo đúng lẽ nghịch tùng của Âm Dương, phân biệt rõ sự thay đổi của bốn mùa; Họ theo đúng được với nếp sống của người thượng cổ, thích hợp và đồng điệu với Thiên Đạo; Được như thế, họ cũng có thể làm tăng tuổi thọ đến chỗ cao nhất.

Sống gần với thiên nhiên, hoà hợp với nhịp điệu của thiên nhiên ( Hoà với âm dương, thuận với bốn mùa), ăn ở , làm việc điều độ, điềm đạm, ít lòng dục là một nguyên tắc của phép dưỡng sinh.

Thiên “Tứ khí điều thần luận” trong Nội Kinh có ghi:
Ba tháng mùa Xuân gọi là phát trần (Thay cũ đổi mới) khí của trời đất mới phát sinh, muôn vật đều nảy nở tươi tốt, nên dậy sớm đi dong dẻo ngoài sân , buông xoả tóc, mặc áo rộng để cho chí sinh ra…Làm như vậy cho hợp với cái khí của mùa xuân tức là cái đạo dưỡng sinh vậy. Nếu trái lại sẽ thương đến Can , do đó không đủ giúp cho sự phát triển của Tâm . Tâm sẽ bị thuỷ khắc ( theo ngũ hành sinh khắc) đến mùa hạ sẽ sinh, biến ra bệnh hàn.

Ba tháng mùa hạ: Khí của trời đất giao nhau, muôn vật đều tốt tươi nở hoa, kết trái, nên dậy sớm chớ ngại ngày dài, không để trong tâm chí có sự giận dữ để thần khí được thư thái, làm cho khí bên trong được tuyên tiết ra ngoài không bị vít lấp. Làm như vậy cho hợp với khí của mùa Hạ tức là cái đạo dưỡng sinh vậy. Nếu trái lại, sẽ thương đến tâm, tới mùa thu sẽ biến ra chứng ngược (sốt rét). Tâm khí kém không đủ giúp sự thâu liễm của Phế, mùa đông tất lại mắc thêm bệnh nguy hiễm.

Vì Tâm thuộc hoả vượng về mùa Hạ, nếu làm trái với khí phù việt của mùa hạ thời tâm sẽ tổn thương đến mùa thu không còn thâu liễm được, khiến cho hai khí âm dương đối chọi nhau, nên sinh ra chứng ngược (sốt rét) đến mùa đông không còn gì bế tàng, dương khí không trở về nơi căn bản. Mùa đông là thời kỳ hàn thuỷ phát triển. Vì không có dương khí ấm áp để quân bình điều hoà, nên dễ mắc thêm bệnh nguy hiễm.

Ba tháng mùa thu khí trời hanh ráo, khí đất trong sáng, nên ngủ sớm, dậy sớm theo tiếng gà gáy ( Mùa thu gà gáy sớm, xuống chuồng muộn) để cho chí được yên bình, làm dịu bớt sự túc sái của mùa thu, thâu liễm thần khí cho phế khí được trong sạch. Làm như vậy cho hợp với cái khí mùa thu, nếu trái lại sẽ thương phế, không đủ giúp cho sự thâu tàng, mùa đông sẽ sinh bệnh tiết tả (ỉa chảy).

Vì mùa thu và phế thuộc hành kim, Phế kim bị tổn thương thì không sinh được thận thuỷ ứng với mùa đông .
Thận khí suy không giữ được thuỷ. Tỳ thổ cũng lại không chế được thuỷ nên bị “Thấp” xâm lấn mà sinh ra chứng tiết tả…

Ba tháng mùa đông bế tàng, nước thành băng, đất nứt nẻ không nên làm nhiễu dương khí. Nên đi ngủ sớm, dậy muộn, đợi lúc mặt trời mọc, khiến cho chí như ẩn giữ, để cho khí của Tâm với Thận giao nhau, tránh nơi rét, tới chỗ ấm, đừng để da hở nhiều , tuyên tiết làm động tới căn khí bên trong . Làm như vậy cho hợp với cái khí của mùa đông tức là cái đạo giúp cho sự thâu tàng vậy. Nếu làm trái sẽ tổn thương tới thận. Do đó sẽ không đủ khí giúp cho sự sinh trưởng của can mộc, nên tới mùa xuân: Can (chủ về cân) đã bị suy yếu tất sinh bệnh nuy quyết (Tay chân mềm rũ, giá lạnh).

Nếu biết sống thuận theo thời khí thì sẽ không mắc phải những bệnh tật kỳ quái mà sinh khí cũng được lâu bền mãi. Vì thế, người thầy thuốc giỏi không chỉ biết trị khi bệnh đã mắc, mà phòng từ lúc chưa mắc. Không chỉ trị khi đã loạn, mà phòng từ lúc chưa loạn. Nếu để bệnh đã mắc mới chữa, loạn đã thành mới trị, có khác chi lúc khát mới đào giếng, sắp đánh trân mới đúc vũ khí, chẳng là muộn lắm ru!

TỔNG-LUẬN

Sự hình thành và tiến hóa của thân thể con người tất cả đều luôn luôn có sự quan hệ mật thiết với Trời đất. Vì thế mà trong cuộc sống bảo sinh, con người phải luôn luôn hợp với Thiên Địa.

Thoạt sinh ra, con người ta đã nằm trong một con người sinh-lý với tất cả sự biến-ảo của vô-minh dưới hình-thức giác-quan, và ở trong một con người tâm-linh  với tất cả sự biến-ảo của vô-minh dưới hình thức mê Vọng của ý-thức phân-biệt Ngã, Pháp.

Quen sống trong vọng-tưởng của nhị-nguyên, con người thường phân chia tách biệt sự vật ra làm hai phần đối-lập. Vì đứng trên lập-luận nhị-nguyên, các vấn-đề không giải-quyết được mà trái lại càng ngày càng tăng-gia nẩy-nở.

Những người theo duy-vật nhấn mạnh về vật-chất nhưng chỉ là để chống đối tinh thần. Người yêu hòa-bình thì chống chiến-tranh . Những ông thầy thuốc thì chế ra cao, đơn, hoàn, tán để tiêu-diệt những yếu tố làm đau khổ nhân-loại. Họ tự xem như kẻ đối lập với những yếu tố ấy. Các nhà tôn-giáo thì chia con người và Thượng-đế, Địa-ngục với Thiên-đàng.

Những kẻ suy-luận theo kiến-giải nhị nguyên thường có óc phân tích, vị ngã, cuối cùng rồi cũng đi đến chỗ độc-tài, cố chấp, phá hoại, cuồng tín vì quan-niệm cuộc đời là cố định, đơn phương. Sự thống-trị bằng bạo lực Dương bao giờ cũng là một trong những triệu-chứng của sự sụp-đổ của một tập-đoàn hay một nền văn-minh .           Lão-tử nói: “ Cường lương giả, bất-đắc kỳ tử ”(dùng bạo-động, chết bạo-tàn) (Đạo-dức kinh XLII).

Thù hằn chống báng là địa-ngục; một khi ta giết kẻ thù của ta chính là ta đã đồng thời giết lẽ sống của ta là giết trí-tuệ của ta.

Phương tiện để tìm chân-lý là trí tuệ, là tìm hiểu chứ không phải là chống đối, kháng cự, mà cũng không phải là sợ hãi, lẫn trốn.

Ở đời, có kẻ dữ có vi-trùng, có tật bệnh, có tai biến, có đau khổ thì người đời mới có những yếu tố để bổ-túc, để trợ duyên, để suy-nghĩ sâu sắc hơn về ý nghĩa của cuộc đời và dẫn con người trở về với ĐẠO. Thế mà thường tình người ta lại hủy-hoại đi tức là phá hoại lẽ sống thiêng-liêng là nghịch với đạo.

Con người khổ đau vì con người sống xa chân tâm, nghịch lại với nguyên-lý âm dương của vạn-pháp và không hiểu được thực thể của bản ngã thâm tâm cũng như bản thể của vũ trụ. Nhưng cũng từ trong khổ đau là nguyên liệu để nuôi dưỡng lý-tưởng giải-thoát. Muốn ra khỏi khổ đau phải niệm ý-thức về thực-nghiệm khổ đau chúng sanh bị đắm đuối trong bể khổ , nhưng cũng nhờ khổ đau mà chúng sanh là những vị phật sẽ thành.

Dưới hình thức Âm-dương , các pháp bổ-túc, tương trợ cho nhau. Cho nên “ Có không cùng sinh ra nhau; khó dễ làm thành ra nhau; dài ngắn cùng so-sánh với nhau; cao thấp cùng nghiêng úp nhau; tiếng giọng cùng trộn lẫn với nhau ; trước sau cùng theo nhau” (Đạo-đức Kinh II).

Cái này sanh ra cái kia vì lẽ tương sanh mà cũng là định-luật vô thường dịch lý chi phối  sự đổi thay của vạn-pháp.

Người ta chỉ hiểu được sự nhân-đạo khi người ta đã hiểu thế nào là bất nhân, người ta yêu tự-do khi nào hiểu đến tận cùng của sự nô-lệ , buộc ràng. Người đau khổ nhiều vì bệnh tật mới biết được giá trị vô ngần của sức khỏe . Cho nên tự-do, giải thoát, sức khỏe phải được tự-cảm ở mỗi người, phải là một niềm khao-khát vô-biên, phải là một nguồn hứng-khởi xuất tự trong sâu thẳm của tâm tư chứ không bao giờ vì gượng-gạo, bó buộc. Âm từ dương mà sinh , Dương cũng từ âm mà phát.

 (Thỏi nam-châm không thể chỉ có cực bắc mà không có cực nam. Ngày không thể lìa đêm mà có. Có cao phải có thấp, có Đông phải có Tây, có trong phải có ngoài, có cũ phải có mới , có sáng phải có tối , có hợp phải có tan, có buồn phải có vui. Có lành phải có dữ…Các pháp tương thành, tương lập bất tương ly).

 “ Đạo lớn bỏ đi nên có nhân-nghĩa. Trí khôn sáng-suốt linh-mẩn sinh ra nên có dối trá lớn. Sáu thân bất-hòa nên có con hiếu. Nước loạn nên có tôi trung”(Đạo-đức kinh XVIII)

Lòng sợ-hãi, niềm tin-tưởng vào bạo-lực hay sự bạo-động do không thấu-đáo Dịch-lý Âm-dương đều gây ra bởi giáo-dục và sự hiểu-biết không thấu đáo tôn-giáo của mình, là biểu tượng lòng si-mê của những kẻ không hiểu chân-lý.

Trí tuệ biến-đổi mọi sự dơ bẩn thành tốt-đẹp , đó là cái đẹp bình thường bất sinh bất diệt. Cái đẹp không thể bao dung mọi cái xấu mà không lây cái xấu là cái đẹp của nước cất (Nước bốc hơi), thứ nước không nuôi được một con vi-trùng, một sinh-vật nhỏ nhít nào , nước không sinh-khí, nước của chết-chóc.

Cái đẹp của biển cả biến đổi mọi dơ bẩn thành những con cái đẹp, những cây san-hô mỹ miều; đó là vẻ đẹp sáng-tạo, là vẻ đẹp siêu việt của Đại-thừa Phật-giáo.

Trong âm có Dương, trong Dương có Âm. Trong mỗi chúng-sanh vô-minh đều tiềm ẩn phật tánh là chân-lý tối thượng của Phật-giáo Đại-thừa, là nguồn-gốc của hạnh-nguyện vô biên của bao nhiêu vị Phật, vị Bồ-tát trong ba đời quyết-tâm tận-độ chúng sanh. Và từ xưa đến nay cửa Phật bao-giờ cũng rộng mở để phổ-độ quần-sanh , dù đối với kẻ cùng hung cực ác chẳng chịu hối-cải cũng cố tìm trăm nghìn phương tiện để cảm-hóa, chỉ điểm cho họ trở về chánh-đạo.

Hiểu thuyết Âm-dương tinh thần con người không bị căng thẳng; không có sự xung-đột về nội tâm, không thấy thù mà chỉ thấy bạn, không thấy cái dỡ mà chỉ thấy cái hay, không thấy cái xấu mà chỉ thấy cái tốt. Do đấy tâm trí được AN LẠC, tinh thần thoải mái thảnh thơi là một yếu tố cần thiết của trường-thọ vô bệnh, của sự giải-thoát mọi buộc ràng đau khổ của cuộc đời.

Chiến tranh và bệnh tật cũng chỉ là sự biểu lộ trạng thái bên trong chúng ta, là sự phóng đại các động tác hàng ngày của chúng ta. Sở dĩ mỗi ngày, nó một trầm trọng hơn, là do kết quả các hoạt động kỹ nghệ, và óc sáng tạo của con người. Chiến tranh không thể chấm dứt nếu các nguyên nhân gây nên cuộc chiến vẫn còn. Nguyên nhân chiến tranh bắt nguồn từ các tham vọng, giận dữ, oán hận, đầu óc quốc gia, bộ lạc, tinh thần phe phái, đố kỵ, ganh ghét, v…v… Tận diệt được các thói xấu này là chấm dứt chiến tranh.Nếu có một cây cổ thụ thật lớn và ta muốn tiêu diệt nó. Ta không thể leo lên vặt hết lá cây được, vặt lá này nó lại mọc lá khác phải không các bạn ? Cách duy nhất là đốn tận gốc rễ.

Phương pháp duy nhất là làm một cuộc cách mạng trong tâm hồn. Chỉ khi nào loài người ý thức điều này và thay đổi quan niệm sống, xoá bỏ lòng thù hận, thì họ sẽ thấy bình an. Tiếc rằng ai cũng chỉ nhìn thấy sự sai quấy nơi người khác mà không tự vấn mình, nên mới có tình trạng ngày nay. Hoà bình và thiện chí cần đi đôi với nhau, nên không ai có thể thực hiện hoà bình khi lòng còn đầy oán thù, ghen ghét, muốn bốc lột kẻ khác để mưu lợi cho cá nhân mình hay phe phái mình. Tất cả các hội nghị, các mưu tính để mang lại hoà bình cho nhân loại đều thất bại, vì con người không chịu thực hiện hoà bình ở chính mình.

Từ ngàn xưa, người Á-đông đã biết bí-quyết ăn chay để đem lại sức khỏe cho thể xác và phát triển trí-tuệ đem lại chánh-kiến nhờ  hiểu biết và áp-dụng Dịch-lý Âm-dương.

Con người có hạnh-phúc chân thật là nhờ có sức-khỏe và có một kiến-giải sáng-suốt đó là Chánh kiến , ngọn đuốc soi-sáng cho mọi hành-vi, hoạt động trong đời ta để tạo một nghiệp lành hoặc đưa ta vào giác-lộ .

Trong vũ-trụ âm-dương không điều-hòa thì sanh ra hạn hán, mất mùa, thiên-tai, bảo-lụt. Nơi con người mà Âm-dương không điều-hòa thì bệnh-tật, khốn cùng, bất-hạnh trong đó gồm đủ các tội ác, các điều đê mạt, mọi sự khó-khăn mà nguy-hại hơn hết là chiến-tranh tàn-khốc.

Cuối bài này, Soạn giả kêu gọi và kết luận là mọi người nên tuân trọng phép dưỡng sinh, sống hợp với thiên nhiên:…Nên bảo toàn Thiên hoà để có thể tư trợ cho cái nguồn sinh hoá, làm cho cái “Bản:gốc” có được sự bảo dưỡng. Phải làm sao để âm khí không bị khuyết tổn, cùng tề bình với dương khí, nhờ vậy mà dương khí mới có chỗ nương tựa , không lâm vào tình trạng bay lên, thoát ra…Được như vậy thì thân thể sẽ thành là nơi “Thiên địa giao” của quẻ THÁI. Bệnh gì có thể xãy ra ? Tôi ước mong chúng ta cùng nhau tuân thủ những lời khuyên trên đừng phụ những lời dạy bảo của người xưa. Được vậy thật là may mắn lắm thay!”. Sau đây là bài thơ bốn câu mà ngay từ lúc mới khai đạo ĐCT đã dạy các môn đệ rằng:
Chẳng quản đồng Tông mới một nhà,
Cùng nhau một Đạo tức một Cha,
Nghĩa Nhân đành gữi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ  “Hòa”.

Chúng ta lấy đó làm bài học hằng tâm .Đó là ‘hoàn thuốc trường sanh’ của chúng ta vậy..

(Bài này trích trong: “Á châu huyền-bí):”
Xin chân thành trao về quí bạn đạo để làm hành trang trong : “Chuyến đi trở về”.
“Có thể nào có một vị Thượng-Đế cho người Ấn-độ, một Thượng-đế cho người Trung-hoa, một Thượng-đế cho người Do-thái và một Thượng-Đế cho người Gia-tô chăng?

Chỉ có một nguyên-lý duy nhất, đại-đồng và thiêng-liêng cai-quản tất cả muôn loài vạn-vật. Cái ánh sáng trung ương của nguyên-lý ấy gọi là Thượng-Đế. Thượng-Đế phải là bao gồm hết tất cả. Tất cả đều thắm nhuần sự sống của Thượng-Đế. Điều ấy, chắc hẵn không có nghĩa là có một vị Thượng-Đế cá nhân, riêng biệt cho một nhóm người nào.

Khi chúng ta nói về Thượng-Đế, chúng ta chỉ nói có một Đấng Duy-nhất, Ngài là của tất cả, cho tất cả, trong tất cả và xuyên qua tất cả. Nếu người Ấn-Độ đặt một tên cho Thượng-Đế của họ, và nói rằng ngoài ra không có Đấng nào khác nữa, thì tư-tưởng của họ đã có sự phân cách. Nếu người Trung-hoa đặt một tên cho Thượng-Đế và nói rằng ngoài ra không có đấng nào khác nữa, thì tư-tưởng của họ đã bị phân chia. Nếu người Do-Thái đặt một tên cho Thượng-Đế và nói rằng ngoài ra không có đấng nào khác nữa, thì tư-tưởng của họ đã có sự cách biệt. Nếu người Gia-Tô đặt một tên cho Thượng-Đế và nói rằng ngoài ra không có đấng nào khác nữa, thì tư-tưởng của họ cũng đã bị phân chia. Một cái nhà mà nó tự  đã chia rẽ cách biệt, thì đã bị tiêu-diệt ngay từ trước, và dĩ nhiên là nó phải sụp-đổ. Nếu có hợp nhất, nó sẽ sống trường cửu. Các bạn hãy chọn lựa xem nên theo đàng nào. Chia rẽ, cách biệt có nghĩa là phá sản và diệt vong. Hợp nhất trong cái nguyên-lý Âm Dương có nghĩa là tiến-bộ, danh-dự và quyền năng. AUM, AUM, AUM.”

Chúng ta hội họp chiều nay với một mong ước được hiểu rõ ý nghĩa của sự chuyển tiếp từ một trạng thái tâm thức thấp kém lên một trạng thái siêu việt hơn.Chúng tôi xin chúc mừng những người nào trong quí vị đã  được chuẩn bị cho sự chuyển tiếp đó.

Chuyển tiếp từ một trạng thái tâm thức thấp kém lên một trạng thái cao hơn có nghĩa là gạt bỏ cái thế giới vật chất đầy dẫy những xung đột và va chạm để chấp nhận cái tâm thức Bồ-Đề hay tâm thức của Đấng Christ. Khi đó, thì tất cả đều là mỹ lệ, điều-hòa và toàn thiện. Đó tức là phép sinh hoạt tự nhiên, đó là phép sống mà Thượng-Đế đã chọn lựa cho chúng ta, và Đức Jesus đã nêu một gương sáng huyền diệu thay trên thế gian. Cách sống ích-kỷ là phản tự nhiên. Đó là con đường chong gai, trắc trở. Con đường của Đấng Christ thật là dễ dàng và tự nhiên nếu chúng ta hiểu rõ được nó! Người nào theo con đường đó tức là sống trong tâm thức của Đấng Christ hay tâm thức Bồ-Đề.(trang 45).

Chúng ta đang ngồi chung quanh những bàn đã bày sẵn thức ăn. Đây là cơ hội duy nhất mà chúng ta tựu họp trong một bữa tiệc như những kẻ thế nhân phàm tục vẫn thường quan niệm. Nó là một bữa tiệc thông đạt và thực hiện, biểu tượng cuộc ‘ Lễ Chuyển Tiếp’ như hồi thời đại của Đức Jesus , cuộc “lễ Phục sinh”(Pâque), tức sự chuyển tiếp( thường không được hiểu rõ trong thời đại này) của tâm thức phàm tục lên tâm thức Bồ-Đề. Chúng tôi tin rằng một ngày kia tất cả những người con của Thượng-Đế sẽ hội họp quanh một bữa tiệc tượng tự ( Đại lễ Hội-Yến Diêu-Trì) và hiểu rõ cái ý nghĩa thật sự của nó.”
 Home       1]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ]  [ 6 ]  
CHUNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét