Sống Đạo II - Y Đạo (醫道) Pháp Luân Thường Chuyển & Phép Dưỡng Sinh - 4 / 6 (Nữ Dịch Giả Nguyên Thủy)

Đây là câu nói hết sức quan-trọng trong phép châm-trị đòi hỏi chúng ta phải giải-thích thêm.
Trước hết ngay cả phép châm ‘hư giả thực chi, mãn giả tiết chi’ mà thiên ‘cửu châm thập nhị nguyên’ (Linh-khu 1) đã nói cũng bị xem là tầm thường , nếu như bỏ qua 5 phép trên.
Hai chữ ‘tùy’ và ‘Hòa’ trong câu nói trên đã cùng
một ý với câu nói trong LKH 1: ‘nghênh nhi tùy chi, dĩ ý hòa chi, châm đạo tất hỹ: Phép châm phải theo đúng ‘nghênh, tùy’, lấy ý để điều-hòa nó. Được vậy thì đạo của phép châm mới tròn vẹn vậy.’

Trương Cảnh Thông đã dẫn lời của Từ Công-Hà nói: “ Chữ ‘lai: đến’ là nói về Dương, chữ ‘vãng: đi’ là nói về Âm. Chữ ‘quỹ thần’ là nói về khí của Âm Dương, ý nói cái Đạo là thuần Nhất vì thế nên mới nói ‘nhược vô quỷ thần.”
Trương Cảnh Thông lại dẫn lời của Chu-tử nói: “Quỷ thần ý nói về công và dụng (功用) của Thiên Địa, nói về hình-tích của tạo hóa.

Nếu nhìn bằng hai khí riêng ra thì cái  ‘linh’ của Âm là quỷ, cái  ‘linh’của Dương là thần. Nếu nhìn bằng một khí thì khi nào khí đến vươn rộng ra gọi là thần, khi nào khí quay ngược trở về gọi là quỷ. Thực sự, tất cả chỉ là ‘Nhất: một’ mà thôi.”

Chương 4 Hệ-từ thượng truyện viết: “thị cố tri quỷ thần chi tình trạng dữ thiên địa tương tư.” (Cho nên ta biết rằng ‘tình trạng’ của quỷ thần cũng tương-tự như Thiên Địa vậy.

Quỷ thần, như vậy có thể hiểu là sự xuất nhập vô cùng vi diệu của Thiên Địa, trong vạn vật và cả trong con người qua sự uyển-chuyển của hai khí Âm Dương .

Chương 5 Hệ-từ thượng truyện nhấn mạnh : “Âm Dương bất trắc vị chi thần: (Sự biến-hóa) của Âm Dương (vi-diệu) khôn lường gọi là thần.”

Âm dương giao cảm thành Thiên Địa vạn vật và con người, sự thành hình được định vị bằng những trật-tự tôn ty, cát hung, quỷ thần … nền y-học Đông phương đã dựa vào những trật-tự đó khuyên con người trong cuộc sống phải biết và phải tuân thủ trật tự đó trong dưỡng sinh  cũng như trong việc điều trị.

Tôn hay ty, nhu hay cương, nam hay nữ tất cả đều phải vận hành đúng trật-tự thì sự giao cảm mới ‘cát’.?
Thoán-từ truyện quẻ Đoài viết: “Đoài, duyệt giả. Cương trung nhi nhu ngoại, duyệt dĩ lợi trinh . Thị dĩ thuận hồ Thiên nhi ứng hồ nhân. (Đoài là vui, cương ở trong mà nhu ở ngoài, vui để được lợi trinh. Vì thế nên thuận với Trời mà ứng với người.
Quẻ Cấu nói trong Thoán-từ truyện: “Thiên Địa cùng tương ngộ thì phẩm và vật được hiện-diện và sáng.”

Thoán-từ truyện quẻ Ly viết: “Ly lệ dã. Nhật nguyệt lệ hồ Thiên, bách cốc thảo mộc lệ hồ thổ , trùng minh dĩ lệ hồ chính, nãi hóa thành thiên hạ. Nhu lệ hồ trung chính, cố hanh= (Ly là ‘lệ’ vậy. Mặt Trời, mặt trăng ‘lệ: sáng’ ở Trời, trăm thứ lúa, thảo mộc ‘lệ’ ở đất. Hai sáng cùng sáng trùng nhau nhằm  ‘lệ’ ở lẽ chính. Như thế mới hóa thành thiên hạ. Nhu được  ‘lệ’ ở trung và chính, xcho nên được hanh…

Vương Bật cho rằng quẻ Ly lấy Đức nhu làm ‘chính’ (trung chính)…Nhu ở bên trong mà đạp lên trung chính…bên ngoài cường mà bên trong thuận …cái thế của quẻ Ly lấy nhu thuận làm chủ.

Chữ ‘ly’ và chữ ‘lệ’ trong quẻ Ly có nghĩa là sáng, là bộc lộ sức sống của Thiên lẫn Địa.
Thiên ‘Lục tiết tạng tượng luận’ (Tố-vấn 9) viết:

Hoàng Đế hỏi: “ Ta nghe khí hợp nhau mà thành hình, nhân hình biến ra khác nhau mà có những tên gọi khác nhau . Sự vận hành của Thiên Địa , sự sinh hóa của Âm Dương, tất cả đối với sự bẩm thụ của vạn-vật nhiều ít như thế nào, ta có thể nghe giải thích được không ?”

Kỳ Bá đáp: “Bệ Hạ đã hỏi rất kỹ và đầy đủ thay!Trời quá rộng không thể đo được, Đất quá to không thể lường được, lời hỏi của Bệ Hạ quá thần, quá linh . Nay hạ-thần xin nói rõ từng phương một.

Thảo sinh ra ngũ cốc, sự biến của ngũ sắc làm cho (chúng) ta nhìn không xuể, thảo sinh ngũ vị, cái ngon của ngũ vị không biết ngon đến đâu. Sự ưa thích của con người không giống nhau , cho nên mỗi vị đều có chỗ thông của nó . Thiên nuôi con người bằng ngũ khí, Địa nuôi con người bằng ngũ vị, . Ngũ-khí nhập vào tỵ(mũi), tàng ẩn ở Tâm và Phế, (Tâm) lên trên đóng vai trò làm cho ngũ sắc (ở mặt) được sáng nhuận, (Phế chủ âm thanh) âm thanh có thể trở thành trong-trẻo. Ngũ vị nhập vào miệng, tàng  ẩn nơi Trường Vị, (mỗi) vị đều có chỗ tàng chứa của nó nhằm dưỡng ngũ khí , khí hòa mà sinh hóa, tân-dịch nhờ đó mà thành, thần-khí thế là được sinh ra vậy.

Chú thích: Hoàng Đế đã dùng chữ ‘: tượng’ là sự biểu hiện trong ý nghĩa của trong kinh Dịch: “ Tượng dã giả, tượng dã”= (Tượng có nghĩa là sự biểu hiện ra bằng những hình tượng giống như là nó có).

Dưới đây là đoạn văn đối đáp giữa Hoàng Đế và Kỳ Bá , nói rõ sự biểu hiện của mỗi tạng khí ra hình tượng:
Hoàng Đế hỏi: “Tạng khí đã biểu hiện ra bằng hình tượng như thế nào?”
(220) - Kỳ Bá đáp: “Tâm là cái ‘bản: gốc’ của sự sống, là lẽ biến của thần; ‘hoa’ của nó ở mặt, ‘sung ’ của nó ở huyết mạch, nó thuộc Thái-dương trong Dương thông với hạ khí:

Cao Sĩ-Tông chú: Tâm là chủ của thân, vì thế gọi là ‘cái gốc của sự sống’.
TCThông chú: “Tâm chủ về huyết, Trung-tiêu thọ nhận khí và trấp để hóa thành màu xích thành huyết, nhằm ‘phụng’ cho sự sống của thân mình, không có gì quí hơn nó, vì thế gọi Tâm là ‘cái bản của sự sống’.

Tâm tàng thần và có vai trò ứng biến vạn sự, vì thế gọi nó là ‘lẽ biến của thần’. 12 kinh mạch và 365 lạc, tất cả khí huyết đều lên trên mặt. Tâm chủ về huyết mạch, cho nên hoa của nó ở tại mặt, sung của nó ở huyết mạch, Tâm thông với Hỏa-khí, với lại vị trí của nó ở ngôi tôn-quí, vì thế nó thuộc Thái-dương trong Dương và thông với mùa hạ. Hạ chủ Hỏa.

Phế là cái bản của khí, là nơi ở của Phách; hoa của nó ở lông (mao), sung của nó ở bì, nó thuộc Thái-âm trong Dương, thông với thu-khí.

TCThông chú: “Phế chủ khí và tàng phách, cho nên thuộc cái gốc của khí, là nơi ở của phách. Phế chủ bì mao, vì thế hoa của nó ở mao, sung của nó ở bì, tạng chân mà ở ngôi cao cho nên gọi là Thái-âm trong Dương, thông với thu-khí.”

TCNhạc chú: “Thận thuộc về tạng Âm nhưng lại có dương khí trong Âm của quẻ Khảm , vì thế gọi nó là Thiếu-âm trong Âm .”

Như chúng ta đều biết, trong y-học Đông phương, con sâu ‘trập:’là một loại côn trùng rất nhạy với sự thay đổi của thời-khí. Đặc biệt là lúc những mùa thu và đông . Giai đoạn này con sâu trập-trùng nhất định sẽ chui vào hang và đấp đất lên để trốn lạnh một cách kín đáo, đợi đến mùa xuân, nó sẽ giật mình và chổi dậy để thoát ra khỏi hang. Tất cả việc làm của nó hoàn toàn ăn khớp với thời-khí của 4 mùa.

 Trương Cảnh Thông chú: “Thời đông-lệnh Dương khí phong bế lại, sâu trập trùng ẩn-tàng dưới hang sâu, Thận chủ về đông tàng cho nên nói rằng nó ‘chủ trập phong tàng’. Sâu trập-trùng là con vật nhỏ rất sinh động, khi đến mùa xuân gặp khí của nhất Dương sơ sinh, sẽ làm cho con trập-trùng chấn động trở lại. Thận thuộc Thủy tạng, nó nhận tinh dịch của ngũ tạng để tàng chứa, vì thế gọi nó là ‘nơi ở của tinh-khí’. Tóc là chỗ dư của huyết, còn huyết là do tinh khí hóa ra, vì thế ‘hoa’ của Thận ở tại tóc. Thận chủ về cốt, vì thế gọi nó là ‘sung ở cốt’; Thận thuộc tạng Âm, nó có điểm dương khí trong quẻ Khảm, vì thế gọi nó là ‘Thiếu-âm trong âm’ và thông với khí mùa đông.”

Can là cái gốc của những công-tác lao-động cùng cực là chỗ ở của Hồn, hoa của nó ở móng (trảo), sung của nó ở cân (gân), nó sinh ra huyết khí, vị của nó toan, sắc của nó thương (xanh). Nó thuộc Thiếu-dương trong Dương, thông với xuân-khí.    

Câu ‘Thiếu-dương trong Dương’ được một số ấn bản khác như bản của Toán-nguyên-Khởi, của Giáp-ất, Thái-tố đều ghi là Thiếu-dương trong Âm’.

Trương Cảnh Thông chú: “Can chủ cân, con người lao-động đều do ở cân-lực, Vì thế gọi là ‘công tác lao-động cùng-cực’”.

Tỳ, Vị, Tiểu-trường, Đại-trường, Bàng-quang, Tam-tiêu tất cả là cái gốc của ‘kho lúa gạo’, là chỗ ở của doanh-khí, gọi tên là  ‘khí (): dụng cụ’, chúng có thể hóa được chất bã. Vì thế chúng làm công việc chuyển hóa ngũ vị và chủ về ‘nhập: hấp thu’ và ‘xuất: bài tiết’. Hoa của chúng ở vùng tứ bạch của môi, sung của chúng ở cơ (nhục), Vị của chúng cam, sắc hoàng. Đây thuộc về loại vùng chí âm, thông với Thổ-khí.

Ngô Hạc-Cao chú: “ chữ’ khí’ có nghĩa Tỳ là một thứ dụng cụ dùng để chứa, để đựng thủy-cốc.”
Chúng ta thấy mặc dù câu này nói thêm về Tiểu-trường, Đại-trường, Tam-tiêu…nhưng thực sự Tỳ đóng vai kho chung  cho tất cả.
TCThông chú: “Túc Thái-âm nhận lấy trọc khí của thủy-cốc, nó là quan-năng chuyển-vận, Trường và Vị chủ về nhận và truyền thủy cốc. Tam-tiêu chủ về khai ngòi nước, Bàng-quang là phủ trách-nhiêm về thủy-tinh. Tất cả được xem là cái gốc của ‘kho lúa’. Tỳ tạng doanh-khí, vì thế nên gọi nó là ‘ chỗ ở của doanh-khí’. Chữ khí ở đây mang ý nghĩa một nơi chứa đựng sự sinh hóa, đóng vai trò làm thăng giáng, xuất nhập khí. Tỳ có nhiệm-vụ vận-hóa chất bã, chuyển ngũ vị nhập vào để nuôi ngũ tạng, đưa các chất bã ra khỏi tiền âm và hậu âm. Chữ ‘tứ bạch’ chỉ vào vùng ở ven bốn phía ngoài của môi. Miệng là chỗ khai khiếu của Tỳ mà Tỳ lại chủ về cơ , vì thế hoa của nó ở tứ bạch của môi. Sung của nó ở cơ, cam là vị của Thổ, hoàng là sắc của Thổ, Tỳ thuộc chí-âm trong Âm, thông với Thổ-khí.”

Tất cả 11 tạng trên đều phải quyết-đoán bởi Đởm.
Trương Cảnh-Thông chú: “Đây nói chung về ngũ tạng lục phủ, trong số đó 11 tạng đều phải chịu sự quyết-đoán của Đởm, Đởm chủ Giáp-tý, Giáp-tý đóng vai trò đứng đầu trong ngũ-vận lục khí. Khi mà Đởm-khí thăng thì khí của 11 tạng phủ còn lại cũng thăng. Đó là ý nghĩa của câu nói ‘thủ quyết ư đởm’. Đây là điều mà chúng ta thường nói, tìm cho đến cùng đều phải quy về xuân vậy.”

Đoạn văn trên trong Tố-vấn cho chúng ta thấy được rằng vạn-vật hữu hình từ cây cỏ đến con người. Cây cỏ vào tạng phủ của con người sẽ ‘quy’ về nơi ‘đồng khí tương cầu’, nó sẽ nuôi dưỡng tạng phủ con người. Khí của tạng phủ có điều hòa thì nó sẽ biểu-hiện ra ngoài. Nó đi từ cái gốc là ngũ tạng cho đến những nét đẹp sáng, thông với Thiên Địa, nơi tóc, da, sắc diện, tinh-khí, cốt tủy…

Tuy nhiên, lý-luận căn-bản và vững chắc nhất của y-học Đông-phương nằm trong sự biến-hóa của Âm Dương.         
Sự biến hóa của Âm Dương trong Trời Đất và trong con người thật là vô cùng vi diệu và đa thù.
Thiên ‘Ngũ-vận hành đại luận’ (Tố-vấn 67) viết: “Nói về (sự biên-hóa) của Âm Dương, nếu đếm ra có đến 10, suy ra đến hàng trăm, đếm ra đến hàng ngàn, suy ra có đến hàng vạn. Âm Dương trong Thiên Địa không thể nào đếm và suy ra cho hết được, chỉ có dựa vào số biểu-hiện của nó để biết mà thôi.”

Thiên ‘Âm Dương ly hợp luận’ (Tố-vấn 6) cũng nói giống với thiên 67 nói trên, nhưng nhấn mạnh: “Tuy nhiên điểm quan-yếu của nó chỉ là nằm ở cái ‘Nhất’.”

Chữ Nhất ở đây nhắc chúng ta nhớ đến Thái-cực và câu nói trong Kinh Dịch: “Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo.” Như vậy, Nhất chính là Thái-cực, là Đạo, là Thường Đạo…
Dưới đây là phần trình bày sự giao-cảm giữa Âm Dương và ngũ-hành thành ra ngũ vận và lục khí Sau đó là phần nói về sự biến-hóa đặc-biệt từ Âm Dương của Thiên Địa thành tam âm và tam dương  nơi con người qua kinh mạch.
VAI TRÒ CỦA KHÍ VỊ
 “ Thiên Âm Dương ứng tượng đại luận” (Tố vấn 5) viết tiếp:
“ Thủy thuộc âm, Hỏa thuộc Dương, Dương thuộc khí, Âm thuộc vị
Vị quy hình, hình quy khí, khí quy tinh, tinh quy hóa
Tinh được nuôi bởi khí, hình được nuôi bởi vị, (khí và vị) hóa sinh thành tinh, khí sinh hình
Vị làm thương hình, khí làm thương tinh
Tinh hóa thành khí, khí bị thương bởi vị
Âm vị xuất ra ở hạ khiếu , Dương khí xuất ra ở thượng khiếu
Vị hậu (dày) thuộc Âm, vị bạc (mỏng) thuộc Dương trong âm; khí hậu (dày) thuộc Dương, bạc (mỏng) thì thuộc Âm trong Dương
Vị hậu thì bị tiêu chảy, mỏng thì thông; khí mỏng thì phát tiết ra ngoài , dày thì phát nhiệt

Khí của tráng Hỏa suy thì khí của thiếu Hỏa tráng , Tráng Hỏa xâm thực khí (trong lúc đó thì) khí lại nuôi dưỡng thiếu Hỏa . Tráng Hỏa là tán khí  còn thiếu Hỏa thì sinh ra khí

Chú giải:
(1) - Trong bài này chữ khí ‘’ được hiểu là ‘nguyên khí’ là ‘chân khí’. TC Nhạc nói: “Chân-khí là khí nhận ở Thiên rồi cùng hợp với cốc-khí để rồi làm sung cho thân-thể con người.”
Y-học Đông-phương, qua Hoàng Đế Nội-kinh nói rằng hậu-thiên khí của con người do thủy-cốc và vị mà ra. Nói rõ hơn, thủy-cốc gồm cơm gạo và nước uống, còn vị () bao gồm tất cả những gì ăn được, uống vào được ngoài cơm gạo và nước, ví như rau, thịt, cá, thuốc (dược). Tất cả những gì chúng ta ăn uống được như nói trên, dù xuất-hiện dưới hình-thái nào: thảo mộc, nhục ngư, kim thạch…đều được quy vào 5 loại. Đó là ngũ vị: tân (cay), toan (chua), hàm (mặn), cam (ngọt), khổ (đắng)
Thủy hàn mà tĩnh cho nên thuộc Âm, Hỏa nhiệt mà táo cho nên thuộc Dương
Thanh Dương thăng lên thành khí, trọc Âm giáng xuống thành vị.

(2) – Hình được nuôi bởi vị, cho nên ‘vị quy hình’, khí dưỡng hình cho nên ‘hình quy khí’, tinh được nuôi bởi khí, cho nên ‘khí quy tinh’, hóa sinh tinh cho nên ‘tinh quy hóa’.

(3) – Nguyên văn viết là “ 精食氣形食味” chữ ‘’ có thể đọc là  ‘thực: ăn’, đọc là ‘tự: nuôi người khác ăn’. Trong câu trên chữ ‘’ phải được đọc là ‘tự’.
TC THông chú: “Trời nuôi người bằng ngũ khí, Đất nuôi người bằng ngũ vị. Khí vị đã hóa-sinh cái tinh khí nhằm sinh-dưỡng cái hình.”

(4) – TCThông chú: “Ôi! Hình được nuôi bởi vị, tinh được nuôi bởi khí. Nếu như khí ẩm-thực thái-quá nó sẽ làm thương ngược lại đến tinh và hình.”

(5) – TCTHông chú: “Tinh-khí là cái gốc của nguyên-khí, còn khí là do tinh hóa ra. Hình được nuôi bởi vị cho nên vị quy hình . Khi vị thương hình sẽ làm thương đến khí . Tiết này luận về khí vị của Âm Dương của việc ăn uống nhằm sinh ra âm Dương của tinh-khí để dưỡng hình .”

(6) – VBăng chú: “Vị có chất cho nên nó chảy xuống dưới và tả ra ở hạ khiếu, khí vô hình cho nên xuất ra ở  cánh cửa của hô-hấp.”

(7) – TCTHông chú: “ Vị thuộc Âm, nếu vị hậu (dày) thuộc thuần Âm, nếu mỏng thì thuộc Dương trong Âm. Khí thuộc Dương, nếu khí hậu (dày) thuộc thuần Dương, nếu mỏng thì thuộc Âm trong Dương. Đây là trong Âm Dương còn có Âm Dương.”

(8) – TCTHông chú: “Vị hậu thuộc Âm trong Âm, sẽ giáng, vì thế nó chủ về tiết xuống dưới. Vị bạc thuộc Dương trong Âm, sẽ thăng, vì thế nó chủ về tuyên-thông.

Khí bạc (mỏng) thuộc Âm trong Dương , sẽ giáng, vì thế nó chủ về phát tiết. Khí hậu (dày) thuộc Dương trong Dương , sẽ thăng, vì thế nó chủ về phát nhiệt. Tiết này luận về Âm Dương trong khí và vị có thăng và có giáng.”

(9) – Câu trên có hai mệnh-đề: 壯火食氣氣食少火 ta thấy trong đó có hai chữ ‘ ’. Ta phải đọc: “Tráng Hỏa ‘thực’ khí, khí  ‘tự’ thiếu Hỏa’. Nếu đọc là ‘thực’ có nghĩa là ăn, làm tiêu-hao…Nếu đọc là ‘tự’ có nghĩa là nuôi dưỡng kẻ khác…

Vương Băng chú: “Khi Hỏa tráng cực thì suy, Hỏa thiếu thì phải tráng. Khí sinh ra tráng Hỏa cho nên nói ‘Tráng Hỏa xâm thực khí’, thiếu Hỏa tư () cho khí cho nên nói ‘khí nuôi dưỡng thiếu Hỏa’. Cho nên khí đắc tráng Hỏa thì sẽ hao-tán. Vì thiếu Hỏa làm Ích cho khí cho nên khí đắc thiếu Hỏa sẽ sinh trưởng. Khí tráng và thiếu của Dương-khí cũng như thế.”

Theo sách HĐNK Tố vấn dịch thích thì “Khí tráng Hỏa có nghĩa là Dương-khí đương lúc ‘kháng ’ thịnh, còn khí thiếu Hỏa có nghĩa là Dương-khí đang lúc chính-thường.”

TC Thông chú: “Khí thuộc Dương, Hỏa thuộc Dương, nếu hợp lại thì khí tức là Hỏa. Khí Thiếu-Dương Tam-tiêu sinh ra từ Mệnh-môn, du-hành khắp nội ngoại rồi hợp nhau ở Bào-lạc để thành Tướng Hỏa; chính khí Thiếu-dương sơ sinh này khi quy lên Thượng-tiêu thì nó chủ về nạp, khi nó quy vào Trung-tiêu thì nó chủ về hóa. Nó nạp và hóa cái tinh-vi của thủy-cốc để rồi sinh ra tinh-khí để dưỡng hình. Đây nối tiếp ý của tiết trên nói rằng khi ngũ vị thái-quá sẽ làm thương đến khí, trong lúc đó nếu Âm Hỏa thái-quá cũng sẽ làm thương đến khí. Bởi vì khí sinh ra từ tinh, trong lúc đó tinh sinh ra là do ở khí được hóa. Hình được nuôi bởi vị (), còn vị khi nhập vào Vị () cũng do khí hóa mà dưỡng được hình. Đó là lý-do nói rẵng khí không thể bị thương được. Vì thế mới nói ‘khi khí của tráng Hỏa suy thì khí của thiếu Hỏa phải tráng’.

Ta thấy rằng khi Dương ‘:kháng’ thì Hỏa tráng và ‘sinh khí’ ngược lại phải suy. Khi Dương hòa thì Hỏa bình còn khí thì tráng thịnh. Khi nào Hỏa tráng ở bên trong nó sẽ ‘thực: ăn, làm tiêu hao’ khí. Khi nào khí thịnh bên trong thì nó sẽ nuôi dưỡng Hỏa. Đây ý nói khi Hỏa tráng thì khí phải nhập chung với Hỏa., khi nào khí thịnh thì Hỏa quy về khí. Khí và Hỏa khi hợp lại sẽ là một. Khi Hỏa tráng bên ngoài sẽ làm cho tán khí, khi Hỏa bình ở ngoài thì sinh ra khí. Cho nên mới nói ‘Tướng Hỏa là kẻ cướp của nguyên-khí’.

Nếu muốn nuôi dưỡng ‘tinh, khí, hình’ phải làm sao để bình được Hỏa.”
Trên chúng ta đã trình bày sự giao-cảm giữa Âm Dương, sự giao cảm này rất vi-diệu, làm nền tảng cho sự sống toàn diện giữa Thiên-nhân-địa. Trong phạm vi của quyển ‘Dịch-lý và y-lý’, chúng ta chỉ có thể trình-bày những nét thật đại-cương về Âm Dương mà thôi, phần còn lại chúng ta tiếp tục đọc Nội-kinh.

SỰ QUAN-HỆ GIỮA TẠNG PHỦ VÀ THIÊN ĐỊA. (239)
Như chúng ta đã biết, Âm Dương khi thành hình đều biểu-hiện cụ-thể  bằng ngũ hành, ngũ phương, ngũ khí…Trong Nội-kinh, chúng ta có thể chọn ba thiên trong Tố-vấn để nói về vấn-đề sự sinh-hóa ngũ khí này. Đó là thiên ‘Âm Dương ứng tượng đại luận’ (Tố vấn 5) và Tố vấn 67, và ‘Thiên ‘Ngũ thường chính đại luận’ (Tố vấn 70). Sự trình bày của ba thiên này có những chi-tiết giống nhau, nhưng cũng có những chi tiết khác nhau. Dưới đây là phần trình bày chung, chọn những chi tiết giống nhau, sau đó sẽ trình bày tiếp những chi-tiết khác nhau. (239).

ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN.
(Tố vấn 5)
Đông phương sinh phong .
Chúng ta đã biết , vạn vật hữu hình từ Âm Dương vận-hành, nhưng cụ thể phải qua ‘ngũ hành’ của khí ở ngũ phương: Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung-ương.

Nội kinh đã minh chứng cho ta thấy rõ: Vạn vật hữu hình trong Trời Đất tuy vạn thù nhưng không ra ngoài ‘ngũ hành’ và trong mỗi hành vẫn có đủ Âm Dương của nó. Nói rõ hơn, khí ở Trời là ngũ phương, ngũ khí. Ở người là ngũ tạng, ngũ thể. Ở đất là ngũ vị ngũ hành…

Khí ở phương nào đều có ‘dạng’ biểu-hiện của nó.
Ví-dụ: Khí của phương đông nếu biểu-hiện ở Trời thì gọi là Phong, ở Đất thì gọi là Mộc, ở Người thì gọi là Can (gan). Phong hay mộc hay can cùng đồng khí của phương đông sinh ra , và nó ở đâu thì có tên gọi tương-ứng. Đó là ý-nghĩa của chữ ‘sinh’ và ‘tại’dùng trong phần bài viết này.

Theo ngôn ngữ thông thường, người ta chỉ hiểu ‘Phong’ là gió, đó là ‘ đúng’ chung cho trường hợp khác. Ở đây ‘phong’ không thể hiểu là ‘gió’, mà phải hiểu là khí phương đông được biểu hiện ở Thiên , đó là một trong sáu  khí của Trời.

TỨ PHƯƠNG SINH THÀNH LUẬN.
ĐÔNG PHƯƠNG SINH PHONG

-  Phong sinh Mộc ( một trong ngũ hành của Địa).
-  Mộc sinh Toan (một trong ngũ vị, thuộc Mộc)
-  Toan sinh Can (một trong ngũ tạng, thuộc mộc)
-   Can sinh cân ( là gân, một trong ngũ thể)
- Cân sinh Tâm: Đây là ngũ hành tương sinh theo đúng với luật ‘sinh khắc’ của nó là Mộc sinh Hỏa.
- Can chủ về mắt: TC Thông chú: “Can-khí thông với mắt, nếu Can-khí hòa thì mắt phân-biệt được ngũ sắc.”
- Khi nó ‘biểu-hiện-ở’ Thiên gọi là huyền, ở người là Đạo, ở Địa là Hóa, hóa sinh ra ngũ vị, Đạo sinh ra ‘Trí’, huyền sinh ra ‘Thần’

Thần biểu-hiện ở Thiên là Phong, ở Địa là Mộc, ở thể là cân, ở tạng là Can, ở sắc là thương (thanh), ở âm là ‘giốc’, ở thanh là ‘hô’ (kêu lên), ở biến-động là ốc (), ở khiếu là mắt, ở vị là toan.
Chữ ‘ốc’ ở đây là nắm chặt, co lại. Can tạng khi biến-động sẽ làm cho bệnh-nhân nắm chặt, co-vặn.
- Ở chí là nộ; nộ thương Can: Chí của can là nộ, nhưng nếu quá nộ sẽ làm thương trở lại Can.
- Bi thắng nộ: Đây là luật ngũ hành tương khắc giữa chí và chí. Chí của Phế là bi, của Can là nộ. Nếu Phế và bi thuộc Kim. Can và nộ thuộc mộc: Kim khắc Mộc.
- Phong thương cân: Phong sinh cân thì cũng hại cân.
- Táo thương Phong: Đây là sự tương khắc giữa khí và khí: Kim_ khắc_ Mộc.
- Tân thương toan: Đây là sự tương khắc giữa vị và vị: Kim khắc Mộc.

NAM PHƯƠNG
- Nam phương sinh nhiệt: Trong lục khí nhiệt là quân Hỏa.
- Nhiệt sinh Hỏa: Thiên-khí sinh Địa-khí.
- Hỏa sinh khổ (đắng) Địa-khí sinh vị-khí
- Khổ sinh Tâm: Vị-khí sinh tạng-khí.
- Tâm sinh huyết: Tr.Cảnh Thông nói: “Huyết do trấp của Trung-tiêu lên trên phụng cho Tâm-thần để hóa ra màu xích, cho nên huyết là thần-khí.”
- Huyết sinh Tỳ: Đây là ngũ hành tương-sinh: Hỏa sinh Thổ.
- Tâm chủ lưỡi: Tâm-khí thông với lưỡi, khi nào Tâm-khí hòa thì lưỡi biết được ngũ vị , gọi Tâm chủ lưỡi (Thiệt ).
- (Khí của phương Nam) biểu-hiện ở Thiên là nhiệt, ở Địa là Hỏa, ở thể là mạch, ở tạng là Tâm, ở sắc là xích (đỏ), ở âm là chủy, ở thanh là cười, ở biến động là ‘Ưu: lo lắng’, ở khiếu là lưỡi, ở vị là khổ:

 Trương cảnh Nhạc chú: “Tâm tàng thần, thần hữu dư thì tiếu, thần bất túc thì ưu.”
Trương cảnh Thông  chú: “Tâm-khí hợp chung với Phế thì ưu”.
- Ở chí là Hỉ, hỉ thương Tâm: Quá vui mừng sẽ làm thương đến Tâm.
- Khủng thắng Hỉ : khủng thuộc Thận thủy, thủy khắc Tâm hỏa.
- Nhiệt thương khí: Nhiệt làm cho khí tiết ra.
- Hàn thương nhiệt: Hàn Thủy thắng Nhiệt Hỏa.
- Khổ thương khí: TC Nhạc chú: “Khổ tùng theo Hỏa để hóa, cho nên nó làm thương Phế-khí.
- Hàm thắng Khổ: Hàm thủy thắng khổ Hỏa.

TRUNG-ƯƠNG
- Trung-ương sinh Thấp: Thấp thuộc lục khí.
- Thấp sinh thổ: Thiên sinh Địa, khí sinh vận.
- Thổ sinh cam: Ngũ vận sinh vị ().
- Cam sinh tỳ: Ngũ vị sinh ngũ tạng.
- Tỳ sinh nhục: Ngũ tạng sinh ngũ thể.
- Nhục sinh phế: Ngũ hành tương sinh: Thổ sinh Kim.
- Tỳ chủ miệng: Trương cảnh Thông chú: “Tỳ khí thông với miệng, Tỳ-khí hòa thì miệng phân-biệt được ngũ-vị.”
- Khí của trung-ương biểu-hiện ở Thiên là Thấp, ở Địa là Thổ, Ở thể là nhục, ở tạng là Tỳ, ở sắc là hoàng, ở âm là cung, ở thanh là ca hát, ở biến-động là uyết (ói), ở khiếu là miệng, ở vị là cam.
- Ở chí là tư (suy nghĩ), Tư làm thương tỳ: TCThông chú: “Ngũ tạng hóa ngũ khí để sinh ngũ chí, dụng chí quá độ sẽ làm thương đến khí, khí bị thương sẽ làm tạng cũng bị thương.”
- Nộ thắng tư: Can mộc thắng Tỳ thổ.
- Thấp làm thương nhục: Tỳ chủ nhục mà ố thấp, cho nên khi thấp-khí thắng thì làm thương nhục.
- Phong thắng Thấp: Phong mộc thắng Thấp thổ.
- Cam thương nhục: Đây là vị làm thương hình.
- Toan thắng Cam: Mộc vị thắng Thổ vị.

TÂY PHƯƠNG
- Tây phương sinh Táo: Táo là một trong lục-khí.
- Táo sinh Kim: Khí sinh vận.
- Kim sinh Tân: ngũ vận sinh vị-khí.
- Tân sinh Phế: Ngũ vị sinh ngũ tạng.
- Phế sinh mao: Ngũ tạng sinh ngũ hình.
- Bì mao sinh Thận: Phế Kim sinh Thận thủy.
- Phế chủ mũi (tỵ): TC Thông chú: “Phế-khí thông với mũi, Phế-khí hòa thì mũi biết được hương xú…”
- Khí của phương Tây biểu-hiện ở Thiên là Táo, ở Địa là Kim, ở thể là bì mao, ở tạng là Phế, ở sắc là bạch, ở âm là thương , ở thanh là khóc, ở biến-động là ho, ở khiếu là tỵ (mũi), ở vị là tân (cay).
- Ở chí là ưu (lo lắng), ưu thì làm thương Phế: Chí của Phế là ưu, quá ưu sẽ làm thương đến Phế .
- Hỉ thương ưu: TC Thông nói: “Khi nào vui mừng thì khí tán , sẽ hết ưu-uất” Đây là Hỏa khắc Kim.
- Nhiệt thương bì mao: Khí thương hình.
- Hàn thắng nhiệt: Vương Băng chú: “Âm chế Dương”
- Tân thương bì mao : TC Thông chú: “Khí chủ bì mao mà tân thì làm tán khí, vì thế tân làm thương bì mao.”
- Khổ thắng tân: Hỏa vị thắng Kim vị.

BẮC PHƯƠNG
- Bắc phương sinh hàn: Hàn là một trong lục khí.
- Hàn sinh thủy: Khí sinh vận.
- Thủy sinh hàm (mặn): ngũ vận sinh vị-khí.
- Hàm sinh Thận: Ngũ vị sinh ngũ tạng.
- Thận sinh cốt tủy: Tinh khí của Thận sinh cốt tủy.
- Tủy sinh Can: Thận thủy sinh Can mộc.

- Thận chủ Nhĩ: TC Thông chú: “Thận-khí thông với tai,
- Thận-khí được hòa thì tai sẽ nghe được ngũ âm.”.

Khí của phương bắc biểu-hiện ở Thiên là Hàn, ở Địa là Thủy, ở thể là cốt, ở tạng là Thận, ở sắc là hắc (đen), ở âm là vũ (), ở thanh là ‘thân : rên-rỉ’, ở biến-động là lạnh run, ở khiếu là tai, ở vị là mặn (Hàm).

TC Thông chú: “ Ngũ phương sinh ngũ khí , ngũ khí sinh ngũ hành , ngũ hành sinh ngũ vị, ngũ vị sinh ngũ thể; khi nói đến ngũ tạng là muốn nói rằng con người lấy gốc ở hình khí của Thiên Địa để tạo thành, nó biểu-hiện ở Thiên gọi là Hàn thì ở Địa gọi là Thủy, ở thể là cốt, ở tạng là Thận. Đây muốn nhấn mạnh rằng Thiên Địa Nhân thành tượng thành hình đều lấy gốc ở sự biến-hóa của Âm Dương bất trắc mà ra.”

- Ở chí là khủng (sợ), khủng thì làm thương Thận: Chí của Thận là khủng, quá khủng sẽ thương thận.
­- Tư thắng khủng: Tỳ thổ thắng Thận thủy.
- Hàn thương huyết: Khi hàn thậm thì huyết bị ngưng .

Vương Tử-Phương đặt vấn-đề:
Khi nói ‘Phong làm thương cân’, ‘Thấp làm thương nhục’ là nói đến ‘bản khí’ là thương ‘bản thể’.
Khi nói đến Tâm thì lại nói ‘Nhiệt làm thương khí’.
Khi nói đến Thận thì lại nói ‘Hàn làm thương huyết’.
Tại sao lại nói khác nhau như vậy?

Ông tự trả lời: Khí thuộc Dương , huyết thuộc Âm, Hỏa thuộc Dương, Thủy thuộc Âm. Tâm chủ về Hỏa và thuộc nhiệt, Thận chủ về Thủy và thuộc Hàn . Do đó mới nói ‘Nhiệt làm thương khí’ và ‘Hàn làm thương huyết’. Đây là ‘ đồng khí tương cảm’. Đoạn văn kế dưới có nói ‘Âm Dương là Nam Nữ của huyết khí , Thủy Hỏa là trưng triệu của Âm Dương’. Tâm Thận vẫn là chủ-tễ của Âm Dương, Thủy Hỏa, vì thế trong lý-luận nó có khác với các tạng khác, nhưng cũng mang ý-nghĩa của vấn-đề ‘bản khí tự làm thương chính mình’.

- Táo thắng Hàn: VBăng  chú: “Táo do nhiệt sinh ra vì thế Táo thắng Hàn.”
- Hàm thương huyết:  TCThông chú: “Hàm vị thì chạy về theo huyết vì thế ăn nhiều hàm thì thương huyết.”
- Cam thắng Hàm: Thổ khắc Thủy. (253)

SỐ NĂM (ngũ ) & SỰ BIẾN HÓA.
 (245)Thiên ‘NGŨ THƯỜNG CHÍNH ĐẠI LUẬN’(TV70)
Thiên này được Hoàng Đế và Kỳ Bá nói về khí ngũ vận vận-hành tạo thành ba dạng: Bình khí, Thái-quá và bất -cập. Trong phạm-vi giới-hạn của quyển sách này chỉ nói đến phần bình-khí mà thôi. Phần còn lại, quý đọc-giả có thể nghiên cứu thêm kinh Tố vấn.

Bình khí của ngũ vận chia ra làm 5. Năm gọi là: Phu-hòa, Thăng Minh, Bị Hóa, Thẩm Bình, Tinh thuận.

- Phu-hòa (敷和): Đức của Mộc vận-hành khắp Trời Đất, Dương-khí được thư-sướng, Âm-khí được mở rộng, khí ngũ hóa được tuyên-thông và bình.

Chữ ‘phu’ có nghĩa là phô bày rộng ra khắp nơi. ‘Hòa’ là sinh khí được bình-hòa. TCThông chú: “Đông phương sinh Phong, Phong sinh Mộc, khi mộc-khí được bình, nó sẽ phô-diễn, bố-tán cái khí Dương hòa ra khắp nơi để sinh vạn-vật. “ Ngũ khí được sinh trưởng thâu tàng gọi là ngũ hóa tuyên bình.
- khí của nó là ‘đoan: chính trực’; Tính của nó là ‘tùy: nhu thuận’, dụng của nó là ‘khúc trực, gãy và thẳng; hóa của nó là sinh ‘: vinh (Tươi tốt)’; loại của nó là ‘thảo mộc’; ‘ chính’ của nó là ‘phát tán: mở rộng ra’; ‘ hậu’ của nó là  ‘ôn hòa’; lệnh của nó là ‘Phong’; tạng của nó là Can; can rất sợ ‘thanh’ (mộc sợ Kim Phế); chủ của nó là mắt; cốc của nó là ‘ma ’; quả của nó là trái lý; sung thực của nó là ‘hạch: hạt’(gồm 2 miếng trong một hạt, đó là nguồn sinh của Mộc); ứng của nó là xuân; sâu trùng của nó là loại có lông; súc vật của nó là ‘khuyển: chó’(tính của chó là dũng-cảm hướng về phía trước); sắc của nó là ‘thanh, thương ’; dưỡng của nó là cân (vì can chủ cân); bệnh của nó là ‘lý cấp chi mãn: bên trong đau cấp mà tứ chi bị mãn’; vị của nó là toan; âm của nó là giốc; vật của nó là ‘trung kiên: rắn ở giữa’ (tượng trưng cho trong Thổ có Mộc); số của nó là số 8 (số sinh và thành của Hà-đồ: Thiên 3 sinh Mộc, Địa 8 thành chi , vậy số 8 đây là số thành của Mộc).

- Thăng minh (升明): Đây là giai-đoạn ‘chính Dương: Hỏa khí chủ nam phương’ Đức của nó thí-hóa khắp nơi, khí-hóa của ngũ hành được bình-hòa.
Chữ ‘thăng minh’ có nghĩa là tính của Hỏa là bốc lên, Đức của nó là hiển và minh: thăng minh. Khí của nó cao; tính của nó là ‘tốc:nhanh’; dụng của nó là ‘thiêu nóng’; hóa của nó là ‘sum-sê’; loại của nó là Hỏa; chính của nó là sáng-rực; hậu của nó là viêm nóng; lệnh của nó là nhiệt; tạng của nó là Tâm; Tâm rất sợ hàn (đây là Hỏa sợ Thủy); chủ của nó là lưỡi; cốc của nó là lúa mạch; quả của nó là hạnh (Vị khổ sắc xích); sung thực của nó là lạc mạch trong quả; ứng của nó là mùa hạ; sâu trùng của nó là loại có lông vũ; súc vật của nó là ngựa (kiên và quyết, thuộc hỏa); sắc của nó là xích ; dưỡng của nó là huyết; bệnh của nó là động và co giật, (bệnh thuộc Hỏa động); vị của nó là khổ; âm của nó là chủy; vật của nó là mạch-lạc (bên trong nó có nhiều chi mạch, đó là do Hỏa hóa ra); số của nó là 7 (đây là thành của Hỏa: Địa 2 sinh Hỏa, Thiên 7 thành Hỏa).

- Bị Hóa (備化): Thổ chủ về hóa sự vật, nó có đầy đủ (bị) khí để đưa đến 4 phương. Đây là giai-đoạn Thiên Địa hợp nhau. Thiên chủ về sinh, Địa chủ về thành . Thổ-khí được bình-hòa sẽ hợp với cái đẹp của Trời để hóa-sinh vạn vật. Cái Đức của Thổ trãi khắp 4 phương , làm cho ngũ hóa được đầy đủ .

Khí của nó là bình; tính của nó là thuận; dụng của nó là cao và thấp; hóa của nó là phong-phú và đầy đủ; loại của nó là Thổ; chính của nó là an-tĩnh; hậu của nó là thấp nhiệt; lệnh của nó là Thấp., tạng của nó là Tỳ; Tỳ rất sợ Phong (đây là Thổ sợ Mộc); chủ của nó là miệng; cốc của nó là lúa tắc; quả của nó là trái táo; sung-thực của nó là phần cơm (nhục) của trái; ứng của nó là mùa trưởng hạ; sâu trùng của nó là loại trơn lõa; súc vật của nó là ngưu (trâu bò, tính hòa hoản, giúp cày cấy); sắc của nó là hoàng; dưỡng của nó là nhục (Tỳ chủ cơ nhục); bệnh của nó là ‘ bĩ’ (TCTHông chú: bĩ có nghĩa là Tỳ bệnh ở trung Thổ làm cho thượng hạ không còn giao nhau nữa); vị của nó là cam, âm của nó là ‘ cung’; vật của nó là ‘phu: da’; số của nó là 5 (đây là số sinh của Thổ).

- Thẩm Bình (審平): Đây là giai-đoạn mà vạn vật thu-liễm lại mà không tranh nhau, tiêu-sái (sát) mà không sai phạm nhau, khí-hóa của ngũ hành được tuyên-sướng, sáng tỏ.

Chữ ‘thẩm bình’ có nghĩa là Kim chủ về tiêu sái để được bình-hòa, không tiêu-sát bừa-bãi.
Khí của nó là thanh-khiế; tính của nó là cứng-rắn; dụng của nó là ‘tản-lạc’; hóa của nó là thu-liễm, loại của nó là Kim; chính của nó là tiêu-sái và trong-sáng; hậu của nó là mát-mẻ; lệnh của nó là táo; tạng của nó là Phế; phế rất sợ nhiệt; chủ của nó là mũi; cốc của nó là lúa đạo (loại lúa chín vào mùa thu);quả của nó là đào; sung-thực của nó là loại có vỏ cứng ngoài; ứng của nó là mùa thu; sâu trùng của nó là loại có vảy cứng ngoài; súc vật của nó là gà; sắc của nó là trắng; dưỡng của nó là bì mao; bệnh của nó là ho; vị của nó là tân (cay); âm của nó là thương (); vật của nó là phần cứng bên ngoài; số của nó là số 9 (số thành của Kim).

- Tĩnh thuận (靜順): Đây là giai-đoạn mà vạn vật đắc được cái khí sinh trưởng để sum-sê, Thủy-vận được bình-hòa, vì thế tuy là chủ về tang mà không làm hại đến vạn vật, khí được bình, được trị nên lắng xuống, ngũ khí nhờ đó được cảm để có được nét chỉnh-tề.

Chữ ‘Tĩnh thuận’ có nghĩa là cái thể của Thủy là thanh-tĩnh, tính nhu và thuận.
Khí của nó là cao sáng (Thiên 1 (nhứt) sanh thủy cho nên nó rất cao minh; Tính của nó là lắng xuống; dụng của nó là thắm nhuận và tràn đầy; hóa của nó là ngưng-đọng và cứng-rắn; loại của nó là Thủy; chính của nó là chảy đi không dứt; hậu của nó là lạnh giá và yên-tĩnh; lệnh của nó là Hàn; tạng của nó là Thận; Thận rất sợ Thấp (Thủy sợ Thổ); chủ của nó là nhị Âm (tiền và hậu âm); cốc của nó là đậu (đậu là cốc của Thủy, màu đen); quả của nó là trái lật (màu đen vị hàm); sung thực của nó là ‘nhu: trong cái rắn có chứa tân dịch’; ứng của nó là mùa đông ; sâu trùng của nó là loài có ‘ lân : có vảy dưới nước sinh ra’; súc vật của nó là ‘ trệ: heo’; sắc của nó là hắc; dưỡng của nó là cốt tủy; bệnh của nó là quyết, (Thận là nguồn của sinh-khí, nếu thận bệnh thì chân tay bị quyết lãnh); vị của nó là hàm; âm của nó là  : vũ’; vật của nó là chất lỏng; số của nó 6 (Thiên 1 sinh Thủy, Địa 6 thành Thủy).

Chúng ta vừa lược qua vai trò của khí của ngũ phương giao-cảm hình-thành vũ-trụ hữu hình. Ngũ tạng của con người vận-hành, giao-cảm nhằm tạo sự ‘sống’ cho con người theo đúng nhịp của Thiên Địa.
Trong quá-trình giao-cảm đó, ngũ tạng đã đi theo các nhịp ‘sở hợp’, ‘sở tàng’, ‘sở chủ’, ‘sở thương’, ‘sở thướng’, ‘sở cấm’…

Dưới đây chúng ta lần lượt trình bày; trước hết là dựa vào thiên ‘Tuyên minh ngũ khí’ (tố vấn 23), sau đó đến một số thiên khác trong Nội-kinh.

TC Thông giới-thiệu nội-dung của bài này: “Trong phạm vi lục hợp, trong khoảng Trời Đất, không gì ra ngoài số 5. Sự giao-cảm của con người cũng ứng theo như vậy. Thiên này tiếp nối theo thiên trên là ‘Tạng khí phát thời luận’ (Tố vấn 22) nhằm tuyên-minh các vấn-đề như ngũ khí, ngũ vị, ngũ tạng, ngũ tà…cho nên không viết dưới dạng vấn-đáp, và cũng liệt vào hàng ‘luận’.”

NGŨ VỊ SỞ NHẬP ( )
TC Thông dẫn lời của Bá Cao chú: “VỊ là biển của ngũ tạng lục phủ. Thủy cốc đều nhập vào vị. Ngũ tạng lục phủ đều phải bẩm thụ khí của vị. Ngũ vị () đều chạy về nơi mà nó thích. Trước hét toan phải nhập can, Khổ nhập vào Tâm, Cam nhập Tỳ, tân nhập Phế, hàm nhập Thận, khi mà cốc-khí, tân dịch vận-hành được thông thì khí doanh vệ mới đại thông…”Ngũ vị khi nhập vào tạng phủ là để dưỡng các tạng phủ vì có chỗ hơp nhau như Phề hợp Kim, toan nhập can vì Mộc sinh toan, toan sinh can vậy toan nhập can để dưỡng can.

NGŨ KHÍ SỞ BỆNH ( 五氣所病).
a) Tâm vi ái 心為愛: VBăng chú: “Tâm tượng Hỏa, bốc lên, khói theo nóng bốc lên, Tâm không chịu vật ô-uế vì thế  ‘ợ’ để tống ra ngoài.”

TCTHông chú: “ Ái-khí ý nói khí đang ‘bất bình’. Linh khu có nói ‘khí lên đến Tâm thành ợ’. Đây là Âm-khí chạy đến Dương-minh. Kinh Dương-minh có đường lạc với Tâm, vì thế nó lên đến tâm gây thành chứng ợ. Đây là chứng do ở vị khí nghịch lên trên mà gây ra bệnh.”

b) Phế vi khái 肺為咳: VBăng chú: Phế là tượng của Kim, sự cứng-rắn gõ nhịp thành âm-thanh, ý nói tà-khí đánh vào phế gây thành chứng ho.”

TC THông chú: “Âm Dương ứng tượng đại luận nói ‘Phế biến-động thành khái (ho).”
Theo Mã nguyên Đài thì ho ở đây là nói một cách tổng-quát do ở Phế, nhưng căn-cứ vào thiên khái-luận thì ngũ tạng lục phủ đều có thể gây thành chứng ho. Đọc-giả nên đọc thêm thiên Khái-luận để nắm vững vấn-đề hơn.

c) Can vi ngứ 肝為語 (ngữ): Chữ ‘’có hai cách đọc. Nếu đọc là ‘ngữ’ có nghĩa là lời nói, nếu đọc là ‘ngứ’ thì có nghĩa là ‘nói, đáp, thuật lại’.

TC Thông chú: “Can là ‘tướng quân chi quan’, ở chí là nộ, khi can-khí muốn đạt ra ngoài thì phải nói nhiều.”

d) Tỳ vi thôn 脾為吞: Thôn có nghĩa là nuốt vào.
TC Thông chú: “Tỳ đóng vai trò vận-hành tân dịch, khi Tỳ-khí bị bệnh sẽ không thể tưới thắm tứ chi, tứ tạng, như vậy tân dịch sẽ quay ngược về miệng, miệng là khiếu của Tỳ, gây ra chứng hay nuốt.”
- Băng chú: “Tỳ tượng của Thổ, có tính bao-dung, khi vật quy vào trong , gây thành chứng ‘thôn: nuốt’.”
e) Thận vi khiếm, vi sí腎為欠為…: chữ khiếm là ngáp, chữ sí là hách-xì.
V Băng chú: “Thận là tượng của Thủy chảy xuống, khi nó lên trên sẽ sinh ra vân và vụ. Khí bị uất ở Vị cho nên phải ngáp. Khí Thái-dương hòa lợi và tràn đầy ở Tâm, xuất ra ở mũi thành hách-xì.”

TCThông chú: “Linh-khu có nói: ‘Dương chủ thượng, Âm chủ hạ, Dương dẫn thì khí lên, Âm dẫn thì khí xuống, khí Âm và Dương cùng dẫn thì thường bị ngáp, nên châm tả kinh Túc Thiếu-âm, châm bổ kinh Túc Thái-dương. Bởi vì khí Thiếu-âm ở dưới, khi bệnh thì nghịch lên trên, trong lúc đó lại muốn dẫn xuống, muốn dẫn xuống thì ngáp, nghịch lên trên thì hách-xì . Đó là Thận-khí lạc lên trên thông với Vị’.”

1 ) Vị vi khí nghịch , vi uyết , vi khủng :  Vị bệnh gây thành khí nghịch, thành uyết, thành khủng.
TCThông chú: “Thiên ‘khẩu vấn’ (Linh khu) viết ‘con người bị ‘uyết: ói’ là do cốc-khí nhập vào Vị, Vị-khí lên trên rót vào Phế, nay nếu có hàn-khí cũ cùng giao với cốc-khí mới, cả hai cùng quay nhập vào Vị, mới cũ cùng làm loạn nhau, chân-khí và tà-khí cùng đánh nhau, cả hai khí cùng bị nghịch quay ra khỏi Vị thành ra chứng ói’. Bởi vì cốc nhập vào Vị nó sẽ lên trên rót vào Phế. Phế-khí lại quay trở lại nhập vào Vị, Vị bị hàn khí của Phế làm nghịch muốn quay ra khỏi Vị thành chứng ói. Nghịch khí của Vị đi xuống nhập chung với Thận sẽ thành chứng ‘khủng: sợ-sệt’. Chữ ‘uyết’ ở đây là ‘ách nghịch: nấc’. Tiếng nấc đều-đặn như tiếng xe chạy đều: uyết uyết’.

Đường Dung-Xuyên chú: “ Dương-minh chủ về nạp. Khí Dương-minh nếu đi xuống thì thuận, nếu nghịch tức là bệnh. Xung-mạch có quan-hệ với Dương-minh , Xung bị nghịch cũng có quan-hệ đến Dương-minh. Vị bị uyết, tức là sẽ ói ra dơ, nuốt chua, ợ hôi…tất cả đều thuộc về nghịch lại với ‘nạp thức ăn’. ‘Khủng: sợ-sệt’ do Thận làm chủ. Đây là Thận Thủy động mà Vị thổ không chế được vì thế ‘khủng’ cũng do Vị mà thành.”

g) Đại Tiểu-trường gây thành bệnh ‘tiết : tiêu chảy’:
ĐD Xuyên chú: “Bệnh ‘tiết’ là chứng do Tỳ Vị và Trung-tiêu phần lớn gây ra, nhưng đều xuất ra từ ‘trường’, vì thế mới nói rằng’tiết’ là chứng của Tiểu và Đại-trường. Tiểu-trường thuộc Hỏa nhằm hóa cốc. Khi Hỏa hư thì cốc không hóa được gây thành chứng ‘xôn-tiết’. Đại-trường thuộc Kim nhằm làm ‘táo:ráo’ phân. Táo-khí bất-túc thì phân thành ‘đường tả: tiêu lỏng’. Khi Tiểu-trường Hỏa bị thậm thì sẽ thành keo kết lại thành chứng ‘: lỵ’. Khi Đại-trường táo thậm sẽ làm phân bị bí kết. Đây chính là sự biến-thái của chứng ‘tiết’.”

h) Hạ-tiêu bị tràn đầy sẽ thành chứng ‘thủy (thủng)’:
Đây là chứng bệnh do Tam-tiêu gây ra, Tam-tiêu trong tạng phủ nói chung chiếm một vai trò quan-trọng nhất (Tam-tiêu của con người là ‘lý tam tài’ trong Trời Đất).

DD Xuyên chú: “Tam-tiêu là  ‘quan-năng’ khai ngòi nước’…Đây chỉ nói riêng về hạ-tiêu bởi vì thượng-tiêu liên hệ đến Tâm và Phế, trung-tiêu thì liện-hệ đến Tỳ Vị, phần lớn nói đến Thượng và Trung là nói đến các chứng liên-hệ đến Tỳ Vị, Tâm Phế…Duy chỉ có Hạ-tiêu đóng vai-trò thương khẩu của Bàng-quang là con đường để cho nước nhập vào Bàng-quang . Nếu nơi đây mà  ‘bất lợi’ thì sẽ làm cho nước bị tràn ngập lên trên, đạt ra đến ngoài và thành ra chứng thủy-thũng. Hạ-tiêu thuộc Thận, thuộc Càn. Trị chứng bệnh này nên sơ-tiết Can và Thận. Với lại Phế nằm trên cao có thể chế-ngự được ở dưới, chủ về thông-điều thủy đạo. Nếu không khai lợi Phế-khí thì không thể trị được bệnh ở Hạ-tiêu.”

2 ) Bàng-quang bất lợi thành chứng lung: bí đái’, nếu không còn  : ước: ràng-buộc’ sẽ thành đái dầm:

ĐD Xuyên chú: “Dưới Bàng-quang là ống tiểu, khi ống tiểu bị rít lại bất thông thì thành chứng ‘lung: bí đái’. Phế chủ về thủy-đạo. Nếu do Phế-khí bị bế thì nên thanh lợi. Can-mạch quay quanh bộ sinh-dục, nếu do can mà huyết trệ, nên hoạt lợi…Sau ống tiểu là ống dẫn tinh, ống dẫn tinh có thể làm bại tinh, tử huyết thì nó cũng có thể làm trệ -tắc ống tiểu. Phép trị nên lợi Thận. Phế đưa Âm-khí xuống đến Bàng-quang, thông-điều thủy-đạo chủ về chế-tiết làm cho việc tiểu-tiện có chừng mực. Can và Thận đưa Dương-khí xuống Bàng-quang  chưng cất thủy-khí để đưa nó bốc lên trên. Nếu Dương-khí không làm nhiệm-vụ chưng cất thì thủy sẽ không còn bị ràng-buộc gây nên chứng đái dầm. Phép trị nên ôn bào-thất. Bởi vì Bàng-quang như cái nồi nước, bào-thất như lò lửa. Khi ta ôn bào-thất tức là chúng ta đã thêm củi lửa dưới nồi …”

( 3 ) Đởm-khí (bị uất) gây thành ‘nộ: nổi giận’:
TC Thông chú: “Đởm thuộc ‘quan-năng trung chính’, tính của nó là cương-quyết, ngay thẳng. Nếu bị bệnh, khí sẽ bị uất và thành ‘nộ’. Đây nói chung là bệnh của ngũ khí, ngũ hành, ngũ tạng, nhưng phối-hợp cả lục phủ.”

ĐDXuyên chú: “Nói đến Đởm là nói đến Mộc sinh Hỏa . Tây-y khi nói đến Đởm chuyên nói về ‘: trấp’. Họ không biết rằng có ‘trấp’ là phải có ‘ khí’. Vì thế Nội-kinh dựa vào khí để lập-luận. Khi Mộc-khí được điều-sướng thì Hỏa-khí tuyên-đạt. Được vậy thì Đởm-khí sẽ thanh, hòa và nhuận, con người sống một cách bình-hòa.. Nhưng nếu Đởm-khí bị uất nó sẽ sinh Hỏa, Hỏa bị uất nó sẽ bạo-phát gây thành cơn giận dữ-dội. Phàm khi bệnh mà dễ phát giận đều do ở Đởm-khí phát ra. (252)

(4) Tính khí của ngũ tạng gặp nhau  ‘tịnh’ có nghĩa là cùng ở chung nhau, gặp-gỡ nhau…
a) Tinh-khí gặp nhau ở Tâm sẽ ‘ hỉ: mừng vui’:
Vương Băng chú: “Tinh khí nói ở đây là tinh-khí của Hỏa. Khi Phế hư mà Tâm-tinh hợp nhập vào sẽ làm cho bị ‘hỉ: mừng vui’. Linh-khu có nói ‘khi hỉ lạc quá mức sẽ làm thương đến Hồn phách.’ Đó là thần-minh của Phế bị Tâm Hỏa hợp nhập vào hại Phế Kim vậy.”

TCThông chú: “Dương càng nhiều thì càng ‘hỉ’. Tâm là Dương tạng bị Âm-tinh hợp nhập vào cho nên ‘hỉ’. Linh-khu nói ‘Thần-khí hữu dư thì cười không thôi’.”

Chúng ta thấy cả hai nhà chú-giải trên, dù trình bày có khác nhau về chi-tiết nhưng vẫn kết luận chung chứng ‘Tâm hỉ’ đều do Âm và Dương hợp nhập ở Tâm và Phế.

Mã nguyên Đài chú: “Nay Tâm bị hư, tinh-khí của các tạng khác đều hợp nhập vào sẽ làm cho dễ ‘hỉ’ thành bệnh.”

b) Tinh-khí hợp nhập nhau ở Phế sẽ ‘ bi: buồn’:
- Băng chú: “Can hư mà Phế-khí hợp-nhập vào sẽ thành ‘bi’…Đây là Phế-khí hợp-nhập với Can mộc vậy.”

TCThông chú: “Can-khí bi-ai sẽ làm động bên trong và làm thương hồn. Đây là Phế hư và Can-khí hợp nhập vào Phế mà thành bệnh: ‘bi’.”

MN Đài chú: “Phế-khí hư tinh-khí của các tạng khác hợp nhập vào sẽ dễ bị ‘bi’.”

c) Tinh-khí hợp-nhập nhau ở Can sẽ ‘ ưu: lo-lắng’:
- Băng chú: “Khi Tỳ hư mà Can-khí hợp-nhập vào sẽ làm cho dễ ‘ưu: lo-lắng’. Linh-khu nói ‘ Sầu ưu không giải được sẽ làm thương đến ‘ý’. Ý là thần-minh của Tỳ . Đây là Can Mộc hợp nhập vào Tỳ Thổ vậy.”
TCThông chú: “Can hư và Tỳ-khí nhập vào Can sẽ  ‘ưu’.”
MNĐài chú: “Can hư và tinh-khí của các tạng khác hợp-nhập vào làm cho ‘ưu’.”

d) Tinh-khí hợp nhập vào Tỳ sẽ ‘ úy: sợ’ :
VBăng chú: “ Khi Thận hư và Tỳ-khí hợp-nhập vào sẽ làm cho dễ ‘úy’. Linh-khu nói ‘Khủng cụ (sợ-sệt) mà không giải được sẽ thương đến ‘tinh-khí’. Tinh-khí là thần-minh của Thận.. Đây là Tỳ thổ hợp-nhập vào Thận Thủy.”

e) Tinh-khí hợp-nhập vào Thận sẽ ‘ khủng: khiếp’:
TCThông chú: “Âm-khí bị thiếu, Dương-khí nhập vào Âm, Âm và Dương cùng đánh nhau gây thành chứng ‘khủng’. Bởi vì Tâm và Thận là chủ-tễ của Âm Dương Thủy Hỏa, vì thế khi Tâm hư, Âm-tinh hợp-nhập vào sẽ thành chứng ‘hỉ’, khi Thận hư, Dương-khí hợp nhập vào sẽ thành ‘khủng’. Đây là 2 khí Thủy Hỏa lên xuống để hợp-nhập vào nhau. Các tạng còn lại đều do các khí ‘tương thăng’ hợp-nhập vào. Đó là ý-nghĩa mà người xưa thường nói ‘khi nào một khí bất-cập thì khí ‘sở thắng’ sẽ vọng-hành.”

(5) Khí của ngũ tạng ‘ố (): ghét nhau’:
Đ D Xuyên viết: “Ngũ tạng đều có khí hóa của nó, tức là đều có ‘tính tình’ của nó. Đã có tính tình thì phải có ‘hiếu ố: ưa ghét’. Khi người thầy thuốc biết được điều ‘sở ố’ của mỗi tạng thì có thể biết được phép trị.”

 a) Tâm ố nhiệt: ĐDXuyên chú: “Phép phân biệt được ngũ tạng được nhận như sau:
CAN nhiệt sẽ làm cho cân-khí bị đốt nóng, động-kinh, co-vặn.

Phế nhiệt sẽ làm cho ho, khí lên trên làm cho khát. Tỳ nhiệt làm cho nhục bị tiêu-hao, đại-tiện bí-kết, nóng từng cơn
Thận nhiệt sẽ làm cho cốt-khí bị chưng, tinh bị khô, tủy bị kiệt.

Thượng-tiêu nhiệt sẽ làm cho Tâm bị phiền, khẩu khát, mắt đau, Trung-tiêu nhiệt sẽ làm cho việc ăn uống bị giảm, thũng-trướng, bệnh lỵ, sốt rét.

Hạ-tiêu nhiệt sẽ làm cho tiểu-tiện bất-lợi, đại-tiện bí không điều hòa. Sự biểu-hiện chứng trạng do nhiệt gây ra không giống nhau, nhưng không ra khỏi vai trò của Tâm . Bởi vì Tâm là Hỏa tạng. Nói chung vấn-đề Hỏa nhiệt đều do Tâm làm chủ. Tâm hóa huyết để dưỡng Hỏa . Vậy nếu Hỏa không kháng () thì nhiệt được trừ. Nếu như Hỏa kháng thậm sẽ làm cho huyết của Tâm bị thương. Vì thế Tâm  ‘ố’ nhiệt. Phàm trị nhiệt-chứng ta không thể không dùng ‘khổ’ dược , đó là nhằm trị Hỏa của Tâm vậy. Tây-y khi gặp chứng nhiệt bệnh thường dùng nước đá đắp lên ngực . Nếu nhiệt nhẹ thì nhiệt có thể bớt. Nếu nhiệt nặng hơn, bên ngoài bị cái lạnh của nước đá ngăn trở, nhiệt sẽ quay vào trong để tấn-công bên trong, nhiệt độc sẽ tấn-công vào Tâm, chết người.”

b) Phế ố hàn: VBăng chú: “Hàn làm khí lưu trệ”.
Trương cảnh Thông chú: “Phế thuộc thanh Kim cho nên ố hàn”.

c) Can ố Phong: “ ĐDXuyên chú: “ Can Mộc chủ về Phong”. và cũng vì vậy nên nó  ‘ố’ phong. Bởi vì huyết có được hòa-khí thì mới lưu-sướng , còn nếu huyết bị tà-khí thì sẽ bị đốt nóng, tiêu-hao và ngưng-kết. Người già trúng-phong, trẻ con kinh-phong, tất cả những chứng thuộc phong-thấp hay ma-mục, ngứa ngáy, động-kinh…không có chứng nào mà không lấy trị Can làm gốc. Thực sự Phong chính là Dương trong Âm, chính là khí trong huyết. Như vậy chỉ có Phong là có thể làm sinh-động được huyết và duy chỉ có huyết là có thể điều-dưỡng được Phong.”
- Băng chú: “Can bị Phong cân sẽ táo cấp.”

d) Tỳ ‘ố’ Thấp: V Băng chú: “Thấp-khí làm cho nhục bị nuy, thũng.”
Đ D Xuyên chú: “ Các chứng xôn-tiết, động-tiết, bĩ-mãn, thủng trướng, thủy-âm…đều do ở thấp-khí hữu-dư, Tỳ Thổ không khắc-hóa được. Trong ngũ hành duy chỉ có Thổ là có thể chế được Thủy. Khi Thổ thắng thì Thủy bị chế, khi Thủy thắng thì Thổ không còn quyền. Vì thế Tỳ có thể trị Thấp nhưng Tỳ lại ‘ố’ Thấp. Tỳ nằm trên phần ‘ du và mạc: mỡ và màn-mỡ’. Màn-mỡ thuộc Tam-tiêu, là con đường hành thủy. Mỡ thuộc Tỳ. Khi Thủy gặp mỡ sẽ hoạt-lợi trôi đi chớ không lưu lại. Đây gọi là Tỳ đã chế Thủy vậy. Nếu như Thủy quá nhiều thì ngược lại ‘mỡ’ sẽ bị thẩm-thấu. Trong lâm-sàng chúng ta nên phân-biệt ‘hàn-thấp’ hay là  ‘nhiệt thấp’ để mà ‘táo’ hoặc ‘lợi’.

e) Thận ‘ố’ Táo:
Dương Thượng-Thiện chú: “Đáng lẽ phải nói Phế ‘ố’ Táo; đây lại nói ‘Phế ố Hàn, Thận ố Táo’. Bởi vì, đối với mùa Thu thì Táo là ‘thỉ: bắt đầu’ của Hàn, còn đối với mùa Đông thì Hàn là ‘chung: chấm dứt’ của Táo. Đối với mùa Thu thì Phế ố Hàn ‘thậm’, cho nên nói rằng ‘chung’, đối với mùa đông thì Thận ố Hàn không thậm, cho nên nói rằng ‘thỉ’.”

TCThông chú: “3 tạng (Can Tâm Tỳ) thì ố khí ‘sở thắng’ của mình, riêng có Phế lại ố cái Hàn của Thận, Thận lại ố cái Táo của Phế. Đây cũng là con đường Âm Dương biến-đổi giao-hoán, tức là khí ‘tử mẫu’ giữa Phế và Thận cùng làm ‘gốc ngọn’ cho nhau vậy.”

Đ D Xuyên chú: “Thận chủ về tàng tinh, bên dưới nó làm thông thủy-đạo, bên trên nó tuyên-phát tân dịch, nó nắm hết vấn-đề vận-hóa của âm-tinh. Táo-khí lại làm thương đến Âm-tinh, làm khô cốt tủy, khi tân dịch ít đi, thủy-đạo khô cạn, chúng ta phải dùng loại dược để ‘滋潤 tư nhuận’, như vậy là Thận thủy được dưỡng.”

Đường Dung-Xuyên nhấn mạnh rằng vấn-đề trên đây đã được kinh văn nói rất sơ-lược, nhưng nếu chúng ta biết rằng nó bao-quát nhiều chứng bệnh, chúng ta sẽ thấy nó đưa chúng ta suy rộng ra đến nhiều luận chứng rất cao và xa.
 (5) Khí của ngũ tạng ‘hóa’ dịch ():

CSTông chú: “Thủy-cốc nhập vào miệng, sau đó tân và dịch đều đi theo con đường của mình. Ngũ tạng nhận được tinh khí của thủy-cốc sẽ đưa ra để làm nhuận ướt cho các khiếu bên ngoài, nó sẽ hóa thành ngũ dịch.”

a) Tâm phát ra ‘hạn: mồ-hôi’:
TCThông chú: “Tâm chủ huyết, mồ-hôi là dịch của huyết’

b) Phế phát ra ‘thế: nước mũi’:
TCThông chú: “Xuất ra từ khiếu của Phế gọi là ‘nước mũi’.

c) Can phát ra ‘ lệ: nước mắt’:
- Băng chú: “(Dịch) rót ra từ mắt gọi là lệ.”

d) Tỳ phát ra ‘ diên’: nước miếng’:  VBăng chú: “(Dịch) tràn ra ngập ở môi và miệng (gọi là nước miếng).

e) Thận phát ra ‘ thóa: nước dãi’: VBăng chú: “Sinh ra từ răng.”
TCThông: “Thận kinh lạc lên trên xuyên qua cách nhập vào Phế lên trên nữa dọc theo cổ họng áp vào cuống lưỡi, 2 huyệt liêm-tuyền và ngọc-anh là con đường vận-hành của thượng dịch. Đó là ý-nghĩa ‘Thận vi thóa’.”

TCThông đưa ra một thuyết nữa nói rằng Thận thuộc thủy tạng, Thận nhận lấy tinh-khí của ngũ tạng để tàng giữ. Dịch của Thận nếu quay vào Tâm sẽ thành huyết , nếu quay vào Can sẽ thành nước mắt  (lệ), nếu quay vào Phế sẽ thành nước mũi, nếu quay vào Tỳ sẽ thành nước miếng (diên), tự quay về mình sẽ thành nước dãi (thóa). Chính vì vậy mà ngũ dịch đều có vị mặn (hàm).

Thiên ‘Cửu châm luận’ (Linh Khu 78) cũng có viết về các biểu-hiện của ngũ khí gần giống với thiên ‘Tuyên minh ngũ khí’ (Tố vấn 23) mà chúng ta đang nói ở trên với một số chi-tiết khác nhau rất nhỏ, khi cần chúng ta sẽ so-sánh cả hai thiên với nhau.

6) Ngũ vị sở cấm ( những điều cấm thuộc ngũ vị :
Thiên ‘Cửu châm luận’ (Linh khu 78) trình bày vấn-đề trên khác hơn với Tố vấn 23. Thiên này trình bày:
-  Ngũ tẩu (chạy đi): Toan tẩu cân, Tân  tẩu khí …
Ngũ tài (): cắt bớt, giảm bớt; bệnh tại cân vô thực toan, bệnh tại khí vô thực tân…
Tố-vấn 23 nhập chung ‘ngũ tẩu’ và ‘ngũ tài’ lại:

a) Tân chạy theo con đường khí, khí bệnh thì không nên ăn nhiều vị tân:
TCThông chú: “Phế chủ khí, Tân nhập phế, sẽ chạy  theo con đường khí. Nếu khí bệnh mà ăn nhiều vị (tân) sẽ làm cho tân tán và khí bị thương.”

Dương Thượng-Thiện chú: “Miệng muốn ăn nhưng không thể, không được phép ăn nhiều , phải tự giảm bớt gọi lả ‘ tài’.”

TCThông dẫn lời của Vương Tử-Luật chú: “Chữ tài có nghĩa là sự châm-chước để thực-hiện một vấn-đề một cách vừa phải. Ngũ vị nhập vào miệng, bên trong nó dưỡng ngũ tạng, bên ngoài nó làm nhu-nhuận cho hình-thân. Khi bệnh người ta thích ăn nhiều (một vị nào đó ), nên ăn ít lại.”

b) Hàm chạy theo huyết, huyết bệnh không nên ăn nhiều vị hàm.
TCThông chú: “Tâm chủ huyết, nhuạn xuống dưới thành vị hàm. Khi nói ‘Hàm tấu huyết’ là nói thủy-khí giao lên trên đến Tâm. Khi huyết bệnh mà ăn nhiều (hàm) tức là làm cho thủy ngược lại thắng Hỏa vậy.”

c) Khổ chạy theo cốt, cốt bệnh không nên ăn nhiều vị khổ :
TCThông chú: “Thận chủ về cốt, bôc lên trên thành vị khổ. Khi nói ‘ Khổ tẩu cốt’ có nghĩa là Hỏa khí xuống dưới giao với Thận. Nếu cốt bệnh mà ăn nhiều (vị khổ) Tức là làm cho Hỏa ngược lại thắng  (thủy) vậy. Câu này có ý-nghĩa giống với câu “khí hợp nhập vào Tâm thì hỉ, hợp nhập vào Thận thì khủng’. Bởi vì khí Thủy Hỏa, Tâm Thận luôn luôn ‘ký tế’ với nhau. Vì thế ở đây có sự thay-đổi trong giao-khí. Còn lại 3 tạng kia thuộc vào các vị của tạng của mình chạy theo mình.”

- Băng chú: “Hoàng-phủ Sĩ-an nói: ‘Hàm trước hết chạy theo Thận’. Ở đây lại nói ‘Hàm chạy theo huyết’, bởi vì ‘Thận hợp với Tam-tiêu’ (1). Huyết-mạch tuy thuộc vào Can và Tâm, nhưng lại theo với con đường của Trung-tiêu, cho nên mới nói ‘Hàm nhập vào sẽ đi theo huyết’. ‘Khổ chạy vào Tâm’ ở đây lại nói ‘Khổ chạy theo cốt’, bởi vì Thủy Hỏa cùng giao-tranh nhau làm cho cốt khí thông với Tâm.”

d) Cam chạy theo nhục, nhục bệnh không nên ăn nhiều vị cam:
TCThông chú: “Tỳ chủ cơ nhục, cam thuộc Thổ vị, Tỳ bệnh mà ăn nhiều vị cam sẽ làm thương đến Tỳ-khí”.

e) Toan chạy theo cân, cân bệnh không nên ăn nhiều vị toan :
TCThông chú: “Can hợp với cân, toan chạy theo can. Nếu cân bệnh mà ăn nhiều vị toan sẽ làm thương đến can-khí.

(7) Ngũ bệnh phát ra: Cao Sĩ-Tông chú: “Bệnh về Âm Dương của ngũ tạng đều có chỗ phát ra của nó. Thận thuộc Âm, tàng của nó ở cốt, cho nên bệnh của thận Âm phát ra ở cốt; Tâm thuộc Dương, chủ của nó ở huyết, cho nên bệnh của Tâm Dương phát ra ở huyết; Tỳ thuộc Âm, chủ của nó ở nhục, cho nên bệnh của Tỳ Âm phát ra ở nhục; Can thuộc Dương, thời của nó là Xuân, nếu mùa đông làm thất đi lẽ ẩn-tàng của nó thì mùa xuân không lấy gì để sinh, vì thế bệnh của can Dương phát ra ở mùa đông ; Phế thuộc Âm, thời của nó là mùa thu, nếu mùa hạ làm thất đi lẽ trưởng, thì mùa thu không lấy gì để thâu , cho nên bệnh của Phế Âm phát ra ở mùa hạ”.

a) Dương bệnh phát ra ở huyết: TCThông chú: “Tâm thuộc Thái-Dương trong Dương, ở thể là mạch, cho nên bệnh của Tâm Dương phát ra ở huyết”.

Chu Vĩnh-Niên chú: “Tiết trên nói ‘Hàm tẩu huyết, khổ tẩu cốt’, tiết này lại nói ‘Âm bệnh phát ở cốt , Dương bệnh phát ra ở huyết’. Đó là nói lên sự vi-diệu của thể và dụng của Âm Dương vậy”.

b) Âm bệnh phát ra ở cốt: TCThông chú: “Thận thuộc Âm tạng, ở thể là cốt, cho nên bệnh của Thận Âm phát ở cốt.”

c) Âm bệnh phát ra ở nhục: TCThông chú: “Tỳ thuộc chí-âm trong Âm, ở thể là nhục, vì thế bệnh của Thái-âm phải phát ra ở chủ của nó là cơ-nhục.”

d) Dương bệnh phát ra ở mùa đông: TCThông chú: “Can thuộc Thiếu-dương trong Âm. Khi nghịch lại với khí của mùa Đông thì khí phụng sinh phải thiểu (ít), mùa xuân bị bệnh nuy quyết. Vì thế nói rằng Dương bệnh của can phát vào mùa đông.”

e) Âm bệnh phát vào mùa hạ: TCThông chú: “Phế thuộc ‘tẫn tạng (giống cái)’. Khi sống nghịch với hạ-khí thì khí ‘phụng thu ()’ bị thiểu, mùa thu bị bệnh ‘sốt-rét’. Vì thế nói rằng ‘Âm bệnh thuộc Phế phát vào mùa hạ’. Khi người xưa nói ‘Âm bệnh phát ở cốt , Dương bệnh phát ở huyết’, có ý-nghĩa mà thiên ‘Tứ khí điều thần luận’ nói ‘ nghịch với hạ khí thì khí Thái-dương không trưởng, Tâm-khí nội động, nghịch với đông-khí thì khí Thiếu-âm không tàng Thận-khí tự trầm’. Đây là trường hợp bản khí tự bị thương để thành bệnh vậy.

Còn khi nói rằng ‘Dương bệnh phát vào mùa đông, Âm bệnh phát vào mùa hạ’ là nói nguyên-nhân do khí của mẹ bị nghịch mà sinh ra bệnh. Con đường của Âm Dương suy ra thấy nó biến-hóa vô cùng. Nếu chỉ cố-chấp vào vấn-đề Tâm và Thận, cốt và huyết, can và Phế phát ra từ đông và hạ…thì không thể gọi là biết luận về Âm Dương’:
(259).

(8) NGŨ TÀ LÀM LOẠN: Đây nói về chính khí làm loạn tà khí.
a) Tà nhập vào Dương thì bệnh cuồng :
- Băng chú: “Tà vào ở trong Dương mạch làm cho tứ chi bị nhiệt thịnh, thành ra bệnh cuồng.”

b) Tà nhập vào Âm thì bệnh tý: TCThông chú: “Tý có nghĩa là ‘bế: đóng lại’ là  ‘thống: đau nhức’, Khi tà-khí nhập vào Âm thì nó sẽ làm bế lại, không vận-hành nữa, lưu lại thành bệnh tý và thống. Vì thế mới có câu ‘ Bệnh tại Dương gọi là Phong, bệnh tại Âm gọi là Tý.”

c) Tà ‘ bác’ Dương sẽ thành chứng điên tật:

TCNhạc chú: “Chữ ‘bác’ có nghĩa đánh ra. Khi tà khí đánh với Dương sẽ làm Dương-khí thọ thương, gọi là điên tật. Tiết trên nói ‘tà nhập vào Dương thì cuồng’, đó là nó trợ cho Dương , Dương bị thực. “(xem thiên ‘Điên cuồng’)

d) Tà ‘bác’ Âm sẽ thành chứng ‘câm’:
TCNhạc chú: “ Khi tà-khí đánh với Âm thì Âm-khí bị thọ thương làm cho tiếng nói bị câm. Âm ở đây là các Âm-khí của ngũ tạng. Tâm chủ về lưỡi, Thủ Thiếu-âm Tâm mạch lên trên nhập vào cổ họng, buộc vào cuống lưỡi; Thủ Thái-âm Phế mạch chạy qua cổ họng; Túc Thái-Âm Tỳ mạch lên trên kết vào cổ họng (yết), liên-hệ với cuống lưỡi, tán ra dưới lưỡi; Túc Quyết-âm can mạch dọc theo sau cổ họng, lên trên nhập vào kháng tảng (vòm họng), trong lúc đó cân mạch lạc vào cuống lưỡi; Túc Thiếu-âm Thận mạch dọc theo cổ họng, cột vào cuống lưỡi. Tất cả đều có quan-hệ đến bệnh câm.”

e) Dương nhập vào Âm thì tĩnh, Âm xuất đến Dương thì nộ 
TCThông chú: “Tà-khí ở Dương-phận nhập vào Âm thì bệnh thuộc về tĩnh, đó là vì Âm thịnh thì tĩnh. Tà-khí ở Âm-phận xuất ra đến Dương thì bệnh hay ‘nộ: giận’. Đó là vì Dương thịnh thì nộ.”
(260):

Tà-khí của ngũ tạng hiện ra (mạch):
TCThông chú: “Khi ngũ tà làm loạn khí Âm Dương  tức là làm loạn khí của Âm Dương của ngũ tạng. Đây là chính khí bị tặc tà làm thương, là thắng khí của ngũ tà hiện ra mạch.”
a) Mùa xuân mà được mạch của mùa thu; mùa hạ mà được mạch của mùa đông , mùa trưởng hạ mà được mạch của mùa xuân; mùa thu mà được mạch của mùa hạ; mùa đông mà được mạch của mùa trưởng hạ:

TCThông chú: “Mùa xuân mạch Huyền, mùa hạ mạch Câu, mùa thu mạch Mao, mùa đông mạch Thạch, đó là chính-khí của Âm Dương hiện ra mạch vậy. Ngược lại nếu thấy hiện ra mạch ‘sở thắng’ đó là tà-tặc thịnh đã hiện ra.”

b) Đây gọi là Âm xuất ra đến Dương , bệnh hay nộ, bất trị’; đây là đồng với ngũ tà , gọi là mạch chết, bất trị:

TCThông chú: “Nội thuộc Âm, ngoại thuộc Dương, ngũ tạng bên trong thuộc Âm, bì nhục lạc mạch bên ngoài thuộc Dương. Tang-khí bị thương bên trong mà hiện ra bên ngoài nơi mạch, đó là ý-nghĩa câu ‘Âm xuất chi Dương’. Tà xuất ra ở mạch có nghĩa là huyết hữu dư. Kinh nói rằng ‘Huyết hữu dư thì nộ’. Đây là chính-khí bị thắng bởi tà-khí, gọi là bất trị.”

(9) NGŨ TẠNG SỞ TÀNG: Những gì mà ngũ tạng tàng-chứa.
ĐDXuyên chú: “Con người được xem là tối linh trong vạn vật. Đó là vì họ bẩm-thụ được cái tú-khí của ngũ hành. Cái tú-khí tối linh này không phải là cái gì đó không biểu-hiện ra, thực sự nó được ẩn-tàng trong ngũ tạng . Đó là ‘thần-khí’ của ngũ tạng . Khi con người chết thì thần-khí thoát ra khỏi ngũ tạng. Khi con người bệnh thì thần-khí bất an. Nếu chúng ta biết được ‘ngũ thần’ điều-hành những gì sau đó chúng ta mới biết được tình-trạng của ngũ bệnh.”

a) Tâm tàng thần: Vấn-đề ‘thần, hồn, phách…’ đã được thiên Bản-thần (Linh-khu 8) và nhiều trường-hợp trong Nội-kinh nói đến rất nhiều. Sau đây là lời chú-giải thật đặc-biệt của Đường Dung-Xuyên:

Con người sở-dĩ có tri-giác là do ở ‘Thần’ làm chủ. Thần là gì? Nói một cách ‘hồn- hợp’ thì ‘hai tinh cùng đánh nhau gọi là thần’. Nói một cách rộng hơn thì ‘biến-hóa đến không lường được gọi là thần’. Đây là những lời nói có vẻ rộng-rải, xa-vời , chưa nói lên được cái gì thực-tế. Nay tôi xin nói rõ hơn:

Thần được sinh ra từ tinh-khí của Thận, nó lên trên quy vào Tâm, hợp thành quẻ Ly (), giữa quẻ Ly chứa đựng một hào thuộc Khảm Thủy: ().

Chính nhờ Âm-tinh hợp bên trong và Dương-tinh bảo-vệ bên ngoài mà Hỏa-khí do Tâm tàng-ẩn mới chiếu sáng rực-rở để con người có thể tiếp-xúc với vạn vật. Nói khác đi, ‘Thần’ chính là Tâm Hỏa đắc được Thận Âm ‘ tế’ cho, làm cho Tâm xuất ra được ‘thần minh’(Dịch lý gọi là thủy hỏa Ký-tế). Vì thế mới nói ‘Tâm tàng Thần’. Khi Tâm huyết bất-túc thì thần-khí bị bức-rứt; khi Tâm Hỏa bất-túc thì thần-khí bị làm cho nhút-nhát. Phong đàm nhập vào Tâm sẽ làm cho thần-khí bị ‘hôn-mê’…Tủy là cái dụng của Tâm…Bởi vì tủy là tinh-khí của Thủy, nó đắc được Tâm Hỏa soi sáng để sáng ra, từ đó sinh ra tri-giác.

Trong cổ văn, chữ ‘tư’ được viết bởi chữ  hung’ và chữ ‘ tâm’. Đây là ý-nghĩa của Tâm Hỏa chiếu sáng não tủy. Tủy ví như cái ‘phách’ của nguyệt, Tâm ví như ánh sáng mặt Trời, cùng chiếu nhau ra ánh sáng. Đó gọi là cái dụng của ‘thần’ vậy.”

b) Phế tàng phách:
TCThông chú: “ (Cái gì) cùng xuất ra một lúc với tinh gọi là ‘phách’, phách chính là Âm-tinh sinh ra, Phế thuộc tạng Âm, vì thế nó chủ về tàng phách.”

ĐDXuyên chú: “ Hình thân con người có huyết có nhục, đây là phần hữu ‘chất’ của Âm.. Có ‘chất’ nào đó thì phải có phần điều-hành ‘chất’ đó, Phách là phần bẩm-thụ một cách tối linh của Âm-tinh.

Can chủ về huyết lấy ‘gốc’ ở Âm vậy mà nó tàng chứa cái ‘hồn’ thuộc Dương tạng. Phế chủ về khí, lấy ‘gốc’ ở Dương vậy mà nó tàng-chứa cái ‘phách’ thuộc Âm-tạng. Đây là Âm sinh ra từ Dương vậy…Hồn chủ về động, Phách chủ về tĩnh. “Bách hợp bệnh’ (1) làm cho người bệnh bị hoảng-hốt không an, đó là ‘phách’ bị phiền-nhiễu . Con người chết thành quỷ, đó là ‘Phách’đã biến thành. Phàm hồn và phách đều vô hình mà hữu tượng , biến-hóa không thể lường được. Tây-y chuyên giải-phẩu mà không thể thấy được gì, vì thế họ cho ra ngoài phạm-vi của y. Ôi ! khi nói đến y-học mà không nói đến ‘hồn phách’ thì làm sao biết đến việc sống chết!”

c) Can tàng hồn:
TCThông chú: “ (Cái gì) đi theo thần để vãng lai, gọi là hồn. Can là Dương tạng, cho nên chủ tàng ‘hồn’.”

ĐDXuyên chú: “Hồn là tinh-khí của Dương, là phần linh của khí. Trong nhân thân, khí thuộc Dương, huyết thuộc Âm. Dương mà không có Âm thì không có chỗ dựa ( phụ ), khí mà không có huyết thì không giữ lại được ( lưu). Can chủ huyết mà bên trong hàm-chứa Dương-khí, đó gọi là ‘hồn’. Tìm đến căn-nguyên của hồn, ta thấy nó sinh ra từ hào Dương-khí trong quẻ Khảm . Suy ra đến công-dụng của hồn ta thấy nó phát ra thành nguyên () khí của Kim. Nó không tàng ở Phế mà lại tàng ở Can, đó là Dương tiềm-ẩn ở Âm. Nó không tàng ở Thận mà lại tàng ở Can, đó là Âm xuất ra từ Dương.

Ban ngày, hồn đến với mắt, chúng ta thấy được sự vật, ban đêm, hồn quay về Can, thế là con người ‘ngủ’. Khi hồn không an thì nhiều mộng, hồn không mạnh thì con người nhút-nhát. Tây-y không biết hồn là gì , vì thế họ không bàn đến nó trong giấc mộng …bởi vì hồn không thể tìm thấy trong giải-phẩu và mộng không phải là một cái gì có thể đo-lường bằng khí-cụ được !”

d) Tỳ tàng Ý :
Thiên ‘Bản thần’ (Linh-khu 8) định-nghĩa: “ Sở dĩ nhậm vật giả vị chi tâm, Tâm hữu sở ức vị chi ý: Đóng vai-trò xử-trí tròn vẹn với sự vật gọi là Tâm , cái tâm ‘chứa, nhớ’ gọi là ý.”

ĐDXuyên chú: “ Tâm Hỏa sinh Tỳ Thổ, vì thế ‘ý’ tàng chứa nơi Tỳ . Nay xét Tỳ chủ về mặt ‘giữ lấy ở giữa’, cho nên có thể ‘ký ức: nhớ’. Tỳ lại chủ về vận-hành, biết  ‘tư lự’. Đó là ý-nghĩa ‘Tỳ tàng ý’. Khi Tỳ Dương bất-túc thì ‘tư lự’ bị hạn-chế, khi Tỳ Âm bất-túc thì ký ức kém”

e) Thận tàng chí:
Bài Đại-tự của Mao Thi có viết: Thi giả, chí chi sở chi , tại Tâm vi chí, phát ngôn vi thi…= Thi (ca) là lối thoát của chí. Khi còn ở Tâm, nó là chí, khi phát ra lời nói, nó là thi…(VHS Trung-quốc/ trg 20).

TCThông chú: “Lối thoát của Tâm gọi là  ‘chí’. Thần sinh ra từ tinh, chí sinh ra từ Tâm. Đây cũng là trường hợp Tâm Thận ‘giao và tế nhau’. Nay xét, ‘chí’ chuyên về ‘ý’ (ức) mà không thay đổi. Chí lấy tác-dụng của gốc ở Tâm để tàng-chứa trong Thận, đây là Dương tàng-chứa trong Âm. Thận sinh tinh, được xem là cái  ‘gốc’ của ngũ tạng.Tinh sinh ra tủy, được xem là nguồn sống của trăm loại hài-cốt. Khi mà tinh và tủy được sung-túc thì sự khéo-léo sẽ bật ra, đó là cái ‘dụng’ của chí. Nay lại xét thêm chữ ‘ chí’. Chữ này xưa viết là ‘ chí ’. Con người sở dĩ không quên sự vật là nhờ vào sức nhớ của chữ này. Vậy ‘nhớ’ được ghi vào đâu? Đó là ở Thận. Bởi vì Thận sinh ‘tinh’, tinh hóa thành tủy để rồi tàng-chứa trong  ‘não’. Phàm sự vật đi vào mắt , nhập vào não. Chính tủy trong não in vào não những sự vật qua tai, mắt và Tâm. Lâu ngày, muốn ‘ tư’ đến vật nào đó thì Tâm sẽ ‘tư’, lúc đó vật trong não sẽ hiện ra . Bởi vì Tâm Hỏa như ánh sáng mặt Trời , như tấm gương…Âm trấp trong não tủy như phần ghi hình…”

(10) NGŨ TẠNG SỞ CHỦ: Tâm chủ về mạch; Phế chủ về bì; Can chủ về cân; Tỳ chủ về nhục; Thận chủ về cốt.
TCThông chú: “Đây nói về các tầng lớp về bì nhục cân cốt của nhân thân đều do ngũ tạng làm chủ.”

(11) NGŨ LAO SỞ THƯƠNG:
5 điều lao-nhọc làm thương ngũ tạng.
a) nhìn lâu làm thương đến huyết (lao đến Tâm)
b) nằm lâu làm thương đến khí  (lao đến Phế).
c) Ngồi lâu làm thương đến nhục (lao đến Tỳ).
d) Đứng lâu làm thương đến cốt (lao đến Thận).
e) Đi lâu làm thương đến Cân ( lao đến Can).

(12) NGŨ MẠCH ỨNG-TƯỢNG:
Mạch là một khía cạnh tối quan-trọng trong việc chẩn-đoán ‘bình nhân’ và ‘bệnh nhân’. Vấn-đề này phải viết lại toàn diện trong quyển sách khác. Ở đây, trong phạm-vi này, chúng ta chỉ bàn đến mạch của một người ‘bình nhân’ ứng với tứ thời .

Thiên ‘Bình nhân khí tượng luận’ (Tố-vấn 18) viết:
Hoàng Đế hỏi: “Mạch tượng của bình-nhân như thế nào?”

Kỳ Bá đáp: “Con người một hô mạch tái động (động 2 lần), một hấp mạch cũng tái động. Hô và Hấp định  gọi là một tức, mạch gồm ngũ động, dôi ra (nhuận) 1 thái-tức (hơi dài), ta gọi đó là ‘bình nhân’. Bình-nhân tức là người không bị bệnh. Thường phải lấy hô hấp của người không bệnh để điều được hô-hấp của người bệnh. Người Thầy thuốc phải là người không bị bệnh để có thể điều-tức của mình trong công-tác nắm được mạch-tức của bệnh-nhân. Con người khi một hô mạch hành một động, một hấp mạch hành một động, đó gọi là ‘thiểu khí’, khi một hô mạch tam động, một hấp mạch tam động mà ‘táo’…(là bệnh).”

Thiên này nhấn mạnh: “Thường khí của bình nhân được ‘bẩm thụ’ ở Vị. Vị là thường khí của bình-nhân . Con người không còn vị-khí gọi là nghịch, nghịch thì chết.”

Mạch-tượng của bình-nhân biểu-hiện bằng:
a) Can mạch huyền ():
Thiên ‘Ngọc cơ chân tạng luận’ (Tố vấn 19) định-nghĩa:
Hoáng Đế hỏi: “Mạch của mùa xuân như huyền (dây đàn).
Như thế nào mới là mạch huyền?”

Kỳ Bá đáp: “Mạch của mùa xuân ứng với can, thuộc đông phương Mộc. Đó là lúc vạn-vật bắt đầu ‘sinh’ ra. Vì thế khí của nó dến ‘nhuyễn, nhược, khinh, hư mà hoạt, thẳng-thốn mà trường (dài). Vì thế gọi là ‘huyền’.”

b) Tâm mạch câu ():
VBăng chú: “Ý nói mạch đến thịnh, rời đi thì suy, ví như độ cong của cái câu móc.”

TCThông chú: “Ý nói mạch tượng do Hỏa bốc lên thịnh, trong phút chốc quay chuyển lại cong như cái móc câu.”

Sách Trung-quốc Y-học ĐT Điển nói: “(mạch câu) cũng là mạch ‘ hồng’.” Tố vấn 19 viết tiếp:
Hoàng Đế hỏi: “Mạch mùa hạ như (móc) câu, như thế nào mới là mạch câu ?”
Kỳ Bá đáp: “ Mạch của mùa hạ ứng với Tâm , thuộc nam phương Hỏa . Đó là lúc vạn vật thịnh trưởng. Vì thế khí của nó lại thịnh mà khứ (rời đi) thì suy, gọi là ‘câu’.”
c) Tỳ mạch Đại ():
Sách Nội-kinh giảng nghĩa  giải-thích: “Chữ ‘ đại’ chỉ nhiều ý-nghĩa về mạch. Mạch có loại ‘ngừng-nghỉ’, có loại ‘đại tiểu cách nhau’, có loại ‘tứ thời thay đổi’. Tất cả đều gọi là ‘đại ’. Mạch đại của ‘tứ thời thay đổi’ thuộc về khí-hậu; mạch đại của ‘ngừng-nghĩ’ thuộc về chí số; mạch đại của ‘đại tiểu cách nhau’ thuộc về hình-thể. Câu trên đây là nói về mạch đại thuộc ‘khí-hậu.”

TCNhạc chú: “chữ ‘đại’ ở đây có nghĩa là thay-đổi. Tỳ mạch thì hòa-nhuyển, phân-bố khắp tứ quý. Ví-dụ: mùa xuân phải hòa-nhuyễn kiêm huyền; mùa hạ phải hòa-nhuyễn kiêm câu; mùa thu phải hòa-nhuyễn kiêm mao; mùa đông phải hòa-nhuyễn kiêm thạch. Tùy thời mà thay nhau, cho nên gọi là đại (), không phải là ngưng-nghỉ”

d) Phế mạch mao ():
- Băng chú: “Mạch đến như lông (mao, vũ ) nhẹ.”
Tố vấn 19 viết: Hoàng Đế hỏi: “…Thu mạch như ‘ phù: nổi nhẹ như lông’, như thế nào mới là phù ?”

Kỳ Bá đáp: “Mạch của mùa thu ứng với Phế, thuộc tây phương Kim. Đó là lúc vạn vật thu gọn lại, thành-thục. Vì thế khí của nó đến khinh-hư mà phù, đến cấp mà đi tản ra, cho nên gọi là phù.”

Mạch phù ở đây cũng là mạch mao.
e) Thận mạch thạch ():
TCThông chú: “ tượng-trưng cho ‘thạch: đá’ chìm xuống nước”.
Sách Nan-kinh gọi là thạch, Tố vấn 19 gọi là ‘ doanh’.
Tố vấn 19 viết: Hoàng Đế hỏi: “Mạch của mùa đông như ‘thạch: đá’, như thế nào mới gọi là ‘thạch’?”

Kỳ Bá đáp: “Mạch của mùa đông ứng với Thận, thuộc bắc phương Thủy. Đó là lúc vạn vật hợp lại để ẩn-tàng, vì thế khí của nó đến trầm mà ứng thủ, cho nên gọi là doanh”.

Thiên ‘Âm Dương biệt luận’ (Tố vấn 7) định-nghĩa chung: Cố nhất Dương viết câu, cố nhất Âm viết mao, cố Dương thắng cấp viết huyền , cố Dương chí nhi tuyệt viết thạch.= Mạch động một Dương thuộc mạch câu, động một Âm thuộc mạch Mao; động Dương một cách thắng cấp thuộc mạch huyền; động Dương đến mà như tuyệt thuộc mạch thạch…

TCThông chú: “Mạch câu nên đổi lại là huyền, mạch huyền nên đổi lại là câu. Đây luận về mạch của tứ kinh ứng với tứ thời. Chữ ‘cố’ có nghĩa là động. Khí của nhất Dương lúc mới thăng vì thế mạch của nó như ‘huyền: dây cung’ thẳng-thốn, nhằm ứng với khí của xuân sinh. Khí của nhất Âm lúc mới thăng vì thế mạch của nó nhẹ và mềm như sợi lông nhằm ứng với khí của mùa thu Âm. Dương khí đang lúc thịnh cho nên mạch của nó đến thịnh mà đi thì nhẹ ví như cái móc câu, nhằm ứng với khí hạ nhiệt. Chữ ‘chí’ tức là Dương đến, Dương đang phục-tàng cho nên dù là mạch có động, có đến nhưng đang tuyệt nhằm ứng với khí đông tàng.”

NGŨ TẠNG SINH THÀNH LUẬN
Ngũ hợp:
Thiên ‘Ngũ tạng sinh thành luận’ (Tố vấn 10) viết: (1)-“Tâm chi hợp mạch dã, kỳ vinh sắc dã, kỳ chủ Thận dã :

a)     Hợp của Tâm là mạch:
TCThông chú:“Tâm chủ huyết mạch, cho nên hợp với mạch. Kinh nói rằng ‘Mạch xuất ra ở khí-khẩu, sắc hiện ra ở minh-đường. Hoa của Tâm ở mặt…”

Sách Nội-kinh giảng-nghĩa chú: “ (Thiên này) luận về ngũ tạng ngũ thế, ngũ vị, ngũ sắc, ngũ mạch…có những quan-hệ tương sinh, tương khắc, tương phản tương thành. Vì thế nó có tên ‘ngũ tạng sinh thành (luận)’.”

b) Vinh của nó là sắc:
Đ DXuyên chú: “Tâm chủ huyết, huyết đầy-đủ thì sắc được ‘hoa: tươi’, huyết thoát thì sắc khô.”

c) Chủ của nó là Thận:
Đ DXuyên chú: “Cái lý của ngũ hành tương sinh tương chế, chế thì sinh hóa. Tâm thuộc Hỏa tạng và chịu chế bởi Thận Thủy. Đây là Thận đóng vai chủ cho sự sinh-hóa của Tâm. Đó là ý-nghĩa câu ‘kỳ chủ Thận dã’. Tâm thuộc Ly ()Hỏa, hào Âm ở trong quẻ Ly hàm chứa Thủy của quẻ Khảm. Tâm sở dĩ sinh huyết cũng nhờ Thủy đến giao với Hỏa. Chỉ khi nào Thủy có ‘ tế’ được Hỏa thì công-dụng của Hỏa mới thành. Vì thế khi Tâm huyết bị hư tất phải kiêm bổ Thận Thủy. Chúng ta thấy ‘Thiên vương bổ Tâm đan (天王補心丹) (1) và ‘復脈湯 phục mạch thang’(2) của Trọng-Cảnh, tất cả đều dùng Địa-hoàng, chứng-minh ý-nghĩa đã nói trên là đúng.

Phụ-lục:

(1)  THIÊN VƯƠNG BỔ TÂM ĐAN:
+ Phương của ‘Thế y đắc hiệu phương’ (世醫得效方).
+ Công-dụng: Ninh Tâm, bảo thần, ích huyết, cố tinh, tráng-lực, cường chí, thanh Tam-tiêu, hóa đàm nhớt, đuổi phiền nhiệt, trừ lo-sợ, hồi-hộp, trị tư-lự quá độ, Tâm huyết bất túc, thần chí không an, tân-dịch khô kiệt, cổ khô miệng táo, kiện-vong, đại-tiện bất-lợi, miệng sinh nhọt…
+ Dược phẩm:
生地黃 Sinh Địa-hoàng
人參 Nhân-sâm
白茯苓 Bạch phục-linh
遠志 viễn-chí
石菖蒲 Thạch xương bồ
玄參 Huyền-sâm
柏子仁 Bá tử nhân
拮埂 Cát cánh
天門冬 Thiên môn đông
丹參 Đan sâm
táo Toan táo nhân
甘草 Cam thảo
麥門冬 Mạch môn đông
百部 Bách-bộ
杜仲 Đỗ-trọng
茯神 phục-thần
當歸 Đương- quy
五味子 Ngũ vị tử ( đồng cân lượng).

+ Phép chế: Nghiền thành bột, luyện mật thành hoàn, mỗi lượng khoảng 10 hoàn.
+ Luận phương: Phương này lấy sinh Địa-hoàng làm quân, vì nó đi theo kinh Túc Thiếu-âm nhằm ‘ tư thủy’ , để ‘ phục Hỏa’. Sau đó đến thanh khí không gì bằng Bá-tử nhân , bổ huyết không gì hơn Toan táo nhân, kế đến dùng sâm và linh (cam) bổ Tâm khí, dùng toan của ngũ vị để thu-liễm Tâm khí, dùng hàn vị của 2 đông làm thanh Hỏa ở vùng khí phận , dùng vị cam của đương-quy để bổ Tâm huyết, dùng vị hàn của Đan-sâm để sinh Tâm huyết, dùng vị hàm của huyền-sâm nhằm làm thanh Hỏa khí trong huyết, dùng cát-cánh làm mái chèo, dùng Viễn-chí để dẫn-dắt, các vị khác ở đây nhập Tâm để an thần, Hỏa thanh thì huyết túc, Tâm đắc dưỡng thì thần sẽ sáng-suốt, sung-sướng, các chứng bệnh sẽ khỏi.

Tiếp theo là phụ-lục bài:
 (2)  – PHỤC MẠCH THANG  của Trọng-Cảnh. Bài này chính là bài ‘Chích cam thảo thang’:
+ Thương-hàn Kim-quỹ phương.
+ Công-dụng: Trị Thương-hàn mạch kết lại (), Tâm động, hồi-hộp, Phế nuy chảy nước miếng, nước dãi rất nhiều, Tâm bứt-rứt, hư lao, chảy mồ-hôi, bực-bội…
+Dược-phẩm:
甘草Cam-thảo
桂枝Quế-chi
生薑sinh khương
人參Nhân sâm
A-dao
Đại táo
厤仁 Ma-nhân
Mạch môn đông
地黃 Sinh Địa-hoàng

+ Phép chế: Rượu tốt 7 thăng, nước sach 8 thăng. Trước hết săc: 8 vị này còn 3 thăng…
+ Luận phương: Đối với bệnh mà mạch nhược, Âm nhược Trọng-Cảnh thường dùng thược-dược để ích Âm , nếu Dương hư thì dùng quể-chi để thông Dương , nếu nặng thì gia thêm nhân-sâm để sinh mạch-khí, chưa bao giờ dùng Địa-hoàng, Mạch môn-đông. Đây vì bệnh Tâm hư, mạch kết-đại (), ông dùng Sinh Địa-hoàng làm quân, Mạch-đông làm thần nhằm bổ chân Âm, mở một con đường ‘ tư Âm’ cho kẻ hậu-học. Địa-hoàng, Mạch-đông vị tuy cam nhưng khí lại hàn…ắt phải có nhân-sâm và quế-chi để thông Dương mạch, có sinh-khương, đại-táo để điều-hòa khí vinh vệ, có A-dao bổ huyết, toan-táo làm an thần, vị hoãn của cam-thảo không làm cho khí xuống nhanh, sự dũng-mãnh của rượu giúp cho lên nhanh. Riêng vị Ma-nhân nhằm làm tư-nhuận bí-kết của Trường vị. Thế là nội ngoại điều-hòa , sự hồi-hộp sẽ an, còn mạch thì cũng phục-hồi bình thường…

 (2) Phế chi hợp bì dã, kỳ vinh mao dã, kỳ chủ Tâm dã:
a) Hợp của Phế là bì (da):
TCThông chú: “Phế chủ khí, khí chủ biểu, Phế hợp bì.”

Đ DXuyên chú: “Phế thuộc can (thanh) Kim, thể của nó ở cao và to lớn. Ví như Thiên che chở  cho tất cả vạn vật. Khí đạt ra ngoài nhằm ‘vệ’ cho toàn thân ví như Thiên đã bao-bọc tất cả vậy…Phàm các chứng ngoại cảm, không phương nào là không có trị Phế .”

b) Vinh của nó là ‘mao: lông mao’:
Đ DXuyên chú: “Lông mao là chỉ dư của huyết. Thực sự thì huyết do khí hóa mà sinh ra. Khí sinh ra từ Thủy. Chân-khí Tiên-thiên gọi là ‘Thiên-quý Thủy’. Con gái lấy huyết làm chủ, khí theo huyết để hóa, cho nên thủy hóa thành huyết, vận-hành ở bên trong và đạt xuống dưới thành nguyệt-tín (nguyệt-kinh). Con trai lấy khí làm chủ cho nên huyết phải hóa theo khí, cho nên huyết hóa thành thủy vận-hành lên trên, đạt ra đến ngoài, sinh râu, sinh lông. Khi lông được ‘vinh: tươi’ đó là khí hóa được thịnh. Phế chủ khí cho nên vinh của nó ở lông.”

c) Tỳ chủ Tâm dã (chủ của Tỳ là Tâm):
Đ DXuyên chú: “Ngũ hành của Thiên có Hỏa lưu chảy về phương tây sau đó mới thành mùa thu. Ngũ hành của Địa có Hỏa khắc Kim sau đó mới thành ‘ khí’. Ngũ hành của con người có Tâm Hỏa làm ‘ôn: ấm’ cho Phế sau đó Dương-khí giữa ngực được hòa , không có chứng hàn-ẩm, ho, tý. Cho nên Tâm Hỏa là chủ của Phế . Nếu Tâm Hỏa quá thậm sẽ làm cho Phế bị Táo, Tâm Hỏa bất-túc sẽ làm cho Phế bị hàn.”

(3)  Can chi hợp cân dã, kỳ vinh trảo dã, kỳ chủ Phế dã:
a)     Hợp của can là cân :
VBChú: “Tính của Mộc có thể thẳng, cong, cân cũng thế. Can ứng với Mộc cho nên hợp với cân vậy.”
Đ DXuyên chú: “ Cân là tượng của Giáp Ất Mộc, cho nên nó là hợp của can. Thường người ta chỉ thấy cân hiện rõ ra nơi giao nhau của cốt tiết mà không biết rằng (khí của nó) giao nhau với can. Can có màn-mỡ bao-bọc, liên-hệ khắp từ trong ra ngoài bì phu. Tất cả các bắp thịt (nạc) đều có màn-mỡ bao-bọc và đều gắn liền với 2 đầu gân của bắp thịt . Can-khí phát ra từ màn bao bên trong phát ra đến bên ngoài, rồi từ đó thành cân (gân). Đó là con đường tương thông giữa can và cân. Đông-y chỉ biết nói đến nghĩa chứ không nói đến hình, nay xin mượn hình-tượng trong Tây-y để mô-tả cho rõ. Chữ ‘hợp’ có nghĩa là liên-hệ nhau. Phàm các chứng bệnh rút gân, co vặn đều do các màn mỡ bên trong co duỗi do bởi cân-khí mà ra .. Nếu như chúng ta không biết cái nguồn sinh ra cân-khí thì chúng ta không thể trị được bệnh nói trên.”

b) Vinh của nó là trảo (móng):
Đ DXuyên chú : “Trảo (móng) là chỗ dư của cân . Khi nào cân và cốt-tiết nhu hòa thì vinh của nó hiện ra ở móng.”

c) chủ của nó là Phế:
Đ DXuyên chú: “Can chủ huyết, chủ về khí thanh Dương , cần phải có khí của Phế Kim để ‘chế’ nó. Mộc không uất sẽ thành Hỏa như vậy là thanh-khí được thăng, huyết mạch điều-hòa, sung-sướng. Nếu như kim không bình được Mộc, thì can Hỏa sẽ bốc lên trên gây thành chứng đàm ẩm, hư lao, thất huyết…”

(4) Tỳ chi hợp nhục dã, kỳ vinh thần dã , kỳ chủ can dã :
a) Hợp của Tỳ là nhục:

Đ DXuyên chú: “ Trong hình thân con người, nhục là phần Âm chất. Tỳ thuộc Thái-âm, sinh-hóa thủy-cốc để sinh ra cơ-nhục. ‘ cơ’ là ‘phì nhục: thịt mỡ’, ‘nhục: thịt nạc’. Phì nhục do khí sinh ra, nhục do huyết sinh ra. Tỳ sinh ra trên màn mỡ. Khi Tỳ-khí đầy-đủ, nó sẽ sinh ra ‘cao-du: mỡ khối’ bên trong, ra đến ngoài, nó sinh ra ‘phì-nhục’. Khi Tỳ huyết đầy-đủ nó cũng sẽ sinh từ trong ra ngưng kết thành ‘sấu nhục: thịt nạc’.

Về hình dáng, phì-nhục phủ ngoài sấu nhục, về khí, đó là khí bao phủ huyết. Tỳ Dương hư thì nhục bị phù, Tỳ Âm hư thì nhục bị tiêu-hao.Tỳ sinh cao-du, từ cao-du sinh ra cơ-nhục, hình tượng có liên-hệ nhau. Tây-y rất giỏi về giải-phẩu , giải-phẩu sâu hay cạn cũng không thể nào biết được quan-hệ giữa Tỳ và cơ nhục, vì thế khó có thể có phép đặc-trị về các bệnh này.”

b) Vinh của nó là ‘thần’ môi:
Đ DXuyên chú: “Tỳ khai khiếu ở miệng. Môi là cánh cửa của miệng, vì thế gọi vinh của nó ở miệng. Phàm các bệnh môi bị co rút, đó là Tỳ bị tuyệt bất trị.”

c) Chủ của nó là can:
Đ DXuyên chú: “Can thuộc Mộc, có thể làm sơ-tiết thủy-cốc. Tỳ Thổ đắc được Can Mộc làm sơ-tiết thì việc ăn uống sẽ được hóa. Nếu Dương của can mộc mà không thăng thì bệnh tiêu chảy. Can-khí hàn thì bệnh phúc thống hoắc loạn. Cứ xem trong ‘Kiến trung thang’ người xưa dùng Quế-chi để ôn Can thì rõ. Nếu Can Hỏa bị uất thì sẽ thành bệnh lỵ, đó cũng là Can bệnh làm lụy đến Tỳ. Do đó ta biết rằng Can là chủ của Tỳ. Tây-y nói rằng Can sinh ra Đởm trấp nhập vào Vị để hóa thủy-cốc, đó tức là ý-nghĩa mà Nội-kinh gọi là ‘Mộc có thể ‘ sơ’ thổ.”

Trong quyển ‘Thái-ất thần châm cứu’, Lưu Khiết-Thanh đề-nghị dùng hai huyệt Dương lăng-tuyền và Túc Tam-lý để chữa chứng do Can Tỳ bất hòa. Hai huyệt này sẽ làm thư can kiện Tỳ . Ông nói: “Túc Tam-lý là huyệt hợp của kinh Túc Dương-minh, thuộc Thổ trong Thổ. Khi ta châm tả Túc Tam-lý là để làm sơ-tiết trọc-khí trong Vị, làm thông Dương khí trong Vị làm cho trọc Âm phải giáng xuống và thanh Dương được sanh ra . Dương Lăng-tuyền là huyệt quan-trọng của Túc Thiếu-Dương kinh, châm tả sẽ làm thanh được nhiệt-khí của Đởm-kinh, sẽ bình được hoành-nghịch của Can Mộc, từ đó giáng được khí đang thượng nghịch. Can thuộc Ất Mộc, Đởm thuộc Giáp Mộc, đây là chúng ta đã làm cho ‘Mộc hóa được Thổ’. Can và Vị được hòa, Tỳ và Vị được hòa, được kiện, bệnh sẽ khỏi.”

(5) Thận hợp cốt dã, kỳ vinh phát dã , kỳ chủ Tỳ dã:
a) Hợp của Thận là cốt:
Đ DXuyên chú: “Trong cốt có tủy, Cốt do tủy sinh ra. Cốt tiết trong toàn thân lấy cột sống làm chủ, Thận hệ xuyên-quán vào cột sống. Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy sinh cốt. Cho nên cốt là chỗ hợp của Thận. Tây-y dựa vào giải-phẩu biết rất rõ về hình-tượng  của não tủy, nhưng không biết ‘Thận và cốt hợp nhau’, vì thế việc trị-liệu (về não tủy) còn nhiều bất-tiện, chưa rõ.”

b) Vinh của nó là tóc:
Đ DXuyên chú: “Lông và tóc của con người được khí-hóa  sinh ra từ huyết…Nhưng lông sinh ra từ khí thuộc Phế Kim, còn râu sinh ra từ quanh môi, đây là nơi cuối cùng của Nhậm-mạch. Tất cả đều thuộc hai kinh Can Thận, nhưng tóc sinh ở trên đầu , thuộc Đốc-mạch, giao nhau với Thái Dương-kinh. Thái-dương kinh vận-hành từ lưng đến đầu , Đốc-mạch đi từ cột sống lưng lên trên xuyên qua đầu .Thái-dương Bàng-quang là phủ của Thận. Mạch của Thận thuộc thận, đều giao nhau trên đầu . Huyết ở trong đơn-điền theo sự hóa của khí , dọc theo kinh để đi lên, sinh ra tóc ở trên đầu. Vì thế nếu Thận-tinh đầy-đủ thì vinh của nó ở tóc. Người già Thận-khí kiệt, vì thế tóc bạc. Huyết theo khí để hóa …”

c) Chủ của nó là Tỳ:
Đ DXuyên chú: “Tỳ Thổ có thể chế được Thủy, nhằm phong tàng Thận-khí. Nếu Tỳ không thống-nhiếp Thận thì bệnh di tinh, nếu Tỳ không chế được Thủy, Thận Thủy sẽ tràn thành chứng ‘đàm ẩm’.”

Nói tóm lại, ‘ngũ tạng hợp nhau’ là nói về tương sinh, ‘ngũ tạng chủ nhau; là nói về tương thành. Có sinh phải có thành, có chế mới có hóa .

TẠNG PHỦ HỢP
Thiên ‘Bàn du’ (Linh khu 2) viết về ‘ngũ hợp’:
 (1) Phế hợp Đại trường, Đại trường giả, truyền đạo chi phủ. (Phế hợp với Đại-trường, Đại-trường là phủ có nhiệm-vụ ‘truyền đi và dẫn dắt’)
MNĐài chú: “ Chữ ‘’ ở đây dùng như chữ ‘: đưa đi, dẫn dắt’. Phàm những gì mà Tiểu-trường đã hóa sẽ do từ đây để đưa ‘đi xuống dưới’.”

Đ DXuyên chú: “Chữ hợp ở đây có nghĩa là cùng ‘hợp nhau’ để thành-công. Nếu có ‘tạng làm thể’ thì cũng có ‘phủ để làm dụng’. Khí của tạng vận-hành ở phủ, tinh của phủ chuyên-chở vào tạng. Tạng và phủ cùng ‘tương hợp’ sau đó mới ‘thành-công’ được…
 Home       1]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ]  [ 6 ]  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét