Đạo là con đường vận-hành, biến-hóa từ khí vô-cực, đến Thái-cực, đến Lưỡng-nghi…đến
vạn-vật hữu hình . Đạo tự nó có quy-luật biến-hóa của nó . Thiên-đạo biến-hóa
có bình khí, có thái-quá, có bất-cập, tất cả đều biểu-hiện bằng một Âm và một Dương
.Con người sống trong sự giao-biến của Thiên Địa, phải ứng
theo đúng với Thiên Đạo, đó gọi là thiện. Rõ-ràng thiện ở đây không phải là tính thương người, hay làm lành lánh dữ một cách chung chung . Vận-hành đúng nhịp với Thiên Đạo để thực-hiện Thiên Đạo nơi mỗi vật trong đó con người là quan-trọng nhất, đó gọi là ‘Tính’.
theo đúng với Thiên Đạo, đó gọi là thiện. Rõ-ràng thiện ở đây không phải là tính thương người, hay làm lành lánh dữ một cách chung chung . Vận-hành đúng nhịp với Thiên Đạo để thực-hiện Thiên Đạo nơi mỗi vật trong đó con người là quan-trọng nhất, đó gọi là ‘Tính’.
Đạo của Thiên làm mẫu mực cho Đạo của người. Mỗi giai-đoạn biến-hóa đúng với
thời gọi là “thiện, là bất dịch, là
trung trinh, là thường.”
Đạo là một, nhưng biểu-hiện khác nhau, đó là hóa, là biến, nhưng đi tới
cùng nó là một : “Vô-cực và Thái cực”. Thiên-khí có thường, có bất thường, con
người trong cuộc sống phải biết để ứng theo, đó là ý-nghĩa của bất dịch,
Trung-dung.
Ngay ở phần mở đầu, sách Trung-dung viết:
Thiên mệnh chi vị Tính, 天命之謂性
Suất tính chi vị Đạo, 率 性之謂道
Tu Đạo chi vị giáo. 修之謂教道
= (Cái mà ta) bẩm thụ được ở Trời (Trời cho) gọi
là “tính”. Hành-động thuận theo đúng với tính gọi là (nhân) Đạo. Sửa đổi cái Đạo
ấy (để ứng với Thiên Đạo) gọi là “giáo”.
Con người bẩm-thụ được Thiên Địa khí để thành hình với ngũ tạng lục phủ, khí huyết…phải luôn
luôn ứng với sự thay đổi của Thiên Đạo với từng thời, ta phải ‘linh: nhanh-nhẹn’
để xoay trở với thái-quá, với bất cập. Bởi vì khí của Thiên Địa sinh ra con người
nhưng nếu con người sống nghịch lại với Thiên Đạo tức là không ‘giáo’, không
‘suất tính’ thì chúng ta sẽ bị ‘bệnh’ và ‘chết’..
Khi nói là
‘thiên mệnh chi’, tức là nói, ‘Trời đã ban cho’, tức là nói chúng ta ‘bẩm-thụ
khí Âm Dương’. Âm Dương của Trời Đất có tiêu trưởng thì Âm
Dương nơi người chúng ta cũng có tiêu trưởng theo đúng từng nhịp thay đổi đó.
Theo đúng đồng nhịp gọi là thiện .
Chúng ta nhắc lại chương I Hệ-từ hạ truyện:
Thiên hạ chi động trinh phù Nhất dã. (Cái động trong thiên hạ được trinh bền
chính là ở cái nhất vậy.
(Nhất ở đây là Thái-nhất, là Thường
đạo, là bất-dịch, trung trinh..)
Chương này viết tiếp: “Cương nhu giả, lập bản giả dã. Biến thông giả,, thú
thời giả dã” = Cương và nhu là để lập nên cái‘gốc’. Biến và thông là để theo
đúng với thời vậy.
Đạo vận-hành theo lẽ bất dịch, lẽ thường, cho nên mọi hành-động của con người
không lúc nào được đi xa, đi sai với Đạo.
Sách Trung-dung (thiên I) viết: “Đạo giả bất khả tu du ly dã, khả ly phi Đạo
dã.”= Đối với Đạo con người không thể xa rời dù trong thoáng chốc . Nếu đã xa rời
thì hành động ấy không hợp với Đạo.
Sách Trung-dung (xuất-hiện trước Nội-kinh) luôn luôn nhắc-nhở con người
trong hành-động thuộc luân-lý hay y-học trong cuộc sống hàng ngày phải cẩn-thận
từng giây phút. Con người không thể sống nghịch lại với Đạo (thường).
SỐNG ĐẠO TỨC LÀ TRƯỜNG
SINH.
Thiên ‘Tứ khí điều thần luận’ (Tố vấn 2)
đã nhấn mạnh: “…bốn mùa trong trời đất không còn giữ được điều-hòa sẽ
làm thất đi cái Đạo. Như vậy cuộc sống chưa được nửa đường đã bị tuyệt-diệt.
Duy chỉ có bậc Thánh-nhân là theo đúng với Thiên Đạo, vì thế họ giữ được thân
mình không bị bệnh lạ, vạn vật sẽ không mất đi lẽ sống, sinh-khí không bị kiệt.”
Sống gần với Đạo cũng có nghĩa là biết trước tất cả những sự thay đổi của tứ
thời để dự-trù khi chưa bị bệnh . Thiên này nói tiếp: “ Cho nên, bậc Thánh-nhân
không ‘trị: (để ý, nghiên-cứu’) cái đã bệnh mà lo ‘trị’ cái chưa bệnh, không trị
cái đã loạn mà lo trị cái chưa loạn….Ôi! Đợi khi bệnh đã thành rồi mới dùng thuốc,
đợi khi loạn đã thành rồi mới trị loạn, cũng ví như đợi khát nước rồi mới đào
giếng, đợi lúc đánh nhau rồi mới đúc binh-khí. Như vậy, cũng chẳng muộn lắm ư?”
Lý âm dương của trời đất là kỷ cương , là đầu mối của sự sống vạn vật, âm
dương không thể rời nhau mà có sinh có thành được (giống như hai đầu của một
thanh nam châm , giống như điện khí ( nếu không có cái hai nầy hiệp một lại thì
sẽ không có sự sống bao giờ. Cho nên DỊCH nói tuy hai mà một). Vì vậy mà vợ chồng
phối hợp nhau muốn trường cửu phải biết Đạo, làm theo đạo lý mới gọi là có đạo).
Đạo của trời đất dù có phân chia đến cùng vẫn không mất được lưỡng tính, và đấy
là quan niệm ĐẠO TRỜI tức là tịnh hành (並行) hữu hợp (有):
ĐẠO TRỜI KHÔNG HAI” (Phồn-lộ .q12))
Nói Đạo Trời không hai có nghĩa là chỉ có một, là Duy nhất bản thể. Dù là
người phương đông hay phương tây cho chí đến cả vạn vật có được sự sống này đều
là do đạo mà ra cả. Khi nghe người ta nói; Anh là đạo Công giáo, người kia là đạo
Phật, người nọ là đạo Lão… Nói như vậy không có nghĩa là có nhiều Đạo mà thực
ra đó chỉ là hình thức của tôn giáo chứ chưa phải là đạo. Tôn giáo chỉ là
phương tiện mà đạo mới thật là cứu cánh chung cho tất cả loài người Thế nên Đạo
là duy nhất, là vĩnh tồn không bao giờ hư hoại..
“Đạo trường cửu của trời là vật tương phản vậy, không nổi lên cùng một lúc
được, cho nên gọi là một (Nhất trí). Một mà không hai là vận-hành của trời .Âm
với dương là vật tương phản vậy. Cho nên hoặc đi ra, hoặc trở về , hoặc bên phải,
hoặc bên trái. Mùa xuân đều ở phương Nam , Mùa Thu đều ở phương Bắc, mùa Hạ
giao ở trước mặt, mùa Đông giao ở sau lưng . Cùng vận-hành một lúc mà không
cùng một đường, giao nhau gặp gỡ mà mỗi đàng đều đại-biểu cho một lý, đấy văn vẻ
biểu thị của nó chăng !
Có cái bản thể đồng nhất (Đạo = 道) bên trong thì mới duy-trì được sự “Tịnh hành bất đồng độ”, “Giao hội các
đại-lý” đấy là phần bản thể học vậy. Vạn vật đều có chỗ bắt đầu, cái chỗ bắt đầu
ấy gọi là Nguyên 元: “Gọi là nhất nguyên ấy
là cái bắt đầu đại yếu” (Vị nhất nguyên giả đại thủy dã 謂一元者大始也)”.
“Chỉ có bậc Thánh trí mới có thể
liên thuộc muôn vật vào một mối mà hệ-thống vào nguyên 元. Cuối cùng không tới gốc do đấy xuất ra để theo, không có thể mãn nguyện
công trình. Thế nên lấy mùa xuân, mùa Thu biến đổi mà nhất trí gọi là nguyên .
(Nguyên cũng như nguồn vậy. Nghĩa của nó là tùy vào Trời đất từ đầu đến cuối…
cho nên nguyên là muôn vật , và ở tại đấy là nguồn gốc loài người. Ở tại chỗ
nào như thế nào? Nó ở tại trước khi có Trời đất”.)
TIÊN-THIÊN: Có trước Trời đất tức là có trước thiên-nhiên theo nghĩa hữu hình vật lý, tức là ở trên
thiên-nhiên , ở trên thiên-địa còn có một nguyên-lý siêu nhiên. Cái nguyên-lý
siêu-nhiên ấy là THIÊN (tức Thượng Đế là đấng Tạo-hóa) có cái đức sáng tạo như
là một Duy-nhất viên mãn:(Thiên là tổ của muôn vật (gọi là Trời hay Thượng-Đế).
Muôn vật không có Thiên (1) không sinh ra được.
( Một mình khí âm không sinh, một
mình khí dương không sinh. Âm dương với Trời Đất tham-hợp rồi sau mới
sinh.(Thiên Thuận-mệnh 70- q7 phồn lộ )
(Hình thập tự giá 十 là tương chữ Khí hay quẻ
Khảm ☵ , đúng với câu “thiên nhứt sanh thủy”., là lý âm dương ngũ-hành thể hiện
trên bức HÀ-ĐỒ gồm có 10 con số đó vậy).
GHI CHÚ (1): TRỜI LÀ AI ?
Trời cũng là Tằng Tổ-phụ của người. Do đấy nhân-loại mới bắt chước giống với
Trời ở trên. Hình thể của người là hóa thiên số mà nên, huyết khí nghị-lực của
người là hóa thiên chí làm đức nhân ái. Đức hạnh của người là hóa Thiên-lý
thành ra chính nghĩa.
“ Nếu tham-gia với Trời đất thì ấy
là hóa vậy”
Cái khả năng “Tham thiên-địa” ấy là đặc-biệt của tính người mới có vậy. Bởi vì
người với trời đất cũng một thể .Trời: Càn ☰ ; Đất: Khôn ☷ (vũ trụ).
Người: Đầu tròn cung Khôn ☷ ; Phía dưới cung khôn có 3 nét dương là miệng, bộ
sinh dục, hậu môn hợp thành quẻ Càn ☰ . như vậy thì câu nói “
Trời người đồng thể” thật là chí-lý.
THÁI-CỰC VÀ LƯỠNG NGHI
Hệ-từ nói: “Dịch hữu Thái-cực, thị sinh Lưỡng-nghi” Trương hoành Cừ cũng
nói: “Cái lưỡng” không lập được thì cái “Nhất” cũng không hiện ra được.
Nhất không hiện ra được thì cái “dụng của lưỡng” sẽ mất. Cái thể của “lưỡng”
là “ Hư thực”, là “Động tĩnh”, là Tụ tán”, là “Thanh trọc”, cuối cùng nó vẫn là
cái “nhất”(Thiên Thái-hoà/chính mông”).
Chữ “Nhất” mà Trương hoành Cừ nói ở đây chính là Thái-cực. Ông nói: “Có Lưỡng
ắt có Nhất, đó là Thái-cực…(Dịch thuyết).
Thái-cực là Nhất, là Thái hoà, là cái khí toàn chân. Cái khí đó trong lúc
toả rộng mà chưa tụ lại, trạng thái đó được gọi là “Thái-hư”.
Ông nói: “Khí Thái-hư vô hình, đó là bản thể của khí…”
(Thái-hoà/Chính-mông).
Cũng như Kinh Dịch đã nói, Ông đã diễn tả chữ Thái-hư tuy không trông thấy,
nhưng không phải là không có gì, không thể gọi là “hư-vô”.
Ông nói: “Biết Thái-hư là khí thì không phải là không có gì…Khí Thái-hư khi
thăng khi giáng, bay rộng ra, chưa bao giờ ngừng lại, Kinh Dịch gọi là “絪 縕 nhân-uẩn: un-đúc dầy đặc”…đó là cái “cơ” của hư thực,
động tĩnh, là cái bắt đầu của cương nhu, Âm dương. Cái nổi và bay lên thuộc khí
thanh của Dương , cái chìm và giáng xuống thuộc khí trọc của Âm. Khi chúng ngộ
và cảm, tụ và tán thì sẽ thành mưa gió, sương tuyết, thành vạn vật hữu hình,
núi sông, con người…” (Tham-lưỡng/Chính-mông).
Theo ông, trong khí Thái-cực có hai khí Âm dương tương-cảm nhau, do đó mà
khí Thái-cực không thể dừng lại ở trạng-thái Thái-hư: khí tụ thì vật sẽ thành,
khí tán thì vật sẽ tán. ( Thuỷ hoả, Hoả thuỷ).
Ông nói: “Do đó, ta biết rằng vạn vật tuy đa dạng, nhưng không vật nào
không có Âm Dương .” (Thái-hoà/Chính-mông).
Sách Tính-lý tiết yếu chú: “ Ở tầng trên thượng thiên vốn vô thanh, vô xú,
nhưng đó chính thực là cái gốc, cái then chốt của Tạo-hóa đã tạo ra mọi phẩm và
vật trong Trời Đất. Cho nên, khi nói rằng ‘Vô cực chuyển sang Thái-cực’ không
có nghĩa là ngoài cái Thái-cực ra còn có thêm cái vô-cực nữa”. Sách Dịch chỉ
nói ‘Dịch hữu Thái-cực’ mà thôi, nhưng Chu-liêm-Khê lại nói: “nếu không nói đến
Thái-cực thì vô-cực sẽ chìm đắm vào một trạng thái hư không, tịch-mịch, không đủ
làm cái gốc cho vạn-vật . Trái lại nếu không nói đến vô-cực thì Thái-cực cũng sẽ
giống với một vật nào đó thôi, không đủ làm cái cái gốc của muôn vạn sự biến-hóa.”
Thái-cực động mà sinh ra Dương , động cực thì tĩnh, tĩnh sẽ sinh âm, tĩnh cực
thì động trở lại. Một động, một tĩnh cùng làm gốc cho nhau, phân ra làm Âm, phân
ra làm Dương . Thế là ‘Lưỡng-nghi’ được lập rồi vậy.
Vấn đề Mây mưa sấm sét:
Trương Hoành Cừ giải-thích: “Âm tính là ngưng tụ, Dương tính là phát tán.
Khi Âm tụ thì Dương ắt phải tán, nhờ đó cái thế quân-bình mới thành. Khi Dương
tán thì làm luỵ đến Âm, hai khí giữ chặt nhau thành mưa, rơi xuống. Khí-Âm làm
cho Khí-Dương đắc-khí, bấy giờ dương-khí sẽ bay bổng lên thành mây. Cho nên nói
rằng mây ban bố rộng ra từ Thái-hư , đó là Âm-khí bị gió đuổi, thu-liễm, tụ lại
chưa tán vậy. Phàm khi Âm-khí ngưng tụ, Dương khí bị bao vây ở giữa không ra được
(là quẻ ☵),do đó phấn-kích mà nổ ra thành sấm sét (lôi-đình). Khi Âm khí ngưng tụ,
Dương khí ở bên ngoài không vào được, cho nên nó sẽ quay quanh Âm-khí không ngừng
thành ra gió (quẻ ☴)…Khi Âm Dương hoà mà tán thì sẽ thành sương tuyết,
mưa móc. Khi Âm Dương bất hoà mà tán thì sẽ thành khí độc tràn lan. Âm khí thường
mà tán ra chậm sẽ giao hợp với Dương-khí và mưa gió sẽ điều hoà, nóng lạnh được
chính.” (Tham-lưỡng/Chính-mông).
CHÍNH KHÍ NƠI CON NGƯỜI
(112) - VĂN THIÊN TƯỜNG VỚI BÀI “CHÍNH KHÍ CA”
Con người một khi đã luyện được nhị khí âm dương hợp nhất rồi (tức là Tinh
khí Thần hợp nhất hay ‘Tam-huê tụ đảnh’) thì đâu còn sợ gì bệnh tật đến với
mình nữa, âm dương hợp thành nhất khí chính là chiếc áo giáp che chở cho thân mình
chống lại với tà khí bên ngoài không thể nào xâm nhập vào mình được. Đó mới thật
là chính khí.
Văn Thiên-Tường khi bị nạn ngồi tù đã viết bài “Chính khí ca” để diễn tả
con người bẩm thụ được chính-khí của Trời Đất, cho nên dù bị nhiều gian lao đầy khí độc mà ông vẫn không bị bệnh.
Bài Chính khí ca gồm có bài “tự” và bài “ca”. Trong phạm vi của quyển sách
này, tôi chỉ giới thiệu bài “Tự” và một đoạn đầu có liên-quan đến vấn đề chính
khí, đến Âm Dương nơi con người mà thôi .
Bài “Tự của bài Chính-khí ca”:
“Tôi bị bắt ngồi tù tại Yên-kinh.
Tôi bị giam tại một nhà tù xây bằng đất . Chiều dài của phòng giam chỉ có hơn
30 xích. Một cánh cửa duy nhất vừa thấp vừa nhỏ. Cửa sổ thì vừa ngắn vừa hẹp.
Phòng giam vừa tối tăm vừa ẩm ướt . Khi mùa Hạ đến, các mùi hôi thúi tập trung
vào phòng giam nhỏ bé này. Nước mưa làm cho bàn ghế trôi…Đây là thuỷ khí. Bùn đất
từ trên vách, dưới đất phần lớn bị ẩm ướt , nổi bọt lên mặt nước. Đây là thổ
khí. Khí hậu đột nhiên thay đổi , trời tạnh, cơn nóng bức toả ra khắp nơi . Khí
trong phòng như bị bế tắc , bốn bề khí không thông được. Đây là nhật khí. Ngoài
hiên nhà, bên dưới người ta dùng củi nấu cơm làm tăng thêm cho sức nóng của mặt
Trời. Đây là hoả khí . Kho thực phẩm chứa đầy các thức ăn hôi thúi, theo gió từng
cơn hôi nồng nặc làm cho mọi người ngộp thở. Đây là mễ khí. Người xếp sát người,
vai sát vai, vừa bẩn vừa hôi mùi mồ hôi. Đây là nhân khí…
Nói tóm lại, các mùi hôi thúi kể trên làm cho mọi người khi ngửi phải không thể nào không bị bệnh.
Tôi, con người nhỏ bé, gầy còm, suốt ngày đêm nằm ngồi, ăn uống trong hoàn
cảnh như thế đến nay đã được gần trót hai năm. May mà tôi không bị bệnh gì cả.
Nói chung, có lẽ tôi nhờ vào công phu tu dưỡng của bản thân. Thế nhưng
chính tôi, tôi cũng không biết thế nào là tu-dưỡng . Mạnh-tử đã nói: “Ta khéo
nuôi cái khí hạo-nhiên của ta. Những khí xấu, hôi gồm có gần 7 loại . Đem cái
khí một loại của tôi để chống lại 7 loại khí độc hại kia , tôi còn sợ gì nữa ?
Huống chi Khí hạo-nhiên là chính khí trong Trời Đất. Vì thế tôi viết ra bài
“Chính-khí ca”.
Trên đây là bài Tự của bài “Chính khí ca”. Dưới đây tôi xin trích ra 6 câu
đầu của bài ca này. Tôi nghĩ rằng trong phạm vi của quyển sách “Y-đạo”, một số
câu như vậy cũng đủ để làm tiêu biểu cho vấn đề gọi là “Chính khí” trong thân
thể con người:
Thiên Địa hữu chính
khí, 天 地 有 正 氣
Tạp nhiên phú lưu
hình. 雜 然 賦 流 形
Hạ tắc vi hà nhạc, 下 則 為 河 嶽
Thượng tắc vi nhật
tinh. 上 則 為 日 星
Ư nhân viết Hạo
nhiên, 於 人 曰 浩 然
Bái hồ tắc thương minh… 沛 乎 塞 蒼 冥
Dịch nghĩa:Trời Đất có chính-khí. Vạn-vật muôn màu, muôn vẻ thành hình là
nhờ bẩm thụ được (khí) của Trời Đất. Ở dưới Đất thì thành sông núi , ở trên Trời
thì thành mặt trời, các vì sao. Ở người gọi là khí hạo nhiên. Như vậy,
chính-khí đã tràn đầy một cách sung mãn ( trên Trời, dưới Đất và trong con người).
Chú giải: Câu 2 – Tạp nhiên phú lưu hình: Chữ “tạp nhiên” ý nói vạn vật hiện
hữu với muôn hình vạn trạng. Chữ “phú” có nghĩa là ban cho, bẩm thụ được. Chữ
“lưu hình” ý nói vạn vật nhờ bẩm thụ khí mà hữu hình.
Câu 6 – Bái hồ tắc thương minh: Chữ “bái” chỉ trạng thái sung-mãn của
chính-khí ở khắp nơi. Chữ “thương” là chỉ Trời. Chữ “minh” chỉ đất. Chữ “tắc”
là tràn đầy.(114)
HẠO NHIÊN CHI KHÍ
浩 然 之 氣
Cùng quan niệm của Kinh Dịch, Mạnh-tử cho rằng: “Tính, Khí” là cái mà con
người bẩm thụ được của Trời, Đất, của “Đạo”. Sự vận hành của “khí” là
“tốt”, là tự nhiên, không tốt xấu
với riêng ai, cho nên con người trong phép dưỡng sinh , trong cuộc sống phải giữ gìn, tuân thủ theo sự vận hành của
Thiên Đạo mới được.
Về mặt luân lý, nó là cái gì làm cho “con người thành người”, làm cho “ con
người khác với cầm thú”.
Về mặt vận hành của khí hoá trong thân thể , nó là cái khí chu lưu trong
thân thể không ngừng.
Thiên ‘Công-tôn Sửu’có ghi cuộc vấn-đáp giữa Mạnh-Tử và Công-tôn Sửu như
sau:
Mạnh-tử nói: Chí khí chi soái dã. Khí thể chi sung dã (Ôi! Chí làm chủ-soái
của khí. Khí thì tràn đầy trong con người vậy).
Mạnh-tử nói tiếp: “ Ta khéo dưỡng cái khí hạo nhiên của ta”.
Công-tôn Sửu hỏi: Dám thưa thầy, khí hạo nhiên là gì?
Mạnh-tử đáp: “ Khó diễn tả! Khí ấy là chí đại, chí cương. Nếu chúng ta biết
nuôi nó một cách thuận lợi, đừng làm thương hại đến nó, nó sẽ tràn đầy trong
khoảng Trời Đất”.
Tuy nhiên theo Mạnh-tử, trong quá trình nuôi dưỡng khí ấy trong con người
chúng ta, chúng ta không thể nóng nảy , chúng ta phải điềm đạm, nhẫn nại, dừng
bắt chước theo người nước Tống (1).
Mạnh-tử kết luận: “Hiện nay người trong thiên hạ dù làm việc ngoài đời hay trong khi “dưỡng khí”,
số người không giống với người nước Tống đã giúp cho lúa chóng lớn, thật là ít
vậy”.
Thiên “Tận tâm thượng” viết:
Vạn-vật bị ư ngã, phản thân nhi thành, lạc mạc đại yên. (Vạn vật có đầy đủ
trong ta, nếu ta quay về với ta để “Thành”, không còn niềm vui nào hơn.
Ghi chú (1): Mạnh-tử kể: “Nước Tống có một người, ông này cứ mãi lo lắng về
lúa của mình lâu lớn. Ông bèn đi ra ruộng để nhổ cho lúa được mọc lên cao hơn .
Công việc xong rồi ông hăm hở chạy về nhà khoe với người nhà rằng: “Hôm nay ta
mệt quá, vì ta đã giúp cho lúa mau lớn.
Con ông nghe vậy, vội vàng chạy ra ruộng để xem, thì ra lúa ở ruộng đã khô
hết cả.” ( Trích sách Dịch lý y lý của Huỳnh minh Đức ).
Đây là một quan niêm của Kinh Dịch: Nối tiếp giữa con người và Thiên Địa.
“Vạn vật có đầy đủ trong ta” ý nói ta là “Tiểu vũ trụ”. Nhân đạo từ thiên đạo
mà ra. Do đó ta phải luôn luôn hành động cho đúng và cho được với cái Đạo tự
nhiên ấy.
“Phản thân” là lời kêu gọi của Mạnh-tử
để con người quay về với “nguyên khí” với
cái “Đạo”道 để chúng ta hành động đúng với Đạo.
CHỮ ‘THÀNH’
Thái-cực là lẽ vi-diệu của bản nhiên. Động tĩnh là cơ cấu vận-hành của
‘Cơ’. Thái-cực là đạo của Hình-nhi thượng. Âm dương là khí (器) của hình-nhi-hạ. Nếu Đạo không có khí thì Đạo sẽ không thành hình thể . Nếu
khí mà không có Đạo thì khí sẽ ‘bất lập’: (không thể thành và tồn-tại được)”
(Trình tử nói rằng: Động tĩnh thì ‘vô-đoan’, tức là không có đầu mối. Âm Dương
thì ‘vô thỉ’, tức là không có bắt đầu .Sách TLTY nói tiếp: “ Thái-cực tùy theo
Âm Dương mà thành động tĩnh . Âm Dương thì dựa vào động tĩnh mà sự ‘sinh-hóa’ sẽ
hiện ra… Thử (nóng)đi thì Hàn (lạnh) lại , nhật đi thì nguyệt lại. Xuân sinh, Hạ
trưởng, Thu thâu, Đông tàng…Vạn cổ cũng theo lẽ thường đó mà thôi.”)
Con người có được cái “ĐẠO” cũng chỉ là được cái thành (誠) . Thành chính là Thái-cực.( Trong Kinh có câu: “Đạo gốc bởi lòng thành
tín hiệp). Xưa nay chưa một vật nào, dù nhỏ bằng sợi lông mà thoát khỏi cái lý
đó.” (trong phần tượng số ở bức Hà-đồ, nơi giao-điểm của trục tung (Dương) và
trục hoành (Âm) thuộc hành Thổ là hai con số 5 và 10 là tượng-trưng cho chữ
‘thành’ vậy)
Sách Trung-dung nói: “Thành giả, Thiên chi đạo dã”:(誠者天之道也) Thành là Đạo của Trời.
Thành chi giả, nhân chi Đạo dã: Thực hiện được (Đạo Trời) đó là Đạo của người.
Như vậy ‘Thành giả’ chính là Thái-cực còn quá trình thực-hiện đầy đủ Thái-cực
nơi con người gọi là ‘thành chi giả’.
CHƠN-THẦN (1) CỦA CON NGƯỜI
Con người có 3 thể : Tinh, khí, thần, khi nói đến khí là nói đến “chơn thần”
tức là “Đệ nhị xác thân”, vì nó do khí
“hậu-thiên” tạo thành thuộc bán hữu hình , có thể thấy được; người
tôn-giáo Cao-Đài gọi tên là cái “Vía” hay phách vì nó có sự rung động (
Vibration).
Các nhà nghiên cứu sinh học nhận thấy rằng : chung quanh cơ thể sống mỗi
sinh vật đều có năng lượng điện. Năng lượng này có thể đo được bằng cách đặt 1
điện kế ở gần hoặc trên da. Cường độ năng lượng điện này thay đổi hàng giờ,
hàng ngày (xem thêm phần 'Giờ Vượng Suy Của Các Kinh Lạc' trong chương 'Học
Thuyết Kinh Lạc'). Thời gian mà 1 người cảm thấy khỏe mạnh hoặc nhọc mệt đều có
thể đo được bằng cách đo năng lượng điện. (Đây là 1 phương cách chủ yếu trong
việc áp dụng đo các Nguyên huyệt của các đường kinh).
Giải-thích (1):
Ngay từ năm 1940, Kirlian, trong khi chụp hình các sinh vật, đã tình cờ
khám phá thấy năng lượng điện này và gọi nó là chất Plasma sinh học (còn gọi là
hào quang).
Kirlian đã chụp được ở chung quanh các sinh vật có 1 giải ánh sáng đỏ, xanh
trắng và vàng. Những lá cây vừa bị bứt ra khỏi cành cũng có biểu hiện đó, nhưng
để lâu thì không còn. Lá của những cây khỏe mạnh thì tỏa sáng, trong khi đó, lá
của những cây bị bệnh biểu hiện bằng những màu sắc khác hẳn. Một hôm, 1 người
khách nhờ Kirlian chụp hình 2 chiếc lá giống hệt nhau, Kirlian cố gắng chụp suốt
cả đêm nhưng vẫn không làm sao 2 lá giống nhau được. Kirlian nghĩ rằng ông đã
thất bại. Ngày hôm sau, khi đưa những tấm ảnh ông đã chụp và giải thích sự cố gắng
vô vọng của ông cho người khách thì người khách lại hết sức hài lòng và giải
thích rằng : sự khác nhau giữa 2 lá cây trên là do 1 chiếc lá được bứt ra ở 1
cây có bệnh và chiếc còn lại ở cây không bệnh. Tại Liên Xô, khi nghiên cứu các
tấm ảnh chụp cơ thể con người, các nhà nghiên cứu tại đại học Kiep nhận thấy rằng
có những chấm ánh sáng mạnh hơn ở 1 số cơ thể. Những bộ phận phát ra ánh sáng đều
giống nhau ở mọi người. Khi đem so sánh các tấm ảnh với những huyệt của khoa
châm cứu thì thấy 700 huyệt của khoa châm cứu hoàn toàn trùng với những điểm có
ánh sáng mạnh mà Kirlian đã chụp được.
Hiện nay có 1 cách chụp ảnh bằng cách đổi nhiệt ra các màu sắc khác nhau.
Những bức ảnh nhiệt đó cũng thể hiện 1 thứ hào quang chung quanh cơ thể : những
bộ phận "chết" như móng tay, tóc... thể hiện ra màu đen còn các màu
khác hiện ra màu xanh lục, đỏ da cam... Nếu bộ phận nào của cơ thể bị bệnh thì
màu sắc thay đổi, căn cứ vào sự thay đổi màu sắc, có thể phần nào biết được tình
trạng của sự rối loạn cơ thể.
Ngoài những biểu hiện về nhiệt lượng, màu sắc, ngày nay, các nhà nghiên cứu
còn tìm thấy nhiều sự thay đổi khác như thay đổi điện trở (Điện trở vùng huyệt
bệnh xuống thấp hơn vùng khác) thay đổi trạng thái (trở nên mềm, hoặc cứng hoặc
đau đớn hơn chỗ khác), hoặc xuất hiện 1 số dấu hiệu riêng biệt (tàn nhang, mụn
ruồi, vết ban...) những dấu hiệu báo bệnh này đang được các nhà nghiên cứu chú ý
đến và trong 1 ngày gần đây cơ chế của những lý thuyết này sẽ được loan báo 1
cách rõ ràng và hoàn hảo hơn.
Tuy nhiên, cho đến nay, những nhà nghiên cứu chỉ mới có thể cho biết rằng :
các vùng ánh sáng thể hiện trong cơ thể chính là những bộ phận trong con người
chúng ta biết được những thay đổi, thí dụ : thay đổi về điện trong không khí, về
từ trường của trái đất, về sự xáo trộn của các bộ phận, cơ quan tương ứng vùng
phát điện...
Những thay đổi này nhiều khi quá nhỏ bé đến nỗi ta không cảm nhận hết tất cả
những thay đổi đó, mà chỉ cảm nhận được 1 phần nào thôi. Thế nhưng, nếu ta rèn
luyện và nắm được 1 số những nguyên tắc kỹ thuật, ta có thể nhận được những
thông tin đó, có thể biết và cũng có thể diễn đạt được.
THỜI BIẾN HÓA
Kinh Dịch là quyển sách giải thích và chứng minh rằng vạn vật hữu hình đều
do khí âm dương giao hợp nhau mà thành. Vạn vật hữu hình không dừng lại ở một
giai đoạn nào, dù đó là núi sông, cây cỏ, thú vật hay con người. Nói khác đi, vạn
vật đều có sự “sống” mà nói đến sống là nói đến biến hóa, biến hóa trong một
chu kỳ không đầu mối tùy theo khí và hình mà nó bẩm thụ được:( Sinh sinh chi vị
Dịch 生生之謂易: Nguồn sống liên tục là ý nghĩa của Dịch.
Âm Dương giao nhau gọi là giao dịch. Giao dịch không phải là biến-đổi một
cách tùy-tiện, đột-ngột. Hết mùa Đông rồi mới đến Xuân, đóa hoa tàn sẽ biến
thành trái.
Khổng Tử khi nhìn nước chảy nói: “Thệ giả như tư phù! Bất xả trú dạ” (Trôi
mãi thế này ư! Ngày đêm không ngừng).
Mùa đông cực hàn, đông chí thì nhất dương sinh, nhất dương sinh sẽ không dừng
lại mà tiếp tục biến. Mỗi giai-đoạn biến đều phải đúng với “Thời”, thời mà được
“Trung” nữa thì sẽ được “Hóa”. (Chữ Trung ở đây là ý nghĩa của chữ TÍN ).Trung
là cái lý để cho một vật giữ được sự hiện diện của mình qua nhiều lần giao dịch.
SáchTrung-dungviết:君子之中庸君子而時中(Quân tử chi trung dung,
quân tử nhi trời trung): Đạo trung-dung của người quân-tử, đó là người quân-tử
hành-động ‘trung’ theo đúng với ‘thời’. Đó là đúng với đức ‘trinh’ vậy.
= Trung + thời = Trinh
動靜有常剛柔斷矣 (Động tĩnh hữu thường, cương nhu đoán hỹ)= Lẽ động và tĩnh có theo đúng lẽ
thường thì khí cương nhu mới định được.
Chữ 常 ‘thường’ này chính là chữ ‘thường đạo’ mà Lão-tử
đã nói. Thường không phải là chỉ vào một vật ‘ở’ trong tình trạng mãi mãi như
nó đang hiện-hữu. Thường có nghĩa là một vật nào đó đang ‘biến và hóa’ theo
đúng như thời mà bản thân nó đang ‘có’.
Thiên-khí tùy thời mà có ‘bình-khí’, có ‘thái-quá’, có ‘bất cập’, đó là khí
tùy thời mà hóa, trong hóa có thường có biến.
Thiên ‘ thuận khí nhất nhật phân vi tứ thời’(Linh-khu 44) có ghi một đoạn đối
thoại:
Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe nói về khí của tứ thời (bốn mũa).
Kỳ Bá đáp: “Mùa xuân thì sinh, mùa hạ thì trưởng, mùa thu thì thâu, mùa
đông thì tàng. Đây là lẽ thường của khí. Con người phải ứng theo”.
Mỗi năm, tiết xuân-phân thì khí trời ấm áp, đông-chí thì khí trời lạnh-lẽo.
Ví-dụ: Mỗi năm theo chủ vận thì từ tiết Đại-hàn đến tiết Xuân-phân là sơ-khí
‘Quyết-âm Phong Mộc. Nếu khí-vận và thời cùng đến đúng lúc nhau thì gọi là
chính-hóa, trái lại đến sớm hơn hay muộn hơn thì gọi là tà-hóa (đối-hóa).
Chính là thường, là trinh. Cương nhu làm tròn được nhiệm-vụ của nó. Trái lại là thất
thường.
Trinh là bền. Con đường biến-hóa chính là con đường của Âm Dương Thiên Địa
giao nhau, của cương nhu xô đẩy nhau. Đó là Thiên Đạo, nhân Đạo cũng thế..
Thiên Đạo có thường thì Nhân Đạo cũng có thường .Đó là ý nghĩa của Trung-dung.
TÍNH THIỆN: Tính là gì? Thế nào là thiện.?
Chương V Hệ-từ thượng truyện viết: Nhất Âm, nhất Dương chi vị Đạo, kế chi
giả, thiện dã. Thành chi giả, tính dã. = ( Sự vận-hành giao cảm giữa)1 Âm, 1 Dương,
gọi là Đạo ( là ý-nghĩa của Đạo).( Thiên Địa giao-cảm hoặc con người hành-động
làm sao để) kế-tục được theo cái lẽ của (Đạo) gọi là thiện. Khi nào thực hiện (hoặc hoàn thành) cái đạo ấy nơi người (hay vật)
gọi là Tính.
Câu nói trên có vài ý cần được nói rõ thêm.
Đạo là con đường vận-hành, biến-hóa từ khí vô-cực, đến Thái-cực, đến Lưỡng-nghi…đến
vạn-vật hữu hình . Đạo tự nó có quy-luật biến-hóa của nó . Thiên-đạo biến-hóa
có bình khí, có thái-quá, có bất-cập, tất cả đều biểu-hiện bằng một Âm và một Dương
.Con người sống trong sự giao-biến của Thiên Địa, phải ứng theo đúng với Thiên
Đạo, đó gọi là thiện. Rõ-ràng thiện ở đây không phải là tính thương người, hay
làm lành lánh dữ một cách chung chung . Vận-hành đúng nhịp với Thiên Đạo để thực-hiện
Thiên Đạo nơi mỗi vật trong đó con người là quan-trọng nhất, đó gọi là ‘Tính’.
Đạo của Thiên làm mẫu mực cho Đạo của người. Mỗi giai-đoạn biến-hóa đúng với
thời gọi là “thiện, là bất dịch, là
trung trinh, là thường.”
Đạo là một, nhưng biểu-hiện khác nhau, đó là hóa, là biến, nhưng đi tới
cùng nó là một : Vô-cực và Thái cực. Thiên-khí có thường, có bất thường, con
người trong cuộc sống phải biết để ứng theo, đó là ý-nghĩa của bất dịch,
Trung-dung.
Ngay ở phần mở đầu, sách Trung-dung viết:
Thiên mệnh chi vị Tính, 天命之謂性
Suất tính chi vị Đạo, 率 性之謂道
Tu Đạo chi vị giáo. 修之謂教道
= (Cái mà ta) bẩm thụ được ở Trời (Trời cho) gọi
là “tính”. Hành-động thuận theo đúng với tính gọi là (nhân) Đạo. Sửa đổi cái Đạo
ấy (để ứng với Thiên Đạo) gọi là “giáo”.
Con người bẩm-thụ được Thiên Địa khí để thành hình với ngũ tạng lục phủ, khí huyết…phải luôn
luôn ứng với sự thay đổi của Thiên Đạo với từng thời, ta phải ‘linh: nhanh-nhẹn’
để xoay trở với thái-quá, với bất cập. Bởi vì khí của Thiên Địa sinh ra con người
nhưng nếu con người sống nghịch lại với Thiên Đạo tức là không ‘giáo’, không
‘suất tính’ thì chúng ta sẽ bị ‘bệnh’ và ‘chết’..
Khi nói là
‘thiên mệnh chi’, tức là nói, ‘Trời đã ban cho’, tức là nói chúng ta ‘bẩm-thụ
khí Âm Dương’. Âm Dương của Trời Đất có tiêu trưởng thì Âm
Dương nơi người chúng ta cũng có tiêu trưởng theo đúng từng nhịp thay đổi đó.
Theo đúng đồng nhịp gọi là thiện .
Thiên ‘Tạng phủ kinh lạc tiên hậu bệnh’ (kim quỹ yếu lược) viết: “Ôi! Con
người bẩm-thụ khí ‘五常 ngũ thường’ do ở
phong-khí mà có sinh trưởng . Phong-khí tuy có thể sinh ra vạn vật, mà nó cũng
có thể hại vạn vật, ví như nước có thể làm nổi cho chiếc thuyền và cũng có thể
làm lật úp chiếc thuyền. Nếu ngũ tạng được hòa, khí nguyên và chân được thông
sướng thì con người sẽ được an hòa…”
Ngũ thường đây chính là ngũ khí, ngũ hành, ngũ tạng trong con người, tất cả
đều vận-hành đồng nhịp với Thiên Địa. Phong ở đây là khí giao-cảm giữa Thiên Địa,
Âm Dương để con người thành người. Quá
trình này là quá-trình ‘Thiên mệnh chi vị tính’ của sách Trung-dung đã nói.
BỆNH BIẾN THEO TỨ THỜI
Chúng ta nhắc lại chương I Hệ-từ hạ truyện:
“Thiên hạ chi động trinh phù Nhất dã.
(Cái động trong thiên hạ được trinh bền chính là ở cái nhất vậy.
Nhất ở đây là Thái-nhất, là Thường đạo, là bất-dịch, trung trinh..
Chương này viết tiếp: “Cương nhu giả, lập bản giả dã. Biến thông giả,, thú
thời giả dã” = Cương và nhu là để lập nên cái‘gốc’. Biến và thông là để theo
đúng với thời vậy.
Đạo vận-hành theo lẽ bất dịch, lẽ thường, cho nên mọi hành-động của con người
không lúc nào được đi xa, đi sai với Đạo.
Sách Trung-dung (thiên I) viết: “Đạo giả bất khả tu du ly dã, khả ly phi Đạo
dã.”= Đối với Đạo con người không thể xa rời dù trong thoáng chốc . Nếu đã xa rời
thì hành động ấy không hợp với Đạo.
Sách Trung-dung (xuất-hiện trước Nội-kinh) luôn luôn nhắc-nhở con người
trong hành-động thuộc luân-lý hay y-học trong cuộc sống hàng ngày phải cẩn-thận
từng giây phút. Con người không thể sống nghịch lại với Đạo (thường).
Thiên ‘Tạng-phủ kinh-lạc tiên hậu bệnh’ (Kim-quỹ yếu lược) đã cho rằng khi
tà khí trúng vào người, thường gây ra việc chết-chóc, không ngoài 3 lý do mà
trong đó có hai lý do chính bởi con người không sống thuận với thiên-nhiên:
+ Kinh lạc thọ tà-khí, nhập vào tạng phủ, đó là nguyên nhân bên trong gây
nên .
+ Tứ chi, cửu khiếu là nơi để huyết mạch truyền nhau. Khi nó bị ủng-tắc bất-thông,
đó là trúng vào phần bên ngoài bì phu…
Như vậy dù cho là tà-khí bên ngoài vào để gây ra bệnh thì nguyên nhân một
phần cũng do nội tạng chúng ta sống
không hợp với khí của Đạo.
Khí của nội tạng ‘ứng’ được với Thiên khí thì con người an-hòa, ngược lại nếu
không còn ứng thì bệnh.
BỆNH CÓ LÚC NẶNG LÚC NHẸ
Thiên‘Thuận khí nhất nhật phân vi tứ thời’ (Linh-khu 44) thuật lại lời
Hoàng-Đế hỏi Kỳ-Bá: “theo ông thì trong trăm
bệnh, phần lớn là ‘đán huệ, trú an, tịch gia, dạ thậm: sáng khỏe, trưa
an, chiều thêm, đêm nặng’, nhưng cũng có những trường-hợp xãy ra một cách ngược
lại. Tại sao như vậy?
Theo Kỳ Bá thì mỗi nhật chia làm bốn thời: buổi sáng (triêu) thuộc mùa
xuân; buổi trưa (trú) thuộc mùa hạ buổi chiều (nhật nhập) thuộc mùa thu; ban
đêm (dạ) thuộc mùa đông.
Buổi sáng là lúc khí của con người mới sinh ra còn bệnh-khí đang suy, cho nên ‘đán
huệ’.
Buổi trưa (nhật trung) là lúc khí của con người trưởng, mà trưởng thì thắng tà, vì
thế được ‘an’.
Buổi chiều, khí của con người bắt đầu suy, tà khí bắt đầu sinh, vì thế phải ‘gia’ (nặng
thêm).
Buổi tối, khí của con người nhập vào trong để giấu kín, tà-khí ở một mình ở thân-thể, vì thế nên bị ‘thậm’ (nặng hơn).
Kỳ Bá cũng nói rằng khi nào tạng khí không thể thắng được thời thì bệnh nặng,
khi nào thắng được thời thì bệnh khỏi.
Mã Nguyên-Đài đã dẫn giải thêm: “Hoàng Đế cũng thấy rằng có những trường-hợp
mà sáng và trưa thì bệnh hoặc gia hoặc thậm, trái lại có khi huệ có khi an. Vì
thế Kỳ Bá nói rằng đây là tạng-khí một mình làm chủ bệnh, mà không ứng được với
tứ thời trong một nhật.
Ví-dụ: Tỳ bệnh không thắng được mộc-khí của buổi sáng; Phế bệnh không thắng
được Hỏa-khí của buổi trưa; Can bệnh không thắng được Kim-khí của buổi chiều,
Tâm bệnh không thắng được Thủy-khí của buổi tối, vì thế bệnh gia và thậm.
Nếu như tạng-khí của con người thắng được khí của thời như: Phế thắng được
Mộc-khí của buổi sáng ; Thận-khí thắng được Hỏa khí của buổi trưa; Tâm-khí thắng
được kim-khí của buổi chiều; Tỳ-khí thắng được Thủy-khí của buổi tối, vì thế
trú huệ, đán an.
Trong phép trị cũng vậy, phải thuận với thời. Ví-dụ: Tỳ bệnh không thắng được
mộc-khí của buổi sáng, phép trị phải bổ Tỳ mà tả Can; Phế bệnh không thắng được
Hỏa-khí của buổi trưa, nên bổ Phế mà tả Tâm; Can bệnh không thắng được Kim-khí
của buổi chiều , nên bổ Can mà tả Phế; Tâm bệnh không thắng được Thủy-khí của
buổi tối, nên tả Tâm bổ Thận…”
Thiên ‘Tứ khí điều thần luận’ (Tố vấn 2)
đã nhấn mạnh: “…bốn mùa trong trời đất không còn giữ được điều-hòa sẽ
làm thất đi cái Đạo. Như vậy cuộc sống chưa được nửa đường đã bị tuyệt-diệt.
Duy chỉ có bậc Thánh-nhân là theo đúng với Thiên Đạo, vì thế họ giữ được thân
mình không bị bệnh lạ, vạn vật sẽ không mất đi lẽ sống, sinh-khí không bị kiệt.”
Sống gần với Đạo cũng có nghĩa là biết trước tất cả những sự thay đổi của tứ
thời để dự-trù khi chưa bị bệnh . Thiên này nói tiếp: “ Cho nên, bậc Thánh-nhân
không ‘trị: (để ý, nghiên-cứu’) cái đã bệnh mà lo ‘trị’ cái chưa bệnh, không trị
cái đã loạn mà lo trị cái chưa loạn….Ôi! Đợi khi bệnh đã thành rồi mới dùng thuốc,
đợi khi loạn đã thành rồi mới trị loạn, cũng ví như đợi khát nước rồi mới đào
giếng, đợi lúc đánh nhau rồi mới đúc binh-khí. Như vậy, cũng chẳng muộn lắm ư?”
PHÒNG BỆNH
Chương I sách Trung-dung viết tiếp:
“Thị cố quân-tử giới thận hồ kỳ sở bất
đổ, khủng cụ hồ kỳ sở bất văn, mạc hiện hồ ẩn, mạc hiện hồ vi, cố quân-tử thận
kỳ độc. = Cho nên, người quân-tử phải cẩn-thận ngay ở những lúc chưa thấy, lo sợ
ngay những lúc chưa nghe , bởi vì không có cái gì hiện rõ nhất bằng lúc nó còn ẩn?
Không có cái gì rực-rỡ ra bằng lúc nó còn rất nhỏ. Cho nên, người quân-tử phải
cẩn-thận ngay khi hành-động riêng mình.
‘Thận kỳ độc’ tức là thái-độ phản tỉnh,
biết rõ về mình, cẩn-thận với chính mình.
Thiên ‘Sinh-khí thông-thiên luận’ (Tố-vấn 3) viết: “Cho nên, bậc Thánh-nhân
sống thuận với Âm Dương, nhờ vậy mà cân và mạch được hòa-đồng, cốt-tủy được vững
chắc, khí và huyết vận-hành theo đúng chiều của mình. Được vậy thì bên trong và
bên ngoài được điều-hòa, tà-khí không làm hại được ta, tai mắt ta được thông-minh,
chân-khí của ta đứng vững theo lẽ thường của nó…Nếu Âm được bình, Dương dược bí
(kín, vững) thì tinh-thần mới được chính-thường. Khi nào Âm Dương phân ly thì
tinh-khí mới tuyệt.”
CÓ MẤY THỨ BỆNH
BỆNH ÔN
Thiên này nhấn mạnh: “Mùa đông bị thương bởi hàn thì mùa xuân ắt bị bệnh
ôn.”
Theo Nội-kinh, mùa đông lạnh giá vạn vật phải ẩn tàng nơi kín đáo mà ta lại
không biết giữ-gìn phép dưỡng-sinh , hoặc lao lực quá độ, hoặc ăn chơi
phóng-túng làm thương đến nguyên-Âm và nguyên Dương , sự bế-tàng bị lỏng-lẻo :
nội hư và ngoại cũng hư , vệ-khí không còn bảo-vệ được bên ngoài , tà-khí của
mùa xuân sẽ tấn-công vào bì-phu, cơ-nhục, tấu-lý đến cốt tủy, rồi ở lại nơi mảnh
đất của Thiếu-âm Thận, lâu ngày hóa thành nhiệt. Mùa xuân đến, Dương-khí sinh
ra và lớn lên, nội ngoại nhiệt sẽ gặp nhau gây nên bệnh’ôn’.
Sách Thương hàn luận nói về chứng bệnh này rất rõ
TRUNG HÒA.
Sách Trung-dung chương trên viết tiếp:
“ Hỉ nộ ai lạc lúc chưa phát ra gọi
là Trung; phát ra mà đều trúng tiết gọi là Hòa. Trung là cái gốc lớn trong
thiên-hạ; Hòa là con đường đạt đạo trong thiên-hạ. Đạt được đến mức Trung và
Hòa thì thiên địa sẽ vận-hành đúng ngôi vị của mình và vạn vật sẽ được sinh
hóa đúng như (cái tính) của nó.”
Câu nói trên đã diễn-tả rõ thêm cái lẽ biến-hóa từ gốc đến ngọn.
Nếu Trung là cái gốc lớn, cái dị giản, cái nguyên-khí, từ đó vạn vật bẩm-thụ
để sinh sinh, hóa hóa thì sự biểu-lộ (phát ra) của nó là tình. TÌNH được hòa có
nghĩa là tính đã phát (trúng tiết).
Trúng tiết là TRUNG, là đúng thời, có như vậy mới ‘trinh: bền’.
TRUNG + THỜI + TRINH
…… HÒA
Hòa có nghĩa là sự hài- hòa của 2
khí Dương Âm vận-hành theo đúng với Đạo. Có trúng tiết thì mới Hòa. Hòa bao
trùm vũ-trụ là thái-hòa.(XEM PHẦN VẬN KHÍ)
Thoán-từ truyện quẻ Kiền viết:
“Kiền Đạo biến-hóa, các chính tính mệnh,
bảo hợp Thái hòa , nãi lợi, trinh . = Đạo của Kiền biến-hóa là nhằm chính lại
cái tính mệnh, bảo hợp được lẽ Thái-hòa, được vậy sẽ lợi trinh .
Ngay trong nội tạng của con người, mạch-khí nếu không giữ được bình, tức là
đã xa với lẽ thường .
Thiên ‘Căn kết’ (Linh-khu 6) viết:
“Một ngày một đêm (mạch đi) 50
‘doanh’ (vòng) nhằm ‘doanh: cung ứng’ tinh khí đến cho ngũ tạng. Nếu có tình-trạng
(sự cung-ứng này) không ứng đúng với con số đã định thì gọi là ‘cuồng sinh’.’
Khi nói rằng mạch hành ‘ngũ thập doanh’ tức là nói rằng ngũ tạng đều được thọ khí . Chúng ta chỉ cần
nắm được mạch-khẩu để đếm ‘số chí’ tức là mạch đến 50 động mà không có một lần
‘代 đại’, đó là ngũ tạng đều được thọ khí . Mạch đến
40 động thì có một lần ‘đại’, đó là có một tạng ‘không được thọ khí ‘. Mạch đến
30 động thì có một lần đại, đó là có 2 tạng không thọ được khí. Mạch đến 20 động
thì có một lần đại, đó là có 3 tạng không thọ được khí . Mạch đến 10 động thì
có một lần đại, đó là 4 tạng không thọ được khí . Chưa đầy 10 động thì đã có một
đại, đó là cả 5 tạng không thọ được khí. Như vậy là sắp tới thời-kỳ chết rồi.”.
Khi ta nói rằng mạch đến 50 động mà không có một lần ‘đại’, ta xem đó là thường.
Chúng ta sở-dĩ biết được ngũ tạng đang ‘sống’ hay đang gần tới chỗ ‘chết’, là
nhờ vào mạch động khi đến một cách ‘thường’ hay ‘biến’, thất thương.”
Theo Trương Cảnh-Nhạc thì ‘doanh’ có nghĩa là vận-hành. Kinh mạch của con
người vận-hành trong thân-thể cứ một nhật
một dạ gồm 50 chu nhằm vận-hành tinh-khí đến cho ngũ tạng.
Điều 11 Nan viết: “Kinh nói rằng: Mạch chưa đầy 50 động mà đã một lần ‘chỉ:止’, đó là một tạng không thọ được khí , đó là tạng nào?
Thật vậy:Con người ‘hấp: hít vào’ khí vào trong theo đường Âm, ‘hô: thở ra’
khí theo đường Dương đi ra. Nay con người ‘hít vào’ mà khí không xuống được đến
Thận, chỉ đến Can rồi trở ra . Do đó ta biết được rằng có một tạng không thọ được
khí. Đó là Thận-khí bị ‘tận’ trước nhất .”
Theo sách ‘Đồ chú Nan kinh mạch quyết’ thì động có nghĩa là ‘至 chí’. 50 động hợp với số đại diễn của Kinh Dịch…hô và hấp định tức mạch đi
theo ngũ động: 1 đến Phế, 2 đến Tâm, 3 đến Tỳ, 4 đến Can, 5 đến Thận. Như vậy,
con người một tức ngũ động, khí đi khắp ngũ tạng.
Theo Trương Cảnh-Nhạc thì chữ ‘代 đại’ có nghĩa là có sự thay-đổi nào đó, ý nói trong lúc mạch đang bình đột-nhiên
thấy yếu đi, hoặc lúc nhặt, lúc thưa hoăc lúc đứt đoạn., lúc liên-tục. Đó là có
một tạng nào đó đang bị tổn, cho nên khí bị hụt và biến ra như thế…
Như vậy, mạch-khí thọ khí cũng phải ứng với khí của Thiên Địa. Khi nói rằng
Thận-khí bị tuyệt hay Tỳ khí bi tuyệt có nghĩa là ngũ tạng khí đang trong tình-trạng
tách rời với Đạo tức là với Thiên Địa.
Thoán-từ truyện quẻ Tiết viết:
“Thiên Địa có ‘tiết’ thì tứ thời mới
thành.
‘Tứ thời thành là chứng-minh rõ-ràng
nhất của trung và hòa của ‘vạn vật dục yên’ của lẽ ‘thường’ ở Thiên Đạo.
Thế nào là hành-động trúng tiết?
Thiên 20 sách Trung-dung viết:
Thành giả Thiên chi Đạo dã , thành chi giả Nhân chi Đạo dã. = Thành là Đạo
của Trời, ‘thực-hiện’ được Đạo Trời là đạo của người.
Hành-động đúng với Thường Đạo gọi là thành ‘chi’, là làm trúng tiết.
Kinh Dịch viết ra là để nhắc-nhở cho con người phải hành-động cho ‘trúng tiết’,
tức là thực-hiện cái quá-trình ‘thành chi’ ấy.
Quá-trình thực-hiện này được đánh dấu qua những chặng đường :
Cát …………..Hung
Hối……………Lận
Lợi……………hại
Đắc……………thất…
TÌNH CHÂN VÀ TÌNH NGỤY.
Chương 12 Hệ-từ hạ truyện viết:
“ Tình ngụy tương cảm nhi lợi hại
sinh. Phàm Dịch chi tình cận nhi bất tương đắc tắc hung hoặc hại chi hối thả lận.
= Cái tình chân và ngụy cùng cảm nhau sẽ sinh ra lợi hoặc hại. Phàm cái tình mà
Kinh Dịch muốn diễn tả, đó là, nếu có gần nhau mà không tương đắc với nhau thì
sẽ đưa đến kết-quả hung hoặc hại đến mức phải hối và lận.
Như vậy: Tính phát ra trúng tiết Tình.
Tính phát ra không trúng tiết
……..ngụy.
Hành-động của con người
quan-trọng trong quá-trình phát ra cái tính. Hành động thì muôn hình vạn trạng,
nhưng trong đó có một cái gì làm thăng bằng gọi là trung và trinh . Có trung
trinh mới có hòa. Có hòa mới gọi là đạt được nhân đạo. Đạt được nhân Đạo tức là
đã biến-hóa đúng theo Thiên Đạo.
Chương 12 Hệ-từ thượng viết: “Thiết quái dĩ tận tình ngụy”. Kinh Dịch lập
ra quái là để diễn-tả hết cái lẽ gọi là tình và ngụy.
Tất cả chỉ làm một nổ-lực: Giữ được lẽ thường.
Phùng Hữu-Lan nói: “Động trung kiến thường
= Trong cái động hiện ra được lẽ thường.” (Tân nguyên đạo.)
Tóm lại, lẽ biến-hóa theo ‘bất dịch, trung trinh’ có nghĩa là Thiên Địa và
con người luôn luôn vận-hành theo đúng lẽ ‘thường’ của nó. Con người không thể
không biết đến sự ứng-hợp giữa con người và lẽ ‘biến và thường’ của Trời Đất.
Tuy nhiên, trong vũ-trụ cũng như trong con người sự biến-hóa lại phải tùy
thuộc vào Âm và Dương, tức là khi Âm Dương hữu hình thì nó biến-hóa theo động
tĩnh khác nhau. Riêng về con người, ít ra chúng ta cũng phải biết rằng biến hóa
theo ‘bât dịch’hay là ‘thường’, có nghĩa là phải không xa rời với Đạo , ngay cả
trong lúc thời-khí biến-động ‘thất thường’.
TỪ NGOẠI CẢM ĐẾN NỘI
THƯƠNG
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Thiên ‘Tạng-phủ kinh-lạc tiên hậu bệnh’ (Kim-quỹ yếu lược) đã cho rằng khi
tà khí trúng vào người, thường gây ra việc chết-chóc, không ngoài 3 lý do mà
trong đó có hai lý do chính bởi con người không sống thuận với thiên-nhiên:
+ Kinh lạc thọ tà-khí, nhập vào tạng phủ, đó là nguyên nhân bên trong gây
nên .
+ Tứ chi, cửu khiếu là nơi để huyết mạch truyền nhau. Khi nó bị ủng-tắc bất-thông,
đó là trúng vào phần bên ngoài bì phu…
Như vậy dù cho là tà-khí bên ngoài vào để gây ra bệnh thì nguyên nhân một
phần cũng do nội tạng chúng ta sống
không hợp với khí của Đạo.
(Khí của nội tạng ‘ứng’ được với
Thiên khí thì con người an-hòa, ngược lại nếu không còn ứng thì bệnh.
BỆNH NGOẠI CẢM
Sách Tố vấn có những thiên mô-tả con đường tà-khí xâm-nhập vào bì phu, kinh
lạc, tạng phủ để gây bệnh. Một trong những biểu-hiện của bệnh là do màu sắc của
bệnh hiện ra nơi kinh-mạch hoặc lạc mạch một cách ‘thường’ và ‘thất thường’.
Người thầy thuốc phải nắm rõ điều này.
Thiên ‘Bì bộ luận’ (Tố vấn 56) viết: “Cho nên trăm bệnh bắt đầu sinh ra , ắt
trước hết là ở bì mao. Khi tà khí trúng vào người thì sẽ làm cho tấu-lý khai, tấu-lý
khai thì (tà khí) nhập vào trong ở khách nơi lạc-mạch. Nếu nó (lưu lại) mà
không bị đuổi ra nó sẽ truyền nhập vào kinh. Nếu nó lưu lại mà không (bị đuổi)
ra nó sẽ truyền nhập vào phủ, chất-chứa nơi Trường vị.
Lúc tà-khí vừa mới nhập vào bì mao nó sẽ làm cho ớn vùng da và lông bị dựng
lên, làm khai tấu-lý. Khi nó nhập vào đến lạc thì sẽ làm cho lạc mạch bị thịnh,
sắc bị biến . Khi nó nhập vào đến kinh để ở-khách nơi này nó sẽ làm cho mạch bị
cảm hư và hãm xuống. Khi nó lưu lại ở trong khoảng cân và cốt, nếu hàn đa thì
cân bị vặn, cốt bị thống, nếu nhiệt đa thì cân bị buông lơi, cốt bị tiêu khô,
nhục bị đốt nóng mềm lỡ , lông bị đứng thẳng cô bại…”
Đoạn này cho ta thấy khi tà-khí vào đến vùng ‘lạc’ sẽ có hiện-tượng biến
thành các màu thanh hoàng xích hắc bạch…Sự biến sắc này lại phân thành Âm Dương
.
BỆNH Ở KINH LẠC
Thiên ‘kinh-lạc luận’ (Tố vấn 57) nói tiếp:
Hoàng Đế hỏi: “Lạc-mạch khi hiện ra ngũ sắc của nó đều có những điểm khác
nhau như thanh, hoàng, xích, bạch, hắc. Nguyên-nhân nào khiến như vậy?”
Kỳ Bá đáp: “Kinh thì có ‘thường (常) sắc’, còn diện lạc thì không có ‘thường biến’.”
Hoàng Đế hỏi: “Thế nào là thường sắc của kinh?”
Kỳ Bá đáp: “Tâm thì màu xích, Phế thì màu bạch, Can thì màu thanh, Tỳ thì
màu hoàng, Thận thì màu hắc, tất cả đều ứng với màu sắc của kinh mạch .”
Hoàng Đế hỏi: “Âm Dương của lạc đều ứng với kinh của nó không?”
Kỳ Bá đáp: “Sắc của Âm lạc thì ứng với kinh, sắc của Dương lạc thì biến ‘vô
thường’. Nó tùy theo tứ thời mà vận-hành vậy.”
TCThông chú: “Đây nói về kinh mạch ứng với ngũ tạng biểu-hiện ra bằng ‘thường
sắc’ như thanh hắc hoàng bạch xích…Âm-lạc ứng với kinh-mạch để biến thành ngũ sắc
, nhưng Dương lạc phải tùy theo lẽ biến của tứ thời để thành ngũ sắc. Âm-lạc là
nói về lạc của các Âm-kinh ứng với kinh của ngũ tạng, nó có các ‘thường sắc’ mà
không biến. Riêng Dương-lạc là những lạc thuộc Dương-kinh, nó hợp với Dương-khí
của lục phủ tùy theo tứ thời mà: Xuân thanh, hạ xích, thu bạch, đông hắc, tất cả
đều biến-dịch theo tứ thời . Đó cũng là ‘thường sắc’ của tứ thời ngũ hành.
Được xem là vô bệnh, nếu trong 4 mùa lạc của ngũ tạng hiện lên màu thanh hắc
thuộc hàn, hiện lên màu hoàng xích thuộc nhiệt.”
Vương Phương-Hầu chú: “Dương thuộc Thiên-khí, chủ ngoại, Âm thuộc Địa-khí
chủ nội. Lục phủ thuộc Dương bên ngoài ứng với khí của tam Dương . Ngũ tạng thuộc
Âm bên trong hợp với ngũ hành của Địa. Vì thế Dương lạc tùy theo tứ thời của
Thiên mà sắc của nó biến một cách ‘vô thường’, trong lúc đó bên trong nó thông
với ngũ tạng, ngũ tạng ứng với ngũ hành bên trong còn bên ngoài hợp với tam Dương
. Thế là tạng phủ Âm Dương lại hổ tương
giao-hợp nhau.”
Như vậy, chúng ta thấy chữ ‘thường’ ở đây phải hiểu một cách thật uyển-chuyển
. Âm Dương thì biểu-hiện ra bằng ngũ hành của tứ thời và mạch-khí thì Âm luôn
luôn biến-hóa thích-ứng với màu sắc của ngũ tạng ra lạc-mạch mà không lệ-thuộc
vào tứ thời. Trong lúc đó, Dương lạc thì biến-hóa thuận theo tứ thời. Vì thế,
nói cho cùng, lẽ biến-hóa vẫn ‘thuận’ chứ không ‘nghịch’, không xa rời với Đạo
tức là với Âm Dương.
Thiên Địa biến-hóa có bình-khí, có thái-quá, có bất-cập, vai-trò của con người
là phải thông được thiên văn, phải đạt được địa-lý , phải quán được với nhân-sự
để sống một cách hài-hòa , giữ được lẽ trung-hòa , đó mới là ý-nghĩa của ‘bất dịch
trung trinh’.
Thiên ‘Khí giao biến luận’ (Tố vấn 69) nhấn mạnh: “Phù! Đạo giả, thượng tri
thiên văn, hạ tri địa-lý, trung tri nhân sự, khả dĩ thường cửu. = Ôi! Đạo có
nghĩa là trên biết thiên-văn, dưới biết địa-lý, giữa biết nhân-sự. Đó gọi là (
đạt đến lẽ) thường cửu.
‘Thường cửu’ ở đây chính là ý-nghĩa của lẽ biến-hóa theo ‘bất-dịch, trung
trinh’, theo lẽ ‘thường’.
Chúng ta có thể đọc tiếp các thiên tố vấn từ 66, 67, đến 71 để nắm bắt lẽ
biến-hóa nói trên.
c) - BIẾN HÓA (變化) THEO BIẾN DỊCH (185)
là phần nói về biến hóa trong các quẻ dịch
Chữ ‘biến-dịch’ ở đây ý nói sự biến-hóa của vũ-trụ là bao trùm vạn vật. 64
quái và 384 hào tượng-trưng cho lẽ biến-hóa phổ-biến, bao-quát hết các nguyên-lý
biến-hóa của vạn vật.
Chương 6 Hệ-từ hạ truyện viết: “Sách Dịch cho chúng ta biết rằng chúng ta
không thể rời xa với Đạo. Đạo thường thay đổi, biến-động chứ không ở yên một chỗ,
chu-lưu khắp cõi lục hư, lên xuống vô thường, cương nhu cùng đổi nhau, không thể
đóng khung vào một khuôn-khổ nào. Chỉ có dựa vào lẽ biến mới có thể thích-ứng
được.”
Chương 4 Hệ-từ thượng truyện viết: “Dịch dữ Thiên Địa chuẩn, cố năng di
luân Thiên Địa chi Đạo = Dịch đóng vai-trò chuẩn-đích với Trời Đất, cho nên kết-hợp
được với Đạo của Trời Đất.
Chữ ‘chuẩn’ ở đây có nghĩa là cùng mực thước với, ngang với, phổ-biến rộng-rãi
với nhau. Chữ ‘di luân’ có nghĩa là kết lại, dệt thành.
Con người thực-hiện được nhân Đạo tức là đã theo đúng với Thiên Đạo. VÌ Phương
ngôn có câu “Dục tu thiên Đạo, tiên tu
nhân-đạo, nhân đạo bất tu, thiên Đạo viễn hỹ ( Con người không thể xa rời với Đạo,
cũng không thể làm ngược lại với Đạo. Con người có thể sai-sót trong hành-động
vì xa rời Đạo, nhưng Thiên Đạo vận-hành theo lẽ thường của nó một cách rộng-rãi,
không sai sót được.)
Chương 4 Hệ-từ thượng truyện viết tiếp: “Dữ Thiên Địa tương tự cố bất vi.
Tri chu hồ vạn vật nhi Đạo tế thiên hạ cố bất quá…Phạm vi Thiên Địa chi hóa nhi
bất quá, khúc thành vạn-vật nhi bất di, thông hồ trú dạ chi Đạo nhi tri, cố thần
vô phương nhi Dịch vô thể.” = (Đạo) nằm
trong khuôn-mẫu của sự biến hóa của Trời Đất mà không vượt quá, uốn-nắn nên vạn
vật mà không để sơ-sót, thông-suốt sự vận-hành của ngày đêm mà điều-hành nó.
Cho nên gọi nó là ‘thần’ mà không (hạn-chế) vào phương (không-gian) Dịch không
hình-thể.
Sự vận-hành chính là sự biến-dịch phổ-biến đó. Bởi vì nếu không còn biến-dịch
Thiên-Địa sẽ không còn giao-nhau như quẻ BĨ nói:
Thoán-từ truyện quẻ Qui-muội viết:
“Thiên Địa bất giao vạn vật bất hưng
= Trời Đất không giao thì vạn vật không hưng khởi.”
Trái lại, nếu vạn vật giao thì sẽ thông .
Thoán-từ truyện quẻ Thái viết: “Thiên Địa giao nhi vạn vật thông” = Trời đất
giao thì vạn vật được thông.
Thoán-từ truyện quẻ Cấu viết: “Thiên Địa tương ngộ phẩm vật hàm chương”
= Thiên Địa gặp nhau đó là lúc mà các
‘phẩm’ và ‘vật’ được cảm nhau để sáng-tỏ ra.
Trong câu nói trên, chữ ‘phẩm’ và ‘vật’ là những gì hữu-hình cụ-thể, tất cả
đều được cảm nhau và làm sáng-tỏ nhau.
Thoán-từ truyện quẻ Hàm viết: “Khí nhu trên và khí cương đưới, hai khí cảm-ứng
nhau để sánh đôi nhau…
Trời Đất cảm nhau thì vạn vật hóa sinh…cứ nhìn xem cái cách cảm ấy thì ta
thấy được cái ‘tình’ của Trời Đất và vạn vật đã hiện rõ ra rồi vậy.”
Nhờ cảm nhau mà khí mới giao-dịch, biến-dịch một cách phổ-biến. Sự biến-dịch
đúng với Thiên Đạo thì vạn vật và con người mới ‘sinh-hóa’. Quá -trình hóa sinh
đúng với ‘tính’ của mỗi vật gọi là ‘育: dục’, là ‘tình’. Vì ‘tình’ là sự biểu-lộ chính trinh của tính. Như vậy rõ
ràng ‘tình’ không phải chỉ là sự vui buồn thông thường nơi con người mà thôi.
Nó còn là sự biểu-lộ của mưa thuận gió hòa, núi xanh, sông sâu…trong
thiên-nhiên nữa.
Sự giao-dịch chính-trinh không phải là con đường biến-dịch duy-nhất của việc
giao-cảm . Thực sự, giữa Thiên Địa với nhau, hoặc Thiên Địa với con người có những
lúc ở vào cảnh đối-nghịch, nhưng là thứ đối-nghich cần-thiết chuẩn-bị cho sự
giao-cảm được hanh-thông hơn.
Thoán-từ truyện quẻ Khuê viết: “Nhị nữ đồng cư kỳ chí bất đồng = Hai cô gái
cùng ở chung nhau, chí trái nhau.
Dù là như vậy, nhưng về mặt Trời Đất với con người, sự bất-đồng này không
mâu-thuẫn, vì nó chỉ khác nhau ở bề ngoài . Nói là khác nhau thì Trời Đất khác
nhau, trai gái khác nhau, nóng lạnh khác nhau. Nhưng tất cả đều có một giống
nhau: phải cảm nhau để làm một nhiệm-vụ chung: Tạo ra nguồn sống liên-tục ‘Sinh
sinh chi vị Dịch’.
Thoán-từ truyện quẻ Khuê viết: “Thiên địa khuê nhi kỳ sự đồng dã . Nam nữ
khuê nhi kỳ chí đồng dã. Vạn-vật khuê nhi kỳ sự loại dã .Khuê chi thời dụng đại
hỹ tai! = Thiên Địa trái nhau nhưng nhiệm-vụ giống nhau. Trai gái trái nhau
nhưng chí của họ giống nhau. Vạn vật trái nhau nhưng nhiệm-vụ cùng loại nhau. Vấn-đề
‘thời’ trong cái lý ‘trái nhau’ ấy có cái ‘dụng’ rất lớn vậy .
Ở đây, chữ ‘用: dụng’ có ý-nghĩa thật
quan-trọng. Dụng không phải ‘dùng’ hay là một thứ ‘công-dụng’ theo ý-nghĩa
thông thường. chữ ‘Dụng’ trong quẻ Khuê này chỉ vào sự ‘thích-hợp’, sự ‘ăn khớp’,
đúng với ‘thời’ trong từng vai trò một. Chúng ta thử lấy một thí-dụ trong
hoc-thuyết về ngũ vận lục khí. Ví-dụ: Năm Bính thuộc Dương Thủy , vận của nó
thuộc Thái-vũ ‘dụng-sự’.
Trời Đất biểu-hiện ra khác nhau nhưng có chung nhiệm-vụ tạo ra tứ thời…
Tóm lại, Thiên Địa Âm Dương biến-hóa một cách phổ-biến, sự biến-hóa này,
nói cho cùng, dựa vào luật ‘giao-cảm’ giữa Âm Dương . Vì thế để khai-triển vấn-đề
này , tôi xin nói rõ ở phần ‘giao cảm’ tiếp sau.
189) ÂM DƯƠNG GIAO-CẢM và
THIÊN–NHÂN– ĐỊA.
Như chúng ta đã thấy ở phần trên, Kinh Dịch là nói về biến-hóa , biến-dịch:
biến-hóa theo ‘dị giản’, theo ‘bất dịch’ và theo ‘biến dịch’. Tất cả các luật
biến-hóa ấy chính là nguồn sống ‘sinh sinh’. Nguồn sống ấy đều do từ giao-cảm
mà thành Thiên Nhân Địa hữu hình. Y-học đông phương đã chứng-minh qua lý-luận
và thực-tiễn lâm-sàng từ cái lý giao-cảm ấy.
Toàn bộ Hoàng Đế Nội-kinh và Thương-hàn luận, Kim-quỹ yếu-lược…và tất cả
các sách về y-học đông-phương . Dĩ nhiên trước khi có sự kết-hợp đông tây đều dựa
vào luật biến-hóa và giao-cảm mà xây-dựng nên con đường của mình.
Khi bàn về sự giao-cảm Thiên nhân Địa trong Dịch-lý cũng như ứng-dụng trong
y-lý, chúng ta phải dùng phương-pháp từ phân-tích đến tổng-hợp, tức là phải
chia làm những chương-mục thật rõ-ràng, nhưng trong lúc đọc xong chúng ta phải
tức thời nối những chương mục ấy lại thành một chuổi vòng tròn ‘bất-khả-phân’
mà Nội-kinh gọi là ‘chu nhi phục thỉ như hoàn vô đoan’. Nói khác đi chúng ta phải
đi từ cái lý thật tổng-quát của Kinh Dịch, tiến tới chứng-minh bằng nội-dung thật
‘người’ trong Nội-kinh, sau cùng là chú-ý đến bệnh-lý để kết-thúc ở điều-trị-lý.
Tất cả sự nối tiếp đó giúp chúng ta tránh được bệnh tật và giúp cho người thầy
thuốc biết ‘đạo: con đường’ đưa bệnh-nhân trở lại với ‘bình nhân’.
ÂM DƯƠNG (LƯỠNG NGHI)
GIAO-CẢM theo ‘
THIÊN ĐỊA CHI ĐẠI ĐỨC VIẾT
SINH’
ĐỨC HÁO SINH CỦA THƯỢNG-ĐẾ
Âm Dương trong Trời Đất biến-hóa, giao-cảm không phải lúc nào cũng được điều-hòa,
có lúc gọi là ‘hữu dư’, có lúc ‘bất-cập’. Về sau khi nói về ngũ vận lục khí,
các nhà nghiên-cứu gọi là ‘tà-khí’hay là ‘chính khí’…dù là chính-khí hay
tà-khí, dù xãy ra trong Trời Đất hay xãy ra trong con người, tất cả đều có những
quan-hệ chặt-chẽ.
Dù như vậy, kinh Dịch vẫn xem Thiên - nhân
- Địa có một nguồn quan-hệ ‘hằng cữu’ nhờ dựa vào cái ‘德: Đức’: ‘Thiên Địa chi đại đức viết sinh’: Cái đức lớn trong. Trời Đất
chính là ý-nghĩa của sự ‘sống’.
Cụ Lê hữu-Trác viết: “Đạo làm thuốc là một nhân-thuật chuyên bảo-vệ sinh-mạng
con người, phải lo cái lo của người, và vui cái vui của người , chỉ lấy việc cứu
sống mạng người làm nhiệm-vụ của mình, không nên cầu lợi kể công , tuy không có
sự báo-ứng ngay nhưng để lại Âm Đức về sau…”
Thiên ‘Lục nguyên chính kỷ đại luận’ (Tố vấn 71) viết:
報 德 以 德 報 化 以 化報 正 以 正 報 令 以 令.
Báo đức dĩ đức, báo hóa dĩ hóa, báo chính dĩ chính, báo lệnh dĩ lệnh.= (Vạn
vật bẩm-thụ) cái đức của (khí Thái-cực) thì phải (biểu-lộ) ra bằng Đức; (bẩm-thụ)
hóa thì biểu-lộ bằng hóa; (bẩm-thụ) chính thì biểu-lộ bằng chính; (bẩm-thụ) lệnh
thì biểu-lộ bằng lệnh…
Trương Chí-Thông nói rằng tứ thời có ngũ vận lục-khí , có Đức, có Hóa, Có
chính, có lệnh, có biến cố bệnh…Như vậy có nghĩa là mỗi mùa có sự biểu-lộ ra bằng
sự nóng lạnh, mát…theo đúng với “thời’. Sự biểu-lộ ra phải giữ đúng cái mà vạn
vật phải ‘biến-hóa’ đúng ‘thời’.
Thiên ‘Sơ ngũ quá luận’ (Tố vấn 77) có thuật lại lời của Hoàng Đế than-thở
với Lôi-Công. Ông nói rằng Trời Đất mênh-mông. Khi nhìn mây nổi bay, khi nhìn
xuống vực sâu, trời đất bao-la quá , không biết đâu bến bờ. Riêng cái ‘thuật’ của
‘thánh nhân’ được đem ra làm mẫu-mực cho người dân, ngay cả trong y-học cũng thế.
Ông nêu ra ‘ngũ quá: năm điều sai lầm’, ‘tứ đức: bốn điều về đức’ mà người thầy
thuốc phải biết .Nếu làm sai ‘tứ đức’, nó sẽ thành ‘tứ thất: tức là 4 điều
sai-sót’.
Trương Chí-Thông nói rằng: “Cái đạo chẩn bệnh’ cũng phải hợp với Thiên Đạo.
Khí của con người thuộc Dương, còn tinh thủy thuộc Âm. Vệ-khí thuộc Dương,
doanh huyết thuộc Âm. Âm Dương có bình-hòa thì sau đó huyết-khí mới vận-hành,
kinh-mạch mới quân-bình. Vì thế nên giữ-gìn chí-ý, phải cẩn-thận trong ẩm-thực
cư-xử, Âm Dương hỉ nộ, sau đó mới ‘sát’ đến sắc mạch. Như vậy mới được vẹn toàn,
không sợ bị sa vào cái ‘cữu 咎’ của ‘quá và thất’. Người
thầy thuốc như bậc thánh-nhân, phải giữ thái-độ ‘thung-dung’ trong việc
thi-hành cái ‘nhân thuật 仁術’, truyền cái đức lại cho
đời sau…Vậy tứ Đức chính là tứ thời ‘sinh, trưởng, thâu, tàng’ được ‘đức hóa’.
Còn nếu như không biết đến cái lý Âm Dương nghịch tùng của tứ thời thì gọi là
‘tứ thất 四失’. Tố vấn 78 là thiên ‘Trương Tứ thất luận’ bàn rất
rõ về vấn-đề trên.
Như chúng ta đã nói trong bài ‘Tự’qua bài nguyên đạo sách Văn tâm điêu
long, Đức chính là sự biểu-lộ rõ nhất của khí-hóa vũ-trụ, sự hài-hòa của đức ở
mỗi vật gọi là ‘văn’…Người thầy thuốc có đức , tức là thực-hiện được, thi-hành
được một cách thông-suốt sự quan-hệ Thiên Nhân Địa một cách ‘thường’ dù bốn mùa
có ‘thất thường’.
Kinh Dịch đã nhờ vào hào và quẻ để nói lên được cái đức của vũ-trụ: Cát,
hung, hối, lận…
Cụ-thể hơn, rõ hơn, chúng ta phải trình-bày 9 quẻ nói về Đức trong chương 7
Hệ-từ hạ truyên:
CÓ 9 QUÁI NÓI VỀ ĐỨC
Chương 1 Hệ-từ hạ truyện viết:
Cát hung hối lận giả, sinh hồ động giả dã :
“Cát hung hối lận sinh ra từ cái ‘động’ vậy”.
Chương 3 Hệ-từ hạ truyện viết:
“Hào dã giả, hiệu thiên hạ chi động giả dã, thị cố cát hung sinh nhi hối lận
trứ dã”.= Hào là mô-phỏng theo cái’động’ trong thiên hạ, cho nên cát hung sinh
ra từ hối lận cũng sáng tỏ.
Âm Dương biến-hóa theo động thì cát hung hối lận cũng không rời sự biến-hóa,
giao cảm ấy.
Chương 11 Hệ-từ thượng truyện viết:
Thị cố Dịch hữu Thái-cực thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ
tương sinh Bát-quái. Bát-quái định cát hung, cát hung sinh đại-nghiệp.Thị cố
pháp tượng mạc đại hồ Thiên Địa, biến thông mạc đại hồ tứ thời, huyền tượng trứ
minh mạc đại hồ nhật nguyệt.
= cho nên Dịch có Thái-cực, từ đó sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra tứ
tượng, tứ tượng sinh ra bát quái. Bát quái định được cát hung , cát hung sẽ
sinh ra đại nghiệp. Cho nên muốn ‘pháp: bắt chước’ theo tượng thì không gì lớn
hơn Thiên Địa, muốn (pháp) theo lẽ biến thông thì không gì lớn hơn tứ thời, nêu
lên cái tượng để làm sáng tỏ không gì bằng mặt Trời mặt trăng .
Vạn-vật vận-hành theo nguyên-lý ‘chu nhi phục thỉ như hoàn vô đoan’, nhờ vậy
mà lẽ cát hung thay nhau cùng làm cho vạn vật ngày được ‘nhật tân: ngày càng mới
hơn’. Nhật tân sẽ tạo nên ‘đại-nghiệp’.
“ĐỨC THỊNH.”Làm sao biết lúc nào thì
đức thịnh?
Chương 5 Hệ-từ hạ truyện viết:
Cùng thần tri hóa, đức chi thịnh dã. = Nắm được rốt-ráo cái thần, điều hành
được cái hóa, đó là lúc cái Đức đang thịnh.
Chữ ‘nghiệp’ ở đây không thể hiểu là ‘sự nghiệp’ một cách thông thường như
chúng ta hiểu hằng ngày: làm quan lớn, tiền bạc nhiều.
‘Đại nghiệp’ là kết-quả của quá-trình
hành-động tương-ứng với sự biến-hóa, giao-cảm của Thiên Địa, vạn vật trên con
đường trưởng thành hợp với ‘thời’: ‘ sinh sinh chi vị Dịch’
Nguyễn Công-Trứ đã viết:
Nhập thế cục bất khả vô công-nghiệp,
Xuất mẫu hoài tiện thị hữu quân thân.
Dòng sống của Thiên Địa vạn vật được liên-tục đúng với ‘thời’ chính là
ý-nghĩa của chữ Đức trong câu: ‘Thiên Địa chi đại Đức viết sinh’.
Đức đi đôi với ‘nghiệp’ theo một vòng tiến-triển sinh-động.
Văn-ngôn quẻ Kiền viết: “Quân tử tiến đức tu nghiệp” = Người quân-tử phải
tiến cái đức, tu sửa cái nghiệp.
Người quân-tử tu sửa cái đức, tức là phải hành-động hợp với cái Đức của tứ
thời, tức là sống hợp với ‘Xuân sinh, hạ trưởng, thu thâu, đông tàng’. Nếu sống
nghịch lại sẽ bị ‘bệnh’. Vòng biến-hóa sinh-động tức là vòng của Đức và nghiệp.
Chương 7 Hệ-từ hạ truyện viết:
Thánh nhân sở dĩ sùng Đức nhi quảng nghiệp. = Bậc thánh-nhân nhờ đó để nâng
cao cái Đức, để làm cho cái nghiệp được rộng hơn.
Chương 5 Hệ-từ thượng truyện viết:
…Thịnh Đức đại nghiệp. = Làm cho cái Đức được thịnh, nghiệp được lớn.
Con người sống trong cuộc sống cũng giống như sự biến-hóa của tứ thời, có
lúc thăng, lúc trầm, nhờ vậy mà hiểu mình hơn, hiểu người hơn, hiểu vật hơn. Nhất
là trong phạm-vi y-học, sự thăng trầm của khí-hóa cho ta biết lúc nào khí
thái-quá, lúc nào khí bất cập, lúc nào bình khí, biết để mà sống thế nào cho hợp,
đừng làm nghịch lại Thiên-khí : bệnh, chết.
Tất cả sự sống sát với lẽ biến đó là Đức, kết quả gọi là ‘nghiệp’.
Quá-trình thực-hiện Đức hạnh và Nghiệp được thực-hiện qua 9 giai-đoạn của 9
quẻ, biến-hóa rất chặc-chẽ. Đây là một điều-kiện giúp cho chúng ta thấy rõ con
đường vận-hành đúng của vấn-đề ‘giao-cảm’ giữa Thiên-nhân-Địa qua các quy-luật
của Kinh Dịch mà chúng ta sẽ trình bày tiếp theo sau:
Chương 7 Hệ-từ hạ truyện viết:
1) Quẻ Lý: a) Đức chi cơ: Quẻ Lý là
nền tảng của Đức.
Đại-tượng truyện viết: “Thượng thiên hạ trạch, lý. Quân-tử dĩ biện thượng hạ,
định dân chí. = Trên là Trời dưới là ao đầm, đó là tượng của quẻ Lý. Người
quân-tử xem đó để phân-biện kẻ trên người dưới, định lại được cái chí của người
dân.
Quẻ Lý tượng-trưng cho nền-tảng của Đức. Nó giúp cho người quân-tử định rõ
được cái phận trên dưới . Được vậy, chí của dân, lòng của dân mới định và trật-tự
xã-hội mới rõ-ràng. Trời cao, Đất thấp, cha lớn, con nhỏ, xuân hạ rồi mới thu
đông. Sự sắp-xếp này rút ra từ quy-luật trật-tự của vũ-trụ. Nếu làm ngược lại sẽ
loạn. Sở dĩ mỗi người phải làm đúng vai-trò của mình là vì họ dựa vào cái ‘nền
tảng’ của Đức, ý-nghĩa của nó cũng chính là Lễ.
b) Hòa nhi chí: Giữ điều hòa-mục mà đạt được kết-quả tốt.
Dựa trên lý của quẻ Lý mà đi, mà hành-động để tiến xa hơn, lòng mình sẽ được
vui.Hòa là nhờ giữ được cái gốc của Đức, do đó kết-quả sẽ đến một cách tự-nhiên,
không miễn-cưỡng.
Nhờ như vậy nên Thoán-từ viết: “Đạp lên đuôi hổ mà hổ không cắn người . Từ
nền tảng của Đức mà có được Lễ, Lễ hợp với vận-hành điều-hòa của Trời Đất.”
Đức của quẻ, tài của quẻ đưa đến dụng của quẻ:
c) Dĩ hòa hành: Nhờ vào đó mà được hài-hòa và được hành.
Quẻ Khiêm: a) Đức chi bính: Quẻ Khiêm là cái cán của Đức.
Bính có nghĩa là cái cán, là nơi mà
người ta nắm cho chặt-chẽ , nắm cho vững. Nắm cái cán của Đức để biết rằng mình
đang đứng giữa Thiên Địa, mỗi người phải một vai trò nào đó. Vai-trò dù khác
nhau, khác với người khác, khác với vạn vật nhưng tất cả đều có chung một nhiệm-vụ
‘tán Thiên Địa chi hóa dục’ = Giúp đở cho sự hóa dục của Trời Đất’.
Sách Trung-dung viết: “Duy có bậc chí thành trong thiên-hạ mới có thể biết
rõ cái ‘tính’ của mình; biết rõ cái tính của mình thì mới có thể biết rõ cái
tính của người khác; biết rõ cái tính của người khác thì biết rõ cái tính của vạn
cật ; biết rõ được cái tính của vạn vật thì có thể giúp đở cho sự hóa dục của
Trời Đất,, có giúp đỡ được cho sự hóa dục của Trời Đất thì mới có thể cùng
‘tham’ vào được với Trời Đất.
Thiên-nhân-Địa tham-hợp nhau chính là lý -tưởng cao nhất trong y-học
Đông-phương mà tôi sẽ trình-bày tiếp sau phần này.
Đại-tượng truyện quẻ Khiêm viết: “Địa trung hữu sơn, Khiêm. Quân-tử dĩ biều
đa ích quả , xứng vật bình thí. = Trong đất có núi, đó là tượng của quẻ Khiêm.
Người quân-tử xem đó để biết bớt chỗ nhiều, thêm vào chỗ ít để cân-nhắc mọi vật,
để thực-hiện mọi việc công-bằng.
b) Tôn nhi quang: “Tôn kính mà sáng-sủa.
Hành-động của một người càng ‘khiêm’ thì càng tôn quý và càng được nhiều
người biết đến , giống như tự mình tỏa ra ánh sáng, làm cho mọi người kính-trọng.
Khiêm đó nghĩa là ‘nhún-nhường’, nhưng nhún-nhường không có nghĩa là hạ mình thấp
xuống để rồi bị mọi người khinh-rẻ hay vượt qua mình.
Thoán-từ truyện viết: “Khiêm, tôn nhi quang, ty nhi bất khả du. = Khiêm
(nhún-nhường) có nghĩa là ở ngôi vị tôn cao mà sáng-sủa, cúi xuống thấp mà
không ai có thể vượt qua được.
c) Dĩ chế lễ: tự chế để hợp với Lễ.
Tiểu tượng-truyện hào Sơ lục viết: “Khiêm khiêm, quân-tử ty dĩ tự mục dã.=
Nhún-nhường rồi lại nhún-nhường , người quân-tử dựa vào thái-độ nhún-nhường để
có thể đứng dưới thấp mà tự dẫn-dắt cho hành-động của mình.
Người quân-tử càng nhún-nhường thì càng dưỡng được cái Đức của mình , tự
‘chế’ theo cái lễ bên trong lòng mình và cả bên ngoài xã-hội, tạo cho mình có
những hành-động luôn luôn đúng: không tự hạ mình mà cũng không quá kiêu-căng.
Quẻ Phục: a) Đức chi bản: Quẻ Phục cái gốc của Đức.
Thoán-từ truyện viết: “Phục kỳ kiến Thiên Địa chi tâm hồ = Quẻ Phục cho ta thấy được cái Tâm của Trời Đất
rồi vậy!
Trong sự vận-hành của một tuế theo
12 thiên-tử quái thì quẻ Phục nằm ở tiết Đông-chí. Đông-chí cực Âm, nhất Dương
sinh: sự sống đã trở lại. Nhất Dương ở đây chính là ý-nghĩa của chữ ‘明德 minh đức’ mà sách ĐẠi-học đã nói: “Đại-học chi đạo tại minh minh Đức”. =
Cái học về sách Đại-học là nhằm làm sáng được cái đức sáng nơi mình..
Đại-học là sách nói về cái học của người lớn, người trưởng thành, giai-đoạn
lập thân hành-đạo. Thấy được cái đức sáng của mình là thấy được cái đức sáng của
Trời Đất. Đức sáng đó là Tâm. Thiên Địa chi Tâm cũng là nhân Tâm.
b) Tiểu nhi biện ư vật: (Hào Dương của) quẻ Phục tuy còn nhỏ mà đủ để
phân-biệt được sức sống của vạn vật.
Tiểu-tượng truyện hào lục tứ viết: “Trung hành độc phục, dĩ tùng đạo dã. =
Đi chung với vạn vật mà tự mình biết quay lại với mình, đó là nhờ mình biết đi
đúng với Thiên Đạo.
c) Dĩ tự trị: Nhờ quẻ Phục mà mình tự điều-khiển mình.
Chữ ‘tri’ ở đây không phải chỉ là sự ‘hiểu biết’ mà thôi, mà nó còn có
nghĩa là ‘điều-khiển, hoặc quản-lý’. Dương-khí của hào Dương sẽ vận-hành lớn dần
hướng dẫn ta tự điều-khiển lấy mình để có những hành-động đúng với Thiên Đạo.
Thoán-từ truyện viết: “Động nhi dĩ thuận hành, thị dĩ xuất nhập vô tật = ‘Động’
để mà vận-hành cho thuận với Thiên Đạo, do đó lúc ra vào không bị hại.
Quẻ Hằng: a) Đức chi cố: Quẻ Hằng biểu-lộ sự bền vững của Đức.
Ý-nghĩa của Hằng là bền ‘cửu 久’. Có thể nói rất nhiều trường-hợp người ta hiểu chữ ‘cửu’là bền lâu, nói
khác đi một việc nào đó, một vật nào đó, một hành-động nào đó nếu kéo dài được
trong thời gian không thay-đổi bản-chất thì gọi là cửu là Hằng. Hiểu như vậy là
chưa đúng lắm với ý-nghĩa của Kinh Dịch. Vì như chúng ta đã nói ở phần trước,
không một vật nào, theo nguyên-lý biến-hóa của Dịch có thể tồn-tại mãi mãi đúng
như ‘nguyên-trạng của nó’ được.
Tất cả đều biến- dịch, cũng như vũ-trụ đang biến-dịch. ‘Thường’ hoặc ‘cửu’
hoặc ‘hằng’ nói lên một vật vận-hành tương-ứng với ‘thời mà nó đang ‘có’ trong
một giai-đoạn nào đó. Nó tương-ứng và phải tương-ứng với sự vận-hành của vũ-trụ.
Đó là ‘thường, cửu, hằng…’
Cuộc sống xã-hội cũng như sinh-lý con người có nhiều lúc phải thăng-trầm,
thay-đổi nhưng chúng ta phải kịp thời xoay theo đúng với sự thay-đổi của vũ-trụ.
Chúng ta không quá cao-hứng trong lúc thăng, lại càng không chán-nản trong lúc
trầm, lúc nào cũng giữ lấy cái Đức, cái đại Đức của sự ‘sống liên-tục’ để được
bền vững.
Đó cũng là ý-nghĩa của Nội-kinh Linh-khu:
Đại-tượng truyện viết: “Lôi phong, Hằng. Quân-tử dĩ lập bất dịch phương. =
Lôi và Phong cùng đi với nhau, đó là tượng của quẻ Hằng. Người quân-tử xem đó để
đứng vững không thay đổi phương hướng.
Sách Trung-dung viết: “Quân-tử tố kỳ vị nhi hành, bất nguyện hồ kỳ ngoại. =
Người quân-tử dựa vào vai trò mình đang có mà hành-động, không mong vào hoàn-cảnh
bên ngoài.
Như vậy chữ ‘ bất dịch phương’không phải là ở ‘yên’ một chỗ, ở ‘lỳ’ một chỗ
mà chỉ có nghĩa là vẫn đứng vững tùy theo hoàn-cảnh của một giai-đoạn thay đổi
nào đó. Đó là ý-nghĩa của ‘tố kỳ vị’ để dựa vào hoàn-cảnh mà mình đang có để
hành-động.
b) Tạp nhi bất yễm: Tạp vào nhau mà không chán.
Đặc-biệt trong triết-học của Kinh Dịch, chữ’tạp’ không mang ý-nghĩa ‘lộn-xộn,
không đầu mối’, nó chỉ vào những sự vật hiện-hữu hài-hòa với nhau, thành những
màu sắc khác nhau mà thành rực-rỡ…Thực sự cái gì đều đều nhau mới ‘yếm: chán’,
chữ ‘tạp’ của quẻ Hằng ở đây không mang ý-nghĩa đều-đặn, sự vận-hành của Thiên
Địa có ‘sinh trưởng thu tàng’: đó mới là biểu-tượng của lẽ biến-dịch ‘hằng thường’.
c) Dĩ Đức nhất: Lấy cái đức Hằng để làm lẽ hằng.
Nên nhìn cái Đức hằng thường để hiểu được cái Nhất của vũ-trụ, để hiểu được
lẽ biến-dịch mà không lộn-xộn, xáo-trộn bất-thường trong cái hằng của nó.
Quẻ Tổn: a) Đức chi tu: Quẻ Tổn là tu-sửa cái Đức, là giảm bớt.
Đại tượng truyện viết: “Sơn hạ hữu Trạch, Tổn. Quân-tử dĩ trừng-phẫn, trất
dục. = Dưới núi có ao đầm, đó là tượng của quẻ Tổn. Người quân-tử xem đó để
ngăn-ngừa sự phẫn-nộ, cấm chỉ lòng ham muốn.
Hành-động của người quân-tử ví như ta bớt cái ở dưới để thêm vào cho cái ở
trên, bớt chỗ đáng bớt, để thêm vào chỗ đáng thêm
b) Tiên nan nhi hậu dị: Trước khó nhưng sau dễ.
Sự khó-khăn là do lòng tư dục, nhưng
nếu biết lúc nào nên ‘bỏ bớt’ chỗ đáng bỏ để trau dồi cái Đức thì sẽ dễ- dàng về
sau.
Tiểu-tượng truyện viết: “Tổn kỳ tật diệc khả hỉ dã” = Giảm bớt cái khuyết-điểm
của mình, cũng đáng mừng.
c) Dũ viễn hại: Làm cho cái hại xa ra. Cố gắng bỏ bớt, giảm bớt cái hại của
mình, làm cho đức của mình ngày tốt hơn.
Thoán-từ truyện viết: “ Tổn tổn hạ ích thượng, kỳ đạo thướng hành. = Tổn có
nghĩa là giảm bớt cái dưới để thêm cho ở trên, đạo của mình ngày càng đi lên.
Quẻ Ích: a) Đức chi dụ: Quẻ Ích là sự dồi-dào, tốt lành.
Ích có nghĩa là làm tăng thêm, cho dồi-dào thêm. Trong quẻ, bớt Dương của
quẻ trên để thêm cho Âm của quẻ dưới: biến từ trên xuống. Hào lục nhị và hào cửu
ngũ được đắc trung đắc chính. Thoán-từ truyện viết: Ích, tổn thượng ích hạ, dân
duyệt vô cương, tự thượng há hạ, kỳ đạo đại quang.= Quẻ Ích có nghĩa là bớt phần
ở trên để thêm cho phần ở dưới.Dân vui không bờ-bến, đó là nhờ từ trên đi xuống
dưới . Đạo làm người được vậy nên rất sáng.
b) Trường dụ nhi bất thiết: Dồi-dào lâu bền mà không phải bày đặt thêm ra.
Quẻ Ích là làm cho đức được tốt, tiến mãi, vì nó dựa vào tự-nhiên chứ không
phải tự bày-đặt ra mà được. Đại-tượng truyện viết: “Phong Lôi Ích, Quân-tử dĩ
kiến thiện tắc thiên, hữu quá tắc cải.= Gió và sấm cùng hợp nhau, đó là tượng của
quẻ Ích. Người quân-tử xem đó, hễ thấy điều thiện thì dời hướng theo điều thiện,
thấy điều quấy thì nên sửa đổi lại.
c) Dĩ hưng lợi: Ích là làm hưng khởi điều lợi.
chữ ‘lợi’ là công-dụng tốt, kết-quả
tốt, hành-động được đến nơi đến chốn. Nhờ vào Đức dồi-dào và nhờ hướng đức vào
lẽ thiện một cách tự-nhiên cho nên quẻ Ích làm hưng-khởi được sự thông lợi. Hào
Sơ cửu viết: “Lợi dụng vi đại tác” = Nhờ điều lợi mà có thể dùng làm những việc
lớn.
Hào sơ cửu ở ngôi vị làm lợi cho kẻ dưới nhưng cũng chịụ sự nâng đở của bề
trên: trên dưới được lẽ hanh-thông, do đó làm nên được việc lớn.
Quẻ Khốn: a) Đức chi biện: Quẻ Khốn là giai-đoạn phân-biện của Đức.
Chữ ‘Khốn’ có nghĩa là bị lâm vào cảnh khốn-đốn không lối thoát. Quẻ Khảm ở
dưới bị quẻ Đoài ở trên che lấp. Hào cửu nhị bị hai hào âm hãm bên dưới. Bên trên
thì hào thượng lục che lấp hai hào cửu tứ và cửu ngũ.
Tuy nhiên, nếu nhìn toàn quẻ thì tuy
Khảm bị khốn bên dưới, nhưng bên trên Đoài là đức cao của sự vui-vẻ. Thân dù bị
hãm, nhưng lòng vẫn giữ được niềm vui. Hào cửu nhị ở ngôi đắc trung, dù bị hai Âm
che lại nhưng vẫn giữ được vai trò cương của mình, đó là hình-ảnh của bậc
đai-nhân bị khốn. Tuy vậy họ vẫn chịu đựng được để xứng-đáng với hào cửu ngũ
bên trên.
Nhờ ở vào hoàn-cảnh ‘Khốn’ mà người quân-tử mới có dịp nhận được đâu là điều
hợp với Đức và đâu là điều sai với đức. Văn Vương nhờ khốn mà viết ra quái-từ.
Văn Thiên-Tường nhờ ‘khốn’ mà viết được bài ‘chính-khí ca’.
b) Cùng nhi thông :Nhờ cùng mà được thông .Thái-độ thông thường của con người
khi gặp cảnh bước đường cùng họ thường than-thở cho là bế-tắc; danh không đạt,
lợi không thỏa…có khi họ lại còn tự-tử chết đi. Họ chết là vì không hiểu lẽ biến
thông, là vì sống theo bất động.
Bậc thánh-nhân sống không bất-động, vì họ biết được cái lý của Dịch: cùng
thì thông. Thoán-từ viết: “Khốn, hanh trinh, Đại-nhân cát, vô cữu. Hữu ngôn bất
tín = Quẻ Khốn chỉ vào sự hanh-thông và trinh. Phải giữ thái-độ chính, cát như
bậc đại-nhân thì vô cữu. Nếu dùng lời nói để nói nhiều , vô-ích , (thêm khốn).
Trinh là giữ đúng lẽ trung-dung hợp với lẽ tự-nhiên. Người quân-tử giữ được
hanh-thông và trinh là nhờ vào cương trung. Cương trung chính là cái đức của
Thiên Địa hợp với người, giúp cho con người đứng vững được trước khó-khăn.
Thoán-từ truyện viết: “Trinh đại nhân cát dĩ cương trung dã.” = Phải trinh
chính như bậc đại-nhân thì cát, là vì hào cương đắc trung vậy.
Trong lòng giữ đúng được điều ‘cương’, đó là cái Đức, nó sẽ sáng ra mặc dù
đang bị hãm, nhưng nó vô cữu chỉ vì đó là giai-đoạn vận-hành phải có cùng thì mới
đến thông được.
Như vậy, người quân-tử giũ vững cái Đức của mình trong lúc bị khốn, chịu đựng.
Vì nói nhiều sẽ bị hại vả lại cũng không ai tin. Thoán-từ truyện viết tiếp:
“Thượng khẩu nãi cùng dã” = Chuộng
vào lời nói càng làm cho khốn-cùng hơn”. Câu này khuyên con người trong lúc bị
khó-khăn, cố mà giữ cái Đức sáng trong lòng, không nên nói nhiều. Thoán-từ truyện
viết tiếp: “Hiểm dĩ duyệt, khốn nhi bất thất kỳ sở hanh, kỳ duy quân-tử hồ: Gặp
điều hiểm-nguy mà vẫn vui, gặp cảnh khốn mà không mất đi sự hanh-thông, chỉ có
người quân-tử mới được như vậy.’
Đại-tượng truyện viết: “Trạch vô thủy, khốn, quân-tử dĩ trí mệnh toại chí.
= Trong ao không có nước, đó là tượng của quẻ khốn.. Người quân-tử xem đó để vẫn
làm hết sức mình theo với Thiên-mệnh và cũng để toại được cái chí của mình.
Câu này ý nói dù trong cảnh khốn-cùng, người quân-tử vẫn một lòng tin vào sự
vận-hành của Thiên Địa , chí của mình đã ôm-ấp như thế nào từ trước, cũng tin
là sẽ làm được. Văn Vương khi bị cầm tù ông vẫn học Dịch, vì từ trước ông đã có
ý muốn tìm hiểu lẽ vận-hành tự-nhiên của Trời Đất. Phan Bội Châu trong cảnh khốn
vẫn viết được ‘Khổng học đăng’. Như vậy ta có thể gọi trường-hợp 2 ông này là
đã ‘trí mệnh toại chí’: Theo với mệnh Trời để toại chí mình’. Hai ông đã ‘thuận
tính-mệnh chi lý’.
c) Dĩ quả oán: Nhờ quẻ Khốn mà bớt
được oán.
Quẻ Khốn cho ta thấy được lẽ cùng thông của vú-trụ, cho nên ta không nên
oán hoàn-cảnh hay kẻ khác. Sự khó-khăn chỉ giúp cho chúng ta tự ‘phản tỉnh’ để
nhận rõ đâu là cát hung hối lận. Hào thượng lục viết: “Động hối, hữu hối chinh
cát. = Nói rằng: Động sẽ bị hối, có hối thì con đường đi tới mới cát.
Tự mình trong khi bị khốn, có thời gian để tự vấn lấy mình về những hành-động đã qua, hiện-tại và sắp tới.
Nếu có chỗ nào phải ‘hối’ thì hối, nhờ có hối mới quay về được với Đạo. Nhờ vậy
mới tiến xa hơn, mới cát. Chữ ‘chinh’ đây có nghĩa là đi xa.
Quẻ Tỉnh: a) Đức chi Địa :Quẻ Tỉnh là miếng đất của Đức.
Giếng là miếng đất để gieo trồng cái đức và cũng là nguồn nước, cung-cấp
không cùng mà không vụ lợi. Đức của Trời đất là không cùng, cho nên đức của con
người theo đúng với Trời Đất cũng sẽ vô cùng.
Thoán-từ truyện viết: “Tốn hồ thủy nhi thướng thủy, Tỉnh. Tỉnh dưỡng nhi bất
cùng. = Gió luồn dưới nước mà nước đem được lên trên, đó là giếng. Giếng nước
nuôi vạn vật và con người mà lại không bao giờ cạn đi vậy.
b) Cư kỳ sở nhi thiên: Giếng là nước ở một nơi mà vẫn đem đi đến nơi khác
được.
Thoán-từ truyện viết: “Tỉnh, cải ấp bất cải Tỉnh, vô táng vô đắc, tĩnh tỉnh
vãng lai. = Giếng là ý-nghĩa của vấn-đề ‘Đổi ấp không đổi giếng, không mất gì
mà cũng không được gì , kẻ đi lại từ giếng về chỗ ở rất tấp-nập.
Vương Bật nói rằng: “tỉnh: giếng’là tượng-trưng cho miếng đất nơi đó cái
nguồn cung-cấp không bao giờ thay-đổi: vơi rồi lại đầy như cũ. ‘Cư kỳ sở’ không
có nghĩa là một sự chiếm-ngụ không-gian lâu dài mà không dời chỗ. Chữ ‘cư’ ở
đây ý nói cái Đức phải giữ được lẽ ‘thường’
của nó không bị ngoại vật lôi kéo. Người ta có thể đi tới, đi lui từ chỗ này đến
chỗ khác, đó là ý-nghĩa chữ ‘cải ấp’, nhưng nước giống như là vẫn không thay đổi: vơi đầy rồi
đầy vơi với mức độ ‘thường’ của nó. Nếu múc lên, nước đó vẫn không vơi cạn, đó
là ‘vô táng’, nếu để yên nước đó vẫn không tràn ra, đó là ‘vô đắc’.
c) Dĩ biện nghĩa: nhằm phân-biệt điều nghĩa.
Người quân-tử nên gieo, nên lập cái Đức của mình trên cái tượng của giếng.
Đức của người quân-tử có một nhưng thi-hành ra khắp nơi mà không cạn, không hết.
Đó là ý nghĩa của câu ‘Tỉnh dưỡng nhi bất cùng’: giếng nước nuôi con người mà
không bao giờ cùng’.
Đại-tượng truyện viết: “Mộc thượng hữu thủy, Tỉnh. Quân tử dĩ lạo dân khuyến
tương. = Trên mộc có thủy, đó là tượng của quẻ Tỉnh. Người quân-tử xem đó mà
nuôi dân và khuyên họ cùng nuôi nhau.
Đến đây ta thấy ý-nghĩa của chữ ‘nghĩa’. Nghĩa có nghĩa là ‘con đường’ mà
người quân-tử phải đi và khuyến-khích người dân cùng đi. Người quân-tử ví mình
như nước giếng, lo cho dân, nuôi nấng để họ có thể tự lo sự sống với nhau.
Nuôi-nấng, giúp đỡ không lúc nào ngưng, đó là nhờ ở tấm long không tư lợi.
Không lợi mới là ‘nghĩa’. Đổng Trọng-Thư có nói: “Chính kỳ nghi, bất mưu kỳ lợi,
minh kỳ đạo bất kế ( 計) kỳ công.. = Làm ngay
chính lại những việc phải làm, làm sáng tỏ cái Đạo mà không nghĩ đến công-lao
(riêng mình). Học quẻ Tỉnh để biết điều nào hợp với nghĩa và không hợp với
nghĩa.
Quẻ Tốn: a) Đức chi chế: Quẻ Tốn là phép chế-hóa của Đức.Tốn là thuận, là
vào. Một hào Âm ẩn dưới hai hào Dương. Âm theo với
Dương là lợi, nhưng phải biết rõ điều
nào đáng theo, điều nào không đáng theo thì mới giữ được lẽ chính. Người ta tiến-bộ
hay không là do cái Đức phân-biệt được hay không, chế-hóa được hay không. Đức
làm cho thuận’tính mệnh chi lý’.
Thoán-từ truyện viết: Quẻ Tốn trùng lên nhau (thuận) để phát-triển cái
tính-mệnh.
Chữ ‘thân’ có nghĩa là duỗi ra, là phát-triển ra, thi hành rộng ra. ‘Thân mệnh’
là phát-triển cái tính-mệnh của mình hợp với tính mệnh của vũ-trụ.
Chương 2 Thuyết-quái truyện viết: “Ngày xưa, bậc thánh-nhân viết ra Kinh Dịch
là nhằm để sống thuận theo cái lý của tính mệnh.”
Tượng của Tốn là Phong. Trùng Phong có nghĩa là gió này liền với gió kia khiến
cho người quân-tử phải nghĩ một cách liên-tục đến việc Đức, làm cho để ‘thân mệnh’
cho ‘thuận tính mệnh chi lý’.
Câu ‘Đức chi chế’ có nghĩa là người quân-tử phải giữ cái Đức của mình lúc
nào cũng không thái-quá , không bất-cập, lúc nào cũng điều-hòa liên-tục, phải
trau giồi cái Đức mãi-mãi.
b) Xứng nhi ẩn: xứng đáng mà ẩn.
Xứng ở đây có nghĩa là Đức và hạnh hợp nhất, hài-hòa đến nỗi ta thấy như hạnh
không lộ ra ngoài riêng lẻ. Tốn là gió, đâu nó cũng lọt vào được mà không ai
trông thấy, nhưng rõ-ràng nó hiện-diện khắp nơi.
Sách Trung-dung viết: “Mạc hiện hồ ẩn: không có gì hiện ra rõ cho bằng cái
đang ẩn.”
Người quân-tử thí Đức khắp nơi nhưng không khoe-khoang ra ngoài. Cho nên
cái Đức ấy, cái hạnh ấy như đang ẩn không ai trông thấy nó là thế nào, nhưng kết-quả lại hiện rõ khắp nơi.
d) Dĩ hành quyền: Nhằm thi-hành cái quyền.
Chữ ‘quyền’ ở đây không phải là ‘quyền-hành’ hoặc ‘quyền thế’…như chúng ta
thường hiểu, mà nó lại chính là cái ‘quyền’ mà Mạnh-tử đã nói.
Trong thiên Ly-lâu thượng sách Mạnh tử, sau khi kể chuyện ‘nam nữ thọ thọ bất
thân’ thuộc vấn-đề về Lễ, Ông kết luận:
Nam nữ thọ thọ bất thân, lễ
dã.
Tấu nịch viên chi dĩ thủ,
quyền dã.
(Nam nữ thọ bất thân thuộc về (phạm-vi) của Lễ. Chị dâu bị chết đuối, dùng
tay vớt lên thuộc quyền.
Chúng ta thấy rằng:
+ Lễ là hành-động có trật-tự, có luân-lý nào đó trong lúc xã-hội sống một
cách bình-thường , cũng gọi là ‘經 kinh’.
+ Quyền lại thuộc hành-động uyển-chuyển, tùy theo hoàn-cảnh khó-khăn trước
mắt như thế nào đó để mà giải-quyết, không câu-nệ vào nguyên-tắc của Lễ.
Như vậy ‘quyền’ là khả-năng biết cân-nhắc cho hợp-lý nhằm giải-quyết một
hoàn-cảnh cấp-bách nào đó không thể giải-quyết như trong lúc ‘kinh’ (bình thường).
Tóm lại dù là Lễ hay quyền, lúc nào con người, nhất là ông thầy thuốc
Đông-phương cũng phải dựa theo ‘thường đạo’ của Âm Dương là chính.
Nói khác đi, con người sống là phải thông Thiên Đạo, thông Thiên Đạo để tự ‘trị: quản-lý’ lấy mình, từ quản-lý mình mới ‘tri cơ’. Tri được
‘cơ’ mới có thể ‘tùy cơ mà ứng với biến’, đó gọi là ‘quyền’.
Tóm lại, lẽ Âm Dương biến-dịch trong vũ-trụ có lúc thịnh, lúc suy, có trưởng
có tiêu…Vấn-đề chính vẫn là dựa vào lẽ biến-hóa để giữ vững cái Đức. Con số 9
quẻ trên nói về Đức đã diễn-tả đầy-đủ quá-trình vận-hành Âm Dương , hình thành
sự thịnh suy và bền-vững của Đức qua 3 giai-đoạn:
Lập Đức….phát triển Đức…Dụng của Đức.
Quá-trình này cuối cùng đi đến sự nghiệp. Sự-nghiệp của người thầy thuốc
Đông-phương cũng không ra khỏi con đường nói trên. Dưới đây chúng ta tiếp-tục
đi vào con đường vận-hành của Âm Dương.
CHƯƠNG III
THỜI BỆNH HỌC
(Chronopathologie)
Để nghiên cứu những chu kỳ lớn ảnh hưởng của khí hậu hàng năm đối với sức
khoẻ và bệnh tật con người, Đông-Y có học thuyết “Vận-Khí”:
Học-thuyết “ Vận-Khí” ( Ngũ vận và Lục khí) là một lý thuyết của Đông y nhằm
giải thích sự biến hoá của thời tiết, khí hậu và ảnh hưởng của nó đối với con
người, đồng thời suy tính, dự đoán bệnh tật cho từng thời kỳ, từng năm.
Thuyết này lấy Âm dương Ngũ hành làm hạt nhân và dựa trên quan niệm chỉnh
thể “Thiên nhân tương ứng” mà xây dựng nên.
Để đáp ứng được những đòi hỏi chính xác về’KHÍ’của thời tiết trong năm, người
ta lập ra ‘thuyết vận -khí’:
NGŨ VẬN VÀ LỤC KHÍ
TRỊ BỆNH THEO VƯƠNG ĐẠO: Theo vận và khí của Trời Đất.
Mỗi một dược vật bẩm-thụ một khí nào đó trong ngũ.hành để sinh ra, có tính
có vị…
Đường-Dung-Xuyên đã đặt vấn-đề: “Dược gồm cả côn trùng, thổ thạch, rễ cỏ,
da cây…tất cả đều khác với con người, vậy mà nó lại có thể trị được bệnh của
con người. Tại sao vậy?
Ông tự trả lời: “Trời đất chỉ là hai khí âm dương lưu-hành để thành ngũ-vận
(Kim, Mộc,Thủy, Hỏa, Thổ), đối đãi nhau mà thành lục khí (Phong, hàn, thấp,
táo, hỏa, thử). Con người sống là lấy gốc ở Thiên và gần gũi với Địa , tức là
con người bẩm thụ ngũ vận, lục khí để sinh ngũ tạng lục phủ..
Phàm các vật tuy hình dáng khác với con người , nhưng không vật nào không lấy
gốc ở khí của Thiên Địa để ‘Sinh: sống’.
Riêng sự vật thì chỉ ‘đắc’ có ‘một’ khí cho nên khác với con người, con người
thì bẩm thụ được ‘toàn thể’ khí trong Thiên Địa..
Nay giả-sử khí trong con người nghiêng về thịnh hay nghiêng về suy, như vậy
gọi là ‘bệnh’. Người xưa đã mượn một loại dược vật nào đó bẩm thụ được một khí
để điều-hòa sự thịnh suy trong thân thể mình. Làm cho thân chúng ta trở lại
‘bình-hòa’.” ( Đây là cách trị bệnh theo Vương Đạo )
Bát-quái chính là qui-luật biến-hóa sinh khắc của âm-dương ngũ-hành mà người
ta dựa vào đó dự-đoán bệnh-trạng cũng như thời-gian tử-vong của con người.
Vì thế mà cụ Nguyễn đình Chiểu trong “Ngư Tiều vấn đáp Nho Y diễn ca” đã
nói về “Ngũ-hành như sau:
Ai mà rõ lẽ ngũ-hành
Việc trong Trời Đất dữ
lành trước hay
Trên thời mưa móc gió mây
Dưới thời non nước cỏ cây
muôn loài
Giữa thời nhà cửa đền đài
Năm hành tóm việc ba tài
nhỏ to
Ví dù tạo hóa mấy lò
Hóa-công mấy thợ một pho
ngũ-hành.
Trời đất lấy sự thay đổi, suy vượng của ngũ hành để thành tứ thời. Ngũ tạng,
Lục phủ của con người cũng “Ứng” theo đó mà suy hay vượng .
(Tháng Tư thuộc Tỵ, tháng Năm thuộc
Ngọ là những tháng đại vượng của hoả khí. Hoả là “Phu”: chồng của Phế kim, khi
Hoả vượng thì kim suy. Tháng 6 thuộc Vị (Mùi) là tháng đại vượng của Thổ.. Thổ
là “Phu”: chồng của Thuỷ. Khi Thổ vượng thì Thuỷ suy. Vả lại, Thận thuỷ nhờ có
Phế kim là mẹ để bổ cho cái bất túc…”)
Đã từ lâu, âm dương ngũ-hành vẫn bị người ta cho là một danh-từ triết-học trừu-tượng
. Trên thực-tế, cái khí của âm dương ngũ-hành cũng là một loại vật-chất , có chất
và có lượng. Tuy vậy khoa-học hiện-đại vẫn chưa có cách nào tiến hành sự trắc-nghiệm
toàn diện đối với nó. Nhưng y-học hiện-đại thừa-nhận nó là một dạng vật-chất vô
cùng tinh-vi ( Khoa học đặt tên cho nó là Nguyên-tử khí), quyết-định sự sanh tử
tồn vong của con người. Loại vật chất tinh-vi này, con người nhìn không thấy, sờ
không được, nhưng dùng Bát-quái Thiên-can, địa-chi tiến-hành sắp-xếp và ghi
chép đối với cơ thể con người lại rất dễ dàng thấy được những thông-tin về âm
dương ngũ-hành của cơ-thể con người thay-đổi, phát sinh và chế-khắc ra sao.
24 TIẾT KHÍ TRONG NĂM
Bốn giai đoạn biến hóa của tứ-tượng: Khảm, Ly, Chấn, Đoài.
Kinh Dịch là quyển sách giải thích và chứng minh rằng vạn vật hữu hình đều
do hai khí âm dương giao hợp nhau mà thành Cuộc sống hữu hình.
Sách Dịch-Vĩ kê lãm đồ cho sự thịnh suy của tứ thời là sự biến hóa của tứ tượng
…và các quẻ Khảm, Ly, Chấn, Đoài là tứ chính quái thuộc tứ tượng, mỗi quái có 6
hào, mỗi hào sinh một khí (Tiết).
Ta có thể thành lập 24 tiết khí trong một năm qua 4 tứ chính quái như sau:
Quẻ Khảm: Hào Sơ-lục chủ tiết Đông-chí.
Hào Cửu Nhị chủ tiết Tiểu-hàn.
Hào Lục Tam chủ tiết Đại-hàn.
Hào Lục Tứ chủ tiết Lập-Xuân.
Hào Cửu Ngũ chủ tiết Vũ-thủy.
Hào Thượng Lục chủ tiết Kinh-trập.
Quẻ Chấn: Hào Sơ Lục chủ tiết Xuân-phân.
Hào Lục Nhị chủ tiết Thanh-minh.
Hào Lục Tam chủ tiết Cốc-Vũ.
Hào Cửu Tứ chủ tiết Lập-hạ.
Hào Lục Ngũ chủ tiết Tiểu-mãn.
HàoThượng-Lục chủ tiết Mang-chủng.
Quẻ Ly: Hào Sơ Cửu chủ tiết Hạ-Chí.
Hào Lục Nhị chủ tiết Tiểu-Thử.
Hào Cửu Tam chủ tiết Đại-thử.
Hào Cửu Tứ chủ tiết Lập-thu.
Hào Lục Ngũ chủ tiết Xử-thử.
Hào Thượng Cửu chủ tiết Bạch-lộ.
Quẻ Đoài: Hào Sơ Cửu chủ tiết Thu-phân.
Hào Cửu Nhị chủ tiết Hàn-lộ.
Hào Lục Tam chủ tiết Sương-giáng.
Hào Cửu tứ chủ tiết Lập-Đông.
Hào Cửu Ngũ chủ tiết Tiểu-tuyết.
Hào Thượng Lục chủ tiết Đại-tuyết.
Trời có ngũ vận (ngũ-hành), Đất có lục khí (tam Âm tam Dương). Để định được
vị trí thích hợp giữa vận và khí trong năm biến-hóa như thế nào, người ta nghĩ
ra cách phối-hợp Thiên can và Địa chi lập thành một “học-thuyết vận khí” để định
được 24 tiết khí trong năm cho chính xác.
Con người, được định-nghĩa như một ‘vật’ bẩm thụ khí Âm Dương và ngũ-hành
hoàn chỉnh nhất thì: ‘phải biết sống đồng nhịp với sự sống của vũ-trụ’:
Thiên ‘Ngũ-vận hành đại luận’ (Tố-vấn 67) viết: “Ôi! Cái dụng (Vận-hành) của
lẽ biến-hóa (làm cho) Thiên buông cái tượng (xuống), (làm cho) Địa thành hình…
Con người phải sống thông với Thiên Địa. Thiên ‘Âm Dương ứng tượng đại luận’
(Tố-vấn 5) đã nhấn mạnh: “Duy chỉ có bậc Hiền-nhân, trên lo phối với Thiên để
dưỡng đầu, dưới ‘tượng’ với Địa để dưỡng túc, ở giữa cố sống thích hợp với người
khác để dưỡng ngũ tạng.
Tinh khí của Thiên thành lục khí, Tinh khí của Địa thành ngũ vận. Con người
sanh ra trong giao-cảm của khí của Thiên Địa phải biết thích ứng bằng cách trên
thì dưỡng đầu, dưới dưỡng túc, ở giữa phải ăn ở bằng ngũ luân với người khác để
dưỡng ngũ tạng. Bởi vì chúng ta đều biết, bất cứ một sự quan-hệ nào giữa người
và người đều gây ra một cái ‘tình’. Tình này được phát ra bằng một trong ngũ
khí, trong đó ‘chí’ của Can chẳng hạn
thuộc ‘Nộ’. Quá nộ thì làm thương Can. Can khí bị nghich thì hoặc lên trên sẽ
ói ra máu, xuống dưới sẽ bị sán-khí, trưng-hà, đi ngang sẽ bị đau hông sườn. Hiền-nhân
hay là Thánh-nhân, hay là quân-tử…cũng chẳng qua dùng để gọi những người biết sống
theo những điều nói trên mà thôi.
Thiên ‘Bảo mệnh toàn hình’ (Tố-vấn 25) viết: Hoàng-Đế hỏi: “Trời che, Đất
chở, vạn vật đều có đầy đủ cái lý đó , nhưng không có vật nào quý bằng con người
. Con người bẩm thụ khí của Thiên Địa để được sinh ra, dựa vào cái phép của tứ
thời mà thành. Từ bậc quân vương cho đến kẻ thứ dân , tất cả đều muốn bảo toàn
được hình thể của mình…
Vương Băng nói rằng Thiên lấy Đức để lưu hành, Địa lấy Khí để hóa sinh . Đức
và khí cùng tương hợp thì vạn vật mới sinh. Ông cho rằng ý nghĩa của câu nói
trên tương hợp với ý nghĩa câu nói trong kinh Dịch: “Thiên Địa nhân uẩn, vạn vật
hóa thuần, Nam Nữ cấu tinh vạn vật hóa sinh: Thiên Địa hài hòa nhau thì vạn vật
hóa thuần, trai gái cấu tinh thì vạn vật hóa sinh.”
Thiên này nói tiếp: “Con người sinh ra ở địa, nhưng treo cái mệnh của mình ở
Thiên. Nơi mà Thiên Địa hợp khí gọi là ‘nhân’(người). Con người có thể ứng với
tứ thời thì Thiên Địa đóng vai trò phụ mãu (cha mẹ).
Theo Hoàng-Đế thì con người sống không thể tách rời với Âm Dương, cho nên nếu
nghịch lại sẽ bị bệnh. Trong phép chữa trị người thầy thuốc phải chú ý đến một
quá trình hợp lý. Kỳ Bá trình bày quá-trình ấy như sau:
(1) Trị bằng Thần-khí.
Chúng ta đã nói nhiều về thần-khí ở phần trước. Có thể tóm tắt thần Đây là
Thái-cực , là Nhất, là sự biểu lộ của khí huyết nơi con người.
(2) Biết cách ‘dưỡng
thân’.
Trương Cảnh Thông cho rằng nếu thân
mình bị hư, lại gặp phải hư khí của Thiên, cả hai ‘Hư’ cùng gặp nhau, khí đó có
thể đi vào đến cốt tủy, làm thương đến ngũ tạng. Vì thế con người nên biết được
sự hàn ôn của nhật, biết được lẽ hư thịnh của Nguyệt, biết được khí phù trầm của
tứ thời, ngõ hầu điều hòa được khí huyết trong thân thể mình, không cho tà khí
làm thương bệnh.
(3) Phải biết một cách
chân thực về độc dược.
Trương Cảnh Thông nói rằng ‘độc dược’ đây là chỉ vào thuốc uống để công tà
trị bệnh. Nhưng nếu chúng ta không nhận chân được tính vị của từng loại trong
việc chữa trị, dùng sai vai trò thì trái lại, nó sẽ làm thương đến chính khí. Trong thiên ‘Cửu châm thập nhị nguyên’
(Linh khu 1), Hoàng Đế cũng đã nhấn mạnh ‘Ta không muốn để cho họ (người dân)
‘uống phải độc dược’…’”Ông nói rằng ông chỉ muốn dùng loại kim vi châm để thông
kinh mạch cho người dân, điều-hòa khí-huyết cho họ…
(4) Chế những viên biếm-thạch
nhỏ lớn thích-hợp:
Đời Thượng-cổ chưa có kim châm, người ta dùng đá để chọc vào huyệt, những
viên biếm thạch đó có to có nhỏ, tùy theo bệnh thích hợp để dùng, về sau Hoàng
Đế và Kỳ Bá …chế ra kim châm thay thế cho biếm-thạch.
(5) Phải nắm vững tình trạng
huyết khí của tạng phủ.
Trương Chí-Thông nói rằng phủ thuộc Dương, Tạng thuộc Âm, khí thuộc Dương,
Huyết thuộc Âm. Con người ‘hữu hình’ không rời khỏi Âm Dương , vì thế phép chẩn
trị phải nắm được tình trạng hư thực của khí huyết của tạng phủ, sau đó mới thực
hiện việc châm trị.
Kỳ Bá cho rằng người thời nay (thời của Kỳ Bá) đã vận-dụng phép châm-trị
theo cách: bệnh hư thì châm cho thực, bệnh mãn thì dùng phép tiết tả. Theo Ông
phương pháp này là phương pháp chung của những người thầy thuốc tầm thường. Ông
nhấn mạnh:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét