ĐẠI ĐẠO LƯU DANH KIM CỔ KÝ [3] * Sưu khảo / Hiền Tài / Huỳnh Tâm

 32 - Những Người Kháng Chiến Theo Cộng Sản Gặp Đức Hộ Pháp.
Có lần xe của Đức Hộ Pháp đi công chuyện đến Gò Sặc, mấy vị người Bắc Việt kháng chiến theo cộng sản, nghe danh Đức Hộ Pháp nên họ đón xe lại rồi đưa giấy viết xin Ngài một ý kiến. Đức Ngài cầm viết, viết liền trên giấy:
" Buồn chưa đoạt đặng phép Thần thông,
Dụng thế phân thân đến đại đồng.
Ước tóm địa cầu về một mối,
Muốn thâu Thiên địa lại đồng tông.
Đưa gương diệu lý dìu Âu chủng,
Cầm kiếng Thiêng liêng chiếu Á Đông.
Bước Đạo từng quen nơi cửa tục,
Làng văn gặp bạn cũng vui lòng."
 
Đọc bài thi trên đây xong, các vị ấy mới thấy được cái chí lớn và quyền năng hệ trọng của một Giáo chủ như Đức Hộ Pháp. Quý vị ấy tỏ lòng cảm mến và tiễn Đức Hộ Pháp lên đường không kềm lại nữa.

 33 - Đức Hộ Pháp Dạy Các Vi Hành Pháp.
 
Khi hành pháp không cần phải nhất thiết lấy nhánh dương, mà mình cứ coi ngọn của một nhánh nào cao nhất lấy làm được, bất cứ là bụi cây nào.
 
34 -  Đức Hộ Pháp Hỏi Bà Tám Về Chín Cây Hương.
 
Vào những ngày cúng thời nơi Báo Ân Từ, Đức Ngài thấy ở trên bàn thờ có một cái lư cắm cây nhang. Đức Ngài dạy: - Trên bàn thờ Phật Mẫu vẫn cắm đủ 5 cây vào những ngày Đàn tại Báo Ân Từ. Đức Hộ Pháp quì cúng tại bàn ngoại nghi (Bàn hội đồng) còn nội nghi thì bà Tám, bà Tư, bà Bảy. Đức Ngài dạy Lễ sĩ điện hương cho Phật Mẫu. Quí bà bảo phải 9 cây và cắm trên lư hương hình vuông để ở ngoài.
Đức Ngài hỏi vì sao vậy. Quý bà trả lời: 9 cây là Cửu vị Tiên Nương. Đức Hộ Pháp hỏi vậy chớ Bạch Vân Động nữa mấy cây? Quý bà làm thinh. Tuy vậy Đức Ngài vẫn để 9 cây nhang y như cũ không thay đổi, vì quý bà quì nội nghi, Đức Ngài không làm quí bà buồn nên để vậy. Khi cúng Phật Mẫu lễ điện 5 cây. Đức Ngài bỏ bớt 2 cây, nhưng trên bàn thờ vẫn đủ 5 cây. Hương điện cắm trong lư đã có sẵn 5 cây. Còn ngoài là lư 9 cây gọi là kỉnh Cửu vị Tiên Nương
 
35 - Đức Hộ Pháp Thấy Đức Chí Tôn Qua Hình Ảnh Tàn Tật.
 
Vào thời kỳ Đức Lý Giáo Tông xin từ chức Giáo Tông thì Đức Hộ Pháp thấy hình ảnh Đức Chí Tôn dáng người bị cụt đi một chân, muốn đi thì nhảy lò cò mà đi. Kế đến khi Đức Hộ Pháp lại xin từ chức. Lần này Đức Hộ Pháp thấy Đức Chí Tôn chỉ ngồi một chỗ, muốn đi thì phải lết thật là thảm não vì đã cụt mất hai chân.
Thấy vậy, Đức Ngài cảm thương Đức Chí Tôn quá đỗi mà không dám từ chức nữa. Ngài lại xin Đức Lý tái thủ quyền hành kẻo tội nghiệp Đức Chí Tôn lắm.
 
36 - Đức Hộ Pháp Chơi Bài Một Lần Trong Đời Người.
 
Vào một dịp tết, lúc Đức Ngài còn ở đồn kiểm soát, vào một buổi sáng ra đi tiểu; tiểu xong trở vào đồn thì trước cửa đồn, cập mé lộ có một nhóm người chơi bài "Cu di" 12 lá tứ sắc; một đồng trúng mười đồng. Người chủ sòng bài thấy Ngài kêu nắm tay lôi kéo.
- Chơi bài Thầy tám. Tôi xổ Thầy đặt.
- Ngài nói: Thiệt chơi!
- Người chủ sòng nói: Thiệt mà, tôi Thầy Tám đánh.
- Ngài nói: Đánh thì đánh, tết mà phải hôn.
Xong, người chủ sòng sổ. Ngài đặt ngay con "Sĩ đỏ" tất cả là 30 đồng. Chủ sòng thấy Ngài đặt nhiều tiền có ý lo sợ, rồi đổi ý nói "Thôi Thầy xổ đi"
– Ngài nói: " Ừ! Cũng được."
Tiền vẫn để y nằm trên lá bài "Sĩ đỏ" lúc mà Ngài đã đặt không thay đổi.
- Người chủ sòng nói: "Ngài đánh, Ngài xổ cùng "Sĩ đỏ". Thầy chơi thật sao?"
- Ngài nói: "Ông sổ tôi đánh, tôi xổ ông đánh tôi mà, thiệt chứ đâu có chơi".
 
Đức Ngài cầm 12 lá bài lên, xòe tròn rồi rút ngay con "Sĩ đỏ" trên tay đưa trước mặt cho người chủ sòng. Chủ sòng cả kinh, chung tiền, rồi không nói một lời, dọn đi nơi khác.
Đức Ngài nói: "Tao vốn không ưa bài bạc, mà nó rủ rê, tao cũng đánh cho nó biết mặt."
 
37 - Đức Thủy Thủ Và Bàn Tay Nắm.
 
Lúc ở đồn kiểm soát, ngay bên kia bờ Thủ Thiêm, vì bất mãn thái độ của người Pháp họ cho là dân Nam ngu dốt, nên Đức Ngài có ý phá bọn Pháp chơi.
 
Thời đó, Ngài làm trưởng ban phân công tác các đội đón trạm để kiểm soát đồ buôn lậu mà bắt. Người dân làm nghề này đa số nghèo khổ, cực nhọc, vất vả, họ bất chấp nguy hiểm, họ liều lĩnh để kiếm sống.
 
Thấy vậy, Ngài nảy lòng trắc ẩn, rồi sinh ý nghĩ là tự mình đến liên lạc với bọn đó, và cho biết vị trí các trạm, luôn cả giờ giấc đón tuần, cả đến những dấu hiệu của lính tuần tra thay đổi để cho họ tìm lối khác mà đi tránh né, hoặc tìm cách giấu che qua mặt.
 
Ngài gặp họ, rồi nói chuyện. (Bọn này chưa biết Ngài là trưởng ban tuần tra bắt luôn lậu). Ngài dặn mỗi ngày cho người tới một điểm nào đó do Ngài chỉ, lúc mấy giờ sẽ có người cho biết tin tức mới.
 
Cứ ngày nào cũng vậy, đúng giờ đã định, họ đến ngay điểm mà Ngài cho gặp. Bằng cái "Rông" choàng người kín bít thùng thình, đầu quấn khăn bịt kín chỉ còn 2 mắt, tay cầm “ba-toong”.
 
Đức Ngài nói: " Tôi vâng lệnh Đức Thủy thủ đến chỉ thị để giúp đỡ anh em buôn bán kiếm sống. Dấu hiệu bàn tay nắm lại " là mật hiệu.
 
Ngài nắm bàn tay làm kiểu để biết nhau và cứ như thế bọn họ nắm được tin tức nên kiếm được khá nhiều tiền mà không khi nào bị bắt, có chăng là những chuyến bị bắt nhỏ trá hình để cho sự việc không làm người Pháp để ý.
 
Một lần, Ngài xuất hiện với một hình như cũ để chỉ điểm, bọn họ dâng lên cho Ngài một bọc tiền để gọi là đền ơn đáp nghĩa. Đức Ngài quất cho mỗi người một gậy (ba-toong) rồi nói ra lệnh: “Cấm nhặt không được làm vậy nữa!”.
 
Đức Ngài tiết lộ lúc đó thấy tiền nhiều, lương ít cũng động lòng tham lắm. Nhưng lương tâm đâu cho làm vậy được, vì làm như vậy là mình lấy của họ rồi, còn gì là ân nghĩa.
 
Từ đó, bọn họ thấy Ngài như vậy nên rất quí trọng Ngài. Họ lập bàn thờ Đức Thủy thủ trên bàn thờ là hình ảnh một cái búa làm hiệu.
 
Một hôm, Ngài dẫn một vài người bạn sang bên kia sông chơi, vì Ngài biết trong xóm đó có người làm buôn lậu. Sang sông, đi rảo rảo dạo chơi một lúc. Đức Ngài mua một con vịt. Ngài xách vịt vào một nhà để xin nghỉ trưa, Ngài nhờ người nhà nấu giùm nồi cháo vịt.
 
Bà chủ nhà thấy khách vui vẻ tự nhiên, mà mình thì không bận việc gì, hơn nữa khách đã nói lời xin khi bước vào nhà, mình đã thuận, thì khách ăn trưa mình giúp được.
 
Trong khi chờ đợi, mọi người đang nói chuyện, thì phía sau nhà, chồng chị chủ nhà về, kéo xuồng vào rồi cột chậm rãi, bước vào nhà thận trọng, hỏi vợ: “Nhà có khách là ai vậy? Có quen biết hôn mà lại đến nhà nghỉ một cách tự nhiên như vậy”.
 
 Anh chồng tỏ vẻ bực bội, không đồng tình. Lúc ấy các bạn Ngày thấy bầu không khí có hơi ngột ngạt, sắp nguy rồi. Riêng Ngài thì bình thường, bởi Đức Ngài dẫn bạn vào nhà này là vì Ngài thấy có bàn thờ Đức Thủy thủ trong ngôi nhà này, nên mới dám và tự nhiên như vậy. Chờ ông chồng từ nhà sau bước lên nhà trên, Đức Ngài liền nắm bàn tay năm ngón lại đưa ra y như kiểu Đức Ngài đã từng làm trong trang phục thùng thình đầu quấn khăn, kín mặt chỉ điểm ra lệnh cho họ phương án để qua mặt tuần tra. Ông chủ nhà thấy vậy cả kinh, đổi giận ra mừng, lại hối hả sai vợ đi mua đồ thêm để đãi, còn nồi cháo vịt để ông lo. Buổi tiệc ấy khá thịnh soạn và vui vẻ lạ thường, các bạn của Ngài không khỏi hoài nghi vì cách đối xử của người chồng khác lạ lắm, ông khép nép và kính cẩn đối với Ngài và các bạn Ngài, có vẻ tôn trọng lắm vậy.
Các bạn của Ngài hỏi: " Sao ông tôn trọng mình quá vậy? "
Ngài nói: " Tôi cũng không biết nữa "
Một thời gian sau, Đức Ngài thấy cũng tạm khá cho cuộc sống những người ấy. Ngài viết thư hẹn ngày sang chơi. Đúng ngày, Ngài đi một mình. Bọn họ đã chuẩn bị trước nên đón Ngài một cách hết sức chu đáo. Xong tiệc, bọn họ dùng ghe đưa Ngài sang bờ, ghe vừa cặp bờ, Ngài đứng trước mũi ghe thay vì bước lên, Ngài quay lại quơ giò đá người kế bên một cái, rồi xoay người ngang, phóng nhảy, vụt phóc lên bờ coi gọn gàng lắm, rồi lặng lẽ ra đi. Ngài ngụ ý cho bọn họ thấy “Mình là đàn anh thiệt, chớ chẳng phải thường”.
 
Để chấm dứt quan hệ này, Ngài không dính liếu với họ nữa, một hôm Ngài gởi một bức thư báo tin rằng “Đức Thủy thủ giờ đây đã đi biệt tích, không biết đi đâu, có lẽ đã chết rồi”. Từ đó không bao giờ gặp họ nứa.
 
38 - Đức Chí Tôn Không Phụ Lòng Con Cái Của NGƯỜI.
 
Vào một thời kỳ Đạo mới phôi thai, nhóm anh em ở Khổ Hiền Trang rất say mê thức đêm theo hầu cơ để học Đạo; và cũng là để độ người mới nhập môn vào.
 
Một hôm tại nhà ông Đinh Công Trứ là anh lớn dẫn đầu nhóm tín hữu. Anh em tập họp lại nhà cũng hơi đông để học hỏi trao đổi nhau. Trời đã gần sáng mà tinh thần của anh em hãy còn hăng say không hề mệt mỏi, họ có cùng một suy nghĩ là kêu anh lớn cầu cơ Tiên. Lúc ấy nhà ông Trứ còn nghèo, trong nhà không có một cái bàn nào coi khang trang cả, chỉ có một cái ghế ngồi là quý lắm rồi. Họ khởi sự lập bông trái rượu trà đèn nhang thật đầy đủ, thật trang nghiêm, rồi đặt Thánh Tượng Thiên Nhãn Đức Chí Tôn lên. Xong xuôi, đâu vào đấy. Tất cả quì bái lạy khẩn cầu. Đức Chí Tôn giáng và cho bài thi:
" Thương con chẳng lựa chỗ cao ngồi,
Giáng thế ngự trên cái ghế ngồi.
Khuyên cả chúng sanh đừng phi lễ,
Đêm nay hầu mãn khó trông rồi."
 
Quả thật, Đức Chí Tôn không phụ lòng con cái của Ngài bao giờ. Đức Chí Tôn để một lời khuyên chan chứa cả một ân đức vô ngần của Đấng Cha lành không có gì sánh được.
Và việc này, Đức Hộ Pháp cũng không ngăn cản, nhưng Đức Ngài căn dặn nhóm Minh Thiện Đàn: Mấy anh em cố đừng để Đức Chí Tôn quở nghe! Đức Chí Tôn mà quở là tổn đức lắm đó.
Đức Ngài còn căn dặn thêm: Hễ đàn cơ học hỏi riêng một chuyện gì, hoặc có liên quan đến gia đạo của mình thì không nên phổ biến vì e cho người ta không hiểu, họ gièm pha đánh đổ mà cả hai mang tội.
 
39 - Đức Chí Tôn Cho Dì Tư Của Đức Hộ Pháp Bài Thơ.
 
Một đàn cơ Đức Chí Tôn giáng cho một bài thi như vầy:
Chẳng nên danh lớn bởi không tu,
Sấu muốn hóa Long trước gọi Cù.
Mình muốn mà làm thì chẳng được,
Công danh thôi đã "Ứ hừ hư".
Cho thấy sự khéo léo của Đức Chí Tôn làm thơ mà người thường không thể hiện được, bởi Đức Chí Tôn dùng miệng, Ngài ngậm lại như kiểu chán rồi phát ra lời, ba chữ sau không lời do nín hơi, một cách thở mà thành văn ngữ. Chỉ có Đức Chí Tôn mới sáng tạo được vần thơ tuyệt ý.
 
40 - Bà Giáo Sư Hương Hồ.
 
Hồi những năm đầu mới mở Đạo, có một người phụ nữ vì chán ngán cái cảnh làm vợ của mình nên trốn chồng bỏ nhà ra đi và sau đó được các Đắng độ dẫn đi tu, đó là bà Giáo sư Thánh danh Hương Hồ.
 
Câu chuyện của bà như sau: Bà là vợ lẻ của một vị công tử, người ta gọi là Hắc công tử, người ở Bạc Liêu. Vị công tử Bạc Liêu này có lẽ lai Miên nên nước da ngăm đen, nên dân gian gọi là Hắc công tử. Hắc công tử vì có tình dục quá mạnh, quá cường dâm, nên vợ chịu không nổi đành bỏ trốn đi, vì liệu sức mình không kham nổi ngày này qua ngày khác trong trạng thái đòi hỏi vô độ của chồng, người vợ lẻ sợ sẽ bị bệnh rồi sớm chết nếu còn ở lại, nên nhất quyết trốn đi.
 
Khi đến Trung Lương thì ông đuổi theo kịp và bắt lại. Để dứt khoát việc chồng vợ, bà can đảm, mạnh dạn nói ra tủi thẹn của mình, về tất cả tâm ý mà mình gớm ghê chịu đựng từ bấy lâu nay; và nhất định không về, bà cự tuyệt một mực không nao núng, bà khẳng định chẳng thà chết tại đây, chớ không thể chết ở nhà ông vì quá sợ ăn ở với ông, bà yêu cầu chồng cho bà được ly dị, và chỉ có ly dị mà thôi. Hơn nữa, lợi thế cho bà là vì bà là vợ lẻ.
 
 Ông công tử Bạc Liêu biết bà đã nhấtt quyết, và không tài nào thuyết phục bà được nứa, nếu áp chế thì việc sẽ trở nên càng xấu xa thêm, mà hậu quả thì ông đã thấy chắc rồi, ông đành chấp nhận lời yêu cầu của bà. Thế là xong, bà buồn chán cho sự đời, cho cuộc đời mình, rồi trở lại Vĩnh Long là xứ sở của bà.
 
Trong một đàn cơ cầu ở Vĩnh Long, Bà Bát Nương thấy bà có tâm sự, nên giáng cơ cho một bài thi nói lên tình trạng của bà và khuyên bà sớm nên lo tu.
THI
Chiếc lá linh đinh ở giữa vời,
Thôi đành bến Phạm để an nơi.
Vầng hồng đã khó thay màu đất,
Phận bạc đành cam đợi sắc trời.
Trăng chói cội tùng trăng lổ đổ,
Tuyết đoan cành tử tuyết trong ngần.
Cơ đời đã thế, thôi đành thế,
Dâu bể đòi phen cũng đổi dời.
“Cành tử” là dây lý đeo (con bám mẹ) còn gọi là cây tử lý.
 
Sau đó bà nhận được từ các Đấng Thiêng Liêng một sự an ủi. Bà giác ngộ, nhập môn vào Đạo và được phong phẩm Giáo sư Thánh danh Hương Hồ.
 
Bà Bát Nương nói “Chiếc là linh đinh ở giữa vời” là nói lên cuộc sống của bà Hương Hồ. Được biết Bà Hương Hồ là con riêng cùa bà Lâm Hương Thanh. Trước khi làm vợ Hắc công tử, bà đã có một đời chồng là người Pháp, có sanh một đứa con gái tên là Si-ranh.
 
Sau khi ly dị với Hắc công tử bà lại về làm vợ của ông Trạng sư Dương văn Giáo (là Bảo Cô Quân).
Sau này, có lần về Tây Ninh bà kết hợp với Bà Hương Hương (con Ông Thơ) vợ của Đốc Lưu Phương để dọn đất rừng vùng Cực Lạc cảnh. Kể từ đó, thời gian sau này, không ai biết tin về bà nữa; có người nói bà qua Pháp hay sang Hoa Kỳ không rõ.
 
Hồi ở Phú Mỹ, Đức Hộ Pháp có đến Vĩnh Long để thăm bà Lâm Hương Thanh. Sau đó, Ngài nói với Bà Lâm Hương Thanh là: "Sẵn đây tôi đi thăm chị Hà Tiên Cô một thể".
Do đó, sau này người Đạo nghĩ là bà là Chơn linh của Hà Tiên Cô. Vì Đức Hộ Pháp nói đến thăm chị Hà Tiên Cô là đến thăm bà Hương Hồ. Bà Hương Hồ có nhà riêng cách xa nhà bà Lâm Hương Thanh.
 
41 - Nguyên Căn Ông Lê Bá Trang.
 
Ông Lê Bá Trang được Đức Chí Tôn phong vào hàng phẩm Chánh Phối sư phái Ngọc; Thánh danh Ngọc Trang Thanh. Sau đó vì nghe lời ông Nguyễn Ngọc Tương (Chánh Phối sư phái Thượng; Thượng Tương Thanh) tách rời Tòa Thánh Tây Ninh để lập thành chi phái.
 
Sau ngày đó, Bà Bát Nương giáng cơ cho một bài thi nhắc lại kiếp căn đồng thời cũng để nhắc nhở ông.
Sút lưỡi Thanh Long mới sợ câu,
Hỏi ai có biết buổi không đầu.
Đã từng kết tóc chê ngôi Chúa,
Nhướng mắt phun râu trợn lũ tào (tào lao).
Sáu tướng lụy mình vì đảnh Hớn,
Lữ Mông bặt tích tại Xuân Thu.
Lầm mưu ví để sau nên họa,
Đừng đến Bát Nương để khẩn cầu.
Qua bài thi trên hiểu rằng: Ông Lê Bá Trang là người được Quan Thánh Đế Quân chiếc chơn linh.
Đức Quan Thánh Đế Quân giáng cơ gọi ông Lê Bá Trang là Linh Tử.
 
42 - Đức Hộ Pháp Dạy Kẻ Trộm Trái Cây .
 
Có một lần Bảo thể bắt được một đứa trẻ hái trái cây trôm ở Hộ Pháp Đường đem trình diện với Đức Ngài, và thuật chuyện rình rập khó khăn mới bắt được. Nghe qua sự việc, Ngài nói rằng:
"– Sao con không đem trái cây hái được để cùng mấy anh ăn đi để cho bị bắt thế này. Thôi về đi. Lần sau có hái thì chia hết cho cả thảy cùng dùng, đừng có ăn một mình nghe hôn."
 
43 - Đức Hộ Pháp Quan Tâm Đến Công Thợ.
 
Một hôm Đức Ngài xuống trai đường để xem công quả dùng cơm. Đức Ngài thấy trên vách phía bên thợ hồ ngồi ăn có một hình vẽ: Cây cân dĩa, đầu nặng thấp xuống là một trái vú sữa, đầu nhẹ cao lên là một cái bay. Đức Ngài cười rồi nói:
– Thằng Thề nó trách tao.
Qua bữa sau anh em thợ hồ được một bữa ăn vú sữa do Ngài thết đãi. (Lúc này là mùa vú sữa)
 
44 - An Táng Ông Trang.
 
Lúc Ông Lê Bá Trang qui vị. Ông Tương cho liệm trong Liên đài rồi tổ chức bổn đạo ở Bến Tre theo phái ông lập đưa Liên đài về Tòa Thánh.
 
Lúc đoàn người đến cửa Hòa Viện, Thánh Vệ – Bảo Thể vào trình với Đức Hộ Pháp. Đức Ngài ra lệnh đóng cửa, giữ cho thật nghiêm nhặt, và phán cho vị thủ lãnh Bảo thể truyền lời Ngải lại, rằng:
– Nếu đưa đám thì ông Tương phải cởi bộ đồ Giáo Tông của ông đang mặc rồi đi sau Liên đài làm người đưa đám thì mới cho vào. (Trước đó ông Tương mặc đồ Giáo Tông, ngồi trên kiệu đi trước dẫn đầu)
 
Cuộc cải và tranh chấp giữa Bảo Thể - Thánh Vệ và đoàn người đưa đám ông Trang bắt đầu. Trời đổ mưa lớn, tang chủ và một số đông người theo đám ướt lạnh. Con ông Trang khóc lóc cầu xin ông Tương chịu phép cho qua êm. Không thể kéo dài tình trạng này được, ông Tương đành chìu theo cho êm xuôi công việc. Đoàn người được vào cửa. Đức Hộ Pháp dành riêng phía Đông lang đón rước đoàn người của ông Tương vào nghỉ, ở để dự lễ cúng tế. Sau đó, mọi người thấy ông Tương ôm Đức Hộ Pháp khóc sướt mướt; Đức Ngài cũng khóc theo. Hình ảnh này làm cho mọi người đặt nhiều suy nghĩ.
 
Cho đến ngày nay cũng không ai giải thích dầu đã có chứng kiến tận tường. Người ta nghĩ: “Có lẽ đó là nội tình riêng của hai ông chăng?”
 
Lúc an táng ông Trang, phần mộ cho ông, Đức Hộ Pháp cho công thợ lo làm, còn vật liệu thì nghĩ có bên của ông Tương, hoặc gia đình ông Trang đã chuẩn bị sẵn đem lên. Nhưng công thợ không có vật liệu làm, mà Liên đài đã bốc mùi hôi, công nhơn báo cáo Đức Ngài, Đức Ngài mới biết và vỡ lễ.
– Gia đình quá nghèo không lo được.
– Phía Đạo ông Tương thì về Bến Tre không liên lạc. Đức Hộ Pháp liền ra lịnh cho Công viện và Hộ viện tiếp với Đức Ngài mà lo cho ông Trang chu tất.
 
45 - Thầy Giáo Văn
 
Thầy Giáo Văn ( Lê Văn Chương), làm giáo viên tại Đạo Đức Học Đường, Tòa Thánh, Tây Ninh. Thầy Văn có nhiều học trò thành danh, như Sĩ quan, Công chức, Phú gia, hoặc Thọ phong Chức Sắc,v.vTrái lại kiếp sinh Thiên sứ của thầy giáo Văn để lại một góc lịch sử Đạo cho mai sau ký ức khó quê.
 
Theo lời tường thuật của Ông Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Nguyễn Văn Hợi. - Thầy Giáo Văn dâng tờ cầu phong Lễ Sanh, lấy công nghiệp Giáo viên. Khi cầu tại Cung Đạo, Đức Lý Giáo Tông giảng dạy Thầy Giáo Văn (Lê Văn Chương) rằng: " Hiệp Thiên Đài định vị, nhưng phải có đề nghị của Quyền Giáo Tông mới được."
Ý rằng: Ông Lê Văn Chương (Giáo Văn) vốn đã định phẩm vị tại Hiệp Thiên Đài. Từ đó tên tuổi của thầy giáo Văn xuất hiện như một Thiên sứ đúng thời điểm Đạo biến.
 
Cuối mùa Đông, năm 1934. Đền Thánh tổ chức lễ Tấn phong Đầu Sư và Chánh Phối Sư. Đức Hộ Pháp cử hành lễ Tấn phong phẩm Đầu Sư phái Thượng cho ông Nguyễn Ngọc Tương. Buổi lễ diễn ra đầy đủ nghi thức, không khí trang nghiêm rất long trọng, và hoành tráng. Ông Thượng Tương Thanh chính thức đăng điện thọ phẩm Đầu Sư phái Thượng trong cảnh uy nghi, toàn Đạo vui mừng và tôn kính.
            Chương trình lễ tiếp theo: Đức Hộ Pháp tấn phong ba (3) vị Thời Quân: Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, Khai Đạo Phạm Tấn Đãi, Khai Thế Thái Văn Thâu chính thức hành quyền Chánh Phối Sư.
Tiếp theo: Đức Hộ Pháp đọc chú giải Pháp Chánh Truyền, về phần hành quyền của Đầu Sư, và Chánh Phối Sư. Lúc này Ông Tương tự thấy Đầu Sư cao tột đỉnh chỉ dưới Qu. Giáo Tông, nhưng trái lại không uy quyền danh tiếng bằng Chánh Phối Sư, cho nên ông rủ ông Lê Bá Trang, cùng nhau quyết định từ nhiệm Đầu Sư để trở lại giữ chức Chánh Phối Sư như cũ.
Lễ buổi chiều cùng ngày. Ông Nguyễn Ngọc Tương tuyên bố trước Đức Hộ Pháp và toàn Đạo: " - Tôi (Tương) không nhận chức Đầu Sư nữa, chỉ muốn ở lại vị trí cũ Chánh Phố Sư mà thôi."
Đức Hộ Pháp hiểu ý của Ông Tương, trả lời: " Hiền Huynh suy nghĩ xem đã làm lễ tấn phong cho ba (3) vị Chánh Phối Sư, việc này không thể đảo ngược được."
 
Ông Tương chưng hửng, dù muốn tiến không được mà lùi cũng không xong, bởi Đức Hộ Pháp và toàn Đạo cũng đã chấp thuận sự từ nhiệm của Đầu Sư Thượng Tương Thanh. Hai ông Tương-Trang liền lập mưu, tách rời Tòa Thánh, về An Hội, tỉnh Bến Tre lập Ban Chỉnh Đạo. Ông Tương hối hả khăn gói, mang hết giấy tờ toàn bộ đất đai của Tòa Thánh, và Thánh Địa, Tây Ninh đem về An Hội, tỉnh Bến Tre.
            Thánh Thất An Hội, tỉnh Bến Tre lập Ban Chỉnh Đạo, vào ngày 24 tháng 7 năm 1934, và lập văn phòng tại Thánh thất Bình Hòa (Gia Định). Sau đó ông cùng với ông Đầu sư Lê Bá Trang tổ chức một Đại hội ngày 1 tháng 11 năm Giáp Tuất (tức 20 tháng 11 năm 1934)
 
Ngày 05 tháng 7 năm 1934. Thầy giáo Văn nhận lịnh của Đức Hộ Pháp, xuống An Hội, Bến Tre sinh hoạt chung với Ban Chỉnh Đạo. Trước khi đi, Đức Hộ Pháp căn dặn tỉ mỉ, dùng thấu thị, nhãn thông, và trí tuệ sáng suốt nhận thức đúng đắn, giúp giải quyết vấn đề một cách tỉnh táo, không thể sai lầm, hầu thành công để sau này Đạo không cần kéo dài tranh tụng vô ích với Ông Tương, vậy chú Hai có thực hiện được không ?
Dạ thưa Đức Ngài an tâm: - Đệ tử thực hiện được.
Đức Hộ Pháp ban phép lành, và trục Thần cho thầy Văn, bằng cách chiết Thần của Hộ Pháp nhập vào thể xác của thầy Văn, buổi lễ chiết Thần kết thúc, Thầy trò hẹn ngày tái ngộ.
 
Thầy giáo Văn ý thức được, đây là sứ mạng tối mật của Hội Thánh, chính Đức Hộ Pháp chỉ định và tin tưởng trao nhiệm vụ đến tỉnh Bến Tre gia nhập Ban Chỉnh Đạo, hầu tìm mọi phương thức lấy được bộ sổ đất Thánh Địa đem về Tòa Thánh.
 
Vốn thầy giáo Văn một nhà trí thức, có kiến thức sâu sắc, nay bỏ Tòa Thánh, Tây Ninh về với Ông Tương thì có chi bằng. Tháng đầu, thầy giáo Văn thuyết phục được Ông Tương tịnh luyện để thành tiên, phật. Thầy giáo Văn hướng dẫn tịnh luyện theo phương thức của Đức Hộ Pháp. Khởi đầu Ông Tương thực hiện cảm thấy nhận được ít nhiều kết quả.
Vài tháng sau thầy giáo Văn được Ông Tương tín nhiệm, tấn phong lên làm "Hộ Pháp"; gọi là Lê Hộ Pháp, uy tín của thầy giáo Văn được xem ngang hàng với Ông Tương. Tuy nhiên về mặt hành chính đạo Lê Hộ Pháp (Lê Văn Chương), dưới quyền Ông Tương,  lúc này Ông Lê Bán Trang vị trí thứ ba trong Ban Chỉnh Đạo. Tiến nói của Lê Hộ Pháp được Ông Tương lắng nghe một cách trịnh trọng, bởi ham thành tiên, phật phải nghe Lê Hộ Pháp.
Ông Tương trao đổi với Lê Hộ Pháp, muốn nhập tịnh ba (3) tháng, nhưng không an tâm vì việc Đạo rất phức tạp không ai lo.
Lê Hộ Pháp đáp:
- Thề thì Đại Huynh trao mọi việc cho Đại Huynh Lê Bá Trang quán xuyến cũng được vậy.
- Nhưng mà tôi muốn Hiền Đệ hơn là Huynh Trang, dù sao cũng là Hộ Pháp an tâm hơn, nhất là phải lo an ninh để tôi tịnh luyện.
Lê Hộ Pháp đồng ý, và hỏi :
- Khi nào Đại Huynh bắt đầu tịnh luyện.
- Thuận tiện nhất là đầu tháng sau.
 
Trước khi tịnh luyện Ông Tương tổ chức một phiên họp công bố lý lo và ủy nhiệm quyền hành cho Lê Hộ Pháp, lãnh Đạo Ban Chỉnh Đạo, trong ba (3) tháng.
Hôm sau, Ông Tương hướng dẫn Lê Hộ Pháp xem xét cách thức điều hành Ban Chỉnh Đạo và hành chính Đạo, như giấy tờ khai báo, sổ danh Đạo, tài sản, trong đó có giấy tờ tài sản của Tòa Thánh Tây Ninh,v.v...
Ông Tương trong cậy vào thầy giáo Văn. Tuy nhiên Ông Tương không trao chìa khó ngăn tủ tài liệu giấy tờ tài sản của Tòa Thánh Tây Ninh. Lúc này thầy giáo Văn cảm thấy Ông Tương chưa tin tưởng một cách tuyệt đối. Tất nhiên mưu trí phải vận dụng cho hợp lý, thầy giáo Văn, nói:
- Một khi đã vào tịnh thất, tu luyện là phải bỏ xuống tất cả những thương tiếc, tình đời, tài sản, vật dụng trong thân, có như vậy luyện mới thành quả. Lê Hộ Pháp có một cách nói chân thành Ông Tương không thể tham lam, và vọng động sẽ làm hỏng tu luyện. Cuối cùng trước khi Ông Tương nhập tịnh, trao tất cả chìa khóa cho thầy giáo Văn trông coi và giữ gìn, nói:
- Nếu chính quyền có hỏi giấy tờ của Đạo, tôi sẽ thay mặt Đại Huynh tiếp được không ?
-  Lê Hộ Pháp tự nhiên thay mặt tôi mà hành Đạo, cũng như chuyện bất ngờ không ai biết trước, lỡ có chính phủ đòi giấy tờ, hoặc trình bào điều gì đó khỏi phải vọng động đến tôi, cho nên Lê Hộ Pháp thay mặt tôi mà xử lý mọi việc trong đạo, nhất là ngoại giao với chính phủ Pháp cho mau lẹ.
 
Thầy giáo Văn, nói thêm:
- Đại Huynh nói đúng lắm, khi nhập tịnh thì trong và ngoài phải an ninh, im lặng, nhất là không làm cho Đại Huynh bị vọng động. Cho nên lúc tịnh luyện không liên lạc trong và ngoài, nếu có chỉ dùng bút đàm. Dùng cơm, nước đưa vào cửa sổ, ngày hai bữa thanh đạm. Tuy nhiên Đại Huynh phải công bố để Đại Huynh Chưởng Pháp Lê Bá Trang và toàn Đạo biết mà an tâm.
Trước ngày 1 tháng 11 năm Giáp Tuất (tháng 11 năm 1934) nhập tịnh, một lần nữa, Ông Tương triệu tập bổn đạo, tuyên bố: "- Hôm nay; tôi giao trọn quyền hành Đạo cho Lê Hộ Pháp chính thức đảm nhiệm mọi việc Đạo trong thời gian tôi vắng mặt".
 
Lúc này, bổn đạo kính trọng Lê Hộ Pháp, nắm quyền Đạo của Ban Chỉnh Đạo. Chỉ cần vài tháng thầy giáo Văn đã tiến gần hơn tới khả năng tha hồ "hô phong hoán vũ", và tự do tung hoành nếu muốn. Tuy nhiên thầy giáo Văn ngày ngày vẫn sinh hoạt bình thường, tiếp xúc cởi mở va câm lo Đạo sinh hoạt được an tịnh trong-ngoài, chính Ông Chưởng Pháp Lệ Bá Trang cũng phải kính nỡ, bổn đạo ai cũng dành cho thầy giáo Vân những cảm tình đặc biệt.
Tứ thời nhật tụng, lễ đàn nghiêm túc, giảng Đạo thu hút người nghe, tiếng nói của thầy giáo Văn có một trọng lượng mạnh mẽ trong lòng bổn Đạo.
Ông Tương tịnh luyện đã được 30 ngày rất hài lòng, an nhiên tịnh luyện mà không vấn đục. Nhờ có bút đàm của những người thân tín đưa tin, biết tin Lê Hộ Pháp xử lý mọi việc Đạo rất chu đáo.
Buổi sáng ngày thứ hai đầu tháng, thầy giáo Văn lấy hết toàn bộ giấy tờ, hồ sơ đất, và chứng từ tài sản thuộc của Tòa Thánh, Tây Ninh bỏ vào túi xách. Còn những gì thuộc về Ông Tương thì để lại, riêng tài chánh cũng không lấy một đồng xu teng.
Khuya cùng ngày, thầy giáo Văn về đến Tòa Thánh, đi thẳng vào Hộ Pháp Đường. Lúc này, Đức Ngài đang uống trà, có ý ngồi chờ công nghiệp của thầy Văn.
Thầy trò gặp lại nhau vui mừng, thầy Văn lấy trong túi xách dâng lên Đức Hộ Pháp toàn bộ giấy tờ chủ quyền Tòa Thánh, kiểm tra lại đầy đủ. Đặc biệt có hai tài liệu thông đồng, và cam kết của Thực Dân Pháp và Ông Tương quyết định tiêu diệt Đạo Cao Đài Tòa Thánh, Tây Ninh.
Đức Hộ Pháp thâu Thần lại, và dạy rằng: - Từ nay Chú Hai Văn nhất định phải giả điên, để tránh ông Tương trả thù, cho người sát hại, làm như thế mới sống được. Vì thời cuộc, phải giả điên, giả say để qua mắt chính quyền mọi thời thế. Tuy nhiên phải ở lại Hô Pháp Đường trong một thời gian tương đương khi còn ở Ban Chỉnh Đạo.
Tình hình chung thầy Văn đến Bến Tre và về Tòa Thánh, đồng Đạo không ai biết. Nửa tháng sau có tiếng đồng thầy giáo Văn mất tích. Đúng bảy (7) tháng sau ông Hai giáo Văn xuất hiện tại Thánh Địa có lúc tỉnh lúc ngây.
 
Đức Hộ Pháp cho biết: - Nếu Hai Văn, thọ phong Sĩ Tải thiệt thọ thì sẽ hư, cứ để làm "Folie de cour"sau này còn giữ được phẩm vị.
Đức Ngài giải thích thêm: " - Folie de cour" là những người khuyên can vua bằng cách giả điên, vì quyền quân chủ chuyên chế ngày xưa không có kẻ tỉnh nào dám can vua, bởi sợ bọn xàm nịnh ám hại sẽ bỏ mạng, nên có người thành công trong Folie de cour. Hai Văn tiếp thu được ý của Đức Hộ Pháp, cho nên muốn can khuyên ông Tương đừng nghịch với Tòa Thánh.
 
Khi Hai Văn gia nhập Ban Chỉnh Đạo, vận dụng những gì Đức Hộ Pháp giảng dây, áp dụng vào môi trường thực tế bằng lời chân tâm xa gần, phải trái với Ông Tương, và tỏ thiện chí cúc cung tận tụy. Có lần "trà dư tửu hậu", Hai Văn và Ông Tương thảo luận việc Đạo. Hai Văn phân tích: " - Thưa Đại Huynh, Chức Đầu Sư của Chí Tôn ban cho mà vì lý do gì lại chê, nếu muốn lên Giáo Tông thì phải nhận chúc Đầu Sư, vậy Đại Huynh không sợ Thiên Điều à, không ngán Ngũ Lôi tru diệt à. Nay Đại Huynh đã trả lại Đầu Sư thì mai này làm sao lên Giáo Tông, v.v..." Quả nhiên Ông Tương thở dài hối hận! ( * Tài liệu thư viện Cao Đài Paris, Pháp Quốc)
 
Trong kiếp sinh của thầy giáo Hai Văn có những đặc điểm phi thường của một chơn linh ẩn hiện nhập thế, thực chất cá tinh sống trong bình tĩnh, từ tốn, điềm đạm, thẳng thắn, bộc trực, rất mô phạm. Tuy nhiên xử thế tùy đối tượng mà tác động trong suy nghĩ, chuyển đến hành động. Bởi thế có mấy ai hiểu thầy giáo Hai Văn, ngoài Đức Hộ Pháp. Có những lúc hai thầy trò Đức Hộ Pháp và Hai Văn trao đổi hành quyền Đạo rất tâm đắc, chuyện lớn nhỏ của Đạo, giáo Văn đều trình bày để Đức Hộ Pháp biết.
Những ngày ông Trung Tướng Nguyễn Thành Phương bao vây Hộ Pháp Đường, vào giờ cuối cùng Đức Hộ Pháp lấy quyết định lên đường lưu vong Campuchia. Hai Văn oà khóc nức nở, khẩn khoản nài xin cho đi theo, một-hai nhất quyết đòi đi hầu hạ Người. Chuyến đi của Đức Hộ Pháp do Trung Tướng Nguyễn Thành Phương phối trí, với trách nhiệm nặng nề, căng thẳng tinh thần trước kế hoạch bảo vệ Đức Hộ Pháp ra cửa chính của Hộ Pháp Đường (đi Đại lộ), và tự nhận mang gông cùm về tội với Đạo "Hại Thầy phản Đạo", cho nên không chấp nhận bất cứ ai đi theo Đức Hộ Pháp. Đức Ngài khuyên Hai Văn: " - Chú Hại phải ở lại bởi còn nhiều việc Đạo cần đến Chú ". Hiện diện giờ chia tay từ giã Hộ Pháp Đường gồm có Đức Hộ Pháp, Tướng Phương, Bảo Đạo, Hai Văn, tất cả ôm nhau lần cuối để từ biệt hai tiếng trĩu buồn, lưu luyến, nguồn cơn đoạn trường!
Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa cũng đòi đi theo, nhưng sau khi nghe Tứng Phương trình bày chí tình, đành chấp nhận, sáng hôm sau Ngài Bạo Đạo đi Campuchia.
 
Đời Đạo này hiểu thầy giáo Hai Văn.
- Một hôm nọ, ở cửa số bảy (7) ngoại ô Thánh Địa, thầy Hai Văn đang nghiến răng, nói  bóng gió với thái độ khinh miệt, và đả kích những vị Chức Sắc phạm luật Đạo.
Đôi mắt ngó thấy Đức Hộ Pháp từ xa đang đi lại, tức thì thầy Hai Van xui tay, hết nói đứng như Trời trồng. Đức Ngài thấy thương tâm bảo về tắm rửa, nghỉ ngơi, đừng làm khùng điên nữa, nhớ tối nay đến Hộ Pháp Đường thưởng thức trà với qua. Thầy Hai Văn riu ríu nghe theo và đi một mạch về nhà.
 
- Có lần thầy Hai Văn mua mấy Kg đinh, loại một (1) tấc, đóng vào gốc cây đại thụ trong rừng Thiên Nhiên. Người Đạo hỏi "để làm gì". Hai Văn trả lời: " - Sau này những Chức Sắc phạm luật Đạo máng áo mão ở đây, bởi sẽ có một cơn khảo, rất đông Chức Sắc phải bị rớt, không còn quyền mang áo mão vào Đền Thánh để đảnh lễ Đức Chí Tôn." . Thầy Giáo Văn sáng tạo phong cách "trả áo mão", từ đó trở thành truyền thống. Cho nên ngày nay đã có những Chức Sắc "trả áo mão" treo trong rừng Thiên Nhiên, không vì phạm luật Đạo mà phản đối Chức Sắc bị mất niềm tín đối với trong Đạo.
- Có những đem 12 giờ khuya, thầy giáo Hai Văn đi rảo trong Nội Ô Tòa Thánh thấy một số Tín đồ và Chức Sắc không đi cúng Thời Tý. Thầy Hai Văn la lớn tiếng: " - Mấy thằng Giáo Thiện, Chí Thiện ăn no làm biếng, chẳng chịu đi cúng, ở nhà ngủ cho mập…"
 
- Đối với Chức Sắc Hiệp Thiên Đài, thầy Hai Văn gọi là "Chư Sở", có ý nói rằng; mấy thằng Tòa của ông Nghĩa". Dù những Chức Sắc đến Đạo hữu mà phạm luật Đạo, thầy Giáo Văn nói thẳng thắn không kiêng nể, càng không sợ mích lòng. Nếu Chức Sắc quấy quá, khuấy Đạo, cản trở hành quyền Đạo, thầy giáo Văn biết được mạnh miệng chỉ trích, dám nói những điều người khác e ngại. Ấy cũng là phương lập công mà không có người thứ hai bắt chước thực hiện được.
 
Trong cửa Đạo Cao Đài cũng có những Chức Sắc Thiên phong không theo thứ bậc giáo phẩm. Đặc biệt như Sĩ Tải Lê Văn Chương (Thầy Giáo Văn) không cầu phong Luật Sự, không hành quyền Pháp Chánh, mà vẫn được truy phong vào phẩm vị Thiên Thần, Chức Sắc Hiệp Thiên Đài.
 
- Vào ngày 3-7-1968 (âm lịch là 8-6 Mậu Thân) Đức Chí Tôn thâu thần Sĩ Tải Lê Văn Chương (Thầy Giáo Văn còn gọi Hai Văn hay Giáo Văn). Quy vị tại Thánh Địa. Hưởng thọ 59 tuổi (1909-1968)
Hội Thánh truy phong công nghiệp hành lễ an táng theo hàng Sĩ Tải của Hiệp Thiên Đài. Ân cử về phần hồn cho một Tín đồ nhất thể trung thành cùng với nền Đại Đạo. Được hành lễ tại Báo Ân Từ. Vì công nghiệp phi thường của Sĩ Tải Thiêng liêng.
 
Những bài thi điếu sau đây, chứng tỏ sự nghiệp lập công bồi đức của Sĩ Tải Lê Văn Chương, thừa công nghiệp, cho thấy một Tín đồ hiếu Đạo, làm trọng một kiếp sinh với chơn linh Sĩ Tải phi thường.
Thơ Thông Quang:
" Thầy Giáo Văn đã mãn quả duyên
Từ đây bặt tiếng gọi "Văn Điên"
Tuy là trọn kiếp không danh vị
Nhận thấy đôi khi có thẩm quyền.
Đạo Đức Học Đường còn nhớ mãi
Công trình giáo hóa buổi đầu tiên
Thiện nam, chơn nữ cùng kính mến
Cầu nguyện hồn linh hưởng phước riêng."
 
Thơ Hoàng Nhiên:
" Giáo Văn đã rảnh nợ trần
Về chầu Bạch Ngọc tinh thần vui tươi
Nhớ xưa công quả đắp bồi,
Đầu tiên sang tạo nên ngôi Học Đường
 
Dày công dìu kẻ tầm chương
Giáo viên công quả không lương một đồng
Hôm nay nhiều bậc vinh phong
Môn sinh xứng phận khó mong ân nồng.
 
Giúp đời,giúp Đạo nên công
Khắp trong quốc nội nhiều trang nhân tài
Thương anh trong lúc sau này
Vì Thầy vì Đạo tray tray tâm trung.
 
Đó đây rễu Đạo khắp cùng
Gặp hồi loạn lạc lắm phường gian manh
Nặng lời kẻ nịnh hám danh
Bất trung bất chánh cạnh tranh dối lừa.
 
Mượn bầu rượu sớm cùng trưa
Đóng trò múa hát say sưa xác trần
Làm điên, làm dại, làm khùng
Làm quan gián nghị, sửa trang lộng quyền
 
Mặc thân vất vả ngang nhiên,
Chẳng màn danh lợi lụy phiền không nao
Bây giờ anh hết khổ đau
Đường mây lướt dậm về chầu Chí Linh "
 
Thơ Võ Thành Lương (Giáo Thiện):
" Giáo Văn thoát xác gội hồng ân
Sĩ Tải truy phong bởi hữu phần
Công nghiệp phi thường xưa tạc sử
Bồng Lai nhược thủy sớm dời thân
Thật không phải lãng con đường Đạo
Giã dại cho xong cái kiếp trần
Lê Phủ từ đây anh vắng bong
Nguyện hồn siêu thóat ngự Đài Vân."
 
Thơ Chơnm
" Điện Trung ai rõ nổi cang trường
Ông giáo ly trần nghĩ tiếc thương
Không vợ, không con, không sự nghiệp
Có tài, có trí, có văn chương
Giả say để thức bao người tỉnh
Tuy mất còn lưu một tấm gương
Chẳng nhiễm mảy may mùi tục lụy
Quên mình mới thật bực phi thường. "
 
46 - Đức Hộ Pháp Triệu Tập Chức Việc & Tín Đồ
Vào Đền Thánh Cho Ngài Hành Pháp.
 
Một hôm Đức Hộ Pháp ra lệnh triệu Chức việc và tín đồ tập trung vào Đền Thánh.
Đức Ngài dạy Chức việc và tín đồ ba ngày liền cách thức sắp xếp vào ra đứng ngay vị trí cho nhuần nhuyễn, thuần thục để khi Ngài có lịnh là phải thực hiện cho y và thật nghiêm.
 
Đúng ngày, Đức Hộ Pháp triệu tập Chức việc và tín đồ. Đức Ngài dặn ông Truyền Trạng Ngọ dẫn đầu nhóm Chức việc và tín đồ từ ngoài đi vào cửa Hiệp Thiên Đài để vào Bát Quái Đài. Còn Đức Ngài ở Lư hương Bát Quái Đài ngó ra Hiệp Thiên Đài. Đức Ngài dặn ông Ngọ thêm khi vào khỏi cửa Hiệp Thiên Đài ông Ngọ phải ra dấu hiệu (Signal) cho Ngài biết rồi mới được vào tiếp.
 
Khi ông Ngọ đến vị trí 7 cái Ngai, nghe Đức Ngài nói “Sao lâu quá không thấy vô”. Đức Hộ Pháp vừa dứt thì ông Ngọ tới nơi rồi. Đức Ngài hỏi: Sao vô lại không ra hiệu. Ông Ngọ lặng thinh có vẻ buồn vì lời trách, vì ông đã làm y lời dạy không dám trái, thế mà không hiểu vì sao Ngài lại không thấy ông Ngọ đi vào, đến khi sát một bên thì Ngài mới biết mới hay.
 
Đức Hộ Pháp hành Pháp xong. Khi trở ra, ông Ngọ trình bày tự sự. Đức Hộ Pháp trấn an, chẳng qua là Thiên ý, Thiên cơ. Đức Chí Tôn không cho Qua thấy; Đức Ngài nói thêm, “E cho sau này tín đồ quá quyền Chức sắc.”
 
47 - Đức Hộ Pháp Hành Pháp Giải Thể.
 
Ông Chơn Nhơn Phạm Duy Hoai kể:
Lúc ông là Chí Thiện, được Đức Hộ Pháp cho thọ Pháp giải thể cùng với một số đông Chức sắc khác tại Đền Thánh.
 
Đức Hộ Pháp đứng tại giảng đài, truyền cho mọi người nằm sắp xuống, mắt nhắm lại; đầu hướng vào Bát Quái chớ không úp mặt; hai tay duỗi lên thẳng nằm theo hướng vào Bát Quái Đài. Đức Ngài cho đồng nhi đọc kinh “Khi đã chết rồi”. Ngài hành Pháp,
 
Khi hành Pháp xong, kế tiếp Ngài cho đồng nhi đọc “Đại tường kinh”, buổi lễ kết thúc. Mọi người nghe nhẹ nhàng khoan khoái khôn lường.
Cũng tương tự như vậy, có một lần thời Ngọ tại Đền Thánh mọi người đang ngồi cúng, tự nhiên nghe trên khoảng không ngay trên đầu một âm thanh rần rần. Ngay tức thì, mọi người nghe Đức Hộ Pháp (Lúc đó Ngài cũng đang cúng) bảo nằm xuống tất cả, nhắm mắt lại, đầu hướng vào Bát Quái Đài, không úp mặt, hai tay duỗi sát thẳng bàn tay hướng vào Bát Quái Đài. Mọi người liền làm theo lời Đức Ngài mà không hiểu gì.
 
Sau đó Đức Ngài bảo mở mắt ra, ngồi dậy, vị trí nào ở ngay vị trí đó. Lúc bấy giờ mọi người rất đỗi ngạc nhiên và sợ sệt, chỉ biết là rất hồi hộp mà thôi. Mọi người cùng suy nghĩ: Chẳng biết Đức Hộ Pháp hành Pháp gì và điều gì đã xảy ra lúc mọi người nhắm mắt.
 
Họ không biết gì hết, nhưng có một điều là tất cả sau khi ra khỏi Đền Thánh thấy nhẹ nhàng, khoan khoái thoải mái khôn lường, họ cảm nhận một cái gì đó Thiêng liêng đến với mình. 
 
48 - Đức Hộ Pháp Tiên Tri Vùng Đất Nơi Đã Lấy Cây Long Tuyền Kiếm Là Đất Núi Hóa Đá.
 
Sau khi đã lấy được Long Tuyền Kiếm ở Phú Mỹ, Mỹ Tho, Đức Hộ Pháp chỉ nơi có láng cát xung quanh toàn là đồng ngập nước mênh mông, vì là nơi cùng giữa của Đồng Tháp là một chỗ đất trũng, láng cát ấy là một chỗ đang nỗi gò.
 
Đức Ngài nói: Ai ở dài theo đây, sau này sẽ làm giàu, vì đây là cái núi chưa nổi. Ngày giờ đến, họ đi ghe vào đây mua gạch. Nó như miếng chai vậy, trong và lấp lánh, chỉ cần cào lớp mặt phớt qua bỏ đi, rồi cày sắn từng miếng, từng miếng có lớp, hết lớp này rồi kế lớp khác, chặt cho có góc cạnh như viên gạch bán lấy tiền, bởi vì nơi đây là một loại đất thành đá còn mềm, loại đá này rất đẹp mà những nơi khác không có, nên nó có giá trị, và quý lắm. Đức Ngài chỉ tay về phía trước nói: " Còn mạn trên đó, nếu mình không ở (ý nói Việt Nam) sau này tụi nó vào (ngoại quốc), nó giành chỗ đó để khai thác thì thật là uổng lắm đó."
Không biết đến năm tháng nào sự ấy hiển lộ, nhưng lời Đức Ngài đã nói là không phải lời nói thường.
 
49 - Ông Cẩm Tú
 
Thuở ấy, nơi vùng đất Cẩm Giang có một khu đất không ai dám vào, dù chỉ đi ngang cũng còn sợ. Nếu có việc cần đi, hoặc bẻ một nhánh củi cũng phải van vái mới được. Bên cạnh, người ta còn đồn đãi thấy nhiều hiện tượng kỳ quái khác làm cho người dân nơi đây rất sợ, đến đỗi bán cũng chẳng hề ai dám mua.
 
Thấy vậy, các anh em Phạm Môn, hỏi Đức Hộ Pháp. Đức Ngài nói: “Kệ, coi người ta để nới thì mình mua để làm nhà họ Phạm”.
 
Đất là đất khó, nên người bán cần bán cho được, nên chẳng đòi cao, nên việc mua bán rất mau lẹ dễ dàng. Xong đâu đấy, Đức Ngài mới xuống xem đất, đồng thời chỉ vẽ mô hình để xây dựng. Đức Ngài và anh em Phạm Môn thấy trong khu đất có 3 cái gò hơi giống gò mối. Đất lâu ngày không ai bén mảng nên coi hoang vắng lắm, cây cỏ um tùm. Đức Ngài dạy anh em Phạm Môn phát hoang xung quanh, còn 3 cái gò đó đừng phá vội, coi chừng là mộ chôn người ta chớ không phải là gò mối.
 
Đến trưa, Đức Hộ Pháp nằm nghỉ trên võng. Lúc mơ màng, Ngài thấy mình xách cặp táp, ăn mặc lịch sự, bước vào một tòa nhà cao lớn như một dinh cơ của quan lớn vậy. Người gác cửa là một vị tướng vạm vỡ oai nghi, tay cầm đại đao giống như Châu Xương.
 
Đức Ngài bước vào bên trong, để cặp táp lên bàn, ngồi vào ghế, xong đâu đấy, Đức Ngài nói: "Tướng quân cho vào"; liền đó có một người từ ngoài bước vào. Đến trước mặt Ngài, vị ấy xá chào. Thấy người này đẹp đẽ, phong thái tư cách oai nghi, đúng bực là một viên quan chức sắc. Đức Ngài nói: " - Mời quan lớn ngồi. Vừa nói vừa chỉ cái ghế trước bàn. Tôi cho phép quan lớn cung chiêu."
 
Đức Ngài nói xong, vị quan bắt đầu trình bày sự việc: - Nguyên tôi tên là Cẩm đỗ bằng Tú tài, nên người dân quen gọi là Tú Cẩm hay là Cẩm Tú. Tôi có 3 người vợ; người vợ cả không có con, hai người vợ thứ đều có con. Nhưng tôi thì thường sống chung với vợ cả, mọi sự chăm sóc cho tôi đền do một tay của bà đảm nhận hết.
 
Vì không có con, nên có lần về quê nhà đám giỗ, bà có xin dẫn về một đứa cháu gái của bà trạc 11-12 tuổi để làm con nuôi và làm nguồn an ủi cho sự cô quạnh của một người đàn bà đứng tuổi, thấy vậy tôi cũng chấp nhận với bà, và xem đứa cháu gái như là con ruột của hai vợ chồng vậy.
 
Thế rồi từ đó, cháu nó một ngày một lớn, nét đẹp trổ mã trông rất xinh lịch, lại là con quan nên rất thông thái, hơn nữa việc dạy dỗ của hai vợ chồng tôi cũng đầy đủ, nên cháu nó ngoan hạnh như gương của bà nhà tôi vậy. Việc gì của bà nhà tôi làm thì cháu nó cũng để ý làm theo, tính nết thuần hậu ấy làm hai vợ chồng tôi thương mến, và đối với bà thì càng thân thiết, tâm đầu ý hợp lắm.
 
Rồi chẳng may vợ tôi mất sớm. Sau khi chôn cất, trong nhà còn lại có 2 người. Cháu gái ấy thay vợ tôi làm những việc mà bà vẫn làm lúc sanh tiền, và chăm sóc tôi như thế nào thì cháu cũng làm y như vậy. Chẳng hạn như phụ mặc áo cho tôi, hoặc khi tháo khăn, tháo nón, dọn dẹp giùm, khi bưng nước rửa mặt, hay giặt giũ cất xếp ngăn nắp. Tôi xem nó như con, nó xem tôi là cha.
 
Có một lần nọ, sau khi dở mão ra, tôi thấy mến thương vì từ khi mất người thân cháu nó trở nên cực nhọc nhiều, nên kéo sát lại hôn lên má như an ủi và chỉ duy nhất có một lần.
 
Ngày lại, ngày qua, hai bà vợ lẽ vì ghen tuông, hơn nữa thấy cháu cũng đã lớn rồi, nên bàn cùng tôi nên gả cháu ấy để nó yên bề gia thất. Hai bà vợ lẻ đã có ý tốt là nên gả cho con trai mình, vì tiện là nó ở đây đã lâu và nó thông thái, ngoan hiền. Xét thấy cháu nó không có quan hệ dòng họ, mà có nghĩa nặng tình sâu với gia đình này, cùng sống và đã hiểu biết ý nhau, không còn điều gì ngần ngại nữa. Thật là may mắn vậy.
 
Riêng về phần cháu gái, lòng dạ nó thật tốt; nó chung thủy, trung kiên, thật thà chơn chất. Bao nhiêu chỗ mối mai mà nó đều từ chối. Vì trong suy nghĩ của nó là làm vợ làm như bà Dì nó vậy thôi, chớ có gì đâu. Thôi thì làm vợ ở đâu cũng vậy, thì làm vợ cho Dượng thì tốt hơn hết vậy; chớ biết đâu về làm vợ cho người khác, chỗ ở lạ lùng mình mắc cỡ. Nó chỉ nghĩ là nấu cơm, giặt giũ, quét dọn, sắp xếp giữ nhà, tiếp khách chớ đâu hiểu là làm vợ là phải sanh con, nó hoàn toàn vô tư trong sạch.
 
Nói gã cho con trai mình nó cũng không chịu, vì nó sợ không ai chăm sóc cho tôi Vì đã làm vợ con mình thì phải chăm sóc cho con mình, thì thời gian đâu mà lo cho tôi nữa, nó hồn nhiên như vậy. Đứng trước tình cảnh ấy, áp lực ấy, tôi giải thích điều hơn lẽ thiệt, khuyên nó đi lấy chồng, ở hoài vậy người đời đàm tiếu. Con nghe lời Dượng, rồi con là vợ của con Dượng tức là con dâu của Dượng, nào có lấy chồng xa, ở nhà lạ đâu mà ngại.
Nó ngoan ngoãn nghe lời, vì nó thương tôi lắm.
Đám hỏi, đám cưới từng tự tiến hành một lượt.
Hôm ấy, trong tiệc cưới còn đang nhộn nhịp vui vẻ, mọi người tửu lượng đã nhiều, trong lúc rượu thịt chè chén say sưa, có người cười, nói nói: "Vừa là đầy tớ, vừa là cháu, vừa là con, vừa là con dâu, vừa là bà chủ nhà” rồi bọn họ cười ồ".
 
Nó mãi suy nghĩ về câu nói ấy. Nó nhạy bén và tự ái, nó thấy bọn này có ý biếm nhẻ nó, nó hiểu rằng người đời đang để lời trêu chọc nó. Nó buồn, nó thẹn, nó tức tối, nó xấu hổ. Tan tiệc, trời đã về đêm. Nó tự vận trong đêm tân hôn đó.
 
Hay tin nó chết, tôi hết sức kinh hoàng, tôi chỉ nghĩ là tôi ép nó lấy chồng nên nó tự vận, chớ đâu có biết tại bọn nhậu kia. Vậy là tại vì tôi mà nó chết, tôi đã gây ra cái chết này, tôi cảm thấy tội lỗi quá, sống làm chi đây. Nếu mình sống lương tâm sẽ giày vò hành phạt không yên, thôi chết cho rồi, chết để tạ lỗi. Trong đêm thứ hai, lúc lo tang lễ cho nó thì thêm một cái chết nữa đó là tôi.
 
Đứa con trai thấy cảnh vợ nó chết, cha nó chết, nó như điếng hồn. Nó nghĩ chắc là nó có lỗi gì nặng lắm, trầm trọng lắm do vậy mà vợ chưa nắm được tay thì đã chết, còn cha thì chưa được trao quà đã thác, thôi mình đáng chết lắm, còn gì luyến tiếc. Thế là nó cũng tự tử.
 
Đám cưới chưa động phòng thì 3 mạng người chết liên tục. Nói đến đây ông Tú động lòng sụt sùi nức nở.
 
Đức Hộ Pháp: Gọi cho người con gái vào.
Cô gái bước vào xá chào Đức Ngài kỉnh lễ. Ngài thấy cô đoan trang, thùy mị, đẹp xinh, người sáng sủa, thanh thoát, khoan thai, có học, ra bề gia giáo, nhưng mặt cứ cúi xuống, chỉ ngước lên lúc xá Ngài mà thôi, đôi tay lúc nào cũng mân mê tà áo. Hỏi đến thì cô đáp lại, còn không hỏi thì đứng lặng thinh, buồn dào dào.
Đức Ngài bảo: "Hãy trình bày tự sự đi!"
Cô gái nhìn Ngài rồi kể:
– Tôi chỉ biết thật một điều là làm những công việc ấy thường ngày như Dì tôi đã làm cho Dượng để thay thế cho Dì vì người đã mất đi. Tôi thương Dượng một mình, bận bịu việc quan, không người chủ tất việc nhà nên làm giúp để đáp đền công nuôi dưỡng dạy dỗ nên người.
 
Lúc ấy tôi không biết việc làm chồng vợ của Dì và Dượng là cái gì khác nữa ngoài việc lo lắng như trên. Tôi chỉ thấy Dì làm vậy là tôi làm vậy. Cho nên khi Dượng khuyên lấy con Dượng làm chồng thì tôi nghĩ cũng lo cho người đàn ông ấy bao nhiêu việc ấy thôi. Thế nên nghe lời Dượng, chấp nhận cho Dượng vui lòng.
 
Bữa tiệc cưới, tôi nghe họ nói, nhìn họ để mắt dòm tôi, cười ồ, tôi biết là họ nhắm vào tôi, tò mò, cay nghiệt giễu cợt chế nhạo tôi “Vừa là đầy tớ, là con, là cháu, là con dâu lại là bà chủ nhà”. Tôi suy nghĩ và chợt hiểu ra, tôi xấu hổ vô cùng và vì không muốn ai đàm tiếu, nên tôi quyết định chết đi mà thôi. Chết để không nghe không thấy nữa.
Xong, người con gái cúi mặt xuống.
Đức Hộ Pháp gọi cho người con trai vào.
Người con trai xá chào Ngài kỉnh lễ.
Ngài nói: Hãy nói đi!
Người con trai liền thưa:
Thưa, riêng tôi, tôi không hiểu điều gì hết, lại thắc mắc một điều là vì sao vợ mình chưa thành thân, chưa gần tạng mặt lại tự vận chết. Tôi nghĩ chắc là có uẩn khúc chi đây, hoặc là do gia đình tôi, hay do tôi có lỗi với nàng ấy. Tiếp theo cha tôi lại chết, cái chết của cha làm cho tôi hết sức bàng hoàng và càng thêm nghi vấn. Cha và vợ mình có giận mình không, tôi thiết nghĩ là lỗi do mình, nên chung tình vẹn nghĩa thì hay hơn, và tôi quyết định chết theo luôn.
 
Lúc bấy giờ Ngài đẫ rõ chi tiết tự sự vấn đề câu chuyện. Ngài xin được thấy hình ảnh thật. Rồi thì Ngài được Đức Chí Tôn dùng huyền diệu Thiêng liêng cho Ngài thấy hình ảnh thật diễn biến, sinh hoạt, âm thanh, tiếng nói, tiếng cười, người và cảnh y như lời kể.
 
Đến đoạn tiệc cưới, Ngài nghe mà lại không thấy. (Đoạn này Đức Chí Tôn cho nghe mà không cho thấy. Ngài nghe tiếng nói trong đám ăn nhậu phát biểu câu nói giễu mà đã gây ra cái chết của người con gái, rồi 2 mạng tiếp theo. Ngài phán lỗi là do đám người này. Bọn họ là ai? Ngài không thấy, như vậy làm sao xử được. Đức Chí Tôn biết trước nên không cho thấy, nếu Đức Chí Tôn cho Ngài thấy thì dứt khoát Ngài đã xử bọn họ rồi còn gì.
 
Không xử mấy người kia, Ngài liền tính việc xử 3 oan hồn này cho nhanh chóng. Ngài phán:
- Ông Tú Cẩm: Ông là một vị quan liêm chính, đáng khen, nếu ông có ý ham sắc, có ý tà dâm là đã ở với cô gái ấy sau khi vợ mất; ông đứng đắn, đàng hoàng. Do đó được cô gái ấy coi trọng và kính như cha vậy. Ông vô tội, cho đi đầu kiếp.
- Người con gái: Cô kia! Cô thật thà chân chất, ngây thơ vô tư trong sạch, lại biết hổ ngươi khi bị thị nhục, tự vận để bảo toàn danh tiết cũng đáng khen. Cho đi đầu kiếp.
- Người con trai: Cậu kia! Cậu chẳng biết gì, lại chẳng liên can gì. Lại vì một tình với vợ, một nghĩa với cha mà quyên sinh tỏ tường khí tiết, cũng đáng khen. Cho đi đầu kiếp.
Thế là 3 oan hồn được Đức Ngài hành pháp giải oan nghiệt và cho đi tái kiếp trở lại. Bản án kết thúc.
Kể từ đó, khu đất ấy được anh em Phạm môn dọn dẹp, dọn luôn 3 cái gò, tạo dựng nhà thờ Phạm phủ đầu tiên.
Sự quấy phá không còn, và Cẩm Giang ngày sau là Giang san cẩm tú như tên gọi Cẩm Giang ngày nay.
 
50 - Đức Hộ Pháp Cân Thần Tuyển Chọn Người Phạm Môn Về Tòa Thánh Làm Công Quả Và Bổ Đi Hành Đạo.
 
Khi Đức Hộ Pháp đến Phú Mỹ, Đức Ngài làm lễ cân Thần các vị đạo hữu để tuyển chọn Phạm môn về Tòa Thánh. Ông Phạm Duy Hoai cũng có trong dịp nầy và ông kể lại:
– Mỗi người vào trước Thiên Bàn quỳ xuống. Đức Hộ Pháp đến đứng trước mặt, hai tay Ngài úp xuống phía trên đầu của người đang quì. Ngài bảo nhắm mắt lại, không hiểu Ngài hành pháp gì rồi Ngài đọc theo thứ tự:
1 . Hạnh - điểm.
2 . Đức - điểm.
3 . Trí - điểm.
4 . Lực - điểm.
5 . Tinh - điểm.
6 . Thần - điểm.
7 . Tâm - điểm.
8 . Tình - điểm.
 
Người chịu trách nhiệm ghi là ông Lê Văn Trung.
Thí dụ: Ông quì trước Thiên Bàn là Nguyễn văn A.
Thì sau khi Ngài hành pháp, Ngài đọc Hạnh - điểm; Đức - điểm; Trí - điểm; Lực - điểm; Tính - điểm; Thần - điểm; Tâm - điểm; Tình __ điểm. Danh sách cứ theo tuần tự mà ghi kẻ trước, người sau, riêng biệt từng người một. Xong hết, Đức Ngài cộng lại, lấy số trung bình, chọn chính thức là người Phạm Môn. Những ai còn thiếu chưa đạt trung bình, hoặc yếu kém điểm nhất, thấp nhất về phương diện nào, Đức Ngài không nhận và phải cố gắng tu tập thêm.
 
Có một lần có 2 người đã ghi hết điểm số vào danh sách mà quên ghi tên, nên ông Trung đem sổ vào trình với Đức Ngài và nhờ Ngài định coi điểm số nào là của người nào, người nào trước, người nào sau. Đức Hộ Pháp xem sổ rồi nhìn hai người ấy, Đức Ngài chỉ; Cái trên là của người nầy, cái dưới là của người kia. Ông Trung hỏi tên hai vị ấy rồi ghi tên liền vào cột mà Đức Ngài đã chỉ.
 
Ông Hoai kể về phần ông:
Lúc nhắm mắt ông cũng có tính hiếu kỳ, nên lén hí hí để xem Đức Ngài làm gì. Đức Ngài biết nên bảo: "Con nhắm mắt lại mà phải thật sát nữa mới được". Ông hoảng hồn nhắm lại mà còn ngẫm nghĩ sao mình hí hí mà ổng lại biết. Có lẽ nhắm mắt lại, thần định, mới lộ chơn tướng.
 
Đến lúc vị nào đã được chọn vào Phạm môn mà được Đức Ngài bổ đi hành Đạo, Đức Ngài còn biểu đến trình diện để xét thêm "Mạng căn số kiếp" cho thích hợp rồi mới có giấy bổ đi. Đức Ngài nói: Hồi xuống thế Phật mẫu cho 8 thứ ấy mỗi thứ là 10 điểm, xuống đây nhiễm trần rồi bỏ hết.
 
Cho nên Đức Ngài đi tìm lại ai còn được 5 điểm là Đức Ngài đem trả lại cho Phật Mẫu (5 là mỗi thứ phải là trung bình 5 điểm). Nếu phần nào thiếu phải tu tập thêm về phần đó cho đủ đạt trung bình mới được.
 
51 - Tú Tài Thạnh Cưới Con Gái Ông Phủ Hóa.
 
Tú tài Thạnh là con ông Hội Đồng quản ở Gò Công; đến hỏi cưới con gái của ông Phủ Hóa ở Cần Giuộc. Nhà ông Hóa giàu có, vì chỗ giàu có, vì chỗ giàu sang hơn bên đàng trai, người con gái có chồng lời nói và cử chỉ có ý khinh rẻ bên chồng.
Trên đoạn đường về quê hương Gò Công. Lúc tàu rời bến, mọi người đang lay hoay không ai để ý ai. Anh tú tài Thạnh nhảy xuống sông tự tử lúc tàu đang chạy, không ai cứu chữa được. Thế là anh Tú tài chết.
 
Trong lúc ngộp nước dưới đáy sông, ngặt mình giãy giụa, anh cảm thấy bức rức, khó chịu lắm, cả một màu đen tối bao quanh. Đến khi dứt được hơi, hồn mới xuất được khỏi xác, anh cảm thấy nhẹ nhàng, quang cảnh trở nên sáng sủa đẹp đẽ vô cùng (Quang cảnh ở dưới sông).
 
Khi xác nổi lên, hồn anh mới bám theo thể xác, tới mặt nước hồn anh vượt lên trên, anh cảm thấy quang cảnh lại đẹp thêm hơn, anh tưởng chừng đây là Thiên đường. Vậy chắc là mình đã đắc Đạo nên được về đây, anh mừng quá đi đây đi đó để xem cảnh vật. Bất thình lình, một lằn đen chụp phủ khắp thân mình anh, bây giờ lại tối tăm mờ mịt không thấy gì nữa. Trong cơn sợ sệt anh liền nhớ tới Đức Chí Tôn, anh cầu nguyện và niệm danh Thầy. Và anh nghe tiếng nói bên tai “Sao con tự tử?”. Tiếng nói ấy cứ nhặt thúc, nhắc đi, nhắc lại. Một lần hỏi là một lần anh nghe đau nhức toàn thân, chịu không nổi. Anh vội trả lời:
- Con tự tử vì Đạo.
Chỉ một khoảnh khắc nhanh, một tiếng nổ dường như đại bác nổ, cái đen tối tan ra; một ánh sáng đẹp đẻ chói vào trong cảnh ấy, có một vị xưng là “Thành Phước Thần” đến trước mặt anh, tay cầm một cây Phướn nói rằng: “Anh tử vì Đạo nên được Đức Chí Tôn ân xá cho đi chơi, đến khi nào có lịnh đi đầu kiếp lại, nên nhớ tìm nhà đạo đức mà vào”. Nói xong vị Thần biến mất.
 
Từ chỗ có được phép đi chơi, nên khiến xuôi có dịp anh về Tây Ninh, may duyên gặp lúc Đức Hộ Pháp dang cầu cơ, anh nhập vào và hỏi:
– Ủa đây là đâu?
– Đức Hộ Pháp hỏi: Đấng nào đó? Chẳng biết đây là Tòa Thánh Tây Ninh hay sao. Lúc bấy giờ anh Tú tài mới biết Đức Thầy và kể lại sự tình (như đã kể cho Đức Ngài biết và hỏi).
- Thưa Thầy! Con chết bao lâu rồi?
Đức Hộ Pháp tính ra rồi nói: Chết đã 6 tháng rồi. Ngài gặng hỏi: “Có vô địa ngục không?”
Vị Tú tài trả lời:
- Bạch Thầy, không có. Con thấy như con đã kể cho Thầy và chỉ có vậy thôi; chớ không có thấy địa ngục.
Đức Hộ Pháp hỏi: Mấy con có biêt cái đen cái sáng là gì không?
 
Ngài giải thích; Trong thân thể người ta, cái sống của người ta là trái tim. Tim có hai dòng máu, máu đen và máu đỏ. Máu đỏ từ tim đi nuôi thân, hết chất sống thì biến màu đen thải cặn bã ra các lỗ chân lông; nước tiểu, mồ hôi, phân,v.v... phần còn lại trở về tim để tiếp khí của phổi mà nhuận đỏ.
- Cái đen ấy là: Giận, hờn, ghen ghét, oán chạ, căm thù, anh Tú Tài vì giận mà chết nên bị cái đen bao phủ chụp lấy.
- Cái đỏ ấy là: Thương yêu, vui mừng, hòa hiệp, thân thiết, anh Tú Tài vì Đạo mà chết nên trở lại sáng sủa đẹp đẽ.
 
Bởi vậy, trong cuộc sống đừng nên gây oán, chuốc hờn và đừng để tâm giận dữ ai; để khi hồn lìa khỏi xác được sự thương yêu hòa ái, kết mối đồng tâm thân thiết, ưu ái mặn nồng. Trong sự hòa hợp ấy nó cho ta cái sáng đẹp khi cởi bỏ xác trần.
 
Được biết thêm: Ông Phủ Hòa là người Đạo Cao Đài, được phong phẩm Phối sư phái Thượng, nhưng không biết vì sao Đức Quyền Giáo Tông lại gởi xuống cho ông cái mão phái Ngọc. Ông không có đi hành Đạo, mặc dầu Đức Hộ Pháp có ý mời về lãnh nhiệm vụ Thượng Chánh Phối Sư. Sau Đức Hộ Pháp ở đảo về, ông có đến thăm, nhưng không hành Đạo. Đức Hộ Pháp thấy một Chức sắc như vậy, Đức Hộ Pháp hỏi Đức Lý:
Đức Lý nói: Phối sư Hóa được phẩm thứ ba phái Thượng, nhưng không có công hành Đạo, vậy thì Hộ Pháp liệu tính xem. Còn Phối sư Thành thì có công hành Đạo, Hộ Pháp nên sắp xếp cho Phối sư Hóa nhượng vị.
 
Theo lời dạy của Đức Lý, Đức Hộ Pháp để cho Phối sư Thành nắm quyền Thượng Chánh Phối sư.
Ghi chú: Việc tự tử của Tú Tài Thạnh có nhiều duyên cớ uẩn khúc bức bách khiến cho người phải quyên sinh. Trong đó ảnh hưởng do vợ là việc nhỏ không phải chính yếu; mà việc tử vì Đạo là lớn nên được ân xá. Hơn nữa lúc hốt hoảng còn biết niệm danh Thầy là điều may phước lớn.
 
52 - Bà Tư Chị Của Đức Hộ Pháp Có Người Con Qua Đời Sớm.
 
Bà Tư chị của Đức Hộ Pháp có người con gái thứ sáu độ khoảng 13–14 tuổi rất hiếu hạnh, ngoan ngoãn, bà con lối xóm ai cũng đều khen. Ở vuông đất nhà và có một cây ổi trái rất say. Cô gái ấy thường bỏ ổi vào cặp đi học để bán cho các bạn ở trong lớp. Một hôm cô giáo để ý: Sợ học trò lo buôn bán mà lợi việc học, hơn nữa một đứa làm nhiều đứa bắt chước làm mất đi cái không khí học tự nhiên hồi nào, thì kết quả học tập cuối năm mà kém thì không được. Cô giáo quyết định cấm hẳn.
 
Bấy giờ cô gái ấy khóc và kể rằng; Nhà em nghèo, sống với mẹ, mẹ lại già yếu. Em là con út còn đi học, em (con của bà chết sớm) 73 thương mẹ nên vừa học vừa bẻ ổi bán thêm kiếm tiền phụ mẹ để sống hằng ngày, chớ không vì bán ổi mà lơi việc học đâu, xin cô thông cảm cho em. Cô giáo xúc động trước tình cảnh ấy nên bằng lòng, không nói gì đến việc ấy nữa.
 
Thời gian ngắn ngủi sau đó, cô út vì bệnh nên chết đi. Chết bất ngờ do cô ăn dưa ở rẫy gần bên, tối về lên cơn sốt. Đang mạnh giỏi như vậy, mà thình lình do sốt nặng, cô Út bỏ xác trong đêm đó. Cô Út mất, để lại cho Bà Tư một nỗi buồn vô hạn; thương tiếc khôn nguôi đứa con hiếu hạnh; đau đớn thay! Thảm thiết thay! Nỗi cô quạnh của bà dằn vặt nhớ con.
Hay tin, Đức Hộ Pháp xuống dự đám xác. Đức Hộ Pháp cầu cơ, Bà Bát Nương giáng cơ cho biết:
" Em đến đây chia buồn với Đại Tỷ. Đây là việc của chị Thất, hỏi chị Thất chị ấy sẽ nói cho, giờ thì không tiện vì còn trong tang lễ ". Thời gian sau, Bà Tư về Tòa Thánh Tây Ninh. Có đến nhà ông Bảo Văn Pháp Quân lúc đó ở góc chợ Từ Bi.
 
Bà xin được cầu cơ một lần để hỏi thăm bà Thất Nương như lúc trước Bà Bát Nương đã nói. Buổi cầu cơ được tổ chức, có Đức Hộ Pháp dự kiến. Bà Thất Nương giáng cơ tiết lộ cho bà biết.
 
Ngày xưa, Đại Tỷ là một quan Đại thần đời nhà Tấn, tánh tình rất đỗi khó khăn. Còn đứa con gái ngày ấy là đứa ở. Vì thiếu Đại Tỷ 30 ngươn bạc mà không trả nổi nên bỏ trốn. Sau đó, người đó đăng vào lính làm đến chức Vệ úy. Lúc này có tiền, tính trả mà không dám trả, nghĩ rằng mình đã bỏ trốn thì quan lớn có bỏ qua hay truy tội, lỡ truy tội thì nguy hiểm đến tính mạng thì phải làm sao, vì đứa ở ấy biết quan khó tính, sợ quá, đành chịu, không trả luôn.
Lần hồi, già chết đi, nên thiếu nợ 30 ngươn bạc. Từ lần ấy đến kiếp này may gặp nên đến làm con út của Đại Tỷ rất hiếu hạnh, rất dễ thương, gọi là trả cái nghĩa chủ tớ; bẻ ổi bán lấy tiền mấy năm để phụ mẹ, thời gian đó đã trả đủ số tiền 30 ngươn bạc. Dứt nợ, nên người ấy bỏ xác trần ra đi.
Ngày trước Đại tỷ làm khó người ta, thì kiếp này người ta làm khó lại.
Vì khó khăn mà người ta không trả được nợ, người ta đau khổ.
Vì thương yêu mà Đại tỷ không giữ được tình. Đại tỷ đau khổ. "Vậy phải tu hành để giải kiếp căn.”
 
53 - Đức Hộ Pháp Giải Thích: Truyền Thần Và Truyền Pháp.
 
Đức Hộ Pháp dạy và giải thích; Ngài nói:
TRUYỀN THẦN: Là truyền điển lực vào huyệt đạo để trợ thêm lực cho người được truyền. Phép này dùng để chữa bệnh hoặc giúp cho người có căn duyên mà còn yếu về phần nào đạo đức, để người ấy tu tập thêm phần đó, và vững vàng mạnh tiến hơn.
 
TRUYỀN PHÁP: Là người thọ pháp vào quì trước Thiên Nhãn. Đức Hộ Pháp đứng ngay trước mặt.
– Người thọ pháp hai bàn tay ngửa ra.
– Đức Hộ Pháp dùng hai bàn tay của mình úp lên hai bàn tay của người thọ pháp, rồi Ngài truyền sang. Người được thọ pháp là người được truyền pháp là người mượn pháp của Ngài vậy. Nếu không giữ giới, nếu không giữ được những điều cấm kỵ của nó, thì pháp ấy sẽ không linh, người thọ pháp đã bị thâu pháp mất rồi, hay do những điều cấm kỵ làm tan biến mất.
Những điều cấm kỵ là: - Nóng giận, ghét, nói lời độc ác, sắc dục.
 
54 - Đức Chí Tôn Xoay Chuyển, Thử Thách Đức Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm Để Hai Ngài chiêm Nghiệm Tại Phú Mỹ.
 
Năm 1928, Ông Tư Mắt, nhóm Cầu Kho Sài Gòn, làm áp lực đánh đổ Đức Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm và đòi dẹp Hiệp Thiên Đài. Lý do là tủ sắc bị lủng đáy. Họ cho rằng Hộ Pháp và Thượng Phẩm thâm lạm. Họ vận động tín đồ, cho là Cửu Trùng Đài đã có đủ Cửu viện, đủ cơ cấu hành Đạo Cao Đài để cứu chúng sanh. Còn Đức Ngài có công buổi đầu, giờ đây đã mỏi mệt nên nghỉ việc. Vì cớ nên mới có sự bàn cãi giữa hai bên. Một bên là của ông Tư Mắt, một bên là của Đức Ngài. Cuối cùng sự việc được biểu quyết bằng cách bỏ thăm để định vận mệnh của quí Ngài. Thăm có 2 loại:
1 – Viết là "Còn nữa" .
2 – Viết là "Không thôi" để trả lời cho việc Hiệp Thiên Đài còn hay thôi. Kết quả là: 15 phiếu "Còn nữa"; 27 phiếu "Không thôi" và 3 phiếu trắng.
 
Như vậy Hiệp Thiên Đài phải nghỉ vì chỉ có 15 phiếu. Coi như Quý Ngài Hiệp Thiên Đài bị đuổi ra khỏi Tòa Thánh.
Đức Thượng Phẩm phản kháng lại. Ngài nói rằng:
" - Vai trò của tôi còn thì Hiệp Thiên Đài còn; vì cả một khu rừng già độc địa lúc trước nay tôi đã san bằng, phát hoang rừng, rồi tạo ngôi Đền tạm này đây. Công việc còn nhiều lắm, biết bao số kể, tôi đâu có nghỉ được, đâu có làm lơ được."
 
Thế rồi Ngài cũng phải chịu phép, không cãi lại được với sự giao ước rồi, 15 phiếu ít hơn phải ra đi. Ngài về đất nhà ở ngoài gần Đình Hiệp Ninh. Đất của bà Tư Hương Hiếu là bạn đời của Ngài, để cho nguôi ngoai nỗi buồn thảm, để định tinh thần, chờ đợi. Chính nơi đây các Đấng thường hay giáng cơ an ủi Ngài, và bà Cửu Nương đã đặt tên cho chỗ Ngài an dưỡng một cái tên rất thanh lịch là: "THẢO XÁ HIỀN CUNG", và cho hai câu liễn:
" THẢO XÁ TÙY NHƠN NGU MUỘI BẦN CÙNG NGHINH NHẬP THẤT. "
" HIỀN CUNG TRẠCH KHÁCH, THÔNG MINH PHÚ QUÍ CẤM LAI MÔN. "
 
Còn Đức Hộ Pháp, Ngài không biết phải đi đâu. Thật là đoạn trường, bản thân không nhà không cửa, không đất đai, không bà con thân thuộc. Ở đâu? Làm gì sống, rồi việc đạo phải như thế nào? Rồi cái gì kế tiếp trong thời gian mai sau.
 
Buồn chán cho tình người, thương thay cho nghiệp Đạo. Đức Ngài gặp ông Thơ (Đầu sư Thái Thơ Thanh), ông Thơ bảo: " - Thầy Tám có một mình, thôi Thầy xuống tôi, xuống Thủ Đức sống ".
Đức Hộ Pháp nghĩ cũng được, nên mới gọi hai người Thổ (người Tàu mun ở Cao Miên) là ông Inh và ông Chia (Phối sư Thái Chia Thanh) thu dọn đồ đạt vào rương, ba (3) Thầy trò rời Tây Ninh về Thủ Đức.
 
Tại Thánh Thất Thủ Đức, Đức Ngài không có việc gì để làm cả, Ngài chỉ cúng tứ thời mà thôi. Được thời gian, Ban Cai Quản sở tại Thánh Thất họ là người của 77 Cửu Trùng Đài, càng ngày càng tỏ vẻ có ý khinh rẻ Đức Ngài, xem thường Ngài. Thấy vậy, Đức Ngài lại một phen ngán ngẩm cho sự đời.
Buồn quá, Đức Ngài đến nhà ông Thơ chơi. Ông Thơ biết ý họ muốn đưổi xô nên mới ngỏ ý với Đức Ngài: "- Hay là vầy: Tôi còn đám cao su, thôi Thầy về đó làm người cạo mủ bán để kiếm sống".
Nghe vậy, Đức Hộ Pháp càng đau thảm thêm nữa. Chẳng lẽ mạng lịnh của Hộ Pháp lại đi làm mướn để sống hay sao? Không được. Ngài quyết định ra đi, vì thấy nơi này không xứng đáng để Ngài ở.
 
Sau đó, ba (3) Thầy trò chuẩn bị đồ đạt vào rương, rời Thủ Đức cùng ra đi. Ý định của Đức Ngài là qua nhà ông Hội Đồng Quản ở Gò Công, bạn của Đức Ngài, cũng là bà con cô cậu với ông Trần Khai Pháp. Đêm đó, Ngài sai hai ông Miên đến nhà ông Quản hỏi trước, rồi Đức Ngài sẽ đến sau.
 
Trời xui đất khiến, ông Giáo hữu Minh còn gọi là "Giáo sư Cậu" từ Phú Mỹ nghe tin Đức Ngài nghỉ ở Sài Gòn vì bị đuổi khỏi Tòa Thánh, nên đạp xe về Sài Gòn đón, lại không gặp vì Ngài đi Thủ Đức.
 
Nghe tin Đức Ngài ở Thủ Đức, ông Cậu tức tốc từ Sài Gòn vụt đi tìm, gặp ngay lúc Đức Ngài đang định về Gò Công. Thật là may mắn, thật là một sự nhiệm mầu Chí Tôn sắp đặt. Ông Minh trình bày ý kiến của mình là muốn rước Đức Ngài về Phú Mỹ.
Lúc này Đức Hộ Pháp định tỉnh, liên tưởng cầu nguyện, xin Thiêng liêng cho biết nên đi về đâu. Quyền Thiêng liêng khiến Đức Ngài quyết định về Mỹ Tho (Phú Mỹ). Ông Minh chờ xe sẵn, chở ba (3) Thầy trò về Phú Mỹ.
 
Về Thánh Thất Phú Mỹ, Đức Ngài vào bái lễ Đức Chí Tôn. Đức Ngài thấy Đức Lão Tử đi ngang qua. Đức ngài nói: " - Thánh Thất Phú Mỹ nầy do Đức Thái Thượng Lão Quân làm Chưởng Quản ".
Ngày hôm đó, từ ngoài đầu đường dẫn vào Thánh Thất, bổn đạo có, người ngoại đạo có, họ chen lấn nhau mong được thấy mặt Đức Hộ Pháp và nghe Đức Hộ Pháp nói.
 
Tiếng đồn lan nhanh có Đức Hộ Pháp đến Phú Mỹ, mọi người ùn ùn tới Thánh Thất, đoàn người kéo dài hàng trăm mét. Bầu không khí xôn xao, náo nhiệt lạ thường. Một sự vui mừng lớn diễn ra, hòa hai niềm cảm xúc:
Một là cảm xúc của Đức Ngài với đồng Đạo ở địa phương. Hai là cảm xúc của Nhân dân địa phương đối với Ngài.
Thánh Thất nhộn nhịp từ giây phút đó. Cả ngày, lẫn đêm kéo dài gần hai năm. Cho đến khi Đức Ngài nghe tin Đức Cao Thượng Phẩm bệnh nặng, Đức Ngài buộc phải về Tây Ninh gấp. Tòa Thánh Tây Ninh từ khi hai (2) Ngài rời khỏi hiu quạnh khôn cùng.
 
Ở Phú Mỹ, Đức Hộ Pháp giảng Đạo, thuyết Đạo, thuyết pháp, hành pháp, cầu cơ, chữa bệnh và dạy dỗ nhơn sanh; có một điều đặc biệt: Cân thần tuyển chọn người Phạm môn đầu tiên đưa về Tòa Thánh Tây Ninh tạo nghiệp cho Đạo sau này. Ngoài ra, Đức Ngài còn truyền pháp cho một số vị, và Đức Ngài được cơ duyên định nhiệm vụ tháo gỡ Long Tuyền Kiếm.
 
Từ khi xuống Phú Mỹ, cái cảnh đầu tiên đón rước Đức Ngài. Đức Ngài nhận thấy cả một khối tinh thần quí trọng tôn 79 kính trọn tin nơi Đức Ngài, nên Đức Ngài nói:
" - Thủ Đức không biết xài ngọc, nên Qua đem ngọc đi. Con Phú Mỹ có biết xài ngọc, nên Qua đem ngọc ban cho. "
 
Đức Ngài kể lại sự việc trên, và nói thêm rằng: " - Lúc qua rời khỏi Thủ Đức có làm một bài thi dán tại văn phòng Thánh Thất:
Thắng khổ người tu vẫn để lòng,
Ta thua Thủ Đức phải đành dong.
Buồn chưa giỏi đứng trên đầu rắn,
Vui đã phân minh chí khí Rồng.
Chẳng kể vịt gà chê tiếng Phụng,
Chỉ phiền Hồng hộc ghét đuôi Công.
Mở kho nuôi đói đây trề miệng,
Ta quảy hồng ân rải giáp vòng.
 
Sau cuộc bỏ thăm Đức Hộ Pháp an ủi Đức Thượng Phẩm, Đức Ngài nói: " - Số 15 là số của Hiệp Thiên Đài; 12 vị Thời Quân, và 3 vị làm đầu 3 Chi, là 15 người. Số 15 chiết ra: 1 + 5 = 6 (áo 6 nút). Số 27 là số của Cửu Trùng Đài chiết ra 2 + 7 = 9 (áo 9 nút).
 
Còn ba (3) phiếu trắng, nếu có thêm vào bên nào thì nguy cho bên đó (loạn pháp bên đó). Nhận thấy bao nhiêu đó cũng đáng mừng. Quyền Chí Tôn khiến: Hiệp Thiên Đài vẫn còn Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài vẫn còn Cửu Trùng Đài, không có bên nào mất cả.
 
55 - Thánh Thất Phú Mỹ Được Mang Danh "Khổ Hiền Trang"
 
Ở Phú Mỹ có một lần nọ, Đức Hộ Pháp sai ông Giáo hữu Minh xuống ông Ca ở Mỹ Tho để xin phép lập đàn ở Phú Mỹ, vì ông Ca là cựu Đốc phủ, nên cậy ông Ca xin phép sẽ dễ dàng hơn. Đằng náy ông Ca lại không nhận, mà lại trách: Mỹ Tho là Thánh Thất lớn, Phú Mỹ là Thánh Thất nhỏ. Đức Hộ Pháp đến Mỹ Tho sao không xuống Thánh Thất Mỹ Tho, bộ Mỹ Tho không có chỗ cho Ngài thuyết pháp hay sao mà lại đến Phú Mỹ, rồi nhờ đi xin phép! Nghe vậy ông Minh từ giả ra về và trình lại Đức Ngài y như vậy.
 
Đức Ngài buồn lắm, nhưng chẳng biết nói sao. Đêm hôm đó, Ngài suy nghĩ, trằn trọc không ngủ được, trong lúc mơ màng, nửa thức nửa ngủ, Đức Ngài thấy Phật Mẫu cho 3 chữ bằng chữ Nho, Đức Ngài lại nghe nói “KHỔ HIỀN TRANG”. Ngài giật mình và viết lại liền ba chữ Nho ấy.
Sáng ngày, Đức Ngài đem ba chữ nho đã viết hỏi mấy vị thầy Nho là chữ gì. Mấy vị ấy nói là ba chữ “KHỔ HIỀN TRANG”, vậy là đúng rồi, Ngài mừng quá.
 
Ngài thuật lại chuyện đêm hôm và nói 3 chữ Nho đó là của Phật Mẫu đã cho đó. Vậy thì viết ba chữ này vào một tấm bảng lớn, rồi treo ngay trước cổng Thánh Thất để cho mọi người biết Thánh Thất Phú Mỹ giờ đây có tên là Thánh Thất “KHỔ HIỀN TRANG”.
 
Tích Đức Lão Tử sanh ở huyện Khổ. Nên Khổ Hiền Trang là cái lều của người hiền chịu khổ, nơi đây ngày đầu tiên Đức Ngài vào bái lễ Đức Chí Tôn, đã thấy Đức Lão Tử đi ngang qua. Đức Ngài biết nơi đây có liên quan đến Đức Lão Tử.
Đức Ngài nói: Nơi đây, nơi Thánh Thất Khổ Hiền Trang này chỉ cho một chữ thôi cũng đủ làm giàu; khỏi lo đói: Truyền Thần chữ “KHÍ” để chữa bệnh.
 
56 - Liên Quan Phạm Môn.
Một:
Một hôm nọ xin Đức Hộ Pháp trục Thần và cân Thần cho anh em Phạm Môn; ông Trịnh Phong Cương đến gặp Đức Ngài tại Hộ Pháp Đường và trình ý: “Bạch Thầy, xin Thầy cho chúng con được hưởng phép cân Thần như mấy vị ở Khổ Hiền Trang”. Đức Ngài nói: – Phạm môn mấy em ở đây hơn mấy đứa Khổ Hiền Trang, vì mấy em hữu phước được gần Qua hơn, cái gì Qua cũng để ý chỉ dạy nhiều vì gặp mặt trò chuyện hằng ngày. Còn ở Phú Mỹ xa Qua, nên Qua phải trục Thần, cân Thần để chọn lựa đứa nào có căn có duyên mới được.
Lưu ý: Khổ Hiền Trang Phú Mỹ, Mỹ Tho.
Phạm Môn ở đây: Được Đức Hộ Pháp trục Thần, cân Thần, lập thệ mới được dự “Đào Viên Pháp”.
Tây Ninh.
Phạm môn ở đây: Không có trục Thần, cân Thần, ai cũng xin vào được miễn là đồng ý xin vào và được lập thệ dự “Đào Viên Pháp”.
 
Hai:
Một hôm đang nghỉ trưa, lúc khai phá rừng để cất Khách Đình, Đức Hộ Pháp ngồi trên võng. Hai anh em ông Phạm Duy Hoai đến chỗ Ngài ngồi, lạy 2 lạy rồi thưa: “Bạch Thầy, con ở Khổ Hiền Trang xin Thầy cho hai anh em con vào Phạm Môn với anh em.”
 
Đức Ngài ngồi lặng thinh hồi lâu, ngó quanh rồi nói: “Cái Phạm Môn của Đức Chí Tôn thì Qua không biết định cho ai, chớ Phạm Môn của Qua lập ở đây hay mấy con ở Khổ Hiền Trang cũng vậy mà thôi”.
Đức Hộ Pháp giải: " Cái Phạm Môn của Đức Chí Tôn là 500 vị La Hán lãnh lịnh ở Cực Lạc Quốc theo Ngài, trợ giúp Ngài trong việc lập Đạo ".
 
57 - Đức Hộ Pháp Xử Định, Anh Em Trong Cơ Quan Gây Sự Hoặc Đánh Nhau .
 
Trong một sở, một cơ quan, anh em làm công quả chung với nhau. Nếu cả hai sanh sự bất đồng, hoặc cố sát đánh nhau. Sự việc đến Đức Hộ Pháp, thường Đức Ngài xử định:
– Đuổi cả hai. Cho đến khi nào cả hai tự ý thức, tự giác ngộ, tự biết suy nghĩ mà biết lỗi nhau, cả hai đến gặp Ngài tạ lỗi, Đức Ngài mới nhận và tha thứ.
 
Đức Ngài nói: Các con có lỗi với Thầy, thì Thầy tha thứ được. Còn các con có lỗi với bạn, thì bạn khó tha thứ lắm, vì bạn có người vầy người khác, cái tâm của bạn con còn trong sự hờn giận phàm tục làm cho mối thiện cảm giảm bớt hay mất đi.
 
Vậy nên trong cuộc sống quá ư phiền toái hãy cố gắng dẹp mọi đố kỵ mà hòa thuận, thương yêu và tha thứ cho nhau, độ lượng, khoan dung đón nhận nhau để tâm hồn thoải mái nhẹ nhõm đứng trước mặt Đức Chí Tôn mà hãnh diện.
 
58 - Đức Hộ Pháp Giảng Đạo Lễ Đại Tường Phải Hành Pháp Xả Tang.
 
Đức Hộ Pháp nói: Sỡ dĩ Lễ Đại Tường phải hành pháp xả tang, ấy là phép để ngừa trùng tang liên táng.
Sau khi luyện pháp xong, người hành pháp: Một tay bắt ấn ở ngực, một tay cầm kéo cắt tang, cắt từng người một! Cắt trên khoảng không cách đầu chừng 5 hoặc 10 cm rồi đưa mũi kéo vít đẩy khăn tang chữ (...). Xong phần cắt. Người hành pháp tiếp lấy ly nước Cam Lồ Thủy và dùng nhành dương nhúng nước giủi vào đầu người đã được lột tang xong; giủi ba lần và niệm câu chú (...).
 
59 - Đức Hộ Pháp Nói Về Phủ Thờ, Phủ Từ.
 
Đức Hộ Pháp dạy mỗi họ nên lập một phủ thờ. Đó là chơn truyền Nho Tông mà Đạo Cao Đài phô bày để làm nền tảng hình ảnh.
Ngài nói: Đức Giáo Tông mỗi năm sẽ nhóm họp với các vị Chưởng phủ mỗi họ một lần, để nghe báo cáo các sinh hoạt chung của từng họ, mỗi họ sẽ tường trình và yêu sách đến Đức Ngài. Sau đó, tùy theo sở hành của từng họ mà Ngài ban lời phủ dụ, chỉ dạy thêm hoặc có chính sách phù hạp riêng cho từng họ, đồng thời tìm cách hỗ trợ về mặt tinh thần hay vật chất, nếu họ đó cần thiết đặc biệt hơn các họ khác.
 
Nhân tiện, bên cạnh đó, Đức Ngài có cơ hội nhận những hồ sơ bị hàm oan mà tất cả các cấp trên che dấu, áp bức khiến người của nhà họ đó không phương bào chữa, được Ngài cứu xét, bênh vực.
 
Lúc đó, với tư cách là một người anh cả thương yêu đàn em nhỏ, chớ không phải là tư cách của một Giáo Tông quyền hành, nên Ngài có quyền tự mình giải quyết vấn đề, trường hợp mà Ngài nhận thấy đúng. Ngài dễ giải quyết bởi không qua đường hành chánh, Đức Ngài trực tiếp với nhà họ, để phát hiện những điều bất công mà người tín đồ nào đó chịu đựng, tất cả sẽ phơi bày trước mặt Ngài, không ai qua mắt được Ngài, những em út nhỏ nhoi bị khổ não sẽ được Đức Ngài sắp xếp để Ngài đến tận nơi, tận chỗ mà trả lại sự công bình.
 
Đây là một điều hết sức hệ trọng trong cửa Đạo Cao Đài, nó hay ho vô cùng. Nó giúp cho kẻ dưới không hề sợ bị đàn anh Chức sắc lớn ỷ quyền dấu việc, che chở, áp bức.
 
Đâu phải vậy thôi. Đức Ngài có quyền kêu gọi kiến họ giàu, đông đảo lớn mạnh giúp cho kiến họ nghèo ít oi nữa mà chớ. Tất người sinh ra nơi mặt thế, có hàng ngàn họ, mà tự thấy mình không bơ vơ, khổ não vì mình có dòng họ bảo trợ, họ của mình tức là phủ thờ, là nơi mình đặt niềm tin, để tìm đến mà cùng đoàn kết sống.
Thật là một mối an nguy mà chỉ có Anh cả Giáo Tông sẽ làm gạch nối trăm họ bình yên.
 
Đức Ngài dạy thêm:
Việc tổ chức nhà họ là một bí pháp của Nho giáo để bảo tồn luân lý cang thường, phong hóa, và nhân phẩm trong công cuộc trị thế, vì dân Trung Hoa làm mất đi nên sanh ra loạn lạc. Do đó mới bị Thiên Điều hành phạt buổi nọ đó là Phong Thần bảng đó vậy. Nay Đức Chí Tôn gầy dựng lại đem giao cho dân tộc Việt Nam.
 
Mấy em nghĩ coi, có một đứa mang họ mình làm nên việc lớn thì rạng rỡ tông môn. Còn ngược lại có đứa mang họ mình hoặc nghèo khổ hoặc làm tội tình chi đó thì cảm thấy xấu hổ, nên dòng họ đó không dễ gì mà để đâu, họ tìm cách đem về bảo bọc giúp đỡ, hoặc dạy dỗ cho nên người đạo đức, xứng đáng với truyền thống ông bà chớ... cười. Không có họ nào bỏ rơi con cháu mình đâu, họ sợ họ khác chê cười rằng mình thiếu phận lắm; hơn nữa họ cũng sợ Đức Giáo Tông khiển trách.
 
60 - Đức Hộ Pháp Giảng về “Đức Chí Tôn Dạy Pháp Cho Ngài”.
 
Đức Hộ Pháp trong một lần vui vẻ, Ngài cùng các vị Phạm Môn trò chuyện, Ngài kể việc Đức Chí Tôn dạy Pháp cho Đức Ngài để cho quý thành viên Phạm Môn nghe.
Ngài nói: Vào một buổi tối đêm trước, tự nhiên Ngài bắt muốn đi, đi miết vào bàn giấy viết: Ngồi vào bàn, tay lấy viết, lấy giấy viết xong. Đức Chí Tôn cầm tay Ngài vẽ chữ Bùa và dặn Đức Ngài: Ngày mai, phải sắm sẵn giấy viết từng tờ riêng biệt, viết chì vót nhọn sẵn cho nhiều, giấy trắng từng tờ cũng cho nhiều để Thầy dạy Pháp. Đức Chí Tôn cũng cho Ngài biết là lúc nãy Thầy đã kéo con vô bàn đó. Nhớ là chỉ một mình con thôi.
 
Qua đêm sau, cũng tại bàn, Đức Chí Tôn giáng, cầm tay Ngài viết từng tờ một liên tục, còn viết chì cứ tà ngọn nào là bỏ lấy cây khác, cứ thế kéo dài mãi cho đến khi xong mới thôi.
Khi xong, Đức Ngài kiểm lại hết 3 lố viết chì, chỉ còn vài cây, còn giấy trắng thì đầy đất. Đức Ngài nhặt lên để xem rồi sắp lại thứ tự. Đức Ngài thầm khen Đức Chí Tôn đáo để. Ông quá kỹ, chỉ từ nét, từ chữ, từ phần và số thứ tự thì niêm san sát.
 
Từ đó Đức Ngài bắt đầu học và thực tập, học hoài thôi, học cố để mà nhớ mới được vì Đức Chí Tôn bảo:
“Bí pháp này nếu để lộ ra ngoài cho kẻ nào biết được thì Đạo Thầy sẽ hoại. Con cố gắng học cho xong, nắm cho chắc, rồi thì con đốt đi”.
 
Học kỹ rồi, nắm được rồi: Ba phen Ngài muốn đốt nhưng sợ lỡ quên thì làm sao? Đốt rồi còn gì coi lại. Đức Ngài lại xem đi xem lại tới lui, nếu lẫn nữa và thực tập thật là hoàn hảo đến lúc Đức Ngài thật sự tự tin, không có trở ngại nữa, không còn gì lo. Ngài đốt đi, mà lòng vẫn yên, không tiếc nuối vì coi như Ngài đã dợt thuộc lòng.
 
Bí pháp mà Ngài đã thọ truyền nơi Đức Chí Tôn: Đức Ngài có truyền lại vài pháp chính cần thiết sử dụng trong Đạo như: Giải oan, tắm thánh, độ thăng, đoạn căn, hôn phối, trấn thần, giải bệnh. Còn nhiều nữa nhưng chưa phải lúc Ngài truyền.
 
Đức Ngài nói: Thật là hữu hạnh; vì từ tạo Thiên lập Địa tới giờ, Đức Chí Tôn chỉ mới có giao cho Hộ Pháp lần đầu tiên mà thôi; chưa giao cho người nào cả; Đức Thích Ca cũng chưa được vậy, (Có lẽ lúc Đức Thích Ca mở Đạo chưa phải lúc dùng bí pháp này). Cái hữu hạnh lớn nhất là lúc Đức Ngài được Đức Chí Tôn cho Đức Ngài vào kho bí pháp. Đức Chí Tôn giao cho Ngài một cái chìa khóa, cho phép mở cửa kho bí pháp của Đức Chí Tôn; Đức Ngài diễn tả lại:
Cái kho ấy hình bát giác có bát quái, kín bít. Chỉ có hai cửa mà thôi, cửa trước và cửa sau. 
Đức Chí Tôn hỏi: Con mở cửa nào vào.
Ngài trả lời: Con mở cửa trước vào.
Đức Chí Tôn bảo: “Không được, đây là kho bí pháp để tạo dựng càn khôn vũ trụ từ ngàn xưa, không bao giờ mở cửa trước cả, chỉ được mở cửa sau mà thôi.”
 
Thế là Đức Hộ Pháp vâng lời Đức Chí Tôn đi cửa sau vào. Cửa vừa được mở, cả muôn ánh hào quang sáng rực rỡ, chói lọi chiếu ra. Ngài bước vào trong, Ngài chỉ lựa những pháp nào quí hiếm, rất quan trọng mới lấy, còn loại thường thường không cần.
 
Kể đến đây, Ngài Khai Pháp vội nói: Vậy là Thầy đã thâu hết Thập nhị quyền công rồi. Đức Hộ Pháp nói tiếp:
– Ra khỏi cửa, theo sau lưng Ngài là đám quỉ: Nó chỉ nhận được hào quang của Bí pháp, nó đem xuống thế gian nầy mà tạo nên quyền pháp cỡ đó. Nếu nó được vào kho thì không biết cỡ nào nữa.
 
Ngài tiếp: Bởi vậy, trước mặt là Hộ Pháp, sau lưng Hộ Pháp là đám quỉ vậy.
Nhớ hồi khai Đạo tại chùa Gò Kén, Đức Chí Tôn bảo Đức Hộ Pháp đứng trên ngai ngó thẳng vào Đức Chí Tôn. Lúc đó Đức Chí Tôn mượn Đức Cao Thượng Phẩm để Đức Chí Tôn hành pháp trấn đàn.
 
Đức Ngài đứng trên Ngai, ngó thấy Đức Thượng Phẩm, đứng trước mặt mình trong giữa Điện, mặt ngó ngay Đức Ngài, tay cẩm nhang vẽ vẽ; đứng xa nhìn lại Đức Hộ Pháp có cảm tưởng là tay Thượng Phẩm có ý như ngoắc ngoắc mình vậy. Chính vì thấy thế cho nên Đức Ngài mới bỏ Ngai đi lại gần Đức Cao Thượng Phẩm, trong ý nghĩ muốn hỏi xem Đức Thượng Phẩm kêu lại có chuyện gì, vừa bước khỏi Ngai 3 bước thì quỉ lộng phá liền tức thì, đó là:
– Nhập vào Lê Thế Vĩnh xưng là Tề Thiên Đại Thánh.
– Nhập vào Vương Thanh Chi xưng là Quan Âm Bồ Tát.

Bấy giờ Đức Ngài mới giật mình, mới biết oai quyền của Hộ Pháp khi trấn ngự trên Ngai.

Home                    [  l  ]  [   ]  [  3  ]  [  4  ]  [  5  ]  [  6  ]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét