ĐẠI ĐẠO LƯU DANH KIM CỔ KÝ [5] * Sưu khảo / Hiền Tài / Huỳnh Tâm

 97 - Dâng Sớ Cầu Siêu Cho Ông Bà, Trong 3 Người Một Đàn Cơ. 
Ông hai Cai làm tuần quân, khi chết được đắc Thần vị về cơ:
– Cốc-cốc canh! Thùng! Thùng! Thùng!
Thượng Tương Thanh ngôi vị Giáo Tông xúm lại giựt giành.
Tiếp theo: Ông Phối sư Thượng Tông Thanh, người Trung Hoa về cơ: Vì không biết chữ nên nhờ ông Cai viết giùm: “Ông Tú dốt, mà ông cử đặt thông ngôn nói đi......”
Đức Quyền Giáo Tông hỏi:
– Hôm rằm tháng 7, tôi cầu siêu, có siêu không?
– Có chứ! Siêu 7–8 ngàn vong linh, em nhờ đó mới được về đây.
Đoạn ông Tông nói với các Chức sắc nhỏ:
– Mấy em đừng có nghe lời xanh đỏ nghe. Xanh đỏ phá Đạo. Thiếu chút nữa cả Tông đây cũng thấy cha, thấy mẹ, thấy mồ, thấy tổ...
Được biết ông Tông hồi còn tại thế, lối nói cũng y như vậy.
Có lần Đức Quyền Giáo Tông rầy:
– Mình làm lớn, nói thế không hay.
Ông Tông nói:
– Tại em quen! Sửa hoài mà không được anh lớn ơi!
Hồi còn tại thế, ông nghe lời ông Tương, theo ông Tương có 3 ngày thôi, nên về cơ nói chút xíu là vậy.
Đức Hộ Pháp lâu ngày mới nghĩ: Mình đi tu lâu rồi mà ông bà mình có được siêu thoát không. Nên tự viết sớ riêng để cầu nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ. Kết quả của việc này như thế nào thì chỉ biết Đức Ngài nói với Đức Quyền Giáo Tông nghe mà thôi.
Sau đó, đến Rằm tháng 7, Đức Quyền Giáo Tông tổ chức lễ cầu siêu và kết quả là ông Cai và ông Tông về cơ như trên.
 
Sau đó Ngài Trần Khai Pháp điều chỉnh văn sớ lại đề cho mọi tín đồ đều được dâng sớ cầu rỗi cho Cửu Huyền Thất Tổ của mình. Đó là mẫu sớ tháng Giêng. Hiện nay vẫn còn dùng để dâng hằng năm.
 
98 - Đức Hộ Pháp Khuyên Phạm Môn Và Chuyện Thánh Pêrô.
 
Đức Hộ Pháp có lần nói chuyện với Phạm Môn, Đức Ngài nhắc hoài và nhấn mạnh câu: “Mấy em có mỏi thì ngồi nghỉ, khỏe thì đi”.
 
Một đàn cơ, một vị giáng cơ xừng là Thánh Pêrô, cho nên mọi người hầu đàn đều quì lạy.
Đến khi ông Tiếp Thế bước vào lạy thì cơ viết:
– Thưa ba (Mọi người ngớ ngẩn, còn ông Tiếp Thế thì không có quì).
Con là Châu nè!
Đức Hộ Pháp hỏi:
" – Mình là một vị Thánh, xuống thế sao không cứu thế độ đời, lại vắn số làm khổ người ta vậy?
Thánh Pêrô viết:
"– Thưa Ngài, vì tôi thấy Đức Chí Tôn mở Đạo, khai Tân pháp, trong đó có phép tắm Thánh, giải oan. Tôi vì ham thích được thọ hưởng pháp ấy, nên lén xuống đầu kiếp mặc dầu không có lịnh để được hưởng pháp ấy trong kỳ Đại ân xá nầy. Đến ngày Ngọc Hư Cung họp tôi lại trở về vì không dám ở lại sợ vắng mặt bị Ngọc Hư Cung bắt tội."
Được biết ông Châu mất lúc vừa lên 6 tuổi.
 
99 - Đức Hộ Pháp Trả Lời Với Quí Vị Hành Thiện.
 
Đức Hộ Pháp dạy: " - Trong hàng Thập Nhị Đẳng Cấp Thiêng Liêng từ phẩm Đạo sở đến phẩm Hành Thiện là còn lao động. Giáo Thiện đỗ lên là đi dạy, độ đời."
Có lần quí vị Hành Thiện được bổ di làm Trưởng Thập Nhị Gia.
Họ đến thỉnh giáo Đức Ngài.
“Bạch Thầy! Chúng con được bổ đi làm Trưởng Thập Nhị Gia, tức là 12 gia tộc. Thoảng như trong 12 gia đình ấy có gia đình của quí Chức sắc bậc cao như Giáo sư, Giáo Hữu chúng con phải làm sao? Xin Thầy chỉ dạy.”
Đức Ngài nói: “Vậy thì mấy con được phước chớ sao?”
 
Đức Ngài không nói thêm gì. Các vị Hành Thiện như đã hiểu được, thấy được điều gì qua lời nói ấy. Tất cả lui về.
 
100 - Ông Bảo Văn Pháp Quân.
 
Chị Hai Thu là con của bà Tư chị của Đức Hộ Pháp, kêu Đức Ngài bằng cậu.
Một hôm nọ chị Thu đến nhà ông Bảo Văn Pháp Quân chơi. Tính của ông Bảo Văn thích làm lớn, và tỏ oai, chị Thu biết vậy nên hỏi: (Lúc này không có ai ở nhà ngoài ông Bảo Văn và chị nên chị mới dám).
– Cậu Ba! Cậu với cậu Tám ai lớn?
Ông Bảo Văn cười rồi đáp:
– Cậu với cậu Tám hai người ngang nhau. Cậu bên văn còn cậu Tám bên võ, chị hai Thu nghe vậy thì hay vậy chơi lâu rồi về. Một hôm ông Phạm Duy Hoai đến nhà chị Thu chơi, chị thuật lại câu chuyện và câu nói ấy cho ông Hoai nghe. Ông Hoai có lần đến làm công quả nơi Hộ Pháp Đường, gặp Đức Hộ Pháp ông Hoai đem lời của chị hai Thu nói cho Đức Hộ Pháp nghe.
 
Đức Ngài nói “Khỉ họ! Tề Thiên loạn Thiên Cung tưởng được gì, được chức bậc mã ôn. Bất quá Bảo Văn Pháp Quân làm đầu phòng văn của Đức Hộ Pháp thôi, chớ làm gì mà ngang với Đức Hộ Pháp được.”
Một lần nọ vào một dịp tết, nhóm anh em trong ĐẠO ĐỨC VĂN ĐÀN đến chúc Tết ông Bảo Văn Pháp Quân. Mới bước vào cửa anh em đã thấy Ngài, liền đồng loạt thưa:
– Thưa Sư thúc!
Ông Bảo Văn cười nói:
“Không! Không à! Qua là anh của Thầy Tám à.”
 
Thế là từ đó, anh em trong nhóm chỉ biết hỏi trỏng Ngài mà thôi, chớ không thưa Sư thúc nữa vì họ đâu có thể gọi là “Thưa Sư bá” được.
 
101 - Bài Trong Kinh Đạo Nam Tập Càn.
 
Lúc thời Pháp thuộc: Ở Trung phần Việt Nam cũng có một phái hay cầu cơ. Những bài cơ dạy được phổ biến rộng rãi; vì nội dung những bài ấy có tầm mức quan trọng đến tình hình đất nước nên chánh quyền Pháp cấm ngặt và tịch thu nếu bắt được nếu ai có và giữ.
 
Đó là Kinh Đạo Nam. Gồm 2 tập: Tập Càn dạy phái Nam, còn tập Khôn dạy phái Nữ.
Ông Lễ Sanh Phụng, khi hiến thân vào Phước Thiện, về Tây Ninh đem cả vợ con cùng về. Ông Phạm Duy Hoai có đến thăm lúc ông Phụng còn ở Nội ô, chưa cất nhà ngoài. Ông Hoai thấy trên bàn có một cuốn kinh tựa là “Kinh Đạo Nam” tập Càn. Ông Hoai mở ra xem và rất thích. Ông Phụng thấy thế nói: Của tôi còn giữ được. Tôi ít khi đọc. Anh thích tôi xin tặng lại anh. Ông Hoai đem về xem và học thuộc được một bài.
 
Về sau ông Hoai cho ông Giáo sư Lộc mượn xem, ông Lộc không đưa lại. Thế rồi từ đó măt luôn.
Hôm nay ông Hoai đọc lại bài mà ông đã thuộc như sau:
“Vân Hương đệ nhứt Thánh Mẫu giáng dạy.
Sông nhị – núi Hùng – nước bốn ngàn năm văn hiến.
Con Thần cháu Thánh – dân 2o triệu đồng bào.
Người quí, của xinh, biển bạc, rừng vàng.
Đồ sản vật nhứt là miền Đông Á.
Đất linh, người giỏi, trai tài gái hạnh.
Tiếng anh hùng lừng cõi Bắc Nam.
 
Trẻ con kia Phù Đổng Thiên Dương – Ngựa sắt xung trời dẹp Ân tặc báo thù cho nước.
Đàn bà nọ: Là Trưng nữ chúa - Quần hồng đua sức, đánh chàng TÔ mà trả nợ cho chồng.
 
Rừng Chi Lăng: Lê Thái Tổ vây quân, đầu Liễu Thăng biêu ngược lưỡi gươm thần, giặc Minh ấy “Gà” vừa phải “Cáo”.
Sông Bạch Đằng Trần Đại Vương ra trận: Máu Ô mã chảy đầy dòng nước bạc. Quân Nguyên này “Chim đã sợ cung”.
Nhớ những người chiến sĩ anh hùng, mượn đào bút (1) giải bày sơ lược.
Nào những hạng văn nhân trí sĩ, ở sử xanh còn ghi chép để muôn vàn.
Ôi! Gương chước chưa lờ. Truyện xưa còn nhớ.
– Kìa là thành Thăng Long – Kìa là núi Hổ. Nước non vẫn nước non nhà.
– Này là họ Hồng Bàng – Này là tổ Lạc Long. Dòng giống nguyên dòng giống cũ.
– Xưa như thế! Mà nay sao thế! Toan vẹt trời hỏi một đôi câu.
– Khôn là sao? Dại là sao?
 
Để cực Mẹ đến trăm ngàn nỗi.
– Chua xót lắm! Đắng cay lắm! Cơ hội này biết tỏ cùng ai.
– Đau đớn thay! Khốn khổ thay! Cơ hội ấy vì đâu mà nên thế.
Ôi thôi! Bởi vụng cơ khai hóa, gió chìu chẳng biết chìu.
Cam phận ngu hèn – Nước yếu không ngờ rằng yếu.
Cắn cổ chết trong vòng nô lệ.
Mối Kinh luân còn thiếu mặt trung phu.
Liếc mắt xem một dãy giang san.
Dòng danh lợi thấy rặt tay Thiếp phụ.
Sung sướng kẻ cơm vua áo Chúa.
Vẻ cân đai riêng hưởng lấy có một mình.
Khó nhọc Người tay lấm chân bùn.
Phận cày cuốc có biết đâu là việc nước.
Công nghệ một chút chi chưa biết.
Chỉ khéo tay dán giấy bôi hồ.
Văn minh nửa bước chưa noi theo.
Đã tài ngón bới lông tìm vết.
Người như thế, khôn ngoan như thế.
Thôi cuộc đời còn có kể chi.
Lòng thế kia, ăn ở thế kia.
Mong vận hội làm nên sao được.
Nếu nói ra thêm nhơ miệng.
Có thạnh suy nào dám trách Trời.
Lạnh ngắt chẳng an lòng.
Sự khôn dại còn mong chờ Thánh.
Rày vưng lịnh chín tầng trao xuống.
Kinh Đạo Nam Ngọc chuốt vàng thau.
Lại nhờ ơn ba Đấng thương cho.
Đàn Hưng Thiện huê thêu gấm dệt.
Là Trời un đúc. Rèn thép đoanh lên bộ văn chương.
Bút Thánh điểm tô – vẽ son phấn vào pho nghĩa lý.
Chớ bỏ nôm na – cha mánh khóe.
Đạo cang thường thêm thẹn với non sông.
Dầu bặp bẹ cũng mẹ với con.
Giận thì mắng - lặng thì thương.
Niềm ân ái sánh cùng Trời đất.
– Rày con nên nghĩ lại – nước có nguồn, cây có gốc.
– Gẫm xem gương trước làm sao.
– Mẹ chỉ trông cho cá gặp nước, Rồng gặp mây.
– Tư tưởng hội sau này nhiều lắm.
– Trời còn đây; đất còn đây.
– Giang sơn này rồi lại của con.
– Sông chưa cạn, núi chưa mòn.
– Hương lửa còn thơm tiếng mẹ.
 
102 - Đàn Cơ Tôn Trung Sơn Giảng Dạy.
 
Một đàn cơ Đức Tôn Trung Sơn giáng dạy như sau: “Ách nước – nạn dân – cơ Trời đã định – trị loạn hưng vong lẽ thế vẫn thường”. Thấy cuộc thế đảo quyền ngày nay. Thấy nạn dân Trung Huê lo án lần khu ấy thế giái mà Bần Đạo rất thương tâm cho nhơn loại trễ gặp thời kỳ Phổ Độ. Nhân dân vùng Nam tuy bị khép vào cảnh nô lệ cường quyền, nhưng cũng có phần may mắn hơn các sắc dân đã chịu nạn lửa binh của lũ tham tàn đốt phá. Nằm sương gối vác, trải thân nơi rừng tên, núi đạn, để lại không biết bao nhiêu cô nhi quả phụ, đặng vùi xác làm cái nấc thang cho chúng bạo tàn bước đài danh vọng.
 
Dầu cho Quốc Trung Huê cũng phải chịu mạng lịnh của bậc Chí Tôn, đặng dìu dắt đồng loại hầu thoát ách qui hồi cựu vị. Lại chẳng trọn, để ganh hiền, ghét ngõ cấu xé lẫn nhau, chia tấm gương bác ái ra từng manh mún làm cho đoàn thể xa rời. Bỏ cái mạnh, tìm cái yếu, ném sự tồn trước sự vong, nền Đạo có phải vì đó mà lưu khổ tâm cho kẻ thật tâm hành chánh giáo chăng?
 
Bần Tăng ước mong nhứng kẻ lãnh trách nhiệm giáo hóa từ chí Bắc. Từ nơi Tòa Thánh đến nơi đầu quận cỏn con; được mấy kẻ ấy để tâm toàn thương sanh chúng. Đừng vì lợi tư quyền trọng mà đè nén ép bức chúng sanh tội nghiệp. Phải độ cho cùng chữ “Thương”, góp sự côi làm sức mạnh. Một như mười, mười như trăm, trăm như ngàn, nhứt hô bá ứng, đồng tâm nắm lấy dây bác ái đi cho tận con đường giải thoát, thì sức nào ngăn nổi, tài nào cản nổi, dầu cho trương muôn súng thần công, chúng nó nắm tay mà đi cho tận cùng là bởi vì đâu mà được vậy?
Tiếp Đạo bạch...
Bởi sự giáo hóa, cảm hóa nồng nàn, dầu cho nát thân cũng không manh mún.
Đức Tôn Trung Sơn: Phải đó. Nếu chính sách đó thâm nhiểm vào nền Đạo, thì nước Việt Nam đồng tô điểm mấy hồi Cơ Đạo có trắc trở vì đâu mà không trấn.
Bần Tăng muốn sao cho những người đương mê mệt trong tạo khổ, những kẻ ấy dược thức tỉnh trong muôn một thì Bần Đạo rất may mắn đó.
 
103 - Nam Nữ Hành Đạo Chung Nhau Có Chuyện Không Hay.
 
Buổi ban sơ, Hội Thánh có bổ Chức sắc đi hành Đạo nam-nữ cũng được bổ như nhau ở các Châu, các Tộc. Vì buổi Đạo các nơi ấy còn nghèo, tín đồ lại ít, nên đôi lúc có nơi nam nữ ở chung nhau tùy tiện. Rồi có vài trường hợp phúc báo về Hội Thánh việc xảy ra ngoài ý muốn là nam nữ ăn ở với nhau như vợ chồng.
Bà Tư Hương Hiếu mới thưa trình những vụ việc này, và tỏ thái độ bất bình lên Đức Hộ Pháp.
Đức Ngài thản nhiên an ủi đáp:
- Đành phải chịu vậy thôi. Để rồi mình tìm phương ngăn ngừa cho họ, tìm cách giúp họ ý thức để họ tránh tội tình, chớ bên Thiên Chúa, Đạo thì đã có lâu năm rồi, nhưng vấn đề cô nhi đó có tốt lành gì đâu. Họ cũng đâu có tránh được.
 
104 - Đức Hộ Pháp Đặt Danh Từ Cơ Quan Phước Thiện.
 
Hồi ban sơ lập Phạm Môn, các Sở Lương điền, công nghệ, thương mãi, bệnh viện, dưỡng lão, cô nhi, v.v... đều do Phạm Môn coi giữ.
 
Sau đó chính quyền Pháp bắt Đức Hộ Pháp, rồi dẹp tất cả, không cho làm nữa. Đến lúc Đức Ngài trở về, Đức Ngài sai ông Tiếp Thế và ông Trung xuống Sài Gòn để tìm hiểu vấn đề xã hội bên Thiên Chúa Giáo, đồng thời gần gủi cận kề với các Linh mục, Cha xứ, con chiên để hỏi han về chiều sâu sinh hoạt.
 
Hai ông, Tiếp Thế và ông Trung được xem cuốn sách bằng Pháp ngữ nói về việc tổ chức từ thiện của Giáo hội Thiên Chúa Giáo.
 
Hai ông đem hết những điều gì mắt thấy, tai nghe, thực tế và những điều cốt lõi của quyển sách trình bày cặn kẻ cho Đức Hộ Pháp biết.
Đức Hộ Pháp nói:
- Phạm Môn, Phạm nghiệp họ lầm tưởng nên họ đánh đổ. Bây giờ Qua đặt tên cho việc làm thiện có tổ chức, nội qui, chức năng hành tàng, hệ thống, luật lệ rõ ràng là “Cơ Quan Phước Thiện” khác hơn người ta từ thiện là trúng; không ai đánh đổ vì nó là cơ quan cần phải có. Hơn nữa việc phước, việc thiện là nằm trong Phạm Môn. Vậy Phước Thiện nằm trong Phạm Môn.
 
Về sau Cơ Quan Phước Thiện càng ngày càng lớn hơn, dầy đủ pháp lý, có đủ 9 viện. Đức Ngài cho thành lập Hội Thánh Phước Thiện.
 
105 - Ông Giáo Sư Cậu Và Ông Giáo Sư Chữ Có 2 Cái Mão Đặc Biệt Riêng.
 
Thuở ấy hai ông Giáo Sư Cậu và Giáo Sư Chữ được Đức Hộ Pháp rất tin cậy. Ông Cậu ở Tây Ninh, còn ông Chữ ở Nam Vang.
Một bữa nọ, Đức Ngài kêu 2 ông mỗi người mua một cái mão để dành đó.
Mão ấy giống như hình nửa quả dưa hấu trong xẻ ra. Có ngạch bên trên. Ngang giữa trước trán có đầu Rồng, có thêm hai thẻ thả đưa qua đưa lại, sau mão có hai thẻ nữa bảng lớn đưa ra 2 bên như 2 cánh cứng (giống như mão của quan văn trong triều)
 
Một hôm vì tính hiếu kỳ tìm hiểu, ông Hoai đến nhà ông Giáo Sư Cậu chơi.
Ông Hoai nói vòng vo rồi vô đề cái ý của mình:
- Cậu Tư! Cậu đội mão cho con coi cái coi cậu.
- Ông Giáo Sư Cậu biết ý ông Hoai, nên bảo nhắc ghế lại, rồi bận áo tiểu phục, cột dây ngang lưng bụng, đội mão lên, ngồi trên ghế.
Ông Hoai nhìn mà rất thích vì ổng ốm mà mặc bộ đồ ngồi trên ghế coi oai phong lẫm liệt lắm.
 
106 - Đức Phật Mẫu Qùi Xin Mở Đâo.
 
Đức Hộ Pháp có lần nói chuyện với anh em Phạm Môn.
– Các mối Đạo ở thế gian đã thất chơn truyền, nên chúng sanh càng ngày càng đắm chìm trong tội lỗi, không phương cứu vãn, vì chúng sanh không biết nương tựa vào đâu.
Đức Phật Mẫu nhìn thấy con cái của mình như vậy Bà đau thảm, nên Bà quyết định đến quì trước Đức Chí Tôn cầu xin cho mở Tam Kỳ Phổ Độ. Quì đã 10 ngày mà Đức Chí Tôn vẫn không chấp thuận. Đức Phật Mẫu vẫn tiếp tục quì mãi.
Cuối cùng Đức Chí Tôn thấy Đức Phật Mẫu cương quyết cũng đành chìu ý thuận cho.
Đức Chí Tôn nói:
- Được; Tôi giao cho Người đó!
 
Đức Phật Mẫu mừng khôn xiết, nhưng Bà không đành lòng, không thể không đắn đo, vì Bà biết quyền năng của Bà làm sao bằng được Chí Tôn, nên nói:
– Con thì bao giờ cũng mến Mẹ, nhưng nó không sợ Mẹ bằng Cha. Vậy phải có Thầy theo mới độ đẫn được.
Đức Chí Tôn lại phải chìu ý Phật Mẫu, vì đó là lời cầu xin hợp lý, không gì hay hơn.
Chính vì thế nên Tôn Giáo Cao Đài gồm có cả Cha lẫn Mẹ dìu dẫn. Vậy đứa con nào không nên Đạo thì cam chịu lấy chớ đừng đổ thừa không có Mẹ Cha dạy dỗ.
 
107 - Đi Hành Đạo Thì Không Sợ Đói Khô.
 
Đợt quí vị Phạm Môn lãnh phận sự: Lễ Sanh, Giáo Thiện được bổ đi các nơi hành Đạo, khai mở cơ sở Phước Thiện.
Trước khi xuất sư đi xa, có một số người không khỏi lo ngại về vấn đề ăn uống khi đến địa phương đó, nên thỉnh giáo Đức Hộ Pháp:
– Bạch Thầy! Chúng con hành đạo địa phương xa, vậy vấn đề ăn uống phải tình sao xin Thầy chỉ dạy.
Đức Hộ Pháp nói: – Các con cứ lãnh lịnh đi. Các con đói hay no, có ăn hay không là do nơi cái miệng của các con.
 
108 - Ngài Khai Pháp Công Bình.
 
Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, khi nắm Chưởng Quản Phước Thiện, Ngài bổ Chức sắc đi hành Đạo rất công bình.
Bằng cách bốc thăm. Ngài cho 2 loại thăm:
Một: – Là thăm tên họ người được bổ đi. (Danh sách bao nhiêu là bấy nhiêu thăm)
Hai: – Là thăm Châu hoặc các Quận tùy theo phẩm vị.
Hai loại thăm được bỏ vào thùng riêng biệt.
Ngài đứng giữa 2 thùng thăm: Một tay bốc bên tên người được bổ đi, một tay bốc bên các quận được đến. Ngài đưa lên trước mặt mọi người rồi đọc tên người được bổ đi và nơi đến công khai. Làm như thế trúng ai, làm việc ở đâu thì cứ theo đó lập lịnh bổ khỏi phải nài xin hay khiếu nại. Vì vậy, mọi người không ai phiền hà mà lại cảm thấy yên lòng ra đi, vì như vậy là rất công bình.
 
109 - Cái Hạnh Cửa Đức Quyền Giáo Tông.
 
Lúc Ban sơ khai Đạo, Đức Quyền Giáo Tông đêm đêm phải vác cơ đi khắp đó đây cùng với các vị Thời Quân và 3 ông Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh. Có lúc đang ở Sài Gòn mà Đức Chí Tôn bảo xuống miền Tây không chừng. Đang ở chỗ này vừa xong, cơ lại bảo ngày mai đến chỗ mới, chỗ mà cơ chỉ điểm trước để ngày mai đến có khi cách xa hằng trăm cây số.
 
Một hôm nọ, ở một vùng của miền Tây, trong khi cầu cơ tại nhà một người đạo hữu, số người tham dự quá đông vì họ nghe đồn cầu cơ là họ hiếu kỳ. Sự tiếp xúc với cõi vô hình là điều mà mọi thời, mọi người lúc nào cũng mong một lần chứng kiến để biết thật hư. Chính vì thế hai chữ "Cao Đài" làm họ mê lắm, vì nghe đồn Đạo Cao Đài cầu cơ giảng Đạo, trị bệnh. Đức Quyền Giáo Tông và quí Thời Quân luôn dẫn dắt nhơn sanh vào Đạo. Người nầy rủ người kia, dẫn nhau đến, xem cho biết cũng có, nhập môn vào Đạo cũng có, nghe ngóng dò xét cũng có. Tài diễn thuyết của Đức Quyền Giáo Tông có sức hấp dẫn, thuyết phục mạnh mẽ nên số người tập trung ngày nọ đông quá mức qui định, chánh quyền sở tại cho là bất hợp pháp.
Thế là Đức Quyền Giáo Tông bị bắt ngay. Hương Quản giao lên cai Tổng, cai Tổng giao lên Huyện, đi bằng xuồng ghe ngay trong đêm đó qua 3 chỗ.
 
Trời còn tờ mờ, vị quan Huyện có dịp đi ra ngoài đứng bên trên nhìn xuống, thấy chiếc xuồng cấm sào (Ông biết là giải tội phạm, vì thường là vậy, có một người bị trói. Nhưng thấy người này quen quen. Bọn lính lui cui cho ghe vào chỗ an toàn, thì ngay lúc ấy ông quan Huyện đến, ông giựt mình vì nhìn kỷ người bị trói không ai khác hơn là Ngài Thượng Nghị viên nổi tiếng, thọ Bắc Đẩu Bội Tinh Lê Văn Trung. Ông thi lễ và bảo cởi trói ngay, dìu Ngài lên bờ, ông khiển trách đám thuộc hạ.
Đức Quyền Giáo Tông vào nhà ông quan Huyện tắm rửa, rồi vào bàn khách nói chuyện. Khởi đầu, ông quan Huyện hỏi: Vì cớ nào mà Ngài nên nỗi?
Đức Quyền Giáo Tông, trầm tĩnh, thong thả đáp:
- Tôi vâng lịnh Đức Chí Tôn đi nói Đạo cho người ta nghe vì số người tụ họp quá đông đảo vượt mức qui định, nên Hương quản cho là bất hợp pháp, bắt giao về dây.
Quay sang Hương quản hỏi tự sự. Ông quan Huyện quở cấp dưới, rổi nói tiếp:
- Người mà ông dẫn giao về đây, tôi cũng phải quì dưới trướng, vì ông là Thượng Nghị viên thọ Bắc Đẩu Bội Tinh lừng lẫy tiếng tăm mà ông không biết hay sao?
- Ông Hương quản bấy giờ xanh mặt vì biết mình đã lỡ xúc phạm đến quan lớn rồi.
Ông rối rít xin lỗi và cầu xin được tha thứ.
Đức Quyền Giáo Tông ôn tồn nói:
- Không! Em không có lỗi gì đâu! Làm quan giữ phép nước vậy là đúng. Chớ phải chi đêm hôm qua em cho tôi một chiếc chiếu hay một chiếc đệm thay vì chưởi mắng thì đỡ cho tôi biết chừng nào.
Ông Hương quản gục đầu sau lời rầy dạy hiền hậu đó. Ông cảm thấy thẹn lòng vì tất cả sự việc mà ông đối với Đức Ngài, ông nghĩ là phải trả giá, nhưng ngược lại Đức Ngài lại không hề oán trách mà còn dạy dỗ thêm.
 
110 - Sự Ngây Ngô Của Đức Hộ Pháo Và Đức Cao Thượng Phẩm Lúc Ban Sơ Khai Đạo.
 
Đức Hộ Pháp kể với anh em Phạm Môn.
– Hồi mới ban sơ khai Đạo, Đức Ngài và Đức Cao Thượng Phẩm còn khờ và ngây ngô lắm. Có lần Bà Bát Nương giáng cơ cho một bài thi.
Mua giấy cho em để phất diều,
Treo văn trước ngõ mới nên kêu.
Cánh, sườn kẹp nẹp cân cho đúng,
Lèo, lái so dây gióng đặng đều.
Ngọn gió ồn ào vừa thổi tới,
Mấy anh tỉnh mỉnh phóng lên khêu.
Chín từng lồng lộng bay cho thấu,
Mới rõ Hiệp Thiên nghĩa ít nhiều.
 
Tối đến sáng. Hai ông liền lật đật mua đồ dán diều, dán xong, Đức Hộ Pháp cầm cầm con diều, Đức Thượng Phẩm cầm lon chỉ chạy cho cánh bay lên.
 
Đêm đến cầu cơ: Bà Bát Nương về cơ cười hai ông quá cỡ. Bà bảo:
Bài thi ấy là cốt ý để nói về ý nghĩa Hiệp Thiên Đài quan trọng hơn, lớn hơn Cửu Trùng Đài nhiều lắm. Chớ đâu có biểu hai ông làm diều mà thả cho bà đâu!
Đức Ngài và Đức Cao Thượng Phẩm cùng tức cười cho mình.
 
111 - Vật Thực Cũng Có Ảnh Hưởng Đến Chơn Thần Người Chết.
 
Ông Bảy, anh của Đức Hộ Pháp ở Qui Thiện Trường Hòa, có một đêm nằm mộng, thấy một người con gái đến than với ông:
– Bác Bảy ơi! Sao chân con yếu quá đi không được.
Nhìn ra, thì người con gái ấy là một người hàng xóm mới vừa chết cách đây độ vài tháng.
Rồi ông giựt mình tỉnh giấc.
Ông Bảy thấy có điều gì đó không an trong giấc mộng, nên đến Hộ Pháp Đường trình cùng Đức Ngài tự sự.
Đức Hộ Pháp nghe qua, liền nói:
" – Rồi, đứa nào hành pháp bị thất pháp rồi, cắt không đứt chớ gì. Anh về biểu sắp nhỏ ở nhà người con gái đó, cúng cơm cho nó một tháng, nhớ là cơm mới nấu. Hơi cơm coi vậy chớ nhờ nó mới làm cho chơn Thần nó cứng cát."
Ông Bảy vâng lời dạy, và đến nhà người con gái ấy, bảo nên làm theo lời Đức Hộ Pháp dạy.
 
112 - Cây Kéo Cắt Dây Oan Nghiệt Là Thư Hùng Kiếm.
 
Đức Hộ Pháp nói chuyện với quí vị mà được Đức Ngài cho thọ pháp:
– Cây kéo khi đã được trấn thần trước Thiên Nhãn. Mấy em đừng nghĩ nó là cây kéo mà lầm, nó chính là cây Thư Hùng Kiếm của Đức Thượng Sanh đó.
Chỉ có gươm Thư và gươm Hùng nhập lại mới đoạn được 7 dây oan nghiệt của thế tình mà thôi.
1. Thư Hùng kiếm nằm ngang song song
2. Thư Hùng kiếm để chéo
Cây kéo khi đã trấn Thần thành Thư Hùng kiếm.
 
113 - Vị Trí Để Cắt Đoạn 7 Dây Oan Nghiệt.
 
7 dây oan nghiệt là thất tình lục dục. Theo vô hình, còn trong châu thân hữu hình là 7 phách ở 7 vị trí trên xác thân con người. " Khi người hành pháp đoạn căn, phải định Thần thấy được xác mới cắt đúng vị trí của 7 lằn khí còn vướng bận với xác thân. Nghĩa là đi từ phải qua trái giáp vòng quan tài về vị trí giữa như ban đứng ban đầu. Đức Hộ Pháp cho biết 7 vị trí Phách ấy trên châu thân con người là biểu tượng của chùm sao Đại Hùng tinh tức là sao bánh lái hướng Bắc Đẩu. Đó là Trời và người đều giống nhau
Vị trí 7 là sau lưng ngay đốt xương cụt, là sau đốt xương sống (xương cụt).
 
114 - Phải Sáng Suốt Dừng Quá Bảo Thủ: Diệt Chuột Cứu Người.
 
Một hôm nọ, nhà Sở nông nghiệp báo trình với Đức Hộ Pháp để xin Ngài chỉ dạy.
– Việc lúa bị chuột cắn phá đến mức nguy kịch, giết chuột thì sợ bị dị nghị, nên không dám. Còn không thì e lúa không còn.
Đức Hộ Pháp nghe sự việc xong. Ngài hỏi:
– Giữa người với chuột, bây coi người quí hay là chuột quí?
Người được cử về xin Đức Hộ Pháp chỉ dạy, đem lời Ngài thuật lại cho mọi người trong sở và chủ sở nghe.
Anh em trong sở bấy giờ mới không còn lo ngại nữa. Tấm lòng từ bi đới với loài người và loài vật như nhau, nhưng giữa tình hình trong hai phải chọn một, thì phải sáng suốt, chớ nên quá bảo thủ.
Ông chủ sở cùng anh em bàn cách giứ lúa, dầu cách ấy có hại đến sinh mạng của chuột cũng phải chấp nhận, nhưng quí anh em cố gắng đủ mọi cách để đến mức thấp nhất mà thôi.
 
115 - Trị Bệnh Bằng Thịt Trâu.
 
Chị Tám Kim ở Phạm Môn bị bịnh thủng, mặc dầu đã tìm đủ thuốc thang nhưng không giảm. Mọi người ở Sở trình bày căn bệnh của chị lên Đức Hộ Pháp, mong Ngài có cách gì giúp hay cho. Vì thời buổi lúc đó anh em Phạm Môn xem Đức Hộ Pháp như cha mẹ mình, tất cả mọi chuyện lớn nhỏ đều tin tưởng nơi Thầy.
Đức Hộ Pháp bảo:
– Bây ra chợ Tây Ninh mua một miếng thịt trâu về luộc cho nó ăn. Nghe qua mọi người giật mình. Vì Phạm Môn ai nhập vào đều phải giữ trường trai. Mọi người ngơ ngác nhìn nhau nghĩ là Đức Ngài thử, nên lặng thinh.
Hồi lâu có người hỏi:
– Thưa Thầy chị Tám giữ trường trai, sao dùng thịt trâu được.
Đức Hộ Pháp nhấn mạnh:
– Qua bảo mua thịt trâu về luộc cho nó ăn là bổ cho nó một thang thuốc thịt trâu. Nó uống thuốc chớ nào có ăn thịt trâu đâu?
Anh em Phạm Môn về, theo lời Ngài làm y như vậy
 
116 - Sống Vì Mọi Người, Lo Cho Nhơn Sanh, Đức Hộ Pháp Dạy Tư Tưởng Nên Như Vậy “Thả Chà Kiếm Cá” .
 
Ở Bến Sỏi; số đất của Bà Lâm Hương Thanh không canh tác bỏ hoang vì người ta chê xấu không mướn. Đức Hộ Pháp mới mượn để cho Phạm Môn làm. Sở ruộng này do ông Lèo làm chủ sở.
Một hôm, Đức Hộ Pháp cùng với Ngài Khai Pháp lên xem.
Đức Ngài chỉ và nói:
– Qua thấy có mấy cái đìa, bây thả chà kiếm cá, chắc nhiều lắm! Ngài Khai Pháp nghe nói vậy, nói: – Ăn chay mà kiếm cá làm gì.
Đức Ngài nói:
– Thì cho người khác ăn. Mấy đứa ăn kỳ nó ăn. Chay có 10 ngày nó ăn được.
 
117 - Đức Ngài Phong Chí Thiện Cho Bà Tư, Ông Bảy.
 
Bà Tư là chị thứ ba của Ngài.
Bác Bảy là anh thứ Bảy của Ngài.
Được Đức Hộ Pháp cho thăng Chí Thiện.
Đức Ngài nói:
" – Công nghiệp hành Đạo có, tâm đức có. Hơn nữa đã có công nuôi Ngài lúc nhỏ. Vì mẹ mất sớm, hai anh chị này phải gánh vác việc nuôi em."
(Chị Tư là chị ruột, còn Bác Bảy là con bà thứ, nhưng vì lớn hơn nên xếp vào hàng thứ 7, còn Ngài là thứ tám).
 
118 - Đức Hộ Pháp Thấy Được Các Vị Giáo Tông Của Đại Đạo Qua Nhiều Thời Kỳ.
 
Đức Hộ Pháp kể:
– Trong Thiên Thai kiến diện Qua được Chí Tôn cho thấy ngôi vị Giáo Tông lần lượt từ người một của nền Tôn giáo Cao Đài qua nhiều thời kỳ.
Từ một tới thất ức niên.
Đức Ngài nói thêm:
– Đức Quyền Giáo Tông là ông Giáo Tông đầu tiên và nghèo nhất. Lạ lùng một điều là đến ông Giáo Tông cuối cùng sao mà nhỏ quá, tuổi độ chừng 17–18 tuổi, một lứa tuổi quá trẻ. Đức Ngài thầm nghĩ: Sao mà nhỏ quá vậy, công đức gì đâu mà làm Giáo Tông! Đột nhiên vị ấy tỏa rực sáng hào quang để cho Đức Ngài biết căn kiếp của vị ấy.
Đức Hộ Pháp mới khỏi hoài nghi, ngần ngại.
 
119 - Ông Chánh Trị Sự Miên (Hương Cả Miên).
 
Ông Miên làm Hương cả ở làng Hưng Thạnh Mỹ, Phú Mỹ .
– Mỹ Tho, sau nhập môn vào Đạo được cử làm Chánh Trị sự làng Hưng Thạnh Mỹ.
Ông Miên tánh đức hiền hòa, nhưng sau nầy ông có mắc một chứng bệnh không biết là bệnh gì. Người đời gọi là khùng khùng điên điên, gia đình cố tâm chạy chữa thuốc thang nhưng không hết. Bà vợ ông cuối cùng dẫn ông về Hộ Pháp Đường nhờ Đức Hộ Pháp chữa bệnh giùm ông.
 
Lúc này ông quanh quẩn ở Hộ Pháp Đường mà thôi.
Một hôm bà vợ ông Miên (Cũng là phẩm Chánh Trị sự), thấy chồng mình được như vậy là đỡ lắm rồi, bà mừng lắm, lại sợ ở lâu làm phiền Đức Hộ Pháp, nên xin với Đức Hộ Pháp cho về nhà. Ở nhà dẫu sao việc chăm sóc cũng thuận tiện dễ dàng hơn.
 
Đức Ngài nói:
"– Coi vậy chớ ảnh chưa thật sự mạnh đâu. Chị có về thì về, còn ảnh ở lại đây với tôi cho vui".
Bà Miên lại nài nỉ cầu xin Ngài cho bà lãnh ông Miên về. Bà cảm thấy ông Miên thật sự mạnh rồi, bà cố năn nỉ Đức Ngài và nhất quyết cầu xin cho được. Đức Ngài đành chấp thuận theo ý của bà Miên.
Về nhà một thời gian. Lạ lùng thay! Ông Miên lại trở bịnh như cũ, lại trầm trọng thêm. Rồi cuối cùng ông qua đời tại nhà dầu bà Miên thuốc thang đầy đủ.
Sau khi ông mất, gia đình có báo tin cho Đức Hộ Pháp hay.
 
Đức Ngài nói với anh em Phạm Môn rằng:
– Anh Miên ảnh trả nhồi 3 kiếp dồn một. Lúc bị bịnh anh thường diễn đạt ra 3 hình ảnh. Mỗi hình thức diễn ra là hình ảnh của một kiếp.
Kiếp thứ nhứt: Đang đi đứng lại lấy thế, rồi cung vòng tay xoay người từ tay trái qua phải, rồi buông hai tay xuống giống như là quăng lưới chài cá.
Kiếp thư nhì: Lắm lúc tay có nắm lại tượng trưng như cầm mõ, một tay khác cầm dùi gõ mõ, miệng thì Nam mô, tay bên này gõ mõ tay bên kia đang co. Ấy là kiếp anh làm người làm thầy chùa.
Kiếp thứ ba: Anh hay lượm lá cây, hoặc giấy, rồi ngồi vẽ vẽ lên đó như là viết vậy.
Ấy là kiếp anh làm người: Làm thầy đồ Nho viết liễn. Nay kiếp này anh được làm quan, hưởng lộc, tuy là quan nhỏ.
 
May duyên cho anh, gặp được Tam Kỳ Phổ Độ, anh nhập môn làm môn đệ Đức Chí Tôn và được vào hàng Chánh Tri sự, nên kiếp sinh của anh được nhồi quả trả liền 3 kiếp. Ba kiếp làm người có tội tình gì thì giờ đây với một căn bịnh anh trả đủ cho 3 kiếp. Nếu không gặp Đạo, thì thêm một kiếp làm quan, thì nghiệp quả chắc phải cao hơn.
Giờ đây nhờ gặp Đạo, nên đường đời đứt đoạn, đường Đạo được lập có công, anh được đại ân xá cho nhồi ba kiếp.
Ảnh đã trả xong rồi. Vậy là ảnh nhẹ nhàng, nên mừng cho ành.
 
120 - Đức Quyền Giáo Tông Hỏi Bà Bát Nương Về Thân Phụ, Thân Mẫu, Và Hiền Thê.
 
Một lần nọ cầu cơ: Đức Quyền Giáo Tông hỏi thăm Bà Bát Nương về Thân phụ và Thân mẫu của Ngài. Bà Bát Nương giáng cơ nói:
“Em chỉ nói bằng thơ, nếu anh giảng trúng thì nói nữa, còn trật thì em lui”.
Đức Quyền Giáo Tông năn nỉ: “Nếu Qua có nói trật thì nhờ em chỉ dẫn, thương tình mà cho qua học hỏi thêm”.
Bà Bát Nương nói:
Bạch y Quan nay sang cực lạc.
Bá phụ cùng Bá mẫu đặng an.
Ngài nói: - Vậy là Thân phụ, Thân mẫu trước ở Bạch Y Quan nay đã được sang Cực Lạc rồi. Bà Bát Nương tiếp: Đúng đó. Ấy là nhờ công tu luyện của anh nên Bá phụ và Bá mẫu được siêu thăng nơi Cực Lạc.
Đức Ngài hỏi thêm về người bạn đời đã khuất (Người vợ lớn). Bà đáp: Chị đang ở Thanh Thiên Cung, chị thương anh lắm, muốn xin tái kiếp đặng gặp, song e cho một quá già một quá trẻ lại khó gặp nhau, nên chị chỉ gởi lời hỏi thăm anh mà thôi.
 
121 - Hình Ảnh Đức Chí Tôn Ngụ Trên Tòa Sen.
 
Đức Hộ Pháp cho biết: Ở nội nghi Tòa Thánh vào mỗi kỳ Đàn, cả Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu nam nữ vào chầu lễ tạo thành một hình thể tượng trưng Đức Chí Tôn đang ngự trên tòa sen. Hình ảnh cụ thể như sau:
1. Đầu là quả Càn Khôn.
2. Cổ: Là 7 cái ngai – 1 của Giáo Tông, 3 Chưởng Pháp, 3 Đầu Sư.
3. Thân: Chức săc nam nữ.
4. Tay chân: Chức việc và đạo hữu hai bên.
5. Bông sen: Chức sắc Hiệp Thiên Đài.
 
122 - Đức Hộ Pháp Dạy Truyền Thần Giải Bệnh.
 
Đức Hộ Pháp dạy:
– Người hành pháp: Tay bắt ấn tý. Tay cầm 9 cây nhang vẽ lên nơi chỗ bệnh chữ (...) xong để hai bàn tay lên chỗ ấy truyền điển, nhắm mắt lại lưỡi cong đọc câu: “Thể chất hườn ngươn khí – cốt nhục dẫn châu thân cấp cấp như luật lệnh”. Đoạn hít hơi thật sâu, rồi thở ra từ từ. Dùng tư tưởng đưa luồng điển sang người bệnh cho chạy toàn thân, mỗi một hơi là một câu niệm chú, làm như vậy 3 lần xong lấy tay ra. Đến bái lễ Đức Chí Tôn.
 
Còn hành Pháp cho uống nước: Khi hành Pháp xong, cho người bệnh uống lần một niệm Nam Mô Phật, lần 2 niệm Nam Mô Pháp, lần 3 niệm Nam Mô Tăng, lẫn 4 niệm Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát rồi cho uống hết.
 
123 - Đức Hộ Pháp Trục Yêu Tinh, Trị Bệnh Cho Một Người Đàn Bà.
 
Một hôm nhân dịp đi dự lễ khánh thành Thánh Thất một huyện trong tỉnh Tân An, Long An. Nhà của 2 ông Chánh Trị sự đều là Hương cả, hiến cho Đạo để dùng làm ngôi đền thờ phượng Đức Chí Tôn.
Đức Hộ Pháp, Đức Quyền Giáo Tông, Bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Thanh, Bà Phối Sư Hương Hiếu cùng đi.
Cuộc lễ xong, đồng đạo ở đây bận bịu, kéo níu, cầm chơn Đức Ngài ở lại; họ như có điều gì muốn nói mà không dám trình bày. Thế rồi sau khi một lúc lâu chuyện vãn, cuối cùng ông Chánh Trị sự thuật lại lời yêu cầu của Bổn Đạo và xin Ngài cứu hộ cho một người đàn bà bị bệnh kỳ cục đã lâu mà không hết.
 
Đức Ngài nhận lời.
Đức Hộ Pháp nói: Quí vị về trước, tôi ở lại rồi về sau vì có chút việc và dặn bà Tư Hương Hiếu: Chị về nhớ lấy cây “Baton” của tôi gửi gấp xuống đây, tôi cần sử dụng, ông cử ông Chánh Trị sự theo về lấy gậy đem xuống.
 
Hôm sau: Đức Ngài bảo dẫn người đàn bà ấy vào, nhìn người đàn bà xong Ngài bảo: Đem người đàn bà để dưới ghe cho ghe vào giữa đoạn sông có cây cầu bắt ngang. Đức Hộ Pháp ở trên bờ, Ngài chỉ cho ghe đâm mũi vào ghim ngay bờ dưới dưới chân cầu. Người bịnh nằm ngửa trên ghe. Xong Đức Ngài hành pháp.
 
Đức Ngài đứng trên cầu, cầm cây “Baton” vẽ trên bụng người bệnh, rồi Đức Ngài giơ cao lên rồi quất mạnh một cái xuống đất. Người bệnh giựt, ễnh mình cong lên rồi nằm xuống một cái thật mạnh. Mọi người đứng nhìn cả kinh vì thấy rõ ràng từ trong thân người đàn bà ấy thoát ra một con vật giống như con kỳ đà phóng lên bờ chạy đi mất dạng. Ngay lúc đó, người ấy hết bụng to. Đức Ngài nói: Nó là một giống yêu tinh, Bần Đạo không sát hại, tha cho nó. Sau đó Ngài trở về Tòa Thánh.
 
Chuyện kể: Ông chồng và bà vợ hiền lành, nhà nghèo, làm ruộng phía dưới triền là bưng ngập nước. Một hôm chị vợ nấu cơm xong, quảy cơm ra đứng trên bờ triền gọi: “Anh ơi! Lên ăn cơm!”, rồi chị quay lại chỗ gò ngồi chờ. Chị thấy chồng mình từ dưới đi nhanh lại. rồi đè chị xuống ăn ở tại chỗ mà không dùng cơm, xong rồi bỏ đi. Chị nghĩ là chồng mình kiếm cái gì quanh quẩn đâu đó.
 
Bất ngờ chị lại thấy chồng chị từ dưới ruộng đi lên, còn xa xa, đến nơi rửa tay, rửa chân như mọi khi, đến chỗ chị rồi lấy cơm ra ăn. Chị nhìn chồng thật kỹ, rồi hỏi: Hồi nãy sao anh lại kỳ quá, ăn nằm với người ta? Người chồng kinh ngạc vô cùng. Thấy chồng mình không có chút gì thay đổi mà lại bình thường chỉ là hơi chưng hửng vì câu nói ấy, chị vợ đỏ mặt đỏ mày. Thấy vợ không được bình thường, người chồng sợ là bị bệnh nên đòi cạo gió. Người vợ khóc rồi thuật lại chuyện vừa mới xảy ra, vừa sợ chồng ghen, vừa sợ hãi vô cùng vì mình là người bị hại, mà người hại là yêu quỉ gì đây; còn chồng chỉ cho là chuyện hoang đường.
 
Thế rồi, vợ anh xanh xao tiều tụy, bụng lớn dần mà không sanh. Anh chồng tìm đủ thầy, đủ thuốc mà không hết. Mọi người hết sức tội nghiệp cho vợ chồng anh. Còn chị vợ mỗi khi nhìn chồng thì tưởng nhớ đến việc ăn ở ngoài gò đất mà hoảng sợ nên bịnh ngày thêm nặng. Tưởng đâu một trăm lần là sẽ chết.
May mắn có Đức Hộ Pháp xuống, Ngài đuổi được yêu tinh trong bào thai ấy, nên từ đó người đàn bà hết bịnh, hai vợ chồng sống hạnh phúc với nhau, nhập môn vào Đạo.
 
124 - Giải Bệnh Một Người Đàn Ông Gặp Khi Cúng Có Tượng Phật Thì Nhảy Múa Ca Hát.
 
Tại Phú Mỹ, Đức Hộ Pháp có giải bệnh cho một người đàn ông bị bệnh lạ kỳ.
– Người đàn ông ấy bình thường thì không có triệu chứng gì, nhưng có một điều là: Khi cúng có tượng Phật là nhảy múa ca hát. Gia đình vô phương trị.
Gặp được Đức Hộ Pháp và Đức Quyền Giáo Tông. gia đình người ấy cầu xin cứu giúp. Đức Ngài nhận lời.
Hôm sau, dẫn người đàn ông ấy đến. Đức Hộ Pháp bảo nằm ngửa xuống đất, Ngài vẽ chữ gì lên bụng không hiểu, lấy gậy đập 3 gậy thật mạnh lên mỗi vùng, thịt gò lên như sưng.
Đức Quyền Giáo Tông cả sợ, xanh cả mặt, Đức Hộ Pháp nói: Bộ anh sợ nó chết hả. Không có sao đâu.
– Sau khi hôn mê trong vài giây, mấy chỗ bị gậy đập xẹp xuống bình thường, người ấy tỉnh lại.
Từ đó về sau ông ấy gặp hình Tiên, cốt Phật không còn nhảy múa nữa.
 
125 - Giải Bệnh Cho Một Người Đàn Ông Ngây.
 
Tại Phú Mỹ: Một gia đình nọ, có một người đàn ông bị bệnh đã lâu, thuốc thang không hết. Người đàn ông ấy như ngây, như dại, lờ khờ. Đức Ngài nhận lời.
Hôm sau: Người đàn ông ấy được gia đình đưa đến trước mặt Ngài. Đức Ngài thấy trong vô hình: Một cái bị 9 quay hiện trước mặt người bệnh.
 
Đức Ngài hỏi: " Ông bà người này trước làm nghề gì? Có phải “Phường” không?
Gia đình nghe Ngài hỏi vậy cả sợ, nhưng niềm tin nơi Đức Ngài lại thêm mãnh liệt.
Họ nói: Dạ phải! Rồi mẹ ông ấy kể gốc gác diễn tiến nhiều đời của nhà họ.
Đức Hộ Pháp nói: Qua hành pháp trị bệnh xong rồi. Ngài căn dặn gia đình: Nên về cúng và cầu nguyên Đức Chí Tôn ân tứ cho ông bà tổ phụ, lại nữa cũng cầu xin ông bà phù hộ cho con cháu trên bước đường tu, lập công bồi đức, tạo âm chất phần nào ngõ hầu nâng đỡ Cửu Huyền Thất Tổ được siêu thăng. "
 
Đức Hộ Pháp dạy như vậy là vì:
“Chữ Phường” là người đi ăn xin. Cúng ông bà là phải đồ đi xin ông bà mới chứng, còn không xin thì không chứng. Xin đây có nghĩa là: Dù cuộc sống có khá, giàu có, nhưng khi mua đồ thì mua gì thì mua mà cũng phải xin thêm một chút; góp nhiều món xin lại làm đồ món mới cúng, đó là bí mật mà gia đình người ấy không thổ lộ với ai. Trong nhà có người mới biết mới chứng thật dược vậy.
 
126 - Đức Hộ Pháp Độ Rỗi Sở Bá Vưièng Hạng Võ.
 
Có một đàn cơ: Ông Phối Thánh về cơ báo trình cùng Đức Hộ Pháp có Phạm Tăng xin ra mắt. Đức Hộ Pháp cho phép ông Phạm Tăng nhập cơ và nhận là người cùng Tông Đường với Đức Ngài và xin chúc mừng Đức Ngài. Đồng thời ông cầu khẩn Đức Hộ Pháp từ bi độ rỗi cho vong linh Sở Bá Vương Hạng Võ.
Đức Hộ Pháp nghe hỏi:
“Sở Bá Vương Hạng Võ chết đã lâu rồi, bộ không có các Đấng Tiên Phật nào độ rỗi sao mà giờ đây hãy còn chưa siêu thoát vậy?”.
Ông Phạm Tăng mới tỏ bày. “Dạ! Tánh người rất khó khăn, nên ít ai gần mà độ rỗi”. Ông vừa nói tới đây! Cây cơ bỗng quơ vụt qua, vụt lại rất mạnh
Đức Ngài hỏi; – Đấng nào vậy?
Cơ viết:
– Hạng Võ đây. Ta nhờ Phạm Tăng có một chút mà nãy giờ Phạm Tăng cứ nói! Bây giờ tới quỉ! Quỉ! Quỉ!... Cơ ngưng.
Đức Hộ Pháp nói:
“Cho đến giờ này, tánh tình như vậy ai mà ưa!”
 
127 - Ông Phạm Duy Hoai Ăn Cơm Ở Trại Đường.
 
Năm đó, bên Cửu Trùng Đài gom hết lúa tính ra có dư 3.000 giạ. Đức Hộ Pháp mới xin cho Phạm Môn 300 giạ. Họ đánh đổ là Đức Hộ Pháp lập chi phái riêng nên không thuận, còn ra vẻ khinh bỉ. Đức Hộ Pháp ra lịnh cấm Phạm Môn tất cả không ai được ăn cơm nơi Trai Đường. Đức Ngài vận động phong trào lập cơ sở (Lập theo Minh Thiện Đàn) được 36 sở. Lúc này các sở khai mở việc làm. Việc quá mới mẻ nên còn nhiều vất vả. May thay! Ông Văn Thế (Chí Thiện) tự nguyện hỗ trợ về mặt lương thực vì nhà ông làm ruộng. Có hơn 1000 giạ, đặc biệt không bán mà chỉ để bổ túc cho các sở nào còn kém thiếu buổi đầu; các cơ sở chỉ tự lo liệu, đến khi nào cần thiết mới sử dụng lúa của ông Thế. Các cơ sở rất yên tâm, vì có ông năm Thế đỡ cho. Các cơ sở đứng vững một phần cũng nhờ ông năm Thế.
 
Một hôm: Bên Cửu Trùng Đài cử người qua kiểm soát công quả nơi Hộ Pháp Đường, lúc ấy còn lợp bằng tranh. Họ cầm sổ sách hỏi Đức Ngài: Có ai dùng cơm nơi Trai Đường. Đức Ngài chỉ ông Hoai: “Nó đó! Chỉ có một mình thằng này thôi! Còn bao nhiêu là ăn cơm nhà, họ quảy theo họ ăn”.
 
Ông Phạm Duy Hoai: Người Phú Mỹ, nghe Đức Hộ Pháp về Tây Ninh làm công quả. Ông thường hay nghe người ta nói “Đời tới rồi lo tu đi thì hơn” nên dẹp bỏ mọi chuyện nhà lên Tòa Thánh. Lúc mới lên được vào ở Hộ Pháp Đường, việc mà Đức Ngài chỉ ông và nói như vậy cho bên Cửu Trùng Đài ghi tên lập danh sách có liên quan đến nguyên căn của ông. Vì lúc ấy biết bao nhiêu người làm tại Hộ Pháp Đường, ăn cơm tại Hộ Pháp Đường mà ông xin được ăn cơm tại đây, Đức Hộ Pháp không cho bảo phải qua Trai Đường. Ngộ chỉ có một mình ông mà thôi. Ông Hoai kể rằng Đức Ngài thường nói: “Đứa nào lên đây ăn chay trường được rồi mà về dưới ngả mặn là uổng lắm bây!”. Nên ông dứt khoát tư tưởng trường trai từ lúc ấy.
 
128 - Hội Nghị Tôn Giáo Quốc Tế. Đức Hộ Pháp Gỡ Bế Tắc Cho Đại Đức Théranavapa.
 
Trong dịp đi Pháp của Đức Hộ Pháp về hội nghị Genève, vấn đề Việt Nam và Pháp. Đức Hộ Pháp nhân dịp này, có gặp gỡ các vị đại diện của các tôn giáo cũng hội nghị về vấn đề tôn giáo. Đức Ngài được biết các đại diện tôn giáo của các nước họ chê bai và không đồng tình về cách cư xử của một nhà tu hành, họ cũng bất đồng về quan điểm và hành vi của một nhà đã xuất gia.
Đó là Đại Đức Théranavapa.
Số là: Mỗi khi Đại Đức dùng cơm là có kẻ đệ tử phục dịch cho Đại Đức một cách tận tình cho đến đỗi phải quì xuống và đội mâm cơm trên đầu để dâng.
 
Hình ảnh đó người Phương Tây cho là thái quá, mất quyền làm người, mất tự do và dân chủ. Nên họ phản kháng theo lẽ tự nhiên, bài xích Đại Đức và cho ông là không tôn trọng nhân quyền, không tôn trọng giá trị con người.
 
Thấy Đại Đức không có phương cách để giải tỏa. Đức Hộ Pháp tội nghiệp cho ông. Đức Ngài mới đứng ra bào chữa, Đức Ngài phát biểu: " - Thưa quí vị. Tôi biết quí vị rất bất bình về hình ảnh hạ mình để tôn trọng vị Đại Đức một cách quá cao cả như vậy. Tôi chỉ xin nhắc lại cái nguồn gốc của sự việc trên để quí vị hiểu thêm. Chẳng qua là xưa kia, khi Đức Thích Ca đắc đạo trở về, và Ngài bắt đầu cuộc hoằng hóa để giáo truyền Phật Pháp. Lòng mến mộ của thần dân trong nước đối với Ngài: Một là địa vị của một Thái Tử, hai là địa vị của một vị Phật.
 
Người xứ ấy tôn trọng, kính mến đến đỗi dâng cơm đội đầu. Từ đó thành ra cái lệ của xứ ấy rồi và truyền mãi cho đến ngày nay để dành cho các vị kế thừa Phật sau khi Phật tịch duyệt. Cái lẽ ấy được các đệ tử tự nguyện làm nhiệm vụ. Chớ thật ra, vị Đại Đức có buộc họ làm vậy bao giờ, xin quí vị hỏi thử xem có như vậy không? Ngay cả khi xưa kia, Đức Thích Ca đâu có bảo họ làm như thế bao giờ đâu; tại họ mến, họ thương, họ kính trọng thì họ tỏ ra như vậy, ai cản được lòng người. Cũng vì lệ xưa mà thành truyền thống dành cho các vị đại đức chân tu, và cái hình ảnh mà quí vị thấy cũng không ngoài truyền thống nghi lễ của đất nước và dân tộc họ mà thôi. Đã là phong tục, tập quán thì làm sao mà trách được."
 
Nghe Đức Hộ Pháp nói xong, tất cả quí đại diện tôn giáo như rõ ra, rồi thân thích với vị Đại Đức, không còn ngăn cách nữa.
Tối đến vị Đại Đức tìm đến nơi ở của Đức Ngài, ôm vào lòng, cảm ơn Đức Ngài đã kịp thời bênh vực và tháo gỡ bế tắc về mối thiện cảm mà ông dã vướng mắc trong lúc sáng;
 
129 - Đức Hộ Pháp Day Cố Gắng Rèn Trau Tâm Đức Đừng Luyện Thấy Gì Hết Là Phước.
 
Ông Hoai kể:
" - Ông Đính bạn gần nhà của ông Hoai, cũng nhập môn vào Đạo; không biết luyện phép gì, pháp môn nào mà ông say mê rồi biến thiên tánh đức.
Người ta nói rằng khi đi ghe, ông Đính thấy con Rồng phụ thể lúc nào cũng ở bên mạn ghe. Nếu ông bảo nó sang phải thì nó sang phải, nếu ông bảo nó sang trái thì nó sang trái.
Cho đến một hôm tư tưởng ông vượt quá cao, ông lên ngồi trên Thiên Bàn và bắt phụ thân ông vào quì lạy.
Sau đó lần hồi, ông Đính ngày càng suy nhược và chết đi. Ông Hoai đem chuyện của bạn mình trình với Đức Hộ Pháp và hỏi Đức Ngài điều đó là gì, hiện tượng ấy có thật hay không.
Đức Hộ Pháp trả lời: "– Có chứ! Vì đó là quyền hành của Phật “CẨN ĐÀ LA NI” nếu tư tưởng của người nào đúng mức thì vị Phật ấy cho được phép thấy tất cả những huyền diệu. Song đó là nhứng cái giả, chớ không phải thật.
Vậy Qua khuyên mấy em cứ lo lập công, rèn trau tâm đức, bền chí bền lòng, nghe lời Hội Thánh giữ luật thi hành.
Đừng có thấy cài gì hết là phước lắm đó."
 
130 - Ông Lê Văn Trung Đi Chơi Núi Bà.
 
Ông Lê Văn Trung, sau là Chưởng Quản Phước Thiện kể chuyện có một lần đi chơi núi Bà vô cùng lý thú, có một không hai.
Sau khi rời Phú Mỹ để về Tây Ninh làm công quả theo lịnh của Đức Hộ Pháp, lúc ấy vào thập niên 1930–1940.
 
Ông Trung về Tòa Thánh ở một thời gian, một hôm nọ tình cờ gặp lại người bạn cùng học chung lớp hồi nhỏ. Khi lớn lên người bạn ấy dạy học, không hiểu chán ngán thế tình như thế nào từ bỏ làng quê, đem mình vào cửa Phật, qui y Tam Bảo với các nhà sư trên núi Điện Bà để mong cầu giải thoát. Mỗi một tuần lễ, được xuống núi một lần để đi chợ Tây Ninh mua lương thực. Nhân buổi đi chợ mà hai người bạn cố tri gặp nhau, cả hai cùng tâm sự cùng cảm hoài một nỗi lòng của một khách tha phương vì Đạo Pháp. Ông bạn có ý mời ông Trung lên chỗ ông chơi. Ông Trung nhận lời nhưng hẹn kỳ sau gặp lại, vì ông còn đang bận việc.
Ngày hẹn đã đến ông Trung vào gặp Đức Hộ Pháp xin nghỉ vài hôm để đi cùng bạn lên núi.
Trải qua một chặng đường vất vả, qua đồng qua rẫy, vượt suối băng rừng rồi phải leo núi qua một đoạn mới đến nơi mà bạn ông đang ngụ.
Trước khi bước vào hang, ông Trung gặp một con cọp bạch. Ông ngừng lại hoảng kinh, còn người bạn thì không tỏ ra sợ hãi mà còn ra lịnh “Hôm nay có khách. Thôi! Đi chơi đi!”.
 
Lạ thay, nó biết nghe tiếng người nên ngoan ngoãn vâng lời đứng lên đi mất. Hang đá nhỏ hẹp, dài, sâu. Từ ngoài vào trông chỉ vừa đủ cho hai người; hai người vào trong hang. Bấy giờ ông Trung nhìn quanh, không có một điều gì làm ông cảm phục bằng sự trống trơn của cái hang, ngoài vài dụng cụ cần thiết đơn giản cho cuộc sống. Tấm lòng quả cảm của bạn giữa núi rừng hoang vắng, một mình một bóng, gần gũi với thiên nhiên lánh xa cái ồn ào của thị tứ, người bạn cũng có lẽ muốn quên dời, quên cái xã hội phiền toái, trói buộc, nhưng vì còn ăn còn mặc nên không thể khác hơn là mỗi tuần phải đi xuống chợ.
Sau khi cơm nước xong, hoàng hôn cũng vừa phủ xuống. Hai người nối tiếp bình trà tâm sự, mọi sự chân thành, tình cảm, chí hướng, kỉ niệm qua khứ, dự định tương lai, ước mơ... hai ông tâm đắc đổi trao.
 
Đêm về khuya, ánh trăng tuần vằng vặc sáng trong, lúc này bạn ông dẫn ông đi dạo để biết xung quanh. Vừa đi vừa nói chuyện nước nhà, đạo sự. Trên lối đi, khi quanh khi quẹo, khi xuống khi lên, cuối cùng đến một khoảng rộng đầy ánh sáng trăng, có một cái ao lớn đầy sen, lá sen to đến đỗi có thể che đầu an toàn cho một người lúc bị mưa. Còn hoa sen thì nhiều, lớn hơn những hoa sen mà ông thường gặp. Mùi thơm phảng phất, cảnh trí sao mà thơ mộng. Đứng trên phiến đá cao nhìn xuống ao sen, người bạn chỉ tay nói: “Đây là một ao sen độc nhất của núi Điện Bà, ai có duyên phần mới đến được. Cũng có khi khách qua đường đến tắm hoặc uống hoặc hái bông, song rồi lại bỏ đi và không bào giờ nhớ đường mà trở lại lần hai.”
 
Ngắm lâu cũng mãn nguyện hai người trở lại hang. Về đến hang, ông bạn của ông Trung bảo ông ngủ trước đi, còn ông ra ngoài có chút việc. Nói xong ông bạn vội bước đi.
Còn lại một mình, vừa muốn ngủ vừa muốn sợ con cọp hồi sáng. Vả lại, hang núi trống trơn, ông Trung hồi hộp, suy nghĩ lung tung, nhưng sau đó ngủ thiếp đi lúc nào không biết vì quá mệt mỏi. Đến khi giựt mình tỉnh giấc, ông thấy mình nằm với tư thế quay đầu vao trong, hai chân để ngoài. Sợ con cọp quặp đôi chân nên ông co cúm lại như con tôm rồi ngủ tiếp.
 
Đêm sau, người bạn có dịp đi qua chùa lớn (Không dẫn ông theo). Còn lại một mình, ông cũng buồn rồi ra ngoài hang, bước len lỏi theo đường mòn cố tìm ao sen để thưởng ngoạn. Nhưng quanh quẩn mãi cũng vô ích vì ao sen đâu chẳng thấy, còn cái điểm đứng hôm qua cũng không gặp, ông đành quay về. Sáng lại ông thuật chuyện hồi hôm, người bạn chỉ cười không nói.
 
Rồi cũng phải chia tay, ngày mai là sẽ rời khỏi nơi này, tình bạn quyến luyến vô cùng. Sáng hôm đó, người bạn và ông Trung dùng cơm xong rồi mới xuống núi.
Ông Trung thì có vẻ mệt, còn người bạn thì coi khỏe lắm, đi nhanh thoáng lẹ có lẽ vì đã quen.
Về Tòa Thánh, ông Trung đem tất cả sanh hoạt của mình trên núi kể cho Đức Hộ Pháp nghe, nhất là con cọp và cái ao sen không sao quên được.
 
131 - Ông Hai Lợi Vâng Lịnh Đức Hộ Pháp Lên Núi Lấy Vàng.
 
Ông Hai Lợi người Phạm Môn: Sau là Chơn Nhơn Trần Văn Lợi nguyên đệ nhị Phó Chưởng Quản Phước Thiện. Kể lại câu chuyện Đức Hộ Pháp sai ông lãnh nhiệm vụ làm đầu nhóm đi lấy vàng trên núi Bà về cho Đức Ngài sử đụng làm Tòa Thánh.
Chuyện kể: Năm 1930 là lúc khởi công tạo tác Đền Thánh, cùng việc thiết kế phóng lộ đường, mở mang khu dân cư, khoanh vùng nơi sanh hoạt kinh tế chợ, và sắp xếp những việc cần thiết trong vùng Thánh Địa sau khi mua của người Pháp tên Asdar 40 km2 .
 
Lúc ấy Đức Hộ Pháp rất nghiêm nhặt, phân công mỗi người một việc và việc ai người ấy làm. Không ai hỏi lấy ai, nghiêm túc chấp hành và phải dứt khoát thành công.
Riêng ông Hai Lợi và bốn người nữa cũng là người Phạm Môn (Người lạ: 4 người này không ai biết ai) được Đức Ngài giao nhiệm vụ đi lấy vàng ở núi Bà. Tất cả đều đến Hộ Pháp Đường để nghe Đức Hộ Pháp dạy việc để thi hành theo thứ tự từng phần một.
 
Xong xuôi, Đức Hộ Pháp trao cho một tấm bản đồ vẽ tay. Trong đó chỉ hướng đi cặn kẽ, tỉ mỉ. Đức Ngài đưa cho 5 cái gói vải và dặn chỉ phân nữa cái túi vải này cho dễ cầm, không được đầy hoặc hơn phân nữa cũng không được (túi vải như cái áo gối nhỏ khoảng chừng 3 lít gạo). Khi đi đồ trang bị gồm dây, phấn làm dấu, đèn cầy lớn số 1, hột quẹt, ống khò của thợ hàn, rổ và vài vật dụng cá nhân khác.
Sáng lên đường, điểm xuất phát là cửa Hòa Viện, coi bản đồ nhắm hướng mà đi. Sau khi vượt qua quãng đường chông gai, rừng già dày đặc, các ông đến miệng hang thì người đã thấm mệt. Nghỉ mệt, ăn cơm uống nước, rồi chuẩn bị cho việc kế tiếp.
 
Người đi đầu khò đèn, người sau bước theo thận trọng tiến sau vào hang, đi san sát để hỗ trợ nhau khi cần thiết. Mỗi một nẻo quanh là một lần phấn bệt dài đậm nét phòng khi trở về không bị lạc. Hang mỗi lúc một sâu thêm ống khò không đủ hiệu năng thắp sáng, nên đốt thêm đèn cầy lớn thay vì làm đuốc. Sau khi lom khom bò qua các khe, các ngỏ hang, cuối cùng đã đên đúng điểm mà bản đồ ghi.
 
Nơi đây là một khoảng rộng, phía dưới là một dòng nước trong và lạnh mát. Nươc ngập dưới đầu gối một chút, đáy là cát, đá to nhỏ đủ cở, các ông nhìn thấy nó nhấp nhoáng ánh sáng màu vàng, cùng những màu rực rớ khác khi phản chiếu dưới ánh đèn cầy lớn (Lúc này các ông đốt đèn nhiều).
 
Mỗi người một tay, mang hết khả năng ra đãi cát. Lựa các hạt mẫu mà Đức Hộ Pháp đã căn dặn kỹ cho kịp thời gian qui định cùng số lượng và chất lượng để về kịp trong ngày, không ai dám chểnh mảng, tiêu cực vì mỗi người phải hoàn thành nửa túi, trong đó ông Lợi phải 2 vì tới 5 cái. Nhưng cuối cùng các ông cũng san sẻ nhau chia đều số đãi (Số đãi đổ chung một đống) thành 5 cái túi mà thời gian vẫn còn, quí anh tranh thủ lượm thêm một số đá đen đá đỏ lạ mắt mà các ông chưa từng thấy, bỏ vào túi áo mang về làm kỷ niệm chơi.
 
Rất là may mắn vì từ lúc đi đến lúc về không có xảy ra điều gì đáng tiếc.
Các ông rất tin tưởng nơi Đức Hộ Pháp và rất kính sợ, bởi vì việc làm này các ông thấy sự huyền diệu từ đầu tới cuối. Các ông nghĩ rằng nếu không phải lịnh Thầy thì đâu được như thế. Nguy hiểm là điều dễ xãy ra ở chốn rừng sâu núi thẩm, thú dữ thì nhiều. Hơn nữa việc làm kín đáo, nếu lộ thì bị Pháp bắt vì ảnh hưởng đến chính trị và kinh tế. Vấn đề phát hiện và khai thác vàng dễ gì Pháp bỏ qua.
Đoàn người về tới Nội Ô, khi bóng người ngả dài dưới ánh nắng chiều. Các ông đi thẳng vô Hộ Pháp Đường trình diện và trao đủ số túi vải, tấm bản đồ cho Đức Hộ Pháp.
Sau đó, Đức Hộ Pháp giao cho quí ông lớn tuổi, đó là các ông: Bồi, Bái, Sậy (Trong đó có thân phụ ông Phạm Ngọc Bổn và vài ông nữa cũng lớn tuổi như ông Bồi , ông Bái, vì các ông ấy biết về thợ bạc).
 
Nhận lịnh của Đức Hộ Pháp, các ông này cho túi vải vào hồ, nhồi lộn cọ sát cho bợn vàng nổi lên trên mặt nước vớt hết chứa riêng một nơi. Sau cùng làm cho sệt lại để dùng phết vàng vào 7 cái ngai: Ngai Giáo Tông, Chưởng Pháp, Đầu Sư, nơi cung Đạo. Đánh dấu sự có thật của mỏ vàng còn đang thời kỳ non.
 
Ông Lợi kể tiếp:
" - Sau đó vài bữa, ông rủ thêm hai ông khác tính đi chuyến nữa. Nhưng lối cũ thì nhớ đó, mà cứ quanh quẩn trở về, vừa lo vừa sợ. Sợ là vì dối Đức Ngài đi lén, lo là lo bị phạt. Thôi thì trình sự thật hay hơn, cầu xin tha thứ chớ biết làm sao.
 
Đức Hộ Pháp nghe xong cười rồi nói:
" – Hôm các con đi có phép của Thầy, chư Sơn Thần nơi ấy có trách nhiệm gìn giữ mới cho vào. Còn hôm nay các con đi không có phép tắc chi hết, nên chư Thần gìn giữ nơi ấy đâu cho vào được, các con phải biết quyền vô hình nghiêm ngặt mà giữ mình. May là các con là người của Thầy, chớ nếu không có lẽ nguy hại đến tính mạng. Nghe xong các ông toát mồ hôi lạnh. Đức Ngài xá tội cho ra về.
 
Sau đó, ông Lợi đem số đá trắng, đỏ đã đem về lúc trước cho thợ đá xem. Các vị thợ bạc và thợ đá nói là những viên ngọc bích, những viên này rất cứng. Thoạt đầu thợ bạc lãnh mài với giá 0,5 đồng 1 viên. Sau đó khó quá nên nâng giá 0,8 rồi 1 đồng đến 1,2 đồng đến 1,5 đ. Vì thấy 1,5 đồng mắc quá nên số còn lại các ông cho con cháu và người thân vài viên để làm kỉ niệm. Các ông còn lựa một viên cứng đẹp nhất, hùn tiền lại mài cho Đức Hộ Pháp một chiếc cà rá lớn.
Lúc ở Madagascar, cả đêm lẫn ngày mỗi khi cà rá chớp sáng là Đức Hộ Pháp biết bà Linh Sơn Thánh Mẫu đến thăm.
Lần đầu tiên thấy cà rá chớp, Ngài lấy làm lạ hỏi vì sao vậy.
Bà Linh Sơn trả lời vì đó là báu vật ở núi Bà, còn Bà là chủ của nó. Vì thế mà mỗi khi chủ tới là vật tỏ dấu hiệu mừng, cũng là vị báo tin.
Từ đó, Đức Ngài thấy cà rá chớp là biết chủ của nó đến.
 
132 - Đức Hộ Pháp Bổ Vị Giáo Thiện Đi Tộc Chợ Mới, Vị Ấy Bịnh Mà Ngài Không Rút Về.
 
Vào khoảng cuối thập niên 1930–1940. Thuở ấy, Chức sắc Phước Thiện lãnh luôn chức Lễ Sanh đi mở Đạo, mở cơ sở lương điền công nghệ.
 
Lúc đó ông Đinh Công Trứ nắm Châu Đạo Long Xuyên, còn vị Giáo Thiện nắm Tộc Đạo Chợ Mới dưới cấp ông Trứ.
 
Khi ông Giáo Thiện lãnh lịnh đến địa phương, ông làm việc hết sức khẩn trương. Ông sắp xếp tất cả hệ thống về mặt chức việc, về mặt hành chánh giấy tơ, về mặt chủ sở, ban, các ngành, người lớn, kẻ nhỏ, người làm đầu, người phụ trách, phân nhiệm phân quyền, lập sở.
Tất cả đã xong. Vi bằng được thành lập, sổ sách được công khai đủ mặt ký tên. Ông cũng không quên ủy nhiệm cho người làm phó thay thế ông khi ông vắng mặt.
 
Chẳng may sau đó vài tháng thì ông bị bệnh. Căn bệnh ghẻ lở cứ tăng dần, đủ thuốc thang, đủ thầy chạy chữa mà không thuyên giảm, lại lan khắp mình khắp mẩy.
Thân thể ông hôi hám. Ông đau đớn vô cùng.
Thế là mọi việc ông giao cho người kế nhiệm theo di bằng đã lập.
 
Bổn Đạo ở đây có kẻ tốt người xấu, có người lòng dạ hẹp hòi ích kỷ nhỏ nhen lại là phần nhiều đánh đổ, dị nghị, nói ra nói vô những lời cay đắng.
Họ nói bộ hết Chức sắc rồi sao mà bổ ông cùi lở đến đây làm, chẳng ích lợi gì, mà còn báo ở đây lãnh nuôi như lãnh nợ.
 
Khi hay tin đó, ông Trứ quyền Châu Đạo Long Xuyên phúc về Hội Thánh.
Đức Hộ Pháp triệu hồi vị Giáo Thiện về Tây Ninh để trị.
Sau khi về Tòa Thánh, vị Giáo Thiện được Đức Ngài kêu các danh y cứu chữa, nhưng cuối cùng phải bỏ xác trần vì hết số căn.
Mấy năm thảm khổ vì bệnh tình, mấy năm chịu lời nhiếc quở chê bai. Hôm nay ông bỏ xác trần nhẹ nhàng đi về Thiêng Liêng. Đám tang được cử hành tại Khách Đình theo hành phẩm Giáo Thiện.
Sau ngày an táng, Đức Hộ Pháp nói với anh em Phạm Môn rằng: "Qua thấy trong bẹ sen của Đức Phật Tổ có chơn linh của nó trên đó, đó bây."
Đức Ngài tiếp: " - Qua đã biết chỗ dành để cho những người dưới Chợ Mới lập công với nó, thế mà họ lại không biết thật là uổng quá."
 
133 - Đức Hộ Pháp Dạy Đi Cầu Siêu, Đi Dự Đám Tang Phải Đọc Kinh Cầu Siêu.
 
Khi Đức Hộ Pháp dự đám tang, dự lễ cầu siêu, Ngài thấy có nhiều người không đọc kinh. Sau đó Đức Ngài giảng ý nghĩa kinh Cầu Siêu. Sự mầu nhiệm của Kinh Cầu Siêu, sự huyền diệu của việc cầu siêu. Và dặn mọi người phải đọc một cách thành tâm khi dự đám.
 
Đức Hộ Pháp nói: " - Mỗi khi kinh được đọc, thì âm thanh sẽ vang ra, mỗi người một âm thanh; tức là mỗi người phát ra một điển lực. Nếu chơn linh người chết hạp với điển lực người đó, họ sẽ nường nhờ vào mà giải trừ oan nghiệt và tội lỗi.
 
Vì người chết và tất cả những người đang dự đám có mặt tại đây, biết đâu trong vô lượng kiếp trước giữa họ và ta đã từng là những người chí thân, dẫy đầy oan nghiệt, dẫy đầy những nội tình mà người chết và ta chưa từng gặp lại để trả với nhau. Vậy mà hôm nay gặp nhau, nơi đây, nơi cửa Đạo Cao Đài này, ta không biết họ là ai. Ta phải thành tâm cầu nguyện Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng ân xá và tha thứ tội tình cho họ được siêu thăng thoát hóa. Còn đối với riêng ta, thì ta cũng đang đi cầu siêu tức là ta cũng tha thứ cho họ nữa."
Được như thế, lần hồi cái nợ nần oan nghiệt, trái chủ của ta, của họ, và của cả mọi người sẽ tự tiêu tan và kết thúc.
 
Cho đến một ngày nào đó, đến khi ta thoát xác, các bạn của ta cũng đến cầu nguyện và xin cho ta, và họ cũng tha thứ cho ta như ta đã tha thứ hôm nay cho cho những người mà ta đi dự đám. Cái ý nghĩa này mọi người nên biết để mỗi khi đi dự lễ cầu siêu là đừng quên đọc kinh với lời cầu nguyện chân thành cho người bạn thân yêu đang mong đợi.
 
Đức Hộ Pháp cho biết thêm: Người chết, chơn hồn còn vấn vương, lảng vảng nơi đây. Nếu trong số người dự lễ cầu siêu mà có được những bậc chơn tu đạo đức đến cầu nguyện; hoặc có được những vị lãnh đạo, cấp bậc trong tôn giáo đến cầu nguyện càng nhiều càng có lợi cho người chết. Vì lời cầu nguyện ấy sẽ nâng đỡ linh hồn. Còn riêng những người đồng đạo, hoặc người Đạo của tôn giáo khác, cũng có những người đức độ lớn giữ Đạo tốt, đến cầu nguyện thì rất ảnh hưởng đến người chết. Vong linh người chết được những tư tưởng, điển lành của mọi người ắt sẽ được một ân huệ.
Nên Ngài khuyên chúng ta nên siêng năng đi đám vừa có lợi cho người, vừa có lợi cho mình.
 
134 - Đức Thượng Sanh Lái Xe Về Tòa Thánh.
 
Vào những năm 1933–1935. Lúc khởi công phá rừng xây dựng Tòa Thánh.
Có một lần Đức Thượng Sanh lái xe về thăm. Khi chạy xe ngang qua các công trình với nhân viên công quả đông đảo đang làm trong khu vực Nội Ô Tòa Thánh. Mọi người chỉ tay về phía xe nói với nhau: Xe đó là xe của Đức Thượng Sanh đó, mọi người nhìn theo tay chỉ. Khi xe đã xa rồi, Đức Hộ Pháp nói: " - Bây giờ chúng ta làm đây là làm giùm mà thôi; chớ khi xong rồi, ông ấy sẽ về làm chủ đó đa!"
 
Đức Ngài kể: Hồi còn ở Thiêng Liêng, Đức Hộ Pháp, Đức Quyền Giáo Tông, Thượng Phẩm rủ Ngài Thượng Sanh đi mở Đạo.
Đức Hộ Pháp cho biết :
" – Đức Thượng Sanh thưa rằng: Quí anh rủ thì tôi đi, chớ xuống dưới tôi không làm việc gì hết chỉ giữ nhà cho quí anh thôi.
Thật vậy, từ khi mở Đạo năm 1926, Đức Ngài được Đức Chí Tôn chọn phong Thượng Sanh. Đức Ngài luôn ở Sài Gòn, lâu lâu mới về Tòa Thánh. Mãi đến khi Hộ Pháp lưu vong ở Campuchai năm 1956, Đức Thượng Sanh mới về Tòa Thánh chấp chính dưới thời Chính quyền Ngô Đình Diệm do yêu cầu của Hội Thánh Lưỡng Đài. Đến năm 1971 thì Ngài đăng Tiên.
 
135 - Ông Tư Lò.
 
Ông Tư Lò được Hội Thánh truy thăng phẩm Chí Thiện.
Hồi còn thanh niên ông đi khắp nơi từ Đông sang Tây vì theo nấu cơm cho bọn lính viễn chinh Pháp. Tài nấu ăn của ông đã làm cho quan Pháp mến mộ, thích hợp với sự ăn uống của mình, nên đơn vị đổi đi đâu là cho ông theo để làm việc, ấy cũng là một cái số và cũng là một duyên phần.
Sau đó gặp Đạo Cao Đài: Ông về Tòa Thánh trong lúc mọi người đang khởi công xây đựng Tòa Thánh. Có một lần Đức Hộ Pháp gặp ông, Ngài cười nói: " - Anh nói đi xuống thế để đi chơi, nhưng anh nhớ kiếm tiền về, chớ lúc đi thì có, mà e xài hết thì lúc về không tiền, rồi về làm sao được".
 
Ông nghe và hiểu được ý của Đức Ngài vì ông là căn Tiên ở Thiêng Liêng. Từ đó, ngày đêm ông kiếm cây thuốc trong rừng nấu nước cho công quả uống.
Ông đóng một chiếc ghe lớn để ngay Bàu Cà Na cập sát mé rừng: Tìm thuốc, vạt phơi khô đem nấu rồi đổ vào một cái khạp lớn để cho mọi người dùng. Mọi công quả đông đảo đều đến để uống. Vì lúc đó rừng thiêng nước độc nhất là sốt rét, chói nước. Nhờ đó mà công quả có được sức khỏe, ít người bị bệnh. Nếu ai có bệnh thì ông cũng lấy thuốc tốt cho uống.
 
Về sau, ông được Hội Thánh Phước Thiện bổ làm Cai Quản nhà thuốc nam thuộc Dưỡng Đường Phước Thiện. Lạ một điều ai bị bệnh mà được ông Tư Lò bốc thuốc thì mau hết lắm nên tiếng đồn đãi rất xa. Mọi người từ khắp nơi đến nhà thuốc Nam tìm ông Tư Lò để hốt rất là đông. 
 
Ông Tư Lò: Là danh mà anh chị em công quả đặt cho ông lúc ông còn ở mé rừng nấu thuốc. Vì lúc nào ở bên ông cũng là một chiếc ghe có mái che và một cái lò lớn để nấu nước nóng cho anh chị em uống. Anh chị em gọi ông Tư Lò riết rồi quen. Anh em Phạm Môn rất quí ông. Được Đức Hộ Pháp cho biết là: Ông là bạn Thiêng Liêng của Ngài, một vị Tiên. Khi Đức Ngài lãnh lịnh đi mở Đạo, ông xin đi theo, nhưng không chịu lãnh phận sự chỉ muốn xuống thế ngao du một phen mà thôi.
Vì thế mà lúc gặp ông: Đức Hộ Pháp đã cảnh tỉnh để ông biết! Xuống thế đi chơi thì đi, cũng phải lập công đức để thêm vốn mà về khỏi bị mất ngôi vị cũ.
Ông có làm một hòn non bộ để ở nhà thuốc. Sau đó đem về để tại Bá Hoa Viên.
 
136 - Xin Rót Rượu Để Cúng Cha.
 
Ông Chơn Nhơn Phạm Duy Hoai: Lúc làm Thượng Thống Lễ Viện có kể cho tất cả mọi người nghe vì sao mà khi rót rượu “Chung ly biệt con đưa tay rót” thì không đem xuống mà chỉ là nhân viên tiếp lễ rót. Sau này thì đem xuống cho tang chủ rót –Bài kinh nào cũng vậy.
Ông kể: " - Vào thời kỳ quân đội Cao Đài, có ông Trung úy Tường biệt danh là Trung úy La-ve; Nhà ở khu Bàu Cà Na, tọa lạc gần xéo cửa chánh môn."
 
Dạo đó thân phụ của người qua đời, việc hành lễ tang bình thường như thông lệ. Chỉ có một điều là khi đồng nhi đợi con tế cha, vì ông Tường trước đó có xin với Bàn Trị Sự cho phép ông được rót rượu tiễn cha lần cuối (Vì thông lệ là nhân viên tiếp lễ rót rượu). Ông Tường khẩn khoản cầu xin, đem khai rót rượu làm lễ với Bàn Trị Sự. Việc này là Bàn Trị Sự không dám giải quyết nên vào xin ý kiến của Lễ Viện Trung Ương. Lúc đó ông Tám Hoai là Thượng Thống: Xét thấy nỗi hiếu của người con cũng không có gì là thất chơn truyền nên ông Hoai đồng ý. Bàn Tri Sự cho hành lễ và khi đến câu kinh ấy thì đem nhạo xuống cho ông Tường rót rượu để tỏ lòng hiếu kính.
 
Từ đó, mọi người thấy vậy cũng lấy làm thích hợp và bắt chước. Hương này bắt chước Hương kia. Ban đầu chỉ là con tế cha mẹ, rồi sau đến các bài khác cũng lần hồi như thế. Trong lúc đó thì ở Báo Ân Từ và Khách Đình hay lễ tang ở Cửu Trùng Thiên cho các vị bậc cao thì cũng là nhân viên tiếp lễ rót rượu.
Hội Thánh chưa có một điều dạy về việc ấy, hay có văn bản, văn thơ ra lịnh về vấn đề này, chỉ vì từ khi ấy các Hương Đạo ở ngoại ô thực hiện mà thôi, rồi thành lệ
 
137 - Đức Hộ Pháp Dạy Và Phải Chỉ Cho Biết Một Hình Phạt Cho Kẻ Ngoại Tình.
 
Trong lúc hăng hái trong công việc, cũng có khi vui vẻ, các anh em công quả nói đùa để quên nỗi nhọc nhằn, mệt mỏi.
 Một hôm Đức Hộ Pháp nghe trong nhóm trộn hồ có nói câu; “Có chồng mà lại lấy trai. Thác xuống âm phủ cưa hai nấu dầu”.
Đức Ngài mỉm cười rồi hỏi chung; "Thầy hỏi mấy con vậy chớ âm phủ nấu loại dầu gì vậy? Cưa hai nấu xong rồi nó có hết lấy trai không?".
 
Đây Thầy nói cho mà biết: " - Việc vợ chồng mà ông hoặc bà ngoại tình, thì đó là luật Thiên Điều đa! Luật Thiên Điều hễ vay thì phải trả thôi.
Bởi vợ chồng cư xử với nhau chẳng trọn Đạo, khi về cảnh Thiêng Liêng hằng sống nhìn nhau mà thẹn thuồng ái ngại vì cái lỗi lầm của mình với bạn.
Để rồi sau đó: Kẻ đứng bờ bên này, trông về phía bên kia của sông “Tương” muốn gặp nhau, muốn nói với nhau những lời phải quấy nhưng hình luật chẳng cho ai gặp ai. Cho đến khi đầu kiếp phải tìm nhau mà trả cái nợ tình oan nghiệt ấy. Thật là thảm thương khi trông thấy dù cả hai đứng trước mặt nhau cũng không thể thành chồng thành vợ đặng. Đó là hình trạng yêu thương nhau lắm mà chung cuộc lại bất thành vì luôn luôn có một sự ngăn trở khiến xui cho cả hai phải chia lìa nhau, để rồi mang lấy nỗi đau khổ triền miên dằn vặt trong suốt một kiếp người.
Hình ảnh đó là hình phạt cho kẻ ngoại tình.
 
138 - Ông Giáo Thiện Trần Văn Mến Khi Làm Chủ Sở Ở Châu Đốc.
 
Ông Trần Văn Mến khi đó là chủ sở nông nghiệp ở Châu Đốc. Sau được thăng Giáo Thiện, cuối đời vào Vạn Pháp Cung tu chơn.
Ông Mến kể một câu chuyện không thể quên trong lúc ông là chủ sở nông nghiệp ở Châu Đốc.
Ông nói: " - Thời kỳ đó Pháp thuộc. Sở “Nông” Châu Đốc làm ruộng nhiều lắm, sát với Phật Giáo Hòa Hảo. Ruộng của sở mỗi năm đều có lúa đem về Hội Thánh nuôi công quả. "
Có lần, ông vô tình qua bên chùa Hòa Hảo để xem, ông vì quen biết nên mới được dẫn vào chớ ở đây coi bộ nghiêm nhặt lắm. Người Hòa Hảo học võ múa gươm.
 
Có một năm bên ruộng của Hòa Hảo bị thất, còn trâu thì bị Pháp ruồng bắt hết. Ông Mến mới đem trâu của sở và giống lúa giúp cho làm mùa trở lại và hiến một số lúa giúp cho bên Phật Giáo Hòa Hảo có dùng. Từ đó giữa Cao Đài và Hòa Hảo ở đây có một mối khắn khít riêng biệt, đặc biệt vô cùng.
Một hôm có lịnh của chính quyền Pháp bảo phải dẹp tượng Thầy, không được thờ phượng nữa.
Pháp ngờ vực Cao Đài, nên ra sức khủng bố, lúc ấy Đốc phủ ra lịnh cho lính xuống để thi hành lịnh là ông Hồ Tấn Khoa.
Ông Mến nhất định không dẹp. Ông Hồ Tấn Khoa được biết rằng: Ông Mến đang làm cơ sở, mà bất tuân thượng lịnh nên liền xuống tận nơi.
Ông Khoa nói: " - Tại sao bảo dẹp mà không dẹp."
Ông Mến thưa: " - Thưa Ngài Đốc Phủ, Đạo tôi mở có Thầy có chủ, có giấy tờ chính phủ cho phép nên mới được hành Đạo từ đó đến nay. Hôm nay bất ngờ Ngài ra lịnh tôi đâu phải nghe Ngài. Chừng nào có lịnh Thầy tôi, tôi mới tuân hành."
 
Ông Đốc giận lắm, khẳng định: " - Tôi là Đốc Phủ ở đây, yêu cầu quí ông nên chấp hành lịnh của chính quyền, tức khắc phải dẹp đi hình tượng đó. Nếu không tôi ra lịnh cho bọn lính làm. "
Ông Mến nói: “ - Tất cả anh em trong sở, kể cả tôi đều đã liệu định đến tình huống xấu nhất rồi: – Chết, ở tù, chứ không bao giờ nghe theo, còn muốn làm gì tùy các ông.”
Thấy trong sở khí thế tưng bừng, ông Đốc tiếp: " – Tôi yêu cầu quí ông tuân hành hay để xảy ra chuyện lớn."
Ông Mến nói: " – Tôi xét thấy cả đời chúng tôi chỉ biết tu hành làm lành, lánh dữ, cứu khó, trợ nguy, giúp nghèo, giúp người khổ nạn, tàn tật, cô thế, sa cơ vậy là làm giùm cho nhà nước, gánh vác thế cho nhà nước một tay đỡ nặng, vậy mà không biết mang ơn, lại còn hành hung; làm quan như ông có học thì phải xét suy chớ.
Chúng tôi cho Ngài biết: Chúng tôi thà chết chớ không có sợ cường quyền hiếp đáp đâu, chúng tôi xét mình là con dân chưa có tội gì với nhà nước, còn việc thờ phượng thì đã có từ lâu rồi chớ mới đây sau. "
Lúc nầy ông Khoa dịu giọng: " - Mấy ông làm gì, cụ thể như thế nào, cho biết? "
Ông Mến trả lời: " - Thưa Ngài, chúng tôi làm Phước Thiện."
 
Ông Đốc hỏi: " - Phước Thiện là sao?"
Ông Mến đưa tay chỉ qua một bên dãy nhà ăn, rồi nói: " - Ăn chung, ở chung, làm chung, lấy cái khổ của người vào để đựng, hầu gội cho vơi đi."
 
Đốc Phủ thấy đấy: " - Nào là cô nhi, nào là quả phụ, nào là lính tàn tật thương tích, nào người già yếu neo đơn, nào là người nghèo không nhà, không cửa, không có việc làm; cơm không no, áo không lành, nào là bịnh hoạn đầy nhóc cả sở đó."
Ông Đốc nói: " - Sao không để đó cho bà Phước lo, việc đó có tổ chức để nhà nươc lo."
Ông Mến nói: " - Nếu là nhà nước lo rồi thì thôi, đàng này họ khổ, họ mới nhờ tôi, chứng tỏ họ không nhờ nhà nước, vì họ cần liền, cần một cuộc sống liền. "
Còn Bà Phước: " - Thì Bà ấy chỉ làm Phước mà chưa làm Thiện, chúng tôi đâu có làm theo được."
 
Ông Khoa hơi ngạc nhiên về câu nói ấy, ông Mến thấy thế tiếp:
" – Ở đây ai cũng ăn chay trường cả."
Nhìn cách sinh hoạt ở đây, ông Đốc Phủ cũng thấy có một cài gì đó đặc biệt, linh hoạt, không khí sống cũng có phần ấm cúng.
Ông Đốc Phủ nói: " - Tôi về! Mấy ông đừng để tôi khó xử. Ông Mến hiểu rồi đáp: Dạ.
 
Kế ngay sau đó: Có lính trình với quan Đốc Phủ là có lịnh mẫu của Ngài đang kiếm Ngài đợi ở dưới ghe.
Ông Đốc Phủ là người con có hiếu nên bước ra liền. Gặp ông, bà nói: Thôi con! Cho mẹ xin! Người ta làm việc Thiện nổi tiếng khắp vùng này ai cũng biết – chớ có làm quốc sự đâu. (Ông Mến thấy tình hình căng nên cho người lén đến nhà cầu viện là mẫu thân của ông Đốc Phủ). Ông Đốc cho lình lui về.
Ông Mến nghĩ là mẫu thân của ông Đốc có thể giúp ông cứu vãn tình thế. Bà là người tu hành, bà theo Phật Giáo. Thật vậy lời nói của bà đã khiến cho ông Đốc Phủ vui vẻ ra về.
 
Sau sự việc đó, ông Mến đem hết vụ việc đó trình bày với Đức Hộ Pháp, Ngài nói: " Bây coi đó! Cái thiệt, cái giả rành rành. Cái hung hăng bạo hành nó cũng sợ cái chết đông người. Cái tử vì chính nghĩa thường làm cho cái hung dữ phải run sợ. Riêng mấy con đã dám quyết hy sinh để giữ nhà sở, Thầy cho đem hai câu liễn Phật Mẫu Châu Đốc."
 
Ông Mến cả mừng, rồi lãnh lịnh xúc tiến việc làm. Sau khi Đền thờ Phật Mẫu Châu Đốc hoàn thành, ông Mến còn ở đó một thời gian ngắn rồi dời gia đình về Tây Ninh. Toàn bộ đất ruộng riêng của ông, và đất đã cất Điện Thờ, ông làm tờ hiến hết cho Đạo. Ông giao lại cho Ban Cai Quản địa phương.
Đến khi có đợt cầu phong: Ông nạp hồ sơ công nghiệp, trong đó có cả hai người con: 1 - là ông Trần Văn Thương, 2 - là ông Trần Văn Tưởng.
 
Lúc đó ông Tưởng mới 18 tuổi. Lúc này, Ngài Khai Pháp làm Chưởng Quản Phước Thiện nhận hồ sơ của tất cả Đạo sở dự sổ cầu phong. Thấy hồ sơ của ông Tưởng thì thắc mắc: " Vị này mới đủ tuổi nhập môn thì đối với Phước Thiện chưa có được công, thì sao cầu phong thưởng được."
 
Ngài đem hồ sơ ấy trình bày cùng Đức Hộ Pháp. Đức Hộ Pháp nói: " - Tính công từ lúc 6 tuổi. Bởi vì lúc 6 tuổi vị này đã ở tại nhà sở, phục vụ cho công việc nhà sở cần đến, nó là công cụ sai vặt của mấy người lớn trong sở. Nó giữ trẻ, nó nấu nước, nó lau bàn dẹp ghế, nó quét nhà, nó rửa chén, nó ôm rơm, nó giữ trâu, nó đi học, nó làm tất cả những gì mà trong sức lực khả năng nhỏ bé của mình làm được là làm; nó hiểu biết tới đâu là làm tới đó, đôi khi còn bị quở, bị rầy. Nó ăn cơm, nó làm công quả y như một người lớn có danh sách cầu phong mà thiếu nó là mất lẽ công bình. Nên nhớ là nó làm cho sở đó."
 
Ngài Khai Pháp hiểu ra, Ngài lấy hồ sơ và chứng.
Năm đó ông Tưởng 18 tuổi mà được vào phẩm Hành Thiện, thông qua: Minh Đức, Tân Dân và Thính Thiện.
Vì luật của Phước Thiện là: Muốn lên Giáo Thiện thì tất cả phải qua Hành Thiện, phải có công hành thiện mới cầu phong Giáo Thiện.
Năm 1975, ông Mến muốn vào Vạn Pháp Cung, trước khi đi, ông làm tở trả chức Giáo Thiện.
 
Ông đem giấy tở dâng lên Hiệp Thiên Đài nhờ phê thuận, sẵn dịp ông đem một trái sầu riêng, một trái đu đủ, một trái thơm biếu riêng cho Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa.
Ông Bảo Đạo không hiểu và cũng không nhớ. Ông Mến nhắc lại chuyện xưa, ông Bảo Đạo bấy giờ tay bắt mặt mừng.
Ông Mến nói: " – Tôi đem 3 quả trái cây: Một là nỗi niềm riêng của chúng tôi là nhớ Thầy nơi Miên quốc xa xôi; hai là một mối tình đầy của trò và Thầy không bao giờ vơi, nó lúc nào cũng đủ và không mất; ba là khối tinh thần của người tín đồ đối với Thầy đối với Đạo lúc nào cũng tỏa một mùi thơm, sự thơm tho là sự chứng minh cho lòng hiếu kỉnh.
Ba tặng vật này nhờ Sư thúc nhận giùm, và cũng riêng tặng Sư thúc y như ý nghĩa trên tình của của tôi đối với Ngài."
 
Ngài Bảo Đạo nhận, rồi nói: " – Hãy ở lại đây, tôi xẻ ra hai chúng ta cùng dùng để cho cái ý nghĩa này càng thắm sâu hơn có được không? Cả hai ôm nhau khóc. "
Ngài Bảo Đạo nói: " – Nhớ chuyện xưa, tôi cũng không ngờ, tôi rất ngại ngùng mỗi khi nhắc lại."
Ông Mến nói: " – Không có gì là phải ngại. Tại vì lúc đó Sư thúc là Đốc phủ chớ đâu có phải là Bảo Đạo đâu. Cả 2 cùng cười. "
Ông Mến từ giả ra về, và từ đó lên Vạn Pháp Cung, cuối đời qua phần tại trên núi Vạn Pháp Cung.
 
139 - Đức Hộ Pháp Giải Thích Vì Sao Mà Chức Sắc Hành Chánh Xin Qua Phước Thiện Phải Đi Từ Minh Đức.
 
Lúc Ngài Khai Pháp làm Chưởng Quản Phước Thiện có một vị Chức sắc bên Cửu Trùng Đài hàng phẩm Giáo Sư xin qua lập công bên Phước Thiện. Lúc đó Ngài Khai Pháp không biết giải quyết nên mới trình lên Đức Hộ Pháp, để Ngài quyết định.
 
Đức Hộ Pháp nói:
" – Người ta muốn thì cho chớ không bỏ. Vậy phải từ Minh Đức. "
Khai Pháp hỏi:
" – Vị ấy là Giáo Sư. Đối với bên Phước Thiện là vào hàng Đạo Nhơn chứ. "
Đức Hộ Pháp trả lời:
" – Nếu vị ấy làm tờ đối phẩm thì y như vậy về mặt hành chánh, về mặt hữu hình cho có phân biệt trật tự để làm việc vì Đạo Nhơn cũng coi phó một Viện cũng như Giáo Sư Cửu Trùng Đài. Còn nó về làm việc phước thiện phải đi từ Minh Đức.
 
Đức Hộ Pháp hỏi Ngài Khai Pháp:
"– Giả sử một ông vua mà muốn vào chùa tu thì vào hàng cấp nào? Có làm Hòa Thượng được không? "
Đức Hộ Pháp nói tiếp:
" – Kẻ làm quan thì sự ăn học đã có, đẳng cấp thông thái, đã hơn người thường một bậc, nếu vào nhà chùa tu thì mau thăng tiến hơn vì trí não đã thông minh, tiếp thu giáo luật, giáo điều mau lẹ, có lẽ một thời gian ngắn dễ dàng thăng cấp Hòa Thượng không chừng mà mọi người không thắc mắc vì thấy rõ đạo hạnh của người ấy xứng đáng. Nhưng mới vào thì cũng làm Sãi, chớ có biết gì đâu mà làm Hòa Thượng được. "
 
Cửu Trùng Đài là quan chức của Đạo, còn Phước Thiện là cửa Phạm.
Ngài Khai Pháp hiểu và phê cho vị ấy vào hàng Minh Đức.
Cũng từ vụ việc này, Đức Thượng Sanh khi nắm Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài cũng phê cho vị Giáo Hữu Thái Chẩn Thanh vào hàng Minh Đức.
 
Ông Giáo Hữu Thái Chẩn Thanh xin được qua Phước Thiện làm việc, tờ xin của ông được Đức Thượng Sanh chấp thuận và cho vào hàng Minh Đức. Ông thấy một vị Giáo Hữu ở bên Cửu Trùng Đài là liệt vào hàng Thánh Thể mà vào Phước Thiện là Minh Đức, ông cảm thấy và cho là nhẹ thể nên rút đơn lại không xin nữa
 
140 - Một Vị Nhạc Viên Bị Bệnh "Âm" Nhập Sống Chung.
 
Ông Tư Trần Thiện Niệm (Nhạc Sư Trần Thiện Niệm) kể.
" – Hồi còn ở Nam Vang, lúc ông là Đốc Nhạc cai quản Ban nhạc nơi Miên quốc. Trong Ban nhạc của ông có một vị nhân viên không biết bịnh gì mà đột nhiên xanh xao, nhợt nhạt, rồi ốm dần coi tiều tụy lắm. Anh em lo đủ thuốc thang Đông Tây mà không thuyên giảm, ngày lại càng kiệt sức hơn. Bác sĩ coi mạch cũng phải lắc đầu, không chẩn đoán ra được bịnh.
 
Thấy nhân viên trầm trọng coi chừng như muốn hấp hối, ông Tư trình bày lên Đức Hộ Pháp.
Đức Hộ Pháp nghe vậy, liền xuống ban nhạc để thăm vị nhân viên ấy.
Vừa vào tới nơi, Đức Hộ Pháp nói liền:
"– Rồi! Nữa rồi! Mọi người nghe vậy, không biết Ngài nói vậy là ý gì.
Đức Ngài hỏi:
" – Nó đâu? Ông Tư chỉ cái giường nằm cách ngăn giữa nhà trên và nhà dưới, nói: – Thưa Thầy, em nó nằm đây.
Đức Ngài nhìn vị ấy; anh em đỡ vị ấy dậy.
Đức Hộ Pháp nói:
" – Thôi để nó nằm đi. Mấy con đem nó lên Báo Ân Đường cho Qua trị bệnh cho nó".
 
Vị nhạc ấy được Đức Ngài hành pháp giải oan tại Báo Ân Đường.
Từ lúc nó trở đi, vị nhân viên từ từ phục nguyên khí sắc, Thần sắc.
Sau đó 3 ngày, vị nhạc ấy mạnh khỏe như thường. Anh em Ban nhạc và vị ấy cùng dẫn nhau đến Báo Ân Đường lạy tạ ơn.
 
Đức Hộ Pháp hỏi:
– Có còn thấy gì nữa không?
Vị nhạc ấy trả lời:
" – Dạ không còn thấy gì nữa. "
Ngài cười, rồi bảo ông Tư, ngày mai mời hết anh em ban nhạc đầy đủ tại văn phòng để Đức Ngài dạy việc.
Ngày sau, Đức Hộ Pháp đến văn phòng ban nhạc, anh em ban nhạc đã đầy đủ chờ Ngài.
 
Đức Hộ Pháp hỏi:
"– Qua hỏi thiệt mấy em, chớ tại sao mấy em treo bức ảnh cô gái (*) nầy tại văn phòng (Vừa nói Ngài vừa dùng tay chỉ bức tranh có hình cô minh tinh màn bach nổi tiếng của Miên quốc). Các em có thường hay nói giỡn, nói đùa với bức ảnh đó hay không? "
 
Mọi người nhìn nhau, rồi nhớ lại.
Vị nhạc bị bịnh lúc trước nói:
"– Bạch Đức Ngài; Thưa Thầy, hôm anh em tụ họp tại văn phòng cũng đông người, ai cũng khen tranh ấy đẹp, trầm trồ ca ngợi, thích thú. Con có nói đùa rằng: “Phải chi mà nàng ấy nhận làm vợ mình thì mình chịu liền".
Đức Hộ Pháp nói:
"– Cũng bởi câu nói ấy mà mỗi đêm con ngủ với nàng ấy phải hôn? Cả ban nhạc nhìn vị ấy cười. "
Đức Ngài rầy:
"– Qua nói cho mà biết. Đừng có nói chơi. Người ta là người vô hình. Nó nói là phải nhận không sai chạy. Người con gái trong tranh là điển hình đó. "
Thôi cho giải tấm tranh ấy đốt đi; Qua chứng cho; đừng có thấy đẹp mà tiếc không nên đâu.
Anh em đem bức tranh xuống đốt liền.
Đức Hộ Pháp giải tán.

(*) Được biết người con gái trong tranh là nữ minh tinh màn bạc Miên quốc nổi tiếng xinh đẹp, là hoa hậu của thời ấy. Chẳng may bị tay nạn giao thông tử nạn trong lúc còn xuân sắc chưa lập gia đình.

Home                    [  l  ]  [   ]  [  3  ]  [  4  ]  [  5  ]  [  6  ]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét