ĐẠI ĐẠO LƯU DANH KIM CỔ KÝ [1] * Sưu khảo / Hiền Tài / Huỳnh Tâm

Lời Bộc Bạch.
            Kính chào quý Chức Sắc, Chức Việc, Huynh, Tỷ, Đệ, Muội và Thân hữu thân thương, kính mến,
            Năm 1970. Tiểu đệ về Tòa Thánh sinh hoạt Đại Đạo Thanh Niên Hội Trung Ương, Sưu khảo Văn hóa Thánh địa, và Triển lãm Nghệ thuật Cao Đài.
            Thuở trẻ ấy, hành Đạo như một mông chờ tha thiết lớn, tìm học Đạo, hầu khám phá nhiều hơn Chân lý của Đạo. Ngoài Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Đạo Luật, Văn hóa tổ chức hành quyền Đạo như thể "núi cao biển rộng mênh mông",
            Một thời gian sau, cảm thấy về mặt phổ truyền Đạo còn hơi vướng cái gì đó mà từ lâu vẫn trở ngại không đi tới đường xa. Quá trình sinh hoạt có những băn khoăn, suy tư cần thực hiện những tư duy Đức tin, thế nhưng khó tìm cho mình thoải mái để tạo ra những thôi thúc sáng tạo có những chân dung xúc tích mới, cũng như khát vọng mạnh mẽ kết tự tu tập.
 
            Bỗng một hôm, thân sinh của Họa Sĩ Nguyễn Tấn Tài, kể một giai thoại Đức Hộ Pháp Về Trời, rất xúc tích đem lại cảm nhận cho tôi. Từ đó ý thức được duyên Đạo cần đi tới, như đã có lần suy tư, ý định viết về thể loại giai thoại, tạo ra lý thú cho bạn đọc, và được lưu truyền rộng rãi tinh thần Đức Hộ Pháp cho mai sau.
 
            Những hành trình sưu khảo đề tài giai thoại quá khó, bởi phải tìm đúng người có liên quan sự kiện, Tòa Thánh, và Thánh Địa thì bao la biết ai mà tìm. Tất nhiên tôi cần đến những Đạo sở như Ban Đạo Sử, Đài Phát Thanh, Trí Huệ Cung, Trí Giác Cung, Vạn Pháp Cung, Văn Phòng Hiệp Thiên Đài, Giáo Tông Đường, Nữ Đầu Sư Đường, v.v... tuyệt nhiên không có những gì tôi cần biết. Thất vọng nhất là chúng tôi khám phá được hai kho lưu trữ tài liệu đồ sộ nhất của Đại Đạo tại Hộ Pháp Đường, và Bộ Pháp Chánh đã bị thiêu hủy sạch vào năm 1957 không còn tài liệu hay ít nhất cũng để lại vài dấu ấn ở đây! (Nếu có dịp chúng tôi sẽ viết về chuyện đốt tài liệu của Đạo).
 
            Hiền Huynh Hồ Thái Bạch, gợi ý giới thiệu tôi thăm viếng thân sinh của Huynh là Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa. Từ đó tôi lạc quan hơn, và hy vọng Ngài Bảo Đạo là một kho tàng giai thoại, cũng là chứng nhân sâu sắc, trực tiếp một thời gian dài ở gần Đức Hộ Pháp. Tuy nhiên vài tháng sau, tôi đã khai thác hết tài nguyên giai thoại mà Ngài cung cấp.
Nhân dịp tôi nhờ Ngài Bảo Đạo, giới thiệu đến thăm viếng Hội Thánh Phước Thiện (Phạm Môn), và Ban Lễ Nhạc, những nơi này, cung cấp khá nhiều giai thoại rất ấn tượng, thú vị nhất là văn hóa truyền khẩu.
 
            Trước đó chúng tôi hy vọng những Đạo sở cung cấp giai thoại, nhưng cuối cùng thất vọng. Không còn cách nào hơn để soi rọi tìm kiếm những giai thoại của Đức Hộ Pháp. Từ đó chúng tôi chuyển qua hướng tìm giai thoại trong dân gian, hy vọng cuối cùng có thể khả quan! Một điều rất quan trọng chính Thư Viện Cao Đài Paris, Pháp Quốc. Lại là nơi cung cấp nguồn giai thoại, giá trị nhất cho phép chúng tôi cập nhật hoàn thành quyển sách Đại Đạo Lưu Danh Kim Cổ Ký.
 
            Tôi tiếp xúc rất nhiều Đồng Đạo, khi trao đổi mới nhận ra, tuy một đề tài nhưng ba-bốn Đồng Đạo kể khác nhau, khác ở giọng nói trầm bổng, hay phát âm nhấn nhá làm cho câu chuyện tăng thêm giá trị, đôi khi có một ít xúc động, ung dung, truyền cảm, đem âm thanh đến người nghe tạo thành ký ức khó quên. Kể về giai thoại cũng cần có một ít nghệ thuật nói, muốn thuyết phục được mọi người cần có kiến thức, văn hóa quần chúng dễ dàng chuyển tải ý Đạo vào lòng mọi người. Không nhất thiết giai thoại chỉ truyền trong cửa Đạo mà phải truyền vào đời, bởi giai thoại còn chứa ẩn dụ, và giáo dục cho người nghe thú vị, giai thoại cũng là một phong thái truyền Đạo rất hữu hiệu.
 
            Chúng tôi làm sưu khảo giai thoại của Đức Hộ Pháp, Đức Quyền Giáo Tông, Đức Thượng Phẩm và những chư vị Tiền Bối, trước và sau 44 năm (1926-1970). Sưu khảo theo nội dung Đại Đạo Lưu Danh Kim Cổ Ký, quả thật quá khó, bởi tài liệu ở rải rác khắp nơi trong dân gian, muốn kết quả phải cần đến nhiều thời gian, kiên nhẫn, hy vọng đạt mục đích, và có lạc quan cành nhiều càng tốt. Nhất là người cung cấp giai thoại phải có trách nhiệm, khi trình bày phải mạch lạc, diễn đạt ngắn gọn nhưng bao hàm nghĩa ý, hợp lí nội dung.
 
            Cho thấy giai thoại chân tu của Đức Hộ Pháp đậm nẹt mạnh mẽ ẩn dụ và giáo dục, mỗi câu chuyện diễn đạt đưa hàm ý vào hiện thực, với nét tương đồng có tác dụng nhằm tăng sức tu tập qua hình ảnh cảm xúc. Trong những tác phẩm văn học, ca dao, thơ thường sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Nhưng người ta quên rằng trong nền Đạo Cao Đài có "pháp tu" trải nghiệm qua ẩn dụ của giai thoại. Tác dụng mạnh giúp tăng sức biểu cảm cho câu văn, câu thơ giàu hình ảnh, tính hàm súc cao giúp cho người đọc, người nghe hấp dẫn và lôi cuốn một cách đam mê.
 
            Giai thoại của Đạo là những chuyện có thật được cô đọng, nhưng chưa thành văn bản truyền Đạo. Những nội dung giai thoại Đạo, vốn đã được lòng vào tu tập và giáo dục rất thâm viễn theo truyền thống Cao Đài.
            Mỗi câu chuyện được đúc kết thành bài Giáo lý, cung cấp cho Tín đồ những căn bản trên bước đường tu tập, học Đạo, những giai thoại truyền cảm có khả năng suy nghiệm chân lý, nghiền ngẫm trên hành trình lập công bồi đức, thực hiện được những dự phóng cho tương lai.
            Hy vọng quyển sách Đại Đạo Lưu Danh Kim Cổ Ký là một tài liệu giá trị cho mỗi người Tìn đồ tự do khám phá công nghiệp của quý đấng Tiền Khai Đại Đạo để bồi đắp cho chính mình, bởi đây là hành trang giá trị hầu áp dụng vào thực hành, nghiên cứu, giáo lý, lịch sử, truyền Đạo, ở bất cứ không gian nào cũng phù hợp.
            Hy vọng quyển sách Sưu khảo Đại Đạo Lưu Danh Kim Cổ Ký là bạn đường, thân thiết nhất của Quý Vị.
            Chúng tôi cảm ơn Ban Thế Đạo, Viện Sử Cao Đài h trợ, khuyến khích tinh thần, vừa hoàn thành cập nhật hôm nay.
* HT / Huỳnh Tâm.
Bốn Thu, Rừng Thiên Nhiên, Tòa Thánh, Tây Ninh (1970-1974)
Cập nhật lần cuối Thu, Canh Tý (2020).
 
ĐẠI ĐẠO LƯU DANH KIM CỔ KÝ
 
1 - Thần Đồng Vấn Nguyệt.
Đêm 21/02/1907 (Âl: 15-01 Ðinh Mùi). Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, nằm nghỉ trên bộ sập gỗ, dùng làm kệ bán hàng của cô em gái, ở trước hiên nhà. Nhìn cảnh thiên nhiên tươi đẹp hiện về đêm Xuân, gió mát trăng thanh. Đức Ngài lắng nghe tiếng gọi nội tậm trong lòng Trời không gian quang đãng. Nhìn ánh trăng hư ảo, tâm hồn phiêu diêu, đang vân du viếng cảnh Ngôi xưa. Đức Ngài sực nhớ đến một bài thơ đã in sâu vào tâm khảm, hiển hiện tiền kiếp xa xưa. Nay tâm hồn hội nhập thiên cảnh, như ai đó thôi thúc Đức Phạm Công Tắc đến nhận sứ mạng, chuẩn bị khởi đầu cho một huyền diệu "thay da đổi thịt", nhằm làm đẹp thế gian. Đức Ngài say mê nhìn trăng đắm đuối, tâm trí hoàn toàn bị thu hút, bởi ánh sáng hào quang rực rỡ trào dâng, giữa khung Trời, chiếu tỏa ra khắp mọi hướng xa gần. Đức Ngài cảm xúc tự vận vần thơ, thân gửi miền nhập pháp vi diệu :
Thần Đồng Vấn Nguyệt
" Thu thiên dạ thanh quang vận tĩnh,
Chốn lữ đình thức tỉnh canh khuya.
Tai nghe văng vẳng bốn bề,
Gương Nga vằng vặc dựa kề quế lan.
Thấy trăng thêm động lòng vàng,
Ngâm câu vấn nguyệt cho đang mấy lời.
Hỏi dì Nguyệt mấy lời sau trước:
Duyên cớ sao mà được thảnh thơi?
Nguyệt rằng: vật đổi sao dời,
Thân này trời để cho người soi chung.
Làm cho mỏi mệt anh hùng,
Ngàn thu sương tuyết một lòng thanh quang.
Hỏi dì Nguyệt có đàng lên tới,
Chốn thiềm cung phỏng mấy mươi xa?
Nguyệt rằng ta lại biết ta,
Có cây đơn quế ấy là nhà em.
Anh hùng thử đến nhà xem,
Kìa gương Ngọc thỏ nọ rèm thủy tinh.
Hỏi dì Nguyệt có tinh chăng tá?
Chữ xuân thu phỏng đã nhường bao?
Nguyệt rằng: yếu liễu thơ đào,
Càng lên càng tỏ, càng cao càng tròn.
Gương Nga vằng vặc chẳng mòn,
Bao nhiêu tinh đẩu là con cái nhà.
Nguyệt lại hỏi đến người quân tử:
Buổi vân lôi ai giữ kinh luân?
Ta rằng: có đấng Thánh quân,
Ra tay dẹp loạn, nên thân trị bình.
Nguyệt hỏi ta ngẩn ngơ, ngơ ngẩn,
Ta hỏi nguyệt thơ thẩn, thẩn thơ.
Liễu qua trước gió phất phơ,
Hương đưa bát ngát, phòng thơ ngạo ngào."
Tiếng ngâm thơ của Đức Ngài vang vọng ngoài cung quảng hàn, lay động chân dung ánh trăng khuya cao quý đậm nét anh hằng. Trăng chuyển động dập dờn xa qua bờ liễu, lúc tỏ, lúc lu mờ, lúc ẩn, lúc hiện, lúc gần, lúc xa nối tiếp nhau, liên tiếp nhịp nhàng. Tâm hồn Đức Ngài lâng lâng nhẹ nhàng như mọc cánh bay bổng trên chính tầng thinh không, cùng với âm thanh ngâm trầm bổng của giọng thơ cung bậc trầm bổng êm đềm, biểu hiện trạng thái cảm xúc, từ nhiều cung bậc khác nhau của cảnh ngoại giới. Một cảm giác tâm vắng lặng buông xuống trầm tư tràn ngập lòng Người, những cảm xúc nhẹ nhàng, trải rộng mênh mông vô bờ bến. Đôi mắt Đức Ngài bỗng thiêm thiếp đê mê trong giấc mộng, tâm trí lặng lẽ tìm định hướng để khám phá cõi thiêng liêng, vừa suy tư phân tích nguồn khởi cảm của ý trong mộng phiêu lưu kỳ lạ.
 
Đức Ngài mắt sáng bừng lên, thấy một không gian ngoại giới chan hòa, ánh sáng lung linh, bốn bề tám hướng huyền ảo, và bí ẩn, vừa như thực vừa như hư, tạo sức cuốn hút mạnh mẽ, cũng chẳng phải ánh sáng nóng bỏng của hạ giới hay ánh sáng lạnh lẽo của mặt trăng trên trái đất. Phải chăng đây là ánh sáng trắng nguyên thủy của mặt Trời trong trẻo, có tác dụng gây cảm giác dễ chịu, tác động êm nhẹ giác quan đến tinh thần của cơ thể, chuyên tiếp nhận những kích thích từ ánh sáng ngoại giới, vừa bàng bạc khắp chung quanh không gian thiêng liêng.
Lúc này trí tuệ của Đức Ngài thông thoáng, thân thể mạnh mẽ, những bước đi thong thả, chậm rãi từng bước một trên con đường phẳng phiu trắng tuyết, cảnh thiên nhiên một khung trời sạch sẽ, chẳng có gì vương vấn mảy may bụi trần, trên đường đi thẳng tắp thênh thang, dù chân trời xa vẫn thấy gần. Đức Ngài vừa đi vừa tiếp tục ngâm bài thơ "Thần Đồng Vấn Nguyệt".
 
Bỗng thấp thoáng đằng xa đi lại một bóng người, Đức Ngài im bặt chú ý nhìn. Bóng người tiến lại trông rõ dần… Đang khoảng cách Đức Ngài vài chục thước, hiển hiện một vị sư già, nét mặt vô ngã vô ưu, đức hạnh từ bi, trên thân gầy khoác y phục cà sa vàng, cõi bước chân ngoài "cuộc đời bể khổ". Vừa gặp Đức Ngài có vẻ ngơ ngác nhìn, vị Người sư già lên tiếng:
- Em có nhớ "qua" không?
Ngài nhìn lại vị sư, chợt nhớ ra, vội đáp:
- Dạ nhớ.
Chính Đức Ngài đã gặp vị sư già một lần trước, cách đây hơn mười năm, hồi Đức Ngài mới lên mười tuổi, đương theo học một ông đồ chữ nho, Đức Ngài thường theo hầu thầy đi làm thuốc. Một hôm, ông thầy bảo Đức Ngài cân thuốc trong hiệu khách Đức Vọng ở chợ ngã tư Tây Ninh. Bước vào cửa hàng, Đức Ngài đã thấy, ngồi ở cái kỷ dài đối diện với quầy hàng, vị sư già mặc y phục cà sa vàng, râu tóc bạc phơ, trông thật là tiên phong đạo cốt, làm cho ai nhìn cũng Kính mến.
 
Đức Ngài đưa toa cân thuốc, Người chủ tiệm cầm lấy toa tính tiền xong đưa tay chỉ về phía trường kỷ mời Ngài ngồi chơi cùng hai ông khách già.
- Được chú để mặc tôi.
 
Đức Ngài đứng yên dựa vào quầy hàng nhìn kỹ, vị sư và ông già. Hai người chỉ chỏ Đức Ngài, rồi nói chuyện với nhau Đức Ngài lắng tai nghe, biết rằng hai người đang nói chuyện về tướng số, và rõ ràng đang luận về tướng của Đức Ngài. Chính Đức Ngài nghe thấy và còn ghi mãi trong ký ức lời kết luận của nhà sư: "Cậu bé này vào bậc siêu phàm, sự nghiệp cậu vô cùng cao cả".
Nhớ đến chuyện cũ, Đức Ngài đã định hỏi vị sư về quá khứ, hiện tại, cũng như vị lai, Đức Ngài còn đang suy nghĩ đặt câu hỏi, thế nào cho tiện. Vị sư già hình như đã biết ý, mỉm cười kéo tay Đức Ngài, và dạy rằng:
- Em suy nghĩ gì đấy. Thôi hãy đi chơi với qua.
Đức Ngài "dạ" một tiếng rồi bước theo vị sư như mọi chuyện bình thản. Vị sư thúc dục Đức Ngài bước lên, ngang hàng để vừa đi vừa đàm đạo cho dễ dàng. Trên con đường trắng phau phau, dưới là ánh sáng trong trắng, dịu dàng, êm ấm, vị sư thuyết cho Đức Ngài nghe về tinh thần bác ái, và vị tha của Phật Tổ, khuyên Đức Ngài sau này ráng tu để độ chúng sinh thoát khỏi ách khổ ải của trần gian.
Câu chuyện đến đây vừa kết thúc, thấy đầu đường phía trước hiện ra một ngôi đền Bạch Ngọc khổng lồ, một màu trắng tinh anh, kiến trúc uy nghi nga, rực rỡ.
 
Khi đứng trước ngôi đền, Vị sư bảo Đức Ngài:
- Em chờ qua ngoài này, qua vào đền một chút nhé ?
Đức Ngài đứng chờ đợi. Từ lúc Năm (5) phút trôi qua, kiên nhẫn chờ đợi mười phút (10) nữa, rồi đến nửa giờ (30 phút) cũng trôi qua, vẫn chưa thấy vị sư già trở ra. Đức Ngài lòng dạ bâng khuâng vào gõ cửa gọi:
- Thầy ơi!
Cửa vẫn đóng im lìm, không một tiếng trả lời.
Đức Ngài tiếp tục gõ cửa, gọi hai ba lần nữa nhưng chỉ có tiếng Ngài vọng lại, mỗi lần lại càng thêm rõ, làm tăng thêm cái vắng lặng của tòa đền đài. Sốt ruột, Đức Ngài đi vòng quanh lâu đài, tìm xem có lối nào vào được chăng. Và nhận thấy tòa lâu đài có tám cửa giống hệt như nhau, cửa nào cũng đóng im ỉm. Qua mỗi cửa, Đức Ngài lại gõ một lần. Vẫn im lặng mênh mang bao trùm cả không gian. Đức Ngài đã thấy hơi lúng túng trước cảnh lạ, định hoay tìm lối cũ về nhà. Đức Ngài định thần, bỗng nhận ra, trước mỗi cửa vào đều có một con đường trắng tuyết chạy về phía chân trời xa. Tám cửa đều giống nhau, tám con đường chẳng khác gì nhau, hướng ra tám phương trời. Đức Ngài tự chọn con đường để đi tới điểm đích nào. Đức Ngài hồi hộp, lo lắng, chưa hiểu hết sự kết cuộc thế nào !
 
Giữa lúc băn khoăn. Đức Ngài thấy lập lòe từ xa xa, có bóng đèn sáng rực, Đức Ngài tự suy nghĩ thầm trong bụng: "Chỗ có ánh sáng kia hẳn có nhà. Ta hãy tới hỏi thăm đây là đâu và nhờ chỉ lối về".
Đức Ngài nhanh chân bước về hướng con đường phía trước, đi đến ánh đèn. Quả nhiên ở đây có một tòa nhà, cửa cũng khép kín. Ngài đành lấy quyết định, can đảm gõ cửa hỏi:
- Có ai ở trong nhà không?
Im lìm. Ngài gõ liên tiếp mấy lần nữa. Vẫn im lìm. Đang lúc Đức Ngài không biết phải xử trí thế nào, tự nhiên có tiếng cửa mở, một tiểu đồng hiện ra, đầu để ba chỏm tóc phất phơ, mặt hồng hào, tròn trĩnh dễ thương. Cậu bé bước ra khỏi nhà thì cửa từ từ đóng lại. Cậu chỉ ngay vào mặt Đức Ngài mà nói:
- Anh có phải là anh Tắc không?
- Ủa, sao em lại biết qua.
Cậu bé mỉm cười như trêu chọc:
- Anh thật đờ đn! Sao tôi lại không biết! Thầy đợi anh ở trong nhà đấy.
Đức Ngài càng ngạc nhiên:
- Thầy là ai, hở em?
- Rồi anh sẽ biết. Đi vô thôi.
 
Trao đổi được đôi lời, cả hai bước vào trong nhà, cậu bé ngoảnh lại bảo Ngài:
- Anh theo tôi nhé.
Đức Ngài đi theo: Trước mặt một cảnh tượng làm cho Ngài hơi bỡ ngỡ, lúng túng vì quá mới lạ, chưa quen. Phía trong cửa, một con kim mao hầu nằm, hai chân trước duỗi thấp xuống, hai chân sau dựng lên cao, mông để sát vào ngưỡng cửa. Chú tiểu đồng thản nhiên leo lên mông con kim mao hầu trèo qua lưng, rồi đứng lên chân trước con thú dữ trước khi bước xuống nền nhà.
Thấy Đức Ngài ngần ngại không dám tiến bước, chú bé mỉm cười thúc giục:
- Có gì mà sợ nó không cắn đâu. Anh cứ theo như tôi, đừng ngại gì cả.
Nghe lời chú bé khuyến khích, Ngài đánh bạo bước lên mông con linh vật một cách e dè, leo xuống lưng của nó, bước xuống bả vai rồi nhảy đại một cái ra xa.
Chú tiểu đồng thấy thế liếc nhìn Đức Ngài miệng mỉm cười:
- Anh nhát quá anh Tắc ạ.
Đức Ngài biết chú bé muốn diễu mình, nhưng giả vờ như không biết ngước nhìn chung quanh. Cánh cửa Đức Ngài vừa bước qua, tự động đóng lại. Đức Ngài và chú bé đứng trong một hành lang rộng thênh thang. Theo chiều dài hành lang, có năm phòng lớn, mỗi phòng có một cửa, mà cửa nào cũng đóng kín mít. Hành lang dài rộng, cửa ra vào đều đóng, không có treo đèn mà vẫn sáng, mọi ánh sáng dịu dàng, trong trẻo. Chú tiểu đồng thấy Đức Ngài ngơ ngác nhìn ngắm cảnh lạ, liền kéo tay dẫn đến cửa phòng cuối cùng để Đức Ngài đứng đấy mà dặn:
- Anh chờ đây. Lúc nào thầy kêu, tôi sẽ cho anh hay.
Nói xong, Chú Tiểu đồng đi vào, cửa vừa mở Tiểu đồng bước qua ngạch cửa đóng lại.
Đức Ngài đứng một mình chờ đã lâu mỏi chân mà cũng chưa thấy Tiểu đồng trở ra. Đức Ngài nhẫn nại đợi chờ, nếu không nghĩ tới trong hành lang này chẳng phải chỉ có một mình Ngài mà còn có con kim mao hầu nữa. Nếu con vật nổi cơn sinh sự, biết làm thế nào? Lòng ngực của Đức Ngài phập phồng, hồi hộp theo nhịp thở, vội gõ cửa:
- Em mở cho qua với.
Cửa bật mở. Đức Ngài vào, Chú tiểu đồng quắc mắt gắt:
- Anh làm chi mà rối lên thế!
Thoáng nhìn nét mặt Đức Ngài, hắn dịu giọng ngay:
- À! Anh sợ con Kim Mao Hầu chứ gì! Anh nhát quá. Thôi ở đây mà chờ thầy.
 
Chú Tiểu nói xong, không để Đức Ngài kịp đáp lại, chú đi ra lối cửa đối diện lúc nãy. Còn có một mình ở lại trong phòng, Đức Ngài mới chú ý ngắm nghía nhìn chung quanh: Đây là một gian phòng dài đến hai mươi thước, rộng đến mười thước, bốn mặt nền nhà nguyên một khối cẩm thạch liền, phẳng, nhẵn lì, thực tuyệt đẹp. Giữa phòng, có một chiếc bàn lại có kê một chiếc ghế bành lớn, cũng kiểu như sáu chiếc ghế kia, nhưng cao lớn hơn. Bàn cũng như ghế thiết kế theo thời cổ xưa quá lạ, chưa từng thấy, mặt bàn bằng cẩm thạch, vân ngũ sắc, chân bàn, chân ghế cùng chỗ dựa lưng, dựa tay đều bằng những dây huyền kết lại, vô cùng trang nhã. Đức Ngài ngắm nhìn không chán mắt, bởi những vật dùng này tuyệt phẩm và trang trí đơn giản nhưng rất thẩm mỹ.
 
Đức Ngài chờ đã lâu, muốn gọi chú tiểu đồng, nhưng e chú phiền nên lại thôi. Giữa lúc Đức Ngài mong mỏi, bỗng cánh cửa từ từ mở ra, trước mặt có một hành lang dài hun hút, thăm thẳm. Ở cuối hành lang, thấp thoáng bóng một ông già mặc áo xanh đi lại. Ông cao lớn, râu tóc bạc phơ, áo màu xanh, tay rộng phất phơ, đầu đội mũ cũng mầu xanh, dáng uy nghi đường bệ. Ông già thân mật đưa mắt hiền hậu âu yếm nhìn Ngài suốt từ đầu đến chân. Niềm hân hoan từ đâu bỗng chan chứa trong lòng. Ngài say nhìn vẻ đẹp siêu phàm của ông già, ông giống hệt ông già đi với nhà sư mà Ngài đã gặp trong tiệm thuốc bắc dạo nào, chỉ có cách phục sức là khác. Ông đi thẳng lại chiếc ghế bành lớn trung tâm, ung dung ngồi xuống khoan thai, tự tại, hai tay đặt lên thành ghế, đầu hơi ngửa về phía sau, trông thật oai nghiêm, nhưng không kém hiền từ.
Trong lúc Đức Ngài còn ngây ngất, chăm chú nhìn từng nét mặt, từng điệu bộ, từng cử chỉ, và từng chi tiết trong cách phục sức của ông già, bỗng ông già lên tiếng:
- Con ngồi đi.
Đức Ngài vâng lệnh, ngồi xuống cái ghế gần nhất. Nhưng ông già chỉ vào chiếc ghế đầu, sát bên tay mặt mà bảo:
- Con ngồi sang ghế này.
Thoạt tiên ông già hỏi thăm Đức Ngài về gia đình, về bà thân sinh của Ngài, rồi đến anh Hai, anh Ba, chị Tư, cho đến hết cả mọi người trong nhà. Chỉ có ông thân sinh của Ngài đã mất sớm, ông già không hỏi tới. Ngài lấy làm lạ sao ông già hiểu rõ gia đình nhà của Đức Ngài như thế.
 
Ông Già lại chỉ rõ từng nét xấu, từng tính tốt của mỗi người anh em Ngài; sau hết khuyên nhủ Ngài về đường tu thân giữ sao cho vẹn đạo đức, và tỏ ý đặt nhiều hy vọng vào Ngài trên con đường Đạo.
Đức Ngài ngồi lặng yên kính cẩn, chân thành lắng nghe những lời khuyên nhũ. Ông già lộ vẽ hài lòng, nụ cười tươi nở trên mặt đạo mạo; ông gọi tiểu đồng:
- Con đem bánh cho anh con ăn.
Tiếng ông già kêu vừa dứt, còn âm vang trong phòng thì cửa đã mở. Tiểu đồng mang vào đặt trước mặt Ngài một dĩa bạc lớn trên đựng đầy bánh còn nóng hổi, khói bốc lên thơm lịm ngọt như thấm sâu vào người, gây cảm giác dễ chịu, thích thú
Ông già thúc giục:
- Con ăn đi!
Đức Ngài ngắm nghía mâu cổ bồng bằng vật liệu đồng, đầy bánh bột lọc hình tròn. Chiếc bánh nào cũng hai màu, nửa đỏ, nửa trắng, xếp theo hình nón, Đức Ngài đưa tay nhắc lấy chiếc bánh trên chóp dĩa, bẻ đôi đưa lên miệng, ăn rất hợp khẩu vị, vì đi qua mấy quãng đường dài, bụng đang đói ngấu. Hàng bánh thứ hai có ba chiếc. Đức Ngài lấy ăn thêm một chiếc nữa, bụng đã đỡ đói. Còn đương nghĩ không biết có nên ăn thêm nữa hay không, thì ông già hình như biết ý thúc giục:
- Con ăn nữa đi.
Đức Ngài vâng lời, nhắc đến cái bánh thứ ba, bẻ đôi, ăn xong phần nhân, thấy bụng no, ngán quá, không sao ăn thêm được nữa. Ngài mới vò hai miếng vỏ bánh ném xuống gầm bàn.
Biết Ngài đã no, ông già gọi Tiểu đồng lấy nước. Tiểu đồng mang lên một tô lớn bằng vàng, nước đầy mười phân.
Đi đứng nhiều, chờ lâu thấm mệt, đã ăn hết 2 chiếc rưỡi bánh, Ngài cảm thấy khát quá, uống một hơi hết sạch tô nước. Đức Ngài uống đến đâu, ruột mát đến đó.
 
Đợi Ngài ăn uống xong, ông Già trầm ngâm thong thả nói:
- Hôm nay, con ăn hai cái bánh rưỡi, và uống một tô nước. Những thứ đó sẽ ám hợp vào cuộc đời hành đạo của con sau này.
Đến đây ông Già, như ý không muốn để Đức Ngài có nhiều thì giờ hỏi cặn kẻ, liền truyền lệnh cho tiểu đồng:
- Con đưa anh con về.
 
Ngài chắp tay vái chào ông Già, rồi theo chân tiểu đồng đi ra. Sực nhớ đến con kim mao hầu, Đức Ngài quay lại xin ông Già con vật đó. Ông Già gật bầu bảo: " Thôi, con cứ về đi, sau này nó sẽ xuống với con ".
Trở ra, đến chỗ con Kim Mao Hầu, tiểu đồng trèo lên chân trước leo lên lưng, rồi đứng trên mông nó, thì cửa cũng vừa mở ra, Tiểu đồng bước ra ngoài cửa. Cửa sau lưng Tiểu đồng khép lại cũng không còn thấy con Kim Mao Hầu hiền lành. Ngài bước lên lưng, leo lên mông nó, thì cửa vừa mở. Nhưng bóng dáng tiểu đồng đã biến mất. Ngài nhìn xung quanh, lo lắng, không có Tiểu đồng hướng dẫn lối, không biết đi đường nào. Đức Ngài kêu lớn:
- Em ơi!
Không thấy có tiếng đáp lại, Đức Ngài liền kêu ba tiếng nữa, mới thấy bụi bông lồng đèn trước mắt gió thổi phát âm khua động nhẹ, và cành lá mỏng chạm nhau lay động như những sợi nắng lung linh. Chủ Tiểu đồng nhảy ra quát:
- Anh làm cái chi mà lớn tiếng vậy?
Đức Ngài phân trần:
- Qua không thấy em, tưởng em đi đâu, mới phải gọi đấy chứ.
- Thôi tôi biết rồi, anh đã bị lạc, bây giờ lại sợ bị lạc nữa chứ gì. Anh lại đây, tôi đeo cho cái này.
Đức Ngài nhìn thấy chú bé đeo ở cổ và mỗi bên tai một vòng hoa, còn hai tay mang hai vòng nữa, giơ tay lên, đòi đeo vào hai tai cho Đức Ngài.
Không muốn làm phật lòng chú bé, Đức Ngài đành phải cúi xuống cho hắn đeo hai vòng hoa tủng lẳng vào tai. Chú bé thích chí phì cười:
- Thôi bây giờ anh theo tôi.
Ca hai người rảo bước một lát, thì tòa lâu đài tám mặt hiện ra trước mắt. Chú bé hướng dẫn Đức Ngài đến một cửa, rồi chỉ hai vết chân in trên bậc:
- Này anh Tắc, chỗ cửa anh đến còn vết chân anh đây, anh có thấy không?
Rồi đổi giọng hắn khuyên Đức Ngài một cách rất dễ thương:
- Lần sau; anh có đi đâu phải chú ý nhé.
Nhìn kỹ theo tay chú bé chỉ, Đức Ngài thấy hai vết chân mình còn in rành rành ở đó. Đức Ngài chưa kịp trả lời, chú bé đã tiếp:
- Từ đây anh nhớ lối rồi, cứ theo đường cũ mà trở về.
- Em về cả với qua cho vui.
- Bây giờ chưa thể được, anh ạ. Nhưng sau này, thầy sẽ cho phép em xuống với anh. Thôi anh về đi, không có ở nhà mong.
 
Sực nhớ mình đã đi chơi lâu, chắc ở nhà chờ đợi lắm. Đức Ngài nói vài lời từ biệt Chú Tiểu đồng, đôi chân nhẹ bước theo đường cũ về nhà. Đi rảo một lúc, quay lại vẫn còn thấy bóng Tiểu đồng. Đức Ngài lấy sức cố gắng chạy thật nhanh, vô ý vấp phải một mô đất, té lộn mèo một vòng đau quá.
 
Đức Ngài giật mình tỉnh dậy, văng vẳng nghe thấy tiếng kêu khóc bên tai, vội mở choàng mắt ra, thấy chung quanh tấp nập những kẻ thì kéo tóc, người thì giậc tay, lay chân, và gọi tên của Ngài ầm ĩ.
Ngài gượng ngồi dậy. Trong lúc mơ màng, Ngài hỏi người nhà:
- Con chó của tôi đâu?
Thì ra Đức Ngài còn nhớ con Kim Mao Hầu mà Ngài đã hỏi xin ông Già siêu phàm trong giấc mơ kỳ lạ.
 
Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc thiếp ngủ dài lâu, trải qua một đêm, một ngày (24 giờ). Một phép sinh, hành tàng Thiên tính cho muôn đời sau rực rỡ. Từ đó nhân loại chuẩn bị tiếp nhận một Ðấng vĩ nhân nhập thế, qua nguyên căn thông công với Thiên giới. Ngày nay những Ðức tin Ðông Phương, Thông Linh Học, và Khoa học Tây Phương đồng chứng minh điều thiếp ngủ của Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là phép "thông công" mang tính thông điệp, và tiên tri của Ðấng Tối Thượng đến thế gian, chuẩn bị Khai Ðạo qua diệu pháp Cơ Bút Thiêng Liêng.
 
2 - Cảnh Giới Thử Thách Vĩ Nhân.
 
Đức Chí Tôn ủy nhiệm Ngự Mã Thiên Quân xuống trần, mượn thể xác Phạm Công Tắc lập Đại Đạo, được ân ban thiên phong Hộ Pháp. Một đức hạnh thiên tính của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Từ đó Đức Hộ Pháp thực hiện nhân cách trải rộng hành quyền Đạo và Đời.
Qua những trải nghiệm hành quyền Đạo-Đời đã được chứng minh chân lý, khi Đức Ngài giảng giáo lý bằng âm ngữ thể hiện tình Thầy trò, Huynh, đệ, muội,v.v... Lời phân tích giáo lý tỉ mỉ từng từ ngữ, từng câu từ trong sáng, văn phong đơn giản, chủ yếu phục vụ mọi trình độ mọi giới đời thường nhân sinh, luôn luôn nghĩ tới sự lợi cho đồng sinh, chưa bao giờ phân biệt giai cấp xã hội, lòng rộng mở chân thành, minh bạch, khoan dung, vô lượng, Từ bi, Bác ái, Công bình.
 
Năm 1925. Đức Hộ Pháp một trong những hiện thân khai sáng nền Đạo Đạo. Đức Ngài sớm thể hiện bản lĩnh, bộc lộ hành tàng tâm linh trong đức tin. Được chứng minh theo khoa học, tâm lý học, một khi thích hợp môi trường lập Đạo, sẽ được giao tiếp với Đấng Đại Linh, đồng thời có những tầng lớp tín đồ hòa hợp mạnh mẽ, trỗi dậy theo tiếng gọi của "chân tâm, thiện đức" lúa giao thời. Lúc ấy Đức Chí Tôn hỗ trợ ban bố ân lành, bố hóa tâm đức qua trung tâm chân thiện của Đức Hộ Pháp, mở rộng cho từng đơn vị sống cho cuộc đời này. Đức Ngoài là những tiêu biểu điển hình Đạo Cao Đài vĩ đại, qua hiện thực Kiến trúc Tòa Thánh, đặc trưng tâm linh Đại Đạo. Lấy dấu ấn từ ngày Khai Đạo, Âl: 10-10-1926 Bính Dần (ngày Đinh mùi, tháng Kỷ hợi). (Dl: 14-11-1926), tại Gò Kén. Ngày nay, Kiến trúc Tòa Thánh tỏa rộng ánh sáng văn minh của Đức tin lớn, lưu truyền 700.000 năm lẻ.
 
Đức Ngài xây dựng hai quần thể vĩ đại Thánh Địa và Tòa Thánh Tây Ninh, Thánh Địa phục vụ nhân sanh. Tòa Thánh phụng sự Đức Chí Tôn và Phật Mẫu. Ngoài ra, Đại Đạo có trên một trăm công trình kiến trúc khác nhau. Ngày nay, sự nghiệp của Đức tin Đại Đạo đã dung hòa tạo thành âm thanh bừng sáng trong hân hoan của con cái Đức Chí Tôn, mọi căn nguyên đã hòa hợp thành Đại Đạo miên trường, với Diên Niên đã chói rọi vượt ngoài biên giới của quốc gia Việt Nam. Trên đời này theo vốn chỉ một Thiên Ý, Phục Vị, Sinh Khí, Tuyệt Mệnh, Họa Hại, Ngũ Quỷ và Lục Sát. Trong đó, Diên Niên được đánh giá điều lành, tốt đẹp có quan hệ trong cuộc sống thường ngày của loài người và Đại Đạo. Trung tâm Nội ô Tòa Thánh có Điện Đức Chí Tôn và Điện Phật Mẫu (Báo Ân Từ) tại thế, những ấn tượng này vang âm, vọng tiếng, 24 thời khắc đã chuyển động khắp thế giới, chưa bao giờ lặng thinh cho đến 700.000 năm sau. 
Thánh Địa và toàn cảnh chợ Long Hoa về đêm năm 1955.
 
Kiến trúc Tòa Thánh được công nhận kỳ quan của dân tộc Việt Nam, một không gian thanh thoát của bốn (4) thời dâng lễ Đức Chí Tôn vang vọng tiếng Lôi Âm Cổ (Ngọc Hoàng Sấm) và Bạch Ngọc Chung (chuông nơi Thiên Đình của Đức Thái Cực Thánh Hoàng (Thượng Đế), gọi mời những cõi sống về chầu lễ Đức Chí Tôn và Phật Mẫu, những vang âm, vọng tiếng ấy một trong những lời truyền giảng giáo lý lưu truyền của Đại Đại. Kiến trúc Tòa Thánh và Điện Phật Mẫu có ảnh hưởng đến khối trục xoay của Vũ trụ, điểm đứng vững mạnh trong không gian được mở rộng bốn chiều, vận chuyển tự nhiên, như khí hậu, môi trường, ánh sáng của đức tin Đạo Cao Đài.
 
Quần thể Kiến trúc Tòa Thánh, một biểu tượng thống nhất Đức tin Cao Đài, nơi hội tụ thể hiện chân lý đầy đủ nhất qua những yếu tố sáng tạo, văn hóa, văn minh, khoa học, toán học, kỹ thuật, và mỹ thuật. Một Trung Tâm truyền thông điệp ý, giáo lý của Đại Đạo và Tam giáo, Ngũ chi Hiệp nhất. Cho thấy Đạo Cao Đài mở rộng đến với nhân loại, thực thể Tòa Thánh tượng trưng cho mọi sự sống cụ thể được An lành, Yêu thương, Hóa bình, Từ bi, Bác ái, và Công bình mà mục tiêu Đạo Cao Đài cỗ vũ thực hành Chân lý không chấp nhận trừu tượng, dị đoan, mê tín. Thể hiện qua câu kinh đầu tiên " Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp ". Cho thấy người Tín đồ tự xác định vị trí, gía trị của một kiếp sinh, và đồng tìn hiệp, một bao hàm của "Từ bi, Bác ái, Công bình ". Tất nhiên người Tín đồ có thực hiện được hay không do duyên mà thành.
 
Tự Kiến trúc Tòa Thánh Tây Ninh đã có điểm đứng, giá trị không gian, nhất quán của siêu thực nghệ thuật trong lòng nhân loại. 
Ngày 6 -16 Giêng Ất Mùi ( Dl: 29-1-1955 đến 8-2-1655. Lễ khánh thành Tòa Thánh Tây Ninh. By: Institute for Caodai's History
 
Biểu hiện tất cả vật thể hình tượng trung tâm Đền Thánh, đồng thể hiện triết lý toàn diện của Đạo Cao Đài, phô bày sáng tạo chân lý của Đức tin Đại Đồng, Tam Giáo, Ngũ Chi Hiệp Nhất Đại Đạo. Triết lý được chuẩn định trên mọi mặt phẳng của phù điêu và điêu khắc. Tuy nhiên trong kiến trúc cũng có những đường cong phẳng xung quanh cùnghổ trợ một đường thẳng hay trục quay của đỉnh điểm triết lý Đại Đạo. Đặc biệt Bát Quái Đài nằm trên khối tròn xoay, bằng độ dài của đường tròn, bởi trọng tâm của khối diện tích mặt tròn xoay (định lý Pappus).
Toàn cảnh Tòa Thành Tây Ninh vừa hoàn thành 1940. Khánh thành ngày 6 -16 Giêng Ất Mùi ( Dl: 29-1-1955 đến 8-2-1655.
 
Kiến trúc nội Điện Thành còn phối trí Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài, với những chi tiết của Bát Quái Đồ, Ngũ hành, Phong thủy, Phù điêu, Hội họa, Điêu khắc, Điển tích, màu sắc, tất cả đều được đẩy lên tầm thẩm mỹ tâm linh. Bên ngoài và bên trên Tòa Thánh có những điêu khắc hình tượng bề dày lịch sử Đại Đạo. Người Tín đồ Cao Đài hãy hãnh diện về mặt tinh thần có Đức Chí Tôn ban hồng ân cho thế gian này, và NGƯỜI đích thân ngự trị tại Tòa Thánh Tây Ninh Việt Nam.
Sau 5.000 tỷ măm, Người chính thức công bố lập Đại Đạo. Và công trình kiến thức Đức tin mạnh mẽ nhất chưa đầy ba mươi năm (1926-1955) đã hoàn thành Tòa Thánh và Thánh Địa. Những cấu trúc trên thể hiện nền giáo dục văn minh của Đạo Cao Đài, đích thực tình thương yêu của Thượng Đế ban bố hồng ân cho nhân loại.
 
Vùng Đất Thánh Địa sở rừng 140 hecta.
Thánh Giáo ngày 21-01- Đinh Mão (21-2-1927), Đức Lý Giáo Tông giảng dạy: "Thái Thơ Thanh, Lão cậy Hiền Hữu một phen nữa, mai này đi lên đường trên gọi là đường dây thép, nhắm địa thế dài theo cho tới ngã ba Ao Hồ, Hiền Hữu coi thấy đặng chăng…?"
 
Đến ngày 23-01-Đinh Mão, Đức Lý giáng cơ dạy: "Lão khen Thái Thơ Thanh phải đó đa ! Tưởng chư Hiền Hữu không thấy nữa".
" Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấy gọi là Thánh Địa? Sâu hơn ba trăm thước, như con sông, giữa trung tim đất giáp lại trúng giữa sáu nguồn làm như sáu con Rồng đoanh nhau".
" Nguồn nước ấy chảy trúng ngay đỉnh núi gọi là "Lục Long Phò Ấn", ngay tại miếng đất đó được ba đầu: Một đầu ra Giếng Mạch Ao Hồ, hai đầu nữa bên cụm rừng bên kia…"
" Người Lang Sa chỉ đòi hai mươi ngàn, Lão dặn trả giá mười bảy, mười tám ngàn thì mua đặng."
" Còn xin khai khẩn miếng đất rừng bên kia nữa mới trọn. Đất nay còn rẽ, đất chung quanh Thánh Địa ngày sau hóa vàng. Chư Hiền Hữu lo lập, ngày sau rất quý báu!"
 
Đền-Thánh còn gọi Tổ Đình được xây dựng quy mô đồ sộ hoành tráng, thể hiện kiến trúc của Thiên đình, quay mặt về hướng Tây, với kích thước theo dự tính ban đầu của Đức Giáo Tông Lý-Thái-Bạch:
- Bề dài: 135 mét.
- Bề ngang: 27 mét.
- Bề cao tại Lầu chuông và Lầu trống: 36 mét.
- Bề cao tại Nghinh Phong Đài: 25 mét.
- Bề cao tại Bát Quái Đài: 30 mét.
 
Năm 1956, Đức Ngài có mặt tại Nam Vang lấy quyết định cho khởi công xây cất một đền thờ rất đồ sộ, xứng đáng với tầm vóc quốc gia, tại Stung Meanchey (Toul Svay Prey) thuộc Quận V, Phnom Penh Campuchia. Đức Ngài đã được sự trợ giúp về mặt tài chánh của tín đồ ở khắp nơi. Ở miền Nam Việt Nam thì Tín đồ quyên góp tiền bạc, rồi nhờ người mang lên theo ngã rừng ở biên giới chớ không dám làm công khai vì sợ chính quyền Ngô đình Diệm và Ngài Thượng Sanh Cao Hoài Sang đã từng cấu kết mưu hại Đức Ngài, bởi cả hai đều chống Đức Hộ Pháp. Tín đồ Nguyễn Văn Khế chịu trách nhiệm lạc quyên tiền mang lên cho Đức Hộ Pháp dùng xây cất Đền thờ.
Lần thứ nhất vào năm 1927. Đức Ngài đến Thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Thành lập Hội Thánh Ngoại Giáo. Xây dựng Thánh Thất Kiêm Biên, đến ngày 12-14 tháng 4 năm 1937, ( Dl: 21-23 tháng 5 năm 1937). Đức Hộ Pháp chính thức khánh thành.
Năm 1956. Toàn cảnh Đền thờ Đức Chí Tôn Stung Meanchey (Toul Svay Prey) tại Quận V, Thủ đô Phnom Penh, Vương Quốc Campuchia. Kiến trúc cuối cùng của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc. By: Institute for Caodai's History.
Lần thứ ba (3) vào năm 1956. Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, đến Thủ đô Phnom Penh, khởi động tạo dựng Đền thờ Đức Chí Tôn Stung Meanchey (Toul Svay Prey) tại Quận V, Thủ đô Phnom Penh, Vương Quốc Campuchia. By: Institute for Caodai's History.
 
Đức Hộ Pháp là một nhà kiến trúc đại tài, với nhiều khả năng vượt bực đã từng tạo dựng hoàn thành quần thể Đền Thánh Tây Ninh từ năm 1933 đến năm 1940, và quần thể Thánh Địa. Đức Ngài chưa hề có ý định mời đội ngũ kiến trúc sư trợ giúp.
 
Năm 1956. Đức Ngài trở lại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Cho khởi công tạo dựng đền thờ đồ sộ có tầm vóc quốc gia, với tên gọi Stung Meanchey (Toul Svay Prey) thuộc Quận V Thủ đô Phnom Penh. Đức Ngài được tín đồ ở khắp nơi trợ tài chính.
 
Tín đồ miền Nam Việt Nam quyên góp tài chính gửi qua Phnom Penh, theo ngã rừng ở biên giới Việt-Miên, phương thức chuyển tài chính không công khai, bởi chính quyền Ngô Đình Diệm và Ngài Thượng Sanh Cao Hoài Sang đã có ý mưu hại, cả hai đều nghịch với Đức Hộ Pháp. Mọi liên lạc, quyên góp tài chính, và công quả, do Chức Việc Nguyễn Văn Khế đảm nhiệm. Riêng ông Tổng giám Võ Văn Khuê từ Tòa Thánh đến Phnom Penh đảm nhiệm xây dựng. Đức Ngài vận động tinh thần, vật chất có đủ, tiến hành tạo tác Đền thờ Stung Meanchey thuận lợi.
 
Mục đích thúc đẩy công cuộc xây dựng cho được nhanh chóng, Đức Ngài đã sang ở luôn bên Stung Meanchey để trực tiếp điều khiển mọi công quả. Tín đồ Cao Đài Campuchia công quả rất năng nổ, hăng hái và chủ động theo từng công quả cho đến khi thành công chung.
 
Công cuộc xây dựng Đền thờ sắp xong, chỉ còn lợp nóc, phủ mái ngói, lót gạch, sơn và vẽ phù điêu xem như hoàn tất. Bỗng nhiên có lịnh của chính quyền Campuchia truyền lịnh đình chỉ xây dựng, buộc phải đập phá mọi bộ phận đã hoàn thành xây dựng.
Chính phủ Campuchia viện lý cớ. Nếu để cho người Tín đồ Cao Đài tự do được xây cất Thành Thất, sau này các Tôn Giáo khác cũng lấy lý do như trên, bởi vậy Chính phủ không chấp nhận. Thực chất Ngô Đình Diệm làm áp lực Chính phủ Campuchia không cho xây dựng Thánh Thất do nghi kỵ tập hợp Quân Đội Cao Đài tại biên giới để chống Ngô Đình Diệm.
 
Ngài Cao Hoài Sang cản trở phát triển Đạo ở nước Campuchia, báo cáo cho Ngô Đình Diệm biết: " Đức Hộ Pháp tạo dựng Đạo sở tại Campuchia ". Ngô Đình Diệm gửi văn thư ép kẻ yếu Campuchia, làm áp lực không cho Đạo Cao Đài xây dựng Đạo sở. Nhà nước Campuchia buộc phải đáp ứng nhu cầu đúng ngoại giao.
 
Nhà nước Campuchia kêu gọi người Tín đồ Cao Đài thông cảm cho họ. Nhà nước thôi thúc phá vỡ Thánh Thất. Ngài Giáo Sư Thượng Ngoạn Thanh, Khâm trấn Kiêm Biên Tông Đạo trả lời Chính phủ Campuchia rằng: " chúng tôi là người Đạo, không dám đập phá nơi thờ phượng được, nếu chính quyền Campuchia muốn phá vỡ Thánh Thất thì cứ đến đập phá ".
 
Trái lại nhà nước Campuchia cũng không dám đến đập phá, tình trạng cứ thế kéo dài cho đến cuối năm 1957. Ông Nguyễn Kim Long bạn học của Thái tử Sihanouk ở trường Trung học Chasseloup Laubat, Sài Gòn về Phnom Penh thăm Vua Sihanouk. Nhân dịp này Ông Giáo Sư Ngoan nhờ Ông Lê Văn Tất giới thiệu đến gặp Ông Nguyễn Kim Long tại Khách Sạn Palais Royal, nhờ can thiệp với Thái tử Norodom Sihanouk xin hủy bỏ lệnh cấm xây cất Đền thờ Stung Meanchey.
Ông Nguyễn Kim Long rất nhiệt tình can thiệp nhưng không kết quả, Ông Sihanouk trả lời: " Tôi rất ngại chính quyền Ngô Đình Diệm gây khó khăn cho Hoàng Gia và đất nước Campuchia ".
Cũng trong năm 1957. Ngài Thượng Sanh Cao Hoài Sang, và Chư vị Thời Quân ở Sài Gòn được Ngô Đình Diệm, và Tướng Văn Thành Cao yểm trợ đưa về Tòa Thánh Tây Ninh, tổ chức truất phế Đức Hộ Pháp. Ngô Đình Diệm cấm toàn Đạo không được liên lạc với Đức Hộ Pháp kể cả hành Đạo lẫn Đời, được xem chính sách cô lập Đức Hộ Pháp tại Campuchia. Tinh thần vì Tổ quốc dây cao không ai ngăn chặn được toàn Đạo, toàn dân tham gia vào đường lối "Hòa Bình Chung Sống" của Đức Hộ Pháp.
 
Chính quyền Campuchia lo ngại những cản trở từ xa của Ngô Đình Diệm, làm áp lực mạnh. Từ đó đồng Đạo không được quyền hoạt động trên đất nước Campuchia, nếu ai trái lịnh sẽ bị chánh quyền bắt giam. Tuy vậy vẫn có hàng ngàn Chức Sắc, Chức việc và Tín đồ không hề tuân lệnh của Ngô Đình Diệm, và Ngài Thượng Sanh Cao Hoài Sang.
Toàn Đạo bất tuân lệnh Diệm-Sang, xả thân hành Đạo, hy sinh, bỏ thân mình vì Đạo nghĩa, phụng sự dân tộc theo lý tưởng cao đẹp "Hòa Bình Chung Sống" của Đức Hộ Pháp, dù hằng vạn Tín đồ đã bị giam cầm vào ngục thất, dẫu rằng hành hạ và chết trong ngục tù vẫn cương quyết sống chết cho lý tưởng phụng sự Đạo-Đời.
Vào thời kỳ này (1957). Ngài Thượng Sanh Cao Hoài Sang, cấu kết với Ngô Đình Diệm đã bắc hằng vạn Tín đồ Cao Đài họ phải hy sinh cho chính nghĩa "Hòa Bình Chung Sống"  .
 
Đức Hộ Pháp bị truất phế không ai khác do những Chức Sắc thuộc quyền của Đức Ngài. Những Chức Sắc ấy được Ngô Đình Diệm bảo kê và hỗ trợ, khiến hành quyền Đạo suy giảm, hầy phá hoại nhằm làm hỏng chương trình "Hòa Bình Chung Sống" do đó khó thực hiện đúng theo ý nguyện của Đức Ngài. Những hoạt động hành quyền Đạo của Đức Ngài trở nên kém hiệu quả, cùng lúc mọi việc không may dồn dập. Đức Hộ Pháp đã hứa với Đức Chí Tôn & Phật Mẫu sẽ làm nên Đạo tại thế, cho đến nay Đức Ngài chưa thực hiện hết những công trình xây dựng Quần thể Tòa Thánh, và Thánh Địa, những nỗi buồn ấy tác động thành bệnh cơ tim nghiêm trọng. Cả đời của Đức Ngài chưa bao giờ bệnh, nhưng không thể tránh khỏi, bởi quy luật sống tại thế gian "sinh lão bệnh tử".
Đức Ngài hành quyền Đạo đều Thiên cơ thử thách. Từ thời điểm năm 1940 xây dựng Tòa Thánh vĩ đại gần hoàn thành để trả hiếu cho Đại Từ Phụ, bỗng bị nhà nước Pháp thuộc lưu đày đến Quốc đảo Madagascar, hơn 5 năm, hai tháng và 8 ngày, mới được tự do. Lần thứ hai (2) Đức Ngài cùng toàn Đạo tạo dựng Đền thờ Stung Meanchey, tại Phnom Penh, với Kiến trúc truyền giáo theo Quốc gia Campuchia. Chưa kịp hoàn thành, chế độ Ngô Đình Diệm cản trở. Từ đó tinh thần của Đức Ngài xuống thấp, sứ mạng của Đức Ngài phụng sự Đại Từ Phụ tại Campuchia, chưa hoàn mỹ, do lệnh bất ngờ cấm xây dựng. Lần hai (2) này, do những biến cố dồn dập liên tiếp rất nhiều lần trong thời gian tương đối ngắn, đưa đến tình trạng Đức Ngài bị bệnh, bởi để hết lòng phục sự nhơn sanh, phụng sự Đại Từ Phụ & Đại Từ Mẫu, chưa được tâm nguyện. Đức Ngài phát sinh bệnh mỗi ngày càng thêm nặng phải chuyển vào dưỡng đường Calmette của người Pháp, tại Phnom Penh. Đức Ngài Triều thiên vào ngày 17-5-1959.
Đức Hộ Pháp để lại di chúc cho Nhà Vua Norodom Sihanouk
 
3 - Đức Chí Tôn Lấy Quyết Định Lập Cảnh Giới Thánh Địa Tây Ninh.
 
Thánh Địa, Tòa Thánh Tây Ninh được Đức Chí Tôn lấy quyết định cụ thể "Bạch Ngọc Kinh tại Thế". Đức Chì Tôn công bố chắc nịch, dứt khoát, và mạnh mẽ rằng: " - Chi chi cũng tại Tây Ninh". Miền đất Thánh giáo dục nhân sinh sống hòa bình, mỗi bước đi trên đường đời đều rất đáng quý và giá trị nhất định cho mỗi nhân sinh. Trung tâm Hội Thánh biểu tượng hành quyền Đức Chí Tôn tại thể, thể hiện mọi điểm đứng vững vàng của Đại Đạo, đặc biệt hành quyền của Đạo Cao Đài xuất phát từ những cơ quan hành chính Trung-ương Tòa Thánh của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hầu hết toàn bộ hành quyền, hoạt động truyền giáo, cứu độ nhân sanh theo ý của Thượng Đế. Đền-Thánh được khởi công xây dựng từ năm 1931 (Tân Mùi), hoàn thành vào năm 1947 (Đinh Hợi) và được Khánh-thành vào dịp Đại Lễ Đức Chí Tôn, ngày mùng 9 tháng Giêng năm Ất-Mùi (dl: 01-02-1955).
 
Ngoài ra trong Nội Ô, Tòa Thánh còn có những kiến trúc biểu tượng những ngôi vị Giáo phẩm của Đại Đạo, cơ quan hành quyền trong và ngoài nước Việt Nam. Trước 1975, mỗi ngày có trên mười ngàn (10.000) Tín đồ hành Đạo trong Nôi Ô, Tòa Thánh. Tất nhiên phương tiện, nhu cầu hoạt động trở nên chính yếu, như hệ thống giao thông, di chuyển trong Nội Ô, v.v... mọi di chuyển theo một quy luật của bốn (4) hướng Đông, Tây, Nam, Bắc có Thánh Vệ, Thánh Thể, Bảo thể hướng dẫn di chuyển và liên lạc trong Nội Ô. Chu vi bao bọc bởi 12 cửa ra vào Tòa Thánh, tổng diện tích 96 ha (96 mẫu Tây).
 
Ngoài ra người Tín đồ tại Thánh Địa hay bất cứ nơi nào, dù xa xăm khi đến Tòa Thánh cũng đi qua những Đại lộ Thánh Địa, bởi Thánh Địa một trung tâm triết lý đậm nét giáo dục nhân văn, xây dựng một xã hội truyền thống, cộng đồng nhân ái, thiện lương, đạo đức,v.v... do Đức Hộ Pháp thiết lập một công trình tu tập vĩ đại trong dân gian, gồm có Lộ Bình Dương, Lộ Trung Hòa, đến Trí Giác Cung, Giải Khổ Kiều, Trí Huệ Cung, Đoạn Trần Kiều, Ao Thất Bửu, Trường Lưu, và đến Lộ Thiên Thọ, điểm cuối cùng của một kiếp sinh thành Đạo.
Người tín đồ Cao Đài chỉ cần chú tâm tu tập theo Bí Pháp bình thường, tự mình khởi động giáo lý, di chuyển, và suy tư, (Tác giả gọi là phép quyền lực Động Tỉnh - Puissance dans la Quiétude).
4 - Qun th Tòa Thánh Tây Ninh, Thiên Linh Địa Tú, Vận Thịnh, Vân Phong
            Tòa Thánh và Thánh Địa, với tầm vóc Đức tin lớn và nhân văn phụng sự nhân loại, Trung-Ương Đại Đạo, tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách Thị Xã Tây Ninh khoảng 5Km, về hướng Đông Nam, thuộc Miền Nam nước Việt Nam.
Quần thể Tòa Thành nguy nga, đồ sộ, hoành tráng với tầm vóc đức tin phục vụ nhân loại, nơi thờ phượng Đức Chí Tôn (Ngọc Hoàng Thượng Đế), Phật Mẫu, các Giáo chủ Tam Giáo, Ngũ Chi Đại Đạo, cùng các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật. Báo Quốc Từ đền thờ anh hùng dân tộc Việt, đặc biệt Cửu Huyền Thất Tổ là nơi khấn nguyện tất cả tiền sinh của nhiều thế hệ. Nghi thức cúng Gia Tiên theo truyền thống Văn hiến Việt Nam, và Văn minh của nhân loại.
Việc chọn đất xây dựng Thánh Địa do Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông giáng cơ điểm đạo hướng dẫn tỉ mỉ từng chi tiết cho phù hợp truyền giáo lý Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, đến khi xây dựng Đền Thánh hoàn mỹ, thể hiện toàn diện hoành tráng của nền văn minh Cao Đài.
 
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc thừa lệnh Đức Lý Giáo Tông chấp bút thực hiện bản đồ kiến trúc Tòa Thánh và Thánh Địa. Điểm đặc biệt về Kiến trúc không có cố vấn hay Thầy địa lý nào ở hữu hình hướng dẫn. Điều đáng ghi nhớ thời gian thi công, việc kiến thiết Tòa Thánh do bổn đạo trên toàn quốc phụ trách thực hiện, và Tín đồ Cao Miên hiến thân làm công quả.
 
Thời điểm 1926 -1927. Toàn Đạo lập công quả bồi đức dâng hiến mọi phương diện sức sống lên Đại Từ Phụ, cho dù gian nan, gặp quá nhiều ma khảo đảo, đứng trước thử thách gian khổ cũng phải vượt qua, cho đến mọi cái ăn, cái mặc, cái ở dưới màn trời chiếu đất thấm sương gió lạnh. Thời này, cũng không khác cơ khảo thí theo phép công bình Thiên đạo, một thử thách long trời đất lở dành riêng cho Toàn Đạo vào thuở này, cùng quý đấng Tiền Nhân Khai Đạo.
 
Lịch sử Đại Đạo để lại một chương hào hùng, vui sống vì Đại Đạo, dù biết lao lực khổ sống thiếu dinh dưỡng, thiếu cả tự vệ sinh tồn, bởi nơi này là núi rừng sâu nước độc, hẳn nhiên phải có mục đích và lấy quyết định cuối  cùng cho công trình hoàn thành Tòa Thánh và Thánh Địa. Người Tín đồ Cao Đài hãnh diện, hài lòng chân lý được làm con của Đức Chí Tôn và Phật Mẫu. Ngoài ra người Tín đồ Cao Đài có những khát vọng trải rộng luật yêu thương của Thượng Đế gửi vào lòng nhân loại, và rất sung sướng để lộ ra ngoài những cử chỉ truyền cảm tình nhân sinh sâu sắc.
 
Ở thuở bấy giờ lập công, bồi đức chỉ có cháo, ngô, khoai, tương chao, dưa muối, rau rừng hoang dã, rau thu hoạch từ ruộng đồng, đôi khi còn ăn cả củ cây chuối, được xem lương thực chính cho mỗi buổi Hạnh đường.
Hầu hết Tín đồ lập công, bồi đức vào thuở này, đến từ thành phần lao động, nhận được đặc quyền tiên khởi khai mở Đạo phá rừng lập nên Tòa Thánh, Thánh Địa ngày nay, bằng mồ hôi của sức tiền nhân. Những năm tháng ấy, Tín đồ phấn đấu, lạc quan, hy vọng niềm tin tương lai Đại Đạo rực rỡ. Năm 1926, Thánh Địa còn rừng sâu nước độc, Tín đồ lập công bồi đức, mỗi khi bị bệnh, dù uống nước giếng của Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư cũng được lành bệnh, bởi Đức Ngài ban phép Thánh. Thực chất một khi Đức tin mạnh mẽ mọi thứ bệnh đều lướt qua khỏi, nhờ Đức tin lớn càng tạo ra một sức mạnh phi thường cho mỗi Tín đồ.
 
Đức Chí Tôn ưu đãi thành phần thấp trong xã hội cộng lực chung tay đứng đầu lập công bồi đức vào thời khởi thủy khai Đạo, cho thấy lớp Tín đồ thuở ấy không phải người chuyên môn hay tay nghề cao, vẫn xây dựng được những công trình Vĩ Đại. Chính những thế hệ này để lại dấu ấn lịch sử Cao Đài rộng mở, thênh thang cho mai sau.
 
Giá trị điển hình không gian Tòa Thánh là một trong những Thiên linh địa tú, vận thịnh vân phong, ngoài ra Thánh Địa có tầm vóc nhân văn phụng sự nhân loại, động chuyển hạnh đức của mỗi Tín đồ thực hiện Lập công, Lập đức, Lập ngôn. Mội phương lập công bồi đức vào công trình hình thành Tòa Thánh, qua bàn tay nhân sinh. Những năm 1926 -1927, mỗi Tín đồ dấng thân công quả bất chấp gian nan, nguy hiểm, và phải trường trai, tuyệt dục trong suốt thời gian dài thi công.
 
Thậm chí Ông Tổng Giám Lê Văn Bàng là một nông dân, chưa bao giờ tham khảo những dữ liệu hay trải nghiệm xây dựng một công trình Đức tin vật liệu nặng, thế nhưng Ông đứng đầu công thợ chịu trách nhiệm xây dựng và tìm kiếm vật liệu. Toàn lực của Chức Sắc Thiên phong, Chức Việc địa phương, chí đến Tín đồ đồng hướng đến cộng lực mới được hình thành Thánh thể Đức Chí Tôn tại thế. 1926-1955. Đạo Cao Đài chính thức công bố ký quan hoành tráng tại Phương Đông. Tòa Thánh ngày nay, còn có những lâu đài hành chánh Đạo, tạo thành quần thể hùng vĩ, mọi cảm xúc chân lý Đạo từ đây gửi đến luật yêu thương vào lòng nhân loại.
 
 
Đức Phạm Hộ Pháp lập thêm những kỳ tích lịch sử Đại Đạo, Đức Ngài là Phật vĩ nhân, lương tâm lớn, vượt ngoài không gian bao la, để lại một đại lịch sử vô thời đại, nay đã lưu truyền mãi mãi, Đức Ngài đang sống hiện hữu với đồng Đạo, dấu chân của Đức Ngài ẩn hiện khắp mọi nơi, từ Tòa Thánh đến Thánh Địa và những phố thành, đô thị Đại Đạo.
 
Ngày đầu thành lập phố thánh, Đức Hộ Pháp mời Lễ Sanh Ngọc Ba Thanh (Trương Văn Ba) đến Hộ Pháp Đường làm tư vấn về Họa đồ Đô thị, giao cho LS/Ngọc Ba Thanh trách nhiệm phóng đường phân lô đất, phân phối cho gia đình liệt sĩ "Nội Ứng Nghĩa Binh", và những gia đình đồng Đạo khó khăn. Tiếp theo công việc thiết kế bản vẽ xây dựng Long Hoa thị theo mô hình Bát Quái.
 
Đức Hộ Pháp khởi đầu quy hoạch công trình Đô thị phải lấy con người làm trung tâm. Phối trí mặt bằng cho phù hợp với xã hội, đời sống nhân sinh. Quần thể này không thể thiếu Kiến trúc đô thị Đại Đạo, đòi hỏi một nhà kiến trúc toàn thiện phục vụ nhân sinh, chuẩn bị dự án cho tương lai mở rộng Thánh Địa. Đức Ngài thành lập những cộng đồng Tín đồ được gọi là Phận Đạo, khi Đạo phát triển sẽ là Thủ đô 40Km. Với tư cách độc lập, bất khả xâm chủ quyển Thánh Địa Tây Ninh, cũng được quy định, nếu có chiến tranh sẽ ngoài tầm ảnh hưởng, do Hoàng Đế Bảo Đại ấn ký vào năm 1954 tại Paris, Pháp, và Chính quyền Cộng Hòa Pháp, bởi Tổng Thống René Coty công nhận năm 1954.
 
Quy hoạch Đô thị Phố Thánh cần đến đồ họa Đô Thị, hội đủ những yếu tố, khả năng con người cho việc xây dựng hình thể tổ chức, văn hóa phục vụ cộng đồng, xã hội, đi đôi với quan cảnh. Tất yếu Thánh Địa phải có không gian, kiến trúc, phối trí cảnh quan gắn liền với văn hóa, giáo dục đời sống Tín đồ Cao Đài.
 
Đức Hộ Pháp phối trí liên hoàn họa đồ đô thị Thành Địa, phân giải kỹ thuật thành lập Thánh Địa rất tài tình, các bộ phận đường xá riêng rẽ kế tiếp nhau tạo thành một chuỗi thống nhất an sinh Thánh Địa. Một công trình vĩ đại cảnh quan Thánh Địa đã thành công. Ngoài ra còn liên hợp với những yếu tố xây dựng, bản sắc văn hóa, thành lập cộng đồng Cao Đài, tổ chức an sinh xã hội, khuyến khích đời sống mạnh mẽ, với tiêu chí phụng sự Đạo như chính mình thăng hoa Đạo đức, cộng đồng Thánh Địa đồng hưởng an lạc.
 
Nói đến Thánh Địa người ta suy nghĩ chỉ có những đế chế hùng mạnh mới xây dựng được ! Không hẳn thế khi ấy Đạo Cao Đài vừa Khai Đạo năm 1926, Đức Chí Tôn liền hoàn khai xây dựng nền tảng văn minh Cao Đài tại Tây Ninh, " Chi chi cũng ở Tây Ninh " một biểu thị khẳng định, ý chỉ mức độ trọn vẹn, hoàn hảo, và dứt khoát. Cũng nói lên ẩn dụ của những ngụ ý truyền giáo, phát triển Đạo Thầy, trong đó sự so sánh thực hiện Tòa Thánh, và Thánh Địa giữa hai quần thể một điểm chung.
 
Thực thể Tòa Thánh, Thánh Địa Đạo Cao Đài sau một trăm năm (100) đã trải qua dòng lịch sử để tự tồn tại độc lập không phải do sự ngẫu nhiên mà thành, nhất định phải có Mỹ thuật, khoa học, kiến trúc, hình tượng, toán học, kỷ luật, nhân văn, giáo dục và luật yêu thương của Đức tin, vừa xuất hiện đã có dấu ấn hoàng hảo một nền Đại Đạo của Thượng Đế mà trước kia Thượng Đế chưa có dịp thực hiện, phải trải qua Năm trăm năm sau (5.00), mới có hình thành tướng lộ, cũng có những tôn giáo không chọn được đất lành xây dựng Tòa Thánh, Thánh Địa. Hiện nay ở thế gian này, có hằng ngàn Tôn giáo lớn nhỏ muốn có Thánh Địa nhưng ước nguyện không thành.
 
Trong khi ấy dân tộc Việt Nam hầu hết bề dày lịch sử, chiến tranh, đô hộ, nghèo khó, thiên tai, khí hậu, ít được thiên nhiên ưu đãi. Thế nhưng xuất hiện Đại Đạo trong thời kỳ đất nước bị đô hộ, đấng Hộ Pháp tối cao tại thế bị lưu đày đến tận chân trời Madagascar xa xăm, âu cũng nhờ có đấng Hộ Pháp Phạm Công Tắc vĩ nhân, thực hiện được những lời hứa với Đức Chí Tôn. Thực sự nếu không có Đức Ngài, Đạo Cao Đài cũng như các tôn giáo khác tại Việt Nam. Đôi khi người ta phủ nhận bởi không thấy hay thiếu cảm nhận bên trong Đại Đạo có sức đẩy mạnh mẽ tinh thần Duy linh là nguyên lý cơ bản của hiện thực, có thực thể vô hình đặc biệt, tồn tại độc lập với vật chất mà Đức Thiên Chúa đã thực hiện. Cũng đôi khi người ta chỉ thấy Tòa Thánh nguy nga hoành tráng, nhưng chưa thấy Thánh Địa có những Đô thị, phố Thánh, Long Hoa thị, trước ngày 33 tháng 5, năm 1975. Thánh Địa và vùng phụ cận, có 20 đô thị phố Thánh (Phận Đạo).
 
Mỗi Phận Đạo được phát triển như một đô thị, sinh hoạt của Đô thị cần rất tấp nập, trù phú kinh tế, tài chính, phi trường, học đường Tiểu, Trung, Đại học, công viên, chợ, giao thông, vận chuyển, bưu điện, nước, điện, bến bải, vệ sinh, sân vận động, nhà hát, hồ bơi, an sinh xã hội, bảo hiểm, trung tâm văn hóa, trung tâm bảo nhi, trung tâm bảo sinh, truyền thông, báo chí, sản xuất, xuất-nhập khẩu, tiểu thủ, công nghệ, nhà máy, kể cả an ninh gồm có Thánh vệ, Thánh Thể, bình đẳng giới tính, v.v...
 
Vốn Đức Hộ Pháp đã phối trí cảnh quanh Thánh Địa phù hợp thiên nhiên, bảo vệ di tích, duy trì di sản, phát triển tôn tạo, bảo vệ môi trường khí hậu, hệ thống cây xanh, sông ngòi, bể chứa nước, dẫn thủy nhập điền, ruộng, vườn, đồng điền, chăn nuôi, quy hoạch công trình tiện ích đường phố được thiết kế thẩm mỹ, công năng, an toàn cho phương tiện giao thông, biển quảng cáo, chiếu sáng thiết kế đồng bộ, phù hợp kiến trúc đô thị Tâm linh.
 
Đặc biệt công trình kiến trúc đô thị mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa Đại Đạo và truyền thống Quốc gia. Cho thấy Đại Đạo có nền tảng bảo vệ những công trình tôn giáo, tín ngưỡng, tượng đài danh nhân, nhà lưu niệm, phủ thờ, biểu tượng văn hóa của đô thị được quy định trong Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Cao Đài, v.v...
 
Ngày nay, quần thể PhThánh tâm linh Cao Đài đã hoàn chỉnh, đặt trọng tâm vào không gian phổ độ mà Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ công bố lưu truyền 700.000 năm lẻ.
 
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc một gương hiền phẩm hạnh Đại Đạo. Nguyên căn của Người là Ngự Mã Thiên Quân, hộ giá Đức Chí Tôn. Khi đến trần thế với vai trò Hộ Pháp, nguyên nhân Đức Chi Tôn mượn xác phàm của Phạm Công Tắc lập Đại Đạo trở thành nhân vật Hộ Pháp, với vinh danh "Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn".
 
Đức Ngài toàn thiện đầy đủ sắc tướng vĩ nhân, xây dựng sự nghiệp Đạo phi thường, mọi thành công đều được thực hiện ngoài nỗ lực mạnh mẽ. Đức Ngài phối trí hệ thống lãnh đạo, tổ chức văn hóa hàng Giáo phẩm, truyền giáo. Vượt qua những giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử Đại Đạo. Từ một thanh niên yêu nước với bút hiệu "Ái Dân" làm công chức thời Pháp thuộc, Tín đồ Thiên Chúa giáo, rồi trở thành một tín đồ của Đức A Ă Â. Đức Ngài thụ hồng ân của Đức Chí Tôn với Thiên chức Hộ Pháp. Đại Từ Phụ công nhận Đức Ngài làm chủ nhân lái con thuyền Đại Đạo, cùng trách nhiệm xây dựng Tòa Thánh, và Thánh Địa. Phẩm chất đáng quý của Đức Hộ Pháp đã trở thành huyền thoại Phật Sống.
 
Đức Hộ Pháp luôn đề cao những giá trị truyền thống tốt đẹp Đạo-Đời, thể hiện nhân sinh khoáng đạt, nhân phẩm của Người mãi mãi trong lòng Tín đồ kính trọng, Đức Ngài phục vụ ái nghĩa xã hội, với tinh thần "thiện tính", hết lòng phụng sự con cái của Đức Chí Tôn, vì mục đích hoàn thiện kiếp sinh cõi đời. Cuộc đời của Đức Hộ Pháp nhận mọi khổ thay cho Tín đồ; Đức Ngài đã để lại cho thế gian thiên kinh, vạn sử, hằng hà bài học giá trị về đạo đức cao quý, luật yêu thương Đại Đạo và nhân loại.
 
Trước vài ngày Đức Phạm Hộ Pháp triều thiên, Đức Người có lời cầu nguyện cuối cùng, xin Đức Chí Tôn chan rưới ban bố hồng ân: " - Xin cho con lãnh cả tội tình của dân tộc con ". Lời cầu xin cuối cùng của đấng vĩ nhân đã ở trong lòng mỗi Tín đồ Cao Đài, và muôn kiếp nhân sinh.
 
Đức Ngài là biểu tượng lòng thành của luật yêu thương với cá tính thiêng liêng, Đức Ngài cầu nguyện xá tội cho dân tộc Việt Nam, và nhân loại. Cho thấy một vĩ nhân Ái Đồng Sinh, Ái Dân, Ái Quốc, và Ái Đạo.
" Ái Đồng Sinh" hướng về Thế giới Hòa bình. "Ái Dân" bao hàm thương yêu con cái của Đức Chí Tôn. "Ái Quốc" hướng vế dân tộc Việt Nam với Chính Sách Hòa Bình Chung Sống. "Ái Đạo" hướng thượng tinh thần thương yêu, bao dung, hướng dẫn con cái của Đức Chí Tôn hạnh hưởng tột cùng tinh thần ái nghĩa của quý đấng Thiêng Liêng.
 
Chỉ có vĩ nhân mới thể hiện tinh thần chơn chính, mở rộng khai hóa nhân bản, mà đấng phi phàm đã thực hiện. Đức Ngài một đấng lãnh đạo tối cao Đại Đạo. Lấy kiếp sinh Ngự Mã Thiên Quân, chấp nhận gánh lấy tất cả tội lỗi, và đau khổ của nhân loại, kể cả những kẻ chưa tin Đức Chí Tôn và chối Đại Từ Phụ !
 
Đức Ngài thể hiện nhân sinh khoáng đạt, thanh thoát, một nhà kiến trúc hiện thực chấp sự y theo sơ đồ quy hoạch vĩ đại của Đức Chí Tôn, và Đức Lý Giáo Tông, xây dựng Tòa Thánh Đại Đạo, Thánh Địa Tây Ninh một công trình Đức tin lưu truyền cho mai sau.
Chính Đức Ngài người khởi công xây dựng Tòa Thánh vào năm 1936, và tổ chức lễ khánh thành Tòa Thánh Tây Ninh vào năm 1955. Tòa Thánh là cơ ngơi Thể pháp rất quan trọng của Đạo Cao Đài.
 
Kiến trúc Tòa Thánh hầu hết đầy đủ triết lý Đức tin, vì mục đích phát triển theo quy luật Đại Đạo. Điều quan trọng toàn bộ công thức, và phương án xây dựng một thế giới mới, cấu trúc "Từ Bi, Bác Ái và Công Bình" đã được Đức Chí Tôn ký gửi vào các công trình kiến trúc bằng mô hình cho phần thể thiện Thể Pháp, Bí Pháp và cả văn minh của Đức tin, Triết lý Cao Đài thông qua Thượng Đế ban bố cho chúng sinh, và tiếp nối công trình của Đức Chí Tôn bởi Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc tạo dựng nên hình.
 
Điển hình xây dựng Đô thị Thành Địa Tây Ninh, cần bố trí hạ tầng cơ sở đáp ứng một nhu cầu phát triển Đô thị, theo tỷ lệ đường giao thông cao nhất Việt Nam hiện nay.
- Thứ hai người Tín đồ sinh hoạt hài hòa, đã cho thấy những thực tế kiểm chứng hoàn toàn đúng theo khoa học tổ chức xã hội. Thánh Địa là một xã hội nhân nghĩa mở rộng, trên cả an sinh xã hội của Tây phương, bởi Thánh Địa có quá nhiều cơ sở Đạo, ngoài ra còn có cá nhân thi nhau thực hiện nhân nghĩa. Tự nguyện giúp đỡ người khác mà không nhận chi phí. Cả nước Việt Nam không nơi nào có được hành sử Tang lễ, cử hành long trọng, ma chay, cầu an hoàn toàn miễn phí, v.v... Cũng là nơi có tỷ lệ người ăn chay cao nhất Việt Nam và cả thế giới.
 
Ngoài ra, Đức Ngài còn ban hành: Luật lệ chung cho các Hội như Nội Luật Hội Nhơn Sanh; Nội Luật Hội Thánh; trong Ba (3) Hội Lập Quyền Vạn Linh. (Không có ba luật này thì không có quyền Vạn Linh trong Đạo Cao Đài). Đặc biệt là Đạo Luật Mậu Dần (1938) đề lập ra tứ trụ của hành quyền Đạo Cao Đài, như Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa Đạo.
 
Thánh Địa Tây Ninh một xã hội Đạo đức " ăn chay, thực hành nhân nghĩa " đã được Đức Ngài áp dụng vào xã hội rất hài hòa. Ngay từ đầu (1926) văn hóa sống vì tha nhân đã hòa tan vào lòng người Tín đồ Cao Đài, tạo nên nếp sống thanh cao, một nền văn hóa xã hội riêng của Thánh Địa Tây Ninh, và toàn thể Tín đồ Cao Đài hiện sống trên thế giới cùng tiếp nối văn hóa truyền thống Cao Đài.
 
Điểm đặc biệt cuộc đời của người Tín đồ gắn liền với thăng trầm nền Đại Đạo. Cũng như cuộc đời của Hộ pháp Phạm Công Tắc gắn kết liền lịch sử Đạo Cao Đài đã ngót 34 năm (1925 -1959). Kể từ lúc sơ khởi nền Đạo năm 1925, cho đến năm 1956 Đức Ngài lưu vong, và năm 1959 Triều Thiên tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
 
5 - Hành Trình ca một Tín Đồ Cao Đài.
 
Đức Ngài là một trong Mười hai (12) môn đệ đầu tiên được Đức Chí Tôn yêu ái, đặt vào phẩm vị cao quý của Hiệp Thiên Đài, đắc phong Hộ pháp lúc 37 tuổi, kể từ năm đó, Đức Ngài xả thân hành đạo cho đến ngày sức tàn, lực kiệt, trở về thiêng liêng hằng sống.
Công nghiệp vĩ đại của Đức Ngài, đều được tất cả Chức sắc Thiên phong công nhận, nhờ Đức Ngài mà ngày nay nên Đạo.
 
Trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh, cũng như trong khắp vùng Thánh địa Tây Ninh, từ những Đền thờ đến các dinh thự, những đại lộ, đường lớn hay nhỏ, cầu kiều, đến những ngôi chợ phố thánh, sinh hoạt xã hội an ninh trật tự, những ngôi trường Đại học, Trung học, Tiểu học dạy con em nhà Đạo. Về sức khoẻ thì có Y viện, Dưỡng đường, Dưỡng lão, Cô Nhi Viện, v.v... Tại Thánh Địa nơi nào cũng thấy có dấu ấn công nghiệp vĩ đại của Đức Hộ Pháp.
 
Nội Ô Tòa Thánh, có bửu tháp Phật cốt của Đức Ngài, nay vẫn duy trì lưu truyền cho mai sau. Tuy Đức Ngài đã về cõi vĩnh hằng, nhưng vẫn còn tại thế, bởi khi toàn đạo cần đến Đức Ngài sẽ thị hiện theo hành quyền Đạo, chân dung của Đức Ngài như hình với bóng trong lòng mỗi tín Đồ Cao Đài đã trải qua nhiều thế hệ, những lời giáo lý sống động của Đức Ngài vẫn luôn ghi khắc theo dòng lịch sử Đạo "Tâm vô quái ngại, đại hùng, đại lực, đại từ-bi". Một sự nghiệp truyền giáo vĩ đại mà Đức Ngài dâng hiến cho muôn đời nguồn sống thấm nhuần mới mẻ, trải rộng đều khắp thế gian, hầu phát huy nền Đại Đạo vào nhân sinh thấu hiểu một cách sâu sắc chân lý Cao Đài. Mỗi nhân sinh có khả năng đắc Đạo, nếu cá nhân biết biến đổi kiếp sinh vào lập công quả, công đức, công ngôn, di dời đời thường vào đời thánh đức, thực hiện suy tư an lành, tư tưởng hành động xả giải, vị tha, bao dung, bỏ xuống oán hờn, văn hóa tiến bộ phục vụ nhân sinh. Đây là nghệ thuật nhân sinh sống cho chân lý Đại Đạo.
 
Theo lời của Đức Nữ Đầu Sư Nguyễn Hương Hiếu, và Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức:
" - Không có Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc thì không có Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, vì khi Đức Chí Tôn đến với Đức Ngô Minh Chiêu, chỉ xưng là Thầy.
- Đức A Ă Â ban hồng danh Cao Đài Tiên Ông cho Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc".
Và Mười hai đệ tử đầu tiên của Đức Chí Tôn cũng đã đồng thừa nhận là đúng sự thật như trên. Những xác nhận này, cho thấy ý nghĩa to lớn đối với Đại Đạo qua giá trị hình thành Tòa Thánh và Thánh Địa Cao Đài của Đức Ngài. Kỳ quan Cao Đài trên hai mặt sống hiện hữu và tâm linh được lưu truyền cho hôm nay và đến mai sau.
Đức Hộ Pháp đã thực hiện gương sáng hành Đạo lập đức kỳ công, đáng để Toàn Đạo phải kính phục, do đó tác động đến Toàn Đạo hết lòng ngưỡng mộ, bởi Đức Ngài nghiêng mình, dâng hiến lễ vật xác thân, trí tuệ và linh hồn thay mặt con cái của Đức Chí Tôn & Phật Mẫu
 
6 - Thiên Tính Đại Đạo
 
Chân dung Đức Phạm Hộ Pháp Đức Ngài sinh ra đã phát lộ vô lượng "chính khí hạo nhiên", và tướng tùy hình, thể hiện đức tính vĩ nhân, nhờ thân tâm thanh tịnh, cộng với khả năng ngoại giới. Tất cả những yếu tố được kết hợp thành "diệu lực không tánh", gồm có như sau:
 
Chân Thiện.
Đức Ngài luôn luôn khuyến khích đề cao phẩm chất kiếp sinh làm tròn chính mình để phục vụ đồng sinh và phụng sự Đại Đạo, qua phương thiện lập công bồi đức, công quả, công đức, công ngôn, v.v... Đức Ngài vận dụng sức mạnh toàn năng không lo sợ hoàn cảnh khó khăn hay mọi cản trở, chỉ sợ nhiệm vụ phụng sự Đức Chí Tôn chưa hoàn thành như ý. Đức Ngài trân quý, nhận mọi tội lỗi cho đồng sinh để giải nghiệp trước Đấng Tối Cao "ĐỨC CHÍ TÔN".
 
Đức tính của Người trung thực khiến Tín đồ nhận ra sự kính trọng của đồng sinh, đồng Đạo. Vận dụng văn hóa hành quyền Đạo, cho nên toàn đạo hưởng được văn hóa yêu tự do, đồng hành lấy biểu quyết sự nghiệp tương lai của Đại Đạo, cuối cùng Đức Ngài mới lấy quyết định cho mọi vấn đề hành quyền Đạo. Toàn đạo hoàn toàn tin tưởng Đức Ngài và sự trung thực, liêm chính, vô tư. Nhờ vậy những phán quyết hành đạo của Đức Ngài thuộc về giá trị văn hóa truyền thống mạnh mẽ của Đại Đạo, với tính cơ bản, mọi ý nghĩa quan trọng, và sâu sắc.
 
Đức Ngài là một thành viên cao nhất của Hội Thánh Hiệp Thiên Đài, cơ quan lập pháp Đại Đạo, tiếng tăm đã được lan truyền rộng trong xã hội, nói lên sự trung thực, lương thiện, công bằng, giúp Đức Ngài mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong ngoài Đạo và cả thế giới.
 
Đức Ngài kiên định xem trọng sự chân thật, quan tâm nội bộ của những Chi phái, nhưng không phê phán, dù sao cũng cùng con cái của Thầy-Mẹ. Đức Ngài hy vọng những Chi Phái luôn hướng về Tòa Thánh, bằng lương tâm chân thành, tinh thần trung thực, lòng chơn chính minh bạch, và hành quyền Đạo công bình, đó là đức hạnh người Tín đồ Đại Đạo phải có, chính cái hạnh ấy mở ra mọi liên giao, thân thiện với bất cứ hàng giáo phẩm Chức Sắc, Chức Việc và Tín đồ. Đây là nguyên tắc mà Đức Ngài chưa hề vi phạm trong suốt cuộc đời của Người. Tất nhiên đã làm người, cũng có lúc buồn-vui, không để lôi kéo vào môi trường tiêu diệt lẫn nhau, nếu không thương nhau thì đừng ghét nhau, hãy quên đi oán hờn dù họ đâm mình những nhác giao. Điển hình thời Pháp thuộc lưu đài NGƯỜI đến đảo Madagascar hơn năm (5) năm, khi NGƯỜI hồi hương vế Cố quốc không viết một lời nào oán hờn Pháp Thuộc hay Ngô Đình Diệm cũng vậy, hoàn cảnh nào Đức Ngài cũng bình thản, chưa hề có thái độ đắc chí hay tuyệt vọng, tuy nhiên Đức Ngài có đôi lần buồn, bởi chưa thực hiện hết công trình Đại Đạo mà Đức Từ Phụ giao phó.
 
Đức Ngài để lại cho con cái của Đức Chí Tôn một kho tàng giáo lý và vật thể tâm linh, những tấm gương sáng rực rỡ đó đã truyền vào nội tâm Tín đồ Cao Đài. Phương thức hướng dẫn, xây dựng tiến trình Đại Đạo được Đức Ngài phô bày chân lý ở khắp mọi nơi mà người Tín đồ tiếp nhận nhiều hay ít tùy duyên.
 
Chân dung của Đức Ngài theo quy luật yêu thương, truyền ra sức mạnh đức tin với tinh thần quyết tâm vì Đại Đạo, bởi đây là một câu chuyện triết lý đang diễn ra rất tốt đẹp, đang truyền lưu đến 700.000 năm lẻ. Đức Ngài luôn luôn có lời khuyên với những Tín đồ đầy tiềm năng, và tất cả đều có một vị trí thiêng liêng, điểm đứng giá trị như nhau trong lòng Đại Từ Phụ. Đức Ngài thường đề cao gía trị nhân nghĩa trên cả nhân nghĩa, Thiện trên cả thiện. Đức Ngài để lại một kho tàng Đạo đức và chuyện kể giáo hóa người Tín đồ lập công bồi đức. Ngày nay, những nhà sử gia đang ghi lại lưu truyền cho mai sau về một vĩ nhân của thế kỷ 20.
 
Tất nhiên, Đức Ngài cũng có những đối thủ như thời Pháp thuộc đã từng lưu đày Đức Ngài đến Quốc đảo Madagascar, Ngô Đình Diệm bao vây Hộ Pháp Đường Tòa Thánh, Hồ Chí Minh ra lệnh Cao Triều Phát đến Thánh Thất Phnom Penh, Campuchia để ám sát Đức Hộ Pháp. Tất cả những sự kiện này đều do lòng ham muốn độc quyền cai trị xem đồng bào như nô lệ, họ dùng quyền hành chế độ định đoạt quyền sống làm người của nhân loại, theo ý riêng. Họ bất chấp ý kiến của dân tộc Việt Nam, trong ấy có đức tin Đạo Cao Đài, v.v...
 
Đức Ngài đã từng tiết lộ: " - Chỉ có con cái của Đức Chí Tôn & Phật Mẫu là thân thiết nhất ".
NGƯỜI tin vào Pháp luật Thiên Đình, đô lúc Đức Ngài tự giải trình trách nhiệm mình trước con cái của Đức Chí Tôn. Đức Ngài luôn luôn tin tưởng và sự thật sẽ vượt qua mọi cản trở và những ai để lòng thiếu thật thà sẽ bị vấp phải thảm hại.
 
Đức hạnh của Phạm Hộ Pháp.
1 - Mỗi năm đến Ngày Cúng Đình, Đức Ngài đội khăn đen, áo dài đen đến Long Thành để lạy Thần Hoàng Bổn Cảnh, cùng tâm sự với Hương Chức Hội Tề .
Ngài nói :
- Tôi thuở nhỏ ở đây, cũng nhờ Ông Thần phò hộ nên mới mạnh giỏi mà học hành, lớn lên nên danh phận cũng nhờ ổng, nên tôi nhơn danh cá nhân tôi đến lạy ổng để đền ơn.
Gương ấy, làm biết bao người tỉnh ngộ, giảm bớt tính tự kiêu, tự đại.
 
Hơn nữa chúng ta đã biết Đức Di Lạc Vương Phật là vị Phật cao nhất trong hàng Phật mà khi đến với Phật Mẫu cũng phải quỳ (con đường Thiêng Liêng Hằng sống) tức là Ngài lấy cái tư mà đối đãi cùng Bà Mẹ Thiêng Liêng chớ không nghĩ là ngôi cao quyền lớn mà không thủ phần hiếu thảo.
 
Vậy, dầu cách vật xử thế hay mang Thiên Mệnh nơi mình, chúng ta nên để cho phải chỗ Cái Công, Cái Tư cho phân biệt. Nên chi Phật Mẫu chỉ muốn ta mặc Bạch Y mà hầu Bà .
Trước Phật Mẫu dầu trai hay gái cũng thảy là Con. Kẻ Sang, kẻ Hèn, kẻ Trí, kẻ Ngu Bà không Khinh Trọng. Bà còn thương đứa Cô thế, Khổ não, Bần hàn hơn người quyền cao trước cả.
 
2 - Khi Thừa Sử Phạm Ngọc Trấn qui vị, linh cữu quàn tại Hiệp Thiên Đài. Đức Ngài đến, bước vào nói :
- Bần Đạo lạy Trấn vì Trấn lắm công phu với Đạo.
Ngài Trần Khai Pháp kéo Ngài và nói :
- Xin Đức Ngài để tôi thay Ngài mà lạy Trấn.
Thật là Thầy nào trò nấy, cử chỉ của Đức Hộ Pháp đẹp bao nhiêu thì cử chỉ của Ngài Khai Pháp cũng đẹp bấy nhiêu.
 
Gương sáng trong Đạo Cao Đài để trước mắt. Chúng ta hãy cởi cái tước quyền gửi một bên mà làm phận sự Thầy trò, bạn tác hay phận sự cá nhân đối với đồng bào Đạo. Cái ý nghĩa đó chúng ta mới đi đến thuyết Đại Đồng Nhơn loại.
Trái lại nếu bô bô nói Chức sắc không nên lạy kẻ thấp hơn mình, kẻ ngoại Đạo thì biết chừng nào trọn câu Phổ Độ (mặc bạch y)
 
3 - Đức Ngài dự đám tang của Bà Nhạc Mẫu Ông Hồ  Tấn Khoa (năm 1950, Ngài Bảo Đạo còn phẩm vị Hiền Tài). Chức sắc từ Phẩm Chánh Phối Sư đến Giáo Hữu rất đông đều mặt trường y theo Ngài để cầu nguyện, có cả vài vị Thời Quân tuỳ tùng, Ai nấy tưởng Ngài thắp hương trước linh sàn cầu nguyện rồi xá thôi.
Nào dè Ngài nói: " - Bần đạo nhơn danh là bạn của Khoa, mẹ Khoa tức là mẹ Bần đạo".
Nói rồi Ngài sụp xuống lạy. Cả Chức sắc đứng sau lưng Ngài đều lạy.
 
Cử chỉ cao đẹp ấy làm cho gia đình bên Bà Khoa, nhất là Kỹ sư Nam xúc động. Họ nhỏ to nhau: Thật là Hạnh phúc cho bà già được cả Hội Thánh cầu nguyện, và tin rằng Bà sẻ được siêu thoát nhờ ân đức của Đức Hộ Pháp.
 
Ngài Hồ Bảo Đạo hy sinh trọn vẹn cho Đạo hôm nay là nhờ tâm lý hạ mình, lấy tính cách CÁ NHÂN mà không lấy quyền Ngự Mã Thiên Quân để cảm hoá.
Nếu khách quan mà bàn phê phán Đức Hộ Pháp đi lạy một người đời thì giá trị của Đức Ngài càng tăng vọt, vì người đời ấy là mẹ của bạn Ông, Ông xem như chính mẹ mình, chỉ để trọn tình bạn tác.
 
4 - Khi Bà Thân Mẫu của Thánh Nhơn Đỗ Quang Hiển (Sĩ Tải, qui vị tại Quốc Đảo Madagascar, được phong Thánh Phi Châu). Đức Ngài tham gia điếu tang, đứng trước linh sàng, và nói:
" - Bần đạo hôm nay đến đây để biết ơn một vị đã tạo cho Đạo Cao Đài một Ông Thánh ".
Rồi quỳ lạy trước sự ngạc nhiên của mọi người. Ở thế gian này cổ-kim có mấy ai ?
 
Bao Dung.
Luôn nghĩ tới quyền lợi của người khác với lòng từ bi, khoan dung, vô lượng.
Đức Chí Tôn lấy xác phàm của Đức Phạm Công Tắc khai Đại Dạo, vinh danh Hộ Pháp (Ngự Mã Thiên Quân). Pháp huy tinh thần Đại Đạo, bảo cổ canh tân Đức tin, nam-nữ đồng quyền phát huy đức hạnh, xóa bỏ chế độ phi đạo đức, không chấp nhận nô lệ, thực hiện bình đẳng, hòa hình, mở rộng thương yêu bao dung, lạc quan và hy vọng.
 
Đức Ngài luôn kêu gọi đồng sinh, và đồng Đạo sống thực hiện tính lương thiện, không chấp nhận những cảnh chiến tranh, mọi đối xử cần thương yêu không phân biệt màu da sắc tộc, giai cấp xã hội,v.v... Không chỉ yêu thương con người, tất cả vạn vật đều có sự sống, quyền lợi như giá trị như nhau, bởi tất cả hiện hữu do Đức Chí Tôn ban cho hồng ân. Đây mới là Đại Đạo Kỳ Ba, mở rộng lòng Từ bi, Bác ái, Công bình.
 
Đức Ngài luôn đặt lợi ích chung của Tín đồ lên hàng đầu, và đó là thể hiện đầu tiên của cái Thiện; nghĩ đến người khác trước. Có những lúc Đạo chinh nghiêng, Đức Ngài vẫn giữ ôn hòa và truyền rằng: " - Một ngày nào đó kẻ nghịch là tín đồ Cao Đài, thì chẳng phải là người tốt ấy rồi sao?"
Phong cách, khẳng định nhân ái của Đức Ngài thể hiện ung dung trong ý chí về tương lai của Đại Đạo. Con cái của Đức Chí Tôn không biết hận thù, mở rộng nhân ái dành cho anh em đồng sinh. Hãy cùng nhau cố gắng hoàn tất công việc mà chúng ta đang có Thiên chức hành Đạo, cần quan tâm, hàn gắn những tổn thương dân tộc sau khi để lại chiến tranh tàn khốc và loạn lạc.
 
Năm 1947. Tình hình đất nước bất ổn định, anh hùng Bắc-Nam lưu lạc không nơi hội tụ, hun đúc chí khí, bản lĩnh, tài năng, rèn luyện, thử thách, học tập, thảo luận lấy quyết định chung cho một con đường hướng đến đất nước thịnh vượng hơn để cho dân tộc mãi chìm đắm vào chiến tranh.

Đức Ngài nhận thấy cần thiết mở tòa nhà "Quốc Sự Vụ" mục đích "hun đúc" tinh thần những chí sĩ yêu nước Việt Nam, nơi khởi đầu lịch sử tạo nên anh hùng không phân biệt đảng phái, tôn giáo, sắc tộc, v.v... từ nay và cho những thế hệ mai sau.

               

Home                    l  ]  [  ]  [  3  ]  [  4  ]  [  5  ]  [  6  ]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét