ĐẠI ĐẠO LƯU DANH KIM CỔ KÝ [6] * Sưu khảo / Hiền Tài / Huỳnh Tâm

141 - Đức Hộ Pháp Thức Tỉnh Ông Huỳnh Hữu Lợi.
Trong khi ở Nam Vang theo Đức Hộ Pháp, có ông Sĩ Tải Huỳnh Hữu Lợi, sau này là Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Huỳnh Hữu Lợi.
Lúc ấy mọi người theo Thầy đều miệt mài hành Đạo, riêng ông Lợi thì không, ông chỉ lo làm ăn để làm giàu có, ông có hai chiếc xe hàng luôn lên xuống chở đồ giao cho chợ Việt và Miên. Công việc làm ăn bề bộn, khiến ông không sao hở tay để lo việc Đạo.
Một hôm Đức Hộ Pháp gặp ông Lợi, Đức Ngài nói:
" – Ngày trước ta chủ trì xây Đế Thiên, Đế Thích, nhà ngươi là thợ xây mà biếng nhác lắm, nên công còn thiếu. Nay may duyên cho người được gặp lại mà không lo tròn thì đừng trách sao mà ta không nhắc nhở."
Ông Lợi nghe qua như sực tỉnh. Cái căn duyên đã khiến ông giác ngộ, từ đó, ông sắp xếp công việc bớt lại và lo làm nhiệm vụ hành Đạo, không hề xao lãng nữa.
 
142 - Tài Chính,  Đức Hộ Pháp Dạy Đừng Phạm Vào Thiên Vị.
 
Ông Tổng giám Ban Kiến Trúc kể rằng: (Ông Tổng Giám Khuê)
Lúc anh em Ban Kiến Trúc lo miệt mài làm công quả, nhưng cũng có khi có chút đỉnh tiền của người nhà cho để chi dùng, anh em đóng góp thành một quỹ chung.
Lúc Đức Hộ Pháp kêu gọi đóng góp vào việc tạo tác Đền Thánh, anh em hăng hái mỗi người ít nhiều cùng tham gia đóng góp. Lúc đó Ngài Khai Đạo chấp tài chánh.
Không hiểu sao, một buổi sáng anh em Ban Kiến Trúc dẫn nhau đến Hộ Pháp Đường, làm đầu là cô Tư Tranh kiếm Đức Hộ Pháp để nhờ Ngài xử cho một việc.
 
Anh em Ban Kiến Trúc cho là Ngài Khai Đạo không minh bạch trong vấn đề tài chánh của anh em Ban Kiến Trúc. Thấy anh em đến đông; Đức Ngài ra gặp và hỏi cho biết hết mọi chuyện đã khiến anh em phiền giận.
Sau đó Đức Ngài hỏi cô Tư Tranh:
" – Con có đóng góp vào quỹ đó bao nhiêu? Cô Tư nói số tiền của mình."
Đức Ngài đưa tay vào túi lấy đủ số tiền đưa cho cô Tư và nói:
" – Phần con đã được trả đủ rồi, con đây còn phận sự gì nữa ở đây. Con nên lui đi. "
Cô Tư Tranh đành phải lui về. Không còn ai làm đầu nữa, anh em Ban Kiến Trúc như xuống nước, mất hết nhuệ khí ban đầu, vừa lo, vừa sợ.
 
Đức Hộ Pháp phủ dụ: (Vừa nói đôi mắt rơm rớm nước mắt)
" – Các con nghe đây: Khó khăn lắm, thật là khó khăn lắm Ngự Mã Thiên Quân mới gan được Thập Nhị Thời Quân vào đây. Khó khăn lắm Ngự Mã Thiên Quân mới rủ được họ vào cùng làm với Ngự Mã Thiên Quân. Chớ mỗi vị một nơi trên quả địa cầu này, thì chắc là quả địa cầu này tan tành manh mún đi mà chớ. "
 
Thầy khuyên các con một điều:
" - Là bao nhiêu công quả là bấy nhiêu phần. Các con đã hiến số tiền ấy cho Đạo rồi thì Đức Chí Tôn và các Đấng đã tính cho các con, các con cho Đức Chí Tôn vay, thì Ngài sẽ trả, dứt khoát không cho thất thoát. Đừng bận tâm, đừng suy nghĩ lo lắng, hãy để cho tâm hồn các con vui hưởng cái điều thiện mà nó đã làm được, nó phấn chấn và phát triển hơn, Còn người nào phạm thì người đó chịu trách nhiệm trước mặt Đức Chí Tôn. "
 
Các con đừng bao giờ có tư tưởng phạm vào Thiên vị họ mà tổn đức mình.
" - Thầy khuyên các con hãy cầu nguyện cho các vị chức sắc, nhất là Thập Nhị Thời Quân cho họ thể Thiên hành hóa; nên coi trọng vì mỗi người Đức Chí Tôn đã bố trí một nhiệm vụ. Vậy thì có lợi cho các con lắm đó; có gì các con nên viết thơ cho Qua."
Anh em Ban Kiến Trúc nghe Đức Hộ Pháp nói xong, xin lỗi Đức Ngài rồi giải tán ra về lo công việc
 
143 - Đức Hộ Pháp Dạy Làm Công Quả Bằng Cái Tâm, Lo Học Đạo, Đừng Làm Nhục Đạo Thầy Mà Mang Đọa.
 
Ông Hành Thiện Phan Văn Trừ kể rằng:
- Lúc nhỏ ông về Tòa Thánh làm công quả. Nhóm của ông được phân công giải quyết đám rừng chồi bên hông Tòa Thánh, bây giờ là từ Tòa Thánh đến Hạnh Đường. Chỗ đó dây leo chằng chịt, đủ mọi thứ, nhất là gai mắc cở tây cao khỏi đầu 2–3 mét, dây to lại dài. Anh em làm mà coi uể oải ngao ngán lắm.
 
Thấy Đức Hộ Pháp từ xa đi lại, anh em luống cuống làm lia làm lịa.
Đức Ngài kêu tất cả dừng tay, rồi vô bóng mát uống nước hết mệt hãy làm.
Ngồi chung với mọi người, Đức Ngài cười nói:
" – Mấy con cố gắng làm được bao nhiêu thì làm, chớ đừng có làm biếng. Hãy làm bằng cái tâm của các con, nó thúc giục để làm, làm theo sự hướng dẫn của nó. Nó giác ngộ, nó ý thức, nó hy sinh một, để nó được nhận mười. Bây giờ các con không làm thì sau hối tiếc; vì tất cả đã xong rồi thì sau này có kiếm làm cũng có được đâu."
 
Đàn em, đàn con của các con, nó sẽ không được như các con. Mấy con nên biết rằng: Sau này máy móc thay thế tay chân, làm gì ngoại quốc nó cũng giành làm vì là làm bằn cơ khí; làm một bằng mười. Các con cầm cái bay nó cũng giựt, cầm cái cuốc nó cũng lấy. Nó nói là các con làm rồi, bây giờ tới phiên nó. Chừng đó giành với nó là nó tát. Lúc đó các con chỉ có một nước là cận kề theo nó, nói Đạo cho nó nghe. Nó hỏi cái gì thì nói cái đó. Nói không được là các con làm nhục Đạo Thầy, các con mang đọa. Còn nói được, thì chúng nó đem mâm vàng, chén bạc đãi đằng. Liệu mà lo lấy!
Mọi người hiểu được, Thầy đi, họ xông xáo tiếp tục làm mà không mệt mỏi.
 
144 - Đức Hộ Pháp Tả Người Hành Khất.
 
Có lần ở Khổ Hiền Trang Phú Mỹ, sau khi giảng Đạo Pháp. Để cho không khí có phần vui tươi thoải mái, ngoài ra cũng có một số đông các cụ thầy Nho. Đức Hộ Pháp muốn thử tài xem trình độ tiến hóa về tâm linh của mọi người.
Đức Ngài nói:
– Hôm qua, Qua ra câu đố, ai trả lời được sẽ có thưởng.
Nói rồi, Ngài đọc:
Ở nơi Tam Bộ Châu
Đầu đội mão thành y
Thân mặc áo Tam diệu
Tay tả cầm cây sức triệu
Tay hữu nắm nhành dương liễu
Vai mang gói tồn trang
Trong gói ấy là: Tứ linh báu vật
                                                                                              * Xuất nhơn
 
Mọi người nhẩm tới nhẩm lui, trời càng về khuya, mỗi người một ý không ai giống ai. Tất cả những câu trả lời đều không đúng. Đức Hộ Pháp cho hẹn về suy nghĩ, đêm sau trả lời. Đêm sau, cũng không ai trả lời đúng.
 
Bấy giờ Đức Ngài nói: "– Dễ ợt mà đoán không ra. Bần Đạo nói cho. Hễ thực nhân tài thì phải cứu nhân tài; xưa nay vẫn vậy. Nếu mấy em nói ra không được, thì đây: Qua tả một người ăn xin và cách sinh hoạt của người ấy.
– Ở nơi Tam Bộ Châu: Ở mọi nơi, đi khắp đó đây. "
– Đầu đội mão thành y: Áo vá nhiều chỗ như áo bá nạp."
Tay tả cầm cây sức triệu: Cây gậy để đánh chó. "
Tay hữu nắm nhành dương liễu: Cầm cái cây đầu tưa như cây chổi nhỏ để quơ đuổi ruồi đậu.
– Vai mang gói tồn tang: Vai mang cái bị vải thòng dài xuống lưng."
– Tứ linh báu vật: Đồ ăn thức uống xin được. Đó là báu vật Thiêng Liêng ban cho thế gian đó. "
Hiểu được ra, mọi người đồng cười sảng khoái vui tươi.
 
145 - Đức Hộ Pháp Dạy Đạo Sở Vẫn Đạt Vị Thiêng Liêng.
 
Cô Tám Nghi là nhân viên Lễ Viện Báo Ân Từ, chuyên phụ trách lo nấu ăn cho quí Chức sắc và nhân viên công quả nơi phòng trù Lễ Viện.
Bà kể câu chuyện liên quan đến cuộc đời làm công quả của mình.
Lúc nhỏ khoảng 15–16 tuổi, bà về Tòa Thánh làm công quả vào ban thợ hồ xây Đền Thánh.
Vào năm sau, bà thấy có một số đông anh chị được thăng phẩm vị, ban thợ hồ cũng có mà các ban bộ khác cũng có. Bà suy nghĩ: Người ta có học, được thăng phẩm vị bổ đi Tộc, đi Châu hành Đạo, khi qui vị thì đám tiệc long trọng, con cháu rỡ ràng; còn mình thì dốt không biết chữ thì làm công quả hoài làm sao mà bằng các anh chị ấy; rồi thiếu công khi bỏ xác có được siêu thoát hay không?
 
Câu ấy làm cho bà suy nghĩ mãi trong tâm trí mà không dám nói với ai.
Một hôm, bà xách sô hồ, thấy Đức Hộ Pháp từ xa đi tới, trong đầu óc lóe lên một ý nghĩ bạo dạn, rồi nửa run nửa sợ, Đức Hộ Pháp vừa đến ngay bên bà, bà quỵ té trước chân Ngài, tay cầm sô hồ đổ ngang vì mất thăng bằng.
Đức Hộ Pháp đỡ bà dậy hỏi "Con có sao không? Sao vô ý vậy?".
Bà rơm rớm nước mắt nói "Bạch Thầy..." rồi nghẹn lời vì sợ. Bấy giờ bà yên tâm hơn nên moi ý nghĩ bà trình bày hết cho Đức Ngài.
 
Bà nói: "Con ít oi dốt nát, nên không cầu phong, sợ rằng không đi Châu đi Tộc hành Đạo, không có phẩm vị thì sau này khi thoát xác, không biết có được bằng các anh, các chị của mình không? Có được về Thiêng Liêng hay không?"
 
Đức Ngài cười, nói:
" – Con thật thà quá! Nghe Thầy nói đừng có tuổi thân. Con cố gắng giữ tròn bổn phận Đạo sở của con. Tá lý dạy gì con làm đúng, giữ luật Đạo, thương yêu tất cả, rồi ngoài giờ làm con đi cúng. Công quả có, công phu có, rồi con để lòng trung thành với Hội Thánh, công quả con tròn vẹn không gián đoạn đó là công trình, thì con cũng được đạt vị không kém các anh các chị đâu. Ấy vậy, mà còn chắc hơn nữa, con có biết đâu mấy anh mấy chị tại vai trò trách nhiệm."
 
Chức phẩm là của Thiêng Liêng cho mượn chớ đâu phải thật là của mình; cho mượn để làm nhiệm vụ, hễ trọng quyền thì trọng phạt, có công thì công nhiều, mà có tội thì tội gấp đôi. Làm Chức sắc là đứng trước làm gương, nếu sơ thất là một trọng tội, còn nữa, khi đi địa phương hành Đạo thì phải chịu phần lo lắng chăm nom của tín đồ, công chưa biết bao nhiêu mà thấy ra đã chia năm xẻ bảy. Còn các con là đạo sở, lúc nào cũng đứng phía sau, ai hạch hỏi mình điều gì đâu. Có chăng thì đổ cho Chức sắc đàn anh, công quả bao nhiêu là của mình chắc nịch không chia sớt cho ai, có phải hơn không.
 
Đám xác của Chức sắc thì long trọng tốn kém, thì Chức sắc phải rán làm cho có công nhiều đặng hưởng phần báo ân mặt thế, chớ nếu ít công thì e không đủ để hưởng mà còn phải thiếu lại nữa không chừng. Còn Đạo sở như con, đám tiệc không long trọng bằng, nhưng xung quanh con cũng có đủ đầy anh chị em công quả tiễn đưa, cũng ấm cúng mà không phải mất một phân nào, con thấy có hơn không?
Còn về Thiêng Liêng được hay không là do tâm đức của con nữa, nếu con giữ đúng luật pháp chơn truyền, giữ tròn phần trách nhiệm mà Hội Thánh bổ nhiệm thì lo gì không về được."
 
Bà Tám nghe xong nói “Thưa Thầy con hiểu rồi...”. Từ đó bà dốc chí làm công quả, trau giồi tâm đức, mà không nộp tờ cầu phong, những người đồng thời với bà có vị là Phối Sư, là Chơn Nhơn, v.v... còn bà thì vẫn là Đạo sở.
 
Về cuối đời, bà nấu cơm nơi phòng trù Lễ Viện.
Cái hạnh lớn nhất của bà là dọn cơm, rửa chén, lui cui làm không biết mệt mỏi, không phân biệt phẩm cấp. Bà vui vẻ với bạn đồng thời, đồng tuổi, mặc dầu khi ấy bà dọn cơm cho Chức sắc mà vị ấy là bạn của mình, bà vẫn kính trọng. Và đối với đàn con cháu nhân viên công quả, bà dọn cơm vẫn như một người mẹ lo cho con, rất là chu đáo.
 
Bà không chồng, không con, một đời hiến thân làm công quả cho đến chết.
Cần biết thêm: Khi còn sống bà dặn con cháu là khi bà bỏ xác thì không cần phải làm cho long trọng, cứ đem vào Khách Đình tẩn liệm rồi chôn. Tại nghi lễ của Đạo phải thực hành chớ không cũng được, bà thấy không có cũng không sao, miễn là chết rồi đừng làm cực thêm cho người còn sống. Tuy là mình nghỉ yên, mà người sống phải chịu nhọc nhằn, bà thấy điều đó thương tâm lắm. Nên luôn luôn bà dặn con cháu như vậy.
 
146 - Đức Hộ Pháp Nói Người Tu Hành Tuy Nghèo Mà Không Mắc Nợ.
 
Có lần Đức Hộ Pháp đang đi bộ với vài vị Phạm Môn. Bất ngờ có một chiếc xe du lịch chạy vù tơi, xe bóng loáng, bóp còi inh ỏi, vụt một cái đã ra xa, để lại một đám bụi mù. Thấy vậy Đức Hộ Pháp quay lại nói: Bây coi đó xe hơi chạy một cái ro, chở họ đi, nghĩ cũng sướng thật. Vậy chớ Qua hỏi mấy em chớ họ chạy đi đâu mà lẹ dữ vậy? Không ai trả lời.
Đức Ngài tiếp:
" – Có gì, coi ra là họ chạy nợ đó. Nợ nhà, nợ đời nó đòi, mắc nợ nên rán mà chạy đi lo cho kịp. Còn mình là người tu hành, đâu có mắc nợ ai nên đâu có ai đòi, vậy thì cứ thủng thẳng đi rồi từ từ cũng tới."
 
147 - Khách Đình Không Có Bàn Thờ Cửu Huyền Thất Tổ.
 
Ông Thượng Thống Lễ Viện Phạm Duy Hoai kể lại rằng:
Năm 1963, mỗi lần có đám xác hay là đám Tiểu tường tại Khách Đình thì nhân viên phải dọn một cái bàn nghi bên Nam và một cái bàn nghi bên Nữ để làm lễ cáo từ Tổ mới đăng điện hành đám. Đám xong thì dẹp hai bàn nghi ấy đi.
 
Có nhiều người thấy vậy dị nghị nói rằng Báo Ân Từ có bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ, còn Khách Đình không có. Vậy là Thánh thì có Cửu Huyền Thất Tổ, còn Thần thì không có.
Lời ấy vang đến ông Hoai, ông Hoai mới làm tờ phúc và dâng lên Ngài Bảo Thế để Ngài hiểu rõ nguyên nhân và câu nói của mọi người. Ngài Bảo Thế không trả lời bằng văn bản.
Một hôm Ngài Bảo Thế mời ông Hoai lên để bàn bạc ý kiến và hỏi tại sao như vậy. Tại sao Khách Đình lại không có bàn thờ Cửu Huyền.
 
Ông Hoai nói từ khi cất Khách Đình, thì Đức Hộ Pháp cho vẽ ba chữ nho thật lớn màu xanh dương trong ba căn của Khách Đình.
Trong ngó ra ngoài: Gian giữa tức ngay chỗ đầu hàng người chết, chữ Lộc. Bên gian phái Nữ là chữ Phước và bên gian phái Nam là chữ Thọ. Ba chữ lớn bằng nhau liền dây là: Phước Lộc Thọ ( 祿 ). Chớ không có lập bàn thờ Cửu Huyền, mỗi khi có đám thì đem một cái bàn cây kiểu như bàn thờ Cửu Huyền ở tư gia, có 4 chân cao, để cầu Tổ phụ chứng gọi là cáo từ Tổ. Xong đám rồi thì dọn dẹp. Nay mọi người dị nghị như vậy nên dâng tờ nhờ Sư thúc định.
 
Ngài Bảo Thế hỏi "Vậy sao hồi còn Đức Hộ Pháp không ai dị nghị, không ai hỏi, không ai nói, bây giờ lại nói?"
Tuy thế, nhưng Ngài vẫn bảo ông Hoai về lấy 2 bàn thường dùng để cáo từ Tổ khi có đám để y nguyên 2 bên có lư, đèn, bông, rượu, trà y như lúc có đám và hằng ngày cũng đốt nhang mỗi khi cúng thời, giống như lập một bàn thờ để người ta khỏi nói. Nhưng không có lập bài vị như Báo Ân Từ. Vì đó chỉ cầu khi có hữu sự, có đám mà thôi, bình thường thì không thờ Cửu Huyền ở đó vì đó chỉ là Khách Đình chớ không phải nơi phụng sự.
Ông Hoai về và thực hiện y như lời dạy.
 
148 - Đức Hộ Pháp Thường Nói Với Hội Thánh Phước Thiện Về Hình Ảnh Cái Ky Và Cái Cuốc.
 
Ông Tám Hoai kể lại lúc ông về Tòa Thánh làm công quả, theo Đạo từ năm 18 tuổi và hành Đạo suốt luôn không gián đoạn. Ông hiến thần vào Phước Thiện và tùng Hội Thánh Phước Thiện. Từ phẩm vị nhỏ nhất là Minh Đức đến Chơn Nhơn.
 
Ông Tám để ý là thường khi Đức Hộ Pháp đi thăm công quả bên Phước Thiện, Đức Ngài thường hay nói:
" - Làm Phước Thiện thì đâu có gì, các con sắm cho các con cái ky cái cuốc là đủ" Cũng câu nói ấy; có khi Đức Ngài nói ngắn gọn hơn; "Hội Thánh chấm công bây bằng cái ky và cái cuốc của bây"
Ông Tám rất thắc mắc về câu nói ấy, vì ông không hiểu tại sao đơn giản vậy. Vì sao cứ cái ky và cái cuốc là Đức Ngài lại dạy cho Chức sắc và công quả Phước Thiện.
Một hôm gặp được Đức Hộ Pháp, ông Hoai mạnh dạn hỏi Đức Ngài, về tinh thần của Phước Thiện, thì ông Tám cũng được Đức Ngài nói "Làm Phước Thiện thì đừng rời cái ky và cái cuốc là thành". Đó là pháp rán mà hiểu.
 
Phụ Chú:
Lời giải của ông Hoai.
Theo Qua: Đức Ngài nói thế thì Qua hiểu theo ý thô thiển như vầy:
" – Cái cuốc là đồ dùng lao động, dùng để làm đất – Cuốc đất vun giồng, cuốc đất trồng cây v.v...
Còn cái ky là vật để dùng làm đồ đựng. Thí dụ như cuốc đã giẫy sạch cỏ rồi gom lại thì dùng ky để hốt, đất đã cuốc xới lên rồi thì dùng ky để bưng.
Vậy cái nghĩa đen thực thế của nó là: Phải phụng sự nhơn sanh bằng việc làm ra của cải vật chất để bảo quản sự sống cho con người.
Còn về Đạo Pháp, cuốc: Có nghĩa là vật để bới lên: Thánh Ngôn Thánh Giáo giống như vật quí để trong đất, phải vất vả tìm tòi mới gặp được; mới biết được lời vàng tiếng ngọc, rồi khi đã gặp được rồi, tất cả đều được gom lại, ta mới dùng. Cái ky: Tức là trí huệ Tâm Đức của ta đựng cái nào là vật quí ta bảo quản giữ gìn, cái nào không phải thì tất đổ đi...
 
Vậy cái nghĩa bóng mà Đức Ngài nói là Pháp thì Qua hiểu như vậy: Người theo Đạo phải tạo cho mình một cái cuốc tức là ý chí của mình, phải dày công tìm trong kho bửu Pháp của Đạo mà học hỏi, học hiểu, biết được rồi giữ lấy làm hành trang tiến hóa cho mình là cái ky. Ngoài ra còn phải đem ra để giáo hóa cho bạn đồng sinh. Mọi người cũng phải biết tự làm như mình để anh trước em sau dẫn nhau về bồng đảo.
Qua thì hiểu thô thiển vậy, còn những bậc cao minh thì không biết giải thích ra sao?
 
149 - Bệnh Ôn dịch, Thổ tả tại Thánh Địa, Tây Ninh.
 
Đại Đạo có gặp phải một trận ôn dịch, thổ tả vào cuối năm 1927 đến đầu năm 1928. Không có thuốc đặc trị, nhất là cấp cứu, cho nên đồng đạo bị thâu thần quy vị rất nhiều. Vì bệnh truyền nhiễm rất nhanh và nguy hiểm đến tính mạng.
Lý do đồng đạo làm công quả quá đông, ăn ở thiếu thốn mọi phương diện, thiếu dinh dưỡng, và phương tiện vệ sinh chưa đồng nhất, bởi đồng đạo của chúng ta đã quen vệ sinh ngoài đồng, nhất là đồng đạo dân tộc Campuchia.
 
Thời kỳ đầu mở Đạo, khai thác rừng già lập Tòa Thánh và Thánh Địa, đất rộng bát ngát, cây rừng rậm rạp thu hút sự thoải mái, khiến người đi vệ sinh bừa bải, chính vì vậy đưa đến hậu quả khôn lường, sinh ra bệnh ôn dịch, thổ tả.
 
Tình thế cấp bách để chống lại bệnh dịch có ba phương thức:
1 - Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư cầu nguyện xin Thánh Bạch Thủy.
2 - Đức Hộ Pháp cho bài tập thể dục chống Ôn dịch.
3 - Đức Qu. Giáo Tông cho bài thuốc trị liệu rất đơn giản mà công hiệu.
Chỉ trong tuần lễ sau, kết quả khả quan, toàn thể đồng Đạo trở lại sinh hoạt bình thường.
Nhờ Đức Hộ Pháp hướng dẫn ( Mười Hai Bài Luyện Tập Thân Thể )
Và Đức Qu. Giáo Tông / Lê Văn Trung truyền công thức chế Rượu thuốc như sau:
Công thức làm Rượu chữa bệnh:
Hạt Tiêu đen 100g và Đậu xanh 0,50g. Lấy 0,50g hạt Tiêu đen đem rang chín, và tiếp theo rang 0,50g Đậu xanh.
Thực hiện Rượu:
1 - 0,50 hạt Tiêu đen đã rang, bỏ vào đáy chai Rượu.
2 - 0,50g Đậu xanh đã rang, bỏ vào tầng thứ hai của chai Rượu.
3 - 0,50g hạt Tiêu chưa rang, bỏ vào tầng thứ ba của chai Rượu.
4 - Ngâm 1L Rượu trắng, qua tuần lễ sau sử dụng được.
Chú ý: Ngậm Rượu thuốc và súc miệng thật lâu, cho sạch vi trùng, sau đó nhổ ra. Mỗi ngày ngậm một lần hay hai lần, nếu hơn tùy bệnh nặng nhẹ.
Nếu uống luôn vào bao tử cũng tốt. Ngậm Rượu thuốc vào miệng rồi nhả ra, bởi có nhiều người và phái Nữ không uống được Rượu.
Công Hiệu:
- Cải thiện hệ tiêu hóa và vấn đề dạ dày
- Trị được 18 bệnh thời khí
- Đối với sức khỏe rất công hiệu
- Một bất ngờ trị liệu được Dịch Corona Luhan. Theo lời xác định của cộng đồng Cao Đài, Thánh Địa.
 
150 - Thảm ! Thảm ! Thảm !
 
Đức Hộ Pháp suy tư rất nhiều, Ngài nói: " - Qua không phải không tin mà Qua cũng không dám tin, bởi việc không thể xảy ra.
" Thánh  Ngôn Hiệp Tuyển của Đức Chí Tôn có bài viết tiên đoán nỗi khổ của nước Việt Nam như sau:
- Thảm ! thảm ! thảm !
- Hà Nội, Huế, Hải Phòng, sa biển mạc, Sài Gòn, Chợ Lớn, nát như tương."
 
Một hôm, Đức Hộ Pháp nhập tịnh trong tầng hầm Âm-Dương của Trí Huệ Cung với thời gian bảy ngày-đêm. Sau khi xả tịnh, Đức Ngài ra ngoài, nhiều Tín đồ thấy đôi mắt của Đức Hộ Pháp đỏ hoe, và nước mắt rưng rưng khóc, toàn thể Tín đồ xúc động, âu lo hỏi thăm sức khỏe của Đức Ngài, hy vọng không có mệnh hệ nào đến bới Đức Ngài !
 
Đức Hộ Pháp trả lời: " - Qua không có bị gì hết, chỉ buồn, vì trong bảy ngày ở trên Ngọc Hư Cung, Qua cầu nài với Đức Chí Tôn, và chư Thần Thánh Tiên Phật xin gánh vác hết tất cả mọi sự khổ đau của chúng sanh.
 
Đức Chí Tôn và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật phán quyết với Qua, hễ xin gánh vác thì phải chấp nhận không than thở, Qua hứa, Qua vui vẻ hứa và chấp nhận, những nạn nào Qua cũng xin được mà nạn cộng nghiệp và tiêu diệt của chúng sanh, Qua xin lãnh thế, không được, nên Qua buồn.
Mấy em nói riêng, trong chúng sanh nói chung, thương Qua, thương Đạo, nói rõ hơn là mấy em thương bản thân của mấy em thì ráng chịu đựng cực khổ lo tu mới thoát được nạn tiêu diệt, chứ Qua cố gắng xin hết sức mà Luật Thiên Điều không tha thứ, mọi việc trừng phạt đã giao hết cho tay của Quỷ Thần nắm quyền.
Vào năm 1926. Nhân loại đã trải qua rất nhiều thiên tai,v.v...trong ấy có đất nước Việt Nam cùng chung số phận. Trận dịch Covid 19 năm 2020 (Canh Tý) toàn thế giới chết trên .... người.
 
151 - Văn Hiến Dân Tộc Quốc đảo Madagascar.
 
GH/ Labaticr cho biết những năm tháng Đức Hộ Pháp bị Thực Dân Pháp lưu đày ở Quốc đảo Madagascar. Đức Ngài dành thời gian cho mỗi sáng sớm mai, nhìn ra biển ngưỡng mộ Mặt Trời hướng Đông lòng ấm áp.
Và thấy được Madagascar sương mờ bao phủ vẫn còn âm u, Vũ trụ chưa mở ánh sáng nơi này, người còn lạc lõng trong màn sương. Tăng thêm nét bi thảm của miền đất còn tịch mịch. Vây quanh biển cả vương oai, hâm dọa cả một dân tộc Đông Phi như kẻ đang lưu đày. Chính tiếng sóng biển vẳng xa đưa vỗ vào bờ, thôi thúc Đức Ngài nghiên cứu truyền thống phong tục, tập quán Madagascar.
 
Đức Ngài để lòng chú ý dân tộc Madagascar, có những phản ánh nguồn gốc đa dạng quanh sự sống thương yêu nhau. Họ có những ảnh hưởng tương đồng về Đức tin, bởi có những độc đáo ẩn tàng Đông Nam Á.
 
Đức Ngài lưu ý về góc cạnh Văn hiến của Madagascar. Hy vọng trong tương lai Đạo Cao Đài truyền đến Châu Phi, qua những điểm tương đồng và hợp lý như sau:
1 - Chôn cuống rốn của một người mới sinh. 
Theo truyền thống, khi người phụ nữ sinh con, nữ hộ sinh sẽ đưa dây rốn, gắn vào nhau với rốn của người cha, trách nhiệm của người cha đem đi chôn, nơi khu vực tinh khiết của tổ tiên, đằng lên trên bởi một tảng đá bằng phẳng.
 
2 - Trước Khi Ăn Người Lớn  Cầm Thìa Trước.
Trong xã hội Madagascar (Malagasy), tôn trọng mọi người lớn tuổi là một phong tục truyền thống vẫn được thực hiện một cách cứng nhắc, chủ yếu ở các vùng nông thôn. Phục vụ trong khi bữa ăn, người nhỏ tuổi trong gia đình không được phép lấy thìa hay dao của mình trước người lớn tuổi, như Ông, Bà, Cha, Mẹ, dù khách đến nhà dùng cơm cũng vậy.
Một khi người lớn tuổi đã nhấc thìa thì tuần tự vai vế trong gia khởi động cầm thìa bắt đầu ăn.
 
3 - Lễ cắt tóc cho em bé.
Phụ nữ Madagascar sau khi sinh em bé, muốn cắt tóc phải đúng tháng thứ ba. Mỗi em bé sơ sinh sẽ trải qua lễ Hồi ala-volo, hay lễ cắt tóc. Một người trong gia đình có mái tóc đẹp (a tso-bolo) được mời cắt tóc cho bé con.
Sau khi cắt tóc, để tóc lên một cái đĩa hoặc bát lớn. Những lọn Tóc được trộn với mật ong và rễ củ như khoai lang. Các thành viên trong gia đình ăn thưởng thức hương vị hỗn hợp này.
Đây là một loại nghi thức cho phép bé hòa nhập hoàn toàn vào xã hội.
 
4 - Tất cả các ngôi nhà xoay về hướng tây.
Khi một người Madagascar xây dựng một ngôi nhà, có những nghi thức, và quy tắc cần được tôn trọng. Một trong những điều này là về hướng của ngôi nhà. Đức tin của Madagascar cho rằng ánh nắng mặt trời tốt nhất là vào buổi chiều, khi mặt trời bắt đầu lặn, vì vậy tất cả các ngôi nhà đều xoay về phía tây. Trong quy trình xây dựng truyền thống, mặt tiền nhà phía đông đóng lại không được có cửa sổ hoặc cửa ra vào. Cửa sổ thường chỉ được đặt ở phía bắc hay phía tây.
Khu dân cư trên đảo Nosy Lava
 
5 - Đầu giường phải quay mặt về hướng Bắc.
Bên trong ngôi nhà, để hấp thụ những nguồn năng lượng, sẽ tích cực lưu thông trong suốt. 
Mọi thứ phải được đặt đúng chỗ của phía Bắc là nơi khu vực của thánh thiện, nơi gặp gỡ Đức tin với sức mạnh của đấng thiên nhiên. Niềm tin của đồng bào Quốc đảo Madagascar, hạnh phúc và sự giàu có đều đến từ phía Bắc.
Giường bố mẹ được đặt ở hướng phía Bắc; phía Nam là nơi của bất cứ thứ gì liên quan đến sản xuất, và phía Tây là vị trí của những cánh cửa, qua đó mọi thứ không sử dụng đều vứt bỏ.
 
6 - Đính hôn trước khi kết hôn.
Bất kỳ lễ cưới nào, cặp đôi cần đính hôn theo truyền thống. Bước đầu tiên được biết đến với tên địa phương là vodi dry, hay lamb lamb, rump, đó là một cặp vợ chồng Madagascar (Malagasy), đính hôn chính thức. Điều này bao gồm việc mời chú rể giới thiệu trước mặt gia đình cô dâu, và chính thức Nam-nữ được nắm tay nhau. Chú rể phải tặng quà cho bố mẹ cô dâu, và anh chị em trong gia đình.
 
7 - Kiêng tráng tổ chức đám tang vào ngày thứ Năm.
Ngày Thứ Năm là ngày đầu tiên trong lịch Madagascar, ngày tốt nhất để bắt đầu sinh hoạt bất cứ điều gì bạn muốn. Đức tin của người Madagascar, được xem ngày thứ Năm thuận lợi cho mọi hoạt động, như xây dựng nhà cửa, lễ dựng vợ gả chồng,v.v...
Trái lại không nên tổ chức tang lễ vào ngày thứ Năm mà phải trước hay sau, vì nó có thể trở thành điểm khởi đầu của những cái chết tiếp tục trong gia đình. Nói chung, người Madagascar không bao giờ tổ chức chôn hay xây mộ vào ngày này.
 
8 - Ông-Bà qua đời sau bảy hoặc chín năm, lấy cốt lên bao bọc lại vải mới.
Phong tục của người dân Madagascar (Malagasy) được biết đến với tên là "fam famadihana". Nghĩa đen hãy trả lại những gì cho người đã chết.
Một khi cơ thể của người thân yêu được bọc bằng loại vải đặc biệt mới, gia đình sẽ lấy vải cũ đốt và rải xuống đất. Phong tục truyền thống của dân tộc Madagascar, lấy vải quấn xác chết nhiều lớp, rồi đem chôn, không dùng quan tài. Tuy nhiên tùy theo gia đình quấn vải tốt hay xấu.
Đám tang các thành viên trong gia đình đồng chứng kiến, hầu thấy người quá cố của mình, trước khi đem chôn phải mở và đóng lại bọc xác, để nhìn lại những kỷ niệm trong cuộc sống của người cha-mẹ,v.v...
Những cuộc họp mặt đoàn tụ gia đình lớn nhất khi có lễ cưới và tang lễ.
 
9 - Sức mạnh như một phước lành.
Người thân trong gia đình đi xa một thời gian dài, điều quan trọng đối với một người Madagascar là nhận được phước lành từ các thành viên lớn tuổi trong gia đình. Điều này được biết đến với cái tên là "Ny Ny tso" hay "drano zava-mahery", có nghĩa đen, chúc phước đại lành. Người dân Madagascar tin rằng các phước lành từ gia đình, và người đại diện, chủ yếu cha-mẹ, và ông bà sẽ giúp họ được thành công trên mọi việc làm, và tránh xa những lời nguyền rủa của người khác,v.v...
 
152  - Đức Hộ Pháp Kể Việc " Đức Chí Tôn Dạy Pháp Cho Ngài "
 
Nhân đến ngày Sinh Nhật của ĐỨC TÔN SƯ, tệ đệ xin chép lại bài, để đồng Đạo ta am tường luôn ĐẠO CAO ĐÀI của chúng ta có BÍ PHÁP: Giải Oan, Tắm Thánh, Độ Thăng , Đoạn Căn, Hôn Phối, Trấn Thần, Giải Bệnh là do đâu ?
Trong một lần vui vẻ, Đức HỘ PHÁP cùng các vị Phạm Môn trò chuyện, Ngài kể việc ĐỨC CHÍ TÔN dạy Pháp cho Ngài để cho quý thành viên Phạm Môn nghe.
 
Ngài nói : Vào một buổi tối, tự nhiên Ngài bắt muốn đi, đi miết vào bàn giấy viết.
Ngồi vào bàn, tay lấy giấy viết, lấy giấy viết xong.
ĐỨC CHÍ TÔN cầm tay Ngài vẽ vẽ chữ BÙA và dặn Đức Ngài :
-- Ngày mai, phải sắm sẳn giấy viết từng tờ riêng biệt, viết chì vót nhọn sắm sẵn cho nhiều , giấy trắng từng tờ cũng cho nhiều để THẦY dạy Pháp. ĐỨC CHÍ TÔN cũng cho Ngài biết là lúc nãy THẦY đã kéo con vô bàn đó. Nhớ là chỉ một con thôi
 
Qua đêm sau, cũng tại bàn, ĐỨC CHÍ TÔN giáng, cầm tay Ngài từng tờ một liên tục , còn viết chì thì tà ngọn nào là bỏ lấy cây khác, cứ thế kéo dài mãi cho đến khi xong mới thôi
 
Khi xong, kiểm lại hết 3 lố viết chì, chỉ còn vài cây, còn giấy trắng thì đầy đất . Đức Ngài nhặt lên xem rồi sắp lại thứ tự. Đức Ngài thầm khen ĐỨC CHÍ TÔN đáo để. Ông quá kỹ , chỉ từ nét, chỉ từ chữ, từ phần và số thử tự thì niêm san sát.
 
Từ đó , Đức Ngài bắt đầu học và thực tập, học hoài thôi, học cố để mà nhớ mới được vì ĐỨC CHÍ TÔN bảo:
" BÍ PHÁP nầy lộ ra ngoài cho kẻ nào biết được thì Đạo THẦY sẽ hoại. Con cố gắng họ cho xong. Nắm cho chắc, rồi con đốt đi "
 
Học kỹ rồi, nắm được rồi : Ba phen Ngài định đốt, nhưng sợ lở quên rồi thì làm sao ? Đốt rồi còn gì coi lại. Đức Ngài xem đi xem lại xem tới xem lui, nếu một lần nữa và thực tập thật là hoàn hảo đến lúc Đức Ngài thật sự tự tin , không có gì trở ngại nữa , không còn gì lo .
Ngài đốt đi, mà lòng vẫn yên, không tiếc nuối vì coi như Ngài đã thuộc lòng
 
Bí Pháp mà Ngài đã được thọ truyền nơi ĐỨC CHÍ TÔN . Đức Ngài có truyền lại vài Pháp chính cần thiết sử dụng trong Đạo như: Giải Oan, Tắm Thánh, Độ Thăng, Đoạn Căn, Hôn Phối, Trấn Thần, Giải Bịnh. Còn nhiều nữa nhưng chưa phải lúc Ngài truyền.
 
Đức Ngài nói: thật là hữu hạnh. Vì từ Khai Thiên Lập Địa tới giờ. ĐỨC CHÍ TÔN chỉ mới giao cho HỘ PHÁP lần đầu tiên mà thôi, chưa giao cho người nào cả
 
Cái hữu hạnh lớn nhất là lúc Đức Ngài được ĐỨC CHÍ TÔN cho Đức Ngài vào Kho Bí Pháp . ĐỨC CHÍ TÔN giao cho Ngài một cái chìa khoá, cho phép mở cửa Kho Bí Pháp của ĐỨC CHÍ TÔN
 
Đức Ngài trình bày:
Cái Kho ấy hình bát giác có bát quái, kín bít. Chỉ có 2 cửa mà thôi. Cửa trước và cửa sau
 
ĐỨC CHÍ TÔN hỏi :
- Con mở cửa nào vào
Ngài trả lời : Con mở cửa trước vào
 
ĐỨC CHÍ TÔN bảo :
" Không được, đây là kho Bí Pháp để tạo dựng Càn Khôn Vũ Trụ từ ngàn xưa, không bao giờ mở cửa trước cả, chỉ được mở cửa sau mà thôi
 
Thế là Đức Hộ Pháp vâng lời ĐỨC CHÍ TÔN đi cửa sau vào .
Cửa vừa được mở, cả muôn ánh hào quang sáng rực rỡ, chói lọ chiếu ra. Ngài bước vào trong. Ngài chỉ lựa những Pháp nào quí hiếm, rất quan trọng mới lấy, còn loại thường thường không cần
 
Kể đến đây, Ngài Khai Pháp vội hỏi: Vậy là Thầy đã thâu hết Thập Nhị Huyền Công rồi
Đức Hộ Pháp nói tiếp:
Ra khỏi cửa, theo sau lưng Ngài là đám quỷ. Nó chỉ nhận được hào quang của Bí Pháp, nó đem xuống thế gian nầy mà tạo nên quyền pháp cở đó. Nếu nó được vào Kho thì không biết cỡ nào nữa.
Ngài tiếp: Bởi vậy, trước mặt là Hộ Pháp, sau lưng Hộ Pháp là đám quỉ vậy, nhớ hồi mới Khai Đạo tại Chùa Gò Kén . ĐỨC CHÍ TÔN bảo Đức Hộ Pháp đứng trên Ngai ngó thẳng vào ĐỨC CHÍ TÔN. Lúc đó ĐỨC CHÍ TÔN mượn Đức Cao Thượng Phẩm để CHÍ TÔN Hành Pháp Trấn đàn.
 
Đức Ngài đứng trên Ngai, ngó thấy Đức Thượng Phẩm, đứng trước mặt mình trong giữa Điện, mặt ngó ngay Đức Ngài, tay cầm nhang vẽ vẽ, đứng xa nhìn lại Đức Hộ Pháp có cảm tưởng là tay Thương Phẩm có ý ngoắc ngoắc mình vậy.
Chính vì thấy thế cho nên Đức Ngài mới bỏ Ngai đi lại gần Đức Cao Thượng Phẩm, trong ý hỏi xem Đức Thượng Phẩm kêu lại có chuyện gì, vừa bước khỏi Ngai 3 bước, thì Quỷ lộng phá liền tức thì, đó là :
- Nhập vào Lê Thế Vĩnh xưng là TỀ THIÊN ĐẠI THÁNH.
- Nhập vào Vương Thanh Chi xưng là QUAN ÂM BỒ TÁT.
 
Bấy giờ Đức Ngài mới giật mình mới biết cáo Oai Quyền của HỘ PHÁP khi trấn ngự trên Ngai
 
153 - Đức Hộ Pháp Trên Đảo Madagascar Gặp Tín Đồ Cao Đài Đi Lính Pháp.
 
Đức Ngài Hỏi:
- Anh em tình nguyện tùng chinh đi lính Pháp đánh Đức, có một tốp được đưa qua Madagascar. Đức Ngài nhớ các tín đồ đi lính, họ cũng nhớ Đức Ngài mà đâu tưởng bao giờ có ngày hội ngộ, nhưng trong số được đưa lên đảo, phần nhiều là người miền Trung, người Bắc, còn người miền Nam chỉ có 13 người. Một người Trung Kỳ nói: " - Ê tụi Sài Gòn bây có quen với ông già chống gậy đằng kia không ? Ông cũng người Nam phần, đâu lại coi có nhìn bà con không ?"  
Anh 8 Quận lại gặp, Ngài hỏi thăm: " - Em ở đâu? Đi lính hồi nào ? do Pháp bắt hay tình nguyện ?".
Anh Quận trả lời: "Tôi là tín đồ Cao Đài vâng lịnh Đức Giáo Chủ tình nguyện đi đánh Đức.
- Ngài hỏi: "Cao Đài nào ?"
- Cao Đài Tây Ninh.
- Tây Ninh thiệt không ?
- Dạ thật.
- Ngài hỏi tiếp: "Con biết Đức Giáo Chủ không?"
- Dạ con mới nhập môn nên không biết mặt.
- Ngài ôm anh, vỗ ngực mà nói rằng: "Thầy đây con (rồi òa khóc) con đi mấy đứa? kêu chúng nó lại cho Thầy thăm."
Anh Quận mừng quá chạy về trại lính cho anh em hay lại chào Thầy.
Có ba người gặp trước là quý anh Tám Quận, Chín Tháo và Mười Phụ; thấy dáng Thầy thì Tháo và Phụ chạy riết lại không chào hỏi, mỗi người ôm một giò nhấc bổng Thầy lên cao; muốn kêu Thầy mà kêu không ra tiếng, cảnh quấn quít thầy trò tương ngộ nó đậm đà trong yên lặng, nó thâm trầm, nó thiêng liêng không bút mực nào tả cho cạn lý được.
Bốn thầy trò quấn quýt nhau trong giây lâu, Thầy mới trấn tĩnh nói: "Con kêu hết mấy đứa khác cho Thầy thăm, còn bao nhiêu nữa ?".
Tám Quận nói: "Dạ chúng con có 13 đứa Cao Đài".
Thầy hối kêu lại, sự mừng rỡ không kể xiết.
1 . CTS Tháo
2 . Thôi
3 . Phu
4 . Dương
5 . Quận
6 . Ái
7 . Lăng
8 . Lễ
9 . Hoài
10 . Lợi
11 . Lên
12 . Thông Sự Én
13 . Lân
Thầy dắt anh em lại nhà Thầy ở, giới thiệu với bà Đầm chủ nhà là vợ ông Thiếu Tá Dessange có nhiệm vụ đưa Ngài về Việt Nam, bà cũng mừng. Anh em mời Thầy đãi một tiệc, Thầy trò trút bầu tâm sự không bút mực nào tả cho hết.
Thầy mời các chiến sĩ, đãi tại nhà Bà Đầm vì chính bà cũng có ý mời các anh em.
Hân hạnh thay ! Tưởng rằng kẻ hy sinh luôn luôn bị thiệt thòi vì chánh nghĩa, nhưng có những phút an ủi tâm hồn mà không ai dự tính trước được nó đã diễn biến như vậy.
 
154 - Đức Hộ Pháp giáng cơ ngày 8-3-1965
 
Ôi nạn áo mão, Bần Đạo cậy Hiền Hữu (Bảo Thế) để tâm sắp đặt hầu dìu dẩn giùm họ. Nên bảo họ nhớ rằng: Nếu họ không biết trọng luật pháp và cố tâm bảo thủ sự nghiệp quí báu ấy, nếu Phước Thiện bị nạn lọan lạc tan rã thì sự nghiệp Đạo đức của họ cũng tan rã luôn. Đáng thương hại là khi ban sơ phải nhờ bao nhiêu sự hy sinh: cả sanh mạng lẫn tài sản của họ mới nên đồ sộ như hôm nay.
Nếu họ quá tự nhiên và quá tự ái, không tùng theo Hiệp Thiên Đài thì dầu cố tạo cũng vô ích, vì thất nhơn tâm, hạng hiến thân tan rã; chừng ấy có ăn năn thì đã muộn. Bần Đạo cũng không làm sao mà cứu vớt về chức vị của họ…
Giải pháp Hòa Bình còn chớ giá đắc ấy cũng do tai nạn ách nước. Đã vậy buổi đầu chia đôi quốc thể, vì bổn phận Giáo Chủ một nền Quốc Đạo Cao Đài nên đứng ra trương cương lĩnh gọi hòa bình hầu thống nhất sơn hà ngăn giòng hồng lệ. Những nhà cầm quyền hai miền cố tranh quyền lấn thế, ỷ sức ngoại bang, dục tấn lửa binh, chiến sĩ tiếp tục ăn gan uống huyết lẫn nhau vì mối danh lợi ảo huyền. Ấy là Thiên Cơ đã định, dầu Bần Đạo cố gắng cách nào cũng không qua Thiên Điều dĩ định mới nhận là: “Ta muốn vậy mà Trời chẳng vậy”.
 
155 - Đc H Pháp thuyết ti Đn Thánh đêm 29-6-Qúi T (1953)
 
Chúng ta đã ngó thấy Đức Chúa Jesus đã chia từng miếng bánh mì, chia từng miếng cá cho kẻ nghèo.
 Ta ngó thấy Đức Thích Ca đi hành khất đem về Cấp Cô Độc Viên để nuôi kẻ nghèo đói.
Ta ngó thấy Đức Lão Tử là một vị quan nhà Châu mà Ngài còn bỏ quan đi theo dạy một người học trò là ông Doãn Hỹ vì bất công của xã hội nhơn quần, bất công của cả cái sống ở thế gian, nên cái phương an ủi tâm hồn, ta ngó thấy từ trước đến giờ, không có vị giáo chủ nào không lấy căn bản “Thùy từ mẫu khổ” làm chơn thật.
Ấy vậy nền chơn giáo nào không theo thuyết của Đức Chí Tôn và Đức Lý đã dạy, dầu cho cái thuyết ấy nó cao siêu thế nào, nhưng họ chưa có chịu khổ cùng nhơn loại, tức nhiên chúng ta để dấu hỏi mơ hồ, không phải là chánh giáo.
 
156 - Đức Hộ Pháp trả lời đài Pháp Á ngày 20-6-1953 về tâm linh:
 
Chúng tôi là Cao Đài và danh hiệu Cao Đài cũng như danh hiệu Thông Thần và Giáng Thần; vậy con người phải luân hồi: sanh, thác, tái sinh và tiến hóa là “Luật Trời”.
Tâm Linh không có Tổ Quốc, Tâm Linh phổ biến ở nơi nào cần, Tâm Linh tu ở nơi nào phù hợp, không phân biệt màu da, tôn giáo, tổ quốc. Tất cả những trở học chia rẽ loài người đối với Tâm Linh không bao giờ có; vì Tâm Linh là một vị chúa tể, chúa tể ở ngôi ba tức là Thánh Thần. Tất cả người Cao Đài không bao giờ nghĩ đến những sự dị đồng về chủng tộc đang chia rẽ nhân loại hiện giờ.
Tổ Quốc thật của tinh thần ở trong vũ trụ.
 
157 - Lý Thái Bạch giáng cơ ngày 23-7-1934
 
- À ! buổi nào lão cũng vẫn vậy. Lão nói thật rằng chẳng chi làm cho Lão nao núng, vì Đạo phải tùng đời. Lão đã nặng mang trách nhiệm thay thế cho trọn Ngọc Hư cầm Thiên Thơ cho đến ngày Hộ Pháp qui vị đặng giao lại thì tất nhiên phận sự đôi bên phản ngược. Ấy vậy Hiền Hữu (1) và Hộ Pháp đã chán hiểu rằng: Nhị vị Hiền Hữu chuyển Thế Đạo, vì tư vị mà tùy theo phàm tánh, nên Thể Pháp không y Thiên Điều, làm nền Đạo chinh nghiên rối loạn. Còn thoảng như Lão phải tùy phàm tánh của kẻ phản Đạo lộng quyền mà day trở Thiên Cơ thì Đạo ngày nay đã tan tành rồi. Lão tưởng Đạo chết đã lâu rồi chớ ?
Lão nói thật dầu đối với nhị vị Hiền Hữu là người tín dụng của Lão đi nữa mà sự hành động chẳng hiệp với Thiên Thơ thì chính tay Lão trừ răn, chớ không để lòng tư vị.
(1) Đức Quyền Go Tông.
 
158 - Người Tín Đồ Cao Đài Cần Biết Nhà Tù Nosylava, Madagascar (Châu Phi)
 
Phong cảnh nhà tù Nosylava tọa lạc giữa biển của Quốc đảo Madagascar, với một cảnh thiên nhiên, nước màu ngọc lam, bãi biển quyến rũ, tuy gọi đảo nhưng ở đây thuộc vào rừng già xanh núi đỏ, đá vôi, đá xanh. Phong cảnh hữu tình, và sự tươi tốt được dự phần chi phối bởi những cây cọ... Nhưng nào ai biết Nosy lava là một nơi có nhà tù độc đáo không thể nào diễn tả hết sự tàn nhẫn của loài người, đã đến nhà tù Nosylava chỉ để xương trắng lại đây, bởi chế độ Thuộc địa Pháp chọn địa danh này là có lý do của nói. Tù nhân không thể trốn thoát, do chung quan vùng nước biển sâu, thánh địa của cá mập.
Nosy lva nằm ở phía tây bắc Madagascar, lối vào vịnh Narinda, phía nam Nosy Saba, gần Analalava. Hòn đảo nhỏ này, cùng với năm hòn đảo khác, tạo thành Quần đảo Mitsio (Tsarabanjina, Grande Mitsio, Nosy Lava, Nosy Ankarea, Four Brothers và Beaver Bank).
 
Ngoài vẻ đẹp hiền hòa thiên nhiên của Nosy lava, nhà tù này chìm trong lịch sử của thuộc địa Pháp. Một nhà tù lao động khổ sai giam giữ tù nhân lưu đày biệt xứ, đã trở thành một trong những nơi nổi tiếng bàn tay sắc của Đế quốc Pháp, được xây dựng vào những năm 1900.
 
Phần còn lại của nhà tù có những tù nhân không tên tuổi, sống âm thầm không có tiếng nói của lương tâm chú ý, dù đó là một tù nhân bị kết án oan sai !
 
Địa danh nhà tù Nosy lava điểm thu hút tù nhân chính trị, đến từ những thuộc địa của Pháp như Châu Á, Châu Phi,v.v...Những thập niên 1940, tù nhân Đông Đương với một danh sách dài thườn thượt, trong đó có những Thầy tu Cao Đài như Đức Phạm Hộ Pháp, Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, Phối Sư Ngọc Trọng Thanh, Giáo Sư Thái Gấm Thanh, Giáo Sư Thái Phấn Thanh, và Sĩ Tải Đỗ Quang Hiển.
 
Những ai đã đến Nosylava cũng cảm nhận được lạnh buốt thấu xương người, bởi chồng chất ngổn ngang nỗi đau thương, vừa thể xác lẫn tâm hồn, khiến tù nhân đắm chìm trong nỗi sợ hãi, dù ngoài đời anh hùng vang danh tứ hải, vào đây cũng bị khuất phục, bởi lao động khổ sai ngoài khả năng, trừ phi những người có bản lãnh vì Đạo hay đời, hy sinh vì đất nước dân tộc mới xem thường nhà tù Nosylava.
 
Những cảnh lao động khổ sai diễn ra hàng ngày, và điều kiện sống của các tù nhân làm thân con kiến đi kiện củ khoai. Chính nhà tù Nosylava đã giết chết hai Ngài Thái Gấm Thanh, và Sĩ Tải Đỗ Quang Hiển cũng vì lao động quá sức người !
 
159 - T Giác, T Huệ, Vạn Pháp
 
            Nguyên do Đạo Cao Đài Tòa Thánh, Tây Ninh có ba Đạo Sở: Trí Giác Cung, Trí Huệ Cung, Vạn Pháp Cung.
            Thật sự thời xưa Ngài Phạm Công Tắc còn sanh tiền Đức Ni có nói: " Theo quán tính tâm linh thì Qua tin tưởng vào vũ trụ càn khôn, có Trời Đất, có Thượng Đế tạo ra vạn vật, thú cầm, nhân loại, nhưng Qua không tin vào cơ bút, đến khi anh Cao Quỳnh Cư gọi Qua vô cầu cơ chấp bút, Qua cũng thấy có gì đó lạ lạ ngoài sự tưởng tượng của Qua, nhưng Qua cũng không thể tin có Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng cơ dạy Đạo, biết đâu ở đây có gì đó phức tạp, mà cơ dạy cho toàn là những điều mà Qua làm không được, như là: Thuyết Đạo, truyền Đạo, mở Đạo, xây dựng Tòa Thánh, làm sao Qua dám tin, trong khi đó ở nhà cho Qua ăn học chỉ ở mức trung học mà nhà của Qua cũng chỉ là bậc trung nông không giàu không nghèo, so với việc làm mà Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy thì Qua không thể làm được, đã vậy mà Đức Ngọc Hoàng còn nói: Muốn giàu Thầy hứa đem cho của, cái của cái công phải trả đồng, lúc đó Qua chỉ có làm Thư ký cho Sở Thương Chánh Sài Gòn là mừng rồi, gia đình của Qua là một trong số gia đình tri thức cả nhà là Tín Đồ của Đạo Công Giáo, sống rất cẩn thận kỹ lưỡng, sợ nhất là mắc nợ, cho nên điều mà Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng cơ dạy Qua không thể làm theo, bởi vì thế mà Qua không tin được vào cơ bút có Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng dạy, làm theo có bề gì thì ai chịu đây ?."
 
            Từ nguyên do này mà Đức Thượng Đế tạo ra một niềm tin đặc biệt cho Ngài Phạm Công Tắc, là muốn nhắc nhở lại điềm báo trước lúc Ngài Phạm Công Tắc còn thiếu niên được thấy chiêm bao về Thiên Đường gặp Đức Thượng Đế, Đức Thượng Đế cho Ngài PCT ăn ba chiếc bánh để xuống dưới trần lập công mở Đạo còn biết đường về với Đức Thượng Đế, có nghĩa là không bị vật chất quyến rũ đắm chìm nơi thế tục.
 
            Bằng chứng là muốn giàu Thầy đem cho của, những cái của công phải trả đồng đều, có được ba nơi Cung Động là ba chiếc bánh mà Ngài PCT đã ăn từ trước, mà đã ăn bánh no đủ rồi thì phải mở Đạo và lập thành Hội Thánh cho Đức Thượng Đế là cái công, phải trả đồng, nếu không trả đồng thì phạm tội với Thiên Điều, nên sau này dù khó khăn bị mọi áp lực quyền hành của người thế gian nghi kỵ đến nỗi phải tù đày, Ngài PCT cũng phải làm cho xong việc rồi mới được trở về với Đức Thượng Đế.
 
            Đặc biệt cho Ngài PCT thấy sự linh ứng là: Lúc Ngài ăn ba chiếc bánh mà Ngài ăn không hết, chỉ ăn có hai chiếc rưỡi, nên Đức Thượng Đế cho Ngài PCT tạo ra được thành hình hai nơi là: Trí Giác Cung và Trí Huệ Cung, còn Vạn Pháp Cung vật chất tài sản phì nhiêu mà Ngài PCT không có bản vẽ thiết kế xây dựng được, cho tới Ngài PCT Qui Thiên, Vạn Pháp Cung phải chịu lở vở tới ngày nay không có kiểu mẫu để xây dựng.
 
            Điều mà Đức Thượng Đế làm cho Ngài Phạm Công Tắc khâm phục hơn để hết mình mà lo Đạo, đó là tất cả các tín đồ qui tùng Ngài PCT để thành lập ra ba Cung Động là nhóm cầu cơ được Đức Lý Thái Bạch giáng cơ dạy Đạo vào năm 1928, tại nhà của Đinh Công Trứ (Ông Hai) ở Phú Mỹ Tiền Giang, gần Thánh Thất Khổ Hiền Trang hiện nay.
 
            Khi nhóm người này đã thành hình thức tổ chức hoạt động tu chơn là làm theo cơ bút riêng, không hề liên quan đến việc làm của Ngài Phạm Công Tắc, sau đó Đức Lý Thái Bạch dạy đúng ngày giờ hướng dẫn tất cả tới qui tùng Ngài PCT.
 
            Lúc này Ngài Phạm Công Tắc rất ngạc nhiên vì có nhóm Đạo Cao Đài do Đức Lý Thái Bạch tổ chức hoạt động riêng mà toàn là nhân tài nhà thơ nhà văn tuyệt tác, sau đó Ngài PCT mới cầu cơ hỏi Đức Lý Thái Bạch, Đức Lý trả lời cho biết là Đức Thượng Đế bảo làm như vậy, và kêu Ngài PCT cứ thâu nhận số người tín đồ này dạy Đạo và hướng dẫn thành lập ba nơi tu chơn mà lập công đặng trở về. Ngài PCT vâng lịnh làm theo và phát triển tốt cho tới bây giờ.
 
            Đây là điều mà để cho Ngài PCT tin tưởng vào sự linh thiêng nơi Đức Thượng Đế tuyệt đối không dám lơ lửng tư tưởng nữa, cho nên người nào tu hành theo lối tu chơn là tu theo nguồn gốc thành lập của Đức Lý Thái Bạch mà tùng lịnh thì tùng lịnh nơi Đức Hộ Pháp, nhưng lại nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp của Đạo từ nơi Hội Thánh, trực thuộc của Hiệp Thiên Đài, chứ không phải tu chơn là tu theo đường lối của Đức Hộ Pháp.
 
            Lý do Đạo Cao Đài của Tây Ninh có ba Trụ Sở Trí Giác Cung, Trí Huệ Cung, Vạn Pháp Cung là như vậy, nơi ba trụ sở này gọi là Thiên Địa Nhơn, tức là: Tu thế nào được Thiên Thời, Địa Lợi, Nhơn Hòa, là thành Đạo.
 
            160 - Năm 1952. Thái tử Norodom Sihanouk chính thức mời Đức Hộ Pháp thăm viếng Phnom Penh, Campuchia.
 
            Thái tử Norodom Sihanouk tổ chức nghi lễ tiếp rước Đức Hộ Pháp long trọng theo nghi thức Quốc khách của Hoàng gia. Phối trí một Tiểu đoàn Ngự Lâm Quân quân nhạc dàn chào.
            Sau khi Đức Hộ Pháp tiến qua cửa chánh Hoàng thành, vào đến bên trong trước dừng xe Hoàng cung, di chuyển tiếp 10m vào Cung điện riêng của Thái tử.
 
            Thái tử Sihanouk đích thân ra bên ngoài cửa Cung điện tiếp rước Đức Hộ Pháp, hướng dẫn Đức Ngài vào Cung điện. Đức Hộ Pháp được Thái Tử mời an tọa, đối diện kề bên nhau trên chiếc trường kỷ của bộ salon to lớn đặt trung tâm đại sảnh Cung điện.
Đoàn tùy tùng của Đức Hộ Pháp gồm: Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước, Ông Giáo Sư Tuy, Ông Giám Đạo Lợi, Thiếu tướng Lê Văn Tất và một số Chức Cắc, Chức Việc Thánh Thất Phnom Penh. Ngồi trên những chiếc ghế của bộ salon xanh, cách xa trường kỷ trung tâm đại sảnh Cung điện 4m.
 
            Thái tử và Đức Hộ Pháp sử dụng Pháp văn thảo luận việc nước của hai Quốc gia, tình hình chính trị liên quan đến Campuchia-Việt Nam và Quốc tế, trong tinh thần tương kính, rất chân thành, và cởi mở, thảo luận trên 2 giờ.
 
            Cuộc thăm viếng lần thứ hai này. Đức Hộ Pháp trọng tâm cổ vũ, khen ngợi Thái tử đã lãnh đạo một cách anh minh và cương quyết đấu tranh giành độc lập cho nước Campuchia mà Thái Tử Sihanouk đã thành công rực rỡ.
Thái Tử Sihanouk và Đức Hộ Pháp. Tuyên bố chung: Hợp tác gìn gữi an ninh biên giới, bảo vệ an ninh đồng bào Việt Nam-Campuchia.
 
            Cuộc thảo luận chấm dứt, trước khi chia tay, Đức Hộ Pháp giới thiệu thành phần tùy tùng với Thái tử. Đặc biệt Thái tử hỏi thăm Thiếu Tướng Lê Văn Tất, bởi liên hệ tốt giữa hai Quân đội Cao Đài và Campuchia. Thái Tkhen ngợi lòng dũng cảm của Quân đội Cao Đài, và mời Thiếu Tướng Lê Văn Tất trình bày thành quả của Quân đội.
Thiếu Tướng Lê Văn Tất cho biết: " -  Quân đội Cao Đài chính thức thành lập vào năm 1943, trước khi Đệ Nhị thế chiến kết thúc năm 1945. Cùng năm, người Pháp kéo quân đội trở lại để mong tái chiếm nước Việt Nam, hầu làm thuộc địa như xưa, nhưng tình hình đã thay đổi.
Nguyên nhân có Quân đội Cao Đài trên tinh thần tự lập, vì mục đích chống Pháp, với quân số hiện diện trên 20 ngàn tay súng, vũ khí, quân trang đủ sức bảo vệ Thánh Địa Tây Ninh, và các Thánh Thất Cao Đài ở khắp nơi. "
 
            Nhân dịp này, Thiếu Tướng Lê Văn Tất trao tặng cho Thái tử một máy phát-thâu thanh mang tay dùng vào việc liên lạc giữa các đơn vị quân đội, đóng cách xa nhau hàng 5, 7 trăm cây số và một khẩu súng "Colt 12" do công xưởng của Quân đội Cao Đài ở Bến Kéo (Tây Ninh) phỏng theo kiểu máy và súng của Mỹ chế tạo thành công một cách hoàn hảo.
 
            Thái tử Norodom Sihanouk rất hài lòng. Thiếu Tướng Lê Văn Tát phát biểu tiếp: " - Ngày nào Thái tử có cần dùng bao nhiêu để cấp bổ sung cho Quân đội Hoàng gia thì Bộ Tham Mưu Cao Đài sẽ gởi lên tặng."
 
            Thái tử Norodom Sihanouk xem hai tặng phẩm quân dụng một cách kỹ lưỡng, luôn miệng khen ngợi, vui cười chấp nhận, và cảm ơn cả phái đoàn. Kế đó Đức Hộ Pháp cùng phái đoàn chào từ giả, Thái tử Norodom Sihanouk tiễn đưa Đức Hộ Pháp ra tận ngoài cửa Hoàng Cung, Dàn chào Tiểu đoàn Ngự Lâm Quân và đoàn quân nhạc tiễn đưa, đồng bào Campuchia hai bên đường vẫy tay cờ chào.
 
161 - Hiểu Thêm Về Giá Trị Của Phẩm Vị Thập Nhị Đẳng Cấp Thiêng Liêng.
 
Một hôm, Đức Hộ Pháp nói với mấy vị Phạm Môn:
– Vua Thành Thang ngày xưa có ghi câu: “Cẩu nhựt tân, nhựt nhựt tân, hựu nhựt tân”; ngay chỗ bồn tắm của Ngài, xem đó để mà tu sửa hằng ngày.
Một vị vua vào bậc Thánh chúa như vậy mà chỉ thực sự vào hàng Tân Dân thôi.
 
162 - Ban Chỉnh Đạo Thánh thất An Hội, Bến Tre.
 
            Những tháng trước khi Đức Quyền Giáo Tông (Lê Văn Trung) Triều thiên.
Tòa Thánh Tây Ninh có những mâu thuẫn nghiêm trọng giữa các chức sắc cao cấp, dẫn đến việc ly khai và hình thành nhiều chi phái độc lập. Bản thân ông Nguyễn Ngọc Tương, vai trò là một Chức sắc lo việc giáo đạo, ông Tương đã nhiều lần thuyết phục các Chức sắc cao cấp tránh việc ly khai, nhưng không thành công. Chính Ông Tương mới rời khỏi Tòa Thánh, Tây Ninh về Thánh Thất An Hội, tỉnh Bến Tre lập Ban Chỉnh Đạo, vào ngày 24 tháng 7 năm 1934, và lập văn phòng tại Thánh thất Bình Hòa (Gia Định). Sau đó ông cùng với ông Đầu sư Lê Bá Trang tổ chức một Đại hội ngày 14 tháng 10 năm Giáp Tuất (tức 20 tháng 11 năm 1934) tại Bến Tre, có mặt các đại diện của 85 Họ Đạo trong 18 tỉnh Nam phần (trên tổng số 135 Họ Đạo thời 1934. Tham dự chừng 1.300 người. Đại hội táng thành chương trình Chỉnh Đạo và thành lập một Ban Chỉnh Đạo do phái viên của 18 tỉnh công cử. Bấy giờ, Ban Chỉnh Đạo vẫn tự xem là một tổ chức thuộc Hội Thánh Cao Đài Nguyên Thủy tại Tây Ninh. Tòa Thánh Tây Ninh tất nhiên không nhìn nhận Ban Chỉnh Đạo.
 
Ban Chỉnh Đạo vừa thành lập buổi sáng, chiều tái nhóm thì được điện-tín Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt triều thiên (Lê Văn Trung). Tiếp theo đó tại Tây Ninh, Hộ pháp Phạm Công Tắc và Đức Lý Giáo Tông lập Nghị Định ngày 12 tháng 12 năm 1934 xem các nhóm ly khai khỏi Đạo gốc là Bàng Môn Tả Đạo. Sự hòa hiệp với Tòa Thánh Tây Ninh không giải quyết được, đưa đến quyết định của Đại hội Ban Chỉnh Đạo ngày 18 tháng 1 năm Giáp Tuất (tức 21 tháng 12 năm 1934) tổ chức Hội Vạn Linh từ 8 đến 11 tháng 1 năm Ất Hợi (11 đến 14 tháng 2 năm 1935) tại Thánh thất An Hội, Bến Tre. Thành lập Hội Thánh riêng để hành Đạo.

* HT / Huỳnh Tâm
Bốn Thu, Rừng Thiên Nhiên, Tòa Thánh, Tây Ninh (1970-1974)
Cập nhật lần cuối Thu, Canh Tý (2020).
 
Tiếp Theo Quyển II
Mục Lục:
1 - Thần Đồng Vấn Nguyệt.
2 - Cảnh Giới Thử Thách Vĩ Nhân.
3 - Đức Chí Tôn Lấy Quyết Định Lập Cảnh Giới Thánh Địa Tây Ninh.
4 - Thiên Phú Quần thể Tòa Thánh Tây Ninh.
5 - Hành Trình của một Tín Đồ Cao Đài.
6 - Thiên Tính Đại Đạo
7 - Đức Chí Tôn Ban Truyền Quốc Đạo, Đức Hộ Pháp Thực Hiện.
8 - Quân Chủ Lập Hiến.
9 - Đức Hộ Pháp Hành Pháp Giải Bệnh I
10 - Đơn Hùng Tín Cầu Xin Được Siêu Rỗi.
11 - Xe Của Đức Hộ Pháp Bị Hư Láp Giữa Đường.
12 - Ba Vị Chánh Phối Sư Nhận Tân Kinh.
13 - Đức Hộ Pháp Giải Nghĩa Con Suối Tại Trí Huệ Cung .
14 - Đức Chí Tôn Ban Huyền Diệu Cho Đức Hộ Pháp Từ Thuở Thiếu Thời.
15 - Đức Hộ Pháp Từ Thuở Thiếu Thời Được Đức Chí Tôn Ban Ân Huyền Diệu.
16 - Ngài Phối Thánh Giáng Cơ: Dặn Dò Quý Vị Trong Phạm Môn Phước Thiện
17 - Đức Hộ Pháp Được Dịp Quen Một Phụ Nữ Có Chí Lớn.
18 - Đức Hộ Pháp Dạy Rằng: Khi Vào Lạy Cúng Ông Bà Chung, Tại Hậu Điện Báo Ân Từ.
19 - Đức Hộ Pháp: Gặp Cơ Hội Học Võ Thuở Còn Làm Việc Đời.
20 - Đức Chì Tôn Dùng Huyền Diệu Sắp Xếp Việc Sai Đức Hộ Pháp Đi Nam Vang.
21 - Đức Chí Tôn Cho Đức Hộ Pháp Và Quý Chức Sắc Biết Người Tu Đã Có Mặt Khắp Nơi Và Có Người Đạt Pháp.
22 - Đức Hộ Pháp Gặp Đức Nhàn Âm.
23 - Người Hoa Cúng Miếu Bà Linh "Cửu Thiên Huyền Nư".
24 - Đức Hộ Pháp Giải Bệnh Cho Vua Sãi Campuchia.
25 - Đức Hộ Pháp Vận Dụng Huyền Linh Phá Mê Tín.
26 - Lữ Bất Vi Cầu Xin Đức Hộ Pháp Dẫn Độ.
27 - Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Gabriel Gobron Tham Dự Hội Nghị Tôn Giáo Quốc Tế.
28 - Nhà Từ Thiện Suốt Đời Làm Thiện Mà Không Siêu Thoát .
29 - Lễ Khai Bình Cơ .
30 - Ông Giáo Thiện Linh.
31 - Đức Thượng Phẩm Dặn Dò Đức Hộ Pháp Nên Xá Bồn Hương Khi Cầu Cơ.
32 - Những Người Kháng Chiến Theo Cộng Sản Gặp Đức Hộ Pháp.
33 - Đức Hộ Pháp Dạy Các Vi Hành Pháp .
34 -  Đức Hộ Pháp Hỏi Bà Tám Về Chín Cây Hương.
35 - Đức Hộ Pháp Thấy Đức Chí Tôn Qua Hình Ảnh Tàn Tật.
36 - Đức Hộ Pháp Chơi Bài Một Lần Trong Đời Người.
37 - Đức Thủy Thủ Và Bàn Tay Nắm.
38 - Đức Chí Tôn Không Phụ Lòng Con Cái Của NGƯỜI.
39 - Đức Chí Tôn Cho Dì Tư Của Đức Hộ Pháp Bài Thơ.
40 - Bà Giáo Sư Hương Hồ.
41 - Nguyên Căn Ông Lê Bá Trang.
42 - Đức Hộ Pháp Dạy Kẻ Trộm Trái Cây .
43 - Đức Hộ Pháp Quan Tâm Đến Công Thợ.
44 - An Táng Ông Trang.
45 - Thầy Giáo Văn (Sĩ Tải Lê Văn Chương).
46 - Đức Hộ Pháp Triệu Tập Chức Việc & Tín Đồ Vào Đền Thánh Cho Ngài Hành Pháp.
47 - Đức Hộ Pháp Hành Pháp Giải Thể.
48 - Đức Hộ Pháp Tiên Tri Vùng Đất Nơi Đã Lấy Cây Long Tuyền Kiếm Là Đất Núi Hóa Đá.
49 - Ông Cẩm Tú.
50 - Đức Hộ Pháp Cân Thần Tuyển Chọn Người Phạm Môn Về Tòa Thánh Làm Công Quả Và Bổ Đi Hành Đạo.
51 - Tú Tài Thạnh Cưới Con Gái Ông Phủ Hóa.
52 - Bà Tư Chị Của Đức Hộ Pháp Có Người Con Qua Đời Sớm.
53 - Đức Hộ Pháp Giải Thích: Truyền Thần Và Truyền Pháp.
54 - Đức Chí Tôn Xoay Chuyển, Thử Thách Đức Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm Để Hai Ngài chiêm Nghiệm Tại Phú Mỹ.
55 - Thánh Thất Phú Mỹ Được Mang Danh "Khổ Hiền Trang"
56 - Liên Quan Phạm Môn.
57 - Đức Hộ Pháp Xử Định, Anh Em Trong Cơ Quang Gây Sự Hoặc Đánh Nhau .
58 - Đức Hộ Pháp Giảng Đạo Lễ Đại Tường Phải Hành Pháp Xả Tang.
59 - Đức Hộ Pháp Nói Về Phủ Thờ, Phủ Từ.
60 - Đức Hộ Pháp Giảng về “Đức Chí Tôn Dạy Pháp Cho Ngài”.
61 - Ông Cử Đa .
62 - Nguyên Căn Ông Đốc Phủ Ca;
63 - Nguyên Căn Bà An, Vợ Của Ông Lê Bá Trang.
64 - Nguyên Căn Ông Truyền Trạng Ngọ
65 - Đức Hộ Pháp Hoàn Tất Nhiệm Vụ, 5 Gánh Pháp Bởi Đức Chí Tôn Ủy Nhiệm.
66 - Nguyên Căn, Ngài Trần Kkhai Pháp.
67 - Phước Thiện Không Đóng Góp .
68 - Nuôi Vợ Sanh Đẻ, Quan Trọng Hơn Việc Công Quà.
69 - Đức Hộ Pháp Không Cho Cầu Cơ .
70 - Đức Hộ Pháp Chỉ Địa Linh Đức Chí Tôn Chọn Làm Thánh Địa Cho Anh Em Phạm Môn
71 - Hai Lần Rước Linh Vị Phật Mẫu
72 - Quả Càn Khôn.
73 - Đức Hộ Pháp Giải Thích Vì Sao Ngài Không Cho Thờ Bằng Cốt Tượng .
74 - Đầu Sư Thái Thơ Thanh Tạc Chân Dung Bằng Thạch Cao.
75 - Đức Hộ Pháp Kể Về Tiền Kiếp.
76 - Đức Hộ Pháp Kể Chuyện Chi Tiêu Lúc Còn Làm Việc Ngoài Đời.
77 - Đức Hộ Pháp Dùng Tiền Chuộc Gái Lầu Xanh.
78 - Đức Hộ Pháp Kể, Bà Hương Hiều Vì Có Kinh Nguyệt Nên Không Hầu Đàn .
79 - Ông Lễ Sanh Nhượng.
80 - Trao Cờ Tổ Quốc.
81 - Ông Lê Bá Trang Nhập Xác.
82 - Đức Chí Tôn Khuyện Đức Hộ Pháp Nắm Quyền Nhị Hữu Hình Đài.
83 - Đức Hộ Pháp Lập 12 Vị Bảo Thể.
84 - Nợ Duyên Của Âu Dương Tu.
85 - Căn Bệnh Đeo theo Đức Cao Thượng Phẩm.
86 - Đức Hộ Pháp Không Cho Bắt Chước Ngài Hành Pháp.
87 - Đại Hội Long Hoa Còn Thiếu Một Ức Nguyên Nhân.
88 - Bà Lục Nương Than Cho Vận Mệnh Pháp Triều.
89 - Ông Võ Văn Đợi, Đạo Hiệu Linh Đoàn.
90 - Bà Thất Nương Đến Phong Đô Cứu Độ Song Thân.
91 - Long Tuyền Kiếm.
92 - Ông Thần Chiếm.
93 - Đàn Cơ Ông Chiếm Xin Cho Ông Hiệp Phố Ra Ở Với Ông.
94 - Ông Giáo Hữu Đặng Trung Chữ (Thượng Chữ Thanh)
95 - Ông Giáo Thiện Bờ.
96 - Đàn Cơ: Đức Quan Thánh Giáng Dạy Ông Ngọc Chánh Phối Sư Ngọc Ttrang Thanh.
97 - Dâng Sớ Cầu Siêu Cho Ông Bà, Trong 3 Người Một Đàn Cơ.
98 - Đức Hộ Pháp Khuyên Phạm Môn Và Chuyện Thánh Pêrô.
99 - Đức Hộ Pháp Trả Lời Với Quí Vị Hành Thiện.
100 - Ông Bảo Văn Pháp Quân.
101 - Bài Trong Kinh Đạo Nam Tập Càn.
102 - Đàn Cơ Tôn Trung Sơn Giảng Dạy.
103 - Nam Nữ Hành Đạo Chung Nhau Có Chuyện Không Hay.
104 - Đức Hộ Pháp Đặt Danh Từ Cơ Quan Phước Thiện.
105 - Ông Giáo Sư Cậu Và Ông Giáo Sư Chữ Có 2 Cái Mão Đặc Biệt Riêng.
106 - Đức Phật Mẫu Qùi Xin Mở Đâo.
107 - Đi Hành Đạo Thì Không Sợ Đói Khô.
108 - Ngài Khai Pháp Công Bình.
109 - Cái Hạnh Cửa Đức Quyền Giáo Tông.
110 - Sự Ngây Ngô Của Đức Hộ Pháo Và Đức Cao Thượng Phẩm Lúc Ban Sơ Khai Đạo.
111 - Vật Thực Cũng Có Ảnh Hưởng Đến Chơn Thần Người Chết.
112 - Cây Kéo Cắt Dây Oan Nghiệt Là Thư Hùng Kiếm.
113 - Vị Trí Để Cắt Đoạn 7 Dây Oan Nghiệt.
114 - Phải Sáng Suốt Dừng Quá Bảo Thủ: Diệt Chuột Cứu Người.
115 - Trị Bệnh Bằng Thịt Trâu.
116 - Sống Vì Mọi Người, Lo Cho Nhơn Sanh, Đức Hộ Pháp Dạy Tư Tưởng Nên Như Vậy.
117 - Đức Ngài Phong Chí Thiện Cho Bà Tư, Ông Bảy.
118 - Đức Hộ Pháp Thấy Được Các Vị Giáo Tông Của Đại Đạo Qua Nhiều Thời Kỳ.
119 - Ông Chánh Trị Sự Miên (Hương Cả Miên).
120 - Đức Quyền Giáo Tông Hỏi Bà Bát Nương Về Thân Phụ, Thân Mẫu, Và Hiền Thê.
121 - Hình Ảnh Đức Chí Tôn Ngụ Trên Tòa Sen.
122 - Đức Hộ Pháp Dạy Truyền Thần Giải Bệnh.
123 - Đức Hộ Pháp Trục Yêu Tinh, Trị Bệnh Cho Một Người Đàn Bà.
124 - Giải Bệnh Một Người Đàn Ông Gặp Khi Cúng Có Tượng Phật Thì Nhảy Múa Ca Hát.
125 - Giải Bệnh Cho Một Người Đàn Ông Ngây.
126 - Đức Hộ Pháp Độ Rỗi Sở Bá Vưièng Hạng Võ.
127 - Ông Phạm Duy Hoai Ăn Cơm Ở Trại Đường.
128 - Hội Nghị Tôn Giáo Quốc Tế. Đức Hộ Pháp Gỡ Bế Tắc Cho Đại Đức Théranavapa.
129 - Đức Hộ Pháp Day Cố Gắng Rèn Trau Tâm Đức Đừng Luyện Thấy Gì Hết Là Phước.
130 - Ông Lê Văn Trung Đi Chơi Núi Bà.
131 - Ông Hai Lợi Vâng Lịnh Đức Hộ Pháp Lên Núi Lấy Vàng.
132 - Đức Hộ Pháp Bổ Vị Giáo Thiện Đi Tộc Chợ Mới, Vị Ấy Bịnh Mà Ngài Không Rút Về.
133 - Đức Hộ Pháp Dạy Đi Cầu Siêu, Đi Dự Đám Tang Phải Đọc Kinh Cầu Siêu.
134 - Đức Thượng Sanh Lái Xe Về Tòa Thánh.
135 - Ông Tư Lò.
136 - Xin Rót Rượu Để Cúng Cha.
137 - Đức Hộ Pháp Dạy Và Phải Chỉ Cho Biết Một Hình Phạt Cho Kẻ Ngoại Tình.
138 - Ông Giáo Thiện Trần Văn Mến Khi Làm Chủ Sở Ở Châu Đốc.
139 - Đức Hộ Pháp Giải Thích Vì Sao Mà Chức Sắc Hành Chánh Xin Qua Phước Thiện Phải Đi Từ Minh Đức.
140 - Một Vị Nhạc Viên Bị Bệnh "Âm" Nhập Sống Chung.
141 - Đức Hộ Pháp Thức Tỉnh Ông Huỳnh Hữu Lợi.
142 - Tài Chính,  Đức Hộ Pháp Dạy Đừng Phạm Vào Thiên Vị.
143 - Đức Hộ Pháp Dạy Làm Công Quả Bằng Cái Tâm, Lo Học Đạo, Đừng Làm Nhục Đạo Thầy Mà Mang Đọa.
144 - Đức Hộ Pháp Tả Người Hành Khất.
145 - Đức Hộ Pháp Dạy Đạo Sở Vẫn Đạt Vị Thiêng Liêng.
146 - Đức Hộ Pháp Nói Người Tu Hành Tuy Nghèo Mà Không Mắc Nợ.
147 - Khách Đình Không Có Bàn Thờ Cửu Huyền Thất Tổ.
148 - Đức Hộ Pháp Thường Nói Với Hội Thánh Phước Thiện Về Hình Ảnh Cái Ky & Cái Cuốc.
149 - Bệnh Ôn dịch, Thổ tả tại Thánh Địa, Tây Ninh.
150 - Thảm ! Thảm ! Thảm !
151 - Văn Hiến Dân Tộc Quốc đảo Madagascar.
152  - Đức Hộ Pháp Kể Việc " Đức Chí Tôn Dạy Pháp Cho Ngài "
153 - Đức Hộ Pháp Trên Đảo Madagascar Gặp Tín Đồ Cao Đài Đi Lính Pháp.
154 - Đức Hộ Pháp giáng cơ ngày 8-3-1965.
155 - Đức Hộ Pháp thuyết tại Đền Thánh đêm 29-6-Qúi Tỵ (1953).
156 - Đức Hộ Pháp trả lời đài Pháp Á ngày 20-6-1953 về tâm linh:
157 - Lý Thái Bạch giáng cơ ngày 23-7-1934
158 - Người Tín Đồ Cao Đài Cần Biết Nhà Tù Nosylava, Madagascar (Châu Phi)
159 - T Giác, T Huệ, Vạn Pháp.
160 - Năm 1952. Thái tử Norodom Sihanouk chính thức mời Đức Hộ Pháp thăm viếng Phnom Penh, Campuchia.
161 - Hiểu Thêm Về Giá Trị Của Phẩm Vị Thập Nhị Đẳng Cấp Thiêng Liêng.
162 - Ban Chỉnh Đạo Thánh thất An Hội, Bến Tre.
Home                    [  l  ]  [   ]  [  3  ]  [  4  ]  [  5  ]  [  6  ]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét